Thiền định | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thườnghttps://chanhkien.org/2014/02/tu-luyen-co-the-san-sinh-nang-luong-sieu-thuong.htmlThu, 13 Feb 2014 09:57:16 +0000http://chanhkien.org/?p=22949Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện ở tầng thứ cao phát xuất ra là siêu xuất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường.

The post Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
MeditationPractice

[Chanhkien.org] Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện ở tầng thứ cao phát xuất ra là siêu xuất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường phát xuất ra. Sau đây là tóm lược một số báo cáo nghiên cứu:

1. Trắc định năng lượng tia gam-ma

Năm 2004, nhà thần kinh học Richard Davidson đã tiến hành nghiên cứu năng lượng mà các lạt-ma Tây Tạng phát xuất ra khi đả tọa, kết quả nghiên cứu được ghi chép trong kho tư liệu của trường Đại học Stanford.

Davidson đã tiến hành trắc nghiệm một số vị lạt-ma đạo hạnh cao thâm, họ đều đã tu luyện 15-40 năm. Davidson dùng điện não đồ (EEG) và quét não bộ để đo lường tia gam-ma phát ra từ đại não các lạt-ma. Ngoài ra, một nhóm 10 học sinh không có kinh nghiệm tu luyện và đả tọa đã được huấn luyện ngồi thiền trong vòng một tuần, sau đó được tiến hành trắc nghiệm tương tự.

Tia gam-ma là một loại sóng điện não “tần số cao nhất, trọng yếu nhất”; sự sản sinh tia gam-ma đòi hỏi hàng nghìn vạn tế bào thần kinh đồng thời vận tác ở tốc độ cực điểm.

Davidson phát hiện thấy hoạt động tia gam-ma của một số lạt-ma có biên độ vượt xa bất kỳ văn kiện ghi chép nào trong lịch sử. So với các tình nguyện viên không tu luyện, tia gam-ma các lạt-ma phát xuất ra có tính tổ chức cao hơn hẳn.

Nghiên cứu cho thấy đả tọa có thể khiến chất xám trong đại não (một trong ba nguyên tố chủ yếu cấu thành hệ thống trung khu thần kinh) tái phân phối và tránh mất mát. Sự xói mòn chất xám trong đại não sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định tới rất nhiều chức năng tâm lý, chẳng hạn khống chế cảm xúc, xung động, suy nghĩ và hành vi. Đó là vì hạch hình đuôi (caudate nucleus)—bộ phận trọng yếu của đại não phụ trách học tập và trí nhớ—nằm bên trong chất xám của đại não.

2. Sóng hạ âm do khí công sư phát ra vượt gấp 100-1.000 lần mức trung bình

Năm 1998, Lỗ Diễm Phương (Lu Yanfang) và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã triển khai nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc.

Khí công chính là tu luyện. Khí công là một loại phương pháp tu hành cổ xưa, trong đó bao gồm cả luyện công, nhưng luyện công không chỉ là đả tọa [ngồi thiền], mà còn yêu cầu đề cao tâm tính, bởi vì theo quan điểm tu luyện, vật chất và tinh thần là nhất tính. Việc khí công có thể chữa bệnh khỏe người cũng là điều mọi người đều biết.

Trong báo cáo nghiên cứu của mình, Lỗ Diễm Phương đã phát hiện khí công sư có thể phát xuất sóng hạ âm cường đại, mạnh gấp 100 đến 1.000 lần người bình thường. Thậm chí chỉ cần trải qua vài tuần huấn luyện, người mới học đã có thể phát ra năng lượng sóng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi huấn luyện.

Năm 1988, Học viện Y dược Bắc Kinh Trung Quốc cũng chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu tương tự rằng khí mà khí công sư phát xuất ra có sóng hạ âm cao cấp 100 lần người bình thường. Cả hai kết quả nghiên cứu đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo của Viện nghiên cứu Vệ sinh Trung Quốc.

3. Nhiệt lượng các lạt-ma phóng ra có thể hong khô tấm ga giường ẩm ướt

Năm 2002, “Công báo Đại học Harvard” đăng một bài báo miêu tả một thực nghiệm tiến hành trên các lạt-ma Tây Tạng ở miền Bắc Ấn Độ.

Các lạt-ma mặc áo đơn, khoác bên ngoài tấm ga trải giường bị nhúng vào nước lạnh; họ được bố trí trong một gian phòng 40 độ F (~4 độ C), đả tọa tại đó, nhập định thâm sâu.

Bài viết giải thích như sau: Ở điều kiện đó, một người thường không thể khống chế được những cơn run rẩy của mình, thậm chí có thể dẫn tới tử vong do sự giảm nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên các lạt-ma vẫn duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, hơn nữa còn dùng nhiệt độ thân thể mình để “hong khô” tấm ga trải giường. Khi tấm ga vừa khô xong, các nhân viên nghiên cứu lại đưa thêm các tấm ga trải giường ẩm ướt khác tới đắp lên thân thể họ. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, mỗi vị lạt-ma đã “hong khô” 3 tấm ga trải giường.

Herbert Benson, nhà nghiên cứu thiền định trong hơn 20 năm đã nói với “Công báo Đại học Harvard” như sau: “Các tín đồ Phật giáo cho rằng hiện thực cuộc sống của chúng ta không phải là hiện thực cuối cùng. Còn có một cảnh giới khác, thứ không thụ nhận cảm giác và ảnh hưởng từ thế giới hiện thực này của chúng ta. Các tín đồ Phật giáo tin rằng loại cảnh giới này đạt được thông qua sự hy sinh vì người khác và đả tọa”. Benson cho biết nhiệt năng phát ra từ thân các lạt-ma chỉ là sản phẩm phụ của đả tọa.

Rất nhiều nghiên cứu tương tự cũng bắt đầu từ việc triển khai thực nghiệm đối với những người luyện tập đả tọa. Trong đó có một số người quả thực có thể phát ra các chủng các dạng năng lượng, hơn nữa máy móc thiết bị có thể trắc định được. Họ cũng có thể khống chế sự trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể.

4. Hiệu quả trị liệu thần kỳ của luyện công

Theo báo chí đưa tin, rất nhiều học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), sau khi luyện công thì các căn bệnh nặng trước đó đều không thuốc mà khỏi. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tính mệnh song tu, tu luyện chiểu theo nguyên tắc căn bản của vũ trụ, đó là “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Năm 2000, bác sĩ Lara C. Pullen đã phỏng vấn một số học viên Pháp Luân Đại Pháp, và bài viết đã được đăng trong tiết mục “Health Watch” của Đài truyền hình CBS.

Ông Dương Sâm, 39 tuổi, sống tại Chicago, được chẩn đoán bị viêm gan mãn tính, đã nói với Pullen: “Một bác sĩ đã nói thẳng với tôi rằng không còn cách nào có thể chữa trị hoàn toàn bệnh của tôi, tôi sẽ làm bạn với nó suốt nửa cuộc đời còn lại”.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được một thời gian, Dương Sâm đi xét nghiệm một lần nữa, thì kết quả xét nghiệm 32 chỉ số đều cho thấy bình thường, bao gồm cả các chỉ số trực tiếp chỉ ra căn bệnh viêm gan của ông. Ông nói: “Ngay từ đầu, biến hóa thân thể tôi đã cực kỳ lớn, cảm giác toàn thân nhẹ nhàng, bước trên đường như bay theo gió vậy”.

Theo giải thích của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, luyện công không phải chỉ để chữa bệnh, mà khi người ta bắt đầu tu luyện tâm tính đồng thời với luyện công, thì dưới sự gia trì mạnh mẽ của công lực, thân thể tự nhiên sẽ sản sinh hiệu quả tự chữa lành bệnh.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/20428

The post Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trunghttps://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.html#respondThu, 04 Nov 2010 15:33:08 +0000https://chanhkien.org/?p=7655Từ lâu, chúng ta đã tin rằng uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo hơn, nhưng một nghiên cứu mới công bố gần đây cho rằng thiền định một lúc cũng có tác dụng như vậy đối với chúng ta.

The post Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Helena Zhu

Thiền định ngắn có thể tăng cường sự tập trung của một cá nhân. (Ảnh: The Epoch Times)

Từ lâu, chúng ta đã tin rằng uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo hơn, nhưng một nghiên cứu mới công bố gần đây cho rằng thiền định một lúc cũng có tác dụng như vậy đối với chúng ta.

Trong nghiên cứu trước kia, công nghệ chụp ảnh bộ não đã cho thấy rằng các kỹ thuật thiền định có thể xúc tiến những thay đổi quan trọng trong những vùng não liên quan đến khả năng tập trung, nhưng người ta cho rằng để đạt được hiệu quả này thì cần phải rèn luyện rất nhiều.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, lợi ích này có thể đạt được với ít nỗ lực hơn nhiều. Nó cho rằng đầu óc có thể được huấn luyện để tập trung dễ hơn là người ta vẫn tưởng.

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng những người thiền định 20 phút mỗi ngày trong vòng 4 ngày có biểu hiện cải thiện rõ ràng về khả năng nhận thức và thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức tốt hơn đáng kể so với một nhóm kiểm soát.

“Với những kết quả kiểm tra hành vi, điều mà chúng tôi nhìn thấy là những thứ có thể so sánh được với những kết quả mà đã được ghi lại trong tài liệu sau một sự huấn luyện tăng cường hơn nhiều”, Tiến sĩ Fadel Zeidan nói trong một thông cáo báo chí. Zeidan đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Y thuộc Đại học Wake Forest, và đã từng là nghiên cứu sinh tại Đại học North Carolina tại Charlotte, nơi nghiên cứu này được tiến hành.

“Nói một cách đơn giản, những cải thiện sâu sắc mà chúng tôi đã phát hiện ra sau chỉ bốn ngày thiền định thực sự đáng kinh ngạc”, Zeidan ghi nhận. “Nó thể hiện rằng đầu óc con người, thực sự có thể dễ dàng thay đổi và dễ bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là bởi sự thiền định.”

Nghiên cứu này được công bố trong tạp chí Consciousness and Cognition (Ý thức và Nhận biết) số ra ngày 2 tháng 4.

Việc thí nghiệm bao gồm 63 sinh viên tình nguyện. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm, một nhóm nhận sự huấn luyện thiền định, trong khi nhóm kia được nghe một cuốn sách (cuốn Người Hobbit của J.R.R. Tolkein) được đọc to trong khoảng thời gian tương đương.

Trước và sau phiên thiền định và đọc sách, những người tham gia đã được kiểm tra hành vi nhằm đánh giá tâm trạng, trí nhớ, khả năng tập trung nhìn, khả năng xử lý chú ý và sự thận trọng.

Cả hai nhóm đã thực hiện gần như ngang nhau trên tất cả các phép đo vào lúc bắt đầu thí nghiệm. Cả hai nhóm cũng đều có sự cải thiện vào lúc cuối của thí nghiệm trên các phép đo về tâm trạng, nhưng chỉ có nhóm nhận được huấn luyện thiền định là cải thiện đáng kể trong các phép đo về nhận thức. Nhóm thiền định đã ghi số điểm 10 lần tốt hơn trong một bài kiểm tra rất thử thách liên quan đến việc duy trì khả năng tập trung trong khi giữ các thông tin khác trong đầu.

“Nhóm thiền định đã thực hiện đặc biệt tốt hơn trên tất cả các kiểm tra về nhận thức mà có đặt giờ,” Zeidan nói. “Trong những công việc mà những người tham gia phải xử lý thông tin dưới áp lực thời gian mà gây ra căng thẳng, nhóm mà đã được thực tập thiền định đã thực hiện tốt hơn đáng kể.”

“Chắc chắn phải có những nghiên cứu nữa,” ông nhấn mạnh, lưu ý rằng các nghiên cứu chụp ảnh bộ não có thể hữu ích trong việc xác nhận các thay đổi trong bộ não mà các kiểm tra hành vi dường như đã chỉ ra. “Nhưng điều này dường như là chứng cứ mạnh mẽ cho ý tưởng là chúng ta có thể thay đổi đầu óc của bản thân mình để cải thiện việc xử lý nhận thức – điều quan trọng nhất trong khả năng duy trì sự chú ý và sự thận trọng – trong khoảng thời gian một tuần,” ông nói.

Zeidan lưu ý rằng thiền định ngắn chỉ chuẩn bị đầu óc cho hoạt động, nhưng nó không nhất định là cố định. Do đó, để có được hiệu quả lâu dài, thì cần phải thiền định thường xuyên.

(Theo The Epoch Times)

The post Thiền định ngắn giúp tăng cường khả năng tập trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thien-dinh-ngan-giup-tang-cuong-kha-nang-tap-trung.html/feed0
Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạnhttps://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.html#respondTue, 02 Nov 2010 16:09:56 +0000https://chanhkien.org/?p=7620Thiền định là món quà giá trị nhất cho sức khỏe bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống của bạn.

The post Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Grace Wu

“Thiền định không những giúp làm chậm quá trình lão hóa, mà còn mang lại sự an lạc nội tâm, giảm nguy cơ mắc bệnh, và thậm chí có thể tăng tuổi thọ. (Cat Rooney/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)”

Thiền định là món quà giá trị nhất cho sức khỏe bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống của bạn. Hai mươi phút thiền quán (mindfulness meditation) mỗi ngày sẽ mang lại sự an lạc nội tâm, giảm các nguy cơ mắc bệnh, và thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cho thấy bằng chứng đầy hứa hẹn rằng việc thiền định có thể làm giảm quá trình lão hóa tại mức tế bào, và kéo dài đời sống của bạn.

Nguồn gốc của môn thiền quán xuất phát từ phương Đông và đã bắt rễ sâu vào đời sống tâm linh. Trong lịch sử, các môn đồ Phật giáo dùng thiền định như là một quá trình hợp nhất những lời giáo huấn tinh thần nhằm giác ngộ được mục tiêu của cuộc đời và đạt được sự giải thoát tinh thần tối hậu. Môn thiền quán đã được truyền nhập vào phương Tây chủ yếu như là những kỹ thuật giải tỏa những nỗi bất an của thân và tâm.

Bất chấp việc chuyển sang trần tục, môn luyện tập sự tỉnh giác cao độ, hoặc khả năng tập trung tinh thần tại mọi thời điểm, vẫn có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, theo một công bố trong tạp chí Biên niên sử của Học viện Khoa học New York xuất bản năm ngoái.

Khả năng thúc đẩy những cảm xúc tích cực của thiền định và hiệu quả của nó trong việc điều trị chứng căng thẳng và stress đã được lưu trữ trong tài liệu y khoa từ thập niên 1970. Việc giảm các mức độ stress kết hợp với thiền định sẽ làm chậm sự lão hóa và chết của tế bào.

Những tế bào trong cơ thể chúng ta có chứa những khúc đuôi rất nhỏ, là phần bảo vệ tại đầu cuối của chuỗi DNA. Mỗi lần tế bào phân chia, khúc đuôi này sẽ bị ngắn đi nhằm bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương. Các nhà khoa học khắp nơi hiện nay đã đồng ý rằng chiều dài của những khúc đuôi là dấu hiệu cho tuổi của tế bào—khúc đuôi càng ngắn, thì tế bào và toàn bộ cơ quan càng già và mệt mỏi.

Dưới sức ép hoặc trong tình trạng căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra nhiều hoóc-môn kích hoạt stress hơn, ví dụ như là cortisol catecholamies. Phần gai nhọn của những hoóc-môn này được nối với những khúc đuôi đã bị cắt ngắn, biểu hiện sự lão hóa vật chất.

Những kết quả từ các công cụ chụp ảnh thần kinh và các phòng thí nghiệm hóa sinh đã xác nhận rằng những thay đổi trong hoạt động của não gây bởi thiền định cũng có thể làm giảm lượng hoóc-môn gây stress này. Người ta nghĩ rằng điều này có thể làm các khúc đuôi ít bị cắt hơn và về cơ bản là làm tăng đời sống của tế bào.

Những cơ chế chính xác của hoạt động này hiện tại vẫn chưa được định hình; các nhà nghiên cứu vẫn đang thăm dò lĩnh vực sinh học của khúc đuôi tế bào này.

(Theo The Epoch Times)

The post Hãy thêm thiền định vào chế độ điều trị chống lão hóa của bạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/hay-them-thien-dinh-vao-che-do-dieu-tri-chong-lao-hoa-cua-ban.html/feed0
Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệuhttps://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.html#respondMon, 25 Oct 2010 09:39:11 +0000https://chanhkien.org/?p=7061Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong ngành y quy nhiều căn bệnh của loài người cho sự đột biến gen tế bào.

The post Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiền định như một liệu pháp: Các nhà khoa học đã phát hiện ra những sự khác biệt rất rõ rệt giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này trong biểu hiện gen ở bạch cầu trung tính. (Kevin Lin/The Epoch Times)

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong ngành y quy nhiều căn bệnh của loài người cho sự đột biến gen tế bào.  Nhiều nhà khoa học và bác sĩ đang làm việc để tìm ra các phương pháp cụ thể để thay đổi những gen bị rối loạn này.  Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng chỉ liên quan đến một vài tế bào trong cơ thể.  Do đó, việc sửa lại những gen đột biến trong cơ thể người không phải là một việc dễ dàng.

Bởi vì các tế bào bình thường và bất thường ở bệnh nhân có cùng một nguồn gốc, nên rất khó phân biệt chúng.  Mặc dù các nhà khoa học cố gắng sử dụng vi-rút, kháng thể hay nhiều cách khác nhau khác để nhận ra các protein mục tiêu trên các tế bào đột biến mà chỉ được tìm thấy trên các tế bào bất thường để thay thế các gen bị rối loạn bằng các gen khỏe mạnh, để làm được điều này là cực kỳ khó và đầy các biến chứng có thể xảy ra.  Vì vậy, liệu pháp gen là một ước mơ không có ứng dụng thực tế trong tương lai gần.

Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã thay đổi cách suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để thay đổi hoạt động của tế bào.  Trong một nghiên cứu được công bố năm 2005 ở Tạp chí Thuốc thay thế và Bổ sung, một nhóm do Bác sĩ Lili Feng thuộc trường Đại học Y Baylor (Baylor College of Medicine) ở Houston, Texas đứng đầu đã tìm thấy những sự khác nhau rất rõ rệt giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này trong biểu hiện gen ở bạch cầu trung tính.  Bạch cầu trung tính là các tế bào bạch huyết đóng vai trò ưu việt trong việc đẩy lùi các vi khuẩn tấn công.

Theo công bố của nghiên cứu này, Pháp Luân Công là một môn khí công cổ truyền Trung Quốc bao gồm thiền định và chú trọng rèn luyện tinh thần dựa trên Chân, Thiện và Nhẫn.  Tài liệu nghiên cứu trích dẫn một nghiên cứu năm 1998 nói rằng Pháp Luân Công được biết là có một tác động thần kỳ đối với sức khỏe của người tập.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen-chíp để so sánh biểu hiện của 12.000 gen trong bạch cầu trung tính giữa các học viên Pháp Luân Công và những người không tập môn này.  Họ phát hiện ra biểu hiện khác biệt ở hơn 300 gen, trong đó những sự khác biệt là 10 lần hoặc nhiều hơn thế.  Đây là một hiện tượng hiếm thấy trong nghiên cứu sinh học tế bào.  Ví dụ, được biết rằng các tế bào bình thường và các tế bào ung thư rất khác nhau, bởi vì ADN hay bộ gen sẽ được chia quá nhiều lần trong các tế bào khối u.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học này đã tìm thấy rằng số lượng bạch cầu trung tính trong các mẫu từ các học viên Pháp Luân Công đã giảm đi.  Hơn nữa, vòng đời của các bạch cầu trung tính của những người khỏe mạnh nhưng không tập môn này chỉ là 2 hay 3 giờ, nhưng ở các học viên Pháp Luân Công nó có thể lên đến 60 giờ đồng hồ.

Họ cũng quan sát từ hình thái của chúng rằng bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công được phân biệt hoàn chỉnh hơn, không giống như ở những người không tập, bạch cầu trung tính của họ thường bị tiêu diệt trước khi sự phân biệt kết thúc, tương tự như một ai đó đã không may chết trước khi vòng đời của mình kết thúc.  Tuy nhiên, ở những người tập môn này, chúng sống cho đến khi kết thúc vòng đời được định trước của mình.

Từ những phát hiện này, chúng ta có thể đoán được rằng việc có ít hơn bạch cầu trung tính ở các học viên Pháp Luân Công có thể giúp bảo vệ chúng khỏi lây nhiễm từ bên ngoài một cách hiệu quả hơn bởi vì vòng đời của chúng dài hơn.  Bởi vì bạch cầu trung tính ở các học viên Pháp Luân Công là không cần nhiều như ở người không tập, nên số lượng các lần kích hoạt hay tái kích hoạt cơ chế tiết globulin miễn dịch có thể không nhiều như ở những người không tập.  Vì vậy, các học viên Pháp Luân Công sẽ không có nguy cơ cao bị dị ứng, hen suyễn, bệnh về tự miễn dịch, hay các rối loạn miễn dịch trung gian khác.

Ngày nay những con đường có bóng cây xanh đã ít đi do việc xây dựng tràn lan các nhà máy, đường xá để làm giảm việc tắc đường đang tăng lên chưa từng có, và các hậu quả chung khác của việc đô thị hóa.  Loại thay đổi này trong môi trường sống của con người đã dẫn đến sự kích thích thường xuyên của hệ miễn dịch do bụi bẩn và dễ dàng kích thích dị ứng.  Trên thực tế, nhiều trẻ em phải nhập viện do bị dị ứng.  Nhưng các bác sĩ đã phát hiện ra rằng rất khó chữa dị ứng hoàn toàn bằng bất cứ liệu pháp dùng thuốc sẵn có nào.

Có một cách để ta thoát khỏi nhiều bệnh tật là làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn để nó có thể thực sự bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn.  Và trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc tập luyện Pháp Luân Công là một cách tuyệt vời để làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Tài liệu nghiên cứu có tại http://tinyurl.com/288nxgb

(Theo PureInsight/The Epoch Times)

The post Thiền định: Một liệu pháp gen hữu hiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/thien-dinh-mot-lieu-phap-gen-huu-hieu.html/feed0
Thiền địnhhttps://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.htmlhttps://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.html#respondThu, 31 Jan 2008 17:46:00 +0000Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng.

The post Thiền định first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Phi – Epoch Times

[Chanhkien.org]

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng. Họ không suy nghĩ và thanh lọc tâm ý bằng thiền định. Y học hiện đại công nhận rằng thiền định có thể nâng cao sự chú ý và giúp giảm bớt áp lực rất hữu hiệu, và thậm chí có thể chữa trị các bệnh nan y. Càng ngày càng nhiều người Tây phương tập thiền và đã hưởng được nhiều ích lợi từ thiền định.

Năm 1979, bác sĩ Jon Kabat-Zinn, giám đốc Trung tâm Giảm Áp lực và Trung tâm Tĩnh lặng tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts, có nói chuyện về tĩnh tọa. Ông đã nói về những bài học mà ông học đựơc trong 10 năm kinh nghiệm tại bệnh viện với hơn 4.000 người đã theo học một khoá học 8 tuần theo Chương trình Giảm Áp lực và Thư thả tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts. Bác sĩ Kabat-Zinn định nghĩa sức mạnh của tĩnh tọa là “một phương pháp có hệ thống mở ra nhiều cách để điều khiển và nâng cao trí tuệ trong đời sống của chúng ta, dựa trên căn bản sức mạnh bên trong cho việc thư thả, chú tâm, ý thức và trí tuệ”. Loại thiền định này có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh tật như nhức đầu, cao huyết áp, đau lưng và bệnh tim. Tất cả các chứng bệnh này có liên quan đến áp lực hay stress, và đã trở thành một thử thách to lớn vì rất nhiều người đang sống với nhiều hoạt động và áp lực luôn luôn đè nặng.

Những người không bệnh hoạn có cần thiền định không? Qua những nghiên cứu với các thầy tu, những người thiền định suốt đời, các chuyên gia thấy rằng thiền định giúp nâng cao khả năng nhận thức. Nếu bạn là người luôn luôn nghĩ về quá khứ và luôn luôn lo lắng về những gì đang xảy ra trong tương lai, thì thiền định có thể có ảnh hưởng đến việc nhận thức về sự việc của bạn và cho bạn có một tâm trí vui vẻ trong một thời gian rất dài. Nếu thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong 8 tuần, những người thiền định sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và có một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt.

Người Đông phương và Tây phương có các cách nhìn khác nhau về thiền định. Thiền định là không liên quan đến tôn giáo tại Hoa Kỳ. Người Mỹ coi thiền định như là cách để luyện tập bộ não, thay vì hướng dẫn tâm trí. Họ nghĩ rằng sự thông minh của một người có thể được tập luyện cũng giống như tập thể dục. Chúng ta có thể huấn luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề tình cảm, ổn định sự chú ý và giảm bớt sự quên, bị lạc hướng trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên và tâm và vật là tương hỗ với nhau. Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất.

Trong những năm gần đây, Pháp Luân Công, môn tập nhấn mạnh về Chân, Thiện, Nhẫn trong đời sống, đã lớn mạnh trên khắp thế giới và đặc biệt chú tâm đến thiền định để đạt được tâm trí tĩnh lặng.

Những người mới bắt đầu có thể theo cách đơn giản này: ngồi trên một cái gối với hai chân bắt tréo và giữ lưng cho thật thẳng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể dựa lưng vào cái gì đó. Thư thả toàn thân và nhắm mắt lại. Thở chậm. Khi trong tâm nổi lên nhiều ý nghĩ, bạn hãy cố quên nó và giữ vững đừng để bị nóng giận. Nếu bạn thấy khó tập trung, cũng được. Đừng nản chí. Bạn phải vui vẻ vì bạn đã xác định được những vấn đề riêng tư của bạn. Bạn chỉ cần giữ tâm ý của bạn lại. Hằng ngày tập luyện như thế, các ý nghĩ của bạn sẽ bớt từ từ và sẽ giảm dần. Giữ tâm trí từ bi và vui vẻ trong đời sống hằng ngày cũng giúp bạn giữ gìn tâm trí được tốt.

Dịch từ:

http://epochtimes.com/gb/8/1/12/n1974887.htm
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5182

The post Thiền định first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/01/thien-dinh.html/feed0