Thần tiên cố sự | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Tu luyện cố sự: Một niệm lên thiên đườnghttps://chanhkien.org/2011/08/tu-luyen-co-su-mot-niem-len-thien-duong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/tu-luyen-co-su-mot-niem-len-thien-duong.html#respondWed, 31 Aug 2011 09:23:34 +0000https://chanhkien.org/?p=12949Tác giả: Đạo Tĩnh [Chanhkien.org] Ngày xưa, có một chàng trai trẻ nhìn thấy rõ thói đời thay đổi ở thế gian và cảm thấy không còn ý nghĩa trong cuộc sống, do đó anh quyết chí tu luyện. Một ngày, anh gặp một lão hòa thượng và kể với ông những tâm tư trong […]

The post Tu luyện cố sự: Một niệm lên thiên đường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Tĩnh

[Chanhkien.org] Ngày xưa, có một chàng trai trẻ nhìn thấy rõ thói đời thay đổi ở thế gian và cảm thấy không còn ý nghĩa trong cuộc sống, do đó anh quyết chí tu luyện.

Một ngày, anh gặp một lão hòa thượng và kể với ông những tâm tư trong lòng. Lão hòa thượng nói: “Tuổi còn trẻ, tu hành có thể rất khổ rất khổ đấy.”

“Khổ như thế nào?”, chàng trai trẻ hỏi.

“Trên đường tu luyện sẽ có sói hổ muốn ăn thịt, có mãng xà chặn đường, còn có bể khổ sâu vạn trượng dưới một cây cầu gỗ nhỏ duy nhất. Liệu con có qua được không?”

“Sói hổ muốn ăn thịt, mãng xà chặn đường có nghĩa là gì?”, chàng trai trẻ hỏi.

Lão hòa thượng giải thích: “Sói hổ muốn ăn thịt là chỉ con cái; chúng cần ăn uống, do đó con phải bận rộn làm việc để nuôi chúng. Khi chúng lớn lên, con lại phải vì chúng mà lao tâm khổ tứ. Không phải là con cái con muốn ăn thịt con thật, mà là con sẽ phải nảy sinh tình thân với chúng và không thể chuyên tâm tu luyện. Loại tình thân này cũng giống như ‘ăn mòn’ ý chí của con vậy. Mãng xà là chỉ tình phu thê. Tình phu thê này, giống như một con đại mãng xà ngăn chặn con đường tu luyện của con. Nếu không đột phá được nó, nó sẽ chặn đường và và khiến con không thể tiến thêm được nữa. Thế gian con người cũng giống như bể khổ sâu vạn trượng, còn con đường tu luyện tựa như một cây cầu độc mộc duy nhất nối liền cõi trần và cõi Phật. Con sẽ bị rớt bất cứ khi nào con không chú ý. Chàng trai trẻ, con có thể vứt bỏ hết thảy mọi thứ trên thế gian hay không?”

Chàng trai trẻ đáp lại một cách kiên định: “Sói hổ muốn ăn thịt con cũng không sợ, đại mãng xà cũng không ngăn cản được con. Đường do người đi, cầu do người vượt. Bất kể khó khăn thế nào, con cũng nhất định phải vượt qua.”

Lời nói vừa dứt, chỉ trong nháy mắt, chàng trai đã thấy mình ở Linh Sơn tiên cảnh rồi.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/articles/gb/2007/2/9/39628.htm
http://www.pureinsight.org/node/5107

The post Tu luyện cố sự: Một niệm lên thiên đường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/tu-luyen-co-su-mot-niem-len-thien-duong.html/feed0
Chuyện tu luyện của các thi sĩ cổ đại: Bạch Cư Dịhttps://chanhkien.org/2010/07/chuyen-tu-luyen-cua-cac-thi-si-co-dai-bach-cu-di.htmlhttps://chanhkien.org/2010/07/chuyen-tu-luyen-cua-cac-thi-si-co-dai-bach-cu-di.html#respondThu, 22 Jul 2010 07:45:08 +0000http://chanhkien.org/?p=6421Tác giả: Mai Tùng Hạc [Chanhkien.org] Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, là một đại thi sĩ sống trong giai đoạn ngay sau thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Đường. Ông sinh năm 772 và mất năm 846 sau Công Nguyên. Thơ của ông sử dụng ngôn ngữ thông tục, và những […]

The post Chuyện tu luyện của các thi sĩ cổ đại: Bạch Cư Dị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mai Tùng Hạc

[Chanhkien.org] Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, là một đại thi sĩ sống trong giai đoạn ngay sau thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Đường. Ông sinh năm 772 và mất năm 846 sau Công Nguyên. Thơ của ông sử dụng ngôn ngữ thông tục, và những người ít học thời bấy giờ dễ dàng hiểu được thơ của ông với những chủ đề rõ ràng. Áng thơ của ông trôi chảy mạch lạc. Phong cách thơ vô cùng độc đáo của ông đã trở thành một thể loại văn học thường được gọi là “nguyên bạch thể”, hay còn gọi là thể thơ giản dị tới mức căn bản.

Bạch Cư Dị là người ủng hộ trường phái tân nhạc và các bài hát dân ca mang phong cách triều Hán. Ông cũng phổ biến khuôn mẫu dành cho sáng tác thơ, “Dữ nguyên cửu thư” hay “Chín nguyên tắc sáng tác thơ”. Nó giành được sự tôn trọng cao và được coi là kiệt tác về phê bình rất trọng yếu của nền văn học Trung Hoa. Trong số các đệ nhất tác của ông  gồm có “Trường Hận Ca”, một bài thơ dài miêu tả sự thăng trầm của mỹ nhân Dương Quý Phi và “Tỳ Bà Hành” mô tả đàn tỳ bà Trung Hoa. Suốt các thời kỳ, những nhà phê bình thơ luôn tán dương “Trường Hận Ca” là một bài thơ “thiên cổ tuyệt xướng”.

Với nhiều đại thi nhân thuộc triều đại nhà Đường, như Hàn Dũ và Đỗ Phủ, thơ của họ không được công nhận cho đến khi họ qua đời. Nhưng Bạch Cư Dị thì khác, ông đã có danh tiếng hiển hách khi còn đang tại thế. Ông và các tác phẩm của ông được sùng bái khắp cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Sau khi qua đời, các tác phẩm của ông tiếp tục có những ảnh hưởng lịch sử đáng kể đến nền thi ca Trung Hoa. Trong thời kỳ đỉnh cao của ông, tức 20 năm cuối đời, thơ của Bạch Cư Dị được nhìn thấy trên tường của các tự miếu, đạo quán và bưu đình. Những người sùng bái thơ Bạch Cư Dị bao gồm các vương công đại thần, từ giới quý tộc thượng lưu cho đến những nhà nông già và cả đứa trẻ chăn gia súc. Nam nữ không phân biệt già trẻ đều bị thu hút bởi thơ của ông. Toàn thiên hạ thường chép thơ ông để đổi lấy trà hoặc rượu. Các kỹ nữ hát hoặc ngâm “Tỳ Bà Hành” sẽ đòi giá cao hơn vì có sự khác biệt về kỹ năng thi ca của họ so với những người khác.

Cả đời Bạch Cư Dị sáng tác nhiều thơ trào phúng hơn bất kỳ thi sĩ nào trong lịch sử Trung Hoa. Đây là sự biểu đạt lòng quan tâm chân thực đến người nghèo khổ và là sự biểu lộ lòng thiện từ với những người kém may mắn. Những bài thơ trào phúng nổi tiếng nhất của ông là “Mại Thán Ông”, “Quan Ngải Mạch”, và “Liễu Lăng”. Đến nay, mỗi khi đọc những bài thơ này, người ta có thể cảm nhận được lòng thiện tâm bao dung lớn lao của Bạch Cư Dị. Khía cạnh đáng ca ngợi nhất trong lối hành văn của Bạch Cư Dị là mối quan tâm sâu sắc và cảm thông đối với người nghèo, trong khi ông thường nhìn vào bản thân và phê phán cuộc sống xa hoa bậc nhất của mình. Khi thấy một người đàn bà đang bế đứa bé nhặt từng hạt từng hạt lúa mì thừa trên cánh đồng sau buổi thu hoạch, Bạch Cư Dị tự xỉ vả mình vì đã nhận 300 giạ lúa làm lương bổng. Đó là một lượng lớn lúa gạo thời bấy giờ mà ông không tự mình kiếm được khi làm bánh bột gạo. Việc này được ghi lại trong “Quan Ngải Mạch”.

Lòng thiện từ dần dần dẫn dắt ông đến với tu luyện trong Phật giáo. Những năm cuối đời, Bạch Cư Dị tự xưng là “Hương sơn cư sĩ” và trở thành người tu luyện mà không vào chùa. Việc tu luyện cho phép ông biết được nguyên lý rằng mọi thứ trên thế gian đều là nhân quả. Vì lẽ đó, Bạch Cư Dị không quá quan tâm hoặc bị xâm chiếm bởi sự u sầu như người thường khi ông đối mặt với khổ nạn. Ông không phiền não khi bị giáng chức trong lúc tại vị và được chuyển đến Giang Châu làm một chức sắc nhỏ. Ông dần dần xa rời danh lợi và cảnh báo thế nhân đừng quá truy cầu; nếu không sẽ chịu mọi tai họa do chính mình chiêu mời mà đến. Bạch Cư Dị chân thành tha thiết nói với thế nhân rằng khổ nạn là kết quả từ lời nói và hành động của mình mà đến. [1] Bởi vì ông có thể xả bỏ danh lợi nên ông đã tu luyện nhanh chóng và sớm đạt được công năng túc mệnh thông.

Trong thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Đường, nhiều mệnh quan triều đình và các văn nhân đều là người tu Phật, và nhiều người trong số họ đã nhớ lại tiền kiếp. Bạch Cư Dị là một trong số đó. Ông mô tả điều ấy trong một bài thơ: “Kiếp trước ta là Phòng Thái Úy một hòa thượng tu Phật, là Vương Hữu Thừa, hay là đại thi nhân Vương Duy vốn là một họa sĩ. Trong lúc đả tọa nhập định, ta dùng công năng túc mệnh thông để xem tiền kiếp của mình, ta phát hiện rằng nhiều kiếp trước đã liên tục có duyên tiền định với thi ca.” [2] Tại đây Bạch Cư Dị cho biết tài năng thơ của ông là kết quả của sự nỗ lực liên tục và tích lũy qua nhiều kiếp sống. Tuyên bố của Bạch Cư Dị cung cấp một giải thích xác đáng về những điều như “thiên tài” và bằng chứng về luân hồi mà khoa học phương Tây đang nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu về luân hồi từng báo cáo một đứa bé mới biết đi có thể lái thuyền mà chưa từng học trước đó, một dấu hiệu đặc biệt nhất về “thiên phú”. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong tiền kiếp đứa trẻ đã có 10 năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng.

Trong quá trình tu luyện, Bạch Cư Dị đã xuất được công năng túc mệnh thông cường mạnh. Ngoài ra, ông có vẻ thông hiểu Phật Pháp hơn mọi người. Trong “Độc Thiền Kinh,” Bạch Cư Dị viết:

“Tu tri chư tướng giai phi tướng,
Nhược trụ vô dư khước hữu dư.
Ngôn hạ vong ngôn nhất thời liễu,
Mộng trung thuyết mộng lưỡng trùng hư.
Không hoa khởi đắc kiêm cầu quả,
Dương diễm như hà cánh mịch ngư.
Nhiếp động thị thiện thiện thị động,
Bất thiện bất động tức như như.”

Diễn nghĩa:

“Phải nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều là ảo tưởng.
[Thí dụ], ta thiếu thốn này nọ nhưng thật sự lại dư thừa.
Một lời nói đã qua,
Cũng chẳng khác gì giấc mộng trong giấc mộng, đều là hư ảo.
Cầu hoa không hạt ra quả,
Cũng như mò cá buổi trưa vậy.
Cái ‘động’ là cấp cao trong thiền định,
Thiền định trong tĩnh lặng mới là chìa khóa thực sự.”

Khi mỗi người đang có những tri kiến khác nhau về thơ thiền, tôi sẽ không bình luận gì về bài thơ mà để cho quý độc giả tự mình nghiền ngẫm.

Tham khảo:

[1] Bạch Cư Dị, “Cảm Hứng Nhị Thủ:”

“Cát hung họa phúc hữu lai do,
Đãn yếu thâm tri bất yếu ưu […]
Danh vi công khí vô đa thủ,
Lợi thị thân tai hiệp thiểu cầu […]
Ngã hữu nhất ngôn quân kí thủ,
Thế gian tự thủ khổ nhân đa.”

Diễn nghĩa:

“Cát hung họa phúc đều có nguyên do,
Nhưng quan trọng nhất là đừng ưu sầu về nó […]
Danh là địa vị xã hội không nên chạy theo,
Lợi là sự cảnh tỉnh về tai ương, vì vậy không nên cầu […]
Ta có một lời khuyên này,
Quá nhiều người trên thế gian chịu khổ vì tự mình gây ra.”

[2] Bạch Cư Dị, “Tự Giải”:

“Phòng truyền vãng thế vi thiện khách,
Vương đạo tiền sinh ứng họa sư.
Ngã diệc định trung quan túc mệnh,
Đa sinh trái phụ thị ca thi…”

Diễn nghĩa:

“Kiếp trước là một người tu Phật họ Phòng,
Và từng là họa sĩ họ Vương trứ danh.
Trong thiền định thông qua túc mệnh thông,
Ta thấy được kiếp trước mình là thi nhân.”

Toàn bộ các bài thơ đã dẫn được lấy từ “Bạch Hương San Tập”, “Quốc Học Cơ Bản Tùng Thư (400 loại)” do Vương Vân Ngũ làm chủ biên và nhà in Thương Vụ Đài Loan ấn hành, bản đầu tiên được phát hành vào tháng 09/1968. “Cảm Hứng Nhị Thủ” và “Độc Thiền Kinh” gồm 65 quyển, “Tự Giải” gồm 68 quyển.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/25/19754.html
http://www.pureinsight.org/node/1381

The post Chuyện tu luyện của các thi sĩ cổ đại: Bạch Cư Dị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/07/chuyen-tu-luyen-cua-cac-thi-si-co-dai-bach-cu-di.html/feed0
Tu luyện cố sự: Hư ảohttps://chanhkien.org/2010/05/hu-ao.htmlhttps://chanhkien.org/2010/05/hu-ao.html#respondSat, 08 May 2010 15:56:39 +0000http://chanhkien.org/?p=6397Tác giả: Chính Minh [ChanhKien.org] Có một câu chuyện xưa như sau: Có một đôi vợ chồng nọ, cả hai đều là người tu luyện. Hai vợ chồng đều tu luyện Đại Đạo tại thế gian, tu luyện giữa người thường; thiên mục và các công năng khác của họ đều bị khóa lại. Họ […]

The post Tu luyện cố sự: Hư ảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Minh

[ChanhKien.org]

Có một câu chuyện xưa như sau:

Có một đôi vợ chồng nọ, cả hai đều là người tu luyện. Hai vợ chồng đều tu luyện Đại Đạo tại thế gian, tu luyện giữa người thường; thiên mục và các công năng khác của họ đều bị khóa lại. Họ liên tục đề cao tâm tính và tu luyện càng ngày càng tinh tấn hơn để thăng hoa về cảnh giới. Người thường ca ngợi họ là những người tu tốt chưa từng thấy.

Sau đó vài năm, họ sinh được một đứa con. Đứa bé rất mạnh khoẻ và không bao giờ bị bệnh tật. Một đứa bé thật dễ thương! Ai cũng thích đứa bé này. Mặc dù rất yêu thương con, họ không bao giờ quên tu luyện. Khi đứa bé lên một tuổi, họ tu đã gần viên mãn, nhưng họ không biết điều ấy.

Một ngày nọ, khi hai vợ chồng đang đả tọa luyện công và cảm thấy tâm của họ ngày càng trở nên thuần tịnh hơn, thì đứa bé đang đang ngủ bỗng tỉnh giấc gào khóc thảm thiết giống như đang trong cơn đau. Nghe đứa bé khóc nhiều quá, người vợ mở mắt ra. Cô thấy người chồng vẫn tiếp tục thiền định mà không động đậy gì cả. Nhưng cô nhớ là con mình không hề bị bệnh gì, đứa bé hoàn toàn khoẻ mạnh trước khi đi ngủ, vì thế cô nghĩ đây chỉ là can nhiễu. Cô tiếp tục tĩnh tâm đả tọa. Nhưng đứa bé khóc càng lớn hơn, giống như đang đau đớn ghê lắm. Rồi giọng của đứa bé khản lên. Cô lúc này hơi lo lắng, nhưng vẫn cố gắng tập trung thiền định. Đột nhiên, đứa bé ngưng khóc hẳn và nghẹt thở. Cô mở mắt ra và đứa bé đã chết. Cảm thấy như thể những mũi dao nhọn đang đâm vào tim của mình, cô đứng hẳn dậy, ôm con vào lòng, rồi khóc thảm thiết. Ngay lúc đó, người chồng khai ngộ. Anh nhìn thấy vợ và thuật lại cho cô nguyên nhân của sự việc một cách rất bình tĩnh và từ bi.

Anh nói: “Cách đây rất lâu, ở Trung Quốc, chúng ta là sư huynh sư muội với nhau và cũng là đồng tu với nhau trong một Đạo quán. Ở đó cũng còn nhiều Đạo sĩ khác đang tu luyện. Có một Đạo sĩ nảy lòng ái mộ cô và có thổ lộ với cô điều đó, nhưng cô đã từ chối anh ta. Anh ta biết rằng cô đang thương yêu tôi, và vì tâm ghen tỵ tật đố, anh ta thù ghét hai chúng ta. Anh ta nói cay đắng rằng: “Các ngươi muốn tu luyện hả! Ta sẽ không cho các ngươi tu thành đâu, cho dù ta phải mất mạng!” Người đàn ông đó chính là đứa con cô đang bồng trong tay. Mặc dù y không thể ngăn cản cô tu luyện, nhưng y đã thành công trong việc can nhiễu không cho cô đạt viên mãn”. Nói xong, người chồng thi triển thần thông của mình để cho người vợ nhìn thấy nguyên thần của đứa bé trong một không gian khác. Đó chính là người bạn đồng tu cũ của họ, người đã thề là không cho họ đạt viên mãn. Anh ta cười lớn, hài lòng với việc làm của mình. Người vợ lúc ấy cảm thấy hối hận vô cùng.

Tu luyện là việc nghiêm túc phi thường. Bất kỳ chấp trước nào cũng có thể ngăn cản người tu luyện đạt viên mãn. Sư phụ giảng rằng:

“Cơ duyên chỉ có một lần, mộng ảo chưa buông bỏ được kia một khi qua đi, mới hiểu ra đã đánh mất là điều gì.” — (“Về hưu rồi mới tu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” — (Chuyển Pháp Luân)

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” — (Chuyển Pháp Luân)

Kiếp nhân sinh chỉ như một giấc mộng hay một vở kịch. Khi tỉnh mộng hay khi vở diễn hạ màn thì chúng ta mới biết được tất cả chỉ là ảo ảnh. Chỉ có tu luyện trong Đại Pháp mới là chân thật chân chính. Chúng ta hãy cùng nhau tu luyện tinh tấn hơn trong Đại Pháp, và đừng để bị hãm vào sự ảo mộng của trần thế. Hãy loại bỏ đi các chấp trước cũng như những thứ bất thuần, vận dụng chính niệm, và chân chính đi trên con đường chứng thực Đại Pháp. Xin đừng phụ lòng trông đợi của Sư phụ và các chúng sinh!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/27/27867.html
http://pureinsight.org/node/2411

The post Tu luyện cố sự: Hư ảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/05/hu-ao.html/feed0
Chuyện đời trước và đời này: Một hòa thượng hủy hoại sự tu hành của mình chỉ bởi một niệm bất chínhhttps://chanhkien.org/2009/07/chuyen-doi-truoc-va-doi-nay-mot-hoa-thuong-huy-hoai-su-tu-hanh-cua-minh-chi-boi-mot-niem-bat-chinh.htmlhttps://chanhkien.org/2009/07/chuyen-doi-truoc-va-doi-nay-mot-hoa-thuong-huy-hoai-su-tu-hanh-cua-minh-chi-boi-mot-niem-bat-chinh.html#respondMon, 06 Jul 2009 08:01:01 +0000https://chanhkien.org/?p=2121Tác giả: Thái Bình Quảng Ký [Chanhkien.org] Lời của ban biên tập Chánh Kiến: Những quan hệ xã hội trong hiện tại tất cả đều dựa trên tiền duyên. Tiền duyên có một mối liên hệ mật thiết với sự luân hồi hay chuyển sinh. Trong chuỗi bài này chúng tôi sẽ đưa ra một […]

The post Chuyện đời trước và đời này: Một hòa thượng hủy hoại sự tu hành của mình chỉ bởi một niệm bất chính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thái Bình Quảng Ký

[Chanhkien.org] Lời của ban biên tập Chánh Kiến: Những quan hệ xã hội trong hiện tại tất cả đều dựa trên tiền duyên. Tiền duyên có một mối liên hệ mật thiết với sự luân hồi hay chuyển sinh. Trong chuỗi bài này chúng tôi sẽ đưa ra một vài câu chuyện về luân hồi được lấy từ các cuốn cổ thư Trung Hoa. Chúng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có được cảm hứng từ những câu chuyện này và nhận ra được tầm quan trọng của việc đối xử với những người mà chúng ta gặp với một trái tim thiện từ.

*  *  *

Hòa thượng Hoa Nghiêm là một đồ đệ của Thần Tú, ông tổ Bắc Phái của Thiền Tông. Hòa thượng Hoa Nghiêm đã từng tu hành tại ngôi chùa Thiên Cung Tự thuộc Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, nơi ông dẫn dắt sự tu hành của hơn 300 đồ đệ. Có một quy tắc nghiêm ngặt ở trong chùa rằng tất cả các đồ đệ phải sắp xếp tề chỉnh bình bát (đồ dùng của hòa thượng) của mình ra trước khi bữa ăn được phục vụ.

Có một hòa thượng trong số các đồ đệ của Hoa Nghiêm ở tầng tu luyện cao hơn tất cả những người khác. Ông ta, tuy vậy, lại rất hẹp hòi và cáu kỉnh. Một lần, vị hòa thượng này không dùng bữa cùng những hòa thượng khác vì ông đang bị ốm. Một hòa thượng, người mới vào chùa đã để mất chiếc bát, vì vậy anh tới để gặp vị này. Anh bái lạy và nói: “Tôi không có bát để ăn cơm. Tôi không biết phải làm sao nếu không có chiếc bát. Tôi băn khoăn không biết ông có thể vui lòng cho tôi mượn chiếc bát của ông hôm nay không. Tôi sẽ đi mua một chiếc mới vào ngày mai.” Vị hòa thượng kia từ chối không cho anh ta mượn chiếc bát. Ông đáp: “Tôi đã dùng chiếc bát này vài chục năm rồi. Tôi sợ anh sẽ vô tình làm vỡ nó.” Vị hòa thượng tập sự van nài: “Tôi chỉ dùng nó cho bữa hôm nay thôi, và tôi sẽ trả lại ông ngay. Làm sao tôi có thể làm vỡ nó khi tôi chỉ cầm nó trong một thời gian ngắn?” Sau khi cam đoan nhiều lần, vị hòa thượng kia cuối cùng đã cho anh ta mượn chiếc bát. Trước khi ông đưa chiếc bát, ông đã cảnh báo: “Tôi trân quý chiếc bát này còn hơn cả mạng sống của tôi. Nếu anh phá hoại chiếc bát, anh đã thực sự giết tôi đấy!”

Vị hòa thượng tập sự cầm lấy chiếc bát, và anh giữ nó một cách cẩn thận bằng cả hai tay. Ngay khi anh vừa ăn xong và sẵn sàng trả chiếc bát, anh đã bắt đầu vội vội vàng vàng từ trong phòng. Vị hòa thượng tập sự này cầm chiếc bát và chạy xuống cầu thang từ nhà ăn. Không may, anh vấp vào một viên gạch và ngã xuống. Chiếc bát vỡ tan tành. Sau một lúc, vị hòa thượng kia bắt đầu thúc giục anh trả lại ông chiếc bát. Vị hòa thượng mới này rất sợ sệt, nhưng anh không còn cách nào khác ngoài đến gặp vị hòa thượng kia và nhận lỗi. Anh xin lỗi bằng cách liên tục khấu đầu, nhưng vị hòa thượng kia gào lên: “Giờ anh đã thực sự giết tôi rồi đó!” Ông nổi trận lôi đình và tấn công vị hòa thượng tập sự này bằng cách la mắng và chửi rủa độc ác. Vì biến cố này, sức khỏe của ông xấu đi nhanh chóng. Ông qua đời vào ngày hôm sau.

Một thời gian sau biến cố này, hòa thượng Hoa Nghiêm có một buổi giảng kinh tại chùa Nhạc Tự ở trên núi Tung Sơn cho hơn 100 đồ đệ, bao gồm cả vị hòa thượng tập sự kia. Đột nhiên, một âm thanh giống như một cơn bão ập tới từ thung lũng phía ngoài ngôi chùa. Hòa thượng Hoa Nghiêm bèn bảo vị hòa thượng tập sự sang đứng bên cạnh ông. Ngay sau đó, một con rắn khổng lồ dài cỡ 8-9 trượng [Chú thích: ‘trượng’ là đơn vị đo chiều dài của người Trung Hoa và hơi dài hơn 10 feet.] và đường kính cỡ 4-5 cánh tay bò vào trong chùa với một cái nhìn đầy phẫn nộ và miệng há to. Tất cả hòa thượng đứng xung quanh Hoa Nghiêm đều muốn trốn đi, nhưng Hoa Nghiêm đã ngăn họ lại, và yêu cầu họ đừng cử động.

Con rắn khổng lồ bò một cách chậm chạp vào giảng đường. Khi leo lên cầu thang, nó bắt đầu nhìn quanh và cố tìm kiếm thứ gì đó hay ai đó. Hòa thượng Hoa Nghiêm đứng chặn đường nó với một cây tích trượng và hô: “Dừng lại!” khi con rắn định bò lên ghế trong giảng đường. Con rắn khổng lồ bỗng cúi đầu xuống và nhắm mắt lại. Hòa thượng Hoa Nghiêm bắt đầu quở mắng con rắn, gõ vào đầu nó bằng cây tích trượng và nói: “Giờ ngươi đã minh bạch được nghiệp mà ngươi đã tạo ra hay chưa. Ngươi nên hồi hướng Tam bảo.” [Chú thích: ‘Tam bảo’ là một ẩn dụ trong Phật giáo.] Ông yêu cầu tất cả hòa thượng ở đó cùng nhau niệm kinh Phật hướng về con rắn, và con rắn bò ra khỏi chùa.

Hòa thượng Hoa Nghiêm bèn triệu hồi vị hòa thượng tập sự tới và nói: “Con rắn đó là thầy của con (vị hòa thượng đã chết). Sau nhiều năm tu hành, ông ấy đã gần đạt chính quả. Tuy nhiên, ông ấy đã nổi giận chỉ vì chiếc bát đó. Thay vì tu thành chính quả, ông ấy đã chuyển sinh thành một con đại mãng xà. Ông ấy tới để giết con vì con đã làm vỡ chiếc bát. Nếu ông ấy thật sự giết con, ông ấy sẽ phải xuống ngục vô gián, và bị chịu dày vò mãi mãi ở trong đó. May mắn thay, ta đã chặn ông ấy gây tội ác đúng lúc, và giải thoát ông ấy khỏi kiếp sống của con đại mãng xà. Bây giờ con nên đi xem ông ấy ra sao.”

Người đệ tử bèn đi ra và tìm kiếm con đại mãng xà. Thật là sẽ dàng để lần theo dấu vết của con rắn dựa vào các đám cây cỏ bị đổ rạp khi nó bò qua. Bước đi theo vết bò của con rắn giống như bước đi trên một con đường trải dành cho xe ngựa kéo. Con rắn đã bò được 45 lý vào một vùng sơn cốc rất hẻo lánh trước khi nó tự vẫn bằng cách đập đầu vào một tảng đá [Chú thích: ‘lý’ là một đơn vị đo chiều dài của người Trung Hoa và vào khoảng một phần ba của một dặm.] Người đệ tử trở về và báo với hòa thượng Hoa Nghiêm về điều đã xảy ra với con rắn.

Hòa thượng Hoa Nghiêm nói: “Bây giờ con rắn đã chuyển sinh thành đứa con gái sắp sinh của Bùi lang trung [Chú thích: ‘lang trung’ là một chức quan của người Trung Quốc cổ đại. ‘Bùi’ là một tên họ của người Trung Quốc]. Đứa bé gái này mười phần thông tuệ, nhưng lại chết yểu vào tuổi 18. Và rồi cô lại sẽ được đầu thai thành một đứa bé trai, sẽ xuất gia và tu hành theo Phật giáo khi lớn lên. Bùi lang trung là một trong những đồ đệ của ta. Con có thể tới thị trấn và thăm hỏi Bùi lang trung giùm ta. Phu nhân của Bùi lang trung đang gặp khó khăn khi sinh nở. Con nên đi ngay lập tức và giúp đỡ đứa bé gái.”

Ông Bùi Khoan là một vị lang trung phục vụ trong quân đội. Ông cũng là một đồ đệ của hòa thượng Hoa Nghiêm. Vị hòa thượng tập sự đi vào thành, và bái kiến gia đình ông Bùi Khoan ở một nơi khá xa. Tình cờ, ông Bùi đang xin nghỉ phép ở nhà để chăm sóc phu nhân. Người đệ tử bèn nhờ người hầu chuyển giúp lời tới ông Bùi: “Hòa thượng Hoa Nghiêm có chuyển lời tới ông!” Vị lang trung bèn đi ra ngoài để gặp người đệ tử; trông ông khá bối rối. Người đệ tử hỏi lý do và biết được rằng phu nhân của ông đã bị đẻ khó từ sáu đến bảy ngày. Ông Bùi đã ở bên phu nhân của ông mỗi đêm với cây đèn dầu. Dường như bà và đứa bé đang trong tình trạng rất nguy kịch. Người đệ tử nói: “Tôi có thể giúp đỡ phu nhân.” Người đệ tử yêu cầu trải một tấm chiếu sạch ở nhà ngoài bên cạnh buồng ngủ. Người đệ tử bèn ngồi lên tấm chiếu, đốt hương, gõ khánh, và kêu lên ba lần: “Hòa thượng.” [Chú thích: ‘khánh’ là một loại nhạc cụ Trung Quốc, được tạo ra bằng một viên đá cứng lõm vào trong.] Phu nhân của ông Bùi lập tức sinh hạ được một đứa bé gái. Đứa bé gái này qua đời vào tuổi 18 đúng như hòa thượng Hoa Nghiêm đã dự báo.

Tài liệu gốc: Sưu tập những câu chuyện kỳ dị (Thái Bình Quảng Ký)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/5/8/21531.html
http://www.pureinsight.org/node/1627

The post Chuyện đời trước và đời này: Một hòa thượng hủy hoại sự tu hành của mình chỉ bởi một niệm bất chính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/07/chuyen-doi-truoc-va-doi-nay-mot-hoa-thuong-huy-hoai-su-tu-hanh-cua-minh-chi-boi-mot-niem-bat-chinh.html/feed0
Tu luyện tâm tính từng phút từng giâyhttps://chanhkien.org/2008/05/tu-luyen-tam-tinh-tung-phut-tung-giay.htmlhttps://chanhkien.org/2008/05/tu-luyen-tam-tinh-tung-phut-tung-giay.html#respondThu, 29 May 2008 14:32:00 +0000Tác giả: Bình Liên [Chanhkien.org] Ðây là một câu chuyện trong lịch sử. Trong thời cổ Tây Tạng, có một thanh niên trẻ tìm thầy học Đạo. Hằng ngày Sư phụ anh ta bảo anh ta chùi sạch những chổ dơ bẩn. Vào lúc đầu, người thanh niên rất kính phục vị sư phụ nổi […]

The post Tu luyện tâm tính từng phút từng giây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bình Liên

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế

[Chanhkien.org] Ðây là một câu chuyện trong lịch sử. Trong thời cổ Tây Tạng, có một thanh niên trẻ tìm thầy học Đạo. Hằng ngày Sư phụ anh ta bảo anh ta chùi sạch những chổ dơ bẩn.

Vào lúc đầu, người thanh niên rất kính phục vị sư phụ nổi tiếng này, mọi người chung quanh ai ai cũng kính nể ông ta, và theo đúng lời dạy của ông một cách đúng đắn không sai một chút nào. Anh ta nghĩ trong đầu: “Nếu mình làm vệ sinh rất tốt, thì sớm muộn gì sư phụ cũng dạy Phật Pháp”. Với ý niệm này trong đầu, chàng ta làm tất cả mọi việc dọn dẹp trong nhà.

Sau một thời gian, chàng thanh niên rất hài lòng khi nhìn chung quanh sạch sẽ, gọn gàng do tự tay anh đã làm lấy: “Mình làm theo đúng lời dạy của sư phụ và đã lau chùi sạch sẽ mọi nơi từ khi mình mới bắt đầu theo sư phụ. Bây giờ, mọi thứ đều sạch sẽ và ngăn nắp, sư phụ chắc chắn sẽ dạy cho mình”.

Vì thế, chàng thanh niên đến trước mặt sư phụ và yêu cầu được dạy Phật Pháp. Nhìn anh ta, sư phụ nói giống như trước đây: “Con vào và dọn dẹp nhiều hơn nữa”.

Nghe vậy, chàng thanh niên nhìn vào trống không. Anh suy nghĩ và suy nghĩ mãi nhưng không tìm ra được sự quan hệ giữa tu luyện và lau chùi nhà cửa. Tuy nhiên vị Sư phụ vẫn yêu cầu anh ta làm những thứ đơn giản như lau chùi mà anh nghĩ nó không dính líu gì đến tu luyện Phật Pháp uyên thâm ấy.

Sau khi do dự trong một thời gian rất dài, chàng thanh niên quyết định rời chùa càng sớm càng tốt để có thể tìm một sư phụ khác và học Ðạo càng sớm càng tốt. Anh ta lo ngại rằng ý chí tầm sư học Phật Pháp của anh sẽ bị mai một vì những công việc làm tầm thường này. Vì thế, chàng thanh niên bỏ đi. Trong lúc đó, vị sư phụ đứng trên núi nhìn xuống khi chàng thanh niên rời khỏi. Nước mắt lặng lẽ chảy dài trên đôi má ông ta.

Chàng thanh niên đến một hội chợ. Thình lình, một con bò thật lớn nổi khùng chạy sổng lên. Ðám đông hốt hoảng và mọi người chạy tung cả lên để tránh bị húc. Trước khi chàng thanh niên bắt đầu chạy, con bò rượt đến ngay trước mặt anh ta. Chàng thanh niên lập tức mở rộng hai cánh tay ra để ôm lấy đôi sừng bò. Sau đó anh ta đưa hai bàn tay lên và đánh nhẹ vào đầu con bò. Con bò lập tức ngã xuống đất và mất hết sức lực.

Nhìn vào đôi bàn tay mình, chàng thanh niên hốt hoảng. Ngay lúc đó, anh ta chợt hiểu tất cả những gì mà vị sư phụ yêu cầu anh ta làm là để anh tu luyện, và sức lực và khả năng của anh ta nâng lên hằng ngày mà anh ta không hề hay biết. Chợt hiểu, anh ta bật khóc. Anh ta vội vàng trở lại gặp sư phụ và tiếp tục tu luyện Phật Pháp.

Lúc tôi nghe được câu chuyện này thì tự nhiên nó làm tôi nghĩ đến những việc mà tôi chấp trước vào trong việc tu luyện Đại Pháp của tôi. Mọi người đều muốn học Đạo. Trong hàng ngàn năm, trong số những vị tu luyện, chỉ có một số rất ít được ra khỏi tam giới và thành công. Tôi nghĩ về công việc hằng ngày của tôi, đi chợ, đưa báo tận nhà, hát và múa, mà tôi thường nghĩ đơn giản về đi mua sắm và đi thưởng ngoạn.

Sau đó, tư tưởng tôi thay đổi. Thật ra, mọi thứ trên đời này là một công việc lau chùi rất lớn cho một người tu luyện. Thái độ của chúng ta khi chúng ta đối xử với mọi ngươì, giọng nói khi nói ra lời và còn phải tự nhìn vào ánh mắt mình và tư tưởng của mình khi không có ai, chúng ta cần phải đem tất cả những thứ này lên đúng tiêu chuẩn của Pháp và tự nhìn vào bên trong hết sức nghiêm chỉnh. Chỉ như vậy thì con đường trở lại chính mình mới hoàn mãn. Từ đó, khi nào tôi đi mua đồ, tôi để ý từng hành động của mình làm động lòng nhiều người chung quanh. Tôi để lại lòng từ bi và chính niệm khắp mọi nơi tôi đến. Biết được nguyên lý của Pháp, đôi khi tôi nghĩ rằng, không cần biết mình làm công việc gì, mình cũng giữ được tâm trí tĩnh lặng suốt ngày. Làm việc như tôi vẫn làm, nhưng không có gì có thể can nhiễu tôi được. Tôi tu luyện tâm tôi từng giây phút.

Ðối với chúng sinh, chúng ta cho họ hy vọng được trở về với bản lai của họ.
Ðặc biệt hôm nay, sự trung chánh của Ðoàn Nghệ thuật Thần Vận là đang cho thế giới biết đến những tầng rực rỡ và vô hạn của đời sống con người. Đoàn Nghệ thuật Thần Vận làm rung động mọi người vì sự từ bi và nhẫn nhục của nó đối với đời sống. Trong quá trình luân hồi suốt lịch sử, có khi chúng ta ở đời sống này hoặc đời sống khác, chúng ta đóng tất cả các vai trò người nghèo lẫn người giàu. Có thể qua những giai đoạn tái sinh này sẽ nhắc nhở chúng ta nên tử tế với mọi người bất cứ lúc nào, vì đã có nhiều lần mình trong vai của họ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/3/28/52018.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5350

The post Tu luyện tâm tính từng phút từng giây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/05/tu-luyen-tam-tinh-tung-phut-tung-giay.html/feed0
Bảy khảo nghiệm của một người tu luyệnhttps://chanhkien.org/2007/11/bay-khao-nghiem-cua-mot-nguoi-tu-luyen.htmlhttps://chanhkien.org/2007/11/bay-khao-nghiem-cua-mot-nguoi-tu-luyen.html#respondTue, 06 Nov 2007 11:53:00 +0000Tác giả: Li Jue [Chanhkien.org] Sau khi Trương Đạo Lăng đắc Đạo, ông đã có 10 ngàn đệ tử. Ông đã bảo họ, “Hầu hết các người là những người thường và không thể ra khỏi tam giới, ngoại trừ Vương Trường.” Ông cũng đã nói rằng có một người cũng sẽ có thể đắc […]

The post Bảy khảo nghiệm của một người tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Li Jue

[Chanhkien.org] Sau khi Trương Đạo Lăng đắc Đạo, ông đã có 10 ngàn đệ tử. Ông đã bảo họ, “Hầu hết các người là những người thường và không thể ra khỏi tam giới, ngoại trừ Vương Trường.” Ông cũng đã nói rằng có một người cũng sẽ có thể đắc Đạo và người đó sẽ xuất hiện vào ngày 7 tháng Giêng. Ông cũng miều tả người đó trong giống làm sao. Y như rằng, Triệu Thăng đã đến từ miền Đông vào ngày đó. Sau khi anh ta đã vượt qua được 7 khảo nghiệm của một người tu luyện, Đạo Lăng đã truyền phương cách luyện Đan cho anh ta.

Khảo nghiệm đầu tiên: Khi Triệu Thăng đến trước một ngôi chùa, anh đã không được phép đi vào và đã bị mắng chửi hơn 40 ngày. Sau khi Triệu đã ngủ ngoài cửa mà vẫn không bỏ đi, anh đã được chấp nhận cho vào.

Khảo nghiệm thứ hai: Triệu phải bảo quản lúa mì đã được gặt và vụ mùa trên cánh đồng. Họ đã đưa một thiếu nữ đẹp nghỉ lại một đêm để cám dỗ anh ta. Sáng ngày hôm sau, cô ta đã bảo rằng chân cô ta bị đau và cô đã không thể đi được. Cô đã nấn ná ở đó thêm vài ngày nữa và tiếp tục cố quyến rũ anh ta. Tuy nhiên, Triệu đã không bị động lòng.

Khảo nghiệm thứ 3: Họ để 30 miếng vàng trên đường mà Triệu đã đi và Triệu đã không lấy chúng.

Khảo nghiệm thứ 4: Triệu được yêu cầu đi lên núi để đốn củi. 3 con cọp đã vồ lấy anh ta và đã xé toạt quần áo anh ta thành từng mãnh nhưng đã không làm đau thân thể của anh ta. Anh ta đã không sợ hãi và đã nói với các con cọp, “Ta đã không làm điều gì sai khi còn trẻ, nhưng ta muốn làm một vị thần, vì thế ta đã tìm thấy một vị Sư Phụ. Có phải ngươi đang theo mệnh lệnh của quỷ ác để thử thách ta?” Các con cọp nghe thế và đã lặng lẽ bỏ đi.

Khảo nghiệm thứ 5: Triệu đã đi đến chợ và mua hơn mười bó lụa. Sau khi trả tiền, người bán hàng đã nói rằng anh ta đã chưa trả. Triệu đã mang quần áo của mình ra và bán đi những gì anh ta vừa mua và đã trả hết tiền mà không một chút giận dữ.

Khảo nghiệm thứ 6: Khi Triệu đang trông coi trên đồng, một người ăn xin đã đến với quần áo cũ nát và trông ghê tởm. Người ăn xin thật là hôi hám, dơ bẩn, và đầy ghẻ lỡ. Triệu đã cảm động và cho ông ta quần áo mà anh ta đang mặc trên người và những thức ăn của mình.

Khảo nghiệm thứ 7: Đạo Lăng mang tất cả những đồ đệ của mình lên một vách núi nguy hiểm. Ở đó có một cây đào đầy trái mọc ở 100 feet dưới vách núi. Đạo Lăng đã bảo các đệ tử của ông ta, “Ta sẽ truyền Đạo cho ai mà có thể hái được những trái đào. ” Có khoảng chừng 300 đồ đệ nhìn xuống vách núi, đã sợ hãi. Trong cái lạnh đổ mồ hôi họ đã lùi lại đằng sau. Triệu Thăng đã nói, “Các Thần sẽ bảo hộ ta và sẽ không có gì nguy hiểm. Sư Phụ của ta ở đây và ông ấy sẽ không để ta chết xuống vách núi này. Nếu Sư Phụ muốn những trái đào, vậy phải có một nguyên nhân rất tốt.” Anh ta đã nhảy xuống vực và hạ xuống ngay trên cây đào. Anh đã hái 202 trái đào. Nhưng anh đã không thể leo lên trở lại, vì thế anh đã ném từng trái lên. Đạo Lăng đã đưa cho mỗi đệ tử một trái và để giành một trái cho Triệu Thăng.

Rồi Đạo Lăng đã duỗi dài cánh tay của ông ấy xuống vực sâu và tất cả đệ tử đã nhìn thấy cánh tay của ông ta dài đến vài mét. Ông đã giúp Triệu Thăng lên trở lại vực núi và ăn đào.

Đạo Lăng nói, “Triệu Thăng đã có chánh niệm và đó là tại sao mà anh ta có thể hạ ngay trên cây đào. Giờ đây, ta muốn đi xuống và hái một trái đào to”. Các đồ đề đã cố khuyên Sư Phụ của họ đừng nhảy xuống, nhưng Vương Trường và Triệu Thăng đã không nói lời gì. Đạo Lăng đã nhảy xuống vực. Ông đã biến mất và nhiều đệ tử đã khóc.

Vương Trường và Triệu Thăng đã nhìn nhau một đỗi và nói, “Sư Phụ của chúng ta là cha của chúng ta. Giờ cha của chúng ta đang ở dưới đó, làm sao chúng ta có thể thoái mái ở trên đây?” Và vì vậy hai người họ đã nhảy xuống vực. Họ kết cục đã đến ngay trước nơi Đạo Lăng đang ngồi trên giường. Đạo Lăng đã nói cười, “Ta biết hai ngươi sẽ đi theo.” Rồi Đạo Lăng đã dạy họ những nguyên lý của Đạo.

3 ngày sau đó, 3 người họ đã xuất hiện tại ngôi chùa xưa và tất cả các đệ tử rất là vui mừng khi thấy họ. Sau đó, tất cả các đệ tử đã nhìn thấy 3 người họ thăng lên trời giữa ban ngày và biến mất giữa những đám mây.

(Theo “Thần tiên truyện”)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/13/48767.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5001

The post Bảy khảo nghiệm của một người tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/11/bay-khao-nghiem-cua-mot-nguoi-tu-luyen.html/feed0
Rút lui thật ra là tiến tớihttps://chanhkien.org/2007/10/rut-lui-that-ra-la-tien-toi.htmlhttps://chanhkien.org/2007/10/rut-lui-that-ra-la-tien-toi.html#respondMon, 22 Oct 2007 17:18:00 +0000Tác giả: Tang Yi Xuan và An Qi [Chanhkien.org] Có một câu chuyện rất có ý nghĩa về “cho” và “nhận” trong Phật giáo. Câu chuyện kể rằng sau khi hai người chết, A và B, họ được đưa đến Diêm Vương. Diêm Vương bèn mở Sách Ghi Điều tốt và Điều xấu ra xem […]

The post Rút lui thật ra là tiến tới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tang Yi Xuan và An Qi

[Chanhkien.org] Có một câu chuyện rất có ý nghĩa về “cho” và “nhận” trong Phật giáo. Câu chuyện kể rằng sau khi hai người chết, A và B, họ được đưa đến Diêm Vương. Diêm Vương bèn mở Sách Ghi Điều tốt và Điều xấu ra xem để quyết định cho họ đầu thai. Ngài cho mỗi người được chọn một trong hai điều: một là “sống để cho” và hai là “sống để nhận”.

A rất tham lam và muốn có một cuộc sống không bị khổ cực vì thế anh ta lập tức chọn “sống để nhận”; B không vì thế mà buồn rầu mặc dầu A “lấy trước”. B nghĩ rằng “sống để cho” có thể giúp mọi người và biết được ý nghĩa đời sống thật sự! Sau khi nghe hai lời ước, Diêm Vương sắp đặt số mệnh cho hai người. Ông ta nói với B “Vì ngươi chọn sống để cho, vậy ngươi sẽ là một người giàu trong kiếp tới và ngươi sẽ bố thí tiền của cho người nghèo”. Còn điều gì sẽ xảy ra cho A? Vì anh ta muốn có một đời sống chỉ nhận của người khác, nên Diêm Vương phán rằng ngươi sẽ trở thành một kẻ ăn mày và sống dựa vào lòng nhân của người khác trong kiếp tới của ngươi.

Từ câu chuyện này nói lên sự mất và được của chúng ta không thể quyết định chỉ từ trên bề mặt. Đôi khi dường như bạn được một điều gì đó, nhưng từ một khía cạnh khác, bạn có thể mất nhiều hơn.

Khi Trịnh Bản Kiều làm quan trong triều đình, em trai của ông đã cãi lộn với hàng xóm vì vấn đề xây dựng nhà cửa. Cả hai gia đình đều không chịu nhượng bộ, vì thế họ xây một bức tường ngay trước nhà họ mà đã ngăn con đường. Em trai của Trịnh Bản Kiều viết thư cho anh ta và muốn được giúp đỡ để thắng vụ này. Tuy nhiên, Trịnh Bản Kiều trả lời cho em bằng một bài thơ: “Từ xa xôi, một bức thư gửi đến chỉ vì bức tường, Chỉ có ba tấc đất, em không chịu nhường cho họ sao? Vạn lý trường thành một ngàn dặm vẫn sừng sững kia, Có ai thấy mặt Tần thủy Hoàng đâu không?” Người hàng xóm biết được sự việc, và rất cảm động. Cả hai đều lùi lại ba tấc đất, vì thế con đường ở giữa gọi là “Con đường Sáu tấc”.

Thái độ của Trịnh Bản Kiều đối với vấn đề này nói lên mọi việc. Dựa trên sự nhẫn nhục, người ta có thể lùi lại một bước và sẽ có thể giữ được trạng thái ôn hoà, mà nó sẽ đưa đến một tâm trí khôn ngoan hơn và sáng tỏ hơn. Rồi thì những xích mích sẽ được giải toả và trở thành cơ hội và vì thế sẽ có một thế giới tươi đẹp hơn.

Phật Di Lặc có một câu kệ nổi tiếng: Hạt lúa lên mầm trong tay và bắt đầu sinh sản, Cúi đầu xuống, trời xanh hiển hiện trong đáy nước, Kinh là để có những cảm nhận đúng về lục căn (tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý – lời chú của người dịch). Lùi lại thật ra là tiến tới. Trong thực tế, những nông phu phải nhìn xuống và bước lùi lại để cấy lúa, mà có ý là những thành công có từ cúi đầu xuống và lùi lại. Nó nói lên một triết lý sâu sắc về “rút lui thật sự là tiến tới”. Điều này cũng tương tự như tục ngữ Trung quốc nói rằng “Đôi khi điều đạt được tốt nhất là để mất”. Trong đời sống chúng ta, có rất nhiều trường hợp rút lui có nghĩa là thụ động nhưng thật ra đó là một cách tiến tới. Những câu chuyện ở trên là những ví dụ cho trường hợp này.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/gb/da4print.asp?ID=40273
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4960

The post Rút lui thật ra là tiến tới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/10/rut-lui-that-ra-la-tien-toi.html/feed0
Tham luyến hồng trần hay đắc đạo thành Tiên?https://chanhkien.org/2006/11/bam-viu-vao-tran-tuc-hay-dat-dao.htmlhttps://chanhkien.org/2006/11/bam-viu-vao-tran-tuc-hay-dat-dao.html#respondTue, 28 Nov 2006 18:43:00 +0000Tác giả: Lý Kiếm [ChanhKien.org] Những năm Tùy Dạng Đế dựng nghiệp, có ba người là Bùi Kham, Vương Kính Bá, Lý Phương đã kết thành bằng hữu tu đạo và cùng nhau lên núi Bạch Lộc để học đạo. Kinh qua mười mấy năm tu luyện, nếm trải đủ mọi vất vả nhưng họ […]

The post Tham luyến hồng trần hay đắc đạo thành Tiên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Kiếm

[ChanhKien.org]

Những năm Tùy Dạng Đế dựng nghiệp, có ba người là Bùi Kham, Vương Kính Bá, Lý Phương đã kết thành bằng hữu tu đạo và cùng nhau lên núi Bạch Lộc để học đạo. Kinh qua mười mấy năm tu luyện, nếm trải đủ mọi vất vả nhưng họ dường như không đạt được gì, sau đó Lý Phương đã chết, Vương Kính Bá nói với Bùi Kham rằng: “Chúng ta lâm vào cảnh tha hương, bỏ lại cuộc sống vinh hoa phú quý ở thế gian để tới đây tu đạo. Tại nơi rừng sâu núi thẳm này, không được nghe những âm thanh mỹ diệu, không được thưởng thức của ngon vật lạ, tránh xa hưởng lạc, cam tâm tình nguyện sống cuộc đời cô đơn thanh đạm và khổ cực như vậy, chỉ mong đắc đạo, thành Tiên. Thế nhưng cho đến hôm nay tiên cảnh mờ mịt không biết nơi đâu, nếu như chúng ta tiếp tục ở đây chịu đựng gian khổ thì cũng chỉ có thể chết tại núi này. Tôi dự định sẽ xuống núi tìm lại công danh lợi lộc và cuộc sống vinh hoa. Hà tất phải chết uổng phí tại nơi núi non hoang vắng này!”

Bùi Kham nói rằng: “Tôi đã sớm nhìn thấu vinh hoa phú quý ở nhân gian chỉ như mây tan khói tản. Một người đã thức tỉnh khỏi mộng ảo làm sao lại có thể quay trở lại mộng ảo làm chi?” Vương Kính Bá mặc cho Bùi Kham níu giữ như thế nào cũng không nghe, một mình nhất quyết xuống núi. Khi ấy là những năm đầu Trinh Quán, triều đại của Hoàng đế Đường Thái Tông. Xuống núi, Vương Kính Bá không chỉ được hồi phục lại chức quan ban đầu, không lâu sau được bổ nhiệm làm Tả Vũ Vệ (một chức quan nhỏ) tham gia quân đội, lại được một vị Đại tướng quân họ Triệu gả con gái cho. Mấy năm sau ông lại được thăng chức Đình Uý của Đại Lý Tự, được mặc hồng bào rất oai phong lẫm liệt.

Có một lần ông được phụng mệnh đi làm sứ thần ở Hoài Nam, ngồi trên thuyền đi tới Cao Bưu, khi ấy đoàn thuyền của ông được trang bị những nghi lễ uy phong rất trang nghiêm, thuyền bè của người dân trên sông đều phải nhường đường không dám qua. Đột nhiên có một chiếc thuyền ngư nhỏ xuất hiện phía trước đoàn thuyền, Vương Kính Bá trong lòng cảm thấy không vui. Ông quan sát kỹ, thì ra ngư phu kia chính là Bùi Kham người đã cùng ông tu đạo trên núi năm xưa. Thế là ông vội vàng cho thuyền đuổi theo, và mời Bùi Kham lên thuyền lớn.

Vương Kính Bá nắm tay Bùi Kham nói: “Lão huynh năm ấy một lòng tu đạo, nếu như hôm nay huynh đã đạt được ước nguyện rồi thì sao đây, bất quá vẫn chỉ là một ngư phu trên sông! Do vậy tôi thấy việc tu đạo giống như đuổi hình bắt bóng. Đời người gian khổ và ngắn ngủi cho nên cần nắm chắc cơ hội hưởng lạc, việc gì phải uổng phí ngày tháng như vậy? Tôi hiện tại tuy rằng chưa được tính là đạt tới đỉnh cao nhưng so với một ông lão trên núi thì vượt trội hơn rất nhiều có phải không ? Huynh vẫn còn giống như trước đây cam tâm chôn vùi bản thân trong núi như vậy, tôi thật sự không thể lý giải được! Không biết huynh cần thứ gì, tôi nhất định sẽ đáp ứng yêu cầu của huynh”.

Bui Kham nói: “Tôi tuy rằng chỉ là một dân thường trên núi, nhưng tâm đã sớm gửi cho cánh hạc, mây bay. Làm sao tôi có thể giống như trong “Trang Tử” nói rằng chỉ một con chuột chết thối cũng dẫn tới sự vui buồn của mình đây? Mỗi người đều có chí hướng riêng, huynh hà tất phải khoe khoang những danh lợi phù phiếm bé nhỏ ấy với tôi? Tất cả mọi thứ của thế gian tôi đều có, huynh có thể tặng được tôi thứ gì đây? Ở phía Đông của lầu Thanh Viên có một vườn anh đào, đó chính là nhà của tôi. Sau khi làm xong việc công nếu có thời gian thì huynh có thể tới đó tìm tôi”.

Mười mấy ngày sau, Vương Kính Bá nhớ tới lời Bùi Kham bèn đi tới vườn anh đào tìm Bùi Kham. Tới trước cửa, Vương Kính Bá bước vào trong, đầu tiên thấy xung quanh bốn phía hoang lạnh nhưng càng đi thì cảnh sắc càng đẹp. Khi tiến đến một cửa lớn thì thấy bên trong trùng trùng lầu son các tía, hoa cỏ tươi tốt, dường như không phải là nơi ở của phàm nhân, cảnh sắc đẹp đẽ mỹ lệ vô vàn, ngút ngàn hương thơm bay theo gió khiến ngây ngất lòng người, cảm giác vô cùng dễ chịu, thân thể bồng bềnh giống như đang lơ lửng trên mây. Tâm trạng của Vương Kính Bá lúc này cũng thay đổi, cảm thấy việc làm quan thực sự không có ý nghĩa, bản thân ở nơi người thường vô cùng hèn mọn, so với người bạn đồng liêu năm xưa thì quả là thấp bé giống như con sâu cái kiến.

Không lâu sau nhìn thấy một người dáng vẻ đường hoàng trang nghiêm, ăn mặc hào hoa quý phái đi đến, Vương Kinh Bá vội vàng cúi đầu chào, khi nhìn lên thì ra là Bùi Kham. Bùi Kham nói: “Huynh làm quan tại nhân gian đã lâu, trong lòng đều là tham lam dục vọng, giống như cõng trên lưng một gánh nặng làm cho mỗi bước đi thật gian nan”. Bùi Kham mời Vương Kính Bá vào phòng khách, hết thảy mọi thứ vật phẩm đều không phải là thứ có ở nhân gian, bày biện ra toàn là cao lương mỹ vị mà Vương Kính Bá chưa từng được ăn bao giờ.

Bùi Kham nói với quản gia rằng: “Vương Kính Bá là bạn trên núi của ta thủa trước, do ý chí tu đạo không kiên định, nên đã bỏ lại ta xuống núi. Ly biệt đã 10 năm rồi, giờ ông ấy mới làm tới chức Đình Vệ, tâm hồn ông ấy đã hoàn toàn trở về phàm tục, chỉ có thể gọi nữ tử chốn nhân gian đến để mua vui cho ông ấy”. Bùi Kham bèn cho quản gia dùng thần thông đưa vợ của Vương Kính Bá là Triệu Thị cách đó mấy ngàn dặm tới chơi đàn mua vui cho ông ta.

Đến khi trời gần sáng, Bùi Kham cho quản gia đưa Triệu Thị trở về và nói rằng: “Sảnh đường này là Hoạ Đường ở tầng trời thứ chín, phàm nhân không thể tới đây được, nhưng Vương Kính Bá là bạn thời tu đạo trong quá khứ của ta, đáng thương cho ông ấy đã mê mờ vì những vinh hoa ở thế gian, bản thân cam tâm nhảy vào nơi nước sôi lửa bỏng, thông minh nhưng ngược lại bị thông minh hại cho lạc đường, mất bao công sức trù tính mưu kế rồi cuối cùng lại tự làm hại bản thân, từ đó mà đời đời kiếp kiếp trầm luân trong biển khổ không biết đâu là bến bờ, do vậy ta mới cố ý mời ông ấy đến đây, mong muốn rằng ông ấy sẽ tỉnh ngộ”.

Bùi Kham lại nói với Vương Kính Bá rằng: “Con đường trần thế dằng dặc xa xôi, con người tại thế gian thường sẽ có ngàn vạn nỗi lo sầu, mong rằng huynh luôn bảo trọng!” Vương Kính Bá bái tạ rồi từ biệt Bùi Kham. Năm ngày sau, Vương Kính Bá hoàn tất công việc và sửa soạn trở về kinh thành. Trước khi đi ông lại muốn tranh thủ đi tìm Bùi Kham để từ biệt. Nhưng khi tới vườn anh đào thì nhìn thấy đó chỉ là một vùng đất hoang um tùm cỏ dại, nên đành trở về, trong lòng vô cùng buồn khổ.

Hàng ngàn năm qua, vô số người đã khổ sở để tìm ý nghĩa nhân sinh chân thực của đời người. Kỳ thực, sinh mệnh vốn là Thần Tiên trên Thiên thượng, tất cả mục đích và ý nghĩa của đời người là phản bổn quy chân, trở về Thiên thượng làm Thần Tiên, nơi đó mới là gia viên chân chính của bản thân mình. Nhưng một khi bị rơi vào vực sâu của chốn hồng trần, con người sẽ dễ dàng bị quên mất gia viên đẹp đẽ mỹ hảo của bản thân mình, giống như Vương Kính Bá kia truy cầu quyền quý, tham luyến hồng trần mà ngộ nhận nơi tha hương giả tạm là cố hương của mình. Vì những ham muốn dục vọng và ích kỷ mà tranh tranh đấu đấu, trong hồng trần cuồn cuộn mà tạo vô số tội nghiệp, mãi mãi phiêu dạt bất tận trong bể khổ luân hồi sinh tử. Vinh hoa phú quý bất quá cũng chỉ là mây bay gió thoảng, bữa tiệc đời người rồi cũng đến lúc kết thúc, nhạc hết người đi dạt khắp chốn, hết thảy đều bỏ lại phía sau. Nếu như con người quên mất nơi trở về của sinh mệnh và mục đích đến thế gian của bản thân, thì đó sẽ là nỗi đau buồn thống khổ lớn nhất của cuộc đời mà không lời nào diễn tả được.

Hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền tại thế gian, từ bi cứu độ chúng sinh, cấp cho con người thế gian một con đường duy nhất để phản bổn quy chân, tu luyện đề cao cảnh giới sinh mệnh để quay trở về. Đó là hạnh phúc của người tu luyện và sự ngưỡng mộ của các chư thần. Sinh mệnh trải qua hàng ngàn vạn năm luân hồi đều là để chờ đợi ngày hôm nay đắc được Đại Pháp. Sinh ra trong thời đại thịnh thế khi Đại Pháp của vũ trụ hồng truyền nhưng lại để trôi qua mất, đó mới là hối hận và bi ai lớn nhất của đời người. Cơ duyên chỉ chớp mắt là qua, ngàn vạn lần hy vọng bạn đừng để lỡ mất cơ duyên vạn cổ này!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/38796

The post Tham luyến hồng trần hay đắc đạo thành Tiên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/11/bam-viu-vao-tran-tuc-hay-dat-dao.html/feed0