Thần thoại Hàm Đan | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thầnhttps://chanhkien.org/2021/08/than-thoai-ham-dan-1-cay-hoe-than.htmlSun, 29 Aug 2021 09:32:15 +0000https://chanhkien.org/?p=27809Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục [ChanhKien.org] Vào năm 2016, tại công viên Long Hồ ở Hàm Đan, tôi có nghe được một câu chuyện về cây Hòe thần. Một ông lão ngoài 60 tuổi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này, câu chuyện mà ông được tận mắt […]

The post Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[ChanhKien.org]

Vào năm 2016, tại công viên Long Hồ ở Hàm Đan, tôi có nghe được một câu chuyện về cây Hòe thần. Một ông lão ngoài 60 tuổi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này, câu chuyện mà ông được tận mắt chứng kiến khi còn nhỏ.

Theo lời ông lão kể, khi ông còn học tiểu học, cả gia đình sống ở nông thôn. Thời đó, học sinh trong trường đều tiếp thụ tuyên truyền giáo dục thuyết vô thần và văn hóa đảng, trẻ con từ rất nhỏ đã bị rót đầy đầu não những tư tưởng vô thần như: “Trước nay đều không có Sáng Thế Chủ gì hết, cũng không có Thần Tiên, hoàng đế…”. Thầy hiệu trưởng nói với đám trẻ: “Thần thoại đều do người xưa bịa ra, không có thật. Chúng ta phải phá vỡ mê tín và tin tưởng vào khoa học”.

Năm đó, ông lão học lớp ba và đã gia nhập đội Thiếu niên tiền phong và quàng khăn đỏ. Ông tin rằng lời hiệu trưởng nói là chân lý và cho rằng những người già trong làng ông rất ngu muội.

Vào thời điểm đó, trong làng có một cây hòe lớn được dân làng coi là “cây Thần”, tôn xưng là “Hòe Tiên”. Người dân trong làng buộc một vài tấm vải đỏ lên “cây hòe Thần”, và còn làm một cái sân quanh “cây Thần”, gọi là “Miếu Hòe Tiên”. Người trong thôn nếu bị cáo chồn quỷ rắn nhập vào, ví như trẻ con bị ma quỷ bắt hồn, ma quỷ phụ thể… hoặc giả như gia đình nào đó bị bệnh tật, tai họa, hoạn nạn … họ đều đến dưới gốc “cây hòe Thần” cầu khấn “cây Thần” giúp đỡ giải quyết vấn đề, bảo hộ người trong gia đình bình an. Đương nhiên các vấn đề sau đó cơ bản đều được giải quyết. Vì thế nên khói hương trong sân của “cây hòe Thần” không lúc nào ngớt, luôn có người đến thắp hương, đám trẻ con cũng thường thích chơi đùa bên trong sân này.

Khi đó vừa đúng dịp nghỉ hè, đứa trẻ đeo khăn quàng đỏ (chính là ông già kể chuyện) lại đến sân của “cây hòe Thần” chơi, nó thấy một vài đứa trẻ nhỏ hơn mình trèo lên trèo xuống trên cây chơi đùa. Có đứa vặt lá, có đứa bẻ cành, nhưng hành động của bọn trẻ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào, không ai khiển trách chúng. “Cây Thần” cũng không di chuyển, không có bất kỳ phản ứng nào. Nhìn thấy cảnh này, đứa trẻ vô tình nghĩ đến “chủ nghĩa vô thần” được học ở trường: không có Thần tiên gì hết, tất cả các câu chuyện thần thoại đều được người xưa biên tạo để giải trí cho công chúng. Vì vậy, đứa trẻ cảm thấy rằng là một đội viên trẻ, nó nên đứng lên phá trừ mê tín.

Cậu ta nói với những đứa trẻ đang chơi trong sân: “Thầy giáo giảng rồi, trước nay đều không có Thần tiên nào hết, thần thoại đều là lừa dối, không có thật. Ngay cả “cây Thần” này chắc chắn cũng không phải cây Thần thật. Các bạn xem các bạn ngắt lá, bẻ cành, cây Thần cũng không làm gì các bạn phải không? Cái cây cũng không có động tĩnh gì phải không? Vậy nó đã không phải cây Thần thật, thì chúng ta cũng đừng coi đó là cây Thần nữa. Chúng ta là những đội viên đeo khăn quàng đỏ, chúng ta hãy bỏ những mảnh lụa đỏ treo trên cây xuống, cần phải phá trừ mê tín”.

Lúc đó, đứa trẻ kia đã tự mình ra tay, và còn chỉ huy những đứa trẻ khác cùng nhau tháo những mảnh vải đỏ treo trên “cây hòe Thần” ra và ném xuống đất.

Đó là vào giữa mùa hè, thời tiết oi bức, người trong thôn thường hay ngủ trên mái nhà. Đứa trẻ mà ban ngày phá trừ mê tín vào “cây hòe Tiên” cũng leo lên mái nhà mình ngủ. Thời đó mọi người thường ngủ sớm, buổi tối tám, chín giờ đã đi ngủ rồi. Đứa trẻ đang ngủ thì đột nhiên đau dữ dội ở cánh tay. Nó cảm thấy như có ai đó đang tóm lấy cánh tay của mình và siết chặt nó. Lúc đó, cậu ta đau đến nỗi hét to lên và choàng tỉnh.

Lúc đó khoảng 10 giờ đêm, mẹ của đứa trẻ nghe thấy tiếng khóc vội hỏi xem có chuyện gì. Khi mẹ nó đến xem, cánh tay của đứa trẻ không hề thấy sưng tấy chút nào. Đứa trẻ nói với mẹ nó rằng nó vừa ngủ thiếp đi thì đột nhiên cánh tay rất đau. Giống như ai đó đang vặn tay nó, nhưng bây giờ thì không đau nữa rồi, không sao rồi. Mẹ nó kiểm tra cánh tay và thấy không có gì bất thường, cảm thấy xung quanh cũng không có gì bất ổn nên bảo con về phòng ngủ, nhưng nó không chịu vào nhà mà vẫn tiếp tục ngủ trên mái nhà, sau đó nó lại ngủ tiếp.

Đứa trẻ mơ hồ ngủ thiếp đi một lúc, thì đột nhiên lại cảm thấy có ai đó đang vặn tay mình. Lần này, sức mạnh còn lớn hơn kéo tay nó ra phía sau mà vặn. Thằng bé đau đớn vật vã như lửa thiêu vậy. Nó đau đớn gào thét, mẹ nó nghe tiếng gào này không bình thường, bà nghĩ chắc chắn là nó bị trúng tà, hoặc là một cái gì đó như cáo, chồn, quỷ, rắn đang hành hạ nó. Bà nhanh chóng nhờ người nhà đến tìm Thần Hán [1] trong thôn, nhờ ông xem đứa trẻ rốt cuộc bị làm sao.

Thần Hán nhìn đứa trẻ rồi nói với nó: “Hôm nay cháu đã xúc phạm một cái cây đại thụ, nó đang trừng phạt cháu. Hãy cho ta biết những gì cháu đã phạm phải với cây lớn, cháu đã đi tiểu vào cái cây đó, hay làm những điều xấu gì?” Đứa trẻ lúc đó có chút xấu hổ, nó cũng không nhớ ra việc đã gỡ những dải lụa đỏ, nó nói: “Cháu không tiểu lên cây, không làm điều gì xấu”.

Thần Hán nhìn đứa trẻ và nói: “Cháu đã xúc phạm Thần cây! Cháu nghĩ kỹ xem hôm nay đã làm gì, nếu cháu không thừa nhận thì đừng nghĩ đến việc khỏi đau tay”. Trong khi nói chuyện, cánh tay và vai của đứa trẻ liên tục đau nóng ran, nó gắng chịu mới không kêu gào lên. Đứa trẻ lúc này tâm trạng vừa lo lắng vừa sợ hãi, sợ rằng cánh tay không khỏi thì làm sao? Lúc đó, nó đột nhiên nhớ lại những việc nó đã làm ban ngày trong sân “cây hòe Thần”. Nó nói với mọi người về những điều đó và nói: “Giáo viên của chúng cháu nói không có Thần, thần thoại đều là bịa đặt, giờ phải phá trừ mê tín”.

Thần Hán hỏi lại đứa trẻ: “Không có Thần, vậy ai đang vặn tay cháu? Tại sao cánh tay cháu bị đau?” Mẹ của đứa trẻ cũng nhanh chóng nói: “Con ơi, không thể không tin được! Những điều này được tổ tiên chúng ta truyền qua nhiều thế kỷ, tất cả chúng ta đều tin vào Thần! Chuyện về Thần cây cũng đã được truyền qua nhiều thập kỷ. Trong làng nhà ai bị bệnh hay gặp tai hoạ đều cầu xin “cây hòe Thần” giúp giải quyết sự tình. Đó chẳng phải là có cầu tất ứng nghiệm sao con? Tại sao con lại dám phạm tội với cây hòe Tiên? Không thể không tin vào Thần đâu con ơi!”

Lúc này, Thần Hán bảo đứa trẻ mau đến chỗ “cây hòe Tiên” để xin lỗi về những gì đã mạo phạm, và phải chuẩn bị đầy đủ nào là vật phẩm cúng, nào là hương v.v. quan trọng nhất là để đứa trẻ thành thật xin lỗi cây hòe Thần. Nếu không, nó dù có thắp hương cầu cúng cũng sẽ không có hồi đáp. Thần Hán quay đầu nhìn đứa bé và nói lớn: “Dù giáo viên trong trường nói gì, chúng ta nên tin chuyện này không phải là mê tín. Hãy quay về nghe mẹ cháu kể câu chuyện về cây hòe Tiên, cháu phải thành tâm vái lạy nhận sai trước cây hòe Thần. Nếu cháu không thành tâm thì đừng nghĩ cách tay này của cháu sẽ khỏi được”.

Đứa trẻ đau tay đến nỗi không còn cách nào, nghe người lớn nói chuyện cũng thấy có đạo lý, liền trở nên tin Thần, trong tâm thừa nhận lỗi sai của mình. Suy nghĩ vừa thay đổi thì cơn đau ở cánh tay cũng biến mất. Đứa trẻ liền nói với mẹ: “Mẹ ơi, trong tâm con đã nói với cây Thần rằng con sai rồi. Mẹ đứa trẻ liền cảm tạ trời đất và cảm tạ cây Thần, cái tâm lo lắng cũng đã buông được xuống.

Ngày hôm sau, mẹ đứa trẻ mang theo các đồ cúng, giấy vàng, hương nến, dẫn theo con đến sân cây hòe Thần, dâng hương, dâng đồ cúng, giấy vàng cho cây hòe Thần, thành tâm xin lỗi cây hòe Thần, nói rằng đứa trẻ còn nhỏ, không hiểu chuyện, nghe người khác nói gì liên tin nấy; người lớn cũng có chỗ không đúng, không chú ý kể các chuyện hữu Thần cho con nghe, dẫn đến việc phạm sai lầm lớn, đắc tội nhiều với Hòe Tiên. Hiện giờ đứa trẻ đã nhận thức được chỗ sai của mình rồi, tôi đã kể cho con nghe về các chuyện Hòe Tiên hiển linh bảo vệ người trong thôn bình an, nói với con tôi rằng có thiên địa Thần linh, có cây hòe Thần, đều là thật, không phải giả, chúng tôi cần thành tâm kính bái thiên địa Thần linh, nhất tâm hướng thiện! Xin Hòe Tiên tha tội cho con tôi. Lúc đó đứa trẻ cũng thành tâm nhận sai với Cây Hòe Thần rồi, thế là lập tức cái tay của nó không còn đau nữa.

Kể từ đó, đứa trẻ này đã thực sự tin vào Thần. Trong những thập kỷ kế tiếp, ông đã kể câu chuyện về cây Hòe Thần cho những người hữu duyên mà ông gặp một cách nhiều nhất có thể, nói với mọi người rằng thực sự có Thần tồn tại, chứ không phải là giả, điều gì nên tin thì vẫn phải tin.

Một ngày nọ, khi tác giả bài này đang ở trong công viên kể cho mọi người rằng thuyết hữu Thần là có thật, mọi người nên tin vào Thần để được bình an. Lúc này, một ông lão ngoài 60 tuổi đã nói với tác giả rằng ông tin vào thuyết hữu Thần, thành tâm tín Thần sẽ được bảo hộ bình an và kể cho tác giả cùng bảy hoặc tám người tại đó câu chuyện về cây hoè Thần mà đích thân ông đã trải qua.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254194

[1] Thần Hán: Người có phép thuật

The post Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Thần thoại Hàm Đanhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-than-thoai-ham-dan.htmlSun, 07 Mar 2021 20:47:03 +0000https://chanhkien.org/?p=27237Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc đại lục [ChanhKien.org] Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thần Thần thoại Hàm Đan (2): Thần tích triển hiện trong trận động đất lớn Thần thoại Hàm Đan (3): Đứa trẻ sinh ra đã biết nói Thần thoại Hàm Đan (4): “Minh Nhãn” đến âm phủ […]

The post Loạt bài: Thần thoại Hàm Đan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Thần thoại Hàm Đan (1): Cây hòe Thần

Thần thoại Hàm Đan (2): Thần tích triển hiện trong trận động đất lớn

Thần thoại Hàm Đan (3): Đứa trẻ sinh ra đã biết nói

Thần thoại Hàm Đan (4): “Minh Nhãn” đến âm phủ tìm người

Thần thoại Hàm Đan (5): Năm đóa hoa sen và ba quả cầu lửa

The post Loạt bài: Thần thoại Hàm Đan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thần thoại Hàm Đan (3): Đứa trẻ sinh ra đã biết nóihttps://chanhkien.org/2020/01/than-thoai-ham-dan-3-dua-tre-sinh-ra-da-biet-noi.htmlSun, 05 Jan 2020 10:59:08 +0000https://chanhkien.org/?p=25758[ChanhKien.org] Một lần ở công viên Long Hồ, tôi nói với một phụ nữ nông thôn gần 60 tuổi sự thật về thuyết hữu Thần. Người phụ nữ này kể với tôi rằng quê bà ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, mọi người trong thôn của bà đều tín Thần, kính trời và tất […]

The post Thần thoại Hàm Đan (3): Đứa trẻ sinh ra đã biết nói first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Một lần ở công viên Long Hồ, tôi nói với một phụ nữ nông thôn gần 60 tuổi sự thật về thuyết hữu Thần. Người phụ nữ này kể với tôi rằng quê bà ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, mọi người trong thôn của bà đều tín Thần, kính trời và tất nhiên cũng có người tín Phật. Bản thân bà cũng rất tin những câu chuyện về Thần Phật, tại sao vậy? Bởi vì vào những năm 1970 khi bà học cấp hai, ông nội của một bạn nữ cùng lớp với bà khi vừa sinh ra đã biết nói chuyện, khiến bà đỡ đẻ sợ hãi chạy mất. Sự việc thần kỳ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến bà, khiến bà rất tin vào những câu chuyện về quỷ thần. Câu chuyện kỳ ​​lạ này cũng lan truyền khắp cả vùng và được người dân bàn tán sôi nổi. Cũng chính nhờ câu chuyện thần kỳ này được lan truyền mà người dân địa phương đều tin những sự việc về quỷ thần, rất thành kính trước ông trời.

Câu chuyện xảy ra vào những năm 1910, trong một ngôi làng có một gia đình bình dân, nhà này có ba người con trai, canh tác hơn 20 mẫu ruộng. Hôm đó, người con trai cả 17 tuổi dắt một con lừa ra ruộng tưới nước, cậu em trai út 12 tuổi đi theo sau, muốn ra đồng chơi.

Vào thời đó để tưới ruộng, người ta dùng lừa kéo gàu nước, múc nước từ kênh đổ vào mương, để nước theo mương chảy vào các thửa ruộng. Người anh dùng xẻng khơi một cái rãnh ở bờ ruộng để dẫn nước chảy vào ruộng, đợi nước chảy đầy ruộng, rồi lại khơi rãnh ở thửa ruộng khác, sau đó lấy đất lấp cái rãnh ở thửa ruộng trước lại, cứ bận rộn làm suốt cả buổi sáng.  Còn cậu em thì chạy khắp nơi chơi cả buổi sáng.

Gần 11:00 trưa, người anh gọi em trai lại nói: “Anh hơi đói bụng rồi, muốn về nhà ăn chút gì đó, em trông hộ anh con lừa để nó tưới nước nhé. Anh đưa cho em cái gậy này, nếu con lừa không đi thì em cầm gậy vụt cho nó một cái. Ăn xong anh sẽ ra trông thay cho em về ăn”. Cậu em nghe anh trai bảo đói, lập tức cảm thấy mình cũng rất đói. Cậu nói với anh trai: “Anh ơi, em cũng đói không chịu nổi rồi. Em muốn chạy về nhà lấy một miếng lương khô rồi sẽ quay lại trông thay anh, được không ạ?”. Người anh rất tốt bụng, lúc nào cũng nhường nhịn em, liền nói với em: “Được thôi, em về trước đi, rồi mau quay lại nhé”.

Cậu em vội vã chạy về nhà, lấy một miếng lương khô ở nhà rồi đi luôn, nó muốn mau chóng ra đồng để trông thay cho anh. Nào ngờ chạy đến cổng làng thì một con chó dại to lớn không biết từ đâu xông ra chặn đường. Con chó dại nhe nanh trợn mắt, hung dữ gầm gừ với cậu, như thể nhìn thấy kẻ thù oan gia. Người em sợ hãi quay đầu bỏ chạy, cậu muốn tránh con chó dại to lớn nên đi vòng sang một bên. Không ngờ con chó dại nhanh như chớp, trong phút chốc nó lao đến giơ nanh hung hãn cắn cậu em, nó đã cắn chết người em trong cái rãnh nước hôi thối bên cạnh cổng làng. Thật đúng là “ thiên hữu bất trắc phong vân, nhân hữu đán tịch họa phúc” (Trời có biến đổi bất ngờ, người có họa phúc khó lường)!

Linh hồn người em trai xuất ra ngoài, trong chốc lát đã đến bên cầu Nại Hà ở âm phủ, cậu thấy bên bờ sông có hai tên quỷ sai đang đổ canh mê hồn vào một ông lão. Chỉ nghe thấy ông lão gào thét vì bị bỏng, bộ dạng rất thống khổ, rót canh mê hồn xong, quỷ sai thuận tay đẩy ông lão xuống sông Nại Hà, ông lão liền rơi xuống sông và đầu thai chuyển kiếp. Đứa trẻ đứng bên cạnh trông thấy sợ khiếp vía, cậu không muốn uống canh mê hồn nên đã quay người bỏ chạy.

Lúc này, âm sai phát hiện ra cậu, liền gọi cậu ta lại: “Đứng lại, không được chạy”, nói xong đuổi theo để bắt cậu trở lại. Đứa trẻ sợ hãi chạy thục mạng, qua hai cánh đồng, chạy đến một ngôi làng và nhảy lên mái nhà. Cậu nhảy lên nhảy xuống lao về phía trước để tránh bị âm sai bắt được. Âm sai chạy rất nhanh, sắp đuổi đến nơi, đứa trẻ trong tình huống nguy cấp, nhìn thấy trong nhà có một người phụ nữ đang sinh con, cậu liền vội vã nhảy xuống đầu thai vào bụng người phụ nữ.

Sản phụ này tuổi đã cao, ngoài 30 tuổi mới sinh đứa con đầu lòng nên rất khó sinh. Bà đỡ đã bận rộn cả nửa ngày nhưng đứa trẻ vẫn chưa sinh ra được, nếu vẫn không ra e rằng thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ, như thế sẽ nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. May mắn thay, đứa trẻ không uống canh mê hồn chạy thục mạng đầu thai xuống đã tiếp thêm sinh lực cho thai nhi. Đứa trẻ này trong một ngày đã trải qua hai kiếp nạn sinh tử, đã mài giũa ý chí và dũng khí của nó, khiến nó ra sức giãy giụa để được sinh ra, cho nên thai nhi rất mau chóng ra đời.

Đứa trẻ cảm thấy rất kỳ lạ khi bỗng dưng lại trở thành đứa trẻ sơ sinh khóc oa oa chào đời, vừa nãy còn nhảy lên nhảy xuống chạy thục mạng trên mái nhà, bây giờ lại trở thành một đứa trẻ sơ sinh quấn tã lót. Nhưng nó chưa uống canh mê hồn nên vẫn còn nhớ tất cả những sự việc trong đời trước. Lúc này, đứa trẻ rất nhớ ngôi nhà trước kia, nghĩ đến người cha hiền từ, người mẹ thương yêu, và người anh tốt bụng đang chịu đói đợi cậu ở ngoài đồng. Người trong nhà hiện giờ có thể còn chưa biết cậu đã bị con chó dại cắn chết bên rãnh nước hôi thối, làm thế nào bây giờ? Thế là đứa trẻ mở miệng nói với bà đỡ rằng nó tên là gì, nhà nó ở làng nào, bà đỡ sợ hãi kêu trời, nhảy dựng lên. Người cha đời này của đứa bé vừa kinh ngạc, vừa sợ hãi, vừa tức giận nói với bà đỡ: “Đây có phải là yêu quái không? Mau ném nó vào bể nước tiểu và dìm chết nó!”

Bà đỡ nói: “Tôi không dám giết người hại mệnh, làm chuyện trái với đạo lý như vậy! Đứa bé không phải là yêu quái mà mới đầu thai làm người”. Nói xong, bà đỡ sợ hãi đến nỗi vén cửa chạy ra ngoài.

Cha của đứa trẻ này là người chỉ thích lên núi đi săn, xuống sông bắt cá, do toàn làm những việc sát sinh tạo nghiệp này, cho nên gần 40 tuồi rồi mà vẫn chưa có con. Một người hảo tâm mách ông rằng lên chùa cúng bái Quan Âm Bồ Tát thì sẽ xin được con, nào ngờ đứa trẻ vừa sinh ra đã biết nói, khiến ông vô cùng phiền não, không biết nên làm thế nào. Lúc này đứa trẻ nói với ông: “Con không phải yêu quái, con đã đầu thai làm người. Con vốn là con trai út nhà nào, ở thôn nào, giữa trưa hôm nay bị chó dại cắn chết, lúc nãy vì không muốn uống canh mê hồn nên con bị âm sai truy đuổi đến đây, liền chuyển thế đầu thai. Cha mau đến nhà con mời cha mẹ con đến đây, để con nói chuyện với họ, mọi người sẽ biết những lời con nói có thật hay không”.

Cha đứa bé nghe những lời này, trong tâm không sợ hãi nữa, nhưng vẫn còn hơi tức giận, liền nói với đứa bé: “Thôn đó cách đây 12 dặm, hôm nay cũng đã muộn không đi kịp nữa, để ngày mai rồi tính”. Người cha nghĩ một lúc rồi lại nói: “Cha đến nhà cũ của con cũng được, nhưng có một điều kiện, hiện giờ con nói chuyện với cha không sao. Ngày mai con nói chuyện với người nhà cũ của con cũng được, nhưng ngày mai sau khi con nói chuyện với người nhà cũ của con xong, con không được nói nữa. Nếu không người trong thôn sẽ bảo nhà ta sinh ra một quái thai, như vậy cũng bất lợi cho con. Con có đồng ý với điều kiện này không?”. Đứa trẻ liền đồng ý.

Ngày hôm sau, cha đứa bé cưỡi xe bò đi 12 dặm, tìm đến gia đình cũ của đứa bé và đưa họ đến gặp đứa bé. Đứa trẻ khóc nói với cha mẹ cũ rằng nó bị chó dại cắn chết, và những việc xảy ra sau đó. Cha mẹ cũ của đứa trẻ đau đớn khi mất con trai, khóc lóc nức nở, nhưng cũng chẳng làm thế nào được, đành phải khuyên nhủ đứa trẻ: “Con hãy yên tâm, đừng nghĩ nhiều về những chuyện trước đây nữa, hãy sống tốt trong gia đình mới của con, trong nhà còn có hai người anh nữa, họ đều có thể ra đồng làm việc nuôi dưỡng cha mẹ, con không cần phải mong nhớ cha mẹ nữa”.

Sau khi đứa trẻ khóc lóc từ biệt cha mẹ cũ, nó đã giữ lời hứa không nói chuyện nữa, giống như đứa trẻ bình thường. Nhưng bà đỡ đã đem câu chuyện đứa trẻ mới sinh biết nói chuyện kể ra ngoài. Sau này, khi đứa trẻ được mười mấy tuổi, cậu vẫn thường đến thăm cha mẹ cũ. Sáng sớm ngày mùng một đầu năm mới, cậu thường gói chiếc bánh bao đầu tiên vào một chiếc khăn, và tự mình đạp xe đến biếu cha mẹ kiếp trước. Còn tình cảm của đứa trẻ đối với cha mẹ đời này chỉ qua loa đạm bạc, nói chuyện toàn gọi là ông, bà. Nhưng vì đứa trẻ đó là con trai duy nhất trong nhà, nên cha mẹ đời này cũng không quá nghiêm khắc với nó. Đứa trẻ đã từng một lần xuống âm phủ, nên đều coi nhẹ sinh, lão, bệnh, tử, vẫn sống một cuộc sống bình thường theo khuôn phép cũ, chỉ có những người biết cậu kể lại câu chuyện vào sinh ra tử của cậu mà thôi.

Ghi chú: Canh mê hồn còn gọi là canh Mạnh Bà, tương truyền rằng, con người sau khi chết thường sẽ uống một chén canh Mạnh Bà, khiến người ta có thể quên hết tất cả mọi thứ để rồi tiếp tục đầu thai.

 

Xem tiếp phần 4.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254196

The post Thần thoại Hàm Đan (3): Đứa trẻ sinh ra đã biết nói first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thần thoại Hàm Đan (2): Thần tích triển hiện trong trận động đất lớnhttps://chanhkien.org/2019/12/than-thoai-ham-dan-2-than-tich-trien-hien-trong-tran-dong-dat-lon.htmlSun, 22 Dec 2019 13:55:21 +0000https://chanhkien.org/?p=25696[ChanhKien.org] Hàm Đan ở Trung Quốc từng là kinh đô của nước Triệu thời kỳ Chiến quốc, có bề dày văn hóa thâm sâu, nơi đây có khá nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, hội tụ những tinh hoa. Vào thời kỳ “Cách mạng Văn […]

The post Thần thoại Hàm Đan (2): Thần tích triển hiện trong trận động đất lớn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Hàm Đan ở Trung Quốc từng là kinh đô của nước Triệu thời kỳ Chiến quốc, có bề dày văn hóa thâm sâu, nơi đây có khá nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, hội tụ những tinh hoa.

Vào thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” những năm 1960, phe tạo phản Hồng vệ binh phá Tứ cựu lập ra Tứ tân, vận động phá trừ mê tín, chỉ cho phép con người tin vào vô Thần luận, không được tin vào bất cứ tôn giáo nào. Lúc đó Hồng vệ binh xông vào chùa chiền, đập phá sạch các pho tượng Phật, Bồ Tát. Hòa thượng, ni cô trong chùa đều bị ép hoàn tục, làm xã viên hợp tác xã, lao động trong các đội sản xuất. Rất nhiều chùa chiền bị biến thành công trường, trường tiểu học, trung tâm y tế v.v.

Các giáo đường Thiên Chúa giáo đều bị niêm phong, các linh mục bị bắt giam, các nữ tu bị buộc phải hoàn tục, ai về nhà nấy. Lúc đó, trên đường phố có một số tin đồn khủng khiếp về Công giáo, nói rằng một số tín đồ nữ trẻ bị hãm hiếp, những đứa trẻ sinh ra bị giết, v.v. Vào giữa những năm 1970, các linh mục Công giáo ở các thành phố lớn của tỉnh Hà Bắc bị giam giữ trong một căn phòng nhỏ tối tăm trong nhà tù Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Các linh mục bị đối xử như những người phạm trọng tội: tay bị đeo gông, chân bị trói xiềng, mỗi bước đi nặng nề, di chuyển rất bất tiện.

Tháng 07 năm 1976, vào ngày xảy ra trận động đất ở Đường Sơn, các linh mục bị đánh thức khỏi giấc ngủ vào giữa đêm. Những âm thanh lớn phát ra từ sâu dưới lòng đất làm họ thức giấc, chỉ nghe thấy tiếng ầm ầm của những tòa nhà đổ sập phát ra những âm thanh cực lớn chói tai. Rồi mặt đất rung chuyển dữ dội, trồi lên sụt xuống, lắc lư qua lại. Các linh mục không thể đứng được, tất cả họ đều quỳ trên đất. Trong lúc nguy nan, họ không ngừng cầu nguyện Thượng Đế cứu vớt chúng sinh và bảo hộ mọi người bình an.

Trong quá trình cầu nguyện, các linh mục nghe thấy phía trước, phía sau, bên trái, bên phải họ, đâu đâu cũng có những âm thanh cực lớn của các tòa nhà sụp đổ. Chỉ nghe thấy bên này một tòa nhà sụp xuống ầm ầm, bên kia một căn nhà sập xuống ào ào, cùng với tiếng nhà sụp đổ là tiếng kêu khóc, gào thét của người lớn và trẻ nhỏ, trong những tiếng kêu thê thảm, người ta gọi cha gọi mẹ, kêu la cứu mạng.

Vị linh mục họ Dương ở Hàm Đan sau này kể lại rằng, lúc đó ông rất khổ tâm khi nghe thấy những tiếng gào thét kêu cứu mạng. Ông muốn lao ra để cứu người, nhưng ông không thể làm được gì vì chân tay đã bị xiềng xích. Các linh mục chỉ có thể không ngừng cầu nguyện trong phòng giam tối tăm không một tia sáng mặt trời.

Sau khi trận động đất qua đi, người ta phát hiện rằng toàn bộ nhà tù lớn và những ngôi nhà trong bán kính vài dặm xung quanh nhà tù, dù là nhà mái bằng hay nhà tầng, toàn bộ đều bị san thành bình địa trong trận động đất, duy chỉ có căn phòng nhỏ nơi giam giữ các linh mục Công giáo vẫn nguyên vẹn, các linh mục đều bình an vô sự.

Tận mắt chứng kiến ​​thần tích này, vị linh mục họ Dương ở Hàm Đan càng thêm kiên định tín tâm vào Thượng Đế. Sau đó, vào những năm cuối đời ông trở lại Hàm Đan an dưỡng, bây giờ ông đã ngoài 90 tuổi, sức khỏe rất tốt, mắt không mờ, tai không lãng. Thật ứng với câu nói của người già: đại nạn bất tử tất hữu hậu phúc (gặp nạn lớn mà không chết, chắc chắn sẽ hưởng phúc về sau).

Những thần tích được Thiên thượng hiển thị này chứng tỏ điều gì? Điều này thật đáng để chúng ta suy ngẫm!

 

Xem tiếp phần 3.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254195

The post Thần thoại Hàm Đan (2): Thần tích triển hiện trong trận động đất lớn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thần thoại Hàm Đan (4): “Minh Nhãn” đến âm phủ tìm ngườihttps://chanhkien.org/2019/10/than-thoai-ham-dan-4-minh-nhan-den-am-phu-tim-nguoi.htmlWed, 16 Oct 2019 00:18:54 +0000http://chanhkien.org/?p=25638[ChanhKien.org] “Minh Nhãn” ở một số địa phương gọi là “Thần Bà” hoặc là “Thần Hoàng”. Tại Hàm Đan người ta gọi là “Minh Nhãn”, để chỉ những người có thể nhìn thấy quỷ thần ở không gian khác, có thể giúp đỡ mọi người xử lý vấn đề liên quan đến cáo, chồn, quỷ, […]

The post Thần thoại Hàm Đan (4): “Minh Nhãn” đến âm phủ tìm người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

“Minh Nhãn” ở một số địa phương gọi là “Thần Bà” hoặc là “Thần Hoàng”. Tại Hàm Đan người ta gọi là “Minh Nhãn”, để chỉ những người có thể nhìn thấy quỷ thần ở không gian khác, có thể giúp đỡ mọi người xử lý vấn đề liên quan đến cáo, chồn, quỷ, rắn v.v. Lý Mỗ Mỗ trong câu chuyện này chính là một “Minh Nhãn”.

Có một người là lãnh đạo đơn vị. Một hôm, ông mở tiệc mời mọi người, tiệc vừa kết thúc thì ông đột nhiên lên cơn đau tim. Ông nói với những người có mặt rằng chỉ có Lý Mỗ Mỗ mới có thể giúp ông ấy, vừa nói xong thì thấy ông không còn thở nữa, đã chết rồi.

Trong nhóm người ở đó, rất may có một người biết Lý Mỗ Mỗ, anh liền bảo mọi người đưa vị lãnh đạo kia đến nhà của Lý Mỗ Mỗ, lúc đó nhà Lý Mỗ Mỗ không có ai ở nhà, họ liền đứng đợi ngoài cửa.

Một lúc sau, Lý Mỗ Mỗ trở về, mở cửa vào nhà. Nhóm người này nhanh chóng cõng người chết vào, nói với Lý Mỗ Mỗ: “Đây là lãnh đạo của đơn vị chúng tôi, ông ấy nói chỉ có anh mới cứu được ông ấy, anh mau giúp chúng tôi đi”. Lý Mỗ Mỗ thấy tình huống này, liền sắp xếp hai người ra canh giữ cửa, không cho ai vào nhà, gia quyến thân nhân cũng không được vào. Những người khác ở ngoài phòng trông nom người chết. Sau đó Lý Mỗ Mỗ tự mình bước vào trong phòng, nằm lên trên giường niệm thần chú, trong nháy mắt anh đã xuống âm phủ.

Theo lời Lý Mỗ Mỗ thuật lại, anh có sứ mệnh dưới âm phủ, anh không nói rõ sứ mệnh ấy cụ thể là gì, có thể là giải quyết vấn đề cho những người có nhân duyên, đồng thời giúp mọi người biết được âm phủ là có thật. Trên giường bên này Lý Mỗ Mỗ vẫn còn ở âm phủ chưa trở về, vậy mà vị lãnh đạo đơn vị đang nằm dưới đất ở phòng khác đã ngồi dậy, cười ha hả vui vẻ nói rằng: “Lý Mỗ Mỗ đã kéo dài tuổi thọ cho tôi, tôi phải cảm ơn anh ấy”.

Đang nói thì Lý Mỗ Mỗ bước ra khỏi phòng, anh vội dặn những người trong phòng không được nói chuyện này với ai.

Kỳ thực, thiên đường, âm phủ đều có thực, ví dụ trên đã chứng minh điều đó. Những người giả câm giả điếc, bịt mắt không chịu tin chính là đang tự giới hạn chính mình.

 

Xem tiếp phần 5.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254197

The post Thần thoại Hàm Đan (4): “Minh Nhãn” đến âm phủ tìm người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thần thoại Hàm Đan (5): Năm đóa hoa sen và ba quả cầu lửahttps://chanhkien.org/2019/10/than-thoai-ham-dan5-nam-doa-hoa-sen-va-ba-qua-cau-lua.htmlFri, 04 Oct 2019 00:52:28 +0000http://chanhkien.org/?p=25624[ChanhKien.org]  Một người đàn ông trung niên hơn 50 tuổi ở công viên Tùng Đài từng nói với tôi, nói rằng mẫu thân của anh ấy rất thành tâm tín Phật, mỗi ngày bà cụ đều thành tâm tụng niệm “A Di Đà Phật”, việc làm đó của bà là vô cùng chân chính, bà […]

The post Thần thoại Hàm Đan (5): Năm đóa hoa sen và ba quả cầu lửa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] 

Một người đàn ông trung niên hơn 50 tuổi ở công viên Tùng Đài từng nói với tôi, nói rằng mẫu thân của anh ấy rất thành tâm tín Phật, mỗi ngày bà cụ đều thành tâm tụng niệm “A Di Đà Phật”, việc làm đó của bà là vô cùng chân chính, bà một lòng nhất tâm hướng thiện, bà đối với ai cũng đều tốt, đối với ai cũng không oán hận, lúc nào cũng hiển lộ ra tâm từ bi, ở đâu cũng đều luôn luôn nghĩ cho người khác trước. Vì thế người đàn ông trung niên này cho rằng mẫu thân của ông ấy là người tốt bụng, thiện lương nhất trên thế gian này.

Thiện hữu thiện báo, mẫu thân của vị trung niên này tận đến khi ngoài 70 vẫn chưa từng có bệnh cho đến lúc cuối đời, đúng là được quả báo thiện. Dựa vào lời vị trung niên nói, mẫu thân của anh trước khi lâm chung đã dự đoán và biết trước được cái ngày mà bà cụ sẽ rời đi. Trước khi lâm chung, bà cụ đã đi gặp các con nói lời cáo biệt, sau đó tự mình thay quần áo, rồi nằm lên giường và an nhiên tạ thế.

Vào ngày đó, các con cháu của bà cụ đều đến đưa tiễn bà nội của mình về nơi vĩnh hằng, con trai của vị trung niên kia đã nói với mọi người, cháu nói cháu nhìn thấy bà nội được Thần Phật rước đi, cháu còn nói mình nhìn thấy có năm đóa hoa sen màu phấn hồng tỏa ánh sáng vàng kim rực rõ, cứ bay qua bay lại trong nhà, chỉ thấy những đóa hoa sen lấp lánh ánh ánh vàng kim, rực rỡ sắc màu, chúng bay tới bay lui trong phòng , rồi bay lượn xung quanh, cháu bé đã kể những cảnh đẹp mà cháu thấy cho những người thân có mặt, các con của bà lão khi nghe được cháu trai kể như vậy thì đều mười phần vui mừng cảm động.

Đến ngày đưa bà cụ đi chôn cất, cháu trai kia của bà cụ lại nhìn thấy, cách nhà anh mấy chục mét, có ba quả cầu lửa to lớn sừng sững đứng liền kề nhau, chỉ nhìn thấy đó là ba quả cầu kim quang lấp lánh, có mây lành bay lên, cảnh tượng đẹp đẽ mỹ diệu vô cùng, cháu trai lại kể cảnh tượng mỹ hảo mà cháu thấy cho người thân của mình nghe, lại một lần nữa mang đến cho người thân của cậu niềm vui mừng cảm động. Khi ấy các con của bà cụ cho rằng: bà cụ đã tu hành công thành, công đức viên mãn, đã đạt được mục tiêu tu hành và đã vui vẻ đi về tới thế giới Cực Lạc! Từ đó về sau, các con của bà cụ cũng đều thành tâm tín Thần Phật, nhất tâm hướng thiện.

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254198

The post Thần thoại Hàm Đan (5): Năm đóa hoa sen và ba quả cầu lửa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>