Thần Châu sử cương | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnFri, 30 Aug 2024 05:20:34 +0000en-UShourly1Loạt bài: Thần Châu sử cươnghttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-than-chau-su-cuong.htmlSun, 07 Mar 2021 21:12:05 +0000https://chanhkien.org/?p=27249Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org]   Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (1) Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2) Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (3) Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4) Thần Châu sử cương: Phương […]

The post Loạt bài: Thần Châu sử cương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

 

Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (1)

Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2)

Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (3)

Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4)

Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (5)

The post Loạt bài: Thần Châu sử cương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (5)https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-5.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-5.html#respondMon, 17 Oct 2011 05:40:35 +0000http://chanhkien.org/?p=13418Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org] 4. Thuyết minh và phát hiện về phương pháp Thiên thời Ngũ hành Về việc dùng Ngũ hành để giải thích thay đổi các triều đại trong lịch sử Trung Quốc thì thực ra có rất nhiều phiên bản. Tuy nhiên loạt bài này lại khác với những phiên bản […]

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

4. Thuyết minh và phát hiện về phương pháp Thiên thời Ngũ hành

Về việc dùng Ngũ hành để giải thích thay đổi các triều đại trong lịch sử Trung Quốc thì thực ra có rất nhiều phiên bản. Tuy nhiên loạt bài này lại khác với những phiên bản ấy.

Thứ nhất, loạt bài này không gọi là “Vương triều ngũ đức biểu”, mà gọi là “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”. Vì sao? Mọi người nghĩ xem, có thể gọi bạo Tần, Tùy Dương Đế và “Nguyên Mông” là đức được không? Đây đều là những vương triều vì bạo ngược mà đoản mệnh. Ngoài ra có thể coi Trung Cộng sát hại 80 triệu người Trung Quốc vô tội là có đức được không?! Kỳ thực gọi nó là vô đức, khuyết đức, thất đức thì đúng hơn.

Thứ hai, chúng ta biết rằng người Trung Quốc giảng “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa”. “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” thực tế là phân chia theo 3 tầng thứ, đại biểu lực lượng của 3 tầng cấp và nhân quả. Chúng ta có thể tưởng tượng thế này: “Thiên thời” đại biểu bởi hàng trăm, “Địa lợi” đại biểu bởi hàng chục, “nhân hòa” đại biểu bởi hàng đơn vị. “Thiên thời” bất khả nghịch, con người chỉ có thể lựa chọn thuận theo hay không, do vậy “Thiên thời” không có nhân tố con người. Cũng là nói “Thiên thời” đại biểu ý chí của Thần, tức thiên tượng. Do đó gọi là “thuận Thiên thời”. Vậy còn “Địa lợi” thì sao? “Địa lợi” cũng là không phụ thuộc con người, nhưng con người có thể lựa chọn. Trong “Địa lợi” là có chút nhân tố con người, vì con người có thể chuyển chỗ mà! Do đó gọi là “cư Địa lợi”. Ví dụ vào thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử, Lưu Bị không ngừng dời chỗ, cuối cùng đến Tứ Xuyên, mới không chuyển nữa, cư trụ tại đó. Vậy còn “nhân hòa” thì sao? “Nhân hòa” là con người đã có thể lựa chọn rồi, do đó hoàn toàn là nhân tố người, nhân tố mà con người có thể khống chế, tính toán, không còn nhiều nhân tố của Thần nữa, nhưng không phải là hoàn toàn không có. Một số nhân tố như tính tình, đặc tính, thậm chí mệnh lý “bát tự” của chúng ta đều là nhân tố tiên thiên, tức điều mà con người không thể cải biến. Tuy nhiên người ta từ đó có thể tìm thấy một số tín tức, nên rất nhiều người có thể bói mệnh. Nhưng “nhân hòa” là chỉ nhân tố hậu thiên của con người, chính là điều con người có thể tự mình lựa chọn và cải biến. Thực ra nếu đứng tại tầng thứ cao, người ta sẽ thấy con người không có nhiều đất trống để lựa chọn; lựa chọn của con người có thể chính là tạo nghiệp, khiến phải chịu khổ nhiều hơn trong cuộc đời. Người ta thường nói: “Thiên thời không bằng Địa lợi, Địa lợi không bằng nhân hòa”. Thực ra có phải vậy không? Người Trung Quốc chẳng phải giảng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” hay sao! Con người thực ra rất đáng thương. Lấy ví dụ, vào thời Tam Quốc, Tào Tháo khống chế Thiên Tử để ra lệnh chư hầu, đó là “thuận Thiên thời”. Tôn Quyền ba đời trấn thủ Giang Đông, đó là “cư Địa lợi”. Còn Lưu Bị chỉ “thủ nhân hòa” thôi, giương cờ hiệu Hán thất chính thống. Kết quả là gì? “Thuận Thiên thời” thắng rồi, “thủ nhân hòa” diệt vong đầu tiên, sau đó Giang Đông “cư Địa lợi” mới diệt vong, diệt vong sau đó 18 năm. Ví dụ này đã thuyết minh rất rõ vấn đề, chính là lực lượng của “Thiên thời” lớn hơn “Địa lợi”, “Địa lợi” lớn hơn “nhân hòa”. Đây chính là thể hiện ý chí của Thần, ý chí của Trời lớn hơn ý chí của người, chẳng thế nhiều người thường cảm khái: “Trời không thuận theo người”. Kỳ thực Trời vì sao không nghe người mà chính người phải nghe Thần? Bởi vì quy tắc chơi là do Thần định, con người tất phải thuận theo Thiên ý thì mới có thể thành công.

Mục đích tôi nói về “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” là để phân biệt “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành” với “Vương triều ngũ đức biểu”. “Vương triều ngũ đức biểu” chủ yếu là tiến hành phối trí Ngũ hành theo phương vị “Địa lợi”, ngoại trừ một số thiên tượng Ngũ hành rất minh hiển, ví dụ Nguyên, Minh, Thanh. Tuy nhiên người không tu luyện làm sao hiểu được ý nguyện của Thần? Làm sao biết được ý nghĩa của “Thiên thời”? Họ dường như đã bỏ quên mất “Thiên thời”, chỉ nói về “Địa lợi” mà thôi. Những người này nhiều lúc còn bất đắc dĩ lấy “nhân hòa” để hoạch phân Ngũ hành. Ví dụ, nước Tần rốt cuộc là thuộc Thủy hay thuộc Kim? Rất nhiều người mơ hồ. Chúng ta biết rằng theo “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”, Tần lẽ ra phải thuộc Kim. Theo phương vị Ngũ hành lấy “Địa lợi”, Tần tại Tây phương, thuộc Kim. Tuy nhiên theo Ngũ hành lấy “nhân hòa” thì người Tần tôn sùng màu đen, thích mặc đồ đen. Màu đen theo Ngũ hành là thuộc Thủy, vậy xử lý thế nào đây? Rốt cuộc là Kim hay là Thủy? Không có cách nào chọn, bởi vì tín tức đã bị lẫn lộn rồi. Đây chính là nguyên nhân “Vương triều ngũ đức biểu” có rất nhiều phiên bản. Vậy Tần rốt cuộc là Thủy hay là Kim? Rất nhiều người vẫn coi Tần là Thủy, Tần thích đen mà! Thực ra sau khi phân biệt được “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa”, thì đáp án là rất rõ ràng. Không thể đem điều con người thích để phân đoạn lịch sử theo Ngũ hành được, sẽ bị sai ngay. Tiếp đến lại nói, nếu Tần tìm chưa đúng, thì Tây Hán cũng tìm chưa đúng. Tây Hán là đức Hỏa mà! Nếu như nói Tần là Thủy, thì lẽ ra Thủy phải khắc Hỏa! Làm sao Tần lại vong được? Do đó lại xuất hiện cách nói Tây Hán là Thổ, Thổ khắc Thủy mà! Người ta đều bị loạn hết rồi!

Tiếp theo, về vấn đề thời gian, làm sao để dùng phương vị “Địa lợi” đây? Tôi nói rằng trong một giai đoạn lịch sử, bất kể có bao nhiêu chính quyền thì đều luân chuyển tới “Địa lợi” hoạch phân theo Ngũ hành, tức từ hàng trăm {Thiên thời} đến hàng chục {Địa lợi}. Chúng ta có thể lấy mấy ví dụ, chẳng hạn Xuân Thu ngũ bá. Chúng ta biết rằng Thiên thời của Xuân Thu là thuộc Mộc trong Ngũ hành, Mộc chủ sinh phát, Mộc tại Đông phương, sinh phát ở đây cũng có nghĩa là khởi đầu. Như vậy Xuân Thu ngũ bá do ai khởi đầu? Tất nhiên Tề Hoàn Công có điều kiện phù hợp nhất. Tề tại Đông phương, thuộc Mộc, đây là nói về tầng diện hoạch phân Ngũ hành theo “Địa lợi”.

Trong đó có một hiện tượng mà một số người chưa minh bạch, đó là Ngũ hành của Xuân Thu ngũ bá xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Sau Đông Mộc Tề Hoàn Công là đến Bắc Thủy Tấn Văn Công, sau đó là Tây Kim Tần, tiếp đến là Trung ương Thổ Tống Tương Công, cuối cùng là Nam phương Hỏa Sở. Điều có ý nghĩa nhất chính là thời sau Xuân Thu ngũ bá còn có thêm hai tiểu bá là Ngô, Việt. Như vậy Ngũ hành không biểu đạt đủ, chẳng lẽ phải thêm vào, thêm thế nào đây? Thêm vào Hậu thiên Bát quái phương vị. Nếu vẫn cứ xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ, thì sau Hỏa là đến gì? Sau Ly Hỏa là Tốn Phong, phương vị của Tốn là tại Đông Nam, do đó Ngô Việt ở Đông Nam làm Tốn. Ở đây còn có mấy chỗ khó hiểu. Tuy nhiên tôi phát hiện Hậu thiên Bát quái phương vị so với “Địa lợi” phương vị thì hoạch phân tỉ mỉ hơn; Ngũ hành là bốn mặt năm phía, còn Bát quái phương vị là chia tám.

Lại như, “Thiên thời” của Chiến Quốc là thuộc Kim theo Ngũ hành. Kim chủ thu lại, thu lại chính là đoạn kết, có ý kết thúc. Như vậy ai tới kết thúc thời Chiến Quốc đây? Tần thuộc Kim, ở tại Tây phương, do đó Tần thống nhất lục quốc, ấy là bởi vì Tần “thuận Thiên thời”. Đây chính là tác dụng của “Địa lợi” Ngũ hành, “cư Địa lợi” mà “thuận Thiên thời”.

Ngoài ra, chúng ta biết rằng Tư Mã Tây Tấn là thuộc Thủy, lại ở phương Bắc, nên “Địa lợi” cũng thuộc Thủy; đây chính là “cư Địa lợi” mà “thuận Thiên thời”, do đó tam quốc quy Tấn. Thục Hán mong kế thừa Hán Hỏa, kết quả bị Tư Mã Thủy tiêu diệt. Ngoài ra, Đông Ngô thuộc Mộc, Lưu Bị thuộc Hỏa, ấy là nguồn gốc của liên minh Tôn-Lưu, Mộc-Hỏa tương sinh. Đây đều là có quan hệ với “Địa lợi” Ngũ hành, tuy nhiên so với “Thiên thời” thì chẳng qua cũng là ở một tiểu tầng thứ mà thôi, “Địa lợi” phải phù hợp với “Thiên thời”.

Còn có một ví dụ nữa về phương vị. Chúng ta biết rằng “Thiên thời” Ngũ hành của “Mãn Thanh” là thuộc Thủy, khắc Thủy ắt là Thổ. Có thể thấy trong tên của Hồng Tú Toàn có chứa Thủy {chữ “Hồng” (洪) với bộ Thủy} (đây là tầng ý thứ ba của “nhân hòa”), từ Kim Điền khởi nghĩa, sau đó đi tới Thổ vị, như Khai Phong tại Trung Nguyên chẳng hạn. Tuy nhiên Hồng Tú Toàn lấn tới Nam Kinh là không dám lên nữa. Nam Hỏa làm sao khắc Bắc Thủy được? Giờ lại xem mấy người bên quân Thanh. Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Hoài quân của Lý Hồng Chương, trấn giữ hai sông lớn, đều là Thủy cả, Hồng Tú Toàn có thể không diệt vong? Ngoài ra xét về “nhân hòa”, Thái Bình Thiên Quốc có Thạch Đạt Khai thuộc Thổ, vậy mà cũng bị Hồng Tú Toàn bóp chết {bởi vì “Thiên thời” là Thủy}. Thạch Đạt Khai lại đi về Tây, Tây Kim sinh Bắc Thủy, kết quả chết bên bờ nước tại Đại Độ hà.

Giờ lại nói về Nhật Bản và Sa Nga, hai quốc gia tạo thành quốc sỉ cho vương triều nhà Thanh. Thanh thuộc Thủy, Nhật Bản thuộc Mộc. Thủy dưỡng Mộc, do đó chiến tranh Giáp Ngọ đã cấp cho Nhật Bản mấy trăm triệu lạng bạc, để Nhật Bản béo phì. Tuy nhiên Nhật Bản Phù Tang Mộc lại sợ nhất Tây phương Kim. Ai là Tây phương Kim? Tất nhiên là Mỹ và Châu Âu! Do đó trong đại chiến thế giới thứ II, Nhật Bản bị Mỹ đánh bại. Lại nói về Sa Nga. Mãn Thanh là thuộc Thủy, Sa Nga so với Mãn Thanh còn ở phía Bắc hơn, do đó Mãn Thanh tại phương Nam, nên tất nhiên không đắc “Địa lợi”, giữ không nổi địa bàn, kết quả Hắc Long Giang rơi cả vào tay phương Bắc.

Chúng ta lại nói về Trung Cộng. “Thiên thời” Ngũ hành của Trung Cộng cũng thuộc Thủy. Do đó Trung Cộng không thành công tại phương Nam, khởi nghĩa Nam Xương, khởi nghĩa Quảng Châu đều không thành. Giang Tây thì bị quân Quốc Dân bao vây nhiều lần. Do đó nó phải lên phương Bắc để tìm Thủy, chứ không phải lên Bắc kháng Nhật. Thủy sinh Mộc, Trung Cộng làm sao kháng Nhật được? Tìm Thủy mới đúng. Thủy nằm tại đâu? Tại nước Nga. Chúng ta biết rằng nước Nga là Thủy, do đó Trung Cộng phải nương nhờ Stalin. Hơn nữa Trung Cộng phát tích tại phương Bắc, Thiểm Bắc hoặc Đông Bắc. Tuy nhiên hiện tại là miền Nam mở cửa, miền Bắc bảo thủ. Có người nói: ngày mà người miền Bắc thức tỉnh, thì cũng là lúc Trung Cộng diệt vong.

Lại nói Trung Cộng vì sao không so đo mà trợ giúp cha con Kim Nhật Thành. Bởi vì từ phương vị mà giảng, Triều Tiên là cửa ngõ phía Bắc Trung Quốc; ngoài ra, cha con họ Kim là Kim sinh Thủy, khi cần thì tiểu vô lại trợ giúp đại lưu manh.

Trên đây đều là chúng ta nói về một số bổ sung của “Địa lợi” Ngũ hành cho “Thiên thời” Ngũ hành, tuy nhiên “Địa lợi” Ngũ hành tất phải phục tùng “Thiên thời” Ngũ hành. Trước đây, “Vương triều ngũ đức biểu” đem “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” hỗn hợp làm một. Tuy nhiên, “nhân hòa” Ngũ hành thì chúng ta không giảng nữa, vì nếu giảng thì thành ra bói mệnh, không còn nhiều tín tức của Thần Phật nữa. Cần phải nói thêm, đó là cho dù là danh tính của người hay là danh xưng của triều đại thì cũng đều mang theo tín tức thiên tượng. Hoàng Thái Cực cải quốc hiệu thành “Đại Thanh” chỉ có thể nói là thuận theo Thiên ý, chứ không phải việc con người làm.

Sau đây tôi lại nói về một số phát hiện khác trong “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”. “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành” là đi theo hoạch phân của giai đoạn lịch sử, như “Thiên thời” Ngũ hành của lưỡng Tấn Nam Bắc triều thuộc Thủy, Tùy Đường thuộc Thổ, Ngũ Đại thuộc Kim. Trước đây chúng ta còn nói Xuân Thu thuộc Mộc, Chiến Quốc thuộc Kim, mà không cuộc hạn trong một nước nào. Tuy nhiên nếu nói tường tận hơn, thì chúng ta sẽ phát hiện thấy phương thức thuận theo “sinh” và “khắc” là bất động. Ví như lưỡng Tấn thuộc Thủy, thuận tới Nam Bắc triều thuộc Mộc. Bất kể là Tống, Tề, Lương, Trần của Nam triều thì cũng đều thuộc Mộc; còn có Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy của Bắc triều cũng thuộc Mộc. Mộc sinh Hỏa, do đó Đại Tùy thuộc Hỏa (Tùy Dương Đế càng rõ hơn nữa), sau đó sinh Đường Thổ, Lý Uyên và Dương Quảng là anh em họ mà! Nhất định là quan hệ tương sinh. Trước đây chúng ta đã nói về Đường Thổ sinh Chu Ôn Kim, tới Sài Vinh Thủy, rồi lại tới Đại Tống Mộc, đây là nói kỹ. Nếu như nói qua, thì Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều là trực tiếp Tống Mộc khắc Đường Thổ. Trên thực tế, rất nhiều chính sách triều Tống đều là lấy Đường vong làm mục tiêu. Nhà Đường mất vì Tiết độ sứ có quyền lực quá lớn, mất vì nữ nhân hoặc nương gia nhân {người nhà mẹ đẻ} tham chính (ví như Võ Tắc Thiên, Dương Ngọc Hoàn và Dương Quốc Trung), đều là nội loạn, gồm cả Hoàng Sào. Bởi vì triều Đường lớn mạnh không hề có ngoại địch (tất nhiên người Hồi là một ngoại lệ, còn có nhân tố thiên tượng). Triều Tống lấy sử như tấm kính, trọng văn khinh võ, có nhiều quan giỏi. Kết quả không có nội loạn, Hoàng Hậu hiền lành, cũng không có chuyên quyền của hoạn quan, tuy nhiên tướng soái vô năng, ngoại họa bất đoạn, cuối cùng mất vào tay cường địch. Con người nghĩ lấy sử như tấm kính, tưởng rằng có thể thống trị mấy trăm năm, tuy nhiên Thần lại không nghĩ như vậy, không an bài như vậy.

Một phát hiện trọng yếu khác, đó là thăm dò ý chí của Thần, tức ý nghĩa tầng diện Ngũ hành trong thiên tượng. Mộc đại biểu sinh phát, đại biểu khai thủy, nhưng khai thủy là tư tưởng đi trước, tức khai thủy tư tưởng. Đây chính là hiện tượng “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Kim đại biểu chiến loạn, đại biểu đao binh, đại biểu tư bản, cũng đại biểu Pháp gia {cai trị bằng pháp luật} và duy vật, đại biểu thu lại và kết thúc. Do đó khi thế giới đi đến chủ nghĩa tư bản và Trung Quốc đi tới kinh tế thị trường, tiến nhập vào thời đại duy vật và khoa học thực chứng, thì thuyết minh rằng một giai đoạn lịch sử lớn là sắp đến hồi kết. Vậy còn ba hành còn lại, Thủy, Hỏa, Thổ thì sao? Thủy đại biểu tư tưởng Đạo gia, bề mặt là giảng tiêu dao cá nhân; Hỏa đại biểu tư tưởng Nho gia, bề mặt là giảng trách nhiệm xã hội; Thổ đại biểu tư tưởng Phật gia, vừa đoan chính vừa lễ nghi. Chúng ta biết rằng Trung Cộng là Thủy, không hề có tâm trách nhiệm, đây là điểm mà Trung Cộng kế thừa. Do đó nếu muốn Trung Cộng có trách nhiệm với đại hội khí hậu toàn cầu chẳng hạn, hoặc có trách nhiệm với người khác, thì hoàn toàn không thể.

Phát hiện lớn nhất của bài viết này, đó là khi tôi đứng tại góc độ người quản lý hạng mục, thì phát hiện thấy Thần cũng không phải muốn làm gì thì làm, mà Thần làm gì thì cũng đều thuận theo Thiên ý, ứng theo thiên tượng. Ví dụ Thần phải an bài tam gia Nho, Thích, Đạo xác lập tại xã hội Trung Quốc vào các thời điểm tương ứng, thì cũng không phải nhất thời cao hứng mà làm. Ví dụ tại Tây Hán với đức Hỏa xác lập tư tưởng Nho gia, tại lưỡng Tấn với đức Thủy xác lập triết học Hoàng Lão, tại Tùy Đường với đức Thổ xác lập tư tưởng Phật gia. Điều này cho thấy Thần cũng phải tuân thủ “Thiên thời”, huống là người?!

Có thể có người cảm thấy quan điểm của bài viết này là rất mới mẻ, thậm chí khó mà tin được. Có người cũng có thể nói ông chỉ nói rõ những gì giải thích được thôi, còn những gì giải thích không được thì không nói. Thực ra các hiện tượng mà khoa học thực chứng và thuyết tiến hóa không giải thích được là rất nhiều, nhưng người ta vẫn mặc nhiên tiếp thụ đấy thôi! Ví dụ hóa thạch bọ ba thùy mấy trăm triệu năm trước mà có dấu chân đạp lên, hay quả cầu sắt nhân tạo 2,8 tỷ năm tuổi phát hiện tại Nam Phi, rồi thì ắc-quy điện từ thời Babylon cổ đại, còn có thí nghiệm của Cleve Backster người Mỹ phát hiện thực vật cũng có trí tuệ và cảm tình, rồi thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Emoto người Nhật, v.v. Khoa học thực chứng đâu phải cái gì cũng có thể giải thích, cái gì cũng dám thừa nhận?

(Hết)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/67186

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-5.html/feed0
Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4)https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-4.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-4.html#respondSun, 16 Oct 2011 09:27:51 +0000http://chanhkien.org/?p=13410Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org] 3. Phương pháp Thiên thời Ngũ hành về thay đổi các triều đại Trung Quốc Lịch sử Trung Quốc có đặc điểm riêng của lịch sử Trung Quốc, đây cũng là khác biệt trong an bài của Thần Phật đối với Trung Quốc cùng các nhiệm vụ khác. Trước đây […]

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

3. Phương pháp Thiên thời Ngũ hành về thay đổi các triều đại Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc có đặc điểm riêng của lịch sử Trung Quốc, đây cũng là khác biệt trong an bài của Thần Phật đối với Trung Quốc cùng các nhiệm vụ khác. Trước đây chúng ta đã nói qua về vấn đề “khởi điểm đã là đỉnh điểm”, cũng nói rằng có thể dùng nhãn quan quản lý hạng mục để xem lịch sử, đây là điều mà chúng ta đều phải thảo luận sau đây. Trọng điểm bài viết trên thực tế là khác biệt với lịch sử quan của Marx, lấy tư duy Ngũ hành truyền thống để xem lịch sử Trung Quốc. Đây là do tôi được gợi ý từ quan điểm của người khác, chẳng qua người khác dùng Ngũ hành để phân tích thay đổi triều đại thì chỉ nói về mấy triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn tôi là dùng Ngũ hành để nói về thời xa xưa hơn nữa. Trên thực tế, phương pháp Thiên thời Ngũ hành có thể giúp chúng ta khám phá một số an bài của Thần; tôi thấy điều này rất có ý nghĩa, nên mới viết ra chia sẻ cùng mọi người.

Trước tiên chúng ta giới thiệu một chút về nguyên lý cơ bản của thuyết Ngũ hành. Ngũ hành là chỉ năm loại yếu tố cấu thành vật chất, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Cấu thành vạn vật vũ trụ, bao gồm cả con người. Như vậy vì sao Ngũ hành có thể bao gồm cả người, mà vũ trụ luận của Newton không thể bao gồm cả người? Bởi vì Ngũ hành là “hợp thành pháp”, nó không tước đi thuộc tính của sinh mệnh, còn vũ trụ luận của Newton là “phân giải hợp thành pháp”, hoặc “phân giải hoàn nguyên pháp”, một khi phân giải thì thuộc tính sinh mệnh đã không còn nữa. Thuận tiện nói thêm một câu, căn bản của phương pháp luận Tây phương chính là “phân”, còn Đông phương là “hợp”, điểm này chúng ta đã nói qua rồi. Điều này khả năng là có một số quan hệ với chế độ phong kiến Tây phương và chế độ tập quyền Đông phương. Có người có thể tiến thêm một bước nữa, suy ngẫm về vấn đề dân chủ và độc tài, do đó tôi thấy không nên nói lại nữa. Tôi nghĩ không nên đào sâu vào dụng ý của Thần ở phương diện này nữa, hoặc quan hệ đối ứng với không gian cao tầng ở đây nữa.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Ngũ hành hình thành nên một loại tuần hoàn vòng đi vòng lại (thuyết tuần hoàn là một đặc trưng cơ bản của tư tưởng Trung Quốc, chứ không phải là thuyết phát triển), giữa chúng còn tồn tại quan hệ tương sinh-tương khắc. Mời tham khảo hình dưới.

Hình: Ngũ hành tương sinh-tương khắc. Mũi tên nét liền là quan hệ tương sinh, mũi tên nét đứt là quan hệ tương khắc. Thứ tự từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ là Mộc→Hỏa→Thổ→Kim→Thủy.

Quan hệ sinh-khắc của Ngũ hành là ở gần thì tương sinh, cách một thì tương khắc. Cụ thể là Thủy sinh Mộc nhưng khắc Hỏa, Mộc sinh Hỏa nhưng khắc Thổ, Hỏa sinh Thổ nhưng khắc Kim, Thổ sinh Kim nhưng khắc Thủy, Kim sinh Thủy nhưng khắc Mộc.

Tiếp theo, tôi dựa theo nguyên lý thay thế của Ngũ hành để viết một đoạn bài ca về Ngũ hành, dù không gieo vần (độc giả nào hữu ý có thể giúp tôi thay vần chân), tuy nhiên thuyết minh rất rõ vấn đề. Bài ca như sau:

Hạ Hỏa Thương Thủy Tây Chu Thổ,
Xuân Thu bách gia Mộc sinh phát,
Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi;
Tây Hán Hỏa, tôn Nho thuật,
Đông Hán Mộc, Hỏa tái sinh,
Thích giáo sang, nương Bạch Mã,
Giấy Lạc Dương, Thái Luân tạo,
Tam Quốc Kim, binh lại khởi;
Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là Thủy,
Hoàng Lão luyện đan Đạo gia hưng;
Tùy Đường Thổ, quy thống nhất,
Lục Tổ Huệ Năng Phật giáo hưng;
Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi,
Sinh Hậu Chu, ứng với Thủy,
Xe đẩy Sài Vương quá Triệu Châu;
Tái sinh Đại Tống cũng là Mộc,
Trình Chu Lý học có Toàn Chân;
Liêu Kim Nguyên, binh lại khởi,
Khắc được Đại Tống cành gỗ mục;
Chu Hồng Hỏa khởi xua Thát Lỗ,
Dương Minh tiếp tục Trình Chu Hỏa;
Bát kỳ Hậu Kim cải sang Thanh,
Cuồn cuồn hồng thủy Minh Hỏa diệt;
Cộng Hòa Ngũ Thổ lại cản Thủy,
Tiếc là lại gặp Phù Tang Mộc;
Cộng Công hồng thủy ngập Trung Hoa,
Đợi đến Ngũ Thổ lại cản Thủy,
Thiên triều thịnh thế tại nhân gian,
Trung Hoa hồi quy Trung Nguyên Thổ.

Tiếp đến, tôi sẽ giải thích một chút ý nghĩa của đoạn bài ca Ngũ hành trên. Ba câu đầu tiên “Hạ Hỏa Thương Thủy Tây Chu Thổ, Xuân Thu bách gia Mộc sinh phát, Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi”. Chúng ta biết rằng triều đại đầu tiên của Trung Quốc là nhà Hạ, đây là bắt đầu phân chia Ngũ hành của chúng ta, tất nhiên trước đó còn có thể có thời đại Tam Hoàng, Ngũ Đế nữa. Các phiên bản nói về Ngũ Đế là rất nhiều, nhưng tín tức có một số hỗn loạn, do đó xếp đặt không tốt lắm. Đương nhiên Viêm Hoàng có sắp xếp tốt hơn, Viêm Đế là Hỏa, Hoàng Đế là Thổ, giữa họ là quan hệ Hỏa sinh Thổ. Ngoại trừ Hoàng Đế ra, thì mấy vị khác trong Ngũ Đế hơi loạn một chút, do đó chúng ta bắt đầu sắp xếp từ triều nhà Hà, tuyến thông tin sẽ rõ ràng hơn. Như vậy Ngũ hành triều Hạ ứng với cái gì? Trong Ngũ hành, Ngũ hành có thể đối ứng với quý tiết, tức mùa vụ. Xuân-Mộc Hạ-Hỏa Thu-Kim Đông-Thủy, Thổ vượng tứ quý. Do đó triều Hạ nhất định là Hỏa. Tín tức Ngũ hành ở đây rất rõ ràng minh hiển. Tiếp theo là triều Thương. Triều Thương là triều đại xuất hiện thặng dư sản phẩm, vào triều Thương xuất hiện công nghiệp ủ rượu, là tiêu chí về thặng dư lương thực. Danh xưng của triều “Thương” chính là bắt nguồn từ trao đổi thương phẩm. Như vậy thương phẩm theo Ngũ hành là thuộc gì? Thương phẩm thuộc Thủy, điều này đối với người Trung Quốc “dĩ Thổ vi quý” là có quan hệ (vấn đề này chúng ta sẽ nói thêm ở sau). Người Trung Quốc tự định nghĩa là Thổ vị, Thổ khắc Thủy, vị trí bị khắc tại mệnh lý gọi là “thê tài”. Cổ nhân đem thê thiếp coi như tài sản, do vậy “thê tài” bị Thổ khắc nằm tại Thủy vị, nên thương phẩm là Thủy. Người Trung Quốc giảng buôn bán phải đạt được “ba sông thông bốn biển” mà, nên triều Thương là thuộc Thủy. Cách mạng nhà Thương của Thành Thang đã tiêu diệt Hạ Kiệt, bởi vì Thủy khắc Hỏa. Hơn nữa trong bản thân chữ “Thang” (汤) đã có sẵn bộ “Thủy” (氵) và hàm ý của “nước”.

Tiếp theo là Tây Chu; Tây Chu thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy. “Chu” (周) có nghĩa là một vòng, trong Ngũ hành thì chỉ có Thổ là có thể vượng một vòng, do đó Chu là Thổ. Phương vị của Thổ là ở giữa; Thổ phong phú nhất, đoan chính nhất, không thiên lệch; Thổ còn đại biểu cho thời đại giảng lễ nghi. Lễ mà Khổng Tử phục nhất chính là Chu Lễ. Trong loạt bài “Vị lai Bát quái phương vị”, chúng ta đã phân tích rằng Tây Chu là giới tuyến phân chia hai thời đại lớn trong lịch sử Trung Quốc. Trước Tây Chu là thời đại Hạ, Thương; khi ấy Trung Quốc ở vào thời đại văn hóa Thần truyền, thời đại của Vương, như Thương Vương, Võ Đinh Vương hoặc Trụ Vương. Trong thời đại văn hóa Thần truyền này, bạn làm bất kể việc gì cũng đều phải gieo quẻ hỏi Trời; con người không phải là chủ, mà đều là Thần tính toán. Tất nhiên người đời sau giải thích là mê tín, nhưng đây chẳng qua chỉ là một cách giải thích của người đời sau mà thôi. Bắt đầu từ Tây Chu, xã hội Trung Quốc tiến nhập vào thời đại văn hóa nửa người-nửa Thần, cũng gọi là thời đại Thiên Tử. Xưng hiệu Thiên Tử là bắt nguồn từ thời đại Tây Chu, cũng gọi là “thay Trời hành Đạo”. Tôi cho rằng lịch sử xã hội nhân loại chúng ta thời kỳ này, hoặc khởi điểm chân chính của hạng mục quản lý lần này, chính là bắt đầu từ thời đại này. Điều này là có quan hệ với việc Chu Văn Vương cải Tiên thiên Bát quái phương vị thành Hậu thiên Bát quái phương vị, thực ra là có quan hệ với biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Hậu thiên Bát quái biến thành Âm-Dương đảo ngược, tương đương với Thái Cực Âm trên Dương dưới. Một ý nghĩa nữa của loại biến hóa về quẻ tượng này chính là “Âm-Dương đảo ngược, Thiên Địa tương giao mà sinh người”. Kể từ lúc này, con người trở thành trung tâm của vũ trụ, cũng là nguồn gốc của điều mà chúng ta nói ở trước là “tam sinh vạn vật”. Tất nhiên nửa người-nửa Thần còn có một tầng hàm nghĩa nữa, chính là Thần lấy hình người để hạ xuống nhân gian. Còn có một tầng ý nghĩa khác nữa, ấy chính là xã hội nhân loại tiến nhập vào thời đại “nhân Thần đồng tại”.

Tiếp đến là nói về thời đại Xuân Thu, trong này đã bao hàm rất nhiều thiên cơ, cũng là Thần Phật an bài. Xuân Thu thuộc Mộc. Đặc điểm lớn nhất của Mộc là sinh phát, Mộc đại biểu tư tưởng sinh sôi hoặc óc tưởng tượng phong phú. Trong tứ quý, Mộc đối ứng với mùa Xuân, là lúc vạn vật đâm chồi nảy lộc. Đối với xã hội nhân loại cũng là như thế. Điều này với “khởi điểm đã là đỉnh điểm” là có quan hệ. Đây là thời đại để nhân loại xây dựng văn minh trí tuệ và quy phạm đạo đức, cũng là thời đại sinh động nhất trong tư tưởng nhân loại. Bách gia chư tử đều đến rồi, Lão Tử đến rồi, Khổng Tử đến rồi, Tôn Tử cũng đến rồi; tại Ấn Độ Phật Thích Ca Mâu Ni đến rồi, tại Hy Lạp Socrates cũng đến rồi. Sứ mệnh của họ chính là truyền cấp văn minh và trí tuệ cho nhân loại, trọng yếu hơn là dạy con người quy phạm đạo đức. Đây là sứ mệnh của họ, để nhân loại có thể duy trì [tâm pháp] trong một thời kỳ nhất định; đây là sứ mệnh của họ, cũng là nhiệm vụ chủ yếu nhất của hạng mục quản lý giai đoạn này. Cần duy trì cho đến khi nào? Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là cần duy trì cho đến thời kỳ mạt pháp. Thời kỳ mạt pháp là lúc nào? Có hai cách nói. Thứ nhất là nói đến 5 lần của 500 năm sau, tức thời đại chúng ta hôm nay; còn có một cách nói nữa, là đến 1.500 năm sau thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách nói thứ nhất có thể chính xác hơn, nhưng cho dù người ta hiểu câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni thế nào, thì cứ mỗi 500 năm là một giai đoạn quản lý hạng mục trọng yếu. Kỳ thực Trung Quốc cũng có cách nói “trong 500 năm tất có Thánh nhân xuất”. Lịch Baktun của người Maya giảng 5.300 năm phân thành 13 giai đoạn, mỗi giai đoạn hơn 400 năm, cũng rất gần với cách phân giai đoạn 500 năm. Nếu quả thực tồn tại giai đoạn cứ mỗi 500 năm này, thì từ khi Văn Vương đưa ra Hậu thiên Bát quái đến thời Xuân Thu của Khổng Tử và bách gia là đúng 500 năm, cũng là dùng 500 năm vương triều Tây Chu để chuẩn bị cho thời đại đột biến về tư tưởng. Thực ra từ khi Columbus bắt đầu thời kỳ đại hàng hải và sự bùng phát của văn minh Tây phương đến nay chính là tròn 500 năm. Nếu nói chuẩn xác hơn nữa, từ thời hàng hải của Columbus năm 1492 đến thời điểm bắt đầu 20 năm cuối cùng của chu kỳ văn minh nhân loại lần này mà người Maya nói tới—năm 1992, bắt đầu thời kỳ tịnh hóa địa cầu—là vừa tròn 500 năm. Không biết có phải trùng hợp không? Năm 1992 là một điểm nút cực kỳ trọng yếu trong lịch sử nhân loại. Trong năm này, năm 1992, nhân loại rốt cuộc đã phát sinh điều gì, chúng ta sẽ phải thảo luận sau.

Tiếp đến lại nói về “Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi”. Sau đây chúng ta sẽ phát hiện thấy tất cả các triều đại chiến loạn đều là thời đại thuộc Kim trong Ngũ hành, bao gồm Chiến Quốc, Tam Quốc, Ngũ Đại và Liêu, Kim, Nguyên. Nếu như nói Xuân Thu là thời đại bùng nổ tư tưởng của bách gia chư tử, thì Chiến Quốc lại là thời đại đao khắc Mộc, cũng chính là Kim khắc Mộc. Trong phân đoạn triều đại theo Ngũ hành, Tần không thể được coi là một triều đại độc lập; nó là kéo dài của thời Chiến Quốc, chỉ có 15 năm. Phải nói rằng Tần là thời đại đao binh lớn nhất, đại biểu cho kết thúc của một triều đại, chứ không phải là bắt đầu. Về mặt tư tưởng, đao binh đối ứng chính là Pháp gia {cai trị bằng pháp luật}, là phương thức dùng bên ngoài, rất gần với văn minh Tây phương hiện đại, là hướng ngoại, là văn minh vật chất. Kim đại biểu cho sự nghiêm khắc và thu lại, ngoài ra Kim còn đại biểu cho tư bản.

Tiếp theo chúng ta lại nói về mấy câu ca sau. “Tây Hán Hỏa, tôn Nho thuật”, chính là nói về Tây Hán. Hán thuộc Hỏa, khắc được bạo Tần là Kim. “Tam Quốc diễn nghĩa” Hồi 80 có tiêu đề là “Tào Phi phế Đế soán Viêm Lưu, Hán Vương chính vị tục đại thống”, do đó Tây Hán là Hỏa. Thực ra trong những năm phản Tần, vô luận là Hạng Vũ, Lưu Bang hay Trần Thắng thì đều là lấy cờ hiệu của Sở Vương. Sở trên thực tế là hậu nhân của Viêm Đế, Viêm Đế thuộc Hỏa. Ngoài ra về mặt tư tưởng, sự kiện lớn nhất thời Tây Hán chính là Đổng Trọng Thư “phế truất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Nhờ đó tư tưởng Nho gia mới xác lập địa vị chính thống, Nho gia hướng lên sân khấu, trở thành phép thống trị. Bởi vậy tư tưởng Nho gia thuộc Hỏa, còn Pháp gia thuộc Kim, Đạo gia thuộc Thủy, Phật gia thuộc Thổ, những điều này chúng ta đều phải đàm luận ở sau. Tư tưởng mỗi nhà đều tương quan với giai đoạn lịch sử để có thể xác lập địa vị chính trị, đây chính là nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý mỗi giai đoạn mà Thần an bài. Ngoài ra theo yêu cầu về giai đoạn thời gian 500 năm, cuối cùng phải cần ít nhất 2.500 năm; do đó 2.500 trước mới xuất hiện thời kỳ bùng nổ về tư tưởng, xuất hiện hiện tượng văn hóa “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Bởi vì sau khi bùng nổ tư tưởng còn cần xác lập thời gian luân lưu 500 năm một lần theo Ngũ hành, nên Nho, Thích, Đạo, ba nhà đều được xác lập phân biệt; đây mới là công tác và nhiệm vụ trọng yếu khi Thần Phật an bài xã hội nhân loại, một hạng mục trong quản lý lịch sử nhân loại.

Chúng ta giờ lại nói về Đông Hán. Đông Hán theo Ngũ hành là thuộc Mộc. Vì sao? Chúng ta biết rằng trong những năm cuối thời Tây Hán, Vương Mãng soán vị cải triều đại mới, thiên hạ nổi loạn. Quang Vũ Đế Lưu Tú trên thực tế là tiếp ngọn lửa tái sinh cho triều Hán. Để có lửa tái sinh, thì ắt phải đem rơm củi tiếp lửa, do đó tôi cho rằng Đông Hán theo Ngũ hành là thuộc Mộc, chính là “Đông Hán Mộc, Hỏa tái sinh”. Chúng ta biết rằng Mộc chủ sinh phát. Như vậy Đông Hán thì sinh cái gì? Về tư tưởng văn hóa, Đông Hán có hai sự kiện lớn, mà rất nhiều người có thể không để ý, thực ra là phi thường trọng yếu. Một là Phật giáo truyền sang phương Đông. Đây chính là ý nghĩa của chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Trên thực tế, Phật giáo sang Đông đã phải dùng 500 năm. Đây là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Chính là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, người đời sau mới dựa theo ký ức mà biên soạn thành sách, không biết có quan hệ gì với việc Thần Phật an bài Phật giáo truyền sang phương Đông hay không. Đây chính là ý nghĩa câu “Thích giáo sang, nương Bạch Mã”. Một sự kiện khác đó là Thái Luân tạo giấy, rất có quan hệ với việc Thần Phật an bài truyền bá tín tức. Ví như cải cách tôn giáo Châu Âu chính là “mọi người đều là bình đằng trước mặt Thượng Đế”, quyền giải thích Thượng Đế không thể độc quyền trong tay một số ít người. Thực ra Thần là không thừa nhận tôn giáo, hình thức tôn giáo là con người tự làm ra; Thần chỉ xét nhân tâm, không xét đoàn thể. Cải cách tôn giáo chính là trong tay mỗi người đều có “Thánh Kinh”, bởi thế thuật tạo giấy và ấn loát là không thể thiếu, hơn nữa mấy trăm sau, nghìn năm sau, kỹ thuật này mới từ Trung Nguyên truyền đến Châu Âu. Biết đâu đây chính là ý nghĩa của việc khai mở con đường tơ lụa, để Thích giáo sang Đông, kỹ thuật sang Tây. Đây chính là ý nghĩa câu “Giấy Lạc Dương, Thái Luân tạo”.

Lại sang câu “Tam Quốc Kim, binh lại khởi”. Chúng ta biết rằng trong Ngũ hành, Kim là ứng với chiến tranh, đây chính là thời đại Tam Quốc. Kim khắc Đông Hán Mộc. Tiếp theo, chúng ta biết rằng Tư Mã Chiêu soán đoạt chính quyền Tào Ngụy, là sinh ra trong lòng Tào Ngụy, do đó không phải là Hỏa khắc Kim, mà là Kim sinh Thủy. Do đó mới nói “Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là Thủy”. Cuối cùng đã đến Thủy rồi, do đó tư tưởng Đạo gia đã có thể lên vũ đài rồi, bởi vì Đạo gia thuộc Thủy, Nho gia thuộc Hỏa. Thuộc tính của Thủy, dùng cách nói hiện đại, thì chính là có phần tàn khốc, rất tiêu sái, có chút vô trách nhiệm, hơn nữa khá lạnh lùng. Xét về mệnh lý, vị trí “thê tài” nằm tại Thủy, điều này với “dĩ Thổ vi quý” là có quan hệ. Vậy còn Hỏa thì sao? Hỏa đại biểu nhiệt tình, đại biểu tích cực hướng thượng. Chúng ta biết rằng vào thời Tam Quốc lưỡng Tấn, chiến loạn kéo dài, rất nhiều văn nhân nhã sĩ đều không nguyện làm quan, mà thích vân du thôn dã, ví dụ “trúc lâm thất hiền” nổi tiếng, còn có Cát Hồng luyện đan, v.v. Đây chính là ý nghĩa câu “Hoàng Lão luyện đan Đạo gia hưng”. Đạo gia chính thức lên sân khấu, nhưng khác với Nho gia; tư tưởng Đạo gia tiến nhập dân gian, đi vào hậu đài, do đó Trung Quốc có rất nhiều công pháp mật truyền của Đạo gia, bao gồm một lượng lớn là những thứ thuật số “Kinh Dịch”. Những thứ của mệnh lý và bói toán đều đi vào dân gian, thiên cơ bất khả lộ mà! Tuy nhiên từ đó mà người Đông phương cũng có khái niệm về tu luyện.

Sau khi tư tưởng Đạo gia hoàn thành nhiệm vụ, thì đến lượt Phật giáo. Chính là “Tùy Đường Thổ, quy thống nhất, Lục Tổ Huệ Năng Phật giáo hưng”. Chúng ta biết rằng Tùy Đường là thời đại cực thịnh của Phật giáo, là lúc Đường Tăng trong “Tây Du Ký” xuất hiện. Khắc Thủy ắt là Thổ. Đường Tăng đâu phải tự xưng là hòa thượng Đông Thổ đâu! Tùy Đường thuộc Thổ, Thổ nhất định là thời đại cường thịnh nhất. Bắt nguồn từ chùa Bạch Mã, trải qua rất nhiều kinh chú và kinh dịch, Phật giáo đã hoàn thành việc chuẩn bị truyền bá tại Đông Thổ, do đó Phật giáo thời thịnh Đường đã lên đến đỉnh điểm tại Trung Quốc. Bởi vì xã hội nông nghiệp truyền thống là ít chữ, quảng đại nông dân là chủ lực của kết cấu dân số, nên Thần Phật mới an bài Lục Tổ Huệ Năng lấy hình thức không lập văn tự để truyền bá tư tưởng Phật giáo, đây chính là pháp môn thiền tông có ảnh hưởng lớn nhất đối với xã hội Trung Quốc.

Trên thực tế, nhiệm vụ chủ yếu của tam giáo mà Thần Phật an bài đã được hoàn thành rồi, phát triển kết cấu kinh tế xã hội của Trung Quốc cũng đã lên đến đỉnh điểm trong lịch sử. Chúng ta biết rằng Đại Đường là thời đại cực thịnh trong lịch sử Trung Quốc, điều này là bất đồng với thời đại cực thịnh về tư tưởng “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Bởi vì đây là một hình thức đỉnh cao của kinh tế, chính trị và xã hội, là hình thái vật chất, rất phù hợp với phép tắc phân cắt 0,618 theo tỷ lệ vàng, tính từ thời đại Văn Vương 3.000 năm trước đến hiện tại. Nhưng sự suy bại của nhà Đường là bắt đầu từ loạn An Sử nổi tiếng, sau đó nhà Đường mất trong loạn Hoàng Sào, bị Chu Ôn soán quyền, từ đó lịch sử tiến nhập vào thời Ngũ Đại. Đây chính là ý nghĩa câu “Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi”.

Nhân tiện chúng ta cũng nói mấy câu về sự hưng suy của triều Đường. Sau đây tôi sẽ kể một câu chuyện, nghe qua thấy hơi hoang đường, nhưng thuyết minh rất rõ nguyên lý Ngũ hành. Nếu câu chuyện này là do ai biên tạo ra, thì cũng chứng minh rằng người này rất am hiểu thuật Ngũ hành. Câu chuyện có rất nhiều dị bản, chúng ta chỉ kể lại một mà thôi. Vào đêm Nguyên tiêu một năm nọ, Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ đang rất buồn chán tại Hoàng Cung, đúng lúc ấy có một vị đạo hữu tu Đạo tại núi Chung Nam tới gặp ông. Do danh tính của vị đạo hữu này khác nhau theo các dị bản, nên chúng ta có thể không bàn đến. Vị đạo hữu này rất có bản lĩnh, có thể lên trời xuống đất. Lý Long Cơ nói: “Ông đưa ta ra ngoài du ngoạn một chút nhé?” Vị đạo hữu bèn đưa Lý Long Cơ phi lên trời, đang đúng lúc thành Trường An có Tết hoa đăng. Lý Long Cơ nói: “Những thứ nơi thành Trường An đều xem qua nhiều lần rồi, không có ý nghĩa gì cả, có thể đến nơi khác xem không?” Tức thì vị đạo hữu đưa ông đến thành lớn Dương Châu, một trong những thành phố lớn nhất thế giới thời bấy giờ, tựa như Paris ngày nay vậy. Lý Long Cơ còn chưa hiểu ý làm sao. Vị đạo hữu còn khoe khoang rằng ông ta biết Hằng Nga trên cung nguyệt, bèn đưa Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Đường Minh Hoàng uống rượu trên đó rồi gây họa, cũng như hành vi trà dư tửu hậu ngày nay vậy. Gây họa như thế nào? Có thể là sau khi uống rượu, Lý Long Cơ có ý bất kính hoặc đùa cợt Hằng Nga. Hằng Nga thấy vậy rất tức giận: Tuy nói rằng ông là Vua trên đất, nhưng cũng không thể lên thiên thượng làm bậy được. Thế là Hằng Nga báo với Ngọc Đế trên Thiên Đình. Tất nhiên Ngọc Đế phải xử lý rồi! Ngọc Đế nghe Hằng Nga kể xong cũng rất giận dữ, bèn gọi sao Thanh Long tới; đây mới là chỗ mấu chốt của câu chuyện. Ngọc Đế nói: “Ngươi xuống hạ giới một phen, đảo loạn giang sơn của Đường Minh Hoàng.” Thanh Long nói: “Thần vừa xuống hạ giới hai lần rồi, lại để thần đi nữa à?” Ngọc Đế nói: “Ngươi vẫn phải xuống, chịu khổ thêm lần nữa, lần sau ta gọi người khác”. Thanh Long nói: “Đi cũng được, nhưng thần có một điều kiện”. Ngọc Đế hỏi: “Điều kiện gì? Tùy ngươi đấy”. Thanh Long nói: “Thần mỗi lần hạ giới đều có tướng mạo xấu xí vô kể, lần này xuống nhất định phải xinh đẹp một chút, anh tuấn một chút”. Ngọc Đế nói: “Điều kiện này quá nhỏ, tùy ngươi đấy”. Thế là Thanh Long cao hứng lĩnh sứ mệnh đi xuống, đi đến hạ giới. Các bạn thử đoán xem Thanh Long hạ giới thành ai? Chính là An Lộc Sơn với tướng mạo đường đường tựa Phan An, Tống Ngọc, mới có thể mê hoặc mỹ nhân Dương Ngọc Hoàn nghiêng nước nghiêng thành. Thanh Long đi rồi, Thái Bạch Kim Tinh mới tới trước Ngọc Đế, nói: “Tuy Lý Long Cơ có sơ suất, nhưng chúng ta đã an bài triều Đường vẫn chưa đến vận mạt vong, còn có thời gian hơn 100 năm nữa mới đến”. Thế là Ngọc Đế bèn mở thời gian biểu của hạng mục quản lý ra xem qua, thấy quả nhiên đúng như vậy. Ngọc Đế lại gọi một người khác: “Bạch Hổ đâu?” Tức thì Bạch Hổ lên tiếng ngay trước mặt. Ngọc Đế nói: “Phiền ngươi đi một chuyến nữa, tuy nhiên ngươi hạ xuống đã hai lần rồi, quá tam ba bận, lần sau ta cử người khác.” Bạch Hổ nói: “Đi cũng được, nhưng thần có một điều kiện”. Ngọc Đế hỏi: “Ngươi có điều kiện gì?” Bạch Hổ nói: “Hai lần trước tôi xuống đều rất đoản mệnh, đặc biệt là lần làm người họ Tiết, con trai còn chưa thấy đã chết mất rồi.” Ngọc Đế nghĩ rồi nói: “Được, ta chiều ý ngươi”. Thế là Bạch Hổ vui mừng phấn khởi vâng mệnh ra đi. Đố bạn biết Bạch Hổ hạ xuống nhân gian lần này là ai? Chính là công thần Quách Tử Nghi trung hưng Đại Đường, cuối cùng Quách Tử Nghi sống đến già, con cháu đầy nhà. Hai người đi rồi, Thái Bạch Kim Tinh vẫn còn chưa yên tâm. Ngọc Đế nói: “Ông cũng đi một chuyến đi”. Đây chính là Lý Thái Bạch. Tất nhiên câu chuyện này còn có các dị bản, ví dụ bản “Nguyệt Đường diễn nghĩa”, v.v.

Thực ra kể chuyện không phải là chủ yếu. Quan trọng là chúng ta phải giảng về quy luật Ngũ hành. Chúng ta biết rằng triều Đường theo Ngũ hành thuộc Thổ. Ngọc Đế gọi Thanh Long tới dạy bảo Lý Long Cơ. Vì sao để Thanh Long đi? Bởi vì Thanh Long theo phương vị Ngũ hành gọi là “tứ thú”, Thanh Long thuộc Đông phương, theo Ngũ hành là thuộc Mộc. Mộc khắc Thổ, do đó mới cho Thanh Long đi. Vậy thì tại sao theo sau lại là Bạch Hổ? Bạch Hổ cũng là “tứ thú”; Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ mà; Bạch Hổ là Tây phương, theo Ngũ hành thuộc Kim, Kim khắc Mộc, Bạch Hổ khắc Thanh Long.

Trên đây có thể nói là chuyện đùa hoặc diễn nghĩa. Sau đây chúng ta mới nói về lịch sử chân thật, tức “chính sử”. Chúng ta biết rằng triều Đường thực tế là mất vào tay Hoàng Sào. Hoàng Sào thuộc Mộc, Mộc mới có thể khắc Đường Thổ. Tuy nhiên Mộc của Hoàng Sào lại ẩn trong tổ {chữ “Sào” trong tiếng Hán có nghĩa là “tổ”}, không đủ mạnh. Bởi vì Mộc sợ Tây phương Kim, nên Hoàng Sào mới lạm sát 27 vạn người “Tây phương” đến từ Ả Rập, không khác gì “thảm sát tại Nam Kinh”. Chu Ôn nguyên là người của Hoàng Sào, sau đó quy thuận vương triều nhà Đường, cuối cùng tiêu diệt Hoàng Sào, do đó Chu Ôn mới là Kim khắc Hoàng Sào. Chu Ôn được vương triều nhà Đường vinh danh là trung thành hoàn toàn, nhưng Chu Ôn hai lòng, thiếu mất chữ “toàn”, lại là “Kim” của đao binh. Giữa chữ “Kim” (金) và chữ “toàn” (全) chỉ khác nhau mỗi hai dấu phẩy {tức “hai lòng”}. Chu Ôn là khác với Hoàng Sào. Ông ta không công khai đứng về phía đối lập với triều Đường, không thuộc Mộc, mà là người trong nội bộ triều Đường, từ Đường Thổ mà sinh ra, Thổ sinh Kim, bởi vậy Chu Ôn thuộc Kim. Chu Ôn khởi đầu thời kỳ Ngũ Đại, quân phiệt hỗn chiến, chiến loạn đều từ Kim mà sinh ra.

Tiếp theo chúng ta lại bàn về kết thúc thời Ngũ Đại. Tống thuộc Mộc, đây là ván đã đóng thuyền. Như vậy Tống Mộc đến như thế nào? Triệu Khuông Dận là soán đoạt từ người anh em kết nghĩa Sài Vinh, thuộc Thủy sinh Mộc. Do đó Hậu Chu của Sài Vinh là Thủy. Sài Vinh thuộc Thủy còn có mấy bằng chứng nữa. Thứ nhất, Sài Vinh thời trẻ từng làm thương gia; khi nói về triều Thương chúng ta chẳng đã giảng rồi, buôn bán làm ăn thuộc Thủy. Chẳng phải có một câu ca hay sao? Vay nhỏ là trâu, hát cầu Triệu Châu. Sài Vương đẩy xe qua một con rạch, chính là nói Sài Vinh buôn bán. Thứ hai, Hậu Chu của Sài Vinh là kết thúc của Ngũ Đại; Ngũ Đại là từ Hậu Lương của Chu Ôn truyền đến. Chu Ôn thuộc Kim, chỉnh thể Ngũ Đại thuộc Kim, thiên hạ đại loạn. Sau đó từ Ngũ Đại sinh ra Hậu Chu lại thuộc Thủy, tức Sài Vinh thuộc Thủy. Đây chính là ý nghĩa mấy câu “Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi, Sinh Hậu Chu, ứng với Thủy, Xe đẩy Sài Vương quá Triệu Châu”.

Dưới đây chúng ta lại giảng về triều Tống. “Tái sinh Đại Tống cũng là Mộc”, Tống thuộc Mộc. Nhưng Tống là Mộc của mái hiên, một mạch không lớn lên được. Do đó Tống luôn bị Liêu Kim và Tây Hạ uy hiếp, cuối cùng không thể không về Nam, đây chính là vận mệnh của triều Tống. Chúng ta biết rằng, Mộc chủ sinh phát, nhất định có tư tưởng phát sinh, và tất nhiên không xảy ra việc gì thuộc Thảo Mộc như Hoàng Sào năm xưa. Mấy trăm năm của Tống Mộc còn có thể phát sinh một số tư tưởng. Triều Tống là đỉnh điểm nhỏ trong tư tưởng Trung Quốc, nhưng đặc trưng tư tưởng triều Tống không phải là đổi mới, mà là tu chỉnh của tiền nhân. Triều Tống có tân Nho học là Trình Chu Lý học, có tân Đạo giáo là Toàn Chân giáo. Đây chính là ý nghĩa câu “Trình Chu Lý học có Toàn Chân”. Một đặc điểm khác của tư tưởng triều Tống chính là sau khi Đại Đường xác lập tư tưởng Phật giáo, tư tưởng tam giáo đều đã xác lập xong, thì bắt đầu dung hợp tam giáo. Tam giáo dung hợp kỳ thực là con người làm ra, không phải Thần Phật làm ra. Bởi vì Thần Phật đều biết tu luyện phải chuyên nhất và tính nghiêm túc của “bất nhị pháp môn”, do đó chỉ người học tri thức mới hợp nhất những thứ của tam giáo, gọi là “thông hiểu tri thức”. Tất nhiên xuất hiện của Toàn Chân giáo còn có bối cảnh từ thiên thượng, chúng ta sẽ phải giảng sau. Còn có một đặc điểm nữa, triều Tống khả năng là xã hội thương nghiệp phát đạt phi thường và hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Thu thuế của chính phủ trung ương triều Tống chủ yếu đến từ thương nghiệp chứ không phải nông nghiệp, đặc biệt là đến từ thuế quan nông nghiệp. Có người tính toán, GDP bình quân đầu người thời Bắc Tống đạt 2.300 đô-la/người, thế nhưng Trung Quốc năm 2003 mới đạt 1.100 đô-la/người. Gốm nổi tiếng thời Ngũ Đại đều là của triều Tống. Vì sao thương nghiệp triều Tống lại phát đạt như vậy? Từ quan hệ Ngũ hành, chúng ta có thể tìm thấy đáp án. Bởi vì Tống thuộc Mộc, Thủy sinh Mộc, Thủy chính là thương nghiệp, do đó thương nghiệp dưỡng Tống, nên triều Tống mới có nhiều tiền tiến công vương triều Kim, triều Tống “không thiếu tiền”.

Kim khắc Mộc, lại gây ra chiến loạn, đây chính là Liêu, Kim, Nguyên. “Liêu Kim Nguyên, binh lại khởi, Khắc được Đại Tống cành gỗ mục”. Liêu, Kim, Nguyên, ba triều này theo Ngũ hành đều thuộc Kim, đều là khắc Tống Mộc, thậm chí vương triều Kim còn trực tiếp gọi là “Kim”. Ngoài ra chúng ta thấy rằng, đúng là Trời muốn triều đại nào vong thì nó tất vong! Hơn nữa trong đó còn có nhân quả báo ứng. Triều Tống bắt đầu từ Triệu Khuông Dận gây binh biến ở Trần Kiều mà được khoác hoàng bào, đoạt giang sơn từ Sài Tông Huấn mới chỉ 7 tuổi được vốn Sài Vinh phó thác, do đó khi Nguyên diệt Tống, Thừa tướng Lục Tú Phu của triều Tống đành vác tiểu Hoàng Đế 9 tuổi Triệu Bính nhảy xuống biển tuẫn tiết. Quả là báo ứng không sai, đúng là được trẻ con thì mất trẻ con; đây là trẻ con đại biểu Tống Mộc, vĩnh viễn không thể lớn lên được.

Diệt Kim tất là Hỏa, Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng phản Nguyên tuy đều không thành, nhưng họ đã ủng hộ Tiểu Minh Vương. Trương Sĩ Thành có tiền, tiền lắm khí thô, như vậy hữu dụng chỗ nào? Tư bản theo Ngũ hành là thuộc Kim, điều này sẽ nói sau, điều này với Ngũ hành triều Nguyên là giống nhau. Trần Hữu Lượng đã châm lửa, lên tiếng, nhưng còn chưa đủ, nên bị Chu Nguyên Chương đánh bại. Tiểu Minh Vương thì sao? Tiểu mà, tất nhiên không được. Chu Nguyên Chương thì được. “Chu” là có ý màu “đỏ”, “đỏ” chính là lửa, lửa đỏ mà. Chu Nguyên Chương vẫn còn hiềm nghi, nên mới đổi thành “Đại Minh”. Sau đó Đại Minh thắng lợi, Nguyên Thuận Đế bỏ chạy, chạy đến Mạc Bắc, đến nơi Hỏa không vượng, trời không nóng nữa. Ngoài ra, lịch sử Trung Quốc phần lớn đều là Bắc triều thắng Nam triều, rất ít Nam triều thắng Bắc triều, từ Hoàng Đế trở đi là đã như vậy. Tuy nhiên lần thắng lợi này của Chu Nguyên Chương, là Nam phạt Bắc thắng lợi, từ Nam Kinh tới Bắc Kinh, bởi vì đức Hỏa tại phương Nam.

Tiếp đến nói về mặt tư tưởng, triều Minh xuất hiện “tâm học” của Vương Dương Minh, khác biệt với Lý học Trình Chu triều Tống. Triết học Dương Minh thời bấy giờ ảnh hưởng rất lớn tại hải ngoại, đặc biệt là tại Nhật Bản, do đó chúng ta phải nói mấy câu. Dương Minh thuộc Hỏa, do đó vượng vào triều Minh. “Tâm học” của Vương Dương Minh là truyền thừa hương hỏa từ “Lý học” Trình Chu, do đó cũng hợp với tên gọi là “Tống Minh Lý học”. Điều này với Đông Hán Mộc tiếp Tây Hán Hỏa là bất đồng, loại truyền thừa này là quan hệ xuất sinh, Mộc sinh Hỏa; còn “Lý học” Trình Chu thời Tống Mộc sinh ra “tâm học” Dương Minh, là loại quan hệ trùng sinh. Đây chính là ý nghĩa hai câu “Chu Hồng Hỏa khởi xua Thát Lỗ, Dương Minh tiếp tục Trình Chu Hỏa”. Còn có một điểm, đó là “tâm học” Vương Dương Minh kỳ thực rất giống tư tưởng thiền tông của Phật giáo, như Vương Dương Minh giảng “tâm chính là lý, lý chính là tâm”, so với “sắc tức là không, không tức là sắc” là rất tương tự. “Tâm ngoại vô lý” và “Bản lai vô nhất vật” cũng rất tương tự, tuy nhiên Vương Dương Minh gọi “tâm pháp” là tân Nho học, lại đem “vạn vật đều có Phật tính” chuyển thành “người người đều có thể là Trọng Ni {Khổng Tử}”. Vì sao vậy? Thực ra khi nói về “độc tôn Nho thuật” của Đổng Trọng Thư, chúng ta đã bàn qua rồi, Nho gia là đức Hỏa, Nho gia thuộc Hỏa, do đó Vương Dương Minh gọi là “tân Nho học”.

Tiếp theo là hai câu “Bát kỳ Hậu Kim cải sang Thanh, Cuồn cuồn hồng thủy Minh Hỏa diệt”, nói về Thanh diệt Minh, có một số ý nghĩa. Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh tại phương Bắc, phương Bắc thuộc Thủy, tự nhiên có thể khắc Hỏa ở phương Nam. Tuy nhiên Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người Nữ Chân, mấy trăm năm trước người Nữ Chân đã từng qua Trung Nguyên, chính là vương triều “Kim”, do đó Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới gọi chính quyền của ông là “Hậu Kim” để phân biệt. Thế nhưng Kim đâu khắc được Hỏa, vậy làm sao thắng đây? Có thể Nỗ Nhĩ Cáp Xích không hiểu nhiều lắm về văn hóa Hán và học thuyết Ngũ hành, nên không để ý lắm. Cũng có thể Phạm Văn Trình đã tìm ông để nói qua.

Truyền tới Hoàng Thái Cực. Hoàng Thái Cực đối với văn hóa Hán có thể hiểu biết rất sâu. Hoàng Thái Cực còn nói: “Chúng ta là Kim, triều Minh là Hỏa, Kim làm sao khắc Hỏa đây?” Do đó sau khi lên ngôi, việc đầu tiên Hoàng Thái Cực làm là cải quốc hiệu thành “Đại Thanh”, “Thanh” có mấy tầng hàm nghĩa. Thứ nhất, Thanh theo Ngũ hành là thuộc Thủy, Thủy mới khắc Hỏa; thứ hai, “Thanh” (清) ở trên là chữ “chủ” (主), ở dưới là chữ “nguyệt” (月). Nguyệt đại biểu triều Minh, “nhật nguyệt” (日月) tạo thành chữ “Minh” (明) mà. Ý nghĩa của chữ “chủ” (主) chính là trở thành chủ nhân của “Minh”, ngồi tít trên cao, đây mới là dụng ý chân chính của “Đại Thanh”. Ngoài ra, theo tập quán xưng hô “Mãn Thanh” của Trung Hoa thì chữ “Mãn” (满) cũng có bộ Thủy (氵), người Mãn không tự xưng là người Nữ Chân. Chúng ta biết rằng trong lịch sử, tên rất nhiều người Hán từng giúp triều Thanh đều có bộ Thủy, ví dụ chữ “Phạm” (范) trong Phạm Văn Trình, chữ “Hồng” (洪) trong Hồng Thừa Trù, chữ “Phiên” (藩) trong Tăng Quốc Phiên, chữ “Động” (洞) trong Trương Chi Động, chữ “Hồng” (鸿) trong Lý Hồng Chương, v.v. Tất nhiên độc giả cũng có thể nói ra Hồng Tú Toàn và Lê Nguyên Hồng, tôi cũng chưa nhìn ra ý nghĩa sở tại là gì. Nhưng chúng ta ít nhất cũng có thể nhìn ra Hồng Tú Toàn chọn khởi sự tại “Kim Điền” là muốn lấy Điền Thổ, Thổ khắc Thủy mà; tuy nhiên tín tức rất hỗn loạn, vừa có Thủy, vừa có Kim, lại có Thổ. Điều này thuyết minh Hồng Tú Toàn không rõ ràng về lý Ngũ hành, không giống Hoàng Thái Cực rất minh xác, do đó Hồng Tú Toàn mới bị đánh bại. Ngoài ra nói thêm một câu, Mãn Thanh lúc nhập quan là Hoàng Đế Thuận Trị, chữ “Trị” (治) cũng có Thủy, hơn nữa còn “thuận” theo Thủy, liệu có thể là ngẫu nhiên không?

Tiếp theo, khắc Thủy “Mãn Thanh” nhất định là Thổ. Đây chính là chế độ Cộng Hòa. Dân Quốc chính là giảng Ngũ tộc Cộng Hòa, dùng Thổ ngũ sắc để đại biểu. Đây chính là ý câu “Cộng Hòa Ngũ Thổ lại cản Thủy”. Kỳ thực vô luận là “Trung Sơn” hay “Giới Thạch” thì đều có ý Thổ, “trung chính” cũng là ý Thổ, Thổ tại trung vị. “Tiếc là lại gặp Phù Tang Mộc”, chính là nói Dân Quốc gặp phải xâm lược của Đế quốc Nhật Bản, làm suy yếu quốc lực. Nhật Bản còn gọi là Phù Tang, Phù Tang là một loại cây, do đó Nhật Bản thuộc Mộc; Mộc chủ phương Đông, chính là Nhật Bản, vậy Nhật Bản là Mộc. Mộc khắc Thổ. Thực ra Nhật Bản đã sớm có dã tâm nhòm ngó Trung Nguyên, tuy nhiên theo Ngũ hành thì không được. Lần thứ nhất tuy gặp triều Đường thuộc Thổ, nhưng Nhật Bản còn là học sinh, hoàn toàn bất lực, không có bản sự ấy. Tiếp đến là Tống, Nguyên, Minh, Thanh, theo Ngũ hành đều không khắc được, thời gian chưa tới, cơ hội chưa đến. Ngoài ra, vì sao triết học Dương Minh lại rất có ảnh hưởng tại Nhật Bản? Bởi vì Nhật Bản thuộc Mộc, Dương Minh thuộc Hỏa mà. Mộc vượng Hỏa!

“Cộng Công hồng thủy ngập Trung Hoa” chính là nói về Trung Cộng. Trung Cộng theo Ngũ hành thuộc Thủy. Chẳng phải nào là “Trạch Đông”, “Quốc Đào”, Trạch Dân”, “Cẩm Đào” hay sao? “Trạch” (泽), “Đào” (涛) đều có bộ Thủy (氵)! Đều là đại hồng thủy, nhấn chìm nhân dân. Điều đáng chú ý là, Thủy sinh Mộc, do đó Trung Cộng có thể thật lòng kháng Nhật không? Lén lút câu kết với Nhật Bản, đảo loạn Dân Quốc đúng là có thật.

Ngoài ra chúng ta biết rằng, Kim ngoại trừ đại biểu cho đao binh ra còn đại biểu tư bản, các cường quốc phương Tây đều thuộc Kim. Theo mệnh lý học, làm ngân hàng, tài chính, kinh doanh, bất động sản đều thuộc Kim trong Ngũ hành. Đảng cộng sản có mấy người làm ra chủ nghĩa này nọ chứ không tạo hồng thủy, như Lưu Thiếu Kỳ, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình. Họ trên thực tế đều làm mấy điểm theo chủ nghĩa tư bản, làm kinh tế thị trường. Tuy nhiên họ không phải là thật lòng muốn làm kinh tế thị trường, làm chủ nghĩa tư bản. Họ là Kim sinh Thủy, là vì để cung dưỡng Thủy của đảng cộng sản, nhằm cứu vãn thống trị của đảng cộng sản. Nhưng từ tên của họ mà xét, cho dù là đao sắc trong chữ “Lưu” (刘) của Lưu Thiếu Kỳ, hay đao nhỏ của Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, thì đều là tiểu đao, không thể là Kim thật sự.

Ngoài ra còn cần nói rõ một điểm. Kim sinh Thủy. Cũng chính là nói các nước tư bản chủ nghĩa nếu dùng phương thức kinh tế hay hình thái ý thức nào đó để cải biến độc tài thống trị của đảng cộng sản thì căn bản là không được. Kinh tế tư bản chủ nghĩa chỉ có thể tẩm bổ thống trị của đảng cộng sản, chứ không thể cải biến nó. Thủy này của đảng cộng sản với Thủy của vương triều nhà Thanh là rất giống nhau, đều là thông qua phương thức của Kim để xâm nhập, đều thông qua cải lương (Mãn Thanh) hoặc cải cách (Trung Cộng) để tồn tại. Do vậy chỉ có thông qua Thổ khắc Thủy, thông qua Thổ ngũ sắc thì mới có thể khôi phục Trung Nguyên. Đây chính là ý nghĩa câu “Đợi đến Ngũ Thổ lại cản Thủy”. Hai câu cuối cùng là “Thiên triều thịnh thế tại nhân gian, Trung Hoa hồi quy Trung Nguyên Thổ”. Đây chính là nội dung chủ yếu phương pháp lịch sử Thiên thời Ngũ hành của tôi.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/67185

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-4.html/feed0
Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (3)https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-3.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-3.html#respondFri, 14 Oct 2011 16:57:53 +0000http://chanhkien.org/?p=13399Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org] 2. Phê phán lịch sử quan duy vật của Marx Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc cực kỳ coi trọng lịch sử. Chúng ta có “Sử ký” huy hoàng của Tư Mã Thiên, có “Tư trị thông giám” mênh mông của Tư Mã Quang, có 24 bộ sử […]

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

2. Phê phán lịch sử quan duy vật của Marx

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc cực kỳ coi trọng lịch sử. Chúng ta có “Sử ký” huy hoàng của Tư Mã Thiên, có “Tư trị thông giám” mênh mông của Tư Mã Quang, có 24 bộ sử là chứng kiến sự tồn tại của dân tộc Trung Hoa. Thế nhưng trong đầu những người Trung Quốc hiện nay lại chứa đầy cái gọi là ‘lịch sử quan 5 giai đoạn’ của Karl Marx. Nào là xã hội nguyên thủy, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sau đó còn thêm vào ‘xã hội xã hội chủ nghĩa’, rồi lại thêm ‘giai đoạn đầu’. Cho dù có người không ngừng thêm vào, thì vẫn khiến người ta cảm thấy bị bó hẹp trong cái khung lịch sử quan cố hữu, tưởng rằng lịch sử Trung Quốc đúng là như vậy, không hề cảm thấy nghi ngờ hệ thống lịch sử của Karl Marx. Các học giả Trung Quốc còn tranh luận về phân đoạn thời gian giữa xã hội nô lệ và xã hội phong kiến, có người nói nào là lấy mốc theo Tây Chu, rồi Tần Hán, Ngụy Tấn, v.v. Lại còn lấy năm 1840 làm điểm khởi đầu Trung Quốc cận đại. Tuy nhiên tranh luận tới tranh luận lui thì vẫn không ai dám nói Marx là sai, cũng như việc Marx có con riêng như được kể bởi Engels, hay việc Marx là giáo đồ giáo phái Sa-tăng phản Cơ Đốc.

Nếu như nói triết học Marx chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hegel, thì lịch sử quan của Marx lại bắt nguồn từ chủ nghĩa Darwin, cho dù là “Nguồn gốc các loài” hay “Tuyên ngôn đảng cộng sản” thì cũng vậy. Ở đây cũng thuận tiện nói thêm rằng, trước đây có người từng tuyên bố cái gì là “phép duy vật biện chứng của hai mặt đối lập là nhất trí với tư tưởng của Lão Tử”, lẫn lộn tư tưởng triết học Đông-Tây; e rằng người này còn chưa từng đọc qua “Đạo Đức Kinh”. Trên thực tế, tư tưởng Tây phương là nhị phân pháp, là nhị nguyên luận, cũng chính là của Thượng Đế trở về với Thượng Đế, của Caesar trả lại cho Caesar. Còn tư tưởng Trung Quốc là ‘Thiên nhân hợp nhất’, là ‘hợp’ chứ không phải là ‘phân’. Nếu như nói phải phân ra, thì tư tưởng Trung Quốc là ‘nhị nguyên tam yếu tố’. Lão Tử giảng, “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, chứ không phải là “nhị sinh vạn vật”. Nhất là Thiên, nhị là Địa, tam là nhân. Đây chính là ‘tam tài’ mà người Trung Quốc giảng, người ở đây là ‘tam’. Điều này đã tiết lộ một số tín tức của Thần: trước có người, sau sinh vạn vật, vạn vật vì người mà sinh ra. Điều này cũng giống với điều mà Cơ Đốc giáo giảng là quá trình Thượng Đế tạo ra con người. Kỳ thực không chỉ có ‘tam’ của Lão Tử, còn có Hậu thiên Bát quái phương vị của Văn Vương, còn có Thập Dực chú giải “Chu Dịch” của Khổng Tử, đều là giảng về lý chuyển hoán từ tự nhiên tiên thiên sang nhân luân hậu thiên. Mà Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa và tư tưởng Trung Dung đều có quan hệ với nhân lý. Nếu như có cơ hội, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận trong các loạt bài “Vị lai Bát quái phương vị” và “Dĩ Thổ vi quý”.

Giờ chúng ta sẽ phân tích một chút luận thuật liên quan mà tôi đã trình bày trong loạt bài “Tiết lộ lực lượng của Thiện—Từ lý luận kết cấu xua tan đến thí nghiệm về tinh thể nước” và “Tiết lộ lực lượng của Thiện—Bàn về mô hình doanh nghiệp thành công”. Lịch sử quan 5 giai đoạn của Marx là một lịch sử quan tuyến tính được đơn giản hóa, mà tư duy tuyến tính hoặc mô hình vũ trụ cơ giới là bắt nguồn từ thời Newton. Newton đã đưa ra rất nhiều giả thiết cơ giới luận và giả thiết số học, ví dụ giả thiết về tính đối xứng của thời gian và tính phong bế của hệ thống, giả thiết về tính khả phân và hoàn nguyên của vật chất, v.v. Rất rõ ràng, Darwin là một người vượt ranh giới giả thiết vũ trụ luận của Newton. Ông ta là người vượt ranh giới, nhưng không giống như Einstein là người vượt ra khỏi thực sự. Bởi vì người vượt ra khỏi thường là đứng từ góc độ quan sát hoặc suy xét mới, lập ra hệ thống lý luận mới, cũng như định nghĩa lại về điều kiện giới hạn. Darwin là một người vượt ranh giới, nhưng lại phạm quy. Ông ta nhìn thấy thành công cực đại của cơ giới luận trong thời đại cách mạng công nghiệp, do đó đã vội vàng đem cơ giới luận của Newton áp dụng vào giới sinh vật, tức vượt ranh giới giả thiết cơ giới luận và điều kiện giới hạn mà Newton định nghĩa. Ví dụ điều kiện về tính đối xứng của thời gian, bởi vì cái gọi là “tiến hóa sinh vật” có thời gian mang tính đơn hướng, thế mới có cái gọi là “tiến hóa và phát triển” chứ. Lại như điều kiện về tính phong bế của hệ thống, Darwin mặc định coi hệ thống sinh tồn chỉ có một lựa chọn là “cạnh tranh”. Còn có một ví dụ khác mà tôi thường đưa ra, đó là nếu chiểu theo phép tích phân của Newton—tức theo nguyên tắc khả phân, hoàn nguyên và đối xứng trong cơ giới luận—mà đem áp dụng vào giới sinh vật, nếu một cái đầu heo được coi là một con heo hoàn chỉnh, rồi lại chia ra vô số phần, thì đó còn là con heo nữa không? Hoàn toàn không phải. Nó sẽ chết mất, sẽ mất đi thuộc tính của sinh mệnh. Đây chính là vấn đề lớn xuất khi áp dụng mô hình cơ giới luận vào giới sinh vật, nó đi ngược lại phép tắc sinh mệnh. Cũng là nói rằng hệ thống cơ giới và hệ thống sinh mệnh hoàn toàn không phải là cùng một loại hệ thống. Nếu có hứng thú, xin các bạn thử đọc qua cuốn “Giải thể văn hóa đảng”; ở đó có phê phán tường tận đối với thuyết tiến hóa, tôi chẳng qua chỉ là bổ sung mấy điểm mà thôi. Tôi còn bổ sung thêm hai câu nữa, đó là thuyết tiến hóa đã sớm phá sản trong phân tử sinh vật học rồi, bởi vì phân tử sinh vật học phát hiện ra rằng sự khác biệt của các vật chủng nằm tại kết cấu gien của chúng chứ không phải bề ngoài. Ví dụ chó ngao Tây Tạng và chó Bắc Kinh khác nhau rất nhiều, nhưng chúng đều được gọi là chó! Bạn không thể gọi chó ngao Tây Tạng là sư tử được! Lại như tại Mỹ quốc, có người da trắng, da vàng, da đen, nhưng họ đều là người Mỹ cả. Bạn không thể lấy tướng mạo để phán đoán quốc tịch được.

Chúng ta lại tiếp tục phân tích, nếu nói Darwin là một người vượt ranh giới, một học sinh áp dụng không đúng cách nguyên lý vũ trụ luận của Newton, tựa như một học sinh làm bài vật lý mà nhầm nguyên lý và sai công thức, thì những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội vượt ranh giới sau đó, họ còn nhầm lẫn hơn nữa là áp dụng nhận thức sai lầm của Darwin vào xã hội nhân loại. Từ đó mới có Karl Marx và lịch sử quan 5 giai đoạn của ông ta. Nó chẳng qua chỉ là một sản vật của chủ nghĩa Darwin xã hội, đem lịch sử nhân loại đơn giản hóa và miêu tả thành quy luật tuyến tính; nó cùng lắm cũng chỉ bắt chước mô hình vũ trụ luận tuyến tính của Newton thôi, đem lịch sử xã hội nhân loại coi như một phương trình tuyến tính.

Sau khi phân tích nguồn gốc tư tưởng của lịch sử quan Marx, chúng ta lại xem cơ sở sự thật lịch sử của lịch sử quan Marx. Marx lúc đầu là một tín đồ Cơ Đốc giáo, do đó hiểu khá rõ về “Thánh Kinh” và thần thoại La Mã; tuy nhiên phạm vi tri thức và tầm nhìn của ông ta chỉ cuộc hạn trong lịch sử Châu Âu, e rằng chẳng biết gì mấy về Trung Quốc.

Marx đã quan sát lịch sử Châu Âu cổ đại (mà Marx gọi là ‘xã hội nô lệ’), thường là chế độ cộng hòa, ví như thành bang Hy Lạp hay La Mã trước thời Caesar, còn La Mã sau thời Caesar thì là một hình thức đế quốc. Nhưng sau khi tiến nhập vào thời Trung Cổ (Marx gọi là ‘xã hội phong kiến’), thời đại đế quốc lớn Châu Âu đã kết thúc rồi, tan rã rồi, Châu Âu lại trở về một loại thời đại giống như thành bang. Tuy nhiên đây không phải là chế độ cộng hòa thành bang theo kiểu Hy Lạp cổ đại, mà là một loại thời đại tiểu vương quyền, trong đó dưới quốc vương còn có công hầu bá tước. Các công tước, bá tước, nam tước này đều có quyền thu thuế và binh quyền bên trong các lãnh địa, như kỵ sĩ Trung Cổ và võ sĩ Nhật Bản vậy. Loại chế độ phong kiến với đại vương, tiểu vương, thậm chí tiểu tiểu vương này, là có đất phong, tức họ có quyền làm chủ và ra lệnh trên mảnh đất phong ấy, đây mới là bản chất của chế độ phong kiến. Bản chất của chế độ phong kiến là phân quyền, chứ không phải là tập quyền. Tuy nhiên rất nhiều người Trung Quốc không rõ, cứ nói “phản phong kiến”, thường chụp lên cái mũ “phong kiến”, mà chẳng mấy người biết được hàm nghĩa chân thật là gì.

Quá trình lịch sử Trung Quốc so với Châu Âu là khác biệt rất lớn; Trung Quốc là chế độ triều đại, còn Châu Âu là chế độ vương quốc. Marx thấy lịch sử Châu Âu từ thời đại đế quốc lớn La Mã cổ đại tiến vào thời đại vương quốc nhỏ Châu Âu thời Trung Cổ. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, là từ thời đại tiểu tiểu vương của Tây Chu tiến vào thời đại đế quốc lớn thời Tần Hán. Tất nhiên chúng ta không quá khắt khe yêu cầu Marx phải hiểu rõ về lịch sử Trung Quốc. Điều đáng cười là những người cho rằng lý luận của Marx “đúng với mọi nơi” là những người có dụng tâm. Ví dụ những người trong giới sử học từng tranh luận xem nên phân đoạn “xã hội phong kiến Trung Quốc” như thế nào, nào là từ Tây Chu, Tần Hán, Ngụy Tấn, v.v. Thực ra theo tiêu chuẩn của cái gọi là ‘xã hội phong kiến’ của Marx, chỉ có ba triều Hạ, Thương, Chu trước Tần Hán ở Trung Quốc mới phù hợp với tiêu chuẩn chế độ phong kiến, bởi vì đây là thời đại có đại vương tiểu vương, Trung Quốc gọi là ‘chế độ chư hầu’. Nghe nói vào triều Thương, Trung Quốc có trên 100 nước chư hầu, thời Tây Chu có 800, đến Chiến Quốc thất hùng tranh bá còn khoảng 200.

Giới sử học Trung Quốc tranh luận tới tranh luận lui, cuối cùng nói triều Tần là khởi đầu xã hội phong kiến Trung Quốc. Điều hoang đường nằm ở đâu? Khẩu hiệu quản lý quốc gia của nước Tần khi thống nhất lục quốc chính là: phản phong kiến, chế quận huyện. Nhà Tần là chế độ quận huyện trung ương tập quyền, họ chính là phản đối chế độ phong kiến của thời đại Thiên Tử nhà Chu; vậy mà các học giả ngày nay lại coi triều Tần là khởi đầu của xã hội phong kiến Trung Quốc. Nếu như Tần Thủy Hoàng ở dưới mồ nghe thấy câu này, không biết ông sẽ nghĩ gì nữa. Mục tiêu và thành quả phấn đấu cả đời của ông—phản phong kiến, thống nhất lục quốc—lại bị người đời sau nói thành khởi đầu chế độ phong kiến. Ông nhất định sẽ dở khóc dở cười. Chúng ta biết rằng sau khi Hạng Vũ diệt Tần, ông đã khôi phục lại chế độ chư hầu. Nhà Hán thời Lưu Bang là quận huyện chế và chư hầu chế đồng thời tồn tại, nhưng quy định không phải họ Lưu thì không được phong vương. Sau loạn bảy nước, chế độ chư hầu dần dần suy bại, dần dần bị thay thế bởi chế độ quận huyện thống nhất tập quyền; vương công bá hầu mà người đời sau giữ lại chẳng qua chỉ là hư danh mà thôi, như Hán Thọ đình hầu Quan Vũ chẳng hạn,… Cho dù triều Minh cũng có vương như vậy, nhưng thực ra chỉ có quyền ăn bổng lộc mà không có quyền cai trị thực sự, cai trị đều là quan viên do trung ương bổ nhiệm.

Còn có một điều khiến người ta dở khóc dở cười, đó là bản chất chế độ phong kiến là phân quyền, thế nhưng kể từ triều Tần trở đi, Trung Quốc là một hình thức tập quyền trung ương. Phân quyền và tập quyền là đối lập, tức chế độ phong kiến và chế độ trung ương là đối lập. Vậy mà các trí thức Trung Quốc lại coi lịch sử 2.000 năm từ triều Tần tới nay là “quốc gia thống nhất chế độ phong kiến”, mà không biết rằng “thống nhất” và “phong kiến” là không thể hợp nhất. Nói thời đại đế quốc thống nhất hoặc thời đại nông nghiệp còn có thể lý giải được, chứ “thống nhất” và “phong kiến” không thể cùng một chỗ, cũng như “dân chủ” và “chuyên chính” vậy. Mọi người đều cảm thấy kỳ quái, nhưng đã thành tập quán lâu rồi, không phân biệt được rõ nữa.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/67184

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-3.html/feed0
Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2)https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-2.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-2.html#respondThu, 13 Oct 2011 16:59:15 +0000http://chanhkien.org/?p=13394Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org] 1. Nguyên do Trong lần tham gia một hội nghị học thuật cỡ lớn gần đây, tôi đã nghe một vị diễn giảng nói về suy ngẫm cuộc sống của ông trong 2 năm qua, đặc biệt đề cập đến mấy thế kỷ gần đây, khi dân số nhân loại […]

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

1. Nguyên do

Trong lần tham gia một hội nghị học thuật cỡ lớn gần đây, tôi đã nghe một vị diễn giảng nói về suy ngẫm cuộc sống của ông trong 2 năm qua, đặc biệt đề cập đến mấy thế kỷ gần đây, khi dân số nhân loại từ 1 tỷ tăng lên 6 tỷ người. Tương đối mà nói, dân số nhân loại để đạt đến mức ấy lẽ ra phải mất cả chục ngàn năm. Ông còn dùng biểu đồ để thể hiện đường tăng trưởng dân số nhân loại, trông dốc dựng đứng, khiến người ta kinh tâm. Mọi người đều tự hỏi liệu địa cầu có thể tiếp tục nuôi sống nhân loại như thế này không? Nhân loại đã đi quá xa rồi chăng? Có người nói trong 30 năm qua, Trung Quốc đã sáng tạo ra của cải trong cả 3.000 năm, cũng như năm xưa Friedrich Engels nói 200 năm cách mạng công nghiệp đã sáng tạo ra của cải bằng cả 2.000 năm trước vậy. Tuy nhiên nếu chúng ta đổi góc độ để suy ngẫm, thì cái gọi là “200 năm sáng tạo ra của cải bằng cả 2.000 năm”, hoặc “trong 30 năm Trung Quốc đã sáng tạo ra của cải ra trong cả 3.000 năm”, thì chẳng phải cũng là nói rằng trong 200 năm qua, nhân loại đã tiêu phí tài nguyên của địa cầu bằng cả 2.000 năm, hoặc trong 30 năm người Trung Quốc đã tiêu phí tài nguyên lẽ ra dùng trong 3.000 năm? Chẳng phải vậy hay sao? Vậy thì rốt cuộc đây là công trạng hay tội ác đây? Quan niệm đúng-sai của nhân loại dường như đảo lộn cả rồi, tốt-xấu đều không phân biệt rõ được nữa rồi! Tất nhiên tài nguyên của địa cầu không phải là vô hạn, nó không thể cung dưỡng nhân loại một cách vô hạn độ. Kỳ thực ngay từ năm 1972, Câu lạc bộ La Mã (Club of Rome) đã đưa ra cảnh cáo đối với nhân loại—tức “Giới hạn của tăng trưởng” (The Limits to Growth) nổi tiếng. Thực ra xét về bản chất, tôi cho rằng cái gọi là “thuyết sáng tạo của cải” hoàn toàn là đứng từ góc độ ích kỷ lấy nhân loại làm trung tâm, còn “thuyết hoang phí tài nguyên” là đứng từ góc độ hài hòa giữa con người và tự nhiên, từ góc độ “Thiên nhân hợp nhất”, cũng là từ cơ điểm có trách nhiệm với địa cầu và vũ trụ. Vị diễn giảng này sau đó hỏi mọi người: Nếu cứ tiếp tục như vậy thì liệu nhân loại có thể tồn tại được 30 năm nữa hay không?!

Trên thực tế, hậu quả xấu do mô hình tăng trưởng lãng phí tài nguyên của nhân loại gây nên đều bắt nguồn từ “quan điểm phát triển”, thực ra nó là sai lầm trong tìm kiếm giá trị của nhân loại. “Quan điểm phát triển” và “quan điểm hài hòa” hay “quan điểm cân bằng” là hoàn toàn đối lập, nhưng không hiểu sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đem “phát triển” và “hài hòa” nhập lại làm một, tựa như đánh đồng giữa cái “mâu” {giáo} và cái “thuẫn” {khiên}, giữa “dân chủ” và “chuyên chính”, giữa “độc tài” và “thị trường”, giữa “nổi dậy” và “hòa bình” vậy, đúng là “hài hòa” quá. Kỳ thực “quan điểm phát triển” về bản chất là ích kỷ, là không có trách nhiệm với người khác. Trong điều kiện tài nguyên hữu hạn, nó là một hình thức tước đoạt.

Trọng tâm của loạt bài này không phải chứng minh rằng “quan điểm phát triển” là sai, mà nó chỉ trình bày quan điểm lịch sử của tôi, tất nhiên rất có quan hệ với “quan điểm phát triển”. Nguyên do tôi viết loạt bài này là bởi vị diễn giảng kia đã trình bày một phát hiện quan trọng—lịch sử nhân loại “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Đây là một luận đề khiến người ta chấn động. Kỳ thực Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược chính là bởi đã phát hiện ra vấn đề này: nhân loại càng “phát triển” càng thụt lùi. Lúc nãy chúng ta vừa mới đề cập đến vấn đề “Giới hạn của tăng trưởng”, cũng chính là vấn đề “điểm kết thúc”; Cơ Đốc giáo giảng “Thẩm phán Tối hậu” {phán xét cuối cùng—Last Judgment} thực ra cũng là vấn đề “điểm kết thúc” này. Còn “khởi điểm đã là đỉnh điểm”, thì thực ra từ 2.500 năm trước, Trung Quốc đã xuất hiện các nhà tư tưởng vĩ đại: nhà giáo dục Khổng Tử, còn có Lão Tử và kiệt tác muôn đời “Đạo Đức Kinh” của ông, cùng Tôn Tử với 13 thiên “Binh pháp Tôn Tử” bất hủ. Ở Ấn Độ cổ xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và tư tưởng Phật gia, tại Hy Lạp cổ thời kỳ cuối xuất hiện Socrates, Plato và Aristotle. Những người này đã đặt định tư tưởng và văn hóa nhân loại ở cả Đông và Tây phương, có thể nói là con người mấy nghìn năm sau đều chỉ theo bóng họ mà thôi, kể cả nhân loại hiện đại với công nghệ hạt nhân và máy tính thực hiện hàng tỷ phép tính trong một giây. Chưa nói là vượt qua, e rằng sinh viên hoặc cái gọi là “nghiên cứu” chắc gì đã minh bạch một, hay hai điều tinh túy trong đó. Tuy trong nền giáo dục hiện nay, việc trích dẫn câu nói của các bậc hiền triết xưa đã trở thành mốt thời thượng, nhưng chân chính lý giải tư tưởng trong ấy thì e rằng không có nhiều. Vậy thì nhân loại rốt cuộc đã tiến bộ hay thụt lùi đây? Đây mới là vấn đề cần suy ngẫm sâu sắc. Nếu chỉ từ bề mặt mà xét thì thấy tri thức của nhân loại nay đồ sộ hơn, nhưng sự tự tin của các tri thức ấy thì lại là thách thức lớn. Nếu người ta cứ nói rằng “Nữ Oa vá trời” hay “Phong Thần diễn nghĩa” là thần thoại do người xưa ngu muội nghĩ ra, thì thử nhìn các tác phẩm điện ảnh “Avatar”, “2012”, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” hôm nay xem, chẳng lẽ thần thoại chỉ là thần thoại hay sao? Lẽ nào “Avatar”, “2012”, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” đều là do đạo diễn tự biên xuất ra? Hay còn có vấn đề thâm sâu hơn ở bên trong? Lẽ nào lịch sử soạn nhạc của nhân loại chỉ là con người tự nghĩ ra hay sao? Hoặc là, có lẽ nào lịch sử nhân loại chỉ là do con người tự tính toán mà nên? Kinh tế học chẳng phải giảng về “bàn tay vô hình” hay sao! Kỳ thực đứng tại cơ điểm vô thần luận thì rất nhiều vấn đề không sao giải thích cho thấu. Từ bề mặt mà nhìn, tư tưởng và trí tuệ nhân loại là thụt lùi chứ không phải tiến bộ, đây chính là ý nghĩa câu nói “khởi điểm đã là đỉnh điểm”.

Vậy thì vì sao “khởi điểm đã là đỉnh điểm”? Lịch sử nhân loại lẽ nào có “bàn tay vô hình” ở đằng sau? Đây chính là vấn đề trọng tâm mà loạt bài này phải thảo luận, cũng là vấn đề mà tôi đã nhiều lần trao đổi với những người có tâm huyết, vấn đề mà có lẽ mấy ngày nữa sẽ có người hỏi tôi, thực ra tôi cũng sẵn sàng chia sẻ cùng độc giả. Tôi khẳng định rằng nhận thức và giải thích lịch sử của “hữu thần luận” và “vô thần luận” là khác nhau. Chính là bởi vì không tin Thần, nên Thần mới lưu lại rất ít tín tức cho nhân loại. Trong mấy nghìn năm qua, các tín tức mà Thần lưu lại đã thất lạc hoặc bị người ta thêm thắt, nên hiện tại chúng ta muốn hiểu rõ tín tức của Thần là rất khó khăn, nhất là đối với những người Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng của thuyết vô thần. Tuy nhiên không phải là không có biện pháp, quan trọng nhất là thế giới quan của chúng ta ra làm sao. Nếu chúng ta không tin là có Thần, thì chúng ta nhất định sẽ không nhìn thấy Thần, cũng như điều Lão Tử giảng là “hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo” vậy {kẻ hạ sĩ mà nghe Đạo thì phá lên cười, nếu không cười thì đó không phải là Đạo}. Trung Quốc chẳng phải cũng có một câu thành ngữ hay sao? Gọi là “Thần bí khôn lường”. Hay là Thần đã cố tình bịt mắt con người, khiến họ không cách nào dùng thủ đoạn vật chất kỹ thuật để khám phá ra sự tồn tại của Thần? Trên thực tế muốn nhìn thấy Thần thì chỉ có nhân tâm chứ không phải thủ đoạn khoa học kỹ thuật. Cho dù bạn có tàu con thoi hay là hỏa tiễn lên mặt trăng, thì bởi Thần và người không ở cùng một không gian, nên cũng tìm không thấy Thần, tựa như ở hai nhà lầu khác nhau vậy. Bạn tìm nhầm tòa nhà, liệu có thể thấy không? Đây chính là quy tắc chơi do Thần định ra, dùng sự cách khai của không gian, cũng chính là kết cấu không gian của vũ trụ. Vậy nếu bạn tin Thần là có tồn tại, nếu có cái tâm ấy, thì chúng ta nhất định có thể phát hiện chứng cứ về sự tồn tại của Thần, thậm chí có thể thăm dò ý chí của Thần, và đây chính là mục đích của loạt bài này. Vậy thì thông điệp nằm tại nơi đâu? Nó nằm trong truyền thuyết của các dân tộc viễn cổ, cũng tồn tại trong thời điểm then chốt của lịch sử này. Nó tồn tại trong trải nghiệm trên thân thể của những người tu luyện, cũng tồn tại trong những người có duyên và linh cảm được. Ví dụ các bộ phim “2012”, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” có bao hàm một số tín tức, tất nhiên người không tin Thần căn bản sẽ không tin. Họ chỉ nhìn thấy sự náo nhiệt trong các tác phẩm điện ảnh mà thôi, rồi sau đó khâm phục sức sáng tạo của người khác. Đó cũng là lý do người Trung Quốc có thể nhìn không ra.

Tại Trung Quốc Đại Lục, chúng ta thường gặp phải loại người như thế này, nói: “Thần tại nơi đâu? Đưa cho tôi xem đi. Tôi nhìn thấy rồi thì tôi mới tin”. Thực ra bạn đang tính toán điều gì vậy? Thần là từ bi nên mới đến độ nhân, chứ đâu phải vì con người quan trọng lắm. Hãy nhớ lại xem, quy tắc chơi là do Thần định ra chứ không phải do con người định ra. Khi so sánh mình với động vật thì con người thấy mình vĩ đại lắm, đây chính là tội của Darwin; tuy nhiên khi so sánh với Thần cùng các sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ, thì con người quả thực hết sức nhỏ bé. Nhân loại vì để tự đề cao chính mình đã chọn cách so sánh với động vật. Thực ra trong vũ trụ này con người không là gì cả, không đáng được tính vào đâu. Chúng ta thử lấy vài ví dụ. Ví như có một học sinh tiểu học nghe nói về thuyết “Big Bang” và nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking, cậu ta hỏi: “Stephen Hawking ở đâu? Đem Stephen Hawking đến đây giảng cho tôi xem!” Có thể như vậy không? Stephen Hawking liệu có đến không? Tôi lại thử lấy một ví dụ nữa. Ví như có một cá nhân nói: “Các Phật đều đến đây cả đi, hãy giảng về đặc điểm thế giới của các vị, xem tôi đi về thế giới nào là hay nhất?” Đây có giống nhận lời mời đi công tác hay không? Có giống lựa chọn công ty để đi làm hay không? Có giống tìm công ty du lịch để đi du ngoạn hay không? Thần liệu sẽ đến không? Hoàn toàn không thể. Trong thế giới hiện thực này, e rằng công ty cũng chưa chắc đã gọi bạn ấy chứ!

Quy tắc chơi là do Thần định. Không gian địa cầu và tam giới cũng như vậy, quy tắc chơi cũng như vậy, đây là quan sát của tôi. Tam giới có hai điều kiện trọng yếu để hình thành, đây chính là hai điều kiện vật chất: một là khổ, hai là mê. Trái với hai điều kiện này thì tam giới không còn là tam giới nữa. Con người có nhục thân chính là để chịu khổ. Cặp mắt thịt của con người nhìn không thấy chân tướng của vũ trụ, nhìn không thấy không gian khác, nhìn không thấy tồn tại của Thần Phật. Đây chính là quy tắc chơi của tam giới. Nếu không đồng ý với hai quy tắc này thì bạn đã không đến! Tuy nhiên hai điều kiện này là không thể chế ước tâm tính, do đó người có tâm tính cao, tin Thần thì vẫn có thể vượt khỏi chế ước vật chất của tam giới, có thể nhìn thấy tồn tại của Thần Phật, cũng có thể nhìn thấy các không gian khác.

Có người không tin Thần nói: “Thần tại nơi đâu? Đưa cho tôi xem đi. Tôi nhìn thấy rồi thì tôi mới tin”. Đây là cách nghĩ của con người, là dùng nhân tâm để suy xét sự việc trên thiên thượng, cũng như có người Trung Quốc nói Tổng thống Mỹ Obama đến Trung Quốc vì sao không nói tiếng Trung. Kỳ thực Thần Phật giảng chính là tin trước thấy sau, đây là Thần định, không phải người định. Tiến một bước nữa mà nói, khi một người phổ thông không tin Thần nay thực sự nhìn thấy Thần, thì liệu có thể là việc tốt? Sau khi nhìn thấy Thần, vị ấy nói chưa chắc đã thấy Diêm vương, chưa chắc đã thấy địa ngục. Đừng quên hai điều kiện cơ bản của tam giới, đó là mê và khổ. Khi bạn phá mê, thì cũng là lúc nhục thân bị tiêu hủy, bởi vì điều kiện hình thành tam giới đã không tồn tại nữa, như vậy tam giới cũng không cần tồn tại nữa. Nếu đúng như vậy thì chẳng phải đáng sợ hay sao? Không đơn giản như người vô thần vẫn nghĩ, chết là hết, sinh mệnh không còn nữa, tuy nhiên ấy mới chỉ là bắt đầu một hành trình dài đằng đẵng mà thôi. Vị diễn giảng kia đã nói một câu rất chấn động: “Tin hay không tin Thần, đây có khả năng là cơ hội lớn nhất của đời người.”

Như vậy chúng ta còn có thể tiến thêm một bước nữa và hỏi: Nếu như có Thần, có an bài của Thần, thì xã hội nhân loại liệu có phải là kết quả của phát triển tự nhiên? An bài lịch sử nhân loại như thế nào? Tất nhiên Thần Phật không phải tùy ý an bài, bởi vì Thần không có thời gian để đùa với con người. Einstein nói: “Thượng Đế không chơi trò xúc sắc”. Thực ra chính là ý nghĩa này. Người vô thần không hiểu được bản ý câu nói này của Einstein, còn giải thích rằng Einstein phản đối lý thuyết xác suất. Thực ra, xác suất hay “ngẫu nhiên” chỉ là con người căn cứ trên năng lực lý giải của mình; còn đối với Thần mà nói, Thần an bài mỗi sự việc trong vũ trụ đều là có mục đích, hơn nữa thường gồm nhiều mục đích, bởi vì Thần có năng lực và trí tuệ càng lớn mà! Đây mới là bản ý của Thần Phật. Trong Phật giáo giảng Phật chính là người thông qua tu luyện mà khai trí khai huệ. Tóm lại Thần Phật không có thời gian để đùa với con người! Con người không xứng! Bởi vì con người chẳng là gì cả. Tóm lại sự việc mà Thần Phật an bài không phải là tùy ý, tất nhiên cũng bao gồm lịch sử nhân loại.

Do bản thân tôi là người quản lý xí nghiệp cho công ty, và cũng bởi có một số tâm đắc với quản lý hạng mục {quản lý dự án—project management}, nên một ngày tôi bỗng nhiên nghĩ rằng, nếu như quả thực Thần Phật đã an bài xã hội nhân loại, thì liệu các Ngài có an bài như một hạng mục quản lý vĩ đại hay không? Liệu có giống quy trình quản lý như khi chúng ta tiến hành quản lý hạng mục hay không? Vậy là theo dòng suy nghĩ này, tôi thử xét xem khởi điểm của hạng mục xã hội nhân loại này là ở đâu? Điểm kết thúc ở đâu? Điểm then chốt ở đâu? Thêm nữa, mỗi giai đoạn kế hoạch còn cần hoàn thành nhiệm vụ gì?

Ở đây tôi nhất định phải khái quát quản lý hạng mục là gì, hoặc đặc trưng chủ yếu của quản lý hạng mục là gì? Trên thực tế, gợi ý lớn nhất của quản lý hạng mục đối với tôi chính là “quyết định của điểm kết thúc”, hay là mục tiêu quản lý, chứ không phải “quyết định của điểm khởi đầu” như trong quan điểm phát triển (đây là điểm khác biệt chủ yếu giữa quản lý hạng mục với quản lý xí nghiệp; quản lý xí nghiệp đặt trọng điểm vào quản người, còn quản lý hạng mục chủ yếu là quản việc, hay còn gọi là ‘quản lý sự kiện’—event management). Quản lý hạng mục trước tiên phải xác định xem thời gian và mục tiêu cuối cùng mà hạng mục cần phải hoàn thành, sau đó tìm ra các điểm then chốt, cũng chính là xác định mỗi giai đoạn cần hoàn thành nhiệm vụ gì, sau đó mới có thể xác định thời gian để bắt đầu hạng mục. Cũng là nói rằng thời gian bắt đầu hạng mục là do thời gian kết thúc quyết định. Do đó quản lý hạng mục là đi theo lô-gíc thời gian ngược, chứ không phải lô-gíc thời gian thuận. Trọng tâm của quản lý hạng mục chính là quản lý thời gian, hay là quản lý nhiệm vụ. Đặc biệt là phải quản lý tốt việc điều phối tài nguyên tại các nút thời gian thì mới hoàn thành nhiệm vụ, cũng chính là vào thời gian nào thì làm gì. Loại quản lý các nút thời gian này chính là điểm then chốt để quản lý thành công hạng mục. Có thể thấy quản lý hạng mục lấy “quyết định của điểm kết thúc” là khác hẳn với quan điểm phát triển lấy “quyết định của điểm khởi đầu”. “Quyết định của điểm khởi đầu” là quá khứ quyết định hiện tại, hiện tại quyết định tương lai; đây là phương thức tư duy của người bình thường, hơn nữa tương lai có tính bất định rất lớn, nên đường phát triển của nó là tản mát. Còn “quyết định của điểm kết thúc” là ngày mai quyết định hôm nay, hôm nay quyết định hôm qua, đường thời gian của nó là thu lại, bởi vì quản lý hạng mục không hoặc rất ít có tính bất định, hoặc nhất định phải đem tính bất định của nó giảm xuống tối thiểu. Cũng là nói rằng nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định, bởi vậy nếu không thể khống chế vững chắc các sự kiện bất định có thể phát sinh, thì sẽ dẫn tới thất bại trong quản lý hạng mục. Tất nhiên hạng mục quản lý của con người sẽ xuất hiện vấn đề này, còn Thần Phật thì không thể.

Về bản chất, “Thẩm phán Tối hậu” mà Cơ Đốc giáo nói đến trên thực tế chính là “quyết định của điểm kết thúc”, hơn nữa từ đó có thể rút ra một số tín tức quan trọng trong hạng mục quản lý xã hội nhân loại mà Thần Phật an bài—điểm kết thúc và nhiệm vụ của điểm kết thúc. Người Maya và lịch Baktun của người Maya thực ra cũng đã tiết lộ một số thông tin về điểm kết thúc, ví dụ tiểu giai đoạn 20 năm cuối cùng, từ năm 1992 đến năm 2012 được gọi là “thời kỳ tịnh hóa địa cầu”. Như vậy nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo của chúng ta chính là tìm ra điểm bắt đầu của hạng mục quản lý nhân loại. Đây cũng là điều tôi muốn chia sẻ với quý độc giả trong loạt bài này. Có người có thể nói ý tưởng của tôi thật là hoang đường. Tuy nhiên nếu quý bạn đọc bài tiếp theo, thì sẽ phát hiện ra rằng lịch sử quan hoang đường của Karl Marx lại được không ít người tiếp thu. Hồ Thích tiên sinh chẳng phải đã nói rồi sao? Dũng cảm đưa ra giả thiết, cẩn thận tìm kiếm chứng cứ. Lấy ví dụ, các bộ phim “Avatar”, “2012”, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” đều được người ta đón nhận, hơn nữa còn khâm phục tính sáng tạo của Hollywood. Khi cần thực sự triển khai tư tưởng, thì chúng ta đừng nên lấy quan điểm sai lầm và cố hữu để cản trở chính mình!

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/shenzhoushigang/s017.htm

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-2.html/feed0
Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (1)https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-1.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-1.html#respondWed, 12 Oct 2011 14:18:53 +0000http://chanhkien.org/?p=13346Tác giả: Tiểu Nham [Chanhkien.org] Lời nói đầu Trong loạt bài về lịch sử quan này, tôi chủ yếu muốn giới thiệu với độc giả “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”; nó rất khác với “Vương triều Ngũ đức biểu” mà chúng ta từng biết, nên tất nhiên tôi phải trình bày nó là gì. […]

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

Lời nói đầu

Trong loạt bài về lịch sử quan này, tôi chủ yếu muốn giới thiệu với độc giả “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”; nó rất khác với “Vương triều Ngũ đức biểu” mà chúng ta từng biết, nên tất nhiên tôi phải trình bày nó là gì. Sau đó đối với các loạt bài khác như “Vì sao khởi điểm đã là đỉnh điểm”, “Điểm những mốc thời gian chủ yếu trong lịch sử nhân loại 500 năm qua”, “Năm 1644 kỳ lạ”, “Năm 1992 rốt cuộc đã phát sinh sự kiện gì”, “Vị lai Bát quái phương vị”, “Tư tưởng Trung Thổ và dĩ Thổ vi quý”, v.v. thì độc giả có thể diễn nghĩa được.

Có người có thể nói: Ông muốn tiết lộ thiên cơ chăng? Về phương diện này, tôi quả thực có một số băn khoăn. Tuy nhiên đâu phải là tiết lộ thiên cơ? Tôi nghĩ bài thơ “Mai Hoa Thi” của Thiệu Tử nói chuyện vị lai thì mới là tiết lộ thiên cơ chứ! Còn tôi chỉ tổng kết và nhìn lại lịch sử mà thôi. Cảm thụ lớn nhất của tôi đối với loạt bài này chính là như có người thôi thúc vậy, không viết không được, do đó viết như nước chảy mây trôi, văn chương mạch lạc, liền mạch lưu loát, đã viết là không sửa nữa. Kiểu viết như thế này đối với tôi là xưa nay chưa từng có.

(còn tiếp)

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/67181

The post Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/than-chau-su-cuong-phuong-phap-thien-thoi-ngu-hanh-1.html/feed0