Tật phong kình thảo | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 3 (Phần kết)https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-3-phan-ket.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-3-phan-ket.html#respondSun, 20 Jan 2013 12:15:48 +0000http://chanhkien.org/?p=21316Sau khi được đưa về nhà, tôi không thể ra khỏi giường. Ngày ngày, người mẹ già 70 tuổi và con trai 11 tuổi của tôi phải chăm sóc tôi.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 3 (Phần kết) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần VI. Đức tin chân chính vào Pháp Luân Đại Pháp

Chương 3: Thần tích

Sau khi được đưa về nhà, tôi không thể ra khỏi giường. Ngày ngày, người mẹ già 70 tuổi và con trai 11 tuổi của tôi phải chăm sóc tôi. Tôi vẫn kiên trì học Pháp và phát chính niệm mỗi ngày. Người mẹ già và đứa con trai nhỏ chăm sóc tôi rất tốt. Không lâu sau, một điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi. Chỉ sau một tháng, tôi đã có thể tự ngồi dậy. Hai tháng sau, tôi có thể tự đứng dậy và luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Ba tháng sau, tôi đã có thể đi lại.

Đầu tháng Chín năm 2003, tôi mua một ít hoa quả, bánh kẹo và đạp xe đến thăm các bác sỹ và y tá đã điều trị cho mình ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Vừa đến cổng bệnh viện, tôi đã gặp ngay bác sỹ Dương Sinh Văn, giám đốc bệnh viện. Khi tôi chào ông ấy, ông ấy còn không nhận ra tôi. Tôi nói: “Tôi là học viên Pháp Luân Công bị chấn thương ở chân mà ông đã điều trị.” Ông ấy nói: “Ồ, đúng là cô rồi! Làm thế nào mà cô bình phục được mà không cần cắt bỏ chân vậy? Cô đã chữa trị thế nào vậy?” Tôi đáp: “Đó là nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đến để thăm ông và các bác sỹ, y tá ở viện. Ông có thể dẫn tôi vào gặp mọi người không?

Ông ấy vui vẻ dẫn tôi vào phòng các bác sỹ ở trên tầng 2 của bệnh viện. Khi chúng tôi vào đến nơi, ông ấy nói: “Xem ai ở đây này!” Trong phòng lúc đó có một vài bác sỹ và y tá, nhưng không ai trong số họ nhận ra tôi. Tôi tiến đến trước họ và tự giới thiệu bản thân: “Tôi là Chung Phương Quỳnh, học viên Pháp Luân Công ở giường bệnh số 11, người bị gẫy chân và vỡ bàn tọa. Hôm nay, tôi tới đây để cảm ơn các anh chị đã chăm sóc tôi chu đáo trong thời gian tôi nằm viện.” Mọi người đều sửng sốt vì người đứng trước mặt họ chính là tôi.

Giám đốc Dương kinh ngạc hỏi: “Chân của cô bây giờ ổn rồi à? Cô thử đi vài bước cho tôi xem nào.

Tôi đã đi lại trong phòng hai lượt. Khi nhìn thấy chân của tôi đã đi lại được bình thường, ông ấy ngạc nhiên hỏi: “Sau khi rời khỏi đây, cô đã chữa ở bệnh viện nào mà tốt vậy?

Tôi nói với ông ấy: “Sau khi rời khỏi đây, tôi không điều trị ở đâu cả. Sau khi về nhà, tôi kiên trì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công và đọc các cuốn sách Pháp Luân Công. Sau ba tháng như vậy, tôi có thể đi lại bình thường.

Giám đốc Dương nói: “Trong một thời gian ngắn như vậy mà cô hồi phục được như thế này, quả là một kỳ tích. Nếu hôm nay không được tận mắt nhìn thấy cô, tôi sẽ không thể tin được điều này.

Một y tá có tên Lưu Mẫn nói: “Bàn tọa của cô ấy đã vỡ hoàn toàn. Thật không thể tin nổi là cô ấy lại hồi phục tốt đến vậy. Pháp Luân Công thật tốt, cô nên luyện nó ở nhà.

Tôi đáp: “Vâng! Tất cả những người hiểu Pháp Luân Công là gì hoặc đã tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công đều hiểu rằng Pháp Luân Công là tốt. Đó là lý do tại sao có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đến vậy. Nhưng cũng bởi vì có quá nhiều người tu luyện Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã trở nên đố kỵ và bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta thậm chí còn dãn nhán cho nó là tà giáo. Tôi từng bị chứng phình động mạch sọ không cứu chữa được. Tôi đã mất hàng chục năm và tiêu tốn hàng vạn nhân dân tệ để đi khắp nơi chữa trị. Nhưng dù cố gắng thế nào, bệnh tình của tôi vẫn ngày càng trầm trọng. Sau lần bác sỹ phẫu thuật cắt bỏ nhầm một huyết quản của tôi, tôi đã bị tai biến mạch máu não và bị mất thị lực tạm thời. Nhưng tất cả bệnh tật của tôi đã biến mất một cách kỳ diệu chỉ sau một thời gian ngắn khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi là một thương nhân trung thực và chăm chỉ. Tôi không đi chơi nhiều, và dành chủ yếu toàn bộ thời gian rảnh rỗi để chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Trong khi những người khác dành thời gian để xem TV và chơi mạt chược, tôi luyện các bài công pháp Pháp Luân Công và đọc sách Pháp Luân Công. Chỉ vì điều đó, cảnh sát đã tống tôi vào tù bất hợp pháp và dùng mọi cách mà một người bình thường không thể hình dung ra được để tra tấn tôi. Lần cuối cùng khi bị bắt, tôi vừa mới chở xong một xe tải hàng từ trạm xe lửa Bắc Thành Đô. Chưa kịp vào đến nhà, tôi đã bị bắt giữ. Thử nghĩ xem! Điều gì sẽ xảy ra với người mẹ già 70 tuổi và đứa con nhỏ 11 tuổi của tôi khi tôi bị bắt giữ và tra tấn? Điều gì sẽ xảy ra với vô số những người không biết sự thật về Pháp Luân Công và bị lừa dối bởi những lời dối trá trên báo chí và TV như các anh chị? Là một học viên Pháp Luân Công, một thành phần của Pháp Luân Công, tôi sẽ làm mọi thứ mà tôi có thể, thậm chí tôi có thể đánh đổi mạng sống của mình, để nói rõ sự thật về cuộc đàn áp này cho người dân thế giới, và nói cho mọi người về vẻ đẹp và sự siêu thường của Pháp Luân Công, để nhiều người hơn nữa có cơ hội biết được sự thật về cuộc đàn áp này.

Lưu Mẫn nói: “Nếu vậy, lúc cô bị thương sau khi ngã, cô không nên tuyệt thực. Tại sao cô phải hành hạ bản thân như vậy? Nếu không có sức khỏe thì cũng sẽ chẳng có gì cả. Cô thật ngốc quá!

Tôi đáp: “Mọi người đều biết cuộc sống rất quý giá. Mọi người đều trân quý tính mạng của mình. Học viên Pháp Luân Công chúng tôi cũng rất trân quý cuộc sống này. Chúng tôi muốn sống và sống hạnh phúc bên gia đình mình. Nhưng chúng tôi cũng biết các nguyên lý ‘Chân–Thiện–Nhẫn’ đáng quý đến chừng nào, và đáng để chúng tôi duy hộ bằng chính mạng sống của mình. Thức tỉnh lương tri và chính nghĩa của đồng bào Trung Quốc là điều quan trọng nhất, bởi vì đó là lý do căn bản mà con người tồn tại. Các học viên Pháp Luân Công cố gắng thức tỉnh mọi người bằng cách vạch trần tà ác và giảng rõ sự thật. Nếu nhiều người hơn nữa thức tỉnh, các học viên Pháp Luân Công sẽ không phải hy sinh mạng sống của mình một cách vô ích, và tất cả những khổ nạn mà tôi phải chịu đựng cũng không phải là vô ích.

Nghe vậy, Lưu Mẫn nói: “Tại sao cô không nói điều này sớm hơn cho chúng tôi? Nếu cô nói sớm hơn, cô đã không phải chịu khổ đến vậy.” Giám đốc Dương nói:Cô ấy bị cảnh sát theo dõi 24 giờ mỗi ngày. Cô ấy thậm chí còn không có cơ hội để nói chuyện với chúng ta.

Cuối cùng, họ nói: “Nếu hôm nay không tận mắt thấy cô, chúng tôi vẫn sẽ tin rằng những điều báo chí và TV nói về Pháp Luân Công là sự thật.

Tôi rất mừng vì cuối cùng họ cũng đã hiểu ra sự thật.

Sau khi câu chuyện về việc tôi bị tra tấn được đăng trên mạng Internet vào tháng Ba năm 2004, Hác Vũ Nguyên, Bí thư Ủy ban chính trị và Pháp luật quận Thành Hoa, đã hai lần đưa nhân viên cũng như cảnh sát từ đồn cảnh sát Khiêu Đặng Hà đến quấy nhiễu cửa hàng của em trai tôi. Họ vờ tử tế bảo cậu ấy: “Hãy bảo chị hai cậu về nhà đi. Chúng tôi sẽ không làm gì chị ấy đâu.” Sau đó, họ đã lén lút về quê tôi để truy tìm tung tích của tôi. Tại sao họ lại phải nói dối như vậy?

Hiện giờ, tôi vẫn buộc phải sống lưu lạc và lẩn trốn. Mỗi lần người mẹ tội nghiệp của tôi tìm gặp tôi một cách bí mật, tôi chỉ có thể ở lại một vài phút. Đứa con trai nhỏ tội nghiệp của tôi đã lớn lên mà không có cha, giờ lại phải sống lưu lạc cùng mẹ để tránh cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Giang Trạch Dân. Nhưng tất cả chúng tôi vẫn luôn vững tin rằng mây đen sẽ không bao giờ có thể che phủ mặt trời mãi, và những lời dối trá của chế độ Giang Trạch Dân sẽ có ngày bị phơi bày trước công chúng. Chúng tôi tin sẽ sớm đến ngày cả gia đình mình được đoàn tụ.

(Hết truyện)

*  *  *

Lời kết: Một vài điều tôi muốn nhắn nhủ với mọi người

Quý độc giả thân mến, sau khi đọc cuốn truyện của tôi, có thể bạn sẽ nghĩ: “Nếu cô thấy Pháp Luân Công là tốt cho mình, cô nên tu luyện bí mật ở nhà. Sao cô phải viết ra câu chuyện của mình và cho tất cả mọi người biết về nó?

Để đáp lại câu hỏi của bạn, tôi muốn trích dẫn một bài kinh văn có tiêu đề “Lý tính” của Sư phụ Lý Hồng Chí. Ngài giảng:

“Hết thảy những biểu hiện Thiện của chư vị, chính là điều tà ác sợ hãi nhất. Bởi vì chống lại Thiện chính là tà ác. Hiện nay chúng đang bức hại học viên và Đại Pháp, tất cả hành vi [chúng] sử dụng đều cực kỳ tà ác, không còn ra người nữa; [chúng] sợ bị phơi bày. Nhất định cần phải bảo cho người dân thế giới biết sự tà ác của chúng, đó cũng là cứu độ thế nhân” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Mong bạn hãy trầm tĩnh và suy ngẫm về câu chuyện của tôi. Bạn không thấy trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Công của cá nhân tôi hoàn toàn trái ngược với những gì truyền thông Trung Quốc đang tuyên truyền sao? Và tôi không phải là người duy nhất được hưởng lợi từ môn tu luyện tuyệt vời này. Pháp Luân Công đã được phổ truyền và đón nhận nồng nhiệt tại hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới. Tính đến tháng Năm năm 2004, chính phủ các nước đã trao tặng Pháp Luân Công hơn 12.000 bằng khen. Các cuốn sách Pháp Luân Công của Sư phụ Lý Hồng Chí đã được dịch ra 30 ngôn ngữ và được lưu truyền khắp nơi. Điều đó cho thấy người dân và các chính phủ trên khắp thế giới có thể nhận biết và ủng hộ Pháp Luân Công, ngoại trừ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giang Trạch Dân và bè lũ tay chân của ông ta là chế độ duy nhất cấm Pháp Luân Công và đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Tính đến ngày 16 tháng Hai năm 2005, hơn 1.374 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã tử vong do bị tra tấn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các báo cáo nội bộ chính thức của ĐCSTQ, con số nạn nhân tử vong thực sự sau khi bị bắt giữ đã lên tới 1.600 người tính đến cuối năm 2001. Không chỉ vậy, đã có ít nhất 6.000 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù bất hợp pháp. Hơn 100.000 học viên Pháp Luân Công bị kết án lao động cải tạo. Hàng nghìn học viên đã bị cưỡng ép đưa vào các bệnh viện tâm thần và bị tra tấn bằng các loại thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương. Hàng loạt các học viên Pháp Luân Công bị ép buộc tham gia các lớp học tẩy não ở địa phương, nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Vô số học viên bị đánh đập nghiêm trọng và bị tống tiền bởi những người tự xưng là “nhân viên thi hành pháp luật”. Các học viên nữ bị giam trong các nhà tù, trại lao động cải tạo hay trong các đồn cảnh sát ở Trung Quốc liên tục là đối tượng của các vụ cưỡng bức, hãm hiếp tập thể và nhiều hình thức lạm dụng tình dục khác. Các nhà chức trách Trung Quốc buộc các học viên nữ phá thai, thậm chí khi họ đã ở cuối thai kỳ, để bỏ tù họ vô thời hạn. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đập đến chết, bị thương, và gia đình của họ bị ly tán trong khi họ phải bỏ nhà lưu lạc để tránh cuộc đàn áp, giống như tôi. Hàng triệu gia đình, thân quyến, bạn bè, đồng nghiệp của các học viên Pháp Luân Công cũng bị liên lụy và bị tẩy não ở các mức độ khác nhau.

Tôi chân thành mong các bạn sẽ cố gắng hiểu Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công. Họ là những người tốt bụng và luôn cố gắng để trở thành những người tốt hơn nữa giống như tôi. Làm sao Giang Trạch Dân có thể biện minh cho cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công của ông ta? Họ không làm gì khác ngoài việc nói cho mọi người sự thật rằng Pháp Luân Công là tốt, dựa trên chính những trải nghiệm tu luyện của họ. Tôi khẩn cầu các bạn không nên mắc bẫy những lời dối trá xấu xa về Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và đồng bọn của ông ta. Những lời dối trá đó được tạo ra để bào chữa và duy trì cuộc bức hại của họ đối với các học viên Pháp Luân Công. Tôi cũng khẩn cầu các bạn không nên mù quáng hùa theo những người phỉ báng Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công là những người tử tế, tốt bụng và không bao giờ gây hại cho người khác hay cho chính bản thân họ. Trong xã hội đang trượt dốc này, chúng ta thật sự có thể có thêm nhiều Chân–Thiện–Nhẫn, ba nguyên lý cơ bản mà Sư phụ Lý Hồng Chí yêu cầu ở các học viên của mình. Trên thực tế, tất cả thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, đều biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Vì bạn đã có cơ hội đọc cuốn truyện của tôi, tôi muốn nhân cơ hội này để thỉnh cầu các bạn hãy đối xử tử tế với Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công. Suy cho cùng, điều đó sẽ tốt cho chính các bạn. Có thể các bạn chưa biết tin này, Giang Trạch Dân và những tay chân thân cận của ông ta đã bị khởi kiện ở Mỹ, Canada, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Bỉ và nhiều quốc gia khác vì tội ác tra tấn, diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, cũng như các tội ác chống lại nhân loại của họ. Những người có chính nghĩa trên khắp thế giới đã thành lập “Liên minh Toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý” và sẽ không dừng lại cho đến khi đưa được Giang Trạch Dân và đồng bọn của ông ta ra trước công lý vì tội ác đàn áp Pháp Luân Công.

Cuối cùng, tôi hy vọng rằng bạn sẽ sớm hiểu ra sự thật về Pháp Luân Công. Hãy tử tế với Pháp Luân Công cũng như các học viên Pháp Luân Công và lựa chọn cho mình một con đường chính nghĩa. Tôi mong rằng bạn và gia đình sẽ có một tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Đính kèm:

Dưới đây là danh sách các cơ quan và cá nhân ở Trung Quốc đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ký hiệu:

“&”: Những người trực tiếp đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
“#”: Những người cần biết sự thật về Pháp Luân Công.

Mã quốc gia của Trung Quốc: 866
Mã vùng điện thoại của thành phố Thành Đô: 28

Đồn cảnh sát Khiêu Đặng Hà: 84126643
Bà Lưu Ứng Phương ở ủy ban quận Khiêu Đặng Hà: 13666190200 (#)
Ông Tôn Dũng, cảnh sát khu vực: 13881936443 (#)
Đồn cảnh sát quận Quang Vinh: 87656434
Ông Lý, Trưởng đồn cảnh sát quận Quang Vinh: 89845906, 13708055906 (#)
Ông Trương Trí, cảnh sát ở đồn cảnh sát quận Quang Vinh: 88012728 (#)
Phó đồn cảnh sát quận Quang Vinh: 88151930 (#)
Đồn cảnh sát Vạn Niên Trường: 84457853
Ông Ngụy Đại Bình, cảnh sát khu vực: 88035031 (&)
Ông Lý Cường Quân, quản lý Văn phòng Địa phương (&)

Mã vùng điện thoại thành phố Giản Dương: 832

Đồn cảnh sát thị trấn Vân Long: 7761165
Ông Trịnh Vĩnh Cường, Trưởng đồn cảnh sát thị trấn Vân Long: 7761116 13088305006 (&)
Ông Lý Khánh Lâm, cán bộ trại giam: 13183949385 (#)
Ông Từ Trường Hòa, cảnh sát: 7761128 (Nhà riêng) (#)
Ông Hác Vũ Nguyên, Bí thư Ủy ban chính trị và Pháp luật quận Thành Hoa: 84372800 (Văn phòng), 84307297 (Nhà riêng) (&)
Cục Công an quận Thành Hoa: 83261024, 86406411

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/23/79565.html
http://www.pureinsight.org/node/2797

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 3 (Phần kết) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-3-phan-ket.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 2https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-2.html#respondMon, 14 Jan 2013 07:52:15 +0000http://chanhkien.org/?p=21299Sau khi phải bỏ nhà lưu lạc để tránh bị tiếp tục bức hại, tôi đã thuê một căn hộ để ở. Địa chỉ của căn hộ đó là phòng 06, tòa nhà 22, đường Tây Quang Vinh, thành phố Thành Đô.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần VI. Đức tin chân chính vào Pháp Luân Đại Pháp

Chương 2: Tra tấn và kiệt sức

Gặp mật vụ

Sau khi phải bỏ nhà lưu lạc để tránh bị tiếp tục bức hại, tôi đã thuê một căn hộ để ở. Địa chỉ của căn hộ đó là phòng 06, tòa nhà 22, đường Tây Quang Vinh, thành phố Thành Đô. Ngày 09 tháng 12 năm 2002, tôi lại bị bắt giam trái phép một lần nữa. Chuyện xảy ra như sau:

Tôi đã quay lại nghề lái xe tải để kiếm sống nuôi thân. Ngày 09 tháng 12, sau khi chở hàng hóa trong trạm xe lửa Bắc Thành Đô, tôi trở về nhà vào khoảng 2 giờ 30 sáng. Khi về đến nhà, tôi nhìn thấy một thanh niên trẻ đang ngồi gần lối vào của khu trông giữ xe đạp của tòa nhà. Trên vai cậu ấy khoác một chiếc túi. Tôi thấy cậu ấy hơi quen quen, nhưng tôi không để ý lắm. Tôi nghĩ có thể mình đã từng gặp cậu ấy ở sàn chứng khoán địa phương trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Vì vậy, tôi dựng xe đạp rồi xách túi xách và một vài túi rau quả đi lên cầu thang. Người thanh niên đó cũng đi theo tôi lên cầu thang. Tôi cảm thấy một chút không thoải mái. Vì vậy, tôi đặt túi rau xuống đất và dừng lại buộc dây giầy để cậu ấy có thể đi qua tôi. Nhưng cậu ấy lại dừng lại phía sau tôi. Tôi biết có điều gì đó không ổn. Tôi bắt đầu đi tiếp và phát chính niệm. Cậu ấy bám theo cho đến tận căn hộ của tôi. Khi chúng tôi đến trước căn hộ của tôi, tôi dừng lại. Cậu ấy bảo tôi mở cửa. Tôi đáp: “Tôi không biết cậu là ai. Tại sao tôi phải mở cửa cho cậu?” Cậu ấy lập tức rút thẻ cảnh sát từ ví ra. Sau đó, cậu ấy xô tôi xuống đất, bẻ hai tay tôi ra sau lưng và dùng đầu gối ấn vào lưng tôi. Tôi la lớn: “Ác nhân đang bắt bớ và bức hại người tốt!” Đúng lúc đó, rất nhiều cảnh sát rầm rập lao lên cầu thang. Họ cướp lấy chìa khóa của tôi. Tôi thét lên: “Các ông không được mở cửa.” Cảnh sát đánh vật với khóa cửa của tôi một lúc lâu và cuối cùng cũng mở được cửa. Một đồng tu vừa mới được thả vào tuần trước sau 3 tháng tuyệt thực đang ở trong căn hộ của tôi và cũng bị bắt.

Cảnh sát đã bẻ hai tay tôi ra sau lưng, đẩy chúng lên cao hết mức có thể và trói chúng lại với nhau. Sau đó, họ xô tôi xuống sàn nhà lạnh buốt của phòng khách, và trói hai chân tôi lại. Cảnh sát Trương Trí đã dùng một cuộn băng dính lớn để bịt miệng tôi, rồi lấy túi bóng đen trùm kín đầu tôi. Một vài cảnh sát lôi tôi xuống cầu thang và ném tôi lên xe cảnh sát như một bao tải. Tôi đã bị đưa đến đồn cảnh sát Quang Vinh. Một cảnh sát tát vào mặt tôi, và sau đó đẩy tôi ngã xuống đất. Người tôi bám đầy bùn đất và mặt mũi tôi lem luốc như một người ở mỏ than. Khoảng hơn một giờ sau, tôi bị chuyển đến tầng 4 của khách sạn Bạch Phù Dung và bị giam giữ ở đó bất hợp pháp.

Sức mạnh của chính niệm

Một nhóm người của Phòng 610 đã cố gắng tra khảo tôi trong phòng khách sạn. Một người của Phòng 610 nói với cảnh sát: “Đừng để cô ta ngồi gần cửa sổ. Cô ta có thể nhảy ra ngoài đó”. Tôi bị khóa tay vào một cái ghế trong một căn phòng ở tầng 4 của khách sạn. Cảnh sát từ đồn cảnh sát Quang Vinh giám sát tôi 24/24 giờ mỗi ngày và không cho phép tôi chợp mắt.

Tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì và bắt đầu phát chính niệm. Tôi phát chính niệm để ngăn không cho cảnh sát phát hiện ra các điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng, để ngăn không cho cảnh sát bắt các học viên và để giúp mọi người biết được sự thật về Pháp Luân Công. Tôi cũng muốn ra ngoài để vạch trần người mật vụ đã bắt tôi và ngăn không cho anh ta tiếp tục phản bội các học viên khác và làm điều xấu.

Để bắt tôi trả lời các câu hỏi, cảnh sát Tạ Hàn Sinh (nam, khoảng 30 tuổi) đã đấm tôi cật lực. Khi mỏi tay, anh ta chuyển sang đá tôi thật mạnh. Sau khi thấm mệt vì đá tôi, anh ta dùng chuôi dao để đập vào mu bàn tay của tôi. Vẫn chưa thỏa mãn, anh ta còn tháo giầy của tôi ra và dùng mũi giầy để đánh tôi. Vừa đánh, anh ta vừa chửi rủa: “Nói! Không tôi sẽ giết chị. Nếu học viên Pháp Luân Công mà chết trong tay cảnh sát, thì sẽ được coi như là tự tử. Chúng tôi sẽ lập tức hỏa thiêu chị. Chị có định nói hay không?” Vì tôi vẫn giữ im lặng, anh ta tiếp tục chửi bới và nhục mạ Sư phụ. Tôi đã bị đánh đập tới mức toàn thân tím bầm. Tôi không thể tự đi lại được. Khi đi vệ sinh, tôi phải vịn tay vào tường cho khỏi ngã.

Lúc đó, Sư phụ chưa công bố kinh văn “Chính niệm ngăn chặn hành vi ác”. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng tà ác không được phép bức hại các đệ tử Đại Pháp như vậy. Tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì và bắt đầu phát chính niệm để tiêu diệt tất cả tà ác đằng sau cảnh sát Tạ Hàn Sinh và chuyển toàn bộ đau đớn mà tôi đang hứng chịu ngược sang thân thể của anh ta. Dưới tác dụng của chính niệm, có lẽ anh ta đã bắt đầu cảm thấy đau khi đánh đập tôi bởi anh ta liên tục vặn người. Trong vòng nửa ngày, anh ta đã hoàn toàn ngừng đánh tôi và thậm chí không dám lại gần tôi. Một cảnh sát khác đã gọi anh ta vào phòng ăn chút hoa quả. Anh ta bước vào, cầm lấy một miếng hoa quả rồi lập tức bỏ đi. Anh ta hoàn toàn không dám đối diện với tôi. Điều này làm tôi nhớ đến bài “Thu phong lương” của Sư phụ:

“Tà ác chi đồ mạn xương cuồng,
Thiên địa phục minh hạ phí thang;
Quyền cước nan sử nhân tâm động,
Cuồng phong dẫn lai thu cánh lương.”

(Thu phong lương, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Diễn nghĩa:

“Đám đồ tà ác chớ vội làm càn,
[Khi] trời đất sáng tỏ trở lại [các ngươi] sẽ [bị] hạ vào [vạc] nước sôi;
Đấm đá khó thay đổi được tâm của con người,
Cuồng phong dẫn đến mùa thu còn lạnh lẽo hơn.”

(Cái lạnh của gió thu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sống dở chết dở

Hôm đó đúng vào kỳ kinh nguyệt của tôi nên tôi phải nhờ một nữ cảnh sát trẻ tên là Thái Quỳnh mua giúp mấy gói băng vệ sinh. Tôi nói cô ấy có thể dùng 300 nhân dân tệ mà cảnh sát tịch thu ở nhà tôi để mua giúp tôi băng vệ sinh. Cô ấy đã mua giúp tôi, nhưng nói rằng sẽ không đưa cho tôi nếu tôi không nói cho cô ấy số tài liệu giảng chân tướng mà cảnh sát đã tìm thấy ở nhà tôi được lấy từ đâu và sẽ đưa đi đâu, cũng như tên tuổi và địa chỉ của tất cả các học viên Pháp Luân Công có liên quan đến số tài liệu này. Tôi đã từ chối cung cấp thông tin cho cô ấy, vì vậy cô ấy không đưa băng vệ sinh cho tôi. Quần tôi ướt sũng máu. Cô ấy nhận ra tôi sẽ không nói cho cô ấy bất kể điều gì nên cuối cùng cũng chịu đưa băng vệ sinh cho tôi.

Cảnh sát đã còng tay tôi vào ghế trong một khoảng thời gian dài mà không cho phép tôi chợp mắt. Lúc tôi nhắm mắt lại, cảnh sát sẽ đổ nước lạnh lên đầu tôi một cách tàn nhẫn. Một thanh niên trẻ to béo đến từ thành phố Lô Châu, là sinh viên của học viện cảnh sát cũng đang thực tập ở đó. Cậu ấy thường dùng một dụng cụ tra tấn làm bằng nhựa cứng có hình giống một chiếc giầy với chiều rộng khoảng 05 cm và chiều dài khoảng hơn 30 cm để đánh tôi. Cậu ấy còn châm thuốc rồi nhả khói vào mũi tôi và đổ rượu lên mặt tôi. Nước mắt tôi giàn giụa vì không chịu được mùi rượu. Khi kỳ thực tập của cậu ấy kết thúc và cậu ấy chuẩn bị lên đường trở về Lô Châu, cậu ấy nhắn các cảnh sát khác: “Khi nào bà ta đầu hàng thì báo cho tôi nhé! Tôi sẽ chờ tin tốt lành. Tôi không tin là bà ta còn trụ được lâu nữa”.

Khi cảnh sát Đán Học Quân trực ca, tôi kiên trì giảng chân tướng Pháp Luân Công cho anh ta. Anh ta nói: “Chúng tôi sẽ hủy hoại ý chí của cô bằng cách không cô ngủ”. Tôi đáp: “Các anh sẽ không đạt được mục đích đâu. Cách đó vô hiệu đối với tôi”. Anh ta còn sai hai cảnh sát thực tập là Ngạn Lộ và Quốc Khánh luân phiên tra tấn tôi bằng mọi cách. Lúc đó, tôi đã tuyệt thực được 5 ngày. Ba cảnh sát đó đã tra tấn tôi suốt đêm. Khi họ tra tấn tôi xong, tôi cảm thấy không còn sức để suy nghĩ gì nữa. Trong suốt một vài ngày sau đó, đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi liên tục nhẩm đi nhẩm lại bài thơ “Chính niệm chính hành” của Sư phụ:

“Đại giác bất úy khổ
Ý chí kim cương chú
Sinh tử vô chấp trước
Thản đãng Chính Pháp lộ”

Diễn nghĩa:

“Bậc Đại Giác không e ngại khổ
Ý chí vốn hun đúc bằng kim cương
Không có chấp trước vào sống và chết
[Đi] trên con đường Chính Pháp một cách ung dung, thanh thản.”

Khi bị cảnh sát giám sát, tôi dành phần lớn thời gian để giảng chân tướng cho họ và phát chính niệm. Tôi không được phép ngủ và tôi cũng không có cơ hội để học Pháp. Tôi mệt mỏi đến mức bắt đầu nhìn các đồ đạc trong căn phòng của khách sạn và thấy chúng giống với đồ đạc ở nhà mình, và tôi cũng không thể phân biệt được phương hướng Đông Tây Nam Bắc. Tôi tự nhủ: “Nếu để tình trạng này tiếp diễn, mình sẽ không thể trụ được lâu nữa”. Vì vậy, tôi hạ quyết tâm và nhắm mắt lại để ngủ.

Khi tôi vừa mới nhắm mắt, cảnh sát bắt đầu lay mạnh người tôi. Họ còn dùng khăn ướt quật vào đầu, vào mặt tôi và hắt nước lạnh vào mặt tôi (đó là vào tháng 12). Tôi nghe thấy tiếng Đán Học Quân ra lệnh cho hai cảnh sát kia: “Lay cô ta dậy! Dùng hết sức để lay cô ta dậy. Mang gáo nước lạnh ra đây và đổ vào mặt cô ta! Mang thêm nước ra đây! Đừng để cô ta ngất đi”. Tôi có thể cảm nhận được họ đang đi đi lại lại, đổ nước vào mặt tôi, dùng khăn ướt quất vào mặt tôi và thở hổn hển. Sau đó, tôi bất tỉnh.

Tôi cũng không rõ mình tỉnh lại lúc nào. Nhưng khi tỉnh dậy, tôi thấy mình ướt sũng từ đầu đến chân. Thậm chí đến chiếc áo len đỏ mà tôi đang mặc cũng phai màu nhuộm và dây cả vào cổ tay tôi. Sáng hôm đó, khi một nữ cảnh sát đến nhận ca trực, cô ta không những không thấy thương cảm mà còn lớn tiếng chửi bới tôi.

Đêm hôm đó, cảnh sát Lý Khoa cho tôi xem lệnh bắt giữ chính thức. Tôi kiên quyết phủ nhận nó. Một cảnh sát có vẻ chịu trách nhiệm ở đó hỏi tôi: “Vậy để tôi hỏi xem cô muốn gì.” Tôi đáp: “Tôi muốn về nhà.” Anh ta nổi giận và nghiến răng nói: “Cô chưa trả lời bất kỳ câu hỏi nào của chúng tôi mà còn muốn về nhà à. Đêm nay tôi sẽ trực. Hãy chờ xem tôi sẽ xử lý cô như thế nào.

Tôi phát chính niệm và xin Sư phụ gia trì. Tôi thấy mình không thể ở lại đó để tiếp tục chịu bức hại thêm nữa. Sau khi tôi kiên định phát chính niệm một cách trường kỳ, chiếc còng ở tay phải của tôi đã tuột ra. Một lúc sau, chiếc còng ở tay trái cũng tuột nốt. Tôi chỉ còn chờ thời cơ để bỏ đi.

Vào 5 giờ sáng, cảnh sát lại đổi ca. Quốc Khánh, một cảnh sát thực tập và một cảnh sát khác đã thay ca. Tôi tiếp tục phát chính niệm để khiến hai cảnh sát đó ngủ gật. Khoảng 7 giờ sáng, cuối cùng họ cũng lăn ra ngủ. Tôi sợ nếu mở cửa sẽ làm họ tỉnh giấc. Tôi cảm thấy cơ hội trốn thoát sẽ cao hơn nếu tôi nhảy qua cửa sổ. Vì vậy, tôi vịn tay vào tường và cúi người men theo căn phòng. Sau đó, tôi xỏ giầy, trèo lên mép cửa sổ và nhảy xuống từ tầng 4 mà không hề do dự. Sau đó, tôi chỉ nhớ được là có người đã hét lên: “Ấn vào huyệt Nhân Trung của cô ta để làm cô ta tỉnh lại.” Khi đó, tôi đã bất tỉnh nhân sự.

Khoảng 5 giờ chiều, tôi tỉnh lại. Tôi thấy mình đang nằm trong một chiếc xe cảnh sát. Bên ngoài xe có một cảnh sát đang đứng canh chừng tôi. Nhưng rõ ràng, họ đã không cứu chữa thuốc men cho tôi. Tôi đã nằm trong xe cảnh sát suốt 9 tiếng đồng hồ từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều sao? Có lẽ nào là họ đang đợi tôi chết và rắp tâm hỏa táng để phi tang? Tôi không thể tự mình trả lời những câu hỏi này!

Khoảng 6 giờ tối, cảnh sát có gửi tôi đến bệnh viện. Vì vết thương của tôi quá trầm trọng, bệnh viện đầu tiên đã từ chối nhận tôi. Cảnh sát phải gửi tôi đến một bệnh viện chấn thương chỉnh hình trên đường Nhất Hoàn, thành phố Thành Đô. Sau đó, một cảnh sát thực tập bảo tôi rằng lý do duy nhất mà họ gửi tôi đến bệnh viện là bởi vì người dân quanh đó đã vây lại để xem chuyện gì đang xảy ra và gọi xe cứu thương cho tôi.

Trăm thứ khổ đồng thời giáng xuống

Sau khi khám cho tôi, các bác sỹ cho biết tôi bị vỡ xương chậu, gẫy chân phải, và sẽ bị liệt nửa người. Giám đốc bệnh viện họ Dương nói: “Bụng của chị bị chảy máu. Chúng tôi cần phẫu thuật cho chị.” Tôi bảo ông ấy: “Tôi không có tiền phẫu thuật.” Giám đốc Dương đáp: “Chị bị thương khi ở đồn cảnh sát. Vì vậy, cảnh sát đã thanh toán cho bệnh viện 20.000 nhân dân tệ rồi.” Tôi cảm thấy buồn vì những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân Trung Quốc bị phung phí như vậy. Cuối cùng, bệnh viện quyết định không phẫu thuật cho tôi bởi bác sỹ gây mê cảm thấy cuộc phẫu thuật này quá nguy hiểm.

Các bác sỹ bôi thuốc lên chân tôi. Nhưng nó không những không giúp ích mà còn làm tình trạng của chân tôi tồi tệ hơn. Một vết loét lớn xuất hiện trên chân tôi và nó bị nhiễm trùng. Sau đó, các bác sỹ không dám bôi thuốc gì lên đó nữa. Họ cũng tiêm thuốc tăng trưởng cho tôi. Bác sỹ Dương rất bối rối: “Các bệnh nhân khác được tiêm thuốc này đều lên cân. Tại sao cô lại là trường hợp ngoại lệ nhỉ?

Ở bệnh viện, tôi kiên trì giảng chân tướng cho tất cả mọi người mà tôi gặp và tiếp tục phát chính niệm. Một lần, tôi nói sự thật về Pháp Luân Công cho một người được giao nhiệm vụ canh giữ tôi. Tôi bảo anh ấy rằng các tin tức về Pháp Luân Công trên truyền hình và báo chí đều là giả và anh ấy không nên nghe theo những lời dối trá đó. Anh ấy trả lời thẳng: “Thời nay thì ngoài thông tin về ngày tháng ra, mọi thứ trên báo chí đều là giả.

Hàng ngày, cảnh sát ở đồn cảnh sát Quang Vinh luân phiên giám sát tôi. Họ trói tôi trên giường bệnh 24 giờ mỗi ngày. Để phản đối bức hại, tôi đã tuyệt thực 24 ngày ngay trong bệnh viện. Họ nhét một cái ống bức thực vào bụng tôi làm tôi thấy rất khó chịu. Tôi kiên quyết phủ định sự bức hại này. Dưới tác dụng của chính niệm, người giám sát tôi nói: “Cô bốc mùi ghê quá!” Bác sỹ và y tá cũng nói tương tự. Vì vậy, cảnh sát đồng ý để tôi lau người bằng khăn ướt. Cuối cùng, họ cũng rút ống bức thực ra. Tôi nhìn thấy chiếc ống đó đã chuyển sang màu đen bởi vì nó đã ở trong người tôi quá lâu. Một y tá nói với tôi: “Chị nên ăn đi thì hơn. Nếu cứ tuyệt thực thế này, chúng tôi sẽ vẫn phải bức thực chị.” Khi tôi vẫn không chịu ăn, người y tá đó đã gọi bác sỹ nhét lại cái ống đó vào bụng tôi. Nhưng bác sỹ trả lời: “Bụng của cô ấy đã bị teo lại rồi. Giờ nhét nó vào sẽ quá nguy hiểm.”

Lúc đó, tôi gầy dộc; trọng lượng sụt từ 55 cân xuống còn 30 cân. Da của tôi bị bong khắp người, khắp mặt. Hai môi khô và nẻ. Hai chân tím bầm và sưng phù đến mức không thể mặc quần. Hai gót chân bị nhiễm trùng và mưng mủ. Các y tá cố tìm một ven đủ lớn để đặt đường truyền tĩnh mạch cho tôi nhưng không thể bởi các mạch máu của tôi đã bị teo lại. Để tìm được ven, các y tá đã rạch một vết dài trên cổ tay tôi mà cần ba mũi khâu để gắn lại, nhưng vẫn không tìm được gì cả. Cuối cùng họ phải gọi cho y tá trưởng, người đang đi nghỉ. Sau khi dò một lúc lâu, bà ấy đã tìm được một ven. Vì quá khó để tìm ven cho tôi, họ đã quyết định chạy IV 24 giờ một ngày.

Để trốn tránh trách nhiệm về cái chết đang cận kề của tôi, đồn cảnh sát Quang Vinh đã thông báo cho Phòng 610 quận Kim Ngưu về trường hợp của tôi. Sau khi xác nhận rằng tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch, Phòng 610 đã cho phép cảnh sát ở đồn cảnh sát Quang Vinh chở tôi về nhà trên một chiếc cáng của xe cứu thương vào sáng ngày 10 tháng Một năm 2003.

Tại thời điểm đó, nửa người dưới của tôi vẫn bị liệt và tôi không thể tự chăm sóc bản thân. Khi tôi còn ở bệnh viện, các y tá đã sử dụng một chiếc ống thông để thoát nước tiểu của tôi. Tôi không đi đại tiện bởi lúc đó tôi đã tuyệt thực. Khi về nhà, tôi bắt đầu ăn uống trở lại nhưng vẫn không thể đi tiểu. Tôi đã tích trữ quá nhiều nước tiểu trong người đến mức rốn của tôi căng lên như một quả bóng, khiến cho tôi đau dữ dội. Tôi cũng không thể đi đại tiện trong suốt 10, 15 ngày. Thật khó để chịu được cơn đau đó. Mỗi lần, tôi chỉ có thể ăn được một vài thìa nhỏ trước khi phải dừng lại vì cơn đau. Thấy tôi đau đớn như vậy, người nhà thường phải kìm nén để khỏi bật khóc trước mặt tôi. Lưng của tôi cũng rất đau và hai gót chân vẫn bị nhiễm trùng và mưng mủ.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/22/79564p.html
http://pureinsight.org/node/2745

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 1https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-1.html#respondSat, 05 Jan 2013 13:31:01 +0000http://chanhkien.org/?p=21257Những năm gần đây, ở Trung Quốc thường lưu truyền câu nói: “Trước kia, kẻ cướp trốn trong núi sâu; ngày nay, kẻ cướp trốn ngay trong các đồn cảnh sát.”

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần VI. Đức tin chân chính vào Pháp Luân Đại Pháp

Chương 1: Thế giới ma quỷ

Cảnh sát và kẻ cướp

Những năm gần đây, ở Trung Quốc thường lưu truyền câu nói: “Trước kia, kẻ cướp trốn trong núi sâu; ngày nay, kẻ cướp trốn ngay trong các đồn cảnh sát.” Xã hội Trung Quốc ngày nay đã trở nên bại hoại như vậy đấy!

Sau khi một vài đồng tu bị bắt giữ vì phân phát tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng bị liên đới. Sáng ngày 02 tháng Tư năm 2002, cảnh sát Ngụy Đại Bình đã bắt tôi lên đồn cảnh sát với lý do tôi không gọi điện trình báo với đồn cảnh sát hàng ngày. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy muốn tôi lên đồn cảnh sát để viết cam kết rằng từ nay trở đi tôi sẽ hàng ngày gọi điện cho đồn cảnh sát. Thực ra, ông ấy chỉ muốn tôi ra khỏi nhà để cảnh sát có thể lục soát nhà tôi trong lúc tôi vắng nhà.

Trong khi tôi ở đồn cảnh sát, hơn chục nhân viên từ Phòng 610 quận Thành Hoa, đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, tổ dân phố, Phòng 610 thành phố Kiến Dương, Đội An ninh Quốc gia và đồn cảnh sát thị trấn Vân Long đã tới lục soát nhà của tôi. Họ thậm chí còn dòm cả vào chiếc ống nhỏ mà tôi để ở ban công. Khi về nhà, tôi thấy nhà cửa đã bị bới tung. Người thì đang quay hình, người thì còn đang lục tung các tủ và hộp của tôi. Tôi biết rằng thế nào họ cũng lấy trộm thứ gì đó (lần cuối cùng đến lục soát nhà tôi, họ đã trộm mất một cuộn dây cáp điều hòa lớn mà tôi bỏ lại sau khi sửa căn hộ). Sau đó, tôi phát hiện chiếc điện thoại di động của mình bị mất, tôi đã hỏi họ có thấy nó không. Một vài người nói rằng họ chưa hề thấy nó, trong khi có người lại nói rằng họ vừa mới thấy nó ở đó thôi nhưng không biết nó đã đi đâu rồi. Sau đó, họ bảo Ngụy Đại Bình và một cảnh sát khác áp giải tôi ra khỏi căn hộ ở tầng 3 của tôi. Cả đầu gối và bắp chân của tôi đều bị trầy xước. Khi họ kéo tôi, tôi la lớn: “Cảnh sát đang bắt cóc người tốt!

Có một quán trà ở ngoài tòa nhà chung cư của tôi. Nhiều người đã vây lại để xem điều gì đang diễn ra. Tôi đã chớp lấy cơ hội này để giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho họ. Tôi kể với họ về vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn đã được dàn dựng như thế nào. Tôi cũng kể với họ về việc đài truyền hình Tứ Xuyên đã xuyên tạc câu chuyện về tôi để bôi nhọ Pháp Luân Công và cảnh sát đã lấy trộm điện thoại di động của tôi ra sao.

Cảnh sát sợ nhất là tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tà ác rất sợ bị phơi bày. Vì vậy, họ cố lôi tôi lên xe cảnh sát. Tôi cố hết sức để trụ vững và tiếp tục giảng chân tướng cho những người đang vây quanh đó. Trong lúc lôi kéo và xô đẩy, cảnh sát đã làm rách cổ áo tôi. Sau đó, họ đã cưỡng chế tôi đến trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương (Cuối cùng sau này, cảnh sát cũng trả lại điện thoại của tôi và để nó ở một gian phòng khác trong căn hộ của tôi. Nhưng họ đã lấy cắp 570 nhân dân tệ tiền mừng tuổi của con trai tôi).

Lấy oán trả ơn

Khi cảnh sát đưa tôi đến trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương, tôi đã từ chối vào đó bởi vì tôi cảm thấy mình không làm gì sai cả. Tôi chỉ muốn trở thành một người tốt. Cuối cùng, Trịnh Vĩnh Cường, giám đốc trại giam đã đạp mạnh vào lưng tôi và tống tôi vào trại giam.

Khi bị nhốt trong buồng giam, tôi đã từ chối việc tuân thủ hiệu lệnh chuông trong trại cũng như việc học thuộc các quy định của trại giam. Thay vào đó, tôi dành cả ngày để luyện công, nhẩm lại các bài giảng Pháp của Sư phụ và phát chính niệm. Một cảnh sát họ Hoàng đã ra lệnh cho một lính gác họ Nguyên cùm tay chân tôi lại. Tôi vẫn cố gắng từ bi nói đạo lý với họ. Tôi nói: “Tôi không phải là một tội phạm. Luyện công và muốn trở thành một người tốt không có lỗi gì hết. Vì tương lai của các anh chị, tôi khuyên các anh chị nên đối xử tử tế với các học viên Pháp Luân Công.” Cảnh sát họ Hoàng đáp: “Sao cô dám nói với tôi như vậy!” Sau đó, cô ta sai lính gác họ Nguyên còng cả tay và chân tôi lại. Kết quả là, tôi không thể duỗi lưng hay ăn uống.

Sư phụ giảng: “Hết thảy mọi người [chúng ta] tiếp xúc ngoài xã hội đều là đối tượng để giảng rõ chân tướng; [những gì] thể hiện trong khi giảng rõ chân tướng đều là từ bi của đệ tử Đại Pháp và là cứu độ thế nhân.”(Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu – Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Sư phụ cũng giảng: “Quý vị đã làm rất tốt việc giải thích sự thật cho mọi người trên thế giới. Đồng thời tôi muốn nói rằng điều ấy thật vĩ đại và từ bi. Trông nó [chỉ] như chúng ta cấp tờ bướm cho một người đời, hoặc như chúng ta [chỉ] nói sự thật với người đời. Tôi xin nói, khi quá trình Chính Pháp này kết thúc, nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mới, và những người nào hoặc sinh mệnh nào có ý nghĩ trong đầu “Đại Pháp này của vũ trụ không tốt”, họ sẽ bị đào thải đầu tiên. Bởi vì họ còn bại hoại hơn cả những sinh mệnh bại hoại nhất trong vũ trụ, vì họ chống lại Pháp này của vũ trụ.” (Bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Pháp hội Great Lakes tại Bắc Mỹ ngày 9 tháng Chạp, 2000)

Vì vậy, mặc dù bị ngược đãi trong trại tạm giam, tôi vẫn cố hết sức để viết lại việc Pháp Luân Công đã trị hết bệnh của tôi một cách kỳ diệu như thế nào, và việc tôi đã bị đàn áp trong suốt những năm qua vì tu luyện Pháp Luân Công ra sao. Tôi đã trực tiếp đưa bài viết của mình cho cảnh sát Hoàng và bảo cô ấy gửi cho giám đốc Trung. Tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài chia sẻ của tôi, họ sẽ nhìn Pháp Luân Công dưới một ánh sáng tích cực và đối xử tử tế với các học viên Đại Pháp. Nhưng sau khi đọc xong bài của tôi, thay vì đồng cảm và tử tế với tôi, họ còn đe dọa: “Cô đã bị bắt hơn 10 lần. Có vẻ như mọi lần cô đều ra khỏi trại bằng cách tuyệt thực. Lần này sẽ khác. Cứ chờ đấy rồi xem”.

Họ cùm tay chân tôi trong một thời gian dài. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyệt thực để phản đối. Bốn ngày sau khi tôi tuyệt thực, họ bắt đầu bức thực tôi một cách tàn bạo. Lính gác họ Nguyên đã lôi tôi ra khỏi giường. Sau đó, khoảng bảy, tám người đàn ông túm lấy tôi và ấn đầu tôi xuống một cái thớt nhỏ. Người túm đầu tôi, người túm tay chân tôi, người bóp cổ tôi, người bóp mũi tôi cho đến lúc tôi không thể cử động. Sau đó, họ cố sức nhét một cái ống nhựa to bằng ngón tay út vào bụng tôi. Vì cái ống đó quá to, họ phải khó khăn lắm mới nhét được nó xuống họng tôi. Tôi đã nhổ ra một búng máu và miệng bắt đầu sủi bọt. Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra. Cuối cùng, sau khi nhét được cái ống đó vào bụng tôi, họ đã đổ rất nhiều cháo vào đó cho tới tận khi nó bắt đầu trào ra khỏi mũi tôi.

Có lúc, tôi tự nhủ: “Chúng sinh, tại sao các bạn lại u mê đến vậy? Những gì các đệ tử Đại Pháp đang làm là cứu người. Nhưng các bạn lại tra tấn họ một cách tàn nhẫn. Các bạn có biết tội ác mà mình đang phạm phải lớn đến đâu không?” Không lạ gì mà Lã Động Tân, một trong Bát Tiên từng nói: “Ta thà độ động vật còn hơn độ nhân.” Đó là bởi vì, con người rất khó cứu độ.

Tất cả là lỗi của Giang Trạch Dân

Để tôi phải khai ra nguồn gốc của số tài liệu Pháp Luân Công mà cảnh sát đã tìm thấy ở nhà tôi, và nơi mà số tài liệu này sẽ được chuyển tới, cũng như để ép tôi từ bỏ Pháp Luân Công, cảnh sát từ đồn cảnh sát thị trấn Vân Long đã viện đến mọi thủ đoạn mà họ có thể nghĩ ra. Họ thậm chí tìm gặp người bạn trai đầu tiên của tôi và đưa anh ấy đến gặp tôi. Khi anh ấy nhìn thấy tôi chậm rãi bước vào phòng với hai tay hai chân bị cùm kẹp, anh ấy đã rất sốc. Anh ấy biết rằng tôi là một người tốt bụng và chính trực. Anh ấy đã hỏi lính canh: “Cô ấy đã phạm tội gì? Tại sao các ông lại tra tấn cô ấy tàn nhẫn như thế này? Các ông thấy cổ tay của cô ấy đã bị trầy máu vì bị cùm kẹp, vậy mà các ông vẫn cùm tay cô ấy.” Người lính gác đáp: “Cô ta không chịu tuân theo quy định của nhà tù. Cô ta tập Pháp Luân Công, chia sẻ kinh nghiệm với các học viên Pháp Luân Công khác và còn tổ chức tuyệt thực.” Bạn trai đầu tiên buồn rầu bảo tôi: “Nếu em hứa bỏ Pháp Luân Công, anh có thể đóng tiền bảo lãnh và đưa em ra khỏi đây ngay lập tức. Những cảnh sát ở đây đều là bạn của anh. Tại sao em còn muốn ở lại đây để chịu thêm tra tấn?” Tôi cảm ơn anh ấy và nói với anh ấy rằng tôi sẽ không làm trái với lương tâm mình và làm theo những gì anh ấy gợi ý.

Một lần khác họ cố bức thực tôi, lính gác họ Nguyên đe dọa: “Nếu cô vẫn không chịu ăn, chúng tôi sẽ bắt bạn trai đầu của cô phải trả 50 nhân dân tệ cho mỗi lần chúng tôi phải cho cô ăn. Nếu không được, tôi sẽ đem em họ của cô đến đây và bắt nó phải tự mình cho cô ăn.” Em họ tôi từng làm cảnh sát ở thị trấn Vân Long và đã chuyển đến thành phố Kiến Dương cách đây khá lâu. Một hôm, cảnh sát đến và rung chuông triệu tập. Tất cả các tù nhân ở trong buồng giam liền đứng dậy và lần lượt đọc mã số của mình. Khi họ đọc xong, trưởng buồng giam nói với cảnh sát: “Vẫn còn một người nữa đang ngồi trên giường.” Cảnh sát hỏi tôi: “Tại sao cô không xuống tập hợp khi nghe tiếng chuông?” Tôi đáp: “Tôi không phải là phạm nhân.” Sau đó, tôi ngẩng đầu lên nhìn vào mắt của người cảnh sát đó và thốt lên “Em!” Hóa ra, em họ tôi đã bị chuyển đến trại giam này. Chúng tôi đã không gặp nhau một vài năm và lại gặp nhau trong một hoàn cảnh trớ trêu như thế này.

Một lần sau khi nói chuyện với em họ mình, tôi cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho cậu ấy. Cậu ấy nói: “Em không thể làm gì giúp chị. Pháp Luân Công là trường hợp đặc biệt. Những người khác đang phụ trách trường hợp của chị. Trước kia, em từng rất ghen tị với mọi thứ mà chị đạt được. Em không bao giờ có thể tưởng tượng được chị lại rơi vào cảnh ngộ này.

Tôi đáp: “Tất cả là lỗi của Giang Trạch Dân.

Giường tử thần

Ở trong trung tâm giam giữ thành phố Kiên Dương, tôi đã bị trói vào “giường tử thần”, một dụng cụ tra tấn trong tù, trong một thời gian dài. “Giường tử thần” là một tấm kim loại có các lỗ nhỏ để luồn dây thừng qua. Nó rất hẹp, và chỉ đủ cho một người nằm với hai tay bị trói sát vào thân. Có một cái lỗ lớn ở hậu môn của tù nhân để chất thải có thể rơi lọt xuống. Các lính gác trói chặt tôi nằm ngửa trên chiếc giường đó. Dây thừng dày như một cái đũa và được làm bằng sợi gai dầu. Hai người đàn ông trói một chiếc dây thừng dài từ cổ xuống hai cánh tay của tôi và sau đó cột nó vào giường. Sau đó, họ cuốn dây thừng nhiều vòng quanh người tôi như thể tôi là một miếng thịt quay. Chỉ cần tôi ngọ nguậy đầu một chút, dây thừng sẽ siết chặt cổ tôi.

Sau một thời gian ngắn bị trói như vậy, cánh tay tôi bắt đầu đau nhức, sau đó cổ và lưng của tôi cũng bắt đầu bị đau. Mỗi ngày trôi qua tưởng chừng như một năm. Trừ những lúc đi vệ sinh, tôi bị trói như vậy cả ngày lẫn đêm. Tôi cố nén lại sự đau đớn bằng cách phát chính niệm và nhẩm kinh văn của Sư phụ. Sư phụ giảng: “Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (Lộ {Con đường}Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sau khi bức thực tôi, họ tiếp tục hành hạ tôi bằng cách không cho phép tôi tắm rửa. Tôi cảm thấy bàng quang của mình muốn vỡ ra. Trán tôi đầm đìa mồ hôi và thậm chí quần lót của tôi cũng ướt sũng mồ hôi. Tôi đã nhờ các phạm nhân cùng buồng giam cởi trói cho tôi để tôi có thể đi vệ sinh. Đáp lại, tôi đã bị đánh đập tàn nhẫn. Lê Anh, một tù nhân cầm đầu buồng giam, đã đấm vào ngực tôi. Một tù nhân nghiện bị kết án tử hình khác cũng dùng cùm tay đánh vào đầu tôi. Tôi cố gắng tiêu trừ các nhân tố tà ác đằng sau họ bằng cách vừa phát chính niệm, vừa nói với họ một cách chân thành: “Các chị nên giữ đức. Làm điều xấu sẽ bị quả báo.” Hai tù nhân đó vẫn tiếp tục vừa đánh tôi, vừa nguyền rủa: “Cô tu Chân-Thiện-Nhẫn thì cô ráng mà chịu.” Khi họ đánh đập tôi xong, chiếc cùm tay mà họ đeo đã để lại hai miếng lõm trên đầu tôi. Máu chảy xuống cổ, thấm đẫm quần áo và gối của tôi. Cảnh sát họ Phàn bước vào và nhìn thấy toàn bộ sự việc. Ông ta nói: “Thật đáng đời. Ai bảo cô tuyệt thực.” Các tù nhân dám đánh tôi như vậy bởi họ biết các giám thị ở đó sẽ bỏ qua việc này.

Khoảng giữa trưa ngày hôm đó, lính gác họ Nguyên, người đã ngược đãi tôi một cách tàn nhẫn, đã đến gặp Lê Anh và buồn rầu thông báo: “Tôi sắp đi rồi.” Lê Anh hỏi: “Anh sắp đi đâu?” Anh ấy đáp: “Tôi không biết. Tôi sẽ đến thăm anh sau, sau khi bạn bè tôi giúp tôi tìm được việc mới.” Rõ ràng, anh ta đã nhận phải báo ứng cho những việc làm xấu xa của mình, và đã bị sa thải.

Tôi bắt đầu tuyệt thực trong khoảng nửa tháng. Trong thời gian đó, tôi không ăn không uống. Các vết thương của tôi ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng sức khỏe của tôi đã rất suy yếu. Để trốn tránh trách nhiệm về cái chết của tôi, trung tâm giam giữ đã báo cho Tòa án Quận thành phố Kiến Dương và Đội An ninh Quốc gia. Sau khi được xác nhận là tôi đang hấp hối, trung tâm giam giữ đã báo cảnh sát ở đồn cảnh sát Vạn Niên Trường và Lý Cường Quân ở Văn phòng Quản lý Địa phương tới mang tôi về thành phố Thành Đô.

Để che đậy tội ác, trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương không cho phép bất kỳ ai xem các vết thương của tôi. Nhưng khi cảnh sát từ Thành Đô đến đưa tôi về, tôi đã bị áp giải đi trong khi mặc một chiếc áo phông cổ thấp (tôi không có áo khoác). Ngụy Đại Bình, cảnh sát từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, đã nhìn thấy rất nhiều vết máu trên đầu, trên cổ tôi. Ông ta hỏi: “Chuyện gì thế này?” Tôi đáp: “Hai tù nhân đã đánh tôi.” Giám đốc Trung vặn hỏi: “Ai dám đánh cô?” Rõ ràng là, ông ấy không muốn nhận trách nhiệm về những gì đã xảy ra và muốn phủ nhận tất cả. Ngụy Đại Bình viết lại tên của hai tù nhân đã đánh tôi và sau đó đưa tôi về Thành Đô.

Bắt đầu một cuộc sống nghèo túng, vô gia cư

Sau khi tôi bị đưa về trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương, đồn cảnh sát bắt tôi ký tên vào một lá đơn thông báo giam giữ phạm nhân đã được đánh dấu “bị bắt”. 07 giờ tối hôm đó, họ gửi tôi đến bệnh viện số 6. Tôi đã nhìn thấu dã tâm của họ – họ đang lên kế hoạch để đưa tôi quay lại nhà tù sau khi tôi hồi phục ở bệnh viện. Tôi đã kiên quyết phản đối sự sắp đặt của họ và đòi được trở về nhà.

Sau khi tôi ra viện, đồn cảnh sát đã lệnh cho cô Hoàng, một nhân viên của Văn phòng Quản lý Địa phương, đến nhà tôi sống để giám sát tôi cả ngày lẫn đêm. Sư phụ giảng: “Là đệ tử Đại Pháp, thì hết thảy những gì làm hiện nay đều là để ức chế sự bức hại đối với Đại Pháp và các đệ tử. Giảng rõ chân tướng tức là vạch rõ tà ác đồng thời ức chế tà ác, giảm thiểu bức hại; khi vạch rõ tà ác cũng đồng thời thanh trừ những độc hại do tà ác lừa dối hoặc giả tượng nhồi nhét vào đầu não dân chúng; đó là đang cứu vãn con người. Đó là từ bi lớn nhất. Bởi vì trong tương lai sẽ có hàng mấy tỷ người cần đắc Pháp; nếu như trong đầu não con người có mang theo tư tưởng chống đối Đại Pháp, thì một khi đợt tà ác này qua đi, thì nhân loại sẽ bắt đầu [cuộc] đào thải lớn, có thể làm những người có duyên đắc Pháp, hoặc làm nhiều con người vô tội hơn nữa bị đào thải; do đó hết thảy những gì chúng ta đang làm hiện nay đều là vĩ đại, đều là từ bi, đều là đang viên mãn con đường tối hậu của chúng ta.” (Thư gửi – Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Để giúp nhiều người hơn nữa biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công và có một tương lai tốt đẹp, tôi đã cầu xin Sư phụ giúp mình thoát khỏi sự giám sát của cô Hoàng, để tôi có thể ra ngoài giảng chân tướng Pháp Luân Công và cứu độ chúng sinh.

Cơ hội đã nhanh chóng đến. Một hôm, cô Hoàng bảo tôi đi chợ mua rau với cô ấy. Tôi đã phát chính niệm để thanh trừ các nhân tố tà ác đằng sau cô ấy và cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ. Tôi đã xin Sư phụ làm cho cô Hoàng bất động để tôi có thể trốn đi và làm ba việc mà Sư phụ bảo chúng ta phải làm. Mọi thứ đã diễn ra đúng như tôi mong đợi. Chiều hôm đó, tôi đã rời bỏ người mẹ già 70 tuổi và đứa con trai mới 11 tuổi của mình mà trong lòng nặng trĩu và bắt đầu một cuộc sống nghèo túng, vô gia cư.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/22/79564.html
http://www.pureinsight.org/node/2715

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-vi-chuong-1.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 2https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-2.html#respondSun, 30 Dec 2012 16:23:24 +0000http://chanhkien.org/?p=21222Sau khi tôi trở về nhà, trưởng đồn cảnh sát địa phương họ Nhiễm đã lệnh cho tôi hàng ngày phải ở nhà và gọi điện cho đồn cảnh sát địa phương vào lúc 09 giờ tối để họ có thể biết được tôi đang ở nhà.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần V. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Chương 2: Vi phạm nhân quyền

Bám đuôi

Sau khi tôi trở về nhà, trưởng đồn cảnh sát địa phương họ Nhiễm đã lệnh cho tôi hàng ngày phải ở nhà và gọi điện cho đồn cảnh sát địa phương vào lúc 09 giờ tối để họ có thể biết được tôi đang ở nhà. Tôi cũng phải xin phép họ trước nếu tôi muốn ra khỏi Thành Đô vì bất kỳ lý do nào. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng một học viên Pháp Luân Công nên luôn luôn nghĩ đến người khác trước tiên, và việc gọi điện cho họ hàng ngày cũng không có gì to tát. Tôi cảm thấy thương hại họ vì họ dù sao cũng là nạn nhân của cuộc bức hại dưới chế độ của Giang. Vì vây, lúc đầu tôi đã gọi điện cho họ vào mỗi buổi tối.

Bởi đã không về thăm quê một vài năm, tôi muốn quay lại đó nhân dịp Tết Nguyên đán. Tôi trình bày với Lý Cường Quân, quản lý Văn phòng Địa Phương về dự định của mình. Ông ấy nói với tôi: “Tôi không thể quyết định việc chị có được phép rời khỏi thành phố không trước khi báo cáo với sếp của tôi”. Sau khi thỉnh cầu này được phê duyệt bởi rất nhiều cấp chính quyền, tôi cũng đã được đồng ý về thăm quê nhà với một điều kiện: một nhân viên của Văn phòng Địa phương sẽ đi theo để trông chừng tôi. Trước chuyến đi, trưởng đồn cảnh sát nói với tôi: “Khi tới đó, chị phải ở nhà để gọi điện cho tôi hoặc ông Lý hàng ngày”. Bằng cách đó, họ có thể giám sát tôi. (Sau này, tôi nhận ra việc gọi điện cho họ hoặc báo cáo với họ việc tôi đi đâu là sai. Bởi vì khi làm như vậy, tôi đã thừa nhận là tôi nên bị giám sát. Tôi đã làm gì sai để họ cần phải giám sát tôi? Việc muốn làm một người tốt hơn thì có gì sai?)

Tháng Ba, tôi lại phải về quê để xử lý một vài việc cá nhân. Lần này, tôi đã rời Thành Đô mà không báo cáo với cảnh sát. Vào buổi chiều trước khi tôi chuẩn bị quay lại Thành Đô, tôi đã dùng điện thoại di động để gọi điện cho đồn cảnh sát địa phương từ quê. Đêm đó, ông Nhiễm đang trực. Ông ấy nhận ra rằng tôi đang gọi điện thoại cho ông ấy từ máy di động. Ông ấy hỏi tôi đang ở đâu. Tôi đáp: “Tôi đang ở quê – Kiến Dương”. Ông ta trở nên tức giận và to tiếng: “Ai cho phép chị rời thành phố?” Tôi đáp: “Đó là quyền của tôi”. Nói xong, tôi gác máy.

Ngày hôm sau, trên đường về nhà, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ ông Lý, trưởng phòng cư trú quận. Trong cuộc điện thoại cuối cùng, ông ta đã hỏi tôi một cách khiếm nhã: “Ai bảo chị rằng chị có thể rời thành phố?” Sau đó, tôi đã tắt điện thoại. Khi tôi vừa về đến nhà, mẹ tôi nói với tôi: “Sáng sớm nay, Lý Cường Quân đến nhà mình. Mẹ bảo ông ta là con đã về quê để giải quyết việc riêng và có thể quay về trong ngày. Khoảng 01 giờ chiều, ông Lý trở lại và bảo mẹ nhắc con lên đồn cảnh sát khi nào con về. Khoảng 03 giờ chiều, ông Lý quay lại lần thứ ba. Ông ta bảo mẹ rằng con sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu về nhà mà không đến đồn cảnh sát. Lần cuối cùng, ông ta quay lại đây là vào lúc 06 giờ tối. Ông ta hỏi mẹ con đã về chưa. Mẹ bảo ông ta rằng sau khi về con đã ra ngoài”. Khoảng 08 giờ, ông ta lại quay lại nhà tôi một lần nữa. Ông ta bỏ đi sau khi thấy tôi ở nhà.

Hạn chế tự do cá nhân

Từ tháng Năm năm 2000 đến nay, cảnh sát liên tục theo dõi nhà tôi bất kể tôi có ở nhà hay không. Ông Nhiễm, trưởng đồn cảnh sát Vạn Niên Trường bảo tôi: “Chị phải gọi điện cho đồn cảnh sát từ nhà vào 09 giờ tối mỗi ngày. Nếu muốn ra khỏi Thành Đô, chị phải xin phép chúng tôi trước”. Tôi đã phản đối mệnh lệnh này bằng chính niệm và ngừng việc hàng ngày báo cáo với cảnh sát.

Mùa xuân năm 2003, tôi bị liệt sau khi bị cảnh sát tra tấn (tôi sẽ kể chuyện này sau). Vào ngày 11 tháng Năm năm 2003, lần đầu tiên tôi đã ra ngoài sau khi phục hồi lại được việc đi lại. Hôm đó, tôi đạp xe đi mua một đôi giầy cho con trai mình. Một bảo vệ đã nhìn thấy tôi và trình báo tôi với đồn cảnh sát. Khi tôi trở về, vừa lên đến tầng hai của tòa nhà, tôi đã nhìn thấy Lý Cường Quân cùng một vài cảnh sát chạy về phía tôi. Tôi hỏi họ đang làm gì ở nhà tôi. Họ đáp: “Chúng tôi đến đây để gặp cô và xem cô thế nào”. Tôi nói với họ: “Cảm ơn sự quan tâm của các ông”. Lý Cường Quân yêu cầu tôi mở cửa căn hộ của tôi ở tầng ba. Tôi nói: “Các ông đến đây để gặp tôi. Giờ các ông đã gặp rồi. Tại sao các ông vẫn muốn tôi mở cửa để mời các ông vào?” Lý Cường Quân đáp: “Cô cứ mời chúng tôi vào đi rồi chúng ta sẽ nói về chuyện đó”. Tôi trả lời: “Tôi sẽ không mở cửa”. Ông Lý nói: “Chúng tôi sẽ đợi ở đây để xem cô cứ thế này được bao lâu”. Tôi nói với ông ta: “Trong suốt những năm qua, tôi đã đối xử với các ông như bạn bè. Tôi luôn pha trà và mời các ông hoa quả mỗi khi các ông đến nhà tôi không kể các ông viện cớ gì. Tôi luôn nói cho các ông sự thật về Pháp Luân Công. Đáp lại, tôi đã nhận được gì? Trong hai năm qua, tôi đã liên tục bị tống giam. Tôi bị tra tấn tàn tệ và suýt mất mạng hai lần. Giờ tôi đã học được bài học rồi. Tôi không muốn các ông làm những trò xấu xa trong nhà tôi”.

Lý Cường Quân hỏi tôi với giọng hăm dọa: “Chị có định mở cửa hay không?” Tôi nghiêm nghị trả lời: “Không. Tại sao ông muốn vào nhà tôi? Các ông định làm gì tử tế ngoài việc lục soát nhà tôi và bắt người?” Một cảnh sát liền nói: “Chúng tôi không định làm thế hôm nay. Chúng tôi không định làm vậy. Chung Phương Quỳnh, đừng đi linh tinh nữa. Chị biết đấy, chị đã làm cho Ngụy Đại Bình đau tim nhiều lần. Cả ông ấy và vợ đã bị giáng chức. Con trai ông ấy chạc tuổi con trai cô”. Tôi đáp: “Tôi không phải là người làm tổn thương ông ấy. Bất cứ ai bức hại những người tốt chắc chắn sẽ bị quả báo”.

Cảnh sát đó nói: “Đội trưởng Lý, nếu cô ấy không muốn mở cửa thì cứ kệ cô ấy. Chúng ta có thể nói chuyện với cô ấy ở ngoài này cũng được!” Lý Cường Quân nói: “Được rồi. Chung Phương Quỳnh, cô nghe này, từ nay trở đi, cô không được bước ra khỏi tòa nhà này dù chỉ một bước. Còn nữa, hãy chuẩn bị mà nhận hậu quả đi”. Tôi hỏi lại ông ta: “Ai làm ra luật đó? Hãy đưa văn bản ra đây cho tôi xem. Nếu không có văn bản, ông nên viết xuống một tờ giấy để tôi có bằng chứng khi ra tòa. Như thế, tất cả mọi người sẽ thấy ai đang hạn chế tự do của tôi”. Họ từ chối viết và cuối cùng bỏ đi mà không đạt được mục đích.

Vài ngày sau, tôi ra ngoài đi dạo sau bữa tối và đến Cửa hàng Quốc Mỹ ở Quảng trường Vạn Niên. Bảo vệ tòa nhà họ Trần nhìn thấy tôi ra ngoài và bảo một người đàn ông lớn tuổi bám theo tôi. Sau đó, ông ấy gọi điện cho Lý Cường Quân. Ông Lý cấp tốc bắt tắc xi và cố sức kéo tôi về nhà. Tôi kiên quyết từ chối tuân theo ông ta. Ông Lý nghiến răng lại và chuẩn bị đánh tôi. Nhưng ông ta không muốn mọi người ở cửa hàng nhìn thấy điều đó. Vì vậy, ông ấy đã sai một bảo vệ đang trực ở Công ty Cổ phần Công nghệ Sáng tạo Ngân Hà đánh tôi. Tôi nói: “Ai dám đánh người tốt?” Người bảo vệ sững lại trước chính niệm của tôi và không thể giơ tay lên được. Sau đó, Lý Cường Quân kéo và đẩy tôi về nhà. Trên đường về, tôi giảng sự thật cho ông ấy và nói với ông ấy Giang Trạch Dân đã bị các học viên Pháp Luân Công khởi kiện ở nhiều nước, và bản thân ông ấy sẽ nhận quả báo nếu ông ấy tiếp tục theo Giang làm điều xấu. Lý Cường Quân nói: “Tôi không sợ gì hết”. Khi chúng tôi đến cửa chính khu chung cư nhà tôi, ông Lý đã chỉ thị hai bảo vệ ở đó, họ Trần và Hạ rằng: “Đừng để cô ấy ra khỏi tòa nhà. Nếu cô ấy không nghe, hãy đánh cô ấy. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả”. Tôi hỏi lại họ: “Ai dám đánh người tốt? Đánh người là vi phạm nhân quyền và pháp luật. Những gì ông nói không được tính. Tôi sẽ quyết định mình làm gì. Tôi có quyền quyết định việc có ra ngoài hay không”. Chúng tôi tranh cãi một lúc lâu ở trước cửa chính mà không đi đến đâu. Cuối cùng, ông Lý bỏ cuộc. Ông ta bắt tắc xi và trở về nhà.

300.000 nhân dân tệ biến thành 11.500 nhân dân tệ

Trong suốt những năm qua, kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp điên cuồng đối với Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng Bảy năm 1999, tôi đã gánh chịu nhiều mất mát tài chính. Ban đầu, tài sản cá nhân của tôi có hơn 700.000 nhân dân tệ. Bên cạnh việc mua một căn hộ chung cư và một chiếc xe hơi, từ năm 1994 đến năm 1997, tôi đã đầu tư 380.000 nhân dân tệ vào thị trường cổ phiếu thứ cấp để phòng lúc tuổi già. Tháng Mười năm 1999, sau khi tập Pháp Luân Công được nửa năm, tôi đã bị giam giữ trái phép ở trại tạm giam Cửu Như Thôn. Trong khoảng thời gian đó, tôi nhận ra rằng chơi cổ phiếu là một hình thức cờ bạc trá hình và tôi không nên tiếp tục chơi cờ bạc nữa. 15 ngày sau, khi được thả ra, tôi đã lập tức bán các cổ phiếu của mình. Bởi tôi không có đủ kiến thức về tài chính để thực hiện giao dịch đó, tôi đã ủy thác việc đó cho một người quen của mình. Tuy nhiên, trong suốt hơn 3 năm tiếp theo, tôi đã bị giam giữ một thời gian dài trong các trại lao động, và liên tục bị giam ở các trại tạm giam khác nhau. Cho tới tận năm 2002 khi tôi bị buộc phải rời khỏi nhà và không thể tự chu cấp cho bản thân, tôi đã gọi cho người mà tôi đã nhờ bán số cổ phiếu. Ông ấy đã nói với tôi rằng vì tôi không ở đó để bảo ông ấy làm thế nào, ông ấy chỉ có thể bán số cổ phiếu mà tôi mua với 380.000 nhân dân tệ với giá 11.500 nhân dân tệ. Sau khi trang trải sinh hoạt phí cho mẹ và con trai hết 10.000 nhân dân tệ, tôi chỉ còn lại 1.500 nhân dân tệ.

Tôi định dùng 1.350 nhân dân tệ để thuê một căn hộ nhỏ trong ba tháng, và dành 150 nhân dân tệ còn lại để chi phí sinh hoạt. Nhưng số tiền đó đã bị cướp đi, khi Trương Chí, một cảnh sát ở đồn cảnh sát Quang Vinh, thành phố Thành Đô dẫn theo mười người đến lục soát căn hộ của tôi. Không chỉ vậy, vì tôi liên tục bị bắt giam trái phép trong một khoảng thời gian dài trong suốt những năm qua, tôi không thể lái xe ô tô mà vẫn phải nộp lệ phí giao thông hàng tháng. Vì vậy, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bán chiếc xe đó với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường của nó.

Họ hàng của tôi bị liên đới

Tháng 11 năm 1999, tôi bị mất hợp đồng với Sở Xây dựng Cầu đường Thành Đô bởi tôi không chịu hứa từ bỏ Pháp Luân Công. Tôi đã làm việc với sở 09 năm và có quan hệ tốt với các nhân viên của sở. Nhưng vì chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, họ đã không dám can hệ với tôi nữa. Tôi đã từng có thu nhập hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Bỗng nhiên, tôi không còn nguồn thu nhập nữa. Mẹ tôi là một công nhân nông trường đã nghỉ hưu và không có trợ cấp. Vì tôi không có thu nhập để nuôi gia đình, tôi quyết định cho thuê căn hộ chung cư rộng khoảng 100 mét vuông của mình. Tôi định sẽ thuê một căn hộ nhỏ cho mẹ tôi, con trai tôi và tôi, và dùng số tiền chênh lệch để chi tiêu.

Dưới hoàn cảnh khó khăn như vậy, cảnh sát địa phương vẫn không chịu để chúng tôi yên. Cảnh sát ở đồn cảnh sát Khiêu Đăng Hà, một bảo vệ ở khu nhà của tôi tên là Tôn Dũng và một nhân viên ở ủy ban quận Khiêu Đặng Hà tên là Lưu Ứng Phương liên tục quấy nhiễu và đe dọa việc làm ăn của em trai tôi khi họ không thể tìm thấy tôi. Họ bảo cậu ấy: “Nếu chị gái cậu không về nhà, chúng tôi sẽ ra lệnh bắt giữ cô ta”. Họ còn đe dọa: “Chúng tôi sẽ không cho phép chị cậu cho thuê căn hộ đó. Ai đến thuê đều sẽ bị đuổi đi!” Một vài năm sau, cảnh sát vẫn tiếp tục giám sát căn hộ của tôi để đảm bảo rằng tôi không thể cho thuê hay bán nó.

Gây khó khăn cho cuộc sống của tôi bằng mọi thủ đoạn

Cuối tháng Tư năm 2003, con trai tôi chuẩn bị học xong tiểu học. Cháu phải có đăng ký hộ khẩu thành phố thì mới được thi chuyển cấp (trước đây, cháu đã đăng ký hộ khẩu ở quê). Theo chính sách của nhà nước, con trai tôi được quyền đăng ký hộ khẩu thành phố vì hai lý do. Thứ nhất, thành phố cho phép những gia đình mua được một căn nhà có diện tích trên 90 mét vuông trong thành phố đăng ký hộ khẩu thành phố cho hai người. Thứ hai, cha của con trai tôi có hộ khẩu thành phố. Nhưng Ngụy Đại Bình, cảnh sát phụ trách đăng ký hộ khẩu ở quận của tôi đã làm mọi thứ có thể để gây khó dễ cho việc đăng ký này. Ông ta nói với tôi: “Cô vẫn chưa có chứng nhận sử dụng căn hộ đó. Vì vậy, cô không thể dùng nó để đăng ký hộ khẩu cho bất kỳ ai”. Phải mất 3.000 nhân dân tệ để có được chứng nhận đó, và tôi đã định đi vay tiền để xin cấp chứng nhận, như thế con trai tôi có thể đi học trung học cơ sở. Nhưng Ngụy Đại Bình nói với tôi: “Đầu tiên, cô phải có giấy chứng nhận sở hữu đất trước khi xin chứng nhận sử dụng căn hộ. Cô phải mất 20.000 nhân dân tệ để có được chứng nhận sở hữu đất”. Bởi tôi không còn thu nhập và không thể vay mượn nhiều tiền đến vậy để có được chứng nhận sở hữu đất, tôi đã không thể đăng ký hộ khẩu thành phố cho con trai mình.

Tôi quyết định nhờ em trai mình nói chuyện với cha cháu bé để nhờ anh ấy đăng ký hộ khẩu thành phố cho con trai chúng tôi (chúng tôi đã ly hôn hơn 10 năm). Nhưng căn hộ của anh ấy đã bị giải tỏa và anh ấy đang thuê một căn hộ bên ngoài trong khi đợi cấp căn hộ mới. Hộ khẩu của anh ấy cũng đã được chuyển đến cùng đồn cảnh sát đang quản lý tôi. Ngụy Đại Bình có thể dễ dàng cho phép con trai tôi đăng ký hộ khẩu cùng cha của cháu, nhưng ông ta nói: “Đồn cảnh sát ở quận của cha đứa trẻ phải chứng nhận rằng anh ấy không phải là một học viên Pháp Luân Công”. Sau khi cha của con trai tôi có chứng nhận đó, Ngụy Đại Bình nói: “Ông chủ của cha đứa trẻ phải chứng nhận rằng anh ấy không phải là một học viên Pháp Luân Công”. Sau khi nhận được chứng nhận thứ hai này, Ngụy Đại Bình lại nói: “Ủy ban quận nơi cha đứa trẻ đang cư trú cũng phải làm chứng nhận này”. Bởi cha của con trai tôi đang thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn, Ủy ban quận ở đó không biết anh ấy và không chứng nhận cho anh. Trời ơi! Chẳng phải rõ ràng Ngụy Đại Bình đang cố ý gây khó dễ cho việc đăng ký hộ khẩu của con trai tôi sao? Chẳng phải tu luyện Pháp Luân Công theo Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành một người tốt đang bị xem như một tội phạm sao? Tại sao một cảnh sát có thể không đếm xỉa gì đến quyền lợi hợp pháp của một đứa trẻ?

Cuối cùng, một trường trung học cơ sở đã đồng ý nhận con trai tôi với điều kiện tôi phải đóng trước một khoản tiền “trên trời”. Gần đây, nhà trường lại thông báo rằng tôi phải đóng một cục 10.000 nhân dân tệ. Nếu tôi không đóng khoản tiền đó, tôi sẽ phải đóng 4.500 nhân dân tệ một kỳ nếu tôi muốn con trai tôi được tiếp tục đi học. Tôi không có cách nào kiếm được một số tiền lớn đến vậy. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với con trai mình. Có phải việc học hành của nó sắp bị kết thúc không? Nó chỉ mới có 12 tuổi. Có nhiều học viên Pháp Luân Công có con nhỏ, và nhiều đứa trẻ trong số chúng đã bị tước mất quyền được học miễn phí ở các trường công lập. Có vô số gia đình đã rơi vào hoàn cảnh giống chúng tôi.

Vì vậy, tôi thỉnh cầu tất cả mọi người hãy giúp chấm dứt cuộc bức hại đối với gia đình tôi, chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, và để con cái chúng tôi được lớn lên trong một môi trường hạnh phúc và lành mạnh.

Đe dọa bạn bè thân quyến của tôi

Tháng Hai năm 2003, tôi bị cảnh sát tra tấn và bị liệt. Chị gái tôi cũng vừa qua đời vì bệnh tật. Người mẹ già 70 tuổi của tôi không còn thời gian để khóc thương cho chị ấy nữa bởi bà còn phải chăm sóc tôi. Con trai của tôi lúc đó đã 11 tuổi và học lớp 6, mỗi tối sau khi hoàn thành bài tập về nhà của mình, cháu phải thay quần cho tôi và rửa chân cho tôi bằng nước ấm để giúp máu lưu thông. Thậm chí cả khi tôi đang bị nằm liệt giường, Ngụy Đại Bình và nhân viên bảo vệ họ Trần của tòa nhà đã đột nhập vào căn hộ của tôi. Họ tìm cách tịch thu các sách Đại Pháp của tôi và bắt cóc tôi. Chúng tôi đã dùng chính niệm để ngăn chặn hành vi tà ác của họ, và lấy lại những cuốn sách. Sau khi họ rời đi, mẹ tôi nói: “Khi con không có nhà, họ liên tục tới đây để quấy nhiễu mẹ và cháu. Một hôm, Lý Cường Quân và Ngụy Đại Bình đã đến nhà và bắt mẹ nộp 3.000 nhân dân tệ. Mẹ đã nói với họ rằng mẹ thậm chí còn không có đủ tiền ăn. Ông Lý nói là mẹ có thể bán TV và máy giặt để có được số tiền đó”.

Ngụy Đại Bình từng nói riêng với tôi: “Tôi phải nuôi cha mẹ già và con nhỏ. Vì thế, tôi phải làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Nếu cô trả tôi 2.000 nhân dân tệ một tháng, tôi sẽ làm việc cho cô”. Tiền hiển nhiên là thứ duy nhất mà những kẻ trợ giúp cho chế độ của Giang Trạch Dân trong việc đàn áp Pháp Luân Công quan tâm đến.

Một thời gian ngắn trước ngày 25 tháng Tư năm 2003, Ngụy Đại Bình và Lý Cường Quân đã đột nhập vào căn hộ của chúng tôi vào khoảng giữa trưa, khi tôi đang dùng bữa. Họ muốn đưa tôi đến đồn cảnh sát địa phương. Tôi đã phát chính niệm thanh trừ tà ác đằng sau họ và phủ nhận an bài của họ. Đúng lúc đó, chú và cha của con trai tôi đang ở thăm chúng tôi. Họ đã đòi hai người đó xuất trình chứng minh thư. Chú của con trai tôi nói: “Chứng minh thư của chúng tôi ở nhà”. Ngụy và Lý quyết định đến nhà họ để kiểm tra. Bốn người họ rời đi. Một lúc sau, Ngụy và Lý quay lại. Chúng tôi đã từ chối mở cửa cho họ. Hai người họ đã la hét, liên tục ấn chuông cửa và đá vào cửa. Cuối cùng, họ phải bỏ đi khi biết rằng chúng tôi sẽ không mở cửa.

Ngày 22 tháng Bảy, sau 11 giờ sáng, tôi vừa mới rời khỏi nhà. Thậm chí ngay trước khi tôi ra khỏi tòa nhà, tôi đã chạm mặt với một cảnh sát ở đồn cảnh sát Vạn Niên Trường.

Anh ta muốn tôi quay lại căn hộ và mở cửa. Tôi từ chối tuân theo. Anh ta hỏi tôi: “Chung Phương Quỳnh, có phải gần đây cô đã ra khỏi thành phố phải không? Cô vẫn còn sách Pháp Luân Công ở nhà à?” Tôi đáp: “Hãy đi đi. Hàng ngày tôi ra ngoài để giải quyết việc cá nhân. Anh có thể thấy tôi đang trên đường ra ngoài. Bây giờ anh nên đi đi”. Tôi tiếp tục đi ra ngoài và anh ta đã bám theo tôi. Khi chúng tôi ra khỏi tòa nhà, anh ta chạy lên chặn đường tôi. Tôi nhìn thấy cảnh sát họ Nhiễm và các cảnh sát khác đang đợi bên ngoài tòa nhà. Họ mang theo cả xe cảnh sát. Rõ ràng họ định bắt tôi về đồn. Tôi chạy về căn hộ của mình, khóa cửa và bắt đầu phát chính niệm. Sau một lúc, cuối cùng, họ cũng rời đi.

Cảnh sát liên tục đến căn hộ của tôi để quấy nhiễu với đủ loại lý do. Dần dần, mỗi khi chúng tôi nghe thấy điện thoại hoặc chuông cửa rung lên, tôi cùng mẹ và con trai mình lập tức tự hỏi có phải lại là cảnh sát quấy nhiễu không. Con trai tôi đã rất khổ sở khi phải liên tục chứng kiến cảnh mẹ mình bị bắt giữ và lôi ra khỏi nhà.

Tịch thu phi pháp tài sản của gia đình tôi và tống giam tôi

Trong suốt những năm qua, cảnh sát đã lục soát nhà tôi tổng cộng 05 lần. Trong 05 lần đó, họ chỉ duy nhất một lần có lệnh khám xét hợp pháp. Họ thậm chí còn dám đánh đập tôi ngay trước mặt hàng xóm của tôi, những người mà họ đưa theo để làm cái gọi là làm chứng cho việc khám xét nhà.

Mỗi lần cảnh sát đến bắt tôi, họ không chỉ lục soát nhà tôi để lấy đi những tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công, mà họ còn lấy cắp cả những tài sản cá nhân khác. Tháng Chín năm 2002, tôi buộc phải rời khỏi nhà để tránh việc bị tiếp tục bức hại. Cảnh sát địa phương và ủy ban cư trú đã đến lục soát nhà tôi. Chúng tôi còn một cuộn dây cáp điều hòa lớn sau khi sửa nhà. Quản lý của ủy ban cư trú đã trộm lấy nó khi họ lục soát nhà tôi. Mẹ tôi đã hỏi đi hỏi lại Ngụy Đại Bình về cuộn cáp bị mất đó, và cuối cùng nó được trả lại cho em trai tôi. Họ cũng lấy cắp 570 nhân dân tệ tiền mừng tuổi của con trai tôi.

Từ ngày 20 tháng Bảy năm 1999, tôi đã bị bỏ tù phi pháp tổng cộng 29 lần với tổng số 743 ngày giam. Có tất cả 38 cơ quan chính quyền khác nhau đã tham gia bức hại tôi. Tôi bị bắt giữ hình sự 04 lần và bị giam tổng cộng 93 ngày. Tôi bị bắt giữ 10 lần với 140 ngày giam vì “vi phạm trật tự trị an”. Tôi cũng bị tạm giam ở nhiều nơi khác nhau, trong đó có Trung tâm Cai nghiện quận Thanh Dương và đồn cảnh sát Vạn Niên Trường 13 lần trong tổng số 25 ngày. Có lần, tôi đã bị tra tấn hơn 30 ngày và có 455 ngày trong trại lao động (hơn ba tháng so với hạn ban đầu).

Trong chương tiếp theo, tôi sẽ kể về hai lần tôi suýt mất mạng dưới sự đàn áp của chính quyền Giang Trạch Dân như thế nào.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/21/79563.html
http://www.pureinsight.org/node/2662

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 1https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-1.html#respondSat, 22 Dec 2012 16:27:21 +0000http://chanhkien.org/?p=21202Trong tất cả những ngày nghỉ lễ của cả nước hoặc các ngày nhạy cảm như 25 tháng Tư và 20 tháng Bảy, cảnh sát địa phương, ủy ban khu dân cư và phòng 610 thường tìm mọi cớ để đến quấy nhiễu các học viên Pháp Luân Công.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần V. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Chương 1: Chính niệm ngăn cảnh sát hành ác

Những chuyến thăm hỏi “thân thiện” nhân dịp năm mới

Trong tất cả những ngày nghỉ lễ của cả nước hoặc các ngày nhạy cảm như 25 tháng Tư và 20 tháng Bảy, cảnh sát địa phương, ủy ban khu dân cư và phòng 610 thường tìm mọi cớ để đến quấy nhiễu các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 22 tháng 12 năm 2001, Ngụy Đại Bình từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường và Lý Cường Quân, quản lý Văn phòng Địa phương đã đến kiểm tra tôi tại nhà riêng. Ngày 26, chủ tịch Hội Phụ nữ và một số thành viên của hội đã đến nhà tôi để “quan tâm xem xét tình hình”. Ngày 28, Hác Vũ Nguyên, chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Thành Hoa cùng một số nhân viên thuộc đồn cảnh sát Vạn Niên Trường và Văn phòng Địa phương đã đến nhà tôi để “thăm hỏi”. Trong toàn bộ những chuyến thăm hỏi đó, tôi đã kiên nhẫn giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho họ.

Vào khoảng nửa đêm ngày 28, chuông cửa nhà tôi lại rung lên. Tôi cố gắng nhìn qua khe cửa, nhưng không trông thấy gì cả. Tôi nghĩ rằng bóng đèn bên ngoài đã cháy, nhưng hóa ra có người đã bịt khe cửa lại. Khi tôi vừa mở cửa, một nhóm đông những người đến từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, Văn phòng Địa phương và ủy ban khu dân cư liền xông vào. Vị chủ tịch mới của ủy ban khu dân cư và cảnh sát Ngụy Đại Bình đã lập tức lục soát phòng con trai tôi và thu được cuốn Chuyển Pháp Luân, ảnh Sư phụ Lý và một bài kinh văn của Sư phụ mà tôi để trong phòng. Sau đó, họ đã cưỡng chế tôi đến đồn cảnh sát. Ngày hôm sau, tôi bị gửi đến trại tạm giam huyện Bì một cách vô cớ. Khi tôi đến trại tạm giam, họ đã đưa tôi đi khám sức khỏe ở trung tâm y tế của trại. Tôi nói với họ rằng tôi bị đau khắp người và không có đủ sức để ở trong trại giam. Họ nói: “Bất kể cô bị bệnh gì, chúng tôi phải giữ cô lại đây”. Sau đó, tôi đã bị kết án một tháng tù giam.

Quản giáo Lý thức tỉnh

Tôi bị giam trong một buồng giam cùng 40 người khác, trong đó có 12 người là các học viên Pháp Luân Công. Vào chiều ngày 29, trưởng buồng giam bảo tôi ra ngoài. Khi tôi vừa ra ngoài, một nữ quản giáo trong độ tuổi đôi mươi quát: “Ngồi xuống!” Tôi vẫn đứng và phát chính niệm.

Sau hai phút, cô ấy giận dữ hét lên: “Tôi bảo bà ngồi xuống. Bà không nghe thấy à?” Tôi tiếp tục bình tĩnh đứng trước cô ấy. Tôi nhìn thẳng vào mắt cô ấy và lặng lẽ phát chính niệm. Thấy tôi không có động tĩnh gì, cô ấy đã bốc hỏa. Mặt cô ấy đỏ bừng và cô ấy quát vị trưởng buồng giam: “Bà này câm điếc à? Sao bà ta không nói gì?

Vị trưởng buồng giam trở nên hoảng sợ đến mức mặt tái mét và bắt đầu run rẩy. Cô ấy tiến đến phía tôi, nài nỉ: “Cô Chung, xin cô trả lời cô ấy đi. Đây là quản giáo Lý”.

Tôi lại tiếp tục giữ im lặng trong hai phút. Sau đó, tôi nói với quản giáo Lý: “Trông cô rất xinh đẹp. Tại sao dung mạo của cô lại khác hẳn với hành vi và lời nói như vậy?” Đột nhiên, cô ấy dường như thay đổi thành một người khác. Cô ấy bối rối nói: “Chị không hiểu đâu. Công việc của tôi rất áp lực. Ca trực của tôi kéo dài từ đêm qua cho đến tối nay. Mỗi ngày, chúng tôi phải tiếp nhận 80 người. Một vài phạm nhân rất cứng đầu. Tôi thậm chí còn không được nghỉ phút nào”. Tôi nói: “Xử lý tội phạm hàng ngày là một công việc vất vả. Nhưng cô nên biết rõ rằng tôi và các học viên Pháp Luân Công không phải là tội phạm. Chúng tôi bị đối xử bất công. Chúng tôi không nên bị giam giữ ở đây”.

Quản giáo Lý bắt đầu dịu giọng và hỏi tôi: “Chị bị bắt giam bao nhiêu lần rồi?” Tôi hỏi lại cô ấy: “Vậy cô nghĩ là bao nhiêu lần?” Cô ấy trả lời: “Ba lần? Năm lần?” Tôi lắc đầu. Cô ấy đoán bừa nửa đùa nửa thật: “Thôi nào, không đến quá 10 lần đấy chứ?” Tôi nghiêm nghị đáp: “Tổng cộng là 13 lần. Tôi còn bị kết án một năm ở trại lao động và đã bị giữ ở đó 15 tháng”.

Mắt cô ấy trợn tròn đầy vẻ nghi hoặc: “Trại lao động? Chị đã ở trong trại lao động? Trong một cuộc họp, người sếp của tôi đã nói rằng 100% các học viên Pháp Luân Công đã từ bỏ tu luyện sau khi ở trong trại lao động”. Tôi đáp: “Đó là một lời nói dối. Nếu điều sếp của cô nói là thật, tại sao tôi lại ở đây? Thử nghĩ xem. Chẳng phải tôi và các học viên Pháp Luân Công khác ở đây chỉ vì chúng tôi kiên định nói lên sự thật sao? Nếu tôi đơn thuần tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, tôi đã không bị mất công việc kinh doanh của mình và không phải ở trong tù trong suốt hai năm qua. Tại sao tôi phải nói dối cô?” Sau đó, tôi kể cho cô ấy nghe toàn bộ câu chuyện. Sau khi nghe xong, cô ấy như tỉnh mộng. Cô ấy tử tế nói với tôi: “Khi ra khỏi đây, chị phải cẩn thận nhé. Đừng bao giờ quay lại những chỗ như thế này một lần nữa”. Tôi đáp: “Chúng ta sẽ không gặp lại nhau ở đây nữa đâu. Tôi có một đứa cháu tầm tuổi cô. Nó cũng khá xinh đẹp. Hôm nào đó, mời cô qua nhà tôi chơi. Tôi chắc rằng cô và cháu tôi sẽ hợp nhau đó”.

Sau khi tôi trở lại buồng giam, một học viên bị giam cùng phòng đã hỏi tôi: “Chị thật có uy lực! Ngay cả quản giáo Lý cũng ngả mũ trước chị. Mọi người ở đây đều khiếp sợ cô ấy. Cô ấy rất cứng rắn. Nếu cô ấy bắt được các tù nhân đang nói chuyện riêng khi không được phép, cô ấy không chỉ phạt không cho họ xem TV, mà còn bắt họ chép lại nội quy trại giam 20 lần. Nếu chị ở đây sớm hơn, tôi chắc rằng chúng tôi đã được đối xử tốt hơn”.

Một tù nhân cùng buồng giam với tôi từng là quản đốc của một nhà máy. Cô ấy bị bắt vì tội biển thủ công quỹ của nhà máy. Một hôm, một điều tra viên ở đồn cảnh sát Vạn Niên Trường đã đến thẩm vấn cô ấy và họ đã ăn trưa cùng nhau. Vị điều tra viên hỏi cô ấy: “Cô đã quen với cuộc sống trong tù chưa?” Cô ấy đáp: “Nếu không có các học viên Pháp Luân Công, tôi không thể hình dung được tôi sẽ phản ứng tiêu cực như thế nào khi bị nhốt giam ở đây. Tôi rất thích ở bên họ. Thời gian dường như trôi qua rất nhanh. Chung Phương Quỳnh, người bị cảnh sát ở đồn của ông đưa đến đây, ở cùng buồng giam với tôi”. Vị điều tra viên trả lời: “Cô ấy khá lắm, rất dũng cảm”.

Cảnh sát chìm

Một buổi sáng, khi chúng tôi được phép ra ngoài, tôi đã đứng nhắm mắt bên bờ ruộng và  bắt đầu luyện bài công pháp số hai. Bất thình lình, tôi cảm thấy mặt đau như cắt. Tôi mở mắt ra và thấy một nữ cảnh sát cầm một cây tre dài và thọc vào tôi một cách lén lút. Khi nhận ra tôi đang nhìn cô ấy, cô ấy đã không dám nói nửa lời và nhanh chóng bỏ đi.

Một hôm, khoảng nửa đêm, một giám thị trại giam trực ca đêm đã đến gọi cô Thiên, một học viên Pháp Luân Công thu dọn đồ đạc để về nhà. Tôi nói với anh ấy: “Cảnh sát các anh đang làm những việc mà không thể công khai cho mọi người thấy. Anh đang thả học viên Pháp Luân Công vào nửa đêm. Tại sao anh không làm việc này giữa thanh thiên bạch nhật? Đó là bởi vì các anh không muốn mọi người phát hiện ra các anh đang vô cớ bắt giam những người tốt”. Người giám thị không nói được gì. Cô Thiên vội vã thu dọn đồ đạc và nói với tôi: “Đã khuya lắm rồi. Giờ không có ai thanh toán tiền cho tôi. Chung Phương Quỳnh, tôi để sổ nợ của tôi lại cho cô. Khi được thả, cô hãy lấy lại số tiền trại giam nợ tôi”. Tôi đồng ý giúp cô ấy điều này. Người giám thị nghe thấy cuộc nói chuyện của chúng tôi. Ông ta giơ tay lên giống như phát chính niệm: “Cô làm như thế này hàng ngày. Vậy sao có thể được thả?” Tôi đáp: “Tôi dám chắc rằng tôi sẽ ra khỏi đây trong một vài ngày tới. Ông sẽ không thấy tôi phát chính niệm ở đây được nữa khi tôi về nhà”. Viên giám thị không nói được gì. Ông ta liền bỏ đi.

Tu luyện không có “nếu như…”

Một buổi chiều, cửa buồng giam đột ngột mở. Vị trưởng buồng giam bảo tôi: “Cô Chung, cô có thêm một đồng tu này”. Sau khi bước vào, học viên đó hỏi: Các học viên trong buồng giam đến từ quận nào. Một vài học viên, trong đó có cả tôi đến từ quận Thành Hoa. Học viên vừa mới đến nói: “Những người đến từ quận Thành Hoa trong chúng ta không được về nhà. Chúng ta bị điều chuyển qua lại giữa các trại tạm giam và nhà tù. Nhiều học viên đến từ quận Thành Hoa hiện bị giam ở các trại tạm giam và sau đó bị kết án tù. Tôi đến từ quận Thành Hoa. Tôi đã bị gửi đến đây từ một trại tạm giam khác”. Tôi nói với mọi người: “Tôi không tin điều này sẽ xảy ra với mình. Tôi sẽ trở về nhà”.

Một phụ nữ lớn tuổi đến từ quận Thành Hoa ở cùng buồng giam với tôi dự kiến sẽ được thả vào ngày hôm sau. Bà ấy đã sẵn sàng về nhà và đã dự định để lại một số vật dụng của bà cho chúng tôi dùng. Sau khi nghe người học viên mới đến nói, bà đã trở nên lo lắng và nói: “Có vẻ như tôi nên mang theo mọi thứ. Nếu như tôi không thể về nhà thì sao?” Tôi nói: “Suy nghĩ đó là sai. Trong tu luyện không có ‘nếu như’”. Ngày hôm sau, người học viên đó thực sự đã không được về nhà. Bà đã bị chuyển đến một nơi khác và bị ép buộc tham gia khóa học tẩy não ở huyện Bì. Điều kiện ở đó rất tồi tệ. Bà ấy phải ngủ trên sàn xi măng lạnh lẽo vào buổi đêm. Bà đã bị thấp khớp và không thể giữ lưng thẳng vì những cơn đau khủng khiếp. Bà cũng gặp khó khăn trong việc đi lại, và ho không dứt. Bà trở nên gầy gò đến nỗi trông giống như một người hoàn toàn khác. Người nhà không được phép đến thăm bà và không biết được bà còn sống hay đã chết. Bà bị buộc phải tham gia lớp học tẩy não kéo dài hơn một năm. Tháng Hai năm 2003, con trai bà không thể chịu được nữa và đã hai lần thỉnh nguyện trường hợp của mẹ mình với chính quyền thành phố, yêu cầu chủ tịch thành phố thả mẹ cậu. Vì vậy, cậu ấy đã bị bắt và bị đưa đến đồn cảnh sát. Khi được thả, cậu ấy trở nên cực kỳ quẫn trí với ý nghĩ không thể cứu được mẹ mình. Cậu ấy đã uống rất nhiều rượu và gọi điện cho đồn cảnh sát, nói rằng cậu ấy sẽ tự tử để phản đối. Sau đó, cậu ấy đã đóng tất cả cửa sổ và cửa chính, và xả khí ga. Khi cảnh sát đến, cậu ấy đã bất tỉnh và sùi bọt mép. Cảnh sát đưa cậu ấy đến bệnh viện và các bác sỹ không thể làm cậu tỉnh lại được nữa. Cảnh sát không muốn phải chịu trách nhiệm cho cái chết của cậu ấy, và cuối cùng đã cho phép người mẹ chỉ còn da bọc xương của cậu ấy trở về nhà.

Còn tôi, sau khi trải qua một tháng ở trại tạm giam, cảnh sát Ngụy Đại Bình và Lý Cường Quân, quản lý Văn phòng Địa phương đã đưa tôi trở lại đồn cảnh sát.

Tôi nên là người tự quyết định các việc của mình

Chúng tôi đến đồn cảnh sát, vị trưởng đồn họ Nhiễm hỏi tôi: “Chung Phương Quỳnh, cô có kế hoạch gì sau khi về nhà chưa?” Tôi đáp: “Tôi sẽ tiếp tục tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi lời nói và hành động của mình”. Vừa nghe thấy điều đó, trưởng đồn Nhiễm đã nổi giận. Ông ta hét lớn: “Nhốt cô ta lại!” và đùng đùng bỏ đi. Tôi đứng dậy, đấm tay lên bàn và nghiêm nghị nói: “Những gì ông vừa nói không được tính. Hôm nay, tôi sẽ về nhà”. Vừa nói xong, tôi liền đi ra phía cửa. Ngụy Đại Bình không biết xử trí sao trước sự tình huống đột ngột này. Ông ta vội túm lấy tôi và nói: “Đợi một lúc, chúng tôi sẽ gọi em trai cô đến đón cô về”. Tôi đáp: “Em trai tôi còn bận việc. Tôi sẽ tự về”. Tôi ngồi xuống và trong đầu càng nung nấu ý định trở về nhà. Một lúc sau, Ngụy Đại Bình bảo tôi: “Chung Phương Quỳnh, sao cô không quay lại phòng chờ một lúc? Tôi sẽ thả cô. Cô cần phải chú ý không được để ông Nhiễm mất mặt. Xem này, quyết định này nói rằng chúng tôi sẽ thả cô về và giám sát cô ở nhà. Ông Nhiễm đã ký quyết định này rồi”. Tôi nói với ông ta: “Không làm ông Nhiễm mất mặt? Thế nào là không làm người khác mất mặt? Vậy ai nghĩ đến việc không làm Sư phụ tôi mất mặt? Ai nghĩ đến việc không làm Pháp Luân Công mất mặt? Ai nghĩ đến việc không làm tôi mất mặt? Ngoài xã hội, tôi rất có thể còn có vị thế hơn cả trưởng đồn Nhiễm. Tôi muốn trực tiếp nói chuyện với ông Nhiễm”. Ngụy Đại Bình nói: “Ông Nhiễm đang họp”. Tôi đến đó nhìn và thấy quả thực họ đang họp. Vì vậy, tôi quay lại phòng của Ngụy Đại Bình, ngồi xuống ghế và bắt đầu phát chính niệm về phía trưởng đồn Nhiễm.

Khoảng 05 giờ chiều, em trai tôi đến đón tôi bằng xe máy. Trưởng đồn Nhiễm nói: “Chung Phương Quỳnh, nghe nói nhà cô rất đẹp. Tôi sẽ đến chơi xem thế nào”. Đó là cách mà tôi đã trở về nhà.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/21/79563.html
http://pureinsight.org/node/2650

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần V – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-v-chuong-1.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 3https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-3.html#respondSat, 15 Dec 2012 17:16:32 +0000http://chanhkien.org/?p=21187Vào buổi chiều, cảnh sát Ngụy Đại Bình muốn gửi tôi đến trại giam lần nữa.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần IV. Bị kết án lao động cưỡng bức

[Chú thích: Trong các trại lao động cưỡng bức, các tù nhân thường nói lớn với nhau: “Anh có biết tà giáo lớn nhất ở Trung Quốc là gì không?” “Đó chính là trại lao động cưỡng bức!”]

Chương 3: Nước vẫn không lặng

Bị bắt giam lần nữa

Vào buổi chiều, cảnh sát Ngụy Đại Bình muốn gửi tôi đến trại giam lần nữa. Tôi kiên quyết nói: “Tôi sẽ không đến đó. Tôi không làm gì sai cả. Tôi vẫn chưa được về nhà. Vì cớ gì mà các ông lại muốn gửi tôi lại trại giam? Là người chấp pháp, ông biết rõ ông làm vậy là phạm luật. Tôi sẽ kiện nếu ông gửi tôi lại trại giam lần nữa”. Ngụy Đại Bình nói: “Nếu cô muốn kiện, thì hãy đợi đến khi cô đến trại giam”. Vậy là, lại một lần nữa, Ngụy Đại Bình đã vô cớ gửi tôi vào trại giam Cửu Như Thôn.

Khi đến trại giam, tôi bảo người lính canh đang làm nhiệm vụ: “Tôi muốn khiếu nại. Tôi đã được thả khỏi trại lao động sau khi mãn hạn. Nhưng đồn cảnh sát địa phương lại gửi tôi vào thẳng đây mà không để cho tôi về nhà”. Người lính canh đáp: “Hôm nay là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Mọi người đều nghỉ rồi. Cô phải đợi đến ngày 03 tháng 11 khi mọi người đi làm thì mới khiếu nại được”. Tôi nói với anh ta: “Nói về ngày Quốc khánh Trung Quốc, tôi đã mất cả ngày ở chỗ này hồi năm 1999. Tôi đã trải qua tất cả các ngày lễ lớn trong vài năm gần đây ở trong tù. Vì sao? Đơn giản bởi vì tôi muốn nói lên sự thật và trở thành người tốt. Tôi đã bị giam giữ phi pháp tổng cộng 11 lần và rồi bị đưa vào một trại lao động. Anh có biết tại sao tôi bị đưa vào trại lao động không? Truyền thông báo cáo đổi trắng thay đen, nói tập Pháp Luân Công khiến tôi bị liệt. Thực ra, anh biết đấy, trước khi bị đưa vào trại lao động, tôi đã bị giam giữ ở đây tổng cộng 10 lần. Anh biết tôi đang nói sự thật. Khi tôi viết một bức thư cho đài truyền hình để nói rõ sự thật, tôi đã bị gửi vào trại lao động. Anh không nghĩ tôi đã bị đối xử sai ư? Tại sao chế độ Giang Trạch Dân lại sợ những người nói lên sự thật? Anh đã nghĩ về điều này chưa?” Người lính canh im lặng lắng nghe tôi mà không nói nên lời.

Những ngày tiếp theo trôi qua rất chậm chạp. Sáng ngày mùng 3, khi một bảo vệ đến kiểm tra, tôi đã nói với anh ấy: “Tôi muốn viết một lá thư kiến nghị về trường hợp của mình”. Sau khi viết xong, tôi đã tận tay trao nó cho vị trưởng đồn giam họ Dương. Sau một lúc, trưởng đồn họ Dương nói với tôi: “Tôi đã gọi điện cho đồn cảnh sát Vạn Niên Trường. Họ sẽ quay lại làm việc vào ngày mùng 8 khi kỳ nghỉ lễ kết thúc. Vì vậy, cô phải đợi đến ngày mùng 8”.

Tà ác không đạt được mục tiêu sau khi đã sử dụng cạn kiệt mọi thủ đoạn

Sáng ngày mùng 8, trưởng đồn họ Dương gọi tôi ra khỏi buồng giam. Khi ra ngoài, tôi thấy Ngụy Đại Bình từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, quản lý văn phòng Lý Cường Quân cùng một vài người từ ủy ban cư trú địa phương ở đó. Họ nói rằng họ sẽ để tôi lập tức về nhà nếu tôi viết bản cam kết sẽ ngừng tập Pháp Luân Công. Tôi trả lời: “Pháp Luân Công rất tốt. Tại sao tôi không thể tập nó? Nếu tôi muốn viết bản cam kết, tôi đã làm điều đó vào hai năm trước. Tại sao tôi phải đợi cho đến tận hôm nay. Các ông đã làm việc với tôi hơn hai năm rồi. Các ông nên biết rõ về tôi và Pháp Luân Công chứ”. Họ nói: “Ngoài việc tập Pháp Luân Công, cô là một người tốt, tốt ở mọi phương diện”. Tôi nói với họ: “Tôi đã trở thành một người tốt chỉ sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Hãy nói cho tôi Pháp Luân Công có gì xấu được chứ?” Họ trả lời: “Cái đó không quan trọng. Nếu nhà nước nói rằng nó xấu, thì nó xấu. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh của nhà nước”.

Thấy tôi từ chối viết bản cam kết, họ đã quay lưng bỏ đi. Tôi đã bám theo một người và kiên quyết đòi về nhà. Tôi nhất mực từ chối ở lại trại tạm giam thêm cho dù chỉ một ngày. Giám đốc Dương cố gắng khuyên nhủ tôi: “Chung Phương Quỳnh, cô nên nhẫn nại và ở đây thêm một vài ngày cho đến khi 15 ngày tạm giam kết thúc”. Nó giống như Sư phụ đã giảng:

Mặc dù tà ác độc ác như thế nào, chúng đã sử dụng cạn hết những chiêu thuật rồi; chỉ có gia tăng [bức hại] và đặt điều dư luận giả tạo; với tâm bất thường [chúng] chỉ một điều là ép buộc những học viên kia viết những gì là “hối quá thư”, ký tên những thứ này khác. Đã biết rõ là giả rồi, chẳng thể thay đổi được lòng người, hỏi tại sao [chúng] vẫn nhất định làm như thế? Tại sao nhất định cứ bắt chư vị ký cái chữ ấy? Tại sao nhất định bắt chư vị nói “bất luyện” rồi mới thả chư vị ra? Bên “luyện” thì chịu thụ hình; còn bên kia nói câu “bất luyện” liền được thả; đó chẳng phải khác xa nhau là gì? Có phải bình thường không? Không bình thường. Điều này chẳng rõ quá là gì? Chính là bắt chư vị rớt xuống, bắt chư vị nói ra câu ấy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington D.C [2001] trong “Đạo hàng”)

Vào khoảng 09 giờ sáng ngày 10 tháng 11, họ đột nhiên gọi tôi ra ngoài phòng giam. Tôi không biết điều gì sắp xảy đến với mình. Khi ra ngoài, tôi thấy Ngụy Đại Bình đang đợi sẵn. Ông ta bảo tôi: “Hãy thu xếp đồ đạc đi. Tôi sẽ đưa cô về nhà”. Tôi quay lại buồng giam và thu xếp đồ đạc. Học viên Phùng Tiểu Vận và một học viên khác bị giam cùng phòng với tôi đã rất ngạc nhiên. Họ hỏi tôi: “Không phải chị bị giam ở đây 15 ngày sao?” Tôi đáp: “Họ mới chính là những người vi phạm pháp luật. Thực ra, chúng ta không nên ở đây cho dù chỉ một ngày”. (Phùng Tiểu Vận cuối cùng đã bị gửi đến trại lao động. Cô ấy vẫn là một học viên kiên định và tinh tấn. Cô ấy đã tốt nghiệp Đại học Khoa học và Kỹ thuật Điện tử Thành Đô).

Gặp rắc rối khi xin chứng minh thư

Cuối cùng, tôi cũng được thả về nhà với mẹ và con trai. Tôi đã bị giam giữ trái phép ở trại lao động khi tôi chuẩn bị có giấy chứng nhận căn hộ mà tôi mua. Mẹ già và đứa con trai 9 tuổi của tôi đều không thể xử lý được giao dịch. Do đó chúng tôi đã không bao giờ lấy được giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ. Sau khi trở về nhà, tôi đã cố gắng lấy nó. Tôi được thông báo rằng tôi cần chứng minh thư để hoàn tất giấy tờ. Chứng minh thư của tôi đã bị tịch thu khi tôi lần đầu tiên tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vì thế tôi phải làm một chứng minh thư mới.

Vào tháng 11, tôi đã tới đồn cảnh sát Long Đàm Tự bởi vì nơi cư trú hợp pháp của tôi đang nằm trong quyền tài phán. Cảnh sát Liêu Hữu Lương đã gặp tôi. Ngay khi vừa thấy tôi, ông ấy đã hỏi tôi: “Dạo này cô thế nào rồi?” Tôi đáp: “Tôi đã lấy lại sức khỏe sau khi trở về nhà. Hôm nay tôi ở đây để làm một chứng minh thư mới, để tôi có thể có giấy chứng nhận cho căn hộ của mình”. Ông ấy bảo tôi: “Cô cần viết một bản tổng kết nhận thức hiện tại của cô về đề tài Pháp Luân Công”. Ông ấy đưa tôi tờ giấy và một cây bút. Tôi ngồi xuống và bắt đầu viết. Tôi viết rằng chính Pháp Luân Công đã ban cho tôi sức khỏe và cuộc đời thứ hai, và chính chế độ của Giang đã bức hại tôi, bỏ tù tôi hai năm và khiến tôi không thể kiếm tiền nuôi mẹ già và con nhỏ. Tôi cũng viết Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đã bị ngược đãi ghê gớm. Tôi cũng viết rằng tôi sẽ tiếp tục tập Pháp Luân Công. Sau khi tôi đọc bản nhận thức, cảnh sát họ Liêu nổi giận: “Tôi có thể tống cô vào tù lại dựa trên những gì cô vừa viết”. Tôi đứng dậy và nghiêm trang nói: “Điều ông nói không có hiệu lực! Tại sao cảnh sát các ông không dám nghe sự thật? Các ông muốn tôi phải dối và lừa thì các ông mới hài lòng sao?” Tôi tiếp tục nhìn vào ông ấy bằng chính niệm. Giọng ông ấy nhỏ dần và cuối cùng ông ấy nói: “Được rồi, tôi sẽ đưa bản nhận thức của cô vào hồ sơ”.

Cảnh sát họ Liêu bảo tôi hãy tới Trung tâm Chứng minh thư để có một chứng minh thư mới. Sau khi tôi tới đó, nhân viên ở đó nói với tôi rằng đơn xin của tôi phải có dấu của đồn cảnh sát địa phương trên đó. Vì thế tôi đã trở lại đồn cảnh sát vào ngày hôm sau. Cảnh sát họ Liêu bận và ông ấy nói với tôi rằng tôi có thể tới phòng cảnh sát quận để đóng dấu lên tờ đơn. Tôi phát chính niệm khi bước tới phòng cảnh sát quận. Khi tới đó, tôi chào và nói với những người ở đó tôi là ai và vì sao tôi đến đây. Họ rất ngạc nhiên sau khi nghe tên tôi: “Ồ, cô là Chung Phương Quỳnh! Chúng tôi đã gặp rắc rối nhiều lần chỉ vì cô, và chúng tôi đã bị buộc phải viết vô số bản kiểm điểm chỉ vì cô. Nhưng chúng tôi chưa từng tận mắt trông thấy cô”. Tôi nói với họ về sự cải thiện sức khỏe kỳ diệu sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, cũng như lý do tôi đã bị bắt và đưa vào trại lao động. Sau khi nghe xong, họ rất đồng cảm. Họ đùa: “Dường như cô là người rất có bản sự. Cô nên kiếm tiền và giúp chúng tôi sửa lại văn phòng này. Hãy nhìn xem nó tồi tàn thế nào! Chúng tôi nghèo và không có tiền sửa chữa nó”. Tôi đáp: “Nếu tôi không bị bức hại bởi chế độ của Giang, tôi đã có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều dự án xây dựng cầu đường trong thành phố. Tôi đã kiếm được hàng trăm ngàn Nhân dân tệ trong hai năm qua”. Rồi tôi bắt đầu điền tờ đơn để lấy một chứng minh thư mới. Họ nói với tôi: “Cô không thể viết rằng chứng minh thư gốc của cô đã bị tịch thu khi cô đi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cô chỉ có thể nói rằng chứng minh thư gốc của cô đã bất ngờ bị cháy hay rơi xuống nước, hoặc tương tự như vậy”. Tôi nói với họ: “Sư phụ tôi dạy chúng tôi rằng không thể nói dối”. Một nhân viên nói: “Tôi nghĩ Pháp Luân Công là tốt dựa trên những gì cô vừa nói”. Cuối cùng tôi đã có được một chứng minh thư mới.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/20/79562.html
http://www.pureinsight.org/node/2621

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-3.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 2https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-2.html#respondSat, 08 Dec 2012 16:16:35 +0000http://chanhkien.org/?p=21153Bắt đầu từ tháng Bảy năm 2001, tôi và 10 học viên Pháp Luân Công kiên định khác đã bị nhốt trong một căn phòng nhỏ ở trại lao động.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần IV. Bị kết án lao động cưỡng bức

[Chú thích: Trong các trại lao động cưỡng bức, các tù nhân thường nói lớn với nhau: “Anh có biết tà giáo lớn nhất ở Trung Quốc là gì không?” “Đó chính là trại lao động cưỡng bức!”]

Chương 2: Các lạp tử Đại Pháp

Bị giam giữ nghiêm ngặt

Bắt đầu từ tháng Bảy năm 2001, tôi và 10 học viên Pháp Luân Công kiên định khác đã bị nhốt trong một căn phòng nhỏ ở trại lao động. Một vài tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát chúng tôi một cách chặt chẽ, và thậm chí còn không cho phép chúng tôi bước ra ngoài. Ngày ngày, chúng tôi bị ép ngồi thẳng lưng trên những chiếc ghế nhỏ, mắt nhìn thẳng và hai tay đặt trên đùi từ 06 giờ 30 sáng cho đến tận 10 giờ 30 tối. Trong suốt ngần ấy tiếng đồng hồ, chúng tôi không được phép nhắm mắt, cũng không được nói chuyện.

Ban ngày, nhiệt độ trong phòng thường lên tới 50° C hoặc cao hơn. Hàng ngày, chúng tôi ăn uống, vệ sinh, và ngủ trong căn phòng nhỏ đó. Mỗi tuần, chúng tôi chỉ được cung cấp một chậu nước. Vì không có đủ nước và nhiệt độ quá cao, nhiều người đã bị ngất vì say nóng. Học viên Hoàng Lệ Toa đã bị đau nhức toàn thân. Quần áo của cô ấy thấm đầy máu và mủ vàng. Sau đó, cô ấy đã bị tra tấn cho tới chết.

Các đệ tử Đại Pháp tại sao bị tà ác [gây] bao khó khăn tàn khốc? Là vì họ kiên trì với chính tín vào Đại Pháp; là vì họ là những lạp tử trong Đại Pháp”. (“Đại Pháp kiên cố không thể phá” – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tới tháng Chín, tôi bị chuyển đến trung đội số 09 của trại lao động. Khi tôi bị đưa đi, một vài học viên vẫn bị nhốt trong căn phòng nhỏ đó. Tôi đã chứng kiến các đồng tu bị tra tấn tàn khốc mà không thể làm gì để giúp. Như Chúc Hà, học viên nữ 32 tuổi bị giam ở cùng trại lao động với tôi. Trương Tiểu Phương, trung đội trưởng trung đội số 07 đã lệnh cho hai tù nhân nghiện nhét giẻ bẩn thật chặt vào miệng cô ấy. Sau đó, cô bị kéo lê trên mặt đất đầy cát sỏi. Khi đi qua camera giám sát, họ sẽ vờ như mọi việc bình thường để tránh bị ghi hình. Nhưng sau khi đi khỏi đó, họ lại tiếp tục kéo lê cô. Khi hai tù nhân nghiện đó bắt đầu mệt, một tốp tù nhân nghiện khác lại tới tiếp sức. Cát sỏi đã bám đầy vào lưng, mông và chân của Chúc Hà. Khắp người cô bị trầy xước và chảy máu. Sau đó, Trương Tiểu Phương đã lệnh cho hơn 10 cựu học viên đã bị tẩy não dẫm đạp lên Chúc Hà. Kẻ kéo tóc cô, kẻ khạc nhổ vào cô, kẻ kéo tay, kéo chân cô, còn có kẻ ngồi lên cô mà đánh. Họ đánh đập và chửi rủa Chúc Hà cho đến khi chính họ đã mệt lả. Tới lúc đó, Chúc Hà đã không thể tự mình đứng dậy được nữa. Trương Tiểu Phương liền gọi một bác sỹ tới để lấy cát sỏi ra khỏi những vết thương của cô, nhưng lấy chúng ra hoàn toàn là một việc gần như không thể. Không những thế, Chúc Hà còn bị buộc phải tự thanh toán hóa đơn y tế tốn kém.

Chúc Hà đã bị giam giữ trái phép tại trại lao động hơn một năm rưỡi. Sau đó, trong vòng 10 tháng, cô đã liên tiếp bị gửi đến ba lớp tẩy não (cụ thể lần lượt là lớp tẩy não ở huyện Bì, lớp tẩy não ở thành phố Bằng Châu và lớp tẩy não ở thành phố Tân Tân). Sự bức hại tàn khốc và những tra tấn phi nhân tính này đã tàn phá nghiêm trọng sức khỏe và tinh thần của Chúc Hà. Tháng Chín năm 2003, khi Chúc Hà bị giam giữ ở Trại Tẩy não Bằng Châu, cô đã bị tra tấn đến mức tinh thần hoảng loạn và nói năng thất thường. Nhưng ác nhân Hà Nguyên Phú, giám đốc trại tẩy não, vẫn không đồng ý thả cô về nhà. Trái lại, ông ta còn tiếp tục tra tấn và tìm cách tẩy não cô. Tình trạng của cô đã sa sút nghiêm trọng, những đợt hoảng loạn tinh thần bắt đầu nhiều hơn. Cô đã phải chịu đựng một sự tổn thương tinh thần quá lớn. Lúc nào cô cũng ở trong trạng thái dễ xúc động, lúc khóc, lúc cười, nói lung tung, và còn tự đấm vào cửa và cửa sổ. Cô cũng đi vệ sinh bừa khắp nơi. Khi ngủ, cô xé tung chiếc chăn và lấy bông bên trong nó để đắp lên người. Sau khi trường hợp của cô được công luận chú ý, các viên chức trong trại tẩy não đã bất đắc dĩ thả tự do cho cô vào ngày 02 tháng Tư năm 2004. Hiện nay, Chúc Hà đang ở nhà của mình, nhưng cô ấy vẫn không thể tự chăm sóc được bản thân. Hàng ngày, người mẹ già 70 tuổi của Chúc Hà phải chăm sóc ba người, bao gồm cô, cậu con trai nhỏ 3 tuổi của cô, và cha của Chúc Hà, người đã phát bệnh tâm thần sau khi bị tra tấn trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc trong thập niên 70. Anh Vương Sĩ Lâm, chồng của Chúc Hà cũng là một đệ tử Đại Pháp. Anh đã bị gửi đến các trại lao động ba lần, và hiện đang bị giam ở Trại Lao động Tân Hoa, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên.

Cô Trương Phượng Thanh là một nữ học viên ở độ tuổi ngũ tuần. Cảnh sát Long Tuyền đã phạt cô hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 1.200 đô-la), bắt giữ cô một vài lần, và cuối cùng gửi cô đến trại lao động cưỡng bức. Ở trại lao động, Trương Tiểu Phương đã đánh cô bằng dùi cui điện, lấy giẻ bịt miệng cô và trói cô vào một cái cây lớn. Có lần, cô bị trói vào một tấm gỗ cao, và tay của cô bị trói vào hai cái cửa sổ. Họ đã kéo người cô thành hình chữ thập và bắt cô phải giữ tư thế đó trong một thời gian rất lâu. Một lần, bảy, tám lính gác nam ở đội bảo vệ đã ấn cô xuống mặt đất và dùng sức mạnh bóp cổ cô. Cô không thể thở được và đã suýt mất mạng. Lần khác, sau khi cô tiến hành tuyệt thực để phản đối sự đối xử vô nhân đạo này, bảy, tám người đã cố đổ súp bí ngô xuống họng của cô. Một người đã dí đầu cô xuống, trong khi những người khác ghì tay và chân của cô. Một người đã giữ cổ cô, trong khi những người khác dùng sức để bịt mũi và banh miệng của cô ra. Những miếng bí ngô đã mắc kẹt trong cổ họng của cô. Cô không thể nuốt chúng, cũng không thể nhổ chúng ra, và đã suýt chết vì nghẹt thở. Cho đến tháng Năm năm 2002, cô mới được thả ra khỏi trại lao động đó. Khoảng tháng Tám năm 2003, cô lại bị bắt và bị giam giữ tại một trại giam thuộc huyện Bì vì phân phát tài liệu nói rõ sự thật. Trong trại giam, họ đã tiêm cho cô những loại thuốc không rõ tên, khiến cô phát bệnh tâm thần và mất trí nhớ. Cô còn bị tra tấn và mất khả năng đi lại. Cho tới tận tháng Một năm 2004, cô mới được thả về. Khi cô còn chưa hoàn toàn bình phục, chính quyền đã lại vô cớ bắt giữ cô trái phép.

Những lính gác ở trại lao động hoặc trực tiếp tham gia tra tấn các học viên, hoặc xúi giục các tù nhân sử dụng mọi thủ đoạn hèn hạ và tàn nhẫn để tra tấn các học viên. Một vài lính gác ở đội bảo vệ đã đánh các học viên một cách rất dã man vào ngày Tết đầu năm mới, sau đó trói họ lên và bắt họ phải đứng như vậy rất lâu dưới trời mưa. Một vài học viên đã bất tỉnh bởi màn tra tấn đó. Các lính gác còn xúi giục những tù nhân nghiện kéo các học viên vào phòng tắm và nhét băng vệ sinh đã qua sử dụng vào họng họ. Lính canh còn ra lệnh cho các tù nhân lột quần áo của các học viên và bắt họ đứng trước gương để làm nhục họ. Lính canh đã xui các cựu học viên bị tẩy não hoặc các tù nhân nghiện đánh các học viên cho tới khi họ bị ngất đi. Một vài học viên đã bị ngâm trong bể nước. Một vài học viên bị gẫy răng và chảy máu lợi vì bị bức thực. Trong cái nắng gay gắt của mùa hè, sau khi bị đánh dã man, một số học viên còn bị cùm tay và bị ép phải cuốn mình trong những chiếc chăn bông dày. Các lính gác thậm chí còn liên tiếp sốc điện các học viên với vài chiếc dùi cui điện cùng một lúc. Khi một học viên nữ khoảng 30 tuổi từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các lính gác đã bắt cô ấy chống đẩy 800 cái. Quần của cô ấy đã bị rách toạc và các khuy áo bị bung ra. Sau cực hình này, cô ấy không thể đi được trong một tuần sau đó, cũng như không thể ngồi được khi đi vệ sinh.

Các học viên Pháp Luân Công đã không dao động mà còn cảm hóa được nhiều lính gác và tù nhân bằng sự từ bi của họ. Nhờ những nỗ lực giảng rõ sự thật không ngừng của các học viên, nhiều lính gác đã nhận ra Pháp Luân Công khác với những tuyên truyền trên truyền hình. Sau đó, mặc dù nhiều lính gác vẫn còn tỏ ra hung dữ ở bề mặt, họ đã nói riêng với chúng tôi: “Chúng tôi đều biết các học viên Pháp Luân Công là những người tốt. Nhưng chúng tôi được [Giang] trả tiền, vì vậy, chúng tôi phải làm theo lệnh và hành động như những tay súng đánh thuê. Chúng tôi chỉ có thể làm bất cứ việc gì mà họ bảo chúng tôi làm”. Do vậy, mặc dù những lính canh này đã tham gia vào nhiều tội ác trong cuộc bức hại, chính Giang Trạch Dân mới là người cuối cùng phải chịu trách nhiệm trong cuộc bức hại này.

Thoát khỏi động quỷ với sức mạnh của chính niệm

Trung đội số 09 của trại lao động giam giữ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân nghiện. Lính canh đã bố trí hai tù nhân giám sát một học viên. Hàng ngày, những tù nhân đó đọc to các bài báo phỉ báng Đại Pháp và các học viên buộc phải lắng nghe chúng. Cứ sáng thứ Hai, chúng tôi lại bị yêu cầu bày tỏ ý kiến về các bài báo đó. Những lúc đó, tôi tiếp tục nói về việc những bài báo nói sai về Pháp Luân Công như thế nào. Tôi thường nhắc lại câu chuyện của mình như một ví dụ. Sau khi nghe câu chuyện của tôi, các tù nhân nghiện đều cảm thấy Pháp Luân Công đã bị ngược đãi vô lý. Mặc dù họ đã biết sự thật, họ đều không dám lên tiếng.

Một hôm, có một lính gác họ Hồ nói với tôi: “Chung Phương Quỳnh, tôi nghĩ cô là một người tốt. Vấn đề duy nhất là cô từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Từ bỏ môn đó thì có gì xấu? Chỉ cần cô từ bỏ nó, tôi sẽ thả cô về nhà”. Cô ta cũng ra lệnh cho các cựu học viên đã bị tẩy não lần lượt đến nói chuyện với tôi và thuyết phục tôi từ bỏ tu luyện trong ba ngày ba đêm. Họ nói với tôi: “Làm sao cô có thể ra khỏi đây nếu không hứa là sẽ bỏ tập Pháp Luân Công? Cô có muốn thoát khỏi đây không?” Tôi trả lời: “Người nào đưa tôi đến đây sẽ đưa tôi về nhà, bởi việc tôi muốn trở thành một người tốt không có gì là sai cả”. Những lính gác bảo tôi: “Phải rồi, các học viên Pháp Luân Công bây giờ coi như là chống lại Đảng và nhà nước. Bất cứ ai không ‘chuyển hóa’ được sẽ bị lưu đày đến Tân Cương (một vùng xa xôi hẻo lánh ở Trung Quốc) và dành toàn bộ phần đời còn lại ở đó để lao động trên những cánh đồng”. Nhiều học viên không thể chịu được sự tra tấn và hứa sẽ từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Tất cả họ đã lần lượt được thả. Trái lại, không có bất cứ học viên Pháp Luân Công nào từ chối bỏ tu luyện Pháp Luân Công được thả. Một vài học viên vẫn còn bị giam trong trại lao động đó thêm một năm sau khi họ đã mãn hạn. Nhưng trong thâm tâm, tôi biết rõ rằng tôi sẽ tiếp tục tu luyện một cách đường hoàng. Tôi tự nhủ rằng dẫu có bị tử hình đi nữa, tôi cũng sẽ không để Sư phụ và Đại Pháp thất vọng, và tôi có thể chết với một lương tâm trong sạch. Ngày ngày, tôi liên tục nhẩm lại các bài giảng của Sư phụ. Ngoài việc nhẩm Hồng Ngâm hai lần, tôi còn tiếp tục nhẩm hơn 40 bài kinh văn – tất cả các bài kinh văn của Sư phụ mà tôi có thể nhớ – hai lần trước khi đi ngủ.

Dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp, tôi đã dùng sức mạnh của chính niệm để thoát khỏi động quỷ. Ngày 30 tháng Chín năm 2001 là vừa tròn ba tháng sau khi tôi mãn hạn. Khoảng 03 giờ chiều, lính gác đột nhiên yêu cầu tôi thu dọn hành lý. Tôi nghĩ mình sắp bị đày đến Tân Cương và dành nốt phần đời còn lại để làm việc trên các cánh đồng ở đó. Vì vậy, tôi đã mang theo tất cả mọi thứ. Sau khi đi qua cánh cửa thứ hai, tôi nhìn thấy Ngụy Đại Bình và một số người khác ở Đồn Cảnh sát Vạn Niên Trường. Họ đã đến trại lao động để đón tôi. Vì vậy, tôi bảo người lính canh đi với tôi: “Nhờ ông mang chiếc chăn này trở lại trung đội 9 và đưa nó cho người khác, bởi tôi sẽ về nhà và không còn cần đến chúng nữa”. Ngụy Đại Bình cũng nói xe đã đầy người và không còn chỗ để hành lý. Người lính gác từ chối mang đồ của tôi lại. Anh ta kiên quyết: “Chị đã mang những thứ này ra thì không thể gửi lại được nữa”. Lúc đó, tôi chợt nhận ra lý do anh ta từ chối mang đồ của tôi trở lại là vì những người lính gác không muốn các học viên khác biết rằng tôi đã được thả và được phép trở về nhà.

Tu luyện mọi nơi

Sau khi lên xe ô tô, cảnh sát Ngụy Đại Bình đã hỏi tôi: “Chung Phương Quỳnh, cô còn tập Pháp Luân Công không?” Tôi đáp: “Có, tôi vẫn tập”. Mọi người trên xe ô tô đều cười nhạo tôi: “Cô vẫn chưa thấm thía sao? Tỉnh táo lại được rồi đấy. Chúng tôi có một vị giám đốc mới họ Lý. Sau này, chúng tôi sẽ kể cho cô nghe thêm về việc này ”. Trên đường về, tôi kể cho họ việc các lính gác trong trại lao động đã bức hại các đệ tử Đại Pháp, bao gồm cả tôi như thế nào. Tôi cũng nói về sự kỳ diệu của Đại Pháp, cũng như việc truyền hình và báo chí đã bịa đặt những lời nói dối để phỉ báng Pháp Luân Công như thế nào. Tôi còn kể về những câu chuyện tu luyện từ thời tiền sử cho đến nay. Tôi bảo họ đừng để bị đánh lừa, mà hãy sáng suốt phân biệt đúng sai. Một cảnh sát nói: “Cô đã bị gửi đến trại lao động. Thay vì bị ‘chuyển hóa’, giờ cô lại quyết tâm hơn, thậm chí còn quay lại để ‘chuyển hóa’ chúng tôi. Cô muốn chúng tôi cũng bị gửi đến trại lao động giống cô sao?” Tôi trả lời: “Vậy các ông nghĩ rằng việc bị gửi đến trại lao động chỉ vì lý do duy nhất là nói lên sự thật và trở thành người tốt hơn là có thể chấp nhận được sao? Tôi hy vọng các ông sẽ nghĩ kỹ về điều này”.

Chúng tôi tới Đồn Cảnh sát Vạn Niên Trường vào khoảng 08 giờ tối. Tôi nghĩ rằng mình sẽ được thả về nhà ngay lập tức. Nhưng Ngụy Đại Bình nói: “Hiện giờ trưởng đồn đang đi vắng. Đêm nay cô phải ở lại đây. Ngày mai chúng tôi sẽ tính xem sẽ làm gì với cô”. Tôi nói với ông ta: “Không, tôi muốn về nhà ngay bây giờ. Tôi vô tội và phải được tự do, tại sao ông vẫn giữ tôi lại đây?” Ngụy Đại Bình đáp: “Tôi không nói rằng cô phạm tội. Cô chỉ cần ở lại đây một đêm thôi”. Sau đó, ông ta đã đẩy tôi vào một buồng giam.

Tôi đã trải qua một đêm trong một căn phòng tăm tối, ẩm thấp và bốc mùi. Sáng sớm hôm sau, tôi bắt đầu luyện công. Khi ngày làm việc bắt đầu, vị cảnh sát trưởng họ Nhiễm nói: “Cô khá trẻ đẹp. Sao cô dám luyện công ở đây!” Tôi đáp: “Chỉ cần có thời gian rảnh, một học viên sẽ luyện công ở bất cứ đâu mà họ đến”. Sau đó, cảnh sát họ Nhiễm nói: “Cô có thể làm lại những gì cô tập sáng nay không?” Tôi đã tập lại cho họ xem. Người thanh niên trẻ chụp vài tấm hình. Tôi cũng không biết chắc họ có định dùng những bức ảnh này làm lý do để bức hại tôi tiếp không.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://minghui.org/mh/articles/2004/7/20/79562.html
http://www.pureinsight.org/node/2612

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 1https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-1.html#respondSat, 01 Dec 2012 07:08:47 +0000http://chanhkien.org/?p=21125Vào ngày 28 tháng Bảy năm 2000, tôi bị gửi đến trung đội số 05 của Trại Lao động Cưỡng bức Nam Mộc Tư thuộc thành phố Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên. Những lính canh ở đó đã bố trí một tù nhân nghiện ngập theo dõi tôi. Cô ấy đã theo sát tôi mọi lúc, mọi nơi.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần IV. Bị kết án lao động cưỡng bức

[Chú thích: Trong các trại lao động cưỡng bức, các tù nhân thường nói lớn với nhau: “Anh có biết tà giáo lớn nhất ở Trung Quốc là gì không?” “Đó chính là trại lao động cưỡng bức!”]

Chương 1: Sự thật không thể che đậy

Lạc lối và tìm đường trở lại

Vào ngày 28 tháng Bảy năm 2000, tôi bị gửi đến trung đội số 05 của Trại Lao động Cưỡng bức Nam Mộc Tư thuộc thành phố Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên. Những lính canh ở đó đã bố trí một tù nhân nghiện ngập theo dõi tôi. Cô ấy đã theo sát tôi mọi lúc, mọi nơi.

Theo chính sách ở trại lao động cưỡng bức, tất cả các tù nhân phải học thuộc và nhắc lại 35 quy định trong trại lao động. Tôi không phạm luật, vì vậy tôi đã từ chối học thuộc chúng. Các lính canh đã phạt tôi bằng cách không cho phép tôi ngủ. Họ cũng phạt tù nhân được giao nhiệm vụ theo dõi tôi và không cho phép cô ấy ngủ. Họ còn đưa một vài học viên đã bị tẩy não đến để cố gắng tẩy não tôi và không cho tôi nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công khác. Ba ngày sau, tất cả các học viên vào trại lao động cùng với tôi đã bị chuyển từ trung đội số 05 sang trung đội số 07 (còn được biết đến là ‘trung đội Pháp Luân Công’ bởi toàn bộ tù nhân ở đó là các học viên Pháp Luân Công), chỉ còn tôi bị bỏ lại trung đội số 5. Tôi cảm thấy rất cô đơn và tuyệt vọng. Tôi đã không thể nhận thức Pháp trên cơ sở của Pháp. Tôi đã dùng nhân tâm để nghĩ rằng mình nên học theo các học viên có tri thức cao hơn, tu luyện lâu hơn và tinh tấn hơn. Vì vậy, tôi đã làm trái với lương tâm mình là chép lại vài dòng trong một “bản hối hận” do người khác viết và giao nộp nó. Vào ngày 01 tháng Tám, tôi bị chuyển đến trung đội số 07. Mặc dù không dám nói năng gì, tôi vẫn hàng ngày tiếp tục lặng lẽ nhẩm các bài kinh văn của Sư phụ. Tôi cũng cảm thấy mình đã không trung thực và thành thật. Tôi cảm thấy rất buồn mà không biết phải làm gì. Trong suốt thời gian đó, tôi nghe kể về những gì đã xảy ra với Vương Húc Chí, một học viên ở cùng điểm luyện công với tôi trước đây. Anh ấy đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức một cách phi pháp chỉ vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công. Sau khi bị đưa đến Trại Lao Động Tân Hoa ở thành phố Miên Dương, anh ấy đã bị biệt giam, bị đánh và bị sốc dùi cui điện vì từ chối tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Các lính canh ở đó cũng ra lệnh cho các tù nhân khác dùng phân và nước tiểu để bức thực anh ấy. Vương Húc Chí đã tuyệt thực hơn 05 tháng và bị tra tấn đến chết vào tháng Tám năm 2000. Khi đó, anh mới 28 tuổi.

Tôi đã sống ba tháng trong trạng thái căng thẳng và băn khoăn. Chính bài kinh văn “Bóp nghẹt tà ác” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II) của Sư phụ đã soi sáng cho tôi, một đứa con bị lạc đường. Tôi lập tức nhận ra rằng mình đã sai khi viết “bản hối hận”. Tôi đã chia sẻ thể ngộ này với nhiều đồng tu ở trại lao động (đặc biệt những đồng tu đến từ Thành Đô). Phần lớn họ đều đã viết nghiêm chính thanh minh để tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2000, tôi cũng viết một bài viết có tiêu đề “Lời tâm sự thật lòng”. Trong bài viết đó, tôi đã nghiêm trang tuyên bố toàn bộ những gì mình đã viết và nói về Pháp Luân Công là trái với lương tâm mình và vô giá trị. Tôi cũng viết lại trải nghiệm của bản thân sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Tôi đã sao chép chúng thành 04 bản và đưa một bản cho vị giám đốc trại lao động họ Ngô, một bản cho Lý Tự Cường, phụ trách quản lý của trại lao động, và Lý Quân, trung đội trưởng trung đội số 07 và giữ lại một bản cho các học viên khác trong trại. Trong ngày hôm đó, Trương Tiểu Phương, một trung đội trưởng đã gọi riêng tôi ra và mạt sát tôi trước mặt rất nhiều người trong trại lao động. Cô ta đã lập tức ra lệnh cho hai tù nhân trong trại theo dõi tôi và ngăn tôi nói chuyện với các học viên khác. Tôi cũng bị cấm viết thêm bất cứ thứ gì khác. Cô ta cũng kéo dài án phạt của tôi thêm 03 tháng. Tôi đã bị tước đi chút tự do ít ỏi cuối cùng mà một tù nhân còn có thể có. Họ đã tạo ra thêm một nhà tù biệt chủng trong chính nhà tù này để dành riêng cho tôi.

Khoảng tháng Tư năm 2001, Phùng Cửu Vĩ đã dẫn theo một số phóng viên truyền hình đến trung đội số 07 để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Ông ta đã chặn tôi lại khi tôi đang đi xuống cầu thang và nói với các phóng viên: “Đây là Chung Phương Quỳnh. Trước kia, cô ấy là một doanh nhân thành đạt. Cô ấy rất có năng lực”. Phóng viên lập tức quay ống kính và micro về phía tôi. Phùng Cửu Vĩ nói: “Chung Phương Quỳnh, không phải cô đã từng được ‘chuyển hóa’ và tuyên bố từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công sao? Tại sao cô lại quay lại con đường cũ?” Tôi trả lời: “Trong tâm tôi, ‘chuyển hóa’ không có ý nghĩa gì cả. Cái gì là ‘chuyển hóa’? Chẳng phải là chuyển hóa một người tốt thành một người xấu sao? Tôi vẫn luôn luôn biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Chỉ là vì tôi không thể chịu được những tra tấn thể chất và tinh thần vô nhân tính, và tôi không dám nói ra sự thật. Sau khi nhận ra mình sai lầm, tôi đã lập tức sửa sai. Tôi chỉ đơn giản là đang nói ra sự thật. Đó là tất cả”.

Lòng tốt giả tạo

Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2001, các quan chức từ Cục quản lý Trại Lao động Thành Đô đã đến trại lao động của chúng tôi để thăm các tù nhân. Sau màn chào hỏi ban đầu, họ đã chia các tù nhân thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm được yêu cầu ngồi thành một vòng tròn. Họ nói: “Tất cả chúng ta sống trong cùng một thành phố, và chúng tôi sẽ quan tâm tới các bạn. Nếu các bạn có phàn nàn gì, xin hãy để chúng tôi biết”. Tôi nói với họ: “Đài truyền hình địa phương đã thêu dệt một câu chuyện về tôi và dùng nó để lừa gạt mọi người. Để nói lên sự thật, tôi đã viết một bài giải thích. Tôi đã bị gửi trái phép đến trại lao động này vì việc đó. Cho đến nay, tôi vẫn chưa được đối xử một cách công bằng. Tôi chỉ muốn được làm một người tốt, và tất cả những gì tôi đã làm là nói lên sự thật. Điều đó không có gì sai trái cả. Tôi muốn về nhà”. Họ tỏ ra rất ngạc nhiên và hỏi lại: “Thật sao? Làm sao có chuyện đó được? Chị đến từ quận nào?” Tôi đáp: “Quận Thành Hoa”. Họ nói: “Khi nào về, chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc này”. Tất nhiên, sau đó tôi không bao giờ nhận được phản hồi của họ. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn, đó là, đài truyền hình địa phương đã phát sóng chuyến thăm của họ tới trại lao động để người dân thấy chính phủ quan tâm tới các học viên Pháp Luân Công, và các viên chức chính phủ đã “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công một cách “ôn hòa và tử tế” như thế nào.

Cảnh sát thường đưa một vài cựu học viên đã bước sang tà ngộ đến nói chuyện với tôi. Họ thể hiện như thể đã tu luyện đến một tầng thứ cao và cố gắng gạt tôi bằng những tà ngộ của họ. Họ còn thay phiên nhau bắt tôi nghe những lời phỉ báng Đại Pháp và Sư phụ. Khi tôi không chịu nghe, họ đã cười nhạo, nguyền rủa và làm nhục tôi.

Sư phụ Lý giảng: “Mọi người hãy nghĩ xem, kiểm nghiệm lớn trước mắt ấy, chính là khảo sát lớn để xem khi Sư phụ không ở đó Đại Pháp sẽ ra sao, học viên sẽ ra sao; Sư phụ có thể nói như thế nào? Liệu có thể lại bảo chư vị cần phải làm ra sao? Hơn nữa chúng khống chế những kẻ tà ác nhắm thẳng vào hết thảy tâm của con người, hết thảy chấp trước, mà kiểm nghiệm các đệ tử Đại Pháp một cách toàn diện không bỏ sót {vô lậu} và phá vỡ”. (“Tiến đến viên mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Tôi liên tục nhẩm lại lời giảng này trong đầu, và không còn bị nao núng bởi những trò hề của tà ác nữa.

Đảng Cộng sản là tốt?

Trong trại lao động, các giám thị thường ra lệnh cho chúng tôi hát bài “Đảng Cộng sản hảo”. Tôi luôn từ chối hát bài hát đó. Trương Tiểu Phương, một cán bộ trong trại đã bảo rằng việc tôi từ chối hát bài hát đó đồng nghĩa với việc tôi chống lại Đảng Cộng sản. Khi nghe những người khác hát bài hát đó, tôi không thể mở miệng. Môi của tôi run run và cổ họng của tôi nghẹn lại, nước mắt cứ tự nhiên chảy dài trên gương mặt. Chẳng phải tôi đã bị bắt và bị giam ở trại lao động chỉ vì muốn làm một người tốt và nói lên sự thật sao? Nếu Đảng Cộng sản là tốt, làm sao nó lại tống những người theo “Chân-Thiện-Nhẫn” vào trại lao động và cố gắng tẩy não họ?

Một ví dụ sống

Bất cứ khi nào có cơ hội nói chuyện, tôi sẽ nói cho mọi người biết rằng những tin tức trên TV và báo chí về Pháp Luân Công là giả và được dựng lên để lừa gạt mọi người. Tôi kể cho mọi người việc đài truyền hình địa phương đã bóp méo câu chuyện của tôi để bôi nhọ Đại Pháp và lừa gạt mọi người như thế nào. Tôi đã kể cho các phóng viên về việc các bệnh tật của mình đã biến mất sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Nhưng khi câu chuyện đó được phát sóng trên đài truyền hình địa phương, nó lại nói rằng trước kia tôi khỏe mạnh, và tôi đã bị liệt sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Truyền thông đã hoàn toàn đổi trắng thay đen. Cảnh sát sau đó đã giam tôi trong trại lao động vì tôi đã nói lên sự thật.

Tôi đã trở thành một ví dụ sống cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, và mọi người đã lắng nghe tôi nói. Vị giám đốc trại lao động họ Ngô đã rất tức giận. Ông ta đã hét lên với tôi: “Im đi! Im đi! Không sớm thì muộn cô cũng sẽ bị liệt…”

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/20/79562.html
http://www.pureinsight.org/node/2602

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iv-chuong-1.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 5https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-5.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-5.html#respondFri, 23 Nov 2012 16:38:27 +0000http://chanhkien.org/?p=21094Vào ngày 08 tháng Sáu năm 2000, chính quyền địa phương đã mở một triển lãm tranh họa nhằm bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp ở Hội trường Triển Lãm tỉnh Tứ Xuyên.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 5 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần III. Mười một lần bị bắt giam

Vượt qua khổ nạn bị tra tấn và bắt giam liên tiếp

Chương 5: Giảng chân tướng

Giảng chân tướng tại cửa triển lãm tranh họa phỉ báng Pháp Luân Công

Vào ngày 08 tháng Sáu năm 2000, chính quyền địa phương đã mở một triển lãm tranh họa nhằm bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp ở Hội trường Triển Lãm tỉnh Tứ Xuyên. Để nhiều người hơn nữa có thể nhận rõ đúng sai và không bị lừa gạt bởi những lời dối trá, tôi đã viết lại trải nghiệm của bản thân mình và phô tô chúng thành nhiều bản. Vào buổi sáng ngày 12 tháng Sáu, tôi đã đến gặp Ngụy Đại Bình, cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương và bảo ông ta: “Đây là một ít tài liệu về sự thật của Pháp Luân Công. Ông muốn tôi tự gửi nó đến Bắc Kinh hay ông sẽ nộp nó cho lãnh đạo của ông giúp tôi?”. Ông Ngụy đáp: “Chị cứ để nó lại đây cho tôi”. Vì thế, tôi đã đưa cho ông ta hai bản phô tô, một bản để gửi Bắc Kinh, và những bản khác để những người trong đồn cảnh sát cùng đọc. Ông ta đã nhận tài liệu đó. Từ đó, tôi đã đi đến Hội trường Triển lãm. Tôi mang theo bản sao của một tờ rơi có tiêu đề “Giảng chân tướng và kêu gọi trả lại thanh danh cho Pháp Luân Công” do tôi tự làm, và phân phát chúng cho những người đến xem triển lãm.

Cảnh sát lục soát tư gia của tôi

Chiều ngày 13 tháng Sáu năm 2000, Ngụy Đại Bình đã gọi tôi lên đồn cảnh sát Vạn Niên Trường. Phùng Cửu Vĩ, một đặc vụ của Cục Công an Thành Đô, đã thẩm vấn tôi tại đó. Ông ta liên tục hỏi tôi ai đã viết những tờ rơi này và tôi đã phân phát bao nhiêu tờ rơi đó. Tôi nói với ông ta rằng mình đã tự viết nó. Ông ta không tin tôi. Ông ta không nghĩ rằng tôi có đủ trình độ để viết tốt đến vậy.

Buổi chiều hôm đó, cảnh sát đã đến lục soát tư gia của tôi. Họ đã tịch thu rất nhiều tài sản cá nhân của tôi, trong đó có sách và băng Pháp Luân Công, một máy ghi âm, chứng minh thư nhân dân của tôi và những chiếc thảm tôi dùng để trải khi ngồi thiền. Tôi đã cố hết sức ngăn cảnh sát lấy đi những cuốn sách Pháp Luân Công mà cảnh sát họ Ngụy đã tìm thấy. Hai cảnh sát đã đẩy tôi lên giường và ấn đầu gối tôi xuống đất. Một cảnh sát đã dùng sức bóp chặt cổ tôi đến mức tôi không thể thở được. Một cảnh sát khác đã dùng đầu gối để thúc mạnh vào lưng tôi và vặn tay tôi ra phía sau. Tay tôi đã đau đến mức mà tôi tưởng rằng chúng sắp rơi ra. Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra trên gương mặt. Tôi cảm thấy rất buồn vì không thể bảo vệ những cuốn sách Pháp Luân Công. Những người cảnh sát khác bao vây người mẹ già đã hơn 70 tuổi của tôi và cố gắng ngăn bà đến gần tôi. Khi bà nghe thấy tiếng tôi khóc, bà đã đẩy cảnh sát ra để nhìn tôi được rõ hơn. Khi bà nhìn thấy tôi bị cảnh sát ghìm xuống đất, và thấy cảnh sát tìm thấy những cuốn sách Pháp Luân Công của tôi, bà bắt đầu than khóc. Toàn bộ cảnh tượng thật tang thương. Cảnh sát vẫn không để mẹ tôi đến gần tôi. Họ xô bà vào phòng khách và dọa bà: “Cấm động đậy. Đây không phải việc của bà”. Mẹ tôi nói: “Việc của cô ấy cũng là việc của tôi. Cảnh sát các ông đang cư xử như những kẻ cướp”.

Cảnh sát đã lôi tôi ra khỏi căn hộ và kéo lê tôi xuống cầu thang mà không để tôi kịp xỏ giày. Tất của tôi đã bị rách và chân của tôi bị xây xước nghiêm trọng vì bị kéo lê như vậy. Họ vứt tôi lên một chiếc xe cảnh sát và nhốt tôi trong đồn cảnh sát địa phương. Sau khi đến đó, tôi đã khóc cho tới tận đêm bởi tôi quá quẫn trí vì đã để mất sách Pháp Luân Công.

Việc duy nhất mà tôi có thể làm để phản đối việc đối xử bất công này là tuyệt thực. Chiều ngày hôm sau, Phùng Cửu Vĩ, đặc vụ từ Cục Công an, đã đến đồn cảnh sát và tiếp tục thẩm vấn tôi. Tôi không đi giày và tất thì đã bị rách. Ông ta nói: “Trông cô không giống một doanh nhân thành đạt chút nào. Nhiều người còn có thể nói rằng cô thật ngu ngốc. Tôi thì nói cô thật điên rồ với niềm tin của mình. Giang Trạch Dân nói Pháp Luân Công không tốt, còn cô lại nói nó tốt. Cô có thể giữ quan điểm của mình. Tại sao cô phải nói to cho tất cả và chống lại Đảng Cộng sản? Cô chỉ đang chuốc lấy rắc rối cho mình mà thôi”. Tôi nói với ông ta: “Tôi là một người tốt. Sao việc nói lên sự thật lại bị gọi là ‘chống lại Đảng Cộng sản’?” Chiều hôm đó, cảnh sát đã gửi tôi đến Trại Tạm giam số 2 ở Thành Đô mà không cần điền vào các giấy tờ theo đúng yêu cầu của pháp luật. Tính cho đến thời điểm đó, tôi đã bị bắt giam tổng cộng 11 lần.

Sau 11 ngày bị giam giữ mà không qua xét xử, tôi đã bị kết án một năm tù ở trại lao động. Tôi bị chuyển đến Trại Tạm giam số 1 ở Thành Đô. Khi tôi vừa tới đó, một vài tù nhân đã lấy cắp 400 Nhân dân tệ mà tôi mang theo bên người. Những tù nhân không có tiền đã bị đánh thâm tím toàn thân. Họ thậm chí còn không thể đứng dậy hoặc trở mình. Các giám thị đã không làm gì để ngăn các tù nhân khỏi bị đánh. Quầy tạp hóa trong tù bán đồ đắt hơn giá ngoài thị trường ít nhất ba lần.

Một tháng sau, tôi đã bị gửi đến Trại Lao động nữ Tư Trung Nam Mộc Tự.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/19/79561p.html
http://www.pureinsight.org/node/2592

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 5 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-5.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 4https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-4.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-4.html#respondSat, 17 Nov 2012 09:26:06 +0000http://chanhkien.org/?p=21091Tôi đã bị giam trong một căn phòng nhỏ tại Văn phòng Liên lạc Thành Đô ở Bắc Kinh trong vòng một tuần và bị giải về Thành Đô bởi cảnh sát chống bạo động.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 4 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần III. Mười một lần bị bắt giam

Vượt qua khổ nạn bị tra tấn và bắt giam liên tiếp

Chương 4: Chế độ Trung Quốc lừa dối nhân dân bằng những lời nói dối trắng trợn

Chương trình Thời sự của Truyền hình Tứ Xuyên đổi trắng thay đen

Tôi đã bị giam trong một căn phòng nhỏ tại Văn phòng Liên lạc Thành Đô ở Bắc Kinh trong vòng một tuần và bị giải về Thành Đô bởi cảnh sát chống bạo động. Khi vừa đặt chân đến Thành Đô, tôi đã bị đưa đến Trung tâm Cải tạo quận Thanh Dương và bị buộc phải tham gia một lớp tẩy não kéo dài hai ngày. Tất cả học viên Pháp Luân Công ở Thành Đô bị bắt giữ vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công đều bị ép phải tham gia lớp học này.

Sau đó, tôi bị gửi đến một trại tạm giam địa phương. Ban đầu, họ tuyên phạt tôi 15 ngày giam. Giống như tất cả các tù nhân khác, khi vừa vào đến trại tạm giam, tôi bị ép phải cởi bỏ quần áo và lục soát toàn thân. Khi đến lượt các học viên Pháp Luân Công, những giám thị đã tìm mọi cách để moi tiền của họ và tịch thu kinh sách cũng như kinh văn do Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công viết. Mỗi học viên bị ép phải trả 15 Nhân dân tệ mỗi ngày cho chi phí sinh hoạt. Sau khi trả tiền, mỗi người chúng tôi phải tự vớt cho mình một chiếc bát ăn cơm đã cũ bẩn được vứt trong một thùng nước lớn để ở ngoài sân. Sau đó, mỗi người được phát cho một đôi đũa gia công chất lượng kém và hai mẩu giấy vệ sinh. Đấy là tất cả những gì mà chúng tôi được cung cấp trong suốt 15 ngày.

Sau bữa trưa, tôi bắt đầu luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Thậm chí trước cả khi tôi hoàn thành bài công pháp thứ nhất, một bạn tù đã nói với tôi: “Chị bị phình động mạch sọ ở một trong hai chân”.

Làm sao chị biết được?”, tôi sửng sốt hỏi lại.

Cô ấy đáp: “Khi chị vừa vào đây, tôi đã nghĩ trông chị rất quen. Giọng của chị nghe cũng rất quen. Tôi chỉ không thể nhớ ra trước kia tôi đã từng gặp chị ở đâu. Khi chị vừa bắt đầu luyện công, tôi nhớ ngay mình đã thấy chị trên TV. Mùa đông năm ngoái, tôi trở về quê để giúp gia đình gặt lúa. Sau bữa tối, cả gia đình tôi ngồi lại xem TV. Một chương trình thời sự địa phương đã đưa tin về chị. Chị bị giam trong phòng với một vài người khác. Chị nói chị là học viên Pháp Luân Công. Chị đã khai tên tuổi, quê quán của mình. Sau đó, chị đã kéo ống quần lên để chỉ cho họ thấy cái gì đó ở chân mình. Sau đó, chúng tôi không nghe thấy chị nói tiếp gì nữa. Giọng của chị đã bị cắt đi, và chúng tôi chỉ thấy máy quay lướt qua. Phóng viên truyền hình giải thích rằng sau khi tập Pháp Luân Công, chị đã bị mắc bệnh phình động mạch sọ. Phóng viên cũng cho biết Pháp Luân Công đã cấm chị đến bệnh viện, vì thế chị đã bị liệt. Làm thế nào mà chị hết liệt vậy?

Tôi nói với cô ấy: “Tôi chưa bao giờ bị liệt cả. Tôi đã bị giam ở nhiều trại tạm giam khác nhau một vài tháng kể từ mùa đông năm ngoái. Sau khi được thả, tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Đó là lý do tôi bị bắt lại. Đoạn phim mà cô xem trên TV được quay vào ngày 01 tháng Mười năm 1999 tại tòa soạn của Thời báo Kinh tế. Hôm đó, Thời báo Kinh tế đã đăng một bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công và gọi nó là một tà giáo. Tôi đã cùng một vài học viên địa phương đến thẳng tòa soạn để giải thích cho các phóng viên ở đó về những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần mà chúng tôi nhận được từ việc tu luyện Pháp Luân Công. Một phóng viên đã giở sổ ra để ghi chép, và còn có cả máy quay phim ở đó nữa. Tôi đã kể cho họ về việc tôi từng bị bệnh phình động mạch sọ ở chân phải từ khi còn bé, và căn bệnh đó đã hành hạ tôi trong suốt bao nhiêu năm cho dù tôi đã đến nhiều bệnh viện để khám chữa. Một bác sỹ phẫu thuật đã chẩn đoán nhầm tình trạng của tôi và đã gỡ nhầm một huyết quản ở chân của tôi. Việc đó đã gây tổn hại đến dây thần kinh ở tiểu não của tôi và làm tôi mắc bệnh tai biến mạch máu não. Khi căn bệnh này tác quái, tôi thậm chí còn không thể đi vững và bị mất thị lực tạm thời. Hai tháng sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, bệnh phình mạch sọ ở chân phải và bệnh tai biến mạch máu não kia đã hoàn toàn biến mất. Ngày trước, trên mặt tôi có mấy vết chàm rất sậm màu. Tôi đã tiêu tốn hàng vạn Nhân dân tệ cho các loại mỹ phẩm để tẩy nó đi nhưng không thành công. Những vết chàm đó đã hoàn toàn biến mất sau một tuần tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công”.

Người bạn tù rất sửng sốt và hỏi lại tôi: “Ý chị là Pháp Luân Công thực sự tốt? Vậy sao TV lại nói rằng nó xấu? Thật đáng sợ vì truyền thông lại có thể nói dối trắng trợn như vậy. Không biết có bao nhiêu người đã bị lừa dối bởi đoạn tin tức về chị. Nếu tôi không tận mắt thấy chị, tôi cũng vẫn tin rằng bản tin kia là thật. Bản tin về chị được chiếu trên TV không chỉ một lần. Một tối, tôi đã xem nó rồi. Tối hôm sau, khi đang rửa chân, con trai tôi lại bảo tôi hãy nhanh lên để xem lại bản tin về một học viên Pháp Luân Công trên TV”.

Tôi hỏi cô ấy: “Những kênh nào đã chiếu bản tin đó?” Cô ấy trả lời: “Ở vùng quê tôi, tôi chỉ bắt sóng được một kênh truyền hình. Đó là kênh của Đài Truyền hình Tứ Xuyên”. Tôi lại hỏi: “Nếu sau này có người thực hiện một cuộc điều tra về việc này, chị có dám nói lên những gì chị biết không?” Cô ấy đáp: “Tôi chắc chắn sẽ làm như vậy. Tên tôi là Tưởng Tiên Bích. Tôi sống ở thôn Phóng Sinh, huyện Lạc Chí, tỉnh Tứ Xuyên. Tôi có một cửa hàng bán xe đạp ở nhà. Tôi bị giam ở đây vì tôi đã mua một chiếc xe ăn cắp”.

Buồng giam của tôi có 20 người, và họ đều bị sốc bởi những gì nghe được. Họ thấy khiếp đảm vì truyền thông có thể công khai nói dối và chủ ý lừa dối khán giả để phỉ báng Pháp Luân Công. Sau khi biết sự thật về Pháp Luân Công, hơn một nửa số người cùng buồng giam với tôi đã lập tức bắt đầu học các bài công pháp Pháp Luân Công. Một vài người khác cũng nói với tôi rằng khi nào được thả về nhà, họ cũng sẽ bắt đầu học Pháp Luân Công. Họ cũng nói sẽ cho gia đình và bạn bè của họ biết những điều chiếu trên TV về Pháp Luân Công là giả.

Các giám thị nhanh chóng biết tin nhiều người cùng buồng giam với tôi đã bắt đầu tập Pháp Luân Công. Họ đã lôi từng người ra và đe dọa họ: “Nếu cô còn tiếp tục tập Pháp Luân Công, án phạt của cô sẽ kéo dài, và cô đừng nghĩ đến việc sẽ ra khỏi chỗ này”. Bất chấp bị đe dọa, một vài bạn tù vẫn kiên định tập Pháp Luân Công. Họ đã bị phạt đứng trong một thời gian rất lâu.

Một đảng viên lão thành bị bỏ tù

Vài ngày sau khi tôi bị tống giam, cảnh sát đã đưa vào trại một bà cụ bảy mươi tuổi có tên Lưu Xán. Trước kia, bà ấy từng là hiệu trưởng của trường Trung học Cơ sở số 69. Bà và chồng mình đã là đảng viên trong suốt vài chục năm qua và cả hai đã chiến đấu cho quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hai con của bà hiện đang sống ở ngoài Trung Quốc. Cũng như tôi, bà đã bị giam ở đồn cảnh sát địa phương và nhiều trại tạm giam khác nhau một thời gian dài trước khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Trong lần bị giam gần nhất ở đồn cảnh sát địa phương, bà được tin chồng mình đã bị ngã trên vỉa hè khi ông ấy ra ngoài mua đồ ăn và hiện bị thương nặng ở chân. Ông ấy không thể chăm sóc bản thân và không có gì để ăn hàng ngày ngoài những chiếc bánh bao hấp đã nguội ngắt. Bà muốn về nhà để chăm sóc chồng mình và từ chối quay lại trại tạm giam. Kết quả là bà đã bị ba cảnh sát ở đồn cảnh sát Kiến Thiết Lộ đạp lên lưng và bị trói hai tay ra sau. Bà còn bị quẳng lên ghế sau của xe cảnh sát và bị chở đến trại tạm giam này.

Buổi trưa, chúng tôi ra cửa hàng tạp hóa nhỏ ở trong trại tạm giam để mua một ít đồ dùng cá nhân. Một vài học viên Pháp Luân Công, trong đó có tôi, đã nói chuyện với Lưu Xán. Vì điều đó, các giám thị đã bắt chúng tôi đứng phạt dưới trời nắng nóng như thiêu đốt. Hôm đó, trời rất nóng. Chúng tôi bị bắt phải đứng trên mặt đường xi măng, và chúng tôi có thể cảm nhận được hơi nóng từ mặt đường đang bốc lên. Bánh xà phòng tôi vừa mới mua đã bắt đầu chảy. Dù đã cao tuổi, Lưu Xán cũng vẫn bị phạt đứng cùng chúng tôi dưới trời nắng nóng.

Bị bắt giam liên tiếp trong một thời gian dài

Trong trại tạm giam này, nhiều học viên Pháp Luân Công đã nhiều lần bị bắt giữ và bị giam ở trại tạm giam trong những khoảng thời gian dài. Nhiều người trong số họ là những người đã cao tuổi.

Một hôm sau bữa tối, giám đốc trại tạm giam đã tập trung tất cả các học viên Pháp Luân Công trong một căn phòng. Ông ấy nói với chúng tôi: “Tôi không muốn các vị phải quay lại đây lần nữa. Đây không phải là chỗ dành cho các vị. Vào mùa hè, nhiệt độ bên trong sẽ thấp nhất là 50 độ C. Hệ thống thông gió ở đây rất tồi tàn và quạt cũng không chạy. Nhiều người trong các vị đã già, làm sao có thể chịu đựng được điều đó?” Chúng tôi trả lời: “Thưa giám đốc, chúng tôi cũng không muốn tới đây. Ông biết là chúng tôi không được phép về nhà. Sau khi chúng tôi mãn hạn tù, cảnh sát lại lập tức tiếp tục vô cớ bắt giam chúng tôi”.

Trại tạm giam này nhanh chóng thực hiện một quy định – khi một tù nhân được thả khỏi trại tạm giam, người đó sẽ không bị gửi trả lại trại tạm giam trong cùng một ngày.

Nhưng cảnh sát lại nhanh chóng tìm được cách để lách quy định đó. Khi một học viên Pháp Luân Công đã mãn hạn tù, cảnh sát sẽ đưa người đó ra khỏi trại tạm giam, nhốt người đó trong đồn cảnh sát một đêm và gửi người đó lại trại tạm giam vào sáng hôm sau. Buồng giam ở đồn cảnh sát địa phương rất chật hẹp. Đó là một căn phòng tối tăm không có cửa sổ. Trong đó không có gì ngoài một cái bô đầy phân và nước tiểu. Cái bô đó nhiều tuần mới được đổ một lần. Lúc đó là khoảng tháng Tư, tháng Năm. Căn phòng nồng nặc mùi hôi thối và có rất nhiều muỗi và rệp. Tôi bị muỗi cắn sưng cả người và không thể chợp mắt vào buổi đêm. Một đêm, tôi cảm thấy đã quá mệt mỏi kiệt sức và cuối cùng cũng cố chợp mắt được. Khi tỉnh dậy mở mắt ra, tôi nhìn thấy một con cóc đang ngồi chiễm chệ cạnh mình. Tôi đã cố gắng đuổi nó đi nhưng không thể.

Một hạn tù ở trại tạm giam thường kéo dài hai tuần. Khi tôi mãn hạn tạm giam, cảnh sát sẽ đưa tôi đến đồn cảnh sát địa phương trước khi gửi tôi lại trại tạm giam vào ngày hôm sau. Vì ngày tôi ở đồn cánh sát địa phương rơi vào Chủ nhật, con trai tôi có thể đến thăm tôi ở đồn hai tuần một lần. Nhưng người cảnh sát độc ác Ngụy Đại Bình đã cố ý thay đổi hạn tạm giam của tôi từ hai tuần thành 10 ngày. Như thế, con trai tôi sẽ phải đi học vào ngày tôi ở đồn cảnh sát địa phương, và không thể đến thăm tôi được nữa.

Sau năm lần liên tiếp bị tạm giam, tôi đã nhờ em trai bán rẻ giúp tôi chiếc xe ô tô bởi không ai dùng nó nữa. Để ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, các giám thị ở trại giam thường cố ý cắt nước trong những ngày hè oi bức. Hơn 20 con người bị giam trong một căn phòng có diện tích khoảng 10 mét vuông. Không có nước, chúng tôi không thể rửa dọn phân và nước tiểu. Căn phòng nồng nặc thứ mùi rất kinh khủng. Khi chúng tôi đề nghị trưởng buồng giam cho chúng tôi nước để có thể lau rửa phòng, ông ta đã lớn tiếng mạt sát: “Nếu các người muốn thoải mái, hãy đến khách sạn 4 sao Tĩnh Giang mà ở. Ở đây chỉ có vậy thôi. Ai bảo các người đến đây?” Tất nhiên, khi có người từ trên xuống kiểm tra cơ sở, nguồn nước luôn luôn được cung cấp trở lại.

Tuyệt thực tập thể và bức thực tàn khốc

Để phản đối sự bắt bớ và giam giữ bất hợp pháp này, chúng tôi đã bắt đầu tổ chức tuyệt thực vào nửa cuối tháng Năm. Giám đốc trại giam đã trở nên lo sợ và đến để thuyết phục chúng tôi từ bỏ việc tuyệt thực. Chúng tôi nói với ông ta: “Không! Chúng tôi tin vào ‘Chân-Thiện-Nhẫn’, và điều đó không có gì sai cả. Chúng tôi chỉ muốn về nhà”. Ông ta nói: “Các vị được đưa đến đây bởi nhiều đồn cảnh sát khác nhau. Việc của chúng tôi là trông chừng các vị và trao trả các vị cho họ khi họ quay lại. Chúng tôi không có quyền thả người”. Chúng tôi nói với ông ta: “Trong trường hợp đó, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chứng thực Pháp bằng mạng sống của mình. Mọi người đều biết cuộc sống này rất quý giá. Nhưng vì tự do và đức tin của mình, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyệt thực”.

Trại tạm giam đã thông báo cho sở cảnh sát Thành Đô về việc tuyệt thực của chúng tôi. Một vị trưởng phòng tên là Phùng Cửu Vĩ và một vài cảnh sát khác đã đưa một nhóm bác sỹ và y tá từ Bệnh viện Tâm thần An Khang đến và cố gắng bức thực các học viên một cách tàn bạo. Mỗi học viên nữ bị vài người đàn ông lực lưỡng lôi ra khỏi buồng giam và bị 7, 8 người đàn ông giữ trên một chiếc “giường” được kê bởi hai chiếc ghế dài đặt sát cạnh nhau. Một người sẽ ấn đầu học viên đó xuống. Những người khác cố gắng giữ tay và chân của học viên đó. Một người khác sẽ bịt mũi của học viên này lại hoặc ấn cổ cô ấy xuống khi một người khác dùng hết sức để mở miệng cô ấy ra. Người học viên đó cố vùng vẫy. Nhưng sau đó, cô ấy đã mệt lả đi, và y tá sẽ đổ thức ăn vào họng cô ấy.

Mỗi đợt bức thực đều đau đớn kinh khiếp. Tôi thường nôn ra một đống máu lớn hoặc nôn ọe sau mỗi đợt bị bức thực. Tôi đã trào nước mắt vì đau đớn. Vào những lúc đó, tôi thường nhẩm bài thơ “Tâm Tự Minh” của Sư phụ để động viên bản thân.

Có một nữ học viên Pháp Luân Công tên là Yên Định Tuệ bị giam cùng với tôi. Bà ấy đã ở độ tuổi 50 và làm việc trong Nhà máy Dệt tỉnh Tứ Xuyên. Tôi thấy bà ấy đã nôn mửa ra những đống dãi, mủ, máu lớn khi bị cảnh sát bức thực. Bà ấy đã đau đớn kinh khủng. Nước mắt đã trào trên gương mặt bà khi bà nôn mửa. Nhưng, mặc dù vậy, bà ấy cũng đã không để cảnh sát đổ thức ăn vào họng.

Sau khi bắt đầu tuyệt thực tập thể, chúng tôi đã viết một lá thư thỉnh nguyện yêu cầu được thả vô điều kiện. Cuối cùng, chúng tôi cũng đã được thả tự do vào ngày 24 tháng Năm.

Sau khi tôi trở về nhà, nhiều bạn bè đã đến thăm tôi. Họ nói họ rất lo lắng cho tôi sau khi họ nhìn thấy tôi trên TV. Họ đã cố gắng tìm tôi ở khắp nơi. Họ nghĩ rằng tôi đã bị đưa vào bệnh viện và cố gắng tìm tôi ở các bệnh viện. Khi họ thấy tôi, họ rất mừng là cuối cùng tôi đã được phép về nhà, nhưng cũng rất tức giận vì những tin tức thêu dệt về tôi.

Trải nghiệm của mẹ tôi

Sau khi tất cả khách khứa đã ra về, mẹ tôi kể lại cho tôi những gì đã xảy ra với bà kể từ sau lần cuối chúng tôi gặp nhau.

“Sau hôm con và con trai con đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 03 tháng 12 năm 1999, mẹ bắt đầu hối tiếc là mình đã không đi cùng con. Mẹ đã tự đến Bắc Kinh một mình vào ngày 06 tháng 12 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Mẹ muốn nói cho chính phủ về những trải nghiệm cá nhân của mình sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Nhưng ngay trước khi mẹ có thể đến Văn phòng Thỉnh nguyện, mẹ đã bị bắt và bị giữ tại Văn phòng Liên lạc Thành Đô ở Bắc Kinh. Mẹ bị nhốt trong một căn phòng có một chiếc bàn và vài chiếc ghế. Trong đó không có giường. Trời rất lạnh và mẹ phải thu hai chân lên ghế cho đỡ lạnh. Một giám thị họ Vương nhìn thấy mẹ và nghĩ rằng mẹ đang tập Pháp Luân Công. Ông ta đã túm lấy mẹ và đẩy mẹ ra ngoài trời. Ông ta đã bắt mẹ đứng bên ngoài trong trời lạnh cóng như một hình phạt. Một đồng tu tên là Vương Tố Hoa đã nói với ông ta: “Bác ấy già quá rồi và ngoài trời rất lạnh. Hãy để tôi đứng ở ngoài thay bác ấy”. Một lúc sau, ông ta lôi mẹ vào. Hai ngày sau, mẹ bị đưa trả về Thành Đô và bị gửi đến một trại cải tạo. Trại cải tạo đó sử dụng những chiếc loa phóng thanh inh ỏi để phỉ báng Pháp Luân Công. Mỗi sáng khi mọi người thức giấc, các giám thị lại bắt mọi người phải chạy quanh sân. Vì mẹ đã già nên không theo kịp những người khác. Vì thế, mẹ thường bị bắt đứng phạt rất lâu. Mẹ cũng thường bị bỏ đói. Sau đó, cảnh sát đã gửi mẹ đến trại tạm giam Cửu Như Thôn. Khi đến đó, mẹ vẫn bị bỏ đói. Mẹ sẽ không bao giờ có thể quên được đêm đầu tiên thức trắng vì lạnh và đói ở trại tạm giam đó.

Khi mẹ ở trại tạm giam, các giám thị thường đến vào lúc nửa đêm để hỏi liệu mẹ còn tiếp tục luyện Pháp Luân Công nữa không. Mẹ luôn trả lời có. Để phạt mẹ, họ đã bắt mẹ đứng ở ngoài trời giá lạnh trong một thời gian rất lâu. Cuối cùng, mẹ cũng đã vượt qua được nửa tháng bị giam giữ. Ngụy Đại Bình, một cảnh sát đến từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường đã đưa mẹ ra khỏi trại tạm giam. Ông ta đã lừa mẹ rằng: “Con gái bà đã bị kết án ba năm tù giam ở trại lao động vì tập Pháp Luân Công. Bà sẽ không bao giờ gặp được cô ấy nữa. Bà cũng không được sống ở nhà cô ấy nữa”. Sau bữa trưa, ông ta ép mẹ đến nhà em trai con. Khi mẹ tới đó, các cảnh sát từ đồn cảnh sát Cao Điếm Tử giám sát khu vực em trai con sinh sống đã bắt mẹ trở về quê nhà Giản Dương. Khi mẹ về nhà, bố con được lệnh phải giám sát mẹ. Ngay cả ở nhà, cảnh sát từ đồn cảnh sát địa phương vẫn đến để kiểm tra mẹ đang sống ở đâu và còn định tiếp tục quấy nhiễu mẹ.

Sau Tết Nguyên đán năm 2000, mẹ đã bí mật đến nhà con với hy vọng con trai con sẽ sớm bắt đầu đi học. Nhà con bẩn đến mức mẹ phải mất ba ngày chỉ để lau chùi. Mẹ không dám ra ngoài bởi mẹ sợ cảnh sát sẽ phát hiện ra mẹ đã trở lại đó và bắt mẹ phải về nhà. Nếu mẹ về nhà, ai sẽ ở đó chăm sóc con trai con? Mẹ không thể ra ngoài để mua thức ăn. Khi em con đưa con trai con trở về nhà, nó đã mang về một ít rau. Sau khi hết rau, mọi người bắt đầu ăn dưa. Khi ăn hết dưa, mọi người chỉ còn có thể nấu cháo và bỏ muối vào đó để ăn. Sau một thời gian dài ăn uống như vậy, giờ mẹ đã quen rồi. Mẹ tự nhủ: ‘Cho dù tên độc tài Giang Trạch Dân và băng đảng của ông ta đàn áp Pháp Luân Công như thế nào, mình sẽ tiếp tục tập luyện cho đến hơi thở cuối cùng’”.

Tôi rất mừng khi thấy mẹ tôi có đức tin kiên định vào Pháp Luân Công như thế. Cùng lúc, tôi cảm thấy rất khó chịu bởi Giang Trạch Dân và chế độ của ông ta đã đi quá xa trong việc đàn áp Pháp Luân Công và các học viên, cũng như thêu dệt những lời dối trá để lừa gạt người dân.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/19/79561.html
http://www.pureinsight.org/node/2583

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 4 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-4.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 3https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-3.html#respondSat, 10 Nov 2012 17:57:38 +0000http://chanhkien.org/?p=21064Vào 7 giờ sáng hôm sau (ngày 03 tháng Ba), tôi đã tới nhà một người bạn để lấy một ít tiền và chuẩn bị quay lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công một lần nữa.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần III. Mười một lần bị bắt giam

Vượt qua khổ nạn bị tra tấn và bắt giam liên tiếp

Chương 3: Trở lại Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Đại Pháp một lần nữa

Vượt qua nhiều vòng phong tỏa của cảnh sát

Vào 7 giờ sáng hôm sau (ngày 03 tháng Ba), tôi đã tới nhà một người bạn để lấy một ít tiền và chuẩn bị quay lại Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công một lần nữa. Khi tôi trở về nhà, mẹ tôi cho biết: “Vài người từ đồn cảnh sát và Văn phòng Liên lạc Thành Đô đã đến tìm con vào khoảng 9 giờ sáng. Họ bấm chuông cửa và gọi tên con, nhưng mẹ đã không mở cửa”. Tôi ăn vội bữa trưa và lập tức chuẩn bị lên đường tới Bắc Kinh.

Giới quan chức địa phương đã lập ra nhiều vòng phong tỏa của cảnh sát nhằm ngăn chặn các học viên đến Bắc Kinh. Để tránh các vòng phong tỏa của cảnh sát, tôi đã chọn đi đường vòng rất xa để đến được Bắc Kinh. Đầu tiên, tôi bắt xe buýt đến thành phố Trùng Khánh. Khi đến Trùng Khánh, tôi đi tàu thủy đến thành phố Vũ Hán. Từ đó, tôi lại bắt tàu để đến Bắc Kinh. Khi xe buýt đến thành phố Trùng Khánh, tôi nghe đài thông báo rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc sẽ bắt đầu các phiên họp thường niên ở Bắc Kinh vào 3 giờ 30 chiều hôm đó. Tim tôi bắt đầu đập nhanh hơn vì tôi muốn đến Bắc Kinh sớm nhất có thể để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Nhưng thật không may, chỉ sau khi lên tàu thủy đến thành phố Vũ Hán, tôi mới nhận ra rằng mình đã lên nhầm tàu du lịch, con tàu di chuyển rất chậm và thường xuyên dừng. Sau bốn ngày, bốn đêm, cuối cùng tôi cũng đã đến Vũ Hán vào buổi sáng ngày mùng 7.

Vừa đến Vũ Hán, tôi đã vội đến ga tàu địa phương. Tôi mua vé cho chuyến tàu đến Bắc Kinh tiếp theo, đó là chuyến tàu có điều hòa và giường ngủ dự kiến sẽ khởi hành lúc 1 giờ chiều. Đến khi lên tàu, hành khách được chia làm hai hàng để kiểm tra vé. Tôi đứng ở giữa hàng bên phải. Bỗng nhiên, hai cảnh sát mặc thường phục xuất hiện. Họ hỏi từng hành khách một: “Anh/chị có phải là học viên Pháp Luân Công không?” Tôi trở nên rất căng thẳng và tự nhủ: “Mình không thể bị chặn ở đây cho dù điều gì đi nữa. Xin Sư phụ hãy giúp con. Con phải đến Văn phòng Thỉnh nguyện ở Bắc Kinh”. Cảnh sát lướt qua hành khách nhanh chóng. Mọi người đều lắc đầu nói rằng họ không phải học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát tiến gần đến phía tôi. Tôi trở nên rất lo lắng và không biết phải làm sao. Đúng lúc đó, người soát vé bắt đầu kiểm tra vé của hành khách. Tôi đã cố hết sức chen lên để có thể đưa vé cho người soát vé và lên tàu.

Vượt qua thêm nhiều vòng phong tỏa

Tôi đã đến ga Tây Bắc Kinh vào lúc 5 giờ sáng ngày 08 tháng Ba năm 2000. Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đang tổ chức các phiên họp thường niên ở Bắc Kinh. Đó là lúc người dân Trung Quốc có thể bày tỏ tâm tư nguyện vọng với chính quyền. Quốc hội Trung Quốc đã quy định rõ ràng rằng công dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do thỉnh nguyện với chính quyền. Vậy mà chính quyền của Giang Trạch Dân lại vi phạm luật pháp và sử dụng mọi thủ đoạn để ngăn các học viên Pháp Luân Công lên tiếng và thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Khi tôi đến Bắc Kinh, thời tiết rất lạnh. Lúc đầu, tôi muốn đợi ở trong sảnh chờ của nhà ga cho tới 7 giờ sáng, khi thời tiết ấm áp hơn một chút. Nhưng lại xảy ra việc là ở đó có quá nhiều cảnh sát mặc thường phục và đó không phải là nơi an toàn để tôi nán lại. Tôi cảm thấy mình sẽ phải ân hận trong suốt phần đời còn lại nếu tôi không thể thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vì vậy, tôi đã quyết định rời ga. Tôi đã phải đi lòng vòng trên phố trong gió rét trong suốt vài tiếng tiếp theo và đợi cho đến khi Văn phòng Thỉnh nguyện mở cửa.

Tôi muốn thể hiện một hình ảnh tốt của một học viên Pháp Luân Công với mọi người. Vì vậy, sau bữa sáng, tôi đã trang điểm và đeo đồ trang sức. Sau đó, tôi bắt xe buýt đến Quảng trường Thiên An Môn. Trên đường đến đó, tôi đã hỏi mọi người trên xe buýt đường đến Quảng trường Thiên An Môn sau khi tôi xuống xe. Mọi người bảo tôi rằng Quảng trường Thiên Am Môn đang đóng cửa không cho du khách vào bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đang tổ chức họp ở các tòa nhà quanh khu vực quảng trường. Vì vậy, tôi đã xuống xe. Tôi gọi một xe xích lô và bảo họ chở mình đến Văn phòng Thỉnh nguyện. Trên đường tới đó, người lái xích lô già đã ân cần hỏi tôi: “Cô định đến Văn phòng Thỉnh nguyện để kiện cáo à? Trong thời gian này khi diễn ra hai cuộc họp quan trọng, vào được Văn phòng Thỉnh nguyện không dễ dàng đâu. Nhưng nếu cô xoay sở vào được đó, thì tôi cá là cô sẽ dành được ưu thế đó”.

Người lái xích lô già đi theo con hẻm nhỏ và chúng tôi đã tới cổng vào Văn phòng Thỉnh nguyện. Ông biết rõ là ông đang làm gì. Thay vì dừng ngay trước Văn phòng, ông đi qua Văn phòng, quay trở lại, và đi ngược chiều ở phía đối diện con đường. Ông dừng cách Văn phòng Thỉnh nguyện khoảng chừng 200 mét và nói với tôi: “Cô ơi, cô đã chuẩn bị đơn khiếu nại chưa? Nhìn điểm ở kia và có thật nhiều người ở đó! Đi theo con hẻm gần đám đông và nó sẽ dẫn cô tới Văn phòng Thỉnh nguyện. Cẩn thận nhé!

Khi đi về phía con hẻm, tôi thấy vô số xe cảnh sát từ nhiều vùng khác nhau của đất nước đã đậu ở gần đó. Tôi bước về phía con hẻm mà không do dự. Tại chỗ vào con hẻm có nhiều cảnh sát mặc thường phục và học viên Đại Pháp, những người đã bị chặn không cho vào Văn phòng Thỉnh nguyện. Tôi nín thở, và không dám làm gì gây chú ý. Thât khó khăn, tôi chen đường qua đám đông lớn, và bước vào con hẻm dài dẫn tới Văn phòng Thỉnh nguyện. Trước sự ngạc nhiên của tôi, các tốp cảnh sát mặc thường phục từ 3 tới 5 người đang tuần tiễu dọc theo con hẻm. Tôi nhìn thẳng về trước, mặc dù hơi lo lắng. Tôi tự nhủ: “Sư phụ Lý, xin giúp con đi vào Văn phòng Thỉnh nguyện”.

Văn phòng Thỉnh nguyện biến thành Cục Công an

Cuối cùng tôi đã tìm cách vượt qua các vòng phong tỏa và đi vào Văn phòng Thỉnh nguyện. Nhưng có một thông báo ở cửa quy định rằng để đệ một đơn thỉnh nguyện, người ta phải có một chứng minh thư hợp pháp. Người thuộc Văn phòng Liên lạc Thành Đô ở Bắc Kinh đã tịch thu chứng minh thư của tôi khi tôi bị bắt ở Bắc Kinh lần đầu tiên. Không có giấy tờ xác minh thân phận, làm sao tôi có thể có được đơn? Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ. Có hai người trung niên ngồi bên cạnh tôi và tôi hỏi họ: “Thưa bác, bác lấy giúp cháu một mẫu đơn được không?” Một trong họ nói: “Chúng tôi đã đi từ xa tới đây thỉnh nguyện lần thứ 5 rồi, và chúng tôi không có tâm trạng làm gì cho chị cả”. Tôi đáp: “Cháu sẽ trả tiền cho các bác”. Khi nghe vậy, người kia nói: “Để tôi thử xem!”. Ông trở lại với một tờ đơn. Tôi bí mật lấy ra hết số tiền còn lại trong túi (khoảng 80 Nhân dân tệ) và đưa cho ông ấy để đổi lấy tờ đơn. Có được tờ đơn, tôi bắt đầu cẩn thận điền vào đơn. Trong đơn, tôi nói rằng tôi tới để thỉnh nguyện cho sự đối xử bất công với Pháp Luân Đại Pháp, và rằng tôi đã hưởng lợi cả về thể chất lẫn tinh thần nhờ môn tập. Tôi cũng kể về sự giam giữ bất hợp pháp với tôi trước đây ở Bắc Kinh. Tôi yêu cầu chính phủ trả lại thanh danh cho Đại Pháp, trả lại thanh danh cho Sư phụ Lý, cho phép bán sách Đại Pháp, cung cấp cho chúng tôi một môi trường hợp pháp để tập luyện, và thả vô điều kiện tất cả học viên Đại Pháp bị giam giữ.

Vẫn có nhiều cảnh sát mặc thường phục tuần tra qua lại trong Văn phòng Thỉnh nguyện, vì vậy tôi gấp phần mà tôi đã điền xong lại. Khi đơn của tôi đã được điền một nửa, các viên cảnh sát mặc thường phục đã phát hiện rằng có một chàng trai trẻ, người đã đệ một đơn thỉnh nguyện vào trong Văn phòng, là một học viên Pháp Luân Công và bắt giữ cậu. Rồi họ tìm thấy một phụ nữ trẻ, người đã đệ một thỉnh nguyện, cũng là một học viên Pháp Luân Công và bắt giữ luôn cả cô. Bầu không khí quanh Văn phòng trở nên rất nặng nề.

Tôi làm ngơ trước những gì xảy ra quanh mình và tiếp tục điền vào đơn. Các cảnh sát mặc thường phục tiến đến và hỏi tôi: “Cô ở đâu đến?” Tôi trả lời: “Trong bất cứ trường hợp nào, cũng không đến từ nơi các ông!” Tôi tiếp tục viết. Thình lình, một viên cảnh sát trông hung ác bước về phía tôi. Dường như anh ta làm cho Văn phòng Thỉnh nguyện. Anh ta túm lấy cổ áo tôi và kéo tôi ra khỏi ghế. Anh ta mạnh tay đến mức tôi gần như bị ngã xuống nền. Anh ta đẩy tôi ra một khu vực bên ngoài và tôi thấy có hơn 10 học viên Đại Pháp đã ở đó. Họ bị buộc ngồi trên sàn thành một hàng với chân duỗi ra. Một cảnh sát hỏi người phụ nữ vừa bị bắt rằng cô ấy ở đâu đến. Cô ấy đáp: “Từ đồn cảnh sát XX ở Bắc Kinh”. Viên cảnh sát nói: “Tại sao không nói với tôi sớm hơn? Người giám sát khu vực quận đó là bạn học của tôi. Giờ không còn cách nào nữa. Đơn mà cô điền đã được đưa vào cơ sở dữ liệu! Bạn học của tôi sẽ gặp rắc rối lớn vì cô ở trong đó”. Thì ra nếu một học viên Pháp Luân Công bị bắt vì đệ đơn thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công trong thời gian diễn ra hai phiên họp lớn ở Bắc Kinh, cảnh sát phụ trách khu vực cũng sẽ bị trừng phạt bởi chế độ Giang Trạch Dân.

Chúng tôi đã yêu cầu cảnh sát để chúng tôi điền nốt các tờ đơn mà chúng tôi đang điền dở. Cuối cùng, một cảnh sát đồng ý để chúng tôi làm điều đó. Tôi đã hoàn thiện tờ đơn của mình và nộp nó. Sau đó, mỗi học viên được đưa tới Văn phòng Liên lạc tương ứng với tỉnh của mình ở Bắc Kinh.

Chế độ của Giang trừng phạt những người cảnh sát trong quận của tôi

Tôi đã bị đưa tới Văn phòng Liên lạc thành phố Thành Đô ở Bắc Kinh. Khi vừa tới đó, người trưởng phòng có họ là Thạch một lần nữa yêu cầu một phụ nữ lột quần áo tôi và kiểm tra. Rồi họ liên hệ với Ngụy Đại Bình, một cảnh sát tại đồn công an Vạn Niên Trường ở Thành Đô cũng như chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc có họ là Hoàng, và một nhân viên cũng có họ là Hoàng. Ba người họ mau chóng đến. Thì ra họ đã đi tìm tôi ở Bắc Kinh trong hơn một tuần rồi. Họ biết rằng họ sẽ bị trừng phạt bởi chính phủ nếu tôi bị bắt ở Bắc Kinh vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và họ đang cố gắng ngăn tôi trước. Khi vừa thấy tôi, người họ Hoàng trẻ hơn hét lên một cách giận dữ: “Tôi thực sự muốn nghiền cô thành cám!” Rồi anh ta nói: “Cô làm tôi tức điên lên! Em trai cô đã nộp 3.000 Nhân dân tệ để đảm bảo cô sẽ không tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nữa. Nhưng chúng tôi phát hiện cô đã trốn đi chỉ một ngày sau khi cậu ấy đưa cô về nhà. Chúng tôi đã lập tức mua ba vé máy bay đến Bắc Kinh. Đầu tiên chúng tôi cố gắng chặn cô tại ga tàu Tây Bắc Kinh. Chúng tôi đã lùng từng chuyến tàu từ Thành Đô tới Bắc Kinh, thậm chí đó là tàu đêm. Mỗi lần, chúng tôi đứng tại chỗ xuống ở ga và nhìn cẩn thận từng hành khách. Chúng tôi đã soát nhiều chuyến tàu đến nỗi hai mắt chúng tôi bị sưng lên. Nhưng chúng tôi vẫn không thấy cô. Sau ba ngày như vậy, chúng tôi cuối cùng đã quyết định từ bỏ ý tưởng ngăn cô tại ga tàu. Vì thế chúng tôi gọi cho trưởng phòng Liên lạc Bắc Kinh, ông Phùng, và nhờ ông ấy thông tin cho chúng tôi nếu ông ấy nghe thấy bất cứ tin gì về cô. Chủ nhiệm Hoàng và tôi đã tìm cô tại Quảng trường Thiên An Môn từ sáng sớm cho tới đêm khuya mỗi ngày. Trời rất lạnh và gió thổi rất mạnh. Cả hai chúng tôi đã phồng rộp cả chân! Còn Ngụy Đại Bình, anh ấy đứng ở trước cổng vào Văn phòng Thỉnh nguyện mỗi ngày để chờ cô. Thêm vài ngày nữa, chủ nhiệm Hoàng và tôi đã chuẩn bị bỏ cuộc. Chúng tôi muốn về nhà và chờ bị phạt. Nhưng Ngụy Đại Bình vẫn không muốn bỏ cuộc. Anh ấy muốn tiếp tục tìm kiếm. Chúng tôi đã không có thời gian để ăn nữa, bởi vì chúng tôi lo sẽ lạc mất cô. Chúng tôi đã kiệt sức lắm rồi. Chủ nhiệm Hoàng đã tái phát một căn bệnh cũ. Tôi thì bị cảm lạnh. Ngay cả Ngụy Đại Bình, một người trẻ trung với sức vóc phi thường, cũng bị sụt rất nhiều cân. Khi cô về nhà, tôi chắc vợ anh ấy sẽ tìm cô để tính sổ!” Tôi nói với họ: “Mỗi công dân Trung Quốc đều có quyền đệ trình thỉnh nguyện. Tại sao các ông lại cố gắng ngăn cản tôi làm điều đó?

Sau đó Ngụy Đại Bình hỏi tôi: “Chung Phương Quỳnh, cô đã vào Văn phòng Thỉnh nguyện bằng cách nào?” Tôi nói với ông ta: “Tôi đã bước theo con đường hẻm và vào Văn phòng”. Ông ta nói: “Tôi không tin cô. Tôi đã đứng ở cổng vào hẻm đó cả ngày. Tôi còn không dám chớp mắt nữa. Cô không thể nào bước qua đó mà không đi qua tôi! Tôi chắc rằng một chiếc xe hơi đã đưa cô trực tiếp vào trong, hoặc cô đã đi vào bằng cửa sau”. Tôi nói: “Văn phòng Thỉnh nguyện có mở cửa sau hay không? Tôi không biết bất cứ cánh cửa mờ ám nào cả. Tôi cũng không vào trực tiếp bằng xe hơi”.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/19/79561p.html
http://pureinsight.org/node/2577

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-3.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 2https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-2.html#respondSat, 03 Nov 2012 18:43:16 +0000http://chanhkien.org/?p=21028Ngày 03 tháng 12 năm 1999, tôi cùng một đồng tu mới được thả từ Bệnh viện Tâm thần An Khang ở Thành Đô quyết định đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Tôi đã đưa con trai 8 tuổi của mình theo.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần III. Mười một lần bị bắt giam

Vượt qua khổ nạn bị tra tấn và bắt giam liên tiếp

Chương 2: Hành trình gian khó thỉnh nguyện cho Đại Pháp

a) Cuộc thỉnh nguyện đầu tiên

Ngày 03 tháng 12 năm 1999, tôi cùng một đồng tu mới được thả từ Bệnh viện Tâm thần An Khang ở Thành Đô quyết định đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Tôi đã đưa con trai 8 tuổi của mình theo. Tôi muốn nói cho chính quyền biết về việc mọi phương diện trong cuộc sống của tôi đã được cải thiện như thế nào sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp.

Lúc đó, chính quyền đã cài sẵn cảnh sát mặc thường phục khắp mọi nẻo đường để chặn các học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Thay vì đi thẳng đến Bắc Kinh, chúng tôi đã quyết định đi xe buýt đến thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Sau đó, chúng tôi lên tàu tới thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Tại đó, chúng tôi bắt tàu tốc hành đến thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Sau đó, chúng tôi chi 800 Nhân dân tệ để bắt tắc-xi từ thành phố Thạch Gia Trang đến Bắc Kinh. Cuối cùng, chúng tôi cũng tới Lai Quảng Doanh, vùng ngoại ô của Bắc Kinh. Chúng tôi tới chỗ mà các học viên từ khắp nơi trên cả nước tới Bắc Kinh thỉnh nguyện đang tạm trú. Chúng tôi đã tới đó vào buổi sáng ngày 08 tháng 12 năm 1999. Kế hoạch ban đầu của tôi là ở đó thêm hai ngày để chia sẻ kinh nghiệm với các học viên khác ở đó, và sau đó sẽ viết một bức thư thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Con trai tôi muốn về nhà sớm để kịp bắt đầu kỳ học mới ở trường. Chiều hôm đó, một đồng tu nam họ Nhiếp chuẩn bị đến quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Con trai tôi quyết định đi cùng anh ấy, và họ đã rời đi cùng nhau sau bữa trưa. Sáng hôm sau, một người lạ mặt đến dò hỏi chúng tôi (ngoài tôi ra còn có ba đồng tu khác đến từ tỉnh Tứ Xuyên đang trú tại đó). Người đó hỏi chúng tôi có tập Pháp Luân Công không, và chúng tôi trả lời có. Ông ta lập tức bấm máy gọi điện thoại. Một nhóm người đã ập vào và bắt chúng tôi đi. Chúng tôi bị bắt tới đồn công an Lai Quảng Doanh. Mười tiếng sau, chúng tôi bị chuyển đến Văn phòng Liên lạc thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên tới Bắc Kinh.

b) Văn phòng Liên lạc Thành Đô

Văn phòng Liên lạc Thành Đô có một chiếc sân nhỏ ở phía sau. Chiếc sân đó có một dãy các phòng nhỏ quây quanh ba mặt sân, còn mặt thứ tư là cổng. Các học viên bị đưa đến đó đã bị lục soát quần áo và bị nhốt trong những căn phòng nhỏ đó. Tôi cũng bị ép phải cởi quần để lục soát. Văn phòng Liên lạc đó có một khách sạn. Người phụ nữ lục soát quần áo của tôi có lẽ là một nhân viên của khách sạn, bởi cô ấy mặc đồng phục của khách sạn. Tôi và một nữ học viên khác bị nhốt trong cùng một phòng. Những người bảo vệ đã cướp mất sách Đại Pháp của tôi và vài trăm Nhân dân tệ tôi mang theo bên mình. Họ đã tìm thấy mảnh giấy mà tôi ghi số điện thoại của các học viên khác, và đặt nó ở trên bàn. Tôi đã giật lấy mảnh giấy đó và nuốt chửng nó bởi tôi không muốn họ sử dụng nó để bức hại các học viên khác. Phùng Cửu Vĩ, đầu sỏ tà ác của Văn phòng Liên lạc Thành Đô đã lập tức ra lệnh cho một người bảo vệ họ Vương đến còng tay tôi. Vương kéo lê tôi ra ngoài và còng tay tôi vào bức tượng sư tử đá ở ngoài cửa chính của Văn phòng Liên lạc. Ngoài trời rét cắt da cắt thịt. Tôi bị còng tay ở đó từ 7 giờ tối đến gần 11 giờ đêm. Sau đó, họ bắt đầu thẩm vấn tôi. Tôi nói với họ: “Làm một người tốt không có gì là sai cả. Là một công dân Trung Quốc, tôi có quyền thỉnh nguyện với chính phủ. Tôi thậm chí còn chưa có cơ hội đệ đơn thỉnh nguyện mà đã bị nhốt ở đây”. Họ cố ép tôi khai ra tên của người đã tổ chức chuyến đi tới Bắc Kinh. Tôi nói với họ: “Chúng tôi không hề có tổ chức nào cả. Chúng tôi tự mình làm những việc này”. Họ không khai thác được gì khác ngoài tôi, vì vậy họ đã nhốt tôi trong căn phòng số 6. Trong suốt thời gian tra hỏi bất hợp pháp này, cảnh sát đã hỏi có phải Chung Tài Nhất là con trai của tôi không. Chỉ đến khi đó tôi mới biết rằng con trai mình cũng đang bị giam ở đó. Họ đã cách ly tôi và con trai trong suốt 5 ngày trước khi gửi trả chúng tôi về Thành Đô.

Trước khi chúng tôi rời đi, khoảng 3 giờ chiều, Phùng Cửu Vĩ, giám đốc Văn phòng Liên lạc đã tới gặp tôi một lần nữa để đe dọa: “Tôi sẽ cho chị 30 phút để nói cho tôi biết số điện thoại trên tờ giấy mà hôm trước chị nuốt. Nếu không tôi sẽ gọi điện về Thành Đô và tống chị vào tù ít nhất ba năm.” Sau đó, ông ta đứng dậy và rời đi. Cho dù ông ta nói gì đi nữa, tôi cũng hoàn toàn không động tâm. Sau đó một thời gian dài, con trai tôi hỏi: “Mẹ, đã lâu quá rồi. Tại sao cảnh sát chưa quay lại?” Phương không bao giờ quay lại nữa, bởi ông ta biết ông ta không thể đe dọa được tôi và tôi sẽ không bao giờ nói cho ông ta bất cứ điều gì.

Trong lúc đó, con trai tôi kể cho tôi những điều đã xảy ra với cháu khi cháu tới Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Đây là những gì con trai tôi kể:

Hôm đó, khi mẹ tiễn con đến trạm xe buýt để con có thể đến Quảng trường Thiên An Môn cùng bác Nhiếp, tâm con nặng trĩu và con không muốn nói gì trên suốt quãng đường tới đó. Khi chúng ta đến gần trạm xe buýt, con đã bước chậm lại và hy vọng rằng thời gian có thể trôi qua chậm hơn. Con muốn ở bên mẹ thêm một lúc. Mẹ nói với con: ‘Con trai, sau khi con về nhà, hãy nhớ nghe lời bà. Học ở trường cho tốt và tu luyện vững chắc’. Con không thể ngăn được nước mắt và nghẹn ngào nói ‘vâng’. Lúc đó, không từ nào có thể diễn đạt được con đã buồn như thế nào. Con đã hỏi mẹ: ‘Mẹ, khi nào chúng ta sẽ về nhà?’ Mẹ trả lời: ‘Mẹ không biết’. Sau đó, cả hai cùng khóc. Lúc đó tuyết đang rơi và chúng ta vẫn tiếp tục khóc. Con mới chỉ 8 tuổi, vậy mà con đã rời mẹ mà không biết mẹ sẽ sống chết thế nào, và không biết liệu chúng ta còn có thể gặp lại nhau. Khi lên xe buýt, mắt con đã nhòa lệ. Khi xe chuyển bánh, con thò đầu qua cửa sổ và thấy xe đang chạy xa dần, xa dần mẹ”.

Sau khi đến Quảng trường Thiên An Môn, con và bác Nhiếp đi bộ đến giữa quảng trường. Con hơi căng thẳng. Quanh đó không có nhiều người. Hai bác cháu đã đứng đó và bắt đầu tập bài công pháp thứ hai (Pháp Luân Trang Pháp). Một phút trôi qua trước khi con nghe thấy tiếng còi của cảnh sát. Con mở mắt và thấy những người đứng quanh đang chăm chú xem hai bác cháu luyện công. Một xe cảnh sát đi tới và dừng lại trước mặt hai bác cháu. Một vài cảnh sát nhảy ra khỏi xe và lôi hai bác cháu lên xe. Một số học viên Pháp Luân Công đã ở trên xe. Một cảnh sát hỏi tôi: ‘Mày còn nhỏ thế này, đến đây làm gì?’ Con trả lời: ‘Cháu ở đây để bảo vệ Pháp!’ Ông ấy nói: ‘Bảo vệ Pháp? Mày định nói là bảo vệ cái mũ của mày hả (trong tiếng Trung Quốc, “Pháp” và “mũ” phát âm giống nhau)?’ Một cảnh sát khác bắt đầu nhạo báng con. Sau đó, người cảnh sát đã hỏi con tát vào mặt con, và con bắt đầu khóc. Một đồng tu nữ đã ôm con vào lòng và cố gắng an ủi con: ‘Đừng khóc, cháu đừng khóc. Một tiểu đệ tử Đại Pháp sẽ không khóc. Sư phụ Lý yêu quý các đệ tử trẻ nhất’. Một lúc sau, cảnh sát đưa mọi người vào một căn phòng rộng. Căn phòng đó được bao quanh bởi những song sắt cao. Trong căn phòng, một chiếc giường dài chạy dọc cả bức tường. Trên chiếc giường đó có rất nhiều các học viên Pháp Luân Công đang ngồi. Sau khi mọi người ở đó khoảng nửa tiếng, một cảnh sát đã đưa bác Nhiếp và con đến Văn phòng Liên Lạc Thành Đô – Bắc Kinh. Chúng con bị nhốt trong một căn phòng. Có hơn chục cái ghế và một vài cái bàn trong phòng. Con đã kê mấy cái ghế lại gần với nhau để nằm. Sau khi con nằm xuống, bác Nhiếp đã cởi áo khoác của bác ấy để đắp lên cho con. Sau đó, con bị đánh thức bởi một tiếng ồn lớn. Một cảnh sát đang quát bác Nhiếp và tát bác ấy bởi vì ông ta tức giận với việc bác ấy cho con mượn áo. Sau khi cảnh sát rời đi, con hỏi bác Nhiếp bị tát có đau không. Bác ấy nói: ‘Vì đưa áo cho cháu, bác lạnh cóng rồi. Mặt bác lạnh đến mức không thấy đau khi bị tát nữa’. Lúc đó, nhiệt độ ngoài trời là âm vài độ C. Một người tốt bụng cố gắng giữ cho một đứa bé được ấm với chiếc áo của chính mình nhưng lại bị cảnh sát tát vì làm việc đó. Đây là loại thế giới gì vậy? Đèn trong phòng lúc nào cũng sáng. Mọi người có thể nhìn qua rèm để đoán lúc đó là mấy giờ, và con không biết mọi người đã bị nhốt ở đó bao nhiêu ngày. Một hôm, bác Nhiếp nói với con: ‘Mẹ cháu ở đây’. Con vội hỏi: ‘Ở đâu ạ?’ Bác ấy nói: ‘Ở ngay bên ngoài’. Con lập tức cố nhìn ra ngoài qua lỗ thủng ở tấm rèm nhưng không nhìn thấy gì cả. Tim con lại đập thình thịch. Bác Nhiếp nói với con: ‘Bác nhìn thấy mẹ cháu bị nhốt ở phòng bên’. Khoảng hai ngày sau, con thấy mẹ và chạy về phía mẹ”.

Tôi rất buồn vì đứa con bé nhỏ của mình bị cảnh sát ngược đãi. Nhưng khi tôi nhìn vào gương mặt bé bỏng của cháu, lòng tôi tràn ngập niềm vui và sự tự hào. Tôi bảo cháu: “Con làm tốt lắm!

Một vài cảnh sát đã lên đường quay lại Thành Đô, và họ dẫn theo tôi, con trai tôi cùng ba học viên khác. Họ bắt chúng tôi trả 50 Nhân dân tệ và nói đó là phí đi lại từ Văn phòng Liên lạc đến ga Bắc Kinh. Sau khi áp giải chúng tôi đến ga Bắc Kinh, họ bắt chúng tôi trả tiền vé, bao gồm cả tiền hai giường nằm ở trên tàu.

c) Những người phục vụ biết sự thật

Cảnh sát đã chiếm một khoang riêng trên tàu để họ có thể ngủ thoải mái. Khoang tàu đó có sáu chiếc giường ba tầng. Tôi, con trai tôi và ba học viên kia buộc phải chia nhau hai chiếc giường. Buổi đêm khi các cảnh sát ngủ, một người trong số họ vẫn thức để canh chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều bị còng tay vào giường.

Một buổi sáng, khi nghe nói chúng tôi là những học viên Pháp Luân Công, một vài người phục vụ trên tàu đã kéo rèm cửa sổ khoang tàu để ngó vào xem. Một cảnh sát cảnh báo họ: “Cẩn thận đấy. Những người Pháp Luân Công này có công năng đặc dị. Họ có thể làm mọi người bị thương đấy”. Một phục vụ viên nói: “Thật ra, một phụ nữ làm cùng phòng với tôi trước kia luyện Pháp Luân Công. Cô ấy đối xử với mọi người rất tử tế và chúng tôi đều rất thích cô ấy. Mọi người biết chuyện gì đã xảy ra không? Từ khi chính phủ trở mặt với Pháp Luân Công, cô ấy đã bị sa thải một cách vô cớ”.

d) Trung tâm Cải tạo quận Thanh Dương

Hai ngày sau, khoảng 7 giờ sáng, tàu đã đến thành phố Thành Đô. Ở ga có một xe cảnh sát đợi sẵn chúng tôi và chúng tôi bị đưa đến Trung tâm Cải tạo quận Thanh Dương. Một chiếc loa phóng thanh đã phát inh ỏi những lời phỉ báng Pháp Luân Công một cách vô căn cứ. Lính canh trong trung tâm giám sát chúng tôi một cách sát sao. Chúng tôi không được phép nói. Cảnh sát đem con trai tôi đi vào giữa trưa. Sau bữa tối, họ nhốt chúng tôi vào một căn phòng lớn và cố tìm cách tẩy não chúng tôi. Tôi đã từ chối việc lắng nghe những lời nói dối của họ và đứng dậy để tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Một lính canh đã để ý thấy tôi và bắt đầu đá tôi. Tôi đã bị đá ra ngoài. Những lính canh ép tôi và các học viên khác cởi áo khoác ngoài và đứng ở ngoài trời giữa cơn gió lạnh cóng. Lúc đầu, lính canh kéo tấm rèm nhựa lên để có thể quan sát chúng tôi từ trong phòng. Mặc dù họ đang ăn một nồi lẩu nóng, họ vẫn bị lạnh những khi không khí lạnh tràn vào từ bên ngoài. Vì thế, họ đã cho phép chúng tôi quay trở vào bên trong. Chúng tôi bị buộc phải ngồi xổm trên đất trong một thời gian dài. Chân của tôi trở nên tê dại. Khi sắp bị mất cân bằng, tôi đã phải bám lấy tấm sắt ở gần đó để giữ cho mình được vững. Tôi đã phải xin đi vệ sinh để có thể nghỉ một lúc. Khi quay lại, tôi phải tiếp tục ngồi xổm.

e) Trung tâm giam giữ Cửu Như Thôn

Sau khi trải qua hai ngày ở trại tẩy não cưỡng bức, tôi bị đưa tiếp đến Trung tâm Giam giữ Cửu Như Thôn và bị giam giữ trái phép ở đó trong 15 ngày. Khu phạm nhân nữ của trung tâm đã hết phòng bởi vì nó đã giam giữ quá nhiều học viên nữ Pháp Luân Công và phải dọn phòng của khu phạm nhân nam để giữ các học viên nữ. Hàng ngày, chương trình truyền hình bôi nhọ Đại Pháp và Sư phụ liên tục được phát trên loa phóng thanh. Trong một môi trường tà ác như vậy, tôi đã nhớ bài kinh văn “Lại luận bàn về mê tín” của Sư phụ:

Nhận thức đối với chân lý vũ trụ của các học viên tu luyện Đại Pháp là sự thăng hoa về lý tính và thực tiễn; bất kể nhân loại đứng tại lập trường nào mà phủ định Pháp lý của vũ trụ vốn cao hơn hết thảy những lý luận tại xã hội nhân loại, thì đều uổng công. Đặc biệt vào lúc đạo đức của xã hội nhân loại đang băng hoại toàn diện, chính là vũ trụ vĩ đại đã một lần nữa từ bi đối với con người, cấp cho con người một cơ hội tối hậu này. Đó là hy vọng mà nhân loại nên phải trân quý muôn phần; nhưng con người vì dục vọng riêng tư mà phá hoại hy vọng cuối cùng vũ trụ đã cấp cho nhân loại ấy, làm trời đất phẫn nộ. Con người không hiểu biết lại coi những tai hoạ nói thành hiện tượng tự nhiên. Vũ trụ không phải vì con người mà tồn tại, con người chỉ là một phương thức biểu hiện tồn tại sinh mệnh ở tầng thấp nhất; nếu nhân loại mất đi tiêu chuẩn sinh tồn trong tầng này của vũ trụ, thì chỉ có thể là bị lịch sử vũ trụ đào thải mà thôi.

Hỡi nhân loại! Hãy tỉnh táo lại! Các thệ ước của chư Thần trong lịch sử đang được thực hiện, Đại Pháp nhận định hết thảy các sinh mệnh. Con đường nhân sinh là do bản thân chọn. Một niệm của bản thân con người cũng sẽ định ra tương lai của mình.

Hãy trân quý [nó], Pháp lý của vũ trụ đang ở trước mắt chư vị.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Để ép chúng tôi từ bỏ chân lý và chấp nhận những lời dối trá, nhân viên ở trung tâm giam giữ đã bắt chúng tôi đọc các bài viết xuyên tạc của những người học viên đã bị tẩy não và xem những đoạn phỏng vấn trên TV của những cựu học viên đó. Hàng ngày, chúng tôi bị giam trong phòng tối không có ánh sáng trong một khoảng thời gian dài. Chúng tôi cũng không được học Pháp hay luyện công. Chúng tôi thường bị tra tấn bằng dùi cui điện hoặc bị trói bằng dây thừng và bị vứt ra trời mưa. Vì biết rằng họ có sự chỉ đạo phía sau của Giang Trạch Dân, những người lính canh đã đối xử cực kỳ tàn nhẫn với các học viên. Một học viên họ Vương đã cố gắng luyện công trong trại giam. Lính canh đã đánh cô ấy nhiều lần liên tiếp bằng dùi cui điện. Sau đó, họ treo cô ấy lên dây thừng và ném cô ấy ra ngoài trời mưa và bỏ đói cô ấy. Một lúc sau, cô ấy bất tỉnh. Bất chấp sự nhẫn tâm của họ, người bảo vệ hung dữ này vẫn không thể lung lạc được đức tin của các học viên Pháp Luân Công, những người đã hiểu ra chân lý vũ trụ.

Nửa tháng đã qua và ngày đầu năm mới năm 2000 đã đến. Tôi bị một cảnh sát họ Đường từ đồn công an Long Đàm Tự ở Thành Đô đưa đi. Tôi nghĩ ông sẽ cho tôi về nhà bởi vì đang là ngày lễ. Tuy nhiên, ông lại đưa tôi tới đồn cảnh sát. Ông Đường hỏi tôi liệu tôi sẽ vẫn tập Pháp Luân Công chứ. Tôi trả lời: “Có”. Chỉ vì tôi nói có, sau bữa trưa, ông cáo buộc tôi tội hình sự và phạt giam tôi 30 ngày tại Trung tâm Giam giữ số 2 thành phố Thành Đô, nằm tại thôn Liên Hoa. Khi tôi đến xà-lim của mình ở trung tâm giam giữ, hơn 20 học viên Pháp Luân Công đã bị nhốt ở đó rồi. Chúng tôi không được phép học Pháp hay luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Mỗi đêm, chúng tôi phải thay nhau thức và làm nhiệm vụ canh gác. Chúng tôi phải ngồi trên giường và học nội quy nhà tù hàng ngày. Nếu chúng tôi cố gắng tập các bài công pháp Pháp Luân Công, lính gác sẽ dùng xiềng nặng cùm mắt cá chân chúng tôi và còng tay chúng tôi ra đằng trước hay đằng sau. Cả tay và chân của Hình Thâm, một sinh viên đại học trong độ tuổi 20, đã trở nên bầm tím và đen lại sau khi lính canh cùm mắt cá chân và tay cô trong một thời gian dài. Cô thậm chí còn không thể ăn hay ngủ. Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, các học viên khác phải giúp cô thay băng vệ sinh. Khi các học viên tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi, những người lính canh sẽ bức thực các học viên qua đường mũi. Toàn bộ quá trình thật là ghê sợ. Chúng tôi chỉ được phép mua các vật dụng cần thiết một lần mỗi tuần qua người quản đốc xà-lim nhà tù. Các vật dụng có giá gấp đôi, gấp ba hay thậm chí gấp nhiều lần giá thực ở chợ.

Sau 30 ngày bị giam trong trung tâm giam giữ, tôi nghĩ mình sẽ được thả và được phép về nhà để kịp đón Tết Nguyên Đán. Lại một lần nữa, điều tương tự đã xảy ra – người cảnh sát họ Đường từ đồn công an Long Đàm Tự giải tôi đi từ trung tâm giam giữ. Một lần nữa, ông hỏi tôi liệu tôi còn tiếp tục tập Pháp Luân Công hay không. Khi tôi trả lời có, ông đưa tôi đến đồn công an Vạn Niên Trường. Ông tuyên bố mặc dù tôi có hộ khẩu ở Long Đàm Tự, tôi thực sự đã bị phán xét ở đồn công an Vạn Niên Trường bởi vì tôi đã sở hữu một căn nhà ở quận đó. Sau khi đến đồn công an Vạn Niên Trường, khi cảnh sát hỏi tôi liệu tôi sẽ còn tiếp tục tập Pháp Luân Công nữa không, tôi lại trả lời, “Có”. Do đó, họ đã đưa tôi trở lại đồn công an Cửu Như Thôn. Như một quả bóng bị đá đi đá lại, tôi đã bị đưa đi đưa lại giữa nhiều đồn công an và trung tâm giam giữ trong 96 ngày. Trong thời gian ấy, tôi không được phép về nhà hay thậm chí đi tắm. Từ ngày 7 tháng 12 năm 1999, ngày mà tôi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt giữ thậm chí trước khi tôi có cơ hội thỉnh nguyện, tới ngày 2 tháng 3 năm 2000, tôi đã chính thức bị giam giữ 6 lần liên tiếp.

f) Cảnh sát tống tiền em trai tôi 3.000 Nhân dân tệ

Tôi đã hoàn thành kỳ hạn khác tại trung tâm giam giữ vào ngày 2 tháng 3 năm 2000. Tôi tự nhủ: “Mình không nên để bị giam ở đây mãi thế này. Dù gì đi nữa, mình cũng phải đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và để cho chính phủ trung ương biết các cảnh sát độc ác kia đã lạm dụng chức vụ và chà đạp những quyền cơ bản của các học viên Pháp Luân Công vô tội”. Khi cảnh sát Ngụy Đại Bình tới đưa tôi đi vào khoảng 3 giờ chiều, tôi mang cả chăn theo. Ông Ngụy nói với tôi rằng tôi nên để chăn lại, bởi vì kiểu gì tôi cũng sẽ bị lập tức gửi trả lại trung tâm giam giữ. Tôi nói với ông ta rằng tôi không muốn trở lại trung tâm giam giữ vào ngày hôm đó. Ông ta vui khi nghe vậy và hỏi: “Vậy là cô cuối cùng đã nghĩ ra rồi? Cô sẽ không tập Pháp Luân Công nữa chứ?” Tôi trả lời: “Tôi đã bị giữ ở đây trong hơn 3 tháng rồi. Tôi đã bị nhốt cùng phòng giam với những tội phạm trộm cắp, lừa đảo, móc túi hay đĩ điếm; ngôn ngữ thô lỗ và bẩn thỉu của họ làm tôi đau đầu. Tôi cần về nhà và nghĩ về mọi thứ, nơi có sự bình an và yên tĩnh. Sau đó, chúng ta sẽ xem xem”. Ông ta nghĩ cuối cùng tôi đã đổi giọng, vì thế ông ta đã để tôi mang chăn theo khi trở lại đồn cảnh sát. Rồi ông ta gọi em trai tôi và bảo cậu ấy mang nộp 3.000 Nhân dân tệ để làm bảo lãnh đưa tôi về nhà. Em trai tôi nhanh chóng tới nhưng cậu ấy chỉ có 2.000 Nhân dân tệ. Ngụy Đại Bình nói: “Tôi đã bảo cậu mang 3.000 Nhân dân tệ! Không được thiếu một xu nào cả! Tiền này là bảo lãnh đảm bảo chị cậu sẽ không tới Bắc Kinh nữa. Nếu chị ấy lại tới, chúng tôi sẽ dùng tiền này để đưa chị ấy về”. Em trai tôi không còn cách nào khác ngoài về nhà và hỏi vay 1.000 Nhân dân tệ. Tôi cuối cùng đã được phép trở về nhà cùng em trai vào khoảng 9 giờ tối hôm ấy. Trước khi chúng tôi đi, ông Ngụy đã nói với tôi rằng tôi phải báo cáo với đồn cảnh sát vào 9 giờ sáng mỗi ngày. Để có thể trở lại Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, tôi đã ký một tờ cam đoan sẽ tới báo cáo với cảnh sát vào mỗi buổi sáng. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi không nên làm vậy. Tôi đã viết một bản cải chính thanh minh tờ cam đoan trước đó là vô giá trị và giao nó tận tay Ngụy Đại Bình.

Trên đường từ đồn cảnh sát trở về nhà, em trai tôi nói: “Chị, em đã thử mọi cách nhưng không thể giúp chị ra khỏi trại giam. Bây giờ cuối cùng chị cũng đã ra được. Em sẽ tổ chức một bữa tiệc tối mừng chị về nhà. Em sẽ mời cả gia đình đi ăn lẩu”. Chúng tôi ăn tối xong vào khoảng trước nửa đêm và sau đó trở về nhà. Em trai tôi ngủ trên ghế sô pha của tôi mà không về. Cậu ấy sợ rằng tôi sẽ quay lại Bắc Kinh. Cậu ấy sợ là tôi sẽ lại bị cảnh sát bắt và không ra ngoài được. Tôi bảo cậu ấy: “Em về đi! Vợ em đang đợi ở nhà. Cô ấy sẽ lo lắng nếu đêm nay em không về”. Em trai tôi cuối cùng cũng miễn cưỡng ra về. Lúc đó là khoảng 2 giờ sáng.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/18/79560.html
http://www.pureinsight.org/node/2570

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 1https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-1.html#respondSat, 27 Oct 2012 05:43:34 +0000http://chanhkien.org/?p=21001Vào ngày 20 tháng Bảy năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cấm Pháp Luân Công và bắt giữ các phụ đạo viên của nhiều trạm phụ đạo.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần III. Mười một lần bị bắt giam

Vượt qua khổ nạn bị tra tấn và bắt giam liên tiếp

Chương 1: Thời kỳ đầu của cuộc đàn áp

a) Bắt giữ ồ ạt vào ngày 20 tháng Bảy

Vào ngày 20 tháng Bảy năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cấm Pháp Luân Công và bắt giữ các phụ đạo viên của nhiều trạm phụ đạo. Tôi nhớ đến bài thơ “Kiến chân tính” của Sư phụ: “Kiên tu Đại Pháp tâm bất động, Đề cao tầng thứ thị căn bản, Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính, Công thành viên mãn Phật Đạo Thần” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Tôi đã quyết tâm sẽ kiên định tu Đại Pháp với ý chí không lay chuyển.

Tôi cảm thấy mình đã nhận được quá nhiều lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nghĩ chính quyền Trung Quốc quyết định cấm Pháp Luân Công nhất định là do có một bộ phận nào đó trong chính quyền tạm thời hiểu nhầm môn tập này. Do đó, tôi đã chở cả nhà và các đồng tu đến thỉnh nguyện công lý với chính quyền tỉnh. Chúng tôi đã kêu gọi chính quyền thả vô điều kiện tất cả các học viên bị bắt giữ phi pháp. Chúng tôi cũng muốn nói cho các nhà chức trách trải nghiệm của chính cá nhân mình trong việc thu nhận được những lợi ích to lớn khi tập luyện Pháp Luân Công. Khi chúng tôi đến con đường ở bên ngoài tòa nhà liên hợp của Ủy ban tỉnh Tứ Xuyên, chúng tôi thấy đã có nhiều đồng tu đứng chờ ở đó. Chúng tôi xếp thành hàng một trên vỉa hè bên ngoài cổng trước. Tôi nhìn thấy những cảnh sát được trang bị vũ trang đầy đủ xếp thành hàng vuông đang nhanh chóng tiến đến từ mọi hướng. Nhiều xe cảnh sát rú còi lao về phía chúng tôi một cách gấp gáp. Tiếng còi đủ loại từ những người cảnh sát vang lên làm náo loạn cả bầu không khí. Toàn bộ cảnh tượng lúc đó thật đáng sợ. Không khí dường như đông đặc lại. Tất cả chúng tôi dường như đang phải nín thở. Chúng tôi đứng trang nghiêm đợi các nhà chức trách bước ra và đưa ra một lời giải thích thấu tình đạt lý [lý do tại sao Pháp Luân Công bị cấm]. Nhiều cảnh sát cầm máy quay để ghi lại hiện trường và chụp cận cảnh từng gương mặt của các học viên. Với gương mặt vô cảm, những người cảnh sát có vũ trang  đó bước qua bước lại qua đám đông các học viên. Khoảng 2 giờ chiều, một cảnh sát huýt còi ra lệnh: “Tất cả lên xe buýt!”. Cảnh sát kéo chúng tôi lên những chiếc xe buýt mà không để chúng tôi được nói một lời nào. Đầu tiên, họ đưa chúng tôi đến sân vận động Olympic Thành Đô, và sau đó chuyển chúng tôi tới khách sạn Lãng Trung. Họ đã lục soát chúng tôi trái phép và cướp đi nhiều sách Đại Pháp mà các học viên mang theo bên mình. Cuối cùng, họ đưa chúng tôi tới đồn cảnh sát Tân Hồng Lộ để thẩm vấn trái phép cho tới tận đêm khuya trước khi thả chúng tôi.

Sau khi về nhà, suốt đêm tôi không thể chợp mắt. Tôi không thể lý giải điều gì đang diễn ra. Trước đó, đài báo TV ở Trung Quốc đều đưa tin Pháp Luân Công có tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh khỏe người. Ngay cuối tháng Năm năm 1999, chẳng phải tờ báo lớn nhất ở Trung Quốc đã đăng một bài báo nói rằng không nên tin vào những tin đồn hay lưu truyền tin đồn liên quan đến Pháp Luân Công sao? Bài báo ghi rõ: “Việc đảng viên và những người làm trong quân đội không được phép tập Pháp Luân Công chỉ là tin đồn thất thiệt”. Không phải nó nói rằng chính phủ chưa bao giờ cấm tập Pháp Luân Công sao? Làm sao nó có thể thay đổi chỉ sau một đêm như vậy? Điều gì đã xảy ra với chính quyền?

Vào những ngày tiếp theo, trong từng ngóc ngách ở Trung Quốc, tất cả các tờ báo, mọi đài phát thanh và đài truyền hình đều nhất loạt công kích Đại Pháp và Sư phụ Lý một cách kịch liệt. Những lời nói dối phô thiên cái địa bao trùm Trung Quốc. Những đám mây đen đã bao trùm cả địa cầu và dường như đủ sức lay đổ mọi thứ. Tim tôi muốn vỡ òa. Tôi không thể hiểu được tại sao một môn tập tuyệt vời như vậy lại bị đàn áp một cách vô cớ như thế. Tại sao những người dân Trung Quốc khốn khổ phải chịu đựng quá nhiều cuộc đàn áp chính trị như vậy? Tại sao những người dân thường như chúng tôi lại bị tước mất tự do và quyền được tu luyện để trở thành những người tốt?

b) Mua một căn hộ cho nhóm học Pháp và luyện công

Chúng tôi nên làm gì sau khi đã mất môi trường luyện công ngoài trời mà Sư phụ thiết lập? Sau khi cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi, tôi quyết định mua một căn hộ có một phòng khách lớn để học Pháp và luyện công nhóm. Tôi muốn chúng tôi có một môi trường yên tĩnh và bình ổn để có thể tự do tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” như trước đây. Thật tuyệt vời biết bao! Tôi đã đến nhiều nơi và xem không biết bao nhiêu căn hộ. Cuối cùng vào ngày 8 tháng Tám năm 1999, tôi đã mua một căn hộ có phòng khách rộng 33 mét vuông ở tòa nhà Nhân Hòa Uyển.

Tôi đã chi 200.000 nhân dân tệ để mua và tu sửa lại căn hộ. Mặc dù phải bỏ tất cả số tiền tiết kiệm trong nhiều năm của mình để mua căn hộ này, tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi tự nhủ: “Miễn là chúng ta có môi trường để học Pháp là luyện công, chúng ta sẽ không phải lo về bất cứ điều gì”. Tôi nghĩ sau này lúc nào mình cũng có thể kiếm được nhiều hơn số tiền đó. Ai có thể ngờ rằng, vào ngày 1 tháng Mười, trong khi căn hộ của tôi đang được tu sửa và chúng tôi đang chuẩn bị chuyển về căn hộ mới vào tháng sau, chỉ vì tôi lên tiếng bảo vệ cho Pháp Luân Công, tôi đã bị cảnh sát của đồn công an Đông Thông Thuận bắt và bị giam ở trung tâm giam giữ Cửu Như Thôn ở Thành Đô, một địa ngục trần gian nằm ngoài sức tưởng tượng?

c) Sự kiện ở tòa soạn Thời báo Kinh tế

Vào ngày 01 tháng Mười năm 1999, nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thời báo Kinh tế Thành Đô không chỉ liệt Pháp Luân Công vào một trong mười hoạt động tội phạm nghiêm trọng nhất của quốc gia, mà còn gọi Pháp Luân Công là tà giáo. Bài báo đã bóp méo sự thật và dẫn dắt độc giả đi nhầm đường. Nó rõ ràng là một thủ đoạn chính trị. Sau khi đọc bài báo, tôi đã lái xe tới Thời báo Kinh tế với năm đồng tu khác. Chúng tôi muốn nói chuyện với chủ biên của tờ báo. Do vị đó không có ở tòa soạn, những nhân viên khác đã tiếp chúng tôi. Sau khi chúng tôi nói ra mục đích của chuyến viếng thăm, một phóng viên đã nói chuyện với chúng tôi và còn chụp vài bức ảnh của chúng tôi. Chúng tôi rất mừng. Chúng tôi cho rằng tờ báo này sắp đăng một bài báo tích cực về Pháp Luân Công. Chúng tôi kể cho người phóng viên đó rằng chúng tôi đã được hưởng lợi ích cả về thể chất và tinh thần như thế nào sau khi luyện tập Pháp Luân Công. Cùng lúc đó, tòa báo đã liên lạc với đồn công an Đông Thông Thuận. Chúng tôi đã bị bắt giữ và thẩm vấn trái phép cho đến tận 5 giờ sáng hôm sau. Mỗi người trong chúng tôi đã bị gửi đến trung tâm giam giữ Cửu Như Thôn và bị giam ở đó trong 15 ngày. (Tờ Thời báo Kinh tế này đã nhận quả báo. Nó đã bị đóng cửa sau khi vô tình xúc phạm một nhân vật quan trọng trong đảng).

Đêm hôm đó, trời mưa suốt đêm. Tôi vừa lạnh, vừa đói và vừa mệt mỏi. Tôi ném mình lên chiếc phản gỗ ngay khi bước vào buồng giam tối tăm trong trung tâm giam giữ. Ở đó không có cả chăn lẫn gối. Tôi cố ngủ chưa được một tiếng thì bị tiếng kẻng huyên náo buổi sáng của những lính canh đánh thức. Trong phút chốc, tôi quên mất mình đang ở đâu. Tôi lấy cho mình một bát cháo. Vì cháo quá nóng chưa ăn được, tôi phải đặt nó xuống cho nguội bớt. Một tù nhân bảo tôi: “Nhanh lên, ăn nhanh lên nào. Vài phút nữa, họ sẽ đến và bảo rằng đã đến lúc rửa bát đĩa. Nếu chúng ta chưa ăn xong, chúng ta sẽ bị trách mắng. Những người lính canh ở đây rất hung dữ”. Khi nghe điều này, tôi không thể ngăn được nước mắt của mình. Tôi không thể hiểu tại sao tôi lại bị giam giữ ở đây và chịu nhiều tổn thương đến vậy chỉ bởi tôi đã nói vài lời chân thật về Pháp Luân Công. Tôi vẫn luôn dạy con trai mình phải trở thành người tốt. Tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại bị bỏ tù vì làm người tốt. Chính phủ đang muốn biến chúng tôi thành loại người nào đây?

d) Cảnh sát: “Chúng tôi là những tay súng đánh thuê”

Khi ở trong trại giam, chúng tôi không được phép đọc bất cứ cuốn sách nào của Pháp Luân Công hay luyện công. Thay vào đó, chúng tôi bị ép đọc những cuốn sách của Mao Trạch Đông. Chúng tôi nói với cảnh sát: “Theo Chủ tịch Mao, kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân là cách duy nhất để nhận định tốt xấu. Chủ tịch Mao cũng nói rằng khi mọi người nói điều gì đó là tốt, chúng ta hãy làm theo. Chúng tôi đều đã được hưởng lợi từ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã cải thiện cả thể chất lẫn tinh thần của chúng tôi. Đó là lý do tại sao hàng vạn học viên Pháp Luân Công đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và để nói lên sự thật về Pháp Luân Công, chẳng nhẽ chính phủ không những không chịu lắng nghe chúng tôi, mà còn bỏ tù chúng tôi? Tại sao Cục Thỉnh nguyện Quốc gia lại trở thành Cục Công an? Tại sao con đường đệ trình một thỉnh nguyện lại trở thành con đường vào tù như vậy?

Vị giám đốc trung tâm giam giữ họ Sung nói: “Chúng tôi không thể làm gì khác. Chúng tôi là những tay súng đánh thuê. Chúng tôi đã nhận tiền của ai (ám chỉ Giang Trạch Dân) thì chúng tôi phải làm theo những gì người đó yêu cầu”.

Chúng tôi đã bị giam giữ trong một căn phòng tối suốt cả ngày. Chúng tôi đã bị tước đi những quyền cơ bản của một tù nhân, và chúng tôi không được phép có khách tới thăm hay sử dụng điện thoại. Chúng tôi đã hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài. Chúng tôi chỉ được cho một ít khoai tây nấu quá dừ và chưa được rửa, còn dính bùn cho bữa trưa. Bữa tối, chúng tôi được cho ăn cháo loãng nấu từ thức ăn thừa từ bữa sáng và bữa trưa. Thỉnh thoảng, còn có cả thức ăn thừa mà người khác đã đổ vào thùng rác. Việc này đã diễn ra ngay vào thời điểm mà họ Giang tuyên bố rằng “Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất”. Sau nửa tháng bị ngược đãi trong trại giam, tôi đã sụt rất nhiều cân. Chứng kiến tình trạng của tôi, gia đình tôi đã rất đau buồn và không thể ngăn được nước mắt.

e) Bị ép mất việc

Sau khi được thả khỏi trung tâm giam giữ, tôi cảm thấy rằng mình không nên giữ số cổ phiếu mà mình từng mua để đầu tư nữa. Tôi đã định bán toàn bộ số cổ phiếu đó đi. Lúc đó, tổng trị giá của toàn bộ số cổ phiếu đó là khoảng 300.000 Nhân dân tệ. Chú của một người bạn đã khuyên tôi: “Đừng bán chúng vội. Giá đó quá thấp và rất khó để tìm người mua vào thời điểm này. Nếu cháu cần tiền để tu sửa nhà cửa, chú sẽ cho cháu vay. Hãy để lại số cổ phiếu này cho chú và chú sẽ tìm một người mua giúp cháu”. Vì vậy, tôi đã đưa cho chú ấy tất cả số cổ phiếu mà tôi có.

Trong một vài tháng tiếp theo, tất cả báo chí và truyền hình đều tiếp tục đưa tin phỉ báng Pháp Luân Công.

Tháng Mười một năm 1999, tôi đến Trụ sở Xây dựng Cầu đường Thành phố để làm việc như thường lệ. Cô Lý đến nói với tôi: “Nếu họ phát hiện ra đơn vị chúng ta có dù chỉ một học viên Pháp Luân Công, chúng ta sẽ bị phạt mười nghìn Nhân dân tệ. Dù chị không phải là nhân viên của chúng tôi, chị đã là đối tác lâu năm của chúng tôi. Chúng tôi còn có gia đình phải chăm sóc, và họ đều trông đợi vào thu nhập của chúng tôi. Chị nên cân nhắc đến hoàn cảnh của chúng tôi và đừng tập Pháp Luân Công nữa. Nếu chị cứ kiên quyết tập Pháp Luân Công, chúng tôi sẽ không dám hợp tác với chị nữa. Mong chị hiểu cho hoàn cảnh của chúng tôi. Tin tức buổi chiều bây giờ chẳng còn gì đáng xem nữa; nó chỉ toàn xoay quanh hai nhân vật họ Lý, một vị là Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan, còn vị kia là Sư phụ Lý Hồng Chí của chị”. Cuối cùng, cô ấy nói: “Giờ tất cả những gì chị cần làm là hãy tuyên bố ngừng tập Pháp Luân Công”.

Tôi trả lời: “Cô Lý, tất cả mọi người đều thấy rõ rằng tôi đã được hưởng lợi cả tâm lẫn thân nhờ tập Pháp Luân Công. Tự tâm cô nên biết rõ những lời truyền thông nói là thật hay không. Tôi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn và sẽ không nói dối. Làm sao tôi có thể chỉ vì kiếm tiền mà trái với lương tâm mình để phản bội Đại Pháp và Sư phụ? Xin hãy hiểu tại sao tôi không thể nói dối cô và tuyên bố sẽ ngừng tập Pháp Luân Công. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng: “Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân,cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Nhất, Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu)”.

Dưới áp lực và chỉ đạo trực tiếp của chính phủ, tôi đã bị ép từ bỏ công việc vận tải mà tôi đã làm trong suốt 9 năm qua. Nguồn thu nhập hơn 10.000 Nhân dân tệ hàng tháng của tôi đã đột nhiên biến mất. Sắp tới, gia đình tôi sẽ sống bằng gì đây? Tôi sẽ phải đi đâu kiếm tiền để gửi con trai đến trường? Tôi biết rằng chế độ của Giang đang cố gắng lợi dụng phương tiện kinh tế để ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Tuy vậy, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tu luyện và tôi đã quyết tâm bước đi trên con đường của chân lý vũ trụ cho đến cùng.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://minghui.org/mh/articles/2004/7/18/79560.html
http://pureinsight.org/node/2556

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần III – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-iii-chuong-1.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 3https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-3.html#respondSat, 13 Oct 2012 06:32:15 +0000http://chanhkien.org/?p=20971Chúng tôi đều mơ hồ cảm thấy một cảm thấy cơn bão táp lớn sắp đến.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Chương 3: Hồng Pháp

a) Hồng Pháp ở quê nhà

Tôi đã đóng gói các tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, các băng hình, băng tiếng Sư phụ giảng Pháp ở Tế Nam và 20 cuốn Chuyển Pháp Luân và cùng với hai phụ đạo viên ở điểm luyện công của mình, một học viên trẻ, ba tiểu đệ tử và mẹ của tôi khởi hành về quê nhà của tôi ở Giản Dương để hồng Pháp. Trên đường đi, tôi không thể kìm nén xúc động. Tôi tự nhủ: “Dân làng của tôi ơi, Pháp Luân Đại Pháp đang đến cứu độ mọi người đây! Xin đừng bỏ lỡ cơ hội trân quý vạn năm có một này!” Khi chúng tôi tới nhà chị gái của tôi, tất cả dân làng đều đến thăm chúng tôi. Khi biết rằng tôi quay lại để dạy họ các bài công pháp Pháp Luân Công, họ đều nguyện ý muốn học và truyền tin này cho những người khác. Buổi sáng ngày hôm sau, chúng tôi tập hợp trên một bãi đất bằng phẳng gần đường và chúng tôi đã dạy họ các bài công pháp. Có khoảng 20 người. Chúng tôi kể cho những người dân làng khác đang đứng tụ tập để xem chúng tôi về sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp, và mọi người đều nói rằng Pháp Luân Công thật tuyệt vời.

Sau khi trở lại Thành Đô, tôi không thể đợi được mà kể ngay cho dì của mình về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công. Dì tôi cũng bắt đầu luyện tập. Sau đó, tôi gọi điện cho chú út của mình ở Bắc Kinh, một sỹ quan cao cấp trong quân đội, để báo rằng căn bệnh giãn tĩnh mạch của mình đã được chữa khỏi. Sau khi nghe câu chuyện của tôi, chú ấy cũng rất biết ơn Đại Pháp, và cũng muốn tập Pháp Luân Công. Tôi bảo chú ấy hãy tìm đến một điểm luyện công. Một vài ngày sau khi tôi gọi lại, chú ấy buồn rầu cho biết mình vẫn chưa thấy điểm luyện công nào sau vài ngày tìm kiếm. Tôi bảo chú ấy: “Chú phải dậy sớm để tìm trong các công viên. Ban ngày, họ đều đi làm”.

b) Cơn bão sắp đến

Những ngày sau đó đã là cuối tháng Sáu. Tôi lại gọi điện cho chú mình để xem chú ấy đã tìm thấy điểm luyện công chưa. Chú ấy nói: “Bây giờ chính phủ cấm nó rồi. Các đảng viên và người trong quân đội bị cấm tập nó. Họ nói xấu Sư phụ của cháu. Chú khuyên cháu đừng tập nữa, giờ bệnh của cháu cũng đã được chữa rồi. Cháu đã phải làm việc rất cực nhọc để gây dựng được cơ ngơi như ngày nay. Bây giờ nhà nước đã cấm nó, thì cháu nên ngừng tập đi thôi”.

Khi nghe những lời của chú ấy, tôi lặng cả người. Tôi thấy tim mình đau nhói. Trong con mắt của tôi, chú tôi là người có học thức nhất, là một người thấu tình đạt lý và là người sâu sắc nhất mà tôi từng biết. Mỗi khi tôi phải đưa ra quyết định nào hệ trọng, tôi đều sẽ hỏi ý kiến của chú ấy. Tôi thường lắng nghe chú ấy nếu như thấy hợp lý. Nhưng lần này, tôi cảm thấy có một sự xung đột đang diễn ra trong nội tâm mình. Tôi nghĩ đó không phải là một vấn đề nhỏ, và tôi phải quyết định. Tôi tự nhủ: “Những người khác có thể nói Pháp Luân Công không tốt, nhưng mình đã tự trải nghiệm huyền năng của nó. Những người khác có thể nói rằng nó không tốt, nhưng mình đã tận mắt chứng kiến không gian khác với thiên mục của mình khi mình vừa mới bắt đầu luyện công, và thậm chí khi còn chưa đọc sách Pháp Luân Công, những gì mình đã chứng kiến giống hệt như những mô tả trong sách Chuyển Pháp Luân. Những người khác có thể nói rằng nó không tốt, nhưng tại sao chứng giãn tĩnh mạch và bệnh tai biến mạch máu não của mình lại được chữa khỏi? Những người khác có thể nói họ không thể biết bệnh của mình đã khỏi hay chưa, nhưng họ không thể phủ định rằng vết chàm trên mặt mình đã hoàn toàn biến mất. Mọi người đều có thể thấy điều đó. Làm sao mình có thể nói rằng nó không tốt chỉ bởi vì những người khác đều nói như vậy?” Chẳng phải đó là ‘Thấy thì mới tin’ sao, còn những gì nghe đồn thì chưa hẳn đã là đúng sao? Trong suốt hai ngày, tôi đã trăn trở nghĩ về vấn đề này. Tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ tu luyện, nhưng tôi không thể làm vậy bởi Đại Pháp quá tốt! Tôi muốn tiếp tục tu luyện, nhưng lại sợ công việc kinh doanh đang phát đạt của mình bị ảnh hưởng. Tôi đã khóc rất nhiều và nghĩ rất nhiều về mọi thứ. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ kiên định tu luyện cho dù có điều gì xảy ra.

Trong suốt thời gian đó, các phụ đạo viên ở điểm luyện công thường cho mọi người đọc lại ba bài thơ trong tập Hồng Ngâm [tuyển tập các bài thơ của Sư phụ]:

Trợ Pháp

Phát tâm độ chúng sinh
Trợ Sư thế gian hành
Hiệp ngô chuyển Pháp Luân
Pháp thành thiên địa hành.

Uy đức

Đại Pháp bất ly thân
Tâm tồn Chân–Thiện–Nhẫn
Thế gian Đại La Hán
Thần quỷ cụ thập phân.

Vô tồn

Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu.

Chúng tôi đều mơ hồ cảm thấy một cơn bão táp lớn đang đến gần.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/17/79559.html
http://pureinsight.org/node/2550

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-3.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 2https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-2.html#respondSat, 06 Oct 2012 07:34:31 +0000http://chanhkien.org/?p=20933Ngày 08 tháng Ba năm 1999, tôi đã dự định sẽ cùng Mông Ngọc Dung - cô giáo của con trai tôi, cùng một người bạn Đài Loan của cô ấy và dì của mình đến thăm khu nghỉ mát Sư Tử Sơn Trang.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Chương 2: Đại Pháp đã ban cho tôi cuộc đời thứ hai

a) Trải nghiệm phép màu

Ngày 08 tháng Ba năm 1999, tôi đã dự định sẽ cùng Mông Ngọc Dung – cô giáo của con trai tôi, cùng một người bạn Đài Loan của cô ấy và dì của mình đến thăm khu nghỉ mát Sư Tử Sơn Trang. Buổi sáng hôm đó khi tôi thức giấc, mặt tôi cảm thấy rất nặng và toàn thân phát sốt. Tôi thấy rất khó chịu. Khi nhìn vào gương, tôi đã phát hoảng cả lên. Toàn bộ gương mặt của tôi đã bị sưng đỏ lên. Tôi nên làm gì đây? Tôi đã rửa mặt với nước lạnh nhưng không ích gì. Lúc đó đã gần 11 giờ. Dì của tôi đang đợi tôi qua nhà đón, còn cô Mông thì đã đến Sư Tử Sơn Trang. Tôi nên làm gì đây? Tôi gọi điện thoại cho người bạn tốt của tôi: “Cậu bảo mình tập Pháp Luân Công. Giờ mặt mình lại bị sưng lên như thế này. Mọi người đang đợi mình nhưng mình không thể ra ngoài được”. Cô ấy nói: “Đấy là một điều tốt. Sư phụ đang điều chỉnh cơ thể cậu”. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra ngoài như đã dự định. Trên đường đi, dì tôi hỏi: “Hôm nay cháu đánh phấn hồng à? Trông cháu đẹp quá”. Dì không biết mặt tôi bị sưng đỏ. Nghe câu hỏi của dì, tôi cảm thấy khá hơn. Nó cho thấy tôi là người duy nhất có thể cảm nhận được những triệu chứng trên gương mặt mình. Những người khác chỉ có thể thấy mặt tôi trông hơi hồng.

Ngày hôm sau, tôi đến văn phòng. Một đồng nghiệp họ Lý hỏi tôi: “Ai có việc vui thì trông mặt mày rất rạng rỡ. Chung à, hôm nay trông chị tuyệt lắm. Chị có tin vui gì muốn kể không?” Tôi đáp: “Tôi mới tập Pháp Luân Công”. Cô ấy nói: “Ồ, Pháp Luân Công thật sự tốt đến vậy à? Tôi cũng muốn tập”.

Một tuần sau, gương mặt tôi đã trở lại bình thường. Thật kỳ diệu, vết tàn nhang lớn và đậm trên mặt tôi đã biến mất. Suốt những năm qua tôi đã đến các tiệm chăm sóc sắc đẹp để cố xóa mờ nó đi, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích cho tới khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công.

b) Phi thiên bay lượn

Tín tâm tu luyện Pháp Luân Công của tôi ngày càng trở nên vững chắc, và tôi tin tưởng từng câu Sư phụ giảng trong sách. Bí mật mà tôi chôn kín trong lòng trong suốt chục năm qua giờ đã được vén mở. Năm đó tôi 24 tuổi. Một đêm, khi tôi đang lái xe tải từ Thành Đô tới Đô Giang Uyển, trên xe chở một người mua than. Khi tôi tới địa phận Thổ Kiều thì cũng đã khoảng bốn giờ sáng. Tôi thấy nhiều nhóm phi thiên đang bay lượn trên không. Cảnh tượng thật kỳ diệu! Tôi đã rất tò mò: “Các cô luôn bay trước tôi. Nếu tôi lái nhanh hơn một chút để xem ai nhanh hơn thì thế nào nhỉ?” Sau đó, tôi nhả ga một chút, nhưng khoảng cách giữa chúng tôi vẫn không thay đổi. Tôi đã đánh thức người mua than ngồi cạnh tôi: “Ông Lý, nhìn kìa. Các tiên nữ đang bay lượn trên trời kìa!” Ông ấy mở to đôi mắt đang ngái ngủ: “Đâu?” Tôi nói: “Nhìn kìa, có rất nhiều trên bầu trời. Ông không thấy sao?” Thật đáng tiếc, ông ấy lại mở to mắt lần nữa nhưng không thể thấy được các phi thiên xinh đẹp đó. Giờ đây tôi đã biết rằng họ [các phi thiên] thật sự tồn tại. Chỉ là người thường không thể trông thấy họ.

c) Toàn bộ gia đình thu được lợi ích

Sau khi trải nghiệm được sự kỳ diệu và tuyệt vời của Pháp Luân Công, tôi muốn mẹ và con trai mình cùng học môn tập tuyệt vời này. Con trai tôi sẵn lòng học ngay khi tôi bảo cháu. Còn mẹ tôi thì phải mất một lúc để thuyết phục. Tôi nói: “Mẹ, chúng ta hãy cùng tập Pháp Luân Công. Như thế còn tốt hơn là con cho mẹ cả trăm triệu đồng. Sẽ thật tuyệt nếu có một cơ thể thoải mái không bệnh! Mẹ xem, con mới chỉ tập một tuần, mà vết chàm trên mặt đã hoàn toàn biến mất, trong khi trước đây con phải tốn đến hơn một vạn đồng mà vẫn vô hiệu. Cái này thì mẹ cũng có thể nhìn thấy rõ mà”. Mẹ tôi đáp: “Mẹ biết Pháp Luân Công tốt. Nhưng các học viên phải thức khuya dậy sớm để tập, và còn phải đứng cả nửa tiếng đồng hồ để ôm bánh xe, như thế khác nào tra tấn? Mà mẹ thì đã đến tuổi nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống rồi”. Sau bữa tối Chủ nhật, con trai tôi đã nói với mẹ tôi: “Bà ơi, chúng ta hãy đi tập công đi”. Mẹ tôi đáp: “Bà không đi đâu. Cháu đi đi”. Con trai tôi nắm lấy tay bà ngoại nài nỉ: “Bà ơi, đi đi mà. Nếu bà thấy tốt thì bà tập. Nếu không thì thôi. Đằng nào thì cũng không tốn tiền mà”. Mẹ tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cùng chúng tôi đến điểm luyện công.

Tại điểm luyện công, các đồng tu rất thân thiện với mẹ tôi. Họ đã dạy bà từng động tác một cách hết sức kiên nhẫn. Vì mẹ tôi không biết đọc, bà chỉ có thể nghe chúng tôi đọc sách Pháp Luân Công. Khoảng 9 giờ tối, sau nhóm học Pháp, tôi lái xe chở con trai tới nhà cô giáo của cháu. Mẹ tôi ra về một mình. Bà rửa chân xong và chuẩn bị đi ngủ. Đột nhiên, bệnh tai biến mạch máu não của bà dường như tái phát, và bà cảm thấy mọi thứ chao đảo trước mắt mình. Bà thậm chí còn không rót nổi cốc nước và phải nằm trên giường đợi tôi về và lấy thuốc cho bà. Sau khi nghe bà miêu tả, tôi nói: “Đây là một điều tốt. Mẹ có tiền duyên với Đại Pháp. Sư phụ đã bắt đầu chăm sóc mẹ, Ngài đang điều chỉnh cơ thể cho mẹ”. Sau đó, tôi đọc Chuyển Pháp Luân cho bà. Bà đã ngủ gật trong lúc nghe. Nửa đêm tỉnh giấc, bà phát hiện mình đã hoàn toàn bình phục. Bà thấy rất kỳ lạ: “Thật là lạ. Tối qua mẹ vừa bị đột quỵ. Mẹ nghĩ là mẹ phải uống thuốc và tiêm trong vòng hai tuần như trước đây. Sao lần này, mẹ lại có thể bình phục hoàn toàn trong một đêm chỉ sau khi nghe con đọc sách cho mẹ một lúc? Mẹ chưa từng gặp Sư phụ Lý, và Ngài cũng chưa từng bắt mạch cho mẹ. Vậy bệnh làm thế nào mà khỏi được? Pháp Luân Công thật sự kỳ diệu. Nếu mẹ không tự mình trải nghiệm, mẹ không thể tin được cho dù người khác có nói thế nào”.

Kể từ đó, mẹ tôi bắt đầu tinh tấn tu luyện Pháp Luân Công. Bà cảm thấy luyện công còn quan trọng hơn kiếm tiền, bởi có nhiều bệnh, cho dù có bao nhiêu tiền cũng không thể chữa khỏi. Sáng nào bà cũng thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và đi bộ tới điểm luyện công. Sau một tháng luyện công, tất cả bệnh tật của bà đã biến mất. Kinh ngạc hơn, chiếc chân trái bị tật suốt 50 năm qua của bà đã có thể đi lại bình thường! Thấy sự thay đổi của bà, mọi người quanh chúng tôi đều biết Pháp Luân Công thật kỳ diệu. Vì vậy, cả hai con gái và hai con rể của bà, cùng với bố mẹ chồng của họ đang sống ở quê cũng bắt đầu tập, mặc dù sau ngày 20 tháng Bảy năm 1999, một vài người trong số họ đã dừng tập vì sợ hãi. Một điều còn khó tin hơn cũng xảy ra. Một ngày, sau hai tháng mẹ tôi luyện công, bà đột nhiên bị đau bụng và nôn mửa (giống hệt như những gì miêu tả trong Chuyển Pháp Luân). Bà đã nôn ra toàn thứ có màu đen. Vài ngày tiếp theo, bà không muốn ăn bất kể thứ gì và chỉ tiếp tục nôn mửa. Có hôm, bà thậm chí còn nôn ra hai con sâu. Vào ngày thứ năm, bà nghĩ: “Sư phụ, mọi người sẽ kinh tởm khi thấy con nôn mửa. Con thà bị tiêu chảy còn hơn. Chỉ với niệm đầu đó, bà bắt đầu bị tiêu chảy vào chiều hôm đó. Những gì bà thải ra đều là màu đen. Việc này kéo dài thêm hai ngày nữa. Mẹ tôi không thể ăn bất cứ thứ gì trong bảy ngày bảy đêm, nhưng bà vẫn không cảm thấy đói chút nào. Chỉ là môi bà trở nên khô, và bà phải nhấp nước cho môi đỡ khô. Vào ngày thứ tám, cơn tiêu chảy đã dừng lại. Bà muốn ăn một chút cháo, và bắt đầu ăn một chút cháo. Hôm đó, tôi cũng đưa bà đến điểm luyện công. Bà không chỉ luyện xong các bài công pháp đứng, mà còn ngồi thiền định mà không cảm thấy đau chút nào. Thông qua luyện công và học Pháp trong vòng một tuần, sức khỏe của bà đã hoàn toàn hồi phục. Sau đó, sắc mặt bà trông rất hồng hào. Các bệnh tật trong và ngoài cơ thể của bà như thấp khớp, đau thần kinh tọa, sỏi thận, viêm ruột thừa mãn tính, tai biến mạch máu não đều đã hoàn toàn biến mất.

Con trai tôi cũng đã có những thay đổi lớn sau khi tập Pháp Luân Công. Khi còn bé, cháu từng là một đứa trẻ “gầy dơ xương”, nhưng sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, cháu đã trở thành một “đứa trẻ mập mạp”. Trước kia, cháu cũng không trung thực. Tôi nhớ có lần cháu được 65/100 điểm ở trường trong bài thi Hán ngữ lớp 1. Vì sợ tôi la mắng, cháu đã sửa điểm của thầy giáo thành 100. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, cháu đã ngừng nói dối. Mọi người nói rằng cháu đã trở nên trung thực và ngoan ngoãn hơn. Trong bài kiểm tra gần nhất, cháu đã xếp thứ nhất ở lớp (giờ cháu đang học lớp 7). Cháu cũng biết rằng tất cả những điều này có được là nhờ huyền năng của Đại Pháp, bởi vì Sư phụ yêu cầu cháu tuân theo “Chân–Thiện–Nhẫn”.

d) Khối u máu bất trị đã biến mất

Hai tháng sau, người bạn tốt của tôi nói: “Chung à, cậu có tiền duyên tốt với Đại Pháp. Bệnh giãn tĩnh mạch ở chân phải của cậu có lẽ cũng đã được trị khỏi rồi đó”. Câu nói của cô ấy nhắc tôi nhớ ra: Suốt hai tháng qua, con trai tôi ở trường nội trú. Ngoài việc đi làm, hàng ngày tôi đều thức khuya dậy sớm để học Pháp, nghe bài giảng của Sư phụ và luyện công. Tôi đã bận rộn đến mức quên cả cái chân bị bệnh của mình. Nghĩ lại, tôi đã có thể ngồi nhiều giờ đến tận đêm khuya để đọc sách, và có thể lái xe đến chỗ làm như bình thường. Tại sao tôi lại không cảm thấy đau ở chỗ chân bị phẫu thuật trước kia nhỉ? Tại sao các triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não của tôi cũng không còn nữa? Có phải tất cả các bệnh đều đã được trị khỏi rồi không? Đúng vậy, đó là nhờ luyện công, là nhờ luyện Pháp Luân Công! Chính là Sư phụ đã trị bệnh cho tôi!!!

Nước mắt không ngừng chảy trên má tôi. Tôi quá cảm kích để nói nên lời. Chính Pháp Luân Công đã cứu sống tôi! Chính Pháp Luân Công đã cho tôi một cuộc đời thứ hai và một sức khỏe tốt lần đầu tiên trong đời! Chính Pháp Luân Công đã khiến cho trái tim tôi thuần tịnh như một viên ngọc bích! Chính khi đó tôi mới có một cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái không bệnh tật.

e) Tâm thanh tựa ngọc

Không còn bệnh tật, không còn gánh nặng tâm lý, tôi đã có được một tâm trạng rất hạnh phúc, da dẻ tôi cũng sáng hơn, và cư xử của tôi cũng trở nên tốt hơn. Mẹ tôi mỉm cười nói với tôi: “Mẹ ước gì con tập Pháp Luân Công sớm hơn! Nếu con tập sớm hơn, con đã không nói nhiều lời cay nghiệt đến vậy”. Con trai tôi nói: “Tính khí của mẹ đã tốt hơn rất nhiều”. Bạn bè tôi trêu: “Chúng tôi cảm thấy trước đây chị đã phải chịu đựng quá sức. Giờ chị đã thay đổi. Chúng tôi thấy chị thật tốt và không còn tỏ vẻ ông chủ nữa”. Tôi nói: “Chính Pháp Luân Công đã cải biến tôi”.

Pháp Luân Công thật sự tuyệt diệu, thật sự thần kỳ! Tôi tự nhủ rằng mình phải kiên định tu luyện bản thân, đồng thời cho bạn bè người thân biết về vẻ đẹp và huyền năng kỳ diệu của Đại Pháp, cũng như khuyên họ tập Pháp Luân Công!

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/17/79559.html
http://pureinsight.org/node/2541

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 1https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-1.html#respondSun, 30 Sep 2012 02:57:28 +0000http://chanhkien.org/?p=20908Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, lần đầu tiên trong đời, tôi được trải nghiệm cảm giác của “một cơ thể nhẹ nhàng không bệnh tật”.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần II. Một cuộc đời mới

Tóm tắt: Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, lần đầu tiên trong đời, tôi được trải nghiệm cảm giác của “một cơ thể nhẹ nhàng không bệnh tật”.

Chương 1: Duyên tiền kiếp

a) Sự thay đổi của một người bạn

Tháng Tám năm 1998, một người bạn học của tôi ở trường đào tạo lái xe đã bắt đầu tập Pháp Luân Công. Cô ấy lớn hơn tôi một tuổi và chúng tôi là bạn bè rất thân thiết. Cô ấy nói với tôi: “Tóc của một đồng tu bị hói ở Sa Hà Bảo đã mọc trở lại sau khi ông ấy tập Pháp Luân Công. Và mái tóc bạc trắng của một bà cụ ở thôn Liên Hoa đã đen trở lại. Tại sao cậu không đến tập!” Tôi đáp: “Khí công chỉ dành cho những người cao tuổi và đã nghỉ hưu. Mình sẽ không tập đâu. Mình thích một cuộc sống được ăn ngon, mặc đẹp. Khi nào phải chết thì chết thôi”. Cô ấy cảm thấy tiếc nuối cho tôi vì tôi đã để lỡ một cơ hội quý giá như vậy. Tối thứ Bảy hàng tuần, tôi thường đến nhà cô ấy chơi mạt chược với chồng cô ấy và hai đồng nghiệp của anh. Có lúc, chúng tôi chơi thâu đêm. Thay vì chơi với chúng tôi, cô ấy ngồi đọc các cuốn sách của Pháp Luân Công một mình. Tôi không thể lý giải được sự thay đổi to lớn này.

Khi con đường cao tốc Số 3 của Thành Đô bắt đầu khởi công, công việc của tôi trở nên bận rộn hơn. Chồng của bạn tôi làm quản lý cho một nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc ở thành phố My San và được trang bị một chiếc ô tô hiệu Peugeot. Cô ấy đã gúp tôi lái xe. Khi mùa đông tới, cả hai chúng tôi đều rất bận rộn với công việc của riêng mình. Cô ấy và chồng hiếm khi trở lại Thành Đô. Trước Lễ hội mùa Xuân, cô ấy đã gọi cho tôi: “Mình có quà đặc biệt cho cậu nhân dịp Lễ hội mùa Xuân đây. Chúng đều là đặc sản của My San. Cậu hãy qua đây để lấy chúng nhé”. Khi tôi gặp cô ấy, tôi thấy cô ấy trông đẹp hơn. Trước đây, con trai cô ấy thường gọi mẹ là “mẹ xấu xí”. Cô ấy từng có nhiều vết nám trên mặt, nhưng giờ đây, da dẻ của cô ấy ánh lên sắc hồng hào, mịn màng. Tôi hỏi cô ấy một cách tò mò: “Cậu đi phẫu thuật da mặt ở đâu vậy? Làm tốt đấy”. Cô ấy nói: “Mình chưa hề phẫu thuật da mặt”. Tôi nói tiếp: “Thế cậu đến tiệm chăm sóc da nào vậy? Cậu dùng mỹ phẩm gì thế?” Cô ấy trả lời: “Mình không đến tiệm dưỡng da, cũng không dùng mỹ phẩm”. Tôi không tin những gì cô ấy nói nên đã đưa tay chạm vào mặt cô ấy. Cô ấy nói: “Cậu không tin mình à? Để mình rửa mặt cho cậu xem”. Cô ấy lập tức đi rửa mặt. Tôi hỏi: “Vậy sao da cậu trở nên đẹp như vậy?” Cô ấy đáp: “Đó là nhờ tập Pháp Luân Công”. Một ý nghĩ tiêu cực lập tức nổi lên trong đầu tôi, và tôi không thể tin lời cô ấy nói. Tôi nói một cách mỉa mai: “Pháp Luân Công thần thánh quá nhỉ, nó chắc chỉ có ở trên trời chứ không có trong thế giới này đâu”. Cô ấy không nói gì cả. Mặc dù tôi nói những lời đó, tôi phải thừa nhận rằng da của cô ấy thật sự đã cải thiện rất nhiều.

Khi trở về nhà, tôi thầm nghĩ rằng trong suốt sáu năm qua, hàng tuần mình đều đi dưỡng da mặt để điều trị nám và tàn nhang, không bỏ lỡ buổi nào. Còn nữa, tôi đã uống rất nhiều thảo dược Trung y do Bệnh viện Trung y Thành Đô kê. Tôi cũng đã dùng nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe nội ngoại, như Xuân Bất Lão, Trân Châu Phấn, Tiên Ni Lôi Đức, v.v. Tôi thậm chí còn sử dụng loại thuốc điều trị nám đắt tiền của Mỹ và đi châm cứu nhiều lần. Tôi đã tốn hơn một vạn Nhân dân tệ để tu sửa dung nhan, nhưng đều vô hiệu. Vậy mà vết nám đen mà tôi đã nhìn thấy trên gương mặt cô ấy lại có thể hoàn toàn biến mất!

b) Đại Pháp vén mở mọi bí ẩn

Vì tò mò, tôi đã quay lại để gặp cô ấy nhưng tôi cảm thấy xấu hổ khi trực tiếp hỏi cô ấy về Pháp Luân Công. Cô ấy dường như đọc được suy nghĩ của tôi và đưa cho tôi một cuốn băng ghi âm bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí. Cô ấy cũng trích dẫn một lời giảng của Sư phụ: “Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được”. Khi nghe thấy câu này, tôi đột nhiên hiểu ra mọi thứ, như thể mọi điều trước đây tôi không thể lý giải được bỗng nhiên trở nên sáng tỏ. Chẳng trách tôi đã tốn bao nhiêu tiền bạc, thời gian để thắp hương, bái Phật mà không được Phật phù hộ. Trước kia, tôi không hiểu được điều đó. Để trị bệnh và có một gia đình hạnh phúc, tôi đã đặt tất cả hy vọng vào các vị Phật và Đạo. Tôi từng công đức xây một tượng Phật ở chùa Quan Âm trong thị trấn của mình. Tôi cũng thuê một nghệ nhân mạ vàng bức tượng Quan Âm Bồ Tát ở chùa Đồng Tử, huyện Kim Đường. Tôi đi đến các chùa ở Thành Đô và đại tượng Phật ở Nhạc Sơn, và tự lái xe đến chùa Thạch Kinh thắp hương, bái Phật. Tôi cũng đến chùa Bạch Vân ở núi Thanh Thành để công đức và cầu Phật phù hộ. Tôi thậm chí còn tới Thiếu Lâm Tự ở thành phố Tung Sơn, tỉnh Hà Nam. Tôi cũng đến thăm ngọn núi Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây để cầu Thần Phật giáng lâm. Tuy nhiên, mọi hy vọng của tôi đều tiêu tan. Không có vị Thần, Phật nào phù hộ cho tôi khỏi bệnh. Tôi tiếp tục sống trong tuyệt vọng. Hóa ra lệ thuộc vào người khác là vô dụng; thay vì vậy, tôi phải tu luyện cái tâm của mình và đồng hóa với Chân, Thiện, Nhẫn. Tôi nghĩ rằng bài giảng của Pháp Luân Công thật có đạo lý và tôi quyết định thử một lần.

Nhưng tôi vẫn tự xem mình là một người có vị trí trong xã hội và cảm thấy thật mất mặt nếu người quen của tôi bắt gặp tôi đang ngồi trên đất với những bà già bình dân. Tôi không muốn đến điểm luyện công một mình và quyết định đợi đến ngày Chủ nhật tiếp theo khi bạn tôi trở lại thị trấn, lúc đó tôi có thể theo cô ấy đến điểm luyện công gần nhà cô ấy. Khi tới nơi, tôi thấy có khoảng 100 người đang đứng đó luyện công với đôi mắt nhắm khẽ, các động tác của họ thật đồng đều và đẹp mắt. Ở đó có cả người già, trẻ nhỏ, và có cả những người trẻ rất lịch sự. Tôi nhìn quanh nhưng không tìm thấy bạn mình và con trai của cô ấy. Sau đó, tôi lái xe về nhà cô ấy để tìm. Khi tới trước cổng nhà cô ấy, tôi thấy cô ấy và con trai đang hối hả đi ra khỏi nhà để đến điểm luyện công. Sau khi chúng tôi tới điểm luyện công, cô ấy nhờ một học viên dạy tôi, còn cô ấy thì hòa vào nhóm tập. Tôi hỏi ông ấy rất nhiều câu hỏi, và người học viên đó đã kiên nhẫn trả lời tất cả các câu hỏi của tôi. Vào cuối buổi, ông ấy nói với tôi: “Có một vài điểm luyện công ở Công viên Tân Hoa gần nhà chị. Một điểm ở cổng trước, một điểm ở cổng sau, và có một điểm ở trong công viên, còn có một điểm luyện công ở sân trường Tiểu học Thành Hoa. Chị có thể đến bất kỳ điểm luyện công nào. Các học viên ở đó sẽ rất vui lòng hướng dẫn chị một cách kiên nhẫn và miễn phí”.

c) Cảm giác được trở về nhà

06 giờ 30 sáng ngày 05 tháng Ba năm 1999, tôi đến điểm luyện công ở phía trước cổng Công viên Tân Hoa đúng giờ. Một nữ học viên họ Lý đã dạy tôi các bài công pháp đứng tại đó. Sau đó, cô ấy dạy tôi bài thiền định. Khi vừa ngồi xếp bằng, chân của tôi đã bắt đầu đau, và tâm của tôi bắt đầu hỗn loạn; cả hai chân của tôi trông giống như củ cà tím vì đau. Mồ hôi bắt đầu vã ra đầu và thấm ướt cả đồ lót của tôi. Tôi cảm thấy rất không thoải mái. Lúc đó, tôi nhớ tới lời dạy của Sư phụ và quyết định chịu đau. Tôi cố ép bản thân mình chịu đựng cơn đau đó. Sau một lúc, tôi nhìn thấy mình mặc một tấm vải bố màu vàng của Phật và đang ngồi trên một con đập bên cạnh một ngôi chùa thanh tĩnh. Tấm vải bố đó lấp lánh và tỏa ra ánh hào quang. Thật kỳ diệu! Tôi cảm thấy ngôi nhà đó chính là nhà của mình, và tôi đã không quay lại đó hàng nghìn, hàng vạn năm. Tôi trở nên cảm kích về việc quay trở về nhà; tôi đã cố ngăn không cho nước mắt lăn xuống má để tránh cho mọi người nhìn thấy. Nhưng tôi không thể ngăn được sự cảm kích trong nội tâm mình, và cuối cùng, tôi bắt đầu khóc.

Nhạc tập công dừng lại. Khi mở mắt ra, tôi thấy mọi người đang chuẩn bị rời đi. Tôi cảm thấy vẫn có cái gì đó đang xoay trong chân của mình. Lúc đó, một vài người phụ nữ lớn tuổi đến bên an ủi tôi: “Cô có thể bỏ chân xuống nếu thấy đau quá. Đừng khóc khi đang tập”. Tôi nói với họ những gì mình vừa nhìn thấy. Họ nói: “Cô có căn cơ tốt. Thiên mục của cô đã khai mở rồi”. “Thiên mục là gì? Đây là lần đầu tiên tôi luyện công; tôi thậm chí còn chưa có sách”. Tôi lại bảo họ: “Tôi cảm thấy có cái gì đó đang xoay trong chân của mình”. Họ bảo tôi: “Đó là Pháp Luân đang xoay chuyển ở đó. Cô có bệnh gì ở chân không?” Tôi nghĩ: “Họ còn giỏi hơn cả thầy bói. Mình đã gặp nhiều thầy bói, nhưng không ai nói trúng như vậy cả”. Họ nói với tôi: “Pháp Luân này đang điều chỉnh cơ thể cô. Nó sẽ điều chỉnh ở bất cứ chỗ nào có bệnh”. Họ bảo tôi tháo chân ra, nhưng sau khi tôi tháo chân ra, Pháp Luân vẫn tiếp tục xoay chuyển. Họ bảo tôi dịch chuyển hai lòng bàn chân ra xa để chúng không đối diện với nhau nữa. Tôi làm theo nhưng Pháp Luân vẫn tiếp tục xoay chuyển.

Ngay trong ngày hôm đó, tôi đã có một cuốn sách Đại Pháp. Tôi bắt đầu say sưa đọc khi về đến nhà. Kể từ đó, tôi không bao giờ ngủ quá giờ và không bao giờ chơi mạt chược nữa. Hàng ngày, tôi đến điểm luyện công đúng giờ vào lúc 06 giờ 30 sáng, và đi làm sau khi luyện công xong. Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi tranh thủ từng phút đọc sách cho tới khuya. Tôi đã thay các băng nhạc POP trên ô tô của mình bằng các băng Sư phụ giảng Pháp.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/17/79559.html
http://pureinsight.org/node/2535

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần II – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-ii-chuong-1.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 3https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-3.html#respondSat, 22 Sep 2012 15:03:45 +0000http://chanhkien.org/?p=20898Sau ca phẫu thuật thất bại tại Bệnh viện Lục quân, tinh thần tôi ngày càng tồi tệ. Tôi biết rằng khả năng đi lại của mình chỉ còn đếm được từng ngày và tôi có thể bị liệt bất cứ lúc nào.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Chương 3: Cuộc đời tuyệt vọng

a) Làm bạn với thuốc

Sau ca phẫu thuật thất bại tại Bệnh viện Lục quân, tinh thần tôi ngày càng tồi tệ. Tôi biết rằng khả năng đi lại của mình chỉ còn đếm được từng ngày và tôi có thể bị liệt bất cứ lúc nào. Nhưng tôi vẫn không cho người thân, bạn bè biết về bệnh tình nghiêm trọng của mình bởi tôi không muốn họ phải phiền muộn, mà chỉ thường tự khóc cho tới khi thiếp đi trong giấc ngủ hàng đêm. Sau đó không lâu, không rõ cụ thể từ bao giờ, mỗi khi bị kích động hoặc tức giận, tôi liền cảm thấy huyết quản ở đại não bắt đầu căng lên như dây đàn và toàn thân tôi trở nên tê liệt. Từ đó, bên cạnh đồ trang điểm, trong ví tôi thường luôn mang theo một vài loại thuốc để điều trị bệnh tai biến mạch máu não. Thậm chí, có khi đang đi bộ, tôi cảm thấy nặng nề và không thể tiếp tục cất bước. Cũng có những đợt tôi bị mất thị lực tạm thời. Một hôm, trong lúc đang lái xe đi làm, mắt tôi bỗng tối đen. Tôi phải dừng xe lại, uống tạm một vài viên thuốc rồi gục xuống ngay trên vô lăng ô tô. Phải khoảng nửa tiếng sau, tôi mới có thể đi tiếp được.

Một hôm, khi tôi đang câu cá với gia đình ở công viên Vọng Giang, một người bán bảo hiểm tiến lại gần và cố mời tôi mua bảo hiểm. Tôi hỏi ông ấy rằng bảo hiểm này có phải là một khoản đầu tư có thể sinh lời không. Ông ấy trả lời “không”, vì vậy tôi không mua nó. Sự việc này khiến tôi nghĩ tới việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi đã mua một vài cổ phiếu không ổn định ở thị trường chứng khoán thứ cấp. Những cổ phiếu này vẫn chưa được chính thức lên sàn giao dịch, vì vậy nó có mức độ rủi ro cao hơn. Nhưng tôi bị hấp dẫn bởi khả năng sinh lời cao của nó, và hy vọng rằng tôi sẽ có thể kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống khi không còn có thể làm việc.

b) Căn bệnh giãn tĩnh mạch vô phương cứu chữa

Vì không muốn nhận thêm tin xấu về tình trạng sức khỏe của mình, tôi đã hết sức hạn chế đến bệnh viện. Đến năm 1997, sức khỏe của tôi suy sụp nghiêm trọng đến mức tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay lại bệnh viện. Lần này, tôi đến khám ở Đại học Y khoa Hoa Tây. Vị bác sỹ khám cho tôi cảm thấy rằng đây là một căn bệnh hiếm gặp, vì vậy ông ấy không muốn tự mình kết luận. Ông ấy nói: “Chiều thứ Tư hàng tuần, tất cả chuyên gia y tế của bệnh viện có phiên hội chẩn về các trường hợp bệnh nan y. Chị hãy đặt lịch hẹn cho phiên hội chẩn đó”. Khi tôi tới đó, có hơn 30 vị chuyên gia khám cho tôi. Họ đã đi đến một kết luận thống nhất rằng tôi bị chứng giãn tĩnh mạch, một căn bệnh nan y vô phương cứu chữa. Họ bảo với tôi rằng ca phẫu thuật trước đó của tôi chỉ càng làm cho tình trạng của tôi xấu đi. Họ nói: “Nó giống như một cái bao bình thường được gánh bởi hai người, nhưng giờ đây chỉ còn một người gánh. Hiện nay, tình trạng đang xấu đi rất nhiều. Nếu phẫu thuật bất cẩn sẽ gây tổn thương cho thần kinh tiểu não và để lại di chứng”. Ra vậy, căn bệnh tai biến mạch máu não của tôi là do ca phẫu thuật thất bại trước đó gây nên. Cuối cùng, họ bảo tôi: “Hiện giờ, chúng tôi không thể làm gì cho chị. Phiền chị để lại tên, địa chỉ và số điện thoại. Chúng tôi sẽ liên lạc lại với chị ngay khi công nghệ y học đủ phát triển để điều trị bệnh của chị”. Kết quả là, tới tận bây giờ, họ vẫn chưa hồi âm lại cho tôi.

Năm 1998, vài chuyên gia nổi tiếng của một bệnh viện lớn ở Thượng Hải đã đến Tứ Xuyên để khám cho bệnh nhân. Tôi đã hẹn gặp họ và họ đã xác nhận chẩn đoán về căn bệnh giãn tĩnh mạch của tôi. Họ cho biết tôi có thể bỏ ra 100.000 Nhân dân tệ để phẫu thuật ở Thượng Hải. Tôi hỏi: “Các ông chắc chắn rằng ca phẫu thuật sẽ thành công chứ? Nếu nó thành công, tôi sẵn sàng trả 200.000 Nhân dân tệ”. Các bác sỹ nói rằng họ không chắc chắn rằng ca phẫu thuật sẽ thành công. Tôi đã suy nghĩ kỹ và cuối cùng từ chối phẫu thuật.

c) Xuống cấp

Vào một ngày mùa thu năm 1997, người cha của con trai tôi đã nhắn tin bảo tôi qua cửa hàng của anh ta. Khi tôi tới nơi, anh ta đã hỏi xin tiền của tôi. Tôi nói rằng tôi không có tiền bởi tôi vừa mới mua một chiếc ô tô, và tôi thậm chí còn phải vay anh trai mình 3.000 Nhân dân tệ để trả tiền cho chiếc xe đó (tôi đã dành hết tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khoán). Khi tôi vừa nói rằng tôi không thể cho anh ta vay tiền, anh ta đã cầm một con dao làm bếp và rượt đuổi tôi. Nhân viên và bạn bè của anh ta đã phải chạy theo để giữ anh ta lại. Tôi quá khiếp đảm trước sự việc vừa diễn ra đến nỗi bị ngã vào một cái ghế và bắt đầu run rẩy một cách không thể kiểm soát được. Toàn thân tôi tê liệt và lạnh cóng. Lưỡi tôi cứng lại, môi trở nên tái nhợt và mặt cắt không còn một giọt máu. Mọi người xung quanh tôi trở nên lo sợ. Họ không biết phải làm gì và cũng không dám động vào tôi. Đúng lúc đó, số thuốc mà tôi thường mang trong ví đã bị dùng hết. Tôi đã phải cố gắng để có thể viết lại tên của những loại thuốc mà tôi hay uống một cách run rẩy.

Sau đó, bệnh tai biến mạch máu não của tôi ngày càng nghiêm trọng. Nó thường xuyên tái phát. Sắc mặt tôi ngày càng nhợt nhạt. Tôi cảm thấy chân phải của mình sưng lên và rất đau đớn. Tôi thường phải nằm trên giường và nâng bàn chân phải lên dựa vào tường để lưu thông khí huyết.

d) Niềm an ủi nhỏ nhoi

Ông trời công bằng với tất cả mọi người. Mặc dù tôi đã trải qua một cuộc hôn nhân tồi tệ và phải chịu nhiều đau đớn, nhưng công việc của tôi thường rất suôn sẻ. Tôi nghĩ rằng đó là cách mà ông trời bù đắp cho mình và mang lại cho mình một chút hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống cuộc đời đau khổ này.

Chồng tôi và tôi đã ly thân khi con trai tôi mới ba tuổi. Sau lần anh ấy cầm dao rượt đuổi tôi, tôi đã bắt đầu tiến hành thủ tục ly hôn chính thức. Nhưng chúng tôi không đạt được thỏa thuận về việc phân chia tài sản. Vì vậy, tôi không có cách nào khác ngoài việc trì hoãn thủ tục ly hôn. Trong thời gian đó, công việc của tôi ngày càng thuận lợi. Xe của tôi luôn chở vượt tải trọng cho phép và lái xe vào ban đêm thường tốt hơn vì ít có khả năng bị phạt. Nhưng vì lý do sức khỏe, tôi không thể tự mình lái xe vào ban đêm. Mùa xuân năm 1997, tôi đã bán chiếc xe tải của mình và thầu lại công việc vận tải mà tôi từng làm cho một ông chủ ở thành phố Bành Châu, người từng sở hữu hai chiếc xe tải lớn sản xuất ở Trung Quốc. Năm 1998, thành phố Thành Đô bắt đầu xây dựng đường cao tốc số 3. Việc rất nhiều. Tôi đã thuê bốn xe tải lớn và các xe moóc từ Công ty Vận tải Quận Thành Hoa, và các xe tải này được chạy ngày đêm. Tôi đã gián tiếp thuê khoảng 30 lái xe và người bốc vác. Tôi đã có thể chỉ cần làm việc khoảng một giờ mỗi ngày. Tôi chỉ cần lái xe tới trụ sở của Sở Xây dựng Cầu đường lúc 11 giờ sáng để lên lịch làm việc trong ngày và sau đó giao việc cho các nhà thầu phụ. Tôi chỉ làm việc 20 tiếng mỗi tháng, nhưng thu nhập lên tới 10.000 Nhân dân tệ. Có lúc, tôi kiếm được đến 20.000 Nhân dân tệ một tháng. Tôi mua nhà, xe hơi và một chiếc điện thoại đắt tiền. Tôi còn gửi con trai đi học ở trường tư. Tôi còn đạt được mục tiêu đầu tư cá nhân của mình – tôi đã có được 100 cổ phiếu của thị trường chứng khoán thứ cấp với tổng giá trị lên tới 400.000 Nhân dân tệ.

e) Sống vô hồn

Thật bất hạnh, tiền bạc có thể mua được một ngôi nhà, nhưng không thể mua được một tổ ấm; nó có thể mua được thuốc men, nhưng không thể mua được sức khỏe.

Tôi không bao giờ có thể tống khứ chứng bệnh giãn tĩnh mạch ở chân phải ra khỏi tâm trí mình. Nó làm tôi luôn luôn phiền não, và tôi thấy thật bi đát khi bị liệt và phải làm bạn với chiếc giường suốt nửa đời người. Vì vậy, tôi gắng sức kiếm thật nhiều tiền khi còn trẻ. Đó là lý do tại sao tôi mua một trăm cổ phiếu ở thị trường chứng khoán thứ cấp. Tôi hy vọng sẽ thắng lớn khi những cổ phiếu này lên sàn giao dịch. Nhưng tôi luôn tự nhủ: “Có thật mình sẽ kiếm được tiền bằng những cổ phiếu này không?” Khi thị trường chứng khoán suy thoái vào năm 1997, tôi đã bị mất 200.000 tệ chỉ trong một đêm. Sau đó, tôi đã mất ăn, mất ngủ. Đôi lúc, tôi cảm thấy mình thậm chí không còn đủ sức để ấn bàn đạp ga. Tôi sống như người mất hồn. Những cổ phiếu này đã không mang lại cho tôi sự đảm bảo tài chính mà tôi hy vọng.

Cuộc sống sinh hoạt của tôi đầy rẫy những mâu thuẫn và sự trống rỗng. Lúc nào tôi cũng cảm thấy ốm yếu và lo sợ. Hàng ngày, ngoài một tiếng làm việc, tôi dành cả ngày để tìm kiếm một chút niềm vui nho nhỏ cho cuộc sống của mình. Tôi thường xuyên đi mát xa mặt và làm tóc, hoặc chơi mạt chược. Thỉnh thoảng, tôi nghĩ rằng mình nên tự tử bởi vì như vậy, tôi có thể để lại một chút tiền cho mẹ và con trai mình trước khi các hóa đơn thuốc tiêu tốn hết số tiền tiết kiệm của tôi. Nhưng khi nghĩ đến việc họ sẽ đau khổ như thế nào nếu tôi chết, tôi đã phải từ bỏ ý định đó. Ngày ngày, tôi thường tự khóc và nuốt nỗi đau vào lòng.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/16/79558.html
http://pureinsight.org/node/2526

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 3 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-3.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 2https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-2.html#respondSat, 15 Sep 2012 10:56:14 +0000http://chanhkien.org/?p=20880Năm tôi 18 tuổi, một người làm mối đã giới thiệu cho tôi một chàng trai trẻ cùng thôn và cũng là bạn học của tôi thời tiểu học.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Chương 2: Gian khổ lập nghiệp

a) Mối tình đầu đổ vỡ

Năm tôi 18 tuổi, một người làm mối đã giới thiệu cho tôi một chàng trai trẻ cùng thôn và cũng là bạn học của tôi thời tiểu học. Cha của anh ấy là một chủ thầu xây dựng thành đạt. Bản thân anh ấy cũng nổi tiếng khắp vùng là một thợ kim hoàn lành nghề và có một vài thợ học việc. Gia đình của họ khá giàu có và là gia đình đầu tiên trong thôn mua được một chiếc TV. Nhiều người trong thôn thường sang nhà họ xem nhờ TV. Chúng tôi hẹn hò được khoảng nửa năm. Một hôm, anh ấy bỗng nói với tôi rằng anh ấy không muốn gặp tôi nữa. Tôi không hiểu tại sao và trái tim tôi như muốn vỡ ra. Sau đó, tôi phát hiện rằng anh ấy lo ngại tôi không thể có con sau khi biết tôi bị đau chân. Lại là cái chân khốn kiếp này! Nó đã phá hỏng hy vọng của tôi vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc! Trước đó một thời gian, anh ấy đã bắt đầu hẹn hò với một cô bạn thời trung học của tôi, và họ thường đi bộ qua nhà tôi. Tôi không thể chịu được cảnh họ ở bên nhau nên đã quyết định bỏ quê lên Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, để bắt đầu một cuộc đời mới. Tôi tự nhủ: “Để xem vài năm nữa, tôi và anh, ai sẽ thành đạt hơn!

b) Lên Thành Đô với hai bàn tay trắng

Cha tôi không nguyện ý để tôi đi. Vì vậy, ông chỉ cho tôi năm Nhân dân tệ, vừa đủ tiền vé xe buýt khứ hồi tới Thành Đô. Mẹ tôi thấy tôi rất quyết tâm nên đã giấu chồng để cho tôi thêm 10 Nhân dân tệ. Tôi cầm 15 Nhân dân tệ và đến nhà của một người họ hàng ở Tây Trà Điếm Tử, vùng ngoại ô Thành Đô vào ngày 20 tháng Hai năm 1985.

Không lâu sau khi tôi tới đây, xưởng may Môn Khẩu Hương ở thị trấn bắt đầu tuyển nhân công. Có hàng trăm người dự tuyển cho 60 vị trí. Chị của tôi làm thợ may, do đó, từ nhỏ tôi đã học được cách may vá. Tôi là người đầu tiên được nhận vào làm, và được phân ngay vào một dây chuyền sản xuất đòi hỏi các thợ may phải có một vài năm kinh nghiệm. Hàng ngày tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng và đi bộ một quãng đường dài để đến xưởng may. Lúc ăn trưa, khi những người khác đang nghỉ ngơi, tôi ăn vội hai chiếc bánh bao hấp rồi lại quay vào làm việc tiếp. Buổi tối, khi mọi người nghỉ để xem TV và thư giãn, tôi lại ngồi đơm khuy cho quần áo đến tận đêm khuya. Mùa hè đi giầy rất nóng nên tôi để một miếng bìa cứng lên bàn đạp của máy khâu và đặt chân trần lên chiếc bìa đó. Cuối mỗi buổi chiều tối, hai bàn chân của tôi thường bị sưng phồng.

Tôi đã làm việc ngoài giờ để có thể kiếm đủ 60 Nhân dân tệ mỗi tháng, gấp đôi số tiền lương của tôi. Tôi sống rất đạm bạc và tiết kiệm được 40 Nhân dân tệ mỗi tháng để lo tiền thuốc men cho mình. Tôi và một người bạn thời thơ ấu làm việc cùng nhà máy thường chia nhau một xu tiền rau còn thừa từ hôm trước cho bữa sáng và năm xu tiền rau cho bữa trưa. Buổi tối, chúng tôi thường nghe người bán dưa hấu dạo rao: “Một hào một miếng dưa, một hào một miếng dưa!” Chúng tôi thực sự thèm ăn một miếng nhưng không bao giờ bỏ tiền ra mua. Sau vài tháng sống như vậy, tôi bắt đầu thấy thèm ăn thịt, và cuối cùng cũng mua loại thịt rẻ nhất mà tôi có thể kiếm được. Đó là thịt thủ lợn rất nhiều mỡ. Để tiết kiệm tiền, tôi và bạn mình đã không thuê một căn hộ. Chúng tôi trả cho người ta một ít tiền để ngủ ở văn phòng của họ vào ban đêm. Văn phòng đó rất chật hẹp và sàn nhà không đủ rộng để cho chúng tôi nằm. Vì vậy, chúng tôi phải ngủ trên bàn. Hàng đêm, chúng tôi dọn đồ đạc ra khỏi bàn và kéo nó hơi dịch ra khỏi tường. Hai chúng tôi ngủ trên chiếc bàn đó nhưng vì nó không đủ dài, chúng tôi lại phải kê thêm ghế để gác chân lên ghế. Buổi sáng, chúng tôi xếp mọi thứ lại như cũ trước khi có người đến văn phòng làm việc.

Khi còn làm việc ở xưởng may, tôi thường đến bệnh viện Hồng Quang, đường Thạch Khôi, Thành Đô để khám chân và tìm cách chữa trị. Một bác sỹ ở đó cho biết chân tôi bị giãn tĩnh mạch và cần phải làm phẫu thuật. Mẹ tôi đã lên thành phố để chăm sóc cho tôi sau ca mổ. Bà mua cho tôi 50 quả trứng gà, đây là một nghĩa cử thật hiếm hoi. Tôi thậm chí đã đặt trước viện phí cho giường bệnh. Nhưng ngay trước khi ca phẫu thuật được tiến hành theo kế hoạch, một bác sỹ khác đã khám cho tôi và bảo tôi không cần phải làm phẫu thuật bởi mạch máu đen ở dọc chân của tôi không gây hại cho sức khỏe. Tôi đã tin ông ấy và hủy bỏ ca phẫu thuật đó.

Sau khi rời xưởng may, tôi đã làm đủ nghề khác nhau. Đầu tiên, tôi làm tạp vụ ở Bệnh viện Không quân Ngoại Đông ở Thành Đô. Sau đó, tôi bán hàng bách hóa ở gần cầu Cửu Nhãn, rồi bán phụ tùng ô tô và thuốc lá ở đường Lưu Ly Trường. Sau khi kiếm được một chút tiền, tôi đã học khóa lái xe tải ở trường tỉnh Ngoại Nam Thái Bình Viên vào tháng Chín năm 1987. Tháng Ba năm 1988, tôi hoàn thành khóa học. Sau đó, tôi đã thuê một chiếc xe tải cũ của Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên với giá 200 Nhân dân tệ/tháng và bắt đầu làm nghề lái xe tải.

Cuối năm 1988, tôi đã kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe tải cũ và tự kiếm sống. Ban đầu, tôi chở cát từ quận Kim Mã Hà, thành phố Ôn Giang đến các nơi trong tỉnh. Tiếp đó, tôi lại chở than đá từ huyện Vinh Kinh và huyện Uy Viễn. Sau đó, tôi chở phế phẩm kim loại và xi măng.

c) Liều mạng để kiếm sống

Tôi cảm thấy thật khổ mỗi lần hồi tưởng lại những hiểm nguy đã trải qua khi còn chở than đá từ huyện Uy Viễn.

Vì mắc nhiều bệnh, tôi muốn kiếm thật nhiều tiền khi mình vẫn còn trẻ. Tôi đã chở than đá cho một vài mỏ than tư nhân nhỏ. Các mỏ than đó không có cân, vì vậy người chủ mỏ chỉ có thể ước tính khối lượng bằng cách nhìn vào kích thước của đống than. Khi một người tới mua năm tấn than, ông ta thật ra lấy tới gần bảy tấn. Vì mua được rẻ, người mua than thường sẵn sàng trả thêm tiền cho người chở than. Huyện Uy Viễn nằm ở vùng núi. Đường xá ở đó vừa thô tháo, vừa chật hẹp. Vì đó chỉ là một làn đường hẹp nên ô tô khó có thể vượt lên một chiếc xe đạp hay một người đi bộ trên con đường đó. Có chuyện kể về một người lái xe tải thành thạo đã trải qua một trải nghiệm hãi hùng vào lần đầu lái xe trên con đường này. Con đường này ở trong dãy núi kế bên một con sông. Ông ấy sợ con đường không thể chịu được tải trọng của chiếc xe, vì vậy ông ấy cố lái xe ra khỏi phía bờ sông càng nhanh càng tốt. Sau khi lái xe qua đoạn đường gập ghềnh sỏi đá, chiếc van của thùng dầu trên xe đã bị vỡ và thân xe bị đá làm cho trầy xước. Ông ấy rất sợ. May thay, ông ấy đã đi qua đoạn đường đó. Tuy nhiên, ông ấy không bao giờ quay lại đó nữa. Lúc đó tôi mới chỉ 23 tuổi, chưa có bằng lái xe cũng như chưa có kinh nghiệm gì. Nhưng tôi đã bắt đầu những chuyến xe thường xuyên trên đoạn đường đó và đã nhiều lần phải mạo hiểm tính mạng để kiếm được chút tiền.

Một lần khi đang chở vài tấn than xuống núi sau một cơn mưa lớn, tôi bỗng không thể dùng phanh tay hay phanh chân để kiểm soát tốc độ của xe. Tôi đã chuyển số và dùng sức giật của động cơ để điều khiển tốc độ. Lúc đó, đường rất trơn với những khúc ngoặt đột ngột. Tôi đã cố gắng lái xe cẩn thận hết mức. Nhưng không may, chiếc xe bị trượt bánh trước, lao vào một ruộng đậu và mắc bên vực núi. Lúc đó, người mua than cũng đang ngồi trên xe cùng tôi. Ông ấy đã đi trên con đường này nhiều lần nhưng không biết lái. Chúng tôi chỉ còn cách duy nhất là quay xe lên. Đây là một việc làm rất nguy hiểm. Chiếc xe đang chùn xuống, mà đường thì vừa dốc vừa trơn. Nếu tôi không lái chính xác, chiếc xe tải sẽ lao xuống vực và chúng tôi sẽ mất mạng. Sau khi chúng tôi chẹn những hòn đá lớn trước bốn lốp xe để ngăn nó lao xuống, tôi trèo lên xe, nhấn bàn đạp ga và thả côn một cách thận trọng. Tôi cảm nhận được tim mình đang đập thình thịch trong lồng ngực và tôi đang phải đấu tranh cho tính mạng của mình. Ngày hôm đó tôi chắc hẳn đã được ai đó coi sóc, tôi đã có thể quay xe lại ngay trong lần thử đầu tiên.

Một lần khác, đường bị ngập sau một trận mưa nặng hạt. Khi tôi và người mua than gần đến mỏ than, tôi bỗng thấy cơn lũ đã làm sạt lở một đoạn đường. Chúng tôi không thể quay xe lại bởi đường quá hẹp và tôi sẽ phải lùi một đoạn khá dài thì mới có đủ chỗ để vòng xe. Tôi đỗ xe ở bên đường. Tôi và người mua than cố gắng nghĩ xem chúng tôi có thể làm gì, nhưng cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lái xe qua đoạn đường ngập lụt. Người lái xe nói với tôi: “Cô Chung, nếu tôi chết cũng không sao. Tôi đã 40 tuổi và con trai tôi cũng lớn rồi. Tôi đã từng trải nhiều rồi. Nhưng cô còn trẻ quá, và cô còn chưa kết hôn. Thật tủi hổ nếu cô phải chết trẻ như thế này”. Tôi đáp: “Không sao cả, với tôi như vậy cũng được, bởi tôi sẽ được giải thoát khỏi đau khổ. Có nghĩa là, tôi sẽ không phải chịu đựng thêm nữa và tôi sẽ không phải kiếm tiền để chữa cái chân này”. Thực tế khá là tàn nhẫn – con đường không thể chịu được trọng tải lớn và cơn lũ có thể cuốn trôi chiếc xe nếu tôi không kiểm soát tốt tốc độ. Nhưng chẳng còn cách nào khác cả. Tôi nhấn ga hết sức có thể và cuối cùng, chúng tôi cũng lái xe qua được con đường ngập lụt đó.

Một lần, khi một người mua đến huyện Uy Viễn để mua than, ông ấy đề nghị tôi chở nguồn vật liệu xây dựng từ Học viện Dân tộc Tây Nam. Tôi biết rằng gần nơi ông ấy muốn tôi đi có nhiều con đường nguy hiểm. Vì vậy, tôi hỏi ông ấy trước rằng con đường đó có tốt không và có thể chịu được tải trọng của một chiếc xe tải không. Ông ấy trả lời có nhưng hóa ra điều ông ấy nói không đúng. Khi tôi tới vùng Võ Hoàng ở gần thành phố Tư Dương, con đường phía trước trở nên ngày càng hẹp. Đó là một con đường rất thô nhấp nhô dọc triền núi và rõ ràng là không được thiết kế cho xe tải. Trời tối dần, và thời tiết bỗng nhiên thay đổi. Sấm chớp bắt đầu vang lên, và sau đó là cơn giông kèm theo mưa bão. Cơn mưa nặng hạt tới mức tôi không thể trông thấy gì cả, ngay cả khi chiếc cần gạt nước đã hoạt động hết công suất. Tôi không dám lái tiếp nữa và phải đỗ xe ở bên vệ đường. Trời đang mưa xối xả, và nước bắt đầu dột vào buồng lái. Nhìn người chủ than và cháu trai ông ngủ ngon lành phía sau xe tải được trùm phủ, tôi không thể cầm được nước mắt. Khi ấy, tôi ghét cái chân phải bệnh tật của tôi. Khi ánh ban mai chiếu rọi, những người dân làng thấy chiếc xe tải gần như đã bị lật và không thể tin vào mắt họ. Họ nói với nhau: “Ai dám lái xe tải tới đây? Nếu xe tải đã bị lật, ông không còn cách nào khác ngoài việc tháo dỡ nó và đem bán sắt vụn. Ai dám kéo xe tải về làng nhỉ?” Cuối cùng, tôi bẻ ngô rải trên đường để tăng ma sát và dùng lực ly tâm kéo chiếc xe cho thẳng lại.

Dù đã liên tiếp đặt mình vào hoàn cảnh nguy hiểm tới tính mạng, tôi vẫn tiếp tục lái xe đến các mỏ than. Tôi cảm thấy đó là cách duy nhất để kiếm đủ tiền điều trị chân của mình. Hàng ngày, tôi rời Thành Đô vào lúc 3 giờ sáng và bốc than tại các mỏ trong huyện Uy Viễn sau nửa đêm. Sau đó, tôi lái xe về Thành Đô và bốc than xuống. Lúc tôi bốc than xong thì cũng đã gần tới giờ quay lại mỏ than. Cả một tuần trôi qua và tôi hầu như không được ngủ. Mỗi khi buồn ngủ, tôi lại ghé vào lề đường và chợp mắt trên xe. Thường thì khi tôi vừa ngủ sau vô lăng, một chiếc xe tải đằng sau sẽ rú còi đánh thức tôi bởi con đường quá hẹp để chiếc xe đó có thể vượt lên. Tôi đã buồn ngủ tới mức có thể ngủ gật mọi nơi vào bất cứ lúc nào. Tôi đã gánh vác quá nhiều và cảm giác như mình có thể quỵ ngã bất cứ lúc nào.

Mặc dù công việc nguy hiểm, nhưng thù lao thì rất tốt, và các lái xe thường xếp thành hàng để bốc than. Một vài lái xe còn không muốn xếp hàng đợi nên đã chen ngang. Họ thường mang theo vài con rắn và dọa sẽ thả chúng ra nếu tôi không cho họ chen ngang. Khi con rắn bắt đầu bò về phía tôi, tôi sợ đến mức phải chạy ra xa, và không còn cách nào khác là phải đứng nhìn họ bốc than ngay trước mặt mình. Tôi nuốt nước mắt và trút mọi nỗi khổ lên nhật ký: “Tôi giống như một chiếc lốp xe cũ mòn, chạy khắp nơi, khắp nơi và không biết khi nào có thể dừng lại. Khi nó bị mắc phải đinh thì là lúc tôi ốm. Khi nó nổ thì là lúc tôi rời khỏi thế giới này”.

Tôi không ngừng tự hỏi tại sao làm người lại đau khổ như vậy và tại sao chúng ta lại đến thế gian này. Tôi thường đi xem bói và được bảo rằng: “Cô sẽ sớm gặp được quý nhân phù trợ”. Vì vậy, tôi lại háo hức chờ đợi vị quý nhân đó xuất hiện.

d) Cuộc hôn nhân thất bại

Sau khi người yêu đầu tiên của tôi chia tay vì chân tôi bị bệnh, tôi đã không còn kén chọn khi tìm chồng nữa. Tôi có thể cưới bất kỳ người đàn ông nào có thể xem nhẹ chiếc chân bị bệnh của mình. Tôi muốn chứng minh với mọi người rằng tôi có thể có con. Tôi đã hấp tấp cưới một công nhân và sinh một bé trai. Vì nhiều lý do, tôi đã chia tay chồng khi con trai tôi mới ba tuổi. Trong tâm trí của con trai tôi, cháu chưa từng có một người cha.

e) Có áp lực mới có động lực

Không lâu sau khi mang thai, tôi bắt đầu chở xi măng cho ông Tiếu Vĩnh Tài, chủ của một nhà máy xi măng ở huyện Sùng Khánh. Sau một thời gian làm việc cho ông ấy, ông ấy đã tín nhiệm tôi và đề nghị tôi làm riêng cho ông ấy. Người họ hàng của ông ấy, ông Hồ, cũng làm lái xe tải cho ông ấy. Tôi luôn dậy sớm vào buổi sáng và về nhà rất muộn vào buổi tối. Bởi vì tôi làm việc nhiều tiếng đồng hồ, tôi luôn có thể hoàn thành nhiều chuyến xe hơn ông Hồ. Ông Tiều bắt đầu gọi ông Hồ là “vua lười” và trêu ông Hồ không bằng một người phụ nữ mang thai. Ông Hồ nói một cách đố kị: “Có áp lực thì mới có động lực”. Ông ấy nói hoàn toàn chính xác. Tôi bắt đầu cảm thấy áp lực lớn và muốn kiếm càng nhiều tiền càng tốt trong khi còn có thể đi lại được. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Bệnh lâu thì đâu còn con hiếu thảo”, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đi lại được và không có ai chăm sóc?

Chưa đầy ba tháng sau khi sinh, tôi đã quay lại làm việc. Tôi chở xi măng cho ông Tiều vào ban ngày, và chở gạch cho Nhà máy Xi măng Quế Khê của ông Lý Hoa Thành vào ban đêm. Vì tôi còn đang trong thời kỳ cho con bú, tôi không có cách nào khác ngoài việc mang con nhỏ theo những chuyến xe. Cháu thường phải thức khuya cùng tôi. Có lúc, cả đêm tôi không thể mang cháu về nhà.

Vì tôi đã làm việc cho ông Tiều một thời gian dài và ông ấy rất hài lòng với công việc của tôi, cuối năm 1991, ông ấy đã giới thiệu tôi vận chuyển xi măng cho Ban Vật liệu thuộc Sở Xây dựng Cầu đường của thành phố Thành Đô. Lúc đó, thành phố Thành Đô đang xây dựng đường cao tốc số 2. Tôi đã được đặc cách vận chuyển số lượng xi măng theo khả năng của mình. Tôi cũng được phép chở quá trọng tải cho phép và lái trên những đường cấm xe tải. Dự án xây đường này cần rất nhiều xi măng và tôi không thể đáp ứng được nhu cầu của nó chỉ với một chiếc xe tải. Vì vậy, tôi đã thuê Sở Vận tải số 5 của thành phố chở giúp. Cuối mỗi tháng, tôi lấy hóa đơn từ Sở Xây dựng Cầu đường và trả tiền cho nhà máy xi măng và Sở Vận tải số 5. Tôi luôn ghi chép sổ sách rất tỉ mỉ và không bao giờ nhầm. Vậy là, tôi đã trở thành nhà thầu trung gian chính cho Sở Xây dựng Cầu đường.

f) Ca phẫu thuật không thành

Năm tháng dần trôi, công việc làm ăn của tôi ngày càng phát triển và tôi cũng trở nên khá thành đạt. Nhưng tình trạng chân phải của tôi ngày càng xấu đi. Huyết quản đó đã phình to như một ngón tay cái và dọc trên nó đã xuất hiện một vài khối u lớn. Khi chơi mạt chược hoặc xem TV, tôi phải đặt chân lên ghế cho đỡ mỏi. Tôi cũng thường thấy buốt chân nếu lái xe nhiều. Tháng Một năm 1995, một vài ngày trước Tết Nguyên đán, khi không thể chịu đau được nữa, tôi đã tới Bệnh viện Lục quân Thành Đô để khám. Tại đó, tôi được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch và các bác sỹ khuyên tôi hãy lập tức phẫu thuật. Ca phẫu thuật của tôi đã diễn ra trong Tết Nguyên đán. Bác sỹ Trần Sùng Điển là người đã phẫu thuật cho tôi. Ca phẫu thuật bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng. Tôi chỉ được gây mê ở phần nửa người dưới, vì vậy tôi vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể nghe thấy tiếng dụng cụ phẫu thuật va vào khay loảng xoảng và da thịt của tôi bị mổ phanh ra. Mọi người đều yên lặng và tôi cảm thấy như đang dự đám tang của chính mình. Bác sỹ phẫu thuật đã cắt bỏ huyết quản đó từ ngoài vào trong. Ông ấy kẹp huyết quản đó lại, cắt khối thịt phía ngoài quanh nó và kéo huyết quản đó ra. Lúc đó, tôi cảm thấy đau nhưng không dám động đậy. Bác sỹ chỉ cho tôi thấy huyết quản mà ông ấy đã gỡ ra. Nó dài và dày như một cái cổ gà. Bỗng nhiên, các bác sỹ trong phòng mổ tỏ ra bối rối và đề nghị bác sỹ Trần mở một huyết quản khác ra. Tôi nghe thấy giọng bác sỹ Trần nói: “Chuyện gì thế này? Đây không phải là giãn tĩnh mạch”. Một bác sỹ khác nói: “Không phải. Nó giống như chứng phình động mạch sọ”. Sau đó, không khí im lặng tang tóc bao trùm cả căn phòng. Tôi biết rằng mình đã bị chẩn đoán nhầm và cuộc phẫu thuật này đã được tiến hành nhầm. Nhưng tôi biết nói hay làm gì bây giờ? Tôi chỉ cố gắng hết sức để quên tất cả những điều này và sống tiếp. Tôi nằm ở bệnh viện một tuần và trở về nhà sau khi các bác sỹ đã tháo chỉ các mũi khâu cho tôi.

Sau một thời gian, vết mổ đã lành, nhưng chân của tôi vẫn bị sưng phồng ở ngay chỗ huyết quản được gỡ bỏ. Tôi quay lại tìm bác sỹ Trần Sùng Điển, ông ấy nói với tôi: “Sau khi hội chẩn, bệnh viện quyết định sẽ phẫu thuật cho chị bằng kỹ thuật mới nhất do các nhà phẫu thuật Mỹ phát minh. Chúng tôi rất tiếc về những gì đã xảy ra và sẽ phẫu thuật lại cho chị miễn phí. Hãy thử xem thế nào”. Tôi thấy thật khó quyết định. Cuộc phẫu thuật này thật nguy hiểm và nếu nó thất bại, tôi có khả năng sẽ bị liệt. Mặc dù chân của tôi bị sưng, đau và phình động mạch, tôi vẫn còn rất trẻ, và vẫn còn có thể đi lại. Vì vậy, tôi quyết định không phẫu thuật nữa.

g) Phát tâm tu luyện

Tháng Tám năm 1996, tôi đưa mẹ và con trai tới núi Thanh Thành vãn cảnh. Đường lên núi khá vắng vẻ và cheo leo. Chúng tôi phải bám vào những nhánh cây và những mỏm đá để leo lên núi. Cả hai mũi giầy của tôi đều bị rách và tôi cảm thấy chân phải của mình sưng lên đau buốt. Nhưng tôi vẫn cố gắng leo tiếp bởi tôi không muốn làm mẹ và con trai mình thất vọng. Giữa đường, chúng tôi phải liên tục dừng nghỉ. Khi chúng tôi leo được nửa ngọn núi, một đoàn người gồm khoảng 20 phụ nữ nhanh chóng vượt lên chúng tôi và họ leo rất nhanh. Tôi rất kinh ngạc trước sự sung sức của họ. Mặc dù trông họ đã khoảng 60 tuổi, họ không có vẻ mệt mỏi sau chặng đường leo núi vất vả. Tôi nghe họ liên tục nhẩm: “Nam mô A Di Đà Phật”. Tôi tự nhủ: “Sao các bác này leo nhanh vậy? Chẳng nhẽ có các ông Phật đang đợi họ trên đó thật sao? Bước đi của họ thật nhanh nhẹn và dễ dàng”. Cuối cùng, khi mặt trời đã lặn, ba mẹ con bà cháu tôi cũng leo lên tới đỉnh núi và thăm chùa Bạch Vân. Tôi cũng lễ Phật với những người phụ nữ kia, công đức cho chùa và cầu khấn tiêu bệnh cùng may mắn cho toàn thể gia đình.

Chúng tôi đã qua đêm ở trên núi. Sáng hôm sau khi rời chùa Bạch Vân, tôi nhìn thấy một ni cô đang đứng ở cổng chùa xem bói cho mọi người. Cô ấy khoảng 30 tuổi. Tôi lại gần cô ấy và tò mò hỏi: “Cô còn trẻ vậy sao lại muốn làm ni cô?” Cô ấy kể cho tôi về cuộc hôn nhân bất hạnh của mình và nói rằng, cô ấy đã nếm trải đủ cuộc sống thế tục rồi và muốn vào chùa tu luyện. Tôi rất thích từ “tu luyện”. Cô ấy dường như đọc được ý nghĩ của tôi và nói: “Chị cũng nên tu luyện đi”. Tôi trả lời: “Tôi còn mẹ già và con nhỏ. Tôi không thể rời bỏ mọi thứ ở thế gian này được. Tôi vẫn có thể tu luyện sao?” Cô ấy đáp: “Vâng. Chị có thể tu ở nhà. Hãy đọc kinh sách ở nhà”. Tôi lật qua những cuốn kinh sách dầy cộp và hỏi: “Nếu quyết định tu luyện, tôi có cần quay lại chùa Bạch Vân không?” Cô ấy trả lời: “”. Nhìn ngọn núi cao vút tận mây trời, tôi nghĩ: “Hãy quên chuyện này đi. Ngọn núi này quá cao và quá khó để leo lên. Mình sẽ không tu luyện ở đây. Mình sẽ tìm một nơi nào đó gần nhà để bắt đầu tu luyện”.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/16/79558.html
http://pureinsight.org/node/2516

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 2 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-2.html/feed0
Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 1https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-1.html#respondSat, 08 Sep 2012 14:32:26 +0000http://chanhkien.org/?p=20857Tôi là Chung Phương Quỳnh (tên gọi khác: Chung Minh Phương), nữ, 39 tuổi. Nơi ở hiện tại: Căn hộ số 7, tầng 3, tòa Nhân Hòa Uyển số 4, đoạn Đông Tam số 36, đường Nhị Hoàn, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Lời mở đầu

Tôi là Chung Phương Quỳnh (tên gọi khác: Chung Minh Phương), nữ, 39 tuổi. Nơi ở hiện tại: Căn hộ số 7, tầng 3, tòa Nhân Hòa Uyển số 4, đoạn Đông Tam số 36, đường Nhị Hoàn, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Nguyên quán: Xã 7, thôn Dương Minh, trấn Vân Long, thành phố Giản Dương. Tôi từng sở hữu một doanh nghiệp riêng có tổng tài sản 700.000 Nhân dân tệ và có thu nhập hàng tháng trên 10.000 Nhân dân tệ. Mới sinh ra, tôi đã bị mắc bệnh phình động mạch chủ ở chân phải và đã mất 30 năm để tìm cách chữa trị nhưng đều vô hiệu. Năm 1995, các bác sỹ phẫu thuật ở Bệnh viện Đa khoa Lục quân Trung Quốc đã tiến hành mổ và gỡ bỏ một huyết quản khỏi chân của tôi, nhưng bệnh của tôi vẫn không thuyên giảm.

Năm 1997, hơn 30 chuyên gia đến từ Đại học Tây Y Trung Quốc (còn gọi là Đại học Y Tứ Xuyên) đã tiến hành hội chẩn căn bệnh của tôi và nhất trí xác nhận rằng đây là căn bệnh hiếm nan y hiếm gặp, và cộng đồng y học quốc tế vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu trị cho căn bệnh này. Nhưng chỉ sau hai tháng tập Pháp Luân Công, căn bệnh của tôi đã biến mất một cách kỳ diệu. Lần đầu tiên trong đời, tôi được thể nghiệm niềm hạnh phúc của việc không có bệnh tật. Ngày 20 tháng Bảy năm 1999, chế độ của Giang Trạch Dân đã vi phạm Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và phát động một cuộc đàn áp điên cuồng đối với Pháp Luân Công và các học viên. Giống như hàng vạn các học viên khác, tôi đã phải trải qua sự bức hại không thể tả xiết trong suốt những năm qua. Hơn 38 đơn vị đã tham gia bức hại tôi. Tôi đã bị giam giữ trái phép tổng cộng 29 lần và bị giam ở nhiều trại giam và các trại lao động cưỡng bức trong tổng số 743 ngày. Tôi cũng đã phải nếm trải đủ loại hình thức tra tấn phi nhân tính. Cho tới nay, tôi không thể về nhà và bị buộc phải lưu lạc khắp nơi để tránh bị bắt lại.

Phần I. Kiếp người khổ nạn

Tóm tắt: Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi chỉ cầu mong kiếm tiền, chữa bệnh và chuẩn bị cho một ngày không xa mà mình sẽ bị liệt…

Chương 1: Tuổi thơ cay đắng

a) Vết chàm màu tím

Ngày 21 tháng Tám, năm 1965, tôi chào đời trong một gia đình bất hạnh ở chân núi Miếu Tử Sơn, thôn Dương Minh, trấn Vân Long, thành phố Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Những đau khổ trong cuộc đời tôi đã bắt đầu kể từ ngày đó. Khi vừa đến thế gian này, nửa người bên phải của tôi đã có sẵn một vết chàm màu tím kéo dài từ hông cho đến tận bàn chân. Tôi là con thứ hai trong gia đình có bốn chị em gái. Kể từ khi cha tôi phẫu thuật điều trị thoát vị, ông đã không thể làm việc nặng. Mẹ tôi lớn lên trong một gia đình nghèo khó; chân trái của bà bị khập khiễng do một lần bị ốm nhưng không đủ tiền để đi bệnh viện. Chị cả của tôi bị bại liệt lúc lên năm tuổi. Vì không được điều trị thuốc thang đúng cách, chân phải của chị ấy đã vĩnh viễn bị liệt và khắp thôn đều biết chị ấy bị què.

Vào mùa Hè năm tôi lên sáu tuổi, tôi đột nhiên nhìn thấy một huyết quản màu đen chạy từ bàn chân phải lên đến hông dọc theo vết chàm màu tím của mình, điều này đã làm bố mẹ tôi hoảng sợ. Họ đã vay mượn tiền để đưa tôi đến trạm xá, rồi đến bệnh viện thị trấn Vân Long. Họ đã tiêu tốn khá nhiều tiền và tôi phải uống rất nhiều thuốc, nhưng tình trạng của tôi vẫn không được cải thiện sau nửa năm điều trị ở các trung tâm y tế địa phương. Khi mùa Đông tới, trời trở lạnh, nhưng tình thương của cha mẹ tôi dành cho đứa con gái bất hạnh vẫn không nguội lạnh. Bất chấp đau ốm, cha tôi đã đưa tôi đến Bệnh viện Trung Y thành phố Giản Dương cách nhà 22 dặm (35 cây số). Bác sỹ cho biết máu của tôi bị đông và làm tắc huyết quản. Ông ấy đã kê cho tôi rất nhiều viên thuốc được làm bằng các loại thảo dược Trung Y, có kích thước bằng quả chà là, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, và bảo cha tôi rằng tôi phải uống thuốc trong một thời gian dài. Sau khi trả tiền thuốc, cha tôi đã hết tiền. Nếu chúng tôi bắt xe buýt về nhà, tôi sẽ không mất tiền vé bởi tôi còn nhỏ, nhưng cha tôi sẽ phải trả năm Nhân dân tệ cho tiền vé của ông. Thời đó, năm Nhân dân tệ thực sự không hề nhỏ đối với một nông dân. Với số tiền đó, ông có thể ăn được hơn 10 ngày. Vì vậy, cha tôi và tôi đã quyết định đi bộ về nhà. Chúng tôi đã đi bộ quãng đường dài 22 dặm từ lúc 1 giờ chiều đến 9 giờ tối để về được đến nhà.

b) Tìm thầy, hỏi thuốc

Để giúp bố mẹ kiếm tiền trị bệnh cho mình, tôi bắt đầu thức khuya dậy sớm để nhổ cỏ từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Trường tiểu học của tôi cách nhà 5 dặm (8 cây số). Hàng sáng đi học, tôi mang theo một cái túi. Sau bữa trưa, trong lúc bạn bè ngủ, tôi ra ngoài để nhổ một ít cỏ ở dãy núi gần đó. Trên đường về nhà, tôi cũng nhổ cỏ. Khi tôi về đến nhà, trời đã tối đen như mực. Lúc tôi làm xong bài tập thì cũng đã quá nửa đêm. Gần nhà tôi có một nghĩa trang. Năm tám tuổi, tôi đã nhìn thấy ma ở vườn rau bên cạnh nhà tôi. Tôi không thể xóa những gì đã trông thấy ra khỏi trí nhớ của mình. Vì vậy, tôi thường rất sợ đêm tối và phải bật đài trong lúc làm bài tập để không phải nghe những tiếng động ở bên ngoài.

Bố mẹ tôi đã đi khắp nơi để tìm thầy, hỏi thuốc trị bệnh cho tôi. Sức khỏe của tôi cuối cùng cũng đã tạm ổn đủ để tôi có thể đi học tiểu học. Khi tôi học tiểu học, mẹ tôi nghe mọi người nói rằng ở quê cha của bà tại khu Đại Phật, huyện Nhạc Chí có một thầy châm cứu rất giỏi. Cha mẹ tôi quyết định đưa tôi tới gặp vị thầy thuốc này. Dẫu chỉ còn một tia hy vọng, họ cũng sẽ không bỏ cuộc. Vừa mới bắt đầu điều trị, tôi đã có thể tự đi bộ từ 20 đến 25 dặm để đến gặp thầy thuốc vào thứ Bảy hàng tuần sau giờ học. Vị thầy thuốc này cũng nói những điều giống như các bác sỹ khác đã bảo tôi, rằng huyết quản của tôi bị tắc và ông ấy cần phải châm cứu để thông tuần hoàn máu và ngăn không cho nó bị tắc. Mỗi lần điều trị, ông ấy cắm những cây kim châm cứu có kích thước to nhỏ, dài ngắn khác nhau vào tất cả các huyệt vị từ hông đến bàn chân phải của tôi. Tôi có cảm giác như hàng vạn con muỗi đang đốt mình. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy nhiều cảm giác như buồn nôn, đau đớn và tê liệt. Ngoài ra, có lúc ông ấy còn xoắn tất cả các cây kim với nhau. Khi cơn đau này vừa dứt, nó đã đau nhức trở lại. Mỗi lần điều trị như vậy kéo dài tới nửa ngày. Tôi thường an ủi bản thân rằng dần dần tôi sẽ khỏe lên và nếu chịu được cái đau tạm thời này, sau này tôi sẽ không còn đau đớn nữa, và tôi có thể có một cuộc sống hạnh phúc khi khỏi bệnh.

c) Con đường lầy lội trong mưa bão

Cứ hôm nào nghỉ học, tôi thường theo các chị trong thôn, những người lớn hơn tôi năm, sáu tuổi, tới một nơi cách nhà 10 dặm nhặt cỏ để kiếm tiền chữa bệnh.

Vì tới tối chúng tôi mới về đến nhà nên chúng tôi không thể ăn trưa. Mẹ tôi luôn cố gắng hết sức để chuẩn bị cho tôi một ít đồ ăn ngon, như một chút đậu phộng, một quả trứng luộc, hoặc một cái kẹo. Tôi luôn chia đồ ăn của mình cho các chị trong thôn để lần sau họ lại dẫn tôi đi cùng.

Một hôm, tôi nhặt được khoảng 20 cân cỏ. Lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi và bao cỏ đó đối với tôi quá nặng, đến mức tôi không thể giữ thẳng lưng được. Trời tối dần và chúng tôi còn cách nhà nhiều dặm. Tôi phải cố hết sức để theo kịp các chị trong thôn. Bỗng nhiên, trời đổ mưa và con đường trở nên vừa lầy lội vừa trơn trượt. Giày của tôi làm bằng vải nên rất khó đi trong mưa và bùn. Để khỏi bị ngã, tôi phải cởi giày ra. Nước mắt tôi lăn dài trên má nhưng tôi không dám cho các chị biết mà chỉ cố gắng bước đi tiếp. Gương mặt tôi ướt đẫm nước mưa hòa lẫn với những giọt mồ hôi và nước mắt. Trên đường về nhà, chúng tôi phải trèo xuống ngọn núi Long Trọng Đà. Chúng tôi băng qua một khe đường rất hẹp nằm bên một vách đá có những thác nước chảy xiết. Lúc đó, trời đã tối đen như mực. Chúng tôi không thể trông thấy gì. Chúng tôi chỉ có thể nghe được âm thanh của những thác nước. Khe đường đó được trải bởi những hòn đá. Có một hòn đá rất nhỏ được đặt một cách tạm bợ và không có vẻ gì là chắc chắn cả. Khi bạn đặt chân lên nó, bạn có thể cảm nhận hòn đá đó đang trượt dưới chân bạn. Bởi vì nhiều người dẫm lên hòn đá đó, một lớp bùn mỏng màu vàng đã bám lên bề mặt của nó. Vì trời mưa nên lớp bùn đó làm cho hòn đá trở nên rất trơn. Nếu bị ngã, tôi có thể bị va vào vách đá và trôi theo dòng nước đang chảy xiết bên dưới. Tôi rất sợ nhưng vẫn cố vượt qua. Chúng tôi đi tiếp, đi tiếp. Cuối cùng, chúng tôi đã nhìn thấy ánh đèn trong thôn. Lúc đó, tôi quá mệt và không thể cất bước thêm nữa. Tôi nói với các chị trong thôn rằng tôi sẽ đợi ở đây, và nhờ họ báo với cha mẹ tôi tới đưa tôi về. Cuối cùng, lúc cha tôi tới nơi, sự đau đớn đã bật ra khỏi tim tôi như một cơn lũ. Tôi lao vào vòng tay cha và khóc mãi không thôi. Tôi cảm thấy thật bi phẫn về việc điều trị của mình. Nếu không vì nó, sao tôi phải chịu đựng nhiều như thế này?
_________________________________

1Nhân dân tệ: Đơn vị tiền tệ Trung Quốc. Thu nhập trung bình của người dân Trung Quốc là 500 Nhân dân tệ/tháng.

(*) Tật phong kình thảo: Thành ngữ “Tật phong tri kình thảo” nghĩa là gió mạnh mới hay cỏ cứng; trong khó khăn gian khổ mới nhận ra phẩm chất từng người; lửa thử vàng, gian nan thử sức.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/16/79558.html
http://pureinsight.org/node/2496

The post Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần I – Chương 1 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/tieu-thuyet-tat-phong-kinh-thao-phan-i-chuong-1.html/feed0