Tam quốc | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 18 Jul 2024 03:22:20 +0000en-UShourly1“Nghĩa” của người xưa có thủy có chunghttps://chanhkien.org/2019/10/nghia-cua-nguoi-xua-co-thuy-co-chung.htmlWed, 16 Oct 2019 02:00:33 +0000http://chanhkien.org/?p=25640Tác giả: Minh Khắc   [ChanhKien.org] Nói đến “nghĩa”, rất nhiều người sẽ liên tưởng đến “Tam quốc diễn nghĩa”, những anh hùng hào kiệt được mô tả trong sách đều biểu hiện ra những khía cạnh khác nhau của “nghĩa”. Đây là nhận thức của con người sau khi minh bạch chân tướng, cảnh […]

The post “Nghĩa” của người xưa có thủy có chung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Khắc

 

[ChanhKien.org] Nói đến “nghĩa”, rất nhiều người sẽ liên tưởng đến “Tam quốc diễn nghĩa”, những anh hùng hào kiệt được mô tả trong sách đều biểu hiện ra những khía cạnh khác nhau của “nghĩa”. Đây là nhận thức của con người sau khi minh bạch chân tướng, cảnh giới tư tưởng được nâng cao, nhưng người sống trong văn hóa đảng thì không nhìn nhận vấn đề như vậy.

Lúc nhỏ xem phim hoạt hình “Tam quốc diễn nghĩa”, tôi chỉ chú ý đến tình tiết câu chuyện, cảm động trước tình cảm kết nghĩa anh hùng, thích những anh hùng hào kiệt rong ruổi trên chiến trường, xông pha nơi trận mạc. Lên cấp ba, tôi muốn nghiên cứu “Tam quốc diễn nghĩa”, nhưng không biết phải bắt đầu nghiên cứu từ đâu. Tôi liền xem phần “Lời tựa” trong sách, nhưng đó đều là do đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo các nhà văn đứng trên lập trường văn hóa đảng mà viết, nói nào là Tào Tháo gian xảo, dối trá; Lưu Bị cũng dối trá, giả nhân giả nghĩa; sự mưu trí của Gia Cát Lượng dùng lời của Lỗ Tấn mà nói là “gần giống yêu quái”; dùng quan điểm đấu tranh giai cấp để nhìn nhận thì cuộc kết nghĩa vườn đào giữa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi chỉ là lôi bè kết phái… Dùng tư tưởng của giới văn nhân bị ĐCSTQ lợi dụng mà nghiên cứu “Tam quốc diễn nghĩa” thì càng xem càng không có ý nghĩa gì, họ chỉ mô tả những điều đen tối trong tính cách của những nhân vật này, tại sao tác phẩm như vậy lại có thể lưu danh thiên cổ được? Càng đọc càng cảm thấy không bằng truyện “Thủy Hử” có nội dung gần gũi với cuộc sống của người dân hơn và tình tiết ly kỳ, hấp dẫn hơn.

Sau đó khi đọc kinh văn “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]” của Sư phụ, tôi đã có được nhận thức mới về “nghĩa”. Sư phụ giảng:

Mọi người đã biết “Tam quốc diễn nghĩa” rồi. “Tam quốc diễn nghĩa” [có] giảng về chữ “nghĩa”. Trải qua một triều đại, ba thế lực cùng nhau ganh sức đã thể hiện đầy đủ được nội hàm của chữ “nghĩa”. Hơn nữa trải qua một triều đại lâu ngần ấy đã biểu hiện được thâm tầng văn hoá của chữ “nghĩa” này; đến hôm nay nhân loại vào thời truyền Pháp mới có được nhận thức sâu sắc về chữ “nghĩa” đó, hiểu được ‘nghĩa’ là gì, quan hệ dẫn dắt giữa bề mặt và nội hàm ra sao cũng như phản ánh ở tầng thâm sâu thế nào. Con người không thể chỉ đơn thuần biết được bề mặt của chữ ấy, [mà còn] phải hiểu cho rõ nội hàm trong đó là gì. Tất nhiên trong “tam quốc diễn nghĩa” cũng biểu hiện nhiều nội hàm như mưu trí con người trong đó.

 

Khi đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi mới hiểu hóa ra người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ dẫn dắt theo con đường sai lầm. Cái tên “Tam quốc diễn nghĩa” đã thể hiện rõ ý nghĩa thực sự của bộ tiểu thuyết này: thông qua các sự việc chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao … của ba nước để biểu đạt nội hàm của “nghĩa” qua các thời kỳ khác nhau. Nếu không bắt đầu nghiên cứu từ “nghĩa” thì không có ý nghĩa gì, chỉ phí công vô ích, cả đời sẽ không đạt được thành tựu gì, càng không thể là tác phẩm nghiên cứu lưu danh thiên cổ.

Lúc nhỏ đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, tôi rất không hiểu chi tiết Lưu Bị nghe nói Quan Vũ bị Đông Ngô xử chết liền lập tức đem quân sang chinh phạt nước Ngô, kết quả thất bại và chết ở thành Bạch Đế. Càng khó hiểu hơn là Gia Cát Lượng theo tính toán biết rõ rằng Lưu Bị đi lần này sẽ thất bại, tại sao vẫn đưa quân đi chinh phạt?

Đứng từ góc độ “nghĩa” mà lý giải, suy ngẫm thì rất dễ hiểu. Lưu Bị thà bị bại trận cũng phải đem quân đi chinh phạt nước Ngô, cũng là cái kết tốt đẹp cho lời thề kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào, người xưa thể hiện “nghĩa” có thủy có chung, hành động vì nghĩa lần này của Lưu Bị đã thể hiện ra nội hàm mới này. Gia Cát Lượng không ngăn cản, đứng từ góc độ con người mà nói, Lưu Bị trong cơn thịnh nộ sẽ không nghe theo ý kiến của bất cứ ai; đứng từ góc độ khác mà nói, Gia Cát Lượng hiểu rõ hơn ai hết rằng Lưu Bị đến nhân gian không phải để làm Hoàng đế, mà để diễn giải về biểu hiện và nội hàm khác nhau của “nghĩa” trong các thời kỳ khác nhau, để đặt nền móng cho tương lai của nhân loại, để con người tương lai khi gặp vấn đề sẽ có hình tượng để tham khảo, đối chiếu. Gia Cát Lượng không theo quân chinh phạt, cũng để thành tựu văn hóa “nghĩa” có thủy có chung mà Lưu Bị lưu lại. Tại sao Gia Cát Lượng biết rõ tam quốc thế chân vạc là thiên ý, nước Thục không thể tiêu diệt được nước Ngụy, vậy mà vẫn lao tâm khổ tứ sáu lần xuất quân ra Kỳ Sơn, chính là vì Gia Cát Lượng muốn tạ ơn Lưu Bị ba lần đến lều cỏ mời, về “nghĩa” là có thủy có chung, tận tụy đến cùng, cuối cùng ông mắc bệnh chết ở Ngũ Trượng Nguyên, cũng là hoàn thành tốt đẹp ân nghĩa với Lưu Bị ba lần thăm lều cỏ, đồng thời lưu lại văn hóa “nghĩa” có thủy có chung.

Đây chính là nguyên nhân tại sao “Tam quốc diễn nghĩa” có thể lưu danh thiên cổ, đứng từ góc độ “nghĩa” mà nghiên cứu thì có viết ra bao nhiêu cuốn sách cũng không hết. Khi viết những điều này, người viết cũng cảm thấy vô cùng tôn kính và nể phục người xưa, đặc biệt là Gia Cát Lượng, trong khi diễn giải biểu hiện và nội hàm của Nhân, Lễ, Trí, Tín, cũng đồng thời triển hiện một cách tinh tế nội hàm của “Nghĩa”, dốc hết tâm sức, tận tụy đến cùng. Văn hóa đảng của ĐCSTQ thực sự đã giết hại người dân Trung Quốc, hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của con người, đồng thời cũng hạ thấp trí huệ của con người, khiến người ta nhìn hiện tượng mà không nhìn rõ bản chất thật sự.

Văn hóa đảng của ĐCSTQ mô tả nữ giới là “đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp”, chỉ nhìn được cái lợi nhỏ trước mắt. Thực ra căn bản không phải vậy, dưới sự hun đúc của văn hóa truyền thống, người phụ nữ thời xưa cũng rất giỏi giang, cũng có tinh thần đại nghĩa của mình. Mọi người đều biết rõ về mẫu thân của Nhạc Phi và câu chuyện nhạc mẫu xăm chữ. Khi Nhạc Phi còn rất nhỏ, nhạc mẫu đã giáo dục ông kiến thức về văn hóa truyền thống, sợ ông lớn lên sẽ quên mất những lời dạy bảo truyền thống, liền khắc lên lưng ông bốn chữ “tận trung báo quốc”, hi vọng Nhạc Phi có thể sống có thủy có chung. Khi Nhạc Phi bị Tần Cối hãm hại, trên công đường ông đã cởi bỏ áo để lộ ra bốn chữ trên thân, biểu lộ sự trong sạch của mình. Đại thần Chu Tam Úy được lệnh xử án, biết rằng Nhạc Phi bị oan uổng nhưng bản thân lực bất tòng tâm, đành phải từ quan để thể hiện tâm ý của mình. Khi Nhạc Phi bị ép phải viết lời cung, ông đã viết lên giấy tám chữ lớn: “Mặt trời sáng tỏ, mặt trời sáng tỏ”, nhờ trời xanh chứng giám cho tấm lòng trung nghĩa của ông. Cuối cùng Nhạc Phi bị Tần Cối khép vào tội “có lẽ có” phải chết oan ở Phong Ba đình, cũng đặt định ra văn hóa “nghĩa” có thủy có chung.

Trên trang web Chánh Kiến có đăng một bài viết tìm hiểu về lòng đại nghĩa của người xưa, đã trích một câu chuyện trong “Thế Thuyết Tân Ngữ”: Nam quận công Hoàn Huyền đánh bại thích sứ Kinh Châu Ân Trọng Kham, sau đó bắt giữ mười mấy tướng sỹ của Ân Trọng Kham, La Xí Sinh cũng nằm trong số đó. Hoàn Huyền trước nay đối đãi với Xí Sinh rất tốt, khi có ý định giết một số người, ông đã phái người đến nói trước với Xí Sinh: “Nếu anh có thể nhận tội, ta nhất định sẽ miễn tội chết cho anh”. Xí Sinh trả lời: “Ta là quan sử của Kinh Châu, hiện nay Kinh Châu còn chưa biết ra sao, ta còn mặt mũi nào mà xin tạ tội với Hoàn Công!” Lúc ra pháp trường, Hoàn Huyền lại sai người đến hỏi anh còn lời nào muốn nói không. Xí Sinh nói: “Trước kia Phổ Văn Vương giết Kê Khang, con trai ông là Kê Thiệu lại là trung thần của nước Tấn, vì vậy ta muốn xin Hoàn Công để cho một người em của ta được sống để phụng dưỡng mẹ ta”. Hoàn Công liền làm theo yêu cầu của anh tha chết cho em trai anh. Hoàn công từng tặng cho mẹ của La Xí Sinh là Hồ Thị một cái áo choàng bằng da dê, khi biết tin Xí Sinh bị hại, Hồ Thị lập tức mang tấm áo choàng đó ra đốt.

Nghĩa của Xí Sinh thể hiện ở chỗ ông thà chết chứ không từ bỏ quân vương của mình, nghĩa của Hoàn Huyền ở chỗ đáp ứng lời thỉnh cầu của Xí Sinh trước khi chết, hoàn thành tâm nguyện của Xí Sinh tha chết cho người em ông để phụng dưỡng mẹ già, thay Xí Sinh hoàn thành nguyện vọng báo hiếu với cha mẹ, nghĩa của mẹ Xí Sinh thể hiện ở chỗ không dùng đồ của người đã sát hại con trai mình. Một câu chuyện ngắn ngủi đã thể hiện được nghĩa của người xưa trong các hoàn cảnh khác nhau.

Biểu hiện của “nghĩa” đều có một điểm chung, đó là làm việc gì, gặp vấn đề gì, đầu tiên đều nghĩ cho người khác. Nếu con người chỉ nghĩ cho bản thân mình, xuất phát từ suy nghĩ ích kỷ cá nhân thì không thể thực hiện được “nghĩa”, không thể biểu hiện đầy đủ nội hàm của “nghĩa”.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/252311

 

The post “Nghĩa” của người xưa có thủy có chung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không?https://chanhkien.org/2014/07/luu-bang-co-quen-biet-tao-thao-khong.htmlhttps://chanhkien.org/2014/07/luu-bang-co-quen-biet-tao-thao-khong.html#respondThu, 31 Jul 2014 01:23:25 +0000http://chanhkien.org/?p=21483Nếu như tôi hỏi bạn, "Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không?", chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đây là một câu hỏi rất nực cười.

The post Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nam San

[Chanhkien.org] Nếu như tôi hỏi bạn, “Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không?”, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đây là một câu hỏi rất nực cười. Hán Cao Tổ Lưu Bang, vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hán; Tào Tháo, một Thừa tướng của Hán Hiến Đế, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Hán, hai người cách biệt cả 400 năm. Tào Tháo có thể biết được Lưu Bang là tổ tiên đời xưa của vị Hoàng đế hiện tại, nhưng Lưu Bang thì không thể quen biết Tào Tháo được! Tuy nhiên, nếu như tôi nói cho bạn biết, Hán Hiến Đế là chuyển sinh của Lưu Bang, còn tiền kiếp của Tào Tháo là Hàn Tín, thì có thể bạn sẽ không cảm thấy đây là một vấn đề buồn cười nữa.

Trong danh tác truyền miệng cổ điển “Dụ thế minh ngôn” có viết, thời Đông Hán Linh Đế, có người tú tài họ Tư Mã, một đêm nọ bị giải đến trước điện Sâm La, thay mặt cho Diêm Vương phán một vụ án đã tích trữ trong 350 năm. Đây là một vụ án giết oan trung thần, nguyên cáo là các đại thần có công lớn vì sự thành lập của nhà Hán như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, còn bị cáo là Hán Cao Tổ Lưu Bang cùng Hoàng hậu của ông ta, Lữ Hậu. Hàn Tín giành lấy thiên hạ cho Lưu Bang, lập được công lao to lớn, nhưng sau khi Lưu Bang có được thiên hạ, ông ta không những không ghi nhớ công lao trước đây của Hàn Tín mà còn giáng chức của ông, sau đó Lữ Hậu còn hợp mưu với Tiêu Hà, dùng kế lừa Hàn Tín vào Trường Lạc Cung để sát hại, năm đó Hàn Tín mới chỉ 32 tuổi. Bành Việt do diện mạo vẻ ngoài đạo mạo, được Lữ Hậu để ý, nên nhân lúc Hán Cao Tổ xuất chinh đã ra lệnh giải Bành Việt vào thâm cung; con người của Bành Việt chính trực, không muốn phá hoại lễ nghĩa phép nước nên đã không tuân theo Lữ Hậu; Lữ Hậu nổi giận ra lệnh cho người giết chết Bành Việt và dùng xác ông chế thành nhục tương (nước chấm thịt), đồng thời vu cáo với Hán Cao Tổ Bành Việt âm mưu tạo phản. Về phần Anh Bố cũng là vì Lữ Hậu mang nhục tương của Bành Việt tặng lại cho mình dùng mà nổi giận chém chết người lính đưa tin, bị Lữ Hậu ra lệnh cho người mang bảo kiếm, rượu thuốc và khăn đỏ (đây là hình thức để ép chết một ai đó trong triều đình thời xưa) bắt ép tự tử. Tam đại công thần của nhà Hán đều chết vì oan ức, chúng ta hãy xem người tú tài phán vụ án này như thế nào:

“Hàn Tín, ông tận trung báo quốc, thay nhà Hán mà giành được hơn một nửa giang sơn, đáng tiếc là bị hàm oan mà chết, [ta] cho phép ông đầu thai tại thôn Tiều gia đình Tào Tung, họ Tào, tên Tháo, tự là Mạnh Đức. Trước là Thừa tướng, sau là Vua nước Ngụy, trấn giữ Hứa Đô, thừa hưởng một nửa giang sơn nhà Hán. Khi ấy quyền uy khắp thế gian, sẽ tùy theo ý của ông để ông báo thù kiếp trước. [Tuy nhiên] đời này của ông không được làm Hoàng đế, phải nhớ rõ ông không được có lòng phản lại nhà Hán. Sau khi con [Tào Phi] kế vị, sẽ tôn xưng ông là Vũ Đế”, để báo đáp mười đại công lao của ông.” [Người tú tài] lại gọi Hán Tổ Lưu Bang rồi xử rằng, “Kiếp sau ông cũng sẽ đầu thai vào nhà Hán, được lập làm Hán Đế, cả đời sẽ bị Tào Tháo hiếp đáp, không có gan chiến đấu với nhà Ngụy, đứng ngồi không yên, ngày dài như năm. Vì kiếp trước làm Vua đã phụ các quần thần nên kiếp sau sẽ bị quần thần tương báo trở lại.” [Còn] Lữ Hậu [người tú tài] phán xét, “Cô sẽ đầu thai vào nhà họ Phục, về sau cũng vẫn là vợ [Phục Hoàng hậu] của Hán Đế, bị Tào Tháo hành hạ đủ điều, dùng khăn đỏ thắt chết trong cung, để báo thù mối hận ở Trường Lạc Cung”.

Đối với Anh Bố, sẽ như sau, “[Ta] cho phép ông đầu thai tại vùng Giang Đông nhà Tôn Kiên, họ Tôn, tên Quyền, tự là Trọng Mưu. Trước là Vương nước Ngô, sau là Hoàng đế nước Ngô, trấn giữ Giang Đông, thụ hưởng giàu sang của một nước”. Rồi [người tú tài] gọi Bành Việt lên, “Ông là một người chính trực, cho phép ông sinh ra tại nhà họ Lưu, họ Lưu, tên Bị, tự là Huyền Đức. Được ngàn người xưng là ‘nhân’, hàng vạn người xưng là ‘nghĩa’. Sau này là Hoàng đế nước Thục, có trong tay vùng đất của riêng nước Thục, cùng Tào Tháo và Tôn Quyền tạo nên thế chân vạc. Họ Tào diệt Hán, sau khi kế vị nhà Hán rồi, lúc đó [ông] phải tỏ rõ lòng trung nghĩa của mình”.

Hóa ra là như thế, nhìn cái cách Tào Thào “mượn danh Thiên tử để hiệu lệnh chư hầu”, làm cho một người được xem là thông minh như Hán Hiến Đế phải nuốt giận nhẫn nhịn, không còn chút thực quyền nào, lo lắng sợ hãi, các phi tần và hoàng hậu của Hán Hiến Đế vì muốn phản lại Tào Tháo mà bị Tào Tháo giết chết. Bản thân Hán Hiến Đế cuối cùng lại bị con [Tào Phi] của Tào Tháo bức ép mà nhường lại giang sơn 400 năm của nhà Lưu, khóc lóc thảm thiết mà rời đi. Giang sơn 400 năm của triều Hán bị chia ba, bề ngoài thì là [giống người đời thường nói] “hợp lâu tất sẽ tan”, trên thực tế là bởi vì Lưu Bang, Lữ Hậu giết hại công thần, bản thân tất nhiên phải chịu sự báo oán này. Không chỉ thân phải chịu khổ, mà giang sơn của mình cũng phải hai tay dâng ra để xem như là hoàn trả lại nợ. Suy nghĩ lại thì Lưu Bang và Lữ Hậu chắc chắn sẽ hối hận, nếu như biết được ngày hôm nay sẽ như vậy, thì lúc đó đừng làm.

Điều thú vị hơn chính là, người tú tài họ Tư Mã này do xử án một cách công bằng, đã phù hợp với thiên lý “trời đất vô tư, quả báo chẳng sai”, nên đã tích được phúc phận phú quý vô cùng, kiếp sau của anh ta, “đổi tên không đổi họ, vẫn chuyển sinh vào nhà Tư Mã, tên Ý, tự là Trọng Đạt. Cả một đời chức vụ văn võ đều rất cao, sau khi truyền ngôi lại cho con cháu, đã thôn tính lãnh thổ Tam quốc, lấy quốc hiệu là Tấn”. Thì ra nguyên nhân nhà Tấn diệt Tam quốc, [rồi sau đó là] “tan lâu tất sẽ hợp”, là đến từ điều như vậy.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thiên lý công bằng, chưa từng sai chệch. Đọc lịch sử để hiểu rõ hôm nay, người đời hãy làm thiện tránh ác, vì chính mình, vì con cháu mà tích phúc tích đức!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/11/27/49575.html

The post Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2014/07/luu-bang-co-quen-biet-tao-thao-khong.html/feed0
Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (2): Thiển đàm «Tam Quốc Diễn Nghĩa»https://chanhkien.org/2014/07/man-dam-ve-van-hoa-trung-quoc-co-dai-2-thien-dam-tam-quoc-dien-nghia.htmlThu, 24 Jul 2014 01:57:07 +0000http://chanhkien.org/?p=22618Cố sự "ba lần thăm lều cỏ" (*) trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa» có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng mọi người không có cùng cách nhìn đối với cố sự này.

The post Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (2): Thiển đàm «Tam Quốc Diễn Nghĩa» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chương Thiên Lượng

[Chanhkien.org] Cố sự “ba lần thăm lều cỏ” (*) trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa» có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng mọi người không có cùng cách nhìn đối với cố sự này. Có người nói là Gia Cát Lượng trắc nghiệm quyết tâm cầu hiền của Lưu Bị, có người nói là Gia Cát Lượng nâng cao giá trị của mình; thật ra đều do người hiện đại thích dùng mô thức tư duy của mình mà nhận định người xưa, vậy nên đạo lý thật sự ẩn giấu trong “ba lần thăm lều cỏ” lại cách người hiện đại càng ngày càng xa. Nay chỉ xin tóm tắt một chút như sau.

Sau khi Lưu Bị đến Ngọa Long trang cầu kiến Gia Cát Lượng mà không gặp, từng để lại một phong thư. Trong thư Lưu Bị bày tỏ bản thân “ngưỡng mộ cao danh đã lâu”, thành ý “hai lần đến yết kiến đều không được gặp phải trở về, ân hận vô cùng”. Sau khi thuật lại chí hướng cả đời, Lưu Bị hy vọng Gia Cát Lượng có thể xuống núi phụ tá, “trổ hết tài lớn của Lã Vọng, thi thố hết kế lạ của Tử Phòng”, cũng nói mình muốn sau khi “tắm gội ăn chay” lại tới thăm viếng, tâm cầu hiền như khát nước hiện rõ trên giấy. Thân là hoàng thúc có thể chiêu hiền đãi sĩ như vậy, có thể nói là đã tận tình tận nghĩa rồi. Theo quan niệm của người đời, Gia Cát Lượng là nên vì được sủng ái mà lo lắng, cần phải tự mình gặp hoàng thúc mới phải đạo.

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng trong «Xuất sư biểu» lần thứ nhất có đưa ra lời giải thích đối với tâm tư của ông. Ông nói: “Thần xuất thân áo vải, cày cấy ở Nam Dương, chỉ cầu an toàn tính mệnh trong loạn thế, không cầu tiếng tăm nơi chư hầu”. Trong đó có hai chữ, sau khi tu luyện Đại Pháp mới làm tôi chú ý. Gia Cát Lượng nói: “chỉ cầu an toàn tính mệnh”, thật ra cũng không đơn giản là bảo vệ mạng sống của mình, ở đây “tính” và “mệnh” là tách ra, hơn nữa “tính” đứng trước “mệnh”. Trong đó, “tính” chỉ bản tính, tâm tính, bao gồm nguyên tắc làm người, phương thức làm người, và khí tiết, v.v. của ông, đó là so với “mệnh” còn quan trọng hơn.

Gia Cát Lượng cũng không phải là người trong thế tục, đối với danh-lợi-sắc-dục trong cõi hồng trần cuồn cuộn đều xem rất nhẹ. Sau khi nhận lời Lưu Bị xuống núi, ông căn dặn người em Gia Cát Quân rằng: “Ta chịu ân Lưu hoàng thúc ba lần hạ cố, không thể từ chối được. Em ở nhà, chăm việc cày bừa ruộng nương không được bỏ hoang, đợi bao giờ thành công anh sẽ về đây ẩn dật.” Về sau Gia Cát Lượng vì ủy thác của Lưu Bị mà cúc cung tận tụy, bệnh chết trên gò Ngũ Trượng; trước khi lâm chung, ông dâng tấu chương cho chúa công Lưu Thiện, nói: “Nhà tôi có tám trăm gốc dâu, năm trăm mẫu ruộng, cơm áo con cháu tôi, tự khắc đủ dùng. Đến như tôi, nhiệm ở ngoài, cần dùng thức gì, đã có của công chu cấp, không phải tìm kiếm sinh kế khác. Tôi chết đi không để trong nhà có tấm lụa thừa, ngoài dinh có chút của riêng, để phụ lòng bệ hạ đâu!”

Đó là lòng dạ của Gia Cát Lượng, ông xuất sơn phụ tá Lưu Bị không phải vì công danh lợi lộc, càng không phải vì được hiển vinh, rạng rỡ tổ tông; mà là vì thuận theo Thiên Ý sắp đặt, đi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Vào thời cổ đại, đạo đức con người tương đối cao, những người không màng danh lợi thì đâu đâu cũng có, như là Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị “ba lần thăm lều cỏ” trước sau đều gặp, Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên và Mạnh Công Uy, v.v. trong số họ không có một ai nguyện ý đi theo Lưu Bị làm quan giành giật thiên hạ. Thật ra không phải vì tài học của họ không tốt, mà vì họ thích cuộc sống không màng danh lợi hơn. Cuộc sống như thế dễ khiến tâm người ta phẳng lặng như mặt nước, tiến nhập vào trạng thái tu luyện. Điều này khiến tôi nhớ đến bốn câu thơ của trong tập «Hồng Ngâm» của Ông Lý Hồng Chí: “Thế gian nhân đô mê, Chấp trước danh dữ lợi, Cổ nhân thành nhi thiện, Tâm tĩnh phúc thọ tề.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại là văn hóa nửa Thần, rất nhiều người thỏa lòng với số mệnh trời cho, không quan tâm hơn thua. Họ thấu hiểu lịch sử đều tự có an bài và có quy luật phát triển của nó. Thôi Châu Bình khi cùng Lưu Bị bàn luận đạo lý “trị loạn”, đã nói với Lưu Bị rằng: “Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả; số đã định, thì không chống lại được”. Thủy Kính tiên sinh sau khi biết chuyện Từ Thứ tế ngựa tiến cử Gia Cát bèn “ra khỏi cửa, ngẩng mặt lên trời cười to rằng: ‘Ngoạ Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời, tiếc lắm thay!’” Thật ra, họ đều biết giang sơn nhà Hán khí số đã hết, dù là ai cũng không thể có sức đổi trời.

Trong lịch sử có một dự ngôn rất nổi tiếng, tên là «Mã Tiền Khóa», miêu tả từ thời Tam Quốc cho đến đại sự lịch sử của ngày hôm nay, tác giả chính là Gia Cát Lượng. Cho nên đối với hướng đi của lịch sử, Gia Cát Lượng trên thực tế đã rõ như lòng bàn tay, điều này có thể giải thích ông vì sao lần thứ nhất cùng Lưu Bị bàn luận đại kế thiên hạ, đã tiên đoán chính xác kết cục thiên hạ chia ba, cũng lấy ra một tấm địa đồ, nói Lưu Bị ngày sau lấy đất Tây Thục lập quốc, cùng Tào Tháo, Tôn Quyền theo thế chân vạc mà đứng. Cũng có thể hiểu vì sao ông nói trong «Hậu xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy xin dốc lòng đến chết mới thôi. Đến như thành bại, được mất chẳng phải do cái tài giỏi của thần có thể xoay ngược lại vậy”.

Người hiện đại đọc «Tam Quốc», chỉ có thể thán phục trí tuệ và nhãn quang của Gia Cát Lượng. Nhưng mãi cũng không nghĩ ra được, một người nông dân “cày cấy ruộng nương” như ông, người giao du cũng không phải quan to hiển hách, mà thông tin lúc đó cũng không phát triển, làm sao có thể biết kỹ càng tính cách của mười mấy lộ chư hầu, mối quan hệ tương hỗ giữa các thế lực, làm sao có thể tiên đoán chính xác kết cục thế chân vạc của Tam Quốc? Thật ra, người hiểu tu luyện đều biết loại trí tuệ này là vượt xa khỏi cấp độ người thường, đạt đến cảnh giới như lời Lão Tử miêu tả trong «Đạo Đức Kinh»: “Không ra khỏi nhà, cũng biết thiên hạ” (“Bất xuất hộ, tri thiên hạ”). Mà loại “biết thiên hạ” này đã được đề cập ở mục “Công năng dao thị” hoặc “Công năng túc mệnh thông” trong «Chuyển Pháp Luân».

Lịch sử nhân loại tựa như một vở kịch…” (Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ). Có rất nhiều sự tình phát sinh đều hàm chứa kịch bản như sân khấu, hơn nữa còn không thể tưởng tượng. Ví như trận đại chiến Quan Độ, Viên Thiệu 70 vạn quân đấu với 7 vạn nhân mã của Tào Tháo; hơn nữa Tào Tháo lương thảo không đủ, có nguy cơ toàn quân bị diệt; vậy mà đúng lúc này, Tào Tháo dùng kế đốt kho lương thảo ở Ô Sào, đánh bại Viên Thiệu. Trận chiến Xích Bích, Tào Tháo có hùng binh 83 vạn, mà liên quân Tôn-Lưu chỉ có mấy vạn nhân mã, Tào Tháo sắp sửa thống nhất thiên hạ; nhưng chỉ một đợt hỏa công đã khiến thuyền trại của ông bị vùi dưới đáy sông, suýt chút nữa mạng sống cũng không còn? Trận Nhai Đình, Lưu Bị thống lĩnh hơn 70 vạn quân, mà Tôn Quyền chỉ có mấy vạn nhân mã; ngay lúc Đông Ngô ở trước nguy cơ ngọc nát đá tan, Lục Tốn hỏa thiêu liên doanh trải dài 700 dặm, khiến Lưu Bị thất bại phải trở về Bạch Đế thành. Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, trong đó có ba lần dường như toàn thắng, nhưng đột nhiên gặp biến cố lớn khiến đành phải nửa đường quay trở về; một lần cuối cùng khổ tâm sắp xếp kế sách vây khốn cha con Tư Mã Ý trong Thượng Phương cốc, đốt cháy mồi lửa đã giấu sẵn. Nào ngờ “bỗng dưng trời nổi cơn giông to, mây đen kéo ngất trời, một tiếng sét nổ dữ dội, rồi đổ mưa xuống như trút nước. Lửa đang cháy tắt sạch, địa lôi phục câm tịt, những đồ dẫn hỏa cũng vô dụng…”

Mỗi một tình huống đều là nghìn cân treo sợi tóc, có chạy cũng không thể thoát, lại phát sinh một sự kiện gần như không thể phát sinh, mà khiến lịch sử bị chuyển hướng ngay tại đó. Đây là bởi vì Thần muốn đạt đến cục diện thế chia ba ở Tam Quốc, sẽ không để một quốc gia nào chưa đến thời gian Thần an bài mà bị diệt, đồng thời cũng dạy bảo con người “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Đúng như bốn câu cuối cùng trong hồi kết của «Tam Quốc»: “Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi, Cuộc tang thương biến đổi khôn lường, Tam phân một giấc mơ màng, Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay…” Bốn câu thơ này phải nói là nét bút vẽ rồng điểm mắt cho cả cuốn «Tam Quốc Diễn Nghĩa». Dù là Tào Tháo, Lưu Bị, hay Tôn Quyền, thuộc hạ văn thần võ tướng của họ biểu hiện ra đấu trí tranh dũng, đó chỉ là để phù hợp với cái lý của con người và biểu hiện cho người thường xem, thật ra đều là Thần an bài một loại cân bằng, đạt tới thế chân vạc quân sự trong Tam Quốc mà thôi.

Khi đọc «Tam Quốc» trước khi tu luyện Đại Pháp, điều tôi chú ý chính là mưu lược từng trận chiến, thích xem Gia Cát Lượng và Chu Du, Tào Tháo, Tư Mã Ý đấu trí với nhau. Sau khi tu luyện càng có thể từ hoành quan mà hiểu rõ an bài của lịch sử, càng tán thưởng phẩm đức và hành vi đạo đức cao thượng của các nhân vật, càng lý giải được người xưa vì sao khiêm tốn thuận Trời kính Thần, càng có thể cảm nhận được chỗ độc đáo của tác giả khi dụng tâm viết sách, càng có thể nhìn ra sự an bài hết sức tinh tế, tỉ mỉ và chặt chẽ của Thần cho giai đoạn lịch sử này.

Ghi chú:

(*) “Ba lần thăm lều cỏ” (“tam cố mao lư”): Lưu Bị đích thân ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời bằng được Gia Cát Lượng ra giúp, đến lần thứ ba mới gặp. Về sau trở thành câu thành ngữ, ý nói chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt mời cho được.

Xem thêm:

>> Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (1): Nói từ «Mai Hoa Thi»

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/16502

The post Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (2): Thiển đàm «Tam Quốc Diễn Nghĩa» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tôi là “Tào Phi”https://chanhkien.org/2014/07/cau-chuyen-luan-hoi-toi-la-tao-phi.htmlhttps://chanhkien.org/2014/07/cau-chuyen-luan-hoi-toi-la-tao-phi.html#respondThu, 10 Jul 2014 02:06:56 +0000http://chanhkien.org/?p=21289Do dự đã mấy hôm, cuối cùng tôi cũng quyết định viết ra câu chuyện này, xem như là vì chứng thực Pháp mà làm một chút việc nhỏ nhoi.

The post Tôi là “Tào Phi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kiến Độ Dung

[Chanhkien.org] Do dự đã mấy hôm, cuối cùng tôi cũng quyết định viết ra câu chuyện này, xem như là vì chứng thực Pháp mà làm một chút việc nhỏ nhoi.

Thường đọc mục “Nguyên thần bất diệt” trên trang mạng Chánh Kiến, thấy được rất nhiều đồng tu trong khi đả tọa thấy được cuộc sống trước đây của mình đều là các đại nhân vật đội trời đạp đất trong lịch sử, trong lòng tôi không tránh khỏi khó chịu, thậm chí có đoạn thời gian rất quyết liệt, cũng muốn biết được kiếp trước của mình, liệu mình có phải là con người tài giỏi gì trong lịch sử hay không. Tuy nhiên cứ nhắm mắt lại để tu luyện thì bất kể là lúc bình thường hay khi đả tọa, đều không thấy được bất cứ điều gì ở không gian khác cả, điều này khó tránh dẫn đến cảm giác tiếc nuối. Theo sự tu luyện, một thời gian sau, cách suy nghĩ này dần phai nhòa, đồng thời tôi hiểu được một đạo lý: Bất luận trong lịch sử đã từng chuyển sinh là ai chăng nữa, thì chẳng qua cũng chỉ là để người thời nay xem và diễn xuất ra một vai diễn trong vở kịch thiết lập nền văn hóa 5.000 năm, không có gì đáng để tự hào cả. Giống như là chẳng ai lại cảm thấy vinh dự với một tiết mục mà tự mình từng biểu diễn trong buổi tiệc liên hoan cuối năm do đơn vị [cơ quan] tổ chức cả. Nếu bạn để ý những điều này, ngược lại có chút không bình thường lắm.

Hiểu rõ đạo lý này rồi, đêm ngày 2 tháng 11, tôi lại lên trang web Đại Kỷ Nguyên, trong vô tình mắt tôi nhìn thoáng qua một bài viết có tựa đề “Một Tào Phi dĩ văn hoành nhân (dùng văn chương để đo lường con người)”. Vì tôi không có ấn tượng tốt đối với Tào Phi, cho nên cũng không hề để ý mà đã xem các bài viết khác.

Học Pháp xong tôi liền đi ngủ, sau khi chìm vào giấc ngủ đột nhiên cảm thấy một ý nghĩ rất mạnh mẽ đánh vào trong đầu tôi: “Tôi là Tào Phi”, hết sức rõ ràng, cũng không rõ là đến từ đâu. Tiếp đó thì cảm nhận bản thân mình là một sinh mệnh to nhất, lớn nhất giữa đất trời bao la, dưới tôi là từng tầng từng tầng vô số không thể đếm xiết các chúng sinh, phía trên tôi thì không thấy được gì cả. Tình tiết tiếp theo đó, tôi dẫn theo rất nhiều chúng sinh của mình xuống đến vùng đất rộng lớn Trung Nguyên của thế gian. Trong đầu lại hiện ra tấm bản đồ của Tam quốc, chúng tôi là nước Ngụy, tôi là Ngụy Văn Đế Tào Phi, trên người mặc thường phục cổ trang nam nhi của thời Hán Ngụy, không phải là lễ phục hay triều phục của Hoàng đế. Tôi đang suy nghĩ về một việc trọng đại của quốc gia, sau nhiều lần cẩn trọng suy xét tôi đã đưa ra quyết định, rất thư thái mà căn dặn tất cả, và rồi trên dưới cả nước đều cố gắng mà chấp hành.

Nửa đêm, tôi thức giấc vì thấy khó chiu trong bụng, sau khi giải quyết xong tôi lại thầm nghĩ: Thật hay giả đây? Tôi và Tào Phi có thể có quan hệ với nhau sao? Trước khi đi ngủ lại tôi đã phát ra một niệm: “Nếu như kiếp trước của tôi là Tào Phi, thì từ giờ cho đến sáng xin hãy tiếp tục cho tôi mơ thấy giấc mơ này”.

Thiếp đi rồi, quả nhiên thật sự đã tiếp tục mơ thấy nội dung đã mơ lúc nãy, mơ thấy nói rằng tất cả mọi người, không sót một ai trong khắp đất nước của mình toàn bộ đều đã được cứu thoát, nhưng lại không có tôi.

Buổi sáng tỉnh lại, tôi nghĩ mãi cũng không hiểu, “tất cả mọi người, không sót một ai trong khắp đất nước của mình toàn bộ đều đã được cứu thoát, nhưng lại không có tôi”, sao lại như thế? Tôi cũng là người tu luyện mà! Ngẫm nghĩ lại, liền hiểu ra, những người nước Ngụy thời Tam quốc mà tôi đã dẫn theo từ trên trời hiện giờ toàn thể đã chuyển sinh vào một quốc gia của thế giới ngày nay, do các bạn đồng tu nước ngoài đã tận sức để cứu độ, hoàn toàn hiểu rõ sự thật về Đại Pháp cũng như quyết liệt vạch trần đảng cộng sản Trung Quốc mà từ đó tất cả họ được cứu độ, còn tôi ở Trung Quốc Đại Lục dường như vẫn đang trong thời gian tu luyện chưa đến viên mãn, vì vậy mà nói không có tôi, cũng là để nhắc nhở mình phải dũng mãnh tinh tấn, không thể buông lơi, nỗ lực tiến thêm một bước để làm tốt ba việc, mới có thể không thẹn với trọng trách thệ ước, viên mãn mà trở về ngôi vị của mình.

Cũng sáng hôm đó khi tôi kể cho vợ mình nghe về giấc mơ thì trong đầu đột nhiên lại nhảy ra tên của một quốc gia —Cộng hòa Bulgaria, và do thuận lời nên tôi đã nói ra [cho vợ tôi nghe].

Ngày hôm sau, tôi lại vẫn bán tín bán nghi, liền phát một niệm: “Nếu như kiếp trước tôi là Tào Phi, tối nay hãy cho tôi mơ tiếp giấc mơ này, mơ thấy chi tiết hơn”. Kết quả là buổi tối hôm sau đó tôi không mơ thấy gì cả.

Tôi lại suy nghĩ và hiểu rõ một việc, kỳ thực tôi vốn là Chủ của người nước Ngụy, là tôi đã dẫn họ xuống thế gian, họ đều là người của tôi cả, vì vậy kiếp trước của tôi, Tào Phi làm Hoàng đế khai quốc Tào Ngụy là điều đương nhiên, chẳng qua chỉ bởi nhân gian là thế giới phản lý, vì vậy mới an bài Tào Tháo chuyên quyền, ba nước chân vạc, bảy bước thành thơ, Đại Hán xưng đế, v.v. và các tình tiết khác là để phù hợp với cái lý “binh chinh thiên hạ, cường giả trị quốc” ở nhân gian. Cũng là để thiết lập văn hóa làm người cho con người ngày nay mà thôi.

Bất kể trong lịch sử vĩ đại đến dường nào, cũng chỉ là diễn xuất cả thôi, ba việc “học Pháp, giảng chân tướng, phát chính niệm” ở hiện tại mới chính là nhiệm vụ cấp thiết, là việc làm quan trọng hàng đầu, chỉ có tận hết sức mình để cứu độ thế nhân thì chúng ta mới có thể thực hiện được đại nguyện từ vạn cổ.

Đây chính là:

Đời đời kiếp số,
Muôn vàn đau khổ,
Chỉ vì đời nay,
Chúng sinh đắc độ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/78543

The post Tôi là “Tào Phi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2014/07/cau-chuyen-luan-hoi-toi-la-tao-phi.html/feed0
Nghệ thuật thuyết phục của Gia Cát Lượnghttps://chanhkien.org/2012/07/nghe-thuat-thuyet-phuc-cua-gia-cat-luong.htmlhttps://chanhkien.org/2012/07/nghe-thuat-thuyet-phuc-cua-gia-cat-luong.html#respondWed, 18 Jul 2012 07:00:46 +0000http://chanhkien.org/?p=20645Ngoài nổi bật một chữ "nghĩa" ra, «Tam quốc diễn nghĩa» cũng miêu tả thế nào là "trí tuệ". Trong rất nhiều tình tiết đấu trí trong «Tam quốc diễn nghĩa», xuất sắc nhất là đoạn Tôn-Lưu liên hợp kháng Tào, hỏa thiêu Xích Bích.

The post Nghệ thuật thuyết phục của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Từ liên minh Tôn-Lưu kháng Tào thấy nghệ thuật thuyết phục của Gia Cát Lượng

Tác giả: Trần Ý

[Chanhkien.org] «Tam quốc diễn nghĩa» nổi bật ở một chữ “nghĩa”: Ba anh em Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào; Quan Công ba lần giữ Thổ Sơn, một ngựa vượt năm ải chém sáu tướng; Quan Vân Trường vì nghĩa tha Tào Tháo; Quan Vân Trường vì nghĩa tha Hoàng Hán Thăng; Trương Dực Đức vì nghĩa tha Nghiêm Nhan, v.v. Ngoài nổi bật một chữ “nghĩa” ra, «Tam quốc diễn nghĩa» cũng miêu tả thế nào là “trí tuệ”. Trong rất nhiều tình tiết đấu trí trong «Tam quốc diễn nghĩa», xuất sắc nhất là đoạn Tôn-Lưu liên hợp kháng Tào, hỏa thiêu Xích Bích. Từ câu chuyện Tôn-Lưu liên hợp kháng Tào, chúng ta có thể thấy nghệ thuật thuyết phục của Gia Cát Lượng.

Tào Tháo đốt lương tại Ô Sào phá Viên Thiệu, sau lại uy bức Giang Nam, Kinh Châu đã đầu hàng Tào Tháo, bởi vậy kẻ địch ngăn Tào Tháo bình định Giang Nam chỉ còn có Lưu Bị và Tôn Quyền. Tháo bèn phát hịch cho Tôn Quyền ở Đông Ngô: “Ta phụng mệnh vua, đánh kẻ có tội. Cờ trỏ về nam, Lưu Tôn phải bó tay, dân Kinh Tương nghe thấy tin, răm rắp hàng phục. Nay thống lĩnh trăm vạn hùng binh, nghìn viên thượng tướng, muốn cùng với tướng quân họp săn ở Giang Hạ, để đánh Lưu Bị, cùng chia đất đai, giao hảo với nhau mãi mãi. Xin đừng ngờ vực, trả lời ngay cho”. Đây chính là kế “mượn đường diệt Quắc” [1], trước diệt Lưu Bị, sau diệt Đông Ngô.

Trước sự truy bức của Tào Tháo, Lưu Bị chỉ còn cách liên minh với Đông Ngô để kháng Tào, hình thành thế chân vạc. Tuy nhiên khi ấy Đông Ngô vẫn đang lưỡng lự là nên đánh hay là hàng. Cũng bởi Tào Tháo một mặt mượn danh thiên tử để hiệu lệnh chư hầu, mặt khác lấy trăm vạn hùng binh uy hiếp Giang Nam, do đó nếu kháng Tào không thành, cơ nghiệp ba đời của Giang Đông sẽ không cánh mà bay, bởi thế rất nhiều mưu sĩ Đông Ngô đều chủ trương “hàng thì dễ yên, đánh thì khó thắng“. Trước vấn đề kháng Tào, Tôn Quyền vẫn còn do dự: vừa không muốn chịu áp chế của Tào Tháo, lại sợ không đánh nổi quân giặc đông. Vì thế để hình thành liên minh Tôn-Lưu, điều cốt yếu nhất là phải thuyết phục Tôn Quyền kháng Tào.

Thuyết phục Tôn Quyền không phải là dễ, mưu sĩ tâm phúc của Tôn Quyền là Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền rằng: “Mọi người, ai cũng có thể hàng Tào Tháo được, duy có tướng quân thì không hàng được. Như Lỗ Túc này mà hàng, thì Tháo phong cho làm quan, áo gấm về làng, mà cũng không phải mất đất đai gì cả. Tướng quân mà hàng Tào thì về đâu? Chức tước bất quá phong hầu là cùng, xe một cỗ, ngựa một con, đầy tớ vài ba người, muốn ngồi ngoảnh mặt về nam mà xưng cô [2] có còn được nữa không?” Lời của Lỗ Túc mặc dù đã động đến chỗ tự ái và khiến Tôn Quyền rất xúc động, nhưng vẫn chưa đánh tan được sự lưỡng lự của Tôn Quyền.

Khi Tôn Quyền nghe có Ngọa Long tiên sinh đến Đông Ngô, liền nghĩ ngay đến hỏi kế Gia Cát Lượng. Nhưng trong cuộc hội kiến, Tôn Quyền lại dẫn một đám mưu thần Đông Ngô tới, vừa cho Gia Cát Lượng thấy Giang Đông cũng có người tài, lại xem Gia Cát Lượng có thể thuyết phục những người chủ trương đầu hàng hay không. Từ đó dẫn tới cuộc khẩu chiến giữa Gia Cát Lượng và đám quần Nho. Trong cuộc đấu trí này, Gia Cát Lượng mạnh mẽ biện giải khi bị căn vặn, hoặc dẫn ra điển cố, hoặc mượn cổ dụ kim, hoặc lấy ví dụ Lưu Bị thắng Tào Tháo, khiến những người căn vặn hoặc cứng họng, hoặc chỉ biết ngồi im và cảm thấy xấu hổ.

Thuyết phục của Gia Cát Lượng với Tôn Quyền là trước thì nói khích, sau mới khuyên nhủ. Tôn Quyền sợ quân Tào nhiều, Khổng Minh càng phóng đại Tào Tháo binh nhiều tướng giỏi, lại khuyên Tôn Quyền đừng đánh mà hãy sớm ngoảnh mặt về phương Bắc mà hàng. Tôn Quyền nói: “Nếu quả như lời ông, thì sao Lưu Dự Châu không hàng Tào đi?” Khổng Minh đáp: “Ngày xưa Điền Hoành [3] là một tráng sĩ nước Tề còn biết giữ nghĩa không chịu nhục, huống chi Lưu Dự Châu là tôn thân nhà Hán, anh hùng lừng lẫy trên đời, kẻ sĩ thảy đều trông mong. Việc không xong là bởi trời, có đâu lại chịu luồn cúi người ta?” Tôn Quyền nghe Khổng Minh nói xong, nét mặt hầm hầm, rũ áo đứng dậy, lui vào nhà sau. Các quan cùng tủm tỉm cười và giải tán. Họ đâu biết Khổng Minh đang khích ý chí đế vương của Tôn Quyền, nên khi Tôn Quyền nghe Lỗ Túc nói Khổng Minh có diệu kế phá Tào, Tôn Quyền vội đổi giận làm vui và đi hỏi ngay. Tôn Quyền hỏi: “Tào Tháo vốn chỉ ghét Lã Bố, Lưu Biểu, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Dự Châu với tôi mà thôi. Nay đã trừ được cả, duy chỉ còn Dự Châu với tôi. Tôi không thể đem cả nước Ngô dâng cho người ta được. Kế của tôi đã quyết, nhưng khi Lưu Dự Châu giúp cho thì cũng không ai đương nổi được Tào Tháo bây giờ. Mà Dự Châu lại vừa mới thua trận, làm thế nào mà chống được nạn này“. Khổng Minh đáp: “Dự Châu tuy mới thua, nhưng Quan Vân Trường còn thống lĩnh hàng vạn tinh binh; Lưu Kỳ ở Giang Hạ cũng có chừng vạn quân sĩ. Quân Tào Tháo từ xa đến, tất cũng mỏi mệt; mới đây, lại đuổi Dự Châu, quân khinh kỵ đi ba trăm dặm một ngày, khác nào nỏ cứng giương lên đã đuối sức, chưa chắc bắn thủng được mảnh lụa mỏng. Vả lại người phương bắc không quen đánh thuỷ; quân dân ở Kinh Châu gặp thế bí phải phục Tào, chớ không phải là tự nguyện. Nay tướng quân thật muốn đồng tâm hiệp lực với Dự Châu, thì làm gì không phá được Tào Tháo? Quân Tào mà bị phá, tất phải kéo về bắc, thì thế Kinh, Ngô lại mạnh, mà hình thành thế chân vạc được. Cơ hội được thua, chỉ trong lúc này, xin tướng quân hãy nghĩ cho kỹ mà quyết đi!” Quyền mừng lắm, nói: “Mấy lời của tiên sinh, thật đã làm sáng mắt tôi. Ý tôi đã quyết, không còn hồ nghi gì nữa“. Ngay hôm ấy, Tôn Quyền bàn bạc cất quân để cùng đi phá Tào Tháo. Đây chính là cơ sở ban đầu cho liên minh Tôn-Lưu sau này.

Khổng Minh biết rằng Tôn Quyền tuy đã đưa ra quyết định, nhưng cơ sở liên minh Tôn-Lưu vẫn chưa ổn định, và còn một nhân vật đứng ngăn ở giữa là Chu Du. Chu Du chủ trương kháng Tào, Chu Du và Lỗ Túc thân với nhau nhất, nhưng Chu Du lại nói với Lỗ Túc trước mặt Khổng Minh: “Tào Tháo mượn tiếng thiên tử, thì không nên kháng cự; vả lại thế Tào to lắm, chưa dễ địch nổi. Đánh thì tất thua, mà hàng thì dễ yên. Ý ta đã quyết, ngày mai ta vào hầu chúa công xin sai sứ đi hàng Tào“. Mục đích Chu Du là để phía Lưu Bị phải cầu Đông Ngô, từ đó đưa ra yêu sách. Hai người Chu Du và Lỗ Túc cùng tranh luận, Khổng Minh chỉ ngồi thu tay cười mát. Khi được hỏi tại sao cười, Khổng Minh nói cười Lỗ Túc không thức thời. Khổng Minh nói: “Tháo rất giỏi việc dùng binh, thiên hạ không ai địch nổi. Trước chỉ có Lã Bố, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu là dám chống cự. Mấy người ấy đều bị Tháo giết cả rồi, thiên hạ không còn ai nữa! Chỉ có Lưu Dự Châu là không thức thời, mới dám gượng gạo chống lại, nay thân cô thế cô ở đất Giang Hạ, mất còn chưa biết ra sao? Tướng quân quyết kế hàng Tào, để bảo toàn vợ con, phú quý; còn như vận nước đổi thay, phó mặc trời, có chi đáng tiếc!” Đây là lời nói khích của Khổng Minh, rằng Chu Du tham sống sợ chết mà không dám báo nước.

Khổng Minh tiến thêm một bước, nói có một kế, đó là chỉ cần dâng hai nàng Kiều ở Giang Nam thì lập tức trăm vạn quân Tào cũng cởi giáp, cuốn cờ rút lui ngay. Chu Du hỏi có gì làm chứng về việc Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều không, Khổng Minh bèn ứng khẩu đọc luôn bài phú đài Đồng Tước của Tào Thực rằng: “… Lập song đài ư tả hữu hề! Hữu Ngọc long dữ Kim phụng; lãm nhị kiều ư Đông Nam hề! Lạc chiêu tịch chí dữ cộng”. (Nghĩa là: … Dựng hai đài ở bên tả bên hữu, có đài Ngọc long, có đài Kim phụng. Nhốt hai nàng Kiều bên Đông Nam; để sớm chiều cùng vui vầy) [4]. Chu Du nghe xong mấy câu ấy, đỏ mặt tía tai, đứng phắt dậy trỏ tay về phương Bắc mà mắng rằng: “Thằng giặc Tào này khinh ta quá chừng!” Khổng Minh vội ngăn lại, nói: “Ngày xưa chúa rợ Hung Nô hay xâm lấn bờ cõi, thiên tử nhà Hán còn phải đem công chúa gả cho nó, để cầu hoà, nay tướng quân tiếc làm chi hai người con gái thường dân ấy?” Chu Du nói: “Ông chưa rõ Đại Kiều là vợ Tôn Bá Phù, Tiểu Kiều là vợ Du đó”. Khổng Minh giả vờ sợ sệt nói: “Tôi thật vô tình, nói năng lỗ mỗ, tội đáng chết, đáng chết!” Chu Du nói: “Ta thề cùng thằng giặc già một còn một mất!” Khổng Minh nói: “Tướng quân nên nghĩ cho chín, kẻo hối về sau“. Chu Du nói: “Ta đã vâng lời Tôn Bá Phù uỷ thác, lẽ đâu hạ mình hàng Tào. Vừa rồi ta nói thế, là thử lòng nhau đó thôi. Ta từ khi ở Phiên Dương về đây, vẫn có chủ trương đánh miền Bắc; dù dao búa kề đầu cũng không lay được. Xin Khổng Minh giúp ta một tay, cùng phá giặc Tào“. Đây chính là nghệ thuật nói khích Chu Du của Khổng Minh.

Ý muốn kháng Tào của Chu Du đã thúc đẩy một bước nữa liên minh Tôn-Lưu. Hôm sau, để biểu đạt quyết tâm kháng Tào, Tôn Quyền rút ngay thanh gươm đeo ở mình, chặt xuống góc bàn trước mặt, nói rằng: “Các quan các tướng, ai còn nói hàng Tào, sẽ như cái góc bàn này“. Nói xong, tặng luôn thanh gươm cho Chu Du, phong Chu Du làm đại đô đốc. Trình Phổ làm phó đô đốc; Lỗ Túc làm tân quân hiệu uý. Nếu văn quan võ tướng, ai không tuân lệnh, dùng thanh gươm ấy chém đi.

Khổng Minh biết rằng Tôn Quyền mặc dù đã biểu đạt quyết tâm, nhưng vẫn chưa hoàn toàn trừ bỏ hết nghi hoặc, và cũng biết rằng mình là quân sư của Lưu Bị thì hiệu quả thuyết phục khác với Chu Du là người thân tín và phụ trách quân đội của Tôn Quyền. Bởi vậy khi Chu Du về hỏi Khổng Minh kế hay phá giặc Tào, Khổng Minh nói: “Bụng Tôn tướng quân chưa thật ổn, không thể định kế được vội. Vẫn còn có ý sợ quân Tào nhiều, quân mình ít không địch nổi. Tướng quân nên nói rõ quân số để Tôn tướng quân vững dạ thì việc lớn ắt xong“.

Khi vào thăm Tôn Quyền, Chu Du hỏi: “Ngày mai cất quân, chúa công còn nghi hoặc chút nào không?” Quả nhiên Tôn Quyền đáp: “Ta chỉ còn lo quân Tào nhiều lắm, sợ không địch nổi thôi“. Chu Du nói: “Tôi chỉ vì việc ấy mà đến đây, nói rõ để chúa công biết. Chúa công thấy hịch Tào Tháo nói dối có trăm vạn quân, nên sinh lòng nghi sợ, không xét rõ hư thực thế nào. Nay xét ra, hắn huy động quân mã trong nước chẳng qua được mười lăm, mười sáu vạn, mà đã mệt mỏi cả rồi; số quân thu được của họ Viên cũng độ bảy tám vạn, nhưng đa số vẫn còn nghi ngờ chưa phục. Quân số tuy nhiều cũng không đáng sợ. Tôi chỉ xin năm vạn quân là đủ phá nổi. Chúa công chớ nên áy náy nữa“. Quyền vỗ vào lưng Chu Du mà nói rằng: “Công Cẩn nói đến điều ấy, thật gỡ được mối hoài nghi cho ta. Tử Bố không biết gì, ta mất tin cậy. Chỉ có ngươi với Tử Kính là hợp bụng với ta thôi“.

Từ đó liên minh Tôn-Lưu mới hoàn toàn được hình thành. Từ nhãn quan lịch sử mà xét, liên minh Tôn-Lưu tuy có cơ sở, nhưng đều xuất phát từ lợi ích của hai bên; nếu như không có chuyến du thuyết của Khổng Minh, thì e rằng liên minh khó mà thực hiện, cũng chẳng có trận hỏa thiêu Xích Bích, hình thành thế chân vạc nữa. Tất nhiên lịch sử là có an bài, nhưng Khổng Minh là nhân vật thúc đẩy sự việc này. Từ chuyến làm thuyết khách của Khổng Minh, chúng ta có được gợi ý gì cho việc dùng trí huệ giảng chân tướng? Bề mặt là Gia Cát Lượng có tài ăn nói, biết người biết mình, tùy cơ ứng biến, nhưng chuyến du thuyết cũng cho thấy Khổng Minh có đầy đủ trí tuệ và hiểu biết về lịch sử, thế thái, nhân vật, địa lý, khả năng nhận định tình hình và quan sát nét mặt, cũng như vận dụng các nghệ thuật như khuyến, khích, biện, giải, v.v. khiến mỗi lần thuyết phục đều là một bước chắc chắn thúc đẩy thành công.

Chú thích:

[1] Đời Xuân thu, nước Tấn mượn đường của nước Ngu để đi qua cướp nước Quắc, cướp xong nước Quắc liền quay lại cướp luôn nước Ngu.

[2] Vương tự xưng là “cô” cũng như hoàng đế tự xưng là “trẫm”.

[3] Điền Hoành người nước Tề thời cuối Tần. Khi vua Tề bị bắt, Điền Hoành tự xưng là vua Tề. Hán Cao tổ sai người đến dụ hàng, Điền Hoành cùng bộ hạ không chịu khuất phục, tự sát.

[4] Chính trong bài phú đài Đồng Tước thì vế sau là: “Liên nhị kiều ư đông tây hề, nhược trang không chi chuế đống”, nghĩa là “Liền hai cái cầu ở bên đông bên tây, như cầu vồng ở trên không”. Khổng Minh đổi chữ kiều là cầu ra chữ Kiều là nàng Kiều, đông tây ra đông nam để khích Chu Du, vì Đại Kiều là vợ Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ Chu Du.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/44590

The post Nghệ thuật thuyết phục của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/07/nghe-thuat-thuyet-phuc-cua-gia-cat-luong.html/feed0
Văn hóa Thần truyền: Cảm xúc khi đọc «Tam quốc diễn nghĩa»https://chanhkien.org/2012/07/van-hoa-than-truyen-cam-xuc-khi-doc-tam-quoc-dien-nghia.htmlhttps://chanhkien.org/2012/07/van-hoa-than-truyen-cam-xuc-khi-doc-tam-quoc-dien-nghia.html#respondWed, 04 Jul 2012 10:28:48 +0000http://chanhkien.org/?p=20606Thời gian vừa qua tôi một lần nữa xem kỹ «Tam quốc diễn nghĩa», cảm thấy bị thu hút sâu sắc bởi các hình tượng nhân vật sinh động.

The post Văn hóa Thần truyền: Cảm xúc khi đọc «Tam quốc diễn nghĩa» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Thời gian vừa qua tôi một lần nữa xem kỹ «Tam quốc diễn nghĩa», cảm thấy bị thu hút sâu sắc bởi các hình tượng nhân vật sinh động trong đó. Tôi cũng nhận thấy một tầng ý nữa của «Tam quốc diễn nghĩa», đó là hết thảy sự việc của nhân gian đều đi theo an bài của Trời, chính như Tư Mã Ý nói: “Cái gì cũng có thể đấu, nhưng chớ có đấu với Trời”. Con người chính là phải thuận theo an bài của Trời để hoàn thành vai của mình.

Trước tiên nói về Gia Cát Lượng. Ông là kỳ tài trong thiên hạ, có thể nhìn thấu trung-gian thiện-ác ở nhân gian, có thể tính ra thành-bại sinh-tử của đời người. Ông biết rõ A Đẩu là vị chủ không thể nâng đỡ được, nhưng ông vẫn trung thành phò tá, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Ông đã diễn dịch một chữ “trung”, cái trung của bề tôi với quân vương, diễn dịch đạo quân-thần.

Giờ lại nói về Quan Vũ. Ông là một anh hùng hảo hán, một đao rong ruổi thiên hạ, đánh đâu thắng đó, khiến biết bao anh hùng hào kiệt khâm phục. Tào Tháo hâm mộ ông, dùng đủ mọi cách, nào là kim tiền, mỹ nữ, quan tước, nhưng đều không thể động cái tâm của ông. Ông bảo vệ vợ của Lưu Bị, vượt năm ải chém sáu tướng để trở về với huynh trưởng Lưu Bị. Ông thà mất đầu chứ không đánh mất nghĩa khí, diễn cho đời một chữ “nghĩa”. Nghĩa khí giữa bằng hữu với nhau, nghĩa tới mây xanh, lưu danh thiên cổ.

Chúng ta lại nói một chút về Tào Tháo. Ông văn võ thao lược, túc trí đa mưu, lòng dạ thoáng đãng, từng có câu nói nổi tiếng: “Đời người được mấy, đối tửu mà ca”. Ông ôm ấp chí lớn, cầu hiền như khát nước, chỉ hận là không có được anh hùng khắp thiên hạ trong tay. Một đời ông sát nhân vô số, tín điều của ông là: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Bởi vậy người đời mới nói ông gian hùng. Phàm là những ai ông dùng mọi cách bắt họ phục vụ ông, thì đều không thể sử dụng; Từ Thứ, Quan Vũ là các ví dụ điển hình. Điều này nói lên rằng cái gì của bạn thì là của bạn, cái gì không của bạn thì bạn dẫu có muốn cũng không được.

«Tam quốc diễn nghĩa» là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Bên trong mỗi cố sự tình tiết đều hàm chứa rất nhiều đạo lý làm người, giúp người ta tìm ra rất nhiều chân lý.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/12/245282.html

The post Văn hóa Thần truyền: Cảm xúc khi đọc «Tam quốc diễn nghĩa» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/07/van-hoa-than-truyen-cam-xuc-khi-doc-tam-quoc-dien-nghia.html/feed0
Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượnghttps://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html#respondThu, 03 May 2012 01:45:46 +0000https://chanhkien.org/?p=18489"Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh", ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới.

The post Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

[Chanhkien.org] “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh”, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới.

Giới thiệu: Dự ngôn «Mã Tiền Khóa» (马前课) là do Thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng không nhiều người biết về «Mã Tiền Khóa». Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân đã sáng tác «Mã Tiền Khóa» (tên «Mã Tiền Khóa» có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). «Mã Tiền Khóa» ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến phi thường.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Khóa 1 ○●●●●○ Trung Hạ

Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư Dương phất
Bát thiên nữ quỷ

Tạm dịch:

Không sức đổi Trời
Còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất
Tám ngàn nữ quỷ

Giải: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được. “Bát thiên nữ quỷ” (八千女鬼) chính là chữ “Ngụy” (魏), chỉ nước Ngụy diệt Thục Hán.

Khóa 2 ○●○○●○ Trung Hạ

Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ

Tạm dịch:

Trên lửa có lửa
Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông có hổ

Giải: “Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn. “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận. “Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông. “Hổ” chỉ Tư Mã Duệ.

Khóa 3 ○●●●●● Hạ Hạ

Nhiễu nhiễu Trung Nguyên
Sơn hà vô chủ
Nhị tam kỳ vị
Dương chung mã thủy

Tạm dịch:

Nhiễu loạn Trung Nguyên
Non sông không chủ
Hai ba vị ấy
Dê cùng ngựa chạy

Giải: “Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, Sơn hà vô chủ” miêu tả Trung Quốc vào thời loạn bát vương, ngũ hồ thập lục quốc và thời đại Nam-Bắc triều. “Nhị tam kỳ vị” (Hai ba vị ấy) chỉ một số Đế vương chỉ tại vị trong một thời gian rất ngắn. “Dương chung mã thủy” (Dê cùng ngựa chạy) chỉ đại loạn khởi từ gia tộc nhà Tư “Mã” {ngựa}, kết thúc là “Dương” Kiên kiến lập triều Tùy. Họ “Dương” (杨) với chữ “dương” {dê} (羊) là đồng âm.

Khóa 4 ●●○●○● Trung Thượng

Thập bát nam nhi
Khởi vu Thái Nguyên
Động tắc đắc giải
Nhật nguyệt lệ thiên

Tạm dịch:

Mười tám nam nhi
Khởi từ Thái Nguyên
Động ắt được giải
Nhật nguyệt tươi đẹp

Giải: “Thập bát nam nhi” là “thập bát tử”, “thập bát tử” (十八子) hợp thành chữ “Lý” (李). Chỉ thời Tùy mạt, Lý Uyên khởi binh từ Thái Nguyên. “Động tắc đắc giải” ý nói Lý Uyên khởi binh là đường sinh, không phải đường tử. “Nhật nguyệt tươi đẹp” chỉ văn minh Đại Đường sáng lạn.

Khóa 5 ○○○●●● Hạ Trung

Ngũ thập niên trung
Kỳ số hữu bát
Tiểu nhân đạo trường
Sinh linh đồ độc

Tạm dịch:

Trong năm thập niên
Số ấy có tám
Tiểu nhân đường dài
Sinh linh tàn hại

Giải: 53 năm sau triều Đại Đường, Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu cùng xưng là “Ngũ Đại”. Thời “Ngũ Đại” tổng cộng có 8 họ người được xưng là Hoàng đế, ứng với “Số ấy có tám”. Thạch Kính Đường tự xưng là Hoàng đế với Khiết Đan, ứng với câu “Tiểu nhân đường dài”.

Khóa 6 ●○○●○○ Thượng Trung

Duy thiên sinh Thủy
Thuận thiên ứng nhân
Cương trung nhu ngoại
Thổ nãi sinh Kim

Tạm dịch:

Chỉ Trời sinh Thủy
Thuận Trời hợp người
Trong cứng ngoài mềm
Thổ ấy sinh Kim

Giải: Triều Tống thực hành nền chính trị nhân từ, thuộc tính “Thủy”. Thổ khắc Thủy, như vậy triều Kim sinh ra từ Thổ chính là khắc tinh của triều Tống. “Thổ nãi sinh Kim”, “Kim” chỉ nước Kim, kẻ thù không đội trời chung của triều Tống. Chính sách nội ngoại của triều Tống có thể dùng “trong cứng ngoài mềm” để hình dung.

Khóa 7 ●○●○○● Trung Trung

Nhất nguyên phục thủy
Dĩ cương xử trung
Ngũ ngũ tương truyền
Nhĩ Tây ngã Đông

Tạm dịch:

Một nguyên về đầu
Lấy cứng đặt giữa
Năm năm tương truyền
Ngươi Tây ta Đông

Giải: “Nhất nguyên phục thủy” (Một nguyên về đầu) chỉ triều Nguyên kiến lập. “Dĩ cương xử trung” (Lấy cứng đặt giữa) chỉ người Mông Cổ thống trị cực kỳ hà khắc với người Hán. “Ngũ ngũ tương truyền” là chỉ triều Nguyên tổng cộng có 10 (=5+5) vị Hoàng đế. “Nhĩ Tây ngã Đông” chính là nói người Mông Cổ phân thành các Hãn quốc.

Khóa 8 ○○●●●○ Thượng Thượng

Nhật nguyệt lệ thiên
Kỳ sắc nhược xích
Miên miên diên diên
Phàm thập lục diệp

Tạm dịch:

Nhật nguyệt tươi đẹp
Sắc ấy như đỏ
Kéo dài liên miên
Gồm mười sáu lá

Giải: “Nhật nguyệt tươi đẹp”, chữ “nhật” (日) ghép với chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chỉ triều Minh. “Sắc ấy như đỏ”, đỏ là “chu”, chỉ họ “Chu” (朱). “Kéo dài liên miên, Gồm mười sáu lá”, ý nói triều Minh có tổng cộng 16 đời Hoàng đế.

Khóa 9 ○●○●●● Trung Thượng

Thủy nguyệt hữu chủ
Cổ nguyệt vi quân
Thập truyền tuyệt thống
Tương kính nhược tân

Tạm dịch:

Nước trăng có chủ
Trăng cổ làm vua
Truyền mười tuyệt sạch
Kính nhau như khách

Giải: “Thủy nguyệt hữu chủ”, ba điểm Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清). “Cổ nguyệt vi quân”, “cổ nguyệt” (古月) chính là chữ “Hồ” (胡), chỉ triều Thanh do người dân tộc thiểu số (Hồ nhân) kiến lập. “Thập truyền tuyệt thống” ý nói triều Thanh từ khi nhập quan truyền được 10 đời Hoàng đế, cuối cùng là Tuyên Thống. “Tương kính nhược tân” (Kính nhau như khách) là chính phủ Quốc Dân ưu đãi các thành viên vương tộc nhà Thanh.

Khóa 10 ●○●○●● Trung Hạ

Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu

Tạm dịch:

Lợn sau trâu trước
Nghìn người một miệng
Năm hai đảo ngược
Bạn đến không trách

Giải: “Lợn sau trâu trước” là năm Tý 1912 (sau Hợi trước Sửu), Trung Hoa Dân Quốc thành lập. “Thiên nhân khẩu” (千人口) chính là chữ “hòa” (和), chỉ thực hành cộng hòa chế. “Ngũ nhị đảo trí”, “ngũ” là ngôi Vua (có câu “cửu ngũ chí tôn”), như vậy “Năm hai đảo ngược” ý là “dân chủ”. “Bằng lai vô cữu” là quái từ, chỉ tuy có xâm nhiễu mà cũng không ngại lắm (bị Nhật Bản xâm lược nhưng không ngại).

Khóa 11 ○●○○●○ Trung Hạ

Tứ môn sạ tích
Đột như kỳ lai
Thần kê nhất thanh
Kỳ đạo đại suy

Tạm dịch:

Bốn cửa mở toang
Thình lình đột ngột
Tiếng gà gáy sớm
Đạo này đại suy

Giải: “Bốn cửa mở toang” chính là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản bất ngờ được thiên hạ, văn hóa truyền thống 5.000 năm bị phá hoại. “Tiếng gà gáy sớm, Đạo này đại suy”, chỉ năm Dậu {gà} 2005, «Cửu bình cộng sản đảng» phát hành, dân chúng đua nhau thoái đảng, thế đảng bắt đầu suy bại.

Khóa 12 ●○○○○● Thượng Trung

Chửng hoạn cứu nạn
Thị duy Thánh nhân
Dương phục nhi trị
Hối cực sinh minh

Tạm dịch:

Cứu họa cứu nạn
Duy có Thánh nhân
Dương phục mà trị
Đêm hết ngày rạng

Giải: “Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân”, giữa thời loạn thế, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cứu người. “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, chỉ ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới. Theo sách «Hoàng Cực kinh thế» của Thiệu Ung tiên sinh triều Tống, năm 2012 là quẻ “Phục” (Địa Lôi Phục). Còn “Hối cực sinh minh” (Đêm hết ngày rạng) chính là Đông chí trong 24 tiết khí, là ngày Âm cực đỉnh Dương mới sinh, vừa trùng khớp với ngày trong tiên tri của người Maya.

Khóa 13 ○●●○○○ Thượng Trung

Hiền bất di dã
Thiên hạ nhất gia
Vô danh vô đức
Quang diệu Trung Hoa

Tạm dịch:

Hiền không rơi mất
Thiên hạ một nhà
Không danh không đức
Chói lọi Trung Hoa

Giải: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới, chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng, là tượng thế giới đại đồng. Giống với Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» (“Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”).

Khóa 14 ○●○●○● Trung Hạ

Chiêm đắc thử khóa
Dịch số nãi chung
Tiền cổ hậu kim
Kỳ Đạo vô cùng

Tạm dịch:

Bói được quẻ này
Dịch số đã hết
Trước cũ sau mới
Đạo ấy vô cùng

Giải: Văn minh lần này kết thúc, kỷ nguyên mới bắt đầu. Giống với Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» (“Nhất Âm nhất Dương, Vô chung vô thủy, Chung giả nhật chung, Thủy giả tự thủy”).

Ghi chú: Các dự ngôn khác cũng nói về quẻ “Phục” năm 2012.

«Mai Hoa Thi»: “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”: năm 2011 là quẻ “Bác”, năm 2012 chính là quẻ “Phục”.

«Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc”.

«Thôi Bối Đồ», Tượng 1: “Chu nhi phục thủy”; «Thôi Bối Đồ» tổng cộng 60 Tượng, tuần hoàn một vòng theo lục thập giáp tử.

Xem thêm:

>> Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (3): «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/4/17/n3231073.htm

The post Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html/feed0
Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”https://chanhkien.org/2012/02/cau-chuyen-luan-hoi-hoi-uc-ruou-am-tram-hoa-hung.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/cau-chuyen-luan-hoi-hoi-uc-ruou-am-tram-hoa-hung.html#respondSun, 26 Feb 2012 16:19:35 +0000https://chanhkien.org/?p=15961Trong «Tam Quốc diễn nghĩa», cố sự về Quan Vân Trường có thể nói là nhà nhà đều biết, cả phụ nữ và trẻ em cũng biết.

The post Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Long Nhi kể lại, Ngũ Ngọc chỉnh lý

[Chanhkien.org] Trong «Tam Quốc diễn nghĩa», cố sự về Quan Vân Trường có thể nói là nhà nhà đều biết, cả phụ nữ và trẻ em cũng biết. Xin cảm tạ La Quán Trung và các tác giả đời sau đã yêu mến, đem Quan Vân Trường ra tả oai hùng oanh liệt như vậy, hào khí ngút trời.

“Kết nghĩa vườn đào”, “tam anh chiến Lã Bố” trong «Tam Quốc diễn nghĩa» đều là chuyện có thật, thế nhưng tình tiết là có chỗ khác. Ở đây chỉ xin đưa ra ví dụ “rượu ấm trảm Hoa Hùng” cho các độc giả yêu thích Tam Quốc.

Võ tướng thời cổ đại, phần lớn là có tính cách giống nhau, chính là giảng nghĩa khí. Hai bên đấu nhau, đều là vì chủ, thắng thì cũng phải thắng đường đường chính chính, thua thì cũng phải thua rõ ràng minh bạch, chết thì cũng phải chết oanh oanh liệt liệt.

Trong màn “rượu ấm trảm Hoa Hùng”, tác giả vì để làm nổi bật hình tượng chính diện của Quan Vân Trường, nên đã thêm nghĩa xấu vào cho Hoa Hùng. Kỳ thực Hoa Hùng là một Hán tử đội trời đạp đất, một anh hùng đường đường chính chính.

Mười tám lộ chư hầu phát binh vây Lạc Dương, trận đầu tiên chính là gặp phải tướng trấn ải Tị Thủy — Hoa Hùng. Khi ấy Hoa Hùng trước trận giao tranh giữa hai bên đã trảm mấy viên đại tướng, trong tâm không tránh khỏi có một chút đắc chí. Bởi vậy khi giao chiến với Quan Vân Trường, mới biết hôm nay đã gặp phải kình địch.

Trước trận đại chiến tại ải Tị Thủy, Hoa Hùng và Quan Vân Trường đã đấu với nhau ba trăm hiệp, bất phân thắng bại, đồng thời hai bên cũng rất bội phục võ công của đối phương. Như vậy vì sao Quan Vân Trường cuối cùng chiến thắng? Vấn đề nằm ở ngựa mà hai người cưỡi.

Chiến mã của Hoa Hùng là chiến mã không có điểm gì đặc biệt, do vậy khi hai ngựa xông vào nhau, theo quán tính, ngựa của Hoa Hùng phải chạy một đoạn mới có thể quay đầu chiến tiếp hiệp thứ hai. Còn ngựa của Quan Vân Trường gọi là Đăng Quải Loan Mã, loại ngựa này có một công phu, đó là ngay khi hai ngựa vừa mới xông vào nhau, nó đã có thể rất nhanh quặt lại. Có lúc nó chỉ dùng một móng chạm đất, còn ba móng kia dùng lực chuyển một cái, động tác càng nhanh. Đến khi ngựa Quan Vân Trường chuyển mình rồi, thì ngựa Hoa Hùng theo quán tính vẫn lao về phía trước. Quan Vân Trường bèn thừa cơ truy kích. Quan Vân Trường dùng sống đao đập một cái vào mông ngựa Hoa Hùng, ngựa đau quá lao về phía trước, Hoa Hùng bại trong một hiệp.

Hiệp thứ hai là Hoa Hùng truy Quan Vũ. Đăng Quải Loan Mã của Quan Vũ còn có một đặc điểm, đó là chỉ cần Quan Vũ cúi lên mình ngựa, vỗ nhẹ một cái vào cổ ngựa, thì ngựa biết chủ nhân có ý, mới cúi xuống một cái. Khi ấy Hoa Hùng tưởng ngựa Quan Vũ đã mất móng, bèn giương đao lớn lên, hướng sau đầu Quan Vũ mà chém. Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, Quan Vũ giương đao chém vào móng trước ngựa của Hoa Hùng. Ngựa đã mất móng trước, chiến mã Hoa Hùng tự nhiên ngã xuống, chèn vào một bên đùi của Hoa Hùng. Khi ấy Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vân Trường kề vào cổ của Hoa Hùng, trong nháy mắt đã trở thành lịch sử thiên cổ.

Phải nói rằng khi ấy Quan Vân Trường lấy đầu Hoa Hùng dễ như trở bàn tay. Vì sao ông lại chậm chạp không động thủ? Bởi vì Quan Vũ phải nghe xem Hoa Hùng có lời gì để nói không. Hoa Hùng thấy Quan Vũ còn chưa động thủ, mới biết Quan Vũ có dụng ý. Hoa Hùng nghĩ thầm: “Quan Vũ có khác, đúng là nghĩa sĩ, chi bằng nhân cơ hội này kết nghĩa huynh đệ với hắn, rồi chết cũng không muộn”. Bởi vậy Hoa Hùng nói: “Quan tướng quân, hai bên đấu nhau, đều là vì chủ. Tôi từ khi tòng quân tới nay vẫn chưa gặp ai có thể đấu với tôi ba trăm hiệp, hôm nay được chết dưới đao của Quan tướng quân, cũng là chết đúng chỗ vậy, chết như anh hùng. Trước khi Quan tướng quân động thủ, tôi có hai điều thỉnh cầu, không biết tướng quân có thể đáp ứng hay không”. Quan Vũ thấy Hoa Hùng đầy vẻ anh hùng khí khái, đúng là bậc Hán tử, mới nói: “Mời Hoa tướng quân cứ nói đừng ngại”. Hoa Hùng nói: “Tôi kiếp này chỉ hận gặp Quan tướng quân quá muộn, Quan tướng quân nếu không ghét bỏ kẻ bại tướng này, thì tôi nguyện kết tình huynh đệ với Quan tướng quân, không biết ý tướng quân thế nào?” Quan Vũ thấy lời nói Hoa Hùng tha thiết, liền đáp ứng, nói: “Quan mỗ tôi chính có ý như vậy. Tướng quân chết rồi, vợ con lớn bé nhà tướng quân, tôi sẽ chiếu cố như gia nhân nhà tôi vậy. Còn di thể tướng quân, tôi nhất định sẽ chiếu theo quy định trong quân, dùng lễ mà an táng. Vậy xin hỏi thỉnh cầu thứ hai của tướng quân là gì?” Hoa Hùng thấy Quan Vân Trường thẳng thắn chính trực, nên rất cảm kích, nói: “Tạ Quan tướng quân. Việc thứ hai, tôi bị trảm rồi, mười tám lộ chư hầu có thể thừa thắng truy sát binh sĩ của tôi, quân tôi không biết có thêm bao nhiêu vợ trẻ con côi nữa. Tôi chết rồi thì dù mười tám lộ chư hầu đắc thắng, thỉnh Quan tướng quân ngăn cản mười tám lộ chư hầu, đừng để họ làm hại binh sĩ của tôi”. Quan Vũ nghe xong, mới biết Hoa Hùng đúng là một vị nghĩa sĩ, bởi vậy lập tức đáp ứng thỉnh cầu thứ hai của Hoa Hùng. Nếu không phải trước trận doanh hai bên, thì vì tư tình, có lẽ Quan Vũ đã sớm thả Hoa Hùng đi rồi.

Quan Vũ giơ tay lên nói: “Đem rượu đến đây!” Quân sĩ phía sau lập tức mang hai chén rượu nóng tới, Hoa Hùng tay phải rút bảo kiếm vạch lên tay trái một đường, rồi lấy máu tươi nhỏ vào chén rượu. Hoa Hùng cố nén nước mắt vui mừng, đầy cảm xúc nói: “Đại ca, kiếp này hận gặp quá muộn, nếu như có kiếp sau, tôi nguyện cùng đại ca uống rượu nghìn chén, say ngã sa trường, tôi trước tiên kính đại ca một chén”. Hoa Hùng nâng cao chén rượu lên, ực một hơi toàn bộ hết sạch. Quan Vũ cũng cảm khái nói: “Hiền đệ, chúng ta tuy rằng đều vì chủ, nhưng hiền đệ khảng khái hiên ngang, xem thường cái chết, có khí phách của bậc anh hùng, khiến Quan mỗ rất cảm động, tướng sĩ toàn quân cũng đều rất cảm động. Tôi đã đáp ứng việc thì nhất định sẽ làm theo, nếu như có gì trái ý hiền đệ, thì trời tru đất diệt! Tôi cũng kính hiền đệ một chén”. Nói xong Quan Vũ nâng cao chén rượu lên, ực một hơi cũng hết sạch.

Khi ấy mặt trời dần khuất theo bóng chiều tà, những đám mây xanh tỏa ánh hoàng hôn, một trận gió thổi khiến cát vàng bay mù mịt, cờ quân bay phần phật, chiến mã hí vang. Tướng sĩ hai bên tận mắt chứng kiến màn ly biệt sinh tử, khảng khái bi thương của hai vị anh hùng cái thế.

Hoa Hùng ứa nước mắt vì mừng rỡ, quỳ gối dưới đất, hét lớn một tiếng: “Đại ca, xin nhận của tiểu đệ một lạy!” Hoa Hùng khấu đầu ba cái trước Quan Vũ. Quan Vũ cũng nước mắt lưng tròng, gối quỳ trên đất, bái Hoa Hùng ba bái: “Hiền đệ, đi đường bảo trọng!” Hoa Hùng vẫn quỳ gối, nói với Quan Vũ: “Đệ và đại ca tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Đại ca, xin hãy động thủ”.

Khi ấy quả thực rất nghĩa khí, trước trận doanh hai bên, Quan Vũ không hề trói Hoa Hùng, mà Hoa Hùng hoàn toàn có thể thừa cơ chạy thoát về trận địa, tìm đường thoát thân, hoặc Hoa Hùng có thể rút kiếm đâm trộm Quan Vũ, thậm chí có thể chuyển bại thành thắng, nhưng hai người đều vô cùng thành thật nghĩa khí.

Quan Vũ đứng dậy, cởi chiếc chiến bào màu xanh lá ra, trải trước mặt Hoa Hùng, tay giương cây Thanh Long Yển Nguyệt Đao, chỉ thấy một luồng sáng sượt qua, thủ cấp của Hoa Hùng đã rơi vào chiến bào. Quan Vũ lại lạy ba lạy trước di thể của Hoa Hùng, rồi khoác lại chiến bào và nhảy lên chiến mã.

Khi ấy minh chủ Viên Thiệu của mười tám lộ chư hầu phát xuất mệnh lệnh, toàn quân xuất kích. Chẳng ngờ Quan Vũ lập tức giương đao lên, thét lên một tiếng: “Ai dám tiến thêm một bước, thì đừng trách đao của Quan mỗ vô tình!” Tướng sĩ hai bên đã sớm bị khí khái của hai vị anh hùng cảm động đến phục sát đất, giờ không còn tâm tư nào đánh trận nữa. Viên Thiệu thấy lòng quân đã bị Quan Vũ chiếm mất, chẳng bằng thu lại cái tình cá nhân, liền hạ lệnh thu binh.

Thực ra Quan Vũ trảm Hoa Hùng, nhưng không hề diệt mất uy phong của Hoa Hùng, mà khiến cái chết của Hoa Hùng tỏa ánh sáng chói lọi, hùng vĩ oanh liệt, hào khí ngút trời. Sự hy sinh của Hoa Hùng cũng tôn lên tấm lòng cao cả, đức độ chói sáng, nghĩa tới mây xanh của Quan Vũ. Tôi nghĩ đây chính là nội hàm chữ “nghĩa” trong «Tam Quốc diễn nghĩa».

Năm tháng trôi qua như bể dâu, lịch sử tựa như chuyển luân, sự việc năm xưa đã trải qua cả nghìn năm. Cố sự “rượu ấm trảm Hoa Hùng” lưu truyền đến nay, mà ký ức vẫn như còn mới mẻ, sáng chói như mới ngày hôm qua vậy.

Hơn một nghìn năm sau cũng là ngày hôm nay, tôi đã trải qua nhiều lần chuyển thế, rồi có mặt tại nhân gian đúng thời Đại Pháp hồng truyền, gặp đúng lúc Sư phụ Lý Hồng Chí rải khắp thiện đức, tế thế cứu người. Tuy không biết vị hiền đệ Hoa Hùng kết nghĩa nơi chiến trường với tôi năm xưa nay đang ở phương nào, nhưng tôi mong anh có thể phân rõ thiện ác, bài trừ can nhiễu, đắc Pháp tu luyện, phản bổn quy chân, cùng nhau về nhà.

Hoa Hùng hiền đệ, đệ có nghe thấy lời hiệu triệu từ chốn sâu thẳm nhất của tâm linh tôi hay không?

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/5/24/66351.html

The post Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/cau-chuyen-luan-hoi-hoi-uc-ruou-am-tram-hoa-hung.html/feed0
Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượnghttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html#respondThu, 14 Jul 2011 05:53:02 +0000https://chanhkien.org/?p=12562Tác giả: Đồng Tâm [Chanhkien.org] Tán «Mã Tiền Khóa» Thục tướng càn khôn nhất nhã Nho, Xuất binh ngẫu tả dự ngôn thư. Quân trung chiêm bặc chân cơ hiện, Mã bối hưng suy hiểm tượng trừ. Niêm chỉ hồng triều sinh thả lạc, Hạp tinh xích thú hữu hoàn vô. Mang mang mạt thế […]

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Tâm

[Chanhkien.org]

Tán «Mã Tiền Khóa»

Thục tướng càn khôn nhất nhã Nho,
Xuất binh ngẫu tả dự ngôn thư.
Quân trung chiêm bặc chân cơ hiện,
Mã bối hưng suy hiểm tượng trừ.
Niêm chỉ hồng triều sinh thả lạc,
Hạp tinh xích thú hữu hoàn vô.
Mang mang mạt thế thùy lai cứu,
Đại Pháp hồi thiên chúng vọng phù.

Tạm dịch:

Ngợi ca «Mã Tiền Khóa»

Thục Hán tự hào có quân sư,
Dùng binh lại viết sách tiên tri.
Trong quân bốc quẻ chân cơ hiện,
Bói sau lưng ngựa hiển Thần uy.
Biết trước hồng triều sinh rồi diệt,
Nhắm mắt bấm tay đoán hưng suy.
Mênh mang mạt thế ai lại đến,
Đại Pháp cứu độ chúng Thần quy.

Ghi chú của người dịch:

Hồng triều: triều đại đỏ, chỉ đảng cộng sản Trung Quốc. «Mã Tiền Khóa»: dự ngôn nổi tiếng của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc (xem thêm).

The post Vườn thơ Chánh Kiến: Ngợi ca «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/vuon-tho-chanh-kien-ngoi-ca-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html/feed0
Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạohttps://chanhkien.org/2011/04/truyen-thuyet-dan-gian-gia-cat-luong-bai-su-hoc-dao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/truyen-thuyet-dan-gian-gia-cat-luong-bai-su-hoc-dao.html#respondWed, 27 Apr 2011 07:46:49 +0000https://chanhkien.org/?p=11713Tác giả: Phúc Chính [Chanhkien.org] Gia Cát Lượng là một nhà quân sự nổi tiếng phò tá Lưu Bị của nhà Thục Hán thời Tam Quốc (220-280 SCN). Ông thường được mô tả là mặc một chiếc áo choàng dài và tay phe phẩy chiếc quạt bằng lông hạc. Hồi nhỏ, khi Gia Cát Lượng […]

The post Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phúc Chính

[Chanhkien.org] Gia Cát Lượng là một nhà quân sự nổi tiếng phò tá Lưu Bị của nhà Thục Hán thời Tam Quốc (220-280 SCN). Ông thường được mô tả là mặc một chiếc áo choàng dài và tay phe phẩy chiếc quạt bằng lông hạc.

Hồi nhỏ, khi Gia Cát Lượng lên 8, 9 tuổi vẫn chưa biết nói, gia cảnh lại nghèo, do đó phụ thân ông đã để ông chăn cừu trên một ngọn núi ở gần đó.

Trên núi có một đạo quán, trong đạo quán có một lão đạo sĩ tóc bạc. Lão đạo sĩ mỗi ngày đều ra ngoài đi du ngoạn. Một ngày nọ, ông trông thấy Gia Cát Lượng và thử trêu đùa cậu bé, thì cậu bé cũng đùa lại với ông. Từ đó Gia Cát Lượng và lão đạo sĩ thường trò chuyện với nhau bằng cách ra dấu tay. Lão đạo sĩ thấy Gia Cát Lượng thông minh khả ái nên đã tiện thể trị bệnh cho cậu. Không lâu sau, bệnh câm của Gia Cát Lượng đã được chữa khỏi.

Khi có thể nói được, Gia Cát Lượng vô cùng cao hứng; cậu hướng về lão đạo sĩ để bái tạ. Lão đạo sĩ nói: “Hãy về nhà nói với cha mẹ rằng ta sẽ thu con làm đồ đệ, dạy con biết đọc biết viết, học thiên văn địa lý, và phép dùng binh bằng Âm Dương Bát Quái. Nếu cha mẹ con đồng ý, thì hằng ngày con hãy đến đây học, không được bỏ buổi nào.”

Kể từ đó, Gia Cát Lượng bái lão đạo sĩ làm sư phụ. Bất chấp gió mưa, hàng ngày Gia Cát Lượng đều lên núi nghe giảng. Cậu thông minh hiếu học, chuyên tâm ghi nhớ, sách chỉ xem qua là đã hiểu, nghe giảng xong là đã nhớ. Vì thế lão đạo sĩ ngày càng thêm quý mến cậu.

Nháy mắt đã bảy, tám năm trôi qua.

Một ngày nọ, khi Gia Cát Lượng đang xuống núi và đi qua một cái “am” bỏ hoang, thì bất ngờ một trận cuồng phong thổi tới, kèm theo mưa gió rợp trời dậy đất. Gia Cát Lượng vội lánh vào trong am để trú mưa, thì bỗng nhiên, một người con gái cậu chưa từng trông thấy tới nghênh đón cậu vào trong nhà. Chỉ thấy cô gái này mày nhỏ mắt to, mảnh mai kiều diễm, tựa như tiên nữ hạ phàm. Gia Cát Lượng cảm thấy bị cuốn hút bởi cô gái. Khi trời tạnh mưa, cô gái tiễn cậu ra cửa, cười nói: “Hôm nay chúng ta coi như đã biết nhau. Từ nay về sau khi lên núi xuống núi thì xin hãy qua đây nghỉ ngơi và dùng trà.” Lúc Gia Cát Lượng từ trong “am” đi ra ngoài thì thấy có hơi chút kỳ quái, làm sao nơi chưa từng đến này lại có người ở.

Từ đó về sau, mỗi lần Gia Cát Lượng tới am, người con gái không chỉ ân cần tiếp đãi, mà còn có thịnh tình muốn giữ lại dùng cơm. Ăn cơm xong hai người không chỉ cười nói mà còn đánh cờ giải khuây. So với đạo quán, nơi đây quả thực là một thế giới khác hẳn. Gia Cát Lượng bắt đầu mê muội mà không tự nhận ra.

Tâm trí Gia Cát Lượng trở nên bị ảnh hưởng, và cậu cảm thấy chán nản khi học tập. Sư phụ giảng đến đâu thì quên đến đó, lời giảng đi vào tai này rồi xuất ra tai kia, không thể ghi nhớ, lúc đọc sách thì không biết là nói về cái gì, càng xem càng không nhớ.

Lão đạo sĩ biết có vấn đề, bèn gọi Gia Cát Lượng đến, thở dài một tiếng rồi nói: “Hủy cây thì dễ, trồng cây thì khó. Ta đã tốn quá nhiều công sức vì ngươi rồi.”

Gia Cát Lượng nghe sư phụ nói biết có chuyện, vội cúi đầu nói: “Sư phụ! Con sẽ không cô phụ một phen khổ tâm của ngài.”

“Lời này hiện tại ta không thể tin”, lão đạo sĩ nhìn Gia Cát Lượng và nói. “Ta thấy ngươi là đứa trẻ thông minh, định dạy ngươi thành tài, nên mới trị bệnh cho ngươi, thu ngươi làm đồ đệ. Mấy năm trước ngươi thông minh cần mẫn, sư phụ ta khổ tâm dạy ngươi cũng không cảm thấy khổ; nào ngờ giờ đây ngươi từ cần mẫn thành lười nhác, tuy thông minh mà cũng uổng công, lại còn nói sẽ không cô phụ một phen khổ tâm của ta, ta tin sao được?”

Lão đạo sĩ lại nói: “Gió không thổi, cây không động, thuyền không đảo, nước không đục.” Nói rồi chỉ vào cây cổ thụ bị rất nhiều dây mây cuốn vào ở trong sân cho Gia Cát Lượng xem. “Ngươi xem, cái cây kia tại sao sống dở chết dở, không thể tăng trưởng lên được?”

“Bởi vì dây mây cuốn rất chặt vào nó khiến nó không lớn được”, Gia Cát Lượng đáp.

“Đúng rồi, cái cây này ở trên núi, nơi đất đá khô cằn, rất cực khổ nhưng vẫn sống tốt vì nó quyết chí mọc rễ xuống dưới, đâm cành lên trên, không sợ nóng, không sợ lạnh, nên càng ngày càng cao lớn. Thế nhưng cái dây mây chỉ cuốn một lúc mà nó đã không lớn lên được, đây gọi là ‘lạt mềm buộc chặt’ đấy!”

Vốn thông minh nhanh trí, Gia Cát Lượng không giấu giếm mà hỏi ngay sư phụ: “Sư phụ, sao ngài biết chuyện?”

Lão đạo sĩ nói: “Gần nước biết tính cá, gần núi rõ tiếng chim. Ta xem thần sắc ngươi, quan sát hành động của ngươi, còn không biết tâm sự của ngươi hay sao?” Lão đạo sĩ ngừng lại một lúc rồi nghiêm sắc mặt, nói: “Nói thật cho ngươi rõ, đứa con gái mà ngươi thích kia chẳng phải là người, nó nguyên là một con tiên hạc trên Thiên Cung, chỉ vì ăn vụng hội bàn đào của Vương Mẫu mà bị Thiên Cung đánh hạ xuống để chịu khổ. Tới nhân gian, nó hóa thành mỹ nữ, văn võ thì không, cày bừa chẳng biết, chỉ biết tầm hoan tác nhạc. Ngươi thấy tướng mạo nó đẹp, nhưng nó chỉ biết có ăn ngủ thôi. Ngươi cứ thần hồn điên đảo thế này, cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì đâu. Nếu không theo nó chiều ý nó, nó còn làm hại ngươi.”

Gia Cát Lượng nghe xong sợ quá, vội hỏi xem phải làm sao.

Lão đạo sĩ nói: “Con tiên hạc này có thói quen, là mỗi khi đêm đến thì nó hiện nguyên hình, bay lên thiên hà tắm rửa. Lúc ấy, ngươi tiến vào phòng nó, lấy y phục nó đem đốt đi, y phục nó là mang từ trên Thiên Cung xuống. Bị đốt rồi thì nó không thể hóa thành mỹ nữ được nữa.”

Gia Cát Lượng nghe lời sư phụ dặn dò và rời đi. Trước khi đi, lão đạo sĩ đưa cậu một cây gậy đầu rồng và nói: “Con hạc này khi phát hiện trong am phát hỏa, sẽ lập tức từ thiên hà phi trở xuống, gặp ngươi đang đốt xiêm y của nó, tất không chịu thua. Nếu nó làm hại ngươi, hãy dùng quải trượng này đánh nó, nhớ đấy!”

Giờ Tý đêm hôm đó, Gia Cát Lượng nhẹ nhàng vào trong am, mở cửa phòng, quả nhiên thấy trên giường có một bộ xiêm y, nhưng không thấy người đâu. Cậu lập tức nhóm lửa đốt cháy bộ xiêm y.

Tiên hạc đang lúc tắm rửa trên thiên hà, đột nhiên thấy trong lòng bất an, vội vàng đi xuống nhìn quanh thì thấy trong am có lửa, vội vàng hét to rồi phi trở xuống. Khi thấy Gia Cát Lượng đang đốt xiêm y, nó nhào tới và dùng mỏ mổ vào mắt Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng nhanh mắt nhanh tay, cầm lấy quải trượng, lập tức đánh con hạc rớt xuống đất. Cậu vội chìa tay ra chộp nhưng chỉ nắm được cái đuôi. Tiên hạc liều mạng vùng vẫy thoát ra, vỗ cánh thật mạnh rồi bay vọt lên không trung, nhưng đám lông đuôi thì bị Gia Cát Lượng giứt đứt hết.

Tiên hạc bị cụt đuôi, không còn giống những tiên hạc khác trên Thiên Cung nữa nên vô cùng xấu hổ. Từ đó nó không dám lên thiên hà tắm rửa nữa, cũng không thể biến lại thành mỹ nữ vì đã bị đốt mất xiêm y, đành vĩnh viễn ở tại nhân gian, chui vào lẫn lộn với bầy bạch hạc.

Từ đó Gia Cát Lượng không quên bài học này, đem đám lông đuôi tiên hạc đi cất giữ cẩn thận, lấy đó làm tấm gương để răn mình.

Từ đó về sau Gia Cát Lượng ngày càng cần mẫn, phàm sư phụ giảng gì, đọc sách gì thì đều ghi nhớ, tâm lĩnh thần hội, biến chúng thành thứ của bản thân mình. Lại qua một năm nữa, đúng vào ngày Gia Cát Lượng đốt họa bì của mỹ nữ, lão đạo nhân cười nói với Gia Cát Lượng: “Đồ đệ này, ngươi theo ta đã chín năm rồi, sách gì cần đọc thì đã đọc rồi, điều gì cần truyền thụ thì đã nghe rồi. Có câu nói ‘sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân’, ngươi nay đã 18 tuổi rồi, còn cần lập gia đình, ngươi hãy tự mình xử lý mọi việc.”

Gia Cát Lượng thấy sư phụ nói đã “học xong”, bèn vội vàng khẩn cầu, nói: “Sư phụ, đồ đệ càng học càng thấy học thức nông cạn, con nguyện ở lại với ngài học thêm bản lĩnh.”

“Bản lĩnh chân chính cần phải trong khi thực hành mới có thể đạt được. Sách đã học rồi, còn cần xem Trời Đất thiên biến vạn hóa thế nào, tùy thời mà chuyển, tùy cơ ứng biến, mới có thể hữu dụng được! Hãy lấy con tiên hạc kia làm bài học giáo huấn, từ nay chớ lại để tình sắc làm mê đắm nữa, đây là giáo huấn trực tiếp; hết thảy sự việc trên đời đều không được để giả tướng mê hoặc, nhất định phải xử lý cẩn thận, phải thấy rõ bản chất mới được. Đây coi như lời dặn dò lúc chia tay! Hôm nay ta phải đi đây!”

“Sư phụ, ngài định đi đâu?” Gia Cát Lượng kinh ngạc hỏi. “Từ nay con biết đến đâu tìm ngài?”

“Vân du bốn biển, không có định hướng”, lão đạo sĩ đáp.

Nhất thời không biết làm sao, Gia Cát Lượng nước mắt tuôn rơi, nói: “Sư phụ nhất định phải đi, thì xin nhận đồ đệ một bái, gọi là cảm tạ đại ân dưỡng dục.”

Gia Cát Lượng cúi mình làm lễ, lễ xong ngẩng đầu lên thì đã không thấy sư phụ đâu nữa. Từ đó cũng không nghe nói tung tích của lão đạo sĩ nữa.

Lão đạo sĩ trước khi đi đã đưa cho Gia Cát Lượng một vật, chính là bộ y phục Bát Quái mà sau này ông thường xuyên mặc.

Gia Cát Lượng hoài niệm sư phụ, thường mang chiếc áo Bát Quái trên người, coi như vĩnh viễn cõng sư phụ trên lưng. Gia Cát Lượng không quên giáo huấn của sư phụ, nhất là lời dặn dò lúc chia tay, đặc biệt thường mang theo mình chiếc quạt bằng lông vũ, không rời khỏi tay, để tự răn mình phải hành sự thận trọng. Đây chính là lai lịch chiếc quạt lông vũ trên tay Gia Cát Lượng.

Xem thêm:

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/7/14/33082.html
http://www.pureinsight.org/node/3170

The post Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/truyen-thuyet-dan-gian-gia-cat-luong-bai-su-hoc-dao.html/feed0
Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (3): «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượnghttps://chanhkien.org/2011/02/tim-hieu-bi-an-nhung-dai-du-ngon-cua-trung-quoc-3-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/tim-hieu-bi-an-nhung-dai-du-ngon-cua-trung-quoc-3-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html#respondSun, 20 Feb 2011 17:42:53 +0000https://chanhkien.org/?p=10711Tác giả: Minh Áo chỉnh lý Tham khảo dự ngôn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng [Chanhkien.org] Thơ rằng: Tri kỳ bất khả hoàn thị vi, Diễn thành trung nghĩa vạn cổ thùy. Thị phi thành bại não hậu sự, Bi khổ tân toan tố dữ thùy. Tạm dịch: Biết rằng không thể vẫn […]

The post Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (3): «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Áo chỉnh lý

Tham khảo dự ngôn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng

[Chanhkien.org]

Thơ rằng:

Tri kỳ bất khả hoàn thị vi,
Diễn thành trung nghĩa vạn cổ thùy.
Thị phi thành bại não hậu sự,
Bi khổ tân toan tố dữ thùy.

Tạm dịch:

Biết rằng không thể vẫn cứ đi,
Diễn vai trung nghĩa mãi khắc ghi.
Thị phi thành bại còn đâu nữa,
Buồn đau chua xót tỏ cùng mi.

Gia Cát Lượng “Hóa thân của trí tuệ”

Trong văn hóa Trung Quốc, Gia Cát Lượng rõ ràng là “hóa thân của trí tuệ”. Những sự tích về Gia Cát Lượng trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa» đã miêu tả rất tinh tế sâu sắc. Tại Trung Quốc, không có ai chưa từng đọc qua «Tam Quốc Diễn Nghĩa» hoặc nghe qua các cố sự của «Tam Quốc Diễn Nghĩa», bởi vậy, gần như ai ai cũng đều biết Gia Cát Lượng, thậm chí cả những người mù chữ cũng biết.

Vậy thì Gia Cát Lượng đã để lại những điều thần kỳ gì?

Gia Cát Lượng (181~234 SCN), tự Khổng Minh, là quân sư của Lưu Bị thời Tam Quốc, sau khi Lưu Bị xưng Đế ông trở thành Thừa tướng nhà Thục Hán. Tương truyền Gia Cát Lượng có khả năng thấu Trời hiểu Đất, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, dụng binh như Thần. Nếu không có Gia Cát Lượng, một mình sức Lưu Bị hoàn toàn không thể dựng nên cơ nghiệp. «Xuất Sư Biểu» nổi tiếng của Khổng Minh đã thể hiện tinh thần trung nghĩa “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” của ông.

Đối với Gia Cát Lượng, người ta đều đã biết nhiều, nhưng đại đa số coi ông là người với trí tuệ mưu lược quân sự “ngồi trong trướng bày mưu tính kế, quyết thắng ngoài ngàn dặm”. Trên thực tế, Gia Cát Lượng dự liệu như Thần — ông có năng lực dự tính siêu thường, chẳng những tinh thông binh pháp, mà quan trọng hơn là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. “Thiên văn” ở đây không phải là thiên văn học ngày nay, hoặc là dự báo thời tiết. Những người tu Đạo trong quá khứ đều biết dùng Dịch Lý để giải thích và quan sát thiên tượng, nếu dùng khái niệm khoa học hiện nay mà nói, là có khả năng đột phá sự hạn chế thời-không ở một tầng thứ nhất định, quan sát những biến hóa của thời gian, không gian trong một phạm vi rộng.

Gia Cát Lượng tinh thông thuật số Dịch Lý, biết cách quan sát thiên tượng để phán đoán tình hình. Ngoài ra, ông còn có khả năng xem tướng. Ví dụ, ngay lần đầu tiên gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã biết trước người này tất sẽ tạo phản, sau này Ngụy Diên quả nhiên phản bội nhà Thục Hán sau khi Gia Cát Lượng bệnh chết; tuy nhiên Gia Cát Lượng đã sớm chuẩn bị cẩm nang, dặn dò Đại tướng Mã Đại chém chết Ngụy Diên.

Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn không thành công, có người cho rằng ông đã sớm biết nhà Thục Hán rốt cuộc không thể thống nhất đại nghiệp. Gia Cát Lượng đã biết không thể làm mà vẫn làm, hoặc để báo đáp ân nghĩa ba lần thăm lều cỏ của Lưu Bị cùng ước nguyện ủy thác của tiên đế, càng có khả năng là ông biết trước sứ mệnh của mình — nhân vật lịch sử! Độc giả có thể hỏi, vì sao biết trước tương lai mà vẫn không thể thay đổi được lịch sử? Biết kết cục rồi mà sao vẫn gắng sức làm? Câu hỏi này xin để lại cho độc giả suy ngẫm.

Giới thiệu vắn tắt «Mã Tiền Khóa»

Dự ngôn «Mã Tiền Khóa» (马前课) là do Thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, tại Trung Quốc có thể nói hầu như nhà nhà đều biết, nhưng rất ít người biết về «Mã Tiền Khóa». Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân ngũ đã sáng tác «Mã Tiền Khóa» (Tên «Mã Tiền Khóa» có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). Đây là bài tiên tri dự đoán những đại sự trong thiên hạ, tổng cộng có 14 khóa, trong đó 10 khóa đã được phá giải, còn lại 4 khóa để lại cho các kẻ sĩ có tri thức khám phá.

Tương đối mà nói, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng so với những dự ngôn khác xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc là dễ phá giải hơn, bởi vì nó quy tắc phi thường, mỗi khóa dự ngôn một triều đại lịch sử, thuận theo diễn biến lịch sử mà miêu tả. Còn các dự ngôn khác, có khi một triều đại dự ngôn rất nhiều đại sự, có triều đại lại ít đại sự, không có quy luật, do đó không dễ xem lời dự ngôn đối ứng với triều đại nào.

«Mã Tiền Khóa» tổng cộng 14 khóa. 10 khóa đầu bắt đầu từ thời Thục Hán, một mạch đến Trung Hoa Dân Quốc ra đời, phi thường chuẩn xác. Trong khóa đầu tiên của «Mã Tiền Khóa», Gia Cát Lượng nói “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy, Âm cư Dương phất, Bát thiên nữ quỷ”. Trong «Xuất Sư Biểu» ông cũng nói qua: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“, tám chữ này chính là Gia Cát Lượng tự miêu tả mình, bởi vì ông biết giang sơn nhà Hán khí số đã hết, không ai có thể cứu vãn được nữa. Hai câu sau “Âm cư Dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, “Bát thiên nữ quỷ” ở đây là câu đố chữ, chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏), chính là nói Thục Hán cuối cùng bị nước Ngụy tiêu diệt.

Trong tổng cộng 14 khóa, mỗi khóa nói về một triều đại. Ví như Khóa 4, là nói về sau khi triều Đường kiến lập, quẻ nói “Thập bát nam nhi, khởi vu Thái Nguyên”. Chữ “Nam nhi” này, chúng ta sinh con trai gọi là “tử” (子), “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), chính là chỉ cha con Lý Uyên triều Đường đoạt được thiên hạ; “Khởi vu Thái Nguyên”, ấy là vì Lý Uyên năm ấy khởi binh từ Thái Nguyên.

Lại như Khóa 8 nói về triều Minh, triều Minh là Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ. Quẻ này nói “Nhật nguyệt lệ thiên, Kỳ sắc nhược xích, Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”. “Nhật nguyệt lệ thiên” lại là một câu đố chữ, chữ “Nhật” (日) cộng thêm chữ “nguyệt” (月) là chữ Minh (明), chỉ triều Đại Minh; chữ “xích” trong “Kỳ sắc nhược xích” là mang ý sắc đỏ thẫm (chu hồng), ám chỉ thiên hạ nhà Chu. “Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”, có nghĩa triều Minh truyền được tổng cộng 16 đời Vua.

Có người có thể hỏi, dự ngôn này có phải do người đời sau soạn ra hay không? Đây là vấn đề rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bản «Mã Tiền Khóa» còn lưu lại hiện nay là bản có chú giải của nhà sư Thủ Nguyên tại núi Bạch Hạc vào những năm Quang Tự triều Thanh, ông lúc ấy đã 86 tuổi. Trong «Mã Tiền Khóa», dự ngôn về triều Thanh là “Thủy nguyệt hữu chủ, Cổ nguyệt vi quân”. “Thủy nguyệt hữu chủ” là một câu đố chữ, ba điểm bộ Thủy (氵) cộng thêm chữ “nguyệt” (月) rồi thêm chữ “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清); “Cổ nguyệt vi quân”, chữ “Cổ” (古) thêm chữ “nguyệt” (月) là chữ “Hồ” (胡). Triều Thanh là thiên hạ của dân tộc Mãn thiểu số, do đó “Cổ nguyệt vi quân” là nói người dân tộc Mãn tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Kế đó còn có tám chữ “Thập truyền tuyệt Thống, Tương kính nhược tân”, về câu này, Thủ Nguyên lão hòa thượng không giải, ông nói: “Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh (năm 1806), năm nay đã 86 tuổi (năm 1892), mấy câu sau này không dám nói bừa“. Nếu như lão hòa thượng này có thể đợi thêm mấy thập niên nữa, tận mắt chứng kiến cách mạng Tân Hợi năm 1911, Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh là Tuyên Thống thoái vị, đối với khóa này sẽ có thể giải thích hoàn chỉnh. “Thống” là chỉ “Tuyên Thống”, “Thập truyền tuyệt Thống” là chỉ triều Thanh tính từ khi Thuận Trị nhập quan xưng Đế đến Tuyên Thống tổng cộng là 10 Hoàng đế──Hoàng đế đầu tiên là Ái Tân Giác La. Sau đó là Nỗ Nhĩ Cáp Xích, rồi truyền đến Hoàng Thái Cực, hai vị Hoàng đế này là ở ngoài kinh thành, sau quân Thanh nhập quan ải là thời Hoàng đế Thuận Trị, Thuận Trị truyền cho Khang Hy, tiếp đến Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, tổng cộng vừa đúng 10 vị Hoàng đế, “tuyệt Thống” là chỉ Hoàng đế cuối cùng Tuyên Thống. Có thể thấy «Mã Tiền Khóa» đối với sự diệt vong của triều Thanh đã sớm biết trước, chẳng qua là vì sự tình còn chưa phát sinh, nên lão hòa thượng không dám đoán liều, buộc lòng phải ngưng. Có thể thấy «Mã Tiền Khóa» không phải do hậu nhân soạn, nếu như nói là do Thủ Nguyên soạn, ông có thể dự ngôn chuẩn xác về triều Thanh, vậy thì bản thân Thủ Nguyên cũng là nhà tiên tri rồi.

Khóa 10 chính là dự ngôn Trung Hoa Dân Quốc──Tôn Trung Sơn sáng lập nước Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Sau Khóa 10 là nói về những sự kiện sau thời Trung Hoa Dân Quốc, tượng của Khóa 13 nói: “Hiền bất di dã, Thiên hạ nhất gia, Vô danh vô đức, Quang diệu Trung Hoa”, đây hiển nhiên là chỉ thời thái bình thịnh thế, thế giới đại đồng, kết cục đại viên mãn như thế này ở trong nhiều dự ngôn cũng có đề cập tới, nhưng xã hội vị lai rốt cuộc là như thế nào, đối với chúng ta mà nói là vẫn còn chưa biết, có lẽ phải đợi đến lúc có bậc cao minh chỉ dẫn ra khỏi cõi mê mà thôi.

Thử giải «Mã Tiền Khóa»

Nguyên tác giả: Thừa tướng Thục Hán Gia Cát Lượng
Nguyên người giải: Bạch Hạc Sơn tăng – Thủ Nguyên
Người giải hôm nay: Người biên tập bài viết này

Lời chú của Thủ Nguyên:

“Khổng Minh «Mã Tiền Khóa» là tác phẩm soạn ra lúc nhàn hạ ở trong quân, chỉ ra phương hướng cho hậu nhân. 14 khóa trong «Mã Tiền Khóa» có sách sắp xếp riêng, mỗi khóa chỉ một triều đại. Đạo Trời tuần hoàn, người biết tự biết, người mê tự mê, kỳ diệu lắm thay. Lão tăng 86 tuổi núi Bạch Hạc, Thủ Nguyên viết.”

Thủ Nguyên giải đến Khóa 9, cuối cùng là một câu như thế này: “Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh, năm nay đã 86 tuổi, mấy câu sau này không dám nói bừa.”

«Mã Tiền Khóa» ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay đầu lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến lạ thường. Với 9 khóa đầu, người dịch chỉ lược sơ qua, không giải chi tiết.

第一课○●●●●○ 中下

无力回天 鞠躬尽瘁
阴居阳拂 八千女鬼
证曰:阳阴阴阴阴阳在卦为颐
解曰:诸葛卒後 後主 降于魏

Khóa 1 ○●●●●○ Trung Hạ

Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư Dương phất
Bát thiên nữ quỷ

Tạm dịch:

Không sức đổi Trời
Còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất
Tám ngàn nữ quỷ

Chứng rằng: Dương Âm Âm Âm Âm Dương tại quẻ Di

Giải rằng: Gia Cát chết rồi, sau chủ hàng Ngụy (sau khi Gia Cát Lượng chết, Thục Hán đầu hàng Ngụy). Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏).

第二课○●○○●○ 中下

火上有火 光烛中土
称名不正 江东有虎
证曰:阳阴阳阳阴阳在卦为离
解曰:司马炎篡魏 元帝都建康 建康属江东

Khóa 2 ○●○○●○ Trung Hạ

Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ

Tạm dịch:

Trên lửa có lửa
Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông có hổ

Chứng rằng: Dương Âm Dương Dương Âm Dương tại quẻ Ly

Giải rằng: Tư Mã Viêm soán Ngụy, đóng đô tại Kiến Khang, Kiến Khang thuộc Giang Đông (Tư Mã Viêm lập nên nhà Tây Tấn). Trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎).

第三课○●●●●● 下下

扰扰中原 山河无主
二三其位 羊终马始
证曰:阳阴阴阴阴阴在卦为剥
解曰:五 代始于司马终于杨氏

Khóa 3 ○●●●●● Hạ Hạ

Nhiễu nhiễu Trung Nguyên
Sơn hà vô chủ
Nhị tam kỳ vị
Dương chung Mã thủy

Tạm dịch:

Nhiễu loạn Trung Nguyên
Non sông không chủ
Hai ba vị ấy
Dê cùng Ngựa chạy

Chứng rằng: Dương Âm Âm Âm Âm Âm tại quẻ Bác

Giải rằng: Trước thời Ngũ Đại, Tư Mã cuối cùng về nhà họ Dương (đại loạn kết thúc, Dương Kiên kiến lập triều Tùy). Họ “Dương” (杨) với “dương” {dê} (羊) là đồng âm.

第四课●●○●○● 中上

十八男儿 起于太原
动则得解 日月丽天
证曰:阴阴阳阴阳阴在卦为解
解曰:唐 太宗起兵太原

Khóa 4 ●●○●○● Trung Thượng

Thập bát nam nhi
Khởi vu Thái Nguyên
Động tắc đắc giải
Nhật nguyệt lệ thiên

Tạm dịch:

Mười tám nam nhi
Khởi từ Thái Nguyên
Động ắt được giải
Nhật nguyệt tươi đẹp

Chứng rằng: Âm Âm Dương Âm Dương Âm tại quẻ Giải

Giải rằng: Đường Thái Tông khởi binh tại Thái Nguyên. “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李).

第五课○○○●●● 下中

五十年中 其数有八
小人道长 生灵荼毒
证曰:阳阳阳阴阴阴在卦为否
解曰: 後五代八姓共五十三年

Khóa 5 ○○○●●● Hạ Trung

Ngũ thập niên trung
Kỳ số hữu bát
Tiểu nhân đạo trường
Sinh linh đồ độc

Tạm dịch:

Trong năm thập niên
Số ấy có tám
Tiểu nhân đường dài
Sinh linh chịu hại

Chứng rằng: Dương Dương Dương Âm Âm Âm tại quẻ Phủ

Giải rằng: Hết thời Ngũ Đại, tám họ tổng cộng là 53 năm (dự ngôn đại loạn thời Ngũ Đại sau triều Đại Đường).

第六课●○○●○○ 上中

惟天生水 顺天应人
刚中柔外 土乃生金
证曰:阴阳阳阴阳阳在卦为兑
解曰:赵 宋聿兴天下化成金兵入寇 是刚中柔外之象

Khóa 6 ●○○●○○ Thượng Trung

Duy thiên sinh thủy
Thuận thiên ứng nhân
Cương trung nhu ngoại
Thổ nãi sinh Kim

Tạm dịch:

Chỉ Trời sinh Thủy
Thuận Trời hợp người
Trong cứng ngoài mềm
Thổ ấy sinh Kim

Chứng rằng: Âm Dương Dương Âm Dương Dương tại quẻ Đoài

Giải rằng: Triệu Tống hưng thiên hạ, quân Kim xâm nhập, ấy là tượng trong cứng ngoài mềm (Hoàng tộc Triệu Cấu chạy đến Lâm An, kiến lập Nam Tống).

第七课●○●○○● 中中

一元复始 以刚处中
五五相传 尔西我东
证曰:阴阳阴阳阳阴在卦为井
解曰:有 元一代凡十世 至正以後割据者众 有尔西我东之象

Khóa 7 ●○●○○● Trung Trung

Nhất Nguyên phục Thủy
Dĩ cương xử trung
Ngũ ngũ tương truyền
Nhĩ Tây ngã Đông

Tạm dịch:

Một nguyên về đầu
Lấy cứng đặt giữa
Năm năm tương truyền
Ngươi Tây ta Đông

Chứng rằng: Âm Dương Âm Dương Dương Âm tại quẻ Tỉnh

Giải rằng: Nhà Nguyên truyền mười đời, sau đó cát cứ nhiều nơi, giống như ngươi ở Tây ta ở Đông (khi triều Nguyên diệt vong, các Hãn quốc Mông Cổ tan rã, chẳng bao lâu sau tự tiêu vong).

第八课○○●●●○ 上上

日月丽天 其色若赤
绵绵延延 凡十六叶
证曰:阳阳阴阴阴阳在卦为益
解曰:日 月为明 赤者朱 有明一代凡十六主

Khóa 8 ○○●●●○ Thượng Thượng

Nhật nguyệt lệ thiên
Kỳ sắc nhược xích
Miên miên diên diên
Phàm thập lục diệp

Tạm dịch:

Nhật nguyệt tươi đẹp
Sắc ấy như đỏ
Kéo dài liên miên
Gồm mười sáu lá

Chứng rằng: Dương Dương Âm Âm Âm Dương tại quẻ Ích

Giải rằng: “Nhật nguyệt” (日月) là chữ “Minh” (明), “xích” (màu đỏ) là “Chu”, triều Minh truyền được 16 đời.

第九课○●○●●● 中上

水月有主 古月为君
十传绝统 相敬若宾
证曰:阳阴阳阴阴阴在卦为晋
解曰:水月有主清也 古月胡也 胡人为君 殆亦天数 不可强欤 老僧生于嘉靖十年今年八十有六过此以后不敢妄议

Khóa 9 ○●○●●● Trung Thượng

Thủy nguyệt hữu chủ
Cổ nguyệt vi quân
Thập truyền tuyệt Thống
Tương kính nhược tân

Tạm dịch:

Nước trăng có chủ
Trăng cổ làm Vua
Truyền mười tuyệt sạch
Kính nhau như khách

Chứng rằng: Dương Âm Dương Âm Âm Âm tại quẻ Tấn

Giải rằng: “Thủy nguyệt hữu chủ” là chữ “Thanh” (清), “Cổ nguyệt” (古月) là chữ “Hồ” (胡), ám chỉ quân Thanh, ấy là số Trời, không thể cưỡng lại. Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh, năm nay đã 86 tuổi, mấy câu sau này không dám nói bừa.

第十课●○●○●● 中下

豕後牛前 千人一口
五二倒置 朋来无咎
证曰:阴阳阴阳阴阴在卦为蹇

Khóa 10 ●○●○●● Trung Hạ

Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu

Tạm dịch:

Lợn sau trâu trước
Nghìn người một miệng
Năm hai đảo ngược
Bạn đến không trách

Chứng rằng: Âm Dương Âm Dương Âm Âm tại quẻ Kiển

Người biên tập giải: Khóa này chính là dự ngôn Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1911, người của Đồng Minh Hội Cách Mạng Đảng tại các nơi phát động khởi nghĩa vũ trang, triều Đại Thanh bốn bề khốn đốn, lung lay sắp đổ. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Chính phủ Cộng hòa thành lập tại Nam Kinh, Tôn Trung Sơn nhậm chức Tổng thống lâm thời. Ngày 13 tháng 2, Hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, Vương triều Đại Thanh kết thúc. “Thỉ hậu ngưu tiền” – “Lợn sau trâu trước” chính là chỉ sự kiện này: Năm 1911 là năm Tân Hợi, cũng là năm con lợn, “thỉ” chỉ “lợn”; năm 1913 là năm con trâu, do đó năm 1912 Hoàng đế nhà Thanh thoái vị và Chính phủ Cộng hòa thành lập, chính là năm “lợn sau trâu trước” (giữa năm lợn và năm trâu).

“Thiên nhân nhất khẩu” – “Nghìn người một miệng” là câu đố chữ, “Thiên, nhân, khẩu” (千人口) ba chữ hợp lại thành chữ “hòa” (和) trong “Cộng hòa”. Trung Hoa Dân Quốc là nước Cộng hòa, phổ biến chế độ dân chủ.

“Ngũ nhị đảo trí” – “Năm hai đảo ngược”, “Ngũ” và “nhị” ở đây là thuật ngữ trong Kinh Dịch, với một quẻ Lục Họa, tổng cộng có sáu hào, theo đó mà phân biệt gọi là “nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục”, trong đó hào số năm là tôn vị, đại biểu cho ngôi Vua, hào số hai là thần vị, trên ngôi Vua, dưới bề tôi, chính là trật tự bình thường. “Ngũ nhị đảo trí” chính là Vua tôi đảo lộn. Chế độ và chính thể một nước Cộng hòa chính là như vậy, trong nước Cộng hòa hết thảy quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nguyên thủ Quốc gia nước Cộng hòa gọi là Tổng thống, Tổng thống là do dân bầu, nhân dân bất mãn thì có thể hài tội, đúng là trái ngược với một quốc gia Quân chủ chuyên chế. Vua trong quá khứ được coi là bậc “Cửu ngũ chí tôn”, Gia Cát Lượng dùng “Ngũ nhị đảo trí” để miêu tả hết thảy điều này.

“Bằng lai vô cữu” – “Bạn đến không trách” là chỉ trong thời gian Trung Hoa Dân Quốc thống trị Đại Lục, bởi vì hèn yếu lâu ngày, nên khi Dân Quốc khai sáng bị quốc tế bắt nạt, Nhật Bản xâm lược, nhưng cuối cùng không bị tổn thương gì.

Đến đây, 10 khóa đầu của «Mã Tiền Khóa» đã được phá giải hoàn toàn, Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đạt xác suất đến 100%.

Bốn khóa sau đây phải chờ đến người thời nay phá giải. Người biên soạn có không nhiều giải thích, nhưng để phục vụ độc giả, đành phải miễn cưỡng vẽ rắn thêm chân vậy.

第十一课○●○○●○ 中下

四门乍辟 突如其来
晨鸡一声 其道大衰
证曰:阳阴阳阳阴阳在卦为离

Khóa 11 ○●○○●○ Trung Hạ

Tứ môn sạ tích
Đột như kỳ lai
Thần kê nhất thanh
Kỳ đạo đại suy

Tạm dịch:

Bốn cửa mở toang
Thình lình đột ngột
Tiếng gà gáy sớm
Đạo này đại suy

Chứng rằng: Dương Âm Dương Dương Âm Dương tại quẻ Ly

Người biên tập giải: Khóa này là về sự hưng suy của Trung Cộng (đảng cộng sản Trung Quốc). “Tứ môn sạ tích”, “tứ môn” là chỉ bốn cửa thành Đông Nam Tây Bắc, tượng trưng cho Hoàng thành kinh đô, bốn phương ẩn ý là toàn diện, “tích” là chỉ “phục tích” (khôi phục), ám chỉ sau Cộng hòa đột nhiên khôi phục thời đại chuyên chế. Trung Cộng kiến quốc tuy mang mỹ danh là “nước Cộng hòa Nhân dân”, nhưng lại hết sức cực quyền chuyên chế. Còn có một tầng ý nghĩa nữa: chủ nghĩa cộng sản bản chất là thứ ở phương Tây, dựa vào đấu tranh để sinh tồn, đối với thuyền thống Trung Quốc Nho, Thích, Đạo là hoàn toàn tương phản. Marx trong «Tuyên ngôn của đảng cộng sản» tự cho rằng Châu Âu đang run sợ trước một bóng ma.

“Tứ môn sạ tích” – “Bốn cửa mở toang” như vậy đã hình dung toàn bộ bụng dạ ra sao rồi, ý nói đảng ngoại lai cực quyền mau chóng tiến vào làm chủ Trung Nguyên, lập vương triều chuyên chế. Trên thực tế, năm 1921 Trung Cộng lập đảng, bất quả chỉ là một đảng nhỏ, nếu như không gặp lúc quân Nhật xâm lược Trung Hoa thì đã bị Quốc Dân Đảng “tiễu phỉ” tiêu diệt rồi. Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền đã lãnh đạo người Trung Quốc kháng chiến chống Nhật, thật không hợp với lịch sử, năm 1945 kháng chiến kết thúc, thế lực đảng cộng sản chỉ giới hạn ở góc Tây Bắc, lúc ấy đại đa số mọi người đều cho rằng Tưởng Giới Thạch sẽ nhanh chóng tiêu diệt Trung Cộng. Đến năm 1949, sau bốn năm phát triển, Quốc Dân Đảng trở thành chiến bại, Trung Cộng chiếm được thiên hạ, nằm ngoài dự đoán của tuyệt đại đa số, do vậy mới nói “Đột như kỳ lai” – “Thình lình đột ngột” vậy.

“Thần kê nhất khiếu” – “Tiếng gà gáy sớm”, là chỉ năm 1993, năm Quý Dậu, năm con gà, lúc ấy toàn bộ các nước cộng sản cơ bản giải thể, các nước Đông Âu và Liên Xô lớn mạnh ngày nào như chỉ qua một đêm là bốc hơi, chỉ còn lại Trung Cộng và mấy tiểu huynh đệ, thấp thỏm sống từng ngày, chẳng phải chủ nghĩa cộng sản tà ác “đạo này đại suy” hay sao?

第十二课●○○○○● 上中

拯患救难 是唯圣人
阳复而治 晦极生明
证曰:阴阳阳阳阳阴在卦为大过

Khóa 12 ●○○○○● Thượng Trung

Chửng hoạn cứu nạn
Thị duy Thánh nhân
Dương phục nhi trị
Hối cực sinh minh

Tạm dịch:

Cứu họa cứu nạn
Duy có Thánh nhân
Dương phục mà trị
Đêm hết ngày rạng

Chứng rằng: Âm Dương Dương Dương Dương Âm tại quẻ Đại Quá

Người biên tập giải: Nói đến “Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân”, thì phải đề cập đến vấn đề đã nói ở trước, chính là rất nhiều dự ngôn Trung Quốc đều nói rằng có Thánh nhân xuất hiện, rồi nhân loại trải qua hết ma nạn khủng bố thì sẽ tiến nhập vào thời thái bình thịnh thế, thế giới đại đồng, v.v. các dự ngôn đến đó là kết thúc. Nói về mức độ của ma nạn khủng bố thì các dự ngôn có miêu tả khác nhau, trong «Cách Am Di Lục», «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là rõ ràng tỉ mỉ phi thường, tuy nhiên «Mã Tiền Khóa» chỉ dùng có bốn chữ (“Chửng hoạn cứu nan” – “Cứu họa cứu nạn”), đủ để biểu lộ mức độ nghiêm trọng của tai họa!

Hai câu sau “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” – “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, có ý vật cực tất phản. Dự ngôn người Maya nói rằng từ năm 1992 đến 2012 là chu kỳ tối hậu của hệ mặt trời, trong đó hết thảy đều đối diện với tịnh hóa và canh tân, tiếp đó nhân loại mới có thể tiến nhập vào kỷ nguyên mới. «Thôi Bối Đồ» có câu “Càn khôn tái tạo tại Giác Cang”, là chỉ cùng một sự kiện, “Giác Cang” chỉ rồng, năm 2012 chính là năm con rồng, nếu như không phải trùng hợp, thì đây nhất định là sự kiện mang phạm vi toàn cầu, có lẽ rất nhiều dự ngôn Trung Quốc chính là nói rằng thời thịnh thế đã đến rồi!

Khóa này chính là dự ngôn về sự việc hiện đang phát sinh trên thế giới, đó là Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, cứu độ thế nhân. Pháp Luân Đại Pháp sau khi truyền xuất năm 1992, khiến quảng đại dân chúng Trung Quốc thân tâm thọ ích, chỉ mấy năm ngắn ngủi mà thu hút hàng triệu người đi theo tu luyện. Nhưng chỉ vì Trung Cộng tà ác không chịu nổi trước chuẩn mực “Chân-Thiện-Nhẫn”, lấy hết thảy thủ đoạn tự cổ chí kim bức hại Pháp Luân Đại Pháp, khiến Trung Quốc trở thành nơi tối tăm nhất trên thế giới, vô số chúng sinh chịu độc hại, đây chính là kiếp nạn lớn nhất của nhân loại, là trang đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, chẳng phải là “hối cực” (đen tối nhất) hay sao? Nhưng người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo lời giáo huấn của Sư Tôn, nên cho dù chịu bức hại vẫn mang theo từ bi, trước sau kiên trì hướng về thế nhân mà giảng rõ chân tướng, cứu độ các chúng sinh bị ác đảng dẫn vào đường tà. Đây hết thảy là do người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí bảo làm, chính là Đại sư cứu họa cứu nạn, chỉ có Lý Đại sư mới xứng nhận danh hiệu “Thánh nhân”. Nhìn ra thế giới ngày nay, có lãnh tụ tôn giáo hoặc lãnh đạo chính trị nào không mang theo tư niệm? Có ai mang trong tâm sự vô tư vô ngã vĩ đại như Đại sư? Có ai có được trí huệ như Lý Đại sư? Đối mặt với chính phủ lưu manh Trung Cộng bạo lực tà ác bậc nhất ấy, Lý Đại sư chỉ đạo đệ tử trước sau kiên trì hòa bình lý tính, trước sau dùng cái Thiện để giải thể nó, khiến sự thật càng ngày càng minh hiển, sự giải thể của ác đảng Trung Cộng đã ở tại nhãn tiền. Ngày mà Pháp Luân Đại Pháp giải thể triệt để ác đảng Trung Cộng, cũng là ngày Pháp Chính Nhân Gian tới, khắp nơi cùng mừng vui, người người đều tin theo Chân-Thiện-Nhẫn, chẳng phải chính là “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng” hay sao?

Đương nhiên, lịch sử vẫn còn một đoạn thời gian mới đến lúc ấy, đối với lời giải thích của dự ngôn này nhất định là mỗi người một ý. Nhưng xin chúng ta hãy nhìn lại sự phát triển lịch sử, ngày mà chân tướng đại hiển đã không còn xa nữa rồi. Ngoài ra, hầu như tất cả dự ngôn trong và ngoài nước đều đề cập đến những người đi theo hàng ngũ của cựu thế lực tà ác rồi cuối cùng phải đối diện với phán xét, thậm chí bị lịch sử đào thải. Để cảnh tỉnh thế nhân nhất định phải giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì, tại thời khắc then chốt giữa mới và cũ này, nhất định đừng để lựa chọn sai lầm. Phải lựa chọn để tiến nhập vào thịnh thế vị lai, nhất thiết không thể lựa chọn đứng vào hàng ngũ của cựu thế lực tà ác!

第十三课○●●○○○ 上中

贤不遗野 天下一家
无名无德 光耀中华
证曰:阳阴阴阳阳阳在卦为大畜

Khóa 13 ○●●○○○ Thượng Trung

Hiền bất di dã
Thiên hạ nhất gia
Vô danh vô đức
Quang diệu Trung Hoa

Tạm dịch:

Hiền không rơi mất
Thiên hạ một nhà
Không danh không đức
Chói lọi Trung Hoa

Chứng rằng: Dương Âm Âm Dương Dương Dương tại quẻ Đại Súc

Người biên tập giải: Khóa 12 «Mã Tiền Khóa» đã dự ngôn về sự giao thời giữa thời đại cũ và mới, còn Khóa 13 này nói về những sự việc sau khi tiến nhập vào tân kỷ nguyên.

“Hiền bất di dã, Thiên hạ nhất gia” – “Hiền không rơi mất, Thiên hạ một nhà”, như người ta thường nói, tiến về thịnh thế, chính là cảnh tượng tân thế kỷ. Dự ngôn trong Khóa này và Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» không hẹn mà trùng. Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» có sấm rằng: “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”, là nói sau khi trải qua bài học giáo huấn nghiêm khắc trong lịch sử này, đạo đức nhân loại khắp nơi thăng tiến, con người không còn mưu tính lẫn nhau nữa, mà yêu thương lẫn nhau. Câu tiếp “Vô danh vô đức” là nói con người đều hành Thiện xuất phát từ nội tâm, yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, tình thân như huynh đệ, không còn vì danh lợi ích kỷ nữa. Quá khứ Đạo gia giảng “thượng đức bất đức”, cùng với “Vô danh vô đức” thật đồng điệu.

“Quang diệu Trung Hoa” là nói thiên hạ một nhà, hiền không rơi mất, vạn vật tân sinh đến với Trung Quốc Đông Thổ, văn hóa Trung Hoa vì thế mà hưng thịnh. Có nhà dự ngôn cận đại nói rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ trở thành nơi phát nguyên tín ngưỡng của toàn thế giới, bởi vì Trung Quốc mang theo một chủng tín ngưỡng đối với Thần Phật, Trung Quốc trở thành cái nôi tín ngưỡng của toàn nhân loại, cũng rất trùng hợp với câu “Quang diệu Trung Hoa” vậy.

Lại xem lại Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» tụng viết: “Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc, Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục”, “Nhất nhân vi đại” (Một người là lớn) ở đây ứng với Thánh nhân được nói ở trên. Ngài mang đến ánh sáng cho toàn thế giới, các nhân chủng (Hồng, hoàng, hắc, bạch – da đỏ, da vàng, da đen, da trắng), quốc gia, dân tộc (Đông Nam Tây Bắc) xóa hết mâu thuẫn ngăn cách, thế giới hòa bình.

Đến lúc này, sự tình đã phi thường minh hiển, đó chính là sau khi Pháp Luân Đại Pháp trải qua khảo nghiệm tối tà ác, tất nhiên được toàn thế giới thấu hiểu và chấp nhận, từ đó con người tự giác hướng Thiện, người người đều hướng vào nội tâm mà tu, ai ai cũng đều hướng vào nội tâm mà tìm. Chuẩn mực đạo đức xã hội đề cao rất nhanh, ngay cả cảnh sát cũng không cần nữa, thiên hạ tiến nhập vào xã hội đại đồng chân chính, thế giới chân chính hưởng cảnh thái bình. Pháp Luân Đại Pháp sau khi truyền đến các nước đã khiến người ta thấy một xu thế, đó là nước nào có Pháp Luân Đại Pháp, đạo đức và nhân tâm nơi ấy sẽ hướng Thiện, sự ổn định và trị an sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp, mọi người đều gia tăng phúc phận. Cùng với sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, dân chúng toàn thiên hạ tất nhiên cũng đều nhìn thấy điểm này.

第十四课○●○●○● 中下

占得此课 易数乃终
前古后今 其道无穷
证曰:阳阴阳阴阳阴在卦为未济

Khóa 14 ○●○●○● Trung Hạ

Chiêm đắc thử khóa
Dịch số nãi chung
Tiền cổ hậu kim
Kỳ Đạo vô cùng

Tạm dịch:

Bói được quẻ này
Dịch số đã hết
Trước cũ sau mới
Đạo ấy vô cùng

Chứng rằng: Dương Âm Dương Âm Dương Âm tại quẻ Vị Tế

Người biên tập giải: Khóa này nói rằng, xem bói bốc được quẻ này, dự ngôn đã đến chỗ kết thúc rồi. Viết rằng “Bói được quẻ này, Dịch số đã hết”. Cũng tương ứng với «Thôi Bối Đồ», tại Tượng 60 tụng rằng: “Mang mang thiên số thử trung cầu, Thế Đạo hưng suy bất tự do, Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận, Bất như thôi bối khứ quy hưu”. Đều cùng một ý, nói rằng hết thảy đều có định số, đều có an bài. “Trước cũ sau mới”, ấy là “Đạo” bất biến, là phép tắc vĩnh viễn bất biến của vũ trụ, vậy mới viết rằng “Trước cũ sau mới, Đạo ấy vô cùng”. Trong Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» cũng có sấm tương tự: “Nhất Âm nhất Dương, Vô thủy vô chung, Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy”. Cổ nhân nói: “Một Âm một Dương ấy là Đạo”, trong sấm “Nhất Âm nhất Dương” cũng là chỉ “Đạo”, là “vô thủy vô chung”, là trường tồn. Người ta thường nói thiện ác hữu báo, có thể chính là ý “Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy” – “Người cuối ngày cuối, Người đầu từ đầu” vậy.

Tại Tây phương, nhà tiên tri trứ danh Nostradamus trong «Các Thế Kỷ» cũng có một đoạn như thế này:

Khi hai mươi năm sự thống trị của Mặt trăng qua đi
Một vật thể khác sẽ tiếp nhận sự thống trị trong bảy ngàn năm.
Khi Mặt trời đã mệt mỏi rã rời tiếp tục chu kỳ vận chuyển
Là lúc lời tiên tri và đe dọa này đi đến hồi kết.

Những dự ngôn này đều nói rõ rằng, toàn bộ thế giới đến lúc ấy sẽ đổi mới hoàn toàn, thời đại cũ trở thành dĩ vãng, thời đại hoàn toàn mới sẽ bắt đầu. Những người thiện lương chúng ta có thể chuyển sang thời đại mới! Cả người giải và người dịch dự ngôn này xin chúc lời chúc tốt đẹp nhất cho con người trên toàn thế giới.

Xem thêm:

>> Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng

Lược dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/2/16/42152.html

The post Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (3): «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/tim-hieu-bi-an-nhung-dai-du-ngon-cua-trung-quoc-3-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html/feed0