tài liệu văn hoá cao cấp | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Y Doãn (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/11/tai-lieu-giang-day-mon-van-hoa-cao-cap-y-doan-cau-chuyen-lich-su.htmlTue, 29 Nov 2022 06:55:04 +0000https://chanhkien.org/?p=29323Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Y Doãn (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Do đây là những bước đi đầu tiên nên khó tránh khỏi có sự thiếu sót, chúng tôi rất cần các đệ tử Đại Pháp tại các nơi trên thế giới, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục có thể góp sức và giúp chỉ ra chỗ thiếu sót. Chúng tôi chân thành hy vọng những đồng tu sử dụng bộ giáo trình này có thể phản hồi với chúng tôi những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy, cũng như các ưu khuyết điểm của bộ giáo trình, giúp chúng tôi không ngừng chỉnh sửa và đề cao, để bộ giáo trình ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng hoan nghênh thêm nhiều đồng tu có mong muốn tham gia vào việc biên soạn giáo trình có thể gia nhập đội ngũ, cùng nhau hoàn thành việc biên soạn bộ giáo trình này.◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

伊尹名阿衡(1)。阿衡欲奸湯而無由(2),乃為有莘氏媵臣(3),負鼎俎(4),以滋味說(5)湯,致(6)於王道。或曰:伊尹處士(7),湯使人聘迎之,五反然後肯往從湯,言素王(8)及九主(9)之事。湯舉任以國政。伊尹去湯適夏。既丑有夏(10),復歸於亳(11)。入自北門,遇女鳩、女房(12),作《女鳩》、《女房》(13)。(出自《史記卷三・殷本紀》

Hán Việt

Y Doãn danh A Hoành (1). A Hoành dục gian Thang nhi vô do (2), nãi vi Hữu Sằn thị dằng thần (3), phù đỉnh trở (4), dĩ tư vị thuyết (5) Thang, trí (6) vu vương đạo. Hoặc viết: Y Doãn xử sĩ (7), Thang sử nhân sính nghênh chi, ngũ phản nhiên hậu khẳng vãng tòng Thang, ngôn Tố Vương (8) cập Cửu Chủ (9) chi sự. Thang cử nhậm dĩ quốc chính. Y Doãn khứ Thang thích Hạ. Ký sửu Hữu Hạ (10), phục quy vu Bạt (11). Nhập tự Bắc môn, ngộ Nhữ Cưu, Nhữ Phòng (12), tác 《Nhữ Cưu》, 《Nhữ Phòng》 (13). (Trích từ 《Sử Ký • Quyển Tam n Bản Kỷ 》)

Chú thích

(1) A Hoành(阿衡): có người cho rằng Y Doãn tên là Chí, A Hoành là quan hàm, tương đương với chức quan tể tướng.

(2) Dục gian Thang nhi vô do(欲奸湯而無由): muốn cầu kiến vua Thương Thang nhưng không có đường. Gian (奸): nghĩa là cầu kiến. Do(由): con đường, lối đi.

(3) Dằng thần(媵臣): người đi theo trong lễ hồi môn (người hầu) cho con gái nhà quý tộc thời cổ đại khi xuất giá. Phi tử của vua Thương Thang là con gái của bộ lạc Hữu Sằn, nên Y Doãn tự nguyện làm nô tài đi theo lễ hồi môn để có thể gặp được vua Thương Thang.

(4) Đỉnh trở(鼎俎): dụng cụ nấu nướng thời cổ đại. Đỉnh(鼎): là dụng cụ dùng để nấu thức ăn, thường có dạng tròn, có hai tai cầm và ba chân. Trở(俎): cái thớt gỗ dùng để cắt thịt.

(5) Thuyết(說): khuyên nhủ

(6) Trí(致): gửi đến, ở đây có nghĩa là góp ý, góp lời.

(7) Xử Sĩ(處士): chỉ người có tài đức nhưng ẩn cư không ra làm quan.

(8) Tố Vương(素王): chỉ các đế vương thời viễn cổ. Còn một cách nói khác là chỉ những người không có những danh hiệu như “Vương”, “Hoàng” nhưng lại có đức cao vọng trọng như bậc vương, hoàng, do không có danh hào nên gọi là “Tố Vương”.

(9) Cửu Chủ(九主): chỉ Tam Hoàng, Ngũ đế và Đại Vũ.

(10) Sửu Hữu Hạ(丑有夏): cho rằng cách thức chính trị của Hữu Hạ tàn ác thậm tệ. Sửu(丑): cho là xấu ác, đáng căm ghét. Hữu Hạ(有夏): chỉ nhà Hạ.

(11) Phục quy vu Bạt(復歸於亳): Y Doãn từng đến đất Hạ để nhậm chức, nhưng thấy vua Kiệt ngang ngược vô đạo, làm trái với luân thường đạo lý, nên ông lại quay về đất Bạt.

(12) Nhữ Cưu, Nhữ Phòng(女鳩、女房): hai vị quan thần hiền đức của vua Thang.

(13) 《Nhữ Cưu》, 《Nhữ Phòng》(《女鳩》、《女房》): hai tác phẩm này đã bị thất truyền. 《Tập Giải》 dẫn lời của Khổng An Quốc rằng: “Nhị biên ngôn sở dĩ sửu Hạ nhi hoàn chi ý dã” (Hai thiên nói về lý do rời khỏi Hạ Kiệt xấu xa để trở về)

Bản dịch tham khảo

Y Doãn tên gọi là A Hoành. Ông muốn cầu kiến vua Thương Thang, nhưng khổ nỗi lại không có cách nào để diện kiến nhà vua, thế nên ông bèn tình nguyện làm nô tài đi cùng của hồi môn của bộ lạc Hữu Sằn, vác theo bộ dụng cụ nấu nướng mà đến diện kiến vua Thương Thang, lấy hương vị từ việc chế biến món ăn làm ví dụ cho phương pháp trị quốc, đem điều đó đề đạt với nhà vua, khuyên nhủ vua thực hành phương pháp trị quốc theo Vương Đạo. Còn có người nói rằng Y Doãn vốn là người tài đức nhưng lại không muốn làm quan, vua Thương Thang từng sai người dùng lễ đến mời ông, nhưng phải đến lần thứ năm ông mới đồng ý ra gặp mặt. Y Doãn đàm luận với vua Thương Thang về sự tích của các vị đế vương thời viễn cổ và hành động, việc làm của chín vị quân chủ. Vua Thương Thang sau đó đã đề bạt ông quản lý việc chính sự. Y Doãn từng rời khỏi Thương Thang để đến chỗ Hạ Kiệt, nhưng ông thấy rằng Hạ Kiệt bạo ngược vô đạo, khiến ông vô cùng căm ghét, vậy nên ông đã quay lại Bạt Thành – kinh đô của nhà Thương. Sau đó, khi Y Doãn từ cổng Bắc tiến vào Bạt Thành, ông đã gặp được hai vị quan thần hiền đức là Nhữ Cưu, Nhữ Phòng, thế là ông đã viết ra hai tác phẩm “Nhữ Cưu”, “Nhữ Phòng”, thuật lại những tâm tư, suy ngẫm của ông khi rời khỏi Hạ Kiệt để quay về lại đất Bạt – kinh đô nhà Thương.

Phân tích

Y Doãn (sinh năm 1648 TCN – mất năm 1549 TCN), tên là Chí. Ông vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi do bộ lạc Hữu Sằn nhặt được trong rừng dâu. Bởi do mẹ nuôi của ông sống bên bờ sông Y, vậy nên ông được lấy tên con sông làm họ, Doãn nghĩa là hữu tướng. Tuy rằng ông có vóc người thấp bé, khuôn mặt cũng không nổi bật, nhưng lại vô cùng túc trí đa mưu, thông minh xuất chúng, chí lớn vươn xa. Để thực hiện hoài bão của mình, ông đã đi theo làm nô tài trong lễ hồi môn của bộ lạc Hữu Sằn, đến chỗ vua Thương Thang làm đầu bếp, sau đó ông lại lợi dụng cơ hội dâng thức ăn cho vua Thương Thang, phân tích hình thế của thiên hạ. Vua Thương Thang tán thưởng ông, bỏ đi thân phận nô tài, đồng thời đề bạt cất nhắc ông. Ông khuyên nhủ vua Thương Thang thực hành đạo trị quốc theo Vương Đạo, từ đó có được sự quý mến và kính trọng của bá tánh thiên hạ, khiến ông trở thành vị thừa tướng, nhà chính trị gia nổi danh những năm đầu triều đại nhà Thương.

Y Doãn tổng cộng đã trải qua hơn 50 năm làm quan qua năm đời vua: Thương Thang, Ngoại Bính, Trọng Nhâm, Thái Giáp, Ốc Đinh. Trong thời gian ông nhậm chức thừa tướng, ông đã chỉnh đốn quan liêu, thấu suốt tình cảnh của người dân, có công khiến cho nền kinh tế những năm đầu triều đại nhà Thương phát triển phồn vinh, nền chính trị trong sạch. Vào năm Ốc Đinh thứ tám (năm 1549 TCN), Y Doãn qua đời, hưởng thọ 100 tuổi. Vua Ốc Đinh đã dùng lễ của Thiên tử để mai táng ông bên cạnh lăng tẩm của vua Thương Thang, biểu dương những cống hiến của ông cho triều đại nhà Thương.

Nhìn chung cả một đời Y Doãn đã hết lòng phụng sự cho năm vị đế vương, trong lịch sử có thể nói trước sau đều là độc nhất vô nhị. Các vị đế vương trong thời đầu triều đại nhà Thương có thể có được sự phò tá của ông, cũng là phúc phận của nhà Thương. Đặc biệt ngay từ lúc đầu, Y Doãn đã khuyên nhủ vua Thương Thang phải thực hành Vương Đạo, noi theo “Tố Vương cập Cửu chủ” (các vị đế vương thời viễn cổ và chín vị quân chủ), lấy đức cai quản thiên hạ, lập nên tấm gương tốt đẹp cho triều đại nhà Thương, cả một triều đại Ân Thương đã tiếp tục kéo dài khoảng 500 năm, Y Doãn với công lao to lớn không thể phai nhòa khiến ông sau khi qua đời có thể hưởng vinh dự được an táng cạnh lăng của vua Thương Thang.

Mở rộng suy ngẫm

1. Y Doãn ôm chí lớn vươn mình, không tiếc nương thân làm nô tài, vì để có được cơ hội vào cung diện kiến vua Thương Thang. Ông làm được “nhẫn”, nếu là bạn, liệu có thể buông bỏ phong thái, làm được như vậy chăng? Xin hãy nói rõ lý do.

2. Những người vào thời viễn cổ xa xưa, y dược không phát triển được như ngày nay, vì sao có thể trường thọ như vậy? Xin hãy nói lên cách nghĩ của bạn.

3. Y Doãn từ chỗ của Hạ Kiệt lại quay về với nhà Thương, có thể nói là “chim khôn chọn cây tốt mà đậu”, nếu bạn phải giúp đỡ một tập thể hay một cá nhân, bạn sẽ suy xét từ những phương diện nào? Liệu có đáng để giúp đỡ không?

Tư liệu tham khảo

1. Tứ Thư Ngũ Kinh Chi Lộ.

2. 《Sử Ký Bản Kỷ (Thượng)》nguyên tác Tư Mã Thiên, Vương Lợi Khí, Trương Liệt biên dịch và chú thích, xuất bản lần đầu vào tháng 12 năm 1992 bởi nhà xuất bản Ngũ Nam.

3. 《Bạch Thoại Sử Ký》 do Tạ Vũ Hùng biên dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1968 bởi nhà xuất bản Hà Lạc Đồ Thư.

4. http://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%BC%8A%E5%B0%B9

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/47961

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Y Doãn (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Thái Giáp hối lỗi (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/11/tai-lieu-giang-day-mon-van-hoa-cao-cap-thai-giap-hoi-loi-cau-chuyen-lich-su.htmlThu, 17 Nov 2022 08:08:00 +0000https://chanhkien.org/?p=29299Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Thái Giáp hối lỗi (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Do đây là những bước đi đầu tiên nên khó tránh khỏi có sự thiếu sót, chúng tôi rất cần các đệ tử Đại Pháp tại các nơi trên thế giới, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục có thể góp sức và giúp chỉ ra chỗ thiếu sót. Chúng tôi chân thành hy vọng những đồng tu sử dụng bộ giáo trình này có thể phản hồi với chúng tôi những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy, cũng như các ưu khuyết điểm của bộ giáo trình, giúp chúng tôi không ngừng chỉnh sửa và đề cao, để bộ giáo trình ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng hoan nghênh thêm nhiều đồng tu có mong muốn tham gia vào việc biên soạn giáo trình có thể gia nhập đội ngũ, cùng nhau hoàn thành việc biên soạn bộ giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

帝太甲既立三年,不明,暴虐,不遵湯法,亂德,於是伊尹放之於桐宮(1)。三年,伊尹攝(2)行政當國(3),以朝諸侯(4)。

帝太甲居桐宮三年,悔過自責,反(5)善,於是伊尹乃迎帝太甲而授之政。帝太甲修德,諸侯咸歸殷,百姓以寧。伊尹嘉(6)之,乃作《太甲訓》三篇(7),褒(8)帝太甲,稱太宗。(出自《史記・殷本紀第三》)

Hán Việt

Đế Thái Giáp ký lập tam niên, bất minh, bạo ngược, bất tuân Thang pháp, loạn đức, vu thị Y Doãn phóng chi vu Đồng Cung (1). Tam niên, Y Doãn nhiếp (2) hành chính đương quốc (3), dĩ triều chư hầu (4).

Đế Thái Giáp cư Đồng Cung tam niên, hối quá tự trách, phản (5) thiện, vu thị Y Doãn nãi nghênh Đế Thái Giáp nhi thụ chi chính. Đế Thái Giáp tu đức, chư hầu hàm quy ân, bách tính dĩ ninh. Y Doãn gia (6) chi, nãi tác Thái Giáp Huấn tam thiên (7), bao (8) Đế Thái Giáp, xưng Thái Tông. (Trích từ Sử Ký • Ân Bản Kỷ Đệ Tam)

Chú thích

(1) Đồng Cung(桐宮): hành cung của nhà Thương, cách huyện Yển Sư, tỉnh Hà Nam ngày nay năm dặm về phía Tây Nam. Còn có cách nói khác là ở gần lăng mộ của vua Thang.

(2) Nhiếp(攝): tạm thời thay mặt.

(3) Đương quốc(當國): phụ trách quản lý chính quyền của đất nước.

(4) Triều chư hầu(朝諸侯): tiếp kiến các nước chư hầu.

(5) Phản(反): đồng nghĩa với phản (返), hướng về.

(6) Gia(嘉): khen ngợi, tán thưởng.

(7) Thái Giáp Huấn tam thiên(《太甲訓》三篇): tập Thượng Thư cổ văn có ba quyển Thái Giáp thượng, trung, hạ.

(8) Bao(褒): tán dương.

Bản dịch tham khảo

Thái Giáp lên ngôi được ba năm, không sáng suốt anh minh, đối xử với dân chúng hung tàn bạo ngược, không tuân theo những quy chế, phép tắc của vua Thương Thang, đạo đức suy đồi bại hoại, vậy nên Y Doãn đành phải đày ông đến Đồng Cung, nơi đặt phần mộ của vua Thương Thang. Trong ba năm sau đó, Y Doãn tạm thời chấp trưởng triều chính, chủ trì việc nước, tiếp kiến chư hầu các phương.

Thái Giáp ở Đồng Cung ba năm, ăn năn hối cải về những lỗi lầm của mình, phản tỉnh, hồi tâm hướng thiện, tu sửa tâm tính. Y Doãn biết được, bèn rước đón ông trở lại triều đình, trao lại việc nước cho ông. Từ đó về sau, vua Thái Giáp bắt đầu tu dưỡng phẩm hạnh, các nước chư hầu đều quy thuận đối với triều Ân, người dân cũng nhờ vậy mà được yên ổn, sung túc. Y Doãn vì để khen ngợi và khích lệ Thái Giáp, bèn viết ra ba quyển Thái Giáp Huấn, tán dương Đế Thái Giáp, đồng thời tôn xưng ông là Thái Tông.

Phân tích

Khổng Tử nói: “Tri quá năng cải, thiện mạc đại yên” (một người sau khi phạm lỗi, có thể nhận thức và sửa lại lỗi lầm thì chính là điều tuyệt vời nhất), Nhan Hồi nói: “Bất nhị quá” (không tái phạm), đều là để khuyên con người nên dũng cảm nhận lỗi. Thái Giáp thân là vua của một nước, có thể làm được việc sửa chữa lỗi lầm, xác thực là việc không dễ dàng, vậy nên có thể thấy Y Doãn đưa ông đến Đồng Cung để ông hối lỗi trong ba năm là quyết định chính xác. Mà trong ba năm này, Y Doãn “nhiếp chính đương quốc” (chấp trưởng triều chính), “triều chư hầu” (tiếp kiến chư hầu các phương), khiến cho đất nước không đến nỗi “nước không vua như hổ vô đầu”, lâm vào tình cảnh hỗn loạn. Mà càng đáng quý hơn là, Y Doãn không ham tiếc quyền lực chức vị, danh lợi, một khi thấy Thái Giáp sửa chữa lỗi lầm, tu sửa tâm tính, Y Doãn vẫn có thể trao trả chính quyền cho ông, hoàn toàn không giống như các chính khách sau này, tự mình soán ngôi đoạt vị lên làm hoàng đế.

Câu chuyện này lưu truyền thật lâu qua hàng đời, nói lên được Y Doãn đã cố gắng không ngừng nghỉ để kế tục thực thi trọn vẹn các sách lược trị quốc của vua Thương Thang, khiến cho triều đại nhà Thương đạt được an ổn và yên trị dài lâu, Y Doãn cũng có được thanh danh “Đại Nhân” (nhân đức lớn), “Đại Nghĩa” (nghĩa lớn).

Một người có thể lưu danh thiên cổ hay để lại tiếng xấu muôn đời, tất cả chỉ trong một niệm. Người coi trọng đạo đức thì nắm được cái gì nên và không nên làm, biết tiến biết lùi; còn người chỉ coi trọng danh lợi thì tầm nhìn hạn hẹp, chỉ thấy cái lợi trước mắt, có thể tai họa cũng lần lượt nối gót mà ập đến, thậm chí vĩnh viễn bị người đời thóa mạ. Y Doãn có thể được năm vị đế vương trọng dụng, ắt do ông vốn có nhân cách vượt xuất khỏi người thường.

Mở rộng suy ngẫm

1. Khi bạn phạm lỗi, bạn sẽ tìm lý do để tự bào chữa, quy đổ cho lý do đó, hay là thật sự tự nội tâm kiểm điểm sai lầm của bản thân? Bạn hãy nhân cơ hội này suy xét lại bản thân mình thật tốt.

2. Người có trí huệ, khi gặp vấn đề liền có thể đưa ra lựa chọn chính xác. Khi bạn gặp phải sự việc quan trọng thì thường đưa ra quyết định như thế nào?

3. Danh lợi thường khiến cho con người trở nên mụ mị, quên đi mất luân thường đạo lý nên phải giữ. Khi bạn đứng trước danh lợi, làm thế nào để vẫn giữ vững được khí tiết của mình?

Tư liệu tham khảo

1. Tứ Thư Ngũ Kinh Chi Lộ

2. Sử Ký Bản Kỷ (Thượng) nguyên tác Tư Mã Thiên, Vương Lợi Khí, Trương Liệt biên dịch và chú thích, xuất bản lần đầu vào tháng 12 năm 1992 bởi Nhà xuất bản Ngũ Nam.

3. Bạch Thoại Sử Ký do Tạ Vũ Hùng biên dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1968 bởi Nhà xuất bản Hà Lạc Đồ Thư.

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Thái Giáp hối lỗi (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Người họ Hòa nước Sở tìm được đá chứa ngọc trong núi Sở (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/08/tai-lieu-giang-day-mon-van-hoa-cao-cap-nguoi-ho-hoa-nuoc-so-tim-duoc-da-chua-ngoc-trong-nui-so-cau-chuyen-lich-su.htmlSun, 14 Aug 2022 09:30:40 +0000https://chanhkien.org/?p=28954Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Người họ Hòa nước Sở tìm được đá chứa ngọc trong núi Sở (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Vì mới là những bước đầu tiên nên sẽ khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong được đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới, nhất là đồng tu trong lĩnh vực giáo dục tham dự và góp ý. Chúng tôi chân thành hy vọng đồng tu dùng tài liệu giảng dạy này, từ đó phản hồi lại những vấn đề gặp phải trong khi đứng lớp và những ưu khuyết điểm của giáo trình, nhằm giúp chúng tôi không ngừng sửa chữa nâng cao, để giáo trình ngày càng thêm phong phú và hoàn chỉnh. Đồng thời chúng tôi cũng hoan nghênh nhiều đồng tu có nguyện ý tham dự sáng tác, biên tập tham gia ban biên tập để cùng biên soạn hoàn thành giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

楚人和氏得玉璞楚山中(1),奉而獻之厲王(2)。厲王使玉人(3)相(4)之,玉人曰:「石也。」王以和為誑(5),而刖(6)其左足。及厲王薨(7),武王即位,和又奉其璞而獻之武王。武王使玉人相之,又曰:「石也。」王又以和為誑,而刖其右足。武王薨,文王即位,和乃抱其璞而哭於楚山之下,三日三夜,泣(8)盡而繼之以血。王聞之,使人問其故。曰:「天下之刖者多矣,子奚哭之悲也(9)?」和曰:「吾非悲刖也,悲夫寶玉而題(10)之以石,貞士(11)而名(12)之以誑,此吾所以悲也(13)。」王乃使玉人理(14)其璞而得寶焉,遂命(15)曰「和氏之璧」。(出自《韓非子・和氏》)

Hán Việt

Sở nhân Hòa thị đắc ngọc phác Sở sơn trung (1), phụng nhi hiến chi Lệ Vương (2). Lệ Vương sử ngọc nhân (3) tướng (4) chi, ngọc nhân viết: “Thạch dã.” Vương dĩ Hòa vi cuồng (5), nhi nguyệt (6) kỳ tả túc. Cập Lệ Vương hoăng (7), Vũ Vương tức vị, Hòa hựu phụng kỳ phác nhi hiến chi Vũ Vương. Vũ Vương sử ngọc nhân tướng chi, hựu viết: “Thạch dã”. Vương hựu dĩ Hòa vi cuồng, nhi nguyệt kỳ hữu túc. Vũ Vương hoăng, Văn Vương tức vị, Hòa nãi bao kỳ phác nhi khốc vu Sở sơn chi hạ, tam nhật tam dạ, khấp (8) tận nhi kế chi dĩ huyết. Vương văn chi, sử nhân vấn kỳ cố. Viết: “Thiên hạ chi nguyệt giả đa hỹ, tử hề khốc chi bi dã (9)?” Hòa viết: “Ngô phi bi nguyệt dã, bi phu bảo ngọc nhi đề (10) chi dĩ thạch, trinh sĩ (11) nhi danh (12) chi dĩ cuồng, thử ngô sở dĩ bi dã (13).” Vương nãi sử ngọc nhân lý (14) kỳ phác nhi đắc bảo yên, toại mệnh (15) viết “Hòa Thị chi Bích”. (Trích từ 《Hàn Phi Tử・Hòa Thị》)

Chú thích

(1) Hòa thị đắc ngọc phác Sở sơn trung(和氏得玉璞楚山中): tìm được đá chứa ngọc từ trong núi Sở, ở đây lược bớt chữ vu(於)(nghĩa là từ/ở). Hòa thị(和氏): chính là Biện Hòa. Ngọc phác(玉璞): là ngọc chứa trong đá chưa được gọt dũa.

(2) Phụng nhi hiến chi Lệ Vương(奉而獻之厲王): đem dâng cho Lệ Vương, ở đây lược bớt chữ vu(於) (nghĩa là cho). Chi(之): chỉ khối đá chứa ngọc.

(3) Ngọc nhân(玉人): người thợ ngọc.

(4) Tướng(相): giám định.

(5) Cuồng(誑): dối trá.

(6) Nguyệt(刖): chặt chân, hình phạt chặt chân thời cổ đại.

(7) Hoăng(薨): các chư hầu thời cổ đại chết gọi là hoăng.

(8) Khấp(泣): nước mắt.

(9) Tử hề khốc chi bi dã(子奚哭之悲也): Cớ sao ngươi lại khóc đến bi thương như vậy?

(10) Đề(題): bình phẩm, đánh giá.

(11) Trinh sĩ(貞士): kẻ sĩ chính trực.

(12) Danh(名): gọi là.

(13) Thử ngô sở dĩ bi dã(此吾所以悲也): Đây là nguyên do mà tôi đau khổ.

(14) Lý(理): gọt dũa ngọc.

(15) Mệnh(命): (động từ) nghĩa là đặt tên.

Bản dịch tham khảo

Biện Hoà người nước Sở tìm được một khối đá có chứa ngọc trong núi Kinh (tức núi Sở, do nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở), liền đem nó dâng lên cho Sở Lệ Vương. Sở Lệ Vương sai thợ ngọc giám định khối đá, người thợ ngọc nói: “Đây là đá”. Sở Lệ Vương liền cho rằng Biện Hòa nói dối, liền sai chặt chân trái của Biện Hòa.

Đến khi Lệ Vương qua đời, Vũ Vương lên ngôi, Biện Hòa lại đem khối đá có chứa ngọc dâng cho Vũ Vương. Vũ Vương sai thợ ngọc giám định, thợ ngọc lại nói: “Đây là đá”. Vũ Vương lại cũng cho rằng Biện Hòa nói dối, liền sai chặt luôn chân phải của anh ta. Sau khi Vũ Vương chết, Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa ôm khối đá có chứa ngọc đó đến dưới chân núi Kinh, bi ai mà khóc suốt ba ngày ba đêm, khóc cạn cả nước mắt, đến nỗi mắt cũng chảy cả máu.

Sở Văn Vương sau khi biết được tin ấy, bèn cho người đến chỗ Biện Hòa hỏi nguyên cớ, vua nói: “Người bị chặt chân trên đời này nào có ít, cớ sao ngươi lại khóc bi thương đến vậy?” Biện Hòa đáp: “Tôi không phải đau khổ vì bị chặt chân, tôi đau khổ vì ngọc quý lại bị người ta nói thành đá, người trung trinh lại bị nói thành kẻ nói dối, đây mới là nguyên do mà tôi đau khổ”. Sở Văn Vương nghe vậy, liền phái thợ ngọc gọt dũa khối đá có chứa ngọc kia, từ trong đó gọt ra được một khối đá quý, vì vậy viên ngọc này được gọi tên là “Ngọc Hòa Thị Bích”.

Phân tích

Hòa Thị là một trong số ít những bài viết ngắn chưa đến 1.000 chữ trong bộ sách Hàn Phi Tử. Bài viết này chủ yếu viết theo lối tự sự, mượn tình cảnh đáng thương của một người nước Sở là Biện Hòa hai lần dâng lên vua khối đá chứa ngọc chưa được gọt dũa mà lần lượt bị chặt đi chân trái và chân phải, để nói với thế nhân một cách hình tượng về đạo lý: muốn khiến cho quân vương nhận thức được chân lý là điều vô cùng khó khăn, so với việc nhận biết bảo vật còn khó hơn. Bởi vì “nhân chi vu Pháp thuật dã, vị tất Hòa Thị Bích chi cập dã” (con người đối với học thuật trị quốc của Pháp gia chưa hẳn đã cần gấp như Ngọc Hòa Thị Bích), vậy nên trong lịch sử, để chân lý được tiếp nhận luôn phải trải qua một đoạn đường khó khăn, gian khổ và gập ghềnh. Mỗi khi chân lý xuất hiện thì vẫn luôn chỉ có một số người có thể nhận thức và kiên trì với nó.

Câu chuyện “Hòa Thị Bích” về sau được lưu truyền rộng rãi, một số người cũng dùng câu chuyện này để biểu đạt tâm tình “có tài nhưng không gặp thời”.

Mở rộng suy ngẫm

1. Nên nhìn nhận thế nào đối với nỗi đau của người họ Hòa?

2. Điều gì là chân lý xuyên suốt quá khứ và hiện tại?

3. Làm sao để tránh cho bi kịch của người họ Hòa không lại xảy ra lần nữa?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/47703

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Người họ Hòa nước Sở tìm được đá chứa ngọc trong núi Sở (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Vua Vũ nói về cần mẫn (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/08/tai-lieu-giang-day-mon-van-hoa-cao-cap-vua-vu-noi-ve-can-man-cau-chuyen-lich-su.htmlTue, 09 Aug 2022 08:31:38 +0000https://chanhkien.org/?p=28908Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Vua Vũ nói về cần mẫn (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Do đây là những bước đi đầu tiên nên khó tránh khỏi có sự thiếu sót, chúng tôi rất cần các đệ tử Đại Pháp tại các nơi trên thế giới, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục có thể góp sức và giúp chỉ ra chỗ thiếu sót. Chúng tôi chân thành hy vọng những đồng tu sử dụng bộ giáo trình này có thể phản hồi với chúng tôi những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy, cũng như các ưu khuyết điểm của bộ giáo trình, giúp chúng tôi không ngừng chỉnh sửa và đề cao, để bộ giáo trình ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng hoan nghênh thêm nhiều đồng tu có mong muốn tham gia vào việc biên soạn giáo trình có thể gia nhập đội ngũ, cùng nhau hoàn thành việc biên soạn bộ giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

帝舜謂禹曰:「女亦昌言(1)。」禹拜曰:「於,予何言!予思日孳孳(2)。」皋陶(3)難(4)禹曰:「何謂孳孳?」禹曰:「鴻(5)水滔天,浩浩懷山襄陵,下民皆服(6)於水。予陸行乘車,水行乘舟,泥行乘橇(7),山行乘檋(8),行山刊木(9)。與益予眾庶稻鮮(10)食。以決九川(11)致四海,浚畎澮(12)致之川。與稷予眾庶難得之食。食少,調有餘補不足,徙居。眾民乃定,萬國為治。」皋陶曰:「然,此而(13)美也。」(出自《史記・夏本紀》)

Hán Việt

Đế Thuấn vị Vũ viết: “Nữ diệc xương ngôn (1).” Vũ bái viết: “Vu, dư hà ngôn! Dư tư nhật tư tư (2).” Cao Dao (3) nan (4) Vũ viết: “Hà vị tư tư?” Vũ viết: “Hồng (5) thủy thao thiên, hạo hạo hoài sơn tương lăng, hạ dân giai phục (6) vu thủy. Dư lục hành thừa xa, thủy hành thừa châu, nê hành thừa khiếu (7), sơn hành thừa cúc (8), hành sơn san mộc (9). Dữ Ích dữ chúng thứ đạo tiên (10) thực. Dĩ quyết cửu xuyên (11) trí tứ hải, tuấn khuyển khoái (12) trí chi xuyên. Dữ Tắc dữ chúng thứ nan đắc chi thực. Thực thiểu, điều hữu dư bổ bất túc, tỉ cư. Chúng dân nãi định, vạn quốc vi trị.” Cao Dao viết: “Nhiên, thử nhi (13) mỹ dã.” (Trích từ 《Sử Ký • Hạ Bản Kỷ 》)

Chú thích

(1) Xương ngôn(昌言): đưa ra cao kiến.

(2) Tư tư(孳孳): nỗ lực không lười biếng.

(3) Cao Dao(皋陶): tên người.

(4) Nan(難): hỏi (trong hỏi đáp).

(5) Hồng(鴻): to lớn, đồng nghĩa với Hồng(洪).

(6) Phục(服): việc, ở đây là động từ, chỉ hoạt động hay làm việc.

(7) Khiếu(橇): một loại thuyền trượt bùn thời cổ đại dùng để đi trên vùng đầm lầy.

(8) Cúc(檋): loại giày đặc chế dùng để leo núi, dưới đế có đóng răng cưa để phòng bị trượt.

(9) San mộc(刊木): chặt vót cọc gỗ làm ký hiệu.

(10) Tiên(鮮): chim thú vừa bị giết thịt.

(11) Cửu xuyên(九川): chín con sông, gồm Nhược Thủy, Hắc Thủy, Hoàng Hà, Hán Thủy, Trường Giang, Tế Thủy, Hoài Thủy, Vị Thủy, Lạc Thủy.

(12) Khuyển khoái(畎澮): kênh rạch, mương nước trên đồng ruộng.

(13) Nhi(而): ông, bạn… (ngôi thứ hai số ít, như “you” trong tiếng Anh)

Bản dịch tham khảo

Vua Đế Thuấn nói với Hạ Vũ rằng: “Ông cũng đưa ra cao kiến đi!” Hạ Vũ bèn chắp tay thi lễ mà rằng: “Ai! Tôi thì có gì để nói chứ? Tôi chỉ mong mỗi ngày có thể cố gắng không lười biếng mà làm việc thôi!” Cao Dao lại hỏi Hạ Vũ: “Làm thế nào cố gắng không lười biếng?” Hạ Vũ đáp: “Dòng nước lũ khuất lấp cả trời đất, mênh mông cuồn cuộn, che lấp cả núi non, tràn ngập chỗ đất cao, người dân ngày nào cũng phải sinh sống trong dòng nước lũ. Tôi sẽ đi xe trên đất liền, ngồi thuyền vượt sông, gặp phải vùng đầm lầy thì ngồi thuyền trượt bùn, mang giày có đóng đinh mà leo núi, trèo đèo lội suối, ở trên núi đóng cọc gỗ làm ký hiệu. Tôi sẽ cùng với Bá Ích phát thóc lúa và thịt chim thú cho người dân. Tôi sẽ khơi thông chín đường sông đổ ra biển, khai thông các kênh rạch thông ra sông. Tôi sẽ cùng với Hậu Tắc phát lương thực bị thiếu hụt cho người dân, chỗ nào thiếu lương thực thì điều động lương thực từ nơi có nhiều lương thực đến để bổ sung chỗ thiếu hụt, hoặc yêu cầu người dân di chuyển chỗ ở. Người dân được ổn định, thì mỗi nước chư hầu mới có thể cai quản tốt.” Cao Dao nói: “Đúng! Đây chính là mỹ đức của ông.”

Phân tích

Thời vua Nghiêu còn tại vị, lưu vực sông Hoàng Hà thường xuyên xảy ra nạn lũ, khiến cho dân chúng lâm vào cảnh lầm than. Ban đầu vua Nghiêu hạ lệnh cho Cổn (cha của Hạ Vũ) chỉ đạo việc trị thủy. Phương pháp trị thủy mà Cổn sử dụng là nước dâng đến đâu thì đắp đất ngăn lại đến đó, dựng đê, đắp đập ngăn nước. Kết quả ròng rã suốt 9 năm, chẳng những không thể khắc phục được lũ, mà còn khiến cho nạn lũ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đó, Thuấn kế nhiệm vua Nghiêu trở thành thủ lĩnh bộ lạc, biết được Cổn trị thủy bất lực, thế là ông ra lệnh xử tử Cổn, rồi phái con trai của Cổn là Hạ Vũ tiếp tục trị thủy.

Khác với cách làm của Cổn, cách thức trị thủy mà Hạ Vũ sử dụng là mở kênh rạch dẫn nước, khai thông đường sông, dẫn nước lũ đổ ra biển lớn. Ông đã cần mẫn lao động cùng người dân, trải qua nỗ lực 13 năm ròng, cuối cùng ông cũng đã bình ổn được vấn đề nạn lũ trong thời gian dài, khiến cho người dân có thể an cư lạc nghiệp. Trọng điểm của bài này là ở việc Hạ Vũ nói về công việc mà ông làm mỗi ngày, ngoại trừ công tác trị thủy ra, ông còn xử lý công việc phân phát lương thực, chăm lo cho cuộc sống của người dân.

Biểu hiện cụ thể của tấm lòng yêu nước thương dân của Hạ Vũ đã khiến ông trở thành “chúng vọng sở quy” (người mà mọi người cùng tín nhiệm và hướng đến) sau khi vua Thuấn qua đời, ông được chọn làm thủ lĩnh bộ lạc kế nhiệm. Ngoài ra, để ca tụng công lao trị thủy vĩ đại của ông, người đời sau đều tôn xưng ông là Đại Vũ.

Mở rộng suy ngẫm:

1. Từ phương pháp trị thủy khác nhau của Đại Vũ và Cổn, bạn có được lĩnh ngộ gì?

2. Trong nhiều sử sách đều có ghi chép liên quan về Đại Vũ trị thủy, hãy chia sẻ sự tích cụ thể khác của Hạ Vũ đáng để người đời sau học tập mà bạn biết.

Tư liệu tham khảo:

1. Sử Ký, Bản Kỷ (Thượng) (Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất bản cổ tịch Đài Loan, năm 2001)

2. Tân Dịch Thượng Thư Độc Bản (Nhà in Tam Dân, năm 2005)

3. Tân Hiệu Bản Sử Ký Tam Gia Chú Tính Phụ Biên Nhị Chủng quyển 1 (Nhà in Đỉnh Văn)

4. Trang web Đại Kỷ Nguyên văn hóa http://www.epochtimes.com

5. Trang web Chánh Kiến http://big5.zhengjian.org

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/47964

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Vua Vũ nói về cần mẫn (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Hạ Kiệt thi hành chính sách tàn bạo tất diệt vong (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/07/tai-lieu-giang-day-mon-van-hoa-cao-cap-ha-kiet-thi-hanh-chinh-sach-tan-bao-tat-diet-vong-cau-chuyen-lich-su.htmlThu, 30 Jun 2022 23:53:23 +0000https://chanhkien.org/?p=28754Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Hạ Kiệt thi hành chính sách tàn bạo tất diệt vong (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Vì mới là những bước đầu tiên, nên sẽ khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong được đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới, nhất là đồng tu trong lĩnh vực giáo dục tham dự và góp ý. Chúng tôi chân thành hy vọng đồng tu dùng tài liệu giảng dạy này, từ đó phản hồi lại những vấn đề gặp phải trong khi đứng lớp và những ưu khuyết điểm của giáo trình, nhằm giúp chúng tôi không ngừng sửa chữa nâng cao, để giáo trình ngày càng thêm phong phú và hoàn chỉnh. Đồng thời chúng tôi cũng hoan nghênh nhiều đồng tu có nguyện ý tham dự sáng tác, biên tập tham gia ban biên tập để cùng biên soạn hoàn thành giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

孔甲崩,子帝皋立。帝皋崩,子帝發立。帝發崩,子帝履癸立,是為桀。帝桀(1)之時,自孔甲以來而諸侯多畔夏,桀不務德而武(2)傷百姓,百姓弗堪。乃(3)召湯而囚之夏台(4),已而釋之。湯修德,諸侯皆歸湯,湯遂率兵以伐夏桀。桀走鳴條(5),遂放(6)而死。桀謂人曰:「吾悔不遂殺湯於夏台,使至此。」湯乃踐天子位,代夏朝天下。湯封夏之後;至周,封於杞(7)也。(出自《史記》卷二夏本紀第二)

Hán Việt

Khổng Giáp băng, tử đế Cao lập. Đế Cao băng, tử đế Phát lập. Đế Phát băng, tử đế Lữ Quý lập, thị vị Kiệt. Đế Kiệt (1) chi thời, tự Khổng Giáp dĩ lai nhi chư hầu đa bạn Hạ, Kiệt bất vụ đức nhi vũ (2) thương bách tính, bách tính phất kham. Nãi (3) thiệu Thang nhi tù chi Hạ Đài (4), dĩ nhi thích chi. Thang tu đức, chư hầu giai quy Thang, Thang toại suất binh dĩ phạt Hạ Kiệt. Kiệt tẩu Minh Điều (5), toại phóng (6) nhi tử. Kiệt vị nhân viết: “Ngô hối bất toại sát Thương vu Hạ Đài, sử chí thử.” Thang nãi tiễn thiên tử vị, đại Hạ triều thiên hạ. Thang phong Hạ chi hậu; chí Chu, đối vu Kỷ (7) dã. (Trích từ 《Sử Ký》Quyển Nhị Hạ Bản Kỷ Đệ Nhị)

Chú thích

(1) Kiệt(桀): tên vua nhà Hạ.

(2) Vũ(武): bạo lực.

(3) Nãi(乃): như nãi(乃).

(4) Hạ Đài(夏台): tên địa ngục, còn có tên là Quân Đài, nằm ở phía nam huyện Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay.

(5) Minh Điều(鳴條): tên địa danh, có nơi nói phía tây của An Ấp, lại có nơi nói là đất của Nam Di.

(6) Phóng(放): lưu đày. Vùng đất lưu đày là ở Nam Sào, thuộc Sào Triều tỉnh An Huy ngày nay.

(7) Kỷ(杞): thuộc huyện Kỷ tỉnh Hà Nam ngày nay. Chu Vũ Vương (sau khi tiêu diệt nhà Thương) phong cho hậu duệ của Đại Vũ là Đông Lâu Công ở đất Kỷ.

Bản dịch tham khảo

Khổng Giáp qua đời, con là Cao kế vị. Cao Đế qua đời, con là Phát kế vị. Phát Đế qua đời, lại do con là Lý Quý kế thừa ngôi vị, hiệu là Hạ Kiệt. Từ thời của Khổng Giáp, các nước chư hầu phần đông đều chống lại nhà Hạ, sau khi vua Kiệt đăng cơ lại không chú trọng tu tâm dưỡng đức, dùng võ lực để xâm phạm các bộ tộc khác, khiến cho các bộ tộc khác không cách nào chịu được.

Sau đó vua Kiệt triệu tập thủ lĩnh của tộc Ân là Thương Thang rồi giam cầm ở Hạ Đài, không lâu sau lại thả ông về. Thương Thang tu dưỡng đức hạnh, nên các nước chư hầu đều quy thuận theo, thế là Thương Thang dấy binh mang quân đánh Hạ Kiệt. Kiệt tháo chạy đến Minh Điều, cuối cùng bị lưu đày rồi chết. Kiệt nói với người ta rằng: “Ta hối hận năm xưa không giết chết Thang ở Hạ Đài, khiến bản thân rơi vào tình cảnh này.”

Thương Thang lên ngôi thiên tử, thu lấy thiên hạ của nhà Hạ. Ông phong hậu duệ của nhà Hạ làm các chư hầu, đến thời Chu, hậu duệ nhà Hạ được phong đến đất Kỷ.

Phân tích

Những năm cuối triều Hạ, từ thời Khổng Giáp về sau, các quân vương lên ngôi không chỉnh đốn nội loạn, gây họa bên ngoài không dứt, khiến cho lòng người tan rã, các nước chư hầu phần nhiều đều chống lại nhà Hạ. Hạ Kiệt lên ngôi lại không nghĩ đến cải cách, bạo ngược vô đạo, chinh phạt chiến loạn không ngớt, hao tiền tốn của, đêm ngày uống rượu hưởng lạc, hoang dâm vô độ, hoàn toàn không màng đến người dân lầm than cơ cực, tiếng oán thán nổi lên khắp nơi, khổ không thể tả. Hạ Kiệt còn bắt giam và giết hại đại thần trung thành can gián, các nước chư hầu tứ bề cũng đồng loạt chống lại nhà Hạ, cuối cùng Hạ Kiệt lâm vào tình cảnh trong ngoài đều khốn đốn. Thương Thang thấy thời cơ thảo phạt Kiệt đã chín muồi, bèn lấy phong thái thay Trời hành đạo, phát động chiến tranh với triều đình nhà Hạ hủ bại mục ruỗng, lập nên triều đại nhà Thương mới.

Ở trận Minh Điều, đội quân của Thương Thang đã đánh bại quân của Hạ Kiệt, vua Kiệt sau đó bị lưu đày rồi chết ở Nam Sào. Điều này cũng chứng minh cho câu nói “bạo chính tất vong” (tức là thi hành nền chính trị bạo ngược tất sẽ diệt vong). Vậy mà Hạ Kiệt sau khi bại trận, tuy đã đến cùng đường mạt lộ, nhưng vẫn không biết hối cải mà còn nói rằng, ông ta hối hận năm xưa đã không giết chết Thương Thang, khiến bản thân rơi vào tình cảnh như vậy.

Mở rộng suy ngẫm

1. Hạ Kiệt là bạo chúa khét tiếng trong lịch sử, trong thời gian ông tại vị, thậm chí còn xảy ra thiên tượng sao sa, động đất, sông ngòi khô cạn. Bài học của lịch sử đang nói với chúng ta rằng: thiên tai chính là lời cảnh báo và sự trừng phạt dành cho người đi ngược lại thiên lý. Bạn hãy chia sẻ cách nghĩ của bản thân về mỗi liên hệ giữa thiên tai và nhân họa.

2. Triều đại nhà Hạ cường thịnh, trải qua hơn 400 năm lịch sử, cuối cùng lại bị lật đổ bởi một nước chư hầu nhỏ, vậy nên về sau mới có lời răn “Ân giám bất viễn, tại Hạ hậu chi thế” (nhà Ân lật đổ nhà Hạ, con cháu nhà Ân lấy sự diệt vong của nhà Hạ làm tấm gương, sau này dùng để chỉ người đời sau lấy sự thất bại của người đời trước làm tấm gương). Bạn hãy chia sẻ cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài này.

Tư liệu tham khảo

1.《Sử Ký》 Bản Kỷ (Thượng) (công ty trách nhiệm hữu hạn xuất bản cổ tịch Đài Loan, năm 2001).

2.《Tân Dịch Thượng Thư Độc Bản》 (nhà in Tam Dân, năm 2005).

3. Tân Hiệu Bản Sử Ký Tam Gia Chú Tính Phụ Biên Nhị Chủng quyển 1 (nhà in Đỉnh Văn)

4. Trang Chánh Kiến http://big5.zhengjian.org

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/47967

The post Tài liệu giảng dạy môn văn hóa (cao cấp): Hạ Kiệt thi hành chính sách tàn bạo tất diệt vong (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy bộ môn văn hóa (cao cấp): Tướng Tướng hòa (*) – Liêm Pha vác roi tạ tội (Câu chuyện lịch sử)https://chanhkien.org/2022/06/tai-lieu-giang-day-bo-mon-van-hoa-cao-cap-tuong-tuong-hoa-liem-pha-vac-roi-ta-toi-cau-chuyen-lich-su.htmlWed, 08 Jun 2022 09:37:09 +0000https://chanhkien.org/?p=28660Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến […]

The post Tài liệu giảng dạy bộ môn văn hóa (cao cấp): Tướng Tướng hòa (*) – Liêm Pha vác roi tạ tội (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ban biên tập tài liệu giảng dạy môn văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Vì để truyền rộng văn hóa truyền thống Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục đã dùng những chính kiến có được nhờ tu luyện Đại Pháp để bắt đầu biên soạn bộ Tài liệu giáo dục văn hóa chính thống Trung Quốc. Do đây là những bước đi đầu tiên nên khó tránh khỏi có sự thiếu sót, chúng tôi rất cần các đệ tử Đại Pháp tại các nơi trên thế giới, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục có thể góp sức và giúp chỉ ra chỗ thiếu sót. Chúng tôi chân thành hy vọng những đồng tu sử dụng bộ giáo trình này có thể phản hồi với chúng tôi những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy, cũng như các ưu khuyết điểm của bộ giáo trình, giúp chúng tôi không ngừng chỉnh sửa và đề cao, để bộ giáo trình ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng hoan nghênh thêm nhiều đồng tu có mong muốn tham gia vào việc biên soạn giáo trình có thể gia nhập đội ngũ, cùng nhau hoàn thành việc biên soạn bộ giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Nguyên văn

既罷歸國,以相如功大,拜為上卿,位在廉頗之右(1)。廉頗曰:「我為趙將,有攻城野戰(2)之大功,而藺相如徒以口舌為勞,而位居我上;且相如素賤人(3),吾羞,不忍為之下!」宣言(4)曰:「我見相如,必辱之。」相如聞,不肯與會。相如每朝(5)時,常稱病,不欲與廉頗爭列。已而相如出,望見廉頗,相如引車避匿(6)。於是舍人相與諫曰:「臣所以去親戚(7)而事君者,徒慕君之高義(8)也。今君與廉頗同列,廉君宣惡言而君畏匿之,恐懼殊甚,且庸人(9)尚羞之,況於將相乎!臣等不肖,請辭去。」藺相如固止之(10),曰:「公之視廉將軍孰與秦王?」曰:「不若也。」相如曰:「夫以秦王之威,而相如廷叱(11)之,辱其群臣,相如雖駑(12),獨畏廉將軍哉?顧吾念之,強秦之所以不敢加兵於趙者,徒以吾兩人在也。今兩虎共鬥,其勢不俱生。吾所以為此者,以先國家之急而後私讎(13)也。」廉頗聞之,肉袒負荊(14),因賓客至藺相如門謝罪。曰:「鄙賤之人,不知將軍寬之至此也。」卒相與笙(15),為刎頸之交(16)。(出自《史記・廉頗藺相如列傳》)

Hán Việt

Ký bãi quy quốc, dĩ Tương Như công đại, bái vi thượng khanh, vị tại Liêm Pha chi hữu (1). Liêm Pha viết: “Ngã vi Triệu tướng, hữu công thành dã chiến (2) chi đại công, nhi Lạn Tương Như đồ dĩ khẩu thiệt vi lao, nhi vị cư ngã thượng; thả Tương Như tố tiện nhân (3), ngô tu, bất nhẫn vi chi hạ!” Tuyên ngôn (4) viết: “Ngã kiến Tương Như, tất nhục chi.” Tương Như văn, bất khẳng dữ hội. Tương Như mỗi triều (5) thời, thường xưng bệnh, bất dục dữ Liêm Pha tranh liệt. Kỷ nhi Tương Như xuất, vọng kiến Liêm Pha, Tương Như dẫn xa tị nặc (6). Vu thị xá nhân tương dữ gián viết: “Thần sở dĩ khứ thân thích (7) nhi sự quân giả, đồ mộ quân chi cao nghĩa (8) dã. Kim quân dữ Liêm Pha đồng liệt, Liêm quân tuyên ác ngôn nhi quân uý nặc chi, khủng cụ thù thậm, thả dung nhân (9) thượng tu chi, huống vu tướng tương hồ! Thần đẳng bất tiêu, thỉnh từ khứ.” Lạn Tương Như cố chỉ chi (10), viết: “Công chi thị Liêm tướng quân thục dữ Tần Vương?” Viết: “Bất nhược dã.” Tương Như viết: “Phu dĩ Tần Vương chi uy, nhi Tương Như đình sất (11) chi, nhục kỳ quần thần, Tương Như tuy nô (12), độc uý Liêm tướng quân tai? Cố ngô niệm chi, cường Tần chi sở dĩ bất cảm gia binh vu Triệu giả, đồ dĩ ngô lưỡng nhân tại dã. Kim lưỡng hổ cộng đấu, kỳ thế bất câu sinh. Ngô sở dĩ vi thử giả, dĩ tiên quốc gia chi cấp nhi hậu tư thù (13) dã.” Liêm Pha văn chi, nhục đàn phù kinh (14), nhân tân khách chí Lạn Tương Như môn tạ tội. Viết: “Bỉ tiện chi nhân, bất tri tướng quân khoan chi chí thử dã.” Tốt tướng dữ sênh (15), vị vẫn cảnh chi giao (16). (Trích từ Sử Ký Liêm Pha Lạn Tương Như Liệt Truyện)

Chú thích

(*) Tướng tướng hòa: Một chữ Tướng là tướng quân (Liêm Pha), chữ tướng thứ hai là tể tướng (Lạn Tương Như), chữ hòa trong chữ hòa khí.

(1) Vị tại Liêm Pha chi hữu(位在廉頗之右): vị thứ lúc vào chầu (thượng triều) là ở trên Liêm Pha. Hữu(右)(bên phải): thứ bậc trên. Từ nhà Tần Hán trở về trước thì coi bên phải là tôn quý hơn bên trái.

(2) Dã chiến(野戰): quyết chiến với quân địch tại các vị trí chiến trận trọng yếu hoặc ngoài trận địa.

(3) Tương Như tố tiện nhân(相如素賤人): Lạn Tương Như ban đầu là tùy tùng của tổng quản Mậu Hiền, ý chỉ xuất thân của ông thấp kém.

(4) Tuyên ngôn(宣言): công khai tuyên bố với mọi người.

(5) Triều(朝): chỉ vua và quần thần cùng họp mặt trên triều đình bàn việc quốc sự.

(6) Nặc(匿): trốn tránh.

(7) Khứ thân thích(去親戚): rời xa thân bằng quyến thuộc.

(8) Cao nghĩa(高義): cao thượng vượt hơn hẳn hành động, đạo nghĩa của con người.

(9) Dung nhân(庸人): người bình thường, chỉ người dân bình thường.

(10) Cố chỉ chi(固止之): kiên quyết ngăn cản bọn họ rời khỏi.

(11) Đình sất:(廷叱) trách mắng trước triều đình nước Tần. Đình(廷): chỉ hoàng cung nước Tần.

(12) Nô(駑): con ngựa xấu, kém, ý ví von khả năng vụng về.

(13) Tư thù(私讎): hận thù cá nhân. Thù/cừu(讎): đồng nghĩa với thù/cừu(仇).

(14) Nhục đàn phù kinh(肉袒負荊): nhục đàn(肉袒): cởi áo để trần, phù kinh(負荊): vác cây roi.

(15) Sênh(笙): đồng nghĩa với hoan(歡), quan hệ thân thiết tốt đẹp.

(16) Vẫn cảnh chi giao(刎頸之交): tình bằng hữu chí cốt sống chết có nhau.

Bản dịch tham khảo

Kết thúc cuộc hội kiến ở Mãnh Trì, vua Triệu về nước. Do Tương Như có công lao lớn nhất, vua bèn phong ông làm thượng khanh, cấp bậc trên cả Liêm Pha.

Liêm Pha nói: “Ta thân là tướng quân nước Triệu, nhờ công phá thành trì, đánh trận trên sa trường lập nên chiến công hiển hách, còn Lạn Tương Như chỉ nhờ vào miệng lưỡi lập được chút công, thế mà lại được địa vị cao hơn ta. Hơn nữa, Lạn Tương Như vốn xuất thân thấp hèn, việc phải ở dưới ông ta khiến ta cảm thấy nhục nhã.” Thế rồi, Liêm Pha bèn công khai khiêu khích rằng: “Nếu ta gặp được Tương Như, nhất định sẽ sỉ nhục ông ta một phen.” Tương Như sau khi nghe được, bèn không muốn gặp mặt Liêm Pha.

Vào mỗi buổi lên triều, Tương Như đều cáo bệnh không vào chầu, không muốn tranh hơn thua với Liêm Pha. Không lâu sau đó, khi Tương Như đi ra ngoài, từ đằng xa trông thấy Liêm Pha đang đi tới, bèn cho xe đi vào con ngõ bên cạnh tránh đi. Đám môn khách của ông thấy vậy bèn cùng nhau can gián mà rằng: “Chúng tôi sở dĩ rời xa thân bằng quyến thuộc đến theo hầu tiên sinh là vì kính ngưỡng ngài có nghĩa khí, đức cao vọng trọng. Hiện tại ngài và Liêm Pha làm quan cùng triều, Liêm tiên sinh công khai nói lời ác công kích, mà ngài lại sợ sệt, tránh né ông ta, sợ đến như vậy, ngay cả người dân bình thường cũng thấy đây là sự sỉ nhục, huống hồ ngài còn là bậc quan tướng! Chúng tôi đây không có được hàm dưỡng như ngài, thứ cho chúng tôi xin cáo từ!” Lạn Tương Như kiên quyết giữ bọn họ lại, nói rằng: “Các ông thấy Liêm tướng quân so với vua Tần thì thế nào?” Đám người thân tín đáp: “Đương nhiên là không bằng vua Tần rồi.” Tương Như nói: “Lấy quyền uy của vua Tần, ta còn dám trách mắng ông ta ngay trước mặt triều đình nước Tần, sỉ nhục đám thần tử của ông ta. Tương Như ta dù có vô dụng, há nào lại sợ Liêm tướng quân sao? Nhưng ta nghĩ nước Tần mạnh, lại sở dĩ không dám phát động chiến tranh với nước Triệu, là vì có hai người chúng ta. Bây giờ nếu như hai hổ đấu nhau, tất sẽ dẫn đến lưỡng bại câu thương (hai bên cùng bại và bị thương). Ta sở dĩ nhún nhường như vậy, chẳng qua là vì lo nghĩ cho an nguy của quốc gia trước, đặt tư thù ra sau mà thôi.”

Liêm Pha sau khi biết được điều đó thì vô cùng xấu hổ, bèn cởi áo để trần, vác cây roi cùng đi với các tân khách đến nhà Lạn Tương Như xin tạ tội. Ông nói: “Kẻ tiểu nhân bỉ ổi hèn mọn, không biết được tấm lòng của tướng quân độ lượng đến vậy.” Cuối cùng, Liêm Pha và Lạn Tương Như kết tình thâm giao, trở thành bạn bè sinh tử có nhau.

Phân tích

Ngay đoạn mở đầu trong câu chuyện đã kể rằng sau cuộc hội họp ở Mãnh Trì, do Lạn Tương Như lập được công lớn, vua Triệu đã phong chức cho ông làm thượng khanh, chức vị trên cả Liêm Pha, khiến cho Liêm Pha không phục. Ông cho rằng Tương Như chỉ dựa vào miệng lưỡi mà lập công, địa vị lại cao hơn ông, vậy nên ông muốn sỉ nhục Tương Như trước bàn dân thiên hạ. Nhưng Tương Như suy xét đến việc nước Tần sở dĩ không dám xâm lược nước Triệu là do sợ hai nhân vật là ông và Liêm Pha. Nếu ông tranh chấp với Liêm Pha thì chẳng khác nào “hai con hổ cùng đấu, tất có con bị thương”, điều này sẽ cho nước Tần cơ hội xâm lược nước Triệu. vậy nên Tương Như đã dựa trên lý tưởng “Tiên quốc gia chi cấp nhi hậu tư thù” (Trước vì quốc gia đại sự, sau mới đến tư thù), không tranh chấp với Liêm Pha. Một Lạn Tương Như chí công vô tư như vậy, cuối cùng đã làm cảm động Liêm Pha, khiến cho ông thấy áy náy mà tự vác roi đến xin chịu tội với Tương Như. Từ đó về sau, hai người trở thành tri kỷ sống chết có nhau.

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy cách ứng xử của hai người đều đáng khen ngợi, tuy tính cách mỗi người khác nhau, nhưng Tương Như vì lo nghĩ chu toàn đại cục mà nhượng bộ lùi bước trước Liêm Pha, khoan dung độ lượng mà làm được “Tiên quốc gia chi cấp nhi hậu tư thù” (Trước vì quốc gia đại sự, sau mới đến tư thù), cách ứng xử của Tương Như đã thể hiện sâu sắc một thái độ dung nhẫn “tiên công hậu tư” (trước vì việc công, sau mới đến chuyện tư), thực sự khiến người khác phải cảm động. Còn Liêm Pha sau khi biết được chân tướng sự việc thì tự vác roi đến tạ tội với Tương Như, là hành vi chính trực dũng cảm nhận sai, cũng vô cùng đáng khen. Hai người họ trên sử sách có thể nói là ví dụ tốt nhất cho việc trở thành tri kỷ chí cốt sống chết có nhau sau khi hiểu lầm được hóa giải, đều là điển hình thể hiện cho mỹ đức truyền thống của Trung Quốc.

Mở rộng suy ngẫm

Tương Như làm được “nhẫn”, vậy chúng ta thường ngày nên tu luyện thế nào mới có thể cũng làm được nhẫn như vậy?

Liêm Pha nhận lỗi là cần có dũng cảm mới làm được. Nếu như bạn phạm lỗi rồi, liệu có dũng cảm để xin lỗi cũng như hoàn toàn buông bỏ hiềm khích trước đó không?

Tục ngữ có câu “trong bụng của tể tướng có thể chèo thuyền”, bạn hãy kể thêm ví dụ về một tấm lòng khoan dung độ lượng khiến người khác cảm phục để chia sẻ với mọi người, đồng thời thảo luận điểm tốt đẹp của nó.

Tư liệu tham khảo

Ký Sử Tuyển Chú do Hàn Triệu Kỳ tuyển chọn biên tập, nhà sách Lý Nhân chỉnh lý và xuất bản lần thứ tư vào tháng 2 năm 1992.

Sử Ký Toàn Bản Tân Chú (Tập 3) do Trương Đại Khả chú thích, xuất bản bởi Nhà xuất bản Tam Tần.

Bạch Thoại Sử Ký do Trần Vũ Hùng biên dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1968 bởi Nhà xuất bản Hà Lạc Đồ Thư.

Sử Ký Tinh Hoa do Trần Việt biên dịch và chú thích, xuất bản lần đầu vào tháng 9 năm 1960 bởi Nhà xuất bản Chính Ngôn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/47966

The post Tài liệu giảng dạy bộ môn văn hóa (cao cấp): Tướng Tướng hòa (*) – Liêm Pha vác roi tạ tội (Câu chuyện lịch sử) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>