sự tồn tại của Thần | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (3)https://chanhkien.org/2018/01/pha-giai-nhung-nghi-hoac-ve-su-ton-tai-cua-than-3.htmlTue, 23 Jan 2018 04:39:53 +0000http://chanhkien.org/?p=25191Tác giả: Trần Ý [ChanhKien.org] Tiếp theo Phần 1, Phần 2 3. Một số ngộ nhận trong nhận thức của con người về Thần Một số người cho rằng nếu Thần có năng lực và trí huệ lớn như vậy thì tại sao Thần không giúp cho nền kinh tế của chúng ta phát triển, […]

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Ý

[ChanhKien.org]

Tiếp theo Phần 1, Phần 2

3. Một số ngộ nhận trong nhận thức của con người về Thần

Một số người cho rằng nếu Thần có năng lực và trí huệ lớn như vậy thì tại sao Thần không giúp cho nền kinh tế của chúng ta phát triển, tại sao lại để xảy ra nhiều thảm họa tự nhiên đến vậy, tại sao Thần không cứu giúp những người nghèo, tại sao lại để cho những người xấu sống ung dung tự tại, tại sao xã hội lại có nhiều bất công và đau khổ như vậy? .v.v. Họ cho rằng Thần không biết về những sự việc này, không quan tâm hoặc không có năng lực giải quyết những sự việc “bất hợp lý” này, nếu như vậy thì tại sao phải tin Thần chứ?

Con người muốn dùng tư tưởng của mình để suy đoán việc của Thần thì vĩnh viễn không thể hiểu rõ được. Lấy ví dụ, một nhóm phạm nhân bị giam trong nhà ngục phải lao dịch chịu khổ, sao người ta không nói rằng những phạm nhân này khổ sở quá, hãy thả họ ra đi, đừng bắt họ chịu khổ nữa? Bởi vì cho dù bạn không trông thấy họ phạm tội, bạn cũng biết và tin rằng họ hẳn đã phạm tội nên mới bị giam vào tù, vì con người có thể nhìn thấy điều này nên không cho là bất công khi phạm tội thì phải chịu khổ trong lao tù.

Sở dĩ con người cảm thấy “bất công” là vì con người không nhìn thấy những hạnh phúc hay đau khổ của họ đều do những việc tốt và xấu mà họ làm trước đây tạo thành, đều là thể hiện của thiện ác báo ứng trong đời này, trong Phật giáo giảng về nhân quả báo ứng: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời nay, muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này”. Trồng dưa sẽ được dưa, trồng đậu sẽ được đậu, họa phúc như cái bóng, thiện ác cuối cùng sẽ có báo ứng. Trong Ấn quang đại sư văn sao toàn tập kể về câu chuyện sư phụ của Đường Tăng là Giới Hiền pháp sư, một vị cao tăng đức cao vọng trọng như vậy nhưng lại phải chịu bệnh tật giày vò đau đớn cùng cực. Liệu có thể nói rằng vì ông tu Phật nên mới bị bệnh không? Liệu có thể nói rằng Bồ Tát chỉ biết nhắm mắt làm ngơ, khoanh tay đứng nhìn khi thấy Giới Hiền pháp sư chịu khổ không? Bồ Tát nói: “Đó là do tội nghiệp ông ấy gây ra khi làm quốc vương trong một tiền kiếp rất lâu rồi, lẽ ra phải bị sa vào ác đạo (địa ngục, quỷ đói, súc sinh gọi là ác đạo), trường kỳ chịu thống khổ, nhưng nhờ cơ duyên hồng dương Phật Pháp, ông ấy đã được miễn tội phải vào địa ngục, chuyển hóa tội đó thành khổ nạn bệnh tật nhỏ hiện nay ở nhân gian, nên ông phải nhẫn chịu”. Nguyên thần bất diệt, thiện ác tất báo, dù là người tu luyện cũng phải hoàn nghiệp, huống hồ là người thường. Con người cho là “bất công”, thích oán trời trách đất, kỳ thực đều là “tự làm tự chịu”.

Tại sao người Israel phải làm nô lệ cho người Ai Câp suốt mấy trăm năm, rồi Thần Jehovah mới cho Moses dẫn họ ra khỏi Ai Cập? Đó là bởi họ phải chịu khổ suốt mấy trăm năm để “chuộc tội”. Tại sao Thần Jehovah bảo Noah làm thuyền cứu nạn mà không bảo tất cả mọi người làm thuyền cứu nạn? Bởi vì Thần bất công với con người sao, chẳng phải đều là con người tự mình gây ra, con người còn có thể oán trách ai đây?

Con người muốn Thần nên giúp nhân loại phát triển sản xuất, tiêu trừ tai họa ra sao, nên làm thế nào… đó là do con người quá tự cao tự đại vào bản thân mình. Một vị Thần toàn năng, đại trí đại huệ có thể nào lại nghe theo sự chỉ huy của con người thấp kém, vô tri hay sao? Giống như câu chuyện cổ về ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ muốn cá thần làm người hầu của bà ấy, nghe theo sự chỉ đạo của bà ấy, sao có thể như vậy được? Thần nghĩ gì, làm gì sao có thể giống như con người? Có câu nói rằng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, sự phát triển của xã hội nhân loại, sự hưng suy của các triều đại đều là sự an bài có mục đích của Thần. Con người muốn Thần nên làm thế này thế kia, thì cũng giống như bà vợ ông lão đánh cá muốn cá thần phải làm nô lệ cho bà ta, không thể có chuyện đó được.

Những ngộ nhận rằng tín Thần nghĩa là quy y theo Thần: Các kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân trên toàn thế giới đều tin rằng có Thần tồn tại, nhưng thực sự tin vào Thần thì có bao nhiêu người? Nếu con người đều thực sự tin vào Thần thì thế giới này sẽ không trở nên hỗn loạn rối ren thế vậy, chưa nói đến những người tin vào thần giả mà không phải là Thần chân chính. Có người đến chùa thắp hương dập đầu khấn Phật vì để đổi lại được Thần Phật bảo hộ cho tiêu tai, phát tài, đó là biến chùa chiền thành nơi kinh doanh với Thần Phật, đó không phải là tín Thần thực sự; có người đến giáo đường sám hối, hy vọng được chuộc tội, nhưng vừa ra khỏi giáo đường đã tiếp tục muốn gì làm nấy, sự sám hối này chính là lừa dối Thần. Trong bộ phim “Chúa Jesus thành Nazareth”, đức rửa tội Johanna đã nói với những người đến yêu cầu ông rửa tội rằng: “Đừng tưởng rằng các con đã tế lễ, đã đến giáo đường là có thể được cứu, điều Thượng đế cần là trái tim chân thành biết hối cải của các con”. Con người muốn thực sự được cứu, thì phải có thể thực sự tin tưởng vào Thần cứu độ mình, phải thành kính với Thần, làm theo những lời Thần dạy bảo, đó mới là thực sự tin Thần.

Có thể chúng ta còn rất nhiều nghi hoặc về niềm tin đối với Thần, ví dụ tại sao Thần lại tạo ra con người? Mục đích làm người là gì? Con người từ đâu đến? Con người sau khi chết sẽ đi về đâu? Thần và người có mối quan hệ thế nào? Con người phải làm sao mới thật sự được đắc độ?… Tất cả những câu hỏi này đều có thể tìm được đáp án qua cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – một cuốn sách tiết lộ rất nhiều thiên cơ.

4. Niềm tin vào Thần có mối quan hệ mật thiết với vận mệnh của con người

Có người nói: “Tín Thần thì là tín Thần, không tín Thần thì là không tín Thần, cớ gì phải tranh luận, đó chẳng phải là vấn đề tín ngưỡng hay sao?” Nói là tín ngưỡng, nhưng tín ngưỡng này rất quan trọng, bởi vì nó không chỉ có quan hệ tới hạnh phúc và bất hạnh của con người, mà còn quan hệ tới việc con người khi gặp phải kiếp nạn có thể được cứu độ hay không.

Thần đã lưu lại cho con người những yêu cầu tiêu chuẩn làm người như văn hóa truyền thống và những giới luật, nếu con người mất đi tín ngưỡng đối với Thần, quay lưng lại với Thần, con người sẽ không còn bị ước thúc bởi những lời cảnh báo của Thần nữa. Trong bộ phim “Đứa trẻ trời ban”, một học trò của thầy giáo Hàng Đức tên là Trại Trác sau này lại trở thành một doanh nhân, để giành chiến thắng trong giải thưởng César, cậu ta đã gian dối, thầy giáo Hàng Đức biết được nhưng không vạch trần. Sau cuộc thi, thầy giáo nhắc nhở Trại Trác phải chân thành đối diện với bản thân, đừng gian dối với lòng mình, Trại Trác hỏi ngược lại thầy giáo: “Những lời chân thành và nguyên tắc mà thầy vẫn tuân theo giờ còn có tác dụng gì trong thế giới hiện thực này nữa đây?” Trại Trác cho rằng chỉ cần đạt được mục đích thì có thể không từ thủ đoạn nào. Hành vi của con người là do tư tưởng chi phối, khi con người không tin Thần, không tin vào nguyên lý thiện ác hữu báo, khi không còn câu thúc bởi đạo đức nữa, thì con người sẽ vì để thỏa mãn dục vọng của mình mà không việc ác nào không làm. Hãy xem đạo đức của xã hội nhân loại hiện nay đang tuột dốc nhanh chóng, người ta vì muốn tiêu diệt kẻ thù chung quanh mà sát nhân, khủng bố, đâu đâu cũng thấy tràn lan các tệ nạn cờ bạc, hút hít, khiêu dâm, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái v.v. Điều này quả là quá gần với ngày tận thế và ngày thẩm phán được nhắc đến trong Thánh kinh Khải hoàn.

Trong Thánh kinh Khải hoàn có nhắc đến những lời dự ngôn về ngày tận thế và ngày đại thẩm phán cuối cùng, mô tả chi tiết về cuộc đại chiến chính tà trước khi đại kiếp nạn xảy ra, tình cảnh thảm khốc khi đại kiếp nạn diễn ra và ngày đại thẩm phán cuối cùng. Những điều này đã rất cấp bách rồi, Thần hứa rằng khi nhân loại gặp kiếp nạn thì Thần sẽ đến cứu con người. Ai đến cứu độ con người? Và ai có thể cứu độ được con người đây?

Dự ngôn trong Kinh thánh nói rằng đấng Messiah là chúa cứu thế, còn trong Kinh Phật của phương đông nói rằng Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Theo nghiên cứu của nhà quốc học, Phật học, dịch giả nổi tiếng người Trung Quốc Quý Tiễn Lâm: Phật Di Lặc và đấng Messiah rất có thể là một người. Trong Kinh Kim Cương được bảo tồn ở một ngôi chùa ở Hàn Quốc cũng viết: “Khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến”. Rất nhiều dự ngôn của phương đông đều nói rằng vị vương của vạn vương này đến từ Trung Quốc, Chuyển Luân Thánh Vương chính là vị vương vô thượng, vương của vạn vương trên trời, Ngài lấy thân phận Phật Di Lặc hạ thế chính Pháp độ nhân. Theo ghi chép trong Kinh Phật, đức Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng, 7 bảo giống như Phật, Ngài không dùng vũ lực mà dùng chính nghĩa chuyển động bánh xe chính Pháp, chi phối tư tưởng của thế giới. Ai đến cứu độ? Bạn hãy xem ai đang Chuyển Pháp Luân (chuyển bánh xe Pháp)?”

Ai có thể được cứu độ? Pháp Luân Thánh Vương sẽ giáng hạ thế gian với hình tượng của con người, dùng ngôn ngữ của con người để truyền Pháp, chính Pháp và cứu độ chúng sinh, chỉ cần bạn tin Ngài, thành kính với Ngài thì có thể được cứu độ. Jesus năm đó chẳng phải cũng giáng hạ thế gian cứu độ chúng sinh hay sao?

Năm xưa khi người Do Thái chịu khổ dưới ách thống trị của La Mã, họ kêu than với Thượng đế: “Hỡi Thượng đế, chúng con còn phải đợi bao lâu nữa, khi nào thì Người mới đến cứu chúng con? Còn bao lâu nữa? Còn bao lâu nữa?” Thật là những tiếng gọi thống thiết mong được cứu độ, nhưng khi Jesus thực sự đến cứu độ thì có bao nhiêu người tin Jesus là Thần đến cứu con người đây? Có bao nhiêu người có tâm chân thành hối cải để đợi được cứu độ?

Người Pharisee và các quan tư tế vì sợ hãi trước những chân lý mà Jesus truyền ra mà bức hại Jesus, đem đóng đinh ông lên cây thập tự. Khi tội ác này diễn ra, thái độ của người Do Thái như thế nào? Có người đồng tình với cuộc bức hại, có người phỉ báng Jesus, có người cười nhạo Jesus, có người giữ thái độ im lặng, nhưng cũng có người phản đối cuộc bức hại. Chúng ta nghĩ xem Jesus sẽ cứu ai?

Lịch sử như tấm gương soi. Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm tiêu chuẩn tối cao đang hồng truyền khắp thế giới, chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã có hơn 100 triệu người tu luyện, người tu luyện đạt được thân tâm khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa, chúng sinh đã có hy vọng được cứu. Tuy nhiên Giang Trạch Dân, lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc lại vô cùng thù hận đối với Pháp Luân Đại Pháp, tháng 07 nằm 1999, ông ta đã phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công bằng dối trá và bạo lực. Người bị bức hại là các học viên Pháp Luân Công, nhưng thực ra đảng cộng sản Trung Quốc đã lôi kéo mọi người dân vào cuộc bức hại này, biến họ trở thành người bị hại: nó khiến cho mọi người dân nghe theo những tuyên truyền của báo đài mà thù hận Pháp Luân Công, nó khiến người dân vì hám lợi mà không phân biệt thiện ác, tham gia bức hại Pháp Luân Công, nó khiến người dân vì muốn bảo vệ bản thân mà nhắm mắt làm ngơ trước cuộc bức hại thảm khốc, mục đích của nó là để hủy diệt chúng sinh. Tất nhiên cũng có rất nhiều người sau khi hiểu rõ chân tướng đã chống lại cuộc bức hại, đứng về phía chính nghĩa, vậy thì chúng ta nghĩ xem Pháp Luân Đại Pháp sẽ cứu độ ai? Tại sao các học viên Pháp Luân Công trong khi chịu bức hại tàn khốc vẫn mạo hiểm sinh mệnh để truyền bá chân tướng cho chúng sinh? Đó là sự từ bi của Pháp Luân Thánh Vương, Ngài đã bảo các đồ đệ của mình thức tỉnh thế nhân, ban cho con người cơ hội ăn năn và chuộc tội.

Có lẽ nhiều người chúng ta vẫn còn đang bận rộn vì những việc mà chúng ta cho là quan trọng nhất của cuộc đời như tiền bạc, nhà cửa, sự nghiệp v.v. Nhưng mong bạn hãy tĩnh tâm suy nghĩ một chút, nếu bạn không có sinh mệnh, nếu bạn không thể được cứu độ trong kiếp nạn sắp đến gần, bạn có cho rằng những điều quan trọng đó còn ý nghĩa gì chăng?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154982

 

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (2)https://chanhkien.org/2017/03/pha-giai-nhung-nghi-hoac-ve-su-ton-tai-cua-than-2.htmlFri, 17 Mar 2017 02:36:29 +0000http://chanhkien.org/?p=24998Tác giả: Trần Ý [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1 II. Làm thế nào chứng minh có Thần tồn tại? Bạn không nhìn thấy Thần nhưng có người đã từng thấy Có người nói khoa học không chứng minh được rằng Thần không tồn tại, vậy thì cũng không chứng minh được có Thần tồn tại. […]

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Ý

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 1

II. Làm thế nào chứng minh có Thần tồn tại?

Bạn không nhìn thấy Thần nhưng có người đã từng thấy

Có người nói khoa học không chứng minh được rằng Thần không tồn tại, vậy thì cũng không chứng minh được có Thần tồn tại. Thần ở đâu? Nhìn thấy Thần thì tin, không trông thấy Thần thì không tin, vậy có gì sai hay sao? Những điều mà con người thấy được và nghe được bằng giác quan của mình chỉ trong phạm vi rất nhỏ hẹp của quang phổ và thanh phổ, dù cho được máy móc trợ giúp thì cũng chỉ mở rộng phạm vi hiểu biết của con người hơn một chút mà thôi. Con người không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy được quang phổ, thanh phổ ở vi quan và hồng quan hơn. Ví dụ, khoa học hiện đại nhờ vào sự trợ giúp của máy móc chỉ có thể quan sát được 5% vật chất trong toàn vũ trụ, các nhà khoa học không thể trông thấy được 95% vật chất còn lại, [nên gọi đó là “vật chất tối”]. Tuy không nhìn thấy được vật chất tối nhưng giới khoa học vẫn thừa nhận sự tồn tại của nó, con người tuy không nhìn thấy được tư tưởng của mình, nhưng con người ai cũng có tư tưởng. Do vậy, thứ mà con người không nhìn thấy không có nghĩa là nó không tồn tại.

Trong truyện Thiên Tiên Phối, Đổng Vĩnh và Thất Tiên Nữ cùng bái lạy dưới gốc cây hòe, nhờ cây hòe chứng giám cho hôn ước của họ, rất nhiều người cho rằng đó là câu chuyện thần thoại. Nhưng khoa học thực nghiệm đã chứng minh rằng thực vật không những có cảm tình, có thể nhận thức con người, có ký ức, mà còn có ngôn ngữ để trao đổi với nhau, còn có thể biết được trong tâm con người suy nghĩ gì. Nếu đúng như vậy thì tại sao cây hòe trong truyện Thiên Tiên Phối lại không thể chứng giám cho hôn ước của đôi trai gái được chứ? Tại sao lại coi đây chỉ là câu chuyện thần thoại? Mặc dù khoa học hiện đại không thể thấy được mắt, đại não, hệ thần kinh của thực vật nằm ở đâu, không biết làm thế nào chúng có được những khả năng như vậy, nhưng lẽ nào có thể dựa vào đó mà nói rằng thực vật không có mắt, đại não và hệ thần kinh chứ?

Thần thoại không phải là những câu chuyện cổ tích. Mẹ của Lão Tử là Huyền Diệu Vương Nữ Doãn Thị, khi đang ngủ ban ngày thì trông thấy hạt châu ngũ sắc rơi từ trên trời xuống, bèn cảm tạ mà nuốt vào, tỉnh dậy thấy mang thai, sau đó hạ sinh Lão Tử. Trong Sử ký có ghi chép lại: “Mẹ của Bao Tự, người gây họa phóng hỏa đùa giỡn với các nước chư hầu, cũng không kết hôn mà có mang, sinh hạ Bao Tự”. Con người dùng khoa học hiện đại để nhận thức thì cho rằng điều này không thể tin được, đều là những câu chuyện thần thoại do con người thêu dệt nên. Nhưng những câu chuyện thần thoại “hoang đường” như thế này vẫn xảy ra ngày nay. Hồ sơ mật của Liên Xô cho biết Tereshkova cùng bốn nữ phi hành gia Liên Xô khác sau khi bay vòng quanh trái đất trong hai tháng trở về đã mang thai tập thể. Đứa trẻ đầu tiên được mang thai ngoài không gian sinh ngày 25 tháng 07 năm 1991 tại Liên Xô, các nhà khoa học nói rằng thai kỳ của đứa trẻ này ngắn hơn nhiều so với thai kỳ bình thường. Nghe nói đứa trẻ này một tháng đã biết ngồi, xoay người và có thể nói những câu đơn giản. Dùng khoa học hiện đại mà lý giải thì điều này không thể xảy ra, nhưng câu chuyện “hoang đường, vô lý” này lại là sự thật. Lẽ nào chỉ vì không nhìn thấy mà chúng ta coi những câu chuyện thần thoại lưu truyền trong lịch sử nhân loại đều là những câu chuyện cổ tích sao?

Giới y học ngày nay phát hiện rằng phía trước thể tùng quả trong não người có một con mắt, nó có đầy đủ kết cấu tổ chức của một con mắt người, bởi vì nó nằm trong sọ não người nên giới khoa học cho rằng đó là một con mắt thoái hóa. Nhưng giới tu luyện lại không nhận thức như vậy, họ gọi đó là thiên mục, trong tôn giáo gọi đó là con mắt trí huệ, nó có thể nhìn thấy những thứ mà rất nhiều người không nhìn thấy. Trang Tử nhìn thấy cá biết suy nghĩ, biết vui đùa, bạn bè ông không trông thấy nên cười nhạo Trang Tử; Doãn Hỷ trông thấy khói tím từ phía đông bay đến, nên vẩy nước quét ngõ nghênh đón Lão Tử, đắc được Đạo đức kinh; Trường Tang Quân đưa cho Biển Thước một quyển sách y học và một túi thuốc, Biển Thước uống thuốc 30 ngày sau liền có thể nhìn được xuyên qua tường, nhìn thấu cơ thể người. “Biển Thước thương cung liệt truyện” trong Sử ký ghi chép lại Biển Thước bốn lần gặp Tề Hoàn Hậu, nhìn thấy quá trình cơ thể Tề Hoàn Hậu phát bệnh, Tề Hoàn Hầu nói rằng ông không có bệnh, lại cho rằng Biển Thước muốn mua danh chuộc lợi. Tề Hoàn Hậu không nhìn thấy, các cung nữ, đại thần trong cung cũng không nhìn thấy, hầu hết mọi người đều không nhìn thấy, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều không nhìn thấy. Kết quả là Tề Hoàn Hầu chết oan chỉ vì không thấy nên không tin.

Trên bia văn “Du Phổ Đà trí kỳ” do Tôn Trung Sơn sáng tác có kể về việc ngày 15 tháng 8 năm thứ năm Dân Quốc, ông cùng Hồ Hán Dân, Đặng Man Thạc, Chu Bội Dân đi du ngoạn đến núi Phổ Đà, lên đến đỉnh núi Phật Đỉnh, từ trên cao nhìn ra xa, thoáng cái có cảm giác vũ trụ ở trong lòng bàn tay. Nhìn khắp bốn phương, Tôn Trung Sơn thấy xa xa phía trước ngôi chùa có một cổng chào sừng sững, xung quanh đầy hoa thơm, đẹp như một tấm lụa, cành lá phất phơ theo gió, khung cảnh vô cùng diễm lệ. Lại có 10 vị tăng nhân lặng lẽ đứng xem, dường như đang chờ đợi vị khách từ phương xa. Lại thấy một bánh xe đang xoay tròn chuyển động rất nhanh, không biết nó làm bằng chất liệu gì. Khi Tôn Trung Sơn còn đang mải suy nghĩ xem bánh xe tròn kia làm thế nào mà chuyển động được thì đột nhiên cảnh tượng trước mắt biến mất không dấu vết. Tôn Trung Sơn hỏi những người đi cùng xem có ai nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ đó không, mọi người đều nói là không thấy.

Không có Thần thì Noah sao có thể tạo được con thuyền cứu nạn, không có Thần thì Moses làm thế nào đưa được người Israel ra khỏi Ai Cập, làm thế nào truyền 10 điều răn cho người Israel? Kỳ thực rất nhiều cao tăng, Đạo sỹ tu hành đều nhìn thấy Thần Phật, chỉ có điều con người không tin mà thôi.

Đã ai từng trông thấy ba vị Bồ Tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm trong thần thoại chưa? Có người đã nhìn thấy. Trong Ấn Quang đại sư văn sao toàn tập có viết câu chuyện do Đường Huyền Trang ghi chép lại: nước Thiên Trúc ở Tây vực (Ấn Độ) có một vị Giới Hiền Luận Sư, là người đức cao vọng trọng nổi tiếng ở Tây Thiên Trúc. Một năm nọ ông mắc bệnh nặng, đau đớn cùng cực, không thể chịu đựng nổi, khi đang muốn tự vẫn để mong giải thoát thì đột nhiên trông thấy ba vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm đến nói với ông rằng: “Trong kiếp trước ông đã từng nhiều lần làm quốc vương, làm rất nhiều điều ác bức hại bách tính, lẽ ra phải bị đưa vào ác đạo (địa ngục, quỷ đói, súc sinh được gọi là ác đạo), chịu khổ nạn lâu dài, nhưng do ông có duyên hồng dương Phật Pháp, nên được miễn tội phải vào địa ngục, chuyển nó thành khổ nạn nhỏ nơi nhân gian để ông phải chịu đựng. Ba năm sau, một vị tăng nhân nước Đại Đường tên là Huyền Trang sẽ đến đây bái ông làm thầy, cầu thụ Phật Pháp.” Vậy nên Giới Hiền Luận Sư nhẫn chịu đau khổ, thành tâm sám hối, cuối cùng khỏe mạnh trở lại. Ba năm sau, pháp sư Huyền Trang quả nhiên đến gặp ông bái sư cầu Pháp.

Ai đã từng đến thế giới Cực Lạc, ai đã từng thấy Phật Ai Di Đà? Có vẻ như đó đều là những câu chuyện thần thoại do con người tạo ra. Thế nhưng có người đã từng đến, cũng đã từng thấy Phật. Trong tôn giáo có một cuốn sách nhỏ tên là Tây phương cực lạc thế giới du ký, kể rằng vào thời cách mạng văn hóa, hòa thượng Khoan Tịnh người huyện Đức Hóa, tỉnh Phúc Kiến khi đang ngồi thiền trong một sơn động thì nguyên thần ly thể, được Bồ Tát Quán Âm dẫn đến thế giới Cực Lạc. Sau khi đến thế giới Cực Lạc, ông được thăm quan động La Hán, cõi Đao Lợi, cõi Đâu Suất và cửu phẩm liên hoa (tòa tháp hoa sen chín tầng), đồng thời được bái kiến Phật A Di Đà. Hết một ngày quay về nhân gian đã thấy sáu năm trôi qua. Trên đường đến thế giới Cực Lạc, Quan Âm Bồ Tát còn nói với hòa thượng Khoan Tịnh về kiếp trước của ông cùng người thân, sau khi Khoan Tịnh quay về nhân gian, quả thực đã chứng kiến những chuyện như vậy, không sai lệch chút nào.

Chúng ta không nhìn thấy Thần, rất nhiều người cũng không nhìn thấy Thần, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều không nhìn thấy Thần. Con người không trông thấy vật chất tối nhưng khi các nhà khoa học nói rằng nó có tồn tại thì bạn lại tin, vậy thì sư phụ của Đường Tăng nhìn thấy Thần Phật, hòa thượng Khoan Tịnh nhìn thấy Phật A Di Đà, tại sao bạn lại không tin?

Những thần tích về chứng quả của người tu hành là minh chứng cho sự tồn tại của Thần

Hóa thành cầu vồng:

Năm 1952 ở Đức Cách Ích Long Nhân, Tây Tạng, đức lạt ma Tác Nam Lãng Kiệt đã hóa thành cầu vồng, lúc đó bí thư khu tự trị Tây Tạng là Trương Quốc Hoa đã chứng kiến tận mắt sự kiện kỳ lạ này; các tăng nhân khác trong chùa ngồi xung quanh đức Phật sống, Phật sống ngồi tĩnh tọa, sau khi hô lớn ba tiếng thì chỉ thấy một áng mây hồng bay đi, còn Phật sống thì biến mất.

Trưa ngày 29 tháng 08 năm 1998, tại chùa Lỗ Mộc Nhiêu thuộc huyện Châu Tân Long, khu tự trị dân tộc Tạng, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, tôn giả A Khúc 81 tuổi nhập Niết Bàn trong tư thế ngủ cát tường. Lúc 7:00 giờ tối ngày hôm đó, người hầu cận mặc pháp y cho tôn giả, phát hiện thấy da của tôn giả đã hoàn toàn trở nên hồng hào, mịn màng như đứa trẻ bảy, tám tuổi. Thân thể ngài trong bộ pháp y ngày càng thu nhỏ lại. Vào buổi sáng sớm ngày thứ tám, họ phát hiện ra trong bộ pháp y không còn gì cả, ngay cả móng tay và tóc của ngài cũng không còn, hoàn toàn biến thành cầu vồng; sự kiện này đến nay vẫn còn được ghi chép rõ ràng trong cuốn Đa Mang tự chí của đức lạt ma Đức Ba.

Chùa Đa Mang thuộc huyện Châu Lô Hoắc, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên được xây dựng vào năm 1653, trong chùa đã có tổng cộng 16 vị hòa thượng hóa thân thành cầu vồng, trong đó có ba vị toàn bộ thân thể hóa hết, có người còn lưu lại một chút tóc và móng tay. Theo ghi chép trong sách Kháp Trát Tang Cát Đa Cát Trước, vào những năm Mật Pháp hồng truyền hưng thịnh, vùng Tây Tạng đã 100.000 người tu hành hóa thân thành cầu vồng.

Bạch nhật phi thăng:

Hứa Tốn là một Đạo sỹ trứ danh triều nhà Tấn, tại Dự Trương và vùng lân cận có rất nhiều câu chuyện lạ truyền kỳ về việc Hứa Tốn dựng trụ sắt trấn ma, giết rắn trừ hại cho dân. Ngày 15 tháng 08 năm thứ hai Ninh Khang (năm 374) tại Đông Tấn, cả nhà Hứa Tốn bay lên trời, gà chó cũng bay hết. Trong Hiếu đạo ngô hứa nhị chân quân truyền viết: “Ngày Hứa Tốn thăng thiên, dân chúng khắp nơi tụ hội đến xem, Thiết Hoàng Lục ăn chay”.

Xá lợi tử:

Rất nhiều cao tăng sống trăm tuổi, sau khi hỏa táng đều có những viên xá lợi tử rực rỡ sắc màu, hạt xá lợi từ xương ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni đến nay vẫn còn được lưu giữ tại chùa Pháp Môn. Trong khi tu luyện khai ngộ trong Pháp Luân Đại Pháp, có rất nhiều đệ tử đạt tiệm ngộ, người xuất gia tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cũng xuất hiện những kỳ tích: hai vị cao tăng ở chủa Bàn Nhược, Trường Xuân (Ni cô am) pháp hiệu trụ trì là Tịnh Không, hơn 80 tuổi, bị trúng gió nên liệt nửa người, từ năm 1994 bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe hồi phục rất nhanh, hai năm sau bà viên tịch trong tư thế ngồi đả tọa, khi hỏa táng xuất hiện năm viên xá lợi tử ngũ quan thập sắc. Các ni cô đều nói: người ta thực sự có thể tu thành viên mãn trong Pháp Luân Đại Pháp, đây là điều chúng tôi chính mắt nhìn thấy nên chúng tôi tin.

Nhục thân không hủy:

Cao tăng Tuệ Năng nổi tiếng thời nhà Đường của Trung Quốc, nhục thân của ngài sau khi viên tịch đã không hề mục nát sau cả ngàn năm cho đến ngày nay.

Kim Kiều Giác trên núi Cửu Hoa viên tịch trong tư thế ngồi xếp bằng vào năm 794, ba năm sau mở hộp đá ra, nhục thân của Kim Tăng vẫn hồng hào như còn sống, chân tay mềm mại, khớp xương có âm thanh.

Vào thời nhà Minh, pháp sư Vô Hà viên tịch ở tuổi 110, chúng tăng đưa nhục thân của Vô Hà trong tư thế ngồi xếp bằng vào chum, ba năm sau mở chum ra, nhục thân vẫn nguyên vẹn, sắc diện hồng hào như còn sống.

Trong Xuất Ai Cập ký viết, dưới sự trợ giúp của Thần, Moses và người dân Do Thái đã vượt qua đươc 10 tai họa, cuối cùng phải nhờ thần tích “vượt qua biển Đỏ” Pharaoh mới cho người Do Thái được tự do ra khỏi Ai Cập. Khi quân đội Ai Cập truy kích những người Do Thái, Thần đã rẽ nước Biển Đỏ để giúp người Do Thái đi qua.

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, trong cuốn Kinh Kim Cương được bảo tồn tại một ngôi chùa ở Hàn Quốc viết: “Khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến”. Theo Pháp Hoa văn cú quyển 4 Kinh Phật: “Hoa Ưu Đàm mang đến phúc lành, ba ngàn năm mới nở một lần, khi xuất hiện thì ắt có Kim Luân Vương xuất thể.” Trong quyển 8 Tuệ Lâm Âm nghĩa chỉ rõ: “Hoa Ưu Đàm Bà La mang điềm lành linh dị, chính là loài hoa của Trời, không có tại thế gian, nếu Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện tại thế gian, đó là đại phúc đức, thì loài hoa này cảm động mà xuất hiện.” Năm 1997, các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc lần đầu đưa tin tại chùa Thanh Khê xuất hiện hoa Ưu Đàm, tiếp đó ở Trung Quốc đại lục và khắp nơi trên thế giới đều có hoa Ưu Đàm khai nở, báo hiệu Thần đã trở lại.

Thần tích của Phật Thích Ca Mâu Ni:

Một hôm ngài đến ngụ trong đền thờ Thần Lửa của ba anh em nhà Ca-diếp và dùng thần thông thu phục rồng lửa canh giữ đền. Ba anh em Ca-diếp và 500 đệ tử đều quy y Ngài. Rất nhiều đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có thần thông, một người tên là Ni Đề có thể tự do ra vào một tảng đá, hay Mục Kiền Liên, Liên Hoa Sắc đều có thần thông, đệ tử đời thứ 28 của Thích Ca Mâu Ni là Đạt Ma có thể dùng một cọng lau để qua sông.

Thần tích của Chúa Jesus được ghi chép lại trong Thánh Kinh:

Ông đã làm được nhiều việc mà con người không thể làm được, ông chữa bệnh cho mọi người: mắt mù, què chân, tai điếc, thậm chí giúp cho một số người chết đi sống lại. Năng lực của ông rất siêu việt: từ không trung mà tạo ra cây cối, cứu đói cho hàng nghìn người.

Thần tích của Pháp Luân Đại Pháp:

Sức truyền bá rộng rãi: Pháp Luân Đại Pháp chỉ trong thời gian ngắn ngủi bảy năm sau khi công khai truyền ra công chúng đã có đến hơn 100 triệu người tu luyện.

Thần tích trong chữa bệnh: sáu cuộc điều tra trong và ngoài nước đều cho thấy khả năng chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công, trong kết luận báo cáo điều tra của tổng cục thể thao quốc gia viết: “Hiện tượng đặc biệt về sự xuất hiện của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã vượt rất xa phạm trù mà y học hiện đại có thể nhận thức được.”

Những thần tích về đuổi phụ thể: chỉ cần chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì tất cả những phụ thể đều bị thanh lý.

Thần tích về chính tín của người tu luyện: học viên Pháp Luân Công đối mặt với cuộc đàn áp tàn khốc của đảng cộng sản Trung Quốc, đối diện với cái chết, nhà tù, tra tấn, mổ cướp nội tạng, tẩy não, suốt 17 năm qua họ vẫn kiên trì một niềm tin vào Chân-Thiện- Nhẫn, kiên trì kháng nghị hòa bình, kiên trì truyền bá chân tướng để cứu người.

Thần tích trong giải thể đảng cộng sản: vận động 250 triệu người thoái đảng, đoàn, đội trong phong trào tam thoái, giải thể đảng cộng sản Trung Quốc.

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/10/07/154981.破解对信神的疑惑(二).html

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (1)https://chanhkien.org/2017/02/pha-giai-nhung-nghi-hoac-ve-su-ton-tai-cua-than-1.htmlWed, 22 Feb 2017 05:03:58 +0000http://chanhkien.org/?p=24984Tác giả: Trần Ý [ChanhKien.org] Có Thần hay không? Có! Không nơi nào là không có Thần, trên đầu ba thước có Thần linh. Thần sẽ không vì có người không tin mà không tồn tại, cũng không phải vì có người “khích tướng” mà hiển hiện ra cho con người thấy. Thần đã sáng […]

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Ý

[ChanhKien.org] Có Thần hay không? Có! Không nơi nào là không có Thần, trên đầu ba thước có Thần linh. Thần sẽ không vì có người không tin mà không tồn tại, cũng không phải vì có người “khích tướng” mà hiển hiện ra cho con người thấy. Thần đã sáng tạo ra môi trường sinh tồn cho con người và cũng lưu lại cho con người tiêu chuẩn hoặc giới luật làm người mà con người phải tuân theo, lúc con người gặp nguy nan Thần còn đến cứu độ con người. Những lời hứa của Thần đối với con người đều sẽ được thực hiện.

Sở dĩ con người không tin vào Thần là do họ đã bị trúng độc bởi thuyết vô thần của đảng cộng sản. Theo tạp chí Văn hoá tôn giáo thế giới kỳ thứ nhất đăng năm 1998, các cuộc điều tra vào năm đó cho thấy trong tổng số 1,3 tỉ người trên thế giới không tin vào tôn giáo thì có đến 1,2 tỉ người sống ở Trung Quốc; một số người không tin có Thần vì khoa học không có căn cứ để chứng minh sự tồn tại của Thần, một số người không tin có Thần vì họ không nhìn thấy Thần, cũng có người vì rất nhiều mối nghi hoặc mà không tin vào Thần, có người lại cho rằng tin hay không tin thì cũng là chuyện nhỏ chẳng đáng bận tâm. Phá giải những mối nghi hoặc về sự tồn tại của Thần, nhận thức được rằng việc tin hay không tin vào Thần có liên hệ mật thiết với vận mệnh của con người, điều này sẽ giúp con người có niềm tin đúng đắn vào Thần.

Thần và khoa học

Đa số các nhà khoa học nổi tiếng đều tin vào Thần.

Nhiều người cho rằng tin vào Thần là mê tín, là không phù hợp với “khoa học”. Đảng cộng sản dùng cây gậy “phản đối mê tín” để công kích những người tin vào Thần. Theo quan điểm này thì các nhà khoa học đều không nên tin vào Thần, càng là nhà khoa học tiên phong thì càng không nên tin vào Thần. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Newton tin vào Thần, Einstein tin vào Thần, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng đều tin vào Thần: cha đẻ của kỹ thuật phẫu thuật khử trùng Joseph Lister, nhà vi sinh vật học Louis Pasteur, nhà cơ học thiên thể Johannes Kepler, nhà hóa học Robert Boyle, nhà giải phẫu so sánh Georges Cuvier, nhà khoa học máy tính Charles Babbage, nhà điện tử học John Ambrose Fleming, nhà điện động lực học James Clerk Maxwell, nhà điện từ học Michael Faraday, cha đẻ của di truyền học Mendel, nhà địa lý học sông băng Louis Agassiz, bác sĩ phụ khoa James Simpson, nhà nghiên cứu thủy văn Matthew Maury, nhà nghiên cứu thủy tĩnh học Blaise Pascal…

Thư viện Bodleian của đại học Oxford hiện còn lưu giữ một bản tuyên ngôn về khoa học và tôn giáo vào năm 1865 do mấy trăm nhà khoa học phương tây thuộc Hội khoa học Anh quốc cùng ký tên, trong đó có đoạn: “Chúng tôi dựa trên lập trường của khoa học tự nhiên để tuyên bố ý kiến của chúng tôi về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Hiện nay nhiều người trong giới khoa học vì muốn tìm kiếm chân lý của khoa học mà nghi ngờ chân lý và tính chính xác của Thánh Kinh. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì điều này. Chúng tôi cho rằng sự tồn tại của Thần một mặt được ghi trong Thánh Kinh, mặt khác cũng được thể hiện trong tự nhiên.”

Nhiều năm trước, Liên hợp quốc đã tiến hành một cuộc điều tra bằng phương pháp thăm dò dư luận Gallup đối với 300 nhà khoa học nổi tiếng trong 300 năm trở lại đây để tìm hiểu xem họ có tin vào Thần hay không. Ngoài 38 người không thể điều tra rõ về tín ngưỡng nên không được tính, còn lại 262 người, trong đó có 242 người tin vào Thần, chiếm 92,4%. Trong số 286 nhà khoa học Mỹ giành giải Nobel, số người tin vào Thần chiếm đến 92%.

Những nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều tin rằng có Thần tồn tại, đó không phải là niềm tin mù quáng. Các nhà khoa học phát hiện rằng mọi thứ trong thế giới xung quanh chúng ta đều rất chính xác và có trật tự, tất cả các hằng số tự nhiên như điện tử điện lượng, khối lượng proton, lực ngẫu hợp tác dụng lẫn nhau, nếu chỉ cần một chút sai biệt thì chúng sẽ không thể kết hợp được với nhau, các ngôi sao sẽ không sáng, các hành tinh, Trái Đất và sự sống sẽ không tồn tại nữa. Các nhà khoa học đều cho rằng chúng không tồn tại ngẫu nhiên, họ ca ngợi sự vĩ đại của Sáng Thế Chủ. Họ cho rằng nhận thức của khoa học về thế giới khách quan chỉ là một phần những điều huyền bí về lý do Thần tạo ra vạn vật mà Thần để cho con người được tìm hiểu mà thôi. Nhà thiên văn học Galileo sau khi quan sát bằng kính viễn vọng phát hiện được lỗ đen của mặt trời, vệ tinh của sao Mộc và những dãy núi trên Mặt Trăng, ông đã quá vui mừng mà viết lại như sau: “Tôi quá đỗi kinh ngạc, tôi vô cùng cảm tạ Thượng Đế, Ngài đã giúp tôi tìm ra cách phát hiện ra những điều vĩ đại như vậy, những điều mà suốt bao thế kỷ qua con người chưa thể hiểu rõ.”

Thực ra trong số những người thường hay lấy danh nghĩa khoa học để công kích những người tin vào Thần, không ít người chỉ nắm được một chút tri thức khoa học hoặc là người có mục đích chính trị. Hơn 100 năm trước tại Pháp, có một sinh viên đi tàu, ngồi cạnh cậu là một ông lão trông giống một lão nông, tay cầm tràng hạt, miệng lẩm nhẩm niệm kinh. Cậu sinh viên hỏi: “Ông ơi, ông vẫn còn tin vào những thứ đã lỗi thời này hay sao?” Ông lão trả lời: “Đúng vậy, tôi tin, còn cậu không tin sao?” Cậu sinh viên cười: “Cháu không tin vào những điều ngu muội như thế này. Ông hãy nghe cháu vứt tràng hạt này đi và tìm hiểu xem khoa học giải thích về chuyện này như thế nào.” Ông lão nói: “Khoa học ư, tôi không hiểu khoa học, cậu làm ơn giải thích giúp tôi.” Cậu sinh viên nói: “Chuyện này không phải một đôi lời là có thể nói rõ được, ông hãy cho cháu địa chỉ để cháu gửi một số sách cho ông, ông hãy tự đọc để tìm hiểu nhé.” Ông lão bèn lấy trong túi áo ra một tấm danh thiếp đưa cho cậu sinh viên. Cậu sinh viên cầm tấm danh thiếp rồi nhìn qua, mặt bỗng ửng đỏ, cúi đầu không nói gì. Trên tấm danh thiếp ghi: Louis Pasteur – Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học Paris. Ông chính là nhà khoa học nổi tiếng thế kỷ 19 và được mệnh danh là “Cha đẻ của vi sinh vật học”. Louis Pasteur nói: “Càng nghiên cứu sâu về tự nhiên thì lại càng cảm nhận được những điều kỳ diệu của Sáng Thế Chủ”, khoa học giúp con người gần gũi với Thần hơn.

Bạn cho rằng tin vào Thần là không phù hợp với khoa học, là mê tín, vậy trình độ khoa học của bạn ở mức độ nào so với những ngôi sao sáng trong giới khoa học? Họ tin Thần, còn bạn lại muốn dùng khoa học để phủ nhận sự tồn tại của Thần sao?

Khoa học không chứng minh được sự tồn tại của Thần, điều này chỉ có thể nói lên rằng khoa học vẫn chưa phát triển

Có một câu chuyện thế này: Sau chiến tranh châu Âu lần thứ nhất, có một quốc gia muốn dùng khoa học để tuyên truyền thuyết vô thần, bèn mời ba vị tiến sĩ đến quảng trường để thuyết giảng. Vị đầu tiên là một tiến sĩ thiên văn học, sau khi giải thích rất nhiều lý do không có Thần, ông bèn hô lớn: “Tôi đã dùng kính viễn vọng để quan sát thiên thể suốt hơn 20 năm qua nhưng chưa bao giờ nhìn thấy Thần, do đó tôi khẳng định không có Thần.” Vị thứ hai là một tiến sĩ y học, sau khi giảng giải rất nhiều về lý do nhân loại tuyệt đối không tồn tại linh hồn, ông nói: “Tôi đã từng giải phẫu trên 100 thi thể hơn 10 năm, tôi đã quan sát kỹ các bộ phận cơ thể nhưng chưa bao giờ thấy chỗ nào có linh hồn trú ngụ, do đó nhất định không có sự tồn tại của linh hồn.” Vị thứ ba là một nữ tiến sĩ luân lý học, bà nói: “Người ta chết đi cũng giống như ngọn đèn tàn, chết là hết, khi đã chết thì coi như kết thúc mọi chuyện, tuyệt đối không có chuyện thiên đường, địa ngục và chịu tội muôn kiếp. Tôi đã từng đọc rất nhiều sách trên thế giới, nhưng chưa có trang nào ghi chép về điều này.” Sau khi ba vị tiến sĩ thuyết giảng xong, người dẫn chương trình tuyên bố với mọi người: “Nếu như lý do không sự tồn tại của Thần mà ba vị tiến sĩ vừa thuyết giảng có chỗ nào đó chưa đầy đủ hoặc nếu có chứng cứ phản bác lại, bất cứ ai cũng có thể đưa ra thảo luận công khai.”

Có một bà lão nông thôn nói với người dẫn chương trình: “Tôi có thể đưa ra vài câu hỏi không?” Người dẫn chương trình nói: “Rất hoan nghênh bà!” Bà lão liền hỏi vị tiến sĩ đầu tiên: “Ông dùng kính viễn vọng quan sát thiên thể đã hơn 20 năm, vậy ông đã nhìn thấy gió bao giờ chưa? Hình dạng của nó như thế nào?” Vị tiến sĩ nói: “Dùng kính viễn vọng làm sao mà có thể nhìn thấy được gió cơ chứ!” Bà lão nói: “Vậy trên đời này có gió hay không? Ông dùng kính viễn vọng mà lại không nhìn thấy được gió, thế lẽ nào ông lại có thể dùng nó mà nhìn thấy được Thần hay sao? Ông quan sát bằng kính viễn vọng nhưng không nhìn thấy Thần, ông liền có thể nói không có Thần sao?” Vị tiến sĩ thiên văn học không nói được lời nào.

Bà chuyển sang vị thứ hai: “Ông có yêu vợ của mình không?” Vị tiến sĩ trả lời: “Có!” Bà lão nói: “Xin cho tôi mượn con dao mà ông hay dùng để phẫu thuật, tôi muốn mở bụng của ông ra xem xem tình yêu đối với vợ của ông nó nằm ở chỗ nào. Ở gan, dạ dày hay ở ruột.” Nói xong cả hội trường cười lớn.

Bà tiếp tục hỏi vị nữ tiến sĩ: “Bà đã đọc qua cuốn sách này chưa? Cuốn này gọi là Thánh Kinh; chẳng phải cuốn sách này đã nói rất rõ ràng rằng người ta rồi cũng sẽ chết, sau khi chết sẽ phải đối mặt với thẩm phán hay sao? Lại còn nói người tin chúa Jesus sẽ sống mãi, còn không tin sẽ bị định tội hay sao? Bà không nên cho rằng chết rồi là coi như mọi chuyện đã xong, mà cần biết những gì sẽ phải đối mặt sau khi chết, nó sẽ nhiều hơn và lâu hơn so với khi còn sống!” Ba vị tiến sĩ với chuyên ngành khác nhau lại không thể trả lời được câu hỏi của một người nông dân, vậy thử hỏi khoa học có phát triển hay không?

Tại bảo tàng Hàng Châu tỉnh Chiết Giang có cất giữ một chiếc chậu phun nước bằng đồng thau, còn gọi là “Âm dương ngư tiển bồn”. Chậu phun sương có hai quai, kích cỡ ngang với chậu rửa mặt, đáy có vẽ hình bốn con cá, ở giữa có khắc rõ đồ hình Hà đồ trong Kinh Dịch. Cho nước vào tầm nửa chậu, sau đó dùng hai tay chà sát vào hai quai, nước bên trong chậu sẽ lập tức gợn sóng, sóng sẽ mạnh lên dần, sau đó phun ra 4 tia nước cao khoảng hai thước (60 cm), đồng thời phát ra âm thanh khi niệm hào thứ 6 của quẻ chấn trong Kinh Dịch. Các nhà khoa học của Mỹ, Nhật đã dùng mọi máy móc hiện đại cũng như những lý luận của khoa học hiện đại để nghiên cứu, với ý định tìm ra nguyên nhân làm gợn sóng, phát ra tia nước và phát ra âm thanh. Kết quả không tìm hiểu được gì và cũng đành phải thở dài bó tay. Tháng 10 năm 1986, các nhà khoa học Mỹ đã từng tạo ra một chiếc chậu mô phỏng lại chiếc chậu phun nước bằng đồng thau ở bảo tàng Hàng Châu nhưng thất bại. Kinh Dịch là một trong những môn khoa học cổ xưa nhất của Trung Hoa, nhưng khoa học hiện đại lại không thể lý giải nổi những điều bí ẩn trong đó, vậy khoa học hiện đại có phát triển hay không?

Nước cộng hòa Gabon có một lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm, lò phản ứng này rộng vài kilomet nhưng nhiệt lượng ảnh hưởng tới môi trường xung quanh lại chỉ giới hạn trong phạm vi 40m. Điều ngạc nhiên hơn nữa là chất thải của lo phản ứng hạt nhân này lại không khuếch tán mà được giới hạn trong khu vực mỏ quặng,…. Khoa học kỹ thuật hiện đại còn không bằng được khoa học của 2 tỷ năm trước. Vậy khoa học hiện đại có phát triển hay không?

Khoa học hiện đại cho rằng, khi trên người mọc khối u thì có thể cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật, và mọi người cũng đều nghĩ như thế. Nhưng tháng 12 năm 1992, khi người sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, dẫn một số đệ tử đến tham gia hội sức khỏe đông phương diễn ra trong 10 ngày tại Bắc Kinh, đã có một sự việc như thế này: một người phụ nữ trung niên được chồng dìu đến trước mặt thầy Lý, người phụ nữ này có một khối u trong bụng, bụng của bà còn to hơn cả người mang thai sắp sinh, bà nói rằng bệnh viện không có cách nào chữa trị. Thầy Lý lập tức chữa cho bà, khoảng 10 đến 20 phút sau, bụng bà đã xẹp xuống. Cạp quần của bà lúc này có thể mặc vừa 2 người như bà. Không cần phẫu thuật mà khối u đã không cánh mà bay. Những kỳ tích điển hình như thế này nhiều vô kể trong số các học viên Pháp Luân Công. Khoa học hiện đại không cách nào giải thích được những kỳ tích này. Vậy khoa học có phát triển hay không?

Trên thế giới có bao nhiêu điều bí ẩn mà con người chưa giải thích được? Tam giác Bermuda, những hình vẽ trên cánh đồng lúa mạch, các vật thể bay không xác định (UFO), nguyên nhân sinh ra hiện tượng rối lượng tử, vật chất tối, … khoa học hiện đại gọi chúng là những ẩn đố, con người dùng khoa học chưa phát triển như thế này để kiểm chứng sự tồn tại của Thần, vậy thì sao có thể kiểm chứng được?

Những kinh sách của Thần mới là khoa học tối cao

Cơ học cổ điển của Newtow là đúng trong phạm vi ứng dụng của nó, nhưng dùng nó để kiểm nghiệm thuyết tương đối thì lại sai. Thuyết tương đối của Einstein cũng chỉ đúng khi ứng dụng trong phạm vi của nó, khi dùng tốc độ không đổi của ánh sáng để kiểm nghiệm sự tồn tại của hiện tượng rối lượng tử (trạng thái của một lượng tử sẽ đồng thời ảnh hưởng đến trạng thái của một lượng tử khác, cho dù chúng cách nhau bao nhiêu năm ánh sáng thì chúng đều đồng thời “chia sẻ” trạng thái tồn tại giữa chúng) trong mối quan hệ siêu việt không gian – thời gian giữa các hạt thì lại sai. Mặc dù khoa học ngày càng phát hiện ra nhiều không gian – thời gian, song mỗi khám phá khoa học mà nhân loại nhận thức được đều chỉ có một phạm vi ứng dụng nhất định và có tính giới hạn.

Einstein đã nói: “Những điều nhân loại biết được chỉ giới hạn trong một vòng tròn, còn những điều nhân loại chưa biết đó là thế giới bên ngoài vòng tròn và nó là vô hạn.” Nếu như vậy thì làm thế nào có thể dùng vòng tròn hữu hạn mà khoa học hiện đại nhận thức được để đi đo lường cái vô hạn bên ngoài vòng tròn chứ? Tại sao không dùng sự vô hạn bên ngoài vòng tròn để kiểm định sự hữu hạn bên trong vòng tròn? Sự vô hạn bên ngoài vòng tròn là gì? Câu trả lời nằm trong các tác phẩm kinh điển của Thần. Ví dụ:

Trong Kinh Phật có nói tới “Lục đạo luân hồi”, tức là con người sau khi chết sẽ phải luân hồi trong sáu đường thiên nhân đạo, nhân đạo, tu la đạo, súc sinh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo; lục đạo luân hồi này cho thấy rằng con người vì những việc tốt và việc ác mình đã làm khi còn sống mà phải đến những nơi khác nhau. Trước đây người ta đều cho rằng đây là mê tín. Tuy nhiên ngày nay thông qua những cuộc điều tra về các trường hợp luân hồi sau khi chết và những nghiên cứu thí nghiệm về trạng thái cận tử của con người, khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng hiện tượng luân hồi là có thật. Không phải chỉ có một vài nghiên cứu mà rất nhiều người tham gia nghiên cứu đã lần lượt trải qua quá trình từ không tin, chấn động, cho đến tin.

Trong bài viết “Nghiên cứu luân hồi chuyển thế – Chứng cứ về sự tồn tại vĩnh hằng của sinh mệnh” đã giới thiệu rất nhiều trường hợp về luân hồi chuyển sinh trên khắp thế giới. Làng Bình Dương, khu tự trị dân tộc Đồng, thành phố Hoài Hoá, tỉnh Hồ Nam có ít nhất 100 hiện tượng “người chuyển sinh”. Năm 2014, chuyên mục “Tờ fax đặc biệt” của đài truyền hình giáo dục Thượng Hải đã đưa tin về việc này, người dẫn chương trình cho biết: “Làng Bình Dương, huyện Thông Đạo, thành phố Hoài Hoá, tỉnh Hồ Nam có một chuyện thách thức những hiểu biết của chúng ta, ở đây có một nhóm người mà họ có thể nhớ được đời trước họ là ai, hơn nữa những người như vậy không phải là hiếm…”. Một lãnh đạo ở làng Bình Dương nói: “Dù không thể đứng từ góc độ khoa học để khảo sát, nghiên cứu về nguyên nhân của hiện tượng này, tuy nhiên loại hiện tượng văn hoá đặc biệt này lại rất phổ biến.” Khoa học hiện đại mới chỉ có thể nhìn thấy được sự tồn tại của hiện tượng này, còn nói về chuyển sinh như thế nào hay thế nào là lục đạo luân hồi thì lại không biết, vậy những gì được nói đến trong kinh sách của Thần chẳng phải là cao hơn khoa học của nhân loại hay sao?

Trong kinh sách của Thần có nói, Thần đã phỏng theo hình dạng của chính mình để tạo ra con người, lại còn tạo ra các vật sống, gia súc, côn trùng, thú hoang trên mặt đất, đồng thời phân rõ loài nào ra loài nấy. “Loài nào ra loài nấy” có nghĩa là sự tiến hoá từ loài này sang loài khác là điều không thể. Giả thiết về thuyết tiến hoá đã bác bỏ sự tồn tại của Thần, đi ngược lại với các kinh sách của Thần, và tất nhiên nó là một giả thiết hoang đường. Cuốn “Nguồn gốc của các loài” được phát hành hơn 100 năm nay nhưng không tìm được chứng cứ về quá trình tiến hoá giữa các loài, điều này chứng tỏ kinh sách của Thần mới là khoa học cao nhất.

Về căn bản, sinh mệnh không phải là tự nhiên hình thành, cũng không có chuyện chọn lọc tự nhiên, mối quan hệ giữa các loài với nhau cũng không phải là loài nào mạnh hơn thì ăn thịt loài khác, mà đó là một loại phương thức biểu hiện tương sinh tương khắc và cân bằng sinh thái do Thần sắp đặt. Cân bằng sinh thái mới có thể bảo đảm sự đa dạng của các loài, mới có thể làm cho giới tự nhiên sinh sôi phát triển, và điều này không có quan hệ gì với thuyết tiến hoá cả.

Có người nói: “đất” làm sao có thể tạo thành người được chứ? Tuy nhiên trong mắt của Thần thì phân tử cũng là đất, mà tế bào của người chẳng phải do phân tử cấu tạo thành hay sao? Thần đã dựa vào trí tuệ và thần thông của mình để dùng phân tử tạo thành con người. Có câu nói rằng “Thần thái hồng hào”. Bởi vì con người do “đất” tạo thành, nên thể hiện ra sắc thái của “đất”, nhưng thân thể của Thần không phải do đất cấu tạo thành, nên mới hiện ra sắc thái hồng hào của Thần, hào quang tỏa sáng xung quanh. Có một số người phủ nhận việc “con người do Thần tạo ra”, nên thường hay đưa ra vấn đề: người do Thần tạo ra, vậy Thần thì do ai tạo ra? Bạn có muốn hiểu được điều bí ẩn nhất này không? Vậy bạn hãy đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”, bạn sẽ tìm được đáp án trong đó.

Dùng khoa học hiện đại để phủ nhận sự tồn tại của Thần thì cũng giống như dùng những thứ hữu hạn trong vòng tròn để kiểm nghiệm những thứ vô hạn bên ngoài vòng tròn, vậy chẳng phải là đầu đuôi lẫn lộn hay sao?

Xem tiếp Phần 2

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/10/06/154980.破解对信神的疑惑(一).html

The post Phá giải những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>