sắp đặt giữa thiện và ác | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 4)https://chanhkien.org/2023/12/sap-dat-giua-thien-va-ac-cua-nguoi-tu-luyen-ky-4.htmlSun, 24 Dec 2023 22:35:06 +0000https://chanhkien.org/?p=32188Tác giả: Hiểu Bình [ChanhKien.org] Cảnh giác với tâm ngạo mạn bành trướng Một vị cao tăng từng nói, có một số việc Thượng thiên không để bạn làm thành, đó là đang bảo hộ bạn. Tôi rất tán thành, liền nói với bản thân, nếu có được những thứ mà trong mơ tôi vẫn […]

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Cảnh giác với tâm ngạo mạn bành trướng

Một vị cao tăng từng nói, có một số việc Thượng thiên không để bạn làm thành, đó là đang bảo hộ bạn. Tôi rất tán thành, liền nói với bản thân, nếu có được những thứ mà trong mơ tôi vẫn ao ước, thì không biết tôi đã bành trướng thành ra dạng gì rồi. Tôi từng vô cùng hâm mộ người nào đó, cảm thấy nếu như tôi có được loại ưu thế đó của đối phương, sẽ có tư cách coi thường rất nhiều người mà tôi không ưa, mở mày mở mặt một phen, suy nghĩ này đáng sợ làm sao! Cảm ân thiên thượng không cấp ưu thế cho mình, nếu không dựa vào tâm tính của tôi, thì sẽ đi theo ma đạo.

“Những thứ tốt” trong chốn hồng trần cuồn cuộn, giống như một chiếc xe tuột dốc rất khó điều khiển, quyền lực, nổi tiếng, khuôn mặt xinh đẹp, v.v. phương diện nào mà giữ không tốt cũng đủ để hủy người rồi. Đối diện với thành công và danh tiếng, người ta rất dễ cuồng ngạo, nhất định phải cảnh giác, xưa nay có rất nhiều bài học giáo huấn. Thành công và ưu thế không phải dùng để say mê và hưởng thụ, hưởng thụ bao nhiêu thì bành trướng bấy nhiêu, đằng sau sự hưởng thụ là hiển thị, kiêu ngạo v.v. Năng lực tốt, làm việc lớn, thậm chí dung mạo đẹp hơn ai đó một chút, tự nhận rằng mình phó xuất nhiều hơn người khác,… đều có thể bị tự ngã dùng để kiêu ngạo. Tôi trước kia rất đáng cười, có phương diện tâm tính nào đó vừa mới đề cao một chút liền xem thường người kém hơn mình; ngộ được một chút người khác không ngộ được liền bị tự ngã dùng để nâng cao bản thân. Mỗi người đều có sở trường riêng, người không coi ai ra gì thật đáng thương.

Đồng tu A rất lương thiện, không chỉ xem nhẹ ưu thế của mình, khi được đãi ngộ tốt, còn cảm thấy có lỗi vì tạo thành bất công cho người khác; công việc của đồng tu C và D thuộc loại chủ lưu cao cấp, tố chất năng lực của họ rất cao, chân thành khiêm tốn đãi với người khác, không dùng bất kì ưu thế nào để nâng cao bản thân. Đồng tu C thường nói đừng dùng nhân tâm, tôi trước giờ chưa từng nhìn thấy họ có vẻ mặt thiếu kiên nhẫn đối với ai, thực ra những đồng tu như vậy không hề ít, rất nhiều người không gây sự chú ý. Tôi cảm thấy người khiêm tốn có đủ trí huệ, đủ thanh tỉnh. Trong người thường có câu “Đừng coi mình như rễ củ hành” (nghĩa là đừng xem bản thân mình quá cao).

Diễn xuất Shen Yun thường có tiết mục “tiểu hòa thượng”, tôi cảm thấy hoàn cảnh của tiểu hòa thượng rất có lợi để nuôi dưỡng Phật tính, bị sai vặt, tự ngã luôn được vứt bỏ, căn bản không thể bành trướng. Mà đại hòa thượng rất dễ bị “thổi bong bóng”, thực ra nghe một chút lời khó nghe không phải là chuyện xấu, mà là làm cho “bong bóng” xả chút “khí” mà thôi. Tôi cảm thấy người bị người khác coi thường nhưng trong lòng vui sướng mới là “cao nhân” (tâm tính cao), giống như cắm rễ vào nơi sâu nhất của đất mà hấp thụ chất dinh dưỡng của sinh mệnh. Mà người được tán dương, bợ đỡ, cùng với thành công bị thổi phồng là đang gia tăng ma tính, dùng vất vả đổi lấy “thành quả” càng nuôi dưỡng tự ngã, ngày càng nghe không lọt những lời khó chịu.

Tham khảo một số bài học giáo huấn, tôi muốn nói rằng, tu luyện nhất định cần thả lỏng trí huệ của mình. Tùy theo việc tích lũy thành quả làm việc, cần triệt để buông bỏ và quên đi “lai lịch”, “công lao”, “phó xuất”, “công lực” của mình. Lúc nào cũng cảnh giác với “lời ngon ngọt”, có lẽ chúng xuất phát từ bản thân mình, hoặc đến từ những lời tán dương xung quanh. Nhất định không được thuận theo công tác mà ngạo mạn, huênh hoang, như thế sẽ giống như cõng trên lưng một gánh nặng càng ngày càng nặng hơn, đến một lúc nhất định, ma tính trong gánh nặng cùng nghiệp lực có lẽ sẽ tích tụ thành đại nạn bị cựu thế lực lợi dụng để hại chính mình.

Trong giới tu luyện, có người vì ngạo mạn mà trượt ngã. Người anh em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni là Đề Bà Đạt Đa chính là một ví dụ, ông ta bởi có năng lực cao mà được rất nhiều tăng nhân và tín chúng sùng bái, nhưng vì ngạo mạn và hung tàn tạo ra rất nhiều nghiệp, bị đọa vào địa ngục. Bài viết “Ngạo mạn” trên Minh Huệ có nhắc tới: “Nguyên nhân Satan sa ngã chính vì ngạo mạn, hắn vì có mỹ lệ mà tranh cường hiếu thắng, hắn vì có trí huệ mà kiêu ngạo, vì yêu bản thân cực độ mà chống lại Giê-Hô-Va, từ Thiên sứ đã đọa lạc thành ma quỷ. Có thể thấy Thần và Ma, ranh giới giữa Thiên đường và địa ngục chính là ngạo mạn”.

Biểu hiện của ngạo mạn rất nhiều, như ngữ khí xem thường người khác, không kiên nhẫn, giảng đạo lý, giáo điều, đều là nhìn từ trên cao xuống mà không phải là bình đẳng, chứ chưa nói đến khiêm tốn. Đằng sau những tâm này là tâm ngạo mạn xem thường người khác, có lẽ là không tự biết. Một số đồng tu tu được tốt, đối với ai cũng đều là giọng điệu thương lượng, ở đâu cũng tôn trọng người, hạ thấp bản thân. Tôi phát hiện, trong lúc giúp đỡ đồng tu gặp ma nạn (nghiệp bệnh hoặc không tinh tấn) rất dễ sinh ra tâm tự cho mình hơn người khác, nên bảo trì bình đẳng, tâm thái khiêm tốn, đừng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn đối phương mà không tôn trọng người ta. Có đồng tu kể rằng, trong xã hội truyền thống hoặc phương Tây, nói chuyện tâm bình khí hòa, tôn trọng người khác là phép lịch sự cơ bản. Làm không được việc “nói năng nhẹ nhàng”, có lẽ còn có nhân tố của văn hóa đảng.

Tôi từng có tâm nóng nảy, tham cầu “thứ tốt” của người thường, không phải là cao ngạo huênh hoang, xem thường người khác, thì cũng là hâm mộ đố kỵ, canh cánh trong lòng. Tôi phát hiện, các đồng tu có thể làm được lương thiện khiêm tốn đãi người, căn bản không có chút tâm tham dục nào, đối với ưu thế của bản thân và của người khác đều xem rất nhẹ, cũng không kiêu ngạo, không khinh thường người khác, cũng không có hâm mộ hay đố kỵ người khác, nội tâm thản nhiên bình tĩnh.

Kết luận

Tôi nhận thức được, tín Sư tín Pháp, học tốt Pháp là quan trọng nhất trong tu luyện, Pháp mới có thể lấp đầy ma tính của sinh mệnh và tái tạo thành sinh mệnh đạt tiêu chuẩn, có thể thực hiện sứ mệnh thần thánh “trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh” của đệ tử. Từng tư từng niệm không được ly khai Pháp, giữ vững thiện niệm và khiêm tốn.

Sư phụ giảng:

“Chư vị là xuất từ Thiện niệm hay là xuất từ Ác niệm, chư Thần đều đang nhìn từng niệm đầu mỗi cá nhân, đang quyết định sự lưu lại hay không của sinh mệnh đó”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)

Trong khi viết bài giao lưu này, tôi ý thức được, từng suy nghĩ được viết ra cần nghiêm khắc đối chiếu với Pháp, trừ bỏ nhân tâm, nếu không cho dù là bài viết được đăng tải hoặc có phản hồi rất tốt, đều không đại biểu rằng tu luyện có đề cao. Tôi lý giải rằng, bởi vì Thần đang chấm điểm (cho người tu luyện) chứ không phải người, Thần không xem thành quả bề mặt mà xem động cơ suy nghĩ, phải từ góc độ này để xem xét kĩ những niệm đầu ẩn sâu; lúc nhắc nhở đồng tu cần phải thiện, nhắc đến đồng tu đang trong ma nạn hoặc qua đời cũng cần phải thiện, có đồng tu đã đi hết con đường tu luyện ở nhân gian, đã nộp bài thi tu luyện, có lẽ sẽ lưu lại sự tiếc nuối, chúng ta có thể tiếp thụ giáo huấn, nhưng cần bảo trì sự tôn trọng, đều cần thiện ý lý trí, không được có tâm thái “hung dữ”, “phê phán” của văn hóa đảng; có lúc đột nhiên nghĩ đến việc bổ sung hoặc chỉnh sửa bài viết, cảm giác được là điểm hóa của Sư phụ. Lúc bài viết sắp hoàn thành, tôi phát hiện, nhắc đến một số vấn đề của bản thân có được đề cao, cảm ơn sự gia trì của Sư phụ.

Bên trên là một chút thể hội cá nhân, muốn cùng đồng tu cố gắng, nếu có chỗ nào không dựa trên Pháp, kính mong đồng tu từ bi chỉ chính. Cảm ơn Sư phụ, cảm ơn đồng tu!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 3)https://chanhkien.org/2023/12/sap-dat-giua-thien-va-ac-cua-nguoi-tu-luyen-ky-3.htmlSat, 23 Dec 2023 04:16:59 +0000https://chanhkien.org/?p=32165Tác giả: Hiểu Bình [ChanhKien.org] Nhận thức rõ tự ngã Bộ phim “Kungfu Panda” mang đến cho tôi rất nhiều gợi mở, một số sinh mệnh hung ác bá đạo khổ luyện công phu, muốn tranh thiên hạ đệ nhất, mặc dù họ rất có tài năng trời phú nhưng đến kết cục cuối cùng […]

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Nhận thức rõ tự ngã

Bộ phim “Kungfu Panda” mang đến cho tôi rất nhiều gợi mở, một số sinh mệnh hung ác bá đạo khổ luyện công phu, muốn tranh thiên hạ đệ nhất, mặc dù họ rất có tài năng trời phú nhưng đến kết cục cuối cùng đều là thất bại. Thực ra họ bị tự ngã và ma tính quá mạnh khống chế rồi, giống như đang tu theo ma đạo. Mà nhân vật chính trong phim có thể rất bình thường, chỉ là một thị dân nhỏ bé có vẻ ngoài xấu xí, béo mập, không có tài cán gì, nhưng tâm địa lương thiện, hết lòng vì người khác, cuối cùng lại được Thần chiếu cố. Có thể nói, thành công của họ chính là thành công của mọi người, mà thành công của người tu theo ma đạo lại là tai họa của người khác.

Tôi từng lâng lâng khi được người khác khen ngợi mình, hưởng thụ cảm giác được người khác ngưỡng mộ, lối suy nghĩ hư vinh loại này có vẻ giống như đi theo ma đạo, đứng trên cơ điểm là chứng thực bản thân, cho rằng mình giỏi hơn người khác. Sau khi thi trượt đại học, trong vài tháng liền, vì sợ gặp phải người quen biết, muốn mình phải có được chút ưu thế giữa đám đông, tôi đã đi thang bộ lên xuống mười mấy lầu. Tôi từng hâm mộ những người có tài ăn nói, liền chú ý cách diễn đạt, sau khi tài ăn nói tiến bộ còn rất đắc ý, lời nói ra đầy lý lẽ, không muốn chịu thiệt. Thanh tỉnh ra, khiến tôi không khỏi đau lòng cho tâm chứng thực bản thân của mình. Có một số người bị người khác nói là “hèn nhát” không biết nói chuyện, nhưng họ không vì nói những lời giả dối mà đắc một chút hư danh hoặc chiếm một chút tiện nghi trong lời nói, mà hư danh và tiện nghi có lẽ phải dùng đức để đổi lấy, tôi không khỏi hâm mộ những người như vậy.

Tôi cảm thấy, những ai hễ bị nói liền hùng hổ chính là cái tôi của họ quá mạnh, có thể bị người mắng mà không động tâm thì phải là cái tôi rất nhẹ. Việc bạn có để người khác nói hay không và nói tới mức độ nào, cũng là tiêu chí đánh giá cái tôi mạnh hay yếu. Người mà cái tôi rất nhẹ, bị người mắng đều không cảm thấy gì, tựa như không phải là đang mắng chửi họ. Đồng tu A bị người nhục mạ trước đám đông không hề động tâm, anh A từng nói đùa rằng sẽ khiến cho tôi và tự ngã “ly hôn”, như thế sẽ không bị các loại cảm thụ dẫn động. Anh A nói, chấp trước vào hình ảnh, thể diện cũng giống như “tạo ra” một cái “nhãn hiệu”. Bạn thử nghĩ xem, nếu đúng như vậy thì cái tôi này cũng không dễ chăm sóc.

Ngẫm nghĩ lại, rất nhiều chuyện đều không phải ngẫu nhiên. Năm ngoái, anh A đề nghị tôi cười nhạo bản thân (tự ngã), tôi còn không vui, thực ra là cái tôi đang bị động chạm đến; tiếp đó, người nhà có một lần nhắc nhở tôi đừng chứng thực bản thân; sau này anh A đọc một bài viết của tôi cảm thấy một trường u ám, lại khiến cho tôi rất buồn (tự ngã bị phủ định), tôi còn lấy bài viết vừa được đăng ra cho anh A xem, chứng thực bài viết không vấn đề gì (chứng thực bản thân), chuyện này khiến tôi đột nhiên phát giác rõ được tự ngã ở đằng sau, từ đó bắt đầu nỗ lực tu bỏ tự ngã. Mà trước kia tôi cảm thấy việc tu bỏ tự ngã cách bản thân mình quá xa. Cảm ơn sự an bài kỳ diệu của Sư phụ, chỉ đạo tôi nhìn nhận rõ, tu bỏ tự ngã, không nên chứng thực bản thân.

Có lúc tôi dương dương tự đắc việc tài viết lách của mình rất “tuyệt vời”, nhận thức “sâu sắc”….. những suy nghĩ đề cao bản thân đáng cười này là do tự ngã gây ra. Tôi thỉnh thoảng áp dụng lời khuyên của anh A, “cười nhạo” và “trách mắng” tự ngã: Bạn thật sự đáng cười, thật không biết trời cao đất dày là gì, diệt diệt diệt,v.v. Ngoài phương diện sắc tự mình đa tình ra, các phương diện khác cũng có: người khác vừa khen một câu, liền cảm thấy đối phương công nhận mình; người khác lịch sự quan tâm, liền cảm thấy hữu hảo với họ….. đâu cũng là tự mình đa tình, là bản thân đang thuyết phục chính mình là được người khác coi trọng, được người khác tán thưởng, quý mến, là người không thể thiếu,…. Tự ngã luôn cố gắng phóng đại giá trị bản thân, thật là đáng cười.

Loạt bài viết có tựa đề “Nhà khoa học vĩ đại qua lại giữa Thiên đường và địa ngục để hoàn thành ý chỉ của Thần” đăng trên “Báo nhân dân” có nhắc tới: “‘Ngã dục’ và ‘vật dục’ quả thực chiếm vị trí chủ đạo ở địa ngục. Trên thực tế, địa ngục chính là do hai thứ này cấu thành”. Tác giả Emanuel Swedenborg còn đại khái chỉ ra rằng, vị ngã chính là xuống địa ngục, vị tha chính là lên thiên đường, vị ngã bao gồm vì bản thân và vì người của bản thân mình. Bài viết này cho tôi một gậy cảnh tỉnh, khiến tôi nhìn thấy bản thân mình trước kia, nếu chiểu theo tiêu chuẩn của Thần là đang tiến về phía địa ngục. Đồng tu A chỉ ra, tôi học được nhiều điều trong người thường: Tham cầu cảm giác ưu việt, hâm mộ, đố kỵ, hận thù, xem trọng ai, coi thường ai,v.v. Tôi bị những tà thuyết này lấp đầy giống như đi học tại “trường học địa ngục”, những thứ này hoàn toàn ngược lại với Pháp lý của Đại Pháp.

Trong bài “Thế nào là tín ngưỡng”, Hồng Ngâm V, Sư phụ giảng:

“Chiểu theo lời của Thánh giả lương thiện như cừu non”.

Cừu non lương thiện làm sao, không bao giờ làm hại người, đây là tiêu chuẩn của thiện. Bây giờ nghĩ lại, tôi trước đây khinh thường những người được cho là “hèn nhát”, xem họ như những kẻ ngốc khờ khạo, nếu so sánh với một số người mạnh mẽ mà tôi ngưỡng mộ, thì họ tiếp cận gần hơn với cái thiện giống như cừu non. Tôi cảm thấy, chỉ hơi có chút xem thường người khác, chính là làm tổn thương người khác rồi, sau đó có lẽ sẽ từ trong ánh mắt, ngữ khí mà phát ra. Cao ngạo là rất bất thiện.

Học Pháp tốt

Đồng tu B lương thiện lại khiêm tốn, tôi thể hội được, đằng sau tự ngã có một số ma tính, như cuồng vọng, duy ngã độc tôn, tự cho mình là siêu phàm, ngang ngược, v.v. ở cùng người khác dễ nhìn từ trên cao xuống, muốn làm thầy người khác, lên mặt bắt nạt người, biểu hiện tại phương diện đối đãi với Sư phụ và Đại Pháp chính là tín Sư tín Pháp không đầy đủ; người coi tự ngã rất nhẹ, lúc ở cùng người khác có thể đặt bản thân ở vị trí thấp, khiêm tốn, tâm tính như vậy rất dễ nghe lời của Sư phụ, tín Sư tín Pháp 100%, không xem trọng nhận thức của bản thân. Do vậy, đặt bản thân ở vị trí thấp rất quan trọng.

Trong kinh văn “Tiến đến viên mãn” Sư phụ giảng:

“Khi chư vị đọc sách mà tư tưởng hỗn loạn, thì vô số những Phật Đạo Thần trong sách sẽ nhìn thấy những tư tưởng của chư vị thật đáng cười và cũng đáng thương, thấy nghiệp lực trong tư tưởng chư vị đang khống chế một cách [tà] ác chư vị, chư vị vẫn chấp mê bất ngộ. Còn có những nhân viên công tác đã không đọc sách học Pháp một thời gian dài; như thế hỏi có thể làm tốt công tác Đại Pháp không? Chư vị đã vô ý tạo thành rất nhiều những tổn thất rất khó vãn hồi. Giáo huấn lẽ ra phải làm chư vị thành thục hơn. Không thể để cựu thế lực tà ác dùi vào chỗ sơ hở của tư tưởng chư vị; cách duy nhất là tận dụng thời gian học Pháp”.

Không học Pháp cho tốt thì có lúc nhân tâm sẽ đem chuyện tốt biến thành chuyện xấu, ví dụ, vốn dĩ là làm việc tốt chứng thực Pháp, nhưng nhân tâm bị cựu thế lực an bài dẫn động mà tự mãn liền rớt xuống, cũng dễ làm ngược lại, thậm chí bị tâm sắc dục dẫn động can nhiễu đến đồng tu. Những câu chuyện truyền thống giảng rằng, các loại can nhiễu làm khơi dậy sắc tâm người tu luyện đều thuộc về trọng tội. Cổ ngữ nói: “Thà khuấy nước nghìn sông chứ không làm động tâm người tu đạo”. Mang theo tâm sắc dục, tâm tranh đấu, v.v., cũng bằng như quấy nhiễu người tu luyện, phá hoại môi trường thần thánh.

Khi học Pháp, các không gian đều đang khởi tác dụng, Sư phụ có thể gỡ xuống những đá hoa cương, núi băng này. Đại Pháp là ân điển lớn nhất của Sư phụ dành cho chúng đệ tử. Ly khai Pháp, chúng ta dùng tâm tính của sinh mệnh cựu vũ trụ có thể làm được gì? Không ít đồng tu từ trên đạo lý có thể minh bạch ra việc học Pháp rất quan trọng, nhưng khi làm việc thì lực bất tòng tâm, khổ vì không cách nào trường kỳ vững chắc. Tôi cảm thấy, có một số vật chất ma tính can nhiễu đến việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Trong khẩu quyết của bài công pháp số bốn có câu: “tâm thanh tựa ngọc”. Tôi thể hội được, ngọc là mát lạnh; mà nóng, gấp, kích động, rầm rầm rộ rộ v.v. đều mang theo ma tính, tâm phải tu được bình hòa, bình tĩnh, thanh mát, không, định, chính là tiến về thuần tịnh từ bi.

Khi làm việc thì tâm thái thuần tịnh, có thể nhạy bén cảm thụ được sự điểm hóa tỉ mỉ của Sư phụ, cùng trí huệ được ban cho, giữ tâm tính trong từng tư từng niệm, làm xong không hiển thị, quên đi “công lao”. Từng bước này đều làm tốt mới là chứng thực Pháp, điều này không tách khỏi việc học Pháp tốt, coi Đại Pháp thành ngọn đèn dẫn đường. Dựa vào nhiệt tình, hăng hái, thậm chí nóng vội thì không chứng thực Pháp nổi. Chúng ta vốn là sinh mệnh có mang theo các dạng ma tính của cựu vũ trụ, việc học Pháp mỗi ngày chính là đang được Đại Pháp tái tạo, trừ bỏ ma tính, mới làm tốt được việc cứu người. Cá nhân tôi lý giải, học Pháp tốt không chỉ bao gồm số lượng, còn nên giữ tâm thành kính mà tĩnh tâm học Pháp, còn phải luôn chiểu theo Pháp, ví dụ, Pháp lý bảo chúng ta rằng không được đố kỵ, mà chúng ta vẫn quản việc đố kỵ với người này người kia, trường kỳ như vậy, chẳng phải đang nhắm mắt làm ngơ đối với Pháp lý sao?

Trong bài “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, Sư phụ có giảng:

“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống”.

Bài viết trên trang web Minh Huệ có tựa đề “Chép kinh sách nhưng không tôn kính, biết sai nhưng không sửa mang lại khổ nạn” có nhắc tới, có người nhận ủy thác của người khác chép kinh Phật, nhưng sau đó lại ở địa ngục chịu khổ, nguyên nhân là, người nhờ ông ấy chép kinh vốn hy vọng rằng dùng công đức này để chuyển sinh đến nơi tốt đẹp, nhưng người này lúc chép kinh thì suy nghĩ bậy bạ, thậm chí trong đầu toàn là suy nghĩ tà dâm, khiến người nhờ chép kinh không thể đắc được công đức mà lại chuyển sinh thành kẻ hung ác, đã đến âm phủ tố cáo.

Các nhân tâm bị cựu thế lực an bài có hệ thống, phải học Pháp tốt mới có thể phá trừ, nếu không rất có thể bạn đang thực hiện theo “kế hoạch” của cựu thế lực: Hoặc vì tâm sắc dục chưa bỏ can nhiễu đến đồng tu; hoặc vì tâm tranh đấu đã vô ý đẩy đồng tu ra, phá đám, khuấy động sự việc; hoặc mỗi quan mỗi nạn không trừ đi nhân tâm và nghiệp lực mà tích tụ thành đại nạn; hoặc dùng hạng mục để thỏa mãn sở thích của nhân tâm mà huênh hoang. Tôi cảm thấy, những thứ này đều là thủ đoạn tà ác do cựu thế lực an bài, chỉ có Đại Pháp mới có thể phá trừ. Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, những niệm đầu, ngôn hành không phù hợp với Pháp được Thần ghi lại từng món, ví dụ, không để người khác nói, nhìn không ưa ai đó v.v.. Bài viết của đồng tu nhắc tới Thần hộ Pháp dựa vào những lỗi này mà trừ điểm.

Một số đồng tu tu luyện thường hằng rất lương thiện, khiêm tốn, phúc hậu, điềm đạm. Lời nói thốt ra hoa sen, không khoe khoang, không nghe ngóng, không chỉ trích người cũng rất ít khi khen ngợi người khác. Đồng tu B được người thường nói giống như bồ tát vậy (tường hòa và từ bi), đồng tu B mang đến cho người ta cảm giác lương thiện như cừu non vậy. Học Pháp được tốt, giải thể được tà ác, mới triển hiện được đại từ bi. Trong bài viết đồng tu B nói: “Đắc được trong tu luyện, không phải đắc được trong lúc phó xuất làm việc Đại Pháp, mà là trong quá trình phó xuất, lấy mong muốn mạnh mẽ của người tu luyện tại các hoàn cảnh xung đột và mâu thuẫn để cứu chúng sinh, cam tâm tình nguyện cải biến bên trong của bản thân, đắc được từ sự giải thoát và tịnh hóa từ trong ra ngoài đối với sinh mệnh này”.

Tôi phát hiện, đằng sau tâm làm việc nóng vội có rất nhiều nhân tâm: Thứ nhất, tâm phân biệt. Cảm thấy việc nào đó rất giá trị, vội vàng đi làm, không quan tâm đến điều khác nữa, đằng sau nó là vì cái lợi trước mắt, cướp công người khác, v.v. Thứ hai, không nghe lời Sư phụ mà càng tin tưởng vào cảm giác của bản thân. Biết rõ trước hết cần học Pháp cho tốt, nhưng luôn cảm giác dành nhiều thời gian làm việc sẽ càng nhanh hơn, đến cuối cùng thì thường là làm nhiều công ít. Giống như việc lái xe vì muốn nhanh mà lại vượt ẩu, có lẽ ngược lại sẽ gây ra tai nạn, tuân thủ luật giao thông mới là tốt nhất. Làm đệ tử, nghe lời Sư phụ mới có hiệu quả cao nhất, tính toán đi đường tắt ngược lại thành đường vòng. Thứ ba, tư duy vô thần luận mắt thấy mới tin, xem trọng không gian này mà xem nhẹ không gian khác. Cảm giác làm việc có thể nhìn thấy tiến triển, thành quả hơn so với việc học Pháp.

Tôi từng cảm thấy đã bỏ được chấp trước nào đó rồi, rất nhiều điểm hóa khiến tôi nhận thức được, đừng tin vào cảm giác, mà phải thành kính lắng nghe Sư phụ giảng. Ví dụ, tôi nhận thức rằng, đoạn dục rồi, lý đã ngộ rất thấu triệt rồi, đều không đồng nghĩa với việc tâm sắc bỏ được đã phù hợp với tiêu chuẩn, có lẽ vẫn còn kém lắm, lúc này có thể thông qua giấc mộng hoặc phương thức khác mà được điểm hóa, cần buông bỏ tâm cho mình là đúng để thành tâm đón nhận. Đặc biệt là người từng có tâm sắc dục rất nặng, cần triệt để thanh trừ vật chất bại hoại, đạt tới tiêu chuẩn, không được nghĩ là đương nhiên. Cá nhân tôi cảm thấy, biểu hiện của tâm sắc dục còn bao gồm thích khuôn mặt xinh đẹp, giọng nói dễ nghe, thái độ sắc mặt vui vẻ, thích đồ vật bắt mắt, một số người tâm sắc dục nặng thường nóng tính, không kiên nhẫn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 2)https://chanhkien.org/2023/12/sap-dat-giua-thien-va-ac-cua-nguoi-tu-luyen-ky-2.htmlTue, 19 Dec 2023 23:42:54 +0000https://chanhkien.org/?p=32149Tác giả: Hiểu Bình [ChanhKien.org] Tu từ những chuyện nhỏ nhặt Ngày hôm đó khi tôi nhìn thấy tin nhắn của một đồng tu, niệm đầu tiên lại là cảm giác tồn tại (*). Sau đó tôi ý thức được niệm đầu này rất xấu liền cố gắng bài xích, công việc nhanh chóng có […]

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Tu từ những chuyện nhỏ nhặt

Ngày hôm đó khi tôi nhìn thấy tin nhắn của một đồng tu, niệm đầu tiên lại là cảm giác tồn tại (*). Sau đó tôi ý thức được niệm đầu này rất xấu liền cố gắng bài xích, công việc nhanh chóng có sự tiến triển, tôi cảm thấy giống như Sư phụ đang khích lệ mình. Thực ra đây có phải là một chuyện quá nhỏ? Niệm đầu vừa chuyển, ở không gian khác lập tức chuyển biến. Cá nhân tôi cho rằng, tu tâm phải bắt đầu từ những suy nghĩ nhỏ nhặt, chuyện nhỏ mà không tu thì chuyện lớn sẽ càng khó, chẳng phải là học đi trước rồi mới học chạy sao? Tôi cảm thấy, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” là tư duy của văn hóa đảng.

Có một lần tôi không kịp tới thu dọn bát đĩa, người nhà giúp tôi thu dọn nhưng lại làm hỏng, tôi lại phải tốn thêm nhiều thời gian liền rất không vui, muốn nói với cô ấy sau này đừng có gây thêm phiền phức. Lại còn cho rằng cô ấy không thật lòng muốn giúp đỡ, chỉ muốn thể hiện sự giúp đỡ mà không quan tâm hiệu quả ra sao. Tôi phát hiện, từ sự việc này đã bộc lộ ra quá nhiều chấp trước. Đầu tiên là nghĩ đến chỗ không tốt của người khác, tại sao lại cho rằng cô ấy không thật lòng muốn giúp? Thực ra bản thân có như vậy nên mới cảm thấy người khác cũng là sống vì thể diện. Hơn nữa, tôi không muốn tha thứ lỗi lầm của người khác. Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, tài xế lái xe nhanh đụng phải người mang lại thống khổ cho mình, nhưng không phải cố ý, nên thông cảm và tha thứ, không truy trách nhiệm.

Thử nghĩ xem, một người thiện lương nhân hậu gặp phải sự việc như vậy sẽ đối đãi thế nào? Đối với những sai lầm của người khác họ thường im lặng và tha thứ. Còn tôi thì nhất định phải nói với đối phương rằng, bạn sai rồi, lại gây thêm phiền phức cho tôi, còn phải quở trách đối phương một lúc. Thực ra, khi đó đối phương thực tâm muốn giúp nhưng không may làm hỏng việc. Nếu bản thân không nói gì, sẽ làm cho đối phương nghĩ rằng họ đã giúp đỡ được một chút rồi, trong tâm đối phương có phải càng dễ chịu hơn không? Trên bề mặt, tôi oán hận là vì họ đã làm mất thời gian của mình, nhưng gốc rễ đằng sau chính là không muốn chịu thiệt. Thực ra, bản thân tôi chẳng phải cũng thường làm lỡ thời gian của mình hay sao? Nhưng người khác làm lỡ một chút thời gian của mình thì lại không chịu được.

Tôi thể hội được, tu luyện thật sự không có chuyện gì là nhỏ cả, nhân tâm ở trong đó, bất thiện, không chịu thiệt, cái tâm nào cũng không nhỏ. Tôi liền quyết định ngậm miệng không nhắc tới chuyện này nữa, cho dù lần tới người nhà lại vô ý làm hỏng việc, cũng không làm mất nhiều thời gian nữa, nếu mất chút thời gian mà có thể đề cao tâm tính, thì như vậy cũng xứng đáng.

Nhân tâm ở trong mê

Tôi từng cùng người khác tranh chấp kịch liệt về lợi ích vào buổi sáng sớm, khiến tôi càng nghĩ càng bực mình. Chuyện là, đột nhiên có tiếng vang rất lớn làm cả nhà thức giấc, một người quần áo rách rưới, trông giống như một người tinh thần không tỉnh táo ở ngoài liên tục đập mạnh cửa nhà tôi. Lúc đó, trời vẫn còn chưa sáng, chuyện kỳ quặc này rõ ràng là một gậy cảnh tỉnh của Sư phụ. Thật đáng tiếc, tuy tôi nhận thức ra rồi nhưng vì nhân tâm quá mạnh vẫn tiếp tục chấp trước trong nhiều năm. Nghĩ lại rất đau lòng, sự việc này cũng chứng thực đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Chư vị thật sự không hiểu rõ rằng ‘nhân tâm câu đích quỷ thượng môn’ hay sao?” (Tinh tấn yếu chỉ III – Cảnh tỉnh)

Mặc dù biết Pháp lý không tranh giành lợi ích, nhưng bản thân từng là người mà tổn thất một chút cũng không chịu được, có thể do nhiều năm ở trong chấp trước mà không tỉnh, lại bị cựu thế lực an bài hoàn cảnh gia tăng thêm chấp trước, như bị ma quỷ ám ảnh, đối với Pháp lý và điểm hóa đều nhắm mắt làm ngơ, biết rõ mà vẫn cố ý vi phạm. Tôi từng gặp phải báo động cháy sau khi tức giận, tức giận xong là khí than bị rò rỉ, sau khi chấp trước vào sắc dục thì mơ thấy rắn, nhà vệ sinh, phân và nước tiểu, v.v. Lại thêm việc nhìn thấy đồng tu nhận phải bài học giáo huấn khi chấp trước vào danh, lợi, sắc, tình. Bấy nhiêu đó đều vẫn chưa thể cảnh tỉnh bản thân, khi người khác gặp nạn còn say sưa kể chuyện mà không đối chiếu với bản thân.

Có hai vị đồng tu rất nỗ lực làm các việc Đại Pháp, nhưng tính tình nóng nảy, nhân tâm nặng, đã qua đời sau khi trải qua ma nạn nghiệp bệnh thống khổ trong thời gian dài. Trong đó có một đồng tu có vấn đề về phương diện sắc dục. Tôi cảm thấy, đằng sau việc tức giận có lúc là do coi thường người khác, có lúc còn chê người khác là “hèn nhát”. Tôi phát hiện rất nhiều người bị cho là “hèn nhát” đều là người lương thiện thật thà, có lẽ trong người thường năng lực kém chút, nhưng đạo đức thì không kém, bắt nạt người thật thà liệu có tốt không? Người càng biết nói chuyện thì càng phải thận trọng lời nói, phải trọng đức, đức dày.

Tôi từng say mê cảm thụ bay bổng trong tình yêu mộng ảo, dẫn tới việc đầu đau dữ dội và những ma nạn khác. Tôi ngộ được rằng, bản thân vì có tà niệm sắc tình mà chiêu mời vật chất sắc dục ở không gian khác, hai người tâm đầu ý hợp, cảm thấy người khác có ý với mình (phần nhiều là ảo tưởng ai cũng thích mình), có cảm giác với người khác, v.v., thực ra đó là tác dụng của vật chất sắc dục, lại thêm sự hỗ trợ của tự ngã và yêu quý bản thân, nó không phải các quan niệm hiện đại như “tình yêu đích thực”, “bạn tri kỷ”, v.v., ở không gian khác vật chất sắc dục thao túng những người có tư tưởng bất chính sinh ra tình cảm rất dễ dàng, có lẽ cuốn “phóng đãng” và “hấp dẫn” đã nói ra chân tướng ở không gian khác. Về phương diện danh, tận hưởng sự tán thưởng chính là thích cảm giác khoan khoái, mà hút ma túy cũng là cảm giác khoan khoái. Niềm vui của tôi từng phần nhiều đến từ những chuyện tốt hoặc những lời dễ nghe, thực ra là muốn sự kích thích của danh lợi tình, nó khác với niềm vui của người biết thỏa mãn thì mới thấy hạnh phúc.

Nghĩ lại bản thân mình trước kia thật đáng thương, chẳng trách Thần không dám đến nhân gian, khoác lên lớp da người liền nhập vào cõi mê, khoác lên lớp da người trẻ tuổi rất dễ chấp trước vào công danh, bạn tình, khoác lên lớp da người cao tuổi rất dễ chấp trước vào sức khỏe, con cháu…… đúng là nhập vai diễn quá sâu. Hơn nữa, dưới một hoàn cảnh đặc định, hoàn toàn coi những chấp trước này thành lý đương nhiên rồi, cảm thấy dường như mọi người đều như thế, nhưng “pháp bất trách chúng” (nhiều người làm sai thì pháp luật không thể trị tội) là cái lý lệch lạc của nhân gian, Pháp lý là thiên pháp nghiêm minh.

Nhận lỗi

Sau khi nhập cõi mê, Phật tính liền bị vùi sâu, nhưng chấp trước bề mặt vốn không phải bản chất của sinh mệnh. Đọc bài viết của đồng tu, tôi thường cảm động trước một số người phản đối Đại Pháp mà sau đó lại đắc Pháp, có người rất tinh tấn; cũng có những đồng tu mà nhân tâm rất nặng nhưng sau khi lý trí thức tỉnh trở nên tu luyện tốt. Vì vậy tôi cảm thấy, dù là nhân tâm rất nặng của đồng tu hay của bản thân cũng vậy, cần phải có tín tâm, đừng nhìn nhận một cách phiến diện, nơi sâu thẳm của sinh mệnh đều là Phật tính, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành đệ tử chân tu xuất sắc.

Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, đồng tu đều là những đóa hoa sen tinh khiết mà Sư phụ vun trồng. Khác biệt ở chỗ, có đóa liên hoa đã nở rộ, có bông vẫn còn đang trưởng thành. Có đồng tu đi đường vòng hoặc bỏ tu, có lẽ là đối ứng với những bông bị khô héo giữa chừng, Sư phụ vẫn từ bi chờ đợi, không ngừng cấp cơ hội cho họ. Có người sau đó hối hận quay đầu, hoa lại nở trở lại. Chúng ta có tư cách xem thường bất cứ đóa liên hoa nào được Sư tôn vun trồng không?

Trước kia người cao tuổi giảng rằng “đánh tăng mạ đạo, định hữu ác báo”. Không tôn trọng đồng tu, chẳng phải là bất kính với người tu luyện Đại Pháp của vũ trụ hay sao? Tôi từng rất ngạo mạn với một đồng tu thật thà, không đồng ý với nhận thức của đồng tu ấy, không coi trọng, luôn muốn thuyết phục đối phương. Mặc dù được điểm hóa rất rõ ràng ở trong mộng và nhiều hình thức khác cho thấy tôi đã quá hung ác với đối phương, nhưng bản thân vẫn không nhận thức được vấn đề, liền gặp phải một số ma nạn. Trong đó có một nạn kéo dài rất lâu, hơn nữa càng ngày càng nghiêm trọng. Sau khi tôi nhận ra lỗi lầm và thành tâm sám hối việc bất thiện với đồng tu, ma nạn được hóa giải rất nhanh.

Tôi từng chế nhạo một số đồng tu, hoặc trong tâm thầm chế nhạo hoặc nói xấu sau lưng, không ý thức được sự nghiêm túc của nhân quả báo ứng. Trong một câu chuyện cổ có nhắc đến, một vị hòa thượng trẻ giọng nói thanh nhã và giỏi tụng kinh đã cười nhạo một vị lão hòa thượng không giỏi tụng kinh là giọng nói nặng nề giống tiếng chó sủa. Lão hòa thượng đã chứng đắc quả vị La Hán, ông biết rõ những lời của vị hòa thượng trẻ đã gieo ác quả, liền từ bi nhắc nhở đối phương, vị hòa thượng trẻ lập tức sám hối, nhưng vì những lời ác độc đó mà phải chịu 500 năm chuyển sinh thành chó.

Tôi có một thói quen là ăn nói tùy tiện, rất nhiều khi giống như chọc vào nỗi đau của người khác, lại còn khắt khe đối với những sai lầm của người khác. Tra xét kĩ càng, kiểu ăn nói tùy tiện này về cơ bản là bất thiện, có phần mất đi sự hiền hòa. Sau đó phát hiện ra, những đau khổ mang lại cho người khác đều sẽ quay trở lại bản thân mình. Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, hy vọng nhược điểm của bản thân được người khác bao dung, thì mình cũng đừng đi chọc vào chỗ đau của người khác. Nếu chiểu theo yêu cầu của Pháp mà thiện ý chỉ ra, xuất phát điểm là vì đối phương, thì sẽ cân nhắc biện pháp có làm tổn thương đối phương hay không, người khác sẽ buồn, xấu hổ hay có chịu nổi không, mà thói ăn nói tùy tiện của tôi không nghĩ được điều này, về cơ bản là vị tư.

Mỗi lần nhớ lại những sai lầm trước kia, trong tâm sẽ nhận lỗi với Sư phụ và người trong cuộc. Tôi cảm thấy nhận lỗi từ trong nội tâm thì không gian khác sẽ khởi tác dụng. Có lúc sau khi nhận lỗi, sẽ cảm nhận được sự khích lệ của Sư phụ. Với những người từng bị lời nói làm tổn thương, cá nhân tôi cảm thấy, có cơ hội trực tiếp nhận lỗi càng tốt. Bất kể là xin lỗi ngoài mặt hay trong tâm, đều nên là lòng mang thành ý, thực sự hiểu rằng mình đã sai ở đâu.

Sư phụ giảng rằng:

“Đụng phải bất kể mâu thuẫn nào, ta cũng phải nghĩ xem bản thân ta sai ở đâu, thực sự nghĩ minh bạch rồi, thì nói xin lỗi rõ với người ta”. (Giảng Pháp tại New York năm 2015)

Chú thích:

(*): Cảm giác tồn tại là một biểu hiện tâm lý đặc trưng, chỉ một loại cảm giác tự hào khi sống ở trên đời, nói lên rằng cuộc sống này cần có bạn, bạn có giá trị đối với thế giới này.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 1)https://chanhkien.org/2023/12/sap-dat-giua-thien-va-ac-cua-nguoi-tu-luyen-ky-1.htmlFri, 15 Dec 2023 22:25:23 +0000https://chanhkien.org/?p=32091Tác giả: Hiểu Bình [ChanhKien.org] Sư phụ giảng trong bài “Tiến đến viên mãn”: “Trong biểu hiện thiện và ác đều đã thể hiện đầy đủ từng kết quả sẽ đắc. Chúng sinh! Vị trí tương lai là [do] chính bản thân chư vị lựa chọn”. Còn nhớ vào năm 2000, khi tôi đọc đến […]

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Sư phụ giảng trong bài “Tiến đến viên mãn”:

“Trong biểu hiện thiện và ác đều đã thể hiện đầy đủ từng kết quả sẽ đắc. Chúng sinh! Vị trí tương lai là [do] chính bản thân chư vị lựa chọn”.

Còn nhớ vào năm 2000, khi tôi đọc đến câu Pháp này, hoàn toàn không ngộ được rằng từng tư từng niệm của người tu luyện đều là sự lựa chọn và sắp đặt của thiện và ác, vẫn cảm thấy rằng bản thân đi ra ngoài giảng chân tướng là sắp đặt đúng [vị trí] rồi, nhưng không thử nhìn xem bản thân mình là mang theo các chủng thất tình lục dục mạnh mẽ như thế nào để bước ra.

Trong bài Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018, Sư phụ lại giảng:

“Trong cuộc sống, trong công tác, trong các hoàn cảnh khác nhau, những vấn đề mà họ gặp phải, những suy nghĩ mà [họ] cân nhắc, một mạch cho đến hành vi của họ, đều đang sắp xếp chính mình, đều trong giao phong giữa thiện và ác mà xếp đặt chính mình”.

Thần hộ Pháp chấm điểm

Trong một bài viết có nhắc tới thần hộ Pháp mỗi ngày chấm điểm cho các đệ tử. Tôi lý giải rằng, một mặt là cộng điểm, số lượng làm ba việc và chất lượng ra sao,… Một mặt là trừ điểm, những thay đổi nhỏ trong từng tư từng niệm, hễ động niệm xấu liền bị trừ điểm. Nếu số điểm mất vả tích góp được bị trừ đi như thế, chẳng phải đáng tiếc lắm sao? Mỗi ngày chúng ta có bao nhiêu niệm đầu nhỉ? Từng niệm từng niệm liên tục không ngừng nghỉ đang sắp đặt vị trí của bản thân. Sắp đặt, sắp đặt, lại sắp đặt. Nếu động thiện niệm vị tha thì là đặt đúng, còn động ác niệm vị tư lập tức bị ghi lại để trừ điểm, có lẽ nó sẽ đối ứng với một quan nạn nào đó trong tương lai, nghiêm túc đến như thế. Đây là thể ngộ cá nhân của tôi ở thời điểm hiện tại.

Trước đây, về cơ bản là từ lúc sáng sớm mới mở mắt dậy, tôi liền bị tư tâm và dục vọng khống chế. Ngoài học Pháp và luyện công ra, những loại niệm đầu này nhìn lắm thành quen: Bất mãn ai đó, nhìn ai không thuận mắt, vui mừng vì bản thân được điều tốt, hiển thị, ghen tị, tật đố khi người khác được điều tốt, từng niệm đầu bày ra ở đó, chưa nói tới tiêu chuẩn của người tu luyện, những niệm phù hợp ở tầng tiêu chuẩn người tốt đều không nhiều.

Bản thân thấy rằng, một điểm rất quan trọng trong tu luyện là hãy làm những gì bạn có thể làm ngay bây giờ, đồng thời lại vô cùng trọng yếu. Chính là tại mỗi một niệm tận sức vứt bỏ các loại nhân tâm như khinh thường người khác, thiếu kiên nhẫn, oán giận v.v. Không phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, với bất cứ ai dù là đồng tu hay người thường, người nhà, con cái, cũng không kể người đó địa vị cao thấp sang hèn ra sao, hết thảy đều cố gắng hết sức khiêm nhường đối xử với mọi người. Hễ phát ra niệm đầu bất thiện liền bài trừ ngay, sám hối, bù đắp.

Đối với đồng tu, đặt mình trong hoàn cảnh người khác

Cá nhân tôi cho rằng, phải chăng đồng cảm với thống khổ của người khác là cái thiện vỏ ngoài. Trên mạng có câu chuyện, kể rằng một cậu bé hai tuổi từ chối lựa chọn truyện tranh có nội dung sói ăn thịt cừu, mà câu chọn truyện sói ăn cỏ, lý do của cậu bé là ăn thịt cừu thì cừu sẽ đau, mẹ cậu bé kiên trì dỗ cậu chọn truyện sói ăn thịt cừu, cậu bé vẫn khóc và nhắc đi nhắc lại câu nói “Cừu bị đau! Cừu đau!”. Mãi cho đến khi người mẹ đồng ý chọn cừu ăn cỏ mới bình tĩnh trở lại. Tôi thấy rằng, đây chính là thiện, có thể cảm thụ nỗi đau của người khác. Phật thấy chúng sinh khổ, vì vậy phát tâm từ bi phổ độ chúng sinh. Người mà không cảm thụ được nỗi khổ của người khác thì thiện lương nơi đâu?

Tôi từng cười trên nỗi đau của người khác, không hề cảm nhận được nỗi đau của người khác. Hiện nay tôi nhìn thấy nghe thấy điều gì, đều hết sức thuận theo đồng tu đó mà làm, có lúc còn cầu Sư phụ giúp đỡ đồng tu. Tôi thấy rằng, phát xuất nhiều niệm “vui mừng thay cho người khác” có trợ giúp cho việc bồi dưỡng Phật tính, giúp bản thân triển hiện trường thiện. Có một câu chuyện kể rằng, Phật Đà muốn cứu chúng sinh trong địa ngục, nhưng trong đời trước họ không có chút thiện niệm, mất đi nhân duyên được đắc cứu, sau đó phát hiện, có cá nhân từng khởi thiện niệm mà từ bỏ ý niệm muốn giẫm chết con nhện, điều này khiến anh ấy có nhân duyên được đắc cứu, nên nhện thả tơ muốn cứu anh ấy. Chính là nói, thiện niệm là trải con đường phúc đức cho bản thân trong tương lai. Thế nhưng, niệm đầu trước đây của tôi dường như trải ra trường ác, không lưu phúc đức cho bản thân. Ngẫm nghĩ thật đáng sợ.

Đối với đồng tu, cần đặt mình trong hoàn cảnh người khác, khi bản thân không kìm chế được cơn giận, khi tâm ngạo mạn hoặc lười biếng phát tác,… bản thân biết rõ nỗi khổ đằng sau. Có lúc ngay sau đó liền đau khổ, ví dụ sau khi phát hỏa thì cảm thấy chán nản. Có khi là qua ngày hôm sau mới cảm thấy hối hận, ví dụ gặp phải ma nạn sau khi hưởng thụ tâm hư vinh. Người khác cũng như thế, đồng tu thường hay nổi nóng bản thân không khổ não sao? Không tinh tấn lên được, có lẽ họ có nút thắt khó vượt qua. Cho dù chúng ta có thể giúp được hay không, ít nhất cần hiểu được nỗi đau của người khác. Vật chất mà mỗi người mang theo khác nhau, phiền não của bản thân mình có thể người khác không có, ngược lại cũng như thế, do vậy không nên xem thường người khác.

Một bài viết nhắc đến, đại ý là cựu thế lực an bài những chấp trước rất mạnh cho một số đệ tử, kỳ thực đó là những tâm chấp trước được nuôi dưỡng trường kỳ từ trong lịch sử. Tôi nhận thức được là, nếu chúng ta đàm luận về đồng tu nào đó cường thế, ai đó sầu muộn, ai đó không bình thường, thì đó là sự thiếu trí huệ và thiếu từ bi của chúng ta. Những điều này bày đặt ra trước mắt chính là độ khó trong tu luyện thực tế của sinh mệnh, việc của người khác chẳng phải cũng là việc của bản thân mình sao? Chúng ta nếu có thể lấy trí huệ ra để giúp là tốt nhất, trong Pháp có Pháp lý giúp giải quyết nút thắt trong tâm, nếu lấy không ra được cũng cần ôm giữ tâm từ bi. Phê bình khiển trách chẳng khác nào nói với người khác: Trên mặt bạn có vết sẹo. Ngoài việc đâm trúng chỗ đau của người khác ra thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí còn đẩy đồng tu ra ngoài. Bạn thử nghĩ xem, chỗ đau của bản thân, hy vọng người khác đối đãi như thế nào?

Có đồng tu có hình tượng công chúng rất đẹp đẽ, muốn phá vỡ nó cũng không phải dễ; người có năng lực mạnh nên rất khó hạ thấp bản thân. Những điều này đều là độ khó của sinh mệnh trong mê, không được vì thế mà nhìn không thuận mắt, mà phải đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác để lý giải. Đồng tu chúng ta là một chỉnh thể, chính là xem người khác như bản thân, đừng cười khinh trách móc họ, mà nên thiện đãi ủng hộ. Tôi phản cảm những đồng tu cường thế, kỳ thực là do tự ngã của bản thân quá mạnh. Tĩnh lặng suy xét, thì đối với những đồng tu như thế, tôi có biện pháp tốt nào để chiểu theo điều Sư phụ muốn đi viên dung không? Phản cảm hiển nhiên không phải là biện pháp tốt. Tôi cảm thấy nên tuân theo Pháp lý mà nghĩ thế này: Đầu tiên, nhìn vào ưu điểm của đối phương, một số đồng tu cũng rất biết giảng chân tướng, điều này cần tán dương. Thứ hai, coi đối phương là cái gương để soi bản thân. Cuối cùng, có thể thiện ý chỉ ra vấn đề, hoặc viết bài chia sẻ, hoặc phát chính niệm hỗ trợ, dùng các biện pháp hỗ trợ mà mình có thể nghĩ ra được để giúp.

Tôi phản cảm những đồng tu mà tôi cảm thấy nhân tâm nặng, thực chất là nhân tâm của bản thân đã bị xung kích. Ví dụ, bản thân không để người khác nói mình, nhưng là có đồng tu nhân tâm nặng thích phủ định người khác. Đào sâu vào gốc rễ, là bản thân hy vọng người khác đối tốt với tôi, công nhận tôi, về cơ bản là không tách khỏi hai điều này. Kỳ thực là do đối phương không thỏa mãn tham dục của bản thân, cùng những dục vọng như mong cầu người khác công nhận và chào đón. Tôi thể hội được rằng, đằng sau sự phản cảm là tâm oán hận, vì không nghe được lời dễ nghe mà oán hận. Nhìn không thuận mắt, phản cảm, đều là những tâm bất thiện.

Tâm tật đố rất nguy hiểm

Gần đây, tôi thật tâm vui mừng thay con của một vị đồng tu, cảm thấy đứa trẻ trạng thái thật tốt, phụ huynh sẽ rất vui mừng, Sư phụ sẽ rất vui, tôi cảm ơn vì sự tiến bộ vượt bậc của đứa trẻ. Nhưng nhớ lại hai năm về trước, tôi mong sao đứa trẻ này không tốt, không vì điều gì cả, tôi và gia đình đứa trẻ cũng không có thù oán, chính là vì luôn cho rằng việc tốt của người khác là việc xấu của bản thân, loại tâm tật đố thâm căn cố đế này thật đáng sợ vô cùng.

Trong Thiên Thiện Lục ghi chép, Tưởng Viện thời kỳ Xuân Thu có mười đứa con trai thì có đến chín đứa mắc bệnh hiểm nghèo. Người ta hỏi ông đã làm gì mà dẫn tới tai họa hiếm gặp thế này, ông nói: Tôi tự ngẫm, cả đời mình không có làm chuyện xấu gì lớn, chỉ là nội tâm luôn tật đố người khác. Nhìn thấy người khác tốt hơn mình thì liền căm hận; nếu có người nịnh bợ bản thân, thì tâm vui vẻ; nghe thấy người khác đã làm việc thiện liền hoài nghi không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu liền tin không chút hoài nghi; nhìn thấy người khác được điều tốt, dường như bản thân mất đi điều gì đó; gặp người khác bị tổn thất, tâm dường như bản thân đạt được điều tốt vậy”. Sau khi hiểu được nhân quả, Tưởng Viện có ý trừ bỏ tật xấu tật đố, mấy đứa con của ông đều dần dần được chữa khỏi.

Có đồng tu và tôi trước đây cũng tương tự, rất hớn hở với sự bất hạnh của người khác, thật sự nên suy nghĩ một chút, người khác đang chịu tội, họ không đau khổ sao? Nếu cảm thấy sự đau khổ của người khác và bản thân không có quan hệ, thậm chí là mừng thầm, thì thiện tâm ở đâu? Tôi cho rằng, nghĩ như thế là phạm thiên pháp, chúng ta nói với người thường là thiện ác hữu báo, thì bản thân chúng ta cũng nên kính sợ thiên lý chứ. Huống hồ trong luân hồi, những người xung quanh có lẽ từng là người thân của mình, con của người khác có lẽ từng là con của mình, loại tâm không mong người khác được điều tốt, làm sao xứng đáng với bản thân đây? Vì sao chỉ coi trọng vai diễn trong đời này lại quên mất chân tướng của sinh mệnh?

Cần phải chân tâm thiện đãi đồng tu, vui khi thấy con của người khác đang tinh tấn trên con đường tu luyện, xuất sắc tại các phương diện, tính tình nóng nảy hoặc nghiệp tư tưởng nặng, thương xót các đồng tu ở trạng thái không tốt, mong đợi người khác các mặt đều tốt. Cho dù nhìn thấy đồng tu có vấn đề rất lớn, đều cố gắng hết mức tin tưởng đối phương có thể quy chính dưới sự gia trì của Sư phụ, đối đãi người khác như chính bản thân mình. Hiện tại, sau khi tôi nghe những phiền não của đồng tu, nhắc nhở bản thân nên ủng hộ, có lúc lặng lẽ phát chính niệm.

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003:

“Là sinh mệnh của cựu vũ trụ, bao gồm hết thảy các nhân tố sinh mệnh, thì trong sự kiện Chính Pháp này, trong sự tuyển trạch của tôi, thì tất cả các sinh mệnh đều chiểu theo điều tôi tuyển trạch mà viên dung nó, chọn ra biện pháp tốt nhất của chư vị, không phải là để biến đổi những gì mà tôi muốn, mà là chiểu theo [lời] mà tôi nói để rồi viên dung nó; đấy là Thiện niệm to lớn nhất của các sinh mệnh trong vũ trụ”.

Sư phụ đã thao tận cái tâm của mình vì mỗi một đệ tử, hết thảy của hết thảy những thứ của các đệ tử đều không tách rời sự bảo hộ, chịu đựng cự đại của Sư phụ. Từ góc độ này giảng, chúng ta nên đối đãi thế nào với đồng tu khác? Viết tới đây, tôi không ngăn nổi dòng nước mắt, đau lòng vì tật đố trước đây của tôi không mong đồng tu được tốt. Sư phụ là Sư phụ của hơn một trăm triệu đệ tử, là Sáng Thế Chủ của tất cả chúng sinh, trong tâm chứa đựng tất cả chúng sinh. Tôi lại từng mong chỉ bản thân mình được tốt, vậy chẳng phải đồng dạng như cựu thế lực sao?

Điều mà Thần xem trọng

Từ trong Pháp tôi lý giải, lặng lẽ viên dung mới là xuất sắc trong mắt của chư Thần. Trước đây, tôi không hiểu lắm vì sao điều này được gọi là xuất sắc chứ không phải là một việc gì lớn? Hiện nay tôi minh bạch rồi, điều Thần xem trọng là vứt bỏ tự ngã. Hơn nữa, Thần không xem trọng thành tích tốt xấu, cao kiến ra sao. Tôi liễu giải, vì “Thiện” của đặc tính vũ trụ chính là vị tha, tâm vị tha sẽ nhận được sự gia trì của Thần. Vị tư thì là tiến vào ngõ cụt, ẩn chứa tư tâm, kế hoạch dù hoàn mỹ, cuối cùng sẽ bị đặc tính của vũ trụ chế ước.

Khi tôi giúp người khác mất một chút thời gian liền cảm thấy thiệt thòi, lỡ mất việc chính. Sau đó ngộ rằng, giúp đỡ người làm các việc, nhất là làm những việc hỗ trợ, tốn nhiều công sức nhưng không nổi bật, nhưng lại là người Thần coi trọng nhất, làm xong còn không nhắc tới một lời, không mưu cầu danh và tình, người như vậy Thần càng coi trọng. Thần mục như điện, chuyện gì đều không qua mắt nổi Thần. Phương thức của con người quá nông cạn, chú trọng kết quả và thành tích, mà Thần nhìn vấn đề là lập thể. Từ trong Pháp tôi lý giải, đại Giác Giả ở tầng thứ rất cao, con mắt của họ giống như phức nhãn của ruồi, liếc mắt một cái liền có thể nhìn thấy tất cả các tầng thứ. Chỉ có tuân theo Pháp ở mọi nơi, mới có thể vượt qua sự dò xét của Thần mục.

Tôi nhận thức rằng, không nói cho người khác những việc bản thân đã làm sẽ thu hoạch được nhiều hơn, để người khác biết chính là đã hưởng thụ “điều tốt” rồi. Nếu có thể từ trong tâm hoàn toàn vứt bỏ, thu hoạch sẽ càng lớn, bởi vì nếu trong tâm nghĩ mình đã phó xuất, thì cũng tức là hưởng thụ điều tốt nào đó, trong nội tâm sẽ cộng thêm một món công lao, đằng sau đó hãy còn có tâm chứng thực bản thân, thậm chí tranh công người khác. Hoàn toàn vứt bỏ mới có thể hành trang gọn nhẹ mà bước tiếp, đắc được thu hoạch trong tu luyện, đó là thứ trân quý hơn. Cần phải coi nhẹ phó xuất, thành tích, tiến bộ, v.v. của bản thân. Bất cứ lúc nào hưởng thụ điều tốt đều giống như kiếm được tiền là tiêu đi, mà không phải là tích cóp để mua thứ tốt hơn.

Một số đồng tu thực tu tốt có tâm nhẫn nại, không sợ phiền phức, không phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, việc của bản thân hay việc của người khác, không mơ tưởng hão huyền và tâm nóng lòng muốn thành công. Nhưng tôi lại ngại phiền phức, cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến điều gì đó của bản thân. Tôi ngộ rằng, dụng tâm làm những chuyện vụn vặt không nổi bật là một cơ hội tốt để bồi dưỡng Phật tính, càng làm càng cảm thấy thiết thực và tĩnh lặng. Có một câu chuyện, Bồ Tát hóa thân thành ông lão lắm lời khảo nghiệm người tu Phật, người kia cuối cùng phát hỏa nổi giận không vượt qua khảo nghiệm. Tôi thấy rằng, đằng sau tâm nóng vội, không kiên nhẫn có rất nhiều nhân tâm, bao gồm tâm oán hận, vì không được điều tốt mà oán hận. Có bài viết của đồng tu từng nhắc đến rằng, “bản lĩnh” (*) chính là có thể nhẫn nại.

Chú thích:

  • 能耐: năng nại, nghĩa đen là có thể nhẫn nại (能夠忍耐), ngoài ra còn một nghĩa là bản lĩnh, ở đây người dịch hiểu là bản lĩnh.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090

The post Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>