Phật Di Lặc | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Loạt bài: Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếphttps://chanhkien.org/2021/03/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep.htmlSun, 07 Mar 2021 14:16:54 +0000https://chanhkien.org/?p=27197Tác giả: Trương Kiệt Liên [Chanhkien.org] Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương […]

The post Loạt bài: Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

 

Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1)

Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 2)

The post Loạt bài: Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ 21https://chanhkien.org/2013/10/nha-tien-tri-noi-tieng-nguoi-my-edgar-cayce-tien-doan-ve-the-ky-21.htmlThu, 31 Oct 2013 17:19:05 +0000http://chanhkien.org/?p=22570"Nhà tiên tri ngủ gật" Edgar Cayce (1877-1945) rất nổi tiếng ở phương Tây, lời tiên tri của ông bao hàm nhiều lĩnh vực, độ chuẩn xác cực cao, đề cập đến các cá nhân, đoàn thể, quốc gia, tình thế thế giới, và cả hướng đi trong tương lai của nhân loại.

The post Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ 21 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên Tuyền chỉnh lý

[Chanhkien.org] “Nhà tiên tri ngủ gật” Edgar Cayce (1877-1945) rất nổi tiếng ở phương Tây, lời tiên tri của ông bao hàm nhiều lĩnh vực, độ chuẩn xác cực cao, đề cập đến các cá nhân, đoàn thể, quốc gia, tình thế thế giới, và cả hướng đi trong tương lai của nhân loại. Giống như ông có thể “thấy tận mắt” trọn đường đời của một người nào đó kể cả các chi tiết tỉ mỉ, có thể nói ra công việc trong tương lai của đứa bé còn trong tã lót. Ông còn tiên đoán chính xác về hai lần thế chiến, khủng hoảng kinh tế năm 1929, việc giành độc lập của Ấn Độ, Israel lập quốc, cùng các vấn đề hỗn loạn do chủng tộc ở nước Mỹ, Tổng thống nước Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ, cùng với sự kiện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và thành lập thể chế xã hội mới của Nga trong vài thập niên sau, những lời tiên đoán này của ông hết thảy đều đã được nghiệm chứng. Người ta còn thành lập “Quỹ Cayce” (Edgar Cayce Foundation) để tiến hành tổng hợp và kiểm tra tất cả những lời tiên đoán của ông, kết quả thống kê đưa ra xác suất chuẩn xác khiến mọi người sợ hãi thán phục.

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

Cayce có niềm yêu thích đặc biệt đối với nền văn minh tiền sử Atlantis đã chìm trong Đại Tây Dương, cả đời ông đã từng đề cập vấn đề này mấy trăm lần, không chỉ tường thuật lại chi tiết, tỉ mỉ đặc trưng, mà còn tiên đoán Atlantis vào năm 1968 mới được con người phát hiện. Năm 1968, người ta quả nhiên phát hiện dưới đáy biển Bimini ở Đại Tây Dương có một con đường hình vuông bằng đá lớn, đây chính là vùng biển Atlantis mà Cayce đã miêu tả.

Nhưng Cayce lại không cho mình là có siêu năng lực, ông nói rằng những năng lực này là bản năng bẩm sinh của bất kỳ ai; chỉ có người đã loại bỏ đi chấp trước vào lợi ích cá nhân đến mức nhất định (detachment from self-interest) mới có thể có được năng lực này, và rằng khả năng của con người là vượt quá trí tưởng tượng của con người hiện đại.

Cả đời ông để lại gần 15.000 lời tiên tri, trong đó tiên tri về hướng đi tương lai của nền văn minh chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều hứng thú đối với rất nhiều người, dẫu cho có một ít nội dung cho đến nay vẫn không thể hoàn toàn giải mã.

Thế chiến lần thứ II chính là đại nạn trong lịch sử của nhân loại, bởi vậy đối mặt với tương lai của thế giới đang đi về hướng mờ mịt, rất nhiều người đã đến xin sự chỉ dẫn của Cayce. Trước khi thế chiến thứ II bắt đầu, Cayce đã tiên đoán rằng có sự trỗi dậy của Hitler, Nhật Bản, thời gian chiến tranh kết thúc, và sau chiến tranh Nga cuối cùng sẽ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hướng về dân chủ. Nhưng giống như ông đã nói rất nhiều lời tiên tri xuất phát từ sự gợi ý từ các sinh mệnh ở không gian cao tầng hơn, tầm mắt quan sát của Cayce cũng không bị giới hạn ở bề mặt vật chất, rất nhiều giống như “tường thuật trực quan” lại vô cùng chính xác một cách tinh diệu, ý vị sâu xa mà lại khiến người ta say mê.

Khi giảng đến chiến tranh thế giới và cục diện thế giới thật ra đều liên quan đến ý thức và tội nghiệp của mọi người, Cayce đánh giá một cách sinh động tình huống của các quốc gia như sau: Như trùm tài chính, một hội kín cùng nước Đức—nơi phát nguyên chủ nghĩa cộng sản—được xưng là “khoác lên mình tấm áo của Hội huynh đệ, trở thành quỷ hút máu của thế giới”, Italia là “vì một bát súp thịt mà bán rẻ chính mình”; Nhật Bản năm 1931 xâm nhập vào Trung Quốc là muốn “trở thành lực lượng chi phối”; đế quốc Anh già nua “mặt trời không bao giờ lặn” lại “một mực tự cho là có cách nghĩ cao minh hơn các quốc gia khác”, tội của nước Pháp là “phóng đại dục vọng thân thể”; tội của Ấn Độ là “ngoại trừ tìm kiếm trong nội tâm ra, có văn minh xán lạn nhưng lại khước từ thực hiện”; tội của nước Mỹ là “đã quên mất nguyên tắc Thượng Đế là đồng tại với chúng ta”. Những bình luận trực quan này khiến người ta cảm thấy thú vị, cũng rất sâu sắc.

Tuy nhiên, những lời tiên đoán và đánh giá của Cayce đối với Trung Quốc mới là tường tận nhất.

Ngày 24 tháng 1 năm 1925, trong trạng thái tiên tri Cayce đã chủ động kể ra sự tình sẽ phát sinh ở Trung Quốc: “Giữa năm 1931, Trung Quốc sẽ ở vào một giai đoạn đặc biệt, tại Mãn Châu sẽ xuất hiện tai hoạ đổ máu…”, đây chính là nói về sự kiện Nhật Bản xâm Hoa vào 6 năm sau. Ngày 30 tháng 7 năm 1927, ông tiếp tục đọc lên tình hình mà bản thân thấy được: “Một vài sự kiện đặc biệt phát sinh ở trên thân thể người Trung Quốc, ở trên thân thể người Nhật, một số lực lượng người ngoài hành tinh xâm lấn từ bên ngoài đã có được thế lực rồi…”, điều này có chút khiến người ta khó hiểu, bởi vì lúc đó mọi người không có bao nhiêu khái niệm về người ngoài hành tinh và sự can thiệp vào nền văn minh, nhưng Cayce cũng đã nói ra.

Nhưng khiến người phương Tây kinh ngạc nhất chính là ông đã đưa ra lời tiên đoán cho một giai đoạn của Trung Quốc:

“Trung Quốc thông qua sự phát triển chậm chạp mà bảo tồn nền văn minh của mình… Nàng có một ngày sẽ thức tỉnh, cắt đứt bím tóc! Bắt đầu suy nghĩ thực tế!” Cayce tuyên bố: “Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra Christianity (theo ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại, nghĩa bề mặt là chỉ Cơ Đốc giáo), cũng áp dụng trong sinh hoạt của mọi người. Đúng vậy, sự kiện này đối với mọi người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần thì rất nhanh—rất nhanh, Trung Quốc sẽ tỉnh lại!”

Đoạn câu sau khiến người ta khó lý giải, bởi vì Cơ Đốc giáo đã ra đời từ sớm, nhưng người ta vẫn trung thực ghi lại nguyên văn lời của ông: “Yea, there in China one day will be the cradle of Christianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man counts tune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake.

Đối với điều này, các học giả phương Tây đã đưa ra một cách giải thích, tức là lời tiên đoán có thể chỉ về việc Trung Quốc sẽ xuất hiện một tín ngưỡng tương tự như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, một tín ngưỡng và văn minh mới sẽ được sinh ra đời, đối với tương lai rất có ảnh hưởng, đây là lý giải không ở trên chữ nghĩa bề mặt đối với từ Christianity [1].

Cayce đối với biến hoá của tương lai cũng đề cập rất cụ thể: Ở thế kỷ 21, mọi người sẽ nhận ra trục trái đất đang di động; khí hậu biến đổi, toàn cầu sẽ ấm lên, vùng băng giá sẽ ấm áp; động đất phát sinh nhiều lần, nước biển dâng lên, một phần nước Mỹ sẽ bị ngập, phần lớn nước Nhật sẽ bị chìm; thế giới thiếu lương thực, miền Trung nước Mỹ, Argentina và Châu Phi sẽ trở thành vựa lúa của thế giới; Washington vẫn là trung tâm quyền lực của thế giới…

Mark Thueston là chuyên gia nghiên cứu các lời tiên tri của Cayce. Khi phát hiện ra tính chuẩn xác khiến người ta thán phục trong những lời tiên tri của Cayce, ông bắt đầu tiến hành biên soạn lại một cách chu đáo hơn 10.000 lời tiên đoán, đặt tên là “Lời tiên tri của Cayce về thế kỷ 21” (Cayce’s Prediction for the 21th Century), sau còn chỉnh lý thêm “Những lời tiên tri chưa trở thành hiện thực của Cayce trong thế kỷ 20”, cung cấp nghiệm chứng và tham khảo cho người đời sau, và dưới đây là chín lời tiên đoán quan trọng trong số đó:

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện—căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;

3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

Thời điểm Cayce giảng thuật những lời tiên tri này, nhân loại vẫn chưa tiến vào thời đại điện tử, và thế chiến thứ II cũng chưa kết thúc; rất rõ ràng, Cayce có năng lực và trí tuệ vượt xa phạm vi hiểu biết của thời đại ông.

“Các chòm sao và thiên tượng đang biến hoá, đến lúc đó, bản thân nhân loại sẽ bắt đầu thức tỉnh và thay đổi. Rất nhiều linh hồn vĩ đại trong lịch sử đã qua đời sẽ trở về, sinh ra ảnh hưởng cực lớn đến thế giới.” Cayce nói, đợi “khi thời gian Điều Chỉnh kết thúc”, “chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh viễn trên trái đất”.

Hôm nay, Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) bắt nguồn từ Trung Quốc truyền ra khắp nơi trên thế giới, đem đến cho nhân loại nhiều ngạc nhiên, đưa tới sự chấn động cho giới khoa học kỹ thuật, giới văn hoá, và giới tu luyện khắp toàn cầu. Sự đặc biệt của Pháp Luân Công và con đường đã qua hơn 20 năm là ăn khớp với rất nhiều lời tiên đoán trong lịch sử; trong thời đại tìm kiếm sự thật và hy vọng này, nó dẫn khởi sự chú ý của ngày càng nhiều người, mở ra hiểu biết mới về vũ trụ, thời-không, và văn minh nhân loại.

Chú thích:

[1] Christianity: trong tiếng Anh hiện đại thông thường là chỉ về Cơ Đốc giáo; thật ra trong tiếng Anh nó có rất nhiều hàm nghĩa, tiếng Anh cổ điển của từ này ngụ ý chỉ về thánh tính và niềm tin thần thánh. Trong lời tiên tri, có thể Cayce đã dùng từ này như một ẩn dụ về một loại tín ngưỡng tinh thần tương tự Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, tra từ nguyên, Christianity có từ căn là Christ (Cơ Đốc, Chúa Cứu Thế), xuất phát từ văn bản Do Thái là Masiah (Di Trại Á), ý tức là Chúa Cứu Thế; rất nhiều học giả cận đại đã khảo chứng và phát hiện Đấng Cứu Thế (Masiah) của tôn giáo phương Tây và Phật Di Lặc (Maitreya) trong chữ Phạn có sự liên hệ, ông Tiền Văn Trung (Qian Wenzhong) gần đây đã công khai đưa ra quan điểm học thuật “Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

[2] Thái Nhất: là khái niệm mà các nhà triết học phương Tây đưa ra, thường chỉ về bản nguyên và cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ.

Xem thêm:

>> Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1)
>> Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 2)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/111392

The post Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ 21 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn lễ Phục sinh và Thần Vậnhttps://chanhkien.org/2013/04/du-ngon-le-phuc-sinh-va-than-van.htmlhttps://chanhkien.org/2013/04/du-ngon-le-phuc-sinh-va-than-van.html#respondFri, 05 Apr 2013 08:04:31 +0000http://chanhkien.org/?p=21682Lễ Phục sinh là một ngày lễ rất quan trọng trong Cơ Đốc giáo hiện nay, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn.

The post Dự ngôn lễ Phục sinh và Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Điền Hàm

[Chanhkien.org] Lễ Phục sinh là một ngày lễ rất quan trọng trong Cơ Đốc giáo hiện nay, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Tín đồ Cơ Đốc tin rằng lễ Phục sinh tượng trưng sự phục sinh và hy vọng, cũng như kỷ niệm sự tích Chúa Jesus phục sinh 3 ngày sau khi bị đóng đinh trên giá thập tự vào năm thứ 33 SCN. Ở phương Tây, vật phẩm liên quan đến lễ Phục sinh gồm có thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh. «Bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo» chỉ rõ “lễ Phục sinh tiếp thu rất nhiều tập tục dị giáo của lễ hội mừng Xuân”. Trứng tượng trưng vạn vật phục hồi sức sống vào đầu Xuân, còn thỏ tượng trưng sinh sôi nảy nở và tràn đầy lực sống.

Ngày lễ lưu truyền từ xa xưa của Cơ Đốc giáo rốt cuộc là muốn nói với con người điều gì?

Thực ra, tập tục lễ Phục sinh (The Easter) cùng với thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh là một dự ngôn về Thánh nhân cứu thế: Chúa Cứu Thế sẽ trở lại là “người đến từ phương Đông” (Easter), tức Thánh nhân cứu thế sẽ phục sinh ở phương Đông; thỏ Phục sinh dự ngôn Thánh nhân thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), nhưng thỏ không đẻ trứng, mà trứng là Gà Vàng (Kim Kê) đẻ ra, trứng Phục sinh hiển nhiên khiến người ta liên tưởng đến trứng gà, mà bản đồ Trung Quốc hiện nay có hình dạng một con gà.

Càng có ý nghĩa hơn khi phát hiện rằng các dân tộc khác nhau trên thế giới đều lưu truyền những lời tiên tri mà gần như đều kể về cùng một câu chuyện.

Các dự ngôn đều đề cập Thánh giả đến từ phương Đông

«Phúc âm Luke», 17:24: “Vì như chớp lóe sáng từ phương trời này vụt sáng đến phương trời kia thế nào, Con Người sẽ xuất hiện trong ngày của Người cũng thế ấy”.

«Phúc âm Matthew», 24:27: “Vì như sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây thế nào, sự hiện đến của Con Người cũng thế ấy.”

«Khải Huyền», 7:2: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống.” “Đi lên từ hướng mặt trời mọc” ý nói đến từ phương Đông, “ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” ám chỉ Cứu Thế Chủ, tức Vĩnh Sinh Thần đến từ phương Đông.

«Isaiah», 43:5: “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi; Ta sẽ đem dòng dõi ngươi từ phương Đông về; Ta sẽ nhóm họp con cháu ngươi từ phương Tây trở về.” “Sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây…” Chúng ta biết rằng Đạo của Thần là phát xuất từ phương Đông, sau đó truyền sang phương Tây, truyền khắp thế giới. Vậy vì sao Thần phải nhóm họp người ở phương Tây? Lẽ nào Thần ở phương Đông bị bức hại, hoặc vì nguyên nhân nào đó mà sang phương Tây?

«Tiên tri Nostradamus»: “Người đến từ phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài, Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp, Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết, Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”; “Đợi từ lâu, Ngài sẽ không bao giờ trở lại, Ở Châu Âu, Ngài sẽ xuất hiện ở Châu Á: Người của liên minh với Thần Hermes vĩ đại, Ngài sẽ vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông.”

«Tiên tri của Edgar Cayce»: “Trung Quốc sẽ xuất hiện một loại tín ngưỡng đối với Thần [Phật], Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi tâm linh của toàn nhân loại”. «Tiên tri thổ dân Hopi»: “Đại biểu của Pahana sẽ đến từ lực lượng thần thánh của phương Đông”.

«Thôi Bối Đồ»: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân”, “Tử Vi tinh minh”. «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn: “đại Mộc lưỡng điều”, “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ”: Thánh nhân cứu thế giáng sinh ở phương Đông thuộc Mộc (trong ngũ hành, Mộc ứng với phương Đông), thời gian giáng sinh là năm Mộc Thỏ, tức năm Tân Mão, hợp lại thành “lưỡng Mộc Thánh nhân”.

«Cách Am Di Lục»: “Kim cưu Mộc thỏ”, “Tử hà Chân Chủ”, “Bạch mã Công Tử”, “Cứu thế Chân Chủ”, “Đạo Thần Thiên Chủ”, “Tây khí Đông lai Thượng Đế tái lâm”, “Nhật quang Đông phương quang minh thế”, “Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất”, “Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất”, “Đông phương nhất nhân xuất thế dã”, “Mộc thỏ tái sinh bảo huệ sĩ”, “Thánh Thần giáng lâm Kim cưu điểu”, “Bảo huệ Sư Thánh hải ấn xuất”, “Vạn thừa Thiên Tử vương chi Vương”: Đều ám chỉ Đại Thánh nhân (“vương trung chi Vương”) xuất thế ở phương Đông, sinh năm Thỏ, mệnh Mộc.

«Bộ Hư đại sư dự ngôn thi»: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan (tóc đen), Long trương kỳ phục (áo vàng, Phật)”. «Tây Du Ký»: “Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn”, “Đông lai Phật Tổ”.

Kinh Phật ghi lại, khi hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở, thì chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương (Pháp Luân Thánh Vương) hạ thế độ nhân. Trong 2 năm qua, tin tức hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi trên thế giới liên tục truyền rộng.

Khải thị của nữ tu sĩ sau khi xem Thần Vận

Dạ hội Thần Vận do Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts) của người Hoa ở hải ngoại diễn xuất mấy năm qua đã cố gắng khôi phục truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Một điều rất có ý nghĩa là ở Boston, Mỹ quốc có 6 nữ tu sĩ, trong những lời cầu nguyện khác nhau đều nghe được một câu từ không gian khác: “Các con phải đi xem dạ hội mừng năm mới người Hoa toàn cầu”. Sự kiện này sở dĩ được biết đến là vì một nhân viên nghe điện bán vé, mỗi khi nghe điện thoại đặt vé đều không quên hỏi câu: “Xin hỏi làm sao ngài biết được thông tin về dạ hội?”

Nghe nói cả 6 nữ tu sĩ đều trả lời giống nhau, hơn nữa khiến người ta kinh ngạc hơn là thường với mỗi tiết mục, mọi người đã không vỗ tay nữa thì họ vẫn còn vỗ tay. Có thể chính họ đều hiểu rằng đây là ý chỉ và ân điển của Thần, họ tin rằng thành tâm cầu nguyện hàng ngày sẽ khiến tâm họ thăng hoa, và Thần sẽ đáp lại lời cầu nguyện của họ, chỉ dẫn phương hướng cho họ tới thưởng thức “Dạ hội mừng năm mới người Hoa toàn cầu”.

Có lẽ, các nữ tu sĩ đã không việc gì phải nói dối để làm tăng thêm vinh dự cho “Dạ hội mừng năm mới người Hoa toàn cầu”. Trong giáo lý của họ, lời nói là lời nói thật, họ tuyệt đối không thể nói dối. Đáng chú ý hơn, một vị được tin là Chúa Toàn Năng đã thông qua nhân viên thần chức truyền một tin tức quan trọng mà đáp án nhất định tìm thấy trong diễn xuất luân lưu của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận.

Chúa Jesus từng nói Ngài sẽ trở lại và đến khi ấy, Ngài sẽ xử lý tội ác, sẽ đem quỷ Sa-tăng cùng những kẻ đi theo ra xét xử, rồi thực thi hình phạt với chúng. Trước khi cảnh tượng “ngày tàn của thế giới” đến, Ngài hứa sẽ tìm cứu những người của Ngài trước khi cánh cửa ân điển đóng lại.

Khi người ta đã dần dần quên mất nguồn gốc con người và ý nghĩa cuộc sống, khi nhân tính ngày càng xa rời Thần tính, liệu ai có thể một lần nữa múa lên vận vị của Thần và triển hiện phong thái của Thần? Phải chăng thời kỳ “nhân Thần đồng tại” mà Nostradamus từng đề cập trong «Các Thế Kỷ» đã tới rồi? Hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần—hoa nở cho thấy Đại Giác Giả chính đang độ nhân tại thế gian—hiện đang nở rộ khắp thế giới, có lẽ đã nói rõ tất cả mọi điều.

Xem thêm:

>> Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông
>> “Người phương Đông” được dự ngôn trong «Các Thế Kỷ» của Nostradamus

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/117846

The post Dự ngôn lễ Phục sinh và Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/04/du-ngon-le-phuc-sinh-va-than-van.html/feed0
Bí ẩn tượng Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Mônhttps://chanhkien.org/2013/03/bi-an-tuong-phat-lu-xa-na-o-hang-da-long-mon.htmlhttps://chanhkien.org/2013/03/bi-an-tuong-phat-lu-xa-na-o-hang-da-long-mon.html#respondFri, 29 Mar 2013 15:23:04 +0000http://chanhkien.org/?p=21654Bên bờ sông Y Thủy ở thành cổ Lạc Dương, có một bức đại Phật tượng Lư Xá Na ngay ngắn trấn giữ ở đó.

The post Bí ẩn tượng Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ngạo Tuyết

Đại Phật tượng Lư Xá Na ở hang đá Long Môn.

[Chanhkien.org] Bên bờ sông Y Thủy ở thành cổ Lạc Dương tỉnh Hà Nam, có một bức đại Phật tượng Lư Xá Na ngay ngắn trấn giữ ở đó. Những ai từng tham quan tượng Phật Lư Xá Na đều bị hấp dẫn bởi vẻ từ bi bình thản của tôn dung, rất cảm động, tựa như một tiếng vẫy gọi vượt quá thời không… Nghìn năm qua, biết bao người dân các nơi trên thế giới đã tới bái kiến trước tượng. Kỳ thực đại Phật tượng Lư Xá Na ở Long Môn được chú ý như vậy, còn có một nguyên nhân nữa, chính là vì có một Pháp thân chân chính của Phật trông nom cho tượng.

Bài viết này là của một người tu luyện tiết lộ lai lịch đại tượng Phật Lư Xá Na ở Long Môn, cũng là hoàn thành nguyện ước của đại Phật Lư Xá Na ở Long Môn.

Khi truyền Pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni từng khai thị cho chúng đệ tử về hiện tượng hỗn loạn thời mạt pháp và đại sự Chính Pháp vũ trụ trong tương lai, cũng như giảng thuật tường tận về tình huống truyền Pháp của Phật Di Lặc tương lai thời mạt thế. Do lịch sử lưu truyền không hoàn chỉnh (kinh thư tối sơ của Thích giáo đều là truyền miệng, khoảng 500 năm sau mới xuất hiện văn tự ghi lại), rất nhiều sự việc đều không được ghi lại hết, thậm chí xảy ra hiện tượng truyền nhầm. Nhưng trong một số kinh Phật, chúng ta có thể tìm thấy một số đoạn ghi lại, chẳng hạn kinh «Phật thuyết Pháp diệt tận» chép: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…

Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự kiến sự kiện Phật Di Lặc Chính Pháp trong tương lai, đồng thời cùng chúng đệ tử an bài chi tiết văn hóa Phật gia tại Trung Thổ, từ đó đặt định cơ sở cho Phật Di Lặc Chính Pháp thời mạt thế. Mọi người đều biết Phật giáo sản sinh sớm nhất ở Ấn Độ, nhưng trong lịch sử lại diệt tuyệt ở Ấn Độ, mãi cho tới hai thế kỷ trước, Ấn Độ mới lại có một số ít người lưu truyền. Đây là bài học giáo huấn rất lớn của lịch sử: Trong các đệ tử của Phật Thích Ca xuất hiện rất nhiều người dùng cái ngộ tại cảnh giới bản thân để giải thích lời của Phật Thích Ca từng giảng, pha trộn tâm ưa thích và phân biệt, lựa chọn lời Phật Thích Ca để lưu truyền. Như vậy họ không hề bảo lưu ở mức lớn nhất nội hàm lời gốc của Phật Thích Ca, khiến Phật Pháp thuần chính không được lưu truyền lại nữa.

Một nguyên nhân trọng yếu khác là: Các đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca đều được an bài chuyển thế đến đất Hán tu hành, một phương diện là kết duyên với Phật Di Lặc sẽ chuyển sinh tại Hán địa, mặt khác thiết lập hoàn chỉnh văn hóa Phật gia tại Trung Quốc Thần Châu đại địa, để dùng cho Chính Pháp của Phật Di Lặc tương lai. Điều này dẫn tới các đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca tại cổ Ấn Độ, những vị trí tuệ viên mãn, nắm vững chân lý, linh hồn ánh sáng của họ rời khỏi địa phương ấy, chỉ còn lại phần nhân thể không có ánh sáng chân lý, bị nhân tính ngu muội đưa vào bóng tối.

Tùy theo chúng đệ tử của Phật Thích Ca lần lượt chuyển thế sang Trung Thổ, Phật giáo đã truyền nhập Trung Quốc từ triều Hán qua bạch mã chở kinh, rồi dần dần phổ truyền khắp Đại Lục. Sự phát triển và lưu truyền của Phật giáo trong lịch sử đều là do chư Thần đang thúc đẩy, có thần linh dẫn dắt mới có thể triển hiện kỳ tích, tín ngưỡng nhân loại cần phải có thần tích siêu hiện thực phụ trợ mới có thể kéo dài. Những vị đại đức từng đi theo Phật Thích Ca tu hành, để đặt định văn hóa Phật gia cho Chính Pháp ở Trung Thổ sau này, nên đã luân hồi đời đời kiếp kiếp, lấy các thân phận khác nhau, tu luyện nhiều kiếp, giảng Pháp luận kinh, triển hiện thần thông; trong vòng mấy trăm năm, dưới nỗ lực cộng đồng của các vị cao tăng đại đức, văn hóa Phật gia đã quảng truyền tại đất Hán. Trong lịch sử Trung Quốc, gần như từ hoàng thân quý tộc cho tới lê dân bách tính đều lưu truyền rộng rãi Phật Pháp trong tín ngưỡng Phật giáo, sự mở rộng của văn hóa Phật gia khiến người ta thân tâm thụ ích, đạo đức củng cố.

Việc xây dựng tượng đại Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn tại Lạc Dương có liên quan tới một vị đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào cuối triều Tùy đầu triều Đường, để kết duyên với Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế, cũng như kết duyên với chúng sinh sẽ đắc Pháp trong tương lai, một vị đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca đã đầu thai vào hoàng tộc họ Lý, trở thành Tấn Vương Lý Trị, người con trai thứ chín của Đường Thái Tông, nhũ danh Trĩ Nô, tự là Vi Thiện. Khi tà đảng Trung Cộng cố ý xuyên tạc lịch sử văn minh Trung Hoa để bôi nhọ, Đường Cao Tông Lý Trị dường như cho người ta ấn tượng về sự nhu nhược bất tài.

Trên thực tế, Tấn Vương Lý Trị cả đời chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo huấn thân truyền của Thái Tông. Khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Lý Trị chịu tang mẹ từ nhỏ, cùng em gái Minh Đạt (nhũ danh Hủy Tử) được vào phủ Thái Tông, do Thái Tông tự mình nuôi nấng. Trong lịch sử, Hoàng đế tự thân dạy dỗ hài tử ngoài Thái Tông ra là rất hiếm thấy, đủ thấy ân nghĩa sâu nặng với Trĩ Nô và Hủy Tử như thế nào. Thậm chí khi Thái Tông bận bịu việc triều chính, trong lòng còn ôm Minh Đạt nhỏ tuổi, với Lý Trị đứng ngay bên cạnh.

Theo sử ghi lại: “Tấn Vương và Tấn Dương công chúa, thuở nhỏ mồ côi mẹ, được cha đích thân nuôi dưỡng”. Hai anh em từ nhỏ đã hay ở bên Thái Tông. Thái Tông khi phê tấu công văn, thường ôm Minh Đạt trên gối. Tấn Dương công chúa rất khôn ngoan lanh lợi, chưa hề quấy rối hay khóc lớn, điều này khiến Đường Thái Tông vốn bận rộn và nghiêm khắc rất hài lòng. Lúc đại thần tấu trình, Đường Thái Tông thường khó tránh khỏi có lúc phát cáu. Tiểu công chúa rất giỏi về quan sát lời nói sắc mặt, khi thấy phụ hoàng nổi giận, liền dịu dàng khuyên giải: “Phụ hoàng, đừng tức giận nữa nhé! Xem con ngoan chưa này?” Đường Thái Tông nghe xong lập tức sắc mặt ôn hòa, bình tĩnh trở lại, muốn chém đầu cũng không thể chém nữa, muốn phạt nặng cũng chỉ có thể phạt nhẹ thôi, định bác bỏ thì rồi cũng phê chuẩn, định đau xót nhưng có thể thu lại. Các triều thần đều chịu ân huệ của công chúa, xem công chúa như bảo bối, hễ thấy công chúa thiết triều là yên tâm quá nửa rồi.

Sau khi Lý Trị trưởng thành, Thái Tông viết mười hai chương «Đế phạm» giao cho thái tử Lý Trị, dạy chuẩn tắc hành vi làm một Hoàng đế tốt. Lý Trị đăng cơ năm 22 tuổi, kế thừa nguyện vọng và phong cách của Thái Tông, lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển thái bình, Phật Pháp quảng truyền, tôn Nho sùng Đạo tín Phật, đồng thời dung hòa tam giáo, thúc đẩy phát triển văn hóa thịnh Đường.

Một lần nọ, đại lý tự khanh Đường Lâm báo cáo với Cao Tông như sau: “Phạm nhân giam giữ trong ngục chỉ có hơn 50 người, trong đó chỉ 2 người bị phán tử hình”. Về đối ngoại, Đường Cao Tông dùng binh vây Bình Nhưỡng, diệt nước Cao Ly, đặt chín phủ đô đốc Liêu Đông, tiễu trừ tam quốc —Tây Đột Quyết, Tư Kết và Bách Tế, đều bắt sống chủ, đại phá nước Thổ Phồn, khai thông biên giới, khiến cương vực nước Đường rộng lớn chưa từng có. Trong suốt triều Đường, cương vực thời Đường Cao Tông là rộng lớn nhất, bao gồm cả hồ Baikal và phần lớn Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Pakistan, Afghanistan. Thiên tài Vương Bột, chỉ vì viết bài văn xấu “Hịch anh vương kê” mà bị Đường Cao Tông cách chức, trục xuất khỏi vương phủ. Về sau Vương Bột hối hận, nên nhân ngày Trùng Dương tháng 9 năm Thượng Nguyên thứ 2 (năm 675), tại Đằng Vương Các ở Hồng Châu đã viết bài văn bất hủ: “Đằng Vương Các tự”. Khi còn làm thái tử, Đường Cao Tông đã thỉnh cầu pháp sư Huyền Trang thụ giới Bồ Tát. Sau đó khi pháp sư Huyền Trang thay Hoàng đế Thái Tông viết lời tựa Tam Tạng Kinh, có một bài hậu ký Bồ Tát tàng kinh, ấy là do Hoàng đế Cao Tông khi còn làm thái tử sáng tác. Ông còn trợ giúp đắc lực pháp sư Đường Tam Tạng phiên dịch 657 bộ kinh thư.

Đại Phật tượng Lư Xá Na tại hang đá Long Môn ở Lạc Dương bắt đầu được khắc vào đầu thời Đường Cao Tông, năm Hàm Hưởng thứ 3 (năm 672 SCN); sau đó hoàng hậu Võ Tắc Thiên tài trợ hai vạn quan tiền, đến năm Thượng Nguyên thứ 2 (năm 675 SCN) thì hoàn tất. Phật Lư Xá Na, tiếng Phạn là Locanabuddha, là xưng hiệu Pháp thân Phật của Phật Thích Ca Mâu Ni. “Lư Xá Na” (hay Lô Xá Na), ý là trí tuệ quảng đại, quang minh phổ chiếu. Đường Cao Tông tự mình chủ trì thi công đại Phật tượng Lư Xá Na, hy vọng lấy uy đức của Phật lưu truyền khắp Trung Nguyên, bảo hộ chúng sinh mạt thế bình an đắc Pháp Di Lặc —”khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…”

Trong an bài của cựu vũ trụ, bắt đầu từ triều Đường, nhân loại toàn diện bước vào thời kỳ mạt pháp. Cựu thế lực đã an bài tại nhân gian một thiên tượng, đó là sau Đường Cao Tông xuất hiện Võ Tắc Thiên, và bà trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thân nữ làm đế, âm dương đảo lộn, báo trước mốc nhân loại bắt đầu mạt pháp, cải quốc hiệu thành “Chu”, ngụ ý kết thúc chu kỳ lịch sử văn minh nhân loại lần này.

Bắt đầu từ triều Đường, hang đá Long Môn bắt đầu tạo một lượng tượng Phật lớn, với đặc trưng chủ yếu là tạo tượng Phật Di Lặc, đây chính là báo trước Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp Luân Phật Pháp. Đặc biệt trong “Ma nhai tam Phật khám” ở Long Môn, đã sửa truyền thống tam Phật lấy Phật Thích Ca đặt ở giữa, thay bằng tam Phật lấy Di Lặc Phật Chủ tôn đặt tại trung ương, dự báo cho hậu thế Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển đại Pháp Luân, đánh đại Pháp cổ, chính đại thương khung, quảng độ chúng sinh.

Đại Đường nghìn năm thấm thoát trôi qua, một ngày kia, một thư sinh kiên thủ tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Phật Pháp, sau khi trải qua 13 lần bức hại của tà đảng Trung Cộng, bước tới trước mặt đại Phật Lư Xá Na: Nhìn nhau không lời, bao trào dâng trong ngực… một nghìn năm mưa gió, cánh tay của đại Phật đã tàn khuyết mất rồi, nhưng tư thế vẫn như cũ; một nghìn năm luân hồi, đứa con của Phật đã nhiều lần trải cõi hồng trần, nhưng vẫn quyết chí như xưa!

Phật tử thưa rằng: “Lư Xá Na đại Phật, con đã hoàn tất nguyện rồi. Cảm tạ Ngài nghìn năm bảo hộ con an toàn trở thành đệ tử Thánh Vương Di Lặc, chúng Đại Pháp đồ hôm nay dưới bức hại của tà ác, vẫn lấy biểu hiện vĩ đại của người tu luyện Chính Pháp chân chính mà bước qua, cũng như Ngài nghìn vạn Lư Xá Na tỏa khắp bốn biển, quang minh phổ chiếu, chuẩn bị nghênh tiếp kỷ nguyên mới của lịch sử”.

Phật đáp: “An tâm con, nhưng còn có nhiều như vậy chúng sinh chưa được nghe phúc âm của Di Lặc Thánh Vương. Hãy đem tiếng lòng của ta truyền tới chư chúng hữu duyên……”

Xem thêm:

>> Thăm hang đá Long Môn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113865

The post Bí ẩn tượng Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/03/bi-an-tuong-phat-lu-xa-na-o-hang-da-long-mon.html/feed0
“Nhân Thần đồng tại” chính là ngày hôm nayhttps://chanhkien.org/2012/04/nhan-than-dong-tai-chinh-la-ngay-hom-nay.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/nhan-than-dong-tai-chinh-la-ngay-hom-nay.html#respondMon, 16 Apr 2012 03:31:09 +0000https://chanhkien.org/?p=17709"Nhân Thần đồng tại" chính là một chân tướng trọng đại của thời đại hôm nay.

The post “Nhân Thần đồng tại” chính là ngày hôm nay first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Trong chương trình biểu diễn nghệ thuật Thần Vận, giọng nam cao nổi tiếng Quan Quý Mẫn từng hát bài “Pháp Luân Thánh Vương”, khiến rất nhiều khán giả xúc động từ sâu thẳm trong tâm, thậm chí rơi nước mắt. Trong bài hát có nhắc tới “Đương kim thế giới nhân Thần đồng tại”, có thể nói là lời tiết lộ thiên cơ, hé mở đặc trưng trọng đại của thời đại ngày hôm nay.

Từ Google tra cụm từ “Nhân Thần đồng tại”, kết quả trả về chỉ lác đác; từ mức độ phản ứng, có thể thấy nhân loại hiện nay vẫn thiếu hụt cảm giác về nguồn gốc đặc thù của chính bản thân mình. Không nắm được nhịp đập của thời đại, người ta chỉ bôn ba ứng phó các loại nguy cơ, mà không biết manh mối nằm ở đâu. Cũng như một thí sinh sắp dự thi, mà cũng chẳng biết là thi môn nào, toán, lý, hóa, hay là văn… “thảm cảnh” ấy là có thể tưởng tượng được.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn về thời đại “nhân Thần đồng tại”

Người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí từng giảng Pháp như sau: “Vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, các đệ tử của Ông từng hỏi Ông: ‘Bạch Sư tôn, có thể không thoát ly các duyên thế gian mà tu thành Như Lai hay không?’ Cũng là muốn hỏi, liệu có thể ở thế gian không thoát ly hoàn cảnh cuộc sống và hoàn cảnh xã hội người thường mà tu thành Thần, tu thành Phật hay không? Thích Ca Mâu Ni nghĩ một lát rồi nói: ‘Vậy phải đợi đến lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế thì mới được’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004).

Hiển nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni đã khẳng định minh xác pháp môn tu luyện mà Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp độ nhân trong tương lai có thể khiến con người không thoát ly duyên thế tục mà tu thành Như Lai. Kỳ thực, từ một tầng diện khác mà xét, ở đây Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ rõ nhân loại tương lai sẽ xuất hiện một thời kỳ lịch sử đặc thù, mà đặc trưng nổi bật chính là: nhân-Thần đồng tại.

“Không thoát ly duyên thế gian” chính là chỉ về mặt “người”, nhìn ở bề mặt, thì vẫn trải qua sinh hoạt bình thường như mọi người, bao gồm kết hôn và công tác thường ngày, nhưng thực tế lại khác với người bình thường, bởi vì họ cuối cùng không lạc vào “sinh-tử luân hồi”, mà có thể “tu thành Như Lai”. Cũng là nói rằng, những người này là người tu luyện đang đi trên “con đường trở thành Thần”, và đây chính là triển hiện phía mặt “Thần”.

Có thể thấy thời kỳ “nhân Thần đồng tại” này sẽ có hai yếu tố lớn: một là tất sẽ có pháp môn truyền ra mà có thể chỉ đạo toàn diện người ta tu luyện viên mãn ngay trong cuộc sống thường ngày, hai là sẽ có một lượng lớn quần chúng thăng hoa trong tu luyện.

Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế rồi sao? Kinh Phật nói: “Ưu Đàm Bà La hoa, ba nghìn năm mới nở một lần; khi loại hoa này xuất hiện, thì ý là Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế Chính Pháp tại nhân gian”. Từ năm 2005, rất nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc đã đua nhau phát hiện “hoa Ưu Đàm Bà La”; hiện nay, loại hoa Phật linh dị này đang khai nở tại các nơi trên thế giới và cả Trung Quốc.

Từ đó có thể thấy, chúng ta chính đang trong thời đại “nhân Thần đồng tại”. Đây cũng là nhận thức chung của đông đảo giới có tri thức, là chính kiến, nếu không thì cũng như rơi vào cảnh ngộ khó khăn mà không tìm ra manh mối.

Cuộc đối thoại “tiết lộ hết thiên cơ” giữa Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ

Lưu Bá Ôn triều Minh từng lưu lại một dự ngôn nổi tiếng gọi là «Thiêu Bính Ca», trong đó ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại, miêu tả thế sự của thời kỳ “nhân Thần đồng tại”, có thể nói là đã “tiết lộ hết thiên cơ”.

Trong đó chỗ mấu chốt nhất chính là phá giải đối với từ “Lão Thủy”, ở đây nên là chỉ một “Pháp” căn bản nào đó của vũ trụ. Bản thân chữ “Pháp” (法) là do “ba điểm Thủy” (氵) và chữ “khứ” (去) tổ hợp thành, ý là “Nước của quá khứ”, tức “Lão Thủy”. Nhìn từ một tầng sâu hơn, bản nguyên của vạn vật chính là Thủy. “Lão Thủy” có thể nói là chỉ thứ “nước” cổ xưa nhất, căn bản nhất sản sinh ra sinh mệnh, và từ một trình độ nào đó là ám chỉ Đại Pháp căn bản khai sáng vạn vật trong vũ trụ.

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Có thể thấy vị Chân Phật truyền Đại Pháp trong tương lai không phải có diện mạo tăng nhân hay đạo sĩ, mà ăn mặc kiểu phổ thông. Hơn nữa trong kinh Phật còn ghi lại, Phật Di Lặc tương lai chính là Phật hiệu khi hạ thế của Chuyển Luân Thánh Vương (hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương).

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Có thể thấy khi Pháp Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, Ngài sẽ đản sinh trong một gia đình phổ thông, chứ không phải trong cung đình hiển hách hay Đạo quán Phật môn.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Chúng ta biết rằng năm 1992, người sáng lập “Pháp Luân Công”, ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp tại Bắc Kinh. Khi ấy Đại Pháp vũ trụ, hay “Lão Thủy” đã “về kinh đô”, báo trước Trung Hoa Đại Địa sẽ tiến nhập vào hành trình mới của “vận vận lại khai nữa”.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Ở đây dự ngôn đã giảng đến đặc trưng của thời đại này. Đại Pháp hồng truyền, người có duyên đua nhau đắc Pháp, người tu luyện phản bổn quy chân, ở bề ngoài thấy càng luyện trông càng trẻ. Người ta vẫn sống trong sinh hoạt bình thường, nhưng nội tâm không ngừng thăng hoa, điều này là tuyệt nhiên khác hẳn với tu luyện trong quá khứ, thời đại “nhân Thần đồng tại” cũng vì vậy mà sinh ra.

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Ở đây dự ngôn đã giảng về một phương diện khác của “nhân Thần đồng tại”. Người hiện đại vì sao có thể tu thành Thần, bởi vì họ nguyên là sinh mệnh cao cấp ở cao tầng chuyển sinh đến đây, chỉ đợi đồng hóa với Đại Pháp mà viên mãn trở về, tiến nhập vào vũ trụ mới. Về căn bản, con người thế giới hiện nay, ai ai cũng đều có lai lịch, chỉ tiếc rằng rất nhiều người đã mê mất rồi, quên cả nhà của bản thân mình, quên mất cả cơ duyên, thậm chí vĩnh viễn không trở về được nữa, hiện ra nỗi buồn vô hạn đằng sau “nhân Thần đồng tại”.

Ba hàm nghĩa trọng đại của “nhân Thần đồng tại”

Ít nhất thì “nhân Thần đồng tại” cũng có ba hàm nghĩa trọng đại như sau:

Đối với một cá thể người tu luyện mà nói, tu bỏ chấp trước nhân tâm, tầng thứ đề cao thăng hoa, thì “nhân Thần đồng tại” chính là biểu hiện của trạng thái trong quá trình tu luyện khi người chuyển hóa thành Thần; người tu nội tâm tự biết rõ biến hóa ấy, nhưng người ngoài thì rất khó mà quan sát.

Đối với quần thể mà nói, rất nhiều người tu luyện Đại Pháp trong thực tiễn sẽ hình thành một trường thuần chính mang Thần tính, tương phản với người bình thường không tham dự tu luyện, từ đó cấu thành một hiện thực xã hội khách quan của “nhân Thần đồng tại”. Do Thần tính ở bề mặt thì là tính ẩn, nên ai cũng không nhìn thấy thần thông đại hiển, thế nhưng người tu luyện tại thế gian vốn có sẵn một lượng lớn nội chất Thần tính, thường siêu xuất khỏi “người” khiến người ta cảm thán.

Nhìn từ quan hệ giữa người và Thần, “nhân Thần đồng tại” không chỉ là một bức họa tĩnh, mà là một vở kịch lớn tại nhân gian quy về thời mạt thế. Thần đang hoán tỉnh người, kéo người lên bên trên, trong khi ma đang mê hoặc người, kéo người xuống phía dưới. Vận mệnh của người chính là nằm ở thái độ của người đối với Đại Pháp vũ trụ. Người và Thần, rốt cuộc cũng không thể đồng tại mãi, Thần quy về Phật quốc, người lưu lại tam giới. “Nhân Thần đồng tại” là người tu luyện Đại Pháp cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh trong thời kỳ lịch sử trọng đại, thời gian tuy ngắn, nhưng chấn kinh hoàn vũ.

Mọi nghi vấn tự nhiên được giải thích ổn thỏa

Sau khi đã minh bạch đặc trưng trọng đại của thời kỳ “nhân Thần đồng tại” rồi, thì rất nhiều nghi vấn đều tự nhiên được giải thích ổn thỏa.

Ví như, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công tới nay đã hơn 10 năm, nhưng Pháp Luân Công không những không biến mất, mà còn phát triển mạnh hơn; các học viên Pháp Luân Công hải ngoại dùng báo chí, truyền hình, truyền thanh, mạng Internet để nói rõ sự thật. Phải biết rằng trong lịch sử, ĐCSTQ chưa từng lỡ tay khi tiêu diệt đối thủ, chưa kể huy động cả một bộ máy quốc gia chỉ để đối phó với một quần thể dân chúng lương thiện tay không tấc sắt. Tuy nhiên, người ta phát hiện rằng trong quá trình bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ tự biết đã ngày càng lún sâu vào “lò luyện sắt”. Nguyên nhân rất đơn giản, tà không thể thắng chính, hay suy cho cùng, vạn sự ở nhân gian đều là do Thần tính toán.

Hay như, ĐCSTQ sợ «Cửu Bình» đến như vậy, bởi vì «Cửu Bình» có Thần uy; ĐCSTQ sợ làn sóng “tam thoái” có thể đưa người ta đến tương lai bình an, bởi vì tà linh hận nhất là con người được đắc cứu. Truyền «Cửu Bình», khuyên “tam thoái”, ấy chính là Thần ý, là Thần đang ra hiệu.

Ví như, rất nhiều người tin rằng Đại Pháp là tốt, hơn nữa vào thời khắc then chốt niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thì đều được phúc báo. Các học viên Pháp Luân Công nhiều lần nhắc thế nhân trong nguy nan thì hãy nhớ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, đây là từ bi của Thần đối với con người.

Hoặc như, “diễn xuất Thần Vận” luân lưu thế giới mấy năm qua, đến đâu cũng được người ta kéo đến xem, bất chấp chủng tộc, giai tầng, văn hóa, lại được người ta ca ngợi không ngớt, ấy là vì sao? Kỳ thực chính là vì Thần Vận là kiệt tác mà Thần lưu cấp cho con người.

Lại ví như, phương Tây trong cơn nguy khốn tài chính trước mắt, nếu có thể tự tỉnh, kiềm chế tà linh ĐCSTQ trong thời kỳ “nhân Thần đồng tại” này, đồng thời thiện đãi Đại Pháp vũ trụ, thì sẽ được hưởng phúc phận mà Thần cấp cho nhân gian. Còn nếu không trân quý, đi chung với lang sói, thì Thần sẽ triệt tiêu phúc phận này, thời kỳ đau khổ sẽ tự nhiên đến, đây chính là uy nghiêm của Thần.

Những ai hiểu được hàm nghĩa của “nhân Thần đồng tại” sẽ được lợi ích rất nhiều. Chủ đề của lưu diễn Thần Vận năm 2009 là “Liễu giải chân tướng là hy vọng đắc cứu”. “Nhân Thần đồng tại” chính là một chân tướng trọng đại của thời đại ngày hôm nay.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/1/13/57209.html

The post “Nhân Thần đồng tại” chính là ngày hôm nay first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/nhan-than-dong-tai-chinh-la-ngay-hom-nay.html/feed0
Lời cảnh tỉnh của các Đại Giác Giảhttps://chanhkien.org/2012/04/loi-canh-tinh-cua-cac-dai-giac-gia.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/loi-canh-tinh-cua-cac-dai-giac-gia.html#respondTue, 10 Apr 2012 02:55:39 +0000https://chanhkien.org/?p=16541Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, tôn danh của hai vị Đại Giác Giả này có thể nói là nhà nhà đều biết.

The post Lời cảnh tỉnh của các Đại Giác Giả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoằng Xuân

Hoa trên tượng Phật: Hoa Ưu Đàm được trông thấy nở trên tượng Phật trong thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2005. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

[Chanhkien.org] Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, tôn danh của hai vị Đại Giác Giả này có thể nói là nhà nhà đều biết. Họ lần lượt sáng lập Phật giáo và Cơ Đốc giáo, hồng truyền rộng rãi trong xã hội nhân loại. Sự truyền bá của tôn giáo chính là giáo hóa nhân loại không được tự cao tự đại, phải tin vào sự tồn tại của Thần Phật; ngoài ra, tôn giáo cũng dạy con người minh bạch thế nào là tu luyện và mục đích của tu luyện, giúp con người tu đức hướng thiện, phản bổn quy chân, hoặc lên Thiên Đường, đồng thời duy trì đạo đức và ổn định trong xã hội nhân loại.

Khi hai vị Đại Giác Giả này truyền Pháp tại thế gian, các Ngài đều đã thấy trước đại sự kiện sẽ phát sinh vào thời mạt của nhân loại lần này. Xuất phát từ lòng từ bi với con người, các Ngài hoặc nói thẳng hoặc ẩn dụ, đưa thiên cơ trọng yếu này vào các dự ngôn minh xác, lấy đó khải thị người đời sau phải sáng suốt để tự cứu, thoát khỏi kiếp nạn, và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử.

Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, đặc biệt là thế kỷ vừa qua, khi tà thuyết “vô thần luận” họa loạn thế gian, phần đông nhân loại và rất nhiều người Trung Quốc đã làm ngơ trước lời cảnh tỉnh từ sớm của các Đại Giác Giả. Họ dường như đã quên mất hay thờ ơ lãnh đạm.

I. Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn thế nhân: “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp cứu độ chúng sinh

Chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là ngôi chùa hoàng gia thờ xá lợi ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kể từ khi Đường Ý Tông phong bế bảo tháp tại địa cung, xá lợi ngón tay Phật trong địa cung đã nằm yên trong hơn 1.000 năm. Năm 1981, bảo tháp trong chùa không tu sửa mà tự dưng đổ sụp xuống, trong 6 năm không có ai hỏi han tới, đến năm 1987 mới bắt đầu được trùng tu. Khi dọn dẹp nền tháp, vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch, người ta tình cờ phát hiện địa cung dưới lòng đất, bởi vậy xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện trên thế gian, trở thành một việc mừng chấn động giới Phật giáo. Xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện, tuyệt không phải để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn phỉ báng Phật, làm hại Phật khoe khoang, mà để chứng thực sự tồn tại chân thực của Thần Phật, phá trừ “vô thần luận” hoang đường, càng không phải để người ta lễ bái, cung phụng, hương khói cho chùa Phật. Như vậy huyền cơ nằm ở đâu? Đây chính là triển hiện dự ngôn và lời căn dặn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước, và cũng để hướng sự chú ý của người ta tới ngày 8 tháng 4 Âm lịch này.

Theo kinh Phật ghi lại, đến thời kỳ mạt pháp (cũng là ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã bại hoại), nhân loại tất sẽ có đại kiếp nạn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng vào thời mạt pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã là rất khó. Cũng là nói Pháp của Ngài đến thời này đã không thể cứu độ con người được nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni khi giảng Pháp năm xưa đã từng nói đến “Chuyển Luân Thánh Vương” (trên thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng xưng là “Di Lặc”), một vị Như Lai với thần thông tối quảng đại, năng lực lớn nhất trong vũ trụ, rồi sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Kinh Phật cũng ghi lại rằng, Ưu Đàm Bà La hoa là một loài hoa rất hy hữu, 3.000 năm mới nở một lần. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã từng giảng qua: Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, ý là “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế. Đầu năm 2005, các bức tượng Phật tại chùa Thanh Khê, chùa Long Châu ở núi Quan Nhạc, am Luyến Chủ, thiền viện Tu Di Sơn tại Hàn Quốc đua nhau xuất hiện kỳ quan Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, khiến dân chúng Hàn Quốc mừng rỡ, cũng gây tiếng vang lớn trong giới Phật giáo.

Từ năm 1987 xá lợi ngón tay Phật tái hiện tại chùa Pháp Môn, đến năm 1992 Pháp Luân Đại Pháp khai truyền, rồi tới năm 2005 Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, theo thời gian biểu chặt chẽ này, cộng thêm ngày 8 tháng 4 Âm lịch là sinh nhật của Đại sư Lý Hồng Chí — người sáng lập Pháp Luân Công, thì chúng ta có thể minh xác thiên cơ mà Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn chúng sinh: “Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang truyền Pháp, cứu độ thế nhân tại cõi người.

Trải qua gần 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, không chỉ có 70 triệu người Trung Quốc Đại Lục đắc Pháp, mà dưới cuộc đàn áp diệt tuyệt nhân tính của ĐCSTQ, Pháp Luân Đại Pháp vẫn hồng truyền tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số người tu luyện hơn 100 triệu người. Sách của Đại Pháp đã được phiên dịch sang hơn 30 thứ tiếng, xuất bản phát hành tại các nơi trên thế giới. Từ năm 2000, ông Lý Hồng Chí đã liên tục 4 năm được đề cử giải Nobel Hòa bình; chính phủ các nước, các tổ chức đoàn thể đã trao tặng gần 3.000 bằng khen, nghị quyết và thư ủng hộ đối với Đại Pháp và người sáng lập. Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới đã làm chứng cho dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa — sự huy hoàng và vĩ đại của “Chuyển Luân Thánh Vương” khi hạ thế truyền Pháp độ nhân.

II. Chúa Jesus căn dặn thế nhân: “Trời diệt Trung Cộng” và đại đào thải

Tại bờ biển miền Nam bang Victoria, Australia có cụm đá “12 tông đồ” cao chót vót, hình dạng rất giống 12 tông đồ của Chúa Jesus. Sau khi chờ đợi hơn 2.000 năm, vào năm 2004, cụm đá bỗng sụp đổ ầm ầm, khiến người ta chấn động. Chưa được bao lâu, ngay sau Lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, trận sóng thần tại Nam Á phát sinh và cướp đi sinh mạng của mấy trăm nghìn người. Trong nỗi bàng hoàng, người ta dần dần ngộ ra rằng: Chúa Jesus đã dùng hai sự kiện kinh thiên động địa này để cảnh tỉnh thế nhân, lời tiên tri trong «Khải Huyền» đã trở thành hiện thực rồi! Đồng thời, nó cũng nhắc nhở người ta rằng đại đào thải của nhân loại là có quan hệ với ĐCSTQ (bởi vì sóng thần Nam Á phát sinh vào ngày 26 tháng 12, chính là ngày sinh nhật của Mao Trạch Đông, thủ lĩnh ĐCSTQ).

Trong số các lời tiên tri cổ kim trong và ngoài Trung Quốc, không lời tiên tri nào có thể sánh với «Khải Huyền» về mức độ kinh tâm động phách và được nhiều người biết đến. Bởi vì «Khải Huyền» dùng rất nhiều dị tượng đặc sắc để phác họa một hiện thực mà nhân loại nhất định sẽ phải đối mặt: thiên tai, khủng bố, ôn dịch, đại chiến chính-tà, và phán xét cuối cùng của Thần. Hết thảy những điều này là cực kỳ khiếp hãi với tà ác, và cũng là cú đánh trí mạng với cả thế giới. Tuy nhiên, «Khải Huyền» cũng tỏ rõ hy vọng cuối cùng của toàn nhân loại: chính nghĩa cuối cùng sẽ đánh bại hoàn toàn ác quỷ Sa-tăng, vũ trụ sau khi đổi mới sẽ trở thành thiện lương, và những người trung thành với tín ngưỡng rồi cuối cùng sẽ được lên Thiên quốc vĩnh hằng. Bất chấp vô số giải thích khác nhau của người đời đối với những gì ẩn chứa trong «Khải Huyền», rất nhiều người đã nhận ra sự thực này: lịch sử chính đang trong thời kỳ đại chiến chính-tà, và thời khắc Trời diệt Trung Cộng đang đến gần.

1. Đại biểu cho thế lực tà ác — ĐCSTQ

«Khải Huyền» dùng “con rồng đỏ” (còn gọi là Ác quỷ, hay Sa-tăng) để ám chỉ ĐCSTQ, lại dùng “con thú” để ám chỉ các lãnh đạo ĐCSTQ. “Con thú từ dưới biển lên” chính là chỉ Giang Trạch Dân từ Thượng Hải leo lên Bắc Kinh. “Con thú” được “con rồng” ban cho năng lực, ngai vàng và quyền bính, lại có cái miệng nói lời xúc phạm Thần và được phép tranh chiến với các Thánh đồ. Đại chiến chính-tà chính là cuộc chiến giữa Pháp Luân Công — đại diện cho lực lượng chính nghĩa, và ĐCSTQ — đại biểu của thế lực tà ác. “Con rồng” và “con thú” khống chế nghiêm ngặt những người tin theo nó, “Nó bắt mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, phải có một dấu nơi tay phải hoặc trên trán“. Đây là ám chỉ những người gia nhập các loại tổ chức của ĐCSTQ (đảng, đoàn, đội) khi tuyên thệ bị đánh ấn ký của con thú. «Khải Huyền» dùng “đại dâm phụ” (thành Babylon lớn) để ám chỉ Bắc Kinh, trung tâm quyền lực của ĐCSTQ. “Vì mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó, Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, Các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó“. Đây là ẩn dụ chính quyền Bắc Kinh bán rẻ lãnh thổ, bán rẻ lợi ích dân tộc và dùng tiền hối lộ, v.v. khiến rất nhiều quốc gia thỏa hiệp về vấn đề nhân quyền, tín ngưỡng, để tiến hành giao dịch dơ bẩn. Bởi vậy chính quyền Bắc Kinh cũng giống như một kỹ nữ dâm đãng nhất. Thị trường rộng lớn của nó, sức lao động rẻ mạt của nó, sự hy sinh tài nguyên và môi trường của nó, khiến Trung Quốc trở thành “thiên đường” của các nhà đầu tư mạo hiểm trên thế giới, giúp các tập đoàn tài chính và thương mại ở nước ngoài phát tài. Khi miêu tả sự thống trị tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh đối với nhân dân, cũng như các cuộc tàn sát đẫm máu của nó đối với tín ngưỡng tôn giáo (bao gồm cả Pháp Luân Công), «Khải Huyền» viết: “Tôi thấy người đàn bà đó uống máu các Thánh đồ và máu các nhân chứng của Đức Chúa Jesus. Khi tôi thấy bà ấy, tôi lấy làm kinh ngạc vô cùng!“.

2. Thẩm phán tối hậu của Thần — Trời diệt Trung Cộng

Về đại thẩm phán tối hậu của Thần, «Khải Huyền» đã dùng một lượng trang lớn để miêu tả quá trình “Trời diệt Trung Cộng”. Dùng bảy tiếng kèn hiệu lệnh của bảy vị thiên sứ và bảy bát thịnh nộ của Thần đổ trên mặt đất để miêu tả cảnh tượng tương lai khiến người ta rùng mình, lấy đó để hình dung sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần đối với ĐCSTQ và tai họa kinh tâm mà nhân loại sẽ phải đối diện. “Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc“. Đây là ám chỉ sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Bắc Kinh và kết cục bi thảm của tất cả những người bị chôn theo ĐCSTQ — những ai hành ác, xúc phạm Thần Phật, ‘trợ Trụ vi ngược’. Thực ra, «Cửu Bình» chính là giấy khởi tố trước đại thẩm phán đối với ĐCSTQ, còn “tàng tự thạch” mang sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” tìm thấy tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu chính là phán quyết của Thần đối với ĐCSTQ, và cũng là ấn chứng cho «Khải Huyền». «Khải Huyền» đặc biệt miêu tả chi tiết trừng phạt đối với những người bị nhận ấn thú. “Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm“.

3. Lời khuyên bảo từ bi của Thần

«Khải Huyền» dùng sự sụp đổ của “thành Babylon lớn” để báo trước sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền ĐCSTQ, đồng thời cảnh cáo thế nhân: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi nó, Để các ngươi không dự phần vào những tội lỗi của nó, Và để các ngươi không đón nhận những tai họa chung với nó“. Đây là khuyên bảo tất cả mọi người từng lây nhiễm “đại dâm phụ” (chính quyền ĐCSTQ), bao gồm các nguyên thủ quốc gia ở ngoại quốc mà thỏa hiệp với ĐCSTQ, các thương nhân và nhà đầu tư vào Trung Quốc, v.v. hãy mau thoát khỏi ĐCSTQ, đặc biệt là những ai từng bị con thú đánh dấu, hãy mau thoái xuất ĐCSTQ, xóa bỏ thú ấn. Bởi vậy ngày 12 tháng 1 năm 2005, báo Đại Kỷ Nguyên đã phát biểu lời tuyên bố trịnh trọng, khuyến cáo người ta đoạn tuyệt với ĐCSTQ, thanh minh “tam thoái” (thoái đảng, đoàn, đội), xóa đi dấu vết con thú.

Thông qua phương thức bất đồng và từ các góc độ khác nhau, hai vị Đại Giác Giả đã tiết lộ cho con người thiên cơ quan trọng nhất của lịch sử văn minh nhân loại lần này: Ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã bại hoại, đối diện với lịch sử bị đào thải, để cứu vãn nhân loại, “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế truyền Pháp. Tuy nhiên để tiêu diệt nhân loại và hủy báng Phật Pháp, ĐCSTQ đã phát động trận đại chiến chính-tà kinh tâm động phách với các Thánh đồ Pháp Luân Đại Pháp. Trong bước ngoặt lịch sử này, người ta đều phải biểu đạt thái độ đối với Pháp Luân Đại Pháp, biểu đạt thái độ đối với ĐCSTQ, xem họ đứng về phía chính hay phía tà. Chính nghĩa tất nhiên sẽ chiến thắng tà ác, tà đảng nhất định sẽ chịu kết cục diệt vong trong đại thẩm phán tối hậu của Thần! Khi đại nạn tới, những ai đứng về phía ĐCSTQ, và những ai từng bị ĐCSTQ đánh ấn ký sẽ phải chịu đào thải theo ĐCSTQ. Tuy nhiên, Thần là từ bi với người, nên mới để người đời đọc «Cửu Bình», biết chân tướng, tin thiên cơ, rõ đại nghĩa, xa tà ác; lại để những ai từng bị đánh thú ấn có cơ hội đoạn tuyệt với ĐCSTQ, phát biểu “tam thoái” tự cứu, từ đó tiến nhập kỷ nguyên mới của lịch sử nhân loại.

Tài liệu tham khảo:

1. Khai mở bí mật «Khải Huyền» của Thánh Kinh; tác giả: Lâm Phong (Chánh Kiến Net).

2. “Du Trường An ngộ thiên cơ” (4): Ngắm thánh địa Phật Đạo, cảm Phật ân hạo đãng; tác giả: Đường Lý (Chánh Kiến Net)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2006/7/24/38664.html

The post Lời cảnh tỉnh của các Đại Giác Giả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/loi-canh-tinh-cua-cac-dai-giac-gia.html/feed0
Sao Mộc đang nói với con người điều gì?https://chanhkien.org/2012/04/sao-moc-dang-noi-voi-con-nguoi-dieu-gi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/sao-moc-dang-noi-voi-con-nguoi-dieu-gi.html#respondWed, 04 Apr 2012 06:59:09 +0000https://chanhkien.org/?p=17114Tháng 7 năm 1994, tôi nghe tin sao chổi đã đụng phải bề mặt sao Mộc, hơn nữa ngôi sao chổi này còn phân thành 21 tiểu hành tinh rồi mới lần lượt đâm vào sao Mộc, phóng thích năng lượng cực đại tương đương 500 triệu đầu đạn nguyên tử.

The post Sao Mộc đang nói với con người điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thần Quang

[Chanhkien.org] Vào đầu những năm 70 thế kỷ trước, tôi từng nghe qua một câu chuyện: Có một nhà khoa học thiên văn nọ tính toán rằng, 20 năm sau, sao chổi sẽ đụng phải địa cầu. Nhà khoa học này cảm thấy quá kinh khủng, nghi ngờ mình tính sai, nên tính lại nhiều lần, nhưng kết quả vẫn như thế. Sau đó, nhà khoa học này đã nhảy lầu tự sát. Đến những năm 80, sách báo nói về ngày tận thế có thể nói là đâu đâu cũng có, trong giới khí công cũng có một số người nói rằng địa cầu có khả năng bị sao băng phá hủy. Khi ấy tâm lý tôi quả thực cũng có sợ hãi nhất định.

Tháng 7 năm 1994, tôi nghe tin sao chổi đã đụng phải bề mặt sao Mộc, hơn nữa ngôi sao chổi này còn phân thành 21 tiểu hành tinh rồi mới lần lượt đâm vào sao Mộc, phóng thích năng lượng cực đại tương đương 500 triệu đầu đạn nguyên tử. Nếu đụng phải địa cầu, hậu quả đáng sợ thế nào là có thể tưởng tượng được. Như vậy, vì sao ngôi sao chổi được các nhà khoa học dự đoán là sẽ đụng phải địa cầu, cuối cùng lại đụng phải sao Mộc? Có nhà khoa học giải thích đó là do nó chịu ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của sao Mộc. Vậy tại sao sao chổi lại tách thành 21 tiểu hành tinh trước khi đâm vào sao Mộc? Con số 21 này phải chăng báo trước nhân loại sẽ có biến hóa vĩ đại vào thế kỷ 21? Sao Mộc gánh chịu va đập với 21 tiểu hành tinh, phải chăng báo trước biến hóa vĩ đại của nhân loại thế kỷ 21 cũng tương đương với phó xuất và gánh chịu cực đại này?

Mấy tháng sau, tôi có duyên phận bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, tôi đọc qua rất nhiều lời tiên tri, lại do tu luyện Đại Pháp, trí tuệ được khai mở, minh bạch rất nhiều thiên cơ, nên biết rằng từ cuối thế kỷ trước, rất nhiều lời tiên tri cổ kim, trong và ngoài Trung Quốc đều tụ vào thời kỳ then chốt này.

Chẳng hạn dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường nói: “Môn ngoại khách lai chung bất cửu, Càn khôn tái tạo tại Giác Cang” (Ngoài cửa khách đến không được lâu, Trời đất tái tạo tại Giác Cang). Chữ “Giác” trong lời tiên tri chỉ đích thị Mộc. Dự ngôn của người Maya cũng nói với chúng ta rằng: “Năm 2012, vũ trụ sẽ bước vào giai đoạn đổi mới“. Năm 2012 chính là sau khi nhân loại tiến nhập vào thế kỷ 21. Như vậy, «Thôi Bối Đồ» nói “Càn khôn tái tạo tại Giác Cang” là có ý gì?

Trong «Thôi Bi Đồ», Lưu Bá Ôn triều Minh từng dự ngôn: “Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử làm họ“.  Hay trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn nói: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp“.

Câu đầu tiên dự ngôn Phật Di Lặc sẽ chuyển sinh đến nhân gian tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào năm Thỏ trước Rồng sau Hổ, tức năm Mộc (“Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên”. Trong 12 địa chi, Thỏ là Mão, Mão trong Ngũ hành thuộc Mộc. Năm Mão sau năm Dần {Hổ} và trước năm Thìn {Rồng}). Nhìn bản đồ Trung Quốc, hình dạng rất giống con gà. Tỉnh Cát Lâm chính tại vị trí mắt gà, tức “Kim Kê mục”; Phật Di Lặc chuyển sinh đến nhân gian thì lấy “Mộc Tử”, tức “Lý” làm họ, “Mộc Tử” (木子) ghép lại thành chữ “Lý” (李). Điều này cũng nhất trí với dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc, trong đó nói: “Thiên giáng Cứu Chủ, Mã đầu ngưu giác, Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà? Thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, Vĩnh viễn vô cùng hĩ“. “Mã đầu ngưu giác” là ý nói tối cao của càn khôn. “Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà” là nói Chân Chủ Cứu Thế sau khi chuyển sinh đến nhân gian, lấy họ là “Mộc” (木) ở phần dưới chữ “vinh” (荣) ghép với “Tử” (子) ở phần dưới chữ “tự” (字), tức “Mộc Tử” (木子) hay chữ “Lý” (李).

Câu dự ngôn cuối cùng là nói “lúc sắp kết thúc”, tức cuối thế kỷ trước. Vào thời kỳ này, vì Phật Di Lặc tương lai sắp truyền Đạo tại nhân gian nên thiên tượng biến hóa rất lớn, Phật-Đạo-Thần khắp thiên thượng thiên hạ và chúng sinh các giới đều phải có lựa chọn chính xác phù hợp với Thiên Ý lúc bấy giờ. Không nói đâu xa, về thời kỳ này thì Thánh Kinh cũng từng đề cập, khi “đại thẩm phán tối hậu” hay “phán xét cuối cùng” tới, thì sẽ định lại tương lai của mỗi sinh mệnh.

Phật Di Lặc hạ thế truyền Đạo, Pháp chính càn khôn, cứu độ chúng sinh, các loại an bài trước đây đã theo đó mà cải biến rồi. Sao chổi đụng địa cầu, hay đại hồng thủy như trong Thánh Kinh nói, hay nhân loại dùng vũ khí hạt nhân tàn sát lẫn nhau dẫn tới hủy diệt, v.v. đại kiếp nạn mang tính hủy diệt triệt để nhân loại này đã không còn phát sinh nữa. Nếu không, nhân loại đã không có cơ hội được đắc cứu. Khoa học hiện đại có rất nhiều cách nghĩ làm sao để ngăn cản thiên thạch đụng địa cầu, đây dù sao cũng là giả thiết mà thôi, yếu tố để làm được thì căn bản là không thể. Nhưng đối với các Đại Giác Giả mà nói, thì điều này không tính là gì cả. Thượng Đế sáng tạo thế giới, Bàn Cổ khai thiên lập địa, mặt trăng, mặt trời và các vì tinh tú đều là do một niệm của các Ngài tạo thành.

Trong «Chuyển Pháp Luân», quyển II, bài “Sự sa đoạ của nhân loại và sự xuất hiện của Giác Giả”, Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:

Giảng ‘phổ độ chúng sinh’ ấy là Phật giảng, cũng chính là nói rằng ở tầng thứ Như Lai giảng ‘phổ độ chúng sinh’; khi vượt quá gấp đôi Như Lai, thì Phật to lớn nhường ấy không [cai] quản việc nơi người thường nữa. Nếu quản nữa, Ông nói một câu thì nơi người thường liền thay đổi, [nên] không thể quản nữa; lực lượng của Ông quá lớn rồi. Còn lớn nữa, thì trái đất không sánh nổi một đầu ngón chân của Phật; còn lớn nữa, thì trái đất không sánh nổi một sợi tóc mảnh của Phật. Lời Phật giảng chính là Pháp. Nói ra liền [tạo thành] biến hoá“.

Đoạn này đã giúp tôi minh bạch rằng sự thành hay hủy của vũ trụ chỉ nằm trong một niệm của Đại Giác Giả. Hồi mới đắc Pháp, trong một lần học Pháp nhóm, tôi từng nghe một vị học viên tu lâu (là đại tá không quân) kể một câu chuyện, ông nói: “Sư phụ từng có một lần đạp một chân hướng về địa cầu, địa cầu bèn lệch khỏi quỹ đạo vận hành ban đầu của nó“.

Sau khi Pháp hội quốc tế lần đầu tiên tại Bắc Kinh năm 1996 kết thúc, trên đường trở về nhà, giữa ban đêm tĩnh mịch, tôi vô tình ngẩng đầu lên, thấy Sư phụ đang ở trên không trung, hơn nữa trên bầu trời chỉ thấy mỗi khuôn mặt tươi cười của Sư phụ. Sư phụ đang cười trước chúng sinh toàn vũ trụ. Bấy giờ tôi đột nhiên cảm thấy trời đất đều biến thành nhỏ bé quá. Cảm thấy Sư phụ vì cứu độ chúng sinh mà đã thay đổi rất nhiều an bài trong quá khứ, nhưng không biết Sư phụ đã gánh chịu biết bao nhiêu vì chúng sinh.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/12/15/79238.html

The post Sao Mộc đang nói với con người điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/sao-moc-dang-noi-voi-con-nguoi-dieu-gi.html/feed0
Cuốn sách tiên tri “Bố Đại Kinh” của cha tôihttps://chanhkien.org/2012/03/cuon-sach-tien-tri-bo-dai-kinh-cua-cha-toi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/03/cuon-sach-tien-tri-bo-dai-kinh-cua-cha-toi.html#respondThu, 29 Mar 2012 15:19:18 +0000https://chanhkien.org/?p=17116Nếu cha tôi còn sống, thì ông năm nay đã 91 tuổi rồi. Tuy nhiên ông đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết khi ông mới 58 tuổi.

The post Cuốn sách tiên tri “Bố Đại Kinh” của cha tôi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[Chanhkien.org] Nếu cha tôi còn sống, thì ông năm nay đã 91 tuổi rồi. Tuy nhiên ông đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết khi ông mới 58 tuổi.

Cha tôi cần cù, lương thiện, chính trực, nhưng ĐCSTQ lại dán nhãn ông là địa chủ ác bá. Người dân đương địa gọi ông là “đồ ngốc mọt sách”, bởi ông rất ít nói vì sợ bị người ta đấu tố, nói mình là kẻ “phát tán độc tố của giai cấp tư sản”. Con cái chúng tôi đều biết rõ, cha tôi không ngốc, mà là một người rất tốt. Thư pháp của ông là độc nhất vô nhị tại vùng đương địa. Để kiếm tiền nuôi gia đình, ông viết câu đối cho người ta nhân dịp Tết Nguyên đán, thế nhưng thường bị ĐCSTQ tịch thu, buộc tội ông đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản.

Khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào những năm 1930, cha tôi đang học Đại học tại Thượng Hải. Vì lo lắng cho ông, bà nội tôi bảo cha tôi bỏ học về nhà làm thầy dạy tư thục.

Trước năm 1949 khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ông nội tôi giúp người ta thu tô; đến khi cải cách ruộng đất, ông không nguyện ý giao nộp đơn từ, nên bị liệt vào hàng ngũ “địa chủ”. ĐCSTQ đã tịch thu tất cả tài sản của ông, cũng như của hồi môn của mẹ tôi. Tất cả gia đình tôi, bao gồm cả ông bà tôi đều bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều cỏ vốn dùng làm chuồng lợn. Khi trời mưa to ở bên ngoài thì bên trong túp lều cũng bị dột như mưa. Cả nhà tám người chúng tôi, già trẻ lớn bé vẫn cố gắng sống sót. Mẹ tôi đi Thượng Hải làm bảo mẫu. Chị gái 17 tuổi của tôi phải sang huyện bên làm cô giáo tiểu học, và đưa chị thứ hai của tôi đến đó học. Tôi thì về cơ bản là ở nhà và dành thời gian ở với cha tôi.

Cha tôi có một cuốn sách tiên tri, gọi là “Bố Đại Kinh” (Kinh túi vải). Ông thường nói với tôi về những nội dung trong cuốn sách, ông nói: “Chúng ta làm người thì nên phải tốt bụng, những người xấu sẽ bị Trời thu lại. Tương lai sẽ có Di Lặc Chủ Sư chuyển sinh đến nơi người thường để độ chúng ta. Hiện nay Ngài đã xuất sinh rồi, Ngài sinh ra tại miền Bắc Trung Quốc”.

Khi còn nhỏ, tôi chỉ có thể hiểu rất ít những lời của cha tôi, cứ nghĩ rằng độ nhân thì phải là xảy ra lũ lớn rồi đem thuyền tới cứu. Mãi tới một ngày năm 1997, tôi đọc được cuốn sách «Chuyển Pháp Luân», mới biết để được “cứu độ” là phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, cuối cùng đạt tới vô tư vô ngã, cảnh giới tinh thần “người trước ta sau”, trở về bản tính tiên thiên, công thành viên mãn. Đây mới là phương thức độ nhân của Sư phụ.

Sau khi đọc xong «Chuyển Pháp Luân», tôi vui mừng cho rằng Sư phụ chính là người sẽ tới độ chúng ta mà cuốn sách tiên tri của cha tôi nói tới. Tôi đã đắc Pháp như vậy đấy. Đó là ngày 1 tháng 9 năm 1997.

“Bố Đại Kinh” tiên tri Sư phụ sẽ tới như thế này:

Phật giảng là Kinh Di Lặc cứu khổ,
Khi Di Lặc hạ thế sẽ không dễ dàng gì.
Báu vật trong áo chứ không phải trong chùa,
Ngài giảng Tam Thừa thần thánh cho con người,
Tại mảnh đất Tam Tinh ở Trung Nguyên.

Cha tôi từng đưa cho bạn ông một bản sao cuốn sách “Bố Đại Kinh”. Vào thời Cách mạng Văn hóa, hồng vệ binh đã lục soát nhà các hộ gia đình. Bạn ông sợ quá đã giấu cuốn sách dưới tấm ngói trên mái nhà, nhưng bị người ta nhìn thấy và tố giác. Cuốn sách này đã bị tìm thấy, và người ta tìm đến cha tôi. Năm 1968, trong những ngày tháng điên cuồng đó, dưới sự thống trị tàn bạo của ĐCSTQ, cha tôi đã bị bức hại đến chết chỉ vì sở hữu một cuốn sách tiên tri.

Tuy cha tôi đã qua đời, nhưng ông đã giảng về dự ngôn trong “Bố Đại Kinh” cho chúng tôi. Đối với Chủ Sư được đề cập trong dự ngôn, tôi ấn tượng rất sâu sắc. “Bố Đại Kinh” cũng tiên tri về nạn đói lớn, nói thế này:

Người bị đói, khó mà đi, đảo ngã xuống,
Người một nhà, không gặp nhau, phân các nơi.

Về thời Cách mạng Văn hóa, cuốn sách viết:

Quét Hoàng thành, quét chùa miếu, quét sạch hết,
Quân tử sa cơ đầu cúi thấp,
Mèo hoang gặp thời mạnh hơn hổ.

Về các hiện tượng bất thường trong xã hội, sách nói:

Vàng màu vàng, bạc màu bạc, con người thấy,
Mắt chuyển màu đỏ, tâm đổi màu đen,
Chẳng quản trên đầu có trời xanh.

Về đại đào thải, sách nói rằng:

Bố Đại Kinh, lời chân tình, chẳng thể sai,
Giải khai Bố Đại Kinh là đại kiếp tới.
Thiêu núi sông, thiêu bình địa, thiêu nhất loạt,
Trong mười phần, chết bảy phần, ba phần bị hại.
Thiện được lưu, ác bị thu, thiện ác phân minh.

Về tiến nhập kỷ nguyên mới, sách tiên tri:

Nhà không người ở,
Thóc không người ăn,
Mưa thuận gió hòa.

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ điên cuồng bức hại Pháp Luân Công. Tôi đã đem cuốn sách tiên tri này đến điểm luyện công của chúng tôi và đọc cho mọi người nghe. Sau khi nghe, mọi người đều kiên định chính niệm, quyết tâm tu cho đến cùng. Hiện tại tôi một lần nữa viết ra, hy vọng nhiều đồng tu hơn nữa có thể trân quý cơ duyên vạn cổ này, đừng đánh mất cơ hội tu luyện.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2005/7/31/33288.html
http://clearwisdom.net/html/articles/2005/8/24/64214.html

The post Cuốn sách tiên tri “Bố Đại Kinh” của cha tôi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/03/cuon-sach-tien-tri-bo-dai-kinh-cua-cha-toi.html/feed0
Nhân loại theo các lời tiên tri tất có Đại Cứu Thếhttps://chanhkien.org/2011/12/nhan-loai-theo-cac-loi-tien-tri-tat-co-dai-cuu-the.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/nhan-loai-theo-cac-loi-tien-tri-tat-co-dai-cuu-the.html#respondWed, 28 Dec 2011 13:22:02 +0000https://chanhkien.org/?p=15697Năm 2012 đang đến rất gần, cộng thêm sức nóng từ bộ phim về tai họa "2012" và lời tiên tri của người Maya "năm 2012 nhân loại tiến nhập nền văn minh mới" đã khiến đây trở thành đề tài được nhiều người quan tâm.

The post Nhân loại theo các lời tiên tri tất có Đại Cứu Thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

Poster phim “2012” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

[Chanhkien.org] Năm 2012 đang đến rất gần, cộng thêm sức nóng từ bộ phim về tai họa “2012” và lời tiên tri của người Maya “năm 2012 nhân loại tiến nhập nền văn minh mới” đã khiến đây trở thành đề tài được nhiều người quan tâm.

Thực ra ngoài mấy câu bia văn của người Maya ra, còn có rất nhiều lời tiên tri khác được lưu truyền. Chẳng hạn Trung Quốc có “Thôi Bối Đồ”, “Thiêu Bính Ca”, “Mã Tiền Khóa”; phương Tây có “Các Thế Kỷ” của Nostradamus, tiên tri của thổ dân Hopi, “Khải Huyền” của Thánh Kinh; Hàn Quốc có “Cách Am Di Lục”, v.v. Ngoài ra các dự ngôn dân gian lớn nhỏ thì khó mà đếm hết được. Phần lớn chúng cuối cùng đều nhắm vào giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hiện nay, trục thời gian trong các lời tiên tri chỉ đến đây là dừng.

Người ta lại phát hiện ra một hiện tượng, đó là trong mấy năm qua, tình huống các lời tiên tri mất chuẩn xác là rất hay gặp. Mấy năm vừa rồi, có người dự đoán chiến tranh thế giới thứ III sẽ xảy ra, hoặc sao chổi va đập vào địa cầu, hoặc nhật thực toàn phần sẽ mang tới đại tai nạn, nhưng đều mất linh nghiệm. Hơn nữa các lời tiên tri trứ danh được cao nhân phá giải và có đề cập đến thời gian minh xác thì cuối cùng hình như cũng mất chuẩn xác. Thế là rất nhiều người lại càng hoài nghi tính chân thật của các lời tiên tri, thậm chí nảy sinh tâm thái cười nhạo lời tiên tri, kỳ thực đây là đem lời tiên tri coi như học vấn phổ thông để nghiên cứu rồi, là hiểu sai hết sức nghiêm trọng.

Sự trưởng thành của các “lời tiên tri”

“Lời tiên tri” là các nhà tiên tri trong quá khứ, tại thời điểm họ sống tiến hành dự đoán cảnh tượng tương lai, thường dùng ngôn ngữ rất khó hiểu, tựa như câu đố chữ, và thường sau khi sự việc đã phát sinh thì người ta mới bỗng nhiên bừng tỉnh.

Trước tiên, chúng ta phải làm rõ hai khái niệm khác nhau, đó là lời tiên tri và sự việc được tiên tri. Nếu như coi lời tiên tri như nhân vật game trong trò chơi điện tử, thì sự vật được tiên tri cũng như bí quyết vượt cửa vậy. Mỗi khi qua một cửa ải, người ta sẽ nghiệm chứng được bí quyết ở đó, phù hợp thực tế sẽ được thả qua cửa, không phù hợp thực tế thì bị “game over”.

Trên con đường vượt quan này, có lời tiên tri cổ đại đã vượt qua đại quan nghìn năm, có lời tiên tri thì trải qua mấy trăm năm. Đi đến ngày hôm nay, chúng ta còn có thể thấy vài lời tiên tri có sức sống mãnh liệt, quả thực không hề dễ dàng. Thực ra trong quá trình này, vô số sản phẩm có tính giai đoạn đã vô tình sớm bị đào thải, và con người ngày nay không có cơ hội để hiểu chúng.

Trên đường vượt cửa ải, để đi đến chặng cuối cùng, nguy cơ “game over” khẳng định là rất cao. Để trưởng thành và được người ta ngưỡng mộ, “lời tiên tri” phải đến tận điểm nút cuối cùng, cũng là “lời” quan trọng nhất. Các lời tiên tri được người ta nghiên cứu hiện nay, dùng nhãn quan lịch sử mà nhìn, thì rất có thể là đã “trưởng thành” rồi, và sắp đến đích rồi. Chỉ lúc này đây, người ta mới có thể tìm hiểu xem rốt cuộc lời tiên tri là nói về điều gì, từ đó tìm ra đối sách.

Bản chất của “lời tiên tri” không phải vì dự báo mà sinh ra

Nếu lời tiên tri là vì dự báo mà sinh ra, thì vì sao lời tiên tri không nói rõ ra, mà lại dùng ngôn ngữ rất khó hiểu? Bởi vì lời tiên tri dù sao cũng không phải thứ ở tầng nhân loại, nó hàm chứa an bài theo Thiên ý, thiên cơ tất nhiên không thể tiết lộ.

Có thể thấy, các lời tiên tri luôn mang theo một cảnh tỉnh nào đó, hoặc ẩn hoặc hiện, xuyên suốt tiến trình lịch sử nhân loại; trọng tâm của loại cảnh tỉnh này là nhắc nhở con người phải thuận theo Thiên ý. Trải qua phát triển lịch sử, càng về sau, mức độ tin tưởng đối với các lời tiên tri ngày càng lớn, tác dụng cảnh tỉnh cũng ngày càng mạnh. Đến ngày hôm nay, khi người ta đi sâu nghiên cứu các lời tiên tri đã trưởng thành, thì càng cảm thụ sâu sắc Thiên ý chấn động ở đằng sau.

“Lời tiên tri” không phải vì dự báo mà sinh ra, mà là an bài cẩn mật của thiên thượng, ban cho con người siêu năng lực dự đoán, khiến “lời tiên tri” có chỗ đứng trong xã hội nhân loại. Ngược lại, nếu Thần Phật không muốn lưu lại tiên tri cho nhân loại, thì con người có làm gì cũng không thấy.

Nhân loại theo các lời tiên tri tất có Đại Cứu Thế

Ở đây nảy sinh một vấn đề, quá trình lịch sử đã được thiên thượng an bài tốt đẹp cho con người, thì tại sao còn ám chỉ để con người thấy?

Thực ra, nếu một nền văn minh trải qua sinh rồi diệt như bình thường, thì Thần cũng không cần làm gì đặc biệt cho con người cả, chắc cũng chẳng cần tiên tri để ám chỉ điều gì. Nhân loại từng trải qua rất nhiều lần văn minh, không hẳn đã cần tồn tại của lời tiên tri. Vào lúc đại kiếp nạn, Thần cần bảo lưu nhân chủng, thì chỉ cần “con thuyền Noah” trong đại hồng thủy mà thôi, trực tiếp bảo tín đồ tự cứu như thế nào là được rồi.

Có thể thấy, lần nhân loại này xuất hiện sự việc tiên tri, thì chỉ có thể nói rằng lần văn minh này là không phải tầm thường. Ý nghĩa là gì? Thứ nhất, lần nhân loại này tất có an bài lớn; thứ hai, hết thảy đều không để phá mê trước thời hạn.

Lịch sử lần nhân loại này, theo các lời tiên tri nói thì đã đến đầu chót rồi, và nếu có ai bài đặc thù nào đó, thì chỉ có thể là Thần cứu người. Bởi vì các dân tộc đều có lời tiên tri tương ứng, nên có thể thấy lần cứu thế này là trên phạm vi toàn cầu. Các lời tiên tri đều gợi ý xa xôi, ấy là bởi hết thảy đều không để phá mê quá sớm, cứu thế như vậy mới có thể cảm động tâm linh con người.

Ở đây, chúng ta cuối cùng đã thấy tác dụng căn bản của lời tiên tri: Bản thân sự tồn tại của các lời tiên tri đã báo trước một an bài đặc thù vào thời mạt kiếp của văn minh nhân loại—Đại Cứu Thế. Đây là thiên thượng dày công an bài cho con người trong suốt lịch sử nhân loại; ngược lại, nếu không để con người thấy, thì Thần cũng không để lại nhiều lưu truyền như vậy.

Lời tiên tri cuối cùng “mất chuẩn xác” là rất bình thường

Thực ra, nếu đã có thể minh bạch hàm nghĩa trọng yếu của bản thân lời tiên tri, thì việc “dự đoán” như thế nào đã không còn trọng yếu nữa rồi.

Những bông hoa Ưu Đàm được phát hiện trên mặt tượng Bồ Tát tại thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc. (Ảnh: Minh Huệ)

Khi đại kiếp tới, con người không cứu nổi bản thân, thì tất có Thần Phật hạ thế cứu người, lại cấp cho con người một cái thang lên trời. Hiện tại, hoa Ưu Đàm Bà La (hoa Phật) thịnh khai khắp nơi, tỏ rõ thời kỳ “nhân Thần đồng tại” ở thế gian đã tới. Đã vì cứu người mà bố trí an bài tối hậu, cũng tất nhiên phải căn cứ tình huống cụ thể khi cứu người mà điều chỉnh. Lời tiên tri đã là vì thời khắc tối hậu này mà chuẩn bị, đương nhiên cũng không thể vì thỏa mãn bản thân lời tiên tri mà phá hoại đại sự tối hậu.

Người thực sự có thể ngộ thiên cơ, khi thấy “lời tiên tri” cuối cùng đã “mất chuẩn xác” sẽ không cảm thấy ngạc nhiên, trái lại càng cảm động trước từ bi của thiên thượng, vì đã cấp cho con người cơ hội tỉnh ngộ, lại cho thêm thời gian để cứu người, các sinh mệnh như vậy quả là đáng quý.

Đương nhiên, người hiện đại dường như chỉ quan tâm đến sự ứng nghiệm của lời tiên tri với tâm thái hớt ha hớt hải. Thế nhưng thử nghĩ xem, khi thời khắc tối hậu thực sự đến, liệu bản thân có còn ở đó để xem sự ứng nghiệm hay không, ứng nghiệm cho ai xem, để nói với ai đây? Khi tai họa còn chưa phát sinh kia đã phát sinh, thì ai nên cứu đã được cứu, vở kịch lớn đã buông màn rồi. Còn chưa phát sinh, con người còn có cơ hội tìm kiếm chân tướng, còn có thêm một ngày bình an.

Khi đã hiểu các lời tiên tri rồi, thì năm 2012 phát sinh điều gì đã không còn trọng yếu nữa. Mau mau ngộ thiên cơ, thuận theo Thiên ý mới là việc khẩn cấp.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/557

The post Nhân loại theo các lời tiên tri tất có Đại Cứu Thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/nhan-loai-theo-cac-loi-tien-tri-tat-co-dai-cuu-the.html/feed0
Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 2)https://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-2.html#respondSun, 18 Dec 2011 13:01:24 +0000https://chanhkien.org/?p=14618Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại.

The post Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)

“Ca Ngợi Đại Pháp”, tranh vẽ bởi hoạ sĩ Daxiong. (The Epoch Times)

Thần tại cõi người

Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.

Sau khi đại chiến thế giới thứ II kết thúc, người Israel sau khi trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13 tháng 5 năm 1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”. Tuy xã hội chủ lưu Tây phương là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. nhưng Israel là Do Thái giáo, bởi vậy nhằm khống chế Jerusalem (một điều kiện để Thần trở lại), trong hơn nửa thế kỷ qua, xã hội chủ lưu Tây phương đã một mực duy trì giúp đỡ Israel. Về điểm này, họ đã hoàn toàn gác sang một bên sự phân tranh tôn giáo trong lịch sử.

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ tại tiểu bang Maryland ở Mỹ, năm 2011 (Ảnh: John Yu)

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Chúng ta có thể tìm thấy trên mạng và chiêm ngưỡng phong thái cao quý thánh khiết của loài hoa này. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng. Từ xưa tới nay chưa gặp bao giờ, nay các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến. Năm nay (2011), theo Phật ký là năm 3038, hoa Ưu Đàm Bà La đã thịnh khai tại các nơi trên thế giới, thực đúng là thiên thượng ban tặng.

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lặc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), thuộc Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm nhân gian gọi là Di Lặc Phật.

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ» rằng: “Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”. Nghĩa là Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ.

Ngày 13 tháng 5 năm 1951, tức ngày mùng 8 tháng Tư theo Nông lịch, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đản sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, thuộc Thỏ, ngày này chính là “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo. Tới đây, một số người thông hiểu thiên cơ đã biết được vì sao “Lễ Phục Sinh”, một ngày lễ trọng yếu của tôn giáo Tây phương lại được gọi là “Easter”, tức “người phương Đông”. Đồng thời, cũng hiểu vì sao người ta vẫn duy trì tập tục cổ xưa là Thỏ Phục Sinh (Thánh nhân thuộc Thỏ) và trứng Phục Sinh (có quan hệ với Kim Kê Trung Quốc) để kỷ niệm hoạt động này. Vào Lễ Giáng Sinh ở phương Tây, nhà nào cũng chuẩn bị và trang trí một cây thông Noel (thuộc Mộc), còn ám chỉ Thần ý huyền diệu khiến người ta kinh ngạc hơn nữa.

Nostradamus người Pháp trong tác phẩm «Các Thế Kỷ» đã tiên tri chính xác rất nhiều nhân vật và sự kiện trọng đại phát sinh tại các nơi trên thế giới mấy trăm năm qua, trong đó Các Thế Kỷ II, Khổ 29 đã dự ngôn minh xác về Cứu Thế Chủ cứu độ chúng sinh tại nhân loại vào thời mạt thế.

Các Thế Kỷ II, Khổ 29

Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp:
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.

Bài thơ này chính là tiên tri người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, sau khi kết thúc truyền Pháp tại Trung Quốc Đại Lục sẽ sang Tây phương và truyền Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương, khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới. Trong Các Thế Kỷ X, Khổ 75, Nostradamus cũng đề cập đến “Thần Hermes vĩ đại” để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng và truyền Đạo vũ trụ của Thần Phật cho nhân loại. Mà “Thần Hermes vĩ đại” có một cây thần trượng, dùng để đánh thức người đời, do đó câu thứ tư bài thơ trên mới nói “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mỗi cá nhân trên thế giới đều bị đánh động, và thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.

Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo; Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.

Thế nhân trong mê bất tỉnh

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc. Vào ngày 2 tháng 3 năm Trinh Minh thứ 2 triều Hậu Lương (năm 916 SCN), trước khi tạ thế, ông lưu lại bài kệ khắc trên bia đá trong chùa Nhạc Lâm như sau: “Di Lặc chân Di Lặc, Phân thân thiên bách ức, Thời thời thị thời nhân, Thời nhân tự bất thức” (Di Lặc ấy là Di Lặc thật, Phân thân hàng trăm nghìn vạn, Lúc nào cũng thị hiện người đời, Chỉ bởi người không tự biết).

Bài kệ trước khi viên tịch của Bố Đại hòa thượng đã nói với người đời rằng, khi Phật Di Lặc tương lai hạ thế độ nhân, bất chấp chân tướng không ngừng triển hiện, thế nhân vẫn không thể đối diện với hiện thực.

“Phúc âm John” trong Kinh Thánh viết (1:10-11): “Ngài đã vào thế gian, thế gian đã được tạo nên bởi Ngài, nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài. Ngài đã đến với dân Ngài, nhưng dân Ngài không tin nhận Ngài”. Kinh Thánh còn nói khi Cứu Thế Chủ giáng thế cứu người, ánh sáng của Ngài sẽ chiếu rọi thế giới trong nháy mắt, tựa như tia chớp từ trời tỏa sáng không trung. Thế nhưng người đời không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, lại để Ngài phải chịu khổ không ít, thậm chí còn bị thế nhân không rõ chân tướng gièm pha.

Trong «Các Thế Kỷ» có một bài thơ nổi tiếng minh xác về thời gian, đó là Các Thế Kỷ X, Khổ 72 tiên tri về đại sự kiện:

Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Ngày 20 tháng 7 xác thực là một ngày đặc thù, được «Các Thế Kỷ» tiên tri là Giang Trạch Dân, kẻ chống Chúa, sẽ phát động cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp gây bao đổ máu, phỉ báng lừa dối, tạo ma nạn tại Trung Nguyên, mê hoặc thế nhân khiến họ phạm tội. Đây chính là trận đại chiến Chính-tà tối hậu Armageddon giữa Chiên Con và thú mà “Khải Huyền” nhắc tới, đến nay đã 12 năm. Đối diện với ma nạn, vô số Thánh đồ đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật để thực hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chống lại Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đã rơi vào vũng bùn trong cuộc đọ sức Chính-tà này. Câu sấm “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Năm 99 thành sai lầm lớn) của dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường đã trở thành sự thực.

Cuối cùng hướng về Thần

Kinh «Trường A Hàm», quyển 18 viết: “Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế… thời các tiểu vương tại Đông phương thấy Đại Vương, đều dâng châu báu quy thuận. Ngoài ba phương Nam, Tây, Bắc đều như vậy”.

“Khải Huyền” của Kinh Thánh viết (7:9-10): “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế. Họ cùng nhau cất tiếng hô vang rằng, ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và thuộc về Chiên Con’.”

Cho dù phải trải qua bao nhiêu ma nạn, cuối cùng con người cũng đều hướng về Thần; những người này đến từ các phương, các nước, các dân tộc. Kinh Phật và Kinh Thánh đều nhất trí khi miêu tả điểm này.

Tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại

Sau khi Cứu Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh, nhân gian sẽ nghênh đón tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại.

Kinh «Di Lặc Hạ Sinh» viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc.”

“Isaiah” của Kinh Thánh viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; Tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; Không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình; Vì ai trăm tuổi mà qua đời sẽ bị xem là chết yểu; Người chưa được bách niên mà phải lìa đời sẽ bị xem là bị nguyền rủa”. “Isaiah” (65:23-25): “Chúng sẽ không lao động một cách luống công; Chúng sinh con ra chẳng phải để chuốc lấy âu sầu, Vì con cháu chúng sẽ là dòng dõi của những người được CHÚA ban phước, Và dòng dõi của chúng tiếp theo chúng nữa. … Chúng sẽ không gây tổn hại hay phá hoại trong khắp núi thánh của Ta,’ CHÚA phán vậy”. “Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả tân Thiên, tân Địa như sau (22:2): “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân”.

Bởi vậy, sau khi trải qua trận đại chiến Chính-tà này, những người có đạo nghĩa, duy hộ Phật Pháp sẽ được lưu lại và có phúc. Họ sẽ trường thọ an lạc, vô phạt vô tai, hoa quả sung túc, mỹ vị phong phú, chung sống hòa thuận, không tranh không đấu, nhân loại từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

(Hết)

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/6875

The post Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-2.html/feed0
Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1)https://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-1.html#respondWed, 14 Dec 2011 10:43:43 +0000https://chanhkien.org/?p=14201Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian.

The post Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

Tu viện Labrang. (Nguồn hình: tibetpedia.com)

[Chanhkien.org] Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người?

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

Hai chữ “Di Lặc” (弥勒) trong tiếng Hán từ đâu mà đến? Thực ra, điều này liên quan đến một trong những bí mật lớn nhất của văn minh nhân loại lần này.

Theo khảo cứu từ «Quý Tiện Lâm văn tập», quyển thứ 12 “Mai Lợi Da và Di Lặc”, thì đa số nguyên bản Kinh Phật thời kỳ đầu đều là “Hồ bản”, tức dùng văn tự của ngôn ngữ Trung Á và Tân Cương cổ đại để viết, chứ không phải là chữ Phạn quy phạm của Ấn Độ. Do đó, hai chữ “Di Lặc” rất có thể đến từ thứ tiếng Tocharian của Tân Cương, là dịch âm trực tiếp từ chữ “Metrak” hoặc “Maitrak”; chữ này rất có quan hệ với chữ “maitri” (từ bi, từ ái) trong tiếng Phạn, do đó “Di Lặc” dịch ý thì chính là “Từ Thị” (người có lòng từ). Vì vậy, ngay từ thời hậu Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc, trong một lượng lớn tư liệu Phật điển dịch tiếng Hán đều xuất hiện đồng thời “Di Lặc” và “Từ Thị” (Bồ Tát).

Nếu quả thực như vậy, khái niệm Di Lặc xét về thời gian và bề rộng thì vượt khỏi phạm trù Phật giáo. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng sớm nhất của dân chúng không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng không phải là A Di Đà Phật, mà là Di Lặc Bồ Tát. Người ta phát hiện rằng, tín ngưỡng Di Lặc ngay từ đầu đã là đúc kết tinh hoa văn hóa của toàn bộ nền văn minh thế giới, chứ không chỉ hạn cuộc trong Phật giáo, ngoại trừ khái niệm về Bồ Tát ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nhân loại.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

Chùa Labrang ở Cam Túc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lặc.

Từ bi, chói sáng, hy vọng là nội hàm tinh thần của Phật Di Lặc tương lai. Trong chùa Labrang (Lạp Bặc Lăng) thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc, Trung Quốc có một vài bức tượng tiết lộ huyền cơ về Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.

Chùa Labrang được xây vào những năm Khang Hy của triều Thanh (năm 1709), là một trong lục đại tông chủ của Cách Lỗ phái (Hoàng giáo) trong Phật giáo Tây Tạng. Nguyên tên của chùa Lạp Bặc Lăng rất dài, gọi tắt là chùa Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “chùa Cát Tường”.

Bởi vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa huyền cơ, đặc biệt tạo tượng lưỡng tôn Di Lặc Đại Phật trong chùa có ý vị rất thâm thúy.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt-ma hướng dẫn khách du lịch khi được hỏi về tư thế tay của Phật thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Nghe nói nguyên danh Trát Tây Kỳ của chùa Labrang (ý Cát Tường) chính là có hàm nghĩa Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện thờ cúng Đại Phật Di Lặc là một tượng đồng mạ vàng từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy.

Theo giải thích của vị Lạt-ma hướng dẫn khách tham quan thì: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”. Không khó để phát hiện, cách tạo tượng đột nhiên hiện rõ Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) với tầng thứ cực cao, Pháp lực cực lớn, mang theo từ bi hồng đại tới cứu độ toàn nhân loại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong ngôi chùa này, điện đường thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tiểu Kim Ngõa Điện, còn Di Lặc Phật Điện được gọi là Đại Kim Ngõa Điện.

(còn tiếp)

Xem tiếp Phần 2.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/6875

The post Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/12/phat-di-lac-va-messiah-cuu-the-chu-thoi-mat-kiep-phan-1.html/feed0
Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đônghttps://chanhkien.org/2011/08/bi-an-cua-le-phuc-sinh-nam-tai-phuong-dong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/bi-an-cua-le-phuc-sinh-nam-tai-phuong-dong.html#respondSat, 06 Aug 2011 16:58:52 +0000https://chanhkien.org/?p=12780Tác giả: Trương Kiệt Liên [Chanhkien.org] Lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng ở phương Tây, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Theo giới thiệu của từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nguồn gốc của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ […]

The post Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng ở phương Tây, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Theo giới thiệu của từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nguồn gốc của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ Đốc giáo; rất nhiều phong tục dân gian liên quan tới Lễ Phục sinh, ví dụ trứng Phục sinh và thỏ Phục sinh, v.v. cũng đều không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.

Vì sao ngày hội tôn giáo quan trọng kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus lại có nhiều yếu tố phi Cơ Đốc giáo như vậy? Từ ý nghĩa Cơ Đốc giáo mà nói, Lễ Phục sinh tuy không lớn bằng Lễ Giáng sinh nhưng ngày càng trở thành phong tục tập quán.

Theo nghiên cứu, tên gọi Lễ Phục sinh (Easter) bắt nguồn từ hai nguồn gốc lớn, và sau khi Cơ Đốc giáo thêm vào ý nghĩa phục sinh của Chúa Jesus thì hai nguồn gốc lớn này dần hợp lại làm một. Do đó, Lễ Phục sinh còn có nguồn gốc từ bên ngoài chứ không chỉ mang ý nghĩa thuần túy là ngày lễ Cơ Đốc giáo. Tiết lộ cổ xưa của Thần về Lễ Phục sinh đã bị thất lạc, và ngày nay, nhờ phá giải bí ẩn về Lễ Phục sinh ở phương Tây mà chúng ta có thể hiểu được hàm nghĩa hai chữ “Phục sinh”.

Nguồn gốc 1: Lễ Phục sinh bắt nguồn từ Lễ Vượt qua của Do Thái giáo

Hơn 3.000 năm trước, Thiên Chúa Jehovah đã triển hiện Thần tích cho người Do Thái để Pha-ra-ông Ai Cập thả những người Do Thái ra khỏi Ai Cập. Pha-ra-ông Ai Cập đã nhiều lần thất tín bội nghĩa, do đó Thiên Chúa cuối cùng đã quyết định trừng phạt Pha-ra-ông. Lễ Vượt qua (Passover) là kỷ niệm đêm trước ngày Moses thống lĩnh người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, khi ấy thiên sứ đã giết chết tất cả con trưởng ở Ai Cập, sau đó vượt qua các ngôi nhà của người Israel được bôi máu cừu và cứu các gia đình người Israel.

Lễ Vượt qua đã trở thành ngày lễ quan trọng nhất của Do Thái giáo. Trước và sau tiết Xuân phân, người Israel cổ đại đã quan sát mặt trăng mới ở Jerusalem sau khi mặt trời lặn, cũng chính là ngày đầu tiên của tháng Nisan. Kể từ ngày này, ngày thứ 14 chính là Lễ Vượt qua cổ đại. Đa số người Do Thái ngày nay lấy ngày 15 tháng Nisan để ăn mừng Lễ Vượt qua.

Để chuẩn bị Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tiên tháng Nisan, người ta chọn một con cừu không tỳ vết để làm cừu tế Lễ Vượt qua, sau đó nuôi trong nhà đến ngày thứ 14 rồi mới giết mổ.

Đêm trước Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tháng Nisan từ năm 30-33 SCN, ngày mà người ta đưa cừu vào nhà, Chúa Jesus đã cưỡi lừa vào Jerusalem. Ngài đã bị đưa đến Pilate để thẩm phán và không tìm thấy tội, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của cừu không tỳ vết. Vào Lễ Vượt qua ngày 14 tháng Giêng, Chúa Jesus đã bị đóng đinh lên thập tự giá. Khoảng 3 giờ chiều, Chúa Jesus nói: “Thưa cha, con đem linh hồn con giao trong tay cha.” Nói rồi tắt thở, đây chính là thời gian mổ cừu trong Lễ Vượt qua.

Trước khi Chúa Jesus gặp nạn, Bữa tối Cuối cùng (Last Supper) chính là bữa tối trong Lễ Vượt qua giữa Chúa Jesus và các tông đồ. Theo định nghĩa của người Do Thái đối với ngày này, ngày hôm sau bắt đầu từ khi mặt trời lặn; do đó, Chúa Jesus được coi là đã chết vào ngày Lễ Vượt qua.

Giáo hội Cơ Đốc và Do Thái giáo cũng bất đồng khi nhìn nhận vấn đề này. Đại bộ phận Giáo hội  Cơ Đốc cho rằng Chúa Jesus bị sát hại vào ngày thứ Sáu, do đó kỷ niệm “Lễ Vượt qua” của họ là vào ngày thứ Sáu, còn Chúa Jesus phục sinh vào ngày Chủ Nhật, do đó Lễ Phục sinh và Lễ Vượt qua được cử hành đồng thời. Tuy nhiên vào mỗi năm, Lễ Vượt qua có thể không rơi vào ngày thứ Sáu, vì thế lễ mừng của đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc rất ít khi trùng khớp với lễ mừng của người Do Thái.

Năm 325 SCN, Hoàng đế La Mã Constantine I đã tổ chức hội nghị đầu tiên xác định Lễ Phục sinh là vào ngày Chủ Nhật, và bởi vì Chủ Nhật được Giáo hội coi là ngày nghỉ ngơi, nên Lễ Phục sinh cũng mang đặc trưng ngày trăng tròn sau Xuân phân của “Lễ Vượt qua”. Cứ sau ngày 21 tháng 3 hàng năm (ngày Xuân phân), thì lại xuất hiện một ngày Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn được lấy làm Lễ Phục sinh.

Từ xưa tới nay, phương pháp tính ngày Lễ Phục sinh đều rất phức tạp; chữ La-tinh Computus là chuyên chỉ phương pháp tính Lễ Phục sinh. Thế nhưng Giáo hội La Mã và Giáo hội Chính thống giáo Đông phương lại có cách tính hơi khác nhau, khiến Lễ Phục sinh Tây phương có thể xuất hiện tại các ngày khác nhau.

Năm 1997, Hiệp hội Giáo hội Phổ thế Quốc tế đã tổ chức hội nghị tại Syria và kiến nghị cải cách phương thức tính Lễ Phục sinh, đồng thời đề nghị thống nhất Lễ Phục sinh tại hai Giáo hội Đông, Tây; thế nhưng tới nay, tuyệt đại đa số các quốc gia vẫn không tuân theo. Lai lịch Lễ Phục sinh và điển cố tôn giáo về sự phục sinh của Chúa Jesus là gắn kết chặt chẽ với nhau.

Nguồn gốc 2: Lễ Phục sinh nguyên là ngày hội mừng Xuân thời cổ đại

Theo Wikipedia, chữ “Easter” trong tiếng Anh và tiếng Đức nguyên là chỉ “hội Xuân” của dị giáo cổ đại, tức ngày hội mừng Xuân trong thời gian Xuân phân. Bởi vì sau Xuân phân, đêm bắt đầu ngắn đi, quang minh đã chiến thắng hắc ám; sau khi trăng tròn, ban ngày đến tràn ngập ánh sáng khiến người ta liên tưởng đêm đen đã bị ánh mặt trời xua tan.

Ngày lễ này bắt nguồn từ nữ thần Ái tình, Sinh dục và Chiến tranh Ishtar của Babylon cổ đại, sau đó Ishtar trở thành nữ thần Bình minh và mùa Xuân Eastre của Tây Âu. Chứng cứ thứ nhất là hai cái tên này đọc rất giống nhau; chứng cứ thứ hai là hàm nghĩa của Eastre là phương Đông (East), bởi vì mặt trời mọc lên ở phương Đông.

Theo cuốn «Hai Babylon», chữ “Easter” là âm dịch từ “Istres” của người Chaldea (thuộc vùng Lưỡng Hà), và không có quan hệ với Cơ Đốc giáo. Nghe nói đây chính là “Ashtart”, tức nữ thần Sinh dục và Chiến tranh của người Babylon cổ đại.

Những vật phẩm có liên quan với Lễ Phục sinh là thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh. Theo truyền thuyết, trứng Phục sinh chính là trứng thỏ, thế nhưng trên thực tế, thỏ không đẻ trứng; do đó, trứng Phục sinh đều là trứng gà, và có người thích vẽ hình mặt quỷ hoặc hoa văn lên trứng. Những phong tục dân gian này cũng không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.

«Bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo» chỉ ra rằng: “Lễ Phục sinh hấp thụ rất nhiều tập tục mừng Xuân của dị giáo“. Những quả trứng là biểu tượng của mùa Xuân sinh sôi nảy nở, còn con thỏ trong dị giáo là tượng trưng cho sự sinh sản. Hiện nay người ta vẫn lưu hành các hoạt động mừng Lễ Phục sinh như vậy, cho thấy Lễ Phục sinh mang đậm sắc thái Babylon. Ngày nay, người ta ăn bánh thập tự và trứng Phục sinh trong ngày Chúa Jesus chịu nạn; những tập tục tôn giáo này rõ ràng là nghi thức của người Chaldea.

Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông

Có thể thấy, lai lịch tối nguyên sơ của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ Đốc giáo; như vậy, sự tồn tại của ngày lễ này, ngoại trừ ý nghĩa mặt đất tràn ngập mùa Xuân ra, thì còn có hàm nghĩa đặc biệt gì khác nữa? Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, “tràn ngập mùa Xuân” và “Phục sinh của Thần” là dung hợp cùng nhau, chúng tựa hồ gia tăng một tầng nội hàm.

Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng Lễ Phục sinh chứa đầy nhân tố phương Đông; đặc biệt là ngày nay khi nhìn lại, chúng ta thấy Lễ Phục sinh tựa như một lời tiên tri vĩ đại mà Thần đã an bài để cấp cho nhân loại. Nó báo trước sự trở về (phục sinh) của Thần trong tương lai, theo đó là thời thịnh thế tốt đẹp tràn ngập mùa Xuân.

Chữ tiếng Anh của Lễ Phục sinh là “Easter”, dịch thẳng thì chính là “người phương Đông”. Không biết có trùng hợp hay không, nhưng chế định của Lễ Phục sinh cũng tuân theo đặc điểm lịch pháp của phương Đông; Xuân phân, trăng rằm (trăng tròn) đều là khái niệm mùa vụ của Trung Quốc, đối với người Trung Quốc mà nói là rõ như trong lòng bàn tay.

Lẽ nào lời giải cho bí ẩn của Lễ Phục sinh lại nằm tại phương Đông? Từ dòng suy nghĩ này, chúng ta sẽ phát hiện thấy trứng gà Phục sinh hiển nhiên khiến người ta liên tưởng tới gà đẻ trứng, mà bản đồ Trung Quốc hiện nay lại có hình Kim Kê (con gà vàng). Người ta thường nói, nơi “Thần” nhất chính là con mắt; và nhìn vào mắt của Kim Kê (bản đồ Trung Quốc), thì chính là rơi vào thành phố Trường Xuân ở Đông Bắc. “Trường Xuân” cũng có thể nói là “tràn ngập mùa Xuân”, đây là lời giải tốt nhất cho nguồn gốc ban sơ của Lễ Phục sinh.

Lại nói về thỏ Phục sinh, đối với người Trung Quốc mà nói, họ liên hệ động vật với 12 con giáp; như vậy lẽ nào “thỏ Phục sinh” ám chỉ “người phương Đông” (Easter) thuộc Thỏ?

Trong Lễ Phục sinh, theo truyền thống, người ta sử dụng hoa bách hợp mang vẻ thuần khiết. Tiếng Anh gọi hoa bách hợp là “Lily” (hoa loa kèn), cũng có thể dùng để đặt tên người. Nếu như nói chữ “Easter” đã chỉ rõ xuất thân của “người phương Đông”, thì “Lily” lại gợi ý một họ tiếng Trung, “Li” và “Ly”, chẳng phải đều là chữ “Lý” hay sao?

Nếu như đem câu đố chữ của Lễ Phục sinh ra phá giải, và xét theo nhân tố phương Đông, thì Lễ Phục sinh trên thực tế tiên tri sự trở về của Thần mà nhân loại đã chờ đợi từ lâu. Khải thị của Thần là: Ngài đến từ phương Đông, sinh ra tại Trung Quốc với bản đồ hình con gà vàng, họ Lý, thuộc Thỏ; Ngài sẽ mang đến cho nhân loại thời thịnh thế tốt đẹp tựa như vĩnh viễn tràn ngập mùa Xuân. Từ đêm ngắn sau “Xuân phân”, đến trừng phạt của Thiên Chúa trong Lễ Vượt qua, cho tới Chúa Jesus chịu nạn, và cuối cùng là sự trở về của Thần, chúng ta thấy một quá trình chân tướng hiển hiện trước mắt. Đi kèm với nó nhất định là một trận đại chiến Chính-tà tại nhân gian.

Trong dự ngôn «Các Thế Kỷ», nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã viết như sau trong một bài thơ hiếm hoi minh xác về thời gian: “Năm 1999, tháng Bảy; Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống” (“The year 1999, seventh month, From the sky will come a great King of Terror”—Các Thế Kỷ X, Khổ 72). Chúng ta xác thực thấy rằng, vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc đàn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công, đại chiến Chính-tà bắt đầu từ đây.

Các Thế Kỷ II, Khổ 29 cũng nói:

“Người đến từ phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp,
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.”

Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí sinh năm 1951 tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, theo cách nói truyền thống của người Trung Quốc thì là sinh vào năm “Mộc Thỏ”. Chữ Lý (李), chính là “Mộc Tử” (木子) ghép thành; trong tiếng Hán, bản thân chữ “Lý” đã mang hàm nghĩa là “rừng xanh”.

Đối với Thánh nhân cứu thế thời mạt pháp, các dự ngôn phương Đông đều miêu tả rất cụ thể, và rất nhiều dự ngôn đều dùng “Thỏ” hoặc “Mộc” để đại biểu cho Thánh nhân cứu độ thế giới trong lúc giao thời giữa kỷ nguyên mới và cũ. Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc thường dùng “thanh lâm”, “bạch thỏ” để đại biểu vị Thánh nhân này. Bộ phận cuối cùng dự ngôn «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn triều Minh là tiên tri về tương lai, trong đó nói: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang” (May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, quần sinh được an lành mạnh khỏe).

Còn có bài thơ tiên tri của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, trong đó ba đoạn cuối nói: “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Dần dần Ngọc Thỏ xuất hiện từ phương Đông); dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc cũng nói: “Ký ngữ thế gian độc giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Lời nhắn nhủ của bậc Giác Giả tự ngộ cho thế gian, Hãy đi theo Thỏ trắng mà bước vào rừng xanh”), v.v.

Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn đã tiên tri như sau trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ», quyển 2: “Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề trung thiên thế giới tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.” Bản đồ Trung Quốc có dạng con gà vàng (Kim Kê), “mục” là con mắt, từ địa đồ Trung Quốc mà quan sát thì thấy “Kim Kê mục” chính là vị trí thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ở đây nói Phật Di Lặc xuất sinh tại Cát Lâm, Trung Quốc, vào năm Thỏ, tức nhục thân của Phật Di Lặc tại nhân gian thuộc Thỏ, họ ở nhân gian là “Lý” (Mộc Tử).

Vào năm 2001, hai năm sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, ở Đông Bắc Trung Quốc đại lục xuất hiện quả trứng ngỗng thần kỳ mang 5 chữ “Thần dĩ lai đáo” (Thần đã đến rồi) và “Vương”. Sau đó, điềm lành báo hiệu Cứu Thế Chủ xuất hiện như được ghi lại trong kinh Phật đã tới, hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở tại nhiều nơi, lẽ nào Thần Phật đã lặng lẽ hạ phàm?

Có lẽ rất nhiều chân tướng sẽ đại bạch trước toàn thiên hạ trong thời gian không xa, và cũng có thể hàm nghĩa chân chính của “Lễ Phục sinh” đã đến lúc triển hiện cho toàn nhân loại.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2009/4/15/58985.html

The post Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/bi-an-cua-le-phuc-sinh-nam-tai-phuong-dong.html/feed0
Thiển ngộ về phương thức Thần tiết lộ thiên cơhttps://chanhkien.org/2011/08/thien-ngo-ve-phuong-thuc-than-tiet-lo-thien-co.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/thien-ngo-ve-phuong-thuc-than-tiet-lo-thien-co.html#respondTue, 02 Aug 2011 15:12:02 +0000https://chanhkien.org/?p=12742Tác giả: Đường Lý [Chanhkien.org] Thiên cơ chính là bí mật của Trời (bí mật của Thần giới), cũng chính là Thiên ý. Thiên cơ có lớn có nhỏ; lớn thì liên quan đến biến hóa của vũ trụ, hưng suy của xã hội và tồn vong của nhân loại; nhỏ thì quan hệ đến […]

The post Thiển ngộ về phương thức Thần tiết lộ thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] Thiên cơ chính là bí mật của Trời (bí mật của Thần giới), cũng chính là Thiên ý. Thiên cơ có lớn có nhỏ; lớn thì liên quan đến biến hóa của vũ trụ, hưng suy của xã hội và tồn vong của nhân loại; nhỏ thì quan hệ đến vận mệnh của một cá nhân, một đơn vị.

Theo luật Trời, thiên cơ không thể tiết lộ; tuy nhiên để cứu chúng sinh, một số thiên cơ liên quan là có thể tiết lộ, hơn nữa nhất định cần phải tiết lộ. Thần hiển lộ thiên cơ, chính là từ bi đối với chúng sinh! Bởi vì nhân loại hiện tại đạo đức đã bại hoại, lại đang trong thời kỳ tối hậu sắp đương đầu với đại kiếp, cho nên để thật nhiều chúng sinh được đắc cứu, trong hơn 2.000 năm qua, Thần đã thông qua các chủng phương thức để liết lộ với con người thế gian những thiên cơ trọng đại liên hệ tới vận mệnh của toàn nhân loại.

Nói chung, Thần có ba loại phương thức để tiết lộ thiên cơ.

1. Thần Phật hiểu dụ

Đây chính là Thần đem thiên cơ trực tiếp nói rõ với thế nhân. Để lưu cấp cho hậu nhân thiên cơ một cách chính xác, Thần đã lấy hình thức văn tự để ghi lại thiên cơ và bảo lưu chúng.

Trong kinh thư Phật giáo có ghi lại giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni như sau: “Nhân loại thời mạt pháp sẽ có đại kiếp nạn, thế nhưng Pháp của ta sẽ không thể cứu độ thế nhân được nữa; khi ấy ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ (thiên thượng gọi là ‘Pháp Luân Thánh Vương’, cũng gọi là Di Lặc) sẽ hạ thế truyền Pháp cứu độ chúng sinh. ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ là đấng Như Lai có thần thông tối quảng đại trong vũ trụ; Ngài cũng có 32 tướng và 7 báu như một vị Phật, nhưng Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay bánh xe Chính Pháp; Ngài đến để trở thành Lý Tưởng Vương chi phối toàn thế giới. Khi hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở, có nghĩa là ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ đang Chính Pháp tại nhân gian.

Đây chính là thiên cơ mà Thần Phật hiểu dụ thế gian từ 2.500 năm trước đây.

Chương mở đầu «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» viết như sau: “Mạc khải của Đức Chúa Jesus, mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài, để tỏ ra cho các đầy tớ Ngài biết những điều sắp xảy đến. Ngài đã sai thiên sứ Ngài đến tỏ cho Giăng đầy tớ Ngài biết điều đó. Giăng đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về lời chứng của Đức Chúa Jesus, tức những gì ông đã thấy.

«Khải Huyền» đã dùng rất nhiều dị tượng và ẩn dụ để phác họa một hiện thực mà nhân loại nhất định phải đối mặt: đại chiến Chính-tà tàn khốc, phán xét cuối cùng của Thần, khủng bố, thiên tai và ôn dịch. Đồng thời, «Khải Huyền» cũng miêu tả chính nghĩa ắt sẽ chiến thắng tà ác và chỉ rõ phương hướng mà con người phải tự cứu mình, đồng thời khẳng định vũ trụ sau khi canh tân sẽ trở thành thiện lương, cũng như những người kiên định với tín ngưỡng vào Thần sẽ lên thiên quốc vĩnh hằng. «Khải Huyền» ghi lại thiên cơ mà Thần căn dặn thế nhân từ 2.000 năm trước.

«Cách Am Di Lục» (Ghi chép do Cách Am để lại) cũng là một kỳ thư hiển lộ thiên cơ của Thần. Đây là cuốn sách thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ (hiệu Cách Am) của Triều Tiên ghi lại lời một vị Thần tiên trên núi Kim Cương mà ông gặp thời niên thiếu. Cuốn sách này ẩn thân tại thế gian trong 450 năm, mãi cho đến năm 1986, mới được một người họ Tân ở Nam Hàn phá giải mà xuất hiện ở thế gian, từng chấn động một thời. Cuốn sách dùng rất nhiều giấy mực để miêu tả chi tiết về một “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp và cứu độ chúng sinh, đồng thời chỉ rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như rất nhiều tình tiết về đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Do đó, «Cách Am Di Lục» ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại từ 450 năm trước.

«Tàng tự thạch» (Đá mang chữ) là một tảng đá kỳ lạ có một không hai hiển rõ thiên cơ chấn động thế giới. Năm 2002, tại thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra một tảng cự thạch 200 triệu năm tuổi được khắc sáu chữ lớn. Theo giám định của chuyên gia, sáu chữ lớn này không có dấu vết điêu khắc của nhân công, mà hoàn toàn là tự nhiên. “Tàng tự thạch” mang sáu chữ lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong” chính là do Đấng Tạo Hóa tạo ra từ 200 triệu năm trước, sau đó lăn xuống rồi nứt ra từ 500 năm trước. Đến năm 2002, tảng đá mới thực sự xuất hiện trước thế gian và tiết lộ một thiên cơ trọng đại của Thần.

Như vậy trong hơn 2.000 năm qua, Thần Phật đã hiểu dụ cho con người thế gian những thiên cơ sau: đại chiến Chính-tà, thẩm phán của Thần, Trời diệt Trung Cộng; đại kiếp nạn của nhân loại, đại đào thải; Thánh Vương hạ thế truyền Pháp cứu độ thế nhân, và nhân loại cuối cùng tiến nhập kỷ nguyên mới.

2. Tiên tri dự ngôn

Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều lưu truyền các chủng dự ngôn (bao gồm cả truyền thuyết). Dự ngôn là những thiên cơ mà các nhà tiên tri (do Thần phái xuống thế gian) nhìn thấy nhờ công năng của bản thân, rồi họ căn cứ theo hiểu biết của mình để truyền ra thế gian dưới hình thức nào đó. Những dự ngôn này giải thích nội hàm và bổ sung chi tiết các thiên cơ do Thần hiểu dụ từ các góc độ khác nhau, để phù hợp với khả năng tiếp thu của con người thế gian, từ đó gián tiếp tiết lộ thiên cơ.

Rất nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc đều lưu lại các dự ngôn nổi tiếng. Ví dụ «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha thời nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, «Thôi Bối Đồ» của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang thời nhà Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» và «Bia ký tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Còn trên thế giới, có tập thơ «Các Thế Kỷ» của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus, tiên tri của người Maya và thổ dân Hopi ở Bắc Mỹ, v.v. Ngoài ra, rất nhiều dân tộc trên thế giới đều lưu truyền các truyền thuyết về “Thần sẽ trở lại”, chẳng hạn truyền thuyết của người Maya về “khi 13 chiếc đầu lâu thủy tinh bị thất lạc được tập hợp, Thần sẽ trở lại”.

Những dự ngôn lưu truyền từ xa xưa này đều có chung một đặc điểm, đó là sự chuẩn xác trong những lời tiên tri mà lịch sử đã nghiệm chứng. Họ đều cố ý để người đời sau (con người ngày nay) biết được những sự kiện trọng đại xảy ra vào thời mạt pháp tối hậu. Do đó, mục đích cuối cùng của các nhà tiên tri là để giúp con người ngày nay hiểu thấu Thiên ý, phân rõ Chính-tà, tâm hướng Đại Pháp, lánh xa tà ác, để tự cứu mình và hướng về tương lai tươi sáng.

Đối với rất nhiều dự ngôn có liên quan, nếu có dịp tôi sẽ phân tích tường tận. Ở đây chỉ xin đưa ra hai dự ngôn điển hình.

Một là tiên tri của người Maya chỉ rõ: trong vòng 20 năm kể từ năm 1992, Địa cầu sẽ tiến nhập vào “thời kỳ canh tân”. Đây là dự ngôn về năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp khai truyền, khiến nhân loại tiến nhập vào thời kỳ nhân tâm tịnh hóa, đạo đức khôi phục; điều này rất phù hợp với thực tế. Dự ngôn này đã chỉ rõ ý nghĩa vĩ đại của sự hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới.

Hai là liên quan đến bài thơ «Mai Hoa Thi». Ở bề mặt, chúng ta thấy Thiệu Ung tiên sinh dùng bài thơ này để tiên tri các sự kiện lịch sử trọng đại qua các triều đại Trung Quốc, từ Bắc Tống tới Nam Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân Quốc, và Trung Cộng. Thế nhưng hai câu thơ đầu “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” (Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở, Hỏi mấy người đến mấy người trở về) đã hiển lộ rõ thiên cơ trọng đại, đó là thiên môn đại khai, Thần Phật lâm phàm. Còn hai câu ở đoạn 9 của bài thơ “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu” (Vườn hoa kỳ diệu mùa Xuân có chủ, Mưa gió suốt đêm không phải ưu sầu) miêu tả tình huống Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và bị bức hại. Cuối cùng, bài thơ dùng “Số điểm mai hoa thiên địa Xuân, Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân, Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật, Tứ hải vi gia thục chủ tân” (Hoa mai nở trời đất là mùa Xuân, Muốn rõ Bác Phục hỏi nguyên nhân xưa, Trong hoàn vũ tự hưởng ngày thái bình, Bốn biển ai là chủ ai là khách) để chỉ rõ Đại Pháp tất thành, thiện ác tất báo, con người cuối cùng sẽ thấy ai là vai chính của vũ đài lịch sử. «Mai Hoa Thi» đầu cuối tương ứng, trước hiển lộ cổng trời mở lớn, sau nói rõ Đại Pháp hồng truyền, Chính Pháp tất thành, vũ trụ canh tân, chứng minh rằng an bài trong lịch sử nhân loại đều là vì Pháp Luân Đại Pháp. Do đó, dự ngôn này đã tiết lộ thiên cơ trọng đại về Chính Pháp.

3. Dị tượng cảnh tỉnh

Mấy năm gần đây, các dị tượng trong giới tự nhiên và xã hội nhân loại xuất hiện ngày càng nhiều. Tinh thể mới đột nhiên xuất hiện, hệ Ngân Hà di chuyển ra xa, bốn mặt trời cùng chiếu sáng, tuyết rơi giữa tháng Sáu, loài cóc hợp bầy di chuyển, tượng Thánh rơi lệ, mỏm núi 12 tông đồ đổ sụp, “Đá heo kêu” báo nguy, v.v. khiến người ta hoa cả mắt. Những ai hiểu thấu lý “Thiên-nhân cảm ứng”, thì đều tin rằng những điều này tuyệt không phải ngẫu nhiên, mà là Thần hướng về con người mà chỉ bảo thiên cơ.

Ví dụ, vào năm 2005, mấy ngôi chùa tại Hàn Quốc đua nhau xuất hiện hoa Ưu Đàm Bà La nở, chẳng phải là ấn chứng thiên cơ “Chuyển Luân Thánh Vương” Chính Pháp tại nhân gian mà Phật Thích Ca Mâu Ni tiết lộ ư? Năm 1998, 13 chiếc sọ người bẳng thủy tinh bị thất lạc được tìm thấy, chẳng phải là chứng thực truyền thuyết của người Maya—”Thần sẽ trở lại” hay sao?

Lại như, mấy năm nay Trung Quốc đại lục thiên tai liên miên, nhân họa bất đoạn, rối loạn phát sinh, nguy cơ bốn bề, cộng thêm làn sóng “tam thoái” (thoái đảng, đoàn, đội) kinh thiên động địa, chẳng phải là xác minh thiên cơ trọng đại “Trung Quốc cộng sản đảng vong” khắc trên tàng tự thạch hay sao?

Lại như, năm 2004 phát sinh sóng thần tại Đông Nam Á, mà mấy năm trước đó không ngừng xuất hiện dị tượng Thánh tượng rơi lệ, chảy máu, chẳng phải là cảnh tỉnh đại kiếp nạn mà nhân loại sắp phải đối mặt hay sao?

Sau khi hiểu ra ý nghĩa đằng sau vô số dị tượng này, thì cho dù mỗi người mỗi ý, người ta cũng không thể không thừa nhận đây là một phương thức tiết lộ thiên cơ của Thần đối với nhân loại. Thế nhưng sau khi chứng kiến hết thảy những điều này, có người vẫn chấp mê bất ngộ.

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi muốn thử đặt ra một vấn đề: Vì sao “Tàng tự thạch” lại xuất hiện ở Trung Quốc đại lục, chứ không phải nơi khác; mà «Cách Am Di Lục» và hoa Ưu Đàm Bà La lại xuất hiện ở Nam Hàn, chứ không phải Bắc Hàn? Vì sao “Dạ hội mừng năm mới” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân lại triển hiện thời thịnh thế huy hoàng của Đường Thái Tông chứ không phải những đấu tranh cung đình trong lịch sử Trung Quốc? Biết bao huyền cơ hiển lộ chẳng lẽ không khiến con người tỉnh ngộ hay sao?

Ấy chính là:

Đại Pháp hồng truyền chính hoàn vũ,
Thần Phật hiểu dụ thấu thiên cơ;
Tiên tri dự ngôn cần tự ngộ,
Dị tượng chấn động tỉnh người mê.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/6/44264.html

The post Thiển ngộ về phương thức Thần tiết lộ thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/thien-ngo-ve-phuong-thuc-than-tiet-lo-thien-co.html/feed0
Lời cảnh báo của lão đạo sĩ núi Thanh Thànhhttps://chanhkien.org/2011/07/loi-canh-bao-cua-lao-dao-si-nui-thanh-thanh.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/loi-canh-bao-cua-lao-dao-si-nui-thanh-thanh.html#respondWed, 27 Jul 2011 14:24:54 +0000https://chanhkien.org/?p=12725Tác giả: Tân Dân [Chanhkien.org] Nhà lý học Chu Hy thời Nam Tống (1130-1200 SCN) viết như sau trong quyển 2 cuốn «Văn Công Dịch Thuyết» của ông: “Trong lục kinh bởi vậy nói cái lý này, theo Dịch thì việc chưa xảy ra mà đã có lý ở đó rồi. Do đó dự ngôn […]

The post Lời cảnh báo của lão đạo sĩ núi Thanh Thành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tân Dân

[Chanhkien.org] Nhà lý học Chu Hy thời Nam Tống (1130-1200 SCN) viết như sau trong quyển 2 cuốn «Văn Công Dịch Thuyết» của ông: “Trong lục kinh bởi vậy nói cái lý này, theo Dịch thì việc chưa xảy ra mà đã có lý ở đó rồi. Do đó dự ngôn của Thánh nhân có thể nói trước với người ta“. Ở đây, Chu Hy đã đề cập đến “việc chưa xảy ra mà đã có lý ở đó rồi”. Tại Trung Quốc ngày nay, do chịu ảnh hưởng độc hại của thuyết duy vật, thuyết vô thần trong hàng chục năm, nên rất ít người tin điều này. Trên thực tế, đạo lý “lý có trước việc” đã được các bậc Thánh nhân và trí giả khẳng định; chính nhờ cái “lý” này mà các Thánh nhân và trí giả có thể biết trước “việc”, từ đó nói ra để cảnh tỉnh thế nhân.

Điều này khiến tôi nhớ lại về lời cảnh báo của một lão đạo sĩ núi Thanh Thành. Người từng bán nhà cho tôi là một người luyện võ tên Vương Vị (tên mượn); ông là người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Đầu năm 2001, Vương Vị kể với tôi một chuyện thế này: Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, mẹ của ông mắc một căn bệnh mãn tính, chữa mãi không khỏi; ông và anh trai phải đưa mẹ lên núi Thanh Thành, thỉnh một vị lão đạo để chữa trị. Một ngày năm 1988, ông lên núi Thanh Thành đưa lương thực cho mẹ và bắt gặp lão đạo sĩ chữa bệnh cho mẹ ông. Đợi Vương Vị đi rồi, lão đạo sĩ mới hỏi mẹ ông: “Người hôm nay đưa lương thực lên đây là gì của bà?” “Là con tôi”, mẹ ông đáp. Lão đạo sĩ nói tiếp: “Tôi xem con bà, tính tình ngay thẳng, tính cách cương ngạnh, tuổi còn rất trẻ (lúc bấy giờ Vương Vị mới chỉ hơn 20 tuổi), dễ hành động theo cảm tính. Sang năm, nhân gian sẽ có một trường kiếp nạn, người nhà bà nhớ phải quản thật chặt anh ta, đừng để anh ta ra ngoài mà gây họa.” Sau khi nghe lão đạo sĩ nói xong, mẹ Vương Vị rất lo lắng, lập tức nhắn cho anh trai và chị gái ông: “Nhớ tăng cường quản lý em trai các con, đặc biệt là sang năm, không cho nó ra ngoài gây họa!”

Một năm sau, kiếp nạn mà lão đạo sĩ nói tới quả nhiên phát sinh: Năm 1989, tại Trung Quốc xảy ra thảm án “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6), không ít thanh niên, sinh viên và dân chúng chỉ vì nhiệt tình ái quốc, đứng ra phản đối hủ bại mà bị chết oan dưới nòng súng và xích xe tăng của cỗ máy bạo lực Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vương Vị nói, khi ấy ở cả Thành Đô lẫn Bắc Kinh, học sinh và dân chúng đều bị trấn áp tàn khốc. Sớm ngày 4/6, ông chạy bộ trên phố Đông, chạy tới trước bách hóa nhân dân Thành Đô (là 1 trong 10 bách hóa lớn nhất toàn quốc bấy giờ), nhìn thấy dưới bách hóa nhân dân khói bốc nghi ngút, một lúc lửa bốc ngút trời. Vương Vị quan sát một lúc lâu, mà không thấy nhân viên phòng cháy chữa cháy tới cứu hỏa. Ông cảm thấy thật kỳ quái, thành phố lớn thế này, tại sao không có xe cứu hỏa đến dập lửa? Sau đó ông mới biết, nguyên là hai ngày trước vụ cháy, bách hóa nhân dân đã chuyển hết thương phẩm có giá trị đi nơi khác, là chính phủ đã phái người châm lửa đốt bách hóa để sau đó vu oan cho sinh viên và dân chúng, cuối cùng lấy cớ để trấn áp.

Quả là không thể tin được! Sau đó một vị bằng hữu nói với tôi, vào tháng 7 năm 1999, sau khi ĐCSTQ do Giang Trạch Dân cầm đầu bức hại Pháp Luân Công, một vị quan lớn tại Tứ Xuyên vẫn không hay biết. Ông khá hiểu Pháp Luân Công, biết rằng người tập Pháp Luân Công đều chiểu theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, hơn nữa Pháp Luân Công quả thật là có hiệu quả thần kỳ về chữa bệnh khỏe người; công pháp này đối với quốc qua, đối với xã hội, đối với gia đình thì chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại, vì sao bỗng chốc lại biến thành “tà”, nói đàn áp là đàn áp ư? Ông cảm thấy rất khó lý giải, nên mới lên núi Thanh Thành tìm lão đạo sĩ để hỏi rõ căn nguyên. Sau khi lên núi Thanh Thành, ông đem «Chuyển Pháp Luân», cuốn sách chính yếu của Pháp Luân Công đưa cho lão đạo sĩ xem, và nhờ lão đạo sĩ giám định. Lão đạo sĩ lật sách xem một lượt và nói với ông một cách chân thành: “Đây là chân kinh, Pháp Luân Công là Đại Pháp đức cao khó gặp.” Lão đạo sĩ còn nghiêm túc cảnh báo ông: “Không được tham gia bức hại Pháp Luân Công, người bức hại Pháp Luân Công sẽ bị đọa vào vực thẳm vạn kiếp không trở lại!” Sau đó người này đối đãi tiêu cực với chỉ lệnh bức hại Pháp Luân Công của Trung ương ĐCSTQ, xếp đặt cho chính vị trí của mình. Nghe nói gia tài ông lên tới bạc tỷ, từng có người báo cáo ông lên Trung ương ĐCSTQ, nhưng kết quả không có gì xảy ra. Khi đến tuổi về hưu, người này rút lui khỏi chốn quan trường một cách an toàn.

Từ xưa tới nay, các bậc trí giả xác thực là có trí tuệ tiên tri tương lai và khả năng phân biệt chính-tà. Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã sớm dự ngôn về tội ác của chủ nghĩa cộng sản như sau: “Hai cuộc cách mạng sẽ được gây ra bởi kẻ mang lưỡi liềm tà ác” (“Two revolutions will be caused by the evil scythe bearer“—Các Thế Kỷ I, Khổ 54). “Lưỡi liềm tà ác” (evil scythe) ở đây chính là chủ nghĩa cộng sản, bởi vì lịch sử đã chứng minh rằng: chỉ có cờ xí của đảng cộng sản mới có ký hiệu “búa liềm”, “hai cuộc cách mạng” (Two revolutions) ở đây là chỉ đích thị cách mạng tháng Mười Nga trong Đại Thế chiến I và cách mạng cộng sản ở Đông Âu và Trung Quốc trong Đại Thế chiến II. Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của học giả Triều Tiên Nam Sư Cổ là một cuốn sách thần kỳ tiết lộ thiên cơ. Từ 450 năm trước, Nam Sư Cổ đã dùng rất nhiều giấy mực để miêu tả chi tiết quá trình hạ thế truyền Pháp và cứu độ chúng sinh của “Chuyển Luân Thánh Vương”, thể hiện rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như mô tả rất nhiều tình tiết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ và đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Còn tại Trung Quốc, Tượng 41 dự ngôn «Thôi Bối Đồ» do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào triều Đường cũng đề cập: “Cửu thập cửu niên thành đại thác, Xưng Vương chỉ hợp tại Tần Châu“; ở đây chỉ đích thị năm 1999, ĐCSTQ phạm sai lầm lớn khi đàn áp Pháp Luân Công, dẫn tới sự diệt vong không thể tránh khỏi. Từ 2500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói với các đệ tử của Ngài rằng Pháp của Ngài sẽ không thể cứu độ thế nhân thời mạt pháp, đến khi ấy sẽ có “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Ngài đã minh xác khuyên bảo đệ tử đời sau và con người thế gian rằng, đến thời kỳ mạt pháp thì không thể giữ cứng pháp lý trong kinh Phật, mà phải tiếp thụ Đại Pháp do “Chuyển Luân Thánh Vương” truyền. Những điều này đều đã được nghiệm chứng.

Hôm nay, là những người sống trong lúc giao thời giữa vũ trụ cũ và vũ trụ mới, chúng ta nên tiếp nhận lời cảnh báo từ Thần Phật và các bậc trí giả để có được lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình, từ đó tiến nhập tương lai tươi sáng.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/5/1/65864.html

The post Lời cảnh báo của lão đạo sĩ núi Thanh Thành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/loi-canh-bao-cua-lao-dao-si-nui-thanh-thanh.html/feed0