phân tích chữ Hán | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 23 Jul 2024 03:26:05 +0000en-UShourly1Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Cách phát âm của tiếng Hánhttps://chanhkien.org/2024/02/phan-tich-va-cam-nhan-chu-han-cach-phat-am-cua-tieng-han.htmlFri, 09 Feb 2024 02:18:55 +0000https://chanhkien.org/?p=32545Tác giả: Đặng Anh Sĩ [ChanhKien.org] Văn tự đều có cách phát âm, mỗi văn tự đều có cách phát âm của mình. Nhưng chữ Hán có một đặc điểm, rất nhiều chữ Hán có cùng cách đọc. Nếu không tính đến thanh điệu thì toàn bộ chữ Hán có số lượng cách đọc rất […]

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Cách phát âm của tiếng Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Văn tự đều có cách phát âm, mỗi văn tự đều có cách phát âm của mình. Nhưng chữ Hán có một đặc điểm, rất nhiều chữ Hán có cùng cách đọc. Nếu không tính đến thanh điệu thì toàn bộ chữ Hán có số lượng cách đọc rất ít và đại đa số chữ Hán đều là trọng âm (nhấn mạnh khi phát âm). Chữ Hán vốn có nội hàm phong phú, như vậy việc đồng âm phải chăng cũng có nội hàm trong đó?

Lấy một ví dụ để minh họa. Chữ Hán đơn giản nhất là chữ “nhất” 「一」. “Nhất” là số từ, là số đầu tiên, là sự bắt đầu. Vạn vật bắt đầu từ “nhất”. Đạo gia giảng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh thiên thiên vạn”, tạm dịch là: Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra nghìn nghìn vạn. Vậy “nhất” là gì? “Nhất” là một con số, có thể dùng để chỉ bất kể người, vật, sự việc, tư tưởng… nào. Người, động vật, thực vật, Toại Nhân Thị tạo ra lửa, Hữu Sào Thị xây nơi trú ẩn, Nho Thích Đạo, Cơ Đốc đều từ “nhất” mà sinh thành.

“Nhất” làm thế nào sinh ra “nhị”? Phát âm thanh thượng (thanh hai) của chữ “nhất” là “yí”, đồng âm với chữ “di” 「移」- có nghĩa là vận động. Như vậy đã thể hiện rõ cách thức sinh ra, vậy nó sinh ra bằng cách nào? Chính bằng cách vận động. Dù là sự vận động của thời gian, sự biến đổi của không gian hay là sự cải biến của tư tưởng đều là vận động. Khi viết chữ “nhất”「一」, chỉ có một nét, nhưng khi nâng bút lên mà vạch thì đầu bút cũng là đang vận động.

Một (nhất) vị Thượng Đế, tạo ra hai (nhị) người, từ đó sinh ra hàng triệu người (thiên thiên vạn). Thanh khứ (thanh ba) của chữ “nhất” đọc là “yǐ”, đồng âm với chữ “dĩ”「已」. “Dĩ”, mang hàm ý là không ngừng thay đổi. Nhân loại không ngừng sinh sôi nảy nở, chẳng phải là đang biến hóa thay đổi hay sao?

Kết quả sự vận động của “nhất” là gì? Chính là từ đồng âm với thanh nhập (thanh bốn) của “nhất” (yì) là “ức” 「億」. “Ức” là con số rất lớn, là trăm triệu. Âm nhập thể hiện sự kết thúc, kết quả của sự biến hóa vận động của sự vật.

Nếu vận động tiếp tục, vì thời gian là liên tục, nếu cứ tiếp tục như thế thì sẽ giống với một từ đồng âm thanh nhập khác của “nhất” là “dị” 「異」(có nghĩa là biến dị, khác lạ). Đã biến dị thì không phải “nhất” ban đầu nữa, là kết quả của vận động, tạo ra sự biến đổi về thực chất. Cũng giống như người da trắng châu Âu ngày nay, người da trắng châu Âu thuần chủng đã cực kỳ cực kỳ ít, đa số đều là hỗn huyết, đã biến dị rồi. Trong các thời đại người ta đều nhìn nhận rằng thuần chủng là tốt đẹp nhất. Ngày xưa, “tạp chủng” là cách để mắng người. Y học hiện đại cũng nhận thức được rằng, sinh mệnh thuần chủng, động thực vật thuần chủng vốn đã có bộ gen ổn định và đặc tính ổn định. Sự vật phát triển đến cuối cùng, đến lúc nên phải kết thúc, trong tâm chỉ còn có thể hồi ức, tưởng nhớ dựa dẫm vào những người thuần chính thuần chủng lúc ban đầu. Vừa khớp, “ức” 「憶」(trong từ ký ức) cũng là một chữ đồng âm thanh nhập với chữ “nhất”.

Từ khởi đầu đơn thuần, đến phát triển, kết thúc, biến dị của sự vật, trải qua thăng trầm bể dâu, cuối cùng đều biến thành hồi ức. Điều này để làm gì vậy? Thượng Đế tạo ra người chỉ để cho vui thôi ư? Có thể không phải vậy. Việc này là có ý nghĩa. “Ý” 「意」và “nghĩa” 「義」trùng hợp đều là chữ đồng âm thanh nhập với “nhất”. “Ý” nhấn mạnh vào tư tưởng, “nghĩa” nhấn mạnh vào chính trực. Vạn sự vạn vật, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, chẳng lẽ không có giá trị nào hết? Vạn sự vạn vật đều là để con người sử dụng, không sinh không chết thì làm sao con người có thể dùng được? Rau quả không sinh không chết, gia súc cũng không sinh không chết, vậy con người ăn gì?

Đấng tạo hóa tạo ra người là có mục đích, con người đều đến từ trên trời, đến từ thiên quốc. Thần hóa thành thân người đến nhân gian, thì phải chịu đựng cái khổ của lao dịch nặng nhọc. Chữ “Dịch” 「役」(trong từ phục dịch) cũng là đồng âm thanh nhập của “nhất”. Vận động nhiều rồi, cũng chính là lao động mệt rồi thì chính là “dịch” 「役」. Con người trong lúc sinh hoạt ở nhân gian, nghe theo lời dạy của Thượng Đế, tuân theo giao ước giữa con người với Thượng Đế thì chính là “nghĩa” 「義」. Nếu như vi phạm giao ước mà vẫn không hối lỗi, Thượng Đế sẽ tiến hành trừng phạt, tạo ôn dịch, đại đào thải một lượng lớn người. “Dịch” 「疫」(trong từ bệnh dịch) cũng là một từ đồng âm thanh nhập của “nhất”. Trước ngày tận thế sẽ có đại dịch đào thải những người bất nghĩa. Đây là điều mà chư Thần sớm đã dự báo và khải thị từ trước. Con người bất nghĩa chắc chắn sẽ có đại dịch. Con người có chính nghĩa thì ôn dịch tự khắc tiêu tan. Đương nhiên đào thải hết người bất nghĩa thì còn lại sẽ là người chính nghĩa.

Trên đây chỉ đơn giản lấy chữ nhất 「一」làm ví dụ để giới thiệu quan hệ tương hỗ giữa các chữ đồng âm trong chữ Hán. Trong nhiều chữ Hán, thanh ngang (thanh một) biểu thị cùng một loại trạng thái ban đầu của sự vật. Thanh thượng (thanh hai) biểu thị cùng một loại bắt đầu vận động của sự vật. Thanh khứ (thanh ba) biểu thị cùng một loại biến hóa thay đổi của sự vật. Còn thanh nhập (thanh bốn) thể hiện kết quả của sự biến đổi.

Cách phát âm của tiếng Hán không phải tùy ý mà đặt ra, Thương Hiệt tạo chữ như vậy là vì ông hiểu được sâu sắc nội hàm biểu hiện của từng chữ Hán. Chữ Hán, nếu như không phải do Thần truyền thì làm sao có trí huệ rộng lớn như vậy?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278944

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Cách phát âm của tiếng Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Hảo (好)https://chanhkien.org/2024/02/phan-tich-va-cam-nhan-chu-han-hao.htmlMon, 05 Feb 2024 01:32:18 +0000https://chanhkien.org/?p=32521Tác giả: Đặng Anh Sĩ [ChanhKien.org] Âm: 好, phát âm giống chữ 號 (pinyin: hào, đọc nặng xuống). Thanh khứ (thanh 4), âm trắc. 好 là chữ đa âm, ở đây chỉ giới thiệu các âm thanh khứ. Hình: kết cấu trái phải, bên trái là chữ Nữ (女), bên phải là chữ Tử (子). […]

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Hảo (好) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Âm: 好, phát âm giống chữ 號 (pinyin: hào, đọc nặng xuống). Thanh khứ (thanh 4), âm trắc. 好 là chữ đa âm, ở đây chỉ giới thiệu các âm thanh khứ.

Hình: kết cấu trái phải, bên trái là chữ Nữ (女), bên phải là chữ Tử (子).

Ý: dùng để so sánh, phân biệt, phán đoán phẩm chất của sự việc, sự vật, con người v.v, là từ khen ngợi, trái nghĩa với xú (丑, xấu), sai (差, kém), hoại (壞, hư).

Từ hình dạng chữ mà xét, bên trái là chữ “nữ”, có thể đại biểu cho người nữ, cô gái. Chữ “tử” bên phải, thông thường có thể hiểu là người nam. Một nam một nữ kết hợp lại thành một gia đình, là điều trăm năm tốt đẹp. Nếu như chữ “nữ” bên trái tượng trưng cho phụ nữ, còn chữ “tử” bên phải có thể hiểu là một em bé, thì một người phụ nữ bế một đứa con cũng có thể xem là tốt, cũng có thể xem là một sự tốt đẹp. Nhưng mà có thể vẫn cảm thấy chưa đủ. Bởi vì từ “hảo” không phải chỉ dùng để miêu tả con người, mà còn dùng để miêu tả vật, sự kiện, vạn sự vạn vật đều có thể dùng từ “hảo” để đo lường, phân biệt. Người nào đó có tốt (hảo) không? Con chó có đẹp (hảo) không? Khu rừng có tốt (hảo) không? Chiến tranh có tốt (hảo) không? Trái đất có tốt (hảo) không? Tinh thần của cuộc họp có tốt đẹp (hảo) không? Chế độ dân chủ có tốt (hảo) không? v.v. Phạm vi sử dụng của từ hảo (好) thực sự quá rộng.

Nói chung, đặc trưng quan trọng của phụ nữ là dịu dàng, ôn hòa nhu thuận, hiền thục, xinh đẹp, hiền hậu thiện lương, tinh ý. Xinh xắn, đẹp đẽ, dung nhan kiều diễm dùng để miêu tả vẻ ngoài của phụ nữ. Tính cách hiền thục, dịu dàng miêu tả tố chất, tu dưỡng nội tâm của người phụ nữ. Thiện lương, tinh ý thể hiện năng lực giao tiếp với thế giới bên ngoài. Bất kỳ sự vật nào đều có biểu hiện bên ngoài, bên trong, không phải tồn tại một cách cô lập, đều có mối quan hệ với các sự vật khác nhau. Chữ “nữ” bên trái của chữ “hảo” (好), nếu dùng cách giải nghĩa này thì có thể nói là thích hợp hơn trong phạm vi rộng, cũng là cách giải thích dễ hiểu nhất.

Chữ “tử” có thể lý giải là người nam, cậu bé, đứa trẻ; cũng có thể hiểu là con cháu đời sau, có mối quan hệ kế thừa, kế thừa bài học của quá khứ và chỉ đạo cho những hành động trong tương lai (thừa tiền khải hậu).

Kết hợp lại, “hảo” chính là để biểu đạt vẻ ngoài xinh đẹp, nội tâm tu dưỡng tốt đẹp bên trong, dung hợp với thế giới bên ngoài; hơn nữa, còn có thể “thừa tiền khải hậu”.

Từ xưa tới nay, “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” (ý nói người con trai tốt luôn mong tìm kiếm được người con gái dịu dàng, đức hạnh, đoan trang làm vợ). Người xưa dùng từ “nữ” thông tục dễ hiểu để diễn tả sự đoan trang của con người, sự ưu tú của sự vật, sự tốt đẹp của sự việc, đồng thời khắc họa một cách hình tượng những phẩm chất ưu tú của vạn sự vạn vật.

Sự kế thừa “thừa tiền khải hậu” là yếu tố quan trọng của chữ “hảo”. Sự ưu tú của vạn sự vạn vật cần được truyền lại. Dù tốt đẹp đến mấy, nếu không được truyền lại thì cũng sẽ bị giới hạn và không thể trường tồn. Nếu không có kế thừa thì sự vật giống loài làm sao có thể tiếp tục, thế giới làm sao có thể duy trì? Chữ “hảo” có kết cấu trái phải, chữ “tử” (子) chiếm một nửa nói rõ tính quan trọng của việc kế thừa. Người xưa coi việc có thể truyền thừa được cho đời sau là tiêu chuẩn để đo lường đúng sai, e rằng nhiều người không nhận thức được điều này, đối với những người phương Tây chưa được tích lũy kiến ​​thức từ đầu thì có thể là khó giải khó tin.

Phát âm từ “hảo” thanh 3 tức có ý biến hóa, vận động. Nó nhấn mạnh thêm nữa rằng, chất lượng tốt không chỉ là có thể truyền lại, mà còn là có thể trải qua khảo nghiệm. Cho dù thời gian có lâu dài, không gian có cải biến thì phẩm chất ưu tú vẫn được bảo trì như cũ, có thể được tiếp tục truyền lại. Đây chẳng phải là điều tốt đẹp hằng mơ ước hay sao?

Chữ “hảo” biểu đạt một tiêu chuẩn đo lường rất rộng, bao gồm bốn nhân tố chính: nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong, mối quan hệ với thế giới bên ngoài, và tính kế thừa, truyền lại cho đời sau. Đối với một người phụ nữ thì là có vẻ ngoài diễm lệ, khéo léo, đoan chính, nội tâm tĩnh lặng, hiền thục, dịu dàng; đối đãi người khác tử tế, thiện lương, tinh ý, còn có thể sinh con, dạy con, nối dõi tông đường. Đối với sự vật thì là vẻ ngoài tốt đẹp, bên trong có bản tính, có quy luật, không dị thường, làm người ta yên tâm mà lại bền vững.

Ví dụ, làm thế nào để đánh giá được một người có tốt hay không? Nếu người này tướng mạo tốt, tâm an yên, sống hòa hợp với mọi người, lại còn có con cháu nối dõi, những người như vậy quả thực là tốt. Những người vẻ ngoài xấu xí, ăn mặc lạ lùng không thể xem là người tốt, ít nhất sẽ khiến mọi người cảm thấy kỳ quái. Làm sao có thể tốt nếu không có sự hàm dưỡng nội tâm? Sống cô độc và không hòa đồng với mọi người là không ổn đúng không? Không có con cháu thì chẳng phải là đoạn tử tuyệt tôn? Đặc biệt người Trung Quốc giảng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (ý nói bất hiếu có ba tội, không có con nối dõi là tội lớn nhất). Xã hội nhân loại cần có con cháu nối dõi, đời đời sinh sôi, truyền lại cho đời sau. Hành vi đồng tính vi phạm luân lý, đâu còn mặt mũi mà nhìn người khác, ai mà không khinh bỉ? Có bao nhiêu người không lo sợ con mình sẽ tiếp xúc với những loại người này? Nó khiến phần lớn mọi người và toàn thể xã hội phải lo lắng. Hơn nữa nếu không có con cháu thì chắc chắn không thể nói là tốt được.

Lại nói, con người chết nhưng linh hồn bất diệt, điều gì có thể bảo đảm cho việc truyền lại những gì mình có cho đời sau? Kiếp này có quyền lực to lớn, hưởng thụ hết vinh hoa phú quý ở nhân gian, kiếp sau thì sao? Nhiều người phải trả nợ nghiệp, tội nặng sẽ phải đọa địa ngục. Liệu chư Thần Phật có thể cho họ kiếp sau tiếp tục nắm quyền cao chức trọng không? Cũng không phải là không thể, các Phật sống Tây Tạng chẳng phải có thể tiếp tục nắm quyền sao? Một gia tộc tu đức hướng thiện có thể duy trì trăm năm, thậm chí ngàn năm. Bao nhiêu người tu Đạo một đời khổ hạnh, công thành viên mãn mà nhờ đó thoát được bể khổ trở về Thiên Quốc, điều đó chẳng phải càng tốt đẹp hơn sao?

Lại lấy một ví dụ khác, hỏi một xã hội nào đó có tốt hay không? Xã hội này trông có vẻ tốt đẹp, người dân sinh sống trong đó cảm thấy an tâm, thoải mái, hạnh phúc, thân thiện với hàng xóm; hơn nữa xã hội này có thể truyền từ đời này sang đời khác, bảo trì lâu dài. Xã hội như thế này quả thật tốt. Nếu như một xã hội trông có vẻ hỗn loạn ghê gớm, người dân sống trong đó rất đau khổ, mấy năm lại rối ren một lần, kéo dài vài năm, sau vài năm lại lặp lại, thường xuyên xảy ra chiến tranh với các nước láng giềng. Có thể nói xã hội như thế là tốt đẹp không?

Vũ khí có tốt không? Khoa học kỹ thuật có tốt không? Một tư tưởng nào đó có tốt đẹp không? Một tôn giáo nào đó có tốt không? Tất cả đều có thể dùng tiêu chuẩn này để đo lường.

Trong suốt lịch sử, có ai mà không tìm cầu điều tốt đẹp? Tìm cầu người tốt, đồ vật tốt, sự việc tốt, hôn nhân tốt, gia đình tốt, cuộc sống tốt, công việc tốt, xã hội tốt. Con người đang tìm cầu, chẳng phải động vật, thực vật cũng tìm kiếm những nơi tốt hay sao? Trên trái đất tìm không thấy thì tìm ngoài vũ trụ; nhân gian tìm không thấy thì tìm trên thiên quốc. Các vị Thần Tiên trên trời cũng chẳng phải đang tìm kiếm những điều tốt đẹp sao? Nhưng mà cái gì mới là thật sự tốt? Mẹ chồng nói mẹ chồng đúng, con dâu nói con dâu đúng, tranh cãi không ngừng. Bao nhiêu năm qua rồi, bao nhiêu nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có nhiều ý kiến khác nhau, bàn tán không ngừng, thậm chí các quốc gia đối lập với nhau tới mức dẫn đến chiến tranh.

Chúng ta hãy nhìn lại chữ “hảo” (好), chẳng phải chỉ một chữ Hán này đã nói lên được hết thảy những bí ẩn huyền diệu bên trong sao? Người sáng tạo chữ Hán phải có trí huệ to lớn đến mức nào mới có thể xuyên suốt lịch sử, xuyên việt thời gian, không gian, viên dung trời đất nhân gian mà tạo ra một chữ Hảo hoàn thiện, toàn diện và tường tận như vậy đây??

Nhân tiện nói thêm, “hảo” (好) trong tiếng Anh là “good”. Nghĩa gốc của “good” là “hàng hóa”, “vật phẩm”. Xem “hàng hóa” là tốt, vì vậy mà chủ nghĩa sùng bái vật chất ở phương Tây thịnh hành, thực hiện chủ nghĩa tư bản, cái gì cũng lấy lợi ích làm trọng. Nhưng mà “good” gần giống với “God”, “God” nghĩa là Thần. Từ “good” (tốt) trong tiếng Anh thực tế chỉ “hàng hóa” có nguồn gốc từ Thần mới là tốt thật sự. Nếu quay lưng lại với Thần thì biến thành kẻ ham muốn vật chất vô độ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không điều gì không làm.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278946

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Hảo (好) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ “Trí huệ” (智慧)https://chanhkien.org/2024/02/phan-tich-va-cam-nhan-chu-han-chu-tri-hue.htmlFri, 02 Feb 2024 03:23:57 +0000https://chanhkien.org/?p=32498Tác giả: Đặng Anh Sĩ [ChanhKien.org] Trí huệ là gì? Đây có thể là câu hỏi mà vô số người theo đuổi từ nghìn xưa tới nay. Trí huệ là gì? Trí huệ chân chính là gì? Nếu xem xét tường tận, hai chữ Trí「智」và Huệ「慧」trong Hán tự có thể cho bạn câu trả lời […]

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ “Trí huệ” (智慧) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Trí huệ là gì? Đây có thể là câu hỏi mà vô số người theo đuổi từ nghìn xưa tới nay. Trí huệ là gì? Trí huệ chân chính là gì? Nếu xem xét tường tận, hai chữ Trí「智」và Huệ「慧」trong Hán tự có thể cho bạn câu trả lời tốt nhất và có lẽ là câu trả lời cuối cùng.

Chữ Trí「智」có cấu trúc dạng chữ trên dưới. Chữ Tri「知」nằm trên chữ Nhật「日」. Tầng nghĩa đầu tiên là “tri nhật”, chính là biết được thái dương (Mặt trời). Mọi thứ trên thế gian đều nương nhờ vào mặt trời và tồn tại trên cơ sở của mặt trời. Động vật, thực vật và con người trên trái đất mà chúng ta biết đây đều nương nhờ vào mặt trời. Sông núi trên trái đất cũng nương nhờ vào mặt trời. Trong lịch sử có vô số cuộc chiến tranh vì tranh giành lãnh thổ, tài nguyên. Tài nguyên đến từ đâu? Không phải chúng vẫn phụ thuộc vào mặt trời sao? Mặt trời vận hành âm thầm, tạo nên phì nhiêu và cằn cỗi, tạo nên sông núi và đồng bằng, tạo nên trời đất và khoáng sản, có mùa đông lạnh giá và mùa hè nóng bức, có hạnh phúc và khổ nạn. Có sự phân chia khu vực, có sự khác biệt về tập tục, bất đồng về văn hóa, tranh chấp giữa tư tưởng và hiện thực, cũng có chiến tranh và hòa bình.

Tầng ý nghĩa thứ hai là, Tri「知」trên cơ sở của Nhật「日」, chính là hiểu, biết bất kỳ tri thức nào đều dựa vào mặt trời. Không có mặt trời thì làm sao có trái đất? Không có mặt trời thì không có sinh mệnh, cũng không có tư tưởng, cũng chính là không có cái gọi là biết và không biết.

Mặt trời mang ân huệ tới mọi ngóc ngách trên trái đất. Nếu như bạn biết được tất cả mọi thứ đều đến từ mặt trời, tất cả mọi vấn đề đều có liên quan đến mặt trời, mọi vấn đề bao gồm chính trị, xã hội, kinh tế, cuộc sống, v.v đều có thể tìm thấy lời giải đáp và phương án giải quyết từ mặt trời thì đó chính là “trí”.

Chữ Huệ「慧」có kết cấu trên, giữa và dưới. Phía trên có hai chữ Phong「豐」(nghĩa: phong phú), giữa là chữ Sơn「山」ngược chiều kim đồng hồ, dưới là chữ Tâm「心」.

Mỗi người đều có một trái tim, đều có những lo lắng, suy nghĩ và những vấn đề khó vượt qua. Con người vì sao khổ sở như vậy, chính là vì tâm họ mệt mỏi. Vô số ngọn núi đè nặng trong tâm, nếu nhà nào cũng có những khó khăn, thì xã hội đó cũng không được thái bình. Đặc biệt là thời mạt thế ngày nay, bất kể tầng lớp nào, quốc gia nào cũng đều có vô số các vấn đề. Trung Quốc có vấn đề của Trung Quốc, nước Mỹ có vấn đề của nước Mỹ, nước càng phát triển càng có nhiều vấn đề phát sinh. Đủ loại vấn đề chất chồng lên nhau, từng tầng từng tầng, kiềm hãm lẫn nhau, không ai có thể giải quyết được. Có chính phủ nào có thể giải quyết được không? Không thể. Mọi người đều biết, nếu tiếp tục thế này sẽ không có lối thoát. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường sinh sống của con người xấu đi khiến con người không thể sinh tồn. Khó khăn chồng chất, tương lai mịt mù, con người nên làm sao đây?

Từ “huệ”「慧」 có thể cho con người một đáp án rất tốt. Núi dù lớn đến mấy, nếu đè nặng trong lòng thì phải lật đổ nó xuống, trồng trọt hoa màu ở trên thì sẽ thu hoạch được vụ mùa bội thu.

Vì sao phải lật ngọn núi「山」ngược chiều kim đồng hồ? “Thuận tắc thành nhân, nghịch tắc thành tiên” tạm dịch là thuận theo thì làm người, nghịch lại thì làm Thần tiên. Nếu chúng ta tiếp tục đi theo trào lưu thì sẽ là kết thúc và hủy diệt. Chúng ta cần phải đi ngược lại trào lưu, quay về truyền thống, đi tìm cách giải thoát.

Chỉ lật đổ ngọn núi thôi thì chưa đủ. Bên trên còn cần phải trồng thật nhiều cây quả, hoa màu, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm thì mới có thể thu hoạch bội thu. Không dụng tâm làm thì có thể thu hoạch bội thu được không? Không chỉ là thu hoạch về vật chất mà còn là thu hoạch về tinh thần, thu hoạch cả hai mới được. Điều này cần nỗ lực nhiều thế nào, cần bao nhiêu tinh lực, bao nhiêu tâm tư đây??

Rất nhiều người có thể lo lắng ngọn núi to lớn thế vào thời mạt hậu có thể lật được không? Chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước trận Đại hồng thủy, cũng không biết ngày tận thế như vậy đã từng quét sạch trái đất bao nhiêu lần. Nhưng nền văn minh lần này đã ghi lại rõ nhân loại đã từng bước đi đến ngày hôm nay như thế nào. Khi chúng ta đối mặt với lịch sử, lịch sử chính là một bộ sách giáo khoa sống động, thể hiện một cách sinh động mọi thứ từ lúc sáng thế cho đến ngày diệt vong. Thượng Thiên cần phải an bài biết bao nhiêu mới có thể làm cho chúng sinh thật sự hiểu được sự bại hoại của sinh mệnh, sự bại hoại của thế giới và thậm chí cả sự bại hoại của vũ trụ? Ngày tận thế thật sự đang ở trước mặt chúng ta. Đây là để chúng ta học tập và lý giải. Một bộ giáo trình công phu như thế, cơ hội đắc được khó tới nhường nào? Nếu như chúng ta tham ngộ được đạo lý bên trong, nắm bắt được chân lý của nó thì sau khi thiên địa canh tân, trong thời đại mới, nhất định sẽ càng thanh tỉnh, càng có thể làm theo điều thiện. Nó giống như rặng núi uy nghi, kết ra vô số trái to. Đó nhất định là trên trời và nhân gian cùng thu hoạch. Tất nhiên là thiên địa nhân cùng ăn mừng.

Nếu như nói, “trí” là tư tưởng thì “huệ” chính là hành động. Tư tưởng và hành động cùng bổ sung tương hỗ cho nhau, đó chính là trí huệ.

Không có trí huệ thì chính là khổ nạn và đường cùng. Có trí huệ thì nội tâm nhất định bình yên, tất cả đều ảo diệu như vậy, đẹp đẽ như vậy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278943

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ “Trí huệ” (智慧) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ Thậm (什)https://chanhkien.org/2024/01/phan-tich-va-cam-nhan-chu-han-chu-tham.htmlSun, 28 Jan 2024 03:33:45 +0000https://chanhkien.org/?p=32459Tác giả: Đặng Anh Sĩ [ChanhKien.org] Âm: Chữ “Thậm” (什) đọc là “shén”, phát âm giống chữ “Thần” (神). Thanh thượng (thanh hai trong tiếng Hán cổ), âm trắc (âm không bằng phẳng, ví như âm có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt, trái ngược với âm bằng). Thậm (什) là từ đa […]

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ Thậm (什) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Âm: Chữ “Thậm” (什) đọc là “shén”, phát âm giống chữ “Thần” (神). Thanh thượng (thanh hai trong tiếng Hán cổ), âm trắc (âm không bằng phẳng, ví như âm có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt, trái ngược với âm bằng). Thậm (什) là từ đa âm (có nhiều cách phát âm), ở đây chỉ giới thiệu cách đọc thông dụng.

Hình: kết cấu trái phải, thiên bàng bên trái là chữ nhân đứng (亻), bên phải là chữ thập (十).

Ý: biểu thị nghi vấn, hoặc chỉ sự vật, sự việc hoặc người.

Thường kết hợp với chữ “麼” (ma), “什麼” (thậm ma). Thậm ma “什麼” (nghĩa: cái gì, đọc là “shénme”) là một từ hết sức phổ biến, thường khi có nghi vấn gì đó thì sẽ dùng nó. Từ xưa tới nay, hình dáng của chữ “什” không thay đổi đáng kể. Tại sao khi có thắc mắc, nghi vấn chúng ta dùng chữ Thậm “什”? Vì sao chữ này lại được viết như vậy?

Chữ Thậm “什” phát âm thanh thượng, nếu có thắc mắc thì hỏi ai? Tất nhiên là phải hỏi lên trên, hỏi người có trí huệ cao hơn. Là con người mà nói, nếu đã có vấn đề cần hỏi, thì phải khiêm tốn, khiêm cung.

Chữ Thậm “什” phát âm giống với chữ “神” (Thần), có liên quan với Thần. Thần vượt trội hơn con người, có trí huệ vĩ đại, mọi thứ trên thế gian đều do Thần ban cho, mọi lời giải đáp của thế gian đều nằm ở Thần. Những gì Thần ban cho mới là tốt nhất. Hãy nhìn lại hình dạng chữ này xem có giống một người (亻) đứng bên trái chắp tay hợp thập (十) quay mặt về bên phải không? Bên phải có cái gì? Trong kết cấu hình dáng chữ này, bên phải chữ thập “十” không có gì hết. Thần không xuất hiện tại không gian của con người, là không thể nhìn thấy Thần.

Một người đang đứng tĩnh lặng, hai tay hợp thập, thành kính trong tâm, mặc niệm trước Thần, đang thắc mắc, đang phỏng đoán. Là cầu nguyện? Hỏi Phật? Hỏi Đạo? Tham ngộ thượng thiên? Trong thế gian rối ren này có bao nhiêu mây mờ, bao nhiêu điều khó lý giải? Trời đất rộng lớn này, kỳ diệu đến thế nào, hùng vĩ đến thế nào? Khi chúng ta gạt bỏ những thành kiến thế tục, thành kính đối diện với trời cao, đối diện với những bậc cao nhân đắc Đạo siêu phàm thoát tục và những bậc Giác Giả đại trí đại huệ, trong lòng chúng ta tự nhiên sẽ sinh ra hàng loạt câu hỏi “cái gì”, “tại sao”.

Từ nghìn xưa tới nay, có bao nhiêu người nhân nghĩa chí sĩ và học giả đã cần mẫn tìm cầu? Có bao nhiêu chuyện nhà chuyện cửa và phân tranh trong xã hội, có bao nhiêu nghi vấn khó xử, có bao nhiêu cay đắng khổ đau? Lại trải qua bao nhiêu năm tháng, chịu bao nhiêu gian khổ, trắc trở? Tạo sao? Tại sao? Ở đâu mới tìm được đáp án đây? Có vẻ như tất cả đều được khắc họa trong một chữ Hán đơn giản là chữ Thậm “什”.

Bất kể chúng ta gặp phải nghi vấn khó khăn gì, chỉ cần chúng ta thành kính trong tâm, chắp tay hợp thập và nói thầm với Thần, chắc chắn chúng ta sẽ cảm ngộ được rất rất nhiều.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278945

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Chữ Thậm (什) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Bệnh (病)https://chanhkien.org/2024/01/phan-tich-va-cam-nhan-chu-han-benh.htmlSat, 20 Jan 2024 03:03:07 +0000https://chanhkien.org/?p=32408Tác giả: Đặng Anh Sĩ [ChanhKien.org] Âm: Chữ “Bệnh” (病) đọc là “bìng”, phát âm giống chữ 并 (nghĩa: tinh, tịnh, tỉnh…), gần giống với chữ 冰 (băng – trong từ băng đá), 兵 (binh – trong từ binh lính),秉 (bỉnh: giữ vững, kiên trì). Thanh nhập (thanh bốn trong tiếng Hán cổ), âm trắc […]

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Bệnh (病) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Âm: Chữ “Bệnh” (病) đọc là “bìng”, phát âm giống chữ 并 (nghĩa: tinh, tịnh, tỉnh…), gần giống với chữ 冰 (băng – trong từ băng đá), 兵 (binh – trong từ binh lính),秉 (bỉnh: giữ vững, kiên trì). Thanh nhập (thanh bốn trong tiếng Hán cổ), âm trắc (âm không bằng phẳng, ví như các âm có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt, trái với âm bằng).

Hình: kết cấu trên dưới, chữ nạch (疒) ở trên, ở dưới là chữ bính (丙)

Ý: thân thể không bình thường, không thoải mái, đau đớn hoặc không thể hoạt động bình thường.

Phát âm của chữ bệnh (病) rất có ý nghĩa, khi cơ thể bị bệnh, đa số thời điểm Trung y đều cho rằng dương khí của con người không đủ, các bộ phận vi quan trong cơ thể mất đi hoạt tính, có lẽ cũng đông cứng lại giống như “Băng” vậy (冰, đọc là “bīng”, nghĩa: băng đá). Bệnh phát sinh như thế nào? Đa phần là do ngoại tà xâm nhập, dù bệnh vào qua miệng hay là cảm lạnh đều là do lực mạnh mẽ từ bên ngoài gây ra, nên phát âm lại giống với chữ Binh (兵, đọc là “bīng”, nghĩa: binh lính). Bệnh từ lúc xuất hiện cho tới khi khỏi, dù là bệnh nguy kịch, dù là bệnh tình như thế nào đi nữa cũng đều phải nhẫn chịu, nên phát âm lại giống với chữ Bỉnh (秉, đọc là “bǐng”, nghĩa: giữ vững, kiên trì). Giữ vững qua được thì bình phục khỏe lại, không qua được thì chết.

Chữ nạch (疒) bên trên biểu thị thân thể người. Bệnh nguyên ý ban đầu là chỉ thân thể người xuất hiện vấn đề rồi.

Trong chữ Bệnh, chữ nạch (疒) ở trên, dưới là chữ bính (丙). Tại sao lại như vậy?

Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Đây là các thiên can của Trung Quốc. Bính (丙) xếp thứ ba và thường đại diện cho bên thứ ba. Người ta thường nói, tóc và da của một người là nhận được từ cha mẹ. Nếu như cha là bên Giáp thì mẹ là bên Ất. Con người do trời đất sinh ra và nuôi dưỡng nên trời là bên Giáp và đất là bên Ất. Bất kể là cha mẹ hay trời đất, bệnh tật không đến từ cha mẹ, cũng không đến từ trời đất, bệnh tật đến từ bên thứ ba. Chữ Bệnh này thật thú vị. Con người là từ cha mẹ sinh ra, từ trời đất sinh ra, đều là tốt, con người vốn không nên có bệnh, chỉ có nhân tố từ bên thứ ba mới tạo thành có bệnh.

Đức Giê-hô-va đã tạo ra A-đam và Ê-va, ban đầu đều là hoàn mĩ. Họ vì bị Satan cám dỗ nên mới dẫn đến việc phải chịu đủ loại bất hạnh, cay đắng và khổ nạn. Tại sao nền văn minh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa lại đi đến bước đường như ngày nay? Truyền thống Trung Hoa xưa nay vẫn là “phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân”, các triều đại vẫn liên tục trong “hưng, vong, phồn vinh” đứng sừng sững trong khu rừng thế giới. Dân tộc Trung Hoa vẫn luôn có một lý luận hoàn thiện, xã hội nhân loại cũng luôn trong quá trình nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi của tự thân. Thứ đang cai trị Trung Quốc ngày nay chính là tà linh chủ nghĩa Mác-Lênin xâm nhập từ châu Âu, đã gây ra đủ loại bệnh trạng ở Trung Quốc hiện nay, cũng tạo ra một xã hội khổ không nói nên lời cho người dân. Có lẽ thời gian nhục nhã nhất, bi thảm nhất, suy bại nhất và bất hạnh nhất của dân tộc Trung Hoa chính là giai đoạn cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác.

Một chữ “Bệnh” (病), phải chăng đã biểu thị đầy đủ nội hàm sâu xa của bệnh? Đồng thời, nó cũng chỉ rõ ra chính xác phương cách điều trị bệnh. Nguyên lý trị bệnh quan trọng nhất của Trung Y chính là trừ tà. Đất nước và xã hội có bệnh thì làm sao quản lý được? Cách tốt nhất chính là từ bỏ tà đảng, quay về với truyền thống Trung Hoa mới có thể làm cho quốc gia khỏe mạnh phồn vinh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278947

The post Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Bệnh (病) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>