The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Sứ giả” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Tranh sơn dầu: ‘Sứ giả’ của Đổng Tích Cường, (48in X 36in), 2004
[Chanhkien.org] Vào một buổi sáng sớm, một cô gái trẻ đi dán những thông điệp đầy ý nghĩa cho dân chúng ở thị trấn của cô. Những chữ Trung Quốc màu đỏ viết: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.
Truyền thông ở Trung Quốc được chính quyền cộng sản Trung Quốc kiểm soát và truyền rộng những lời tuyên truyền nhằm kích động sự thù hận của dân chúng đối với Pháp Luân Công, để biện minh và duy trì cuộc đàn áp của chế độ. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã sử dụng những phương thức hòa bình để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và giúp người dân Trung Quốc thoát khỏi những lời dối trá đầu độc. Tuy nhiên, họ làm điều ấy trong sự âm thầm vì vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và đưa vào trại lao động, thậm chí bị tra tấn đến chết chỉ vì làm điều đó.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/5/30216.html
http://pureinsight.org/node/2758
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Sứ giả” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Nến hoa sen” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Falunart.org] Vô số lễ thắp nến tưởng niệm đã được tổ chức trên khắp thế giới để tưởng nhớ các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết. Hoa sen là một biểu tượng của tu luyện, và đại diện cho sự thuần khiết trong văn hóa Trung Quốc, bởi vì nó mọc lên từ bùn nhơ dưới đáy ao mà không bị ô nhiễm.
Lời dẫn tại triển lãm tranh:
Nến hoa sen. Ở cận cảnh, bạn thấy một người đàn ông cầm tấm biểu ngữ để bảo vệ các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Người họa sĩ đã lấy cảm hứng từ một bức ảnh về người đàn ông dũng cảm này, và muốn kỷ niệm ông thông qua bức tranh. Những người cảnh sát này đang dùng lực rất mạnh nhưng trông lại rất yếu. Người đàn ông vẫn đứng bất động và kiên định với đức tin của mình. Người phụ nữ bị tra tấn đang bảo vệ các nguyên lý này và cũng không chịu từ bỏ. Một viên cảnh sát khác đang cầm một tờ giấy mà người học viên ký vào đó với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Đây là trái ngược với điều mà ông ta đang bắt cô ký. Vòng hào quang quanh đầu họ {các học viên} đại diện cho sự duy hộ chân lý và kiên định vào đức tin trong mọi tình huống.
Ở bên trên, bạn thấy một người học viên Pháp Luân Công đang cầm một cây nến hoa sen trước trái tim cô. Cô đang nắm giữ một sinh mệnh con người trong lòng bàn tay. Những cây nến hoa sen lan tỏa ra như một đại dương, đại biểu cho các học viên trên khắp thế giới đang giảng chân tướng về cuộc bức hại. Người họa sĩ cũng nói rằng những cây nến đại diện ước muốn của cô rằng trái tim của người dân khắp thế giới sẽ tỏa sáng như chúng, một khi họ nhận thức được về cuộc bức hại và khiến nó chấm dứt.
[Chanhkien.org] Dưới đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên Chánh Kiến Net với họa sĩ Trần Tiếu Bình (Chen Xiaoping), tác giả bức tranh:
Phóng viên: Cô có bức tranh “Nến hoa sen”, tác phẩm thu hút một lượng lớn người xem đến triển lãm. Sự tương phản sắc nét và đẹp giữa ánh sáng và bóng tối trong bức tranh này là rất bắt mắt. Cô có thể nói thêm một chút về việc sáng tác bức tranh này không ạ?
Cô Trần: Cảm hứng cho tác phẩm này đến khi tôi tới đây năm ngoái để tham dự “Lễ thắp nến tưởng niệm ngày 20 tháng 7” trước Tượng đài Washington. Tôi ngồi ngay hàng đầu với một cây nến trong tay, đồng thời một cảm giác thần thánh và trang nghiêm xuất hiện trong tôi. Ngồi đó, bầu không khí huy hoàng liên tục khiến tôi cảm động muốn khóc. Tôi nhìn nhiều học viên, mỗi người có một cây nến trong tay. Một cây nến đơn giản là một ngọn đèn chiếu sáng trong bóng tối, cho nên nó thật ấm áp và cảm động.
Trong bức tranh này, mỗi bông sen là một trái tim. Cô gái cầm bông hoa sen như thể đang nâng niu một trái tim vậy. Mỗi nến hoa sen đại diện cho một trái tim vàng của đệ tử Đại Pháp, là dành cho những người bình thường thắp sáng thế giới này trong bóng tối. Hãy tưởng tượng nếu hàng triệu triệu người đều có một trái tim như vậy! Con người thường dùng nến để bày tỏ lòng tôn kính và trân quý những ký ức đã qua. Vì vậy, tôi đã pha trộn chúng với nhau. Sự tra tấn tàn bạo được đại diện ở phần bên dưới, khiến người xem biết rằng cô gái trong bức tranh đang tưởng nhớ các học viên bị tra tấn đến chết. Người học viên đang giương một tấm biểu ngữ mang dòng chữ “Chân Thiện Nhẫn”, chiếu sáng như một ngọn đèn, phát ánh quang huy thắp sáng màn đêm. Thực ra, những hình thức khác nhau đã được sử dụng để biểu đạt cùng một ý tưởng.
Phóng viên: Cô có thể nói chi tiết hơn về bố cục bức tranh này không ạ?
Cô Trần: Loại bố cục này là tương đối truyền thống, trong đó có một nhân vật ở trung tâm để hình thành bố cục hình tam giác. Về mặt lịch sử, loại bố cục này đã từng được sử dụng trong nhiều tranh sơn dầu, đặc biệt trong những bức tranh với chủ đề tôn giáo. Đặt một nhân vật ở chính giữa, là một cách để biểu đạt cảm giác rằng nhân vật này là uy nghiêm và thần thánh, để tạo ra một bầu không khí. Tôi cảm thấy loại bố cục này là cách tốt nhất để bày tỏ cảm xúc của tôi. Một số người nói với tôi rằng những cây nến hoa sen dường như đang sống và chúng chuyển động. Nến hoa sen được vẽ bằng gam màu ấm. Dưới ánh sáng của nến hoa sen, gương mặt sẽ trông khác với gương mặt thường thấy khi một ngọn đèn chiếu vào. Gương mặt thuần khiết và trang nghiêm của cô gái, cùng với sự bức hại tà ác, hình thành nên một sự tương phản mạnh mẽ, khiến người xem chấn động. Một loại sức mạnh nội tâm phát ra từ sự tĩnh lặng của cô, rất là cảm động. Tôi đã dùng một nhân vật để đại diện cho toàn bộ học viên Pháp Luân Công.
Phóng viên: Khi ngắm bức tranh này từ xa, tôi bị thu hút. Cây nến hoa sen trong tay cô gái thật ấm áp. Điều đầu tiên mà tôi thấy là nến hoa sen và gương mặt cô gái được thắp sáng bởi nến hoa sen. Sau đó, tôi thấy phần khung cảnh và phần bên dưới. Nến hoa sen rất cuốn hút và thật khó để vẽ ánh sáng cho bức tranh. Cô đã có nhiều kinh nghiệm vẽ ánh sáng chưa, hay đây là lần đầu tiên?
Cô Trần: Tất cả ánh sáng mà tôi vẽ trước đây đều là ánh mặt trời. Tất cả các bức tranh màu nước mà tôi vẽ trước đây đều sáng sủa với những cảnh tượng huy hoàng dưới ánh mặt trời, và ánh nắng chiếu rọi lên thân thể người. Đây là lần đầu tiên tôi vẽ nến. Rồi tôi có một cảm xúc mạnh mẽ: Tôi chắc chắn có thể vẽ tốt! Thực ra, tôi cảm thấy khá hài lòng với kết quả, và hiệu ứng là khá mạnh. Vào lúc ấy, tôi thắp lên một cây nến và cầm nó trong tay, rồi chụp ảnh. Cũng có một tham khảo khác về hoa sen. Nền bức tranh đã được đơn giản hóa. Thủ pháp nghệ thuật là vẽ nhiều nến hoa sen, đại diện cho hàng triệu triệu trái tim của đệ tử Đại Pháp.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/6/52695.html
http://pureinsight.org/node/2444
The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Nến hoa sen” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Hảo” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Một chuỗi các bức họa của học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ được triển lãm tại các phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới. Chánh Kiến sẽ giới thiệu các tác phẩm này bắt đầu từ hôm nay. Xin gửi phản hồi và yêu cầu của bạn về thông tin buổi triển lãm đến [email protected]
* * * * *
Học viên Pháp Luân Công Vương Văn Di (Wang Wenyi) hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trước Nhà Trắng tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ. Âm thanh kêu gọi này chấn động thế giới! Tiếng kêu gọi này là để người dân thế giới chú ý về nạn mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc.
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/articles/2008/5/7/52726.html
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Hảo” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Chúng tôi đến vì các bạn” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org:
Bức tranh này được lấy cảm hứng từ một bức ảnh chụp 33 học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đối với chính phủ Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn. Ngay sau khi bức ảnh này được chụp, các học viên đã bị đưa vào những chiếc xe cảnh sát, nhiều người trong số họ bị đánh đập và tất cả họ đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc.
[Chanhkien.org] Lời giới thiệu của Chánh Kiến Net:
36 học viên Tây phương đã vượt qua hàng chục ngàn dặm đường xa xôi để đến Bắc Kinh. Họ giương lên một tấm biểu ngữ ngay tại quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ “Chân Thiện Nhẫn” và giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho người Trung Quốc. Đúng lúc ấy, những tia sáng màu vàng kim chiếu xuyên qua bầu trời. Tất cả chư Thần đều chấn động trước hành động của họ. Mọi con mắt, từ thiên thượng cho tới nhân gian, đều chăm chú vào sự việc đang diễn ra.
Lời dẫn tại triển lãm tranh:
Bức tranh này miêu tả một khoảnh khắc lịch sử; trong lịch sử thế giới chưa từng có ai làm điều gì giống như thế này: đến một nước khác để cố gắng cứu những người ở đó bằng một cách thức ôn hòa như vậy. Bức ảnh này đang được treo ở các đền chùa Phật giáo; nó đã làm người châu Á cảm động, rằng những người da trắng đã đến và mạo hiểm tính mạng của mình để cứu họ.
Những học viên Tây phương này đã có lần tập hợp lại với nhau trước khi đi đến đó và phác thảo ra một sơ đồ để quyết định xem mỗi người sẽ ngồi ở đâu. Họ đến từ những quốc gia khác nhau trên những phương tiện giao thông khác nhau. Một cách thần kỳ, họ đều đến cùng một lúc, ở cùng một nơi, tự mình sắp xếp vị trí một cách hoàn hảo để tấm ảnh ấy được chụp. Vài người đã miêu tả lại việc họ đã đấu tranh chống lại nỗi sợ hãi như thế nào trên đường đến đó. Tuy nhiên, khi đến giờ xuất phát tới quảng trường Thiên An Môn, mọi nỗi sợ hãi đã biến mất. Họ cảm thấy mình là một phần của một cái gì đó to lớn hơn chính họ; họ cảm nhận được rằng ngay cả không khí cũng đang quan sát khoảnh khắc đó. Họa sĩ đã vẽ tượng trưng cho điều mà họ cảm nhận bằng các thiên đàng với vô số các vị Thần khác nhau, họ có mặt ở đó là cho khoảnh khắc này, trong đó nhiều vị Thần chắp hai bàn tay theo thế hợp thập (một động tác thể hiện sự kính trọng và để chào hỏi). Các tiên nữ rải hoa để mang lại điềm phúc lành. Vị thiên thần đang đánh đuổi con rồng đỏ tượng trưng cho điểm khởi đầu của sự kết thúc chế độ cộng sản Trung Quốc. Những học viên này đã bị bắt, bị đánh đập, bị giam giữ trong một khoảng thời gian, và sau đó bị trục xuất. Ánh hào quang tỏa ra từ việc họ đã làm vào hôm đó chiếu rọi khắp thiên đàng.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/26/30472.html
http://pureinsight.org/node/2679
The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Chúng tôi đến vì các bạn” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Chính niệm chính hành” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Lời bình của Chánh Kiến:
Bức tranh Trung Quốc này mô tả cảnh tượng một đêm trăng tại một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc, trong đó một phụ nữ trung niên và con gái của bà đang dán những thông điệp để cho hàng xóm trong làng của họ biết sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Những vật thể hình đĩa trên bầu trời chính là Pháp Luân, biểu tượng của Pháp Luân Công.
Lời bình của người giới thiệu triển lãm tranh:
Họa sĩ đã sử dụng kỹ thuật vẽ tranh truyền thống Trung Quốc để miêu tả cảnh tượng một đêm trăng trên một ngôi làng nhỏ. Trong tranh, một người bà và cháu gái đang dán những thông điệp nói lên sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho những người hàng xóm của họ. Vật thể hình đĩa trên bầu trời là Pháp Luân, biểu tượng của Pháp Luân Công. Hình chữ Vạn ở trung tâm của vật hình đĩa là biểu tượng cho sự tốt lành ở thế giới cổ đại. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Hitler đã đổi nó xoay ngược lại, cố gắng biến nó thành thứ gì đó xấu xa. Trước chiến tranh, ở Hoa Kỳ, người ta gọi nó là bốn chữ “L”: Luck, Life, Love, và Light (May mắn, Cuộc sống, Tình yêu và Ánh sáng). Đối với các học viên, nó là một hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ.
Hãy chú ý tới ngọn đèn ở trên đầu và ánh trăng tròn có rất ít tác dụng về mặt chiếu sáng trong khung cảnh tối tăm của Trung Quốc. Có lẽ sự đen tối này là sự thể hiện của những lời dối trá trên các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người bà và người cháu đang dán những tấm biểu ngữ để nói lên sự thật. Ánh sáng dường như đến từ bản thân những tấm áp phích, khi chúng tự tỏa sáng.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/18/30358.html
http://pureinsight.org/node/2777
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Chính niệm chính hành” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Cha ơi, hãy quay về” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Ghi chú của ban biên tập: Kể từ khi Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cho đến ngày 15 tháng 11 năm 2004 thì đã có hơn 1.121 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã chết trong cuộc đàn áp này. Tuy nhiên con số thực tế còn cao hơn nhiều. Theo thống kê nội bộ chính thức của chính phủ nước này, cho đến cuối năm 2001, số lượng học viên tử vong sau khi bị bắt giữ đã lên đến 1.600 người. Cảnh sát Trung Quốc đã lục soát bất hợp pháp nhà ở và cướp đoạt tài sản cá nhân của các học viên Pháp Luân Công. Hàng triệu học viên đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức và các nhà giam, nơi họ phải chịu tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Con cái của các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp phi nghĩa này. Một số trẻ em trở thành vô gia cư sau khi cảnh sát bắt đi cha mẹ của chúng. Một số thì bị bỏ lại cho ông bà, những người hầu như không còn khả năng tự kiếm sống. Một số thì bị bắt giữ bất hợp pháp cùng với cha mẹ. Một số con cái của những học viên đã trở thành trẻ mồ côi vô gia cư sau khi cha mẹ của các em bị tra tấn đến chết. Những học viên Pháp Luân Công làm họa sĩ đang dùng cọ vẽ của mình để phơi bày cho thế giới thấy rằng những trẻ em vô tội tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp do Giang Trạch Dân khởi xướng. Những họa sĩ này hy vọng rằng tác phẩm của họ sẽ giúp người dân trên thế giới nâng cao nhận thức, lương tri và góp phần chấm dứt cuộc bức hại vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công và con cái họ.
* * *
“Cô gái nhỏ trong bức tranh tên là Pháp Độ, bốn tuổi. Còn người phụ nữ buồn bã và kiệt sức ấy là mẹ của Pháp Độ, bà Đới Trí Trân. Cha của Pháp Độ, ông Trần Thừa Dũng đã bị tra tấn đến chết vào tháng 7 năm 2001 sau khi bị cảnh sát Trung Quốc bắt giam vì đã dũng cảm bước ra thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Pháp Độ đã vĩnh viễn mất đi người cha của mình trước khi bé đủ lớn đến hiểu được chữ “cha” có nghĩa là gì.
Sau khi đọc được tin về cái chết của chồng trên Minh Huệ, bà Đới đã bình tâm lại, bán tất cả tài sản ở Úc, và cùng Pháp Độ đi vòng quanh thế giới để kể về câu chuyện của họ và kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới nhằm kết thúc cuộc bức hại này. Họ đã đi qua hơn 37 quốc gia trên khắp thế giới kể từ tháng 7 năm 2001.
Cô bé Pháp Độ đã và đang tham gia các hoạt động quảng bá Pháp Luân Công và các cuộc diễu hành của những học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới từ lúc bé chỉ mới 1 tuổi rưỡi. Pháp Độ đã giúp phân phát các tài liệu giảng sự thật về Pháp Luân Công. Trong phiên điều trần về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Pháp Độ đã ôm khung hình cha của bé đứng trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thụy Sĩ để nói cho mọi người biết về cuộc đàn áp của chế độ cộng sản Trung Quốc đối với gia đình mình.
Trong năm 2004, bé Pháp Độ và mẹ đã đến nhiều nước để đưa đơn kiện Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của người dân nhằm chấm dứt cuộc đàn áp này, và không để cho nhiều trẻ em như Pháp Độ bị mất cha mẹ nữa.
Lời bình thêm của người giới thiệu triển lãm tranh:
Người họa sĩ đã bố trí khung cảnh là ở trước cánh cửa của ngôi nhà, nơi mà cha của đứa bé nên ở. Bức tường gạch bị tróc vữa là một biểu tượng của ngôi nhà tan vỡ, và cùng với ánh mắt của người mẹ tạo nên hình chữ “V”, điều thu hút các bạn nhìn vào bức tranh. Từ gương mặt của Pháp Độ, rồi tới gương mặt của bà Đới, và rồi giương mặt của người cha, thực sự rất khó cân bằng giữa ba khuôn mặt này, để không cái nào nổi trội hơn cái nào. Họa sĩ nói thật là khó khăn, và bà đã phải vẽ đi vẽ lại. Nếu như các bạn nhìn từ một góc khác thì các gương mặt lại có một sự biểu lộ khác. Một khía cạnh cực kỳ phức tạp nữa khi vẽ là cách sử dụng màu nóng trong một khung cảnh lạnh lẽo, và sử dụng màu lạnh ở vùng nóng trên khuôn mặt. Nhiều năm nghiên cứu các kiệt tác tại Paris đã khiến họa sĩ thể hiện được nét mặt thật xuất sắc. Người phụ nữ trong tranh, bà Đới đã kể lại không biết mệt mỏi câu chuyện của bà cho bất cứ ai muốn nghe, từ cuộc bức hại đã bắt đầu như thế nào, cho tới việc chồng bà tới văn phòng khiếu nại ở Trung Quốc để nói rằng chính phủ đã sai, các học viên Pháp Luân Công là những người tốt! Cuối cùng, họ đã tra tấn ông tới chết. Cái tên “Pháp Độ” có nghĩa là “được cứu độ bởi Pháp”. Pháp có nghĩa là Luật, hay Nguyên lý, các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Sự biểu lộ trên nét mặt họ đã cho thấy hết tâm tư của họ.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/10/29869.html
http://pureinsight.org/node/2708
The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Cha ơi, hãy quay về” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Sớm mùa Xuân trên cổ trấn” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Bức tranh cổ truyền Trung Quốc này mô tả một buổi sớm mùa Xuân (hay buổi sáng Tết Nguyên Đán) tại một thị trấn cổ của Trung Quốc, khi người dân thức giấc và nhìn thấy trên các bức tường được dán những biểu ngữ của Pháp Luân Công. Họ đọc chúng thật chăm chú, và nhận ra bản chất những tuyên truyền thù địch của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/19/30357.html
http://pureinsight.org/node/2778
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Sớm mùa Xuân trên cổ trấn” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Thanh âm vũ trụ” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Bức tranh này dựa trên kinh nghiệm cá nhân của người họa sĩ. Khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân viếng thăm Houston, Texas năm 2002, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tới thỉnh nguyện chấm dứt cuộc đàn áp của Giang đối với Pháp Luân Công. Trong cuộc thỉnh nguyện, các học viên đã đứng vài ngày dưới thời tiết lạnh giá trái mùa và trời mưa nặng hạt. Các học viên đã hiên ngang trước thời tiết lạnh lẽo và đứng yên tại chỗ phát chính niệm. Cuối cùng, cơn bão đã bị quét sạch và một cầu vồng lớn xuất hiện trên bầu trời.
Trong bức tranh, sự kiện phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công đi theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là đối ứng với trận chiến khốc liệt giữa Thiện và Ác trên thiên thượng. Trên không trung, trận đại chiến của các Thần binh với thế lực tà ác khiến người ta liên tưởng tới các học viên Pháp Luân Công chân chính đang đứng dưới mặt đất.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/29/30127.html
http://pureinsight.org/node/2703
The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Thanh âm vũ trụ” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Lời kêu gọi trong sáng” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Giữa đường chân trời Manhattan và cơn mưa bất chợt, một bé gái nhỏ nhắn đang đứng phơi bày tội ác, điều dường như vượt quá tuổi của cô bé. Ánh mắt cô bé như xuyên thấu qua nền trời xám, lời thỉnh cầu về lương tâm được phản ánh rõ ràng trên tấm áp phích mà cô bé cầm. Cô bé trong tranh và nhiều người dân thành thị New York dũng cảm khác đang trong một chiến dịch kéo dài cả năm nhằm thu hút sự chú ý của mọi người và tăng cường nhận thức về sự tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Hàng ngàn khách du lịch đến thành phố từ khắp nơi trên thế giới thường giúp đỡ những nỗ lực này của họ.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/1/52634.html
http://pureinsight.org/node/5342
The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Lời kêu gọi trong sáng” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Kiên cường” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Với thế đứng vững chãi, như biểu tượng trên nền tranh, bão tuyết và giá lạnh không thể đánh bại con người đơn độc này. Cảnh tượng thời tiết khắc nghiệt và thực tế nghiệt ngã về nạn vi phạm nhân quyền đang gia tăng tại Trung Quốc được mô tả trong tấm áp phích mà người đàn ông đang giữ. Sự tự do, như thường diễn ra trong lịch sử, nhất định sẽ chiến thắng. Chiếc mũ lưỡi trai màu vàng cho thấy ông là người tu luyện Pháp Luân Công với màu vàng đặc trưng. Hàng ngàn người Tây phương trong những năm gần đây đã tham gia vào các nỗ lực để chấm dứt sự bất công tại Trung Quốc. Nhiều người Tây phương, tuy vậy, đến nay vẫn không hay biết về cuộc đàn áp này.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/2/52646.html
http://pureinsight.org/node/5341
The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Kiên cường” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: ‘Vô gia cư’ first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Lời của Ban biên tập: “Vô gia cư” (36in X 48in) là tranh sơn dầu do học viên Pháp Luân Công Thẩm Đại Từ vẽ vào năm 2003. Bức tranh nói lên câu chuyện của một bé gái đi học, và về đến nhà thì biết rằng công an đã bắt cóc cha mẹ em đi giam tù vì cha mẹ em tập luyện Pháp Luân Công, và nhà của em bị niêm phong bởi các nhân viên của Phòng 610, một cơ quan tương tự như Gestapo của Đức Quốc Xã, được thành lập với mục đích là để khủng bố, bức hại các học viên Pháp Luân Công, với quyền hạn tuyệt đối cao hơn bất kỳ cơ quan chính quyền nào trong Đảng và tất cả các cơ quan hành pháp, tư pháp hay địa phương.
* * *
Công an Trung Quốc đột nhập vào gia cư các học viên Pháp Luân Công bất hợp pháp và lục soát, cướp bóc những tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị bắt và đưa đi các trại cưỡng bức lao động, trại tù, nơi mà họ sẽ bị tra tấn vô cùng dã man về thể xác cũng như về tinh thần. Con em của họ cũng trở thành những nạn nhân của chính sách khủng bố vô nghĩa này. Một số trẻ em đã chịu cảnh màn trời chiếu đất sau khi công an bắt cóc cha mẹ các em. Một số em bị bỏ rơi không nơi nương tựa và phải sống nhờ sự chăm sóc của ông bà đã già, những người không còn đủ sức lo cho chính bản thân họ. Một số em cũng đã bị bắt vào trại giam cùng với cha mẹ các em. Con cái của các học viên Pháp Luân Công cũng đã trở thành mồ côi cha mẹ, bơ vơ, trong cảnh màn trời chiếu đất khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết. Các nghệ sĩ và cũng là học viên Pháp Luân Công đang dùng ngòi bút, nét vẽ của mình để nói với thế giới biết rằng những trẻ em vô tội này cũng là nạn nhân cùng cực của chính sách khủng bố Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động. Các nghệ sĩ hy vọng rằng những tác phẩm này sẽ là tiếng chuông thức tỉnh lương tâm nhân loại đã và đang còn ngủ quên, để tất cả có thể cất cao tiếng nói của lương tâm, của công lý giúp chấm dứt chính sách khủng bố vô nhân đạo này và để giải cứu các em bé thơ ra khỏi nanh vuốt của loài qủy dữ.
Lời bình thêm của người giới thiệu triển lãm tranh:
Bức tranh tiếp theo này là một câu chuyện buồn có thực và cũng rất phổ biến tại Trung Quốc. Trong bức tranh này, người họa sĩ đã sử dụng những bông hoa hướng dương để miêu tả ngôi nhà hạnh phúc của các học viên Pháp Luân Công, như được chỉ ra trên tấm biển ghi “Chân Thiện Nhẫn’. Cô bé đã về nhà từ trường và thấy rằng cửa đã bị khóa móc và niêm phong, với dòng chữ “610 tịch thu”. Phòng 610 là tên một cơ quan tương tự Gestapo tại Trung Quốc, nằm trên luật pháp và thực hiện những tội ác kinh khủng. Bông hoa rủ xuống đã tăng thêm nỗi buồn cho khung cảnh. Họa sĩ cũng nhấn mạnh lực lượng đã đi qua trước đó bằng chiếc bình vỡ và những chiếc lá nằm rải rác trên sân.
Đứa bé gái đứng trước cửa trông rất chững chạc, với giọt nước mắt lăn xuống khuôn mặt buồn bã, nhưng ánh mắt cô bé hé lộ sức mạnh của sự hy vọng. Người họa sĩ đã cho thấy cô bé cũng là một học viên, và không dễ bị lung lay.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/8/29843.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/11/22/2608.html
The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: ‘Vô gia cư’ first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Con trai tôi” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Ánh mắt đau khổ của người mẹ như nhìn thẳng vào chúng ta và hỏi: “Tại sao?” Trong vòng tay của bà là xác người con trai yêu dấu, giờ đã chết. Tay của bà cầm một giấy khám nghiệm y tế, được đưa bởi nhà tù nói rằng họ đã bắt anh làm tù nhân lương tâm. Anh đã bị đưa về nhà khi sắp chết, và cũng như hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc; quản lý nhà tù thường gửi nạn nhân bị họ tra tấn về nhà để trốn tránh trách nhiệm. Gương mặt già cả của người mẹ tương phản với người con trai trẻ trung và mạnh mẽ, đã cho thấy sự đau khổ thầm lặng mà rất nhiều gia đình nạn nhân phải chịu đựng tại Trung Quốc ngày nay.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/6/52717.html
http://pureinsight.org/node/5357
The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Con trai tôi” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Nước mắt của một cô nhi” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Chính sách khủng bố của đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã gây nhiều tang thương, đỗ vỡ cho nhiều gia đình các đệ tử Pháp Luân Công. Bức tranh mô tả một em bé đang ôm thi hài của cha mẹ em đã bị hỏa tang thành tro, cha mẹ em đã bị bức hại đến chết bởi ĐCSTQ, cố cầm giữ nước mắt. Tâm hồn em chứa đầy đau khổ và em không biết ngày mai sẽ ra sao.
Dich từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/4/29/52594.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5346
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Nước mắt của một cô nhi” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Kêu gọi công lý” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>[Chanhkien.org] Bức tranh này mô tả cảnh tượng rất thân quen hằng ngày trước các toà đại sứ Trung Quốc tại hải ngoại. Những phụ nữ đă lớn tuổi này đang thiền tập Pháp Luân Đại Pháp ôn hoà trước toà đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C và kếu gọi thế giới lên tiếng đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý về tội trạng diệt chủng của y đối với các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Cái công viên bé nhỏ trước toà đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C được gọi là “Công viên Thiên An Môn”.
Những phụ nữ này đă ôn hoà thỉnh nguyện mỗi ngày, bất kể nắng, mưa hay. tuyết… từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu chính sách khủng bố khủng bố Pháp Luân Đại Pháp tại Trung uốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Một trong những phụ nữ này có lần không có phương tiện đi đến công viên Thiên An Môn này, đă đi bộ trong 4 tiếng đồng hồ để đến đây, trước toà đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C để cụ không bỏ lỡ cơ hội phát chính niệm và để ủng hộ các đệ tử khác đang bị bức hại tại Trung Quốc. Mỗi ngày, các cụ đều thiền tập Pháp Luân Đại Pháp ở đây, bày tỏ sự ôn hoà, lý trí và từ bi của Pháp Luân Đại Pháp. Chính việc thiền tập đều đặn này là một bằng chứng hùng hồn về lòng quyết tâm, kiên trì nhưng rất từ bi, ôn hoà của Pháp Luân Đại Pháp. Từ việc làm của họ, chúng ta có thể thấy lương tâm và nhân bản mà họ biểu lộ, cũng như ḷng kiên tŕ của họ đối với việc tôn trọng công lý, và thành tín của họ.
Một cụ già là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đă bị bắt giam trái phép 5 lần tại Trung Quốc nói rằng, việc cụ đến toà đại sứ Trung Quốc là để cho mọi người biết được rằng Pháp Luân Đại Pháp là rất tuyệt diệu, và kêu gọi mọi người giúp đỡ để đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý và chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Đại Pháp.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/7/30240.html
http://www.pureinsight.org/node/2750
The post Tranh của học viên Pháp Luân Đại Pháp: “Kêu gọi công lý” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Đi bộ trong chiến dịch Giải cứu Toàn cầu” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>Tranh bút lông cổ truyền Trung Quốc: “Đi bộ trong chiến dịch Giải cứu Toàn cầu”
[Chanhkien.org] Bức tranh này vẽ theo lối bút lông cổ truyền Trung Quốc, nói lên câu chuyện có thật của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2001. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2001, hơn 600 đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ 23 quốc gia tập trung tại Gothenburg, Thụy Điển trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Châu Âu để diễu hành tại Gothenburg và tổ chức họp báo. Đó là ngày đánh dấu cho chiến dịch toàn cầu “Hãy cứu chúng tôi! Giải cứu các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại tại Trung Quốc”. Mục đích là để đánh thức thế giới về chính sách bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Bắt đầu từ tháng 7 năm 2001, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại đã rầm rộ tổ chức “Đi bộ cho chiến dịch Giải cứu” bằng đi bộ, xe đạp, hay xe hơi. Lộ trình của các đệ tử bao gồm nhiều địa phương tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á. Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đi bộ từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bức tranh, người nghệ sĩ vẽ một vị Phật và nhiều vị Thần đang đi trên những đám mây, trên đầu các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang đi bộ trong chiến dịch “Giải cứu Toàn cầu”, có nghĩa là họ đồng ý, ủng hộ và ngưỡng mộ việc làm của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.
Tham khảo:
[1] PureInsight.org: A Chronicle of Major Events of Falun Dafa (3rd Edition) http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/3/15/2097.html
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/29/30506.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/2/28/2810.html
The post Tranh của đệ tử Đại Pháp: “Đi bộ trong chiến dịch Giải cứu Toàn cầu” first appeared on Chánh Kiến Net.
]]>