Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 24 Aug 2024 02:55:55 +0000en-UShourly1Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục»https://chanhkien.org/2021/03/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc.htmlSun, 07 Mar 2021 14:24:53 +0000https://chanhkien.org/?p=27198Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org]   Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)   *  *  * Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục», mời quý độc giả […]

The post Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

 

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I)

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II)

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)

 

*  *  *

Ghi chúĐể hiểu được toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục», mời quý độc giả đọc loạt bài  «Cách Am Di Lục» toàn giải

 

 

 

The post Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.html#respondMon, 25 Apr 2011 18:02:51 +0000https://chanhkien.org/?p=11682Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] (3) Tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công «Cách Am Di Lục» rất nhiều lần nhắc đến Thánh nhân, tức “Trịnh thị”, ví dụ trong “Nam Sư Cổ bí quyết” viết: Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị. Hà […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(3) Tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» rất nhiều lần nhắc đến Thánh nhân, tức “Trịnh thị”, ví dụ trong “Nam Sư Cổ bí quyết” viết:

Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.
Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.
……
Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.
Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.

Giải: “Hà tính bất tri” (không biết họ là gì đây) đã phủ định họ “Trịnh” này là họ của bách gia tính, do đó trong quá khứ người ta không biết vị Thánh nhân này rốt cuộc là ai. Tuy nhiên có một điểm rất minh bạch, đó là vị Chân nhân này thuộc Mộc trong Ngũ Hành. Riêng chữ “hạ” (下) cũng ám chỉ vị Chân nhân này tuyệt đối không phải là quan quý, mà là một người phổ thông xuất thân bần hàn.

“Mãn thất gia tam” và “Nhất tự tung hoành” đều là chữ “Thập” (十), kỳ thực là nói với mọi người rằng vị “họ Trịnh” này chính là bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng” (trong tiếng Hàn, chữ “Trịnh” với chữ “Chính” là đồng âm, “Trịnh thị” chỉ bậc Giác Giả truyền Chính Đạo).

Lại như Thiên 21 “Ẩn bí ca” viết:

Thế mạt Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự.
Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc Thỏ.

Giải: Đoạn ngắn này không chỉ nói rõ Thánh nhân là thuộc Mộc trong Ngũ Hành, mà còn thuộc “Thỏ”. Bởi vì trong «Cách Am Di Lục» thường hay dùng “thanh lâm” và “bạch Thỏ” để chỉ Thánh nhân (cũng có lý giải rằng “thanh lâm” {rừng xanh} ở đây chỉ thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, nơi Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất lần đầu tiên), do đó “Trịnh thị” cũng vẫn là chỉ vị Thánh nhân này. Ở đây chúng ta mười phần khẳng định rằng Thánh nhân được nhắc đến trong dự ngôn chính là Lý Hồng Chí Tiên sinh. Không chỉ vì nội dung «Cách Am Di Lục» là nói về Pháp Luân Công, với người sáng lập là Lý Tiên sinh; mà bởi vì năm “Mộc Thỏ” là năm 1951, chính là năm sinh của Lý Tiên sinh.

Kỳ thực trong rất nhiều dự ngôn đều dùng “Thỏ” hoặc “Mộc” để đại biểu cho vị Thánh nhân cứu độ thế giới vào lúc giao thời giữa cựu và tân kỷ nguyên. Ví dụ «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn có đoạn thơ cuối tiên tri về tương lai như sau:

Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương.
Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang.
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang.
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương.

“Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều” (May được hai cành cây gỗ lớn) cũng là “lâm” (rừng), rồi sau đó “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang” (Có thể theo Mộc Thỏ thì được thọ, Quần sinh vừa vui mừng vừa an khang), ý nghĩa càng rõ ràng hơn nữa.

Còn có ba đoạn cuối bài thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, trong đó viết “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Ngọc Thỏ từ từ thăng lên từ phương Đông), và dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc viết “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Nhớ lời của Bậc Tự Ngộ nhắn nhủ thế gian, Đi theo Thỏ trắng mà vào rừng xanh), v.v.

Ngoại trừ nói về Pháp Luân Công chịu bức hại, trong rất nhiều chương tiết khác của «Cách Am Di Lục» đều ám thị một điều rằng đồng thời với cuộc trấn áp Pháp Luân Công tại Đông phương (Trung Quốc), ở phương Tây sẽ hoàn toàn là một tình huống khác. Dưới đây là một đoạn của Thiên 43, “Cách Am ca từ”:

Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất,
Nhược thị Đông phương vô tri Thánh.
Anh mễ Tây nhân cánh giải Thánh,
Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh,
Cánh thả thương sinh nại thả hà.

Giải: Ý nghĩa bề mặt là nói Thánh nhân xuất từ Đông phương, nhưng người Đông phương (Trung Quốc) không thể nhận thức được điểm này, còn ngược lại các quốc gia Âu Mỹ càng có thể lý giải Thánh nhân. Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng từ các nước phương Tây (tính đến năm 2011); Lý Hồng Chí Tiên sinh liên tục 3 năm được đề cử giải Nobel Hòa bình. Công hiệu của Pháp Luân Công cùng biểu hiện lý trí và hòa bình của các học viên khi phản bức hại đã ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các giới trong xã hội Tây phương. Câu cuối cùng của “Nam Sư Cổ bí quyết” đã nhắc tới điểm này: “Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã”. Theo «Chu Dịch», Tây phương thuộc Canh Tân (trong Thiên Can), số tự của Canh Tân là 9 và 4, thuộc Kim. Ở đây giảng rõ rằng các nước phương Tây ra sức giúp đỡ và ủng hộ Pháp Luân Công, chính là “Tùng Kim diệu số đại vận”. Bởi vì hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục vẫn còn trấn áp Pháp Luân Công, các nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng mạnh, còn sự phát triển của Pháp Luân Công ở Tây phương thì đúng là “đại vận”.

Hai câu cuối “Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh, Cánh thả thương sinh nại thả hà” mang tính cảnh tỉnh, là nói nếu như quả thực cả Đông và Tây phương đều không nhận Thánh nhân, thì việc chúng sinh được cứu độ đã trở thành vấn đề cực lớn rồi.

(4) Tiên tri về tai họa

Mỗi khi nói đến tai họa là lại có nguời liên tưởng đến thuyết “ngày tận thế”; kỳ thực, khái niệm “tận thế” có lẽ là xuất phát từ tôn giáo, hoặc các cuốn sách tiên tri. Sự phát triển của xã hội là có quy luật, sự biến hóa của vũ trụ cũng là có quy luật. Sự xuất hiện của dự ngôn hoàn toàn là với mục đích khuyến thiện, khuyên bảo người ta làm người lương thiện chính trực, thì mới có thể được miễn tai họa.

Về vấn đề tai họa này, «Cách Am Di Lục» tiên tri càng rõ ràng hơn về “ôn dịch”, và trong phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh chúng ta cũng thấy rất rõ.

Thiên 48 “Ca từ tổng luận” viết:

Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời.
Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật.
Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất, Sơn lam hải chướng vạn nhân đa tử.

Giải: Văn tự ở đây rất thiển bạch, chính là Tam niên chi hung nhị niên chi tật” (Ba năm gặp điều hung, hai năm gặp bệnh tật), tuy nhiên cụ thể là năm nào thì lại không nói rõ. Trong Thiên 5 “Mạt vận luận” cũng có một đoạn có thể gợi ý:

Thân Dậu binh tứ khởi, Tuất Hợi nhân đa tử, Dần Mão sự khả tri.
Thìn Tỵ Thánh nhân xuất, Ngọ Mùi lạc đường đường.

Giải: “Thân Dậu” gần đây nhất chính là năm 2004, 2005; “binh tứ khởi” có thể chỉ tranh chấp quyền lực nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tuất Hợi” là năm 2006, 2007, khả năng chỉ từ năm 2003 bắt đầu xuất hiện “thiên tật” (căn bệnh giáng từ Trời, dịch bệnh SARS). “Dần Mão” là năm 2010, 2011; “Thìn Tỵ” là năm 2012, 2013, “Ngọ Mùi” là tới tận 2026, 2027. Ba câu này ý tứ không rõ ràng, tuy nhiên nhất định là kết cục không tồi, cuối cùng là “lạc đường đường” (vui vẻ rộn vang), tức kết cục đại viên mãn. Như vậy ở đây cũng đã phủ định lý giải sai lầm là có “ngày tận thế”.

Nói về ôn dịch, Thiên “Mạt trung vận”, v.v. của «Cách Am Di Lục» đều có luận thuật, nhưng ở đây không nói thêm nữa. Chúng ta giải rõ dự ngôn chính là để khởi tác dụng chính diện của dự ngôn, bởi vì rất nhiều sự việc còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người.

Dự ngôn trong lịch sử sở dĩ có thể ứng nghiệm, là vì sự an bài trong lịch sử là không dễ cải biến. Dù con người có thể biết sự việc gì sẽ phát sinh theo lời tiên tri, nhưng không biết vì sao lại phát sinh, vì thế mà không có cách nào né tránh được. Tuy nhiên hiện nay thì khác, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết rằng hết thảy sự an bài trong lịch sử đều có nguyên nhân đằng sau, lần này nhân loại có thể thực sự lựa chọn tương lai cho mình, chỉ còn là vấn đề tin hay không tin mà thôi.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.html/feed0
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.html#respondSun, 24 Apr 2011 12:38:09 +0000https://chanhkien.org/?p=11660Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] (2) Tiên tri về lịch trình gian nan và bị bức hại của Pháp Luân Công «Cách Am Di Lục» dùng một số trang rất lớn để nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, đồng thời cũng miêu tả thái độ bất lý giải của rất nhiều […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(2) Tiên tri về lịch trình gian nan và bị bức hại của Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» dùng một số trang rất lớn để nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, đồng thời cũng miêu tả thái độ bất lý giải của rất nhiều người đối với Pháp Luân Công, thậm chí có người tiến hành chế giễu.

Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.
Ngưu minh thập thắng tầm cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.
Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.

Giải: Đại khái ngụ ý thế này: Người ta nhìn không thấy sự tốt đẹp của Đại Pháp, ngược lại chê bai, không hề có “thiên tâm” (là tâm phản bổn quy chân, ngược lại với phàm tâm), những người như vậy làm sao đắc độ đây. Người hữu duyên đều đi tìm mảnh đất tốt lành “thập thắng” (chỉ Pháp Luân Đại Pháp), đối với việc này thì các bậc Tiên nhân giác ngộ đều đã có dự ngôn rồi. Tiếc là con người ta quá mê truy cầu kim tiền, chẳng nghĩ xem dự ngôn liệu có đúng hay chăng!

Trong Thiên 43 “Cách Am ca từ” cũng có viết rằng: “Vô tri vô thức trào tiếu giả, Bất tri kỳ nhất hà trào tiếu”, nghĩa là “Những kẻ cười nhạo một cách vô tri vô thức ấy, Họ cũng chẳng biết được mình cười cái gì!”.

Lão Tử nói: “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”, nghĩa là “Kẻ sĩ bậc thượng nghe được Đạo thì chuyên cần thực hành; kẻ sĩ bậc trung nghe được Đạo thì lúc có lúc không; kẻ hạ sỹ mà nghe được Đạo thì phá lên cười, nếu không cười thì đó không phải là Đạo”. Những kẻ hạ sĩ chỉ chú trọng hưởng thụ vật chất và truy cầu bạc tiền ấy, sẽ cười nhạo người khác là “mê tín”, “ngu muội”, v.v. mà không biết rằng mình đang nguy hiểm như thế nào. Trong «Cách Am Di Lục» có riêng một Thiên là “Trào tiếu ca”, cười nhạo lại những kẻ hạ sĩ ấy, để cảnh tỉnh hậu nhân, nhưng ở đây không nói thêm nữa.

Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.

Giải: Đoạn này hiển nhiên là nói về bức hại. “Song khuyển ngôn tranh” tức chữ “ngục” (狱), “thảo thập khẩu” (艹十口) tức chữ “khổ” (苦), hợp lại thì là “ngục khổ”, chỉ rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công khó tránh khỏi nỗi khổ lao ngục. Tuy nhiên hết thảy đều là “hảo sự đa ma” (việc tốt thường hay gặp trắc trở). (Ghi chú: Đây là trích dẫn nguyên văn dự ngôn; đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp phủ nhận hết thảy an bài của cựu thế lực).

Mấy câu sau còn nói về biểu hiện của đệ tử Pháp Luân Công giữa cuộc bức hại: trong áp lực và lừa dối trước mắt vẫn không từ bỏ tu luyện, mà “Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong tử cầu sinh vẫn giữ nguyên chân lý, Vào sinh ra tử vẫn tin vào thiên quốc); “Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Bất chấp xung quanh vẫn tiến về phía trước). Ở đây miêu tả chúng đệ tử trên con đường tu luyện là kiên định bất di, khi những kẻ trấn áp lợi dụng mọi thủ đoạn để dọa nạt thì vẫn kiên trì chân lý, đồng thời hướng về đại chúng mà vạch trần lời dối trá.

Đối với cảnh ngộ của Pháp Luân Công và toàn bộ tiến trình cơ bản của sự kiện, Thiên 5 “Mạt vận luận” của «Cách Am Di Lục» đã có dự ngôn một cách tường tận. Rất nhiều sự tình không tốt đã không còn phát sinh nữa. Tuy nhiên, “Mạt vận luận” có thể nói là bộ phận xuất sắc và trọng yếu phi thường trong toàn bộ «Cách Am Di Lục».

Ô hô bi tai Thánh thọ hà đoản, Lâm xuất chi nhân # vô tâm.
Tiểu đầu vô túc phi hỏa lạc địa, Hỗn độn chi thế.
Thiên hạ tụ hợp thử thế giới, Thiên tổ nhất tôn ai giai hô.
Thị mưu giả sinh chúng mưu giả tử, Ẩn cư mật thất sinh hoạt kế.
Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến.
Bỉ chi thử chi điểu bất li chi, Long xà ma động tam bát tương cách.
Hắc vụ trướng thiên thu phong như lạc, Bỉ khắc thử phụ thập thất hỗn độn.
Tứ niên hà sinh binh hỏa vãng lai, Hà nhật hưu kiếp nhân lai tường giải tri.
Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng.
Thánh thọ hà đoản, Khả linh nhân sinh.
Mạt thế Thánh quân dũng thiên phác, Thú chúng xuất nhân biến tâm hóa.
Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật.
Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận.

Giải: Đây là những câu đầu tiên trong Thiên “Mạt vận luận”. “Ô hô bi tai”, nguyên là tác giả dự kiến rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công sẽ bị bức hại đến chết, vì thế mà thập phần bi thống. “Thánh thọ hà đoản” ở đây xuất hiện hai lần, có thể thấy là tác giả đột nhiên nhấn mạnh. Ngoài ra, “Lâm xuất chi nhân # vô tâm” có chữ “#” [1] mà cả Hán văn lẫn Hàn văn đều không có, là chữ do tác giả tự tạo. “# vô tâm” chính là “tử” (chết). “Lâm xuất chi nhân” là ai? Trong «Cách Am Di Lục» thường dùng “Mộc” (木) hoặc “thanh lâm” để đại biểu cho bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng”, như vậy “Lâm xuất chi nhân” chính là người xuất từ “thanh lâm”, kỳ thực cũng có thể chỉ đệ tử Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số điểm chủ yếu trong nguyên văn phá giải «Cách Am Di Lục».

“Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến”: Ở trước đã giải thích rõ rằng “Cung cung Ất Ất” (弓弓乙乙) là chỉ đồ hình Pháp Luân, cũng chỉ Pháp Luân Đại Pháp nói chung, giờ đây phát sinh đại biến động. Ở đây chỉ tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân bắt đầu tiến hành trấn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công.

“Điểu bất li chi” (chim chẳng lìa cành) ám chỉ người tu luyện không từ bỏ tu luyện, “chi” thuộc “Mộc” (木), đại biểu cho Đại Thánh nhân, hoặc tu luyện (phân tích sau). “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng), và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại nghiêm trọng nhất.

“Tứ niên hà sinh” là ngầm chỉ một thiên cơ, “Tứ niên hà sinh” ý nói 4 năm này làm sao qua đây, là nói 4 năm gian nan chịu bức hại nặng nề, rồi sau đó tình huống sẽ phát sinh biến hóa. Về điểm này chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ ở phần sau.

“Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng”: là nói nhiều đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại đến mức tan nát cửa nhà, có người còn lang thang lưu lạc.

“Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật; Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận”: chỉ Thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, tà ác sẽ bị thẩm phán một ngày nào đó, còn người tu luyện “trong tử cầu sinh” sẽ có phúc về sau.

Dưới đây chúng ta sẽ chủ yếu nói về «Cách Am Di Lục» tiên tri như thế nào về tiến trình cơ bản của sự kiện Pháp Luân Công. Do rất nhiều sự tình không còn phát sinh nữa, nên ở đây không đàm luận nhiều. Tuy nhiên sau khi chịu đựng bức hại, Pháp Luân Công sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển.

Ở trước đã nói về “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng) và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại tối nghiêm trọng. Kỳ thực trong các chương tiết khác của «Cách Am Di Lục», thậm chí trong các dự ngôn khác cũng có luận thuật tương tự. Ví dụ như «Trịnh Giám Lục» (một cuốn sách tiên tri khác của Hàn Quốc) có nội dung khá tương đồng với «Cách Am Di Lục», trong “Thất ngôn cổ quyết” viết:

Hổ Thỏ tương nha tuy viết hung, Tàn thư thượng bất cập sinh dân.
Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn.
Mã thủ Dương quy tu biến quái, Nhân tu cần lực bất thất nông.
Viên Kê dụng xứ tùy mãnh cẩu, Xích viên phong ngụ sài Hổ huyệt.
Tam phân tăng tục tri hà nhật, Hoàng Ngưu đông bôn bạch Hổ nam.
Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm.

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân thuộc Hổ, còn người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh thuộc Thỏ; vì thế “Hổ Thỏ tương nha” đương nhiên là lão Hổ khi dễ Thỏ Tử. Ngoài ra còn có giải thích rằng từ năm 1998, sự kiện đài CCTV ảnh hưởng toàn Trung Quốc, đến tháng 7 năm 1999 là bắt đầu trấn áp toàn diện, những người đạo diễn cuộc bức hại trong nội bộ ĐCSTQ có một quá trình chuẩn bị, mà năm 98, 99 là năm Hổ và năm Thỏ. “Tàn thư” là một đại chiêu số để bức hại Pháp Luân Công. Sau tháng 7 năm 1999, ngoài việc truyên truyền và bắt người trên phạm vi toàn quốc, còn có tịch thu và tiêu hủy một lượng lớn sách Pháp Luân Công. Tuy nhiên đối với quảng đại quần thể tu luyện Pháp Luân Công, sự bức hại vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm.

Mấy câu “Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn” và “Long xà ma động” đều là ý này. Đến năm 2000 tức năm Rồng, trên toàn đất nước Trung Quốc rộng lớn, các học viên Pháp Luân Công quả thực không còn chốn dung thân. Còn năm 2001 (năm Rắn) là thời kỳ bức hại “hung tàn” nhất. Quá trình này về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế. Câu cuối cùng “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” có nghĩa là “Lời nhắn nhủ của bậc Giác Giả tự ngộ cho thế gian: hãy đi theo Thánh nhân thuộc Thỏ mà bước vào tu luyện”.

[1] Ghi chú: Ký tự “#” ở đây đại diện cho chữ với phần trên là chữ “tử” (死), phần dưới là chữ “tâm” (心), do đó “# vô tâm” có nghĩa là “chết”. Cả tiếng Trung và tiếng Hàn đều không có chữ này, đây là chữ do tác giả tự tạo.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.html/feed0
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.html#respondSat, 23 Apr 2011 10:35:58 +0000https://chanhkien.org/?p=11642Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri do học giả Nam Sư Cổ (Nam Sa-go) truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org] «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri do học giả Nam Sư Cổ (Nam Sa-go) truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, Trung Quốc. Tuy nhiên, «Cách Am Di Lục» nghe nói là do một vị Thần nhân khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 Thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80 và 90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên dự ngôn nói về “nạn lại thêm nạn”, thậm chí lạm dụng nhiều danh xưng cho Thánh nhân, gây tổn thất cho giới tu luyện; do vậy ở đây chúng ta cần để ý tới ảnh hưởng phụ diện của «Cách Am Di Lục».

Vào năm 2003, Chính Hạo tiên sinh sống tại Nam Hàn đã tiến hành phá giải tường tận «Cách Am Di Lục», bao gồm rất nhiều luận điểm, chỉ rõ rằng «Cách Am Di Lục» chỉ đích thị Pháp Luân Công. Bài viết này về cơ bản là căn cứ theo phá giải của Chính Hạo tiên sinh, kết hợp với một số kinh nghiệm của các dự ngôn khác, biên tập trích lục một bộ phận «Cách Am Di Lục», với hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả nhận thức khái quát. Đương nhiên, bản thân lời tiên tri có tính cục hạn, trong thời kỳ lịch sử đặc thù này cũng không phải là bất biến, thêm vào đó nhận thức của tác giả bài viết này cũng mang tính cục hạn, do vậy phần phá giải tinh yếu này không nhất định là tuyệt đối chính xác. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có tác dụng tham khảo trong giảng chân tướng.

Để đọc toàn bộ phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh, mời độc giả tải về ebook “«Cách Am Di Lục» toàn giải” gồm 2 cuốn Thượng và Hạ bằng tiếng Hán, xuất bản năm 2003.

(1) Lời tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp

Thiên đầu tiên, “Nam Sư Cổ bí quyết” là Thiên cực kỳ trọng yếu trong toàn bộ 60 Thiên; một khi phá giải được “Nam Sư Cổ bí quyết” thì chính là có thể đưa toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra giải thích mạch lạc. Phần đầu của “Nam Sư Cổ bí quyết” là giới thiệu sơ qua tiểu sử của Nam Sư Cổ, tuy nhiên về sau tiện thể bắt đầu vào chính văn luôn. Ở đây chúng ta phân tích dự ngôn bắt đầu từ phần chính văn.

Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung.
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.
Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.

Giải: Trong «Cách Am Di Lục» rất nhiều lần đề cập đến “cung” (弓) và “Ất” (乙), như “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất”, v.v. Cũng như các dự ngôn khác, phần khó nhất là phá giải được ẩn nghĩa đằng sau các chữ bề mặt, rồi sau đó nhìn một cái là rõ ràng ngay. “Lưỡng cung” ở đây là chỉ Thái Cực đồ, gồm hai cung Âm và Dương xoắn vào nhau; “song Ất” là chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Như vậy “lưỡng cung song Ất” chính là chỉ Pháp Luân.

“Điền hề tùng kim cấn hoa cung” là chỉ đồ hình màu vàng kim sặc sỡ như hoa. Như vậy, chữ “Điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” là có liên quan, chữ “Điền” (田) chính là biểu hiện hình tượng của “Kim Cấn hoa cung” và “lưỡng cung song Ất”, tức đồ hình Pháp Luân.

“Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: “Tinh thoát kỳ hữu” chính là chữ “Mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc” ở đây có ý là rơi rụng, loại bỏ “tứ nhũ”, tức “Mễ” (米) bỏ đi “tứ nhũ” ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, còn lại một chữ “Thập” (十).

Mấy câu này mô tả kết cấu của Pháp Luân, gồm có Thái Cực đồ và phù hiệu chữ Vạn (卍). Chữ “Thập” (十) ở trung tâm với bốn gạch về bốn phía thể hiện phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn ở trung tâm và bốn phù hiệu chữ Vạn (卍) nhỏ ở trên dưới trái phải; còn “tứ nhũ” tức bốn gạch chéo ở bốn phía của chữ “Mễ” (米) chính là vị trí của bốn Thái Cực: một đồ hình Pháp Luân rõ ràng rành rành hiện ra trước mắt chúng ta (chi tiết xin tham khảo đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp). Đối với kết cấu của Pháp Luân, trong Thiên 19 “Cung Ất luận” và Thiên 44 “Cung Ất đồ ca” đều có giải thích tường tận, nhưng ở đây không bàn thêm nữa. Độc giả nào có hứng thú xin mời tham khảo “«Cách Am Di Lục» toàn giải” (tiếng Hán) của Chính Hạo tiên sinh.

Về “ngưu mã” trong câu đầu tiên, ý tứ càng thâm sâu hơn nữa. «Cách Am Di Lục» thường dùng ẩn dụ để chỉ tu luyện hoặc người tu luyện. Trong “Nam Sư Cổ bí quyết” có một câu như thế này: “Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính” và “Thiên ngưu Địa mã chân ngưu tính”, ở đây ám chỉ “ngưu mã” có ý “Thiên Địa càn khôn”, dùng “Thiên Đạo” và “canh điền” (làm ruộng) để ẩn dụ rằng lấy Thiên Pháp chỉ đạo tu luyện.

“Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”, toàn bộ hợp lại tạo thành “thập thắng” (十胜); “thập thắng” này xuất hiện rất nhiều lần trong toàn bộ cuốn sách, ở đây là lấy hình thức câu đố chữ để biểu đạt nội hàm. “Thập thắng” ở đây có nghĩa là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn «Chu Dịch» của Đạo gia giảng rằng “Cửu cung gia nhất” chính là “thập thắng”; do đó, “thập thắng” là chỉ Pháp của Phật gia hoặc Đạo gia, ở đây chỉ Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp vốn đã bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia.

“Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “Nhân ngôn” (人言) hợp lại thành chữ “tín” (信); “nhất đại” (一大) hợp lại thành chữ “thiên” (天); “thập bát thốn” (十八寸) hợp lại thành chữ “thôn” (村); hợp tất cả câu lại là “tín thiên thôn”. “Thiên thôn” chính là thiên quốc, ở đây nói về việc tin tưởng vào tu luyện, tin vào Phật Đạo Thần.

Đối với công hiệu và Pháp Lý của Pháp Luân Công, «Cách Am Di Lục» tại rất nhiều chương tiết đều có luận thuật, nhưng vì giới hạn về độ dài, ở đây chúng ta chỉ lấy điều được giảng trong “Nam Sư Cổ bí quyết” làm ví dụ. Bởi vì “Nam Sư Cổ bí quyết” có tính chất cương lĩnh mạch lạc, nên thực ra đã bao hàm tư tưởng chủ yếu của toàn bộ cuốn sách.

Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng.
Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.
Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia.
Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân.
Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế.
Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ.
Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền.
Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác.
Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ.
Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên.
Lục giác bát nhân thiên Hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ.
Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên thần hạ giáng phân minh tri.
Bát Vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm.
Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất.
…..
Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.

Giải: Ở đây đề cập đến “lưỡng bạch tam phong”, chính là tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp; ngữ ngôn thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”; “Chân, Thiện, Nhẫn” là “tam phong”, hoặc “tam phong” cũng có thể là chỉ Pháp Lý có thể khiến “Thiên Địa Nhân” (Tam Tài) viên mãn hoàn thiện; dù giải thích như thế nào thì vẫn là dự ngôn về Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Bộ phận văn tự này đã tương đối minh bạch, không cần giải thích gì đặc biệt. Tổng kết lại thì là nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là công pháp có thể “bảo mệnh”, “an tâm”, “thoát kiếp”, “giải oan”, “trong tử cầu sinh”. Về phương diện kiện khang (tu mệnh), có thể giúp “bệnh khước”, “bất lão bất tử”, “huyết mạch quán thông”, v.v. Ngoài ra còn đề cập đến “hỉ nhạc ca” là nhạc luyện công của Pháp Luân Đại Pháp.

Ở đây giảng minh xác rằng Đại Pháp là “thập thắng” chân chính, nhấn mạnh “tam nhân nhất tịch” (三人一夕) tức chữ “tu” (修), “bát Vương bát khẩu” (八王八口) tức chữ “Thiện” (善), đồng thời tiên tri Pháp Lý là vĩ đại phi thường, là “thiên hư vô lý” (“hư” và “vô” là Lý tối cao của Đạo gia), có thể “Cát Tinh chiếu lâm” (Ngôi sao May mắn chiếu rọi), “độ hải di sơn” (vượt biển dời núi), “Xuân mãn càn khôn” (Xuân khắp đất trời).

Đáng chú ý nhất chính là: “Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ” và “Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ”. Hai câu này đều đề cập đến “Thần phán”, ám chỉ bộ Đại Pháp này là do Thiên Thần thẩm phán. Về vấn đề Đại Thẩm phán thời mạt thế, trong rất nhiều lời tiên tri Đông và Tây phương cũng như trong tôn giáo đều rất trùng hợp.

Trong đoạn thơ trên đã đề cập rằng mặc dù bộ Pháp này là tốt, nhưng những người chạy theo tiền bạc thì “nhìn mà không thấy”, cũng chính là “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.” (Với chân lý “lưỡng bạch tam phong” ở trước mắt, những người gắn bó với bạc tiền nhìn không thấy).

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.html/feed0