Những nhân tâm nguy hiểm | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 18 Jul 2024 03:22:20 +0000en-UShourly1Những nhân tâm nguy hiểm (2)https://chanhkien.org/2021/11/nhung-nhan-tam-nguy-hiem-2.htmlTue, 09 Nov 2021 15:26:24 +0000https://chanhkien.org/?p=28088Tác giả: Thiên Chi Dao – đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục [ChanhKien.org] Chủ nguyên thần tu luyện đã luân hồi nơi người thường qua hàng trăm nghìn năm. Trong tận xương cốt đã hình thành nên những quan niệm và nghiệp tư tưởng cố chấp, trong năm tháng nhân sinh dài […]

The post Những nhân tâm nguy hiểm (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiên Chi Dao – đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Chủ nguyên thần tu luyện đã luân hồi nơi người thường qua hàng trăm nghìn năm. Trong tận xương cốt đã hình thành nên những quan niệm và nghiệp tư tưởng cố chấp, trong năm tháng nhân sinh dài đằng đẵng, có rất nhiều quan niệm và nhân tâm đã trở thành tự nhiên, rất khó để phân biệt ra. Những ngày gần đây, tôi còn phát hiện ra một số chủng tâm sau đây mà chúng ta cần phải tống khứ.

8. Tâm tham lam

Đối với người thường mà nói, tham tiền háo sắc, tham danh trục lợi đã là bản tính tự nhiên, nhưng là một người tu Đạo, tâm tham không bỏ sẽ khó thành chính quả. Chư Bát Giới tham ăn háo sắc, tham tiền tài, kiên trì nhưng không dứt khoát, thật không dễ dàng mới đến được Tây Thiên. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hủ bại của tà đảng chính là hai nhân tố tiền và sắc. Chủng tâm này rất dễ bị phụ thể ngạ quỷ kéo xuống địa ngục. Tham lam và hủ bại luôn luôn đi cùng với nhau.

9. Tâm lười biếng

Có lúc luyện công thì đầu voi đuôi chuột (chỉ việc luyện công ban đầu rất quyết tâm, nhưng được một thời gian thì lại nản chí), học Pháp cũng không chuyên chú, đa số đều là do nhân tố lười biếng này tạo thành. Bởi vì nếu như càng không tinh tấn, vật chất trong cơ thể sẽ càng hỗn tạp, vật chất bất hảo sẽ xuất hiện trở lại khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, cũng bởi vì nhục thân nặng nề mà cản trở việc tinh tấn. Bản thể không thể chuyển hoá được, không khởi phía mặt Thần lên được, cũng không đạt được mục đích tính mệnh song tu và trường sinh. Lúc này tà linh trong cựu vũ trụ sẽ thừa cơ can nhiễu và bức hại.

10. Tâm truy cầu

Chủng tâm này sẽ dẫn động bản thân hướng ngoại tìm mà không tu tâm tính. Việc cầu điều này, cầu điều kia, rất dễ chiêu mời những nhân tố bất hảo. Tu luyện Chính Pháp cần phải thay đổi quan niệm triệt để, phải thật sự coi tất cả những vật ngoài thân là tuỳ duyên, lấy khổ làm vui. Hướng nội tìm là Pháp bảo. Lời dạy của Sư phụ lúc nào, ở đâu cũng không được quên. Chỉ có dừng việc hướng ngoại tìm mà phải hướng nội tìm mới có thể chân chính đề cao tâm tính của bản thân, nội tâm mới có thể thật sự mạnh mẽ lên. Tu thành người có đức cao, mới có thể không phụ sự kỳ vọng của chúng sinh.

11. Tâm tự ti

Chủng tâm này rất đáng thương, nó không giống với tâm khiêm nhường, khiêm nhường là kính nể đối với Thiên thượng và Thần linh, còn tự ti sẽ làm cho bản thân bị phong bế quá mức, cũng là một chướng ngại của tu luyện.

12. Tâm ngạo mạn

Tu luyện trong xã hội người thường, có đôi khi sẽ bị lẫn lộn với họ. Biểu hiện ra là khinh miệt, kiêu căng và ngạo mạn. Tà linh cũng trói buộc nhân loại vào cái tâm khinh miệt người khác, loại tâm này sẽ bất lợi cho việc tu Đạo.

13. Tâm tiếc của

Quý tiếc đồ vật mà không muốn vứt đi, nhưng đừng sản sinh tâm chấp trước, tiếc của giữ lại mà suy tính thiệt hơn. Đặc biệt tu luyện nơi xã hội người thường có quá nhiều dụ hoặc. Đối diện với danh, lợi, tình, chỉ cần có thể dám làm dám buông bỏ là được rồi. Hiện nay, người thường họ chấp trước thái quá vào thú cưng đến mức thần tình mê mẩn, nhưng nếu là người tu luyện thì như vậy không đúng rồi.

14. Tâm oán hận

Cái tâm này đa số đều do nghiệp lực dẫn tới, nếu lâu ngày không dứt bỏ niệm này thì cũng sẽ bị tà linh tăng cường lợi dụng, chúng ta cần kịp thời phân biệt rõ, phát chính niệm để thanh trừ và giải thể sự nguy hại của nó. Oán hận hay tức giận cũng là ma tính, không phù hợp với Đại Pháp và đặc tính của vũ trụ, loại tâm này cần phải tu bỏ.

15. Tâm lo lắng

Nó sinh ra từ tâm sợ hãi. Làm tốt ba việc Đại Pháp, thì có thể giữ vững lý trí và tu khứ tâm sợ hãi. Kì thực điều này cũng không mâu thuẫn, không sợ hãi không đồng nghĩa với việc hét to một cách mất lý trí. Tâm lo lắng sẽ dẫn đến tự tâm sinh ma, thuận theo việc nó phát triển cũng sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì rất nhiều ma nạn đều là do chủng tâm này phát triển lên mà bị cựu thế lực nắm thóp bức hại. Người tu Đạo không thể không đề phòng cái tâm này.

16. Tâm an dật

Cái tâm này hễ xuất hiện thì con người sẽ truy cầu một cuộc sống an nhàn thoải mái, sẽ tăng trưởng cảm giác hưởng lạc mà phóng túng dục vọng. Tà ma lạn quỷ sẽ thừa cơ hủy hoại người tu luyện. Cho nên tu luyện Đại Pháp, khi nhân tố tà ác bị tiêu huỷ lượng lớn khiến cho hoàn cảnh trở nên thoải mái sẽ sinh ra tâm an dật, khiến cho bản thân không thể tinh tấn, đây là điều rất đáng sợ.

17. Tâm buông thả

Hài lòng với hiện tại mà không nghĩ cách tiến lên, thậm chí còn thụt lùi. Nếu như phát chính niệm và luyện công không theo kịp thì nhục thân sẽ trở nên nặng nề, ham ăn thích ngủ mà dẫn tới tâm tình giải đãi. Đây là một chủng tâm mà người tu đương nhiên phải trừ bỏ.

18. Tâm hư vinh

Thích giữ thể diện, nhìn gì cũng không thấy vừa mắt lắm, tâm này sẽ khiến người tu luyện trở nên nóng nảy. Nếu như không thể cải biến bản thân ở tầng thâm sâu thì biến hoá bên ngoài nhục thân sẽ không nhiều hoặc là tâm tính sẽ khó đề cao lên.

19. Tâm nóng vội

Tâm nóng vội khiến người ta dễ nổi cáu, phát hoả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thăng hoa của tâm tính, hơn nữa còn làm cho tâm địa trở nên hẹp hòi. Nếu tâm tính không đề cao lên thì sẽ không được Đại Pháp gia trì, dẫn tới uy lực giảng chân tướng cứu người cũng sẽ không đủ.

20. Tâm ỷ lại

Chủng tâm này hại người ghê gớm nhất, nếu như xuất hiện tình trạng ỷ lại vào ai đó trên diện rộng thì sẽ làm hại chết đồng tu. Đã có biết bao bài học thương tâm về phương diện này. Người tu luyện cần bước đi trên con đường của mình, tuyệt đối không thể ỷ lại vào bất kỳ ai. Cựu thế lực vì để hại người mà thay đổi Pháp lý, chúng ta cũng cần tương kế tựu kế thay đổi cách thức cứu người. Con đường tu luyện của mỗi người đều không giống nhau, sứ mệnh và trí huệ cũng không giống nhau, cho nên tuyệt đối không thể sinh ra sự sùng bái và bắt chước làm theo đồng tu nào, càng không thể ỷ lại vào họ. Nơi nào trong xã hội nhân loại cũng là hoàn cảnh tu luyện Đại Pháp, chỉ cần dụng tâm thì Pháp thân Sư phụ sẽ an bài con đường tốt nhất cho chúng ta, tuyệt không thể mô phỏng và tham chiếu. Đặc biệt là các đồng tu kỹ thuật, cần chủ động đi làm các việc Đại Pháp, không nên đợi người khác ỷ lại.

Vô vi thanh tịnh, hoà ái từ bi, đây đã là những cảnh giới vượt rất xa người thường, những điều này không thể tính là nhân tâm. Sinh mệnh của vũ trụ cũ là vị tư. Con người sống chỉ vì tình, vì duyên mà sinh ra tình, vì tình mà sinh ra yêu và ghét, nên từ bi không phải là cảnh giới của người thường. Mỗi một chủng nhân tâm đều là cỏ dại độc hại trên con đường tu luyện, cũng là chướng ngại trong việc đề cao tâm tính. Cho nên chúng ta cần hạ quyết tâm, xả tận đến vô lậu, viên mãn theo Sư phụ trở về.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/266008

The post Những nhân tâm nguy hiểm (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những nhân tâm nguy hiểm (1)https://chanhkien.org/2021/11/nhung-nhan-tam-nguy-hiem-1.htmlSat, 06 Nov 2021 15:02:38 +0000https://chanhkien.org/?p=28076Tác giả: Thiên Chi Dao – đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục [ChanhKien.org] Tu luyện Đại Pháp, ngoại trừ việc thời thời khắc khắc bảo trì chính niệm và lý trí, tôi phát hiện một vài chủng loại nhân tâm sau đây có tác hại lớn nhất, đó cũng là những tâm […]

The post Những nhân tâm nguy hiểm (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiên Chi Dao – đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Tu luyện Đại Pháp, ngoại trừ việc thời thời khắc khắc bảo trì chính niệm và lý trí, tôi phát hiện một vài chủng loại nhân tâm sau đây có tác hại lớn nhất, đó cũng là những tâm mà đến cuối cùng phải trừ bỏ sạch sẽ, nếu không sẽ chiêu mời phiền phức và sự bức hại của tà ác.

1. Tâm sợ hãi

Tâm sợ hãi sẽ chiêu mời ma quỷ, bởi vì tâm sợ hãi mang tính âm, cái tâm này một khi dấy khởi lên thì ở không gian khác sẽ hình thành một trường vật chất mang tính âm, sẽ xuất hiện cảm giác khiếp sợ, kinh hãi v.v. khiến người tu luyện mất đi chính khí và sự mạnh mẽ. Đồng thời sợ hãi sẽ sản sinh ra nghi tâm, từ sợ sẽ sinh nghi, nghi Thần nghi quỷ. Có một số người trong khi làm việc thì nói một đằng làm một nẻo, do dự không quyết định, kỳ thực đều là cái tâm sợ này, sợ nọ mà chiêu mời tới những vật chất biến dị khống chế họ. Những điều này đều do tâm sợ hãi tạo thành, thực ra sợ điều gì cũng đều không đúng.

2. Tâm sắc dục

Chủng tâm này một khi khởi lên thì sẽ chiêu mời đến rất nhiều những thứ dơ bẩn, một khi nó xuất ra, những ma tình lạn quỷ ở không gian tầng thấp sẽ ùn ùn kéo tới. Rất nhiều người tu Đạo vì điều này mà bỏ cuộc giữa đường. Loại tâm này cực kỳ dơ bẩn, giống như bãi rác hoặc nhà xí, là nơi ruồi bọ rất yêu thích. Nhưng chúng ta tu luyện trong xã hội người thường cũng thực sự rất khó cự tuyệt nó. Cá nhân tôi hiểu rằng Đại Pháp là khai truyền nơi xã hội người thường, cũng không thể xuất gia, xã hội nhân loại chính là một trường tu luyện to lớn, với mỗi cá nhân thì cuộc sống sinh hoạt và môi trường công việc đều là một hoàn cảnh tu luyện. Chúng ta cần phải xem nhẹ và buông bỏ nó. Vô dục tất cương (không có dục vọng thì sẽ mạnh mẽ), chúng ta cần hết sức coi nhẹ và trừ bỏ nó. Nếu đường đường chính chính kết hôn thì sẽ không thành vấn đề, nhưng quyết không thể mê dục háo sắc giống như người thường được, cần phải tu tâm đoạn dục, tuyệt đối không thể có những niệm đầu bất chính.

3. Tâm tranh đấu

Tâm này rất phù hợp với sự hận thù của tà linh, lúc biểu lộ ra thì là oán hận và tức giận, là một chủng tâm oán hận mạnh mẽ, là tâm căm ghét cái ác. Có lúc bị nhân tố tà ác phóng đại mà không tự biết, một khi cái tâm này dấy khởi lên thì sẽ rơi vào thế cục mê của tà ác, không còn phù hợp với tiêu chuẩn tâm tính của Đại Pháp nữa rồi. Đại Pháp của chúng ta là không có kẻ địch, mà chúng ta là tu Thiện, ở không gian bề mặt này nhất định phải cư xử thiện với người thường. Mà đệ tử Đại Pháp diệt trừ tà ác là hoàn toàn thông qua việc phát chính niệm, thanh trừ tà ác phá hoại Đại Pháp ở các tầng không gian, còn ở không gian bề mặt chỉ có thể lý trí thanh tỉnh mà giảng chân tướng để cứu người, tuyệt đối không thể động ác niệm mà sử dụng bạo lực. Đây là thể ngộ của cá nhân tôi. Chúng ta nhất định phải rõ điểm này, không được để tà ác dùi vào sơ hở.

4. Tâm tật đố

Đây là khởi nguồn của hết thảy tư tâm, nếu không tu bỏ cái tâm này thì sẽ không thể tu xuất ra được tấm lòng khoáng đạt, bao dung với người khác. Tâm tật đố sinh ác niệm, đối với người tu Đạo mà nói thì cũng đồng dạng như là tự huỷ hoại chính mình. Thân Công Báo tật đố với Khương Tử Nha chính là bài học.

5. Tâm hoan hỷ

Tâm hoan hỷ khiến người ta mất đi lý trí, sinh ra kích động, từ đó mà bị tà linh can nhiễu. Vậy nên dù có làm được bao nhiêu việc trong Đại Pháp đi nữa thì cũng không được sinh ra tâm hoan hỷ. Làm việc không cầu kết quả, mà chỉ vì chúng sinh có thể đắc cứu.

6. Tâm hiển thị

Tâm này sẽ khiến người ta trở nên cực kỳ kiêu căng và cuồng ngạo, mê mất bản tính, giống như say rượu mà điên cuồng, nó cũng có thể chiêu mời tới chuyện phiền phức. Giống như việc Tôn Ngộ Không ở chùa Quán Âm khoe chiếc áo cà sa cho tới việc người thường khoe tiền của trên mạng v.v. Trong tu luyện cần bảo trì sự khiêm tốn, ở đâu lúc nào cũng cần cảnh tỉnh bản thân, đều không thể phô trương.

7. Tâm chấp trước

Phạm vi của chủng tâm này cực kỳ rộng lớn. Nói một cách khái quát thì chủ yếu là buông bỏ đi danh, lợi, tình. Nói một cách cụ thể còn nhiều nữa, nhưng mà nó sẽ phình to ra, cũng có thể bị tà ác gia cường lợi dụng mà không tự biết, dù thế nào cũng đều rất nguy hiểm. Điều này cũng có thể cần một quá trình, nếu như không thể kịp thời phát hiện và trừ bỏ nó thì sẽ bị sập bẫy. Ví như chấp trước vào điện thoại di động, chấp trước vào xem tivi, chấp trước vào xe hơi v.v., còn có đồng tu lớn tuổi chấp trước vào con cái, chấp trước vào quê cũ v.v. Kì thực chúng ta có thể sản sinh ra chấp trước đối với mọi thứ vật chất và tình cảm xung quanh bản thân mình. Ngược lại, hết thảy vật chất và nhân tố danh, lợi, tình đều sẽ cố bám chắc lấy tâm của bản thân chúng ta mà không thoát ra, đây chính là điều khó khăn nhất của việc tu luyện chủ nguyên thần. Đặc biệt là hoàn cảnh biến dị hiện nay đã vượt xa mức độ thập ác đầu độc thế gian, những thứ cám dỗ vô cùng nhiều. Vậy nên cần phải nhảy ra khỏi con người, chủ động đột phá thoát khỏi cái mê của con người.

Thế gian có muôn hình vạn trạng, nên nhân tâm cũng có hàng vạn loại. Chúng ta cần giữ vững Chân-Thiện-Nhẫn, tu xuất tâm đại Thiện, đại Nhẫn, vô vi thanh tịnh, trừ bỏ hết thảy các tâm bất hảo của con người, thuần tịnh bước theo Sư phụ. Đây là một chút ý kiến của tôi, chia sẻ với các đồng tu để cùng cố gắng.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/264965

The post Những nhân tâm nguy hiểm (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>