Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 10)https://chanhkien.org/2022/05/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-10.htmlWed, 11 May 2022 11:13:22 +0000https://chanhkien.org/?p=28573Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Mục đích lịch sử Những ai từng xem toán mệnh đều biết rằng: từ xưa đến nay các tiên đoán và thuật bói toán vô cùng linh nghiệm, không chỉ cho biết vận mệnh tổng thể của cá nhân mà còn có thể dự đoán chính xác những sự […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Mục đích lịch sử

Những ai từng xem toán mệnh đều biết rằng: từ xưa đến nay các tiên đoán và thuật bói toán vô cùng linh nghiệm, không chỉ cho biết vận mệnh tổng thể của cá nhân mà còn có thể dự đoán chính xác những sự kiện quan trọng trong đời, thậm chí một số cao nhân có thể đoán hoàn toàn chuẩn xác. Vì sao có thể đoán trước vận số, vì sao có thể thấy được tương lai? Lời giải thích thỏa đáng nhất cho câu hỏi này là: Cuộc đời con người sớm đã được định sẵn, toàn bộ quá trình từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời chỉ là chiểu theo kịch bản đã có sẵn mà đi trọn kiếp nhân sinh. Một số cao nhân đã nhìn thấy trước được “tình tiết vở kịch”, do đó có thể biết trước được vận mệnh của một người. Cho nên, cổ nhân đều kính Trời tín Thần, tin vào mệnh số, cho rằng “sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”.

Nhưng không chỉ vận mệnh cá nhân, mà toàn bộ xã hội nhân loại cũng đều như vậy. Trong lịch sử đã lưu lại rất nhiều lời tiên tri, ví như lưu truyền ở Trung Quốc là mười đại dự ngôn: “Càn Khôn vạn niên ca”, “Vũ Hầu bách niên kê”, “Mã tiền khóa”, “Bộ Hư đại sư dự ngôn”, “Tạng đầu thi”, “Thôi bối đồ”, “Hoàng Nghiệt thiền sư thi”, “Mai hoa thi”, “Kim Lăng tháp bia văn”, “Thiêu bính ca”,v.v. Trên thế giới cũng có rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng như “Các thế kỷ”, “Cách am di lục”, “Thánh Kinh – Khải Huyền”, v.v. Các bậc Thánh nhân và một số nhà tiên tri thần bí trong lịch sử từng thấy trước hình thế biến hóa của toàn xã hội trải dài hàng trăm năm, hàng ngàn năm, và gần như tất cả đều đã ứng nghiệm. Hơn 600 năm trước, “Lưu Bá Ôn bia ký” đã tiên đoán về đại ôn dịch lần này, từ thời gian cho đến địa điểm bùng phát đều hoàn toàn chính xác, chúng ta có thể tự mình kiểm chứng.

Nếu vậy, phải chăng lịch sử nhân loại sớm đã được định sẵn? Phải chăng chu kỳ văn minh lần này của chúng ta đã được các sinh mệnh cao tầng an bài tỉ mỉ? Và phải chăng đằng sau hết thảy những an bài ấy còn có dụng ý và mục đích tối cao mà con người không hay biết?

Để trả lời cho những câu hỏi ấy, trước hết hãy đi tìm lời giải trong các dự ngôn. Dự ngôn kim cổ

Maya

Người Maya đã lưu lại nhiều thư tịch cổ tiết lộ rằng: Nhân loại hiện nay đã tiến nhập vào thời kỳ “Địa cầu canh tân” (Earth Regeneration Period). Tính từ năm 3113 TCN cho tới năm 2012, hệ Mặt Trời đã trải qua đại chu kỳ kéo dài 5125 năm, Mặt Trời sẽ trùng hợp với điểm giao thoa giữa cung Hoàng đạo (Ecliptic) và Xích đạo (Equator) của dải Ngân Hà. Sau đó, địa cầu sẽ ra khỏi phạm vi xạ tuyến của Ngân Hà và tiến nhập vào giai đoạn mới.

Sau thời kỳ tịnh hóa và canh tân này, nhân loại sẽ tiến nhập vào một nền văn minh hoàn toàn mới, mở ra kỷ nguyên của nhân loại mới. Hiện nay chính là thời điểm then chốt cho sự chuyển đổi giữa kỷ nguyên cũ và kỷ nguyên mới, nền văn minh cũ và nền văn minh mới, nhân loại cũ và nhân loại mới.

Edgar Cayce

Edgar Cayce nổi tiếng là ‘nhà tiên tri ngủ gật’ của nước Mỹ. Trong cuộc đời mình ông đã đưa ra rất nhiều dự đoán chuẩn xác, trong đó có một dự ngôn vô cùng quan trọng, đó là: Một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi thai nghén ra tín ngưỡng Cơ Đốc giáo (Christianity), con người trong sinh hoạt sẽ nỗ lực thực hành tín ngưỡng này… Tương lai Trung Quốc sẽ thức tỉnh! [1]

Trong tiếng Anh hiện đại, ý nghĩa bề mặt của chữ “Christianity” là chỉ Cơ Đốc giáo hoặc tín ngưỡng về Cơ Đốc giáo, còn “cái nôi” là ẩn dụ về sự ra đời mới. Bởi Cơ Đốc giáo đã tồn tại từ xa xưa, do đó dự ngôn của Cayce không phải là chỉ Cơ Đốc giáo hiện nay, mà là ám chỉ về một tín ngưỡng mới sẽ ra đời ở Trung Quốc và sau đó truyền bá rộng rãi khắp toàn cầu.

Câu nói trên gợi cho chúng ta nhớ đến dự ngôn từ 500 năm trước của nhà tiên tri nổi tiếng nước Pháp là Nostradamus. Trong “Các thế kỷ”, ông viết: Một người ở phương Đông với lòng từ bi của Chúa sẽ cứu chuộc thế giới, mỗi cá nhân đều sẽ lay động trước cây gậy Thần của Ngài. [2]

Jeane Dixon

Nhà tiên tri trứ danh của nước Mỹ là Jeane Dixon từng dự báo chính xác rất nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử, như: Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt qua đời, Thủ tướng Anh Winston Churchill thất cử, Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát, Trung Quốc sẽ bị chính quyền đỏ thống trị, v.v. Trước lúc lâm chung vào năm 1997, bà đã để lại dự ngôn cuối cùng, đại ý rằng: Hy vọng của nhân loại nằm ở phương Đông! Nơi phương Đông xa xôi sắp xuất hiện một bậc Thánh nhân, Ngài sẽ cải biến thế giới này. Ngài sẽ truyền bá trí huệ của Chúa cho con người, dùng tình yêu thương để nhân loại đoàn tụ lại với nhau, kiến lập thế giới mới. [3]

Trước đó, trong cuốn sách xuất bản vào năm 1971 là “The Call to Glory” (Tiếng gọi vinh quang), Jeane Dixon viết: Cuộc đại chiến giữa Thiện và ác sẽ xảy ra vào năm 2020, lúc ấy những nhà tiên tri giả, Satan và các kẻ chống Chúa sẽ tác chiến chống lại nhân loại [4]. Bà nói, trong cuộc chiến giữa Thiện và ác này, nhân gian sẽ kinh qua một cuộc cách mạng tâm linh và lễ tẩy rửa tín ngưỡng. Cuối cùng tín ngưỡng được phục hưng, nhân loại sẽ kiên định chính tín, lòng thành kính đối với Chúa Sáng Thế cũng sẽ được hồi sinh.

Ấn Độ cổ và Phật giáo

Tại Ấn Độ cổ, “Vệ Đà bản tập” và các kinh điển Phật giáo đều ghi chép rằng: Đức Chuyển Luân Thánh Vương là bậc tôn kính của vạn vương, là vị vua tối cao của vũ trụ (“Vạn vương chi tôn, vô thượng chi vương”). Trong tương lai khi Ngài giáng thế cứu độ chúng sinh, đệ tử của Ngài sẽ tu luyện tại gia, không cần thoát ly thế tục mà vẫn có thể trở thành Phật.

Trong “Pháp Hoa văn cú” viết: “Ưu Đàm tam thiên niên nhất hiện, hoa khai tắc Chuyển Luân Thánh Vương xuất”, nghĩa là: Ưu Đàm 3000 năm hễ xuất hiện, hoa nở là Chuyển Luân Thánh Vương đến.

Sách “Huệ Lâm âm nghĩa” cũng chép: “Hoa Ưu Đàm mang điềm lành linh dị, đến từ Thiên thượng, thế gian không có loài hoa này. Khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, nhờ từ bi và phúc đức vô biên của Ngài, loài hoa này sẽ xuất hiện ở nhân gian”.

Năm 1997, tại chùa Thanh Khê (Cheonggye) ở Hàn Quốc đã phát hiện Ưu Đàm Bà La hoa. Sau đó, lần lượt các nơi cũng xuất hiện, đến nay hoa Ưu Đàm Bà La đã khai nở khắp thế giới. Điều ấy nói lên rằng, hiện tại Chuyển Luân Thánh Vương đã giáng thế và bắt đầu truyền Pháp độ chúng sinh tại thế gian.

Lưu Bá Ôn

Trong dự ngôn trứ danh của Lưu Bá Ôn là “Thôi Bối Đồ” có viết:

Nguyên văn: “Thế giới dĩ tẫn, mạt kiếp lai đáo, chúng sanh thụ khổ não, vạn ma xuất động, phi tam dương năng điều, tất đãi Thượng Thượng Chủ Thánh lai đáo…ngã đạo Thượng Thượng Chủ Thánh nãi Di Lặc Phật tảo đáo”.

Dịch: Thế giới đã tới kết thúc cuối cùng, đại kiếp tận thế đã đến, chúng sinh khổ não, vạn ma xuất động… Hết thảy chỉ có thể chờ đợi Thượng Thượng Chủ Thánh (vô thượng chi vương, Chuyển Luân Thánh Vương) đến giải cứu, Thượng Thượng Chủ Thánh sẽ lấy danh nghĩa Phật Di Lặc giáng lâm tại nhân gian.

Dự ngôn trên đây tiết lộ rằng: Nhân loại hiện nay đã bước vào thời kỳ đặc thù -đại canh tân, đại đào thải. Vào thời khắc đặc biệt này sẽ có bậc Thánh nhân giáng sinh ở phương Đông để cứu độ chúng sinh. Vị đại Thánh nhân được gọi bằng những tên khác nhau trong các dự ngôn khác nhau, khi là Sáng Thế Chủ, khi là Chuyển Luân Thánh Vương, khi là Di Lặc Phật… nhưng kỳ thực đều cùng chỉ về một người.

Nếu như vị Thánh nhân cứu thế chỉ là một người, vậy đó là ai?

Thánh nhân cứu thế

Nhắc đến bậc Thánh nhân cứu thế, trong “Thôi Bối Đồ” viết:

Nguyên văn: “Nhi thì Di Lặc Phật thấu hư đáo Nam hạp phù đề trung thiên Trung Quốc kim kê mục, phụng Ngọc Thanh thì niên, kiếp tận, Long hoa hội hổ, thố chi niên đáo trung thiên, dĩ mộc tử tính”.

Dịch: Lúc đó Phật Di Lặc xuyên qua các tầng vũ trụ (thái hư) đến vị trí mắt gà Trung Quốc thuộc Nam hạp phù đề trung thiên vào năm Ngọc thanh, kiếp hết. Long hoa hội hổ, năm Thỏ (Mão) đến trung thiên, họ là Mộc Tử.

Giải: Bản đồ Trung Quốc giống như con gà vàng, vị trí mắt gà vàng chính là tỉnh Cát Lâm. Theo đó, Di Lặc Phật sẽ giáng sinh ở Cát Lâm, Trung Quốc, sinh năm Thỏ (Mão), lấy Mộc Tử (木子) làm họ, hai chữ Mộc Tử ghép lại thì chính là họ Lý (李).

Tại thời kỳ này, tín ngưỡng truyền xuất từ phương Đông và hồng truyền toàn thế giới chính là Pháp Luân Đại Pháp. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp là ông Lý Hồng Chí, sinh ngày 13/5/1951 (năm Thỏ, tức năm Mão), tại tỉnh Cát Lâm, mang họ Lý. Những chi tiết này hoàn toàn trùng hợp với tiên tri Lưu Bá Ôn.

Cuốn kinh thư chính của Pháp Luân Đại Pháp là “Chuyển Pháp Luân”. Pháp Luân Đại Pháp chú trọng đại đạo vô hình, không có hình thức tôn giáo, không thoát ly thế tục mà tu luyện, coi xã hội nhân loại như một trường tu luyện, người sinh hoạt trong các ngành các nghề và các giai tầng khác nhau đều có thể tu luyện. Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn, người tu luyện sinh sống trong thế tục, trong các ngành nghề và các loại hoàn cảnh khác nhau mà đề cao bản thân, không ngừng thăng hoa, lấy đại viên mãn làm đích đến.

Điều này cùng với thuyết trong Phật giáo: Đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là tại gia thành Phật, không thoát ly thế tục mà tu luyện cũng hoàn toàn phù hợp.

Pháp Luân Đại Pháp được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc vào tháng 5/1992 (năm 1992 cũng là lúc bắt đầu thời kỳ địa cầu canh tân). Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền khắp Trung Hoa, gần 100 triệu người Trung Quốc đều đang học và luyện, nhờ đó nhân tâm được cải biến, đạo đức được hồi thăng.

Đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền khắp các đại châu lục, tới hơn 100 quốc gia và địa khu. Các cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp đã được phiên dịch sang hơn 40 loại ngôn ngữ, được xuất bản và quảng truyền khắp thế giới. Chính phủ các nước đã công bố lời khen ngợi, thông qua nhiều chương trình ủng hộ và tuyên bố “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần Pháp Luân Đại Pháp”, và “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”. Cho đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được 1832 giải thưởng, 373 chương trình ủng hộ, 1180 thư ủng hộ từ các giới…

Vào thời kỳ này, ngoại trừ Pháp Luân Đại Pháp thì không có bất cứ tín ngưỡng nào xuất sinh từ phương Đông có sức ảnh hưởng tới toàn nhân loại đến như vậy.

Trong “Thôi Bối Đồ” cũng viết:

Nguyên văn: “Di Lặc Phật từ thiên viết: Ngã khứ hậu hậu chỉ truyền tự gia tam tự tam pháp, tất vạn pháp quy nhất, pháp chính càn khôn… Lễ tất thấu hư nhi khứ. Phàm thân mộc tử vi tính.”

Dịch: [Khi từ biệt chúng Thần trên Thiên thượng], Phật Di Lặc đã nói: Sau khi xuống nhân gian ta sẽ truyền Pháp 3 chữ [Chân – Thiện – Nhẫn], khiến vạn pháp quy nhất, thiên địa quy chính. Hành lễ xong, Ngài xuyên việt tầng tầng vũ trụ (thái hư), giáng hạ xuống nhân gian, sau khi chuyển thế Ngài lấy họ là Mộc Tử (木子) [tức họ Lý (李)].

Nguyên văn: “Thì niên nhân giai tri tam tự, bất dĩ vi nhiên, thanh ảnh tề mạ, thần khấp quỷ khốc, chúng bất tri nhược hà, nhất tha, nhị tha, tam đẳng, chúng sanh bất tỉnh”.

Dịch: Đến thời đó, mọi người đều biết đến ba chữ, nhưng không cho là đúng, đều nhục mạ, quỷ khóc Thần sầu, chúng sinh vẫn không biết gì, kéo dài thời gian chờ đợi một lần, hai lần, ba lần, chúng sinh vẫn không tỉnh.

Giải: Đến lúc ấy, người người đều nghe nói đến ‘ba chữ chân ngôn’ [Chân, Thiện, Nhẫn] nhưng lại xem thường, thậm chí mở miệng ra là nhục mạ, dè bỉu. Thần quỷ nhìn thấy cảnh ấy đều than khóc, bởi vì đại kiếp đang đến, còn nhân loại thì vẫn u mê, không biết rằng đại họa cận kề. Sáng Thế Chủ đã đợi chờ hết lần này đến lần khác, chờ đợi thế nhân tỉnh ngộ để được đắc cứu, đại kiếp nạn cũng được trì hoãn hết lần này đến lần khác, một mạch cho đến hiện tại. Nhưng đại bộ phận nhân loại vẫn trong mê không tỉnh! Các đệ tử của Phật Di Lặc cũng mạo hiểm tính mệnh để nói rõ chân tướng, thức tỉnh thế nhân… nhưng lại bị bức hại, chịu ngục tù.

Con rồng đỏ

Chúng ta hãy cùng đàm luận một chút về con ác long màu đỏ nhắc đến trong kỳ trước.

Sau khi bị đả nhập vào Tam giới, con ác long luôn tìm cách thao túng nhân loại. Bởi Tam giới đã bị phong kín, nó không thể hiện nguyên hình tiến nhập vào nhân gian. Do đó, nó cần đưa năng lượng thâu nhập vào thế gian, ở nơi đây hình thành trường năng lượng của bản thân. Sau đó nó lại kéo dài ma mạch đến thân thể người, khiến nhân loại biến thành tế bào của nó.

Con ác long đã xâm nhập nhân gian theo cách nào? Như đã bàn luận trong phần “Hậu Nghệ bắn mặt trời”, con ác long đã xâm chiếm hệ Mặt trời, thiết lập trong đó một trường năng lượng nhất định. Sau khi bị chúng Thần đánh hạ xuống Tam giới, nó không ngừng xâm nhập, cuối cùng khống chế nhân loại. Trong lịch sử nó vẫn luôn từng bước hình thành, dần dần vươn dài ma mạch của nó, mãi cho đến hơn 100 năm gần đây mới hoàn toàn thao túng nhân loại.

Ở tầng thứ cá nhân biết rằng: Ban đầu, điểm xâm nhập của ma mạch ác long là ở thế giới phương Tây, tại đây nó vươn dài ma mạch luồn lách khắp nhân gian. Trong quá trình lịch sử đằng đẵng, nó đã dần dần thâu nhập năng lượng, phát triển tế bào, kiến lập những tổ chức tà giáo có tính ngụy trang và bí mật như “Thái Dương giáo”, “Satan giáo”… Sau đó, nó lại ký sinh vào hội Tam Điểm, dựa vào hội Tam Điểm mà phát triển một lượng lớn ma mạch, kiến lập nên tổ chức Illuminati. Cuối cùng, nó phái xuất ra ma vương đại biểu cho mạch chủ của nó, chuyển sinh thành người tiến nhập vào nhân gian. Trong hơn 100 năm tiếp theo, nó lại vươn ma mạch đến từng ngõ ngách, từ phương Tây tiến vào phương Đông, vươn mạch chủ thâm nhập và ký sinh vào Trung Hoa, thao túng Trung Quốc. Trung Hoa đại địa đã bị bao phủ bởi ma mạch ấy, từ đó nó khống chế người Trung Quốc, biến họ thành tế bào của mình.

Tà linh rồng đỏ ký sinh vào trong thân thể mỗi người Trung Quốc, bắt người Trung Quốc phải nhận nó là mẹ. Nó hủy diệt văn hóa Thần truyền, cắt đứt huyết mạch Trung Hoa, khiến dân tộc Hoa Hạ mất đi gốc rễ. Đồng thời, nó dùng Vô Thần luận cắt đứt liên hệ giữa nhân loại với Thần, khiến người Trung Quốc quên đi Thần, phủ nhận nguồn gốc sinh mệnh của bản thân, trở thành cây không rễ, thành bù nhìn của ma quỷ. Cuối cùng, nó khống chế từ tư tưởng đến nhục thể người ta, hòng biến tất cả người Trung Quốc thành tế bào thây ma của nó tại nhân gian.

Sau khi thao túng Trung Quốc, tà long rồng đỏ lại trao quyền bính cho một con cóc tinh ngàn năm tuổi, để nó khoác chiếc áo da người chuyển sinh vào thai mẹ, nắm giữ ma mạch, trở thành thủ lĩnh của ĐCSTQ, ở nhân gian mà tráo trở lật lọng, hý lộng Trung Hoa. Nó phình to bụng, miệng phun độc khí và tà hỏa từ địa ngục, công kích Chuyển Luân Thánh Vương cùng với các đệ tử của Ngài. Hơn 20 năm qua nó đã làm đủ mọi điều táng tận lương tâm, thông qua ma mạch mà phun độc khí tới từng ngóc ngách trên thế giới. Tất cả những ai nghe và tin vào lời dối trá của nó đều bị ma mạch và độc khí xâm nhập, góp sóng thành bão, cuối cùng trở thành tế bào, thành một bộ phận của ma quỷ tại nhân gian. Ai tin vào những lời hoang ngôn, lựa chọn vào hàng ngũ của ác long, thì khi đại đào thải đến họ sẽ bị chôn vùi theo nó, bị hủy diệt trong đào thải. Chỉ những ai dũng cảm trừ sạch mọi lời hoang ngôn của ma quỷ, cự tuyệt làm tế bào của tà linh, thì mới có thể tiến nhập vào tương lai.

Đối ứng ở nhân gian, đó chính là tháng 7/1999 khi người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, xuất phát từ lòng đố kỵ đã phát động một cuộc bức hại tàn khốc chưa từng có. Cũng từ đó ĐCSTQ bắt đầu vận hành bộ máy toàn quốc bức hại Pháp Luân Công, hạ lệnh “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên. Hàng vạn người tu luyện đã bị tịch thu nhà cửa, bắt cóc, kết án, chịu đủ loại nhục hình và tra tấn tàn khốc. Hàng trăm vạn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết hoặc tàn phế, thậm chí bị mổ sống cơ thể để lấy nội tạng. Những tội ác này đều đã được phơi bày và chứng thực, khiến dư luận thế giới chấn động!

Đối với cuộc bức hại tàn khốc Pháp Luân Công, trong lịch sử sớm đã có dự ngôn. Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Nostradamus trong cuốn “Các thế kỷ” đã viết:

Tháng 7, 1999 Để nhà vua Angoulmois phục sinh Đại vương Khủng Bố sẽ từ trên trời xuống Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ Nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người. [5]

Ma vương khủng bố chính là Chủ nghĩa Cộng sản, cũng đồng thời là con ác long màu đỏ. “Mars” trong dự ngôn chính là “Marx”, đó là ma vương do ác long phái đến, là mạch chủ của ác long. Tà giáo mà Marx sáng lập không chỉ gây tai họa tới các quốc gia xã hội CN mà đã thẩm thấu toàn thế giới, len lỏi vào từng trường học, phá hoại gia đình, hủy hoại tín ngưỡng và đạo đức. Những gì là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ, các cuộc vận động môi trường, vận động nữ quyền, phong trào người da đen đáng sống, các phái cánh tả phương Tây… kỳ thực đều là chiếc áo khoác ngụy trang của ma quỷ. Do đó nói ma quỷ thống trị thiên hạ, ma mạch đã vươn đến khắp nhân gian. Thậm chí rất nhiều chính trị gia chủ chốt, các tập đoàn tài chính, các danh nhân v.v. ở những quốc gia dân chủ, đều vì để thỏa mãn tư dục cá nhân và lợi ích bản thân mà ngấm ngầm cấu kết với ĐCSTQ, phản bội lương tri. Ma quỷ đeo chiếc mặt nạ gạt người, dùng lời dối trá mê hoặc nhân loại, nói là vì để người ta có được cuộc sống hạnh phúc, nhưng thực chất lại khiến nhân loại đi vào địa ngục vạn kiếp bất phục!

Mục đích lịch sử

Từ những dự ngôn nói trên, chúng ta biết rằng: Nhân loại hiện tại đang ở thời khắc then chốt của cuộc đại canh tân, đồng thời cũng là đại đào thải, đại kiếp nạn. Ở thời khắc đặc thù này, Sáng Thế Chủ sẽ giáng sinh tại nhân gian, cứu độ chúng sinh, hoàn thành đại sự cực kỳ trọng yếu. Do đó Thần đã mô phỏng hình tượng thân thể của bản thân mà tạo ra con người, truyền thụ văn minh cho nhân loại, luôn luôn quan tâm chăm sóc cho con người, bảo hộ nhân gian.

Vậy vì sao nhân loại cần phải đưa ra lựa chọn trong thời khắc này? Vì sao Thần cho phép tà linh rồng đỏ xâm nhập thế gian?

Cá nhân tôi cho rằng: Đây là khảo nghiệm đối với nhân loại, bởi vì đại canh tân là có tiêu chuẩn, không phải sinh mệnh nào cũng có thể tiến vào tương lai thuần tịnh và mỹ hảo không gì so sánh được. Chỉ những ai đạt tiêu chuẩn mới có thể vượt qua đại canh tân và đi đến tương lai.

Vậy tiêu chuẩn ấy là gì? Đạo nghĩa và lương tri chính là ranh giới của nhân loại, nếu như mất đi đạo nghĩa và lương tri, con người không xứng đáng làm người. Trong lịch sử, mỗi lần văn minh bị hủy diệt đều là khi nhân loại đã mất đi đạo đức, bỏ rơi đạo nghĩa và lương tri, rời xa Thần.

Nếu lựa chọn hàng ngũ của tà ma, chối bỏ đạo nghĩa và lương tri, tự nguyện trở thành tế bào của ma quỷ, vậy khi thời khắc đại canh tân đến sẽ bị đào thải cùng với nó. Do đó mỗi cá nhân đều cần trong thời khắc này mà nhìn rõ những lời dối trá của tà ma, đừng để bị lừa dối. Xin hãy bảo vệ đạo nghĩa và lương tri cuối cùng của nhân loại, cắt đứt liên hệ với tà ma, lựa chọn tương lai quang minh và mỹ hảo cho bản thân mình.

(Hết)

Chú thích:

[1] Nguyên văn: “Yea, there in China one day will be the cradle ofChristianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man countstune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake.”

[2] Nguyên văn:

“The Easterner will leave his seat, To pass the Apennine mountains to see Gaul: He will transpierce the sky, the waters, and the snow, And everyone will be struck by his rod.” (Century II, khổ 29)

[3] Nguyên văn: “The hope of mankind lies in the East” và “A child, bornsomewhere in the Middle East (…) This will be the foundation of a newChristianity, with every sect and creed united through this man who will walkamong the people to spread the wisdom of the Almighty Power.”

[4] Nguyên văn: “Armageddon will come in 2020, when the False Prophet, Satanand the Antichrist will rise up and battle man himself”. Và: “The years2020-2037, approximately, hail the true Second Coming of Christ.”

[5] Nguyên văn:

“The year 1999, seventh month goals, From the sky will come a great King of Terror: To bring back to life the great King of the Mongols, Before and after Mars to reign by good luck tremor.” (Century X, khổ 72)

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 9)https://chanhkien.org/2022/04/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-9.htmlMon, 18 Apr 2022 07:45:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28495Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 9: Hậu Nghệ bắn Mặt Trời Tôn giáo giảng rằng, nhân loại chúng ta nằm trong Tam giới, là không gian tầng thấp nhất trong vũ trụ. Theo lý giải từ tầng thứ cá nhân, Tam giới là một thể hệ thời không vô cùng phức tạp, bao […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 9: Hậu Nghệ bắn Mặt Trời

Tôn giáo giảng rằng, nhân loại chúng ta nằm trong Tam giới, là không gian tầng thấp nhất trong vũ trụ. Theo lý giải từ tầng thứ cá nhân, Tam giới là một thể hệ thời không vô cùng phức tạp, bao gồm rất nhiều chiều thời gian, không gian, và rất nhiều thế giới với thời không khác nhau. Nhân loại chúng ta chỉ là một thời không rất nhỏ, rất nhỏ trong Tam giới mà thôi. Chín tầng trời hay ba mươi ba tầng trời cũng là các thời không và tầng thứ khác nhau trong Tam giới. Tứ Đại Thiên Vương canh giữ cổng trời mà tôn giáo nhắc đến cũng chính là Thần bảo vệ các cánh cửa thời không bên trong Tam giới.

Năng lượng tuần hoàn

Thần thoại Bắc Âu kể về cây Thế giới Yggdrasil, là cây Thần khổng lồ nối liền chín thế giới trong vũ trụ. Yggdrasil cấu thành nên toàn bộ thế giới, gồm có vùng đất của các vị Thần Vanir, vùng đất của các vị Thần Aesir, vùng đất của yêu tinh ánh sáng, vùng đất của yêu tinh bóng tối, thế giới nhân loại, thế giới người lùn và thế giới của người khổng lồ, v.v. Cây Yggdrasil có ba rễ gắn vào ba mắt suối Thần ở một không gian rất thâm sâu: một rễ đi qua giếng Số Phận, một rễ đi qua suối Tri Thức, và một rễ đi qua giếng Chảo Sôi. Trên ngọn cây có một con gà trống khổng lồ (có tài liệu viết là một con chim ưng), còn dưới gốc cây là một con ác long không ngừng cắn rễ cây Thần. Nếu rễ cây bị cắn đứt, “hoàng hôn của các vị Thần” sẽ buông xuống, toàn bộ thế giới đều đối mặt với sự hủy diệt và tái sinh.

Theo lý giải từ tầng thứ cá nhân: Cây thiêng Yggdrasil trong Thần thoại Bắc Âu chính là cây Sự Sống, là một thể hệ năng lượng tuần hoàn trong Tam giới, là hình thái sinh mệnh ở thời không cao tầng. Yggdrasil cũng tương tự với cây Thần Phù Tang, chỉ là nó sinh trưởng trong các chiều không gian và thời gian khác nhau.

“Thánh Kinh” cũng ghi chép về cây Sự Sống, là cây Thần ở chính giữa vườn Địa Đàng, ai ăn trái của nó thì sẽ bất tử. Nếu đi theo đường mạch của cây Sự Sống thì có thể đề cao tầng thứ sinh mệnh, ra vào các thời không khác nhau, cuối cùng trở lại Thiên đường, đạt đến điểm cuối cùng.

“Sơn Hải Kinh” còn kể rằng cây Thần Kiến Mộc sinh trưởng ở vị trí trung tâm trời đất, là đầu mối trọng yếu nối liền giữa thiên và địa, con người có thể thông qua đó mà lên trời xuống đất. Người viết cho rằng, những cây Thần trong truyền thuyết và Thần thoại kể trên đều tồn tại chân thực, là thể hệ tuần hoàn với các đường mạch dẫn động năng lượng của vũ trụ, là hình thái sinh mệnh tồn tại trong các chiều không gian cao tầng. Chỉ có điều, nhân loại chúng ta đứng trong thời không tầng thấp thì không thể lĩnh hội được mà thôi.

Mặt Trời là trung tâm và là điểm truyền năng lượng của Thái Dương hệ. Như đã bàn luận trong phần 3, 10 Thiên Can là mười kinh mạch kết nối thời không cao tầng với Hệ Mặt Trời, một mạch cho đến thời không nơi nhân loại. 10 Thiên Can (kinh mạch thời không cao tầng) cùng với 12 Địa Chi (kinh mạch thời không nơi nhân loại) giống như bánh răng khớp vào nhau, kết nối tuần hoàn, cung cấp năng lượng cho thời không của nhân loại. Bởi Mặt Trời kết nối với năng lượng của 10 Thiên Can, do đó từ cao tầng mà nhìn, chẳng phải nó sinh trưởng trên cây Thần Phù Tang trong không gian cao tầng của hệ Ngân Hà đó sao?

Thời cổ đại gọi 10 ngày là một tuần, một tháng phân thành ba tuần. “Tuần” chính là một vòng tuần hoàn năng lượng của Thái Dương hệ, cũng chính là năng lượng của 10 Thiên Can luân phiên tiến nhập vào một vòng tuần hoàn.

Từ phân tích trên, liệu có thể cho rằng: Cây Thần Phù Tang lấy năng lượng cao tầng của hệ Ngân Hà, thông qua điểm tiếp nhận năng lượng của Mặt Trời mà truyền nhập vào Thái Dương hệ, sau đó lại truyền nhập và tuần hoàn trong long mạch của đại địa, đi qua tầng tầng mà truyền nhập vào nhân gian?

Năng lượng cao tầng từ cây Thần Phù Tang (10 Thiên Can), đi qua tầng tầng thời không rồi truyền nhập vào vòng tuần hoàn long mạch của đại địa, đó chính là “sinh khí” hay “dương khí” mà phong thủy nói đến. Đây cũng là năng lượng đại Chu Thiên của trời đất, là năng lượng thúc đẩy sự tuần hoàn và sinh trưởng của vạn sự vạn vật. Nhưng năng lượng này tồn tại trong chiều không gian khác của địa cầu, do đó nhìn không thấy, sờ không được. Nhân loại chúng ta không biết đến sự tồn tại của nó, nhưng thông qua một vài phương thức đặc thù sẽ có thể cảm nhận được.

Quy luật tự nhiên

Cổ nhân giảng: “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng”, nghĩa là mùa xuân sinh sôi, mùa hạ trưởng thành, mùa thu thu hoạch, mùa đông tàng trữ. Đây là quy luật tự nhiên trong thời không nhân loại, kỳ thực cũng là quy luật vận hành của vòng tuần hoàn năng lượng đại Chu Thiên. Vào mùa xuân và mùa hạ, khí long mạch trong đại địa (dương khí) rất cường thịnh và nổi lên mặt đất, còn âm khí thì tiềm tàng và chìm xuống dưới lòng đất. Do đó vào mùa xuân vạn vật sinh sôi nảy nở, vào mùa hạ vạn vật sinh trưởng tốt tươi. Nhưng vào hai mùa thu và đông, dương khí lại dần dần suy giảm nên sẽ ẩn tàng xuống dưới đất, còn âm khí thì dần dần cường thịnh nên sẽ nổi lên trên mặt đất. Lúc này vạn vật cũng ngừng sinh trưởng, lá vàng rơi xuống đất, trái chín cuống rụng cành, do đó mới gọi là mùa thu thu hoạch, mùa đông cất trữ.

Lúc này nếu để ý thì sẽ phát hiện một hiện tượng kỳ lạ: Trên mặt đất là ‘đông lạnh hạ nóng’, còn dưới lòng đất lại là ‘đông ấm hạ mát’. Đây chính là nguyên nhân vì sao năng lượng của đại địa (dương khí) tùy theo mùa mà thăng lên hay giáng xuống, tùy theo mùa mà tăng hay giảm, thịnh hay suy. Ai từng múc nước giếng đều biết rằng, mùa đông trời lạnh giá nhưng nước giếng lại ấm nóng, còn mùa hạ trời nóng nực nhưng nước giếng lại mát lạnh. Ngoài ra, những công nhân đào quặng trong hầm sâu dưới lòng đất đều biết: Vào mùa hạ nóng bức, nếu chui xuống hầm sâu thì phải mặc áo bông, nếu không thì lòng đất lạnh lẽo cơ thể không chịu được. Còn mùa đông giá lạnh, nếu chui xuống hầm sâu thì chỉ nên mặc áo mỏng, nếu không sẽ nóng không chịu được. Đây là do quy luật tuần hoàn năng lượng đại Chu Thiên của thiên địa tạo thành. Thân thể người cũng đối ứng với thiên địa, dương khí tuần hoàn trong kinh mạch, mùa xuân và hạ dương khí nổi lên bề mặt, mùa thu và đông dương khí ẩn vào trong thân thể. Đông y căn cứ vào quy luật này mà dưỡng sinh, bệnh mùa hè thì trị vào mùa đông, bệnh mùa đông thì trị vào mùa hè, cũng chính là nguyên nhân này.

Rất nhiều thứ trong nhân loại nhìn bề ngoài thì là vật chất vô tri vô giác, không có sự sống. Nhưng kỳ thực tại cao tầng mà nhìn thì hết thảy đều có sinh mệnh, thậm chí còn là thể sinh mệnh cự đại. Họ có thể ở các thời không khác nhau mà “tụ chi thành hình”, “hóa chi thành vật”, nhưng chúng ta không nhận thức đến được. Cổ nhân giảng “vạn vật hữu linh”, kỳ thực nếu đứng ở cao tầng mà nhìn, hết thảy đều có sinh mệnh. Nhưng vì nhân loại bị khóa kín trong thời không tầng thấp nhất, nên mới nhìn không tới, cũng không tiếp xúc đến được. Giống như 10 Thiên Can và thể hệ các đường kinh mạch của thời không này, rất có thể ở thời không cao hơn lại chính là một cây Thần, sinh trưởng trong hệ Ngân Hà. Đây không phải là ví von hình tượng, mà là trong mỗi không gian khác nhau sinh mệnh sẽ triển hiện ra các hình thái khác nhau. Do đó ở các tầng thứ khác mà nhìn, thì hình thái sinh mệnh cũng không ngừng biến đổi. Chỉ khi đứng tại thời không tối cao mới có thể nhìn rõ toàn bộ diện mạo và hình thái chân thực của nó.

Địa hình trên mặt đất cũng như vậy. Rất nhiều người trong chúng ta từng nghe nói đến “Tây Tạng trấn ma đồ”. Truyền thuyết kể rằng, năm xưa khi công chúa Văn Thành của nhà Đường gả cho vua Tây Tạng là Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo), nàng đã nhận thấy địa hình cao nguyên Tây Vực giống như một nữ quỷ nằm ngửa, không chỉ gây ra rất nhiều tai họa mà còn khiến Phật giáo không thể phổ truyền nơi đây. “Tây Tạng trấn ma đồ” miêu tả hình ảnh Ma Mẫu nằm ngửa, mười hai vị trí trọng yếu trên tứ chi đều có chùa miếu trấn yểm, gọi là Trấn Ma Tự.

Từ tầng thứ cá nhân lý giải rằng: Địa hình và long mạch của Tây Tạng đối ứng với một ma nữ khổng lồ. Chúng ta đứng trong không gian nhân loại thì chỉ thấy núi non trùng điệp. Nhưng ở thời không khác, đó là một ma nữ, là tồn tại chân thực, có liên kết với địa hình của khu vực này, đây chính là phạm vi trường năng lượng của nó. Dưới sự chỉ dẫn của Văn Thành công chúa, vua Tây Tạng đã cho xây dựng mười hai tu viện để trấn ma nữ, khóa chặt năng lượng của nó vào trong chiều thời không khác, không cho tiến nhập vào nhân gian. Từ đó, Phật giáo mới có thể hưng thịnh và hồng truyền ở Tây Tạng.

Những sự tình tương tự như vậy trong lịch sử có rất nhiều. Chúng ta thường thấy cổ thư ghi chép rằng ở đâu đó xây dựng bảo tháp hoặc tu sửa tự viện, v.v. ấy đều là để trấn phong thủy, chính là ý nghĩa này. Trong lịch sử, rất nhiều cao nhân “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” đều có thể nhìn thấy tình huống chân thực trong không gian khác, nhưng người bình thường lại không thể thấy được.

Hậu Nghệ bắn Mặt Trời

Trong “Sơn Hải Kinh” và “Hoài Nam Tử” đều ghi chép Thần thoại Hậu Nghệ bắn Mặt Trời. Kể rằng, Thiên Đế ban cho Hậu Nghệ cây cung thần màu đỏ và mũi tên thần màu trắng, sau đó lệnh cho Hậu Nghệ xuống hạ giới để cứu giúp chúng sinh chốn nhân gian. Lúc ấy là vào thời Nghiêu Đế, trên bầu trời xuất hiện mười Thái Dương, dưới mặt đất cỏ cây cháy xém, vạn vật điêu linh, con người và động vật cũng gần như không còn sức sống. Hậu Nghệ đã dùng thần tiễn bắn hạ chín Mặt Trời, cả chín Mặt Trời liền hóa thành những con quạ ba chân rơi xuống, từ đó nhân gian mới trở lại yên bình.

Lý giải từ tầng thứ cá nhân: Con quạ ba chân kể trên không phải là Thái Dương Thần Điểu trong truyền thuyết. Những gì Thái Dương Thần Điểu truyền đi là năng lượng 10 Thiên Can đến từ cây Thần Phù Tang. Chỉ riêng Mặt Trời không bị bắn hạ mới là Mặt Trời thật sự, mới là năng lượng 10 Thiên Can được chuyên chở bởi Thái Dương Thần Điểu. Nhưng chín Mặt Trời bị bắn hạ đều là giả, vậy chúng là gì?

Sách Khải Huyền của “Thánh Kinh” chép rằng:

“Khi ấy cũng có một hiện tượng lạ khác xảy ra trên trời: kìa, một Con Rồng lớn, màu đỏ, có bảy đầu và mười sừng; trên các đầu nó có bảy vương miện. Ðuôi nó quét sạch một phần ba các ngôi sao trên trời và quăng chúng xuống đất.” (Khải Huyền 12:3, Bản dịch 2011)

“Bấy giờ có một trận chiến ở trên trời, Mi-chên và các Thiên sứ của Ngài đánh nhau với Con Rồng. Con Rồng và các quỷ sứ của nó đánh lại; nhưng chúng bị đánh bại, và không còn tìm thấy chỗ nào trên trời cho chúng nữa. Con Rồng lớn bị ném xuống, đó là Con Rắn thời xưa, có tên là Ác Quỷ và Sa-tan, kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” (Khải Huyền 12:7-9, Bản dịch 2011)

Từ tầng thứ cá nhân lý giải rằng: Trong hệ Ngân Hà có một con ác thú màu đỏ, còn gọi là tà linh, do hận và các loại vật chất bại hoại ở tầng thấp của vũ trụ cấu thành. Nó vốn dĩ là một con rắn, đến không gian bề mặt thì thể hiện dưới hình thức một con rồng đỏ. Con ác long màu đỏ này xâm nhập vào hệ Mặt Trời, lấy năng lượng của nó thâu nhập vào Thái Dương hệ. Mục đích của nó là thao túng nhân gian, nó cần ở nhân gian mà hình thành trường năng lượng của mình. Do đó, nó lấy kinh mạch của bản thân cấy vào Thái Dương hệ, lấy năng lượng đạo nhập vào nhân gian trong Tam giới, hình thành trường năng lượng của mình. Chín Mặt Trời giả chính là điểm tiếp nhập năng lượng mà nó cấy vào Thái Dương hệ.

Hậu Nghệ là Thần đến từ Thiên thượng, thân mang sứ mệnh, từ tầng cao trong vũ trụ tiến nhập vào Tam giới, canh giữ Thiên Môn. Điểm năng lượng mà ác long cấy vào Thái Dương hệ bị bắn hạ hóa thành quạ rơi xuống núi Ốc Tiêu trong không gian khác. Người đời sau không biết rõ, nói rằng trong Mặt Trời có con quạ ba chân, cá nhân tôi thấy rằng ấy đều là hiểu lầm. Từ không gian cao tầng mà nhìn, Thái Dương Thần Điểu trong Mặt Trời có nhiệm vụ truyền năng lượng Thập Thiên Can từ cây Thần Phù Tang, chứ không phải con quạ ba chân. Quạ ba chân là năng lượng mà ác long cấy nhập vào, không phải đến từ Mặt Trời, cũng không phải đến từ cây Thần Phù Tang.

Truyền thuyết kể rằng Hằng Nga là thê tử của Hậu Nghệ. Hậu Nghệ từ Tây Vương Mẫu mà đắc được thần dược, nhưng Hằng Nga đã trộm lấy để uống rồi bay lên cung trăng, ngụ trong cung Quảng Hàn, làm bạn với thỏ ngọc. Đây là cố sự “Hằng Nga bôn nguyệt” mà chúng ta vẫn biết.

Lý giải từ tầng thứ cá nhân: Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là Thần từ cao tầng hạ xuống nhân gian, có sứ mệnh bảo hộ nhân gian trong các thời khắc đặc thù. Hậu Nghệ được lệnh canh giữ Thiên Môn, bắn hạ chín Mặt Trời giả. Còn Hằng Nga thì canh giữ Địa Môn, là cánh cổng dẫn đến cung Quảng Hàn ở chiều không gian khác của Mặt Trăng. Cả hai đều là Thần từ thời không cao tầng giáng hạ, cùng mang sứ mệnh bảo hộ nơi đặc thù là không gian nhân loại.

Vậy, vì sao nhân gian lại trở thành tiêu điểm tranh đoạt và là trung tâm đại chiến giữa Thần và ma trong vũ trụ? Vì sao Thần lại chiểu theo hình tượng của bản thân để tạo ra con người nơi đây, rồi lại truyền cấp cho nhân loại văn minh và luôn âm thầm bảo hộ nhân loại?

Chúng ta sẽ cùng bàn luận về chủ đề ấy trong phần tiếp theo của “Giải mã Thần thoại”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba: Giải mã thần thoại (Phần 9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 8)https://chanhkien.org/2022/04/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-8.htmlMon, 04 Apr 2022 03:33:00 +0000https://chanhkien.org/?p=28466Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 8: Đại Vũ trị thủy Việc Cộng Công húc đổ núi Bất Chu là một sự kiện lớn trong lịch sử văn minh Trung Hoa, nó đã cải biến rất nhiều phương diện, không chỉ khiến Chuyên Húc “tuyệt địa thiên thông” (cắt đứt đường thông giữa trời […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 8: Đại Vũ trị thủy

Việc Cộng Công húc đổ núi Bất Chu là một sự kiện lớn trong lịch sử văn minh Trung Hoa, nó đã cải biến rất nhiều phương diện, không chỉ khiến Chuyên Húc “tuyệt địa thiên thông” (cắt đứt đường thông giữa trời và đất) mà còn dẫn đến kiếp nạn đại hồng thủy.

Đại hồng thủy Noah được ghi chép lại trong “Kinh thánh” phương Tây cũng phát sinh vào cùng thời gian này. Vậy việc Cộng Công húc đổ núi Bất Chu khiến cho trời thủng một lỗ lớn, đã dẫn tới trận đại hồng thủy như thế nào?

Chúng ta hãy nhắc lại một chút: Truyền thuyết kể rằng, thời Chuyên Húc đại đế tại vị, Thủy thần Cộng Công không chịu phục tùng nên đã khởi binh nhằm tranh đoạt đế vị. Sau khi bị Chuyên Húc đánh cho đại bại, Cộng Công tức giận húc đầu vào núi Bất Chu – một trong tám cột trụ trời nằm ở phía Tây Bắc. Trụ trời bị đụng gãy, trời phía Tây Bắc sụp xuống, đất phía Đông Nam nghiêng đổ, nền trời thủng một lỗ lớn, hồng thủy ngập tràn, nhân loại đứng trước bờ diệt vong.

Người xưa nói “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” (Nước sông Hoàng Hà từ trên trời xuống).

Thần thoại Ấn Độ cũng có câu chuyện rằng: nước sông Hằng là do nữ thần Ganga dẫn từ Thiên thượng xuống nhân gian. Vì không thể để nước trực tiếp trút xuống đất, bởi nếu làm như vậy sẽ hủy diệt đại địa, nên Thần Shiva phải dùng đầu để hứng lấy. Sau đó nữ Thần Ganga lại dẫn nước sông Hằng chảy qua đầu tóc và chân của Thần Shiva xuống mặt đất. Nước đổ vào đại địa, tưới tắm và tẩy tịnh vạn vật chốn nhân gian.

Nước là nguồn của sự sống, là căn bản của sinh mệnh, cấu thành nên vạn vật đều không thể tách rời khỏi nước. Ngoài long mạch trên đất thì còn có vô số thủy mạch. “Thủy mạch” hoàn toàn không phải là chỉ đường tuần hoàn của nước trên mặt đất như sông, suối, biển, hồ… mà giống như huyết quản và kinh mạch. Thủy mạch giống như kinh mạch, nằm ở chiều không gian khác của đại địa. Nếu như lưu thông trong kinh mạch là khí, thì lưu thông trong thủy mạch là nước. Nước ở thời không cao hơn thông qua thủy mạch mà chảy đến nhân gian. Nước ở nhân gian lại thông qua thủy mạch, sau khi liên thông và chuyển hóa sẽ lại nhập vào các chiều thời không khác, hình thành nên vòng tuần hoàn của nước ở thời không cao tầng. Những điều này đều là đứng tại tầng thứ cá nhân mà lý giải.

Chúng ta thấy trong cổ thư viết rằng ở một số địa phương nào đó có “Hải nhãn” (mắt biển), “Tuyền nhãn” (mắt suối). Họ cho rằng Hải nhãn tương thông với biển lớn, thông thường đều có Thần trấn thủ, nếu như khai phá Hải nhãn thì hồng thủy ngập trời, đại địa sẽ biến thành biển cả bao la.

Ngoài ra, một số người tu luyện có công năng có thể nhìn thấy Tuyền nhãn trên đất. Ví như nơi nào đó đất đai cằn cỗi, không thể tìm thấy một giọt nước. Nhưng nếu được người tu Đạo chỉ điểm và đào xuống, giống như đào đứt động mạch, thì nước suối vụt bắn lên ào ạt, từ đó không còn khô cạn nữa, hơn nữa trong nhiều năm liền luôn có nước, cũng không biết được nước ấy là từ đâu đến.

Đây chính là thủy mạch đã được đả thông, là nước từ chiều không gian khác chuyển hóa rồi chảy đến không gian này, do đó không thể tìm được nguồn, trường kỳ cũng không cạn.

Đại hồng thủy

Từ Thần thoại có thể ngộ ra rằng, nước ở không gian tầng thấp là nước đã chuyển hóa từ không gian cao tầng, phía sau có liên kết với thủy mạch, chảy qua tầng tầng mà đến nơi đây. Thủy thần Cộng Công hoàn toàn không giống như kẻ phàm nhân chúng ta, vì phát tiết phẫn nộ mà đập đầu vào tường. Ông ta húc đầu vào núi Bất Chu là có mục đích, có ẩn ý: Vì không thể thao túng được nhân loại nên mới dùng hồng thủy để hủy diệt loài người. Ông ta húc đổ Bất Chu Sơn, mục đích là để nước ở chiều thời không khác trút vào nhân gian, gây ra kiếp nạn toàn nhân loại.

Chuyên Húc vốn là Thần linh từ thời không cao tầng hạ thế và trở thành đế vương ở nhân gian, bảo hộ cho con người. Cộng Công vì muốn tranh đoạt vương quyền để thỏa sức thống trị, liền từ Thiên thượng đánh xuống nhân gian, ông ta bị đại bại trong vô vọng nên mới đâm vào Bất Chu Thiên, khiến nước ở chiều không gian khác nhấn chìm đại địa.

Trong “Thánh Kinh”, chương 7 và chương 8 sách Sáng Thế chép:

“Vào ngày mười bảy, tháng hai, năm sáu trăm của đời Nô-ê, trong chính ngày ấy, mọi nguồn nước của các đại vực thẳm vỡ tung, các cửa sổ trên trời mở toang. Mưa tuôn đổ xuống đất bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.” (Trích bản dịch 2011 trên Bible.com)

“Nước lụt tuôn đổ liên tục bốn mươi ngày trên đất. Mặt nước dâng cao, nâng chiếc tàu lên, khiến tàu nổi cao trên mặt đất. Mặt nước cứ tiếp tục dâng cao và gia tăng nhiều vô kể trên đất. Chiếc tàu nổi bồng bềnh trên mặt nước. Nước cứ tiếp tục dâng cao khủng khiếp trên đất, đến nỗi tất cả các ngọn núi cao ở dưới trời đều bị nước phủ ngập. Nước dâng cao hơn các ngọn núi, khiến chúng chìm sâu bảy mét rưỡi dưới mặt nước. Mọi loài xác thịt di động trên đất đều chết hết, nào chim trời, gia súc, thú rừng, mọi sinh vật bò lúc nhúc trên đất, và mọi người. Tất cả loài vật sống trên cạn và có sinh khí trong lỗ mũi đều chết hết.” (Trích bản dịch 2011 trên Bible.com)

“Ðức Chúa Trời khiến một trận gió thổi qua mặt đất, nước bèn hạ xuống. Các nguồn vực thẳm và các cửa sổ trên trời đóng lại; mưa từ trời tạnh hẳn. Nước từ từ rút khỏi mặt đất. Sau một trăm năm mươi ngày, nước hạ xuống. Vào ngày mười bảy, tháng bảy, chiếc tàu hạ xuống trên núi A-ra-rát. Nước cứ tiếp tục hạ xuống cho đến tháng mười. Ðến ngày mồng một tháng mười, các đỉnh núi mới bắt đầu lộ ra.” (Trích bản dịch 2011 trên Bible.com)

Có thể thấy, đại hồng thủy năm xưa đã nhấn chìm núi Ararat, đó là ngọn núi cao nhất ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, do hai đỉnh núi chính tổ thành. Đỉnh lớn tên là Greater Ararat cao 5.137m, là đỉnh cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, đỉnh nhỏ tên là Lesser Ararat cao 3.896m, nằm ở mặt phía đông nam của Greater Ararat, nối liền giữa hai đỉnh là một triền núi dài khoảng 13km.

Đến thời cận đại, người ta đã tìm thấy di chỉ Durupınar ở độ cao 1.989m trong khu vực núi Ararat. Những tàn tích còn lại của Durupınar có hình dạng của một chiếc tàu, chiều dài chính xác là 150m, hoàn toàn khớp với kích thước con tàu Noah được ghi trong “Kinh Thánh”. Một số chuyên gia cho rằng đây chính là xác tàu Noah từng bị đất đá vùi lấp trong lịch sử.

Trang The Sun và Fox News cũng đưa tin rằng, vào cuối năm 2019, nhà khảo cổ học Andrew Jones cùng nhà địa vật lý John Larsen đã tiến hành nghiên cứu địa điểm Durupınar nổi tiếng. Họ sử dụng công nghệ hình ảnh 3D mới nhất để gửi tín hiệu điện xuống lòng đất và quét phần ngầm của di tích Durupınar. Họ phát hiện ra rằng, bộ phận nằm dưới lòng đất là của một con tàu! Bức ảnh sẽ là tư liệu quý giá cho nhà sản xuất phim Cem Sertesen để thực hiện bộ phim tài liệu mới “Noah’s Ark 2”.

Nhà sản xuất phim Cem Sertesen cho biết, trong “Noah’s Ark 2” ông sẽ công bố loạt ảnh gốc quét 3D dưới lòng đất của tàn tích Durupınar. Cem Sertesen cũng nói thêm, những bức ảnh quét 3D mới nhất cho thấy có một con tàu bị chôn vùi dưới lòng đất ở Durupınar! Bộ phim vẫn chưa chính thức mở màn, thời gian sẽ sớm cho chúng ta câu trả lời.

Đại Vũ trị thủy

Ở phương Tây, đại hồng thủy Noah dâng cao khoảng 2000m khiến núi non đều bị nhấn chìm, toàn bộ nền văn minh Tây phương gần như xóa sổ.

Nhưng lúc ấy, trung tâm của nền văn minh Trung Hoa nằm ở khu vực sa mạc Tân Cương phía bắc dãy Côn Lôn. Vào thời điểm ấy, đây là vùng đất màu mỡ phì nhiêu, mãi về sau mới dần dần phong hóa thành sa mạc.

Năm xưa trong quá trình trị thủy, Đại Vũ từng xây dựng các đài Chúng Đế. Sơn Hải Kinh chép: “Đế Nghiêu đài, Đế Khốc đài, Đế Đan Chu đài, Đế Thuấn đài, Các Nhị đài, đài tứ phương, tại côn luân bắc”, và “Chúng đế chi đài, tại côn luân chi bắc”, nghĩa là: đài vua Nghiêu, đài vua Khốc, đài vua Đan Chu, đài vua Thuấn, đài Các Nhị, đài khắp bốn phương ở phía bắc Côn Lôn; và đài của các bậc đế vương nằm ở phía bắc Côn Lôn.

Thông thường, lầu đài của các bậc đế vương đều xây dựng ở kinh đô hoặc vùng phụ cận kinh đô, là văn minh của quốc gia, đồng thời là trung tâm kinh tế và chính trị. Đây cũng là ấn chứng rằng lúc ấy trung tâm văn minh của Trung Hoa nằm tại khu vực núi Côn Lôn.

Dãy núi Côn Lôn khởi lên từ phía Tây, bắt đầu từ bộ phận phía đông của cao nguyên Pamir, đi ngang qua Tân Cương, Tây Tạng, mở rộng đến Thanh Hải, tổng chiều dài khoảng 2500km, độ cao trung bình 5500-6000m, rộng 130-200km, tổng diện tích đạt hơn 500.000km vuông.

Vào thời điểm xảy ra đại hồng thủy, những người cư trú ở khu vực này nhờ có địa thế cao, lại kịp thời chạy thoát lên núi Côn Lôn, cho nên không bị đại hồng thủy nhấn chìm. Phần lớn họ đều may mắn sống sót, bảo lưu được nhiều thành tựu từ văn minh tiền sử. Những tinh hoa như Chu Dịch, Bát Quái, Trung y, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, v.v. đều là văn minh tiền sử di lưu lại.

Khi đại hồng thủy qua đi, trong quá trình phát triển, người trên núi Côn Lôn dần dần di chuyển về phía đông, sau đó lại di cư đến vùng trung nguyên ở lưu vực sông Hoàng Hà, cuối cùng đến lưu vực sông Trường Giang và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

Đại hồng thủy lần trước ngập địa cầu khoảng 2000m, nhưng trên trái đất lại không có nhiều nước đến như vậy. Theo tính toán, cho dù toàn bộ nước mưa trên trời giáng xuống, toàn bộ các núi băng ở Nam Cực và Bắc Cực đều tan chảy, cộng thêm tất cả nguồn nước từ sông, hồ, ao, suối… thì cũng chỉ có thể khiến địa cầu ngập 70m. Do đó có thể nói, đại hồng thủy thời ấy là đến từ không gian khác.

Nhờ có Nữ Oa vá trời, hồng thủy mới dần dần rút đi, hiển lộ ra một số địa khu cao hơn so với mực nước. Nhưng trên mặt đất vẫn còn lũ lụt, rất nhiều vùng đất thấp hơn so với mực nước vẫn bị ngập, do đó mới có câu chuyện Đại Vũ trị thủy thời vua Nghiêu, Thuấn.

Đại Vũ trị thủy không chỉ là khiến nước trên mặt đất dẫn nhập vào giang hà, quy nhập đại hải, mà chủ yếu là đả thông thủy mạch trên đất, khiến đường nước trở về chiều thời không khác. Nếu không thì nhiều nước như vậy, giang hà hồ hải trên đất cũng không thể chứa hết được.

Đại Vũ cũng là Thần linh giáng thế, là từ không gian cao tầng hạ xuống để giúp nhân loại thoát khỏi thủy tai và tái thiết lập nền văn minh. Trong quá trình trị thủy, Đại Vũ thường sử dụng thần thông, có thể ra vào giữa người và trời, lại có thể đả thông thủy mạch ở thời không khác, dẫn nước trở về thời không khác.

“Sơn Hải Kinh” là ghi chép trong quá trình Đại Vũ trị thủy. Những nội dung trong đó về thủy mạch, quái thú, Thần nhân, Thần tộc v.v. đều là cảnh tượng trong chiều không gian khác của địa cầu, không phải là thời không nhân loại. Địa lý ở nhân gian là đối ứng với thời không khác, cũng giống như nhục thể là đối ứng với nhân thể ở thời không cao tầng, nhất thể đồng tại. Do vậy rất nhiều thứ trong đó không thể tìm thấy ở cõi nhân gian, người đời sau liền cho rằng đó chỉ là huyễn tưởng của người xưa. Những cuộc đại chiến Thần-ma ghi chép trong sách, một số là phát sinh từ thời văn minh tiền sử, một số là từ thời văn minh lần này, rất nhiều đều là sự việc phát sinh trong thời không cao tầng, không ở tại nhân gian.

Các Thần thú như long, phượng, kỳ lân v.v. cũng thuộc về không gian khác của địa cầu, nhưng cũng có lúc tình cờ tiến nhập vào cõi người. Mỗi khi có bậc đế vương thánh đức, hoặc bách tính có đạo đức cao thượng, Thần thú sẽ thường xuất hiện ở nhân gian, Thiên thượng cũng sẽ triển hiện điềm lành.

Cha của Vũ là Cổn trị thủy 9 năm không thành, đó là bởi ông Cổn không thuận theo thủy tính, đáng lẽ nên đả thông thủy mạch để đường nước nhập thời không cao tầng, thì ông lại sử dụng phương thức bao vây ngăn chặn, do đó nạn lụt càng ngày càng dữ dội. Theo “Sơn Hải Kinh”, ông Cổn vì nóng lòng trị lụt nên đã lấy trộm bảo bối “tức nhưỡng” của Thiên Đế, vốn là một chiếc túi đựng đất ở trên trời. Sử dụng tức nhưỡng, ông Cổn đã xây dựng được một con đập khổng lồ và hy vọng rằng nó có thể ngăn được nước lũ. Nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược, tức nhưỡng khiến thủy mạch bị tắc nghẽn, nạn lụt lại càng thêm nghiêm trọng, việc trị thủy do đó mà thất bại.

Trên đây là lý giải từ tầng thứ cá nhân đối với câu chuyện Đại Vũ trị thủy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 7)https://chanhkien.org/2022/03/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-7.htmlThu, 03 Mar 2022 09:52:00 +0000https://chanhkien.org/?p=28406Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 7: Cắt đứt đường thông giữa trời và đất Khi lật giở từng trang sách cổ, chúng ta thường thấy có rất nhiều hiện tượng bí ẩn khó lý giải, vì thế mà có người hoài nghi lịch sử, cho rằng thần thoại cổ đại chỉ là tưởng […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 7: Cắt đứt đường thông giữa trời và đất

Khi lật giở từng trang sách cổ, chúng ta thường thấy có rất nhiều hiện tượng bí ẩn khó lý giải, vì thế mà có người hoài nghi lịch sử, cho rằng thần thoại cổ đại chỉ là tưởng tượng huyễn hoặc của người xưa. Nhưng có thực vậy không?

Trong truyền thuyết và các tư liệu lịch sử thời thượng cổ có thể thấy một vài chi tiết mâu thuẫn với nhau, ví dụ như cùng một nhân vật lại có mặt tại những thời đại khác nhau, khiến trật tự thời gian dường như hỗn loạn. Nữ Oa từng hiện diện trước thời Tam Hoàng, vậy mà sau thời Phục Hy lại góp mặt. Hữu Sào từng tồn tại trước thời Toại Nhân, vậy mà sau thời Phục Hy lại trở lại. Ngoài ra, các nhân vật như Nữ Oa, Cộng Công, Hậu Nghệ, v.v. đều đồng thời xuất hiện tại các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Lại nói, cùng một người nhưng có rất nhiều tên gọi: Phục Hy còn có tên khác là Bào Hy Thị, Phục Hy Thị, Pháo Hy Thị, Phục Huy, Thái Hạo, Hy Hoàng, Hùng Hoàng Thị, Hoàng Hùng Thị, v.v.

Lại ví như cùng một câu chuyện nhưng có rất nhiều phiên bản: Trong chuyện Cộng Công giận dữ húc đầu vào núi Bất Chu, có thuyết là Cộng Công chiến đấu với Chuyên Húc, có thuyết là chiến đấu với Nữ Oa, có thuyết là với Đế Khốc, có thuyết là với Thần Nông, lại có thuyết là tranh chiến với Chúc Dung…   Rốt cuộc là chuyện gì vậy? Như đã thảo luận trong phần trước, nền văn minh nhân loại không chỉ một lần, mà là tuần hoàn lặp lại. Cũng giống như mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều trải qua trình tự: học đi, học nói, học nhận biết thế giới xung quanh, học cách sống tự lập… Vậy thì trong lịch sử hàng trăm triệu năm của Trái đất chúng ta, nền văn minh nhân loại đã lặp lại không biết bao nhiêu lần. Tuy rằng mỗi vòng quay lịch sử đều không giống hệt như trước, nhưng đại khái là giống nhau.

Mỗi lần nhân loại đạo đức suy đồi, nhân tâm suy thoái, quay lưng lại với thần, thì cũng chính là lúc nhân loại tự đoạn tuyệt với thần. Điều này cũng giống như các tế bào ung thư đã cắt đứt mối liên hệ với cơ thể, sau khi tự sinh sôi chúng sẽ trở thành khối u, cuối cùng khiến thân thể hủy hoại và tử vong. Cho nên mỗi khi đạo đức bại hoại thì toàn nhân loại sẽ gặp kiếp nạn, nền văn minh do đó cũng sẽ bị hủy diệt.

Theo ghi chép trong “Thánh Kinh”, kiếp nạn gần đây nhất khiến nền văn minh nhân loại bị hủy diệt là trận đại hồng thủy Noah, cũng chính là trận lũ lịch sử mà Đại Vũ trị thủy năm xưa. Văn minh nhân loại lúc ấy vô cùng phát triển, rất nhiều người có thể đã nghe nói về một nền văn minh thất lạc thời tiền sử, đó là lục địa Atlantis trong truyền thuyết. Atlantis từng là “vương quốc hạnh phúc” với trình độ phát triển vượt bậc, và theo miêu tả của Platon thì Atlantis “có sức mạnh to lớn diệu kỳ”. Nhưng dù có kỹ thuật tiên tiến đến đâu, cuối cùng Atlantis vẫn không thể thoát khỏi kiếp nạn phải diệt vong.   Nhân loại luôn cho mình là xuất sắc, rằng khoa học kỹ thuật phát triển thế này thế kia, rằng phi thuyền vũ trụ đã thám hiểm tới các tinh cầu xa xôi… Nhưng khi đứng trước thiên tai thảm họa, con người lại trở nên nhỏ bé vô năng, chưa cần nói đến đại kiếp nạn mà chỉ cần một thảm họa nhỏ cũng đủ khiến nhân loại phải kinh hoàng bất lực.

Sau mỗi kiếp nạn thường chỉ có một số rất ít người sống sót, ví dụ như gia đình Noah trong “Thánh Kinh”. Được lưu lại đều là người có đạo đức, thiện lương, và vẫn còn tín thần, giữ được mối liên hệ với thần, như vậy mới được bảo hộ để trở thành nhân chủng cho nền văn minh tiếp theo. Khi nền văn minh mới bắt đầu, hết thảy khoa học kỹ thuật, công cụ sản xuất… đều bị hủy diệt, nhóm người sống sót buộc phải bắt đầu từ xã hội nguyên thủy. Họ chế tạo công cụ bằng đá, đốt nương làm rẫy, sống trong sơn động. Trải qua tuế nguyệt lâu dài, tháng năm trường cửu, loài người lại sinh sôi đông lên thành xã hội mới. Khi nhân loại mới sinh sôi đông lên rồi, văn minh còn sót lại từ trước có thể đã mất, các vị thần lại hạ xuống nhân gian để truyền thụ văn minh cho con người.

Có lúc khá nhiều người may mắn sống sót, bảo lưu được một số thành tựu thời tiền sử và dung nhập vào lần văn minh mới. Ví dụ như Bát Quái, Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư, v.v. đều là từ lần văn minh trước di lưu lại. Đó chính là thần đã hữu ý an bài để truyền thụ và cấp trí tuệ cho nhân loại, vậy nên khoa học hiện đại không cách nào giải thích được những thứ này.

Mỗi chu kỳ mới bắt đầu có thể sẽ lại trải qua quá trình lịch sử tương tự như chu kỳ trước, và các vị thần lại hạ thế dạy cho con người văn minh. Các nhân vật như Phục Hy thị, Nữ Oa thị, Toại Nhân thị, Thần Nông thị, Hoàng Đế, v.v. đều là thần từ tầng cao giáng hạ xuống nhân gian, họ hóa thân thành đế vương hay kỳ nhân để truyền thụ văn minh cho con người. Do đó có thể phát sinh tình huống là cùng một vị thánh nhân nhưng lại có rất nhiều tên gọi, cùng một vị thánh nhân lại xuất hiện tại các thời kỳ khác nhau, cùng một câu chuyện lại có nhiều dị bản, v.v. Có thể chính là bởi vì mỗi thời kỳ văn minh đều có Thần hạ xuống truyền thụ cho nhân loại, làm ra những sự tình tương tự như các chu kỳ trước đó. Lại kinh qua tháng năm đằng đẵng, trải qua nhiều lần kiếp nạn, chu kỳ sau nối tiếp chu kỳ trước, lịch sử tuần hoàn… hậu thế đã không còn nhận thức được lịch sử chân thực trong thần thoại hay các truyền thuyết xa xưa nữa.

Thời viễn cổ có những giai đoạn người và thần đồng thời tồn tại, lúc ấy thần tích đại hiển, xác thực đã lưu lại rất nhiều thần thoại và truyền thuyết huy hoàng. Không chỉ lần văn minh này của chúng ta, mà từ mấy chu kỳ văn minh trước đó cũng có một vài thần tích lưu truyền lại. Những gì lưu truyền đến thời kỳ văn minh lần này đã trở thành truyền thuyết mà từ nhỏ ông bà vẫn kể lại cho chúng ta.   Mỗi truyền thuyết hay thần thoại đều bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa”… Xác thực là từ rất lâu về trước, ai cũng không phân biệt được là sự việc phát sinh vào lần văn minh nào, cho nên mới trở thành thần thoại.

Lý giải Sơn Hải Kinh

Từ các sách cổ như “Sơn Hải Kinh”, từ lời dạy của các bậc tu luyện giác ngộ nói với thế nhân, từ trong các câu chuyện thần thoại được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chúng ta biết rằng: Thời thượng cổ là “Thần – nhân đồng tại”, các vị thần từ cao tầng hạ xuống nhân gian truyền thụ văn hóa, đạo đức, luân lý, và dẫn dắt con người tiến nhập vào nền văn minh, giống như cha mẹ cầm tay dắt trẻ học đi, học nói, học làm người.

Lúc ấy, trên Trái đất, các chiều thời gian và không gian khác cũng được mở ra, cũng chính là nói cánh cửa lớn nối liền nhân gian với các chiều thời không khác đã mở ra, Chu thiên tương thông. Lúc đó dưới nhân gian là trạng thái nửa thần nửa nhân, rất nhiều người có năng lực có thể tự do đi xuyên qua các thời không khác, “Sơn Hải Kinh” cũng có rất nhiều ghi chép về điểm này. “Sơn Hải Kinh” là nói về tình huống của Trái đất ở tầng cao hơn, hoàn toàn không chỉ giới hạn trong thời không nhân loại. Lúc ấy, người trên mặt đất có thể đại hiển thần thông, nhưng không ai cho đó là sự việc đặc biệt gì, mà là bản năng của thân thể người. Bởi vì nhân thể đối ứng với tự nhiên, thời không của nhân loại cũng tương thông với thời không của địa cầu ở tầng cao hơn, bộ phận thân thể người ở tầng cao hơn cũng được mở ra, tương thông với thân thể xác thịt, và có thể phát huy năng lực. Do đó con người thời thượng cổ có những khả năng mà người hiện đại cho là công năng đặc dị, nhưng lúc đó họ không cảm thấy kỳ lạ, bởi vì ai ai cũng như vậy, chỉ là bản năng của con người mà thôi. Đây là lý giải từ tầng thứ của cá nhân.

Vì sao Bát Quái, Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư, tinh tượng (xem sao đoán mệnh), v.v. lại trở thành chỗ mê khó giải, khiến nhân loại hiện đại cảm thấy cao thâm khôn lường, mờ mịt khó hiểu? Nhưng vào thời thượng cổ, những điều này lại có thể dễ dàng lý giải và được chấp nhận rộng rãi. Là bởi lúc ấy các chiều thời không ở tầng cao hơn đã được mở ra.

Bởi vì văn hóa thượng cổ chính là văn hóa cao tầng mà thần truyền cấp cho con người, vậy nên không nhảy ra khỏi hạn chế của tầng thời không nhân loại thì không cách nào lý giải được.

Giống như một người mù bẩm sinh, chưa từng thấy vầng thái dương, muốn sờ cũng không sờ được, vậy làm sao lý giải được Mặt trời? Họ chỉ có thể tưởng tượng Mặt trời giống như mặt đĩa hoặc cây nến, tưởng tượng thành thứ mà họ có thể sờ được, có thể nhận thức được. Vậy thì nhân loại đứng trong thời không hạn hẹp này thì sao có thể lý giải sự việc ở cao tầng đây?

Lý giải Cộng Công húc đổ núi Bất Chu, làm đứt đường thông giữa trời và đất

Sau khi đại bại với Chuyên Húc, Cộng Công húc đầu vào cột trụ trời Bất Chu Sơn, khiến trời long đất lở, màn trời thủng một lỗ làm hồng thủy tràn ngập khắp nhân gian. Như đã bàn luận ở phần trước, núi Bất Chu là huyệt vị trọng yếu trong vòng tuần hoàn Đại chu thiên ở tầng thời không cao hơn so với thời không của nhân loại. Ban đầu gọi là Chu Sơn, là ngọn núi của tuần hoàn Chu thiên, sau khi bị đâm gãy mới gọi là Bất Chu Sơn.   Theo lý giải ở tầng thứ cá nhân, khi núi Bất Chu chưa bị đâm gãy thì thời không của nhân loại được kết nối với thời không ở tầng cao hơn, cánh cửa thời không ở nhân gian khai mở, các sinh mệnh có thể tự do ra vào. Bởi vì nhân thể và thể tự nhiên là đối ứng với nhau, nên khi Chu thiên trong thời không nhân loại thông thấu với Chu thiên ở thời không cao tầng trên cơ thể tự nhiên, thì Đại Chu Thiên của cơ thể người cũng thông, các bộ phận khác ở tầng cao hơn của nhân thể cũng được mở ra tương ứng. Lúc này con người có thể ra vào giữa nhân gian và các chiều thời không khác.

Sau khi núi Bất Chu sụp đổ, thời không của nhân loại bị ngăn cách khỏi Đại Chu thiên trong thời không ở cao tầng. Mặc dù Nữ Oa đã vá trời nhưng vẫn không khôi phục được về trạng thái trước đó, do đó thời không nhân loại không còn được kết nối một cách hoàn mỹ với Đại Chu thiên ở không gian cao tầng nữa. Cho nên, vòng tuần hoàn Đại Chu thiên đối ứng với cơ thể người cũng “ngủ đông” bất động, khiến bộ phận nhân thể ở cao tầng của nhân loại cũng dần dần “ngủ đông”.

Tu luyện Đạo gia có một quá trình: đầu tiên phải thông Tiểu Chu thiên của nhân thể, sau đó lại phải thông Đại Chu thiên, như thế mới có thể đột phá thời không của nhân loại. Đạo gia gọi Đại Chu thiên là Tí ngọ Chu thiên, cũng gọi là Hà xa vận chuyển, Càn khôn vận chuyển.

Theo lý giải ở tầng thứ cá nhân: “Hà” là chỉ Thiên hà, hệ Ngân hà. “Xa” chính là vận chuyển. “Hà xa vận chuyển” chính là một vòng đại vận chuyển quanh hệ Ngân hà, là vòng đại tuần hoàn năng lượng trong hệ Ngân hà. Sau khi thông Đại Chu thiên đạt đến một tầng thứ nhất định thì có thể nhảy ra khỏi năng lượng của hệ Mặt trời, trực tiếp đưa năng lượng ở tầng cao hơn hệ Ngân hà tiến nhập vào hệ tuần hoàn của nhân thể.

Khi thông Chu thiên thì cần chạm đầu lưỡi vào hàm trên, gọi là “đáp thước kiều” (bắc cầu chim Ô Thước), để “Ngưu Lang” và “Chức Nữ” gặp nhau. Ngưu Lang và Chức Nữ là hai ngôi sao ở hai đầu sông Ngân, bị ngăn cách bởi hệ Ngân hà. Bắc cầu chim Ô Thước chính là kết nối các đường kinh mạch để năng lượng vận chuyển khắp hệ Ngân hà. Trong thân thể người thì Ngưu Lang chính là mạch Đốc thuộc Dương, Chức Nữ là mạch Nhâm thuộc Âm. Khoang miệng trong cơ thể là trống rỗng, không có mạch lạc, do đó hai mạch Nhâm Đốc bị gián đoạn ở chỗ này nên cần phải chạm đầu lưỡi vào hàm trên để năng lượng được truyền thông suốt.

Sau khi núi Bất Chu bị đâm gãy, thời gian và không gian nhân loại bị cách ly khỏi vòng Chu thiên ở thời không tầng cao hơn, khiến Chu thiên đối ứng trong nhân thể cũng bị đoạn khai, thân thể người ở tầng cao hơn cũng theo đó “ngủ đông”, không cách nào tự do ra vào chốn nhân gian. Tu luyện có thể đả thông lại Chu thiên, tiếp nối với chiều thời gian và không gian cao tầng. Khi tu luyện thông Chu thiên, đầu tiên phải xung quan, phải xung qua vài trạm kiểm soát then chốt đó thì mới có thể đả thông Chu thiên, mới có thể kết nối với thời không ở cao tầng.

Trong một số cuốn cổ thư như “Sơn Hải Kinh”, “Hoài Nam Tử”, v.v. đều có ghi chép về một loài cây linh thiêng gọi là Kiến Mộc, sinh trưởng ở vị trí trung tâm của trời đất, là đầu mối trọng yếu nối liền thiên địa, có thể thông qua đó mà lên trời xuống đất. Ý nghĩa chính là thời không nơi nhân loại tương thông với thời không ở cao tầng, người trên Trái đất có thể tự do ra vào các chiều thời gian và không gian khác nhau.   Trong các sách cổ như “Thượng Thư” và “Quốc Ngữ” có câu chuyện “Chuyên Húc cắt đứt đường thông giữa trời và đất”. Lúc ấy, các sinh mệnh cao tầng có thể tùy ý giáng hạ xuống trần gian, ở trên mặt đất mà đại hiển thần thông, hô mưa gọi gió, người bình thường cũng nhờ đường thông ấy mà có thể lên Trời. Dần dần, ở nhân gian xuất hiện tình huống người trộn lẫn với Thần, làm loạn trật tự giữa thiên và địa, thường xuất hiện các cuộc đại chiến Thần-ma khiến trần gian bị khuấy động đến mức long trời lở đất. Điều này cũng giống như khi Cộng Công đến nhân gian tác loạn, suýt chút nữa đã hủy diệt nhân loại.

Vì để khôi phục trật tự thiên địa và bảo vệ con người, đồng thời lại cấp cho nhân loại hoàn cảnh để khai sáng văn minh và phát triển ổn định, Chuyên Húc bèn lệnh cho Trọng và Lê phân khai ranh giới giữa trời và đất, cắt đứt mối liên hệ giữa thời không nhân loại và các tầng thời không khác.

Sau khi Cộng Công đâm gãy núi Bất Chu và Chuyên Húc cắt đứt đường thông giữa trời và đất, cõi nhân gian đã bị cách khai và được bảo hộ một cách đặc thù. Tà ma từ các tầng trời không thể tùy tiện xuống nhân gian tác loạn mà phải đầu thai làm người, có thân người thì mới có thể tiến nhập vào thời không nhân loại. Cùng lúc ấy, nhân loại cũng bị khóa kín trong thời gian và không gian ở tầng thấp và bề mặt nhất, một mạch cho đến hiện nay.

Rất nhiều bậc đế vương và Thánh nhân thời thượng cổ như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Hoàng Đế, Chuyên Húc, v.v. đều là Thần linh hạ thế để truyền thụ văn minh cho nhân loại. Họ không chỉ làm đế vương ở cõi người mà còn có thể ra vào các thời không cao tầng, trên trời là Thần, dưới đất là Thánh, đồng thời tồn tại trong cao tầng.

Trong “Sơn Hải Kinh” chép rằng, một số vị đế vương thời thượng cổ được mai táng tại núi nào đó, vì sao người ngày nay không tìm ra được? Vì đó là ở thời không khác của Trái đất chứ không phải thời không của con người. Núi ấy là một thể đối ứng, nó nằm ở chiều không gian khác.

Theo lý giải trong tầng thứ cá nhân: Các đảo tiên trong truyền thuyết như Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu, v.v. đều là núi trên Trái đất, nhưng không phải ở chốn nhân gian mà là trong chiều không gian khác của Trái đất. Khi đi từ thành phố Bồng Lai của tỉnh Sơn Đông, qua hải khẩu tiến vào biển Bột Hải, nếu như tiến nhập được vào chiều không gian cao hơn thì có thể bước vào chốn tiên cảnh Bồng Lai, cũng có thể nhìn thấy cây thần Phù Tang trong truyền thuyết. Bằng không, thì chỉ nhìn thấy đại dương mênh mông, sóng biển tít tắp xa đến tận chân trời.

Không ít sách cổ có câu chuyện kể rằng, một người nào đó khi đang đi trong núi sâu hoặc bất cẩn rơi vào sơn động thì tình cờ bước vào một thế giới thần kỳ, đó là chốn Đào Nguyên mỹ lệ, hoàn toàn không phải cảnh phàm gian. Sau này trở về cố hương, họ mới phát hiện cảnh cũ người xưa đã không còn, thời gian cũng đã qua rất nhiều rất nhiều năm rồi, nhưng muốn quay lại Đào Nguyên thì không còn tìm được đường nữa, chỉ có thể ôm hận đến cuối đời. Vì sao? Là vì họ có duyên phận nên mới có thể bước vào chiều thời không ấy. Nhưng một số nơi đặc thù như trong thâm sơn cùng cốc, v.v. có thể vẫn còn giữ được mối liên hệ với chiều thời không khác, nhưng người bình thường không thể tùy tiện tiến nhập vào.

Sau khi Chuyên Húc “cắt đứt đường thông giữa trời và đất” thì cũng đồng thời kết thúc thời đại “nhân thần đồng tại”, thời thượng cổ, văn minh nhân loại cũng dần dần bước vào thời đại có văn hóa. Giống như con cái trưởng thành và rời xa vòng tay cha mẹ, khi văn minh nhân loại ngày càng hoàn thiện và càng thành thục, thì thần tích cũng ngày càng ít, ngày càng ẩn giấu, nhưng không hoàn toàn biến mất.

Theo hiểu biết trong tầng thứ cá nhân, thời không của nhân loại được các vị thần âm thầm bảo hộ, bởi vì đại khung thiên thể sẽ diễn ra đại sự tối hậu. Do đó thần cần tiến hành các an bài một cách hệ thống, đợi chờ đến thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử vũ trụ…

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 6)https://chanhkien.org/2021/12/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-6.htmlTue, 14 Dec 2021 09:04:03 +0000https://chanhkien.org/?p=28190Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 6: Nền văn minh tiền sử Hiện nay, giới khoa học kỹ thuật đã phát hiện ra một số hiện tượng kỳ lạ, ví như trên Trái đất còn sót lại di tích cổ của rất nhiều nền văn minh, những di tích này không phải là sản […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 6: Nền văn minh tiền sử

Hiện nay, giới khoa học kỹ thuật đã phát hiện ra một số hiện tượng kỳ lạ, ví như trên Trái đất còn sót lại di tích cổ của rất nhiều nền văn minh, những di tích này không phải là sản phẩm của văn minh nhân loại lần này, có di tích có từ hàng vạn năm trước, hàng triệu năm trước, hàng chục triệu năm trước, thậm chí trên cả trăm triệu năm về trước. Tất cả chúng đều không phải là sản vật của cùng một thời kỳ văn minh, mà thậm chí là sản phẩm của nhiều thời kỳ văn minh khác nhau.

Giới khoa học kỹ thuật hiện đại gọi đó là “văn hóa tiền sử”, họ cho rằng nền văn minh nhân loại không chỉ một lần, mà là được luân hồi. Khi mỗi lần nền văn minh nhân loại bị hủy diệt, đều sẽ có một số ít người may mắn còn sống sót, còn lưu lại một chút văn hóa tiền sử, sau đó sinh sôi phát triển thành nhân loại mới, tiến vào thời kỳ văn minh kế tiếp.

Ví dụ về bí ẩn trong sự hình thành dầu hỏa, giới khoa học kỹ thuật hiện nay không cách nào giải thích được điều này, họ cho rằng dầu hỏa được hình thành khi Trái đất có sự dịch chuyển các lục địa, các sinh vật trên mặt đất trong nháy mắt bị chôn vùi sâu trong lòng đất, bị ngăn cách với không khí, sau đó ở trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao dưới lòng đất từ từ phân giải mà thành dầu hỏa. Điều kiện hình thành dầu hỏa rất khắc nghiệt. Những xác chết do sự tử vong tự nhiên của sinh vật, hoặc các tai nạn dẫn tới hủy diệt sinh vật như đại hồng thủy hay tinh cầu va vào nhau v.v. sẽ từ từ phân giải thối rữa chứ không thể có đủ các điều kiện nêu trên để hình thành dầu hỏa được.

Theo ước tính thận trọng nhất của cơ quan năng lượng thế giới, thì hiện tại trữ lượng dầu trên Trái đất ít nhất là khoảng hơn 200 tỷ tấn. Mà cấu thành sinh vật thể có tỷ lệ rất lớn là từ nước, như vậy ước tính nếu đem tất cả các sinh vật trên Trái đất hiện đại đều chuyển hóa thành dầu mỏ, thì tổng cộng có thể sản sinh khoảng 300 triệu tấn dầu thô. Nói cách khác, toàn bộ sinh vật trên Trái đất của chúng ta phải bị tiêu diệt gần 700 lần, ngoài ra sau khi bị hủy diệt, tất cả các sinh vật phải đồng thời trong nháy mắt bị chôn sâu trong lòng đất và toàn bộ chuyển hóa thành dầu, hầu như không có lãng phí, thì mới có thể để sản sinh được trữ lượng dầu hiện có trên Trái đất. Nhưng xác suất để tất cả các sinh vật trong nháy mắt bị vùi sâu trong địa tầng có thể đạt được điều kiện hình thành dầu là rất nhỏ, phần lớn đều sẽ không đạt được điều kiện hình thành dầu hỏa, thay vào đó sẽ bị thối rữa hoặc trở thành hóa thạch. Căn cứ theo xác suất này thì các sinh vật trên Trái đất không biết đã bị hủy diệt với số lần nhiều (ở đây phải là bội số của 700), mới có thể hình thành một trữ lượng dầu khổng lồ như ngày hôm nay.

Tra cứu các truyền thuyết và thần thoại cùng những ghi chép cổ xưa của các dân tộc trên thế giới, kết hợp với những phát hiện khảo cổ hiện đại thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằng nhân loại trong quá trình lịch sử dài đằng đẵng, đã từng phát sinh nhiều lần những đại tai nạn mang tính hủy diệt, như: đại hồng thủy, đảo cực địa từ, bản khối Trái đất biến động lớn, các tinh cầu khác va vào Trái đất, chiến tranh hạt nhân v.v…

Mỗi khi phát sinh đại tai nạn mang tính hủy diệt, toàn bộ nền văn minh nhân loại đều bị hủy diệt, chỉ có cực ít người may mắn còn sống sót, lại sinh sôi nảy nở thành một nhân loại mới, bắt đầu một nền văn minh mới.

Mỗi khi phát sinh tai nạn trên diện rộng, gần như toàn bộ nền văn minh và các công cụ sản xuất v.v. của con người đều bị hủy diệt, chỉ còn một số ít người may mắn còn sống sót. Họ phải quay về trạng thái nguyên thủy, ban đầu trú ngụ tại sơn động, mặc vỏ cây, chế tạo công cụ đồ đá, rồi lại phát triển thành nền văn minh mới. Nhưng hầu như mỗi lần kiếp nạn đều sẽ lưu lại một chút gì đó của nền văn minh tiền sử, có lúc số người may mắn sống sót tương đối nhiều, lưu lại tương đối nhiều những thứ văn minh tiền sử. Ví như Chu Dịch, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư v.v. đều là được lưu lại từ thời viễn cổ. Với nhận thức và trí tuệ của con người hiện tại thì căn bản là không thể nghiên cứu thấu triệt những điều này, chúng trở thành những bí ẩn không giải thích được, đây đều là những thứ còn sót lại từ thời tiền sử. Còn có các loại truyền thuyết, thần thoại v.v. được lưu truyền đến ngày hôm nay, rất nhiều đều là từ thời kỳ tiền sử xa xôi, nhiều đời truyền đến hiện tại, cho nên đây đều là những tư liệu lịch sử thời tiền sử rất đáng trân quý.

Tại phương Đông và phương Tây đều có những ghi chép về đại hồng thủy thời tiền sử. Ví dụ như câu chuyện nổi tiếng về con tàu Noah được ghi lại trong Kinh Thánh, Trung Quốc cũng có câu chuyện Đại Vũ trị thủy. Theo tính toán, thời gian phát sinh đại hồng thủy thời Noah trùng khớp với thời điểm xảy ra hồng thủy vào thời Ngũ Đế Trung Quốc, rất có thể đây chính là trận đại hồng thủy quy mô toàn cầu cuối cùng trong lịch sử của con người, nó đã gần như hủy diệt triệt để nền văn minh nhân loại lúc bấy giờ.

Ngoài trận đại hồng thủy cuối cùng đã hủy diệt nhân loại này, thì ở các nơi trên thế giới còn có rất nhiều ghi chép khác liên quan đến đại hồng thủy. Trong đó có những ghi chép về trận hồng thuỷ xuất hiện sớm hơn trận đại hồng thủy cuối cùng này, vì vậy đại hồng thủy hủy diệt nhân loại không chỉ có một lần.

Các nhà khảo cổ học khai quật được một phiến đất sét cổ của người Sumer, trên đó có ghi chép liên quan đến đại hồng thuỷ như sau: “Buổi sáng, mưa càng lúc càng lớn. Tôi đã tận mắt chứng kiến những hạt mưa lớn dày đặc trong đêm. Tôi ngẩng đầu nhìn chăm chú lên bầu trời, mức độ kinh hoàng không thể nào diễn tả được… Ngày đầu tiên, gió nam thổi rít dữ dội. Mọi người nghĩ rằng chiến tranh đã bắt đầu, nên liền tranh nhau chen lấn chạy trốn lên núi, không ai còn để ý đến ai, tất cả đều liều mình chạy trốn…”

Trong cuốn thánh thư của nền văn minh Maya Popol Vuh đã miêu tả đại hồng thủy như sau: “Đại hồng thủy ập đến… Xung quanh biến thành một vùng đen kịt, mưa màu đen bắt đầu rơi. Mưa tầm tã cả đêm… Mọi người liều mình chạy trốn… Họ trèo lên trên nóc nhà, nhưng nhà ở bị sập, hất họ xuống đất. Thế là, họ lại trèo lên ngọn cây, nhưng cây lại rung khiến họ rơi xuống. Mọi người tìm được nơi ẩn náu trong hang, nhưng hang sập cướp đi sinh mệnh của mọi người. Loài người cứ như vậy tuyệt diệt hoàn toàn”.

Sử thi Gilgamesh của Babylon cổ đại là bộ sử thi có ghi chép đầy đủ nhất về sự kiện đại hồng thủy trong tư liệu lịch sử hiện còn được bảo tồn trên thế giới, bởi vì nó được kể lại bởi những người may mắn sống sót sau trận đại hồng thủy. Trong đó có ghi chép rằng: “Nước lũ kèm theo cuồng phong, gần như chỉ trong một đêm đã ngập hết đất bằng và đồi núi thấp trên đất liền. Chỉ những người cư trú trên núi và những người chạy lên núi cao mới có thể sống sót…”

Trong sách cổ của Mexico là Sách tranh Chīmalpopōca ghi lại: “Trời đến gần mặt đất, trong vòng một ngày, tất cả con người đều chết sạch…Núi non chìm trong hồng thủy…”

Những ghi chép tương tự như vậy có nhiều vô số, trong 254 dân tộc chủ yếu trên thế giới và 84 khu vực ngôn ngữ hầu như đều phát hiện các ghi chép về đại hồng thủy, hơn nữa các cảnh tượng được ghi chép lại đều giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Những điều này nói rõ rằng, đại hồng thủy đã từng là ký ức chung không thể xóa nhòa của tổ tiên loài người, và chúng đã nhiều lần hủy diệt nền văn minh nhân loại.

Nền văn hóa Maya đã biến mất kia, đã từng gây chấn động thế giới hiện đại với đỉnh cao phát triển về thiên văn học, toán học và cách ghi lịch của nó, đã để lại cho con người hiện đại những bí ẩn khó giải đáp. Trong cách ghi lịch của người Maya đã ghi lại bốn “kỷ Mặt trời” mà nhân loại đã trải qua, mỗi khi một kỷ Mặt trời kết thúc, nền văn minh của loài người đều sẽ bị hủy diệt trong đại thảm họa, và sau đó sẽ bắt đầu kỷ Mặt trời tiếp theo.

Châu Phi có nước Cộng hòa Gabon nhiều quặng uranium, vì đất nước này tương đối lạc hậu, tự mình không thể tinh luyện nên họ xuất khẩu quặng sang Pháp. Vào tháng 5 năm 1972, một nhà máy chế biến nhiên liệu hạt nhân ở Pháp đã nhập khẩu quặng uranium này, sau khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm, phát hiện hàm lượng uranium 235 trong quặng thấp hơn đáng kể so với hàm lượng tự nhiên, nghi ngờ rằng nó đã được tinh chế nên đã phái một đoàn khoa học đi thực địa khảo sát. Sau khi khảo sát, người ta phát hiện ra rằng những mỏ quặng uranium này là những lò phản ứng hạt nhân tự nhiên khổng lồ, được hình thành cách đây 2 tỷ năm, tổng cộng có 16 lò, bố cục hết sức hợp lý. Nó có thể tự điều chỉnh, tạo ra năng lượng một cách an toàn và ổn định trong 50 vạn năm, cuối cùng cũng không phát sinh vụ nổ tự hủy diệt nào. Một kỹ thuật như vậy là điều con người hiện đại không thể nào sáng tạo ra được.

Hơn nữa, lò phản ứng hạt nhân tự nhiên này đã cung cấp cho các nhà khoa học hiện đại những ý tưởng mới về xử lý chất thải hạt nhân và nghiên cứu vật lý cơ bản. Kể từ khi việc phát điện hạt nhân hiện đại ra đời đến nay, ô nhiễm và an toàn hạt nhân luôn là những vấn đề nan giải đối với nhân loại. Tuy nhiên, các lò phản ứng hạt nhân tự nhiên cách đây 2 tỷ năm đã giải quyết hoàn hảo những vấn đề này, hầu như không để lại hiểm họa nào. Chúng sử dụng khoáng chất nhôm, khoáng nhôm phosphat để thu giữ và lưu trữ chất thải trong hàng tỷ năm. Về kỹ thuật này, các nhà khoa học hiện đại cho đến nay vẫn chưa thể nghiên cứu rõ ràng. Hai tỷ năm trước, ai đã tạo ra những lò phản ứng hạt nhân tiên tiến có bố cục hoàn mỹ như thế này? Chẳng lẽ vào thời cổ đại, con người đã nắm giữ được kỹ thuật năng lượng hạt nhân tiên tiến hay sao?

Sử thi nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại là Mahabarata kể về cuộc chiến giữa các bộ tộc Kaurava và Pandava để tranh đoạt vương vị. Cùng với Ramayana, chúng được gọi là 2 sử thi lớn của Ấn Độ và được viết vào năm 1500 trước Công nguyên. Người ta nói rằng các sự kiện lịch sử được ghi chép trong cuốn sách đã xảy ra trước đó ít nhất 2.000 năm trước khi được chi chép thành sách, có nghĩa là các sự kiện trong cuốn sách đã diễn ra cách chúng ta ít nhất 5.000 năm.

Cuốn sách này ghi lại 2 cuộc chiến tranh khốc liệt giữa người Kaurava với người Pandava và giữa người Vrishni với người Andhaka thuộc thượng nguồn sông Hằng Ấn Độ. Điều khó hiểu và gây ngạc nhiên là, theo mô tả về 2 cuộc chiến này thì chúng là chiến tranh hạt nhân.

Trong sách, cuộc chiến thứ nhất được mô tả như thế này: “Adwattan anh dũng, ngồi vững chắc trên chiếc Vimana (giống như máy bay), hạ cánh xuống nước, bắn ra ‘Agneya’ (một loại vũ khí giống như tên lửa), từ trên đầu quân địch bắn ra những mũi tên rực lửa dày đặc, giống như một cơn mưa xối xả, bao quanh kẻ thù, uy lực vô tận. Trong khoảnh khắc, phía trên Pandava nhanh chóng hình thành một bóng đen dày đặc, bầu trời trở nên tối tăm. Trong bóng tối, tất cả la bàn đều mất tác dụng, sau đó cuồng phong mãnh liệt bắt đầu nổi lên, gào thét, mang theo tro bụi, đất cát, chim chóc kêu điên cuồng….dường như trời long đất lở… mặt trời giống như chập chờn trên không trung, loại vũ khí này tỏa ra sức nóng khủng khiếp, làm đất rung núi chuyển, trong một vùng rộng lớn, động vật bị thiêu rụi và biến dạng, nước sông sôi trào, tất cả tôm cá bị chết bỏng. Lúc tên lửa phát nổ như sấm rền, thiêu rụi binh lính quân địch như thân cây cháy đen”.

Mô tả về cuộc chiến thứ hai còn rùng rợn hơn: “Gurkha cưỡi một con Vimana (máy bay) phóng một quả tên lửa vào ba thành phố của kẻ địch. Tên lửa này dường như có sức mạnh của toàn vũ trụ, sáng như vạn mặt trời, tạo ra cột khói lửa cuồn cuộn lên trời, hùng vĩ vô cùng… Thi thể bị thiêu rụi đến không thể nhận ra, lông tóc và móng tay tróc ra, gốm sứ vỡ tung, chim chóc đang bay lượn bị nhiệt độ cao thiêu đốt. Để thoát chết, binh lính đã nhảy xuống sông rửa sạch bản thân và vũ khí”.

Những mô tả về hai cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử này khiến người hiện đại không khỏi kinh ngạc và hoài nghi. Mang theo những nghi vấn này, các nhà khảo cổ học hiện nay đã phát hiện ra nhiều tàn tích cháy xém ở thượng nguồn sông Hằng nơi diễn ra các cuộc chiến nói trên. Khi gắn những khối nham thạch lớn trong tàn tích này lại với nhau, người ta thấy rằng chúng đã bị nóng chảy bởi nhiệt độ cao. Chúng ta biết rằng, để nham thạch nóng chảy thì nhiệt độ thấp nhất cũng phải tới 1800 độ C, những đám cháy thông thường hoàn toàn không thể đạt đến nhiệt độ này, chỉ có những vụ nổ hạt nhân như bom nguyên tử mới có thể đạt đến nhiệt độ cao như vậy!

Ngoài ra, trong khu rừng nguyên sinh Deccan, người ta còn tìm thấy nhiều tàn tích cháy xém. Các bức tường thành phế tích đã bị thủy tinh hóa, bề mặt sáng bóng trơn trượt như pha lê, bề mặt của đồ nội thất bằng đá trong công trình kiến trúc cũng bị thủy tinh hóa, đó là kết quả hình thành khi nham thạch nóng chảy ở nhiệt độ cao bị làm nguội đột ngột. Ngoài Ấn Độ, những tàn tích thủy tinh hóa tương tự cũng đã được tìm thấy ở Babylon, sa mạc Sahara, sa mạc Gobi của Mông Cổ và những nơi khác. “Đá thủy tinh” trong khu di tích giống hệt như “đá thủy tinh” ở bãi thử hạt nhân ngày nay. Ngoại trừ lý do thời tiền sử đã diễn ra các cuộc chiến tranh hạt nhân, thì hiện tại không có lý do nào hợp lý hơn để giải thích những hiện tượng này, không thể loại trừ giả thiết rằng một số nền văn minh nhân loại tiền sử đã bị phá hủy bởi chiến tranh hạt nhân.

Ngoài ra, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato trong tác phẩm Đối thoại đã viết rằng, nền văn minh tiền sử Atlantis trong truyền thuyết đã chìm xuống đáy biển cách đây hơn 1 vạn năm, và còn có nhiều ghi chép tương tự về việc này. Các nhà khảo cổ học hiện đại không ngừng phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại và hủy diệt của các nền văn minh thời tiền sử, những điều này đều đang không ngừng tác động đến tư tưởng và quan niệm của con người hiện đại.

Năm 1968, William J. Meister, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư người Mỹ, đã phát hiện một mảnh hóa thạch ở Antelope Springs gần Utah. Trên mặt tấm hóa thạch người ta đã tìm thấy một dấu chân hoàn chỉnh của con người, dấu chân này đang giẫm lên một con bọ ba thùy. Dấu giày này dài khoảng 26 cm, rộng 8,9 cm, phần gót giày lõm vào 1,5 cm, giống hệt với đôi giày mà con người hiện đại đi. Các chuyên gia đã xác định đây thực sự là dấu giày của con người. Nhưng dấu chân này đã được giẫm lên từ hơn 200 triệu năm trước, vào thời cổ đại xa xưa làm sao có thể có con người đi giày như vậy?

Vào năm 1851, trong một vụ nổ nham thạch ở Massachusetts, Hoa Kỳ, từ các thành đá ngầm đã nổ bắn ra một chiếc bình kim loại làm bằng hợp kim bạc kẽm, chiếc bình được làm rất đẹp và ước tính nó có niên đại khoảng 10 vạn năm tuổi.

Vào năm 1912, các công nhân tại một nhà máy điện tử ở Oklahoma, Mỹ, đã phát hiện trong mỏ than đá cách đây 300 triệu năm có một chiếc nồi sắt.

Trong những năm 1970 và 1980, người ta tìm thấy hàng trăm quả cầu kim loại có rãnh lõm (khối cầu Klerksdorp) trong lớp đất trên sườn núi Klerk ở Nam Phi. Những quả cầu kim loại này có đường kính khoảng 1 inch, còn có ba rãnh song song được khắc xung quanh quả cầu kim loại, vô cùng tinh xảo, rất nhiều chuyên gia sau khi giám định đã nhận định rằng chúng không thể được hình thành tự nhiên. Hiện có hai loại khối cầu Klerksdorp này được tìm thấy: một loại là kim loại đặc màu xanh lam với các đốm trắng; loại còn lại rỗng, chứa đầy chất màu trắng mềm. Những quả cầu kim loại này được giám định thuộc thời kỳ tiền kỷ Hàn Vũ (Cambri), cách ngày nay 2,8 tỷ năm.

Vào năm 1865, một chiếc đinh ốc bằng sắt dài 2 inch đã được phát hiện trong một viên đá Felspat tại Mỏ Abbey ở Treasure, Nevada. Cái đinh ốc này đã bị oxy hóa từ lâu, nhưng từ dấu tích để lại trên đá có thể nhìn ra được hình dạng. Sau khi thử nghiệm, viên đá này đã có lịch sử 21 triệu năm.

Năm 1959, Hoa Kỳ đã thành công nhận được bức ảnh Trái đất được chụp từ ngoài không gian đầu tiên do một vệ tinh nhân tạo gửi về. Khi các nhà khoa học so sánh những bức ảnh vệ tinh này với một bản đồ cổ của Thổ Nhĩ Kỳ, họ phát hiện rằng nội dung vẽ trên bản đồ gần giống với những bức ảnh vệ tinh. Các dãy núi ở Nam Cực luôn bị bao phủ bởi băng tuyết, các nhà khoa học hiện đại mới chỉ khám phá ra vị trí địa lý hoàn chỉnh của nó vào năm 1952 với sự trợ giúp của máy đo tiếng vang, nhưng tấm bản đồ này đã khắc họa rõ ràng các dãy núi ở Nam Cực. Ngoài ra, các đường viền, vĩ độ và kinh độ của châu Mỹ và châu Phi cũng khá chính xác. Tuy nhiên, bản đồ cổ này được vẽ bởi một chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là Reis vào đầu thế kỷ 16 dựa trên nhiều bản đồ từ thời cổ đại.

Vào thế kỷ 18, nhà văn nổi tiếng lúc đó là Swift rất quan tâm đến các tài liệu cổ. Trong khi nghiên cứu một số tài liệu cổ, ông biết được rằng sao Hỏa có hai mặt trăng, và ông cũng đã công khai khám phá này. Hơn 150 năm sau, vào năm 1877, các nhà thiên văn học đã phát hiện hai vệ tinh xung quanh sao Hỏa, một cái tên là Phoebus và một cái tên là Deimos. Hơn nữa, quy luật và chu kỳ của hai vệ tinh mà các nhà thiên văn quan sát được rất gần với kết quả mà Swift thu được từ các tài liệu cổ.

Trong ngôi đền của Tháp Tưởng niệm ở New Delhi, Ấn Độ, có một cột sắt cao khoảng 7 m, đường kính 49 cm và nặng 6 tấn. Cột sắt này được đúc từ sắt rèn với độ tinh khiết 99,72%, ước tính có lịch sử ít nhất 4.000 năm, không hề có hiện tượng rỉ sét, cũng không bị ảnh hưởng gì bởi phốt pho, lưu huỳnh và gió mưa. Một kỹ thuật luyện sắt cao siêu như vậy là điều mà con người hiện đại chúng ta không thể đạt tới.

Những ví dụ giống như vậy nhiều vô số kể, không thể trích dẫn từng cái một. Chúng là những minh chứng xác thực sự tồn tại của nền văn minh tiền sử, sự luân hồi của văn minh nhân loại, và đây là sự thật không thể chối cãi.

Theo Kinh Phật, nhân loại có đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp, đến một thời kỳ nhất định nhân loại sẽ phát sinh đại kiếp nạn, bị hủy diệt trên diện rộng. Từ những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và những ghi chép cổ xưa về loài người hiện có, chúng ta có thể phát hiện ra một quy luật chung: Sau khi loài người được Thần sáng tạo ra, Thần đã luôn trông chừng loài người, truyền thụ cho nhân loại nền văn minh. Trong quá trình phát triển của con người, khi đạo đức không ngừng sa đọa, con người dần dần rời bỏ Thần, càng ngày càng không tin Thần, thì con người từ đó sẽ đoạn tuyệt mối liên hệ với Thần.

Con người đoạn tuyệt mối liên hệ với Thần, tương đương với cỏ cây không có rễ, mà cỏ cây không có rễ là có thể sống sót được sao? Cỏ cây không có rễ tức là cây cỏ đó đã chết, chỉ là cái chết còn có một quá trình, cuối cùng rồi sẽ bị hủy diệt trong kiếp nạn. Tư tưởng của con người hiện đại bị ô nhiễm và tràn ngập những tà thuyết như vô Thần luận, thuyết tiến hóa, và thậm chí cả văn hóa tà đảng độc ác…, họ đã đoạn tuyệt mối liên hệ của mình với các vị Thần. Hãy nhìn xem thiên tai nhân họa, đại ôn dịch không ngừng kéo đến, phải chăng lúc này chính là thời khắc nguy cấp nhất của nhân loại. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiêm túc suy nghĩ…

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

(còn tiếp)

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 5)https://chanhkien.org/2021/12/nhin-the-gioi-bang-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-5.htmlFri, 10 Dec 2021 15:28:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28180Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 5. Truyền thuyết thần thoại Thần thoại (神话), theo nghĩa đen là ghi chép lại lời nói hành động của Thần, thuật lại Thần ngôn và Thần tích. Truyền thuyết (传说), là những câu chuyện lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ xa xưa cho đến […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 5. Truyền thuyết thần thoại

Thần thoại (神话), theo nghĩa đen là ghi chép lại lời nói hành động của Thần, thuật lại Thần ngôn và Thần tích.

Truyền thuyết (传说), là những câu chuyện lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ xa xưa cho đến ngày nay.

Lịch sử của nhân loại chủ yếu được truyền lưu lại thông qua văn tự chép lại và sử ký, hiện nay chúng ta chủ yếu thông qua hình thức này để tìm hiểu lịch sử. Nhưng trước khi có chữ viết, lịch sử dài đằng đằng kia đã lưu truyền tới nay như thế nào?

Nó chủ yếu lưu truyền thông qua ký ức tập thể của con người, tức là dùng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác và lưu truyền đến ngày nay, trở thành truyền thuyết và thần thoại hiện nay. Đây chính là một phương thức quan trọng khác của sử ký.

Loại phương thức truyền thừa cổ xưa này hiện tại vẫn được sử dụng, chẳng hạn như một số dân tộc trên thế giới đến nay vẫn còn lưu giữ một số kỹ năng hoặc những bí mật vô cùng thần bí. Những kỹ năng và bí mật này không thể công khai, không cho phép ghi chép ra để lưu lại, hoặc dân tộc đó cũng không có chữ viết, vậy phải làm như thế nào? Họ liền đem những bí mật này bảo tồn trong ký ức của người thừa kế được tuyển chọn, khi người thừa kế này già đi sẽ lại tuyển chọn người truyền thừa kế tiếp, họ thông qua phương thức khẩu truyền tâm thụ này để lưu truyền bí mật từ đời này sang đời khác. Cứ như thế trải qua mấy trăm năm, mấy ngàn năm, thậm chí là trong thời kỳ lịch sử dài lâu hơn nữa, vẫn không bị mất đi hay bị biến dạng.

Ở lục địa châu Phi cổ xưa, có rất nhiều bộ lạc nguyên thủy dùng phương thức này để lưu truyền lịch sử của dân tộc họ. Họ coi phương pháp truyền miệng này là một sứ mệnh vĩ đại và vô cùng thần thánh. Khi người nắm giữ lịch sử truyền miệng già đi, bộ lạc sẽ cử hành một nghi thức long trọng để chọn người kế tục. Người được chọn sẽ được huấn luyện đặc biệt trong thời gian dài, họ không chỉ phải thuộc lòng tất cả các thần thoại và truyền thuyết được truyền lại từ xa xưa của bộ lạc mình, mà còn phải có năng lực chắt lọc các sự kiện lớn, mới phát sinh trong bộ lạc để truyền thừa cho hậu thế.

Khi các vị tổ tiên thuần phác thiện lương dần dần già đi, tâm nguyện lớn nhất của họ trước lúc lâm chung là đem hành trình lịch sử trọng yếu nhất trong một đời mình, nguồn gốc dân tộc, sự kiện lịch sử trọng đại nhất nói cho con cháu đời sau, để lớp con cháu vĩnh viễn ghi nhớ nguồn gốc bản thân, để những điều ấy được lưu truyền không bị đứt đoạn. Rất nhiều sự kiện lịch sử thời kỳ thái cổ (rất xa xưa về trước) đã được truyền thừa qua nhiều đời theo cách đó, trải qua năm tháng dài đằng đẵng lưu truyền, những sự kiện ấy đã trở thành truyền thuyết, thần thoại mà thế hệ cha ông đời trước không ngừng kể lại cho các thế hệ sau thủa ấu thơ.

Tại Tây Tạng có bí ẩn “Dêrma” (tàng phục, kho tàng ẩn) thần bí khó lường, nổi tiếng thế giới. Điều thần bí nhất trong “Dêrma” là “Tàng thức” (còn gọi là Alaya-vijnana, hay A-lại-da Thức), là chỉ các Dêrma bị chôn giấu trong sâu thẳm ý thức của con người. Người ta nói rằng khi loại kinh điển hay chú văn nào đó vì gặp thảm họa mà không thể được truyền lại, thì nó sẽ được Thần linh chôn giấu vào sâu thẳm ý thức của con người để tránh bị thất truyền. Khi có điều kiện tái truyền, dưới sự khải thị của lực lượng thần bí nào đó, những người được truyền thụ (phần lớn là nông dân chăn gia súc không biết chữ) có thể đọc ra hoặc ghi chép lại thành văn bản.

Ví dụ “Bản hùng ca của vua Gesar” là một trường thiên sử thi nổi tiếng ở Tây Tạng, có tổng cộng hơn một trăm bộ lưu truyền đến ngày nay, và đó là một tác phẩm dài mấy triệu chữ. Người bình thường muốn học thuộc toàn bộ nó dường như là không thể, huống chi là những người nông dân chăn gia súc không biết chữ. “Bản hùng ca của vua Gesar” được lưu truyền chủ yếu dưới hình thức hát nói từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Tây Tạng. Những nghệ nhân này hầu hết là những người nông dân chăn gia súc hoặc trẻ em mù chữ, họ được gọi là “nghệ nhân hát nói Thần thụ”. Họ đều đột nhiên có khả năng hát nói “Bản hùng ca của vua Gesar” mấy triệu chữ sau khi bị bệnh nặng hoặc tỉnh dậy sau một đêm, họ nói rằng trong mộng nhận được ý chỉ của Thần hoặc Vua Gesar, có thể mở ra “Tàng thức”, rồi từ đó có thể hát nói. Bộ sử thi nổi tiếng này đã được lưu truyền ở Tây Tạng thông qua phương thức huyền diệu này.

Một số sự kiện lịch sử viễn cổ, sau khi bị thất lạc trong các lần kiếp nạn của nhân loại, thông qua một số cách thức đặc thù nào đó, lại được lưu truyền, cũng trở thành truyền thuyết thần thoại ngày nay. Truyền thuyết thần thoại của các dân tộc thế giới được lưu truyền từ xưa đến nay, có thể chính là tư liệu lịch sử viễn cổ trân quý nhất được bảo tồn trong ký ức tập thể nhân loại, chứ không phải là huyễn tưởng của người xưa.

Kiệt tác văn học nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là “Sử thi Homer”, đó là một truyền thuyết thần thoại mô tả Chiến tranh thành Troy. Ban đầu, giới học thuật phương Tây cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thoại vô căn cứ do người xưa tưởng tượng ra, cho rằng chiến tranh thành Troy không tồn tại, những quốc gia cổ đại như Troy, Mycenae v.v… được mô tả trong “Sử thi Homer” cũng chỉ là những quốc gia thần thoại do người xưa hư cấu. Về sau, nhà khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann đã dựa theo manh mối được miêu tả trong “Sử thi Homer” khai quật được di chỉ của những quốc gia cổ đại như Troy, Mycenae v.v., điều này đã gây chấn động thế giới. Lúc đó, mọi người mới biết rằng những điều được miêu tả trong “Sử thi Homer” không chỉ là truyền thuyết thần thoại, mà là lịch sử chân thực.

Trải qua năm tháng dài lâu, lịch sử đã bị thời gian che mờ và bị con người coi là thần thoại. Nhưng thần thoại là lịch sử chân thực, chỉ là đã bị tháng năm dài đằng đẵng phủ lên một bức màn thần bí. Chúng ta cần giải khai mật mã của thần thoại, từ trong thần thoại tìm ra chân tướng về sự tồn tại của nhân loại và thế giới loài người, bởi vì đó chính là ngọn nguồn của lịch sử nhân loại.

Trong văn hóa Trung Hoa có rất nhiều điều bí ẩn không thể giải khai được, ví như Hà Đồ, Lạc Thư, Thái Cực, Bát Quái, Chu Dịch, Trung y, phong thuỷ, tinh tượng, v.v., tất cả những điều này đều được lưu truyền từ thời viễn cổ, con ngươi đến nay đều lý giải không được. Còn có rất nhiều truyền thuyết thần thoại, như Bàn Cổ khai thiên, Nữ Oa tạo ra con người, Phục Hi vẽ quẻ, Thương Hiệt tạo chữ, Nữ Oa vá trời, Hậu Nghệ bắn mặt trời, Đại Vũ trị thủy v.v., cũng là những câu chuyện mà con người hiện đại lý giải không được, lại cho rằng là hoang đường nực cười.

Thần là sinh mệnh của không gian cao tầng, nếu như coi trí tuệ của Thần ở trình độ giáo sư đại học, thì trí tuệ của con người có lẽ chỉ tựa như trình độ của trẻ mẫu giáo. Nếu như đem chương trình đại học mà giảng giải cho một nhóm trẻ mẫu giáo, chắc chắn là những đứa trẻ này nghe sẽ không hiểu, cũng không tiếp thụ được. Chỉ có thể chuyển đổi thành ngôn ngữ đơn giản và đạo lý mà trẻ em có thể lý giải mà giảng. Cũng vì thế mà nhiều thần thoại nguyên bản vốn vô cùng cao thâm, vượt xa trí tuệ của con người, đã dần dần bị thế tục hóa và nông cạn hóa trong quá trình lưu truyền, bị con người không ngừng tân trang và kể lại theo phương thức cấp thấp mà con người có thể hiểu và tiếp thụ được, khiến cho một số thần thoại trong quá trình lưu truyền biến thành hoang đường.

Chúng ta vào thời khắc đặc thù này, hãy nhảy ra khỏi hạn chế của chiều tư duy con người, cùng nhau vén bức màn che phủ bề mặt của thần thoại, hé lộ “khuôn mặt thật diễm lệ đến kinh ngạc” của Thần thoại và Truyền thuyết.

(còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 4)https://chanhkien.org/2021/11/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-phan-4.htmlSun, 28 Nov 2021 08:23:04 +0000https://chanhkien.org/?p=28150Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 4. Bàn Cổ khai thiên tịch địa Theo những sách cổ “Tam ngũ lịch ký”, “Ngũ vận lịch niên kỷ” và “Thuật dị ký” ghi chép: Vào thời vô cùng xa xưa trước đây, vũ trụ mà nhân loại chúng ta hiện đang sinh sống còn chưa sinh […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 4. Bàn Cổ khai thiên tịch địa

Theo những sách cổ “Tam ngũ lịch ký”, “Ngũ vận lịch niên kỷ” và “Thuật dị ký” ghi chép:

Vào thời vô cùng xa xưa trước đây, vũ trụ mà nhân loại chúng ta hiện đang sinh sống còn chưa sinh ra, khi đó chưa có nhân loại, cũng chưa có thiên địa vạn vật, chỉ có một khối hỗn độn. Tựa như trong quả trứng gà thai nghén ra sinh mệnh, trải qua năm tháng rất dài lâu, trong khối hỗn độn thai nghén ra một sinh mệnh khổng lồ, ông chính là Bàn Cổ.

Cùng với sự thai nghén và ra đời của Bàn Cổ, thiên địa vạn vật cũng ra đời. Trong quá trình này, dương khí thăng lên, âm khí hạ xuống, trong hỗn độn phân ra âm dương; âm dương tương sinh, thái cực vận chuyển, sinh ra tầng tầng thiên địa và vạn vật. Thân thể của Bàn Cổ mỗi ngày một sinh trưởng, thiên địa vạn vật sinh trưởng cùng với Bàn Cổ và là một bộ phận trong thân thể to lớn của ông. Bàn Cổ ở trong thiên địa biến hóa vô tận, Ông ở trên trời làm Thần, ở dưới đất làm Thánh, là một thể với thiên địa vạn vật, trong mênh mang mà làm chủ tất cả. Trải qua năm tháng rất dài lâu, thân thể Bàn Cổ trở nên to lớn vô hạn, cùng với sự trưởng thành của thân thể ông, thiên địa vũ trụ cũng dần hoàn thành.

Bàn Cổ đem thân thể mình hóa thành vũ trụ tự nhiên, Trái Đất của chúng ta và vô số thiên hà cũng chỉ là một bộ phận trong thân thể ông, điều này nghe có vẻ huyền hoặc, khó tin. Ngay từ 2500 năm trước, Phật Đà đã giảng rằng: Trong một hạt cát có 3000 đại thiên thế giới. Một thế giới có mặt trăng mặt trời chiếu rọi gọi là một tiểu thế giới, 3000 đại thiên thế giới tương đương với một tỷ tiểu thế giới, tương đương với một thiên hà khổng lồ!

Trong bộ phim điện ảnh “Cuộc đời của Pi” có một trích đoạn nhỏ, tuy rằng chỉ rất ít lời thoại nhưng lại trở thành điểm nhấn cho cả bộ phim, khiến khán giả khắc sâu ấn tượng: khi nhân vật chính “Pi” còn nhỏ, mẹ cậu kể cho cậu câu chuyện về Krishna. Krishna từ nhỏ rất nghịch ngợm và thích ăn đất, trong một lần ăn đất bị mẹ phát hiện, bà liền kiểm tra trong miệng của Krishna thì thấy trong đó có toàn bộ vũ trụ…

Liên quan tới câu chuyện về Krishna, trong các sử thi của Ấn Độ thời thượng cổ như “Mahabharata”, “Bhagavata Purana”, “Gita Govinda”… đều ghi chép rằng ông là một hóa thân của Thần Vishnu ở nhân gian. Vishnu là Thần hộ mệnh trong ba vị Thần chính ở Ấn Độ, theo thỉnh cầu của Nữ Thần Mặt Đất, ông hạ phàm để giúp con người trừ bỏ bạo quân, khôi phục an bình chốn nhân gian. Krishna khi còn bé rất nghịch ngợm, một lần cậu gây mâu thuẫn náo loạn với đám mục đồng, mục đồng liền chạy tới mẹ nuôi của cậu là Yashoda phàn nàn, nói rằng Krishna lại nằm ở trên mặt đất ăn bùn đất. Yashoda tìm được Krishna, trách cứ cậu không nên ăn đất, Krishna liền giải thích rằng cậu không ăn đất. Yashoda bảo Krishna há miệng để kiểm tra và rồi giật mình sửng sốt. Bà nhìn thấy trong miệng của Krishna có mặt trời, mặt trăng và bầu trời đầy sao lấp lánh, ánh sáng của các tinh cầu rộng lớn xuyên thấu qua tầng tầng các lớp tinh vân vũ trụ. Bà nhìn thấy toàn bộ vũ trụ trong miệng của Krishna! Cảnh tượng trước mắt khiến bà chấn động đến nỗi trong nháy mắt mất đi ý thức.

Bàn Cổ khai thiên tịch địa, đem thân thể của mình tạo thành tiểu vũ trụ nơi nhân loại chúng ta, hệ Ngân Hà và vô số thiên hà khổng lồ vận chuyển trong cơ thể của ông, chưa từng có cảnh tượng tương tự như vậy.

Đạo gia phương Đông và các nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại trong lịch sử đều nói cho nhân loại rằng: Nhân thể là một tiểu vũ trụ. Thân thể con người và vũ trụ là đối ứng, chỉ là thân thể người ở vi mô còn vũ trụ ở vĩ mô.

Khoa học hiện đại cũng phát hiện: Nếu đem phóng đại vô hạn tầng bề mặt nhục thể của con người, sẽ thấy cơ thể xác thịt của chúng ta là do vô số tế bào cấu thành, tế bào lại do vô số phân tử cấu thành, phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử do hạt nhân nguyên tử và electron cấu thành… cứ chia nhỏ xuống nữa thì vô cùng vô tận. Hơn nữa các nhà vật lý học đã phát hiện rằng electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử tuân theo ba định luật chuyển động của hành tinh quay xung quanh ngôi sao (mặt trời), phương thức chuyển động và tồn tại của chúng rất giống nhau, chỉ là electron tồn tại ở thế giới vi mô, còn hành tinh tồn tại ở thế giới vĩ mô. Nếu đem phóng đại electron lớn đến mức như tinh cầu, như thế, nhân thể chẳng phải là một vũ trụ khổng lồ vô tận? Bên trong phải chăng có vô số sinh mệnh vi mô sinh tồn ở đó?

Xét ngược lại, nếu thu nhỏ vũ trụ nơi nhân loại chúng ta vô hạn lần, sẽ thấy Trái Đất và 8 hành tinh lớn quay xung quanh mặt trời tạo thành Hệ Mặt Trời, vô số nhóm hành tinh giống như Hệ Mặt trời này tập hợp thành Hệ Ngân Hà, vô số thiên hà giống như Hệ Ngân Hà cấu thành nên Nhóm Thiên hà, Nhóm Thiên hà lại cấu thành Nhóm Thiên hà địa phương, cụm siêu Thiên hà địa phương… Cuối cùng thu nhỏ vô hạn xuống, có thể sẽ phát hiện tất cả chỉ là một tế bào, lại thu nhỏ vô hạn, có thể nhìn thấy hình dáng Thần Bàn Cổ hay không? Sẽ phát hiện tất cả đây đều là thân thể Thần Bàn Cổ, chúng ta chỉ bất quá tồn tại ở trên một lạp tử nhỏ bé trong thân thể Ông?

Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên sinh tại thử sơn trung” (Không biết hình dáng chân thực núi Lư Sơn, chỉ vì thân đang ở trong núi này). Trí tuệ và nhận thức của nhân loại chúng ta thực sự quá nhỏ hẹp, cho nên Thần từ hơn hai ngàn năm trước đã nói cho Socrate, Socrate lại nói cho thế nhân: Con người là không có trí tuệ, con người biết mình vô tri mới là trí tuệ. Đối với vũ trụ, tự nhiên, nhân loại vĩnh viễn chỉ có thể ôm một tâm kính sợ, tuyệt đối không thể tự cao tự đại, nếu không sẽ đi trên con đường tự hủy diệt.

“Sơn Hải kinh” – cuốn sách cổ xưa và thần bí ẩn của Trung Quốc, gồm ba phần: Sơn kinh, Hải kinh và  Đại hoang kinh. Trong đó “Sơn kinh” gọi là “Ngũ tàng sơn kinh”, chia làm năm khu vực lớn Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung tâm. Ngũ tàng tại thời cổ là chỉ ngũ tạng, tức là ngũ tạng của Trái đất. Trong năm khu vực lớn của “Ngũ tàng sơn kinh”, có tổng cộng 26 dãy núi. Mà mạch lạc có chứa các huyệt chính trên của nhân thể người cũng tổng cộng là 26 mạch, gồm 12 chính kinh (tả hữu đối xứng) cộng thêm hai mạch Nhâm Đốc.

Lý giải ở tầng thứ cá nhân của người viết: Trái đất và nhân thể là giống nhau, đều là do Thần tạo ra, cũng là đa chiều, ngoại trừ thế giới mà chúng ta có thể nhìn thấy này ra, thì tại các chiều không gian khác mà chúng ta nhìn không thấy, sờ không được, thì cũng tồn tại các thế giới khác. Giống như long mạch, thủy mạch trên đất, chúng kéo dài đến Trái Đất ở chiều không gian cao hơn. Trong “Sơn Hải kinh” ghi chép rất nhiều quốc gia kỳ lạ cổ quái, Bán Thần, quái thú, Thần núi…, cũng là tồn tại ở các chiều không gian cao hơn Trái Đất. Người hiện đại đã đi nhầm phương hướng khi giải mã “Sơn Hải kinh”, bởi vì đây không phải là thời – không nơi nhân loại.

Ở phần cuối của “Ngũ tàng sơn kinh”, có một câu tổng kết nói như sau: “Đại Vũ nói, (Ta trị thủy) trải qua tổng cộng 5.370 ngọn núi nổi danh trong thiên hạ, dài 64.056 dặm, phân bố tại các phương trên đại địa, gọi là đại địa ngũ tạng, còn lại vô số núi nhỏ đều không nhớ nổi”.

Trong thuật luyện nội đan của Đạo gia cũng coi thân thể người là một vũ trụ, một thế giới tự nhiên. Trong bức tranh “Nội Kinh đồ” cũng gọi là “Nội cảnh đồ”, người xưa đã vẽ hình ảnh thân thể con người được nhìn thấy trong quá trình tu luyện Đạo gia. Trong bức tranh, cơ thể con người có núi cao nước chảy, có nhật nguyệt tinh tú và vạn vật tự nhiên, giống như một thế giới, một tiểu vũ trụ, khiến cho người ta được mở rộng tầm mắt. Đây là điều mà người tu luyện trong quá trình tu luyện dùng “thiên mục” nhìn vào bên trong mà thấy được, là sự đối ứng và triển hiện của nhân thể với tự nhiên ở chiều không gian khác.

Mới đây, các nhà thiên văn học và vật lý học đã phát hiện rằng, lỗ đen không chỉ nuốt chửng mọi vật chất, mà còn liên tục phun ra một lượng lớn vật chất mới sau khi trải qua “hấp thụ và tiêu hóa”, điều này tương tự như hệ tiêu hóa của sinh mệnh vậy. Khoa học hiện đại thừa nhận rằng trong vũ trụ của chúng ta có một lượng lớn vật chất tối và năng lượng tối, theo dữ liệu quan sát của vệ tinh Planck, vật chất tối trong vũ trụ của chúng ta chiếm 26,8%, năng lượng tối chiếm 68,3% và vật chất thông thường chỉ có 4,9 %.

Chúng ta có thể tưởng tượng một chút rằng: Năng lượng và vật chất đến từ ​​vũ trụ trong không gian nhiều chiều thông qua sự kết nối của lỗ đen chảy vào Hệ Ngân Hà và các Thiên hà lớn khác. Năng lượng tiến vào Thiên hà, rồi lại thông qua kinh mạch trong các không gian nhiều chiều truyền tới Hệ Mặt Trời và tất cả các hành tinh. Năng lượng tiến vào Hệ Mặt Trời rồi lại thông qua vòng tuần hoàn đại chu thiên của trời đất, từ không gian nhiều chiều tầng tầng truyền xuống Trái Đất, rồi thông qua long mạch trải rộng trên Trái Đất phân bố khắp toàn bộ tự nhiên, sau đó đối ứng chảy vào vạn vật tự nhiên, thúc đẩy sự vận chuyển của sinh mệnh và tuần hoàn của tự nhiên?

Chúng ta hãy nhìn lại nhân thể: Nhân thể hấp thu đồ ăn thông qua hệ tiêu hoá và lục phủ ngũ tạng, chuyển hóa thành khí và chất dinh dưỡng, thông qua kinh mạch và hệ tuần hoàn máu chảy khắp nhân thể, tiến vào từng tế bào của thân thể và thân thể trong các chiều không gian khác, nuôi dưỡng nhân thể, duy trì sinh mệnh.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta rất nhiều thiên cơ về vũ trụ cao tầng, đối với nhận thức về kết cấu của vũ trụ, người viết chỉ đứng tại tầng thứ cá nhân nông cạn để viết ra lĩnh ngộ đối với pháp lý mà Sư phụ đã giảng. Cho nên lý giải cá nhân không nhất định chính xác, nếu như muốn biết nội hàm thâm sâu hơn, quý độc giả có thể tìm hiểu các bài giảng pháp của Sư phụ Lý để tự mình lĩnh ngộ.

Lĩnh ngộ ở tầng thứ cá nhân: Không chỉ con người là có sinh mệnh, Trái đất cũng là sinh mệnh, vũ trụ cũng là sinh mệnh, là cơ thể sống khổng lồ. Nhân thể có linh hồn (nguyên thần) làm chủ thể, cùng với nhân thể thân – linh hợp nhất. Tự nhiên, vũ trụ cũng có sinh mệnh cao tầng (Thần) làm chủ thể, Thần ở tầng cấp khác nhau và tự nhiên vũ trụ hợp làm một thể, không điều gì không thể làm được, phi thường và vĩ đại!

Sinh vật học hiện đại còn phát hiện: Mỗi một tế bào trong nhân thể đều đối ứng với toàn bộ thân thể, trong mỗi tế bào của cơ thể con người đều chứa tất cả thông tin và đặc trưng của nhân thể, bất cứ tế bào nào trong thân thể đều có thể nhân bản lên một thân thể giống hệt như vậy.

Nhà vật lý lượng tử nổi tiếng đương đại David Joseph Bohm trong cuốn sách “Tính toàn thể và trật tự ẩn” (Wholeness and the Implicate Order), đã đề cập đến một khái niệm nổi tiếng là “thuyết vũ trụ toàn ảnh”. Sau đó, ông được Gerard ‘t Hooft, người đoạt giải Nobel, và là giáo sư của Đại học Utrecht Hà Lan chính thức đưa ra vào năm 1993, và được giáo sư Leonard Susskind phát triển thêm.

Thuyết vũ trụ toàn ảnh cho rằng, vũ trụ là một thể thống nhất với các mối tương quan toàn ảnh giữa các bộ phận của nó. Trong toàn bộ vũ trụ, có sự đối ứng toàn ảnh giữa các bộ phận và toàn hệ thống, cũng như giữa các hệ thống và vũ trụ. Đối với tín tức tiềm ẩn, bộ phận chứa toàn bộ tín tức của hệ thống, và hệ thống chứa toàn bộ tín tức của vũ trụ. Đối với tín tức hiển lộ, bộ phận là hình ảnh thu nhỏ của hệ thống, và hệ thống là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ.

Theo cách nói thông thường, mọi sự vật đều có tính toàn ảnh; giữa bộ phận và tổng thể của cùng một cá thể, giữa các sự vật ở cùng tầng thứ, giữa các sự vật không cùng tầng thứ và hệ thống, sự khởi đầu và kết thúc của một sự vật, quy mô phát triển của sự vật, thời gian và không gian, đều có mối quan hệ đối ứng toàn ảnh. Trong mỗi bộ phận đều chứa các bộ phận khác, đồng thời nó lại tồn tại trong các bộ phận khác… Đây là điều mà khoa học hiện đại đã có thể nhận thức đến.

Trong quan niệm “thiên nhân hợp nhất” của văn hóa phương Đông, từ lâu đã bao hàm loại lý luận này, hơn nữa còn sâu xa và thâm thúy hơn nhiều.

Đây là lý giải ở tầng thứ cá nhân về truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên tịch địa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531



(còn tiếp)

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 3)https://chanhkien.org/2021/11/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-giai-ma-than-thoai-3.htmlSun, 21 Nov 2021 09:03:50 +0000https://chanhkien.org/?p=28120Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 3. Cây Thần Phù Tang Trong “Sơn Hải Kinh” có đoạn ghi chép về cây Phù Tang và chim Thần Mặt Trời như sau: “Kể rằng Hy Hòa, thê tử của Thiên Đế đã sinh ra mười Mặt Trời và tắm rửa cho Mặt Trời tại Cam Uyên. […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 3. Cây Thần Phù Tang

Trong “Sơn Hải Kinh” có đoạn ghi chép về cây Phù Tang và chim Thần Mặt Trời như sau: “Kể rằng Hy Hòa, thê tử của Thiên Đế đã sinh ra mười Mặt Trời và tắm rửa cho Mặt Trời tại Cam Uyên. Nơi này có Thang Cốc, bên trên Thang Cốc mọc ra một gốc cây Thần to lớn, tên là Phù Tang, là nơi Mặt Trời tắm rửa. Chín Mặt Trời nghỉ ngơi ở những cành cây bên dưới, một Mặt Trời còn lại nghỉ ngơi ở cành cây bên trên. Mỗi ngày sẽ có một Mặt Trời cưỡi chim Thần vàng từ nhân gian trở về, lúc này một Mặt Trời khác sẽ cưỡi chim Thần vàng xuống nhân gian làm nhiệm vụ. Cứ như vậy, mười Mặt Trời luân phiên nhau phụ trách mỗi ngày. Còn có một thê tử khác của Thiên Đế là Thường Hy sinh ra 12 Mặt Trăng, cũng tắm rửa cho Mặt Trăng”.

Tại di chỉ Tam Tinh Đôi nổi tiếng thế giới ở Tứ Xuyên, người ta từng khai quật được cây Thần bằng đồng và chim Thần Mặt Trời, điều này đã gây chấn động và là ấn chứng cho những điều ghi chép trong “Sơn Hải Kinh”.

Đứng tại thời không ba chiều nơi con người chúng ta đang sinh sống, đứng tại Trái Đất, Mặt Trời là nơi phát ra năng lượng, giúp vạn vật trên mặt đất có thể sinh trưởng, phong thủy tuần hoàn, đồng thời cũng là trung tâm năng lượng của hệ Mặt Trời của chúng ta.

Lý giải tầng thứ cá nhân của tôi: Mười Mặt Trời là chỉ mười Thiên can. Trên bầu trời, chúng là mười kinh mạch kết nối từ thời không cao tầng liên tiếp đến Hệ Mặt Trời, liên tiếp đến thời không nơi nhân loại. Chúng cung cấp nguồn năng lượng cao cho tầng thời không của con người, thúc đẩy sự vận chuyển của thời không nơi con người.

Mười Thiên can (kinh mạch thời không cao tầng) thay phiên nhau phòng thủ, cùng với 12 Địa chi (kinh mạch thời không của nhân loại) giống như bánh răng ăn khớp với nhau, kết nối tuần hoàn, cung cấp năng lượng cho thời không của nhân loại. Đây là cách lý giải ở tầng thứ cá nhân của tôi về ý nghĩa của mười Mặt Trời thay phiên nhau đến Trái Đất làm nhiệm vụ.

Cây Thần Phù Tang là gì?

Tại sao khi nhìn từ thời không tầng cao, hình ảnh của kinh mạch là hình cây? Cây Phù Tang bám rễ vào thời không tầng cao, mười nhánh cây thay phiên nhau kết nối với thời không của nhân loại, nối với 12 mạch chính (12 Địa chi) của thời không nhân loại, hình thành một vòng tuần hoàn đại chu thiên Thiên địa, cung cấp năng lượng cho thời không nhân loại, duy trì sự vận chuyển của thời không nhân loại.

Hi Hòa có thể là tên của vị Thần tại tầng thời không cao hơn, tương tự như mẹ của Trái Đất ở tầng thời không cao tầng, cho nên mười Thiên can là do bà sinh ra, từ thời không cao tầng, kết nối đối ứng đến Hệ Mặt Trời, và sau đó được kết nối với thời không của nhân loại. Đây là lý giải ở tầng thứ cá nhân của tôi về cây Thần Phù tang và chim Thần Mặt Trời.

Vậy Thường Hy sinh 12 Mặt Trăng nghĩa là gì? Thường Hy có thể là tên của vị Thần là mẹ Trái Đất của thời không nhân loại và 12 Mặt Trăng có thể là chỉ 12 Địa chi, 12 mạch chính của thời không nhân loại. Tại sao nó được gọi là Mặt Trăng?

Lý giải ở tầng thứ cá nhân tôi cho rằng: Mặt Trăng vận hành đối ứng với 12 mạch chính (12 Địa chi) trên Trái Đất. Nó bảo vệ các cổng của Trái Đất, đồng bộ bao quanh Trái Đất và bảo vệ sự vận chuyển chu thiên của Trái Đất.

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, Trái Đất là có sinh mệnh, nó là một thể sinh mệnh được chi phối bởi các vị Thần, cũng chính là điều mà cổ nhân gọi là Địa Mẫu hoặc Hậu Thổ.

Trong văn hóa Trung Hoa có một khái niệm trọng yếu gọi là Thiên nhân hợp nhất, cho rằng nhân thể và tự nhiên vũ trụ là đối ứng tương hợp. Nhân thể là tự nhiên và vũ trụ thu nhỏ, còn tự nhiên và vũ trụ là thân thể vĩ mô.

Sư phụ từng giảng cho chúng ta rất nhiều pháp lý vũ trụ cao thâm, cá nhân tôi đứng tại tầng thứ nông cạn lĩnh ngộ được rằng: Thần linh cao tầng cùng với tự nhiên, vũ trụ là một thể hợp nhất. Thần phỏng theo thân thể của chính mình mà tạo ra con người, cho nên nhân thể có đối ứng với Thần thể và cũng có đối ứng với tự nhiên vũ trụ.

Nhân thể có các cơ chế sinh mệnh như tuần hoàn máu, tuần hoàn khí, tuần hoàn dinh dưỡng, tuần hoàn kinh mạch… Trái Đất cũng có cơ chế sinh mệnh như tuần hoàn nước, tuần hoàn khí, tuần hoàn chuỗi sinh vật, tuần hoàn long mạch… Nhân thể có nhiệt độ cơ thể, có xương, thịt, tủy. Trái Đất cũng có nhiệt độ mặt đất, có đất, đá, nham thạch. Nhân thể có mạch máu, kinh mạch, Trái Đất cũng có thủy mạch, long mạch. Nhân thể có linh hồn làm chủ thể, chúng ta gọi là hồn phách và ba hồn bảy vía, Trái Đất cũng có Thần linh làm chủ thể, gọi là Địa Mẫu (Hậu Thổ), và Hà Lạc, Thần sông Thần núi… Vì sao cổ nhân coi trọng việc tế lễ như vậy? Nhất là tế tự thiên địa, sông núi hà lạc, đều phải do đế vương tự mình chỉ đạo việc tế tự, bởi vì đây là việc trực tiếp thông linh với Thần.

Trái Đất là có sinh mệnh, đối với nhân loại chúng ta mà nói, đây là sinh mệnh khổng lồ, chỉ là dấu hiệu sống của nó không được biểu hiện ra ngoài tại thời không tầng thấp nơi nhân loại chúng ta, cho nên con người không nhận biết được. Lại tiến thêm một bước lý giải: Khả năng vũ trụ cũng là một thể sinh mệnh khổng lồ, Thần linh cao tầng và tự nhiên, vũ trụ là hợp nhất, tương tự như sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác của con người.

Chúng ta thuận tiện nghiên cứu thảo luận một chút về kinh mạch

Nhân thể có động mạch, tĩnh mạch, hệ bạch huyết, hệ thần kinh…, đây là những thứ tồn tại ở trong nhục thể mà con người có thể nhìn thấy, sờ được. Nhưng Trung y cho rằng, nhân thể còn tồn tại kinh mạch, đây là thứ mà con người nhìn không thấy, sờ không được, bởi vì kinh mạch không tồn tại trong thời không tầng thấp nơi nhân loại, nó ở trong tầng thời không cao hơn.

Theo hiểu biết tại tầng thứ cá nhân: Thân thể con người phân ra rất nhiều tầng, nó tồn tại ở trong không gian đa chiều chứ không chỉ tồn tại trong không gian ba chiều. Bởi vì nhân thể là Thần phỏng theo thân thể của mình mà tạo ra, là kết nối với Thần thể, là tồn tại ở không gian đa chiều. Đây có thể là một trong những lý do tại sao con người có thể tu luyện thành Thần, có thể trở thành sinh mệnh cao tầng, có thể vượt qua thời không.

Nhục thể con người không chỉ tồn tại trong thời không của nhân loại, đây chỉ là một phần nhỏ của nhân thể, tại các chiều thời không khác cũng đều tồn tại nhân thể, giống như trong Đông y nói lục phủ ngũ tạng, kinh mạch…, chính là bộ phận thân thể tồn tại ở các chiều thời không khác. Nhưng nhân thể ở không gian khác là một thể với nhục thể của chúng ta trong thời không này, là đồng thời tồn tại, không thể tách rời, chỉ là bộ phận kia ở tại chiều không gian khác mà chúng ta không thể chạm đến, cũng không lý giải được. Giống như đặt bàn tay ba chiều vào mặt nước hai chiều, những gì xuất hiện trong không gian hai chiều chỉ là một phần nhỏ, chỉ là một mặt cắt mà không phải toàn bộ bàn tay, nhưng nó là một phần của bàn tay, là một thể.

Lý giải tầng thứ cá nhân, tôi cho rằng: Nhân thể ở chiều không gian khác đang ngủ đông. Hiện tại, những gì con người khai mở và sử dụng chỉ là nhục thể tầng bề mặt trong thời không ba chiều của nhân loại. Nói cách khác, con người bị nhốt trong nhục thể ở không gian ba chiều tầng ngoài cùng này.

Con người có con mắt thứ ba thần bí, hay còn gọi là thiên nhãn, thiên mục… Trong tu luyện giảng khai thiên mục, sau khi thiên mục khai mở, có thể nhìn thấy các sự vật ở chiều thời không cao hơn mà con người bình thường không nhìn thấy, có thể thấu thị… Từ một phương diện khác mà lý giải, đây chính là khai mở con mắt của nhân thể trong chiều thời không cao hơn, đánh thức và kích hoạt nó.

Vì sao cây Thần Mặt Trời được tìm thấy ở Tam Tinh Đôi lại chân thực đến như vậy? Vì sao Đông y có thể giải thích kết cấu của mạch lạc, huyệt vị… của thân thể người ở chiều không gian khác một cách kỹ càng, chuẩn xác đến như vậy? Đây hẳn là cổ nhân đã khai mở con mắt thứ ba – thiên mục, dùng thiên mục trực tiếp nhìn thấy, đồng thời ghi lại, giống như chúng ta bây giờ nhìn đồ vật bằng mắt thường vậy. Khi nhảy ra khỏi thời không nhân loại này, sẽ nhìn thấy thế giới này và vũ trụ là một cảnh tượng khác, kỳ diệu vô cùng, không thể tả xiết. Chúng ta là phàm nhân bị hãm trong thời không ba chiều, chẳng khác nào ếch ngồi ở đáy giếng, vĩnh viễn chỉ có thể nhìn thấy bầu trời lớn chừng bàn tay, mà lại cho rằng đây chính là toàn bộ vũ trụ và thế giới, những gì tồn tại bên ngoài miệng giếng cũng không tin, cũng không tiếp xúc được, quả thực rất đáng thương!

Trong tu luyện xuất hiện công năng đặc dị, từ xưa đến nay, bao gồm cả hiện tại, nhân loại có rất nhiều người xuất hiện công năng đặc dị, đây là sự thật không thể chối cãi. Ví như thiên mục, dao thị, thấu thị, tha tâm thông (biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo), túc mệnh thông (biết quá khứ, tương lai), đằng không phi hành (bay lên không trung), cách không thủ vật (ban vận công – vận chuyển đồ vật ở khoảng cách xa), thuật xuyên tường v.v., rất nhiều. Những hiện tượng này là tồn tại chân thực, hiện tại vẫn có rất nhiều người như vậy.

Theo lý giải cá nhân, đây là bởi vì họ đã đánh thức thân thể của con người ở các chiều không gian khác, kích hoạt bộ phận thân thể kia, vì vậy họ có khả năng đặc dị mà nhục thể không có, có thể vận dụng năng lượng ở tầng cao hơn. Tu luyện có thể đánh thức thân thể ở tầng tầng các chiều không gian khác, cuối cùng thành Thần, trở thành sinh mệnh cao cấp. Bởi vì nhân thể là có sự kết nối với Thần thể, là Thần phỏng theo Thần thể mình mà tạo ra.

Vì vậy, Trung y chữa bệnh có thể trị tận gốc, còn Tây y chữa bệnh chỉ trị phần ngọn. Bởi vì Trung y chữa bệnh là trực tiếp nhằm vào trị liệu các bộ phận thân thể ở các chiều không gian khác ở tầng cao, nơi đó là gốc, là rễ của nhân thể, là nơi bệnh tật thực sự phát ra, còn nhục thể chỉ là cành lá ở bề ngoài nhất. Tây y chỉ là nhắm vào trị liệu cho bộ phận nhục thể ở tầng ngoài nhất tại thời không nhân loại này, chỉ là trị bề mặt rất nông cạn. Dẫu nhân loại cho rằng khoa học phát triển như thế nào, có lẽ trong mắt của một sinh mệnh cao tầng chỉ là một đám trẻ con đang chơi xếp gỗ, trí tuệ của con người và trí tuệ của Thần vĩnh viễn không cùng đẳng cấp.

Vì vậy, từ xưa người học Trung y cần phải có trí tuệ lớn vượt trên người bình thường mới có thể lý giải và nắm vững. Các bác sĩ Trung y cổ đại như Kỳ Bá, Lôi Công, Biển Thước, Hoa Đà… đều là người tu luyện Đạo gia, là người có trí tuệ vượt trên phàm nhân. Phàm nhân không thể tiếp thụ được Trung y, nhất là đến thời hiện đại, khi con người bị ô nhiễm bởi thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, cùng với sự trượt dốc của đạo đức con người, dường như đã không còn ai có thể nắm bắt được Trung y. Vì vậy, hiệu quả trị bệnh của Trung y rớt xuống ngàn trượng, biểu hiện thậm chí không bằng Tây y, thậm chí bị một số người bài xích, tố là ngụy khoa học. Đây là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết của nhân loại.

Trung y, Chu dịch, Bát quái, Tinh tượng, Thái cực…, đều là những tinh hoa mà Thần từ thời thượng cổ truyền lại cho nhân loại, là bắt nguồn từ Thần chứ không phải văn hóa của phàm nhân. Vấn đề này tôi sẽ bàn luận kỹ tại phần sau.

Nhục thể của chúng ta có mạch máu, huyết dịch lưu thông, năng lượng vận chuyển trên bề mặt nhục thể, dinh dưỡng, oxy…. Mạch máu phân thành động mạch, tĩnh mạch, mao mạch… Động mạch là dương, đưa máu từ tim đi ra ngoài; tĩnh mạch là âm, đưa máu từ xa trở về lại tim. Đây là tuần hoàn máu trên bề mặt cơ thể con người.

Các kinh mạch tồn tại trong thân thể ở chiều không gian khác, ví như Trung y nhận biết kỳ kinh bát mạch, thập nhị chính kinh, mười hai kinh mạch, mười lăm lạc mạch, mười hai khu da (bì bộ), tôn lạc, phù lạc…., đều thuộc về hệ thống kinh mạch của nhân thể. Kinh mạch là đường thông đạo lưu thông dòng năng lượng của nhân thể ở các chiều không gian khác, năng lượng lưu thông trong các chiều không gian đó còn được gọi là Khí.

Khí mà Trung y và tu luyện Đạo gia nói tới, không phải khí mà con người chúng ta hô hấp, mà là năng lượng vi tế hơn ở chiều không gian khác. Ví dụ thân thể con người, tiên thiên có khí tinh nguyên, chân khí; hậu thiên có khí chuyển hóa từ thức ăn, vệ khí… Đây đều là những năng lượng trong chiều không gian khác, vận hành cùng với kinh mạch thân thể ở các chiều không gian khác.

Nhân thể có đối ứng với tự nhiên, vũ trụ. Nhân thể có kinh mạch, tự nhiên, vũ trụ cũng đều có kinh mạch, ví như Trái Đất có long mạch, thủy mạch. Nhân thể có khí, tự nhiên, vũ trụ cũng có khí, khí thiên dương, khí địa âm…

Học thuyết ngũ vận lục khí của Trung y có nguồn gốc từ “Hoàng đế nội kinh”. Nó coi thân thể người và thiên địa, tự nhiên hoàn toàn đối ứng với nhau, cho rằng tự nhiên chính là một nhân thể to lớn, nhân thể là một tự nhiên thu nhỏ, ảnh hưởng lẫn nhau, kết nối với nhau, có thể dùng để chẩn đoán, chữa trị bệnh tật và dưỡng sinh…. Giống như đại ôn dịch năm 2020, có người căn cứ vào học thuyết ngũ vận lục khí, từ năm trước đó đã dự đoán ra đại dịch này, đây là loại trí tuệ cao hơn.

Trong Trung y cho rằng: Trong kinh mạch lưu thông năng lượng (Khí) cao hơn, vòng tuần hoàn năng lượng trong kinh mạch trên cơ thể người gọi là chu thiên. Trên kinh mạch có một điểm trọng yếu, mấu chốt, được gọi là cửa quan, hoặc gọi là “huyệt vị”. Huyệt vị khác nhau có thể đóng mở các mạch lạc đối ứng, khống chế lưu lượng lưu thông của mạch lạc, là cửa ra vào của năng lượng. Huyệt vị bị tắc nghẽn, mạch lạc tương ứng cũng sẽ bị ngăn chặn, năng lượng của nhân thể sẽ tuần hoàn không tốt, nhân thể sẽ xuất hiện các vấn đề tương ứng. Huyệt vị đứt gãy, mạch lạc tương ứng cũng sẽ bị đứt gãy, năng lượng nhân thể bị thất thoát, có thể sẽ dẫn đến nhân thể tử vong.

Mặt khác, trong tầng thứ cá nhân mình, bản thân tôi nhận thức được rằng huyệt vị còn có một tác dụng vô cùng trọng yếu, chính là xuyên qua, kết nối tầng thời không khác nhau. Ví như kinh mạch là cơ chế của thân thể trong chiều thời không nhiều chiều, chúng ta ở trong thời không này không chạm đến được, nhưng các huyệt vị trên kinh mạch lại kết nối thời không nhiều chiều với thời không của nhục thể. Cho nên Trung y thông qua châm cứu, xoa bóp các huyệt vị trên nhục thể… có thể đả thông kinh mạch lạc của thân thể con người tại thời không nhiều chiều, từ đó đạt tới mục đích chữa bệnh. Mà huyệt vị đứt gãy, thì cái kết nối này cũng đứt gãy, năng lượng sẽ bị rò rỉ. Đây là lý giải bổ sung cho việc Nữ Oa vá trời ở phần trước.

Trái Đất là một thể sinh mệnh, con người có hô hấp, Trái Đất cũng có hô hấp. Hiện tại trên Trái Đất có một hiện tượng kỳ lạ, gọi là “triều tịch”.

Tức là nước biển trên mặt đất sẽ biến động theo chu kỳ thời gian. Những người sống bằng nghề biển biết rằng, thủy triều lên xuống trong thời gian cố định, không sai lệch chút nào, từ xưa tới nay không thay đổi. Ngoài ra, sự lên xuống của thủy triều mỗi ngày đều tuân theo quy luật chu kỳ tuần hoàn cố định. Mỗi tháng, nó sẽ đạt tới cực điểm vào một thời điểm cố định, và nó cũng sẽ lùi xuống mức thủy triều thấp nhất vào một thời điểm cố định, nó cũng phù hợp với chu kỳ của Mặt Trăng.

Không riêng gì nước biển có hiện tượng thủy triều, đất liền cũng có hiện tượng này. Đất liền cũng có chu kỳ dao động tuần hoàn giống như nước biển, gọi là địa triều. Không khí cũng có hiện tượng khí triều. Thủy triều, địa triều, khí triều được giới khoa học hiện đại gọi chung là hiện tượng triều tịch.

Sự thay đổi của triều tịch là đối ứng với sự thay đổi của Mặt Trăng, giới khoa học hiện đại cho rằng nó là do lực hút của Mặt Trăng gây ra. Ở cấp độ cá nhân, tôi cho rằng nó không phải do lực hút của Mặt Trăng, mà là Trái Đất đang hô hấp, Trái Đất đang tuần hoàn và trao đổi năng lượng, và nó được tạo ra bởi sự tuần hoàn năng lượng của các long mạch trên Trái Đất. Không chỉ triều tịch, mà các hiện tượng sinh lý của cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ cũng có chu kỳ thay đổi theo sự thay đổi của Mặt Trăng, điều này cũng là do nhân thể tương ứng với tự nhiên thể. Năng lượng luân chuyển trong long mạch của Trái Đất (khí của long mạch) bắt nguồn từ tầng thời không cao hơn, là năng lượng được đưa vào từ tầng thời không tầng cao theo tuần hoàn đại chu thiên của thiên địa (tuần hoàn Thiên can Địa chi).

Trên đây là lý giải cá nhân về nội hàm của cây Thần Phù Tang.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 2)https://chanhkien.org/2021/10/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-2-giai-ma-than-thoai.htmlSun, 31 Oct 2021 15:31:30 +0000https://chanhkien.org/?p=28045Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Phần 2. Nữ Oa vá trời Kể đến Nữ Oa vá trời, trước tiên chúng ta nói một chút về truyền thuyết Cộng Công tức giận húc đổ núi Bất Chu. Hiện nay truyền thuyết này lưu truyền vài phiên bản, nội dung về cơ bản đều giống nhau, […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Phần 2. Nữ Oa vá trời

Kể đến Nữ Oa vá trời, trước tiên chúng ta nói một chút về truyền thuyết Cộng Công tức giận húc đổ núi Bất Chu.

Hiện nay truyền thuyết này lưu truyền vài phiên bản, nội dung về cơ bản đều giống nhau, chỉ có nhân vật giao tranh với Cộng Công thì khác, điều này sẽ được giải thích ở phần sau, vậy chúng ta hãy nói một chút về truyền thuyết Cộng Công đại chiến với vua Chuyên Húc.

Nền văn minh của Trung Hoa có lịch sử trên dưới 5000 năm, dựa trên sử liệu hiện có thì trước nền văn minh 5000 năm này đã tồn tại một thời kỳ văn minh tiền sử cực kỳ lâu dài, gọi là thời kỳ Tam Hoàng, đại biểu cho thời kỳ tiền sử này có các vị đế vương cổ như; Sảo Thị, Toại Nhân Thị, Phục Hy Thị, Thần Nông Thị v.v… Nền văn minh 5000 năm bắt đầu từ thời của Hoàng Đế, từ đây khởi đầu cho thời kỳ Ngũ Đế, như Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu, Thuấn v.v… Tiếp theo vua Thuấn nhường ngôi cho Đại Vũ, sau khi Đại Vũ kế thừa đế vị đã khai sáng ra triều đại đầu tiên ―― triều Hạ, sau đó lần lượt thay đổi các triều đại: triều Thương, triều Chu, triều Tần, triều Hán…

Truyền thuyết kể rằng Chuyên Húc là cháu của Hoàng Đế, thời Chuyên Húc đại đế tại vị, thủy thần Cộng Công không phục tùng sự thống trị của ông nên đã khởi binh nhằm tranh đoạt đế vị. Kết quả Cộng Công bị Chuyên Húc đánh cho đại bại, Cộng Công vì thế mà tức giận đâm đầu húc đổ núi Bất Chu. Núi Bất Chu là một trong tám cột trụ trời, nằm ở phía Tây Bắc, trụ trời bị đụng gãy, trời phía Tây Bắc sụp xuống, đất phía Đông Nam nghiêng đổ. Đồng thời trời thủng một lỗ lớn, trên mặt đất hồng thủy dâng ngập trời, nhân loại đứng trước bờ vực diệt vong. Khi đó Nữ Oa xuất hiện, bà luyện đá ngũ sắc vá trời, cứu vớt nhân loại.

Trời là tầng khí quyển bên trên, nhiều nhất là hơi nước tạo thành mây, lên cao hơn thì chính là chân không của vũ trụ. Thứ đó đâu giống như nóc nhà mà cần có cột chống? Lại còn có thể bị thủng một lỗ? Thậm chí sau khi thủng còn có thể vá lại như vá một bộ quần áo? Hơn nữa vì sao lại có thể dùng khối đá để vá lại được?

Nếu như đây là sự thật, hẳn là nhiều người sẽ cười thầm trong bụng. Trong phần trước, chúng ta đã nói về việc nhân loại đang ở trong thời không có chiều khác với thời không của Thần, vậy nên chúng ta không thể dùng khái niệm tư duy của con người để lý giải ngôn ngữ của Thần, bởi vì nội hàm giữa hai bên là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cần đứng trong thời không nhiều chiều để lý giải.

Khi thuyết cơ học cổ điển của Newton không giải thích được chuyển động của vật thể có tốc độ lớn hoặc khối lượng lớn, thì Einstein đã đưa ra Thuyết tương đối. Thuyết tương đối đã nhảy ra khỏi hạn chế của thời không đơn nhất của chúng ta, cho rằng thời không bị uốn cong, điều này là một sự bổ sung hoàn hảo cho thuyết cơ học cổ điển trước đó, giúp vật lý học phát triển lên thêm một tầng mới, giải thích được những hiện tượng trước đây không giải thích được.

Đối với thần thoại cũng cần như vậy, cần nhảy ra khỏi hạn chế của chiều thời không này của nhân loại thì mới có thể giải khai mật mã của thế giới loài người. Sinh mệnh cao tầng sáng tạo ra nhân loại và ẩn giấu trí tuệ trong những câu chuyện thần thoại, vì vậy chúng ta cần nhảy ra khỏi mô thức tư duy ít chiều này mới có thể giải khai nó.

Trời mà Thần vốn nói tới, không phải bầu trời trong khái niệm của nhân loại, bởi vì Thần ở trong thời không nhiều chiều hơn, cũng như “Đất” mà Thần vốn ám chỉ cũng không phải là đất trong khái niệm nhân loại. Nếu như Trời mà Thần ám chỉ là bầu trời trên đầu chúng ta, vậy thì bầu trời trên đỉnh đầu người nước Mỹ chính là ở dưới chân người Trung Quốc, bởi vì họ ở phía bên kia địa cầu. Chúng ta coi Mặt Trăng là ở trên trời, nếu như chúng ta lên Mặt Trăng, thì địa cầu chính là ở trên trời, như vậy tất cả mọi sự đều vô cùng lộn xộn.

Nhảy ra khỏi hạn cuộc của tư duy nhân loại, Trời mà Thần ám chỉ là thời không cao tầng hơn so với nhân loại, cũng giống như Đất mà Thần ám chỉ là thời không nhân loại. Thời không cao hơn nhân loại cũng có thể gọi là Trời. Căn cứ theo lý giải này, thì việc Thần Tiên lên Trời được kể trong thần thoại, là chỉ việc rời khỏi thời không nhân loại và tiến vào trong thời không cao tầng, chứ không phải bay ra ngoài không gian. Phi thuyền vũ trụ của nhân loại bay ra ngoài không gian, việc đó ở trong mắt của Thần thì không phải là lên Trời, mà vẫn còn đang ở trên mặt đất, bởi vì thời không nhân loại trong mắt Thần đều là đất. Giống như chúng ta nhìn xuống sinh mệnh tồn tại trên mặt phẳng ở thời không hai chiều này, cho dù chúng có thể chạy thế nào, bay thế nào đi nữa, thì chúng ta đều cho rằng chúng vẫn là đang ở trên mặt đất, bởi vì chúng chạy thế nào đều không thể thoát khỏi chiều thời không kia mà chúng vốn đang ở trong đó. Đều ở cái mặt phẳng thời không hai chiều này, đều là trên mặt đất cả.

Bây giờ tiếp tục trở lại chuyện Nữ Oa vá Trời, nói núi Bất Chu là một trong tám trụ Trời, cho dù Trời là chỉ thời không cao tầng, thì thời không cao tầng tại sao lại cần cột chống?

Chúng ta đã biết, một con đường bất kể dài bao nhiêu, cuối cùng là có điểm cuối, cuối cùng sẽ kết thúc. Chỉ có tạo hình tròn, hình thành tuần hoàn, nó mới không có đầu mút, vô thủy vô chung, trường tồn không ngừng.

Lý giải của tầng thứ cá nhân: vạn sự vạn vật vũ trụ đều là như vậy, nó phải hình thành tuần hoàn, mới có thể trường tồn không ngừng, bằng không thì sẽ đến điểm cuối cùng với sự hủy diệt.

Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất với quỹ đạo hình tròn, Trái Đất lại đang quay xung quanh Mặt trời, hết vòng này lại đến vòng khác, vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Mặt Trời lại xoay quanh Hệ ngân hà, Hệ ngân hà lại xoay quanh Cụm thiên hà của nó…

Nhân thể (chỉ thân thể người) cũng giống như vậy, có tuần hoàn máu, tuần hoàn khí, tuần hoàn bạch huyết, tuần hoàn nước, tuần hoàn tiêu hóa, tuần hoàn kinh mạch… Bất kỳ một thứ tuần hoàn nào đứt đoạn, nhân thể cũng sẽ tử vong.

Trái đất cũng giống như vậy, có tuần hoàn nước, tuần hoàn chuỗi sinh vật, tuần hoàn không khí, tuần hoàn ngũ vận lục khí (ngũ vận: mộc vận, hỏa vận, thổ vận, kim vận, thủy vận; lục khí: phong, nhiệt/thử, hỏa, thấp, táo, hàn), tuần hoàn long mạch… Bất kỳ một thứ tuần hoàn nào đứt đoạn, nhân loại sẽ hủy diệt. Chỉ có khi tuần hoàn thông suốt thì vạn vật mới có thể sinh sôi không ngừng.

Trong tu luyện Đạo gia có một thuật ngữ quan trọng, đó là “Chu thiên”. Từ tên gọi mà lý giải, thì “Chu thiên” chính là xoay một vòng trời, một vòng tuần hoàn giữa trời và đất được gọi là một chu thiên. Tỷ như Trái đất tuần hoàn một vòng quanh Mặt trời, thiên văn học gọi đó là một chu thiên. Trái đất tự mình quay một vòng, gọi là một tiểu chu thiên. Năng lượng nhân thể chạy dọc theo kinh mạch toàn thân, kỳ kinh bát mạch, 12 đường kinh chính mà đều tuần hoàn một lần thì gọi là một tuần hoàn đại chu thiên. Nếu dọc theo 2 mạch Nhâm, Đốc tuần hoàn một vòng nhỏ thì được gọi là một tiểu chu thiên.

Tầng tầng thời không với các chiều khác nhau trong vũ trụ cũng có thể là như vậy, thời không thấp tầng và thời không cao tầng cũng giống như các bánh răng, tầng tầng ăn khớp, tuần hoàn đối ứng. Vũ trụ có thể coi như là một thể tuần hoàn, sinh mệnh cũng là thể tuần hoàn. Nếu tuần hoàn đứt đoạn, sẽ đi đến kết thúc.

Nếu như thời không (đất) này mà nhân loại tồn tại tuần hoàn đối ứng với thời không cao tầng hơn (trời), vậy thì tuần hoàn này chính là tuần hoàn đại chu thiên trời đất.

Luyện công pháp Đạo gia có một quá trình, sau khi nhập môn, trước tiên là cần thông tiểu chu thiên, sau đó thông đại chu thiên. Tiểu chu thiên thông chính là đả thông 2 mạch Nhâm, Đốc, hình thành tuần hoàn nhỏ năng lượng nhân thể. Khi tiểu chu thiên thông, cần xung tam quan, theo thứ tự là Vĩ Lư quan, Giáp Tích quan, Ngọc Chẩm quan. Tam quan này chính là 3 điểm quan trọng ở trên mạch Đốc sau lưng, cần đề khí Đan Điền nghịch mạch Đốc mà xung quan đi lên, xung Vĩ Lư, thông Giáp Tích, qua Ngọc Chẩm, sau đó lên đỉnh đầu xong thì hội hợp với mạch Nhâm, lại trở về đan điền, hình thành tuần hoàn tiểu chu thiên. Tam quan này không đả thông, thì không cách nào thông tiểu chu thiên.

Nhận thức tầng thứ cá nhân: Đại chu thiên cũng lớn như thời không này (thời không mà chúng ta đang sống), là đại tuần hoàn từ trời xuống đất, từ đất đến trời của thời không này. Đại chu thiên trong mỗi tầng thứ chính là tuần hoàn lớn nhất trong tầng thứ đó, tất cả trong tầng thứ đó, vạn sự vạn vật, đều ở trong tuần hoàn này, không gì không bao hàm, không gì thoát ra khỏi. Chu thiên hình thành một cái “đại kết giới” (có thể hiểu là đường giới hạn bao bọc mọi thứ bên trong), cũng bao vây tất cả những gì ở trong tầng thứ đó. Nếu có thể nhảy ra khỏi tuần hoàn đại chu thiên đó, thì đã nhảy ra khỏi tầng thứ thời không đó, tiến vào trong tầng thứ thời không cao hơn, tiến vào trong tuần hoàn đại chu thiên của tầng thứ cao hơn, cũng có thể nói là lên Trời, đả khai cổng Trời của thời không cao hơn ―― cổng chu thiên.

Đại chu thiên của mỗi tầng thứ thời không đều là đại tuần hoàn độc lập, nhưng tất cả đại chu thiên của các thời không khác nhau trên chỉnh thể có phải giống như bánh răng ăn khớp đối ứng, tầng tầng tuần hoàn?

Từ xưa đến nay đều nói rằng con người thông qua tu luyện có thể thành tiên, bất kể Phật gia hay Đạo gia đều nói như vậy. Tu luyện làm sao có thể thành tiên? Người viết cho rằng: Tu luyện đều yêu cầu trước tiên thông chu thiên thân thể người, con người là do Thần tạo ra, nhân thể là đối ứng với tự nhiên và vũ trụ. Thông chu thiên thân thể người chính là làm cho năng lượng trong thân thể người tuần hoàn, đối ứng liên tiếp đến đại chu thiên của thời không tầng cao hơn, thu lấy năng lượng vũ trụ của tầng thứ thời không cao hơn tiến nhập vào tuần hoàn trong thân thể người, từ đó đề cao năng lượng thân thể người, nhảy ra khỏi tuần hoàn đại chu thiên tầng thấp, tiến vào trong tầng thứ thời không cao hơn, trở thành sinh mệnh của tầng cao hơn.

Trong bài thơ dự ngôn “Mai hoa thi” của nhà tiên tri Thiệu Ung có một câu: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, kỷ nhân quy khứ kỷ người lai”.

Thiên môn là gì? Người viết cho rằng: Thiên môn không phải là cánh cửa mà nhân loại nhận thức, nó là cổng đại chu thiên của tầng thứ thời không này. Đại chu thiên là tuần hoàn lớn nhất của tầng thứ thời không này, không chỗ nào không có mặt, từ bất kỳ vị trí sở tại nào đều có thể “lên trời”, tiến nhập thời không cao tầng hơn. Thời cổ có câu chuyện như vậy: Trong rừng sâu núi thẳm có một căn nhà tranh rách nát, một vị lão đạo tu hành tại đó. Thoạt nhìn thì ngôi nhà đó hết sức sơ sài, thế nhưng sau khi tiến vào, thì mới phát hiện ra trong ngôi nhà tranh là một dạng trời đất khác, bên trong là một thế giới tân kỳ rộng lớn không gì sánh được. Cũng có người tu luyện nơi núi sâu, đến vách núi đá sau khi chui người qua liền tiến vào một thế giới khác rộng lớn thần kỳ. Cái thế giới khác vốn được nói tới trong những câu chuyện này, chính là chỉ “lên Trời” ―― tiến nhập vào trong thời không cao hơn, chứ không phải bay lên bầu trời thì được gọi là lên trời. Đương nhiên bay lên trên bầu trời cũng có thể lên trời, bởi vì thiên môn không chỗ nào là không tồn tại, cho nên cũng thường thấy trong sách cổ ghi chép rằng người tu luyện nào đó bạch nhật phi thăng, bay lên trời.

Cổ nhân giảng Thiên can, Địa chi. Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, là 10 Thiên can; Tí Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, là 12 Địa chi. 10 Thiên can phối hợp với 12 Địa chi, giống như các bánh răng quay ăn khớp với nhau, đối ứng tuần hoàn. Như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần… Sau khi qua 60 lần tổ hợp, thì lại quay về Giáp Tý, làm một đại tuần hoàn, cũng gọi là “Một Giáp”.

Cổ nhân dùng thiên can địa chi để tính năm, tháng, ngày, thời giờ v.v… như năm 2019 là năm Kỷ Hợi, năm nay là năm Canh Tý (chỉ thời điểm năm 2020). Toán mệnh, xem thiên tượng, Trung Y v.v. đều cần dùng đến Thiên can địa chi để làm đối ứng, suy tính.

Thiên can, địa chi là gì?

Nhận thức từ tầng thứ cá nhân: Thiên can, địa chi là kinh mạch của tuần hoàn đại chu thiên Trời Đất. Can là mạch Can, giống như thụ can (thân cây), làm mạch dương, ở tại Trời (một tầng thể hệ thời không cao hơn chúng ta một tầng). Chi là mạch chi, giống như cành cây, làm mạch âm, ở tại đất (mạch của thời không nhân loại). Thiên can, địa chi giống như bánh răng, đối ứng ăn khớp, vận động tuần hoàn, đây chính là tuần hoàn đại chu thiên của thời không nhân loại. Đây cũng là đại tuần hoàn âm dương từ trời đến đất, từ đất đến trời, vạn sự vạn vật bên trong thời không nhân loại đều ở trong đó, vô sở bất bao.

Trong y học Trung Hoa có một học thuyết là ngũ vận lục khí, nó phải căn cứ Thiên can địa chi để suy diễn biến hóa vận khí giữa trời đất mỗi năm để dự báo và điều trị bệnh tật, có nghĩa là đối ứng thân thể người với tự nhiên, thông qua tuần hoàn của kinh mạch trời đất (thiên can địa chi) mà suy diễn ra biến hóa của mạch tượng tự nhiên, từ đó đưa ra cách chữa trị đối ứng với bệnh tật xuất hiện trên thân thể người.

Bây giờ chúng ta nói tiếp một chút vì sao trời cần cột chống. Trong sách cổ ghi chép, cái trụ trời này là một ngọn núi. Cá nhân người viết thấy rằng, ngọn núi này là vị trí trọng yếu, điểm nút, hoặc gọi là trạm gác, cũng có thể nói là huyệt vị trọng yếu trên kinh mạch tuần hoàn đại chu thiên của/giữa thời không nhân loại và thời không tầng cao hơn.

Đại sư Lý Hồng Chí từng nói cho chúng ta biết rằng: Trái Đất mà nhân loại chúng ta sinh tồn này là một thể sinh mệnh.

Lý giải từ tầng thứ cá nhân, trái đất có kinh mạch của tuần hoàn năng lượng, gọi là long mạch. Long mạch kéo dài đến mặt đất chính là núi, sơn mạch trên mặt đất. Chúng ta đứng trên mặt đất không biết được, nhưng từ vệ tinh của Google là có thể xem được rõ ràng. Từ vệ tinh của Google, từ trên cao nhìn xuống mặt đất, khi kéo đến đến độ cao nhất định, quý vị xem qua mạch núi non phân bố trên bề mặt trái đất, có đúng là các mạch lạc hay không? Không chỉ là hình tượng giống như các mạch lạc, quả thực là giống như đúc với các mạch lạc của thân thể người, một chút cũng không sai chệch.

Ba ảnh bên trên là hình ảnh sơn mạch từ trên vệ tinh nhìn Trái đất của Google

Trong phong thủy học cho rằng, các mạch lạc hoành quan có mặt ở khắp nơi trong giới tự nhiên, thì lấy núi làm hình thức tồn tại, đây là hình thức mạch lạc của giới tự nhiên. Cho nên khi xem phong thủy thì khi tìm âm trạch điểm huyệt đất, đều phải dựa theo thế núi, hướng đi, tra ra ngọn ngành. Huyệt vị là điểm nối, trạm gác trọng yếu, là “cửa khẩu” ra vào của năng lượng kinh mạch, cho nên cũng sẽ lấy núi làm hình thức tồn tại.

Lý giải từ tầng thứ cá nhân: Tám trụ trời là tám trạm gác, huyệt vị trọng yếu của kinh mạch tuần hoàn đại chu thiên trời đất, hình thức biểu hiện là tám ngọn núi tiên, nhưng không tồn tại ở thời không 3 chiều này của nhân loại chúng ta, mà là tồn tại ở trong thời không tầng cao hơn. Đó là nội hàm của cột chống trời mà tầng thứ cá nhân sở tại lý giải.

Trụ trời bị đụng gãy, cái huyệt vị này liền đứt, tuần hoàn đại chu thiên trời đất cũng liền đứt đoạn, xuất hiện sơ hở. Cho nên nói trời bị rách, bị thủng, thời không nhân loại kia liền bị đẩy đến bờ hủy diệt. Tựa như kinh mạch trọng yếu của thân thể người bị đứt đoạn, huyệt vị trọng yếu của thân thể người bị phong bế, thì con người sẽ tử vong.

Cho nên thần linh tới từ thể hệ thời không cao tầng ― Nữ Oa xuống thời không tầng thấp để vá trời, chính là tu bổ chỗ sơ hở của tuần hoàn đại chu thiên, để bảo vệ nhân loại vốn do bà sáng tạo ra. Nữ Oa luyện đá ngũ sắc, có thể lý giải là tinh luyện ngũ hành. Cổ nhân cho rằng ngũ hành cấu thành vạn sự vạn vật của thế giới chúng ta, toàn bộ nhân loại chúng ta và tam giới đều là do 5 loại nguyên tố cơ bản của ngũ hành cấu thành. Ngũ hành là siêu xuất 108 loại nguyên tố trong hóa học mà hiện nay người ta nói đến, 108 loại nguyên tố cũng có thể đưa vào trong ngũ hành.

Đó là lý giải của tầng thứ cá nhân đối với chuyện Nữ Oa vá trời.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 1)https://chanhkien.org/2021/10/nhin-the-gioi-qua-con-mat-thu-ba-1-giai-ma-than-thoai.htmlFri, 29 Oct 2021 15:41:26 +0000https://chanhkien.org/?p=28033Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Lời tựa: Trong loạt bài này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thần thoại, có những câu chuyện chúng ta đã được nghe ông bà kể lại khi còn nhỏ, nhưng cũng có những câu chuyện chúng ta chưa từng được nghe. Để chúng ta […]

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Lời tựa:

Trong loạt bài này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thần thoại, có những câu chuyện chúng ta đã được nghe ông bà kể lại khi còn nhỏ, nhưng cũng có những câu chuyện chúng ta chưa từng được nghe.

Để chúng ta cùng vén mở tấm màn bí ẩn, hé lộ chân dung tươi đẹp của các câu chuyện thần thoại.

Để chúng ta cùng giải mã các câu chuyện thần thoại, bước vào thế giới thần bí mà trước đây chưa từng biết, chưa từng tiếp xúc…

Mục lục:

Phần 1. Nữ Oa tạo ra con người

Phần 2. Nữ Oa vá trời

Phần 3. Cây thần Phù Tang

Phần 4. Bàn Cổ khai thiên

Phần 5. Truyền thuyết thần thoại

Phần 6. Văn minh tiền sử

Phần 7. Tuyệt địa thiên thông

Phần 8. Đại Vũ trị thủy

Phần 9. Hậu Nghệ bắn mặt trời

Phần 10. Mục đích của lịch sử

 

Phần 1. Nữ Oa tạo ra con người

Trước khi bắt đầu bài viết, chúng ta cần trang bị một chút kiến thức khoa học phổ thông, hy vọng có thể đứng trên cơ sở của quan niệm khoa học hiện đại, để rồi thoát khỏi trói buộc của khoa học, trải đường cho những nội dung trọng yếu siêu thoát khỏi phạm vi của khoa học được đề cập đến ở phía sau. Nếu không làm vậy, với lối tư duy ở trình độ thấp của người phàm chúng ta thì không thể lý giải được nội hàm của các câu chuyện thần thoại.

Nhân loại từ cổ chí kim quả thực tồn tại rất nhiều hiện tượng thần bí mà người ta không thể giải thích nổi, ví dụ như hiện tượng du hành thời không mà chúng ta hay gặp trên các phim điện ảnh và truyền hình hiện đại.

Hiện nay rất nhiều nhà khoa học tiên phong đều cho rằng có tồn tại đường hầm thời không. Nhà khoa học lỗi lạc Einstein đã nêu trong thuyết tương đối: thời gian và không gian không phải là cố định, trong vũ trụ không tồn tại thời gian và không gian duy nhất, khối lượng vật chất khiến cho thời gian và không gian bị “bẻ cong”, ông cho rằng đây là nguyên nhân sản sinh ra lực hấp dẫn. Nói cách khác Einstein cho rằng khối lượng vật chất đã uốn cong thời không, đó là lý luận đã được giới khoa học kỹ thuật công nhận rộng rãi.

Hiện tại, giới khoa học hàng đầu đã đưa ra khái niệm “không gian uốn cong” (warp space), họ lấy ví dụ: Trên giấy có hai điểm A và B cách nhau 10 cm. Xuất phát từ điểm A, ít nhất phải vượt qua 10 cm không gian mới có thể đi đến điểm B. Nếu như gập tờ giấy này lại sao cho điểm A trùng với điểm B, như vậy cự ly từ A đến B biến thành 0, trực tiếp có thể từ điểm A nhảy tới điểm B, không cần đi qua bất kỳ thời gian và không gian nào. Đây là nguyên nhân sản sinh ra đường hầm thời không hay còn gọi là “lỗ sâu” (wormhole).

Chúng ta hãy bàn thêm về chiều của thời không. Như mọi người đã biết, điểm tạo thành đường thẳng, đường thẳng tạo thành mặt phẳng, và mặt phẳng tạo thành khối. Điểm không có chiều. Vô số điểm tạo thành đường thẳng, đường thẳng có một chiều, nó chỉ có một chiều là độ dài. Vô số đường thẳng tạo thành mặt phẳng, mặt phẳng có hai chiều: chiều dài và chiều rộng. Vô số mặt phẳng tạo thành khối lập thể, lập thể có 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Thế giới mà nhân loại sinh sống và nhận thức chính là có ba chiều, chúng ta sinh sống trong thời không ba chiều. Vậy có hay không sự tồn tại của thời không nhiều chiều hơn so với thời không nơi nhân loại?

Lĩnh vực tiên phong nhất của vật lý học hiện đại – “lý thuyết dây” cho rằng vũ trụ này của chúng ta tồn tại ít nhất 11 chiều, còn có rất nhiều chiều mà nhân loại chúng ta không cảm giác được nhưng chúng xác thực có tồn tại.

Thời không ít chiều có thể bị uốn cong trong thời không nhiều chiều, mà mở ra cánh cửa thời không.

Ví dụ như một đường thẳng có một chiều, một trang giấy có hai chiều, chúng ta có thể uốn cong thời không một chiều trong thời không hai chiều, uốn cong đường thẳng trên mặt giấy trở thành đường cong. Lại ví như con người chúng ta sống trong thời không ba chiều, mà một trang giấy là hai chiều, chúng ta có thể gập trang giấy thành hộp giấy, hoặc cuộn thành ống giấy, như vậy trang giấy hai chiều này đã bị uốn cong trong thời không ba chiều. Cũng theo nguyên lý này thì thời không ba chiều cũng có thể bị uốn cong trong thời không bốn chiều…

Chúng ta đều là sinh mệnh trong thời không ba chiều, toàn bộ thế giới mà chúng ta có thể nhận biết này đều tồn tại trong thời không ba chiều. Vậy trong thời không nhiều chiều hơn có sinh mệnh tồn tại hay không? Giới khoa học kỹ thuật hiện tại không có cách nào chứng thực được sự tồn tại sinh mệnh trong thời không nhiều chiều, nhưng đồng thời cũng không cách nào phủ nhận sự tồn tại của họ. Nếu trong thời không nhiều chiều tồn tại sinh mệnh, vậy đối với nhân loại chúng ta mà nói, họ chính là sinh mệnh cao tầng, sinh mệnh cao cấp. Từ xưa đến nay, Phật, Đạo, Thần… mà nhân loại vốn sùng bái phải chăng chính là sinh mệnh cao tầng tồn tại trong thời không nhiều chiều? Trước hết chúng ta hãy cứ giữ lối liên tưởng này, nếu cuối cùng lối liên tưởng này có thể được giải thích toàn diện, không có sơ hở, vậy thì nó sẽ được xác nhận, đây mới là tinh thần nghiên cứu khoa học. Chúng ta hãy xem tiếp:

Sinh mệnh trong thời không ít chiều không biết sự tồn tại của thời không nhiều chiều. Bởi vì họ bị hạn chế trong thời không của họ, kết cấu tư duy của họ đều do chiều thời không này cấu thành, họ không thể nhảy ra khỏi chiều thời không sở tại của họ, họ không thể tiếp xúc được, càng không thể nhận biết, lý giải được hình thức tồn tại trong thời không nhiều chiều. Mà sinh mệnh trong thời không nhiều chiều lại có thể tùy ý đi vào hoặc đi ra khỏi thời không ít chiều.

Ví như, mặt nước là một dạng thời không hai chiều, chúng ta trong thời không ba chiều đặt một chiếc lá cây lên trên mặt nước, như vậy chiếc lá liền đi vào thời không hai chiều này, chiếc lá đột nhiên xuất hiện tại đó. Chúng ta trong thời không ba chiều lại lấy chiếc lá đi, như vậy chiếc lá đột nhiên biến mất khỏi thời không hai chiều này. Điều này rất giống trong các câu chuyện cổ tích: Có vị Thần tiên bất ngờ xuất hiện ở một nơi, sau đó đột nhiên biến mất, không để lại bất kỳ tung tích nào, sau đó trong nháy mắt lại xuất hiện ở nơi xa xôi khác… Nếu như Thần tiên tồn tại trong thời không nhiều chiều hơn vậy thì hiện tượng này thật dễ dàng lý giải.

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở châu Âu là máy gia tốc hạt lớn nhất, có năng lượng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Nó tọa lạc ở độ sâu 100m dưới núi Jura thuộc vùng giao giới giữa Thụy Sĩ và Pháp, nó bắt đầu hoạt động vào năm 2008.

Hiện nay trong máy gia tốc hạt lớn phát hiện một loại hạt kỳ dị, gọi nó là hạt thế nhưng nó có thể tự dưng biến mất, gọi nó không phải hạt nhưng lại có thể tồn tại chân thực tại thế giới của chúng ta. Loại hạt này được gọi là odderon, cũng có nghĩa là trong thế giới này của chúng ta, odderon có thể tự dưng biến mất, lại có thể đột nhiên xuất hiện, thần bí khó lường. Sự xuất hiện của hạt này tạm thời đã làm nhiễu loạn giới vật lý, điều này cần mọi người tự mình suy xét.

Ngoài ra, sinh mệnh trong thời không nhiều chiều tuy rằng có thể tùy ý đi vào thời không ít chiều, nhưng lại không thể hoàn toàn tiến vào, chỉ có thể tiến vào bộ phận phiến diện. Ví như mặt nước là thời không hai chiều, chúng ta trong thời không ba chiều nhúng thẳng bàn tay xuống mặt nước, trước tiên ngón tay giữa chạm vào mặt nước, khi đó trong mặt nước thời không hai chiều này chỉ biểu hiện ra mặt cắt ngang của ngón tay giữa – giống như một hình tròn. Sau khi hai ngón tay nhúng vào mặt nước, biểu hiện ra ở đó cũng là hai hình tròn, mặt cắt ngang của hai ngón tay… vĩnh viễn không thể nào hiện ra hoàn chỉnh hình dạng bàn tay. Khi chúng ta giảng giải hình dạng bàn tay cho sinh mệnh thời không hai chiều, họ không thể nào hiểu được, cũng không thừa nhận, bởi vì trong tư tưởng và nhận thức của họ không thể tạo thành khái niệm như vậy, họ bị thiếu khuyết đi một chiều thời không. Họ cho rằng bàn tay của thời không ba chiều là một hình tròn, hoặc vài hình tròn. Chỉ có thể giống như người mù sờ voi, cho rằng con voi là một cây cột, hoặc là một sợi dây… Trong tầng thứ và chiều này của họ mà nhìn thì đúng như vậy, bởi vì trong chiều này thể hiện ra chính là như vậy, nhưng trong nhiều chiều hơn mà nhìn thì thật hoang đường, nực cười.

Cho nên người Do Thái có câu ngạn ngữ: Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười (Der Mentsch tracht un Gott Lacht).

Giả sử mặt đất là một thời không hai chiều, con người đứng trên mặt đất, cái thời không hai chiều này ở dưới bàn chân chúng ta. Chúng ta sẽ nói cái thời không hai chiều này là đất, là bùn. Nhưng nói như vậy thì sinh mệnh bên trong thời không hai chiều này không lý giải được, đất, bùn trong khái niệm của họ chỉ là một đường thẳng dưới chân chúng ta, một đường thẳng một chiều. Họ sẽ cho rằng đất mà người trong thời không ba chiều chúng ta nói đến chỉ là một đường thẳng trên mặt đất, mà không phải toàn bộ mặt đất của họ – toàn bộ thế giới thời không của họ. Đây là do sự khác biệt về nội hàm của các chiều thời không khác nhau tạo nên lý giải sai lầm.

Cùng đạo lý này, thời không ba chiều mà nhân loại chúng ta sinh sống là mặt ngoài cùng và tầng thấp nhất trong thể hệ thời không nhiều chiều của Thần, cũng là ở dưới chân của Thần. Thần gọi cái thời không này của chúng ta là đất, bùn. Cho nên Thần nói dùng bùn đất tạo ra con người, khả năng chính là dùng vật chất của cái thời không ba chiều này của chúng ta mà tạo ra con người, chứ không phải dùng đất trên mặt đất trong cái thời không ba chiều này để tạo con người. Đây hẳn là lý giải sai lầm gây ra do sự khác biệt về nội hàm của các chiều thời không khác nhau.

Trong “Kinh thánh” nói rằng Thượng đế dùng bùn đất tạo ra con người, trong truyền thuyết Trung Quốc, Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người, trong thần thoại Hy Lạp cổ, Prometheus dùng bùn đất tạo ra con người, người Anh-điêng, người Diegueno, người Shilluk, người Korku Ấn Độ, người Maori New Zealand, Australia, người Blaan, người Dayak (bộ lạc Serebas và Sakarran)… trong các chuyện thần thoại được lưu truyền của họ đều có câu chuyện Thần linh dùng bùn đất tạo ra con người. Trong hầu hết các truyền thuyết của các dân tộc xa xưa trên thế giới đều có câu chuyện Thần linh của họ dùng bùn đất tạo ra con người. Điều này chẳng phải rất kỳ lạ sao?

Chúng ta biết rằng nhân loại vào thời xưa giao thông không thuận tiện, các đại lục bị ngăn trở bởi biển, sa mạc, núi cao… không thể vượt qua, không thể qua lại giao lưu, văn hoá phát triển biệt lập. Giả như cho rằng câu chuyện Thần dùng bùn đất tạo ra con người chỉ là sự tưởng tượng huyễn hoặc của nhân loại xa xưa, người ta có thể tuỳ ý tưởng tượng, dân tộc này nói con người từ trên cây mọc ra, dân tộc kia nói con người từ dưới nước nhảy ra, vậy thì còn dễ chấp nhận. Nhưng hầu như tất cả các dân tộc và vùng ngôn ngữ trên thế giới đều có cùng một mô-típ truyền thuyết về sự ra đời của con người. Nếu như đây là sự tưởng tượng huyễn hoặc của người xưa, vậy thì người xưa làm thế nào vượt qua sự cách trở núi cao, đại dương, sa mạc và khoảng cách các đại lục, làm thế nào vượt qua sự khác biệt về chủng tộc và ngôn ngữ, để toàn thế giới “thông đồng” với nhau, cùng “âm mưu” lường gạt con cháu của họ? Ai có thể có năng lực đứng đằng sau sắp đặt trò bịp lớn này?

Thời không ba chiều của chúng ta là do phân tử cấu thành, bên trong thời không này của chúng ta hết thảy đều là do các hạt phân tử ở tầng này cấu thành, cho nên thời không ba chiều này của chúng ta còn gọi là thời không phân tử. Thần nói dùng bùn đất tạo ra con người, phải chăng chính là nói rằng dùng vật chất, dùng phân tử trong thời không ba chiều này của chúng ta mà tạo ra con người? Thời không này của chúng ta ở dưới chân của Thần, hết thảy mọi thứ trong thời không này của chúng ta dùng ngôn ngữ và khái niệm trong thời không nhiều chiều hơn của Thần, chẳng phải đều là đất, là bùn sao?

Đây là lý giải về câu chuyện Nữ Oa tạo ra con người.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258531

The post Nhìn thế giới qua con mắt thứ ba – Giải mã thần thoại (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>