nhị long hý châu | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 10 Aug 2024 15:52:40 +0000en-UShourly1Nhị long hý châu (7): Đập Tam Hiệp (Phần 2)https://chanhkien.org/2022/06/nhi-long-hy-chau-7-dap-tam-hiep-phan-2.htmlMon, 20 Jun 2022 00:07:09 +0000https://chanhkien.org/?p=28700Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] 2. Đập Tam Hiệp Tam Hiệp là thể hiện tượng trưng của Trung Cộng; và những gì ngày nay mà con đập này triển hiện cho con người thế gian thấy chính là: thảm họa. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp chính là một thảm họa. Tuy rằng […]

The post Nhị long hý châu (7): Đập Tam Hiệp (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

2. Đập Tam Hiệp

Tam Hiệp là thể hiện tượng trưng của Trung Cộng; và những gì ngày nay mà con đập này triển hiện cho con người thế gian thấy chính là: thảm họa. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp chính là một thảm họa. Tuy rằng Tam Hiệp là tượng trưng, đại biểu cho Trung Cộng, mà Tam hiệp lại là một thảm hoạ, vậy thì chắc chắn một điều rằng: Trung Cộng là một thảm họa, Trung Cộng là con mãnh thú hồng thủy, bóng ma Trung Cộng đến từ phương tây này đã đến Trung Quốc 100 năm, nó là thủ phạm đầu xỏ gây ra mọi tai nạn và thảm họa cho nhân dân Trung Quốc. Hồ chứa nước Tam Hiệp chính là hình ảnh thu nhỏ của một thảm họa hữu hình.

Hồ chứa nước Tam Hiệp là mối hiểm hoạ lũ lụt siêu cấp. Chúng ta biết Đập Tam Hiệp được khởi công khi xã hội Trung Quốc đang tranh luận rất gay gắt, sau cùng chính là do Giang Trạch Dân tự quyết định xây dựng. Đập Tam Hiệp được xây dựng ở Tam Đấu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Từ khi Trung Cộng chặn dòng Trường Giang để xây dựng đập, cả một vùng lớn từ Nghi Tân đến Nghi Xương, sông Xuyên Giang dài 600 km đã trở thành một hồ nước lớn, còn gọi là một hồ cá lớn. Trung Cộng lấy lý do xây dựng đập Tam Hiệp là để ngăn lũ và phát điện, nhưng thực chất, đập Tam Hiệp tạo ra đại thảm họa lũ lụt đe dọa nhấn chìm cả dân tộc Trung Hoa. Nếu như bằng bất cứ lý do nào mà Đập Tam Hiệp bị vỡ, ví như do sụt lở đất hoặc do tắc nghẽn trên sông Xuyên Giang, thì đây sẽ là một thảm họa cực lớn của thế kỷ. Người ta hiện nay đã có thể nhận ra và nhìn rõ hiểm hoạ tiềm tàng cực lớn này của hồ chứa nước Tam Hiệp. Chúng tôi sẽ thử nhìn từ góc độ văn hóa truyền thống để làm rõ hồ chứa nước Tam Hiệp đúng là một thảm họa hay không.

Đầu tiên là chữ “Tai” (災). Vì sao chữ tai trong từ “Tai nạn” lại dùng bộ Xuyên (巛) để biểu hiện? Bởi vì chữ Tai này biểu hiện của tai nạn ở Tam Hiệp trên sông Xuyên Giang. Trong bộ Xuyên của chữ Tai, thì dù từ âm đọc hay từ ý nghĩa đều là chữ Xuyên (川 nghĩa là sông). Nếu như chúng ta lấy từ sông này để giải thích Tam Hiệp ở Xuyên Giang, vậy thì nếu bẻ gãy chữ xuyên (川, tức là sông) thì chính là bộ xuyên (巛). Còn cái bẻ gãy Xuyên Giang thì chính là đập Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang. Vì vậy ý nghĩa tượng hình của bộ xuyên (巛) là chỉ đến đập Tam Hiệp cắt đoạn sông Trường Giang, hoặc là chỉ những tai họa khác ví như động đất v.v. phát sinh ở Tam Hiệp Xuyên Giang. Vậy thì bộ Hỏa (火) của chữ Tai (災) có ý nghĩa gì? Điều này là chỉ đến trạm phát điện Tam Hiệp, bởi vì điện trong ngũ hành là hỏa. Vì vậy giải thích chữ tai ở đây là: hồ chứa nước Tam Hiệp là tai nạn.

Tiếp theo là chữ “Yêm” (淹 nghĩa là ngập lụt). Ngập lụt là thủy tai, vì sao khi thể hiện thuỷ tai lại dùng chữ đại (大) và chữ điện (电) để biểu hiện? Bởi vì đây là chỉ trạm phát điện trên đập Tam Hiệp, trạm thủy điện Tam Hiệp là trạm phát điện lớn nhất của Trung Quốc, vì vậy mới dùng đến “đại – điện” (大电) để biểu hiện. Nếu như chúng ta coi “đại – điện” là trạm thủy điện Tam Hiệp, vậy thì ý nghĩa nội hàm của chữ “yêm” là: đập Tam Hiệp chính là tai nạn ngập lụt.

Cuối cùng là chữ “Bá” (壩 nghĩa là cái đập). Vì sao Chữ “Bá” trong chữ “Thuỷ bá” (nghĩa là cái đập nước) lại sử dụng chữ “Bá” (霸) trong chữ “bá quyền” để thể hiện? Bởi vì đây là chỉ chính quyền độc tài chuyên chế của bá quyền Trung Cộng, điều này cũng thống nhất với chính quyền độc tài Trung Cộng được giải thích trong nội hàm của chữ quỳ (夔) trong Quỳ Môn. Biểu hiện cực đoan của độc tài bá quyền Trung Cộng đã đến mức chiến thiên đấu địa. Đập Tam Hiệp nằm tại Tam Đấu Bình, Nghi Xương: “Tam đấu” thể hiện là tinh thần “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người” của Trung Cộng, nói cách khác Đập Tam Hiệp chính là “kiệt tác” về cuộc chiến đấu với trời đất của Trung Cộng. Hiển nhiên, cho dù là chữ “Bá” hay chữ “Tam đấu” thì cũng đều là biểu hiện hành vi nghịch thiên, đấu với trời đất của Trung Cộng khi xây dựng đập Tam Hiệp. Vì Trung Cộng xây dựng Đập Tam Hiệp là “nghịch Thiên”, phá hoại môi trường tự nhiên, nên đương nhiên sẽ bị Trời trừng phạt.

Sông Trường Giang còn gọi là “Thiên Tiệm” (Tiệm là cái hào). Giải nghĩa Hán tự của chữ “tiệm” (塹) là chiến hào, là cái do con người đào xung quanh tường thành; cấu tạo của chữ hào (塹): trên là chữ Trảm (斬), dưới là chữ Thổ (土), tức là “trảm thổ”, đây chính là ý nói rằng sông Trường Giang bị cắt đứt, chặn dòng. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp dài 600 km chính là một chiến hào dài do Trung Cộng “trảm thổ” (cắt đứt mặt đất) tạo thành. “Thiên Tiệm” (tiān qiàn) đọc giống như “Thiên khiển” (tiān qiǎn) (khiển trách). Tức là nói, Trung cộng tạo nên công trình Đập Tam Hiệp nghịch thiên này, nhất định sẽ bị Trời khiển trách, bị Trời trừng phạt. Trung Cộng bị Trời trừng phạt, đương nhiên cũng là cái nạn của Trung Cộng, vậy thì từ ý nghĩa này mà nói, Tam Hiệp vẫn bị hiểu là tai nạn, bởi vì Tam Hiệp là tượng trưng cho Trung Cộng.

Chúng tôi đã tìm trong các dự ngôn, tiên tri và phát hiện ra một số dẫn chứng nói tới Tam Hiệp là thảm họa. Trên bia văn Tháp Kim Lăng của Lưu Bá Ôn vào Triều Minh, đã ghi lại dự đoán vận mệnh Trung Quốc sau thời kỳ nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Trung Cộng. Vì giới hạn của bài viết này, nên chúng tôi sẽ chỉ nói đến một phần trong đó. Trong bia văn Tháp Kim Lăng có nội dung:

金陵塔,金陵塔

刘基建,介石拆

拆了金陵塔,军民自己杀。

草头相对草头人,

到尾只是半缩龟,洪水横流成泽国,路上行人背向西。

······

一气杀人千千万,大羊残暴过豺狼。

轻气动山岳,一线铁难当。

人逢猛虎难回避,有福之人住山庄。

繁华市,变汪洋,高楼阁,变泥岗·······

Tháp Kim Lăng, Tháp Kim Lăng

Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá

Sách liễu Tháp Kim Lăng, Quân dân tự kỷ sát.

Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân,

Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy, hồng thuỷ hoành lưu thành trạch quốc,

Lộ thượng hành nhân bối hướng tây

……

Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang.

Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương.

Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, hữu phúc chi nhân trụ sơn trang.

Phồn hoa thị, biến uông dương, cao lâu các, biến nê cương.

Chú giải:

Theo bia văn Tháp Kim Lăng của Lưu Bá Ôn, thì Tưởng Giới Thạch hạ lệnh phá Tháp Kim Lăng ở Nam Kinh là chỉ thời đại của chúng ta. Lưu Bá Ôn còn được gọi là Lưu Cơ. Đương nhiên, Tháp Kim Lăng là do Lưu Bá Ôn xây dựng, 600 trăm năm sau bị Tưởng Giới Thạch phá, vì vậy mới nói là “Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá”.

“Sách liễu Tháp Kim Lăng, quân dân tự kỷ sát” là chỉ cuộc nội chiến Quốc – Cộng, cuộc chiến giữa quân đội Quốc dân của của Tưởng Giới Thạch và đội quân nông dân của Mao Trạch Đông.

“Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân”: “thảo đầu” chỉ thủ lĩnh giặc cỏ; còn “thảo đầu nhân” chỉ người đi theo thủ lĩnh giặc cỏ.

“Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy”: chữ Vĩ (尾) là do chữ Thi (尸: thi thể) và chữ Mao (毛: lông) hợp thành, là chỉ cái xác của Mao trong lăng mộ ở Thiên An Môn, cũng chính là nói “thảo đầu” chính là Mao Trạch Đông. Bởi vì sinh mệnh của Mao Trạch Đông nguyên lai là con rùa, khi Mao chết thì thể xác khô bị teo lại, nên mới nói là “bán súc quy”, tức là con rùa teo lại còn một nửa”.

“Hồng thuỷ hoành lưu thành trạch quốc”: Là giải thích về chữ “Trạch”, Mao Trạch Đông đã để lại một giang sơn đất nước toàn màu đỏ, vì thế mới gọi là “Trạch quốc”;

“Lộ thượng hành nhân bối hướng tây”: tức là người đi trên đường ngược hướng tây, là chỉ hướng đông.

Mấy câu trên đều là ám chỉ Mao Trạch Đông. Đại ý mấy câu này có ý là: thủ lĩnh giặc cỏ Mao Trạch Đông của Trung Cộng, người được những người đại lục đi theo, kỳ thực sinh mệnh của ông ta vốn là con rùa, do một con rùa thác sinh mà thành. Chúng ta biết loài rùa lớn nhất ở biển gọi là “con đồi mồi” (Hán Việt là đại mội, trong tiếng Trung đọc gần giống với đại mạo, thay thế mạo danh): Giải thích cho ý nghĩa thay thế mạo danh, tức là sử dụng văn hóa đảng đỏ của tư tưởng Mao để giả mạo thay thế cho văn hóa chính thống của Trung Hoa. Kỳ thực các chữ phồn thể chỉ con rùa như “亀、龜” đều có hình dạng tương tự chữ mao “毛”.

“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang”. Quả đúng như dự ngôn, các đợt trấn áp, vận động của Trung Cộng đã giết hại vô số người. Sau khi cướp đoạt được chính quyền, Trung Cộng đã lần lượt tiến hành các cuộc vận động đàn áp, từ “cải cách ruộng đất”, “trấn phản” (đàn áp những người mà nó cho là phản động), “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Cách mạng văn hóa”, đến “Lục tứ” (sự kiện đàn áp sinh viên chấn động thế giới ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn), công khai bức hại tàn sát những nguời tu luyện Pháp Luân Công, Trung Cộng một mạch giết hại hàng nghìn vạn quần chúng nhân dân. Vì vậy mới nói, Trung Cộng là “sát nhân thiên thiên vạn”. Từ “Đại dương” (tức là con cừu lớn) là ý chỉ Trung Cộng, nếu coi nhân dân Trung Quốc như là con cừu non, thì Trung Cộng chính là con cừu lớn.

“Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương”: chỉ Đập Tam Hiệp bị vỡ do động đất. “Khinh khí” liên tưởng đến hơi thở nhè nhẹ của mặt đất, cũng chính là nói động đất. “Nhất tuyến” là chỉ Đập Tam Hiệp từ trên cao nhìn xuống như một đường thẳng; chữ “thiết” là sắt, chỉ một lượng cực lớn sắt thép được dùng để xây dựng tuyến Đập Tam Hiệp. Vậy thì ý tứ của câu này là chỉ Trung Cộng chẳng phải “đấu với Trời, đấu với đất, đấu với người” sao? Mà mặt đất thở nhẹ thì Đập Tam Hiệp vững như đồng như sắt cũng sụp đổ. Lúc hơn 2 giờ sáng ngày 12/7/2020 tại Vu Hiệp đã xảy ra một trận động đất, chỉ 4 tiếng sau đó lại xuất hiện động đất 5,5 độ richter ở Đường Sơn. Mà động đất ở Đường Sơn là đại biểu cho một tai nạn rất lớn. Vậy thì việc Tam Hiệp và Đường Sơn liên tiếp xảy ra động đất, đó chẳng phải là một lời cảnh báo trước, một ám thị nói trước cho con người biết về ý Trời sẽ giáng tai họa đối với Đập Tam Hiệp?

“Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị”: “Mãnh hổ” ở đây là ý nói đến việc lấy Giang Trạch Dân sinh năm hổ để chỉ lũ lụt, bởi vì Đập Tam Hiệp là do Giang Trạch Dân tự ý quyết định.

Ngoài ra “hữu phúc chi nhân trụ sơn trang, Phồn hoa thị, biến uông dương, cao lâu các, biến nê cương” (nghĩa là: người có phúc thì ở sơn trang, đô thị phồn hoa biến thành biển nước mênh mông, nhà lầu biến thành bùn) cũng lý giải về một đại lũ lụt khủng khiếp.

Nếu như Đập Tam Hiệp bị vỡ thì nơi hứng chịu thiệt hại đầu tiên là Hồ Bắc. Tỉnh Hồ Bắc còn có tên gọi khác là Ngạc, Sở. “Ngạc” chính là chữ ngạc trong từ kinh ngạc; “Sở” có nghĩa là đau đớn, thống khổ. Vậy thì tên gọi của Hồ Bắc ngoài việc ám chỉ nơi phát sinh của virus viêm phổi Vũ Hán 2019, thì cũng ám chỉ một đại thủy tai hay sao?

Đương nhiên, dự ngôn vẫn là dự ngôn, có thể sẽ có một số thay đổi. Nhưng dù có thay đổi gì đi nữa, thông qua liễu giải văn hóa truyền thống, ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy những nguy cơ hiện hữu từ Đập Tam Hiệp. Đây nhất định là một đại tai nạn của dân tộc Trung Hoa. Khi phát sinh tai nạn này, đồng thời sẽ kéo theo sự giải thể của Trung Cộng. Chúng ta hãy xem xét chữ “Hội bá” (nghĩa là vỡ đập).

Tại sao chữ Hội (溃 nghĩa là vỡ) này trong chữ “Vỡ đập” lại dùng chữ Quý (贵 nghĩa là quý báu) để thể hiện? Bởi vì chữ Quý ở đây là ám chỉ tỉnh Quý Châu. Chữ Quý là do các chữ, gồm có chữ Trung (中), chữ Nhất (一), chữ Bối (贝) hợp thành, ý nói rằng: đây là một bảo bối của Trung Quốc. Bảo bối ẩn dấu ở Quý Châu chính là Tàng Tự Thạch ở Bình Đường, trên mặt đá có sáu chữ rất lớn: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” được hình thành hoàn toàn tự nhiên. Tàng Tự Thạch biểu thị rõ là Trời sẽ diệt Trung Cộng. Bởi vì chữ trên đá này là thiên nhiên do Trời tạo ra. Nói cách khác, nội hàm của chữ “vỡ đập” ngụ ý là “Trung Quốc đảng cộng sản vong”, tức là vỡ đập hồ Tam Hiệp sẽ tạo thành thảm họa, báo trước sự diệt vong của Trung Cộng. Có lẽ vỡ đập Tam Hiệp là ngòi nổ dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng.

Có điều trùng hợp là chữ hội (溃 nghĩa là vỡ) trong chữ vỡ đập lại đồng âm với chữ quỳ (夔) trong Quỳ môn của Tam Hiệp. “Đồng âm tức là cùng nguồn gốc”. Đồng âm nghĩa là hài âm, tức là âm đọc gần giống nhau. Chữ “hài” (谐) trong chữ hài âm gồm chữ Ngôn (言) và chữ Giai (皆) cấu thành. Về ngọn nguồn nội hàm của chữ Hán, các chữ đồng âm đều được triển khai xung quanh cùng một chủ đề, tức là đứng tại các giác độ khác nhau để nói rõ chủ đề đó. Do đó, chữ Quỳ (夔) vốn chuyên để chỉ cổng lớn của Tam Hiệp, lại đồng âm với chữ Hội (溃) trong chữ “hội bá” (溃壩 vỡ đập”, chính là ám thị rằng Đập Tam Hiệp là một tai nạn thảm khốc.

Tam Hiệp sinh ra thuỷ tai, từ bề mặt thì nguyên nhân của nó là do việc xây đập, là hệ quả xấu từ việc sự tàn phá môi trường tự nhiên; tuy nhiên, nguyên nhân thực sự thể hiện ở phía sau là Trung Cộng, là vấn đề ý thức hệ của Trung Cộng. Đó là: Trung Cộng đã không đặt sự an toàn tính mệnh của người dân trong lưu vực sông Trường Giang lên hàng đầu, mà thay vào đó nó đặt việc sản xuất điện năng và sức ảnh hưởng của việc tuyên truyền đánh bóng rằng bản thân nó có thể tập trung năng lực làm những việc lớn lên hàng đầu. Trung Cộng coi sinh mạng con người như cỏ rác, đây là chỗ tà ác nhất của Trung Cộng.

Có một bài báo liên quan về trận động đất lớn tại Đường Sơn năm 1976 viết rằng: huyện Thanh Long cách thành phố Đường Sơn 110 km, có vô số nhà bị sập đổ trong trận động đất, nhưng mà lại không hề có một người nào bị chết hay bị thương. Nguyên nhân là, người lãnh đạo đứng đầu huyện Thanh Long đã nghe lời khuyên của hai chuyên gia về động đất, bất chấp áp lực bị cách chức, đã yêu người dân toàn huyện phải ra khỏi nhà trước đó, toàn bộ đều ra ngoài để đề phòng động đất. Kết quả là huyện Thanh Long không có một ai bị thương vong, sau đó đã được Liên Hợp Quốc đưa thành điển hình về phòng chống thiên tai động đất. Trên thực tế trận động đất ở Đường Sơn không chỉ được các chuyên gia dự báo trước, mà còn được báo cáo lên Bắc Kinh. Tuy nhiên lãnh đạo Trung Cộng vì sự ổn định của xã hội nên đã không đưa ra cảnh báo, kết quả đã làm cho hơn 200 nghìn người Đường Sơn bị mất mạng. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Trung Cộng căn bản là không coi trọng tính mạng con người, nó chỉ quan tâm đến việc quyền lực của nó bị ảnh hưởng hay không, duy hộ quyền lực và thể diện của nó mới là điều Trung Cộng xem trọng nhất. Trong việc xây dựng Đập Tam Hiệp, cũng tương tự như thế, nó coi tính mệnh người dân như cỏ rác. Bởi vì điều Trung Cộng muốn là lợi ích và thể diện, nên những thứ khác dù lớn đến đâu cũng coi là chuyện nhỏ nhặt.

Vì vậy chúng ta rút ra được kết luận là: Tam Hiệp là tượng trưng, đại biểu cho Trung Cộng, đập Tam Hiệp là thể hiện của thảm họa. Nói cách khác, Trung Cộng là hồng thủy mãnh thú chuyên tạo ra thảm họa, Trung Cộng chính là hóa thân của thảm họa; ai đồng hành với Trung Cộng, thì người ấy là đồng hành với thảm họa. Vì vậy từ ý nghĩa này mà nói, Tam Hiệp là một dấu hiệu cảnh báo về thảm họa được dựng lên cho người Trung Quốc ngày nay, dấu hiệu cảnh báo này là: Trung Cộng chính là thảm họa. Dấu hiệu cảnh báo này có dụng ý là thông qua thảm họa hữu hình này, làm cho người Trung Quốc biết rằng Trung Cộng chính là một thảm họa cực đại. Đây là “khải thị” lớn nhất của Tam Hiệp đối với người dân thế giới.

Vì vậy chúng ta thấy rằng: biểu hiện thực tế của sông Trường Giang là văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng, đây là một thảm họa vô hình của dân tộc Trung Hoa; đập Tam Hiệp là thảm họa hữu hình do Trung Cộng tạo ra. Tổ chức tà linh Trung Cộng là một thảm họa.

Vậy tại sao nói Trung Cộng là thảm họa, ai đồng hành cùng Trung Cộng, người ấy chính là đang đồng hành cùng thảm họa? Người gia nhập Trung Cộng, có cách nào được cứu không? Có. “Thiên diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo toàn tính mệnh”. Nội hàm này được thể hiện tại Thượng Hải, Triết Giang, An Huy…

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261049

(Hết toàn văn)

The post Nhị long hý châu (7): Đập Tam Hiệp (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hý châu (6): Đập Tam Hiệp (Phần 1)https://chanhkien.org/2022/05/nhi-long-hy-chau-6-dap-tam-hiep-phan-1.htmlSun, 29 May 2022 03:53:55 +0000https://chanhkien.org/?p=28638Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] III. Đập Tam Hiệp Đập Tam Hiệp là một thảm họa hữu hình mà Trung Cộng tạo ra cho dân tộc Trung Hoa. Biểu hiện thực tế của sông Trường Giang đối với thảm hoạ này là: dùng đập Tam Hiệp để giải thích về bản chất, tính chất, […]

The post Nhị long hý châu (6): Đập Tam Hiệp (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

III. Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là một thảm họa hữu hình mà Trung Cộng tạo ra cho dân tộc Trung Hoa. Biểu hiện thực tế của sông Trường Giang đối với thảm hoạ này là: dùng đập Tam Hiệp để giải thích về bản chất, tính chất, lai lịch của Trung Cộng; lại dùng văn hóa truyền thống để giải thích đập Tam Hiệp là một thảm họa. Kết luận cho điều này đó là: Trung Cộng là thảm họa, là hiện thân của thảm họa. Trước tiên chúng ta hãy xem xét Tam Hiệp.

1. Tam Hiệp

Tam Hiệp nằm trên đoạn sông Xuyên Giang, trải dài từ Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Đoạn sông Trường Giang chảy qua Tam Hiệp, phía Tây bắt đầu từ thành phố Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, tỉnh Trùng Khánh, chảy về phía Đông đến Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, với tổng chiều dài là 193 km. Điểm đầu phía Tây của Tam Hiệp là Quỳ Môn (hay cổng Quỳ), đây là cửa lớn của Tam Hiệp, từ Quỳ Môn xuôi về phía Đông lần lượt là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, do đó mới gọi là Tam Hiệp. Tam Hiệp địa thế hiểm trở, cả hai bên bờ đều có vách đá dựng đứng màu nâu đỏ, sắc nhọn như dao cắt. Cái tên Tam Hiệp đã lột tả bản tính, tính chất, nguồn gốc chế độ độc tài của Trung Cộng. Chúng tôi sẽ tiến hành giải thích nội hàm từng cái tên của các địa danh Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp.

1.1. Quỳ Môn

Quỳ Môn là cửa lớn của Tam Hiệp. Trong văn hóa Trung Quốc, các loại cổng được gọi là cổng lớn có tác dụng: thể hiện {triển hiện} danh hiệu với bên ngoài, để biểu thị tư tưởng, thậm chí là dùng để biểu thị địa vị, thân phận của chủ nhân. Việc đặt tên Quỳ Môn cho cổng lớn của Tam Hiệp cũng có tác dụng như vậy. Quỳ Môn: là cái cổng bước vào của chế độ độc tài của Trung Cộng do Mao Trạch Đông đại biểu. Vì sao lại nói như thế?

Chữ Quỳ (夔) trong tiếng Hán có nghĩa là chỉ loài quái vật chỉ có một chân, là quái thú chỉ có một chân nửa giống rồng, nửa giống rắn. Chỉ có thể hiện dùng một chân để đứng, ngụ ý là độc tài, tức chỉ Trung Cộng chính là chính quyền độc tài do Mao thành lập. Con thú chỉ có độc một chân này vì sao lại nửa giống rồng nửa giống rắn? Đây là chỉ con giáp tuổi của Mao Trạch Đông, bởi vì Mao cầm tinh con rắn (sinh 1893, Quý Tỵ), mà ở Trung Quốc rắn còn được gọi là tiểu long; đồng thời, điều này cũng chỉ rõ bản chất của Trung Cộng là một con rắn, một con rồng đỏ. Trong Kinh Thánh – Khải Huyền đã nói: ác ma cuối cùng của loài người là con rắn lớn, là con rồng đỏ, là con thú, điều này thống nhất với hình tượng biểu hiện của Quỳ (con quái thú một chân) trong Quỳ Môn của Tam Hiệp, cũng như hình tượng (con rắn) của sông Trường Giang. Hơn nữa, cái chính quyền độc tài đỏ do Mao (tuổi rắn) thành lập ra, được sinh ra trong thổ nhưỡng đất đỏ của lưu vực sông Trường Giang. Vì vậy, giải thích nghĩa của chữ Quỳ trong Quỳ Môn chính là chỉ đến chính quyền độc tài của Trung Cộng mà Mao kiến lập.

Phần trên của chữ Quỳ (夔) gồm các bộ: bộ Thử (此), bộ Thủ (首), [và] bộ Tỵ (巳). Thủ có nghĩa là thủ lĩnh, nhắm chỉ thủ lĩnh đại diện cho Trung Cộng là Mao Trạch Đông; Tỵ trong 12 con giáp là con rắn, cũng gọi là tiểu long, Mao Trạch Đông tuổi rắn. Do vậy các bộ thủ “Thử, Thủ, Tỵ” cùng ghép lại với nhau thì có ý nghĩa là: đây là một thủ lĩnh cầm tinh con rắn, kiến lập nên một chính quyền độc tài mang bản tính của loài rắn độc. Phần dưới của chữ Quỳ (夔) có hai bộ là bộ Bát (八) và bộ Tri (夂). Bát là chỉ số tám, chỉ bát lộ [quân] của Trung Cộng, biểu trưng của chính quyền Trung Cộng là quân đội, phù hiệu trên lá cờ của quân đội Trung Cộng là “bát nhất” (ngày 1/8/1927 là ngày thành lập quân đội Trung Cộng); chữ Tri (夂) nghĩa từ sau đến, từ phía sau, điều này ngụ ý rằng: Mao Trạch Đông so với Viêm Đế là người đến sau.

Do đó, dù là giải thích theo nghĩa chữ Hán, hay giải thích theo nghĩa các bộ thủ, thì nội hàm của nó đều là chỉ Trung Cộng. Quỳ Môn: là cánh cổng bước vào của chế độ độc tài mang bản chất loài rắn do Mao Trạch Đông kiến lập. Một lý do nữa để chúng tôi nói rằng “Quỳ Môn” là cánh cửa của chính quyền độc tài Trung Cộng, là vì Trung Cộng đã biến Tam Hiệp thành cái hồ cá to lớn mà thế nhân đang nhìn chằm chằm vào —— Cù Đường Hiệp.

1.2. Cù Đường Hiệp

Từ Quỳ Môn về hướng Đông là Cù Đường Hiệp, đây là eo sông đầu tiên phía đầu nguồn của đập Tam Hiệp. Chữ Cù (瞿) trong Hán tự có nghĩa là mọi người đang nhìn chằm chằm, khiếp sợ mà nhìn vào; chữ Đường (塘) là cái hồ cá, do Trung Cộng xây đập chặn sông Trường Giang, vì xây đập Tam Hiệp mà đã biến sông Xuyên Giang vốn chảy xiết thành cái hồ cá cực lớn dài 600 km. Hiển nhiên, “Cù Đường” là chỉ đến hồ chứa nước Tam Hiệp do Trung Cộng xây dựng. Biểu hiện của nó trong ngày hôm nay đó là, đập nước Tam Hiệp đã trở thành tâm điểm theo dõi của cả thế giới.

Vậy thì tại sao mọi người lại lo lắng hoảng sợ nhìn vào cái hồ cá lớn hay hồ chứa nước Tam Hiệp này? Bởi vì bất cứ lúc nào đập Tam Hiệp đều có thể uy hiếp, đe dọa đến sự an toàn sinh mệnh của người dân ở ven hai bờ sông Trường Giang, dù là mưa to bão lũ, động đất, lở núi, hoặc bất kỳ một sự việc nào xảy ra, thì đều có thể làm cho hàng triệu sinh mệnh bị vùi lấp, đều có thể tạo thành đại kiếp nạn cho dân tộc Trung Hoa, vì vậy thật sự điều này rất đáng “hoảng sợ”. Hai bộ Mục (目– con mắt) của chữ Cù (瞿) ý để chỉ rằng rất nhiều con mắt đang nhìn chằm chằm vào đây; bộ Chuy (隹) ẩn ý cho chữ Nạn (难), mang ý nghĩa tai nạn. Trung Cộng dựa vào sự độc tài của chính quyền đã cho chặn dòng sông Trường Giang, xây dựng đập Tam Hiệp, biến sông Xuyên Giang của Tam Hiệp thành một hồ cá lớn. Vậy nên chữ Quỳ giải thích cho bản tính của chính quyền độc tài mang bản chất của con rắn Trung Cộng, mà Cù Đường là thể hiện mối quan tâm lo lắng của con người về sự an toàn của đập Tam Hiệp. Nếu Quỳ Môn là cổng lớn vào Tam Hiệp, chỉ cánh cổng của chính quyền độc tài, vậy thì vai trò lịch sử của Tam Hiệp chính là tượng trưng và đại biểu cho Trung Cộng.

Vậy cái chính quyền nửa rắn, nửa rồng của Trung Cộng này, rốt cuộc là một tổ chức như thế nào? Chúng tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo khi nói đến Vu Hiệp. Vu Hiệp chính là chỉ rằng: Trung Cộng là vu giáo.

1.3. Vu Hiệp

Vu Hiệp là hiệp trung (hay hiệp ở giữa – eo sông ở giữa) của Tam Hiệp, trải dài từ huyện Vu Sơn tỉnh Trùng Khánh đến huyện Ba Đông tỉnh Hồ Bắc. Toàn bộ Tam Hiệp đều thuộc về dãy núi Vu Sơn, vì vậy Vu (巫) chính là trung tâm và trọng tâm của Tam Hiệp. Vu là vu thuật, vu giáo, đây là chỉ bản chất của Trung Cộng. Chữ Ba (巴) trong tên huyện Ba Đông là chỉ con rắn to, hay đại xà, nó phù hợp với chữ Tỵ (巳) – con rắn trong chữ Quỳ (夔) của Quỳ Môn, điều này là chỉ rằng bản tính của Trung Cộng là con rắn lớn. Tên gọi huyện Ba Đông có nghĩa là: chỉ con rắn lớn đi đến phương Đông, là con rắn từ phương Tây đến phương Đông, là do Trung Cộng đi theo tư tưởng Mác của phương Tây.

Ý nghĩa bộ thủ của chữ Vu (巫), cũng là biểu hiện của Trung Cộng. Bởi vì chữ Vu (巫) là do chữ Công (工) và hai chữ Nhân (人) tạo thành. “Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân”, đây là điều mà Trung Cộng tự nói về mình. Chúng ta thấy, chữ Giang (江) trong Trường Giang có chữ Công (工); mà chữ Vu trong “vu giáo” cũng có chữ Công (工); mà chữ Hồng (红) – chỉ màu đỏ, biểu trưng cho Trung Cộng cũng có chữ Công (工) ở trong đó. Trên thực tế, nghĩa gốc nội hàm của chữ Công (工) cũng chính là bao hàm ý tứ dùng công nhân để chỉ cho Trung Cộng. Vì thế chữ Vu trong từ “vu giáo” sử dụng chữ Công và chữ Nhân để biểu hiện bản chất của tổ chức Trung Cộng ——- một tổ chức vu giáo lớn nhất trên thế giới.

Nói Trung Cộng là vu giáo, tuyệt nhiên không chỉ là nói về hình thức. Bởi vì Trung Cộng có tổ chức và hệ thống lý luận tương tự một tôn giáo. Ví dụ, Trung Cộng có một mục tiêu rõ ràng là tạo nên thiên đường chủ nghĩa cộng sản ở nhân gian; giáo lý của Trung Cộng là chủ nghĩa Mác Lê-nin và điều lệ đảng; Trung Cộng có giáo quy chặt chẽ là nội quy đảng; Trung Cộng có rất nhiều giáo đường là các trường đảng (kể cả các phòng họp đảng, được trang trí như lễ đường của giáo phái Trung Cộng, có treo ảnh lãnh tụ, treo cờ đảng, nhạc chào cờ theo nghi thức tôn giáo… có ở tất cả các cấp địa phương, các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…); Trung Cộng phân chia rất nhiều đảng viên ở các đẳng cấp được phân chia rất rõ ràng; Trung Cộng lôi kéo mạnh tín đồ với số lượng lớn, với số đảng viên, đoàn viên rất lớn; v.v. Vì vậy Trung Cộng thực sự là một loại tôn giáo không hơn không kém, hơn nữa còn là vu giáo mang bản tính của con rắn.

Trung Cộng thực sự biểu hiện mình là vu giáo không chỉ ở mặt hình thức, mà ở mặt hành vi, nó cũng mang những đặc điểm điển hình của vu giáo. Tất cả những người gia nhập các tổ chức Trung Cộng (đảng, đoàn, đội) đều phải thực hiện nghi thức giơ nắm tay thề độc trước lá cờ máu: thề rằng sẽ dâng hiến cuộc đời của mình cho Trung Cộng; tất cả các thành viên của tổ chức Trung Cộng chỉ có thể vào chứ không được ra, nếu không sẽ bị đảng trừng phạt; tất cả những người gia nhập các tổ chức Trung Cộng không được có bất kỳ một tư tưởng riêng nào của bản thân mình, không thể nói bất cứ điều gì trái với đảng, ngay cả đối với những việc lớn như xây dựng đập Tam Hiệp cũng không được nói, nếu không thì chính là không cùng hội với Trung Cộng. Những điều đó chẳng phải là vu giáo và tà giáo điển hình sao?

Vậy nên, Trung Cộng là một vu giáo thực sự, hơn nữa còn là một tà giáo đích thực. Trung Cộng đã là một vu giáo, là một tổ chức tà linh, vậy thì rốt cuộc tà linh Trung Cộng này từ đâu đến? Tây Lăng Hiệp sẽ nói rõ Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây. Chúng ta sẽ cùng bàn luận về Tây Lăng Hiệp.

1.4. Tây Lăng Hiệp

Chữ Tây là chỉ phương Tây; chữ Lăng là chỉ lăng mộ, đương nhiên nó chỉ âm linh. Do đó hàm nghĩa của tên gọi “Tây Lăng Hiệp” là chỉ bóng ma đến từ phương Tây. Chủ đề của Tam Hiệp chính là dùng để thể hiện Trung Cộng, do vậy bóng ma đến từ phương Tây mà Tây Lăng Hiệp tượng trưng, đích thị là chỉ Trung Cộng. Cũng giống như tên gọi của huyện Ba Đông, là chỉ rằng con rắn từ phương Tây đến phương Đông, hay bóng ma đến từ phương Tây.

Thủy tổ của Trung Cộng là Các Mác ở phương Tây. Trong mở đầu của Tuyên ngôn Cộng sản, Mác đã nói: “Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu – Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản”. Mác coi chủ nghĩa cộng sản như là một bóng ma, kỳ thực ở đằng sau chủ nghĩa cộng sản xác thực là một bóng ma, nó chính là con rắn lớn, con rồng đỏ, con thú được nói trong Kinh Khải Huyền, cũng chính con thú một chân nửa rắn nửa rồng (Quỳ) được chỉ đến trong Quỳ Môn của Tam Hiệp. Văn hóa lịch sử của phương Đông và phương Tây đều có những điểm kỳ lạ, nguyên nhân là: Trung Cộng chính là tà ác cuối cùng của nhân loại đã được đề cập đến trong Kinh Khải Huyền [1]. Cho nên, tên gọi của Tây Lăng Hiệp biểu thị rằng: Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây. Tam Hiệp có Quỷ Thành ở huyện Phong Đô rất nổi tiếng, “Quỷ Thành của Phong Đô” thực ra là để nói rõ hơn việc Trung Cộng chính là tà linh vu giáo, tức là từ một ý nghĩa khác mà nói, Quỷ Thành ở Phong Đô chính là biểu hiện và tượng trưng cho Tam Hiệp và Trung Cộng.

Tam Hiệp nằm ở đoạn Xuyên Giang của Trường Giang, từ Nghi Tân đến Nghi Xương, dài khoảng 600 km. Tên gọi của Nghi Tân và Nghi Xương đều có chữ Nghi (宜), chữ Nghi trong từ “thích nghi”, chỉ rằng lưu vực sông Trường Giang là nơi cực kỳ thích hợp cho bóng ma đến từ phương Tây dừng chân trú ngụ. Chữ Tân (宾) trong từ Nghi Tân là chỉ người khách, chỉ vị khách – bóng ma ấy đến từ phương Tây. Chữ Xương (昌) trong từ Nghi Xương là hưng thịnh phát đạt, chỉ rằng đây là nơi rất thích hợp để vị khách là bóng ma Trung Cộng hưng thịnh phát đạt.

Biểu hiện của việc này là tỉnh Giang Tây bên bờ sông Trường Giang gọi tắt là Cán. Chủ đề của Giang Tây là thể hiện tín ngưỡng của Trung Cộng, tức là chủ nghĩa Mác ở phương Tây. Trong từ Giang Tây thì chữ Giang chỉ sông Trường Giang, tức là con rắn lớn Trung Cộng; chữ Tây là chỉ phương Tây, tức là bóng ma chủ nghĩa cộng sản của Mác. Ý nghĩa của cái tên Giang Tây chính là: Trung Cộng tín phụng bóng ma đến từ phương Tây của Mác. Chữ Cán (赣) được cấu tạo từ các bộ thủ là: bộ Chương (章), bộ Tuy (夂), bộ Công (工) và bộ Bối (贝). Chương (章), có nghĩa là điều lệ, chỉ đến tuyên ngôn đảng cộng sản của Mác, được nêu trong điều lệ đảng của Trung Cộng; chữ Tuy (夂) trong tiếng Hán nghĩa là đến sau, cũng có nghĩa sau này (liên quan hậu duệ của Viêm Đế), là chỉ việc Trung Cộng được truyền từ phương Tây đến; chữ Công (工) là chỉ Trung Cộng, vì “Đảng Cộng sản Trung Quốc là đội quân tiên phong với nòng cốt là giai cấp công nhân”; chữ Bối (贝) nghĩa là bảo bối. Vậy thì, ý nghĩa nội hàm của chữ Cán chính là: Trung Cộng coi tuyên ngôn đảng cộng sản của Mác là bảo bối.

Có thể thấy rằng thông qua hàm nghĩa tên gọi của Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, thì Tam Hiệp của Trường Giang tiết lộ toàn diện bản tính của chế độ độc tài Trung Cộng, rằng đó đích thị là một tổ chức tà linh; tiết lộ bản chất của chế độ độc tài Trung Cộng là vu giáo; tiết lộ lai lịch linh hồn của Trung Cộng chính là bóng ma đến từ phương Tây. Cũng chính là nói, Tam Hiệp là thể hiện tượng trưng của chính quyền độc tài Trung Cộng. Đây là chủ đề của Tam Hiệp.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261049

[1] Mời xem thêm: https://chanhkien.org/2011/04/mot-vai-hieu-biet-ve-sach-khai-huyen.html: Trong “Khải Huyền 12: 3” nói rằng “có một con rồng lớn màu đỏ”; “Khải Huyền 12: 9” cũng viết: “Con rồng lớn là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và nó cũng được gọi là Satan. Nó mê hoặc cả thế giới”

The post Nhị long hý châu (6): Đập Tam Hiệp (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hí châu (5): Trường Giang (Phần 2)https://chanhkien.org/2022/03/nhi-long-hi-chau-5-truong-giang-phan-2.htmlThu, 24 Mar 2022 09:10:21 +0000https://chanhkien.org/?p=28450Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] 2. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng Sông Trường Giang là biểu hiện thực tế của văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Người ta thường nói đất nào trồng ra cây ấy. Lịch sử đến ngày hôm nay, như chúng ta thấy, thổ nhưỡng màu […]

The post Nhị long hí châu (5): Trường Giang (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

2. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng

Sông Trường Giang là biểu hiện thực tế của văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Người ta thường nói đất nào trồng ra cây ấy. Lịch sử đến ngày hôm nay, như chúng ta thấy, thổ nhưỡng màu đỏ ở lưu vực sông Trường Giang là nơi nuôi dưỡng và phát sinh ra văn hóa đảng và chính quyền đỏ của Trung Cộng.

Chúng ta đều biết, sự kiện đánh dấu Đại hội Đảng lần thứ nhất của Trung Cộng là cuộc tụ họp [của một số đảng viên Trung Cộng] trên chiếc thuyền màu đỏ ở Thượng Hải (ngày 23 tháng 7 năm 1921); ngoài ra, địa danh Thụy Kim thuộc tỉnh Giang Tây là căn cứ địa đỏ quan trọng nhất trong thời kỳ đầu của Trung Cộng; hơn nữa còn có cuộc khởi nghĩa Nam Xương (tỉnh Giang Tây) xảy ra vào ngày 1-8-1927 tượng trưng cho chính quyền đỏ của Trung Cộng; còn có sự kiện “tinh thần Hồng Nham” ở Trùng khánh (Ở Trùng Khánh có tòa nhà tưởng niệm cách mạng Hồng Nham, là một địa điểm ngoại giao quan trọng của Trung Cộng) v.v. và còn không ít dẫn chứng khác nữa. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn phát hiện ra rằng các nhân vật đứng đầu của Trung Cộng như Mao Trạch Đông (người Hồ Nam), Lưu Thiếu Kỳ (người Hồ Nam), Chu Đức (người Tứ Xuyên), Chu Ân Lai (người Giang Tô), Đặng Tiểu Bình (người Tứ Xuyên), Giang Trạch Dân (người Giang Tô), Hồ Cẩm Đào (người An Huy) v.v. đều là người ở miền đất màu đỏ này của lưu vực sông Trường Giang. Tập Cận Bình tuy gốc gác ở Thiểm Tây, nhưng Tập lại đi lên từ Triết Giang và Thượng Hải, đó đều là vùng thuộc lưu vực sông Trường Giang (Tập làm bí thư tỉnh Triết Giang trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, bí thư thành ủy Thượng Hải năm 2007, sau đó năm 2008 nhậm chức phó chủ tịch nước Trung Quốc). Nghĩa là, miền đất màu đỏ ở lưu vực sông Trường Giang là nơi thai nghén ra văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng, sản sinh ra chính quyền đỏ Trung Cộng.

Chúng ta đều biết rằng, lực đồng hóa của dân tộc Trung Hoa là rất mạnh, vậy mà chủ nghĩa cộng sản của Mark sản sinh ra từ phương tây, lại có thể cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc tại phương đông, đây là chuyện duy nhất xuất hiện trong lịch sử 5000 năm của dân tộc Trung Hoa. Đây là vì sao vậy? Nguyên nhân là ở Trung Quốc có thổ nhưỡng thích hợp cho lý tưởng chủ nghĩa cộng sản cắm rễ và phát triển. Mao Trạch Đông vốn là người tuổi rắn, Mao đã tạo ra văn hóa tà đảng biến dị, bệnh tật, không bình thường. Hơn nữa, thổ nhưỡng của Trường Giang lại phù hợp cho lý tưởng chủ nghĩa cộng sản cắm rễ, phù hợp để nuôi dưỡng tư tưởng Mao.

Bởi vì lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là “phá bỏ thế giới cũ, kiến lập một thế giới mới đại đồng”. Do vậy chúng ta thấy, trong gần 100 năm qua từ khi Trung Cộng thành lập, nó toàn làm những điều như: đầu độc nhân tâm, tôn sùng bạo lực, đấu đá nội bộ, giết người tàn nhẫn, phá hoại trật tự, vũ trang đoạt quyền, tự tạo tai nạn thảm họa v.v.. Chúng ta có thể khái quát văn hóa đảng Trung Cộng bằng ba chữ là “ giả, ác, đấu”, đây là nòng cốt của văn hóa đảng màu đỏ Trung Cộng.

Trong chữ “Cộng Công” thì chữ “Cộng” (共) là chỉ “Trung Cộng”; chữ “Công” (工) là chỉ “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tiên phong của giai cấp “công” nhân. Xưa kia Cộng Công tức giận húc đầu vào núi Bất Chu, tạo nên Đại Hồng Thủy gây tai nạn làm nhấn chìm cả dân tộc Hoa Hạ; còn Trung Cộng ngày nay lại chặn đứng sông Trường Giang, xây dựng Đập Tam Hiệp, cũng tương tự với việc tạo ra lũ lụt khủng khiếp, khiến cho người dân Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm. Vì sao chữ “Hồng” (洪) trong Hồng Thủy lại dùng chữ “Cộng” (共) trong Cộng Công, cũng là chữ “Cộng” trong Trung Cộng để thể hiện? Chính là để nói rằng, cả Trung Cộng và Cộng Công đều là con mãnh thú hồng thủy. Tức là, Trung Cộng chính là tai nạn, là hóa thân của tai họa. Người tạo ra văn hóa đảng Trung Cộng là Mao Trạch Đông, dù là Mao “Trạch Đông” hay Giang “Trạch Dân”, thì đều ẩn chứa nội hàm với ý nghĩa là mang đến tai họa trầm trọng cho người dân Trung Quốc.

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào thảm họa văn hóa vô hình do Trung Cộng tạo ra. Điều Mao Trạch Đông tạo ra là: giang sơn đất nước màu đỏ. Sau khi cướp đoạt được chính quyền, tội ác lớn nhất của Mao chính là phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Mục đích của Đại Cách mạng Văn hóa là để tiêu hủy triệt để văn minh màu vàng của Trung Hoa, xóa trừ tận gốc nền văn hóa truyền thống chính thống, thay vào đó là văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng đã ở trên cơ điểm cao nhất của văn minh nhân loại – [cơ điểm] văn hóa, [chính] từ góc độ văn hóa để cải tạo tư tưởng con người, từ đó mà đạt mục đích “cải biến màu sắc” của xã hội. Vì sao Trung Cộng lại độc tài? Vì sao Trung Cộng lại cố gắng hết sức để hạn chế tự do ngôn luận? Mục đích là hạn chế gắt gao văn hóa truyền thống, bảo hộ hệ thống văn hóa đảng màu đỏ không bị chết yểu.

Sau khi cướp được chính quyền, Trung Cộng đã liên tục tạo ra các cuộc vận động, thông qua các cuộc vận động [nó] đã trấn áp và giết chết hàng chục triệu người. Nhìn bên ngoài thì biểu hiện như là đấu tranh chính trị, kỳ thực mục đích thực sự của Trung Cộng là hủy diệt đi nhân tính, dùng thủ đoạn khủng bố đàn áp nhân dân, nhằm xóa bỏ những tư tưởng văn hóa truyền thống còn lưu tồn trong tiềm thức của con người. Mục đích của nó là thay đổi tư tưởng nhân dân, cải biến nhân tính thành đảng tính. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là văn hóa phụ của nhân loại, là thứ ác độc, là biểu hiện của thú tính, nó không phải là thứ con người nên có, đây là chỗ tà ác nhất của Trung Cộng. Bởi vì, khi trong tư tưởng của con người hoàn toàn lấp đầy bởi văn hóa phụ diện, văn hóa ác độc, thì đó là lúc dân tộc này sẽ bị tiêu hủy triệt để. Đó chính là thảm họa cực lớn đối với dân tộc Trung Hoa.

Chính vì có sự thiết lập hệ tư tưởng văn hóa đảng của Mao và hoàn cảnh khủng bố từ các cuộc vận động của Mao tạo nên, mà nhờ đó Giang Trạch Dân mới có thể tiến hành đàn áp và sát hại một đoàn thể người tu tập theo tôn chỉ “Chân – Thiện – Nhẫn”, hơn nữa còn tiến hành đàn áp bức hại vô cùng tàn nhẫn. Bởi vì “Chân – Thiện – Nhẫn” là giá trị phổ quát đã bén rễ trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, cho nên Trung Cộng tuyệt đối không chấp nhận quan niệm này, nó đã phủ nhận và đàn áp giá trị phổ quát của “Chân – Thiện – Nhẫn”, phủ nhận văn hóa chính thống. Hậu quả tất yếu là đến nay xã hội đã tràn lan văn hóa “giả, ác, đấu” phụ diện. Khi giá trị chân chính bị phủ nhận, thì cái phụ diện sẽ nổi nên, đây chính là quy luật của lịch sử. Vì vậy chúng ta thấy, đạo đức ở xã hội Trung Quốc đã tiêu vong nhanh chóng, chính là bắt đầu từ cách trị quốc bằng tham nhũng, bằng dâm loạn của Giang Trạch Dân.

Sự kiện đánh dấu cuộc đàn áp bức hại giá trị phổ quát của “Chân – Thiện – Nhẫn” là vụ “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn” vào ngày 23/1/2001 do Trung Cộng dàn dựng nhằm ý đồ ngụy tạo chứng cứ để hủy hoại hình ảnh Pháp Luân Công trong lòng người dân. Biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn” đã được miêu tả cụ thể chi tiết từ lịch sử tại Núi Hành Sơn, thuộc Nam Nhạc, tỉnh Hồ Nam. Chủ đề của Hành Sơn, Nam Nhạc là biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”. Tỉnh Hồ Nam được gọi tắt là Tương(湘, Tương có hàm nghĩa là chỉ sự thật {chân tướng}. Ngọn núi Chúc Dung của núi Hành Sơn chính là biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”. Chúc Dung là vị Thần cai quản về lửa, trong lịch sử có ghi chép về những Chúc Dung khác nhau, Chúc Dung núi Hành Sơn chính là Dung Quang. Có một thành ngữ tiếng Hán là “Dung Quang hoán phát” (“Hoán phát” là chỉ ánh lửa sáng sủa, rạng rỡ). Điều đó để ám chỉ rằng: Trung Cộng đã cải tạo “diện mạo” để tạo ra sự sáng sủa giả tạo của nó.

Lịch sử đã sử dụng văn chương để đặt định từ văn hóa của một ngọn núi nhằm thể hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”, là bởi vì sự ảnh hưởng quá lớn của sự việc này: thời gian thiêu đốt quá dài, ảnh hưởng trên phạm vi quá rộng, hậu quả của nó quá nghiêm trọng. Có bao nhiêu người đã tin vào sự tuyên truyền về vụ án “tự thiêu giả mạo” này mà thù địch, thậm chí hằn thù với Pháp Luân Công? Người tin tưởng vào sự tuyên truyền vụ án “tự thiêu giả” của Trung Cộng thì chính là đồng tình với Trung Cộng. Đồng tình với Trung Cộng chính là cách ly, xa rời với “Chân – Thiện – Nhẫn”, vì từ nội tâm họ đã cho rằng “giả, ác, đấu” của Trung Cộng mới là phù hợp, là đúng đắn. Vì vậy, từ góc độ này mà nói, núi Hành Sơn là đại biểu cho “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”, cũng giống như một cái cân, giống như một hòn đá thử vàng, đo lường lòng người (Chữ Hành trong Hành Sơn còn có nghĩa là cái cân).

Xét từ ý nghĩa này thì Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân là hai tội đồ lớn nhất của dân tộc Trung Hoa. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là gì? Đó là sự phủ định văn hóa truyền thống, sùng bái học thuyết vô thần, chủ trương “giả, ác, đấu”, giết người hàng loạt, tấn công tín ngưỡng tôn giáo, khởi xướng chủ nghĩa cực đoan ích kỷ ham muốn vật chất v.v., tất cả những thứ đó đều là biểu hiện cụ thể của văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Vì vậy, văn hóa đảng của Trung Cộng được gây dựng dựa vào văn hóa phụ diện của dân tộc Hoa Hạ, tập hợp trong nó tất cả các nhân tố phụ diện trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa là một thứ văn hóa phát huy mạnh mẽ những mặt phụ diện và đi theo con đường tà ác.

Chúng ta hãy xem xét các biểu hiện, chú giải về tỉnh Giang Tô của sông Trường Giang. Giang Tô gọi tắt là Tô. Chủ đề của Giang Tô chính là Tô, là thức tỉnh (từ “tô tỉnh” 苏醒 trong tiếng Trung có nghĩa là thức tỉnh): văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng đã dựa vào bóng ma của chủ nghĩa cộng sản phương Tây mà thay hình đổi dạng, bước lên vũ đài lịch sử và tuyên truyền học thuyết của nó.

Nhưng khi Trung Cộng được thành lập, trưởng thành, phát triển, cho đến lúc nó cướp được chính quyền, đặt thủ đô ở Bắc Kinh – vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, trấn giữ chắc Hoàng Hà, thì chính quyền đỏ của Trung Cộng đã hoàn toàn chiếm giữ được đại lục, đó là lúc đánh dấu văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng đã bước lên vũ đài, chiếm giữ được ưu thế. Hơn nữa, thông qua cuộc “Đại cách mạng văn hóa” nó đã tiêu diệt, xóa sổ triệt để những gì thuộc về văn hóa truyền thống, thực hiện “Tổ quốc giang sơn đỏ” (để đánh dấu sự kiện này, năm 1968 Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Tổ quốc giang sơn đỏ”). Chính điều này đã đánh dấu sự thức tỉnh của con rắn Trường Giang. Vì vậy, chủ đề thức tỉnh của Giang Tô, là chỉ sự thức tỉnh của con rắn Trường Giang đại biểu cho văn hóa phụ diện của Trung Quốc, tức là Trung Cộng đã triển khai kế hoạch đỏ của nó.

Ngoài ra, chữ Tô này còn là chữ Tô trong họ của Đát Kỷ (Tô Đát Kỷ). Điều này càng thể hiện rằng Trung Cộng là ma quỷ phụ thể (Tô Đát Kỷ bị một con hồ ly phụ thể); đồng thời nó đã đánh thức con cóc Giang thây thối nát 5000 năm, Giang Trạch Dân là người Dương Châu, tỉnh Giang Tô, là con cóc tinh chuyển sinh.

Mọi người đều biết câu chuyện người nông dân và con rắn (1). Mao Trạch Đông là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nông dân: khi con rắn sông Trường Giang thức tỉnh, thì chính là lúc nó cắn vào người nông dân Trung Quốc, tức là nói rằng, những người nông dân sẽ bị văn hóa đảng của Trung Cộng mà cụ thể là tư tưởng Mao tẩy não. Vì vậy, văn hóa đảng Trung Cộng chính là thảm họa của người Trung Quốc.

Vì vậy, biểu hiện thực tế của sông Trường Giang chính là biểu hiện văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là thảm họa vô hình của người Trung Hoa.

Biểu hiện thực tế của sông Trường Giang còn có biểu hiện của một thảm họa hữu hình do Trung Cộng mang đến cho người Trung Quốc, tức là Đập Tam Hiệp. Mời các bạn đón đọc những phân tích về Đập Tam Hiệp của chúng tôi ở phần sau.

Chú thích:

(1) Chuyện người nông dân và con rắn:

Một nông dân đi qua cánh đồng của anh ta vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Trên mặt đất có một con rắn nằm bất động và như thể bị đông lạnh. Người nông dân biết con rắn có thể chết, nên anh ta nhặt nó lên, đặt nó vào ngực anh để làm ấm và muốn cứu nó sống lại. Con rắn sớm hồi sinh, và khi nó có đủ sức mạnh, nó đã cắn chết người nông dân, người đã tử tế cứu nó sống lại. Người nông dân cảm thấy rằng anh ta sắp phải chết. Khi trút hơi thở cuối cùng của mình, anh nói với những người đứng xung quanh rằng: “Các bạn hãy học hỏi từ số phận của tôi, không thể thương hại một đứa vô lại được”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261048

(Còn tiếp)

Phần tiếp theo: Đập Tam Hiệp (Phần 1)

The post Nhị long hí châu (5): Trường Giang (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hý châu (4): Trường Giang (Phần 1)https://chanhkien.org/2022/02/nhi-long-hy-chau-4-truong-giang-phan-1.htmlThu, 03 Feb 2022 08:20:10 +0000https://chanhkien.org/?p=28271Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] II. Trường Giang Sông Trường Giang còn gọi là Thiên Tiệm (rãnh trời), Cửu Phái, Dương Tử Giang. Sông Trường Giang xuất phát từ cao nguyên Thanh Tạng đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc là thượng lưu; đoạn từ Nghi Xương, Hồ Bắc đến Hồ Khẩu thuộc Giang Tây […]

The post Nhị long hý châu (4): Trường Giang (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

II. Trường Giang

Sông Trường Giang còn gọi là Thiên Tiệm (rãnh trời), Cửu Phái, Dương Tử Giang. Sông Trường Giang xuất phát từ cao nguyên Thanh Tạng đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc là thượng lưu; đoạn từ Nghi Xương, Hồ Bắc đến Hồ Khẩu thuộc Giang Tây là trung lưu; đoạn từ Hồ Khẩu, Giang Tây đến Thượng Hải nhập vào cửa biển là hạ lưu. Dù xét từ góc độ cảnh quan hay văn hóa lịch sử, thì trung tâm {trọng tâm} của sông Trường Giang đều nằm tại Tam Hiệp. Tam Hiệp cũng là trọng điểm được diễn giải trong phần này. Nếu nói Trường Giang là đại biểu của văn hóa rồng đỏ, thì biểu hiện lịch sử của nó là văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế; còn biểu hiện thực tế của nó là văn hóa đảng đỏ của Trung cộng.

Như đã nói ở phần trước, sông Trường Giang là mạch kế thừa văn hóa Xích long màu đỏ của Viêm Đế, nhưng mà văn hóa rồng đỏ màu đỏ này là văn hóa phụ của dân tộc Trung Hoa. Trên thực tế, đá sa thạch đỏ của sông Trường Giang không chỉ khắc ghi văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế, mà trong lịch sử ngày nay, mảnh đất màu đỏ này còn thai nghén ra văn hóa đảng màu đỏ của Trung cộng ngày càng xấu xa và đã đi theo con đường tà ác. Những thương tổn mà văn hóa đảng đỏ của Trung cộng đã gây ra cho dân tộc Trung Hoa còn thảm khốc hơn nhiều lần trận đại hồng thủy do Cộng Công đã tạo ra trong lịch sử. Đây là kết luận được đúc rút từ lịch sử, từ việc triển hiện của lịch sử đã qua.

1. Văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế

Biểu hiện lịch sử của sông Trường Giang là: văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế, đó là văn hóa phụ. Vậy phải lý giải và nhận thức về văn hóa phụ rồng đỏ mà Viêm Đế đại biểu như thế nào? Cả Hoàng Đế và Viêm Đế đồng thời xuất hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó thế lực của bộ lạc Hoàng Đế không ngừng lớn mạnh, Hoàng Đế đã trở thành thủ lĩnh của lưu vực sông Hoàng Hà. Vì thế Viêm Đế rất không phục, “nộ hỏa thăng đằng” – nóng giận khởi phát (viêm 炎 – tức là nóng), quyết ý tranh đoạt ngôi đế với Hoàng Đế, vì vậy Viêm Đế đã phát động cuộc chiến tranh với Hoàng Đế. Kết cục cuối cùng là Viêm Đế bị Hoàng Đế đánh bại, thế lực tàn dư của Viêm Đế dần dần đi đến lưu vực sông Trường Giang và ngụ ở phía nam của dòng sông này. Đây là tường thuật khái quát về cuộc tranh giành ngôi đế giữa Hoàng Đế và Viêm Đế trong lịch sử.

Cộng Công là hậu duệ của Viêm Đế (cháu năm đời của Viêm Đế), vì tranh ngôi đế thất bại, đã tức giận húc đổ núi Bất Chu, gây ra thiên tai đại hồng thủy lớn nhất trong lịch sử dân tộc Hoa Hạ, do đó trong lịch sử mới ghi lại chuyện Đại Vũ trị thủy. Cộng Công có hai đại thần nổi tiếng xấu xa là Tương Liễu và Phù Du. Tương Liễu mang hình dạng thân rắn có chín đầu người, rất giỏi tạo ra lũ lụt; năng lực của Phù Du là tà thuật lừa dối, mê hoặc nhân tâm. Theo lịch sử ghi chép, đa số hậu duệ của Viêm Đế đều là hung thần ác sát chuyên làm những việc xấu xa bại hoại.

Dựa trên những phân tích trên, chúng ta có thể tổng kết một cách khái quát về văn hóa phụ rồng đỏ của Viêm Đế. Chữ Viêm (炎) trong tên của Viêm Đế là do hai chữ hỏa (火) đặt chồng lên nhau, chữ Viêm này đại biểu cho văn hóa phụ diện của nhân loại, văn hóa phụ diện này biểu hiện ra là: phát hỏa nổi cáu, tức giận, thù hận, phục thù trả thù, ghen ghét đố kỵ, lừa dối, giả tạo, nói dối, mạ lỵ người, dâm loạn, phá hoại, bạo lực, sát hại, ăn cướp, chiếm đoạt v.v…, tóm lại có thể khái quát là “giả, ác, đấu” mất đi lý trí. Đó là văn hóa phụ diện của nhân loại, là văn hóa ở trạng thái mang bệnh, giống như người có bệnh, biểu hiện của họ lúc đó là phát “viêm”. Đó là đạo lý tại sao văn hóa phụ diện mà “Viêm” (炎) Đế đại biểu lại dùng hai chữ hỏa (火) đặt chồng lên nhau để tạo hình.

Viêm Đế bản thân là một người khai mở lịch sử, ông đã là “tấm gương đầu tiên” về người đố kỵ, đoạt quyền, tranh đấu, phá hoại, sát nhân. Chúng ta biết rằng, cháu của Viêm Đế là Cộng Công chính là người gây thảm họa đại hồng thủy cho dân tộc Hoa Hạ trong lịch sử. Là do Cộng Công tức giận húc đầu vào núi Bất Chu ở phía tây bắc, tạo thành tai nạn gần như xóa sổ dân tộc Hoa Hạ. Rõ ràng Cộng Công là người phá hoại thế giới, là đại diện của người tạo ra tai họa.

Dựa trên sự phân tích từ những sự tích lịch sử về Cộng Công và Viêm Đế được lưu truyền rộng rãi mà nhiều người biết, chúng ta có thể thấy được biểu hiện chủ yếu của Viêm Đế và các hậu duệ của ông ta là: đấu đá nội bộ, tôn sùng bạo lực, giỏi nhất là khả năng mê hoặc lòng người (lừa dối), phá hoại trật tự, tạo ra các tai nạn thảm khốc… Tuy rằng chiến tranh giữa các bộ lạc trong thời đại Hoàng Đế và Viêm Đế là bình thường, nhưng từ quan điểm đặt định văn hóa trong lịch sử thì lịch sử coi những quan niệm và hành vi của họ tộc Viêm Đế là bất chính, chính là nói những “gen” văn hóa do Viêm Đế đại biểu này không phải là văn hóa chính thống của nhân loại, mà là văn hóa phụ diện. Chúng tôi phát hiện một hiện tượng rất thú vị và cũng rất quan trọng đó là: Viêm Đế mang hình tượng thân người đầu bò, Cộng Công mang hình tượng là mặt người thân rắn tóc đỏ son, Tương Liễu là thân rắn chín đầu, Phù Du là hung thần ác sát, Thần lửa Chúc Dung của gia tộc Viêm Đế cũng là “Chúc Dung phương nam có hình tượng mặt người thân thú” được miêu tả trong Sơn Hải Kinh, chương Hải ngoại nam kinh. Vậy thì chúng ta không thể không đặt câu hỏi: vì sao mà hình tượng của Viêm Đế và các hậu duệ đều là biểu hiện của thú vật, mà lại không phải là hình tượng con người hoàn chỉnh?

Kỳ thực đây chính là dụng ý của lịch sử: gia tộc Viêm Đế là “ngưu quỷ xà thần” 牛鬼蛇神 (đầu trâu mặt ngựa), văn hóa rồng đỏ do Viêm Đế đại biểu không phải là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa, văn hóa này có bộ phận khá thú tính, hoặc chính là có biểu hiện thú tính, không phải là những thứ mà con người nên có. Màu sắc đại diện cho văn hóa phụ mang theo thú tính do Viêm Đế đại biểu này là màu hồng và màu đỏ. Bởi vì Viêm Đế còn được gọi là Xích Đế (Xích là chỉ màu đỏ). Đây là điều chúng ta nhìn thấy được, vì sao sau khi thua Hoàng Đế gia tộc Viêm Đế lại đến lưu vực sông Trường Giang: bởi vì lưu vực sông Trường Giang là thổ nhưỡng màu đỏ; lưu vực sông Trường Giang được đặt định cho văn hóa thú tính (rắn), là văn hóa phù thủy, tà thuật, bất chính. Đây là vùng đất thích hợp cho gia tộc Viêm Đế cư ngụ.

Vì vậy chúng ta thấy rằng, sự phân bố văn hóa của nền văn minh Trung Hoa là: lưu vực sông Hoàng Hà biểu hiện bằng màu vàng là đại biểu cho văn hóa chính thống và văn hóa chính của nhân loại; còn lưu vực sông Trường Giang biểu hiện bằng màu đỏ là đại biểu văn hóa phụ diện, văn hóa phi chính thống. Đây là sự sắp đặt của lịch sử cho nền văn hóa của Trung Hoa.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261048

The post Nhị long hý châu (4): Trường Giang (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hý châu (3): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 2)https://chanhkien.org/2022/01/nhi-long-hy-chau-3-van-hoa-hoang-long-mau-vang-van-hoa-xich-long-mau-do-phan-2.htmlSun, 30 Jan 2022 10:34:31 +0000https://chanhkien.org/?p=28314Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] 2. Rồng đỏ Trường Giang Sông Trường Giang có hình thế ngoằn ngoèo uốn khúc, trông giống như một con rắn to đang chạy trên mặt đất, đầu hướng về phía đông, đuôi thì vểnh về phía tây; cửa biển của sông Trường Giang loe ra như hình chiếc […]

The post Nhị long hý châu (3): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

2. Rồng đỏ Trường Giang

Sông Trường Giang có hình thế ngoằn ngoèo uốn khúc, trông giống như một con rắn to đang chạy trên mặt đất, đầu hướng về phía đông, đuôi thì vểnh về phía tây; cửa biển của sông Trường Giang loe ra như hình chiếc kèn đồng, nhìn trông giống như cái miệng của một con rắn lớn đang há ra trong tư thế muốn nuốt chửng hòn đảo Sùng Minh — tên đảo có nghĩa là “người tôn kính, ủng hộ ánh sáng” (Sùng Minh là đảo lớn thứ hai sau đảo Hải Nam, thuộc huyện Sùng Minh của Thượng Hải). Sông Trường Giang được gắn với hình tượng của một con rắn, việc đặt định vai trò lịch sử này không chỉ dựa trên hình dạng mà nó biểu hiện mà còn dựa vào sự thể hiện của nội hàm văn hóa được phân bố trên những khu vực khác nhau của sông Trường Giang.

Đầu tiên, chúng ta sẽ thông qua hình dạng mà sông Trường Giang biểu hiện để tìm hiểu vai trò mà lịch sử đã đặt định cho dòng sông này. Tên “Trường Giang” là tên gọi chung cho con sông này, bởi vì Trường Giang là do rất nhiều đoạn sông khác nhau hợp thành: khởi nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, đến đoạn chảy qua Nghi Xuân tỉnh Tứ Xuyên được gọi là Kim Sa Giang; đoạn từ Nghi Xuân đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc gọi là Xuyên Giang; đoạn từ Chi Giang tỉnh Hồ Bắc đến Thạch Lăng Cơ tỉnh Hồ Nam gọi là Kinh Giang; đoạn hạ lưu đi qua tỉnh Giang Tô gọi là Dương Tử Giang. Từ cách gọi tên của sông Trường Giang ta có thể biết được tên gọi “Trường Giang” là một khái niệm của một thể tập hợp, là thứ vô hình. Hình thức tên gọi này của sông Trường Giang, kỳ thực đã thể hiện ra đặc trưng ‘tiết’ đoạn của nó: ví như nơi khởi nguồn của Tam Hiệp sông Trường Giang là Phụng Tiết (thuộc tỉnh Trùng Khánh), Quý Châu có Tất Tiết, đều có chữ “Tiết” (节) ở trong đó. Xét từ bộ thủ của chữ “Giang” (江) trong từ “Trường Giang” (长江) là có bộ “công” (工) : trong ý nghĩa tượng hình của chữ công (工), thì nét sổ thẳng “丨” ở giữa là có hàm ý là chỉ sự phân chia, phân đoạn của dòng sông này.

Trường Giang được biểu hiện bằng hình tượng phân đoạn, kỳ thực điều này đã thể hiện cho thuộc tính sinh mệnh mà lịch sử đã trao cho Trường Giang: một con rắn. Bởi vì đặc trưng sinh mệnh của rắn là do nhiều tiết đoạn [phân đoạn] tổ hợp thành, rắn là có thể phân tiết, phân đoạn, nếu cắt bỏ bộ phận nửa phía sau thì nó vẫn sống như thường, chỉ khi làm cho thân thể nó hoàn toàn tách rời hoặc đứt thành nhiều đoạn thì nó mới hoàn toàn bị chết. Vì vậy hình thức đặt tên của sông Trường Giang là đặt tên theo từng đoạn, điều này càng khẳng định rằng: hình tượng sinh mệnh được giao phó của Trường Giang là một con rắn.

Thứ hai, nếu xét từ nội hàm phân bố của các khu vực văn hóa trên các lưu vực sông Trường Giang, chúng ta cũng sẽ thấy rằng điều này cũng tương tự như hình ảnh của một con rắn. Lịch sử phân bố của các khu vực văn hóa của lưu vực sông Trường Giang là văn hóa “Ba” (巴) (Ba là một chữ tượng hình cho con rắn, danh từ này dùng để chỉ một giống rắn lớn trong truyền thuyết): lấy Lệ Giang làm ví dụ để biểu hiện cho Trường Giang, văn hóa Lệ Giang là văn hóa Ba Đông của dân tộc Ba Đông; hay như tỉnh Tứ Xuyên còn được gọi là Ba Thục, Trùng Khánh (thuộc tỉnh Tứ Xuyên) còn gọi là Ba Du; bờ bắc sông Trường Giang có núi Đại Ba Sơn (thuộc tỉnh Tứ Xuyên); huyện Ba Đông tỉnh Hồ Bắc thuộc vùng đất Tam Hiệp v.v. Văn hóa “Ba” được đặt định rất nhiều nơi dọc theo lưu vực sông Trường Giang. Về giải thích Hán tự thì Ba là con rắn, tượng hình của chữ Ba “巴” là con rắn đang cuộn tròn. Ngoài ra dọc theo sông Trường Giang đoạn qua Tỉnh Tứ Xuyên còn có Đại Lương Sơn, Đại Lương cũng là chỉ con rắn, bởi vì rắn là loại động vật máu lạnh, mà đại lương trong tiếng Hán được dùng để chỉ cho cái lạnh v.v…

Vì vậy, bất luận là xét từ hình dạng hay từ nội hàm phân bố của các khu vực văn hóa dọc theo hai bên sông Trường Giang, thì hình tượng mà lịch sử đặt định cho nó chính là một con rắn. Đặc trưng này của sông Trường Giang khiến nó hoàn toàn khác với sông Hoàng Hà. Sông Hoàng Hà chỉ phân thành thượng lưu, trung lưu, hạ lưu, đây là mẫu số chung của con sông này, Hoàng Hà một thể hoàn chỉnh.

Sông Trường Giang là địa long hay là con rồng đất. Hình tượng được lịch sử giao cho sông Trường Giang là một con rắn, vậy thì tại sao chúng ta lại nói Trường Giang là một con rồng? Bởi vì trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, rắn còn còn mang ý nghĩa là chỉ một con rồng nhỏ, vì vậy Trường Giang là con rắn, con rồng nhỏ, hơn nữa con rồng nhỏ này còn là địa long (rồng đất). Địa long chính là giun đất. Chúng ta nhìn vào khu vực trung, hạ lưu Trường Giang, dọc theo sông đại bộ phận là các đồi đất không cao: các đồi núi, đồi đất ở vùng trung lưu và hạ lưu đều có hình thế chạy hướng về phía biển Đông, là ngụ ý chỉ con giun đất, vì vậy mà Trường Giang còn được gọi là Địa long (giun đất). Địa long diễn giải nền văn hóa trên đất, mà cảnh giới của nên văn hóa trên đất thì không cao, đó chính là dùng văn hóa gò đồi không cao trên đất để dẫn dắt xã hội, do đó chính là “giun đất”.(Đây là các diễn giải mang tính chơi chữ của tác giả bằng việc lấy từ “qiū” (丘) trong chữ “丘陵” – có nghĩa là gò đồi, kết hợp với từ “yǐn” (引) trong chữ “引领” – có nghĩa là dẫn dắt để tạo ra mối liên hệ với từ “qiū yǐn” 蚯蚓 – có nghĩa là con giun đất).

Rồng đất Trường Giang là con xích long màu đỏ. Tại sao lại nói Trường Giang là màu sắc của địa long, là màu đỏ và màu hồng? Bởi vì nó khác với đất màu vàng (đất hoàng thổ) ở lưu vực sông Hoàng Hà, đất ở lưu vực sông Trường Giang và đất sa thạch nên về cơ bản đều là màu đỏ. Dọc theo lưu vực sông Trường Giang, Vân Nam có vùng đất gọi là hồng thổ tức đất đỏ; Tứ Xuyên, Quý Châu, Trùng Khánh đều phân bố những dải đất đỏ và đất sa thạch đỏ; ở Trùng Khánh, Hồ Bắc có những loại đá nham thạch màu đỏ như hai bên bờ Tam Hiệp của Trường Giang; đất đỏ và đá nham thạch màu đỏ của Giang Tây cũng là đặc trưng địa lý chủ yếu của Giang Tây, vì thế biểu hiện về địa lý lưu vực sông Trường Giang chính là màu đỏ, màu hồng. Tức là, hình tượng của sông Trường Giang được xem là con rắn hay con rồng nhỏ, mà con rồng nhỏ này là rồng đất màu hồng, là rồng đỏ. Vì thế chúng ta nhìn thấy chữ “Hồng” (红) và chữ “Giang” (江) trong từ “Trường Giang” đều cùng có bộ “Công” (工) nằm ở bên phải.

Văn hóa rồng đỏ màu hồng là nền văn hóa phụ. Vì rồng vàng sông Hoàng Hà là đại biểu cho văn hóa màu vàng của Trung Hoa, đại biểu cho văn hóa chính {chính thống}; vậy thì rồng đỏ Trường Giang là đại biểu cho văn hóa màu đỏ, là văn hóa phụ phi chính thống, nguồn gốc của văn hóa phụ này chính là bắt nguồn từ Viêm Đế.

Viêm Đế và Hoàng Đế là hai vị tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ, kỳ thực họ đại biểu cho hai nền văn hóa có tính chất khác nhau của dân tộc Trung Hoa, hai nền văn hóa có tính chất khác nhau này lại được biểu hiện bởi hai màu sắc khác nhau, tức là màu vàng và màu đỏ. Hoàng Đế là màu vàng, Viêm Đế biểu hiện là màu hồng, hay màu đỏ, bởi vì chữ “Viêm” (炎) chính là được ghép thành từ hai chữ “hỏa” – lửa (火) xếp chồng lên nhau, màu của lửa là màu hồng, Viêm Đế còn được gọi là Xích Đế (xích là chỉ màu đỏ), vì vậy Viêm Đế ‘mặt hồng tai đỏ’. Hoàng Đế đại biểu cho văn minh màu vàng, tức là văn hóa rồng vàng, rồng vàng biểu hiện là sông Hoàng Hà; Viêm Đế đại biểu cho văn hóa màu đỏ, tức là văn hóa rồng đỏ, rồng đỏ thể hiện là Trường Giang. Vậy vì sao cho rằng sông Trường Giang là biểu hiện của nền văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế?

Đầu tiên, đất đỏ và đá đỏ ở lưu vực sông Trường Giang là màu đỏ, Trường Giang còn là rồng đất màu đỏ, điều này là phù hợp với màu đỏ – màu đại biểu cho Viêm Đế (Xích Đế).

Thứ hai, vùng đất đầu tiên mà gia tộc Viêm Đế đặt chân tới là ở lưu vực sông Trường Giang. Trong chương Hải Nội Kinh của “Sơn Hải Kinh” có ghi chép: “Vợ của Viêm Đế là con gái của Xích Thủy tên là Thính Áo sinh ra Viêm Cư, Viêm Cư sinh ra Tiết Tịnh, Tiết Tịnh sinh ra Hí Khí, Hí Khí sinh ra Chúc Dung, Chúc Dung đến sống ở vùng giang thuỷ, sinh ra Cộng Công”. Trong ghi chép lịch sử trọng yếu này, chúng ta có được thông tin là: văn hóa màu đỏ được duy trì tiếp nối bởi các bậc hậu duệ của Viêm Đế, thể hiện chủ yếu ở lưu vực sông Trường Giang (“Viêm Cư”). Xích Thủy ở đây là chỉ sông Xích Thủy Hà của tỉnh Quý Châu; Giang được nói đến trong đoạn “Chúc Dung đến sống ở vùng giang thuỷ” là chỉ sông Tương Giang, đây là một nhánh của sông Trường Giang. Thần lửa Chúc Dung (Dung Quang) và Thần nước Cộng Công của gia tộc Viêm Đế là những điển hình mang tính đại biểu nhất trong lịch sử cho văn hóa màu đỏ mà Xích Đế đại biểu. Văn hóa mà Thần lửa Chúc Dung (Dung Quang) được biểu hiện tại núi Nam Nhạc Hoành Sơn ở Tỉnh Hồ Nam, còn văn hóa của Thần nước Cộng Công là biểu hiện ở sông Trường Giang. Tại đây chúng tôi xin nói khái quát về Cộng Công như vậy.

Chương Đại Hoang Tây Kinh trong sách Sơn Hải Kinh miêu tả về Cộng Công là: “Cộng Công, mặt người thân rắn tóc đỏ”. Không khó để nhận thấy rằng, thân rắn của Cộng Công tương tự với hình tượng con rắn của sông Trường Giang; màu tóc đỏ chu sa của Cộng Công cũng giống như với màu đỏ tượng trưng của sông Trường Giang, bởi vì màu đỏ chu sa cũng chính là màu đỏ; chữ “Giang” (江) trong “Trường Giang” cũng có bộ công (工), nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử, thì bộ công (工) này có nguồn gốc từ chữ Cộng Công. Ở thành phố Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên có huyện Củng, cái tên huyện “Củng” (珙) này cũng là do từ chữ Cộng (共) và chữ Công (工) ghép thành.

Bên cạnh Thần nước Cộng Công còn có một đại thần nổi danh ác độc tên là Tương Liễu. Dựa theo chương Hải Ngoại Bắc Kinh trong sách Sơn Hải Kinh có ghi chép: Tương Liễu thân rắn, có chín đầu, ăn người vô số, ông ta đi đến đâu thì nơi đó biến thành vùng đầm lầy ngập nước. Chúng ta biết rằng vùng Hồ Bắc có một câu ngạn ngữ: “Chim chín đầu trên trời, người Hồ Bắc trên đất”, chim chín đầu ở đây là chỉ đại thần thân rắn chín đầu Tương Liễu của Cộng Công.

Vì vậy chúng ta thấy, màu đỏ của Viêm Đế là tương đồng với màu đỏ của sông Trường Giang; Chúc Dung Dung Quang đại biểu cho văn hóa màu đỏ của Viêm Đế lạc cư ở Núi Hoành Sơn tỉnh Hồ Nam; Cộng Công là kế tục của Viêm Đế đã dung nhập vào sông Trường Giang. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng vai trò lịch sử của sông Trường Giang chính là nơi truyền thừa nối tiếp văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế.

Nếu văn hóa Rồng Vàng mà Hoàng Đế đại biểu là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa, là văn hóa chính; vậy thì văn hóa Rồng Đỏ màu đỏ mà Viêm Đế đại biểu chính là văn hóa phi chính thống của dân tộc Trung Hoa, là văn hóa phụ. Chính là dương, phụ là âm; Trời là dương, đất là âm, vì vậy chúng ta thấy, sông Hoàng Hà lấy hình tượng con sông treo để biểu hiện rồng bay, là thiên long (rồng trời); còn Trường Giang dùng hình tượng rắn, uốn khúc ngoằn ngoèo để biểu hiện con rồng nhỏ, là địa long (rồng đất).

Như vậy ở phần trình bày phía trên chúng ta đã phân tích sự khác biệt giữa văn hóa rồng vàng sông Hoàng Hà và văn hóa rồng đỏ của sông Trường Giang từ góc độ hình dạng địa lý và nội hàm văn hoá của mỗi con sông. Ở phần sau, chúng ta sẽ lần lượt làm rõ sự khác biệt từ biểu hiện lịch sử và biểu hiện thực tế giữa văn hóa rồng vàng sông Hoàng Hà và văn hóa rồng đỏ của sông Trường Giang. Mời các bạn cùng đón đọc.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261047

The post Nhị long hý châu (3): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hý châu (2): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 1)https://chanhkien.org/2021/12/nhi-long-hy-chau-2-van-hoa-hoang-long-mau-vang-van-hoa-xich-long-mau-do-phan-1.htmlThu, 30 Dec 2021 05:02:27 +0000https://chanhkien.org/?p=28240Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] I. Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ Từ trên cao nhìn xuống lãnh thổ Trung Quốc, chỉ thấy trên vùng đất Trung Hoa có hai con sông lớn nằm trọn trong đó là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Văn hóa Trung […]

The post Nhị long hý châu (2): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

I. Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ

Từ trên cao nhìn xuống lãnh thổ Trung Quốc, chỉ thấy trên vùng đất Trung Hoa có hai con sông lớn nằm trọn trong đó là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng long mạch, phân ra làm long mạch của núi và long mạch của sông, vậy thì hiển nhiên rằng, Hoàng Hà và Trường Giang là hai dòng long mạch, hai dòng thủy long của dân tộc Trung Hoa. Hai dòng long mạch này cũng giống như những huyết mạch văn hóa, là kiến chứng và ghi chép truyền thừa văn hóa dân tộc qua các thế hệ người Trung Quốc, là một thể hiện mang tính hình tượng cho văn hóa lịch sử của dân tộc Trung Hoa.

Hoàng Hà và Trường Giang là thể hiện hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau. Sông Hoàng Hà vì sao gọi là hà? Sông Trường Giang vì sao gọi là giang? Hơn nữa, chỉ có tại Trung Quốc thì từ “giang” mới được dùng để làm định danh cho các con sông. Điều này nói rõ một điều rằng: nội hàm văn hóa của Hoàng Hà và Trường Giang là khác biệt, không giống nhau. Nếu Hoàng Hà và Trường Giang là hai con rồng, nếu văn hóa rồng của Trung Hoa là văn hóa “Nhị long”, vậy thì Hoàng Hà, Trường Giang cũng là thể hiện mang tính hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau của dân tộc Trung Hoa. Đó chính là hàm ý của từ “Nhị long”.

Vì ý nghĩa đó nên hàm nghĩa của “hý châu” chính là: lịch sử giống như một vở kịch lớn, hai nền văn hóa khác nhau đại diện cho hai con rồng – sông Hoàng Hà và sông Trường Giang liên tục thay nhau trình diễn trên vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, đây là biểu hiện và giao phong [đối đầu] của hai loại văn hóa khác nhau, liên tục thu hút sự chú ý của con người thế gian. Đây chính là nội hàm của “hý châu” (từ “hý” – 戏 trong tiếng Hán có nghĩa là nô đùa, bỡn cợt).

Vậy nên nội hàm của “Nhị long hý châu” chính là chỉ vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, luôn luôn có hai con rồng khác nhau: Rồng Hoàng Hà và Rồng Trường Giang, tức là từ xưa tới nay vẫn luôn có có hai loại văn hóa có tính chất khác nhau được truyền thừa trong văn hoá của dân tộc Trung hoa; con người trong các thời đại đều có tiếp xúc với hai loại văn hóa có tính chất khác nhau này. Hoàng Hà được gọi là hà, Trường Giang được gọi là giang; dân tộc Trung Hoa có hai vị tổ tiên là Hoàng Đế và Viêm Đế; trong quan niệm tư tưởng của con người từ cổ xưa đến nay đều đặt định văn hóa phân biệt thế nào là người tốt, thế nào là người xấu; Đạo gia nói về âm dương; Phật gia nói về thiện ác. Những điều trên, thực tế đều quy về một mối, đều là thể hiện của hai loại văn hóa có đặc tính khác nhau. Bộ phận bên dưới của chữ Văn “文” – “乄” trong từ “văn hóa” [với hai nét chéo nhau] cũng chính là thể hiện sự đối đầu của hai loại văn hóa này.

Vậy thì sông Hoàng Hà và sông Trường Giang tượng trưng cho hai con rồng khác nhau như thế nào? Hai con rồng này đại biểu và thể hiện cho hai loại văn hóa khác nhau như thế nào? Lịch sử đặt định, truyền thừa hai loại văn hóa khác nhau này là có dụng ý gì? Việc phân biệt và nhận thức về hai loại văn hóa khác nhau này có ý nghĩa thực tế như thế nào đối với chúng ta hôm nay? Đây chính là nội dung mà bài viết cần đàm luận và giải đáp.

Để làm rõ nội hàm văn hóa của Trường Giang và Hoàng Hà, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ hai con rồng Trường Giang và Hoàng Hà khác nhau như thế nào. Vậy nên, trước tiên chúng ta hãy cùng nói về hình dạng của sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

1. Rồng vàng Hoàng Hà

Hoàng Hà là Thiên Long. Hoàng Hà còn được gọi là Địa thượng hà (là sông trên mặt đất), hay Huyền hà (1) tức là dòng sông treo lơ lửng, cách ly khỏi mặt đất; sông Hoàng Hà dài hơn 5.000 km, có hình dạng tựa như chữ kỷ (几) khổng lồ. Vì vậy, sông Hoàng Hà có hình dạng như một con rồng khổng lồ bay lượn từ tây về đông – đó chính là Rồng Hoàng Hà.

Nếu như chúng ta coi Hoàng Hà như một con rồng, vậy thì biển Bột Hải chính là miệng rồng, bán đảo Sơn Đông vừa hay lại đúng như hàm dưới của miệng rồng. Nhìn vào cửa sông Hoàng Hà nơi đổ ra biển, chúng ta thấy Bột Hải giống như miệng Rồng Hoàng Hà đang mở ra, ven biển Bột Hải có thị trấn Long Khẩu (miệng rồng) thuộc huyện Yên Đài, tỉnh Sơn Đông; tỉnh Liêu Ninh (một tỉnh trong vành đai Bột Hải) có thị trấn Doanh Khẩu, còn có Lữ Thuận Khẩu; tại thị trấn Long Khẩu thuộc bán đảo Sơn Đông còn có đảo Long Tu của địa cấp Uy Hải; phía tây của biển Bột Hải là Thiên Tân, nước biển Bột Hải giống như nước bọt từ miệng rồng, vì đây là nước bọt của Thiên Long nên gọi là Thiên Tân (lấy chữ Tân 津 trong “Tân dịch”, nghĩa là nước bọt ghép với chữ Thiên 天 trong từ “Thiên Long”). Vì vậy chúng ta thấy được rằng, từ hình dạng của Bột Hải và bán đảo Sơn Đông, cho đến các địa danh khác được bố trí ở ven biển Bột Hải, cũng như các vùng xung quanh biển Bột Hải đều có liên quan mật thiết với miệng rồng.

Từ cửa sông Hoàng Hà đi về phía tây: có thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, nơi đây có địa danh Long Môn rất nổi tiếng, câu nói “Cá chép vượt Long Môn” chính là chỉ nơi này; thị trấn Đại Đồng tỉnh Sơn Tây nằm ở bờ đông sông Hoàng Hà có hang đá Vân Cương nổi tiếng, đây là lấy mây (chữ vân 云 trong Vân Cương) để tượng trưng cho bầu trời. Vì vậy chúng ta nhìn thấy được vai trò mà lịch sử đã giao phó cho sông Hoàng Hà chính là một con rồng, hơn nữa là một con rồng bay lượn trên không trung, bay lượn trên mây.

Sông Hoàng Hà là tượng trưng cho văn minh màu vàng. Sông Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của dân tộc Trung Hoa, là nơi nuôi dưỡng dân tộc Hoa Hạ, Hoàng Hà còn là nơi ghi lại lịch sử tiếp nối, phát triển, truyền thừa của lịch sử văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Thời tiền sử có Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch; thời thượng cổ có Hoàng Đế, Viêm Đế; trong hàng nghìn năm lịch sử các triều đại, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến nay, tất cả những sự kiện trong vở kịch lịch sử vĩ đại hào hùng đó đều luôn luôn đặt trung tâm của vở kịch ở lưu vực sông Hoàng Hà. Vì vậy sông Hoàng Hà là nơi ghi chép lịch sử của dân tộc Trung Hoa, là thể hiện tượng trưng cho văn hóa màu vàng.

Hoàng Hà là rồng vàng, là văn hóa truyền thống, là tượng trưng của văn hóa chính thống. Lưu vực sông Hoàng Hà là đất hoàng thổ (đất đỏ bazan, đất vàng); tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ có Hiên Viên Hoàng Đế; dân tộc Hoa Hạ được nuôi dưỡng bởi nước sông Hoàng Hà là người da vàng. Vì vậy Rồng Hoàng Hà cũng chính là rồng vàng, văn minh Trung Hoa tượng trưng bởi Rồng Hoàng Hà cũng chính là văn minh màu vàng. Văn hóa 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa đã đặt định nền văn minh màu vàng, văn minh màu vàng chính là nền văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa. Mạch chính của văn minh màu vàng khởi nguồn từ Hiên Viên Hoàng Đế, thể hiện hữu hình của long mạch này là sông Hoàng Hà, là Rồng Hoàng Hà. Vì vậy, Hoàng Hà là thể hiện tượng trưng cho văn hóa rồng vàng, là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa.

Vì sao nói văn hóa rồng vàng là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa? Bởi vì tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ tuy rằng là hai vị đế là Hoàng Đế và Viêm Đế, nhưng sự thật lịch sử là: Hoàng Đế đã thu phục Viêm Đế hay lịch sử đã tuyển chọn Hoàng Đế. Vì vậy chúng ta thấy, biểu tượng truyền thừa của văn hóa Trung Hoa là Hoàng Đế, long bào của các hoàng đế mặc là hoàng bào, văn hóa lịch sử 5.000 năm của Trung quốc đều là văn hóa đế vương đại biểu bởi các hoàng đế, mà màu sắc đại biểu của văn hóa này là màu vàng.

Do đó, văn minh Hoa Hạ là văn minh màu vàng, là văn hóa rồng vàng được biểu trưng bằng sông Hoàng Hà, là văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, là văn hóa chính thống. Đây chính là vai trò lịch sử của Rồng Hoàng Hà: là thể hiện tượng trưng của văn minh màu vàng, đại biểu là văn hóa chính thống của Trung Hoa, là văn hóa chính thống.

Chú thích:

(1): Huyền hà: gọi là sông treo là vì hai bên bờ sông có đê, phù sa bồi đắp hàng năm làm cho lòng sông cao hơn các thành phố làng mạc ở hai bên, nhìn từ xa như là sông treo trên đất.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261047

The post Nhị long hý châu (2): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhị long hý châu (1): Dẫn nhậphttps://chanhkien.org/2021/12/nhi-long-hy-chau-1-dan-nhap.htmlSat, 25 Dec 2021 03:09:13 +0000https://chanhkien.org/?p=28226Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] “Nhị long hý châu” (còn gọi là “Lưỡng long tranh châu”) là một câu thành ngữ, ý nghĩa là hai con rồng đang vờn đùa một viên ngọc. Nhưng “Nhị long hý châu” không chỉ là một câu thành ngữ, nó thực sự là một loại biểu tượng văn […]

The post Nhị long hý châu (1): Dẫn nhập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

“Nhị long hý châu” (còn gọi là “Lưỡng long tranh châu”) là một câu thành ngữ, ý nghĩa là hai con rồng đang vờn đùa một viên ngọc. Nhưng “Nhị long hý châu” không chỉ là một câu thành ngữ, nó thực sự là một loại biểu tượng văn hóa. Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chúng ta thường nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này từ trang phục của hoàng đế, hội họa dân gian, cho đến các công trình kiến trúc, điêu khắc, múa rồng dân gian v.v.. Nhìn chung, ta có thể nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này ở bất kỳ đâu trong dòng chảy văn hóa lâu dài của lịch sử Trung Quốc.

Biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” là thể hiện khái quát về văn hóa rồng của Trung Hoa. Văn hóa “Nhị long hý châu” đã lưu truyền hàng nghìn năm trong lịch sử. Nói cách khác, trong quá trình phát triển và lưu truyền lại về sau trong văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, văn hóa “Nhị long hý châu” đã trở thành một tập tục di sản của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, là một biểu tượng quan trọng của sự truyền thừa, thế tập (cha truyền con nối) của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra trong chữ “Tập” – 袭 trong từ “Thế tập” – 世袭 là có chữ “Long” 龙 ở bên trong để biểu hiện ý tứ cho sự kế tục này. Trong tiến trình lịch sử của một dân tộc, nếu một văn hóa có thể lưu truyền lâu dài cùng với sự phát triển của dân tộc đó, thì văn hóa đó nhất định không là đơn giản, ở trong đó nhất định phải có nội hàm văn hóa của dân tộc ấy. Như vậy, “Nhị long hý châu” nhất định là thể hiện bao quát nội hàm văn hóa lịch sử thâm sâu của văn hoá Trung Hoa, vốn là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, đồng thời cũng là nền văn hoá duy nhất lưu truyền không bị đứt đoạn cho tới hôm nay.

Linh vật của dân tộc Trung Hoa là rồng, dân tộc Hoa Hạ sùng bái và tôn thờ rồng, văn hóa Trung Hoa là văn hóa rồng. Nếu văn hóa Trung Hoa đã là văn hóa rồng, vậy thì “Nhị long hý châu” nhất định là biểu tượng đại biểu cho văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, là chắt lọc của văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, hoặc chí ít cũng là một hình tượng khái quát. Vậy thì “Nhị long hý châu” rốt cuộc có nội hàm gì? Tại sao lại dùng biểu tượng “Lưỡng long” để biểu thị văn hóa rồng của Trung Hoa? “Lưỡng long” là chỉ hai con rồng nào? Hai con rồng này có gì khác biệt? Ngụ ý nội hàm của “tranh châu” ở đây là gì?

Kỳ thực “Lưỡng long” này là chỉ hai con rồng nước là Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà là rồng vàng, Trường Giang là rồng đỏ. Hoàng Hà và Trường Giang là đại biểu cho hai loại văn hóa có tính chất khác nhau: văn hóa hoàng long màu vàng và văn hóa xích long màu đỏ.

Mục lục

Dẫn nhập

Phần I: Văn hóa hoàng long màu vàng, văn hóa xích long màu đỏ

1. Rồng vàng Hoàng Hà

2. Rồng đỏ Trường Giang

Phần II: Trường Giang

1. Văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế

2. Văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng

Phần III. Đập Tam Hiệp

1. Tam Hiệp

1.1. Quỳ Môn

1.2. Cù Đường Hiệp

1.3. Vu Hiệp

1.4. Tây Lăng Hiệp

2. Đập Tam Hiệp

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261047

The post Nhị long hý châu (1): Dẫn nhập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>