Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 27 Jun 2024 02:18:15 +0000en-UShourly1Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (3)https://chanhkien.org/2024/06/nhan-thuc-doi-voi-con-duong-khoa-hoc-trong-tuong-lai-3.htmlThu, 20 Jun 2024 04:13:46 +0000https://chanhkien.org/?p=33364Tác giả: Linh Tử [ChanhKien.org] Ba, Âm Dương Ngũ Hành Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, ngay từ lúc bắt đầu đã đứng tại cơ điểm rất cao để nghiên cứu quy luật của vũ trụ, từ trên chỉnh thể mà nghiên cứu đặc tính của sự vật. Cũng giống như hội họa, đầu tiên […]

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Linh Tử

[ChanhKien.org]

Ba, Âm Dương Ngũ Hành

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, ngay từ lúc bắt đầu đã đứng tại cơ điểm rất cao để nghiên cứu quy luật của vũ trụ, từ trên chỉnh thể mà nghiên cứu đặc tính của sự vật. Cũng giống như hội họa, đầu tiên cần phải phác thảo bố cục, đặc điểm, sau đó mới mô tả chi tiết; hoặc như làm công trình, đầu tiên cần phải có bản vẽ tổng thể, dự thảo ngân sách,… Nghiên cứu về cơ thể con người cần phải từ hoành quan đến vi quan, nhưng khoa học hiện đại lại giải phẫu nhân thể, phân chia càng ngày càng nhỏ, chỉ thấy lá chứ không thấy cây, càng không thể nhìn thấy rừng. Khoa học cổ đại Trung Quốc lại vô cùng phát triển, nó đi theo một con đường khác với khoa học hiện đại.

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là tên gọi chung của học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành. Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là sự tổng hợp của sự hiểu biết và nghiên cứu thế giới khách quan của Đạo gia. Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật; chính là Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh lưỡng nghi, Âm Dương lưỡng nghi hòa hợp mà sinh ra Ngũ Hành vạn vật.

Học thuyết Âm Dương cho rằng: Bất kể sự vật gì trong vũ trụ đều có thể khái quát thành hai loại là âm và dương, bên trong bất kỳ sự vật nào cũng đều có thể phân thành hai phương diện âm và dương, sự kết hợp của âm dương quyết định đặc tính chủ yếu của sự vật tại thời điểm đó. Mà bất kỳ một phía âm hoặc dương trong mỗi sự vật lại có thể tiếp tục phân thành âm dương, cho đến vô cùng vô tận. “Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi nạp kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã” (Hệ từ – Âm Dương ứng tượng đại luận) (Tạm dịch: Âm Dương là quy luật của trời đất, kỷ cương của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, căn nguyên của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng thần minh).

Đồ hình Thái Cực của Đạo gia, là văn hóa tiền sử. Chu Hi nói: “Thái cực là nguyên lý của vạn sự vạn vật trong trời đất”. Thái có nghĩa là cực đại; Cực là cao nhất xa nhất, chí tận mà không thừa. Thái Cực đồ là biểu hiện tốt nhất của học thuyết Âm Dương, là sự phát sinh của hết thảy sự vật trong giới tự nhiên, là sự khái quát cao độ của quy luật biến hóa phát triển.

Nói chung, Dương nghi đại biểu cho một loạt các ý nghĩa như số lẻ, quang minh, tích cực, vận động, hướng ngoại, vươn lên, ấm áp, màu trắng, nam tính, cương cường, bề ngoài, số dương, cúi xuống, thực tế, bên trái, đức hạnh, cởi mở,…; Âm nghi đại biểu cho một loạt các hàm nghĩa như số chẵn, âm ám, đảo ngược, an tĩnh, giữ bên trong, hạ xuống, lạnh lẽo, màu đen, nữ tính, ôn hòa, nội tại, số âm, ngẩng lên, hư không, bên phải, hình phạt, phong bế,…

Trong mối quan hệ Âm và Dương thì trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, biểu hiện trong điều kiện bình thường thì Âm Dương cùng tồn tại và dựa vào nhau, chỉ có Âm thì không thể phát triển, chỉ có Dương thì không thể sinh thành. Mỗi bên lấy bên kia làm điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình, Âm Dương cân bằng, cùng tồn tại, cùng dung hòa. Trong điều kiện đặc thù thì Âm và Dương làm suy yếu lẫn nhau, Âm Dương cùng biến hóa, Âm cực Dương sinh, Dương cực Âm sinh, để đạt đến được trạng thái cân bằng Âm Dương mới.

Học thuyết Ngũ Hành cho rằng: Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều do năm loại vật chất cơ bản là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy cấu thành. Sự tương sinh tương khắc và chế ước lẫn nhau của năm loại vật chất này tạo thành một chỉnh thể hữu cơ, tức là nói vũ trụ duy trì sự phối hợp và cân bằng trong sự vận động tương sinh, tương khắc không ngừng giữa ngũ hành, đây là ý nghĩa cơ bản của học thuyết Ngũ Hành.

Tính chất của năm loại vật chất cơ bản: Mộc, sinh sôi, phát triển, tươi tốt, chủ về nhân, tính của nó là trực, tình của nó là ôn hòa; Hỏa, nóng nực, hướng lên, chủ về lễ, tính của nó là nóng vội, tình của nó là cung kính; Thổ, lớn lên, dưỡng dục, chủ về tín, tính của nó là trọng, tình của nó là hậu; Kim, thanh tĩnh, thu lại, đìu hiu, chủ về nghĩa, tính của nó là cương, tình của nó là liệt; Thủy, đông lạnh, ẩm ướt, hướng xuống, chủ về trí, tính của nó là thông, tình của nó là thiện.

Sở dĩ học thuyết Ngũ Hành có thể khái quát vạn sự vạn vật trong vũ trụ là vì phương pháp tư duy chủ yếu của nó là chiểu theo đặc tính “ngũ hành”, căn cứ vào tính chất, tác dụng và hình thái khác nhau của sự vật, phân chia sự vật hoặc hiện tượng thành năm loại lớn, lại căn cứ vào quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành, giải thích mối liên hệ giữa các loại sự vật hoặc hiện tượng.

Ngũ Hành tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy;
Ngũ Hành tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Trong mối quan hệ tương sinh, bất kỳ một hành nào đều có hai phương diện “sinh ra ta” và “ta sinh ra”. Trong mối quan hệ tương khắc, bất kỳ một hành nào đều có hai phương diện “khắc ta” và “ta khắc”. Trong hệ thống ngũ hành, mỗi bộ phận đều không hề biệt lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thay đổi của một bộ phận chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của tất cả các bộ phận khác, đồng thời cũng chịu sự chế ước thống nhất của chỉnh thể ngũ hành.

Nếu không có sự tương sinh giữa ngũ hành thì sẽ không có sự phát sinh và phát triển của sự vật, nếu không có tương khắc thì sẽ không thể duy trì sự cân bằng và phối hợp trong sự biến hóa và phát triển của vạn vật, bất kỳ nội bộ sự vật nào và mối liên hệ giữa các sự vật đều tồn tại hai phương diện không thể tách rời là sinh và khắc, đồng thời trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, phụ thuộc lẫn nhau, tương phụ tương thành, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy và duy trì sự phát sinh, phát triển và biến hóa chính thường của sự vật.

Mối quan hệ giữa học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành: Học thuyết Âm Dương chủ yếu giải thích mối quan hệ cùng nhau tồn tại, dựa vào nhau, cùng sinh trưởng, cùng chuyển hóa của hai mặt đối lập của sự vật; Học thuyết Ngũ hành sử dụng thuộc tính của sự vật, phân loại ngũ hành và quy luật sinh khắc chế hóa để giải thích thuộc tính của sự vật và mối liên hệ lẫn nhau của sự vật. Vạn sự vạn vật đều có thuộc tính của hai khí âm dương, đồng thời vạn sự vạn vật cũng đều là một loại vật chất nào đó trong ngũ hành.

Trong “Loại kinh đồ dực” có nói: “Ngũ hành là chất của âm dương, âm dương là khí của ngũ hành. Khí không có chất không thể thành lập được, chất không có khí không hành được”. Điều này đã nói một cách minh xác trong ứng dụng thực tế, khi nói về âm dương thường liên hệ đến ngũ hành, khi nói về ngũ hành tất yếu phải đề cập tới âm dương. Tức là nói ngũ hành là hình thức biểu hiện vật chất của âm dương, âm dương là thuộc tính khí chất của ngũ hành. Trong ngũ hành có âm dương, trong âm dương có ngũ hành, trong âm dương ngũ hành đều có bao hàm đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn”, mới có thể khiến âm dương ngũ hành hình thành một chỉnh thể, gọi chung là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Bên trong Âm và Dương, Ngũ Hành đều có sự thống nhất của các mặt đối lập. Tà thuyết “quy luật đối lập thống nhất” sai lệch mà Trung Cộng vẫn nói trên thực tế là coi “thống nhất” thành một hình thức, coi “đối lập” thành thực chất, hướng đến thuyết nhị nguyên, thuyết hai điểm, phương pháp nhị phân, cường điệu một cách tuyệt đối các mặt đối lập, mâu thuẫn, đấu tranh, nói rằng đây là động lực phát triển của sự vật, cái lý luận “học thuyết đấu tranh” này là “thế giới quan khoa học phát triển” chủ yếu của Trung Cộng.

Đạo gia giảng “Trong không sinh có”, thế giới hỗn độn ban đầu là Vô Cực, có Đạo rồi mới sinh Thái Cực. “Đạo” nhắc đến ở đây, cũng chính là “Phật Pháp”, có “Phật Pháp” rồi mới có vũ trụ, tức “Đạo sinh Nhất”. Cái gọi là “Nhất sinh Nhị”, là nói trong một vũ trụ lại phân thành hai mặt Âm và Dương, nhưng đây đều là thể hiện cụ thể của “Phật Pháp”, và đều phải “thống nhất” với “Phật Pháp” tức là ở trong đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Nếu vũ trụ này vận hành theo “triết học đấu tranh” của Trung Cộng, lấy đấu tranh “đối lập” làm chủ đạo, vậy thì sẽ quay về trong trạng thái hỗn độn vô cực. Trước hết không bàn về những mâu thuẫn đối lập lớn lao, chỉ nói đến những thứ nhỏ, giữa các vi lạp với nhau ở vi quan, nếu như không có lực tương tác thiện lương, sẽ không tập hợp lại một chỗ được; truy ngược đến vi lạp bản nguyên vật chất ở vi quan nhất, nếu như không có đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, cũng sẽ không hình thành một lạp tử nguyên thủy, không có Đạo sẽ không sinh thành Nhất. Tập trung vào “đối lập” là hết sức hoang đường, “thống nhất” mới là điều quan trọng hơn. Tự nhiên hài hòa, âm dương cân bằng, vạn vật sinh sôi; âm dương hòa hợp, thân thể khỏe mạnh. Dùng cái lý này để bàn luận về khoa học xã hội, trong một gia đình, nam cương nữ nhu, cương nhu tương tế, gia hòa vạn sự hưng; trong một quốc gia, cần phải coi trọng thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mới có thể quốc thái dân an.

Trong mấy chục năm nay, chủ nghĩa Mác Mao tà ác, vẫn luôn làm cái gọi là “đấu với người là niềm vui vô tận”, coi mạng người như cỏ rác, tàn ác vô độ, kết quả làm cho nhà không ra nhà, nước không ra nước. Hiện nay Trung Cộng tự cảm thấy nguy cơ tứ bề, mới nói đến vấn đề an định đoàn kết, hiện tại lại nói đến xã hội hài hòa. Thế nhưng tư tưởng chỉ đạo không thay đổi, thực chất cũng không thay đổi, vậy có thể hài hòa được không?! Hiện nay còn chuyên chế còn trấn áp, chỉ là không dám làm một cách trắng trợn mà là chuyển thành bí mật, “làm trong phòng tối” “bên trong thắt chặt, bên ngoài nới lỏng” – hoàn toàn trở thành “xã hội đen hóa” rồi. Nói đến ổn định chỉ để người dân an phận giữ mình và chịu đựng chế độ bạo ngược. Hiện tại Trung Cộng âm ám cực độ, theo học thuyết Âm Dương thì: đã đến lúc Âm cực Dương sinh rồi!

Khoa học Trung Quốc cổ đại, là kết hợp Âm Dương và Ngũ Hành lại với nhau. Ví dụ nói trạng thái sinh lý của một người trong một ngày: từ nửa đêm giờ Tý đến rạng sáng giờ Mão, Âm tiêu Dương trưởng, thuộc về Đông Phương Giáp Ất Mộc, biểu hiện sinh phát, công năng sinh lý của cơ thể người cũng từ ức chế mà dần hưng phấn; đến giờ Tỵ, Ngọ là thuộc về Nam Phương Bính Đinh Hỏa, biểu hiện nóng nực, Dương khí hưng thịnh, công năng sinh lý của cơ thể người cũng chuyển sang trạng thái hưng phấn; từ giữa trưa đến xế chiều cho đến đêm thì lại tương phản, Dương tiêu Âm trưởng, công năng sinh lý của cơ thể dần trở nên ức chế.

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được ứng dụng rất rộng rãi tại Trung Quốc cổ đại, mà ứng dụng nhiều nhất chính là học thuyết Trung y cổ đại, các bộ vị trên cơ thể người, vừa phân thành âm dương vừa phân thành thuộc tính ngũ hành. Cả hai đều lấy tạng phủ, kinh lạc, khí huyết, tân dịch,… thành cơ sở vật chất của nó; đều là từ hiện tượng tự nhiên hoành quan bao gồm quy luật biến hóa của nhân thể, dùng các phương pháp suy luận để phân tích, nghiên cứu, giải thích hoạt động sinh lý của nhân thể và biến hóa của bệnh lý cũng như các loại liên hệ trong ngoài của nhân thể, đồng thời chỉ đạo cho trị liệu biện chứng lâm sàng. Âm dương và ngũ hành vận động và biến đổi không ngừng, bất tận. Bất kỳ một bên nào quá thịnh hoặc quá suy đều sẽ phá hoại trạng thái cân bằng động và sẽ khiến cho cơ thể không thoải mái. Dương thịnh sẽ sinh ra chứng quá nhiệt, cần dùng thuốc có tính hàn để ức chế Dương; Âm thịnh sẽ dẫn đến chứng lạnh, cần dùng thuốc có tính nóng, để hóa giải Âm. Tác giả có một cháu trai bị ho mãn tính không khỏi, đã uống mấy loại thuốc tiêu viêm và thuốc Bắc nhưng không hiệu quả, Tây y cũng không tìm ra nguyên nhân, sau đó tới khám Trung y. Vị bác sĩ già nói cháu bị chứng nóng, ho nóng. Thế là kê đơn thuốc, rất nhanh bệnh đã khỏi.

Một ví dụ khác là lịch pháp của Trung Quốc cổ đại. Dùng thiên can và địa chi để tính năm, tháng, ngày, giờ, gọi tắt là can chi, trong can chi đồng thời bao hàm âm dương, ngũ hành. Trong đó thiên can có 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; địa chi có 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên can và địa chi kết hợp lại tạo thành 60 vị can chi, cũng gọi là 60 hoa giáp. Trong dự đoán, tên tuổi đều dùng can chi “tứ trụ” (sinh thần bát tự) là căn cứ để bói toán.

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể vận dụng cho vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Trong sinh vật học, người ta đều biết quá trình thụ tinh của loài rùa, nhiệt độ ấp trứng khác nhau sẽ quyết định rùa nở ra là đực hay cái. Khi nhiệt độ ấp trứng của rùa biển nhỏ hơn 28°C thì tất cả các cá thể đều là con đực; khi nhiệt độ cao hơn 32°C thì tất cả các cá thể đều là con cái. Khi trứng cá sấu được thụ tinh ở nhiệt độ 30-34°C thì tất cả trứng đều là con cái, ở nhiệt độ 22-28°C tất cả trứng đều là con đực. Giới tính của ếch được xác định bởi nhiệt độ môi trường nơi nòng nọc phát triển. Khi nuôi ở nhiệt độ 25-28°C, hầu hết ếch đều là con đực. Khi nhiệt độ giảm xuống 10-12°C, hầu hết ếch lớn lên đều là con cái.

Nhiều người đã làm thí nghiệm về tình huống trên nhưng chưa biết cơ lý của nó là gì. Về bản chất, bất kỳ loài động vật hay thực vật nào cũng có thuộc tính âm dương của nó. Khi kết hợp với thuộc tính âm dương của môi trường, đạt đến âm dương cân bằng thì sự sống mới với các thuộc tính mới được tạo ra. Khi sinh vật âm tính gặp lại âm tính thì sẽ sinh ra con đực. “Rùa là loài đứng đầu trong những động vật có mai, có âm khí toàn diện nhất”. Trứng rùa biển được thụ tinh khi nở ở nhiệt độ thấp, thuộc về âm cực mà sinh dương, trong dương mà sinh âm.

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa và vẫn được ứng dụng trong dân gian cho đến ngày nay. Phần lớn dân chúng vẫn đang tiến hành gieo cấy vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu căn cứ theo “tiết khí”, lấy “tam cửu”, “tam phục” để vượt qua nóng lạnh, kết hôn thì phải chọn ngày đẹp, xây nhà, sửa lăng cần người đến xem phong thủy, trong hôn lễ vẫn là “nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường”, các thầy thuốc Trung y cũng dùng ba ngón tay để tìm ra bệnh tình, chúc thọ cho người già vẫn dùng nông lịch để tính toán, lễ hội vui nhất vẫn là năm mới Trung Quốc (Mặc dù Trung Cộng đã đổi tên gọi thành tiết xuân, gọi ngày đầu của dương lịch là năm mới, nhưng người dân vẫn không thừa nhận và vẫn coi Tết Nguyên Đán mới là năm mới thực sự).

Đạo gia cho rằng nhân thể là một tiểu vũ trụ, học thuyết âm dương ngũ hành đã có thể ứng dụng vào nhân thể, vậy có thể ứng dụng vào rất nhiều phương diện, con đường của khoa học tương lai, học thuyết Âm Dương Ngũ Hành sẽ càng có được nhiều ứng dụng rộng rãi hơn nữa.

(Còn nữa)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/56535

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (2)https://chanhkien.org/2024/06/nhan-thuc-doi-voi-con-duong-khoa-hoc-trong-tuong-lai-2.htmlSat, 15 Jun 2024 00:37:42 +0000https://chanhkien.org/?p=33335Tác giả: Linh Tử [ChanhKien.org] Hai, tinh thần và vật chất là nhất tính, phát huy tác dụng chủ đạo của tinh thần “Thuyết duy vật” nêu bật “thuyết đối lập nhị nguyên”, cho rằng vật chất tồn tại độc lập với tinh thần, vật chất và tinh thần tách biệt với nhau, phân chia […]

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Linh Tử

[ChanhKien.org]

Hai, tinh thần và vật chất là nhất tính, phát huy tác dụng chủ đạo của tinh thần

“Thuyết duy vật” nêu bật “thuyết đối lập nhị nguyên”, cho rằng vật chất tồn tại độc lập với tinh thần, vật chất và tinh thần tách biệt với nhau, phân chia một cách máy móc thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nó nói rằng chỉnh thể vũ trụ là ở trong vật chất, vật chất là đệ nhất tính. Tinh thần hoặc ý thức là do vật chất quyết định, là đệ nhị tính, là độc lập, là bị động, càng không thừa nhận rằng thực vật và những thể vật chất khác đều là linh thể.

Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã chỉ ra rằng:

“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính”.

“Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; [tất cả những thứ ấy] chúng đều có phương diện tồn tại vật chất; đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy”.

Điều chúng tôi muốn bàn đến ở đây là không chỉ con người có tinh thần và thân thể vật chất mà bất kể sinh mệnh hay vật thể nào, đều đồng thời tồn tại tinh thần và vật chất. Tinh thần cũng là một loại vật chất, một loại năng lượng, tinh thần và vật chất đều là dạng tồn tại của năng lượng, bản chất của vũ trụ chính là năng lượng. Tinh thần, vật chất là nhất tính, bản chất của hai thứ là giống nhau.

Con người có thân thể vật chất, cũng có tồn tại ý thức, vậy mới là một con người hoàn chỉnh. Kết quả thử nghiệm bằng các dụng cụ hiện đại đã khẳng định một cách chính xác rằng tinh thần, tư tưởng và cảm xúc của con người là một dạng tồn tại vật chất. Bốn nhà nghiên cứu tới từ Đại học Sư phạm Nam Kinh đã phát hiện, dưới tác dụng của ý thức của những khí công sư, các đầu kim của máy đo điện từ đã dịch chuyển, số đo trên đồng hồ tăng lên, tương tự với “hiệu ứng Hall” trong từ trường. Các nhà sinh lý học người Mỹ Erlanger và Gasser, những người đoạt giải Nobel Y học và Sinh lý học, cho rằng hoạt động tư duy của não người là một hình thức tồn tại của năng lượng, biểu hiện trong không gian của chúng ta chính là một loại sóng điện từ. Có phải là sóng điện từ hay không, giới tu luyện chúng ta vẫn bảo lưu thái độ, nhưng khoa học hiện đại dù sao cũng đã chứng minh tư duy mà con người phát xuất ra là vật chất, tức tinh thần cũng là vật chất.

Theo tờ báo “Chân Lý” của Nga vào tháng 5 năm 2005, Predisav, tác giả cuốn sách “Trí tuệ nhân tạo” cho biết: “Nhiều người có năng lực siêu giác quan nổi tiếng ở Nga đã nhiều lần chứng minh một thí nghiệm, chính là khi nhân viên nghiên cứu đặt một tấm phim quang học mờ trên trán của họ, nếu đem đi rửa ảnh sẽ xuất hiện những hình ảnh theo ý muốn của họ. Điều này nói lên rằng, một số người có thể phát xuất ra từ trán những hình ảnh được sản sinh trong đại não, điều này đã chứng minh rằng tinh thần cũng là vật chất, chứng minh rằng tinh thần và vật chất là nhất tính.

Những năm gần đây, các kết quả nghiên cứu các nơi của các thí nghiệm cơ học lượng tử cũng đã chứng thực rằng tinh thần và vật chất là nhất tính. Đối với hai “lạp tử” thuộc cùng một thể hệ, nếu như tách rời chúng ra khỏi nhau, có một lạp tử ở chỗ này, lạp tử còn lại cho dù đặt ở xa đến đâu, nếu bạn làm dao động bất kỳ một hạt nào, vậy thì ngay lập tức lạp tử kia có thể biết được, liền có phản ứng tương ứng. Tại sao lại tồn tại loại quan hệ này? Có người nói: “Là do tác dụng của hiệu ứng cộng hưởng điện sinh học”. Đây là một câu giải thích loạn bậy không có trách nhiệm. Tốc độ của điện từ trường cũng giống với tốc độ ánh sáng, tức là 300.000 km/giây. Giả sử hai “lạp tử này” cách nhau một năm ánh sáng, ngay cả khi xảy ra cộng hưởng điện sinh học thì lạp tử còn lại cần thời gian một năm mới có thể có phản ứng. Mà loại phản ứng này lại diễn ra ngay lập tức, không cần đợi lâu để truyền tín hiệu. Loại quan hệ giữa các lạp tử này không phải là phản ánh vật chất đơn thuần giữa hai lạp tử với nhau, mà là tinh thần dẫn động vật chất giữa hai lạp tử dẫn đến xuất hiện phản ánh. Cũng chứng minh rằng vật chất từ lạp tử vi quan đến chỉnh thể, đều đồng thời tồn tại tinh thần và vật chất, đều tồn tại liên hệ nội bộ. Trong vật chất hàm chứa tinh thần, tinh thần cũng là vật chất, là dựa vào nhau, do đó mới sản sinh ra loại liên hệ “lạp tử” nội tại này. Hơn nữa tinh thần còn khởi tác dụng chủ đạo, bởi vì chúng đều là thể hiện cụ thể của đặc tính của vũ trụ.

Thân thể vật chất và tinh thần của con người là có mối liên hệ mật thiết với nhau, hơn nữa tinh thần khởi tác dụng chủ đạo. Trạng thái tinh thần của một người đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe thể chất của họ?

“Như mọi người đã biết thật sự [làm người ta] mắc bệnh thì [do] bảy phần tinh thần ba phần bệnh. Thông thường ban đầu tinh thần của người ta suy sụp, ban đầu không chịu được, gánh nặng lớn quá, rồi làm cho bệnh tình trở nên [nguy] kịch; thường [xảy ra] như vậy. Lấy một thí dụ, quá khứ có một người, bị trói trên giường; lấy tay anh ta ra, và nói rằng sẽ làm cho chảy máu. Sau đó bịt mắt anh ta lại, rồi vạch một cái lên cổ tay của anh này (hoàn toàn không làm anh ta chảy máu); rồi mở vòi nước sao cho anh này nghe thấy tiếng [nước] nhỏ giọt. Anh ta tưởng rằng chính là máu của mình đang nhỏ giọt xuống, một lúc sau cá nhân này chết. Kỳ thực hoàn toàn không làm anh ta chảy máu, chỉ có nước chảy thôi; tinh thần của cá nhân này đã dẫn đến cái chết của mình”. (Chuyển Pháp Luân)

Do đó đối với những người mang bệnh nặng, người thân thường không nói cho vị ấy biết được bệnh tình chân thực của họ, để tránh việc họ sẽ sớm tử vong, điều này ai cũng biết.

Tinh thần và thân thể vật chất của con người là nhất tính và không thể tách rời, từ xưa, cổ nhân đã có nhận thức này. Lý luận của Trung y cho rằng: “Hỷ, nộ, ai, lạc và các nhân tố tinh thần khác của con người, sẽ sản sinh ảnh hưởng lớn đối với tình huống sức khỏe của cơ thể con người”. Bởi vậy mới có cách nói: “Vui sướng làm hại tim, buồn làm hại phổi, tức giận hại gan, ưu tư hại lá lách, sợ hãi làm hại thận”. Ví dụ: Tức giận làm động ngọn lửa ở gan, khi sợ hãi quá sẽ tè ra quần, những cảm xúc không tốt sẽ dẫn đến người ta sinh bệnh, tâm trạng lạc quan, cởi mở sẽ tốt cho sức khỏe. Trong thuyết dưỡng sinh của Trung y nói rằng “thanh tâm quả dục” có thể kéo dài tuổi thọ. Chiểu theo cách nói của khoa học hiện đại, những quá trình này thực chất là một loại chuyển hóa năng lượng vật chất, chuyển hóa vật chất vô hình trong thân thể con người thành vật chất hữu hình, cũng tức là thừa nhận tinh thần của con người là một loại vật chất ẩn. Y học hiện đại cũng phát hiện, khi tinh thần của người ta mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực, các gốc oxy tự do sẽ tăng lên.

Điều này cũng xảy ra tương tự với những sinh vật sống khác, không chỉ có trạng thái tồn tại vật chất, chúng còn có tồn tại đặc tính tinh thần.

“Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau”. (Chuyển Pháp Luân)

Tinh thần và vật chất trong thể sinh vật cũng là nhất tính.

Có một trang trại bò sữa vẫn thường mở nhạc cho đàn bò nghe, vì lý do nào đó mà tạm thời dừng mở nhạc trong vài ngày, mỗi ngày mất gần 300 kg sữa. Tiến hành phân tích thành phần của sữa, thể hiện rằng nhiều chỉ số sữa khi cho bò nghe nhạc cao hơn so với khi không có nhạc đệm.

Vật chất cũng đều là linh thể. Năm 1966, chuyên gia về máy dò nói dối người Mỹ là Baxter đã nối hai điện cực của máy dò nói dối với lá của cây ngưu thiệt lan hoa. Ông phát hiện rằng sau khi tưới nước cho rễ của cây ngưu thiệt lan, bút điện tử của máy dò nói dối đã ghi lại một đường cong giống như khi con người cao hứng mà sinh ra. Khi ông nghĩ rằng muốn dùng lửa để đốt lá của cây để xem nó có phản ứng gì, còn chưa đợi ông ấy hành động, bút điện tử ngay lập tức đã vạch ra một đường cong giống với khi con người ta cảm thấy sợ hãi. Ông còn thả ngẫu nhiên từng con tôm sống vào nồi nước sôi, thấy được rằng thực vật đối với cái chết của những con tôm có phản ứng mạnh mẽ. Baxter và những đồng nghiệp của ông đã tiến hành những thí nghiệm tương tự trên 25 loại cây khác nhau, bao gồm rau diếp, hành lá, quýt, chuối,… và đều thu được kết quả giống nhau. Các nhà thực vật học ở nhiều quốc gia khác nhau hiện đang tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực này và họ đã hoàn toàn xác nhận rằng thực vật có cảm tình, có cảm quan và còn có công năng tha tâm thông.

Bất kỳ vật chất nào cũng đều đồng thời có thuộc tính tinh thần của nó, cho dù là trên hoành quan hay vi quan, là sinh vật hay không là sinh vật, đều không thoát ly khỏi tác dụng chủ đạo của tinh thần. Ví dụ nước không phải vi sinh vật nhưng cũng là linh thể. Tiến sĩ Masaru Emoto, Giám đốc Viện nghiên cứu IHM Nhật Bản, tiến hành thí nghiệm trên các tinh thể nước. Ông phát hiện khi nói những lời tốt đẹp với nước, cho nước nghe được những âm thanh du dương, các tinh thể nước sẽ xuất hiện dưới dạng hình lục giác tuyệt đẹp. Và nếu để nước nghe được những từ khó nghe thì tinh thể nước sẽ trở nên xấu xí. Thí nghiệm này chứng minh đầy đủ rằng nước có linh tính. Những phản ứng khác nhau của nó đối với những tình cảm khác nhau có thể gây ra những thay đổi khác nhau về trạng thái vật chất bên trong của nó.

Hết thảy vật thể đều có sinh mệnh, có tư tưởng. Không phải như con người hiện đại phân chia một cách nông cạn thành hữu cơ và vô cơ, sinh vật và không phải sinh vật. Ngày càng có nhiều thí nghiệm khoa học đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng tinh thần và vật chất là không thể tách rời. Tinh thần là cái mà mọi người thường nói là linh hồn, cũng là linh hồn của vật thể. Chính là nói trong hết thảy vật chất đều bao hàm đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, là nhân tố quyết định trạng thái tồn tại của vật chất.

Tại Triển lãm Nghiên cứu và Sáng tạo Châu Âu tổ chức tại Paris vào ngày 8 tháng 6 năm 2006, Bruner, một nhà khoa học người Mỹ đeo 24 cặp mũ điện cực, trước mặt mọi người ông đã sử dụng suy nghĩ của mình để giao tiếp với máy tính xách tay thông qua đôi mắt và viết “B-O-N-J-O-U-R”, điều này khiến khán giả là các nhà khoa học kinh ngạc, ông đã đem “tinh thần khống chế vật chất” từ khoa học viễn tưởng vào đời sống hiện thực. Kỳ thực ý niệm mà con người phát xuất ra cũng là vật chất. Các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng đều biết rằng, có lúc một chiếc máy nào đó gặp sự cố, chúng ta xuất phát từ nguyện vọng muốn đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, nói vài lời cổ vũ chiếc máy, thì có thể làm chính lại trạng thái không tốt của nó.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/56534

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (1)https://chanhkien.org/2024/06/nhan-thuc-doi-voi-con-duong-khoa-hoc-trong-tuong-lai-1.htmlWed, 05 Jun 2024 00:46:01 +0000https://chanhkien.org/?p=33283Tác giả: Linh Tử [ChanhKien.org] Khoa học nhân loại hiện đại nếu so sánh với các tinh cầu có trí huệ cao cấp hay với các nền văn minh tiền sử thì tương đối lạc hậu. Đồng thời, kẻ cầm quyền còn dùng từ “khoa học” để làm cây gậy đánh người, gọi khoa học […]

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Linh Tử

[ChanhKien.org]

Khoa học nhân loại hiện đại nếu so sánh với các tinh cầu có trí huệ cao cấp hay với các nền văn minh tiền sử thì tương đối lạc hậu. Đồng thời, kẻ cầm quyền còn dùng từ “khoa học” để làm cây gậy đánh người, gọi khoa học chân chính mà nhân loại chưa biết đến là “ngụy khoa học”, chụp lên cái mũ lớn “mê tín”, càng làm kìm hãm sự phát triển của khoa học.

Xã hội nhân loại trong tương lai sẽ đổi mới, là vô cùng tốt đẹp, khoa học tương lai cũng sẽ đạt đến trình độ rất cao. Khoa học của tương lai sẽ đi theo con đường như thế nào? Điều quan trọng là phải có tư tưởng chỉ đạo mới. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người mang nặng tư tưởng cũ bảo thủ, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục từ tiểu học cho tới trung học, đại học, đều có môn học chính trị bắt buộc, đồng thời còn là một môn học bắt buộc phải thi trong kỳ thi đại học. Có người đã hình thành thế giới quan cứng nhắc và nghe không lọt những tiếng nói bất đồng; một số người tự cho mình là cao minh, cho rằng hiểu được một chút lý luận, còn nói ra một số quan điểm: gì mà “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”, “cái gì cũng có hai mặt”, “đấu tranh mâu thuẫn là động lực phát triển của sự vật”, “thuyết tiến hóa”, “thuyết duy vật”, “thuyết duy tâm”, “thuyết vô thần”,…

Kỳ thực, những ví dụ được liệt kê ở trên mới là “ngụy khoa học” thật sự! Về phương diện này cũng không trách mọi người, đây đều là kết quả của sự nhồi nhét lâu ngày của văn hóa đảng. Tác giả từng là Bộ trưởng Tuyên giáo trực thuộc ĐCSTQ, đã nhiều năm nghiên cứu và tuyên truyền chủ nghĩa tà ác của Marx và Mao, đã đầu độc bản thân và cũng đầu độc cả người khác, thực sự cảm thấy áy náy. Bây giờ đã đến lúc cần phải nhìn lại quá khứ, đưa những thứ oai lý tà thuyết này phơi bày trước ánh sáng mặt trời, từ đó quy chính lại tư tưởng con người, trả lại diện mục chân thực của vũ trụ. Có một lần, tôi gặp lại một người bạn cũ sau một thời gian dài xa cách, câu nói đầu tiên của ông ấy khi gặp mặt là: “Tri thức và IQ của chúng ta cũng không phải thấp, vậy mà lại bị đảng cộng sản Trung Quốc lừa dối mấy chục năm mà chẳng hề hay biết, quả là điều đáng tiếc!” Xem ra những người học rộng đa tài thực sự đã thức tỉnh rồi!

Liên quan đến vấn đề nhận thức về khoa học, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí trong tác phẩm chính Chuyển Pháp Luân của mình, đã có lời giải thích sâu sắc, thấm thía. Đây là một cuốn thiên cổ kỳ thư, thiên thư mà trước giờ chưa từng có trong lịch sử nhân loại, là khoa học siêu thường bao hàm hết thảy khoa học của thế gian. Mở đầu cuốn Chuyển Pháp Luân là “Luận ngữ” (bản cũ) trong đó viết rõ ràng:

“Nếu như nhân loại có thể nhận thức lại mới bản thân và vũ trụ, thay đổi những quan niệm cứng nhắc của mình, nhân loại sẽ có một bước nhảy vọt. “Phật Pháp” có thể khiến nhân loại hiểu sâu sắc về thế giới vô lượng vô tế. Từ vạn cổ xưa cho tới nay, duy chỉ có ‘Phật Pháp’ mới có thể giải thích một cách đầy đủ và rõ ràng về nhân loại, các từng không gian tồn tại vật chất, sinh mệnh cho đến toàn bộ vũ trụ”.

Ở đây, tôi chỉ là viết ra những gì mà bản thân lĩnh hội và cảm ngộ được. Bởi vì khoa học phân thành hai loại lớn là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà triết học lại là sự khái quát và tổng hợp của hai loại khoa học đó. Vì vậy bài viết này chỉ muốn từ góc độ triết học dùng một lý niệm mới để bàn luận về nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai. Tuy khả năng cảm nhận thực tế có hạn, nhưng tôi hy vọng có thể truyền cảm hứng cho những người khác.

Đầu tiên, cần phải từ căn bản mà cải biến quan niệm cũ cố hữu về “khoa học”

Có nhiều người cho rằng: Khoa học hiện nay rất phát triển, sự phát triển ứng dụng của máy tính, phóng tàu vũ trụ lên trời, điện thoại di động, MP4,… Kỳ thực, khoa học của nhân loại lần này, là khoa học thực chứng lạc hậu. Khoa học của Trung Quốc cổ đại rất phát triển, đi trên một con đường khoa học khác. Từ thế kỷ 16, 17 Tây phương đã sản sinh ra khoa học thực nghiệm cận đại, chính là khoa học thực chứng, sau này Trung Quốc cũng học theo.

Tư tưởng chỉ đạo của khoa học thực chứng là sai lầm, kiến lập dựa trên cơ điểm thuyết đối lập nhị nguyên và chủ nghĩa duy vật máy móc. Chia vũ trụ hữu cơ thành hai phạm trù độc lập: tách biệt chủ quan và khách quan, tinh thần và vật chất, thiên và nhân,… một cách máy móc và khiến chúng trở thành đối lập. Cho rằng chỉ những gì được xác minh qua các thí nghiệm lặp đi lặp lại mới là khoa học, còn những gì sờ không được nhìn không thấy thì không thừa nhận, điều này tạo thành tính hạn chế của khoa học thực chứng.

Những kẻ được gọi là “người theo chủ nghĩa duy vật”, còn ngạo mạn nói những gì như “đấu trời đấu đất, nhân định thắng thiên”, hiện nay chưa nói gì tới chiến thắng thiên tai, ngay cả dự báo, dự phòng thiên tai cũng đều chưa làm được. Do đó, không thay đổi những quan niệm cũ cố hữu, thì sẽ không thể tiếp thụ lý niệm khoa học hoàn toàn mới.

Ở cấp độ vĩ mô, nhiều người đánh giá cao ngành hàng không vũ trụ vì khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Đến bây giờ con người mới có thể chạm tới Mặt Trăng, vệ tinh của Trái Đất (Mà không biết rằng Mặt Trăng được con người thời tiền sử tạo ra và đưa lên trời, đến hiện nay cộng đồng khoa học công nghệ mới xác nhận rằng bên trong Mặt Trăng là rỗng). Có người thậm chí còn cho rằng tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất vài vòng quả là quá xuất sắc rồi, thực tế đều chưa ra khỏi trường không gian của địa cầu. Tốc độ của tàu vũ trụ mới đạt tới 8,33 km/giây, vẫn chưa đạt tốc độ vũ trụ thứ hai là 11,2 km/giây.

Tốc độ đẩy của loại nhiên liệu tốt nhất của nhân loại hiện nay là 30 km/giây, trong khi tốc độ ánh sáng là 300.000 km/giây, chênh lệch vừa đúng một vạn lần. Khoảng cách mà ánh sáng truyền đi trong một năm tức là một năm ánh sáng. Giả sử tốc độ của tàu vũ trụ đạt tới vận tốc ánh sáng là 300.000 km/giây thì con người sẽ phải mất 10.000 năm mới đến được chòm sao gần chúng ta nhất, Alpha Centauri. Vũ trụ bao la vô hạn, Trái Đất chỉ là một hạt bụi trong một hạt bụi trong một hạt bụi.

Ở cấp độ vi mô, vật chất nhỏ nhất nhỏ như thế nào? “Dây” là tên giả định của lạp tử nhỏ nhất (chú thích: Lý thuyết dây trong vật lý học). Dây nhỏ như thế nào? Nếu đem so sánh với proton thì khoảng cách giữa chúng tương đương với khoảng cách giữa proton và toàn bộ Hệ Mặt Trời. Để có thể nhận biết được lạp tử vật chất nhỏ hơn, nhân loại chỉ có thể kéo dài chu vi của máy gia tốc hạt từng chút một. Hiện tại, chu vi của máy gia tốc tiên tiến nhất thế giới đã đạt tới 54 km. Nếu như muốn thu được những hạt cực vi quan như dây, nhân loại phải chế tạo một máy gia tốc hạt có chu vi 1000 năm ánh sáng. Mà toàn bộ Hệ Mặt Trời thì ánh sáng chỉ cần một năm là có thể đi qua rồi. Dây mới chỉ là một loại giả tưởng của người thường, mà lạp tử nhỏ nhất bản nguyên vật chất thực sự còn nhỏ hơn nhỏ hơn nữa.

Cấp độ vĩ mô lớn đến đâu, cấp độ vi mô nhỏ tới mức nào? Nghiên cứu về cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng của Einstein cũng đi vào bế tắc về hai vấn đề cực đoan này. Hiện nay, nghiên cứu khoa học của nhân loại chỉ có thể hạn cục trong thế giới vật chất với những quan niệm cố hữu và cứng nhắc, những gì không dám thừa nhận thì không dám nghiên cứu. Ví dụ khoa học hiện đại không dám động chạm đến những thứ như trải nghiệm cận tử, công năng đặc dị, thời không khác, nước có tri giác, hiệu ứng Backster, mỏ quặng uranium ở Gabon, Tây Phi, nhục thân bất hoại của cao tăng viên tịch,… Linh hồn (nguyên thần) bị phụ thể như nguyên thần của con dâu bám trên thân của bố chồng được viết trong tiểu thuyết “Bạch Lộc Nguyên”, còn có những hiện tượng như động vật phụ thể,… là chuyện rất bình thường ở vùng nông thôn rộng lớn. Những ví dụ như thế này rất rõ ràng, nhưng chúng bị trói buộc bởi những quan niệm cũ cố hữu, không có ai nghiên cứu và chỉnh lý, những thành kiến cố chấp khiến cho những thứ tồn tại khách quan này trở thành vùng cấm của khoa học thực chứng.

Những lý luận ngăn trở sự chuyển biến quan niệm của con người là “thuyết vô thần”, “thuyết duy vật”,…, cơ sở lý luận của chúng là “thuyết tiến hóa”. “Thuyết tiến hóa” là một giả thuyết được Darwin đề xuất vào năm 1859: Ông ta cho rằng con người và loài vượn có nhiều điểm tương đồng, và rằng con người tiến hóa từ loài vượn, Darwin suy đoán rằng bằng chứng về sự chuyển đổi hóa thạch giữa các loài sẽ được tìm thấy vào thế kỷ 20. Nhưng, cho đến nay không có bằng chứng hóa thạch nào về các dạng chuyển tiếp giữa các loài trong quá trình tiến hóa được tìm thấy. Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy bằng chứng về các nền văn minh đã tồn tại hàng triệu, hàng chục triệu hoặc thậm chí hàng trăm triệu năm trước, khác xa với thời đại tiến hóa địa chất. Trên thực tế, chúng đều là những nền văn minh tiền sử. Ngoài ra còn có Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Kim Tự Tháp,… Những nội hàm thâm sâu của văn hóa tiền sử này, tại nhân loại lần này có mấy người có thể nghiên cứu một cách thấu triệt?

Ngày nay, nền tảng của “thuyết tiến hóa” đã sụp đổ, nhiều người trong cộng đồng khoa học kỹ thuật đã chứng thực “thuyết tiến hóa” là một giả thuyết sai lầm nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết ở đây. Điều đáng buồn là một số người vẫn khăng khăng rằng “tổ tiên của con người là khỉ”, còn tiếp tục chiểu theo cách giáo dục này mà nối tiếp đời sau, quả thực là làm người ta lầm đường lạc lối.

Vũ trụ có tồn tại những sinh mệnh có trí huệ cao cấp ở rất nhiều thời không, điều này đã được minh chứng bởi rất nhiều sự thực.

Năm 1970, khi một máy bay Mỹ đang bay qua Bermuda, nó đột ngột biến mất khỏi màn hình radar trong 10 phút và mất liên lạc với mặt đất. Sau khi máy bay hạ cánh, người ta phát hiện đồng hồ trên máy bay và tất cả hành khách đều chậm mười phút. Những hiện tượng này không khó giải thích bằng các lý thuyết thời – không khác. Đây là khi một người hoặc vật thể đi vào thời gian và không gian khác, mà khái niệm thời gian ở không gian khác là không giống với thời gian trong không gian này của nhân loại. Mười phút trong không gian của chúng ta dường như không đáng kể trong trường thời gian đó và có thể không được phản ánh. Như vậy làm sao có thể kết luận rằng không có thời gian và không gian khác, không có sự sống nào có trí tuệ cao hơn con người?

Trong sách giáo khoa truyền thống viết rằng: Do năng suất thấp và khoa học kém phát triển, con người nguyên thủy không thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên nên mới tạo thành ngu muội, mê tín và tin vào thuyết Thần, Phật sáng thế. Vậy Newton và Einstein có kém cỏi về trình độ trí tuệ không? Những kẻ vô lại khoa học và phản đối khí công đó có thông minh hơn họ không?

Có một lần Einstein từng nói với một vị khách: “Bạn ban nãy vừa thấy tôi đặt tách trà này lên bàn, có điều tôi muốn hỏi lại bạn, ai đã đặt các ngôi sao và Mặt Trăng trên bầu trời? Trong vũ trụ có hằng hà sa số những Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao, thời gian của quỹ đạo quay một vòng của chúng dường như không chút sai lệch, hơn nữa chúng không va chạm lẫn nhau, xin hỏi những điều này rốt cuộc là ai đã thiết kế và sắp đặt những thứ này? Nhân loại có lúc lại rất mâu thuẫn, họ thường là sau khi nhìn thấy những sự vật phức tạp, ảo diệu, thần kỳ hơn chiếc đồng hồ, lại cho rằng những thứ này đều là kết quả của sự ngẫu nhiên vô ý của đại tự nhiên, cũng là những sản vật theo lẽ tự nhiên. Chẳng hạn, lấy bất kỳ cơ quan nào của cơ thể con người làm ví dụ, chúng ta đều biết rằng cấu trúc của mắt ít nhất cũng phức tạp và khéo léo hơn gấp 1.000 lần so với những chiếc máy ảnh tốt nhất, cánh của một con muỗi có thể rung hơn 300 lần mỗi giây. Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể giải thích hợp lý hiện tượng này bằng “sự ngẫu hứng ngẫu nhiên” không? Thế giới tự nhiên của chúng ta dường như vô cùng phức tạp, nhưng chỉ cần bạn chú ý cẩn thận, bạn sẽ thấy nó rất hài hòa và rất có quy luật. Vì vậy, sự cân bằng mới có thể được duy trì liên tục và nó có thể không ngừng sinh cơ, những thứ này đều cần phải có một vị có trí huệ tối cao siêu việt tự nhiên tiến hành thiết kế và kiểm soát chỉnh thể. Xem ra không phải những người hữu Thần ngu muội vô tri mà ngược lại những người “vô thần” mới là quan niệm cứng nhắc, tri thức hạn hẹp, kiến thức nông cạn.

Sinh mệnh có trí huệ cao cấp đang chi phối vũ trụ, chiểu theo đặc tính của vũ trụ mà tạo nên vạn sự vạn vật ở thế gian con người, khoa học của nhân loại cũng là do Thần truyền cấp. Hiện tại, cựu vũ trụ từ một tầng thứ rất cao đều đã biến dị, Khoa học cũ đã tuyệt đối hóa các phương pháp nghiên cứu tìm hiểu bên ngoài, không chấp nhận các phương pháp nhận thức thế giới khác. Kiêu ngạo tự đại tự mình phong bế bản thân mình, đã hạn chế năng lực nhận thức của nhân loại. Khoa học thực chứng ngày nay không những phá hủy khoa học chân chính mà còn trở thành ma phản đối chính tín, chính giáo, loại khoa học này mới là tà giáo thực sự; cũng giống như cựu vũ trụ, khoa học thực chứng đã đi đến hồi kết.

Vậy thì, con đường khoa học trong tương lai sẽ phải như thế nào?

“Muốn hoàn toàn có thể tìm hiểu chỗ mê của vũ trụ, thời không, nhân thể thì chỉ có ‘Phật Pháp’, Ông có thể phân rõ thiện và ác, tốt và xấu thực sự, phá trừ hết thảy những nhận thức sai lầm mà giúp người ta có cái nhìn đúng đắn”. (Luận ngữ (bản cũ) – Chuyển Pháp Luân)

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản”. (Chuyển Pháp Luân)

Con đường khoa học trong tương lai của nhân loại, chính là con đường cần phải đi tuân theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, tức Phật Pháp.

Có người hỏi: “Làm khoa học, còn phải coi trọng ‘Phật Pháp’, hành thiện tích đức ư? Điều này cũng không đúng!” Không thể lại tiếp tục ôm giữ quan niệm cũ để xét vấn đề, khoa học tương lai chính là như vậy! Bởi vì đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ – “Phật Pháp” đã tạo nên hết thảy trong vũ trụ. Do đó cần phải quay về chân diện mục của vũ trụ, chỉ có đặc tính tối cao của vũ trụ mới có thể tiết lộ được bí ẩn này. Khoa học của nhân loại trong vũ trụ mới của tương lai, hoàn toàn khác so với khoa học của cựu vũ trụ quá khứ. Quan niệm cũ cố hữu đã coi đó là bình thường rồi, hễ đề cập tới hai từ “khoa học”, dường như chính là khoa học tự nhiên, hoặc là trình độ khoa học công nghệ. Lẽ nào “Phật Pháp” có thể tiết lộ những bí ẩn của vũ trụ lại không được tính là khoa học sao? Đây mới là khoa học tối cao tinh thâm.

Chỉ riêng hàm nghĩa bao quát của hai từ “khoa học” và việc tuân theo “Phật Pháp” để nhận thức lại mới đã khác xa hoàn toàn lý niệm cũ: Định nghĩa và phân loại khoa học khác nhau rất lớn; mục đích, xuất phát điểm của làm khoa học khác biệt một trời một vực; việc lựa chọn đối tượng, dự án nghiên cứu khoa học có sự khác biệt lớn; phương pháp và phương tiện làm khoa học rất khác nhau; kết quả và hiệu quả đạt được cũng rất khác nhau; tại các phương diện đều có thể thể hiện ra đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, đó mới là con đường khoa học chân chính cho tương lai.

Một, chủ quan và khách quan là đồng nhất, khai phát tiềm năng chủ quan

Định nghĩa “khoa học” trong từ điển là: Một hệ thống tri thức được phân loại phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, tư duy,…

Ở đây, “phản ánh” và “quy luật khách quan” được nhấn mạnh, có nghĩa là thông qua các thí nghiệm lặp đi lặp lại, những sự vật khách quan được phản ánh vào bộ não con người và sau khi trải qua tư duy logic, suy luận, quy nạp và xử lý, sẽ hình thành nên những thứ lý thuyết như định lý và định luật,…; sau đó lý thuyết này được dùng để chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của nhân loại.

Đây là quan điểm của khoa học thực chứng và chủ nghĩa duy vật. Nó cho rằng tính chủ quan và tính khách quan đối lập và tách biệt nhau; nó coi năng lực chủ quan của con người thành cứng nhắc và bất động, giống như một tấm gương chết chỉ có thể phản ánh khách quan một cách bị động; nó cho rằng ý thức được sinh ra chủ quan của con người thực chất là sự phản ánh của thế giới khách quan. Vì vậy, khoa học thực chứng chỉ có thể hướng ngoại tìm hiểu từ vật chất này sang vật chất khác. Trên phương diện vĩ mô và vi mô, nó dựa vào các công cụ hiện đại hóa, ngược lại nó không thừa nhận những gì con người không thể cảm nhận được. Kết quả là khoa học thực chứng đã phát triển đến giới hạn và đối với rất nhiều bí ẩn khoa học thì nó không còn khả năng lý giải được nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi sang một phương thức tư duy và lý niệm mới: Nhận thức đến được tính chủ quan và tính khách quan là đồng nhất, con người có tiềm năng chủ quan và tính chủ quan của con người có thể được phát huy tối đa.

Đối với định nghĩa “khoa học”, cũng cần có một hàm nghĩa mới: Tri thức mà con người có thể nhận thức thế giới khách quan một cách chủ động tiệm cận với chân lý nhất.

Nhưng trong quá khứ, năng lực nhận thức thế giới khách quan một cách chủ động của con người còn quá thấp, tri thức mà họ tìm hiểu được cách biệt quá xa với chân lý của vũ trụ. Trong thế giới tương lai, nhân loại sẽ nhận thức ra “Phật Pháp” và thức tỉnh.

Định nghĩa khoa học trong tương lai là: Trình độ nhận thức và đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ.

Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì đặc tính của vũ trụ là thể hiện tối cao của “Phật Pháp” và là khoa học căn bản, sâu sắc nhất trong vũ trụ. Con đường khoa học tương lai của nhân loại đòi hỏi phải hướng nội tìm và khai thác tiềm lực từ năng lực nhận thức chủ quan của con người. Vì vậy, sự phát triển của khoa học trong tương lai phụ thuộc vào mức độ con người có thể lĩnh ngộ và đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Làm thế nào để đồng hóa và lĩnh ngộ? Tức là, bằng cách tu luyện Phật Pháp căn bản nhất – Pháp Luân Đại Pháp, tâm tính đề cao, cảnh giới thăng hoa, khai trí khai huệ, điều này có thể tiết lộ chân tướng về không gian vật chất này của chúng ta.

Khoa học của tương lai về cơ bản là khác với khoa học thực chứng. Thay vì hướng ngoại cầu, nó trực tiếp đề cao năng lực nhận thức chủ quan của con người. Khoa học của con người sẽ có một bước nhảy vọt mới. Hãy lấy một ví dụ đơn giản dễ hình dung: Giống như việc vượt qua một con sông không xác định được độ sâu, khoa học thực chứng dựa vào các thí nghiệm, “thực tiễn mang lại kiến thức chân chính”, chậm chạp tìm hiểu từng viên đá một; khoa học tương lai dựa vào việc khai phá tiềm năng chủ quan, dùng công năng thấu thị để xem, nhìn một cái liền thấy được độ sâu của nước sông rất dễ dàng. Hiển nhiên cái sau mới là khoa học tiên tiến thực sự.

Có người có thể hỏi: Liệu khả năng nhận thức chủ quan của con người có thể khai phát được không? Đây chính là ranh giới mà những người theo chủ nghĩa duy vật và những người theo chủ nghĩa thực tiễn không thể vượt qua. Họ đóng khung và hạn chế chết cứng năng lực nhận thức chủ quan của con người. Nói rằng “những tư tưởng đúng đắn của con người không phải từ trên trời rơi xuống mà chỉ có thể đến từ thực nghiệm, thực hành và tích lũy kiến thức lâu dài”. Nếu những quan niệm lỗi thời này không thay đổi, thì về căn bản sẽ không thể tin rằng mặt chủ quan của con người có năng lực tiềm tại, không tin rằng các loại tiềm năng có thể khai phát ra. Bởi vì đặc tính này của vũ trụ đã tạo nên hết thảy vạn vật trên thế gian, gồm cả nhân loại, con người sinh ra có cùng một tính với thế giới khách quan này của vũ trụ và đều có chung đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ. Vì tính chủ quan và khách quan của con người là đồng nhất nên con người tiên thiên đã được trang bị bản năng nhận thức các đặc tính của vũ trụ.

Khoa học thực chứng chỉ cục hạn trong thế giới vật chất. Bất cứ điều gì không được chứng minh bằng thực nghiệm đều không được thừa nhận là khoa học. Châm cứu huyệt đạo trong y học cổ truyền Trung Quốc, được trang bị những kiến thức y thuật về kinh lạc cổ truyền ưu việt này, là một trong những kho tàng văn hóa lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Tuy có tác dụng chữa bệnh thần kỳ nhưng từ lâu nó vẫn chưa được khoa học thực chứng công nhận. Đó là bởi vì dù có giải phẫu nhân thể như thế nào đi nữa, cũng vẫn nhìn không thấy, sờ không được huyệt vị và kinh lạc của con người. Mãi cho tới những năm gần đây, giới khoa học công nghệ mới chứng thực sự tồn tại của nó. Thông qua các bức ảnh chụp cơ thể người bằng trường tần số cao, người ta thấy rằng những nơi sáng nhất trên cơ thể con người trùng khớp với 741 huyệt đạo trong thuyết kinh lạc cổ xưa của Trung Quốc. Tại sao những điều khoa học đã sớm được y học cổ truyền Trung Quốc ứng dụng rộng rãi từ 5000 năm trước thì nay khoa học hiện đại mới nhận thức đến? Điều này không phải đồng nghĩa với việc đã lạc hậu mấy chục thế kỷ rồi sao?! Tìm hiểu sâu hơn một chút, tại sao Viêm Hoàng tử tôn từ mấy nghìn năm trước đã biết một cách chuẩn xác châm cứu huyệt vị trên cơ thể? Rất đơn giản, là do người xưa có công năng thấu thị có thể thấy được. Phải chăng những người theo chủ nghĩa duy vật vẫn sử dụng cách giải thích cũ: “Là được phát hiện qua thực tiễn trong một thời gian dài!” Chẳng phải điều đó có nghĩa là chính họ cũng thừa nhận rằng bản thân khoa học thực chứng là một loại khoa học bò lê một cách chậm chạp sao?

Khoa học cổ đại của Trung Quốc vì sao lại phát triển? Là bởi vì con đường đi là hướng nội cầu, con đường khai phát năng lực tiềm tại chủ quan của con người.

“Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả toạ, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế”. (Chuyển Pháp Luân)

Những người hành nghề y thuật trước hết phải chú trọng vào tự thân tu tâm dưỡng tính, sau đó mới học y thuật, từ đó đạt được khai trí khai huệ. Rất nhiều người đã nghe kể về những câu chuyện về những đại y học gia như Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước sử dụng công năng đặc dị để chữa bệnh. Chỉ có chuyển biến những quan niệm cố chấp, chúng ta mới có thể trả lời chính xác những câu hỏi chưa có lời giải.

Tại sao các họa sĩ thời cổ đại có thể vẽ ra được hình tượng Phật một cách sống động chân thực, chính bởi vì họ có công năng, thông qua thiên mục liền nhìn thấy được sự tồn tại chân thực của Thần. Do các họa sĩ từ các nơi khác nhau có thể thấy được hình tượng của Thần là tương đồng, do đó, những hình tượng Thần mà họ vẽ ra cũng nhất quán. Văn minh truyền thống mấy nghìn năm của Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, tại Trung Quốc cổ đại, do mọi người đều tin Thần, do đó con người và Thần cùng tồn tại ở thế gian. Tiêu chuẩn đạo đức của toàn bộ xã hội rất cao, có rất nhiều người bẩm sinh đã được trang bị bản năng của nhân thể. Thuận theo sự phát triển của xã hội nhân loại, con người càng ngày càng coi trọng hiện thực, ỷ lại vào cái gọi là công cụ hiện đại hóa, bản năng của con người càng ngày càng thoái hóa. Chỉ có tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mới có thể phản hồi về bản tính nguyên thủy của bạn.

Trước đây, tại Trung Quốc báo chí từng đưa tin: Có người có công năng đặc dị có thể vận chuyển thuốc được niêm phong từ trong bình thủy tinh, chuyển nó ra ngoài bình, và sử dụng camera tốc độ cao để ghi lại rõ ràng toàn bộ quá trình mục tiêu di chuyển qua các rào cản không gian, thực nghiệm loại này đã có đến mấy ví dụ. Có hàng vạn loại công năng đặc dị chân chính trên cơ thể con người, hiện tại có sáu loại công năng được thế giới công nhận: công năng vận chuyển (ban vận công), không dùng mắt nhận biết hình ảnh, thấu thị, dao thị, dự đoán (túc mệnh thông), tâm linh truyền cảm (tha tâm thông),…

Sự tình loại này trên thế giới có rất nhiều rất nhiều, hãy lấy một ví dụ ở nơi bị hạn chế về tư tưởng như Trung Quốc đại lục: Nhật báo đô thị Sở Thiên của Hồ Bắc đưa tin vào ngày 14/3/2007, một cậu bé bảy tuổi tới từ Hán Xuyên tên là Dư Trác Tuyền có thể nhìn thấu bài poker và mạt chược. Sau khi các chuyên gia y học, những người nghiên cứu khoa học nhân thể và các pháp sư cùng nhau tiến hành nghiên cứu cậu bé, cho rằng cậu bé Trác Tuyền không dùng ma thuật gian lận, xác thực là có công năng cảm ứng.

Trong số các đệ tử Đại Pháp có rất nhiều người xuất hiện các loại công năng. Như huệ nhãn thông, nhìn thấy cảnh tượng ở các không gian khác nhau trong vũ trụ; có người có túc mệnh thông, nhìn thấy được quá khứ và tương lai của bản thân và xã hội; có người có công năng dao thị, thực sự có thể nhìn thấy ở cách xa ngàn dặm. Có vị đệ tử Đại Pháp ở Đông Bắc, đã nhìn thấy trận sóng thần ở Đông Nam Á vào năm đó. Còn có rất nhiều đệ tử Đại Pháp có thể nguyên thần ly thể. Có đệ tử Đại Pháp ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, nguyên thần ngồi trên đĩa Pháp Luân tới Cát Lâm để trừ ác ma, còn có 19 đồng tu có công năng như vậy, thật sự giống như Tôn Ngộ Không vậy, có thể mời tới Sơn Thần, Thổ Địa, hỏi rõ xem yêu quái đi đâu rồi.

Kỳ thực, mỗi một đệ tử Đại Pháp đều có công năng, chỉ có ở trong mê mới có thể nhìn ra được thái độ chân thực của một người đối với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của Đại Pháp vũ trụ; chỉ có ở trong mê tuyển chọn vị lai, mới có thể có hiệu quả hơn nữa. Những người cố chấp phản đối khí công kia, chính là đang dùi vào sơ hở này, nhảy lên nhảy xuống thậm chí hô hào: “Nhìn xem ai có công năng đặc dị, thưởng tiền bao nhiêu bao nhiêu!” Bởi vì người tu luyện giảng tâm tính, không chấp trước vào tiền, càng không có tâm tranh đấu và tâm hiển thị. Do đó, người có công năng cao thâm là có, chỉ là không để ý tới những nhóm người tiểu nhân, càng thể hiện rõ sự cách biệt rất lớn về cảnh giới.

Học viên Đại Pháp chúng ta trong quá trình tu luyện, cũng có trường hợp cá biệt xuất hiện công năng biểu lộ trong xã hội người thường. Ví dụ, kỹ sư trưởng của Nhà máy Gang thép Hàm Đan là Cảnh Chiến Nghĩa đã nhiều lần nhìn thấy nguyên thần của mình thoát ra khỏi vỏ bọc khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nguyên thần tới chỗ có thép nóng chảy trong lò luyện thép, trực tiếp quan sát các phản ứng vật lý và hóa học ở vi quan trong quá trình thép nóng chảy, phát hiện ra phương trình phản ứng mới và từ đó áp dụng cho “Phương pháp sản xuất trực tiếp hợp kim sử dụng quặng Silicon-Nhôm-Bari-Canxi-Fe” và hai bằng sáng chế khác. Khi ông ấy đang trong đả tọa nhập định, nguyên thần tới bên ngoài Hệ Mặt Trời, nhìn thấy cảnh tượng, đặc điểm của một số hành tinh. Vào thời điểm đó, nhiều cơ sở như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc,… đã mời ông đến giảng dạy, tất cả các buổi thuyết giảng đều có sự tham gia của các phó giáo sư trở lên. Sự việc này đã gây ra ảnh hưởng lớn trong cộng đồng khoa học công nghệ lúc bấy giờ, khiến quan niệm của con người phải thay đổi. Nghĩa là, sự phát triển và tiến bộ của khoa học không chỉ phải tìm kiếm bên ngoài (thực tiễn) mà còn phải tìm kiếm bên trong một cách chủ quan (tu luyện). Sau này, Cảnh Chiến Nghĩa đầu tư thành lập một nhà máy và sử dụng hai phát minh đã được cấp bằng sáng chế của mình. Những điều này đều là có nhân chứng vật chứng. Vậy mà sau khi tà ác bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, “Phòng 610” Thiên Tân đã thực hiện những lời đe dọa và hăm dọa tàn ác, bắt ông phủ nhận rằng hai bằng sáng chế được phát minh là nhờ sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trên chương trình “Phỏng vấn tiêu điểm” trên truyền hình, sau đó kết án ông ấy tám năm tù. Kiểu đàn áp cưỡng bức những ý tưởng khoa học mới này không phải là hiếm trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, điều đó chỉ có thể xảy ra ở Trung Quốc đại lục độc tài chuyên chế.

Liên quan đến nguyên thần ly thể, có rất nhiều ghi chép trong các phương pháp tu luyện của Phật gia, Đạo gia qua các thời kỳ lịch sử ở phương Đông, ở phương Tây cũng có một số lượng lớn các ví dụ chứng minh. Trong tương lai, khi hầu hết mọi người trong xã hội đều tu luyện Đại Pháp, những công năng đặc dị của con người sẽ ngày càng hiển lộ ra, lúc đó khoa học của nhân loại sẽ bước trên một con đường mới.

Trong những năm trước, Hoa Kỳ và Liên Xô đã bí mật bảo vệ một số người có công năng đặc dị, mục đích là muốn huấn luyện những người tài giỏi này thành những gián điệp đặc biệt, ví dụ như dùng “công năng dao thị” để đánh cắp thông tin tình báo quân sự từ các nước thù địch. Trung Quốc cũng từng làm qua việc này. Thế nhưng, công năng đặc dị của con người là siêu thường, không thể tùy tiện sử dụng bừa bãi trong xã hội người thường. Bởi vì phàm là người có công năng đặc dị, đều là những người có căn cơ tiên thiên tốt, hoặc là do tu luyện chính Pháp mới đắc được. Cũng tức là đã đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, mới có được công năng đặc dị. Nếu như vi phạm thiên lý mà loạn dùng, không những không dùng được mà còn mất hết tất cả công năng.

Có thể có người nói: “Cơ thể con người có thể tu luyện xuất công năng đặc dị, có căn cứ vật chất nào không?” Con người vẫn không thể thoát ra khỏi những quan niệm cũ cứng nhắc, mọi thứ đều phải được chứng thực bằng thực nghiệm của thuyết duy vật mới tin. Kỳ thực trong cơn sốt khí công vào những năm đó, đã có rất nhiều khí công sư đã làm qua các bài trắc định của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Trong cuốn Chuyển Pháp Luân cũng viết:

“Trong nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, người ta nhìn nhận rằng năng lượng chính là những thứ như neutron, nguyên tử. Nhiều khí công sư đã [làm] qua trắc [nghiệm], những khí công sư nổi tiếng cũng đều tham gia. Tôi cũng được đo, đo thấy tia phóng xạ gamma và neutron nhiệt phát ra nhiều hơn vật chất thông thường [phát ra] từ 80 đến 170 lần. Lúc ấy kim của thiết bị thí nghiệm trỏ đến hết mức rồi; vì kim đã trỏ đến tận cùng, [nên] rốt cuộc cũng không biết được [nó] lớn ngần nào. Neutron mạnh mẽ đến nhường ấy, thật quả là khó mà tin nổi! Người ta sao lại phát ra được neutron mạnh mẽ đến thế? Điều đó chứng minh rằng những khí công sư chúng tôi có tồn tại công, có tồn tại năng lượng; điểm này trong giới khoa học kỹ thuật đã chứng thực được”. (Chuyển Pháp Luân)

Đây đều là những sự thật đã được ghi lại vào những năm đó. Đáng buồn thay, những kết quả thực nghiệm này cũng đã bị phá hủy bởi những thiên kiến chính trị ở Trung Quốc đại lục. Giờ đây, các “nhân viên khoa học” của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trước “khủng bố đỏ”, cũng chỉ còn cách làm trái lương tâm và không còn dám thừa nhận nữa. Nhưng đây là sự thật lịch sử không ai có thể xóa bỏ được. Tà đảng Trung Cộng luôn hô hào khoa học cũng có tính giai cấp, khoa học cũng phải phục vụ cho đấu tranh giai cấp! Đây chính là “thế giới quan phát triển khoa học” mà tà đảng đang ca ngợi ngày nay.

Người ta hiện nay đều muốn cải thiện trí thông minh và chỉ số IQ của con cái mình. Mọi người đều biết rằng trong đại não của con người có 14 tỷ tế bào, nhưng những tế bào có thể sử dụng thì chưa đến 10%, do đó có nhiều người đang làm các việc như khai phát trí lực cho trẻ từ nhỏ. Thực chất đây chỉ là tích lũy tri thức sớm hơn một chút. Thực sự có thể khai phát tiềm năng của con người thì tu luyện Đại Pháp, trọng đức, tu tâm, trong tầng thứ thấp có thể khai trí khai huệ, xuất hiện công năng đặc dị. Ngày nay, tại các nơi trên thế giới người ta đang mở các trường học Minh Huệ, hàng chục ngôi trường đã được mở ra, kết quả đều rất rõ ràng. Các thiếu niên nhi đồng ở trong trường học Minh Huệ vừa học văn hóa vừa tu luyện Đại Pháp, thân tâm khỏe mạnh, chỉ số IQ được đề cao rõ ràng.

Muốn khai phát tiềm năng về phương diện chủ quan của con người, cần coi trọng hướng nội cầu, cần giảng hướng nội tu tâm. Có rất nhiều ví dụ chứng minh, những thanh thiếu niên học Đại Pháp thông minh nhanh nhẹn, thành tích học tập tăng nhanh và hầu hết đều đạt kết quả xuất sắc. Người cao tuổi học Đại Pháp thì tinh lực sung mãn, tư duy nhanh nhạy. Ở đây chúng tôi có một đồng tu lớn tuổi đã ngoài 80, ông có thể truy cập mạng Minh Huệ hàng ngày, còn có thể đạp xe để ra ngoài giảng chân tướng.

Những nhà dự ngôn trong lịch sử hầu hết đều là tiên tri hoặc người tu Đạo có cảnh giới cao thâm, họ đều có công năng túc mệnh thông, có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ của xã hội nhân loại. Sở dĩ những lời dự ngôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác có độ tin cậy là bởi vì chúng đã được kiểm chứng nhiều lần qua hàng ngàn năm lịch sử. Ví dụ “Các thế kỷ” của Nostradamus người Pháp, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng thời Đông Hán, “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cang thời Đường, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung thời Bắc Tống, “Thôi Bi Đồ” của Lưu Bá Ôn thời Minh, còn có Thánh Kinh Khải Hoàn,… đều có thể tra được từ Internet. Điều thần kỳ hơn nữa của những dự ngôn này là, đều không hẹn mà cùng chỉ ra một điểm: Trái Đất ngày nay, nhân loại cho đến toàn thể vũ trụ đều sẽ đối mặt với một đại kiếp nạn, đến lúc đó có Chân Phật là Pháp Luân Thánh Vương hạ thế để cứu độ nhân loại, cũng có ma đỏ từ trong đó mà can nhiễu phá hoại, mà tà ác sẽ bị Trời diệt, chân tướng sẽ hiển lộ khắp thiên hạ. Những dự ngôn ngày còn cảnh tỉnh thế nhân: Trời sẽ diệt Trung Cộng, phàm là những ai hướng về lá cờ máu của ác long màu đỏ (tà đảng) mà phát ra lời thề độc, gia nhập vào tổ chức của nó, đều bị đóng dấu ấn thú. Do đó cần phải mau chóng “tam thoái”, tức là thoái xuất đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, tránh trở thành vật tuẫn táng khi Thần diệt trừ tà đảng. Mọi người có thể chờ xem, lịch sử sẽ sớm chứng nghiệm rằng công năng túc mệnh thông là chuẩn xác phi thường.

Khi một người tu luyện ở tầng thứ thấp tức là trong tu luyện thế gian Pháp, công năng đặc dị xuất ra chỉ có thể khởi tác dụng trong không gian này; tu luyện tại tầng thứ cao tức là tu luyện xuất thế gian Pháp, sẽ xuất Phật Pháp thần thông, đó mới là thứ có uy lực vô tỷ, ước chế các tầng không gian; khi tu luyện viên mãn đắc chính quả, mới sẽ trở thành Giác Giả đại triệt đại ngộ, không gì không thể. Ý nghĩa của sinh mệnh con người là phản bổn quy chân, mục đích cuối cùng của tu luyện Đại Pháp là viên mãn đắc Phật quả.

Không lâu nữa Trời diệt Trung Cộng, chân tướng sẽ đại hiển, quan niệm truyền thống của con người sẽ triệt để cải biến, đại đa số con người sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lúc đó, tiềm năng chủ quan của con người sẽ khai phát xuất lai, các chủng công năng, thần thông,… xuất ra trong tu luyện đều có thể vận dụng, tạo phúc cho nhân loại, khoa học của tương lai sẽ xuất hiện một diện mạo hoàn toàn mới.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/54246

The post Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>