Nhạc Phi truyện | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 17 Apr 2025 04:24:54 +0000en-UShourly1Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (4): Thu phục Kiến Khang, Nhạc gia quân lần đầu đại thắnghttps://chanhkien.org/2025/03/thien-co-than-tuong-nhac-phi-truyen-4-thu-phuc-kien-khang-nhac-gia-quan-lan-dau-dai-thang.htmlWed, 12 Mar 2025 04:51:45 +0000https://chanhkien.org/?p=36767Tác giả: Liễu Địch [ChanhKien.org] Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times) “Quá xuân phong thập lý, tận tề mạch thanh thanh” (tạm dịch là: Gió xuân thổi mười dặm – ám chỉ thành Dương Châu, cả con đường cỏ xanh mọc đầy), một đoạn trong bài […]

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (4): Thu phục Kiến Khang, Nhạc gia quân lần đầu đại thắng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liễu Địch

[ChanhKien.org]

Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

“Quá xuân phong thập lý, tận tề mạch thanh thanh” (tạm dịch là: Gió xuân thổi mười dặm – ám chỉ thành Dương Châu, cả con đường cỏ xanh mọc đầy), một đoạn trong bài “Dương Châu Mạn” đã tả lại cảnh tượng tiêu điều của Dương Châu khi bị ngoại tộc xâm lược. Những năm đầu thời Nam Tống, không chỉ có Dương Châu, một nửa giang sơn vùng Giang Nam đều gặp phải một trường hạo kiếp dưới vó sắt của quân Kim. Đại tướng Nhạc Phi trưởng thành trong loạn thế, trong khúc nhạc đau xót kia xuất ra một âm thanh khác lạ.

Lúc ấy, Tống Cao Tông mới lên ngôi chưa lâu, nhưng lại nghe sự xúi bẩy của gian thần, nên đã từ Kiến Khang (nay là Nam Kinh) chạy về Dương Châu, không có chí quay lại chỉnh đốn sơn hà. Mới được một năm, nước Kim đột nhiên xuất binh tấn công nước Tống, một lộ binh mã khí thế hung hãn, hướng thẳng đến Dương Châu, ý đồ bắt giam Hoàng đế nhà Tống. Quân thần Cao Tông lại một lần nữa hốt hoảng chạy trốn, tị nạn ở Hàng Châu, để lại thành Dương Châu trống không cho người Kim tùy ý chiếm đoạt.

Hai lần thủ ở Chung Sơn, đội quân cô độc kháng Kim

Ở phương Bắc, sau khi Tông Trạch qua đời, vị trí chủ soái trấn thủ Đông Kinh Khai Phong do Đỗ Sung tiếp quản, đây là một người sợ địch nhát chiến. Sau khi nghe được tin người Kim rút binh quay về phương Bắc, suy nghĩ đầu tiên của hắn là sợ quân Kim đi ngang qua Khai Phong sẽ đánh mạnh vào nơi này. Vì vậy, hắn mượn danh nghĩa “cần Vương”, chuẩn bị dẫn theo toàn quân bỏ thành đi về phía Nam, đến Hàng Châu hội họp cùng Cao Tông.

Nhạc Phi không quên chí kháng Kim cứu quốc, đội quân cô độc chiến đấu anh dũng, cố thủ Chung Sơn. Một phần bức tranh của Cừu Anh thời nhà Minh (trong quyển Kháng Uy Đồ) (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

Từ Trương Sở, Tông Trạch đến Nhạc Phi, các tướng sĩ trung nghĩa kiên trinh không quên nỗi nhục Tĩnh Khang, vẫn ôm đại chí cứu nước, thu phục lại Trung Nguyên, đón hai Hoàng đế trở về. Nhạc Phi mắt thấy hành vi tham sống sợ chết của Đỗ Sung, nhiều lần khuyên ngăn nhưng vô hiệu. Đến năm Kiến Viêm thứ ba (năm 1129), Kim Ngột Truật đưa đại quân xâm phạm phía Nam, tới gần phía Bắc của Kiến Khang thì Đỗ Sung mới vội vàng phái hơn bốn vạn quân ra ứng chiến. Lúc ấy Nhạc Phi mới có cơ hội đánh giáp lá cà với quân Kim. Nhưng không ngờ, Đỗ Sung đầu hàng nước Kim, lượng lớn quân Tống hoặc là không đánh mà chạy, hoặc là hy sinh trên chiến trường, thế cục Giang Nam nguy cấp trong sớm tối.

Cuối cùng, trong quân Tống chỉ còn đội quân cô độc của Nhạc Phi liều mạng vất vả chiến đấu tới hoàng hôn. Vì bị cô lập không có viện binh, không có tiếp tế lương thực, quân đội của Nhạc Phi bất đắc dĩ về lui về Chung Sơn phòng thủ (hiện là Tử Kim Sơn ở Nam Kinh). Sớm ngày hôm sau, Nhạc Phi lại cùng quân Kim đại chiến. Mặc dù người người tắm máu chiến đấu, nhưng vì ít không địch được nhiều, lại phải rút về Chung Sơn phòng thủ.

Tâm lý chán ghét chiến tranh cũng dần dần ảnh hưởng đến đội quân từng vào sinh ra tử cùng Nhạc Phi. Có những binh sĩ đối mặt với quân đội nước Kim vừa nhiều vừa mạnh đã cảm thấy tuyệt vọng, lén lút chạy trốn. Khi ấy trời đã vào thu, gió Bắc thổi vù vù, mây đen dày đặc, khiến không khí trong doanh trại càng thêm u ám nặng nề. Nhạc Phi chẳng những không bị ảnh hưởng, mà còn đứng ra khích lệ tinh thần quân sĩ. Ông chẳng ngại tự đâm vào thân thể mình, vảy máu ra mà nói: “Ta chờ được tắm gội trong quốc ân, nên phải lấy trung nghĩa ra báo quốc, giết địch lập công, lưu danh sử sách. Nếu như các người đầu hàng hoặc chạy trốn, cuối cùng cũng bị thân bại danh liệt. Trận chiến ngày hôm nay, chúng ta chỉ được chết, kẻ nào tự tiện rời đi sẽ bị chém đầu!”

Sự anh dũng khí khái, lời nói dõng dạc hùng hồn của Nhạc Phi đã làm cảm động các tướng sĩ có mặt, sĩ khí toàn quân tăng vọt, các tướng sĩ hô lớn: “Chỉ nghe theo lệnh!” Trên núi Chung Sơn tướng sĩ sôi nổi quyết chiến, nhưng ở nơi khác, Kim Ngột Truật huy động mười vạn quân sĩ, vừa cướp bóc vừa tấn công, Kiến Khang, Hàng Châu lần lượt rơi vào tay giặc, quân thần Cao Tông bất đắc dĩ phải tị nạn ngoài biển. Đội quân lẻ loi của Nhạc Phi, làm sao cứu vãn nổi tình thế nguy cấp của Đại Tống đây?

Chuyển quân tới Nghi Hưng, bảo đảm hòa bình

Vì để bảo tồn binh lực, Nhạc Phi trước tiên cho quân đội chuyển đến thôn Chung, Quảng Đức. Vì để chuẩn bị lương bổng cho binh lính, sau khi thảo luận cùng mẫu thân, Nhạc Phi đã quyên góp gia tài để cùng quân sĩ vượt qua khó khăn. Vào thời loạn lạc, quân đội thường cướp bóc của dân chúng để sinh tồn, nhưng Nhạc gia quân lúc ấy đã thể hiện kỷ luật trứ danh của họ: “Lạnh chết cũng không phá nhà, đói chết cũng không cướp bóc”. Nhạc Phi đã ra quân lệnh nghiêm khắc, yêu cầu tướng sĩ không được tơ hào dù chỉ một chút, bởi vậy dân chúng địa phương vẫn có thể canh tác, mua bán như bình thường. Lòng nhân ái của Nhạc Phi đã nhận được sự kính trọng và ủng hộ của thế nhân, ngày càng nhiều binh sĩ tản mát trước đây đã trở về quy phục, mọi người cũng gọi đội quân này là “Nhạc gia quân”.

Quân đội của Nhạc Phi nhanh chóng mở rộng tới một vạn người, trở thành đội quân lớn mạnh nhất triều Tống. Nhạc gia quân quy mô ban đầu đã đủ, nhưng lương thảo lại trở thành vấn đề khẩn thiết. Có thể là trời giúp Nhạc gia quân, có người kịp thời đề xuất đại quân tiến về phía Nghi Hưng. Tri huyện Nghi Hưng nghe tin Nhạc Phi đang đóng quân gần đó, đã lập tức mang thư đến, mời mọc nồng nhiệt, trong thư tự tin nói: “Lương thảo mà Nghi Hưng tích trữ, đủ để đại quân vạn người ăn mười năm!”

Mùa xuân năm Kiến Viêm thứ tư (năm 1130), Nhạc Phi chính thức đóng quân ở Nghi Hưng. Trong vòng mấy tháng, Nhạc gia quân bảo vệ dân chúng, quét sạch giặc giã, biến tòa thành nhỏ Nghi Hưng trở thành một miền tịnh thổ an định vui tươi giữa thời chiến loạn. Có phường cướp bóc tên Quách Cát, mới nghe nói Nhạc gia quân tới liền bỏ chạy, bọn Du Khấu do Thích Phương cầm đầu cũng bị Nhạc gia quân đánh bại. Nhạc gia quân cũng không sách nhiễu dân chúng, người dân lại có thể yên bình làm ăn, các ngành các nghề lại một lần nữa hưng thịnh trở lại.

Không những vậy, người dân các quận huyện xung quanh nghe được sự tích về Nhạc gia quân bảo gia vệ quốc, tâm tình đều hướng tới Nghi Hưng. Họ lần lượt rời bỏ cố hương đến Nghi Hưng an cư lạc nghiệp. Người người đều ca tụng Nhạc Phi yêu dân như con, Nhạc gia quân kỷ luật nghiêm minh. Dân chúng còn lưu truyền một câu nói: “Phụ mẫu sinh ngã da, dịch; công chi bảo ngã dã, nan!”, tạm dịch là: Cha mẹ sinh ra ta, dễ; còn bảo vệ ta, khó! Vì để kỷ niệm ân đức bảo vệ người dân và đất nước của Nhạc Phi, người dân đã lập cho ông “sinh từ” (lập từ đường thờ phụng những người còn sống để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng từ tận đáy lòng), đích thân tri huyện tự khắc văn bia. Từ thời Nam Tống tới triều Thanh, “sinh từ” của Nhạc Phi dần trở thành Nhạc Phi miếu, vạn người tới lễ bái, hương hỏa cực thịnh, trong lịch sử cũng rất hiếm thấy hiện tượng như vậy.

Vào thời Nhạc gia quân trấn thủ Nghi Hưng, quan quân, nghĩa quân ở Giang Nam dần dần tập hợp lại, thủy quân lục quân hai lộ của Kim Ngột Truật nhiều lần bị đánh bại, tới năm Kiến Viêm thứ tư thì bắt đầu lui binh. Trên đường hắn đi qua Thường Châu, Nhạc Phi từ Nghi Hưng bất ngờ tập kích, quân Kim bị chết bị thương vô số. Trận thắng ấy khiến người người đắc ý, càng làm kiên định thêm quyết tâm chống lại quân Kim của Nhạc Phi. Trên đường chiến thắng trở về Thường Châu đi qua Kim Sa Tự, Nhạc Phi đã viết một bài văn bia, để lại một dấu ấn đầy hào khí giang sơn ở ngôi chùa cổ.

Ông nói: “Đợi đến lúc ta lập được công lớn, diệt nước Kim, thu hồi được đất đai đã mất, đón hai Hoàng đế, nhất định có thể chấn hưng Đại Tống. Lúc ấy ta sẽ quay lại nơi đây, khắc đá ghi công, chẳng phải là một niềm vui lớn sao?”

Cùng Hàn Thế Trung phối hợp thu phục Kiến Khang

Chiến công ở Thường Châu khiến thanh danh của Nhạc Phi vang xa, triều đình phấn chấn. Tống Cao Tông an phận lần đầu chú ý đến vị tướng lĩnh Nhạc Phi trẻ tuổi, cam đảm, trung thành, lại không sợ quyền quý. Vì để động viên ý chí chiến đấu của ông, Tống Cao Tông đã hạ chiếu cho Nhạc Phi, lệnh cho ông phối hợp cùng Hàn Thế Trung dày dạn sa trường tác chiến, đợi thời cơ thu phục Kiến Khang. Hai vị tướng trung thành dũng cảm, lại hợp ý nhau của triều Nam Tống đã cùng phối hợp chống Kim, thể hiện ra sự kiên định bất khuất và năng lực thiện chiến của quân Tống.

Hàn Thế Trung ở Hoàng Thiên Đãng, với 8.000 thủy quân đã cầm chân mười vạn quân Kim trong 48 ngày, được người người ví là thần thoại trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc. Trong thời gian này, Nhạc gia quân tác chiến trên bộ cũng để lại những chiến tích phi phàm như vậy. Ở trận kịch chiến tại Thanh Thủy Đình, Nhạc gia quân chém hơn 170 tướng lớn nhỏ của quân Kim, thu được hơn 3.000 kiện chiến giáp, cung tên. Đó là lần đại bại đầu tiên kể từ lúc xuống Giang Nam của quân Kim.

Đầu tháng Năm của năm Kiếm Viêm thứ tư, Kim Ngột Truật chuẩn bị rút quân từ Kiến Khang. Nhạc Phi đoán trước được việc này, sớm đã ở trên Ngưu Đầu Sơn phía Nam Kiến Khang bố trí quân mai phục, chỉ đợi quân Kim sa lưới. Đêm tới, Nhạc Phi phái đi 100 quân sĩ mặc đồ đen, lẻn vào doanh trại quân địch đánh úp. Quân Kim trong đêm tối không phân biệt được đâu là ta đâu là địch, hoảng hốt chém giết loạn xạ, kết quả thương vong nặng nề. Sau này quân Kim phát hiện ra là quân ta đánh giết quân mình, vội vã tăng cường đề phòng. Nhạc Phi lại tùy cơ ứng biến, phái ra quân tinh nhuệ bí mật đón bắt quân Kim đi tuần tra, khiến bọn chúng không cách nào có được tin tình báo chính xác, bất đắc dĩ phải chịu tổn binh thiệt tướng vì diệu kế của Nhạc Phi.

Sau này, Kim Ngột Truật may mắn đánh bại được thủy quân của Hàn Thế Trung, từ Kiến Khang vượt sông chạy trốn. Lúc hắn ở Tĩnh An chuẩn bị vượt sông, Nhạc gia quân với sĩ khí ngút trời từ trên Ngưu Đầu Sơn đổ xuống, đại chiến cùng quân Kim. Trong trận Tĩnh An, Nhạc Phi cầm quân giết hơn 3.000 quân địch, bắt giam hơn 300 tù binh, thu được vạn bộ chiến giáp vật tư, lại một lần nữa đại thắng.

Chịu sự tấn công từ cả hai phía của Nhạc Phi và Hàn Thế Trung, Kim Ngột Truật chỉ còn biết chạy trốn. Một dải Giang Nam không còn một binh một tốt nào của quân Kim, từ đó người Kim không còn dám tới non nước tươi đẹp của vùng Giang Nam nữa. Chưa tới nửa tháng, Nhạc Phi đã thuận lợi thu phục được Kiến Khang, dân chúng lại được sinh sống yên bình.

Tận cho tới hôm nay, Kiến Khang vẫn là mảnh đất “yết hầu” của Giang Nam, mang ý nghĩa chiến lược to lớn. Chiến dịch thu phục Kiến Khang trở thành chiến tích huy hoàng đầu tiên của Nhạc gia quân. Nhạc Phi cũng được cả triều đình và bách tính ca ngợi.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/18/10/4/n10761106.htm

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (4): Thu phục Kiến Khang, Nhạc gia quân lần đầu đại thắng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (3): “Quốc sĩ” bốn lần tòng quânhttps://chanhkien.org/2025/01/thien-co-than-tuong-nhac-phi-truyen-3-quoc-si-bon-lan-tong-quan.htmlWed, 08 Jan 2025 03:25:47 +0000https://chanhkien.org/?p=35800Tác giả: Liễu Địch [ChanhKien.org] Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times) Năm 1127 sau Công nguyên, niên hiệu của nhà Tống chuyển từ “Tĩnh Khang” sang “Kiến Viêm”. Tống Cao Tông lên ngôi hoàng đế, lịch sử chính thức sang trang từ Bắc Tống sang Nam […]

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (3): “Quốc sĩ” bốn lần tòng quân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Liễu Địch

[ChanhKien.org]

Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Năm 1127 sau Công nguyên, niên hiệu của nhà Tống chuyển từ “Tĩnh Khang” sang “Kiến Viêm”. Tống Cao Tông lên ngôi hoàng đế, lịch sử chính thức sang trang từ Bắc Tống sang Nam Tống. Thiên tử mới hơn 20 tuổi, vẫn chưa tỏ rõ thái độ đánh hay hòa với quân Kim. Nhạc Phi lúc ấy cũng trẻ tuổi, lại trình lên một bản tấu chương với ngôn từ thành khẩn, tình cảm mãnh liệt.

Ông nói: “Bệ hạ đăng cơ, dân chúng có người để quy phục, quốc gia có người chủ trì, đã hoàn toàn phá tan âm mưu của người Kim. Đội quân giúp vua càng ngày càng lớn, quân Kim lại yếu đuối lười biếng, đây chính là thời cơ tốt để xuất quân Bắc phạt. Nhưng những kẻ như Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn lại xúi giục hoàng đế dời đô an phận”. Nhạc Phi hy vọng Cao Tông có thể trở về Đông Kinh Khai Phong, chủ trì đại nghiệp kháng Kim. Ông còn tỏ vẻ vô cùng tin tưởng, đến lúc đó, “Tướng dẫn quân một lòng, sĩ tốt có quyết tâm”, “Đất đai Trung Nguyên dựa vào đó có thể khôi phục”.

Nhạc Phi lúc ấy mới gần 25 tuổi, chỉ là một võ quan nhỏ chưa tới thất phẩm, nhưng lại có thể viết được những lời can gián đúng trọng điểm, dạt dào mênh mông như vậy, sự trung dũng và can đảm phi phàm của ông khiến người khác vừa cảm động vừa bội phục. Nhưng trong triều đình lúc ấy phái gian thần chủ hòa đang xúi giục hoàng đế khuất phục chịu hàng. Những trung thần phái chủ chiến mặc dù có chí nhưng khó thay đổi cục diện. Những kẻ như Hoàng Tiềm Thiện lấy lý do “Viên quan nhỏ vượt cấp, lời nói không tin tưởng được” mà bãi chức của Nhạc Phi, đuổi ông ra khỏi quân doanh, khiến ông rơi vào tình cảnh “Cô độc một mình, lang bạt khắp nơi”.

Thư pháp Nhạc Phi (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

(Hàng chữ trên: Hoàn ngã hà sơn; Hàng chữ dưới: Tận trung báo Quốc)

Từ 20 tuổi buộc tóc tòng quân, Nhạc Phi vì việc cha mất mà về quê. Sau khi kết thúc kỳ chịu tang, ông một lần nữa tòng quân, nhưng đã bị ép phải rời khỏi quân đội vì thất trận. Lần thứ ba tòng quân, Nhạc Phi vì dâng lời trực ngôn mà bị gian thần giáng chức. Mặc dù giai đoạn đầu đời nghiệp quân gặp nhiều ma nạn trùng trùng, nhưng Nhạc Phi không hề mai một chí hướng báo quốc trong tâm. Tháng Tám, ông dứt khoát lên phương Bắc đến nơi tiền tuyến kháng Kim, cũng chính là ở Đại Danh Phủ (nay ở phía Đông Nam của huyện Đại Danh tỉnh Hà Bắc), khi ấy chiêu phủ ở Hà Bắc đang chiêu mộ nghĩa binh.

Tại chiêu phủ ti, một người tên là Triệu Cửu Linh tiếp đãi Nhạc Phi. Người này là một viên quan do danh thần kháng Kim là Lý Cương tiến cử, vào những năm cuối thời Bắc Tống đã từng rất hâm mộ năng lực tác chiến của Nhạc Phi, còn nhận định ông là “Kì tài thiên hạ”, nên đã tận lực đề bạt ông lên với Trương Sở của chiêu phủ. Trương Sở cũng là một vị đại tướng yêu mến người tài. Trong sách sử có viết lại, không ngại việc Nhạc Phi vì đắc tội với người quyền quý mà bị miễn quan, Trương Sở vẫn đối đãi với ông trịnh trọng như “Quốc sĩ”. Quốc sĩ chính là những người tài năng xuất chúng nhất, ưu tú nhất, là bậc lương đống của quốc gia, thường được mọi người tôn vinh gọi là “Quốc sĩ vô song”. Trong lịch sử, chỉ có những đại tướng như Hàn Tín dụng binh như Thần, thống nhất thiên hạ, mới mang nổi danh hiệu được tôn sùng như thế. Mà Trương Sở lại coi Nhạc Phi như chiến thần tái sinh, đề cử ông lên vị trí quan trọng nhất của công cuộc phạt Kim cứu quốc.

Vậy, Trương Sở đối đãi với vị Quốc sĩ này như thế nào? Đầu tiên, ông gấp rút muốn biết bản lĩnh chân thực của Nhạc Phi, liền hỏi: “Người một mình có thể ngăn được bao nhiêu quân địch?” Nhạc Phi đáp: “Chỉ dùng cái dũng thì không đủ, dùng binh trước tiên phải dùng mưu”.

Theo quan điểm của Nhạc Phi, không có một thân võ nghệ thì không trở thành một vị tướng tốt nhất, mưu trí mới là quan trọng để quyết định thắng thua, cũng chính là đạo lý trong binh pháp “Việc binh trước hết dùng mưu, sau đó mới là dùng giao chiến”. Trong “Tống sử”, Nhạc Phi còn lấy ví dụ chuyện đại phu nước Tấn là Loan Chi dùng bụi đất dụ địch để khắc chế nước Sở, Mạc Ngao nước Sở dùng kế sách tiều phu đánh bại nước Giảo, để chứng minh sự quan trọng của mưu lược tại chiến trường. Trương Sở nghe xong sinh lòng kính trọng, kinh ngạc nói: “Ngài thực là có máu binh nghiệp trong người a!”

Nhạc Phi tinh trung báo quốc, văn võ song toàn. (Ảnh: The Epoch Times)

Hai người càng trò chuyện càng hợp ý, Nhạc Phi khảng khái bày tỏ với Trương Sở, trình bày ý nghĩa của việc thu phục lại những vùng đất đã mất ở Hà Bắc. Khai Phong là đô thành của Bắc Tống, dựa vào hàng rào bảo vệ ở Hà Bắc mới có thể yên ổn. Nếu Trương Sở đồng ý xuất quân chinh chiến, ông nguyện ý lấy thân báo quốc, có chết cũng không từ. Sau lần nói chuyện chi tiết ấy, Trương Sở càng thêm tin tưởng, Nhạc Phi là bậc kỳ tài mà trời cấp cho, chỉ có thể gặp chứ không thể cầu, phá cách đưa ông từ thân phận bình dân lên đảm nhiệm vị trí Tu Vũ Lang, thống lĩnh trung quân, rất nhanh sau đó lại thăng tiến ông lên vị trí Vũ Kinh Lang.

Mặc dù Nhạc Phi không giống như Hàn Tín được lên làm đại tướng quân, nhưng ông lại gặp được một Bá Nhạc thực sự nhận ra được tài năng của mình mà trước đó ngoài Tông Trạch ra không ai hay biết, từ đó bắt đầu sự nghiệp quân nghiệp lần thứ tư của mình. Nhờ vào thần lực trời cho và sự can đảm của mình, Nhạc Phi nhanh chóng lập được chiến công, trở thành vị đại anh hùng anh dũng nhất trong ba quân của quân Tống.

Ví như vào lúc đối đầu với mấy vạn quân Kim, thủ lĩnh Vương Ngạn chuẩn bị đình chiến, Nhạc Phi anh dũng hơn người khuyên can không được, buộc lòng phải mang theo ít nhân mã đơn độc xuất chiến. Ông khích lệ sĩ tốt: “Chúng ta mặc dù quân số ít, nhưng phải nỗ lực đánh thắng, nếu không liều mình giết địch sẽ bị xử trảm!”. Thế là Nhạc Phi liều mình chiến đấu với quân Kim, bản thân ông cũng bị thương hơn chục chỗ, cuối cùng cũng ép quân Kim phải rút binh.

Một phần bức tranh “Trung hưng tứ tướng Nhạc Phi, Trương Tuấn, Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế” do Lưu Tùng Niên thời Tống vẽ. Nhạc Phi đứng giữa (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

Lại nói ba năm Kiến Viêm (năm 1129), Nhạc Phi cầm 800 quân ở Nam Huân Môn phía Nam thành Khai Phong, đối đầu với đám cướp Vương Thiện, Tào Thành tự xưng là có 50 vạn tên. Lúc ấy, ở ngoài thành tiếng trống vang trời, quân Tống đều lo sợ không cách nào chiến thắng, Nhạc Phi đã tính trước mọi việc nói: “Xem ta vì vua phá địch đây!” Ông một ngựa đi trước, tay trái cầm cung tên, tay phải cầm thương sắt, dẫn theo các dũng sĩ ra giao chiến. Ông ở giữa quân địch tả xung hữu đột, ác chiến năm, sáu giờ liền, thực sự đã chém giết cho quân địch đại loạn, không thể tập hợp nổi lại thành một đội quân.

Nhạc Phi tác chiến, võ công, mưu lược, sự dũng cảm và trung nghĩa của ông đều là đệ nhất, có thể xưng là chiến thần của hai triều Tống! Mà ông luôn xung phong đi đầu, làm gương cho tướng sĩ, cảm hóa từng vị tướng sĩ ở bên mình, tập hợp lại quanh mình những dũng sĩ trung nghĩa can đảm tương tự như ông, lập nên đội quân mạnh mẽ nhất, tinh nhuệ nhất thời Nam Tống – Nhạc Gia Quân.

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/18/9/29/n10750540.htm

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (3): “Quốc sĩ” bốn lần tòng quân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (2): Nhạc Phi thời trẻ – Ba trận chiến lấy trí dùng binh pháp thắng quân địchhttps://chanhkien.org/2024/12/thien-co-than-tuong-nhac-phi-truyen-2-nhac-phi-thoi-tre-ba-tran-chien-lay-tri-dung-binh-phap-thang-quan-dich.htmlTue, 03 Dec 2024 02:57:36 +0000https://chanhkien.org/?p=35169Tác giả: Liễu Địch [ChanhKien.org] Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times) Nhạc Phi lúc mới đầu tòng quân kháng Kim, mặc dù chức vị thấp kém, nhưng nhờ vào võ công và tài năng phi phàm nên được lão tướng của triều Tống là Tông Trạch […]

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (2): Nhạc Phi thời trẻ – Ba trận chiến lấy trí dùng binh pháp thắng quân địch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liễu Địch

[ChanhKien.org]

Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Nhạc Phi lúc mới đầu tòng quân kháng Kim, mặc dù chức vị thấp kém, nhưng nhờ vào võ công và tài năng phi phàm nên được lão tướng của triều Tống là Tông Trạch coi trọng. Tông Trạch vốn xuất thân là quan văn nên không tán đồng với phương thức tác chiến của ông: “Sự cơ trí dũng cảm và tài năng võ nghệ của ngươi, vượt xa những viên tướng tài thời cổ đại. Nhưng người lại thích đánh đấm lỗ mãng, không phải là kế vẹn toàn đâu”.

Câu trả lời của Nhạc Phi lại thể hiện trí tuệ hơn người: “Đợi bày trận xong xuôi hết rồi mới khai chiến, đó là phép tắc bình thường của việc dụng binh; muốn vận dụng nó một cách linh hoạt ảo diệu, thì đều phụ thuộc vào việc dụng tâm suy nghĩ kỹ càng, tùy cơ ứng biến”. Lĩnh ngộ xuất chúng đối với binh pháp của Nhạc Phi, cùng với những chiến công ngày xưa của ông, khiến Tông Trạch vốn là vị tướng dày dạn sa trường không đừng được phải gật đầu tán thành.

Vậy thì, Nhạc Phi làm sao phát huy được sự kỳ diệu của binh pháp, đạt được hiệu quả xuất kỳ bất ý (hành động bất ngờ khiến người ta không đề phòng) đây? Trong “Tống sử”, trận chiến đầu tiên của Nhạc Phi, chính là lấy “mai phục” để bình định phản loạn tại quê nhà Tương Châu. Lúc ấy, bọn đạo tặc do Đào Tuấn và Cổ Tiến Hòa cầm đầu gây loạn một phương, triều đình nhiều lần phái quân đi tiêu diệt nhưng đều thất bại. Nhạc Phi không nỡ nhìn dân làng chịu khổ, chủ động thỉnh cầu, dẫn hai trăm quân đi đối đầu với đại quân mấy nghìn người của Đào Tuấn.

Tranh màu dài, câu chuyện Nhạc Phi đâm chết tiểu Lương Vương. (Ảnh: Shizhao/Wikimedia Commons)

Sau khi quân Tống gấp rút di chuyển năm trăm dặm đến Tương Châu, Nhạc Phi không vội vàng khai chiến, mà vận dụng mưu lược tiến hành từng bước một, dự đoán bước đi của địch. Trước tiên ông phái 30 người đóng giả thương nhân, vận chuyển lượng lớn hành lý tới gần nơi đạo tặc ở. Quả nhiên, bộ hạ của Đào Tuấn bị lợi ích dụ dỗ, bắt 30 lính Tống vào trong doanh trại. Sau khi dụ địch thành công, Nhạc Phi lại phái 100 người mai phục ở chân núi nơi doanh trại địch trú ngụ. Ngày thứ hai, Nhạc Phi dẫn mấy chục người đến trước doanh trại địch khiêu chiến. Đào Tuấn cậy người đông thế mạnh, còn thêm tâm khinh địch, ung dung vắt chéo chân ngồi trên lưng ngựa, một bên mắng chửi một bên xuất chiến.

Hai bên giao chiến một lúc, Nhạc Phi giả thua bỏ chạy, dẫn địch đến chỗ quân mình đang mai phục. Nhạc Phi một ngựa đi trước, anh dũng giết địch, quân Tống sĩ khí cao ngất, từ hai bên tấn công quân địch. Đám người Đào Tuấn bị chém giết trở tay không kịp, toàn quân đại loạn, nhanh chóng thất bại. Nhạc Phi lần đầu tác chiến đã linh hoạt sử dụng binh pháp, đạt được hiệu quả tác chiến kỳ diệu lấy ít địch nhiều.

Đến năm đầu Tĩnh Khang (năm 1126), Tống Kim khai chiến ở Thái Nguyên, Nhạc Phi phụng mệnh dẫn hơn trăm kỵ binh hạng nhẹ, phụ trách trinh sát tình hình quân địch. Trên đường đi, ông đột nhiên gặp phải lượng lớn quân Kim. Hai bên đối đầu bất chợt, không ai kịp bố trí trận pháp, điều binh khiển tướng. Nhạc Phi quyết đoán hành động, hô lớn một tiếng, lao vào phía quân Kim giết địch. Thủ lĩnh làm gương cho quân sĩ, quân Tống cũng được cổ vũ, cùng Nhạc Phi đồng lòng anh dũng giết địch, thể hiện năng lực thực chiến khiến người khác phải kinh ngạc.

Quân Kim hung hãn ấy vậy lại bị sĩ khí của quân đội Nhạc Phi làm cho chấn động sợ hãi, đội hình tự loạn, trơ mắt nhìn bọn họ đột phá ra khỏi vòng vây, không dám lao ra truy cản. Đường hẹp gặp nhau, mà số lượng quân địch lại đông gấp mấy lần quân mình, người bình thường đều sẽ sinh ra tâm lý nao núng, chưa đánh đã tự thua. Ấy vậy, Nhạc Phi lấy tinh thần dũng mãnh không sợ kẻ địch, dùng võ công đánh đâu thắng đó của mình ra để đáp trả, đạt được hiệu quả khắc chế địch mà giành được chiến thắng, đó chẳng phải là linh hoạt sử dụng chiến thuật tâm lý trong binh pháp đó sao?

Tranh vẽ danh tướng kháng Kim của triều Tống – Tông Trạch. (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

Không lâu sau nạn Tĩnh Khang, Nhạc Phi đầu quân cho Cần Vương do Khang Vương Triệu Cấu cầm đầu, dốc sức trong quân đội của Tông Trạch. Cánh quân của Tông Trạch di chuyển đến Biện Kinh (ngày nay là Khai Phong, Hà Nam), trên đường phá tan mấy vòng phòng tuyến mà quân Kim bố trí, đánh nhau vô số trận lớn nhỏ, Nhạc Phi liên tiếp lập chiến công. Tới mùa đông, quân Tống đóng quân ở dải đất Hoạt Châu tại Hà Nam, đối mặt với quân Kim ở phía bên kia Hoàng Hà. Nước sông đóng băng, Nhạc Phi liền cùng các tướng sĩ khác tập cưỡi ngựa bắn cung trên mặt băng, chuẩn bị vượt sông tấn công quân địch.

Có một lần, Nhạc Phi cùng hơn trăm kỵ binh đang thao luyện trên sông băng, thì đột nhiên, rất đông quân địch từ bờ bên kia xông tới đòi chém giết. Nhạc Phi nhanh chóng ra quyết định, cổ vũ quân sĩ: “Quân địch dù đông, nhưng không biết thật giả của quân ta. Chúng ta nên thừa dịp chúng chưa kịp bình ổn đội hình, lập tức tấn công, như vậy nhất định có thể giành thắng lợi!”

Nói xong, Nhạc Phi dẫn đội kỵ binh xông về phía đội hình quân địch. Trong số quân Kim có một viên đại tướng, khua đại đao lên khiêu chiến Nhạc Phi. Nhạc Phi thong dong ứng chiến, dùng binh khí chống cự. Vũ khí của ông chém vào đại đao của tên địch để lại vết sâu cả tấc. Ông lại rút đao ra, chém tiếp một nhát khiến tên này rơi xuống ngựa. Chủ tướng chết trận, số quân Kim còn lại cũng không còn lòng dạ nào chiến đấu, hơn trăm quân Tống thừa thắng đuổi theo, đại phá quân địch.

Mưu lược quân sự của Nhạc Phi khiến người khác không khỏi nghĩ đến vị đại nguyên soái thời mới lập triều Hán là Binh Tiên Hàn Tín. Trận Bối Thủy của ông cũng thể hiện sự vận dụng linh hoạt binh pháp. Hai người họ đều dựa vào số binh lực ít ỏi và thiệt hại ít nhất nhưng vẫn đại phá được quân địch, dùng trí để giành được chiến thắng. Thì ra, các danh tướng trong lịch sử, đều có những điểm tương đồng khiến người khác phải kinh ngạc.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/18/9/29/n10750526.htm

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (2): Nhạc Phi thời trẻ – Ba trận chiến lấy trí dùng binh pháp thắng quân địch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (1): Giáo dục có phương pháp – Thiếu niên Nhạc Phi lập chí tận trunghttps://chanhkien.org/2024/11/thien-co-than-tuong-nhac-phi-truyen-1-giao-duc-co-phuong-phap-thieu-nien-nhac-phi-lap-chi-tan-trung.htmlSat, 09 Nov 2024 03:23:29 +0000https://chanhkien.org/?p=34896Tác giả: Liễu Địch [ChanhKien.org] Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times) Năm 1103, cũng chính là vào những năm cuối của nhà Bắc Tống, danh tướng kháng Kim nổi tiếng nhất của Trung Quốc – Nhạc Phi sinh ra trong một gia đình nhà nông tại […]

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (1): Giáo dục có phương pháp – Thiếu niên Nhạc Phi lập chí tận trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liễu Địch

[ChanhKien.org]

Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Năm 1103, cũng chính là vào những năm cuối của nhà Bắc Tống, danh tướng kháng Kim nổi tiếng nhất của Trung Quốc – Nhạc Phi sinh ra trong một gia đình nhà nông tại huyện Thang Âm của Tương Châu (nay là An Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tổ tiên của ông nhiều đời làm nông, cha mẹ sống trong cảnh bần hàn. Nhưng chính trong một gia đình bình thường như thế lại dạy dỗ được một vị đại anh hùng lưu danh thiên cổ.

Nhà Nhạc Phi mặc dù nghèo khổ, không được sống những tháng ngày sung túc, nhưng ông từ nhỏ đã nhận được sự giáo dục vô cùng tốt. Ông có cha mẹ là những người có đạo đức cao thượng, lại có một người thầy võ nghệ cao cường, họ đều là những người đã trợ giúp ông trên con đường trưởng thành. Ví như cha của ông, trong “Tống sử” có viết, cha của Nhạc Phi là Nhạc Hòa, bản thân ngày ngày sống trong cảnh tiết kiệm, nhịn ăn nhịn mặc, nhưng luôn tìm mọi cách giúp đỡ hàng xóm láng giềng, là một người đại lương thiện sống theo đạo lý truyền thống, hay giúp người khác trong lúc nguy nan.

Nếu hoa màu của nhà người khác mọc quá sang ruộng nhà ông thì Nhạc Hòa liền giúp họ chăm sóc chúng, đến lúc thu hoạch thì mang sang trả lại cho họ; nếu có người đến mượn tiền, Nhạc Hòa cũng không yêu cầu người ta trả lại.

Lúc Nhạc Phi ra đời, trên nóc nhà có một con chim lớn thần kỳ bay qua, cảnh tượng vô cùng tráng lệ. Cha mẹ ông nhìn thấy, tin tưởng con mình sau này rất có thể sẽ trở thành bậc lương đống của quốc gia, liền đặt tên cho ông là “Nhạc Phi”, sau này lấy tự là “Bằng Cử”, Bằng nghĩa là chim bằng – loài chim người xưa cho là to lớn nhất, Cử nghĩa là sinh ra. Từ tên gọi này, có thể thấy cha mẹ gửi gắm vào ông rất nhiều hy vọng.

Mẹ của Nhạc Phi là người có đạo đức cao thượng, bà đã cho ông sự giáo dục tốt nhất và cũng là gia tài quý giá nhất trong đời của Nhạc Phi. Tranh “Liên sinh quý tử đồ” của Lãnh Mai thời nhà Thanh. (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

Mẹ của Nhạc Phi là Diêu Thị, cũng là một phụ nữ cực kỳ trí tuệ. Nhạc Phi sinh ra chưa đầy tháng, đê sông Hoàng Hà bị vỡ, huyện Thang Âm gặp phải một trận đại hồng thủy. Trong cơn tai ương không ngờ mà đến ấy, Nhạc mẫu trong cái khó ló cái khôn, ôm Nhạc Phi nhảy vào trong một cái chum lớn. Hai mẹ con ngồi trong chum, dập dềnh theo sóng nước, mãi cho tới khi dạt vào bờ mới được người dân cứu lên.

Trong lâm nguy bình tĩnh mà không loạn, rơi vào chỗ chết nhờ vào mưu trí mà tìm được đường sống, đều là tố chất cần có trên chiến trường. Nhạc Phi đều có lĩnh ngộ tự thân đối với binh pháp và thực chiến, chưa hề thua trận, phải chăng là được di truyền từ sự dũng cảm của mẹ ông?

Nhạc Phi thời còn niên thiếu, dưới ảnh hưởng của cha mẹ, cũng đã biểu hiện ra năng lực phi phàm. Ông bản tính đôn hậu, dụng tâm nghiên cứu sách sử và binh pháp, rất tâm đắc với “Tả Thị Xuân Thu” và “Tôn Ngô Binh Pháp”. Ông còn là bậc kỳ tài võ học có thần lực trời cho, chưa đến 20 tuổi đã kéo được cung ba trăm cân (1 cân bằng ½ kg), nỏ tám thạch (1 thạch bằng 120 cân).

Đương nhiên, ngọc bất trác bất thành khí, Nhạc Phi bái Chu Đồng là bậc danh gia võ học hào hiệp trứ danh lịch sử làm thầy, nắm giữ tuyệt kỹ khai cung. Sau này, Nhạc Phi đem loại võ nghệ này truyền lại cho tướng sĩ dưới trướng, nâng vọt năng lực thực chiến của quân Tống.

Sau khi Chu Đồng tạ thế, Nhạc Phi rất đau lòng, mỗi lần vào mùng một, ngày rằm đều mang rượu thịt đến trước mộ thầy tế bái. Nhạc Hòa biết được lòng hiếu thuận của ông, rất tán thưởng, cũng kịp thời nhắc nhở ông ý nghĩa chân chính của việc đọc sách và luyện võ: “Nếu như sau này con có cơ hội báo ân đền đáp quốc gia, thì có thể vì nước mà hy sinh, xả thân vì nghĩa không?”. Khổng Tử từng nói: “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín như Khâu giả” (tạm dịch: một thôn có mười nhà, ắt có người trung tín như họ Khâu ta). Nhạc Hòa chẳng phải chính là hiền nhân trung nghĩa báo quốc mà Khổng Tử từng nói hay sao?

Vào thời điểm ấy, triều Tống trong ngoài rối ren nghiêm trọng, nước Kim ở phương Bắc nhìn chằm chằm như hổ đói. Đối với Nhạc Phi văn võ song toàn mà nói, sinh ra trong thời loạn thế, đây chính là lúc ông vì quốc gia mà dốc sức. Năm thứ hai Tuyên Hòa, tức năm 1120, hai nước Tống Kim nhất trí với “Hải thượng minh ước”, cùng nhau tấn công nước Liêu. Tướng nhà Tống là Lưu Cáp chiêu mộ “Cảm chiến sĩ”, Nhạc Phi lúc ấy 20 tuổi sức vóc đầy mình là một trong những dũng sĩ tham gia ứng tuyển.

Đánh giặc là một việc hết sức nguy hiểm, có khả năng phải mất đi sinh mệnh, mà quân đội thì nam chinh bắc chiến, không có nơi ở cố định, nên có thể nói vào thời chiến loạn, các tướng sĩ gần như đoạn tuyệt liên hệ với người thân. Mặc dù Nhạc Phi lập chí tòng quân, nhưng người xưa dạy “Phụ mẫu tại, bất viễn du” (tạm dịch: cha mẹ vẫn còn thì không đi xa) khiến ông khó lòng rời bỏ quê hương, rời xa người thân đang già cả của mình.

Chu Đồng dạy Nhạc Phi thuật bắn cung. (Ảnh thuộc sở hữu của cộng đồng)

Lúc ấy, người mẹ vừa thông minh vừa đại nghĩa của Nhạc Phi đã đứng ra dạy con, lưu lại câu chuyện “Nhạc mẫu thích chữ” truyền mãi đến muôn đời sau. Trong “Thuyết Nhạc toàn truyện” có viết, Nhạc mẫu đã giúp Nhạc Phi giải quyết vấn đề khó khăn “Trung hiếu không cách nào vẹn cả đôi đường”. Bà đã đích thân thích lên trên lưng ông bốn chữ “Tinh trung báo quốc”, dùng kim thêu thích từng điểm từng điểm, rồi dùng mực giấm tô lên. Từ đó, Nhạc Phi kiên định với lòng tin ra trận giết địch, trung quân báo quốc, sống cả một đời hành quân đánh trận.

“Tống sử” cũng viết rằng, khi Nhạc Phi chịu oan bị đưa vào trong ngục, ông vì để chứng minh sự trong sạch đã để lộ lưng mình ra. Viên quan thẩm vấn nhìn thấy bốn chữ lớn “Tinh trung báo quốc” thích trên lưng ông, chữ nào cũng hằn sâu vào trong cơ bắp, đã chấn động sâu sắc! Bất kể là “Tinh trung báo quốc” hay là “Tận trung báo quốc”, đều là thể hiện chân thực sự trung thành và can đảm của Nhạc Phi. Dưới sự giáo dục trường kỳ của cha mẹ, ông không quên nỗi nhục của đất nước, quyết chí thu phục lại non sông, lưu lại trong lịch sử hình tượng văn hóa trung nghĩa cảm động lòng người.

Sau khi đứng vào hàng tướng, ông hồi tưởng lại đời quân ngũ của mình và nói: “Lúc đất nước mới bình định được đất Yến Vân, ta mới búi tóc thành niên, bắt đầu tòng quân. Ta phát lời thề vì quốc gia mà tận tâm tận lực, đã sớm quên đi gia đình nhỏ của chính mình”. Lời này không chỉ khái quát lại một đời trên lưng ngựa của Nhạc Phi, mà còn ngưng đọng những lời dạy bảo mà cha mẹ ông đã khổ tâm giáo dục con mình!

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/18/9/29/n10750460.htm

The post Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (1): Giáo dục có phương pháp – Thiếu niên Nhạc Phi lập chí tận trung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>