nhắc nhở đệ tử Đại Pháp | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 3)https://chanhkien.org/2023/07/nhac-nho-de-tu-dai-phap-tre-tuoi-canh-giac-roi-vao-bay-huy-nguoi-cua-cuu-the-luc-phan-3.htmlWed, 05 Jul 2023 02:38:17 +0000https://chanhkien.org/?p=30739Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc [ChanhKien.org] Quan niệm hành vi hiện đại ô nhiễm đến người tu luyện Người dân Trung Quốc ngày nay dưới sự cai trị của tà đảng trong nhiều thập kỷ, dưới sự truyền bá của thuyết tiến hóa, thuyết vô thần, rất nhiều quan niệm và […]

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[ChanhKien.org]

Quan niệm hành vi hiện đại ô nhiễm đến người tu luyện

Người dân Trung Quốc ngày nay dưới sự cai trị của tà đảng trong nhiều thập kỷ, dưới sự truyền bá của thuyết tiến hóa, thuyết vô thần, rất nhiều quan niệm và hành vi đều là sai, đều là rời xa Thần. Đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tu luyện trong hoàn cảnh xã hội người thường, trong công tác, sinh hoạt, khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Điều này yêu cầu đệ tử Đại Pháp phải có chính niệm đầy đủ, cần nhận rõ những quan niệm và hành vi nào là không tốt, là biến dị. Chỉ nhận rõ thôi chưa đủ, vẫn cần quay trở về đi trên con đường truyền thống mà Thần truyền cho con người, cần làm được “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” và làm được “từ nơi đây mà vọt trội lên được” (Chuyển Pháp Luân)

1. Quá chú trọng đến việc học hành của con cái

Người Trung Quốc ngày nay coi trọng việc học hành của con cái đến mức độ biến dị. Bắt đầu từ học mẫu giáo, cho đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Vắt óc suy tính dồn hết tâm tư vào việc chọn trường, chọn thầy cô giáo cho con. Do bị ảnh hưởng bởi trào lưu của xã hội này nên khi con vào tiểu học tôi cũng tận dụng mình là người trong ngành, chọn cho con một giáo viên mà tôi tự cho là tốt. Kết quả chứng minh bản thân tôi đã sai.

Trong con mắt của người thường, đây là một vị giáo viên có trách nhiệm, nhưng vị giáo viên này cũng cực kỳ nghiêm khắc, làm cho con trẻ vô cùng sợ hãi, chỉ biết bảo sao nghe vậy, ngoan ngoãn phục tùng, thậm chí giáo viên sai cũng không dám đưa ra ý kiến khác. Trẻ con ở trên lớp hay sau giờ học lúc nào trông cũng ngơ ngác, không có một chút sức sống, tất cả đều biến thành cỗ máy học tập.

Sau khi tôi đề cao lên trong sự việc này, hiểu ra rằng cuộc đời con người đều được sinh mệnh cao cấp an bài hết rồi, đều căn cứ theo phúc phận, nghiệp lực và quan hệ nhân duyên của mỗi người mà an bài, tất cả đều rất khoa học, bất kỳ ai dám can thiệp vào đều là ngông cuồng vọng tưởng, đây cũng là do sự độc hại của thuyết vô thần tạo thành. Vậy nên, năm nay khi cháu gái họ của tôi tốt nghiệp tiểu học vào trường cấp hai chỗ chúng tôi thì cũng muốn nhờ tôi tìm cho cháu một giáo viên tốt nhưng tôi hoàn toàn vứt bỏ cái tâm này, tất cả đều tùy kỳ tự nhiên. Kết quả thật bất ngờ, cháu lại được phân vào lớp của một giáo viên chủ nhiệm giỏi được mọi người công nhận. Thực ra đây cũng là phúc báo của cháu sau khi làm tam thoái.

2. Quá theo đuổi hình thức bề ngoài

Người trẻ hay quan tâm đến vẻ bề ngoài và cách ăn mặc, biểu hiện của tôi chính là thích mua sắm quần áo, muốn gầy hơn, cũng là để mặc quần áo trông đẹp hơn. Trên đường phố thấy có người ăn mặc thời thượng, đẹp mắt, phong cách Tây thì cũng muốn nhìn thêm một lúc. Tôi biết đây là tâm sắc dục. Nhưng sau khi đào sâu vào tâm này tôi mới phát hiện ra, việc chú trọng vào cách ăn mặc của mình không chỉ là vì thu hút sự chú ý của người khác giới, mà còn cảm thấy đây là biểu tượng cho thân phận hoặc địa vị. Nếu một người khoác nguyên một bộ hàng hiệu trên người thì trong vô thức sẽ coi trọng người ta hơn, nói trắng ra là khinh nghèo ưa giàu. Nếu thấy một cô gái trắng trẻo, xinh đẹp, trong lòng sẽ cảm thấy ngưỡng mộ, tán dương không ngớt.

Thật ra đây đều là do chịu sự ảnh hưởng của việc theo đuổi nhan sắc và ngoại hình quá mức của xã hội, đồng thời trào lưu xã hội này còn trộn lẫn với sự tôn thờ tiền bạc, truy cầu ham muốn hưởng thụ vật chất. Hiện tượng chỉ chú trọng bên ngoài, không chú trọng nội hàm bên trong của xã hội cũng là một loại quan niệm biến dị. Người Trung Quốc không có truy cầu về tinh thần tín ngưỡng và đạo đức thì nội tâm trống rỗng cực độ, từ đó sẽ mang lại hậu quả vô cùng đáng sợ. Người xưa sống đơn giản mà nội tâm phong phú, người Trung Quốc ngày nay giàu có về vật chất nhưng nghèo nàn về tinh thần. Người xưa rất chú trọng theo đuổi cuộc sống tinh thần, có câu nói về Nhan Hồi như thế này: “Một giỏ cơm, một bầu nước, ở nơi ngõ hẻm, với người khác thì ưu sầu không chịu nổi, riêng Nhan Hồi thì không hề thay đổi niềm vui”. Lưu Vũ Tích thời nhà Đường có bài thơ “Lậu Thất Minh’’ (tạm dịch: Bài thơ nhớ về căn nhà quê mùa) lưu truyền thiên cổ, đó mới là phương thức sinh sống chính thống của nhân loại. Làm một người tu luyện, cần phải quay trở về con đường truyền thống, nhân loại sau này cũng cần quay trở về đi trên con đường truyền thống này.

3. Chấp trước vào tồn tiền, tiết kiệm tiền

Xã hội Trung Quốc ngày nay, ai ai cũng muốn làm giàu sau một đêm. Những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội không thể làm giàu nhanh thì vắt kiệt sức lao động của họ, liều mạng kiếm tiền, tiết kiệm tiền, làm nô lệ cho nhà, cho xe, và cho con cái. Đệ tử Đại Pháp đương nhiên không thể như vậy, đều biết danh và lợi là thứ đầu tiên mà người tu luyện phải buông bỏ. Nhiều đệ tử Đại Pháp thậm chí còn lấy tất cả tiền tiết kiệm của họ dùng vào việc của Đại Pháp. Nhưng làm một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, vì có con nhỏ nên việc lên kế hoạch lo cho tương lai học hành của con cái sau này là điều không thể tránh khỏi. Do đó trong vô thức cũng bị ảnh hưởng bởi trào lưu này, cũng muốn tồn tiền. Đệ tử Đại Pháp có tiền tiết kiệm thì không sai, nhưng nếu chấp trước thái quá sẽ không thể từ trong người thường bước ra được.

Tiền của đệ tử Đại Pháp đều là tài nguyên của Đại Pháp, tương lai của con cái cũng không phải là điều chúng ta có thể an bài, mà đều được Sư phụ an bài cả rồi. Điều mà đệ tử Đại Pháp cần làm được chính là buông bỏ mọi chấp trước, tín Sư tín Pháp. Có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp khi bị bức hại có thể bước ra khỏi hang ổ của tà ác với chính niệm mười phần đầy đủ, nhưng trong hoàn cảnh an dật, vì chấp trước vào hôn nhân của con cái, hoặc chấp trước vào việc tích góp tiền để mua nhà cho con mà bị cựu thế lực lấy đi nhục thân, bài học giáo huấn này thật sâu sắc.

4. Xem nhẹ chuyện hôn nhân

Ở Trung Quốc ngày nay, ly hôn đã trở thành trào lưu mang tính phổ biến, gây ra quá nhiều vấn đề xã hội. Tất nhiên điều này xảy ra là do chịu nhận sự độc hại của thuyết vô thần, không hiểu rõ hôn nhân là thần thánh, đem hôn nhân ra làm trò đùa con trẻ, coi việc ly hôn rất tùy tiện. Vợ chồng chỉ hơi không hợp liền ly hôn, không muốn thấu hiểu hay giảng hòa, và cũng chẳng muốn chịu đựng hay chấp nhận nhau, dùng ly hôn để giải quyết mâu thuẫn. Tôi phát hiện ra rằng mình cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm hiện đại này, trong tư tưởng thỉnh thoảng hiện ra niệm đầu như vậy, đặc biệt là khi bất mãn với chồng, tâm chấp trước quá mạnh sẽ bị quan niệm hiện đại biến dị này thừa cơ mà xâm nhập vào. Là một người tu luyện, tôi biết rõ sự nghiêm túc và thần thánh của hôn nhân, cũng biết rõ đây không phải là những gì mình thực sự nghĩ, cần phải nhanh chóng bài trừ và loại bỏ nó đi.

5. Điện thoại di động

Điện thoại di động – thứ phát minh của người ngoài hành tinh thực sự gây hại quá lớn, người Trung Quốc ngày nay mỗi người một chiếc điện thoại trên tay, một phút cũng không rời. Có điện thoại coi như có cả thế giới, không có điện thoại thì hồn xiêu phách lạc. Giữa người với người không có giao lưu, giữa cha mẹ và con cái cũng không có sự giao lưu, đây đã không còn là hành vi của con người nữa rồi. Là một đệ tử Đại Pháp, ai cũng biết sự nguy hại của nó, các đồng tu cũng đã có rất nhiều bài viết chia sẻ về phương diện này, tôi cũng muốn triệt để tránh xa điện thoại hoàn toàn.

Nhưng do là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi còn vướng bận công việc và học hành của con cái nên tôi khó lòng buông bỏ ngay được, công việc hiện giờ đều không thể tách rời khỏi điện thoại di động, hết thông báo từ trường học của con đến việc tải bài tập về nhà lên đều cần đến điện thoại. Do đó muốn tránh xa điện thoại căn bản là việc không thể được. Nhưng thậm chí chỉ xem tin tức của đơn vị và thông tin ở trường học của con, tôi cũng thấy mình bị phụ thuộc vào điện thoại di động ở mức độ nhất định. Kỳ nghỉ ở nhà, ngay cả khi không lướt web hay xem video, thì cũng thường muốn xem điện thoại, dường như sợ bỏ lỡ thông báo quan trọng nào đó của trường học. Cứ một lúc không nhìn thấy điện thoại đâu liền đi tìm, dường như sợ bỏ lỡ tin tức quan trọng. Trong thời gian dịch bệnh, trẻ con ở nhà học trực tuyến, công việc của trường chốc việc này, lát việc khác, tôi cứ như thế vô tri vô giác đã bị điện thoại chiếm dụng một lượng lớn thời gian. Thực ra đây đều là mưu đồ hiểm ác của cựu thế lực. Xã hội chính là như vậy, đệ tử Đại Pháp nếu như không thể từ hoàn cảnh xã hội này mà bước ra, bạn sẽ không thể từ trong người thường mà bước ra được.

6. Bất hiếu với cha mẹ chồng

Trung Quốc hiện nay, từ thành phố đến nông thôn, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đều vô cùng bất thường. Con dâu hoàn toàn không coi mẹ chồng là người nhà của mình, không kính trọng, không phụng dưỡng mẹ chồng. Mẹ chồng còn phải làm trâu làm ngựa cho con dâu, hết trông cháu, lại làm ruộng. Đã thế con dâu cũng không nói được câu tử tế tốt đẹp nào, chỉ cần không đánh đập, không mắng mỏ mẹ chồng, có thể chung sống hòa bình thì đã được tính là tốt rồi. Trong thời cổ đại, dân tộc Trung Hoa vô cùng coi trọng chữ hiếu, con dâu hiếu thảo với mẹ chồng như mẹ ruột, luôn bên cạnh phụng dưỡng mẹ chồng. Có rất nhiều câu chuyện mỹ đức truyền thống nói về phương diện này. Làm người tu luyện, tuyệt đối không được cho rằng những gì đại đa số người trong xã hội ngày nay làm thì cho rằng nó là đúng; không thể cứ thế nước chảy bèo trôi, thuận theo dòng mà chảy được. Xin được nhắc nhở các đồng tu hãy phân biệt rõ ràng, đừng bị ô nhiễm bởi những quan niệm và hành vi biến dị này.

Tất cả những hành vi và quan niệm biến dị này trong xã hội đều là do cựu thế lực cố ý an bài. Mục đích là gia tăng độ khó cho việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp, đồng thời hủy diệt toàn nhân loại.

Tầng thứ của bản thân có hạn, có điểm gì không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/279913

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 2)https://chanhkien.org/2023/06/nhac-nho-de-tu-dai-phap-tre-tuoi-canh-giac-roi-vao-bay-huy-nguoi-cua-cuu-the-luc-phan-2.htmlMon, 26 Jun 2023 04:28:13 +0000https://chanhkien.org/?p=30629Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc [ChanhKien.org] Văn hoá đảng còn có một loại biểu hiện che đậy, ẩn giấu rất tinh vi, thời gian gần đây tôi cũng mới nhận thức ra được. Sau khi tu luyện, tôi đi bộ cảm thấy rất nhẹ nhàng, chỉ tội do bản tính nóng […]

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[ChanhKien.org]

Văn hoá đảng còn có một loại biểu hiện che đậy, ẩn giấu rất tinh vi, thời gian gần đây tôi cũng mới nhận thức ra được.

Sau khi tu luyện, tôi đi bộ cảm thấy rất nhẹ nhàng, chỉ tội do bản tính nóng vội, hấp tấp, nên trong mắt người khác luôn thấy dáng bộ của tôi hùng hùng hổ hổ, tác phong nói năng và làm việc của tôi rất sắc sảo nhanh nhẹn, khi người khác nói về tôi như vậy tôi liền coi đó là một ưu điểm. Cho đến khi có một đồng tu nói với tôi rằng “Chị cần điềm đạm hơn một chút”, nghe đồng tu nói vậy tôi mới bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này.

Trong nhóm tôi có một vị đồng tu lớn tuổi luôn trầm mặc tĩnh tại, khi nói chuyện cũng thường chậm rãi tế nhị, ông đối xử với người vợ bị bệnh ở nhà hết sức nhẫn nại, lúc nào cũng nói những lời nhẹ nhàng an ủi động viên. Khi học Pháp nhóm, lúc gặp vấn đề mọi người thảo luận có phần kịch liệt, đôi khi không nhẫn được cao giọng với nhau thì ông ấy hoặc là không nói gì, hoặc có nói thì cũng rất bình hòa thong thả, tôi chưa bao giờ thấy ông cao giọng, càng không bao giờ thấy ông ấy vội vàng kích động.

Lúc đầu tôi cho rằng đó là tính cách của ông ấy như vậy, sau này tôi mới phát hiện ra, để có được tâm thái tường hòa tĩnh tại đó đồng tu phải trải qua rất nhiều năm tu luyện mới có thể xuất ra được, đó mới là trạng thái nên có của người tu luyện.

Người xưa giảng rằng “tịnh tâm, điều tức” (Trích Chuyển Pháp Luân), Phật Đà tĩnh như nước lặng, vững vàng tựa núi Thái Sơn. Tôi giờ mới phát hiện ra rằng, vội vàng, nóng giận, thích nói chuyện, cao giọng, kích động, thích tranh đấu, khi chia sẻ thể hội cũng thao thao bất tuyệt, bàn luận viển vông, đó đều là biểu hiện của văn hoá đảng. Văn hoá đảng chẳng phải coi trọng “khí thế oai hùng”, “đấu với trời, đấu với đất”, coi trọng “đấu tranh” cách mạng, những điều này trái ngược hoàn toàn với yêu cầu của người tu luyện. Sự tường hoà, từ bi, trầm tĩnh của đồng tu lớn tuổi so với trạng thái hùng hùng hổ hổ, hừng hực khí thế của tôi khác biệt lớn đến mức nào! Không ngạc nhiên khi các đồng tu cảm thấy tôi “hấp tấp, bộp chộp, khi làm việc thì không chắc chắn, không đáng tin cậy”.

Văn hoá đảng còn có một phương diện vô cùng tà ác khác, đó chính là “Nam nữ bình đẳng”.

Không biết bắt đầu từ khi nào, tôi có thái độ coi thường và sinh tâm oán hận với chồng. Bình thường anh ấy rất ít khi ở nhà (anh hay đi công trình ở ngoài), mỗi khi về nhà cũng không đụng chân đụng tay làm gì cả, những việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay tôi lo liệu giải quyết, anh ấy không những không hiểu và thông cảm cho tôi, ngược lại có lúc còn xét nét tôi. Trong tâm tôi bực bội khó chịu, cho rằng anh ấy tố chất quá kém. Đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát, việc kiếm tiền không dễ dàng, thu nhập của anh ấy cũng bị ảnh hưởng, do vậy tôi càng coi thường anh ấy. Mặc dù không nói ra miệng, nhưng trong tâm tôi vô cùng bất mãn. Tôi cũng hiểu rằng mình không nên có tâm oán hận, do vậy bình thường tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn, nhưng nếu anh ấy chỉ vì những việc nhỏ mà nói tôi thì tôi cũng không cho anh ấy có cơ hội được nói. Không chỉ vậy tôi còn thẳng thừng phản bác ra vẻ cây ngay không sợ chết đứng, có lý chẳng sợ. Nhưng vì tôi sợ xảy ra tranh cãi nên cũng không dám nói nhiều, cứ cố gắng nhẫn như vậy và tự cho rằng mình đã rất bao dung với anh ấy rồi.

Nhưng bao năm nay, chồng tôi luôn không tiếp nhận Đại Pháp, tôi giảng chân tướng cho anh ấy, anh ấy ngay cả nghe cũng không muốn. Trong lòng tôi cảm thấy phiền muộn tự hỏi, tôi bao dung với anh như vậy mà anh vẫn không nhận thức được sự tốt đẹp của Đại Pháp, không tiếp nhận Đại Pháp, anh thật sự không thể cứu được nữa rồi!

Thông qua việc không ngừng học Pháp, không ngừng hướng nội tìm, tôi phát hiện ra rằng tính cách của tôi quá cứng nhắc, quá mạnh mẽ! Chính vì tôi vừa phải tự kiếm tiền vừa phải dạy dỗ con cái, ở nhà có việc gì cũng đều tự mình làm do vậy tôi rất xem thường chồng, cảm giác có anh ấy hay không cũng như nhau. Hai ba năm gần đây, kinh tế không khởi sắc, anh ấy việc ít, tiền kiếm về cũng ít, thời gian nhàn rỗi ở nhà nhiều nhưng lại không chịu làm việc gì khiến tâm tôi bất bình vô cùng, cho rằng anh kiếm tiền, tôi cũng kiếm tiền, dựa vào cái gì mà việc nhà một mình tôi phải làm? Hơn nữa ở nhà việc gì anh cũng không làm vậy anh dựa vào cái gì mà nói tôi? Từ đó tôi luôn xoi mói, bới móc, ghét bỏ, tính toán chi li với anh ấy, lấy việc kiếm tiền nhiều ít để đo lòng người! Đó cũng là độc tố trong văn hoá đảng coi “kim tiền là trên hết”: Có tiền là có địa vị, có tiền chính là thành công, đúng như câu nói “Cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc”. Một thời gian dài tôi cứ mãi như vậy nên càng coi thường chồng, nhìn anh không vừa mắt, tâm lý bất bình, oán hận đủ cả. Bao lâu nay, biểu hiện của tôi trước mặt chồng chính là tính cương cường mạnh mẽ được dưỡng thành trong văn hóa đảng, thái độ rất lãnh đạm với anh ấy. Bình thường khi nói chuyện cũng dùng những từ ngữ lạnh lùng, về cơ bản không hề có chút dịu dàng, quan tâm nào, lại càng không thể cảm thông với sự vất vả của anh ấy, kiếm tiền vốn không dễ dàng gì!

Chồng tôi vốn là một người vui tính thích pha trò, nhưng vì thời gian dài đối mặt với sự mạnh mẽ của vợ thì anh cũng càng ngày càng trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với tôi. Vợ chồng tôi không thể giao tiếp tâm sự, gia đình cũng không còn sự ấm áp vốn có. Ở trong hoàn cảnh gia đình như vậy, chồng tôi làm sao có thể nhìn thấy được sự tốt đẹp của việc tu luyện Đại Pháp? Làm sao anh ấy có thể tiếp nhận việc tôi giảng chân tướng Đại Pháp cho anh ấy? Nếu chỉ vì biểu hiện của tôi dẫn đến việc chồng không thể được cứu thì tội của tôi có lẽ là quá lớn!

Kỳ thực, chồng tôi là người yêu gia đình, tuy anh ấy không ở nhà nhưng mỗi tối đều gọi điện thoại cho mẹ con tôi. Anh ấy đối xử với cha mẹ tôi cũng rất tốt, vào dịp năm mới hay lễ tết đều biếu tiền, mua quà cáp cho ông bà. Điều đáng quý hơn nữa là đứa cháu trai họ của tôi đã sống ở nhà chúng tôi mười năm mà anh ấy chưa bao giờ tỏ thái độ bất mãn, mà còn rất quan tâm tới cháu.

Bây giờ tôi đã hiểu, đều là do độc tố “nam nữ bình đẳng” trong văn hoá đảng khiến tôi bị mù quáng. Văn hoá đảng rao giảng rằng: Phụ nữ có thể gánh vác một nửa bầu trời, việc gì nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được. Một thời gian dài bị đầu độc như vậy khiến phụ nữ trở nên độc lập, không phụ thuộc vào nam giới, cũng không còn giữ được nét hiền hậu, dịu dàng trong văn hoá truyền thống. Phụ nữ bây giờ đều là “Nữ hán tử”, “Cọp cái”, “Sư tử Hà Đông”…; do vậy mới tạo thành những vấn đề nhức nhối của xã hội như gia đình bất hòa, tỉ lệ ly hôn cao. Tôi đã trúng độc quá sâu mà hoàn toàn không nhận thức ra được, tạo thành tổn thương đối với chồng, lại còn ảnh hưởng đến việc anh ấy được đắc cứu.

Sư phụ giảng:

“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên” (“Tái tạo”, Hồng Ngâm 5)

Trong văn hóa Thần truyền thì dịu dàng, thiện lương, bao dung, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, đối với nam nhân thì tôn trọng, ủng hộ, đó mới đúng là trạng thái đáng có của người phụ nữ. Sư phụ cũng giảng Pháp nhiều lần về phương diện này.

Tôi đã có thể nâng cao nhận thức về những an bài và thủ đoạn hủy hoại con người của cựu thế lực. Đầu tiên tôi đã có được thụ ích từ việc chú trọng học Pháp và học Pháp nhiều hơn trong thời gian gần đây.

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh tấn yếu chỉ 2)

Ngoài ra khi chú trọng học Pháp và học Pháp nhiều thì có thể nhắm thẳng vào biểu hiện văn hoá đảng của bản thân mà nhìn nhận. Tôi cho rằng chúng ta nên đọc nhiều lần “Giải thể văn hóa đảng”, xem “Mạn đàm văn hoá đảng” nhiều hơn nhằm triệt để giải thể, thanh trừ hết thảy tàn dư văn hoá đảng ở bản thân, loại bỏ hoàn toàn độc tố của nó, từ trong Pháp mà quy chính lại bản thân mình, để bản thân trở nên thuần tịnh. Hy vọng những đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi có thể chú trọng giải thể và thanh trừ hết thảy văn hoá đảng ở bản thân mình, tiếp thụ bài học giáo huấn của tôi để tránh phạm phải những sai lầm tương tự như tôi.

An bài phá hoại mang tính hủy diệt của cựu thế lực đối với các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi còn biểu hiện ở nhiều phương diện khác, ví như: Thích xem điện thoại, coi trọng con cái, xem trọng tiền bạc, coi trọng danh lợi ở nơi người thường v.v., tôi cũng không nói kĩ thêm nữa. Ở đây tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ để cùng các đồng tu thảo luận, hy vọng mọi người thông qua bài học giáo huấn của tôi để có thể cùng nhau đề cao. Có chỗ nào chưa thích hợp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Điều đáng mừng là sau khi tôi viết xong bài này thì những vấn đề đã làm khó tôi trong nhiều năm đã bị phá bỏ một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Những chấp trước ngoan cố của tôi được đề cập ở trên đang được tiêu trừ từng lớp, từng lớp một.

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)

Là Sư phụ từ bi vĩ đại đã hoá giải những vấn đề của tôi, giúp tôi loại bỏ những vật chất bất hảo đó, đệ tử đã làm Sư phụ hao tâm tổn sức rồi! Tạ ơn Sư phụ, đệ tử xin được quỳ gối cảm tạ ân Sư!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278752

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 1)https://chanhkien.org/2023/05/nhac-nho-de-tu-dai-phap-tre-tuoi-canh-giac-roi-vao-bay-huy-nguoi-cua-cuu-the-luc-phan-1.htmlWed, 24 May 2023 02:31:17 +0000https://chanhkien.org/?p=30222Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc [ChanhKien.org] Chúng ta đều biết trong lịch sử cựu thế lực đã an bài hết sức tỉ mỉ và lâu dài đối với các đệ tử Đại Pháp. Nếu đệ tử Đại Pháp không nghiêm khắc làm theo yêu cầu của Pháp, không đi theo con […]

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[ChanhKien.org]

Chúng ta đều biết trong lịch sử cựu thế lực đã an bài hết sức tỉ mỉ và lâu dài đối với các đệ tử Đại Pháp. Nếu đệ tử Đại Pháp không nghiêm khắc làm theo yêu cầu của Pháp, không đi theo con đường Chính Pháp rất hẹp mà Sư phụ đã an bài cho thì trên một phương diện nào đó sẽ đi sang con đường của cựu thế lực, vì cựu thế lực nhìn rất rõ tâm chấp trước của chúng ta, chúng đã sớm bày sẵn những cạm bẫy để đợi chúng ta, tâm chấp trước kéo dài mãi không buông bỏ, chính là đi trên con đường của cựu thế lực an bài.

Tôi năm nay 43 tuổi, đã tu luyện được 24 năm rồi, là một người trẻ không còn quá trẻ. Khi nhìn thấy rất nhiều đồng tu lớn tuổi hơn ở trong trạng thái tinh tấn không chùn bước, tự mình cũng thường xuyên hướng nội tìm kiếm nguyên nhân gì khiến bản thân làm chưa tốt, tâm chấp trước vẫn còn nhiều, không thể nào dũng mãnh tinh tấn như các đồng tu lớn tuổi. Thông qua việc tăng cường học Pháp và không ngừng hướng nội, tôi ở tầng thứ hiện tại của mình đã ngộ ra rằng ở đây có rất nhiều đều là an bài của cựu thế lực. Dưới đây tôi xin được chia sẻ một chút thể hội của mình về phương diện này, đồng thời phơi bày ra những điều chưa đạt và những bài học của bản thân ở phương diện này, mong các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi hãy nhìn vào đó mà rút ra bài học cảnh tỉnh bản thân.

Lợi dụng tâm lười biếng, ngại khó ngại khổ cản trở đệ tử Đại Pháp luyện công buổi sáng

Rất nhiều đồng tu lớn tuổi kiên trì thức dậy vào lúc 3:20 sáng để luyện công, một năm 365 ngày kiên trì bền bỉ ngày nào cũng như ngày nào, thậm chí ngày mồng một Tết cũng không ngoại lệ. Nhưng vì là một người trẻ, tôi chẳng bao giờ có thể dậy vào lúc 3 giờ sáng để luyện công, lúc thì luyện ban ngày, lúc thì luyện vào buổi tối. Có khi rất nhiều ngày không luyện. Ở đây đã phản ánh ra rất nhiều tâm chấp trước, tâm lớn mạnh nhất chính là lười biếng, ngại khó ngại khổ cầu an dật. Cựu thế lực biết người trẻ thường ham ngủ nướng, không có khả năng chịu khổ, lợi dụng những cái lý trong tam giới như buồn ngủ, lười biếng, mệt mỏi… để gia cường vật chất bất hảo này khiến bạn buồn ngủ, khiến bạn ngủ không thể tỉnh dậy được, nó khiến cho bạn không muốn thức dậy, chuông đồng hồ báo nó khiến bạn lại tắt đi ngủ tiếp. Thời gian kéo dài, luyện công càng ngày càng giải đãi. Nếu bạn cho rằng tâm “không dậy nổi”, tâm “không muốn dậy sớm” này là của mình thì bạn đã sai lại càng sai rồi, thực ra biểu hiện không chịu được khổ đều không phải chân ngã, tất cả những điều này đều là âm mưu của cựu thế lực.

Sự phụ giảng:

“Ai cũng có tâm tu Đạo” (Chuyển Pháp Luân)

Điều này cho thấy chân ngã đối với việc tu luyện là không sợ khó, không sợ khổ, là lấy chịu khổ làm vui. Cái khổ của việc tu luyện không phải là cái khổ chốn nhân gian. Đệ tử Đại Pháp chân tu sẽ chỉ thấy vị ngọt, cảm thấy niềm hạnh phúc trong tu luyện chứ không thể cảm thấy khổ. Vì vậy không muốn dậy sớm không phải là chúng ta mà chính là cựu thế lực, chúng không muốn chúng ta dậy sớm, không muốn chúng ta tu thành. Nếu chúng ta không thể nhận ra quỷ kế của cựu thế lực thì không thể đột phá tâm lười biếng và cầu an dật.

Không luyện công thời gian dài không thể nào đạt được tính mệnh song tu, cơ thể không được chuyển hóa, làm sao có thể đạt viên mãn đây? Đây chính là đi sang con đường an bài của cựu thế lực. Khi tôi ở trong Pháp nhận thức ra điểm này thì tối đó liền đặt chuông báo thức lúc 3:20. Sáng hôm sau khi chuông báo thức vừa reo tôi đã rất nhanh chóng tỉnh táo không thấy buồn ngủ, cũng không cảm thấy kích động mà thay vào đó là một cảm giác vô cùng bình tĩnh. Sau đó một mạch luyện hết năm bài công pháp mà không hề cảm thấy buồn ngủ, không mơ màng, cũng không cảm thấy vì luyện trạm trang một tiếng mà mệt không chịu nổi. Tôi kiên trì từ đó cho tới tận hôm nay.

Lợi dụng tâm sắc dục để hủy người

Tâm sắc dục của tôi biểu hiện chủ yếu trên phương diện thích mua sắm quần áo, muốn giảm béo giữ dáng, chấp trước vào việc ăn mặc đẹp. Ngoài những điều này ra vẫn còn một điểm rất quan trọng đó chính là nghiệp tư tưởng. Trong đầu não thường vô duyên vô cớ hoang tưởng ra cảnh nam hoan nữ ái, chàng chàng thiếp thiếp, người nam đối với người nữ cưng chiều hết mực, sủng lên tận trời. Những lúc chủ ý thức không mạnh thậm chí còn thuận theo nghiệp tư tưởng làm việc xấu, cảm giác lúc đó vừa hổ thẹn vừa khổ não. Ngày ngày tôi phát chính niệm bài trừ nhưng hiệu quả thu được rất thấp. Rồi một ngày tôi ý thức được ra rằng đây chính là cạm bẫy hủy người của cựu thế lực, khi tôi quyết định triệt để không cần nó, lúc phát chính niệm bỗng nhìn thấy một con ma rất to, rất đáng sợ đứng trước mặt, miệng đầy máu hướng về phía tôi, tôi giật mình nhắm mắt thật chặt không ngừng phát chính niệm, ngay lập tức nó ngày càng trở nên suy yếu, rồi cuối cùng tiêu biến. Đây chính là ma sắc bị nuôi dưỡng trong một thời gian dài. Tuy rằng bây giờ thi thoảng tôi vẫn xuất hiện niệm đầu tương tự nhưng nó đã trở nên rất nhẹ, tôi có thể nhanh chóng bắt lấy và tiêu diệt nó triệt để.

Đi tìm căn nguyên của việc này, tôi nhận ra đó chính là do thời còn đi học tôi đã xem quá nhiều tác phẩm văn học, tiểu thuyết ngôn tình và tiểu thuyết mạng. Tất cả những thứ này đều là vật chất tồn tại ở trong đầu não, đợi tới khi bạn tu luyện rồi chúng mới xuất hiện can nhiễu bạn. Nếu chính niệm không đủ mạnh sẽ thuận theo nó mà nghĩ. Đặc biệt sau khi tu luyện, nếu không giữ vững được bản thân mà vẫn xem tiểu thuyết, xem ti vi, chủ động dấn thân vào những thứ thuộc về phương diện sắc dục thì lại càng đáng sợ hơn.

Thực ra đây đều là an bài của cựu thế lực, tâm sắc dục là thanh kiếm sắc để cựu thế lực hủy người, nó đưa sắc tình thâm nhập vào mọi phương diện của xã hội, muốn dùng nó để hủy diệt con người, hủy diệt đệ tử Đại Pháp. Sắc tình chính là thứ đặc hữu của tà linh, tâm sắc dục kéo dài không tống khứ đi chính là đứng cùng hàng ngũ với tà linh, hậu quả đáng sợ vô cùng. Bài học ở phương diện này mang lại quá nhiều, đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi nhất định phải chú trọng vấn đề này. Thực ra sắc dục cũng giống như nghiện ma túy, chỉ cần không chạm vào, không sờ đến, không tiếp xúc, khi tà niệm xuất hiện lập tức bài trừ, thanh trừ hết thảy thì cựu thế lực sẽ không có cơ hội đạt được mục đích của chúng.

Lợi dụng văn hóa đảng hủy người

Các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi đều từng có nhiều năm đi học, từ nhỏ đã chịu sự giáo dục của tà đảng và văn hóa đảng khá nghiêm trọng. Tôi tu luyện nhiều năm tự cho mình không còn văn hóa đảng, nhưng thực ra văn hóa đảng thường trực trong tôi mà bản thân không nhận ra.

Biểu hiện rõ nét nhất chính là khi tôi dạy bảo cháu trai. Mẹ và cháu trai sống ở nhà tôi. Cháu trai đã lên lớp 6, mỗi lần cháu phạm lỗi ở trường hoặc bị giáo viên nhắc nhở, tôi biết chuyện thì phản ứng đầu tiên chỉ nhìn nhận đánh giá sự việc trên bề mặt, không dùng thiện và nhẫn dạy bảo cháu. Tôi chẳng cần hỏi nguyên do, đầu tiên là mắng phủ đầu cháu một trận, cái khí thế tự cao tự đại, lên mặt nạt người, như cuồng phong bão táp vậy, hằm hằm giận dữ, càng nói càng tức giận, tức tới độ đá ra vài cước. Phải đánh bại, phải khiến đối phương khuất phục, sau cùng còn phải đá cho một cước! Thật không khác gì cách mà tà đảng trị người ta. Lúc đó nếu soi gương, chắc tôi sẽ trông giống như ma quỷ vậy. Sau đó tôi rất hối hận, hết lần này tới lần khác tự hướng nội tìm, tôi tìm ra tâm oán hận của bản thân, tâm coi người khác không ra gì, tâm không thiện, không nhẫn, vậy nhưng hiệu quả vẫn không được tốt, mỗi lần cháu trai phạm lỗi tôi vẫn không sao nhẫn được.

Lúc đầu tôi cứ tưởng do bệnh nghề nghiệp của mình tạo thành, tôi vốn là một giáo viên. Sau đó mới phát hiện ra có gì đó không đúng. Thực ra đó là thứ “triết học đấu tranh” của văn hóa đảng đã cắm sâu thâm căn cố đế vào trong con người tôi, lại thêm tính oán hận, không coi người khác ra gì của văn hóa đảng, thành ra tôi mới phạm sai lầm hết lần này tới lần khác ở vấn đề này như vậy.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì sự việc thật sự xấu xa là do các sinh mệnh tà ác do cựu thế lực lợi dụng đã thao túng nghiệp lực và quan niệm của con người thực hiện” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ 2002)

Có thể thấy tất cả những thứ này đều là an bài cố ý của cựu thế lực, lợi dụng tà linh cộng sản rót đầy văn hóa đảng vào đầu não người ta, hình thành ra quan niệm, khi quan niệm của người ta rót đầy văn hóa đảng sẽ lấy “tranh đấu”, “giáo huấn, “phê phán”, “oán hận người khác”, “đẩy trách nhiệm” trở thành phản ứng đầu tiên để xử lý mâu thuẫn.

Sự phụ giảng:

“Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn.” (Chuyển Pháp Luân)

Đây mới chính là trạng thái cần có khi gặp phải mâu thuẫn. Nếu không phân biệt rõ ràng, không ý thức được đây chính là an bài đầy ác ý của cựu thế lực thì sẽ coi những biểu hiện không thiện, không nhẫn này trở thành của mình, chỉ đơn thuần tu thiện, tu nhẫn thì rất khó trừ đi gốc rễ của vấn đề.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278751

The post Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>