Ngụ ngôn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Ngụ ngôn: Vô tưhttps://chanhkien.org/2013/10/ngu-ngon-vo-tu.htmlSat, 12 Oct 2013 05:31:35 +0000http://chanhkien.org/?p=22413Không biết năm nào tháng nào, ở trong vùng trời mênh mông sinh ra đời một sinh mệnh, gọi tên là "Người", lúc vừa đáp trên mặt đất thì Người không mảnh vải che thân, không mang theo vật gì.

The post Ngụ ngôn: Vô tư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Không biết năm nào tháng nào, ở trong vùng trời mênh mông sinh ra đời một sinh mệnh, gọi tên là “Người”, lúc vừa đáp trên mặt đất thì Người không mảnh vải che thân, không mang theo vật gì. Một làn gió mát thổi tới, Người cảm thấy lạnh, vì vậy trên không trung rơi xuống một bộ quần áo mặc vào cho Người. Người cảm động nói: “Ai vậy? Cảm ơn nha!” Lúc này, trên không trung có một âm thanh đáp lại: “Ta là Thần, nay Ta ban cho ngươi quần áo, Ta còn muốn ban cho ngươi một ít hạt giống, một cái cày, ngươi cần phải đi giúp những người giống như ngươi ở phương xa, giúp họ gieo trồng hạt giống này, giúp họ cày cấy, khi đến mùa thu thì cùng họ thu hoạch hoa quả, ngươi phải nhớ kỹ đó, đây hết thảy đều là Ta ban cho ngươi, ngươi cũng phải giống Ta, dùng tất cả để giúp đỡ người khác. Nhớ chưa?” Người vô cùng cảm kích nói: “Nhớ kỹ rồi!” Từ đó, Người làm theo lời Thần chỉ dẫn đã tìm được đám người kia, giúp họ cày cấy, giúp họ gieo trồng hạt giống. Thần thấy Người làm theo lời mình mà giúp đỡ người khác, rất vui mừng, thấy người cày cấy mà đầu thấm đẫm mồ hôi, sinh lòng thương xót, vì vậy lại ban cho Người một con ngựa. Người dùng ngựa để cày đã tiết kiệm được nhiều sức lực, Người tràn đầy cảm kích đối với Thần, không dám chút sơ suất, tận hết khả năng đi giúp đỡ người khác. Mùa thu đã đến, Người đem hoa quả thu hoạch được chia sẻ với mọi người, mọi người vô cùng cảm kích, đều cùng ca hát khen ngợi công lao của Người, Người vô cùng hổ thẹn nói: “Không nên như vậy, đây đều là Thần ban tặng! Tôi vỗn dĩ hai bàn tay trắng, tôi có thể làm gì chứ!” Lại một mùa thu nữa đến, hoa quả thu hoạch nhiều mà khó mang đi, vì vậy Người hỏi Thần: “Thần ơi! Ngài có thể nghĩ cách giúp con không?” Thần vì vậy lại ban cho Người một chiếc xe ngựa, như vậy có thể chở được rất nhiều đồ, mọi người lại cùng ca hát khen ngợi tán tụng công đức của Người, Người khiêm tốn đáp: “Đây đều là Thần ban ân, Thần đã ban cho tôi những thứ này là để tôi có thể giúp đỡ mọi người, tôi chỉ là đưa ân huệ của Thần đến cho mọi người, tôi có làm gì đâu chứ!”

Không biết qua bao nhiêu năm, Người trải qua thời gian nhận khen ngợi của người khác đã bắt đầu tự mãn, cảm giác bản thân công cao cái thế, giúp người khác được nhiều như vậy, không phải đều là công lao của mình sao? Người cũng mệt mỏi vì đi đường, liền lấy xe ngựa chở đồ cho mình ngồi, thấy Trương Tam khen mình nhiều, liền giúp Trương Tam thêm một ít, thấy Lý Tứ không vừa mắt, liền dứt khoát không để ý tới hắn nữa, mặc kệ hắn đau khổ cầu xin. Người lại ở trước mọi người bắt đầu khoe khoang bản lĩnh của mình để thêm nhiều người ca ngợi, cảm kích công đức của mình, cũng bắt đầu cùng mọi người cò kè mặc cả khiến mọi người dựng cho mình một toà trang viên mỹ lệ.

Hết thảy chuyện đó Thần đều thấy, trong tâm lo lắng, khuyên nhủ hắn, nhưng Người đối với Thần lại không còn tôn kính như trước, nói: “Chỉ có tôi mới có thể vì mọi người làm nhiều chuyện như vậy, Ông chỉ là cho tôi công cụ mà thôi, không có tôi Ông có thể làm gì?”

Bởi vì sự ích kỷ của Người, con ngựa kia bắt đầu không muốn phục vụ hắn, làm việc ngày càng chậm. Cái cày cũng bắt đầu bị gỉ. Người thấy ngựa không muốn làm việc, liền lạm dụng trí huệ Thần ban cho để tạo một cây roi, quất mạnh vào ngựa. Không lâu sau đó ngựa vì bị hành hạ mà chết, cái cày cũng bị va phải đá mà gãy. Người bắt đầu oán trách Thần, vì sao ban cho mình một con ngựa không nghe lời, một cái cày khó sử dụng. Thần nghe xong, liền vô cùng thương tiếc và đau buồn. Vì vậy, trong một đêm bão tố, một tia chớp khiến trang viên của Người bốc cháy, Người lo chạy trốn mà không kịp mang theo vật gì, trang viên cũng thành tro tàn trong đám lửa.

Người trần truồng đứng trên một cánh đồng bát ngát, trong gió rét giá lạnh, lúc này hắn mới nhận ra mình đã trắng tay rồi, hắn cực kỳ bi thương, oán trách ông Trời vì sao đối với mình không công bằng như vậy.

Một làn gió mát làm tỉnh lại trí nhớ đã bị bụi trần phong kín trong hắn, hắn bắt đầu nhớ lại hoàn cảnh lúc bản thân vừa đến trên đời, nhớ tới lời Thần nhắc nhở và những đồ vật Thần đã ban cho. Hắn rốt cuộc tỉnh ngộ, xấu hổ không thôi, trong nội tâm tràn ngập hối hận, khóc không thành tiếng hướng lên trời nói: “Thần ơi! Tôi thật không còn mặt mũi nào cầu Ngài tha thứ, mọi điều của tôi đều được Ngài ban cho, vì để tôi giống Ngài mà giúp đỡ chúng sinh, Ngài ban cho tôi thêm nhiều thứ như vậy là để tôi có thể phục vụ cho mọi người thêm nhiều, mà tôi lại làm trái ý muốn của Ngài, tôi xem năng lực Ngài ban là khả năng của mình, cho mình tài trí hơn người, giúp mình mưu cầu tư lợi. Tôi vốn hai bàn tay trắng, là Ngài ban cho tôi hết thảy, vì để làm lợi cho chúng sinh, tôi mới có hết thảy mọi điều tốt. Nhưng nay tôi đã làm trái lời Ngài dạy bảo, rời bỏ mục đích thật sự là làm lợi cho chúng sinh, giờ tôi đã thành hai bàn tay trắng. Tôi thật sự hối hận vô cùng, cầu xin Thần từ bi, ban cho tôi một cơ hội nữa, tôi sẽ làm hết khả năng của mình để tạo phúc cho mọi người, thực hiện ý muốn của Ngài, giống như Ngài mà từ bi với mọi người.” Nói xong quỳ xuống không dậy. Nhưng Thần cũng không xuất hiện, chỉ có gió lạnh từng hồi, Người vô cùng bi thương, hối hận lỗi lầm không thể tha thứ của mình, rồi ngất đi.

Không biết qua thời gian bao lâu, Người tỉnh lại, hai mắt toả sáng, thấy dê bò khắp núi, hoa mầu khắp nơi, ngựa chạy thành đàn, vạn hoa khoe đẹp, trăm chim ngân hót, nắng ấm trời trong, mây trời bay múa, chúng sinh hoan hô ca xướng, ngợi khen Thần vĩ đại, Thần từ bi, Người nhận ra mình cùng chúng sinh lại được có những điều tốt đẹp hơn trước, không khỏi vô cùng cảm kích, mừng rỡ, lệ tuôn đầy mặt…

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/11961

The post Ngụ ngôn: Vô tư first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ngụ ngôn: Cá và hồ lyhttps://chanhkien.org/2013/10/ngu-ngon-ca-va-ho-ly.htmlSat, 05 Oct 2013 14:20:22 +0000http://chanhkien.org/?p=22409Một con hồ ly tiến vào hàng rào, sau vài ngày đã ăn hết số gà có bên trong. Vì vậy, nó đem vài con gà cuối cùng theo bên mình, chuẩn bị thay đường sinh nhai.

The post Ngụ ngôn: Cá và hồ ly first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ngô Lượng

[Chanhkien.org] Một con hồ ly tiến vào hàng rào, sau vài ngày đã ăn hết số gà có bên trong. Vì vậy, nó đem vài con gà cuối cùng theo bên mình, chuẩn bị thay đường sinh nhai. Khi nó đi đến một bờ hồ nọ, con hồ ly ngược sát thành tính lại nảy sinh chủ ý với những con cá trong nước.

Hồ ly nhìn những con cá bơi qua bơi lại trong nước, vừa nuốt nước miếng, vừa giả vờ hát: “Cá ơi cá thật là đẹp, miệng cá màu hồng và vây cá màu trắng. Ta có một bí mật nhỏ, chỉ là không định nói cho cá.” Con cá nghe xong, nghĩ thầm: “Chúng ta mới không để ý đến ngươi, ngươi có bí mật thì để nó tan nát trong lòng là tốt rồi.” Hồ ly thấy cá không để ý nó, liền đổi lại lời bài hát rồi hát tiếp: “Cá ơi cá thật là đẹp, miệng cá màu hồng và vây cá màu trắng. Ăn hết rễ cây ngủ nước bùn, vì sao vẫn cứ chen chúc trong ao?” Phần lớn cá không động tâm, cũng tránh ra xa con hồ ly. Nhưng có mấy con cá nhỏ không tránh được cám dỗ, từ từ bơi sát vào bờ, muốn nghe xem hồ ly rốt cuộc muốn nói gì. Hồ ly thấy trò lừa gạt của mình đã có cửa, liền tiếp tục sửa soạn lời nói, đơn giản là khoa trương cuộc sống trên đất tốt thế nào: ăn uống chơi đùa, vừa sung sướng, vừa thú vị. Mấy con cá nhỏ bơi gần hơn một chút, nhưng còn do dự, chưa dám nhảy khỏi mặt nước. Hồ ly che giấu ánh hung quang trong mắt, giả bộ ôn nhu nói: “Nhảy lên đi, cá con bé nhỏ, sợ gì vậy?” Cá con nói: “Chúng tôi sợ gà, còn có hồ ly… ngươi nữa!” “Ta có gì đáng sợ hay sao?” Hồ ly giả bộ như đang tức giận: “Ta là đại biểu cao nhất cho lợi ích của loài cá, đi với ta, các ngươi sẽ an toàn hơn. Về phần mấy con gà kia, giờ ta sẽ khiến chúng nó chịu tội đền tội.” Nói xong liền lôi ra một con gà, nhổ sạch lông, tươi sống xé thành mảnh nhỏ, nuốt hết thịt, chỉ còn mấy khúc xương dính máu. Ăn gà xong, hồ ly quệt mồm nói: “Nhìn thấy rồi nhé, các ngươi nhảy ra là được ăn những khúc xương tươi này, cuộc sống cũng khá giả nha! Bổn vương sẽ liên tục đáp ứng nhu cầu cho càng nhiều cá hơn nữa.” Mấy con cá nhịn không được liền nhảy lên bờ. Vì mới ăn no, không thể tiêu thụ những chú cá con này. Vì vậy, nó đào một cái hố nhỏ ngay bên bờ ao, cho nước vào, ném vào trong mấy khối xương thừa. Sau đó xoay người khoác lác với bầy cá trong hồ: “Là ta, Hồ Ly Đại Vương, giải quyết vấn đề ăn uống cho đàn cá của ta.”

Từ đó về sau, dường như mỗi ngày đều có những con cá mới bị mắc lừa; có khi trong tay không có xương gà, hồ ly dứt khoát đung đưa xương cá lẫn cả máu thịt để đi lừa gạt. Nói dối che giấu chân tướng, tàn nhẫn thay thế nhân từ, dục vọng chiến thắng lý trí, ngày càng nhiều cá con trước ngã xuống, con sau tiến lên nhảy ra mặt nước, là để tìm kiếm “cuộc sống mới”. Có con cá bị hồ ly lấy lòng, chẳng biết xấu hổ giúp hồ ly tuyên truyền giả dối. Nhưng phần lớn cá vừa lên bờ, bị hồ ly bắt được liền ăn hết. Hồ ly mừng rỡ quên hết mọi chuyện, lời ca trong miệng cũng bị thay đổi: “Đắc ý, thật là đắc ý, tà ác có thể lấn át lương thiện. Kỳ lạ, kỳ lạ, thật là kỳ lạ, sớm thực hiện chủ nghĩa XX.”

Có một vài con cá chính nghĩa thật sự không nhìn tiếp được, hết lời khuyên bảo thân nhân bạn bè: “Ngàn vạn lần đừng tiến vào vũng nước đọng kia nữa, chúng ta có thức ăn của chúng ta; trời sinh chúng ta ăn rễ cây, ngủ nước bùn, bản tính của chúng ta là lương thiện đấy. Một khi chúng ta đánh mất điều cơ bản nhất là đạo đức, thì sự sống tương lai của chúng ta sẽ có mà như không, không còn ý nghĩa nào nữa. Lấy những con cá bị dụ dỗ kia làm ví dụ, chúng nuốt vào chính là những quả đắng do chính chúng gieo xuống, đau khổ biết bao! Chúng ta không thể vào tròng của hồ ly được.” Câu nói sau cùng bị hồ ly nghe thấy: “Tà giáo!” Hồ ly ở trên bờ đỏ mắt vừa nhảy vừa mắng, ngôn từ dơ bẩn không dứt bên tai: “Ngươi mới là tà giáo!” Mấy con cá trả lời một cách mỉa mai: “Ngươi âm mưu, tính kế giết chết biết bao nhiêu cá, ăn hết bao nhiêu cá, ngươi là thanh liêm sao?” “Ta cho chúng nó thức ăn ngon, sống thời gian thoải mái nhất, điểm này các ngươi có thể làm được sao?”, hồ ly lại dùng lời dối trá chống chế. “Chúng ta đương nhiên hướng về những ngày tháng tốt lành. Ngày trước chúng ta sinh sống rất thanh bình, hòa ái, tự do tự tại; chúng ta làm việc coi trọng chữ tín, giảng lương tâm; chúng ta kính trọng nhau, yêu thương nhau, êm đềm hòa bình, chẳng lẽ đó không phải là hạnh phúc sao? Chẳng lẽ tiêu chuẩn hạnh phúc của cá cũng phải do hồ ly quy định sao?” Hồ ly không phản bác được. Con cá nói tiếp: “Đừng ngụy trang nữa, chúng ta biết rõ ngươi sát hại bạn bè của chúng ta, khắp nơi kích động cừu hận, hành vi phạm tội này đã là tội lỗi chồng chất rồi, ghê tởm hơn nữa chính là ngươi mưu toan hủy diệt đạo đức của chúng ta, những con cá bị ngươi lừa gạt không phải đã bắt đầu lấy ăn chia máu thịt đồng bào làm vui hay sao? Cái đó và hồ ly tà ác có gì khác nhau? Chúng ta bất quá là khuyên bảo anh em bạn bè của chúng ta không nên làm những việc vi phạm lương tâm, liền bị ngươi chụp lên cái mũ “tà giáo”, nhìn xem bộ dạng tàn nhẫn của ngươi đi, ngươi có tư cách gì nói người khác là tà? Chẳng lẽ dưới gầm trời này có ai so với ngươi còn ác độc hơn sao?” Hồ ly thấy việc xấu của mình bại lộ, lập tức nguyên khí đại thương, mặt nó biến xanh, điên cuồng hướng về những con cá can đảm nói ra sự thật mà gào thét, cơn tức giận làm nó nghẹn thở, khiến nó ngã xuống mà chết…

Hết thảy lại khôi phục về yên lặng và hòa bình. Tất cả các con cá đều đã hiểu rõ, cuộc sống trong ao so với cuộc sống nhận ân huệ và lừa gạt của hồ ly thì ổn định và vui vẻ hơn rất nhiều!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/15737

The post Ngụ ngôn: Cá và hồ ly first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ngụ ngôn về tu luyện: Thiết La Hán rớt lạihttps://chanhkien.org/2011/11/ngu-ngon-ve-tu-luyen-thiet-la-han-rot-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/ngu-ngon-ve-tu-luyen-thiet-la-han-rot-lai.html#respondMon, 21 Nov 2011 16:38:22 +0000https://chanhkien.org/?p=14079Mỗi chấp trước đều như một ngọn núi ngăn cản người tu luyện viên mãn.

The post Ngụ ngôn về tu luyện: Thiết La Hán rớt lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Vào những năm Thành Hóa triều Minh, có một lão hòa thượng ở ao Ngọc Hoa, núi Ngũ Đài đi hóa duyên ở huyện Vu, tỉnh Sơn Tây. Ông có một đống sắt. Xưởng rèn ở huyện Vu đã đúc đống sắt này thành 500 pho tượng La Hán, mỗi pho tượng nặng khoảng 100 cân (1 cân = 0,5 kg). Lão hòa thượng phải vận chuyển các pho tượng về chùa. Thời bấy giờ, giao thông rất bất tiện, nên người ta phải dùng lừa để vận chuyển. Sẽ là hơi nhẹ cho một chú lừa nếu nó chỉ phải chở một tượng La Hán, nhưng sẽ là quá nặng nếu nó phải chở tới hai tượng La Hán một lúc. Ngay cả nếu chú lừa có thể mang hai pho thượng La Hán một lúc, thì sẽ phải mất bao lâu để mang đủ 500 pho tượng về chùa? Điều này khiến lão hòa thượng rất lo lắng. Ông nhìn vào những pho tượng La Hán bất động và nói với chính mình: “Nếu tất cả các ngươi có thể đi được, thì tuyệt biết bao!” Ngay sau khi ông vừa dứt lời, điều kỳ diệu đã xảy ra, và 500 tượng La Hán thực sự có thể bước đi!

Lão hòa thượng đường đường dẫn 500 tượng La Hán về núi Ngũ Đài. Trong số đó có một tượng La Hán bị rớt lại phía sau. Khi tới thôn Tự Câu, mặt trời đang xuống núi. Tượng La Hán thấy một phụ nữ đang giặt quần áo ở giếng ven đường, và động phàm tâm. Tượng La Hán bèn hỏi chuyện: “Đại tẩu, xin hỏi từ đây đến ao Ngọc Hoa, núi Ngũ Đài còn bao xa?” “60 dặm” (1 dặm Trung Quốc = 0,5 km), người phụ nữ đáp, khi còn không ngẩng đầu lên.

“Đại tẩu, hôm nay trời đã muộn, tôi không muốn đi tiếp nữa. Xin nếu tá túc lại nhà đại tẩu thì có tiện không?” Người phụ nữ hơi khó chịu, nói: “Nhà tôi không có chỗ. Ông có thể xin qua đêm khi đi tới giếng bên cạnh.”

“Giếng bên liệu có thể qua đêm không?”

“Ông là La Hán làm bằng sắt, ông còn sợ điều gì?”

Khi tượng La Hán này vừa nghe thấy chữ “sắt”, nó lập tức hiện nguyên hình, ngồi cứng đờ bên cạnh giếng và không thể di động. Trong tâm nó tràn đầy nỗi buồn và hối hận. Điều này khiến bất cứ ai đi ngang qua và thấy bức tượng này cảm thấy khó quên.

Mỗi chấp trước đều như một ngọn núi ngăn cản người tu luyện viên mãn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/10/2/34060.html
http://pureinsight.org/node/3399

The post Ngụ ngôn về tu luyện: Thiết La Hán rớt lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/ngu-ngon-ve-tu-luyen-thiet-la-han-rot-lai.html/feed0
Truyện của Lưu Bá Ôn: “Học cách làm ô”https://chanhkien.org/2011/11/truyen-cua-luu-ba-on-hoc-cach-lam-o.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/truyen-cua-luu-ba-on-hoc-cach-lam-o.html#respondWed, 16 Nov 2011 19:43:47 +0000https://chanhkien.org/?p=14067Lưu Bá Ôn đã dùng bút pháp ngụ ngôn để viết cuốn sách «Úc Ly Tử», với nhiều câu văn tựa như hài hước, nhưng ngụ ý thâm sâu. Câu chuyện “Học cách làm ô” sau đây là một truyện ngụ ngôn như vậy.

The post Truyện của Lưu Bá Ôn: “Học cách làm ô” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Thục Văn

[Chanhkien.org] Lưu Bá Ôn, tên thật là Lưu Cơ, tự Bá Ôn. Ông sinh vào cuối triều Nguyên, từng đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều. Sau đó, vì chán ghét sự bạo ngược của triều đình cuối thời Nguyên, ông từ quan về quê và ẩn thân tại chốn núi sâu tỉnh Chiết Giang. Lưu Bá Ôn tinh thông quân sự, chính trị, thiên văn, địa lý, và lịch sử, là một nhân vật nổi tiếng tại quê hương ông, có thể nói là nhà nhà đều biết. Về lĩnh vực văn học, ông cũng có một số thành tựu nhất định. Ông đã dùng bút pháp ngụ ngôn để viết cuốn sách «Úc Ly Tử», với nhiều câu văn tựa như hài hước, nhưng ngụ ý thâm sâu. Câu chuyện “Học cách làm ô” sau đây là một truyện ngụ ngôn như vậy. Chuyện kể rằng:

Vào thời Chiến Quốc, ở nước Trịnh có một người nông thôn học cách làm ô. Trải qua thời gian ba năm học nghề và sau khi bỏ ra rất nhiều công sức, ông cuối cùng đã thành thạo nó. Nhưng thật không may, một trận đại hạn hán xảy ra và những chiếc ô của ông căn bản không dùng để làm gì. Thế là gió chiều nào xuôi theo chiều ấy, ông chuyển sang học cách làm gàu múc nước. Lại trải qua ba năm và sau khi mất rất nhiều công sức, ông cuối cùng cũng thành thạo nó. Chẳng bao lâu, một trận mưa lũ lớn xảy ra và không ai thèm mua gàu múc nước của ông nữa. Sau đó, ông trở lại với việc bắt đầu làm ô. Nhưng không lâu sau, một băng cướp tới vùng này và tất cả mọi người phải mặc quân phục để tự bảo vệ mình. Quân phục bản thân đã có thể dùng để làm áo mưa, do vậy không ai hỏi mua ô của ông nữa. Sau khi cân nhắc diễn biến mới này, ông nghĩ tốt hơn cả là học cách rèn vũ khí, nhưng ông đã quá già, thiếu khả năng và không biết phải làm sao.

Khi Úc Ly Tử biết được câu chuyện này, ông nói: “Rất nhiều việc trong đời người không phải là điều sức người có thể điều khiển được. Thay vào đó, con người hoàn toàn bị kiểm soát bởi Thần. Ngay cả học nghề gì và có thể dùng được không, thì cũng do thiên mệnh quyết định. Tuy nhiên học tập nghề nào lại là quyền lựa chọn của người ta. Đó là tại sao người đàn ông trong câu chuyện này phải chịu số phận không như ý. Chính ông là người chịu trách nhiệm cho thất bại của bản thân mình. Như tại Quảng Đông có một người làm ruộng rất giỏi trồng lúa, và ông còn khai khẩn đất hoang để trồng lúa. Tuy nhiên vì thủy tai nghiêm trọng, ông đã không thể thu hoạch được gì trong vòng ba năm. Rất nhiều bằng hữu tới khuyên ông hãy dẫn nước ra ngoài và trồng ngô. Nhưng ông vẫn kiên trì không lay động, và tiếp tục trồng lúa. Năm sau, trời hạn lớn và vẫn tiếp tục như vậy trong hai năm sau đó. Kết quả ruộng lúa của ông khô ráo trở lại và có thu hoạch trong ba năm. Khi tính toán mùa gặt trong ba năm ấy, ông thấy nó không chỉ bù đắp tổn thất của ông trong quá khứ, mà còn dư lại rất nhiều. Do đó, ‘đóng ghe thuyền vào mùa hạn và khâu áo bông vào mùa nóng’ là rất có đạo lý.”

Chỉ cần chúng ta có thể kiên trì nghề nghiệp của mình và tin tưởng vào sự lựa chọn đúng đắn, thì chúng ta sẽ sống sót qua trận hạn lớn và những cơn mưa sẽ tự đến. Gượng qua ngày nóng, mùa đông sẽ đến. Đời người luôn là thăng trầm như vậy, có được thì cũng có mất. Thế nên mới có câu: “Khi những đám mây tan đi thì sẽ thấy bầu trời xanh”. Sự thực là kiên trì nhất định sẽ thắng lợi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/10/14/23704.html
http://pureinsight.org/node/1916

The post Truyện của Lưu Bá Ôn: “Học cách làm ô” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/truyen-cua-luu-ba-on-hoc-cach-lam-o.html/feed0
Điều ngộ ra từ truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”https://chanhkien.org/2011/02/dieu-ngo-ra-tu-truyen-ngu-ngon-rua-va-tho.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/dieu-ngo-ra-tu-truyen-ngu-ngon-rua-va-tho.html#respondSun, 13 Feb 2011 08:40:48 +0000https://chanhkien.org/?p=10613Tác giả: Thích Minh [Chanhkien.org] “Rùa và Thỏ” là một câu chuyện ngụ ngôn rất nổi tiếng qua các thời đại. Bởi vì nó minh họa một triết lý rõ ràng và giản dị, nó sống mãi với thời gian và vẫn còn được sử dụng để giáo dục trẻ em ngày nay. Nhiều người […]

The post Điều ngộ ra từ truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thích Minh

[Chanhkien.org] “Rùa và Thỏ” là một câu chuyện ngụ ngôn rất nổi tiếng qua các thời đại. Bởi vì nó minh họa một triết lý rõ ràng và giản dị, nó sống mãi với thời gian và vẫn còn được sử dụng để giáo dục trẻ em ngày nay. Nhiều người lớn nhớ lại câu chuyện mà họ đã đọc thời thơ ấu và kể lại cho con cái của họ nghe để giáo dục chúng.

Cá nhân tôi cảm thấy câu chuyện này có liên hệ khá nhiều với người tu luyện. Không sợ hãi, chấp trước, hay kỳ vọng vào kết quả khi thi đấu với người khác, Rùa không hề tự ti, không tự giới hạn chính mình, và không chấp trước vào được và mất. Rùa cố gắng hết mức có thể và hành xử theo lương tâm. Cuối cùng, Rùa đã đến đích.

Chúng ta là những sinh mệnh nhỏ bé đang sống trong thời kỳ Chính Pháp hy hữu này. Chúng ta may mắn làm sao! Tiến trình Chính Pháp đang tiến về phía trước nhanh chóng. Chúng ta đang trong cuộc đua với Thần Thời Gian. Chúng ta nên cố gắng làm hết sức mình.

Sư phụ từ bi với tất cả chúng sinh và luôn cho chúng ta cơ hội. Trước khi Chính Pháp kết thúc, hết thảy chúng sinh vẫn còn cơ hội. Chìa khóa là chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Chúng ta nên sử dụng thời gian một cách tốt nhất, cố gắng bắt kịp tiến trình Chính Pháp và khai sáng những khả năng vô hạn của tương lai.

Quá trình và kết quả

Kết quả, tất nhiên, là quan trọng. Tuy nhiên, về mặt so sánh, một quá trình vững chắc là trọng yếu hơn. Đại Đạo vô hình, đệ tử chân tu không chấp trước vào hết thảy biểu tượng ở bề mặt hay ảo tưởng. “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới” (Chuyển Pháp Luân). Sư phụ chỉ xét nhân tâm. Ngài xem liệu mỗi niệm mỗi hành của chúng ta có ngay chính hay không, và liệu chúng ta có thể thực sự từ bỏ chấp trước hay không.

Không cầu mà tự được

Chúng ta nên nghiêm khắc với bản thân mình và tiến bước một cách nghiêm túc. Chúng ta phải cố gắng hết sức mình để chủ động làm tốt ba việc – học Pháp, giảng chân tướng và phát chính niệm. Trong khi duy trì một nền tảng vững chắc, chúng ta nên học hỏi từ các đồng tu khác, tinh tấn không ngừng, vô tư vô ngã đi trên con đường chân chính, từ bỏ cái “tôi”. Theo tôi, đây chính là nghĩa lý chân chính đằng sau “không cầu mà tự được”.

Chân chính từ bỏ cái tình của con người

Các quan niệm biến dị của con người được nuôi dưỡng bởi ma tính khi chúng ta bị ngập trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường. Ngay cả những người có thiện tâm trong xã hội Trung Quốc xưa cũng giảng “phải tự nhìn lại mình ba lần một ngày”. Chúng ta là người tu luyện, nên chúng ta phải nghiêm khắc với bản thân và nhìn vào trong. Chúng ta cần từ bỏ ma tính và đề cao tâm tính để trở về bản tính tiên thiên – Phật tính.

Khi bước đi trên con đường phản bổn quy chân, chúng ta cần kiên định chính tín vào Đại Pháp, dũng mãnh tinh tấn. Cũng như trong câu chuyện ngụ ngôn trên, sự kiên trì và bền bỉ đã chiến thắng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/11/25/24658.html
http://pureinsight.org/node/2018

The post Điều ngộ ra từ truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/dieu-ngo-ra-tu-truyen-ngu-ngon-rua-va-tho.html/feed0
Hoa Sen Lilyhttps://chanhkien.org/2009/09/hoa-sen-lily.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/hoa-sen-lily.html#respondSun, 27 Sep 2009 20:20:50 +0000https://chanhkien.org/?p=2949[Chanhkien.org] Ngày xửa ngày xưa, trong một cái ao nhỏ ở một xứ sở xa xôi, có một hạt mầm bé nhỏ tên là Lily. Cô bé hay xấu hổ và ngượng ngùng, nhưng cô rất thích chơi đùa với các bạn. Lily dần trở nên không vui vẻ khi cô bé nghe mọi người […]

The post Hoa Sen Lily first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Ngày xửa ngày xưa, trong một cái ao nhỏ ở một xứ sở xa xôi, có một hạt mầm bé nhỏ tên là Lily. Cô bé hay xấu hổ và ngượng ngùng, nhưng cô rất thích chơi đùa với các bạn. Lily dần trở nên không vui vẻ khi cô bé nghe mọi người kể về một vùng đất diệu kì phía trên cái ao nhỏ nơi cô đang sống. Người ta kể về một thứ ánh sáng lộng lẫy tỏa ra từ bầu trời xanh như ngọc, bao trùm lên mọi tạo vật. Ánh sáng ấy tỏa tới mọi chân trời của thế giới.

Lily ước ao được nhìn thấy vẻ đẹp của thứ ánh sáng này, nhưng cô bé không thể vươn lên từ đáy ao, qua làn nước tối đen để lên trên mặt nước được. Bạn bè chòng ghẹo cô, “Lily lại mơ mộng rồi.” Họ luôn khuyên cô bé từ bỏ giấc mơ về những thế giới khác. “Đây là nhà của cậu, Lily.” “Sao cậu phải tìm đâu nữa cơ chứ?” Họ đơn giản không thể hiểu cô bé! Thậm chí những chú cá nhỏ bơi quanh cô cũng nói, “Tại sao cậu chẳng hài lòng với bản thân mình nhỉ? Bọn tớ rất hạnh phúc nơi đây!” Cậu cá Freddy, nghịch nhất đám, thường cười phá lên. Cậu luôn xúi các bạn cá khác trêu ghẹo Lily và réo tên cô. Dù cậu bé không nhã nhặn với Lily, nhưng cô kiên nhẫn với cậu bé. Cậu bé đã mất cha vì lưới đánh cá một tháng trước. Cô bé hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều có cùng một giấc mơ trong cuộc sống. Nhưng trái tim của cô bé vẫn luôn mơ ước về một điều gì đó hơn thế nữa.

Một ngày nọ, khi Lily đang mơ mộng, chợt Bác Sậy già xuất hiện. “Chào cháu, Lily.” Nước mắt chợt tràn mi cô bé. “Sao lại khóc cháu yêu quý. Bác có thể biết chuyện gì đã xảy ra được không?” Lily lau nước mắt. Bác Sậy là người cao tuổi và uyên bác nhất ở trong ao. Nước mắt chảy tràn khi Lily chia xẻ với Bác Sậy về nỗi buồn của mình. “Lily yêu quý của bác,” Bác Sậy nói, “Cuộc sống đã trao cho cháu một trái tim tốt lành bất kể tuổi tác. Tâm cháu vẫy gọi cháu vươn tới những điều lớn lao. Mắt cháu có thể không nhìn thấy, nhưng trái tim cháu mong tìm những thứ xa xôi hơn độ sâu mặt nước nơi cháu ở. Bác phải đi đây, nhưng bác sẽ gặp lại cháu khi quay về.”

Một lúc sau, Lily nhìn thấy cậu cá Freddy bơi qua, trông có vẻ rất tức giận. Cậu bắt đầu sục cát ở dưới đáy ao. Nước ở đây trở nên đen kịt hơn bao giờ hết. Khi cậu bé đang mải dụi vào bùn, cái đuôi của cậu đột nhiên bị kẹt giữa những tảng đá. Cậu vùng vẫy, quằn quại, nhưng chẳng thể giải thoát ra dù có cố mấy đi nữa. Freddy kêu, “Cứu tôi với, cứu tôi với!” Lily nghe thấy tiếng cậu gọi nhưng dường như xung quanh đó chẳng có ai. Lily nhìn quanh. Cô bé nhìn thấy một người bạn, chú rùa Thomas, đang ở xa. “Thomas,” cô gọi. Cậu bé bơi lại xem có chuyện gì. “Thomas, thấy cậu tớ mừng quá.” Cô nói. “Freddy bị kẹt vào đá. Tớ không biết có ai nghe thấy tớ gọi không.” Thomas là một người bạn tốt, nhưng là một chú rùa kiệm lời. Cậu lập tức bơi lại ngay xem có thể giúp gì cho Freddy không. Cậu đến bên cạnh Freddy và lấy hết sức mình đẩy. Cậu đẩy bật vài cục đá bằng cái mai cứng của mình. Freddy có thể thoát ra. “Cám ơn cậu rất nhiều, Thomas.” Freddy nói. “Nếu không có cậu và Lily, tớ có thể phải ở lại đây suốt cả đêm.” “Đừng nói thế. Tớ rất vui khi có thể giúp cậu một tay. Tuy nhiên, tớ nghĩ cậu còn nợ ai đó một lời xin lỗi đấy. Cậu thật sự đã không tốt với Lily.”

Thomas đã đúng. Freddy bơi lại phía Lily và xin lỗi vì hành động của mình. “Tớ thật sự xin lỗi, Lily! Dù tớ đã cười cợt và réo tên cậu, nhưng cậu không bao giờ nói lại. Hôm nay, cậu lại cứu mạng tớ. Tớ sao có thể trả ơn cậu đây? Lily nhìn vào mắt Freddy và biết cậu nói thật. “Freddy, tớ luôn tin rằng câu có một trái tim nhân hậu. Bây giờ cậu đã chứng tỏ cho tớ thấy. Chúng mình có thể là bạn không?” “Nếu cậu có thể tha thứ hẳn cho tớ, tớ sẽ rất vui được làm bạn với cậu.” Freddy nói.

Lớp bùn dưới ao bám trên vảy của Freddy bắt đầu trôi đi. Lily đột nhiên nhận thấy một điều gì khác lạ nơi cậu bé. “Freddy, trước kia tớ chưa bao giờ nhận ra điều này, dưới bề ngoài lấm bùn của cậu, cậu lại là một chú cá vàng lộng lẫy. Cuối cùng cậu đã bộc lộ được màu sắc thực sự của mình rồi.” Lily khó mà tin vào mắt mình được. Freddy, bây giờ thấy ngượng ngùng, cậu cám ơn Lily rồi nhanh chóng tạm biệt cô. Cậu bé bơi đi, biết rằng Lily đã mang đến cho trái tim cậu một chút thiện lành! Ít lâu sau, Bác Sậy quay lại. Lily kể lại cho bác nghe câu chuyện đã xảy ra và Bác Sậy rất hài lòng. “Lily, vì cháu đã dụng tâm của mình giúp đỡ người khác trở nên tốt hơn và biết sự thật, vậy nên cháu cũng sẽ có được một cơ hội như vậy.”

“Lily, bác có thể chia sẻ với cháu một điều bí mật không?” “Ồ vâng, xin bác!” cô bé kêu lên. “Dù bác có là người cao tuổi nhất ở đây, nhưng bác còn xa mới là người uyên bác nhất. Một cây sậy có thể nhìn thấy thế giới bên trên mặt ao. Một thế giới mới đẹp làm sao! Có biết bao nhiêu điều đẹp đẽ đề ngắm nhìn. Có thể bác cao lớn, nhưng bác đã sống qua nhiều mùa ở đây, bác có thể thực sự nói rằng uyên bác nhất trong tất cả chính là hoa sen.” Lily rất ngạc nhiên và ngước nhìn gương mặt hiền lành của bác Sậy. “Cháu không hiểu, Bác Sậy!” Bác Sậy nói, “Cháu là Lily bé bỏng, nhưng bây giờ bác tin là đã đến lúc cháu cần phải vươn mình lên cao. Hãy vươn mình xa hơn đi, như vậy cháu sẽ trở thành bông hoa mà số phận cháu đã định.”

Cô bé chầm chậm nâng mình lên, cuối cùng mắt cô đã vượt qua làn nước đen kịt để chạm vào ánh sáng rực rỡ của một thế giới mới ở phía trên. Trái tim Lily kêu lên vui sướng! “Cuối cùng, mình đã có thể nhìn ngắm sắc màu của bầu trời. Tất cả những vẻ đẹp này mình chỉ có thể nhìn thấy trong mơ. “Đây, Bác Sậy ơi, đây là ánh sáng mà bao lâu nay cháu hằng mơ ước!” Bác Sậy cũng cảm nhận được niềm vui của cô bé trong tâm hồn mình! Bác cúi xuống bên Lily, và nói. “Sẽ không bao giờ đôi mắt cháu lại bị che mờ bởi nước nơi ao tù này. Vì sự trong sạch bẩm sinh nơi cháu, cháu xứng đáng được ban tặng một cuộc sống mới!”

Bác Sậy đến gần hơn một chút và thì thầm, “Lily, bây giờ cháu đã nhìn thấy miền đất phía trên, thế giới của ánh sáng, nhưng cháu đã không chú ý đến một điều quan trọng nhất.” Lily lắng nghe những lời nói tốt bụng của bác, “Bác Sậy ơi, hãy nói cho cháu đi. Cháu có thể nhìn thấy được nhiều thứ quá đến mức cháu rất khó kiềm chế nổi mình,” cô bé nói. Với nụ cười nhẹ nhàng, Bác Sậy trả lời, “Đó không phải là những điều cháu nhìn thấy nơi thế giới mới này, mà thực ra, đó chính là vẻ đẹp của chính bản thân cháu, cháu đã trở thành loài hoa đẹp nhất, thơm ngát nhất trong ao nước này.”

Lily quay nhìn lại mình. Cô bé đã nở thành một bông sen rực rỡ. Khi cô bé nhìn xa hơn, cô có thể thấy những bông sen khác cũng đã vươn mình lên từ đáy ao. Giấc mơ được ngắm nhìn thế giới trên mặt nước nay đã thành hiện thực. “Vẻ đẹp chín muồi trong tâm hồn cháu, cũng chính là cảnh giới mà cháu thấy bên ngoài và thậm chí cháu sẽ còn thấy xa hơn nữa, xa hơn chân trời kia,” Bác Sậy nói. Cuối cùng Lily đã hiểu. Cô bé nhìn xuống và lần đầu tiên cô nhìn thấy bản chất thực sự của nước ao phía dưới. Ao tù chính là nơi cô có thể học cách nâng cao tâm và trí của mình lên miền đất của những điều vĩ đại hơn! Tất cả, trên thực tế, chỉ là sự phản chiếu của những gì bên trong con người cô. Bây giờ cô đã thật sự thấy mắt mình, đúng hơn là tim mình, đang ngắm nhìn bầu trời cao vô hạn và đẹp đẽ nhất, tỉnh giấc như thể một ngày mới đang đến, và nở bừng dưới những tia sáng đầu tiên.

Lily giờ đây muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với tất cả mọi người nơi ao nhỏ, để tất cả đều có cơ hộ tìm kiếm thế giới đẹp đẽ mong chờ chiếu rọi tới tận sâu thẳm bên trong tâm hồn mình.

Sự bắt đầu….

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1929

The post Hoa Sen Lily first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/hoa-sen-lily.html/feed0
Chuyện ngụ ngôn về tu luyện: Bình nước ngoan cốhttps://chanhkien.org/2009/09/chuyen-ngu-ngon-ve-viec-tu-luyen-mot-binh-nuoc-ngoan-co.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/chuyen-ngu-ngon-ve-viec-tu-luyen-mot-binh-nuoc-ngoan-co.html#respondSun, 27 Sep 2009 20:00:36 +0000https://chanhkien.org/?p=2937[Chanhkien.org] Ngày xửa ngày xưa, có một bình nước ở thiên giới. Quán Âm đã dùng bình nước này để đựng nước thần và một nhánh liễu. Bình nước đã theo Quan Âm trên thiên giới hàng ngàn năm và luôn nghĩ rằng nó rất quan trọng đối với Quán Âm. Tuy nhiên, một ngày […]

The post Chuyện ngụ ngôn về tu luyện: Bình nước ngoan cố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Ngày xửa ngày xưa, có một bình nước ở thiên giới. Quán Âm đã dùng bình nước này để đựng nước thần và một nhánh liễu. Bình nước đã theo Quan Âm trên thiên giới hàng ngàn năm và luôn nghĩ rằng nó rất quan trọng đối với Quán Âm. Tuy nhiên, một ngày kia, Quan Âm bất chợt cầm bình nước lên và nói, “Bình nước, người đã trở nên dơ bẩn và không thể ở lại nơi cảnh giới này nữa. Ngươi phải đến cảnh giới khác phù hợp với tầng thứ của ngươi thôi.” Bình nước giận dữ nói, “Quán Âm, con không dơ bẩn! Con trong sạch và sáng chói hơn bao giờ! Con không bẩn thỉu hay nhơ nhuốc gì cả!” Quán Âm cười và giải thích, “Đúng rồi, bề ngoài ngươi có vẻ trong sạch và sáng chói hơn bao giờ hết, nhưng bản chất của ngươi đã bại hoại rồi. Ngươi không còn phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới này nữa!” Bình nước bắt đầu van xin, “Quán Âm, con đã ở bên Người lâu như thế. Xin Người hãy vì nghĩa xưa mà cho con một ngoại lệ?” Quán Âm lại cười và nói, “Bình nước, hãy nghĩ về những điều ngươi vừa nói và thử so sánh ngươi với bản thân mình hàng ngàn năm trước xem. Ngươi có cảm thấy ngươi phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ này không?” Bình nước trở nên giận dữ và tự vệ. Nó nói với Quán Âm, “Nếu con không còn được chào đón ở đây, con sẽ xuống cõi người thường và tìm một người biết trân trọng giá trị của con!” Nó nhảy một cái và rơi xuống cõi trần.

Ngay khi bình nước đến cõi trần, nó thấy mình ở trong một cung điện tráng lệ. Nó rất hài lòng với ngôi nhà mới của mình. Nhìn quanh, nó thấy bao quanh nó là một bộ sưu tập bình cổ từ các triều đại Trung Quốc rất có giá trị ở trên các giá bày. Nó tự nhìn mình và nghĩ, “Ta là bình nước thần từ thiên giới. Những chiếc bình tầm thường này về bản chất không xứng với ta!” Thực ra, chủ cung điện chăm sóc nó đặc biệt. Ông lau chiếc bình bằng nước thơm mỗi ngày. Bình nước khá hài lòng với sự đối xử đặc biệt này. Nó muốn nói với người đàn ông, “Quả là có mắt nhìn báu vật! Ta đã quyết định đúng khi xuống đây!”

Một hôm, một người đàn ông nọ ăn mặc rách rưới đến thăm cung điện, nhưng người chủ cung điện, thật đáng ngạc nhiên, lại rất nhã nhặn với ông ấy. Ông thậm chí còn đãi người khách nghèo bằng một bàn tiệc thịnh soạn. Bình nước tự hỏi, “Sao ông chủ lại đối đãi người đàn ông nghèo kia như một vị trọng khách?” Sau bữa tiệc, ngưởi chủ nhấc bình nước lên và nói với vị khách, “Ông Chương, đây là một báu vật mà tôi mới có được. Hãy xem này! Đây là báu vật quý giá nhất!” Sau, ông lại nói, “Nếu ông không kịp thời cứu tôi từ dưới nước lên, chắc giờ tôi đã chết rồi! Tôi không bao giờ có thể đền đáp được hết ân huệ của ông, nhưng tôi muốn tặng ông bình nước quý này coi như một chút lòng thành của tôi!” Sau đó, ông đưa bình nước cho vị khách.

Vô cùng ngạc nhiên và giận dữ, bình nước bắt đầu phản đối người chủ cung điện, “Rốt cuộc ta chẳng là gì với ngươi mà chỉ là một món quà cho một người như vậy!” Bình nước thấy mùi cá bốc lên từ vị khách, và cảm thấy buồn nôn! Dù vị khách xoàng xĩnh cố gắng từ chối món quà, người chủ nhất quyết bắt ông phải nhận. Ông nói, “Nếu ông từ chối món quà chân tình của ta, ta sẽ đập vỡ cái bình quý này thành trăm mảnh ngay lập tức!” Vị khách chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhận món quà và vẫy chào tạm biệt người chủ.

Nằm trong tay người chủ mới, bình nước đi trên một con đường gồ ghề, mấp mô và cuối cùng cũng đến một ngôi nhà xập xệ toàn mùi cá. Bình nước không thể tin được là nó phải đối mặt với một cuộc sống mới trong căn lều cũ nát của một người dân chài! Ngay khi người đàn ông vào nhà, ông ta hét lớn, “Mình ơi, tôi mang về một bình nước đây này! Đổ rượu vào đây ngay đi! Tôi sẽ mang nó đi đánh cá ngày mai!” Sau đó người phụ nữ béo tốt hiện ra từ căn bếp, mang chiếc bình đi và rời khỏi nhà. Nằm trong bàn tay thô ráp, trơn nhờn của người phụ nữ, bình nước cảm thấy rất khó chịu. Chẳng mấy chốc, nó thấy thân mình toàn rượu rẻ tiền. Bình nước cảm thấy đau đớn vô cùng giống như nó bị ngạt vậy! Nó từng đựng nước thần của Quán Âm trên thiên giới, vậy mà giờ nó bị đổ đầy rượu rẻ tiền ở cõi trần gian!

Sau một thời gian dài, bình nước bị phủ đầy mỡ và bụi bẩn. Nó cũng bị rạn nứt khắp nơi. Nhưng dần dần, nó cũng quen với mùi rượu rẻ tiền và bắt đầu thấy người trần thích uống thứ đó như thế nào. Vào những ngày nó không được đong đầy rượu rẻ tiền, nó cảm thấy đau đớn và thèm mùi rượu mà nó từng ghét bỏ. Vào một ngày trời gió, người dân chài lại mang nó đi đánh cá. Khi ông cầm chiếc bình lên và chuẩn bị tu, thì một đợt thủy triều mạnh đánh vào thuyền làm người dân chài đánh rơi chiếc bình. Chiếc bình rơi xuống biển và mất hết rượu. Nó cũng bị uống rất nhiều nước biển, và nó cảm thấy rất kinh khủng. Sau khi lênh đênh ngoài biển một thời gian dài, bình nước nghĩ về Quán Âm. Nó bắt đầu đổ những đau khổ của nó cho Quán Âm, và bắt đầu ghét Quan Âm. Khi nó bắt đầu ghét Quán Âm, một trận gió dữ nổi lên khiến thủy triều đánh chiếc bình dạt vào một bờ đá gần đó. Một phần của chiếc nắp vì thế mà bị vỡ. Biển tiếp tục nổi sóng, và chiếc bình ngày càng vỡ ra. Mỗi lần một mảnh vỡ ra, sự căm ghét Quán Âm của chiếc bình lại tăng thêm. Nó bắt đầu ghét cả người chủ cung điện và người dân chài cơ cực. Thực ra, nó ghét tất cả mọi người và tất cả mọi thứ. Dần dần, bình nước bị cát che phủ. Nó không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Thực ra, nó đã ở dưới đáy biển hoàn toàn tối đen, yên lặng tĩnh mịch. Nó yên lặng và tĩnh mịch đến nỗi thời gian dường như ngừng trôi. Bình nước trở nên sợ hãi, nhưng nó hoàn toàn không làm được gì. Cát cứ phủ lên bình nước. Lúc đầu nó bao phủ hết quanh miệng bình và sau đó là phần còn lại. Bình nước cảm thấy sức nặng của cát. Nó muốn chiến đấu và được tự do, nhưng nó hoàn toàn không làm được gì.

Bao quanh bởi sự tĩnh lặng chết người và bị bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp cát dưới đáy đại dương, bình nước bắt đầu nhớ những ngày nó ở bên Quán Âm, nghe giảng Phật Pháp. Khi bình nước nhớ đến những ngày xưa cũ tươi đẹp, nó bất ngờ nhớ đến sự nhẫn tâm của Quán Âm, người chủ cung điện nguy nga và người dân chài. Sau đó, nó quyết định trách cứ và lại thù ghét họ. Sau đó, bình nước thấy rằng nó dần dần mất đi suy nghĩ. Nó sợ cảm giác mất đi suy nghĩ. Thực ra, nó đã mất toàn bộ khả năng suy nghĩ. Những gì còn lại chỉ là một chiếc bình dơ bẩn vỡ tan bị chôn vùi dưới lớp bùn nhơ nhuốc dưới đáy đại dương.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/13/30310.html
http://www.pureinsight.org/node/2655

The post Chuyện ngụ ngôn về tu luyện: Bình nước ngoan cố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/chuyen-ngu-ngon-ve-viec-tu-luyen-mot-binh-nuoc-ngoan-co.html/feed0
Chuyện ngụ ngôn: Cổng Thiên đànghttps://chanhkien.org/2009/08/chuyen-ngu-ngon-cong-thien-dang.htmlhttps://chanhkien.org/2009/08/chuyen-ngu-ngon-cong-thien-dang.html#respondMon, 03 Aug 2009 05:25:53 +0000https://chanhkien.org/?p=2359[ChanhKien.org] Một nông dân đang vội vàng trên đường cùng con ngựa và con chó của mình. Thình lình sét đánh giết chết tất cả họ. Như nhiều linh hồn mới chết khác, họ chẳng biết mình đã chết và cứ tiếp tục đi. Họ tiếp tục đi dưới mặt trời thiêu đốt. Họ ướt […]

The post Chuyện ngụ ngôn: Cổng Thiên đàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Một nông dân đang vội vàng trên đường cùng con ngựa và con chó của mình. Thình lình sét đánh giết chết tất cả họ. Như nhiều linh hồn mới chết khác, họ chẳng biết mình đã chết và cứ tiếp tục đi.

Họ tiếp tục đi dưới mặt trời thiêu đốt. Họ ướt đẫm mồ hôi và khát không chịu nổi. Họ sau đó nhìn thấy một cánh cổng đẹp đẽ dẫn đến một quảng trường chiếu sáng rực rỡ. Có một dòng suối trong vắt ở giữa quảng trường đó. Ông vội vã chạy đến và chào người giữ cửa: “Nơi đẹp đẽ này là nơi nào vậy?”

“Thiên đàng”. Người gác cổng nói một cách thân thiện. “Thật là tốt quá. Chúng tôi đều đang rất khát nước. Chúng tôi có thể đi vào trong và uống một chút nước không?”

“Ông có thể vào, nhưng con ngựa và con chó của ông thì không được. Chúng tôi không cho phép động vật vào trong”.

“Ồ, thế thì quên chuyện đó đi vậy”.

Người nông dân không đành bỏ lại con ngựa và con chó. Họ vì thế tiếp tục đi tìm nước uống. Sau khi đi khá lâu, ông tìm thấy một nơi có nguồn nước. Cũng lại có một người đang canh giữ cánh cổng.

“Xin chào, tôi và con ngựa, con chó của tôi có thể uống nước ở đây được không?”

“Cứ việc”, người gác cổng nói.

Sau khi họ uống thỏa thích, người nông dân nói cảm ơn người gác cổng và hỏi anh ta: “Nơi này là nơi nào thế?”

“Thiên đàng”. Người nông dân bối rối: “Lẽ nào lại thế! Chúng tôi vừa đi ngang qua một cánh cổng đẹp đẽ và người gác cổng ở đó bảo rằng nơi ấy là thiên đường mà”.

“Đó là địa ngục”, người gác cổng trả lời.

“Chúa ơi, anh nên ngăn cấm họ làm người khác lầm lẫn như thế. Người ta sẽ bị lừa”.

“Không chắc nữa,” người gác cổng nói. “Chúng tôi nên cảm ơn sự giúp đỡ của họ, bởi họ sẽ giữ những kẻ bỏ rơi bạn bè ở lại đó”.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/articles/gb/2005/10/15/34417.htm
http://www.pureinsight.org/node/4786

The post Chuyện ngụ ngôn: Cổng Thiên đàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/08/chuyen-ngu-ngon-cong-thien-dang.html/feed0