Ngôn ngữ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 18 Jul 2024 03:22:20 +0000en-UShourly1Thể ngộ về “chấp trước”https://chanhkien.org/2014/08/the-ngo-ve-chap-truoc.htmlThu, 21 Aug 2014 01:22:00 +0000http://chanhkien.org/?p=23640Thể ngộ về "chấp trước"Tu luyện đã nhiều năm như vậy, một hôm tôi bỗng không rõ vì sao gọi là "chấp trước", tâm chấp trước rốt cuộc là gì, bỏ nó như thế nào.

The post Thể ngộ về “chấp trước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Thiên Thuần

[Chanhkien.org] Tu luyện đã nhiều năm như vậy, một hôm tôi bỗng không rõ vì sao gọi là “chấp trước”, tâm chấp trước rốt cuộc là gì, bỏ nó như thế nào. Chúng ta cả ngày làm đủ các việc, nhưng nhiều chuyện không hề khảo cứu sâu thêm. Chấp trước rốt cuộc là gì? Chữ “chấp” (執) phồn thể là chữ “hạnh” (幸) trong “hạnh phúc” cộng với chữ “hoàn” (丸) trong “hoàn tử” (丸子) [nghĩa là viên, vật nhỏ vê tròn]; như vậy có thể lý giải rằng “chấp trước” chính là đem một thứ nhỏ như “viên” coi là hạnh phúc, tức là coi trọng thứ không đáng. Chữ “chấp” (执) giản thể là “thủ nã hoàn tử”, nghĩa là tay cầm hạt viên, ý tứ đại để giống nhau, cũng không khác là mấy, tức là cầm thứ chẳng đáng cầm.

Vậy cũng nói, nắm lấy thứ không đáng giá mà coi như hạnh phúc chính là chấp trước. Xem ra người xưa đối với chấp trước là không khuyến khích, tư tưởng chủ lưu hiện tại cũng là phản đối nó. “Chấp trước” là nắm lấy thứ chẳng đáng mà không buông bỏ được.

Thực ra, cổ nhân sớm đã đề xuất tư tưởng “mệnh lý hữu thời chung tu hữu, mệnh lý vô thời mạc cưỡng cầu”, nghĩa là cái gì có trong mệnh thì cuối cùng rồi sẽ có, cái gì không có trong mệnh thì không thể cưỡng cầu (lấy từ: cổ huấn «Tăng Quảng Hiền Văn»). Câu này khuyên bảo người đời đừng có gò ép cưỡng cầu, kỳ thực cũng là chớ nên chấp trước. Tại sao đừng có chấp trước, bởi vì nó là vô dụng, chấp trước thứ gì chỉ là quan niệm mà thôi. Bởi vì nếu thứ đó chung quy là của bạn, thì dù bạn chấp trước hay không, nó cuối cùng vẫn cấp cho bạn; nếu nó không phải của bạn, bất quản bạn chấp trước ra sao, tranh đấu giành giật thế nào, cuối cùng bạn vẫn không có được nó; bởi thế chấp trước không hề thay đổi thực tế, mà chỉ gia tăng phiền não.

Bất cứ ai, hết thảy vinh hoa phú quý tại thế gian của anh ta đều là do phúc phận kiếp trước đưa đến, cũng là dùng đức mà hoán đổi, chứ không phải do tranh giành mà có, cũng không phải hễ muốn là đắc được, không có đức, thì chẳng có gì. Đức của người tu luyện được chuyển hóa thành “công” và dùng để cứu độ chúng sinh, không có đức thì rất khó làm. Chấp trước vào đạt được của người thường sẽ ảnh hưởng tới cứu độ chúng sinh.

Tu luyện Đại Pháp hôm nay chính là tống khứ chấp trước, như vậy chấp trước là thứ mà người tu luyện coi là không nên có nhất, truy cầu bất kể thứ gì dù nhỏ nhặt nhất cũng là chấp trước. Chẳng hạn nói danh-lợi-tình, trong mắt người tu luyện nó là cực kỳ nhỏ, nhỏ tới mức không đáng để kể. Cũng như Thần đã chuẩn bị cho bạn một quả dưa hấu lớn, bạn lại cầm trong tay một hạt vừng nhỏ xíu, thì chỉ cần bạn không chấp trước, vứt bỏ cái hạt trong tay đó đi, thì sẽ nhận được trở lại quả dưa hấu lớn. Dùng phúc phận người thường chỉ bé như hạt vừng để đổi lấy uy đức vĩnh viễn trong vũ trụ —quả dưa hấu, chẳng phải rất đáng hay sao.

Thần dùng phương pháp tạo chữ hình tượng phi thường để giải thích với chúng ta thế nào là chấp trước, vứt bỏ chấp trước như thế nào, cũng là điều Thần đã cân nhắc suy xét khi sáng tạo văn tự; ‘vạn cổ sự vi Pháp lai’, ấy là nhất định.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/134364

The post Thể ngộ về “chấp trước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Một chút thể ngộ về ngôn ngữ Tây phươnghttps://chanhkien.org/2013/11/mot-chut-the-ngo-ve-ngon-ngu-tay-phuong.htmlFri, 15 Nov 2013 02:06:26 +0000http://chanhkien.org/?p=22672Trước đây khi đọc “Chuyển Pháp Luân” bản tiếng Anh, tôi cảm thấy [bản dịch] so với khái niệm tiếng Anh của bản thân thì khác nhau lắm.

The post Một chút thể ngộ về ngôn ngữ Tây phương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Học Cảng

[Chanhkien.org] Trước đây khi đọc “Chuyển Pháp Luân” bản tiếng Anh, tôi cảm thấy [bản dịch] so với khái niệm tiếng Anh của bản thân thì khác nhau lắm. Nguyên cuốn “Chuyển Pháp Luân” phiên bản tiếng Anh xem ra thì giống như phiên dịch trực tiếp từ tiếng Trung, ngữ pháp và văn phạm rất gần với Trung văn, nhưng không giống ngữ pháp tiếng Anh thông thường. Lúc đó, theo quan niệm người thường của tôi mà nhìn nhận, cảm thấy phiên dịch không được đạt lắm.

Sau này đi tham dự Pháp hội ở nước ngoài, nghe thấy học viên người phương Tây dùng tiếng Anh để trình bày tâm đắc thể hội của họ, rất rõ ràng mà trôi chảy, ngữ pháp cũng có chút giống như tiếng Trung. Tôi đã có được một thể hội mới: thì ra, văn phạm của tiếng Anh không nhất thiết giống tiếng Anh ngày nay, phức tạp mà quy tắc hóa; tiếng Anh cũng có thể giống như tiếng Trung mà tùy ý sắp xếp, tổ hợp ra từ mới và câu mới. Loại ngữ văn này rõ ràng đã bổ sung những thiếu sót của tiếng Anh hiện đại.

Gần đây, trong lúc học Pháp tôi lại có thêm một thể hội mới. Tôi ngộ ra rằng tiếng Anh ngày nay, thực ra chỉ là lưu lại “âm” của tiếng Anh, mà không lưu lại “chữ” nguyên gốc. Chữ viết tiếng Anh ngày nay thực ra giống như ký tự phiên âm vậy, từ cách đọc của chữ phiên âm ra mà thôi. Vả lại so với không gian cao tầng hơn nhân loại, tiếng Anh là có “chữ”, cũng giống như chữ khối vuông của Trung văn vậy, mỗi chữ đều độc lập, mỗi chữ đều có hình thái độc lập, hai chữ được ghép lại với nhau cũng có thể thành ra một từ mới. Không có văn phạm chặt chẽ, cũng giống như tiếng Trung, có thể tùy ý sắp xếp trở thành từ vựng mới.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21608

The post Một chút thể ngộ về ngôn ngữ Tây phương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải Hán tự cứu ngườihttps://chanhkien.org/2013/05/giai-han-tu-cuu-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2013/05/giai-han-tu-cuu-nguoi.html#respondSat, 11 May 2013 08:22:01 +0000http://chanhkien.org/?p=21744Mọi thứ đều là đang chứng thực Pháp Luân Đại Pháp! Mọi thứ đều là vì Pháp mà tới, mà thành, mà tạo nên!

The post Giải Hán tự cứu người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoa Tử

[Chanhkien.org] Trong lúc bức hại tôi nhân viên của trại cải tạo đã nói: “Những người luyện Pháp Luân Công đều là những kẻ ngớ ngẩn, đầu óc bệnh hoạn”. Sau đó anh ta còn tự cho mình là đúng mà nói: “Ngươi hãy xem chữ “痴” (si: ngờ nghệch, ngớ ngẩn) chính là có bộ “疾” (tật: bệnh tật), nghĩa là đầu óc có bệnh đó”.

Tôi nói: “Chữ si “痴” và chữ “刁” (điêu: xảo trá), tôi cũng có nghe người ta nói qua: nói rằng chữ si “痴” này, phía trong bộ tật “疾” có chữ “知” (tri: biết rõ), ý nghĩa nói rằng, người bị người khác cho là kẻ ngốc nghếch, vẻ ngoài thì giống như là đầu óc có bệnh, nhưng thực chất bên trong điều gì anh ta cũng biết rõ. Còn người được kẻ khác cho là thông minh, lanh lợi, quỷ quyệt ngược lại là ngốc nghếch nhất, tại sao như thế? Nhìn chữ “刁” (điêu) và chữ “刀” (đao) này, hình dạng rất giống nhau, chỗ khác nhau chính là mũi dao của chữ đao “刀” hướng ra ngoài, còn mũi dao của chữ điêu “刁” hướng vào trong. Mang mũi dao mà chỉ vào bản thân mình, anh nói xem anh ta si (痴) hay là điêu (刁) vậy? Anh ta đang hại chính mình chẳng phải là quá ngốc nghếch hay sao?” Kẻ ác kia nghe tôi nói vậy, liền cảm thấy rất khó chịu, lập lờ mà không nói nên lời.

Thực sự thì chữ si “痴” này có chữ phồn thể là si “癡”, nguyên gốc bên trong bộ tật “疾” là chữ “疑” (nghi: hoài nghi). Những học viên Pháp Luân Công mà bị người đời xem như là những kẻ ngốc không chỉ đơn giản là biết rõ ràng, mà còn hiểu Đạo, là những người có kiến thức, nghĩa là có nhận thức tư duy bằng lý tính đối với sự vật. Tôi muốn nói rằng: người đời cũng nên dùng “đại trí nhược ngu” (bậc đại trí giống kẻ khờ), dùng bốn chữ này mà đánh giá xem thử những người đệ tử Đại Pháp chúng tôi.

Người sáng lập Pháp Luân Công từng nói: “Hết thảy những gì trên thế gian đều đã vì Chính Pháp mà được khai sáng” (Gửi Pháp hội Stockholm tại Châu Âu [2005]). Vạn sự vạn vật đều là vì chứng thực Đại Pháp mà đến. Tôi vững tin thiên cơ hết sức chân chính này! Từ trong Pháp Luân Đại Pháp tôi đã ngộ ra nội hàm thật sự của chữ “大” (Đại), cảnh giới to lớn của chữ “法” (Pháp); tôi cũng ngộ ra được tại sao Thần lại tạo chữ “冤” (oan) như vậy, tạo chữ “杀” (sát) cũng như thế; và còn thiên cơ vô tận ẩn chứa bên trong chữ “灭” (diệt)……

Giải thích về chữ oan “冤” này. Từ nơi con người mà nói, đạo đức là căn nguyên tồn tại của nhân loại, con người không có đạo đức thì thiên hạ đại loạn bất trị, và kết quả tất nhiên của nó là dẫn đến đại kiếp cho thế gian. Chính là ngay lúc đạo đức nhân loại đã nhanh chóng bị chôn vùi như hôm nay, người sáng lập Pháp Luân Công đã truyền cho con người Pháp lý vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, khuyên con người hướng thiện, thiết lập lại đạo đức của nhân loại, cứu độ con người trước đại kiếp. Thật từ bi vô lượng biết bao! Nhưng Pháp Luân Công lại bị ác đảng Trung Cộng vu khống là “X giáo”, các việc làm chính nghĩa cho đến nay còn chưa được mở rộng ra. Dưới cái nhìn của chư Thần, điều này thật sự là oan ức! Người sáng lập Pháp Luân Công là người thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), vì thế Thần đã tạo chữ “冤” (oan) như sau: không để cho “兔” (thỏ) lộ đầu ra, chứ không phải là “牛” (ngưu: trâu bò), “马” (mã: ngựa), hay “羊” (dương: dê). Thực ra phồn thể của chữ oan “冤” vốn là chữ oan “寃”, ngầm chỉ rằng Đại Pháp rồi sẽ có ngày vinh quang.

Giờ nói tới chữ sát “杀”. Trong rất nhiều dự ngôn thời cổ đại, thông thường đều dùng chữ “木” (mộc), “兔” (thỏ) để ngầm chỉ người sáng lập Pháp Luân Công. Chữ sát “杀” này cũng không ngoại lệ, phía trên đầu chữ “木” (mộc) có để một [ký hiệu] “乂”, [biểu tượng] “乂” này trùng khớp với ký hiệu cái búa và lưỡi liềm của tà linh cộng sản. Bởi vậy chữ sát “杀” này đã sớm chứng thực rằng thời mạt kiếp của ngày hôm nay, tà linh cộng sản sẽ bức hại người sáng lập Pháp Luân Công. Phồn thể của chữ sát “杀” vốn là chữ sát “殺”, bộ “殳” (thù) là ngọn giáo, một loại binh khí thời xưa, dùng tre để tạo nên các cạnh sắc nhọn. Ngoài ra người xưa cũng đã từng viết chữ trên ống tre, từ đó có thể thấy được chữ sát “殺” này chính là đang chứng thực thủ đoạn thâm độc của tà linh cộng sản trong việc gia tăng bức hại người sáng lập Pháp Luân Công: không chỉ dùng dao giết người, mà còn ngụy tạo cùng cực, bịa đặt mọi sự phỉ báng có thể để mong đưa Ngài Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đến chỗ chết.

Con người có sinh-lão-bệnh-tử, vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt. Vũ trụ này được hình thành khi nào? Khi nào thì diệt vong? Chúng ta hãy xem thử chữ “灭” (diệt) này. Phồn thể của chữ diệt “灭” vốn là chữ diệt “滅”, tách ra sẽ là “水” (thủy), “火” (hỏa), “戌” (tuất). Chỉ nhìn là chúng ta đã hiểu cả, “Thủy khắc Hỏa chính tại năm Tuất”. Tuy nhiên vũ trụ không ngừng tuần hoàn trở lại, có lúc diệt cũng có lúc thành, vì vậy chữ “一” (nhất) trong chữ “戌” (tuất) này chuyển biến thành chữ “成” (thành). Từ đó nhìn lại, câu dự ngôn cổ “Dậu Tuất chi niên, nhân số tận dã, thiên địa hòa hĩ” (chỉ rằng ngày bắt đầu của thế giới mới sẽ vào năm Tuất Dậu) cũng không thể không tin. Tuy nhiên người sáng lập Pháp Luân Công đã nói, trong quá trình Chính Pháp tất cả các tình huống sẽ có sự biến hóa. Có thể thấy được việc diệt “滅”, thành “成” cũng không nhất định sẽ là năm Tuất.

Mọi thứ đều là đang chứng thực Pháp Luân Đại Pháp! Mọi thứ đều là vì Pháp mà tới, mà thành, mà tạo nên! Hỡi thế nhân, xin hãy trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này! Hãy nghe thử, xem thử chân tướng về Pháp Luân Công, để giúp bạn có thể dưới sự cận kề của diệt, thành trước mắt, vì tương lai của chính mình mà đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/33349

The post Giải Hán tự cứu người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/05/giai-han-tu-cuu-nguoi.html/feed0
Một đôi lời: Nói về chữ “oan”https://chanhkien.org/2012/05/mot-doi-loi-noi-ve-chu-oan.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/mot-doi-loi-noi-ve-chu-oan.html#respondThu, 03 May 2012 01:45:00 +0000https://chanhkien.org/?p=18553Thỏ ở bên trong một vật chướng ngại, không được tự do tẩu thoát, đây chính là "oan".

The post Một đôi lời: Nói về chữ “oan” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phục Minh, đệ tử ở Đại Lục

[Chanhkien.org] Văn tự Trung Quốc là do Thần tạo, là văn hóa Thần truyền, bác đại tinh thâm. Các nhân sĩ chuyên nghiệp có uy tín nhận định cách tạo chữ có sáu loại, chủ yếu là bốn loại: “chữ tượng hình”, “chữ hội ý”, “chữ hình thanh”, “chữ chỉ sự”. Ví dụ “nhân, khẩu, thủ, sơn, thủy, mộc” (人, 口, 手, 山, 水, 木), v.v. là chữ tượng hình — căn cứ hình dáng sự vật mà vẽ ra; còn “hưu” (休, người “人” dựa vào cây “木”, biểu thị nghỉ ngơi), v.v. thuộc về “chữ hội ý” — bạn phải biết vì sao nó đọc là “hưu”; “Thần, truyền, hoa, thảo” (神, 传, 花, 草) thuộc về chữ hình thanh — một bên biểu thị ý nghĩa, một bên biểu thị âm thanh, người Trung Quốc nói những chữ không biết có thể đọc một nửa, cũng có một vài đạo lý; còn “nhẫn, mạt” (刃, 末), v.v. thuộc về chữ chỉ sự — dùng một điểm chấm hoặc nét ngang ngắn để nhắc nhở, chỉ ra: bộ vị này chính là mấu chốt của sự vật, là ý nghĩa sở tại của nó. Những điều như vậy thật huyền diệu vô cùng, khiến người ta cảm thán, mỗi Hán tự đều kèm theo một câu chuyện sinh động. Với học văn học chữ Hán chuyên nghiệp, môn khóa Hán tự thường phải mất một năm học, còn như nghiên cứu văn tự cổ, thì đúng là học vấn cả một đời. Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm như vậy, một số ngôn ngữ phương Tây, học vấn tạo chữ liệu có thấm vào đâu?

Hôm nay chúng ta chuyên môn nói về chữ “oan”. Chữ “oan” (冤), trong «Thuyết văn giải tự» giải nghĩa như sau: Oan ấy, thỏ (兔) ở trong “miên” (宀), không chạy được, càng oan uổng. Theo phép tạo tự này, nó thuộc về “chữ hội ý”, đem chữ biểu thị hai loại sự vật hoặc bộ thủ tổ hợp lại làm một, biểu thị một ý nghĩa mới. Thỏ ở bên trong một vật chướng ngại, không được tự do tẩu thoát, đây chính là “oan”. Có thể nói không thông, vì sao ngưu {trâu}, mã {ngựa}, dương {dê}… ở dưới lại không phải là “oan”? Giải thích thế nào cũng không được thông. Các chuyên gia uy tín cũng không đưa ra được giải thích hợp lý.

Tuy nhiên Đại Pháp có thể phá hết thảy chỗ mê. Chúng ta biết rằng, Sư phụ giáng lâm đến thế gian vào năm 1951, chính là “năm Thỏ”; ngày 20 tháng 7 năm 1999, tà ác bắt đầu điên cuồng bức hại Đại Pháp, năm ấy cũng là “năm Thỏ”, vào năm Thỏ chụp lên vĩ nhân thuộc Thỏ và đệ tử của Ngài cái mũ lớn bịa đặt — “miên” (宀), đó chính là “oan” (冤), “oan” lớn của thiên hạ, án oan lớn nhất toàn vũ trụ! Quyết không phải là ngẫu nhiên. Sư phụ giảng: “Cựu thế lực ấy, họ đã thấy được rằng vũ trụ đang đi đến bước cuối cùng trong Pháp lý thành-trụ-hoại-diệt; vì để cứu vãn bản thân, nên từ niên đại hết sức xa xưa đã bắt đầu an bài sự việc này“. “Hỏi cựu thế lực ấy đã an bài sự việc này tại cõi người nơi đây được bao lâu thời gian? Thời gian của hai trái đất“. («Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ»). An bài của họ rất cẩn mật tinh vi, mỗi tình tiết nhỏ đều không bỏ qua, tự nhiên cũng bao hàm an bài hệ thống trong văn hóa, văn tự; còn có an bài một chuỗi âm mưu và bức hại nữa, chẳng qua Thần tạo tự đã chỉ ra một ám thị mà thôi.

Sư phụ không thừa nhận hết thảy, chúng ta càng phải hoàn toàn phủ định an bài của cựu thế lực, không thừa nhận cuộc bức hại đối với Đại Pháp cũng như đệ tử Đại Pháp, trong tiến trình Chính Pháp không ngừng thúc đẩy hình thế mới, khẩn trương làm tốt ba việc, dùng hành động thực tế mà kết thúc sớm cuộc bức hại này, triệt để thanh tẩy oan của Đại Pháp và Sư phụ, mới không phụ sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Trên đây thuộc về nhận thức cá nhân, có chỗ nào chưa xác đáng, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/110284

The post Một đôi lời: Nói về chữ “oan” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/mot-doi-loi-noi-ve-chu-oan.html/feed0
Cấu trúc ngôn ngữhttps://chanhkien.org/2011/03/cau-truc-ngon-ngu.htmlhttps://chanhkien.org/2011/03/cau-truc-ngon-ngu.html#respondWed, 23 Mar 2011 06:29:13 +0000https://chanhkien.org/?p=11109Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Ngôn ngữ không chỉ được cấu thành bởi các ký tự cấu tạo nên từ ngữ bề mặt. Ngôn ngữ không chỉ là hàm nghĩa bề mặt được ban cho con người ở không gian này. Ngôn ngữ có nội hàm sâu hơn ở đằng sau. Đó […]

The post Cấu trúc ngôn ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Ngôn ngữ không chỉ được cấu thành bởi các ký tự cấu tạo nên từ ngữ bề mặt. Ngôn ngữ không chỉ là hàm nghĩa bề mặt được ban cho con người ở không gian này. Ngôn ngữ có nội hàm sâu hơn ở đằng sau. Đó chính là hàm nghĩa thâm sâu phía sau các chữ và tác dụng của nó, thứ đóng một vai trò trung tâm cho các sinh mệnh ở nhiều không gian. Từ không gian khác, nội hàm của ngôn ngữ là biến đổi rất lớn.

Cùng một từ nhưng khi phát ra từ miệng của những người khác nhau thì có hàm nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó giống như là mỗi người đều có một thân thể ở không gian này, nhưng họ cũng có cá tính khác nhau và đặc tính thiện-ác khác nhau. Chữ viết bản thân nó chỉ giống như “lớp da bên ngoài”, hay như một tòa nhà có thể được làm bằng gạch, bê tông hay sắt thép, nhưng vẫn có thể nhìn giống nhau.

Lấy ví dụ, từ “Đức” là một sinh mệnh Thiện khi nó xuất ra từ miệng của một người lương thiện; nhưng nếu phát ra từ miệng kẻ ác, nó lại là sinh mệnh ác. Kẻ cầm đầu tà ác ở Trung Quốc từng nói “lấy đức trị quốc”, nghe rất đường hoàng chân chính ở bề mặt; tuy nhiên nhìn từ không gian khác, điều gì đằng sau những từ này? Không có chút đức nào, mà toàn là cóc nhái, cá sấu, bọ cạp, v.v. Đây là những con vật hung dữ và độc hại, chỉ có thể hại người.

Giờ đây, những người thanh tỉnh trong chúng ta nên nhìn ngôn ngữ từ một góc độ khác. Người Trung Quốc thời cổ đại có một cảm giác về trách nhiệm rất lớn. Thời ấy, người viết văn phải giảng Đức và giữ tâm thân thanh tịnh. Sau khi hoàn thành, bài viết có thể phát ra những điều Thiện và chân chính, từ đó được chấp nhận. Ở Đại Lục, dù là hiện nay hay trong quá khứ, người ta vẫn luôn tuyên truyền rằng “toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, nhưng tạo sao bây giờ không ai nghe nó? Đó là bởi vì người tuyên truyền khẩu hiệu này mang theo đầy tâm ích kỷ và tự tư. Làm sao người ta có thể tin nó được? Nhưng cũng có người bị mê hoặc. Họ nghĩ rằng chủ nghĩa nào đó là tốt và cho rằng học theo Lôi Phong là điều rất tốt. Nhưng tại sao họ không thể nghĩ thêm rằng người tuyên truyền những khẩu hiệu tưởng như “tốt đẹp” này lại có một cái tâm thật dơ bẩn? Điều này cho phép các nhân tố tà ác ẩn náu đằng sau những chữ này, mang theo các tín tức xấu và lừa dối con người.

Những chữ này có thể có ảnh hưởng tốt hay không? Những chữ ở bề mặt chỉ là một loại ký hiệu. Điều thực sự khởi tác dụng chính là rất nhiều lớp nhân tố đằng sau các chữ. Còn với kiểu nói rập khuôn của các quan chức Đại Lục, người ta không nghe theo chúng dẫu chỉ một chút. Những từ ngữ này nghe có vẻ chân thành và cao thượng, nhưng chúng không có nội hàm và trống rỗng. Ai có thể nghe theo chúng? Theo tôi, nhìn từ góc độ khác, chúng chỉ có thể hại người và đầu độc con người, cho dù chúng nghe “cao thượng” như thế nào.

Giờ hãy nói về tu luyện. Thần nên nhìn nhận vấn đề từ một giác độ cao hơn. Tôi luôn cảm thấy hối tiếc cho những học viên bị lừa dối bởi những người “tà ngộ”. Làm sao những trò trẻ con này lại có thể được dùng để lừa dối và làm hoang mang con người? Thực ra, khi người ta “ngộ theo đường tà”, thì họ đã là “tà” rồi. Khi đó các nhân tố tà ác hay thậm chí xấu xa hơn sẽ ở đằng sau những lời họ nói, bất kể chúng nghe “hợp lý” như thế nào. Nếu bạn nghe họ, tà ác sẽ chui vào đầu óc bạn. Nhưng bạn vẫn nghĩ đó là trích dẫn từ trong sách. Nhưng bạn đâu biết rằng họ đã thêm những thứ của họ vào đó? Thật là nguy hiểm! Tại sao một số người lại bị lừa dối bởi những lời này? Bạn lắng nghe họ và tà ác chui vào đầu bạn. Điều này có thể là tốt không? Một học viên không minh bạch về Pháp là rất nguy hiểm. Các học viên nhất định phải thanh tỉnh về vấn đề ngôn ngữ.

Một số học viên cũng bị lừa dối bởi biểu hiện “tốt bụng” của cảnh sát khi thẩm vấn. Tà ác nói: “Nếu anh trả lời câu hỏi của tôi, anh sẽ được thả. Tất cả những người khác cũng đã khai rồi.” Họ thậm chí còn đưa ra những tờ giấy viết tay của các học viên khác và yêu cầu bạn đọc chúng. Những từ ngữ nghe rất hợp lý, có thể rất xúc động, và thậm chí có những giọt nước mắt rớt trên đó. Kết quả là, những thứ ngụy tạo này làm động nhân tâm của một số học viên và họ kể với cảnh sát mọi thứ. Thực ra, nhìn từ phía bên kia, có những nhân tố tà ác ở đằng sau những từ ngữ tà ác đó. Bất kể những từ ngữ ấy có đúng hay không, chúng ta cần phải hoàn toàn phủ định chúng và từ chối nghe. Cùng lúc ấy, chúng ta cần hoàn toàn diệt trừ các nhân tố tà ác ẩn đằng sau các chữ.

Kỳ thực, tà ác không là gì cả. Chúng chỉ lợi dụng sự thiếu sót trong nhận thức của chúng ta về Pháp cũng như nhân tâm của chúng ta để tiến hành phá hoại. Đồng thời, chúng lợi dụng con người trong mê để hủy hoại con người.

Tôi đang nói về nhận thức của cá nhân tôi về ngôn ngữ, với hy vọng chúng ta có thể thanh trừ chướng ngại của ma quỷ đằng sau các từ ngữ.

Nhận thức của tôi còn có hạn, nếu có chỗ thiếu sót, xin từ bi chỉ chính.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/12/10/12826.html
http://pureinsight.org/node/983

The post Cấu trúc ngôn ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/03/cau-truc-ngon-ngu.html/feed0
Tiếng lóng, ngôn ngữ biến dị của nhân loạihttps://chanhkien.org/2010/08/tieng-long-ngon-ngu-bien-di-cua-nhan-loai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/tieng-long-ngon-ngu-bien-di-cua-nhan-loai.html#respondSat, 28 Aug 2010 05:46:20 +0000https://chanhkien.org/?p=6528Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Nhân tố ‘giảng thanh chân tượng’ bao gồm trong đó sự phơi bày tất cả sự thoái hóa của xã hội. Tiếng lóng là kết quả của sự biến dị trong ngôn ngữ con người. Cùng với tất cả những thứ khác đang liên tục thoái hóa […]

The post Tiếng lóng, ngôn ngữ biến dị của nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Nhân tố ‘giảng thanh chân tượng’ bao gồm trong đó sự phơi bày tất cả sự thoái hóa của xã hội. Tiếng lóng là kết quả của sự biến dị trong ngôn ngữ con người. Cùng với tất cả những thứ khác đang liên tục thoái hóa trong nhân loại, không thể tránh khỏi là ngôn ngữ nhân loại sẽ trở nên biến dị hơn nữa. “Kỳ thực nghĩa của từ mà con người hiện đại cải biến đã bị đưa thêm vào đó những quan niệm của con người hiện đại” (“Tùy ý sử dụng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tiếng lóng ngăn người ta giao tiếp như một người bình thường. Nó làm biến dạng hoặc thậm chí đảo ngược nghĩa của từ, làm cho những từ mang ý nghĩa tiêu cực xưa nay trở thành tích cực. Ví dụ từ “bad” (tiếng Anh nghĩa là “xấu”) trong tiếng lóng có nghĩa tích cực và “fat” đánh vần thành ”phat” trong tiếng lóng là biểu thị điều gì đó tuyệt vời. Nó tạo ra toàn bộ ngôn ngữ mới thời hiện đại bị thoái hóa, làm biến dạng cả ý nghĩa và cách phát âm của từ. Sư phụ từng giảng: “Văn hoá của con người là điều mà chư Thần truyền cấp cho con người” (“Tùy ý sử dụng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II), vì thế ngôn ngữ không phải được tạo ra một cách ngẫu nhiên, hay được tạo ra bởi con người. Từ ngữ lúc đương sơ và nội dung của chúng mang ý nghĩa sâu sắc và được tạo ra cho nhân loại bởi các vị Thần để họ có thể giao tiếp với nhau và biểu thị bản thân.

Từ giờ trở đi, tôi phải thừa nhận mình đã sai khi sử dụng tiếng lóng. Lúc đầu tôi không nghĩ quá nhiều, bởi vì nó đã trở thành một phần trong lời nói của chính tôi, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng là đệ tử Đệ Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải viên dung Đại Pháp vào mỗi ngôn từ và hành động của chúng ta. “Người theo thiên mệnh hành sự cõi này và cõi trên. Bằng uy đức và từ tâm, người đem đến lý tưởng cao quý đồng thời theo sát cả những điểm chi tiết” (“Bậc Thánh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Đây chính là có trách nhiệm đối với Đại Pháp và nhân loại. Chẳng lẽ sau này các đệ tử Đại Pháp lại sử dụng ngôn ngữ biến dị được tạo ra bởi con người hiện đại (nhân loại biến dị nhất) để biểu lộ mình? Điều đó không phải là chấp nhận và chứng thực những yếu tố bất chính trong nhân thế hay sao? Chúng ta đang sáng tạo tương lai và chịu trách nhiệm đối với tất cả nhân tố chân chính trong thế giới này. Như Sư phụ giảng: “Là đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, [nó] hết sức chính, chỉ có khả năng làm chính lại hết thảy những gì bất chính” (“Đại Pháp kiên cố không thể phá”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Là đệ tử Đại Pháp, những điều chúng ta hành xử sẽ được dùng làm tham chiếu cho sự tồn tại thích hợp của nhân loại trong tương lai, để đại diện cho sự sống với trạng thái tốt nhất và ngay chính nhất. Chúng ta nên để lại một nền móng vững chắc như bàn thạch cho sự phát triển của nhân loại mới. Bỏ qua những chi tiết nhỏ có thể vô tình gây thiệt hại đến hình ảnh của Đại Pháp.

Chú thích của người biên tập:

Là một học viên phương Tây 64 tuổi, tôi phải nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với cái nhìn sâu sắc của ông Lee (tác giả bài viết). Trong suốt quãng đời của mình, tôi đã chứng kiến sự thoái hóa đáng sợ nhất của tiếng Anh tại Mỹ. Không chỉ tiếng lóng được dùng để đảo ngược và gây nhầm lẫn ý nghĩa truyền thống, mà những từ ngữ “bẩn thỉu” nơi người thường thậm chí lại được dùng và được nghe thấy tại bất cứ đâu. Đi trên đường, trong tiệm tạp hóa, ở trạm dịch vụ hay trong trung tâm mua sắm, hầu như không ai nói chuyện là không có ngôn từ và tiếng lóng dơ bẩn. Tôi dám chắc rằng hầu hết những người trẻ tuổi đang dùng thứ ngôn ngữ thoái hóa này không biết là nó khủng khiếp thế nào. Khi mà tất cả những người cùng tuổi họ đều nói như vậy, họ xem nó là “bình thường”.

Sư phụ giảng:

“Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa?” (“Hòa tan trong Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/957

The post Tiếng lóng, ngôn ngữ biến dị của nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/tieng-long-ngon-ngu-bien-di-cua-nhan-loai.html/feed0