Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh»https://chanhkien.org/2021/03/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh.htmlSun, 07 Mar 2021 12:48:56 +0000https://chanhkien.org/?p=27177Tác giả: Đường Lý [Chanhkien.org] «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất. Mặc dù người ta có nhiều kiến giải khác nhau về những thiên cơ ẩn chứa trong «Khải Huyền», nhưng lịch sử và hiện thực đã giúp […]

The post Loạt bài: Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất. Mặc dù người ta có nhiều kiến giải khác nhau về những thiên cơ ẩn chứa trong «Khải Huyền», nhưng lịch sử và hiện thực đã giúp rất nhiều người có trí tuệ đi đến một nhận thức chung.

Sau đây, lấy «Khải Huyền» làm chủ tuyến, kết hợp với các lời tiên tri có liên quan và hiện thực xã hội ngày nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thiên cơ được tiết lộ trong cuốn sách.

 

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1)

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 2)

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 3)

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 4)

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 5)

The post Loạt bài: Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 5)https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-5.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-5.html#respondSun, 21 Aug 2011 14:13:32 +0000https://chanhkien.org/?p=12887Thế giới mới là thế giới đại đồng nằm dưới Phật quang phổ chiếu của Chủ Thần, con người chiểu theo Đại Pháp vũ trụ để tu luyện thăng hoa.

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

5. Tân thiên, tân địa và tân Jerusalem

Chương 21 «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» viết: “Sau đó tôi thấy trời mới và đất mới, vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi, và biển cũng không còn nữa.  Tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới từ Đức Chúa Trời, từ trời hạ xuống, và đã được chuẩn bị sẵn như cô dâu trang sức sẵn để đón chồng nàng.” (Khải Huyền, 21:1-2)

Đây là miêu tả sau khi đại kiếp nạn qua đi, nhân loại tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Tân Jerusalem, “Thành được thiết kế vuông vức, với chiều ngang và chiều dọc bằng nhau; vị thiên sứ dùng cây thước ấy đo thành: mỗi chiều là hai ngàn bốn trăm cây số; chiều ngang, chiều dọc, và chiều cao đều bằng nhau.” (Khải Huyền, 21:16) Có nghĩa là thành thánh này chính là toàn bộ chỉnh thể thế giới mới.

Tôi không thấy đền thờ trong thành, vì Chúa, Đức Chúa Trời Toàn Năng, và Chiên Con là đền thờ của thành.” (Khải Huyền, 21:22)

Ban ngày các cổng thành không bao giờ đóng lại, và nơi đó không có ban đêm.” (Khải Huyền, 21:25)

Như vậy thế giới mới là thế giới đại đồng nằm dưới Phật quang phổ chiếu của Chủ Thần, con người chiểu theo Đại Pháp vũ trụ để tu luyện thăng hoa.

Chương 22 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ ấy chỉ cho tôi một sông nước sự sống; dòng sông trong suốt như pha lê, chảy ra từ ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con. Giữa quảng trường của thành, nơi tẻ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân.” (Khải Huyền, 22:1-2)

Phước cho người nào giặt sạch áo choàng của mình, để có thể có quyền hưởng trái của cây sự sống và có thể đi qua các cổng để vào thành. Nhưng bọn chó, những kẻ làm tà thuật, những kẻ gian dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ thần tượng, và những kẻ yêu mến và thực hành sự giả dối, đều phải ở bên ngoài.” (Khải Huyền, 22:14-15)

Ở đây, «Khải Huyền» dùng “nước sự sống” để ám chỉ Đại Pháp có thể cứu độ con người, dùng “cây sự sống” sinh trái để ám chỉ những người tu luyện theo Đại Pháp (giặt sạch áo choàng) tu thành chính quả. Còn những người không chịu xóa dấu ấn con thú, không công nhận Đại Pháp và không theo Đại Pháp làm người tốt (không thụ ấn của Thần) đều không có tên trong “sách sự sống” (Book of Life) của Thần, không thể tiến nhập kỷ nguyên mới mà bị đào thải.

Kết thúc của «Khải Huyền» (Chương 22) nhiều lần nhấn mạnh thiên cơ về Chủ Thần sẽ sớm trở lại nhân gian.

Này, Ta đến mau chóng, đem phần thưởng theo với Ta, để thưởng phạt mỗi người tùy việc họ làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, Đầu Tiên và Cuối Cùng, Khởi Nguyên và Tận Chung.” (Khải Huyền, 22:12-13)

Này, Ta đến mau chóng. Phước cho người vâng giữ những lời tiên tri trong sách này.” (Khải Huyền, 22:7)

Chủ Thần đến nhân gian để trừng trị tà ác, cứu vãn nhân loại, khiến nhân loại được tân sinh, tiến nhập kỷ nguyên mới.

Các dự ngôn cả trong và ngoài Trung Quốc đều có nhiều miêu tả về kỷ nguyên mới của nhân loại. Như Tượng 59 dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường, sấm viết: “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa” (Không thành không phủ, Không bạn không tôi, Thiên hạ một nhà, Trị tới đại hóa). Tụng viết: “Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc, Hồ hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông tây nam bắc tận hòa mục” (Một người là lớn thế giới phúc, Tay cầm ống thẻ nhổ sạch trúc, Đỏ vàng đen trắng không phân minh, Đông tây nam bắc cùng hòa thuận). Ca ngợi hình thức tu luyện Đại Đạo vô hình của Pháp Luân Đại Pháp, ca tụng Đại Thánh nhân không phân màu da, không phân địa vực, mà từ bi vô lượng phổ độ chúng sinh, khen ngợi kỷ nguyên mới đem đến cho nhân loại thế giới đại đồng tốt đẹp vô hạn.

Để kết thúc loạt bài này, chúng ta hãy cùng nhau ngẫm lại đoạn miêu tả mở đầu «Khải Huyền» của «Thánh Kinh»:

Phước cho người đọc và những người nghe những lời tiên tri này, và vâng giữ những điều đã chép trong đó, vì thì giờ đã gần rồi.” (Khải Huyền, 1:3)

Người viết đột nhiên nghĩ rằng: Nguyên Cơ Đốc giáo là tôn giáo cứu độ người da trắng Tây phương, vì sao thời cận đại lại lưu truyền rộng rãi trong người Trung Quốc da vàng, rất nhiều gia đình đều có một bản «Thánh Kinh»? Chẳng phải là Thần cố ý để nhiều người Trung Quốc có thể đọc «Khải Huyền», tiếp thụ giáo huấn của Thần, tránh nạn tự cứu mà tiến nhập kỷ nguyên mới của nhân loại?

Chỉ cần đọc hiểu «Khải Huyền» thì có thể nhìn thấy rõ an bài trong lịch sử, thấu tỏ Thiên ý và từ bi của Thần!

Chính là:

Thánh Vương Chính Pháp hạ phàm trần,
Đại chiến Chính-tà chấn càn khôn.
Thẩm phán của Thần định công tội,
Chớ theo tà đảng chết vùi thân.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-5.html/feed0
Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 4)https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-4.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-4.html#respondThu, 18 Aug 2011 12:42:08 +0000https://chanhkien.org/?p=12877Chương 8, 9 và 10 của «Khải Huyền» dùng một số trang khá lớn để miêu tả đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong đại thẩm phán của Thần.

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

4. Đại kiếp nạn và từ bi của Thần

Chương 8, 9 và 10 của «Khải Huyền» dùng một số trang khá lớn để miêu tả đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong đại thẩm phán của Thần. Trong đó dùng bảy vị thiên sứ thổi kèn và bảy vị thiên sứ đổ bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời để miêu tả những cảnh tượng đáng sợ khi nhân loại đối diện với tai họa.

Về mức độ bi thảm của đại kiếp nạn này, các lời tiên tri trong lịch sử cũng có rất nhiều miêu tả. Như «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy viết: “Tứ hải thủy trung giai xích sắc, Bạch cốt như khâu mãn cương lăng” (Bốn biển trong nước đều sắc đỏ, Xương trắng như gò khắp mộ đồi); «Lưu Bá Ôn bia ký» trên núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây mô tả: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba; Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền“; «Cách Am di lục» cảnh tỉnh, nếu nhân loại không tỉnh ngộ, thì sẽ bị hủy diệt trong “quái tật” (căn bệnh lạ), “Mười hộ khó còn một“. Các dự ngôn khác ở trong và ngoài Trung Quốc cũng có miêu tả tương tự.

Trong đại kiếp nạn, ngoại trừ rồng đỏ (ĐCSTQ) bị tiêu diệt ra, thì con thú (kẻ cầm đầu bức hại Đại Pháp) cũng bị hình thần toàn diệt, đồng thời quân binh của con thú (những người đi theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công), người bái tượng thú và nhận ấn ký của thú (đảng, đoàn, đội viên của ĐCSTQ), cũng như những người không có tên trong “sách sự sống” của Thần (những người không thừa nhận Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, mang trong tâm ý niệm xấu về Pháp Luân Công) đều bị đào thải trong đại kiếp nạn.

Tuy nhiên, Thần là từ bi đối với con người. Chương 18 «Khải Huyền» viết:

Sau đó tôi nghe một tiếng khác từ trời nói rằng, ‘Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi nó, Để các ngươi không dự phần vào những tội lỗi của nó, Và để các ngươi không đón nhận những tai họa chung với nó. Vì những tội lỗi của nó đã chất cao đến tận trời, và Đức Chúa Trời đã nhớ lại những tội ác của nó.'” (Khải Huyền, 18:4-5)

Ở đây, Thần đã từ bi khuyên bảo và chỉ đường chúng sinh làm sao thoát khỏi kiếp nạn. Thần hy vọng những người từng hành ác đối với Đại Pháp hoặc từng hợp tác, dung túng ĐCSTQ hành ác có thể sám hối tội lỗi, bỏ ác theo thiện, cải tà quy chính để nhận được sự khoan dung của Thần. Thần hy vọng những người từng gia nhập các tổ chức của ĐCSTQ đều có thể tuyên bố “tam thoái” (thoái đảng, đoàn, đội), xóa bỏ dấu vết con thú (bao gồm cả những thân nhân đã qua đời). Thần hy vọng tất cả mọi người đều có thể liễu giải chân tướng, tin rằng Đại Pháp là tốt, có tên trong “sách sự sống” (Book of Life) của Thần, tiếp thụ ấn ký của Thần, thoát khỏi kiếp nạn và tiến vào tương lai tươi sáng.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-4.html/feed0
Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 3)https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-3.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-3.html#respondWed, 17 Aug 2011 14:34:36 +0000https://chanhkien.org/?p=12846Đại chiến Chính-tà thực ra là cuộc chiến giữa lực lượng chính nghĩa và thế lực tà ác, xoay quanh cách thức đối đãi với Đại Pháp vũ trụ và cứu độ chúng sinh.

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

3. Đại chiến Chính-tà và thẩm phán của Thần

Đại chiến Chính-tà thực ra là cuộc chiến giữa lực lượng chính nghĩa và thế lực tà ác, xoay quanh cách thức đối đãi với Đại Pháp vũ trụ và cứu độ chúng sinh. Trong đó Pháp Luân Công đại biểu lực lượng chính nghĩa để hồng truyền Đại Pháp, duy hộ Đại Pháp và cứu độ chúng sinh; còn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đại biểu thế lực tà ác nhằm phá hoại Đại Pháp, bức hại Đại Pháp và hủy diệt chúng sinh. Cuộc đọ sức giữa Chính và tà này đồng thời triển khai ở cả thiên thượng và nhân gian. Chương 13, 19 và 20 «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» dành nhiều phần để miêu tả vấn đề này.

Khi ấy năng lực, địa vị và quyền bính của con rồng đỏ (ĐCSTQ) đều được cấp cho con thú từ dưới biển lên (Giang Trạch Dân).

Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng. Nó mở miệng nói những lời xúc phạm đến Đức Chúa Trời, xúc phạm đến danh Ngài, đến nơi thờ phượng Ngài, và đến những đấng ở trên trời. Nó cũng được cho phép giao chiến với các thánh đồ và chiến thắng họ; và nó được ban cho quyền trên mọi bộ lạc, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, và mọi quốc gia.” (Khải Huyền, 13:5-7)

Miêu tả về đại chiến Chính-tà này đã được kiểm chứng sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp kể từ ngày 20/7/1999. ĐCSTQ đã huy động toàn lực bộ máy tuyên truyền để bịa đặt, phỉ báng và vu khống Đại Pháp; sử dụng toàn bộ bộ máy chuyên chính để tịch biên, hủy sách, bắt người, tra tấn và hành hạ học viên Đại Pháp. Ở bề mặt là đàn áp Pháp Luân Công, nhưng trên thực tế đệ tử Đại Pháp đã hòa bình và lý tính để kháng cự và tiêu hủy giấc mộng “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng” của ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ cưỡi hổ rồi khó xuống, cuối cùng tiến tới thất bại và diệt vong.

Khi miêu tả trận quyết chiến này, Chương 19 «Khải Huyền», tiết “Người cưỡi bạch mã” và “Đạo của Thần” viết:

Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến.” (Khải Huyền, 19:11)

Từ miệng Ngài ra một thanh gươm sắc bén, để Ngài dùng nó đánh hạ các nước; Ngài chăn dắt họ bằng một cây gậy sắt; và Ngài đạp nát nho trong bồn ép nho cho thành rượu sủi bọt thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn Năng.” (Khải Huyền, 19:15)

Ẩn dụ ở đây có 2 ý: (i) Bản thân Đại Pháp vũ trụ chính là thanh gươm phá trừ dối trá và tiêu diệt tà ác; (ii) «Cửu Bình» là thanh kiếm sắc hướng vào tử huyệt của tà đảng, khiến ĐCSTQ rơi vào tử địa.

Đối với cảnh tượng trận quyết chiến Chính-tà, «Khải Huyền» miêu tả như sau:

Bấy giờ tôi thấy Con Thú, các vua trên đất, và các đạo quân của họ tập họp lại để chiến đấu với Đấng cưỡi ngựa trắng và với đạo quân của Ngài. Con Thú và tiên tri giả của nó đều bị bắt sống; tiên tri giả ấy là kẻ đã thực hiện những dấu lạ trước mặt Con Thú; nó đã dùng những dấu lạ để gạt những kẻ đã nhận dấu của Con Thú và những kẻ thờ phượng tượng của Con Thú. Hai kẻ đó bị quăng sống vào lò lửa cháy phừng phừng với lưu huỳnh.” (Khải Huyền, 19:19-20)

Chính nghĩa cuối cùng đã chiến thắng tà ác, khởi đầu thẩm phán của Thần.

Thẩm phán của Thần là công chính và nghiêm khắc, tất cả mọi người (bao gồm cả người chết) đều được đưa ra xét xử dựa trên phép tắc “Thiện ác tất báo”, và trong «Khải Huyền» đều có thuyết minh rõ ràng.

Về thẩm phán đối với rồng đỏ (ĐCSTQ), Chương 20 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ ấy bắt Con Rồng, tức con rắn thời xưa, là Ác Quỷ và Sa-tan, và xiềng nó lại một ngàn năm. Vị thiên sứ ấy quăng nó vào vực thẳm, khóa miệng vực thẳm lại, và đóng ấn lên trên, để nó không thể lừa dối các dân nữa…” (Khải Huyền, 20:2-3)

Về thẩm phán đối với đại dâm phụ (thành Babylon vĩ đại hay Bắc Kinh), Chương 18 «Khải Huyền» viết:

Vì vậy các tai họa sẽ đến với nó chỉ trong một ngày: Chết chóc, đau buồn, và đói khát; Nó sẽ bị lửa hừng thiêu đốt, Vì Chúa, Đức Chúa Trời, Đấng đoán xét nó, thật quyền năng.” (Khải Huyền, 18:8)

Vị thiên sứ đó cất tiếng dõng dạc nói rằng, ‘Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc.'” (Khải Huyền, 18:2)

Về thẩm phán đối với con thú (Giang Trạch Dân), Chương 19 «Khải Huyền» viết:

Con Thú và tiên tri giả của nó đều bị bắt sống; tiên tri giả ấy là kẻ đã thực hiện những dấu lạ trước mặt Con Thú; nó đã dùng những dấu lạ để gạt những kẻ đã nhận dấu của Con Thú và những kẻ thờ phượng tượng của Con Thú. Hai kẻ đó bị quăng sống vào lò lửa cháy phừng phừng với lưu huỳnh.” (Khải Huyền, 19:20)

Về thẩm phán đối với các vua trên đất (những người trợ giúp ĐCSTQ hành ác với Đại Pháp), Chương 19 «Khải Huyền» viết:

Sau đó tôi thấy một vị thiên sứ đứng trong mặt trời; vị thiên sứ ấy lớn tiếng bảo mọi loài chim bay giữa trời rằng, ‘Hãy đến! Hãy tụ họp để dự đại tiệc của Đức Chúa Trời, để các ngươi có thể ăn thịt các vua, thịt các quan tướng, thịt các dũng sĩ, thịt các chiến mã, thịt các kỵ binh, và thịt của mọi người, cả tự do lẫn nô lệ, cả nhỏ lẫn lớn.'” (Khải Huyền, 19:17-18)

Về thẩm phán đối với những người bái tượng thú và nhận ấn ký của thú (những người từng gia nhập đảng, đoàn, đội mà không thoái xuất), Chương 14 «Khải Huyền» viết:

Kế đến một vị thiên sứ khác, vị thiên sứ thứ ba, theo sau hai vị kia, hô to, ‘Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm.'” (Khải Huyền, 14:9-11)

Về thẩm phán đối với những người chưa nhận ấn ký của Thần (chưa đắc Pháp), Chương 9 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và ngôi sao ấy được ban cho chìa khóa của vực thẳm. Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối. Từ trong luồng khói đó châu chấu bay ra khắp đất, và chúng được ban cho quyền phá hoại như quyền của những bò cạp trên đất. Chúng được lệnh không được làm hại cỏ xanh, các loài thực vật, hay cây cối trên đất, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán. Chúng không được phép giết họ, nhưng chỉ hành hạ trong năm tháng, và họ sẽ bị đau đớn như bị bò cạp chích. Trong những ngày ấy người ta sẽ tìm cái chết nhưng tìm không thấy, họ mong cho được chết, nhưng tử thần đã trốn khỏi họ.” (Khải Huyền, 9:1-6)

Về thẩm phán đối với người chết, Chương 20 «Khải Huyền» viết:

Bấy giờ tôi thấy một chiếc ngai trắng lớn và Đấng ngồi trên ngai đó. Trước mặt Ngài đất và trời đều biến mất, chẳng còn thấy đâu nữa. Tôi cũng thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước ngai, và các sách được mở ra; cũng có một sách khác được mở ra, đó là sách sự sống. Những người chết bị xét xử tùy theo những việc họ làm, y như đã ghi trong các sách đó. Biển trả lại những người chết nó giữ; tử thần và âm phủ cũng trao lại những người chết trong chúng. Mọi người đều bị xét xử tùy theo những việc họ làm. Sau đó tử thần và âm phủ sẽ bị quăng vào hồ lửa. Đây là sự chết thứ hai, tức hồ lửa. Nếu tên ai không được ghi vào sách sự sống, người ấy sẽ bị quăng vào hồ lửa.” (Khải Huyền, 20:11-15)

Thẩm phán của Thần chủ yếu là thẩm phán đối với đại biểu cho thế lực tà ác—ĐCSTQ, «Dự ngôn thi» của Bộ Sư Đại sư triều Tùy dùng “Cái quan định, Công tội phân” (Nắp hòm đậy, Công tội phân) để miêu tả điều này. Bởi vì trong trận đại chiến Chính-tà này, tất cả mọi người đều lựa chọn vị trí cho mình, đứng về một trong hai phía, nên những ai đứng về phía tà ác (gồm cả những người không tự giác) đều phải chịu trừng phạt trong thẩm phán của Thần.

Trong thẩm phán của Thần, không chỉ trừng phạt tà ác và kẻ phạm tội, còn có hồi báo cho người thiện lương. Ví dụ, đối với những người thụ ấn của Thần, họ đứng hát trước Ngai của Thượng Đế Toàn Năng (Chương 14), hoặc phục sinh (Chương 20):

Sau đó tôi thấy, kìa, Chiên Con đang đứng trên Núi Si-ôn, cùng với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có danh Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán họ. Tôi nghe một âm thanh từ trời, như âm thanh của nhiều dòng nước tuôn đổ và như tiếng sấm nổ lớn vang rền, và âm thanh tôi nghe đó giống như âm thanh của nhiều tiếng hạc cầm do các nhạc sĩ tấu lên cùng một lúc. Họ hát một bản thánh ca mới trước ngai, trước bốn Sinh Vật và các vị trưởng lão. Không ai có thể học bài thánh ca đó, ngoại trừ một trăm bốn mươi bốn ngàn người đã được chuộc khỏi đất.” (Khải Huyền, 14:1-3)

Kế đó tôi thấy các ngai và những người ngồi trên các ngai, và họ được ban cho quyền xét xử. Đoạn tôi thấy linh hồn của những người bị chém đầu vì đã làm chứng cho Đức Chúa Jesus và cho lời của Đức Chúa Trời, và những người không thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và không nhận dấu của nó trên trán hoặc trên tay mình. Những người ấy được sống lại và trị vì với Đấng Christ một ngàn năm.” (Khải Huyền, 20:4)

Điều đặc biệt cần chỉ rõ là, trong «Khải Huyền» có hai chỗ đề cập tới “các vua”. Kết thúc Chương 17 miêu tả về hình phạt đối với đại dâm phụ như sau:

Người đàn bà ngươi thấy là thành phố lớn, nắm quyền thống trị các vua trên đất.” (Khải Huyền, 17:18)

Chương 16 khi miêu tả về vị thiên sứ thứ sáu đổ bát của mình viết như sau:

Vị thiên sứ thứ sáu đổ bát của mình trên sông lớn Ơ-phơ-rát; nước sông ấy cạn khô để mở đường cho các vua từ phương Đông đến.” (Khải Huyền, 16:12)

Ở đây chỉ rõ rằng: Khi “Vạn vương chi Vương” hạ xuống nhân gian Chính Pháp, thì các Vua trên thiên thượng đều đi theo hạ phàm, nhưng chủ yếu tập trung tại phương Đông, cụ thể là Trung Quốc dưới sự thống trị của chính quyền Bắc Kinh (thành Babylon vĩ đại).

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-3.html/feed0
Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 2)https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-2.html#respondSun, 14 Aug 2011 04:01:34 +0000https://chanhkien.org/?p=12822Chương 12, 13 và 17 của «Khải Huyền» miêu tả về đại biểu cho thế lực tà ác—Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

2. Rồng đỏ, con thú và Babylon vĩ đại

Chương 12, 13 và 17 của «Khải Huyền» miêu tả về đại biểu cho thế lực tà ác—Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

* Rồng đỏ (Chương 12)

Khi ấy cũng có một hiện tượng khác xảy ra trên trời: kìa, một Con Rồng lớn, màu đỏ, có bảy đầu và mười sừng; trên các đầu nó có bảy vương miện.” (Khải Huyền, 12:3)

Con Rồng lớn đã bị ném xuống, đó là Con Rắn thời xưa, có tên là Ác Quỷ và Sa-tan, kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” (Khải Huyền, 12:9)

Rồng đỏ (Ác quỷ, Sa-tăng) đều ám chỉ ĐCSTQ. Sau khi nắm chính quyền, nó bóp méo lịch sử, hoang ngôn lừa dối, lấy văn hóa đảng để giả mạo văn hóa truyền thống, mê hoặc nhân dân để họ tin vào tính hợp pháp của nó, tin vào sự “vĩ đại, quang vinh, đúng đắn” giả tạo của nó, tin rằng tham lam hủ bại, chuyên chế bạo ngược, nguy cơ bốn bề là “hài hòa”, “tốt đẹp”. Nó mê hoặc người Trung Quốc, cũng mê hoặc nhân dân toàn thế giới.

* Con thú (Chương 13)

Kế đó tôi thấy một Con Thú từ dưới biển đi lên; Con Thú ấy có mười sừng và bảy đầu; trên các sừng nó có mười vương miện, và trên các đầu nó có những danh hiệu phạm thượng. Con Thú tôi thấy ấy trông giống như một con beo; chân nó giống như chân gấu; miệng nó giống như miệng sư tử. Con Rồng ban cho nó quyền lực, ngai vàng, và quyền phép lớn.” (Khải Huyền, 13:1-2)

Con thú này ám chỉ người đứng đầu ĐCSTQ, “từ dưới biển đi lên” ám chỉ từ Thượng Hải lên Bắc Kinh nắm quyền, đó chính là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.

Tôi lại thấy một Con Thú khác từ dưới đất đi lên. Nó có hai sừng như con chiên, và nó nói như Con Rồng. Nó thi hành mọi quyền lực của Con Thú thứ nhất trước mặt Con Thú ấy. Nó làm cho thế giới và mọi người sống trên đất phải thờ phượng Con Thú thứ nhất, tức Con Thú có một đầu bị tử thương nhưng đã lành.” (Khải Huyền, 13:11-12)

Đây là ám chỉ quân sư quạt mo, quan nhiếp chính và tiên tri giả Tăng Khánh Hồng dưới thời Giang Trạch Dân. Chữ “Tăng” (曾) có hai dấu phẩy trông như hai cái sừng của con cừu.

* Bái tượng thú và đánh dấu thú (Chương 13)

Tất cả những người sống trên đất sẽ thờ phượng nó, tức tất cả những ai không có tên được ghi trong sách sự sống của Chiên Con bị giết từ buổi sáng thế.” (Khải Huyền, 13:8)

Đây là chỉ những người tôn thờ ĐCSTQ, họ lạy tượng của con thú (tượng lãnh tụ). Những người này đều không có tên trong “sách sự sống” (Book of Life) của Thượng Đế.

Nó bắt mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, phải có một dấu nơi tay phải hoặc trên trán, để không ai có thể mua hoặc bán gì được nếu không có dấu ấy, đó là danh của Con Thú hoặc con số biểu hiệu cho danh nó.” (Khải Huyền, 13:16-17)

Đây là chỉ những người gia nhập các tổ chức của ĐCSTQ (đảng, đoàn, đội), họ đều bị đánh dấu thú. Tất nhiên, họ không có tên trong “sách sự sống” của Thượng Đế.

Do đó, phàm là người bái con thú, bái tượng thú hoặc bị đánh dấu thú, họ đều không có tên trong “sách sự sống” của Thượng Đế. Như vậy, khi đại kiếp nạn tới, họ đương nhiên không thể thoát khỏi.

* Thành Babylon vĩ đại và đại dâm phụ (Chương 17)

Thế là vị thiên sứ ấy đem tôi đi trong Đức Thánh Linh vào một đồng hoang; tại đó, tôi thấy một người đàn bà ngồi trên lưng một Con Thú màu đỏ đầy những danh hiệu phạm thượng, có bảy đầu và mười sừng. Người đàn bà đó mặc y phục bằng vải tím và vải tía, đeo trên mình nữ trang bằng vàng, bửu ngọc, và trân châu; trong tay bà ấy có một chén bằng vàng chứa đầy những gớm ghiếc và ô uế của sự dâm loạn của bà, và trên trán bà ấy có ghi một danh hiệu bí ẩn, ‘Ba-by-lon vĩ đại, Mẹ của các điếm đĩ, Và Mẹ của những gớm ghiếc trên đất.‘” (Khải Huyền, 17:3-5)

Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, và dân cư trên đất đã bị say vì rượu gian dâm của nó.” (Khải Huyền, 17:2)

Vị thiên sứ ấy lại nói với tôi, ‘Những dòng nước ngươi thấy nơi con điếm đang ngồi đó là những dân tộc, những tổ chức quốc tế, những quốc gia, và những ngôn ngữ.” (Khải Huyền, 17:15)

Ở đây «Khải Huyền» dùng đại dâm phụ “ngồi trên lưng con thú màu đỏ” (thành Babylon vĩ đại) để ám chỉ Bắc Kinh, trung tâm quyền lực ĐCSTQ. Chính quyền Bắc Kinh đã bán rẻ lãnh thổ, bán rẻ lợi ích dân tộc và dùng các thủ đoạn hối lộ để khiến rất nhiều quốc gia thỏa hiệp với ĐCSTQ về các vấn đề mang tính nguyên tắc như tín ngưỡng, nhân quyền, v.v. Họ dung túng nó, giao dịch dơ bẩn với nó; chính quyền Bắc Kinh vì thế được ví như một kỹ nữ dâm đãng nhất. Thị trường rộng lớn của nó, nhân công rẻ mạt của nó, sự hy sinh môi trường, tài nguyên và con người của nó đã khiến Trung Quốc trở thành nơi cuốn hút các nhà đầu tư và tập đoàn tài chính khổng lồ.

Tôi thấy người đàn bà đó uống máu các thánh đồ và máu các nhân chứng của Đức Chúa Jesus. Khi tôi thấy bà ấy, tôi lấy làm kinh ngạc vô cùng!” (Khải Huyền, 17:6)

Đoạn trên miêu tả trong hơn nửa thế kỷ, ĐCSTQ thi hành bạo chính, thảm sát, giết hại 80 triệu đồng bào Trung Quốc và đàn áp tín ngưỡng tôn giáo (ví như tàn sát Phật tử Tây Tạng và Giáo hội Cơ Đốc giáo tại gia), đặc biệt trong cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công, ĐCSTQ còn phạm phải tội ác mổ cắp nội tạng tày trời.

Về tội ác bạo ngược, chà đạp nhân quyền của ĐCSTQ, dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường, Tượng 50 dùng “Sài lang kết đội nhai thượng tẩu” (Lang sói lập đội đi giữa phố) và “Thú quý nhân tiện” (Thú dữ kẻ hèn) để hình dung.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-2.html/feed0
Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1)https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-1.html#respondFri, 12 Aug 2011 17:09:24 +0000https://chanhkien.org/?p=12806«Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất.

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất. Mặc dù người ta có nhiều kiến giải khác nhau về những thiên cơ ẩn chứa trong «Khải Huyền», nhưng lịch sử và hiện thực đã giúp rất nhiều người có trí tuệ đi đến một nhận thức chung.

Sau đây, lấy «Khải Huyền» làm chủ tuyến, kết hợp với các lời tiên tri có liên quan và hiện thực xã hội ngày nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thiên cơ được tiết lộ trong cuốn sách.

1. Chủ Thần và Đạo của Thần

Bốn chương đầu của «Khải Huyền» chủ yếu miêu tả về Chủ Thần và Đạo của Thần.

Giăng đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về lời chứng của Đức Chúa Jesus, tức những gì ông đã thấy.” (Khải Huyền, 1:2)

Giăng kính gửi bảy hội thánh trong vùng A-si-a: Nguyện xin ân sủng và bình an đến cùng anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, từ bảy vị Thần ở trước ngai Ngài, từ Đức Chúa Jesus, Chứng Nhân Trung Tín, Con Đầu Lòng từ trong cõi chết, và Lãnh Tụ của các vua trên đất.” (Khải Huyền, 1:4-5)

Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, và là Đấng Toàn Năng phán, ‘Ta là An-pha và Ô-mê-ga.'” (Khải Huyền, 1:8)

Khi thấy Ngài, tôi ngã quỵ nơi chân Ngài như người chết. Bấy giờ Ngài đặt tay phải Ngài trên tôi và nói, “Đừng sợ. Ta là Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng.” (Khải Huyền, 1:17)

Đoạn miêu tả trên, kết hợp với bức thư gửi bảy hội thánh đã nói với chúng ta rằng: Chủ Thần là Đấng Toàn Năng, nhờ ý chỉ của Chủ Thần mà sáng tạo ra vạn vật; Đạo của Thần (word of God) chính là Pháp của Chủ Thần, và được Chúa Jesus kiến chứng; Đạo của Thần chủ yếu là “Thành Tín Chân Thật” (Faithful and True), còn bao gồm lòng yêu thương, thiện tâm và nhẫn nại, khái quát lại thì chính là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Chương 19 của «Khải Huyền», tiết “Người cưỡi bạch mã” miêu tả:

Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cưỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến. Mắt Ngài như ngọn lửa hừng, trên đầu Ngài có nhiều vương miện, và Ngài có một danh được ghi rõ, nhưng không ai hiểu ngoài Ngài. Ngài mặc một áo choàng đã nhúng trong máu, và danh Ngài được xưng là Lời Đức Chúa Trời.” (Khải Huyền, 19:11-13)

Trên áo Ngài và nơi đùi Ngài có ghi một danh, ‘Vua của các vua và Chúa của các chúa’.” (Khải Huyền:19:16)

«Khải Huyền» minh xác nói với thế gian rằng: “Vạn vương chi Vương, Vạn chủ chi Chủ” (King of kings, Lord of lords) là Đấng Bất Diệt của vũ trụ, là Chủ Thần Toàn Năng, là Vũ trụ Chí Tôn; Đạo của Thần là Pháp của Vũ trụ Chí Tôn, cũng là chân lý vũ trụ, chính là Đại Pháp vũ trụ (Pháp Luân Đại Pháp) với Pháp lý tối cao “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Đối với danh xưng của Chủ Thần, Phật Thích Ca Mâu Ni gọi Ngài là “Chuyển Luân Thánh Vương”; tiên tri của người thế gian gọi là “Di Lặc Phật”, “Đại Thánh nhân”; «Cách Am di lục» gọi Đại Thánh nhân là “Vương trung chi Vương” trên thiên thượng. Ấy là bởi vì Chủ Thần có những hiển hiện khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, thể hiện ở tầng thứ cao thì là “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, còn hiển hiện tại thế gian thì chính là Đại Thánh nhân.

Các lời tiên tri cổ đại Trung Quốc có rất nhiều dự ngôn và ca ngợi đối với Đại Thánh nhân và Pháp mà Ngài truyền. Chẳng hạn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Khóa 12 viết: “Chửng hoạn cứu nạn, Thị duy Thánh nhân, Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” (Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân, Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng); «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy viết: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục; Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc” (Thiên hạ chia ba, Có Thánh nhân xuất, Đội mũ huyền sắc, Trang phục rồng bay; Thiên địa phục minh, Sửa trị vạn vật, Bốn biển ngợi ca, Đắm trong hạnh phúc); «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, Tượng 44 viết: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân, Tuy phi hào kiệt dã chu thành, Tứ Di trùng dịch xưng Thiên tử, Phủ cực thái lai cửu quốc Xuân” (Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân, Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn, Tứ Di nhìn lại xưng Thiên tử, Khổ tận cam lai nước mãi Xuân). Trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn triều Minh dùng “rải vàng khắp Yên nam Triệu bắc” để ca ngợi Pháp mà Thánh nhân truyền quý giá như vàng.

Như vậy, Đại Thánh nhân được đề cập tới rốt cuộc là ai? Trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn miêu tả: “Ngũ bách niên gian xuất Thánh quân” (Trong năm trăm năm xuất Thánh quân), chỉ rõ thời gian Thánh nhân xuất hiện là 500 năm sau (tính từ triều Minh), cũng chính là ngày hôm nay. Dự ngôn Hàn Quốc «Cách Am di lục» chỉ rõ Thánh nhân họ là Mộc Tử (chữ “Lý” (李) do “Mộc Tử” (木子) ghép thành), thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc vĩ tuyến 38 (vĩ tuyến phân chia Nam-Bắc Triều Tiên ngày nay), dưới chân núi Tam Thần sơn (tức núi Trường Bạch ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc). Năm 2005, khi hoa Ưu Đàm Bà La nở trên bức tượng Phật trong một ngôi chùa ở Nam Hàn, thì dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước đã ứng nghiệm—”Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang Chính Pháp tại thế gian. Không nói cũng rõ, “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, “Chuyển Luân Thánh Vương”, “Đại Thánh nhân” được nhắc tới trong các dự ngôn đều chỉ người sáng lập Pháp Luân Công!

Trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» cũng có hai danh từ cần được làm rõ, đó là “Thánh đồ” (apostles) và “ấn ký của Thần” (seal of God).

“Ấn ký của Thần” được miêu tả trong một đoạn của Chương 7 như sau:

Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Vị thiên sứ ấy lớn tiếng nói với bốn vị thiên sứ đã được ban cho quyền làm hại đất và biển rằng, ‘Xin chớ làm hại đất, biển, hoặc cây cối, cho đến khi chúng tôi đã đóng ấn trên trán các đầy tớ của Đức Chúa Trời chúng ta.’” (Khải Huyền, 7:2-3)

Chương 14 cũng miêu tả người có ấn ký của Thần trên trán như sau:

Sau đó tôi thấy, kìa, Chiên Con đang đứng trên Núi Si-ôn, cùng với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có danh Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán họ.” (Khải Huyền, 14:1)

Trong miệng họ không một lời dối trá; họ không có chỗ nào chê trách được.” (Khải Huyền, 14:5)

Ngày nay, những người tiếp thụ ấn ký của Thần là những người chịu đồng hóa với Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, trở thành Thánh đồ, tức đệ tử Đại Pháp (con số “144.000” chỉ các đồ đệ của Chúa Jesus nay chuyển sinh làm đệ tử Đại Pháp, họ có ký hiệu riêng trên trán). Còn với những người từ nội tâm nhận thức Pháp Luân Đại Pháp là tốt, họ sẽ có đại phúc phận.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là, dự ngôn «Cách Am di lục» chỉ rõ: Pháp do Đại Thánh nhân truyền là chính Pháp, không có thiếu sót; Đại Pháp mà Ngài truyền được quy kết bởi “tam ngôn” (tức “Chân, Thiện, Nhẫn”), “lưỡng bạch” (ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch); toàn bộ tôn giáo khi ấy đều vô hiệu lực, Pháp Luân Đại Pháp khiến vạn pháp quy nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa cũng có dự ngôn tương tự như vậy.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

The post Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/ngo-thien-co-cua-than-qua-khai-huyen-cua-thanh-kinh-phan-1.html/feed0