mỹ thuật chính thống | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (3)https://chanhkien.org/2023/01/tro-ve-co-che-cua-my-thuat-chinh-thong-3.htmlMon, 30 Jan 2023 03:43:40 +0000https://chanhkien.org/?p=29612Tác giả: Arnaud Hu [ChanhKien.org] Đối lập Người xưa giảng “Tri hành hợp nhất” (nghĩa là tri thức và hành động hợp nhất). Con người trước đây không chỉ biết đến ý nghĩa của “Khắc kỷ phục lễ” (nghĩa là tự kiềm chế bản thân khôi phục lễ nghĩa), mà còn không ngại chiểu theo […]

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Arnaud Hu

[ChanhKien.org]

Đối lập

Người xưa giảng “Tri hành hợp nhất” (nghĩa là tri thức và hành động hợp nhất). Con người trước đây không chỉ biết đến ý nghĩa của “Khắc kỷ phục lễ” (nghĩa là tự kiềm chế bản thân khôi phục lễ nghĩa), mà còn không ngại chiểu theo đó mà làm trong từng hành vi cụ thể. Ví dụ hành động cơ bản nhất là nằm và ngồi đều có quy định tư thế, dù xung quanh không có ai khác cũng cần tuân thủ theo tư thế đó nếu không tuân thủ theo tất sẽ xảy ra sự việc lớn. Quyển thứ chín của “Hàn Thơ Ngoại Truyện” triều Hán có ghi lại một câu chuyện như sau: Vợ của Mạnh Tử khi ở một mình trong phòng, bởi vì xung quanh không có ai nên đã không ngồi quỳ (Ngồi quỳ khi đó là nghi lễ ngồi chính thức cho những dịp trang trọng thời bấy giờ, tức là ngồi trên đầu gối, với hông trên mắt cá chân, nếu ngồi lâu sẽ rất khó chịu). Thay vào đó, nàng lại ngồi duỗi thẳng chân, đặt mông ngồi lên, như vậy thoải mái hơn. Mạnh Tử bất ngờ về nhà không chào mà tiến thẳng vào phòng thấy thê tử không ngồi quỳ, thế là liền nói với phụ mẫu ông rằng: vì thê tử có hành xử không phù hợp với “lễ” nên tính chuyện ly hôn. Mẹ Mạnh Tử liền nói người thất lễ chính là con, bởi vì con quay về nhà ngay lúc vợ con đang nghỉ ngơi, con không chào hỏi mà tiến vào, nàng ấy tất nhiên không có bất kỳ sự chuẩn bị nào mới bị con bắt gặp cảnh này. Mạnh Tử nhận ra rằng chính mình mới là thất lễ, không còn dám ly hôn với vợ nữa.

Mạnh Tử có thể vì một vấn đề tự ý ngồi không đúng tư thế mà nhìn nhận sự việc nghiêm trọng đến mức ly hôn, tuy rằng có hơi cực đoan nhưng từ một khía cạnh khác có thể thấy con người thời đó rất xem trọng cử chỉ bên ngoài. Vì sao lại xem trọng như vậy? Bởi vì đây chính là văn hóa Thần truyền, cho dù là biểu hiện văn hóa tại tầng thấp thì cũng có đối ứng với cao tầng và là một thể thống nhất với cao tầng. Tại tầng thứ bề mặt thấp nhất, khi rất nhiều phương diện như quần áo, tư thế, cử chỉ, hành vi, lời nói, v.v. của một người đều phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa này, thì vị ấy không bị sai lệch vị trí với một tầng cao hơn, mà vị ấy có thể phối hợp tại đúng vị trí đó. Vả lại khi tại một tầng diện cao hơn phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ đó thì cũng có thể phối hợp ăn ý với tầng thứ càng cao hơn.

Giống như một người tu luyện bắt đầu chú ý lời nói và cử chỉ sao cho đúng đắn ngay chính, trong quá trình đề cao tâm tính tại mỗi tầng thứ cũng đều phải quy chính, từ biểu hiện của hành vi cho đến tư tưởng tại tầng thứ thâm sâu tại mỗi một tầng đều phải ngay chính với nhau mới có thể thông suốt, bên trên mới có thể quy vị. Mỹ thuật cũng giống như vậy, muốn sáng tác được nghệ thuật chính thống thì cần phải trung thực chiểu theo yêu cầu chính thống, nếu không sẽ không đúng. Vì sao “không đúng”? Bởi vì đó không phải là nghệ thuật Thần truyền, vì vậy “không” “đúng” đối ứng với yếu tố của Thần tại các tầng trên. Mà bản thân nhà nghệ thuật tại mỗi một tầng đều không có đối ứng được thì sẽ không cách nào khiến cho bên trên và phía dưới câu thông với nhau, bên trong và bên ngoài thống nhất, nghĩa là trong tâm nghĩ tới truyền thống nhưng khi làm ra lại là hiện đại. Khi sáng tác người ta thường nói vẽ không tới, điêu khắc không tới, từ “không tới” không chỉ có ý nghĩa là không đạt được hiệu quả ở trong tầng không gian bên ngoài, mà còn bao gồm tầng tầng yếu tố đối ứng với hầu hết nghệ sĩ và tác phẩm đều đã không còn quy chính đến vị trí đáng lẽ phải đạt được. Trên thực tế, nếu như đi ngược lại truyền thống thì nghệ sĩ và nghệ thuật của họ đều sai lệch khỏi vị trí của khung thể vũ trụ.

Cũng như người tu luyện, cần thông qua vật chất trên thân thể tại tầng bề mặt này tại thế gian con người mà khởi được tác dụng, đối âm của nghệ thuật cũng liên quan đến thủ pháp biểu hiện cụ thể và nhận thức của nhà nghệ thuật tại nhân gian. Bởi vì hoàn cảnh chỉnh thể của nhân loại hôm nay đều là phụ diện, những người trong giới nghệ thuật hiểu biết về truyền thống trên thực tế mà nói thì rất nhiều người trong số họ tuy thoạt nhìn có vẻ hiểu đúng nhưng đều là hiểu sai. Thần truyền nghệ thuật hoàn mỹ, huy hoàng không gì sánh được vào Châu Âu, đến phương Tây, cho đến nền văn minh lần này của nhân loại thì đã bị con người ngày nay làm cho biến dị. Phương Tây hiện nay là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nghệ thuật hiện đại, rất ít người Tây phương có thể sáng tác ra tác phẩm mà không bị ô nhiễm. Bởi vì là con người, cơ chế định kiến (cái gì tiếp xúc trước sẽ tiến nhập vào trước) đã làm cho những tư tưởng biến dị của trường phái hiện đại mà họ tiếp xúc từ khi còn nhỏ đã trở thành một thước đo, sau đó lại lấy nó làm tiêu chuẩn đo lường đẹp xấu. Ở phương diện này, nếu muốn quy chính toàn diện thì chỉ có trong tu luyện vô cùng tinh tấn, đồng thời chân chính lấy Pháp làm tiêu chuẩn chỉ đạo, hiểu rõ truyền thống trong văn hóa, nghệ thuật, thật sự phải gạt bỏ mọi tư tưởng hiện đại thì mới có thể quy chính lại nghệ thuật. Nếu không, họ có thể trộn lẫn nhân tố biến dị của trường phái hiện đại mà lại cho rằng rất truyền thống, thế thì không thể tiến nhập vào bất cứ môn nào. Ở Trung Quốc, tuy rằng văn hóa truyền thống đã bị người Trung Quốc từ bỏ, nhưng một số tài liệu văn vật còn sót lại đã ngăn cản một bộ phận nhỏ bị ô nhiễm ma tính từ phương Tây, thế nhưng ma giáo cộng sản để lại dấu ấn vô cùng bại hoại. Bao gồm kỹ năng vẽ cơ bản bị các sinh viên học vẽ Trung Quốc gọi là nguyên lý hội hoạ, chẳng hạn như: “Thà vẽ vuông hơn vẽ tròn”, “Thà vẽ bẩn hơn vẽ sạch”, v.v. những thứ gọi là chuẩn tắc cơ bản nhất đều là độc hại cặn bã của văn hóa tà đảng — Từ trước đến nay trong mỹ thuật truyền thống phương Tây không có cách nói này và cách vẽ này, những người bị hãm sâu trong đó có thể tìm một số bản phác hoạ và tranh sơn dầu của thời Phục Hưng văn nghệ Châu Âu để so sánh, tìm trở về con đường đúng đắn. Đừng nên tin vào những gì được lưu truyền trong những năm gần đây như: “Tranh sơn dầu trường phái Soviet”, “Phong cách vẽ tranh đặc sắc Trung Quốc” hoặc “Trường phái của học viện Trung Quốc”, đây chỉ là văn hóa mỹ thuật tà đảng đã thay đổi tên gọi khác mà thôi.

Con người làm cái gì đều là tự tạo cho mình cái đó, ví như khi đánh ai đó một đấm thì chính là tạo nghiệp của cú đấm đó cho chính mình, sớm muộn gì cũng sẽ bị báo ứng lên bản thân, cũng tương đương đánh chính mình. Vì thế các nhà hoạ sĩ vẽ cái gì thì trong thân thể liền tương ứng có những thứ đó. Vẽ những thứ tốt sẽ có phúc báo, vẽ những thứ xấu thì sẽ có ác báo. Nếu bạn vẽ là văn hóa tà đảng thì từ trong ra ngoài đều là tà linh ma quỷ, đầu độc người khác cũng như tự làm hại chính mình. Văn hóa tà đảng nói ở đây không chỉ nói đến mỗi Trung Quốc mà còn liên quan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vì nhân tố ma đỏ đã sớm chiếm lĩnh thế giới rồi, chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài giữa các quốc gia là khác nhau thôi. Đơn cử trong trường phái nghệ thuật hiện đại phương Tây, thuật ngữ “Tiền vệ” (Avant-garde) chính là từ vựng của chủ nghĩa Mác satan giáo, bị thành viên tà ma cộng sản phương Tây áp dụng vào nghệ thuật. Đại diện cho nghệ thuật hiện đại thế kỷ 20 là Pablo Picasso, đại diện chủ nghĩa siêu hiện thực (Surréalisme) là André Breton, đại diện cho trường phái dã thú (Fauvisme) và chủ nghĩa lập thể (Cubisme) là Fernand Léger, v.v. Những nhân vật đại diện trực tiếp cho chủ nghĩa hiện đại chính là thành viên của ma giáo cộng sản phương Tây. Bản thân tà linh ác đảng vốn chính là bóng ma đến từ phương Tây, do vậy sự bại hoại của văn hóa nghệ thuật phương Tây cũng liên quan trực tiếp đến nó.

Trong hoàn cảnh tồi tệ ác liệt như thế này, nhìn cái gì cũng có thể bị những thứ ô nhiễm tiến nhập vào tư tưởng, thậm chí bao gồm nhóm các nhà hoạ sĩ của công xã Paris như Gustave Courbet, Jean-Baptiste Camille Corot, Édouard Manet, Honoré Daumier và những hoạ sĩ vẽ những bức tranh có điểm hơi giống với tả thực cũng đều chịu ảnh hưởng của tà linh. Vì vậy cần cố gắng tránh xem các tác phẩm từ giữa thế kỷ 19 đến nay, hãy tập trung vào học tập và nghiên cứu nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng Châu Âu và và trong các tác phẩm truyền thống thuần chính, thực sự tốt trong hai trăm năm sau đó.

Thẩm mỹ truyền thống, phác hoạ truyền thống, ánh sáng truyền thống, màu sắc truyền thống, thủ pháp truyền thống, v.v. đều là những thành quả được nghiên cứu tinh luyện bởi các thế hệ bậc thầy, thật ra họ đều từ thiên thượng đến đây. Nghệ thuật truyền thống đối ứng với cao tầng và các kỹ thuật hiện đại hầu như đã từ bỏ hệ thống truyền thống, cho dù có thể bắt chước hình thức tầng bên ngoài của truyền thống, vẽ ra vẫn giống hình dáng nhưng không giống thần thái. Bởi vì bên trên không có một bộ lạp tử hiện đại, không có sự lưu thông tuần hoàn vật chất chiểu theo yêu cầu của các thiên thể nghệ thuật hoặc thiên quốc. Cũng giống như một người đi đến một đất nước, đầu tiên cần tìm một nơi cư trú, thức ăn và các loại vật chất, tư trang đúng nơi ở mới được, đây là điều cơ bản nhất. Anh ta có thể đi đâu nếu không có chỗ ở của mình?

Bản thân nghệ thuật Thần truyền chính là các đường kinh mạch tại từng tầng giữa trời và đất, liên thông với thế giới bên trên của Thần. Nếu nhà nghệ thuật muốn nâng tầm nghệ thuật của mình thăng hoa đến vị trí của Thần thì tuyệt đối không thể làm theo cảm tính của mình. Cách duy nhất chính là từ tầng bề mặt của con người bắt đầu thuận theo và đồng hoá với yêu cầu của hệ thống kỹ pháp của nghệ thuật chính thống, dưới sự chỉ đạo của Pháp, lấy đạo đức và tâm tính làm cơ sở, đặt cả tâm hồn vào bàn tay, đặt tinh thần vào kỹ pháp, thuận theo đường kinh mạch nghệ thuật của trời đất mà hướng lên trên. Tại tầng bề mặt của con người mà có thể thể hiện được ý vị của tác phẩm truyền thống, thực tế chính là phù hợp và đồng hoá với yêu cầu của nghệ thuật Thần truyền tại cao tầng, sẽ phát phóng ra trường năng lượng sau khi kết cấu đã được đồng hoá. Những nhân tố này thông qua mỗi một tầng truyền đạt đến bề mặt không gian này, thì con người có thể thưởng thức được ý vị và cảm giác bao hàm đằng sau những hình ảnh và biểu tượng triển hiện từ bên trong của tác phẩm nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật có thể dẫn động lôi kéo con người, thậm chí có thể khiến con người sinh ra cách nghĩ nương tựa vào tính ỷ lại và đồng hoá với nó, đó là sức mạnh của nghệ thuật. Thiên tính của con người vốn là tường hòa và yên tĩnh, nhưng vì con người đồng thời có Phật tính lại cũng có ma tính, dưới sự cám dỗ của thế giới bên ngoài sẽ không chấp nhận an phận. Tác phẩm nghệ thuật mà không nằm ở trong thể hệ đạo đức mà Thần truyền cấp cho con người, thì thường dễ tạo cho người ta cảm giác ham muốn vật chất và dục vọng ở trần tục, điều này sẽ che lấp đi thiên tính của con người và khiến con người đánh mất chính mình. Tuy nhiên, các tác phẩm xuất sắc đầy Thần tính, quán thông từ trên xuống dưới, các vị trí đều có sự tương ứng giữa các tầng, thì có thể dựa vào ý cảnh phi phàm và sức mạnh đằng sau nó, để kéo con người ra khỏi những tục niệm suy nghĩ phức tạp vô tận, dùng trường năng lượng lớn mạnh và thuần chính tiêu trừ đi tạp niệm cho khán giả, khiến cho con người cảm thấy kính nể tôn sùng các vị Thần Phật được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, truyền cho cơ thể và tâm trí người xem năng lượng ánh sáng và từ bi tràn đầy, khiến cho họ thể hội ra được vẻ đẹp chân chính cùng thiện niệm từ bi phía sau vẻ đẹp đó. Đây là vì năng lượng chính diện quán thông vào kinh mạch của con người, thậm chí có thể kéo dài và câu thông đến các tầng diện còn nhiều và rộng hơn, từ đó mà hình thành nên cầu nối với thế giới thiên quốc.

  • * * * * * * *

Do giấy mực có hạn, tôi sẽ không viết thêm. Những người làm nghệ thuật tuy rằng đều muốn đi thành con đường của chính mình, nhưng trong sáng tác thực tế cụ thể từng nét bút nét vẽ, từ không có gì mà làm thì sẽ không làm được, nhất định cần có một tham khảo: Chính là so sánh tác phẩm của chính mình với các tác phẩm xuất sắc của mỹ thuật cổ đại chính thống, tuy rằng trên tầng thứ cao mà nhìn, những tác phẩm này không phải quá hoàn mỹ như vậy, nhưng đối với quảng đại các nhà nghệ thuật chưa đạt đến cấp độ bậc thầy thì vẫn là có tác dụng tham khảo rất lớn. Đối với một số tác phẩm chứa đựng mỹ cảm, con người hôm nay đọc không hiểu, cũng không cảm nhận được, đây là bởi vì trong hoàn cảnh biến dị ác liệt của chủ nghĩa hiện đại, mọi người đã đánh mất đi văn hóa thẩm mỹ con người nên có, nhưng tin rằng thuận theo thời gian trôi đi và trình độ thẩm mỹ của toàn thể nhân loại được nâng cao lên, con người tương lai sẽ thoát khỏi sự biến dị và nhỏ hẹp của quan niệm hiện đại — cuối cùng, Pháp sẽ đến nhân gian.

Một người bình thường đều cho rằng bề mặt mà bàn chân đạp lên chính là Địa, cái mà ngước đầu lên trên nhìn thấy chính là Thiên; nhưng khi người tu luyện tâm tính đề cao một chút sẽ phát hiện bên dưới bàn chân và ngước đầu lên nhìn đều chỉ là thiên địa của không gian này, chúng đều là Địa, mà tại không gian tầng trên mới là Thiên; tuy nhiên đạt đến không gian mà lúc đầu nghĩ là Thiên thì mới phát hiện ra rằng, nơi đó vẫn là Địa, chỉ là khái niệm Địa đó không giống trước đây, mà Thiên lại là một khái niệm khác hơn nữa, nhưng không đến được nơi đó thì không cách nào lý giải được… Nghệ thuật cũng là như vậy, hướng lên trên mỗi từng tầng đều có các cảnh giới khác nhau, hơn nữa đối với quang minh thù thắng của Thần, biểu hiện tráng lệ và trang nghiêm của thế giới thần Phật trên thiên đường là là cứ lên một tầng lại hơn tầng trước, mãi như vậy đến vô tận, sự lý giải đối với nghệ thuật cũng như vậy, còn có nhận thức khác nhau tại tầng thứ cao hơn.

Đương nhiên bài viết này chỉ là một kiến giải nhỏ, rất mong các đồng tu từ bi chỉ ra chỗ sai sót, chưa đúng.

Ghi chú của người dịch: Do năng lực chuyên môn mỹ thuật còn có hạn, bản dịch có thể chưa được hoàn hảo, hoan nghênh sự góp ý của các bạn độc giả có chuyên môn về ngành này.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238454

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (2)https://chanhkien.org/2023/01/tro-ve-co-che-cua-my-thuat-chinh-thong-2.htmlTue, 24 Jan 2023 07:15:26 +0000https://chanhkien.org/?p=29591Tác giả: Arnaud Hu [ChanhKien.org] Âm dương Nhắc đến âm dương, có người sẽ cho rằng đây là văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc là trung tâm văn hóa Thần truyền cho con người, mà truyền thống của Trung Quốc, văn hoá chính thống của Trung Quốc không chỉ có […]

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Arnaud Hu

[ChanhKien.org]

Âm dương

Nhắc đến âm dương, có người sẽ cho rằng đây là văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc là trung tâm văn hóa Thần truyền cho con người, mà truyền thống của Trung Quốc, văn hoá chính thống của Trung Quốc không chỉ có tác động to lớn đến thời gian và không gian khác, mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực khác trên toàn thế giới. Vô luận là thông qua sự truyền bá và giao lưu văn hoá tại thế gian, hoặc do người Trung Quốc sau khi chuyển sinh qua các thời đại tại các khu vực khác nhau trên Trái Đất đã khiến cho sinh mệnh tại tầng thứ thâm sâu mang theo những nhân tố này, cuối cùng khái niệm âm dương đã khắc sâu vào tâm trí của con người. Không chỉ phương Đông mới nói đến âm dương mà phương Tây cũng nói về nó, rất nhiều dân tộc thậm chí mở miệng nói chuyện cũng đều nhắc đến, chỉ là đa số người phương Tây không nghĩ đến điều đó khi họ đã quen với nó. Ví dụ, giảng về tính âm tính dương trong ngôn ngữ tiếng Pháp của giới quý tộc phương Tây, ngay khi nói, cần phối hợp về giới tính và số lượng. Danh từ, mạo từ, đại từ, tính từ, quá khứ phân từ và nhiều thành phần ngôn ngữ khác trong mỗi câu phải được chia thành âm và dương, chỉ nhầm lẫn một chút là sai lỗi ngữ pháp. Tất nhiên, đây chỉ là nói về mặt văn hóa, còn trên thực tế, khái niệm âm dương là vô cùng rộng lớn, nó vượt qua khỏi phạm vi không gian rộng lớn, nội hàm to lớn của nó không thể diễn tả thành lời. Vì chuyên mục bài viết này là nói về mỹ thuật, từ trên mỹ thuật mà mô tả ngắn gọn đặc điểm này.

Những ai đã từng học qua lịch sử mỹ thuật đều biết rằng hình thức bên ngoài và hơi thở nội tại bên trong của các tác phẩm nghệ thuật tại các khu vực khác nhau, ở các thời đại khác nhau đều toát lên hương vị độc đáo của từng vùng đất, từng thời đại tương ứng. Mà đặc điểm khác nhau này là không thể tách rời với cơ chế vận hành chặt chẽ của âm dương. Xứ sở vị trí địa lý sinh sống của một người là Nam hay Bắc, khí hậu là nóng hay lạnh, tính cách của toàn thể nhóm người là hướng ngoại hay hướng nội, hoàn cảnh cư ngụ có tiện nghi hay không, v.v. tại rất nhiều phương diện đều là triển hiện cụ thể trạng thái âm dương tương ứng khác nhau của con người thế gian.

Thực ra ngay từ ban đầu các vị Thần lên kế hoạch và kiến tạo các bản khối lục địa của Trái Đất, trong lúc thiết kế cấu trúc bề mặt và khí hậu trên mặt đất, họ cũng đã vì bước cuối cùng này mà chuẩn bị. Sau khi sinh mệnh từ các thiên thể khác nhau chuyển sinh ở Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển sinh đến những nơi khác nhau trên Trái Đất, trở thành các dân tộc và quốc gia khác nhau, vì thế các vị Thần có nguồn gốc khác nhau trên thượng giới sẽ chiểu theo đặc điểm kết cấu của từng thiên thể tầng dưới của họ mà kiến tạo nên địa phương dành cho chủng tộc của họ sống trên Trái Đất. Như vậy mới có thể cùng với thiên quốc của từng người hình thành một số loại cấu trúc bên trong có quan hệ đối ứng thông đạo giữa thượng giới hạ giới, thiết lập một cơ chế tuần hoàn hoàn chỉnh. Nói một cách cụ thể thì tại tầng thấp vẫn còn có khí hậu, địa mạch, thuỷ mạch, v.v. khác nhau cũng như phân bổ cho các vị Thần khác nhau phân chia từng khu vực quản lý chiểu theo lãnh thổ các địa mạch, hình thành một môi trường đất trời hoàn chỉnh. Trong mỹ thuật cũng cần an bài các loại kỹ pháp đối ứng vào đúng thời cơ thích hợp, chọn ra những khu vực khác nhau, đặt định nhóm người dừng chân thích hợp. Do đó phong cách và kỹ pháp nghệ thuật sẽ có sự tương quan với khí hậu, địa lý, chủng tộc, âm dương tại nơi dừng chân của họ, đồng thời có sự biến hoá đồng bộ cùng với các tầng thời gian không gian khác trong tam giới. Vì vậy mỗi trường phái nghệ thuật đều có mối liên hệ đối ứng với một số dân tộc, ví dụ người Đức rất nghiêm túc cẩn thận, các tác phẩm mỹ thuật của họ đều tinh tế tỉ mỉ, chặt chẽ, cẩn thận; còn người Ý không câu nệ tiểu tiết, vì vậy các tác phẩm của họ tương đối mà nói thì cởi mở thoải mái hơn. Vì vậy, nhiều bức tranh sơn dầu truyền thống ở châu Âu dù người trong nghề không biết tác giả là ai cũng có thể phân biệt được tác phẩm thuộc trường phái hội họa nào, đó là do khi Thần đặt ra quy phạm cho con người, đã tạo nên đặc điểm mạch lạc rõ ràng cho nền văn hoá nghệ thuật phương Tây. Trong xã hội phương Tây ngày nay, người ta đã quen với nề nếp phân loại rõ ràng, ví dụ các loại rượu khác nhau nên được đóng gói trong các chai rượu khác nhau, và dùng các ly rượu có hình dạng khác nhau để uống, đều là thể hiện của đặc điểm văn hoá này.

Bàn đến đây cần phải làm rõ sự hiểu lầm của người hiện đại về âm dương. Rất nhiều người cho rằng dương chính là cứng cáp mạnh mẽ, đôn hậu cẩn trọng; mà âm chính là nhu hoà, dịu dàng. Kỳ thực đây là do không hiểu rõ văn hoá truyền thống mà dẫn đến sự hiểu lầm này. Âm dương trong văn hoá Thần truyền là giảng về việc sau thời kỳ hỗn mang phân chia, những thứ nhẹ nhàng, trong suốt thì bay lên thành bầu trời, những thứ nặng nề, nhơ bẩn thì rơi xuống ngưng kết tạo thành đất; trời là dương, đất là âm; nhẹ nhàng, trong suốt thăng lên trở thành dương, nặng nề, nhơ bẩn rơi xuống trở thành âm. Đây là một khái niệm rất quan trọng, hoàn toàn không giống với nhận thức của con người hiện đại, nếu không phân biệt rõ điểm này thì rất khó lý giải được bài viết bên dưới. Tất nhiên, âm dương cũng liên quan đến những biểu hiện cụ thể như nóng là dương, lạnh là âm, nên sẽ không nói thêm chi tiết ở đây.

Giữa các khu vực có quy luật vận hành, bối cảnh trời đất, trạng thái âm dương khác nhau. Quy luật văn hoá của các khu vực khác nhau cùng với quy luật thiên – địa – nhân tam tài, đều là chiểu theo quy luật vận hành riêng của bản thân chúng, phong cách kỹ pháp nghệ thuật cũng cần tuần thủ theo quy luật của nó, mới có thể đạt được âm dương hài hoà. Lấy trường phái tranh sơn dầu vào thế kỷ XV, XVI ở châu Âu làm ví dụ: Ở vùng phương Bắc lạnh giá, nhân tố điều kiện khí hậu “âm” trong âm dương rất lớn, nên kỹ pháp sơn dầu đương nhiên cần thể hiện ra nhiều nhân tố “dương” để cân bằng âm dương. Điều đó được phản ánh cụ thể qua kỹ pháp nhuộm phủ lớp mỏng nhẹ, trong suốt, uyển chuyển, bay bổng, sáng bóng lên lớp trên của bức tranh sơn dầu; trong quá trình sáng tác tranh, nó được coi như một mắt xích quan trọng nhất của trường phái hội hoạ phương Bắc, từng tầng lớp vẽ cũng tốn nhiều thời gian nhất. Mối quan hệ âm dương này đối ứng với trình độ và lý của con người, cho phép tranh sơn dầu nhanh khô ở những vùng lạnh và ẩm. Vì vậy, một loại nhựa tự nhiên có đặc tính trong suốt, sáng và khô nhanh được sử dụng trong nguyên liệu, vì vậy việc phủ lớp mỏng cũng là để cho nó nhanh khô hơn. Đồng thời, trong hệ màu của phương pháp sơn thành nhiều lớp, do màu sáng của lớp bên dưới phản chiếu màu sáng trong suốt của lớp phủ bên trên, khiến cho toàn bộ màu sắc, gam màu được bão hòa và mức độ cảm quang của bức tranh được tăng lên rất nhiều. (Để được giải thích về các thuật ngữ chuyên môn và nghiên cứu về các kỹ pháp cụ thể, vui lòng tham khảo: “Sự khác biệt thời đại về tôn chỉ của kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu”)

Ghi chú hình ảnh: Tác phẩm “Sự thờ phụng của tam vị nhất thể” (Adoration of the Trinity) của hoạ sĩ Albrecht Dürer, tranh sơn dầu vẽ trên tấm bảng, kích thước 123×135 cm, sáng tác vào năm 1509 – năm 1511. Bức tranh này đã thể hiện đặc điểm tươi sáng của hội hoạ phương Bắc với kỹ pháp phủ lớp trong suốt, nhẹ nhàng, uyển chuyển, sáng bóng.

Nhưng ở miền Nam ấm áp, nhân tố “dương” của cảnh vật xung quanh cho phép người ta nhiệt tình sử dụng các chất liệu màu dày dặn hơn để biểu đạt cảm xúc, đặc biệt tại lớp dưới của tác phẩm vốn mang cảm giác lắng đọng, thì hiệu ứng dày đặc của lớp tạo hình liền thể hiện ra hết sức rõ ràng. Đặc điểm mộc mạc, đôn hậu, trầm tích xuống thuộc về nhân tố “âm”, cùng với môi trường “dương” liền hình thành nên trạng thái âm dương điều hoà. Đối ứng với sự chỉnh lý của con người, ở những nơi có nhiệt độ cao hơn, dù là một lớp vẽ thật dày cũng sẽ nhanh chóng khô ráo, đồng thời phù hợp với đặc điểm tính cách nồng hậu của người dân Nam Âu và thói quen dùng cọ để vẽ tranh khổ lớn. Tất nhiên, hội hoạ phương Bắc cũng có lớp tạo hình bên dưới, tranh sơn dầu phương Nam chú trọng vào lớp phủ trong suốt, nhưng đặc điểm nổi bật chung của chúng do yếu tố khí hậu và môi trường văn hoá con người mà có sự khác biệt rất lớn.

Ghi chú hình ảnh: Tác phẩm “Thánh mẫu và chú thỏ” (Madonna del Coniglio) của hoạ sĩ Titian, tranh sơn dầu vẽ trên nền vải, kích thước 71×85 cm, sáng tác vào năm 1530. Trong bức tranh này thể hiện rất rõ đặc điểm của lớp tạo hình dày, chất liệu màu dày đặc, kỹ pháp làm trắng lớp bên dưới có cảm giác lắng đọng, thể hiện đầy đủ đặc điểm dày đặc của hội họa phương Nam.

Trong tam tài thiên – địa – nhân, con người xen giữa thiên dương và địa âm, vì vậy giống như những gì đã nói phía trên, sự việc giữa người và người cần giảng âm dương cân bằng. Chỉ có âm dương ổn định rồi, mối quan hệ giữa người với nhau mới đạt được ổn định. Tuy nhiên thay đổi của vũ trụ quá khứ là tuân theo quy luật thành-trụ-hoại-diệt, âm dương cũng giống như vậy. Rồi trong quá trình phát triển của lịch sử, âm dương ngày càng mất cân bằng. Mà dưới tình huống âm dương càng mất đi sự cân bằng, để đảm bảo cho sự ổn định thì Thần điều hoà âm dương tại các phương diện, biểu hiện trong tranh sơn dầu chính là Thần an bài con người phát triển theo phong cách âm dương hoà hợp: Đó là phần tối (mặt âm) của bức tranh nên vẽ nhẹ nhàng và trong suốt, đặc điểm kỹ pháp của “dương” hạn chế phần tối vốn thuộc về nhân tố “âm”. Mặt khác, phần sáng (mặt dương) phải sơn dày, lấy đặc tính kỹ pháp của “âm” để dung hoà phần sáng vốn dĩ thuộc về nhân tố “dương” từ đó đạt được âm dương cân bằng. Đồng thời tại lớp định hình bên dưới đáy cần phù hợp với nhân tố âm, mà lớp phủ trong suốt bên trên phù hợp với nhân tố dương, đây chính là phù hợp với đạo thiên dương địa âm. Phong cách kỹ pháp này được ổn định trở lại từ thời kỳ Baroque, dần dần trở thành quy tắc vàng của tranh sơn dầu truyền thống, hàng trăm năm qua vẫn luôn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Ghi chú hình ảnh: Tác phẩm “Thánh Môsê và mười điều răn” (Moïse et les Dix Commandements) của hoạ sĩ Philippe de Champaigne, tranh sơn dầu vẽ trên nền vải, kích thước 92×75 cm, hoàn thành vào năm 1648. Bề mặt của bức tranh được tạo hình nghiêm ngặt cẩn thận, phần tối của nó thì trong suốt, phần sáng của nó thì tương đối hơi dày một chút, đặc điểm nổi bật sáng bóng của nó thể hiện được mức độ dày đặc của chất liệu màu; thực thể được tạo hình tại lớp đáy của nó, bên trên được bao bọc bởi một lớp phủ trong suốt. Phong cách này là quy tắc kỹ pháp phổ biến của tranh sơn dầu truyền thống.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của lịch sử, đến thời kỳ trường phái ấn tượng sau này, thiên tượng âm thịnh dương suy đã không thể tránh khỏi, mất cân bằng âm dương trầm trọng, thậm chí còn dần dần đi đến sụp đổ tan rã. Phản ánh đến hội hoạ, chính là các hoạ sĩ đã lười biếng nhàm chán với việc tiếp tục sử dụng kỹ pháp lớp phủ vốn có thuộc tính “dương”, mà ngược lại thích sử dụng một đống bột màu dày đặc chồng lên nhau, màu sắc thì càng lúc càng vẩn đục, đó là biểu hiện mạnh mẽ của thuộc tính “âm” nặng dày, vẩn đục, trầm tích xuống.

Giống như những nơi ẩm thấp trên thế giới dễ sản sinh ra vi khuẩn, trong thời kỳ hoại diệt của vũ trụ, trạng thái cực kỳ âm này rất dễ thu hút tà linh u ám cùng với những thứ xấu xa bất hảo. Như y học Trung Quốc nói, tà khí xâm nhập làm các kinh mạch bị tắc nghẽn. Tại tầng thứ thâm sâu chính là các hoạ sĩ đã mất đi sự câu thông với thượng giới, dòng năng lượng chính diện tích cực ở cao tầng đáng lẽ phải lưu thông đến các hoạ sĩ thì đã bị chặn lại. Những hoạ sĩ bị mất đi năng lượng chính diện tích cực sẽ tự nhiên có “cảm hứng” bởi tà linh ở cấp thấp kích động, khi vẽ thường rơi vào trạng thái cọ vẽ tung bay vừa dày đặc vừa loạn xạ, tuyên bố những thứ tán loạn này là “tự ngã”, đây chính là biểu hiện của tư tưởng quan niệm đã bị vật chất tà âm xâm chiếm.

Tuy nhiên những bức tranh truyền thống thường rất tinh tế, quy củ trong các nét vẽ, chuyển tiếp, tạo hình, đặc biệt là nội dung chủ thể và làn da của các nhân vật nhìn không thấy ngòi bút nét vẽ trên bề mặt bức tranh, sao cho đạt được sự tròn trịa và trạng thái hài hoà, hoàn hảo tự nhiên. Các hoạ sĩ của trường phái hội họa chính thống như Van Eyck, Leonardo da Vinci, Jean-Auguste-Dominique Ingres, v.v. đã dùng các phương thức khác nhau để ẩn giấu bút pháp của họ trong tạo hình của bức tranh, tìm dưới nét vẽ không để lộ những vết tích của thần công. Khi thưởng thức tác phẩm của họ, bạn sẽ nhìn không thấy bút pháp sáng tác của con người, nhưng có thể cảm nhận được sự biểu hiện tự nhiên của trạng thái âm dương hài hoà giữa các lớp màu. Vì vậy, người xem sẽ điều hòa hơi thở của mình một cách vô thức và hài hòa âm dương của chính mình, thực tế là vì trong các tác phẩm chính diện luôn có một sự điều hòa vô hình.

Ngày nay rất nhiều người hiểu ra một đạo lý: chính là một người nếu như biểu hiện bên ngoài rất kiêu ngạo, thì rất có thể nội tâm chân thật của họ rất yếu đuối, họ cần dùng sự kiêu ngạo bên ngoài để bù đắp cho sự yếu đuối trong tâm của họ nhằm đạt được sự cân bằng về tâm lý. Hội hoạ kỳ thực cũng có loại tình huống này: có người vẽ tranh biểu hiện rất có khí thế, có chủ kiến, khi cầm bút vẽ họ dùng một lực rất mạnh khiến tấm vải bức tranh sơn dầu phát tiếng bang bang, như thể muốn chọc thủng tấm vải bức tranh vậy, cầm bút vẽ bay tứ tung loạn xạ, thực tế đó chính là vì nội tâm của họ yếu đuối, bất ổn nên biểu hiện ra bên ngoài sự kích động bồn chồn. Loại biểu hiện bên ngoài này xem ra rất mạnh mẽ cứng cáp, kỳ thực là tà âm, ma tính của ý niệm ngông cuồng đang khởi lên. Người vẽ với nét vẽ lung tung, thông thường chính là người không làm chủ được tinh thần. Bề ngoài xem ra họ là một cá nhân có “chủ kiến” nhưng thực ra đó không phải là họ, mà là các nhân tố phía sau khống chế họ.

Do đó, nhiều người vẽ tranh thời nay nghĩ rằng phương pháp vẽ nguệch ngoạc rất tuyệt, có thể phản ánh sự hấp dẫn của cá nhân và giải toả căng thẳng trong nội tâm. Trên thực tế, đều là trí huệ không đủ, không thể nhìn nhận nghệ thuật từ một góc độ ngay chính. Chúng ta cần biết rằng những gì ở bên đó đều là trái ngược với bên này: ở bên đây vẽ loạn xạ tứ tung, bức tranh với chất liệu màu sắc thật đậm đặc thì tại bên kia không nhất định tồn tại những thứ có giá trị; bên này càng muốn thể hiện sự hấp dẫn của cá nhân, nhưng có lẽ ở bên kia càng không có phong độ. Ngược lại, những hoạ sĩ chú trọng sự hoà hợp của bút pháp, không truy cầu biểu hiện tự ngã thì ở bên này ngược lại có thể biểu đạt được tự ngã cao thượng của họ. Vậy thì còn có lý do nào mà chúng ta không nghiêm túc tuân thủ các kỹ pháp hội hoạ truyền thống để sáng tác?

Cảnh giới

Như đã nói ở trên, cho dù con người hiện nay vẽ tác phẩm theo kỹ pháp truyền thống thì đa số khi sáng tác đều thích dùng chất liệu màu đậm đặc, màu tối trong tranh của mình vì nó phù hợp với đặc điểm âm tính, đục bẩn nặng kết thành đất. Càng gần mặt đất, càng xuống thấp thì càng thích hợp với biểu đạt tình cảm và cảm xúc mãnh liệt của con người, kể cả thất tình lục dục. Vào thời cổ đại khi đạo đức và khiếu thẩm mỹ khác nhau, người ta thích sử dụng kỹ pháp sơn dầu nhiều lớp trong suốt nhẹ nhàng để đạt đến một cảnh giới nghệ thuật thanh cao, đây chính là điều mà thất tình lục dục của con người không thể tiếp thu được những đặc tính thăng lên thành trời của thiên dương như: dịu nhạt, mỏng manh, thưa thớt, trống không, nhẹ nhàng, trong suốt. Bạn cần biết rằng mục đích thế gian này được tạo ra không phải là để cho con người sinh sống một cách mù quáng trên Trái Đất, mà là khi thế gian được tạo ra chính là để trải đường cho các loại nhân tố có thể giúp con người quay trở về thiên quốc. Vì thế, Thần truyền kỹ pháp cho con người không chỉ là tay nghề hội hoạ, mà trong đó còn trực tiếp bao hàm rất nhiều nhân tố trên phương diện tu luyện, rèn luyện, đề cao tâm tính.

Một nguyên nhân quan trọng khiến cho kỹ pháp sơn dầu nhiều lớp của hội hoạ truyền thống bị dần mai một đi chính là nó tốn quá nhiều thời gian. Đối với các nhà hoạ sĩ hôm nay ôm giữ học thuyết “duy trì hiệu quả lợi ích”, họ đặt hiệu suất và lợi ích lên vị trí hàng đầu để suy xét, bởi vì loại kỹ pháp truyền thống này căn bản là không thể nào hái ra tiền. Tuy nhiên vào mấy thế kỷ trước, trạng thái tư tưởng của con người không phải như vậy. Khi đó, vì để thể hiện sự vĩ đại của các chư Thần, những nhà nghệ thuật với tấm lòng thành kính ngoan đạo thà dành nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật Thần thánh thiêng liêng trong trái tim họ. Tác phẩm “Sự tôn thờ con cừu thần bí” (“The Ghent Altarpiece” còn gọi là “Adoration of the Mystic Lamb”), từ khoảng năm 1415 bắt đầu khởi công, đến năm 1432 mới hoàn thành. Tác phẩm cặp cửa phù điêu bằng đồng mạ vàng tên “Cánh cửa thiên đường” (“Gate of Paradise”, tiếng Ý là “Porta del Paradiso”) của nhà điêu khắc Lorenzo Ghiberti, chạm khắc từ năm 1424 đến năm 1452, toàn bộ quá trình sáng tác kéo dài trong hai mươi hoặc ba mươi năm. Các nhà nghệ thuật đã dồn hết tâm huyết một đời của họ vào tác phẩm, họ sẵn sàng bỏ ra thời gian và công sức để chạm trổ công phu tỉ mỉ tinh tế, các loại hình tượng Thần Thánh mà họ thể hiện vô cùng hoàn mỹ, kỹ pháp tinh xảo cao siêu. Mà trong tâm mỗi người khi nhìn thấy tác phẩm cũng sẽ lưu lại hình tượng hoàn mỹ của các chư Thần, từ đó mà khởi lên tư tưởng tôn kính đối với các chư Thần, khiến cho con người kính lễ trời đất, lòng tràn đầy chính niệm. Chính niệm này cũng giúp cho con người cùng với các tầng thứ trên dưới trong tam giới có sự câu thông hài hoà tốt đẹp, năng lượng chính diện thông suốt tuần hoàn. Đối với các nhà nghệ thuật mà nói chính là đang làm một việc đại thiện, vậy thì trong quá trình sáng tác sẽ nhận được sự gia trì của chư Thần, quá trình sáng tác cũng chính là quá trình dần dần tu chân dưỡng tính, kỹ pháp cũng tự nhiên đạt được âm dương hài hoà, thiên nhân hợp nhất.

Ghi chú hình ảnh: Tác phẩm “Sự tôn thờ con cừu thần bí” (“The Ghent Altarpiece” còn gọi là “Adoration of the Mystic Lamb” của anh em hoạ sĩ Hubert và Jan Van Eyck), sáng tác từ năm 1415 đến năm 1432, kích thước toàn bộ đền thờ 343 x 440 cm, chủ đề bức hoạ được lấy từ Kinh Thánh Khải Huyền, ca ngợi lòng thương xót của chư Thần cứu độ chúng sinh vào thời kỳ mạt thế. Sự vận dụng kỹ pháp sơn dầu vẽ nhiều lớp phủ lên bức hoạ vô cùng xuất sắc cùng với đường nét tinh tế, tĩnh mịch và phong cách tả thực đã trở thành một trong những kiệt tác quan trọng nhất trong lịch sử hội hoạ sơn dầu.

Ghi chú hình ảnh: Tác phẩm phù điêu bằng đồng mạ vàng “Cánh cửa thiên đường” (Porta del Paradiso) của Lorenzo Ghiberti, chạm khắc từ năm 1424 đến năm 1452. Toàn bộ quá trình sáng tác kéo dài trong hai mươi ba mươi năm, biểu hiện mười cảnh trong Cựu Ước của Kinh Thánh.

Con người hiện đại trong xã hội ngày nay làm ra những thứ giả cổ điển tức là không còn vẽ Thần nữa, người ta trở nên bốc đồng, thích hoàn thành nhanh chóng theo văn hoá thức ăn nhanh. Thời gian dành cho tác phẩm càng ít thì tất nhiên chất lượng của nó càng kém, không khởi nổi thiện niệm của con người, khán giả xem rồi cũng không nhận được lợi ích nào và không có kết nối năng lượng tốt trong các tầng thứ với nhau. Trong hoàn cảnh nghệ thuật hiện đại, thông thường nếu các nghệ sĩ muốn đổi mới hoặc truy cầu cảm xúc cá nhân, họ rất dễ bị khống chế điều khiển tư tưởng bởi các linh thể biến dị và hậu quả sẽ càng tồi tệ hơn.

Tại sao lại bỏ đi việc sử dụng kỹ pháp cổ xưa? Nhìn bề ngoài là vì tư tưởng hiện đại nóng nảy không muốn rắc rối phiền phức và muốn biến mọi thứ trở nên đơn giản, nhưng trên thực tế có một lý do đằng sau của tư tưởng không muốn phiền phức, đó chính là nhân tố biến dị muốn con người quay lưng lại với những thứ và kỹ pháp mà Thần truyền lại, khiến cho con người mất đi mối liên hệ với các vị chính Thần trên thượng giới.

Từ góc độ lịch sử cảnh giới của các tác phẩm nghệ thuật mà nhìn, hầu hết là thế hệ sau không bằng thế hệ trước đó. Tuy rằng trên bề mặt là người ta đang không ngừng hoàn thiện kỹ pháp, nhưng thực ra cảnh giới nội tâm của họ lại càng ngày càng thấp. Điều này không thể tách rời với việc hạ thấp tiêu chuẩn tâm tính và sự trượt dốc quan niệm đạo đức của con người. (Đương nhiên đến biểu hiện cuối cùng của kỹ pháp cũng bị vứt bỏ, vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây). Kỹ pháp truyền thống tồn tại trên nền tảng văn hóa truyền thống, những kỹ pháp đó thể hiện văn hoá, lịch sử và truyền thừa, chứa đựng những tích luỹ của lịch sử. Hơn nữa, truy ngược lại những nhân tố vô cùng sâu xa còn liên quan đến kết cấu, phong cách, v.v. của đại khung vũ trụ rộng lớn, chúng đã bị khoa học hiện đại giới hạn tầm nhìn mà những điều này con người không thể hiểu được và không thể tưởng tượng được, vậy nên không thể thay đổi chúng theo ý muốn được. Con người ngày nay nói chung không có tiêu chuẩn chính thống của văn hóa Thần truyền để đo lường cái đẹp và cái xấu, tất cả đều chạy theo xu hướng trào lưu bất chính, các loại quan niệm biến dị liên tục hình thành trong xã hội, hôm nay thịnh hành như thế này, ngày mai thịnh hành như thế kia, người ta đều đang truy cầu theo nhiều thể loại phong cách, giống như chiếc lá bị cuốn theo chiều gió.

Ví dụ như bản thân một người không thể tự vực dậy chính mình, muốn đề cao thì nhất định cần phải có điểm tựa trên cao, về kỹ pháp chính là cần có một tài liệu tham chiếu. Đối với con người ngày nay mà nói, những tác phẩm truyền thống xuất sắc chính là tài liệu tham chiếu, là kỹ thuật tham khảo tuyệt vời nhất. Đặc biệt là hệ thống kỹ pháp thuần thục được hình thành ở châu Âu trong thời kỳ văn hoá Phục hưng đã được Thần hữu ý truyền lại cho con người. Khi vẽ tranh hay điêu khắc tỉ mỉ cụ thể, trước tiên người nghệ sĩ phải có khả năng tạo ra tác phẩm ở trình độ của các bậc tiền bối và sau đó mới tính đến việc làm thế nào vượt qua tài nghệ của bậc tiền bối ấy. Trên thực tế, thời đại hiện nay vạn ma xuất động, kỹ năng cơ bản không đủ, lại bị tư tưởng biến dị của người ngoài hành tinh chiếm giữ, trong một thời đại tràn ngập các trường phái hiện thực khác nhau và thị hiếu thẩm mỹ của tà giáo cộng sản, rất nhiều hoạ sĩ khi nghiêm túc đối diện với tấm vải trắng để vẽ, trạng thái đều là mơ màng, trong lòng không có ước tính.

Trên thực tế, nhiều thứ mà mọi người cho rằng có vẻ Tây, rất hiện đại, nhưng trong mắt Thần nhìn thì lại rất quê mùa. Vì sao? Vì đã đi chệch khỏi truyền thống rồi. Thần truyền là chính thống, trong khi đó những nhân tố tinh hoa trên cao tầng của Thần đã mất đi và những gì còn sót lại chỉ là những thứ của tầng thấp. Mà tầng lạp tử cấu thành tại thế gian con người này, trong mắt các vị Thần chính là bùn đất dơ bẩn. Sau khi không có những nhân tố thiện và chính của Thần tồn tại, thì nhân tố phụ diện của con người nơi đây sẽ đến làm chủ đạo, điều này khiến tôi liên tưởng đến những bức tranh tượng hình càng ngày càng u ám, tôn sùng “tông màu xám”. Bạn phải biết rằng tại phương Tây, chương mở đầu “Sáng Thế Ký” của Kinh Thánh có đề cập đến ánh sáng, vì vậy các hoạ sĩ phương Tây của các triều đại đều lấy ánh sáng làm mục đích chính trong tác phẩm của họ – ánh sáng tâm linh và ánh sáng trong thế giới của Thần. Dù là kỹ pháp làm trắng trên nền tối màu hay là vận dụng kỹ pháp sử dụng ánh sáng, bóng đổ và độ tương phản màu sắc để mang lại cho chủ thể cảm giác ánh sáng tốt hơn, tất cả đều nhằm miêu tả ánh sáng.

Nói đến tỷ lệ, kỳ thực là càng đi xuống dưới thì các nhân tố càng đối lập, chỉ cần lên trên một chút thì không có sự đối lập như vậy, thể hiện sự sai biệt và bất đồng vốn có, nhưng chúng lại có thể thống nhất lại với nhau. Vì vậy Raphael vận dụng màu sắc tươi sáng hài hoà và hệ thống hợp pháp (Unione) là điều mà nhiều thế hệ đều tôn sùng. Điều này không chỉ bởi vì người hoạ sĩ có tay nghề kỹ thuật cao, mà vì cảnh giới mỹ (thuật) học mà anh ta thể hiện cao hơn.

Tác phẩm mỹ thuật với cảnh giới nhất định nào đó thường có năng lực thể hiện ý cảnh rất tốt, ý cảnh được sinh ra là vì bản thân nó có vẻ đẹp cấu trúc bên trong không gian khác, nếu không thì không thể gọi là “cảnh”. Trong kỹ pháp hội hoạ, các thủ pháp xử lý nghệ thuật bao gồm chọn lọc, khái quát, hư thực và tinh chọn cho các phần khác nhau của các đối tượng được vẽ, cũng chính là vì có sự bổ sung ý tưởng mà hoạ vị mới có thể được phản ánh ra. Điều này hoàn toàn khác với việc tuỳ tiện chụp một tấm ảnh chu toàn mọi mặt.

Giảng tại tầng cao hơn, sáng tác nghệ thuật cần phải chiểu theo sự chỉ đạo của Pháp, dùng chủ ý thức, chính niệm làm chủ đạo, trong quá trình phản bổn quy chân mà quay trở về chân ngã, bản ngã để sáng tác, biểu đạt ra được vẻ đẹp thần thánh của nghệ thuật. Vì thế, những gì các nhà nghệ thuật thể hiện thực sự là hình ảnh phản chiếu từ trong tâm của chính tác giả, trong tác phẩm bao hàm tín tức của chính họ. Và nhà nghệ thuật tu luyện thành công không chỉ hoàn thành các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện tại không gian bên ngoài, mà những người ở trên cao tầng tại các thời không khác cũng đã thành tựu thế giới riêng của họ. Hoạ sĩ có tầng thứ cao thì năng lượng trên tay cũng rất lớn, mỗi một nét bút vẽ màu đều tràn đầy năng lượng tiến nhập vào, các tầng khác nhau trong bức tranh đều có thể tạo ra các tầng trời đất khác nhau, bản chất của bức tranh đều đang phát sinh biến hoá. Ngay cả vật liệu cơ bản như giấy vẽ, vải canvas, bảng vẽ đều sẽ bị đánh thức, trở thành trạng thái của sinh mệnh siêu thường. Đây không chỉ là vấn đề của kỹ thuật mà còn là sự tu dưỡng. Trong đó cũng yêu cầu công của người nghệ sĩ tu luyện có thể vượt qua và bao phủ rất nhiều tầng thời không, thiện niệm từ bi của vị ấy có thể phổ chiếu đến các sinh mệnh và chúng sinh trong những thời không đó.

Nhà hoạ sĩ với cảnh giới cao có thể vẽ ra tác phẩm rất sinh động, biểu hiện chính xác thần thái của nhân vật trong tranh. Vì sao? Bởi vì danh từ “thần thái” này có liên quan đến trạng “thái” của “Thần”. Cũng chính là nói người tu đến cảnh giới rất cao, tu xuất ra đại trí huệ có thể chân chính hiểu rõ thấu đáo bản tính của chúng sinh, có thể thông qua bề mặt mà hiểu rõ cần mô tả như thế nào trạng thái tư tưởng của người đó tại các tầng không gian cao hơn khác nhau. Nếu không đạt đến cảnh giới này thì không cách nào nắm vững sâu sắc bản tính đặc trưng của sinh mệnh, tác phẩm vẽ ra cũng khó mà xuất thần tuyệt diệu. Nếu như chủ đề tác phẩm cần thể hiện là Thần thì khi không thể hiểu rõ cảnh giới nội tại của Thần, dù người đó với kỹ thuật tốt đến mấy thì cũng không vẽ được thần thái, khí chất của Thần, không thể biểu đạt được vẻ đẹp mỹ hảo, từ bi, trang nghiêm và thần thánh của Thần. Người ta thường nói vẽ tranh cần vẽ giống như thật, đây là yêu cầu “chân” trong tầng Pháp này. Ở tầng cao hơn, vẽ chân thật không chỉ cần vẽ giống với không gian này, mà còn các yếu tố ở các tầng không gian thâm sâu hơn như là hơi thở, ý vị, nội hàm, v.v. được biểu lộ trên bề mặt bức tranh cũng cần vẽ chúng chân thật không giả tạo, điều này phụ thuộc vào sự tu dưỡng của tác giả.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238454

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (1)https://chanhkien.org/2023/01/tro-ve-co-che-cua-my-thuat-chinh-thong-1.htmlSat, 21 Jan 2023 06:43:29 +0000https://chanhkien.org/?p=29577Tác giả: Arnaud Hu [ChanhKien.org] Làm thế nào để đi cho chính trên con đường nghệ thuật? Đây là câu hỏi thường gặp của tất cả các nhà nghệ thuật, những người tư tưởng thanh tỉnh làm trong công tác nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật. Tuy nhiên, bởi vì con người […]

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Arnaud Hu

[ChanhKien.org]

Làm thế nào để đi cho chính trên con đường nghệ thuật? Đây là câu hỏi thường gặp của tất cả các nhà nghệ thuật, những người tư tưởng thanh tỉnh làm trong công tác nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật. Tuy nhiên, bởi vì con người đang ở cõi mê, đặc biệt là ngày nay tràn ngập các trường phái lý luận hiện đại và các loại tiêu chuẩn đo lường trong giới nghệ thuật đã khiến cho mọi thứ trở nên hỗn loạn khó hiểu. Nhiều nhà nghệ thuật mong muốn theo đuổi con đường trở về với truyền thống cũng đang đau khổ vì không tìm thấy lối thoát. Thông thường họ rất dễ bị mê hoặc bởi hoàn cảnh nghệ thuật đã bại hoại của con người ngày nay, vô thức làm ra những tác phẩm nửa biến dị nửa truyền thống của trường phái hiện đại, kết quả sự việc hoàn toàn trái ngược với ước nguyện ban đầu của họ. Dưới đây tôi sẽ thảo luận về sự hiểu biết của khía cạnh này bằng cách lấy nghệ thuật truyền thống của các đối tượng phương Tây làm ví dụ. Do bài viết hạn chế, tôi sẽ chỉ tập trung nói về hội hoạ, các phương diện khác có thể suy luận tương tự theo cách này. Bài viết này chỉ là vài ý gợi mở phương hướng quay về nghệ thuật chính thống, mọi người đều có thể thông qua đó mà giao lưu chia sẻ.

Tuần hoàn

Cổ nhân có câu “Thiên đạo tuần hoàn”. Dĩ nhiên, hôm nay có rất nhiều người cho rằng đó là dùng cổ văn để nói về thuyết vật chất tuần hoàn của tự nhiên theo lý giải của khoa học, ví dụ như hiện tượng nước trên mặt đất sau khi bốc hơi lên trời sẽ tạo thành mây, sau đó lại biến thành mưa rơi xuống đất tích tụ trở thành nước. Người xưa hiểu sâu rộng hơn, nói về thiện ác báo ứng, nhân quả luân hồi, âm dương hoà hợp v.v. Kỳ thực, những điều này đều là thể hiện khác nhau của thiên đạo tuần hoàn tại các tầng thứ khác nhau. Như vậy hệ thống tuần hoàn ở phạm vi rộng lớn hơn sẽ có mối quan hệ tương ứng giữa tầng cao và tầng thấp trong vũ trụ, cùng với sự truyền tải năng lượng và cơ chế vận hành thăng lên hoặc giáng xuống của sinh mệnh. Nói một cách đơn giản, chính là thế gian có cái gì, thì trên thượng giới sẽ có những thứ tồn tại đối ứng tại các tầng thứ khác nhau tương quan với chúng ta, như sinh mệnh, Thần hoặc nhân tố nào đó và có mối liên hệ chặt chẽ mật thiết giữa các tầng thứ với nhau.

Như vậy trên thế gian có nghệ thuật, chẳng hạn như mỹ thuật, chúng cũng đồng dạng tuân theo cơ chế tuần hoàn tại mọi hướng ngang dọc của thời không, đều là có đối ứng với thượng giới. Nếu như mỹ thuật là một sinh mệnh, thì sự tuần hoàn của nó giống như vòng chu thiên của chúng ta, mỗi một dòng chảy tuần hoàn chính là kinh mạch của mỹ thuật, có dòng năng lượng lưu thông trong đó, để duy trì sức khoẻ và sức sống của sinh mệnh. Giả sử như vòng tuần hoàn bị gián đoạn, thì sinh mệnh và vật chất đó không được bổ sung năng lượng sẽ cạn kiệt và dẫn đến diệt vong. Đồng thời, bản thân sinh mệnh cũng có những chu kỳ và sự trao đổi năng lượng với các yếu tố bên ngoài khác nên nếu nơi này có trục trặc ở một mắt xích nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt. Lấy một ví dụ đơn giản nhất: Nếu như trên thế gian không có mỹ thuật, thì hầu như mọi ngành nghề đều sẽ bị ảnh hưởng và nhận phải sự xung kích tác động. Giống như câu thành ngữ: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn” (Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu) chính là tầng hàm nghĩa này.

Mọi người đều biết “Văn hoá thần truyền”, “Nghệ thuật thần truyền”, ý nghĩa từ trên mặt chữ chính là nghệ thuật do chư Thần truyền cấp cho con người, tuy nhiên nó lại không hề giống với suy nghĩ thông thường của chúng ta chỉ là sự truyền thụ một tri thức hoặc kỹ thuật nào đó là xong. Bởi vì vạn sự vạn vật đều có linh, nghệ thuật trong phạm vi tương đối hồng đại của thời không đều có hình thức tồn tại, ý thức và cơ chế tồn tại khác nhau của nó. Ví dụ con người trong quá trình sáng tác nghệ thuật có thể phù hợp với yêu cầu nghệ thuật của Thần, trong đó bao gồm cả yêu cầu của Thần đối với cảnh giới đạo đức cao thượng và vận dụng xuất sắc kỹ pháp mà Thần cấp cho con người, thậm chí phù hợp với tiêu chuẩn Thần tính tại một tầng thứ nhất định, thì người nghệ sĩ này có thể dưới sự trợ giúp của Thần mà tiến nhập vào thể hệ tuần hoàn của nghệ thuật, nhận được năng lượng đến từ vũ trụ, nâng cao bản thân. Lúc này một bộ cơ chế nghệ thuật đã được đề cao sẽ biểu hiện xuất lai, sinh ra tác dụng tương tự như tu luyện, chính là sự thăng hoa của một người, khiến họ đạt đến cảnh giới cao hơn.

Những kiệt tác xuất sắc phù hợp với yêu cầu của Thần có thể phát phóng ra năng lượng chính diện, người thưởng thức, khán giả khi ngắm nhìn thưởng thức tác phẩm này sẽ nhận được năng lượng chân chính, từ đó mà tư tưởng đạt được tịnh hoá, cũng có thể giúp họ đề cao đạo đức. Sau khi nhân tâm được quy chính thì con người sẽ không dễ dàng làm việc xấu, vậy thì họ sẽ ít tạo nghiệp hơn, do đó nhân tố hoàn nghiệp của họ cũng sẽ ít đi, họ sẽ bớt tai nạn hơn, thân thể khoẻ mạnh, mọi sự đều thuận lợi. Nếu như trong xã hội người người đều như vậy, thì sẽ khiến cho thiên hạ thái bình, muôn dân được bình yên, hình thành một vòng tuần hoàn lành mạnh tốt đẹp. Đây chính là những tác phẩm tốt đẹp ở thế gian con người thể hiện ra lực lượng chính diện.

Tuy nhiên nếu là tác phẩm xấu xí hoặc biến dị, thì sẽ xuất hiện tình huống tương phản ngược lại. Tín tức mà người xem nhận được là những thứ xấu xa, tà ác, băng hoại hoặc biến dị đạo đức, thì khi đó họ rất dễ dàng nghĩ đến việc xấu, và đi làm việc xấu, tạo nghiệp càng nhiều thì sau đó họ sẽ đối diện với các dạng các loại tai nạn, bệnh tật liên tiếp xuất hiện không ngừng, thậm chí sẽ còn xuất hiện những sự việc xấu hơn nữa, nếu quần thể người ở diện tích lớn đều như thế này, thì chính là thiên tai nhân hoạ liên tiếp, thậm chí hoàn toàn bị hủy diệt triệt để. Đồng thời người xem càng nhiều, nhóm người bị tác giả này làm ô nhiễm càng lớn, theo đó nghiệp mà tác giả này tạo ra càng lớn. Vì vậy từ một ý nghĩa nào đó mà giảng, người nghệ sĩ thậm chí có thể lèo lái khống chế sinh tử của con người (trong đó cũng bao gồm bản thân chính ông ta). Những bức bích họa Pompeii chẳng phải đã minh chứng cho điều này hay sao?

Như vậy, đã liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng, chư Thần có thể cho phép con người vô tư làm loạn hay sao? Đương nhiên khi Thần truyền cấp nghệ thuật cho con người đã suy xét đến nghệ thuật cuối cùng sẽ được dùng trong Chính Pháp, bởi vì tất cả những gì trong tam giới đều là vì Chính Pháp mà được tạo nên. Vì vậy cần phải làm như thế nào mới phù hợp yêu cầu của Thần, nó tuyệt đối không phải là chiểu theo suy nghĩ tính cách của chúng ta, thích sáng tác như thế nào thì sáng tác như thế đó.

Trường phái

Cũng giống như lạp tử lớn được cấu tạo từ các lạp tử nhỏ, hệ thống mỹ thuật to lớn cũng đối ứng với các thiên thể khác nhau, do các thế giới khác nhau tổ hợp thành. Trên thế giới cũng có nhiều nhánh nghệ thuật, chỉ riêng trong một môn hội hoạ trong lịch sử cũng có trường phái hội hoạ này, trường phái hội hoạ kia. Tại cao tầng, những kỹ pháp của các trường phái khác nhau chính là những điều được đưa từ trên thiên thượng xuống, chúng đối ứng với nghệ thuật khác nhau trong thiên thể của các vị Thần, cũng đại biểu cho ý chí của chư Thần – Thiên thượng muốn con người vẽ như thế này.

Cần phải chỉ ra rằng trường phái mà chúng ta đề cập đến là các trường phái đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, và những trường phái nghệ thuật chính thống đối ứng với chính Thần trên thượng giới, không bao gồm các dạng các loại biến dị bắt đầu xuất hiện của trường phái ấn tượng (Impressionnisme), những thứ trường phái “nghệ thuật” hiện đại không được chính Thần thừa nhận. Đương nhiên, nghiêm khắc mà nói, cho dù là trường phái hội hoạ được Thần thừa nhận vẫn có một số là đồ cặn bã. Bởi vì trong thế gian con người luôn có tồn tại nhân tố hai mặt chính phụ, đồng thời lần này khi nghệ thuật được truyền cấp cho con người thì đại khung đã rơi vào thời kỳ của giai đoạn diệt vong, cuối cùng muốn được quy chính thì phải dựa vào lực lượng của Chính Pháp. Cũng chính là nói, tách rời những thứ phụ diện và cặn bã này ra, từ ý nghĩa chính mà nhìn, trường phái hội hoạ trên cơ bản vẫn là thuộc về phạm vi chính thống.

Sự xuất hiện của các trường phái nghệ thuật cũng không phải đơn giản là sản phẩm của tự nhiên. Tại thế gian con người, các trường phái nghệ thuật khác nhau thông thường xuất hiện trong một khu vực cụ thể, một nhóm người cụ thể cùng một khoảng thời điểm cụ thể, và các yếu tố liên quan đến các không gian khác nhau là rất lớn và nhiều, và độ phức tạp là không thể diễn tả được. Ví như ở trên định xuống châu Âu vào mấy trăm năm trước tại một nơi nào sẽ xuất hiện một trường phái hội hoạ nào, vào thời điểm này không chỉ một số vị Thần cần phải hạ thế chuyển sinh thành các hoạ sĩ đại diện của trường phái hội hoạ đó để hoàn thành một số kiệt tác, kiến lập nên phong cách, kỹ pháp, lý luận v.v. cho trường phái đó, mà trong tam giới cơ chế vận hành của thiên địa nhân tại mỗi một tầng thứ cũng cần phối hợp điều chỉnh theo những biến hoá tương ứng, bao gồm các hiện tượng chiêm tinh trên trời, đối lưu đất khí, cùng với sự chuyển sinh của rất nhiều sinh mệnh đến nhân gian tại mọi phương diện đều cần an bài theo đó mà phối hợp. Dưới sự vận hành chỉnh thể này, sự hứng thú của công chúng và nội dung nói chuyện trong những lúc thư giãn rảnh rỗi của họ sẽ thay đổi, con người tại thế gian mới sẽ xuất hiện một thị hiếu thẩm mỹ mới, tiếp thu và thưởng thức phong cách của trường phái hội hoạ này và những đặc điểm kỹ pháp của nó.

Vì vậy, trên bề mặt là con người tại thế gian hình thành nên một trường phái truyền thống, mà trên thực tế là các vị Thần khác nhau căn cứ vào an bài trên thượng giới, tại các tầng thứ không gian khác nhau cũng kiến tạo nên một bộ cơ chế nghệ thuật tương ứng, trong đó bao gồm một số nhân tố cụ thể giúp sinh mệnh làm thế nào để đạt được đề cao trong nghệ thuật. Nếu không có những cơ chế này, sẽ không thể hình thành nên phong cách hội hoạ tổng thể của nhóm các nhà hoạ sĩ bên dưới đó, hơn nữa dân chúng cũng sẽ không biết thưởng thức được loại phong cách hội hoạ này. Bởi vì khi đó bản thân họ tại mỗi một tầng, sẽ không có cơ chế đối ứng để tiếp thu năng lượng lan toả của trường phái nghệ thuật này; cũng như không cách nào kết nối và câu thông loại năng lượng giữa người với người, cũng khiến cho nó không thể câu thông với nhóm người thuộc trường phái này để vận hành dòng chảy kinh mạch tương tự như vòng tuần hoàn chu thiên, điều này dẫn đến không cách nào hình thành trường năng lượng nội trong tam giới và tại thế gian. Nếu mỗi một tầng diện đều bài xích và không tiếp nhận nó, thì trường phái này sẽ không thể hình thành. Để một nền văn hóa tồn tại được trong thế giới loài người, cần có sự tham gia của tất cả các vị thần trong và ngoài tam giới cùng nhau vận hành. Tại tầng thứ cao hơn mà nhìn chính là đã được an bài như vậy. Đồng thời những điều này trong lịch sử được bảo tồn lưu lại, thì sẽ tiến nhập vào cơ thể của mỗi một người, hình thành một tầng thời không, thể hiện trong con người chính là một loại ý thức và văn hoá tập thể, giúp cho con người hiểu được cách vận dụng loại thẩm mỹ chính thống này. Vì vậy các trường phái nghệ thuật có thể lưu lại đều là không đơn giản, tuyệt đối không chỉ là một nhóm người nhất thời hưng khởi cùng may mắn đúng lúc mà làm ra được. Chúng ta cần biết rằng, người ngoài hành tinh không có thẩm mỹ và nghệ thuật của con người, họ chỉ có thể hiểu về mặt kỹ thuật cấu tạo vật chất của cơ thể và bề mặt, nhưng họ không có khái niệm về nghệ thuật thẩm mỹ của con người. Cũng chính là nói, thẩm mỹ là một loại năng lực khá cao mà Thần ban tặng cho con người, nếu như không có các loại kết cấu nhân thể đối ứng với cao tầng được Thần tạo nên, không có các nhân tố được Thần ban cho thì sẽ không có loại cảm giác và khái niệm đó.

Khi các nhà nghệ thuật chuyển sinh đến thế gian kiến lập nên các trường phái làm những việc cụ thể thì họ có thể không ý thức được bản thân họ mang theo sứ mệnh mà đến, hoặc là trong lúc vô ý mà đặt định nên hoặc phát triển một kỹ thuật cùng phong cách nào đó, tuy nhiên kỳ thực trên thiên thượng và tại mỗi tầng tầng không gian từ lâu đã an bài một cách hệ thống và định rõ vị trí, vì vậy rất nhiều thứ là không thể tùy ý cải biến. Dù là từ góc độ con người mà nhìn, các tác phẩm hội hoạ truyền thống cũng không chỉ là vẽ cho thật giống hình tượng nhân vật nào đó thì được gọi là truyền thống. Bình thường những ai đã tiếp xúc với bậc thầy hội hoạ truyền thống sẽ đều phát hiện, các tác phẩm của các trường phái hội hoạ khác nhau có ý vị mỹ thuật khác nhau, chúng tôi gọi là “Hoạ vị” (hương vị hội hoạ). Mà sự ra đời của hoạ vị này là sản phẩm trực tiếp của kỹ pháp hội hoạ và phong cách của trường phái đó. Nói cách khác, nếu như không sử dụng thủ pháp xử lý đặc thù vốn có của trường phái này, nếu như họ dùng ánh sáng, màu sắc, và kỹ thuật vẽ theo thói quen, thì hình thể tác phẩm mà họ vẽ ra dù rằng vẽ rất tốt thì cũng rất khó để họ vẽ ra được hoạ vị độc đáo. Vì vậy hội hoạ truyền thống xác thực yêu cầu cần chú ý đến nét chân thực của bức tranh, nhưng nếu chỉ lo chú ý đến năng lực tạo hình cũng không mang ý vị là quay về truyền thống, nói thẳng ra chính là vẽ người giống người, vẽ cây giống cây cũng không nhất định chính là truyền thống. Tình huống ở bên ngoài trường phái này gọi là “Bất nhập lưu”.

“Bất nhập lưu” có khái niệm là gì? “Nhập lưu” vốn là một danh từ đến từ tu luyện Phật giáo, được phiên dịch từ tiếng Phạn Srotāpanna, chỉ người tu luyện tâm tính không ngừng đề cao, đạt đến quả vị thấp nhất trong tứ quả khổ hạnh của những người tu luyện Phật giáo, biểu thị bước đầu tiến nhập thành Thánh nhân. Về sau, danh từ này trong lịch sử dần dần trở thành một từ vựng Hán ngữ phổ thông. “Bất nhập lưu” trong mỹ thuật mà giảng chính là không có tài nghệ và tâm tính về phương diện mỹ học tương ứng, không thể tuân theo cách dạy truyền thống, ngay cả cánh cửa của các trường phái cũng chưa bước tiến vào.

Cũng chính là nói, nếu muốn quay về truyền thống thì cần phải nghiêm túc tuân theo truyền thống. Bởi vì không phải muốn nghĩ đến truyền thống liền trở về truyền thống một cách dễ dàng. Các kỹ pháp truyền thống, quy trình truyền thống, tư tưởng truyền thống v.v. trong sáng tác cụ thể, dưới cái nhìn của con người chính là kết tinh của trí huệ cùng kinh nghiệm tích lũy của bao nhiêu thế hệ đã trải qua trăm nghìn năm của các nhà nghệ thuật với thiên phú siêu phàm. Đứng tại không gian khác mà nhìn đó là được mang đến từ trên thiên thượng, trong quá trình lịch sử Thần không ngừng ban cho mỗi một thế hệ các nhà nghệ thuật linh cảm, tập kết lại cảm hứng cho họ, không phải từ không trung mà mò mẫm ra được. Vì vậy, không thể hoàn toàn dựa vào cảm giác để vẽ, chạy theo cảm giác để vẽ thì sẽ vẽ không ra gì. Các trường phái khác nhau xuất hiện rất nhiều bậc thầy, họ đều tuân thủ theo yêu cầu đặc điểm của trường phái đó mà vẽ. Mà hôm nay rất nhiều người kém rất xa so với trình độ tiêu chuẩn bậc thầy, họ lại muốn tùy tiện cải biến phương pháp vẽ để làm ra nghệ thuật cao cấp hơn, đây không phải là một trò đùa sao?

Khác với hội hoạ phương Đông mang tính dân tộc, trong an bài của Thần, hội hoạ phương Tây vốn mang đặc điểm rộng lớn của thế giới. Ví dụ dùng phương pháp hội hoạ Trung Quốc và hội hoạ phương Tây cùng vẽ một người, thì hình dáng của hai bức tranh đều đồng dạng chuẩn xác, người ta vẫn sẽ cảm thấy bức tranh của phương Tây với đặc điểm quang ảnh đầy đủ phù hợp với thói quen thị giác của con người hơn, càng chân thật hơn. Đặc điểm này khiến cho rất nhiều dân tộc đều có thể tiếp thụ, cùng với sự truyền rộng của văn hoá phương Tây mà nó được phổ biến trên khắp thế giới. Điều này có quan hệ đến trình độ cao của mỹ thuật phương Tây. Do nhân tố tại tầng thứ rất cao khiến trọng điểm của nghệ thuật phương Tây đặt tại kỹ pháp, hình thức biểu hiện của không gian bề mặt, mà nhân tố cao tầng này lại rất khó mà nhận thấy được bởi vì đặc điểm nổi bật của nghệ thuật phương Tây đều đã được biểu hiện ra bên ngoài, không giống như hội hoạ Trung Quốc vừa bắt đầu liền đi sâu vào ý cảnh thâm sâu bên trong, vừa nhìn vào sẽ khiến người ta cảm giác được nhân tố thượng giới nổi bật của nghệ thuật văn hoá phương Đông. Kỳ thực nghệ thuật phương Tây không hề giống với khoa học phương Tây ngày nay từ một trạng thái không có gì mà phát triển lên, mà là được kế thừa xuyên suốt từ bối cảnh nghệ thuật của một số nền văn minh trước, tuy rằng trong đó có thời kỳ đã bị gián đoạn, nhưng khởi điểm phục hưng là rất cao. Bởi vì đây cũng là bước cuối cùng của ngày hôm nay, Thần đã hữu ý an bài sau khi nền văn minh phương Tây thời kỳ trước kết thúc, thay vì phá vỡ bối cảnh mạch lạc của nghệ thuật, nó được phong tồn lại, bước vào trạng thái ngủ đông, sau đó dùng hình thức khai quật di tích văn hoá mà đem nó phát hiện ra, dựa theo đó làm tài liệu tham khảo và cơ sở quan trọng giúp phục hưng những kỹ năng nghệ thuật của con người, đồng thời cho phép con người quay trở lại con đường trước đây trong việc kế thừa nghiên cứu học thuật có hệ thống, và từng bước vươn tới một tầm cao nghệ thuật hoàn thiện hơn trên cơ sở của các bậc tiền bối. Con đường mỹ thuật phương Tây có nguồn gốc tương đối sâu xa, vốn mang tính học thuật và có một hệ thống vượt trội hơn kỹ năng mỹ thuật của các dân tộc khác, kỳ thực là vì để cho Chính Pháp hôm nay và tương lai sau này, đây cũng chính là một trong những sứ mệnh của lịch sử dân tộc phương Tây.

Do đó, tất cả những điều này mang lại cho hội họa phương Tây một sức chứa đáng kể, tính ổn định phi thường và nội hàm bao la, có thể dung nạp và hoà tan những xung kích văn hoá đến từ bên ngoài. Trong lịch sử hội hoạ châu Âu chúng ta có thể nhìn thấy các yếu tố nghệ thuật rất khác nhau như chủ đề Trung Quốc, chủ đề Ai Cập, chủ đề Thổ Nhĩ Kỳ, v.v., tuy nhiên bản thân hệ thống kỹ pháp và đặc sắc nghệ thuật của hội hoạ phương Tây không hề thay đổi chút nào. Tranh sơn dầu vẫn là tranh sơn dầu, chúng cũng không biến thành các loại và hình thức hội hoạ khác như hội hoạ Trung Quốc hoặc Ai Cập cổ đại, v.v. Điều này cho thấy hệ thống kỹ pháp nghệ thuật phương Tây vốn có năng lực kế thừa và cơ chế tịnh hoá bản thân ưu việt, cũng giống như thiên nhiên có thể khởi tác dụng nhất định tự động thanh lọc nước và không khí trong chu trình tuần hoàn. Trước cách mạng công nghiệp, con người vốn hít thở không khí trong lành, uống nước trong sạch tinh khiết. Nhưng nếu ô nhiễm là sản phẩm biến dị của khoa học, thiên nhiên không thể chịu đựng được, cũng như không thể thanh lọc theo chu trình, hết thảy đều sẽ bị huỷ hoại và hủy diệt.

Nghệ thuật cũng giống như vậy. Vốn dĩ nó có nguồn gốc rất xa xưa ở thượng giới, vượt qua rất nhiều phạm vi của thời không, theo lý mà nói nó vốn có sức chứa văn hoá đáng kể đảm bảo rằng nó không thể bị phá hoại từ bên ngoài, nhưng sự hỗn loạn trong nghệ thuật ngày nay là do tác động từ bên trong. Ma quỷ làm loạn giới nghệ thuật tại thế gian dẫn đến các nhân tố vật chất biến dị tại hạ giới bị thượng giới sau khi hấp thu có khả năng ăn mòn đục ruỗng dị hoá các nhân tố trên thượng giới, tạo thành sự phá hoại càng lớn. (Liên quan đến vấn đề biến dị của nghệ thuật hôm nay xin quý vị độc giả tham khảo bài viết “Mạn đàm mỹ thuật đương đại“)

Có không ít người cho rằng bản thân họ đang làm nghệ thuật hiện thực, không cùng loại với phái hiện đại. Tuy nhiên trong phái hiện đại cũng có loại hội hoạ tượng hình, cũng có những loại tranh vẽ là miêu tả hiện thực, thậm chí vẽ rất giống thực. Tuy nhiên, hội họa tượng trưng theo phái hiện đại cũng không phải là truyền thống. Bởi vì sáng tác nghệ thuật là sự mở rộng và diễn hoá năng lượng tinh thần từ bên ngoài của tác giả, nên một người vốn mang theo tư tưởng hiện đại bên trong thì không thể sáng tác ra những tác phẩm truyền thống thực sự. Do bản thân mỹ thuật chính là thể hiện của những điều thuộc về tinh thần, nên điều quan trọng hơn là đảm bảo rằng các nhà nghệ thuật sẽ không bị tha hóa bởi ý thức phái hiện đại.

Lịch sử đi cho đến ngày hôm nay, không những hội hoạ tả thực hiện đại từ trên cơ bản đã buông bỏ đi kỹ nghệ truyền thống chân chính, mà ngay cả những trường phái truyền thống truyền lại cho đến hôm nay kỳ thực cũng đã không còn là truyền thống rồi. Kỹ pháp của các trường phái không còn hiểu được ý vị của kỹ pháp. Nếu như nó đã không còn tốt trong một hoàn cảnh rộng lớn, thì giống như dòng sông tiến vào sa mạc dần dần trở nên khô cạn. Có một cách để khôi phục truyền thống, cách này cần phải có sự chỉ dẫn của Pháp, từ trên lý niệm chính thống mà tìm trở về căn nguyên của nó.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238454

The post Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>