mạn đàm chữ số | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Mạn đàm Chữ số (4)https://chanhkien.org/2025/04/man-dam-chu-so-4.htmlMon, 14 Apr 2025 04:56:52 +0000https://chanhkien.org/?p=37120Tác giả: Quá Khách [ChanhKien.org] “Tứ” (四, số bốn) trong Giáp cốt văn sớm nhất được viết là bốn đường gạch ngang, “nhất” (一, số một) thêm “tam” (三, số ba) thì thành “tứ”, chính là vạch bốn đường, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc mới trở thành hình dạng như hiện tại. Trong thuật […]

The post Mạn đàm Chữ số (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Quá Khách

[ChanhKien.org]

“Tứ” (四, số bốn) trong Giáp cốt văn sớm nhất được viết là bốn đường gạch ngang, “nhất” (一, số một) thêm “tam” (三, số ba) thì thành “tứ”, chính là vạch bốn đường, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc mới trở thành hình dạng như hiện tại. Trong thuật số, nó đại biểu cho phương Đông, thuộc hành Mộc, là quẻ Chấn trong Bát quái, tượng trưng cho sự dao động bất an, biến động mạnh mẽ.

Đối với những bằng hữu có nghiên cứu Chu dịch, Bát quái có thể phát hiện rằng, điều chúng ta áp dụng là phương vị trong Tiên thiên số và Hậu thiên Bát quái. Đây là kinh nghiệm thuật số ứng dụng được tổng kết từ thực tiễn trong mấy ngàn năm nay. Có lẽ người xưa cũng không biết vì sao làm như vậy thì có thể dự đoán chính xác, mà nếu không làm thế thì chẳng còn linh nghiệm.

Bát quái gồm có Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Tiên thiên Bát quái thuộc về trạng thái tương đối tĩnh chỉ của âm dương vị giao (âm dương không tương tác lẫn nhau), được xem là khung sườn lý thuyết mang tính cơ sở, giống như nền móng của tòa nhà cao tầng lớn. Hậu thiên Bát quái thuộc về trạng thái hoạt động sinh ra do âm dương tương giao (âm dương tác động tương hỗ), giống như phần trên mặt đất mà có thể nhìn thấy được của tòa lầu lớn.

Đất có tứ phương chính (bốn hướng chính), một năm có tứ quý (bốn mùa), đó là định số của trời đất. Nhận thức của người xưa đối với trời đất là ‘trời tròn đất vuông’, đứng tại mặt đất nhìn trời, thấy trời tựa như một cái nắp nồi lớn úp lên mặt đất. Mặt Trời, Mặt Trăng trên trời cũng đều là hình tròn. Vậy nên, họ tin rằng trời là hình tròn, còn đất là hình vuông. Đừng nghĩ rằng người xưa thiếu hiểu biết như vậy. Quan niệm ‘trời tròn đất vuông’ không phải là lý thuyết Trái Đất phẳng, mà là một loại tư tưởng triết học của người xưa, đất vuông không phải là chỉ mặt đất có hình vuông, mà là đồng ruộng trên Trái Đất phải chia thành hình vuông, sân trong nhà phải xây theo hình vuông, như vậy mới không lãng phí.

Làm sao chứng minh được người xưa không nghĩ rằng Trái Đất là hình vuông? Tăng Tử thời Xuân Thu từng nói: “Như thành thiên viên nhi địa phương, tắc thị tứ giác chi bất yểm dã”, ý tứ là, nếu quả thật trời là tròn, đất là vuông, thì đã không che hết được bốn góc. Sau đó Tăng Tử giải thích thêm: “Thiên đạo viết viên, địa đạo viết phương”, ý rằng ‘trời tròn đất vuông’ chỉ là nói thuộc tính của trời và đất vậy.

Vào thời Đông Hán, Trương Hành đã phát triển thuyết Hồn Thiên. Mô hình cơ bản là: “Cả bầu trời như quả trứng gà, Trái Đất như lòng đỏ trứng, tồn tại đơn độc bên trong bầu trời”. Đồng thời, ông cũng tin rằng: “Vũ chi biểu vô cực, trụ chi đoan vô cùng” (không gian là vô tận, thời gian là vô cùng). Cũng chính là nói, trời giống như quả trứng gà lớn vô cùng, đất giống như lòng đỏ trứng kích thước hữu hạn. Từ cách nói này cho thấy rõ rằng người xưa tin rằng Trái Đất có hình cầu.

Tất nhiên, thời nào cũng luôn có người hồ đồ, vào lúc đó cũng có rất nhiều người dựa vào cách nói của người xưa được lưu truyền lại mà nhìn nhận rằng Trái Đất là hình vuông, cũng giống như những người theo thuyết âm mưu ngày nay vẫn cố chấp tin rằng thuyết Trái Đất phẳng là đúng. Các vệ tinh thăm dò đã được phóng lên trời nhiều năm rồi, họ đơn giản là không muốn thừa nhận điều đó, chỉ tin rằng sự thật đang bị che giấu bởi tổ chức có ý đồ riêng nào đó, cho rằng đó là âm mưu. Mãi đến thời Đường Huyền Tông, hòa thượng Nhất Hạnh dựa trên quan sát thiên văn mà lập ra bộ Đại Diễn lịch làm lịch pháp chính thức, từ đó thuyết Hồn Thiên mới được công khai thừa nhận.

Trong văn hóa cổ, chữ “tứ” (四) này cũng hiển hiện ở khắp mọi nơi, ví như các thành ngữ thường là bốn chữ hợp thành một câu. Tất nhiên không phải tất cả đều là câu bốn chữ, nhưng đại đa số là câu bốn chữ như vậy, đây cũng là một trong những hình thức được người dùng Hán ngữ ưa thích nhất. Điều này phải bắt đầu từ Kinh Thi. Kinh Thikhai nguồn cho thơ bốn chữ, có ảnh hưởng to lớn đến các phương diện như cấu trúc câu, nhịp điệu, từ ngữ của thơ ca các đời sau này. Nhiều thành ngữ ngày nay đơn giản chính là những câu thơ trong Kinh Thi. Câu bốn chữ phù hợp với cái đạo của bốn mùa, lên bổng xuống trầm, giống như bốn mùa thay đổi, dễ đọc dễ ngâm, lại rất ngắn gọn khái quát, vì vậy được mọi người vui thích sử dụng, không ngừng được truyền thừa mà trở thành thành ngữ.

Phật giáo cho rằng có bốn không gian giống như không gian của nhân loại chúng ta, được gọi là tứ đại bộ châu. Tứ đại bộ châu trong Phật giáo là phiên âm từ tiếng Phạn. Ngày nay, tiếng Hán gọi các lục địa trên Trái Đất là châu Á, châu Âu, châu Phi, chính là xuất phát từ đây, chúng hiển nhiên là phiên âm từ tiếng nước ngoài. Theo Kinh A-hàm (Agama) ghi rằng tùy theo nghiệp lực, thọ mệnh và phúc báo khác nhau, có bốn cõi giống với cõi người. Thứ nhất là Đông Thắng Thần Châu, thứ hai là Nam Thiệm Bộ Châu, thứ ba là Tây Ngưu Hóa Châu, thứ tư là Bắc Câu Lư Châu. Tứ đại bộ châu phân bố xung quanh núi Tu Di, nằm ở bốn phương của Hàm Hải (biển Aral).

Con người chúng ta là chúng sinh trong Nam Thiệm Bộ Châu, nằm ở phía Nam núi Tu Di. Đất này hẹp Nam rộng Bắc, hình dạng giống như hình thang. Người thọ trăm tuổi, nhiều người nửa chừng chết yểu. Cách nói này có vẻ khác với Trái Đất mà chúng ta biết. Trên thực tế, kinh Phật là do những người tu luyện đã tu đến cảnh giới rất cao viết ra, giống như những cảnh tượng dị thường mà nhà tiên tri nhìn thấy được trong “Thánh Kinh Khải Huyền” ở phương Tây. Trong sách đã viết rõ ràng nên mọi người đều có thể hiểu được. Tuy nhiên, kinh Phật đã được lưu truyền trong hơn 2.000 năm rồi, những điều trong đó là giảng nhắm đến ai, giảng ra khi nào, giảng ra trong hoàn cảnh nào, tất cả những điều này đều đã bị thất lạc. Vũ trụ mà họ nhìn thấy chắc chắn không phải là biển sao trống rỗng như nhìn thấy trong không gian của nhân loại. Trong không gian khác mà nhìn thì toàn bộ hệ Ngân Hà là một lục địa, trung tâm là núi Tu Di, hoàn toàn không phải là hệ Ngân Hà đầy các thiên thể mà con người quan sát được. Con người quá nhỏ bé rồi, giống như một hạt cát vậy. Nếu bạn quan sát dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy hạt cát ấy cũng là do phân tử cấu tạo thành, giữa các phân tử đó cũng là không gian trống rỗng, khoảng cách rất xa. Nếu có một sinh mệnh ở trong cảnh giới đó quan sát vũ trụ cũng sẽ thấy khắp nơi đều là thiên thể. Đây chỉ là ví dụ thôi, thực tế lại không phải vậy.

“Tứ” là con số của kết cấu vũ trụ, như hệ Ngân Hà có bốn nhánh xoắn ốc, con người có tứ chi, cái bàn có bốn chân, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói rằng vũ trụ là do tứ đại (bốn yếu tố) cấu thành.

Không gian tầng dưới cũng kế thừa những thuộc tính của không gian tầng trên, nó cũng có quan hệ đối ứng: ‘Thiên nhân hợp nhất’. Trong văn học có tứ đại danh tác, tứ đại mỹ nữ; trên trời có tứ Đại Thiên Vương, tứ Đại Bồ Tát. Trong kiến ​​trúc có tứ đại danh viên, tứ đại danh tự. Trong thuật số có tứ đại Thần thú gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, v.v.. Chữ “tứ” quán xuyên mọi mặt của xã hội chúng ta.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292902

The post Mạn đàm Chữ số (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm Chữ số (3)https://chanhkien.org/2025/03/man-dam-chu-so-3.htmlSun, 30 Mar 2025 02:41:10 +0000https://chanhkien.org/?p=36938Tác giả: Quá Khách [ChanhKien.org] Tiếp theo Phần 1, Phần 2. Lão Tử giảng: Đạo sinh Nhất (一, số một), Nhất sinh Nhị (二, số hai), Nhị sinh Tam (三, số ba), Tam sinh vạn vật. Tam này là từ Nhị phát sinh ra, Nhị là âm và dương, âm dương tương giao mà sinh […]

The post Mạn đàm Chữ số (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quá Khách

[ChanhKien.org]

Tiếp theo Phần 1, Phần 2.

Lão Tử giảng: Đạo sinh Nhất (一, số một), Nhất sinh Nhị (二, số hai), Nhị sinh Tam (三, số ba), Tam sinh vạn vật. Tam này là từ Nhị phát sinh ra, Nhị là âm và dương, âm dương tương giao mà sinh ra Tam. Biểu hiện tại thế gian con người thì chính là sau khi nam nữ kết hợp với nhau sẽ mang thai sinh con; khúc gỗ thêm lửa sẽ tạo thành than củi; màu đỏ cho thêm màu xanh lục sẽ biến thành màu vàng. Điều phát sinh ra chính là Tam, cũng là kết quả của âm dương kết hợp, Nhất thuộc về thuần dương, Nhị thuộc về thuần âm, nên trong thuộc tính của Tam vừa có âm vừa có dương. Tam có thể sinh vạn vật, chính là nói thuần dương cộng thuần âm cộng thêm Tam – âm dương kết hợp, thì có thể sản sinh ra hết thảy sự vật trên thế giới.

“Tam” trong thuật số ứng dụng là hướng Nam, là quẻ Ly trong Bát quái, thuộc hành Hỏa. Hỏa là vật chất duy nhất xuất hiện dưới dạng năng lượng trong Ngũ hành, không phải chất rắn cũng không phải chất lỏng, cũng không phải chất khí, nó là năng lượng sản sinh dưới tác dụng tương hỗ của các vật chất khác.

“Tam” trong không gian vũ trụ là một kết cấu ổn định. Ánh sáng có ba màu cơ bản, từ đó thiên biến vạn hóa ra vô số màu sắc. Vật chất có ba loại trạng thái là trạng thái khí, rắn và lỏng, từ đó mà biến hóa sinh ra vạn vật. Vũ trụ chính là như thế, tầng thứ càng cao thì càng đơn giản, càng thuần túy, càng xuống thấp thì càng phức tạp. Tu luyện lại càng như thế, là Đại Đạo thực sự thì vô cùng đơn giản, chân truyền thường chỉ một câu; tiểu đạo thì phức tạp, chú trọng rất nhiều thứ, những gì như thời gian luyện công, chạy theo kinh mạch nào, quay về hướng nào, v.v.. Không phải là họ muốn như thế, mà vì chưa đạt tới cảnh giới đó nên không hiểu được những thứ đơn giản. Nhưng lý của Đại Đạo không gặp được người đại căn cơ thì không dễ truyền, những gì viết ra được đều là quanh co lòng vòng, mập mờ không rõ. Nguyên nhân khiến con người hiện nay không cách nào từ trong tôn giáo mà tu luyện xuất lai, chính là vì đã mạt Pháp rồi, không thể lý giải Pháp nữa. Kinh sách tôn giáo đều tránh nói rõ ràng minh bạch. Bạn xem trong kinh sách Phật giáo, chỉ giảng tu tâm, không giảng luyện công, có rất nhiều các ví dụ và câu chuyện, để bạn từ đó mà ngộ, hiểu được bao nhiêu tính bấy nhiêu. Mà trong các sách của Đạo giáo, chỉ giảng luyện công, không giảng tu tâm, lại đều là mấy thủ pháp huyền ảo, những gì như ‘an đỉnh thiết lư’, ‘thái dược luyện đan’, một cái ‘tam hoa tụ đỉnh’ cũng có thể viết mấy trang, nói xong rồi bạn vẫn không thể hiểu gì.

Người tu luyện đến một cảnh giới nhất định sẽ xuất hiện cảnh tượng ‘tam hoa tụ đỉnh’. Nó không hiển hiện tại không gian này, mà tại không gian khác. Trên đỉnh đầu người ta nở ra ba đóa hoa tiên, tinh khí thần mà thân người tu luyện xuất ra sẽ thông qua chúng mà thăng hoa thành vật chất thuần túy hơn. Có người nghĩ rằng ‘tam hoa tụ đỉnh’ thì chắc là đã tu đến cảnh giới rất cao rồi. Kỳ thực cũng chỉ là tu luyện đến thời điểm thân xác thịt đợi chuyển hóa thành kim thân bất hoại. Chỉ là trong tam giới thì thực sự đã tu được rất cao rồi, đã được liệt vào hàng Thần Tiên rồi.

“Tam” còn thường được dùng để hình dung số lượng nhiều, ví như ‘tam sinh hữu hạnh’. ‘Tam sinh’ là chỉ đời trước, đời này và đời sau, là nói chuyển sinh bao nhiêu lần đều may mắn như thế, nó đến từ câu chuyện sau:

Vào thời nhà Đường có một cư sĩ gọi là Lý Nguyên, vốn là công tử nhà giàu, sau này thân phụ của ông vốn đang làm quan thì bị sát hại khi An Lộc Sơn khởi binh tạo phản. Sau khi Lý Nguyên gặp phải biến cố lớn này thì đã ngộ ra rằng nhân sinh vô thường, nên thề rằng đời này sẽ không ăn thịt, không lấy vợ, không làm quan, còn cải tạo phủ đệ của nhà mình thành một ngôi chùa và tu hành trong chùa hơn 50 năm.

Trụ trì trong chùa là đại sư Viên Trạch đã quản lý ngôi chùa rất tốt. Lý Nguyên và ông cũng kết thành hảo bằng hữu. Một lần, họ hẹn nhau cùng đi du ngoạn Thục Sơn. Lý Nguyên muốn đi bằng đường thủy, nhưng Viên Trạch lại muốn đi bằng đường bộ. Vì Lý Nguyên khăng khăng giữ ý kiến ​​của mình nên Viên Trạch chỉ biết đành thuận theo. Hai người ngồi thuyền đi được nửa đường thì nhìn thấy bên bờ sông có một người phụ nữ đang múc nước. Viên Trạch đột nhiên rơi nước mắt, nói: “Tôi không muốn đi đường thủy chính là vì tôi sợ gặp nàng ấy!”

Lý Nguyên giật mình sợ hãi, vội hỏi nguyên do. Viên Trạch giải thích: “Nàng ấy họ Vương, tôi phải làm con trai của nàng ấy. Nhưng vì tôi luôn không muốn đầu thai chuyển thế, nên nàng ấy đã mang thai ba năm rồi. Hôm nay gặp nàng ấy thế này, tôi không thể trốn tránh được nữa. Ba ngày sau, người phụ nữ này sẽ sinh hạ một đứa trẻ. Đến lúc đó, xin ông hãy đến nhà họ để kiểm tra. Nếu đứa bé cười với ông, đó chính là tôi. Chúng ta hãy lấy nụ cười này làm vật chứng giữa hai chúng ta. Vào đêm Trung thu mười ba năm sau, chúng ta sẽ lại tương hội bên ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu”.

Lý Nguyên nghe vậy thì vô cùng hối hận, nhưng vẫn giúp Viên Trạch tắm gội thay y phục. Quả nhiên đến lúc hoàng hôn thì Viên Trạch qua đời, người phụ nữ cũng sinh ra một bé trai. Ba ngày sau, Lý Nguyên đến thăm đứa bé mới sinh, đứa bé nhìn thấy ông liền mỉm cười. Lý Nguyên kể lại câu chuyện của Viên Trạch cho nhà họ Vương nghe, nhà họ Vương liền xuất tiền đưa Viên Trạch an táng dưới chân núi.

Mười ba năm sau, Lý Nguyên đến chùa Thiên Trúc theo lời hẹn ước. Vừa đến bên ngoài chùa đã nhìn thấy một cậu bé trên lưng trâu đang ca hát, lời hát rằng: “Tam Sinh Thạch thượng cựu tinh hồn. Thưởng nguyệt ngâm phong mạc yếu luận; Tàm quý tình nhân viễn tương phỏng. Thử thân tuy dị tính trường tồn” (tạm dịch: Hồn xưa trên đá trải ba đời. Chẳng còn mong ca phong thưởng nguyệt; Hổ thẹn tình người xa đến viếng. Thân này dẫu khác nhưng tính còn nguyên).

Lý Nguyên vội hỏi: “Đại sư Viên Trạch, ông vẫn khỏe chứ?” Cậu bé chăn trâu nói: “Ông thực là một người giữ lời hứa. Đáng tiếc trần duyên của tôi đã hết, không thể lại thân cận với ông nữa. Chỉ cần chúng ta nỗ lực tu hành không sa ngã, tương lai sẽ có ngày gặp lại nhau”. Nói xong, cậu bé chăn trâu lại hát thêm một bài, rồi quay đầu rời đi, không biết đi đến đâu.

Trước kia, tu luyện rất khó khăn, gian khổ. Nếu một người muốn tu thành chính quả thì phải chuyển sinh rất nhiều đời để tiếp tục tu, nghiệp lực mang theo thân, đức cũng mang theo thân. Họ thường dựa vào cơ sở tu hành từ đời trước mà tu tiếp. Trước khi qua đời thì công luyện được từ trước sẽ tiêu tán mất, nhưng đức vẫn còn, ở trong thân thể mới tại đời này luyện công lại từ đầu, bởi vì có đức lớn nên rất nhanh họ đã có thể đạt tới trình độ của đời trước.

Nhưng thế gian này là mê, cũng có không ít người quên mất việc tu luyện, nên đức của họ chỉ đành chuyển hóa thành kim tiền. Những người như vậy rất nhiều, ví dụ như Mã Vân (Jack Ma) kiếp trước là người tu Đạo, Lý Gia Thành kiếp trước là hòa thượng. Đời này họ không tu nữa, nhưng những bằng hữu tốt từ kiếp trước của họ sau khi chuyển sinh vẫn xuất gia vào chùa, vậy nên họ thích giao thiệp với người xuất gia.

Nếu có thể ‘tam sinh hữu hạnh’ gặp được vị Phật chân chính ngay trong đời này thì không cần phải phiền phức như vậy. Ngài truyền Phật Pháp ‘trực chỉ nhân tâm’, có thể giúp cho người tu luyện thành Phật ngay trong đời này. Con người trong lục đạo luân hồi rất ít có được cơ hội làm người. Khi vị Phật chân chính xuất hiện thì thường có ma đến phá hoại, khiến người ta khó phân biệt được thật giả, nhưng Phật thường chọn xuất hiện nơi mà lòng người phức tạp nhất, cho nên mới có cách nói rằng: ‘Thân người khó được, chính Pháp khó gặp, Trung Thổ khó sinh’.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292552

The post Mạn đàm Chữ số (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm Chữ Số (2)https://chanhkien.org/2024/09/man-dam-chu-so-2.htmlThu, 19 Sep 2024 03:52:00 +0000https://chanhkien.org/?p=34413Tác giả: Quá Khách [ChanhKien.org] Tiếp theo Phần 1. “Nhị” (二, số hai) là một chữ thường dùng trong Hán ngữ, sớm nhất được nhìn thấy trong Giáp Cốt văn. Phía trên một chữ Nhất (一, số một), phía dưới một chữ Nhất, chỉ rõ rằng Nhị là từ trong Nhất phân hóa mà ra. […]

The post Mạn đàm Chữ Số (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quá Khách

[ChanhKien.org]

Tiếp theo Phần 1.

“Nhị” (二, số hai) là một chữ thường dùng trong Hán ngữ, sớm nhất được nhìn thấy trong Giáp Cốt văn. Phía trên một chữ Nhất (一, số một), phía dưới một chữ Nhất, chỉ rõ rằng Nhị là từ trong Nhất phân hóa mà ra. Nghĩa ban đầu của nó là ‘từ trong hỗn độn phân ra lưỡng cực Thiên, Địa’. Trong thuật số, Nhị cũng giống như Nhất, đều là Kim, là quẻ Đoài trong Bát quái, là phương Tây trong phương vị. Nhất là Thái cực, Thái cực phân thành Lưỡng nghi, từ đó có âm dương, có nam nữ, có đúng sai, có thiện ác, có chính tà. Sau này mở rộng ra thành những thứ như không chuyên nhất, không trung thành, ví như hai lòng, đến cả mắng Hán gian cũng gọi là ‘nhị cẩu tử’.

“Nhất” biểu thị cho sự tồn tại của Hỗn độn, còn “Nhị” chính là đã phân ra Thiên và Địa rồi. Dựa theo sắp xếp thứ tự Thiên và Địa, thì Thiên là Nhất, Địa là Nhị. Nhị là số âm, số phụ thuộc; vừa âm vừa nhu, có dương có âm, Thiên Địa mới hài hòa. Nếu âm không phải âm, dương không phải dương, thì Thiên Địa sẽ mất cân bằng. Lão nhị muốn làm lão đại, hai hổ đấu nhau tất sẽ có một con bị thương.

Mạnh mẽ thái quá đứng ở vị trí thứ nhất thường khiến người khác đố kỵ. Nho gia giảng Đạo trung dung, có năng lực cũng không làm lão đại, thu giấu đi một chút nhuệ khí và tài hoa, cam nguyện làm lão nhị. Nhưng đây không phải nguyên nhân khiến Khổng Tử bị nhục mạ là ‘Khổng lão nhị’ trong thời kỳ Đại cách mạng Văn hóa. Xem xét các nguyên nhân lịch sử, cách xưng hô này rõ ràng mang theo sự khinh thường. Bất quá Khổng Tử cũng thật sự có liên quan đến lão nhị. Trong lịch sử Khổng Tử có rất nhiều chị em gái, nhưng anh em trai thì chỉ có hai người. Ông có người anh trai cùng cha khác mẹ tên là Mạnh Bì. Khi phụ thân của ông 64 tuổi đã cưới bà Nhan Thị rồi sinh hạ Khổng Tử. Khổng Tử tự là “Trọng Ni”, “Trọng” (仲) trong “bá trọng” (伯仲), có nghĩa là đệ nhị (vị trí thứ hai), “bá” là chỉ anh cả trong các anh em trai.

Phật gia giảng ‘bất nhị pháp môn’, thường bị giải thích thành phương pháp ‘tốt nhất’ hoặc phương pháp tốt nhất ‘độc nhất vô nhị’. Cách nói này đến từ trao đổi giao lưu của 30 vị Bồ Tát trong kinh Phật. Họ không giải thích vì sao gọi là ‘bất nhị pháp môn’, mà chỉ là đang giải thích bản thân dùng phương pháp gì để chứng ngộ được ‘bất nhị pháp môn’, có rất nhiều phương pháp, nhưng cuối cùng đều tu đạt đến cảnh giới này. Từ bề mặt chữ nghĩa mà nói thì rất đơn giản, chính là pháp môn duy nhất có thể giải thoát, không có pháp môn thứ hai.

Trong Phật giáo có mười mấy pháp môn, họ đều tự nhận pháp môn mà bản thân tu là ‘bất nhị pháp môn’, tức pháp môn duy nhất có thể tu luyện viên mãn, và gọi các pháp môn khác là ngoại đạo. Sau này, họ dần thừa nhận rằng các pháp môn khác cũng có thể tu thành chính quả. Nói đến đây thì đã có phiền phức rồi, bởi vì tất cả các pháp môn đều có thể tu thành, cho nên họ làm xằng làm bậy, trộn lẫn mà tu.

Trên thực tế, hết thảy các pháp môn của Phật giáo đều khởi phát từ Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, nhưng ông không hề dạy đệ tử làm ra nhiều pháp môn khác nhau như vậy. Đó là do đệ tử khai ngộ tại một tầng thứ nào đó, bản thân căn cứ theo Pháp tại cao tầng mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng để sáng lập pháp môn mới. Nhưng tất cả họ đều không đạt tới cảnh giới của Phật Thích Ca Mâu Ni, vậy nên tu luyện trong pháp môn mà họ sáng tạo ra thì cao nhất cũng không vượt qua tầng thứ sở tại của họ.

Hiện nay, Phật giáo trong thời kỳ mạt pháp đã loạn bậy rồi, tăng nhân cái gì cũng tu, cái gì cũng tin. Bạn xem trong phim ảnh, những vị hòa thượng Thiếu Lâm mở miệng ra là A Di Đà Phật, Thiếu Lâm tự là tổ đình của Thiền Tông, tín ngưỡng và thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Phật A Di Đà là Tịnh Độ Tông. Đừng cho rằng đều là tu Phật cả, thế giới Phật quốc mà người tu luyện cần đến trong tương lai là không giống nhau, phương pháp tu luyện cũng không giống nhau, sao có thể hồ đồ làm loạn?

Tôi đã đi qua một số ngôi chùa, hầu như đều có tình huống tương tự, bất kể là pháp môn nào, khi dùng loa lớn nhắc nhở du khách những việc cần chú ý thì cuối cùng họ sẽ nói một câu ‘A Di Đà Phật’.

Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, rất nhiều chùa chiền bị phá hủy, rất nhiều cao tăng bị xua đuổi, khiến cho truyền thống trước đó đã bị đoạn tuyệt. Sau này, những vị tiểu hòa thượng làm phương trượng thì cái gì cũng không biết. Họ ngay cả tâm tu luyện cũng đều không có, đương nhiên sẽ không tu tập nghiên cứu Phật Pháp. Họ đã coi đây như là công việc để làm.

Nhất thì không tồn tại sự so sánh, có Nhị thì chính là có sự so sánh rồi. Có so sánh thì chính là đã có tâm phân biệt, chính từ đây mà phân ra thiện và ác.

Trong Kinh Thánh có ghi lại: Thượng Đế dùng đất bùn chiểu theo hình dạng của bản thân mà tạo ra một người, đặt tên cho người này là Adam. Sau đó lại lấy một cái xương sườn của Adam, dùng nó tạo thành một người nữ, đặt tên là Eva.

Người nam và người nữ vốn là nhất thể, vậy nên sau khi người nam và người nữ lớn lên sẽ thu hút lẫn nhau. Hai người sẽ kết hợp cùng đối phương trở thành một thể. Đây là quy luật sinh sôi nảy nở.

Thượng Đế tạo nên một thiên đường cho Adam và Eva tại Vườn Địa Đàng ở phía Đông. Mặt đất nơi đây rải đầy vàng, trân châu, mã não đỏ, đủ các loại cây cối mọc lên từ đất, nở đầy các loại kỳ hoa dị thảo, vô cùng xinh đẹp, quả trên cây còn có thể làm đồ ăn. Theo mô tả về nơi đây mà xét, thì Vườn Địa Đàng kỳ thực là một vùng tịnh thổ cực lạc do Thượng Đế sáng tạo ra trong Thiên quốc. Nhân loại ban sơ là những chúng sinh trong Thiên quốc, tầng thứ rất cao.

Thượng Đế cho phép Adam và Eva ở trong Vườn Địa Đàng, cho phép họ tu sửa và trông nom khu vườn. Thượng Đế dặn dò họ: “Quả trên các loại cây trong vườn thì các ngươi đều có thể ăn, chỉ riêng quả trên cây phân biệt thiện ác thì các ngươi không thể ăn, bởi vì ngày mà ngươi ăn thì tất phải chết”. Adam và Eva để lõa thân hình tuyệt mỹ, thưởng thức trái ngon quả ngọt. Họ trải qua những ngày nhàn nhã thoải mái, sống hạnh phúc trong thiên đường Địa Đàng, thực hiện công việc mà Thượng Đế giao phó.

Một ngày nọ, một Thiên Sứ đã dụ dỗ Eva ăn quả trên cây thiện ác, nói rằng ăn chúng rồi có thể hiểu biết được thiện và ác giống như Thần. Eva đã hái quả xuống và ăn, lại đưa cho Adam cùng ăn. Hai người họ lập tức sinh ra tâm xấu hổ, cảm thấy bản thân hoàn toàn lõa lồ, liền lấy lá của cây vả tự kết thành quần áo.

Sau khi Thượng Đế phát hiện, đã đuổi họ ra khỏi Vườn Địa Đàng, đày xuống nhân gian. Thiên Sứ dụ dỗ họ cũng bị trừng phạt, bị phạt làm rắn, phải đi bằng bụng, bị mọi người ghét bỏ.

Khi Adam và Eva vi phạm ý muốn của Thượng Đế và ăn quả thiện ác, chính là họ đã không phù hợp với tiêu chuẩn của không gian đó rồi. Họ cảm thấy có tâm xấu hổ, thực tế là tâm tính của họ đã rớt xuống rồi. Nếu không có cái tâm đó, nhìn thấy thân thể người khác giới cũng sẽ không động tâm. Có người khi nhìn thấy người khác giới xinh đẹp thì ngượng ngùng, chính là vì anh ta có tồn tại cái tâm sắc dục đó. Tâm xấu hổ là thứ mà con người ở tầng thứ này phải có, không biết xấu hổ thì đã là súc sinh. Khi một người tu luyện không có tâm tự tư, không có tâm phân biệt, không có tâm sắc dục, thì người ấy đã đạt đến cảnh giới cao hơn.

Nữ tính và nam tính, một âm và một dương, tạo thành gia đình, đây là đơn vị cơ bản của xã hội. Đàn ông cần phải cương cường mạnh mẽ, phụ nữ phải ôn nhu dịu dàng thì xã hội mới hài hòa. Thiên tượng hiện nay là âm dương đảo ngược, người nam thì ẻo lả, người nữ thì mạnh bạo, đâu đâu cũng đều như thế. Tính cách đảo ngược chưa phải là thứ đáng sợ nhất, mà đáng sợ nhất chính là đảo ngược thị phi đúng sai, đảo ngược thiện ác chính tà.

Nếu một người có huy chương đeo đầy ngực và báo cáo tích cực ở khắp mọi nơi thì bạn có nghĩ đó chính là người tốt không? Không chắc chắn. Nếu một người bị mọi người đồng thanh nhục mạ, nghiến răng căm hận thì bạn có nghĩ đó chính là người xấu không? Cũng không nhất định. Trong tương lai không xa, con người sẽ xem xét lại các sự kiện đã phát sinh trong thời cận đại, kết quả nhận được có thể khiến người ta kinh ngạc.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292079

The post Mạn đàm Chữ Số (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm Chữ Số (1)https://chanhkien.org/2024/08/man-dam-chu-so-1.htmlFri, 16 Aug 2024 02:31:55 +0000https://chanhkien.org/?p=33738Tác giả: Quá Khách [ChanhKien.org] Thuật Số là nội dung chủ yếu trong văn hóa thần bí của Trung Hoa cổ đại, cũng là phương thức kỹ thuật nền tảng của Hà đồ Lạc thư, Âm dương Ngũ hành, Bát quái, Thiên can Địa chi. “Số” là chỉ khí số, lý số; “Thuật” là chỉ […]

The post Mạn đàm Chữ Số (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quá Khách

[ChanhKien.org]

Thuật Số là nội dung chủ yếu trong văn hóa thần bí của Trung Hoa cổ đại, cũng là phương thức kỹ thuật nền tảng của Hà đồ Lạc thư, Âm dương Ngũ hành, Bát quái, Thiên can Địa chi. “Số” là chỉ khí số, lý số; “Thuật” là chỉ phương thuật.

Khi nghiên cứu Hà đồ Lạc thư, các cao nhân cổ đại lấy những biến hóa của giới tự nhiên quan sát được, kết hợp với những biến hóa của con người, chính trị, xã hội, đã phát hiện một số quan hệ nội tại giữa chúng, loại quan hệ này có thể dùng Thuật Số để quy nạp, suy lý. Do vậy, Thuật Số được sử dụng để dự đoán thời vận của cá nhân, đoàn thể, thậm chí cả vận nước hưng suy. Phàm là vận dụng lý số Sinh, Khắc, Chế, Hóa trong Âm dương Ngũ hành để dự đoán quá khứ tương lai thì đều quy về phạm vi của Thuật Số, ví như: Chiêm tinh, Bốc thệ, Lục hào, Lục nhâm, Kỳ môn độn giáp, Tướng mệnh, Trắc tự, Khởi khoá, Kham dư, Trạch nhật v.v.

Thuật Số được ứng dụng vào mọi mặt của xã hội, nhưng nguồn gốc của nó lại rất cao thâm.

Người hiện đại nhìn nhận rằng vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn, bởi vì họ phát hiện vũ trụ vẫn đang liên tục giãn nở, cho rằng loại giãn nở này là do vụ nổ lớn tạo thành. Nhân loại vô cùng bé nhỏ, trí huệ cực kỳ hữu hạn, cũng chỉ có thể nhận thức được đến đây thôi. Kỳ thực vũ trụ giãn nở không phải là do nó đang sinh ra mà là nó đang tiêu hủy đi, khi đang chuẩn bị xảy ra vụ nổ lớn thì mới xuất hiện bành trướng, vũ trụ quá rộng lớn, tốc độ giãn nở còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng, nhưng tại Trái Đất lại thấy vô cùng chậm chạp, văn minh nhân loại xuất sinh rồi tiêu hủy không biết bao nhiêu lần trong khoảng giữa các vụ nổ lớn của vũ trụ.

Mọi người đều biết Thái cực của Đạo gia, bên trên Thái cực còn có khái niệm Vô cực, mọi người từng thấy Thái cực đồ rồi, vậy Vô cực đồ hình dạng như thế nào? Vô cực không có đồ hình, đã là Vô cực rồi thì ở đâu ra đồ hình? Thái cực là thể hiện cụ thể của Vô cực. Đạo gia giảng rằng “Vô trung sinh Hữu”, hiện tại đã biến thành một câu châm biếm rồi, hàm ý nguyên gốc của nó là nói rằng vũ trụ là từ trong không (vô) mà sinh ra. “Hữu” này chính là “Nhất” (一: số 1), “Vô” tức là “Linh” (〇-零: số 0), Lão Tử gọi nó là “Đạo”, Đạo sinh Nhất.

Không phải chỉ có Đạo gia, Phật gia cũng cho rằng vũ trụ đến một tầng cực cao là “Không” (空), Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói đến vũ trụ đã nói nó là do Tứ đại cấu tạo thành, chính là bốn loại nguyên tố cơ bản Địa, Thủy, Hỏa, Phong cấu thành nên vũ trụ này. Ông đã nhìn được tới rất cao rồi, nhưng phạm vi mà huệ nhãn của ông nhìn tới không chỉ như vậy, lại nhìn tiếp, ông phát hiện Tứ đại đều không tồn tại nữa, là “Không” rồi, Tứ đại đều là Không (Tứ đại giai Không). Vũ trụ là từ trong Không mà sinh ra Tứ Đại, phù hợp với quan điểm “Vô trung sinh Hữu” của Đạo gia.

Bất luận là “Không” cũng vậy, mà “Vô” cũng vậy, nó đều không phải là thật sự cái gì cũng không có, nếu thật sự cái gì cũng không có thì sẽ không sinh ra Tứ đại, nó cũng có vật chất, chỉ là không có biện pháp để hình dung loại vật chất này thôi, đến cả khái niệm để hình dung cũng không có, gọi nó là “Không” hoặc “Vô”. Tới giai đoạn này, nhân loại không có ngôn từ để hình dung, không có biện pháp lý giải, nhưng với người tu luyện đã đề cao thì có thể thấy được chân tướng của nó, nhìn thấy rồi cũng không có biện pháp nào viết ra, hoặc nói ra, Phật đà chẳng phải đã từng ‘cầm hoa mỉm cười’ để truyền tâm pháp cho đệ tử ư? Chỉ có thể dựa vào ‘lấy tâm truyền tâm’ và ‘tâm lĩnh thần hội’ thôi.

Bao gồm cả việc xem kinh sách, bề mặt xem thì thấy là ý nghĩa này, ôm theo các loại tâm không tốt mà xem, thì trừ ý nghĩa bề mặt ra thì cái gì cũng không xem được, chính là cần phải buông bỏ nhân tâm để xem, mới phát hiện được hàm nghĩa tầng sâu phía dưới mặt chữ.

Các nguyên tố cấu thành vũ trụ Địa, Thủy, Hỏa, Phong có quan hệ thế nào với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong học thuyết ngũ hành của Đạo gia? Thổ trong ngũ hành và Địa trong Tứ đại có thể không phải cùng là một loại vật chất, nó là cặn thải còn sót lại được lấy từ trong đất của không gian cao tầng, trong Ngũ hành có nhiều hơn Tứ đại một Kim, Kim này cũng là vật chất bỏ đi trong không gian cao tầng, chúng bị ném vào Tam giới như rác rưởi, tạo thành Tam giới. Trong giới tu luyện có câu rằng: nhảy ra ngoài Tam giới, không ở trong Ngũ hành. Phạm vi bao trùm của Ngũ hành chính là Tam giới.

Đoạn trước đã nói tới Hữu của “Vô trung sinh Hữu” chính là “Nhất”, trong Thuật Số, Nhất này đại biểu cho sơ khởi, đại biểu cho Trời, là Kim thuộc Ngũ hành, quẻ Càn trong Bát quái, hướng là Tây Bắc. Liên quan đến ứng dụng của chữ “Nhất” trong Thuật Số, có một câu chuyện như sau:

Truyền rằng khi Hoàng đế Càn Long vừa mới lên ngôi không lâu, người trẻ tuổi lại thích du sơn ngoạn thủy, trong một lần cải trang vi hành, trên đường nhìn thấy một thầy tướng số đang đoán chữ cho người ta, đều đoán vô cùng chuẩn xác.

Càn Long nhất thời cảm thấy hứng thú, liền tiến tới mời thầy tướng số đoán chữ. Càn Long cầm bút vừa viết lên giấy một chữ “Nhất” thì gió đã thổi tờ giấy bay xuống đất, thầy tướng số nhìn thấy thì lập tức ngã xuống đất.

Càn Long không hiểu bèn hỏi thầy tướng số lý do là gì? Thầy tướng số đáp: Ngài đã viết một chữ “Nhất” (一) rơi trên đất, đất là biểu thị “Thổ” (土), thêm lên thì chính là “Vương” (王), “Vương” trên giấy trắng (Bạch 白), thì chính là “Hoàng” (皇), nói xong, thầy tướng số lập tức quỳ xuống: Thảo dân tham kiến Hoàng thượng! Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!

Càn Long rất bội phục, tán thưởng không thôi.

Có người không tin chuyện này, nói là mê tín, người khác nếu cũng viết một chữ “Nhất” đưa cho thầy tướng số thì có thể có cùng kết quả như vậy hay không? Tất nhiên là không thể, cao nhân đoán chữ không chỉ nhìn chữ, họ cần tham khảo rất nhiều yếu tố khác nữa.

Ví dụ dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh để đoán mệnh, can chi của năm sinh, thêm vào can chi của tháng sinh, lại thêm can chi của ngày sinh và can chi của giờ sinh, gọi là dự đoán Tứ trụ, không cần nói đến toàn thế giới, chỉ riêng Trung Quốc, hiện nay cứ mỗi 5 giây sẽ có một người được sinh ra, 1 phút sẽ là 12 người, 1 thời thần (tức 2 giờ) là 1440 người, vậy thì vận mệnh của hơn 1 ngàn người này có thể giống nhau như đúc hay không? Do vậy muốn dự đoán chính xác vận mệnh của một người cần phải thêm vào yếu tố giới tính, nam nữ mệnh khác nhau, như vậy chỉ còn lại một nửa số người thôi, vẫn còn rất nhiều người trùng nhau, lại thêm vào nơi sinh thì số người trùng nhau giảm xuống còn rất ít, đoán mệnh của song sinh, còn có sinh trước hay sinh sau, ảnh hưởng của ngày sinh là ngày âm và ngày dương đối với anh em hoặc chị em cũng không giống nhau, huống chi là còn tên gọi khác nhau nữa.

“Nhất” còn đại biểu cho “duy nhất”, trong giới sưu tập, những món đồ độc nhất có giá trị rất cao, bởi vì chỉ có một cái thôi, vậy nên đòi giá rất cao, nếu một người trong tay có hai món đồ sứ hiếm hoi trên toàn thế giới, mỗi cái có giá trị 100 triệu tệ, anh ta sẽ không đau lòng nếu vô tình làm vỡ một cái, bởi vì cái duy nhất còn lại vẫn có giá trị 200 triệu tệ.

Sinh mệnh của chúng ta chỉ có một lần, cần đặc biệt trân quý. Tôi thường nghĩ, trong thời kỳ lịch sử đặc thù này tôi có thể sinh ra tại Trung Quốc, lại có thể bước vào tu luyện, thật là quá may mắn rồi. Ý nghĩa của nhân sinh là phản bổn quy chân, rất nhiều người không biết cơ duyên chỉ có một lần, lỡ mất thì chính là vĩnh viễn lỡ mất vậy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/287455

The post Mạn đàm Chữ Số (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>