Luân hồi ký sự Khải Hàng | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Luân hồi ký sự (Khải Hàng)https://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-luan-hoi-ky-su-khai-hang.htmlSun, 07 Mar 2021 19:41:08 +0000https://chanhkien.org/?p=27206Tác giả: Khải Hàng [Chanhkien.org]   Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (1) Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (2) Luân hồi ký sự: Sự lựa chọn Luân hồi ký sự: Nỗi bi ai của Pháp vương Phượng Hoàng Luân hồi ký sự: Tâm nguyện của người cá Luân hồi ký sự: Trinh […]

The post Loạt bài: Luân hồi ký sự (Khải Hàng) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org]

 

Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (1)

Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (2)

Luân hồi ký sự: Sự lựa chọn

Luân hồi ký sự: Nỗi bi ai của Pháp vương Phượng Hoàng

Luân hồi ký sự: Tâm nguyện của người cá

Luân hồi ký sự: Trinh tiết của Sách Ngạch Đồ

Luân hồi ký sự: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm

The post Loạt bài: Luân hồi ký sự (Khải Hàng) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Tâm nguyện của người cáhttps://chanhkien.org/2014/06/luan-hoi-ky-su-tam-nguyen-cua-nguoi-ca.htmlThu, 05 Jun 2014 02:46:36 +0000http://chanhkien.org/?p=23421Đối với người cá, có thể rất nhiều người đã nghe nói đến, nhưng phần lớn là nghe nói trong các tác phẩm nghệ thuật, rất ít người có thể tin rằng người cá thật sự tồn tại.

The post Luân hồi ký sự: Tâm nguyện của người cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Đối với người cá, có thể rất nhiều người đã nghe nói đến, nhưng phần lớn là nghe nói trong các tác phẩm nghệ thuật, rất ít người có thể tin rằng người cá thật sự tồn tại. Thực ra, người cá thật sự tồn tại dưới đáy biển. Dưới đây tôi xin kể cho mọi người câu chuyện liên quan đến người cá, nói ra thì dường như có chút xa xôi, cũng làm cho người ta cảm thấy có chút kinh sợ lạ lùng, nhưng đó lại là chân thực. Đương nhiên, người không tin thì cứ xem đây là câu chuyện để đọc cho vui thôi!

Vào những năm cuối triều đại nhà Tùy, ở Sơn Đông có một thanh niên, gọi là Ca Kỳ. Ca Kỳ ở độc thân một mình, tự do tự tại không bị bó buộc, vân du khắp nơi, thường đi chân đất, ngồi dựa vào nơi nào đó, chính là một Đại Giác, đói thì kiếm chút gì đó ăn, khát thì kiếm chút gì đó uống, từ trước đến giờ không không nghĩ đến tương lai sẽ thế nào.

Một năm vào mùa hè, Ca Kỳ chuyển đến bờ biển Đông Hải, bên bờ biển gặp một người, người này nằm trên bãi biển, cơ thể vô cùng yếu ớt, thân thể thối rữa, Ca Kỳ cảm thấy anh này rất đáng thương, liền kiếm chút nước và thức ăn, không ngại anh ta bốc mùi hôi thối, Ca Kỳ chăm sóc anh ta được hơn hai mươi ngày. Rồi một ngày, người này bỗng nhiên trong chốc lát tinh thần khởi sắc, lấy từ trong quần áo rách nát ra một thứ hình lá chắn màu đen giống như cái khiên sắt; ở đây chúng ta gọi là “tấm hình khiên”. Trên tấm hình khiên này có thể nhìn được mờ mờ hình con cá; rồi người này nói với Ca Kỳ một câu giống như chú ngữ, bảo Ca Kỳ ghi nhớ. Anh dặn dò kỹ lưỡng, bảo Ca Kỳ phải giữ gìn cẩn thận. Được một ngày thì anh ta qua đời. Theo lời dặn dò của anh ta khi sắp chết, Ca Kỳ tắm rửa sạch sẽ cho anh anh ta, rồi thả anh ta xuống biển, cho đến khi bị nước biển cuốn đi mất; khi ấy Ca Kỳ bỗng nhiên vô tình phát hiện, chỗ mà người đó bị nước cuốn chìm nổi lên rất nhều bong bóng màu bạc, điều này làm cho Ca Kỳ rất khó hiểu.

Ca Kỳ ở bên bờ biển được một ngày thì quyết định lang bạt bên ngoài. Lang bạt bên ngoài được vài năm, đã làm qua vài công việc, nhưng bởi vì cá tính Ca Kỳ không chuyên tâm, việc nào cũng không làm được lâu dài, cuối cùng quyết định trở về nhà. Sau khi trở về nhà, một ngày anh đi ra bờ biển, nhớ lại chuyện mấy năm trước, bất giác lấy ra tấm hình khiên, nghĩ lại những lời người kia dặn dò, rồi đọc ra tiếng. Sự việc kỳ lạ xảy ra, tấm hình khiên kia như sinh ra một loại ma lực, làm cho Ca Kỳ nhảy xuống biển, đi đến đâu, nước biển nhường đường đến đấy. Ca Kỳ vô cùng kinh ngạc, không kịp nghĩ gì, thì bị một luồng lực đẩy đến trước một tảng đá lớn. Tấm hình khiên tự động dính lên trên tảng đá đó, tảng đá lớn đó phát ra ánh hào quang trắng, rồi trên đó xuất hiện một cánh cửa. Cánh cửa tự động mở. Cùng lúc đó tấm hình khiên hóa thành một cái lồng bằng nước trùm kín bảo vệ Ca Kỳ, nó có thể làm cho anh cử động tư do dưới nước. Ca Kỳ phát hiện, nơi đây xuất hiện một thế giới rộng lớn. Anh đang muốn bước vào thì nhìn thấy rất nhiều người đang xếp hàng chào đón mình. Ca Kỳ còn kinh ngạc khi phát hiện những người này nửa thân trên là người nửa thân dưới là cá. Tất cả những điều này làm cho Ca Kỳ kinh ngạc đến nỗi đờ người ra. Ca Kỳ nghĩ: “Nghe đồn dưới biển có người cá, thì ra là thật.”

Những người cá này đều vô cùng xinh đẹp mỹ lệ và thuần tịnh. Cả nam và nữ đều rất đẹp. Họ đều có tóc màu đen, da vàng, là hình tượng của người phương Đông. Người nam cạnh môi có râu, giống như râu ở gần miệng cá vậy. Có một người đội mũ vua tiến về phía trước, Ca Kỳ nhận ra anh ta, chính là người mà ở bên bờ biển anh đã từng chăm sóc. Thì ra người này là quốc vương của Nhân ngư quốc (vương quốc người cá). Quốc vương cảm tạ Ca Kỳ, và tiếp đãi Ca Kỳ một cách thịnh tình. Họ mời Ca Kỳ thưởng thức những điệu múa đẹp đẽ, người múa dẫn đầu là tiểu công chúa của quốc vương – Lộ Tây. Lộ Tây trong sáng thuần khiết và xinh đẹp, động tác múa rất đẹp, mềm mại và uyển chuyển, đuôi cá ve vẩy làm sóng nước tạo thành những hình vẽ trông rất mỹ lệ. Trong mắt Ca Kỳ thì Lộ Tây là một nhà vũ đạo rất xuất sắc. Điệu múa của các chàng trai ngắn gọn súc tích và trang nhã phóng khoáng; khi múa động vào những vỏ sò to, những vỏ sò to này phối hợp cùng điệu múa, cái mở cái khép lại. Ca Kỳ cảm thấy đây là thế giới thật kỳ diệu.

Ở dưới biển vài ngày, Ca Kỳ đã hiểu rõ được thế giới người cá ở dưới đáy biển. Đến lúc phải đi, quốc vương nói: “Ngài là một người tốt, người rất tốt, tôi có một thỉnh cầu, hy vọng ngài có thể đáp ứng.” Ca Kỳ không hỏi là chuyện gì, liền gật đầu đáp ứng. Quốc vương nói: “Con gái của tôi – Lộ Tây công chúa, gánh vác trên vai sứ mệnh của Nhân ngư quốc, cần đến nhân gian để rèn luyện, hy vọng ngài có thể chăm sóc nó, rồi tất cả sẽ có sự an bài.” Quốc vương gọi con gái Lộ Tây ra. Ca Kỳ kinh ngạc phát hiện, Lộ Tây đã biến thành hình người, phía dưới thân đã biến thành hai chân. Ca Kỳ cáo biệt quốc vương Nhân ngư quốc, rồi được Lộ Tây dẫn lên đất liền.

Nhân ngư quốc mà Ca Kỳ đến là vương quốc người cá Văn Kỳ Na ở Đông Hải, người Văn Kỳ Na của Nhân ngư quốc có lịch sử rất xa xưa; đến khi Lộ Tây cùng Ca Kỳ lên đến bờ thì đã có 1.600 năm lịch sử rồi. Người Văn Kỳ Na ở Nhân ngư quốc có một bảo vật, gọi là ‘Quang Hoa Bảo Châu’ (báu vật ngọc trai tỏa sáng rực rỡ). Bảo châu này có lai lịch vô cùng to lớn.

Trong một tầng thứ phía trên tam giới, có một thế giới thiên quốc, gọi là Quỳnh Hoa thế giới. Pháp vương Quỳnh Hoa Tiên Tử của Quỳnh Hoa thế giới, vì để tương lai có thể kết duyên với Đại Pháp, nên đã xuống phàm gian. Tiên Chử (chày tiên) mà đồng tử bên cạnh Pháp vương dùng để để giã cỏ tiên, thấy Tiên Tử hạ phàm, cùng trộm trốn xuống hạ giới, chuyển sinh đến chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi Đông Hải, làm một quả đào tiên. Ở Bồng Lai tiên cảnh, tiên khí lượn lờ, cảnh sắc thù thắng. Chủ nhân của Bồng Lai tiên cảnh là Vũ Hoa Chân Quân thường hay cùng các tiên gia khắp nơi lui tới thăm hỏi nhau. Một lần, Tiên Trưởng Vân Du Tử ở Bắc Hải vân du tới đây, Vũ Hoa Chân Quân mời Tiên Trưởng ăn đào, sau khi đào tiên mà Tiên Chử chuyển sinh thành bị Tiên Trưởng ăn, ông nhả ra một hạt đào, để ở trong mâm, hạt đào này có đủ linh tính, nên vô cùng tinh nghịch, nhân lúc thị đồng (đứa trẻ làm việc hầu hạ) không chú ý, liền lén lút nhảy ra khỏi đĩa, đi khắp nơi. Một ngày, nó đi vào trong hồ hoa sen, nhìn thấy một con trai ngọc to trong nước đang tắm ở Quang Hoa thế giới, lộ ra thịt trắng như tuyết ở bên trong, trông có vẻ mềm mại khác thường, nó bèn nằm lên nghỉ ngơi, chẳng mấy chốc đã ngủ rồi. Khi vừa tỉnh dậy, phát hiện mình bị nhốt ở trong liền ngủ tiếp, khi trai ngọc hé mở vỏ ra, hạt đào cảm thấy được ánh sáng, vừa mới nghĩ muốn nhảy ra, thì phát hiện mình không động đậy được, giống như cơ thể bị một lớp keo dính lại vậy, trong tâm trách bản thân mình quá ham ngủ. Trai ngọc ngày ngày tắm trong Quang Hoa tiên giới, hạt đào cũng bị bọc lại càng ngày càng dầy và nặng, trải qua 200 năm, hạt đào này đã trở thành một hạt trân châu lớn.

Một ngày, tiếng nhạc ở Bồng Lai tiên cảnh vang lên từng hồi, Vũ Hoa Chân Quân mở yến tiệc chiêu đãi các vị tiên gia tại điện Hoa Anh; trong yến nhạc, các vị tiên gia triển hiện Pháp khí của mình để góp vui. Cũng là cơ duyên đã chín muồi, viên trân châu lớn kia có thể cảm ứng được bảo khí, tự động rời khỏi trai ngọc, đến bên ngoài cách điện Hoa Anh khoảng 5 mét, tung tăng múa theo tiên nhạc. Trong chúng tiên có một vị tiên nữ, trên đầu có một viên bảo châu có hào quang phát ra khắp nơi, trên y phục có đính các loại bảo châu với màu màu sắc khác nhau, vị này gọi là Bảo Châu Tiên Tử. Tiên Tử cảm ứng được viên trân châu này, liền gọi nó vào trong. Viên trân châu lăn thẳng trên ngón tay của Tiên Tử, Bảo Châu Tiên Tử cảm thấy viên trân châu này không phải bình thường, trên vai nhất định có gánh vác sứ mệnh, Tiên Tử liền sử dụng Pháp lực gia trì cho nó, và cùng chúng tiên bàn về viên trân châu này. Lúc này, trong chúng tiên có một vị bước ra, vị tiên này trên người lóe lên ánh sáng chói lóa, động tác nhẹ nhàng tỏa ra ánh sáng năm màu và và chín màu, chính là Quang Hoa Tiên Tử. Quang Hoa Tiên Tử nói: “Viên trân châu này quả nhiên khác thường, tôi dùng ánh sáng vô sắc trong ‘cửu sắc quang hoa’ để gia trì cho nó, giúp nó thành công.” Viên trân châu này trải qua sự gia trì của hai vị tiên, càng trở nên bóng loáng mượt mà lộng lẫy, Vũ Hoa Chân Quân nhìn chăm chú viên trân châu này rồi nói: “Tôi thấy viên châu này, tương lai quả vị của nó không dưới hai vị Tiên Tử đâu, gọi nó là “Quang Hoa Bảo Châu”, các vị thấy thế nào?” Chúng tiên đồng thanh nói: “Được!”

Quang Hoa Bảo Châu cả ngày tiêu dao tự tại nơi Bồng Lai tiên cảnh. Rồi một ngày, Bảo Châu, Quang Hoa, hai vị Tiên Tử cùng đến, họ nói với viên Bảo Châu: “Sứ mệnh của ngươi sắp bắt đầu rồi, mau mau hạ thế đi.” Quang Hoa Bảo Châu liền chuyển động vài lần, giống như muốn cúi chào, lập tức trong tầm mắt của hai vị Tiên Tử, viên Bảo Châu rơi thẳng xuống nơi hồng trần.

Lần này hạ thế đúng lúc Võ Vương phạt Trụ, sau khi tiêu diệt nhà Thương và phong thưởng công thần. Các người hầu bê trên tay hai mâm màu đỏ và vàng, trong mâm có các loại bảo vật. Võ Vương phong cho Khương Tử Nha vùng đất gần Đông Hải, là nước Tề, còn thưởng cho Khương Tử Nha một số trân châu lớn, người theo hầu bê mâm đang muốn bê trân châu lên, bỗng cảm thấy cái mâm trong tay trở nên nặng, trong tâm thấy kinh ngạc, cố dùng lực đỡ cho vững, nhưng không nhận ra trong mâm có thêm một viên trân châu lớn. Sau khi Khương Tử Nha trở về, ông để các viên trân châu lại với nhau, thấy trong đó có một viên trân châu lớn; như có linh cảm thúc giục, ông liền cất nó bên người, còn những viên còn lại thì thưởng cho người khác.

Sau khi Khương Tử Nha đến nước Tề, ông chuyên tâm quản lý đất nước, quốc thái dân an. Có một hôm, Khương Tử Nha ngồi dựa vào bàn làm việc trầm tư, bất giác đi vào trong mơ, trong mơ thấy có một người, người này phong thái siêu phàm thoát tục, nhìn kỹ, thì thấy người đó nửa thân trên là thân người, nửa thân dưới là thân cá. Người này tự xưng là Thần của Kỳ Na thiên quốc trên thượng giới, vì phạm Thiên quy nên bị đọa xuống phàm gian, đã được 120 năm rồi, tại nơi Đông Hải mà tu dưỡng tâm tính, biết được thế gian có sự biến đổi, nhìn thấy trong nước biển oán khí đã ít rồi, quân vương mới sẽ đăng cơ. Vùng đất gần bờ biển này sau thuộc về Khương Tử Nha cai quản, biết được Khương Tử Nha không phải phàm nhân. Từ đó đi lên thỉnh cầu Khương Tử Nha tặng cho một bảo vật, để làm vật trấn hải. Khương Tử Nha đồng ý. Nhìn xung quanh, ông thấy trên bàn có một viên bảo châu của Võ Vương ban thưởng, liền lấy tặng cho người cá. Người cá vui mừng, tiếp nhận bảo châu và khấu tạ, nói: “Ý tôi là muốn viên châu này, được ngài rộng lượng, tặng nó cho tôi, giúp tôi tu hành, ngày sau tất có hậu lễ đáp tạ.” Nói xong quẫy đuôi một cái, sóng nước trắng xóa tung lên che phủ bầu trời. Khương Tử Nha chợt tỉnh dậy, nhìn lại bảo châu trên bàn thì quả nhiên không thấy nữa.

Sau sự việc này, Khương Tử Nha nửa có ý nửa không đi tuần tra bờ biển, nhưng không nhìn thấy dấu hiệu gì, bỗng một hôm trong mộng gặp người cá đến cảm ơn, nói: “Được ngài hậu tặng, bảo châu xuống biển liền bén rễ, phát ra ánh sáng rực rỡ, tà linh không dám quấy nhiễu, cho nên bên tai tôi được thanh tịnh, nhất tâm tu hành; hằng ngày tôi được đắm mình trong ánh sáng bảo châu phát ra, từ trên chân sinh ra đời sau, cả tộc tôi được hưng vượng, tất cả là nhờ vào bảo châu. Để báo đáp ngài, tôi đã dùng cỏ thần ngàn năm dưới đáy biển kết thành roi thần để tặng ngài, roi này có thể gặp dữ hóa lành, gặp núi mở đường, gặp nước bắc cầu, ngài có thể sử dụng hai mươi năm. Sau một thời gian nữa tôi sẽ về Thiên đình, hy vọng sau này ngài có thể nhớ đến tộc người cá chúng tôi, tôi vô cùng cảm kích.” Nói xong, lưu luyến không muốn rời đi, rồi bỗng chốc không nhìn thấy đâu. Khương Tử Nha tỉnh dậy nhìn thấy trên bàn có cây roi màu đen, trong lòng cũng bớt chút nghi vấn, rồi cất cây roi vào trong người. Có một lần, Khương Tử Nha đi đến bờ sông, trong tâm nghĩ: “Ta muốn qua bên kia sông.” Trên mặt nước liền xuất hiện một cây cầu. Gặp núi dựng đứng, ngăn cản đi lại, Khương Tử Nha trong đầu nảy sinh ý nghĩ bèn dùng roi thần chỉ một cái, ngọn núi đó liền mở ra một con đường. Khi trời nóng bức, roi thần này lại mát mẻ, khi tiết trời lạnh, roi thần lại ấm áp, Khương Tử Nha coi đó là một bảo vật, dùng nó để tạo phúc một phương.

Lại nói về Quang Hoa Bảo Châu, vốn thuộc dòng dõi nhà Tiên, có linh tính thông minh lạ thường, sau khi xuống dưới đáy biển, lại trải qua các thế hệ người cá thành tâm khấn bái, dần dần hiện lên hình vẽ, chỉ điểm cho người cá, được họ người cá Văn Kỳ Na coi như bảo vật trấn quốc, được các trưởng giả quanh năm bảo vệ. Bảo châu này có thể nhìn trước được việc lành dữ và thịnh suy nơi nhân thế. Như việc thay đổi triều đại, trưởng giả có thể nhìn thấy trên bảo châu một khung cảnh hỗn độn, bụi đất cuốn lên, có người ngựa chém giết lẫn nhau; khi bảo châu trong vắt, có thể nhìn thấy vua mới xuất hiện, khấu bái trời đất; cách ăn mặc và văn hóa mỗi một triều đều không giống nhau.

Các thời đại trên thế gian luôn biến đổi, năm tháng trôi qua nơi đáy biển, Nhân ngư quốc Văn Kỳ Na cũng trải qua rất nhiều quốc vương. Rồi có một năm, bảo châu dần dần hiện ra hình ảnh một vị đế vương, khí phách hiên ngang, uy đức cảm hóa bốn phương. Trưởng giả bảo vệ bảo châu cảm thấy bảo châu muốn truyền đạt một loại Thần ý, lại biết tiểu công chúa Lộ Tây có lai lịch không phải tầm thường, bèn để Nhân ngư quốc phái tiểu công chúa đi kết duyên với vị đế vương này. Chỉ cần gặp mặt thôi cũng là vô cùng vinh hạnh rồi. Hơn nữa còn nhiều lần báo cho biết và bảo công chúa nhớ kỹ tên của vị đế vương này, tên của ông là: Lý Thế Dân. Trưởng giả dặn đi dặn lại tiểu công chúa chớ có kết nhầm duyên. Quốc vương Nhân ngư quốc theo chỉ điểm của bảo châu, tự mình đến bờ biển tìm chọn một người tận tâm tận lực trung thành và hiền hậu, rồi để người đó dẫn công chúa lên trên đất liền, cứ như vậy, rồi xuất hiện như đầu bài đã giới thiệu là cảnh Ca Kỳ cứu giúp một người bệnh trên bờ biển.

Lại nói về Ca Kỳ và Lộ Tây sau khi lên trên đất liền, hai người chăm sóc lẫn nhau, thân như anh em. Giọng nói của Lộ Tây ngọt ngào, cô có thể hát những bài hát nghe rất êm tai, thường hay hát cho Ca Kỳ nghe. Ca Kỳ vừa nghe vừa không ngừng nói: “Hay! Hay!” Bài hát đã hát xong rồi, Ca Kỳ vẫn còn chìm đắm trong đó, lúc lâu vẫn chưa trở lại bình thường. Đôi chân của Lộ Tây thường làm cho cô rất mệt mỏi. Ca Kỳ hỏi cô nguyên nhân, Lộ Tây nói: “Chân của tôi là do phù thủy dùng phép ma biến ra, khi đi đường giống như bước đi trên dao vậy.” Cách nói của cô làm Ca Kỳ rất thương cô.

Ca Kỳ rất ngây thơ, Lộ Tây rất thuần tịnh, Ca Kỳ chăm sóc Lộ Tây giống như người anh chăm sóc cho em gái vậy, họ ở trong căn phòng thoải mái dễ chịu. Trong thùng nước dưới mái hiên thường có bảo vật, Lộ Tây lấy lên đưa cho Ca Kỳ, để Ca Kỳ đem đi trao đổi lấy đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày; Ca Kỳ thấy điều này cũng chẳng lấy gì làm kinh ngạc, cũng chẳng nghĩ nhiều. Ca Kỳ ngây thơ, thậm chí qua thời gian lâu, mới biết thỉnh thoảng không nhìn thấy Lộ Tây đâu là vì cô ngâm mình trong thùng nước. Một hôm, Ca Kỳ ngây thơ hỏi Lộ Tây một câu: “Có cần phải bỏ muối vào trong thùng nước không?” Lộ Tây đáp: “Không cần, làm sao anh lại nghĩ đến vấn đề này chứ?” Ca Kỳ không trả lời, chỉ cười một cách ngây ngô.

Cứ như vậy, Lộ Tây và Ca Kỳ không lo không nghĩ ở cùng nhau được hai năm.

Trong năm đó, nghe nói Đường Thái Tông Lý Thế Dân đăng cơ, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghĩ được gặp mặt Hoàng đế, vậy cũng đã là mãn nguyện rồi.” Thế là Ca Kỳ dẫn Lộ Tây đi Trường An, đến Trường An rồi, nửa đêm Lộ Tây vào hoàng cung dò đường, xa xa nhìn thấy có Kim Long (rồng vàng) bảo vệ hoàng cung. Rồng và người cá mặc dù không cùng thể hệ, nhưng Lộ Tây cũng biết ở dưới nước rồng rất được kính trọng, hơn nữa bản thân lại không phải là người trên đất liền, cho nên không dám coi thường mạo phạm, cũng xóa bỏ ý nghĩ vào trong cung. Sau khi trở về, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghe nói con người trên mặt đất có một cách nói: ‘đời này có một nguyện vọng, nếu như nguyện vọng đó chưa thể thực hiện được, thì sau khi chuyển sinh đời kế tiếp nhất định sẽ thực hiện’, có đúng vậy không?” Ca Kỳ nói: “Có lẽ như vậy, để ta đi hỏi giúp cô.” Ca Kỳ lên chùa hỏi một vị tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng nói: “Đúng vậy.” Ca Kỳ liền trở về nói với Lộ Tây. Lộ Tây nói: “Tôi hy vọng được gặp mặt Hoàng đế, đây là sứ mệnh của tôi, sau khi tôi chết rồi anh đừng quá đau lòng, chết đi cũng tức là sinh ra.” Ca Kỳ gật gật đầu. Một tháng sau, Lộ Tây sốt cao rồi qua đời. Sau khi chết, cô chuyển sinh vào một hộ gia đình nghèo khổ, làm một bé gái. Khi lớn đến bảy tuổi, cuộc sống nghèo khổ đến nỗi khó có thể tiếp tục duy trì, chính lúc đó lại gặp người anh em cùng dòng họ với Thái Tông là Lý Thế Đạo trong phủ cần mua thêm đầy tớ nữ; cô bị người nhà bán cho Lý phủ, lấy tên là Hạnh Nhi. Bởi vì thông minh lanh lợi và đáng yêu, tuổi lại xấp xỉ với tuổi của Huyền Nương (tên mụ của con gái Lý Thế Đạo), nên được chọn làm người hầu bên cạnh Huyền Nương. Huyền Nương sau này làm Văn Thành công chúa. Bảy năm sau, Văn Thành công chúa được gả đến Tây Tạng, Hạnh Nhi đi theo, Thái Tông dẫn các quan đi tiễn, Hạnh Nhi nhìn thấy được Hoàng đế, đã hoàn thành được tâm nguyện to lớn của Nhân ngư quốc.

Lại nói sau khi Lộ Tây qua đời, Ca Kỳ làm theo lời dặn của Lộ Tây, thuê xe đưa thi thể Lộ Tây về phía Đông Hải; đến lúc mặt trời lặn, Ca Kỳ đưa thi thể Lộ Tây xuống biển. Lần này không có bất kỳ phản ứng nào. Trong những năm tháng sau này Ca Kỳ thường hay nhớ đến Lộ Tây, cảm động nhớ nhung vẻ đẹp và sự thanh khiết thuần tịnh của của Lộ Tây, cũng có lúc lại nhớ đến người cá dưới đáy biển. Vì thế nên tạo thành duyên phận sau này với người cá. Vào triều Minh, Ca Kỳ chuyển sinh đến Nam Hải, trở thành quốc vương nước người cá Ca Kỳ Na ở Nam Hải. Do vậy từ đầu tôi mới gọi anh là Ca Kỳ.

Vương quốc người cá Ca Kỳ Na ở Nam Hải có lịch sử ngắn hơn so với lịch sử lâu dài của vương quốc người cá Văn Kỳ Na, nhưng đến khi Ca Kỳ làm quốc vương cũng đã có lịch sử hơn 1.600 năm rồi.

Vương quốc Ca Kỳ Na cũng có một bảo vật, gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’ (gương thần tôn nghiêm vô thượng), có thể nhìn được những sự việc 500 năm trước và 500 năm sau. Chí Tôn Thần Kính này cũng có lai lịch to lớn. Thời Hán Vũ Đế, Vũ Đế coi trọng thuật tu hành, tư chất thông minh khác thường, Vương Mẫu ban thưởng Thiên Thư (sách trời) cho Vũ Đế, và phái Tử Vi Tinh Quân trông coi Thiên Thư. Tinh Quân nhàn rỗi không có việc gì làm, nên sinh tâm thích du lãm các nơi, có lúc tùy tiện mà đi. Một hôm, Tinh Quân biến thành một người phàm đi về phía Nam, đến Lệ Giang thuộc Vân Nam. Nơi này phong cảnh thanh tú đẹp đẽ, trong con mắt người thế gian thì đây là ‘cảnh đẹp nhân gian’, nhưng theo Tinh Quân thì ông lại không tán thành, thế là ông buột miệng nói: “Có thể cho là đẹp!”, lúc nói không có ý gì, nhưng lại chọc tức Thần núi và Thần sông nơi đó, hai vị này cũng biết Tinh Quân không phải phàm nhân, nhưng lại không biết được lai lịch thật sự, thế là nảy sinh ý định trêu đùa. Thần núi vứt vào trong bát ăn cơm của Tinh Quân một viên đá đần độn (Ngoan Thạch) nghìn năm tuổi. Ngoan Thạch này cũng có chút lai lịch, do Muội Hỷ – phi tử của vua Kiệt cuối triều Hạ chuyển sinh. Sinh thời, trong xương cốt của Muội Hỷ có một lực phá hoại rất mạnh, sau khi chuyển sinh thành Ngoan Thạch, thuộc quyền cai quản của Thần núi nơi đây. Lần này bị Thần núi chọn trúng dùng để trêu đùa Tinh Quân, tiểu Ngoan Thạch cũng hoàn thành sứ mệnh, làm gẫy một cái răng cửa của Tinh Quân. Tiếp theo là Thần sông vứt cái răng đó xuống dưới biển Nam Hải, làm cho nó không cách nào quay trở lại với chủ nhân được nữa. Chiếc răng này dù sao cũng không phải là vật tầm thường, óng ánh long lanh, bản tính thông linh (thông với Thần linh), sau khi rời xa chủ nhân, một mình chơi đùa dưới biển, lại có thể biến lớn biến nhỏ. Một hôm, đang đứng dưới đáy biển, bị quốc vương người cá Ca Kỳ Na thời đó phát hiện, ông sai người cá đem chiếc răng cửa này vào trong cung. Răng cửa thấy người cá tôn kính mình, coi mình là bảo vật, liền không đi nữa, ở luôn tại đó, triển hiện những điều lành dữ nơi nhân thế cho người cá, trải qua hàng nghìn năm, càng hiện thêm những điều thần kỳ, nên được gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’.

Khi viết đến đây, tôi cảm thấy giữa Thần Tiên với nhau cũng có rất nhiều chuyện thú vị, không kìm được nên cười ra tiếng. Vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy Tử Vi Tinh Quân và một số vị Thần Tiên đang nhìn xuống, họ cũng đang ở đó cười. Có lẽ họ cũng cảm thấy việc này rất thú vị.

Chí Tôn Thần Kính do một vị trưởng giả trông coi. Người cá thường hay tụ tập nhau lại, để nghe trưởng giả giảng giải về những việc thần kỳ trên mặt đất mà họ không biết; nghe xong trưởng giả giảng giải, người cá thường thổn thức, họ giao lưu chia sẻ những cảm tưởng, cảm thấy con người trên mặt đất có lúc thiện lương, có lúc lại hung ác, là một sinh mệnh phức tạp làm người ta không thể nào mò đoán được.

Trong năm này, trưởng giả nhìn thấy trong Thần Kính hiện lên cho thấy trên mặt đất xuất hiện rất nhiều hoa sen, nhìn thấy một ông Phật bằng vàng (Kim Phật), ông Phật vàng này đã cứu biết bao nhiêu người, mỗi người được cứu, còn có những sinh mệnh ở thiên thượng, trên mặt đất, dưới mặt đất, và dưới biển có liên hệ đến người đó đều có thể được cứu, hoặc miễn cho tai nạn, hoặc không phải vào nơi tối tăm (địa ngục) để chịu trừng phạt. Trưởng giả vội vã đi báo cho quốc vương Ca Kỳ. Ca Kỳ vốn có thiện tâm, sau khi nghe những lời giảng giải của trưởng giả, ông bắt đầu suy nghĩ sâu xa, trong tâm nghĩ: “Nếu như thế giới của ta có thể biến thành tốt hơn, thì đây là sự việc làm cho tộc người cá ta vui mừng biết bao!” Ca Kỳ quyết định đến thế giới con người một phen, kỳ vọng gặp được Kim Phật. Trưởng giả bảo Ca Kỳ, hãy phát ra tâm nguyện thành thật nhất, để được sự bảo hộ của Thần linh trên trời dưới đất mà đi vào thế giới con người, tất cả mọi thứ tự sẽ có an bài. Ca Kỳ làm theo lời căn dặn của Trưởng giả, và nói với những người cá, bảo họ sống cho tốt, rằng bản thân muốn đến thế giới con người một chuyến, để có thể gặp được Kim Phật. Những người cá nghe thấy vậy kinh ngạc mặt biến sắc, đồng loạt khóc lên thành tiếng. Họ đều nói con người thế gian đáng sợ như vậy, chẳng may bị hại chết thì biết làm thế nào? Ca Kỳ an ủi họ: “Yên tâm đi, có sự chỉ dẫn của Thần Kính, có sự an bài của chư Thần, ta lại phát ra nguyện vọng chân thành nhất, không hy vọng bản thân mình quá thông minh, nên không có chuyện gì xảy ra.” Chủ ý của Ca Kỳ đã định, trước Thần Kính mà phát ra thệ nguyện trang nghiêm, muốn đến nhân gian kết duyên với Kim Phật, để làm rạng rỡ vương quốc Ca Kỳ Na.

Ca Kỳ bị hút vào trong Thần Kính, vượt qua rất nhiều không gian của ánh sáng và sự biến ảo của màu sắc, trước mắt không ngừng lóe lên hai chữ “Kim Phật”, hai chữ này tầng tầng tầng tầng ép nhập vào trong đầu của Ca Kỳ. Đi qua vô số không gian, cuối cùng cũng đã tiến nhập vào nhân gian, xuất hiện phía sau căn phòng ở Lệ Giang thuộc Vân Nam. Ca Kỳ phát hiện nửa thân dưới đã biến thành đôi chân; anh không mảnh vải che thân, ngồi ở phía sau căn phòng. Lúc đó đang là mùa thu, tiết trời mát mẻ, Ca Kỳ cảm thấy lạnh, hai tay ôm vai, run cầm cập. Một số người đi qua anh, chỉ chỉ trỏ trỏ, có người tốt bụng thì đưa cho anh quần áo, anh rất vất vả mới mặc vào được. Ca Kỳ tỏ ý muốn cảm ơn, nhưng lại không nói ra tiếng được, bèn làm động tác khua tay múa chân. Thì ra sau khi Ca Kỳ đi ra từ trong Thần Kính, đã trở thành người câm. Chí Tôn Thần Kính vốn là một chiếc răng cửa của Tử Vi Tinh Quân, nó biết rõ nó và chủ nhân cách xa nhau là vì một câu nói bất cẩn của chủ nhân tạo thành, cho nên theo nó, không nói là an toàn nhất. Sở dĩ Ca Kỳ xuất hiện tại Lệ Giang, Vân Nam là bởi vì đó là nơi mà Thần Kính và chủ nhân đã từng cách biệt.

Ca Kỳ đói rồi, nhưng lại không có gì để ăn, có người bố thí cho anh đồ ăn, anh cũng không biết dùng đũa, liền dùng tay bốc thức ăn đưa vào mồm, đồ ăn lẫn tạp các mùi vị làm cho anh có chút chịu không nổi, nhưng cũng chẳng còn cách nào. Rồi dần dần anh cũng quen, những kẻ ăn xin trong thành thu nhận và giúp đỡ anh. Ở cùng những người ăn xin, Ca Kỳ cũng đã lĩnh hội được sự ấm áp nơi nhân gian. Nhưng suy nghĩ của anh biết rõ một điều là bản thân mình đến để tìm Kim Phật. Có một lần, Ca Kỳ nhìn thấy một người trên tay bê một bức tượng Phật lấp lánh ánh vàng kim, anh vô cùng kích động, chạy đến quỳ xuống trước mặt người người kia, người đó ngây người ra, hỏi anh một cách rất kinh ngạc. Một người ăn xin kéo anh đứng dậy, trong tâm Ca Kỳ vẫn hiện lên bức tượng Phật lấp lánh ánh sáng kia, ánh mắt ngẩn ngơ.

Một người ăn xin tốt bụng mang đến cho Ca Kỳ một bộ y phục lành lặn, bảo anh thay bộ quần áo đó, rồi dẫn anh đến một ngôi chùa. Vào đến chùa, Ca Kỳ nhìn thấy một bức tượng Phật trang trí bằng vàng rất lớn, lập tức quỳ xuống, nước mắt như mưa. Lúc này trụ trì của chùa nhanh chóng đi đến, đây là một vị cao tăng đắc đạo, gương mặt hiền lành, mày râu đều trắng, tên là Huệ Trì. Nhìn thấy Ca Kỳ rơi nước mắt, không tự chủ được ông ngẩn người ra, ông vận dụng huệ nhãn, biết được đời trước và đời này của Ca Kỳ, cho đến quá khứ đã từng có duyên với mình, biết được anh là người cá mang theo sứ mệnh mà đến thế gian, biết được tâm ý đó, cảm động trước ý chí kiên định đó, ông chỉ thị người trong chùa thu nhận và giúp đỡ Ca Kỳ. Họ cho anh làm quét dọn sân chùa, lại chuẩn bị cho anh một thùng nước lớn, mỗi ngày bảo anh ngâm trong nước một tiếng đồng hồ. Trong tâm Ca Kỳ cảm kích, mặc dù không thể nói nhưng trong lòng lại rất minh bạch, chùa chiền mới là nơi mình nán lại. Ca Kỳ nhìn thấy người khác lẩm bẩm những lời của bản thân họ trước tượng Phật, anh biết rằng họ đang biểu lộ rõ ràng tâm nguyện của mình với Phật, trong tâm cũng ngộ được điều gì đó, liền đứng trước tượng Phật mà hứa rằng, sẽ đời đời kiếp kiếp chuyển sinh trong chùa. Khi Huệ Trì được 136 tuổi, ông biết rằng bản thân mình không lâu sau sẽ tọa hóa. Một hôm, ông gọi Ca Kỳ đến, hai người mặc dù không nói gì, nhưng Ca Kỳ đã biết tôn sư sắp rời xa mình rồi, không cầm được nỗi đau thương, nước mắt tuôn rơi. Huệ Trì dùng ánh mắt từ bi nói với Ca Kỳ: “Ta biết con vì sao đến thế gian, sau này chúng ta lại tiếp duyên vậy!” Ca Kỳ liên tiếp gật đầu. Sau khi tôn sư Huệ Trì tọa hóa, Ca Kỳ vẫn ở trong chùa, chết rồi lại chuyển sinh, luân hồi chuyển sinh tám lần, đều làm hòa thượng, ở trong chùa đời này nối tiếp đời trước tu hành, đến năm 1997, thì chuyển sinh trong người thường.

Tại đây xin nói thêm một chút về duyên phận trong quá khứ và đời này giữa Huệ Trì và Ca Kỳ.

Huệ Trì chính là Lộ Tây công chúa đã nhắc đến ở trên, đến ngày nay khi Đại Pháp hồng truyền, ông trở thành đệ tử của Phật Chủ, tức là tôi. Ca Kỳ trong đời này lại là cháu trai họ của tôi, sinh năm 1997, từ bé nhìn thấy ai cũng cười, người trong thôn đều gọi cậu bé là Lạc Lạc. Lạc Lạc vô cùng ngây thơ, rất nghịch ngợm, không có ý định xấu nào cả, học tập cũng không được tốt, đầu óc rất đần độn, thầy giáo cũng không thích nó. Nhưng mỗi ngày nó đều rất vui vẻ. Năm ngoái nó đến nhà tôi chơi, ở nhà tôi hơn 20 ngày. Trong thời gian đó, tôi bảo nó đi cùng tôi đến điểm học Pháp để cùng học Pháp. Khi học Pháp, mặc dù Lạc Lạc đọc rất chậm, nhưng lại rất chăm chỉ.  Một lần học Pháp về, tôi nhìn thấy trên cánh tay trái của cháu có thụ ký của Phật là hình chữ ‘Vạn’, và biết được Lạc Lạc đã từng làm đệ tử của Phật Nhiên Đăng. Có một lần, sau khi Lạc Lạc trở về nói đau đầu, khi tôi phát chính niệm cho cháu, tôi nhìn thấy một thế giới rộng lớn dưới đáy biển, có rất nhiều người cá đang bị trói, ở mặt hòn đá, hoặc mặt dưới hòn đá, hoặc trong kẽ hở của hòn đá, trong khi phát chính niệm, chỗ mà công đến, người cá bị trói liên liếp được giải khai, họ được đón tiếp đến một thế giới vui vẻ hòa thuận nơi đáy biển.

Anh trai cả và chị dâu tôi không phải là người tu luyện, Lạc Lạc về đến nhà lại trở thành người thường. Đón Tết năm nay tôi trở về quê la cà nhà hàng xóm, nhìn thấy Lạc Lạc, tôi hỏi cháu: “Con đã niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ hay chưa?” Lạc Lạc nói: “Con niệm rồi.” “Con thật sự niệm rồi chứ?” “Hàng ngày con đều niệm, trời tối cũng niệm”, Lạc Lạc ngây thơ nói. Lạc Lạc mặc dù có thể như thế này, nhưng sau khi trở về, tôi vẫn mãi không buông bỏ được việc bận tâm về cháu.

Tôi đã từng chuyển sinh đến vương quốc người cá, lại mang theo cam kết đối với Nhân ngư quốc Văn Kỳ Na ở Đông Hải là đến thế gian để kết duyên cùng Đại Pháp. Cháu trai mang theo cam kết đối với Nhân ngư quốc Ca Kỳ Na ở Nam Hải là đến thế gian tìm Kim Phật, trong nhân thế không ngừng chịu khổ ma luyện bản thân, bởi vì trong lịch sử đã từng có duyên phận với tôi nên đời này lại tiếp duyên cùng tôi lần nữa; dưới sự chỉ dẫn của tôi, Ca Kỳ cũng đã nghe được phúc âm của Đại Pháp, hiểu được sự thật về Đại Pháp; vì để tương lai đắc Pháp tu luyện, làm tròn điều mà mình đã chấp nhận làm mà đặt định một cơ sở tốt.

Khi tôi với đồng tu nói về người cá, tôi nhìn thấy trong không gian khác có rất nhiều người cá đang lắng nghe. Tôi biết rằng, tất cả những điều tôi làm là điều họ tha thiết mong mỏi.

Tất cả đệ tử Đại Pháp chúng ta, trong quá trình đi xuống thế giới con người này, tại các tầng thứ khác nhau, trong các thế giới khác nhau mà không ngừng chuyển sinh, không ngừng kết duyên cùng chúng sinh, đối với sinh mệnh một tầng thứ nào đó hoặc một thế giới nào đó tin tưởng chúng ta, việc nhận lời làm này cần phải làm tròn. Chúng ta không những cần làm tròn thệ ước đối với Thần, đối với tất cả những gì chúng ta đã trải qua đều có những việc chúng ta chấp nhận làm, nên cần phải thực hiện và làm tròn. Cho nên, sinh mệnh của chúng ta là vô tư vô ngã, là vị tha, là có trách nhiệm to lớn. Do đó bất kỳ sự tự ti, tiêu trầm, lười biếng đều là cực kỳ không có trách nhiệm. Tôi ngộ được rằng: chúng ta dưới sự gia trì của Sư tôn, trong quá trình làm ba việc mà Sư tôn yêu cầu, chính là đang thực hiện điều chúng ta chấp nhận làm.

Cuối cùng, mong rằng các đồng tu chúng ta đều có thể nhận thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân, trân quý duyên phận ở bên chúng ta, thực hiện điều bản thân đã cam kết.

Lời cuối:

Thế giới người cá không phức tạp bằng xã hội con người, nhưng cũng không phải là luôn luôn thuận buồm xuôi gió. Thế kỷ trước, thế giới người cá vùng bờ biển Trung Quốc gặp hai lần vận hạn. Một lần là năm 1976, tro xương của một kẻ tà ác cầm đầu cộng sản rắc xuống dòng chảy của sông, chảy ra biển lớn, người cá phát hiện đáy biển có sự ô nhiễm. Bởi vì mỗi một lạp tử trong tro xương đó đều là những nhân tố tà linh. Còn một lần nữa, lần này có tính toàn thế giới, sau tháng 7 năm 1999, những nhân tố tà ác phô thiên cái địa tụ tập tại trái đất, thế giới người cá cũng gặp bất trắc, rất nhiều tà ma lạn quỷ đến thế giới người cá, ngông cuồng làm điều ác, ra oai không kiêng sợ gì cả; người cá bị bắt trói, không được tự do.

Giữa thế giới người cá họ cũng có thông tin với nhau, khi đưa tin họ đều phái đi người cá dũng cảm nhất để hoàn thành nhiệm vụ này. Người cá có thể tránh được một số con cá hung ác, và một số nguy hiểm khác, nhưng đáng sợ nhất chính là lưới. Trong lịch sử từng có người vớt lên người cá, có những ngư dân nhân từ, thả người cá trở về biển, có nhiều người lại không như vậy. Ở Trung Quốc thời nhà Tấn, có ngư dân vớt lên được một người cá, và bán cho một phú hộ với giá cao, phú hộ sửa một cái hồ nước, rồi thả người cá xuống đó để tự mình thưởng thức, còn mời cả quan to chức cao đến xem. Sau khi người cá múa cho họ xem, và thỉnh cầu họ thả mình về biển, người phú hộ kia không đồng ý. Người cá còn thường bị những người hiếu kỳ hoặc những người có ý bất hảo đến sờ một cái, cấu bóp một cái. Người cá nhớ con mình, nhưng không có hy vọng trở về nhà, cuối cùng tuyệt thực mà chết. Khi muốn chết mà chưa chết, gia đình nhà phú hộ này liền nhanh chóng mổ bụng, họ muốn thưởng thức hương vị của thịt người cá. Chút hồn phách của người cá kia liền mộng báo cho phù thủy của thế giới người cá, thế giới người cá đều biết việc này, nên vô cùng căm giận con người. Khi tôi làm người cá, cũng biết đến việc này, “Con người quá ác!”, nhớ lại khi đó tôi nói câu nói này, quả thật là tức giận đến nỗi nghiến răng nghiến lợi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người cá không hay hiển hiện.

Đến thời cận đại, giữa thế giới người cá với nhau đã liên hệ ít đi, bởi vì thế gian con người càng ngày càng trở nên hiểm ác, các loại bảo vật cũng mất đi linh tính và ánh quang vốn có ban đầu, cũng đã không thể ‘thần’ lên được nữa rồi.

Nói đến người cá, thuận tiện tôi đề cập đến một người, đó là một tác gia nổi tiếng người Đan Mạch – Andersen. Nàng tiên cá mà Andersen viết ra đã làm cảm động vô số độc giả, cho đến tận ngày nay vẫn luôn nhận được sự yêu thích của rất nhiều độc giả. Có lẽ sẽ có người nói, người cá mà tôi viết có nhiều chỗ tương tự như người cá mà Andersen miêu tả, ví dụ như người cá lên trên lục địa, khi đi đường giống như cảm giác dẫm lên dao vậy. Nói cho mọi người hay, mỹ nhân ngư dưới ngòi bút của Andersen, không phải là không có căn cứ mà nghĩ ra được đâu, đó chính là những cảm thụ và trải nghiệm chân thực mà ông đã từng trải qua. Bởi vì Andersen đã từng chuyển sinh thành người cá. Về vấn đề tình huống Andersen sinh thời chuyển sinh, cho đến mối quan hệ sâu xa với người cá, tại đây xin không nói chi tiết. Xin đọc bài “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân” để biết thêm chi tiết.

Chú thích: Trong bài có đề cập đến tấm sắt hình khiên màu đen, là do phù thủy vương quốc người cá dùng ma pháp chế tạo thành từ xương sống lưng của quốc vương Nhân ngư quốc đã chết, là vật cảm ứng để mở cánh cửa lớn của vương quốc người cá.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/72849

The post Luân hồi ký sự: Tâm nguyện của người cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (2)https://chanhkien.org/2014/02/luan-hoi-ky-su-thuat-phan-than-2.htmlThu, 27 Feb 2014 06:49:00 +0000http://chanhkien.org/?p=22989Lần phức tạp nhất, có thể nói là điều mà chư Thần đắc ý tự hào, tôi xin kể lại với mọi người.

The post Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Trong “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân”, tôi đã nói đến một lần đồng thời chuyển sinh thành hai người; nghe thì có phần phức tạp, kỳ thực, trong lịch sử phân thân chuyển sinh của tôi thì lần đó vẫn chưa phải là lần phức tạp nhất. Lần phức tạp nhất, có thể nói là điều mà chư Thần đắc ý tự hào, tôi xin kể lại với mọi người.

Vào đầu triều Minh, tôi từng là đại tướng quân Lam Ngọc, vì sự vững bền của giang sơn Đại Minh mà lập nên chiến công oanh liệt, về sau lại bị Chu Nguyên Chương tru sát diệt tộc. Sau khi Lam Ngọc chết, nguyên thần bay lên như làn khói, lững thững bay đi trong không trung, nhất thời không biết đi đâu. Bỗng nhiên có một chiếc kiệu đằng trước đi tới, trước sau có hai người khiêng kiệu; người khiêng kiệu đi trước mặc quần áo màu trắng, nhìn không thấy mặt; người phía sau mặc quần áo màu đen, cũng không nhìn thấy mặt; đi bên cạnh kiệu là một người mang dáng vẻ của một quan sai, mặc quần áo màu tím.

Lam Ngọc nghĩ, phải chăng là đã gặp Hắc Bạch Vô Thường, liền ngạc nhiên hỏi, chiếc kiệu đến trước mặt rồi dừng lại. Người mặc áo tím cúi người thi lễ, nói: “Có phải là Lam Ngọc tướng quân? Địa Quân có lời mời ngài.” Lam Ngọc gật đầu. Người mặc áo tím mời Lam Ngọc lên kiệu. Chiếc kiệu nhẹ nhàng bay lên, không lâu sau thì đã đến địa phủ.  Trên đường đi Lam Ngọc chốc chốc lại vén rèm kiệu lên quan sát, nhìn thấy cầu Nại Hà, Sầu Đình, Khổ Phường, v.v. đường đi ngoằn ngoèo, cuối cùng cũng đến điện Diêm La. Diêm Vương đối với Lam Ngọc có phần kính trọng, mời Lam Ngọc ngồi xuống. Diêm Vương nói: “Cổ ngữ có câu: ‘Oan có đầu, nợ có chủ’, tất cả rồi sẽ có ngày được bù đắp trở lại, Tinh chủ hà tất phải lo lắng.” Lam Ngọc hỏi: “Duyên cớ gì mà ngài lại gọi tôi là Tinh chủ?” Diêm Vương cười nói: “Ngài chưa nghe câu ‘Thiên thượng nhất tinh vẫn, địa thượng nhất nhân vong’ (Trên trời có một ngôi sao rơi thì dưới đất sẽ có một người chết) sao, con người đối ứng với mỗi ngôi sao trên trời, những ngôi sao sáng trên bầu trời luôn có một ngôi là ngài.”

Nói dứt, Diêm Vương gọi người dẫn Lam Ngọc đến chỗ nghỉ ngơi, rồi lại đi xử lý công vụ. Người quản lý sổ sách đến gặp Lam Ngọc, đây là người quen của Lam Ngọc, chính là bố vợ của Lam Ngọc – Ninh Thân Quốc. Ông lão nói, bởi vì ta hay làm việc thiện, tích được đức lớn, sau khi chết được giữ lại làm sổ sách dưới âm gian. Năm nay, trong sự ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết nhìn thấy tên con gái và con rể, trong lòng thương xót cho vận mệnh của gia đình con gái, ta mới thỉnh cầu Diêm Vương: có thể cho con gái sống thêm một quãng thời gian không? Diêm Vương nói: “Không thể, những người sau khi chết, lập tức sẽ có an bài khác, huống hồ Lam Thị đã để lại cốt nhục rồi, ngươi không phải lo lắng.” Thế rồi ông lão không nói thêm nữa. Lần này biết được Lam Ngọc đến, ông liền đến nói chuyện với Lam Ngọc. Nói về vấn đề sống chết của con người, ông lão nói: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên, có quỷ Thần nắm quyền sinh tử, mà mọi chuyện đều có quan hệ nhân duyên, dương gian có câu: ‘Diêm Vương muốn ai đến canh ba chết, người đó không sống được đến canh năm.’” Lam Ngọc hỏi ông lão về nguồn gốc ân oán giữa mình và Chu Nguyên Chương. Ông lão nói: “Từ xưa đến nay, oan oan tương báo, cho nên anh cũng không cần quá so đo tính toán. Là người bề tôi, anh cũng có chỗ sai, quá hống hách ngang ngược”. Lam Ngọc không nói lời nào.

Ông lão dẫn Lam Ngọc đi khắp nơi, Lam Ngọc thấy các quan sai nơi âm gian quả là bận rộn. Đứng ở một nơi cao, Lam Ngọc nhìn thấy quan sai mặc áo tím đang dẫn một người đi đến chỗ mình vừa đi qua; lại nhìn thấy quan sai mặc áo trắng dẫn người đi nơi khác; còn thấy đầu trâu mặt ngựa đang đeo thêm xiềng xích lên người phạm nhân, rồi đi chỗ khác. Lam Ngọc thắc mắc hỏi ông lão, tại sao những người này lại không đi đến cùng một chỗ. Ông lão nói: “Đây là thiên cơ, không thể tiết lộ, song ta có thể không ngần ngại mà nói cho anh. Những người đến đây, thứ bậc có cao có thấp, điện Diêm La có ba chỗ đợi họ, người có phẩm chất tốt do quan sai mặc áo tím dẫn đi, vào tầng trên của điện gặp Diêm Vương, có chỗ ngồi ở dưới thấp. Người thuộc hạng nhì do quan sai mặc áo trắng dẫn đi, vì khi sống chuyên làm việc đại ác nên vào tầng giữa của điện; người thuộc hạng thứ ba, là tội nhân, do đầu trâu mặt ngựa đi bắt, chân tay bị đeo gông, đưa vào tầng thấp nhất của điện, các hình phạt của tiểu quỷ đang chờ đợi họ, và họ phải đợi Diêm Vương xét tội. Đúng là:

Người đến đều là khách,
Có khách chẳng tầm thường;
Áo tím nghênh thượng khách,
Áo trắng đón tầm thường;
Kẻ đại tội hiện rõ,
Đầu trâu mặt ngựa mang.”

Lam Ngọc hỏi: “Có thể không đi qua điện Diêm La, mà trực tiếp đợi an bài chăng?” Ông lão nói: “Có, người có lai lịch to lớn, lúc ở thế gian chưa có sai lầm lớn, Thiên Đình phái người cùng Diêm Vương kiểm tra lý lịch hồ sơ của người đó, trên trời và âm gian đã có nơi cho người đó đi đến rồi, sau khi chết được lên thẳng trên Thiên Đình, đợi an bài chuyển sinh.”

Ở địa phủ đợi một ngày, thì trên Thiên Đình có người đến đón Lam Ngọc đi.

Trên Thiên Đình Lam Ngọc gặp Chuyển Sinh Thần quân, lúc đó Chuyển Sinh Thần quân đang cùng bốn vị Thần đứng đối diện một cái đĩa chuyển động (đĩa chuyển động định đời người), thương lượng nghiên cứu, ngữ khí và thái độ nghiêm túc mà trang nghiêm. Lam Ngọc cũng chẳng biết họ đang thương lượng chuyện gì, một mình thưởng thức cảnh sắc nơi Thiên Thượng. Được một lúc, Chuyển Sinh Thần quân tỏ vẻ nhẹ nhõm, như trút được gánh nặng, liền nói với Lam Ngọc: “Lần chuyển sinh này của anh cực kỳ phiền phức, đã an bài xong rồi, để ta dẫn anh đến chỗ Phân Thần Sứ quân.”

Vì để những sự việc nơi nhân gian được an bài hợp lý hơn, hoàn mỹ hơn, không xuất hiện sai sót, có lúc rất nhiều vị Thần đều chung tay an bài. Lần chuyển sinh đó của Lam Ngọc, chính là việc đắc ý nhất của năm vị Thần Tiên; sau khi an bài thỏa đáng rồi, mấy vị Thần Tiên đều có một cảm giác nhẹ nhõm và vừa ý.

Lần này, Lam Ngọc được Phân Thần Sứ quân phân làm năm phần, năm phần phân thân đồng thời chuyển sinh cùng một đời. Lần chuyển sinh phiền phức này của Lam Ngọc, không những cần phân thân chuyển sinh, mà một phân thân chuyển sinh lại phải liên hoàn chuyển sinh. Một phân thân lại phải liên hoàn chuyển sinh như thế nào? Hãy nghe tôi kể một cách tỉ mỉ.

Phân thân thứ nhất của Lam Ngọc sinh năm 1396 tại Lệ Giang tỉnh Vân Nam, tên là Phương Thiếu Bình, thuộc gia đình giàu có, thông minh lanh lợi; lúc 50 tuổi, ông nhất tâm xuất gia, gia đình không ngăn cản được; tại một ngôi chùa ở Lệ Giang có tên là Ô Long Tự, Phương Thiếu Bình đã xuất gia tu hành, Pháp hiệu là Huệ Trì, tu hành tinh tấn, sau trở thành trụ trì của chùa.

Vị Huệ Trì hòa thượng này, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, mỗi khi kỳ nhân dị loại đến tìm ông, ông đều chỉ điểm những chỗ khúc mắc sai lầm hoặc khuyến thiện họ; ông sống đến 136 tuổi, tích được công đức vô lượng, kết vô số thiện duyên.

Huệ Trì có thể dùng thảo dược hoặc những thứ thuật loại cho đến công năng tu xuất được để chữa trị những chứng bệnh khó chữa. Một vài ví dụ như:

Một lần, có một cô gái trẻ, một mắt bỗng nhiên nhìn không rõ gì cả, được người nhà dẫn đến cầu Huệ Trì giúp. Huệ Trì nhìn ra ngay, thấy cô từng soi gương trang điểm, tâm tư vọng động, con ngươi trong mắt bị Tà Ác Đồng Thần lang thang gạch đi. Huệ Trì nói với cô ấy, mỗi ngày cần ở trong căn phòng yên tĩnh khấu bái, tĩnh tâm niệm Phật, kiểm điểm bản thân, không được động vọng niệm, sau một trăm ngày ắt sẽ khỏi bệnh. Sau khi về nhà, cô gái làm theo như lời hòa thượng nói, mắt khôi phục lại bình thường, vội đến cảm tạ Huệ Trì.

Một thiếu niên chăn bò, đột nhiên không thể nói được, được người nhà dẫn đến. Huệ Trì vẽ một cái cây, bảo người thiếu niên tìm đến cái cây này, quỳ bái trước cây xin khai ân; người thiếu niên làm theo, khấu bái xong có thể mở miệng nói được. Thì ra Huệ Trì đã dùng công năng nhìn thấy lúc cậu bé thả bò, đã tiểu vào cái cây, đúng lúc Lộ Thủy Nương Nương đang nghỉ ngơi bên trong cây, nên tức giận người thiếu niên kia bất kính với mình, và dùng giọt sương câm vẩy vào người thiếu niên một chút, làm cho thanh âm của cậu bị dính lại, từ đó không nói được nữa.

Có một người phụ nữ, bụng trương lên đã sáu tháng, đau đớn không chịu nổi, nghi là có thai, thực tế thì không phải, đại phu kiểm tra cũng không rõ nguyên nhân. Người nhà đưa cô đến tìm Huệ Trì, Huệ Trì cho cô uống rượu Hùng Hoàng, rồi tự mình lấy tay gõ cá gỗ, niệm: “Mau rời đi, mau rời đi, trong rừng chỉ có ngươi giữ được trai giới, chớ làm phiền nữ khách nơi trần thế, nhanh đi nhanh đi, chớ có lưu luyến.” Niệm được vài lần, phụ nữ kia há to miệng, làm giống như buồn nôn, một luồng ánh sáng màu xanh trong suốt từ trong miệng cô bay ra, trong màu xanh đó dường như ẩn chứa hình con rắn, bụng của cô nhanh chóng xẹp lại. Huệ Trì dặn dò cô nên chú ý trong việc ăn uống, chớ ăn thức ăn có mùi tanh.

Phân thân thứ hai, Phương Thành (1397-1452), người Đồng Thành tỉnh An Huy, là con nhà có học, năm 17 tuổi tham gia thi khoa cử, đi đến núi Cửu Hoa dâng hương, ở dưới chân núi làm quen được một người, thấy hợp ý nhau, người nọ khen người kia rồi kết bái làm huynh đệ. Khoa cử kết thúc, Phương Thành bị trượt, lúc đó 20 tuổi, nghĩa huynh mời Phương Thành đến nhà mình, Phương Thành đồng ý. Thì ra nghĩa huynh là một tay đạo tặc trong núi, Phương Thành bị dụ dỗ gia nhập cùng, và làm quân sư, sau chết vì bị quan binh vây kích.

Phân thân thứ ba, Lãnh Nương (1412-1438), tên thật là Ngọc Phương, người Giang Tây, năm 17 tuổi lấy chồng về nhà họ Lãnh. Chồng tên Lãnh Bình, Lãnh Bình lúc đầu ra vẻ rất tốt, sau một năm, Lãnh Nương mới biết Lãnh Bình hay chơi bời lêu lổng, không lo làm ăn. Sau khi có con, cũng không thấy thay đổi gì. Khi con được sáu tháng, Lãnh Bình đưa vợ con đi Nam Kinh nương nhờ nhà thân thích, kết quả về tay không. Lúc số tiền tài còn sót lại chẳng được là bao, đúng lúc gia đình giàu có Vương Minh ở Nam Kinh sinh được một đứa bé, cần tìm gấp một bà vú, có người giới thiệu, Lãnh Nương đến Vương Minh phủ làm ở đó. Lãnh Bình ở Vương Minh phủ lấy tiền công của Lãnh Nương, bế con bỏ đi mất. Lãnh Nương bế đứa bé tôn quý của nhà người khác, vô cùng nhớ con mình, hối hận vì đã đến Vương Minh phủ làm bà vú, nhưng lại không thể biểu lộ ra, không tránh được than ngắn thở dài, hay lấy tay áo gạt nước mắt, bị quản gia Bào Đinh nhìn thấy, từ đó Bào Đinh lúc nào cũng hỏi thăm ân cần, an ủi Lãnh Nương. Bào Đinh nhìn bề ngoài thì là chính nhân quân tử, nhưng thực chất là kẻ tiểu nhân bỉ ổi, thấy tướng mạo xinh đẹp khiến người khác yêu mến của Lãnh Nương, trong lòng hắn nảy sinh ý định bất lương, lời nói và cử chỉ luôn có ý mạo phạm. Lãnh Nương phát giác được, luôn giấu bên mình cây kéo để đề phòng Bào Đinh, làm hắn không dám dở trò. Đứa bé Vương Hoa Chương của Vương Minh phủ ngày một lớn, đối đãi với Lãnh Nương như mẹ ruột, trong lòng cô có chút an ủi. Nhưng cô vẫn không thấy tin tức gì của chồng và con trai, chỉ biết đêm đêm khấn bái Quan Âm cầu cho hai cha con bình an. Bào Đinh mặc dù đã có gia đình, nhưng lòng gian không bỏ. Khi Vương Hoa Chương đi học, Lãnh Nương cũng có thời gian nhàn rỗi, thường hay ở vườn hoa sau nhà ngắm cá dưới hồ nước; có một lần mải ngắm quá, không biết Bào Đinh lại gần. Bào Đinh chạy đến ôm Lãnh Nương, giở trò đồi bại; Lãnh Nương phản kháng kịch liệt, trong khi phản kháng lại vô tình rơi xuống hồ, trong lúc sợ hãi kêu lên, nước vào trong bụng không ít, cuối cùng bị chìm xuống và chết đuối.

Phân thân thứ tư, Tân Danh (1420-1488), là thợ rèn trong thành Bắc Kinh. “Tân Danh Thiết Lư” nổi tiếng gần xa, rèn binh khí, dụng cụ, v.v. người trong quan phủ cũng đến nhờ anh làm binh khí. Tân Danh tay nghề tinh xảo, tính tình phóng khoáng, từng rèn đoản đao và trường kiếm cho chỉ huy sứ cấm y vệ Bàng Trạch; rèn bội kiếm, nỏ liên hoàn nặng hai mươi cân, bệ sắt để Quan tinh bàn (dụng cụ quan sát các vì sao) cho Trịnh Hòa.

Phân thân thứ năm, Liên Hoàn Mệnh Oa. Thế nào là Liên Hoàn Mệnh Oa?  Là phân thân đó sau khi kết thúc một đời thì không ngừng lại, mà tiếp tục liên hoàn chuyển sinh bốn đời nữa. Đến khi phân thân thứ nhất Huệ Trì tọa hóa, Liên Hoàn Mệnh Oa cũng đã hoàn thành năm đời chuyển sinh.

Mệnh thứ nhất, Mậu Danh (1398-1431), phụ thân Mậu Công là phò tá cho Yến Vương phủ, vừa ở tục vừa theo Đạo, từng làm “Tĩnh nan chi dịch” chuyên bày mưu lược. Mậu Danh từ nhỏ cùng cha sống trong Vương phủ, thông minh phi thường, chịu ảnh hưởng của môi trường trong Vương phủ, sớm biết lễ tiết, rất tôn sùng Yến Vương và Yến Vương phi. Sau khi Yến Vương xưng đế, người của Yến Vương phủ đa số đều mưu tính để có chức quan nào đó, duy chỉ có Mậu Công không muốn làm quan, được Yến Vương hậu cho về quê, Mậu Công mời thầy dạy Mậu Danh. Mậu Danh học tập chăm chỉ, năm 18 tuổi thi đỗ tiến sĩ, sau làm quan trong bộ Lại. Vì là người chính trực, nên đắc tội với không ít người, sau bị người khác hãm hại, phiền muộn chán nản mà chết.

Mệnh thứ hai, Thu Hương (1431-1459), người Phúc Châu, tên thật là Vương Hạo Chi,  năm 7 tuổi cha mẹ đều qua đời, được người cậu nuôi dưỡng. Khi người cậu ra ngoài buôn bán, cô bị người mợ đem bán cho một kẻ buôn người; hắn mang cô đến Tô Châu, bán vào kỹ viện với giá cao. Tú bà ở đó đã mời người dạy cô thổi sáo đánh đàn ca hát và dạy chữ, đặt tên cô là Thu Hương, từ đó trở thành danh kỹ của Tô Châu. Sau được một thương gia giàu có ở Tô Châu để ý đến, cô được chuộc về làm vợ lẽ. Đại phu nhân lợi dụng lúc chồng không có nhà lập kế để cho Thu Hương làm vỡ đồ sứ quý giá, rồi lấy đó làm lý do thi hành gia pháp đối với cô, bắt cô quỳ trong thời gian lâu. Tiểu nha hoàn đứng bên cạnh cảm thấy tủi nhục thay cho Thu Hương. Sau khi chồng về, Thu Hương cũng không nói gì với chồng, mà trước sau vẫn lễ phép với đại phu nhân, cuối cùng đại phu nhân bị cảm hóa, bắt đầu đối tốt với cô. Thu Hương sinh được một nam một nữ, năm 38 tuổi sinh thêm nhưng chết vì khó sinh.

Mệnh thứ ba, Quách Danh Lan (1459-1483), là phi tần của Minh Hiến Tông, con gái của quan viên bộ Lại Quách Khai, năm 17 tuổi vào cung, năm 19 tuổi sinh được một con gái, sau được phong làm Huệ Phi. Năm 24 tuổi, cô chết vì bệnh cảm mạo vào đầu mùa thu.

Mệnh thứ tư, Raphael (1483-1520), một họa sỹ kiệt xuất người Italia thời kỳ văn nghệ Phục Hưng, còn được gọi là Họa Thánh, cùng với Leonardo da Vinci và Michelangelo được gọi là “Nghệ đàn tam kiệt”. Cha của Raphael là họa sỹ trong cung điện, Raphael từ bé đã thích xem cha vẽ tranh. Ông lúc xem cha vẽ tranh có một vẻ yên tĩnh khác thường, làm cha ông cảm thấy sợ hãi. Năm 7 tuổi, mẹ ông qua đời, Raphael chìm trong đau khổ. Cha ông nói với ông, mẹ con không chết, bà ấy đi đến một nơi khác, bà ấy vẫn đang sống, chỉ là chúng ta không nhìn thấy. Cách khuyên nhủ này đã làm giảm bớt sự đau khổ của Raphael. Khi nhớ mẹ, Raphael thường vẽ tranh mẹ. Năm 11 tuổi, cha Rapheal qua đời, Raphael được người bạn của cha mình chăm sóc và giúp đỡ, và hội họa đã trở thành một phần trong cuộc sống của Raphael. Năm 17 tuổi, tư duy của Raphael trở nên nhạy bén, có thể nắm bắt được một loại linh tính; ông tập trung tinh thần vào hội họa và suy nghĩ, có thể quên hết mọi thứ xung quanh. Vì Raphael vô cùng sùng bái và thành kính đối với Thần, nên ông có thể tiệm nhập vào những cảnh đẹp nơi Thiên Quốc; có lúc những hình ảnh hiện lên trước mắt, cảm giác mờ ảo, ông nhìn thấy Thiên Sứ, Đức Mẹ, và những cảnh tượng nơi Thiên Quốc. Nhìn thấy tất cả những cảnh tượng này làm cho tâm ông trở nên ấm áp và thanh bình hơn, ánh sáng của Thần dẫn lối làm cho các bức tranh của ông càng xuất chúng hơn.

Mệnh thứ năm, Tề Bảo (1520-1532), một người ăn mày ở thành Nam Kinh, là con riêng của tiểu thư một gia đình giàu có bị bỏ rơi.

Một buổi sáng, một kẻ ăn mày có tay phải bị tàn tật tên Tề Nhược Tân, phát hiện một cái tã lót ở một góc tường; anh ta chạy lại gần xem, thì nhìn thấy một đứa bé khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi. Tề Nhược Tân nhìn qua một cái rồi lắc đầu, quay người bỏ đi. Đi được một đoạn không xa, anh ta dừng bước, quay đầu lại nhìn, rồi lại nhìn lại chính mình, xong lại bỏ đi. Đi đến một chỗ quành, anh ta vẫn có gì đó không yên tâm, ngồi hẳn xuống, nhìn ra xa xa. Một lúc lâu, có vài người đi đến bên đứa bé, nhìn một cái rồi cũng lại bỏ đi. Tề Nhược Tân đột nhiên cảm thấy trong tâm giống như bị sợi dây buộc cứng lại vậy. Anh ta nghĩ, ta đau lòng thế này làm gì, chi bằng bế đứa bé đi, chứ chẳng may nó bị chó tha đi, chắc không qua nổi. Nghĩ vậy, anh ta liền nhanh chóng quay trở lại. Đi đến bên cạnh đứa bé, đứa bé không động đậy gì mà chỉ nhìn anh ta, cứ nhìn rồi đột nhiên tỏ ra vui sướng. Tề Nhược Tân trong tâm cũng vui mừng, nghĩ đúng là cái số ăn mày, đi theo ta nhé, thế nào thì ngươi cũng không chết đói đâu. Thế rồi anh ta mang đứa bé về, đặt tên cho nó là Tề Bảo. Mặc dù Tề Nhược Tân coi như đã chăm sóc bảo ban Tề Bảo, nhưng đi cùng một kẻ ăn mày, Tề Bảo vẫn phải nếm đủ mùi vị cơ cực. Thật không dễ mà lớn đến năm 20 tuổi, và một trận thương hàn đã lấy đi mệnh của Tề Bảo.

Sau khi Liên Hoàn Mệnh Oa kết thúc năm đời chuyển sinh, thì hợp thành một thể với bốn phân thân còn lại, tiếp tục đợi an bài hạ thế chuyển sinh.

Tôi còn biết được có đệ tử Đại Pháp một lần phân thân chuyển sinh thành bảy vai khác nhau, tại đây tôi không nói tỉ mỉ nữa. Viết ra những điều này, không chỉ là để chứng minh cho quá khứ của đệ tử Đại Pháp, mà còn càng khiến chúng ta trân quý hơn cơ duyên vạn cổ không dễ có được này, và đi tốt đoạn đường về sau của chúng ta.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/117043

The post Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Trinh tiết của Sách Ngạch Đồhttps://chanhkien.org/2012/03/cau-chuyen-luan-hoi-trinh-tiet-cua-sach-ngach-do.htmlhttps://chanhkien.org/2012/03/cau-chuyen-luan-hoi-trinh-tiet-cua-sach-ngach-do.html#respondTue, 20 Mar 2012 07:08:44 +0000https://chanhkien.org/?p=17122Người xưa rất xem trọng trinh tiết của phụ nữ, kỳ thực cũng có yêu cầu trinh tiết đối với nam giới.

The post Luân hồi ký sự: Trinh tiết của Sách Ngạch Đồ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[ChanhKien.org] Người xưa rất xem trọng trinh tiết của phụ nữ, kỳ thực cũng có yêu cầu trinh tiết đối với nam giới. Đàn ông thời xưa rất thủ tiết tự trọng, ở đây chỉ xin kể một ví dụ, tuy rằng trong lịch sử không hề được ghi lại.

Mùa Xuân năm 1694 SCN, đại thần nổi tiếng thời Hoàng đế Khang Hy triều Thanh là Sách Ngạch Đồ, năm ấy 56 tuổi mới có quý tử, vui mừng khôn xiết. Người quản gia tìm được một vú nuôi để chăm đứa bé. Vú nuôi chăm sóc đứa bé là cô gái mới 17 tuổi, rất hợp ý với đứa bé, nuôi đứa bé mập mạp hồng hào. Sách Ngạch Đồ thường cho người đến bế ẵm đứa bé, chơi đùa với đứa bé.

Lại nói trong tam giới có hai vị Thần, Thần áo đen Phùng Chân và Thần áo lam Bích Vân. Hai vị Thần này nhân lúc nhàn rỗi không có việc, mới nói về chuyện ở nhân gian. Nhìn vào phủ nhà họ Sách, họ thấy Sách Ngạch Đồ và bà vú nuôi trong lịch sử đã nhiều lần kết duyên phận, không khỏi cảm thán nhân quả luân hồi.

Trong lịch sử, Sách Ngạch Đồ từng chuyển sinh thành Tề Uy Vương thời Chiến Quốc, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đời Đường, Tống Giang chốn Lương Sơn Bạc thời Bắc Tống, v.v. Còn cô vú nuôi từng chuyển sinh thành quân sư Tôn Tẫn của Tề Uy Vương, công chúa Thái Bình con Võ Tắc Thiên, Lý Quỳ tại Lương Sơn Bạc, v.v. Kiếp trước cô vú nuôi từng là thị vệ Khang Thái Nhĩ của Hoàng đế Khang Hy. Duyên phận hai người quả thực là cùng chung một chỗ.

Hai vị Thần này khá sửng sốt, nhìn lại lần nữa, thấy cô gái trẻ làm vú nuôi cho con Sách Ngạch Đồ kỳ thực là vì một đoạn duyên phận với đứa bé này.

380 năm trước, vào triều Nguyên có một bà lão cô độc họ Lưu, nhìn thấy cạnh miếu có một đứa trẻ bị bỏ rơi. Thương đứa bé quá, bà ẵm nó về nhà. Không quản sinh hoạt khó khăn của bản thân, bà lão dưỡng dục đứa bé, lại đặt tên cho đứa bé là Lưu Trường. Người trong thôn thấy cuộc sống hai người khó khăn, lúc nào cũng tới tiếp tế cho họ. Bà lão dùng cơm trăm nhà để nuôi lớn đứa bé. Chẳng ngờ đứa trẻ lên 10 tuổi thì mắc sốt rét qua đời, bà lão khóc tưởng như chết đi sống lại. Vào triều Thanh, Lưu Trường chuyển sinh thành cô gái trẻ, còn bà lão chuyển sinh thành cậu bé trong phủ họ Sách.

Nói về duyên phận, vị Thần áo đen nói: “Con người chuyển sinh, nếu như hai người duyên phận tốt, và đều chuyển sinh thành nam nhân, thì họ là anh em nghĩa khí; còn nếu đều chuyển sinh thành nữ, thì họ là chị em tốt của nhau. Tuy nhiên phân biệt chuyển sinh thành nam nữ, thì khó tránh khỏi động tâm lẫn nhau, cho dù đã có gia đình, thì cũng khó tránh phạm phải sai lầm”. Vị Thần áo lam nói: “Vị tất đã như vậy, bởi vì trong mê duyên phận dài mà thâm, tự biết trân trọng, trong tâm sẽ có cảm giác thánh khiết, chưa đến nỗi phạm sai lầm”. Hai vị Thần bên nào cũng cho mình là phải, tranh luận mãi không thôi, cuối cùng đánh cược một phen, lấy thời gian nhân thế là nửa tháng làm hạn.

Hai vị Thần đã là đánh cược với nhau, khó tránh có một vài mưu tính đằng sau. Vị Thần áo đen làm nặng tâm sắc của Sách Ngạch Đồ, còn vị Thần áo lam gia cường chính niệm cho cô gái trẻ.

Vào buổi chiều một ngày nọ, Sách Ngạch Đồ đột nhiên phát hoảng, tay chân luống cuống, không biết tại sao, bỗng nhiên nghĩ đến đứa con trai, co chân chạy miết, khiến đám nô tài đứng ngẩn ra. Nhìn thấy con rồi, tâm tư còn chưa định lại, vô ý liếc qua cô gái trẻ, thấy tim đập thình thịch, cảm giác cô gái rất là nữ tính. Đúng lúc đứa trẻ lại đòi bú sữa, nắm ngay lấy cô gái. Cô gái tay chân luống cuống, vội bồng đứa bé vào phòng trong, buông rèm lại. Sách Ngạch Đồ lui ra, giống như hồn xiêu phách lạc, lại cảm giác hình bóng cô gái vô cùng quen thuộc, giống như người quen, nhưng lại không nghĩ ra là ai. Trong tâm cứ vương vấn mãi sự việc ấy. Đến tối, Sách Ngạch Đồ lại tới nhìn đứa bé, ánh mắt vừa vô ý vừa cố ý hướng vào cô gái trẻ. Cô gái phát hiện cha đứa bé bỗng nhiên khác trước, tay chân cũng gượng gạo, vội chính lại nhan sắc, cảm giác căng thẳng dị thường. Sách Ngạch Đồ cảm thấy thương hại, nói cô gái không cần phải như vậy, nhưng cô gái vẫn không dám phóng túng.

Ban đêm cô gái nằm mộng, mơ thấy Sách Ngạch Đồ tới, nói sẽ ban vinh hoa phú quý cho cô, lời nói biểu cảm, cử động tùy tiện. Cô gái choàng tỉnh, cảm thấy rất buồn nôn, tựa như muốn ói mà không ói được, nên đi hớp chút nước, rồi lại nằm xuống nghỉ ngơi. Trong tâm nghĩ có thể là do tâm lý mình quá căng thẳng đây, một lúc sau mơ hồ tiến vào giấc mơ. Tình cảnh lại tái hiện, Sách Ngạch Đồ lại động tay động chân, cô gái trẻ liên tục cự tuyệt; Sách Ngạch Đồ nhảy bổ đến, trong chớp mắt biến thành hình tượng con sói, răng nanh sắc bén, đầu lưỡi đỏ lòm. Cô gái trẻ hét lên một tiếng thất thanh rồi choàng tỉnh, mồ hôi lạnh nhễ nhại, không dám ngủ lại nữa. Suy ngẫm mãi về giấc mộng này, nghĩ nếu Sách Ngạch Đồ quả thực như vậy, thì bản thân làm sao đây? Lại nghĩ tới chồng, con, cha mẹ. Nhất là nghĩ tới mẹ mình dạy con cực nghiêm: “Con gái phải giữ mình trong sạch”, v.v. Câu nói như vang vọng bên tai, vừa không muốn làm vú nuôi nữa, vừa không nỡ xa đứa bé, nghĩ tới nghĩ lui, trằn trọc miên man, mãi tới nửa đêm mới dần dần chìm vào giấc ngủ.

Còn Sách Ngạch Đồ, đêm hôm ấy cũng mộng thấy cô gái trẻ, cô gái trong mộng làm Sách Ngạch Đồ lúc tỉnh dậy khó mà quên được. Sách Ngạch Đồ thận trọng cảnh giác chính mình, vì sao lại có giấc mộng này? Hơn nữa bản thân đã 56 tuổi rồi, còn cô gái trẻ mới 17 tuổi, trong tâm nghĩ sự việc như vậy không thể trở thành thật được, ngộ nhỡ truyền ra ngoài, bằng hữu, môn đệ, quan lại sẽ nhìn mình như thế nào đây. Sách Ngạch Đồ liền đoan chính hành vi bản thân, không tới nhìn con trai nữa, mà tập trung ý chí ức chế cách nghĩ này của mình, lại tới Phật đường cầu Phật, thỉnh Phật giúp đỡ bản thân xa rời vọng niệm. Sau hơn 10 ngày tu thân dưỡng tính, Sách Ngạch Đồ cuối cùng đã ngăn được suy nghĩ động trời không biết từ đâu đến này, đầu não thanh tỉnh, không lại u mê hỗn loạn nữa. Còn cô gái, trong hơn 10 ngày ấy cũng không ngừng củng cố chính niệm của mình, cảm giác bản thân giống như đã biến thành một liệt nữ trinh tiết. Khi hai người gặp lại nhau, đôi bên đều rất hờ hững thản nhiên, lại trở thành giống như ngày xưa.

Còn hai vị Thần đánh cược với nhau trên thượng giới kia, khi gặp lại nhau, vị Thần áo lam cười lớn, nói: “Tôi nói đúng rồi nhé!” Vị Thần áo đen cam tâm chịu thua, nói: “Một cá nhân tâm chính, ước thúc bản thân, bất cứ ngoại lực, ngay cả Thần lực cũng không thể khiến anh ta lay chuyển. Thiên lý chính là: Việc của người cần phải do bản thân tự tuyển chọn”.

Việc hai vị Thần tiên trên thượng giới đánh cược đã khơi gợi sự chú ý của một vị Tiên trưởng ở bên trên, vị Tiên trưởng này tên gọi là Vân Trường Tử. Ông hứng thú theo dõi từ đầu tới cuối sự tình này, bấm tay tính toán, biết việc này sau sẽ được ghi lại, tiêu đề bài viết là “Trinh tiết của Sách Ngạch Đồ”, tác giả lại là cô gái trẻ chuyển thế, nên mới tiện tính ra nhân vật này. Lùi về phía trước mà tính, ông thấy cá nhân này đã diễn qua vô số vở kịch lớn trong lịch sử, lại tính tới mấy kỳ văn minh tiền sử, lùi về nữa tới mấy chục vạn năm, hình ảnh đã hơi lờ mờ rồi, Tiên trưởng mới dừng tay. Lại hướng về phía sau mà tính, tính qua 300 năm, ông thấy người này sẽ trở thành đệ tử Đại Pháp vào thời mạt kiếp. Vân Trường Tử nhận thấy việc này ẩn chứa thiên cơ cực lớn ở đằng sau, mới nghĩ: “Chẳng bằng ta với người này tiếp một đoạn duyên phận, đối với bản thân chỉ có lợi ích”. Bởi vậy ông hóa thành đạo cô {nữ đạo sĩ}, tiến vào trong giấc mộng của cô gái trẻ, chỉ điểm cô gái tu thân dưỡng tính. Sau khi tỉnh dậy, cô gái cảm thấy hơi nghi hoặc trong tâm, nhưng vẫn y pháp tu hành, cảm thấy tai mắt tươi mát trong sạch. Lại tiếp tục kiên trì như vậy, con người cô trở nên trong trẻo thoát tục, chán ghét tục sự ở nhân gian. Chuyên tâm tu hành, dần dần phát hiện có chỗ kỳ dị, chẳng hạn tay vô ý quét qua mặt nước thấy có thể hớt nước lên, kết thành dòng chảy mỏng, tùy tay mà di động. Còn có một số tiểu thuật, như thủ thuật che mắt, muốn không để người khác phát hiện ra mình, thì người khác sẽ không phát hiện được.

Vào năm 32 tuổi, cô gái trẻ không bệnh mà chết. Trong thời kỳ Chính Pháp, Vân Trường Tử được liệt vào hàng chính Thần trên thiên thượng.

Trong tu luyện, tôi đã biết được sự tình này, mới đem viết ra. Năm xưa cô gái không ngừng gia cường chính niệm của bản thân, ước thúc tự kỷ, không dám sơ ý qua loa dù chỉ một chút, cũng tận mắt chứng kiến biến hóa thần thái bên ngoài của Sách Ngạch Đồ. Hai người trải qua đợt khảo nghiệm này, duy trì duyên phận thuần tịnh như vậy tại nơi ấy.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/11/75874.html

The post Luân hồi ký sự: Trinh tiết của Sách Ngạch Đồ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/03/cau-chuyen-luan-hoi-trinh-tiet-cua-sach-ngach-do.html/feed0
Luân hồi ký sự: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêmhttps://chanhkien.org/2011/08/luan-hoi-ky-su-su-chuyen-sinh-cua-tinh-nguyet-liem.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/luan-hoi-ky-su-su-chuyen-sinh-cua-tinh-nguyet-liem.html#respondTue, 30 Aug 2011 09:57:57 +0000https://chanhkien.org/?p=12941Tác giả: Khải Hàng [Chanhkien.org] Trong quá trình tu luyện của tôi, tường, cửa, xe hơi, động vật, cây cối, v.v. đều chào hỏi và nói chuyện với tôi. Khi tôi phát tài liệu giảng chân tướng, một chiếc xe hơi hay thậm chí một cánh cửa đôi khi cũng hỏi xin chúng. Tôi vô […]

The post Luân hồi ký sự: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Trong quá trình tu luyện của tôi, tường, cửa, xe hơi, động vật, cây cối, v.v. đều chào hỏi và nói chuyện với tôi. Khi tôi phát tài liệu giảng chân tướng, một chiếc xe hơi hay thậm chí một cánh cửa đôi khi cũng hỏi xin chúng. Tôi vô cùng cảm động, vạn vật đều có linh, quả không sai chút nào!

Năm 2009, tôi thấy nhiều bình hoa trong nhà một học viên, và sự chú ý của tôi hướng vào một bình hoa lan nhỏ. Người học viên chỉ vào một bình hoa lan lớn và nói với tôi: “Bình hoa lan lớn này nở hoa quanh năm, nhưng bình hoa lan nhỏ thì chỉ nở một lần, và sau đó nó không nở nữa.” Tôi thấy bình hoa lan lớn đang kiêu kỳ với những bông hoa rực rỡ. Bình hoa lan nhỏ thì không hài lòng với khả năng của nó, và nó tức giận rằng nó đã không nở hoa. Ngoài ra, ngay cả nếu bình hoa nhỏ có hoa, chúng vẫn nhỏ so với những bông ở bình hoa lớn. Bình hoa lan lớn sẽ cười nhạo trước điều này. Bình hoa lan nhỏ thì chán nản, cô lập và không muốn ra hoa nữa. Bình hoa lan nhỏ biết rằng tôi thích nó, và nó cố gắng ngẩng lên một chút. Nó giống như một đứa trẻ buồn bã đang nhìn tôi. Tôi không muốn các bông hoa, mà thực sự muốn bình hoa nhỏ này.

Năm 2010, người học viên này chuyển nhà, và muốn để lại những cái cây trong bình cho người chủ mới. Tôi đã giúp cô chuyển đồ. Bình hoa lan lớn trên cửa sổ nói: “Đem tôi đi với!” Những cây trong bình khác cũng nói điều tương tự với tôi. Tôi biết chúng không muốn ở lại với người thường. Tôi không thích hoa, do đó tôi đã không nói gì cả. Tuy nhiên, tôi muốn có bình hoa lan nhỏ. Khi tôi nói với người học viên kia về điều này, cô đã đưa chúng cho tôi.

Một lần khi đang làm việc ở nhà, tôi tình cờ nhìn vào hoa lan nhỏ và nghĩ về điều hoa lan lớn từng nói. Đột nhiên tôi nghe thấy hoa lan nhỏ nói: “Bạn không thể có hoa lan lớn được. Nó rất tồi tệ và xảo trá, tôi ghét nó.” Tôi sững sờ. Có mâu thuẫn giữa những cây hoa này. Vài ngày sau, tôi nhìn thấy một yêu tinh hoa rất xảo quyệt. Một tháng sau, tôi khám phá ra rằng hoa lan nhỏ đã từng là thị nữ của tôi khi tôi còn là Sa Nguyệt Bồ Tát trên thiên thượng. Cô ấy được gọi là Tịnh Nguyệt Liêm. Cô đã nhiều lần kết duyên với tôi ở thế giới con người trong suốt lịch sử. Vào thời mạt pháp khi Đại Pháp hồng truyền, cô không có được thân người và phải gặp tôi với dạng thức này. Điều này đã khiến tôi hiểu được lý do tôi rất thích hoa lan nhỏ ngay khi tôi vừa thấy nó.

Kể từ đó, tôi thường quên tưới nước cho các cây hoa, nhưng tôi tự nhắc nhở mình đừng quên tưới nước cho hoa lan nhỏ.

Tịnh Nguyệt Liêm ganh tỵ với con gái tôi. Một lần con gái tôi đang học thuộc Pháp, Thần tiên trên thiên thượng đều tập trung vào căn phòng nhỏ của con gái tôi. Họ khen cô bé. Một vị Thần tiên tên là Tế Minh nói: “Tiểu hài nhi này học thuộc rất tốt.” Một Thần tiên khác tên là Phí Nguyệt nói: “Mẹ cô bé hơi lười”. Tôi tự nhìn lại mình và định nói chuyện này với con gái. Tịnh Nguyệt Liêm nghe được điều này. Cô mừng cho chúng tôi nhưng lại buồn cho mình vì cô không có thân người để đắc Pháp. Cũng giống như ở đâu đó có một nguyện vọng quan trọng nhưng lại không thực hiện được. Cô buồn bã và khóc cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến mạch hoa bị tổn thương. Cũng giống khi người ta cảm thấy vô cùng đau khổ vậy. Sứ giả phụ trách các loài hoa nhìn thấy điều này và cũng đồng cảm với cô. Việc này được bẩm báo lên thiên đình của loài hoa. Bách Hoa Tiên nữ cảm động trước tâm cầu Pháp của Tịnh Nguyệt Liêm, nhưng cũng không làm gì được.

Sự bi ai và thương tâm của Tịnh Nguyệt Liêm làm chấn động thiên đình, và thiên đình đã phái Nhị Lang Thần đến xem xét việc này. Nhị Lang Thần tra xét xong lại lên báo thiên đình. Thiên đình nghi ngờ và hỏi tại sao cây hoa nhỏ này lại đau buồn như vậy và khí của nó xung lên tận thiên đình. Họ đã tra xét luân hồi của cây hoa này và khám phá được ngọn nguồn. Vào triều Đường, cây hoa này từng chuyển sinh thành phu nhân thứ hai của tiểu tướng La Thành. Vào đầu triều Minh, nó chuyển sinh thành em gái Ninh Sơ Phượng của phu nhân Ninh Sơ Phương, vợ đại tướng quân Lam Ngọc. Vào đầu triều Thanh, nó chuyển sinh thành con gái của Hoàng đế Khang Hy, nhưng lên bốn tuổi thì mắc bệnh sởi và chết. Điều tra cho thấy Tịnh Nguyệt Liêm có thể đắc Pháp vào thời mạt pháp, do đó thiên đình đã gọi Triệu Hoa Thần và Chuyển Sinh Thần quân đến để an bài chuyển sinh cho Tịnh Nguyệt Liêm.

Tịnh Nguyệt Liêm do quá bi thương nên cuối cùng khiến mạch hoa bị động đứt, và vào mùa Đông, cây hoa đã chết trong giá rét ở ban công. Tôi quỳ xuống trước bồn hoa và cảm thấy mất mát. Bồn hoa cười với tôi, nói: “Tình nặng quá.” Tôi cũng nghĩ về mình như vậy, và chấp trước vào tình của tôi với cây hoa này quả thực là quá lớn. Người tu luyện liệu có nên như vậy hay không?

Ngày 12 tháng 5 năm nay, tôi phát hiện thấy cây hoa lan nhỏ này đã chuyển sinh thành một bé gái. Bà của bé là một đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Hiện tại, để chuyển sinh vào gia đình đệ tử Đại Pháp là rất khó. Các đệ tử Đại Pháp tinh tấn và tu tốt đều đã loại bỏ chấp trước vào sắc dục và chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm ba việc. Còn tu không tốt, mê đắm trong người thường, thì các sinh mệnh có duyên có thể chuyển sinh đến đó. Phải có tiền duyên cực lớn thì mới có thể chuyển sinh vào một gia đình đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Cũng như vậy, vở kịch lớn đang chuẩn bị thu màn lại, thời gian không đợi người; Tịnh Nguyệt Liêm quả là quá may mắn. Điều này có liên quan đến nguyện vọng của cô trong thời kỳ Chính Pháp. Phía minh bạch của các bông hoa biết rằng đệ tử Đại Pháp là quá may mắn.

Hoa lan nhỏ đã bị hoa lan lớn bắt nạt trong tám năm, và ấy là do họ đã có một mối hận trong lịch sử.

Vào thời Minh Hiến Tông, hoa lan nhỏ là một cung nữ tên là Tô Thái Nga. Năm 32 tuổi, cô xuất cung và trở thành vợ lẽ của một ông lão 50 tuổi giàu có tên là Ngô Sấm. Cô sinh được một bé gái tên là Ngô Phượng. Thái Nga bản tính nhân hậu, thông hiểu sách vở và thấu đạt lễ nghi, nên rất được trượng phu sủng ái. Đại phu nhân là Vương Thái Bình rất đố kỵ với cô. Dưới sự dạy dỗ của Vương phu nhân, hai người con của bà cũng không vừa ý với Thái Nga. Họ luôn gây khó dễ cho cô. Sau khi Thái Nga mang thai, thầy bói nói có dấu hiệu của con trai và cô nhất định sẽ sinh quý tử. Ngô Sấm nghe thấy vậy thì rất vui mừng. Ông bảo nhà bếp nấu thật nhiều món ngon để nhị phu nhân ăn. Đại phu nhân thấy vậy thì càng ghen tức hơn nữa. Bà nói với con cả Ngô Tân và con thứ Ngô Phủ: “Sắp có người được hưởng một phần gia sản, và ta không biết các con sẽ được bao nhiêu.” Ngô Phủ rất thật thà trung hậu, sau khi nghe xong cậu không nói gì. Còn Ngô Tân thì rất khoe tài hiếu thắng, cậu ta sợ rằng sau khi đứa trẻ sinh ra thì cậu ta sẽ có ít gia tài hơn, do đó đã sinh tâm ác ý. Cậu ta đã cho thuốc độc vào thức ăn của Thái Nga, đó là thuốc đọa thai và thuốc độc mạn tính.

Đại phu nhân đến phòng của Thái Nga và nói ra những lời chua cay. Thái Nga đã đưa đồ ăn ngon trong nhà bếp lên để đại phu nhân ăn. Đại phu nhân không khách khí và đã ăn nó. Thái Nga không ăn chút nào, và cô đã bảo người hầu đưa chỗ thức ăn còn thừa về phòng đại phu nhân. Đại phu nhân hả dạ và trở về phòng.

Đến đêm, đại phu nhân bị đau bụng. Ngô Tân đến thăm mẹ và hỏi bà đã ăn gì. Đại phu nhân chỉ vào những món ăn ngon kia. Ngô Tân mặt biến sắc, ôm chầm lấy mẹ và quỳ xuống. Đại phu nhân trong tâm đã hiểu ra và cầm lấy tay con trai. Bà nói không được nói với ai và không được đi tìm nhị phu nhân trả thù. Để tránh tiết lộ sự việc, bà bảo con trai mau chóng trở về phòng. Đại phu nhân bụng đau như cắt và miệng nôn trôn tháo. Bà giận dữ và lăn lộn cả đêm. Cơ thể bà bị tổn thương trầm trọng. Hai tuần sau, bà qua đời. Thái Nga vô cùng kinh ngạc trước sự việc này. Ngô Sấm đã âm thầm điều tra. Sau khi biết được ngọn ngành, ông nghĩ: “Không thể tiết lộ sự việc này. Việc xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài được.” Ông đã đưa tiền cho con trai cả Ngô Tân và để cậu đi buôn bán xa nhà cùng những người bạn. Ngô Sấm cũng mua hàng trăm mẫu ruộng ở huyện bên để con trai Ngô Phủ kinh doanh. Bản thân ông thì chuyên tâm chăm sóc cho mẹ con Thái Nga.

Thái Nga bình thường rất quý hoa. Cô cảm thấy đại phu nhân tuy không phải do cô giết, nhưng cái chết của bà là có liên quan đến cô. Cô cảm thấy buồn bã và bất an. Cô thường đến Phật đường niệm kinh cầu phúc và hy vọng đại phu nhân sẽ có nơi tốt để tới.

Sáu tháng sau, Thái Nga mộng thấy đại phu nhân đến, nói: “Em ơi, ta đã chuyển sinh. Ngô Tân là oan gia kiếp trước của ta, nay nợ đã được hoàn trả rồi. Ta và em đã ở cùng nhau được tám năm. Em được sủng ái, còn ta bị lạnh nhạt. Nếu sau lại có duyên, em nên hoàn lại ta tám năm đó.” Thái Nga không ngừng đáp ứng, sau đó còn cùng đại phu nhân phát thệ. Đại phu nhân khi ấy mới rời đi. Sau khi thức dậy, Thái Nga cảm thấy giấc mơ thật quá rõ ràng. Cô kể lại cho trượng phu nghe, và ông than thở: “Sau này em sẽ bồi hoàn bà ấy trong tám năm.”

Vào thời mạt pháp, đại phu nhân và nhị phu nhân lần lượt chuyển sinh thành hoa lan lớn và hoa lan nhỏ. Trong vòng tám năm, hoa lan nhỏ bị hoa lan lớn chế giễu, bởi vì họ đã có oán duyên trói buộc.

Hoa lan nhỏ trong lịch sử còn từng chuyển sinh thành cây bạch quả sống 120 năm; chuyển sinh thành tảng đá đỏ, 300 năm sau thì phong hóa; chuyển sinh thành thiên nhân, thọ 500 năm; chuyển sinh thành cây vạn tuế, sống 700 năm; tại Vân Nam chuyển sinh thành xà vương, sống 120 năm; chuyển sinh thành lợn rừng, và con mồi của người thợ săn. Nó còn chuyển sinh thành chim công và những sinh mệnh khác.

Có hai lý do khiến tôi viết ra bài này. Thứ nhất là cảnh tỉnh đệ tử Đại Pháp, hãy trân quý cơ duyên tu luyện, thân người khó được; đắc được Đại Pháp là phải trải qua vô số khổ để có được vinh diệu lớn nhất trong vũ trụ. Thứ hai là hy vọng các đồng tu nhiều tuổi có thể chăm sóc cho con trẻ và hướng dẫn họ đắc Pháp. Họ không phải vì là cháu trai, cháu gái, họ hàng của bạn mà đến. Họ đến là vì Đại Pháp, vì tu luyện. Xin đừng cô phụ sự lựa chọn của họ khi chuyển sinh vào gia đình bạn, cũng như hy vọng mà họ gửi gắm vào bạn!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/6/27/75494.html
http://pureinsight.org/node/6184

The post Luân hồi ký sự: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/luan-hoi-ky-su-su-chuyen-sinh-cua-tinh-nguyet-liem.html/feed0
Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (1)https://chanhkien.org/2011/07/luan-hoi-ky-su-thuat-phan-than-1.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/luan-hoi-ky-su-thuat-phan-than-1.html#respondSat, 09 Jul 2011 17:45:12 +0000https://chanhkien.org/?p=12543Tác giả: Khải Hàng [Chanhkien.org] Hơn 200 năm trước, tại một tầng thứ nhất định trong Tam giới, tôi đang đợi để được an bài chuyển sinh. Vị Thần phụ trách chuyển sinh (gọi là Chuyển Sinh Thần quân) nói với tôi: “Lần chuyển sinh này của con, cần dụng bút để lưu lại văn […]

The post Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Hơn 200 năm trước, tại một tầng thứ nhất định trong Tam giới, tôi đang đợi để được an bài chuyển sinh.

Vị Thần phụ trách chuyển sinh (gọi là Chuyển Sinh Thần quân) nói với tôi: “Lần chuyển sinh này của con, cần dụng bút để lưu lại văn hóa cho nhân loại, đặt định cơ sở cho chứng thực Pháp sau này của con khi Đại Pháp hồng truyền. Lần này, con phải đồng thời chuyển sinh thành hai cá nhân, đến hai quốc gia khác nhau, dùng ngòi bút để hoàn thành sứ mệnh.” Tôi nghe xong kinh ngạc, nghĩ: vì sao phải chuyển sinh thành hai cá nhân? Thần biết được suy nghĩ của tôi bèn mỉm cười, nói: “Thần lực không gì là không thể”. Nói rồi dẫn tôi tới một đại điện nguy nga lộng lẫy; nhìn từ xa xa, tôi thấy trên đó đề ba chữ lớn—”Phân thần điện”.

Sau khi bước vào trong điện, một vị Thần tướng mạo lạ lùng xuất hiện trước mặt chúng tôi; vị Thần này đầu tỏa hào quang, hai bên đầu gồ ra, ở giữa là một chỗ lõm; hào quang trên đỉnh đầu rất nhanh biến thành các màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, không ngừng biến đổi như vậy. Thuận theo hào quang trên đầu mà các màu này không ngừng biến đổi; chỗ lồi trên đầu Thần cũng không ngừng biến hóa từ một đến bảy. Chuyển Sinh Thần quân nói với vị Thần này: “Phân Thần Sứ quân, anh ta đến rồi, xin hãy phân anh ta làm hai.” Chuyển Sinh Thần quân nói tiếp về một số việc cụ thể. Sau đó, Phân Thần Sứ quân đưa tôi đến một thiên điện. Thiên điện này bố trí kỳ lạ, trên nóc nhà là rất nhiều vật trong suốt với các loại hình dạng, giống như những nội tạng cơ thể người. Phân Thần Sứ quân để tôi đứng tại một vị trí, lúc ấy hào quang trên đầu Thần không còn biến hóa nữa, chỗ lồi trên đỉnh đầu cũng cố định là hai cái, không biến hóa nữa. Miệng Phân Thần Sứ quân lẩm nhẩm mấy từ; tôi cảm giác mình bị một vật trong suốt trụ cứng lại, thân thể mềm nhũn, lại nghe thấy Phân Thần Sứ quân nói lớn: “Phân”. Khi ấy tôi cảm thấy toàn bộ thân người mình nứt ra, ban đầu là hơi đau, sau rất đau đớn, cuối cùng nhẹ nhõm. Lại nghe thấy một tiếng “Khởi”, sự trói buộc của thân thể tan biến, rồi một “tôi” khác xuất hiện. Hai “tôi” này tướng mạo giống nhau, tư tưởng hoàn toàn tương đồng, thậm chí lời lẽ cử chỉ, cách động tay động chân cũng giống nhau. Hai “tôi” ngạc nhiên nhìn nhau, không hẹn mà nắm tay nhau, ánh mắt đầy kinh ngạc.

Phân Thần Sứ quân thấy thế cười, nói: “Pháp bảo này của ta có thể dùng tám vạn sáu ngàn lần, hiện tại đã dùng tám vạn bốn ngàn lần; do đó những người được phân thân bởi Pháp khí của ta tất phải có trách nhiệm lớn khi hạ thế; con trước đây đã được ta phân năm mươi lần, nhưng quên hết rồi!” Nói xong cười ầm lên, tiếng cười rất có lực xuyên thấu.

Phân Thần Sứ quân đưa hai “tôi” từ thiên điện đi ra. Chuyển Sinh Thần quân nói với ông “Thật vất vả quá”, sau đó đem hai “tôi” đến “Chuyển sinh điện”. Để hai chúng tôi đợi đằng sau điện, ông tự mình tiến vào căn phòng ghi “Phân thân chuyển sinh”, mau chóng cầm hai cuốn vở ra và nói: “Hai con xem nhanh cuộc đời của mình đi”. Hai cuốn vở bay đến, hai chúng tôi đỡ lấy, rồi bắt đầu xem cuộc đời của từng người. Xem xong, hai chúng tôi đối diện với nhau, thấy rằng hai vai diễn này đều thật khổ. Thần nói: “Khổ là tốt, Thần muốn có khổ mà chịu cũng không được; hai người hạ thế lần này, trách nhiệm trọng đại, nhất định phải hoàn thành sứ mệnh cho tốt. Nguyên thần hai người hoàn thành sứ mệnh xong thì lại hợp nhất, tương lai đến khi Phật Chủ truyền Pháp thì lại dùng ngòi bút chứng thực Pháp, đến lúc thì những ký ức niêm phong sẽ được đả khai”.

Sau khi xem xong kịch bản cuộc đời được an bài, hai chúng tôi bắt đầu biến hóa của từng người, đi theo quỹ đạo sinh mệnh bắt đầu từ trên thiên thượng.

Trong đó một “tôi” được Chuyển Sinh Thần quân đưa tới “Thần bút điện”, tại đây tôi nhìn thấy một Thần bút. Thần bút mặc một bộ y phục rộng, trên y phục là các loại văn tự và phù hiệu; y phục không ngừng biến hóa màu sắc, phù hiệu và văn tự cũng tùy theo màu sắc y phục mà biến hóa theo. Trong trạng thái công năng, tôi nhìn hiểu được những phù hiệu và văn tự này. Kỳ thực những phù hiệu ấy cũng là văn tự, chẳng qua là một loại chữ tượng hình cổ xưa, trông qua cứ tưởng phù hiệu. Những văn tự này là đối ứng với văn tự trên mặt đất, nhưng biểu hiện không giống nhau, thậm chí mỗi chữ viết lại có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.

Trên đầu Thần bút trang trí những thứ như đầu bút lông, cái mở cái khép; sau lưng Thần bút đeo một ống đựng bút chứa đủ loại bút khác nhau. Bên trong Thần bút điện, đâu đâu cũng đều là bút. Thần bút đưa tôi đến một hộp “Bút phân thân” và lấy ra một chiếc bút đưa cho tôi. Tôi cầm lấy và thấy trên thân bút viết mấy chữ—”Bút chấn động”. Sau đó, Chuyển Sinh Thần quân đưa tôi đằng vân về phía Tây, đến một nơi, và giao tôi cho một thần linh áo trắng (hình tượng Thần Tây phương, sau lưng là đôi cánh dài). Thần linh áo trắng vén mây ra hai bên và chỉ một nơi trên mặt đất, nói: “Con chuyển sinh tại nơi đây”. Tôi nhìn kỹ, chỉ thấy mình chìm xuống dưới chân, hạ xuống dưới mây, chuyển sinh ra đi.

Nơi mà Thần chỉ ấy tên gọi là “Đan Mạch”, “tôi” này sau đó đã trở thành niềm tự hào của Đan Mạch, một cái tên vang dội—Andersen (nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi).

Còn một “tôi” khác, cùng lúc với “tôi” ở trên, cũng được đưa đến hộp “Bút phân thân” trong Thần bút điện; ở đó tôi thấy hộp “Bút thân tộc”, trong đó có ba cây bút buộc vào nhau với chữ ghi “Bút chị em”. Thần bút lấy từ trong đó một cây bút đưa cho tôi, trên thân bút viết “Bút kiên cường”. Sau khi nhận bút, “tôi” cũng chuyển sinh đi. Còn lại “Bút hoang mang” và “Bút thơ ca” vẫn ở tại nơi ấy.

“Tôi” này chuyển sinh tới Anh quốc, sau đó trở thành một nhà văn lừng danh, chính là tác giả tiểu thuyết “Jane Eyre”—Charlotte Brontë (là chị cả trong 3 chị em nổi tiếng Brontë, tác giả của những tiểu thuyết xếp vào hàng kinh điển của văn học Anh).

Trong lịch sử phân thân chuyển sinh của tôi, lần này còn được tính là đơn giản. Hiện giờ tôi mới biết, lần phân thân chuyển sinh tối đa của tôi chính là vào triều Minh ở Trung Quốc, đồng thời chuyển sinh qua năm nhân vật. Nói ra thì rất phức tạp. Nếu sau này có thời gian, tôi nhất định sẽ kể lại tường tận câu chuyện này cho mọi người.

Có đồng tu trong bài văn từng đề cập đến “Tháp bút Lung linh”, thực ra tất cả bút thần mà chúng ta ngày nay dùng để viết bài chứng thực Pháp đều là Sư phụ giao phó cho. Trong lịch sử, bút thần chứng thực Pháp này không biết đã trải qua bao nhiêu lần luyện rèn của Thần, hoàn thành không biết bao nhiêu sứ mệnh mà Thần giao phó, trong lịch sử đã lưu lại biết bao nhiêu văn hóa phong phú cho nhân loại!

Khi viết bài chứng thực Pháp ngày nay, tôi thấy Sư tôn ban cho tôi một cây bút thần, tên nó là “Bút từ Thần”. Ở không gian khác, nó thể hiện là vàng kim lóng lánh, ngòi bút cũng bằng vàng. Khi viết văn, bút thần trong tay giúp tôi viết lưu loát, đằng sau mỗi chữ đều tỏa ánh hào quang. Trên mỗi đường bút là một bông hoa, mỗi bông hoa có năm cánh, liên tục đổi màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, hữu sắc, vô sắc. Bông hoa chuyển động không ngừng, tỏa sáng rực rỡ. Xin cho phép tôi dùng cụm từ “diệu bút sinh hoa” để mô tả, thực ra còn hơn thế nhiều lần.

Đóa hoa chuyển động không ngừng phát phóng ánh hào quang nhu hòa, dịu mắt. Khi tả đến một đoạn nào đó trào phúng, tôi buồn cười không nhịn được thì bút thần cũng gập người cười theo; tả đến việc khiến người ta than thở thì bút thần cũng than vãn theo. Có lúc, tôi có tâm chấp trước mà tìm không thấy; khi thỉnh bút thần giúp đỡ, bút thần xuất hiện, nhưng không nói gì mà chạy đi rất mau.

Cây bút thần này và tâm tính của tôi là liên thông; trạng thái tốt, nhân tâm ít, tâm tư thuần chính thì khi viết văn, bút thần như ý, hạ bút thành văn, quỷ chấn thần kinh; bút thần cũng không ngừng phát sinh biến hóa, màu sắc ngày càng thuần chính và trong suốt.

Giờ đây, với bút thần trong tay, nếu như chúng ta không thể hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp, phụ lòng kỳ vọng của Sư tôn, thì toàn bộ con đường gian nan dài đằng đẵng trong lịch sử của chúng ta chẳng phải thật uổng công hay sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/7/5/75710.html

The post Luân hồi ký sự: Thuật phân thân (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/luan-hoi-ky-su-thuat-phan-than-1.html/feed0
Luân hồi ký sự: Nỗi bi ai của Pháp vương Phượng Hoànghttps://chanhkien.org/2011/02/luan-hoi-ky-su-noi-bi-ai-cua-phap-vuong-phuong-hoang.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/luan-hoi-ky-su-noi-bi-ai-cua-phap-vuong-phuong-hoang.html#respondSun, 06 Feb 2011 05:31:24 +0000https://chanhkien.org/?p=10595Tác giả: Khải Hàng [ChanhKien.org] Trong đại khung vũ trụ, ở một tầng thứ rất cao, có một thế giới thiên quốc vô cùng mỹ lệ gọi là “Dung Quang thế giới”. Vàng và ngọc bích ở khắp mọi nơi trên Dung Quang thế giới, rực rỡ và huy hoàng – vẻ đẹp là nằm […]

The post Luân hồi ký sự: Nỗi bi ai của Pháp vương Phượng Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Khải Hàng

[ChanhKien.org] Trong đại khung vũ trụ, ở một tầng thứ rất cao, có một thế giới thiên quốc vô cùng mỹ lệ gọi là “Dung Quang thế giới”. Vàng và ngọc bích ở khắp mọi nơi trên Dung Quang thế giới, rực rỡ và huy hoàng – vẻ đẹp là nằm ngoài sự mô tả của ngôn ngữ con người. Có vô lượng chúng sinh ở đó, tất cả đều là các loài chim khác nhau. Một số trông giống những loài ở thế giới con người, như họa mi, hoàng yến, vàng anh, chim sẻ, v.v. nhưng chúng đẹp hơn rất nhiều. Ngay cả chim sẻ ở đó cũng có những đôi cánh bằng vàng. Không có quạ đen, diều hâu hay chim ưng ở đó. Những con hạc tiên cũng không có ở đó bởi vì chúng không thuộc thể hệ ở đây. Một Phượng Hoàng cao quý và vĩ đại nhất chủ tể thế giới này. Cô là Pháp vương ở đó, tên gọi là “Pháp vương Phượng Hoàng”. Ở cùng tầng thứ với Dung Quang thế giới là các thiên quốc khác với những chúng sinh mang hình dáng con người.

Kinh qua thời gian dài đằng đẵng của vũ trụ, Pháp vương Phượng Hoàng chứng kiến sự biến dị trong thế giới của cô. Tư niệm của các chúng sinh không ngừng phát sinh, và cô tìm kiếm hết sức một giải pháp. Đúng lúc ấy, Đức Phật Chủ hạ thế truyền Pháp, Vua các giới nhộn nhịp xuống theo. Pháp vương Phượng Hoàng đã từ bỏ vinh diệu là một vị Thần để gia nhập hàng ngũ. Khi các chúng sinh trong thế giới của cô chứng kiến điều này, họ đã hứa là sẽ đợi tới khi cô trở về. Trong quá trình đi xuống uy nghiêm và bi tráng, Pháp vương Phượng Hoàng đã phải chịu đủ loại khổ nạn. Đức Phật Chủ, Pháp vương Phượng Hoàng và các vị Vua khác đã đóng một vở kịch tuyệt vời trong Tam Giới để đặt nền móng cho sự hồng truyền của Đại Pháp trong tương lai.

Sau ức vạn năm chờ đợi và hàng ngàn năm luân hồi, cuối cùng thời khắc Đại Pháp hồng truyền đã tới. Tuy nhiên, Pháp vương Phượng Hoàng giờ đã trở thành một người hưởng lợi từ chế độ đỏ, trở thành thành viên của tà đảng, làm bí thư đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại một nhà máy nọ. Lúc đầu, ông làm ngơ trước thực tế rằng các thành viên gia đình ông đã được hưởng lợi ích cả tâm lẫn thân nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Và rồi vào năm 2005, trong cơn ốm nặng, ông đã bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp nhờ sự thuyết phục của gia đình. Nhưng ông vẫn uống thuốc sau khi tập, và không thể vứt bỏ chấp trước vào bệnh tật. Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, ông đã tới bệnh viện, nhưng cuối cùng ông đã không khỏe lại được. Sư phụ đã cho ông thêm thời gian, nhưng ông lại nói rằng ông đã cho Đại Pháp thêm thời gian, tức là nếu bệnh của ông lành thì ông mới công nhận năng lực của Đại Pháp. Ông đã không tôn trọng Sư phụ và Đại Pháp khi cố gắng mặc cả với Sư phụ. Ông cũng không hiểu tại sao các đồng tu của ông lại cứu độ chúng sinh, mà nghĩ rằng họ đang đối địch với ĐCSTQ. Ông đã thoái đảng nhưng vẫn nghĩ rằng ĐCSTQ là tốt vì đảng đã trả lương cho ông. Trong ngày Quốc Tang, ông đã xem lễ kỷ niệm của ĐCSTQ trên TV, cho rằng lực lượng của ĐCSTQ là lớn mạnh khiến ông có cảm giác tự hào. Ông đã tu luyện với trạng thái như vậy trong ngần ấy năm trời. Ồng học Pháp nhưng không đắc Pháp. Kết quả vào năm 2009, ông đã ra đi trong sự hối tiếc.

Khi ông bị bệnh nặng, tôi đã phát chính niệm cho ông và thấy được nguồn gốc của ông – Pháp vương Phượng Hoàng.

Vào ngày ông qua đời, khi đang phát chính niệm cho ông, tôi đã trông thấy một Phượng Hoàng. Với đôi cánh mỹ lệ nhưng bị bao phủ bởi một lớp dày vật chất màu đen, cô muốn bay lên nhưng bị rớt xuống đất. Những vị Kim Cang hộ Pháp ở Dung Quang thế giới – bốn Thần chim lớn màu trắng, đoan trang và cao quý – đã chứng kiến cảnh này và đi xuống để giải cứu vị Vua của họ mà không hề do dự. Họ cũng biết rằng các sinh mệnh cao tầng không được phép tùy tiện đi xuống dưới vì Pháp của vũ trụ ước chế tất cả. Nhưng họ nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm giải cứu Chủ của mình, nguyện vọng duy nhất của họ lúc ấy là “Cứu Chủ”. Ngay khi vừa đi xuống, họ bị giải thể ngay tức khắc. Các chúng sinh ở Dung Quang thế giới bàng hoàng và tuyệt vọng. Rồi tôi trông thấy học viên ấy đi về phía tôi với một nụ cười. Đột nhiên ông ấy mửa ra một búng máu dài và một hình tượng ác long xuất ra từ xương sống của ông. Nguyên là vì ông cho rằng tà đảng là tốt, nên rốt cuộc ông đã bị tà linh khống chế.

Vào ngày ông qua đời, tôi vẫn tiếp tục phát chính niệm cho ông. Tôi trông thấy Phượng Hoàng nằm trên đất với đôi cánh bị gẫy. Cô đã khóc thảm thiết. Rồi cánh cổng Địa Ngục mở ra, cái này nối tiếp cái kia, cho tới cổng thứ 17. Tâm trí tôi kinh hoàng, thượng giới cũng ai thán. Ngay lúc cô rớt xuống Địa Ngục, Dung Quang thế giới không ngừng đổ sụp xuống. Mọi chúng sinh hoang mang tìm cách tẩu thoát trong vô vọng nhưng không có nơi nào để ẩn trốn. Cảnh tượng bi thương nhất trong vũ trụ diễn ra ngay trước mặt tôi. Cuối cùng, Dung Quang thế giới toàn bộ bị tiêu hủy, chỉ còn lại một cái bệ màu trắng như lưu lại cho vũ trụ bao la một quá khứ huy hoàng.

Khi người học viên này là bí thư đảng trong nhà máy, ông đã biển thủ công quỹ và có quan hệ bất chính với phụ nữ, cũng sát sinh nữa. Ông đã phải xuống tầng thứ 17 của Địa Ngục để bị trừng phạt trong 20 năm, chịu những hình phạt như đánh roi, đánh gậy, rút gân, v.v. Răng của ông cũng bị bẻ hết, máu chảy lai láng. Nửa tháng sau, ông đã trả hết tội nghiệp và được trở lại thiên đình chờ an bài chuyển sinh. Tại nhân gian tuy mới chỉ là nửa tháng nhưng đã là 20 năm dưới Địa Ngục. Ông giờ trông giống như một đứa trẻ và còn nhăn mặt làm trò hề với tôi. Một tháng rưỡi sau, ông đầu thai vào một gia đình học viên và là một bé gái. Trước lúc lâm chung, vợ của ông, người cũng là một đệ tử Đại Pháp, đã liên tục nói với ông rằng hãy tiếp tục tu luyện vào kiếp sau. Ông gật đầu. Có lẽ đây chính là nhân duyên khiến ông chuyển sinh vào một gia đình đệ tử Đại Pháp.

Nguyên ban đầu để cứu độ chúng sinh của mình, Pháp vương Phượng Hoàng vĩ đại đã từ bỏ sự huy hoàng của một vị Thần để đi xuống mà không hề do dự. Giờ Dung Quang thế giới không còn tồn tại nữa, các chúng sinh mà cô quyến luyến vô hạn đã hoàn toàn bị tiêu hủy. Tôi hy vọng rằng cô có thể đắc Pháp lần nữa và có tương lai tốt đẹp. Nhưng tôi đoán cô sẽ không bao giờ nhớ lại quá khứ huy hoàng nữa, nếu không, làm sao cô sống nổi?

Tôi viết bài này để cảnh tỉnh các đồng tu rằng Đại Pháp là từ bi nhưng cũng uy nghiêm. Người tu luyện nhất định phải đồng hóa vô điều kiện với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ mới có thể quy chính tự kỷ, phản bổn quy chân, trở về ngôi nhà thực sự của bản thân mình.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/12/15/70283.html
http://pureinsight.org/node/6089

The post Luân hồi ký sự: Nỗi bi ai của Pháp vương Phượng Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/luan-hoi-ky-su-noi-bi-ai-cua-phap-vuong-phuong-hoang.html/feed0