Thiên Đàng hạ giới | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Ao sen trên tiên giớihttps://chanhkien.org/2011/05/loat-bai-thien-thuong-va-nhan-gian-ao-sen-tren-tien-gioi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/loat-bai-thien-thuong-va-nhan-gian-ao-sen-tren-tien-gioi.html#respondSun, 15 May 2011 11:20:35 +0000https://chanhkien.org/?p=12014Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Tại một tầng không gian rất cao trong Tam giới có một ao sen rất lớn; trong ao sen này mọc lên các dạng các loại hoa sen. Những bông sen này kỳ thực rất nhiều là do những sinh mệnh ở cảnh giới cao ngoài Tam giới vì đến […]

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Ao sen trên tiên giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Tại một tầng không gian rất cao trong Tam giới có một ao sen rất lớn; trong ao sen này mọc lên các dạng các loại hoa sen. Những bông sen này kỳ thực rất nhiều là do những sinh mệnh ở cảnh giới cao ngoài Tam giới vì đến nhân gian mà chuyển sinh thành. Bởi vì sinh mệnh cao tầng để đến được không gian tầng thấp nhất thì phải đi qua rất nhiều không gian, như vậy là có khả năng tại không gian tầng thấp họ hiển hiện dưới dạng các sinh mệnh, thậm chí các hình tượng khác. Trong số họ có rất nhiều đã từng là Phật, hoặc đã từng là Đạo, đương nhiên cũng có khả năng là Thần khác.

Bởi vì đây là ao sen lớn nhất trên tiên giới, nên những bông sen này là đẹp nhất, và cũng có linh tính nhất. Rất nhiều khi chúng ta lấy “hoa” để ví với tiên nữ. Kỳ thực trên thiên giới, “hoa” chính là các vị tiên, là các vị tiên đẹp đẽ phi thường. Người nhiều tuổi nhất trong số họ thì chỉ trông như đứa trẻ mười tuổi, thậm chí có người chỉ trông như đứa trẻ năm, sáu tuổi. Một số họ trông như nam, một số họ trông như nữ, đều phi thường khả ái và có linh khí. Có lúc họ cùng nhau nhảy múa, cùng nhau bay lượn trông rất đẹp, thậm chí một người “biểu diễn” tại nơi ấy, còn những người khác đứng bên cạnh xem. Nếu như dùng cặp mắt của chúng ta để nhìn thì chính là: Bỗng chốc ở bên này hoa sen khai nở hoàn toàn, hoa sen bên kia khép lại theo điệu nhạc; bên này gốc hoa sen từ từ bay lên, hơn nữa lá còn đung đưa trên không trung, cánh hoa sen gật gù đắc ý, thậm chí có lúc dựng ngược mà bay; có lúc một bông sen dường như bay cao hơn những bông khác, sau đó bắt đầu đung đưa lá và xoay thân; các bông hoa sen biến đổi thành loại hình dạng và trạng thái khác nhau. Còn có một bông hoa sen trong ao khi cần có thể biến thành rất lớn, tự động mở ra và khép lại trong khi xoay chuyển; khi cần mỗi bông hoa có thể biến thành một cánh hoa hợp thành một bông sen hoàn chỉnh. Người sáng lập Pháp Luân Công từng nói về “tụ chi thành hình, hóa chi vi lạp” («Giảng Pháp tại tiết Nguyên tiêu 2003»), chính là ý nghĩa này.

Viết tới đây nhất định còn cần nói rõ một vấn đề, đó là bất luận một sinh mệnh hay một vật thể nào, kỳ thực đều là một thế giới rộng lớn. Khoa học hiện đại khi nghiên cứu cảm thấy rằng thân thể người còn rất nhiều điều kỳ diệu chưa được tiết lộ, kỳ thực bản thân thân thể người cũng là một vũ trụ! Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã sớm có nhận thức rất sâu sắc về vấn đề này. Học thuyết kinh lạc của Trung Y có thể phản ánh nhận thức ấy. Hoa sen cũng như vậy. Trong búp sen, những hạt sen không chỉ giống như “linh đan trường sinh bất lão”, mà còn có mọi thứ ở bên trong. Như là có núi, có sông, có thành thị, còn có rất nhiều động vật, thực vật, v.v.

Kỳ thực, nói rằng ăn xong hạt sen thì sẽ “trường sinh bất lão” chỉ là một cách ví von thôi. Nhưng có một điểm, sau khi các vị tiên ăn nó xong, xác thực là năng lực và trí tuệ của họ đều tăng lên rất nhiều. Cũng cần nói rõ rằng, hạt sen căn bản không phải là dùng để ăn. Chúng cùng với các cánh hoa sen đều là những vật cần thiết trang điểm cho các hoạt động nào đó trên thiên thượng. Thực ra từ một ý nghĩa nào đó mà nói, ao sen này có thuần tịnh hay không là liên quan đến sự an nguy của tiên giới.

Trong bài «Thánh duyên với tiên giới» tôi đã nói, có một Nữ Oa canh giữ ao sen này. Thực ra cô chỉ là phụng mệnh hành sự, còn ý nghĩa chân chính sự tồn tại của ao sen này thì bản thân cô cũng không biết. Bên trong ao sen này có rất nhiều nước, trong nước cũng có rất nhiều bèo và cá bơi lội tung tăng. Họ (bao gồm cả hoa sen) có khi còn “mở hội” cùng rất nhiều các hoạt động khác, vui chơi nô đùa, v.v. Thiên thượng vốn là một thế giới cực kỳ phồn vinh và đa sắc màu!

Bài này chủ yếu là miêu tả trạng thái tồn tại của hoa sen, do vậy tôi xin dừng bút tại đây.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/3/4/42565.html

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Ao sen trên tiên giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/loat-bai-thien-thuong-va-nhan-gian-ao-sen-tren-tien-gioi.html/feed0
Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng (tiếp theo)https://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-thei-song-thanh-nhan-trong-thien-dang-tiep-theo.htmlhttps://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-thei-song-thanh-nhan-trong-thien-dang-tiep-theo.html#respondSat, 24 Oct 2009 20:31:17 +0000https://chanhkien.org/?p=3643Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Chương 1: Nguồn gốc bản nguyên từ các Thiên Đàng Hồi 1: Sống thanh nhàn tại Thiên Đàng Tôi luôn nghe người ta bảo tôi rằng: “Tôi đang sống một cuộc sống thoải mái và tự do. Cuộc sống của tôi giống như cuộc sống trên thiên đường vậy”. Vào […]

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng (tiếp theo) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org]

Chương 1: Nguồn gốc bản nguyên từ các Thiên Đàng

Hồi 1: Sống thanh nhàn tại Thiên Đàng

Tôi luôn nghe người ta bảo tôi rằng: “Tôi đang sống một cuộc sống thoải mái và tự do. Cuộc sống của tôi giống như cuộc sống trên thiên đường vậy”. Vào những lúc ấy, tôi luôn mỉm cười. Tôi luôn luôn nghĩ: “Nếu anh ta chỉ cần biết anh ta sống như thế nào trước kia, anh ta ít nhất cũng sẽ thấy ngượng ngùng cho điều anh ta vừa mới nói”.

Trong khi chúng ta đang sống trong xã hội này, ai có thể bảo rằng đời anh ta không có lo phiền và đau khổ? Thành ngữ hiện nay mô tả cuộc sống này là “mỗi nhà mỗi cảnh”. Đó luôn luôn là vấn đề này nối tiếp vấn đề kia. Khi một người thường đạt được cái gì anh ta sẽ hạnh phúc và khi anh ta mất mát điều chi anh ta sẽ buồn phiền. Một số còn trở nên đau ốm và vật lộn với bệnh tật của mình. Dần dà và [một cách] chậm rãi, một đời đã đi qua. Điều tốt và điều xấu anh ta đã làm trong đời này tất cả trở thành nguyên nhân chính của việc anh ta sẽ sống tốt đẹp hay tồi tệ thế nào trong đời sau. Sau khi được phán xét, anh ta tiến nhập vào vòng quay mới của sự luân hồi.

Trên các thiên đàng không có những điều tạm bợ hay đau khổ như thế, vốn do cái tình của loài người mà ra. Lẽ nào thế được?

Trong vũ trụ này, sinh mệnh sống trong một cảnh giới càng cao, thì cuộc sống của sinh mệnh đó càng trở nên bất tử. Trong các tầng thứ khác nhau và trong các không gian khác nhau, quan niệm về thời gian là hoàn toàn khác biệt.

Chúng ta cho rằng chúng ta có 5 ngàn năm văn hiến và rằng chúng ta có thể nhận thức được hàng tỷ năm lịch sử của vũ trụ. Nhưng tất cả những điều này, từ quan điểm của nhiều cảnh giới, là đều giống như trong khoảnh khắc! Nó có thể so sánh với thời gian mà hai vị Phật trao đổi với nhau một câu ngắn. Vì thế, chẳng lẽ chúng ta không thể nói rằng thời gian trong các không gian mà các vị Phật và các sinh mệnh cao cấp khác đang sống là hầu như vĩnh cửu sao? Họ vĩnh viễn tận hưởng niềm hành phúc vĩnh hằng mà Đại Pháp đã tạo ra cho các sinh mệnh thuộc cùng tầng thứ ấy!

Có một thành ngữ trong xã hội người ta: “Không có thân thể khỏe mạnh, thì thức ăn tốt nhất cũng chẳng còn ngon”. Nếu sức khỏe của người ta trở nên tồi tệ hoặc giả ai đó chết đi, thì thậm chí nếu anh ta là một tỷ phú đi nữa, liệu có sự khác biệt nào chăng? Trên các thiên đàng, Phật thân là vàng, tỏa sáng, long lanh, đẹp đẽ, và mềm mại. Trang sức mà cấc vị bồ tát mang trên đầu và cổ tay là cực kỳ mỹ lệ. Bởi họ chẳng phải chịu đau khổ luân hồi, mọi thứ tồn tại hầu như là vĩnh viễn ở các cảnh giới ấy.

Dần dà nhiều người có căn cơ tốt đã hiểu được rằng chẳng có gì trong nhân thế là vĩnh cửu. Vì thế, trong mắt người tu luyện, mọi thứ trong xã hội nhân gian này chỉ như một giấc mơ, hoặc là một loại ảo mộng mà thôi. Trong lịch sử, có một người tu luyện rất giỏi là Milerepa. Trước khi ông ra đi, ông chỉ rõ cho các đồ đệ của mình rằng họ phải tin tưởng vào luật nhân quả báo ứng, cũng như về sự đau khổ trong tam giới, gây ra bởi sự luân hồi. Bằng cách ấy họ có thể tăng cường nỗ lực tu luyện và dần dần thành tựu trong việc thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Điều này hoàn toàn có thật! Khi một sinh mệnh hiểu rằng mình có thể sống mà không đau khổ, thì anh ta sẽ tu luyện bằng mọi giá. Có nhiều câu chuyện lịch sử giống như vậy, như chuyện Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngôi Thái tử và một mình lên núi tu luyện. Sư Huệ Khả chặt tay để được thọ Pháp, và còn nhiều ví dụ khác nữa…

Chúng ta đã luận bàn về sự bất tử, nên giờ ta sẽ nói về lòng từ bi.

Con người vì tình mà sống. Điều này được công nhận bởi tất cả mọi người. Vì vậy, khi một con người bị chi phối mạnh mẽ bởi cái tình, phần lớn những gì anh ta thể hiện không dựa trên lý trí và phần nhiều nó đều rất xấu. Con người chỉ là như thế này. Tức giận là tình, những điều đang xảy ra giữa nam và nữ cũng là tình, yêu và ghét, muốn làm điều gì đó hoặc không muốn làm điều gì đó, chúng tất cả đều là tình. Từ cái tình này mà nhiều chấp trước nảy sinh, ta sẽ thảo luận chi tiết về chúng sau này.

Trên thực tế, tình ấy là ích kỷ. Tất nhiên chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi các loại tình này. Ví dụ, nếu có ai đó xử tệ với chúng tôi tại nơi làm việc, chúng tôi sẽ cảm thấy buồn phiền. Nếu, ở nhà, con cái của chúng ta đã không học tốt ở trường, chúng ta sẽ lo lắng, v.v. Đây là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả những điều lớn, như các nhà khoa học đang nghiên cứu để cho tất cả mọi người trên thế giới (ví dụ, lập kế hoạch cho việc di chuyển đến sao Hỏa), được coi là điều vị tha bậc nhất trong quan điểm của người bình thường, vẫn còn ích kỷ trong mắt người tu luyện. Các nhà khoa học ấy không nhìn thấy nó theo góc nhìn toàn vũ trụ. Mức độ đạo đức của con người hiện nay là thấp, như vậy nếu chúng ta đến hành tinh khác, chúng ta cũng sẽ không gây ô nhiễm và phá hủy các hành tinh khác trong quá trình đó chăng? Tất nhiên tất cả những ý tưởng ấy đến từ nguyện vọng tìm kiếm những nơi để sinh sống, do đó họ không phải là sai. Nhưng bây giờ đây cái chủ nghĩa vật chất mà khoa học khuyến khích đã hoàn toàn đặt đạo đức của con người ra ngoài lề, gây ra sự băng hoại của đạo đức loài người và khiến con người lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào máy móc và ngày càng trở nên giống như loài động vật… Có thể thấy được là còn những lý do khác nữa, và chúng ta sẽ thảo luận trong phần thứ hai. Khi chúng ta đánh mất tiêu chuẩn đạo đức của con người, điều đó sẽ giống như chó sói đang kiểm soát các công nghệ tiên tiến nhất. Đó chẳng phải là đáng sợ lắm hay sao?

Những gì mà Phật có là lòng từ bi, hoàn toàn trái ngược với cái tình của con người.

Lòng từ bi là hoàn toàn vị tha. Nó thật sự là vì chúng sinh. Ở đây tôi phải làm rõ đôi điều. Từ quan niệm của sinh mệnh cao tầng, cho con người những ai đã đến thế giới này, mục đích thực sự của họ không phải là sống để làm người, mà là để trả hết nghiệp chướng tội lỗi của họ để họ có thể trở về các Thiên Đàng tươi đẹp. Nhưng những người hiện đại đã hiểu sai ý nghĩa gốc của từ bi và yêu cầu Phật “từ bi” với họ bằng cách cho phép trở nên giàu sang, khỏe mạnh và sống thoải mái. Nếu một vị Phật thật sự để cho bạn có rất nhiều tiền và không có bệnh hoặc tai họa nào hết, thì làm sao bạn có thể trở về vị trí ban đầu? Điều này là không thể.

Chúng ta đều biết rằng quá khứ khi Đường Tam Tạng sang Tây trúc thỉnh kinh, ông đã trải qua tất cả các loại phiền toái, khó khăn và nguy hiểm, và cuối cùng thỉnh được chân kinh trở về. Hãy suy nghĩ về điều này xem. Bao nhiêu khó khăn và kiên nhẫn mà một vị Phật cần phải có để sắp xếp toàn bộ quá trình này?!

Lấy học viên Pháp Luân Công ngày hôm nay làm ví dụ mà xem. Khi một học viên đầu tiên xuống đến thế giới này, Sư Phụ đi tìm anh và liên tục bảo vệ anh ta khỏi bị hại. Trong suốt nhiều đời luân hồi chuyển kiếp, Sư Phụ vẫn tiếp tục thành lập một mối quan hệ với anh ta để dạy dỗ và ngăn chặn anh ta không tạo thêm quá nhiều nghiệp đến mức có thể hủy diệt anh trước khi Đại Pháp được Hồng truyền. Khi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng, Sư Phụ đã cố gắng để mở tâm trí của anh ta cùng với các nguyên tắc của Pháp để mở mang tâm thức cho anh. Sư Phụ đã phải cấp các cơ chế của Đại Pháp giống như gieo trồng hạt giống trong anh. Bởi vì con người có nhiều thân thể trong các không gian khác và tồn tại một cấu trúc phức tạp và rộng lớn trong mọi tế bào, Sư Phụ đã cài mọi thứ vào trong cơ thể vi quan của anh ta. Khi một học viên đã hạ xuống thế gian từ các tầng trời, anh đã hạ xuống từng tầng từng tầng một. Họ có thể đã làm điều gì đó không theo tiêu chuẩn của mỗi tầng và vì thế, mắc nhiều nợ với một số sinh mệnh cấp cao. Luân hồi nhiều năm trong thế giới con người, mỗi người đã gây ra nhiều nghiệp chướng qua nhiều việc làm và sự sát sinh. Vì những lý do này, các Đấng Giác Ngộ sẽ cần phải loại bỏ nghiệp xấu để họ có thể thực hành tu luyện. Trên thực tế, tất cả các nghiệp chướng này là được các Đấng Giác Ngộ gánh cho. Và tất cả đau khổ cũng là do các Đấng Giác Ngộ phải chịu nhận thay.

Lòng từ bi không chỉ thể hiện ra thành lòng tốt. Đây là cảnh giới sẵn sàng hy sinh cho lợi ích của tất cả chúng sinh và toàn vũ trụ. Cảnh giới này không thể đạt được bởi bất kỳ chúng sinh ở bất kỳ nơi nào. Trong một vương quốc thiên đường, trong trường từ bi của Phật, chúng sinh sẽ cảm thấy một sức mạnh vô song tinh khiết và từ bi. Cảnh giới từ bi này sẽ bảo vệ cho tất cả mọi thứ bên trong nó, giải quyết một cách thiện từ tất cả các mối quan hệ tiền kiếp, và tha thứ cho tất cả mọi lỗi lầm. Nó sẽ, dĩ nhiên, thay đổi tất cả các tạp chất không đáp ứng được các tiêu chuẩn ở tầng cấp đó, bao gồm tất cả các vật chất và chúng sinh. Đây là biểu hiện của Phật Pháp. Những lạn quỷ dơ bẩn thực sự sợ hãi. Những con quỷ đó và những thứ hư hỏng sẽ phải tan rã khi đối diện với vị Phật vĩ đại và từ bi.

Bây giờ chúng ta hãy nói về những khía cạnh của trí tuệ và khả năng.

Nhiều người nghĩ rằng con người ngày nay có khả năng to lớn. Ở tầm vĩ mô, con người đã hạ cánh xuống mặt trăng và trên Sao Hỏa bằng tàu vũ trụ không người lái. Kính viễn vọng của chúng ta có thể quan sát không gian cách xa hàng chục tỷ năm ánh sáng. Ở mức vi mô, con người có thể phát hiện các hạt nguyên tố nhỏ hơn các hạt quark. Trong kiến trúc, con người đã xây dựng nhiều tòa nhà chọc trời. Con người tự hào về tất cả các thành tựu trên. Nhưng trí tuệ của các vị Phật là lớn hơn nhiều so với tất cả những điều ấy.

Một vị Phật biết rõ Trái Đất sinh ra từ đâu, và biết tất cả mọi điều về một người qua nhiều vòng luân hồi chuyển kiếp. Ông có thể mang lại những thay đổi lớn trên Trái Đất chỉ với một vẫy tay. Ông có thể tạo ra mọi thứ mà con người cần trong chớp mắt và có thể làm cho những người xấu tan biến ngay lập tức không còn một dấu vết. Những điều này được xem từ cấp độ của con người. Từ cảnh giới của Phật mà xét, khả năng của họ là phi thường đối với chúng ta. Vũ trụ là một cấu trúc rất phức tạp. Nó có nhiều không gian và thời gian đồng thời tồn tại. Thật khó cho những người bình thường có thể thấu hiểu. Lấy một cái túi xách làm ví dụ. Hai mặt của nó được làm bằng những mảnh vải khác nhau. Nó có cùng một môi trường thời gian và không gian. Trên thực tế, chúng tôi không thể nhìn thấy sự khác biệt của nguồn gốc thật sự của chúng. Tất cả mọi thứ đều có linh hồn. Nếu một cái gì không có linh hồn, nó sẽ phải tan rã ngay lập tức. Hãy lấy chân của chúng ta làm ví dụ. Chúng chỉ trông giống như những gì chúng có vẻ như thế. Tuy nhiên, y học cổ truyền Trung Quốc coi chúng như trái tim thứ hai. Mỗi huyệt vị trên bàn chân tương ứng với một cơ quan. Đó là lý do tại sao nhiều người tu luyện xem cơ thể con người như một vũ trụ. Cách nhìn của một vị Phật đối với các cấu trúc phức tạp như vậy là ngoài sức tưởng tượng của con người. Một vị Phật có thể nhìn thấy những thứ một cách toàn diện nhất, từ vĩ mô nhất đến vi mô. Đó là để nói, một vị Phật biết mọi điều bất kể điều đó có phức tạp đến đâu chăng nữa. Đó chẳng phải là biểu hiện của khả năng và trí tuệ của họ hay sao?

Hãy làm một phép so sánh đơn giản giữa các khả năng ấy với nhau.

Chúng ta biết để xây dựng một ngôi nhà gạch ba phòng sẽ mất hơn một tháng để hoàn thành. Các thợ xây sẽ chăm lo cho nó trong quá trình xây dựng. Nhưng một vị Phật chỉ trong nháy mắt là xây dựng xong một căn nhà. Tất nhiên, một ngôi nhà ở trên thiên đường không giống như những ngôi nhà trong thế giới này. Các vị Thần cảm thấy rằng tất cả mọi thứ trong thế giới con người là bẩn thỉu. Trên thực tế, một vị thần có thể xây dựng một vũ trụ rất to lớn trong một nháy mắt mà thôi. Tầng thứ của vị Phật càng cao, thì vũ trụ tạo ra ấy càng đẹp. Tất nhiên, nó trường tồn mãi mãi. Cần phải có máy móc và năng lượng cho con người để xây dựng nên bất cứ điều gì, nhưng một vị Phật thì không cần gì cả. Một vị Phật là vô hình. Ông có thể hoàn thành một nhiệm vụ mà không sinh mệnh nào có thể nhận ra được, một cách hoàn hảo. Sức mạnh từ bi của một vị Phật hòa quyện với trí tuệ vô tận của Ngài.

Đó là lý do tại sao tầm nhìn của con người không thể nào so sánh với chư Phật.

Cuộc sống trên các thiên đường có thể được miêu tả qua bài thơ này:

Thanh tịnh tiêu diêu tự tại thiên
Từ bi chúng sinh pháp vô biên
Khán biến hồng vi minh thập phương
Bảo vệ vũ trụ tọa tịnh liên

Giảng pháp thì thiên nữ tán hoa pháp nhạc phiêu phiêu
Tịnh tâm thì vọng khung thể chúng sinh vạn chủng liễu nhiễu
Vi khung thể an nguy nhi xá tẫn nhất thiết
Tằng thứ nội duy ngã độc tôn thì gian vô hạn khoái nhạc tiêu diêu!

Tạm dịch nghĩa:

Ở thiên đàng thanh tịnh  tự tại tiêu diêu,
Phật Pháp vô biên từ bi với tất cả chúng sinh,
Một vị Thần biết rõ thập phương thế giới vĩ mô và vi mô
Ngồi trên một đóa hoa sen tinh khiết để bảo vệ vũ trụ.

Khi Ngài giảng Pháp, các thiên nữ rải hoa trời và Pháp nhạc tràn ngập không gian,
Tâm thanh tịnh nhìn xem hàng vạn chủng loài chúng sinh trong khung thể vui mừng hạnh phúc,
Sẵn sàng hy sinh trọn vẹn cho sự an toàn của vũ trụ,
Được hưởng hạnh phúc vô hạn thời gian trong không gian tầng thứ mà Ngài là vương chủ.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/26/44551.html
http://www.pureinsight.org/node/4750

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng (tiếp theo) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-thei-song-thanh-nhan-trong-thien-dang-tiep-theo.html/feed0
Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đànghttps://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-the-i-song-thanh-nhan-trong-thien-dang.htmlhttps://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-the-i-song-thanh-nhan-trong-thien-dang.html#respondThu, 22 Oct 2009 19:01:24 +0000https://chanhkien.org/?p=3553Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Lời nói đầu: Trong thế giới nhân gian, tất cả chúng ta đều bận làm việc của mình. Tình cảm vui buồn, tuy thế, luôn luôn theo ta như bóng với hình. Vào ngày nào đó khi ta không quá bận rộn, có khi nào ta nghĩ về mục tiêu […]

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Lời nói đầu: Trong thế giới nhân gian, tất cả chúng ta đều bận làm việc của mình. Tình cảm vui buồn, tuy thế, luôn luôn theo ta như bóng với hình. Vào ngày nào đó khi ta không quá bận rộn, có khi nào ta nghĩ về mục tiêu thực sự của đời mình là gì không? Vì sao ta lại ở đây? Sao xung quanh ta nhiều điều tốt xấu hiện bày? Sao có kẻ luôn phiền nhiễu ta, lại có người mà ta luôn làm họ bận lòng? Liệu những điều này thực sự chỉ là ngẫu nhiên? Cuộc sống chẳng lẽ cứ mãi tiếp diễn như thế đến khi ta già yếu?

Có thể các bạn đã từng bắt gặp những người như thế này: họ có mặt ở hầu khắp các giai tầng trong xã hội và ở mọi lứa tuổi. Họ khá thờ ơ với các lợi ích vật chất và những sự việc thế nhân. Dù là Vinh hay Nhục, Được hay Mất trong thế giới loài người cũng chẳng hề quan trọng đối với họ. Thậm chí nếu họ bị bức hại bởi đủ loại hình tra tấn của tà đảng Trung Cộng, họ vẫn kiên định trong tu luyện và vẫn từ bi với mọi người xung quanh…

Điều gì là động lực bên trong khiến họ quá khác biệt với người thường đến như vậy? Cảnh giới tâm linh mà họ tin theo – “Chân, Thiện, Nhẫn” là cảnh giới như thế nào?

Trong loạt bài bày tôi sẽ dùng kinh nghiệm cá nhân mình để nói về những chủ đề kể trên. Nhưng vì vũ trụ quá vĩ đại, quá nhiều thứ nằm ngoài năng lực hiểu biết của tôi. Vì vậy tôi chỉ mong những bài này như “Phao chuyên dẫn ngọc”, các bạn có năng lực cao hơn sẽ tham gia cùng viết.

Bất kỳ điều gì tôi nói đến trong những bài này là từ kinh nghiệm cá nhân của tôi. Bởi những nguyên nhân mà ai cũng biết, tên của nhân vật và địa điểm đều được thay đổi.

Mục lục

Chương 1: Nguồn gốc nguyên thủy là từ các Thiên Đàng

Chương 2: Hạ thế và chìm sâu trong xã hội con người

Chương 3: Ngày nay Đắc Pháp và phá vỡ vòng mê muội

Chương 4: Trợ giúp Sư Phụ chứng thực Pháp và thực thi những nguyện ước

Chương 5: Trở về quê hương nguyên thủy trong vũ trụ mới

*  *  *  *  *

Chương 1: Nguồn gốc nguyên thủy là từ các Thiên Đàng

Lời giới thiệu: Hôm nay trời mưa. Tôi đang tản bộ về nhà. Nhà cửa hai bên và những ngọn núi xa xa. Chúng cùng mịt mù trong màn mưa. Người ta đi ngang qua tôi và họ cũng bị khuất lấp bởi màn mưa. Khi đang nhìn tất cả những điều này, tôi thình lình cảm thấy động lực trong tâm cần phải viết ra những gì mà tôi biết.

Đây không phải là cách mà chúng ta đã từng sống. Trong cuộc sống trước đây của mình, chúng ta chẳng hề phải tranh đấu vì tiền tài danh vọng và chúng ta không phải chịu đau khổ trong Sinh Lão Bệnh Tử. Chúng ta đến từ những tầng thứ rất cao. Chúng ta có những thứ đẹp hơn nhiều, hiện thực hơn, bền vững trường cửu, so với những gì mà chúng ta có hôm nay.

Phần 1: Sống thanh nhàn trên Thiên Đàng

Mỗi chúng ta có một nguồn gốc quê hương. Trong vũ trụ vô biên có rất nhiều tầng thứ và thế giới. Chúng nhiều hơn số cát sông Hằng. Vì thế, mọi sinh linh có một hiểu biết khác biệt về ý nghĩa của cuộc sống. Nó tùy thuộc vào đặc tính của cuộc sống ở nơi ấy.

Ở đây ta sẽ nói về hiểu biết của tôi về trạng thái của các sinh mệnh trong các Thiên Đàng.

Để nhiều người hơn có thể hiểu được, tôi sẽ bắt đầu với một tầng cấp đặc biệt trong vũ trụ. Tôi sẽ cố hết sức để kể chi tiết đôi điều.

Trong các thế giới của Phật, mọi thứ rất sinh động và phong phú. Trong thế giới mà tôi nguyên thủy sinh ra có núi, sông, hoa, cũng có cả bầu trời và mặt đất.

Mọi thứ ở đó sẽ tồn tại như một dạng năng lượng đối với sinh mệnh ở các tầng thứ thấp hơn. Chúng có thể biến đổi hình dạng và trạng thái theo ý muốn. Mọi thứ đều trong suốt nhưng có nhiều màu sắc khác nhau. Mọi thứ rất bóng và mềm mại và tỏa ra một dạng thể sinh ra từ lòng từ bi của Phật. Tôi chỉ có thể mô tả chúng với ngôn từ của con người, nhưng thực sự thì nó vượt quá khả năng diễn đạt của ngôn ngữ loài người.

Tôi sẽ nói về một số chi tiết:

Trong số các thế giới của các Phật, có một phần là thuộc về tôi. Ở nơi đó, những đổi thay to lớn xảy ra luôn luôn. Đừng hiểu sai ý tôi ở điểm này. Tôi đang nói về sự đảo chiều giữa núi cao và biển cả. Ở thế giới con người, điều như thế chỉ xảy ra trong quá trình chậm chạp kéo dài hàng trăm ngàn năm hay thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng trên các Thiên Đàng, đó đơn giản chỉ là một thứ nào đó thay đổi trạng thái hoặc hình tướng tồn tại mà thôi. Mục đích của những biến thay này là để biểu lộ sự phong phú và vẻ đẹp của các Phật giới. Dĩ nhiên những thay đổi ấy không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Mọi thể dạng của đổi thay trong cuộc sống tương ứng với tầng cấp của những sinh mệnh ấy. Điều này giống như những gì được nói đến trong “Tây Du Ký”, rằng Tôn Ngộ Không có đến 72 phép biến hóa, nhưng Trư Bát Giới chỉ có 36 phép biến hóa mà thôi. Trong tầng thứ của những Thiên Đàng ấy, núi non đều rất hùng vĩ. Chúng lớn hơn rất nhiều so với thứ lớn nhất trong vũ trụ mà con người tưởng tượng được. Có nhiều cây cối và cỏ trên những ngọn núi và màu sắc của chúng đều là trong suốt. Trong phần vũ trụ của tôi, có nhiều ngọn núi cao thật cao. Cũng có nhiều hang động trên núi ấy. Tất cả chúng đều được tạo ra bởi quyền năng của một vị Phật. Mọi thứ thật là sống động trong thế giới của các vị Phật. Tất cả những chúng sinh này đều có hình tướng và trạng thái tồn tại riêng. Trong nhân gian, người ta luôn nói rằng: “Hai ngọn núi chẳng thể cùng nhau, nhưng hai con người rốt cuộc có thể gặp nhau”. Câu này không chính xác trong các thế giới Phật. Bình thường hai ngọn núi không gặp nhau được, nhưng nếu chúng muốn, chúng có thể.

Ví dụ, khi có một Pháp hội lớn được tổ chức trên các Thiên Đàng, khi một vị Phật nào đó giảng Pháp của Ngài, hoặc khi nhiều vị Phật và các dạng sinh mệnh cao cấp khác nhóm họp và thảo luận những vấn đề quan trọng trong toàn thể phạm vi vũ trụ và về các chúng sinh ở đó (từ “thảo luận” không thể mô tả nó một cách chính xác, nhưng chẳng có từ nào mô tả tốt hơn cả), những ngọn núi này có thể biến hóa thành những đứa trẻ, hoặc những viên ngọc nhỏ để đến nghe Pháp. Điều này là không thể tin nổi đối với con người những ai đã quá quen với lối nghĩ trong không gian này của chúng ta. Nhưng theo những gì tôi thấy, thì thực sự đúng là như vậy.

Đó là nói về núi non. Giờ ta sẽ nói về nước. Trong các thế giới trong tầng thứ đó, nước rất tinh khiết và trong suốt. Nhưng có nhiều loại nước khác nhau. Mặc dầu chúng đều là thể lỏng, nhưng nó khác biệt so với nước trong thế giới con người. Chúng ta biết rằng nước thì chảy chỗ trũng vì ảnh hưởng của trọng lực (Đây là cách hiểu nông cạn. Giới tu luyện chúng ta có cách nhìn nhận khác về điều này). Nhưng ở các Thiên Đàng ấy, điều đó không còn đúng nữa. Nước có thể treo lơ lửng trong không trung, nó có thể chảy theo những lối nào mà nó muốn, hay thậm chí là chảy ngược từ dưới lên trên!

Cũng có những biển và hồ lớn trên các Thiên Đàng. Chúng như là những món đồ trang sức treo lơ lửng trên không trung. Có nhiều loài động vật và cây cỏ trong các biển hồ ấy. Trong các thế giới khác nhau của Phật, có những loài khác nhau. Ví dụ, có một loài rồng vàng trong thế giới của tôi. Toàn thân nó trong suốt và tỏa sáng vàng kim. Trên đuôi nó có một dấu ấn màu hồng. Trong thế giới khác của một vị nữ Phật, thì loài rồng vàng có dấu ấn màu xanh lá ở trên đầu.

Cuộc sống thật là rực rỡ sắc màu ở nơi đó. Đôi khi những con sông “vui đùa” cùng với nhau thật hạnh phúc. Ví dụ, ngay sau một Pháp hội, vị Phật yêu cầu những con sông “trình diễn”. Mọi con sông và hồ nước sử dụng sức mạnh siêu nhiên của chúng trong các thế giới Phật. Vài con sông leo ngược từ chân núi lên đỉnh núi rồi chầm chậm chảy xuống. Vài con sông thì chảy mạnh từ trên đỉnh xuống như những thác nước trong thế giới loài người. Những hồ nước trông như những mỹ nữ dưới bầu trời mỹ lệ. Vài hồ nước chảy vòng quanh một cách tĩnh lặng, như là những đám mây trên bầu trời. Một số thì giống như những cái hố đen cuốn tất cả mọi thứ vào bên trong như thể sức chứa của chúng là vô hạn.

Trên các Thiên Đàng cũng có đủ loại cây cỏ và muông thú. Nhưng chúng đều rất dễ thương và hiền lành. Có thể ai đó sẽ nghĩ: muông thú hiền lành dễ thương còn có thể hiểu được, nhưng làm thế nào mà cây cỏ cũng hiền lành và dễ thương cho được? Ta không thể nhìn cây cỏ trong các Thiên Đàng với các quan niệm của con người được. Trong các Thiên Đàng, tất cả cây cỏ đều rất mỹ lệ. Chúng chẳng bao giờ có độc hay có gai nhọn. Ta hãy lấy hoa sen làm ví dụ. Trong thế giới mà tôi ở, hoa sen không chỉ có vẻ đẹp vô song, mà còn có thể biến hóa thành nhiều dạng thể và hình tướng khác nhau. Chúng thậm chí có thể trải rộng ra trong không gian theo ý muốn và tỏa ra ánh sáng đủ màu! Nếu một con người nào ăn trái cây ở trên các Thiên Đàng, người ấy sẽ có thể sống trường sinh bất tử, bởi vì hoa quả ấy đều tạo thành bằng những vật chất cao năng lượng. Nếu chúng được mang sang thế giới loài người, chúng sẽ giống như là Công, một thứ rất quý báu.

Chúng ta đã nói chủ yếu về cái nhìn khái quát các thế giới Phật. Kế đến ta sẽ nói về việc chúng ta nguyên đã từng sống như thế nào trong vũ trụ.

Khi đó nhiều người trong số chúng ta đều là các vị Pháp Vương hoặc thậm chí là Vương Chủ của nhiều khu vực to lớn trong vũ trụ. Vì thế chúng ta cần phải chăm sóc cho các chúng sinh ở đó cũng như duy trì điều kiện sống thật tốt đẹp cho phần vũ trụ ấy. Điều đó không phải là dễ dàng cho lắm và có thể là khá phức tạp nữa. Nhưng chúng ta cũng được hưởng vinh dự vô cùng to lớn! Các chúng sinh vô cùng kính trọng chúng ta!

Chúng sinh trong các Thiên Đàng sống cuộc đời thật ý nghĩa. Đó là điều mà chúng ta không thể tưởng tượng được với suy nghĩ của con người. Tất nhiên, đối với chúng sinh tại các tầng khác nhau, chất lượng cuộc sống thay đổi và ý nghĩa của cuộc sống cũng khác biệt.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công đã từng nói: “Thật ra, các vị Phật cũng dạy Pháp trong các Thiên Đàng của họ. Cùng với việc dạy các nguyên lý mà chúng sinh tại các cảnh giới đó nên tuân theo, họ chủ yếu kể lại những câu chuyện tu luyện của các vị Phật trong các Thiên Đàng khác nhau. Các câu chuyện thật truyền cảm đến độ ngay cả những chúng sinh trong các Thiên Đàng cũng phải khóc khi nghe. Đó là lý do tại sao tôi đã bảo mọi người cần phải đạt tiêu chuẩn trong việc tu luyện”. (“Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”). (bản dịch chưa chính thức)

Trong các Thiên Đàng, mọi thứ đều đẹp đẽ và hạnh phúc trường cửu. Mọi chúng sinh thực sự vĩnh viễn thoát khỏi vòng đau khổ. Không có cảm xúc của con người trong Thiên Đàng; thay vào đó, là lòng từ bi, vốn cao thượng và tinh khiết hơn nhiều.

Tôi đang nghĩ: nếu tôi chỉ mô tả, thì có lẽ người đọc sẽ thấy thật là tẻ nhạt khô khan. Vì thế tôi sẽ dùng bản thân mình như một ví dụ để kể về đôi điều ở các Thiên Đàng.

Tôi nhớ vào quá khứ, tôi ngồi trên một đóa sen nhiều tầng. Thân thể tôi cực kỳ mỹ diệu và trong suốt. Tôi thường giảng Pháp ở đó và tôi rất quan tâm đến chúng sinh trong tầng thứ ấy. Đó cũng là việc thật là thú vị và hạnh phúc. Một lần chúng tôi có một Pháp hội. Để các chúng sinh ở đó biết trân quý thời khắc đó, tôi dùng “Phật Pháp thần thông” để cho các chúng sinh nhìn thấy những thế giới trong những tầng thấp nhất trông như thế nào. Trong những tầng đáy ấy (khi mà không gian của loài người chưa xuất hiện), không có gì là vĩnh cửu cả. Thời gian cuộc sống cũng rất ngắn ngủi. Thế là, để cho chúng sinh nhìn được rộng hơn, một vị Phật cho các chúng sinh được nhìn thấy những cảnh tượng cực kỳ mỹ diệu và phi thường từ thế giới của vị ấy. Mọi chúng sinh đều bị sốc! Cảnh tượng đẹp đẽ và tráng lệ đến như thế không cách gì mô tả được bằng ngôn ngữ của loài người. Có đủ loại quang cảnh mà loài người không bao giờ tưởng tượng ra được. Ngay trước khi Pháp hội kết thúc, xuất hiện nhiều thiên nữ rải hoa trời. Thật đúng là:

Thất thải kỳ hoa tự thiên hàng
Vạn chủng hà thụy không trung dương
Phật thổ tịnh địa hiển thánh khiết
Mỹ hảo vô bỉ mộc Pháp quang

Tạm dịch nghĩa:

Những đóa hoa bảy màu kỳ diệu từ trời cao rơi xuống
Hàng vạn đám mây đủ màu trải rộng khắp không gian
Vùng đất tịnh độ của Phật hiển bày vẻ đẹp thánh khiết
Ánh sáng Phật Pháp đẹp tuyệt vời không gì sánh được

Bởi vì một vị Phật thì từ bi, Ngài có thể xả bỏ mọi thứ vì chúng sinh mà không chút động tâm. Sau này tôi sẽ nói chi tiết về điều đó.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/4706
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/6/15/44401.html

The post Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/10/loat-bai-thien-dang-va-ha-gioi-du-hanh-giua-thien-dang-va-nhan-the-i-song-thanh-nhan-trong-thien-dang.html/feed0