lâu lan | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Giải mã Lâu Lan: Thiên ý xa xưa trao mật trát, đạo đức băng hoại phải diệt vonghttps://chanhkien.org/2020/04/giai-ma-lau-lan-thien-y-xa-xua-trao-mat-trat-dao-duc-bang-hoai-phai-diet-vong.htmlTue, 28 Apr 2020 07:17:01 +0000https://chanhkien.org/?p=26228Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại lục   [ChanhKien.org] Lâu Lan nằm trên con đường tơ lụa, vị thế trọng yếu, là trạm giao thương hàng hóa của các thương khách tới lui từ những vùng miền khác nhau. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép về Lâu Lan: “Lâu Lan, […]

The post Giải mã Lâu Lan: Thiên ý xa xưa trao mật trát, đạo đức băng hoại phải diệt vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại lục

 

[ChanhKien.org] Lâu Lan nằm trên con đường tơ lụa, vị thế trọng yếu, là trạm giao thương hàng hóa của các thương khách tới lui từ những vùng miền khác nhau. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép về Lâu Lan: “Lâu Lan, tức là Cô Sư, trong ấp có thành quách, đầm muối”. Lâu Lan có “nhiều ngọc quý, lau sậy rậm rạp, những hàng dương liễu, hồ dương xanh tươi. Người dân chăn thả đàn gia súc trên đồng cỏ bên dòng nước, gia súc có lừa, ngựa và lạc đà”.

Nhưng kể từ sau thế kỷ thứ 4 thì không còn thấy bất cứ ghi chép nào về Lâu Lan nữa. Sự biến mất của Lâu Lan để lại bao ẩn đố lịch sử cho người đời sau.

Vài năm trước, tôi đã biết được nguyên nhân biến mất của Lâu Lan, tôi nói với một đồng tu rằng: “Tôi đã nhìn thấy cát vàng chôn vùi Lâu Lan, đạo đức của người dân Lâu Lan đã suy đồi đến mức không còn thuốc chữa nữa. Người cuối cùng nhìn thấy Lâu Lan biến mất chỉ có anh và tôi. Tôi nhìn thấy trong thành Lâu Lan lộ ra hai con đường lần lượt nối liền với chân của anh và tôi”.

Chúng ta sẽ quay về khoảng thời gian vào năm 313, tức 30 năm trước khi Lâu Lan biến mất, để tìm hiểu sự tình gì đã xảy ra vào thời kỳ đó.

Thành Lâu Lan khi đó là một thành trì hình vuông, kiến trúc hình vuông vô cùng tinh mỹ với những nóc nhà cao nhọn. Trung tâm thành Lâu Lan có một đàn tế trời gọi là Huyền Thiên, thông thẳng đến tầng trời thứ năm, là nơi thờ cúng các Thiên Thần. Ngoài ra còn có một đàn tế nữa tên là Triệt Địa, thông xuống đến tầng đất thứ năm, là nơi thờ cúng các Địa Thần. Vị Thủy Thần La Bố sống ẩn mình dưới hồ nước trong vắt, chăm lo cho đất và nước ở vùng này, giúp cho đồng cỏ và nguồn nước của Lâu Lan dồi dào, tươi tốt, sức sống tràn trề.

Thành Lâu Lan rất giàu có và đông đúc. Quốc vương trẻ tuổi tràn trề sinh lực, chàng đem lòng yêu con gái của một vị đại thần trong triều. Chàng dốc hết tiền bạc tổ chức cho nàng một lễ cưới xa hoa. Kết hôn xong, quốc vương và hoàng hậu tình cảm vô cùng mặn nồng. Mấy năm sau, hoàng hậu mang thai sinh hạ một hoàng tử, đặt tên là Nại Đằng. Bảy năm sau đó, hoàng hậu mang thai lần nữa. Khi hoàng hậu mang thai được năm tháng, trong thành bắt đầu lan truyền bài đồng dao: “Nàng là công chúa xinh đẹp nhất trần đời, tấm vải lụa vàng óng ánh, những ai thanh tỉnh nhất sẽ thấy được dải lụa kia”. Bài đồng dao lan truyền càng ngày càng rộng, cuối cùng truyền đến tai quốc vương và hoàng hậu.

Hai người không khỏi suy tư, lẽ nào đây là thiên ý muốn cho mọi người biết rằng hoàng hậu sẽ sinh hạ một nàng công chúa? Và rằng con đường tơ lụa sẽ khiến Lâu Lan càng thêm giàu có, phồn vinh?

Quốc vương và hoàng hậu bèn đến gặp quốc sư Lâu Minh, quốc sư nói: “Bài đồng dao sẽ còn lưu truyền ba tháng nữa, mong quốc vương và hoàng hậu hãy chuyên cần lễ Phật cầu phúc cho quốc gia, tuyệt đối không được trễ nải”.

Trước ngày công chúa đản sinh, quốc sư Lâu Minh đang lễ Phật thì nhận được ý chỉ của Phật Đà: Hãy ra sức bảo vệ công chúa, không để nàng bị ức hiếp, và làm người bảo hộ suốt đời của nàng. Trong lúc mơ màng, quốc sư nhìn thấy hai vị Tiên nhân từ trời giáng hạ xuống. Ông cảm thấy một người trong đó chính là mình, bèn nghĩ: Người kia hẳn là công chúa rồi, thì ra đây là mối duyên cả hai đã kết khi còn ở Thiên thượng!

Khi công chúa đản sinh, hoàng hậu ngửi thấy hương thơm lan tỏa khắp phòng, mãi đến nhiều ngày sau mới tản đi mất. Hoàng hậu gọi công chúa bằng tên thân mật: Hương Khả Nhi. Hương Khả Nhi ngày một lớn dần, nàng rất được quốc vương cưng chiều. Công chúa có đôi mắt long lanh to tròn, hai hàng lông mi thật dài, sống mũi cao thẳng, nước da trắng ngần, nét cười duyên dáng, dung nhan diễm lệ và nhất là trên người nàng luôn tỏa ra mùi hương dịu nhẹ. Quốc vương nói rằng công chúa sau khi lớn lên nhất định sẽ là viên trân châu óng ánh nhất của Lâu Lan.

Hoàng hậu thường dẫn Hương Khả Nhi đi lễ Phật. Khi bái Phật, tấm lòng thành kính của nàng khiến quốc sư cũng phải tấm tắc khen ngợi. Quốc sư nói với hoàng hậu: “Thần nhìn thấy công chúa dâng lên trước Phật Đà một trái tim thuần tịnh nhất. Trong con mắt sáng ngời của công chúa, thần đã nhìn thấy được ánh hào quang của Thiên quốc”.

Năm công chúa 13 tuổi, nàng nói với mẫu hậu rằng mình muốn được xuất gia tu hành. Hoàng hậu kinh ngạc nhìn nàng, nói: “Hương Khả Nhi, con phải thật cẩn trọng, phụ vương của con nhất định sẽ không đồng ý đâu. Ông ấy trước nay luôn suy nghĩ không biết phải gả con gái cho người thế nào mới được hạnh phúc? Ông ấy sẵn sàng đánh đổi một nửa giang sơn để làm của hồi môn cho con”. Hương Khả Nhi nói: “Con sẽ đích thân tâu với phụ vương”.

Hương Khả Nhi bèn tự mình tâu với phụ vương. Kết quả là quốc vương đùng đùng nổi giận, ông cho người giam lỏng nàng lại, lệnh cho nàng trong ba tháng phải thay tâm đổi ý. Chỉ khi nàng chịu thay đổi suy nghĩ mới trả tự do cho nàng. Sự cầu xin của hoàng hậu chỉ làm quốc vương càng thêm giận dữ. Dần dần quốc vương cũng lạnh nhạt, từ chối gặp mặt hoàng hậu.

Ngày trước, khi còn chưa kế thừa vương vị, quốc vương đã biết những chuyện diễn ra ở các chốn ăn chơi sa đọa trong thành. Ông kìm nén bản thân, tạo cho mình một hình ảnh anh minh chính trực, nhưng thật ra ông cũng từng vài lần lén đến những chốn ăn chơi đó phóng túng bản thân.

Giờ đây, quốc vương lại thân cận với một gã nịnh thần trẻ tuổi tên là Ngải Hổ. Ngải Hổ đã kể cho quốc vương nghe rất nhiều chuyện quái dị, gồm cả rất nhiều chuyện ô uế, bẩn thỉu. Những chuyện mà Ngải Hổ nói khiến quốc vương không khỏi tò mò, dưới sự xúi giục của Ngải Hổ, quốc vương đã lén ra khỏi hoàng cung, đi vào những chốn ăn chơi đó. Ông phóng túng dục vọng mà bản thân đã kìm nén rất lâu. Trong đồ ăn thức uống của quốc vương đều có thuốc kích dục.

Những thương khách từ phương xa thường dừng chân ở Lâu Lan để giao thương hàng hóa, đồng thời cũng mặc sức hưởng lạc, phóng túng dục vọng. Khi đó, các thiếu nữ đồng trinh đã trở thành thương phẩm được người ta mua với giá cao, dần dần trong nước không còn thiếu nữ nào thuần khiết nữa. Rất nhiều các thứ tình dục loạn bát nháo từ đông tây phương đã nhanh chóng truyền rộng ở Lâu Lan, khiến đạo đức của người dân nơi đây tuột dốc mau lẹ. Rất nhiều người dân Lâu Lan thuần phác đã sa ngã, quốc vương cũng đang sa ngã, bước chân ông khi trở về hoàng cung cứ lâng lâng như đi trên mây, ông mang những thứ khiến người ta sa ngã vào trong hoàng cung.

Chứng kiến những đổi thay của quốc vương, hoàng hậu không khỏi kinh ngạc. Bà cảm thấy chồng mình hiện giờ như đã biến thành một người khác, không còn tôn trọng mình nữa. Lời nói hành vi của quốc vương khá tùy tiện phóng túng. Hoàng hậu sợ hãi, bà nghĩ: Con quỷ sắc dục đã khống chế quốc vương, ta phải làm sao đây? Đất nước này phải làm sao đây? Bà khước từ những thứ mà quốc vương mang đến.

Trong hoàng cung Lâu Lan có một phép tắc bí mật của vương thất được lưu truyền đã lâu, đó chính là hoàng hậu các đời đều phải tinh thông một loại ngôn ngữ đặc biệt để phá giải các mật trát cổ xưa (trát: miếng gỗ nhỏ và mỏng dùng để viết chữ thời xưa) được truyền lại. Hoàng hậu cần phải ghi lại những lý giải về mật trát trong một bản chép tay. Những bản chép tay này chỉ có hoàng hậu đời sau mới được phép đọc.

Hoàng hậu đã phải dành ra thời gian rất lâu mới tinh thông ngôn ngữ cổ xưa đó để đọc hiểu nội dung của những mật trát này. Thông qua đọc mật trát và các bản chép tay, hoàng hậu đã biết được quá trình phát triển và bí sử hoàng cung của Lâu Lan, đồng thời đã nghiệm chứng những việc đã phát sinh. Bà ngộ được rằng mật trát chính là dự ngôn đã được lưu lại từ hằng xa xưa, là những kỳ nhân có năng lực cao thâm thông qua lối viết khó hiểu mà ghi chép lại những đại sự sẽ phát sinh trong tương lai. Trong mật trát viết: Quốc vương cuối cùng của Lâu Lan vì phóng túng hoang dâm mà đưa người đàn bà không thánh khiết vào trong hoàng cung khiến cho quốc gia bị diệt vong.

Hoàng hậu đến gặp quốc sư Lâu Minh để bày tỏ nỗi lo lắng của mình. Quốc sư nói: “Chúng ta sống dựa theo ý chỉ của Thần, nhưng trong thành này thật sự có quá nhiều những thứ khiến người ta sa ngã, đi ngược lại con đường truyền thống mà Thần an bài cho con người. Nếu Thần muốn trừng phạt đất nước này thì chúng ta cũng không có cách nào khác. Hoàng hậu tôn kính, người hãy quay về đọc mật trát đi, đó là cơ mật mà Thiên thượng tặng cho vương thất, người sẽ còn có những phát hiện mới trong đó nữa”.

Sau khi hoàng hậu trở về, biết được con gái vì không chịu thay đổi suy nghĩ mà bị quốc vương tống vào trong ngục giam giữ 108 ngày. Hoàng hậu vô cùng lo lắng, bà biết quốc vương đã không nghe lọt tai lời khuyên của mình nữa, trong buồn rầu hoàng hậu chỉ còn biết vào mật thất đọc các mật trát cổ xưa.

Trang cuối cùng của mật trát, hoàng hậu đã phá giải được một đoạn, nội dung trong đó khiến bà không khỏi kinh hãi, trong mật trát nói: “Một vị hoàng hậu vĩ đại sẽ phải chết trước cửa hoàng cung để ngăn chặn người đàn bà không thánh khiết bước vào cung điện. Một người con gái trên người tỏa hương thơm ngát cùng người hộ vệ của nàng sẽ chứng kiến cảnh Lâu Lan khoác lên mình tấm vải lụa sắc vàng dày kín đến nỗi gió không thổi xuyên qua được”. Mấy hàng chữ sau cùng của mật trát bị ánh hào quang che lấp mất, hoàng hậu hiểu rằng bà chỉ được phép đọc đến đây. Căn cứ theo bản chép tay của các đời hoàng hậu để lại, khi có ánh hào quang che đi các chữ thì việc phá giải mật trát đến đó phải dừng lại. Hoàng hậu nghĩ: Có lẽ mình chính là người hộ vệ của hoàng cung, là vị hoàng hậu cuối cùng được nhắc đến.

Quốc vương vẫn đắm mình trong cảnh say sưa trụy lạc, ông quá tin vào Ngải Hổ. Còn Ngải Hổ giảo hoạt kia thì trước giờ vẫn luôn dòm ngó công chúa. Y không chỉ khát khao có thể cưới được nàng công chúa xinh đẹp mà còn muốn có được quyền lực của cả Lâu Lan. Vì vậy, y đã lập ra một kế hoạch vô cùng tỉ mỉ: Trước tiên, y lén cho thuốc độc vào trong đồ ăn thức uống của hoàng tử Nại Đằng, kế hoạch trong thời gian một năm khiến hoàng tử từ từ trúng độc mà chết. Rồi y sẽ lợi dụng sự tin tưởng của quốc vương mà cưới được công chúa, cuối cùng là hại chết quốc vương, như vậy toàn bộ quyền bính của Lâu Lan đều sẽ thuộc về y cả. Y tin rằng đã dùng thuốc khống chế được quốc vương, khiến thần trí ông trở nên ngu muội.

Quốc sư Lâu Minh trong lúc bái Phật đã nhìn thấy bên cạnh quốc vương có rất nhiều quỷ địa ngục vây quanh, còn hoàng hậu thì chết trước cửa hoàng cung. Ông còn nhìn thấy một cánh tay hắc ám đang vươn tới công chúa. Lâu Minh biết chức trách quan trọng nhất của mình là bảo vệ công chúa. Ông liền cử người bí mật bảo vệ nàng.

Hương Khả Nhi bị giam giữ trong ngục đã được 100 ngày, lúc ấy tên Ngải Hổ si tâm vọng tưởng vì muốn cưỡng đoạt công chúa nên đã sai người lén bỏ thuốc kích dục vào đồ ăn thức uống của nàng. Quốc sư Lâu Minh trong lúc thiền định đã nhìn thấy trong đồ ăn thức uống của nàng bị bỏ vào một thứ bột phấn màu vàng, ông trông thấy bóng dáng của Ngải Hổ. Quốc sư vội thi triển pháp thuật gia trì Phật tính của công chúa, ông cũng khẩn xin chư Thần hộ pháp nơi cõi Phật bảo hộ nàng, đồng thời cử người gây chuyện để ngăn cản Ngải Hổ, khiến kế hoạch làm nhục công chúa của y bị thất bại.

Công chúa sau khi bị giam tròn 108 ngày, nàng vẫn không thay đổi ý nguyện ban đầu của mình. Quốc vương đành phải thả nàng ra, giam lỏng nơi lầu các trong cung, cử người đứng đầu thị vệ trông chừng nàng. Một lần trong bữa cơm, quốc vương trong lúc uống say bí tỉ chợt nhớ đến công chúa, ông nói với hoàng hậu rằng: “Nàng hãy cho người gọi Hương Khả Nhi đến đây dùng bữa cùng ta”. Hoàng hậu liền sai cung nữ đưa Hương Khả Nhi đến.

Hương Khả Nhi đến, nàng quỳ lạy phụ vương. Quốc vương bảo nàng hãy ngồi ở cạnh mình. Hương Khả Nhi bỗng cảm thấy trong mùi rượu phụ vương tỏa ra trên người có mang theo hơi thở mê loạn, khiến nàng rất bất an, nàng ngăn lấy ly rượu của quốc vương, nói: “Phụ vương, người đừng uống nữa”. Quốc vương ánh mắt đờ đẫn nhìn con gái, thần trí ngơ ngác, trước mắt ông hiện ra hình ảnh của một người phụ nữ phóng đãng. Ông không cầm lòng được bèn đưa tay nâng cằm của Hương Khả Nhi, thốt lên một tiếng: “Mỹ nhân!”. Hoàng hậu sợ điếng người, hét lên: “Hoàng thượng! Đó là Hương Khả Nhi, con gái của người mà”. Quốc vương lập tức tỉnh táo trở lại, lộ vẻ xấu hổ. Hoàng hậu vội lệnh cho tổng quản hoàng cung đưa Hương Khả Nhi đi.

Quốc vương ngày ngày vẫn ăn chơi trụy lạc, không màng đến việc triều chính. Dưới sự kích thích của rượu và thuốc, quốc vương muốn đưa người phụ nữ phóng đãng đó vào trong cung, ông sai người bảo hoàng hậu ra nghênh đón. Hoàng hậu ăn mặc chỉnh tề, cung kính đứng ở cửa hoàng cung, bà phải ngăn cản quốc vương lại. Quốc vương nhìn thấy hoàng hậu, hoàng hậu quỳ trước mặt quốc vương, khẩn xin ông hãy tiễn người phụ nữ đó đi. Một chút lý trí còn sót lại của quốc vương đã phát huy tác dụng, ông liền sai hầu cận đưa người đàn bà đó đi, còn ông thì đứng ở cổng hoàng cung, lòng dạ cảm thấy trống rỗng.

Quốc vương vẫn không kìm chế lại hành vi của mình, phía mặt ma tính dẫn dụ dục vọng trong ông, ông ngày càng phóng túng bản thân, nhiều vụ bê bối dần dần lan truyền ra bên ngoài: Nào là quốc vương gian díu với vợ con của quan đại thần, nào là quốc vương cùng uống rượu với những người phụ nữ phóng đãng của thành Lâu Lan, nào là quốc vương có nam sủng. Người dân Lâu Lan hay biết chuyện, các thương khách cũng biết chuyện, cuối cùng đến cả hoàng hậu cũng biết chuyện này. Hoàng hậu rất lấy làm đau xót, bà lo sợ rằng quốc vương chính là người ứng nạn sau cùng được nói đến trong dự ngôn.

Cứ mãi trầm luân, phóng túng trong dục vọng như vậy đã khiến quốc vương đánh mất bản tính của mình, ông hứa với người phụ nữ phóng đãng kia rằng sẽ trao cho ả ta ngôi vị hoàng hậu. Bản thân ông cũng không còn kính trọng Thần Phật nữa, mà bắt đầu quỳ bái những tà linh ngoại lai. Việc quốc vương bái lạy tà linh đã khiến Thiên thượng nổi giận, chúng Thần được thờ phụng nơi đàn tế Huyền Thiên và đàn tế Triệt Địa đều đã rời khỏi tượng Thần, địa mạch của Lâu Lan bắt đầu xuất hiện vết nứt. Quốc sư đã biết được điều này.

Hoàng hậu trong lòng hiểu rõ vận xấu của quốc gia cuối cùng đã đến, bà dặn người đứng đầu thị vệ thời thời khắc khắc đều phải cẩn thận trông chừng cổng lớn của hoàng cung. Bà thả con gái ra khỏi lầu các, nhân lúc trời tối đưa đến chỗ quốc sư, khẩn thiết xin ông hãy che chở cho con gái. Bà cũng trao mật trát cho quốc sư, và để lại cho con gái tất cả các bản chép tay. Dòng lệ tuôn rơi, bà ôm chầm lấy con gái, lòng đau đớn không nói nên lời. Quốc sư đưa một viên đan dược cho hoàng hậu, bảo bà hãy cho hoàng tử uống, rồi lại cho một viên đan dược và một lá thư vào trong một túi gấm, nhờ bà giao túi gấm cho thị vệ trưởng của hoàng cung.

Hoàng hậu về đến hoàng cung, bà trao túi gấm cho thị vệ trưởng. Bà đi thăm hoàng tử, hoàng tử đang nằm trên giường bệnh, suy yếu không còn chút sức lực. Hoàng hậu lấy viên đan dược ra cho hoàng tử uống. Sau khi về đến tẩm cung, bà cảm thấy cung điện nguy nga lộng lẫy trước mắt giống như một con thuyền nhỏ lắc lư trong mưa gió, sắp bị bão tố nhấn chìm. Bà bí mật chuẩn bị hai thanh kiếm ngắn, một chiếc đặt ở bên hông, một chiếc giấu ở chân. Bà quyết định dùng cái chết để kháng cự việc quốc vương đưa người phụ nữ đó vào cung. Lòng bà tràn đầy tuyệt vọng và đau khổ.

Quốc sư thu xếp cho công chúa ở trong một mật thất, tại đây nàng đã đọc các bản chép tay, qua đó nàng đã thấy được vận mệnh của quốc gia và kết cục của phụ vương và mẫu hậu, lòng nàng đau như cắt. Quốc sư bước vào, tâm thái tĩnh lặng như không của ông khiến tâm công chúa bình ổn trở lại, quốc sư đứng ở trong mật thất khá lâu rồi mới mở miệng nói chuyện, ông nói: “Mật trát này tồn tại đã lâu, thần biết hết thảy những gì được viết trong đó, bởi chính thần là người đã viết ra những mật trát này. Thần đã từng là quốc sư của các triều đại, đời này lại chuyển sinh thành quốc sư cuối cùng. Thần chỉ có một sứ mệnh, đó chính là bảo vệ cho công chúa. Người hãy xem mấy hàng sau cùng đó, nếu như xem hiểu được thì hãy đến gặp thần”. Sau khi quốc sư rời đi, công chúa nhìn chăm chú vào phần cuối cùng của mật trát, nàng phát hiện có một mảng hào quang đang lóe sáng, công chúa cứ nhìn chăm chú vào mảng hào quang đó.

Hai ngày sau, trong vòng hào quang công chúa đã nhìn thấy hình ảnh hoàng hậu của các đời. Thì ra mẫu hậu của nàng không chỉ một đời làm hoàng hậu Lâu Lan, bản thân nàng cũng không chỉ một đời trở thành công chúa, và quốc sư cũng không chỉ một đời làm quốc sư. Ánh hào quang trước mắt biến đổi màu sắc, công chúa nhìn thấy cảnh tượng nơi Thiên quốc, thấy được kiến trúc trên Thiên thượng, phát hiện kiến trúc của Lâu Lan giống với kiến trúc nơi Thiên quốc vậy. Nàng nhìn thấy mấy vị Tiên nhân đang tiếp nhận chỉ dụ của Thiên thượng, và một người trong đó chính là bản thân nàng. Trong chỉ dụ có một bức tranh, trong bức tranh có một thành trì, thành trì từ từ ẩn đi biến thành sa mạc. Sau đó sa mạc cũng không còn nữa, trong tranh xuất hiện một cây bút thần. Bút thần khi mở khi đóng, lấp lánh ánh hào quang. Nàng nhìn thấy các Tiên nhân này mang theo chỉ dụ bắt đầu đi xuống, khi xuống đến nhân gian, nàng nhìn thấy những Tiên nhân này có vị biến thành hình tượng của người phàm, trong đó cũng có cả nàng, quốc sư, mẫu hậu, phụ vương, và một người đàn ông mù mịt trong hơi nước. Lúc này, ánh hào quang trên mật trát mỗi lúc một yếu dần, cuối cùng biến mất hẳn. Công chúa phát hiện mấy hàng chữ sau cùng của mật trát cũng không còn nữa.

Công chúa đến gặp quốc sư. Quốc sư không để nàng nói chuyện, ông nói: “Người hãy đi theo thần”. Quốc sư dẫn nàng bước lên một cỗ xe ngựa rồi đánh xe chạy về phía vách núi ở ngoại thành. Quốc sư tìm được một hang lõm chỗ núi đá, công chúa ngồi xuống đón lấy một gói hành lý từ tay quốc sư. Quốc sư cũng ngồi xuống, và bắt đầu xếp bằng đả tọa.

Cùng lúc ấy, tại cánh cổng hoàng cung, quốc vương say bí tỉ dẫn theo người phụ nữ phóng đãng đang muốn bước vào hoàng cung, hoàng hậu thì khổ sở ra sức ngăn lại. Hoàng hậu bị quốc vương giáng cho một bạt tai. Thói si mê dâm loạn bất chấp tất cả của quốc vương khiến hoàng hậu không thể nhẫn chịu thêm nữa, bà lấy thanh đoản kiếm bên hông ra chĩa về phía mình. Quốc vương giơ tay đánh văng thanh đoản kiếm, thanh đoản kiếm văng ra quệt xước mặt của người đàn bà đó. Quốc vương giận dữ đạp hoàng hậu ngã lăn xuống đất, rồi luống cuống lấy tay áo lau sạch vết máu trên mặt người đàn bà đó, rồi dìu ả ta vào hoàng cung. Hoàng hậu lấy ra một thanh đoản kiếm khác từ trong bao quấn trên đùi, bà loạng choạng đứng dậy, lao đến trước mặt quốc vương, hướng thanh đoản kiếm vào lồng ngực của mình mà dùng hết sức đâm sâu xuống, hoàng hậu chảy máu ngã xuống trước cửa hoàng cung.

Quốc vương đầu óc mụ mị, ông ngẩn ra nhìn hoàng hậu ngã xuống, đôi chân không nghe theo sự mách bảo, thần trí mê man khiến ông bất chấp tất cả dắt tay người phụ nữ đó bước qua thân thể của hoàng hậu tiến vào hoàng cung. Đột nhiên hai mắt ông nhìn chăm chăm về phía những bậc thềm rồi dừng lại, ông ngoảnh đầu lại nhìn di thể của hoàng hậu, rồi lại nhìn người phụ nữ bên cạnh. Đột nhiên quốc vương kinh hãi lấy tay chỉ thẳng vào ả ta, rồi hét toáng lên: “Quỷ! Quỷ! Nhà ngươi chính là quỷ!”. Trong lúc tâm trí cuồng loạn ông đã đẩy người đàn bà dâm loạn đó từ trên bậc thềm ngã lăn quay xuống dưới.

Tòa cung điện tráng lệ và uy nghiêm ngày nào giờ đây ngập tràn tử khí thê lương, quốc vương đã trở nên điên loạn, hoàng hậu đã chết, hoàng tử Nại Đằng thân mang bệnh tật, công chúa thì mất tích. Quốc sư nhìn thấy quốc mạch và địa mạch của Lâu Lan đều đã đứt đoạn, Thủy Thần La Bố không chịu nương thân trong hồ nước dơ bẩn ấy, ngài quyết định rời khỏi nơi đây. Ngài đã thu hết nước của thủy mạch vào trong túi nước, chuẩn bị rời đi, ngài biết đạo đức ứng với Ngũ hành của Lâu Lan đã bại hoại, đất nước đã không còn là đất nước nữa. Nhưng thiên ý bảo ngài hãy cố chờ thêm vài ngày ở phía đông nam của Lâu Lan.

Thị vệ trưởng và tổng quản của hoàng cung tuân theo những lời dặn dò trong túi gấm, lúc này đã điều động quân thị vệ đưa thi thể của hoàng hậu liệm trong quan tài rồi đưa đi chôn cất. Hai người lại dùng dải lụa trói quốc vương trên giường, lấy viên đan dược trong túi gấm ra cho quốc vương uống, quốc vương mới dần dần trấn tĩnh lại. Hoàng tử Nại Đằng sau khi uống đan dược, thân thể tạm thời vẫn gắng gượng được, dưới sự ủng hộ của thị vệ trưởng và tổng quản, chàng nói với mọi người rằng quốc vương thân đang lâm bệnh, triều chính tạm thời sẽ do mình tiếp quản. Ngải Hổ mang theo chỉ dụ ngụy tạo, tuyên bố rằng quốc vương đã nhường ngôi cho mình. Y chuẩn bị đăng cơ làm hoàng đế, đồng thời cử người tìm kiếm công chúa khắp nơi. Ngải Hổ muốn tiến vào hoàng cung. Thị vệ trưởng đã huy động binh lực dày đặc đối đầu với nhân mã của Ngải Hổ ở bên ngoài hoàng cung, rất nhiều đại thần bàng quan đứng nhìn, dân chúng cũng bàn tán xôn xao.

Lúc này, đô thành đã xuất hiện một ông lão điên đầu tóc bạc trắng, miệng không ngừng lớn tiếng hô vang: “Con người sắp chết sạch rồi, hãy mau mau đi theo ta!”. Ông hô lên hết lần này đến lần khác, chạy hết vòng này lại vòng khác ở trong thành, nhưng mọi người đều cười nhạo ông, phỉ báng ông. Ba ngày sau không ai còn nhìn thấy ông lão điên đó nữa.

Quốc sư vẫn đả tọa bất động ở trong hang động ba ngày ba đêm. Công chúa ở bên cạnh cũng ngồi đả tọa, khi bụng đói nàng mở túi đồ ra, trong đó có lương khô và nước uống. Đến giữa trưa ngày thứ tư, quốc sư đứng dậy và nói: “Bão cát sắp kéo đến rồi, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến cảnh Lâu Lan bị diệt vong, cái hang động này tạm thời sẽ không bị bão cát nhấn chìm. Nguyên thần là bất diệt, chúng ta sẽ gặp lại nhau vào thời mạt kiếp ngũ độc câu toàn, và chúng ta sẽ vén mở bí mật về sự mất tích của Lâu Lan. Đó là sứ mệnh của chúng ta”.

Quốc sư đứng ở trong hang lõm, công chúa đứng bên cạnh ông. Cả hai từ trên cao đưa mắt nhìn nhìn chăm chăm về phía thành Lâu Lan. Bầu trời dần dần trở nên u ám, đám mây biến thành những hình ảnh đáng sợ. Đột nhiên một trận gió lớn thổi đến, càng thổi càng mạnh, cuồng phong xen lẫn với cát bụi. Ở phía đông nam, một dải cát vàng dài đằng đẵng từ xa cuộn đến.

Lúc này, trước mặt quốc sư xuất hiện những sinh mệnh quái dị giống như quỷ sai vậy. Chúng nhìn công chúa, nói: “Trên thân công chúa có vật chất bại hoại, hãy đến địa ngục để tiêu trừ vật chất bại hoại đó đi!”. Quốc sư đứng chắn ở trước mặt công chúa, ông trách mắng quỷ sai, quỷ sai liền biến mất. Quốc sư quay đầu lại nhìn công chúa, nói: “Công chúa hãy kéo ống tay áo bên phải lên”. Công chúa kéo ống tay áo lên, kinh ngạc thấy trên cổ tay nổi lên một khối u màu đỏ, nàng cũng không hề hay biết chuyện này. Đây chính là do độc dược của Ngải Hổ đã lén sai người bỏ vào đồ ăn thức uống của nàng khi nàng còn bị giam trong ngục, giờ chúng kết tụ lại mà thành. Quốc sư bèn cầm một thanh đoản kiếm trong tay, ông muốn cắt bỏ khối u đó đi.

Lúc này, có một âm thanh xuất hiện: “Không được, nếu nhà ngươi làm như vậy, đến khi gặp lại nhau vào thời mạt thế, nhà ngươi sẽ khiến công chúa chịu sự sỉ nhục, vậy nên nhà ngươi phải lựa chọn lập tức để công chúa hạ địa ngục”. Quốc sư không nói lời nào, ông điều khiển thanh đoản kiếm bay lên cắt đi khối u màu đỏ đó, rồi dùng bột thuốc màu trắng đắp lên cổ tay của công chúa. Âm thanh đó lại nói: “Nhà ngươi chối bỏ an bài của bọn ta, thời mạt thế đến khi gặp lại, nhà ngươi sẽ mang đến phiền toái cho công chúa”. Quốc sư nói: “Công chúa là người có sứ mệnh, nàng cần phải tận mắt chứng kiến cảnh Lâu Lan biến mất, nàng phải dùng bàn tay thuần tịnh cầm cây bút thần để vén mở bí mật của Lâu Lan, các ngươi không được cản trở”. Quốc sư nói với công chúa: “Công chúa chú ý trước mắt, hãy bắt lấy một cây bút màu vàng kim”. Quốc sư nhìn thấy những sinh mệnh âm tính vẫn đang can nhiễu, ông thi triển pháp lực tiêu hủy những sinh mệnh tà ác.

Công chúa nhìn thấy một cây bút màu vàng kim xuất hiện ở trước mắt, nàng một tay bắt lấy cây bút vàng, cây bút tiến nhập vào trong lòng bàn tay của công chúa. Một âm thanh tà ác vọng lên: “Quốc sư, nhà ngươi hãy đón chờ phiền phức vào thời mạt thế đi!”. Quốc sư nói: “Ta không sợ! Có giỏi thì các ngươi cứ đến cả đi!”. Ông không biết rằng, câu trả lời này vô tình đã lập ra một giao ước ở không gian khác, đến lúc đó sẽ có phiền phức xuất hiện.

Lúc này, cát vàng mù trời đã chôn vùi thôn làng ở phía đông nam của Lâu Lan rồi tiếp tục lùa về phía tòa thành. Công chúa nhìn xuyên qua cát vàng dày đặc, thấy phía sau cát vàng có Thần Tiên xuất hiện, trong tay Thần Tiên đang cầm sa bàn từ từ trút cát xuống. Công chúa nghe thấy Thần Tiên nói: “Khung cảnh tráng lệ chứ!”. Nàng còn nhìn thấy mỗi hạt cát đều là sinh mệnh, chúng nhảy nhót lăng xăng bảo với nhau rằng cần phải chôn vùi tòa thành dâm loạn này. Lòng nàng không khỏi bàng hoàng: “Đây đúng thật là một trường kiếp nạn mà!”. Cát vàng mau chóng đổ dồn về phía trước, chẳng bao lâu đã chôn vùi toàn bộ tòa thành. Cát vàng lại lùa về phía bắc, cứ như vậy Lâu Lan đã mau chóng biến mất dưới biển cát mênh mông.

Quốc sư nói: “Thần phải ở lại nơi này, công chúa, người hãy đi về phía đông nam, pháp lực của thần sẽ bảo vệ người, người sẽ gặp được một người có tên là La Bố. Ông ấy sẽ chỉ rõ cho người nên đi về đâu”. Nói xong, quốc sư ngồi xuống bắt đầu đả tọa. Công chúa rời đi, nàng vượt mọi gian nan đi về phía trước, cuối cùng nàng cũng tìm được Thủy Thần La Bố. La Bố chăm lo cho nàng. Sau khi đưa nàng đến một nơi vắng vẻ ít người qua lại, La Bố nói: “Tôi có một viên thuốc, sau khi uống rồi hương thơm của người sẽ biến mất, dung nhan cũng sẽ trở nên xấu xí, giọng nói cũng sẽ đổi khác. Như vậy người sẽ rất an toàn, người có nguyện ý không?”. Công chúa gật đầu đáp ứng, nàng đã uống viên thuốc đó.

Vậy là ở vùng này xuất hiện một cô gái xấu xí, được người chủ quán trọ thu nhận, trở thành người giúp việc làm các công việc lặt vặt, mọi người đều gọi nàng là “Xú Nhi”. Ở trong quán trọ, Xú Nhi thấy các thương khách tới lui đều kinh ngạc bàn luận về một sự việc hết sức kỳ quái: Lâu Lan phồn hoa đã biến mất, nơi đó bỗng chốc đã trở thành sa mạc. Điều kỳ lạ hơn là, hết thảy các công trình kiến trúc đều không còn nữa, sống không thấy người, chết không thấy xác. Tất cả mọi người đều không sao lý giải nổi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, cảm thấy quả là khó tin.

Xú Nhi ở nơi này đã nghe thấy rất nhiều thương khách hồi tưởng lại cảnh phồn hoa của Lâu Lan, nhớ lại cuộc sống phóng túng của Lâu Lan, cũng thắc mắc về sự biến mất của Lâu Lan. Xú Nhi ở quán trọ nghe được rất nhiều chuyện bại hoại, biết được rất nhiều chuyện xưa về góc tối của Lâu Lan trước đây nàng vốn không hề hay biết. Nàng nghĩ: Cớ sao con người lại biến bản thân thành giống như cầm thú như vậy?

Trong giấc mơ, Xú Nhi thường nhìn thấy quốc sư, quốc sư làm phép trong sa mạc. Xú Nhi còn nhìn thấy những Thần Tiên khác, nàng nhìn thấy có một vị Thần Tiên thả ra con “giải thi trùng” (loài sâu phân hủy xác chết), chúng phân giải tất cả thi thể dưới đất. Có một lần, trong mơ Xú Nhi kể khổ với quốc sư, nói bản thân sống cũng không được yên, có người mang ý xấu, cố tình dùng bàn tay bẩn thỉu đụng chạm vào người nàng. Quốc sư nói: “Người hãy đi cầu xin La Bố, ông ấy sẽ giúp người”. Trong mơ Xú Nhi tìm đến La Bố, La Bố cho nàng một quả cầu khắp mình đều là gai nhọn, quả cầu biến thành lớn, lập tức bao trùm lấy Xú Nhi vào trong. Xú Nhi tỉnh giấc, nàng phát hiện mỗi khi những kẻ có dụng ý xấu chạm vào người nàng thì đều la lên như bị gai nhọn đâm phải vậy, từ đó không còn ai dám quấy nhiễu nàng nữa.

Năm Xú Nhi được 40 tuổi chẳng may lâm bệnh nặng, khi nàng chỉ còn hơi thở thoi thóp, La Bố trước giờ vẫn luôn ẩn thân ở nơi này đã đem nàng đi. Khi nàng chết, La Bố đã chôn cất nàng. Chủ nhân của Xú Nhi muốn sai người vứt xác nàng đi, nhưng bất ngờ không thấy Xú Nhi đâu nữa, người chủ đã kinh ngạc rất lâu.

Thời-không không thể che đậy được những chuyện xưa đã bị cát bụi phủ trùm, năm tháng chưa từng lãng quên Lâu Lan xinh đẹp. Lâu Lan từ phồn hoa giàu có đi đến sa ngã, mãi cho đến khi biến mất, tất cả đều là sự an bài của Thần, sự an bài này trên một trình độ nhất định đã thể hiện được quy luật thành–trụ–hoại–diệt của vũ trụ. Quốc sư tài đức, hoàng hậu đoan trang, công chúa thánh khiết, quốc vương mê muội, Ngải Hổ tham lam, người phụ nữ phóng đãng… tất cả họ đều là các vai diễn từ sớm đã được định sẵn trên sân khấu. Những nhân vật này đều dựa theo kịch bản đã được định sẵn mà trình diễn một vở kịch lớn trên đại vũ đài 5.000 năm này.

Chúng Thần đã tạo dựng màn kịch như vậy, mục đích là để cho con người thế gian minh bạch rằng, thảm họa xuất hiện là do đạo đức băng hoại mà nên. Khi đó người dân Lâu Lan sống cuộc sống xa xỉ, nhân chủng hỗn tạp, thân thể đã mất đi sự liên đới với Thiên thượng. Văn hóa cũng cực kỳ hỗn tạp, lễ nghi phong tục lụi bại, rối ren, đã xuất hiện hiện tượng loạn luân, đồng tính luyến ái và rất nhiều các thứ đồ dâm loạn khác. Quan hệ nam nữ cực kỳ hỗn loạn, các mối quan hệ vợ chồng bình thường, đạo đức trinh khiết của nam nữ từ lâu đã bị vứt bỏ. Về phương diện tín ngưỡng thì người dân Lâu Lan cũng đã không còn sùng bái chính Thần nữa, những thứ tà linh ngoại tộc mang theo các thứ danh lợi sắc tình ồ ạt tràn vào Lâu Lan. Khi Lâu Lan mất đi sự bảo hộ của Thần, khi con người lần lượt đi ngược lại các chuẩn tắc làm người mà Thần đã quy định cho con người, chính lúc ấy Lâu Lan sẽ phải đối mặt với kiếp nạn hủy diệt.

Lâu Lan cực thịnh một thời đã biến mất trước pháp lực của Thần! Thần lại tỉ mỉ chu toàn cài vào trong tư duy, huyết mạch của mọi người bộ cơ chế tìm kiếm sự biến mất của Lâu Lan, để cho mọi người không lãng quên Lâu Lan. Thần đã mượn dùng người tu luyện vén mở sự tình này mục đích cho con người thế gian hay rằng, nếu sinh mệnh bất kính với Thần Phật, đạo đức băng hoại thì kết quả cuối cùng chính là bị tiêu hủy.

Lâu Lan từ một quốc gia phồn hoa trở thành một tòa thành chết chóc huyền bí, trong vở kịch 5.000 năm khác nhau sẽ có những tình huống nhau, có tình huống là hình thức chiến tranh, có tình huống là hình thức ôn dịch, có tình huống là bị bão cát chôn vùi. Rất nhiều Thần Tiên đều nghiêng về kịch bản Lâu Lan bị bão cát chôn vùi, hơn nữa còn không ngừng chỉnh sửa kịch bản khiến nó hoàn thiện hơn. Vậy nên, trong những kịch bản khác nhau sẽ có những người khác nhau tận mắt chứng kiến hoặc biết được sự biến mất của Lâu Lan, chính vì kịch bản khác nhau, vậy nên các vai diễn cũng khác nhau.

Đúng như trong Chuyển Pháp Luân – quyển II Sư phụ có giảng:

Mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần đại kiếp, mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần tiểu kiếp. Tiểu kiếp nạn chính là khiến một phần nhân loại bị huỷ diệt; một vùng địa phương cục bộ biến thành rất xấu tệ rồi, thì nó [bị] tiêu huỷ. Động đất, bản khối đại lục chìm xuống, bão cát chụp lên, hoặc ôn dịch hay chiến tranh nào đó; tiểu kiếp nạn là cục bộ.

Sự biến mất của Lâu Lan đã thể hiện an bài của Thần, nhưng trong đó cũng bị cựu thế lực cưỡng chế thêm vào những thứ an bài của chúng. Cựu thế lực an bài sinh mệnh âm gian muốn đưa công chúa xuống địa ngục, khi quốc sư ngăn cản, chúng lại uy hiếp nói: “Nhà ngươi đã chối bỏ an bài của bọn ta, tương lai khi gặp lại nhau vào thời mạt thế nhà người sẽ mang lại phiền toái cho công chúa”. Kết quả trong đời này, đồng tu đã từng là quốc sư và công chúa đã bị những lời đồn thổi làm tổn hại. Vì để khiến quốc vương đạt đến mức bại hoại đầy đủ, có thể chiểu theo kịch bản đã được an bài xong mà phát huy, và để đạt được mục đích của chúng, cựu thế lực đã không tiếc dùng thuốc để khống chế quốc vương.

Các nhân vật trong bài viết đều là do đệ tử Đại Pháp đóng vai, giới tính của các nhân vật quan trọng của thời kỳ đó trong đời này vẫn không thay đổi, cựu thế lực cố ý tạo dựng nhân vật một chính một phụ, bên trong thân thể họ vẫn bảo lưu những ân ân oán oán và vật chất bại hoại được làm ra trong các kiếp luân hồi.

Quốc vương và người phụ nữ phóng đãng trong bài viết này, trong tu luyện lần này, bởi mối duyên oan trái thời loạn được tạo trong các kiếp luân hồi, trong lúc qua lại đã xuất hiện những việc đáng tiếc. Đồng tu do Ngải Hổ chuyển sinh đã ác ý buông lời bịa đặt về đồng tu do công chúa chuyển sinh. Người phụ nữ phóng đãng trong một đời này gặp được đồng tu do hoàng hậu chuyển sinh, cái tâm oán hận và đố kỵ biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ. Con người trong luân hồi đều sẽ tồn trữ những ký ức của quá khứ, những thứ này trong tu luyện đều cần phải tu bỏ.

Vậy nên đệ tử Đại Pháp khi ở cùng nhau giữa hai bên khó tránh khỏi mâu thuẫn. Nhưng là một người tu luyện, thì phải đồng hóa với đặc tính Chân–Thiện–Nhẫn của vũ trụ, cần phải ở trong mâu thuẫn mà hướng nội một cách vô điều kiện, cần phải buông bỏ hết thảy những ân oán trong lịch sử và được mất của cá nhân.

Người dân Lâu Lan bởi đạo đức băng hoại mà bị hủy diệt trong bão cát. Bắc Kinh của hôm nay nếu so với Lâu Lan của lịch sử thì càng bại hoại không biết bao nhiêu. Trung Cộng —cái tà đảng bị khống chế bởi tà linh cộng sản, bè lũ thổ phỉ cướp đoạt chính quyền— đang không ngừng làm bại hoại một cách ngang ngược hoàn cảnh mà Thần sáng tạo cho con người để sinh tồn. Trung Quốc hiện nay, quốc mạch đã bị chết yểu, địa mạch cũng bị đứt đoạn, thủy mạch ô nhiễm, khí hậu dị thường. Trung Cộng khinh nhờn trời đất, phá hoại tự nhiên, khoe khoang việc giết hại người dân, bức hại người tu luyện, thật đúng là tội ác tày trời, ác báo đã đang giáng xuống tà đảng Trung Cộng.

Mấy năm trước trong một lần phát chính niệm, tôi nhìn thấy Trung Nam Hải và địa ngục câu thông với nhau, địa ngục mở to cái miệng của con ác thú, ánh lửa u lam nơi âm giới đang nâng đỡ Trung Nam Hải, cảnh tượng trông rất quái dị. Tôi kể với một đồng tu về cảnh tượng mà mình nhìn thấy được, đồng tu nói: “Ở dân gian có không ít cao nhân cũng biết được sự tình này”.

Trong cuốn sách Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản có nói: “Người huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc gọi sa mạc bị cát bay tới bao phủ là ‘thiên mạc’, cách Bắc Kinh chỉ 70 km, Bắc Kinh có lẽ sẽ là thành cổ Lâu Lan tiếp theo bị chôn vùi trong sa mạc”.

Tháng năm đằng đẵng, bí ẩn của Lâu Lan đã được vén mở. Thời gian thấm thoắt, di chỉ đã được tìm ra (năm 1901 đào được di chỉ của Lâu Lan). Mỗi một ngày khi Chính Pháp vẫn còn chưa kết thúc với con người thế gian đều là hy vọng. Ở đây xin khuyên mọi người rằng tuyệt đối đừng nhảy múa cùng ma đỏ cộng sản, hãy mau mau lựa chọn thiện lương, bước trên con đường trở về nhà.

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242358

The post Giải mã Lâu Lan: Thiên ý xa xưa trao mật trát, đạo đức băng hoại phải diệt vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bài ca sầu thảm của thành cổ Lâu Lanhttps://chanhkien.org/2015/10/bai-ca-sau-tham-cua-thanh-co-lau-lan.htmlMon, 19 Oct 2015 07:46:16 +0000http://chanhkien.org/?p=24475Tác giả: Thiên Nhai Tri Kỉ   [ChanhKien.org] Có bài thơ rằng: Luân hồi ngàn vạn năm, chuyện xưa trôi theo gió Chỉ có tấm lòng thành, hồng nguyện chưa hề đổi Từ bi kết duyên lành, kính Trời vượt bể khổ Khai sáng kỷ nguyên mới, hương sen tỏa khắp trời. (Thơ do đồng […]

The post Bài ca sầu thảm của thành cổ Lâu Lan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhai Tri Kỉ

 

[ChanhKien.org]

Có bài thơ rằng:

Luân hồi ngàn vạn năm, chuyện xưa trôi theo gió

Chỉ có tấm lòng thành, hồng nguyện chưa hề đổi

Từ bi kết duyên lành, kính Trời vượt bể khổ

Khai sáng kỷ nguyên mới, hương sen tỏa khắp trời.

(Thơ do đồng tu sáng tác: “Cổ Phong: Đại nguyện”)

Tôi và Uyển Ninh cùng bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm và cảm ngộ những bí ẩn của sinh mệnh trong lịch sử mênh mang.

Hôm nay chúng tôi dừng chân tại vùng đất Lâu Lan trên sa mạc (Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ 2 TCN, nằm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc)

Nhắc đến sa mạc, hẳn mọi người sẽ lập tức liên tưởng đến những bãi cát vàng trải dài mênh mông, vô tận, đó là vùng đất mà các sinh vật không thể tồn tại bởi khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhìn những bãi cát vàng trải dài ngút mắt, cảm giác hơi nóng tạt thẳng vào mặt, tôi thầm nhớ lại trước đây vùng đất này vốn không phải như vậy, điều gì đã biến nơi đây trở thành một vùng đất chết chóc?

Đang mải nghĩ ngợi, bỗng nghe thấy những hạt cát đập vào mặt dường như đang than thở về cảnh ngộ của chúng suốt mấy ngàn năm qua, chúng đang khóc lóc nỉ non, đang chờ đợi một người có thể hiểu được lời của chúng, đem câu chuyện của chúng viết lại cho con người thế gian, vậy mới không uổng phí ngàn vạn năm sóng gió, tang thương của chúng tại chốn này!

Uyển Ninh nói: “Thiên Vũ, anh hãy viết lại chi tiết câu chuyện về chúng đi, em thấy chúng đều đang khóc kìa, chẳng phải chúng cũng đến vì Pháp sao?”

Tôi nói: “Chúng ta hãy đi xem vùng đất Lâu Lan, xem cây Hồ Dương, hồ La Bố, rồi sau đó viết cũng chưa muộn”.

Giữa biển cát mênh mông, những cây Hồ Dương có sức sống mạnh mẽ lạ thường, chúng đã sống hơn 1.000 năm trên Trái Đất này, dù ở trong chốn sa mạc nhưng suốt một ngàn năm qua vẫn không mục nát! Biết bao nhiêu người lữ hành đi trên sa mạc nhờ cảm động và phấn chấn trước sức sống của những cây Hồ Dương mà có thêm nghị lực để vượt qua biển cát mênh mông này.

Tôi nói: “Biết bao người khi đi trên sa mạc đã cảm nhận được một cách sâu sắc sự cô đơn của chốn hồng trần! Những người bình thường không sao lý giải được điều này, bởi vì chẳng ai muốn đến nơi đó, ở đó không có niềm vui gì cả. Thật ra có một số người vì muốn né tránh những danh lợi, tranh đấu trong cuộc sống mà đi vào sa mạc, bởi những sự việc trong sa mạc rất giản đơn, cảnh giới sinh mệnh nơi đây trong suốt và bằng phẳng, không che giấu bất kể điều gì, vô cùng chân thật. Họ đã tìm thấy ở nơi đây sự tồn tại chân thật của sinh mệnh!”

Uyển Ninh nói: “Vậy anh nói xem liệu có thể bảo trì trạng thái chân thật và bình thản như thế này khi ở giữa chốn hồng trần không?”. Tôi nói: “Thật ra cũng có thể được, nhưng để không bị ô nhiễm thì người ta cần phải có nghị lực và dũng khí lớn!”

Đang đi, bỗng Uyển Ninh chỉ tay nói: “Kia chính là thành cổ Lâu Lan”.

Tôi nhìn kỹ, thì ra đó là một vài bức tường thành đổ nát hoang tàn, phía trước có mấy cây Hồ Dương đổ rạp.

Nhìn chúng mà tôi rơi lệ xót thương, bất giác ngâm lên mấy câu thơ:

Lúc đầu

Các ngươi từng bảo vệ sự bình yên của hết thảy chúng sinh vùng này

Khi chúng sinh nơi đây trở nên bại hoại và tham lam

Thậm chí họ không còn tôn kính Phật Pháp nữa

Sự che chở của các ngươi đã trở nên yêu đuối và bất lực

Khi nơi này bị chúng Thần chôn vùi trong bão cát

Các ngươi khẩn cầu chư Thần cho thêm một cơ hội nữa

Khi đồng loại bên cạnh ngươi lần lượt bị chôn vùi trong biển cát mênh mông

Các ngươi vẫn nhớ đến lời thệ ước:

Rằng sẽ lưu lại những lời giáo huấn này cho con người mai sau

Để họ nhớ kỹ lời giáo huấn cổ xưa rằng phải kính lễ Thần Phật

Trăm ngàn năm nay, các ngươi mặc cho cát vàng tàn phá hoang tàn

Mặc cho hơi nóng ngút trời

Chưa từng chùn bước

Vẫn như xưa kia, các ngươi đem tấm thân già nua để chống đỡ cho nơi này

May thay, bên cạnh các ngươi còn có cây Hồ Dương làm bầu bạn giữa biển cát

Những lúc cô đơn có thể kể lể với chúng về nỗi lòng chờ đợi của mình

Mặt trời mọc rồi lặn, vật đổi sao dời

Khi thân thể cuối cùng sắp bị nuốt chửng hoàn toàn trong đêm tối

Đã gặp được chúng tôi, những người bạn thiên nhai tri kỷ hiểu được nỗi lòng của các ngươi…

 

“Đúng vậy, thật không dễ dàng gì” – Uyển Ninh nói – “chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khổ nạn mới có thể cùng nhau phiêu bạt nơi chân trời, cùng viết ra câu chuyện bể dâu này, quả thật không dễ chút nào!”

Một lát sau, chúng tôi nhìn thấy một vị Đạo nhân, thân thể có chút không thoải mái, dường như đã chờ đợi ở đây từ rất lâu rồi.

Chúng tôi chắp tay chào: “Đạo huynh dạo này vẫn khỏe chứ, Thiên Vũ, Uyển Ninh xin chào huynh”.

“Chà, kể từ khi các cậu ra đi cũng đã mấy ngàn năm rồi, hôm nay cuối cùng đã trở về, suốt mấy ngàn năm qua, các cậu sống tốt chứ?”

“Ở trong biển khổ lục đạo luân hồi thì có gì tốt chứ, dù sao cũng chỉ là chịu khổ hoàn trả nợ nghiệp, làm tốt thì được phúc báo, làm việc xấu cuối cùng phải xuống địa ngục mà hoàn trả thôi” – Uyển Ninh thở dài.

“Chao ôi! Nhân gian chính là như vậy đó, hôm nay các cậu chẳng phải đều đã được đắc Pháp rồi sao, các cậu vẫn còn may mắn đó!” Đạo nhân cảm thán nói.

“Chúng tôi quả thật rất may mắn, nhưng nếu không có Đạo huynh trông chừng nơi này suốt mấy ngàn năm, thì hôm nay chúng tôi cũng không có cách nào tìm lại được một phần lịch sử của Lâu Lan, càng không cách nào vén mở cho người đời tấm màn lịch sử thảm khốc đó. Vậy nên, bây giờ tuy huynh không trở thành đệ tử thời kỳ Chính Pháp, nhưng huynh đã trông coi vùng đất này, giúp cho di tích lịch sử nơi đây không bị bão cát vùi lấp hoàn toàn, chẳng phải là huynh cũng có công sao?” Tôi an ủi ông ấy.

“Đúng vậy, thật ra có rất nhiều vị Thần bại hoại muốn vùi lấp hoàn toàn nơi này, không để lại một chút dấu tích nào, nhưng do bị tôi ngăn cản nên họ đã không thực hiện được ý định đó. Đương nhiên, dưới sự bảo hộ của rất nhiều chính Thần, nơi đây đã trở thành minh chứng cho lời giáo huấn không kính lễ Thần Phật sẽ bị Trời trừng phạt! Những thương tổn rất lớn trên thân thể của tôi cũng đều do những tà Thần đó gây ra” – Đạo nhân ung dung nói.

“Thiên Vũ, vậy thì chúng ta hãy xem lại lịch sử của mình đi” – Uyển Ninh thúc giục.

Chúng ta hãy cùng quay trở lại lịch sử nhé!

Thành cổ Lâu Lan đã từng biến mất rất nhiều lần, cách đây khoảng 4.000 năm, con người nơi đây rất giống với người châu Âu, sau này người ta cho rằng họ có cùng tổ tiên, thật ra Thần đã cố ý tạo ra như vậy. Nói cách khác là để thử xem nơi đó có thích hợp với cuộc sống của “người châu Âu” hay không, để chuẩn bị cho giai đoạn lịch sử sau này khi người châu Âu vì chiến tranh loạn lạc mà chạy đến vùng đông thổ (Trong bài “Câu chuyện luân hồi: học thuyết phương tây dần dần hướng về phương đông” có trình bày và phân tích kỹ lưỡng về giai đoạn lịch sử này).

Lúc đó, cây cối và nguồn nước nơi đây rất tươi tốt và trong lành, nước trong hồ La Bố rất trong xanh, là nơi trú ngụ của nhiều loại cá và thủy tảo, từng dải rừng cây Hồ Dương rậm rạp với rất nhiều loài động vật và chim muông sinh sống.

Khi đó, cuộc sống của con người trên mảnh đất này tuy có khổ một chút nhưng vẫn khá vui vẻ, bình yên.

Ba người chúng tôi cũng ở trong số đó, chúng tôi đi tản bộ, đánh cá và lao động bên hồ La Bố suốt cả ngày. Dù sao chúng tôi cũng có cuộc sống khá tự do và vui vẻ trong thời kỳ khó khăn đó.

Còn nhớ một ngày, vị huynh trưởng không biết kiếm đâu ra một hũ rượu, tôi hái về một chút quả dại, Uyển Ninh làm một vài món rau dại, chúng tôi cùng nhau ăn uống rất vui vẻ, và cùng cất cao tiếng hát. Hôm đó chúng tôi đều uống hơi quá chén nên lăn ra đất ngủ rất say. Khi tỉnh dậy đã là ban đêm, những ánh sao lấp lánh trên cao, một lát sau bỗng trên bầu trời xuất hiện một đốm sáng, đốm sáng mỗi lúc một lớn dần, cuối cùng biến thành một vị Thần, tôi vừa trông thấy vội vàng gọi hai người kia dậy. Chúng tôi quỳ mọp xuống đất theo bản năng, bái lạy vị Thần. Vị Thần nói: “Nơi này sắp xảy ra một trận chiến tranh, các ngươi hãy mau chạy đi càng xa càng tốt! Hơn nữa sinh mệnh nơi đây sắp bị tiêu hủy! Các ngươi sau này sẽ chuyển sinh trở lại nơi này, sẽ được chứng kiến một giai đoạn lịch sử!” Nói xong vị Thần biến mất.

Lúc đó chúng tôi đều đứng chết lặng, một nơi tốt đẹp thế này sao lại có chiến tranh cơ chứ? Mọi người đều không hiểu nổi.

“Dù thế nào thì chúng mình vẫn nên chạy đi thôi!” – Uyển Ninh nói.

“Cũng được” – hai chúng tôi đồng thanh trả lời.

Thế là chúng tôi lấy hết sức bình sinh nhanh chóng rời khỏi nơi này. Không lâu sau, vùng đất này quả thật đã xảy ra chiến tranh, nơi đây vốn đã chẳng mấy đông dân, vậy mà hầu hết họ đều bỏ mạng ở đây, một số người bị thương mà chết do không được chữa trị kịp thời (lúc đó không có từ vựng này, đành nói đại ý như vậy).

Chúng tôi tháo chạy rất xa, đến một thung lũng trong núi sâu, nhìn những dãy núi bốn bề mà lòng nghĩ: “Đời này chắc chúng ta sống ở đây thôi!”

Chúng tôi “sống ẩn cư” nơi đó, những người bản địa thi thoảng đi qua đều rất hiếu kỳ khi thấy tướng mạo của chúng tôi, họ hỏi chúng tôi từ đâu đến, cuộc sống ở nơi đó như thế nào, dần dần chúng tôi đã trở nên quen thuộc với họ. Họ rất nhiệt tình, thường đem cho chúng tôi một ít thức ăn. Chúng tôi cũng truyền thụ cho họ những kỹ nghệ mà chúng tôi học được ở Lâu Lan, dần dần họ đều học được. Đời này của chúng tôi đã trôi qua như vậy.

Trong hơn 2.000 năm về sau, vùng đất Lâu Lan thi thoảng cũng có người bên ngoài đến sống, nhưng đều không ở được bao lâu đã rời đi hoặc biến mất, vì vậy tuy cây cỏ nơi đây rất tươi tốt, hồ nước rất trong xanh, nhưng trong suốt 2.000 năm nay lại không có người đến sinh sống, định cư lâu dài, do đó đã xuất hiện sự gián đoạn của các nền văn minh trong lịch sử.

Điều này cũng vì để lại một giai đoạn lịch sử cho nhân loại sau này. Bố cục của xã hội nhân loại và môi trường tự nhiên đều có mối tương quan mật thiết. Khi con người có đạo đức cao thượng, người ta sẽ sinh sống đông đúc bên cạnh các vùng non cao nước chảy, nhưng khi đạo đức xã hội suy bại thì con người sẽ dần di chuyển về phía đông, về phía biển cả, nơi lấy đồng bằng làm chủ đạo.

Ở vùng đất Lâu Lan này, nếu như trong thời gian 2.000 năm đó diễn ra sự đổi thay của con người và triều đại, thì cũng có thể bởi vì vùng đất này không thể là nơi phát triển nền văn minh sau đó, bởi lẽ kết cục cuối cùng của nền văn minh sau đó là cần để lại một di tích đổ nát cho con người, khắc ghi vào tận xương tủy bài học giáo huấn đó! Đương nhiên, nếu con người thời đó có tâm thiện đãi Phật Pháp, vậy thì khoảng thời gian trước khi nó bị diệt vong, bị bão cát vùi lấp sẽ được kéo dài thêm rất lâu. Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân – quyển II:

Mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần đại kiếp, mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần tiểu kiếp. Tiểu kiếp nạn chính là khiến một phần nhân loại bị huỷ diệt; một vùng địa phương cục bộ biến thành rất xấu tệ rồi, thì nó [bị] tiêu huỷ. Động đất, bản khối đại lục chìm xuống, bão cát chụp lên, hoặc ôn dịch hay chiến tranh nào đó; tiểu kiếp nạn là cục bộ.  (“Sự sa đoạ của nhân loại và sự xuất hiện của Giác Giả”)

Chúng ta hãy quay trở về thời đại nhà Tấn, thời kỳ diễn ra câu chuyện lịch sử thành Lâu Lan bị bão cát chôn vùi, để lại những lời giáo huấn cho thế hệ mai sau.

Vị vua cuối cùng của Lâu Lan là một người vô cùng thông minh, khôn khéo, nhưng lại gian trá và xu nịnh, lúc bấy giờ vùng đất này có đến mấy loại tín ngưỡng, một số tín ngưỡng truyền từ Ả Rập sang và tín ngưỡng vào Phật và Đạo của bản địa.

Nhưng mọi người nơi đây phần nhiều chỉ kính Thần ngoài mặt còn trong tâm lại khinh mạn Thần, thậm chí trong tâm còn mắng chửi và chế nhạo Thần.

Một lần nọ, quốc vương mời sứ thần của một nước khác đến tham quan một nơi tín ngưỡng tôn giáo, vị sứ thần đó vô cùng thành tâm bái lạy tượng Phật. Trong lòng quốc vương cảm thấy ông ta nghiêm túc và thành tín quá mức, trong lúc ăn cơm, quốc vương còn nói: “Ta trước nay chưa từng nhìn thấy Thần Phật hiển linh bao giờ, ta chẳng qua chỉ muốn cầu xin họ bảo hộ vị trí của ta mà thôi! Dù sao đi nữa nhà ngươi cũng không cần phải thành tâm quá mức như vậy!”. Vị sứ thần nghe xong, vội vàng quỳ mọp xuống đất nói: “Xin ngài chớ có khinh mạn Thần Phật như vậy, nếu không ngài sẽ bị Trời phạt đấy!”

“Nói bậy! Cái gì mà Trời phạt chứ, ta đây mới chính là Trời!”, Quốc vương rất không vui, lập tức đuổi vị sứ thần đó đi. Trên đường trở về nước, vị sứ thần gặp hai cậu bé đang vui chơi bên đường, liền nói: “Các cháu đừng ở nơi này nữa, nơi đây sắp có tai họa rồi!” Hai đứa trẻ không hiểu vội hỏi: “Tại sao vậy?”

“Bởi vì quốc vương vũ nhục Thần Phật nên sẽ bị Trời trách phạt!”

“Vậy chúng cháu đi đâu đây?”

“Hãy lên xe đến đất nước của ta tạm lánh một thời gian!”

“Vâng thưa ông!”

Chúng liền lên xe đi với vị sứ thần.

Buổi tối, họ dừng xe lại để nghỉ ngơi. Một lúc sau có một vị Đạo nhân đi đến, Đạo nhân nói rằng: “Cảm tạ đại nhân đã cứu hai người bạn này của ta, vùng đất Lâu Lan này quả thật sẽ bị vùi trong biển cát, dẫu cho có những người sống sót được đi nữa thì vẫn còn có một trận ôn dịch lớn đang chờ đợi họ, các ông hãy đi thật xa! Quốc gia của các ông có lẽ cũng sẽ bị liên lụy, nhất định hãy để cho hai người bạn này của ta nhớ lấy sự việc của ngày hôm nay, ta cần ở lại để trông coi di tích đổ nát nơi này, đợi hai người họ sau ngàn năm sẽ trở về, viết lại giai đoạn lịch sử này để làm lời giáo huấn cho con người! Để cho mọi người biết được hết thảy sự việc này đều là sức mạnh của Thần, nếu làm sinh mệnh của tầng thứ này mà bất kính với Thần Phật, vậy thì kết cục chính là bị tiêu hủy!”. Nói xong, Đạo nhân đưa cho chúng tôi một túi đựng nước.

Dưới sự dẫn dắt của vị sứ giả đó, chúng tôi đã đi được mấy trăm dặm đường, trên đường đi nhìn thấy gió cát lướt qua trên đầu, vọt về hướng thành Lâu Lan.

Còn nói về Lâu Lan, đó là một buổi sáng sớm, quốc vương và chúng đại thần đang bàn luận về việc vì sao lại đuổi vị sứ giả về, trong lúc nói chuyện còn xen lẫn vào những từ ngữ khinh mạn Thần Phật, chúng đại thần cũng hô hào hưởng ứng theo. Ngay lúc này, cát vàng mênh mông rợp trời dậy đất bỗng từ trên trời giáng xuống!

Những hạt cát kia nói: “Thần đã phái chúng tôi đến để chôn vùi các người! Ai bảo các người bất kính với Phật Pháp, vũ nhục Thần linh!”. Chỉ trong khoảnh khắc, thành Lâu Lan to lớn sừng sững đã biến thành biển cát, những người thoát được còn đang vui mừng vì mình đã may mắn sống sót qua kiếp nạn, thì chẳng bao lâu sau một trận ôn dịch kéo đến khiến họ gần như không còn ai thoát được!

Nền văn minh Lâu Lan cực thịnh một thời đã biến mất ngay trước Pháp lực uy nghiêm vô tỷ của Thần! Nhờ có sự trông coi của vị Đạo huynh đó và rất nhiều chính Thần, nên một chút tường vách đổ nát nơi này còn được lưu lại, lưu lại một ít văn hiến và văn vật, để lại cho người đời những hồi ức và suy đoán chưa tìm ra lời giải!

Nhìn thấy những bức tường đổ nát này, tôi không khỏi bùi ngùi, lấy ra ống sáo thổi một làn điệu ngắn, âm thanh vô cùng đau đớn, bi thương, chứa đựng ẩn ý sâu xa.

Uyển Ninh nói: “Thiên Vũ, em sẽ làm một bài thơ để nhắc nhở con người nhớ kỹ giai đoạn lịch sử và lời giáo huấn này nhé!”

Lâu Lan bi ca tỉnh thế nhân

Kính Thần lễ Phật yếu chân thành

Tiết độc Phật Pháp tao báo ứng

Đoạn bích tàn viên thị minh chứng.

Tạm dịch:

Chuyện Lâu Lan cảnh tỉnh thế gian

Kính Thần lễ Phật phải chân thành

Khinh nhờn Phật Pháp gặp báo ứng

Hoang tàn đổ nát mấy ngàn năm.

 

“Âm vần không được hay lắm, nhưng vẫn nói lên được ý tứ đó, phải không Thiên Vũ!” – Uyển Ninh cười nói.

Tôi nói: “Phải!”

“Vậy chúng ta về thôi, Đạo huynh, huynh cũng cần nghỉ ngơi cho tốt nhé! Tạm biệt!” – Uyển Ninh nói một cách tinh nghịch.

Hôm nay xin dừng bút tại đây, hẹn gặp lại quý đọc giả ở bài sau: “Thành cổ Pompeii”.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2009/08/04/60924.浪迹天涯:楼兰悲歌.html

The post Bài ca sầu thảm của thành cổ Lâu Lan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>