Lão Tử truyền Đạo | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 3)https://chanhkien.org/2023/07/lao-tu-truyen-dai-dao-trung-cong-xuyen-tac-gay-nguy-hai-vo-cung-phan-3.htmlSat, 22 Jul 2023 05:03:50 +0000https://chanhkien.org/?p=30878Tác giả: Lâm Huy [ChanhKien.org] Sai lầm khi phân tích Lão Tử bằng lý thuyết giai cấp và duy vật “Phương pháp phân tích giai cấp” mà các học giả ĐCSTQ sử dụng để phân tích Lão Tử là một trong những lý luận mị dân nhất của chủ nghĩa Marx, cũng là một trong […]

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lâm Huy

[ChanhKien.org]

Sai lầm khi phân tích Lão Tử bằng lý thuyết giai cấp và duy vật

“Phương pháp phân tích giai cấp” mà các học giả ĐCSTQ sử dụng để phân tích Lão Tử là một trong những lý luận mị dân nhất của chủ nghĩa Marx, cũng là một trong những lý luận thành thạo nhất được ĐCSTQ sử dụng để lừa dối công chúng. Về vấn đề này, ông Kinh Sở, một học giả Đại Lục, đã có một phân tích rõ ràng. Theo cách nói của Marx, “Trong một xã hội có giai cấp, mọi người có quan điểm, suy nghĩ và lập trường giai cấp tùy thuộc vào địa vị giai cấp của họ”. Ông Kinh Sở cho rằng điều này là dùng “tính giai cấp” để phủ nhận sự tồn tại của “nhân tính phổ quát”.

Mà Marx đứng trên cơ sở lấy “tính giai cấp” để phủ nhận sự tồn tại của “nhân tính phổ quát” để suy ra rằng “đấu tranh giai cấp” không chỗ nào là không có, không lúc nào là không có. Trên cơ sở đó, lại lấy “đấu tranh giai cấp là một cái giỏ, cái gì cũng bỏ vào đó” làm cơ sở để lập luận.

Hiển nhiên, luận điểm phủ định “nhân tính phổ quát” của Marx là hoang đường, bởi vì mọi người đều có tấm lòng thân thiết, lòng trắc ẩn, lòng đồng tình, lòng hướng thiện, mọi người đều yêu sự sống, sợ cái chết, hướng về cái lợi, tránh cái hại; thích an dật, sợ hung hiểm, thích khỏe mạnh, sợ gặp phải bệnh nặng,… Những thứ này đều sẽ không bởi vì địa vị giai cấp, xuất thân, chính trị và kinh tế của người ta mà dẫn đến sự khác biệt. Vì vậy, nhân tính phổ quát tồn tại một cách khách quan. Chính vì nhân loại tồn tại nhân tính phổ quát, mọi người mới có ngôn ngữ chung, mới có thể hình thành giá trị quan cơ bản, mới có thể hợp tác cùng có lợi, cùng tồn tại và đạt được sự thịnh vượng chung.

Từ đó, có thể nói rằng, việc Marx phóng đại đấu tranh giai cấp đến mức hoang đường, mọi lúc, mọi nơi đều có, từ đó phủ nhận mọi quy luật tự nhiên của con người, là sai lầm từ căn bản.

Sau khi Trung Cộng cướp chính quyền, thông qua tẩy não, khiến cho từng văn nhân xu nịnh như Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán, Phùng Hữu Lan… dựa theo cách nói sai lầm “tất cả lịch sử nhân loại đều là lịch sử đấu tranh giai cấp” để sửa đổi lịch sử cũng như tất cả những tích lũy văn minh của toàn nhân loại, mà những học giả nghiên cứu lịch sử từ góc độ sử học lại bị chỉnh đốn.

Trong thứ lịch sử được giải thích theo những ngụy biện như vậy thì các nhân vật lịch sử như Lão Tử, Khổng Tử, Tần Thủy Hoàng cũng đều đã bị xuyên tạc, mà thứ lịch sử bị xuyên tạc này lại được đặt trang trọng trên điện đường, được giảng trong lớp học của trường đại học, trung học cơ sở và tiểu học, đăng trên phương tiện truyền thông để tiến hành tẩy não người Trung Quốc hết năm này qua năm khác.

Ngoài “thuyết giai cấp” là luận điệu hoang đường, “thuyết duy vật” mà Marx tuyên truyền cũng là luận điệu hoang đường. Có thể thấy, “thuyết duy vật” đã được Trung Cộng lặp đi lặp lại nhồi nhét cho người Trung Quốc, hiện nay đã trở thành một bộ phận tư tưởng của người Trung Quốc, cho nên ở Trung Quốc đại lục ngày nay, khi tuyên truyền dư luận của Trung Cộng yêu cầu mọi người “tôn sùng khoa học, bài trừ mê tín”, mọi người không cảm thấy nói như vậy có gì không đúng. Khi Trung Cộng tuyên truyền trong sách giáo khoa rằng “Thần Phật là sản phẩm của tưởng tượng trong đầu những người cổ đại ngu muội lạc hậu, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những quan niệm này đã bị người ta vứt bỏ”, mọi người liền cho rằng thật sự là như vậy.

Marx cho rằng, con người chỉ là một tồn tại vật chất, phủ nhận sự tồn tại của tinh thần và linh hồn con người, đồng thời nói: “Vật chất quyết định ý thức, ý thức là phản ánh của vật chất”. Engels từng nói: “Sự sống chỉ là phương thức tồn tại của protein”. Cũng bởi vậy, Marx cực lực phủ định tất cả học thuyết của thuyết hữu Thần và chủ nghĩa duy tâm, phiến diện cường điệu thuyết vô thần và thuyết duy vật, mà phương pháp kỹ thuật phủ định thuyết hữu Thần của Marx chính là sử dụng thuật trộm xà đổi cột trong logic học, tức là vạch trần đạo đức giả dối của một số linh mục và mục sư, để từ đó thay thế phủ định đối với thuyết hữu Thần, mục đích chính là khiến người ta xa rời thiên lý và đạo đức, thỏa mãn dục vọng ma tính thống trị nhân loại của ông ta.

Trên thực tế, bản thân ý thức cũng là một loại vật chất, cũng tức là nói tư duy của con người là một loại vật chất vi quan hơn so với vật chất mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cho nên ý thức của con người và vật chất nhìn tận mắt, sờ tận tay mà chúng ta thông thường nói đến là có địa vị đồng đẳng với nhau (tức cùng là vật chất, chỉ là mức độ vi quan khác nhau mà thôi). Giữa vật chất và ý thức sẽ có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng hoàn toàn không phải là vật chất quyết định ý thức. Bởi vì hành vi của con người là do tư tưởng chi phối, do đó, ý thức của người ta thường thường sẽ quyết định việc vận dụng và xử lý của họ đối với vật chất bên ngoài. Rõ ràng, Marx đã mê hoặc thế nhân thông qua những luận điệu tưởng như đúng nhưng lại là sai.

Sau đó, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã đem “chủ nghĩa duy vật” thẩm thấu vào đời sống hàng ngày của người dân thông qua phương thức tuyên truyền, giáo dục,… tiếp đó là đả kích tín ngưỡng của mọi người đối với Thần, khiến con người dần dần xa rời Thần Phật, từ đó chỉ tin vào sự tồn tại của những thứ mà con người có thể nhìn thấy được, sờ vào được và cho rằng thế giới và nhân loại là tự nhiên hình thành. Mục đích đảng cộng sản làm như vậy là để duy trì sự cai trị của nó.

Không cần phải nói, tranh luận “duy vật” và “duy tâm” trong nghiên cứu của Lão Tử cũng chịu ảnh hưởng của lý luận Marx và đảng cộng sản. Dựa theo sử quan duy vật, sản xuất vật chất mới là cơ sở phát triển tồn tại của xã hội, đạo đức “có hư vô thực”, Lão Tử cũng là “lớn mà không đáng”, dụng ý của nó là khiến Lão Tử được các triều đại tôn sùng là Thần Tiên hạ xuống thần điện. Đương nhiên, sử dụng “thuyết giai cấp” và “thuyết duy vật” để phân tích Lão Tử, chỉ có thể đi trên con đường xuyên tạc, hơn nữa còn gây hại vô cùng.

Sự xuyên tạc tư tưởng Lão Tử của Mao

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rất thích đọc Đạo Đức Kinh, hơn nữa còn thường xuyên trích dẫn trong các bài phát biểu, bài viết, đồng thời coi trọng nghiên cứu của Lão Tử. Tuy nhiên, những gì Mao nhìn thấy không phải là luận thuật của Lão Tử về “Đạo” và “Đức”, cũng không phải là những cảm ngộ làm thế nào để trở thành một người có đức, mà ngược lại là chọn một số câu từ, đoạn chương thủ nghĩa để sử dụng cho mục đích của mình, cũng gây ảnh hưởng đến thế nhân.

Ví dụ, vào ngày 24 tháng 4 năm 1945, trong báo cáo chính trị miệng của Mao tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi nói về những khó khăn gặp phải và sách lược giải quyết, ông ta nói: “Tôi cũng đã nói điều này với liên lạc viên của Quốc Dân đảng, tôi nói về chính sách của chúng ta: Thứ nhất là triết học của Lão Tử, được gọi là ‘Không dám đứng trước thiên hạ’. Tức là, chúng ta không bắn phát súng đầu tiên”. Ở đây, Mao trích dẫn câu nói nổi tiếng của Lão Tử “Không dám đứng trước thiên hạ”, có nghĩa là tiên thí hậu đoạt, tiên thoái hậu tiến, tiên nhường hậu tranh.

Tuy nhiên, ý gốc ban đầu của Lão Tử không phải là xa rời Đạo và làm những việc mà Đạo trời không cho phép làm. Cách hiểu sai của Mao, thông qua bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đã được người dân Trung Quốc chấp nhận.

Lại ví dụ ngày 13 tháng 3 năm 1949, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII, Mao Trạch Đông nói đến phương pháp làm việc của đảng ủy, trong đó nói đến việc “trao đổi thông tin tình báo, điều này rất quan trọng đối với việc đạt được ngôn ngữ chung”, phê bình: “Có một số người không làm như vậy, mà giống như Lão Tử nói: ‘Kê khuyển chi thanh tương văn, lão tử bất tương vãng lai’ (Tạm dịch: Gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau), kết quả giữa họ thiếu ngôn ngữ chung”.

Tuy nhiên, những gì Lão Tử nói trong câu này phản ánh trạng thái xã hội lý tưởng của “nước nhỏ ít người”, ý ban đầu là muốn nói rằng ở một quốc gia hài hòa, diện tích nhỏ, dân ít, phong tục dân gian giản dị, công cụ chiến đấu là vô ích. Vì người dân được an cư lạc nghiệp, không lo cơm ăn áo mặc, bách tính không phải di cư khắp các vùng miền nên họ sẽ luôn sống trên đất nước của mình cho đến cuối đời, đây là cảnh giới trị quốc cao nhất. Ý nghĩa câu trích dẫn của Mao hoàn toàn ngược lại. Không biết có phải bắt đầu từ trích dẫn của Mao, mà câu nói “Kê khuyển chi thanh tương văn, lão tử bất tương vãng lai” đã bị người hiện đại hiểu sai thành “Không hiểu lẫn nhau, không có thông tin của nhau” hay không.

Ngoài ra, vào ngày 27 tháng 2 năm 1957, tại Hội nghị mở rộng lần thứ 11 của Quốc vụ viện tối cao, Mao đã nói trong bài phát biểu về “Liên quan đến việc xử lý chính xác vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” như sau: “Trong điều kiện nhất định, những thứ xấu có thể dẫn đến kết quả tốt, những thứ tốt cũng có thể dẫn đến kết quả xấu. Lão Tử từng nói vào hơn 2000 năm trước: ‘Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của họa'”.

Nhưng lời Lão Tử nói “Họa hề phúc sở ỷ, phúc hề họa sở phục” là hoàn toàn khác với Mao và con người hiện đại lý giải. Bề ngoài Lão Tử dường như đang nói về sự vô thường của nhân sinh, nhưng nếu nhìn từ góc độ tu luyện “Đại Đạo” của Lão Tử, phúc họa của con người có thể bởi vì bản thân làm việc tốt, việc xấu mà phát sinh chuyển biến, bởi vì tùy theo việc con người làm việc tốt, làm việc xấu, con người cũng tồn tại vấn đề thủ đức, thất đức. Bởi vậy, phúc họa tùy thuộc vào hành vi của người đó.

Còn lời Mao nói “trong điều kiện nhất định” dẫn đến kết quả khác nhau, hoàn toàn coi nhẹ sự chuyển biến “có đức”, “vô đức” của con người về phương diện đức hạnh, mà sự chuyển biến “có đức”, “vô đức” của con người mới là nguyên nhân căn bản phúc họa của con người.

Ngày 22 tháng 8 năm 1960, khi đám người Mao tiếp kiến đại biểu tham dự hội nghị mở rộng toàn thể trung ương của 6 đảng phái dân chủ, Chu Kiến Nhân vừa khéo ngồi bên cạnh Mao, bọn họ nói tới vấn đề giới triết học lúc đó đang tranh luận triết học của Lão Tử là duy vật hay duy tâm, Mao đồng ý với cách nói “Lão Tử là chủ nghĩa duy tâm khách quan” của Chu Kiến Nhân. Tháng 10 năm 1968, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa 8, Mao công khai bày tỏ ủng hộ quan điểm “Lão Tử là người theo chủ nghĩa duy tâm” của giáo sư Dương Liễu Kiều ở Thiên Tân. Ngoài ra, theo Lão Tử hiệu đính của Mã Tự Luân xuất bản năm 1974, Mao còn nói “Lão Tử” là “một bộ binh thư”.

Mà ảnh hưởng của lời nói của Mao đối với giới học giả không thể nói là không sâu, ảnh hưởng xuyên tạc Lão Tử của Mao đối với xã hội Trung Quốc không thể nói là không lớn.

Nguyên nhân Trung Cộng xuyên tạc Lão Tử

Tín ngưỡng Nho, Thích, Đạo đã xây dựng cho người Trung Quốc một hệ thống đạo đức vô cùng ổn định, gọi là “trời không thay đổi, đạo cũng không thay đổi” (thiên bất biến, đạo diệc bất biến). Hệ thống đạo đức này là nền tảng cho sự tồn tại, ổn định và hài hòa của xã hội. Đạo đức thuộc về tầng diện tinh thần và thường là trừu tượng, mà văn hóa có một vai trò quan trọng chính là tiến hành biểu đạt thông tục hóa hệ thống đạo đức.

Còn “triết học” của đảng cộng sản có thể nói là hoàn toàn trái ngược với văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc. Văn hóa truyền thống là kính sợ thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”, tư tưởng Phật gia và Đạo gia đều là hữu Thần luận, tin tưởng sinh tử luân hồi, thiện ác hữu báo, đảng cộng sản không chỉ thờ phụng “vô thần luận” mà còn “vô pháp vô thiên”.

Trung Cộng tuyên truyền quan điểm “chủ nghĩa duy vật lịch sử”, tuyên truyền “chủ nghĩa cộng sản” là “thiên đường nhân gian”, mà con đường đi tới “thiên đường nhân gian” chính là dựa vào “đội tiên phong giai cấp vô sản”, tức là sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thừa nhận thuyết hữu Thần đồng nghĩa với việc trực tiếp thách thức tính hợp pháp cầm quyền của ĐCSTQ.

Vì vậy, để giành lấy và củng cố chính quyền, đảng cộng sản phải phá hủy văn hóa truyền thống vốn được xuyên suốt bởi “thuyết hữu Thần” của Trung Hoa. Nếu như nói một bộ lý luận trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền thì chỉ có thể ảnh hưởng đến một số ít người Trung Quốc, vậy thì sau khi Trung Cộng thành lập chính quyền, Trung Cộng thông qua các phong trào như tiêu diệt tôn giáo, cách mạng văn hóa, cuộc vận động hết lần này đến lần khác, đã phá hủy văn hóa truyền thống.

Đồng thời, thông qua việc lợi dụng những văn nhân xu nịnh, nó cũng xuyên tạc lịch sử và các nhân vật lịch sử, từ đó phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật. Ví dụ, như phần trên đã nêu, Lão Tử bị xuyên tạc là một quý tộc suy thoái, muốn kéo Lão Tử xuống khỏi thần điện.

Ví dụ, xuyên tạc động cơ của niềm tin tôn giáo, ĐCSTQ tuyên bố rằng “khổ nạn trong xã hội là mảnh đất màu mỡ cho sự tồn tại và phát triển của tôn giáo”, và cố tình chỉ ra rằng những người đã phải chịu đựng gian khổ và tâm ý nguội lạnh trong những người thường từ đó gia nhập tôn giáo là trạng thái bình thường của tín đồ tôn giáo. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử cổ đại và hiện đại của Trung Quốc và nước ngoài, những người tin vào Thần và Phật không phải như vậy, ví dụ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một thái tử của Xá Vệ Quốc, ngài đã từ bỏ ngai vàng, mỹ nữ và cuộc sống phú quý, nhất tâm tu luyện.

Một ví dụ khác là Đạo sĩ Trương Đạo Lăng (tức Trương Thiên Sư), người đã ba lần được Hán Hòa Đế phong làm thái phó (chức quan nhất phẩm trong hệ thống quan chức cửu phẩm), Trương Đạo Lăng không đáp ứng, mà ẩn cư tại núi Hạc Minh tu luyện. Vì vậy, xuất gia tuyệt đối không phải là trốn tránh hiện thực đau khổ (sự thất vọng về tình cảm hay những khó khăn về kinh tế,…), mà là phát tâm bồ đề, ý nguyện dùng thanh kiếm trí huệ cắt đứt duyên trần.

Trước khi Trung Cộng cướp chính quyền, dân gian có một hoàn cảnh tín Thần. Những người tu hành trong Thích giáo và Đạo giáo là biểu tượng của đức cao vọng trọng, cũng là đối tượng được mọi người tôn trọng. Cho dù là hoàng đế của hoàng triều truyền thống gặp được cao tăng, cũng đều dùng lễ tiếp đãi và tôn trọng họ. Nhưng sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ĐCSTQ đã miêu tả hình tượng của những người tu hành là ngu ngốc, vô tri, mê tín và thậm chí lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền. Hình tượng của những người sáng lập Đạo gia Lão Tử, người sáng lập Nho gia Khổng Tử và người sáng lập Phật gia Thích Ca Mâu Ni cũng bị Trung Cộng cố ý bóp méo, thậm chí phê phán. Người tu hành từ người được tôn trọng trở thành đối tượng giễu cợt của đại chúng.

Trung Cộng tùy ý xuyên tạc bóp méo văn hóa Thần truyền truyền thống, điều nó thường làm nhất để che đậy với con người chính là thêm thắt hàm nghĩa thuyết vô thần vào kinh điển tôn giáo, như Lão Tử nói “Trời lớn, đất lớn, Đạo lớn, vua cũng lớn” (thiên đại địa đại đạo đại vương đại), còn Trung Cộng thì dùng bộ máy truyền thông phô thiên cái địa và nhồi nhét từ tiểu học đến đại học là: ân tình của Trung Cộng lớn hơn trời. Ai nói Mao không dám đứng trước thiên hạ? Điều này là lời giải thích tốt nhất cho hành vi dám đứng trước thiên hạ phản nghịch đạo trời của Trung Cộng, hành vi xa rời đạo trời của Trung Cộng đã khiến người và Thần cùng phẫn nộ. Xa rời đạo trời như vậy, hủy đi văn hóa chính thống Trung Hoa, xuyên tạc nhân vật lịch sử, tàn hại bách tính, Trung Cộng đã đến lúc bị vứt bỏ rồi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239521

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 2)https://chanhkien.org/2023/06/lao-tu-truyen-dai-dao-trung-cong-xuyen-tac-gay-nguy-hai-vo-cung-phan-2.htmlMon, 26 Jun 2023 04:25:12 +0000https://chanhkien.org/?p=30628Tác giả: Lâm Huy [ChanhKien.org] Xuyên tạc và diễn giải sai về Lão Tử (1950-1966) Kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, việc nghiên cứu Đạo Đức Kinh của Lão Tử có thể tạm chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là từ năm 1950 đến năm 1966; giai đoạn thứ hai […]

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lâm Huy

[ChanhKien.org]

Xuyên tạc và diễn giải sai về Lão Tử (1950-1966)

Kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, việc nghiên cứu Đạo Đức Kinh của Lão Tử có thể tạm chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là từ năm 1950 đến năm 1966; giai đoạn thứ hai là từ năm 1967 đến năm 1975; giai đoạn thứ ba là từ sau Cách mạng Văn hóa năm 1976 đến nay.

Vào những năm 1950 và 1960, không biết có phải vì Mao thích Lão Tử hay không, giới triết học của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về tư tưởng của Lão Tử và cho xuất bản gần một trăm bài báo, với nội dung chủ yếu tìm hiểu Lão Tử là người thời nào, cuốn sách Lão Tử ra đời lúc nào, tư tưởng Lão Tử là duy vật hay duy tâm, Lão Tử rốt cuộc đại diện cho lợi ích giai cấp nào, “Đạo” của Lão Tử là cái gì.

Một trong những nhân vật tiêu biểu nghiên cứu Lão Tử đương đại của Trung Quốc là Phùng Hữu Lan, nguyên giáo sư khoa Triết học Đại học Bắc Kinh. Có thể lấy nghiên cứu của Phùng Hữu Lan về Lão Tử qua các giai đoạn làm ví dụ để xem xem Trung Cộng đã xuyên tạc và phê phán Lão Tử như thế nào.

Giai đoạn đầu tiên là trước năm 1949, vì Phùng Hữu Lan chưa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin, do đó chưa dùng phương pháp phân tích giai cấp để nghiên cứu Lão Tử. Khi đó, ông ta cho rằng Lão Đam, người mà Khổng Tử hỏi về Đạo, và Lão Tử không phải là cùng một người, Lão Tử là người xuất hiện sau thời Khổng Mặc, tác giả của cuốn Lão Tử có tên là Lý Nhĩ.

Ngoài ra, Phùng Hữu Lan đứng từ góc độ quan điểm về Thiên Đạo, phép biến hóa của sự vật để luận thuật tư tưởng Lão Tử, đồng thời cũng so sánh với Khổng Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử để làm nổi bật những cống hiến của Lão Tử. Mặt khác ông ta cũng chỉnh lý một số luận thuật về Lão Tử liên quan đến “Đạo” và “Đức”, quan hệ giữa đạo đức và vạn vật, phương pháp xử thế và tu dưỡng nhân cách, lý tưởng xã hội và trình bày về các phương diện khác, đã khẳng định về trạng thái xã hội lý tưởng “tiểu quốc quả dân”.

Tuy nhiên về việc Lão Đam và Lão Tử có phải là cùng một người hay không, giới học thuật có những cách nhìn khác nhau, tuy nhiên lý giải của Phùng Hữu Lan đối với tư tưởng Lão Tử còn rất nông cạn, nhưng chí ít nghiên cứu khi đó còn giới hạn trong giới học thuật, chưa chịu ảnh hưởng của các quan điểm chính trị.

Sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền vào năm 1949, liền bắt đầu quá trình tẩy não và “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với phần tử trí thức. Phong trào “Chống Hồ Phong” và “Chống cánh hữu” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của thế hệ trí thức cũ, đã hại chết rất nhiều người và cũng làm cho nhiều trí thức sợ hãi, không dám nói lên quan điểm của mình, trong đó bao gồm cả Phùng Hữu Lan và những người khác.

Trong “Bản thảo thử nghiệm mới về lịch sử triết học Trung Quốc” (1960-1964) do Phùng Hữu Lan biên tập vào những năm 1960, ông ta vẫn kiên định quan điểm là Lão Tử xuất hiện sau Khổng Tử, nhưng vì ông tiếp thụ học thuyết đấu tranh giai cấp và đường lối triết học của chủ nghĩa Marx nên bị ảnh hưởng bởi những quan điểm đấu tranh, ông ta đã có một cách nhìn mới để luận thuật và phân tích tư tưởng của Lão Tử, nghiêng về nhấn mạnh gốc rễ của giai cấp, và căn cứ vào đó để tiến hành phân tích nội dung. Đây cũng là phương pháp phân tích phổ biến của các học giả nghiên cứu Lão Tử thời bấy giờ.

Phùng Hữu Lan cho rằng, “Lão Tử” là hình thái triết học trong quá trình quá độ từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến, Lão Tử là đại biểu cho quý tộc chủ nô. “Đạo” của Lão Tử là “chủ nghĩa duy vật chất phác”; tư tưởng chính trị của Lão Tử cũng là biểu hiện tư tưởng của quý tộc suy thoái, ngôn luận trong đó “chứa đầy phê phán của giai cấp quý tộc suy thoái đối với giai cấp địa chủ mới nổi đang thống trị đương thời”, ví dụ như trạng thái “nước nhỏ ít dân” là “thụt lùi, phản động, lịch sử quan của chủ nghĩa phục cổ”,… Ông ta còn tiến hành phê phán “Đạo” của Lão Tử. Rõ ràng, Phùng Hữu Lan đã phủ định thành quả nghiên cứu của mình trước năm 1949.

Còn có một số học giả khác, hoặc là cho rằng Lão Tử đại diện cho tư tưởng công nông suy thoái, hoặc là phản ánh yêu cầu của tiểu chủ nô đương thời, còn “Đạo” của Lão Tử là chỉ thực thể vật chất,…

Tuy nhiên, bất kể là quan điểm của Phùng Hữu Lan hay của những người khác như thế nào, đều không thoát khỏi phương pháp phân tích giai cấp, nói cách khác, một bộ những thứ của Trung Cộng đã thành công trong việc tẩy não phần tử trí thức, cũng khiến phân tích của họ thoát ly thực chất tư tưởng của Lão Tử, thoát ly nội hàm liên quan mật thiết giữa “Đại Đạo” và “Đức” của Lão Tử, thế tục hóa Lão Tử, mà dùng lý luận sai lầm của Marx-Lenin để phân tích, Lão Tử không còn là Thần Tiên được dân chúng tín ngưỡng nữa, mà những phân tích của giới học giả sau khi bị tẩy não lại gia tăng thêm những tuyên truyền cố ý của Trung Cộng, tư tưởng của Lão Tử cứ như vậy bị xuyên tạc và giải thích sai lệch.

Trong Cách mạng Văn hóa, “Phá tứ cựu”, nơi Lão Tử giảng kinh bị phá hủy

Sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, Đạo giáo, giống như các tôn giáo khác, bị coi là mê tín và bị phê phán. Khi Cách mạng Văn hóa diễn ra vào năm 1966, “phá tứ cựu” lan khắp cả nước, Lão Tử và các bậc hiền triết khác cũng bị coi là “tứ cựu”. Rất nhiều đạo quán đền chùa của Đạo giáo bị đốt phá, nhiều người tu Đạo bị bức hại đến chết hoặc bị ép phải hoàn tục. Vô số văn vật trân quý cũng bị phá hủy, trong đó có cả nơi Lão Tử giảng kinh cùng với rất nhiều đạo quán, miếu tự.

Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Ngụy viết trong Thủy kinh chú: Sông Tựu Thủy chảy ra Tựu cốc núi Nam Sơn, chảy về phía Bắc qua phía Tây thành Đại Lăng, người đời gọi là mộ Lão Tử. Mộ Lão Tử ở khi núi Tựu bên bờ Tây sông Tựu Dục Hà, lăng dựa vào núi, núi Lăng Sơn có độ cao 730 mét so với mực nước biển, đỉnh núi có hang động đá tự nhiên tên là “Ngô Lão Động”, sâu không thể dò được. Theo “Bia ký trùng tu đền Ngô Lão Động” đời Minh có chép, trong động có hòm đá, an táng xương sọ Lão Tử.

Đỉnh Lăng Sơn có Đạo quán Ngô Lão Động, còn có “Bia ký trùng tu đền Ngô Lão Động” đời Minh và mộ bia Lão Tử do Tuần phủ Thiểm Tây Tất Nguyên lập năm Càn Long thứ 41 đời Thanh (năm 1776). Tuần phủ Thiểm Tây Tất Nguyên là học giả trứ danh đời Thanh đã viết bia đá chữ “Chu Lão Tử Mộ”.

Nơi cách mộ Lão Tử 5 km có “Lâu Quán Đài”, chính là nơi năm xưa Lão Tử giảng kinh và viết Đạo Đức Kinh, trong vòng 10 dặm, còn có hơn 50 di tích cổ và Đạo quán. Trong Cách mạng văn hóa, Lâu Quán Đài và các di tích cổ bị phá hoại, các đạo sĩ đều bị ép rời đi.

Nói về núi Lao Sơn – Sơn Đông, đây là thánh địa của Đạo gia. Các tượng Thần, đồ thờ, kinh sách, văn vật, bia miếu trong Thái Bình Cung, Thượng Thanh Cung, Hạ Thanh Cung, Đẩu Mẫu Cung, Hoa Nghiêm Am, Ngưng Chân Quán, Quan Đế Miếu trên núi toàn bộ đều bị đập phá, hủy hoại, thiêu đốt.

Trong bầu không khí như vậy, rất nhiều trí thức bị đả đảo, người không bị đả đảo thì im bặt, run sợ, lúc này những nghiên cứu về Lão Tử cũng rơi vào thời kỳ đình trệ.

Các nghiên cứu Lão Tử đương đại vẫn không cách nào thoát khỏi sự tẩy não của ĐCSTQ

Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, một số học giả lại bắt đầu nghiên cứu Lão Tử. Ngoài việc càng coi trọng khảo chứng tư liệu lịch sử, giải thích lại một số tư tưởng của Lão Tử như “vô vi”, một số nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi phương pháp phân tích giai cấp và tranh chấp giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm của Trung Cộng, vẫn là tiến hành cái gọi là phân tích trên phương diện triết học, một số bài viết mới khai thác nghiên cứu Lão Tử từ góc độ nhân loại học, mỹ học, y học, quản lý học, ngôn ngữ học, xã hội học, khoa học… đều chỉ nắm bắt được một nhánh nào đó trong tư tưởng của Lão Tử, lại lệch khỏi thực chất tư tưởng của Lão Tử. Nói cách khác, nghiên cứu của các học giả hiện nay về cơ bản đều không hiểu được cốt lõi “Đại Đạo” của Lão Tử là gì.

Ví dụ như Phùng Hữu Lan lại xuất bản một cuốn sách mang tính tổng kết Biên tập lại lịch sử triết học Trung Quốc (1982-1990), phương pháp luận thuật không còn bắt đầu từ thiên đạo, quan niệm tự nhiên nữa, mà bắt đầu từ nguồn gốc giai cấp. Ông ta vẫn cho rằng Lão Tử là tác phẩm tiêu biểu của quý tộc chủ nô sa sút, đứng trên lập trường của giai cấp chủ nô, phản ánh hai thái độ của quý tộc sa sút đối với giai cấp địa chủ mới nổi lúc bấy giờ, một là lấy lùi làm tiến, một là trốn tránh hiện thực, ông ta cũng giải thích nội dung cụ thể, như “Nhu nhược thắng cương cường”, “Lấy vô sự mà có được thiên hạ”,… chính là sách lược lấy lùi làm tiến, lấy yếu thắng mạnh,… mà Lão Tử áp dụng đối với giai cấp địa chủ mới nổi,… Tức là trước tiên phải bảo tồn thực lực, đợi ngày khác thực lực thành thục lại cùng giai cấp địa chủ tranh cao thấp.

Phùng Hữu Lan còn coi tư tưởng của Lão Tử quy về “chủ nghĩa duy tâm khách quan”, nhưng lại một lần nữa khẳng định lý tưởng xã hội “nước nhỏ ít dân” của Lão Tử, cho rằng đây là một loại cảnh giới tinh thần mà Lão Tử theo đuổi.

Nếu dựa theo kết luận nghiên cứu sau năm 1949 của Phùng Hữu Lan, Đạo Đức Kinh của Lão Tử thật sự không có giá trị gì, ngược lại còn dễ dẫn dắt thế nhân lầm đường. Nhưng hiển nhiên, người thật sự lừa dối thế nhân chính là Phùng Hữu Lan, một học giả bị Trung Cộng tẩy não như vậy, không những không lý giải sâu sắc “Đại Đạo” của Lão Tử, ngược lại còn dùng lý luận giai cấp do đảng cộng sản nhồi nhét để phân tích, kết quả có thể tưởng tượng được.

Điều đáng sợ nhất là, kết luận nghiên cứu của học giả như Phùng Hữu Lan vẫn xuyên suốt trong giáo trình của các trường đại học, trung học và tiểu học ở Đại Lục hiện nay.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239521

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 1)https://chanhkien.org/2023/06/lao-tu-truyen-dai-dao-trung-cong-xuyen-tac-gay-nguy-hai-vo-cung-phan-1.htmlSun, 11 Jun 2023 03:30:04 +0000https://chanhkien.org/?p=30428Tác giả: Lâm Huy [ChanhKien.org] “Đạo, khả đạo, phi thường đạo”. Hơn 2.000 năm trôi qua, ảnh hưởng của Lão Tử, người truyền ra “Đại Đạo”, đối với người xưa và người nay, ở trong và ngoài nước, vẫn chưa bao giờ ngưng, ở Trung Quốc và ngoại quốc, có hơn 3000 cuốn sách giải […]

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Huy

[ChanhKien.org]

“Đạo, khả đạo, phi thường đạo”. Hơn 2.000 năm trôi qua, ảnh hưởng của Lão Tử, người truyền ra “Đại Đạo”, đối với người xưa và người nay, ở trong và ngoài nước, vẫn chưa bao giờ ngưng, ở Trung Quốc và ngoại quốc, có hơn 3000 cuốn sách giải thích tác phẩm Đạo Đức Kinh nổi tiếng của ông. Những câu nói như “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của họa”, “Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân” v.v. xưa nay vẫn luôn là câu cửa miệng của con người thế gian. Tư tưởng của ông không chỉ được Khổng Tử cho là như rồng trong mây, “Hôm nay ta gặp Lão Tử, ngài thực là rồng vậy!”, có không ít đế vương, quan tướng, nhà hiền triết, học giả từ trong đó cũng được gợi mở, mà không tiếc lời ca ngợi, ngay cả giới học giả phương Tây hôm nay cũng vô cùng sùng bái đối với tư tưởng của Lão Tử.

Đường Thái Tông nói: “Đạo Đức Kinh cốt yếu ở tu thân trị quốc, trị quốc chính là bỏ đi những thứ phô trương xa xỉ, dùng vô vi bất ngôn mà dạy dỗ giáo hóa. Tu thân thì là ít tư lợi và dục vọng, quan trọng ở lòng phải trống mà bụng phải đặc”.

Thanh Thế Tổ Thuận Trị khen rằng: “Đạo Lão Tử thấu suốt trời và người, phẩm đức cao siêu, sách tuy chỉ hơn 5.000 chữ, nhưng nói rõ ý nghĩa thanh tịnh và vô vi. Tuy vậy lại thiết thực với thân và tâm, rõ ràng trong mối quan hệ giữa vạn vật, từ xưa đến nay hiếm người có thể biết như vậy”.

Nhà tư tưởng đời nhà Thanh Ngụy Nguyên Như nói: “Sách của Lão Tử, bậc thượng có thể hiểu rõ về Đạo, bậc trung có thể tu thân, mở rộng ra thì có thể quản lý con người”.

Vào đầu thế kỷ 19, châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu Đạo Đức Kinh, các nhà triết học người Đức Hegel, Nietzsche, Heidegger và nhất đại văn hào Tolstoy cũng vô cùng tôn sùng Lão Tử. Tiến sĩ người Anh Joseph Needham, người hai lần đoạt giải Nobel, đã viết trong tác phẩm “Lịch sử khoa học và công nghệ Trung Quốc” như sau: “Trong tính cách người Trung Quốc, rất nhiều nhân tố hấp dẫn nhất đều có nguồn gốc từ tư tưởng của Đạo gia. Nếu Trung Quốc không có tư tưởng Đạo gia, nó cũng giống như một cây đại thụ có rễ sâu bị mục nát. Những cây lớn này ngày nay vẫn tràn đầy sức sống”. Quả đúng như vậy, nguồn gốc tư tưởng của trăm trường phái xuất hiện trong thời kỳ “bách gia tranh minh” trong lịch sử Trung Quốc đều xuất phát từ Đạo gia, đều là từ Đạo gia phân hóa mà thành, chúng đều là các loại biểu hiện và phản ánh của “Đạo” khi vận hành tại thế gian.

Trong hơn hai nghìn năm qua, vô số người đã theo bước chân của Lão Tử, hiểu được yếu nghĩa của “trị quốc, tu thân”, thậm chí còn hiểu thấu “Đạo” của Lão Tử không phải là “đạo thường”, và dấn thân vào con đường tu Đạo. “Văn Cảnh chi trị” triều Hán và “Trinh Quán chi trị” triều Đường nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc chính là những ví dụ kinh điển về dùng Đạo của Lão Tử để trị quốc và giáo hóa thiên hạ.

Ngoài ra, kể từ thời nhà Hán, các môn phái Đạo gia như Phù Lộc, Đan Đỉnh… đều tôn thờ Lão Tử, đã lưu lại các thần tích người tu Đạo bạch nhật phi thăng như Trương Đạo Lăng, Khâu Hoằng Tế, Hứa Tinh Dương, Cát Hồng… Các đế vương của các triều đại trong lịch sử thường coi các Đạo sĩ là quốc sư, Trương Lương tự nhận mình là “lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương”, những người khác như Gia Cát Lượng của Thục Hán, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong của triều Đường, Miêu Quang Nghĩa triều Tống, Lưu Bá Ôn triều Minh,… đều được các đế vương khai quốc đối đãi bằng nghi lễ quốc sư. Thời nhà Minh dường như nhà nhà hướng Đạo. Trong những năm cuối đời, Thành Cát Tư Hãn cũng đã không quản đường xa vạn dặm để mời Trường Xuân Tử Khưu Xứ Cơ đến giảng Đạo. Trong các triều đại số người tu Đạo cũng là nhiều không đếm xuể.

Thế nhưng, tại Trung Quốc đại lục khi mà đạo đức bại hoại như hiện nay, còn có bao nhiêu người có thể nhìn xuyên qua hình tượng Lão Tử bị Mao và ĐCSTQ xuyên tạc để bước trên con đường phản bổn quy chân?

Lão Tử truyền Đại Đạo

Con người hiện đại đa số coi Lão Tử là một nhà triết học gia, và coi cuốn Lão Tử do Lão Tử để lại (tức là Đạo Đức Kinh, còn được gọi là Đạo Đức Chân Kinh, Lão Tử Ngũ Thiên Văn) như là một tác phẩm triết học để phê phán học thuật và làm ra cái gọi là nghiên cứu, như vậy trên thực chất là đánh đồng Lão Tử với những người bình thường trong thế tục. Thực ra, điều mà Lão Tử truyền ra là “Đại Đạo” và điều mà ông dạy cho mọi người là Pháp để phản bổn quy chân.

Thời đó, cùng với sự trượt dốc của đạo đức nhân loại, Đại Đạo thời Tam Hoàng Ngũ Đế đã dần dần mất đi, Lão Tử chính vào lúc này giáng lâm xuống thế gian con người, một mặt đem đạo “thanh tĩnh vô vi” và “đắc đạo phi thăng”, truyền xuống cho “Hậu Thánh” Doãn Hỉ, đặt định nền văn hóa tu luyện cho người đời sau, cho người đời biết được cánh cửa “tu Đạo” và “trường sinh”, dùng đó để phản bổn quy chân, siêu phàm chứng đắc thánh vị, thoát khỏi cái khổ sinh tử luân hồi.

Mặt khác, Lão Tử còn giảng về tầm quan trọng của đức hạnh và việc tích đức của con người đối với tu luyện và làm người. Năm 1973, ở đồi Mã Vương đã đào được những cuốn sách lụa Lão Tử, trong đó đều là đặt phần “Đức kinh” ở trước, phần “Đạo kinh” ở sau. Bản chép tay Đức Đạo Kinh trong Động Tàng Kinh Đôn Hoàng, cũng lấy “Đức kinh” làm quyển thượng, “Đạo kinh” làm quyển hạ. Điều này chỉ rõ rằng người đắc Đạo nhất định là người có đức, kẻ vô đức không cách nào đắc được Đạo. Hậu thế đã đem Đức Đạo Kinh sửa thành Đạo Đức Kinh, rõ ràng đã che đậy ý nghĩa chân thực của nó.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử còn nói: “Mất Đạo mới có Đức, mất Đức mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa, mất Nghĩa mới có Lễ”. Rõ ràng Lão Tử cho rằng Đạo Đức cao hơn nhân nghĩa rất nhiều, do đó ông nói: “Đại Đạo mất, có nhân nghĩa”. Ý nghĩa là, vì Đại Đạo không còn nữa, mới truy cầu “nhân nghĩa”. Trong khái niệm của người hiện đại, sự xuất hiện của nhân nghĩa, trí tuệ, hiếu tử, trung thần đều là việc vui đáng ăn mừng, nhưng Lão Tử lại cho rằng những điều này đều là kết quả của Đại Đạo không còn, xã hội hỗn loạn, đạo đức trượt dốc.

Ngoài ra, Lão Tử còn hướng dẫn Khổng Tử, gợi mở trí tuệ cho ông, Khổng Tử nhờ vậy mà thành tựu Nho môn, hoàn thành đạo cách vật, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nội thánh ngoại vương. Trong Trang Tử · Thiên Vận chép rằng: “Khổng Tử gặp Lão Đam trở về, ba ngày không nói”. Đối với Khổng Tử mà nói, bản thân ông không thể với tới tư tưởng của Lão Tử.

Lão Tử được tôn thờ là Thần Tiên

Trên thực tế, tư tưởng của Đạo gia đã có từ thời xa xưa. Từ thời Hoàng Đế kính Trời thờ tổ tiên đến thời nhà Thương sùng bái Thần linh, từ Đạo gia của Lão Tử thời Xuân Thu Chiến Quốc đến các phương sĩ Thần Tiên được dân gian tín ngưỡng thời Tần Hán, cho đến “Thái Bình Đạo” của Trương Giác, “Ngũ Đấu Mễ Đạo” của Trương Đạo Lăng thời Đông Hán,… Mãi cho đến ngày nay, vẫn có rất nhiều người ẩn cư tu luyện trong núi sâu rừng già. Có thể nói, tín ngưỡng đối với Đạo của người Trung Quốc xưa nay chưa từng bị đoạn tuyệt.

Mà tu luyện Đạo gia bắt đầu tiến nhập vào tầng diện thế tục là từ thời Đông Hán. Trương Đạo Lăng sáng lập Đạo giáo và tôn xưng Lão Tử là hóa thân thứ 18 của của Đạo Đức Thiên Tôn, một trong Tam Thanh Tôn Thần chí thượng (Tam Thanh Tôn Thần gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn), hay còn được gọi là “Thái Thượng Lão Quân”, Đạo Đức Kinh của ông trở thành kinh điển nền tảng của Đạo gia. Điều này hoàn toàn khác biệt với nhìn nhận của những người vô thần hiện đại, rằng về mặt ý nghĩa tôn giáo thì Đạo Đức Kinh thuộc về Đạo giáo còn mặt ý nghĩa triết học thì Đạo Đức Kinh thuộc học thuyết Đạo gia.

Liệt Tiên truyện ghi chép các thần tích thời Tiên Tần, lần đầu tiên liệt Lão Tử vào hàng ngũ Thần Tiên, viết rằng, Lão Tử đưa ra triết lý vô vi, vô vi nhi vô bất vi (vô vi không phải là không làm gì). Dấu tích ông xuất thần nhập kỳ, nhắm mắt lắng nghe nội tu, cảnh giới vô thượng không tư duy, đắc đạo hợp với nguyên khí, trường thọ cùng trời đất. Liệt Tiên toàn truyệnThái bình quảng ký đời sau đều ghi chép thân thế thần kỳ của ông.

Thời Đông Hán, Vương Phụ người Thành Đô viết sách Lão Tử Thánh mẫu bi, gộp Lão Tử với Đạo làm một, coi Lão Tử là Thần linh thiên địa hóa sinh. Đây là hình thức ban đầu của thuyết Đạo gia sáng thế.

Thời Hán Hoàn Đế, Hán Hoàn Đế đích thân thờ tế Lão Tử, coi Lão Tử trở thành ông tổ của Tiên Đạo. Hoàng đế đời Đường đã tôn phong Lão Tử là “Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng Đế”, đời Tống gia phong là “Thái Thượng Lão Quân Hỗn Nguyên Thượng Đức Hoàng Đế”. Các vị minh quân hữu đạo của triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh thời Trung Quốc cổ đại đều coi “vô vi mà trị” của Lão Tử trở thành lý niệm trị quốc an bang, biết rõ đạo lý “người đắc đạo sẽ được lòng dân”, “người được lòng dân sẽ được thiên hạ”. Do đó, các triều đại này đều từng xuất hiện thời kỳ thịnh thế, như Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán, Trinh Quán chi trị thời Đường Thái Tông, Khai Nguyên chi trị, Vĩnh Lạc thịnh thế thời nhà Minh và Khang Càn thịnh thế thời nhà Thanh.

Tuy nhiên, trong thời hiện đại, đặc biệt là sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, ĐCSTQ tin vào chủ nghĩa vô thần của Marx – Lenin, không chỉ đem Lão Tử, Khổng Tử và các nhà hiền triết khác tiến hành phân tích giai cấp, xuyên tạc, kéo họ ra khỏi điện thờ, mà còn phê phán họ một cách bừa bãi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239521

The post Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>