Khoa học vũ trụ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 13 Jul 2024 00:03:21 +0000en-UShourly1Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên vănhttps://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.html#respondFri, 31 Aug 2012 05:32:10 +0000http://chanhkien.org/?p=20827Dưới sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn mạnh, mới đây, các nhà thiên văn lại phát hiện rất nhiều hiện tượng gây chấn động.

The post Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng theo hình dung của một nhà nghệ thuật.

[Chanhkien.org] Dưới sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn mạnh, mới đây, các nhà thiên văn lại phát hiện rất nhiều hiện tượng gây chấn động. Gần đây nhất là tại trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster) 5,7 tỷ năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ngôi sao mới hình thành với tốc độ đáng kinh ngạc.

Theo tin tức hàng ngày của tạp chí National Geographic số ra ngày 15 tháng 8 năm 2012, các nhà thiên văn đã phát hiện ở trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng 5,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ở đây hình thành hơn 740 tinh thể, mà kỷ lục trước đây chỉ là 150 tân tinh/năm. Khi so sánh, hệ ngân hà của chúng ta chỉ cho ra đời 2 tân tinh.

Điều khiến các nhà thiên văn học ngờ vực chính là trung tâm cụm tinh hệ này dường như ngủ kỹ sau hàng tỷ năm, rồi bất ngờ sản sinh tân tinh. Do đó các nhà thiên văn đặt tên cho nó là cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster), ý là Phượng Hoàng niết bàn.

Bởi vì tốc độ này là rất đáng kinh ngạc, không phù hợp với nhận thức trước đó về tinh hệ, nên các nhà thiên văn bắt đầu tỏ thái độ hoài nghi. Tuy nhiên quan trắc từ 10 kính viễn vọng trong vài tháng đã chứng thực sự thật kinh ngạc này.

Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ thường là chòm sao nguyên sơ nhất, có màu hồng, cho thấy nó đã trải qua thời kỳ lâu dài đản sinh tân tinh.

Tuy nhiên, trung tâm của cụm tinh hệ Phượng Hoàng lại tỏa sáng màu lam lấp lánh, và đây là màu sắc của định tinh mới ra đời. Bởi vậy cụm tinh hệ Phượng Hoàng là một cụm tinh hệ rất đặc biệt.

“Quá trình phát hiện cụm tinh hệ này cũng như ngồi xe đi qua núi vậy, bởi vì mỗi quan sát mới đều khiến chúng ta ngạc nhiên và thú vị”, Michael McDonald, nhà vật lý thiên thể thuộc Học viện MIT cho biết. Nghiên cứu của họ đã được phát biểu trên tạp chí Nature.

Tài liệu tham khảo:

http://news.nationalgeographic.com/news/2012/08/120815-galaxy-massive-nature-stars-groups-clusters-space-science-phoenix/

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/112529

The post Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.html/feed0
Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinhhttps://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.html#respondWed, 22 Feb 2012 07:36:37 +0000https://chanhkien.org/?p=16222Gần đây, các nhà thiên văn học đã quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, ví dụ như sự hình thành của siêu tân tinh và sự va chạm các thiên hà.

The post Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vân Hải

[Chanhkien.org] Gần đây, các nhà thiên văn học đã quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, ví dụ như sự hình thành của siêu tân tinh và sự va chạm các thiên hà. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng “Thiên nhân hợp nhất”, và rằng thông qua quan sát thiên tượng có thể dự báo sự biến động của xã hội nhân loại.

Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp là một đại sự cực kỳ hy hữu trong lịch sử nhân loại, nên tất nhiên cũng phản ánh qua thiên tượng. Thực ra, trong những năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, từ năm 1992 cho đến nay, các nhà khoa học đã quan sát được rất nhiều biến hóa thiên tượng kỳ diệu. Bởi vì dữ liệu các quan sát này là khá rải rác và cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ, nên rất khó để thống kê các thay đổi này. Nhưng các quan sát về bùng phát siêu tân tinh đã được ghi lại và được theo dõi trong một thời gian dài. Các dữ liệu được ghi lại là khá đầy đủ và công nghệ được sử dụng để quan sát siêu tân tinh cũng khá ổn định, do đó chúng ta có thể cung cấp một phân tích thống kê về bùng phát siêu tân tinh.

Bùng phát siêu tân tinh (supernovae) là chỉ hiện tượng một ngôi sao bùng nổ, phát phóng một lượng lớn năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Siêu tân tinh “1987A” được phát hiện năm 1987 là một ví dụ điển hình. Khi bùng phát siêu tân tinh xảy ra, chỉ trong vòng vài giờ, độ sáng của nó gia tăng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thịt và kéo dài trong vài tháng trước khi tối trở lại.

1. Nguồn dữ liệu

Tất cả dữ liệu trong bài được lấy từ: http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html (The Central Bureau for Astronomical Telegrams – CBAT, hoạt động tại Đài quan trắc Vật lý-Thiên văn Smithsonian). Website này liệt kê tất cả các vụ bùng phát siêu tân tinh được phát hiện từ năm 1006 cho đến nay.

2. Thiết bị nghiên cứu đã cải tiến hay thiên tượng đã thay đổi?

Số đo cường độ của mỗi vụ bùng phát siêu tân tinh khi phát hiện cũng được liệt kê trong website ở trên. Số đo càng nhỏ cho thấy cường độ càng lớn. Khi công nghệ và thiết bị quan sát đang trở nên ngày càng chính xác, ngày càng nhiều hiện tượng đã được phát hiện. Để tránh bị ảnh hưởng bởi độ chính xác gia tăng của thiết bị, chúng ta chọn số đo cường độ 20 như là điểm mốc tham chiếu, bởi vì công nghệ năm 1950 đã có thể phát hiện mức bùng phát siêu tân tinh này. Lấy ví dụ, trước đây người ta chỉ có thể phát hiện siêu tân tinh có số đo cường độ tương đương hoặc ít hơn 18, bởi vậy 100% các phát hiện là các siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18. Khi máy móc đã có thể phát hiện siêu tân tinh với số đo cường độ 20, thì người ta có thể quan sát siêu tân tinh có cường độ nhỏ hơn 18, tức là tỷ lệ % các phát hiện siêu tân tinh cường độ lớn hơn 18 được giảm thiểu, do đó cường độ trung bình cũng giảm xuống theo. Nói cách khác, nếu siêu tân tinh quan sát được có số đo cường độ lớn hơn 20 bị ảnh hưởng bởi độ nhạy của máy móc, thì tỷ lệ siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18 sẽ bị giảm xuống hàng năm với độ nhạy gia tăng của máy móc. Cường độ trung bình siêu tân tinh có số đo cường độ ít hơn hoặc bằng 20 sẽ giảm xuống hàng năm. Hình 1 minh họa tỷ lệ % các siêu tân tinh được phát hiện mới đây với cường độ lớn hơn 18 trong tất cả các siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 theo hàm thời gian. Có thể thấy sau năm 1990, có cả tăng và giảm trong tỷ lệ các vụ bùng phát siêu tân tinh mạnh. Trong hình 2, chúng ta minh họa cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian từ năm 1990. Chúng ta có thể thấy có cả tăng và giảm trong cường độ trung bình này và sự thay đổi tương đương là nằm trong độ lệch chuẩn. Bằng cách này, ảnh hưởng có thể từ độ nhạy của máy móc trong phát hiện về siêu tân tinh, với số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 đã được loại bỏ.

Hình 1: Siêu tân tinh với cường độ mạnh hơn 18 trong % những siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 2: Cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo cường độ nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 3 thể hiện số siêu tân tinh được phát hiện kể từ năm 1980 với số đo cường độ nhỏ hơn 20. Từ hình 3, người ta có thể thấy số siêu tân tinh đạt đỉnh vào năm 1992. Năm 1999, số siêu tân tinh đạt một đỉnh mới và giữ nguyên cho tới năm 2000. (Giá trị thấp vào năm 2002 là do dữ liệu không đầy đủ chỉ trong 5 tháng). Người ta đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng năm 1992 và bị bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999. Liệu có thể là ngẫu nhiên không?

Hình 3: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2002.

Hình 4: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2012.

Mặc dù những siêu tân tinh này cách rất xa trái đất, chúng vẫn không nằm ngoài câu nói của người Trung Quốc xưa: “Quan sát thiên tượng vào ban đêm” (Dạ quan thiên tượng). Người cổ đại không chỉ quan sát thiên tượng trong hệ mặt trời, mà còn quan sát những tinh thể rất xa xăm. Người cổ đại có thể dự báo đại sự sắp xảy ra trong vài ngày, hoặc thậm chí vài tháng dựa trên quan sát thiên tượng diễn ra ở những tinh thể xa xôi. Những ví dụ như vậy có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong văn hiến lịch sử Trung Quốc. Chúng ta biết rằng tinh thể gần nhất ngoài hệ mặt trời nằm cách chúng ta vài năm ánh sáng. Sự việc trên bầu trời và sự việc dưới mặt đất là có liên hệ với nhau. Mặc dù quan hệ này nằm ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, nó đã được hiểu thấu bởi người Trung Quốc cổ đại: “Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác.” (“Chuyển Pháp Luân” – Bài giảng thứ bảy). Khi vũ trụ phát sinh một biến đổi vĩ đại, sẽ có biến hóa thiên tượng và biến đổi tương ứng ở thế gian con người. Loại “trùng hợp” này thực ra không kỳ lạ chút nào.

Tham khảo:

1. http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html
2. http://www.cbat.eps.harvard.edu/index.html

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/6/22/16531.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/6/25/23460.html

The post Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.html/feed0
Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổihttps://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.html#respondThu, 09 Jun 2011 07:47:51 +0000https://chanhkien.org/?p=12323Đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường đã viết như sau trong bài thơ của ông: “Hãy nhìn xem! Nước sông Hoàng Hà đến từ Trời.”

The post Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Vân

[Chanhkien.org] Đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường đã viết như sau trong bài thơ của ông: “Hãy nhìn xem! Nước sông Hoàng Hà đến từ Trời.”

Bìa tạp chí “Thông tin nghiên cứu địa vật lý” tháng 4 năm 1986.

Theo một bản tin mới đây của CNN [1], một nhà nghiên cứu vật lý thuộc Đại học Iowa đã kết luận rằng có hàng ngàn sao chổi với kích cỡ chỉ bằng một căn nhà nhỏ tiến vào bầu khí quyển của Trái đất hàng ngày, và chúng có thể là nguồn gốc của nước trên tất cả các hành tinh. Một khi những ngôi sao chổi này tiến vào bầu khí quyển, chúng vỡ thành hơi nước. Các bức ảnh chụp Trái đất vào thời điểm ấy cho thấy những chấm đen được bao phủ bởi hơi nước. Các bức ảnh có thể giúp nhận diện kích cỡ và số lượng những ngôi sao chổi mang nước vào bầu khí quyển Trái đất. Nhà vật lý Louis Frank nói với phóng viên CNN rằng họ đã tìm thấy các vật thể đi vào khí quyển với tần suất 20 lần/phút hoặc cứ mỗi 3 giây. Ông cũng nói ngôi sao chổi điển hình có kích cỡ như một tòa nhà 2 phòng ngủ và nặng 20-40 tấn.

Giáo sư Frank đã dùng những vệ tinh NASA để chụp các bức ảnh này. Ông công bố kết quả nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1986.

Ông nói với phóng viên CNN rằng “mưa sao chổi” tương đối nhẹ này có thể là nguồn gốc duy nhất của nước trên Trái đất.

Sơ đồ sao chổi mang nước đi vào bầu khí quyển Trái đất.

NASA được cho là đã xem xét nghiên cứu của Giáo sư Frank một cách nghiêm túc. Nhân viên NASA Steve Maran nói với CNN rằng mặc dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu biết hoàn toàn những ngôi sao chổi này, chúng rõ ràng là chứa một lượng lớn nước.

Một vỏ băng cứng được bao quanh những “quả bóng tuyết” nặn không chặt này. Khi các ngôi sao chổi đi vào bầu khí quyển Trái đất, những quả bóng tuyết vỡ ra và trở thành hơi nước. Không như các ngôi sao chổi lớn hơn, chúng không chứa bụi hay kim loại. Kết quả là, chúng không sáng như các ngôi sao chổi lớn khi bay trong khí quyển. Vì chúng vỡ ra tại độ cao trên 965 km, chúng không phải là mối đe dọa cho con người hay máy bay.

Giáo sư Frank đang tiếp tục nghiên cứu của mình [2]. Khám phá của ông đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn và cảm hứng. Trong lịch sử lâu dài, Trái đất đã không ngừng đụng độ với các vật thể bên ngoài, và một số chúng có thể đã gây ra sự tuyệt chủng trên diện rộng của các loài [3]. Khám phá về nguồn gốc của nước trên Trái đất đã thêm một lớp bí ẩn nữa vào nguồn gốc của con người.

Tham khảo:

1. http://www.cnn.com/TECH/9705/28/comet.storm/
2. http://smallcomets.physics.uiowa.edu/
3. http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/7/16682.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/20/20098.html
http://pureinsight.org/node/1413

The post Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.html/feed0
Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gianhttps://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.html#respondSat, 27 Nov 2010 08:11:20 +0000https://chanhkien.org/?p=8290Ba nhà vật lý của Hoa Kỳ và Đức đã xác nhận rằng một hiện tượng gọi là gravitational redshift (sự dịch chuyển về phía đỏ hấp dẫn).

The post Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Andres Cordova

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tốc độ của đồng hồ bị ảnh hưởng bởi gravitational redshift. (Photos.com)

Ba nhà vật lý của Hoa Kỳ và Đức đã xác nhận rằng một hiện tượng gọi là gravitational redshift (sự dịch chuyển về phía đỏ hấp dẫn), mà làm cho thời gian trôi chậm lại ở gần một khối lượng khổng lồ, là đúng với độ chính xác bảy phần tỷ.

Việc xác nhận hiệu ứng gravitational redshift đã xác minh rằng dòng thời gian không phải là bất biến trong toàn vũ trụ của chúng ta. Thay vào đó, nó thay đổi theo vị trí tương đối so với các [thiên] thể khổng lồ và lực hấp dẫn mà những khối lượng khổng lồ này có thể gây ra.

Để minh họa bằng những thuật ngữ đơn giản, giả sử như một chiếc đồng hồ được đặt gần một thiên thể rất lớn, hay bị hút bởi một lực hấp dẫn khổng lồ, khi càng ở gần thiên thể lớn này, hay khi lực hấp dẫn càng mạnh, thì nó sẽ càng quay chậm lại.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Tiến sĩ Holger Müller thuộc trường Đại học Berkeley California, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ TS. Steven Chu, và TS Achim Peters thuộc trường Đại học Humboldt Berlin.

Một trong những hạn chế của các đo lường hiệu ứng dịch chuyển đỏ này, mà đã được thực hiện là chúng bị giới hạn bởi độ lớn của lực hấp dẫn của trái đất {trọng lực}. Tuy nhiên, nhờ một chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác, các nhà khoa học này đã có thể tăng độ chính xác của thí nghiệm một cách đáng kinh ngạc.

Hai ông Chu và Müller đã thực hiện nghiên cứu mới của mình dựa trên các kết quả của một thí nghiệm được thực hiện bởi Peters và Chu hồi năm 1997.

(Theo The Epoch Times)

The post Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.html/feed0
Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cậnhttps://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.html#respondThu, 18 Nov 2010 14:08:02 +0000https://chanhkien.org/?p=7778Các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy điều dường như là sự kết thúc của quá trình hình thành sao đối với một thiên hà hình xoắn ốc tương đối nhỏ cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng.

The post Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Andres Cordova

KHÔNG CÒN NỔ SAO NỮA: Hình ảnh này của Thiên hà NGC 2976 được chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble gợi ý rằng quá trình hình thành sao của nó đang kết thúc. (Ảnh: Space Telescope Science Institute)

Các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy điều dường như là sự kết thúc của quá trình hình thành sao đối với một thiên hà hình xoắn ốc tương đối nhỏ cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng. Nó là thiên hà lùn NFC 2976 (dwarf Galaxy NGC 2976) thuộc nhóm M81 (M81 Group), một chùm thiên hà trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major), gần với Nhóm Địa phương (the Local Group). Nhóm Địa phương này là một chùm thiên hà bao gồm Dải Ngân hà [của chúng ta] (the Milky Way).

Phát hiện mới này đã khiến các nhà khoa học băn khoăn, bởi vì Nhóm M81 có đặc tính là có một lượng lớn hoạt động nổ sao (hay sự hình thành của nhiều ngôi sao). Loại hoạt động này thường xảy ra sau một sự gặp nhau ở khoảng cách gần giữa hai thiên hà hoặc khi chúng va chạm vào nhau.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu thấu đáo về các cơ chế phức tạp liên quan trong sự hình thành sao, nhưng họ tin rằng sự tương tác gần giữa các thiên hà có thể khiến chúng quay không ổn định, làm cho khí gas chuyển động về phía tâm thiên hà. Sau đó khí gas này tập trung vào tâm và kích hoạt các vụ nổ hình thành sao.

NGC 2976 có thể đã tương tác với các thiên hà lớn hơn vào khoảng 500 triệu năm trước, làm cắt rời khí gas tập trung bên trong nó, khiến cho một phần khí gas này đi ra khỏi thiên hà và phần còn lại đi vào trong phần nhân.

Phần khí tập trung ở những lớp bên ngoài thiên hà bây giờ đã ngừng sinh ra các ngôi sao mới, nhưng hoạt động sinh sao ở phần nhân [thiên hà] vẫn còn nổi bật.

Mặc dù NGC 2976 được coi là một thiên hà xoắn ốc, nhưng cấu trúc của nó khá bất thường, vì nó thiếu các cánh tay xoắn và không có hình dạng trung tâm mà các thiên hà cùng loại có xu hướng có.

“Thiên hà này trông rất kỳ dị, bởi vì một tương tác với Nhóm M81 khoảng một tỉ năm trước đã làm tuột đi mất một lượng khí khỏi các phần ngoài của thiên hà này, buộc phần khí còn lại tiến nhanh về phía trung tâm của thiên hà, nơi nó có ít cấu trúc hình xoắn được tổ chức,” tiến sĩ Benjamin Williams, một nhà thiên văn học của trường Đại học University of Washington tại Seatle và là giám đốc nghiên cứu Hubble nói trong một thông cáo báo chí.

Mặc dù trường hợp của NGC 2976 là khá hiếm, tiến sĩ Williams tin rằng có những thiên hà lùn đã bị ảnh hưởng theo những cách tương tự bởi các thiên hà lân cận. Tuy nhiên, vẫn chưa chứng minh được rằng hiện tượng này là phổ biến, trừ khi kính thiên văn Hubble có thể định vị một thiên hà lùn khác trong những điều kiện tương tự để nghiên cứu.

Đọc bản báo cáo nghiên cứu tại http://arxiv.org/abs/0911.4121

(Theo The Epoch Times)

The post Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.html/feed0
Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tửhttps://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.html#respondFri, 29 Oct 2010 15:05:37 +0000https://chanhkien.org/?p=7138Tỷ lệ vàng vốn nổi tiếng trong kiến trúc và nghệ thuật. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó tồn tại cả trong thế giới cấp na-nô và nguyên tử.

The post Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Rakefet Tavor

Tỷ lệ vàng vốn nổi tiếng trong kiến trúc và nghệ thuật. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó tồn tại cả trong thế giới cấp na-nô và nguyên tử.

MÔ TẢ TỶ LỆ VÀNG: Các nhà khoa học đã bắn các hạt neutron vào các nguyên tử cobalt niobate (CoNb2O6) và phát hiện ra các nút cộng hưởng với tỷ lệ vàng (Tennant/HZB)

“Tỷ lệ vàng”, xấp xỉ với 1,618, có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta, bao gồm sinh học, kiến trúc và nghệ thuật.

Nhưng chỉ mới đây, người ta mới phát hiện  ra rằng tỷ lệ đặc biệt này cũng được phản ánh trong cấp độ na-nô, nhờ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford của Anh Quốc, Đại học Bristol, Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton, và Viện Vật liệu và Năng lượng Helmholtz-Zentrum Berlin của Đức (HZB).

Nghiên cứu của họ, được công bố trong tạp chí Khoa học ngày 8 tháng 1, đã xem xét các chuỗi nguyên tử cobalt niobate mang từ tính liên kết với nhau với độ rộng chỉ có một nguyên tử để khảo sát Nguyên lý bất định của Heisenberg. Họ đặt một từ trường tại góc phải của một mô-men nội tại (spin) thẳng hàng của các chuỗi từ tính để có thêm sự bất định lượng tử. Tùy theo các biến đối của hướng từ trường, những nam châm nhỏ này bắt đầu cộng hưởng từ.

Các hạt neutron được bắn vào các nguyên tử cobalt niobate để phát hiện các nút cộng hưởng. “Chúng tôi đã tìm thấy một chuỗi (tỷ lệ) các nút cộng hưởng: Hai nút đầu tiên cho thấy một mối quan hệ hoàn hảo với nhau. Các tần số của chúng (pitch) nằm theo tỷ lệ 1,618… là tỷ lệ vàng nổi tiếng trong nghệ thuật và kiến trúc”, nhà nghiên cứu trưởng, Tiến sĩ Radu Coldea tại Đại học Oxford nói trong một thông cáo báo chí. “Nó phản ánh một đặc tính tuyệt đẹp của hệ thống lượng tử – tính đối xứng ẩn.”

Tiến sĩ Alan Tennant, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Berlin nói: “Những khám phá như thế này đang dẫn các nhà vật lý tới sự suy luận rằng thế giới lượng tử, cấp nguyên tử có thể có trật tự cơ bản của riêng nó. Những điều ngạc nhiên tương tự có thể đang chờ đợi các nhà nghiên cứu ở các vật liệu khác trong trạng thái lượng tử tới hạn.”

Tài liệu nghiên cứu có tại: http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/327/5962/177

(Theo The Epoch Times)

The post Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.html/feed0
Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titanhttps://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.html#respondThu, 28 Oct 2010 12:02:35 +0000https://chanhkien.org/?p=7122Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, thường được biết đến như một thiên thể trong Hệ Mặt trời hơn là một hành tinh có chất lỏng trên bề mặt cho tới gần đây, khi sương mù đã được phát hiện trên hành tinh này.

The post Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Stephanie Lam

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sương mù di chuyển qua cực nam Titan. (Mike Brown/Caltech)

Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, thường được biết đến như một thiên thể trong Hệ Mặt trời hơn là một hành tinh có chất lỏng trên bề mặt cho tới gần đây, khi sương mù đã được phát hiện trên hành tinh này.

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California (Caltech) và Đại học University of California, Berkeley, đứng đầu là tiến sĩ Mike Brown, đã phân tích các dữ liệu từ Quang phổ kế chụp Hình ảnh và Hồng ngoại của tàu vũ trụ Cassini có nhiệm vụ chụp ảnh quang phổ trên hành tinh Titan, bao phủ cả một vùng lớn quang phổ của cả tia sáng nhìn thấy được và tia hồng ngoại.

Họ đã phát hiện ra rằng cực nam của hành tinh Titan có rất nhiều các vũng mê-tan lỏng, bốc hơi lên tạo thành nhiều lớp sương mù.

Sự hiện diện của sương mù là bằng chứng cho một vòng tuần hoàn thủy học, điều trước đây được cho là chỉ tồn tại trên Trái đất.

“Sương mù – những đám mây, hay sương, hay các dạng ngưng tụ nói chung – có thể hình thành bất cứ khi nào không khí đạt tới độ ẩm 100%,” tiến sĩ Brown nói trong một thông cáo báo chí. “Có hai cách để tới làm được điều đó. Cách đầu tiên rất rõ ràng: cho thêm nước (trên Trái đất) hoặc khí mê-tan (trên hành tinh Titan) vào không khí xung quanh. Cách thứ hai thì phổ biến hơn: làm lạnh không khí để nó giữ ít nước (hoặc mê-tan) hơn, và lượng thừa ra ngưng tụ lại.”

Cách thứ hai không thể xảy ra trên hành tinh Titan vì mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi được nhiệt độ không khí trên Titan. “Nếu mặt trời ngừng chiếu sáng, sẽ mất khoảng 100 năm để nhiệt độ của Titan giảm xuống,” tiến sĩ Brown giải thích. “Thậm chí phần lạnh nhất trên bề mặt cũng quá nóng để sương ngưng tụ lại.”

Một ngọn núi ở Titan phải cao khoảng 15.000 feet trước khi không khí đủ lạnh để ngưng tụ,” ông nói, nhưng do lớp vỏ bề mặt bị đóng băng và dễ rạn nứt, không thể tồn tại ngọn núi nào cao quá 3000 feet.

“Sự hiện diện của sương mù trên hành tinh Titan lần đầu tiên đã chứng minh rằng, mặt trăng hiện nay có một vòng tuần hoàn thủy học đang hoạt động,” tiến sĩ Brown nói.

Để đọc bài nghiên cứu, xin truy cập vào trang web:

http://www.gps.caltech.edu/~mbrown/papers/ps/fog_pp.pdf.

(Theo The Epoch Times)

The post Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.html/feed0
Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tạihttps://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.html#respondSun, 24 Oct 2010 05:29:20 +0000https://chanhkien.org/?p=7007Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn.

The post Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[Chanhkien.org] Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn. Nhưng sau một thời gian dài, các nhà vật lý học biết rằng lực hấp dẫn là một định luật vật lý rất kỳ lạ. So với những lực tương tác cơ bản khác, lực hấp dẫn khó nghiên cứu hơn. Giờ đây lý do cho sự khác thường này đã có thể được giải đáp: lực hấp dẫn không phải là một lực tương tác cơ bản, thay vào đó có thể là nó được dẫn xuất từ một lực khác cơ bản hơn.

Giáo sư Eric Verlinde, 48 tuổi, một nhà lý thuyết dây đáng kính và là giáo sư vật lý học tại Viện Vật lý Lý thuyết thuộc trường Đại học Amsterdam đã đưa ra một thuyết mới về lực hấp dẫn được đăng tải trên Thời báo New York số ra ngày 12 tháng 7 năm 2010. Ông đã lập luận trong một bài báo gần đây, có nhan đề “Bàn về nguồn gốc của lực hấp dẫn và các định luật của Newton”, rằng lực hấp dẫn là một kết quả của các định luật động lực học. Làm đảo ngược lý luận trong 300 năm của nền khoa học, lời khẳng định của ông rằng lực hấp dẫn là một ảo giác đã làm dấy lên sự náo động không ngừng trong giới vật lý học, hay ít ra là đối với những ai tuyên bố là đã hiểu nó.

“Đối với tôi, lực hấp dẫn không hề tồn tại”, tiến sĩ Verlinde cho biết. Điều này không có nghĩa là ông sẽ không thất bại, nhưng tiến sĩ Verlinde, cùng với một số nhà vật lý học khác, nghĩ rằng khoa học đã và đang nhìn nhận lực hấp dẫn theo một cách sai lầm và rằng lực hấp dẫn đã “nảy sinh” từ một lực nào đó cơ bản hơn, cũng như cái cách mà thị trường chứng khoán nảy sinh từ việc tập hợp các nhà đầu tư riêng lẻ, hay tính đàn hồi được sinh ra từ các cơ chế của nguyên tử.

Điểm chính của lý thuyết có thể liên quan đến sự thiếu trật tự trong các hệ thống vật lý. Lập luận của ông có thể được gọi là lý thuyết “ngày tóc xấu” của lực hấp dẫn. Nó như thế này: tóc bạn quăn lại trong hơi nóng và khi bị ướt bởi vì có nhiều cách để làm cho tóc bạn quăn lại hơn là để thẳng ra, và để tự nhiên. Vì vậy, cần có một lực để kéo tóc thẳng ra và loại trừ những yếu tố tự nhiên. Bỏ qua không gian cong hay lực hấp dẫn thần bí được mô tả bởi các phương trình của Isaac Newton, Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực mà chúng ta gọi là lực hấp dẫn đơn giản chỉ là kết quả của xu hướng tự nhiên để tối đa hóa sự mất trật tự.

Lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực hấp dẫn thực chất là lực entrôpi. Một vật chuyển động xung quanh các vật thể nhỏ khác sẽ làm thay đổi sự xáo trộn xung quanh các vật thể đó và sẽ cảm thấy như có lực hấp dẫn. Dựa trên ý tưởng này trong lý thuyết toàn ảnh (Holography), ông có thể suy ra định luật II Newton của cơ học. Ngoài ra, lý thuyết của ông về tính chất vật lý của khối lượng quán tính cũng là một khái niệm mới. Bài thuyết trình của ông: “Nguồn gốc của trọng lực và các định luật Newton” có thể được tìm thấy tại: http://arxiv.org/PS_cache/arxiv/pdf/1001/1001.0785v1.pdf

Nhiều nhà vật lý cho rằng lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde thiếu thuyết phục. Như vậy, trọng lực là gì? Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã nói trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2001“:

“Vậy tại sao lại có hiện tượng mà người ta giảng là lực vạn vật hấp dẫn ấy? Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong Tam Giới, kế cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong Tam Giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường của trái đất thì nó đều quay về mặt đất.”

Nghiên cứu vũ trụ trong khoa học hiện đại về cơ bản là dựa trên lý thuyết về trọng lực. Nếu trọng lực không tồn tại, nhận thức của chúng ta về thiên hà và các cấu trúc của vũ trụ có thể là sai. Đây có thể là lý do tại sao các nhà thiên văn học thường cảm thấy khó khăn để giải thích sự hoạt động của lực hút giữa các thiên thể xa xôi và phải đưa ra khái niệm “vật chất tối” để giúp cân bằng các phương trình. Một lý thuyết mới về trọng lực có thể làm sáng tỏ một số vấn đề vũ trụ gây nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý học, như năng lượng tối, một loại chống lại lực hấp dẫn mà dường như làm tăng nhanh tốc độ giãn nở của vũ trụ, hay các vật chất tối được cho cần thiết gắn kết các thiên hà với nhau. Điều đó có thể là động lực để các nhà khoa học tìm kiếm một sự hiểu biết mới về vũ trụ.

“Từ lâu chúng tôi đã được biết lực hấp dẫn không tồn tại,” Tiến sĩ Verlinde nói: “Đã đến lúc phải nói lên điều đó.”

Tham khảo:

http://www.nytimes.com/2010/07/13/science/13gravity.html

http://www.thestar.com/news/world/article/837805–new-theory-of-gravity-challenges-our-understanding-of-the-universe

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/8/1/67647.html
http://pureinsight.org/node/6004

The post Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.html/feed0
Liệu có tồn tại “trước” Big Bang?https://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.html#respondSat, 16 Oct 2010 08:54:14 +0000https://chanhkien.org/?p=6893Tất cả các ngọn núi, các dòng sông, các thung lũng, mọi loài động vật và con người – tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại, xưa kia đều hợp nhất trong một điểm nhỏ xíu và bốc cháy.

The post Liệu có tồn tại “trước” Big Bang? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bức ảnh chụp bởi kính thiên văn Hubble này là tổ hợp của một triệu lần chụp phơi sáng mỗi lần 1 giây, tiết lộ hình ảnh các thiên hà tại thời gian rất ngắn sau Big Bang. Nhưng liệu đây có thực sự là sự khởi đầu của vũ trụ, hay chỉ là một giai đoạn trong sự phát triển của nó? (NASA/Getty Images)

Bức ảnh chụp bởi kính thiên văn Hubble này là tổ hợp của một triệu lần chụp phơi sáng mỗi lần 1 giây, tiết lộ hình ảnh các thiên hà tại thời gian rất ngắn sau Big Bang. Nhưng liệu đây có thực sự là sự khởi đầu của vũ trụ, hay chỉ là một giai đoạn trong sự phát triển của nó? (NASA/Getty Images)

“Những gì đã biết là hữu hạn, những gì chưa biết là vô hạn; về mặt tri thức, chúng ta đang đứng trên một hòn đảo nhỏ bé giữa một đại dương vô hạn của những điều không thể lý giải được.” – Thomas Henry Huxley (1825 – 1895)

Tất cả các ngọn núi, các dòng sông, các thung lũng, mọi loài động vật và con người – tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại, xưa kia đều hợp nhất trong một điểm nhỏ xíu và bốc cháy. Nó là một điểm có mật độ dày đặc vô hạn đến nỗi sự tưởng tượng của người trần mắt thịt chúng ta có lẽ cũng sẽ không bao giờ có thể hiểu được được tất cả về nó. Hàng triệu tỷ tấn vật chất đã kết hợp với tất cả năng lượng của vũ trụ vĩ đại, bắt đầu giãn nở và vỡ tung ra trong một vụ nổ khổng lồ khoảng 20 tỷ năm trước.

So với Big Bang (Vụ nổ lớn), tiếng động tạo ra từ quả bom nguyên tử mạnh nhất của loài người, có lẽ, lớn nhất cũng chỉ bằng một con muỗi rơi xuống mặt đất ở phía bên kia của hành tinh Trái đất. Từ đó trở đi, lịch sử của vũ trụ đã có một bước ngoặt còn phong phú và kỳ lạ hơn. Sự mở rộng không ngừng của tất cả những thứ tồn tại đã biến vũ trụ thành một hỗn hợp xúp plasma, dần dần biến đổi đến một trạng thái ngày càng giống với những gì chúng ta biết ngày nay.

Sau đó các vật chất này dần dần nguội đi, hình thành các hạt quark, electronproton đầu tiên. Hàng trăm nghìn năm đã trôi qua, và các hạt electron và hạt nhân kết hợp lại với nhau tạo thành các nguyên tử, và sau đó hình thành các chuẩn tinh, các ngôi sao, các nhóm thiên hà, và tất cả những gì là vũ trụ mà ngày nay chúng ta biết đến.

Bất chấp tất cả những thông tin thu được qua nhiều năm nghiên cứu khoa học, các giai đoạn của vũ trụ trong các thời điểm đầu tiên của nó sau vụ nổ vĩ đại này vẫn là một đề tài tranh luận sôi nổi. Các lý thuyết khác nhau lưu truyền trong giới khoa học dường như tìm ra manh mối khi cố gắng giải thích trạng thái lượng tử đặc thù của vật chất trong các giai đoạn nguyên thủy – những thời điểm ngay đầu tiên của Big Bang. Vẫn không tồn tại một mô hình vật lý duy nhất có sức thuyết phục để giải thích 10 -33 (mười mũ trừ 33) giây đầu tiên của vũ trụ.

Cố gắng để hiểu nguồn gốc của vụ nổ quan trọng này thậm chí còn phức tạp hơn. Chúng ta càng hiểu hơn về nguyên nhân ban đầu của mỗi sự kiện và dần dần nhận ra rằng tất cả mọi thứ đến từ những nguyên nhân trước đó, thì lý do đằng sau việc vì sao vũ trụ được tạo ra thậm chí còn trở thành một điều bí ẩn càng lớn hơn – một chân lý tối hậu để làm sáng tỏ.

Vụ nổ lớn (Big Bang), Vụ co lớn (Big Crunch), và chu kỳ vô hạn

Một lý thuyết được xem là giải thích được nguồn gốc tối hậu là thuyết Vũ trụ Dao động (Oscillating Universe). Nhiều nhà khoa học ước lượng rằng vật chất chứa đựng trong vũ trụ đủ để tạo ra lực hấp dẫn đủ lớn để dừng sự nở rộng thêm và bắt đầu, tại một thời điểm xác định trong lịch sử, đảo ngược lại quá trình này.

Theo lý thuyết này, sự co lại liên tục của toàn bộ vũ trụ sẽ đạt cực điểm tại một điểm ban đầu duy nhất – một hiện tượng được đặt tên là “Vụ co lớn” (Big Crunch). Từ thời điểm đó trở đi (tất nhiên là trên lý thuyết) vũ trụ thực sự sẽ tiếp tục theo cách này, với một “Vụ nảy lớn” (Big Bounce), hay nói cách khác là một Vụ nổ lớn (Big Bang) mới.

Lý thuyết này dẫn chúng ta đến một câu hỏi, rằng liệu có phải chuỗi sự kiện phi thường mà chi phối các chu kỳ của mọi thứ trong vũ trụ (Thành – Hoại – Diệt) này được lặp lại vĩnh viễn, và liệu có phải nó đã xảy ra vô số lần theo một mô hình tương tự từ quá khứ xa xôi.

Mặc dù thuyết Vũ trụ Dao động trước đây từng bị kịch liệt phản đối thay vì các mô hình vũ trụ khác, các nghiên cứu xuất hiện gần đây đã tăng thêm uy tín cho lý thuyết này. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Penn State University, sử dụng các tính toán hấp dẫn lượng tử, đã phỏng đoán về lịch sử có thể có của vũ trụ trước Big Bang.

Theo các tính toán này, trước Big Bang có tồn tại một trạng thái ‘thời – không’ tương tự như của chúng ta, ngoại trừ việc nó đang trải qua giai đoạn co lại. Họ cho rằng các lực hấp dẫn kéo vũ trụ vào trong đã đạt đến một điểm nào đó mà tại đó các đặc tính lượng tử của ‘thời – không’ đã làm cho lực hấp dẫn trở nên đẩy nhau thay vì hút nhau, tạo ra Big Bang mà từ đó chúng ta hiện nay giả sử là mình đã đến.

Sự biến thiên của hằng số alpha của vũ trụ, một thực tế kỳ lạ được xem như một khám phá của các nhà khoa học trong những năm gần đây, cũng có thể có liên quan đến vật chất của các vũ trụ trước đây. Giá trị ảo này (alpha) – được xem như một tham số của các quy luật vũ trụ mà cho phép các nguyên tử duy trì liên kết, cũng như các quy luật hóa học như chúng ta đã biết – không trùng khớp với những gì chúng ta trông đợi từ một vũ trụ già cỗi như của chúng ta.

Theo giá trị hiện tại của alpha, vũ trụ phải già hơn so với hiện nay khoảng 14 tỷ năm, và vật chất phải phân tán hơn so với trạng thái hiện tại đề xuất.

Tuy nhiên, lý thuyết tuần hoàn này có thể lý giải được tốt sự dị thường của hằng sốalpha này. Paul Steinhardt thuộc Trường Đại học Princeton, cùng với nhà vật lý tính toán Neil Turok thuộc Trường Đại học Cambridge ở Anh tin rằng sẽ vẫn có đủ thời gian để giá trị đo được trở về như hiện nay nếu như nó đã từng tồn tại trước vũ trụ trụ của chúng ta.

Xây dựng ý tưởng của họ từ phương diện của lý thuyết dây (string theory) và lý thuyết M (M theory), Turok và Steinhardt đã giả thuyết rằng Big Bang không phải chính xác là một sự kiện duy nhất, mà chỉ là một sự kiện mới nhất trong một dãy dài các vụ va chạm, những điều xảy ra theo chu kỳ khi sự giãn nở của vũ trụ đã đạt đến giới hạn của nó.

Nguồn gốc vĩ đại và sự hạn chế của khoa học

Thậm chí nếu như lý thuyết vũ trụ tuần hoàn được chứng minh, hoặc nếu như chúng ta tìm ra rằng thế giới của chúng ta bắt nguồn từ một Vụ co lớn trước đó, thì nguồn gốc của chu kỳ của vô số vụ giãn nở và co lại vẫn còn là một bí ẩn.

Mô hình của các chu kỳ vũ trụ được đề xuất trong Vụ nảy lớn cũng không thể có điểm kết thúc, nhưng nó không có một điểm khởi đầu ư? Liệu nguồn gốc này có trở thành biên giới giữa khoa học và tôn giáo hay không? Phải chăng các nhân tố “thần thánh” nằm dưới nguồn gốc của ‘thời – không’, hay một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể giải thích được mọi thứ, cũng như nguyên nhân của Big Bang một cách hoàn toàn khoa học?

Khoa học hiện đại đã hướng dẫn chúng ta đến những tính toán trông có vẻ như tiếp cận được với các yếu tố cơ bản của Big Bang. Nhưng bất chấp những tính toán ngày càng phức tạp này, liệu chúng ta có thực sự tiến gần hơn chút nào đến hiểu biết về những gì đã thực sự xảy ra?

Vẫn còn có một khả năng rất lớn rằng con người sẽ không bao giờ được phép biết về sự thật tối hậu. Và mặc dù nhiều nhà khoa học tin rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó không thể chứa đựng bất cứ thứ gì vượt ra ngoài nhận thức của một giải thích khoa học, thì con người lúc này hay lúc khác đôi khi cũng sẽ không chống nổi sự cám dỗ và tự hỏi bản thân mình là điều gì đã tạo ra “tất cả những gì tồn tại”.

(Theo The Epoch Times)

The post Liệu có tồn tại “trước” Big Bang? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.html/feed0
Vũ trụ học của Trương Hànhhttps://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.html#respondWed, 16 Jun 2010 07:03:30 +0000http://chanhkien.org/?p=6290Nhà thiên văn học Trương Hành (78 - 139) thời kỳ Đông Hán là ngôi sao khổng lồ rực rỡ nhất của nền thiên văn học cổ đại Trung Quốc.

The post Vũ trụ học của Trương Hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giới thiệu về khoa học gia Trương Hành và những thành tựu thiên văn học của ông

Tác giả: Ngụy Quốc

[Chanhkien.org] Nhà thiên văn học Trương Hành (78 – 139) thời kỳ Đông Hán là ngôi sao khổng lồ rực rỡ nhất của nền thiên văn học cổ đại Trung Quốc.

Ông là nhân vật tiêu biểu cho Lý thuyết Hỗn thiên trong lý luận kết cấu vũ trụ. Ông cho rằng trời giống như một cái vỏ trứng gà, đất như lòng đỏ trứng gà, trời thì lớn đất thì bé. Trời và đất lợi dụng khí mà dựng lập, tải đầy nước mà nở ra. Dù ông cho rằng trời có một cái vỏ cứng, nhưng lại không hề cho rằng cái vỏ cứng ấy là biên giới của vũ trụ, mà cho rằng không gian và thời gian của vũ trụ bên ngoài vỏ cứng đều là vô hạn. Ông trong tác phẩm “Linh hiến”, câu đầu tiên đã cố gắng hòng giải đáp khởi nguồn của trời và đất và sự diễn hóa của nó. Ông cho rằng trước kia trời đất chưa phân chia, hỗn độn hỗn độn; sau khi phân chia, những thứ nhẹ nổi lên cao làm trời, những thứ nặng ngưng tụ lại thành đất. Trời là khí dương, đất là khí âm, hai khí này tác dụng lẫn nhau, sáng tạo ra vạn vật, khí từ đất tràn ra tạo thành tinh tú. Ông dùng “Gần trời thì chậm, xa trời thì nhanh”, tức là dùng sự thay đổi về khoảng cách để giải thích sự vận chuyển nhanh hay chậm của các hành tinh.

Trương Hành chẳng những chú ý nghiên cứu lý luận, mà còn chú trọng thực tiễn. Ông từng tự mình thiết kế và chế tạo ra máy định vị thiên thể “Hỗn thiên nghi” và máy đo địa chấn. Máy định vị thiên thể “Hỗn thiên nghi” tương đương với máy trắc định thiên thể (mô hình quả cầu thiên thể) ngày nay, nguyên là phát minh của Cảnh Thọ Xương thời Tây Hán. Trương Hành cải tiến nó, dùng để tạo ra thiết bị để biểu thị thuyết minh cho Thuyết hỗn thiên. Ông dùng hệ thống bánh răng để liên kết thiên cầu và đồng hồ nước, đồng hồ nước tích nước thúc đẩy thiên cầu xoay tròn đều đều, một ngày chạy vừa đúng một vòng. Như vậy, người ở trong phòng xem thiên cầu, thì có thể biết một vì sao nào đó lúc ấy đang ở vị trí nào. Máy đo địa chấn được sáng chế vào năm 132 sau công nguyên, là thiết bị đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Máy đo địa chấn “Hậu phong địa động nghi” đó của ông và cỗ xe gỗ “Mộc ngưu lưu mã” của Gia Cát Lượng thời Tam quốc được thời nay công nhận là không có cách nào mô phỏng tạo ra nổi, là công cụ siêu vượt hơn hẳn trí tuệ của thời đại lúc bấy giờ.

ThienCauTrên đồng tiền giấy của Hàn Quốc này là hình ảnh của Thiên cầu mà Trương Hành phát minh ra vào năm 117 sau Công nguyên. (Ảnh: The Epoch Times)

Trương Hành còn quan sát và phân tích rất nhiều hiện tượng thiên văn cụ thể. Ông thống kê được ở vùng đất Trung Nguyên có thể nhìn thấy khoảng 2.500 ngôi sao. Ông nắm được nguyên lý cơ bản của hiện tượng nguyệt thực. Ông đã đo được góc đường kính giữa mặt trời và mặt trăng là 1/736 đường tròn = 29’24”, so với góc đường kính bình quân thực tế là 31’59”26 và 31’5’2 thì sai khác không nhiều, có thể thấy là sự đo đạc của Trương Hành tương đối chuẩn xác. Trương Hành cho rằng hiện tượng mặt trời sáng sớm và gần tối thì to và lúc giữa trưa thì nhỏ, chỉ là một loại tác dụng quang học. Vị trí và hoàn cảnh của người quan sát lúc sáng sớm và chiều tà tương đối tối tăm, do trong tối nhìn sáng thì có vẻ lớn, lúc giữa trưa thì trời và đất đều sáng tỏ, nhìn mặt trời trên bầu trời có vẻ nhỏ hơn. Điều đó cũng giống như một đống lửa, ban đêm trông thấy lớn, còn ban ngày thấy nhỏ.

Trong sách “Hậu Hán thư – Trương Hành liệt truyện” (tiểu sử Trương Hành) có chép: các tác phẩm trên nhiều phương diện về khoa học, văn học, triết học mà ông biên soạn tất cả có 32 bài, trong toàn văn tiểu sử đưa vào có 2 bài là “Ứng nhàn phú” và “Tư huyền phú”. 2 bài này quả thật phản ánh được cảnh giới tư tưởng của Trương Hành. Bài trước tỏ rõ cách đối nhân xử thế và thái độ đối với sự học của ông, bài sau cho thấy một chuyến du hành giữa các vì sao mà loài người khó lòng có được: “Tôi đi ra khỏi “Tử vi cung” yên tĩnh mờ ảo, tới “Thái y viên” sáng ngời rộng mở; khiến “Vương Lương” vội đuổi theo “Tuấn mã”, từ “Các đạo” ở cao vượt qua Dương Tiên! Tôi đan được “Liệp võng” dày đặc, đi tuần giữ ở trong rừng “Thiên uyển”; mở ra “Cự cung” chăm chú ngắm nhìn, muốn bắn chết trăm loài “Ác lang” trên núi! Tôi ở “Bắc lạc” để quan sát “Bích lũy” một cách nghiêm mật, rồi đánh trống “Hà cổ” kêu tùng tùng vang dội; chầm chậm lên thuyền “Thiên hoàng”, du hành giữa sông ngân hà vô biên vô tận; đứng ở đoạn cuối chỗ sao “Bắc Đẩu” quay đầu nhìn lại, nhìn thấy trời đất đang không ngừng xoay chuyển tuần hoàn”. (Ghi chú: trong các dấu ngoặc kép ở trên là tên của các chòm sao của thiên văn học thời cổ đại)

Bài “Tư huyền phú” của Trương Hành thể hiện quá trình du hành giữa các vì sao sau khi nguyên thần của ông rời khỏi thân thể. Dễ nhận thấy đây là nguyên nhân vì sao ông biết trái đất hình cầu chứ không phải là một mặt phẳng vô hạn. Đây cũng là nguyên nhân tại sao ông có thể đưa ra Thuyết hỗn thiên phù hợp với kết cấu của vũ trụ. Ông đã dùng phương pháp nghiên cứu vũ trụ hoàn toàn khác so với khoa học thực chứng hiện nay. Đồng thời, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, thành tựu của Trương Thành có liên quan chặt chẽ với thái độ học tập và cách đối nhân xử thế của ông.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/2/8520.html
http://www.pureinsight.org/node/1049

The post Vũ trụ học của Trương Hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.html/feed0
Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏhttps://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.htmlhttps://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.html#respondTue, 16 Feb 2010 09:26:19 +0000https://chanhkien.org/?p=4818Mô tả cổ điển của một lỗ đen là một thực thể màu đen khổng lồ xa xôi, rất xa, tham lam nuốt chửng bất cứ vật chất nào thậm chí là ánh sáng đến gần nó.

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Han Ke

[Chanhkien.org] Mô tả cổ điển của một lỗ đen là một thực thể màu đen khổng lồ xa xôi, rất xa, tham lam nuốt chửng bất cứ vật chất nào thậm chí là ánh sáng đến gần nó. Vài nhà vật lý đưa ra các giả thuyết về  khả năng của các dạng thức khác nhau của những lỗ đen. Những phiên bản của những lỗ đen cực kỳ nhỏ có thể được tạo ngay trên đầu chúng ta khi các tia vũ trụ đập vào các nguyên tử và phân tử trong khí quyển. Các lỗ đen mới được tạo ra sau đó sẽ nhanh chóng phân rã, dội như mưa các hạt thứ cấp xuống hành tinh của chúng ta và cư dân của nó.

Nếu sự tồn tại của các lỗ đen nhỏ được xác nhận, nó sẽ chứng minh một trong các ý tưởng lạ lùng hiện đang lưu hành trong cộng đồng vật lý, đó là, chúng ta đang sống trong một vũ trụ với các chiều không gian được dò tìm thấy ngoài 3 chiều không gian và một chiều thời gian mà chúng ta quen thuộc.

Từ những năm 1970, mối quan tâm khoa học trong các không gian khác lên cao khi các nhà vật lý phát triển lý thuyết dây. Nhưng các không gian đó thì nhỏ đến nỗi chúng ta không thể kiểm định bắng những phương pháp hiện tại. Bốn năm trước, 3 nhà lý thuyết đã đề xuất một ý tưởng táo bạo. Savas Dimopuolos của Đại học Stanford và các đồng nghiệp của anh ta đã cho rằng các không gian khác đó thì không nhỏ. Một không gian khác có thể thậm chí lớn như một bán kính 1 mm. Giả thuyết này không những dấy lên khả năng tồn tại của những lỗ đen rất nhỏ, mà còn đảm bảo một cách thức kiểm định [sự tồn tại] các không gian khác. Trong các không gian khác lớn vừa phải, lực hút sẽ mạnh hơn và sẽ làm nén các vật chất và năng lượng vào trong các lỗ đen nhỏ. Nếu thực sự một lỗ đen nhỏ được khám phá, nó sẽ chứng minh sự tồn tại của các không gian khác.

Vài nhà nghiên cứu đang ghi lại dấu hiệu của các lỗ đen nhỏ. Điều này bước đầu đã được thực hiện bằng cách nghiên cứu các hạt nhỏ riêng biệt mà được kích hoạt bởi bất kỳ lỗ đen nhỏ trong khí quyển. Feng của MIT và đồng sự của ông đã tính toán tỷ lệ việc sinh ra lỗ đen trong khí quyển từ các tia vũ trụ. Các tia vũ trụ sẽ sinh ra một vài lỗ đen trong khí quyển ở vài nơi trong khí quyển trái đất trong mỗi phút. Điều này được báo cáo trong “Physical Review Letters,” ngày 14 tháng 2 năm 2002. Một máy dò tia vũ trụ mới khổng lồ, gọi là ‘Đài quan sát thăm dò perre’, hiện nay đang được xây dựng ở Argentina để kiểm định các lỗ đen nhỏ.

Các nhà vật lý ở một máy gia tốc mới mạnh, mà hy vọng bắt đầu hoạt động trong năm 2007, sẽ là bước kế tiếp để quan sát các lỗ đen. Trong trường hợp này, các lỗ đen nhỏ sẽ được hình thành như là kết quả của va chạm của các proton với năng lượng cực cao. Ngày 15 tháng 10 năm 2001, trong “Physical Review Letters,” Dimopoulos và đồng sự của ông dự đoán máy gia tốc phân tử Hadron lớn có thể tạo ra một lỗ đen mỗi giây. Cùng lúc đó, một cặp nhà nghiên cứu khác cũng đi đến kết luận tương tự [một cách] độc lập.

Hiểu biết khoa học hiện đại về các lỗ đen nhỏ và các không gian khác hiện nay thì chỉ đơn thuần là lý thuyết. Nó thậm chí còn vượt xa trí tưởng tượng để hiểu được vật chất trong không gian khác và quy luật vận hành của nó. Các không gian khác có lẽ sớm trở thành một thực tế được hiểu biết. Điều này sẽ phá vỡ biên giới khoa học hiện đại, vì thế hiểu biết của nhân lọai về tòan vũ trụ sẽ thay đổi một cách cơ bản.

Tham khảo:

1. Dimopoulos, S., và G. Landsberg. 2001. Các lỗ đen tại Máy gia tốc Hadron cỡ lớn. Physical Review Letters 87 (Ngày 15 tháng 10) :e161602. Tóm tắt có sẵn tại http://link.aps.org/abstract/PRL/v87/e161602.

2. Feng, J.L., và A.D. Shapere. 2002. Sản xuất lỗ đen bằng tia vũ trụ. Physical Review Letters 88(Ngày 14 tháng 1):e021303. Tóm tắt có sẵn tại http://link.aps.org/abstract/PRL/v88/e021303.

3. Weiss, P. “Lỗ đen bên cạnh”, Tin tức khoa học tập 161, số 12 (Ngày 23 tháng 3 năm 2002). Có sẵn tại http://www.sciencenews.org/20020323/bob9.asp

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/4/6/14527.html

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.html/feed0
Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tửhttps://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.htmlhttps://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.html#respondSun, 06 Dec 2009 21:05:09 +0000https://chanhkien.org/?p=4211Mặc dù kiến thức đào tạo của tôi không phải là vật lý, sau khi nghiên cứu Pháp Luân Công, niềm say mê vật lý của tôi, đặc biệt là lĩnh vực vật lý lượng tử lại trỗi dậy.

The post Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp ở Dharia, Toronto

[Chanhkien.org] Mặc dù kiến thức đào tạo của tôi không phải là vật lý, sau khi nghiên cứu Pháp Luân Công, niềm say mê vật lý của tôi, đặc biệt là lĩnh vực vật lý lượng tử lại trỗi dậy. Tôi cảm thấy việc nghiên cứu Chuyển Pháp Luân giúp tôi hiểu được những tư tưởng mà các nhà vật lý hiện đại đang bàn luận. Tôi sẽ chia sẻ một chút hiểu biết của tôi với mọi người.

Lấy thí dụ, vật lý lượng tử (một chuyên ngành trong vật lý học nghiên cứu các vi hạt cấu thành nên một nguyên tử), đã tuyên bố rằng tồn tại các không gian song song với không gian hiện hữu của chúng ta. Các phương trình vật lý đưa ra tiên đề về sự tồn tại của những thứ gọi là “phản vật chất”. Một chuyên ngành khác trong vật lý học hiện đại là “Lý thuyết dây” (Lý thuyết dây đề xuất rằng vũ trụ được tạo bởi các dây mỏng, dao động và những dây này là nguồn gốc của vật chất), và thừa nhận rằng có rất nhiều không gian song song đồng thời tồn tại. Hôm nay, trong khi nghe bài giảng thứ 7 của Sư Phụ “Giảng Pháp tại Quảng Châu”, tôi đã ngộ ra mối liên hệ giữa những gì các nhà vật lý lượng tử nói và những điều được nói trong sách Chuyển Pháp Luân.

Sư Phụ giảng: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy. Khía cạnh này động chạm đến một vấn đề: nếu như một thể sinh mệnh (các thể sinh mệnh của các động vật lớn cũng thế), mà đột nhiên bị chết, nhưng cá nhân ấy ở các không gian khác đều chưa hề đi hết tiến trình sinh mệnh đã được đặc định từ đầu, vẫn còn có rất nhiều năm cần phải sống. Như vậy cá nhân bị chết ấy sẽ rơi vào hoàn cảnh không nơi tá túc, [phải] phiêu đãng trong không gian vũ trụ. Quá khứ có giảng cô hồn dã quỷ, không ăn không uống, rất khổ; cũng có thể là như vậy. Tuy nhiên chúng tôi thật sự nhìn thấy rằng cá nhân ấy [sống] trong một hoàn cảnh rất đáng sợ: chính là họ phải liên tục đợi mãi, đợi cho đến khi tất cả những cá nhân ở các không gian khác đi hết tiến trình sinh mệnh, thì mới có thể tìm được nơi tá túc cho mình. (Bài giảng thứ 7, Chuyển Pháp Luân)

Từ các bài giảng, nhận thức của tôi là hình thức tồn tại của chúng ta cũng tương đồng với cấu trúc của nguyên tử, một quả cầu và một đường thẳng, một quả cầu và một đường thẳng khác, tất cả liên kết với một quả cầu chính.

Tôi tin rằng đó chính là những gì các phương trình vật lý chỉ ra: những thế giới song song thực tế tồn tại và đó chính là những phản vật chất. Các không gian song song là các kiểu không gian vật chất trong đó tồn tại những sinh mệnh cũng ăn, cũng uống.

Các nhà vật lý học cũng nói về những thứ gọi là “vật chất tối”, thứ vật chất tạo ra phần chủ yếu của không gian. Lý thuyết “vật chất tối” xuất hiện khi các nhà thiên văn học nghiên cứu vũ trụ. Các nhà khoa học không thể trực tiếp quan sát được vật chất tối mà chỉ có thể tính toán, những đặc tính biểu hiện của nó trong vũ trụ chỉ có thể giải thích bằng các phương trình toán học. Đối với vấn đề vật chất tối, nhận thức của tôi chính là những vật chất vi mô mà khoa học hiện nay chưa khám phá ra.

Một điều khác tôi đã ngộ ra được đó là những gì vật lý lượng tử đề cập đến như là nguyên lý bất định. Vật lý lượng tử tuyên bố rằng vị trí của các điện tử ở tại một thời điểm bất kỳ là không xác định. Theo nhận thức của tôi, nguyên lý bất định liên quan đến sự khác biệt về thời gian. Không phải là vị trí các hạt là không xác định, mà bởi vì thời gian là khác nhau giữa không gian của chúng ta và không gian của nguyên tử, và chúng ta không nhận thấy điều này. Nếu nguyên tử được phóng đại lên thành kích thước như hệ mặt trời, thì vị trí của mỗi điện tử sẽ là xác định như vị trí của các hành tinh. Từ không gian của chúng ta mà nhìn, nó có vẻ như các điện tử quay rất nhanh, nhưng từ không gian của nguyên tử thì nó cũng chỉ nhanh chậm như sự chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời. Tôi tự hỏi, có phải “sóng điện tử” mà các nhà khoa học đang nói tới chính là sự dao động của chính bản thân các hạt (sự dao động của các hạt được tạo ra bởi các hạt vi mô hơn) dọc theo quỹ đạo quay xung quanh hạt nhân? Khi đứng yên, nó không còn là “sóng”. Giống như sóng trong đại dương tạo ra từ các phân tử, nhưng có hình dạng của sóng, [còn] nguyên tử có dạng chuyển động riêng. Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng nguồn gốc của vật chất thiên thể vũ trụ này là nước. Từ bản nguyên tận cùng của vật chất, nước là hoàn toàn tịnh và khác xa với những gì chúng ta biết về nước ở trong thế giới này. Tôi đã có một ý nghĩ rằng nếu nước là nguồn gốc của vật chất, thì ở trong các không gian khác, nó sẽ có những biểu hiện của các đặc tính của nước. Và sóng là một trong những đặc tính của nó; và có thể “tia” là một đặc tính khác của nó.

Trong “Giảng pháp tại San Francisco” (tháng 4 năm 1997, Các bài giảng tại Hoa Kỳ), Sư Phụ giảng:

“Thực chất, nguồn gốc của vật chất là nước. Nước mà là nguồn gốc của vũ trụ thì không phải là nước của xã hội nhân loại trên địa cầu này. Tại sao tôi lại nói là nước là nguồn gốc của vật chất? Bất cứ khi nào vật chất vi quan nhất của một tầng thứ đạt tới một điểm xác định thì không còn có vật chất nữa. Một khi không còn vật chất nữa, các hạt tử của vật chất ngừng tồn tại. Nhìn xa hơn, nhận thấy tình huống: nhìn thấy mọi thứ mà không có các hạt tử vật chất nữa và nó là rất tịnh – tôi vẫn thường gọi nó là nước, Nó cũng được gọi là nước chết. Nếu chư vị ném một thứ gì đó vào thì nó cũng không bị tóe lên. Âm thanh dao động sẽ không gây ra sóng, nó là hoàn toàn bất động. Hợp tử căn bản nhất của vật chất hình thành từ nước này.” (Bản dịch không chính thức).

Một vấn đề khác là sự nhận thức đến từ sự tuyển trạch [lựa chọn]. Các hạt càng vi mô, càng có nhiều lựa chọn. Tôi tin tưởng Sư Phụ nói về ở tầng thứ cao sẽ không còn tồn tại nghiệp lực hay tu luyện, mà là một lựa chọn là những gì vũ trụ làm. Khoa học của thế giới vật chất này không thể lý giải được ở các tầng thứ vi mô hơn, không thể luôn áp dụng cùng một Pháp [nào đó] được (vì tầng khác nhau có Pháp khác nhau). Chúng không còn đúng nếu nhìn từ tầng thứ cao hơn bởi vì tồn tại sự lựa chọn. Những thí nghiệm khe đôi Young* là một thí dụ về sự biểu hiện trong các thế giới vi mô hơn. Trong thí nghiệm này, một điện tử electron đã biểu hiện tác dụng khác nhau trên những gì đã quan sát được bởi các nhà khoa học.

Màng và đại não

Sư Phụ giảng: “Hiện nay những [người] chúng ta làm khoa học về [thân] thể người đa phát hiện rằng, ý niệm của con người chúng ta, tư duy trong đại não con người có thể sinh ra một loại vật chất. Chúng tôi ở tầng rất cao nhìn thấy nó thật sự là một loại vật chất; tuy nhiên loại vật chất ấy không giống như hình thức sóng điện não mà hiện nay chúng ta nghiên cứu phát hiện ra, mà là một loại hình thức đại não hoàn chỉnh. (Bài giảng thứ 5, Chuyển Pháp Luân)

Hiện nay những nhà vật lý trong ngành lý thuyết dây giả định rằng toàn bộ vũ trụ là một cái màng lớn. Các vi hạt nhỏ hơn tương đồng với màng nhỏ. Thực tế, có rất nhiều màng cùng tồn tại đồng thời. Cho đến gần đây, các nhà khoa học không thể giải quyết được sự bí ẩn của vụ nổ Big Bang, hay những thứ họ gọi là một “điểm kỳ dị”. Các định luật của vật lý không thể áp dụng cho các điểm kỳ dị và không thể giải thích được nguồn gốc của vũ trụ (hay vũ trụ nhỏ bé này của chúng ta). Chỉ những gì diễn ra sau khi vũ trụ được sinh thành mới có thể giải thích được bởi khoa học hiện đại. Một vài khoa học gia đã đưa ra ý tưởng các vũ trụ song song tồn tại đồng thời. Cũng có một vấn đề liên quan đến lực trọng trường, với câu hỏi đặt ra tại sao lực hấp dẫn rất yếu trong không gian của chúng ta? Người ta thừa nhận rằng lực hấp dẫn có xuất xứ từ một không gian khác và biểu hiện của nó là yếu trong không gian chúng ta. Sau đó xuất hiện một cuộc tranh luận xem có mười hay mười một không gian song song đồng thời tồn tại. Từ cả hai phía các nhà khoa học tham gia tranh luận về vấn đề này đến cuối cùng việc tính toán đã chứng minh rằng cả hai lý thuyết đều đúng: không gian mười một chiều bao hàm cả không gian mười chiều trong nó. Ý tưởng được chấp nhận nhiều nhất hiện nay trong vật lý là vụ nổ Big Bang được gây ra bởi sự chuyển động của các màng trong một không gian khác. Bởi vì mọi thứ đều luôn chuyển động, nên các màng cũng chuyển động. Một nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng sự dịch chuyển của các sóng lớn trong không gian khác và sự va chạm giữa các sóng này ở một điểm xác định sẽ tạo ra vũ trụ và điều này có vẻ như giải quyết được các khúc mắc của “ điểm kỳ dị”.

Tôi suy nghĩ về điều này vì Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng, những ý niệm của con người có hình thức đại não, như vậy liệu có phải những ý niệm của các sinh mệnh cao tầng cũng có hình thức đại não tồn tại ở một không gian vi mô hơn? Mặc dù tôi có những hạn chế ở điểm này liên quan đến những thứ khoa học tuyên bố về việc liệu có phải vũ trụ được tạo ra bởi “sự va chạm ngẫu nhiên của các sóng của các màng trong một không gian khác,” như khoa học tuyên bố, nhưng có lẽ có một vài liên hệ giữa dạng ý thức hay một ý niệm của một Đại Giác Giả và vũ trụ như chúng ta đã biết. Phải chăng vũ trụ mà chúng ta biết, đơn giản chỉ là một ‘đại não’ (một ý niệm) của một sinh mệnh cao tầng hơn? Cá nhân tôi có những hiểu biết hạn chế liên quan đến lý thuyết dây. Từ hiểu biết hiện tại của tôi, Sư Phụ đã giảng cho chúng ta về các hạt từ không gian vi mô tới không gian vĩ mô. Sư Phụ cũng đã giảng rằng mọi thứ là luôn luôn chuyển động.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Canada” (Tháng 5 năm 1999), Sư Phụ giảng:

“Vũ trụ mà nhân loại biết được thông qua việc quan sát bằng kính thiên văn cũng là một thứ trong không gian được tạo bởi lớp bề mặt của các hạt tử, cái bao gồm các phân tử. Vì vậy, nó vẫn là nằm trong lớp vỏ của không gian này. Giống như cách vũ trụ này đang vận động, tất nhiên, mọi người đều biết rằng địa cầu đang quay quanh mặt trời, các electron đang quay quanh hạt nhân, các thực thể đang chuyển động. Trên thực tế, vẫn có những dạng vận động lớn hơn nữa. Một vài năm trước, các nhà khoa học khám phá ra rằng địa cầu cũng đang thở, nó cũng nở ra và co lại. Địa cầu được tạo ra từ các phân tử. Thế thì, từ góc nhìn của các hợp tử của các sinh mệnh ở mức độ nhỏ hơn và vi mô hơn, hay từ những hợp tử của các sinh mệnh tồn tại bên trong địa cầu, thì phải chăng địa cầu cũng là một vũ trụ? Phải chăng các phân tử, cấu thành nên địa cầu, là các thiên thể ? Chúng cũng là một lớp vũ trụ. Vậy hãy nghĩ về nó: Sự vận động của chúng sẽ giống cái gì đây?  Nó phải chăng cũng cùng một loại với những hiện tượng mà các nhà khoa học hiện nay quan sát thấy trong vũ trụ?” (bản dịch không chính thức)

Nếu địa cầu đang chuyển động và đang “thở”, và mọi thứ đang chuyển động và đang dao động, phải chăng những thứ mà các nhà khoa học gọi là “dây” thực tế là các hạt tử chuyển động? Nhưng chúng là “dây”, hay thực tế chúng là hạt?

Sư Phụ cũng đã nói với chúng ta rằng không có gì xảy ra là ngẫu nhiên trong thế giới này. Gần đây, có một vấn đề với chức năng chính xác của máy gia tốc mới xây dựng ở gần biên giới nằm giữa Pháp và Thụy Sĩ. Máy gia tốc Large Hadron Collider (LHC) là máy gia tốc lớn nhất của thế giới và bộ gia tốc năng lượng cao nhất,  dự định dùng để gia tốc cho chùm phản hạt proton (năm trong số một vài dạng hadron) một động năng cực lớn. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta rằng toàn bộ các hành tinh đều có sự sống. Nếu tất cả các hành tinh đều có sự sống, thì tất cả các hạt nhỏ ở mức vi mô và các hạt lớn ở mức vĩ mô cũng đều có sự sống. Thí nghiệm với máy gia tốc liệu có là va chạm một mặt trời của một hệ nhỏ hơn với các mặt trời khác? Nó cũng có vẻ giống  như những sinh mệnh cao tầng hơn quyết định chơi và bắn phá mặt trời của chúng ta với những mặt trời khác để xem nó được làm bằng gì? Liệu đây có phải là tội ác lớn cho nhân loại hay không?

Hơn nữa, Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta năm 2003” như sau:

“Chư vị đã biết chưa? Sự phát triển của khoa học tại lĩnh vực vi quan còn đáng sợ hơn. Trong nghiên cứu các lạp tử ở vi quan hơn, [khoa học] khiến các lạp tử vi quan phát sinh phân rã, tạo thành phản ứng phân rã dây chuyền liên tục, liên tục phân rã và nổ không ngừng. Các khoa học gia hiện nay cũng biết rằng [điều] ấy đáng sợ; nếu cho phát nổ dây chuyền mãi như thế, thì không cần phải trải qua một thời gian lâu, toàn thể địa cầu này sẽ bị giải thể hết. Hiện nay những nhà khoa học làm [ra] những việc ấy không ai có thể dừng loại phát nổ ấy được; hiện nay vẫn đang liên tục phân rã và giải thể. Những người Trung Quốc đan áo len đều biết rằng, nếu hiện nay cứ liên tục tháo không ngừng, thì sẽ mở từng nút từng nút mãi. Mà khoa học đưa đến cho nhân loại đâu chỉ có vậy; có đáng sợ hay không?

Sư Phụ giảng trong Bài giảng thứ 7 sách Chuyển Pháp Luân: “Sát sinh sẽ tạo thành nghiệp lực rất lớn...Sát sinh không chỉ tạo thành nghiệp lực to lớn, mà còn liên quan đến vấn đề tâm từ bi.”

Trong Bài giảng thứ 2, Sư Phụ giảng: “Mọi người đã biết, vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đa nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác. Thân thể người và không gian bên ngoài [nó] có sự đối ứng, chúng đều tồn tại theo hình thức tồn tại như thế.

Trong vật lý lượng tử, khi các nhà khoa học đề cập đến nguyên tử, họ nói về bốn lực chính. Lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Để đơn giản, chúng ta hãy nói về hai lực, lực điện từ hút các hạt mang điện âm electron và đẩy các hạt mang điện dương proton và lực mạnh cũng hút các hạt mang điện dương lại với nhau. Lực mạnh phải lớn hơn lực điện từ, bởi vì nó bao phủ lên lực kéo điện từ phần các hạt mang điện dương (protons). Theo thể ngộ của tôi, Sư Phụ giảng rằng các hạt càng vi mô thì mật độ càng cao và năng lượng càng lớn. Có thể lực mạnh là lực giữ cho các hạt ở trên cùng một tầng? Không phải cùng lực đó giữ các hạt cùng nhau ở các tầng khác nhau.

Trường không gian sâu [xa] (Deep Field Space)

Vào năm 1995, Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã chụp được một hình ảnh, và là một trong những hình ảnh quan trọng nhất đối với ngành thiên văn học ngày nay. Kính Hubble đã nhìn sâu vào trong không gian rỗng, nhìn sâu vào một khoảng bầu trời không có gì đặc biệt trong mười ngày và sau đó đã bắt được một hình ảnh. Ở đó dường như chẳng có gì tồn tại, hình ảnh được gọi là trường không gian sâu [xa], chụp được cỡ khoảng 3.000 thiên hà. Con số 3.000 xuất hiện ở rất nhiều chỗ trong sách Chuyển Pháp Luân, cũng như các bài giảng khác nhau của Sư Phụ.

“Như tôi vừa giảng, cái vũ trụ mà nói chung chúng ta có thể hiểu được, thật sự là dải rộng của một tiểu vũ trụ.  Lần trước khi tôi đến nước Mỹ, tôi đã giảng rằng: một dải rộng thì khoảng trên 2.7 tỷ Ngân Hà với dạng hệ hành tinh – khoảng cỡ này, ít hơn 3 tỷ – thì cấu tạo nên một vũ trụ.  Và vũ trụ này có một cái vỏ, hay là có ranh giới.  Và đó là cái vũ trụ mà chúng tôi thường nói đến.  Nhưng vượt xa ngoài vũ trụ này còn có các vũ trụ khác tận các nơi xa hơn.  Trong phạm vi của một dải rộng đặc định thì có 3000 vũ trụ khác giống như thế này.  Tuy thế cũng có một cái vỏ bên ngoài 3000 vũ trụ này, và đó chính là một vũ trụ tầng thứ hai được cấu thành.  Vượt xa hơn vũ trụ tầng thứ hai này thì có khoảng 3000 vũ trụ khác cũng kích cỡ như vũ trụ tầng thứ hai này.  Có một cái vỏ bên ngoài của chúng, và chúng lại tạo nên vũ trụ tầng thứ ba.  Cũng giống như là các hạt tử nhỏ tổ hợp thành hạt nhân nguyên tử, hạt nhân nguyên tử thì tổ hợp thành nguyên tử, và nguyên tử tổ hợp thành phân tử – cũng giống như các hạt tử cực vi quan tổ hợp thành các hạt tử lớn hơn trong một hệ thống.  Vũ trụ mà tôi vừa mô tả chính là cách mà tất cả những gì bên trong hệ thống đó tổ hợp lại.  Ngôn ngữ này không có cách nào mô tả nó được; ngôn ngữ nhân loại không thể diễn đạt nó một cách rõ ràng được.  Đây chỉ là tình huống trong một trạng thái.  Nhưng có nhiều, rất nhiều hệ thống – vô số nguyên tử tổ hợp thành phân tử – trải rộng ra khắp vũ trụ theo cách như thế.” (“Giảng Pháp Tại Thành phố New York” tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ)

Hubble Deep Field Image

“Tôi luôn giảng rằng giữa nguyên tử và phân tử là cả một không gian vô tỉ. Nhân loại chúng ta sống ở lớp các hạt tử lớn nhất tạo bởi các phân tử, và những hành tinh mà chúng ta thấy, là một lớp các hạt tử. Nhân loại sống trong không gian đó. Một hành tinh cũng là một hạt tử nhỏ. Xa hơn nữa, Dải Ngân Hà cũng có lớp vỏ bên ngoài của nó. Phải chăng dải Ngân Hà và vô số các thiên hà trải rộng ra vũ trụ, tạo thành một không gian. Chúng là có mối quan hệ với nhau. Tiếp đó phía trên các thiên hà, lại có những lớp vũ trụ khác, rồi phải chăng những lớp vũ trụ này lại tạo thành một lớp các hạt tử? Nó xác thực là một lớp các hạt tử. Vũ trụ là rộng lớn mênh mông đến khó tin. Không có cách nào để mô tả sự mênh mông của nó. Hơn nữa, 3000 vũ trụ giống như vũ trụ chúng ta đang sống, lại tạo thành một tầng thứ vũ trụ cao hơn,  vũ trụ đó có một lớp vỏ bên ngoài và lại là một hạt tử của vũ trụ tầng thứ cao hơn nữa. Tuy thế, những hạt tử mà tôi vừa giảng là trải rộng từ một điểm. Trên thực tế, các hạt tử của mỗi lớp trải rộng ra toàn thể vũ trụ. Những gì tôi vừa mô tả chỉ là hai tầng thứ của vũ trụ mà chư vị đã thấy sửng sốt rồi. Thực tế, khoa học của nhân loại trong tương lai cũng sẽ không thể biết điều này, và cũng như thế nhân loại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể nhận thức về những thứ ở cao tầng. Thậm chí với mức độ mà chúng ta vừa thảo luận, lớp các hạt tử đó cũng chỉ là một hạt bụi – một hạt bụi nhỏ – trong vũ trụ rộng lớn. Thử hình dung xem vũ trụ này mênh mông vô tỉ nhường nào. Đây là một kiểu không gian tôi đã từng giảng cho chư vị. (“Giảng Pháp tại thành phố New York,” Tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ) (bản dịch không chính thức)

Tôi cũng đã suy ngẫm về lý thuyết “Big Bang” và sự mở rộng của vũ trụ. Theo tôi thì vụ nổ Big Bang không phải là cách vũ trụ được tạo ra, mà có nghĩa là cách thức vũ trụ kết thúc. Thực tế có thể một thứ gì đó được tạo ra bởi một vụ nổ? Nó có thể là những gì các nhà khoa học nhận thức là sự bắt đầu của vũ trụ, hay thực tế là sự quan sát sự kết thúc của vũ trụ? Hay phải chăng sự khởi đầu và kết thúc là cùng một thời điểm. Sự khởi đầu mang theo nó sự kết thúc và vụ nổ có thể đồng thời là sự khởi đầu và sự kết thúc.

Sư Phụ nói cho chúng ta rằng tầng khác nhau có Pháp khác nhau. Nhận thức của tôi đó là điều này áp dụng đối với các định luật khác nhau, bao gồm cả các định luật toán học và vật lý. Hiện nay, một số nhà vật lý lượng tử sẵn sàng nói các thuật ngữ ý thức và tiềm năng. Các định luật của vật chất, của thế giới hữu hình này không thể áp dụng cho thế giới lượng tử. Những nhà vật lý cổ điển đã phải trải qua một thời gian khó khăn để tiến đến thời kỳ với hiểu biết tân tiến là mọi thứ không phải là vật chất, như đã từng được tin tưởng, mà là ý thức. Các định luật của thế giới vật chất hiện hữu này như đã biết là không thể áp dụng vào thế giới vi mô.

Khi ngẫm nghĩ về sự tương đồng giữa cấu trúc của một nguyên tử và cấu trúc của hệ mặt trời, trong hệ mặt trời có 9 hành tinh chính, có lẽ nó chính là một phiên bản lớn hơn của flo? Trên bảng tuần hoàn, một nguyên tử flo chứa chín 9 electron. Hệ mặt trời của chúng ta chứa chín hành tinh. Có lẽ sự so sánh này sẽ có ích cho những khám phá khoa học trong tương lai.

Đó là một vài những hiểu biết tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu. Trên con đường tu luyện của mình, tôi nhận ra rằng sự truy cầu tri thức cũng là một chấp trước. Ở một tầng khác, có tồn tại Pháp khác. Ở một tầng thứ nào đó, việc thám hiểm những bí ẩn của vũ trụ và cố gắng hiểu những điều bí ẩn của cuộc sống là đúng, nhưng ở một tầng thứ khác việc truy cầu kiến thức trở thành một chấp trước cần phải bỏ.

Và cuối cùng, đây là một chút “suy tưởng thần thánh” dành cho các bạn. Tôi tìm thấy hai đoạn phim mà ở đó xuất hiện hình ảnh giống như nữ thần. Đó có là thật hay không, tùy thuộc vào sự quyết định của các bạn. Dù thế nào, tôi thấy nó đặc biệt. Ở thời điểm 1 phút 17 giây, có thể nhìn thấy rõ nét môi và mũi, và ở thời điểm 1 phút 32 giây, là toàn bộ thân thể nữ thần: http://www.youtube.com/watch?v=-_Fs8oIdD7o (*)

Lần đầu tiên tôi xem clip này, đó là thời điểm nhiều năm trước khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi cảm thấy rằng tôi đã nhìn thấy một nữ thần lớn trong đó. Tôi nghĩ nó thật thú vị. Nếu như các bạn không đồng ý, thì ít nhất tôi cũng hi vọng các bạn sẽ thích thú những hình ảnh quyến rũ và âm nhạc tuyệt vời.

Có thể tải về đoạn phim ở đây: http://rapidshare.com/files/4668247/Hubble640.zip

Đây là những hiểu biết tại tầng thứ của tôi. Xin từ bi chỉ ra những điều thiếu sót.

Cám ơn Sư Phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5616

The post Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.html/feed0
Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giớihttps://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.html#respondFri, 10 Jul 2009 09:53:04 +0000https://chanhkien.org/?p=2141Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại?

The post Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[Chanhkien.org] Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại? Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có nhiều ‘phiên bản’ của mỗi chúng ta tại vô số các thế giới trong vũ trụ, nơi mà mỗi ‘phiên bản’ trong chúng ta làm những việc không tương đồng. “Tất cả các sự kiện có thể xảy ra, tất cả các sự biến đổi có thể nhận thức được trong đời sống của chúng ta, phải tồn tại.” [1] Tất cả các loại vật chất điều có đặc tính riêng của chúng, cũng như hình thức tồn tại và tiến hóa riêng của chúng, ở mỗi thế giới. Điều này nghe có vẻ rất huyền bí, nhưng học thuyết “nhiều thế giới” chính là sự giải thích sáng tỏ của cơ học lượng tử.

“Sự tín nhiệm đã đến với Hugh Everett, người có luận án tiến sĩ được trình bày lần đầu tiên tại Princeton vào năm 1957, trong đó coi thuật ngữ “nhiều thế giới” là sự giải thích của thuyết cơ học lượng tử.” [1] Sau này, Tiến sĩ John Wheeler đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Tiến sĩ Wheeler là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất tại Mỹ, một chuyên gia về Thuyết Tương đối, và là một trong những lãnh đạo của đội dự án Manhattan nhằm phát triển kế hoạch bom nguyên tử, cũng như đội chế tạo bom hydro trong Chiến tranh Thế giới II. Năm mươi năm sau, học thuyết “nhiều thế giới” tiếp tục thu hút nhiều thế hệ các nhà vật lý, những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển học thuyết này. Giáo sư vật lý danh tiếng, ông David Deutsch tại Đại học Oxford là đại diện cho các nhà vật lý này.

Tiến sĩ Deutsch là “một trong những nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu trên thế giới.” [1] Tạp chí Discover đã có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Deutsch và xuất bản một bài báo trong tháng 9 năm 2001, trong đó ông Deutsch giải thích ngắn gọn về học thuyết “nhiều thế giới.”

Kể từ khi thế kỷ 20 bắt đầu, các nhà vật lý học lượng tử đã bị sửng sốt bởi một số hiện tượng mà dường như xung khắc với thế giới vật lý rộng lớn của Newton và Einstein. “Theo phạm trù của thuyết lượng tử, các đối tượng dường như mơ hồ và khó phân biệt, như thể chúng được tạo ra bởi một vị thần ngốc nghếch. Một lạp tử đơn không chỉ chiếm vị trí tại một nơi, mà ở nhiều nơi và cả ở giữa những nơi đó.” [1] Những hiện tượng này hoàn toàn khác biệt với những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, và làm đau đầu hầu hết các nhà vật lý.

Các nhà vật lý đã cố gắng giải thích những hiện tượng này, nhưng nói một cách nghiêm túc, không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt toán học. Không cần đợi đến những năm 1950, khi mà điều huyền bí được giải quyết bởi “học thuyết nhiều thế giới.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi electron trong các thí nghiệm “dường như có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc – nhưng chỉ khi không có ai đang quan sát. Ngay khi một nhà vật lý cố gắng quan sát một lạp tử, lạp tử ấy bằng cách nào đó đã định tại một vị trí, như thể là nó biết rằng nó đã bị phát hiện.” [1]

“Để giải thích sự mâu thuẫn này, đa số các nhà vật lý đã chọn một phương án dễ dàng: Họ hạn chế tính hiệu lực của thuyết lượng tử trong thế giới hạ nguyên tử (mức vi quan ở dưới mức nguyên tử). Nhưng ông Deutsch đã lý luận rằng quy luật của học thuyết phải có tính xác thực tại mỗi mức [vi quan]. Bởi vì mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả chúng ta, được cấu thành bởi những lạp tử này, và bởi vì thuyết lượng tử đã được chứng minh là không thể sai lầm ở mỗi thí nghiệm có thể nhận biết, các quy tắc lượng tử kỳ cục này phải được áp dụng cho chúng ta. Chúng ta, cũng như vậy, phải tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc, thậm chí cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Phải có nhiều ông David Deutsch, nhiều trái đất, và nhiều vũ trụ [đồng thời tồn tại]. Chúng ta không chỉ sống trong một vũ trụ đơn, theo như ông Deutsch, mà phải trong một vũ trụ rộng lớn hay là “đa vũ trụ.” [1]

“Dưới điều kiện bình thường, chúng ta không bao giờ phải đối mặt với những hiện thực đa chiều như trong cơ học lượng tử. Chúng ta chắc chắn không thể nhận thức được những ‘cái tôi’ khác đang làm gì. Chỉ trong những điều kiện được kiểm soát một cách cẩn thận, như trong thí nghiệm hai khe hở (two-slit), chúng ta mới có được gợi ý về sự tồn tại của điều mà ông Deutsch gọi là “đa vũ trụ.” [1] Ông Deutsch, một bậc thầy trong lĩnh vực vật lý học lý thuyết, tin rằng không có cách nhìn nhận khác về cơ học lượng tử. Những thí nghiệm này được xây dựng dựa trên những phương trình toán học nghiêm ngặt và được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Trong đoạn cuối bài báo, “Ông Deutsch lý luận rằng các nhà vật lý, những người sử dụng cơ học lượng tử một cách vị lợi – và điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà vật lý đang làm việc trong lĩnh vực hiện nay – thật thiếu can đảm. Họ đơn thuần không thể chấp nhận sự kỳ bí của hiện thực lượng tử. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, ông nói, các nhà vật lý đã từ chối tin vào những gì mà học thuyết đang thịnh hành nói về thế giới. Đối với ông Deutsch, điều này giống như Galileo từ chối tin rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời và sử dụng mô hình nhật tâm của hệ mặt trời chỉ để dự đoán vị trí của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời. Giống như các nhà vật lý hiện đại, những người cho rằng lượng tử ánh sáng (photon) vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ kia, Galileo có thể lý luận rằng Trái đất vừa chuyển động vừa đứng im cùng một lúc và các sinh viên mới ra trường chế nhạo rằng điều này có nghĩa là gì vậy.” [1]

Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác.

Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.

Tham khảo:

[1] DISCOVER Vol. 22 No. 9 (Tháng 9 năm 2001)

http://www.discover.com/sept_01/featsecret.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/19/18581.html
http://www.pureinsight.org/node/1225

The post Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.html/feed0
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữuhttps://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.htmlhttps://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.html#respondTue, 23 Jun 2009 08:54:09 +0000https://chanhkien.org/?p=2049Các nhà thiên văn học người Mỹ mới đây đã đưa ra nhiều giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ.

The post Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liu Xinyu

[Chanhkien.org] Các nhà thiên văn học người Mỹ mới đây đã đưa ra nhiều giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ. Trong số đó có khái niệm “đa vũ trụ” (“multiverse”), khái niệm cho thấy rằng có những “vụ nổ” liên tiếp sau “vụ nổ lớn” (“Big Bang”) và hình thành nên vô số vũ trụ.

Tại sao không gian của chúng ta có ba chiều mà không phải là hai, mười hay hai mươi lăm? Tại sao tốc độ của ánh sáng lại nhanh hơn rất nhiều lần tốc độ âm thanh? Tại sao một nguyên tử lại nhỏ hơn rất nhiều một hành tinh? Tại sao vũ trụ của chúng ta rất cổ xưa? Liệu những vũ trụ khác có tồn tại hay không? Có một số câu hỏi mà các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.

Khoảng một thế kỷ trước đây, các nhà khoa học tin rằng toàn bộ vũ trụ chỉ bao gồm các vì sao và đám tinh vân trong Dải Ngân Hà. Ngày nay, các nhà thiên văn học đã biết rằng có vô số thiên hà tồn tại bên ngoài Dải Ngân Hà. Theo các quan sát thiên văn, “năng lượng tối” (“dark energy”) mà chưa phát hiện ra chiếm tỷ lệ 2/3 tổng năng lượng vật chất của toàn vũ trụ.

Một vài nhà vũ trụ học đã đưa ra giả thuyết rằng các vũ trụ mở rộng theo dạng hình học, đan xen vào những vụ trụ khác hay vũ trụ nhỏ hơn bên trong một hố đen. Những nhà khoa học khác tin rằng các vũ trụ đang trôi nổi trong chân không và đôi khi va chạm với nhau trong một chiều không gian thứ năm. Tiến sĩ Max Tegmark, một nhà vũ trụ học tại Đại Học Pennsylvania, đã đưa ra giả thuyết rằng ít nhất tồn tại bốn vũ trụ khác nhau. Tiến sĩ Joseph Polchinski đến từ Học Viện Vật Lý Lý Thuyết và Đại Học California tại Santa Barbara, đã nghiên cứu rằng có thể có 1060 lời giải khác nhau cho một phương trình bậc nhất cơ bản, cho thấy vũ trụ của chúng ta chỉ là một sự phối hợp của một vài vũ trụ cho con người sinh sống.

Dựa trên vật lý học phân tử hiện đại, tiến sĩ Alan Guth, một giáo sư tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts đã đưa ra giả thuyết về “sự bơm phồng”. Giả thuyết này khẳng định rằng khi một vũ trụ có tuổi thọ ít hơn một phần tỷ tỷ của một giây, nó sẽ trải qua một vụ siêu nổ và phát phóng ra năng lượng chống lại trọng trường trong vũ trụ. Tiến sĩ Guth và nhiều lý thuyết gia khác nhau, gồm có tiến sĩ Andrei Linde thuộc Đại Học Stanford, tiến sĩ Alexander Vilenkin thuộc Đại Học Tufts và tiến sĩ Paul Steinhardt thuộc Đại Học Princeton đã đề xuất rằng một khi “sự bơm phồng” bắt đầu ở bất cứ đâu, nó sẽ tiếp tục xảy ra mãi mãi, và tạo ra một chuỗi vô hạn các vũ trụ.

Tham khảo:

1. www.nytimes.com/2002/10/29/science/space/29MULT.html [1]
2. www.nytimes.com/2002/10/29/science/space/29COSM.html [2]

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/2/19089.html
http://www.pureinsight.org/node/1218

The post Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.html/feed0
Nguồn gốc của mặt trănghttps://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.html#respondFri, 13 Mar 2009 09:10:15 +0000https://chanhkien.org/?p=1474Đã 40 năm trôi qua kể từ khi tàu vũ trụ Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng vào năm 1969.

The post Nguồn gốc của mặt trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Đã 40 năm trôi qua kể từ khi tàu vũ trụ Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng vào năm 1969. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2007, Nhật Bản cũng đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên “Princess” với nhiệm vụ chính là khám phá mặt trăng.

Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, đã tiết lộ bí mật về mặt trăng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân (tập II):

Thực ra, mặt trăng là người tiền sử tạo ra, bên trong nó rỗng. Nhân loại tiền sử rất phát triển.

Chúng ta không thực sự biết được cuốn sách này được viết khi nào, nhưng nó được xuất bản 12 năm trước đây vào năm 1995. Giờ đây chúng ta có thể tìm được thông tin [trên] về mặt trăng từ website Minh Huệ và trong cuốn Chuyển Pháp Luân (tập II), Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn.

Ngày nay, các nhà khoa học đang sử dụng sự hiểu biết của họ từ những gì quan sát được để tạo ra một “sự suy đoán táo bạo” chứ không phải là một sự khẳng định chắc chắn. Sự suy đoán táo bạo đó là kết quả của việc tiêu tốn hàng đống tiền. Khi nền kinh tế của một quốc gia đang trong khủng hoảng, làm sao có thể lấy lý do khám phá mặt trăng để tiêu tốn nhiều tiền như vậy?

Trên thực tế, nhà sáng lập Pháp Luân Công đã tiết lộ rất nhiều bí mật về nhân loại và toàn vũ trụ mà các nhà khoa học hiện đại không hể có một manh mối nhỏ nào về cách làm sao đạt được điều đó. Với những khám phá mới và những suy luận mới, các nhà khoa học cuối cùng sẽ khám phá ra họ đã dành cả cuộc đời và cạn kiệt sức lực để tìm kiếm những câu trả lời mà đã được gói gọn chỉ trong một vài câu trong sách của Ông Lý Hồng Chí.

Một vài nhà lãnh đạo chính trị ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ lấy làm ngạc nhiên trước sự đột phá những sự bế tắc về khoa học đến từ việc nghiên cứu các học viên Pháp Luân Công. Và điều đó được cung cấp cho mọi người dân thế giới một cách miễn phí.

Liệu có ai đã từng tự hỏi sự thông thái của các học viên Pháp Luân Công đến từ đâu?

Dịch từ:

http://renminbao.com/rmb/articles/2007/9/25/45638b.html
http://www.pureinsight.org/node/4943

The post Nguồn gốc của mặt trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.html/feed0
Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newtonhttps://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.html#respondSat, 07 Mar 2009 19:28:10 +0000https://chanhkien.org/?p=1450Đài quan sát tia-X XMM-Newton trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu dưới sự điểu khiển của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cuối cùng đã khám phá ra phần vật chất còn thiếu trong vũ trụ.

The post Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newton first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Đài quan sát tia-X XMM-Newton trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu dưới sự điểu khiển của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cuối cùng đã khám phá ra phần vật chất còn thiếu trong vũ trụ.

Mười năm trước, các nhà khoa học đã dự đoán rằng khoảng một nửa vật chất thông thường là được cấu tạo bởi những nguyên tử tồn tại dưới hình thức các đám khí bụi có mật độ thấp, tràn đầy trong vũ trụ rộng lớn và giữa các thiên hà.

Tất cả vật chất trong vũ trụ được phân bố giống như một cấu trúc mạng nhện, gọi là lưới vũ trụ (cosmic web). Tại những điểm nút đậm đặc nhất của lưới vũ trụ là các dải thiên hà – vật thể lớn nhất trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học hoài nghi rằng những đám khí bụi mật độ thấp lan tràn khắp trong những “sợi dây” của chiếc lưới vũ trụ này.

Mật độ thấp của đám khí bụi đã ngăn cản nhiều cố gắng nhằm phát hiện ra nó trong quá khứ. Với độ nhạy cao của đài quan sát XMM-Newton, các nhà thiên văn học đã khám phá ra những phần đậm đặc nhất của nó. Khám phá này sẽ giúp họ hiểu được sự giãn nở của lưới vũ trụ.

Phức hợp quang học và hình ảnh tia-X của dải thiên hà Abell 222 và Abell 223. Dải thiên hà đôi này được nối liền bởi một sợi nhỏ thấm đầy bởi đám khí tỏa ra tia-X mật độ cao.
Hình ảnh quang học được chụp bởi SuprimeCam của kính viễn vọng Subaru; hình ảnh tia-X cho thấy sự phân bổ của những đám khí khuếch tán (từ vàng sang đỏ) được quan sát bởi XMM-Newton. Người thực hiện: ESA/ XMM-Newton/ EPIC/ ESO (J. Dietrich)/ SRON (N. Werner)/ MPE (A. Finoguenov).

Chỉ khoảng 5% vũ trụ của chúng ta được cấu tạo bởi vật chất thông thường mà chúng ta đã biết, bao gồm proton, neutron hoặc baryon, cùng với electron, hình thành nên những khối vật chất thông thường. Phần còn lại của vũ trụ được cấu tạo bởi vật chất tối (23%) và năng lượng tối (72%). Một nửa của các vật chất baryon thì chưa được phát hiện. Tất cả các ngôi sao, thiên hà và các đám khí bụi quan sát được trong vũ trụ chỉ có ít hơn 1 nửa vật chất được cấu tạo bởi baryon.

Các nhà khoa học dự đoán rằng những đám khí phải có một nhiệt độ rất cao và nó có thể phóng xạ tia-X năng lượng thấp. Nhưng mật độ thấp của chúng làm cho việc quan sát trở nên khó khăn.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng XMM-Newton để quan sát một cặp thiên hà, Abell 222 và Abell 223, cách trái đất 2.300 triệu năm ánh sáng. Khi ấy, những hình ảnh và quang phổ của hệ thống cho thấy một chiếc “cầu nối” bằng khí nóng liên kết hai chòm sao.

“Đám khí nóng mà chúng ta thấy trong ‘chiếc cầu’ hay là những ‘sợi dây’ có thể cực nóng và có mật độ cao nhất của đám khí khuếch tán trong lưới vũ trụ, được tin là cấu tạo bởi một nửa vật chất baryon trong vũ trụ,” ông Norbert Werner đến từ Học viện nghiên cứu vũ trụ Hà Lan SRON, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Đây là một mô hình của lưới vũ trụ. Các chòm sao được dự đoán là sẽ phát triển ở các vùng nối của tấm lưới. Người thực hiện: Springel et al., Virgo Consortium

“Khám phá về phần nóng nhất của các baryon bị thiếu là rất quan trọng. Đó là bởi vì có nhiều loại [vật chất] khác nhau cùng tồn tại và chúng ta dự đoán là những baryon bị thiếu là một loại khí nóng, nhưng mẫu này có xu hướng khác biệt hẳn,” ông Alexis Finoguenov, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Thậm chí với độ nhạy của XMM-Newton, khám phá này chỉ có thể xảy ra bởi vì phần nối là dọc theo đường thẳng của tầm nhìn, tập trung sự bức xạ từ toàn điểm nối chỉ trong một vùng nhỏ trên bầu trời. Khám phá về khí nóng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự giãn nở của lưới vũ trụ.

“Đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Để hiểu về sự phân bố của vật chất trong lưới vũ trụ, chúng ta phải nghiên cứu thêm nhiều hệ thống giống như thế này. Và cuối cùng là khai trương một đài quan sát vũ trụ mới chuyên dụng để quan sát lưới vũ trụ với độ chính xác cao hơn hiện nay. Kết quả sẽ cho phép chúng ta thiết lập những yêu cầu chắc chắn cho nhiệm vụ mới này,” ông Norbert Werner kết luận.

Nhà khoa học phụ trách dự án ESA’s XMM-Newton, ông Norbert Schartel, bình luận về khám phá này: “Đột phá quan trọng này là một tin tuyệt vời cho sứ mệnh của chúng ta. Đám khí đã được phát hiện sau những cố gắng lớn lao và quan trọng hơn, chúng ta đã biết phải tìm kiếm ở nơi nào. Tôi hy vọng nhiều nghiên cứu theo sau XMM-Newton trong tương lai sẽ nhằm đúng những khu vực đầy hứa hẹn trên bầu trời.”

Dịch từ:

http://www.esa.int/esaCP/SEMQLPZXUFF_index_0.html
http://www.pureinsight.org/node/5353

The post Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newton first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.html/feed0