Khoa học chân chính | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 00:17:25 +0000en-UShourly1Loạt bài: Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sửhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su.htmlMon, 08 Mar 2021 19:01:24 +0000https://chanhkien.org/?p=27278Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Washington D.C. [Chanhkien.org]    Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1)Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 2)

The post Loạt bài: Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Washington D.C.

[Chanhkien.org] 

 

Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1)
Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 2)

The post Loạt bài: Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Pháp Luân Đại Pháp: Lợi ích sức khỏe, chống lão hóa và hơn thế nữahttps://chanhkien.org/2014/09/phap-luan-dai-phap-loi-ich-suc-khoe-chong-lao-hoa-va-hon-the-nua.htmlWed, 10 Sep 2014 13:49:43 +0000http://chanhkien.org/?p=23540Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992.

The post Pháp Luân Đại Pháp: Lợi ích sức khỏe, chống lão hóa và hơn thế nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Jingduan Yang, MD; John Nania

[Chanhkien.org]

Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện

Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992. Ông đã đi khắp Trung Quốc để mở các khóa giảng mười ngày, mỗi buổi học bao gồm giảng Pháp từ một đến hai tiếng, cộng với việc dạy năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã giới thiệu nó với danh nghĩa khí công, nhưng giảng rằng Pháp Luân Đại Pháp nên được xem là một pháp môn tu luyện toàn diện có nguồn gốc xa xưa. Các pháp môn tu luyện đều nhắm vào việc cải thiện sức khỏe và tố chất thân thể, nhưng mục tiêu chung mà họ đạt được lại vượt lên trên những điều đó: cải biến con người hoàn toàn, cả thể chất, tinh thần lẫn tâm hồn (tính mệnh song tu). Một pháp môn tu luyện chân chính luôn bắt nguồn từ văn hóa cổ đại và được truyền lại một cách toàn vẹn từ thời tiền sử. Pháp Luân Đại Pháp đáp ứng được yêu cầu này, nó đã được truyền thừa từ sư phụ sang đệ tử trong hàng ngàn năm.

Pháp Luân Đại Pháp thấu triệt được ba nguyên lý cấu thành nên nền tảng của nhân loại và vũ trụ. Ba nguyên lý này nằm trong ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bổn phận của một học viên Pháp Luân Đại Pháp là phải luôn luôn cư xử chiểu theo những nguyên lý này. Là một hệ thống tính mệnh song tu hoàn chỉnh, Pháp Luân Đại Pháp thật ra cũng có những bài tập động tác nhẹ nhàng và thiền định, nhưng chìa khóa của tu luyện chính là mỗi cá nhân phải đề cao tâm tính (hay nhân cách đạo đức) của mình để đồng hóa tối đa với Chân-Thiện-Nhẫn. “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, định nghĩa tâm tính như sau: “Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực…. Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi”. Một khía cạnh chủ yếu của tu luyện tâm tính là phải vứt bỏ các tâm chấp trước. Sư phụ Lý viết: “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người“. Có thể hiểu về các tâm chấp trước rằng chúng không chỉ là những lối suy nghĩ đằng sau các hành vi rõ ràng là sai trái như đam mê vật chất, mà còn là những ham muốn và dục vọng có thể khống chế hoặc làm xáo trộn tư tưởng của con người. Một khía cạnh khác là tự kiểm điểm bản thân (hướng nội) nhằm tìm ra những cách tốt hơn để phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn. Quá trình hướng nội này giúp con người tự nhiên vứt bỏ được những ham muốn, dục vọng và các tâm ích kỷ. Hiểu biết về các nguyên lý sẽ làm tăng nhận thức và mang lại những thay đổi từng bước một mà không cần phải gượng ép. Quyển sách “Chuyển Pháp Luân” đưa ra những chỉ dẫn và ví dụ đóng vai trò như kim chỉ nam. Nhờ đọc sách mà người học sẽ biết được tu luyện như thế nào. Chủ yếu là phải tu luyện tâm tính; các bài công pháp và thiền định cũng rất cần thiết, nhưng chỉ là bổ trợ. Pháp Luân Công có bốn bài công pháp đứng với động tác nhẹ nhàng, chậm rãi. Trong bài Pháp Luân Trang Pháp, hai cánh tay được giữ bất động trong nhiều phút với tư thế ôm bánh xe. Còn trong ba bài còn lại thì hai bàn tay di chuyển theo cơ chế năng lượng (khí cơ) của cơ thể. Theo quan niệm của phương Tây thì những bài công pháp này kẽo dãn và làm cơ thể khỏe mạnh, nhưng mục tiêu thâm sâu hơn chính là để gia trì các khí cơ vô hình này. Bài công pháp thứ năm, ngồi thiền, bắt đầu bằng một vài động tác tay, sau đó là tọa thiền nhập tĩnh. Trong tất cả các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, tư tưởng phải luôn tỉnh táo (không mơ mơ tỉnh tỉnh), nhưng phải thanh tịnh và không suy nghĩ gì cả. Không có bài công pháp nào trong số này yêu cầu người tập phải vận dụng các kỹ thuật đặc biệt như quán tưởng hoặc tập thở.

Ai có thể tập

Phạm vi tuổi tác của người học có thể từ trẻ em đến người già. Mặc dù người tập xuất thân từ đủ mọi tầng lớp nhưng vẫn có một lượng lớn là bác sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chuyên gia kỹ thuật.

Pháp Luân Đại Pháp chú trọng tu luyện tâm tính, tức là thể chất của những người mới học có thể ở bất kỳ tình trạng nào, thậm chí cả những người bị bại liệt hoặc bị phẫu thuật cắt mất một phần thân thể vẫn tập được. Học viên phải nắm được các nguyên lý của môn học, nhưng những người mù chữ hoặc khiếm thị có thể học qua băng tiếng hoặc băng hình. Vì Pháp Luân Đại Pháp cải biến cả tâm lẫn thân, nên người học phải luôn làm chủ ý thức và không được mang theo chấp trước về bệnh tật. Người bị bệnh tâm thần, hoặc mang bệnh nặng, hoặc bệnh giai đoạn cuối không được khuyến khích tập.

Hiệu quả nâng cao sức khỏe và ngăn lão hóa

Nếu một cá nhân có thể tu luyện chiểu theo các nguyên lý kể trên, chú trọng tâm tính và không màng đến những khổ nạn trên thân thể, thì sẽ nhanh chóng xuất hiện những cải biến lớn, thậm chí rất kỳ diệu. Có rất nhiều câu chuyện về những thay đổi nhanh chóng và toàn diện như vậy. Một ví dụ điển hình là bà Connie Chipkar, 60 tuổi, đã tập Pháp Luân Đại Pháp được 3 năm. Bà đã kể lại những trải nghiệm của mình ở Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp Great Lakes [năm 2000] tại Ottawa. Nói về lợi ích sức khỏe, bà kể: “Tôi là bằng chứng sống cho ‘tác dụng phụ’ của tu luyện, mà tôi phải gọi đó là điều kỳ diệu. Tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp năm 57 tuổi, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống này. Tôi cần phải ngủ trưa mỗi ngày. Trong 3 năm qua, tôi trông trẻ trung hơn, các nếp nhăn gần như biến mất và sinh lực không ngừng tăng lên. Tôi ngủ ít hơn trước và cảm thấy yêu đời hơn, mạnh mẽ hơn, minh mẫn hơn và khỏe khoắn chưa từng thấy”. Những chia sẻ về hiệu quả cải thiện sức khỏe và sức sống đều tương đồng. Những hiệu quả tích cực thường thấy gồm: tinh thần minh mẫn và an hòa hơn, giải tỏa căng thẳng, thắt chặt quan hệ giữa người với người, tăng sự tự tin, thoát khỏi các ham muốn, tăng cường sinh lực, giảm nhu cầu thuốc men, chữa vô sinh, diện mạo trẻ trung hơn, và các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh tật kinh niên đều biến mất, v.v.

Tại Trung Quốc, nhiều cuộc khảo sát quy mô lớn đã được thực hiện ở các thành phố lớn nhằm giúp nhà chức trách Trung Quốc đánh giá được môn tập này. Năm 1998, một cuộc khảo sát đã được thực hiện ở trên 200 điểm tập thể dục trong 5 quận của Bắc Kinh. Hơn 12.700 bản câu hỏi được trả lời đầy đủ đã được đem ra phân tích. Phần lớn những người tham gia trả lời (67,5%) trên 50 tuổi và 30,8% trong độ tuổi từ 20 đến 49. Khoảng một nửa số người tham gia (52,6%) đã tập Pháp Luân Đại Pháp từ 1 đến 3 năm, và 49,8% mắc 3 loại bệnh tật. Chỉ có 6,6% số người nói rằng họ khỏe mạnh trước khi bắt đầu học. Tại thời điểm diễn ra khảo sát, 58,5% cho biết họ đã hết bệnh hoàn toàn, 24,9% hồi phục căn bản, và 15,7% hồi phục một phần. Số người cảm thấy tràn đầy sinh lực tăng từ 3,5% đến 55,3% sau khi luyện tập, và 80,3% có cải thiện đáng kể trong sức khỏe tinh thần. Ước tính hàng năm mỗi học viên đã tiết kiệm cho nhà nước 3.270 Nhân dân tệ chi phí y tế (tương đương 10 tháng thu nhập trung bình của một người Trung Quốc vào thời điểm đó). Khảo sát này và các khảo sát tương tự đã khiến một quan chức trong Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia Trung Quốc phát biểu rằng luyện tập Pháp Luân Đại Phápcó thể tiết kiệm cho mỗi người 1.000 Nhân dân tệ chi phí y tế hàng năm. Nếu 100 triệu người đang luyện tập nó thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 100 tỷ Nhân dân tệ tiền thuốc men” (trích US News & World Report, số ra ngày 22/2/1999).

Các nhà nghiên cứu bộ môn khoa học cơ bản ở Mỹ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Tiến sĩ Phong Lệ Lệ, giáo sư miễn dịch học và sinh học phân tử tại trường Đại học Y Baylor ở Texas đã quan sát tuổi thọ và chức năng của các tế bào bạch cầu, cụ thể là bạch cầu trung tính. Các kết quả sơ bộ cho thấy tuổi thọ trong ống nghiệm của những bạch cầu trung tính lấy từ học viên Pháp Luân Đại Pháp dài gấp 30 lần so với các nhóm thông thường và chúng cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Tiến sĩ Lưu Quốc Hoa, nhà sinh vật học ở U.C. Davis, báo cáo rằng lực co của các tế bào tim được tăng lên 175% sau vài phút tiếp xúc với trường năng lượng phát ra từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong khi họ tập các bài công pháp. Mặc dù những khảo sát và nghiên cứu này đã cho thấy rõ ràng hiệu quả đối với sức khỏe và chống lão hóa là có thật, nhưng chúng vẫn không vén mở được cơ chế của hiện tượng này.

Hiểu về cơ chế và nguyên lý

Làm sao chúng ta hiểu được những tác động tích cực lên sức khỏe và cơ chế của Pháp Luân Đại Pháp? Từ quan niệm của Tây y hiện đại, chúng ta có thể chấp nhận rằng việc loại bỏ căng thẳng và lối sống không lành mạnh cũng như thói quen xấu có thể làm giảm các nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tim mạch, ung thư, chứng tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến dưỡng chất và các bệnh lây qua đường tình dục. Nhưng chúng ta không thể hiểu thấu đáo được tại sao nó như thế, và cũng không xác định được cơ chế.

Nhưng xét từ phương diện Trung y truyền thống thì chúng ta lại có thể liễu giải được một chút về cơ chế này. Trước hết, áp lực tinh thần là nguyên nhân căn bản dẫn đến các vấn đề sức khỏe; nó khiến cơ thể dễ bị mầm bệnh bên ngoài tấn công. Trong Pháp Luân Đại Pháp, sự tu luyện tâm tính và thực hành Chân-Thiện-Nhẫn giúp người học luôn vui vẻ và bình an trong tâm hồn, điều này giúp loại bỏ những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tật.

Thứ hai, Trung y giảng rằng “khí” là một dạng năng lượng sống, và chìa khóa để có sức khỏe tốt là phải giữ cho luồng khí luôn sung mãn, thông suốt và không sai lệch. Thứ ba, theo Trung y, kênh năng lượng (hay “kinh mạch”) bị tắc nghẽn sẽ gây ra đau đớn, khối u, và nhiều trạng thái sức khỏe khác. Yếu tố cần thiết để trị bệnh hiệu quả theo Trung y là cần phải giữ cho các đường kinh mạch được thông suốt bằng châm cứu, mát-xa, hoặc tập Thái Cực quyền.

Các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp giải quyết vấn đề thứ hai và thứ ba bằng cách điều hòa, bổ trợ và tăng cường luồng khí, giúp người tập giữ được sức khỏe tốt thông qua việc khai thông kinh mạch, nhờ đó chữa lành hoặc ngăn chặn nhiều trạng thái không tốt. Trong quá trình tập luyện, học viên không chỉ khai thông toàn bộ kinh mạch mà còn không ngừng nới rộng chúng. Đây là điểm độc đáo của Pháp Luân Đại Pháp mà ông Lý Hồng Chí đã viết trong sách “Chuyển Pháp Luân”: “Cuối cùng làm cho hơn vạn mạch liên kết thành một khối, đạt đến một cảnh giới không mạch không huyệt, toàn bộ thân thể liên kết lại thành một khối… Khi luyện đến bước này, thân thể người ta cơ bản đã được chuyển hoá thành vật chất cao năng lượng“.

Trung y giảng rằng khí có xu hướng suy yếu khi về già, vì vậy gây ra rối loạn chức năng. Thế nhưng làm cách nào để làm chậm, ngưng hẳn, hay thậm chí đảo ngược quá trình này được? Và làm sao để kinh mạch không bị bế tắc? Khi Hoàng Đế hỏi về bí quyết của thuật trường sinh, quan cố vấn Kỳ Bá đã trả lời rằng điểm mấu chốt là phải có “tâm trong sạch và ít ham muốn” (thanh tâm quả dục). Tuy nhiên Trung y hiện đại lại lý giải rất ít tại sao phải như thế và làm cách nào để đạt được “tâm trong sạch và ít ham muốn“. Các nhà phân tích Tây phương cần phải thay đổi quan niệm mới hiểu được Trung y. Tương tự, để hiểu được hiệu quả của Pháp Luân Đại Pháp, người ta phải tiếp cận nó từ một góc độ mới và phải đứng từ trong nguyên lý của nó để hiểu được nó. Các dạng năng lượng và vật chất được giảng trong Pháp Luân Đại Pháp thâm sâu hơn và được cấu thành từ những hạt nhỏ hơn loại năng lượng và vật chất mà Tây y và Trung y biết đến.

Các môn khí công nói chung đều tăng cường và thanh lọc khí. Tuy nhiên Pháp Luân Đại Pháp diễn hóa một loại năng lượng khác gọi là “công”, hay “năng lượng tu luyện”. “Khí” có mặt ở khắp nơi và mọi sinh vật sống đều có khí. Mọi người đều có khí nhưng một điều không thể tránh khỏi là nó sẽ bị tản đi khi về già. Trái lại, “công” chỉ được phát triển trên thân thể của những người tu luyện tâm tính. Tâm tính của một người càng cao thì số lượng và mật độ của công càng lớn.

Những học viên tu luyện tâm tính thật ra đang thay đổi năng lượng và vật chất trong thân thể họ. Qua một thời gian không ngừng tu tâm tính, công sẽ liên tục được tăng trưởng bất chấp tuổi tác. Công là dạng năng lượng có khả năng chống lão hóa và điều chỉnh lại các tế bào và mô hoạt động không đúng đắn. Lưu ý: Công tăng trưởng là nhờ tu luyện tâm tính chứ không phải nhờ năm bài công pháp. Chỉ có tu luyện tâm tính mới đạt được trạng thái “tâm trong sạch ít dục vọng“.

Hiểu sâu hơn về nguyên lý

Các nguyên lý khác nhau cần có hướng tiếp cận khác nhau, lối suy nghĩ khác nhau và thuật ngữ khác nhau. Để hiểu được nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, người học cần phải đọc một hoặc nhiều sách của Pháp Luân Đại Pháp. “Pháp Luân Công” là cuốn sách giới thiệu sơ lược; còn hệ thống tu luyện hoàn chỉnh lại nằm trong quyển “Chuyển Pháp Luân”, được sao lục từ những bài giảng của ông Lý Hồng Chí ở Trung Quốc trong thập niên 1990 và do đích thân ông biên tập. Phương pháp tối ưu là đọc sách đều đặn mỗi ngày từ đầu đến cuối. Đọc từng phần riêng lẻ, đọc đi đọc lại một đoạn nào đó, hoặc ngừng vài ngày để chiêm nghiệm nội dung sẽ làm phá vỡ tính liên tục của cuốn sách và giảm thiểu đáng kể hoặc đánh mất cơ hội để bạn hiểu được nguyên lý. Đừng mong hiểu được mọi thứ trong lần đọc đầu tiên, nhưng hãy đọc một mạch từ đầu đến cuối với tâm trí cởi mở. Đây là cách duy nhất để có cơ hội hiểu về một nguyên lý mới.

Một phần không thể thiếu của pháp môn này chính là cách thức phổ truyền của nó. Tất cả sách, băng tiếng, băng hình cần thiết để học Pháp Luân Đại Pháp đều có thể đặt mua, tuy vậy chúng cũng được cung cấp miễn phí trên Internet. Những học viên có kinh nghiệm luôn sẵn lòng hướng dẫn người mới tập các bài công pháp và trả lời các câu hỏi. Nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu học viên không được thu phí hay nhận tặng phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trong khi trợ giúp người khác luyện công.

Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện tự thân; chủ yếu là tu tâm tính, và nó giữ quan điểm rằng không ai có thể dùng bất cứ phương tiện bên ngoài nào để đề cao tâm tính giùm người khác được. Nó phải là một pháp môn miễn phí, tự tu và tự thúc đẩy bản thân. Người tu luyện tự nhìn vào bản thân mình, nhưng cũng có thể họp nhóm để chia sẻ kinh nghiệm, thể ngộ và hiểu biết của mình về các kinh văn. Địa điểm của các điểm luyện công và học nhóm kèm với thông tin liên lạc có thể được tìm thấy trên Internet.

Tại sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại ở Trung Quốc?

Đầu năm 1999, một khảo sát của chính phủ Trung Quốc ước tính có 70 đến 100 triệu người đang theo học Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 22 tháng 7 năm 1999, ban lãnh đạo của chế độ cộng sản tuyên bố Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Các con số đã nói rõ vấn đề: có quá nhiều người mà Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể áp đặt quyền kiểm soát độc tài được, khiến các lãnh đạo thấy căng thẳng. Bất chấp sự thật rằng trước đó chính phủ đã trao tặng các giải thưởng cho Pháp Luân Đại Pháp; bất chấp sự thật rõ ràng rằng chính phủ đã tiết kiệm được hàng triệu đô-la nhờ giảm chi phí phúc lợi y tế ở Trung Quốc; và bất chấp sự thật rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành những công nhân gương mẫu, các thành viên tận tụy với gia đình và là những công dân tuân thủ pháp luật.

Ai cũng biết rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc cải thiện sức khỏe rõ rệt và sử dụng các dịch vụ y tế ít hơn mức trung bình. Hầu hết chính phủ các nước đều nhiệt tình quảng bá một pháp môn tu luyện dạy cho hàng chục triệu công dân của họ cách cư xử hòa ái và hợp pháp, đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân sách quốc gia. Trái ngược với cuộc đàn áp tàn bạo mà các học viên phải đối mặt ở Trung Quốc, hàng trăm chính quyền địa phương ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ nơi Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền đã trao tặng bằng khen cho Pháp Luân Đại Pháp nhờ khả năng cải thiện sức khỏe và đạo đức mà nó mang lại cho người dân.

Chiến dịch đàn áp vô lương tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc đã khiến cho trăm hàng ngàn học viên khỏe mạnh, hòa ái bị bắt bớ, giam cầm, và/hoặc quản thúc trong các bệnh viện tâm thần. Hơn 3.762 trường hợp tử vong đã được xác nhận, gây ra bởi các màn tra tấn do chính quyền Trung Quốc chỉ đạo. Để biết thêm thông tin về tình hình bức hại ở Trung Quốc, mời truy cập http://vn.minghui.org.

Để biết thêm thông tin về Pháp Luân Đại Pháp hoặc tìm học viên địa phương, xin mời truy cập http://phapluan.org.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/154

The post Pháp Luân Đại Pháp: Lợi ích sức khỏe, chống lão hóa và hơn thế nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đôi điều suy ngẫm về lỗ hổng tầng Ozonehttps://chanhkien.org/2014/05/doi-dieu-suy-ngam-ve-lo-hong-tang-ozone.htmlThu, 22 May 2014 03:06:41 +0000http://chanhkien.org/?p=23486Theo hiểu biết hiện nay của cộng đồng khoa học thế giới thì lỗ hổng này được gây ra bởi lượng khí chlorofluorocarbons (CFC) vượt quá giới hạn.

The post Đôi điều suy ngẫm về lỗ hổng tầng Ozone first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên ở Atlanta, Mỹ

[Chanhkien.org] Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã biết được những nguyên nhân đằng sau các sự kiện xảy ra trên thế giới, khác với những lý giải hiện đang được cộng đồng khoa học trên thế giới chấp nhận. Chẳng hạn như lỗ hổng trên tầng ozone. Theo hiểu biết hiện nay của cộng đồng khoa học thế giới thì lỗ hổng này được gây ra bởi lượng khí chlorofluorocarbons (CFC) vượt quá giới hạn. Kết luận này dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy khí CFC làm suy yếu ozone. Những kết luận được rút ra từ những thí nghiệm được kiểm soát gắt gao này lại được đem ra áp dụng cho bầu khí quyển bất trị và nhanh chóng được cả thế giới xem như là chân lý. Chính phủ của tất cả các nước đều chiểu theo “chân lý” này để cùng thống nhất ngừng hoặc kiểm soát chặt chẽ việc thải ra khí CFC.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở Tasmania đã phát hiện ra rằng lỗ hổng trên tầng ozone đang thu hẹp lại lần đầu tiên kể từ khi lỗ hổng này được phát hiện ra vào năm 1985 (báo The Times (London) số ra ngày 12/4/2000, tác giả Henderson) [1].

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất quan tâm đến vấn đề này khi nghe Sư phụ Lý giảng Pháp ở Los Angeles năm 1999 như sau:

[…] “Hiểu biết của khoa học về nhiều sự việc là quá nông cạn; đến cả sự hiểu biết của nó về vật chất trong không gian tồn tại này cũng chưa đầy đủ. Vì không có khả năng nhận thức về sự tồn tại của Thần nên nó đã tự giới hạn sự phát triển của chính mình. Ví dụ, các khoa học gia thời nay cho rằng ô nhiễm công nghiệp của nhân loại là khá nghiêm trọng rồi, một trong những ví dụ là chất Freon [chất làm lạnh] và các vật chất khác dùng trong dung dịch làm nguội đã phá hủy tầng ozone. Họ nói rằng tầng ozone ở Nam Cực bị thiệt hại, nơi ấy có một lỗ thủng. Thực tế thì, khoa học không có khả năng nhận thức vai trò của chư Thần, cho nên người ta nói rằng lỗ thủng đó là do tầng ozone bị hủy hoại. Sự thật thì sự ô nhiễm do nền công nghiệp ngày nay đã khiến cho bầu không khí của nhân loại bị ô nhiễm đến mức độ cực kỳ đáng sợ.

Tuy thế vô lượng sinh mệnh trong các thế giới vi quan của vũ trụ bao la, không kể là hữu hình hay vô hình, tất cả chư Thần đều tồn tại trong các thế giới vi quan mà nhân loại không thể nhìn thấy được. Không khí là do các hạt phân tử cấu thành, trong khi các hạt phân tử là do các hạt vi quan hơn nữa cấu thành. Trong không khí có từng lớp vô số vô kể, lớp này đến lớp khác, tiến đến thế giới vi quan, và tất cả đều là Thần. Khi họ nhìn thấy môi trường của con người trở nên như thế, họ mở một cửa sổ, mở một cánh cửa, để tống khứ các chất khí thải từ trong trái đất. Ðiều này là do chư Thần làm. Họ cố ý mở ra và sau đó đóng lại. Nếu chư Thần không bảo hộ nhân loại, nhân loại sẽ không còn tồn tại. Con người không những không tin Thần, mà còn bất kính với chư Thần. Chúng ta hãy bàn về một ví dụ giản dị nhất. Chư vị có biết rằng những nơi bị ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng nhất là nơi đông dân cư nhất, là các đô thị. Tại sao ở phía trên các nơi đó tầng ozone không có lỗ thủng? Ðó là vì chư Thần nghĩ rằng mở một lỗ thủng ở vùng Nam Cực thì an toàn cho con người. Đáng lý ra nơi nào có nhiều khí thải hơn thì tầng ozone nơi đó phải có một lỗ thủng, phải vậy không, nhưng tại sao lại không phải như thế?” […] (bản dịch chưa chính thức)

Tại đây Sư phụ Lý đã đưa ra quan điểm rất hợp lý. Nếu trong phòng thí nghiệm, CFC cho thấy nó làm suy yếu ozone ngay khi tiếp xúc, chẳng phải điều này có khả năng xảy ra cao nhất ở những nơi có nhiều nhà máy, xe hơi và máy lạnh, v.v. hay sao? Chẳng phải CFC từ đó mà ra? Chúng ta sẽ nghĩ rằng các lỗ hổng ở tầng ozone nên xuất hiện trên Los Angeles, New York, Tokyo, Mexico City, Rio, New Delhi, hay Thượng Hải, những nơi tập trung dân cư đông đúc nhất. Sư phụ giảng rằng điều này đã không xảy ra bởi vì chư Thần quan tâm đến sức khỏe của con người nên đã mở bầu khí quyển ở những nơi xa xôi, để cho các loại khí độc hại thoát ra ngoài, và họ sẽ đóng nó lại khi xong việc.

Nếu điều này là chân thật, thì điều khiến tôi thấy hứng thú nhất chính là việc làm của chư Thần diễn ra song song với những hành động của con người đối với vấn đề này. Thật sự rằng cả thế giới đã cùng vận động giảm khí thải CFC, và thật sự rằng lỗ hổng tầng ozone đang khép lại. Chư Thần hành động và có kết quả. Chúng ta hành động và cũng có kết quả. Chúng ta nhìn thấy kết quả và dễ dàng “tìm ra” những giả thuyết của riêng mình để lý giải.

Mối quan hệ song song giữa nhân và quả ở hai không gian riêng biệt nhau cũng giống như cách bệnh tật thể hiện ra trên cơ thể người. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp hiểu rằng bệnh tật là hậu quả của việc tích tụ nghiệp lực, nhưng nếu tôi hỏi ai đó, ví dụ như bạn gái tôi vốn là một bác sĩ, rằng nguyên nhân nào gây ra bệnh tật, cô ấy sẽ đưa ra một chuỗi dài vô tận các diễn biến xảy ra trước khi bệnh bộc phát. Không những trong vấn đề bệnh tật mà còn trong tất cả mọi điều xảy đến với chúng ta trong thế giới ngày nay. Phải có một lý do gì đó để mọi thứ tiếp diễn, nếu không nhân loại đã không thể sống được. Nhân loại buộc phải có một sự tin tưởng ở một mức nào đó thì mới dám lái xe hơi, đi thang máy, ăn trưa, v.v. Sư phụ giảng rằng chúng ta vẫn đang “mê tín” vì ít có bằng chứng thực nghiệm rằng lần nào đạp phanh thì xe cũng dừng lại. Chúng ta ngầm định rằng các kỹ sư đã thiết kế phanh xe một cách đúng đắn. Bởi vậy chúng ta đang mê tín – chúng ta tin tưởng mà không cần thực chứng.

Khi suy ngẫm về tất cả những điều này, tôi tự thấy mình nhỏ bé khi nghĩ đến Pháp lực của chư Thần mà Sư phụ đã nhắc tới. Vô số chi tiết cần phải chứng minh trong thế giới con người này để bảo trì cõi mê mà chúng ta đang sống. Việc này thật bất khả tư nghị. Số lượng những điều đã từng phải xảy ra để cho những điều hiện tại đang xảy ra phải lên tới con số mũ của hàng tỷ!!! Pháp lực thật cự đại. Cũng đúng thôi vì Sư phụ thường nhắc tới vô lượng Phật, Đạo, Thần và rất nhiều, rất nhiều địa thượng thần tiên.

Đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi.

Tham khảo:

[1] Báo The Times (London), 12/04/2000, ‘Lỗ hổng ozone sẽ lành lại sau 50 năm, các nhà khoa học cho biết’.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/1023

The post Đôi điều suy ngẫm về lỗ hổng tầng Ozone first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển đàm về những hạn chế của khoa học thực chứnghttps://chanhkien.org/2014/04/thien-dam-ve-nhung-han-che-cua-khoa-hoc-thuc-chung.htmlWed, 23 Apr 2014 07:54:57 +0000http://chanhkien.org/?p=23414Chủ nghĩa thực chứng (empiricism), kim chỉ nam của nền khoa học hiện đại, với quan niệm rằng kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức, được hầu hết các nhà khoa học lấy làm tư tưởng chủ đạo.

The post Thiển đàm về những hạn chế của khoa học thực chứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ngô Vĩ Tiêu thuộc Đại học Chicago

[Chanhkien.org]

Dẫn nhập

Chủ nghĩa thực chứng (empiricism), kim chỉ nam của nền khoa học hiện đại, với quan niệm rằng kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức, được hầu hết các nhà khoa học lấy làm tư tưởng chủ đạo cho sự khám phá các định luật trong thiên nhiên. Một thực tế rằng chủ nghĩa thực chứng đã dẫn đến sự phát triển đáng kể trong mọi ngành khoa học cũng như đã đem lại sự tiện nghi chưa từng có cho cuộc sống vật chất của nhân loại, cho nên nó khiến người ta tin rằng nó là con đường duy nhất để khám phá các định luật tự nhiên. Phải kể đến trước hết là trong toán học, chủ nghĩa thực chứng đã thiết lập một hệ tiên đề, tiếp đến là phương pháp suy luận lô-gíc mà từ đó một loạt các định lý và hệ quả được khai triển ra. Trong bài viết này, tôi xin thảo luận ngắn gọn về những hạn chế của chủ nghĩa thực chứng qua việc nghiên cứu một số phát hiện nổi tiếng trong lịch sử toán học, kiến thức về thống kê, và con đường khám phá khoa học chân chính.

Một số khám phá trong lịch sử toán học

S. Ramanujan (12/12/1887 – 26/4/1920) là một thiên tài toán học sinh ra tại Ấn Độ. Ông đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong lĩnh vực toán học, chẳng hạn thuyết số phân tích (analytical number theory), thuyết chức năng ellip (elliptic function theory), liên phân số (continued fractions) và dãy vô hạn, cùng các khám phá khác. Tốt nghiệp cử nhân khoa học tại Đại học Cambridge năm 1916, ông đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực toán học với G. H. Hardy, vốn cũng là một nhà toán học nổi tiếng vào thời đó. Phong cách nghiên cứu của Ramanujan hoàn toàn khác biệt với những nhà toán học khác. Vì không có nhiều kỹ năng toán học, Ramanujan biết rất ít về phương pháp lý luận chặt chẽ trong giới toán học đương thời. Tuy vậy, ông đã viết ra 4.000 định lý, dù rằng ông không hề biết cách chứng minh nhiều định lý trong số đó. Những gì ông đã làm chỉ là viết ra những nguyên lý phức tạp nhưng cũng rất sắc sảo nảy sinh trong đầu. Các nhà toán học sau này đã có thể chứng minh nhiều định lý của ông. (Những độc giả nào quan tâm có thể xem thêm bản thảo và số tay của Ramanujan).

Những khám phá của Ramanujan khiến người khác phải kinh ngạc. Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn hết là ông biết rất ít về những nguyên lý này và chỉ đơn giản là viết chúng ra. Những ai đã từng học toán hiện đại đều biết rằng toán học dựa trên lô-gíc chặt chẽ. Do đó thật khó mà hình dung nổi bằng cách nào những nguyên lý phức tạp và sắc sảo này lại có thể đơn giản hiện ra trong đầu một người. Muốn dùng lô-gíc để chứng minh được những nguyên lý sẵn có này lại là một vấn đề khác. Thế nhưng Ramanujan có thể chỉ “mơ thấy” những định lý kể trên. Hardy đã từng nói: “Kiến thức nguyên sơ của anh ấy thật đáng kinh ngạc giống như những suy nghĩ của anh ta vậy”. Thế thì bằng cách nào mà ông ấy đã khám phá ra những định lý và nguyên lý này?

Rõ ràng là Ramanujan có một lối suy nghĩ khác biệt, rất giống với những học giả Trung Hoa cổ đại. Vào thời của các học giả Trung Hoa cổ đại, xã hội thấm nhuần không khí tu luyện. Rất nhiều người, kể cả các học giả, đều luyện tập tọa thiền và tin tưởng vào việc thanh lọc tâm trí và điều hòa hơi thở. Nhiều học giả cũng là cư sĩ Phật giáo. Họ rất dễ trải nghiệm những điều ở không gian khác trong khi tọa thiền. Ramanujan cũng là người thực hành tu luyện. Nếu những trải nghiệm này được ghi chép lại, chúng sẽ nằm ngoài sự hiểu biết của con người hiện đại bởi vì khoa học thực chứng không thể giải thích được.

Một ví dụ điển hình trong lịch sử của khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại là việc tính toán ra số Pi của Tổ Xung Chi (429 SCN – 500 SCN). Ông đã tìm ra giá trị xấp xỉ số Pi là 355/113 bằng cách tách dãy số 113355 thành hai phần. Đây là một thành quả rực rỡ. Tuy thế, cách Tổ Xung Chi phát hiện ra con số này đến nay vẫn là một bí ẩn. Trong thời cổ đại không có ký hiệu hay hệ thống lý luận lô-gíc vốn được dùng rộng rãi trong toán học hiện đại, chưa kể thuyết xấp xỉ số học (numeric approximation theory). Các nhà lịch sử toán học ngày nay không hình dung được con số đó đã được tính toán như thế nào.

Những hiện tượng này được giảng rõ trong Bài giảng thứ chín của Chuyển Pháp Luân:

Trước hết chúng ta giảng về [nguồn] nguyên lai của tư duy con người. Trung Quốc cổ đại có một cách nói: “tâm tưởng”. Tại sao lại nói ‘tim suy nghĩ’? Khoa học Trung Quốc cổ đại đã vô cùng phát triển, bởi vì họ nghiên cứu trực tiếp nhắm thẳng vào những điều như thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ.”

Sách Chuyển Pháp Luân, quyển 2, phần Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn cũng có đoạn:

Trên thực tế khoa học của Trung Quốc cổ đại so với khoa học hiện nay có được truyền từ Âu Châu là hoàn toàn khác hẳn. Trung Quốc cổ đại là họ nhắm thẳng vào nhân thể, sinh mệnh, và vũ trụ mà nghiên cứu trực tiếp. [Những gì] sờ không thấy, nhìn không ra, thì người cổ [đại] đều dám động chạm đến, họ chính là có thể chứng thực sự tồn tại của chúng. Cảm giác của người khi đả toạ luyện công, thăng hoa đến cảm giác mạnh mẽ hơn nữa, cuối cùng không chỉ cảm giác rất mạnh, mà còn có thể động chạm đến chúng, thấy được chúng. Đó chính là khiến những thứ vô hình thăng hoa đến thành hữu hình rồi. Cổ nhân đã đi theo con đường khác, tìm tòi những áo bí của sinh mệnh, quan hệ giữa con người và vũ trụ; là hoàn toàn khác với con đường mà khoa học thực chứng hiện nay đi theo.”

Ngành dự báo và xác suất toán học

Do tu luyện là điều siêu thường nên nếu nó chỉ triển hiện ra một chút thì người ta vẫn cảm thấy huyền hoặc lắm. Những người tu luyện hoặc những ai đã đắc một số công năng đã viết những lời tiên tri truyền từ đời này sang đời khác. Những tiên tri này ghi chép lại những sự kiện lớn sẽ xảy ra vài trăm năm sau. Có nhiều lời tiên tri đã được xác minh. Mức độ chính xác thật đáng ngạc nhiên.

Lý thuyết chuỗi thời gian (Time series theory) trong toán học thống kê hiện đại cũng đang khám phá vấn đề dự báo tương lai. Nhằm mục đích xây dựng một mô hình chuỗi thời gian, các nhà nghiên cứu thường thông qua nhiều giả định khác nhau, ví dụ tham số (parametric), không tham số (non parametric), tuyến tính (linear) hoặc phi tuyến tính (nonlinear), v.v. Sau đó họ dùng dữ liệu lịch sử (historical data) để xác định xem mô hình chuỗi thời gian đó có phù hợp hay không. Đây là cách mà nhiều mô hình thống kê khác nhau được phát triển để dự đoán tương lai. Phương pháp nghiên cứu này là một ví dụ điển hình cho chủ nghĩa thực chứng và thật ra nó cũng cung cấp một số thông tin hữu ích. Tuy vậy, phương pháp giả định mô hình này bản thân nó chỉ là một sự ước lượng và đơn giản hoá tình huống thực tế. Ngoài ra, thực tế còn liên quan đến nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Do đó, mô hình này không thể mô tả chính xác tình huống thật. Một vài dự báo ngắn hạn có thể đôi chút chính xác, nhưng những dự báo cho vài trăm năm gần như là bất khả thi, do cơ chế nền tảng bên dưới thường vượt quá tầm nhận thức của chủ nghĩa thực chứng. Đặc biệt là nó chỉ có thể mô tả các mối liên hệ nông cạn trong phạm vi không gian bề mặt này mà thôi. Các chuyên gia thống kê tự họ cũng nhận thức được điểm này. George Box đã từng nói rằng mọi mô hình đều sai nhưng có một số vẫn hữu ích.

Bằng cách nào mà các nhà tiên tri có thể dự đoán những việc xảy ra vài trăm năm sau được? Là do các nhà tiên tri này đã nhìn thấy mọi sự việc sẽ xảy ra trong quá trình tu luyện của họ hoặc trong một số tình huống khác. Trong phần “Công năng túc mệnh thông” của Bài giảng thứ hai trong sách Chuyển Pháp Luân viết: “Nhìn thấy tương lai một cá nhân, nhìn thấy quá khứ một cá nhân, nhìn thấy [một cách] chuẩn xác phi thường. Toán quái dẫu rõ ràng đến đâu, thì những việc nhỏ, chi tiết không suy tính ra được; nhưng vị ấy {người có công năng túc mệnh thông} có thể thấy rõ ràng phi thường, cả niên đại cũng có thể thấy được. Những chi tiết của biến đổi đều có thể thấy, bởi vì điều vị ấy thấy chính là phản ánh chân thực của người hoặc vật ở các không gian khác”. Tất nhiên những người khác nhau sẽ có các cảnh giới tu luyện khác nhau, cho nên những sự tình mà họ thấy được không nhất định giống nhau.

Kết luận

Ở trên, tôi đã chủ yếu bàn luận về những hạn chế của khoa học thực chứng cũng như các hiện tượng siêu thường triển hiện ra trong quá trình tu luyện. Để hiểu được quy luật của tự nhiên một cách chân chính, chúng ta phải đột phá lối tư duy truyền thống, và qua đó đem lại nền khoa học mới và nhận thức mới. Tu luyện sẽ mở ra con đường thật sự khám phá tự nhiên và hiểu biết về sự tồn tại vật chất. Nền khoa học và văn hóa tương lai có thể được khai sáng thông qua tu luyện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/13911
http://pureinsight.org/node/1116

The post Thiển đàm về những hạn chế của khoa học thực chứng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đề cao tiêu chuẩn đạo đức là thiết yếu để các sinh vật sống thịnh vượng trên Trái Đấthttps://chanhkien.org/2014/03/de-cao-tieu-chuan-dao-duc-la-thiet-yeu-de-cac-sinh-vat-song-thinh-vuong-tren-trai-dat.htmlThu, 27 Mar 2014 04:22:12 +0000http://chanhkien.org/?p=23305Chúng ta hiểu được rằng nguồn gốc vũ trụ được tạo ra như thế nào trong cả hai truyền thuyết của phương Tây lẫn của Trung Quốc về căn bản là không khác nhau.

The post Đề cao tiêu chuẩn đạo đức là thiết yếu để các sinh vật sống thịnh vượng trên Trái Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Đồng, Lý Dịch

[Chanhkien.org] Chương “Sáng thế” trong Kinh Thánh của người phương Tây giảng rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất“. Truyền thuyết của người Trung Quốc kể lại rằng Bàn Cổ “mang lại trật tự cho sự hỗn độn bằng cách từ hư không mà tạo ra vạn vật, và tạo ra Trái Đất đầu tiên…” Chúng ta hiểu được rằng nguồn gốc vũ trụ được tạo ra như thế nào trong cả hai truyền thuyết của phương Tây lẫn của Trung Quốc về căn bản là không khác nhau. Cả hai đều nói rõ ràng rằng trời và đất đã được tạo ra để dành riêng cho nhân loại.

Thật ra, các truyền thuyết này đã thực sự vén mở điều bí ẩn của vũ trụ, cho chúng ta biết rằng vạn vật được tạo ra để cho nhân loại có thể tồn tại. Những thứ được tạo ra gồm có ngọn núi xanh tươi, con suối trong vắt, thảm cỏ tươi tốt, các nẻo đường, những con phố, và các thành thị. Hàng ngàn loài chim và hàng trăm loài thú sống trên núi, hàng ngàn loài cá bơi dưới nước, và có thật nhiều nguồn lương thực trên Trái Đất để nuôi sống mọi người. Tất cả đều được tạo ra chủ yếu là để dành cho sự thưởng ngoạn, sống còn và phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng đây là một ân huệ chứ không phải là quyền lợi. Nhân loại được ban cho cơ hội làm chủ Trái Đất. Nhưng ngược lại con người phải tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Điều quan trọng là phải nhớ rằng được làm người là một đặc ân đi kèm với trách nhiệm, ví dụ như duy trì các chuẩn mực đạo đức. Nếu nhân loại làm trái với các pháp lý đã tạo nên sự sống trong vũ trụ, bỏ qua việc bảo tồn các giá trị đạo đức, làm việc xấu và không phù hợp với các tiêu chuẩn tâm tính thì hậu quả sẽ liền kề. Do vậy, chúng ta phải nhớ rằng nhân nào sẽ sinh ra quả nấy. Nhân loại sẽ không được cho phép làm người nữa. Khi đó sự tồn tại của nhân loại đối mặt với nguy hiểm và Trái Đất sẽ không dung chứa họ nữa.

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã giảng: “Người vô đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn.” (Pháp Chính – Tinh Tấn Yếu Chỉ). Trong lịch sử nhân loại có nhiều bài học về các thảm họa xảy ra khi nhân loại suy đồi. Thậm chí ngày nay cũng có nhiều thiên tai chỉ ra cho con người thấy rằng họ không được làm trái với quy luật của vũ trụ.

1. Bài học từ các sự kiện lịch sử xảy ra hàng ngàn năm trước

Khoảng 4000 năm TCN, một chủng tộc tên là Sumerian đã di cư tới vùng Lưỡng Hà và xâm chiếm dân tộc Semite và Ubaidian. Văn hóa của người Sumerian phát triển rất cao và nhờ đó họ đã xây dựng được một nền văn minh thịnh vượng. Khoa học của người Sumerian rất tiên tiến và họ đã phát minh ra hệ thống chữ viết tượng hình sớm nhất trong lịch sử, phát triển được hệ thống số học, am tường thiên văn, gồm có kiến thức về các hành tinh và vũ trụ, và cảm thụ văn học. Ví dụ như họ đã có thể ước tính tốc độ quay của mặt trăng với sai số 0,4 giây so với khoa học ngày nay. Hơn thế nữa, người Sumerian còn có một hệ thống số học được chuẩn hóa, dựa trên hệ “lục thập phân” (cơ số 60) trong khi hệ số của chúng ta ngày nay thuộc hệ “thập phân” (cơ số 10). Do đó người Sumerian đã có thể tính toán với những con số rất lớn đến 15 chữ số.

Chủng tộc Sumerian cũng có một hệ thống nông nghiệp bao phủ rộng rãi nhờ có đất đai màu mỡ và sự phát triển của các hệ thống tưới tiêu phức tạp. Qua thời gian, những kỹ thuật này thúc đẩy sự nhiễm mặn mạch nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước và xói mòn đất đai. Hậu quả là người Sumerian thấy rằng nguồn lương thực trở nên khan hiếm và không đủ ăn. Nguyên nhân là do lượng muối tích tụ trong đất tại các vùng canh tác nông nghiệp đã đạt đến mức gây ngộ độc cho cây trồng. Cơ bản là muối trong đất đã hút hết nước và không cho cây trồng lấy nước trong đất. Sản lượng hoa màu dần dần giảm xuống và nhiều cánh đồng trở nên cằn cỗi.

Người Sumerian buộc phải khai khẩn các vùng đất canh tác mới để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng hoa màu trên vùng đất của họ. Một phương pháp mà họ đã vận dụng là phá rừng. Sau một thời gian, các vấn đề tương tự lại diễn ra. Khi muối tích tụ trong vùng đất này thì các vùng đất mới phải được khai phá. Cho đến khi họ cạn kiệt tài nguyên đất và rơi vào hoàn cảnh bi đát. Trong vòng 3 thế kỷ, lượng muối tích tụ đã làm giảm 40% năng suất hoa màu. Sản lượng sụt giảm dẫn đến nguồn lương thực khan hiếm. Tuy vậy dân số lại không ngừng tăng lên, nhưng các nhà cầm quyền lại không thể nuôi được nhiều quân lính, nhân công và giáo sĩ. Ghi chép trong lịch sử ghi nhận rằng hệ thống nông nghiệp của họ sụp đổ năm 1800 TCN. Từ đó nền văn minh huy hoàng một thời đã đi vào dĩ vãng.

La Bố Bạc là một hồ nước khô cạn rộng 3.000 km vuông tọa lạc ở vùng biên giới phía Tây Nam của Trung Quốc. Nó nằm dưới chân phía Nam của núi Thiên Sơn, thuộc nội địa tỉnh Tân Cương, tại rìa của sa mạc Khắc Lạp Mã Kiền, đối diện thung lũng Tháp Lý Mộc. Nhìn qua ảnh chụp từ vệ tinh, người ta có thể thấy hồ La Bố Bạc là một hoang mạc cát mênh mông với nhiều hố cát. Các ghi chép lịch sử và kết quả khai quật cho chúng ta biết rằng trong suốt thế kỷ thứ 2 SCN có một thành phố nhộn nhịp nằm ở phía Tây Bắc của hồ La Bố Bạc, thành cổ Lâu Lan, đã từng phát đạt trong hơn 800 năm. Thành Lâu Lan là thủ phủ của tỉnh Lâu Lan và là một thành phố quan trọng trên “con đường tơ lụa”. Do vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế lúc bấy giờ, nên thành Lâu Lan có dân số rất đông, đặc biệt là giới tiểu thương và doanh nhân. Ngày nay sự thịnh vượng của ngày xưa chỉ có thể được phản ánh qua các di tích khai quật và trong trí tưởng tượng.

Hồ La Bố Bạc còn có tên là La Bố Náo Nhĩ, tiếng Mông Cổ nghĩa là “hồ đầy nước“. Trước đây nó là một vùng trũng nên đã trở thành một lòng chảo tích nước, gọi là Lòng chảo Tháp Lý Mộc thuộc tỉnh Tân Cương. Nhiều dòng sông đổ về hồ này, chẳng hạn như sông Sơ Lặc đổ từ phía Đông, và sông Tháp Lý Mộc, sông Khổng Tước và sông Xa Nhĩ từ phía Tây. Trong cuốn Sơn Hải Kinh xuất xứ đầu triều Tần, hồ La Bố Bạc được gọi là “ấu trạch” (hồ trẻ). Theo Hán Thư, trong thế kỷ thứ 1, hồ này vẫn còn bao phủ một vùng rộng “300 lý vuông” (1199,68 km vuông), và “mực nước trong hồ không thay đổi từ mùa hè sang mùa đông”. Theo các ghi chép lịch sử, Con Đường Tơ Lụa ra đời sớm nhất chạy dọc theo bờ phía Bắc của hồ La Bố Bạc và dọc theo lưu vực cũ của sông Khổng Tước. Sau đó Con Đường Tơ Lụa được dời sang bờ Nam của hồ. Tương truyền rằng vùng đất dọc theo Con Đường Tơ Lục có dân cư dày đặc và có nhiều thương nhân cũng như cư dân sinh sống ở đó. Các di tích khảo cổ cho thấy các nền văn hóa Đông và Tây sống dung hòa với nhau. Ghi chép lâu đời nhất về thành Lâu Lan có thể được tìm thấy trong Sử Ký của Tư Mã Thiên rằng: “Lâu Lan và Cô Sư được bao bọc bởi thành quách và cả hai đều nằm cạnh một hồ nước mặn“. Người ta còn tìm thấy đá ngọc bích ở vùng lân cận của Lâu Lan và dọc theo bờ hồ có nhiều cây lau sậy, liễu, các loại cây nhỏ và cỏ trắng. Có vẻ như những người du mục có thể đã sống trong vùng này, vì họ thường sống gần nguồn nước, nơi có cỏ và nước để nuôi ngựa, lừa và lạc đà của họ. Không ai biết điều gì đã xảy ra với thành phố này, nhưng có ghi chép rằng thành Lâu Lan “biến mất một cách kỳ bí” sau năm 700 SCN. Khi Marco Polo thám hiểm tới vùng đất này năm 1224 SCN, ông chỉ thấy toàn cát và cả thành phố đã bị chôn vùi trong sa mạc. Ông không tìm thấy bất kỳ sinh vật sống nào khác ngoài hàng tấn cát vàng.

Thật sự có những vùng đất trù phú đã biến mất khắp nơi trên thế giới do một sự kiện thảm khốc hay vì lý do nào đó. Nhiều nền văn minh đã bị xóa sổ bởi vì đất đai quá cằn cỗi, bị tàn phá và không còn phù hợp với sự sống.

2. Lạm dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm

Mọi người đều biết nhân loại đã và đang khai thác thiên nhiên qua hàng bao thế kỷ nay. Môi trường ngày càng xuống cấp. Nạn xói mòn đất đai vẫn đang tiếp diễn và nền văn minh hiện đại đang bị đe dọa. Ngay cả người không có chuyên môn cũng hiểu rằng sự đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, do nhiều thành phố đã và đang được xây trên đất canh tác. Chẳng hạn như, hơn một nửa sản lượng nông sản của châu Mỹ là từ vùng nông thôn nằm gần thành thị. Một số vùng đất trồng trọt ở gần thành thị có năng suất rất cao. Ở châu Mỹ, 18% đất canh tác được công nhận là đất nông nghiệp trọng điểm, và 7% diện tích đất nông nghiệp trọng điểm của Hoa Kỳ nằm cách vùng thành thị không quá 80 km. Người ta đã biết rằng những vùng đất đã từng làm đường nhựa sẽ không bao giờ dùng để trồng trọt được nữa. Lạm dụng đất canh tác màu mỡ thường dẫn đến ô nhiễm và qua đó có thể gây mất mát vĩnh viễn nguồn tài nguyên đất nông nghiệp.

Có thể nói sự mất mát đất đai đáng kể nhất là ở Trung Quốc Đại Lục. Kể từ năm 1991, kinh tế của Trung Quốc mỗi năm tăng trưởng ở mức hai con số. Một cuộc điều tra về hiện trạng thất thoát đất trồng trọt đã được thực hiện. Mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng các số liệu sơ bộ cũng đủ gây sốc. Các thống kê chính thức về tình hình sử dụng đất đai cho thấy khoảng 650 triệu héc-ta, tức 5% diện tích đất canh tác màu mỡ đã được dùng cho các mục đích phi nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1991. Không có thông tin nào về việc hai phần ba diện tích kia được dùng vào việc gì, có thể là dùng để trồng các loại cây bất hợp pháp hoặc cho mục đích xấu nào đó. Theo thông tin chính thức thì 40% trong tổng số 650 triệu héc-ta đất ấy trên thực tế đã được dành riêng cho các dự án công, cho các khu công nghiệp và đô thị hóa. Chúng ta hãy giả định rằng phần đất đai được dùng vào các mục đích chưa minh bạch kia cũng đã được dùng cho các dự án công, và giả định rằng hơn 260 héc-ta đất canh tác đã được dùng để xây dựng các khu đô thị trong vòng 6 năm, tức là tỉ lệ thất thoát đất đai trung bình vào khoảng 433 ngàn héc-ta mỗi năm. Từ 1987 đến 1992, Trung Quốc Đại Lục cũng đã thiết lập các vùng trồng trọt mới. Tuy vậy lượng đất đai thất thoát trên thực tế vẫn rất lớn – khoảng 387 triệu héc-ta. Đồng thời sản lượng hoa màu trên 15 triệu héc-ta ở Trung Quốc cũng giảm xuống. Theo ước tính thì sản lượng hoa màu bị thất thu có thể đủ ăn cho 45 triệu người Trung Quốc. Tỷ lệ thất thoát đất đai nghiêm trọng hơn nhiều so với tiềm lực phát triển của Trung Quốc. Các chuyên gia định lượng rằng Trung Quốc Đại Lục vẫn có thể dùng đất canh tác cho các mục đích khác, nhưng không được quá 100 ngàn héc-ta, tương đương với dưới 8% diện tích đất trồng hiện nay. Tuy vậy, cái giá phải trả trong tương lai là rất đắt. Nếu tỷ lệ thất thoát từ năm 1987 đến 1992 vẫn không đổi thì có khả năng tỷ lệ này vượt ngoài tầm kiểm soát và làm suy kiệt các nguồn tài nguyên nông nghiệp trong vòng 15 năm tới.

Đất trồng trọt ở Trung Quốc Đại Lục và Ấn Độ bị hủy hoại chủ yếu là do nhu cầu làm đường xá. Chỉ có khoảng 2 triệu xe ôtô ở Trung Quốc vào năm 1995, ít hơn 1% số lượng xe hơi ở Hoa Kỳ. Nhưng theo dự đoán thì con số này sẽ tăng đến mức 22 triệu xe vào năm 2010. Do vậy, nhiều vùng đất đai màu mỡ sẽ được dùng để xây dựng các mạng lưới đường cao tốc, đường xá ở nông thôn và thành phố, làm bãi đậu xe và trạm xăng. Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc.

Dân số càng tăng thì nhu cầu đất đai càng tăng lên. Do đó sự đô thị hóa chính là một mối đe dọa khác cho đất nông nghiệp. Người ta ước tính rằng vào năm 2000, gần một nửa dân số thế giới sẽ sống trong các thành phố lớn. Càng đô thị hóa nghĩa là càng thất thoát nhiều đất canh tác hơn. Giả sử mỗi công dân trong một nước đang phát triển cần 0,05 héc-ta, đô thị hóa sẽ chiếm dụng 50 triệu héc-ta đất vào năm 2010.

Tuy vậy, mối đe dọa lớn nhất tới đất nông nghiệp lại không hề dễ nhận ra như các công trình xây dựng. Đó là xói mòn đất. Như đã nói ở trên, đất trồng sẽ bị cằn cỗi bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tưới nước quá nhiều. Phân bón sẽ làm đất đai kém màu mỡ sau một thời gian bởi vì nó làm tăng axít trong đất, sự xói mòn bởi gió, sự muối hóa và ngập nước. Những thiệt hại tới đất nông nghiệp có thể được thấy rộng rãi ở cả các quốc gia công nghiệp lẫn nông nghiệp. Do nạn xói mòn đất không dễ thấy, nên nhìn chung người ta quá xem nhẹ hậu quả mà nó gây ra. Lẽ ra chúng ta phải rút ra được bài học quý giá này từ lịch sử. Tại sao nền văn minh Sumeria biến mất 3800 năm trước? Tại sao nền văn minh Maya sụp đổ vào thế kỷ thứ 9? Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân là do thất thoát đất canh tác.

Vào năm 1991, Liên Hiệp Quốc đã thực hiện một khảo sát. Kết luận cho thấy trên toàn thế giới có khoảng 552 triệu héc-ta đất nông nghiệp, tương đương 38% đất nông nghiệp ngày nay, đã bị ô nhiễm tới một mức độ nhất định, gây ra bởi các kỹ thuật không thích hợp kể từ Thế Chiến thứ II. Thực ra khảo sát này có thể đã đánh giá thấp phạm vi ô nhiễm đất trên toàn thế giới. Năm 1994, một khảo sát ở Nam Á đã cho thấy rằng các khảo sát nội bộ trước đó về tỷ lệ đất đai thất thoát hoặc ô nhiễm cao hơn khoảng 10% so với báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Những yếu tố gây xói món đất nêu trên thật sự làm giảm năng suất của đất trồng. Khảo sát của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng diện tích đất bị xói mòn và ô nhiễm nghiêm trọng chiếm hơn 15% tổng số đất nông nghiệp bị ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tổng diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng chiếm 86 triệu héc-ta, gần gấp đôi tổng diện tích đất trồng ở Canada.

3. Tu dưỡng đức là điều thiết yếu

Con người ngày nay rất thích sống nơi thành thị. Có vẻ như họ đang lặp lại sai lầm từ nhiều thế kỷ trước. Chẳng phải ở đầu bài viết chúng ta đã nêu ra các điều kiện sống tương tự và hậu quả của chúng đó sao? Nhân loại vẫn phớt lờ những bài học từ sự biến mất của các nền văn minh trước đây. Họ vẫn không coi trọng phần đất đai có thể duy trì sự sống. Khi đất ở bề mặt, chứa nhiều loại vật chất hữu cơ và vô cơ, chất dinh dưỡng, côn trùng, vi sinh vật và các nguyên tố khác bị hủy hoại bởi công trình xây dựng hiện đại, xe cộ và hóa chất, và khi môi trường trên thế giới dần dần tệ hơn, thì nền văn minh sẽ phải đối mặt với nguy hiểm khôn lường.

Ở bề mặt, dường như nạn xói mòn và ô nhiễm đất được gây bởi các yếu tố do con người tạo ra. Các yếu tố này bao gồm bùng nổ dân số dẫn đến đô thị hóa, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và nạn phá rừng. Nhưng chẳng phải lý do thật sự cho những tác động tiêu cực lên môi trường là do tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại bị thoái hóa hay sao? Kể từ khi khoa học hiện đại ra đời đến nay, con người ngày càng kém tôn trọng các nguyên lý của vũ trụ. Lẽ phải đã bị thay thế bởi sự ích kỷ. Con người ngày càng tham lam và buông thả bản thân. Tôi có thể nói thêm về sự suy đồi của nhân loại. Chẳng phải luật trời đã dạy rằng con người phải trả lại cho những gì mình đã nhận hay sao? Con người phải trả giá cho sự lạm dụng đất đai. Nhằm kiểm soát được các nhu cầu vượt mức, con người phải tu dưỡng đạo đức. Khi các tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại thăng hoa lên và đảo ngược sự trượt dốc, chư Thần sẽ bày tỏ lòng từ bi và Trái Đất sẽ được phục hồi. Nâng cao tiêu chuẩn tâm tính là nền tảng để bảo vệ đất đai khỏi nạn xói mòn và ô nhiễm. Chỉ bằng cách đó thì nền văn minh mới trường tồn mãi mãi.

Tham khảo:

1. Hiện trạng của Thế giới, một báo cáo về môi trường toàn cầu, L.R. Brown, 1998

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/19821
http://pureinsight.org/node/1393

The post Đề cao tiêu chuẩn đạo đức là thiết yếu để các sinh vật sống thịnh vượng trên Trái Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đạihttps://chanhkien.org/2014/03/van-minh-hien-dai-con-nguoi-hien-dai-va-benh-hien-dai.htmlThu, 20 Mar 2014 04:06:47 +0000http://chanhkien.org/?p=23202Khoa học hiện đại đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ngày nay.

The post Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chương Đông

[Chanhkien.org] Khoa học hiện đại đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ngày nay. Con người ngày nay rất thích thú với nền văn minh hiện đại nhưng lại phải chịu đựng những căn bệnh hiện đại.

Nền tảng của khoa học hiện đại là quan sát trực tiếp. Khoa học hiện đại áp dụng các phương pháp kiểm tra định tính và định lượng căn cứ trên những sự vật hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy. Khi đã phát triển đến bước này, nếu chúng ta cùng ngồi lại và tĩnh tâm nhìn lại lịch sử nền văn minh nhân loại, phân tích một cách khách quan các phát hiện khảo cổ và cân nhắc một cách kỹ lưỡng về những hiện tượng kỳ bí trong xã hội này, thì chúng ta sẽ kết luận được rằng nghiên cứu khoa học ngày nay chỉ là một trong nhiều ngã rẽ có thể xảy ra trong quá trình khám phá. Chỉ là ảo tưởng khi tin rằng nền văn minh nhân loại chúng ta là nền văn minh duy nhất từng tồn tại. Nhiều phát hiện đã minh chứng rằng những nền văn minh tiền sử khác đã từng tồn tại. Để khám phá và hiểu biết toàn diện hơn về môi trường sống và vũ trụ mà chúng ta đang sống, con người phải nhận thức rằng có tồn tại các phương pháp khoa học khác, có thể là hoàn toàn khác với khoa học của chúng ta. Nếu cứ bảo thủ chối bỏ các phương pháp khả thi khác thì chúng ta chính là đang dùng cảm tính để tự kìm hãm chính mình, thay vì mang một tư tưởng khoa học chân chính. Nếu người ta đột phá ra khỏi các định kiến, quan niệm và cách suy luận được tiếp thụ từ khi sinh ra, thì nhân loại chắc chắn sẽ tìm ra được một nền khoa học tiên tiến hơn.

Khoa học hiện đại góp phần vào sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sống của con người, đồng thời đưa chất độc vào cơ thể người. Bù lại, nó chỉ mang lại cho con người sự thoải mái nhất thời. Các phát minh khoa học ngày nay dạy người ta phải đấu tranh để có được thành quả vật chất mà họ truy cầu để được đắm mình trong sự đam mê. Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Dường như chúng ta không thể hiểu được con người ngày xưa hạnh phúc như thế nào. Thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo. Họ sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu. Nó bồi bổ tâm hồn và thể xác của con người. Vậy mà con người hiện đại chỉ ưa chuộng đấu tranh trong đau khổ, muốn được bận rộn và không bao giờ được tận hưởng niềm vui khi vượt qua được mặt bên kia của một ngọn núi. Nhiều người ngày nay đã đánh mất đức tính, bao gồm sự thận trọng, cần cù, nhẫn nhịn, hòa ái và nhã nhặn.

Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại. Chúng ta giải quyết vấn nạn này như thế nào? Chỉ khi ngừng đặt mình ở góc nhìn của nền khoa học và văn minh hiện đại này, thì chúng ta mới có thể hiểu và giải quyết được.

1. Lối sống không điều độ khiến âm-dương mất cân bằng

Văn hóa Trung Hoa cổ đại tin rằng sự tương hỗ giữa âm và dương đã tạo nên vũ trụ và vạn vật. Sự vận động của vũ trụ, bao gồm mọi vật chất, là chiểu theo quy luật tương sinh và sự cân bằng âm dương. Cơ thể người là một tiểu vũ trụ. Tuy nó có cơ chế hoạt động riêng nhưng vẫn có liên hệ với toàn thể vũ trụ. Người xưa có câu: “Nhân dữ thiên địa tương tham, dữ nhật nguyệt tương ứng” (Người thuận theo trời đất và hòa hợp với mặt trăng mặt trời). “Thuận ứng tự nhiên, ngoại tị tà khí, xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm” (Thuận theo tự nhiên, ngăn ngừa tà khí, nuôi dưỡng khí dương vào mùa xuân và mùa hạ, nuôi dưỡng khí âm vào mùa thu và mùa đông). “Nghịch xuân khí thương can, nghịch hạ khí thương tâm, nghịch thu khí thương phế, nghịch đông khí thương thận” (Chống lại khí mùa xuân sẽ hại gan, chống lại khí mùa hè sẽ hại tim, chống lại khí mùa thu sẽ hại phổi, chống lại khí mùa đông sẽ hại thận). Những điều này dạy con người về mối quan hệ giữa việc điều phối cuộc sống và sự thay đổi của các mùa.

Tại mỗi thời khắc, cuộc sống phải có trật tự và hòa hợp với sự thay đổi của âm dương. Cổ nhân dạy rằng: “Người nào muốn thu khí dương thì phải ở ngoài trời vào ban ngày. Khi mặt trời mọc lúc sáng sớm cũng là lúc khí xuất hiện. Khí lên đến đỉnh điểm vào giữa trưa, và tản dần vào buổi chiều. Cánh cổng khí bị đóng lại sau khi trời tối. Do đó, con người không nên vận động gân cốt sau khi mặt trời lặn. Nếu làm ngược lại với thời khóa biểu kể trên thì cơ thể của người đó sẽ lãnh chịu hậu quả“. Rõ ràng rằng nếu sinh hoạt của con người trái với quy luật của các mùa và âm dương của ngày đêm, cơ thể người sẽ bị rối loạn. Hậu quả là sự mất cân bằng âm dương, có thể dẫn đến bệnh tật. Chẳng phải cuộc sống về đêm và các thú vui thân xác ngày nay đều mất hòa hợp với sự vận hành âm dương của vũ trụ hay sao? Người xưa nói: “Trong số mọi bệnh tật, hầu hết đều gây bởi việc thức dậy sớm, uể oải suốt cả ngày, bị kích thích vào chiều muộn, và vận động mạnh vào ban đêm“. Tức là các dấu hiệu bệnh tật của con người có một mối quan hệ nhất định với sự biến hóa âm dương. Nhiều người đã trải qua những tình huống tương tự và y học hiện đại cũng xác nhận điều này.

Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc“. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh. Họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài, thường là hơn 100 năm. Nhiều người ngày nay lại khác hẳn. Họ nhậu nhẹt và đắm mình trong những sinh hoạt bất thường. Khi say xỉn, họ đã làm cạn sinh lực của mình. Người ta không biết cách bảo tồn sinh lực và không thu xếp đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiều người chỉ tham đắm trong các thú vui. Khi kích động, lúc trầm cảm, hành vi của họ rất thất thường. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu yếu đi ở tuổi 50.

2. Dinh dưỡng không cân đối khiến ngũ hành mất cân bằng

Người xưa tin rằng ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên mọi vật chất trong vũ trụ, gồm cả thân thể vật lý của chúng ta.

Người xưa có câu: “Ngũ vị hòa điều, bất khả thiên thị” (Năm loại mùi vị phải được giữ cho cân bằng và dù chỉ một vị cũng không thể tách rời ra). “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung” (Ngũ cốc giúp nuôi dưỡng cơ thể, ngũ quả giúp bổ trợ cơ thể; năm loại vật nuôi mang lại nhiều lợi ích, năm loại rau bổ sung dưỡng chất cho cơ thể). Nghĩa là cơ thể cần phải hấp thu chất dinh dưỡng cân bằng và con người không nên chỉ thích ăn một loại thức ăn. “Nếu một trong ngũ hành mất cân bằng sẽ sinh ra các bệnh tật tương ứng“. “Ăn mặn nhiều làm nghẽn mạch máu và đổi màu da. Ăn đắng nhiều làm khô da và rụng tóc. Ăn cay nhiều làm dây chằng nhô ra và tay teo đi. Ăn chua chiều làm yếu cơ bắp và môi nhợt nhạt. Ăn ngọt nhiều gây nhức xương và rụng tóc“. Ngày nay người ta nhấn mạnh khẩu phần ăn cân bằng, nhưng thức ăn mà họ ăn vốn dĩ đã mất cân bằng rồi. Ví dụ như, người xưa nói về ngũ cốc: lúa mỳ, bắp ngô, hạt kê, gạo và đậu. Thử hỏi bao nhiêu người ngày nay ăn đủ những loại hạt này? Thật ra, năm loại mùi vị mà người xưa đề cập đến chính là khái niệm nền tảng cho khoa học dinh dưỡng thuở xưa. Khái niệm của nó rộng lớn hơn nhiều so với dinh dưỡng học ngày nay. Dinh dưỡng học hiện đại biết rằng có nhiều hơn 20 loại dưỡng chất, nhiều loại vitamin, nguyên tố, protein, can-xi, phốt-phát, v.v. Trên thực tế, sự cấu thành nên sự sống trong vũ trụ rất phức tạp và không hề đơn giản như những gì khoa học ngày nay biết được. Dinh dưỡng học hiện đại gọi các dưỡng chất mà họ chưa xác định được là “các nguyên tố chưa biết”. Còn có rất nhiều nguyên tố chưa biết. Người ta cho rằng nhiều triệu chứng bệnh gây bởi thiếu cân bằng dinh dưỡng và không thể được chữa trị đơn giản bằng cách bổ sung can-xi và kẽm. Các khoa học gia ngày nay cũng có thể quan sát được điều này.

Cổ nhân coi cơ thể người là một vũ trụ. Từ góc độ vĩ mô, chúng ta có thể hiểu và khám phá cơ thể người dựa trên âm dương và ngũ hành. Chúng ta có thể lý giải các hiện tượng vật lý trên thân thể căn cứ theo sự vận hành của khí huyết và kinh mạch, sự tương hỗ giữa ngũ hành và cân bằng âm dương. Các phương pháp y học không chỉ nhắm vào hiện tượng bề mặt mà còn nhắm vào căn nguyên ở tầng sâu hơn của cơ thể người. Đây mới là khoa học chân chính. Y học hiện đại biết rằng cơ thể người là một hệ thống phức tạp, nhưng nó chỉ nghiên cứu ở bề mặt và các hiện tượng liên quan. Hiểu biết của nó về cơ thể người rất lẻ tẻ và hời hợt. Cách điều trị của nó cũng không bao quát và rất nông cạn. Vì nó chỉ nhắm đến tầng bề mặt, hiệu quả cũng hiện ra ngoài bề mặt và dễ dàng được con người chấp nhận. Nhưng nó không thể trị được tận gốc bệnh.

Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt. Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng. Thế nhưng tất cả các sản phẩm lai tạo đó đều gây mất cân bằng “ngũ vị”. Khi ăn những loại thức ăn đó, người ta sẽ cảm thấy “ngũ vị” mất cân xứng. Người ta thường nói: “Thịt gà thả vườn ăn ngon và giàu dưỡng chất hơn“. Thật vậy, cây trồng và thú nuôi sản xuất theo quy trình công nghiệp đều bị biến dạng. Áp dụng nguyên lý “tương sinh tương khắc” cho thấy sự kích thích tăng trưởng sẽ làm giảm các đặc tính khác, chẳng hạn như chất dinh dưỡng. Do đó mức độ bổ dưỡng và chất lượng nói chung của chúng không bao giờ so được với thức ăn được sản xuất một cách tự nhiên. Khi quy trình sản suất hàng loạt càng tiếp diễn thì những sự khác biệt kể trên càng lớn hơn. Cũng giống như nhân sâm cấy ghép không bao giờ sánh được với nhân sâm tự nhiên. Nếu con người vẫn còn ăn các loại thức ăn nhân tạo như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?

3. Ô nhiễm nước và đất tràn lan

Từ giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp, nhân loại đã thúc đẩy việc hủy hoại môi trường. Từ khi bắt đầu khoan thăm dò và sử dụng xăng dầu, nhiều hóa chất đã được phát triển và nhân loại bắt đầu tàn phá và làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ, con người trong quá khứ cất giữ đồ đạc trong chum vại, đồ chứa bằng gỗ và giỏ tre hoặc liễu. Chum vại được làm ra từ đất sét nung nóng và không gây ô nhiễm môi trường. Gỗ, liễu và tre cũng không làm hại môi trường, vì chúng sinh trưởng tự nhiên và sẽ quay về với đất khi không được dùng nữa. Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến. Chẳng hạn như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa (ni-lông) đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.

Các sản phẩm hóa chất này tích tụ lại trong thiên nhiên. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, con người còn đốn cây và hủy hoại thảm thực vật, gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Động vật không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm và bị tuyệt chủng. Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể họ. Chất độc thấm vào trong cơ thể có thể gây suy nhược. Một số chất đã được lưu ý thông qua các thí nghiệm khoa học, nhưng hầu hết vẫn chưa thể được tìm ra bằng các công cụ khoa học ngày nay. Con người không thể hình dung được tác hại nghiêm trọng của các chất hóa học từ bên ngoài hấp thụ vào trong cơ thể và chúng có tác động gì đến cơ thể của mình. Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng các chất hóa học vẫn được dùng hàng ngày, mà chúng ta vẫn tin rằng chúng có ích, về lâu dài sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe. Chúng ta chỉ là chưa thể nhận ra mọi ảnh hưởng tiêu cực tại thời điểm này.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thuốc chứa 30% chất độc“. Rõ ràng rằng các chuyên gia y tế đều biết một số hợp chất trong các loại thuốc gây tác động tiêu cực cho cơ thể về lâu về dài. Người ta còn ăn các loại thức ăn, thịt, trứng có chứa một lượng lớn phân bón, hóa chất nông nghiệp và hoóc-môn còn tồn đọng. Chẳng phải chúng đều có hại cho cơ thể hay sao? Các quy định về mức độ độc hại của hóa chất nhân tạo trong các sản phẩm nông nghiệp có thể dễ dàng bị qua mặt.

Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại không chỉ cho cơ thể người mà còn cho mọi thứ trong môi trường. Nhiều bệnh tật đã được phát hiện là do tác hại của ô nhiễm. Ví dụ như vài thập kỷ trước đây, một căn bệnh lạ đã được phát hiện ở Nhật Bản. Sau đó, người ta truy ra nguồn gốc căn bệnh là từ một loại cá sống trong một con sông bị ô nhiễm.

Theo y học cổ truyền, tình huống này được phân loại thành “nhiễm độc tràn lan”.

4. Tâm trạng thất thường gây hại cho nội tạng

Y học Trung Quốc từ xưa đến nay đều nhấn mạnh vào việc tránh các thói quen có hại cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng những ai bị bệnh động mạch vành không nên kích động, và ai bị bệnh gan thì không nên giận dữ. Tục ngữ có câu: “Bạo nộ thương âm, bạo hỉ thương dương” (Quá giận làm tổn âm khí, quá vui làm tổn dương khí). “Vui động đến tim, giận động đến gan, buồn và căng thẳng động đến phổi, ưu tư động đến lá lách, và sợ hãi động đến thận“. Năm dấu hiệu này nói lên các phản ứng qua lại giữa năm nội tạng và tâm trạng một cách rất hợp lý. Các phản ứng bất thường kéo dài lên những nội tạng này sẽ gây tổn hại khí huyết và mang lại hậu quả khôn lường cho cơ thể. Kết quả là dẫn các bệnh tật ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại cũng đã phát hiệu rằng thường xuyên thay đổi tính khí sẽ dẫn đến các các phản ứng khác nhau của hệ nội tiết, và có thể gây tác động xấu cho cơ thể.

Khác với tổ tiên chúng ta, con người hiện đại cực kỳ hiếu chiến, căng thẳng và trầm cảm. Con người ngày nay rất tham lam, tự kiềm chế rất kém và tâm lý hiển thị bản thân rất mạnh mẽ. Họ còn rất đố kỵ, đầy rẫy oán hận và do đó họ luôn toan tính để giành chiến thắng, làm hại những người xung quanh và về lâu dài thì làm hại cả xã hội. Ngoài ra, con người hiện đại cũng thường xuyên lo lắng về được và mất lợi ích cá nhân, điều này tác động tiêu cực đến tinh thần của họ. Những tâm trạng xấu đó gây rối loạn hệ nội tiết và sẽ gây ra bệnh tật, không hề có ngoại lệ. Mặt khác, người xưa rất xem trọng lễ nghĩa và đạo đức, đề cao khả năng tự kiềm chế. Hành vi của họ được dẫn dắt bởi điều mà họ tin rằng là Ý trời. Họ hòa ái với nhau. Họ không truy cầu nhiều, không đòi hỏi những thứ không thể có được và không bận tâm về sự bất công. Tâm họ không chứa thù hận. Trong xã hội cổ đại cũng không tồn tại sự cạnh tranh và hiển thị bản thân. Đó là một môi trường rất ít căng thẳng. Người xưa không căng thẳng, khắc khoải, lo âu và cũng không cảm thấy phẫn nộ. Qua đó chúng ta có thể đảm bảo rằng người xưa không bị tổn hại nhờ vào tư tưởng và hành vi của họ.

5. Hãm hại lẫn nhau và gây ra vô số hành vi tạo nghiệp

Theo Phật gia tuyên giảng, mọi hành động của con người đều gây ra nghiệp thiện (đức) hoặc nghiệp ác (nghiệp lực). May mắn và bất hạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như giàu sang hay bệnh tật, là do đức và nghiệp mà người ta tích lại.

Trên thực tế, mắt thường không thể nhìn thấy được toàn bộ vũ trụ. Có nhiều chiều không gian mà con người không thể nhìn thấy. Các đường kinh mạch chính và phụ cũng như các huyệt đạo được giảng trong Trung y cổ truyền đều không tồn tại trong không gian này. Do đó các công cụ hiện đại không thể tìm thấy chúng. Nhưng chúng vẫn tồn tại. Đức và nghiệp là hai loại vật chất và cũng là một phần của cơ thể, nhưng ở trong một không gian khác. Người ta tích đức khi làm việc tốt, và chuốc lấy nghiệp lực khi hành ác. Đức và nghiệp của một người sẽ vĩnh viễn đi theo chủ nguyên thần của người đó.

Khoa học hiện đại không thể phát hiện ra các không gian khác và không thể xác nhận sự tồn tại của các Giác Giả/Thần Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, con người ngày nay sẵn sàng bất chấp thủ đoạn nhằm trục lợi cho bản thân mà rất ít khi cân nhắc đến hậu quả. Con người hãm hại lẫn nhau và nhận nghiệp lực. Con người không biết rằng nghiệp lực là nguồn gốc của mọi bệnh tật, đau khổ và tai nạn.

Một số người có thể không tin, nhưng trên thực tế hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới đang chứng thực luận điểm này. Họ đã kể lại từ trải nghiệm cá nhân của họ. Một cuộc khảo sát thực hiện bởi Ủy ban Thể thao Nhà nước Trung Quốc và những cuộc khảo sát do các ban ngành y tế hợp tác cũng đã thẩm định được hiệu quả rõ rệt của Pháp Luân Công trong việc trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp chân chính, cả trong và ngoài nước Trung Quốc, đã và đang nhận được lợi ích sức khỏe vì đã thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và vì họ luôn đề cao tiêu chuẩn đạo đức của mình.

Chúng ta có thể tìm thấy luận thuật tương tự trong nhiều sách cổ. Y học gia Tôn Tư Mạc đã chỉ ra trong cuốn sách cẩm nang Thiên Kim Yếu Phương (Các phương thuốc quý cho trường hợp khẩn cấp) rằng sở dĩ cần đến nghề bác sĩ là vì người ta mắc phải bệnh tật gây bởi suy nghĩ và hành vi sai trái của mình. Con người rất ngoan cố và bị giới hạn trong cái khung nhận thức của mình. Họ bất lực trong việc nhận ra sự sai trái trong tư tưởng và loại bỏ các thành kiến. Họ không chịu đề cao đạo đức của mình dù cho có bị bệnh đi nữa. Ngoài ra, có một câu nói rất thâm thúy rằng: “Gió gây ra mọi căn bệnh. Khi một người im lặng, thịt của người đó săn lại và không bị gió và bệnh xâm nhập“. Căn cứ theo quan điểm của y học hiện đại, “gió” nghĩa là tất cả các vi sinh vật gây bệnh và là các triệu chứng bệnh phát triển và biến đổi nhanh chóng và có xu hướng gây co thắt (ám chỉ câu “thịt của người đó săn lại”). Cá nhân tôi lại cho rằng “gió” ở đây chính là “nghiệp lực”. Khi một người im lặng và điềm đạm, theo lẽ tự nhiên thì người ấy sẽ không làm việc ác, sẽ không sợ tích tụ nghiệp lực và không bị chất độc và tà khí xâm nhập. Vì vậy, không làm việc xấu được xem là quan trọng hơn so với việc đơn giản là có thói quen sống lành mạnh.

6. Rời xa Đạo và Pháp , tiến từng bước tới vực thẳm

Thuận theo sự phát triển của xã hội, các lợi ích vật chất đã trở nên thiết yếu đối với cuộc sống con người. Tầm quan trọng của việc giàu có về vật chất đã tăng theo cấp số nhân. Đáng tiếc thay, các tiêu chuẩn đạo đức lại trượt dốc chưa từng thấy trong lịch sử. Lối sống của con người ngày càng rời xa bản chất nguyên thủy. Tóm lại, con người đang dần rời xa Đạo và Pháp.

Một nhà hiền triết trong quá khứ đã từng giảng: “Âm dương giả, thiên địa chi Đạo dã, vạn vật chi cương kỉ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã. Trị bệnh tất cầu vu bản.” (Âm dương là Đạo của trời đất, là thứ sáng tạo nên vạn vật, là căn nguyên của mọi sự biến hóa, là nguồn gốc của sinh tử; nó ở trong đền thờ của Thần. Để trị được bệnh tật, con người phải tìm về bản tính nguyên thủy). Lối sống của người hiện đại đã lệch khỏi âm dương và gây mất ổn định ngũ hành. Con người vì tư lợi mà bất chấp thủ đoạn, tiêu chuẩn đạo đức thấp kém và không việc ác nào không làm. Hậu quả dẫn đến các loại bệnh nan y hoặc vô phương cứu chữa.

Các bậc hiền triết thời cổ đại thường dạy con người rằng phải tránh tối đa các loại tà khí và gió độc. Môi trường thời xưa không bị xáo trộn, do đó sinh khí của thiên nhiên luôn tràn đầy xung quanh họ và tinh thần của họ được nuôi dưỡng trong đó. Vì vậy họ không bị bệnh. Họ có ý chí sắt đá để tự kiềm chế bản thân và mang rất ít dục vọng. Họ sống bình an và không sợ hãi. Họ lao động chăm chỉ nhưng không lao lực. Tinh thần của họ thoải mái, sống hòa ái với môi trường xung quanh họ và thuận theo Thiên ý. Mọi mong ước của họ đều được thỏa mãn. Thức ăn thì ngon, quần áo đủ mặc. Họ an vui với cuộc đời. Họ biết tự thỏa mãn với hoàn cảnh sống của mình, dù là tầng lớp thượng lưu hay hạ lưu. Có thể nói rằng tâm hồn của họ thật trong sáng và thánh khiết đến mức không thể bị vẩn đục. Không sự giàu sang hay cám dỗ nào có thể lay động họ được. Họ sống không có sợ hãi. Họ hòa hợp với Đạo. Họ sống rất thọ, có khi hơn 100 năm, và rất linh hoạt chứ không ù lỳ. Tâm tính của họ rất mẫu mực, và không gì làm ô nhiễm được.

Thế nhưng làm sao để con người thuận theo Đạo và Pháp được? Tôi cho rằng con người nên tôn trọng quy luật tự nhiên, sống một cuộc sống đạo đức, trong sạch và phải biết tu dưỡng bản thân. Ví dụ, trẻ em ngày nay thường biếng ăn. Cha mẹ chúng có thể ép chúng ăn. Hành động đó có thể khiến đứa trẻ xem việc ăn uống là một cực hình, chứ không phải là cơ hội tốt để bồi bổ cơ thể. Không thể phủ nhận rằng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ xem việc ăn uống là không cần thiết. Thật ra, nhân loại có rất nhiều hành vi phản tự nhiên. Chúng ta có thể đảm bảo rằng chính sự phản tự nhiên ấy đã gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí và các bệnh tật bất thường trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn như bệnh béo phì. Đây là do hành vi của con người đang rời xa âm dương và xáo trộn ngũ hành. Trên thực tế, bẩm sinh con người đã có mong muốn trở về với chân ngã của mình. Chẳng phải dù nhà nghèo hay nhà giàu, dù đồ chơi nhiều bao nhiêu hoặc xịn thế nào thì trẻ em 6-7 tuổi đều thích chơi với cát sỏi và những thứ linh tinh ở môi trường xung quanh chúng hơn sao? Dù có vẻ dơ bẩn đến mấy nhưng chúng vẫn thấy vui.

Tóm lại, đây là lúc nhân loại nên quay về với bản ngã tự nhiên và hòa hợp với môi trường sống của mình. Tuy vậy, nếu xã hội vẫn không đoái hoài đến chân ngã của mình thì sự tồn tại của nhân loại sẽ gặp nguy hiểm. Con đường quay về với bản tính chân chính của mình sẽ ngày càng hẹp hơn.

Tham khảo:

1. Hồ Nãi Văn, “Rút ra bài học từ y học Trung Hoa cổ truyền để đột phá sự bế tắc của y học”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/19185
http://pureinsight.org/node/1288

The post Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 2)https://chanhkien.org/2014/03/man-dam-ve-nen-khoa-hoc-moi-phan-2.htmlThu, 06 Mar 2014 02:10:35 +0000http://chanhkien.org/?p=23153Như chúng ta đã biết, các vật thể vĩ mô mà ta thường thấy vốn dĩ không phải do các hạt nguyên tử và phân tử trực tiếp cấu thành.

The post Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đan Dương

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)

Tần số

Như chúng ta đã biết, các vật thể vĩ mô mà ta thường thấy vốn dĩ không phải do các hạt nguyên tử và phân tử trực tiếp cấu thành. Ngược lại, các vật thể này được cấu thành từ các cụm phân tử hoặc cụm nguyên tử. Những cụm này sẽ quyết định các đặc tính của vật chất vĩ mô đó, chẳng hạn như sắt, hợp kim, nước, không khí và gỗ. Tôi đã vô tình phát hiện rằng nguyên lý hoạt động của những cụm hạt này rất giống với điều Sư phụ Lý đã giảng rằng cách sắp xếp các hạt lạp tử khác nhau sẽ tạo ra các loại vật chất bề mặt khác nhau. Hãy lấy nước làm ví dụ. Chúng ta đều biết rằng nước là một chất hóa học trung tính. Thế nhưng một nghiên cứu của Thelma MacAdam đã phát hiện rằng nó cũng chính là dung môi tốt nhất từng thấy. Nó có thể thủy hóa vật chất khác. Nói theo cách khác thì các phân tử nước luôn có xu hướng tích tụ xung quanh các phân tử khác nhằm cho phép thực hiện các phản ứng tổng hợp (aggregation) hoặc polyme hóa (oligomer). Một ví dụ khác là sắt. Hoàn toàn khác với điều chúng ta học trong sách giáo khoa hóa học, thật ra sắt không phải là một đơn chất tinh khiết mà là một hợp chất gồm các nguyên tử sắt và nguyên tử carbon, ngoại trừ trường hợp cây cột sắt cổ xưa được tìm thấy ở Delhi, Ấn Độ có độ tinh khiết cao hơn khả năng mà ngày nay chúng ta có thể chế tạo [3].

Cá nhân tôi nghĩ rằng vì các dạng sóng là thể hiện của các hạt ở không gian khác, do đó âm thanh là các cụm hạt âm thanh, màu sắc là các cụm hạt ánh sáng, còn từ ngữ lại là các cụm hạt từ ngữ. Cho nên, âm thanh êm ái được cấu tạo bởi các hạt âm thanh đẹp và đều đặn, hình ảnh đẹp là do các hạt ánh sáng thanh thoát và lôi cuốn tạo nên, còn bài viết giàu cảm xúc được cấu thành từ các nhóm hạt từ ngữ mầu nhiệm. Nếu chúng ta có thể thật sự nhìn thấy các cảnh giới khác, có lẽ khi đó chúng ta thậm chí còn phát hiện ra rằng những vật chất kể trên thật ra lại được cấu thành bởi tế bào của các sinh mệnh.

Trong vũ trụ này, sự rung động hạt là nguồn nguyên lai của mọi chuyển động mà chúng ta có thể cảm thụ được, và nó là thể hiện duy nhất của năng lượng mà chúng ta có thể nhận ra.

Sự cộng hưởng giữa các vi hạt là nền tảng của mọi hình thức truyền thông tin. Nói cách khác, đây là thể hiện duy nhất của sự sống trong thế giới vật chất chúng ta. Mỗi cụm hạt có kích thước và cấu trúc khác nhau sẽ có tần số (frequency) khác nhau trên phương diện dao động và cộng hưởng. Tất cả các dạng năng lượng được biết đến hiện nay (ví dụ như sóng điện từ) đều được lan truyền nhờ vào sự cộng hưởng của các nhóm hạt với kích thước khác nhau này. Tức là, các nhóm khác nhau sẽ vận dụng các loại sóng điện từ tại băng tần khác nhau để giao tiếp. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Nhân tâm tề, Thái Sơn di” (Người có chí, chuyển Thái Sơn) và “Dĩ nhu khắc cương” (Lấy mềm thắng cứng).

Wolfgang Ludwig, nhà vật lý học và cố vấn tại Quỹ Nghiên cứu Thế giới, nói rằng các quy trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ lưu lại một thông tin trong nước, và nước có thể mang những thông tin đó sang các hệ sinh thái khác. Dẫu cho nước có thể được tiệt trùng bằng các chất hóa học, người ta không thể loại bỏ cộng hưởng điện từ do sự ô nhiễm gây ra tại một băng tần nào đó—tần số rung động đó phản ánh chính xác sự ô nhiễm. Cho nên, thậm chí sau khi được tinh lọc, nước ô nhiễm vẫn ẩn chứa những thông tin có hại cho sức khỏe. Đúng vậy, nước có thể ghi nhớ. Các nhà khoa học đã kiểm chứng điều đó. Công trình nghiên cứu của Johann Grander cho thấy nếu các kim loại nặng hoặc các chất nitrat đã từng làm ô nhiễm nước thì các thông điệp dao động đó sẽ được lưu lại ngay cả sau quá trình tinh lọc xử lý hóa chất hoàn chỉnh. Jacques Benveniste (giáo sư tại Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia Pháp trực thuộc Đại học Paris) đã hoàn tất nhiều thí nghiệm minh chứng cho trí nhớ của nước. Lynn Trainer, một giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Toronto, đã lặp lại các thí nghiệm của Tiến sĩ Benveniste và khẳng định rằng các kết quả cho thấy nước có thể lưu giữ lại trí nhớ “vật lý”. Nghiên cứu của Johann Grander được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí: 1) nước là một dạng truyền thông tin; 2) nước có trí nhớ; 3) thông tin tiêu cực trong nước có thể bị xóa; [4] Cho đến nay, công trình nghiên cứu mang tính nhắm thẳng nhất và gây ấn tượng nhất về tri giác và trí nhớ của nước chính là các thí nghiệm kết tinh nước của Masaru Emoto, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tổng hợp IHM ở Nhật.

Có một giai thoại vui về nghiên cứu cộng hưởng. Nikola Tesla (1856-1943) là một kỹ sư điện tử và là một nhà vật lý học. Ông đã tìm ra nguyên lý dòng điện xoay chiều (AC) vào năm 1818. Nhiều công trình nghiên cứu của ông không được công bố trong nhiều năm, trong đó có nhiều phát hiện đột phá. Đã có thời Nikola Tesla rất hứng thú với hiện tượng cộng hưởng, và ông đã chế tạo thành công một thiết bị cộng hưởng có khả năng phát sinh cơn địa chấn nhân tạo. Một buổi tối nọ khi ra ngoài đi dạo ở Manhattan sau bữa ăn tối, ông đã gắn thiết bị cộng hưởng to cỡ cái đồng hồ vào khung thép của một tòa nhà lớn đang được xây dựng. Sau đó ông điều chỉnh tần số cộng hưởng đến một mức nhất định. Trong vòng vài phút, toàn bộ tòa nhà bắt đầu rung lắc và ngay cả nền đất phía dưới tòa nhà cũng chấn động. Những công nhân ở đó rất sợ hãi, cho rằng đang có động đất. Cảnh sát nhanh chóng có mặt. Tất nhiên Nikola Tesla đã tháo thiết bị cộng hưởng ra trước khi nó gây thiệt hại [5].

Dựa theo nghiên cứu của Nikola Tesla, năm 1958, Robert Monroe, nhà sáng lập Viện Monroe tại Faber, bang Virgina đã bắt tay tìm hiểu tính khả thi của thí nghiệm trên vào giấc ngủ. Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc. Thông qua việc kiểm tra các tác động của tần số âm thanh lên não bộ, Monroe đã tách rời thành công ý thức khỏi thân vật chất—nhóm nghiên cứu gọi nó là Trải nghiệm ngoài thân xác (Out-of-Body Experience). Kể từ đó, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi để mô tả các trạng thái bí ẩn của bộ não. Nguyên lý sóng âm mà ông áp dụng gọi là điều chế tần số nhịp lập thể (binaural beat frequency modulation), vốn được các kỹ sư điện tử hay dùng làm cơ chế chủ chốt trong công nghệ radio hiện đại. Điểm khác biệt duy nhất đó là Monroe đã áp dụng khái niệm đó vào lĩnh vực sinh lý học thay vì điện tử.

Sự cộng hưởng giữa các vi hạt còn gây ra cái gọi là hiện tượng ảo ảnh ba chiều (holographic phenomenon) [6].

Một biến cố quan trọng đã diễn ra vào năm 1982. Trong năm đó, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý học Alain Aspect tại trường Đại học Paris đã thực hiện một điều mà tôi cho rằng là thí nghiệm có tầm quan trọng nhất trong thế kỷ 20. Công chúng không biết nhiều về phát hiện của ông nhưng nó có tiềm năng thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền khoa học. Aspect và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng dưới một điều kiện môi trường nhất định, các hạt hạ nguyên tử (subatomic) chẳng hạn như electron có thể giao tiếp đồng bộ với nhau bất kể chúng ở xa nhau bao nhiêu, dù 10 feet hay 1 tỷ km. Hơn nữa, mỗi hạt lạp tử dường như luôn biết được hạt kia đang làm gì.

Phát hiện này đặt ra một thách thức lớn đối với nguyên lý căn bản nhất trong thuyết tương đối của Einstein là không gì vượt qua được vận tốc ánh sáng. Nếu vận tốc ánh sáng có thể bị vượt qua, tấm màn thời gian sẽ bị phá vỡ. Nghe có vẻ quá đáng sợ. Một nhà vật lý học nào đó đã cố dùng các lý thuyết thông thường để lý giải các kết quả nghiên cứu này và ngăn không cho Aspect đưa thêm giải thích chi tiết nào khác. Nhưng David Bohm, một nhà vật lý học ở Đại học London, tin rằng phát hiện này mang ý nghĩa rằng thực tại khách quan là không tồn tại. Bất kể vũ trụ này của chúng ta trông có giống thật thế nào đi nữa thì nó không là gì ngoài một ảo giác, hoàn toàn là một ảo ảnh ba chiều cực kỳ to lớn.

Dọc theo chiều dài lịch sử của khoa học phương Tây, một quan niệm sai lầm đã được hình thành rằng phương pháp tốt nhất để nghiên cứu một hiện tượng vật lý nào đó, từ sương mù cho tới nguyên tử, là chia nhỏ nó ra và xem xét từng phần nhỏ, bất kể nó là cái gì. Thế nhưng hiện tượng ảo ảnh ba chiều đã cho chúng ta thấy rằng có nhiều thứ trong vũ trụ không thể được nghiên cứu theo cách này. Nếu chúng ta chia một thực thể ba chiều ra từng mảnh nhỏ, cái chúng ta có chỉ là một nhóm các thực thể nhỏ hơn chứ không phải là các phần khác nhau của cùng một thực thể. Ý tưởng này đã khích lệ Bohm hiểu phát hiện của Aspect theo một phương diện khác. Bohm tin rằng các hạt hạ nguyên tử không gửi và nhận các tín hiệu bí ẩn cho nhau, lý do thực sự một hạt hạ nguyên tử có thể giao tiếp với các hạt khác bất chấp khoảng cách giữa chúng là do sự phân cách này chỉ là một ảo giác giả tạo. Ông cho rằng trong thế giới vật chất ở các tầng thâm sâu hơn, những hạt này không thật sự bị chia tách mà vẫn nằm trong một chỉnh thể. Dù cho trên bề mặt dường như những hạt này có thể giao tiếp với nhau với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, Bohm tin rằng những hạt hạ nguyên tử khác nhau thật ra chính là các bộ phận khác nhau của một hay nhiều thực thể trong một trường không gian-thời gian (thời-không) thâm sâu hơn. Theo quan điểm của ông, các hạt này không độc lập mà là những phần của các lớp bề mặt của một thực thể tại một tầng sâu và nguyên thủy hơn. Vì mọi thứ trong thế giới vật chất này do “ảo giác” (illusion) tạo thành, bản thân vũ trụ này cũng là một ảo ảnh ba chiều (holograph). Bohm tự tin tuyên bố rằng cái thực tại mà chúng ta đang nhìn thấy đơn giản chỉ là một tầng nông cạn của một bộ phim ba chiều và rằng vẫn tồn tại các tầng thâm sâu hơn của vũ trụ.

Bohm không phải là nhà nghiên cứu duy nhất tìm ra chứng cứ vũ trụ chỉ là một ảo ảnh. Nhà vật lý học thần kinh Karl Pribram, một nhà nghiên cứu não bộ tại Đại học Stanford, cũng tin rằng thực tại mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một ảo ảnh không hơn không kém. Pribram đã từng rất quan tâm đến mô hình 3 chiều vì khi đó ông đang rất đau đầu với vấn đề bộ não lưu trữ thông tin như thế nào. Nghiên cứu chuyên sâu kéo dài nhiều thập kỷ của ông đã cho thấy trí nhớ không chỉ giới hạn tại một vùng nhất định của não mà được tản ra khắp bộ não. Lashley Karl đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm vào thập niên 1920 đối với trí nhớ của chuột, và sau này trở thành cột mốc cho lĩnh vực nghiên cứu này. Ông phát hiện ra rằng cho dù ông cắt phần nào của não chuột đi nữa, chúng vẫn có khả năng nhớ được cách thực hiện một nhiệm vụ phức tạp nào đó mà chúng đã học được trước khi bị phẫu thuật. Có vẻ như chúng ta không có cách nào tìm ra nguyên lý thỏa đáng để giải thích chức năng của ký ức rằng “mỗi bộ phận lại là toàn bộ chỉnh thể”. Trong thập niên 1960, Pribram nghe được ý tưởng rằng thực tại không là gì khác ngoài một ảo ảnh và ông nhận ra đây chính là câu trả lời mà các nhà nghiên cứu não bộ đã tìm kiếm trong một thời gian dài. Pribram cho rằng mật mã của ký ức không được lưu trữ trên các nơ-ron thần kinh đơn lẻ hay trên các nhóm nơ-ron nhỏ. Thay vào đó, ký ức được thể hiện dưới dạng một bộ phim 3 chiều tạo bởi các kích thích thần kinh trên khắp bộ não. Nói cách khác, Pribram tin rằng bản thân bộ não là một ảo ảnh 3 chiều.

Một số lượng lớn chứng cứ đã củng cố cho lý thuyết rằng não bộ hoạt động dựa trên nguyên lý ảo ảnh 3 chiều. Giả thuyết của Pribram ngày càng nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng vật lý thần kinh. Nhà nghiên cứu người Ý gốc Argentina Hugo Zucarelli gần đây đã mở rộng thuyết Ảo ảnh 3 chiều nhằm giải thích chức năng của bộ não. Zucarelli đã phát triển được công nghệ ghi âm 3 chiều có khả năng tạo ra giọng nói và cảnh tượng gần như giống hệt cảnh thật. Pribram cho rằng theo tính toán thì bộ não của chúng ta có thể hình thành một “thực tại hữu hình” khi được truyền vào một dải tần số, và tôi cũng ủng hộ giả thuyết này qua rất nhiều thí nghiệm. Các nhà khoa học ngày nay đều chấp nhận rằng mỗi giác quan của chúng ta hoạt động được trong một dải tần số khá rộng, và vấn đề này đã từng gây rất nhiều tranh cãi, mãi cho đến rất gần đây các nhà nghiên cứu mới chứng thực được nó. Ví dụ như, thị giác của chúng ta có thể thu nhận được tần số âm thanh; ở một mức độ nào đó, vị giác lại phụ thuộc vào tần số mùi hương; và ngay cả các tế bào trong thân thể người cũng có thể tiếp thu được nhiều loại tần số. Các kết quả trên cho thấy chỉ sau khi ý thức của chúng ta xử lý tổng thể các thông tin này thì những tần số mới được liên kết và phân loại thành các cảm giác khác nhau mà chúng ta trải nghiệm được.

Nếu kết hợp mô hình ảo giác não bộ của Pribram với giả thuyết của Bohm, kết quả thật đáng kinh ngạc. Nếu thế giới thực tại này không là gì khác ngoài một mô hình 3 chiều, mọi thứ thật sự là ảo giác của các tần số, và bản thân bộ não là một máy chiếu 3 chiều. Nó chỉ đơn giản chọn lọc ra các tần số nhất định từ mô hình tần số to lớn hơn và chuyển đổi chúng thành các cảm giác. Vậy thực tại khách quan là gì? Đơn giản mà nói thì nó không tồn tại.

Theo các giả thuyết của Bohm và Pribram thì thế giới vật chất này chỉ là huyễn tượng, không thật. Mặc dù chúng ta tin rằng chúng ta tồn tại vật chất và có thể di chuyển trong thế giới vật chất này, đó chỉ là ảo giác mà thôi. Chúng ta chỉ là những người tiếp nhận các tần số luôn biến động. Chúng ta không gì hơn là những hình ảnh được trích xuất và tạo hình từ mô hình 3 chiều đến thế giới vật chất này. Đây được gọi là Mô Hình Ảo Ảnh 3 Chiều (Holographic Model). Mặc dù nhiều nhà khoa học vẫn còn ngờ vực nhưng nó ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Họ tin rằng đây có thể là mô hình chính xác nhất của hiện thực. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng mô hình này có thể giải thích được rất nhiều hiện tượng kỳ bí mà khoa học chưa thể lý giải được trong một thời gian dài. Rất nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm Bohm và Pribram, nhận ra rằng nhiều hiện tượng cận tâm lý trở nên dễ hiểu hơn khi dùng mô hình ảo giác 3 chiều. Pribram cũng chỉ ra rằng trong vũ trụ ảo ảnh 3 chiều (holographic universe), thậm chí những thứ trông có vẻ như xảy ra ngẫu nhiên cũng là tất nhiên phải xảy ra, và những sự việc tưởng như trùng hợp lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Vạn vật trong thế giới thực tại này trở nên thật sự đặc biệt và ngay cả những điều ít được mong đợi nhất cũng xảy ra vì liên quan đến một lý do đằng sau nó.

Ở phần nói về “Công năng dao thị” trong sách Chuyển Pháp Luân, chúng ta biết rằng, “Thân thể chúng ta ở trong một không gian đặc định có tồn tại một trường; trường này và trường đức không phải là một trường, không cùng một không gian; nhưng phạm vi trường kích thước to nhỏ là như nhau. Trường này có một thứ quan hệ đối ứng với vũ trụ: phía vũ trụ có thứ gì thì trong trường này của người ta cũng có thứ đối ứng với nó; tất cả đều có thể đối ứng. Nó là một loại hình tượng, không phải là vật chân thực…. Nó dẫu là hình ảnh nhưng cũng là một loại tồn tại vật chất; nó là quan hệ đối ứng như vậy: tuỳ theo biến đổi ở bên kia mà nó biến đổi theo; do đó cái mà có người gọi là ‘công năng dao thị’ chính là tự nhìn vào trong phạm vi của trường không gian bản thân mình.

Chúng ta cũng biết rằng một người với công năng túc mệnh thông (nhìn thấy tương lai hoặc quá khứ) chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh trong trường không gian của bản thân mình. Vì những điều nhìn thấy được thông qua các công năng đặc dị là không thật mà chỉ là hình tượng, nên điều mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường và các phép đo lường thực hiện bởi các công cụ thật ra cũng không có thật. Khi chúng được hình tượng hóa bởi các giác quan và các phương pháp đo lường của chúng ta, chúng trở thành sự cộng hưởng của các vi hạt, nghĩa là, quan niệm về to và nhỏ, xa và gần là không tồn tại. Khoảng cách có thể trở nên vô nghĩa chỉ trong chớp mắt. Do đó, khái niệm to nhỏ là không đáng tin cậy.

Thời gian

Thời gian (time), theo định nghĩa của khoa học hiện đại, là một đơn vị đo lường mà có thể phân biệt được 2 vật thể chiếm cùng khoảng không gian và giống hệt nhau về mọi mặt. Bài toán này sẽ không còn đúng nữa nếu chúng ta đưa thêm vào các chiều không gian khác. Bây giờ chúng ta tạm không thảo luận về khía cạnh này mà chỉ xét đến thời gian trong một chiều không gian.

Nói về tần số thì không thể không nhắc đến không gian và thời gian. Giữa tần số và thời gian không có quan hệ nhân quả, nhưng chúng giống như một cặp song sinh. Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, tần số dao động càng cao thì các vi hạt càng nhỏ hơn và biên độ của dao động càng nhỏ hơn. Dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, mỗi một hạt lạp tử chính là một không gian. Điều này cho thấy, thời gian gắn liền với không gian mà nó bao trùm. Trong thế giới vật chất, một hạt càng vi quan thì sự phân bố của nó càng rộng, cho nên theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp thì trường không gian của chỉnh thể do các hạt này cấu thành lại càng rộng.

Thời gian có thể được tính toán bằng cách chuyển nó về dạng không gian. Các không gian khác có thể được chuyển về dạng tần số của thời-không. Vì vậy tôi cho rằng tần số đo được bằng phương pháp khoa học ngày nay có thể được dùng làm yếu tố chuyển đổi cho các thời-không khác. Do đó tôi tin rằng định nghĩa của tôi về khối lượng: m=EV0 = VV0 là khá hợp lý.

Công, năng lượng và lực

Ở tầng bề mặt, công (work), năng lượng (energy) và lực (force) dường như rõ ràng là các phạm trù khác nhau. Trên thực tế, cả ba đều rất khó phân biệt, kể cả về định nghĩa lẫn tồn tại vật chất. Tôi nhớ rằng chính Newton là người đầu tiên dùng khái niệm “công suất” (power). Đương thời Newton là một học giả Kinh Thánh. Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa gốc của “power” là “force, power, deity” (lực, quyền năng, thần thánh). Thần trên trời là “the Powers above” (các đấng ngự trên cao). Kết hợp hai khái niệm về “power” của phương Đông và phương Tây, nó có ý nghĩa đại khái rằng là căn nguyên (động năng – kinetic energy) khiến cho sự vật thay đổi, và là lý do (thế năng – potential energy) giữ cho sự vật không thay đổi. Nói một cách trừu tượng, công là sự tồn tại và là lý do cho sự tồn tại.

Nhưng căn cứ theo khái niệm về vật chất, những sự vật có thể được nhận thức mới được coi là vật chất! Có vẻ như chúng ta đã đi lòng vòng hết một vòng tròn. Nếu chúng ta vẫn tin rằng định nghĩa nêu trên về vật chất là đúng ngay cả sau khi đi lòng vòng, thì chúng ta sẽ thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta đều là những thể hiện khác nhau của năng lượng và đơn giản chỉ là các bộ mặt khác nhau của sự thể hiện của năng lượng. Chúng ta vẫn có thể thấy được điều này ngay cả khi không dùng phương trình khối lượng-năng lượng của Einstein.

Chúng ta cũng thấy rằng khối lượng, hay cụ thể là năng lượng, chỉ có ý nghĩa trong một cảnh giới nhất định. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể vận dụng điều này để làm điểm khởi đầu cho sự tìm tòi sâu hơn vào bản chất của mọi hiện tượng trong cuộc sống.

(Hết)

Tham khảo:

[3] Resonant Arrays and Generation of Sound, by Slavek Krepelka, SDK, 26. August 2001
[4] Water: Essential for Existence, by Dan Stewart and Denise Routledge, Canada
[5] Tesla: Man Out of Time, by Margaret Cheney, Prentice Hall, NJ c1981
[6] The Universe as a Hologram, author unknown

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20188
http://pureinsight.org/node/1475

The post Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 1)https://chanhkien.org/2014/02/man-dam-ve-nen-khoa-hoc-moi-phan-1.htmlThu, 27 Feb 2014 06:49:59 +0000http://chanhkien.org/?p=22993Theo định nghĩa thì vật chất là bất kỳ thứ gì chiếm một khoảng không gian nhất định và có thể được cảm nhận bởi ý thức và giác quan của con người.

The post Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đan Dương

[Chanhkien.org]

Khối lượng của vật chất

Thế giới của chúng ta do vật chất cấu thành. Theo định nghĩa thì vật chất là bất kỳ thứ gì chiếm một khoảng không gian nhất định và có thể được cảm nhận bởi ý thức và giác quan của con người. Vật chất có khối lượng và chiếm không gian. Để hiểu được vật chất, người ta phải hiểu được không gian (space) và khối lượng (mass). Ý thức và giác quan vốn dĩ mang tính chủ quan, không giống nhau giữa các cá nhân. Khối lượng được định nghĩa bằng việc đo lường quán tính (inertia) của vật chất; tức là tính chất chống lại gia tốc (sự thay đổi tốc độ – acceleration) của vật thể. Chúng ta được dạy phải tin rằng khối lượng là một đặc tính cố định của vật thể. Tuy nhiên quan điểm này cần được nghiêm túc xem xét lại.

Căn cứ vào Định luật 2 Newton về chuyển động, lực (force) bằng tích của khối lượng (mass) và gia tốc (acceleration), tức (F=m*a). Thế thì “lực” chính xác là gì? Lực là bất kỳ thứ gì có xu hướng thay đổi trạng thái tĩnh hoặc động của một vật thể. Nhưng hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực là một đối tượng nằm ngoài vật thể. Phản lực sẽ được sinh ra khi và chỉ khi có một lực tác động lên vật thể. Mặc dù chúng ta vẫn tin rằng lực và phản lực xảy ra đồng thời, nhưng đúng ra mà nói thì giữa chúng vẫn có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật là không đổi bất kể nó được cân đo như thế nào và ở đâu. Năm 1905, dựa trên đặc tính này, Albert Einstein đã công bố thuyết Tương đối Đặc biệt. Ông cho rằng khối lượng của một vật tượng trưng cho toàn bộ năng lượng của vật đó. Thí dụ như khi năng lượng của một vật tăng lên nhờ động năng hay nhiệt độ thì khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của vật thể quyết định quán tính mà quán tính lại đối kháng với gia tốc. Khi lực tác động là không đổi, khối lượng tăng lên sẽ khiến gia tốc giảm xuống và ngược lại.

Cái gì sinh ra quán tính của vật chất? Đôi khi các nhà vật lý học viện dẫn đến Nguyên lý Mach nhưng nó chỉ là một manh mối chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư tại trường Đại học bang California ở Long Beach, đã dùng các công thức vật lý của Newton để chứng minh được định luật 2 Newton. Trước đó, định luật này chỉ là một giả định cơ sở cho các công thức của Newton, và chưa được chứng minh. Các phân tích và bằng chứng cho định luật này được dựa trên một giả định khác rằng có tồn tại một mặt phẳng – gọi là biển photon (sea of photons) – một trường điện từ tại điểm số 0 (zero-point) của chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một dải quang phổ hẹp trong phạm vi của các sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (nhà vật lý học ở phòng thí nghiệm năng lượng mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin thuộc thành phố Palo Alto, bang California) và Hal Puthoff đã nói cách đây rất lâu rằng khối lượng chỉ là một ảo giác. Tính chất chống gia tốc của vật thể không phải gây bởi khối lượng vốn có của nó. Ngay khi gia tốc xuất hiện, trường tại điểm số 0 sẽ sinh ra một phản lực. Nói một cách đơn giản, có một lớp nền gọi là “biển photon” lấp đầy trong vũ trụ, tạo ra lực cản đối với sự chuyển động bất cứ khi nào một vật thể bị đẩy. Đó là lý do tại sao các loại vật chất trong thế giới này trông cứng cáp và ổn định. Năm 1988, Alfonso đã đi đến kết luận tương tự sau khi dùng thuyết Tương đối của Einstein trong phân tích lý thuyết của mình. Tại mỗi thời khắc, thế giới vật chất này đều đang chịu tác động của “biển photon”. Cả thế giới này ngập trong “biển photon”, và nó sinh ra lực chống lại bất kỳ sự thay đổi tốc độ nào sinh ra khi một vật bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu thành nên thế giới của chúng ta trông rắn chắc và ổn định [1].

Qua đó có thể thấy rằng việc coi khối lượng như là một đặc tính cố hữu của vật thể là không đúng. Ngoài ra, sự đo lường khối lượng (mass) cũng có quan hệ mật thiết với khái niệm cân nặng (weight). Khối lượng được định nghĩa theo phương diện này được gọi với thuật ngữ là “khối lượng hấp dẫn” (gravitational mass). Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng khối lượng hấp dẫn cũng không khác gì khối lượng quán tính.

Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta thấy rằng khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đương với sự giới hạn mà một vật thể gặp phải bên trong phạm vi của một môi trường.

Trong “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001”, Sư phụ giảng: “Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong tam giới, kể cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng.” Thể ngộ của tôi về chữ “các tầng” trong câu “do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên” là như sau. Giả sử có 100 tầng trong tam giới, vậy thì vật thể nào thuộc tam giới đều có chứa các lạp tử của 100 tầng này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng tương ứng với chủ nguyên thần của người đó. Vậy nên đây là điều mà Sư phụ muốn nói tới khi Ngài giảng một sinh mệnh được tạo ra trong tam giới sẽ có các hình thức tồn tại song song khác xuyên suốt giữa các tầng. Điều này được đề cập đến trong Bài giảng thứ bảy của Chuyển Pháp Luân: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy“. Trở lại với “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001”, trong đó Sư phụ giảng: “Tất nhiên, cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng có liên đới bằng nhau; vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ vật chất lớn so với vật thể có thể tích lớn có mối quan hệ liên đới cũng lại bằng nhau; do vậy có cảm giác nặng như nhau”. “Bề mặt Trái Đất là một giới hạn của một tầng; trong một tầng thì có thể vận động theo chiều ngang; bởi vì đều trong một tầng; còn vận động lên một tầng cao hơn hẳn, thì bị kéo trở lại; bởi vì các vật thể trên Trái Đất đều là những lạp tử của tầng trong cảnh giới này.

Từ đây chúng ta biết rằng một vật thể được đặt tại các tầng không gian khác nhau có thể sẽ chịu sự chi phối khác nhau. Trên thực tế là rất khác nhau. Phương trình Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton lý giải điều này như sau: F=m1m2G/d2, trong đó G là hằng số hấp dẫn. Lực tác động thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong sự liên đới giữa các lạp tử ở các tầng khác nhau. Tức là, khối lượng của một vật thể có thể thay đổi tùy theo môi trường mà nó tồn tại và tính chất của sự liên đới của nó cũng thay đổi theo. Chúng ta đo khối lượng bằng công thức m=F/a, nhưng nó chỉ áp dụng được cho các vật thể có kích thước lớn chuyển động chậm. Tại sao nó không áp dụng được cho các vật thể có vận tốc nhanh và gia tốc cao?

Dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hiểu được rằng tầng “to và chậm” chính là các không gian xếp theo chiều dọc và có không gian-thời gian (thời-không) đồng thời tồn tại, trong khi đó “nhanh và bằng vận tốc ánh sáng” tương ứng với các không gian xếp theo chiều ngang khác. Khi một vật được đưa đến một vận tốc nhất định, nó sẽ đột phá được các không gian. Có thể hiểu rằng các không gian nằm dọc theo tung độ sẽ khác xa so với các không gian nằm theo hoành độ. Để hiểu chính xác hơn về khối lượng của vật thể, trước hết chúng ta phải hiểu đúng về không gian.

Các chiều không gian khác

Rất có khả năng hiểu biết của khoa học đương đại về chiều không gian này nơi chúng ta tồn tại là chưa thỏa đáng. Tạm thời chúng ta chưa bàn đến việc này. Hãy phân tích xem tại sao kiến thức của Einstein về thời gian và không gian lại vượt trội hơn so với những người khác. Einstein đặt định rằng vận tốc ánh sáng là một hằng số, và đây cũng là nền tảng cho học thuyết của ông. Cá nhân tôi nghĩ rằng ông rút ra được nhiều điều từ Kinh Thánh hơn là từ việc nghiên cứu tốc độ siêu việt của ánh sáng. Chương “Sáng thế” của Kinh Thánh ghi rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất. Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.” Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy”. Chúa Jesus từng giảng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, trừ phi một người được sinh bởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”.

Hãy tạm bỏ qua sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa “Sáng thế” của Kinh Thánh và các truyền thuyết Trung Quốc cổ xưa về sự sáng tạo nên vũ trụ. Rõ ràng rằng ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta đã được tạo ra ngay từ khởi thủy.

Hầu hết chúng ta đều biết đến phương trình khối lượng-năng lượng nổi tiếng của Einstein (E=mc2). Nhưng tại sao năng lượng của một vật thể lại có liên quan đến hằng số vận tốc ánh sáng? Tại sao hạt nhân nguyên tử lại có nhiều năng lượng đến thế? Hơn thế nữa, đâu mới là bản chất thật sự của năng lượng hạt nhân?

Chiếu theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, tôi không nghĩ rằng có tồn tại cái gọi là lưỡng tính sóng-hạt (wave-particle duality). Theo quan điểm của tôi, chỉ có các hạt lượng tử là thật sự tồn tại. Ánh sáng là một loại hạt. Tôi cho rằng các loại sóng hạt vĩ mô-cơ khí (macro-mechanical waves) trong không gian của chúng ta được tạo ra do sự chuyển động của các vật thể mà bản thân chúng lại có các hình thức tồn tại song song ở khác không gian khác. Các loại sóng điện từ trong không gian chúng ta thì đối ứng với sự chuyển động của các vật thể tồn tại trong các không gian vi mô ngang hàng khác. Năng lượng trong không gian chúng ta chính là kết quả từ sự tan rã của các vật thể ở các chiều không gian cao hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta đạt được một cái nhìn ở cấp vi mô của các tầng khác nhau, khi đó chúng ta sẽ có thể lập được một phương trình khối lượng-năng lượng cho các tầng khác nhau. Phương trình này phụ thuộc vào sự tồn tại của các không gian bên dưới nó.

Một số nhà khoa học khác, bao gồm các nhà nghiên cứu ở Viện Chuyển giao Công nghệ Ghassemi, đã đưa ra một giả thuyết về thời-không. Họ tin rằng trong không gian có tồn tại một thứ vật chất dạng nước có khả năng gây ra lốc xoáy, qua đó làm tăng sự cô đặc và cấu tạo cũng như tính chất xoắn theo chiều dọc của vật chất, tạo ra chuyển động của vật thể. Vật chất này thấm vào tất cả các loại vật chất khác và truyền sóng và dao động điện từ. Nguyên tử, tiểu nguyên tử, ánh sáng và phóng xạ đều bắt nguồn từ sóng điện từ. Vật chất sẽ ngừng tồn tại nếu mất đi dạng sóng của nó. Giống như các gợn sóng trên mặt nước, khi rung động chấm dứt thì sóng cũng biến mất, và những gì còn lại chỉ là nước. Nếu sự rung động của một vật chất bị ngừng lại, nó sẽ quay về trạng thái tĩnh lặng. Người phương Đông ngày xưa gọi thứ vật chất bí ẩn này là “khí”, còn người phương Tây cổ đại gọi nó là “ête” (ether). Khái niệm này đã bị gạt bỏ vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay dường như khoa học hiện đại đã quay lại con đường của người xưa sau khi đi lòng vòng. Mặc dù các thuật ngữ khoa học có thể được dùng để mô tả hiện tượng, nhưng nội hàm vẫn giống nhau. Ví dụ như, các khoa học gia không thể giải thích được tại sao vật chất tối (dark matter) chiếm 80% vũ trụ. Ngoài ra họ cũng không thể tìm ra được vật chất tối là gì. Lý giải hợp lý nhất chính là có nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, và có tồn tại các hạt có dạng lỏng. Khi chúng không chuyển động, nơi đó gọi là chân không. Còn khi chúng chuyển động thì chúng ta có thể thấy các hạt xuất hiện trong vũ trụ. Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ ở Long Beach, bang California là nơi đề xuất lý thuyết này. Họ giữ quan điểm rằng không tồn tại hạt gluon. Lực hạt nhân (nucleic force) mà người ta quan sát được thật ra là được tạo ra bởi áp suất của không gian và thời gian mà không có hạt gluon nào cả. Lý do duy nhất khiến người ta tin vào sự tồn tại của vật chất tối là vì chúng ta mặc nhận rằng thời-không (không gian trống rỗng) vốn không chứa khối lượng và áp suất. Thế nhưng theo những khoa học gia này, nếu chúng ta tính luôn cả áp suất của thời gian và không gian thì sẽ thấy rằng vũ trụ này không có vật chất tối, và tất cả các thiên hà đang lơ lửng bên trong một chất lỏng mênh mông vô hạn [2].

Nếu lý thuyết kể trên là đúng, nó sẽ tạo ra một thay đổi mang tính cách mạng cho nền khoa học hiện nay. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết này cũng đã gợi ý một công thức tính khối lượng khác: m=gL3. Trong đó L3 tượng trưng cho không gian mà một vật thể chiếm hữu, g là hằng số chuyển đổi giữa vật chất và không gian (có được qua thực nghiệm hoặc các tính toán trên lý thuyết). Dù sao đi nữa, công thức này trùng khớp với lý thuyết cổ đại về khí của cả phương Đông lẫn phương Tây, đó là “tụ tắc thành hình, tán tắc thành vật” (tụ lại thì thành hình dạng, tản ra thì thành vật chất).

Người luyện công thông thường của chúng ta, người mới tăng công, thì viên lạp hạt năng lượng phát ra rất thô, có khoảng cách, mật độ không cao, do đó uy lực rất thấp. Khi lên đến tầng rất cao, mật độ năng lượng ấy so với phân tử nước thông thường có thể gấp 100, 1000, hoặc 100 triệu lần; tất cả đều có thể. Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn.” (Chuyển Pháp Luân)

Theo thể ngộ của tôi thì tại các không gian tầng thấp, các hạt năng lượng rất thô và có mật độ không cao, sức mạnh thấp và khối lượng nhỏ. Do đó, có một mối quan hệ tương hỗ ở đây. Tôi cho rằng khối lượng có thể được tính bằng công thức m=EL3=EV0=VV0. Ý nghĩa của các tham số như sau:

m: đại diện cho các mối liên hệ. Tuy nhiên nó chỉ liên quan đến sự cách biệt giữa các không gian chiều ngang, và chỉ là con số phỏng đoán. Có hai loại khối lượng: một là hạt lạp tử đơn lẻ trong một không gian nhỏ nhất định, hai là một cụm hạt trong một không gian rộng lớn. Hai loại khối lượng này không giống nhau. Khái niệm về khối lượng của khoa học hiện nay chính là cái thứ hai.

E: là năng lượng mà vật chất mang theo tại một tầng nhất định. Nghĩa là, có nhiều loại năng lượng ở các tầng khác nhau; năng lượng tại tầng nào sẽ được quyết định bởi kích thước của một hoặc nhiều hạt lạp tử đối ứng ở các không gian khác.

V0: là thể tích của vật chất trong không gian này.

V: là thể tích của vật chất trong không gian khác đối ứng qua không gian này. Đây không phải là kích thước mà mắt thường nhìn thấy, mà là kích thước của vật chất trong các không gian khác mà đối ứng với sóng rung động hạt trong không gian này. Nó là mức năng lượng tương ứng trong không gian này, và được quyết định bởi tầng số dao động của hạt.

Vì các không gian khác quá phức tạp nên kiến thức của tôi có thể không hoàn chỉnh. Ngoài ra, ở đây tôi đơn giản là chỉ ra một hướng đi chung chung chứ không đưa ra kết luận nào cả. Do đó tôi không dám lý giải chi tiết những điều tôi đang nghĩ trong đầu.

(Xem tiếp Phần 2)

Tham khảo:

[1] Brilliant Disguise: Light, Matter and the Zero-Point Field, by Bernhard Haisch
[2] Space-Time-Mass Unified Theory at http://www.space-time.mass.com

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20188
http://pureinsight.org/node/1475

The post Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khoa học không thể chứng thực Đại Pháp, nhưng Đại Pháp có thể khai mở mọi ẩn đố của vũ trụhttps://chanhkien.org/2014/02/khoa-hoc-khong-the-chung-thuc-dai-phap-nhung-dai-phap-co-the-khai-mo-moi-an-do-cua-vu-tru.htmlThu, 06 Feb 2014 06:41:55 +0000http://chanhkien.org/?p=22928Về việc vận dụng các nghiên cứu khoa học như thế nào còn tùy thuộc vào cá nhân mỗi người tu luyện.

The post Khoa học không thể chứng thực Đại Pháp, nhưng Đại Pháp có thể khai mở mọi ẩn đố của vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả:Lý Hữu Phủ

[Chanhkien.org] Sau khi xem qua các kết quả thí nghiệm mà một số học viên Pháp Luân Đại Pháp làm trong lĩnh vực khoa học đã thực hiện trên những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã đi đến những kết luận sau:

(1) Tế bào của học viên Pháp Luân Đại Pháp cho thấy các hiện tượng siêu việt ở mức phân tử.

(2) Phát hiện trên được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến. Những biển đổi sinh học ở mức phân tử được phát hiện bằng các công cụ khoa học.

(3) Sự biến đổi của các tế bào trên cơ thể người tu luyện là kết quả của việc tu luyện Pháp Luân Công, một phương pháp tu luyện cả thân lẫn tâm. Hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc nâng cao sức khỏe con người đã được chứng thực bằng các phương pháp khoa học tiên tiến nhất hiện nay.

Tôi muốn chia sẻ một vài thể ngộ của mình thông qua việc học Pháp và tu luyện trong thời Chính Pháp. Xin chỉ ra những điều không đúng hoặc chưa phù hợp.

Ở tầng của người thường, ý niệm của con người là nguyên nhân căn bản khiến cho một sự thay đổi nào đó diễn ra. Nói theo cách mà con người ngày nay có thể hiểu, một “niệm” chính là thể hiện của một dạng vật chất. Dường như nó là sự chuyển dịch từ trạng thái vô hình sang hữu hình. Nhưng dạng vô hình cũng có thể được nhìn thấy từ một tầng cao hơn, và ý nghĩ là một thứ vật chất ở tầng cao hơn. “Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân). Đây là điều mà tôi ngộ ra được từ Pháp: “Vật chất càng vi quan, hay là hạt lạp tử càng nhỏ, thì tính phóng xạ và năng lượng của nó càng mạnh.” Về mặt vật chất mà nói, năng lượng tiềm năng mạnh mẽ nhất mà con người có thể kiểm soát được đó là những suy nghĩ ngay chính của họ. Đối với một người thường hay một người tu luyện ở giai đoạn ban đầu, con đường tu luyện của người đó được bắt đầu chỉ bằng một niệm.

Ngày nay, công cụ khoa học thông thường dùng để đo lường và theo dõi quy luật hoạt động của não bộ con người gọi là điện não đồ. Điện não đồ cho biết khi một người đang tập trung và đạt được trạng thái thanh tĩnh, sóng não sẽ chuyển từ tần số cao bất cân đối với biên độ thấp sang tần số thấp ổn định và biên độ cao. Nhập định càng sâu, mức độ ổn định càng cao. Mặt khác, với tác động của các sinh hoạt thường nhật hay khi căng thẳng, điện não đồ hiển thị những đường sóng bất đồng bộ hay hỗn loạn. Nếu một người từ bỏ mọi ham muốn và chấp trước gây nhiễu đến tâm hồn, người đó có thể nhập định và dần dần đạt tới trạng thái ổn định. Tại đây tôi cũng muốn đề cập một điều rằng kết quả từ máy điện não đồ rất giống với đường kinh mạch được nhắc đến trong Trung y truyền thống. Trong nghiên cứu trước đây của tôi, tôi đã chứng minh được rằng: Sóng phát ra từ hai mạch Nhâm và Đốc có cùng tần số và sự đồng bộ giống hệt với sóng não phát ra từ thùy trán và thùy đỉnh của não bộ. Tương tự, sóng phát ra từ ba mạch âm và ba mạch dương nơi tay và chân cũng có cùng tần số và sự đồng bộ giống với sóng não phát ra từ bên trái, phải, trước và sau của thùy thái dương. Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng các đường kinh mạch có thể được quan sát qua những thể hiện của chúng trên điện não đồ đo trên thân thể người. Trong Trung y, sự thay đổi ở các đường kinh mạch là một dấu hiệu quan trọng cho biết về sức khỏe của một người. Có câu nói rằng, “Nó quyết định sự sống và cái chết. Nếu nó vận hành thông suốt sẽ giúp chữa được hàng trăm bệnh tật.” Bản chất của Trung y và châm cứu chính là làm cho năng lượng lưu chuyển và tuần hoàn trơn tru trong tất cả các kinh mạch. Cả sự vận chuyển của kinh mạch lẫn hoạt động điện não thông thường đều đo được khi nào người ta đang có tư tưởng đúng đắn hoặc đang nhập định. Phát hiện này cho thấy sức khỏe thật sự của người ta được quyết định bởi tư tưởng của họ.

Ngoài tác dụng minh họa mối liên hệ giữa tinh thần và sức khỏe của con người ở tầng chữa bệnh khỏe người, đây còn là bằng chứng rằng khi chủ nguyên thần di chuyển đến một bộ phận nào đó trên thân thể, bộ phận đó cũng sẽ có thể suy nghĩ giống như bộ não. Ví dụ, các nhà khoa học có thể quan sát được tính chất của ý niệm của con người bằng cách dùng điện não đồ và máy phát hiện nói dối. Dựa vào sóng phát ra từ đường kinh lạc, chúng ta cũng có thể quan sát được hoạt động của ý niệm con người bởi vì chúng có cùng tần số và biên độ như sóng não. Sư phụ Lý Hồng Chí giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.” “… [và] nó chạy vào bụng, thì sẽ thực sự cảm thấy như bụng đang suy nghĩ vấn đề” (Bài giảng thứ chín). Tôi đã đo sóng năng lượng từ một huyệt vị và phát hiện rằng nó có tần số và sự đồng bộ giống hệt với não người. Đây là điểm trọng yếu trong tu luyện và có liên hệ trực tiếp với tư tưởng của người ta.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã thực hiện các thí nghiệm kể trên và viết nhiều báo cáo và sách. Khi còn là một nhà nghiên cứu, tôi tự coi bản thân là một đối tượng được nghiên cứu. Mục đích là nhằm phân tích hiệu quả của việc tu luyện khí công thông qua các thí nghiệm khoa học. Tôi biết rằng các chuyển biến trên thân thể người tu luyện có thể được đo lường bằng một số phương pháp khoa học. Về sau, tôi cũng nghĩ rằng dùng khoa học để chứng thực Pháp Luân Đại Pháp có thể mang lại lợi ích cho nhân loại. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp không phải được truyền ra với mục đích chữa bệnh cho con người. Nó có năng lực làm được điều đó, và có khả năng cải thiện sức khỏe và tạo ra một môi trường lành mạnh và bình an. Nhưng Đại Pháp là Luật vĩ đại của vũ trụ. Mỗi vũ trụ, thiên thể, Phật, Đạo, Thần trong đại khung, cũng như các chúng sinh ở các tầng, đều phải được tái lập vị trí dựa vào Đại Pháp. Đây là điều mà khoa học không bao giờ có thể chứng minh được. Hơn nữa, phụ thuộc quá mức vào khoa học có thể khiến người ta chỉ chú ý đến những thứ mà khoa học có thể chứng thực và bỏ qua những gì khoa học chưa thể lý giải. Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu ở Frankfurt [1998]”, Sư phụ Lý giảng: “Trong khi đó, tôn giáo khoa học cho phép chư vị phát hiện chút ít những thứ vật chất, qua đó khiến chư vị càng ngày càng tin nó. Cuối cùng nó khiến chư vị lệ thuộc vào nó, và ngày càng lệ thuộc hơn, chư vị nghĩ nó dường như là chân lý. Cái tôn giáo này lấy vật chất chỉ đạo tinh thần chư vị, còn tôn giáo bình thường chỉ đạo chư vị từ tinh thần mà nhận thức ra vật chất. Nó đi con đường ngược lại.” (tạm dịch) Khi thực hiện những thí nghiệm khoa học như thế này, hầu như chúng ta làm cho người thường xem. Đệ tử chân chính tu luyện Đại Pháp bởi vì họ muốn tu luyện một cách thật sự. Họ không tu luyện vì nhìn thấy khoa học chứng minh rằng Đại Pháp có lợi cho sức khỏe. Những thí nghiệm này được làm cho người thường xem vì người thường tin vào khoa học. Khi chúng ta làm thí nghiệm, chúng ta phải tuân theo lý luận và quy tắc do cộng đồng khoa học đặt ra, cụ thể là bằng chứng thí nghiệm, phương pháp phân tích và suy luận. Một khi đã nhảy vào, chẳng phải trí tuệ của chúng ta sẽ bị nó phong bế hay sao? Ở phần đầu của bài giảng Pháp nêu trên, Sư phụ cũng đã giảng: “Nếu chư vị chống đối khoa học, dẫu nó không giết chư vị, nhưng người ta sẽ cùng nhau đả kích chư vị. Ai cũng nói chư vị ‘mê tín’ hay mọi người đều nói chư vị quái gở.  Nó làm chư vị mất giá trị trong xã hội và biến chư vị thành vô dụng.” (tạm dịch) Sư phụ còn giảng: “Nó không chứng minh được có Thần tồn tại. Nó cũng không biết con người làm điều xấu liền có báo ứng. Chư vị nói Thần tồn tại nó liền bảo chư vị là mê tín.  Chư vị nói người làm chuyện xấu gặp báo ứng, làm chuyện tốt được thiện báo, phải tích đức làm người tốt, nó cho rằng lời chư vị là tà thuyết dị đoan. Kỳ thực, cái khoa học này nó công kích phần tốt đẹp nhất của con người: bản chất nguyên lai của con người là thiện chân chính. Nó không bảo người tích đức, cũng không bảo người hướng thiện. Mà nó khiến người ta giải phóng toàn bộ dục vọng, phá hoại môi trường sinh tồn của con người, phá hoại bản chất nguyên lai và phá hoại tiêu chuẩn làm người. Về điểm này, khoa học không phải là tôn giáo chân chính. Nó chỉ tạo cho con người cuộc sống thoải mái trong không gian con người này, tạo cái ảo tưởng thoải mái tạm thời. Nó mang đến cái tự do giả tạo, phát đạt giả tạo khiến con người tự hủy hoại bản thân mình, khiến con người càng ngày càng tin nó. Tuy nhiên trong mắt của Thần, tạo an nhàn thoải mái cho con người là điều không tốt. Vì họ càng tạo nghiệp thì càng tích thêm nhiều nghiệp. Không tiêu nợ nghiệp, cuối cùng con người sẽ phải xuống địa ngục, thậm chí sinh mệnh bị tiêu hủy.” (tạm dịch) Tất nhiên đây chính là hậu quả của việc không tin vào sự tồn tại của Thần. Tuy nhiên, Sư phụ cũng giảng cho chúng ta rằng: “Cứ làm công việc chư vị phải làm, vì từ trên xuống dưới đã khiến toàn bộ xã hội tiến đến giai đoạn ngày hôm nay. Con người cứ bảo trì trạng thái này, tôi không muốn can thiệp. Người tôi cứu chính là chư vị, hiện tại tôi để nó như thế. Tôi chỉ nói ra tình huống chân thực cho con người. Tôi đang giảng cho người tu luyện, tôi không nói những điều này cho người thường hay cho người trong xã hội.” (tạm dịch)

Theo thể ngộ của tôi, tốt nhất là không nên trộn lẫn khoa học quá nhiều vào những điều của Đại Pháp. Tôi cho rằng chúng ta đã có thể nhìn thấy trước hậu quả gì sẽ đến và những quy tắc mà chúng ta sẽ bị ràng buộc vào. Nó cũng như dùi vào sừng bò. Đây là lý do vì sao đến cuối đời Einstein và Newton đã tin vào Thần.

Một số đệ tử Đại Pháp làm trong lĩnh vực khoa học muốn chứng thực những lợi ích của Đại Pháp. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng chỉ chứng minh được Đại Pháp mang lại sức khỏe, sự thoải mái, tuổi thọ, những điều này có thể lôi cuốn một số người bước vào tu luyện. Mặt khác, người tu luyện thường xem bệnh tật, đau khổ và cái chết như là hình thức tiêu nghiệp, và coi chúng là điều tốt. Đây là điều mà khoa học không thể hiểu được. Ngoài ra, những lợi ích về sức khỏe và trường thọ này cũng có trong các môn khí công khác và trong Thái Cực Quyền. Nhiều căn bệnh nan y đã được chữa khỏi nhờ tập khí công và Thái Cực Quyền. Vô số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục khoa học, y học và vật lý học ở Trung Quốc Đại Lục đã và đang làm các nghiên cứu về khí công trong 20 năm qua. Kết quả thí nghiệm rất ấn tượng. Các báo cáo và sách đủ nhiều để chất kín cả thư viện. Nhưng chúng không thể giải thích được mối quan hệ giữa khí công và tu luyện chân chính. Chúng cũng không thể chứng minh được sự hiện hữu của Phật, Đạo, Thần. Tất cả các chứng minh khoa học đều nhắm vào người thường. Chúng không thể giúp gì được cho Đại Pháp. Đó là vì chúng không bao giờ có thể chứng thực được sự trùng tổ và tái tạo của vô số vũ trụ, không gian và sinh mệnh mà Đại Pháp đã thành tựu. Chúng ta phải luôn ghi nhớ điểm này.

Mặc dù nghiên cứu sinh học có thể xác minh được những sự thay đổi ở người tu luyện từ mức độ tế bào, protein và DNA, nó cũng chỉ chứng minh tu luyện là có lợi cho sức khỏe. Những người tu luyện các môn khí công chân truyền và tôn giáo chính thống, đặc biệt là những người tu luyện phó nguyên thần, cũng thể hiện ra các thay đổi tương tự. Điều này khiến một số người nói rằng: “Quả thật Pháp Luân Công có thể cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch của con người. Nhưng các môn khí công, tôn giáo khác và Thái Cưc Quyền cũng có thể cải thiện sức khỏe được mà.” Không gì có thể so sánh chúng ta với những người ở các pháp môn khác. Ngoài ra, công của một số người tu luyện còn bị khóa. Không thể nghiên cứu hay so sánh gì ở họ được.

Thông qua học Pháp, giảng chân tướng và phát chính niệm để cứu độ chúng sinh, chúng ta biết rằng con đường duy nhất giúp chúng ta thấu hiểu được các nguyên lý cao nhất của Pháp vũ trụ đó là phải tu luyện bản thân cũng như tham gia vào Chính Pháp và cứu độ chúng sinh bằng lòng từ bi. Khi giảng về Pháp Luân Đại Pháp tại kinh văn “Rộng lớn” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ viết: “Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể thể ngộ và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì.

Vận dụng khoa học hiện đại không thể chứng minh được các nguyên lý chân thật của Đại Pháp bên trong vạn vật.

Tất nhiên những thông tin có được từ các thí nghiệm khoa học khác nhau ở tầng chữa bệnh khỏe người có thể cho thấy tác dụng tích cực của Đại Pháp đối với sức khỏe con người. Đây là điều khiến người ta quan tâm nhất. Chúng ta có thể nói rằng Đại Pháp là tốt cho sức khỏe, và khoa học đã xác nhận như thế. Nhưng chỉ nói thế thôi thì chưa đủ. Theo tôi nghĩ, quan trọng hơn hết là phải giải thích rằng Pháp Luân Đại Pháp chuyển biến người ta thành tốt hơn và sẽ giúp toàn xã hội coi trọng đức, hành thiện và đề cao tâm tính.

Về việc vận dụng các nghiên cứu khoa học như thế nào còn tùy thuộc vào cá nhân mỗi người tu luyện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20012
http://pureinsight.org/node/1449

The post Khoa học không thể chứng thực Đại Pháp, nhưng Đại Pháp có thể khai mở mọi ẩn đố của vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Suy ngẫm về sự phức tạp của thời gianhttps://chanhkien.org/2013/12/suy-ngam-ve-su-phuc-tap-cua-thoi-gian.htmlThu, 12 Dec 2013 19:09:48 +0000http://chanhkien.org/?p=22733Khái niệm thời gian là một vấn đề đơn giản đối với một nhà khoa học hiện đại, nó thường được đại diện bằng đồng hồ, được chia ra 24 giờ trong một ngày.

The post Suy ngẫm về sự phức tạp của thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Seattle, Mỹ

[Chanhkien.org] Khái niệm thời gian là một vấn đề đơn giản đối với một nhà khoa học hiện đại, nó thường được đại diện bằng đồng hồ, được chia ra 24 giờ trong một ngày. Nhưng có thật là nó đơn giản như vậy không? Thời gian có phải chỉ có một chiều hay không, và liệu sự vĩnh cửu có phải là một phần của thời gian hay không?

Nếu có, thì làm sao để chúng ta hình dung được sự “thiên thu bất tận” trông như thế nào? Đó là một khái niệm mơ hồ, được dùng rất nhiều trong câu nói thông thường như: “Đi đến thiên thu mới tới được nơi”, hoặc là “Làm đến thiên thu mới xong được việc này”. “Tôi không có thời gian để…”. Ngược lại, khi chúng ta đang chán chường thì “thời gian” dường như trôi rất chậm chạp.

Đưa ra một hình ảnh tương tự để minh họa sự “thiên thu bất tận” còn dễ hơn nhiều so với việc mô phỏng “thời gian”. Người ta có thể mường tượng được sự vô hạn như sau: Cứ mỗi 1 triệu năm lại có một chú chim nhỏ bay lên đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, và cứ mỗi lần bay đến nơi thì nó lại gắp đi MỘT hạt cát. Chú chim ấy cứ lặp đi lặp lại việc này cho đến khi toàn bộ ngọn núi cao 8.849,87 mét (29.035 feet) này bị san phẳng. Đủ đến hình dung rằng cần tốn biết bao nhiêu triệu năm mới xong.

Trái lại, khái niệm “thời gian” lại không thể được minh họa bằng ví dụ đơn giản như vậy, và cũng không thể được đại diện bằng cái mà chúng ta gọi là một ngày gồm 24 giờ. Trong một từ điển, thời gian được định nghĩa “là một ý tưởng, là mối liên hệ, là khái niệm chung chung về sự tồn tại liên tục hoặc nối tiếp nhau–quá khứ, hiện tại và tương lai”. Mặc dù vậy, thời gian là một thực thể phức tạp hơn nhiều và không thể được định nghĩa ngắn gọn được. Tác giả của cuốn sách gây chấn động, Chuyển Pháp Luân, đã dùng nhiều cách để diễn tả sự phức tạp của thời gian trong các chiều không gian khác nhau, tại đó thời gian trôi qua nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào đặc điểm và những sự kiện xảy ra tại không gian đó.

Như chúng ta đã biết, vũ trụ này gồm có phần vật chất và còn có các cảnh giới tâm linh. Trên bề mặt thì dường như chúng đã tồn tại sẵn có như vậy rồi và không hề có thời điểm bắt đầu. Nhưng dường như chúng liên tục thay đổi, rồi kết thúc và được tái tạo lại mới, những hoạt động diễn ra trong thời gian ma quỷ đang còn tung hoành đã khiến đạo đức suy đồi và tất cả vật chất trong vũ trụ bị thoái hóa. Nhiều câu chuyện cổ từ ngàn xưa đã kể lại chính xác sự kiện này và đã được vô số cổ thư chứng thực, ngoại trừ một điều rằng hầu hết các học giả không lý giải được nguyên nhân của sự thoái hóa và suy đồi của các hệ thống cũ. Các nhà cổ sinh vật học, khảo cổ học, sử gia và học giả tôn giáo vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân của sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật và một số đại lục “mất tích”, và không thể giải thích được sự tồn tại và sự truyền tụng về những hiện tượng khác nhau. Các nhà nghiên cứu này cũng thường phán đoán sai khoảng thời gian mà các hiện tượng xảy ra.

Con người không chỉ phải sống trong trường thời gian vật chất này, mà còn có trách nhiệm sống phù hợp với phần tâm linh của nó. Con người câu thúc bản thân khi sống trong thời-không này như thế nào sẽ quyết định sự tồn tại của họ trong tương lai. Có ai đó đã nói rằng tuổi thật sự của vũ trụ là vô hạn. Chỉ có vị Thần cự đại mới xác định được điều này đúng hay sai. Tuy vậy nếu chúng ta thử suy nghĩ về điều này, rằng nguyên thần của con người là bất diệt, rằng nguyên thần tồn tại đến vô tận, giả sử rằng chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính mà sống và không mắc phải nguy cơ bị đào thải toàn bộ, thì đó chẳng phải là lý do để chúng ta nỗ lực hết sức nhằm tránh bị tuyệt diệt và đánh mất cơ hội được sống mãi mãi hay sao? Thế nhưng sự sống vĩnh hằng đó chỉ có thể được đảm bảo nếu chúng ta sống chiểu theo các Pháp lý cho phép chúng ta đạt được sự sống vĩnh hằng, đó là những Pháp lý được giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân nhiệm màu.

Qua hàng thế kỷ, các triết gia từ Đông sang Tây đều rất đau đầu với khái niệm “thời gian”. Họ hiểu về thời gian theo những cách khác nhau, nhưng đều có chung quan điểm rằng — “thời gian” gắn liền với sự thay đổi.

Khi xem xét “thời gian” ở một khía cạnh khác, ta thấy thêm được khái niệm về “nhanh và chậm”. Thế nhưng, một thứ có vẻ như chậm chạp ở không gian này có thể cực kỳ nhanh ở một không gian khác. Chúng ta không biết được có bao nhiêu thời-không đang tồn tại, nhưng chúng ta có thể mường tượng được một chút nếu liên tưởng đến tốc độ bay của phi thuyền. Chúng ta thường nghe về thuật ngữ “năm ánh sáng”, một cách tính thời gian của con người, chính là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển trong một năm, và bằng 9.461 NGHÌN TỶ km, được dùng làm đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn học. Đó là con số ngoài sức tưởng tượng.

Lối suy nghĩ khuôn sáo khiến chúng ta khó mà hiểu được khái niệm “thời gian”. Chúng ta không được xem thời gian là một thứ tuyệt đối, chúng ta không nên mặc định rằng “thời gian” chỉ là một chiều, hay phủ nhận ý tưởng rằng “thời gian chính là một vị thần”, như tác giả của cuốn Chuyển Pháp Luân thần kỳ đã giảng trong một cuốn sách khác của ông. Thời gian không phải là một đơn vị đo chỉ có một chiều không gian và bị chi phối bởi một “khóa chủ” nào đó.

Các văn tịch Do Thái cổ rất quan tâm đến đặc tính của thời gian, chẳng hạn như các tài liệu này cho rằng thời gian liên quan đến thời tiết, các mùa trong năm, mùa vụ, ngày đẹp trời hay xấu trời. Một số người cho rằng thời gian chẳng qua chỉ là quá trình trái đất quay quanh trục, hay sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất, hoặc trái đất quanh mặt trời.

Nhiều xã hội nông nghiệp nguyên thủy chỉ xem thời gian gắn liền với lúc gieo hạt, các mùa trong năm và mùa thu hoạch. Lịch pháp sơ khai của họ căn cứ vào mùa màng và chu kỳ trăng, vốn chỉ là một phần nhỏ của khái niệm “thời gian”. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng “thời gian” là một thế lực và có thời điểm họ còn nói rằng “thời gian là môi trường cho các hoạt động cứu rỗi của chư Thần”, đây là bằng chứng cho thấy quan điểm của họ rằng thời gian là một khái niệm trừu tượng, trái ngược với những xã hội nguyên thủy cho rằng “thời gian” là một thứ hữu hình. Stephen Hawking, nhà vũ trụ học của Đại học Cambridge đã đàm luận về hiện tượng “thời gian” trong cuốn “Tóm tắt lịch sử của thời gian” (A Brief History of Time) như sau:

Ngày càng có nhiều người trong xã hội Mỹ hiện đại cảm nhận được rằng chúng ta đang mất dần thời gian. Quan điểm về thời gian của chúng ta có thể thay đổi trong chớp mắt. ‘Thời gian ngừng trôi; thời gian thấm thoát trôi qua; thời gian chầm chậm trôi qua; thời gian đã đi đâu vậy? Tôi cần thêm một chút xíu thời gian; chúng tôi đã có khoảng thời gian thật tuyệt vời; giá như tôi có thời gian’. Chúng ta có thể chọn cách sử dụng thời gian trong cuộc sống, do đó chúng ta phải thật thận trọng với cách sống của mình“. (Trích dẫn bởi Ronnie Littlejohn, giáo sư Triết học, Nashville, Teneessee).

Một cách chủ quan mà nói, thời gian là một khoảng cách mà nó có thể tự thể hiện ra trong ý thức của chúng ta. Một việc hay những sự kiện xung quanh chúng ta dường như “xảy ra trong chớp mắt”, trong khi những sự việc khác lại trông như “kéo dài vô tận”. Một vài cá nhân kể lại rằng trong những khoảnh khắc bị stress, bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng, hay trong khi phẫu thuật, trong một trận động đất, toàn bộ cuộc đời của họ “xẹt qua trước mắt” chỉ trong vài giây.

Khi người ta sống có ý nghĩa, sự luân chuyển của thời gian hiện ra rõ ràng hơn và dường như có ích hơn. Khi câu thúc bản thân chiểu theo quy chuẩn đạo đức đúng đắn, chúng ta sẽ không gặp rắc rối với thời gian, vì chúng ta ý thức được rằng thời gian đã được dùng hợp lý. Mặt khác, rất có thể rằng đạo đức suy đồi đã tác động tiêu cực rất lớn đến sự tồn tại của chúng ta. Cụ thể là những dục vọng của phía tà diện, chúng đáp ứng nhanh chóng ham muốn của chúng ta, nhưng có thể hủy hoại cơ hội được sống vĩnh hằng, mang lại cho chúng ta không gì khác ngoài sự đau khổ trong đời này và đời sau.

Nhiều triết gia và hiền triết trong lịch sử đã miêu tả vũ trụ đi qua các chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt. Diễn giải rõ ràng, dễ hiểu nhất về căn nguyên của những sự kiện này có thể được đọc thấy trong cuốn Chuyển Pháp Luân, không chỉ là định nghĩa về thời gian, không gian và vũ trụ, mà còn có lý do những sự việc này xảy ra, bởi vì mọi thứ đều tồn tại chiểu theo Pháp của Vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/980

The post Suy ngẫm về sự phức tạp của thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Của cải vật chất không thể khiến người ta cảm thấy hạnh phúchttps://chanhkien.org/2013/10/cua-cai-vat-chat-khong-the-khien-nguoi-ta-cam-thay-hanh-phuc.htmlSat, 12 Oct 2013 05:32:33 +0000http://chanhkien.org/?p=22437Xã hội hiện đại đều ủng hộ chế độ phúc lợi (Wellbeing), mục đích của nhà nước là làm cho xã hội đều cảm thấy hạnh phúc (Happiness).

The post Của cải vật chất không thể khiến người ta cảm thấy hạnh phúc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Nguyên

[Chanhkien.org] Xã hội hiện đại đều ủng hộ chế độ phúc lợi (Wellbeing), mục đích của nhà nước là làm cho xã hội đều cảm thấy hạnh phúc (Happiness). Gần một thế kỷ qua, dưới định hướng tư tưởng này, ở những nước phát triển thì tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) cùng mức bình quân sinh hoạt đều có tiến bộ nhảy vọt. Theo lý thuyết, mọi người sẽ hạnh phúc vui vẻ hơn so với ngày trước rất nhiều; tuy nhiên, rất nhiều cuộc điều tra xã hội đã phát hiện rằng ở Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản người dân không hề cho rằng cuộc sống của họ là hạnh phúc hơn những người ở thập niên 50 của thế kỷ 20.

Richard Layard, giáo sư tâm lý học nổi tiếng thuộc Trường Kinh tế London (London School of Economics) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này dưới quan điểm của xã hội học và kinh tế học (1,2). Ông phát hiện rằng mọi người không chú trọng đến giá trị tuyệt đối của tài sản và thu nhập, mà là quan tâm đến việc hơn thua trong mức thu nhập của mình so với mức thu nhập chung của các giai tầng trong xã hội. Có lẽ đây là lý do vì sao nhiều người giàu có (37%) cảm thấy vui vẻ hơn so với người nghèo (16%). Ông còn phát hiện, chỉ bằng vào của cải vật chất không thể mang đến hạnh phúc, cần phải có một khoảng thời gian hưu trí an nhàn nhất định mới có thể giúp mọi người cân bằng lại sinh hoạt. Bởi vậy, ông cho rằng GDP không thể đại biểu cho mức độ phúc lợi của một đất nước.

Trong xã hội đương đại, từ lãnh đạo quốc gia cho đến những người dân bình thường đều hy vọng được giàu có trong thời gian ngắn nhất, rất nhiều người vì điều này mà không ngại bất kỳ giá nào. Nhưng theo nghiên cứu của giáo sư Richard Layard cho thấy, một quốc gia giàu có không chỉ là GDP cao, và dân chúng hạnh phúc không chỉ do của cải vật chất mang lại. Một chế độ xã hội công bằng, bầu không khí xã hội phát triển lành mạnh, đời sống vật chất cơ bản được nâng cao, đó mới là hy vọng của người dân.

Khổng Tử từng miêu tả về xã hội đại đồng và xã hội tiểu khang như sau: “Đại Đạo lúc thi hành, thiên hạ là của chung. Tuyển hiền và tài, giảng chữ tín học hòa thuận, không chỉ thân người thân của mình, không chỉ coi con mình là con; khiến người già có chốn chung thân, người cường tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ vận dụng sở trường, người góa, độc thân, tàn tật đều được nuôi dưỡng. Nam có sự phân công, nữ có chỗ nương tựa. Hàng hóa, khi tràn ra đầy đất, không ai giữ cho riêng mình. Sức lực, khi không đến từ tự thân, không chỉ vì bản thân. Âm mưu bế tắc không thành, trôm cướp loạn tặc không xảy ra. Cho nên cửa nhà không cần đóng, đó gọi là đại đồng.” “Nay Đại Đạo đã ẩn, thiên hạ phân thành nhà. Chỉ thân người thân của mình, chỉ coi con mình là con, hàng hóa, sức lực chỉ vì mình. Quan trên dạy dân dùng lễ, thành quách sông ngòi vững chắc kiên cố. Lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, chấn chỉnh đạo vua tôi, để cha con một lòng, để anh em hòa thuận, để vợ chồng hòa ái. Lập ra quy định, phân chia ruộng đồng, chọn kẻ hiền dũng, của công thành riêng. Sử dụng mưu kế, chiến trận từ đó mà đến. Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành Vương, Chu Công vì vậy mà được chọn. Sáu bậc quân tử này, không ai không cẩn trọng lễ nghĩa. Lấy cái nghĩa của họ, học chữ tín của họ, học kinh nghiệm của họ, khoan dung với phạm nhân, với dân thường giảng nhân lễ nghĩa trí tín. Nếu không theo như vậy, đông lên thành xu thế, tất gây ra tai ương. Ấy là tiểu khang.” (3) Thánh hiền thời xưa đã miêu tả tình huống của xã hội khi thuận theo Thiên Đạo. Trung Quốc ngày nay làm trái với Đạo Trời, xã hội đã loạn đến mức làm người ta rùng mình kinh hãi.

Thực ra, người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí đã sớm chỉ ra phương thức trị quốc như sau: “Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức. Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.” (4) “Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị, ai ai cũng coi nhau như địch thì sống mà không hạnh phúc, sống mà không hạnh phúc ắt sẽ không sợ sống chết, Lão Tử nói: Dân không sợ chết, thì doạ chết được sao? Vậy sẽ là uy hiếp cực lớn. Thiên hạ thái bình là điều dân mong nguyện, bấy giờ nếu pháp luật sinh ra quá nhiều để cầu ổn định, thì ắt trái lại mà thành vụng về. Nếu muốn giải mối lo ấy, thì ắt phải khắp thiên hạ tu đức thì mới trị được tận gốc, quan chức nếu không ích kỷ thì quốc gia mới không hủ hoá, dân nếu lấy tu thân dưỡng đức là trọng, thì chính quyền và dân sẽ tự câu thúc cái tâm mình, thế mới có toàn quốc an định, lòng dân cùng hướng, giang sơn yên ổn, mà hiểm hoạ ngoại bang cũng tự e dè, thiên hạ thái bình, ấy là việc của thánh nhân.” (5).

Tài liệu tham khảo:

1. “Happiness-Has Social Science a Clue?” Lionel Robbins Memorial Lectures 2003, Center for Economic Performance, London School of Economics.

2. The Economist. August 9th-15th, 2003. pp 62.

3. 《 Lễ ký – Lễ vận 》

4. Lý Hồng Chí. 《 Tinh Tấn Yếu Chỉ 》- Giàu mà có đức.

5. Lý Hồng Chí. 《 Tinh Tấn Yếu Chỉ 》- Tu nội mà an ngoại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/24646

The post Của cải vật chất không thể khiến người ta cảm thấy hạnh phúc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khoa học hiện đại dựa trên thuyết vô thầnhttps://chanhkien.org/2012/06/khoa-hoc-hien-dai-dua-tren-thuyet-vo-than.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/khoa-hoc-hien-dai-dua-tren-thuyet-vo-than.html#respondSun, 17 Jun 2012 06:01:47 +0000http://chanhkien.org/?p=18917Mặc dù khoa học đã cung cấp nhiều tiện nghi vật chất cho cuộc sống con người, nó cũng phủ nhận và thậm chí phá hoại nghiêm trọng đạo đức nhân loại.

The post Khoa học hiện đại dựa trên thuyết vô thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Mặc dù khoa học đã cung cấp nhiều tiện nghi vật chất cho cuộc sống con người, nó cũng phủ nhận và thậm chí phá hoại nghiêm trọng đạo đức nhân loại. Con người là sinh mệnh ở một tầng trong vũ trụ và không thể vĩnh viễn trong trạng thái mê hoàn toàn. Làm sao có thể phá trừ những chỗ mê này?

1. Căn bản của khoa học hiện đại là thuyết vô thần

Cung cấp kiến thức là phương pháp mà khoa học hiện đại dùng để đạt được sự tin tưởng của con người, nhưng nó không tiết lộ bản chất thật sự. Khoa học hiện đại không muốn thừa nhận rằng nó đã dùng cạn khả năng trong việc khám phá chân lý vũ trụ.

Khoa học hiện đại có một tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn các thực tế và lý thuyết mới, từ đó chấp nhận chúng như sự thật và chân lý. Nếu chúng có thể vượt qua các cuộc thực nghiệm và được chứng minh theo các lý thuyết truyền thống, đồng thời tất cả đều cổ xúy thuyết vô thần, thì chúng sẽ được chấp nhận như một phần của khoa học dòng chính. Trái lại, các thực tế và lý thuyết nào ủng hộ thuyết hữu thần sẽ bị bài xích triệt để, ngay cả các hiện tượng có thật đã xảy ra và được quan sát rõ ràng. Thái độ chung là trong những trường hợp này, các thí nghiệm lặp đi lặp lại là cần thiết để xem chúng có đúng hay không. Ở tình huống như vậy, một lý do sẽ được đưa ra là các lý thuyết khoa học hiện tại không thể giải thích những hiện tượng này, và giải thích sẽ được đưa ra sau khi khoa học đã phát triển hơn.

Thuyết vô thần là cơ sở của khoa học hiện đại.

2. Bản chất của khoa học là phủ nhận vai trò của tâm tính

Mâu thuẫn giữa vô thần và hữu thần, cũng như giữa thuyết tiến hóa và thuyết sáng thế, dường như chỉ là tranh luận giữa các học thuyết; tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.

Theo các tôn giáo xưa nay, con người vốn được tạo ra bởi Thần. Rõ ràng, Thần đã có yêu cầu và kỳ vọng vào con người khi tạo ra họ. Bởi vậy, vai trò của tâm tính, đức và lương thiện là hết sức trọng yếu, dường như là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, từ góc độ vô thần luận, loài người không phải được Thần tạo ra. Thay vào đó, nó cho rằng con người phát triển thông qua tiến hóa. Đồng thời, thuyết tiến hóa lại dựa trên lý thuyết về “chọn lọc tự nhiên”. Lẽ nào một chức năng cơ thể nhất định của động vật lại hoàn toàn dựa trên sự hữu dụng của nó? Theo cách suy luận ấy, tâm tính không còn quan trọng nữa. Mặc dù vậy, một số người vẫn bảo lưu quan điểm về đạo đức và giữ các suy nghĩ lương thiện. Khoa học hiện đại đã cách mạng hóa các phương thức sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất lớn lại phải chịu trách nhiệm cho sự suy đồi đạo đức nhân loại, cũng như chiến tranh mà nó gây ra. Điều này được cổ xúy hơn nữa bởi thuyết tiến hóa, mà coi đấu tranh như thứ gì đó “hợp lý” và “tự nhiên”.

Chính bởi tính thiếu sót của nó, khoa học hiện đại đã trở thành một công cụ phá hoại đạo đức nhân loại.

3. Thuyết tiến hóa là một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại

Tri thức về vật chất mà khoa học hiện đại mang đến không nên thay đổi niềm tin của con người vào Thần. Trước khi thuyết tiến hóa ra đời, bất kể một người có tri thức bao nhiêu về vật chất, thì điều đó chỉ tăng cường tín tâm của người đó vào Thần. Đó là bởi vì con người kinh ngạc trước sự vĩ đại của Thần khi sáng tạo thế giới này. Nhưng sau khi thuyết tiến hóa ra đời, mọi việc thay đổi hoàn toàn, và người ta không còn tin rằng Thần đã tạo ra gì nữa. Khi người ta tin vào thuyết tiến hóa, họ thực sự đã đánh mất niềm tin vào Thần.

Tiếc thay, thuyết tiến hóa đã trở thành một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại. Sự khác biệt giữa hữu thần/sáng thế với vô thần/tiến hóa không nằm ở thế giới này phức tạp thế nào, hay trái đất có là trung tâm của hệ mặt trời hay không, mà ở chỗ thế giới này đến từ đâu.

Bằng chứng tốt nhất giúp người ta phá trừ thuyết tiến hóa chính là sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử. Khi thuyết tiến hóa được chứng minh là sai, quan niệm sai lầm đến từ khoa học hiện đại này đã bị phá trừ từ gốc rễ. Các tri thức còn lại về vật chất và tinh thần sẽ tiếp tục phát triển.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/1/15/13295.html
http://pureinsight.org/node/167

The post Khoa học hiện đại dựa trên thuyết vô thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/khoa-hoc-hien-dai-dua-tren-thuyet-vo-than.html/feed0
Thuyết vô thần là “duy tâm”https://chanhkien.org/2012/05/thuyet-vo-than-la-duy-tam.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/thuyet-vo-than-la-duy-tam.html#respondWed, 30 May 2012 14:32:05 +0000https://chanhkien.org/?p=18343Khi bàn đến vấn đề "hữu thần hay vô thần", những người vô thần thường tự coi mình là người "duy vật", còn những người hữu thần là "duy tâm", là mê tín.

The post Thuyết vô thần là “duy tâm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Ý

[Chanhkien.org] Khi bàn đến vấn đề “hữu thần hay vô thần”, những người vô thần thường tự coi mình là người “duy vật”, còn những người hữu thần là “duy tâm”, là mê tín. Thực ra chính những người “duy vật” không tin vào Thần này mới là người “duy tâm” điển hình.

Thế nào là “chủ nghĩa duy vật”? “Chủ nghĩa duy vật” cho rằng tồn tại khách quan là có trước (đệ nhất tính), còn nhận thức chủ quan là có sau (đệ nhị tính). Theo đó, khách quan quyết định chủ quan, và tồn tại quyết định ý thức. Ví như Phật, Đạo, Thần có thực sự tồn tại hay không, là do nhận thức chủ quan của người ta quyết định, là khác biệt với tồn tại khách quan. Họ đem những gì con người không thể nhìn thấy, hoặc những gì khoa học thực nghiệm không nhận thức đến xếp vào vị trí thứ hai, sau cái tồn tại “khách quan”, và cho là “duy tâm”. Đây là “chủ nghĩa duy vật”? Từ những năm 70 thế kỷ 20, y học phương Tây đã tiến hành giải phẫu cơ thể người mà vẫn không phát hiện được kinh lạc và huyệt vị. Trên thế giới có nhiều người như vậy, lẽ nào không có ai nhìn thấy được kinh lạc và huyệt vị? Dường như khó mà chứng minh nhân thể tồn tại kinh lạc và huyệt vị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng «Hoàng Đế nội kinh», một cuốn cổ thư Trung Quốc, đã sớm đề cập đến rồi. Nếu Hoàng Đế không biết là có kinh lạc và huyệt vị, thì làm sao ông thấy rõ chúng và miêu tả ra? Lẽ nào vào thời kỳ đồ đá, con người mài đá thành kim rồi châm lên cơ thể người để làm thí nghiệm, rồi Hoàng Đế tổng kết kết quả? Còn vì sao Hoàng Đế có thể nhìn thấy, thì người ta nói đây vẫn là một bí ẩn. Vào thời Xuân Thu, Biển Thước nhìn thấy đằng sau thân Tề Hoàn Công có bệnh, nhưng Tề Hoàn Công và những người xung quanh không nhìn thấy. Tề Hoàn Công xem ra là một người “duy vật”, nhìn không thấy thì không tin, và những người xung quanh đều nói Biển Thước bảo người không có bệnh thành có bệnh, và không chịu chạy chữa, để sau đó “bệnh nhập tới tủy xương” thì đã muộn rồi. Như vậy ở đây rốt cuộc Biển Thước là người “duy vật” hay Tề Hoàn Công là người “duy vật” đây?

Có người nói, để phù hợp với khoa học, thì cần phải nhiều lần tiến hành thí nghiệm để nghiệm chứng. Nghiệm chứng như thế nào? Ví như có người lập kỷ lục chạy đua 100 mét lập nên kỷ lục thế giới ở 10 mét, thì chẳng lẽ ai cũng có thể lập kỷ lục ở 10 mét? Hoặc, vẫn để người lập kỷ lục đó tiến hành thí nghiệm nhiều lần để xem anh ta có đạt thành tích không? Cũng giống như Biển Thước nhìn thấy bệnh của Tề Hoàn Công, hay Hoàng Đế nhìn thấy kinh lạc huyệt vị, mà người khác không nhìn thấy vậy. Làm sao để liên tục tiến hành thí nghiệm đây? Nếu không thể, thì liệu có thể khẳng định Biển Thước và Hoàng Đế đã nhìn không đúng? Đây không phải khoa học sao?

Thực ra những người “duy vật” này, không chỉ nhìn không thấy thì không tin, mà thậm chí cố chấp đến mức có nhìn thấy cũng không dám tin nữa. Ví như con người chết rồi nhục thân phải thối rữa, đây là phù hợp với “khoa học”. Nên khi một số người qua đời, để tránh thân thể bị mục nát, người ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật chống thối rữa để xử lý (ướp xác). Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều cao tăng có nhục thân không bị mục rữa, như Kim Kiều Giác ở núi Cửu Hoa, viên tịch vào năm 794 SCN, 3 năm sau, khi mở quan tài đá ra, chúng tăng kinh ngạc phát hiện thấy nhục thân cao tăng họ Kim vẫn “sắc diện như còn sống, sờ vào vẫn thấy mềm, khớp xương kêu thành tiếng”. Vào triều Minh, pháp sư Vô Hà thọ 110 tuổi viên tịch, chúng tăng khiêng nhục thân vẫn còn xếp bằng vào trong chum, 3 năm sau mở ra, thấy nhục thân vẫn còn tốt, sắc mặt như còn sống. Cao tăng Huệ Năng nổi tiếng triều Đường, sau khi viên tịch lưu lại nhục thân đến hôm nay vẫn không mục nát, còn bảo tồn tại chùa Nam Hoa ở Thiều Quan, Quảng Đông… Như vậy nhục thân họ vì sao không bị hư hoại? Chẳng lẽ phải đợi đến khi khoa học phát triển tới mức chứng minh được sau khi chết nhục thân có thể không bị hư, thì nhục thân các hòa thượng này mới không bị mục nát? Thực ra họ chính là Thần, nhưng người ta nhìn không thấy, do đó mới không bị hư hoại. Nhìn thấy vẫn còn không tin, đành dùng cụm từ “bí ẩn chưa được giải thích” cho xong! Như vậy, không phải người ta cứ muốn là có thể nhận thức được thế giới khách quan.

Lúc lâm chung, pháp sư Vô Hà niệm một bài kệ: “Ta đi rồi hình hài hưởng thọ hơn 100 năm, thân ảo gầy khô mà pháp thân phình ra. Tinh thần cao quý trên trời còn với tới được, cảnh tượng thế gian con người xa lắm rồi. Khách đến hỏi ta quy về phương nào, hết Đông đến Xuân lại thấy hoa mai nở”. Con người liệu có thể làm được vậy không? Họ chẳng phải là Thần sao? Thần chẳng phải là tồn tại sao? Muốn đạt đến cảnh giới đó, thì chỉ có tu luyện!

Ở thế giới khách quan này, không chỉ có nhục thân bất hoại, mà một viên tướng từng nhậm chức tư lệnh quân khu Tây Tạng đã tận mắt chứng kiến một vị lạt-ma đạo hạnh cao siêu hóa thành một luồng sáng đỏ bay mất vô ảnh vô tung. Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, số người tu thành rồi hóa thành luồng sáng đỏ bay đi là rất nhiều, trong sách đều có ghi lại. Vào những năm hoằng truyền mật pháp đại viên mãn, vùng Tây Tạng băng tuyết có 10 vạn người tu hành thân hóa thành luồng sáng đỏ mà thành tựu. Vì sao nhục thân các hòa thượng kia lại bất hoại? Vì sao lại có chuyện hóa thành luồng sáng đỏ? Theo đó thì khoa học nhân loại vẫn còn chưa phát triển đủ, giải thích không được. Đều cho rằng khoa học còn chưa phát triển đủ, thì làm sao có thể lấy đó để chứng minh là Thần không tồn tại? Khoa học nhân loại liệu có thể phát triển đến mức cùng tận, chạm sát chân lý của toàn vũ trụ hay không? Nếu như không thể, thì không thể chứng minh rằng Thần là không tồn tại!

Xem thêm:

>> Nhục thân không bị mục rữa của cao tăng Việt Nam

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/18400

The post Thuyết vô thần là “duy tâm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/thuyet-vo-than-la-duy-tam.html/feed0
Chỉ tập thể dục thôi là chưa đủhttps://chanhkien.org/2012/04/chi-tap-the-duc-thoi-la-chua-du.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/chi-tap-the-duc-thoi-la-chua-du.html#respondSat, 07 Apr 2012 06:33:07 +0000https://chanhkien.org/?p=16232Do hiểu biết khác nhau về thân thể người và sức khỏe, có sự khác biệt lớn giữa thể dục phương Tây, Trung Y Trung Quốc, và phương pháp dưỡng sinh thời Trung Quốc cổ đại.

The post Chỉ tập thể dục thôi là chưa đủ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Do hiểu biết khác nhau về thân thể người và sức khỏe, có sự khác biệt lớn giữa thể dục phương Tây, Trung Y Trung Quốc, và phương pháp dưỡng sinh thời Trung Quốc cổ đại. Thể dục có thể giúp người ta có một cơ thể cường tráng ở bề mặt, tuy nhiên lợi ích của nó lại không thể đạt đến tầng sâu hơn. Ngoài ra, nó không thể ngăn người ta mắc bệnh.

Giảng từ góc độ Trung Y, bệnh tật được gây ra bởi các lý do nội tại, với thiếu hụt nào đó trong nội tạng, chẳng hạn gan hay thận. Tất nhiên, tập thể dục có thể chuyển hóa một số năng lượng bên trong thân thể ra ngoài bề mặt, nhưng nó thực sự không thể tăng cường năng lượng nội tại của cơ thể. Đối với một người khỏe mạnh, tập thể dục thực sự là một cách tiêu hao và giải phóng năng lực cơ thể. Còn đối với một người ốm yếu, hiệu quả của tập thể dục là rất hạn chế. Thực ra, vận động quá nhiều có thể gia tăng quá mức gánh nặng lên cơ thể và nội tạng, gây ra hại nhiều hơn lợi cho sức khỏe con người.

Tình trạng cơ thể của một người phụ thuộc vào nghiệp lực của người ấy, thứ được tích lũy qua việc làm những điều xấu trong quá khứ. Làm sao tập thể dục có thể động chạm đến nghiệp, thứ tồn tại ở không gian khác? Thêm nữa, sức khỏe không đồng nghĩa với sự cường tráng của cơ thể và chức năng đầy đủ của nội tạng, mà là sự yên tĩnh và hài hòa trong nội tâm. Người Trung Quốc cổ đại hiểu rõ nguyên lý này, bởi vậy họ không coi trọng tập thể dục vào thời bấy giờ. Ông Lý Hồng Chí giảng: “Cổ nhân thành nhi thiện, Tâm tĩnh phúc thọ tề” (“Phóng hạ chấp trước” – Hồng Ngâm). Sức khỏe không phụ thuộc vào tập thể dục, mà vào tu luyện cả thân lẫn tâm.

Thực ra, người cổ đại đã có đủ các hoạt động thể dục trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn đi bộ, cưỡi ngựa, săn bắn, cày bừa, và luyện võ. Bởi vậy, họ không cần phải có động tác thể dục đặc thù nào. Máy móc hiện đại với mức độ tự động hóa cao giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, nhưng con người vẫn phải tập thể dục sau khi làm việc. Dường như lối sống căng thẳng thường thấy trong xã hội hiện đại lại là kết quả của tâm truy cầu nghỉ ngơi và ngại lao động. Tuy nhiên, điều này không có chút gì tốt cho sức khỏe cả. Trên thực tế, người ta đã quan sát thấy lối sống hiện đại gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các bài tập thể dục phụ trợ không thể vượt qua và bù đắp xu hướng này.

Mặc dù thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao hiện đại càng ngày càng cao, nhưng chất lượng sức khỏe nói chung đang đi xuống do sự tích lũy nghiệp lực. Điều này biểu hiện vô cùng rõ ràng trong sự mắc bệnh phổ biến ở trẻ em. Các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy những chiếc áo giáp cực kỳ nặng nề từ thời cổ đại. Con người hiện đại khó có thể nhấc nổi sức nặng của chúng, nói gì đến việc mặc chúng và chiến đấu nơi chiến trường.

Nói cụ thể hơn, một số vận động viên trẻ ở các nước đang phát triển —những người trong độ tuổi 20— phải chịu nhiều chấn thương trong suốt những năm huấn luyện nặng nhọc. Giáo dục mà họ nhận được là khá bó hẹp và cũng không được nhấn mạnh, do đó họ không còn cách nào khác để kiếm sống. Ngay khi kết thúc sự nghiệp thể thao, họ lập tức có vấn đề trong việc tìm công việc khác. Tập thể dục chỉ đơn thuần nhấn mạnh vào thành công trong thể thao như một loại phát triển bất thường. Làm sao tập thể dục có thể trở thành một nghề nghiệp được?

Trong những cuộc thi tài và huấn luyện căng thẳng, thể thao hiện đại thường gây ra chấn thương, tàn tật, hoặc thậm chí là cái chết. Ngoài ra, nhiều hành vi thiếu đạo đức vẫn tiếp diễn mà không kiểm soát được, chẳng hạn lừa đảo, hoặc dùng đô-ping. Thêm nữa, một số vận động viên thể thao thường rất hung hãn, thô lỗ và tàn bạo.

Thể thao hiện đại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Ở bề mặt, nó quảng cáo rằng việc tham dự là quan trọng, nhưng hầu hết vận động viên đều muốn về nhất và mang một tâm lý cạnh tranh rất mạnh. Tâm lý cạnh tranh này là rất không lành mạnh. Nó trộn lẫn với các tâm lý xấu khác, chẳng hạn cầu danh cầu tiền, muốn đánh bại người khác, đánh bạc hơn thua, và đều là biểu hiện của ma tính. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến những người theo dõi trận đấu. Điều này gây ra nhiều hiện tượng xã hội thoái hóa, chẳng hạn cổ động viên đánh đấm lẫn nhau hay cá độ thể thao. Những người tổ chức các cuộc thi thể thao thậm chí còn lên kế hoạch và câu kết với những hãng thương mại lớn để tối đa hóa lợi nhuận và giành giật danh tiếng. Những điều này đã vượt ra ngoài phạm trù về cải thiện sức khỏe.

Một ngôi sao bóng rổ nổi tiếng người Mỹ luôn cảm thấy anh là vô địch. Sau khi bị nhiễm virus HIV vì phóng túng tình dục, những giấc mơ và kế hoạch cho cuộc sống của anh đã tiêu tan. Rồi anh hiểu được một số nguyên tắc của cuộc sống và thỉnh cầu giới trẻ Mỹ kiềm chế hành vi của họ. Do chấp trước nặng vào truy cầu thành tích, danh tiếng, và tiền bạc, một số vận động viên cố gắng đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào, ngay cả chiêu mời phụ thể là động vật.

Dưới sự quảng bá rầm rộ của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều sự kiện thể thao đã trở thành điểm nóng của xã hội và trở thành các hình thức giải trí. Điều này khuyến khích tâm lý tranh đấu của con người, để che đậy và thỏa mãn nội tâm rỗng tuếch của họ. Con người đã thụ nhận ma tính từ các trò chơi này. Thi đấu thể thao đã trở thành một thứ thuốc phiện tinh thần và thậm chí kiểm soát cả xã hội, trở thành một phần của xã hội hiện đại đui mù bởi danh và lợi. Con người đã đánh mất chính mình trong đó.

Thân thể người là cực kỳ phức tạp. Một người có thể tịnh hóa tâm mình bằng cách coi trọng đức và giảm bớt ham muốn. Và rồi, việc đề cao tâm tính (bản tính của tâm) có thể mang đến cho con người những năng lực siêu thường, bên cạnh việc giữ gìn một thân thể khỏe mạnh. Nếu người ta chú trọng quá nhiều vào sự cường tráng bề mặt mà vẫn phóng túng nội tâm, thì mọi thứ sẽ đi ngược lại những gì họ mong đợi. Thoái hóa và sa ngã là khó tránh khỏi.

Trong xã hội hiện đại, sự phổ biến của các sự kiện thể thao, sự suy giảm trong thể chất con người, sự phát đạt của ngành công nghiệp dược phẩm, và sự xuất hiện của các căn bệnh quái gở là đi đôi với nhau. Lý do bên trong là sự suy đồi đạo đức. Nó nằm im đằng sau các hiện tượng xã hội trên, một thực tế chưa được công nhận bởi con người. Tinh thần cơ bản của thể dục thể thao hiện đại phản ánh trạng thái tinh thần của con người hiện đại: điên cuồng truy cầu danh và lợi, cạnh tranh quá đáng, và bỏ qua đạo đức tinh thần. Khoa học công nghệ và các bài tập thể dục có thể tăng cường cơ thể bề mặt của con người, trong khi nhân tâm thì trống rỗng và bẩn thỉu. Những thứ cơ bản này đã thoái hóa, và mọi thứ đang chuyển từ xấu thành xấu hơn.

Tôi cho rằng nhân loại tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào tu luyện. Do đó, giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh khỏe người sẽ không còn là vấn đề nữa. Bởi vậy, những hiện tượng biến dị trong thể thao hiện đại cũng sẽ không còn hiện hữu nữa.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/7/30/11089.html
http://pureinsight.org/node/148

The post Chỉ tập thể dục thôi là chưa đủ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/chi-tap-the-duc-thoi-la-chua-du.html/feed0
Mạn đàm về Thần và khoa họchttps://chanhkien.org/2012/01/man-dam-ve-than-va-khoa-hoc.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/man-dam-ve-than-va-khoa-hoc.html#respondWed, 25 Jan 2012 06:39:17 +0000https://chanhkien.org/?p=15847Bởi vì khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nên nhiều người tuyên bố rằng Thần không tồn tại.

The post Mạn đàm về Thần và khoa học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Bởi vì khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nên nhiều người tuyên bố rằng Thần không tồn tại. Thực ra, chúng ta đều quên mất điểm này: mặc dù khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nó cũng không thể bác bỏ sự tồn tại đó.

Nếu chúng ta tĩnh tâm và suy ngẫm cẩn thận về điều này, thì sẽ thấy các môn khoa học tự nhiên đều không tuyên bố liệu Thần có tồn tại hay không. Lấy ví dụ, toán học nói với chúng ta rằng 1 + 1 = 2. Đẳng thức này được cho là đúng, bất chấp sự tồn tại của Thần. Vật lý học nói với chúng ta rằng “khoảng cách là bằng thời gian nhân với vận tốc”. Công thức này cũng được coi là đúng bất chấp sự tồn tại của Thần. Hóa học tuyên bố hyđrô + ôxy = nước; điều này là hợp lệ bất chấp sự tồn tại của Thần, v.v.

Điều duy nhất khiến người ta nghi ngờ về vai trò của Thần, đó là thuyết tiến hóa của Darwin. Học thuyết này đã được chấp nhận như một chân lý, bởi vì chúng ta đều được dạy như vậy từ trung học. Một khi được chấp nhận, người ta không còn đặt câu hỏi về nó nữa và coi nó như chân lý. Trên thực tế, học thuyết của Dawin chỉ là một giả thuyết. Bằng chứng duy nhất của Darwin đến từ những khám phá về hóa thạch ở các thời kỳ khác nhau. Rồi ông ta sắp xếp những hóa thạch đó theo một chuỗi thời gian giả định và lấy đó làm bằng chứng ủng hộ giả thuyết về tiến hóa. Có những lỗ hổng lớn trong giả thuyết này. Nếu nó được coi là bằng chứng cho một học thuyết, thì cho tới giờ, chưa có ai tìm thấy hóa thạch người theo “cây tiến hóa” giữa 4 và 8 triệu năm trước, hay chưa có ai tìm thấy các loài chuyển tiếp giữa khỉ và vượn, hay giữa vượn và người.

Từ góc độ thực nghiệm, có nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra mà không thể giải thích. Ví dụ, tại sao nước mắt của khỉ và vượn lại không mặn, trong khi nước mắt con người lại mặn? Tại sao vượn từ những vùng khác nhau trên thế giới lại chỉ cho thấy những khác biệt rất nhỏ, mà nếu chúng ta tiến hóa từ vượn thành nhiều chủng tộc khác nhau, thì mỗi chủng tộc lại có khác biệt rất lớn về văn hóa và ngôn ngữ?

Theo nguyên lý tiến hóa, luôn tồn tại “sự giữ lại những gì hữu ích và thoái hóa những gì vô ích” trong các nội tạng khác nhau của tất cả các loài. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng 90% não người vẫn chưa được sử dụng. Vậy tại sao những vùng không dùng đến trong não ấy không bị teo mất? Nói cách khác, tại sao não chúng ta lại phát triển nhiều phần “vô dụng” như thế trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người? Đây chỉ là vài ví dụ được nêu ra. Ngoài ra, các nhà khoa học ứng dụng công nghệ di truyền đã thu được bằng chứng rằng gene của vượn có xác suất rất thấp để có thể tiến hóa thành người.

Thực ra, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa của Darwin. Trong vũ trụ bao la này, con người thật quá ư nhỏ bé. Có thể nào con người thực sự là sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ? Tại sao câu hỏi này lại ít được tìm tòi khám phá đến thế? Sau cùng, một vị Thần đơn giản là một sinh mệnh cao cấp hơn con người, xét về trí tuệ, năng lực và cảnh giới. Có gì phải sợ hãi khi đề cập đến điều này? Chỉ là vì con người ngày nay coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn tất cả. Do đó, càng ít người sẵn sàng suy ngẫm về những câu hỏi kiểu như vậy. Đây là một điều đáng tiếc nhất của nhân loại. Và ngày nay, nhiều nhà khoa học đã quá tự mãn với những thành tựu khoa học của họ trong quá khứ, và kết quả là mất hết tinh thần và can đảm để khám phá những điều chưa biết. Một số người khăng khăng với những lý thuyết xưa cũ và từ chối chấp nhận thực tại khách quan. Đây là điều đáng tiếc nhất của khoa học.

Bằng cách khảo sát lịch sử khoa học, chúng ta sẽ thấy nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên đã từ từ phát triển dưới sự hướng dẫn của các giả thuyết. Chừng nào một giả thuyết hay lý thuyết có thể cung cấp giải thích thỏa đáng cho một số hiện tượng quan sát được, hay cho sự thực nghiệm—và đến lượt nó lại được chứng minh bởi thực nghiệm, thì khoa học ấy sẽ tạm thời được chấp nhận, và được sử dụng để dẫn dắt hành động thực tế. Đó là, cho tới khi có những lý thuyết hoàn hảo hơn thay thế nó, hoặc có những bằng chứng thuyết phục phủ nhận nó, thì nó vẫn được chấp nhận.

Sự thực chứng minh rằng các nguyên lý được giảng bởi Pháp Luân Đại Pháp là khác biệt rất lớn với khoa học hiện đại, xét về tư duy, thuật ngữ và phương pháp. Nó cũng tương tự Trung y khác biệt hoàn toàn với Tây y, xét về lý thuyết và phương pháp luận, nhưng vẫn phát triển như một môn khoa học độc lập. Bản thân Pháp Luân Đại Pháp không chỉ được chứng thực ở mức độ lý thuyết, mà nó còn giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống, xã hội, và vũ trụ, thậm chí còn hoàn hảo và toàn diện hơn. Ở khía cạnh thực hành, nó đã hướng dẫn hàng triệu người tu luyện đạt tới mức phục hồi hoàn hoàn từ các chứng bệnh nan y. Nó cho phép ngày càng nhiều người có được thân thể kiện khang, năng lượng tràn đầy, an hòa vui vẻ từ tận nội tâm, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, hiểu biết mới về đời người, cũng như trạng thái tuyệt diệu khi loại bỏ hoàn toàn sự sợ hãi. Điều này đã được chứng thực bởi hàng triệu học viên Pháp Luân Công thông qua tu luyện.

Nhiều điều khoa học thực chứng không thể giải thích đã được giải thích bởi Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều điều khoa học thực chứng không thể đạt được đã đạt được bởi Pháp Luân Đại Pháp.

Chỉ xét từ hai khía cạnh này, Pháp Luân Đại Pháp đã không chỉ là một khoa học, mà còn là một khoa học siêu thường. Tôi hy vọng rằng các nhà khoa học chân chính sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về thế nào là khoa học thực sự.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/1/10/13263.html
http://pureinsight.org/node/997

The post Mạn đàm về Thần và khoa học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/man-dam-ve-than-va-khoa-hoc.html/feed0
Khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụhttps://chanhkien.org/2011/11/khoa-hoc-bi-han-che-boi-luat-vu-tru.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/khoa-hoc-bi-han-che-boi-luat-vu-tru.html#respondTue, 15 Nov 2011 06:57:24 +0000https://chanhkien.org/?p=14058Hiện tại, các nguyên lý và học thuyết đã được công nhận là nền tảng để các nhà khoa học chế tạo các thiết bị máy móc khác nhau.

The post Khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đài Loan

[Chanhkien.org] Hiện tại, các nguyên lý và học thuyết đã được công nhận là nền tảng để các nhà khoa học chế tạo các thiết bị máy móc khác nhau. Có hai định luật vật lý được chấp nhận là: “bảo toàn năng lượng” và “bảo toàn khối lượng”. Bất kể loại ứng dụng nào được phát triển, dù là cơ khí, điện tử, quang học,… thì không lý thuyết nào có thể đi ngược lại hai định luật này. Thông qua quan sát và thực nghiệm, các định luật này đã được chứng minh là chính xác.

Sư phụ giảng: “Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’, chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất] thì không thể được.” (Chuyển Pháp Luân). Tôi vừa mới ngộ ra sự thật rằng các định luật “bảo toàn năng lượng” và “bảo toàn khối lượng” đều là biểu hiện của nguyên lý “không mất, không được” ở cảnh giới vật chất của con người.

Niềm tin vào khoa học hiện tại đã công nhận nguyên lý “không mất, không được”; nhưng nguyên lý này chỉ được ứng dụng khi bị hạn chế bởi luật vũ trụ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vô số thiết bị và dụng cụ điện, chẳng hạn đèn điện và TV, thu điện năng từ nhà máy phát điện—thứ năng lượng được chuyển hóa từ dầu mỏ, khí tự nhiên, hoặc nhiên liệu nguyên tử—và chuyển hóa thành công năng. Nhà máy điện tiêu thụ các nhiên liệu này để sản xuất ra điện năng. Các nhà khoa học phóng tên lửa lên không gian bằng cách đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu, từ đó thu được năng lượng đủ để đưa tên lửa rời mặt đất và lên quỹ đạo. Nhiên liệu bị mất đi để đổi lấy động lực. Hãy suy nghĩ về điều này, liệu có phương tiện giao thông hay thiết bị khoa học nào của khoa học hiện đại là không dùng phương thức chuyển hóa một thứ gì đó sang một thứ khác? Nguyên lý “không mất, không được” được minh chứng rất rõ ràng. Tuy nhiên, bởi vì khoa học hiện nay của chúng ta không hoàn toàn hài hòa với luật căn bản của vũ trụ, nên mức độ thành công của khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụ. Phải mất rất nhiều công sức để đạt được một chút thành quả nhỏ bé.

Sư phụ giảng: “Tôi đơn cử một thí dụ cho chư vị, vũ trụ đang vận động, trong vũ trụ có hệ Ngân Hà, có các thiên hà tất cả đều đang vận động, chín hành tinh đang quay quanh Mặt Trời, trái đất cũng tự chuyển động. Mọi người thử nghĩ xem, ai đẩy chúng? Ai gia lực cho chúng? Chư vị không thể dùng khái niệm người thường mà nhận thức chúng được, nó là một dạng ‘toàn cơ’ như thế.” (Chuyển Pháp Luân). Lấy ví dụ, mặt trăng được tạo ra bởi người tiền sử và nó áp dụng dạng “toàn cơ” này. Nó không cần nhiên liệu để duy trì sự xoay chuyển trong hàng tỷ năm. Các vệ tinh nhân tạo hiện đại hay tàu vũ trụ cần đốt cháy năng lượng để bay lên, và chúng không thể vận dụng cơ chế xoay chuyển. Nếu nhân loại có thể học cách tuân thủ luật vũ trụ hơn nữa, thì khoa học của nhân loại sẽ có một bước nhảy vọt.

Trên đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/1068

The post Khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/khoa-hoc-bi-han-che-boi-luat-vu-tru.html/feed0
Suy tư về nền văn minh của chúng ta: Môi trườnghttps://chanhkien.org/2010/11/suy-tu-ve-nen-van-minh-cua-chung-ta-moi-truong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/suy-tu-ve-nen-van-minh-cua-chung-ta-moi-truong.html#respondSat, 27 Nov 2010 08:04:15 +0000https://chanhkien.org/?p=8286Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp [Chanhkien.org] Một chuyên gia bảo vệ môi trường từng nhận xét rằng lịch sử Trung Hoa rất lấy làm tự hào khi để lại nền văn minh 5.000 năm, đem đến cho chúng ta các giá trị cổ xưa mà không có mảnh rác nào. Nền […]

The post Suy tư về nền văn minh của chúng ta: Môi trường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[Chanhkien.org] Một chuyên gia bảo vệ môi trường từng nhận xét rằng lịch sử Trung Hoa rất lấy làm tự hào khi để lại nền văn minh 5.000 năm, đem đến cho chúng ta các giá trị cổ xưa mà không có mảnh rác nào. Nền văn minh hiện đại mới có một trăm năm, nhưng rác thải đã trở thành một nỗi nhức nhối lớn cho nhiều chính phủ.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại chắc chắn là tuyệt vời. Nó thậm chí được khen ngợi nhiều hơn vì việc áp dụng các phương pháp phát triển bền vững. Trong sự hòa hợp với thiên nhiên, con người sống hài hòa với môi trường của họ. Nền văn minh hiện đại dường như là tuyệt vời, nhưng những vấn đề nó mang lại cũng rất lớn. Chẳng hạn, sự phân hủy vi sinh của các loại vật liệu tổng hợp là rất khó sử dụng. Phương pháp phân hủy nhân tạo thì gây ô nhiễm độc hại. Rác thải được chất đống khắp mọi nơi trên thế giới và ngay cả trong không gian. Nếu tình trạng này diễn ra trong 5.000 năm, thế giới sẽ ra sao?

Chúng ta luôn hy vọng rằng sự phát triển mới sẽ mang lại cho chúng ta một lối thoát. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy, khi vấn đề cũ được giải quyết xong thì chúng ta lại thấy mình va phải sự phức tạp mới như là hậu quả của sự phát triển mới. Vì chuyện này xảy ra hết lần này đến lần khác, bao nhiêu nỗ lực của chúng ta đã biến thành vô ích? Có vẻ như công nghệ mới tự hào mỗi ngày đều có sự đột phá, nhưng về tổng thể môi trường sống của con người được cải thiện hay xấu đi? Chất lượng cuộc sống tăng hay giảm?

Ngày nay, không khí và nước sạch đã trở thành thứ hàng hóa quý giá. Con người chi đồng lương khó nhọc vào các sản phẩm “làm từ tự nhiên” và “không ô nhiễm”. Họ đi nghỉ ở những vùng đất hoang sơ như Tây Tạng. À, tốt hơn là họ có đủ khả năng cố gắng chi trả cho cái gọi là “quay về với thiên nhiên”, người nghèo chỉ có thể sống trong các đống rác và cả rừng bê tông. Đôi khi, tôi nhớ lại cảnh tốt đẹp ngày xưa, người ta có thể cưỡi ngựa đi bất cứ đâu, uống nước sông khi thấy khát và dừng chân dưới bóng cổ thụ lúc mệt mỏi. Giờ thì sao? Dường như chúng ta có thể chọn lựa các loại phương tiện giao thông, nhưng không loại nào trong số đó thuận tiện bằng ngựa. Hơn nữa, nó đồng nghĩa với việc những phương tiện đó tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Liệu bây giờ chúng ta có thể uống sông nữa không? Mặt nước trông thật dơ bẩn. Thế còn cây bên lề đường? Bụi bám đầy trên lá và gốc toàn là rác.

Thực ra, những gì mà người xưa làm để bảo vệ môi trường là cực kỳ đơn giản. Tất cả mọi thứ đã được lấy từ thiên nhiên và trả về với thiên nhiên. Gạch được làm từ đất dùng để xây nhà ở cho con người. Đồ đạc, cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng gỗ. Thùng chứa được làm bằng tre, quần áo được dệt từ sợi bông, v.v. Khi không còn sử dụng nữa, tất cả những nguyên liệu này quay về chu kỳ tự nhiên mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Có lẽ bạn muốn nói rằng các nguyên liệu này đã được sử dụng là bởi vì công nghệ chưa đủ cao như các nguyên liệu tổng hợp mới. Câu hỏi là, mặc dù: nếu các nguyên liệu tự nhiên có thể được tạo ra, tại sao chúng ta không tận dụng mà lại tạo ra vật liệu mới? Hơn nữa, nếu các nguyên liệu tổng hợp có xu hướng gây ra tác dụng phụ không tốt, vậy nó có thực sự có đáng để chúng ta cố gắng tạo ra?

Trên thực tế, nhân loại dường như không hiểu rằng họ được tạo ra bởi chư Thần, cũng như môi trường họ đang sống. Khi chư Thần tạo ra nhân loại, tất cả các yếu tố cần thiết cho cuộc sống của con người đã được tính đến. Do đó, bất cứ điều gì con người cần đều có thể được tìm thấy trong môi trường. Còn gì phù hợp hơn để làm đồ nội thất hơn gỗ? Gỗ có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Thật là thuận tiện. Còn gì có thể chịu nhiệt tốt hơn sứ vốn có trong đất? Còn gì thoải mái hơn mặc vải lụa hay bông vải? Chúng ta đã thử tất cả chúng; liệu chúng ta có thể vượt ra khỏi sự an bài của chư Thần? Các dược phương được lưu truyền trong dân gian thực sự có hiệu quả, thậm chí hiệu quả hơn cả các loại thuốc tổng hợp của y học phương Tây. Điều này là dựa trên kinh nghiệm của riêng tôi. Hồi còn học tiểu học, tôi bị mắc bệnh quai bị. Triệu chứng của tôi vẫn còn sau một thời gian dài, uống thuốc gì cũng không tác dụng, cho đến một ngày tôi được uống một dược phương được chế biến từ công thức dân gian. Khi tôi lên học trung học, tôi bị phát ban hơn nửa năm, uống thuốc vẫn không khỏi. Cuối cùng, một bác sĩ lớn tuổi hành nghề Trung Y đã chữa khỏi cho tôi bằng sừng trâu. Dường như tôi thấy rằng chúng ta có thể khám phá cách sử dụng cho bất kỳ cái gì từ tự nhiên từ khi chư Thần sáng tạo ra nó với một mục đích.

Từ các truyền thuyết được lưu truyền qua các thế hệ, chúng ta nhận ra rằng từ ban đầu chúng ta đã không biết làm thế nào để tận dụng lợi thế của môi trường tự nhiên tuyệt vời đã được ban cho chúng ta. Sau đó, có người đến chỉ cho chúng ta cách sử dụng lửa. Tiếp nữa, người khác đến dạy chúng ta canh tác, và người khác dạy chúng ta dệt. Một số người khác đã cố gắng phân loại thảo mộc và nói với chúng ta hiệu quả của từng loại, v.v. Phải chăng chúng là những câu chuyện cổ tích? Không. Chư Thần dạy chúng ta cách sống trong môi trường mà họ đã sáng tạo cho chúng ta. Đây là những câu chuyện về cách chư Thần tạo ra sự sống cho con người. Đây chính là “khoa học thực sự” được truyền cấp bởi chư Thần! Tuy thế chúng ta đã quên mất chư Thần và những điều mà chư Thần để lại.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1105

The post Suy tư về nền văn minh của chúng ta: Môi trường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/suy-tu-ve-nen-van-minh-cua-chung-ta-moi-truong.html/feed0
Bí ẩn về thuật khinh cônghttps://chanhkien.org/2010/06/bi-an-ve-thuat-khinh-cong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/bi-an-ve-thuat-khinh-cong.html#respondMon, 28 Jun 2010 14:52:30 +0000http://chanhkien.org/?p=6369Tác giả: Xin Faming [Chanhkien.org] Hiện tượng “ban ngày sáng tỏ người kia bay lên” (Bạch nhât phi thăng) đã được ghi chép trong nhiều sách tu luyện của Trung Quốc cổ đại. Một người ở Ấn Độ có khả năng bay lơ lửng trên không. Người ta cũng đã nhìn thấy những người tu […]

The post Bí ẩn về thuật khinh công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Xin Faming

[Chanhkien.org] Hiện tượng “ban ngày sáng tỏ người kia bay lên” (Bạch nhât phi thăng) đã được ghi chép trong nhiều sách tu luyện của Trung Quốc cổ đại. Một người ở Ấn Độ có khả năng bay lơ lửng trên không. Người ta cũng đã nhìn thấy những người tu luyện trong núi bay lơ lửng trên không. Bản thân tôi đã trực tiếp kinh nghiệm được sự bay lên trong hai lần. Làm thế nào mà một người có thể bay lơ lửng trên không? Sự thật là một người tu luyện sẽ có thể bay lên một khi mà “Đại Chu Thiên” của người ấy được khai mở hoàn toàn. Nó đơn giản chỉ có vậy thôi. Tại sao việc khai mở hoàn toàn “Đại Chu Thiên” lại khiến một người bay lên? Nó liên quan đến cấu trúc của thân thể người, các kinh mạch, và những thân thể khác của con người trong các chiều không gian khác.

Thân thể này của con người có một thân thể đối ứng trong mỗi không gian trong số nhiều chiều không gian. Tất cả các thân thể này đều được kết nối với nhau theo một cách nhất định. Cá nhân tôi nghĩ rằng các huyệt đạo là nơi mà tất cả các thân thể này được kết nối lại với nhau. Liệu pháp châm cứu Trung Hoa đã chứng minh rằng việc dùng một cây kim để kích thích những huyệt vị nào đó có thể chữa được bệnh. Nó hoạt động như thế nào? Có những huyệt vị đối ứng nhau trong mỗi thân thể của con người. Nguyên nhân thực sự của căn bệnh nằm ở một hoặc các thân thể ở chiều không gian khác. Những triệu chứng chỉ đơn giản là được phản ánh trên thân thể của chúng ta ở không gian này. Phương pháp châm cứu được dùng để chữa bệnh cho thân thể ở các không gian khác. Khi đó, những biểu hiện của bệnh tật trên thân thể ở không gian này sẽ biến mất. Đây là điều mà khoa học hiện đại không thể giải thích nổi.

Theo quan điểm của tôi, các thân thể của con người trong tất cả các chiều không gian đều có những đường kinh mạch. Những đường kinh mạch này là cửa ngõ kết nối tất cả các thân thể lại với nhau. Đối với một người không tu luyện, kinh mạch của  người ấy bị tắc nghẽn, và do đó các thân thể ở các không gian khác không được kết nối với nhau. Khi “Đại Chu Thiên” của chúng ta khai mở, các thân thể ở không gian này trở nên được liên kết với các thân thể ở những chiều không gian khác thông qua các đường kinh mạch. Khi tất cả các kinh mạch đều được khai thông, sự chuyển động của “Đại Chu Thiên” cấu tạo nên một dòng năng lượng mạnh mẽ. Dòng năng lượng này được tạo thành bởi những lạp tử cao năng lượng gom chọn từ các không gian khác. Khi dòng năng lượng này luân chuyển, những vật chất bên trong cơ thể người có thể thay đổi vị trí cùng với nó. Những lạp tử được gom chọn từ các chiều không gian khác có thể thay thế những lạp tử bên trong cơ thể chúng ta ở không gian này, vốn mang rất ít năng lượng. Một khi mà vật chất cao năng lượng đã thay thế vật chất có năng lượng thấp, cấu tạo vật lý của thân thể người được thay đổi từ tầng thứ căn bản.

Tất nhiên, có sự khác nhau tại các tầng thứ khác nhau. Tại một tầng thấp, dòng năng lượng của “Đại Chu Thiên” được cấu thành bởi các lạp tử trong chiều không gian năng lượng thấp. Thân thể người ở không gian này chỉ có thể kết nối với những thân thể của họ ở tầng thứ thấp. Kích thước hạt lạp tử tương đối to. Khi tầng thứ của người ta tăng lên, dòng năng lượng đó được cấu thành từ những lạp tử có kích thước vi tế hơn và có mật độ cũng như năng lượng cao hơn. Những lạp tử này là từ các chiều không gian cao hơn. Do đó, thân thể ở không gian này được kết nối đến các thân thể ở những chiều không gian cao hơn.

Khi vật chất ở những không gian cao hơn thay thế vật chất ở không gian này, một người có “Đại Chu Thiên” khai mở sẽ khác biệt với một người bình thường ở phương diện là thân thể của người ấy trong không gian này được cấu thành từ vật chất khác. Tuy rằng người ấy vẫn trông giống như trước,  nhưng từ cơ bản người ấy đã khác trước rồi. Họ không còn bị kiểm soát và giới hạn bởi những đặc tính của không gian này bởi vì họ đã đồng hóa với những đặc tính ở các chiều không gian khác. Tầng thứ càng cao, thì họ càng đồng hóa với không gian cao hơn. Vì vậy người ấy cắt đứt mối liên kết với vật chất ở các không gian thấp hơn. Giờ đây, họ có thể đi qua các không gian khác, và thân thể của họ ở không gian này có thể bay lên. Đó là lý do tại sao người ta có thể “bạch nhật phi thăng.” Sự lý giải thực ra rất đơn giản.

Trên đây chỉ là sự quan sát và thể ngộ cá nhân của tôi. Kính mong sự góp ý và chỉ ra sai sót.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/643

The post Bí ẩn về thuật khinh công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/bi-an-ve-thuat-khinh-cong.html/feed0
Khoa học mới của nhân loạihttps://chanhkien.org/2010/06/khoa-hoc-moi-cua-nhan-loai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/khoa-hoc-moi-cua-nhan-loai.html#respondWed, 16 Jun 2010 11:14:19 +0000http://chanhkien.org/?p=6294Tác giả: Tiến sĩ Sen Yang tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ [Chanhkien.org] Một ngày tháng 7 năm 1995, tôi nhận được một cuốn sách từ cha mẹ tôi tại Trung Quốc. Tên cuốn sách là “CHUYỂN PHÁP LUÂN”. Tác giả là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc […]

The post Khoa học mới của nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiến sĩ Sen Yang tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ

[Chanhkien.org] Một ngày tháng 7 năm 1995, tôi nhận được một cuốn sách từ cha mẹ tôi tại Trung Quốc. Tên cuốn sách là “CHUYỂN PHÁP LUÂN”. Tác giả là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc vài trang, tôi cảm thấy rằng cả tâm và thân tôi tràn đầy năng lượng mạnh mẽ. Tôi không thể bỏ cuốn sách xuống vào đêm hôm đó, và tôi tiếp tục đọc cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều đó cũng tương tự trong vài ngày tiếp theo. Tôi mải mê với cuốn sách đến nỗi tôi gần như đã quên ăn quên ngủ. Sau khi trở về nhà từ trường, tôi sẽ đọc nó thâu đêm cho tới tận sáng hôm sau. Ngay cả trên đường đến trường, tôi vẫn để cuốn sách trên vô-lăng khi đang lái xe để tôi có thể tranh thủ đọc vài dòng khi dừng đèn đỏ. Lý do là cuốn sách này cực kỳ thu hút tôi, đến nỗi tôi có cảm giác rằng tôi đã tìm thấy điều mà tôi đã chờ đợi từ lâu.

Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc sách, đủ loại sách, từ vũ trụ học, địa lý học, khoa học kỹ thuật cho đến văn học, nghệ thuật, và các tác phẩm kinh điển,… Tuy nhiên, tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có hàm nghĩa rộng và uyên thâm như “CHUYỂN PHÁP LUÂN”; nó khiến tôi cảm thấy hoàn toàn khác với những cuốn sách trước đó. Khi đọc nó lần thứ hai, tôi nhận thấy rằng nó đã là một cuốn sách hoàn toàn mới, và tôi lại có được hiểu biết mới. Cũng y hệt như vậy khi tôi đọc lại nó lần thứ ba. Ngoài ra, tôi thường cảm thấy một luồng nhiệt ấm áp tuôn từ lưng tới đầu khi tôi đọc sách. Thật là kỳ lạ, tôi đã tống khứ tất cả các chứng bệnh kinh niên của tôi chỉ trong vòng một tháng, và tôi bắt đầu cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi cảm thấy cơ thể tôi dường như nhẹ nhõm hơn khi đang đi bộ. Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng đây là một quyển sách siêu thường, và vượt ra ngoài phạm vi của khoa học hiện đại; trên thực tế, nó bao hàm từ vật lý học tới khoa học sự sống, từ tiêu chuẩn đạo đức của con người cho tới phương pháp tu luyện lên tầng thứ cao.

Với tư cách một nhà khoa học, tôi sẽ thảo luận từ khía cạnh khoa học về điều mà tôi đã học được sau khi đọc cuốn “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nhiều lần.

Vật chất và tinh thần

Định nghĩa về vật chất mà chúng ta học được từ môn triết học ở trung học là “vật chất là một thực thể khách quan không phụ thuộc, nhưng có thể được phản ánh lên ý thức con người.” Trên thực tế, đây là cái nhìn cơ bản về vật chất của khoa học thực nghiệm.

Nhưng định nghĩa này thực ra đã hạn chế khái niệm của chúng ta về vật chất. Chẳng phải tư tưởng cũng là một loại vật chất hay sao? Chẳng phải thực thể khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức con người, nhưng có thể được phản ánh bởi ý thức của những thực thể sống khác cùng là vật chất hay sao? Chẳng phải vật chất cũng có ý thức và tư tưởng hay sao? Được xây dựng dựa trên một định nghĩa hạn hẹp về vật chất như vậy, nên khoa học thực nghiệm là khá sai lệnh và không hoàn thiện.

Sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, các thực thể sống và vật chất có liên quan chặt chẽ tới các giác quan của chúng ta, chẳng hạn như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác,… những thứ cho phép chúng ta liên kết và giao tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ quả tự nhiên là, chúng ta sẽ coi điều mà chúng ta có thể thấy, nghe hay chạm vào được là vật chất, và từ đó phủ nhận sự tồn tại của những thứ không nhìn thấy và không động chạm tới được. Do vậy, có một câu nói ở cả phương Đông và phương Tây là “có thấy thì mới tin.”

Khoa học được phát triển hoàn toàn dựa trên các giác quan của chúng ta. Chúng ta có một đôi mắt, cho nên chúng ta đã phát minh ra kính viễn vọng và TV; chúng ta có một đôi tai, cho nên chúng ta đã phát minh ra máy ghi âm và điện thoại; chúng ta có những khái niệm về khoảng cách, vận tốc và trọng lực, cho nên chúng ta đã sáng chế ra ô-tô, máy bay và thang máy.

Ngược lại, không có các giác quan ấy, chúng ta sẽ không thể tạo ra những phát minh để phục vụ nó. Lấy ví dụ, nếu mọi người đều bị mù màu thì mọi thứ mà chúng ta thấy sẽ chỉ có màu đen hay trắng, và chúng ta không thể phát minh ra TV màu được. Thậm chí, khi ấy chúng ta sẽ không có ngay cả khái niệm về màu sắc nữa. Chẳng phải là nếu mỗi người khi sinh ra đã bị mù, thì sẽ không có TV; và nếu ai đó tuyên bố rằng có ánh sáng và màu sắc trong thế giới này, thì anh ta sẽ bị coi là một người mê tín và nói những điều bậy bạ. Chúng ta chỉ sẵn sàng công nhận những gì nhìn thấy được hay động chạm đến được, nhưng liệu chúng ta có dám tuyên bố rằng chúng ta sỡ hữu mọi chức năng cảm quan trong vũ trụ này?

Ngay cả trong thế giới này, có rất nhiều điều mà chúng ta không thể nhận thức được. Ánh sáng, lấy ví dụ, là những làn sóng điện từ tại các tần số khác nhau mà cấu thành nên một dải quang phổ rộng lớn gồm tia hồng ngoại, dải ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia-X và tia Gamma. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận thức được 1/10.000 trong toàn dải quang phổ ấy, cho nên chúng ta là ‘người mù màu’ theo nghĩa rộng.

Ngoài ra, con mắt thịt này của chúng ta không thể nhận thức được ánh sáng của các không gian khác, và của các thời-không khác, vậy nên không quá cường điệu khi nói rằng tất cả chúng ta đều ‘mù’. Nếu chúng ta quá dựa dẫm vào các giác quan của chúng ta, thì chúng ta sẽ hạn chế nghiêm trọng nhận thức của chúng ta về thực tại khách quan, và từ đó tự cô lập mình với thế giới bên ngoài.

Năng lượng và thời-không

Vào đầu thế kỷ XX, khi đã nhận ra rằng vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô, con người bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của các hạt tử. Bohr đã đề xuất mô hình cấu trúc nguyên tử, được biết đến với cái tên “mô hình nguyên tử của Bohr”, trong đó cho rằng nguyên tử được cấu thành bởi các electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, một mâu thuẫn lại nổi lên khi người ta cố gắng áp dụng cơ học cổ điển và điện từ vào mô hình này. Theo lý thuyết cổ điển, khi một electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử ở một tốc độ cực cao và với một bán kính cực nhỏ, nó sẽ phát ra sóng điện từ cực mạnh, điều khiến nó mất năng lượng ngay lập tức và bị va vào hạt nhân nguyên tử.

Trên thực tế, nguyên tử là một cấu trúc cực kỳ ổn định, và nó khiến người ta nhận ra rằng các lý thuyết cổ điển là không thể áp dụng được với sự chuyển động của các hạt vi mô. Lý do chính là các lý thuyết cổ điển được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời-không mà chúng ta đang sống, trong khi các hạt tử vi mô lại thuộc về các không gian khác.

Vậy thì các không gian khác là gì? Trong “CHUYỂN PHÁP LUÂN”, Ông Lý Hồng Chí viết:

“Mọi người đã biết, vật chất ở mức vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện của tầng chứ không phải là một điểm, thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại trong những không gian khác nhau.” (Bài giảng thứ Hai)

Vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô. Liên kết các hạt tử nhỏ lại với nhau bằng một hệ năng lượng tạo thành một tầng hạt tử lớn hơn; liên kết những hạt tử lớn hơn này lại với nhau bằng một hệ năng lượng khác tạo thành một tầng hạt tử còn lớn hơn nữa… Chúng ta biết rằng phân tử mang theo năng lượng rất lớn, và năng lượng của nguyên tử còn lớn hơn nữa. Hạt tử càng nhỏ, năng lượng mà chúng mang theo càng lớn. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ có được một sự hiểu biết bề mặt về nguyên tử. Trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa hoàn toàn hiểu hết được phân tử. Đó là bởi vì chúng ta nghiên cứu phân tử, nguyên tử, và vũ trụ từ không gian vật chất này của chúng ta, về bản chất, là một hệ năng lượng liên kết các phân tử lại với nhau. Kết quả là, chúng ta chỉ có thể quan sát được sự phản ánh của các mức năng lượng khác vào mức năng lượng của chúng ta, chứ không phải trạng thái thực sự của chúng.

Đâu là mối liên hệ giữa năng lượng và các giác quan? Khi các giác quan và một hệ năng lượng tồn tại ở cùng một tầng thứ nhất định, chúng sẽ thiết lập mối liên hệ và tương tác với nhau, khiến các giác quan có được khả năng nhận thức. Nếu các giác quan và năng lượng không ở trong cùng một tầng thứ, chúng không thể tương tác với nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhận thức được trạng thái thực sự của các mức năng lượng khác, chẳng hạn như các tầng hay không gian của phân tử, nguyên tử hay hạt nhân. Khi đồng ý rằng con mắt thịt của chúng ta không thể quan sát phân tử, nguyên tử hay hạt nhân, một số người có thể lập luận rằng các nhà khoa học vẫn có thể quan sát sự chuyển động của chúng với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học. Thực ra, các thiết bị có thể quan sát sự phản chiếu, hay phản ánh của các vật thể từ những không gian khác vào không gian này, chứ không phải hình thức thực sự của không gian khác hay hệ năng lượng khác; bởi vì các thiết bị, bản thân chúng được tạo ra từ vật chất của không gian chúng ta, và sử dụng năng lượng mà chúng ta có thể làm chủ. Do vậy, các thiết bị nhân tạo không thể hoàn toàn giao tiếp với các hệ năng lượng cao hơn.

Để tìm hiểu về các hạt tử vi mô, các nhà khoa học đã phát triển ‘Cơ học Lượng tử’, lý thuyết được khơi dậy và liên tục được xác nhận bằng các thí nghiệm. Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta có thể hiểu được các không gian khác bằng khoa học thực nghiệm? Không hẳn là vậy. Các lý thuyết khoa học chỉ là những chiếc cầu nối, liên kết không gian chúng ta với các không gian khác qua các công thức toán học, thứ đóng vai trò là một ngôn ngữ phổ thông cho các mức năng lượng khác nhau. Thế nhưng, thực tế là những chiếc cầu nối này vẫn không dễ quan sát được. Thậm chí, với những phần không gian khác mà không thể kết nối được với không gian chúng ta, thì chúng ta không có cách nào để nghiên cứu chúng.

Mô tả các không gian khác bằng những số liệu vật lý từ không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời gian, khoảng cách, động lượng hay năng lượng (của các hình thức mà chúng ta biết), chắc chắn là hạn chế hiểu biết của chúng ta, và khiến chúng ta ngày càng cô lập với các không gian khác. Kết quả là một mình khoa học thực nghiệm không thể dẫn tới một sự biểu biết toàn diện về các không gian khác.

Khái niệm ‘khoa học’

Khi nói về khoa học, người ta tự nhiên sẽ nghĩ đến các kiến thức và công nghệ mà chúng ta đã làm chủ được; đó là, khoa học thực nghiệm phương Tây nghiên cứu về thế giới vật chất này. Dù người ta có không đồng ý về nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người ta đều tin, thậm chí là tôn thờ, tới một mức độ nào đó, khoa học hiện đại, và coi những người dám thách thức nó là ngu xuẩn và không thể chấp nhận được.

Liệu khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Chúng ta học các kiến thức khoa học một cách thụ động từ trường tiểu học tới trung học, nơi mà các học sinh giỏi có thể ghi nhớ và nắm được các nguyên lý khoa học hiện thời. Kết quả là, việc thi tuyển đại học dựa phần lớn vào mức độ học sinh hiểu được các nguyên lý này. Khi thời gian qua đí, bộ não của chúng ta đã bị tràn ngập bởi những nguyên lý thu thập được này. Những ai dám đặt dấu hỏi với chúng thường bị công kích thậm tệ, trong khi những người đi theo chúng được khích lệ và công nhận bởi xã hội.

Trong những năm 60 [của thế kỷ XX], lấy ví dụ, giới khảo cổ học tin rằng nhân loại hiện đại khởi nguồn từ Nam Phi vào khoảng 100.000 năm trước đây và di cư sang Châu Âu vào khoảng 40.000 năm trước đây. Và rồi họ đi sang Châu Á, rồi đến Bắc Mỹ vào khoảng 30.000 năm trước. Sau đó, họ đến Trung và Nam Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước. Tuy nhiên, năm 1966, một nhà khảo cổ học người Mỹ, bà Virginia Steen-McIntyre đã phát hiện ra nhiều công cụ nhân tạo tại Mexico, và xác định niên đại chúng khoảng 200.000 năm trước bằng cách sử dụng 2 kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nhưng do các kết quả của bà xung đột với lý thuyết thịnh hành, nên bà đã bị cấm tiếp tục nghiên cứu, và địa điểm khai quật đã bị đóng cửa. Virginia đã phải bỏ dở công trình nghiên cứu của bà, điều bà rất đam mê.

Có những nhân tố về chính trị hay xã hội ngăn cản chúng ta đột phá các quan niệm và lý thuyết hiện thời. Cũng có những nhân tố khác khó phát hiện hơn, nhưng đang điều khiển ý thức chúng ta một cách chặt chẽ. Lấy ví dụ, khoa học hiện đại dựa rất nhiều vào toán học. Mở bất cứ cuốn tạp chí hay tập san khoa học nào, bạn sẽ thấy những trang chỉ toàn là công thức và ký hiệu toán học. Toán học, tuy nhiên, chỉ là một lý thuyết phản ánh thế giới vật chất của chúng ta. Một khi sử dụng nó, chúng ta đã bị nó hạn chế mà không hay biết. Lấy ví dụ, trong không gian chúng ta, 1+1=2, và 1.000 mét = 1 kilômét. Nhưng ở không gian khác, các thực thể sống không có khái niệm nặng nhẹ hay kích cỡ. Trong không gian của họ, 1 mét có thể tương đương với 1 kilômét hay 1 milimét, và điều này sẽ phá vỡ các khái niệm về mét, kilôgram, và giây. Khái niệm về kích cỡ, cũng sẽ khác với ở trong không gian chúng ta. Do vậy, để có sự tiến bộ trong khoa học, chúng ta phải liên tục loại bỏ các quan niệm cũ, và đột phá khỏi cái khung đang tồn tại; nếu không, chúng ta sẽ bị trói chặt vào các lý thuyết hiện tại mà không thoát ra được.

Nhìn từ khía cạnh này, khoa học hiện đại giống như một con quái vật đang kiểm soát tâm trí mỗi người, và từ đó kiểm soát toàn bộ xã hội. Nhưng không ai để ý tới điều đó, bởi vì họ đang bị khống chế. Hệ tư tưởng và phương pháp luận của con người bị giới hạn bởi khoa học thực nghiệm. Nếu chúng ta tiến bước theo hướng mà khoa học thực nghiệm cho phép, con đường sẽ trở nên ngày càng hẹp và hẹp hơn nữa.

Sự tiết lộ từ Pháp Luân Đại Pháp

Pháp Luân Đại Pháp khác với khoa học thực nghiệm, căn bản ở cách Nó nhìn nhận vũ trụ và vật chất. Trong Chuyển Pháp Luân (Tập II), Ông Lý Hồng Chí đã chỉ rõ:

“Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành.” (Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn)

Năng lượng là điều cơ bản. Nó không động chạm đến được, và tồn tại độc lập với vật chất ở bất cứ không gian nào. Một khi đã đồng hóa với một mức năng lượng, con người sẽ xây dựng được một hệ thống khoa học, từ năng lượng không động chạm đến được tới vật chất động chạm đến được, và điều này khiến khoa học khá cứng nhắc và bị giới hạn. Và rồi, làm sao chúng ta có thể đột phá được không gian vật chất này, để chạm tới thực tại của các không gian khác?

Cách duy nhất là hãy điều chỉnh và phù hợp với sự đòi hỏi của các mức năng lượng kia. Và rồi, các vật thể và thực thể sống từ không gian khác sẽ tự động triển hiện dưới dạng thức thực sự của chúng, để con người có thể nghiên cứu và hiểu biết được các mức năng lượng ấy. Từ các không gian khác mà nhìn vào không gian chúng ta, thì chúng ta có thể xuất hiện dưới dạng không động chạm đến được, và giống như hư ảo.

Và rồi, làm sao để chúng ta có được sự nâng cấp trong mức năng lượng? Điều này liên quan đến sự nâng cấp trong tâm tính (tư tưởng, hay tính tình) và cách thức nhìn nhận vũ trụ, đó chính là vấn đề về ‘tu luyện’. Thông qua tu luyện, con người có thể loại bỏ các quan niệm tại tầng thứ thấp, đẩy cách nghĩ của họ lên một tầng thứ cao hơn, từ đó có thể tương tác và quan sát chân tướng của vũ trụ ở tầng thứ đó. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” là một phương thức tu luyện hoàn chỉnh và hệ thống mà có thể hướng dẫn con người ta lên tầng thứ cao, và Pháp Luân Đại Pháp cũng chỉ ra một hướng đi đúng đắn cho sự tiến bộ của nhân loại. Mặc dù mục đích của Pháp Luân Đại Pháp không phải là cho sự phát triển của khoa học nhân loại, nó sẽ vẫn hiệu quả trong việc cho phép khoa học nhân loại có được một bước nhảy vọt, bởi vì nó là khoa học ở một tầng thứ cao hơn rất nhiều. Nếu cộng đồng khoa học có thể hiểu rõ Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học tinh thâm và siêu việt hơn tất cả, thì khoa học tương lai sẽ có thể nghiên cứu vũ trụ từ một góc độ khác. Có lẽ chúng ta sẽ nghiên cứu phân tử trong không gian của phân tử, nguyên tử trong không gian của nguyên tử, và vũ trụ trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều.

Một số người có thể tự hỏi làm sao khoa học lại có thể liên hệ với tâm tính, cách suy nghĩ, và tu luyện? Khi nghiên cứu về vũ trụ, khoa học thực nghiệm có xu hướng tập trung vào mặt vật chất của thế giới, và bỏ quên mặt tinh thần của nó. Như Ông Lý Hồng Chí đã chỉ ra:

“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ Nhất)

“Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; đó là phương diện tồn tại vật chất; nhưng đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.” (Bài giảng thứ Nhất)

Để tạo ra sự đột phá lớn trong khoa học, con người phải tập trung vào mặt tinh thần của vũ trụ, nhấn mạnh vào sự tu luyện tâm tính, và đồng hóa với đặc tính vũ trụ. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nói về vấn đề tu luyện như sau:

“Nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ Nhất)

Con người là một thể thống nhất của vật chất và tinh thần, và nhận thức của con người với thế giới là dựa vào các giác quan. Các mức năng lượng khác nhau tạo ra các tầng vật chất và ý thức khác nhau, và các thực thể sống khác nhau, với thân thể và giác quan khác nhau, để rồi các giác quan đó có thể nhận thức được vật chất như là biểu hiện của năng lượng tại cùng tầng thứ ấy. Chỉ bằng cách tu luyện tâm tính và loại bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) thu thập được, người ta mới có thể đột phá khỏi sự giới hạn của tầng thứ đó để tiến lên tầng thứ cao hơn. Tuy nhiên, nếu người ta chấp trước vào một tầng thứ thấp, thì người ta chỉ hiểu được tầng thứ đó, phán xét mọi thứ dựa trên sự thiên kiến, và do đó không thể có được những ý tưởng mới. Vì vậy, những người khác không thể làm gì nếu người đó không tự thay đổi chính mình. Chỉ tu luyện mới có thể cho phép con người từ bỏ các tâm chấp trước vào tầng thứ thấp, để họ phù hợp với yêu cầu của các tầng thứ cao hơn. Do vậy, người ta sẽ tự cải thiện chính mình và nhận thức được sự biểu hiện của các mức năng lượng cao.

Đây không phải là trí tưởng tượng. Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự cải thiện bản thân họ rất nhiều, cả về thân thể vật chất cũng như cảnh giới tư tưởng bên trong thông qua sự tu luyện của họ, và họ đã trông thấy, cũng như cảm thấy rõ ràng các cảnh tượng chân thực ở không gian khác. Điều này cũng minh chứng sức mạnh và sự đúng đắn của Pháp Luân Đại Pháp. Thực ra, Phật, Đạo và Thần là những thực thể sống ở tầng thứ cao tại các không gian khác, chứ không phải là trí tưởng tượng, sự mê tín hay ảo giác. Khoa học thực nghiệm phủ nhận sự tồn tại của họ, bởi vì khoa học không thể quan sát được họ. Con người đã hạn chế chính mình bởi sự vô minh, và cũng ngăn khoa học phát triển lên một mức cao hơn. Mức độ tâm tính và chuẩn mực đạo đức của một người không thể được đo đạc bởi khoa học thực nghiệm, và vì vậy chúng thường bị bỏ quên. Thế nhưng ảnh hưởng của chúng tới một người, một vùng, hay thậm chí một xã hội là không thể chối bỏ được. Cuốn sách “CHUYỂN PHÁP LUÂN” chắc chắn sẽ cho con người một nhận thức mới về chân tướng của vũ trụ, và thổi vào tương lai một luồng sinh khí hoàn toàn mới.

* Cuốn sách “CHUYỂN PHÁP LUÂN” có thể được đọc và tải về từ trang: http://phapluan.org

* * * * *

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2001/6/18/11542.html

http://pureinsight.org/node/347

The post Khoa học mới của nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/khoa-hoc-moi-cua-nhan-loai.html/feed0
Có phải bệnh di truyền là một biểu hiện của nghiệp lực truyền từ tổ tiên?https://chanhkien.org/2009/12/co-phai-benh-di-truyen-la-mot-bieu-hien-cua-nghiep-luc-truyen-tu-to-tien.htmlhttps://chanhkien.org/2009/12/co-phai-benh-di-truyen-la-mot-bieu-hien-cua-nghiep-luc-truyen-tu-to-tien.html#respondWed, 23 Dec 2009 20:45:10 +0000https://chanhkien.org/?p=4428[Chanhkien.org] Y học hiện đại tin rằng những đột biến di truyền (đột biến Gen) là những sự kiện ngẫu nhiên gây ra bởi những ‘sai sót’ trong các nhân của tế bào hay bị nhiễm những độc tố như hoá chất, phóng xạ, v.v. mà những thứ này đã thay đổi hệ di truyền […]

The post Có phải bệnh di truyền là một biểu hiện của nghiệp lực truyền từ tổ tiên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Y học hiện đại tin rằng những đột biến di truyền (đột biến Gen) là những sự kiện ngẫu nhiên gây ra bởi những ‘sai sót’ trong các nhân của tế bào hay bị nhiễm những độc tố như hoá chất, phóng xạ, v.v. mà những thứ này đã thay đổi hệ di truyền trong ADN nằm trong nhân tế bào của chúng ta. Vì ADN là ‘nền móng của đời sống’ những đột biến thay đổi ADN có thể đưa đến những thiếu sót di truyền trong thân thể con người và những bệnh tật có tính di truyền.

Có chừng 4,000 căn bệnh di truyền được biết đến (thống kê từ Viện Y học Howard Hughes) mà nó di truyền từ đời này sang đời khác. Những bệnh này là từ những tình trạng nhẹ mà có thể đưa đến tật nguyền, dị dạng và thậm chí bị chết. Bất cứ khi nào tôi thấy các trẻ em bị những căn bệnh này, tôi cảm thấy xót thương cho chúng. Tuy nhiên, tôi cũng suy nghĩ đến những gì mà chúng và tổ tiên chúng đã làm trong các kiếp sống trước đây đã đem lại những hậu quả nghiệp lực nặng nề này.

Trong quyển Chuyển Pháp Luân, ông Lý Hồng Chí nói về một loại nghiệp lực ‘còn nữa là thứ giống như cái ống dẫn đến, loại này ít gặp, đều là do tổ tiên ở trên tích tụ lại; cũng có tình huống như thế’. Vì loại nghiệp lực hiếm thấy này chuyển đến bằng đường ống qua nhiều đời, điều này có thể là nguyên nhân chính chỉ khi nào chúng biểu hiện như là một loại biến chứng di truyền đưa đến những bệnh gia truyền (mà cũng là hiếm thấy). Nếu như vậy, thì những loại đột biến này thật sự ngẫu nhiên không?

Khoa học ngày nay có thể tìm thấy những loại đột biến này. Báo USA Today báo rằng có hơn 200,000 thử nghiệm thực hiện hàng năm và gần như 400 thử nghiệm về các đột biến đang có được (thử nghiệm di truyền mang đến những chọn lựa đau buồn, 4/23/01). Hiện nay con người thậm chí còn biết được rằng họ có thể sẽ mang bệnh di truyền. Khoa học tin rằng bằng cách biết trước những đột biến này là gì và xảy ra ở đâu, họ có thể phát minh ra cách chữa trị cho các bệnh này. Rất nhiều phương pháp trị liệu và thuốc men đang được điều chế để ‘trị và ngừa’ các bệnh này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn điều này từ khía cạnh của bài giảng của Sư phụ Lý, chúng ta biết rằng cách ‘trị và phòng bệnh’ này là qua tu luyện về đức hạnh và không còn tạo ra nghiệp lực cho các đời sau, “Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại [những thứ ấy]. Những người già trong quá khứ giảng câu này: ‘hãy tích đức hãy tích đức; tổ tiên tích đức; người kia thất đức, tổn đức’. Những câu này giảng hết sức đúng’.

Khoa học ngày nay chỉ có thể nhìn thấy ADN ở mức phân tử. Theo Sư phụ Lý, nghiệp hay đức, cả hai đều tồn tại ở dạng vật chất, tồn tại ở các tầng rất vi quan, vượt qua giới hạn của khoa học hiện đại, mà chỉ có thể khám phá được vật thể ở tầng neutrino. [Ghi chú: đây là sự hiểu biết của người viết]. Vì thế, nếu nghiệp lực của tổ tiên là nguyên nhân của những bệnh di truyền, tìm cách chữa trị chúng ở tầng phân tử thì sẽ rất khó khăn. Đó cũng giống như cố nhổ cỏ trong vườn mà chỉ cắt chúng ở trên mặt đất và gốc rễ của chúng vẫn nằm dưới đất và chúng sẽ mọc lại.

Sư phụ Lý giảng rằng “Thân thể con người không nên có bệnh; có bệnh là thuộc về trạng thái không đúng đắn” . Nếu nghiệp lực là vật chất mà nó ngược lại với đặc tính ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của vũ trụ, thì nó có ‘không đúng đắn’ không? Nếu nó biểu hiện ở chung quanh cơ thể con nguời, thì nó có thể biến cơ thể người đó thành ‘không đúng đắn’ không? Nếu nghiệp lực của tổ tiên là truyền xuống qua nhiều đời khác, có thể nó là điều đã gây ra  ‘không đúng đắn’ (đột biến) trong các Gen của tế bào mà điều đó đưa đến những đột biến chứng và những bệnh tật di truyền không?

Trong tương lai, khoa học có thể nghiên cứu về những vật chất về nghiệp lực và đức mà tồn tại ở các tầng vô cùng vi tế qua khỏi cả tầng phân tử ADN. Nếu làm được như thế, khoa học sẽ hiểu nhiều về những chủng loại vật chất này và sự thật về ‘đức’ của con người không chỉ là triết lý hay quan niệm về tâm linh, mà là loại vật chất tồn tại thật sự, ‘Vật chất màu trắng cùng vật chất màu đen, hai loại vật chất ấy tồn tại đồng thời. Giữa hai loại vật chất ấy có quan hệ thế nào? Loại vật chất đức là khi chúng ta chịu khổ, bị đánh đập, làm việc tốt thì được nó; còn vật chất màu đen là khi người ta làm việc xấu, làm việc không tốt, hiếp đáp người khác, thì nhận được loại chất màu đen.’ .

[Ghi chú: Đây chỉ là một bài viết về sự suy nghĩ của một đệ tử Pháp Luân Công đang làm công việc nghiên cứu về vạn vật học. Người đọc nên tìm đọc Chuyển Pháp Luân để hiểu thêm]

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/158

The post Có phải bệnh di truyền là một biểu hiện của nghiệp lực truyền từ tổ tiên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/12/co-phai-benh-di-truyen-la-mot-bieu-hien-cua-nghiep-luc-truyen-tu-to-tien.html/feed0
“Chân-Thiện-Nhẫn” là luật của vũ trụhttps://chanhkien.org/2009/11/chan-thien-nhan-la-luat-cua-vu-tru.htmlhttps://chanhkien.org/2009/11/chan-thien-nhan-la-luat-cua-vu-tru.html#respondFri, 27 Nov 2009 15:12:13 +0000[Chanhkien.org] Một vài người bạn hỏi tôi vì sao tôi lại muốn rắc rối cho mình là quay trở lại Trung Quốc, trong khi chính phủ đang khủng bố Pháp Luân Công. Tôi trả lời đó là vì chính phủ Trung Quốc bị Giang Trạch Dân lợi dụng đã phạm luật. Những người bạn của […]

The post “Chân-Thiện-Nhẫn” là luật của vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Một vài người bạn hỏi tôi vì sao tôi lại muốn rắc rối cho mình là quay trở lại Trung Quốc, trong khi chính phủ đang khủng bố Pháp Luân Công. Tôi trả lời đó là vì chính phủ Trung Quốc bị Giang Trạch Dân lợi dụng đã phạm luật. Những người bạn của tôi thường bị sốc khi nghe tôi nói như vậy. Một chính phủ có thể thậm chí phạm luật? Câu trả lời rõ ràng là Có. Có nhiều loại hình luật pháp trong thế giới con người. Cũng có nhiều quy định trong mỗi gia đình và trong mỗi sở làm. Có những luật lệ địa phương cho mỗi bang mỗi tỉnh, pháp luật cho mỗi quốc gia, và pháp luật quốc tế. Những luật cao hơn ở trên những luật thấp hơn. Con người thiết lập tất cả luật trên. Hơn thế, có những luật cao hơn điều hành các hiện tượng tự nhiên mà không được thiết lập bởi con người. Những luật này không dễ dàng thấy được, nhưng con người có thể khám phá ra một vài điều nhờ quan sát và kinh nghiệm. Một thí dụ cho những luật như vậy bao gồm Định luật 1, Định luật 2, và Định luật 3 của Newton. Cùng thời kỳ, có nhiều quy luật tự nhiên mà không được nhân lọai biết đến. Luật của tự nhiên càng cao, chúng càng gần chân lý và càng khó khám phá. Những luật này cao hơn nhiều so với luật mà con người chế tác ra, hơn thế nó điều hành mọi tầng không gian từ cao nhất đến thấp nhất, và hết thảy cách thức xuống tận thế giới nhân loại. Trong vài nghìn năm gần đây, sự tu luyện của con người chỉ được phát triển bằng học hỏi và đúc kết những quy luật tự nhiên. Sự tồn tại của nhân lọai dựa trên cơ sở thuận theo tự nhiên. Bất cứ ai vi phạm những luật này đều bị trừng trị. Sự thật này nói chung được toàn nhân loại thừa nhận.

Những luật được chế tác bởi những chính quyền suy bại thường xâm phạm những luật cơ bản của tự nhiên. Tuân theo luật của chính phủ ấy có nghĩa là đi ngược lại cơ bản đạo đức của nhân loại và luật của vũ trụ. Tuân theo luật của một chính phủ trong khi vi phạm luật của vũ trụ sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều những cách khác. Điều này là vì luật của vũ trụ gần với chân lý nhất. Trong thế kỷ 20, ví dụ điển hình nhất của hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi nghe tuân theo luật của chính phủ hơn là luật của tự nhiên gây ra bởi Chu Mã Điền cho một tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm 1973. Tổn thất gây ra từ sự cố này thậm chí còn nặng nề hơn sự cố Chec-Nô-Bin. Chính quyền địa phương vào thời đó đã bỏ qua những quy luật tự nhiên và ra lệnh xây dựng một con đập quy mô lớn trên một nơi mà không có một con đập nào nên xây dựng. Ý tưởng ngăn nước lại của họ đã vi phạm chính sách lâu dài về sự điều tiết nước đã được đặt ra trong từ lâu trong thời kỳ Đại Vũ (ghi chú của người dịch: Đại Vũ là một người trị vì Trung Quốc huyền thoại, người được tin tưởng với sự điều hành tác dụng của Hồng Thủy). Một lỗ hổng trên con đập đã gây ra cái chết của 60 ngàn người chỉ trong vòng hai giờ ngắn ngủi. Thống kê cuối cùng đạt đến 200 ngàn người. Thực tế nghiêm trọng là ở Trung Quốc, những vụ thiên tai gây ra bởi mệnh lệnh của chính phủ vượt hơn cả những luật lệ tự nhiên và khoa học là rất lớn. Thí dụ điển hình nhất là “ Đại Nhảy Vọt” vào những năm 1950. Với nỗ lực để vượt trội hơn Anh quốc và Mỹ về sản lượng công nghiệp trong vòng 3 năm, phần lớn nông dân bị buộc phải sung công công cụ lao động để chuyển vào sản xuất thép. Kết quả là, nhiều nông trang bị bỏ hoang và không có mùa màng. Thay cho mùa màng, hoa quả của lao động là sắt vụn. Trong năm 1958, văn phòng địa phương ghi chép về Thiên Thủy một thành phố thuộc tỉnh Cam Túc, là một trong những vùng gặp khó khăn nhất bởi nạn đói, phản ánh những ví dụ về nơi người gần chết

Trước sự sụp đổ của Thành Berlin, nhiều cư dân Đông Berlin đã cố gắng băng qua Thành để thoát khỏi sự thống trị đầy thú tính của Đảng Cộng sản, là điều vi phạm luật pháp của chính phủ. Lính gác tuân lệnh của cấp trên và đã bắn và giết một vài người đang cố gắng trốn thoát bất hợp pháp. Tuy nhiên những người lính này không bị trừng phạt. Sau khi Thành Berlin sụp đổ, hai người lính chính thức bị kết tội giết người. Họ đã tự bào chữa cho chính mình rằng họ chỉ đơn giản là vâng lệnh của cấp trên. Ủy viên công tố đã trả lời lại rằng, “không có một lời bào chữa nào cho một kẻ giết người trong bất kỳ tình huống nào!” Những đảng viên Đức quốc xã tuân theo mệnh lệnh và phục vụ xuất sắc cho Đức Quốc Xã III và Hit-Le khi họ giết hại hàng triệu người Do Thái trong Đại Thế chiến II. Nhưng bởi vì điều này, họ đã vi phạm những luật cao hơn. Đại Thế chiến II đã kết thúc từ lâu, những truy cứu về tội phạm chiến tranh của những Đảng viên Đức Quốc Xã vẫn tiếp tục cho đếnngày nay. Cho dù họ cố gắng lẫn trốn ở đâu, những người Do Thái vẫn sẽ tìm ra từng người một và mang họ ra tòa bởi vì họ đã vi phạm cơ bản đạo đức của nhân loại.

Sư Phụ Lý giảng, “ sinh mệnh trong quá khứ không thể biết – và cũng không được phép biết đến – Pháp của vũ trụ. ” Có nhiều quy luật khác nhau trong thế giới và trong vũ trụ này. Một người có khả năng tuân theo cái gọi là luật của một quốc gia trên bề mặt nhưng lại chống lại những luật cao hơn, những quy luật của tự nhiên mà con người không thể thấy, bao gồm Chân-Thiện-Nhẫn, là luật cao nhất trong vũ trụ này. Đại Pháp bất biến bất động cho dù con người có thay đổi thế nào.

Sư Phụ Lý giảng, “ không ai xứng đáng để thẩm định Pháp của vũ trụ. Bởi vì dù là sinh mệnh ấy ở tầng và cảnh giới cao đến đâu, sinh mệnh ấy vẫn ở trong vũ trụ này, và đã được tạo ra bởi Pháp. Nói cách khác, thậm chí đến phương thức tồn tại của sinh mệnh ấy cũng được từ Pháp tạo ra. ” Một ngày trong khi tôi đang cố gắng tìm ra mối tương quan giữa 64 chương trong Đơn Kinh (Kinh Dịch) và 64 đoạn mã của các amino axit khác nhau, tôi chợt phát hiện ra một nguyên lý rằng thành phần cơ bản nhất của cơ thể chúng ta có chứa đựng đặc tính của Chân-Thiện-Nhẫn. Mỗi đoạn mã của một amino axit (nhân tố cấu thành protein) có chứa 3 hạt nhân. Mỗi trường hợp, hạt nhân đầu tiên thường yên tĩnh bất động và rất chân chính, đại biểu cho “Chân”. Đó là, một khi hạt nhân đầu tiên của đoạn mã này thay đổi, nó hình thành một amino axit khác. Hạt nhân thứ 2 liên kết với hạt nhân thứ nhất và thứ 3, và có thể thay đổi chút ít, đại biểu cho “Thiện”. Hạt nhân cuối cùng có tính thay đổi cao, đại biểu cho “Nhẫn”. Chống lại ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ là chống lại căn bản sự sống của chính sinh mệnh ấy.

Hơn thế, Giang Trạch Dân là người chỉ huy chính đằng sau cuộc khủng bố Pháp luân Công. Ông ta đã lợi dụng hậu trường đen tối của người Trung Quốc để giàn dựng một màn kịch hắc muội này chống lại những quyền cơ bản nhất của con ngừơi, của tự nhiên và khoa học. Cuộc khủng bố Pháp Luân Công không có liên quan gì đến Pháp luật Trung Quốc. Trong khi khủng bố Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đưa nhân dân mê muội tiến gần đến bờ vực thẳm. Từ ngày 22 tháng 7 năm 1999, người ta có thể thấy rõ động cơ đen tối từ những lời bịa đặt được dàn dựng để chống phá Pháp Luân Công, bao gồm màn kịch “ Tự thiêu tại Thiên An Môn”.

Sử dụng trí huệ để thức tỉnh những người đã bị Giang Trạch Dân đầu độc là trách nhiệm không thể cô phụ của tất cả những sinh mệnh tu luyện.

Tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp

Mục đích của chúng ta không phải là đạt viên mãn để bay về trời. Chúng ta là thành phần được tạo ra của tiến trình Chính Pháp. Sư Phụ Lý giảng, “ Những gì phi thường của chư vị đó là chư vị có thể theo kịp với Chính Pháp. ” Tôi đã giác ngộ một ý nghĩa mới của Chính-Pháp. Mục đích của tu luyện không phải là đạt viên mãn để bay lên trời. Viên mãn là kết quả của một quá trình tu luyện trong Chính Pháp. Sự tu luyện của chúng ta trở nên có ý nghĩa chỉ sau khi Pháp chính Nhân gian và Vũ trụ hoàn tất. Chỉ khi một người tu luyện tu luyện chính mình trong tiến trình Chính Pháp, người ấy mới có thể đặt định vị trí nơi mà ‘người ấy có được mọi thứ một cách tự nhiên mà không truy cầu. ’

Một vài người bạn của tôi nói đùa tôi rằng, “Anh không thể thấy cũng không thể nghe được thứ gì khác thường, vậy sao anh lại muốn hiến tâm cho Pháp Luân Công?” Tôi trả lời họ rằng tôi đã đạt được sự hiểu biết và tầm nhìn sâu sắc hơn về “Chân-Thiện-Nhẫn”, Luật của vũ trụ, chính xác bởi vì tôi không thể nghe và thấy điều gì khác thường. Tôi đã thu được những hiểu biết và nhận thức bởi vì cuộc khủng bố Pháp Luân Công của chính quyền Giang Trạch Dân, bởi vì những phản ứng tiêu cực và thiếu nhận thức của người Trung Quốc, và bởi vì con người trên khắp thế giới đã từ từ thức tĩnh. Lòng dũng cảm và vị tha mà những người tu luyện tại Trung quốc đã thể hiện khi họ bước ra từng người, từng người để bảo vệ Pháp đã giúp mang lại sự nhận thức và hiểu biết tới một tầng cao hơn.

Một lần, khi tôi nói chuyện với người nhà tôi ở Tung Quốc, họ đã khóc và bảo tôi rằng,“Chúng ta đều biết rằng thầy của con là tốt và Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Hãy quên vụ bắt bớ và bị giam cầm của con ở Thẩm Quyến đi. Chúng ta xin con làm ơn hãy đừng mang lại rắc rối cho chúng ta thêm nữa. ” Tôi đã trả lời, “đó là điều mà con nhất định không thể làm. Nếu con nghe lời cha mẹ, con sẽ làm hài lòng mọi người trong gia đình và tuân theo gia pháp của nhà ta. Nhưng con sẽ phá vỡ những luật cao hơn bởi vì có quá nhiều người khác đang chờ đợi để nghe sự thật về Pháp Luân Công. Nó là một tội ác cho những ai đã nghe về luật của vũ trụ nhưng lại không làm điều gì để giảng rõ sự thật. Nếu cha mẹ bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt vì con, vậy thì trong tương lai sẽ được đền bù xứng đáng. ”

Ngôn ngữ của một người tu luyện thực thụ không bao gồm những khái niệm như là “ tự tử”, hay “ tự sát”

Ngay thời điểm này, nhiều học viên Trung Quốc đang bị đánh đập dã man như thú vật vì tội từ chối từ bỏ niềm tin của họ. Nhiều học viên thực sự bị đánh đến chết. Khi cụ bà 58 tuổi Trần Tử Tú bị đánh đập thậm tệ khiến bà trên bờ cái chết, bà đã không hề nghĩ đến tự tử. Khi Triệu Tấn Hoa đang chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp với những vết thương khắp cơ thể vì bị đánh đập, cô đã không hề nghĩ đến tự tử. Một người tu luyện chân chính sẽ sử dụng giọt máu cuối cùng của mình để chứng thực “Chân-Thiện-Nhẫn”. Cô sẽ sử dụng hơi thở cuối cùng để nói lên Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Hành vi cuối cùng của cô tràn đầy lòng từ bi cứu độ đối với con người trong tương lai. Nếu so sánh, hành vi tự tử hoặc tự sát thật khôi hài và đáng hổ thẹn.

Bất cứ khi nào tôi nghĩ về sự đau đớn chịu đựng và sự hiến dâng của các học viên Pháp Luân Công đang mang lại một kỷ nguyên tươi đẹp nhất cho thế giới loài người, tôi cảm thấy tràn đầy niềm vui.

Tại bình minh của một kỷ nguyên mới cho loài người, chúng ta hãy hoàn tất tốt bước cuối cùng của quá trình tu luyện trong Pháp Chính!

Ngày 23-4-2001

Dịch từ :

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=140

The post “Chân-Thiện-Nhẫn” là luật của vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/11/chan-thien-nhan-la-luat-cua-vu-tru.html/feed0
Khoa học và Pháp Luân Cônghttps://chanhkien.org/2009/09/khoa-hoc-va-phap-luan-cong.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/khoa-hoc-va-phap-luan-cong.html#respondWed, 02 Sep 2009 20:58:14 +0000https://chanhkien.org/?p=2681Tác giả: Chu Chính [Chanhkien.org] Sở dĩ tôi quyết định viết bài báo này là vì những tuyên truyền vu khống của chính quyền cộng sản Trung Cộng chống lại Pháp Luân Công trong suốt những năm gần đây, rất nhiều người bạn tốt của tôi tin rằng Pháp Luân Công là phản khoa học. […]

The post Khoa học và Pháp Luân Công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Chính

[Chanhkien.org] Sở dĩ tôi quyết định viết bài báo này là vì những tuyên truyền vu khống của chính quyền cộng sản Trung Cộng chống lại Pháp Luân Công trong suốt những năm gần đây, rất nhiều người bạn tốt của tôi tin rằng Pháp Luân Công là phản khoa học. Chính quyền Trung Cộng gần đây đã tiến hành tấn công ồ ạt Pháp Luân Công dưới danh nghĩa khoa học. Vì thế tôi mong muốn chia sẻ một vài quan điểm hạn hẹp của tôi về chủ đề này.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu khoa học thực sự là về cái gì. Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến của Anh định nghĩa khoa học như sau: “Là một hệ thống tri thức liên quan đến thế giới vật chất và các hiện tượng quan sát được một cách khách quan và bằng phương pháp thực nghiệm. Một cách tổng quan, một môn khoa học bao hàm sự theo đuổi kiến thức bao trùm các chân lý tổng quát, hay sự tác động của các định luật cơ bản.”

Câu hỏi tiếp theo là: Thế Pháp Luân Công là gì? Nó không phải là câu hỏi dễ trả lời. Sau tất cả, trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc bắt đầu, có những người chưa từng nghe đến Pháp Luân Công. Bên cạnh đó, các sách của Pháp Luân Công ở Trung Quốc hoặc là bị tịch thu, hoặc là bị hủy. Sau một vài năm tuyên truyền vu khống, rất nhiều người Trung Quốc không có cách nào để biết xem có phải Pháp Luân Công đúng như những tuyên truyền của chính quyền Trung Cộng tô vẽ. Trong những năm Đại Cách mạng văn hóa, chính quyền Trung Quốc đã tấn công dai dẳng học thuyết Khổng tử và rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết cổ điển như “Tất cả chúng ta là anh em” (cũng được biết với tên “Thủy Hử”). Nhưng ít ra, thì sau đó chúng ta cũng có sách của Khổng Tử và các bản sao của “Tất cả chúng ta là anh em”. Chúng ta có thể đọc và tự chúng ta xem xét xem liệu những gì chính quyền nói có phải là sự thật không. Nhưng, hiện nay, các sách Pháp Luân Công không được tồn tại công khai ở Trung Quốc. Tất nhiên, điều này đã giúp cho chính quyền Trung Cộng dễ dàng vu khống Pháp Luân Công, vì không một ai ở Trung Quốc tiếp cận được với sách của Pháp Luân Công để kiểm chứng những thông tin về Pháp Luân Công đã được tuyên truyền bởi chính quyền.

Là một nhà khoa học định cư ở Hoa Kỳ, tôi đã tiếp xúc và đọc các sách của Pháp Luân Công. Tất cả sách đều cung cấp miễn phí trên mạng Internet. [Lưu ý: người dân ở Trung Quốc Lục Địa không tiếp xúc được với các sách trực tuyến vì chính quyền chặn hết tất cả các website của Pháp Luân Công]. Tôi đã không tìm thấy bất cứ thứ gì không có tính khoa học và chống lại khoa học trong các sách của Pháp Luân Công. Giờ tôi sẽ giải thích một vài câu hỏi hay gặp về quan điểm của Pháp Luân Công đối với khoa học.

Một trong những tin đồn là Pháp Luân Công không cho phép các học viên đi khám bệnh. Thực sự, đó chỉ là sự hiểu nhầm. Chẳng hạn, một vài người không viện đến những thuốc tây y thì nó sẽ bị lạnh, nhưng sẽ tốt hơn nếu uống thảo mộc sấy khô. Không ai nói gì trong trường hợp này. Tại sao lại thế? Bởi vì có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh. Thông thường nhất, là Tây y và Trung y. Trung y gồm các phương pháp chữa bệnh dùng thảo dược, châm cứu, khí công và nhiều trường phái y học khác. Nó chỉ là sự lựa chọn mang tính cá nhân khi chọn phương pháp trị liệu, hoặc dùng Tây y, hoặc dược thảo, hay khí công. Pháp Luân Công là một phương pháp khác nữa cho những người tìm phương pháp thuốc trị bệnh. Những lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe đã được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, Pháp Luân Công không có quy định nào nói rằng các học viên không được uống thuốc. Đó chỉ là một lời tuyên truyền sai sự thật mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dựng ra để tấn công và nói xấu Pháp Luân Công.

Một vài người có quan điểm không tốt với Pháp Luân Công vì họ thấy các đoạn trong sách Pháp Luân Công rất khó để hiểu và rất khó để chấp nhận. Một nhà khoa học thiên tài sẽ không phản đối một lý thuyết của nhà khoa học khác nếu chúng tương phản với những lý thuyết của ông, bởi vì ông biết rằng mục đích của việc phát triển khoa học không phải là để tìm cách chứng minh những cái khác là sai, mà là tìm ra chân lý. Chẳng hạn, một người Trung Quốc nghĩ rằng bệnh ỉa chảy gây ra bởi lạnh bụng và bằng cách ăn cháo nóng và mặc ấm là có thể trị được bệnh. Nó không phải là thứ mà một người Hoa Kỳ sẽ đồng tình. Những người Hoa Kỳ thì cho rằng bệnh ỉa chảy gây ra do nhiễm vi khuẩn. Vì vậy họ sẽ uống thuốc để trị khuẩn và chữa bệnh. Nói một cách bao quát hơn, những nhận thức của nhân loại về thế giới tự nhiên liên tục thay đổi và phát triển. Khi chúng ta tìm ra những thứ mới và đạt được sự nhận thức mới, chúng ta có thể khám phá ra rằng những nhận thức trước đây của chúng ta là hoàn toàn sai lầm. Chẳng hạn, các nhà khoa học đã từng tranh luận xem có phải mặt trời quay xung quanh trái đất, hay trái đất quay xung quanh mặt trời. Tôi sẽ đưa ra một thí dụ nữa. Có một mệnh đề nổi tiếng như sau: Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng nối hai điểm đó. Nhưng trên thực tế, từ quan điểm của vật lý và vũ trụ, đường thẳng nối hai điểm không phải là đường đi ngắn nhất giữa hai điểm trong một không gian bị bẻ cong.

Niu-tơn và Anhxtanh được coi là những nhà vật lý vĩ đại nhất. Họ là những người đã đặt nền móng cho khoa học hiện đại. Nhưng trong suốt những năm cuối đời, cả hai đều nhận thấy rằng các tôn giáo đưa ra các câu trả lời cho rất nhiều những vấn đề bí ẩn mà khoa học không thể giải thích nổi.

Nâng cao và bảo vệ sức khỏe luôn là vấn đề phức tạp. Theo thống kế của Hội đồng thực phẩm và thuốc (FDA), các công ty dược phẩm thường xuyên tăng ngân sách cho các nghiên cứu phát triển các thuốc mới, nhưng số lượng thuốc mới tạo ra ngày càng giảm. Hơn nữa, nhân loại đã không thể tìm ra một phương pháp hữu hiệu nào để chữa những đại dịch mới như: AIDS, SARS, cúm gia cầm. Con người càng ngày càng quan tâm đến việc tìm ra các phương pháp tốt hơn để bảo vệ sức khỏe. Càng ngày càng nhiều người phương Tây luyện tập thiền để cải thiện sức khỏe của họ. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ đã có ngân sách thường niên cho các nghiên cứu về sự liên quan giữa tinh thần và sức khỏe.

Y học cổ truyền Trung Quốc chữa trị bệnh bằng cách tiêu diệt tận gốc bệnh trong khi y học phương Tây bằng cách chữa các triệu chứng bề mặt. Y học phương Tây ngăn chặn những biểu hiện bề mặt của bệnh, nhưng nó không thực sự nhắm thẳng vào nguồn gốc của bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể người là một hệ thống hài hòa. Rất nhiều thuốc có những tác dụng phụ. Thật khó để xác định những tác dụng phụ của thuốc. Tất nhiên một người bị bệnh thì không có lựa chọn nào khác là đành phải uống thuốc. Nhưng nếu mọi người có thể hồi phục lại sức khỏe, phòng chống lại bệnh tật thông qua các phương thuốc y học cổ truyền Trung Hoa hoặc luyện tập khí công, thì chẳng phải là sẽ tốt hơn?

Có một vài đoạn trong sách Pháp Luân Công đã nói rõ là sẽ hồi phục sức khỏe và thậm chí còn phát triển những khả năng siêu thường thông qua tu luyện. Một vài người đả kích Pháp Luân Công bởi vì những điểm này. Trên thực tế, việc nghiên cứu thân thể người là lĩnh vực cần phải tiến hành nhiều hơn nữa. Phủ nhận hoặc không tin tưởng những hiện tượng mà khoa học hiện thời không thể nào giải thích thì không phải là thái độ của một nhà khoa học chân chính. Hãy xem phương pháp châm cứu Trung y như một ví dụ. Nó đã được đặt cơ sở hàng nghìn năm trên nền tảng lý thuyết về các dòng năng lượng bên trong cơ thể người. Thậm chí, khoa học hiện đại tây phương đã nhận thức được sự hiệu quả chữa trị của phương pháp châm cứu, đã tổng kết lại những nghiên cứu chuyên sâu về các dòng năng lượng trong cơ thể người. Nếu chúng ta có thể sử dụng các dòng năng lượng mà phương pháp châm cứu dựa vào và phát triển chúng lên mức độ tổng thể thông qua luyện tập khí công, thì kết quả là sẽ ít bị bệnh hơn, như vậy phải chăng đây còn là phương pháp tốt hơn nữa?

Theo quan điểm của tôi, bất cứ ai có tư duy khách quan và hiểu bao quát được văn hóa truyền thống Trung Quốc, y học cổ truyền Trung Quốc, khí công và các sách đều có thể chấp nhận hầu hết những bài giảng của Pháp Luân Công. Đó có thể chính là lý do tại sao những người với động cơ bất minh tiến hành cuộc đàn áp chống lại Pháp Luân Công, đã quyết định đốt hết các sách Pháp Luân Công. Nếu những người dân Trung Quốc có thể tự do tiếp cận với sách Pháp Luân Công, thì sự thật về Pháp Luân Công sẽ tự được nói lên, và sẽ không thể tiến hành công khai cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Không nhiều người xung quanh tôi đã biết biết về Pháp Luân Công hay biết về việc các đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại. Những ấn tượng [hay hiểu biết] về Pháp Luân Công của họ hoàn toàn là đến từ các báo cáo truyền thông của Trung hoa lục địa và các tuyên truyền của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Trong những thập kỷ trước, vì những lý do chính trị, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã không ngừng đả kích các học thuyết khoa học mà chúng ta đã chấp nhận, chẳng hạn như lý thuyết của Medel về gen, lý thuyết lượng tử, và lý thuyết tương đối. Có một người Trung Quốc đã nói rằng, “Một học giả không thể nói lý với một kẻ côn đồ không lý trí”. Những người dân bình thường ở Trung Quốc không biết gì khác ngoài cách mù quáng bị lôi cuốn theo dòng chảy xã hội ngày nay và tin tưởng vào những gì mà chính phủ nói với họ.

Từ nhìn nhận khoa học, tôi nghĩ Pháp Luân Công đem đến cho con người một phương pháp nữa để nâng cao tinh thần và sức khỏe. Một vài người quyết định học nó và những người khác thì không. Tất cả đều tốt. Mặt khác, việc đả kích nó một cách vô căn cứ và cấm mọi người có cơ hội để học nó thì rõ ràng không phù hợp với các quy tắc của khoa học. Thậm chí còn tệ hại hơn là những người tu luyện vô tội đã bị vu khống, đàn áp, sát hại chỉ vì niềm tin của họ vào Pháp Luân Công. Vậy cuối cùng, ai là người thực sự chống lại khoa học?

Nhân loại hiện tại sẽ chẳng bao giờ ngừng những tìm kiếm của họ để đạt được chân lý và liên tục cải biến nhận thức của mình. Chân lý không thay đổi để phù hợp với nhận thức giới hạn của nhân loại.

Có thể nó thể hiện rằng những người với những động cơ bất minh tạm thời thành công trong việc bóp méo sự thật và đánh lạc hướng công luận với những tuyên truyền chính trị để chống lại Pháp Luân Công. Nhưng những vu khống giả dối sẽ sớm bị xác minh và cho vào sọt rác.

Cuối cùng, tôi mong muốn chia sẻ một câu chuyển tôi nghe được khi tôi còn trẻ. Nó có vẻ như tương tự như cuộc đàn áp của chính quyền cộng sản Trung Quốc chống lại Pháp Luân Công. Từ xa xưa, một con bạch tuộc sống ở trong đại dương. Một ngày con bạch tuộc nhìn thấy một con thiên nga trắng bay trên bầu trời. Con bạch tuộc ghen tị với vẻ đẹp của thiên nga và sự tự do bay trong bầu trời, và rồi bắt đầu trở nên mất tự chủ với những ghen tị điên cuồng và trở nên điên cuồng. “Tại sao loài thiên nga trắng lại được phép khác với loài bạch tuộc chúng ta? Vì vậy con bạch tuộc phóng ra những chất mực đen từ bên trong túi mực và bắn lên phía con chim thiên nga xinh đẹp bằng tất cả khả năng có thể. Nó làm cho nước xung quanh nó trở nên đen ngòm. Con mực rất hài lòng với sự tấn công của nó. Nó tự cho rằng, “Bây giờ thì tất cả đều bị đen đúa như mực.” Nhưng qua một thời gian, chim thiên nga vẫn bay trên bầu trời và trông vẫn đẹp và uy nghiêm như chưa từng có điều gì xảy ra.

Tham khảo:

[1] http://www.britannica.com/eb/article?eu=68002&tocid=0&query=science
[2] http://zhengjian.org/zj/articles/2002/6/21/16537.html
[3] http://www.pureinsight.org/pi/articles/2003/8/11/1767.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/5/3/26956.html
http://www.pureinsight.org/node/2272

The post Khoa học và Pháp Luân Công first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/khoa-hoc-va-phap-luan-cong.html/feed0
Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 2)https://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-2.html#respondMon, 31 Aug 2009 05:18:48 +0000https://chanhkien.org/?p=2645Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Washington D.C. [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1) 6. Sự phát triển của hàng hải, Thuyết tiến hóa và cuộc cách mạng công nghiệp Từ đầu thế kỷ 15, Vasco da Gama (1469-1524), Christopher Columbus (1451-1506) và Ferdinand Magellan (1480-1521) đã bắt đầu đi vòng quanh thế giới. […]

The post Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Washington D.C.

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)

6. Sự phát triển của hàng hải, Thuyết tiến hóa và cuộc cách mạng công nghiệp

Từ đầu thế kỷ 15, Vasco da Gama (1469-1524), Christopher Columbus (1451-1506) và Ferdinand Magellan (1480-1521) đã bắt đầu đi vòng quanh thế giới. Chính điều này đã mở đường cho Charles Darwin công bố “Thuyết tiến hóa”, và kéo theo đó là sự xâm lăng Trung Quốc của các cường quốc phương Tây.

Trong thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi thế giới phương Tây. Khoa học và công nghệ phương Tây đã phát triển vô cùng nhanh chóng, và những phát minh mà phương Tây tạo ra chỉ trong vài thập kỷ đã vượt quá những thành tựu trong nhiều thế kỷ trước.

Trước đó, người Trung Quốc vẫn luôn hãnh diện về nền văn hóa Trung Hoa của họ. Trung Quốc đã từng bị xâm chiếm và đánh bại bởi các chủng tộc ngoại bang trước đó. Nhưng bất kể người chiến thắng cuối cùng là ai, họ đều bị đồng hóa vào nền văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng quân sự phương Tây xâm lược Trung Quốc, họ đã duy trì nền văn hóa và hệ tư tưởng riêng của họ, bao gồm cả đức tin vào Cơ Đốc giáo. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Trung Quốc không chỉ bị khuất phục trước sức mạnh quân sự mà còn cảm thấy tự ti về nền văn hóa của mình. Chính điều này đã làm cho tà thuyết cộng sản Mác-Lê dễ dàng xâm nhập Trung Quốc.

7. Sự xuất hiện của học thuyết cộng sản, nước Nga được chọn và “phong trào văn hóa mới”

Học thuyết của Marx là một tà giáo. Nó đã rất khó khăn trong cuộc đấu tranh với Nhà thờ Cơ Đốc giáo. Học thuyết của Marx cần một sự ủng hộ mạnh mẽ để giành được một chỗ đứng tại phương Tây. Lúc ấy, cựu thế lực đã lựa chọn nước Nga để trở thành nơi mà học thuyết của Marx có thể thiết lập được một căn cứ vững chắc.

Theo quan điểm của tôi, có hai lý do mà nước Nga đã được chọn. Thứ nhất, Nga có một lãnh thổ vô cùng rộng lớn cộng thêm điều kiện khí hậu khác biệt rất lớn giữa các vùng. Do đó, không một quốc gia nào có thể xâm lược nó. Chiến lược gia quân sự kiệt xuất Napoleon đã không thể chiếm được nước Nga. Đó cũng là lý do tại sao mà Adolf Hitler (1889-1945) cũng không thể khuất phục được Liên bang Xô Viết trong Đại thế chiến II. Điều kiện địa lý đặc biệt như vậy đã đảm bảo cho sự tồn tại của học thuyết Mác-Lê sau Cách mạng tháng 10, ngày mà Đảng cộng sản giành được quyền lực. Lý do thứ hai khiến nước Nga được chọn chính là vì nó giáp với Trung Quốc và sẽ thật là dễ dàng để xuất khẩu học thuyết Marx từ Nga sang Trung Quốc.

Cựu thế lực đã lợi dụng cảm giác nhục nhã của người Trung Quốc sau một chuỗi thất bại mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc Chiến tranh Nha phiến và Đại thế chiến I. Nó làm người Trung Quốc đổ lỗi cho sự xuống dốc của nền văn hóa Trung Hoa như là lý do cho những thất bại này. “Cuộc vận động Ngũ tứ”, cũng thường được biết đến là “phong trào văn hóa mới” đã khiến người Trung Quốc coi thường truyền thống cổ xưa của họ và đi theo học thuyết Mác-Lê tà ác.

Nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đã được truyền thừa qua hàng ngàn năm, và nó không dễ bị tiêu hủy chỉ trong một vài ngày. Vào thời điểm then chốt, những người cộng sản Liên Xô đã dùng tiền và vũ khí để truyền bá tà thuyết cộng sản Mác-Lê vào Trung Quốc. Mô tả chi tiết về chuỗi sự kiện có thể được tìm thấy tại ‘Bình 2: ĐCSTQ đã xuất sinh như thế nào?’ (*) trong Cửu Bình của Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề đó ở đây.

8. Sự lựa chọn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Sự xuất hiện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là một an bài của cựu thế lực. Trong Đại thế chiến II, Adolf Hitler đã hoành hành khắp châu Âu và Nhật Bản giành thắng lợi tại Viễn Đông. Nếu không có Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết có thể phải đối mặt với Hitler từ phía Tây và Nhật Bản từ phía Đông, và rất có thể nó sẽ không thể sống sót khi bị tấn công từ cả hai phía. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đóng vai trò chủ chốt trong chiến thắng cuối cùng của phe Đồng Minh trước Phát Xít. Cùng lúc đó, Đại thế chiến II cũng khiến cho các quốc gia châu Âu phải hợp tác với Liên bang Xô Viết vì sự sống còn. Điều đó đã cho phép Liên bang Xô Viết chiếm đóng Đông Âu và thiết lập nhà nước cộng sản tại nhiều quốc gia trong khu vực đó.

9. Sự hồng truyền của Đại Pháp

Vào thời điểm mà Đại Pháp được khai truyền, cựu thế lực cũng đã tạo ra những an bài tỉ mỉ. Trong những năm 1980, khí công trở nên vô cùng phổ biến tại Trung Quốc. Trong những năm 1990, hầu như ai ai tại Trung Quốc cũng đều thích thú với những phương pháp cải thiện sức khỏe. Cùng lúc ấy, Giang Trạch Dân tà ác đã được chọn để trở thành kẻ thống trị Trung Quốc sau cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6. Việc ông ta được thăng chức đã trải đường cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công sau này.

10. Đầu tư nước ngoài

Chính sách cải cách và mở cửa tại Trung Quốc đã tạo cơ hội để Đại Pháp được hồng truyền khắp thế giới. Cùng lúc ấy, cựu thế lực cũng làm cho những cường quốc nước ngoài đầu tư rất nhiều tiền vào Trung Quốc; chính điều này đã duy trì nền kinh tế Trung Quốc và đảm bảo cho chế độ Trung Cộng tiếp tục cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Kết luận

Sư Phụ tôn kính từng giảng: “Tôi sẽ nói cho chư vị biết, những đại giác giả đã an bài trước sự kiện ngày hôm nay, tất cả mọi thứ trong quá trình diễn hóa của vũ trụ sẽ mở đường cho sự kiện này. Sự kiện vĩ đại và tối hậu này đã được an bài từ sơ kỳ khi vũ trụ này mới bắt đầu hình thành.” (“Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải”, bản dịch không chính thức)

Mọi thứ đều là kết quả của những an bài trong lịch sử từ vạn cổ. Chúng ta thậm chí còn không bằng một hạt bụi trong dòng chảy vĩ đại của lịch sử. Nhưng chúng ta đã được ban cho đặc ân để tham gia vào quá trình Chính Pháp ngày nay. Chúng ta thật may mắn và vinh dự làm sao! Giống như Sư Phụ Lý đã từng nói trong Lời chúc năm mới 2004 tới các học viên:

Du du tuế nguyệt vinh dữ khổ,
Chỉ vi thử thời liễu hồng nguyện.

Tạm dịch:

Đằng đẵng bao đời, quang vinh và đau khổ,
Đều chỉ để giờ đây, [hoàn thành] nguyện lớn.

Trên đây chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra những chỗ không thích hợp.

Chú thích:

(*) Bình 2: ĐCSTQ đã xuất sinh như thế nào? Bản tiếng Việt của ‘Bình 2’ có tại trang http://9binh.com/?p=219

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/28/30416.html
http://www.pureinsight.org/node/2796

The post Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-2.html/feed0
Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1)https://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-1.html#respondMon, 31 Aug 2009 05:12:53 +0000https://chanhkien.org/?p=2639Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Washington D.C. [Chanhkien.org] Lịch sử nền văn minh nhân loại đã phát sinh nhiều sự kiện được cho là ‘tình cờ’. Thậm chí cả khi người bình thường gọi chúng là ‘sự trùng hợp’, nhiều điều trong số chúng không dễ mà giải thích được. Là những […]

The post Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Washington D.C.

[Chanhkien.org] Lịch sử nền văn minh nhân loại đã phát sinh nhiều sự kiện được cho là ‘tình cờ’. Thậm chí cả khi người bình thường gọi chúng là ‘sự trùng hợp’, nhiều điều trong số chúng không dễ mà giải thích được. Là những học viên, chúng ta đều biết rằng lịch sử loài người đã được an bài một cách tỉ mỉ và có hệ thống, và tất cả đều vì Pháp mà đến. Có một khía cạnh tích cực trong đó, chẳng hạn như cho phép con người ngày nay hiểu được Phật, Đạo hay tin vào Thần. Cũng có một khía cạnh tiêu cực ở trong đó, chẳng hạn như nhiều nhân tố phản diện được chủ ý an bài để “khảo nghiệm” Đại Pháp. Nếu chúng ta lấy Đại Pháp làm đề tài trọng tâm, chúng ta có thể giải thích mạch lạc tại sao những điều như vậy lại xảy ra trong lịch sử loài người. Dưới đây là quan điểm của cá nhân tôi về một số an bài trong lịch sử. Nếu có điều gì không phù hợp, xin vui lòng chỉ rõ.

1. Tín ngưỡng về Phật và Đạo tại Trung Quốc

Trong một thời gian rất lâu dài, Trung Quốc đã được an bài là sẽ trở thành sân khấu chính cho sự phổ truyền của Đại Pháp ngày nay. Do vậy, có rất nhiều phương pháp tu Phật và tu Đạo đã tồn tại xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, và những phương pháp tu luyện này rất phổ biến. Chỉ khi ấy người ta mới có một hiểu biết sâu sắc về “Đạo”. Điều này rất khác so với phương Tây, nơi mà phương pháp tu Đạo hầu như không được biết đến. Do đó, từ những giai đoạn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, ‘Đạo’ đã trở thành một phần của nền văn hóa, một nền văn hóa được khai sáng từ thời Hoàng Đế. Thời ấy, “Đạo” không phải là một tôn giáo, nhưng dường như ai ai cũng đều thực hành “Đạo.”

Sau này, có những sự xung khắc giữa Phật và Đạo. Trong những năm Hội Xương (841 – 847 sau công nguyên) triều đại nhà Đường, Phật giáo đã trải qua thời kỳ pháp nạn khi hiện tượng ‘hưng Đạo diệt Phật’ phát sinh. Điều này có liên quan đến sự trỗi dậy của ‘Đạo giáo’ mà Sư Phụ đã đề cập đến trong “Giảng Pháp tại buổi họp Diễn giải về Sáng tác Mỹ thuật.”

2. Vài sự trùng hợp về thời gian trong lịch sử

Khi đạo đức con người suy đồi trong thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc (770 – 476 trước công nguyên) tại Trung Quốc, rất phổ biến khi mà “người đắc Đạo tự tách mình khỏi xã hội”, để họ không thể bị ô nhiễm. Từ rất sớm, một vài cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại đã giáng sinh trong gần như cùng một thời điểm. Họ là Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Quốc, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ và Socrates ở Hy Lạp cổ đại.

Nền văn minh phương Đông và phương Tây là hai thể hệ hoàn toàn khác nhau. Nhưng vì Trung Quốc là sân khấu lớn cho sự phổ truyền của Đại Pháp, nền văn minh Hy Lạp đã bị thu hồi lại sau khi đạt đến đỉnh điểm. Học trò nổi tiếng nhất của Socrates là Plato, và học trò nổi tiếng nhất của Plato là Aristotle. Socrates, Plato và Aristotle được biết đến như là ba nhà sáng lập lớn nhất của nền văn minh phương Tây. Nhưng Aristotle đã thực sự đi theo một con đường khác so với Socrates về cách tiếp cận và khám phá thế giới. Aristotle đề cao logic, quan sát và thực nghiệm. Đây chính là nền tảng của khoa học hiện đại phương Tây. Nhưng khoa học hiện đại phương Tây đã đi theo một con đường sai lầm, điều mà tôi sẽ không bàn tới trong khuôn khổ bài viết này.

Mục đích sự xuất hiện của Phật giáo tại Ấn Độ là để chuẩn bị cho sự phổ truyền của nó tại phương Đông. Hai trăm năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, vua A Dục đã thiết lập một nền quân chủ hùng mạnh nhất tại Ấn Độ, vương triều Khổng Tước. Đây là điểm khởi đầu cho sự hoằng dương của Phật giáo trên khắp thế giới. Trong thời gian đó, các quan lại từ Triều đình Ấn Độ đã tới thăm Trung Quốc. Lúc ấy, Trung Quốc đang dưới thời nhà Tần (221 – 207 trước công nguyên). Vào thời ấy thì Phật giáo chưa bắt rễ tại Trung Quốc. Nhưng kể từ đó, Ấn Độ tiếp tục nỗ lực phổ truyền Phật giáo sang các quốc gia khác.

Vào đầu thời Đông Hán (25 – 220 sau công nguyên), văn hóa Phật giáo bắt đầu bén rễ tại Trung Quốc. Hán Minh Đế (58 – 76 sau công nguyên) đã có một giấc mơ khi ông nhìn thấy một người phóng ánh kim quang trên đỉnh đầu bay trên sân Hoàng cung. Ngày hôm sau, Hoàng đế triệu tập các quần thần để giải mộng. Một đại thần trình bày lời giải đáp của ông như sau: “Có một vị thần đến từ phương Tây được gọi là ‘Phật’. Điều này giống hệt với những gì mà Hoàng thượng đã mơ thấy.” Vị Hoàng đế ngay lập tức cử sứ giả sang Tây Thiên thỉnh Kinh. Tại Afghanistan, sứ giả gặp hai vị cao tăng, những người đang đi sang phương Đông để phổ truyền Phật giáo. Các sứ thần dùng ngựa bạch để mang Kinh về Kinh đô tại Lạc Dương. Hoàng đế đã cho xây dựng một ngôi đền để hoằng dương hai vị cao tăng ở nơi đó và đặt tên là “Đền Bạch Mã.” Đây là điểm mốc chính thức đánh dấu sự phổ truyền của Phật giáo tại Trung Quốc.

Lúc ấy, Phật giáo vẫn cần phải tồn tại ở Ấn Độ. Phật giáo không được phổ truyền tại Trung Quốc trên diện rộng cho tới thời Nam Bắc Triều (420-589 sau công nguyên), nhà Tùy (581 – 618 sau công nguyên) và Đường (618 – 905 sau công nguyên). Khi Phật giáo lên đến điểm cực thịnh tại Trung Quốc thì Phật giáo đã hoàn tất sứ mệnh của nó tại Ấn Độ. Bắt đầu từ giữa cho tới cuối thời nhà Đường, khoảng thời gian bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, Phật giáo dần dần nhường chỗ cho Ấn Độ giáo và cuối cùng bị tiêu mất tại Ấn Độ.

3. Sự hưng thịnh của nền văn hóa Trung Quốc

Để thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc, không thể có hai trung tâm trong một thế giới luôn tranh giành địa vị thống trị. Do đó, khi văn hóa và khoa học tại Trung Quốc đang thành tựu huy hoàng, nền văn hóa phương Tây đã bị hạn chế rất nhiều. Alexander Đại đế, một học trò của Aristotle, đã sưu tập các thành tựu từ những nền văn minh tiên tiến nhất tại Bắc Phi, Ai Cập cổ đại, nước Do Thái cổ đại và Babylon cổ đại, rồi xây dựng Thư viện Alexander và một viện bảo tàng có tên là ‘Temple of Muses’ tại thành phố Alexandria thuộc Ai Cập cổ đại. Nhưng nó đã bị hỏa thiêu bởi Caesar vào khoảng năm 641 sau công nguyên. Thời kỳ Trung Cổ bắt đầu không lâu sau đó. Nhà thờ và nhà nước đã được cột chặt vào nhau một cách gắn bó, và kiểm soát rất chặt chẽ tâm trí của dân chúng.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tự nhiên trở thành trung tâm để học hỏi từ các nước lân bang. Bắc Mỹ vẫn chưa hề được phát hiện. Trung Quốc là nền văn minh huy hoàng nhất tại lục địa châu Âu, châu Á và châu Phi. Vào đầu triều Hán (206 trước công nguyên – 220 sau công nguyên), Hán Vũ Đế (140 – 86 trước công nguyên) đã cử Trương Khiên đi sang Tây Vực. Sau khi chịu đựng rất nhiều gian khổ, ông đã đi qua Tân Cương, vùng Trung Đông và cuối cùng là tới La Mã. Dường như mục đích chuyến đi của ông là để người dân thế giới lúc bấy giờ biết về Trung Quốc và nền văn minh Trung Hoa. Sau này, hạm đội của Đô đốc Trịnh Hòa đã hành trình qua nhiều đại dương. Đó là một hình thức xuất khẩu nền văn hóa Trung Quốc. Vào cùng thời điểm, nhiều quốc gia đã thiết lập tiền duyên với Trung Quốc thông qua những cuộc giao lưu này.

Khi nền văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển, nó đã lên đến đỉnh điểm vào thời nhà Đường, với Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo trở thành ‘tam giáo’ và đạt đỉnh cao của sự huy hoàng. Xã hội Trung Quốc đã đi trước phần còn lại của thế giới trong vài trăm năm. Nhằm lót đường cho sự trỗi dậy của Đảng Cộng sản mà sẽ được sử dụng để ‘khảo nghiệm’ Đại Pháp, cựu thế lực đã tạo ra một số an bài bằng cách trấn áp nền văn hóa Trung Quốc và thúc đẩy nền văn hóa phương Tây.

4. Sự phục hưng của nền văn hóa phương Tây

Sau triều đại nhà Đường, Trung Quốc trải qua thời chiến loạn ‘Ngũ đại thập quốc’ (907 – 1234 sau công nguyên) và cuối cùng là thống nhất dưới triều Tống (960 – 1278 sau công nguyên). Khi triều Tống bắt đầu, ‘Trình Chu lý học’ bắt đầu xuất hiện. Đây là một triết học được lập ra bởi hai anh em Trình Hạo và Trình Di vào thời Bắc Tống và được hoàn tất bởi Chu Hy vào thời Nam Tống. Tôi có cảm giác rằng thứ triết học này rất khác so với những lời dạy của đức Khổng Tử và báo trước một sự trượt dốc của nền văn hóa Trung Hoa.

Khi nền văn hóa Trung Quốc bắt đầu xuống dốc, Đế chế Ottoman trỗi dậy tại Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng thế kỷ 13 sau công nguyên và xâm lược La Mã. Nhiều trí thức đã mang một số lớn các tác phẩm nghệ thuật, văn học, lịch sử và triết học từ thời Hy Lap và La Mã cổ đại sang những quốc gia Tây Âu tỵ nạn. Điều này cho phép dân chúng tại những quốc gia này có cơ hội hiểu biết về sự rực rỡ của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại. Florence nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa Hy-La cổ đại trong thời kỳ hồi phục và phát triển. Nó được biết đến với cái tên ‘thời kỳ Phục Hưng.”

“Phong trào Phục Hưng” là sự khởi đầu cho thời kỳ hồi phục và thịnh vượng của khoa học và văn hóa phương Tây. Đúng lúc ấy, nền văn hóa Trung Quốc suy tàn nhanh chóng. Điều này rất giống với những gì xảy ra dưới thời Lão Tử, ngoại trừ đổi vai hoàn toàn – Trung Quốc giờ đang tuột dốc còn phương Tây thì đang trỗi dậy. Trung Quốc trải qua thời nhà Nguyên (1206 – 1341 sau công nguyên) và Minh (1368 – 1628 sau công nguyên). Đế chế Mông Cổ, những người lập ra triều đại nhà Nguyên không bị đồng hóa bởi người Hán và biết rất ít về nền văn hóa Trung Quốc. Dưới sự cai trị của họ, văn hóa Trung Quốc đã suy tàn nhanh chóng.

Trong thời nhà Minh, Triều đình đã thiết lập một hệ thống, trong đó quan lại được lựa chọn từ dân chúng thông qua khoa cử dựa trên cách mà họ viết ‘bát cổ văn’, một bài luận gồm tám phần được viết theo đề tài Khổng Tử. Bài luận nhằm kiểm tra thí sinh có thể trở thành “đại thánh nhân lập ngôn” hay không. Điều này quả thực là nực cười. Làm sao có người hiểu được đức Khổng Tử đã nói những gì, và làm sao trí tuệ của họ có thể sánh với đức Khổng Tử?

Hệ thống ‘bát cổ văn’ đã đóng vai trò hạn chế các nhà trí thức Trung Quốc về việc họ có thể nói gì và không thể nói gì. Nó cũng chấm dứt sự tiên tiến của khoa học tại Trung Quốc. Sự đóng góp của Trung Quốc cho khoa học về cơ bản đã chấm dứt trong triều đại nhà Tống. Đó không phải là vì nền văn hóa Trung Quốc không còn tốt nữa. Đó là bởi vì người dân Trung Quốc đã chệch khỏi nền văn hóa của họ. Người ta đã quên mất tinh thần của khoa học tại Trung Quốc cổ đại, điều dựa trên sự hiểu biết vĩ mô về Trời và Đất, cũng như học hỏi và dung hòa các giá trị khác. Đây rõ ràng là một bước tiến hành của cựu thế lực nhằm hạn chế nền văn hóa Trung Quốc.

Sự hạn chế đối với văn hóa và khoa học Trung Quốc đã được tiền hành để phương Tây có thể xâm nhập vào Trung Quốc thông qua sức mạnh quân sự, và trải đường cho sự xâm nhập của học thuyết cộng sản của Marx vào Trung Quốc.

5. Sự bảo tồn nền văn hóa truyền thống Trung Quốc

Phải nói rằng, từ sau triều đại nhà Tống, Trung Quốc đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc ghi chép lịch sử. Thậm chí khi nền văn hóa Trung Quốc đang suy tàn, mỗi triều đại vẫn tận tâm sưu tập tinh hoa trong các tác phẩm của các bậc tiền bối xưa. Những học giả kiệt xuất đương thời có trách nhiệm tập kết kinh thư về nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Trong thời nhà Tống, cuốn sách ‘Thái Bình Ngự Lãm’ được biên soạn; trong thời nhà Minh, cuốn sách ‘Vĩnh Lạc Đại Điển’ được biên soạn và trong thời nhà Thanh là cuốn ‘Tứ Khố Toàn Thư’. Những tác phẩm này có mục đích hoàn chỉnh và hệ thống nền văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc, để người Trung Quốc mãi mãi không quên đi nền văn hóa Thần truyền của họ, nền văn hóa đã được tích lũy qua hàng ngàn năm.

(Còn tiếp…)

Xem tiếp Phần 2.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/28/30416.html
http://www.pureinsight.org/node/2711

The post Quan điểm của tôi về một số an bài trong lịch sử (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/08/quan-diem-cua-toi-ve-mot-so-an-bai-trong-lich-su-phan-1.html/feed0
Vài suy nghĩ về lực hấp dẫn và cơ chế xoay chuyểnhttps://chanhkien.org/2009/08/vai-suy-nghi-ve-luc-hap-dan-va-co-che-xoay-chuyen.htmlhttps://chanhkien.org/2009/08/vai-suy-nghi-ve-luc-hap-dan-va-co-che-xoay-chuyen.html#respondWed, 26 Aug 2009 04:54:14 +0000https://chanhkien.org/?p=2601[Chanhkien.org] Sư Phụ Lý từng giảng rằng: “Có một loại vật chất cho phép con người ta đứng thẳng và ngăn họ bị ngiêng ngả sang hai bên; cũng có một loại vật chất tạo áp lực để ấn con người cũng như đồ vật xuống và ngăn không cho họ bay lơ lửng trên […]

The post Vài suy nghĩ về lực hấp dẫn và cơ chế xoay chuyển first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Sư Phụ Lý từng giảng rằng:

Có một loại vật chất cho phép con người ta đứng thẳng và ngăn họ bị ngiêng ngả sang hai bên; cũng có một loại vật chất tạo áp lực để ấn con người cũng như đồ vật xuống và ngăn không cho họ bay lơ lửng trên không.” (Pháp Luân Phật Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu, ngày 30-31 tháng 05 năm 1998 tại Frankfurt, Đức) (bản dịch không chính thức)

Trước đây, tôi không hiểu câu này lắm khi mà ‘Luật Hấp dẫn’ của Newton dường như có thể giải thích được rất nhiều điều. Chúng ta chưa từng tìm ra bằng chứng chứng minh sai lầm của ‘Luật Hấp dẫn.’ Khi tôi đọc một bài báo có tựa đề “Mặt trăng nghịch lại với Luật Hấp dẫn”, tôi đột nhiên ngộ ra được vài điều.

Trái đất đang xoay quanh mặt trời và mặt trăng đang xoay quanh trái đất, không phải do tác dụng của lực hấp dẫn giữa chúng, mà do một loại cơ chế xoay chuyển đang khởi tác dụng. Những đồ vật trên trái đất bị rơi xuống không phải do lực hấp dẫn, mà là do có một loại vật chất hoạt động bên trên những đồ vật đó để ấn chúng xuống. ‘Thuyết Hấp dẫn’ dựa trên những quan sát về sự vận động của các thiên thể, đó là ‘Luật Kepler’. Điều đó là sai ngay từ bản chất.

Khi người ta du hành ngoài vũ trụ và bay vòng quanh trái đất trên một chiếc phi thuyền không gian, các nhà khoa học gọi đó là bay trong trạng thái ‘không trọng lượng.’ Thực ra cái ‘không trọng lượng’ này tồn tại bởi vì tại nơi đó loại vật chất có tác dụng đẩy cơ thể người ta xuống không còn tồn tại nữa. Lý do mà một chiếc phi thuyền không gian có thể bay vòng quanh trái đất không phải vì tốc độ được tính toán của nó phù hợp với quỹ đạo của lực trọng trường, mà vì chiếc phi thuyền không gian phù hợp với một loại cơ chế xoay chuyển. Do đó phi thuyền không gian được con người chế tạo tiêu hao nhiên liệu. Khi quỹ đạo của nó không phù hợp với cơ chế xoay chuyển kia, phi thuyền không gian cần đốt cháy nhiên liệu để xác lập lại quỹ đạo và tăng tốc; nếu không, nó sẽ rơi xuống một cách từ từ.

Vậy tại sao mặt trăng lại có thể xoay xung quanh trái đất trong một thời gian lâu như vậy mà không rơi xuống? Ấy là vì một nền văn minh tiền sử rất phát triển đã khám phá ra sự tồn tại của cơ chế xoay chuyển. Họ làm [ra] mặt trăng xoay quanh trái đất theo một cơ chế xoay chuyển chính xác, và nó cứ xoay mãi như vậy mà không cần tiêu hao nhiên liệu. Các nhà khoa học thấy rằng khi mặt trăng xoay quanh trái đất hay các hành tinh xoay quanh mặt trời, chúng không thật sự phù hợp với quỹ đạo được tính toán dựa trên ‘Thuyết Hấp dẫn’, do vậy các nhà khoa học dã đưa ra những phương trình toán học khác. Lấy ví dụ, ‘Thuyết Tương đối’ của Einstein thường được sử dụng để giải thích hiện tượng Sao Thủy lệch khỏi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, cơ chế xoay chuyển không đơn giản như điều các nhà khoa học tưởng tượng ra. Sư Phụ Lý đã giảng rằng: “Không phải chỉ có người [hay] động vật, mà cả thực vật cũng có sinh mệnh; ở trong không gian khác bất kể vật chất nào cũng đều thể hiện xuất lai ra sinh mệnh.” (Chuyển Pháp Luân). Cơ chế xoay chuyển này là một loại sinh mệnh, làm sao nó có thể được mô tả chỉ bằng vài lý thuyết toán học đơn giản như vậy? Sau một thời gian dài quan sát, con người đã tìm ra được ngày càng nhiều hiện tượng vượt khỏi sự hiểu biết của họ, và họ bắt đầu thay đổi lý thuyết cũ. Bằng cách này, họ sẽ không thể tìm ra được sự thật. Đây là sai lầm của khoa học hiện đại. Thực sự, nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, nhưng khi con người chấp nhận một cách giải thích nhất định, họ sẽ không muốn chấp nhận những cách giải thích khác một cách bảo thủ. Thay vào đó, họ sẽ nhanh chóng tìm cách sửa đổi những lỗ hổng trong lý thuyết cũ của họ.

Không có cách nào để giải thích những nghịch lý từ góc độ của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, thật dễ để hiểu được chúng theo một cách chân chính và vĩ đại. Sư Phụ Lý từng nói: “Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào [thân] thể người, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó [nó] đi theo một con đường khác.” Đây là công việc của mỗi học viên chân chính nhằm quy chính lại những sai lầm của khoa học hiện đại chiểu theo Đại Pháp được giảng bởi Sư Phụ.

Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi, xin đừng ngại đưa ra ý kiến của các bạn.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/sci/sci/home/newscontent.asp?ID=9395
http://www.pureinsight.org/node/1102

The post Vài suy nghĩ về lực hấp dẫn và cơ chế xoay chuyển first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/08/vai-suy-nghi-ve-luc-hap-dan-va-co-che-xoay-chuyen.html/feed0
Sự thanh lọc tinh khiết của nước từ những không gian kháchttps://chanhkien.org/2009/02/su-thanh-loc-tinh-khiet-cua-nuoc-tu-nhung-khong-gian-khac.htmlhttps://chanhkien.org/2009/02/su-thanh-loc-tinh-khiet-cua-nuoc-tu-nhung-khong-gian-khac.html#respondFri, 27 Feb 2009 11:55:20 +0000https://chanhkien.org/?p=1400[Chanhkien.org] Chúng ta đều biết nước là nguồn gốc của sự sống và nó hiện hữu mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng mọi vật chất chứa đựng nước, bao gồm cả sắt và đá. Tuy nhiên, vì số lượng của nước chứa đựng trong mỗi vật chất khác […]

The post Sự thanh lọc tinh khiết của nước từ những không gian khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Chúng ta đều biết nước là nguồn gốc của sự sống và nó hiện hữu mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng mọi vật chất chứa đựng nước, bao gồm cả sắt và đá. Tuy nhiên, vì số lượng của nước chứa đựng trong mỗi vật chất khác nhau, sự hiện hữu của vật liệu chất cũng khác nhau.

Chúng ta tin rằng nước có đặc tính linh hồn và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nước sẽ trong sạch hơn trong môi trường sạch hơn là nơi không được trong sạch. Khoa học gia của Nhật Bản đã làm nhiều thí nghiệm về nước. Qua sự quan sát, họ đã khám phá là những phân tử của nước hiện hữu trong một cấu trúc và mẫu hình rất đẹp nếu nó được khen ngợi và ngưỡng mộ. Trong một thí nghiệm khác, những nhà khoa học Nhật Bản yêu cầu người ta gửi những lời và những ý nghĩ tốt đẹp đến một ly nước đục từ một nơi xa. Họ khám phá rằng những lời và ý nghĩ tốt đẹp này từ trí óc người ta đã giúp cho nước trong ly được thanh lọc.

Tuy vậy, nước trong những thời không khác nhau thì khác nhau. Chúng ta đã học rằng nước sẽ đông đá ở không độ C trong không gian này. Cùng một lúc, có sự khám phá rằng nước ở trong tế bào của thú vật không theo luật này, là nó vẫn trong hình thức thể lỏng ở nhiệt độ dưới điểm đông đá. Sự khám phá quan trọng này đã điểm ra là nước trong đời sống hàng ngày của chúng ta và nước trong không gian tế bào tương đối khác nhau, nhưng cũng chứng minh rằng có lẽ những vật chất nhỏ hơn là khó thay đổi hơn.

Bảy mươi phần trăm của thân thể chúng ta là gồm có nước, và thân thể của con người là tạo bằng tế bào. Ngày nay, Môi trường sinh sống đã bị ô nhiễm bởi công nghiệp; người ta đang sống trong sự lo âu và dưới nhiều áp lực. chuẩn mực đạo đức đã trụt dốc trên nhiều thập niên. Chúng có sự ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thế giới loài người. Hơn nữa, chúng ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến nhân cách của chúng ta và ảnh hưởng ngay cả đến phẩm chất tế bào của con người. Ngay cả khi thân thể được trị bệnh, nó thường không có sự tác dụng đáng kể vì sự lành bệnh cần có sự thanh lọc của tinh thần chúng ta.

Gần đây, tôi có nghe Chương trình Nghệ Thuật Thần Vận đang trình diễn ở thành phố Nữu Ước. Tôi mua vé lập tức vì tôi nghe những lời khen ngợi về những chương trình của họ. Khi tôi đang trên đường đến chương trình, có vài điều xảy ra làm cho tôi bực tức và không vui. Tuy nhiên sau khi chương trình bắt đầu, tôi cảm thấy tinh thần tôi lập tức trở thành êm đềm và dịu đi. Tôi cảm thấy một luồng năng lực mạnh tràn đầy thân thể tôi, và tôi cảm thấy tim tôi như được thanh lọc bằng một dòng nước trong. Riêng tôi cảm nhận được sự lợi ích mà tôi biết rằng chương trình đã đem lại cho khán giả khắp thế giới. Sự trình diễn của họ giới thiệu đặc điểm của Chân, Thiện, Nhẫn, không những chỉ thanh lọc thân thể và tâm hồn của chúng ta, nhưng cũng còn làm cho chúng ta tử tế và từ bi hơn.

Những cảm giác như vậy chỉ có thể cho bằng sự thanh lọc tinh khiết mà Sư Phụ đáng kính của chúng ta ban cho chúng sinh khi ngài đưa họ quay về cội nguồn của họ trong mọi không gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/1/7/57101.html
http://www.pureinsight.org/node/5663

The post Sự thanh lọc tinh khiết của nước từ những không gian khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/02/su-thanh-loc-tinh-khiet-cua-nuoc-tu-nhung-khong-gian-khac.html/feed0
Tương lai của khoa học và khoa học của tương laihttps://chanhkien.org/2008/05/tuong-lai-cua-khoa-hoc-va-khoa-hoc-cua-tuong-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2008/05/tuong-lai-cua-khoa-hoc-va-khoa-hoc-cua-tuong-lai.html#respondThu, 29 May 2008 14:39:00 +0000Tác giả: Một đệ tử Ðại Pháp [Chanhkien.org] “Khoa học” chân chính là gì? Ý nghĩa của “khoa học” không những là quá chung chung, nhưng còn được định nghĩa bởi người thời nay. Trong nhiều trường hợp, “khoa học” được xem là “sự thật tuyệt đối”. Khi nói về khoa học, con người thường […]

The post Tương lai của khoa học và khoa học của tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Ðại Pháp

[Chanhkien.org] “Khoa học” chân chính là gì?

Ý nghĩa của “khoa học” không những là quá chung chung, nhưng còn được định nghĩa bởi người thời nay. Trong nhiều trường hợp, “khoa học” được xem là “sự thật tuyệt đối”. Khi nói về khoa học, con người thường ca ngợi như là một sự cao siêu tột đỉnh. Khoa học cho chúng ta xe hơi và máy bay. Khoa học cho chúng ta nói chuyện với người khác bên kia trái đất. Khoa học đưa con người lên mặt trăng, và cũng đưa con người lên sao Kim và còn xa hơn nữa. Khi con người lo ngại rằng khoa học sinh ra quá nhiều ô nhiễm môi trường, thì có người nói “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Khi có người nói khoa học tận dụng hết các tài nguyên thiên nhiên mà không chế tạo được, thì có người trả lời “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Khi người ta than phiền về những ‘bệnh tật hiện đại’, thì có người trả lời “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Chúng ta đã không ý thức rằng, chúng ta hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Trong những năm gần đây, ý niệm về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vật chất đã thấm nhuần trong ý nghĩa của khoa học. Thật ra, “khoa học” mà chúng ta nói đến, chỉ là một phương pháp đặc thù để khám phá sự thật của vũ trụ bằng phương pháp thực tiễn. Môn khoa học thực tiễn này chỉ mới mở mang trong chừng 300 năm nay. Nó phát triển mạnh mẽ chỉ trong vòng 100 đến 200 năm nay mà thôi. Trong thời mới bắt đầu, mọi người đều biết rằng chỉ có một phương pháp để khám phá sự thật, nhưng không phải chỉ là một cách. Có nhiều lý do để rồi cuối cùng đưa đến sự tôn sùng khoa học như là thánh.

1) Khoa học, và kỹ thuật hiện đại, đã phát minh ra rất nhiều ‘tiện lợi’ và “thoả mái” cho chúng ta. Vâng, trên bề mặt, máy bay và xe hơn di chuyển rất nhanh chóng hơn là các xe ngựa; điện thư thì nhanh hơn bưu điện; phân hoá học bón vào đất phát triển nhanh hơn là phân hữu cơ.

2) Khoa học hiện đại có rất nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó con người sắp xếp theo một hệ thống từ trên xuống dưới một cách cứng ngắt. Tất cả điều này đã sinh ra nhiều huyền bí. Ðối với một người thường, khoa học rất sâu sắc và uyên thâm, ý kiến của các chuyên gia không thể nào bỏ qua được. Hệ thống này có thể chuyển hoá các giả thuyết trở thành sự thật. Mọi người chỉ học trong ngành của họ. Ðối với các ngành khác, bạn chỉ cần điều đã được kết luận. “Làm ơn cho tôi biết, đúng hay không”. Những gì mà công chúng biết chỉ là điều kết luận mà không được biết những điều khác trong quá trình làm ra kết luận này. Và rất thường xuyên, những gì chúng ta biết chỉ là những giả thuyết “chưa được công nhận” hay thậm chí “không thể được công nhận”. Tuy nhiên, theo thời gian, khi “kết luận” này hay lý thuyết này đã được ghi nhận trong sách vở, nó sẽ trở thành “sự thật” trong lòng con người. Quá trình để con người chấp nhận lý thuyết biến hoá của con người là một ví dụ điển hình. Thông thường những người đang phát minh trong “khoa học phổ thông” là những người chuyên bênh vựckhoa học. Tất cả những gì họ biết và muốn làm là phổ biến “sự thật”, mà không có hứng thú gì về điều tra hay nghiên cứu quá trình này.

3) Khi con người thành công và có được tiếng tăm trong khoa học, một số họ tự nhiên trở thành những người bênh vực rất tích cực cho khoa học. Sự nhiệt tình của những người này thường là cho “khoa học phổ thông”. Họ là những người “đầu thai” cho khoa học. Ðối với học, tôn sùng khoa học thật ra chính là tôn sùng chính họ.

Thật ra, khoa học mà chúng ta nói đến chưa có gì hoàn hảo cả. Chúng ta có thể bàn đến sự giới hạn của khoa học và những ảnh hưởng không tốt của nó sẽ đem lại cho con người trong những bài khác. Bây giờ chúng ta hãy bỏ đi cái quan niệm, định nghĩa hiện đại của khoa học, thật sự bình tâm nghĩ đến khoa học thật sự và căn bản của con người. Hằng ngày, khi chúng ta đào vào cái lãnh vực hẹp hòi mà chúng ta đang làm, ít khi chúng ta tự hỏi câu hỏi mà trước đây con người hay hỏi “Ý nghĩa thật sự là gì, khi có những hiện tượng rất phức tạp trong vũ trụ hiện tại?”Ðiều này cũng nói lên tại sao có rất nhiều người rất thích thú khi họ lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân. Trong quyển sách này, dùng ngôn ngữ con người, ông Lý Hồng Chí người đầu tiên giải thích rằng, có một cái “Luật” trong vũ trụ này!Và đó là đặc tính của vũ trụ Chân, Thiện, Nhẫn”, biểu hiện ý nghĩ khác nhau tại các tầng khác nhau. Ðó là Ðạo gia gọi là “Ðạo” và Phật gia gọi là “Pháp” (Chuyển Pháp Luân). Luật này tạo nên môi trường sống và cách sông của tất cả các tầng cấp của sinh vật. Mọi thứ trong vũ trụ đều phải qua Thành, Hoại, Trụ, Diệt theo “Luật” này.

Luật của vũ trụ cũng đã tạo ra loài người và tất cả mọi vật mà cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tại tầng này. Vậy thì mọi thứ trên cõi đời này là sự biểu hiện của Luật của vũ trụ trong một không gian đặc biệt và tầng nhất định này. Từ quan điểm này, cá nhân tôi nghĩ rằng khoa học (nếu tôi phải cho một định nghĩa) là để xác định và hiểu sự biểu hiện của Luật tại tầng này. Vì thế những phương thức mà chúng ta dùng để khám phá sự thật sẽ không bị giới hạn bởi khoa học hiện tại.

Ông Lý đã giải thích rất rỏ ràng về mối quan hệ của Phật Pháp và khoa học loài người hôm nay và tương lai. Tôi muốn dùng lời Ông Lý để chấm dứt bài viết này.

“Phật Pháp tinh thâm nhất, trong số tất cả các học thuyết trên thế giới, là một khoa học thực nghiệm và tinh thông nhất. Ðể khai phá lãnh vực này, loài người cần phải thay đổi từ căn bản sự suy nghĩ của mình. Nếu không, sự thật của vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại và loài người sẽ mãi mãi bò lết trong cái vòng khung do sự hiểu biết ngu muội do chính mình tạo ra (“Chuyển Pháp Luân”)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/sci/sci/home/newscontent.asp?ID=8020
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=316

The post Tương lai của khoa học và khoa học của tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/05/tuong-lai-cua-khoa-hoc-va-khoa-hoc-cua-tuong-lai.html/feed0
Một phương thuốc thần dược để dứt các bệnh dịchhttps://chanhkien.org/2004/01/mot-phuong-thuoc-than-duoc-de-dut-cac-benh-dich.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/mot-phuong-thuoc-than-duoc-de-dut-cac-benh-dich.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Tác giả: Shi Ming [Chanhkien.org] Viện trưởng Viện Bệnh Dịch của Nga, Dmitry Lvov đã dự đoán như sau vào tháng 10 năm 2004 “Có đến một tỉ người có thể bị chết trên thế giới trong vòng 6 tháng”. Người Viện trưởng này nói rằng bệnh dịch là rất có thể xảy ra bởi […]

The post Một phương thuốc thần dược để dứt các bệnh dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Shi Ming

[Chanhkien.org] Viện trưởng Viện Bệnh Dịch của Nga, Dmitry Lvov đã dự đoán như sau vào tháng 10 năm 2004 “Có đến một tỉ người có thể bị chết trên thế giới trong vòng 6 tháng”. Người Viện trưởng này nói rằng bệnh dịch là rất có thể xảy ra bởi một loại siêu vi khuẩn mà được gọi là bệnh dịch cúm gia cầm. Bác sĩ Lvov nói rằng “Tỉ số người chết có thể lên đến 70% vì bệnh dịch này”. Khi nghiên cứu về bệnh dịch vào năm 1919 tại Tây Ban Nha, và vào năm 1970 tại Châu Á, cả hai lần dịch này đã giết chết vô số người, chúng ta không tể từ chối lời phát biểu của Dr. Lvov. Thế giới hôm nay như một làng thế giới, và không ai có thể trốn thoát được nếu điều này xảy ra.

Chính quyền Trung Quốc báo cáo rằng có hơn 1 triệu người tại Trung Quốc bị nhiễm vi khuẩn HIV trong 31 tỉnh và các vùng tự trị. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn nói rằng con số có thể cao hơn nhiều. Nếu không có một phương pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì vào năm 2010 con số người bị nhiễm sẽ có thể lên đến 10 triệu người.

Bạn có để ý đến những thiên tai mới xảy ra không? Vụ sóng thần tại Á châu đã giết khoảng 300.000 người. Thái Lan, Việt Nam và Cambodia thì đang bị bệnh dịch cúm gia cầm lộng hành — có 42 người bị chết vì bệnh viêm màng óc mà đã lan rộng trong 24 tỉnh tại Trung Quốc. (Nguyên nhân chính của bệnh dịch nà có thể là bệnh dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc mà nhà cầm quyền luôn luôn cố tình che giấu). Và còn nữa, có 61 người tại Cộng hoà Dân chủ Congo vừa mới chết vì bệnh dịch.

Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn ngừa những hiểm trạng này xảy ra cho chúng ta? Các bạn có nghe về bài báo cáo từ một quyển sách có tên là Những thông điệp của nước chưa? Kể từ năm 1994, Tiến sĩ Masaru Emoto của Viện IHM của Nhật và các nghiên cứu gia tại đây đã bắt đầu dùng kỹ thuật chụp hình cực nhanh tân tiến nhất để nghiên cứu về những nguyên tử của nước. Ông ta có trình diễn về những thông điệp tốt như lòng thiện tâm, lòng biết ơn và lòng kính thánh có thể tạo thành những phân tử nước rất tốt, và đẹp đẽ. Tuy nhiên, những thông điệp xấu như lòng thù hận, đau đớn và lo sợ thì tạo nên những phân tử nước xấu, có cấu trúc xấu. Tính tình, âm thanh và tâm trí, tất cả đều có mang nhiệt lượng. Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Emoto cho thấy rằng lòng thiện tâm và từ ái có thể tạo thành những phân tử nước thuần khiết và trong sạch, và tạo nên cấu trúc nước rất tinh khiết. Công trình nghiên cứu này cũng đem lại hy vọng cho một giải pháp về sự ô nhiễm của nước. Công trình nghiên cứu này cũng chứng tỏ rằng nếu chúng ta đối xử mọi việc bằng lòng từ tâm thì kết quả rất tốt. Nếu tất cả chúng ta đều có lòng từ tâm và nâng cao tâm tính của mình, thì tất cả các thiên tai, bệnh dịch cũng sẽ tan biến.

Ngoài ra, các khoa học gia tìm thấy rằng thiền tập cũng giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ con người. Họ thấy rằng khi một người thiền tập với không có tạp niệm trong tâm, thì thể xác lẫn tinh thần của người đó đạt được một tình trạng cân bằng. Và cuối cùng, các bệnh tật sẽ được chữa lành và sức khoẻ được bảo đảm. Trong những năm gần đây, Pháp Luân Đại Pháp được phổ biến rộng rãi trong công chúng và đã đem lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp cho mọi người về thể xác cũng như về tinh thần, và đã gây nhiều chú ý trong cộng đồng.

Tham khảo:

(1) http://www.mosnews.com/news/2004/10/28/pandemic.shtml
(2) http://www.pureinsight.org/sci/sci/eng/newscontent.asp?ID=14692

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/3/3/31394.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/3/28/2862.html

The post Một phương thuốc thần dược để dứt các bệnh dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/mot-phuong-thuoc-than-duoc-de-dut-cac-benh-dich.html/feed0
Vì sao Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học của tinh thần và thể xáchttps://chanhkien.org/2004/01/vi-sao-phap-luan-dai-phap-la-mot-khoa-hoc-cua-tinh-than-va-the-xac.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/vi-sao-phap-luan-dai-phap-la-mot-khoa-hoc-cua-tinh-than-va-the-xac.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Tác giả: Tiến sỹ Alexis Genin [Chanhkien.org] Tôi là một khoa học gia trẻ tuổi vừa mới tốt nghiệp khoa di truyền người và đặc biệt là về thần kinh học. Luận văn của tôi là về cấu trúc phân tử của việc học và ghi nhớ, và bây giờ tôi đang làm việc như […]

The post Vì sao Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học của tinh thần và thể xác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiến sỹ Alexis Genin

[Chanhkien.org] Tôi là một khoa học gia trẻ tuổi vừa mới tốt nghiệp khoa di truyền người và đặc biệt là về thần kinh học. Luận văn của tôi là về cấu trúc phân tử của việc học và ghi nhớ, và bây giờ tôi đang làm việc như một nhà nghiên cứu về chương trình đỡ đầu-Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ở Paris.

Là một khoa học gia trẻ tuổi, tôi rất vinh dự giới thiệu những điều mà tôi đã kinh nghiệm với Pháp Luân Đại Pháp, cố gắng để cho các bạn biết nó tiếp cận khách quan chân lý như thế nào, và vì sao, là một người trẻ tuổi theo chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hoài nghi vĩnh viễn, tôi đã tìm thấy sự uyên thâm và chân lý trong những bài giảng.

Trước hết, hãy để tôi giới thiệu thân thế của tôi. Tôi được giáo dục trong một gia đình theo chủ nghĩa vô thần, và sớm nhìn nhận rằng con người sáng tạo ra ý tưởng về thần và những quan niệm mê tín khác bởi vì cuộc sống là buồn tẻ và anh ta sợ chết. Cũng giống như nhiều người tôi đã được dẫn dắt vào khoa học với một ý chí mạnh, mẽ muốn hiểu biết mọi thứ như là cơ cấu cuộc sống, thái độ con người và lương tri. Triết học có vẻ hấp dẫn nhưng không cung cấp một nội hàm cụ thể nào về tính khách quan, “hiện thực” là cái mà một cuộc thí nghiệm khoa học có thể mang lại. Với khoa học nó chỉ ra rằng con người có thể đạt được chân lý, tìm thấy những câu trả lời hay ít nhất là manh mối như là từ đâu mà chúng ta sinh ra, tại sao chúng ta tồn tại và chúng ta đang đi về đâu. Tại sao lại là cách này mà không phải như thế kia, vì sao có bệnh tật và đau khổ, yêu, ghét, và sự tàn ác.

Tôi chuyển sang lĩnh vực thần kinh học, và khám phá ra thế giới kỳ thú của bộ não chúng ta – hàng tỷ tế bào hoạt động chủ yếu thông qua mối quan hệ tương tác liền nhau giữa chúng, tạo ra sự hài hòa và hiệu quả thông qua sự hỗn đỗn bề ngoài của các tín hiệu điện chằng chịt và sự bài tiết hóa học trung tâm. Vật chất và ý thức liên kết với nhau trong nơi đặc biệt này, trong hệ thống phức tạp nhất của cở thể chúng ta. Nhưng, quan trọng nhất, trong những năm ở trường Đại học tôi đã học được phương pháp khoa học và những khái niệm của nghiên cứu khách quan.

Khoa học, thầy giáo tôi giảng, không thể giáo điều. Mọi nhà khoa học có nghĩa vụ phê bình và nghi ngờ về mọi mô hình khoa học đơn lẻ. Lịch sử của khoa học là một trong nhưng mô hình mà mọi người đều thừa nhận là một sự miêu tả sự thật được bóc trần đột ngột bởi những khám phá mới. Vì vậy khi những khái niệm mới xuất hiện, thìmở ra một thế giới của những sự khám phá mới. Để minh họa rằng khoa học của chúng ta là được hình thành bằng những định nghĩa không vĩnh cữu, chúng ta phải nhớ lại thời kỳ khi học thuyết lượng tử được giới thiệu trong thế giới vật lý học. Nó là một cơn động đất. Các nhà vật lý tin tưởng những gì họ đã hiểu và đã đưa vào trong những phương trình tất cả mọi quy luật vật lý khi nó biểu hiện đột nhiên rằng, sự thật, họ chỉ biết một phần rất hữu hạn của nó. Một cơn động đất khác hiện đang xảy ra, từ những gì tôi đã đọc, trong lĩnh vực thiên văn học. Những khám phá thiên văn học gần đây nhất có thể làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta về vũ trụ bởi vì nó cách xa với sự phù hợp của những mô hình hiện tại của chúng ta về sự tiến hóa của vũ trụ.

Tôi đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi khái niệm này của khoa học tuyệt đối, và hiểu rằng những mô hình khoa học nên là những công cụ để đo lường hơn là những sự thật không thể thay đổi. Khi tôi gặp Pháp Luân Đại Pháp, tôi vẫn là một sinh viên Ph. D. Một buổi sáng trong lúc đang đi bộ, tôi nhìn thấy một vài người đang ngồi thiền. Bởi vì nó trông đẹp mắt, tôi nghĩ rằng sẽ là thú vị để thử nó.

Đó là sự bắt đầu của những gì mà người ta có thể gọi là một sự thí nghiệm khoa học. Trong khi luyện tập, tôi có cảm giác khác lạ ở hai lòng bàn tay mà sự hiểu biết về thần kinh học của tôi không thể diễn giải. Rồi xuất hiện một sức nóng nơi vùng bụng. Tôi ngạc nhiên và quết định đây là một lĩnh vự rất thú vị để khám phá. Tiếp tục tham gia những buổi tập luyện, xuất hiện những cảm giác tinh diệu và sự hưng phấntrong cơ thể. Tôi đã hỏi xin một cuốn sách giảng giải về phương pháp tập luyệnvà nhận thấy những cảm giác này đã được giảng giải rõ ràng. Sau đó khi tôi lần đầu tiên đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, có vẻ như là nó kể chuyện huyền hoặc của thời Trung Quốc cổ. Đầu tiên tôi cảm thấy nó ngồ ngộ nhưng nó cũng tốt, bởi vì nó nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và lòng vị tha. Cuối cùng tôi nổi lên suy nghĩ rằng cuốn sách này thực sự có thể được xem như một trang nghiên cứu dựa trên những kết quả đáng chú ý, với một phần “Chất liệu và phương pháp”. Trong ! giới nghiên cứu, khi một kết quả có vẻ kỳ lạ hoặcngoại lệ, điều đầu tiên mà người ta làm là cố gắng tạo ra một bản sao thí nghiệm, để xem nó có hoạt động hay không. Vì vậy tôi đã làm thế.

Sự khác biệt lớn nhất đối với khoa học mà tôi đã quen thuộc đó là không cần dùng đến kính hiển vi, không cần lực phóng xạ, không cần cắt lớp não và không cần kỹ thuật PRC. Thân thể của bản thân tôi là công cụ nghiên cứu và cuốn sách Chuyển Pháp Luân là, giả sử rất đơn giản, một giao thức truyền đổi. Tôi phải nói nó là một giao thức rất phức tạp và tinh vi, và nếu một bước nào đó không hoàn thành tốt, quý vị sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Nhưng các nhà khoa học biết rằng, trong nghiên cứu, chúng ta thường thất bại 99 lần trong 100 trước khi chúng ta có những phương án tối ưu.

Nghe có vẻ lạ lùng khi xem những gì trông không khác hơn là một cuốn sách về tinh thần như một giao thức khoa học, và đây không phải là loại kết quả có thể hi vọng được xuất bản. Nhưng khoa học, thầy giáo tôi nói, chỉ là câu hỏi về sự vật khách quan và đã thực nghiệm cẩn thận. Vậy nó là khoa học, là những gì thuộc vật chất hay lĩnh vực nghiên cứu. Tôi bị thu hút vào Pháp Luân Đại Pháp trước tiên bởi những thay đổi kỳ lạ mà tôi cảm thấy nó diễn ra trong cơ thể tôi. Tôi bắt đầu ghi chép những điều này từ lúc bắt đầu, để chắc chắn rằng đấy không phải là một hiện tượng thần kinh hay là hão huyền. Tôi phải nhấn mạnh rằng, cùng với lúc trí óc tôi mở rộng ra đủ để nói “ hãy thử”, tôi đã hoàn toàn hoài nghi và chỉ muốn tiếp tục bước đi trên những nền tảng đã có chắc chắn và hợp lý.

Tôi bị thu hút đặc biệt xem Pháp Luân Đại Pháp như một khoa học, không phải là giáo điều hay duy tâm, bằng một vài kinh nghiệm cụ thể mà tôi sẽ mô tả nhưng là một phần rất nhỏ. Lúc mới bắt đầu, một ngày khi tôi đang tập luyện với đôi mắt khép lại, tôi nhìn thấy một cái đĩa màu đen hiện hữu rất thật ở khoảng giữa hai lông mày. Lúc đó tôi chưa đọc Chuyển Pháp Luân. Sau đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy hiện tượng đó được mô tả trong cuốn sách như là sự khai mở “thiên mục”. Trong khoa học, chúng ta gọi đó là cuộc thí nghiệm “mù” trong đó bạn không biết mình đang dự định khảo sát cái gì và thậm chí bạn không biết cái gì đang được khảo sát. Dù sao, nếu bạn quan sát nó, thì sẽ thấy rằng nó không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, và cũng không dựa vào ý chí cá nhân để thấy được điều này. Tự xét lại, tôi đã nghĩ rằng cuốn sách là một câu chuyện hư cấu rất hay, thế nhưng nội dung của nó là những sự thật khách quan, vậy nên tôi phải xem xét lại quan điểm ban đầu của mình.

Đó là những gì mà tôi có thể ghi chép được trong biểu hiện của những hiện tượng bề bặt. Chuyển Pháp Luân giảng rằng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn là luật của vũ trụ, chỉ đạo cho sự thăng hoa của tinh thần và thể xác, và có tác dụng ước chế những gì chống lại nó. Điều này có vẻ như là thuyết giảng đạo đức, nhưng thật sự nó giảng giải những quy luật vật lý căn bản của vũ trụ chúng ta. Như là hiện tượng mà chúng ta gọi là “lực hấp dẫn”, và ‘lực từ trường”. Có chăng con người hiểu thấu tác dụng ước chế của những điều này không, nếu con người nhảy ra khỏi đỉnh một tòa nhà hoặc ma sát một thanh sắt vào một nam châm, người ta chắc chắn sẽ quan sát được những tác dụng của nó. Và dù sao thì chúng ta không nhìn thấy nó, cũng không hiểu thấu những bản chất thật của nó. Điều này cũng có ý nghĩa tương tự.

Tôi nhớ một bài trên Thiên Nhiên nhật báo. Các bạn biết đây là tờ nhật báo hàng đầu. Tiêu đề là: “Nhiều con đường khai sáng – Vật lý học hiện đại nhận ảnh hưởng của triết học Đông và tây Phương.” Bài báo đó diễn giải rằng những nhà khoa học hiện đại như Einstein và Schrödinger chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo khi họ nghĩ về học thuyết của họ, và vật lý lượng tử chịu nhận một vàiảnh hưởng của Phật giáo. Bài báo kết thúc bằng câu: “Einstein… đã nhấn mạnh cần thiết cho một sự hấp dẫn trong học thuyết về tri thức. Nhu cầu này hoàn toàn to lớn hơn khi cơ bản một sự định hướng lại trong tư duy được đòi hỏi. Trong thí dụ như thế, những giáo huấn của những nền văn minh khác có thế cung cấp một cú huých hữu hiệu cho những phát minh khoa học.” Suy nghĩ từ giác độ này sang giác độ khác, không phải rất đáng suy ngẫm rằng Phật Thích Ca Mâu Ni, người mà chúng ta biết như một vị Phật lịch sử, đã giảng những khái niệm rất gần gũi với quan điểm hiện tại của con người về vũ trụ? Ông đã giới thiệu tư tưởng về vô số các hành tinh có sinh mệnh và sự sống ở trên đó, và những khái niệm của sự vi tế vô cùng và sự rộng lớn vô tận. Không đáng chú ý rằng, trong một thời kỳ xa xưa, một người không hề tham dự một khóa học nào về vũ trụ lại có thể đạt đến tầng trí huệ ấy? Có phải nó có nghĩa rằng con đường dẫn đến trí huệ và tri kiến là nhiều hơn một? Tất nhiên điều này không phải được nói ra để nói về Phật giáo, mà chỉ là một ví dụ. Gần đây tôi cũng đọc được một bài “quan tâm cao” của báo Tự Nhiên về một học thuyết vừa mới nổi lên trong vật lý học và đang có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng nghiên cứu, mặc dù tôi không hoàn toàn hiểu về nó. Các nhà vật lý học làm những mô hình của vũ trụ dựa trên những đo đạc mà họ có được về những ngôi sao và mặt trời. Mô hình tốt nhất là mô hình diễn giải được số lượng lớn hơn của những đo lường. Những nhà khoa học này diễn tả diện mạo bề ngoài của vũ trụ chúng ta, nghĩa là 0, sO1? lỏng lẻo biểu hiện trên toàn thể của của những mối quan hệ trọng lực với những lực khác, với một luận điểm đơn điệu và rất đơn giản: Sự hiện hữu của những không gian khác, thời-không khác của sự tồn tại vật chất, thời- không tồn tại cùng một điểm tại cùng một thời gian của chúng ta, trong đó mất trọng lượng có thể xảy ra. Mặc dù những gì mô hình này mở ra có giá trị quyết định hay không. Ít nhất, mọi người trong lĩnh vực này xem nó là một công trình hoàn hảo. Không phải nó là khoa học? Tuy thế, với phương pháp tư tưởng của chúng ta và tầm nhìn về một không gian ba chiều, chúng ta không thể đo lường nó được. Điều đólà, chúng ta cần thay đổi tư tưởng của chúng ta, thay đổi những khái niệm nếu chúng ta muốn bắt kịp với tiến trình của khoa học.

Không phải là không có lý do gì mà tôi đọc bài báo này. Khi tôi nhìn thấy tiêu đề, tôi đã giật mình bởi sự giống nhau với những gì được viết trong Chuyển Pháp Luân bàn về thời gian và không gian khác. Gần đây hơn, tôi cũng có một hấp dẫn khác. Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng rằng nguyên gốc của vũ trụ là vật chất và vật chất là bất diệt. Thậm chí chân không, thứ mà người ta vẫn nói là không có vật chất, vẫn là vật chất. Vài năm trứơc đây Ngài giảng: “Khoa học sẽ biết đến điều này trong tương lai”. Gần đây, có một bài báo nghiên cứu bàn về đặc tính của chân không. Bài nghiên cứu chỉ ra là trạng thái chân không vẫn là một trạng thái tồn tại của vật chất: những sóng âm có thể đo được trong nó và gây ra một ảnh hưởng mạnh đến vật chất bên ngoài. Đó cũng nói, khi “vật chất” không hiện hữu, có thể có một loại “siêu vật chất” vẫn tồn tại trong cái gọi là không gian rỗng ấy.

Bây giờ tôi hiểu rằng Chân Thiện Nhẫn cũng là một luật, một quy luật tinh thần, đạo đức và vật lý tồn tại trong hết thảy mọi thứ. Tại sao? ở đây nó nghe có vẻ như là niềm tín ngưỡng, hay là học thuyết, nhưng có thể bạn sẽ xem nó như một lực lượng vật chất. Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng một ví dụ về tác dụng của Chân Thiện Nhẫn: “Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, nó được xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên. Trong quá trình tu luyện chúng ta cần gạt bỏ những thứ không tốt tồn tại nơi thân người của mình, [thì] mới có thể thăng hoa lên trên được; đặc tính của vũ trụ chính là có” tác dụng ấy. ” (“Chuyển Pháp Luân”, Bài giảng thứ nhất, Luyện công vì sao không tăng công)

Cách nào để kiểm tra luận điểm này? Người ta có thể phải đồng hóa với đặc tính này, và so sánh với một vài trạng thái tiêu chuẩn – trước khi cố gắng để được đồng hóa hay những khi không muốn tuân theo cách đối lập. Trong lĩnh vực này đó là một khoảng cách quá xa không thể tưởng tượng và là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu, khoa học hiện tại của chúng ta chưa có một lý thuyết nào đi đến nó, có thể bởi vì chúng ta ở cùng thời kỳ với sự khai mở của trường này. Như những nhà koa học dẫn đường trong lịch sử, chúng ta trước hết nên quan sát toàn diện, cố gắng có một bức tranh đầy đủ, và sau đó đi đến kết luận cuối cùng, làm cho nó phù hợp với những lý thuyết hiện tại nếu có thể, nếu không thì sẽ tạo ra một học thuyết mới.

Trong quan điểm của tôi, tri kiến của Chân-Thiện-Nhẫn như một thực tại khách quan sẽ mở ra những trường mới của học vấn cũng như văn hóa mới. Vả lại, yêu cầu cơ bản nhất cho điều này là chúng ta có thể đến để xem điều này mà không cần định kiến. Tiến trình khoa học này không phải là tiến trình mà có thể tiến hành như những tiến trình của chúng ta hiện tại, bởi vì đây là một tiến trình khác nó mở ra một con đường khác. Có thể nó trông giống hơn với khoa học Trung Quốc cổ đại. Khoa học Trung Quốc cổ xem tất cả các vật chất đều có các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa và Thổ. Quý vị nghe có thể lạ, đặc biệt là từ “Mộc”. Có phải thân thể người của chúng ta được cấu thành từ “gỗ”? Tất nhiên là không, Vả lại những gì mà họ diễn giải có một ý nghĩa khác, và đúng hơn là diễn giải những đặc tính bên trong của sự vật. Nó có nghĩa là, khoa học này dựa trên nghiên cứu bên trong trước, trong khi của chúng ta là phải nghiên cứu bên ngoài trước.

Ngày hôm này tôi rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn cảm tưởng của tôi rằng Pháp Luân Đại Phápthực sự là một khoa học, một khoa học uyên bác và rộng lớn, và tôi có thể nói với các bạn rằng sự thực nghiệm tự nhiên thống nhất và khách quan đã mang tôi đến quyết định này. Tuy thế tôi không có một thống kê, biểu bảng và số liệu nào để minh họa điều này. Tôi chỉ có thể nói kết luận này có thể được kiểm chứng bởi những người theo sát “giao thức” như thế, với một trí óc hòa bình để kiên định khám phá lĩnh vực rộng lớn này. Một vài nhà diễn thuyết ngày nay có thể có những sự hiểu biết sâu sắc hơn về điều này, bởi vì họ có thành tựu lớn hơn trong khoa học. Như tôi đã nói, tôi chỉ là một nhà khoa học trẻ và rất sẵn lòng chia sẻ một vài quan điểm với các bạn.

Cám ơn.

Tham khảo:

1- Chuyển Pháp Luân, Nhà xuất bản Universe Publishing House, New York.

2- Goonatilake, S. Nature vol 405,  trang 399 (tháng 5, 2000) Many paths to enlightenment –modern physics bear the imprint of western and asian philosophy.

3- Nature, tháng 12 năm 2001.

4- Science and Avenir (tiếng Pháp) tháng 12 năm 2001.

The post Vì sao Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học của tinh thần và thể xác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/vi-sao-phap-luan-dai-phap-la-mot-khoa-hoc-cua-tinh-than-va-the-xac.html/feed0