khám phá bí mật núi thái sơn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Khám phá bí mật núi Thái Sơn (7): Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hàhttps://chanhkien.org/2022/02/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-7-am-duong-tuyen-o-tay-khe-nai-ha.htmlThu, 17 Feb 2022 03:44:18 +0000https://chanhkien.org/?p=28358Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Điện Tích Thúy Chứng Minh ở chùa Linh Nham núi Thái Sơn Phần trước, chúng ta đã tìm hiểu bài “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ, lý giải vai trò của câu “Đại tông phu như hà” là “Tạo hóa chung thần tú”, là “Âm dương cát hôn hiểu”, cũng […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (7): Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Điện Tích Thúy Chứng Minh ở chùa Linh Nham núi Thái Sơn

Phần trước, chúng ta đã tìm hiểu bài “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ, lý giải vai trò của câu “Đại tông phu như hà” là “Tạo hóa chung thần tú”, là “Âm dương cát hôn hiểu”, cũng có nghĩa là núi Thái Sơn tạo ra và đặt định văn hóa thần chuông gióng lên hồi chuông cảnh báo cứu người. Vậy Thái Sơn biểu hiện “Tạo hóa chung thần tú” như thế nào, giải thích “Âm dương cát hôn hiểu” như thế nào?

1. “Tạo hóa chung thần tú”

Chân núi phía Đông núi Thái Sơn có ngôi chùa cổ ngàn năm tên là Ngọc Tuyền, trong chùa có cây tùng Nhất Mẫu núi Thái Sơn. Cây tùng Nhất Mẫu núi Thái Sơn này thân cây có chu vi 3m, vòm lá rộng 897m2, tán cây rộng 1,3 mẫu; vì vậy mới được gọi là cây tùng Nhất Mẫu, được xếp vào di sản thế giới.

Núi Thái Sơn đã đặt định ra văn hóa “Tần tùng”, “Hán bách”, “Đường hòe”, cây tùng Nhất Mẫu ở chùa Ngọc Tuyền ấy đối ứng với cây “Tần tùng” Ngũ Đại Phu ở Thập Bát Bàn thể hiện nội hàm đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, nói cho thế nhân biết Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh. Nói cách khác chùa Ngọc Tuyền biểu hiện chủ đề đệ tử Pháp Luân Công dùng lời nói giảng chân tướng.

“Chùa Ngọc Tuyền” ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giống như nước suối ngọc chảy ra, dùng lời nói (miệng) giảng chân tướng, khuyên tam thoái; cho nên chung quanh chùa Ngọc Tuyền, ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn có làng Đại Tân Khẩu và thị trấn Sơn Khẩu, các địa danh xung quanh đều xoay quanh chữ “khẩu” (miệng) thể hiện việc thuyết nói, thể hiện cho chủ đề đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái. Nếu như dùng một chữ để khái quát chủ đề chân núi phía Đông núi Thái Sơn thì chính là chữ “giảng”.

Thị trấn Vạn Đức ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn cũng có một ngôi chùa cổ ngàn năm tên là Linh Nham. Chùa Linh Nham có ngôi điện cao nhất là điện Tích Thúy Chứng Minh, điện Tích Thúy Chứng Minh được xây trên nền mỏm đá lớn của Thái Sơn. Vạn Đức đối ứng với “vạn tiên” của lầu Vạn Tiên, ngụ ý chỉ đệ tử Pháp Luân Công. Chủ đề chùa Linh Nham chính là lấy điện Tích Thúy Chứng Minh để chứng minh “Linh Nham”, chứng minh sự linh nghiệm của đá núi Thái Sơn. Thái Sơn đã đặt định văn hóa Thạch Đảm Đương: Bởi vì con đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên đệ tử Pháp Luân Công chính là “Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn” dám đứng ra vạch trần Trung Cộng, giảng chân tướng.

Như vậy nội hàm mà chùa Linh Nham thể hiện chính là:

“Linh Nham” là hòn đá “linh nghiệm” của Thái Sơn, tức là lời cảnh báo “Thoái đảng bảo mệnh” của đệ tử Pháp Luân Công nhất định sẽ linh nghiệm;

Điện Tích Thúy Chứng Minh: “Chứng minh” tức là lịch sử sẽ chứng minh lời thệ ước chung của đệ tử Pháp Luân Công: Cứu người trong đại kiếp nạn. Nếu như dùng một chữ để khái quát chủ đề chân núi phía Tây Thái Sơn chính là chữ “linh”.

Nói cách khác, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn lấy “linh” để đối ứng với “nói” của chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn, thể hiện lời cảnh báo “Thoái đảng bảo mệnh” của đệ tử Pháp Luân Công nhất định sẽ linh nghiệm, người tuyên bố thoái đảng nhất định sẽ bình an vượt qua đại kiếp nạn.

Chân núi phía Nam núi Thái Sơn có ngôi chùa Phổ Chiếu, trong chùa Phổ Chiếu có cây tùng Nhất Phẩm Đại Phu, cũng gọi là tùng Sư Đệ. Chùa Phổ Chiếu được đặt tên dựa theo câu “Phật quang phổ chiếu”, mà Phật quang phổ chiếu chính là thể hiện ý Phật pháp phổ độ chúng sinh, cứu độ thế nhân. Cây tùng “Sư Đệ” thể hiện: Sư phụ dẫn dắt đệ tử phổ độ, cứu độ chúng sinh, cũng là nói đệ tử Pháp Luân Công dưới sự chỉ dẫn của Sư phụ, truyền bá chân tướng, khuyên thoái cứu người, chính là thể hiện Phật pháp phổ độ. Đây là chủ đề của chùa Phổ Chiếu.

Như vậy chùa Ngọc Tuyền và Đại Tân Khẩu ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn biểu thị ý nghĩa “nói bằng miệng”; chùa Linh Nham và điện Chứng Minh ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn giải thích cho ý nghĩa “linh nghiệm”; chùa Phổ Chiếu và cây tùng Sư Đệ ở chân núi phía Nam núi Thái Sơn mang ý nghĩa thầy trò cứu người, tổ hợp ba ngôi chùa này thể hiện hoàn chỉnh nghĩa cử và sứ mệnh giảng chân tướng cứu người của đệ tử Pháp Luân Công. Cho nên, chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông Thái Sơn, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây Thái Sơn, chùa Phổ Chiếu ở chân núi phía Nam Thái Sơn giải thích cho câu “Tạo hóa chung thần tú” từ giác độ Phật gia, nghĩa là đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là tiếng kêu cảnh báo thế nhân thời mạt Pháp mạt kiếp; đệ tử Pháp Luân Công chính là “thần chuông” báo động thời mạt kiếp. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét “Âm dương cát hôn hiểu”.

2. “Âm dương cát hôn hiểu”

Âm Dương Tuyến (ranh giới Âm Dương) núi Thái Sơn

Giữa núi Ngạo Lai và núi Thái Sơn, lấy sông Hoàng Khê (Tây Khê) làm phân giới, có một cây cầu bắc qua sông Tây Khê từ Tây sang Đông, nối núi Ngạo Lai với núi Thái Sơn, gọi là cầu Trường Thọ. Trên vùng núi đá ở dưới cầu Trường Thọ có một dải đá trắng song song với cầu Trường Thọ gọi là Âm Dương Tuyến. Dưới Âm Dương Tuyến là thác nước, thác nước này đổ xuống đầm sâu, đây là đầm Hắc Long của núi Ngạo Lai.

Đầm Hắc Long núi Ngạo Lai

Âm Dương Tuyến núi Thái Sơn rộng gần 1m, dài 40m, là một dải đá trắng tự nhiên trên núi đá Thái Sơn. Xét về hình thái địa lý thì đi qua Âm Dương Tuyến xuống phía dưới có ý rơi khỏi vách núi, táng thân nơi đầm Hắc Long, vì thế mới gọi dải đá trắng này là Âm Dương Tuyến. Âm Dương Tuyến nghĩa là đường ranh giới ngăn cách âm gian và dương gian. Về nội hàm văn hóa thì sông Hoàng Khê chính là đường ranh giới phân chia âm và dương, cũng là đường ranh giới âm dương phân cách núi Ngạo Lai và Thái Sơn, bởi vì sông Hoàng Khê lấy núi Ngạo Lai ở phía Tây làm âm, núi Thái Sơn ở phía Đông làm dương. Ở bài trước, chúng tôi đã giải thích núi Ngạo Lai biểu hiện cho Trung Cộng, vì vậy Trung Cộng là âm; Thái Sơn tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, do đó đệ tử Pháp Luân Công là dương.

Sông Hoàng Khê (Tây Khê) chảy vào trong thành phố Thái An thì đổi tên là Nại Hà, sông Nại Hà cũng chia thành phố Thái An thành hai phần Đông và Tây. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Nại Hà chính là con sông ngăn cách âm gian và dương gian mà Mạnh Bà trông coi, tức là con người sau khi chết muốn đi qua sông Nại Hà thì phải uống một chén Mê Hồn Thang của Mạnh Bà, khiến người khi đầu thai lại thì quên mất ký ức quá khứ. Bởi vì mặt trời mọc lên ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây, nên phía Tây sông Nại Hà là âm, phía Đông sông Nại Hà là dương. Cho nên, sông Hoàng Khê là đường ranh giới âm dương của Thái Sơn; Nại Hà lại là đường ranh giới âm dương của “Nhân giới” thành phố Thái An. Chúng ta xem bố cục âm dương của núi Thái Sơn.

Phía Tây sông Hoàng Khê là núi Ngạo Lai, núi Ngạo Lai ngụ ý là quốc gia của Trung Cộng, đại biểu cho Trung Cộng.

Sông Nại Hà phía Tây là âm, có địa danh tiêu biểu là núi Cao Lý âm tào địa phủ trước núi Ngạo Lai. Núi Cao Lý từ xưa chính là “địa phủ” trong tam giới là thành Thái An, đến nay trên núi vẫn còn có di tích miếu Địa Phủ, điện Sâm La v.v… cho nên núi Cao Lý là âm phủ ở phía Tây sông Nại Hà.

Núi Cao Lý đứng ngay phía trước núi Ngạo Lai, là ngọn núi án ngữ trước núi Ngạo Lai, bố cục này hàm nghĩa là: Núi Cao Lý thật ra là ngọn núi đối ứng của núi Ngạo Lai, cũng là nói núi Cao Lý đại biểu cho âm tào địa phủ, thực ra là thể hiện vai trò của núi Ngạo Lai. Nếu núi Ngạo Lai đại biểu cho Trung Cộng, như vậy Trung Cộng cũng chính là âm tào địa phủ mà núi Cao Lý thể hiện, cũng là nói rằng Trung Cộng là tổ chức bóng ma đến từ phương Tây.

Trên thực tế, Trung Cộng đúng là tổ chức chính quyền bị bóng ma đến từ phương Tây thao túng, khống chế. Trên bề mặt điều khiển Trung Cộng chính là bóng ma chủ nghĩa cộng sản Marx, ở không gian thâm sâu hơn thì chính là do con rồng đỏ hay con ác long điều khiển Trung Cộng, cũng chính là hắc long mà đầm Hắc Long tượng trưng. Gọi chủ nghĩa cộng sản là bóng ma, kỳ thực bắt nguồn từ “Tuyên ngôn đảng cộng sản” của Marx. Trong phần mở đầu “Tuyên ngôn đảng cộng sản” Marx đã nói: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản”.

Nói cách khác, mạn phía Tây sông Hoàng Khê, sông Nại Hà là biểu hiện cho tổ chức bóng ma Trung Cộng. Trung Cộng thật ra là tổ chức tà linh do âm linh, rồng đỏ điều khiển. Nếu Trung Cộng là âm linh, như vậy phàm là người gia nhập Trung Cộng, thuộc về địa bàn Trung Cộng, thì sinh mệnh đó rốt cục cũng sẽ quay về âm tào địa phủ mà núi Cao Lý tượng trưng. Nói cách khác, ai là người của tổ chức Trung Cộng chính là người tương lai sẽ xuống địa ngục.

Sông Hoàng Khê phía Đông là dương: Húc Nhật Đông Thăng Thái Sơn thể hiện cho dương. Thái Sơn chính là tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, bởi vì đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Sông Nại Hà phía Đông là dương. Thái Sơn có tam dương: Chính Dương Môn ở Đại Miếu; “Hồng Môn hiểu nhật” ; Húc Nhật Đông Thăng ở Đại Đỉnh, “Tam dương khai thái” tức là chỉ tam dương này. Miếu Đại ở ngay trước trục chính Thái Sơn, bố cục này ngụ ý là miếu Đại đối ứng với núi Thái Sơn, vai trò của miếu Đại tập trung thể hiện chủ đề của núi Thái Sơn.

Ở phần trước, chúng tôi đã lý giải tường tận về núi Thái Sơn, nội hàm văn hóa mà núi Thái Sơn đặt định: Đường leo núi Thái Sơn tượng trưng con đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên vai trò núi Thái Sơn thể hiện đệ tử tu luyện Pháp Luân Công. Con đường tu luyện đệ tử Pháp Luân Công đi như thế nào? Nội hàm này thể hiện chủ đề của miếu Đại, con đường tu luyện đệ tử Pháp Luân Công đi chính là thần chuông báo động “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh” (giải thích chi tiết ở sau).

Hiển nhiên, bố cục âm dương giữa núi Ngạo Lai và núi Thái Sơn thể hiện sự đối lập âm dương giữa Trung CộngPháp Luân Công; mà đối ứng với nó, giống như sông Nại Hà chia thành phố Thái An thành hai bên âm dương, người Trung Quốc hiện nay cũng bởi vậy mà phân chia thành hai nhóm lớn là tùy âm, đồng dương. Thành phố Thái An đặt định ra văn hóa tam giới: Từ Hồng Môn trở lên núi Thái Sơn là “Thiên giới”; từ Hồng Môn trở xuống thành Thái An là “Nhân giới”; núi Cao Lý là “Địa phủ giới”. Không nghi ngờ gì, sông Nại Hà chia thành phố Thái An đại biểu cho “Nhân giới” làm hai bộ phận âm, dương; đối ứng với nó chính là người Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay” chia làm hai loại lớn là tùy âm và đồng dương. Thế nào là “tùy âm”? Thế nào là “đồng dương”?

Người gia nhập Trung Cộng, thuộc về địa bàn của Trung Cộng là “tùy âm” (đi theo âm). “Âm dương cát hôn hiểu”: Người tùy âm “hôn”, tức là tín đồ Marx kiên định, không nghe đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, chấp mê bất ngộ là “hôn”. Cũng giống như nhìn núi Thái Sơn qua núi Ngạo Lai, bị lá cành bề ngoài che mắt mà không thấy Thái Sơn, tưởng Trung Cộng là chân chính, kết cục vận mệnh của người này chính là âm tào địa phủ tượng trưng bởi núi Cao Lý: Bị đào thải trong đại kiếp nạn.

Người tuyên bố rời khỏi Trung Cộng là “đồng dương” (đi theo dương). “Âm dương cát hôn hiểu”: Người đồng dương “hiểu”, tức là đồng tình với “Chân, Thiện, Nhẫn”, người hiểu rõ chân tướng mà đệ tử Pháp Luân Công nói, tuyên bố rời khỏi Trung Cộng là “hiểu”. Cũng giống như từ núi Ngạo Lai đi qua cầu Trường Thọ (từ Tây sang Đông) tới núi Thái Sơn, kết cục vận mệnh của họ chính là phúc báo trường thọ; thoát khỏi địa phủ núi Cao Lý, bình an vượt qua đại kiếp nạn.

Hiển nhiên, Âm Dương Tuyến sông Hoàng Khê và sông Nại Hà là đứng từ giác độ của Đạo gia để biểu hiện “thần chuông”. Bởi vì Đạo gia giảng âm dương, cũng là nói “Âm dương cát hôn hiểu” không chỉ là biểu hiện hình thái địa lý phân cách âm dương Thái Sơn; mà còn thể hiện thần chuông phát ra lời cảnh báo: “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh”. Cũng nói rằng, với lời cảnh báo “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh”, có vạch rõ giới tuyến với Trung Cộng hay không, chính là Âm Dương Tuyến trên núi Thái Sơn, chính là tiêu chuẩn đo lường xem trong đại kiếp nạn có được lưu lại hay không.

Thông qua giải thích ở trên, chúng ta cùng xem bố cục chỉnh thể núi Thái Sơn:

Chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn, chùa Phổ Chiếu ở chân núi phía Nam núi Thái Sơn, tổ hợp ba chùa này thể hiện cho “Tạo hóa chung thần tú” từ giác độ của Phật gia, tức là người tu luyện báo động đến thế nhân thời mạt Pháp mạt kiếp chính là “thần chuông”; đệ tử Pháp Luân Công chính là “thần chuông” báo động thời mạt kiếp.

Sông Hoàng Khê phân núi Ngạo Lai và Thái Sơn làm âm và dương; sông Nại Hà phân chia “Nhân giới” thành âm và dương. Đây là thể hiện “Âm dương cát hôn hiểu” từ giác độ của Đạo gia, tức là người theo Trung Cộng thì “hôn”, kết cục vận mệnh chính là “Địa phủ” núi Cao Lý, bị đào thải trong đại kiếp nạn; người tuyên bố rời khỏi Trung Cộng thì “hiểu”, kết cục vận mệnh giống như từ núi Ngạo Lai đi qua cầu Trường Thọ đến núi Thái Sơn, an khang trường thọ.

Như vậy núi Thái Sơn thể hiện lời cảnh báo của đệ tử Pháp Luân Công như thế nào? Nội hàm này thể hiện ở miếu Đại. Chúng ta sẽ xem bài sau: “Trời ban thiên thư xây miếu núi Đại”.

Dịch từ:  https://www.zhengjian.org/node/268321

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (7): Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (6): Nam Thiên Môn rồng phượng bay lênhttps://chanhkien.org/2022/02/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-6-nam-thien-mon-rong-phuong-bay-len.htmlSun, 13 Feb 2022 03:33:34 +0000https://chanhkien.org/?p=28343Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Nam Thiên Môn núi Thái Sơn Đến Nam Thiên Môn là lên đến Đại Đỉnh. Toàn bộ khu vực Đại Đỉnh được cấu thành từ hai ngọn núi là Nhật Quan Phong ở mặt Đông Nam Thiên Môn và Nguyệt Quan Phong ở sườn Tây Nam Thiên Môn. Nhật […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (6): Nam Thiên Môn rồng phượng bay lên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Nam Thiên Môn núi Thái Sơn

Đến Nam Thiên Môn là lên đến Đại Đỉnh. Toàn bộ khu vực Đại Đỉnh được cấu thành từ hai ngọn núi là Nhật Quan Phong ở mặt Đông Nam Thiên Môn và Nguyệt Quan Phong ở sườn Tây Nam Thiên Môn. Nhật Quan Phong và Nguyệt Quan Phong thể hiện là chữ “Nhật” (日) và “Nguyệt” (月) hợp thành chữ “Minh” (明), như vậy: Đại Đỉnh được bố cục xoay quanh chữ “Minh”, chủ đề Đại Đỉnh giải thích chính là “Minh”, tức là minh hiển chân tướng Pháp Luân Công. Bởi vì đường leo lên Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên đỉnh núi Thái Sơn không nghi ngờ gì cũng chính là thể hiện việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Vậy chân tướng nào của Pháp Luân Công sẽ “minh” hiển?

1. Nam Thiên Môn

Điểm cao nhất của Thập Bát Bàn chính là Nam Thiên Môn. Nam Thiên Môn là cổng có kiến trúc hai tầng, toạ lạc ở thung lũng kẹp giữa hai quả núi, hình ảnh tựa như mở núi gặp cổng trời. Cảnh tượng giống Nam Thiên Môn được miêu tả trong Tây du ký, Nam Thiên Môn là cánh cửa lớn tiến vào thiên giới, cho nên mới gọi dòng suối ở dưới Nam Thiên Môn là Thông Thiên Hà.

Nam Thiên Môn ở Thái Sơn thể hiện việc quay về thiên giới, tiến vào cổng trời như thế nào? Chính là phi thăng (bay lên). Phía Tây của Nam Thiên Môn có Phi Long Nham, phía Đông có Tường Phượng Lĩnh, biểu hiện ý nghĩa long phượng phi tường (rồng phượng bay lượn). Bởi vì rồng và phượng đều là sinh mệnh trên thiên giới, văn hóa truyền thống Trung Quốc đặt định nên văn hóa mong trai thành rồng, mong gái thành phượng, cho nên ý nghĩa thật sự của “thành rồng thành phượng” là ý tứ tu hành về trời. Đỉnh cao nhất Thái Sơn có địa danh Húc Nhật Đông Thăng nổi tiếng trong ngoài nước, Húc Nhật Đông Thăng nghĩa là mặt trời buổi sáng mọc lên, ý nghĩa là “bạch nhật”; long phượng phi tường ở Nam Thiên Môn ý nghĩa là “phi thăng”, ghép lại chính là “bạch nhật phi thăng”. Trong Đạo gia, bạch nhật phi thăng được đặt định thể hiện cho tu hành viên mãn, cho nên, chủ đề của Nam Thiên Môn núi Thái Sơn chính là thể hiện bạch nhật phi thăng, tượng trưng cho người leo núi Thái Sơn tu hành viên mãn. Đây là cái “Minh” thứ nhất của Đại Đỉnh, thể hiện đệ tử Pháp Luân Công tu luyện viên mãn.

2. Thiên Nhai

Từ Nam Thiên Môn đi về phía Đông, ở bên sườn Nam của Phượng Hoàng Lĩnh có một con đường đá bằng phẳng dài 500m, gọi là Thiên Nhai. Chủ đề của Thiên Nhai là: Biểu hiện đệ tử Pháp Luân Công đi trên con đường tu luyện về trời tại cõi người thường không thoát ly thế tục.

Phía trước núi Thái Sơn là miếu Đại, từ Chính Dương Môn ở phía Nam của miếu Đại nhìn ra có một con đường tên là Thông Thiên Nhai. Thiên Nhai trên đỉnh núi Thái Sơn có quan hệ đối ứng với Thông Thiên Nhai trước miếu Đại, Thiên Nhai của Đại Đỉnh tượng trưng cho con đường tu hành trong cõi người thường, bởi vì nó cũng giống như Thiên Nhai được đặt ở “nhân giới”. Ở phía Bắc Thiên Nhai có miếu Khổng Tử, cũng chính là Văn Miếu. Nhìn chung Văn Miếu ở các nơi trên toàn quốc đều được xây dựng ở các khu thành thị nơi có người dân cư trú, cũng chính là nhân giới, chỉ có duy nhất Văn Miếu ở Thiên Nhai Thái Sơn là không theo tiêu chí này. Sở dĩ ở Thiên Nhai trên đỉnh Thái Sơn có Văn Miếu, chính là đối ứng với Thông Thiên Nhai bên dưới núi, thể hiện ý tứ tu hành tại cõi người thường. Bởi vì trong Tam giáo Nho-Thích-Đạo, chỉ có Nho giáo giảng về làm người như thế nào, không giảng tu luyện, vì thế trên núi Thái Sơn mới có bố cục Nhất Thiên Môn ở dưới Hồng Môn, thể hiện Nhất Thiên Môn chính là “nơi Khổng Tử du ngoạn”. Cho nên, cái “Minh” của Thiên Nhai Đại Đỉnh chính là: Hoá ra con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công là con đường tu hành tại cõi người thường, không thoát ly thế tục.

Tiếp đến chúng ta xem xét đền Bích Hà. Đền Bích Hà nằm ở đầu Đông của Thiên Nhai, bên trong đền thờ Bích Hà Nguyên Quân, tục xưng là Mẫu Thái Sơn. Đền Bích Hà xây trên đài cao của đèo Hộ Lỗ, Thiên Nhai đi đến đây thì dừng. Đền Bích Hà còn được gọi là đền Chiêu Chân, Bích Hà Linh Ứng Cung. Trong Đạo Kinh, Bích Hà Nguyên Quân là Tây Thiên Đấu Mẫu hóa thân, đó là văn hóa bề mặt; còn dụng ý chân thực của bố cục lịch sử của đền Bích Hà là thể hiện: khi Trung Cộng giải thể, những người đi theo Trung Cộng sẽ bị chôn vùi cùng với nó. Dưới đây xin giải thích rõ hơn:

Ở bài trước khi giải thích cung Đấu Mẫu có nói tới: Đấu Mẫu trong “lịch sử ngày nay” chính là Trung Cộng, Trung Cộng chính là Đấu Lão của ngày nay, cho nên Đấu Mẫu hóa thân làm Bích Hà Nguyên Quân, vậy Bích Hà Nguyên Quân cũng chính là ám chỉ Trung Cộng.

“Đền Bích Hà” có ý nghĩa Trung Cộng giải thể, bởi vì bố cục của Thiên Nhai chính là thể hiện chữ “Từ” (祠 nghĩa là đền) của Bích Hà. Chúng ta biết, trong văn hóa từ đường của Trung Quốc, từ đường là nơi thờ cúng người quá cố của các dòng họ, cho nên từ đường cũng là thuộc về linh đường. Nếu Bích Hà Nguyên Quân là hóa thân của Trung Cộng, như vậy biểu hiện về linh đường của đền Bích Hà cũng chính là ám chỉ “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, Trung Cộng giải thể.

Chúng ta xem xét tiếp đến đền Chiêu Chân: Đền Bích Hà còn gọi đền Chiêu Chân, “Chiêu Chân” đối ứng với động Ẩn Chân ở lầu Vạn Tiên, giải thích ý nghĩa: “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, trời diệt Trung Cộng trở thành sự thật, vạch trần Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây cho thiên hạ rõ, chân tướng “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” được minh bạch đại hiển khắp thiên hạ, nên gọi là “Chiêu Chân”.

Cung Bích Hà Linh Ứng: Ở chân núi phía Đông của núi Cao Lý có “cung Linh Ứng” thờ Bích Hà Nguyên Quân, cho nên đền Bích Hà đối ứng chính là Bích Hà Linh Ứng Cung của núi Cao Lý. Núi Cao Lý là địa phủ, là âm phủ, thế thì cung Bích Hà Linh Ứng được xây dựa vào núi Cao Lý này không nghi ngờ gì cũng chính là linh đường, thể hiện cho linh đường của Trung Cộng. Vì sao gọi là “Linh Ứng”? Bởi vì “Thiên thư” Phù Tang Thạch của miếu Đại đối ứng là “Thiên thư” Tàng Tự Thạch ở Bình Đường: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” (xem giải thích ở sau). Khi Trung Cộng giải thể trở thành sự thật, thì dự ngôn Tàng Tự Thạch “Trung Quốc cộng sản đảng vong” ở Bình Đường sẽ linh nghiệm, ứng nghiệm.

Vì sao gọi là “Bích Hà”? Một trong tứ đại kỳ quan trên đỉnh Thái Sơn là Vãn Hà Tịch Chiếu (nghĩa là ráng muộn nắng chiều). “Vãn Hà” chính là chỉ thời mạt Pháp mạt kiếp. Lịch sử ngày nay là thời mạt Pháp mạt kiếp, nếu như Trung Cộng là vãn hà (ráng chiều), vậy thì việc Trung Cộng thống trị vùng đất Đông thổ vào thời mạt Pháp mạt kiếp chính là “nắng chiều”. Nếu như nói “Đấu Mẫu” là biểu hiện bản tính đấu tranh của Trung Cộng; thế thì Bích Hà Nguyên Quân “vãn hà tịch chiếu” chính là thể hiện vai trò lịch sử của Trung Cộng thời mạt Pháp mạt kiếp. Cho nên chúng ta thấy, đền Bích Hà xây trên đài cao ở điểm cuối Thiên Nhai, đó là hình thế địa lý thể hiện nắng chiều.

Cho nên, chủ đề của đền Bích Hà chính là: “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, người gia nhập Trung Cộng sẽ bị chôn cùng Trung Cộng. Đền Bích Hà bố cục ở điểm cuối Thiên Nhai, ý tứ nội hàm của bố cục này là: Tiêu chí thể hiện việc đệ tử Pháp Luân Công hoàn thành sứ mệnh cứu người, đi hết toàn bộ hành trình tu luyện chính là “Trung Quốc cộng sản đảng vong”.

3. Cầu Tiên Nhân

Phía Đông Nam đền Bích Hà là đài Chiêm Lỗ, sườn đài Chiêm Lỗ có một vực núi sâu, ở giữa có ba khối đá lớn xếp so le nhau lơ lửng giữa không gian nối hai vách đá với nhau, bởi vì hình dáng tựa như cái cầu tự nhiên được trời tạo ra nên mới gọi là cầu Tiên Nhân. Truyền thuyết về cây cầu được kể lại rằng, Lã Động Tân từng đứng ở trên cầu rồi bảo người có một chút cốt tiên lên cầu, để cùng với ông thăng lên tiên giới. Nhưng người này nhát gan, cuối cùng không dám lên cầu, Lã Động Tân không còn cách nào đành một mình bay lên tiên giới.

Cầu Tiên Nhân núi Thái Sơn

Ba khối đá của cầu Tiên Nhân so le nhau lơ lửng trên không tựa như sắp rơi xuống, đã vậy ba khối đá nghiêng vẹo, đặt chân lên không vững, dưới cầu là khe sâu vạn trượng, không có can đảm thì khó qua được cầu này. Bất kể là hình thái tạo hình của cầu Tiên Nhân, hay là câu chuyện truyền thuyết của Lã Động Tân, đều thể hiện một chủ đề: Không có can đảm khó thành tiên.

Việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công lẽ nào không phải là như vậy? Trung Cộng thực thi chính sách bức hại “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết tính là tự sát” đối với đệ tử Pháp Luân Công, hơn nữa Trung Cộng còn bí mật xây dựng ngành công nghiệp mổ cướp tạng của đệ tử Pháp Luân Công. Đối mặt với cuộc đàn áp bức hại thâm độc, tàn khốc của Trung Cộng, đệ tử Pháp Luân Công đảm đương việc giảng chân tướng vạch trần Trung Cộng, chính là Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn trong lịch sử ngày nay. Nếu như nói Thiên Nhai thể hiện con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, tu luyện trong cõi người thường không thoát ly thế tục, thế thì cầu Tiên Nhân chính là biểu hiện tinh thần buông bỏ sinh tử Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn của đệ tử Pháp Luân Công. Như vậy cái “Minh” của cầu Tiên Nhân chính là: Hoá ra đệ tử Pháp Luân Công chính là Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn hôm nay.

4. Đá Củng Bắc (Củng Bắc Thạch)

Ở nơi quan sát mặt trời trên Nhật Quan Phong có một khối đá dài tượng trưng cho đá núi Thái Sơn, đây là một đại kỳ quan của Đại Đỉnh. Khối đá này dài gần 7m, đặt nghiêng tạo thành góc 30 độ so với mặt đất, phảng phất như chắp tay bái về phương Bắc, vì thế được đặt tên là đá Củng Bắc. Cũng bởi khối đá này ở Nhật Quan Phong, là nơi ngắm mặt trời nhô lên trên biển, cho nên còn có tên đá Thám Hải.

Đá Củng Bắc núi Thái Sơn

Mặt trời mọc lên ở phương Đông là kỳ quan làm mê đắm lòng người, nổi tiếng trong ngoài nước của Thái Sơn. Bởi vì phía Đông núi Thái Sơn là Hoàng Hải, ở Thái Sơn ngắm mặt trời mọc, thực tế chính là ngắm mặt trời mọc lên trên biển. Do mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời mọc, nên mặt trời mọc trên núi Thái Sơn mở ra cảnh tượng chấn động đặc thù, trải qua hàng trăm hàng ngàn năm đã đặt định nên văn hóa mặt trời mọc ở phương Đông của Thái Sơn, cảnh quan này đã nhận được tán thưởng trong ngoài nước. Mặt trời mới mọc ở phương Đông tại Thái Sơn kết hợp với rồng phượng bay lên tại Nam Thiên Môn, cùng giải thích và tượng trưng cho cảnh tượng tráng lệ bạch nhật phi thăng, tu luyện viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Nói cách khác, mặt trời mới mọc ở phương Đông tại Thái Sơn thể hiện hình tượng đệ tử Pháp Luân Công tu luyện viên mãn. Đá Củng Bắc là thể hiện cho nội hàm đó.

Tên gọi đá Củng Bắc biểu thị cho hướng Bắc, tức chỉ tới đỉnh Ngọc Hoàng ở phía Bắc của Đại Đỉnh, Ngọc Hoàng Đại Đế mà Ngọc Hoàng Đỉnh đại biểu chính là thiên đình, thiên giới, cho nên Củng Bắc Thạch mang ý tứ thiên đình, viên mãn.

Tên gọi đá Thám Hải biểu thị cho biển, tức chỉ mặt trời mọc trên biển, cho nên tên gọi đá Thám Hải cũng giải thích cho mặt trời vừa mọc lên ở phương Đông.

Đá Củng Bắc cũng được gọi là đá Thám Hải, như vậy vai trò của đá Củng Bắc thể hiện chính là: Mặt trời mọc lên ở phương Đông tượng trưng cho sự viên mãn quay về thiên đình, tức là đệ tử Pháp Luân Công đi hết toàn bộ quá trình tu luyện, như mặt trời mới mọc lên ở phương Đông viên mãn quay về thiên đình. Đây lại là một cái “Minh” nữa của chân tướng Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công thật sự có thể tu thành viên mãn!

5. Đỉnh núi Ngọc Hoàng

Ở bên trên Thiên Nhai chính là đỉnh núi Ngọc Hoàng, là đỉnh núi cao nhất của Thái Sơn. Trên đỉnh Ngọc Hoàng có miếu Ngọc Hoàng, trước cửa miếu có tấm biển đề bốn chữ đại tự “Sài vọng di phong”, tức là “văn hóa tốt đẹp đốt củi lửa tế tự trời đất”. Trước cổng miếu Ngọc Hoàng là tấm bia cao nhất Thái Sơn: Bia Vô Tự (bia Không Chữ).

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Ngọc Hoàng Đại Đế tượng trưng cho thiên giới, vậy thì miếu Ngọc Hoàng cũng chính là tượng trưng cho thiên đình. Như vậy từ góc độ tu luyện, Ngọc Hoàng đại đế cũng chính là ngụ ý người tu luyện chứng đắc quả vị, đạt tới cảnh giới viên mãn. Thái Sơn đặt định chính là biểu hiện văn hóa con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, như vậy đỉnh cao nhất Thái Sơn là Ngọc Hoàng Đỉnh không nghi ngờ gì là ngụ ý cảnh giới viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Đệ tử Pháp Luân Công làm thế nào tu thành viên mãn? Ta hãy xem xét “Sài vọng di phong” và Vô Tự Bi.

Đầu tiên là “Sài vọng di phong”. Sài – đốt củi là nghi thức nhóm lửa đốt để tế Trời của các đế vương thời cổ đại thực hiện ở trên đỉnh cao nhất của Thái Sơn, cho nên ý nghĩa bề mặt “sài vọng di phong” chỉ nghi thức nhóm lửa đốt củi; kỳ thực, ngụ ý chính là đệ tử Pháp Luân Công vạch trần ngọn lửa giả “vụ tự thiêu Thiên An Môn”, cũng là nói rằng đệ tử Pháp Luân Công ở trong “lửa” mà luyện thành vàng. “Vọng” chính là ngưỡng vọng của hậu nhân; “di phong” ý chỉ phong thái cốt cách kiên cường không sợ cường bạo Trung Cộng của đệ tử Pháp Luân Công, cũng như tinh thần của đệ tử Pháp Luân Công sẽ truyền khắp đời đời.

Tiếp theo đến bia Vô Tự. Nếu như “Sài vọng di phong” chỉ đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng lửa giả “vụ tự thiêu Thiên An Môn”; thế thì bia Không Chữ ắt chỉ công tích của đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người. Bia Vô Tự thể hiện việc cứu người như thế nào?

Khối bia Vô Tự này của đỉnh cao nhất Thái Sơn, sở dĩ mang tên Vô tự là bởi vì trên đó không có một chữ nào, cũng là tấm bia cao nhất của Thái Sơn. Bên Đông của bia Vô Tự có dựng một tấm bia, có khắc bài thơ “Quan Vô Tự Bi” của Trương Thuyên đời Minh, trong thơ có một câu “Lai bổ Tần vương Vô Tự Bi” cho thấy bia Vô Tự là Tần Thủy Hoàng lập. Bên Tây của bia Không Chữ cũng dựng một tấm bia nhỏ, nội dung trên bia cho rằng bia Không Chữ là Hán Võ Đế lập.

Phía Đông và Tây bia Vô Tự được đặt hai khối bia chú giải, kỳ thực nói rằng bia Vô Tự có quan hệ nội tại với Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế. Chúng ta biết, Thái Sơn đặt định văn hóa về ba loài cây là: Tần tùng, Hán bách, Đường hòe. “Tần tùng” ngụ ý chỉ đệ tử Pháp Luân Công; “Hán bách” ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người; “Đường hòe” ấy là ngụ ý chỉ Trung Cộng, chỉ tổ chức bóng ma Trung Cộng. Như vậy bia Vô Tự Thái Sơn liên hệ với Tần Thủy Hoàng, ám chỉ chính là “Tần tùng”, tức các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công; bia Vô Tự liên hệ với Hán Võ Đế tức là chỉ “Hán bách”, tức đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người; vậy không có chữ nào “khắc” trên bia, ắt là tên của vô số người được đệ tử Pháp Luân Công cứu. Cho nên bia Vô Tự ở đỉnh cao nhất Thái Sơn, kỳ thực là thể hiện tấm bia lớn kiệt tác cứu người của đệ tử Pháp Luân Công.

Như vậy, bố cục đỉnh núi Ngọc Hoàng chính là tượng trưng cho cảnh giới viên mãn, bố cục bia Vô Tự đại biểu cho việc giảng chân tướng cứu người thể hiện nội hàm, ngụ ý chính là: Nghĩa cử thiện giảng chân tướng cứu người thời mạt Pháp mạt kiếp đã thành tựu cảnh giới viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Đây là cái “Minh” của đỉnh cao nhất Thái Sơn.

Chữ “vọng” trong tấm biển “Sài vọng di phong” của đỉnh Ngọc Hoàng thể hiện tư thế “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn, tôn lên vị trí đặt định trong lịch sử “Thiên hạ Đệ nhất sơn” (ngọn núi đứng đầu thiên hạ) của Thái Sơn. Ngoài ra, bài thơ “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ cũng giải thích hoàn chỉnh, toàn diện một nội hàm này của Thái Sơn. Bài “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ, chính là giải thích nội hàm vai trò mà lịch sử ban cho Thái Sơn, chính là lấy tiêu điểm long phượng bay lên ở Nam Thiên Môn, triển hiện cảnh giới viên mãn bạch nhật phi thăng của đệ tử Pháp Luân Công. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ.

Khối đá ghi “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn

6. “Vọng nhạc” – “Trông núi”

“Đại Tông phù như hà?”: Thái Sơn là thế nào? Núi Đại vốn là vai trò gì?

“Tề Lỗ thanh vị liễu”: Thái Sơn xanh tươi không phải là thứ mà đất Tề đất Lỗ dung nạp được, bởi vì Thái Sơn là “Ngũ nhạc độc tôn”, bởi vì Thái Sơn là “Đệ nhất sơn” của thiên hạ.

“Tạo hóa chung thần tú”: vai trò Thái Sơn được tạo hóa ban cho chính là thần chuông, đặt định văn hóa của thần chuông gõ lên cảnh báo cứu người thời mạt Pháp mạt kiếp. Vậy thần chuông cứu người như thế nào?

“Âm dương cát hôn hiểu”: Sông Hoàng Khê núi Thái Sơn lấy núi Ngạo Lai ở phía Tây làm âm, theo âm thì u ám (hôn), đại kiếp nạn đào thải; sông Hoàng Khê lấy Thái Sơn ở phía Đông làm dương, theo dương thì sáng tỏ (hiểu), đại kiếp nạn đến được đắc cứu. Sông Hoàng Khê là giới tuyến phân cách âm và dương trên núi Thái Sơn; thần chuông gõ tiếng cảnh báo, sông Hoàng Khê chính là giống như giới tuyến phân âm dương, là phán quyết “hôn” và “hiểu”, là tiêu chuẩn đo lường đưa đến chết và sống.

“Đãng hung sinh vân tầng”: Thần chuông leo lên Nam Thiên Môn, tựa long phượng bay lên trở về thiên giới, trước ngực tạo ra tầng tầng mây lành.

“Quyết tí nhập quy điểu”: Nhìn thần chuông như chim chóc rồng phượng bạch nhật phi thăng, những người đi theo con đường quy chân và những người đắc cứu được lưu lại trong đại kiếp nạn lúc này sẽ trợn mắt há miệng kinh ngạc.

“Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu”: Người được đắc cứu lưu lại trong đại kiếp nạn, chắc chắn dọc theo dấu chân thần chuông mà leo Thái Sơn, lên đỉnh chót vót, nhìn ra các núi nhỏ khác; khi đó sẽ cảm thụ được thế nào là “Ngũ nhạc độc tôn”, sẽ cảm nhận được Thái Sơn tại sao là “Đệ nhất thiên hạ sơn”.

“Vọng nhạc” nói lên vai trò vốn có của núi Đại là “Tạo hóa chung thần tú, âm dương cát hôn hiểu”, Thái Sơn được tạo ra để đặt định văn hóa thần chuông cứu người trong đại kiếp nạn; hơn nữa dùng “nhất lãm chúng sơn tiểu” để đối với “Tề Lỗ thanh vị liễu”, nhằm nêu bật lên địa vị “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn, ngụ ý về tính trọng yếu của thần chuông cứu người. “Vọng nhạc” đứng tại giác độ “vọng”, hình tượng miêu tả cảnh tượng tráng lệ viên mãn của thần chuông; đồng thời nói lên sự ngưỡng vọng của người đời sau, họ chắc chắn sẽ đi theo dấu chân của thần chuông mà “lên đỉnh cao chót vót” trong lịch sử tương lai.

Đại Đỉnh do Nhật Quan Phong và Nguyệt Quan Phong hợp thành, chính là thể hiện “Nhật” (日) và “Nguyệt” (月) kết hợp thành “Minh” (明):

Cái “Minh” của Nam Thiên Môn là: Đệ tử Pháp Luân Công đi hết toàn bộ con đường tu luyện, tựa như “nhập quy điểu” rồng phượng bay lượn, bạch nhật phi thăng, viên mãn rời đi;

Cái “Minh” của Thiên Nhai là: Đệ tử Pháp Luân Công phải đi trên con đường tu luyện về trời không thoát ly thế tục;

Cái “Minh” của cầu Tiên Nhân là: Đệ tử Pháp Luân Công chính là Thạch Đảm Đương của Thái Sơn không sợ sinh tử;

Cái “Minh” của đá Củng Bắc là: Đệ tử Pháp Luân Công viên mãn, như mặt trời vừa mọc lên ở phương Đông núi Thái Sơn;

Cái “Minh” của đỉnh Ngọc Hoàng là: Đệ tử Pháp Luân Công trước đại kiếp nạn giảng chân tướng cứu người, đặt định cảnh giới viên mãn như “Ngũ nhạc độc tôn”.

Như vậy Thái Sơn biểu hiện “Tạo hóa chung thần tú” như thế nào? Lại triển hiện như thế nào “Âm dương cát hôn hiểu”? Chúng ta cùng xem bài “Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hà”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268320

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (6): Nam Thiên Môn rồng phượng bay lên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (5): Cây tùng Vọng Nhân thông lên trờihttps://chanhkien.org/2022/02/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-5-cay-tung-vong-nhan-thong-len-troi.htmlTue, 08 Feb 2022 14:11:03 +0000https://chanhkien.org/?p=28330Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Cây tùng Vọng Nhân trên núi Thái Sơn Đường từ Trung Thiên Môn đến Nam Thiên Môn men theo một con suối, nước suối hội tụ trên đỉnh Thái Sơn thành sông, gọi là Thông Thiên Hà. Bởi vì đỉnh núi Thái Sơn tượng trưng cho Thiên giới, cho […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (5): Cây tùng Vọng Nhân thông lên trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Cây tùng Vọng Nhân trên núi Thái Sơn

Đường từ Trung Thiên Môn đến Nam Thiên Môn men theo một con suối, nước suối hội tụ trên đỉnh Thái Sơn thành sông, gọi là Thông Thiên Hà. Bởi vì đỉnh núi Thái Sơn tượng trưng cho Thiên giới, cho nên con đường men theo Thông Thiên Hà đến Nam Thiên Môn cũng chính là tượng trưng cho con đường thông thiên. Từ Đảo Tam Bàn dọc theo Thông Thiên Hà đi lên thì đoạn đường dốc nhất, hiểm trở nhất chính là Thập Bát Bàn của Thái Sơn. Hai bờ Đông, Tây của Thông Thiên Hà là vách núi dựng đứng, cây tùng mọc rậm rạp, gọi là Đối Tùng Sơn. Dọc theo Thông Thiên Hà đi lên có các địa danh nổi bật là cầu Vân Bộ, cây tùng Ngũ Đại Phu, Tùng Môn, cây tùng Vọng Nhân, Thăng Tiên Phường và Thập Bát Bàn.

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập tới văn hóa Tần tùng, Hán bách, Đường hòe, văn hóa “Tần tùng” ở đây được triển hiện ra thông qua cây tùng Ngũ Đại Phu và cây tùng Vọng Nhân trên núi Đối Tùng Sơn. Văn hóa truyền thống Trung Quốc ban cho cây tùng nội hàm tượng trưng cho tu luyện, ngụ ý trường sinh, vì vậy cây tùng còn được gọi là Bất Lão tùng. Cây tùng thể hiện cho người tu luyện như thế nào? Đó chính là bộ “Công” (公) trong chữ “Tùng” (松) : “công” là vị công, vì người khác. Chính là nói rằng cây tùng là tượng trưng cho người tu hành, không chỉ mong đề cao, viên mãn cảnh giới sinh mệnh cá nhân, mà người tu hành còn phải có suy nghĩ vị “công”, vì người khác, đây là ý tứ nội hàm của bộ “Công” trong chữ “Tùng”. Làm thế nào thể hiện vị “công”, vì người khác? Chúng ta hãy xem xét cây tùng Ngũ Đại Phu trên núi Thái Sơn.

Cây tùng Ngũ Đại Phu trên núi Thái Sơn (Tần Tùng)

Cây tùng Ngũ Đại Phu chính là Tần Tùng. Tương truyền Tần Thủy Hoàng lên Thái Sơn tế trời đất, đi tới chỗ này thì đột ngột gặp mưa to, khi nước lũ chuẩn bị cuốn Tần Thủy Hoàng đi, trong tình thế cấp bách ông đã ôm lấy một cây tùng, bình an thoát khỏi nước lũ, sau đó ông đã phong cho cây tùng này chức Ngũ Đại Phu. Tư Mã Thiên ghi chép về sự kiện Tần Thủy Hoàng đi tế trời đất ở Thái Sơn như sau: “Mưa gió dữ dội, Tần Thuỷ Hoàng lánh dưới gốc cây, vì thế mà phong cây đó là Ngũ Đại Phu”. Ngũ Đại Phu là một chức quan thời Tần, vì cây tùng cứu giá có công mà được phong chức quan ấy. Hiển nhiên, “Tần Tùng” ở Thái Sơn đặt định nên văn hóa cứu người trong hồng thủy, cứu người trong đại nạn, hoàn toàn phù hợp ngụ ý nội hàm của chữ “Tùng”, nói cách khác, nội hàm vị “công” vì người khác của Tần Tùng là chỉ những người tu hành có thể cứu người trong hoạn nạn.

Mật mã thời gian của núi Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, chính là nói tất cả văn hóa Thái Sơn đều được đặt định để thể hiện “lịch sử ngày nay”. Như vậy ai là “Tần Tùng” trong lịch sử ngày nay? “Lịch sử ngày nay” chính là thời mạt Pháp mạt kiếp mà Phật giáo giảng, như vậy ai là người tu hành vị “công” vì người khác đang cứu người trong hoạn nạn hiện nay? Đó là đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, là đệ tử tu luyện Pháp Luân Công khuyên “Tam thoái” được triển hiện ra ở Đảo Tam Bàn của Trung Thiên Môn. Như vậy mối liên hệ nội tại của cây tùng Ngũ Đại Phu và Đảo Tam Bàn chính là: người tu hành giống như cây tùng Ngũ Đại Phu cứu người trong hoạn nạn, chính là người giảng chân tướng khuyên “Tam thoái” mà Đảo Tam Bàn diễn giải, cho nên đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên “Tam thoái” thực chất là để cứu người trong đại nạn. Như vậy chân tướng mà đệ tử Pháp Luân Công cứu người cũng chính là Trảm Vân Kiếm ở Đảo Tam Bàn, chính là Tùng Mộc Kiếm của Vân Trung Tử. Đối mặt với cuộc bức hại của Trung Cộng, đệ tử Pháp Luân Công mạo hiểm mất đi tất cả mọi thứ của bản thân, thậm chí mạo hiểm sinh mạng đi giảng chân tướng, khuyên Tam thoái, chính là nghĩa cử cao đẹp vị “công” vì người khác. Cũng chính là nói rằng, Tần Tùng Thái Sơn tượng trưng chính cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công cứu người trong nạn, đây chính là ngụ ý nội hàm của Tần Tùng Thái Sơn. Nội hàm Tần Tùng tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công còn được thể hiện ở cầu Vân Bộ.

Cầu Vân Bộ trên núi Thái Sơn

Hai bên bờ sông Thông Thiên Hà là Đối Tùng Sơn, cây cầu đá bắc qua Thông Thiên Hà, nối liền vách núi phía Đông và phía Tây Đối Tùng Sơn chính là cầu Vân Bộ. Cầu Vân Bộ tượng trưng cho cây cầu Internet trong không trung mà đệ tử Pháp Luân Công ở phương Đông và phương Tây tạo nên để giảng chân tướng. Khi Trung Cộng trấn áp, bức hại đệ tử Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công toàn thế giới đại thể chia làm hai bộ phận là Trung Quốc đại lục và xã hội phương Tây, cũng chính là hai bộ phận Đông (trong nước) và Tây (quốc tế). Các thông tin bị Trung Cộng tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt nhất là các tin tức đệ tử Pháp Luân Công vạch trần vụ “Tự thiêu Thiên An Môn”, tin tức bức hại đệ tử Pháp Luân Công và tin tức phê phán Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công với quốc tế. Nhằm để cho người dân lý giải chân tướng, đệ tử Pháp Luân Công đã đột phá phong tỏa Internet của Trung Cộng, kiến lập cây cầu Internet kết nối đệ tử Pháp Luân Công hai đầu Đông Tây, thành lập mạng lưới truyền thông truyền bá chân tướng đến cho mọi người. Mây (vân) là thứ bay lơ lửng tại không trung, cầu Vân Bộ chính là cây cầu không trung. Nếu như chúng ta coi mạn Đông và mạn Tây của Đối Tùng Sơn tượng trưng cho đệ tử Pháp Luân Công ở phương Đông và phương Tây, như vậy thì cầu Vân Bộ nối liền mạn Đông và mạn Tây của Đối Tùng Sơn, không nghi ngờ gì chính là thể hiện tượng trưng của cây cầu Internet trong không trung, cây cầu mà đệ tử Pháp Luân Công phương Đông và phương Tây xây dựng. Cho nên, cây tùng Ngũ Đại Phu giải thích chính là: đệ tử tu luyện Pháp Luân Công đi con đường tu hành cứu người trong đại nạn; còn cầu Vân Bộ giải thích là: đệ tử Pháp Luân Công phương Đông và phương Tây trên toàn thế giới phối hợp với nhau để giảng chân tướng cứu người. Tiếp theo, chúng ta xem xét cây tùng Vọng Nhân.

Ở trên vách đá phía Tây của cây tùng Ngũ Đại Phu, là cây tùng Vọng Nhân biểu tượng của núi Thái Sơn. Cây tùng Vọng Nhân nằm ngả về trước, cành dài vươn ra, tựa như tha thiết vẫy gọi người dưới chân núi. Tương truyền, rất lâu về trước, nơi đây có một cặp vợ chồng thích làm việc thiện. Một lần họ cứu người thợ trồng hoa bị thương trong núi, người thợ trồng hoa tặng cho họ hạt giống hoa, cặp vợ chồng này đem hạt giống gieo khắp núi, năm sau toàn bộ núi Thái Sơn tràn đầy hương hoa. Còn có một lần họ tiếp tế thợ đá trong núi, sau đó nội trong một đêm thợ đá đã tạc thông đường lên núi. Tận mắt thấy thần thông kỳ nghệ của thợ trồng hoa, thợ đá, người chồng dứt khoát xuống núi học nghệ, người vợ ở lại ngày đêm trông ngóng chồng trở về. Về sau, chỗ người vợ đứng đợi mọc ra gốc cây tùng, đây là sự tích cây tùng Vọng Nhân trên núi Thái Sơn.

Cây tùng Vọng Nhân là biểu tượng của núi Thái Sơn. Kỳ thực cây tùng Vọng Nhân ở Thái Sơn và các sự tích lưu truyền về nó đều ẩn chứa một thiên cơ cực cao, ẩn chứa đạo lý Phật Pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đó chính là: ngôi nhà thực sự của thế nhân là ở trên trời, hoặc cũng có thể nói chân nguyện sinh mệnh của mỗi người ở “lịch sử ngày nay” là trở về ngôi nhà thực sự trên trời của mình, chỉ là con người ở trong mê không biết được điều đó. Tức là: Cổn cổn hồng trần thế gian mê, Mang mang lục lục bất thức kỷ, Vạn cổ nhân sinh đẳng kim triêu, Há sơn học nghệ đăng thiên thê. (Tạm dịch: Hồng trần cuồn cuộn thế gian mê, bận bận bịu bịu không nhận ra bản thân, nhân sinh vạn cổ là để chờ hôm nay, xuống núi học nghệ leo lên chiếc thang về trời).

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập tới văn hóa tam giới gồm thiên giới, nhân giới, địa phủ của Thái An. Từ Hồng Môn đi lên Thái Sơn là thiên giới, cho nên nơi diễn giải thần thoại, truyền thuyết về Vọng Nhân Tùng ứng với thiên giới; người chồng xuống núi học nghệ, không nghi ngờ gì cũng chính là từ thiên giới chuyển sinh đến nhân gian, xuống đến nhân giới; người vợ ngóng đợi người chồng về nhà, cũng chính là ngụ ý rằng thân nhân trên trời không lúc nào không mong chờ người thân xuống núi học nghệ sớm ngày trở về ngôi nhà chân chính trên trời. Đây là cái lý ẩn chứa thiên cơ, ẩn chứa Đạo pháp của cây tùng Vọng Nhân núi Thái Sơn.

Đối với thiên cơ này, kỳ thực tất cả những người tu hành chân chính từ cổ chí kim đều biết đạo lý này, cho nên mới có văn hóa tu hành của nhân loại. Mật mã thời gian của Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, bởi vì “lịch sử ngày nay” là một thời kỳ lịch sử đặc thù: ngày nay là thời mạt Pháp mạt kiếp. Tuyệt đại bộ phận người trên đời ngày hôm nay, chẳng những là từ các thiên giới khác nhau đi tới nhân giới, mà còn đang phải đứng trước các lựa chọn vận mệnh khác nhau: chọn con đường về trời; hay chọn bị đào thải cùng Trung Cộng. Cũng giống như đông đảo thế nhân, đệ tử tu luyện Pháp Luân Công cũng từ các thiên giới khác nhau đi xuống nhân gian, chỉ có điều đệ tử Pháp Luân Công là những người đầu tiên thức tỉnh, là những người tu hành đầu tiên phản bổn quy chân, giống như Tần Tùng, họ là sứ giả vị “công”, vì người khác gánh vác sứ mệnh cứu người thời mạt kiếp. Sứ mệnh lịch sử của đệ tử Pháp Luân Công được tập trung thể hiện ở miếu Thái Sơn (miếu núi Đại), chúng tôi sẽ giải nghĩa sau.

Nội hàm ngụ ý của cây tùng Vọng Nhân núi Thái Sơn là: đại biểu cho nỗi niềm tha thiết trông mong của thân nhân ở thiên giới với thế nhân ngày nay, hy vọng thế nhân sớm ngày bước lên đường quay về thiên giới, vì vậy cây tùng Vọng Nhân còn được gọi là tùng Nghênh Khách, nghênh tiếp người xuống núi học nghệ trở về. Vậy đường về trời là gì? Việc tu hành cũng giống như leo núi Thái Sơn, đi theo đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công là có thể viên mãn về nhà. Chúng ta hãy xem Thập Bát Bàn.

Từ bia đá “Đối Tùng Sơn” đi tiếp lên phía Bắc là Thập Bát Bàn. Dưới Thập Bát Bàn có Thăng Tiên Phường, lên trên có Nam Thiên Môn, đoạn đường lên Nam Thiên Môn là đoạn cuối cùng lên đỉnh Thái Sơn, cũng là đoạn dốc nhất, hiểm trở nhất trên toàn bộ đường lên núi, trên đoạn đường dài không tới 1km này, nhưng đã cao thêm hơn 400m so với mặt biển, độ dốc tới hơn 70 độ. Trong bố cục từ Thập Bát Bàn lên đỉnh Thái Sơn chúng ta thấy mấy tầng hàm nghĩa như sau:

Nó tượng trưng cho đệ tử tu luyện leo Thập Bát Bàn là “Thập bát tử” (十八子), “thập bát tử” là hợp thành chữ “Lý” (李), ám chỉ đệ tử Pháp Luân Công là đệ tử của vị sư phụ họ “Lý”.

Độ dốc và độ hiểm của Thập Bát Bàn ngụ ý cho sự gian nan của đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Bởi vì đệ tử Pháp Luân Công tu hành không thoát ly người thường: ngoài việc đối mặt với trấn áp bức hại tàn khốc của Trung Cộng; còn phải thời thời khắc khắc đối mặt với việc người xung quanh không hiểu được mình; lúc nào cũng đối mặt với sự dụ hoặc của các chủng chấp trước; hơn nữa người đời nhìn chung là bị Trung Cộng tẩy não, độ khó của việc giảng chân tướng khuyên Tam thoái là cực đại. Cho nên thân thể, tâm lý của đệ tử Pháp Luân Công phải chịu áp lực cực lớn trên mọi phương diện, con đường tu hành mà bản thân đệ tử Pháp Luân Công đi này cũng giống như độ dốc và độ hiểm trở của Thập Bát Bàn núi Thái Sơn.

Số “thập bát” 18 còn ngụ ý là “thành”. Bởi vì văn hóa Trung Quốc đặt định chính là 18 tuổi thì tiến vào tuổi thành niên, ngạn ngữ cũng có nói “Nữ đại thập bát biến”, nên “số 18” trong Thập Bát Bàn Thái Sơn ám chỉ: thành, tu thành. Cho nên chúng ta thấy Thập Bát Bàn bố cục là: số “18” diễn dịch là “thành”; Thông Thiên Hà diễn dịch là “Thông thiên”; cổng Thăng Tiên giải nghĩa là “Thăng tiên”; Nghênh Khách Tùng diễn dịch là “đón khách” học nghệ trở về.

Cũng là nói, leo lên trên Thập Bát Bàn chính là Nam Thiên Môn, ý là đi hết toàn bộ hành trình tu luyện, đạt tới cảnh giới viên mãn. Như vậy Nam Thiên Môn triển hiện tu thành viên mãn như thế nào? Chúng ta hãy đọc bài sau “Long phượng phi tường Nam Thiên Môn”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268319

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (5): Cây tùng Vọng Nhân thông lên trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (4): Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành

https://chanhkien.org/2022/01/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-4-trung-thien-mon-doan-giua-con-duong-tu-hanh.htmlFri, 28 Jan 2022 09:59:16 +0000https://chanhkien.org/?p=28295Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Trung Thiên Môn Leo lên những vách đá dựng đứng trên đỉnh Hồi Mã Lĩnh là đến Trung Thiên Môn. Trung Thiên Môn nằm trên đỉnh Hoàng Hiện Lĩnh, bên sườn núi này có ngôi đền thờ bằng đá Trung Thiên Môn. Đến Trung Thiên Môn là đi được […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (4): Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành

 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Trung Thiên Môn

Leo lên những vách đá dựng đứng trên đỉnh Hồi Mã Lĩnh là đến Trung Thiên Môn. Trung Thiên Môn nằm trên đỉnh Hoàng Hiện Lĩnh, bên sườn núi này có ngôi đền thờ bằng đá Trung Thiên Môn. Đến Trung Thiên Môn là đi được phân nửa lộ trình leo Thái Sơn; Trung Thiên Môn cao 800 mét so với mặt biển, tức là chỉ bằng một nửa độ cao núi Thái Sơn, vì thế mới gọi là Trung Thiên Môn.

Thái Sơn có tam môn (ba cổng): đầu tiên là Nhất Thiên Môn ở phía dưới cung Hồng Môn và nằm trên đường Hồng Môn; tiếp đến là Trung Thiên Môn ở Hoàng Hiện Lĩnh; cuối cùng là Nam Thiên Môn ở điểm cuối Thập Bát Bàn. Tam môn này là thể hiện của ba mốc: nhập môn, giữa chặng đường và điểm kết thúc trên con đường tu hành. Về vị trí địa lý, Trung Thiên Môn nằm ở giữa chặng đường leo núi Thái Sơn; về vai trò của Trung Thiên Môn, ngụ ý giống như nửa chặng đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Giữa đường thì không phải là đỉnh núi, không phải là nơi cao nhất, cho nên mới gọi ngọn núi nơi đặt Trung Thiên Môn là Hoàng Hiện Lĩnh, thể hiện ý tứ là thấp bé, bởi vì giải thích chữ Hán của chữ “hiện” (峴) là núi non thấp bé. Màu sắc đại biểu cho Phật gia là màu hoàng (vàng) kim, cho nên cũng giống như hàm nghĩa trong tên của Trung Thiên Môn, hàm nghĩa của tên gọi Hoàng Hiện Lĩnh chính là: nửa chặng đường tu luyện Phật Pháp. Từ Trung Thiên Môn có thể thấy được Nam Thiên Môn, cho nên chữ “hiện” (tức do bộ sơn 山 – nghĩa là núi và bộ kiến 见 – nghĩa là nhìn tạo thành), chính là “sơn kiến” – nhìn thấy đỉnh núi; trong tu hành chính là nhìn thấy hy vọng. Cho nên Trung Thiên Môn, Hoàng Hiện Lĩnh, cùng nhau thể hiện nội hàm là đi được nửa con đường hồi thiên. Như vậy dấu mốc đi một nửa chặng đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công là gì? Chính là Trung Cộng bắt đầu cuộc đàn áp bức hại đối với đệ tử Pháp Luân Công, thể hiện đối ứng ở Trung Thiên Môn chính là con hổ.

Ở phía Bắc của Trung Thiên Môn còn có một khối đá kỳ lạ, hình dáng như con hổ nằm, gọi là Hổ Phụ Thạch. Bênh cạnh Hổ Phụ Thạch có hai ngôi miếu thờ hổ, trong miếu dựng tượng Triệu Công Nguyên Soái tay cầm roi sắt, mặc áo bào hổ đen vắt ngang qua thân. Theo truyền thuyết, Trung Thiên Môn ngày xưa có nhiều hổ, nên người xưa lập hai ngôi miếu thờ hổ đen để trấn áp thú dữ trên núi. Người thời nay coi hai ngôi miếu thờ hổ là miếu Thần Tài, họ đến để dâng hương cầu tài. Đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, vậy vì sao lại sắp xếp hổ ở giữa đường leo lên núi Thái Sơn? Bởi vì ẩn dụ của hổ ở Trung Thiên Môn chính là Trung Cộng, nó là con hổ cản đường trên đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công.

Ở dưới chân núi Thái Sơn, phía Đông của đường Hồng Môn có một ngọn núi tên là Hổ Sơn, sở dĩ tên Hổ Sơn là lấy từ một điển cố của Khổng Tử. Sách Lễ ký – Đàn cung hạ ghi chép: Khổng Tử và Tử Lộ đi qua sườn núi Thái Sơn, trên đường đi gặp một phụ nữ khóc thảm thiết trước ngôi mộ, được biết vị phu nhân này có nhiều thân nhân đã chết vì nạn hổ ở nơi này. Khổng Tử hỏi cớ vì sao không rời khỏi nơi này, phu nhân nói ở đây “vô hà chính” (không bị cai trị hà khắc). Chính là nói mọi người thà rằng ở nơi có nạn hổ mà “vô hà chính”, chứ không muốn sống nơi bị cai trị hà khắc, đây là lai lịch của câu “hà chính mãnh ư hổ” (cai trị hà khắc đáng sợ như hổ), gọi là Hổ Sơn là nguyên cớ ấy. Như vậy đối ứng với Hổ Sơn trong “lịch sử ngày nay” là ai? Không nghi ngờ gì đó là sự cai trị bạo lực của Trung Cộng.

Toàn thế giới đều biết, Trung Quốc đại lục hiện nay là xã hội khe khắt với dân chúng nhất trên thế giới, “sự cai trị hà khắc” của Trung Cộng gây ra tội lỗi chồng chất. Thế nhưng dưới sự thao túng dư luận của Trung Cộng, người dân ở Trung Quốc đại lục đã quen với sự cai trị hà khắc của Trung Cộng, dường như đã coi cai trị hà khắc là đương nhiên. Hành động tàn bạo độc ác nhất, không thể tưởng tượng được nhất trong lịch sử cai trị hà khắc của Trung Cộng là mưu đồ xóa sổ “Chân – Thiện – Nhẫn”, đàn áp Pháp Luân Công, bức hại một quần thể người tu hành luyện công, cho nên sự thống trị của Trung Cộng là phiên bản hiện đại của câu nói “hà chính mãnh ư hổ”. Trung Cộng thành lập từ năm 1921 đến nay, trong những người đứng đầu Trung Cộng chỉ có kẻ đầu sỏ gây tội ác bức hại Pháp Luân Công là Giang Trạch Dân là tuổi hổ; “hà chính ư mãnh hổ” đó của Trung Cộng quả đúng là hổ chắn ngang đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Đây chính là nguyên nhân hổ được an bài ở Trung Thiên Môn, giữa đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Vậy vì sao lại sắp đặt “hai ngôi miếu thờ hổ” ở Trung Thiên Môn? Bởi vì Trung Cộng là thể chế mà hai kẻ đứng đầu đấu đá nội bộ lẫn nhau, hai hổ đấu nhau, cho nên hai ngôi miếu thờ hổ là thể hiện miếu thờ Trung Cộng. Thảo nào ngày nay người ta đã biến hai ngôi miếu thờ hổ trở thành miếu Thần Tài, bởi vì vai trò lịch sử của hai ngôi miếu thờ hổ là Trung Cộng, các tổ chức của Trung Cộng chính là miếu Thần Tài mà rất nhiều người đặt hy vọng thăng quan phát tài vào đó.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu đàn áp đệ tử Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Ngày 23 tháng 1 năm 2001, nhằm tìm lý do đàn áp Pháp Luân Công, Trung Cộng đã sắp đặt vụ “Tự thiêu ở Thiên An Môn” chấn động trong ngoài nước, rập trời vu cáo, hãm hại, bôi nhọ Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công gặp phải hoàn cảnh khủng bố như bị núi Thái Sơn đè xuống. Thế nhưng, đối với người tu hành chân chính mà nói, ma nạn là cơ hội đề cao. Đối mặt với hổ ngáng đường tu hành, đối mặt với cuộc đàn áp bức hại của Trung Cộng, những đệ tử Pháp Luân Công chân tu dứt khoát lựa chọn tiến về phía trước. Thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh trăm khó vạn khổ, trải qua chín chín tám mươi mốt nạn. Con đường Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh chính là con đường trảm yêu trừ ma; con đường đệ tử Pháp Luân Công đi cũng là con đường trảm yêu trừ ma (vạch trần Trung Cộng, giải thể Trung Cộng). Cho nên con ma mà đệ tử Pháp Luân Công cần trừ bỏ là u linh đến từ phương Tây, là rồng đỏ ma đỏ Trung Cộng. Nội hàm trừ yêu diệt ma, vạch trần Trung Cộng này được thể hiện đối ứng tại địa danh Đảo Tam Bàn của Trung Thiên Môn.

Từ Trung Thiên Môn tiếp tục đi lên phía trước, có một đoạn đường dốc xuống ở sườn núi phía Bắc, đây là đoạn đường duy nhất phải đi dốc xuống trên con đường cổ lên núi, đoạn đường mòn cổ này chính là Đảo Tam Bàn. Cảnh quan đáng chú ý hai bên Đảo Tam Bàn là Hổ Khắc Thạch, Trảm Vân Kiếm. “Đảo” có nghĩa là thoái lui; “Đảo Tam” chính là “Tam thoái”, ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng với thế nhân vạch trần Trung Cộng, khuyên thế nhân thoái xuất các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, cũng gọi là “Tam thoái”.

Chúng ta biết câu chuyện lịch sử Ðát Kỷ gây họa loạn triều đình. Ðát Kỷ mê hoặc Thương Trụ Vương, mà phía sau Ðát Kỷ là yêu tinh cáo chín đuôi. Nếu không có yêu tinh cáo chín đuôi thì Ðát Kỷ sẽ không có ma lực lớn như vậy, cho nên muốn đối phó với Ðát Kỷ thì phải diệt trừ yêu tinh cáo chín đuôi đằng sau Đát Kỷ. Để đối phó với yêu tinh cáo, chỉ dùng sức người thì không được, chỉ có cách dùng Pháp lực. Cho nên chúng ta thấy trong Phong Thần diễn nghĩa, đạo nhân Vân Trung Tử ở Chung Nam Sơn đã nhìn thấu Ðát Kỷ, ông muốn diệt trừ yêu tinh cáo, nên đã gọt cành cây tùng làm thành cây kiếm gỗ, dâng lên Thương Trụ Vương để đặt trong cung, trấn yêu tinh cáo chín đuôi. Đáng tiếc Thương Trụ Vương bị ma quỷ làm mê mờ, có mắt không thấy Thái Sơn, cự tuyệt kiếm gỗ tùng của Vân Trung Tử, cuối cùng rơi vào kết cục mất nước tự thiêu.

Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây, là rồng đỏ, cho nên muốn diệt trừ tà linh Trung Cộng thì cũng giống như trường hợp của Đát Kỷ, không ai có thể làm được, chỉ có thể dùng Pháp lực, dùng năng lượng Phật pháp để diệt trừ nó. Đệ tử Pháp Luân Công vạch trần Trung Cộng, phơi bày hành vi tàn ác dàn dựng nên vụ “Tự thiêu ở Thiên An Môn” của Trung Cộng ra ánh sáng, chính là hy vọng mọi người nhận rõ Trung Cộng, thoái khỏi các tổ chức của Trung Cộng. Khi mọi người đều thoái khỏi tổ chức của tà linh Trung Cộng, thì tà linh Trung Cộng sẽ mất đi hoàn cảnh để tiếp tục tồn tại, như thế nó sẽ mất đi năng lực khống chế tư tưởng con người. Trung Cộng đã không còn nhân tố phía sau để dựa vào, mất đi sự thao túng đằng sau, thì cũng giống như yêu tinh cáo bị diệt, Ðát Kỷ bị giết, như vậy kết cục của Trung Cộng dĩ nhiên chính là giải thể diệt vong. Như vậy từ ý nghĩa này mà nói, đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên thế nhân tam thoái, chính là đả hổ; đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là dùng cây kiếm gỗ tùng của Vân Trung Tử. Đây chính là dụng ý của việc sắp xếp Trảm Vân Kiếm và Hổ Khắc Thạch trên đường Đảo Tam Bàn.

Trảm Vân Kiếm ở Đảo Tam Bàn

Trên đường mòn Đảo Tam Bàn có dựng một khối đá to, trên đó có khắc chữ Trảm Vân Kiếm. Theo truyền thuyết, có một nhóm người hái thuốc ở đây đột nhiên gặp mây đen cuồn cuộn, rồi bị lạc đường gặp nạn. Một người hái thuốc trẻ tuổi tung người nhảy lên không trung, đâm rách mây đen, cứu mọi người lạc đường, Trảm Vân Kiếm chính là hóa thân của người hái thuốc trẻ tuổi này. Còn có một lời kể, tác dụng của Trảm Vân Kiếm là chém mây đuổi mưa. Câu chuyện trên tựa như là truyền thuyết thần thoại, nhưng kỳ thực ẩn chứa nội hàm ý nghĩa chân thực. Đệ tử Pháp Luân Công vạch trần Trung Cộng, khuyên thế nhân tam thoái chính là Trảm Vân Kiếm “chém mây đuổi mưa”, tức là đang giảng chân tướng cứu người trong họa nạn. Tại sao là “chém mây”? Bởi vì Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây, u linh là tà linh ở không gian khác, cho nên kiếm “đuổi mưa” vạch trần Trung Cộng chính là “Trảm Vân Kiếm”.

Đến Trung Thiên Môn là đi được nửa đường lên núi Thái Sơn; tượng trưng cho một nửa chặng đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Bước trên Đảo Tam Bàn, chính là tiếp tục tiến về phía trước lên núi Thái Sơn; đối mặt hổ ngáng đường Trung Cộng, dứt khoát giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là đệ tử chân tu tiếp tục đi về phía trước trên đường tu hành. Cho nên Trung Thiên Môn ở Hoàng Hiện Lĩnh, cũng chính là điểm phân chia học viên Pháp Luân Công chân tu và giả tu, cột mốc của những đệ tử chân tu chính là Đảo Tam Bàn thể hiện cho việc giảng chân tướng, khuyên tam thoái. Đây chính là vai trò của Trung Thiên Môn.

Mời xem tiếp phần 5: Cây tùng Vọng Nhân thông lên trời

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268318

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (4): Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành

 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (3): Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổhttps://chanhkien.org/2022/01/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-3-lau-van-tien-du-ngon-thien-co.htmlWed, 26 Jan 2022 01:41:11 +0000https://chanhkien.org/?p=28287Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn Thành phố Thái An từ xưa đã được đặt định là nơi văn hóa tam giới; tam giới chính là thiên giới, nhân giới và âm phủ giới. Sự phân chia Tam giới ở Thái An là: núi Thái Sơn từ cổng […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (3): Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn

Thành phố Thái An từ xưa đã được đặt định là nơi văn hóa tam giới; tam giới chính là thiên giới, nhân giới và âm phủ giới. Sự phân chia Tam giới ở Thái An là: núi Thái Sơn từ cổng Hồng Môn trở lên là thiên giới; thành phố Thái An từ cổng Hồng Môn trở xuống thuộc về nhân giới; khu vực núi Cao Lý phía tây sông Nại Hà, phía trước đỉnh Ngạo Lai là âm phủ giới, âm phủ còn gọi là âm tào địa phủ.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, danh từ “lên núi” có hàm nghĩa là tu luyện, vì vậy hầu hết các ngôi chùa Phật và Đạo quán ở Trung Quốc đều được xây dựng ở trên núi, hơn nữa đều xây dựng ở những nơi rất cao, cheo leo hiểm trở, mục đích hiển nhiên thể hiện cảnh giới cao mà người tu luyện hướng tới, đồng thời cũng ám chỉ những khó khăn, gian khổ mà người tu luyện phải trải qua. Vì vậy chúng ta thấy chữ Tiên (仙) được ghép bởi chữ nhân (亻) và chữ sơn (山), thể hiện người lên núi hay người ở trên núi.

Đi qua cổng Hồng Môn, điểm đến đầu tiên là Lầu Vạn Tiên, nghĩa là vị trí Lầu Vạn Tiên thuộc về phần Thiên giới từ cổng Hồng Môn trở lên, nói cách khác con đường lên núi Thái Sơn chính là tượng trưng cho con đường thông đến Thiên giới. Cái tên Lầu Vạn Tiên đã cho chúng ta biết nội hàm mà lịch sử trao cho núi Thái Sơn: con đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của người tu luyện. Vậy vì sao Lầu Vạn Tiên lại thể hiện số lượng lớn “Vạn Tiên”? “Vạn Tiên” này chỉ những ai?

Như chúng tôi đã giải thích ở phần trước: Ẩn đố của núi Thái Sơn được giải đáp trong bản khắc đá “Kinh Thạch Dục” nằm tại thung lũng phía Đông cổng Hồng Môn, đó là: Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp vào “lịch sử ngày nay”; bộ thủy (氺) trong chữ Thái (泰) của Thái Sơn giải thích mật mã thời gian chính là “lịch sử ngày nay”; tương tự, đỉnh Ngạo Lai cũng thể hiện triều đại đỏ của Trung cộng trong “lịch sử ngày nay”. Tức là, toàn bộ núi Thái Sơn đều thể hiện “lịch sử ngày nay”, toàn bộ văn hóa núi Thái Sơn đều vì ngày hôm nay mà trải đường cho lịch sử, đặt định nền văn hóa lịch sử hôm nay, vậy thì chữ “Vạn Tiên” trong Lầu Vạn Tiên chắc chắn cũng để chỉ một quần thể người tu hành Phật Pháp trong “lịch sử ngày nay”, tức là các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công.

Tại sao nói chữ “Vạn Tiên” trong Lầu Vạn Tiên ẩn dụ chỉ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công ngày nay? Chính là vì Hỏa Diệm Sơn trên đỉnh Ngạo Lai ám chỉ ngọn lửa giả trong vụ án tự thiêu ở Thiên An Môn do Trung cộng sắp đặt, nó đại diện cho sự đàn áp bức hại của Trung cộng đối với đệ tử Pháp Luân Công, mà Trung cộng đàn áp bức hại đệ tử Pháp Luân Công kỳ thực chính là bức hại người tu luyện, bởi vì Pháp Luân Công chính là pháp môn tu luyện Phật Pháp; đỉnh Ngạo Lai cheo leo lởm chởm, ngạo nghễ không cúi đầu trước núi Thái Sơn, là thể hiện Trung cộng ngạo mạn, kẻ cầm đầu Trung cộng là Giang Trạch Dân chỉ vì tâm tật đố (ngạo mạn, ganh ghét) mà đã phát động cuộc đàn áp bức hại các đệ tử Pháp Luân Công. Vậy thì hiển nhiên “Vạn Tiên” của Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn cũng chính là ám chỉ “lịch sử ngày nay” và chỉ những người tu luyện Phật Pháp bị Trung cộng đàn áp bức hại – những đệ tử tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện Phật Pháp, đệ tử Pháp Luân Công là một quần thể người tu luyện đang đi trên con đường tu hành, vậy theo nghĩa này mà nói, quần thể đệ tử Pháp Luân Công chính là “Vạn Tiên”. Nếu như “Vạn Tiên” của Lầu Vạn Tiên là ẩn dụ chỉ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, vậy thì vai trò của lịch sử giao cho núi Thái Sơn chính là: con đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của các đệ tử Pháp Luân Công. Giải khai những bí ẩn lớn nhất của núi Thái Sơn, chúng ta có thể hiểu được dụng ý vì sao lịch sử lại tạo nên đỉnh Ngạo Lai cheo leo lởm chởm, ngạo nghễ không cúi đầu trước đỉnh Thái Sơn, bởi vì mối quan hệ giữa đỉnh Ngạo Lai với núi Thái Sơn là: đỉnh Ngạo Lai đại biểu cho triều đại đỏ của Trung cộng, đại biểu cho Trung cộng; còn núi Thái Sơn tượng trưng cho các đệ tử Pháp Luân Công đang bước trên con đường tu luyện Phật Pháp ở trong môi trường xã hội của triều đại đỏ. Chúng ta tiếp tục xem xét bố cục của Lầu Vạn Tiên, tại sao “Vạn Tiên” là ẩn dụ cho các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công đang đi trên con đường tu hành?

Lầu Vạn Tiên là tòa lầu hai tầng nằm trên con đường cổ lên núi Thái Sơn, con đường đó đi xuyên qua cổng của Lầu Vạn Tiên, ở phía Đông Nam tòa lầu có một quảng trường nhỏ, ở cổng phía Nam (tức là lối vào chính) có khắc chữ  “Lầu Vạn Tiên”, ở cổng phía Bắc (tức là lối ra để lên núi Thái Sơn ) khắc chữ “Nơi tạ ơn”. Xung quanh Lầu Vạn Tiên, trên vách đá phía Tây lầu có động “Ẩn Chân” và động “Con rùa”, ở phía Đông Nam lầu có bia đá “Tam nghĩa bách”, cách tháp phía Bắc không xa còn có một bức khắc đá “Trùng nhị” và “bia tưởng niệm liệt sỹ cách mạng” của Trung cộng. Bố cục của Lầu Vạn Tiên là một lời dự đoán rằng vào tháng 4 năm 1999 sẽ có vạn đệ tử Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện, và tháng 1 năm 2001, Trung cộng sẽ sắp đặt sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Ngày 23/4/1999, cảnh sát Thiên Tân đột nhiên bắt giữ hàng chục đệ tử Pháp Luân Công đang luyện công tại công viên. Nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã đến chỗ cảnh sát Thiên Tân để đòi thả những người bị bắt, cảnh sát Thiên Tân nói rằng Bắc Kinh đã ra lệnh bắt người, vì vậy có thể đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ngày 25/4/1999, có khoảng 10.000 đệ tử Pháp Luân Công đã tự phát đến Trung Nam Hải để thỉnh nguyện, yêu cầu chính quyền thả người bị bắt và hỏi lý do bắt người. Gần 10.000 đệ tử Pháp Luân Công tự phát xếp thành hàng chỉnh tề đứng dọc theo vỉa hè đường, chờ sự trả lời của chính phủ. Lúc ấy với sự xử lý thích đáng của thủ tướng Chu Dung Cơ, các đệ tử Pháp Luân Công đã nhanh chóng rời đi. Sau đó 10.000 đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện trong hòa bình ấy lại bị Trung cộng vu cáo thành 10.000 đệ tử Pháp Luân Công bao vây tấn công Trung Nam Hải, đó là tóm tắt về sự kiện ngày 25/4/1999.

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã hạ lệnh đàn áp, bắt giữ các đệ tử Pháp Luân Công quy mô lớn trên toàn quốc, hơn nữa còn dấy động tất cả bộ máy tuyên truyền để bôi nhọ Pháp Luân Công, bôi nhọ ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công, kể từ đó Trung cộng đã bắt đầu đàn áp bức hại đối với các đệ tử Pháp Luân Công.

Để kích động sự thù hận của quần chúng đối với Pháp Luân Công, và để tạo lý do, tạo dư luận xã hội nhằm đàn áp Pháp Luân Công, vào đêm giao thừa ngày 23/1/2001, Trung cộng đã bí mật lên kế hoạch sự kiện tự thiêu ở Thiên An Môn để vu oan cho Pháp Luân Công. Trung cộng đã tự biên tự diễn và quay phim vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn, rồi rầm rộ chiếu đoạn phim đó trên toàn quốc, đồng thời phát đi toàn thế giới, nhằm vu oan giáng tội cho Pháp Luân Công, lấy đó làm lý do để đàn áp. Đây là chân tướng thực sự của vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Đối mặt với những vu khống bịa đặt và sự đàn áp vô lý điên cuồng, rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã liên tiếp đến quảng trường Thiên An Môn để hô lên tiếng nói tự đáy lòng “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, “Hãy trả lại sự trong sạch cho Sư phụ của chúng tôi”, mục đích là để nhân dân không hiểu sai về Pháp Luân Công. Chúng ta hãy xem xét bố cục xung quanh Lầu Vạn Tiên nằm trên con đường cổ lên núi Thái Sơn, nó đã biểu hiện sự kiện thỉnh nguyện 25/4 và sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An môn, cũng như biểu hiện việc các đệ tử Pháp Luân Công đến Thiên An Môn thế nào.

Sự kiện thỉnh nguyện 25/4 và sự việc tự thiêu giả ở Thiên An môn đều xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, cho nên bố trí những thắng cảnh ở Lầu Vạn Tiên tương ứng với bố cục của Thiên An Môn ở Bắc Kinh:

Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn đối ứng với cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh; quảng trường nhỏ ở phía trước Lầu Vạn Tiên là đối ứng với quảng trường Thiên An Môn.

Bia tưởng niệm liệt sỹ cách mạng ở Lầu Vạn Tiên đối ứng với đài tưởng niệm các anh hùng nhân dân ở Thiên An Môn.

Động con rùa ở Lầu Vạn Tiên đối ứng với lăng Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn, do nguyên thần của Mao Trạch Đông là con rùa.

Lầu Vạn Tiên: “Vạn Tiên” ngụ ý vạn (10.000) đệ tử Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện hòa bình ở Trung Nam Hải chỉ vào ngày 25/4/1999.

Nơi tạ ơn: thể hiện hành động của đệ tử Pháp Luân Công để minh oan cho Sư phụ tại quảng trường Thiên An Môn, chính là để cảm tạ ân Sư, vì thế từ góc độ này mà nói, quảng trường Thiên An Môn là nơi tạ ơn.

Động ẩn chân: Thể hiện Trung cộng che dấu chân tướng sự thật việc vạn (10.000) đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999; Trung cộng che dấu chân tướng việc tự biên tự diễn vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Bản khắc đá “Trùng nhị”: bề mặt là chỉ “trăng gió” vô biên, thực tế là ẩn dụ Trung cộng che giấu chân tướng, tuyên truyền vu cáo hãm hại đối với Pháp Luân Công. Bởi vì trăng (月) ý là âm (阴), gió ý là truyền đi, đại biểu cho tuyên truyền, vậy thì “trăng gió” (風月) vô biên nghĩa là: gió âm, lời nói dối vô biên, tuyên truyền vu cáo hãm hại hoàn toàn không có ranh giới đạo đức.

Tam nghĩa bách: ẩn ý là các đệ tử Pháp Luân Công đến Thiên An Môn để truyền bá Chân-Thiện-Nhẫn, vạch trần Trung cộng, để cho quần chúng nhân dân hiểu được chân tướng, vì thế “Tam nghĩa bách” ngụ ý là chỉ Chân-Thiện-Nhẫn.

Vì vậy chúng ta thấy rằng, cách bố trí các di tích xung quanh Lầu Vạn Tiên trên con đường cổ lên núi Thái Sơn là ăn khớp với quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 của đệ tử Pháp Luân Công trên con đường tu luyện phải đi qua, và là triển hiện hình ảnh của sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Vậy thì theo ý nghĩa này, Lầu Vạn Tiên cũng chính là lời dự ngôn từ thiên cổ về sự kiện ngày 25/4 và sự kiện vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Kỳ thực bố trí các địa danh dọc hai bên đường từ cổng Hồng Môn đến cổng Trung Thiên Môn đều là để thể hiện chủ đề của Lầu Vạn Tiên, thể hiện ra dự ngôn từ thiên cổ của Lầu Vạn Tiên, như Cung Đấu Mẫu, bốn cây hòe, thắng cảnh Hồi Mã Lĩnh v.v.

Phía bắc Lầu Vạn Tiên là Cung Đấu Mẫu. Cung Đấu Mẫu là ngôi đền nằm theo hướng đông sang tây, cho thấy nó ở vị trí đền thờ phụ, trong đền có thờ tượng Đấu Mẫu. Đấu Mẫu còn được gọi là Đấu Lão. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, mật mã thời gian của núi Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, nói cách khác toàn bộ lịch sử văn hóa của núi Thái Sơn đều được bố cục và đặt định để thể hiện “lịch sử ngày nay”. Vậy thì ai là “Đấu Mẫu” trong “lịch sử ngày nay”? Không nghi ngờ gì đó chính là mẹ đảng Trung cộng (Trung cộng tuyên truyền nó là mẹ của nhân dân Trung Quốc).

Bởi vì từ quân đội đến chính quyền địa phương, từ cơ quan nhà máy đến hầm mỏ, từ trung ương đến các thôn làng, toàn bộ chính quyền đỏ này đều là thể chế đấu đá nội bộ của hai người đứng đầu Trung cộng, vì vậy gọi mẹ đảng Trung cộng là Đấu Mẫu (người mẹ tranh đấu) quả không có sai.

Bởi vì Mao Trạch Đông, người sáng lập Trung cộng, có câu nói nổi tiếng: “Đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, đấu với người là niềm vui vô tận”. Bởi vì Trung cộng tín phụng vào triết học đấu tranh, nên mẹ đảng Trung cộng là “Đấu Lão” tinh thông thuật đấu tranh. Vì vậy danh hiệu Đấu Lão, Đấu Mẫu trong lịch sử ngày nay không ai khác chính là mẹ đảng Trung cộng. Vậy thì cung Đấu Mẫu thể hiện cho mẹ đảng Trung cộng, Lầu Vạn Tiên thể hiện cho sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn, mối quan hệ về bố cục này là: “Đấu mẫu” Trung cộnghắc thủ ở phía sau chỉ đạo sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Ở cổng phía Tây Cung Đấu Mẫu có một cây hòe cổ thụ, được người dân gọi là cây hòe Ngọa Long (cây hòe rồng chầu). Cây hòe cổ thụ này có một cành to nằm ngang cách mặt đất 8 mét, rồi từ đó một cành mới lại mọc lên thành cây, hai cây này nối liền với nhau, giống như con rồng nằm ngẩng đầu, vì thế mới gọi là cây hòe Ngọa Long. Cây hòe này hiện đã được đưa vào danh mục bảo tồn di sản thế giới. Cây hòe Ngọa Long này là biểu tượng của Cung Đấu Mẫu, nó cũng trở thành biểu tượng của Trung cộng. Chúng ta cùng xem xét bốn cây hòe cổ thụ ở Cung Đấu Mẫu.

Ở phía Bắc Cung Đấu Mẫu là thắng cảnh bốn cây hòe, nơi đây vốn có bốn cây hòe cực kỳ to lớn do Trình Giảo Kim người nước Lỗ thời triều Đương trồng, trong đó có hai cây đã bị chết khô từ lâu. Năm 1978 cây thứ ba bị đổ ngang trên con đường cổ núi Bàn, chặn đường người lên núi, vì thế mà xứng với cái tên “Trình Giảo Kim chặn giữa đường”. Hiện nay người lên núi phải chui qua bên dưới cây hòe đổ ngang này. Chỉ còn cây thứ tư còn sống, nằm ở phía đông đường Bàn.

Con đường lên núi Thái Sơn là tượng trưng cho con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công. Vậy thì ngọn lửa giả trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn như dự ngôn từ Lầu Vạn Tiên mà Trung cộng tạo nên trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công, cũng giống như cây hòe “Trình Giảo Kim chặn giữa đường” bị đổ ngang, là một “Trình Giảo Kim” chặn ngang trên con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Đây là vai trò của bốn cây hòe cổ thụ.

Nói về cây hòe, chính là nói đến ba loại cây được đặt định trong văn hóa núi Thái Sơn: “Tần tùng”, “Hán bách”, “Đường hòe”. Kỳ thực Tần tùng, Hán bách, Đường hòe của núi Thái Sơn có quan hệ đối ứng với văn hóa tam giới của núi Thái Sơn: Tần tùng đối ứng với Thiên giới; Hán bách đối ứng với nhân giới, Đường hòe đối ứng với âm phủ.

Chữ Tùng (松) do bộ mộc (木) và bộ công (公) tạo thành: diễn giải là vị “công”, vì người khác. Cây tùng thường sống trên núi cao, trên vách đá, nên còn gọi là tùng La Hán, vì vậy từ xa xưa ý nghĩa tượng trưng của cây tùng là tu hành, là trường sinh, vì vậy Tần tùng đối ứng với Thiên giới trong tam giới của núi Thái Sơn. Vậy thì chúng ta hãy xem, bố cục văn hóa Tần tùng của núi Thái Sơn tại địa danh Thập Bát Bàn. Rõ ràng hiểu rộng ra thì Tần tùng đối ứng với đệ tử Pháp Luân Công trên con đường tu hành, chỗ này chúng tôi sẽ giải thích ở phần sau.

Chữ Bách (柏) do bộ mộc (木) và bộ bạch (白) tạo thành, nếu như chúng ta lý giải cây là người, vậy thì cây trắng có thể hiểu là người trong trắng minh bạch, vậy không còn nghi ngờ gì nữa “Bách” là đối ứng với cõi người trong tam giới của núi Thái Sơn, hiểu rộng ra nó đối ứng với người minh bạch, người minh bạch chân tướng trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Vậy thì chúng ta hãy xem, “Tam Nghĩa Bách” trong bố cục Lầu Vạn Tiên chính là thể hiện cho những người hiểu rõ chân tướng các đệ tử Pháp Luân Công truyền đi, cũng như đồng tình với Chân-Thiện-Nhẫn.

Chữ Hòe do bộ mộc (木) và bộ quỷ (鬼) tạo thành: nghĩa là nó đối ứng với âm phủ trong tam giới của núi Thái Sơn, hiểu rộng ra là đối ứng với Trung cộng. Bởi vì Trung cộng là bóng ma đến từ phương Tây, chữ khôi (魁) trong từ đảng khôi (thủ lĩnh) Trung cộng chính là thể hiện từ con quỷ đấu (do bộ quỷ -鬼 và bộ đấu- 斗tạo thành). Vì vậy chúng ta thấy rằng, Trung cộng giống như cây hòe Ngọa Long ở Cung Đấu Mẫu, Trung cộng cũng giống như bốn cây hòe giữa chừng nhảy ra chặn đường cướp bóc, chính là “Trình Giảo Kim chặn giữa đường” con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Đi qua bốn cây hòe là Mã Hồi Lĩnh, đến Mã Hồi Lĩnh thì con đường lên núi Thái Sơn trở nên rất hiểm trở, tương truyền đây là nơi mà Quang Vũ Đế thời Đông Hán đi cúng tế trời đất ở núi Thái Sơn đến đây thì ngựa không đi được nữa, vì vậy gọi là Mã Hồi Lĩnh (đỉnh núi ngựa quay đầu).

Mã hồi có ý là quay trở lại. Đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của các đệ tử Pháp Luân Công, “mã hồi” trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công hiển nhiên ngụ ý chỉ những người không tiếp tục tu luyện. Vậy thì tương quan bố cục giữa Mã Hồi Lĩnh và Lầu Vạn Tiên là: đối mặt với sự đàn áp bức hại Pháp Luân Công của Trung cộng, một bộ phận người sẽ bị cuốn theo dòng, bị Trung cộng lạm dụng uy quyền dọa nạt nên không thể trụ vững, mà thỏa hiệp và từ bỏ tu luyện. Nói cách khác tu luyện là sóng lớn cuốn cát đi, nếu tu không được thì sẽ bị đào thải, đây là vai trò của Mã Hồi Lĩnh.

Do đó chúng ta thấy rằng con đường cổ lên núi Thái Sơn, đoạn từ cổng Hồng Môn đến cổng Trung Thiên Môn, bố cục cốt lõi là Lầu Vạn Tiên, chủ đề của Lầu Vạn Tiên là triển hiện dự ngôn thiên cổ của lịch sử: sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn do Trung cộng sắp đặt, chính là thể hiện sự đàn áp bức hại của Trung cộng đối với các đệ tử Pháp Luân Công; thể hiện kiếp nạn mà các đệ tử Pháp Luân Công phải đối mặt trên con đường tu hành.

Mời xem tiếp phần 4: Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268317

 

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (3): Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (2): Trên đỉnh Ngạo Lai nhìn thấy triều đại đỏhttps://chanhkien.org/2022/01/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-2-tren-dinh-ngao-lai-nhin-thay-trieu-dai-do.htmlSun, 23 Jan 2022 08:23:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28281Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Đỉnh Ngạo Lai và đồi Phiến Tử Truyện “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân mở đầu tại nước Ngạo Lai; trùng hợp là ở phía Tây núi Thái Sơn lại có một ngọn núi Ngạo Lai. Núi Ngạo Lai cao 900 mét, chỉ cao bằng lưng chừng núi […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (2): Trên đỉnh Ngạo Lai nhìn thấy triều đại đỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Đỉnh Ngạo Lai và đồi Phiến Tử

Truyện “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân mở đầu tại nước Ngạo Lai; trùng hợp là ở phía Tây núi Thái Sơn lại có một ngọn núi Ngạo Lai. Núi Ngạo Lai cao 900 mét, chỉ cao bằng lưng chừng núi Thái Sơn, nhưng những người lần đầu đến Thái Sơn thường ngộ nhận rằng núi Ngạo Lai là núi Thái Sơn. Bởi vì núi Ngạo Lai đứng trước, núi Thái sơn đứng phía sau nên bị khuất tầm nhìn, do đó thời xưa thường miêu tả về núi Ngạo Lai như sau: đỉnh Ngạo Lai sắc nhọn, hùng vĩ, dáng vẻ ngạo nghễ (sừng sững) không cúi đầu trước núi Thái Sơn. Có câu ngạn ngữ cổ “Ngạo Lai cao, Ngạo Lai cao, nhìn gần như ngang hàng với núi Đại (tên xưa của núi Thái), nhìn xa chỉ đến lưng chừng núi Đại”. Vì vậy tính khí, tính cách của núi Ngạo Lai là ngạo mạn, dù thực tại nó không cao bằng Thái Sơn, nhưng lại không cúi đầu trước núi Thái Sơn, đó là ý nghĩa tên gọi của núi Ngạo Lai.

Núi Thái Sơn thực ra gồm hai phần: núi Thái Sơn ở phía Đông và núi Ngạo Lai ở phía Tây. Ngăn cách núi Thái Sơn và đỉnh Ngạo Lai là một khe suối, gọi là suối Vàng, còn được gọi là suối Tây. Suối Vàng là phần thượng nguồn của sông Nại Hà chảy từ Bắc về Nam, qua thành phố Thái An. Tại khe suối của suối Vàng này có đầm Hắc Long rất nổi tiếng, trên đầm có cầu Trường Thọ nối liền núi Ngạo Lai với núi Thái Sơn. Từ cầu Trường Thọ đi về phía Tây, qua chùa Vô Cực, đi tiếp nữa là đến khu vực núi Ngạo Lai. Khu vực núi Ngạo Lai gọi là Thiên Thắng Trại. Thiên Thắng Trại xưa là nơi đồn trú của đội quân Xích Mi (họ bôi lông mày màu đỏ) thời nhà Hán, đến nay tại trại này vẫn còn nhiều di chỉ được lưu lại của đội quân Xích Mi, ví dụ như cối đá giã gạo, bể đựng nước, đài quan sát… Thiên Thắng Trại ngoài đỉnh núi chính là đỉnh Ngạo Lai, còn có đỉnh Kê Quan, đồi Phiến Tử, núi Hỏa Diệm Sơn, động Nguyệt Lượng (suối Nguyệt Lượng)…

Đồi Phiến Tử (cái quạt) đứng độc lập, ba mặt vách đá dựng đứng sắc nhọn, đây chính là đài quan sát của quân Xích Mi thời đó. Phía Bắc đồi Phiến Tử có một ngọn núi gọi là núi Hỏa Diệm Sơn, trong Những câu chuyện về núi Thái Sơn có ghi chép rằng “một đỉnh núi đen gió mạnh kỳ dị” như từng bị lửa thiêu trụi, đây chính là ngọn núi Hỏa Diệm Sơn trên đỉnh Ngạo Lai. Đỉnh Ngạo Lai, đồi Phiến Tử, Hỏa Diệm Sơn, có người nói đó chính là hình mẫu gốc của nước Ngạo Lai trong truyện Tây Du Ký, cái quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa và Hỏa Diệm Sơn. Lại có người nói tác giả Tây Du Ký là Thi Nại Am khi lên kinh đã đi qua núi Thái Sơn, từ cảm thụ về núi Thái Sơn mà viết ra Tây Du Ký. Kỳ thực trên đỉnh Ngạo Lai còn có động Ma Vương, núi Sư Đà Lĩnh, tảng đá hình khỉ đá ngắm biển v.v. Núi Thái Sơn ngoài tảng đá phơi kinh Kinh Thạch Dục, còn có Thông Thiên Hà, Nam Thiên Môn v.v., đây đều là những cái tên xuất hiện trong Tây Du Ký, vì vậy người ta cho rằng núi Thái Sơn là nguyên mẫu của Tây Du Ký.

Như đã nói trước đây, Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn khắc ba chữ giản thể là lái (来 đến), vô (无 không), vạn (万 mười nghìn) và chữ Thái (泰) trong tên núi Thái Sơn đều ẩn chứa mật mã thời gian “lịch sử ngày nay”. Vậy có lẽ đỉnh Ngạo Lai cũng ẩn chứa mật mã thời gian “lịch sử ngày nay” như vậy? Câu trả lời khẳng định là có, thông qua đỉnh Ngạo Lai ta thấy được đặc trưng và trạng thái xã hội ngày hôm nay, từ đó thể hiện mật mã thời gian “lịch sử ngày nay”. Chúng ta hãy xem xét bố cục của đỉnh Ngạo Lai.

Ở phía Tây của Thiên Thắng Trại, gần đỉnh chính của đỉnh Ngạo Lai còn có đỉnh Kê Quan (mào gà); gần đỉnh Ngạo Lai có đầm Hắc Long rất nổi tiếng. Kê Quan, Hắc Long, khiến chúng ta lập tức nghĩ đến tỉnh Hắc Long Giang trên bản đồ hình con gà của Trung Quốc. Bởi vì ở thời điểm “lịch sử ngày nay”, thì bản đồ Trung Quốc có hình con gà, mà mào gà trong bản đồ hình con gà chính là tỉnh Hắc Long Giang. Tức là, đỉnh Ngạo Lai, thông qua đỉnh Kê Quan và đầm Hắc Long, tương ứng thể hiện ra tỉnh Hắc Long Giang trên bản đồ hình con gà hôm nay, tiếp tục giải thích cho ý nghĩa: đỉnh Ngạo Lai là biểu hiện đặc trưng của trạng thái xã hội của quốc gia có bản đồ hình con gà trong “lịch sử ngày nay”.

Vậy thì “lịch sử ngày nay”, ai là mào gà (quan gà)? Ai nắm quyền bính trong đất nước bản đồ hình con gà? Đó là Trung Cộng. Vậy đặc trưng của Trung Cộng là gì?

Thiên Thắng Trại nói lên rằng Trung Cộng là “người mưu đồ định thắng Thiên”, vì vậy mà khu vực đỉnh của núi Ngạo Lai mới gọi là Thiên Thắng Trại, giải thích cho ý nghĩa thắng Thiên, người định thắng Thiên.

Đỉnh Ngạo Lai ý là: Trung Cộng là vô Thần luận, Mao Trạch Đông từng tuyên bố “đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, đấu với người là niềm vui vô tận”. Trung Cộng đã hình thành tính cách tranh đấu, đối nội thì ăn trên ngồi trốc, xa rời quần chúng nhân dân, dùng bạo lực trấn áp để duy trì quyền thống trị; đối ngoại thì dùng ngoại giao sói chiến, ngoại giao uy hiếp cưỡng chế, đối địch với thế giới. Mục tiêu của Trung Cộng là “giải phóng toàn nhân loại”, không chỉ muốn thống lĩnh Trung Quốc, mà còn muốn thống lĩnh thiên hạ, dùng một chữ để khái quát là: ngạo mạn, vì thế mới nói đỉnh Ngạo Lai là tượng trưng cho “mào gà” Trung Cộng.

Quân Xích Mi là: Trung Cộng là đội quân nông dân màu đỏ nổi dậy cướp chính quyền, vì vậy Thiên Thắng Trại chính là đặt định ra văn hóa của đội quân mắt đỏ nổi dậy.

Động Nguyệt Lượng: biểu tượng quốc kỳ của Trung Cộng là năm ngôi sao, trăng và sao luôn đi cùng với nhau, đó là lý do động Nguyệt Lượng (suối Nguyệt Lượng) được đặt ở đỉnh Ngạo Lai.

Dễ nhận thấy rằng đỉnh Ngạo Lai là thể hiện Trung Cộng, sự sắp đặt bố cục văn hóa lịch sử ở nơi đây xoay quanh biểu hiện đặc trưng của Trung Cộng. Nếu nói đỉnh Ngạo Lai đối ứng với nước Ngạo Lai trong Tây Du Ký, vậy thì nước Ngạo Lai chính là ẩn dụ cho nước Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay”. Nếu như đỉnh Ngạo Lai đối ứng với nước Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay”, vậy thì ngọn lửa trên núi Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký đối ứng với ngọn lửa nào của ngày hôm nay? Chính là ngọn lửa trong vụ “tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt dàn dựng.

Vào đêm giao thừa 23 tháng 1 năm 2001, vì để đàn áp các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, Trung Cộng đã bí mật lên kế hoạch ngụy tạo vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn”, sau đó vu oan cho đệ tử Pháp Luân Công. Lửa giả trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn do Trung Cộng lên kế hoạch, đã trở thành lý do lớn nhất để Trung Cộng đàn áp bức hại các đệ tử Pháp Luân Công, ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” cũng đã trở thành một sự kiện dấu mốc quan trọng trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công. Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký cản trở con đường đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng; (tương tự vậy) ngọn lửa giả trong vụ án “tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt cũng là một trở ngại trên con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Tức là, núi Hỏa Diệm Sơn được đặt trên đỉnh Ngạo Lai, chính là đối ứng với ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt trong “lịch sử ngày nay”.

Tại sao Trung Cộng lại muốn đàn áp một quần thể người luyện công? Bởi vì tâm tật đố, chính là tâm tật đố của người cầm đầu Trung Cộng khi đó là Giang Trạch Dân. Pháp Luân Công được truyền xuất ra từ năm 1992, vì Pháp Luân Công tuân theo “Chân – Thiện – Nhẫn” làm người tốt, cộng thêm với hiệu quả kỳ diệu của việc chữa bệnh khỏe người, đã làm cho nhiều người thông qua luyện tập mà đạt được cả thân và tâm khỏe mạnh, nên đã thu hút được rất đông đảo người dân luyện công. Pháp Luân Công được truyền ra thế giới chỉ trong 7 năm từ 1992 đến năm 1999 đã có hơn 100 triệu người luyện tập Pháp Luân Công. Vì thế mà kẻ cầm đầu Trung Cộng là Giang Trạch Dân đã đố kỵ điên cuồng, thấy rằng số người học Pháp Luân Công đã vượt xa số đảng viên Trung Cộng, nên khăng khăng đàn áp, đây là lý do vô lý để Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công. Kỳ thực nguyên nhân cơ bản khiến cho Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công là tâm tật đố. Bản chất của Trung Cộng là ngạo mạn kiêu căng tự đại, ăn trên ngồi trốc xa rời nhân dân, cho nên bất kỳ một chút chấn động tâm lý nào cũng đều làm Trung Cộng bị kích động mà xuất thủ đàn áp hủy diệt.

Đỉnh Ngạo Lai, thông qua nước Ngạo Lai, đồi Phiến Tử, Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký, để triển hiện ra việc Trung Cộng đã dàn dựng ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” để đàn áp bức hại đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, cũng giải thích cho nguyên nhân thực sự Trung Cộng đàn áp bức hại Pháp Luân Công là vì tâm ngạo mạn và tật đố.

Văn hóa đỉnh Ngạo Lai được lịch sử sắp đặt bố cục công phu, đó là lời dự đoán trước của lịch sử về triều đại Trung Cộng đỏ. Thông qua luận giải bí ẩn của đỉnh Ngạo Lai, chúng ta thấy rằng: sự xuất hiện của Pháp Luân Công ngày nay quyết không phải là một sự việc bình thường, các đệ tử Pháp Luân Công đang phơi trần bản chất xấu xa của Trung Cộng, truyền rộng chân tướng, nhưng không chỉ đơn giản là phơi bày các vấn đề của Trung Cộng, bởi vì ở Lầu Vạn Tiên trên đường cổ lên núi Thái Sơn, chúng ta cũng thấy được bố cục lịch sử của việc các đệ tử Pháp Luân Công đang nỗ lực phơi bày sự giả dối trong ngọn lửa giả “tự thiêu ở Thiên An Môn” và truyền bá chân tướng.

Mời xem tiếp phần 3: Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268316

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (2): Trên đỉnh Ngạo Lai nhìn thấy triều đại đỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá bí mật núi Thái Sơn (1): Đá phơi Kinh trên đường thỉnh Kinhhttps://chanhkien.org/2021/12/kham-pha-bi-mat-nui-thai-son-1-da-phoi-kinh-tren-duong-thinh-kinh.htmlMon, 20 Dec 2021 02:24:07 +0000https://chanhkien.org/?p=28201Tác giả: Liên Lý Chi [ChanhKien.org] Bản khắc đá “Kinh Thạch Dục” trên núi Thái Sơn Con đường lên núi Thái Sơn là bắt đầu từ cung Hồng Môn (thường được gọi tắt là Hồng Môn), đây cũng là cửa ngõ vào khu danh thắng núi Thái Sơn. Cung Hồng Môn nằm ở phía Bắc, […]

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (1): Đá phơi Kinh trên đường thỉnh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Bản khắc đá “Kinh Thạch Dục” trên núi Thái Sơn

Con đường lên núi Thái Sơn là bắt đầu từ cung Hồng Môn (thường được gọi tắt là Hồng Môn), đây cũng là cửa ngõ vào khu danh thắng núi Thái Sơn. Cung Hồng Môn nằm ở phía Bắc, cuối con đường Hồng môn, là con đường từ Đại Miếu ở phía Nam núi Thái Sơn thông thẳng đến cổng cung Hồng Môn. Cung Hồng Môn phía Tây giáp với dãy núi Đại Tạng, từ cổng chính đi vào, phía Tây là miếu thờ Nguyên Quân, phía Đông viện thờ Phật Di Lặc.

Đi qua cung Hồng Môn là lầu Vạn Tiên, phía Bắc lầu Vạn Tiên là cung Đấu Mẫu (là Đấu Mẫu Nguyên Quân, bà rất được tôn sùng trong Đạo giáo). Trên sườn dốc thoai thoải phía Đông cung Đấu Mẫu là “Kinh Thạch Dục”, đây là địa danh nổi tiếng ở núi Thái Sơn, nơi đây có bản kinh Phật được khắc sườn núi, thường được gọi là đá phơi Kinh. Bản kinh Phật khắc trên đó là Kinh Kim Cương của Phật giáo, mỗi chữ kích thước nửa mét vuông, quy mô của khu vực đá phơi Kinh rất rộng lớn (tổng diện tích 2.064 m2), nguyên ban đầu có 2.799 chữ, đến nay chỉ còn lại một nghìn chữ. Tương truyền, nơi đây là dấu tích thầy trò Đường Tăng để lại khi phơi kinh thư trên đường thỉnh Kinh từ Tây Thiên trở về, vì thế nên được gọi là đá phơi Kinh. Ở bức tường đá phía Bắc có khắc một bản “Kinh Thạch Dục” khác, ở trên đó có ba chữ rất lớn là “Bạo Kinh Thạch”, có thể khẳng định rằng, bản khắc đá “Kinh Thạch Dục” đó chính là Bạo Kinh Thạch. Từ thư pháp cho đến quy mô của chữ khắc, ta có thể thấy rằng “Kinh Thạch Dục” trên núi Thái Sơn chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong nghệ thuật khắc đá của Trung Quốc, vì vậy nó được coi là “thủy tổ của đại tự”, “tổ tông của sách bảng”. Người ta cho rằng Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn do người Bắc Tề viết, nó đã có cách đây hơn một nghìn năm rồi.

Bản dập khắc đá của “Kinh Thạch Dục” núi Thái Sơn (chú thích: được ghi lại từ “Thái Sơn Thạch Kinh”)

Có thể nói Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn là ẩn đố của lịch sử, sở dĩ như vậy là do ba nguyên nhân sau: Một là, Kinh Thạch Dục không có ghi tên tác giả hoặc bút danh tác giả cho đến niên đại tạo ra, vì vậy không biết được thể chữ thư pháp khắc đá rốt cuộc là của ai, được chạm khắc khi nào; Hai là, hàng chữ cuối cùng của Kinh Thạch Dục có hơn mười chữ là được vẽ phác họa chữ trước rồi sau mới tô màu đỏ lên đó, hơn nữa các chữ này còn chưa được hoàn thành; Ba là, trong thể chữ khắc đá hơn một nghìn năm trước lại có 3 chữ giản thể, thể chữ mới chỉ được xuất hiện từ năm 1956, là: chữ lai “来: đến”, chữ vô “无: không”, chữ vạn “万: mười nghìn”. Như mọi người biết, Trung Cộng bắt đầu tiến hành giản hóa chữ Hán vào năm 1956, còn trước đó là không có phân ra giản thể và phồn thể, hoàn toàn không có ba chữ lai “来”, chữ vô “无” , chữ vạn “万” này, cách viết ba chữ này theo phồn thể như sau “來-lai, 無-vô, 萬-vạn”. Trong hơn 1000 chữ có thể nhận dạng được từ Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn, thì chữ lai “来/來” tổng cộng xuất hiện 16 lần, trong đó 14 lần xuất hiện chữ lai “来” giản thể, chỉ có 2 lần xuất hiện chữ lai “來”phồn thể; 18 lần xuất hiện chữ vô “无”, toàn bộ đều là chữ giản thể; 2 lần xuất hiện chữ vạn “万”, đều là chữ giản thể. Bản Kinh Thạch Dục khắc Kinh Kim Cương, vì sao lại có mười mấy chữ vẫn chưa hoàn thành? Tại sao trong bản khắc đá có lịch sử cả nghìn năm trước lại xuất hiện chữ giản thể của ngày hôm nay?

Không chỉ như thế, trong khi nghiên cứu núi Thái Sơn chúng tôi còn phát hiện: 3 chữ giản thể chữ lai “来”, chữ vô “无” , chữ vạn “万”, khắc trong Kinh Thạch Dục này, lại là nhân tố trung tâm trọng yếu nhất của văn hóa núi Thái Sơn. Ví như đỉnh Ngạo Lai (傲徕) ở sườn phía Tây núi Thái Sơn, núi Tồ Lai (徂徕) ở phía trước núi Thái Sơn, thành phố Lai Vu (莱芜) ở phía Đông núi Thái Sơn, thị trấn Vạn Đức (万德) ở chân phía Tây núi Thái Sơn; Lầu Vạn Tiên (万仙) một phong cảnh nổi tiếng của núi Thái Sơn; Tấm bia đá cao nhất núi Thái Sơn, là bia vô tự (无字) trên đỉnh Ngọc Hoàng… đều có tên gọi liên quan đến 3 chữ lai “来”, chữ vô “无” , chữ vạn “万” này. Rõ ràng đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Hơn nữa chữ lai “来” được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thạch Dục, có chỗ là chữ giản thể, có chỗ là chữ phồn thể, giản thể và phồn thể cùng xuất hiện, điều này càng thể hiện rõ là có ai đó đã cố ý làm như thế. Cho nên có thể khẳng định Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn là một bí ẩn được cố ý lưu lại cho con người, là một bí ẩn mà lịch sử đã bày ra cho hậu thế và cho chúng ta ngày nay, những mong ở giai đoạn lịch sử của chúng ta ngày nay có thể phá giải được bí ẩn này. Vì vậy chúng ta mới thấy rằng, Kinh Thạch Dục được xưng danh là “Bạo Kinh Thạch”, ý nghĩa là đến ngày nào đó bí ẩn sẽ được phơi bày, bởi vì chữ Bạo “暴” này trong tiếng Hán đồng âm với chữ bộc “曝”, trong từ bạo quang “曝光: cho phơi bày ra ánh sáng”.

Tại sao nói Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn là bí ẩn của lịch sử đặt ra cho chúng ta hôm nay? Câu trả lời nằm tại 3 chữ giản thể khắc trên Kinh Thạch Dục. Ba chữ giản thể được khắc trên Kinh Thạch Dục nói với chúng ta: khi hậu thế xuất hiện 3 chữ giản thể này, đó là lúc bí mật của đá phơi kinh núi Thái Sơn sẽ được làm sáng tỏ. Bí ẩn đó là gì? Phật Di Lặc hạ thế truyền Phật Pháp.

Do Kinh Thạch Dục khắc bản Kinh Kim Cương của Phật giáo, vậy nên Kinh Thạch Dục đại biểu cho kinh sách Phật giáo. Còn hơn mười chữ khắc họa chưa hoàn thành là giải thích rằng: chưa phải toàn bộ—hàm ý rằng kinh sách Phật giáo chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, cũng tức là nói Phật giáo chưa truyền Phật Pháp hoàn chỉnh. Vậy khi nào Phật Pháp hoàn chỉnh được truyền? Là khi 3 chữ giản thể khắc trong Kinh Thạch Dục xuất hiện thì Kinh Phật hoàn chỉnh, Phật Pháp hoàn chỉnh mới được truyền ra. Đây chính là bí ẩn của Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn mà lịch sử đã bày ra.

Xem xét toàn bộ kinh sách của Phật giáo, dù kinh Đại Tạng nghìn vạn chữ thì khái quát lại là 3 chữ: “Giới, Định, Huệ”, đây là phương pháp tu hành do Phật Thích Ca Mâu Ni để lại. Có nghĩa là, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ lưu lại phương pháp tu luyện Phật Pháp là: trì thủ giới luật, ngồi thiền nhập định, thì có thể khai trí khai huệ. Dễ nhận thấy, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không giảng cụ thể Phật Pháp là gì. Chính vì Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ lưu lại phương pháp tu hành và không giảng cụ thể Phật Pháp là gì, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nhiều lần nói với các đệ tử của Ông về việc của Phật Di Lặc, Ông nói rằng đến thời mạt Pháp mạt kiếp, sẽ do Phật Di Lặc (Phật vị lai) hạ thế truyền Phật Pháp. Kinh sách Phật giáo có ghi chép, khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, đã trao y bát cho đại đệ tử của Ông là Ca Diếp, tức Ma Ca Ha Diếp, dặn dò Ma Ca Ha Diếp chờ khi mạt Pháp mạt kiếp trong tương lai sẽ có Phật Di Lặc hạ thế dạy. Sau đó Ma Ca Ha Diếp đã đi đến núi Kê Túc, tọa thiền nhập định, chờ đến khi Phật Di Lặc hạ thế.

Kỳ thực mục đích chủ yếu của Phật giáo là: vì hậu thế mà đặt định văn hóa chờ tới khi Phật Di Lặc hạ thế. Đây là chức năng và địa vị lịch sử của Phật giáo. Vì vậy chúng ta thấy: cổng Hồng Môn núi Thái Sơn ở phía Tây dãy núi Đại Tạng, có ý ám chỉ về Đại Tạng Kinh của Phật giáo; mà cổng Hồng Môn lại bố trí tự viện Phật Di Lặc, càng thể hiện rõ mục đích trung tâm của Phật giáo là: chờ khi Phật Di Lặc hạ thế.

Vì vậy chúng ta thấy được: hầu hết các chùa của Phật giáo đều có tượng Phật Di Lặc.

Chúng ta cũng thấy được rằng: ở cả miền Bắc miền Nam Trung Quốc, trong các chùa hầu như đâu đâu cũng đều có tượng điêu khắc hoặc tranh Phật Di Lặc. Điều đó nói lên rằng Phật giáo truyền nhập vào Trung quốc là vì để đặt định ra văn hóa để chờ tới khi Phật Di Lặc hạ thế.

Vậy thì khi nào Phật Di Lặc mà con người mong chờ sẽ hạ thế truyền Phật Pháp? Bí ẩn của Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn nói cho chúng ta biết: ngày mà 3 chữ Kinh Thạch Dục giản thể xuất hiện là khi Phật Di lặc hạ thế truyền Pháp — chính là “ngày hôm nay của lịch sử”. Nghĩa là, Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn ẩn chứa mật mã thời gian cực kỳ quan trọng: “ngày hôm nay của lịch sử”. “Ngày hôm nay của lịch sử” chính là thời mạt Pháp mạt kiếp giảng trong Phật giáo, “ngày hôm nay của lịch sử” chính là lúc Phật Di Lặc hạ thế truyền Phật Pháp.

Cần lưu ý là, theo những ghi chép trong kinh thư Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni nói hàng trăm triệu năm sau, Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Phật Pháp. Thời gian “hàng trăm triệu năm” ở đây không phải là nói về thời gian ở nhân gian. Trong kinh sách Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni nói rất nhiều chuyện của Phật giáo, những câu chuyện này cũng không phải là chuyện xảy ra ở thế gian con người, mà là những chuyện Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhớ lại trong ký ức sau khi khai công khai ngộ, đó đều là những sự việc xảy ra trong tiền kiếp của Ông. Vì vậy, không thể hoàn toàn đứng tại không gian, góc độ của con người mà giải thích những chuyện trong Kinh sách Phật giáo.

Điều được dự ngôn trong Kinh Thạch Dục là “ngày hôm nay của lịch sử”, vậy thì trong văn hóa núi Thái Sơn vốn cực kỳ phong phú ấy, có chỗ nào khác để thể hiện mật mã thời gian “ngày hôm nay của lịch sử” này không? Câu trả lời là có, chúng có ở khắp mọi nơi. Thiên cơ càn khôn được tàng trữ trong mỗi Hán tự. Lời giải ở trong chữ Thái (泰), chúng ta hãy xem xét chữ Thái trong Thái Sơn.

Tại sao chữ phía dưới của chữ Thái (泰) trong từ Thái Sơn là bộ thủy (氺)? Bởi vì bốn mặt của núi Thái Sơn đều bao vây bởi thủy. Phía Bắc Thái Sơn là sông Hoàng Hà chảy từ Tây sang Đông; phía Đông Thái Sơn là sông Vấn chảy từ Đông về Tây, sông Vấn chảy về Tây đổ vào hồ Đông Bình, hồ Đông Bình lại thông với sông Hoàng Hà, có thể thấy Thái Sơn bị bao bọc bởi nước. Cũng là nói bộ thủy (氺) trong chữ Thái (泰) là biểu hiện của hình thái địa lý của núi Thái Sơn bị thủy vây quanh.

Vậy tại sao trong chữ Thái là bộ thủy (氺) chứ không phải là chữ thủy (水)? Kỳ thực bộ thủy (氺) trong chữ Thái (泰) cũng là ẩn chứa mật mã thời gian: “ngày hôm nay của lịch sử”. Trong chữ Hán, so với chữ thủy (水) thì ý nghĩa tượng hình của bộ (氺) là biểu hiện của nước bị khô cạn. Lần đầu sông Hoàng Hà bị khô cạn trong lịch sử là năm 1972, từ đó trở đi hầu như năm nào con sông cũng bị khô cạn, đặc biệt là năm 1997 con sông này bị khô cạn trong hơn 200 ngày; cùng với việc sông Hoàng Hà khô cạn, người ta cũng thường thấy sông Vấn ở phía Đông núi Thái Sơn cũng bị khô cạn. Rõ ràng là, khi sông Hoàng Hà bao quanh núi Thái Sơn xảy ra hiện tượng khô cạn, đó là “ngày hôm nay của lịch sử”, khoảng thời gian sau năm 1972, tức là điều mà bộ thủy (氺) trong chữ Thái Sơn thực sự thể hiện là trạng thái khô cạn nước sông “ngày hôm nay của lịch sử”, cũng giống như mật mã thời gian ẩn chứa trong Kinh Thạch Dục, bộ thủy (氺) trong chữ Thái (泰) cũng ẩn chứa mật mã thời gian: “ngày hôm nay của lịch sử”.

Chúng ta thấy, Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn là có ẩn chứa mật mã thời gian “ngày hôm nay của lịch sử”; chữ Thái (泰) của núi Thái Sơn cũng mang trong nó mật mã thời gian “ngày hôm nay của lịch sử”; và đỉnh Ngạo Lai ở sườn phía Tây núi Thái Sơn lại càng biểu hiện trạng thái xã hội của Trung Cộng trong “ngày hôm nay của lịch sử”.

Mời xem tiếp phần 2: Trên đỉnh Ngạo Lai nhìn thấy triều đại đỏ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268315

Chú thích: Kinh Thạch Dục, Kinh trong kinh sách, Thạch: đá, Dục: khe núi, thung lũng

The post Khám phá bí mật núi Thái Sơn (1): Đá phơi Kinh trên đường thỉnh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>