Khải thị Thần Vận | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Khải thị Thần Vậnhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-khai-thi-than-van.htmlSun, 07 Mar 2021 20:49:53 +0000https://chanhkien.org/?p=27238[ChanhKien.org]   Khải thị Thần Vận (1): Truyền thuyết cây bút Thần Khải thị Thần Vận (2): Ý nghĩa của “Điệu múa đũa” Khải thị Thần Vận (3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng” Khải thị Thần Vận (4): Ý nghĩa tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện” Khải thị Thần Vận (5): […]

The post Loạt bài: Khải thị Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

 

Khải thị Thần Vận (1): Truyền thuyết cây bút Thần

Khải thị Thần Vận (2): Ý nghĩa của “Điệu múa đũa”

Khải thị Thần Vận (3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng”

Khải thị Thần Vận (4): Ý nghĩa tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện”

Khải thị Thần Vận (5): Ý nghĩa tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên”

Khải thị Thần Vận (6): Ý nghĩa điệu múa “Múa lụa hoa bay”

Khải thị Thần Vận (7): Ý nghĩa tiết mục vũ kịch “Kim Hầu trừ cóc tinh”

Khải thị Thần Vận (8): Ý nghĩa của điệu múa trống

Khải thị Thần Vận (9): Ý nghĩa của tiết mục múa “Sự từ bi của Thần Phật ”

The post Loạt bài: Khải thị Thần Vận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (9): Ý nghĩa của tiết mục múa “Sự từ bi của Thần Phật ”https://chanhkien.org/2019/01/khai-thi-than-van-9-y-nghia-cua-tiet-muc-mua-su-tu-bi-cua-than-phat.htmlThu, 03 Jan 2019 04:37:53 +0000http://chanhkien.org/?p=25520[ChanhKien.org] Từ năm 2012 đến nay, các tiết mục cuối cùng trong các đêm diễn của Thần Vận đều diễn cảnh đại nạn xảy đến nhưng đã được Sư phụ ngăn chặn. Năm 2012, tiết mục “Được Thần giải cứu trước nguy nan” mô tả lời tiên tri của người Maya về đại nạn sẽ […]

The post Khải thị Thần Vận (9): Ý nghĩa của tiết mục múa “Sự từ bi của Thần Phật ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Từ năm 2012 đến nay, các tiết mục cuối cùng trong các đêm diễn của Thần Vận đều diễn cảnh đại nạn xảy đến nhưng đã được Sư phụ ngăn chặn. Năm 2012, tiết mục “Được Thần giải cứu trước nguy nan” mô tả lời tiên tri của người Maya về đại nạn sẽ xảy đến cho nhân loại, một tinh cầu nổ tung và lao vào trái đất của chúng ta nhưng đã được Sư phụ Đại Pháp khiến cho nó nổ tung ở rất cao trên không trung, nhờ đó con người trên trái đất mới tránh được nạn hủy diệt. Năm 2013, tiết mục múa “Sự từ bi của Thần Phật” mô tả trận động đất lớn ở Bắc Kinh, mặt đất nghiêng ngả, sụt xuống, bão cát, vòi rồng xuất hiện, nhưng đã được Sư phụ Đại Pháp đẩy lùi. Năm 2014, tiết mục múa “Phật ân hạo đãng” mô tả những cơn sóng thần gầm rú ở Thượng Hải đã được Sư phụ Đại Pháp ngăn chặn. Năm 2015, tiết mục múa “Pháp Chính nhân gian” mô tả trận núi lửa phun trào được Sư phụ Đại Pháp dập tắt.

Hỡi thế nhân đang ở trong mê, đây đều là những đại nạn mang tính hủy diệt, nếu không có Sư phụ Đại Pháp ngăn chặn, đẩy lùi thì trái đất và nhân loại hôm nay sẽ ra sao? Chúng ta có còn được sống trên đời này nữa không? Chính vì Thần quá từ bi với con người, nếu không hôm nay chúng ta không thể còn đang kiếm tiền, còn đang đấu tranh, còn đang ăn uống vui chơi, lẽ ra tất cả đều đã sớm hết mệnh lìa đời, tan thành mây khói rồi. Có thể chúng ta vẫn còn may mắn, cũng có thể chúng ta không tin những điều này, cho rằng hiện giờ chẳng phải rất tốt hay sao, một vài tai nạn xảy ra chẳng qua chỉ là hiện tượng tự nhiên. Kỳ thực, đó là một loại tư tưởng thờ ơ, cam chịu, cho rằng trời sập thì mọi người đều chết, một tâm thái cảm thấy dường như chẳng có gì liên quan đến mình. Chúng ta tưởng rằng đại nạn của nhân loại năm 1999 đã không xảy ra, ngày tận thế năm 2012 cũng đã không xảy ra, vậy thì tất cả những lời tiên tri đều là giả, nhưng đó là sai lầm lớn, hãy nhìn xem con người hiện nay đã xấu xa đến mức nào, hãy nhìn xem biến hóa của thiên tượng rõ ràng biết bao, điềm báo trước cho những đại nạn này còn chưa đủ sao? Đây cũng không còn là điều mê tín nữa, các nhà khoa học đều đã đưa ra dự đoán cho những đại nạn này, chỉ vì Thần quá từ bi luôn cấp cho con người cơ hội để được lưu lại và được đắc cứu, Pháp Luân Đại Pháp chẳng phải đến cứu chúng ta sao? Những lời dự ngôn đã báo trước cho chúng ta rồi, chỉ cần bạn hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt, thoái xuất khỏi mọi tổ chức của tà đảng Trung Cộng, thì Thần sẽ cho bạn được lưu lại, những bài học giáo huấn trong lịch sử đã quá nhiều, bạn còn đang trông đợi gì nữa? Đây là lối thoát duy nhất, hy vọng duy nhất giúp bạn thoát khỏi kiếp nạn xảy ra trong tương lai, đệ tử Đại Pháp nhiều năm qua đã mạo hiểm sinh mệnh của mình để giảng chân tướng cho các bạn, đáng tiếc nhiều người vẫn thờ ơ không tin, đúng là lấy sinh mệnh của mình ra làm trò đùa!

Tôi tặng bạn bài hát “Thần đã bảo tôi truyền chân tướng” của Sư phụ Đại Pháp:

“Đừng đợi đến khi mặt đất sụt xuống

Đừng để ôn dịch tìm đến cửa nhà

Đạo đức trượt dốc, đừng góp phần vào đó

Người được cứu nhất định là người còn giữ được lương tri

Thần không quên con người thế gian

Đừng nghe theo những tuyên truyền dối trá của kẻ đàn áp

Thần bảo đệ tử Đại Pháp truyền chân tướng”

Sự từ bi của Thần là điều bạn không thể tưởng tượng được, hãy trân quý sinh mệnh của mình! Khi đại nạn thực sự đến thì hối hận cũng không kịp nữa, đến lúc đó mọi thứ đều kết thúc, không có liều thuốc hối hận, mau nghe chân tướng mà đệ tử Đại Pháp nói với bạn! Trời diệt Trung cộng không phải ai cũng dám nói liều, tàng tự thạch ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu có sáu chữ lớn “Trung quốc cộng sản đảng vong”, các nhà khoa học nhận định tảng đá này đã tồn tại 270 triệu năm, đây chính là thiên ý, đừng trở thành vật chôn theo đảng cộng sản. Hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt và thoái xuất khỏi mọi tổ chức của Trung cộng mới có thể bảo vệ sinh mệnh của mình, lựa chọn sống hay chết chính là ở chỗ này. Lẽ nào sinh mệnh của mình lại không quan trọng bằng một cái danh xưng của tổ chức tà đảng hay sao? Trên đời này sao còn có người thiếu hiểu biết như vậy?

Ngoài ra, mấy năm nay mặc dù tai họa đã được Sư phụ Đại Pháp đẩy lùi nhưng nhiều sự kiện lớn đã xảy ra với con người thế gian, các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công lần lượt rớt đài. Sự kiện Vương Lập Quân vào năm 2012 là tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự sụp đổ của tà đảng, Bạc Hy Lai cũng rớt đài; năm 2013 Chu Vĩnh Khang, năm 2014 Từ Tại Hậu… cũng lần lượt rớt đài, nhóm quan chức cao cấp ở Thượng Hải bị chấn động; năm 2015 Quách Bá Hùng bị bắt, Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân cũng đối mặt với tình cảnh thất thế. Người làm gì, trời đều đang nhìn, ai làm sai thì đều phải hoàn trả.

Hỡi con người, không nên lấy sự từ bi của Thần Phật làm trò đùa, bước tiếp theo của lịch sử sẽ đến rất nhanh, cái tốt lưu lại, cái xấu bị đào thải, đi đâu về đâu là do con người tự lựa chọn cho mình. Năm 2013, cảnh tượng cuối cùng của tiết mục múa “Sự từ bi của Thần” là thời kỳ toàn thịnh của Pháp Luân Đại Pháp, những người được lưu lại đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vì họ thấy rằng tất cả những điều mà Pháp Luân Đại Pháp nói đều là chân thật.

Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145484

The post Khải thị Thần Vận (9): Ý nghĩa của tiết mục múa “Sự từ bi của Thần Phật ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (8): Ý nghĩa của điệu múa trốnghttps://chanhkien.org/2018/12/khai-thi-than-van-8-y-nghia-cua-dieu-mua-trong.htmlWed, 26 Dec 2018 03:41:26 +0000http://chanhkien.org/?p=25517[ChanhKien.org] Trong các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận, có khá nhiều tiết mục múa sử dụng trống làm đạo cụ, ví dụ như điệu múa “Trống trận uy phong”, “Lịch sử trống Đại Đường”, “Múa trống Long Tuyền”, “Trống lưng Tây Bắc”, “Múa trống trận nhà Đường”, v.v… Ngoài ra, […]

The post Khải thị Thần Vận (8): Ý nghĩa của điệu múa trống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Trong các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận, có khá nhiều tiết mục múa sử dụng trống làm đạo cụ, ví dụ như điệu múa “Trống trận uy phong”, “Lịch sử trống Đại Đường”, “Múa trống Long Tuyền”, “Trống lưng Tây Bắc”, “Múa trống trận nhà Đường”, v.v… Ngoài ra, nhiều tiết mục có mở màn và kết thúc bằng những loại trống to nhỏ khác nhau. Tóm lại, trống có vị trí rất quan trọng trong các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận.

Tại sao có nhiều tiết mục trống như vậy? Chúng ta đều biết trống là một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, nó đã có từ thời kỳ xa xưa (người viết hiểu biết nông cạn, không biết được ai vào thời gian nào đã phát minh ra trống, nhưng thiết nghĩ nhất định là Thần đã truyền cho con người loại nhạc cụ này). Tiếng trống cao vang, rung động, hào hùng, khiến người nghe tinh thần phấn chấn, sảng khoái, đầy sinh lực. Vì vậy trống có hai công dụng: một là làm nhạc cụ giúp con người phấn khởi, hân hoan, hai là làm “vũ khí”, đương nhiên không phải dùng trống để đánh người mà là dùng uy lực của tiếng trống để cổ vũ quân lính trong chiến đấu. Thời xưa khi đánh nhau đều đánh giáp lá cà, hai bên chém giết nhau, do vậy dũng cảm chính là yếu tố quan trọng để giành chiến thắng. Khi tiếng trống trận nổi lên thì khí thế bừng bừng, tinh thần binh sĩ phấn chấn, lòng dũng cảm tăng lên, dũng mãnh xông lên chiến đấu. Cho nên vào thời xưa khi đánh nhau không thể thiếu tiếng trống, một tiếng trống vang lên có thể làm dũng khí tăng thêm, tiếng trống thể hiện rõ vai trò cổ vũ của mình trong chiến đấu. Tiếng trống trận nổi tiếng của Đường Thái Tông Lý Thế Dân âm vang trăm dặm, tráng khí sơn hà, khiến quân địch nghe mà khiếp vía. Có thể thấy vào thời cổ đại, trống được sử dụng trong chiến đấu nhiều hơn làm nhạc cụ biểu diễn. Tất nhiên, trống còn có những công dụng khác như ở trong chùa người ta thường gõ chiêng vào buổi sáng và đánh trống vào buổi chiều, tiếng trống gọi ở nha môn quan phủ, tiếng trống khi thăng đường, khi chấn nhiếp v.v., người xưa còn dựng những lầu gác trống để thông báo thời gian, trống được dùng làm nhạc đệm, làm tăng khí thế trong các chương trình biểu diễn hiện đại.

Ngày nay, Đại Pháp lại trao cho trống một tác dụng quan trọng hơn, trống không những dùng để biểu diễn mà quan trọng hơn để chuyển tải uy lực của Đại Pháp. Sư phụ đã viết:

Trọng chùy chi hạ tri tinh tấn,

Pháp cổ xao tỉnh mê trung nhân”

Tạm dịch:

Dùi trống đập mạnh biết tinh tấn

Trống Pháp gõ tỉnh người trong mê

(Cổ Lâu, Hồng Ngâm 2)

 

 

Yêu cổ trận

Pháp trung Thần

Pháp cổ thanh thanh đô thị Chân Thiện Nhẫn

Tam giới trừ ác cứu thế nhân

Hùng tư chính niệm chấn

Thiên môn Lạn quỷ ná độn

 

Tạm dịch:

Trận trống lưng

Thần trong Pháp

Mỗi tiếng trống Pháp đều là Chân Thiện Nhẫn

Diệt trừ tà ác cứu người đời trong tam giới

Tư thế hùng mạnh với chính niệm chấn động cổng Trời

Quỷ hư nát lẩn trốn đâu được nữa

(Yêu Cổ Đội, Hồng Ngâm 2)

 

Qua thơ của Sư phụ, chúng ta thấy rõ tác dụng của trống ngày nay, vậy nên các chương trình của Đoàn nghệ thuật Thần Vận không thể thiếu tiếng trống. Ngoài ra, Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đội trống lưng cũng khởi tác dụng rất lớn trong việc trừ ác và cứu độ chúng sinh.

Các tiết mục biểu diễn của Thần Vận không những mang lại cho tôi cảm thụ nghệ thuật sâu sắc mà quan trọng hơn là cổ vũ, động viên tôi. Các tiết mục sử dụng đạo cụ trống khiến tôi cảm thấy được khích lệ, hưng phấn, chấn động, tăng thêm tín tâm, tăng cường chính niệm, cổ vũ tôi càng tinh tấn hơn. Hôm nay, tôi mới lĩnh hội được hàm nghĩa chân chính của từ “cổ vũ”, điệu múa trống cổ vũ tôi, thúc giục tôi phải mau chóng tinh tấn trên con đường tu luyện.

Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân tôi.

Chú thích:Cổ vũ” trong tiếng Hán có hai nghĩa: chỉ điệu múa trống và chỉ sự khích lệ, cổ vũ.


Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145363

The post Khải thị Thần Vận (8): Ý nghĩa của điệu múa trống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (6): Ý nghĩa điệu múa “Múa lụa hoa bay”https://chanhkien.org/2018/11/khai-thi-than-van-6-y-nghia-dieu-mua-mua-lua-hoa-bay.htmlFri, 23 Nov 2018 03:56:35 +0000http://chanhkien.org/?p=25511[ChanhKien.org] Đoàn nghệ thuật Thần Vận đã biểu diễn được chín năm, trong suốt chín năm biểu diễn đã có năm lần sử dụng dải lụa làm đạo cụ diễn xuất. Đặc điểm của điệu múa lụa này là động tác đều đặn, nhanh nhẹn, khoan khoái, vui vẻ, hài hước, điệu múa kết hợp […]

The post Khải thị Thần Vận (6): Ý nghĩa điệu múa “Múa lụa hoa bay” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Đoàn nghệ thuật Thần Vận đã biểu diễn được chín năm, trong suốt chín năm biểu diễn đã có năm lần sử dụng dải lụa làm đạo cụ diễn xuất. Đặc điểm của điệu múa lụa này là động tác đều đặn, nhanh nhẹn, khoan khoái, vui vẻ, hài hước, điệu múa kết hợp với giai điệu chính là kèn xô-na khiến cho người xem tinh thần phấn chấn, khoan khoái, dễ chịu. Dải lụa trong tay các cô gái lúc thì tung bay, lúc thì phiêu diêu, lúc lại xoay tròn (giống như Pháp Luân), không chỉ mang đến cho người xem cảm thụ về vẻ đẹp nghệ thuật mà còn mang đến niềm hi vọng. Tôi vốn không am hiểu nghệ thuật, cũng biết rất ít về nội hàm của nghệ thuật, dưới đây tôi chỉ bàn về một chút cảm nhận của mình khi xem tiết mục múa này.

Màn kịch lớn của lịch sử nhân loại đều có liên quan trực tiếp đến việc Đại Pháp hồng truyền hôm nay, tại sao Sư phụ lại chuyển sinh ở vùng Đông Bắc, tại sao Đại Pháp lại bắt đầu hồng truyền ở vùng Đông Bắc, một sự việc lớn như vậy trong vũ trụ tại sao lại được an bài như thế? Tôi không thể biết được nguyên nhân thâm sâu trong đó (trong dự ngôn nói rằng Đại Pháp sẽ khai truyền ở Đông Bắc – Trường Xuân). Theo tôi hiểu, có lẽ giữa người vùng Đông Bắc và Sư phụ có duyên phận rất lớn, đặc biệt là đặc điểm ngôn ngữ, lối sống, văn hóa, phong tục của người Đông Bắc, so với trí tuệ, sự thông minh, tháo vát, tỷ mỉ, đầu óc kinh tế và bề dày văn hóa của người phương Nam mà nói, người vùng Đông Bắc tương đối rộng lượng, hào phóng, ngay thẳng, lạc quan v.v. vì vậy việc truyền Pháp ở đó rất thuận lợi, rất nhiều người theo học, dễ khai mở cục diện, do đó đệ tử Đại Pháp ở ba tỉnh vùng Đông Bắc rất đông. Theo lý tương sinh tương khắc mà nói, đây cũng là khu vực bị bức hại tàn khốc nhất, cũng là nơi đệ tử Đại Pháp bước ra phản bức hại và cứu độ chúng sinh nhiều nhất. Dù cuộc bức hại tàn khốc như mùa đông giá rét, nhưng những ngày đông rồi sẽ phải qua đi, ngày xuân đến hẳn không còn xa nữa?

Trở lại nói về điệu múa khăn tay, năm 2007 có điệu múa “hoa nở đón xuân”, vì hoa xuân màu vàng, nở sớm nhất nên màu sắc của khăn tay gần với sắc hoa, những bông hoa đón xuân đều đã nở, mang lại cho mọi người hi vọng vào mùa xuân. Khung cảnh của điệu “múa khăn tay” trong chương trình biểu diễn của Thần Vận năm 2012 là một vùng đất rộng phủ đầy tuyết trắng, chỉ có một mảng cỏ xanh nhỏ với những bông hoa hồng đang nở. Tuyết trắng tượng trưng cho giá lạnh, ngụ ý là cuộc bức hại tà ác vẫn đang tiếp diễn nhưng đệ tử Đại Pháp giống như hoa đón xuân khai nở bất chấp giá lạnh. Hoa nở, cỏ xanh, mùa xuân đến tượng trưng cho thời khắc Pháp Chính Nhân Gian sắp đến. Trong chương trình biểu diễn Thần Vận năm 2013 và 2015, khung cảnh của điệu múa cho thấy diện tích cỏ xanh đã rộng lớn hơn, lá màu xanh, núi cũng xanh, hoa nở nhiều, tuyết ít hơn, tượng trưng cho thời điểm Pháp Chính Nhân Gian đang dần dần tiến đến chúng ta, ngoài ra tuyết trắng cũng tượng trưng cho ngày Đại Pháp được rửa sạch oan khuất sắp đến.

Ngoài ra, màn cuối điệu “múa lụa hoa bay” có một chi tiết: hai cô gái đứng một chân nghiêng người giơ chân kia lên qua đỉnh đầu giống như tư thế “gà vàng đứng độc lập”. Một cô gái khác trông thấy hai cô kia làm vậy cũng làm theo, vì làm mạnh quá nên ngã xuống đất, nhưng cô ấy lập tức đứng lên làm lại, không cần dùng tay giữ mà vẫn đưa được chân qua đỉnh đầu, cô ấy làm còn giỏi hơn cả hai cô trước. Đương nhiên chi tiết này  là do chương trình sắp xếp, không phải là sai sót khi biểu diễn, hàm ý là đã là đệ tử Đại Pháp ngã xuống rồi hãy mau đứng dậy, vẫn có thể làm được tốt. Toàn bộ điệu múa phối hợp rất nhịp nhàng.

Tóm lại, điệu múa dải lụa mang đến cho tôi niềm hân hoan, hy vọng và cố gắng làm tốt hơn nữa những việc mình nên làm.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145251

The post Khải thị Thần Vận (6): Ý nghĩa điệu múa “Múa lụa hoa bay” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (Phần 5): Ý nghĩa tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên”https://chanhkien.org/2018/11/khai-thi-than-van-5-y-nghia-tiet-muc-mua-thuyen-co-muon-ten.htmlFri, 09 Nov 2018 04:54:19 +0000http://chanhkien.org/?p=25505[ChanhKien.org] Xem xong tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên” của đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận, tôi có cảm giác đầy dư vị giống như được uống một ly rượu ngon, tiết mục gợi cho tôi rất nhiều suy ngẫm. Mọi người đều biết Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là một người […]

The post Khải thị Thần Vận (Phần 5): Ý nghĩa tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Xem xong tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên” của đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận, tôi có cảm giác đầy dư vị giống như được uống một ly rượu ngon, tiết mục gợi cho tôi rất nhiều suy ngẫm.

Mọi người đều biết Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là một người tài trí, mưu lược xuất chúng, trí huệ hơn người, thần cơ diệu toán. Trí huệ của ông từ đâu đến, kỳ thực, ông là một người phi phàm, người ta nói rằng ông là Khương Tử Nha chuyển sinh. Ông vốn là một người tu Đạo, lẽ nào lại không có mưu lược và trí huệ cao siêu được? Kỳ thực ông cũng là người được sinh ra theo Thiên ý, trời đã an bài để ông đặt định ra văn hóa cho sự hồng truyền của Đại Pháp ngày nay. Ông còn viết cuốn sách dự ngôn nổi tiếng “Mã tiền khóa” để nhắc nhở thế nhân, có thể nói ông đóng một vai trò rất trọng yếu trong lịch sử, ở đây tôi không nói về tài trí, mưu lược của ông mà chỉ bàn về ý nghĩa của tiết mục “Thuyền cỏ mượn tên”.

“Thuyền cỏ mượn tên” trọng tâm là chữ “mượn” (借), cách “mượn” này thật quá cao siêu. Kỳ thực Gia Cát Lượng không mượn quân địch và quân địch cũng không nghĩ rằng chúng cho Gia Cát Lượng mượn mũi tên, Gia Cát Lượng mượn mà lòng bình thản còn kẻ cho mượn cũng hoàn toàn tự nguyện. Quả thực là cao kiến! Gia Cát Lượng không phí một lời nói, chẳng tốn một binh lính nào mà mượn được nhiều mũi tên như thế, quân địch thì nghĩ rằng binh lính của Gia Cát Lượng đã bị bắn chết hết, hóa ra lại tặng cho người ta rất nhiều mũi tên. Điều này khiến tôi nghĩ đến việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta ngày nay. Theo thể ngộ của cá nhân tôi, Sư Phụ không thừa nhận việc cựu thế lực dùng cái gọi là khảo nghiệm để bức hại đệ tử Đại Pháp, thế nhưng cựu thế lực vẫn làm theo ý của mình, cứ nhất quyết tiến hành bức hại. Thế nên Sư phụ đành phải mượn cuộc bức hại để xem xét thái độ của chúng sinh, từ đó mà sắp xếp vị trí cho họ, đồng thời lợi dụng những đại tội mà cựu thế lực gây ra khi can nhiễu Chính Pháp để tiêu diệt chúng. Đương nhiên, Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại này, không có cuộc bức hại này thì đệ tử Đại Pháp vẫn cứ viên mãn, nhưng cuộc bức hại đã diễn ra thì Sư phụ cũng lợi dụng nó để tôi luyện đệ tử Đại Pháp. Ngày nay đệ tử Đại Pháp trong khi phản bức hại, cứu độ chúng sinh đã kiến lập được uy đức, thành tựu được quả vị.

Kế dùng người cỏ trong “Thuyền cỏ mượn tên” quả là tuyệt diệu, không làm bị thương người thật mà lại mượn được nhiều mũi tên, mượn người cỏ để hoàn thành việc đại sự. Từ đó tôi liên tưởng đến thân thể người (lớp da người) của chúng ta hiện nay, chẳng phải cũng chính là người cỏ hay sao? Bản thân người cỏ không quý giá, nhưng chúng ta từ không gian cao tầng xuống để đắc Pháp, tu luyện, trợ sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh mà không có lớp da người này thì thật sự không làm được. Lớp da người này là đạo cụ cho màn kịch lớn của lịch sử, nó cũng lập nên công lớn, do đó chúng ta phải trân quý thân người. Tà ác bức hại chúng ta, muốn chúng ta mất đi thân người để không cứu độ được chúng sinh, chúng ta kiên quyết phủ định, quyết không thừa nhận, chính niệm thanh trừ chúng.

Từ “tên” (箭) trong “mượn tên” đồng âm với từ “gương” (鉴) trong “mượn gương”. Gương là cái gương soi. Mỗi đồng tu là một tấm gương cho chính bản thân mình. Ưu điểm của đồng tu là để chúng ta học tập, khuyết điểm của đồng tu là để chúng ta soi xét lại mình, nhìn thấy khuyết điểm của đồng tu cũng có thể chính là khuyết điểm của mình. Hướng nội tìm chính là Pháp bảo, mọi lúc mọi nơi đều hướng nội tìm, giao lưu chia sẻ thể hội là cách mượn gương ngắn nhất và quan trọng nhất.

Còn nói về trí huệ, Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho chúng ta, chúng ta nên phải sử dụng nó để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Khi cần lý trí thì phải lý trí, không được cho rằng hình thế chuyển biến tốt rồi mà buông lơi, chỉ có chính niệm chính hành mới có thể làm tốt những việc chúng ta nên làm.

Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân tôi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145160

The post Khải thị Thần Vận (Phần 5): Ý nghĩa tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (Phần 4): Ý nghĩa tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện”https://chanhkien.org/2018/11/khai-thi-than-van-phan-4-y-nghia-tiet-muc-mua-suc-manh-cua-thien.htmlFri, 09 Nov 2018 04:53:10 +0000http://chanhkien.org/?p=25503[ChanhKien.org] Trong tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện” của đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận có cảnh một viên cảnh sát điên cuồng đánh đập một đệ tử Đại Pháp. Do quá mạnh tay, anh ta đã tự làm gãy chân của mình, nhưng đệ tử Đại Pháp không oán hận anh ta, […]

The post Khải thị Thần Vận (Phần 4): Ý nghĩa tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Trong tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện” của đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận có cảnh một viên cảnh sát điên cuồng đánh đập một đệ tử Đại Pháp. Do quá mạnh tay, anh ta đã tự làm gãy chân của mình, nhưng đệ tử Đại Pháp không oán hận anh ta, cũng không thấy anh ta vì tạo nghiệp bị báo ứng mà cảm thấy vui mừng hả dạ, ngược lại vẫn thương xót và thiện ý giúp đỡ anh ta. Trong khi được đệ tử Đại Pháp cõng trên lưng mà anh ta vẫn tiếp tục đánh vào lưng của đệ tử Đại Pháp, nhưng đệ tử Đại Pháp vẫn cứu giúp anh ta. Lòng đại thiện của đệ tử Đại Pháp cuối cùng đã cảm hóa được viên cảnh sát. Đệ tử Đại Pháp phát chính niệm cho anh ta, cho anh ta xem sách của Đại Pháp. Kết quả kỳ diệu là viên cảnh sát đã trở thành người tốt. Người cảnh sát đó đã đích thân chứng kiến vẻ đẹp của Đại Pháp và cũng bắt đầu học Đại Pháp. Nội dung mà tiết mục múa này thể hiện không hề khoa trương hay bịa đặt. Đại Pháp đúng là thần kỳ như vậy, đệ tử Đại Pháp đúng là lương thiện như vậy. Có rất nhiều ví dụ như thế, ở đây tôi chỉ xin nêu một ví dụ: bà Thôi Hiệu Phương nguyên là quản giáo trại lao động của thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang bị tà đảng bắt giam phi pháp. Khi tham gia bức hại đệ tử Pháp Luân Công, bà nhận ra đệ tử Đại Pháp đều rất lương thiện, làm việc gì cũng luôn nghĩ cho người khác, có lòng đại thiện đại nhẫn, không thù hận những cảnh sát đã bức hại mình. Qua sự lương thiện của đệ tử Đại Pháp, bà thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp và đã quyết tâm bước vào tu luyện Đại Pháp. Trong tình hình tà đảng Trung Cộng vẫn đang bức hại đệ tử Đại Pháp một cách tàn ác, vô nhân đạo, cần phải có dũng khí lớn nhường nào bà mới có thể quyết định như vậy, điều này đủ để thấy uy lực Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Năm đó tôi bị tà đảng bắt giam phi pháp và bức hại trong trại tạm giam. Đội trưởng đội an ninh nội địa đe dọa tôi phải khai ra các đệ tử Đại Pháp khác, nếu không sẽ phải vào trại lao động ba năm. Tôi nói với anh ta rằng phản bội đồng tu là điều tuyệt đối không thể được. Mấy lần đưa ra xét hỏi đều không đạt được mục đích, cuối cùng anh ta không thể không phục và công nhận là tôi không nên phản bội người khác. Trưởng phòng giam cũng nhìn tôi chằm chằm như hổ đói, nói rằng nếu tôi không khai ra người khác thì không được về nhà, không trông nom cha mẹ già và vợ con thì cũng không phải là người tốt. Họ ra lệnh cho các phạm nhân đánh đập tôi tàn nhẫn, nhưng tôi vẫn cười vui vẻ nói với họ rằng tôi không làm cái việc vì bản thân mình mà bán đứng người khác. Cuối cùng chỉ có một phạm nhân cả gan giả bộ đánh tôi một cái, sau đó còn nói khẽ với tôi rằng: “Nếu tôi không đánh anh thì trưởng phòng giam sẽ đánh tôi, xin lỗi anh nhé”. Ngày hôm sau trưởng phòng giam nói: “Anh không thể phản bội người khác, tôi thật khâm phục nhân cách cao thượng của đệ tử Đại Pháp”. Trong phòng giam, lúc nào tôi cũng nghĩ cho người khác. Khi trưởng phòng giam đặt chân xuống đất, tôi liền đưa dép của tôi cho anh ta, anh ta liên tục nói: “Tôi không thể dùng dép của anh được” (nhưng nếu người khác mà đưa chậm thì sẽ bị anh ta gọi lại đánh chửi), anh ta rất tôn trọng tôi. Hàng ngày tôi thường quét dọn vệ sinh, anh ta đều không cho tôi làm mà bảo người khác làm. Một lần, tôi đang luyện công thì trưởng trại giam đẩy cửa bước vào và nói “Tóm lấy anh ta, không cho luyện”.  Trưởng phòng giam khuyên ông ta đừng để ý đến tôi và kéo ông ta đi. Những ví dụ như thế không ít, nếu tôi không đối xử thiện với cảnh sát và phạm nhân thì nhất định sẽ chiêu mời bức hại, đồng thời đẩy họ sang phía đối lập mà phạm tội với Đại Pháp.

Thiện và ác cái nào có sức mạnh lớn hơn? Đương nhiên là thiện. Cho dù cái ác nhất thời điên cuồng nhưng cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng. Cho dù người ta thường bị cái ác làm cho khiếp sợ hoặc tạm thời khuất phục, song cuối cùng cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác. Tà đảng Trung Cộng nắm trong tay quyền lực và bộ máy bạo lực quốc gia, khi nó làm điều ác thì người bình thường không thể chống cự nổi. Vậy trong cuộc bức hại vô nhân tính của nó đối với đệ tử Đại Pháp, thậm chí cướp mổ nội tạng của đệ tử Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp tay không tấc sắt, thì dựa vào cái gì để chống lại? Dựa vào Đại Pháp trong tim, dựa vào tâm đại thiện đại nhẫn được tu luyện trong Pháp, họ đã ôn hòa và lý trí vượt qua 16 năm phản bức hại, còn ác đảng đang phải đối mặt với sự sụp đổ và khó có thể duy trì tiếp cuộc bức hại được nữa. Khi cuộc bức hại mới bắt đầu, người ta đều cho rằng đây là điều không thể xảy ra.

Cái thiện của đệ tử Đại Pháp thể hiện ở chỗ trong khi bị bức hại họ vẫn bước ra cứu người, vẫn nghĩ đến người khác, đây là đặc điểm của sinh mệnh trong vũ trụ mới do Đại Pháp tạo ra. Chính Pháp sắp kết thúc, việc cứu người vô cùng cấp bách, chúng ta phải tiếp tục tu tốt mặt thiện của mình, dùng thiện để cứu người, dùng thiện để trừ ác. Cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác, đó là Thiên lý.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/145033

The post Khải thị Thần Vận (Phần 4): Ý nghĩa tiết mục múa “Sức mạnh của Thiện” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (Phần 3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng”https://chanhkien.org/2018/10/khai-thi-than-van-phan-3-y-nghia-cua-dieu-mua-tieu-hoa-thuong.htmlWed, 24 Oct 2018 02:41:38 +0000http://chanhkien.org/?p=25498Tiếp theo Phần 2 [ChanhKien.org] Trong các chương trình biểu diễn của Thần Vận từ năm 2011 đến 2015, năm nào cũng có tiết mục múa có chủ đề xoay quanh cuộc sống và tu luyện của tiểu hòa thượng. Người tu luyện Đại Pháp chúng ta đều biết rằng tu luyện Phật giáo không […]

The post Khải thị Thần Vận (Phần 3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tiếp theo Phần 2

[ChanhKien.org] Trong các chương trình biểu diễn của Thần Vận từ năm 2011 đến 2015, năm nào cũng có tiết mục múa có chủ đề xoay quanh cuộc sống và tu luyện của tiểu hòa thượng. Người tu luyện Đại Pháp chúng ta đều biết rằng tu luyện Phật giáo không thể nào so sánh được với tu luyện Đại Pháp, nhưng Phật giáo đã khai sáng ra văn hóa tu luyện cho con người, giúp con người có nhận thức nhất định về tu luyện, đặt cơ sở cho tu luyện Đại Pháp sau này. Từ trong Pháp, chúng ta biết rằng mục đích chân chính của đời người là phản bổn quy chân. Văn hóa tu luyện là phần quan trọng nhất của văn hóa truyền thống, do vậy nó nên được triển hiện cho mọi người.

Chúng ta biết rằng tu luyện là gian khổ, tu luyện trong chùa hoặc trên núi cao vô cùng đơn điệu, nhàm chán và cô quạnh, quả thực rất cực khổ. Nhưng qua tiết mục múa này, chúng ta lại thấy rằng người tu luyện cũng có niềm vui của mình. Chúng ta thấy các tiểu hòa thượng luyện võ, nô đùa, quét dọn, v.v. cũng là trong khổ có vui. Kỳ thực người tu luyện Đại Pháp chúng ta cũng có niềm vui trong khổ, do thời gian tu luyện cấp bách, đa phần thời gian rảnh của chúng ta đều dùng làm ba việc, hầu như không có những sở thích của những người thường, thậm chí không còn thời gian để xem TV. Người thường dành rất nhiều thời gian ăn uống và vui chơi, trong khi đó, chúng ta khó khăn vất vả cứu người. Tuy chúng ta không có lạc thú của người thường nhưng nhìn thấy nhiều chúng sinh được cứu, lòng chúng ta vui sướng biết bao! Kỳ thực chúng ta cũng có rất nhiều niềm vui. Ví dụ, khi học Pháp, minh bạch được một Pháp lý thì niềm vui đó không lời nào diễn tả nổi. Khi luyện công, cảm giác thân và tâm thoải mái cũng khó mà hình dung nổi. Khi giảng chân tướng giúp một sinh mệnh được đắc cứu, cảm giác vui mừng và xúc động đó càng không gì sánh nổi, v.v. Cùng với những lạc thú của người thường ngày càng ít đi, niềm vui trong tu luyện cũng ngày càng nhiều hơn, chúng ta ngày càng cảm thấy được hạnh phúc trong tu luyện. Mặc dù còn những thứ của người thường nhưng chúng ta đều xem nhẹ, dần dần mất đi mọi hứng thú. Trong lợi ích vật chất mà buông bỏ nhân tâm thật rất khó, nhưng lại có thể tu được chắc chắn nhất.

Còn có tiểu hòa thượng sử dụng công năng để trừng phạt kẻ ác và cứu giúp người thiện. Hòa thượng có công năng thường không thể hiện ra nên bị người khác coi thường, nhờ chịu khổ nhiều mà tâm tính đề cao và xuất hiện công năng, họ lại dùng công năng để trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người thiện, muốn sao được vậy, muốn bảo người khác làm gì phải làm nấy. Tôi thiết nghĩ, tại sao chúng ta không có những tiểu hòa thượng tài giỏi như vậy, nếu họ dùng công năng trừng phạt tà ác thì tốt biết mấy. Kỳ thực, trong tu luyện Đại Pháp, một chút công năng đó chẳng đáng là gì, có điều tu luyện trong người thường không được phép can nhiễu đến xã hội người thường, nhưng vào lúc quan trọng thì có thể sử dụng. Nhưng chúng ta luôn cho rằng bản thân mình không có công năng nên đã cản trở bản thân vận dụng công năng. Thực ra bình thường chúng ta đều đang vận dụng công năng, ví dụ như phát chính niệm chẳng phải là vận dụng thần thông sao? Chẳng qua là thể hiện ở không gian khác. Ví dụ chúng ta xuất một niệm muốn cải biến thứ gì đó của người khác hoặc ngăn chặn người khác làm việc xấu v.v. Chính quan niệm đã cản trở bản thân chúng ta, một niệm của chúng ta có sức mạnh có thể phá núi, nhưng không phải bảo chúng ta phải đi phá núi mà chủ yếu là thể hiện ở không gian khác. Chính niệm có khởi tác dụng hay không, mấu chốt là ở chữ “chính”, suy nghĩ mà không chính, không phù hợp với Pháp thì đương nhiên không khởi tác dụng. Tâm tính cao thì công năng mạnh, thực ra hàng ngày chúng ta thường xuyên vận dụng công năng nhưng lại hoàn toàn không cảm giác được. Không chỉ khi phát chính niệm, mà lúc nào chúng ta cũng có phần Thần.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/144982

The post Khải thị Thần Vận (Phần 3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (Phần 2): Ý nghĩa của “Điệu múa đũa”https://chanhkien.org/2018/10/khai-thi-than-van-phan-2-y-nghia-cua-dieu-mua-dua.htmlWed, 24 Oct 2018 02:39:04 +0000http://chanhkien.org/?p=25494Tiếp theo Phần 1 [ChanhKien.org] Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc lâu đời và vĩ đại, tổ tiên xa xưa của họ có thể là những người châu Mỹ đã sáng tạo ra nền văn hóa Maya. Trong lịch sử, người Mông Cổ đã từng một lần thống trị dân tộc Trung Hoa, […]

The post Khải thị Thần Vận (Phần 2): Ý nghĩa của “Điệu múa đũa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tiếp theo Phần 1

[ChanhKien.org] Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc lâu đời và vĩ đại, tổ tiên xa xưa của họ có thể là những người châu Mỹ đã sáng tạo ra nền văn hóa Maya. Trong lịch sử, người Mông Cổ đã từng một lần thống trị dân tộc Trung Hoa, sáng tạo nên một phần văn hóa Trung Hoa sáng lạn, huy hoàng. Người Mông Cổ là một dân tộc rất giỏi ca hát, nhảy múa, trong chín năm biểu diễn của đoàn nghệ thuật Thần Vận, năm nào cũng có tiết mục điệu múa của người Mông Cổ, riêng “điệu múa đũa” đã được biểu diễn suốt bốn năm nay. Người Mông Cổ nhảy múa rất giỏi, chủ đề múa đa dạng, nhưng vì sao “điệu múa đũa” lại được lặp lại tới bốn năm liền, nó gợi mở cho chúng ta điều gì?

Đầu tiên, trong “Điệu múa đũa” mỗi vũ công đều cầm hai chiếc đũa, điều này khiến tôi nghĩ đến câu chuyện dân gian “Bó đũa”. Chuyện kể rằng có một gia đình mà các con không đoàn kết, cứ suốt ngày tranh giành nhau. Một hôm, người cha bèn gọi các con đến, chia cho mỗi người một chiếc đũa rồi bảo các con bẻ gãy đũa, đương nhiên rất dễ bẻ gãy. Sau đó ông lại đưa cho mỗi người con một bó đũa để bẻ, nhưng không ai bẻ được. Qua ví dụ này, người cha muốn giáo dục các con cần phải đoàn kết mới tạo nên sức mạnh lớn. Ngày nay các đệ tử Đại Pháp trong phản bức hại cũng cần phải viên dung chỉnh thể, phối hợp tốt với nhau, đồng tâm nhất trí mới tạo nên pháp lực lớn, mới có thể giải thể tà ác, giảm thiểu tổn thất và cứu độ được nhiều chúng sinh hơn. Ngoài ra, trong tiếng Hán, chữ “đũa” trong “múa đũa” đồng âm với chữ “nhanh”. “Múa đũa” ngụ ý hãy mau chóng tỉnh ngộ. Đệ tử Đại Pháp hãy ngộ nhanh lên! Người thường hãy tỉnh ngộ nhanh lên! Thời gian không còn nhiều nữa, Chính Pháp sắp kết thúc, hãy mau chóng cứu người. Người thường hãy mau minh bạch chân tướng, thoái xuất khỏi các tổ chức của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nếu không khi đại nạn đến họ sẽ bị đào thải cùng tà đảng.

Chúng ta đều biết tiến trình Chính Pháp đang xung phá rất nhanh và mạnh mẽ, các loại biến hóa của thiên tượng liên tiếp xuất hiện. Đặc biệt là khi bè lũ Giang Trạch Dân liên tục thất thế, hành động ma quỷ của ĐCSTQ mổ cướp nội tạng của các đệ tử Đại Pháp đã bị phơi bày trên toàn thế giới, toàn thế giới phản đối cuộc bức hại. Nếu như 10 năm trước đây còn cảm thấy ngày Chính Pháp kết thúc còn xa vời thì hiện nay xem ra màn kịch lớn của lịch sử đang đến màn cuối cùng, ngày đại thẩm phán sắp đến. Lịch sử vũ trụ sắp bước vào trang cuối, cuộc bức hại của ĐCSTQ 16 năm như màn đêm dài đằng đẵng, giờ đây bình minh đang ở trước mắt, mọi thứ đều đang tăng tốc. Chúng ta phải đối đãi cho đúng, có thủy có chung, cần tu luyện như thuở ban đầu và làm tốt những gì chúng ta nên làm. Nếu Chính Pháp kết thúc vào ngày mai thì ngày hôm nay vẫn làm mọi việc như bình thường, tâm của chúng ta không thể bị hình thế biến hóa mà biến hóa theo giống như bèo trôi theo nước mà bị dòng nước cuốn đi, tất cả đều là tất nhiên.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/144887

The post Khải thị Thần Vận (Phần 2): Ý nghĩa của “Điệu múa đũa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khải thị Thần Vận (Phần 1): Truyền thuyết cây bút Thầnhttps://chanhkien.org/2018/10/khai-thi-than-van-phan-1-truyen-thuyet-cay-but-than.htmlTue, 16 Oct 2018 15:37:50 +0000http://chanhkien.org/?p=25489[ChanhKien.org] Chương trình biểu diễn Thần Vận năm 2015 có một tiết mục múa: “Truyền thuyết cây bút Thần”, tiết mục này mang ý nghĩa nhắc nhở con người về Thiên lý thiện ác hữu báo, làm việc tốt sẽ nhận được ân điển của Thần, Phật, làm việc xấu sẽ chịu sự trừng phạt […]

The post Khải thị Thần Vận (Phần 1): Truyền thuyết cây bút Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Chương trình biểu diễn Thần Vận năm 2015 có một tiết mục múa: “Truyền thuyết cây bút Thần”, tiết mục này mang ý nghĩa nhắc nhở con người về Thiên lý thiện ác hữu báo, làm việc tốt sẽ nhận được ân điển của Thần, Phật, làm việc xấu sẽ chịu sự trừng phạt của Thần. Cây bút Thần mà Thần ban cho con người là để cứu độ những người gặp khó khăn kiếp nạn, không phải để cho con người thỏa mãn dục vọng thấp hèn. Người lương thiện sẽ dùng bút Thần để làm việc tốt còn kẻ ác dùng bút Thần chỉ để thỏa mãn dục vọng của bản thân, cuối cùng tự mình chuốc lấy quả báo.

Khi tôi còn nhỏ, trong sách giáo khoa tôi học có câu chuyện về cây bút Thần của Mã Lương. Về sau đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra sức phá hoại văn hóa truyền thống, nhồi nhét vào đầu con người văn hóa tà đảng, thế nên thanh niên bây giờ đều không được biết câu chuyện cây bút Thần của Mã Lương. Mục đích chủ yếu của đoàn nghệ thuật Thần Vận là khôi phục lại nền văn hóa truyền thống đã bị ĐCSTQ phá hoại, xem những tiết mục của Thần Vận khiến chúng ta cảm thấy vô cùng gần gũi, thân thiết.

Tôi muốn chia sẻ những cảm nhận của mình về ý nghĩa của tiết mục “Truyền thuyết cây bút Thần” từ góc độ của người tu luyện. Hiện nay là thời kỳ Sư Phụ chính Pháp cứu độ chúng sinh, đệ tử Đại Pháp trợ Sư chính Pháp (Trong chương trình Thần Vận 2009 cũng có tiết mục “Truyền thuyết cây bút Thần”. Thần đã cấp cho con người một cây bút để ghi lại nền văn hóa huy hoàng đặt định cho việc Sư phụ truyền chính Pháp hôm nay).

Sư Phụ đã ban cho mỗi đệ tử Đại Pháp một cây bút Thần, cây bút Thần đó khởi tác dụng vô cùng to lớn trong chính Pháp. Mỗi bài viết ca tụng Sư Phụ và Đại Pháp giống như những thiên nữ trải hoa ban truyền lòng từ bi của Sư phụ và vẻ đẹp của Đại Pháp xuống nhân gian; Mỗi bài viết vạch trần sự bức hại của tà ác đối với Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp giống như những quả bom nổ tung quét sạch tà ác ở không gian khác; Mỗi bài viết phơi bày bộ mặt thật của tà đảng giống như những thanh kiếm sắc nhọn đâm thẳng vào tim gan của tà đảng khiến chúng sắp sụp đổ; Mỗi bài viết hồng dương văn hóa Thần truyền 5000 năm giống như những phương thuốc tốt khiến con người khôi phục lại bản tính lương thiện; Mỗi bài viết truyền tải chân tướng của Đại Pháp giống như từng tiếng sét kinh động làm thức tỉnh lương tri của nhân loại đang bị tà đảng lừa dối, bưng bít; Mỗi bài viết để trao đổi, chia sẻ với nhau giống như ngọn gió xuân ấm áp thổi vào lòng đệ tử Đại Pháp giúp cho chỉnh thể được đề cao và thăng hoa; Mỗi bài viết ghi lại những kỳ tích của đệ tử Đại Pháp khi đối mặt với sự bức hại mất hết nhân tính chưa từng có vẫn kiên định tin vào Đại Pháp, đại thiện đại nhẫn, kiên trinh bất khuất, xả thân vì nghĩa, hành động của họ làm trời đất, quỷ thần phải kinh động; Mỗi bài viết phơi bày những quan chức, nhân viên an ninh và những kẻ chỉ điểm trực tiếp tham gia bức hại đệ tử Đại Pháp là minh chứng cho tội ác của những kẻ phạm tội này, chúng sẽ phải đối mặt với cuộc đại thẩm phán; Mỗi bài viết ghi lại những ai nhận thức được Đại Pháp là tốt, đồng ý tam thoái và đối đãi tốt với đệ tử Đại Pháp mà được phúc báo, những kẻ bức hại Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp mà bị ác báo, giúp người dân thấy được Thiên lý thiện ác hữu báo và vẻ đẹp của Đại Pháp; Mỗi bài viết tố cáo những hành vi ma quỷ của tà đảng tra tấn, giết hại, mổ cướp nội tạng của các đệ tử Đại Pháp khiến cho mọi người thấy rõ tội ác tày trời của ĐCSTQ nhất định sẽ bị trời trừng phạt, từ đó thoái xuất khỏi ĐCSTQ để bảo vệ tính mạng v.v.. Tóm lại thông qua những bài viết đó, con người chứng kiến được mọi việc xảy ra ngày hôm nay.

Từ câu chuyện “Truyền thuyết cây bút Thần”, chúng ta hiểu được rằng người tốt sẽ dùng bút Thần để làm việc tốt. Đệ tử Đại Pháp chúng ta đều là người tốt, vậy thì những điều mà chúng ta dùng bút Thần để viết nên nhất định đều sẽ khởi tác dụng tốt. Cho nên chúng ta nhất định phải sử dụng tốt cây bút Thần mà Sư Phụ đã ban để chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh và đề cao bản thân chúng ta.

Các đồng tu, hãy triển hiện pháp lực của bút Thần! Hãy cầm cây bút Thần của mình lên ghi lại sự huy hoàng của ngày hôm nay để lưu lại cho hậu thế! Đừng coi thường bản thân mình! Chỉ cần chúng ta dụng tâm viết thì đó nhất định sẽ là “kiệt tác”, vì đó là bút Thần mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/144869

The post Khải thị Thần Vận (Phần 1): Truyền thuyết cây bút Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>