Khải Huyền | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Giải mã «Khải Huyền»https://chanhkien.org/2021/03/giai-ma-khai-huyen.htmlSun, 07 Mar 2021 13:31:23 +0000https://chanhkien.org/?p=27190Tác giả: Bạch Ca [ChanhKien.org] Giới thiệu: «Thánh Kinh•Khải Huyền» là dự ngôn nổi tiếng nhất, tiên tri chuẩn xác và toàn diện nhất về lịch sử nhân loại. Bởi vì nó là bộ cuối cùng của Thánh Kinh, các loại đạo lý của Thánh Kinh đều bao hàm trong đó, nên có người ví nó […]

The post Loạt bài: Giải mã «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[ChanhKien.org] Giới thiệu: «Thánh Kinh•Khải Huyền» là dự ngôn nổi tiếng nhất, tiên tri chuẩn xác và toàn diện nhất về lịch sử nhân loại. Bởi vì nó là bộ cuối cùng của Thánh Kinh, các loại đạo lý của Thánh Kinh đều bao hàm trong đó, nên có người ví nó là “tổng trạm” của Thánh Kinh. Tác giả «Khải Huyền» là Thánh John, một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus. Vào 2.000 năm trước, Thánh John bị lưu đày tới đảo Patmos, nơi ông được Thần lĩnh tới thiên quốc và nhìn thấy cuốn sách với bảy phong ấn; «Khải Huyền» chính là ông đã căn cứ cảnh tượng nhìn thấy và ghi lại mà thành.

*  *  *

Giải mã «Khải Huyền» (1): Thượng Đế không phải duy nhất và toàn năng

Giải mã «Khải Huyền» (2): Chúa Jesus là sao Mai sáng láng

Giải mã «Khải Huyền» (3): Đại hoạn nạn bắt đầu ngày 20/7/1999

Giải mã «Khải Huyền» (4): Cứu Thế Chủ là người sáng lập Pháp Luân Công

*  *  *

Ghi chúĐể hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

 

The post Loạt bài: Giải mã «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video: Bảy phong ấn trong “Khải Huyền” của Thánh Kinhhttps://chanhkien.org/2012/02/video-bay-phong-an-trong-khai-huyen-cua-thanh-kinh.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/video-bay-phong-an-trong-khai-huyen-cua-thanh-kinh.html#respondWed, 22 Feb 2012 07:37:06 +0000https://chanhkien.org/?p=16191Bảy phong ấn trong “Khải Huyền” của Thánh Kinh

The post Video: Bảy phong ấn trong “Khải Huyền” của Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/10569

The post Video: Bảy phong ấn trong “Khải Huyền” của Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/video-bay-phong-an-trong-khai-huyen-cua-thanh-kinh.html/feed0
Một vài hiểu biết về sách «Khải Huyền»https://chanhkien.org/2011/04/mot-vai-hieu-biet-ve-sach-khai-huyen.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/mot-vai-hieu-biet-ve-sach-khai-huyen.html#respondThu, 21 Apr 2011 08:39:13 +0000https://chanhkien.org/?p=11599Tác giả: Li Zhan [ChanhKien.org] Sách «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là một bộ sưu tập các dự ngôn vĩ đại. Nó tiên tri rất nhiều sự kiện lớn hiện đang xảy ra hoặc sẽ phát sinh trên thế giới ngày nay. Nhưng trong một thời gian dài, người ta có nhiều lý giải khác nhau […]

The post Một vài hiểu biết về sách «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Li Zhan

[ChanhKien.org] Sách «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là một bộ sưu tập các dự ngôn vĩ đại. Nó tiên tri rất nhiều sự kiện lớn hiện đang xảy ra hoặc sẽ phát sinh trên thế giới ngày nay. Nhưng trong một thời gian dài, người ta có nhiều lý giải khác nhau về cuốn sách này. Có nhiều chỗ hiểu sai và nhầm lẫn. Nhiều người hiểu nhầm rằng các sự kiện được mô tả trong sách «Khải Huyền» đang, hoặc sẽ diễn ra tại Trung Đông và bỏ qua nhiều sự kiện lớn thực sự quyết định tương lai nhân loại. Bài viết này sẽ phân tích một vài đoạn trong sách «Khải Huyền» với hy vọng rằng các chính phủ và người dân khắp thế giới sẽ lại có được chính kiến về nhiều sự kiện hiện đang diễn ra tại Trung Quốc, đồng thời nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề mà toàn nhân loại đang phải đối mặt, từ đó đặt định vị trí cho mình một cách đúng đắn, điều thực sự giúp ích cho bản thân họ và người khác.

(1) “Con rồng đỏ” chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc

Kìa, một Con Rồng lớn, màu đỏ, có bảy đầu và mười sừng; trên các đầu nó có bảy vương miện.” («Khải Huyền», 12:3). Để có thể hiểu đúng sách «Khải Huyền», chìa khóa nằm ở chỗ nhận diện “con rồng đỏ”, bởi vì “Con Rồng ban cho nó (con Thú chống Chúa) quyền lực, ngai vàng, và quyền phép lớn”. («Khải Huyền», 13:2). Một khi hiểu được “con rồng đỏ” là gì, sẽ rất dễ dàng để tìm ra con thú mà “số của nó là sáu trăm sáu mươi sáu.” («Khải Huyền», 13:18).

Con Rồng lớn đã bị ném xuống, đó là Con Rắn thời xưa, có tên là Ác Quỷ và Sa-tan, kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” («Khải Huyền», 12:9).

Con người ngày nay nhìn chung coi “con rồng đỏ” như là một biểu tượng của quỷ hay sa-tăng. Thực ra, “con rồng đỏ” trong sách «Khải Huyền» không chỉ đại diện cho quỷ dữ hay sa-tăng, mà còn đề cập đến một thứ cụ thể. “Từ không gian tầng thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có hình thức là một con ác long màu đỏ.” (“Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai”, «Tinh Tấn Yếu Chỉ II»). Màu sắc ưa thích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở thế gian con người chính là màu đỏ.

Một khi đã nhận ra rằng “con rồng đỏ” là chỉ ĐCSTQ, sẽ không khó để nhận thấy rằng các lời tiên tri trong sách «Khải Huyền» là xoay quanh Trung Quốc chứ không phải Trung Đông. “Số của các kỵ binh là hai trăm triệu; tôi đã nghe được quân số đó của họ.” («Khải Huyền», 9:16). Không có nước nào khác trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, mà “mỗi công dân cũng là một người lính” và có khả năng tổ chức được một đội quân lên tới 200 triệu người. Ở tiết 12 Chương 16 sách «Khải Huyền» có đề cập đến “phương Đông”, và cũng là chỉ Trung Quốc.

(2) Con quỷ có số “666” chính là Giang Trạch Dân

Ở đây đòi hỏi sự khôn ngoan. Ai có tri thức hãy tính ra số của con thú, vì đó là số của một người; số của nó là sáu trăm sáu mươi sáu.” («Khải Huyền», 13:18).

Con Thú tôi thấy ấy trông giống như một con beo; chân nó giống như chân gấu; miệng nó giống như miệng sư tử. Con Rồng ban cho nó quyền lực, ngai vàng, và quyền phép lớn.” («Khải Huyền», 13:2).

Dựa trên những lời khải thị này, chúng ta biết rằng con thú này ở tại Trung Quốc và nằm dưới sự khống chế của ĐCSTQ. Ở đây không ai khác ngoài cựu Bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân; ĐCSTQ đã cho Giang tất cả những điều này.

Một bài viết trên mạng Chánh Kiến đã tiết lộ bí mật đằng sau con số “666” (Xem tại: Tập đoàn lưu manh chính trị tà ác và “666”). Tiếng Hán là ngôn ngữ rất đặc biệt và nhấn mạnh vào các đường nét của ký tự. Trong tiếng Hán, hai chữ “cộng sản” (共产) mỗi chữ đều có 6 nét. Chữ “Giang” (江) cũng gồm 6 nét. Do đó “666” đại diện cho ĐCSTQ và Giang Trạch Dân. Chế độ của Giang chính là con quỷ được đề cập trong sách «Khải Huyền» với con số đại diện là “666”. Giang Trạch Dân là cái đầu của tà ác.

Tiết 13 và 14 Chương 13 sách «Khải Huyền» cũng mô tả con thú: “Nó làm được những dấu lạ lớn,… Nó lừa gạt những người sống trên đất bằng những dấu lạ nó được ban cho để thực hiện trước mặt Con Thú.” Theo sách của Daniel thuộc «Cựu Ước», sau đây là một số đặc điểm của con thú: thú tính, ích kỷ và tự phụ, độc tài, bất chấp luật pháp, khoác lác, dối trá, xảo quyệt, đồi bại, điên cuồng, ti tiện, và vô luân, giống như một con quỷ. Nói cách khác, hắn là kẻ ti tiện và tội lỗi không thể tha thứ. Hãy xem lại những hành vi của Giang. Ông ta cực kỳ ích kỷ, độc tài, kiêu căng, đồi bại, vô luân, và công khai chà đạp luật pháp. Khi giận dữ, ông ta hành động không khác gì một con quỷ. Hành vi này hoàn toàn khớp với điều được mô tả trong sách của Daniel.

(3) Trận chiến cuối cùng

Sách «Khải Huyền» cùng nhiều lời tiên tri khác trong «Thánh Kinh» cũng mô tả về “trận chiến cuối cùng” giữa Thiện và ác sẽ xảy ra ngay trước Đại Phán xét Cuối cùng của Đức Chúa Trời. Người ta rất hứng thú với chủ đề này và thường coi “trận chiến tối hậu” này là một cuộc đụng độ quân sự mang tính hủy diệt sẽ diễn ra tại Trung Đông với sự tham gia của nhiều nước. Thực ra, đây là sự hiểu nhầm tai hại.

Con thú được mô tả như là “có mười sừng và bảy đầu; trên các sừng nó có mười vương miện, và trên các đầu nó có những danh hiệu phạm thượng.” («Khải Huyền», 13:1).

Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng. Nó mở miệng nói những lời xúc phạm đến Đức Chúa Trời, xúc phạm đến danh Ngài, đến nơi thờ phượng Ngài, và đến những đấng ở trên Trời.” («Khải Huyền», 13:5-6).

Theo ngôn ngữ thời nay, điều này có nghĩa là con thú dùng đủ loại phương tiện truyền thông để công kích và phỉ báng Đức Chúa Trời. Cuốn sách của Daniel trong «Cựu Ước» cũng nói về con thú dùng miệng của nó để phỉ báng Đức Chúa Trời như thế nào. Đức Chúa Trời là Đấng mà “dò xét tâm trí và lòng dạ loài người.” («Khải Huyền», 2:23). Tất cả những điều này chứng tỏ rằng “trận chiến cuối cùng” này không nói về loại hình xung đột vũ trang mà con người vẫn nghĩ. Ngoài phỉ báng Đức Chúa Trời ra, “Nó (con thú) cũng được cho phép giao chiến với các thánh đồ và chiến thắng họ; và nó được ban cho quyền trên mọi bộ lạc, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, và mọi quốc gia.” («Khải Huyền», 13:7). Do đó, “trận chiến cuối cùng” không phải là chiến tranh trong thế giới con người. Nó tương tự với sự bức hại mà Đức Chúa Jesus và các thánh đồ phải gánh chịu dưới Đế chế La Mã.

Vậy thì rốt cuộc “trận chiến tối hậu” này là gì? Câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta nhìn lại điều mà Giang Trạch Dân đã làm vào ngày 20/7/1999. Xuất phát từ sự ích kỷ và lòng đố kỵ, ông ta đã lợi dụng quyền lực trong tay để gạt luật pháp sang một bên, dùng tất cả các phương tiện truyền thông có trong tay để phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công. Ông ta đã coi “Chân, Thiện, Nhẫn” như là kẻ thù số một của mình. Ông ta đã làm mọi thứ có thể và tận dụng tất cả tài nguyên trên khắp Trung Quốc để bức hại Pháp Luân Công. Ông ta sử dụng đủ loại thủ đoạn tra tấn trong lịch sử loài người, tự cổ chí kim, cả trong và ngoài Trung Quốc để bức hại vô số học viên Pháp Luân Công. Nó rất tương tự với sự bức hại mà các thánh đồ Cơ Đốc giáo phải chịu đựng trong tay Đế chế La Mã! Sự khác biệt duy nhất là nó xảy ra trong thời đại ngày nay, với quy mô và phạm vi rộng lớn hơn, đồng thời thủ đoạn của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ là xảo trá, tàn bạo và tà ác hơn rất nhiều. Vì thế, những hành vi hung bạo, xấu xa và cực kỳ tà ác nhằm bức hại “Chân, Thiện, Nhẫn” ấy chính là “trận chiến cuối cùng”.

Bấy giờ tôi thấy từ miệng Con Rồng, từ miệng Con Thú, và từ miệng tiên tri giả, xuất ra ba tà linh ô uế giống như ba con ếch. Vì chúng là tà linh của các con quỷ nên chúng làm các phép lạ. Chúng đến với các vua trên toàn thế giới để kết hợp họ lại với nhau, hầu đánh trận trong ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng.” («Khải Huyền», 16:13-14).

Đoạn trên rõ ràng là chỉ những sinh mệnh nhơ nhớp như ếch xuất ra từ cái miệng của con rồng, con thú và nhà tiên tri giả, và chúng đã tập hợp được lãnh đạo của một số quốc gia trên trái đất. Tiết 7-8 Chương 13 sách «Khải Huyền» nói rằng sức ảnh hưởng của tà ác sẽ lan ra khắp thế giới. “Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó (đại dâm phụ), và dân cư trên đất đã bị say vì rượu gian dâm của nó.” («Khải Huyền», 17:2). Do vậy rõ ràng là “trận chiến cuối cùng” quyết định số phận của nhân loại này không chỉ giới hạn bên trong Trung Quốc mà là ở khắp thế giới.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, những người đi theo Giang không chỉ điên cuồng đàn áp và bức hại “Chân, Thiện, Nhẫn” bên trong Trung Quốc, mà còn sử dụng các kênh truyền thông và ngoại giao để lan truyền những lời dối trá về Pháp Luân Công tới chính phủ và người dân các nước, đầu độc con người khắp thế giới. Không như lệ thường của các lãnh đạo Trung Quốc trong quá khứ, Giang Trạch Dân thường có những chuyến thăm các nước trên thế giới. Bất chấp thể diện quốc gia, ông ta đã cố gắng có những vụ giao dịch bất hợp pháp để đổi lấy sự ủng hộ của một số nước cho cuộc bức hại Pháp Luân Công, hoặc hạn chế quyền hợp pháp của học viên Pháp Luân Công tại những nước này. Ông ta liên tục dùng đủ mọi thủ đoạn ti tiện để tuyên truyền chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tới khắp các quốc gia trên thế giới.

Sách «Khải Huyền» mô tả con rồng là “kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” (13:14), và những kẻ thông dâm với nó “mọi quốc gia đều bị ma thuật của ngươi lừa dối.” (18:23). Rõ ràng là bởi những thủ đoạn lừa dối này, người dân khắp thế giới đã không thấy được bản chất tà ác của Giang và tập đoàn chính trị lưu manh. Họ không nhận ra rằng bản chất thật sự của Giang là một tên đồ tể giết hại những người vô tội và lương thiện —các học viên Pháp Luân Công. Họ không thấy được sự nguy hiểm mà Giang mang đến cho nhân loại.

(4) Dấu vết con thú

Tiết 14-16 Chương 13 sách «Khải Huyền» đã đề cập rằng con thú lừa dối người ta tới mức họ bị nó đánh dấu.

Bấy giờ tôi nghe có tiếng lớn từ đền thờ truyền cho bảy vị thiên sứ, ‘Hãy đi và đổ bảy bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời xuống đất.’ Vậy vị thiên sứ thứ nhất đi ra và đổ bát của mình xuống đất; thế là lở loét và ung độc xảy đến trên những kẻ có dấu của Con Thú và những kẻ thờ lạy hình tượng nó.” («Khải Huyền», 16:1-2).

Kế đến một vị thiên sứ khác, vị thiên sứ thứ ba, theo sau hai vị kia, hô to, ‘Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, 10 kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm’.” («Khải Huyền», 14:9-11)

Đối với mỗi người trên thế gian này, là cực kỳ trọng yếu khi nhận ra bản chất thực sự của con thú và dấu vết con thú. Đoạn trên minh xác rằng chế độ chính trị của Giang chính là con thú. Thờ cúng chế độ chính trị ấy chính là thờ cúng con thú. Những ai bị nó đánh dấu đang ở trong tình huống cực kỳ nguy hiểm. Khi Pháp Chính Nhân Gian tới, những ai mang dấu vết của nó sẽ “uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời.

(5) Thành Babylon lớn

Chương 16, 17 và 18 của sách «Khải Huyền» đã mô tả cảnh các thiên thần nhấn chìm “thành Babylon lớn” xuống đáy đại dương. Khi người ta nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ, họ sẽ thấy rằng “thành Babylon lớn” chỉ là một ẩn dụ. Nó không đề cập đến sự tái xuất của Babylon cổ đại, nơi mà ngày nay là Iraq, hay sự trỗi dậy lần nữa của Đế chế La Mã cổ đại, ở tại châu Âu ngày nay. Vai trò của “thành Babylon lớn” trong trận chiến cuối cùng này tương tự với vai trò của Đế chế La Mã trong khi chống lại Chúa Jesus và các Thánh đồ trong những ngày đầu của Cơ Đốc giáo. Sự hủy diệt của “thành Babylon lớn ngày xưa có lẽ là một ví dụ về số phận mà “thành Babylon lớn” ngày nay phải đối mặt.

Cả tiết 8 Chương 14 và tiết 2 Chương 17 sách «Khải Huyền» đều chỉ ra rằng các vị Vua phương Đông đã phạm tội gian dâm với “đại dâm phụ”. Điều này ám chỉ những giao dịch bẩn thỉu mà “đại dâm phụ” đã thực hiện với lãnh đạo một số quốc gia. Nhiều quốc gia đã bị lừa dối bởi “phép lạ” của con thú, và quên mất cảm giác chính nghĩa và nhân ái khi họ đối mặt với lợi ích chính trị và kinh tế tại Trung Quốc. Kết quả là họ đã làm ngơ trước tội ác của đại dâm phụ và “bị say vì rượu gian dâm của nó.

“…Tiếng nói của chàng rể và cô dâu sẽ không bao giờ được nghe ở trong ngươi nữa, Vì những thương gia của ngươi là những tay cự phú trên đất, Vì mọi quốc gia đều bị ma thuật của ngươi lừa dối.” («Khải Huyền», 18:23). Khi phán xét cuối cùng tới, những thương gia sẽ “khóc than khi thấy khói thiêu đốt nó bốc lên.” («Khải Huyền», 18:18). Sách «Khải Huyền» đã tiên tri về điều này từ rất lâu về trước. Thật là đáng xấu hổ cho những “thương gia” bị lừa dối bởi “phép lạ” kinh tế (sự tăng trưởng kinh tế giả tạo của Trung Quốc) và cuối cùng mất đi tất cả.

“Thành Babylon lớn” là cái gốc của tà ác. Nó là “Mẹ của các điếm đĩ, Và Mẹ của những gớm ghiếc trên đất.” («Khải Huyền», 17:5). Đây chính là “chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc.” («Khải Huyền», 18:2). Đây chính là nơi mà tập đoàn chính trị của Giang ở. Cuối cùng họ sẽ không thể thoát khỏi sự phán xét của chính nghĩa.

(6) Tân Jerusalem

Theo sách «Khải Huyền», Giang Trạch Dân được cho phép bức hại Pháp Luân Công khi nắm quyền trong 42 tháng. “Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng.” («Khải Huyền», 13:5).

Cuốn sách cũng mô tả trong số nhiều thảm họa lớn mà nhân loại phải đối mặt, một số đã biến mất và một số đã trở nên ít nghiêm trọng hơn. Đó là vì “vị Vua của các vị Vua” đã gánh chịu thay cho con người. Đó là vì Đại Pháp vũ trụ đang hồng truyền tại thế gian con người. Đó là vì có hàng trăm triệu đệ tử Đại Pháp đang triển hiện lòng can đảm vĩ đại và vứt bỏ sinh-tử để duy hộ chân lý.

Bấy giờ Đấng ngồi trên ngai phán, ‘Này, Ta làm mới lại muôn vật.” Ngài lại phán, “Hãy ghi lại những điều này, Vì những lời ấy đáng tin và chân thật’.” («Khải Huyền», 21:5). Tân Jerusalem được đề cập đến trong tiết 2 Chương 21 sách «Khải Huyền» chính là một ẩn dụ. Nó không phải là Jerusalem ở Trung Đông mà con người ngày nay vẫn nghĩ. “Tân Jerusalem” là chỉ nhân loại mới, trái đất và vũ trụ mới, một nơi rất tinh khiết và tươi đẹp.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1094

The post Một vài hiểu biết về sách «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/mot-vai-hieu-biet-ve-sach-khai-huyen.html/feed0
Từ lời khải thị trong “Khải Huyền” đến “thoái đảng”https://chanhkien.org/2010/08/tu-loi-khai-thi-trong-khai-huyen-den-thoai-dang.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/tu-loi-khai-thi-trong-khai-huyen-den-thoai-dang.html#respondFri, 27 Aug 2010 07:31:17 +0000https://chanhkien.org/?p=6507Tác giả: Chân Khải ở Trung Quốc [Chanhkien.org] Những người từng đọc qua Khải Huyền trong Thánh Kinh đều biết, đó là một dự ngôn bất hủ từ hơn hai nghìn năm trước. Tác giả chính mắt thấy “Thần nhân dị sự”, tường thuật lại cho mọi người biết, nghe như như chuyện thần thoại, […]

The post Từ lời khải thị trong “Khải Huyền” đến “thoái đảng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chân Khải ở Trung Quốc

[Chanhkien.org] Những người từng đọc qua Khải Huyền trong Thánh Kinh đều biết, đó là một dự ngôn bất hủ từ hơn hai nghìn năm trước. Tác giả chính mắt thấy “Thần nhân dị sự”, tường thuật lại cho mọi người biết, nghe như như chuyện thần thoại, thực tế là hình tượng tô vẽ sinh động để ám chỉ toàn bộ sự việc xảy ra tại nhân loại ngày nay. Nhất là dự đoán của nửa đoạn sách sau cùng (bắt đầu từ chương 12). Trong đó đã ẩn ý và còn khéo léo mô tả về xích long (rồng đỏ), con thú và đại dâm phụ. Như hiểu thấu thiên cơ, dự ngôn khiến người ta kinh ngạc sửng sốt, chấn động tâm can.

Đối với xích long, con thú và đại dâm phụ, nhiều người đã có ý kiến sâu sắc, phân tích độc đáo và đăng trên Internet. Bài này không tường thuật lại nữa. Đáng chú ý là, những người đã tôn thờ con thú cùng hình tượng con thú, đều bị đánh dấu vết thú vật. Trong Chương 14 của Khải Huyền viết:

“Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng (hình ảnh) nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thịnh nộ không pha của Ðức Chúa Trời rót trong chén thịnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm (diêm sinh) ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ.”

Như trong Khải Huyền mô tả, những người mang dấu ấn của con thú —tức là những người lúc nhập đảng, nhập đoàn, nhập đội, đứng trước lá cờ đỏ như máu của Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc), tay phải giơ lên như quả đấm, mà phát lời thề độc: “Tôi nguyện hiến dâng cả đời cho Đảng, thề phấn đấu cả đời cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản” thì họ đã bị con ác thú kia đánh dấu lên trán hoặc tay phải, rất là nguy hiểm— trong Chương 16 của Khải Huyền còn có tường thuật thật ghê gớm:

Vị thiên sứ thứ nhất đi trút bát mình xuống đất, thì trở nên ghẻ chốc dữ và đau trên những người có dấu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó”.

Quan hệ đến những người có dấu ấn của con thú, Chương 16 còn viết:

Vị thiên sứ thứ năm trút bát mình trên ngôi con thú, nước (quốc gia) của nó bèn trở nên tối tăm, người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn. Chúng nó nói phạm đến Ðức Chúa Trời trên trời vì cớ đau đớn và ghẻ chốc mình, và cũng không ăn năn công việc mình”.

Từ hai đoạn văn đã tường thuật trên, chúng ta có thể nhận thức rõ ràng rằng: (i) những ai mang dấu ấn con thú (đã từng vào đảng/đoàn/đội của Trung Cộng mà chưa từng thoái xuất), sẽ vì tội ác Trung Cộng quá nhiều, mà bị thiên đình trừng trị nghiêm khắc, trên thân sẽ mọc toàn mụn độc; (ii) đương lúc những người có mang dấu ấn của con thú bị trừng phạt, không những không thể tỉnh ngộ trước lỗi lầm của mình (không thoái xuất khỏi Trung Cộng, tiếp tay tăng cường cho Trung Cộng, vào hùa với thế lực tà ác) mà còn oán hận chư Thần. Trong Khải Huyền,phần cuối Sự phán xét cuối cùng (Chương 21) có chép lại như sau:

Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng”.

Những người tạo nhiều tội ác, cùng với những người có dấu ấn thú vật, đều sẽ bị vứt vào hồ lửa cháy lưu hoàng (diêm sinh). Đó là màn bi thảm nhất và đáng sợ nhất.

Từ lời tường thuật trên đây, thì những người có mang dấu vết thú, xác thực là rất nguy hiểm. Nhưng đối với quần chúng lâu dài sinh sống ở Trung Quốc, họ hoặc không biết, hoặc lạnh nhạt không quan tâm đến, cứ nghĩ mình sẽ bình an vô sự mà chạy theo danh lợi. Hay như câu chuyện con thuyền Nô-ê (Noah) mà mọi người đều biết:

Vì trong những ngày trước nước lụt (đại hồng thuỷ), người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy.” (Ma-thi-ơ, Thánh Kinh).

Con người ở nơi con người, nhưng vào lúc hết thảy đại nạn sắp đến, Trời thế nào cũng khải thị (bảo cho biết) và điểm hoá con người. Thường thường con người không tỏ ngộ, không hiểu ý, không coi sự việc ấy là khuyên can của Trời. Cứ tưởng tất cả đều là ngẫu nhiên, chính vì con người chấp mê bất ngộ, không biết thu vén hành vi của mình, không biết lỗi mà sửa, đó là nguyên do Trời trừng phạt con người.

Hiện nay, nhất là xã hội ở Trung Quốc, giàu nghèo chênh lệch rất xa, nhiều người đời sống nghèo túng, còn vì tìm việc làm mà lao khổ vất vả cả ngày. Vì thế rất nhiều việc họ đều không quan tâm đến. Đặc biệt họ lờ đi trào lưu “tam thoái” (thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản và các tổ chức liên đới như đoàn và đội). Dường như tất cả chưa từng xảy ra, dường như tất cả đều không có liên quan gì đến họ cả. Nhưng thật sự tất cả đều không có liên quan gì tới họ chăng? Tôi không thể không hỏi, những người không may đang sinh sống ở Trung Quốc, có ai đã chưa từng chủ động hoặc bị động phải gia nhập tổ chức của tà đảng (bao gồm Đảng Cộng sản, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hồng vệ binh hoặc hồng tiểu binh)? Nếu có một ngày, khi những lời tiên tri trong Khải Huyền ứng nghiệm, thiết nghĩ, những người ấy đã không kịp hối lại, lúc ấy sẽ như thế nào? Chỉ sợ thắp hương lạy dập cả đầu đã quá trễ rồi! Người ta nói, thà tin có việc ấy, chứ đừng không tin không có việc ấy. Con dế cái kiến còn biết trân quý sinh mạng của mình, huống là con người. Dùng lời người Trung Quốc thường nói, thì trên thế gian không có thuốc hối hận. Trên thực tế, đại đa số người Trung Quốc đều biết rõ sự thối nát và suy đồi của Trung Cộng, chẳng qua vì tê dại lâu quá chưa muốn thoát rời, tại sao phải đợi đến bước “không thấy quan tài không rơi lệ”?

Thực ra, ngoài lời tiên tri trong Khải Huyền, còn có thể tham chiếu nhiều dự ngôn khác, chẳng hạn như “Thiêu Bính Ca” (Bài ca bánh nướng), “Kim Lăng tháp bi văn” (Tiên tri trên bia đá ở tháp Kim Lăng) của Lưu Bá Ôn trong triều Minh, “Thôi Bối Đồ” (Đồ hình đẩy lưng) của Lý Thuần Phong, Viên Thiên Cang thời nhà Đường, “Thiền Sư Thi” của Bộ Hư Đại Sư ở triều Tuỳ. Còn có vài dự ngôn ở ngoại quốc như “Cách Am Di Lục” (Những ghi chép do Cách Am để lại) của Hàn Quốc. Thông qua những dự ngôn này, không khó để phát hiện rằng, chúng ta đang ở trong thời đại cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ then chốt, trước khi tất cả tai nạn chưa xảy ra, nếu kịp thời tỉnh ngộ, kịp thời tu tốt chính mình, thì nhiều tai nạn có thể tránh khỏi.

Ở trên vừa mới tường thuật lời tiên tri trong Khải Huyền, giờ tôi thành khẩn khuyên can những người còn do dự, còn lạc đường chưa quay về, hãy mau mau thanh tỉnh, đừng nghe lời dối trá lừa gạt của Trung Cộng nữa. Hãy nắm chắc cơ hội Trời ban cho con người, nhanh chóng thoát khỏi nanh vuốt khống chế của Trung Cộng, cương quyết cắt đứt quan hệ với nó, lựa chọn một tương lai tươi sáng cho sinh mệnh mình.

Một lần nữa xin thành tâm nói một câu: những người lương thiện, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình, trân quý tương lai của mình. Bằng mọi giá, đừng quên câu sấm sau:

“Thiên Đường tỏ lối ngươi chẳng bước,
Địa Ngục vô môn lại tiến vào.
Thoát nạn hay không, âu một niệm,

Đất Trời biện biệt rõ làm sao.”

Bài văn này chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ :

http://dajiyuan.com/gb/5/7/28/n1000426.htm

The post Từ lời khải thị trong “Khải Huyền” đến “thoái đảng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/tu-loi-khai-thi-trong-khai-huyen-den-thoai-dang.html/feed0
Tại sao xoá dấu hiệu ‘con thú’ ngay tức khắc là tối quan trọng?https://chanhkien.org/2010/06/tai-sao-xoa-dau-hieu-con-thu-ngay-tuc-khac-la-dieu-toi-quan-trong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/tai-sao-xoa-dau-hieu-con-thu-ngay-tuc-khac-la-dieu-toi-quan-trong.html#respondSun, 27 Jun 2010 05:04:16 +0000http://chanhkien.org/?p=6362Tác giả: Lâm Phong [Chanhkien.org] “Thẩm phán tối hậu” có thể không bao lâu sẽ đến. Thánh Kinh viết, “Vì trong những ngày trước nước lụt (đại hồng thuỷ), người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt […]

The post Tại sao xoá dấu hiệu ‘con thú’ ngay tức khắc là tối quan trọng? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Phong

[Chanhkien.org] “Thẩm phán tối hậu” có thể không bao lâu sẽ đến. Thánh Kinh viết, “Vì trong những ngày trước nước lụt (đại hồng thuỷ), người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy.” (Ma-thi-ơ)

Đó đúng là điều đã xãy ra trong trận sóng thần tại Nam Á. Chỉ vài phút trước khi sóng thần đánh vào vùng đó, trời trong sáng và biển bình an như tự bao giờ. Khi ngọn sóng thần đầu tiên rút lui, dân chúng ngẩn ngơ, nhìn ngắm ngọn sóng vĩ đại hoặc cả chạy theo ngọn sóng đang rút lui. Sau đó làn sóng thứ nhì đập vào. Nó vĩ đại và thình lình đến mực không ai còn có thời giờ để suy nghĩ hoặc phản ứng.

Có một lời khuyến cáo nói rằng, “Ngày tàn của Trung Cộng sẽ đến trong không bao lâu. Nhưng cái đảng chính trị tà ác này (một tà giáo) đã phạm phải vô lượng những đại tội đối với chúng sinh, Trời và Phật suốt lịch sử của nó, và các Trời Thần nhất định sẽ phán xét và giải quyết với con quỉ tà ác này.” Cũng nghiêm minh tuyên bố rằng, “Bất kỳ ai mà đã đi theo Đảng Cộng sản hoặc các tổ chức liên đới Đảng Cộng sản (những ai mà đã nhận cái dấu hiệu con thú từ những tà lực), phải rút lui khỏi nó mau lẹ, và xoá bỏ cái dấu hiệu tà ác.”

Thể theo Khải Huyền trong Thánh Kinh: “Nó (con thú) cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu (tay phải), hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó, thì không thể mua cùng bán được.”

Tại Trung Quốc lục địa, giữa những người thường, cho dù nó vẫn tồn tại, tổ chức của Đảng Cộng sản không có một vai trò thật sự nào cả. Giữa các viên chức Trung Quốc, cái mục đích duy nhất của sự tồn tại của nó là nhờ đó các lãnh đạo của nó có thể duy trì sự thống trị chính trị của họ và hưởng lợi từ đó. Với số người thoái xuất Đảng cộng sản Trung Quốc gia tăng nhanh chống, các lãnh đạo chính trị của Đảng hiện nay đang phát hành một lệnh nội bộ để đuổi việc những ai muốn thoái Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành băng đảng. Nó đang cố kéo mọi người đi theo nó xuống Địa ngục bằng cách đóng lên trán họ cái dấu hiệu đảng viên.

Những người mà đã bị đóng dấu con thú sẽ trở thành gì? Cũng trong Khải Huyền có nói: “Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng (hình ảnh) nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thịnh nộ không pha của Ðức Chúa Trời rót trong chén thịnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm (diêm sinh) ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ.”

Lời khuyến cáo thiêng liêng phải nên coi trọng và tiên tri thiêng liêng nhất định sẽ thành sự thật. Trời tạo nên con người, và an bài lịch sử và tương lai của nhân loại. Nhưng Trời không thể chọn tương lai của chúng ta cho chúng ta. Chúng ta phải tự mình chọn lựa. Tự quyết là luật trời! Đó là do lòng từ bi mà Trời nói trước về ‘con thú’ và Ngày Phán xét nhân loại để chúng ta có thể chọn lựa một cách khôn ngoan. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Ngày Phán xét đang tiến tới gần. Xin hãy nắm lấy cơ hội cuối cùng và chọn lựa đúng để cứu lấy mạng sống của chư vị!

Đã tới giờ thức tỉnh trước ý chỉ của Thượng Đế. Mạng sống của bạn nằm trong sự chọn lựa của chính bạn!

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/1/18/30760.html
http://pureinsight.org/node/2731

The post Tại sao xoá dấu hiệu ‘con thú’ ngay tức khắc là tối quan trọng? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/tai-sao-xoa-dau-hieu-con-thu-ngay-tuc-khac-la-dieu-toi-quan-trong.html/feed0
Tập đoàn lưu manh chính trị tà ác và “666”https://chanhkien.org/2009/09/tap-doan-luu-manh-chinh-tri-ta-ac-va-666.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/tap-doan-luu-manh-chinh-tri-ta-ac-va-666.html#respondSat, 05 Sep 2009 19:20:41 +0000https://chanhkien.org/?p=2725Tác giả: Việt Tinh và Lâm Phong [Chanhkien.org] Người ta có thể tìm thấy trong cuốn Sách Khải Huyền của Cơ Đốc giáo (Bản của King James, chương 13, tiết 18) những lời sau đây: “[13:18] Đây tỏ ra sự khôn ngoan: Kẻ nào thông minh, hãy tính số con thú, vì đó là một […]

The post Tập đoàn lưu manh chính trị tà ác và “666” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Việt Tinh và Lâm Phong

[Chanhkien.org] Người ta có thể tìm thấy trong cuốn Sách Khải Huyền của Cơ Đốc giáo (Bản của King James, chương 13, tiết 18) những lời sau đây: “[13:18] Đây tỏ ra sự khôn ngoan: Kẻ nào thông minh, hãy tính số con thú, vì đó là một số người; số nó là sáu trăm sáu mươi sáu..” Vậy con số “666” biểu thị điều gì? Trong suốt lịch sử, nhiều lời giải thích đã được đưa ra bởi nhiều người khác nhau. Sự lý giải của chúng tôi, đó là con số “666” đề cập đến khoảng thời gian hiện tại đây. Chúng tôi tin rằng điều này đúng với chế độ chính trị của chúng tôi vào thời điểm hiện tại, chế độ tà ác nhất trong lịch sử nhân loại – tập đoàn lưu manh chính trị tà ác của Giang [Trạch Dân]. Hãy để chúng tôi lý giải tại sao con số “666” lại dùng để đại diện cho chế độ của Giang:

6 – 6 triệu lính quân đội
6 – 60 triệu đảng viên Cộng sản
6 – Phòng 610

Chẳng phải mục đích tối hậu cho sự tồn tại của chế độ chính trị tà ác suy đồi đó đã được dàn dựng bởi cựu thế lực để bức hại và ‘khảo nghiệm’ Đại Pháp hay sao? Do đó, vào năm 1999, ba con số “6” cuối cùng đã tụ lại làm một và hoàn thành sự an bài của tà ác. Con số 6 triệu lính quân đội là kết quả của một đợt giải trừ quân bị trong suốt 20 năm qua. Có 8 triệu lính quân đội trước khi cải cách. Để đạt được cái gọi là ‘hiện đại hóa’, quân đội [của Trung Cộng] đã phải giải trừ quân bị 2 lần, từ đó dần tới cắt giảm 2 triệu binh lính. Con số 60 triệu đảng viên được công bố sau năm 1999. Chỉ có 30 triệu đảng viên vào năm 1976. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện một cuộc điều tra vào năm 1998 và khám phá ra rằng có 70 triệu người đang tập Pháp Luân Công vào thời điểm đó, vượt xa con số 50 triệu đảng viên. Do đó, vào lúc khởi đầu cuộc bức hại, tập đoàn lưu manh chính trị tà ác tin chắc rằng con số đảng viên là 60 triệu. Với sự ra đời của Phòng 610, công cụ bức hại chính của tập đoàn lưu manh chính trị tà ác trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, ba con số “6” đã nhập lại làm một. Ở trên bề mặt, những sự kiện này như thể là việc của con người, nhưng trên thực tế chúng được khống chế bởi các sinh mệnh cao tầng. Đó là những kẻ chủ mưu thực sự trong cuộc bức hại. Chỉ có điều con người đang ở trong mê và do đó không hiểu được lý do đằng sau những sự kiện nhất định trên thế giới này.

Những lời tiên tri chính là sự điểm hóa hay lời cảnh báo những an bài của lịch sử. Mọi thứ trong trời đất này đều có sự an bài ở đằng sau nó.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2003/1/4/19831.html
http://www.pureinsight.org/node/1369

The post Tập đoàn lưu manh chính trị tà ác và “666” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/tap-doan-luu-manh-chinh-tri-ta-ac-va-666.html/feed0
Những phát hiện từ sách Khải Huyền của Thánh Kinhhttps://chanhkien.org/2009/09/nhung-phat-hien-tu-sach-khai-huyen-cua-thanh-kinh.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/nhung-phat-hien-tu-sach-khai-huyen-cua-thanh-kinh.html#respondSat, 05 Sep 2009 19:03:45 +0000https://chanhkien.org/?p=2713Tác giả: Lâm Phong [Chanhkien.org] Sách Khải Huyền từ Kinh Tân Ước là một bộ sách tiên tri nổi tiếng. Tác giả Thánh John là một trong mười hai đồ đệ của Chúa Jesus. Tác giả đã dùng những hiển tượng để mô tả nhiều điều dị thường mà ông thấy sẽ xảy ra trong […]

The post Những phát hiện từ sách Khải Huyền của Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Phong

[Chanhkien.org] Sách Khải Huyền từ Kinh Tân Ước là một bộ sách tiên tri nổi tiếng. Tác giả Thánh John là một trong mười hai đồ đệ của Chúa Jesus. Tác giả đã dùng những hiển tượng để mô tả nhiều điều dị thường mà ông thấy sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi những biểu tượng này, người đời sau thường cảm thấy khó hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi. Tác giả là người tu luyện. Thực ra ông có công năng túc mệnh thông, và ông chân thực ghi lại những cảnh tượng sẽ xảy ra trong tương lai mà ông thấy ở tầng của mình. Ông dùng những biểu tượng và gợi ý tinh tế để biểu đạt tác dụng cảnh tỉnh con người thế gian. Đương nhiên tác giả hoàn toàn không thể biết được vũ trụ về sau sẽ trải qua Chính Pháp. Vì vậy mà sách Khải Huyền có giới hạn của nó. Nhưng nhiều cảnh tượng được mô tả trong quyển sách là những mô tả đích thực về những sự việc đang xảy ra khắp Trung Quốc Đại Lục ngày hôm nay. Sau đây là một số khám phá sơ bộ ở trong sách. Nó là kiến giải cá nhân của tôi và được viết với hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa.

1. Rồng đỏ, kẻ thù của Chúa, và bốn mươi hai tháng

Chương 12 của Sách Khải Huyền mô tả một con rồng đỏ hung dữ và bạo tàn. Con rồng đỏ và tùy tùng của nó tiến hành một trận chiến với chư Thần ở thiên thượng và cuối cùng bị chém chết và quẳng xuống mặt đất. “Và con rồng bị trục xuất, con quỷ và Sa-tăng đó đã mê hoặc toàn nhân loại.” (Khải Huyền. 12:9) Nó làm tôi liên tưởng đến những người thành lập đảng, những người mà trong sách cộng sản của họ công khai ám chỉ đảng cộng sản như một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu. Quân đội Xô Viết khi trước gọi mình là “Hồng Quân.” Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được gọi là “Xích Phỉ.” Rõ ràng con “rồng đỏ” ấy nhất định ám chỉ đến Đảng Cộng sản. Trong một bài tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc “Mai Hoa Thi,” có nhắc đến “hỏa long.” Khi diễn giải ba khổ cuối của “Mai Hoa Thi”, Sư phụ Lý nói, “Từ không gian thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có hình dáng là một con ác long màu đỏ.” Chương 12 của sách Khải Huyền mô tả con “rồng đỏ” ấy bị chém và ném xuống đất như thế nào. Nó biết rằng ngày tháng của nó không còn nhiều và gắng vẫy vùng tuyệt vọng lần cuối cùng. Tôi lý giải rằng thiên thượng và địa thượng là bất đồng không gian và do đó có sự bất đồng thời gian. Nhưng không cần biết nó ở đâu, nó rơi xuống với hơi thở cuối cùng và cố vùng vẫy tuyệt vọng.

Chương 13 của Sách Khải Huyền miêu tả một con yêu quái sẽ “từ dưới biển đi lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng.” (Khải Huyền 13:1) “Con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi vị, và quyền lực lớn được ban cho nó.” (Khải Huyền. 13:2). “Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền tại vị trong bốn mươi hai tháng.

Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những đấng ở trên trời. Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng. Nó cũng được quyền trị mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước.” (Khải Huyền 13:5-7). Nó tiếp tục nói rằng con thú này có số 666. Đây là con số đại biểu cho một cá nhân. Nó làm tôi liên tưởng đến Giang Trạch Dân, chủ nguyên thần của y là một con cóc và phó nguyên thần là một con cá sấu. Y bắt đầu thăng tiến ở Thượng Hải và từ đó trở thành người đứng đầu Trung Quốc với quyền lực tuyệt đối trên Đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội. Vì vậy khi sách Khải Huyền mô tả con yêu quái sẽ “ở dưới biển lên,” đó là phép ẩn dụ cho việc Giang đã leo lên Thượng Hải như thế nào (tên thành phố “Thượng Hải” bao gồm hai chữ Hán. Chữ thứ nhất (‘Thượng’) nghĩa là “dâng lên” hay “đi lên” và chữ thứ hai (‘Hải’) nghĩa là “biển.” Con quái thú này chính thức bắt đầu công kích phỉ báng chư Thần vào tháng 7 năm 1999 khi y thao túng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng khắp Trung Quốc để công kích Đại Pháp của vũ trụ, khí thế phô thiên cái địa. Vào lúc đầu, đại đa số phương tiện truyền thông từ các nước trên thế giới sao chép và đăng tải về các cuộc công kích vu hãm của tập đoàn chính trị lưu manh này. Con quái thú thậm chí tự mình phân phát cho lãnh đạo các quốc gia toàn thế giới những quyển sách nhỏ chứa đựng những lời lừa dối phạm thượng chống lại thánh thần. Các quốc gia cộng sản gọi cửa truyền thông mà họ điều khiển là “miệng lưỡi”. Tiếng tăm nói “những lời kiêu ngạo phạm thượng” của Giang được thiết lập trên vũ đài quốc tế. Nó nói tiếng Anh với Thủ tướng Nhật, trích dẫn một vài dòng từ Bản Tuyên ngôn Độc lập với một vài thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, nói một thứ tiếng Tây Ban Nha mà không ai có thể hiểu được ở Nam Mỹ, nói tiếng Nga ở quanh vùng biển Ban-tích, và dùng tiếng Quảng Đông để miệt thị các nhà báo Hồng Kông. Hắn ta nói mà không biết tự xấu hổ. Do đó cái miệng nói “những lời kiêu ngạo phạm thượng” này rõ ràng ám chỉ đến Giang. “Bốn mươi hai tháng” được nhắc đến vài lần trong sách Khải Huyền. “Họ sẽ chà đạp thần thánh đủ bốn mươi hai tháng.” Tôi lý giải lời tiên tri nói với chúng ta chỉ có một lượng thời gian cố định cho phép quái thú tấn công và miệt thị các vị Thần. Ba năm đã trôi qua kể từ tháng 7 năm 1999. Các quốc qua trên thế giới bắt đầu nhận ra con quái thú và rồng mà lời tiên tri miêu tả đang đầu độc toàn thể loài người như thế nào và hiểu ra bộ mặt thật của con quái thú tà ác, đen tối và xấu xa này. Biểu lộ tại nhân gian là bản tin về Quốc hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị hoãn cho đến cuối tháng 11. Vào lúc đó, người lãnh đạo Trung Quốc (Giang Trạch Dân) sẽ được thay thế. Bản thân tôi nghĩ bảy đầu của con quái thú được nói đến ám chỉ đến bảy tên tội phạm chịu trách nhiệm chính cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, La Cán, Lý Lam Thanh, Đinh Quan Căn, Bạc Hy Lai, và Hà Tộ Hưu.

Và nó (con thú) bắt mọi người, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, tự do hay nô lệ, phải đánh dấu trên tay phải hoặc trên trán.Không ai có thể mua bán, nếu không mang dấu ấn đó, tức là tên con thú hoặc con số tương đương với tên nó.” (Khải Huyền 13:16-17) Tôi hiểu “dấu ấn trên tay phải” ám chỉ đến những người giơ tay phải lên để tuyên thệ trong lễ gia nhập đảng, và con dấu “trên trán” ám chỉ huy hiệu Đảng Cộng sản Trung Quốc trên mũ rộng vành mà những công an theo lời chỉ thị của Giang đàn áp Pháp Luân Công đội. Quyển sách cũng đề cập đến những điều mà nhiều người không thể hiểu được, như con thú đã sống trước đây, không còn sống nữa và sau này sẽ nổi lên lần nữa. Trên thực tế, điều này ám chỉ đến chủ nguyên thần của Giang đã bị đày xuống địa ngục từ lâu và lớp da con người bề mặt của hắn ta rõ ràng được sự thao túng bởi đám lạn quỷ.

2. Sự sụp đổ của thành phố tội ác

Chương 17 và 18 của sách Khải Huyển mô tả “đại dâm phụ” là “chỗ ở của các ma quỷ, nơi hang ổ của mọi tà thần, hang ổ của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc” (Khải Huyền 18:2) và “huyết các Thánh đồ và huyết những kẻ chết vì Đức Chúa Jê-su.” (Khải Huyền 17:6) Sách tiếp tục nói về dâm phụ “ngươi đã thấy, tức là cái thành lớn hành quyền trên các vị Vua ở thế gian.” (Khải Huyền 17:18) Nó làm tôi nhớ lại Bắc Kinh của ngày hôm nay, nơi mà bàn tay con người đã thấm đẫm máu từ các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp. Nơi ấy đã trở thành trung tâm chỉ huy, tập trung của các sinh mệnh tà ác. Sách Khải Huyền cũng chỉ ra rằng bởi “vì mọi dân tộc đều uống rượu dâm loạn buông tuồng của nó, vì các Vua thế gian đã cùng nó phạm tội tà dâm, và vì các nhà buôn trên đất đã nên giàu có bởi sự quá xa hoa của nó.” (Khải Huyền 18.3) và “bởi vì mọi nước đều bị tà thuật ngươi lừa dối.” (Khải Huyền 18.23) Sự tương đồng này rất chính xác. Chính phủ Trung Quốc mà Giang đại diện thường xuyên cố dùng lợi nhuận kinh tế là một chiêu bài để có được sự nhượng bộ từ các nước nào đó, thậm chí bao gồm các nước dân chủ. Loại thương lượng bẩn thỉu này không khác gì với hoạt động mãi dâm. Bất cứ thứ gì đều có thể bán, từ lãnh thổ quốc gia cho đến lương tâm con người. Mặc cho tuổi đã cao và làm nhục phẩm cách của hắn, Giang đi diễn kịch khắp mọi nơi. Ở Tây Ban Nha, hắn lấy ra một cái lược và chải tóc ngay trước mắt nhà Vua. Ở Nga, hắn ôm hôn Tổng thống Yeltsin. Hắn giả bộ bối rối trước mặt Tổng thống Hoa Kỳ. Hắn thật sự trông giống như “con dâm phụ” trên vũ đài quốc tế. Những “nhà buôn” hoàn toàn không có chuẩn mực đạo đức đó đã làm giàu qua những cuộc thương lượng bẩn thỉu này. Ở Bắc Kinh, nhiều người bài bạc, mua bán thuốc cấm, phóng đãng, và mại dâm. Nó cực kỳ thối nát và đồi bại đến kinh sợ. Nhưng trên bề mặt, nó lại hiện ra là một xã hội thanh bình và thịnh vượng. Nó thật sự “lừa dối dân cư trên mặt đất.” (Khải Huyền 13:14)

Tôi tự lý giải rằng “Babylon vĩ đại” được nhắc đến trong sách Khải Huyền là một phép so sánh và ám chỉ Bắc Kinh ngày nay. “Nó sẽ bị lửa thiêu mình.” (Khải Huyền 18:17) “Và một vị thiên sứ rất mạnh lấy một hòn đá như cối xay lớn quăng xuống biển mà rằng: Babylon là thành lớn cũng sẽ bị quăng mạnh xuống như vậy, và không ai tìm thấy nó nữa. Không ai còn nghe thấy nơi ngươi những tiếng kẻ khảy đàn cầm, kẻ đánh nhạc, kẻ thổi sáo và thổi kèn nữa. Ở đó cũng sẽ không thấy có thợ nào nữa, dầu nghề gì mặc lòng, và tiếng cối xay cũng không nghe nữa.” (Khải Huyền 18:21-22) Sách Khải Huyền vài lần đề cập rằng con thú, những người “đã nhận dấu hiệu con thú” và những người “thờ lạy hình tượng nó” tất cả sẽ bị “quăng xuống hồ có lửa và diêm sinh bừng bừng.” (Khải Huyền 19:20) Họ sẽ bị tra tấn trong lửa và không bao giờ được bình yên.

3. Con đường hòa bình đến chính nghĩa

Sách Khải Huyền vài lần nhắc đến Chiên Con, cuộc bức hại Thánh đồ và trận chiến giữa Thiện và ác. Tôi hiểu những điều này không chỉ là ngụ ý đến sự đàn áp Cơ Đốc giáo thuở xưa, mà còn là nhắm đến cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” đang chịu đựng ngày nay. Nó rất giống với cuộc đàn áp Cơ Đốc giáo thuở xưa. Sự khác biệt duy nhất chính là cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công đang chịu đựng còn thậm chí vô nhân tính hơn nữa. Suốt ba năm của cuộc đàn áp đầy thú tính, các học viên Pháp Luân Công dũng cảm kiên định và bày tỏ tâm đại từ bi của họ trong hành động ngày càng lý trí và ôn hòa hơn nữa. “Những con chiên” ám chỉ đến những người tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn”, những người không bao giờ đánh trả khi bị đánh đập và không chửi lại khi bị nhục mạ. Sách Khải Huyền còn nói, “Này, ma quỷ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách.” (Khải Huyền 2:10) Điều này quá giống với sự giam cầm và tra tấn vô nhân tính của hàng vạn học viên Pháp Luân Công ở Trung Hoa Đại Lục. Điều này còn rõ ràng hơn trong mô tả trận chiến với rồng đỏ, “Họ đã thắng nó bởi huyết chiên con và bởi lời làm chứng của mình; họ chẳng tiếc sự sống mình cho đến chết.” (Khải Huyền 12:11) Nhưng ở phút cuối cùng, họ sẽ leo lên Thiên Đường trước hàng vạn người. Sau đó mặt đất rung chuyển và thảm họa hết cái này nối tiếp cái khác. Nó làm tôi nhớ lại những mô tả trong chương 16 về bảy bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời được trút xuống đất, “ghẻ chốc dữ và đau đớn trên những người có dấu con thú cùng thờ lạy hình tượng của nó” (Khải Huyền 16:2), biển “biến ra huyết, như huyết người chết” (Khải Huyền 16:3), “mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người, và loài người bị lửa rất nóng làm sém.” (nó làm tôi nhớ lại trận hạn hán lớn đang diễn ra ở Trung Quốc) (Khải Huyền 16:8-9) và “nước của nó (con thú) bèn trở nên tối tăm, người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn” như thế nào. (Khải Huyền 16:10). Sau đó, “thành phố lớn bị chia ra làm ba phần … Mọi đảo đều ẩn trốn, các núi chẳng còn thấy nữa” (Khải Huyền 16:19-20), (tất cả có thể bị chôn vùi trong bão cát). Điều đáng chú ý nhất là chương 16 câu 12, “Vị thiên sứ thứ sáu trút cái bát của mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát; sông liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vị Vua từ Đông phương đến có lối đi được.” Nếu nhìn vào các học viên Đại Pháp ngày hôm nay ở bên ngoài Trung Quốc, thì không khó để hiểu được ý nghĩa của câu này. Bản thân tôi nghĩ rằng “Phán xét cuối cùng” đề cập trong sách Khải Huyền ám chỉ đến toàn thể nhân loại được xếp đặt dựa theo hành vi của họ trong giai đoạn Chính Pháp khi mà Chính Pháp cuối cùng đến nhân gian. “Trời mới và đất mới” (Khải Huyền 21:1) ám chỉ đến vũ trụ mới sau khi vũ trụ đã được biến đổi và hồi phục bởi “Chúa tể của những Chúa tể” và “Vua của những vị Vua.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1095
http://zhengjian.org/zj/articles/2002/7/26/16955.html

The post Những phát hiện từ sách Khải Huyền của Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/nhung-phat-hien-tu-sach-khai-huyen-cua-thanh-kinh.html/feed0
Những lời sấm trong Kinh Thánh về Pháp Luân Công?https://chanhkien.org/2007/11/loi-truyen-nhung-loi-sam-trong-kinh-thanh-ve-phap-luan-cong.htmlhttps://chanhkien.org/2007/11/loi-truyen-nhung-loi-sam-trong-kinh-thanh-ve-phap-luan-cong.html#respondTue, 13 Nov 2007 12:41:00 +0000Tác giả: Một học viên Châu Âu [Chanhkien.org] Kinh John là một tập hợp của nhiều lời sấm được thấy và viết lại bởi Thánh John và là quyển cuối cùng trong Kinh Thánh. Tên là một sự dịch lại từ tiếng Hy lạp “Apokalypsis Joannou, “đó là tại sao quyển sách này còn được […]

The post Những lời sấm trong Kinh Thánh về Pháp Luân Công? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Châu Âu

[Chanhkien.org] Kinh John là một tập hợp của nhiều lời sấm được thấy và viết lại bởi Thánh John và là quyển cuối cùng trong Kinh Thánh. Tên là một sự dịch lại từ tiếng Hy lạp “Apokalypsis Joannou, “đó là tại sao quyển sách này còn được gọi là “Apocalypse” (Khải Huyền). Thật ra,  nó nên gọi đúng hơn là “Lời truyền của Chúa Giê-su” vì thật sự như đã được giảng trong lời giới thiệu của quyển sách, những lời truyền được Chúa Giê-su giảng cho Thánh John. Những lời truyền này được hiểu trong nhiều cách. Khi chúng ta đọc sách này, và so sánh nội dung với nhiều sự kiện đã xảy ra trong chính sách bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc hôm nay, chúng ta thấy có nhiều điều rất tương đồng. Tuy nhiên, tôi muốn xin lỗi những ai không thích bài viết này. Tôi không có ý mạ lỵ Kinh Thánh, nội dung của Kinh Thánh hay sự diễn ý của nó. Tôi chỉ đơn giản viết ra một vài điều thực tế và những tương xứng mà tôi, một đệ tử Pháp Luân Công, thấy rất đúng. Tôi sẽ chú trọng chỉ trong Kinh Thánh 13 và dành cho người đọc quyết định những sự kiện này có tương xứng hay không.

Rồng đỏ

Lời truyền 12:3 nói là “.. một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu… và bảy vương miện trên đầu. ” Màu đỏ là cộng sản, cũng như màu lá cờ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trong kỳ sau Đại hội lần thứ 15 (1997-2002) Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có bảy đầu. Những thành phần trong Trung ương Đảng là những lãnh tụ đầu sỏ của ĐCSTQ; vì thế những cái đầu này có vương miện. Với lịch sử đẫm máu và đàn áp dã man của chúng, điều này không đáng gọi chúng là “con rồng”.

Con thú

(13:1)Và tôi thấy một con thú nổi lên từ dưới biển… ” Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sinh tại Thượng Hải, nơi y cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị. Thượng Hải trong Hán văn có nghĩa là “nổi lên từ biển. ”

(13:2)
Bây giờ con thú mà tôi thấy giống như một con báo, chân của nó giống như chân gấu, và miệng của nó giống như miệng sư tử. ” Trong làng văn học, khối cộng sản cũ còn có tên thường gọi là “một con báo”. Con gấu đen cũng là biểu hiện cho Liên Xô. Vì thế, có đôi chân gấu là biểu tượng con qủy đang đi theo con đường của khối cộng sản cũ.

Đoạn văn này tiếp tục: “Và con rồng cho hắn sức mạnh của nó, và ngôi vị của nó, và với quyền hạn cao cả”. Trong những ngày đó Giang Trạch Dân là Bí thư Quân ủy Trung ương (sức mạnh), Chủ Tịch nước (ngôi vị) và Tổng Bí thư ĐCSTQ (quyền hạn cao cả).
Cũng giống như con rồng, con thú cũng có bảy đầu (13:1): “Có bảy đầu… và trên đầu của nó có tên tàn bạo”. Điều này viện đến bảy người đầu sỏ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công, đó là Giang Trạch Dân và tay sai La Cán (Bộ trưởng Công an), Lý Lam Thanh (Trưởng Phòng 610, cơ quan như Đức Quốc Xã nhằm triệt hạ Pháp Luân Công), Lưu Kinh (Phó Phòng 610), Đinh Quan Căn (Bộ trưởng Tuyên truyền), Chu Vĩnh Khang (Bí thư tỉnh Tứ Xuyên) và Tăng Khánh Hồng (Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ).

Đối với sự tàn bạo, các đệ tử Pháp Luân Công tin vào chân lý Chân, Thiện, Nhẫn và là những nguyên lý của Trời Đất; chúng đại diện cho tính tự nhiên của những gì tốt và thần thánh. Chân, Thiện, Nhẫn bị chỉ trích và bức hại bởi chế độ Giang Trạch Dân, như “không có gì dính líu tới chủ nghĩa xã hội và sự phát triển văn hoá mà chúng ta đang theo đuổi”. Một chính sách thù địch được sinh ra, mạ lỵ Chân, Thiện, Nhẫn, và chủ nghĩa vô thần, và những loại tương tự.

(13:3)
Một trong những cái đầu… đã bị thương rất nặng, và vết thương chết người này đã được lành. Và tất cả thế giới ca ngợi và tuân theo con thú này“. Vào năm 1999, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đinh Quan Căn tạm thời rút lui về mặt chính trị vì bị bệnh và những bất đồng với Giang Trạch Dân về những cải cách kinh tế. Trong một thời gian, tưởng như sự nghiệp của y bị đứt đoạn, nhưng Đinh Quan Căn trở lại làm việc trong Trung ương Đảng và là Phó Phòng 610. Sau khi cải cách kinh tế Trung Quốc “tất cả thế giới ca ngợi và tuân theo con thú này”.


(13:4)
“... và họ thờ phượng con thú, nói rằng, có ai giống như con thú không? Có ai dám gây chiến tranh với nó không?” Mở cửa kinh tế sau hơn 50 bị cấm vận được mọi người ca ngợi. Với một lực lượng quân đội trên 2 triệu lính, có ai dám tấn công chế độ Giang Trạch Dân?


(13:5)
Và con thú được cho cái miệng nói lên nhiều điều tốt đẹp và lừa dối, và nó được cho quyền tiếp tục trong 42 tháng”. Là một Tổng Bí thư, Giang Trạch Dân có một bộ máy tuyên truyền khổng lồ của ĐCSTQ dưới tay y, mà y dùng để mạ lỵ, xuyên tạc Chân, Thiện, Nhẫn. Một khía cạnh chung của chính sách tuyên truyền là thổi phồng, xuyên tạc, vì thế mới gọi là “nói điều tốt đẹp và lừa dối”.
Vào ngày 13 tháng Sáu, 1999, Trung ương Đảng phát hành một văn bản chính thức, được thúc đẩy bởi Giang Trạch Dân, trong đó ra lệnh tất cả các ban, ngành của ĐCSTQ trên toàn Trung Quốc “phải đánh mạnh Pháp Luân Công”. Vào những ngày sau đó, chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ bắt đầu chuẩn bị chiến dịch toàn quốc thù hận Pháp Luân Công và tất cả những gì mà Pháp Luân Công đại diện: Chân, Thiện, Nhẫn. Đúng 42 tháng sau đó, vào ngày 15 tháng 11, 2002, trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 16, Giang Trạch Dân từ chức Tổng Bí thư. Đối với Giang Trạch Dân, nó có nghĩa là chấm dứt quyền hành của y với bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ.

(13:7)Nó được phép tiến hành chiến tranh với các bậc Thánh… ” Định nghĩa của một vị Thánh là một người vượt qua hết phần ác trong chính họ và đạt được trí huệ cao thượng hay sắp thăng lên Thiên Đường; nói một cách khác một người đã thành công trong tu luyện. Đó là người phương Tây gọi là “Thánh”, người phương Đông gọi là “Đấng Giác Ngộ”. Cả hai đều giống nhau. Các đệ tử Pháp Luân Công cũng là người tu luyện. Họ tin rằng sống một cuộc đời theo đúng nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, sẽ đưa họ vượt qua phần không tốt của con người và cuối cùng cho phép họ giác ngộ, viên mãn.

Các học viên Pháp Luân Công tin vào đạo lý rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Vì thế họ theo đúng nguyên lý “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”. Có lẽ đây là những gì trong đoạn sấm 13:10Những người sống dữ sẽ gặp dữ; những người gây ác sẽ gặp ác. Đây là lòng kiên nhẫn và thành tín của những vị Thánh.” Thậm chí sau tám năm bị bức hại, các đệ tử Pháp Luân Công chưa bao giờ dùng bạo lực hay vũ khí để chống lại kẻ bức hại họ, đây là một bằng chứng hùng hồn của sự thành tín và lòng đại nhẫn.

Đoạn sấm 13:7 nói tiếp: “Và quyền hành được ban cho con thú trên mọi thứ, cả miệng lưỡi và quốc gia. ” Vào thời kỳ đầu cuộc đàn áp, gần như tất cả dư luận thế giới đều bắt chước các bài tuyên truyền, lừa dối và phỉ báng của chiến dịch thù ghét của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đi đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và tận tay phát các tờ truyền đơn chống Pháp Luân Công cho các lãnh đạo, vì thế đã lừa dối toàn thế giới. Qua các toà đại sứ và lãnh sự quán, ĐCSTQ đã phỉ báng, mạ lỵ các đệ tử Pháp Luân Công và đe doạ các nhân viên chính phủ trên toàn thế giới. May thay, làn sóng đã thay đổi, và mọi người bây giờ đã hiểu và thấy rõ ai là con thú đó.

Con thú thứ hai

Đoạn sấm 13:11 nói về con thú thứ hai: “Rồi tôi thấy một con thú khác… và nó có hai cái sừng giống như con cừu và nói như một con rồng”. Người này không ám chỉ đến lãnh tụ hiện tại của Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào, người đã làm ngơ về chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Một người đáng nói là Tăng Khánh Hồng, phó chủ tịch ĐCSTQ, và điều này là vì ba lý do. Một là, hai dấu phẩy ở trên chữ Hán của họ Tăng (曾) giống như hai cái sừng con cừu. Thứ hai, “nói giống như con rồng” ám chỉ Tăng là một tên cộng sản thủ cựu. Thứ ba, Tăng là một trong những thuộc hạ tín cẩn nhất của Giang Trạch Dân; y là người quyền hành thứ hai của ĐCSTQ.

Đoạn sấm 13:15 nói: “Nó được ban quyền để làm sống hình bóng của con thú, mà hình của con thú có thể nói và gây ra sự giết hại cho những ai không tôn thờ hình tượng của con thú”. Chính Tăng Khánh Hồng đã giữ chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân được tiếp tục.

(13:13)
Nó làm được các dấu hiệu lớn, thậm chí làm lửa đến từ trời xuống đất trước mặt mọi người”. Ngọn lửa Thế Vận Hội là được thắp từ sự trợ giúp của một tia nắng với một ống kính. Chính Tăng Khánh Hồng đã chính thức khai trương biểu tượng Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 9, 2007.

(13:16-17)
Nó gây ra tất cả, từ giàu lẫn nghèo, từ nhỏ đến lớn, từ người được tự do đến kẻ nô lệ, nhận một dấu hiệu trên cánh tay phải hay trên trán, và rằng không ai được phép mua hoặc bán ngoại trừ những người cũng có cùng dấu hiệu hay tên của thú, hay số hiệu tên của nó”. Đây cũng giống như cách mà ĐCSTQ cho phép các giấy mậu dịch mua bán. Những giấy phép thường chỉ cấp cho những ai có liên hệ với ĐCSTQ hay đã đút lót nhân viên ĐCSTQ. Chỉ có những ai là đảng viên của ĐCSTQ mới được cho phép mở công ty hay trường học. Trong một số công ty, mọi người hay thậm chí trẻ em trong trường là bị bắt buộc gia nhập ĐCSTQ. Buổi lễ kết nạp ĐCSTQ thì các đảng viên mới phải giơ cao tay phải lên khi họ thề ước đem mạng sống của họ dâng nộp cho “Đảng”.
Mũ của công an hay quân đội Trung Quốc đều có sao đỏ, dấu hiệu của ĐCSTQ, “trên trán của họ”.

666 – Một con số của qủy

Quyển thứ 13 của Khải Huyền kết luận với một ẩn dụ khó hiểu trong câu 18: “Lời khuyên này dành cho sự khôn ngoan: hãy cho người đã hiểu được tính số của con thú, vì đây là con số người, và số của nó là 666. ” Hán tự là lối diễn tả tượng hình cho mỗi chữ. Hai chữ Hán mà có nghĩa là “cộng sản” thì cả hai đều có 6 dấu. Chữ “Giang” cũng có 6 dấu. Ba lần 6 dấu dịch ra tiếng Hán thì có thể hiểu là “cộng sản của Giang.”

Kết luận

Bài viết này nói chung là một sự chọn lọc và thu thập tất cả các nghiên cứu được viết trước đây trên các mạng của Pháp Luân Công như là Chánh Kiến Net và Pháp Luân Đại Pháp Úc Châu, đồng thời kèm theo những nghiên cứu cá nhân. Để trình bày bài viết này một cách mạch lạc, tôi đã cố gắng sưu tầm càng nhiều sự thật càng tốt và tránh những cách diễn ý quá xa xôi. Hầu hết tôi trích từ bản dịch Khải Huyền của New King James. Vì những vấn đề này vẫn đang phát sinh, thật không thể giải hết các ẩn đố trong toàn thể các lời sấm được. Tôi chắc rằng sẽ có nhiều điều được tìm ra nếu nghiên cứu kỹ càng hơn.

[Ghi chú của người viết: Bài trước đây bỏ sót Lưu Kinh và Tăng Khánh Hồng trong danh sách của bảy người đứng đầu của qủy sứ (chế độ Giang Trạch Dân). Thay vào đó Hà Tộ Hưu và Bạc Hy Lai được nhắc tới. Về vai trò của họ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công, thật công bằng khi kèm tên của Lưu và Tăng trong danh sách này. Mặc dầu Hà Tộ Hưu chỉ là kẻ bù nhìn của bộ máy tuyên truyền, y không phải là người đứng đầu ĐCSTQ. Bộ trưởng Thương mại Bạc Hy Lai nổi tiếng về sự nhiệt tình trong việc áp dụng đúng đắn chính sách của Giang, tuy nhiên, y không được xem là một trong những người đứng đầu vì y không thuộc về phe đảng chính trị của Giang : Hai lần Giang đã ngăn chặn sự nghiệp chính trị của Bạc].

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5009

The post Những lời sấm trong Kinh Thánh về Pháp Luân Công? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/11/loi-truyen-nhung-loi-sam-trong-kinh-thanh-ve-phap-luan-cong.html/feed0
Thăm lại sách Khải Huyềnhttps://chanhkien.org/2004/01/tham-lai-sach-khai-huyen.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tham-lai-sach-khai-huyen.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Tác giả: Một học viên tại Bắc Mỹ [Chanhkien.org] Cách đây không lâu, Chánh Kiến Net có đăng bài về một khía cạnh của sách Khải Huyền, về “thời kỳ 42 tháng”. Để tin vào sách tiên tri này, nghĩ về hiện tượng lich sử của thời đó; một thời đại với tông đồ tên […]

The post Thăm lại sách Khải Huyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org] Cách đây không lâu, Chánh Kiến Net có đăng bài về một khía cạnh của sách Khải Huyền, về “thời kỳ 42 tháng”. Để tin vào sách tiên tri này, nghĩ về hiện tượng lich s ca thời đó; một thời đại với tông đồ tên John “ Ông Thánh John” đã viết những câu chuyện. Bài viết của ông John được cho là khi ở trong hang động có lối kiến trúc giống như hòn đo của Patmos, hiện giờ là nước Hy Lạp, nơi mà đức tin của John bị cấm đoán. Ở tù chung với nhiều người, John bị hình phạt làm việc rất nặng nhọc trong hm mỏ.

Theo như sự tín ngưng xưa, chính Đức Chúa Trời làm sáng tỏ sự Chân Thật cho loài người, thì chữ “làm sáng tỏ” tự nó coi như là “tiết lộ”. Sự tiết lộ đó nhận thấy là hai loại – tổng quát và đặc biệt. Tiết lộ tổng quát được cho nhân loại và để truyền đạt qua thiên nhiên, lương tâm và cho sự tiến bộ của lịch sử. Sự tiết lộ đặc biệt là cho người từ một thời đim trong lịch sử. Vậy có phải là sự tiết lộ sâu sắc đã nói trong quyển sách Chuyển Pháp Luân?

Thời gian xưa John đã viết những sự tiên tri cho khán giả của thời đó và bây giờ thì những sự tiên tri đó được xem là văn học thường chứ không phải là lời tiên tri chính xác. Sư phụ Lý Hồng Chí đã nhắc nhở chúng ta những tiên tri cũ về tai họa đã xy ra cho chúng ta không còn được cho là chính xác nữa.

Nhưng thời bấy giờ John tin tưởng rằng ông là bạn và là người giúp đỡ cho những người bị bức hại vì tín ngưỡng ca họ. Ông viết những câu chuyện về những người với trường hợp nhu cầu đặc biệt hay thay đổi khác nhau ở thời đó. Ông tuyên bố là ông đã thấy như đã kể trong Sách Khải Huyền, và ông cũng nói khi bị bức ép đ ghi lại liền trước khi ông có thì giờ để phản chiếu lại điều thấy. Những câu chuyện này nói về nhóm nhà thờ ở vùng mà ngày nay được gọi là Thổ Nhỉ Kỳ ở vùng Tiểu Á.

Vài người hiện đại khăng khăng cho rằng những câu chuyện đó chỉ là phản ảnh từ cuộc sống của Thổ Nhỉ Kỳ trong thời đại đế quốc La Mã. Những tài liệu khác cho rằng những đời sống tâm linh từ khởi thy đến viên mãn. Phần nhiều các tài liệu đều đồng ý rằng Khải Huyền, tượng trưng cho hình ảnh của trận chiến cuối cùng giữa thiện và ác, cuộc chiến này có ở mỗi thời đại ch không phải chỉ ở trong thời kỳ lịch s nào đó.

Một lần nữa không ai có thể phủ nhận rằng nhân loại ngày nay đang ở vào thời kỳ quyết định, “tà ác có thể được tha thứ, còn “Thiện thì bị lỗi thời. Tư tưởng đó đi trái với luật của vũ trụ. Để tìm thêm, nhất là tại sao tư tưng đó làm thiệt hại con người trong xã hội ngày nay, và đ học được lối sống với niềm vui trong tâm, đạo đức, tâm bình an và làm thức tỉnh phần tâm linh con người, người ta có thể đọc sách Chuyn Pháp Luân giá trị được giải thích rõ ràng hơn sách Khải Huyền, bởi vì sách Chuyn Pháp Luân là đường lối tu luyện đưa đến Thiên Đàng, còn sách Khải Huyền chỉ đọc để cho biết mà thôi.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://pureinsight.org/pi/articles/2003/10/6/1873.html

The post Thăm lại sách Khải Huyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tham-lai-sach-khai-huyen.html/feed0
“Con thú từ dưới đất lên” — Khải Huyền, Thánh Kinhhttps://chanhkien.org/2004/01/con-thu-tu-duoi-dat-len-khai-huyen-thanh-kinh.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/con-thu-tu-duoi-dat-len-khai-huyen-thanh-kinh.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Tác giả: Hành Kiện [Chanhkien.org] “Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng. ” — Ngạn ngữ Trung Hoa Người ta thường nhìn nhận rằng hai con thú trong Khải Huyền 13, Thánh Kinh đã tiên tri về những gì xảy đến hôm nay. Trên […]

The post “Con thú từ dưới đất lên” — Khải Huyền, Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hành Kiện

[Chanhkien.org]

“Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng. ” — Ngạn ngữ Trung Hoa

Người ta thường nhìn nhận rằng hai con thú trong Khải Huyền 13, Thánh Kinh đã tiên tri về những gì xảy đến hôm nay. Trên Internet, có thể tìm thấy nhiều diễn giải chỉ ra rằng “con thú thứ nhất ở biển lên” là Giang Trạch Dân, cựu lãnh tụ Trung Cộng (Đảng cộng sản Trung Quốc), kẻ đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Ðoạn, tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng. Con thú tôi thấy đó giống như con beo; chân nó như chân gấu, miệng như miệng sư tử, và con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi, và quyền phép lớn mà cho nó. Một cái trong các cái đầu nó như bị thương đến chết; nhưng vết thương chết ấy được lành, và cả thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó. Người ta khởi sự thờ phượng con rồng, bởi nó đã lấy quyền phép cho con thú; và họ cũng thờ phượng chính con thú, mà rằng: Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng nó được? Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng. Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Ðức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những bậc ở trên trời. ” — Khải Huyền, chương 13.

Còn về con thú thứ hai, con thú “từ dưới đất lên” thì diễn giải trên Internet có phần ít hơn:

Tôi lại thấy từ dưới đất lên một con thú khác, có hai sừng như sừng chiên con, và nói như con rồng. Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước, là con có vết thương đến chết đã được lành. Nó làm những phép lạ lớn, đến nỗi khiến lửa từ trên trời rơi xuống đất trước mặt người ta. Nó lừa dối dân cư trên đất bằng những phép lạ nó đã được phép làm ra trước mặt con thú; và khuyên dân cư trên đất tạc tượng cho con thú đã bị thương bằng gươm và đã sống lại. Nó cũng được quyền hà hơi sống vào tượng con thú, hầu cho tượng ấy nói được và khiến hết thảy những kẻ nào không thờ lạy tượng con thú đó bị giết đi. Nó cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó, thì không thể mua cùng bán được. ”— Khải Huyền, chương 13.

Theo thiển ý của tôi, thì con thú thứ hai có lẽ là Tăng Khánh Hồng, hiện giữ chức Phó chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Thứ nhất, trong chữ Tăng [] có hai “sừng” trên đầu như tiên tri đã nói. Tiếp nữa, cả Tăng và Giang đều từ Thượng Hải, Tăng đã theo Giang trên con đường vào Trung Nam Hải sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Tăng được Giang tin dùng và hiện nay đứng vị trí thứ hai trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Cộng. Quan hệ giữa Tăng và Giang rất khớp với tiên tri: “Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước…

Trong chuyến công du của Tăng Khánh Hồng hồi 27 đến 29-6-2004 tới Nam Phi, thì đã xảy ra vụ thuê bắn học viên Pháp Luân Công trên chuyến xe từ sân bay quốc tế Johannesburg vào thành phố: Một học viên Pháp Luân Công địa phương đã đến đón chín học viên từ Úc, và vào thành phố trên hai chiếc xe van. Trên con đường đến khách sạn Presidential Guest House, họ đã bị bắn (khoảng 8:30 tối) từ một chiếc xe màu trắng. Ít nhất 5 phát đạn đã bắn ra. Anh David Liang, học viên Pháp Luân Công từ Úc đã bị bắt trúng hai chân, và qua chiếu X-quang tại bệnh viện Chris Hani-Baragwanath, người ta thấy rằng anh bị vỡ xương ở một chân. Vụ thuê bắn người này nhằm đúng lúc các học viên Pháp Luân Công muốn thưa kiện tại Nam Phi, kiện Tăng Khánh Hồng vì những tội ác của ông ta đối với học viên Pháp Luân Công. Bắn người rõ ràng là để dằn mặt các học viên, ngăn ngừa vụ kiện.

Người Hoa thường vẫn nói: “Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng. ” Nếu đúng Tăng Khánh Hồng là “con thú thứ hai”, thì quả đúng là nó đã lộ bộ mặt điên cuồng của mình rồi.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/6/29/27905.html

http://pureinsight.org/pi/articles/2004/6/28/2369.html

The post “Con thú từ dưới đất lên” — Khải Huyền, Thánh Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/con-thu-tu-duoi-dat-len-khai-huyen-thanh-kinh.html/feed0