Hữu đức tự nhiên hương | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Hiếu thân, hòa thíchhttps://chanhkien.org/2023/04/huu-duc-tu-nhien-huong-nu-duc-hieu-than-hoa-thich.htmlTue, 18 Apr 2023 07:44:33 +0000https://chanhkien.org/?p=29908Tác giả: Lan Nhược [ChanhKien.org] Khi nói đến “gia đình”, rất nhiều người hiện đại chỉ cho rằng trung tâm nhất của khái niệm này bao gồm bản thân mình, người phối ngẫu với mình và con cái. Còn cha mẹ, anh chị em và những người thân thích khác đều ở phạm vi rộng […]

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Hiếu thân, hòa thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lan Nhược

[ChanhKien.org]

Khi nói đến “gia đình”, rất nhiều người hiện đại chỉ cho rằng trung tâm nhất của khái niệm này bao gồm bản thân mình, người phối ngẫu với mình và con cái. Còn cha mẹ, anh chị em và những người thân thích khác đều ở phạm vi rộng hơn, xoay quanh trung tâm. Con người hiện đại cho rằng con cái một tuần về thăm cha mẹ một lần được coi là hiếu thuận, những đứa con trong tâm còn có cha mẹ thì một hoặc hai tuần gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe cha mẹ một lần, đây là hiện tượng phổ biến. Chỉ cần chuẩn bị đủ tiền đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão hoặc sắp xếp trước được viện dưỡng lão cao cấp cho cha mẹ thì con cái đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình là người hiếu thuận rồi.

Vậy thì lý niệm đạo đức trong văn hóa truyền thống cổ đại yêu cầu như thế nào với người phụ nữ trong quan hệ đối xử với cha mẹ ruột, cha mẹ chồng và người thân? Thời cổ đại, nữ nhi sau khi xuất giá sẽ ở nhà chồng cả đời, từ cha mẹ chồng cho tới hết thảy người thân khác đều là thân nhân của chồng, trong sách cổ nhấn mạnh việc xử lý mối quan hệ giữa người phụ nữ với cha mẹ chồng và người thân của chồng.

Nữ hiếu kinh viết: “Con gái phụng sự cha mẹ chồng, kính như cha ruột, yêu như mẹ ruột. Tuân thủ được là nghĩa, chấp hành được là lễ. Gà vừa gáy sáng, chuẩn bị đồ rửa mặt súc miệng. Đông ấm hạ mát, sớm thăm tối viếng, kính với người nhà, nghĩa với người ngoài, giữ lễ giữ tín mà thực hành được”.

Kinh Thi viết: “Con gái xuất giá, xa cha mẹ anh em”.

Diễn dịch ra chính là: Làm phụ nữ cần hiếu kính cha chồng của mình giống như hiếu kính cha ruột, yêu thương mẹ chồng của mình giống như yêu thương mẹ ruột. Có thể kiên trì nguyên tắc này thì chính là nghĩa nữ, từ đầu tới cuối đều làm được vậy thì chính là món lễ vật tốt nhất tặng cho cha mẹ chồng. Gà vừa gáy sáng đã phải dậy khỏi giường, rửa mặt chải đầu rồi chuẩn bị bữa sáng, đun nước nóng cho cha mẹ chồng rửa mặt súc miệng, mùa đông cần làm ấm chăn trước, mùa hạ cần quạt mát chiếu trước rồi mới mời cha mẹ chồng nghỉ ngơi. Trong tâm lúc nào cũng cung kính đối với cha mẹ chồng, lời nói và việc làm đều khiến cho cha mẹ chồng cảm thấy thoải mái. Người con gái như thế xuất giá mới khiến cha mẹ đẻ an lòng, làm vẻ vang cho gia đình cha mẹ đẻ.

Nếu như những người con gái xuất giá đều làm được những yêu cầu kể trên thì còn có chuyện mẹ chồng nàng dâu bất hòa, gia đình mâu thuẫn hay không? Không nói người thường, chúng ta là những nữ đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đối với cha mẹ chồng mình liệu lúc nào cũng có thể thành kính hữu lễ, kính trọng yêu thương họ như yêu kính cha mẹ ruột của mình không? Xem xét lại bản thân, trong mắt cha mẹ và chồng, tôi là một người con gái vô cùng hiếu thuận, nhưng trong thâm tâm tôi chưa làm được chăm sóc cha mẹ chồng với tấm lòng “phụng sự tận tâm”. Khi cha mẹ tuổi tác ngày càng cao, các hành vi của người lớn tuổi xuất hiện bất ngờ khảo nghiệm nhân tâm khiến tôi bộc lộ tâm chấp trước, tuy rằng thường xuyên nhắc nhở bản thân cần chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện để đối đãi với hết thảy hành vi của cha mẹ không phù hợp với quan niệm của bản thân tôi, nhưng đối chiếu với những lời dạy của người xưa ở trên lại phát hiện trong cái gọi là “kiềm chế” đã khuyết thiếu đi một chữ “kính”. Không có “kính” thì làm sao có “lễ”, không có “lễ” càng dễ tự ý làm càn, không có ước thúc.

Người xưa nói “phụng sự song thân như phụng sự trời”. Vào thời cổ đại, cung phụng cơm ăn áo mặc cho cha mẹ là hình thức thấp nhất của “hiếu”, không có “kính yêu” thì làm sao nói đến chữ “hiếu”, khi làm được hiếu kính đến mức cao nhất thì trên có thể câu thông với thần minh, dưới có thể cảm hóa bách tính.

Nếu như đối xử với cha mẹ của mình thiếu đi “kính” và “ái”, thế thì việc xử lý đối với bất cứ mối quan hệ nào khác cũng ngày càng xa rời yêu cầu của văn hóa truyền thống. Trong sách cổ, chữ “hiếu” hàm chứa bí sách giúp người con dâu ứng xử các mối quan hệ bên nhà chồng. Trong bài “Nữ đức tu thân” đề cập rằng đức hạnh quan trọng nhất đối với phụ nữ xưa là “ti nhược”, đặt mình ở vị trí thấp nhất trước bất kỳ ai, giống như biển cả, giống như mặt đất luôn ở trạng thái “khôn đức” (đức của đất), không như thế thì không thể chịu đựng được tất cả những điều mà người bình thường không thể chịu đựng được.

Tào đại cô nói: “Người thục nữ xưa lấy hiếu mà đối xử với cửu tộc, không dám thất lễ ngay cả với thê thiếp trẻ, huống chi với con cháu! … để cửu tộc hoà bình, không sinh gièm pha, không gây họa loạn. Người thục nữ xưa lấy hiếu đối xử với người trên kẻ dưới là như vậy”. “Người phụ nữ quản lý gia đình không dám coi thường gà chó, huống chi là những người thân phận nhỏ bé khác trong nhà? Cố gắng làm cho trên dưới đều vui lòng”.

Thời xưa, nếu một người phụ nữ có thể lấy hiếu để xử lý mối quan hệ với họ hàng, thì gia tộc sẽ hưng vượng. Ngay cả gà chó trong nhà họ cũng không bắt nạt huống chi là đối xử với kẻ ăn người ở thân phận thấp hèn. Họ đối đãi với thê thiếp của chồng đều không dám kiêu ngạo, đều quan tâm đầy đủ, vậy thì làm sao có thể không giữ lễ cung kính đối với những người thân thích khác của nhà chồng? Khi một người phụ nữ hiền lương được cha mẹ chồng, họ hàng cho tới tôi tớ đều yêu mến, thì sao chồng có thể không vui, gia đình có thể không thịnh vượng chứ? Để hòa thuận với họ hàng thân thích, sách cổ yêu cầu người con dâu phải có tấm lòng nhân ái vị tha, họ hàng thân thích cùng dòng tộc, không phân biệt thân thiết hay không, nhất định phải ghi nhớ từng ân huệ nhỏ nhặt họ cho mình, đối với người gây cho mình bất kỳ tổn hại nào, dù lớn nhỏ đến đâu đều phải mau chóng quên đi. Trị nội an ngoại, bên trong hòa thì bên ngoài hòa, gia đình hòa thì quốc gia hòa, quốc gia hòa thì thiên hạ hòa.

Ngay cả trong thời cổ đại, đối với mỗi thục nữ mà nói để hoàn toàn làm được những yêu cầu trên là một việc cực kỳ khó khăn. Nguyên nhân căn bản làm không được là do xuất phát điểm trong tâm có vấn đề, nếu là một người có tư tâm, thì dù có giáo hóa sâu sắc thế nào cũng chỉ là ước thúc bề ngoài mà thôi. Nhìn suốt lịch sử Trung Hoa, người có thể hoàn toàn làm một người phụ nữ hoàn mỹ, phụng sự chồng, dạy bảo con, đồng thời hoàn toàn lấy tâm vô tư đối đãi với hết thảy việc nhà chồng và người nhà chồng, đối với hết thảy mọi người đều giữ đạo hiếu, kính yêu, từ bi, thủy chung từ đầu đến cuối, lật lại hết các sách cổ thì khó tìm được mấy người. Tác giả Ban Chiêu của sách Nữ giới đã là tấm gương về nữ đức, nhưng điều kiện sống đặc biệt của bà thì người phụ nữ bình dân khó mà tiếp tục noi theo được.

Tuy nhiên, những yêu cầu khắt khe trong sách cổ đối với các nữ học viên Đại Pháp không phải là việc không thể đạt được. Trong quá khứ, sở dĩ không thể hoàn toàn làm theo những yêu cầu về đạo đức của phụ nữ trong văn hóa truyền thống vì những yêu cầu này đã bị lãng quên và vứt bỏ, con người hiện đại không hề biết rằng có rất nhiều quy tắc khuôn phép dành cho phụ nữ. Các nữ đệ tử Đại Pháp có thể làm được điều này bởi vì Sư phụ đã dạy chúng ta “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ), không có cơ sở tu luyện như thế, không triệt để chuyển biến xuất phát điểm sống thì không thể đạt được trình độ giác ngộ đặt chúng sinh trong lòng bàn tay, yêu mến bảo hộ chúng sinh.

Vậy nên, nhờ có các đệ tử Đại Pháp tìm ra những chuẩn mực làm người chính thống nhất trong sách cổ để thức tỉnh thế nhân, truyền thụ cho họ, đồng thời làm gương cho họ, điều này có phải là một trong những ý nghĩa sâu sắc của việc đại bộ phận các đệ tử Đại Pháp theo Sư phụ Pháp Chính Nhân Gian hay không?

Loạt bài “Hữu đức tự nhiên hương” được chia thành bốn phần tập hợp những yêu cầu cụ thể đối với việc bồi dưỡng nữ đức theo văn hóa truyền thống, bao gồm “tu thân”, “phụng sự chồng”, “dạy con”, “hiếu thân, hòa thích”. Hy vọng sẽ giúp độc giả tìm về những giáo huấn lễ nghĩa truyền thống và chuẩn mực chính thống.

“Tĩnh lặng, thong dong, đoan trang, thành thật, nhất quán là các đức tính của người phụ nữ. Hiếu kính, nhân từ, rõ ràng, hoà ái, nhu thuận, là đầy đủ đức tính” (Nội huấn).

Hiếu thân (hiếu thảo với thân nhân), kính dưỡng (cung kính phụng dưỡng), nhân ái, sáng suốt, từ thục (từ ái hiền thục), nhu thuận, nhàn tĩnh, đoan trang là tám đức tính cần có của người phụ nữ xưa. Trau dồi được những đức tính đó thì mới có thể như ngọc bích xinh đẹp không tì vết, mới có thể xứng đôi vừa lứa với người quân tử đại đức, giúp gia đình hưng vượng, xứng đáng là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Đối với các nữ đệ tử đang tu luyện Đại Pháp, những yêu cầu chuẩn mực này của người xưa giúp chúng ta thể ngộ sâu sắc hơn các bài giảng Pháp cũng như kỳ vọng tha thiết của Sư phụ đối với các nữ đệ tử. Chúng ta hãy cùng khởi đầu cho sự trở lại của văn hóa truyền thống.

(Ghi chú: Nội dung các sách cổ trong bộ sách này được lấy từ cuốn Nữ Đức Bảo Điển của Đới Tích Hoa)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/279277

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Hiếu thân, hòa thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – dạy conhttps://chanhkien.org/2023/03/huu-duc-tu-nhien-huong-nu-duc-day-con.htmlWed, 15 Mar 2023 03:03:02 +0000https://chanhkien.org/?p=29772Tác giả: Lan Nhược [ChanhKien.org] Hai chương trước chúng ta đã cùng nhau chia sẻ về hai đức hạnh của người phụ nữ (nữ đức) là “tu thân” và “tương trợ chồng”, hôm nay chúng ta cùng điểm lại trong các sách cổ về yêu cầu đối với một người mẹ tốt cũng như khuôn […]

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – dạy con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lan Nhược

[ChanhKien.org]

Hai chương trước chúng ta đã cùng nhau chia sẻ về hai đức hạnh của người phụ nữ (nữ đức) là “tu thân” và “tương trợ chồng”, hôm nay chúng ta cùng điểm lại trong các sách cổ về yêu cầu đối với một người mẹ tốt cũng như khuôn thước dạy dỗ con cái, xem xem người xưa làm thế nào giữ vững phép tắc giáo dục phụ nữ, lưu lại những câu chuyện về đức hạnh của người mẹ để lại tiếng thơm muôn đời.

Thái cô (tôn xưng của phụ nữ cổ đại) nói: “Con người được giáo dục theo ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), sinh ra đã có thói quen, tính cách, chịu ảnh hưởng của thiện thì thiện, chịu ảnh hưởng của ác thì ác. Dù là thai nhi trong bụng mẹ, lẽ nào không dạy bảo sao! Phụ nữ ngày xưa khi mang thai không nằm nghiêng, không ngồi lệch, không đứng vẹo vọ; không ăn những thứ có vị khác thường, không làm điều sai trái, thịt giết mổ bằng phương thức không nhân đạo không ăn, chiếu trải không thẳng không ngồi, mắt không nhìn những điều không tốt, tai không nghe những lời bại hoại, miệng không nói lời ngạo mạn, tay không cầm hung khí, tối muộn đọc kinh thư, sáng sớm luận lễ nhạc. Như vậy đứa trẻ sinh ra sẽ có tướng mạo đoan chính, tài đức hơn người, đây là kết quả của thai giáo”.

Từ đó có thể thấy, người xưa coi trọng và đặt yêu cầu đối với thai giáo thậm chí còn cao hơn người hiện đại. Người hiện đại đối với thai giáo chỉ tập trung vào phát triển trí tuệ mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho con cái ngay khi còn trong bụng mẹ. Thời xưa các thục nữ vốn đã được giáo dục nữ đức rất nghiêm khắc, khi mang thai thì yêu cầu lại càng khắt khe hơn. Để con cái sinh ra được đoan chính và tài đức, người mẹ thậm chí không được nằm nghiêng, đứng ngồi, ăn uống, nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành đều không dám có chút sơ xuất, đoan trang đứng đắn, lúc nào cũng giữ cho bản thân thuần khiết, đồng thời còn bầu bạn với kinh thư, học tập lễ nhạc. Trước khi đứa trẻ ra đời người mẹ đã liên tục tạo dựng cho chúng một hoàn cảnh tinh thần và điều kiện vật chất thuần chính. Những yêu cầu thai giáo như vậy thì người hiện đại còn lâu mới theo kịp.

Thậm chí chế độ ăn uống khi mang thai cũng có yêu cầu đặc biệt, nhiều phụ nữ khi mang thai mắc bệnh kén ăn, đột nhiên đặc biệt thích ăn một loại thức ăn nào đó và lầm tưởng rằng thai nhi cần những thứ đó, cho nên họ không kiêng kỵ trong ăn uống. Theo y học cổ đại Trung Quốc, nếu muốn sinh ra một thai nhi có tướng mạo đoan chính, có trí huệ thì nhất định phải giới cấm một số loại thức ăn, chẳng hạn thích ăn thịt gia súc thì trẻ dễ bướng bỉnh, tính không nhanh nhạy. Thích ăn thịt gia cầm sẽ khiến thai nhi sau này tính cách nóng nảy, kiêu ngạo. Những thức ăn có vị nồng đậm như hành, gừng, tỏi sẽ khiến người phụ nữ sinh ra khí nhơ bẩn và làm trẻ nhỏ bị ngu đần. Còn như nghiện ăn cay sẽ gây mụn nhọt cho trẻ sơ sinh, nghiện ăn chua thì trẻ sơ sinh xương cốt yếu nhược, nghiện ăn ngọt thì trẻ sơ sinh dễ bị tăng động, v.v.. Mối quan hệ nhân quả trên cũng đã được khoa học hiện đại chứng minh rồi. Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu trí tuệ não bộ của trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ đã từng so sánh hành vi của trẻ em bị chấn thương não sau khi ăn thực phẩm có đường và không ăn thực phẩm có đường. Kết quả là nhóm trẻ chập chững được cho ăn dưa hấu nhanh chóng trở nên bất an và nóng nảy, trong khi nhóm không được cho ăn thực phẩm có đường lại rất an tĩnh. Con người hiện đại cũng biết tác hại do ăn quá nhiều đường gây ra, từ đó có thể thấy thai giáo trong văn hóa truyền thống Trung Quốc hàm chứa nội hàm khoa học sâu sắc, so với khoa học thực chứng phương Tây thì phát triển trước hàng nghìn năm.

Thời xưa, những người phụ nữ có đức hạnh khi mang thai đều ăn thức ăn thanh đạm để tốt cho con của họ, họ hoàn toàn không ăn những đồ ăn có mùi vị cực đoan hay ăn để thỏa mãn cảm giác thèm ăn. Theo cách đó, bào thai trong bụng mẹ sẽ luôn lớn lên trong trạng thái nhẹ nhàng, lương thiện, cung kính, giản đơn, bình hòa, điều này cũng tạo nền tảng tốt cho sự chăm sóc dạy bảo sau này. Đạo lí vật chất và tinh thần là nhất tính đã được thể hiện trong thai giáo từ xưa như vậy.

Nếu các bà mẹ trẻ hiện đại biết rằng những thứ mà họ cảm thấy không thể từ bỏ như trà sữa, sa tế, thịt nướng, cà phê, đồ uống lạnh, kem, đậu phụ thối, cá quế thối.. sẽ gây hại cho trí tuệ và ngoại hình đứa con yêu của mình như thế nào, thì họ nhất định sẽ kiềm chế ham muốn của bản thân. Vẫn là câu cảm thán ấy: thật đáng sợ khi văn hóa truyền thống đã bị đánh mất, con người hiện đại không được văn hóa truyền thống giáo dục mới đáng thương làm sao!

Từ đó tôi có thể ngộ rằng, là đệ tử Đại Pháp tôi có lý giải sâu sắc hơn đối với yêu cầu của Sư tôn:

“Thực nhi bất vị Khẩu đoạn chấp trước”

Diễn nghĩa:

“Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị — miệng dứt hết chấp trước”

(Hồng Ngâm – Đạo Trung)

Nếu như thân thể sau khi tu thành của chúng ta bao dung trong đó vô số sinh mệnh, vậy thì việc chọn lựa thức ăn và kỷ luật trong ăn uống của chúng ta có giống như thai giáo của người xưa hay không? Việc phóng túng dục vọng, ham mê ăn uống của chúng ta nơi nhân gian có ảnh hưởng trực tiếp đến tướng mạo và phẩm hạnh của những chúng sinh có liên quan đến chúng ta hay không? Đồng thời, trạng thái của họ (những người thân, đồng nghiệp và bạn bè xung quanh chúng ta có thể là chúng sinh trong “cơ thể” (vũ trụ) của chúng ta) ngược lại cũng ảnh hưởng đến chúng ta. Điều này cũng giải thích cho việc tôi luôn quan sát thấy nhưng không thể lý giải tại sao sức khoẻ và ngoại hình của những người xung quanh tôi lại thay đổi theo trạng thái tu luyện của tôi. Khi bản thân tôi diện mạo đoan chính, thân thiện, hoà ái hoặc khi tôi đang trong trạng thái tu luyện tốt, thì những người xung quanh tôi cũng sẽ có tinh thần sung mãn, còn khi trạng thái tu luyện của tôi không tốt, tất cả mọi người xung quanh tôi cũng sẽ trông uể oải, chậm chạp.

Khi những người xung quanh chúng ta tỏ ra bướng bỉnh, nổi loạn, nóng nảy, nhu nhược, có phải một trong những nguyên nhân là do chúng ta phóng túng dục vọng ăn uống hay không? Phóng túng dục vọng ăn uống chính là tham dục, chính là tâm cầu an nhàn, chính là tìm cầu sự kích thích, chán ghét sự bình hòa, càng không thể chịu đựng được sự cô đơn, muốn mượn việc ăn uống để đốt thời gian vô vị hoặc xoa dịu một chút sự khổ đau, thỏa mãn tư tâm. Với tâm tính như vậy, phản ảnh ra vẻ bề ngoài chắc hẳn không có gì tốt đẹp.

Văn hóa truyền thống thực sự chứa đầy bí ẩn, Đại Pháp của Sư tôn đích thực là chí giản chí dị mà lại vô cùng bác đại tinh thâm! Hết thảy mọi điều tốt xấu đều phụ thuộc vào ngộ tính và sự thực tu chúng ta thôi.

Quay lại chủ đề chính, làm thế nào để dạy con thì trong các lời dạy của cổ nhân có nhiều yêu cầu cụ thể, chẳng hạn: chương “Mẫu nghi” trong “Nữ hiếu kinh” có viết: “Người làm mẹ phải hiểu rõ lễ nghĩa. Sống hoà thuận bằng ân nghĩa yêu thương, đồng thời cũng thể hiện sự nghiêm khắc, cương nghị, nhất cử nhất động phải phù hợp lễ nghĩa, ngôn từ phải phù hợp với giáo huấn trong kinh sách. Con trai sáu tuổi phải dạy chữ số và phương hướng, lên bảy tuổi trẻ trai gái không ngồi chung, không ăn chung, lên tám tuổi học chữ, mười tuổi theo học thầy. Đi phải thưa, về phải trình, ra ngoài học tập hay làm việc phải có nơi đến cố định, đi làm thì phải có nghề ổn định. Không được ở nơi của bậc tôn trưởng, không được ngồi giữa chiếu, không được đi giữa đường, không được đứng giữa cửa. Không leo trèo chỗ cao, không tuỳ tiện chỉ trích, không cười nhạo người khác. Không giấu tiền của riêng, đi đứng chính trực, không nghiêng ngó dò la, nam nữ có sự tách biệt, ở xa nhau tránh hiềm nghi, không dùng chung lược và khăn mặt. Con gái bảy tuổi bắt đầu cần được dạy dỗ tứ đức (nữ đức, nữ ngôn, nữ dung, nữ công), đây đều là nghĩa vụ của người mẹ”.

Ở đây mô tả rất cụ thể các yêu cầu khác nhau đối với việc giáo dục bé trai và bé gái. Đối với bé trai, khi lên sáu tuổi bắt đầu học kiến thức số học và phương hướng, lúc bảy tuổi bắt đầu hình thành khái niệm nam nữ khác biệt, không ngồi chung chiếu, không ăn chung mâm, không dùng chung đồ dùng vệ sinh tắm giặt. Con trai tuy không bắt buộc phải ở nhà, nhưng ra ngoài du ngoạn phải cố định nơi đến, thay đổi nơi đến cần phải báo trước với cha mẹ, vị trí ngồi trên chiếu của bề trên thì không được ngồi, giữa đường là dành cho bề trên đi lại không được đi, không được trèo cao, không được đến gần nơi nước sâu, không được cất giấu tiền riêng v.v… Có thể nói bao hàm mọi thứ từ động đến tĩnh, từ học hành làm việc đến chuyện tiền bạc. Mọi thứ đều có quy tắc, có yêu cầu, khiến những suy nghĩ phóng túng, hành vi tùy tiện của phía phụ diện trong nhân tính không có chỗ ẩn giấu, phát triển.

Tóm lại, người xưa dạy con không tách rời “đức” và “từ”. Trong sự ràng buộc của “đức” có nghĩa (lễ nghĩa), có tốn (nhường nhịn), có cần (chuyên cần), có kiệm (tiết kiệm), nam nữ đều như vậy, mọi việc đều dựa trên “đức”. Trẻ em trai phải lấy “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” làm nguyên tắc sống. Còn trẻ em gái phải tu tốt “nữ đức”, có bản lĩnh tương trợ chồng, giáo dục con, hiếu thân hòa thích.

Người xưa coi trọng giáo dục con gái hơn cả giáo dục con trai, việc bồi dưỡng và giáo dục người con gái ảnh hưởng trực tiếp đến bồi dưỡng người vợ, người mẹ của gia đình trong tương lai. Việc giáo dục con gái bằng sự từ ái và nghiêm khắc phải bắt đầu từ khi còn nhỏ. Cần phải “dùng đạo đức, lễ nghĩa mà dạy bảo, bồi dưỡng bé gái đức tính liêm khiết, biết nhường nhịn, bản thân người mẹ là hình mẫu về tính cần kiệm để bé gái noi theo, tấm lòng từ ái nhưng yêu cầu cần nghiêm khắc, để giúp cho bé gái trở thành người đoan chính, bồi dưỡng nên phẩm đức tốt đẹp” (Nội huấn).

Cổ nhân không chỉ nói rõ những gì nên làm, mà còn chỉ ra nhiều điều bé gái “không được làm”, trong “Nữ luận ngữ” có viết:

“Mạc túng kiều si, khủng tha đề nộ.

Mạc tòng khiêu lương, khủng tha khinh vũ.

Mạc túng ca từ, khủng tha dâm ô.

Mạc túng du hành, khủng tha ác sự.

Kham tiếu kim nhân, bất năng vi chủ.

Nam bất tri thư, thính kỳ lộng xỉ.

Đấu nháo tham bôi, âu ca tập vũ.

Quan phủ bất ưu, gia hương bất cố.

Nữ bất tri lễ, cường lương ngôn ngữ.

Bất thức tôn ti, bất năng châm chỉ.

Nhục cập tôn thân, hữu điểm phụ mẫu.

Như thử chi nhân, dưỡng trư dưỡng thử”.

Tạm dịch [1]:

Chớ nuông chiều con thơ, sợ con khóc giận.

Chớ nuông con ngang ngược, sợ con kinh nhờn.

Chớ nuông con ca hát, sợ con dâm ô.

Chớ nuông con rong chơi, sợ sinh ác sự.

Cười người ngày nay, không biết coi trọng.

Nam không đọc sách, nghe điều nông cạn.

Đánh lộn uống rượu, ca hát nhảy múa.

Phủ quan không lo, quê nhà không nhớ.

Nữ không biết lễ, ăn nói ngang ngược.

Không biết tôn ty, không rành kim chỉ.

Ô nhục cha mẹ, tiếng xấu lan truyền.

Người mà như thế, nuôi lợn nuôi chuột.

Theo cách nói thông thường, nếu con gái không có đức hạnh thì đó là lỗi của người mẹ đã quá thương yêu dung túng. Vì vậy, không thể nuông chiều sự nũng nịu ngây thơ của con, vì sợ rằng sau này con sẽ dưỡng thành tính cách hay khóc lóc và giận dữ vô cớ. Đừng để con gái dưỡng thành thói quen cãi vã đánh nhau, để tránh sau này bất kính với cha mẹ chồng và khinh nhục chồng. Không thể buông lung việc con gái thích nghe ca hát, kẻo con sinh lòng dâm dục. Không thể cho con gái du lịch tứ phương, để tránh con làm các việc tà ác. Những điều “không nên” này thực sự đáng để những người làm mẹ chúng ta tham khảo. Sự ngạo mạn thái quá của con cái chúng ta chẳng phải ít nhiều đều đến từ việc chúng ta cho phép chúng làm những điều trên hay sao? Con hư tại mẹ là như vậy!

Trong “Nữ phạm tiệp lục” có viết: “Cha trời mẹ đất, trời ban cho đất sinh thành. Khí phách giống cha, tính khí giống mẹ. Nữ nhân hiền minh thời xưa mang thai, phương diện thai giáo tất cẩn trọng. Vậy nên việc giáo dục làm mẹ phải ưu tiên hơn giáo dục làm cha, sự giáo dục của người mẹ cần nghiêm túc hơn quy tắc pháp luật”. Đó là tổng kết hay nhất của người xưa về giáo dục con cái, đặc biệt là con gái.

Hãy đọc kỹ những lời dạy cổ trên đây, thêm vào suy nghĩ như một người tu luyện, chúng ta sẽ thực sự đắc được những điều bất ngờ, đối chiếu với sự tu luyện của bản thân tất có lợi ích.

[1] Tham khảo Bản dịch Nữ luận ngữ tiếng Anh: https://bit.ly/3mbklGm

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/279231

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – dạy con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Tương trợ chồnghttps://chanhkien.org/2023/02/huu-duc-tu-nhien-huong-nu-duc-tuong-tro-chong.htmlWed, 22 Feb 2023 09:45:53 +0000https://chanhkien.org/?p=29698Tác giả: Lan Nhược [ChanhKien.org] Phần trước chúng ta đã điểm lại những yêu cầu về bồi dưỡng người con gái hiền lương trong các sách cổ, trong phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem một thục nữ đoan trang sau khi xuất giá nên xử lý thế nào trong các mối quan […]

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Tương trợ chồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lan Nhược

[ChanhKien.org]

Phần trước chúng ta đã điểm lại những yêu cầu về bồi dưỡng người con gái hiền lương trong các sách cổ, trong phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem một thục nữ đoan trang sau khi xuất giá nên xử lý thế nào trong các mối quan hệ với nhà chồng, làm thế nào chăm lo gia đình đúng mực, tương trợ chồng đúng cách.

Trước hết hãy xem lại chương “Phụng sự chồng” trong sách Nữ luận ngữ:

Nữ tử xuất giá, phu chủ vi thân. Tiền sanh duyên phận, kim thế hôn nhân.

Tương phu bỉ thiên, kỳ nghĩa phỉ kinh. Phu cương thê nhu, ân ái tương nhân.

Cư gia tương đãi, kính trọng như tân. Phu hữu ngôn ngữ, trắc nhĩ tường thính.

Phu hữu ác sự, khuyến gián truân truân. Mạc học ngu phụ, nhạ hoạ lâm thân.

Phu nhược ngoại xuất, tu ký đồ trình. Hoàng hôn vị phản, chiêm vọng tương tầm.

Đình đăng ôn phạm, đẳng hậu xao môn. Mạc học lãn phụ, tiên tự an thân.

Phu như hữu bệnh, chung nhật lao tâm. Đa phương vấn dược, biến xứ cầu Thần.

Bách bàn trì liệu, nguyện đắc trường sanh. Mạc học xuẩn phụ, toàn bất ưu tâm.

Phu nhược phát nộ, bất khả sanh sân. Thối thân tương nhượng, nhẫn khí đê thanh.

Mạc học bát phụ, đấu nháo tần tần. Thô ti tế cát, uất thiết phùng nhân.

Mạc giáo hàn lãnh, đống tổn phu thân. Gia thường trà phạn, cung đãi ân cần.

Mạc giáo cơ khát, sấu tích khổ tân. Đồng cam đồng khổ, đồng phú đồng bần.

Tử đồng táng huyệt, sanh cộng y khâm. Năng y thử ngư, hợp nhạc sắt cầm.

Như thử chi nữ, hiền đức sanh văn.

Tạm dịch:

Nữ nhi xuất giá, chồng là người thân. Duyên phận kiếp trước, kiếp này hôn nhân.

Coi chồng như trời, nghĩa này chẳng nhẹ. Chồng cương vợ nhu, ân ái tương thân.

Ở nhà đối đãi, kính trọng như khách. Chồng có nói lời, nghiêng tai lắng nghe.

Chồng làm điều ác, khuyên can ân cần. Chớ học ngu phụ (vợ ngu), rước họa vào thân.

Chồng ra khỏi nhà, phải nhớ lộ trình. Chiều chưa về đến, tìm kiếm ngóng trông.

Giữ lửa hâm cơm, đợi người gõ cửa. Chớ học lãn phụ (vợ lười), trước lo an thân.

Chồng nếu có bệnh, cả ngày lao tâm. Khắp nơi tìm thuốc, khắp chốn cầu Thần.

Tìm trăm cách chữa, mong chồng sống lâu. Chớ học xuẩn phụ, không chút lo sầu.

Chồng nếu nổi giận, không thể oán hờn. Lùi mình nhường bước, nhẫn nhịn nhỏ âm.

Chớ học ngang ngược, tranh đấu ồn ào. Chỉ to áo mỏng, may vá khéo căn.

Chớ để giá lạnh, tổn hại thân chồng. Thường sẵn cơm nước, đối đãi ân cần.

Chớ để đói khát, ốm yếu khô gầy. Đồng cam cộng khổ, đồng phú đồng bần.

Chết chôn cùng huyệt, sống đắp cùng chăn. Giống như đôi cá, hòa nhạc sắt cầm (đàn sắt đàn cầm).

Nữ nhân như vậy, hiền đức vang danh.

Sau khi chép lại toàn bộ đoạn văn trên, lòng tôi tràn ngập cảm xúc! Trong gia đình có một người vợ tốt như vậy thì sao có thể không hòa thuận chứ!

Người phụ nữ trong cuộc hôn nhân tốt đẹp trọn vẹn đó đã được mô tả sống động trên trang giấy. Người phụ nữ lương thiện, dịu dàng cộng thêm đức tính nhẫn nhịn, ti nhược [1] như vậy thì người “phu quân như trời” nào mà không cảm động, không yêu thương bảo vệ đây!

Nhưng người phụ nữ hiện đại mà đọc đoạn này xong nhất định sẽ phẩy tay áo bỏ đi, còn ném lại một câu: “Ảo tưởng à? Tôi còn đang muốn tìm người chồng để hầu hạ tôi như vậy! Bảo tôi cúi đầu khom lưng hèn mọn như thế thì đúng là điên rồ!”

Quả đúng như vậy, kể ra ở trên có chừng 15-16 yêu cầu cụ thể, nhưng tìm xung quanh không được mấy người vợ có thể làm được một nửa. Xét từ gốc rễ quan niệm mà nói, có bao nhiêu người có thể coi chồng mình như “trời”? Sau hàng chục năm bị tà đảng tẩy não, những người vợ nên ở vị trí “đất” đã bị biến thành những người phụ nữ phải chống đỡ nửa bầu trời. Quan niệm và tư tưởng cùng chồng so vai gánh vác, thậm chí là áp chế chồng để làm “nữ thái thượng hoàng” đầy rẫy khắp nơi. Đó là lý do tại sao phụ nữ ngày nay tóc ngắn ngang tai, mặc quần ngắn cũn, mở miệng lớn tiếng, câu từ bất nhã, động tác thô bạo, nói năng thao thao, trách mắng không ngừng, cau mày trợn mắt. Vậy thì dù có thẩm mỹ, hút mỡ, cải tạo thế nào cũng chỉ là tô son trát phấn cho bộ xương khô mà thôi. Trong cái sắc đẹp ma mị đó hoàn toàn không có chút khí chất mỹ lệ nào, giống như đoá hoa tươi vẽ trên giấy trắng, tuy lộng lẫy nhưng vô hồn, không chút sinh cơ!

Than ôi! Giáo dục quan trọng biết bao! Giáo dục truyền thống có thể hun đúc một thiếu nữ thành một người vợ hoàn mỹ, kế tục và làm hưng thịnh phúc lộc của gia tộc. Ngược lại, giáo dục trong thời kỳ suy tàn thật sự hủy hoại hết những điều tốt đẹp, đoạn tuyệt họ khỏi hạnh phúc, biến người phụ nữ thành người mẹ mang bản tính quái vật, điều này nghe có vẻ hơi giật gân, nhưng nghĩ kỹ lại thì tất cả những người vợ hiện đại đều mang trong thân thể và tâm hồn ít nhiều những nhân tố ma tính, không đáp ứng được yêu cầu của Nữ luận ngữ. Cứ để văn hóa đảng tà ác tiếp tục xâm nhập như thế rồi đàn ông sẽ không thể tìm được những người vợ dịu dàng, chu đáo và thiện lương nữa, đón đợi họ sẽ là những nữ đấu sĩ mở đầu cho những cuộc chiến gia đình bất tận!

Thời xưa, quan hệ vợ chồng là khởi đầu của luân lý làm người, đạo nghĩa vợ chồng tuân theo đạo lý quy luật vận hành âm dương của trời đất, nam dương nữ âm, mỗi người mỗi khác, tính cách, trách nhiệm, phân công công việc cũng hoàn toàn khác nhau. Tục ngữ có câu: “Sinh con trai mạnh mẽ như sói, chỉ ngại nó nhút nhát nhu nhược. Sinh con gái gan nhỏ như chuột chỉ ngại nó hung dữ như hổ”. Muốn có được mối quan hệ vợ chồng hài hòa tốt đẹp, người vợ phải như đại địa có đức hạnh sâu dày chứa đựng, nâng đỡ vạn vật. Làm sao để có đức dày thì trong sách cổ đã đặc biệt nhấn mạnh hai từ “kính thuận”. Học được chữ “kính” thì mới giữ tròn được bổn phận người phụ nữ, giữ gìn được quy củ. Khi có thể đặt mình ở vị trí thấp nhất, coi mọi người xung quanh đều cao hơn mình, đều cần phải tôn trọng, thì cái tâm cung kính, ti nhược [1] này sẽ tự nhiên xuất hiện. Lại còn có thể “thuận”, gặp phải người hay việc ngang ngược thế nào cũng đều có thể buông bỏ cái tôi xuống, thuận với ý muốn của người khác [2], vậy sẽ tránh được những tai họa có thể xảy ra.

Trong quan hệ vợ chồng, đức tính “thuận” này của người vợ là một sự cung kính lâu bền, trong đó bao gồm biết dừng và biết đủ. Biết dừng lại đúng lúc thì dễ biết đủ, đối với chồng cũng nên hạn chế trách móc mà tăng phần tôn trọng, cung kính.

Quan hệ giữa vợ chồng là mối quan hệ thân cận, mật thiết nhất trong các mối quan hệ nhân luân, suốt đời sớm tối bên nhau, lâu ngày dễ sinh ra coi thường. Nếu ăn nói suồng sã vô ý, trong tâm tùy ý buông thả sẽ nảy sinh ý nghĩ xúc phạm chồng.

Nữ hiến viết: “Chồng là chỗ dựa cả đời của người phụ nữ, chỉ cần đạt được tâm nguyện của chồng thì cả đời an tâm rồi”. Song, muốn được chồng tôn trọng và tin tưởng từ tận đáy lòng, thì cần phải chuyên tâm nghiêm túc tu tập nữ đức. Vui vẻ rộng lượng đối đãi với chồng, nhất cử nhất động đều thủ lễ giữ nghĩa, nội tâm thanh tịnh, nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ, tai không nghe lời thị phi, mắt không nhìn cảnh bất chính. Dù đi ra ngoài hay ở nhà một mình đều ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Lúc nào cũng nhắc nhở bản thân nghiêm túc tu tâm, nếu làm được thì tự nhiên cương nhu hòa hợp, âm dương cân bằng, gia đình hưng thịnh.

Mặc dù các yêu cầu trong Nữ luận ngữ người hiện đại cảm thấy khó mà đạt được, nhưng lại thường thấy trong các bài chia sẻ tâm đắc tu luyện của các nữ đệ tử Đại Pháp chúng ta, một số tình huống còn gian nan hơn nhiều so với những gì mà người phụ nữ hiền đức ngày xưa phải đối mặt. Ngay cả một câu “xem chồng như trời” đối với những người vợ đang tu luyện mà nói, làm sao có thể đối đãi với một người chồng không tu luyện như “trời”, vấn đề này cần bàn cụ thể hơn.

Là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta biết mình đã từng là ai, cũng biết rằng chồng và mình có duyên phận rất lớn mới kết hôn với nhau. Đại Pháp của Sư tôn đã bao gồm hết thảy phương pháp xử lý các mối quan hệ trong vũ trụ, và cụ thể là xử lý mối quan hệ vợ chồng của con người. Những yêu cầu tiêu chuẩn trong sách cổ cũng là văn hoá truyền thống mà chúng ta đã theo Sư tôn đặt định ra trong lịch sử và truyền lại cho người thường từ trước khi Đại Pháp hồng truyền, cũng là những lễ pháp và hành vi quy phạm phù hợp nhất cần lưu lại cho con người tương lai. Kỳ thực, Pháp lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của Đại Pháp không chỉ chỉ đạo cách người vợ đối đãi với chồng ra sao, mà đã bao quát và vượt trên cả các yêu cầu tiêu chuẩn đối với người vợ trong các sách cổ, các yêu cầu tiêu chuẩn truyền thống mà chúng ta tìm thấy và chia sẻ trong các sách cổ cũng chỉ là một vài trường hợp biểu hiện cụ thể của Pháp lý “Chân – Thiện – Nhẫn” thể hiện ra trong văn hóa truyền thống, “Chân – Thiện – Nhẫn” tu xuất ra trong Đại Pháp có thể viên mãn hết thảy các mối quan hệ của nhân loại, có thể thành tựu hết thảy lý tưởng chính thống của nhân loại.

Người phụ nữ xưa có thể làm được kính, thuận, khiêm, thiện, chúng ta cũng có thể làm được, hơn nữa còn có thể hoàn toàn làm tốt hơn, bởi vì xuất phát điểm họ làm là để bản thân họ có chỗ nương tựa suốt đời, để gia thế của họ được vẻ vang, để gia tộc của họ được thịnh vượng, còn xuất phát điểm và góc độ suy xét vấn đề của chúng ta cao hơn nhiều.

“Coi chồng như trời” đối với các nữ đệ tử tu luyện Đại Pháp chúng ta có một nội hàm khác, cần tu luyện tốt bản thân để thành tựu thiên quốc của chồng hoặc đưa anh ấy quay về gia viên tươi đẹp của chúng ta. “Thiên (trời)” này tốt đẹp, thù thắng hơn quá nhiều so với “trời” của con người!

Chúng ta cần học tập, thực hành và vượt qua. Bởi vì chúng ta là đệ tử của Phật Chủ, trong tâm chúng ta mọi thời khắc đều lấp đầy Pháp lý tối cao của vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn”. Chúng ta có lý do để tin rằng không một hiền phụ lương thê nào trong bất kỳ thời kỳ nào của nhân loại có thể sánh được với những người vợ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta mới là những hình mẫu về đức hạnh cao đẹp cho các cô gái noi theo.

Phần 2 “Tương trợ chồng” xin kết thúc tại đây, trong kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ phần 3 “Dạy con”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/279184

Ghi chú của người dịch:

[1] Ti nhược: khiêm hạ, dịu dàng, tham khảo sách Nữ giới của Ban Chiêu: https://nuduc.com/nu-gioi-ban-chieu

[2] Theo lý giải của người dịch, ở đây không có ý là làm theo một cách vô điều kiện, mà như Đại Vũ trị thủy, không đắp đập chặn lũ mà thuận theo hướng chảy của dòng nước lũ mà dẫn nó ra biển.

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức – Tương trợ chồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức tu thânhttps://chanhkien.org/2023/02/huu-duc-tu-nhien-huong-nu-duc-tu-than.htmlFri, 17 Feb 2023 03:09:15 +0000https://chanhkien.org/?p=29678Tác giả: Lan Nhược [ChanhKien.org] Tôn Trung Sơn từng nói “Nhìn người phụ nữ biết được sự thái bình, an nguy của thiên hạ, nhìn người mẹ biết được sự hưng suy của gia đình”. Nam giới đều kỳ vọng kết hôn với người phụ nữ dung mạo và phẩm hạnh câu toàn; con cái […]

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức tu thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lan Nhược

[ChanhKien.org]

Tôn Trung Sơn từng nói “Nhìn người phụ nữ biết được sự thái bình, an nguy của thiên hạ, nhìn người mẹ biết được sự hưng suy của gia đình”. Nam giới đều kỳ vọng kết hôn với người phụ nữ dung mạo và phẩm hạnh câu toàn; con cái mong ước mẹ mình hiền đức, ôn nhu; cha mẹ hy vọng con gái của mình dịu dàng, trí huệ. Những mong muốn này của con người từ xưa đến nay chưa bao giờ thay đổi, duy chỉ có một thứ biến đổi chính là con người hiện đại đã thay đổi chuẩn tắc và phương pháp giáo dục người con gái, xã hội hiện đại đã không còn biết thế nào là hiền thục, lương thiện, trí huệ, không biết làm thế nào để bồi dưỡng cho bé gái hiểu biết đúng đắn về trợ giúp chồng, dạy bảo con, hiếu kính bề trên nữa rồi.

Bắt đầu từ kỳ này, tác giả chia làm bốn loạt bài để cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ việc giáo dục phụ nữ trong văn hóa truyền thống.

Từ xưa đã có rất nhiều sách liên quan đến nữ giáo (giáo dục phụ nữ), nữ đức (đức hạnh của phụ nữ).

Nữ đức cũng gọi là khôn đức [1], đất là khôn, nuôi dưỡng và chứa đựng vạn vật. Trong lịch sử rất nhiều cuốn sách cổ như “Nữ giới”, “Nữ huấn”, “Nữ hiếu kinh” và “Nữ nhi kinh”… đã mô tả cụ thể hình tượng nữ tính mẫu nghi thiên hạ của khôn đức như thế nào, làm thế nào để bồi dưỡng những đức tính lương thiện của người phụ nữ như “ôn, lương, cung, kiệm” (ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm).

Chúng tôi có thể mô tả ngắn gọn như sau:

(1) Tu thân

(2) Giúp chồng

(3) Dạy con

(4) Hiếu thân

(5) Hòa thích

(1) Tu thân

“Nữ hữu tứ hạnh, nhất viết phụ đức, nhị viết phụ ngôn, tam viết phụ dung, tứ viết phụ công… U nhàn trinh tĩnh, thủ tiết chỉnh tề, hành kỷ hữu sỉ, động tịnh hữu pháp, thị vị phụ đức. Trạch từ nhi thuyết, bất đạo ác ngữ, thời nhiên hậu ngôn, bất yếm ư nhân, thị vi phụ ngôn. Quán hoán trần uế, phục sức tiên khiết, mộc dục dĩ thời, thân bất cấu nhục, thị vị phụ dung. Chuyên tâm phưởng tích, bất hiếu hí tiếu, khiết tề tửu thực, dĩ cúng tân khách, thị vị phụ công hỹ. Thử tứ giả, nữ nhân chi đại công, nhi bất khả phạp chi giả dã.”

(Trích trong sách “Nữ giới” – Đông Hán Ban Chiêu)

Tạm dịch [2]:

“Trong đời sống hằng ngày, phụ nữ có bốn quy phạm hành vi cần phải có là phụ đức, phụ ngôn, phụ dung và phụ công. Tao nhã, hiền thục, thanh khiết, trầm tĩnh, cung kính, cẩn thận, giữ tiết tháo, cử chỉ đoan chánh, tâm biết hổ thẹn, lời nói, việc làm đều có quy củ, phù hợp lễ nghi, đây chính là phụ đức.

Lựa lời mà nói, không nói lời khó nghe, cho dù là lời tốt cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói ra, sẽ không khiến người phản cảm, đây chính là phụ ngôn.

Y phục dù cũ hay mới cũng phải giặt cho sạch sẽ, phục sức tươi sáng thanh khiết, tắm gội đúng lúc, giữ thân thể sạch sẽ, đây chính là phụ dung.

Chuyên tâm may vá, dệt vải, không nói đùa cười cợt với người khác, chuẩn bị rượu và thức ăn ngon, tiếp đãi khách chu đáo, đây chính là phụ công.

Làm được bốn điều này thì người phụ nữ đã lập được đại công, và những điều này cũng không thể thiếu.”

1) Những câu văn cổ ở trên đều rất rõ ràng, dễ hiểu. Ở đây, tôi sẽ nói cụ thể hơn về “phụ ngôn”. Là người tu luyện, chúng ta đều biết về tầm quan trọng của việc tu khẩu. Yêu cầu được đặt ra đối với lời nói của phụ nữ trong văn hóa truyền thống chính là sự gợi mở cho chúng ta.

Người xưa có câu: “Một người nếu có thể giảng đạo lý cho người khác bằng tâm thái vui vẻ, ôn hòa thì dù là người có tính cách kiên cường như đá cũng cảm động mà tự thay đổi. Nếu nói những lời chanh chua, cay nghiệt, làm tổn thương người khác thì tai họa sẽ mạnh mẽ như lửa lớn thiêu rụi cỏ trên bình nguyên, vô phương cứu vãn”. Người xưa còn có câu: “Miệng người nếu có thể thường đóng giống như cửa nhà, không dễ dàng đa ngôn loạn ngữ, thì lời nói ra sẽ bền lâu. Lời người nói ra như bát nước đổ đi không thể lấy lại”. Từ đó có thể thấy người xưa rất nghiêm khắc yêu cầu người phụ nữ nói năng thận trọng.

Sách “Thượng Thư – Mục Thệ” có câu: “Gà mái nếu giống như gà trống dậy sớm gáy vang thì đó là điềm báo gia đạo suy tàn”.

Là người phụ nữ tính tình dịu dàng, thong dong, càng nhiều lời thì càng tổn thất, chi bằng kiệm lời. Người giỏi biết kiềm chế, nhất định phải thận trọng hơn.

2) Trong giáo dục của người xưa còn có một yêu cầu rất quan trọng nữa đối với người phụ nữ là “ti nhược”, “ti” chỉ sự khiêm nhường, “nhược” chỉ sự mềm yếu; khiêm nhường và mềm yếu là đại biểu cho đức hạnh quan trọng nhất của người phụ nữ. Ti nhược ở đây chính là chỉ “hậu đức tải vật” (đức dày chứa đựng vạn vật), nhược thể hiện rõ ràng phẩm hạnh “thượng thiện nhược thủy” [3]. Nếu như người phụ nữ xưa không làm được khiêm nhường, thiện lương, mềm yếu thì cũng chính là mất đi nữ đức.

Người xưa sau khi sinh hạ con gái ba ngày, thì đặt con ngủ ở dưới giường, lấy con thoi dệt vải bằng đất nung cho con làm đồ chơi. Để bé gái ngủ ở dưới giường thể hiện rằng con gái nên biết yếu mềm, khiêm nhường, dùng con thoi dệt vải làm đồ chơi thể hiện bé gái cần phải có đức tính lao động cần cù, giữ đạo cần kiệm trong gia đình.

Còn rất nhiều yêu cầu cụ thể khác như: đối đãi với người khác phải khiêm nhường, cung kính, không thể sơ suất với bất kỳ ai. Gặp việc tốt thì luôn nhường người khác hưởng, bản thân không tranh đua. Làm điều tốt cho người khác cũng không được khoe khoang, gặp việc ủy khuất cũng không tranh biện. Thời thời khắc khắc dè dặt cẩn thận, kính nể phục tùng.

Hằng ngày dậy sớm nhất, chăm lo việc nhà, quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng không bụi bẩn, làm cơm canh thơm ngon vừa vị, thu xếp bản thân sạch sẽ chỉnh tề. Mỗi đêm sắp xếp cho người trong nhà nghỉ ngơi hết rồi mình mới đi nghỉ.

Những cô gái được bồi dưỡng theo cách này thì làm sao có thể không làm cho gia đình thịnh vượng và hạnh phúc chứ? Trước những yêu cầu trên thì người hiện đại chỉ có trố mắt không nói nên lời! Cái tôi bị phóng đại hoàn toàn không thể chấp nhận được việc đặt bản thân vào vị trí thấp nhất, nhưng vì các nữ đồng tu chúng ta đang tu luyện Đại Pháp, các yêu cầu này đối với chúng ta là hoàn toàn có thể từ từ làm được. Sự phục hưng của văn hóa truyền thống bắt đầu từ việc chúng ta hiểu biết về văn hóa truyền thống, thực hành văn hóa truyền thống và truyền bá văn hóa truyền thống, mỗi người đều là một hình mẫu sống động về người phụ nữ dịu dàng, hoàn mỹ, tài năng, đức độ cho thế nhân noi theo.

Người xưa yêu cầu về đạo đức rất rõ ràng cụ thể, tuy nhiên nhìn suốt quá trình lịch sử, những cô gái thật sự có thể đáp ứng các yêu cầu trên quả là rất ít. Nhưng chúng ta đang trong tu luyện Đại Pháp, tự mài giũa bản thân thành những nữ đệ tử Đại Pháp đoan trang, dịu dàng với tâm hồn thuần tịnh, trong sáng, hoàn toàn không phải là điều xa vời không thể đạt được.

3) Trong các sách cổ có đặt ra rất nhiều yêu cầu cho người phụ nữ để đạt được “nhàn tĩnh”, như trong “Nữ luận ngữ” yêu cầu phụ nữ khi đi đường không được nhìn ngang liếc dọc, lúc ngồi không được lắc lư đầu gối, phải ngồi khép hai đầu gối, càng không thể bắt chéo hai chân. Khi đứng không được lay động quần, nói chuyện không được cao giọng để lộ răng lợi. Thời xưa, vi phạm bất kỳ mục nào ở trên sẽ bị xem là “tiện tướng” (tướng mạo ti tiện). Ngoài ra, yêu cầu khi thích thú không được cười lớn, lúc phiền não không được cao giọng. Không tuân thủ bị coi là “khinh tướng” (tướng mạo tùy tiện). Hai từ “khinh tiện” này làm tổn thương nhất đến hình tượng đứng đắn của người phụ nữ.

“Nữ nhi kinh” cũng viết:

“Tu nữ dung, yếu chính kinh, nhất thân đả phẫn thậm phi khinh. Trà yên mạt phấn do tiểu sự, trì thể đoan trang hữu trùng tình. Quang sơ đầu phát tịnh tẩy kiểm, chỉnh khiết tự thị hảo nghi dung. Y phục bất tất lăng la đoạn, thoa miên y phục yếu can tịnh. Y giá y phục tu đáp phối, y tương điệp bản mạc loạn ủng.”

Tạm dịch: “Tu nữ dung, cần ngay chính, ăn mặc trên thân phải nghiêm trang. Tô son trát phấn là chuyện nhỏ, giữ thân đoan trang mới trọng yếu. Tóc chải gọn gàng, mặt mày sạch sẽ, chỉnh tề tự nhiên dung nhan đẹp. Y phục không cần bằng gấm lụa, quần áo vải bông giữ sạch sẽ. Y phục treo giá phải thành bộ, quần áo trong hòm chớ loạn tung.”

Thời xưa, những phụ nữ có giáo dưỡng đều được yêu cầu động tác phải nhàn tĩnh, tâm thái tường hòa, chuyển động dịu dàng, uyển chuyển. Cử chỉ đoan trang, cung kính. Lễ tiết thời xưa có nguồn gốc từ các nghi lễ nhà Chu, bao gồm năm hệ thống nghi thức chính là “Cát lễ, Gia lễ, Tân lễ, Quân lễ, Hung lễ”. Chỉ một “Gia lễ (lễ chúc mừng)” thôi cũng bao hàm lễ ẩm thực, lễ tân xạ (bắn cung), lễ khánh hạ (chúc mừng) v.v. Mỗi lễ tiết nếu phân ra còn bao gồm vô số chi tiết. Đều có những yêu cầu rất cụ thể đối với phụ nữ trong mỗi trường hợp về cách đứng, ngồi, đưa tay, cầm chén trà ra sao, cách di chuyển, điều chỉnh ngữ điệu âm thanh và nét mặt nụ cười như thế nào.

Trong hoàn cảnh hiện nay, bắt chước hoàn toàn người xưa là điều không thể, nhưng nắm bắt và học tập tinh thần cùng âm điệu của các lễ nghi lớn vẫn rất cần thiết.

Mọi người trên thế giới đều biết vẻ đẹp của Shen Yun, mỗi nét nhăn mày, mỗi nụ cười, mỗi động tác, cử chỉ của các nghệ sĩ Shen Yun trên sân khấu hoàn toàn phù hợp với lễ pháp văn hóa truyền thống. Mỗi cử động tay chân, mỗi động tác nhíu mày ngước mắt, mọi nơi mọi lúc đều thể hiện cảnh giới thuần chân, thuần thiện đạt tới thuần mỹ. Kỳ thực, vạn pháp quy tông, dù chi tiết có phức tạp đến đâu, nhưng là người tu luyện Đại Pháp, khi thân tâm chúng ta lúc nào cũng chứa đầy “Chân, Thiện, Nhẫn” thì mọi hành động sẽ phù hợp nhất với lễ pháp.

Các nghệ sĩ Shen Yun đã trình diễn những hình tượng mỹ hảo và truyền thống nhất trên sân khấu. Chẳng phải chúng ta cũng đang diễn giải những hình ảnh thuần chân và mỹ hảo nhất của các đệ tử Đại Pháp cho người thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta sao? Chỉ là sân khấu có đòi hỏi cao hơn, không được phép cẩu thả, một chút xíu bất cẩn sẽ khiến “khán giả” có chướng ngại trong tâm, ảnh hưởng đến việc họ cùng chúng sinh của họ được cứu độ.

Thế gian con người lại là một sân khấu còn đòi hỏi khắt khe hơn, mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều có Đại Pháp trong tâm, nếu lấy các nghệ sĩ Shen Yun làm hình mẫu, trong người thường việc chúng ta “biểu diễn” xuất ra một “Shen Yun” đủ ôn lương cung kiệm hoàn toàn không phải là điều xa vời. Thử nghĩ, nếu chúng ta mở rộng sân khấu Shen Yun đến nơi người thường, mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều trình diễn tốt trong mỗi từng việc nhỏ hằng ngày, nếu tất cả chúng ta đều làm rất tốt thì diễn xuất “Shen Yun” được mở rộng và phóng đại vô hạn, do tất cả các đệ tử của Sư tôn cùng biểu diễn, sẽ là một lễ hội trình diễn vô cùng hoàn mỹ!

Ngôn ngữ cơ thể của các nữ nghệ sĩ Shen Yun là hình mẫu cho các nữ đệ tử Đại Pháp noi theo. Dù động hay tĩnh, dù nói hay im lặng đều ung dung, chừng mực. Chuẩn tắc lễ nghi nghiêm túc, đứng đắn của các nữ đệ tử Đại Pháp được thể hiện ở khắp mọi nơi, như những đóa tịnh liên vươn lên từ bùn dơ mà không vấy bẩn. Với Đại Pháp trong tâm, chúng ta có thể luôn nhắc nhở bản thân rằng không khó để làm điều đó. Trong thời kỳ hỗn thế mạt kiếp này, hình ảnh những nữ đệ tử Đại Pháp như vậy sẽ triển hiện ra chân tướng Đại Pháp tốt đẹp hơn nữa.

Về yêu cầu tu thân của phụ nữ xưa hôm nay chỉ nói đến đây, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về những ghi chép trong các sách cổ về vai trò của phụ nữ trong mối quan hệ vợ chồng và việc người phụ nữ làm thế nào để tương trợ chồng.

Hẹn gặp lại trong phần tiếp theo.

Ghi chú:

[1] Khôn: quẻ khôn trong bát quái, tượng trưng cho đất, nữ giới, phái nữ

[2] Tham khảo bản dịch trên trang web nuduc.com

[3] Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lơi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo” (Đạo Đức Kinh). Ý nghĩa là: nước là thiện nhất. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, luôn tìm đến ở chỗ mọi người ghét cho nên gần với Đạo. Theo Lão Tử, “nước” có bảy cái thiện, đó là: “cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện dung, sự thiện năng, động thiện thì”. Về chi tiết, xin tham khảo bài viết sau:

https://www.ntdvn.net/van-hoa/httpsdrivegooglecomfiled1d0z9l87gmvnoryw427i8qv5apnzh-hp8view-17918.html

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/279112

The post Hữu đức tự nhiên hương: Nữ đức tu thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>