Hội họa phương Tây | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Hội họa phương Tây: Thiên cơ của Arcadiahttps://chanhkien.org/2014/02/hoi-hoa-phuong-tay-thien-co-cua-arcadia.htmlThu, 27 Feb 2014 06:48:32 +0000http://chanhkien.org/?p=23004Cha đẻ của hội họa Pháp, Nicolas Poussin, trong các tác phẩm của ông hàm chứa nhiều thiên cơ rất sâu xa.

The post Hội họa phương Tây: Thiên cơ của Arcadia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kim Tiên

Tranh sơn dầu “Những người chăn cừu ở Arcadia”  (Et in Arcadia ego,Les bergers d'Arcadie) của Poussin, được vẽ vảo khoảng năm 1638~1640, kích cỡ 185x121 cm, tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.

Tranh sơn dầu “Những người chăn cừu ở Arcadia” (Et in Arcadia ego,Les bergers d’Arcadie) của Poussin, được vẽ vảo khoảng năm 1638~1640, kích cỡ 185×121 cm, tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.

[Chanhkien.org] Cha đẻ của hội họa Pháp, Nicolas Poussin, trong các tác phẩm của ông hàm chứa nhiều thiên cơ rất sâu xa, điều này có lẽ liên quan đến việc ông ôm giữ tinh thần cổ điển và tín ngưỡng sâu đậm. Bức họa “Những người chăn cừu ở Arcadia” từ trước đến nay luôn được ca ngợi, nó rất giống với một bài thơ cổ của Trung Quốc, “Xuân giang hoa nguyệt dạ”, bởi vì chúng có thể hòa quyện giữa cái đẹp và triết lý vào làm một, do đó lưu danh ngàn đời.

Trong truyền thuyết, Arcadia là vùng đất của sự vui vẻ thanh bình, một nơi cách biệt với thế giới bên ngoài, là một vùng đất lý tưởng. Trong bức vẽ, có ba người chăn cừu và một người phụ nữ. Người chăn cừu từ trước đến nay thường mang ý nghĩa tượng trưng cho tôn giáo phương Tây, hoặc chí ít thì ba người chăn cừu này cũng đại biểu cho cuộc sống bình dị tốt đẹp của người Arcadia. Nhưng vấn đề là ba người chăn cừu này đang đọc những chữ khắc trên phiến đá, mà chữ khắc trên đó lại viết: “Cho dù ở Arcadia thì cũng có sự chết chóc!”. Cũng chính là nói, tại vùng đất thơ mộng thiêng liêng này, cũng có sự khổ đau của luân hồi sinh tử! Đứng ở góc độ một nhà bình luận, tôi cho rằng bức họa này là dùng tầm nhìn cao mà coi thường sự sống chết, là nói với mọi người rằng, “Chết có gì đáng sợ chứ!” Bởi vì nếu Poussin muốn biểu đạt một loại cảnh giới tư tưởng vượt ra khỏi cái chết, thì sao ông lại chọn nơi trong truyền thuyết là Arcadia?

Tại vùng đất thiêng liêng đầy thơ mộng này, Arcadia được sánh ngang với thiên đường; ba người chăn cừu cùng tụm lại nghiên cứu xem xét thảo luận về các chữ khắc trên phiến đá, điều này cho thấy việc này từ trước đến nay chưa từng xảy ra, mà đây lại là một loại dự ngôn. Trong bức họa, bốn người với vẻ mặt kinh hãi, sửng sốt và trầm tư, cho thấy họ chưa từng thấy cái gọi là “tử vong” được viết trên phiến đá, nếu không họ cũng không tập trung lại nghiên cứu thảo luận và suy ngẫm. Những điều này nói rõ rằng, vùng đất thiêng liêng đẹp đẽ này đã xảy ra vấn đề gì đó. Vấn đề này chính là tử vong! Tử vong chính là đi đến hủy diệt, từ đó người ta cũng không cách nào thưởng thức cảnh đẹp nơi đây nữa.

Chúng ta hãy xem phản ứng của các nhân vật trong bức họa. Tư thái nét mặt của bốn nhân vật cho thấy những suy nghĩ trong lòng họ, nhưng có một điểm khác là tư thái nét mặt của bốn người này không giống với người thường. Nếu là một người bình thường, lúc đối diện với tử vong, họ hoặc là tê liệt hoặc là đau thương, nhưng trong bức họa, biểu lộ thái độ của bốn người lại rất khác so với người bình thường, mặc dù có chút kinh ngạc, tuy nhiên so với người bình thường có sự khác biệt rất lớn, điều này cho thấy sức chịu đựng vốn có của sinh mệnh ở cảnh giới tốt đẹp. Đặc biệt là người phụ nữ đứng bên cạnh, bất kể là tư thái và cách ăn mặc đều thể hiện là Thần thái; người phụ nữ này không phải là một người bình thường, thậm chí là so với ba người chăn cừu kia thì vẫn tỏ ra cao quý, sang trọng và tao nhã. Mặc dù không có những trang sức quý giá hoa lệ, nhưng tư thế nhìn xuống và thái độ biểu lộ cũng đủ để thấy rõ người phụ nữ này là nhân vật quan trọng của vùng Arcadia. Từ cách ăn mặc của người phụ nữ này, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn ra được bà rất giống Đức Mẹ. Do đó có thể đoán được, người phụ nữ này là Nữ Thần của Arcadia, cai quản vùng Arcadia.

Còn một điểm nữa đáng để chúng ta suy ngẫm sâu thêm, đó là lời dự ngôn “tử vong” xuất hiện trong các chữ trên phiến đá, điều này cho thấy từ rất lâu số phận của Arcadia đã được định sẵn rồi, đây là tổ tiên của người Arcadia – giống như Moses – lưu lại cho người đời sau. Đây là một loại điềm báo, thường hay dùng để nhắc nhở người đời sau, mang đậm sắc thái thần bí. Cuối cùng chúng ta trở lại với vị Nữ Thần này, hành động biểu cảm của vị Nữ Thần này đáng để chúng ta suy nghĩ nhất. Đầu tiên là khi đối diện với dự ngôn “tử vong” trong những chữ khắc trên phiến đá, bà rơi vào trạng thái suy nghĩ trầm tư, nhưng kiểu trầm tư này lại rất điềm tĩnh, hoàn toàn không nhìn thấy nét tâm thần mê loạn hay hoảng loạn, một mặt lộ ra khí phách và trí huệ của bà, mặt khác có lẽ là bà đã biết nên phải làm như thế nào rồi. Bà cùng với con dân của mình – ba người chăn cừu, cùng đọc các chữ khắc trên phiến đá kia; điều này cho thấy bà dám đối diện với sự thật này, mà kiểu trầm tư suy nghĩ và điềm tĩnh kia lại chứng tỏ bà rất muốn gắng sức giải quyết vấn đề này.

Một thiên đường giống như một thế giới tốt đẹp đã xuất hiện vấn đề, chúng sinh không thể không đối diện với mối đe dọa tử vong, dần dần đi đến hoại diệt. Mà lúc này, Nữ Thần của Arcadia trong khi đang suy nghĩ đã làm xong dự định giải cứu con dân của mình. Ngay sau đó, trong phút chốc ý tưởng liền phản ánh vào trong đầu của Poussin, ông thông qua màu sắc và kết cấu bố cục mà biểu hiện ra điều đó trên bức họa. Màu sắc trong bức họa tỏ ra sâu sắc, giống như một loại ký ức, mà điểm dừng của bức họa lại là Nữ Thần dẫn ba người con dân của mình cùng đối diện các chữ khắc trên phiến đá hướng về dự ngôn là thế giới này sẽ đi đến hoại diệt, bản thân điều này cũng là một lời nhắc nhở. Hoặc có lẽ là Poussin đã biết, hoặc là không biết, chỉ là Thần mượn tài hoa của ông để nhắc nhở người đời thiên cơ này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/79952

The post Hội họa phương Tây: Thiên cơ của Arcadia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thưởng thức danh họa: “Hôn lễ của Arnolfini”https://chanhkien.org/2011/10/thuong-thuc-danh-hoa-hon-le-cua-arnolfini.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/thuong-thuc-danh-hoa-hon-le-cua-arnolfini.html#respondThu, 20 Oct 2011 13:21:38 +0000http://chanhkien.org/?p=13475Tác giả: Chu Di Tú [Chanhkien.org] Văn nghệ Phục Hưng là một thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật phương Tây. Trong thời gian này, rất nhiều danh họa nổi tiếng đã đản sinh, đồng thời lưu lại những thành tựu siêu việt cho hậu thế. Tất nhiên, thành tựu nghệ thuật của cả một […]

The post Thưởng thức danh họa: “Hôn lễ của Arnolfini” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Di Tú

[Chanhkien.org] Văn nghệ Phục Hưng là một thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật phương Tây. Trong thời gian này, rất nhiều danh họa nổi tiếng đã đản sinh, đồng thời lưu lại những thành tựu siêu việt cho hậu thế. Tất nhiên, thành tựu nghệ thuật của cả một thời đại vĩ đại không thể quy công cho một số thiên tài. Tuy nhiên thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều bậc thầy hội họa với tài năng kinh nghiệm, óc thẩm mỹ thành thục và kỹ pháp biểu hiện tinh chuẩn. Nói về hội họa, thời kỳ văn nghệ Phục Hưng có ít nhất hai đột phá trọng đại: một là vận dụng phép thấu thị, và hai là thành thục trong kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Từ đó, hai đột phá lớn này đã ảnh hưởng đến giá trị chủ lưu của hội họa phương Tây trong hơn 400 năm sau.

Người ta thường cho rằng Jan Van Eyck, một bậc thầy hội họa Bắc phái thời văn nghệ Phục Hưng, là người phát minh ra kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Kỳ thực, khi ấy phát minh ra tranh sơn dầu mới chỉ có lịch sử khoảng 100 năm, bởi vì phương pháp điều chế là chưa đạt đến hoàn thiện, nên không hề phổ biến. Thời bấy giờ, đại đa số họa sĩ vẫn sử dụng cách vẽ màu keo. Tuy nhiên, Jan Van Eyck đã thành công trong việc tìm ra phương pháp điều chế và vận dụng thuốc màu tốt nhất. Tranh sơn dầu không giống màu keo vốn khô rất nhanh, nên họa sĩ có đủ thời gian để xử lý ánh sáng, từ đó đạt được vẻ tự nhiên và đều đặn. Ngoài ra, màu sắc cũng có thể được đắp vào từng tầng từng tầng, từ đó sản sinh hiệu quả phong phú và tinh tế. Năm 1434, Jan Van Eyck đã hoàn thành tác phẩm “Hôn lễ của Arnolfini” (The Arnolfini Wedding), một trong những tranh sơn dầu thành công sớm nhất.

“Hôn lễ của Arnolfini” miêu tả cảnh kết hôn giữa Giovanni Arnolfini, một người làm ngân hàng ở Tuscany, Ý và vợ của ông, Giovanna Cenami. Thời bấy giờ, hôn lễ không nhất định là phải cử hành tại nhà thờ, mà rất nhiều người chọn tổ chức tại nhà và mời thân hữu đến dự. Jan Van Eyck rất có thể cũng đã nhận lời mời và vẽ chân dung cho đôi uyên ương. Kết cấu bức họa là theo cách đối xứng cân bằng, dùng phương pháp thấu thị thuần thục và chuẩn xác để gần như làm biến mất tấm gương lồi hình tròn ẩn đằng sau bối cảnh. Bên trong tấm gương, ngoại trừ bối cảnh hai nhân vật chính là cô dâu, chú rể ra thì còn có thể nhìn thấy những sự vật mà không thể thấy được trên bức họa, đặc biệt là hai người làm chứng hôn lễ trong phòng (phân biệt mặc y phục màu lam và màu cam). Phía trên tấm gương, Jan Van Eyck đã tự tay ký tên “Jan Van Eyck đang ở đây” một cách nghiêm túc và đoan chính. Điều này khiến bức họa không chỉ là một bức họa, mà còn là chứng kiến và ghi chép cho buổi hôn lễ thần thánh.

Cách bày biện và trang trí trong bức họa thể hiện sự giàu có của gia đình cô dâu chú rể, ví dụ chiếc đèn chùm hoa lệ, tấm gương lồi tinh xảo trên tường, sợi dây chuyền bằng ngọc trai, tấm thảm Ba Tư trên sàn và tấm kính khảm pha lê trên khung cửa sổ. Cô dâu trẻ tuổi biểu lộ nét mặt không tự nhiên, thể hiện đức tính thuần khiết và nhu thuận. Bàn tay phải của cô đặt trong bàn tay trái của Arnolfini, còn tay phải của chú rể thì đặt ngay ngắn trước ngực. Đây là một biểu trưng trang nghiêm của sự kết hợp giữa đôi nam nữ.

Trong bức họa, rất nhiều chi tiết đều ám chỉ một loại hàm nghĩa nào đó, mà một số là có quan hệ với tín ngưỡng và tập tục đương thời của địa phương. Ví dụ chiếc váy của cô dâu có ý tụ lại trước bụng, tạo thành giả tượng như có bầu; nghe nói đây là cầu may mắn, với hy vọng “sớm sinh quý tử”. Cây nến trên chiếc đèn chùm đại biểu Thượng Đế đang có mặt để chứng kiến hỗn lễ; tấm gương đại biểu sự thuần khiết, đồng thời ẩn dụ về con mắt minh triết của Thần, hết thảy sự vật đều trong tầm mắt, không gì thoát khỏi; chú chó nhỏ đại biểu sự trung thành. Quả trái cây bên bệ cửa sổ có hai hàm nghĩa, một là chúc mừng hai người sớm thai nghén hậu duệ, và hai là đại biểu “trái cấm”, để cảnh tỉnh đôi trai gái không được phóng túng sa ngã. Đôi dép trên sàn nhà ở góc bức tranh đại biểu cho “có đôi có cặp”, đồng thời ám chỉ đôi trái gái vẫn chưa xỏ dép, bàn chân vẫn đặt nơi đất thánh. Bức tượng gỗ ở đầu giường là Thánh Margaret, vị Thánh bảo hộ phụ nữ, với ý nghĩa bảo đảm sinh đẻ bình an.

Thành công trong kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Jan Van Eyck đồng thời biểu hiện tại cảm nhận về vật thể và biến hóa về ánh sáng. Về mặt cảm nhận, nhân vật mặc y phục vừa dày vừa nặng, chùm lông xoắn của chú chó, phản chiếu ánh sáng trên thân kim loại của chiếc đèn chùm, ảnh phản chiếu ngược trên mặt tấm gương tròn, sự lấp ánh của chuỗi hạt ngọc trai treo trên tường, ánh sáng bên ngoài ô cửa sổ đều đạt hiệu quả tả thực khiến người ta kinh ngạc. Biến hóa ánh sáng và sắc thái phong phú dung hợp một cách tự nhiên. Hình phóng to bức họa miêu tả trọn vẹn cả các chi tiết vặt vãnh nhất, hết thảy đều rành mạch rõ ràng. Các chi tiết đan xen phức tạp trong bức họa đều thống nhất trong ánh sáng tự nhiên, tạo nên bầu không khí tường hòa tĩnh mịch. Tất cả những ưu điểm này đã khiến bức họa trở thành một kiệt tác đầy dư vị.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/21/27778.html

The post Thưởng thức danh họa: “Hôn lễ của Arnolfini” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/thuong-thuc-danh-hoa-hon-le-cua-arnolfini.html/feed0
Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 4)https://chanhkien.org/2011/10/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-4.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-4.html#respondSun, 02 Oct 2011 16:36:04 +0000http://chanhkien.org/?p=13236—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan Tác giả: Chu Di Tú [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2, Phần 3) 4. Hiển hiện đồng thời tại các tầng thứ khác nhau—Quan hệ nhân quả giữa thiên thượng, nhân gian và địa […]

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2, Phần 3)

4. Hiển hiện đồng thời tại các tầng thứ khác nhau—Quan hệ nhân quả giữa thiên thượng, nhân gian và địa ngục:

Bất cứ sinh mệnh nào trên thế gian đều có ngày kết thúc. Tuy nhiên, khi sinh mệnh kết thúc thì sẽ đi về đâu? Người phương Đông tin vào luân hồi; tôn giáo Tây phương tuy không nhấn mạnh vào luân hồi, nhưng tin rằng linh hồn bất tử, sinh mệnh cuối cùng sẽ được thẩm phán công bằng và quyết định phải đi về đâu. Người thiện tuân theo ý chỉ của Thần có thể được tuyển chọn lên Thiên quốc, còn kẻ hành ác sẽ phải xuống địa ngục chịu đày đọa.

* Bức bích họa “Phán xét cuối cùng” (Last Judgement) của họa sĩ Michelangelo (1534-1541) (Hình 14) nói với chúng ta những chân lý sau:

(1) Thiện ác tất báo—thưởng Thiện phạt ác.
(2) Không sinh mệnh nào có thể thoát khỏi thẩm phán của chân lý vũ trụ.
(3) Thông qua chịu khổ ở địa ngục có thể tẩy sạch tội nghiệp, tương lai lại có cơ hội hồi thăng.

* Bức tranh “Chúa thăng thiên” (Ascension of Christ) của họa sĩ Albrecht Altdorfer (1927) (Hình 15): Chúa Jesus tiên tri Ngài sẽ phục sinh ba ngày sau khi chịu nạn. Ba ngày sau, quả nhiên trời đất chấn động, bia mộ mở ra, di thể mất tích. Vệ binh giữ mộ kinh hãi không thôi. “Sự phục sinh” của Chúa Jesus không chỉ là phục sinh của nhục thể tại nhân gian, mà còn tượng trưng cho sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—”vĩnh sinh”.

* Bức bích họa “Thánh mẫu thăng thiên” (Assumption of the Virgin Mary) (1525) (Hình 16) trên trần nhà thờ mô tả cảnh tượng tưng bừng trên Thiên giới khi Đức mẹ Maria thăng thiên.

* Bức họa “Thánh đồ thăng thiên” (tác giả khuyết danh) (Hình 17): Thánh đồ tay cầm thập tự giá viên mãn thăng thiên, các sinh mệnh thượng giới nhộn nhịp chúc mừng, tiên nhạc du dương, kẻ phàm kinh hoàng rúng động.

5. Đề tài khuyên nhủ đạo đức:

* Tác phẩm bộ ba “Cỗ xe chở cỏ khô” (Haywain) của họa sĩ Hieronymus Bosch (1485-90) (Hình 18): Cỏ khô ẩn dụ danh lợi và dục vọng trên thế gian là tạm thời ngắn ngủi, dễ dàng bị mục rữa mà trở thành vô giá trị; tuy nhiên người ta không từ một thủ đoạn nào để mù quáng truy cầu nó… Truy cầu vật dục của con người chính đang bị ma quỷ lợi dụng, từ đó dẫn con người đi theo hướng tội ác.

* Tác phẩm bộ ba “Khu vườn hưởng lạc trần tục” (The Garden of Earthly Delights) của Hieronymus Bosch (1504) (Hình 19) miêu tả tội tổ tông của nhân loại và quá trình buông thả sa ngã của con người.

* Bức tranh “Ngủ quên lý tính sinh ma quỷ” (The Sleep of Reason Produces Monsters) của họa sĩ Francisco de Goya (1798) (Hình 20): Khi con người mất đi lý trí, hoặc buông lỏng chủ ý thức, thì ma quỷ sẽ nhân cơ hội xâm nhập và can nhiễu chính niệm của con người.

Lời kết:

Cho dù tại Đông hay Tây phương, thì văn hóa tu luyện vẫn luôn chiếm một vị trí trọng yếu trong văn minh nhân loại, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm đạo đức và phương thức sinh hoạt của con người trong mấy ngàn năm qua. Con người đến đây vì điều gì, tương lai sẽ đi về đâu? Có lẽ chỉ tu luyện mới có thể đưa ra đáp án chính xác nhất. Từ hội họa truyền thống Tây phương, chúng ta có thể thấy được trí tuệ và triết lý của văn minh Tây phương, trên thực tế cũng là tuân theo giáo huấn của Thần. Chỉ là ngày nay, “khoa học thực chứng” nhỏ hẹp thường tùy tiện phủ định “tôn giáo” và “tu luyện”, thực tế là phủ định bộ phận quý giá nhất, tinh hoa nhất của văn minh nhân loại. Luận văn này hy vọng có thể phá vỡ thành kiến và quan niệm của con người hiện đại, đồng thời tổng hợp kinh nghiệm văn hóa của Đông và Tây phương, cũng như giữa cái “mê” của khoa học thực chứng này mà tìm ra con đường chân chính trong phát triển văn minh của nhân loại tương lai.

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/28/27343.html

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-4.html/feed0
Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 3)https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-3.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-3.html#respondThu, 29 Sep 2011 15:04:43 +0000http://chanhkien.org/?p=13209—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan Tác giả: Chu Di Tú [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2) Những nội dung mà hội họa truyền thống Tây phương thường biểu hiện bao gồm: 1. Dị tượng—Hiển hiện ở không gian khác: […]

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)

Những nội dung mà hội họa truyền thống Tây phương thường biểu hiện bao gồm:

1. Dị tượng—Hiển hiện ở không gian khác:

—Hoặc nhìn thấy bằng thiên mục trong trạng thái thanh tỉnh, hoặc nhìn thấy trong mộng.
—Hoặc nhận thiên mệnh từ thần linh, tức chỉ thị của Thần, hoặc được khích lệ bởi Thần, tức cấp tín tâm.

* Trong bức tranh “Chúa ôm Thánh Bernard” (Christ Embracing St. Bernard) của họa sĩ Francisco Ribalta (1565-1628) (Hình 3), Chúa Jesus đang khích lệ vị tu sĩ.

* Trong bức tranh “Linh ảnh của Ezekiel” (Ezekiel’s Vision) của họa sĩ Rafael (1483-1520) (Hình 4), Thượng Đế hiển hiện cảnh tượng cho Ezekiel để chỉ ông biết phải làm như thế nào.

* Trong bức tranh “Bữa tiệc của thiên sứ” của họa sĩ Murillo (1617-1682) (Hình 5); vào một ngày nọ, một tu sĩ khổ hạnh đột nhiên nhìn thấy rất nhiều thiên sứ đang làm rau cải trong bếp ông; điều này đã khích lệ ông tinh tấn tu hành.

2. Khảo nghiệm trong tu luyện:

Không phải tín đồ hoặc người tu luyện nào cũng đều có thể nhìn thấy; vậy thì khi nhìn không thấy hoặc gặp phải cảnh ngộ bất công thì liệu có thể kiên trì tín ngưỡng hay không?

* Trong bức tranh “Sự hoài nghi của Thánh Thomas” (The Incredulity of Saint Thomas) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 6), Thánh Thomas không tin Chúa Jesus phục sinh. Chúa Jesus đã tìm đến ông, để ông kiểm tra vết thương, và còn trách ông “nhìn thấy thì mới tin”.

* Trong bức tranh “Sự hy sinh của Isaac” (Isaac’s Sacrifice) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 7), Thượng Đế đã để con một của của Abraham là Isaac làm vật hiến tế. Tuy buồn, nhưng Abraham vẫn tin vào chỉ dẫn của Thượng Đế để làm điều đó. Vào thời khắc then chốt, Thượng Đế đã phái thiên sứ đến ngăn cản, nói: “Giờ ta đã biết ông kính sợ Thượng Đế.”

3. Tử vì đạo—Khi phải lựa chọn giữa chân lý và tính mệnh:

Khốc hình mà những bậc Thánh tử vì đạo ấy phải chịu đựng là không cách nào miêu tả nổi.” (Tử vì đạo)

* Bức tranh “Thánh Stephen tử vì đạo” (The Martyrdom of St. Stephen) của họa sĩ Peter Paul Rubens (1577-1640) (Hình 9). Thánh Stephen là vị Thánh tử vì đạo đầu tiên. Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, Thánh Stephen đã công khai biện luận với giáo hội Do Thái (thể hiện của chính niệm, can đảm và trí tuệ); điều này khiến giáo hội Do Thái nổi giận. Người Do Thái đã đưa ngài ra ngoài thành, và dùng đá đập vào ngài. Khi ấy Thánh Stephen nhìn thấy cổng trời khai mở và Chúa Jesus đứng bên cạnh Thượng Đế. Cổng trời khai mở biểu hiện rằng Thánh Stephen đã đạt đến tiêu chuẩn viên mãn để đi lên Thiên quốc, vì thế Thần đã hiển hiện để khích lệ ngài, nghênh đón ngài. Trước khi bị ném đá đến chết, Thánh Stephen nói: “Chúa Jesus, xin Ngài tiếp nhận linh hồn của con! …xin đừng quy tội cho họ.”

* Sở dĩ Thánh Stephen có thể đạt tiêu chuẩn viên mãn, là bởi mấy điểm chủ yếu sau:

—Kiên định tín ngưỡng, vứt bỏ sinh tử.
—Không hề thù hận, sợ hãi.
—Đại từ bi, không đổ tội cho những người làm hại ngài.
—Thông qua chịu nạn để tẩy sạch những tội nghiệp cuối cùng.

Tác phẩm tương tự:

* Bức tranh “Thánh Eramus tử vì đạo” (Martyrdom of St. Erasmus) của họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665) (Hình 10). Trong thời kỳ đế chế La Mã bức hại Cơ Đốc giáo, Thánh Eramus đã bị mổ bụng; ruột ngài bị kéo ra bởi ròng rọc. Poussin đã dùng màu sắc tươi sáng để làm dịu bớt bầu không khí khủng bố của màn tra tấn man rợ. Ngoài ra, ông còn vẽ phía trên bức tranh hai tiểu thiên sứ cầm tràng hoa và cành cọ nghênh tiếp Thánh Eramus lên Thiên quốc. Ở nhân gian, tuy biểu tượng là cái chết đáng sợ, nhưng trên Thiên giới, đây là sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—tức “vĩnh sinh”.

* Bức tranh “Thánh Matthew tử vì đạo” (The Martyrdom of Saint Matthew) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 11). Thiên sứ cầm cành cọ tượng trưng cho viên mãn đưa cho vị Thánh tử vì đạo (Hình 12).

* Bức tranh “Thánh Sebastian” (St. Sebastian) của họa sĩ Il Sodoma (1477-1549) (Hình 13). Thánh Sebastian chỉ vì khuyên nhủ Hoàng đế La Mã không được bức hại giáo đồ Cơ Đốc mà chịu khốc hình là bị bắn tên vào người. Bức họa miêu tả khi Thánh Sebastian chịu khổ nạn, ngài ngẩng đầu lên và nhìn thấy thiên sứ mang vương miện đội lên đầu ngài.

Tất cả những bức họa trên đều thể hiện đầy đủ sự tương phản giữa Thiện và ác: người tu luyện thiện lương mà bình tĩnh, còn kẻ bức hại vừa tà ác lại vừa tàn khốc.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/28/27343.html

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-3.html/feed0
Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 2)https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-2.html#respondTue, 27 Sep 2011 16:40:56 +0000http://chanhkien.org/?p=13183—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan Tác giả: Chu Di Tú [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1) 2. Chuộc tội: Thông qua “chịu khổ” để hoàn trả tội nghiệp —Thần, Phật chịu đựng thay cho người tu luyện —Người tu luyện tự […]

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)

2. Chuộc tội: Thông qua “chịu khổ” để hoàn trả tội nghiệp

—Thần, Phật chịu đựng thay cho người tu luyện
—Người tu luyện tự chịu đựng

Cả tôn giáo Đông, Tây phương đều cho rằng, con người tại thế gian không thể tránh khỏi phạm lỗi, tạo nghiệp; do vậy người tu luyện muốn thăng hoa, đi lên Thiên quốc, thì nhất định phải hoàn trả nợ nghiệp. Do đó trong tu luyện phải chịu khổ để hoàn nghiệp. Tuy nhiên các Giác Giả độ nhân xuất phát từ tâm từ bi thường giúp người chân tâm tu luyện tiêu bỏ một phần tội nghiệp. Trong Phật giáo có cách nói “báo nặng chịu nhẹ”, chính là tình huống ấy. Nhưng các Giác Giả độ nhân khai ngộ tại thế gian con người còn tồn tại thân người, thậm chí đã tự mình gánh chịu tội nghiệp thay cho các đệ tử hoặc người được độ (như Chúa Jesus chịu nạn).

Mặc dù vậy, cho dù có Thần Phật giúp tiêu nghiệp, thì người tu luyện cũng không thể tự mình không hoàn trả chút gì, do đó tất nhiên có ma nạn, để vừa khảo nghiệm tâm tính, đồng thời tiêu trừ nghiệp lực.

3. Yêu cầu thăng hoa lên cảnh giới cao

Miêu tả thông thường đối với không gian cao tầng (hoặc Thiên quốc) như sau: Rực rỡ tốt đẹp, không có khổ nạn; giữa các sinh mệnh chỉ có từ bi, không có thù hận, đố kỵ, lừa dối… Con người muốn đi lên Thiên quốc hoặc Tiên giới, thì nhất định phải phù hợp với yêu cầu ở đó. Do đó trong quá trình tu luyện, nhất định phải yêu cầu cao hành vi của bản thân và làm thuần tịnh tư tưởng. Vì vậy các tín ngưỡng chính thống ở cả Đông và Tây phương đều có yêu cầu nghiêm khắc đối với người tu luyện.

Về phương diện đạo đức:

—Yêu cầu thanh tâm quả dục, coi nhẹ lợi ích và thị phi nơi thế gian.
—Đề cao tâm tính: Từ bi, vô tư, thành thật, nhẫn nại, khoan dung, trầm tĩnh.

Về phương diện tín ngưỡng:

—Bất kể ở tình huống nào, vẫn kiên tín, kiên trì đến cùng (ngộ trong mê)

Ví dụ: Câu chuyện về “Job” trong Thánh Kinh và Phật “Milarepa” trong Phật giáo Tây Tạng đều là trong các tình huống cực kỳ bất công để xem người tu luyện hoặc tín đồ còn tin hay không tin, còn tu hay không tu. Đặc biệt là khi đối diện với sự lựa chọn sinh tử, thì liệu người tu luyện có thể kiên trì đến cùng hay không. Ví như trong lịch sử có rất nhiều cố sự về các Thánh đồ tử vì đạo; hoặc như tại Trung Quốc Đại Lục ngày nay, người tu luyện Pháp Luân Công chịu bức hại nghiêm trọng mà vẫn lo nghĩ cho thế nhân.

Chúa Jesus phục sinh, có người “nghe nói” liền tin, có người “nhìn thấy” mới tin. Chúa Jesus tán dương người nghe thấy liền tin.

—Chuyên nhất tu luyện, bất nhị pháp môn

Thiên Chúa Jehovah yêu cầu dân của Ngài “không được kính bái Thần khác”; Chúa Jesus cũng nói điều tương tự như vậy. Trong Phật giáo nói “bất nhị pháp môn”, nguyên ý là chỉ chuyên nhất một pháp môn tu luyện, nhưng người cận đại đã hiểu sai thành hàm nghĩa khác.

—Thể hiện của cảnh giới tu luyện: Định lực

Đạo đức của người tu luyện và sự kiên định tín ngưỡng cũng là bổ trợ cho nhau. Một mặt, người hoàn toàn vứt bỏ chấp trước tự ngã và tư tâm mới có thể vượt qua khảo nghiệm to lớn và sinh-tử, đạt đến cảnh giới siêu phàm nhập Thánh. Mặt khác, trong tình cảnh nào cũng không động tâm, trầm tĩnh thanh tịnh, ôn hòa nhã nhặn, giống như lời xưa nói: “Đột ngột đối diện cũng không kinh sợ, vô cớ gặp chuyện cũng không bực mình“. Loại “định lực” này cũng là thể hiện tầng thứ tu luyện.

Yêu cầu trong “Kinh A Di Đà” của Phật giáo đối với tiến nhập vào “thế giới Cực Lạc” như sau: Niệm Phật hiệu “…trong bảy ngày, nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo“. Đối diện với cái chểt cũng không sợ hãi và lo ngại, không có tạp niệm… Đây chính là kết quả của “kiên tín”, “chuyên nhất” và “vứt bỏ sinh tử”.

4. Phép thử trong quá trình tu luyện: Kiểm nghiệm xem có thể “viên mãn” hay không

Trong tu luyện, dù gặp phải bất kể việc tốt hay xấu cũng đều không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ông Lý Hồng Chí nói: “Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm“.

Khi kiểm nghiệm thành quả tu luyện, thường còn có khảo nghiệm lớn hơn nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus khi còn tại thế cũng đều từng trải qua kiểm nghiệm của ma. Khảo nghiệm điển hình nhất có hai loại:

—Uy hiếp: Lấy khổ nạn để phá hủy ý chí, khiến từ bỏ tu luyện hoặc mất đi tín niệm; thân thể hoặc tinh thần chịu đau khổ, ma nạn (chịu khổ, trả nghiệp…)

—Cám dỗ: Lấy lợi ích thế tục để mê hoặc, khiến không đạt tiêu chuẩn đạo đức của tu luyện; ví dụ, cám dỗ về danh lợi, tình sắc. Khiến con người thăng hoa trở thành “Thần” là rất khó khăn và hy hữu.

Từ những loại yêu cầu và khảo nghiệm ở trên mà nói, có thể viên mãn và đi lên thế giới Thiên quốc xác thực là rất khó khăn. Do đó Chúa Jesus mới nói: “Con đường chân lý không phẳng lặng. Cánh cửa sinh mệnh là hẹp, nhưng cánh cửa hủy diệt thì lại rộng.” Thiên quốc “người muốn thì nhiều, được tuyển thì ít“.

Bài thơ “Mai hoa thi” của Thiệu Ung thời Bắc Tống than rằng: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai?” (Từ vạn cổ cổng trời khai mở, Mấy người đến mấy người trở về?). Trong lịch sử, số người tu thành quả thực là ít ỏi thưa thớt.

Phật gia tuy nói phổ độ chúng sinh, người người đều có thể thành Phật, nhưng không phải ai cũng đạt tiêu chuẩn. Trong lịch sử có rất nhiều lần pháp nạn, cũng là những kiểm nghiệm nghiêm khắc.

Tu luyện cũng tựa như sóng lớn cuốn cát đi, còn lại mới là vàng thực sự.

Về đề tài tu luyện, hội họa Tây phương chủ yếu đến từ hai nguồn:

(1) Thần thoại Hy Lạp, La Mã (nguyên là tín ngưỡng tôn giáo).

(2) Tân Ước, Cựu Ước của Thánh Kinh và ghi chép liên quan.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/28/27343.html

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-2.html/feed0
Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 1)https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-1.html#respondSun, 25 Sep 2011 15:18:26 +0000http://chanhkien.org/?p=13163—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan Tác giả: Chu Di Tú [Chanhkien.org] Tất cả các nền văn minh lâu đời trên thế giới đều có tín ngưỡng đối với “Thần”, đều tò mò về nguồn gốc của sinh mệnh và sự […]

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

[Chanhkien.org] Tất cả các nền văn minh lâu đời trên thế giới đều có tín ngưỡng đối với “Thần”, đều tò mò về nguồn gốc của sinh mệnh và sự trở về sung túc, đều có khát vọng và truy cầu bản năng sự “vĩnh hằng”. “Tu luyện” chính vì thế mà xuất hiện trong số các hoạt động của nhân loại.

Đối với từ “tu luyện” này, người phương Đông không hề bỡ ngỡ, cơ bản hiểu là “con người thông qua phương pháp tự hoàn thiện bản thân, tức quá trình từ người thăng hoa lên cảnh giới của sinh mệnh cao tầng”. Mục đích cuối cùng của tu luyện, theo cách nói của Đạo gia thì chính là “đắc Đạo”, “thành Tiên”, tu thành “Chân Nhân”; còn theo cách nói của Phật gia thì chính là “viên mãn”, “đắc chính quả”, cũng còn gọi là “niết bàn”. Mặc dù Tây phương không hề có khái niệm “tu luyện” minh xác giống như ở Đông phương, nhưng tôn giáo Tây phương cũng cho rằng: con người phải tin Thần, chiểu theo lời dạy dỗ của Thần mà làm, thì mới có thể được tịnh hóa, đi lên Thiên quốc và đồng tại với Thần, được “vĩnh sinh”. Tín ngưỡng đối với Thần này, quá trình không ngừng tịnh hóa và thăng hoa bản thân này, cũng chính là “tu luyện”. Mục đích cuối cùng của tu luyện đều là đạt được sự trở về tốt đẹp nhất của sinh mệnh, hưởng hạnh phúc vĩnh hằng.

Tôn giáo là một chủng hình thức của tu luyện, tuy nhiên tu luyện không nhất định là tôn giáo.

Tất nhiên, con người muốn đạt được cảnh giới cao tầng hoặc đi lên Thiên quốc thì phải có điều kiện, phải có tiêu chuẩn để đánh giá. Từ tín ngưỡng và phương pháp tu luyện của cả Đông, Tây phương, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nguyên tắc chung.

Nét tu luyện ở Tây phương

1. Tu trong mê

Tôn giáo Đông, Tây phương, hay tu luyện đều có nhận thức phổ biến rằng, thế giới “hiện thực” mà con người đang sống chỉ là giả tượng tạo nên bởi mắt thịt, tuyệt không phải là diện mạo chân thực của vũ trụ. Do đó họ khuyên con người thế gian không được “mê” trong đó, không nên chấp trước vào biểu tượng của thế tục; “chấp mê bất ngộ” khiến người ta khó mà nhận thức được chân tướng của vũ trụ, khó mà tu thành.

Ví như trong tác phẩm “Republic”, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Plato có một đoạn ví von rất sinh động về “cái hang”, đại ý như sau:

“Thế giới khả tri” mà con người sinh tồn giống như đáy một cái hang, con người cũng giống như một kẻ tù tội bị xiềng xích từ thuở còn trẻ, chỉ có thể thấy ảnh phản chiếu của ánh lửa trên tường, mà cứ tưởng rằng ảnh tượng này chính là toàn bộ thế giới. Có một ngày, một kẻ tù tội giãy thoát khỏi gông xiềng, quay đầu nhìn thấy ánh lửa, thì phát hiện điều nhìn thấy trên tường chỉ là giả tướng, ánh lửa mới là nguyên nhân tạo thành những ảnh tượng này. Khi ấy anh ta lại chạy ra khỏi động dưới đất, nhìn thấy ánh mặt trời chiếu rọi thế giới dưới mặt đất, thì mới biết sự phong phú tốt đẹp của cảnh tượng thế giới chân thực. Anh ta tiến thêm một bước nữa, thích ứng với hoàn cảnh thế giới bên trên, thì mới phát hiện rằng ngày đêm chi phối thế giới chân thực, và quy luật biến hóa bốn mùa đến từ mặt trời.

Plato đã dùng “quá trình từ hang tối dưới đất đi lên và trông thấy chân tướng thế giới” để ẩn dụ quá trình thăng hoa của linh hồn tới “thế giới khả tri”. Mà “mặt trời” chiếu rọi được nhìn thấy cuối cùng trong “thế giới khả tri”, chính là “lý niệm của Thiện”, là ngọn nguồn của lý tính và chân lý. Nhà hiền triết chính là người có thể nhìn thấy chân lý của “thế giới khả tri”, nên ông mới có trách nhiệm dùng ẩn dụ về “cái hang tối” để dạy dỗ con người, và dẫn dắt những kẻ tù tội chấp mê vào ảnh tượng trên bức tường. Tuy nhiên, kẻ tù tội trong cái hang dưới đất có thể không tin, không hiểu được, mà cười nhạo, thậm chí bức hại ông.

Ở đây, cá nhân tôi cho rằng “triết gia nhận thức được chân lý của thế giới bên trên” mà Plato nói tới cũng rất tiệm cận với Giác Giả đã khai ngộ hoặc nhà tiên tri; ẩn dụ về “cái hang” này rất gần với “quá trình từ trong mê tu luyện đến khai ngộ”.

Trong Phật gia, «Kim Cương kinh» đề cập “phàm có tướng đều là huyễn tượng”, cũng là nói với con người thế gian rằng hết thảy đều là giả tướng tạm thời, không được chấp trước. Chúa Jesus nói với các đệ tử rằng, không được chấp trước vào tiền tài ở nhân gian, phải “tích châu báu tại thiên thượng”. Tôn giáo Tây phương nói: “Không thể làm thí nghiệm Thần”, chỉ có bộ phận người tu luyện hoặc người có nhân tâm thuần tịnh mới có thể ngẫu nhiên chứng kiến Thần tích.

Tu luyện cũng giống như một cuộc thi sát hạch mà không biết trước đáp án. Nếu như để con người thấy được thế giới Thần Phật và triển hiện chân thực của nhân quả, thì chính là “tiết lộ thiên cơ”, tiết lộ đáp án, khảo thí không được tính nữa. Không biết trước đáp án mà vẫn có thể trả lời, thì mới là đáng khâm phục. Trong trạng thái nhìn không thấy chân tướng vũ trụ, đại đa số con người thế gian thuộc vào hàng không tin, hoặc bán tín bán nghi. Do đó kinh Phật mới nói: Phật Thích Ca Mâu Ni trong thế giới với năm thứ độc đã truyền Pháp mà “thế nhân khó tin”; khi Chúa Jesus còn tại thế, số người có thể tin Ngài, đi theo Ngài đến cùng cũng là thiểu số. Vì thế, có thể tin Thần, tin vào sự tồn tại của Thiên quốc và địa ngục; tin rằng thiện ác hữu báo, tin vào tu luyện và thực hành đến cùng, mới là đặc biệt trân quý. Đây chính là điều kiện hàng đầu của tu luyện.

Hình 1: Tác giả khuyết danh. Con người trầm luân trong thế gian, cũng giống như đang mê ngủ. Thần bèn phái sứ giả hoặc tiên tri để thức tỉnh Thần tính/Phật tính của thế nhân, nói với họ phải trở về sự tốt đẹp chân chính trên thiên thượng.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/28/27343.html

The post Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/09/noi-ham-tu-luyen-trong-hoi-hoa-truyen-thong-tay-phuong-phan-1.html/feed0
Phân tích hội họa phương Tây: “Đại sứ nước Pháp” của Hans Holbein conhttps://chanhkien.org/2010/12/phan-tich-hoi-hoa-phuong-tay-dai-su-nuoc-phap-cua-hans-holbein-con.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/phan-tich-hoi-hoa-phuong-tay-dai-su-nuoc-phap-cua-hans-holbein-con.html#respondMon, 06 Dec 2010 15:41:16 +0000https://chanhkien.org/?p=9908Tác giả: Chu Di Tú từ Đài Loan [Chanhkien.org] Ngay từ khi còn nhỏ, Hans Holbein con (1487-1543) đã bắt đầu nghiên cứu hội họa cùng với cha, Hans Holbein bố, một họa sĩ được công nhận trong truyền thống Flemish, và là một người vẽ chân dung tài ba. Ông đã rời quê hương […]

The post Phân tích hội họa phương Tây: “Đại sứ nước Pháp” của Hans Holbein con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Di Tú từ Đài Loan

[Chanhkien.org] Ngay từ khi còn nhỏ, Hans Holbein con (1487-1543) đã bắt đầu nghiên cứu hội họa cùng với cha, Hans Holbein bố, một họa sĩ được công nhận trong truyền thống Flemish, và là một người vẽ chân dung tài ba. Ông đã rời quê hương sang Thụy Sĩ từ năm 18 tuổi và định cư tại Basel, nơi ông nhanh chóng trở nên thành thục với tư cách một người vẽ minh họa sách, một người trang trí tài năng, và một chuyên gia vẽ tranh chân dung. Niềm yêu thích của ông với Erasmus Roterodamus (một linh mục và nhà thần học nổi tiếng người Hà Lan) nhanh chóng hình thành sau khi học giả này định cư tại Basel, khiến chúng ta có một ấn tượng thực sự đáng nhớ về một con người thời Phục Hưng. Phái Kháng Cách đã được đưa vào Basel khoảng năm 1522 và lớn mạnh nhanh chóng cả về sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong vài năm tiếp theo. Đến năm 1526, những vụ bạo loạn mạnh mẽ đả phá tín ngưỡng và sự kiểm duyệt báo chí gắt gao đã quét qua thành phố này, gây ra sự đóng băng trong giới nghệ thuật. Erasmus khuyên Holbein rời đất nước để tìm những chân trời mới và đưa cho ông một lá thư giới thiệu ông với ngài Thomas More, đại pháp quan Anh dưới thời Vua Henry VIII.

Năm 1526, trên chuyến đi tới London, Holbein mang theo lá thư giới thiệu của Erasmus tới chính khách và học giả người Anh, ngài Thomas More. Rời Basel cuối năm 1526, Holbein sang Anh và đạt được thành công ngay tức thì. Những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông trong thời kỳ này được vẽ thừa hành từ More và bao gồm một bức chân dung huy hoàng với đầy tính nhân văn. Holbein trở về Basel vào năm 1528 và sử dụng số tiền gom góp được ở Anh để mua một căn nhà cho gia đình. Nhưng Basel, thành phố trở nên cuồng tín với phong trào Kháng Cách, nay đang bị vây hãm bởi những biến động tôn giáo. Bất chấp sự van nài và lời mời chào hào phóng từ hội đồng thành phố Basel, Holbein đã bỏ lại vợ con lần thứ hai vào năm 1532, và gần như dành trọn 11 năm cuối đời ông cho nước Anh. Đến năm 1532, tranh của Holbein đã mang màu sắc cung đình, và ấy là 4 năm sau khi ông chính thức phục vụ dưới trướng Vua Henry VIII của nước Anh. Ước tính trong 10 năm cuối đời, Holbein đã vẽ xấp xỉ 150 bức chân dung, cả ảnh thu nhỏ lẫn kích cỡ thực, cả hoàng gia lẫn quý tộc. Những bức chân dung này rất đa dạng, từ các nhà buôn người Đức đang làm việc tại London cho tới chân dung kép hai nhà đại sứ Pháp, thậm chí cả chân dung nhà Vua và những bà hoàng.

“Đại sứ nước Pháp” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Holbein. Nó không chỉ là một bức chân dung của Jean de Dinteville và Georges de Selve. Nó cho thấy mối liên hệ chính trị giữa Anh và Pháp, biến động cải cách tôn giáo vào thời kỳ đó, cũng như ẩn dụ triết lý nhân sinh của bản thân Holbein.

Jean de Dinteville và Georges de Selve (‘Đại sứ nước Pháp’), năm 1533, tranh sơn dầu trên gỗ sồi, 207 x 209 cm, Phòng tranh Quốc gia, London. Lưu ý cây thánh giá bạc nửa ẩn nửa hiện đằng sau tấm rèm ở tận cùng bên tay trái.

Bức tranh này vẽ kỷ niệm hai người đàn ông giàu có, có học thức và đầy quyền lực. Bên tay trái là Jean de Dinteville, 29 tuổi, đại sứ Pháp tại Anh năm 1533. Bên tay phải là bạn của ông, Georges de Selve, 25 tuổi, giám mục Lavaur, người mà đôi khi là đại sứ cho nhà Vua ở nước Cộng hòa Bắc Ý.

Hai người đàn ông đứng hai bên chiếc bàn với rất nhiều đồ vật liên quan tới tứ khoa (số học, hình học, thiên văn, âm nhạc), bốn môn khoa học chính thời bấy giờ. Nhưng đây không phải là tứ khoa truyền thống trong trường đại học thời Trung Cổ, mà là tứ khoa mới dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và sự thực hành.

Các nhạc cụ và những cuốn sách được bày ở đó phản ánh thiết kế của chiếc tủ chén: giá trên được sử dụng cho nghiên cứu về thiên đường và thiên thể (quả cầu thiên văn, la bàn, đồng hồ mặt trời, lịch hình trụ, thước và thước đo độ), trong khi các đồ vật ở giá dưới thì liên quan nhiều hơn đến những vấn đề thế tục. Do đó, ở bên tay trái – cạnh Dinteville, một người sống vật chất hơn – là một bản sao cuốn sách của Peter Apian, nói về tính toán trong giao thương (xuất bản tại Ingolstadt, năm 1527); và ở bên tay phải – gần nhà giám mục – là một bản sao cuốn “Geystliches Gesangbüchlein” (sách thánh ca) của Johann Walther (Wittenberg năm 1524), bao gồm những bản thánh ca của Luther. Nó được mở tại trang có bản thánh ca Luther “Come Holy Ghost Our Souls Inspire.” Trong số các vật dụng trên giá dưới là một chiếc đàn luýt, một bộ sáo, một cuốn thánh ca, một cuốn sách số học và một quả địa cầu. Holbein đã thay đổi một số chi tiết trên quả địa cầu đặt ở giá dưới, bao gồm sự thay đổi chữ “Britannia” (nước Anh) thành “Pritannia”. Sự thay đổi đáng chú ý nhất là chữ “Policy” trên lãnh địa của Dinteville.

Một số chi tiết nhất định có thể được hiểu như cuộc cách mạng phân chia tôn giáo đương thời. Sợi dây bị đứt trên chiếc đàn luýt, lấy ví dụ, có thể đại diện cho xích mích trong tôn giáo, trong khi cuốn thánh ca của Luther có thể là một lời cầu xin khẩn thiết cho sự hài hòa của Cơ Đốc giáo. Thái độ của Holbein đã được ghi lại trong hai bài thánh ca Luther trên cuốn sách của Walther.

Bố cục ổn định, cân đối và hài hòa của bức tranh chỉ bị phá vỡ bởi một hình thù kỳ quái màu xám dài nằm vắt chéo trên sàn nhà. Khi nhìn từ một góc thích hợp, hình thù này có thể được nhận thấy là một chiếc sọ người hay “đầu lâu” – phản ánh sự yêu thích của Holbein khi dùng ẩn dụ một cách táo bạo.

Chiếc đầu lâu trong bức tranh có ý nghĩa gì?

Chiếc đầu lâu đã từng là một biểu tượng của sự chết chóc trong thế giới phương Tây. Không ai có thể thoát khỏi cái chết. Đây là một biểu tượng nghiệt ngã của sự phán xét cuối cùng, cũng như sự trường tồn của thời gian.

Hai vị học giả và đại sứ trẻ đã có được địa vị xã hội, sự giàu có, học vấn và danh tiếng, nhưng họ không có vẻ tự hào hay thỏa mãn. Ngược lại, họ trông hơi buồn và u sầu. Có lẽ họ đã nhận ra rằng đời người thật ngắn ngủi và tạm bợ, danh tiếng và sự giàu có rồi sẽ sớm trở thành hư không. Ngay cả tình bạn giữa họ cũng sẽ chỉ là ký ức được lưu giữ trên bức tranh này. Nghệ thuật có thể trường tồn hơn kiếp nhân sinh, nhưng chỉ có chân lý mới trường tồn mãi mãi.

Bức tranh này nhắc nhở chúng ta về một thực tế phũ phàng, hay cái chết, ẩn đằng sau sự xuất hiện trên bề mặt. Nó có thể là một gợi ý rằng người ta phải biết nhìn vượt ra khỏi những gì ở bề mặt, nhìn sự vật từ một góc độ khác để tìm kiếm chân lý. Khi người xem nhìn bức chân dung này từ góc chính diện, họ có thể bị rung động bởi những chi tiết đẹp đẽ và coi chiếc đầu lâu chỉ là một cái bóng. Thế nhưng khi quan sát từ góc lệch sang bên phải, người xem sẽ trông thấy chiếc đầu lâu ẩn tàng, hay thực tế phũ phàng, còn hai người đàn ông và căn phòng sang trọng sẽ trở nên méo mó và hư ảo. Đâu là chân thật? Đâu là ảo tưởng? Người họa sĩ dường như muốn nói rằng con người ta có xu hướng bị mê mờ bởi những giả tướng trên bề mặt. Họ thường lấy cái mê làm chân tướng, và chân tướng làm cái mê.

Chiếc đầu lâu được vẽ theo cách như vậy để phù hợp với hình dáng khi nhìn lệch từ bên phải, vì người xem có thể vô ý nhìn từ góc dưới bên phải khi bức tranh được treo trên tường, do vậy chiều cao của chiếc đầu lâu là khá nhỏ.

Bất luận như thế nào, bức chân dung này có kỹ năng thuần thục, trông y như thật, sử dụng hiệu ứng thị giác và mang hàm ý thâm sâu, đúng là một trong những kiệt tác hàng đầu của hội họa Phục Hưng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/28/27881.html
http://pureinsight.org/node/3115

The post Phân tích hội họa phương Tây: “Đại sứ nước Pháp” của Hans Holbein con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/phan-tich-hoi-hoa-phuong-tay-dai-su-nuoc-phap-cua-hans-holbein-con.html/feed0
Leonardo da Vinci: Không chỉ có Mona Lisahttps://chanhkien.org/2010/10/leonardo-da-vinci-khong-chi-co-mona-lisa.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/leonardo-da-vinci-khong-chi-co-mona-lisa.html#respondFri, 22 Oct 2010 15:38:33 +0000https://chanhkien.org/?p=6983Đối với những người có đặc quyền trong thời Phục Hưng, việc học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh là rất thịnh hành. Những nhà triết học khắc kỷ người Hy Lạp và La Mã, các nhà toán học, và các nghệ sĩ đã đặt nền móng cho các ngành tương ứng của mình, […]

The post Leonardo da Vinci: Không chỉ có Mona Lisa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đối với những người có đặc quyền trong thời Phục Hưng, việc học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh là rất thịnh hành. Những nhà triết học khắc kỷ người Hy Lạp và La Mã, các nhà toán học, và các nghệ sĩ đã đặt nền móng cho các ngành tương ứng của mình, và sau đó trở thành tài liệu học tập trong hơn 1.000 năm.

Leonardo da Vinci sinh năm 1452 trong tầng lớp dưới của xã hội; ông chưa từng theo học các học giả cổ điển. Leonardo thời trẻ thường hay đi lội sông, hóng gió và làm đủ trò tinh quái. Ông thường ngắm nhìn những chú chim đang bay và dường như mơ những giấc mơ không tưởng. Leonardo học từ tự nhiên – ông có tài lắng nghe tự nhiên mà ít ai có được. Khi còn nhỏ, Leonardo da Vinci không bị cản trở bởi các quan niệm, vì thế nó cho phép ông tự do thưởng ngoạn thế giới với những khả năng vô biên.

Những bức tranh của Leonardo da Vinci

Lễ rửa tội của Chúa: Trong bức tranh này, Andrea del Verrocchio đã được giao nhiệm vụ vẽ lễ rửa tội của Chúa. Bên trái là thiên thần nhỏ màu xanh của Leonardo đang cầm một tấm vải. (Artrenewal.org)

Lễ rửa tội của Chúa: Trong bức tranh này, Andrea del Verrocchio đã được giao nhiệm vụ vẽ lễ rửa tội của Chúa. Bên trái là thiên thần nhỏ màu xanh của Leonardo đang cầm một tấm vải. (Artrenewal.org)

Trong những năm 1460, cha của Leonardo đã đưa chàng trai Leonardo đến với Andrea del Verrocchio, một họa sĩ kiêm điêu khắc gia nổi tiếng ở Florence, Ý, để theo học việc. Verrocchio được giao nhiệm vụ vẽ một bức tranh Chúa Jesus được rửa tội. Verrocchio đã để Leonardo cùng với các học sinh khác của ông, vẽ các nhân vật phụ trong bức tranh, trong khi ông vẽ các nhân vật chính.

Leonardo đã vẽ một thiên thần ở góc trái phía dưới bức tranh. Tất cả mọi người, bao gồm cả Verrocchio, đều kinh ngạc. Đó là bức tranh vẽ người trên vải đẹp nhất mà người ta từng thấy. Leonardo dùng sơn dầu, chất liệu không hề phổ biến lúc đó để làm cho thiên thần có màu sắc sống động và các chi tiết mềm mại. Thiên thần nhỏ của Leonardo nổi bật lên một cách sắc nét.

Tư thế và các cử chỉ tự nhiên của thiên thần tương phản với chân dung cứng nhắc phổ biến trong thời Trung Đại và thường được thấy ở các hình tượng khác. Thiên thần nhỏ này đã khiến Verrocchio vô cùng cảm động, ông thề sẽ không bao giờ vẽ nữa bởi đã bị học sinh Leonardo của mình vượt qua.

‘Mona Lisa’

Leonardo sau này được giao nhiệm vụ vẽ vợ của Francesco del Giocondo, quý bà La Gioconda, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên Mona Lisa. Trong bức tranh này, ông đã sáng tạo ra kỹ thuật gọi là “Sfumato”, dựa trên một từ trong tiếng Ý “Sfumare,” có nghĩa là “bốc hơi như khói.” Đây là kỹ thuật đem lại cho bức tranh một cái nhìn huyền ảo. Nó được tạo ra bằng cách dùng các lớp màu trong mờ rất mỏng để tạo ra dáng vẻ có chiều sâu, và tạo hình khối. Độ chênh giữa các màu hầu như rất nhỏ.

Da Vinci rất yêu thích vẽ bố cục. Khi đôi mắt bắt gặp phong cảnh, chúng nhằm vào đâu? Trí óc nhận biết một bức tranh như thể nó đang nhìn vào các cảnh vật thật sự; người ta phải tỉnh táo nhận biết con mắt hướng về đâu.

Da Vinci sử dụng lối bố cục với mắt nhìn một bức tranh tới mức tối đa. Ông nhận ra rằng đôi mắt tìm kiếm sự rộng mở. Trong bức tranh Mona Lisa, phần khuỷu tay rộng chạm vào mép bức tranh đã tạo ra một cái nền cho đôi mắt. Bộ váy đầm màu tối với dạng hình kim tự tháp kéo đôi mắt của người xem hướng lên trên. Bộ tóc tối màu của Mona Lisa tạo ra một cái khung sau này tiếp tục mở rộng ra bộ váy đầm.

Leonardo vẽ phần nền tranh là một vùng phong cảnh mở. Ông đã sáng tạo ra một kỹ thuật gọi là luật phối cảnh xa gần, trong đó cảnh trở nên càng xa càng mờ đối với người xem. Mắt người xem tập trung vào Mona Lisa một cách tự nhiên. Nụ cười điềm tĩnh và cử chỉ thư giãn của nàng khiến nàng trở nên rất dễ chịu và cũng rất bí ẩn.

Nắm bắt các tư thế

Nghiên cứu: Một trong những bản phác thảo mà Leonardo da Vinci sử dụng. Các phác thảo của ông lên đến hàng nghìn, rất nhiều đã được lưu giữ và đóng thành tuyển tập. (Artrenewal.org)

Nghiên cứu: Một trong những bản phác thảo mà Leonardo da Vinci sử dụng. Các phác thảo của ông lên đến hàng nghìn, rất nhiều đã được lưu giữ và đóng thành tuyển tập. (Artrenewal.org)

Nhiên cứu giải phẫu người của Leonardo đã giúp ông đưa những suy tư, tình cảm của ông vào trong các bức tranh. Khi Leonardo vẽ bức tranh “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper), ông liên tục ngồi ở chợ, quan sát người qua lại, biểu cảm trên khuôn mặt của họ, và Leonardo vượt ra khỏi những chân dung cứng nhắc, khô khan thời trước và vẽ người trong tư thế tự nhiên, tạo ra cái hồn riêng cho từng nhân vật.

Trong hầu hết các bức tranh của mình, Leonardo đã đưa nghệ thuật lên đỉnh cao mới. Ông nghiên cứu tự nhiên, phong cảnh, và tri giác để khắc họa cuộc sống vốn như nó có. Trong thời Trung Cổ, những khái niệm sơ khai trong tranh vẽ mà chúng ta cho là dĩ nhiên trước đây lại không tồn tại. Leonardo vẽ các vật ở xa nhỏ hơn và nhạt màu hơn. Ông thường ngắm nhìn bàn tay người và chơi với các điệu bộ, tư thế để tạo ra cảm xúc.

Hầu hết các nhân vật của Leonardo trông đều đáng mến. Leonardo không kết hôn. Ông là một hình tượng lý tưởng và được yêu mến, nhưng rất kín đáo về bản thân mình. Trong các bức tranh, ông thực sự luôn thể hiện sự nồng nhiệt của mình và luôn dành tặng các bức tranh cho những người quanh ông và những người làm việc cùng ông. Ông khao khát sự hoàn hảo. Các bức tranh là sự thể hiện các ý tưởng, là phương tiện để ông kết nối tầm nhìn của mình.

Leonardo căm ghét bạo lực và thường nói chuyện về việc người ta đáng thương ra sao. Trong các bức tranh của ông, ông rất nhân từ và rộng lượng.

Những sắc thái tinh tế đã khiến các tác phẩm của Leonard da Vinci trở nên vĩ đại. Các chi tiết nhỏ, sự thách thức những quan niệm cũ và cách nhìn cuộc sống trước đây, đã thấm đẫm nghệ thuật của ông với chất lượng tuyệt hảo vượt xa tất cả các nghệ sĩ khác cùng thời với ông.

(Theo The Epoch Times)

The post Leonardo da Vinci: Không chỉ có Mona Lisa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/leonardo-da-vinci-khong-chi-co-mona-lisa.html/feed0
Những kiệt tác của Michelangelohttps://chanhkien.org/2010/10/nhung-kiet-tac-cua-michelangelo.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/nhung-kiet-tac-cua-michelangelo.html#respondThu, 07 Oct 2010 14:31:30 +0000https://chanhkien.org/?p=6831Tác giả: Vương Hạo Thiên ‘Phán xét cuối cùng’: năm 1541, bích họa, nhà thờ Cappella Sistina, Tòa thánh Vatican (Thành quốc Vatican) (Artrenewal.org)[ChanhKien.org] Trần Nhà thờ Sistine, một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Vatican, Rome, choán đầy bởi những bức tranh của Michelangelo, miêu tả những câu chuyện về các vị Thần. […]

The post Những kiệt tác của Michelangelo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vương Hạo Thiên

‘Phán xét cuối cùng’: năm 1541, bích họa, nhà thờ Cappella Sistina, Tòa thánh Vatican (Thành quốc Vatican) (Artrenewal.org)[ChanhKien.org] Trần Nhà thờ Sistine, một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Vatican, Rome, choán đầy bởi những bức tranh của Michelangelo, miêu tả những câu chuyện về các vị Thần. Hàng trăm năm qua, người ta đã đến thăm những kiệt tác thật đến lạ thường này.

Khi tâm trí trở nên choáng ngợp, người ta có thể hỏi: ‘Tại sao Michelangelo đã dành cả cuộc đời để tạo nên kiệt tác bất hủ này? Ông đang cố nói điều gì với mọi người?’. Trong nhiều năm, không phân biệt tầng lớp xã hội, người ta đều phải ngước mắt lên chiêm ngưỡng bức tranh tráng lệ được vẽ bởi bậc thầy vĩ đại này.

ERYTHRAE: ‘Cô đồng Erythrae,’ bích họa, nhà thờ Cappella Sistina, Tòa thánh Vatican. (Artrenewal.org)

Mỗi nét vẽ đều mang theo sự tôn kính và trông ngóng của ông đối với Thiên Đường. Mỗi nét vẽ đều làm nổi bật lên một tâm hồn thần thánh và thuần khiết, một sự đoạn tuyệt với những dính mắc nơi trần tục. Dựa trên đức tin vào Thần, Michelangelo đã vẽ nên sự thần thánh và trang nghiêm trên Thiên quốc.

Ông đã vẽ ra những kết cục khác nhau của người làm điều tốt và làm điều xấu. Ông đã thay đổi môi trường thông thường của nhà thờ thành một nơi thờ phượng cho các thế hệ tương lai. Michelangelo đã sống cả cuộc đời với nỗi gian nan và cô đơn chưa từng có. Nhờ đức tin vào Chúa trời, các tác phẩm của ông đã vén mở điều thần diệu trên từng chi tiết. Đức tin ấy đã đưa nghệ thuật của ông lên đến đỉnh cao của hình thức nghệ thuật, và nhận được sự kính trọng từ các thế hệ họa sĩ trong giới nghệ thuật.

ADAM: Trần Nhà thờ Sistine: Sáng Thế, ‘Sự sáng tạo ra Adam’ (Artrenewal.org)

Nhiều nhân vật trên trần nhà gần như khỏa thân, nhưng những hình ảnh này không gây ra bất cứ ý nghĩ bất thuần nào cho những người xem chúng. Michelangelo chưa từng lấy vợ. Ông đã dồn tất cả tâm trí vào nghệ thuật. Tâm hồn thuần khiết khi vẽ tranh của ông đã khiến hình ảnh các nhân vật cũng trong sáng như một đứa trẻ vậy.

MICHELANGELO: Tuổi trẻ bần cùng và lập dị, Michelangelo đã tìm kiếm danh vọng, vinh quang và giàu có bằng nghệ thuật của mình. Bị phạt vì tội biển thủ tiền từ một công việc ủy quyền, Giáo hoàng đã giao cho Michelangelo nhiệm vụ vẽ trần Nhà thờ Sistine. Dự án kéo dài cả đời này đã làm ôn hòa hành vi thất thường của Michelangelo trẻ tuổi. (Artrenewal.org)

Khi xem những bức tranh lớn này, ngoài việc bị rung động bởi vẻ trang nghiêm của Thiên Đường, người ta cũng sẽ không có bất cứ ý nghĩ xấu nào và có thể thực hiện sự ước thúc đạo đức trước các tác phẩm của Michelangelo.

Cũng như những người khác, tôi đã tò mò với câu hỏi, “Tại sao ông lại vẽ chúng lên trần?” Đối với tôi, câu trả lời dường như là tin vào Thần là rất trang nghiêm, và chính tín vào Thần đã vượt quá mọi cám dỗ trần tục. Có lẽ vì những lý do này, nên trần nhà là nơi thích hợp nhất cho việc vẽ Thiên Đường. Người ta mãi mãi cần phải có hy vọng và tôn kính với Thiên Đường.

Tại sao ông chọn chủ đề tôn giáo cho kiệt tác của mình?

Từ tác phẩm của ông, người ta thấy rằng ông đã thể hiện đức tin của mình qua các bức tranh. Đây là điều quan trọng nhất trong cuộc đời ông. Từ Sáng Thế cho tới Phán xét cuối cùng, tâm hồn người xem đều bị cảm động sâu sắc. Nó dường như là người ta đang không ngừng loại bỏ đi những thứ xấu.

Đôi khi, tôi dường như thấy nét biểu lộ thần thánh trong ánh mắt và tư thế của các nhân vật. Vì thái độ của con người đối với chính tín có thể là không rõ ràng, méo mó, hay thậm chí là thiếu, Michelangelo đã cố gắng hết sức bày tỏ chính tín của ông trong các bức tranh về những câu chuyện trong Kinh Thánh.

Nếu người ta làm điều xấu hay lăng mạ những ai có chính tín – bất kể đó là Giáo hoàng, linh mục, người thường, hay tín đồ tôn giáo – thì phán quyết trong Phán xét cuối cùng sẽ là có tội, và không có ngoại lệ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/29/61789.html
http://pureinsight.org/node/5866

The post Những kiệt tác của Michelangelo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/nhung-kiet-tac-cua-michelangelo.html/feed0
“Thần chết và kẻ bủn xỉn”, một ngụ ngôn đạo đức của Hieronymus Boschhttps://chanhkien.org/2009/09/than-chet-va-ke-bun-xin-mot-ngu-ngon-dao-duc-cua-hieronymus-bosch.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/than-chet-va-ke-bun-xin-mot-ngu-ngon-dao-duc-cua-hieronymus-bosch.html#respondThu, 17 Sep 2009 02:38:01 +0000https://chanhkien.org/?p=2843Tác giả: Chu Di Tú từ Đài Loan [Chanhkien.org] Hieronymus Bosch (1450 – 1516), một họa sĩ người Hà Lan với phong cách hậu Gothic, được biết đến như là đại diện Bắc phái trong thời kỳ tiền Phục Hưng, thường vẽ các tác phẩm có chủ đề tôn giáo, với sự châm biếm, những […]

The post “Thần chết và kẻ bủn xỉn”, một ngụ ngôn đạo đức của Hieronymus Bosch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Di Tú từ Đài Loan

[Chanhkien.org] Hieronymus Bosch (1450 – 1516), một họa sĩ người Hà Lan với phong cách hậu Gothic, được biết đến như là đại diện Bắc phái trong thời kỳ tiền Phục Hưng, thường vẽ các tác phẩm có chủ đề tôn giáo, với sự châm biếm, những bình luận bi quan và đặc biệt ưa thích sự đau đớn trong địa ngục. Tác phẩm “Thần chết và kẻ bủn xỉn” (“Death and the Miser”) mà Bosch vẽ vào năm 1490 sau công nguyên là một câu chuyện ngụ ngôn về đạo đức để cảnh tỉnh bất cứ ai truy cầu sự giàu có trong cuộc sống này và vẫn còn ôm giữ nó cho tới tận lúc chết.

Năm 1490 sau công nguyên, tranh sơn dầu vẽ trên gỗ, 36 5/8 x 12 1/8 tại Nhà trưng bày Nghệ thuật Quốc gia; Washington, D.C.

Năm 1490 sau công nguyên, tranh sơn dầu vẽ trên gỗ, 36 5/8 x 12 1/8 tại Nhà trưng bày Nghệ thuật Quốc gia; Washington, D.C.

Người đàn ông trần truồng (kẻ bủn xỉn) nằm trên giường và đang khăng khăng với sự xuẩn ngốc của ông, thậm chí khi đã cận kề cái chết. Thần chết, được thể hiện bên tay trái, đã bước vào phòng ngủ của ông. Vị thần hộ mệnh của ông cố gắng thu hút sự chú ý của ông vào cây thánh giá trên cửa sổ, nhưng tay ông vẫn còn với lấy túi vàng, thứ mà con quỷ đang cầm.

Người đàn ông trần truồng và đang hấp hối có vẻ như là một người đầy quyền lực: Bộ áo giáp của ông nằm dưới chân giường, nhưng lại ở bên ngoài bậc thềm, cho chúng ta gợi ý rằng sự giàu có của ông có thể đến từ những trận đánh. Kẻ bủn xỉn đã chiến đấu vì của cải và cất giữ nó ngay bên cạnh ông. Ông xuất hiện hai lần trong bức tranh. Lần thứ hai mà ông xuất hiện là khi còn khỏe mạnh, ăn mặc chỉnh tề và đang cất giấu vàng của mình, đầy vẻ thỏa mãn khi ông cho thêm một đồng xu khác vào trong hòm. Ma quỷ lẩn trốn khắp nơi trong chiếc hòm đựng vàng của ông.

Thần chết đã thò cái đầu ghê sợ vào sau cánh cửa. Hãy để ý sự ngạc nhiên của người đàn ông ốm yếu: Thần chết đến thật bất ngờ! Giờ đây trận chiến cuối cùng đã bắt đầu. Đây là một trận chiến mà ông phải chống chọi mà không có chiếc áo giáp. Bên cạnh chiếc giường là một con quỷ đang ẩn nấp, thậm chí nó còn đang đưa vàng cho kẻ bủn xỉn, người vẫn chìa tay ra vào giờ phút cuối cùng. Một con quỷ khác đang thò đầu xuống từ trên nóc chiếc giường, đầy vẻ mong ngóng và thích thú.

Kết cục của câu chuyện này vẫn chưa ngã ngũ. Vị thần hộ mệnh đang ngước nhìn cây thánh giá trên khung cửa sổ một cách đầy thất vọng. Dường như Chúa đã không bỏ rơi kẻ bủn xỉn bởi vì một tia sáng mờ ảo đầy hy vọng đang chiếu rọi từ cửa sổ về phía ông, hứa hẹn ban tặng trí tuệ cho ông để giúp ông từ bỏ chấp trước vào của cải phù du và nắm lấy sự cứu độ của Thần.

Mặc dù các tác phẩm của Bosch nhìn chung được coi là bi quan, nhưng khi ông miêu tả Thiện và Ác đồng thời, Thần thường xuyên có mặt trong tranh của ông, kiên nhẫn và từ bi chờ đợi con người hối cải.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/23/27777.html
http://www.pureinsight.org/node/2408

The post “Thần chết và kẻ bủn xỉn”, một ngụ ngôn đạo đức của Hieronymus Bosch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/than-chet-va-ke-bun-xin-mot-ngu-ngon-dao-duc-cua-hieronymus-bosch.html/feed0
Tác phẩm bộ ba “Haywain” của Hieronymus Boschhttps://chanhkien.org/2009/09/tac-pham-bo-ba-haywain-cua-hieronymus-bosch.htmlhttps://chanhkien.org/2009/09/tac-pham-bo-ba-haywain-cua-hieronymus-bosch.html#respondSat, 05 Sep 2009 18:19:23 +0000https://chanhkien.org/?p=2699[Chanhkien.org] Về Hieronymus Bosch Hieronymus Bosch (1450 – 1516) là một họa sĩ người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Ông nổi tiếng với những tác phẩm kỳ dị và ma quái. Nhà tâm lý học nổi […]

The post Tác phẩm bộ ba “Haywain” của Hieronymus Bosch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

Về Hieronymus Bosch

Hieronymus Bosch (1450 – 1516) là một họa sĩ người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Ông nổi tiếng với những tác phẩm kỳ dị và ma quái. Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung từng gọi Bosch là “bậc thầy của sự kỳ quái.”

Họa sĩ kiệt xuất Bosch đứng ngoài phong cách truyền thống Flemish thịnh hành thời bấy giờ. Phong cách của ông rất đặc sắc, ấn tượng, tự do kèm theo chủ nghĩa tượng trưng cộng với sự chói lọi đến khó tin và vẫn còn xuất sắc cho đến tận ngày nay. Lúc Bosch qua đời, ông được quốc tế coi là họa sĩ kỳ quặc với những linh ảnh trong tôn giáo và đặc biệt yêu thích đề tài ‘địa ngục’ ghê sợ. Khi còn sống, những tác phẩm của Bosch nằm trong bộ sưu tập của những gia đình quyền quý tại Hà Lan, Áo và Tây Ban Nha. Những họa sĩ khác sau đó đã kế thừa phong cách của ông trong rất nhiều tác phẩm vào thế kỷ 16, đặc biệt trong các tác phẩm của ‘họa sĩ già’ Pieter Bruegel.

Người ta biết rất ít về Bosch, và điều này cũng phần nào phù hợp với phong cách bí ẩn trong các tác phẩm của ông. Bosch dành cả sự nghiệp nghệ sĩ của mình trong thị trấn nhỏ Flemish thuộc Hertogenbosch, nơi ông lấy tên. Ông thuộc về một cộng đồng tôn giáo ‘siêu chính thống’ gọi là ‘Hội huynh đệ thánh Mary’ (The Brotherhood of Mary). Nhiều bức tranh của ông mang tính chất sùng đạo, và vài bức khác được sáng tác dựa trên chủ đề chịu khổ hình của Jesus. Bosch cũng vẽ vài tác phẩm dùng để thờ phượng trong Nhà thờ lớn thánh John, Hertogenbosch, nhưng hầu hết đã bị thất lạc. Ông có lẽ chưa từng rời xa nhà, mặc dù từng được nhận nhiệm vụ từ vua Philip của xứ Castile để vẽ một tác phẩm “Ngày phán xét cuối cùng” (Final Judgement).

Tác phẩm bộ ba Haywain (1485 – 1490)

HayWain

Bức bên trái: Vườn địa đàng.

Bức trung tâm: Trái đất – Cỗ xe ngựa chất đầy cỏ khô tượng trưng cho tội lỗi, thứ mà thế giới tham lam đang cố gắng giành giật lấy.

Bức bên phải: Địa ngục – ma quỷ đang kéo cỗ xe ngựa và con người xuống địa ngục.

Một ‘tác phẩm bộ ba’ (triptych) bao gồm ba bức tranh, một ở trung tâm, là bức lớn nhất, hai bức nhỏ hơn ở hai bên, thường được sử dụng làm tranh thờ phượng (altarpiece [1]).

Đề tài ‘tội lỗi và trừng phạt’ là trọng tâm trong tất cả các tác phẩm của Bosch. Ngoài tác phẩm “Khu vườn hưởng lạc trần tục” (“The Garden of Earthly Delights”), tác phẩm “The Haywain” (1485-90; Prado, Madrid) là một tác phẩm bộ ba khác bao gồm sự diễn biến tương tự về tội lỗi trong các bức tranh, từ Vườn địa đàng tới địa ngục. Bức tranh trung tâm đại diện cho tội lỗi thông qua ẩn dụ về cỗ xe ngựa lớn chở cỏ khô, thứ mà thế giới tham lam đang giành giật lấy. Cùng lúc ấy, ma quỷ đang kéo cỗ xe sang bức tranh phía bên tay phải – một trong những mô tả đầu tiên của Bosch về địa ngục.

Chúa xuất hiện ở phần trên cùng của bức tranh “Vườn địa đàng”, với một khối cầu trong tay biểu tượng cho vũ trụ. Ba cảnh bên dưới thể hiện “Sự sáng tạo ra Eve,” “Ăn trái cấm” và “Adam và Eve bị trục xuất khỏi Vườn địa đàng” theo thứ tự thời gian. Những tác phẩm thời tiền Phục Hưng sử dụng một kỹ thuật điển hình là tả cảnh theo thứ tự thời gian để chúng có thể được ‘đọc’ như một câu chuyện.

Tác phẩm “Haywain” (‘Hay Wagon’ – cỗ xe chở cỏ khô) của Bosch đi thẳng vào câu ngạn ngữ Flemish: “Thế giới là một đống cỏ khô, và người ta cố gắng nhổ lấy càng nhiều càng tốt.” Đống cỏ khô là một ẩn dụ về danh, lợi và dục vọng trần tục – chúng thật phù du, suy đồi và vô nghĩa. Ma quỷ đang khai thác sự truy cầu dục vọng của con người để kéo họ xuống địa ngục.

Tại bức tranh trung tâm, những người đàn ông và đàn bà đang xúm quanh cỗ xe chất đầy cỏ khô, tranh giành nhau để lấy một ít cỏ khô với tất cả khả năng và dụng cụ của họ. Họ đi xa tới mức giết hại cả người khác chỉ để lấy một nhúm cỏ. Một nhóm thầy tu và bà xơ ở phía dưới cùng góc bên phải đã lấy được một bao cỏ. Vài người trong số họ đang phân chia và tích trữ cỏ, trong khi những người khác đã thưởng thức cỏ. Thậm chí cả nhà vua, giám mục và nhà quý tộc cũng đang lo lắng đuổi theo ở phía bên phải cỗ xe. Không ai nhận ra rằng ma quỷ đang kéo cỗ xe xuống địa ngục (sang bức tranh bên tay phải). Tranh của Bosch đã minh họa một cách vô cùng xuất sắc câu ngạn ngữ Flemish.

Liệu có ai trên thế giới này có thể cưỡng lại được sự cám dỗ của cỏ khô? Người ta có thể nghĩ rằng người nhạc sĩ và đôi tình nhân ngồi bên trên cỗ xe dường như không tiếp thụ sự cám dỗ trần tục, nhưng khi nhìn kỹ thì người ta trông thấy một con quỷ màu trắng, có cánh đang chơi một chiếc sáo. Một con quỷ khác đang ẩn đằng sau cái cây với một chiếc gậy móc dài, biểu thị cho sự dâm dục. Có lẽ Bosch ám chỉ rằng tất cả dục vọng của con người, thậm chí cả những thứ dường như “ở ngoài dục vọng” (ở bên trên đống cỏ) như là tình yêu hay âm nhạc, cũng là một chấp trước có thể bị lợi dụng bởi ma quỷ. Dù đáng sợ và bi quan, bức tranh cũng vẫn thể hiện sự từ bi của Thần. Một thiên thần với đôi cánh đang quỳ xuống bên cạnh người nhạc sĩ, trông rất nghiêm trọng và vô vọng khi nhìn lên đức Chúa trời, như muốn cầu xin Chúa cứu độ con người.

Cũng giống như bức “Khu vườn hưởng lạc trần tục”, bức tranh bên phải của “Haywain” miêu tả hình ảnh địa ngục mà Bosch đã nhìn thấy. Bầu trời đỏ thẫm mang theo bầu không khí sợ hãi và đau đớn. Vài kẻ tội lỗi đang bị ma quỷ lùng bắt và nhai ngấu nghiến. Vài kẻ khác bị lùa vào những tháp cao chứa đầy tội nhân. Một cái giá treo cổ nằm bên trên ngọn tháp kèm theo thi thể bị treo lên của một kẻ tội lỗi bị hành quyết.

Bosch thuộc cộng đồng ‘Hội huynh đệ thánh Mary’, một giáo phái quan tâm đặc biệt đến chủ đề ‘Ngày phán xét cuối cùng’, ‘sự đọa đày vĩnh viễn’ và ‘sự tràn ngập của ma quỷ’. Rõ ràng là Bosch không vẽ ma quỷ và địa ngục để tán dương sự tồn tại của ma quỷ. Ngược lại, những tác phẩm của Bosch cố gắng nói với mọi người rằng ‘thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo.’ Qua đó, ông khuyên nhủ con người trọng đức hành thiện và đi theo sự chỉ dẫn của Thần.

Chú thích:

[1] altarpiece: Một tác phẩm điêu khắc hay bức hình họa được chạm khắc lên phần tường phía trên bệ thờ của Nhà thờ Cơ Đốc giáo, nơi đám đông cầu nguyện. Những tác phẩm này khác nhau rất lớn về kích cỡ và khái niệm, từ những bức tranh nhỏ có thể mang theo đến những kiến trúc lớn, gắn với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Những altapiece theo truyền thống được đặt lên bệ thờ, nhưng cũng thường được tìm thấy ở đằng sau hay thậm chí bên trên bệ thờ. Những altapiece thường miêu tả đức Chúa trời, thánh Mary hay các vị thánh, với hai bức ở bên thể hiện khung cảnh liên quan tới cuộc sống của nhân vật trung tâm. Những bức tranh này được trình bày theo thứ tự thời gian và có thể được ‘đọc’ như một câu chuyện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/22/27775.html
http://www.pureinsight.org/node/2384

The post Tác phẩm bộ ba “Haywain” của Hieronymus Bosch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/09/tac-pham-bo-ba-haywain-cua-hieronymus-bosch.html/feed0
Những bức bích họa kiệt tác của Michelangelohttps://chanhkien.org/2009/08/nhung-buc-bich-hoa-kiet-tac-cua-michelangelo.htmlhttps://chanhkien.org/2009/08/nhung-buc-bich-hoa-kiet-tac-cua-michelangelo.html#respondMon, 31 Aug 2009 05:30:16 +0000https://chanhkien.org/?p=2655Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp người Tây phương [Chanhkien.org] Là một đệ tử Đại Pháp, tôi muốn chia sẻ sự ấn tượng về những bức họa nổi tiếng nhất mô tả thiên quốc của người Tây phương. Chúng được vẽ bởi Michelangelo, một nghệ sĩ thời Phục Hưng xuất chúng. Các bạn có […]

The post Những bức bích họa kiệt tác của Michelangelo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp người Tây phương

[Chanhkien.org] Là một đệ tử Đại Pháp, tôi muốn chia sẻ sự ấn tượng về những bức họa nổi tiếng nhất mô tả thiên quốc của người Tây phương. Chúng được vẽ bởi Michelangelo, một nghệ sĩ thời Phục Hưng xuất chúng. Các bạn có thể tìm thấy những đồ tạo tác này bên trong Nhà thờ Sistine tại Rome.

Tôi đơn giản chỉ có được cảm hứng từ những lời giảng của Sư Phụ trong “Giảng Pháp tại buổi họp diễn giải về Sáng tác Mỹ thuật”. Sư Phụ đã chỉ ra rằng khi nhìn vào những bức tranh trên tường và trần nhà, Ngài cảm thấy vẫn còn hy vọng cho loài người và nói thêm: “Đối với hội họa của nhân loại Thần có giới hạn không? Không, không có. Vũ vụ bao la và tất cả những gì trong vũ trụ to lớn này…. khi con người thật sự tin tưởng Thần và chân chính miêu tả Thần, Thần sẽ thể hiện cho con người thấy những điều đó. Nó hoàn hảo nhất, thiêng liêng nhất, cũng là những điều mà loài người mong ước và cũng chính là một nơi yên nghỉ kỳ diệu nhất; cho nên sáng tác miêu tả là bao la.” (bản dịch chưa chính thức)

Cá nhân tôi coi những bức họa này là điều ấn tượng và mang lại cảm hứng. Tôi muốn thuyết phục các học viên Đại Pháp hành động dựa trên sự hiểu biết về Pháp, và trong sự liên hệ với các chính thần, hãy siêu xuất khỏi điều đó. Xin vui lòng chỉ ra chỗ thiếu sót của tôi…

Bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome
Sưu tập một vài cảnh tượng thiêng liêng được hé lộ cho người xem.

Chi tiết: Sự sáng tạo ra Adam, người Tây phương đầu tiên bởi đức Chúa cha
Đôi mắt quyền uy của Chúa bắt gặp ánh mắt trông ngóng của Adam. Từ ngón tay phải, một ý niệm thần thánh di chuyển tới Adam và cho con người đầu tiên, được làm từ đất, sự sống.


Chi tiết: Sự sáng tạo ra bầu trời trên thiên đường
Đức Chúa cha đang sáng tạo ra ánh sáng và các vật chất của thế giới.

Thông tin thêm: Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (sinh ngày 6-3-1475, tại một khu làng nhỏ của vùng Caprese, gần kề thủ phủ Arezzo – 18-2-1564, Roma), thường được biết đến dưới tên gọi Michelangelo, là cha đẻ của những tác phẩm có sức lôi cuốn cao nhất trong lịch sử của mỹ thuật và cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao. Ông là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ, đã tạo ra một sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng mỹ thuật phương Tây sau này. (Theo Wikipedia)

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1892

The post Những bức bích họa kiệt tác của Michelangelo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/08/nhung-buc-bich-hoa-kiet-tac-cua-michelangelo.html/feed0