Gương người xưa | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Phẩm chất, hạnh phúc và của cảihttps://chanhkien.org/2021/11/duc-do-hanh-phuc-va-giau-co.htmlhttps://chanhkien.org/2021/11/duc-do-hanh-phuc-va-giau-co.html#respondFri, 19 Nov 2021 08:30:00 +0000  Tác giả: Linh Nhi [ChanhKien.org] Yến Thù là người triều Tống, ông từ nhỏ đã thật thà lương thiện, lại còn thông minh hiếu học. Lên bảy tuổi, Yến Thù đã viết văn rất hay. Đến năm 15 tuổi, bởi vì Yến Thù thông minh hơn người, nên ông được huyện lệnh gọi là […]

The post Phẩm chất, hạnh phúc và của cải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 

Tác giả: Linh Nhi

[ChanhKien.org]

Yến Thù là người triều Tống, ông từ nhỏ đã thật thà lương thiện, lại còn thông minh hiếu học. Lên bảy tuổi, Yến Thù đã viết văn rất hay. Đến năm 15 tuổi, bởi vì Yến Thù thông minh hơn người, nên ông được huyện lệnh gọi là thần đồng, còn được tiến cử lên Hoàng đế Tống Chân Tông. Yến Thù vốn có thể ứng thí trực tiếp trước mặt Hoàng thượng, nhưng ông nhất quyết chọn tham gia kỳ thi theo chế độ khoa cử. Ông cho rằng chỉ có thành tích được phản ánh qua kỳ thi, mới có thể được coi là tài năng và học vấn thật sự của mình. Quan chủ khảo chấp thuận yêu cầu, quyết định cho ông thi cùng với hơn 3100 thí sinh khác. Khi cuộc thi bắt đầu, lúc vừa nhận được đề thi, Yến Thù nhìn qua đã biết đây là đề bài mình từng làm, ông cầm bút lên, suy nghĩ một lát rồi giơ tay nói với quan chủ khảo rằng: “Thưa đại nhân, đề này ở nhà tôi đã làm qua, nếu bây giờ làm lại lần nữa, thì chẳng phải là gian lận sao? Xin ngài hãy cho tôi một đề bài khác có được không?” Quan chủ khảo nghe xong đã đồng ý ra một đề bài khác cho Yến Thù.

Người khác thấy vậy có thể nghĩ rằng người này thật quá ngốc, nói không chừng trong tâm còn cười nhạo ông ấy. Nhưng xin mọi người đừng sốt ruột, chúng ta cùng xem kết quả ra sao: Yến Thù cầm đề bài mới, lật qua lật lại, suy nghĩ một lúc rồi đặt bút làm liền một mạch đến hết. Vị quan giám khảo cảm thấy hết sức kinh ngạc, nghĩ rằng vị văn nhân này tư duy nhạy bén, quả đúng là bậc kỳ tài. Hành động chân thật yêu cầu tham gia hội thi và xin được cấp lại đề bài của Yến Thù đã nhận được sự kính trọng của mọi người. Chuyện này không chỉ được truyền nhau giữa các thí sinh dự thi mà còn truyền cả đến tai của Hoàng đế. Hoàng đế Tống Chân Tông nghe tin lập tức triệu kiến Yến Thù và khen ngợi rằng: “Khanh không chỉ có tài năng và học vấn thật sự, mà quan trọng hơn là khanh có một phẩm chất thành thật và không dối trá”.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, cho dù là triều đình cho đến nha môn của phủ, châu, huyện, hay các cửa hiệu buôn bán, thì tiêu chuẩn đầu tiên để dùng người chính là cần xem phẩm chất đạo đức của người đó. Một người cho dù năng lực có mạnh mẽ đến đâu, bản sự có lớn thế nào, nếu như phẩm chất đạo đức không tốt thì cũng sẽ không được ai bổ nhiệm. Nhờ có phẩm chất tốt đẹp thành thật không dối trá mà Yến Thù sau này đã được triều đình trọng dụng.

Một người thành tín và có phẩm đức cao thượng thì sẽ có được của cải và lợi ích, cho nên tiền của cũng nên kiếm được một cách chính đáng và dùng vào việc chính đáng. Khổng Tử đã nói trong Luận Ngữ – Hiến Vấn rằng: “Kiến lợi tư nghĩa” (nhìn thấy lợi ích cần phải nghĩ đến đạo nghĩa), trong Luận Ngữ – Quý Thị ông còn nói: “Kiến đắc tư nghĩa” (khi thấy những gì mình đạt được hãy cân nhắc xem mình có đáng được hay không). Tâm yêu thích của cải, ai ai cũng có, nhưng cũng không thể vì lợi ích cá nhân mà làm những việc trái với lương tri và đạo nghĩa. Người xưa nói rằng: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (ý nói: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý), “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (việc mình không muốn thì chớ làm cho người khác). Trong xã hội ngày nay, có người vì để bản thân mình được thoải mái mà không kiêng nể gì đi làm hại người khác. Những hành vi này trong mắt của người thông minh mà nói thì là ngu muội nhất.

Có một câu chuyện có thật như sau: Ngô Quân là một lãnh đạo của Tòa án trung cấp của sư đoàn Nông nghiệp số 8 thành phố Thạch Hà Tử (thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc), vào ngày 20 tháng 6 năm 2007, cấp dưới của ông đã tiếp nhận một vụ án kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công, đồng thời còn hứa sẽ đưa cho ông một khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Nhưng người nhà ông đều biết rằng Pháp Luân Công dạy con người chiểu theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để làm người tốt. Bởi vì người tu luyện đều là những người tốt, thiện lương vô tư, cho nên mẹ ông đã khuyên ông không nên tiếp nhận vụ án này. Nhưng Ngô Quân đã không chịu nghe những lời khuyên đó, còn nói những gì như: “Mẹ bảo con phải làm sao đây? Có tiền bày ngay trước mặt thì tội gì không lấy”. Vì việc này mà ông và người nhà đã xảy ra xích mích, vì ông ta mà họ cảm thấy xấu hổ mất mặt. Ngay cả đồng nghiệp khuyên nhủ ông cũng không nghe, không tin rằng sẽ có báo ứng. Kết quả hai ngày sau đó, ông đột nhiên bị té ngã ngay tại nơi làm việc và được cấp tốc đưa đến bệnh viện số hai cấp cứu. Cuối cùng, sau khi tỉnh lại được hai ngày thì ông qua đời vì xuất huyết não. Ngô Quân là người con trai duy nhất trong gia đình, ông ta đã bỏ lại mẹ già và vợ con mà ra đi. Mẹ ông cho rằng ông đã chịu báo ứng. Những ví dụ như vậy trong thực tế nhiều không đếm hết.

Kiểu người tạo dựng “hạnh phúc” cho bản thân từ trên nỗi thống khổ, thậm chí là từ trên sinh mệnh của người khác này đã sớm đánh mất bản tính thuần thiện tiên thiên của mình rồi. Họ vốn muốn hưởng thụ cái gọi là “hạnh phúc” vật chất ngắn ngủi tạm bợ, nhưng lại không biết rằng bản thân đang đi ngược lại với hạnh phúc thực sự. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều ví dụ về thiện ác hữu báo. Đây đúng là điều mà người ta nói là nhân tâm dễ bị mê muội, thiên lý khó bị lừa dối. Chỉ có phẩm chất đạo đức cao thượng mới là con đường có được của cải của người quân tử. Có nhiều người thể ngộ được rằng cuộc sống vô lo vô nghĩ, sau trước vẹn toàn mới là hạnh phúc. Nếu có thể làm được lòng dạ vô tư thì trời đất sẽ rộng mở. Thực ra cho dù có nhiều tiền đến đâu thì cũng chỉ là một ngày ba bữa cơm. Cuối cùng sẽ có một ngày những người mù quáng phát hiện ra rằng bán rẻ lương tâm để đổi lấy tiền thì sẽ không thể có được hạnh phúc.

Nói về hạnh phúc, kết quả cuối cùng của những người sống truy cầu danh vọng, của cải và lợi ích là gì? Bất quá cũng chỉ là muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc bình an mà thôi. Họ không ngờ rằng hạnh phúc phần nhiều là đến từ tinh thần và vật chất. Kì thực hai thứ này là nhất tính. Với tấm lòng khoan dung và vô tư luôn nghĩ đến người khác, khi thấy người khác vui vẻ, tự bản thân mình cũng cảm thấy rất hạnh phúc. Bởi vì tinh thần lạc quan nên thân thể vật chất cũng sẽ thể hiện ra là khoẻ mạnh, tráng kiện. Những người xem trọng tư lợi, thông thường luôn tính toán thiệt hơn, hưởng thụ cái gọi là “cuộc sống vật chất” nhất thời mà ngày đêm lao lực, thậm chí cho đến đêm khuya vẫn còn khó ngủ, cuối cùng làm cho toàn thân đầy bệnh, cho dù có danh và lợi, cũng chỉ có thể nằm tại bệnh viện mà chịu đựng sự dày vò của bệnh tật. Hạnh phúc thật sự được thiết lập trên cơ sở của đạo đức cao thượng.

Nhắc đến của cải, tôi chợt nhớ đến tiết mục diễn xuất đầy ý vị mang tên “Hoàng lương mộng” (giấc mộng kê vàng) của đoàn nghệ thuật Thần Vận trong dịp mừng năm mới. Tiết mục kể về câu chuyện chàng thư sinh gặp một vị Đạo sĩ, vị Đạo sĩ đã điểm hoá cho anh về việc tu hành, nhưng bởi còn say đắm công danh nên anh đã khéo léo chối từ. Để điểm hoá cho chàng thư sinh, vị Đạo sĩ đã diễn hoá ra một giấc mộng. Trong giấc mộng anh thấy mình công thành danh toại, con đường làm quan rộng mở, không ngừng thăng quan tiến chức, còn cưới được một giai nhân xinh đẹp, rồi năm thê bảy thiếp, gia sản thịnh vượng, con cháu đầy đàn, có thể nói là xuân phong đắc ý (đường làm quan rộng mở). Nhưng cuối cùng bởi ăn hối lộ mà làm trái pháp luật nên bị tịch thu gia sản và bị xử trảm. Trong giấc mộng anh đã trải qua mấy chục năm thăng trầm của kiếp nhân sinh, lúc tỉnh dậy thì thấy một bát kê vàng còn đang nóng hổi. Sau bao gian khổ thăng trầm, chàng thư sinh không kìm nổi, đành ngẩng mặt lên trời thở dài. Đời người như mộng, tựa như nước chảy, công danh lợi lộc bất quá cũng chỉ như mây khói trôi qua. Nhân sinh thăng trầm cũng là vinh nhục vô thường. Vài chục năm trôi qua cũng chỉ trong nháy mắt! Vì vậy anh đã quỳ gối dập đầu, bái vị Đạo sĩ làm thầy, mong được xuất gia tu hành. Tài sản cũng chỉ như khói bay trước mắt, vậy sao còn muốn đi làm những việc ngu xuẩn tổn đức hại mình chứ?

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/52973

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5382

 

The post Phẩm chất, hạnh phúc và của cải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2021/11/duc-do-hanh-phuc-va-giau-co.html/feed0
Lời dạy của mẹ tể tướng Điền Tắchttps://chanhkien.org/2021/07/loi-day-cua-me-te-tuong-dien-tac.htmlWed, 07 Jul 2021 14:33:56 +0000https://chanhkien.org/?p=27639Đàm luận về sự biến chuyển của vai trò người mẹ từ xưa đến nay Tác giả: Dương Kỷ Đại [ChanhKien.org] Phụ nữ thời nay một khi trở thành vợ, thành mẹ rồi, đều luôn cảm thán rằng: “Làm mẹ thật khó!”. Kết cấu của xã hội thời xưa thì phần lớn đàn ông lo […]

The post Lời dạy của mẹ tể tướng Điền Tắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đàm luận về sự biến chuyển của vai trò người mẹ từ xưa đến nay

Tác giả: Dương Kỷ Đại

[ChanhKien.org]

Phụ nữ thời nay một khi trở thành vợ, thành mẹ rồi, đều luôn cảm thán rằng: “Làm mẹ thật khó!”. Kết cấu của xã hội thời xưa thì phần lớn đàn ông lo việc bên ngoài, còn phụ nữ lo việc bên trong, chỉ cần trông nom gia đình tốt, làm tốt bổn phận ở bên trong thì đã được tính là tận hết trách nhiệm rồi. Thuận theo sự thay đổi của thời đại, nữ quyền tăng cao, thế là phụ nữ lần lượt bước ra khỏi gia đình, bắt đầu kiêm cả việc bên ngoài lẫn việc bên trong để cho cuộc sống vật chất sinh hoạt được đầy đủ tiện nghi bằng việc có hai thu nhập (của chồng và của vợ). Hệ lụy đi cùng với đó là, người phụ nữ cũng phải chịu đựng hoàn cảnh khắc nghiệt hơn từ áp lực công việc căng thẳng, tinh thần và sức lực hao tổn quá độ, bận không thoát ra được. Đây là sự trả giá quá đắt cho sự hưởng thụ vật chất.

Cùng nhìn lại vào thời kỳ Tiên Tần, thời mà kết cấu xã hội khá đơn giản, quan hệ giữa người với người tương đối đơn thuần, phụ nữ có nhiệm vụ làm sao để giữ tròn vai trò của người mẹ, ngoài những câu chuyện quen thuộc với mọi người như chuyện “Mạnh mẫu tam thiên” (Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà) và chuyện “đoạn cơ giáo tử” (chặt vải khung cửi để dạy con), còn lưu truyền một câu chuyện “Điền mẫu giới tử” (Điền mẫu khuyên bảo con) làm cảm động lòng người như sau:

Nước Tề thời Chiến quốc, dân giàu nước mạnh, được các chư hầu liệt vào một trong những nước lớn có quốc lực mạnh ở Trung Quốc thời đó. Thời Tề Tuyên Vương chấp chính, ông đã phong Điền Tắc làm tể tướng, thi hành nền chính trị thanh minh, quan lại liêm khiết. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng hết thảy những vinh hiển này là nhờ phương pháp dạy con của mẹ Điền Tắc.

Một ngày, Điền Tắc ngồi trên xe về nhà. Giống như mọi ngày, việc đầu tiên của ông là tới cao đường vấn an mẹ. Mẹ của Điền Tắc vốn là người giỏi việc quan sát lời nói và vẻ mặt của người khác, bà luôn có thể từ biểu hiện và ngữ khí của con mà nhìn ra được tình hình một ngày làm việc nơi triều chính của con mình. Sau khi Điền Tắc thăm hỏi mẹ, trên mặt ông biểu lộ dáng vẻ vui mừng, rồi thuận từ tay áo lấy ra hàng trăm dật vàng [1], hai tay dâng lên: “Số vàng này con xin dâng tặng lên mẹ”. Điền mẫu thân trông thấy vàng nhiều như vậy, bỗng nhiên sinh lòng hoài nghi. Vẻ mặt bình tĩnh hỏi: “Con mới làm tể tướng được ba năm, bổng lộc chưa bao giờ nhiều thế này. Đây là quân vương khen thưởng sao? Hay là các quan hối lộ vậy?” Điền Tắc im lặng không dám lên tiếng. Điền mẫu thân thấy vậy trong lòng đã biết được đến bảy tám phần, liền nghiêm túc hỏi: “Con vì sao lại không trả lời vậy?”

Điền Tắc vốn là tướng của nước Tề, mặc dù ở cung đình, không ai dám phạm đến uy nghiêm của ông, nhưng khi ở nhà lại luôn sợ những lời răn dạy nghiêm khắc của mẹ. Ông trước giờ cũng không dám lừa dối mẹ nên đã thành thật nói với mẹ về nguồn gốc của số vàng ấy. Nguyên lai là do một vị quan chức vì không làm tròn trách nghiệm, hy vọng Điền Tắc ở trước mặt Tề Vương nói đỡ vài lời, cầu xin được bỏ qua, cho nên đã lén lút đưa số tiền vàng này cho ông. Điền Tắc lúc đó khăng khăng cự tuyệt, nhưng vị quan này cứ mãi không buông, còn nói đó là để hiếu kính với mẹ Điền Tắc. Điền Tắc là một người con hiếu thảo, cuối cùng bất đắc dĩ cũng đành nhận.

Điền mẫu nghe xong, nghiêm mặt nói: “Con trai nghe này, con nhận hối lộ của cấp dưới, đó là bất thành bất nghĩa, bất trung bất hiếu! Ta nghe nói rằng kẻ sĩ nghiêm khắc tu sửa bản thân, giữ mình trong sạch, không nhận của cải tùy tiện; chính trực thẳng thắn, không làm việc giả dối. Việc bất nghĩa không chứa trong tâm, của cải bất nhân không nhận vào nhà, lời nói và việc làm như một, nội tâm thế nào biểu hiện ra ngoài sẽ như thế. Con nhận hối lộ, vì để cho người ta thoát khỏi bị trách tội, nhưng lại làm hại đến quốc pháp, đây là hành vi không trung thực cũng là đánh mất đi lễ nghĩa! Ngày nay quân vương để con làm tướng quốc nước Tề, hưởng thụ bổng lộc hậu hĩnh, nhưng mà ngôn hành của con có thể báo đáp sự tin tưởng và ân tình của quân vương không? Làm trọng thần của đất nước, ở đâu làm gì cũng cần phải làm gương cho các quan khác, việc của quân vương như việc của cha, cần phải tận tâm hết khả năng, trung tín không lừa dối, coi việc trung thành đến chết là nghĩa vụ bản thân, chấp hành mệnh lệnh của quân vương và pháp luật quốc gia, cần phải công chính liêm khiết, như thế sẽ không có tai họa nào xảy đến. Nhưng mà hiện tại con rời quá xa trung nghĩa rồi. Làm thần tử mà bất trung, chẳng khác nào làm một đứa con bất hiếu, lấy danh nghĩa mẹ mà nhận của cải bất nghĩa của người, thực tế là làm việc bất nghĩa mà hãm hại đến người thân. Cho nên con vừa không phải bậc trung thần, vừa không phải một đứa con có hiếu! Đứa con bất hiếu này, không phải con của ta, lập tức hãy cút khỏi cái nhà này!” Nói xong, Điền mẫu thân tay vịn quải trượng, tức giận trở về phòng cũng không ngoảnh đầu nhìn lại.

Điền Tắc nằm rạp xuống đất, khuôn mặt đầy vẻ xấu hổ, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng, chỉ ước có thể chui đầu xuống đất. Đợi sau khi mẫu thân rời khỏi sảnh đường, ông lập tức sai người đánh xe đem vàng trả lại cho cấp dưới, mãi đến tối mới về. Hôm sau, Điền Tắc lên triều, diện kiến Tề Tuyên Vương và khẩn cầu xin được trị tội, bãi miễn và cách chức bản thân mình.

Tuyên Vương sau khi phái người dò hỏi, biết được đầu đuôi sự việc, đã tấm tắc tán thưởng khí phách và mẫu đức của Điền mẫu không thôi. Ông đích thân đến phủ thăm hỏi Điền mẫu, hầu cận đi theo cũng từ tận đáy lòng kính nể đối với bà. Tuyên Vương nói với quần thần rằng: “Có hiền mẫu thì tất có lương quan! Mẫu thân của tướng quốc hiền đức như vậy, ta không còn phải lo lại trị (tác phong và uy tín của quan lại) của nước Tề ta không trong sạch”. Ông đứng trước mặt Điền mẫu, biểu dương phẩm đức quang minh lỗi lạc biết hối cải nhận tội của Điền Tắc, nên đã đặc xá cho tội lỗi của Điền Tắc, khôi phục tướng vị, cũng tự mình ban tặng vàng cùng vải vóc cho Điền mẫu, để biểu thị tấm lòng tôn kính với Điền mẫu.

Từ đó về sau, Điền Tắc càng thêm chú ý tu thân bảo trì sự trong sạch, vì thế mà trở thành vị tướng quốc rất có thành tựu thời kỳ Chiến Quốc.

Mặc dù môi trường thời xưa và nay có sự khác biệt lớn, nhưng trách nhiệm làm mẹ thì đều giống nhau, đều cần phải giúp đỡ chồng và dạy dỗ con cái, vả lại cần chú trọng tới việc lấy mình làm tấm gương để giáo dục hơn là giáo dục bằng lời nói, thời thời khắc khắc cần phải chú ý ngôn hành, cử chỉ của bản thân, cần cảnh giác giữ gìn đạo đức phẩm hạnh của mình. Chỉ là do thời xưa chưa từng có xã hội hỗn loạn như bây giờ, lòng người không có phức tạp như bây giờ, không có ao sâu dục vọng khó lấp đầy như bây giờ, cũng không có hưởng thụ vật và sự hấp dẫn bên ngoài cao độ như bây giờ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phá vỡ sự đơn thuần của môi trường sống, từ đó dẫn đến các vấn nạn của xã hội, làm gia tăng thêm độ khó đến mức cao nhất của việc diễn tròn vai trò một người mẹ tốt! Nhưng cũng có không hề ít những bà mẹ có tâm, đang kiên trì mò mẫm, trong khi dụng tâm mà có thu hoạch, họ là nhóm người thầm lặng, là nhóm người khiến người ta phải cảm phục.

[1] 1 dật là khoảng 20 lượng vàng (có cách nói là 24 lượng vàng)

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/gb/7/9/3/n1822494.htm
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4886

The post Lời dạy của mẹ tể tướng Điền Tắc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Người phụ nữ ăn xin noi gương hiếu thảohttps://chanhkien.org/2014/04/nguoi-phu-nu-an-xin-noi-guong-hieu-thao.htmlThu, 10 Apr 2014 03:47:39 +0000http://chanhkien.org/?p=23355Có một người phụ nữ ăn xin nọ, cô ấy rất hiếu thảo với mẹ chồng. Có lần cô ấy đói đến nỗi ngã bên lề đường nhưng vẫn cố giữ bát thức ăn vừa xin được để không bị rơi vãi.

The post Người phụ nữ ăn xin noi gương hiếu thảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Húc Thăng, anh họ của Kỷ Hiểu Lam kể rằng: Có một người phụ nữ ăn xin nọ, cô ấy rất hiếu thảo với mẹ chồng. Có lần cô ấy đói đến nỗi ngã bên lề đường nhưng vẫn cố giữ bát thức ăn vừa xin được để không bị rơi vãi. Cô lẩm bẩm: “Mẹ chồng chưa được ăn!”

Một vài người tới giúp cô ấy và hỏi chuyện ra sao. Người phụ nữ ăn xin nói rằng trước khi đi ăn xin cùng mẹ chồng, cô chỉ làm những việc phụ sau lưng mẹ, lắng nghe lời mẹ chồng sai bảo. Một đêm, họ cùng nhau ngủ qua đêm dưới mái hiên của một ngôi miếu cổ. Giữa đêm, họ nghe tiếng giận dữ của ai đó trên mái: “Các ngươi thật đốn mạt! Sao không tránh người phụ nữ hiếu thảo kia? Các ngươi khiến cô ấy bị âm khí làm cho nóng lạnh từng hồi, đầu óc nhức nhối quay cuồng!” Sau đó cô nghe thấy một giọng khác phân trần: “Tại lúc đó con phải làm việc khẩn cấp quá nên không rõ ai đã ở đó.” Sau đó cô lại nghe giọng nói đầu tiên trở nên nghiêm trọng hơn: “Thật ngu ngốc! Phàm là bề tôi trung thành và con cái có hiếu, trên đầu đều có hào quang mấy thước tỏa sáng. Các ngươi bị mù hay sao mà không thấy?” Sau đó cô nghe một loạt tiếng roi quất và la hét. Phải một lúc lâu sau âm thanh mới lắng xuống.

Ngày hôm sau, khi người phụ nữ và mẹ chồng vào làng thì nghe nói có một người phụ nữ thôn quê bị gió xoáy tấn công khi đang mang đồ ăn tới đồng ruộng. Đầu cô ấy vẫn còn đau nhức. Khi nhắc tới người phụ nữ đó, ai cũng ca ngợi đạo đức và lòng hiếu thảo của cô. Người phụ nữ ăn xin này cảm thấy rất xúc động vì điều này. Kể từ đó, cô chăm sóc mẹ chồng với tất cả tấm lòng thành.

Lòng hiếu thảo với cha mẹ ruột, cha mẹ chồng là đạo đức truyền thống của người Trung Quốc. Điều này phù hợp với đạo lý làm người và thiên lý. Ngày nay ở Trung Quốc đại lục, đức tính đạo đức truyền thống này đã biến mất. Nó đã bị thay thế bởi chủ nghĩa vô thần và triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mối quan hệ hài hoà giữa người với người đã bị phá huỷ. Con người quay sang chống lại lẫn nhau và tranh đấu vì lợi ích cá nhân. Dù vậy, quy luật ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ vốn là tiêu chuẩn vẫn quyết định mọi thứ. Làm điều xấu sẽ bị trừng phạt. Tôi nhận thấy tất cả trai, gái, dâu, rể xung quanh tôi mà không hiếu thảo đều không có một kết cục tốt. Một số chết đột ngột vì bệnh tật khi ở tuổi trung niên, một số chết đau đớn vì bị ung thư, hay một số phải chịu đựng nhiều bệnh tật lúc tuổi già và chịu đau khổ suốt phần đời còn lại.

Thật không may khi dưới ảnh hưởng của văn hoá đảng, con người không còn biết đâu là việc làm phù hợp với đạo trời. Văn hoá đảng đã phá huỷ bản tính con người và đạo lý của trời, dẫn tới thảm hoạ diệt vong cho nhân loại. Đây thật là tội ác tày trời. Thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, giải thể văn hoá đảng và khôi phục nền văn hoá truyền thống là cách duy nhất mang lại tương lai tươi sáng cho người Trung Quốc!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/125797
http://pureinsight.org/node/6607

The post Người phụ nữ ăn xin noi gương hiếu thảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Điểm lại tích xưa: Trịnh Bản Kiều tự sửa lỗihttps://chanhkien.org/2014/02/diem-lai-tich-xua-trinh-ban-kieu-tu-sua-loi.htmlThu, 27 Feb 2014 06:49:31 +0000http://chanhkien.org/?p=22979Trịnh Bản Kiều có một thời thơ ấu nghèo khó. Dịp lễ Tết một năm nọ, anh mua nợ một cái đầu heo từ người bán thịt.

The post Điểm lại tích xưa: Trịnh Bản Kiều tự sửa lỗi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Trịnh Bản Kiều có một thời thơ ấu nghèo khó. Dịp lễ Tết một năm nọ, anh mua nợ một cái đầu heo từ người bán thịt. Khi anh chuẩn bị nấu nướng, người bán thịt tham lam đã lợi dụng sự nghèo khó của anh mà đuổi theo đòi lấy lại cái đầu heo và sau đó bán cho người khác với giá cao hơn. Sau việc đó, Trịnh Bản Kiều luôn ôm hận trong lòng với người bán thịt.

Sau này, khi Trịnh Bản Kiều trở thành quan lại ở huyện Phạm, tỉnh Sơn Đông, ông ra một đạo luật đặc biệt rằng những người bán thịt không được phép bán đầu heo, mục đích là trả thù người bán thịt xưa. Sau khi vợ ông nghe được điều này, cô nhận ra điều chồng làm là không phù hợp nên bèn nghĩ cách thuyết phục chồng mình bãi bỏ lệnh cấm.

Một ngày nọ, cô bắt một con chuột và cột sợi dây vào người nó rồi treo lên trong phòng. Ban đêm, con chuột vẫn giãy giụa, khiến Trịnh Bản Kiều không ngủ được. Vợ ông giải thích rằng khi còn nhỏ, cô dùng rất nhiều vật liệu để may một bộ đồ những nó lại bị chuột gặm mất nên cô treo chuột lên để trừng phạt loài chuột. Trịnh Bản Kiều cười lớn và nói: “Con chuột ở Hưng Hoá gặm đồ của em chứ không phải chuột ở Sơn Đông. Vậy sao em phải tức giận chúng làm gì?” Cô vợ nói: “Chẳng phải anh cũng tức giận người bán thịt ở huyện Phạm đó sao?” Trịnh Bản Kiều đột nhiên nhận ra lỗi lầm của mình và nói ông sẽ sửa chữa bằng cách huỷ bỏ lệnh cấm. Ông cũng sáng tác một bài thơ:

“Lời của vợ hiền nhắc đâu thừa,
Bản Kiều làm việc thật hồ đồ;
Đồ tể bợ đỡ tuy rằng ác,
Làm quan chẳng nên nhớ tư thù.”

Người xưa đọc sách đạo đức và sách tri thức để mong muốn trở thành người có nhân cách và khí phách. Họ tuân theo những chuẩn mực cao của con người và thường xuyên nhìn vào bản thân mỗi khi gặp mâu thuẫn hay vấn đề. Có câu nói rằng: “Thấy người có đạo đức, hãy cố gắng học theo; thấy người không có đạo đức, hãy cố gắng không có cùng tật xấu đó.” Không ai nói người biết sửa chữa sai lầm sau khi nhận ra là người không tốt. Họ sẽ xem xét một cách khoan dung và nhân ái. Nhưng ngày nay ở Trung Quốc Đại Lục người dân không còn như xưa nữa. Họ bị đầu độc bởi các học thuyết tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc; họ đọc những quyển sách giả dối và kích động bạo lực. Khi họ gặp phải mâu thuẫn hay rắc rối, họ chỉ nhìn vào lỗi của người khác và sử dụng cách “đấu tranh” để phản kháng và giải quyết vấn đề. Họ luôn nghĩ rằng mình là đúng còn tất cả người khác là sai, và họ tranh cãi bất chấp lý do. So với văn hoá truyền thống Trung Hoa đã được truyền xuống vài ngàn năm trước, ngày nay người ta không còn nhận ra đâu là chính và đâu là tà nữa.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/119237
http://pureinsight.org/node/6519

The post Điểm lại tích xưa: Trịnh Bản Kiều tự sửa lỗi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Gương người xưa: Cự tuyệt dâm bôn, kéo dài tuổi thọhttps://chanhkien.org/2013/08/guong-nguoi-xua-cu-tuyet-dam-bon-keo-dai-tuoi-tho.htmlSat, 24 Aug 2013 02:56:00 +0000http://chanhkien.org/?p=22235Người xưa đều rất chú trọng tu dưỡng đạo đức nhân luân, cũng tin rằng hành thiện là phải lấy thủ đức bất tà dâm làm trọng.

The post Gương người xưa: Cự tuyệt dâm bôn, kéo dài tuổi thọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Tâm

[ChanhKien.org] Người xưa đều rất chú trọng tu dưỡng đạo đức nhân luân, cũng tin rằng hành thiện là phải lấy thủ đức bất tà dâm làm trọng. Người có thể nhìn sắc mà bất tà dâm ắt sẽ tích đại âm đức (*), được đại phúc báo.

Vào triều Minh, ở Ninh Ba tỉnh Chiết Giang có một thư sinh tên là Tôn Đạo, do gia cảnh bần hàn nên lấy việc dạy dỗ trẻ con làm nghề nghiệp kiếm sống. Sau đó vì không giữ được chức nghiệp này, bèn gửi thân nơi nhà họ Trương ở Đường Tây, giúp sao chép viết lách, đổi lấy chút cơm áo sống qua ngày. Tuy thân trong cảnh thanh bần, nhưng trước sau vẫn kiên trì chính trực, không thay đổi tiết tháo thanh bạch của mình.

Một hôm lúc đêm khuya, nhà họ Trương có một nữ tỳ, lớn lên có chút nhan sắc, nhìn thấy Tôn Đạo tuy ăn mặc giản dị nhưng mặt mày khôi ngô tuấn tú, cử chỉ nho nhã, bất giác xuân tình dập dờn, mới lẻn vào phòng Tôn Đạo định gạ gẫm quan hệ bất chính. Tôn Đạo sau khi biết ý đồ cô gái, liền dùng lời lẽ nghiêm khắc cự tuyệt: “Cô nương hãy bỏ ngay ý nghĩ sai lầm ấy! Phải biết quý trọng thanh danh của mình chứ! Tôi là người đọc sách Khổng Mạnh, nghe theo lời dạy nam nữ thụ thụ bất thân, lẽ nào đi làm cái việc thú tính đồi phong bại tục như thế! Xin cô mau đi đi cho!” Nói rồi trừng mi trợn mắt, mở rộng cửa để cô gái bước ra. Cô nữ tỳ đành chịu, thẹn thùng bước ra cửa mà đi.

Nào ngờ cảnh này đã bị ông thầy tư thục phẩm hạnh không đoan chính của nhà họ Trương thấy được. Ông ta thấy cô gái mỹ miều như hoa, nên lợi dụng cơ hội này tìm cớ lén hẹn hò cô nữ tỳ. Sau khi làm việc cẩu thả không lâu, ông thầy tư thục bỗng nổi mụn nhọt, không thuốc trị được, đau quá bèn bỏ dạy về nhà điều trị. Quả báo tà dâm đến ngay lập tức, quả nhiên rõ như ban ngày! Lẽ nào chưa đủ khiến người đời sau lấy làm gương?

Vị thầy tư thục đi rồi, chủ nhà mời Tôn Đạo làm thầy dạy con của họ. Một ngày nọ, Tôn Đạo chạm mặt người chú ở Giang Khẩu. Người chú kinh ngạc nói: “Có một việc kỳ quái mà ta tìm cháu để nói. Vì con ta mắc bệnh nặng, ta đến miếu hoàng thành cầu khấn, tối hôm ấy ta có một giấc mộng rõ ràng. Mộng thấy lão thành hoàng ngồi trên điện, hô hoán thuộc hạ cải mệnh cho một số người được định sẵn là sẽ bị chết đói. Khi đọc đến khoảng người thứ mười mấy, ta nghe thấy tên cháu. Ta trộm hỏi vị minh quan, vì sao Tôn Đạo có thể cải mệnh? Minh quan nói: ‘Bản mệnh người này, năm 46 tuổi sẽ chết đói ở xứ người. Vì đêm ngày 18 tháng 4 năm nay, anh ta nghiêm khắc cự tuyệt dâm bôn với tỳ nữ, tích được đại âm đức, bởi thế kéo dài thọ mệnh hai kỷ (một kỷ là 12 năm), đổi từ chết đói thành lộc tịch’. Cháu nhớ lại xem, có đúng cháu từng cự tuyệt tỳ nữ dâm bôn hay không?”

Tôn Đạo lặng lẽ gật đầu thừa nhận là có chuyện đó.

Sau đó, thuận theo việc học sinh theo học Tôn Đạo ngày càng nhiều, tiền học học sinh nộp mỗi năm mấy trăm lạng bạc. Đến năm Vạn Lịch thứ 36 triều Minh, Tôn Đạo 46 tuổi, cũng chính là năm cần cải mệnh chết đói, quả nhiên xảy ra mất mùa, giá gạo trở nên rất đắt, người nghèo hoàn toàn không có tiền mua, khi ấy người chết đói rất nhiều. Tuy nhiên Tôn Đạo không chỉ thoát được kiếp này, mà cuộc sống còn hết sức dư dả. Đến những năm cuối đời, phủ họ Tôn đã trở thành cự phú, ứng nghiệm với điều mà minh quan gọi là “lộc tịch”. Năm 70 tuổi, ứng nghiệm với câu “kéo dài thọ mệnh hai kỷ”, Tôn Đạo không bệnh mà mất.

Từ đó mà thấy, đúng là:

Trên đầu ba thước có trời xanh, Hành vi phòng kín Thần nhìn rõ;
Cự nữ dâm bôn âm đức lớn, Thọ thêm hai kỷ bất hư truyền;
Xin khuyên người đời mau thủ đức, Trời ban Thần tặng phúc lộc toàn.

Ngẫm chuyện xưa xét việc nay mà cảm khái vô cùng. Dưới sự đầu độc của thuyết vô thần, hiện nay ở Trung Quốc, quan viên hủ bại, tham lam tột độ, dân chúng cũng bị cuốn theo, trong dòng dơ bẩn của đồi trụy mà như cá gặp nước, tự cảm thấy vui vẻ lắm. Nào là tình dục ngoài hôn nhân, tình một đêm, bao bồ nhí, ở với nhau không cần kết hôn, sống thử, v.v. có thể nói là loạn bát nháo cả rồi.

Vạn ác dâm vi thủ, thiện ác hữu báo thị thiên lý, đây là định luật bất di bất dịch của Trời, không phụ thuộc ý chí con người. Vậy thì thử nghĩ xem: cổ nhân cự nữ dâm bôn tích đức được phúc báo thọ thêm hai kỷ, phóng túng tà dâm tổn âm đức gặp phải báo ứng như thế nào? Hỡi những ai lạc đường, hãy mau thanh tỉnh đi thôi! Triệt để vứt bỏ hành vi tà dâm đồi bại, trở về khí tiết chính đạo trọng đức, chính khí trời đất trường thịnh bất suy, thì may mắn lắm thay!

(*) âm đức: người xưa cho rằng việc làm nhân đức trên dương gian đều được ghi công ở âm phủ.

Xem thêm:

>> Văn hóa truyền thống: Tránh sắc như tránh tên, phú quý con cháu hưng
>> Luật nhân quả: Tội tà dâm mang lại quả báo kinh hoàng

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/120080

The post Gương người xưa: Cự tuyệt dâm bôn, kéo dài tuổi thọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ phong du du: Đường Thái Tông không tư thânhttps://chanhkien.org/2013/01/co-phong-du-du-duong-thai-tong-khong-tu-than.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/co-phong-du-du-duong-thai-tong-khong-tu-than.html#respondSat, 26 Jan 2013 06:18:53 +0000http://chanhkien.org/?p=20992Đới Trụ có tài làm việc, thông hiểu pháp lệnh, từng đảm nhậm chức quan môn hạ tỉnh sự dưới triều Tùy, làm việc chấp pháp theo lẽ công.

The post Cổ phong du du: Đường Thái Tông không tư thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoa Hàn

2007_8_19_tangtaizong-s.jpg

[Chanhkien.org] Đới Trụ có tài làm việc, thông hiểu pháp lệnh, từng đảm nhậm chức quan môn hạ tỉnh sự dưới triều Tùy, làm việc chấp pháp theo lẽ công.

Sau đó, Đường Thái Tông vì thế bổ nhiệm Đới Trụ làm thuộc quan trong Tần phủ, lại thường nói với các hạ thần rằng: “Chức quan đại lý tự quan hệ đến tính mệnh con người. Cần dày công tuyển chọn người công bằng chính trực, dùng tâm duy hộ, chấp hành pháp luật, giống như Đới Trụ vậy, chấp pháp không sót lỗi”. Không lâu sau lại đề bạt Đới Trụ lên làm thiếu khanh đại lý tự.

Trước khi mất, Đỗ Như Hối từng ủy thác Đới Trụ: “Ông hãy vì quốc gia mà tuyển chọn, tiến cử hiền tài”. Đến khi Đới Trụ phụ trách tuyển chọn quan lại, mới phát hiện Đới Trụ áp chế văn sĩ nhã nhặn, ưu ái quan lại chấp pháp, cho rằng Đới Trụ không thích hợp làm trụ cột của quốc gia. Khi ấy có người nghị luận, trách móc Đới Trụ.

Vì vậy, Đường Thái Tông từng nói: “Đới Trụ và ta, không có tình thân cốt nhục, nhưng ông ta trung thành chính trực, dốc lòng vì nước, tình cảm nồng hậu, xét kỹ sức nước. Bởi thế, ta thăng chức, kéo dài quan tước của ông ta, lấy đó để đền đáp khổ tâm và công lao của ông ta”.

Từ đó có thể thấy: Đường Thái Tông rất xem trọng Đới Trụ. Tuy nhiên, Đường Thái Tông đối với Đới Trụ không phải là bao che khuyết điểm của người chấp pháp, mà là tự mình quan sát kỹ lưỡng, nghị luận và trách cứ của người dưới không đặt ở vị trí số một.

(Theo “Đại Đường tân ngữ” của Lưu Túc triều Đường)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/80549

The post Cổ phong du du: Đường Thái Tông không tư thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/co-phong-du-du-duong-thai-tong-khong-tu-than.html/feed0
Đường Thái Tông cấm đánh người bằng gậyhttps://chanhkien.org/2011/10/duong-thai-tong-cam-danh-nguoi-bang-gay.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/duong-thai-tong-cam-danh-nguoi-bang-gay.html#respondSun, 30 Oct 2011 19:24:33 +0000http://chanhkien.org/?p=13551Tác giả: Minh Nguyệt [Chanhkien.org] Theo sử ký đời Đường, một ngày Đường Thái Tông đọc một cuốn sách có các hình vẽ huyệt châm cứu để trị bệnh. Các bức hình này cho thấy ngũ tạng của cơ thể người là tim, gan, tì, phế, thận đều nối với lưng. Có năm cực hình […]

The post Đường Thái Tông cấm đánh người bằng gậy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Nguyệt

2007_8_19_tangtaizong-s.jpg

[Chanhkien.org] Theo sử ký đời Đường, một ngày Đường Thái Tông đọc một cuốn sách có các hình vẽ huyệt châm cứu để trị bệnh. Các bức hình này cho thấy ngũ tạng của cơ thể người là tim, gan, tì, phế, thận đều nối với lưng. Có năm cực hình đối với phạm nhân thời cổ đại, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nếu là cực hình “nhẹ”, người ta sẽ liên tục đánh vào lưng phạm nhân bằng gậy, thậm chí có thể gây ra cái chết vì chấn động ngũ tạng.

Do đó, vị Hoàng Đế đã hạ chỉ đến các nha môn trên toàn thiên hạ, cấm từ giờ không được dùng gậy đánh vào lưng phạm nhân nữa. Đường Thái Tông là một Hoàng Đế nhân đức và yêu thương dân chúng. Ngài trị vì thiên hạ bằng nhân ái và khoan dung, từ đó lưu lại tấm gương muôn đời.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/articles/gb/2008/3/16/42819.htm
http://pureinsight.org/node/5284

The post Đường Thái Tông cấm đánh người bằng gậy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/duong-thai-tong-cam-danh-nguoi-bang-gay.html/feed0
Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đốhttps://chanhkien.org/2011/08/van-hoa-than-truyen-hoang-de-khang-hy-dam-luan-ve-tam-tat-do.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/van-hoa-than-truyen-hoang-de-khang-hy-dam-luan-ve-tam-tat-do.html#respondThu, 25 Aug 2011 18:31:00 +0000https://chanhkien.org/?p=12904Tác giả: Lý Bình [Chanhkien.org] «Đình huấn cách ngôn» của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành. Dưới đây là đàm thoại của Khang Hy trong đình huấn về tâm tật đố. [Huấn viết] “Phàm nhân trì thân xử thế, duy […]

The post Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Bình

[Chanhkien.org] «Đình huấn cách ngôn» của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành. Dưới đây là đàm thoại của Khang Hy trong đình huấn về tâm tật đố.

[Huấn viết]

“Phàm nhân trì thân xử thế, duy đương dĩ thứ tồn tâm. Kiến nhân hữu đắc ý sự, tiện đương sinh hoan hỉ tâm. Kiến nhân hữu thất ý sự, tiện đương sinh liên mẫn tâm. Thử giai tự kỷ thực thụ dụng xứ. Nhược phu kị nhân chi thành, lạc nhân chi bại, hà dữ nhân sự? Đồ tự hoại tâm thuật nhĩ. Cổ ngữ vân: ‘Kiến nhân chi đắc, như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất, như kỷ chi thất.’ Như thị tồn tâm, thiên tất hữu chi.”

[Phiên dịch]

Nói chung người ta phải giữ mình mà xử thế, cần phải có khoan dung ở trong tâm. Thấy người gặp việc đắc ý, thì nên sinh tâm vui mừng. Thấy người gặp việc thất ý, thì nên sinh tâm cảm thông. Đây đều là chỗ khiến bản thân được thoải mái thực sự. Nếu như đố kỵ với thành công của người khác, vui mừng trước thất bại của người khác, thì nào có ích chi? Chỉ là khiến tâm của mình xấu đi mà thôi. Cổ ngữ nói: ‘Thấy cái được của người khác, như tự mình đắc được vậy. Thấy cái mất của người khác, như chính mình bị mất vậy.’ Nếu như trong tâm được như vậy, thiên thượng nhất định sẽ bảo hộ loại người này.

[Huấn viết]

“Thế thượng nhân tâm bất nhất. Hữu nhất chủng nhân, bất ký nhân chi thiện, chuyên ký nhân chi ác. Thị nhân hữu sửu sự ác sự, chuyển dĩ vi khoái lạc, như tự đắc kỳ vật giả. Nhiên thử đẳng hạnh tai lạc họa chi nhân, bất tri kỳ tâm chi hà dĩ sinh nhi quái dị như thị dã. Nhữ đẳng đương thử vi giới.”

[Phiên dịch]

Nhân tâm con người thế gian không giống nhau. Có một loại người, không nhớ chỗ tốt của người khác, mà chuyên nhớ chỗ xấu của người khác. Nếu người ta gặp phải việc xấu, thì liền trở nên rất sung sướng, như tự mình đắc được vật quý vậy. Tuy nhiên loại người cười trên nỗi đau của người khác này, không biết tâm của mình đã trở nên quái dị như thế. Các con cần phải lấy đó mà dè chừng.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/13/【神传文化】康熙谈妒嫉心-238962.html

The post Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/van-hoa-than-truyen-hoang-de-khang-hy-dam-luan-ve-tam-tat-do.html/feed0
Đức nhân ái cảm hóa lòng dânhttps://chanhkien.org/2011/08/duc-nhan-ai-cam-hoa-long-dan.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/duc-nhan-ai-cam-hoa-long-dan.html#respondSun, 14 Aug 2011 03:58:13 +0000https://chanhkien.org/?p=12820[Chanhkien.org] Năm 590, đời vua Tùy Văn Đế, quan Thị Lang bộ Giá tên là Tân Công Nghĩa được bổ nhiệm làm Thứ sử châu Mân. Khi ấy người dân châu Mân đều rất sợ bệnh tật, nghĩ rằng tất cả bệnh tật đều truyền nhiễm, cho nên người nào mắc bệnh đều bị cách […]

The post Đức nhân ái cảm hóa lòng dân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Năm 590, đời vua Tùy Văn Đế, quan Thị Lang bộ Giá tên là Tân Công Nghĩa được bổ nhiệm làm Thứ sử châu Mân. Khi ấy người dân châu Mân đều rất sợ bệnh tật, nghĩ rằng tất cả bệnh tật đều truyền nhiễm, cho nên người nào mắc bệnh đều bị cách ly, ngay cả người nhà cũng xa lánh. Rất nhiều người bệnh vì không được chăm sóc mà phải chết. Quan hệ giữa người với người rất lạnh lùng, đã thành tập quán. Sau khi Tân Công Nghĩa đến nhậm chức, ông quyết dùng lòng nhân ái để cảm hóa lòng dân, cải biến tập quán xấu này.

Mùa hè năm đó, lại có nhiều người lâm bệnh. Tân Công Nghĩa đặt nhiều chiếc giường ngay trong đại sảnh nhà mình, tiếp đón tất cả người bệnh tới cứu chữa. Từ trong đại sảnh cho tới tận ngoài hành lang đều chật cứng bệnh nhân. Tân Công Nghĩa dùng tiền của bản thân cho người bệnh khám bệnh mua thuốc, sớm tối chăm lo cho khắp lượt các bệnh nhân. Rất nhanh chóng, lần lượt từng người bệnh đều thuyên giảm. Tân Công Nghĩa cho người tới gọi thân nhân của người bệnh đến đón về, bảo họ: “Các vị xem, nào đâu có bệnh truyền nhiễm chứ? Chẳng phải tôi vẫn rất khỏe mạnh đây sao?”.

Thân nhân của những người bệnh vừa cảm động vừa hổ thẹn, sau khi trở về đều kể chuyện Tân Công Nghĩa ân đức cho nhau nghe. Một truyền mười, mười truyền trăm, ai nấy mắc bệnh đều đi tìm Tân Công Nghĩa, thân thích của người bệnh cũng đều ở lại chăm sóc cho họ. Kể từ đó, người người hòa thuận thương yêu nhau, tập quán lạnh lùng vô cảm năm xưa đã tiêu tan hoàn toàn.

(Chuyện trong sách “Tư trì thông giám”)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/2/11/35645.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=3816

The post Đức nhân ái cảm hóa lòng dân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/duc-nhan-ai-cam-hoa-long-dan.html/feed0
Đường Thái Tông nhân đức gần gũi, yêu dân như conhttps://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-nhan-duc-gan-gui-yeu-dan-nhu-con.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-nhan-duc-gan-gui-yeu-dan-nhu-con.html#respondSat, 16 Jul 2011 10:46:30 +0000https://chanhkien.org/?p=12576—Câu chuyện trị quốc của Đường Thái Tông, minh quân thời thịnh thế Tác giả: Lý Kiếm [ChanhKien.org] Theo «Tùy Đường giai thoại», quyển thượng ghi lại, Đường Thái Tông đối với các đại thần trong triều thì vô cùng tôn trọng và gần gũi. Trong những trường hợp không chính thức, đối với danh […]

The post Đường Thái Tông nhân đức gần gũi, yêu dân như con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
—Câu chuyện trị quốc của Đường Thái Tông, minh quân thời thịnh thế

Tác giả: Lý Kiếm

[ChanhKien.org]

Theo «Tùy Đường giai thoại», quyển thượng ghi lại, Đường Thái Tông đối với các đại thần trong triều thì vô cùng tôn trọng và gần gũi. Trong những trường hợp không chính thức, đối với danh tướng Lý Tịnh, Ngài thường xưng là “huynh trưởng”; đối với đại thần ngay thẳng Ngụy Trưng, Ngài không dùng “trẫm” mà tự xưng là “Thế Dân”. Khiêm tốn đối với người dưới, tôn trọng đối với hiền tài như Thái Tông, trong lịch sử xưa nay hiếm. Tác giả «Tùy Đường giai thoại» ngợi ca từ tận đáy lòng: “Vì thế lòng người trong thiên hạ được quy về một mối.”

Đường Thái Tông đối với công thần Lý Thế Tích thì càng quan tâm săn sóc. Khi Lý Thế Tích về triều nhậm chức Binh Bộ Thượng Thư, lao lực lâu ngày thành bệnh, trọng bệnh triền miên. Thái Tông tự mình thăm viếng, đốc thúc Thái y nghiêm túc chữa trị, thậm chí còn hỏi cả chuyện thang thuốc của Lý Thế Tích. Thái y bẩm báo với Thái Tông rằng: “Bệnh đã nhiều năm, phong hàn ứ tích, thần có một phương thuốc, các vị khác đều có đủ, chỉ thiếu mỗi vị ‘tu khôi'”. Thái Tông vội hỏi: “Tu khôi là thuốc gì, làm sao kiếm được?” Thái y giải thích: “Tu khôi chính là râu đốt thành tro mà ra.” Thái Tông nghe xong nói luôn: “Thuốc ấy ta có”. Lập tức lệnh người mang kéo đến, tự mình cắt râu, thiêu thành tro rồi lại đích thân đem tro râu điều chế thành thuốc, giúp Thế Tích uống thuốc. Sau khi uống thuốc, bệnh tình của Lý Thế Tích chuyển biến mau chóng, chẳng mấy chốc mà khỏi bệnh. Thế Tích bị sự việc Thái Tông cắt râu làm cảm động đến nỗi “khấu đầu chảy máu, khóc lóc tạ ơn”. Đường Thái Tông tự mình đỡ Lý Thế Tích dậy, ôn tồn nói: “Trẫm dựa vào khanh mà được an xã tắc, khanh an thì xã tắc cũng an; Trẫm pha râu để khanh trị bệnh, cũng là vì tính cho xã tắc, chứ đâu phải chỉ nghĩ cho một mình khanh, cớ sao phải tạ ơn?” Mạnh Tử viết: “Quân vương coi bề tôi như anh em, bề tôi coi Quân vương như tim gan.” Quả đúng như vậy.

Còn có một lần, Đường Thái Tông mời Lý Thế Tích vào cung dự yến; Thế Tích thoải mái chè chén, uống đến say mèm, trong tiệc ngủ ngon không tỉnh. Thái Tông lo lắng không yên, sợ ông bị cảm, bèn tự mình cởi trường bào, nhẹ nhàng khoác lên mình Lý Thế Tích. Những người có mặt tại đó, không ai không cảm động muôn phần trước đức nhân từ quý trọng của Thái Tông đối với công thần.

Tháng 5 năm Trinh Quán thứ 19, Đường Thái Tông dẫn quân tiến đánh Cao Ly (Triều Tiên ngày nay); khi tấn công thành Bạch Nham, đại tướng quân Lý Tư Ma hộ vệ bên phải chẳng may bị tên bắn trúng, máu chảy như nước, vết thương rất nặng. Thái Tông tự mình rút mũi tên ra, lại dùng miệng hút sạch máu đen trên vết thương cho Lý Tư Ma, buộc vết thương lại cẩn thận rồi sai người hộ tống về doanh trại. Quân lính chứng kiến cảnh này, thì sĩ khí khởi sắc hẳn lên. Cho dù là binh sĩ phổ thông, bị thương hay bị bệnh thì cũng như nhau, đều được quan tâm chăm sóc. Có một binh sĩ nọ bị bệnh, không thể theo tiến quân; Đường Thái Tông bèn thân chinh tới trước giường bệnh thăm hỏi, lại đem anh ta giao cho quan phủ đương địa để thay nhau điều trị. Sau khi chiến tranh kết thúc, Thái Tông lệnh người đem các di cốt tướng sĩ tử trận thu thập lại, an táng ổn thỏa, sau đó tự mình tới tế, khóc lóc thất thanh, biểu thị nỗi thương tiếc và tưởng nhớ. Các tướng sĩ sau khi trở về quê, đem tình cảnh này kể lại cho phụ mẫu những người tử trận, khiến họ rất đỗi cảm động, nói từ tận đáy lòng: “Chúng tôi bị mất con, thật muôn phần bi thống, thế nhưng Hoàng Đế đã tự thân vì họ mà khóc tế; dưới chín suối họ đã có thể nhắm mắt, chết cũng không có gì ân hận.”

Bởi vì Thái Tông quan tâm chăm sóc bề tôi, yêu dân như con, nên thần dân đương nhiên tận sức trung thành, liều mình báo ân. Vua tôi một lòng, thành tựu nghiệp lớn Đại Đường, tất cả đều nhờ vào Thánh ân hạo đãng của Thái Tông vậy!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2005/8/19/33477.html

 

The post Đường Thái Tông nhân đức gần gũi, yêu dân như con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-nhan-duc-gan-gui-yeu-dan-nhu-con.html/feed0
Đường Thái Tông và đại thần bàn luận về sự hưng vong của vương triềuhttps://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-va-dai-than-ban-luan-ve-su-hung-vong-cua-vuong-trieu.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-va-dai-than-ban-luan-ve-su-hung-vong-cua-vuong-trieu.html#respondWed, 06 Jul 2011 07:14:19 +0000https://chanhkien.org/?p=12532Tác giả: Tâm Duyên chỉnh lý [Chanhkien.org] Ngô Cảng, một sử gia triều Đường, trong cuốn «Trinh Quán chính yếu», thiên 34 nói về hưng vong, đã ghi lại quan điểm phán xét hưng vong của các vương triều giữa Đường Thái Tông và đại thần. Năm Trinh Quán đầu tiên, Đường Thái Tông hỏi […]

The post Đường Thái Tông và đại thần bàn luận về sự hưng vong của vương triều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tâm Duyên chỉnh lý

2007_8_19_tangtaizong-s.jpg

[Chanhkien.org] Ngô Cảng, một sử gia triều Đường, trong cuốn «Trinh Quán chính yếu», thiên 34 nói về hưng vong, đã ghi lại quan điểm phán xét hưng vong của các vương triều giữa Đường Thái Tông và đại thần.

Năm Trinh Quán đầu tiên, Đường Thái Tông hỏi các đại thần: “Chu Vũ Vương bình định hỗn loạn Trụ vương triều Thương, vì thế mà có được thiên hạ; Tần Thủy Hoàng thừa cơ nhà Chu suy nhược mà thôn tính lục quốc; cách họ lấy được thiên hạ có gì khác nhau? Đế nghiệp ngắn dài vì sao mà khác xa như thế?” Đại thần Tiêu Vũ cho rằng là nhân tâm ủng hộ và phản đối khác nhau, nhưng Thái Tông không tán đồng quan điểm này, nói: “Nhà Chu sau khi hưởng đại ân, càng nỗ lực hoằng dương nhân nghĩa; còn nhà Tần một khi đạt mục đích, bèn thực thi chuyên quyền dối trá và bạo lực. Họ không chỉ khác nhau về cách đoạt lấy thiên hạ, mà còn khác nhau về cách duy hộ giang sơn. Đế nghiệp ngắn dài, Trẫm nghĩ đạo lý chính là ở chỗ này.”

Năm Trinh Quán thứ hai, Đường Thái Tông nói với đại thần Vương Khuê: “Tùy Văn Đế làm vua 14 năm, đa số bách tính đói khát khổ sở; trong khi ấy kho lương thực đầy ắp, nhưng không được phát chẩn cứu tế, lại còn để bách tính chạy nạn tới nơi có lương. Tùy Văn Đế không yêu thương bách tính mà chỉ coi trọng kho lương, tới cuối đời, tích trữ lương thực đủ cho toàn quốc dùng trong 5, 6 chục năm. Tùy Dương Đế dựa vào sự sung túc này nên mới xa hoa vô đạo, cuối cùng dẫn tới diệt vong… Phàm là người cai trị quốc gia, nhất định phải tích trữ lương thực giúp nhân dân, không thể chỉ chất đầy kho thóc của triều đình. Cổ nhân có câu: ‘Trăm họ đang đói, quân vương nào được no ấm’. Chỉ cần thóc tích trữ trong kho có thể ứng phó nạn đói, thì hà tất phải giữ mãi thóc? Con cháu đời sau nếu như đều sáng suốt như vậy, thì tự nhiên có thể giữ được thiên hạ. Ngược lại, tích trữ quá nhiều trong kho, chỉ có thể khiến gia tăng xa xỉ, đây chính là mầm họa mất nước đó.”

Năm Trinh Quán thứ năm, Đường Thái Tông nói với các đại thần: “Ý chí của thiên thượng là khiến người thiện nhận được phúc báo, kẻ ác gặp phải ác báo; điều này cũng tựa như cái bóng đi theo người ta, có nhân thì tất có quả. Khi Khải Dân Khả hãn mất nước chạy đến nhờ cậy triều Tùy, Tùy Văn Đế không tiếc vải vóc lương thực, còn dùng lượng lớn binh sĩ để dẹp loạn. Khi chúng sống sót và cường thịnh trở lại thì con cháu chúng lẽ ra phải báo đáp triều Tùy. Thế nhưng chỉ tới Thủy Tất Khả hãn là đã dấy binh vây khốn Tùy Dương Đế tại Nhạn Môn Quan, sau này lại nhân lúc triều Tùy đại loạn để thâm nhập biên cương triều Tùy, giết hại con cháu của ân nhân. Hiện tại họ nước mất nhà tan, lẽ nào không biết là báo ứng do vong ân bội nghĩa hay sao?” Các đại thần đều tán thành cách nhìn nhận của Thái Tông.

Năm Trinh Quán thứ chín, Đường Thái Tông nói với đại thần Ngụy Trưng: “Mấy ngày qua Trẫm đọc lịch sử của Bắc Chu, Bắc Tề, thấy những vị Vua mất nước thời mạt đại đều hành ác rất giống nhau. Hoàng đế Bắc Tề Cao Vĩ đặc biệt xa hoa lãng phí, sở hữu cả kho của cải; khi dùng gần hết, ông ta thậm chí còn tăng thuế để vơ vét của nhân dân. Trẫm thường so sánh thế này: cũng giống như kẻ phàm ăn ăn thịt của chính mình, ăn hết rồi nhất định sẽ chết. Nhà Vua không ngừng thu thuế, bách tính bị áp bức quá, thì nhà Vua sẽ diệt vong. Hoàng đế Bắc Tề Cao Vĩ chính là như vậy; chẳng qua, Hoàng đế Bắc Chu Thiên Nguyên và Cao Vĩ so sánh thế nào? Ai tốt hơn ai?” Ngụy Trưng đáp: “Hai người họ tuy đều mất nước, nhưng hành vi của họ hoàn toàn khác nhau. Cao Vĩ của Bắc Tề nhu nhược, mệnh lệnh đều do mấy đại thần thao túng; quốc gia thiếu mất trật tự chính trị, do đó cuối cùng mới dẫn tới diệt vong. Còn Thiên Nguyên Hoàng đế của Bắc Chu thì tính tình cường liệt hung bạo, khăng khăng theo ý mình; sự tình mất nước, đều là do một mình ông ta tạo thành. Từ giác độ ấy mà nói, Cao Vĩ của Bắc Tề còn kém hơn một chút.”

Sự hưng suy của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã diễn ra không biết bao nhiêu lần, lưu lại cho hậu thế rất nhiều kinh nghiệm và giáo huấn. Người hưng quốc, nhất định phải hưng nhân nghĩa; hưng nhân nghĩa mới có thể được thiên thượng bảo hộ, mới có thể khiến vận nước trường cửu. Ngược lại, thực hành dối trá và bạo lực nhất định sẽ tiến tới diệt vong. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay không chỉ lừa gạt dân chúng, mà còn sử dụng bạo lực và các thủ đoạn tàn khốc để trấn áp quần chúng lương thiện. Đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, ĐCSTQ còn thực thi kế hoạch diệt chủng tàn nhẫn, bao gồm mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp. Tội ác của ĐCSTQ đã tới mức không thể dung thứ, khiến cả người và Trời cùng phẫn nộ, ngày diệt vong nhất định không còn xa nữa. Đáng tiếc là lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay là Hồ Cẩm Đào, tuy chưa từng tham dự phe tà ác trong nội bộ ĐCSTQ, nhưng nếu cứ mãi nhu nhược, không có dũng khí, vẫn theo đường cũ, thì kết cục sẽ không khác gì Cao Vĩ thời Bắc Tề. Những bài học trong lịch sử chẳng lẽ còn chưa đủ để khiến người ta suy ngẫm và tỉnh ngộ hay sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/5/11/37618.html
http://pureinsight.org/node/3988

The post Đường Thái Tông và đại thần bàn luận về sự hưng vong của vương triều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/duong-thai-tong-va-dai-than-ban-luan-ve-su-hung-vong-cua-vuong-trieu.html/feed0
Bài học từ câu chuyện Thích Kế Quang tụng kinh Phậthttps://chanhkien.org/2011/03/bai-hoc-tu-cau-chuyen-thich-ke-quang-tung-kinh-phat.htmlhttps://chanhkien.org/2011/03/bai-hoc-tu-cau-chuyen-thich-ke-quang-tung-kinh-phat.html#respondWed, 23 Mar 2011 06:26:44 +0000https://chanhkien.org/?p=11106Tác giả: Một học viên tại Trung Quốc [Chanhkien.org] Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh, có một anh hùng dân tộc nổi tiếng Trung Quốc chống lại hải tặc Nhật Bản, đó là tướng quân Thích Kế Quang. Thích tướng quân không chỉ yêu nước thương dân, mà còn là một người rất tin […]

The post Bài học từ câu chuyện Thích Kế Quang tụng kinh Phật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh, có một anh hùng dân tộc nổi tiếng Trung Quốc chống lại hải tặc Nhật Bản, đó là tướng quân Thích Kế Quang. Thích tướng quân không chỉ yêu nước thương dân, mà còn là một người rất tin vào Phật Pháp. Thích tướng quân hàng ngày đều tụng niệm kinh Phật, ngay cả khi ông ở trong quân đội. Khi đảm nhiệm chức Phó Tổng Chỉ huy, ông một lần mơ thấy một binh sĩ bị chết trận đến nói với ông: “Ngày mai vợ tôi sẽ ở đây. Xin ông tụng một quyển kinh Phật để giúp tôi được siêu thoát.”

Ngày hôm sau, vợ người lính bị chết trận quả nhiên đến. Thích Kế Quang bèn tụng một quyển kinh cho người lính vào sáng hôm đó. Đến đêm, ông có giấc mơ về người lính cảm tạ ông như sau: “Cảm tạ chủ soái đã tự mình tụng kinh cho tôi. Nhưng vì ngài thêm vào từ ‘không cần’ khi tụng niệm, tôi tuy có thể thoát khỏi thống khổ nhưng vẫn không thể siêu sinh.”

Thích Kế Quang thất kinh. Ông nhớ lại rằng khi ông đang tụng kinh, vợ ông cử một nữ tì tới đưa trà cho ông, và ông đã xua tay từ chối. Mặc dù ông không hề nói gì, nhưng điều đó có nghĩa là “không cần”. Thế là ông đóng cửa lại và bắt đầu tụng kinh một cách thành kính. Rồi ông mơ thấy người lính tới cảm ơn ông và nói rằng anh ta đã được siêu sinh.

Điều tôi ngộ ra từ câu chuyện này là: Chúng ta phải tuyệt đối thành kính khi học Pháp, cho dù đó là nghe, đọc, hay niệm Pháp. Nhất định phải tĩnh tâm, tập trung tư tưởng, không mang tạp niệm, có như vậy mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/4/9/52234.html
http://pureinsight.org/node/5314

The post Bài học từ câu chuyện Thích Kế Quang tụng kinh Phật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/03/bai-hoc-tu-cau-chuyen-thich-ke-quang-tung-kinh-phat.html/feed0
Gương người xưa: Tái ông thất mãhttps://chanhkien.org/2011/02/guong-nguoi-xua-tai-ong-that-ma.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/guong-nguoi-xua-tai-ong-that-ma.html#respondWed, 23 Feb 2011 16:57:04 +0000https://chanhkien.org/?p=10726  Họa và phúc tương sinh với nhau và sự chuyển hóa này khó mà lường trước được. Xưa có một ông già sống ở vùng biên giới phía Bắc. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Một hôm ông phát hiện ra rằng con ngựa của ông đã chạy mất sang nước Hồ láng giềng. Hàng xóm cảm […]

The post Gương người xưa: Tái ông thất mã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 

Tái ông thất mã (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm)

Họa và phúc tương sinh với nhau và sự chuyển hóa này khó mà lường trước được.

Xưa có một ông già sống ở vùng biên giới phía Bắc. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Một hôm ông phát hiện ra rằng con ngựa của ông đã chạy mất sang nước Hồ láng giềng. Hàng xóm cảm thấy tiếc cho ông nhưng ông già nói, “Biết đâu nó lại là mang đến một điều phúc?”

Vài tháng sau, con ngựa đã mất tích của ông đột nhiên quay trở về cùng với một con ngựa quý nữa. Hàng xóm đến chúc mừng ông vì điều may đó. Nhưng ông nói “Biết đâu nó lại mang đến tai họa?”

Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, và rồi một hôm anh ta bị ngã ngựa gãy chân và bị què.  Hàng xóm đến an ủi ông nhưng ông lại trả lời “Biết đâu nó lại mang đến điều phúc?”

Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược, và tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân ra trận – kết quả là cứ 10 người đi thì 9 người tử trận. Con trai ông bị què nên được ở nhà và thoát chết.

Phúc có thể trở thành họa, và rồi họa đó lại có thể chuyển thành phúc. Sự chuyển hóa này là vô tận và sự bí ẩn của nó mãi mãi là điều huyền bí đối với nhân loại.

Nguồn: “Các bài học trong đời người” trong “Hoài Nam Tử”, do Lưu An (179 – 122 trước Công Nguyên) biên soạn vào Triều đại Tây Hán.

(Theo The Epoch Times)

The post Gương người xưa: Tái ông thất mã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/guong-nguoi-xua-tai-ong-that-ma.html/feed0
Tâm an dật còn nguy hại hơn cả rượu độchttps://chanhkien.org/2011/02/tam-an-dat-con-nguy-hai-hon-ca-ruou-doc.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/tam-an-dat-con-nguy-hai-hon-ca-ruou-doc.html#respondWed, 23 Feb 2011 16:53:15 +0000https://chanhkien.org/?p=10722Tác giả: Thanh Ngôn Ông Đào Khản là một viên quan nổi danh ở Dương Quận (tỉnh Giang Tây ngày nay), Trung Quốc dưới triều đại Đông Tấn (317–420). Ông đã giành được nhiều công trạng trên chiến trường và trở thành thống sứ của Kinh Châu. Vài kẻ ganh ghét đã vu cáo ông. […]

The post Tâm an dật còn nguy hại hơn cả rượu độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Ngôn

(Ảnh Photos.com)

Ông Đào Khản là một viên quan nổi danh ở Dương Quận (tỉnh Giang Tây ngày nay), Trung Quốc dưới triều đại Đông Tấn (317–420). Ông đã giành được nhiều công trạng trên chiến trường và trở thành thống sứ của Kinh Châu.

Vài kẻ ganh ghét đã vu cáo ông. Kết quả là ông đã bị giáng chức và chuyển đến một nơi rất xa xôi ở Quảng Châu.

Ở Quảng Châu có rất ít việc phải lo, nhưng ông Đào không bao giờ tận hưởng sự an nhàn hay truy cầu thoải mái. Ông khiêng 100 viên gạch từ phòng đọc sách ra sân mỗi buổi sáng, và sau đó đến tối lại khiêng số gạch ấy quay vào phòng đọc sách.

Người ta rất tò mò vì hành động này. Và khi được hỏi, ông Đào trả lời: “Tôi có ý định phục hồi lại chức quan ở Kinh Thành. Nếu tôi sống quá an dật và trở nên tự mãn, tôi e rằng mình sẽ không thể thực hiện được mục đích này.”

Sau đó, ông Đào đã được chuyển về lại Kinh Châu. Mặc dù bận rộn hơn hồi ở Quảng Châu, ông vẫn hàng ngày khiêng gạch để tăng sức mạnh ý chí. Người ta gọi ông là “ông già khiêng gạch”.

Ông Đào Khản thường kể rằng: “Đại Vũ, vị thánh nhân đã sáng lập nên triều đại nhà Hạ (năm 2.100 TCN), là một nhà hiền triết, mà ông vẫn biết trân quý từng phút. Chúng ta là những người bình thường thôi, do đó chúng ta nên biết quý trọng từng giây. Làm sao chúng ta có thể phóng túng bản thân và say mê các trò tiêu khiển hoặc khoái lạc mà quên đi nhiệm vụ của mình?”

Ngày nay, có những nơi được gọi là Tích Âm Lý (khoảng thời gian đáng quý) ở quận Khai Phúc, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Người ta nói rằng cái tên đó được đặt theo câu nói nổi tiếng của ông Đào về việc quý trọng thời gian.

Ông Đào giữ một vị trí rất quan trọng và chịu đựng nhiều gian khó. Ông không hề truy cầu sự an dật. Ông bền bỉ đến nỗi trong khi đang làm quan ở Kinh Châu, ông lại được nhậm chức Đại Nguyên Soái thống lĩnh chiến trường phía Tây. Ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.

Trong thời Xuân Thu (770 – 476 TCN), Quản Trọng, danh tướng nước Tề đã  từng khuyên răn Tề Hoàn Công: “Con người không nên truy cầu thức ăn ngon, sự thoải mái, và rượu chè”.

Các bậc tiền bối đã thấy rằng sự an nhàn là thứ có hại hơn cả rượu độc bởi vì sự an nhàn làm xói mòn ý chí của của con người. Có một câu ngạn ngữ cổ rằng: “Người ta thường sống sót qua khổ nạn, nhưng lại bỏ mạng trong sung túc”, cũng có ý nghĩa tương tự.

Trong Hán Thư (những ghi chép lịch sử về triều Hán) có nói: “Người xưa coi sự an nhàn như là rượu độc, và việc đánh đổi nhân cách đạo đức để được giàu sang là sự bất hạnh. Ngay từ thuở sơ khai của triều Hán (từ năm 1 đến năm 5 TCN), trong số hàng trăm Vương hầu, Hoàng đế, hầu hết họ đều bại hoại, suy đồi nhân phẩm.

Tại sao lịch sử lại diễn ra như thế? Đó là vì môi trường sống và địa vị của họ đã làm họ chìm đắm trong tình trạng buông thả bản thân.”

Đây thực sự là một bài học để chúng ta, những thế hệ theo sau học hỏi.

(Theo The Epoch Times)

The post Tâm an dật còn nguy hại hơn cả rượu độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/tam-an-dat-con-nguy-hai-hon-ca-ruou-doc.html/feed0
Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạchhttps://chanhkien.org/2010/10/guong-nguoi-xua-cuoc-doi-thanh-bach-cua-truong-tri-bach.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/guong-nguoi-xua-cuoc-doi-thanh-bach-cua-truong-tri-bach.html#respondMon, 25 Oct 2010 09:35:57 +0000https://chanhkien.org/?p=7059Tác giả: Chân Ngôn [Chanhkien.org] Trương Tri Bạch, tự là Dụng Hối, là người ở đất Thương Châu, thời Bắc Tống. Năm Đoan Củng thứ hai, ông thi đỗ Tiến Sĩ, rồi làm quan đến chức Ngự Sử.  Năm Thiên Thánh thứ ba (năm 1025), ông đảm nhiệm chức vụ Tể Tướng.  Năm Thiên Thánh […]

The post Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chân Ngôn

[Chanhkien.org] Trương Tri Bạch, tự là Dụng Hối, là người ở đất Thương Châu, thời Bắc Tống. Năm Đoan Củng thứ hai, ông thi đỗ Tiến Sĩ, rồi làm quan đến chức Ngự Sử.  Năm Thiên Thánh thứ ba (năm 1025), ông đảm nhiệm chức vụ Tể Tướng.  Năm Thiên Thánh thứ sáu, ông qua đời, được truy tặng chức Thái Phó, với thụy hiệu là Văn Tiết.

Trương Tri Bạch lúc bình thường sống rất thanh bạch và cần kiệm. Khi ông lên làm Tể Tướng, cuộc sống cũng giản dị, chất phác giống như những người dân bình thường. Tuy vậy tự  bản thân ông cũng cảm thấy vui vẻ và rất đầy đủ. Có người khuyên ông nên thay đổi cuộc sống cho hợp với chức vụ để khỏi bị xem là giả dối bề ngoài.  Người thân cận ông cũng nói : “Lương bổng của ngài rất cao, nhưng cuộc sống của ngài lại rất thanh bạch và cần kiệm.  Tại sao lại phải như vậy chứ?”

Trương Tri Bạch trả lời: “Người ta nói rằng ‘sống thanh bạch, đạm bạc thì sự vui vẻ được lâu dài hơn’. Với lương bổng của ta, ta có thể chu cấp cho cả gia đình được ăn ngon, mặc đẹp một cách dễ dàng.  Nhưng ta thử nhìn qua sự thường tình của con người, từ cuộc sống cần kiệm đổi qua cuộc sống xa hoa thì rất dễ,  nhưng từ lối sống giàu có mà đi trở lại lối sống giản dị, đạm bạc thì rất khó.  Lương bổng của ta hôm nay có thể giữ được mãi mãi chăng?  Thân thể của ta có thể giữ mãi như thế này chăng? Nếu người nhà quen thói sống xa xỉ, một khi lương bổng của ta hết rồi, làm thế nào họ có thể lập tức hòa đồng với đời sống thanh đạm chứ?  Giả sử  ta có còn giữ chức vị hay không, còn sống hay không, thì cuộc sống của người nhà ta cũng không khác biệt, họ vẫn theo nếp sống bây giờ”.  Người ta nghe xong đều bội phục kiến thức sâu rộng và tầm nhìn xa của ông.

Sau này, khi Trương Tri Bạch lâm bệnh nặng, vua Tống Nhân Tông đến nhà thăm viếng.  Phu nhân của ông mặc áo vải, rất giản dị ra bái kiến nhà vua và mời vua Tống vào nhà ngồi. Tống Nhân Tông bước vào trong, nhìn qua thấy rèm cửa sổ và chăn màn trong phòng đã cũ rách,  nhà vua thở dài, rồi khen ngợi tính tình Trương Tri Bạch một lúc lâu.  Ngay sau đó vua Tống ra lệnh cho người hầu lập tức đem những đồ dùng mới tới thưởng nhà họ Trương.

Về sau, những ai tôn sùng những người đạo đức trong sạch, thường lấy Trương Tri Bạch làm gương mẫu.

(Theo PureInsight.org)

The post Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/guong-nguoi-xua-cuoc-doi-thanh-bach-cua-truong-tri-bach.html/feed0
Chuyện cổ: Tuân theo hôn ước suốt đờihttps://chanhkien.org/2010/04/chuyen-co-tuan-theo-hon-uoc-suot-doi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/04/chuyen-co-tuan-theo-hon-uoc-suot-doi.html#respondThu, 08 Apr 2010 17:19:43 +0000http://chanhkien.org/?p=5946Tác giả: Trịnh Niệm Hành [ChanhKien.org] Ở Hạng Thành có một cá nhân  là Hàn Vân Môn, mười phần thuận hậu, có hôn ước với một cô gái nhà họ Thích. Ngay sau khi hôn ước được ký kết, cô gái trở nên mù lòa. Cha mẹ nhà họ Thích nói: “Hàn lang đây có […]

The post Chuyện cổ: Tuân theo hôn ước suốt đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Niệm Hành

[ChanhKien.org] Ở Hạng Thành có một cá nhân  là Hàn Vân Môn, mười phần thuận hậu, có hôn ước với một cô gái nhà họ Thích.

Ngay sau khi hôn ước được ký kết, cô gái trở nên mù lòa. Cha mẹ nhà họ Thích nói: “Hàn lang đây có khả năng văn chương, sau tất thành đại khí, đối với nữ tử là không tương xứng”. Họ muốn hủy hôn ước và giữ con gái mình ở nhà trong suốt cuộc đời còn lại của cô gái. Cha mẹ của Hàn Vân Môn cũng đồng ý điều này. Tuy nhiên, Hàn Vân Môn nhất quyết không đồng ý. Anh nói: “Hôn ước là điều mà một người nên tuân theo trong suốt cả cuộc đời”. Vì vậy, anh theo lễ tiết, đến gia đình họ Thích nghênh hôn.

Cha mẹ nhà họ Thích bất đắc dĩ, tâm lý mười phần thấy tiếc, bèn gửi thêm một nữ tì mỹ lệ như là bồi thường.

Hàn Vân Môn cự tuyệt, nói “Nhân kiến dục, tắc dịch động tình (người ta đối diện với ham muốn, ắt sẽ động tình). Tốt hơn là không nên để tì nữ này trong nhà để con và vợ con có được một cuộc sống hòa thuận”

Sau đó Hàn Vân Môn được các quan viên địa phương tiến cử làm Bạt Cống, một chức cao nhất phụ trách về giáo dục trong một quận.

Hàn Vân Môn mang theo vợ phụ giúp việc và họ sống rất hòa thuận. Người dân ở các vùng lân cận  đều ca ngợi cuộc sống trung thực và chung thủy của họ. Kết quả là trong nhiều gia đình, chồng và vợ bắt đầu tôn trọng và quan tâm nhau nhiều hơn.

(Chuyện của Gusheng từ Triều đại nhà Thanh)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/10/3/61795.html
http://www.pureinsight.org/node/5867

The post Chuyện cổ: Tuân theo hôn ước suốt đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/04/chuyen-co-tuan-theo-hon-uoc-suot-doi.html/feed0
Giữ gìn đức liêm khiết và lòng chung thủyhttps://chanhkien.org/2009/10/giu-gin-duc-liem-khiet-va-long-chung-thuy.htmlhttps://chanhkien.org/2009/10/giu-gin-duc-liem-khiet-va-long-chung-thuy.html#respondWed, 28 Oct 2009 22:15:31 +0000https://chanhkien.org/?p=3731Tác giả: Hoằng Nghị [Chanhkien.org] Yến Anh là hiền thần nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, là người nước Tề thời Xuân Thu chiến quốc. Ngày nọ, Tề Cảnh Công là vua nước Tề muốn gả người con gái yêu cho Yến Anh, bèn đến nhà Yến Anh uống rượu. Khi rượu […]

The post Giữ gìn đức liêm khiết và lòng chung thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoằng Nghị

Nguồn hình: sưu tầm từ internet.

[Chanhkien.org] Yến Anh là hiền thần nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, là người nước Tề thời Xuân Thu chiến quốc. Ngày nọ, Tề Cảnh Công là vua nước Tề muốn gả người con gái yêu cho Yến Anh, bèn đến nhà Yến Anh uống rượu. Khi rượu đã ngà ngà say, Cảnh Công trông thấy vợ của Yến Anh, liền hỏi: “Đây là thê tử của khanh à?”

Yến Anh trả lời: “Đúng vậy”. Cảnh Công nói: “Cô ta vừa già vừa xấu. Ta có một đứa con gái, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp, muốn xin gả cho tiên sinh”.

Yến Tử (1) lập tức đứng dậy, cung kính trả lời: “Vợ của tôi nay vừa già vừa xấu, nhưng xưa kia khi nàng còn trẻ đẹp tôi đã cùng nàng chung sống lâu dài. Khi nàng còn trẻ đẹp, nàng đã trao thân gửi phận cho tôi nguyện cùng tôi chung sống trọn đời. Nàng đã phó thác cuộc đời cho tôi, và tôi đã tiếp nhận lòng tin cậy của nàng. Nay Quân vương muốn ban con gái của Ngài cho tôi, nhưng làm sao tôi có thể phụ bạc lòng tin của thê tử cho được?” Yến Tử bái mấy bái xin tạ ơn và từ chối.

Có một lần, Điền Vô Vũ gặp Yến Tử ở nhà một mình và một người phụ nữ trong nhà bước ra, quần áo giản tiện, mái tóc đã bạc. Điền Vô Vũ chế giễu Yến Tử, nói: “Người đàn bà đó là ai vậy?”

Yến Tử trả lời: “Là thê tử của ta”.

Điền Vô Vũ nói: “Ngài là quan lớn đầu triều, thực ấp điền thuế thu vào bảy mươi vạn, tại sao lại nhận bà lão này làm vợ?”

Yến Tử trả lời, “Ta nghe nói, bỏ rơi một người vợ già là loạn đạo, thú vui lấy thêm thê thiếp trẻ tuổi là dâm đãng. Thấy sắc đẹp quên điều đại nghĩa, thấy phú quý vứt bỏ nhân luân, đó là xa rời đạo đức. Yến Anh ta làm sao có thể hành vi dâm loạn, bất chấp nhân luân, chà đạp đạo đức cổ kim như thế được?”.

Một lần khác, có một thợ khéo là nữ nhân xin làm tôi tớ cho nhà Yến Tử, nói rằng: “Tôi là dân thường đến từ cửa đông thành, mong được gửi thân nơi nhà Ngài, xin được làm hầu thiếp”.

Yến Tử nói: “Đến hôm nay ta mới nhận ra mình không phải là kẻ hiền đức! Thời xưa kẻ chấp chưởng việc triều chính, đều để nhân sỹ, nông phu, nhân công, lái buôn ở tại chốn riêng biệt, nam nữ phân biệt không giao vãng với nhau. Thế nên nhân sỹ không phạm điều tà ác, nữ nhân không phạm điều dâm ô. Ngày nay ta quản lý quốc gia trăm họ, lại có nữ nhân muốn làm người của ta, nhất định là do ta có biểu hiện háo sắc, có hành vi không liêm chính”. Vì thế không tiếp nạp nữ nhân này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/12/5/41195.html
http://www.pureinsight.org/node/4357

Chú thích

(1) “Tử” là cách gọi tôn trọng đối với người đàn ông trưởng thành, có thành tựu thời xưa. Ví dụ Khổng Khâu được gọi là Khổng tử, Mạnh Kha được gọi là Mạnh tử… Ở đây Yến Anh được gọi là Yến tử

The post Giữ gìn đức liêm khiết và lòng chung thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/10/giu-gin-duc-liem-khiet-va-long-chung-thuy.html/feed0
Đức Khổng Tử bàn luận về tính tự phụ và đức hạnhhttps://chanhkien.org/2009/03/duc-khong-tu-ban-luan-ve-tinh-tu-phu-va-duc-hanh.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/duc-khong-tu-ban-luan-ve-tinh-tu-phu-va-duc-hanh.html#respondThu, 19 Mar 2009 09:55:34 +0000https://chanhkien.org/?p=1494Tác giả: Trịnh Niệm Hành [Chanhkien.org] Một hôm, Tử Lộ (một môn đồ của Khổng Tử) ăn mặc chỉnh tề kèm theo đôi chút khoe khoang đến bái kiến Khổng Tử. Khổng Tử bèn nói: “Trọng Do (tên hiệu của Tử Lộ), nhà ngươi tự hào chi vậy? Khi dòng Trường Giang bắt nguồn từ […]

The post Đức Khổng Tử bàn luận về tính tự phụ và đức hạnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trịnh Niệm Hành

[Chanhkien.org] Một hôm, Tử Lộ (một môn đồ của Khổng Tử) ăn mặc chỉnh tề kèm theo đôi chút khoe khoang đến bái kiến Khổng Tử. Khổng Tử bèn nói: “Trọng Do (tên hiệu của Tử Lộ), nhà ngươi tự hào chi vậy? Khi dòng Trường Giang bắt nguồn từ ngọn Dân Sơn, dòng chảy của nó yếu đến nỗi nó chỉ có thể đấy được một chiếc thuyền mộc rỗng. Nhưng khi ra đến biển, nó mạnh như một trận cuồng phong và có thể làm lật cả một con thuyền mà cố băng qua nó. Đó chằng phải là vì nước chảy xuôi theo dòng ư? Bây giờ Trọng Do ăn mặc khoe khoang, tự cho mình là nhất, thiên hạ còn ai dám chỉ ra khuyết điểm của Trọng Do nữa?” Tử Lộ bước nhanh ra khỏi phòng và trở lại sau khi đã thay bộ trang phục bình thường. Khổng Tử nói: “Trọng Do, hãy nhớ rằng, người nói quá nhiều là người thiếu thực chất, người thích hiển thị bản sự thường hay khoác lác, và người thích thể hiện trí tuệ và năng lực hơn người đích thị là kẻ tiểu nhân.”

“Do vậy, người quân tử khi thuyết về đạo chỉ nói theo hiểu biết của họ, đó chính là mục đích của việc nói chuyện. Nếu họ không biết thì [họ] nói là không biết, đó chính là chuẩn tắc cơ bản nhất của việc hành xử. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy chính là biết vậy! Ai hành xử theo quy tắc này thì đúng là người nhân đức. Một người vừa có trí tuệ lại vừa nhân đức, người ấy còn bất mãn điều gì nữa đây?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/11/54780.html
http://www.pureinsight.org/node/5585

The post Đức Khổng Tử bàn luận về tính tự phụ và đức hạnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/duc-khong-tu-ban-luan-ve-tinh-tu-phu-va-duc-hanh.html/feed0
Tập tự vấn và đặt mình vào vị trí người kháchttps://chanhkien.org/2008/12/tap-tu-van-va-dat-minh-vao-vi-tri-nguoi-khac.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/tap-tu-van-va-dat-minh-vao-vi-tri-nguoi-khac.html#respondTue, 09 Dec 2008 00:14:40 +0000https://chanhkien.org/?p=1012[Chanhkien.org] Thời cổ xưa ở Trung Quốc, một hiền nhân hỏi Khổng Tử, “Tôi nghe nói rằng một vị hoàng đế có khả năng quản [lý] đất nước chỉ khi nào ông ta nghiên cứu một cách cẩn thận và có những chính sách một cách thận trọng. Ông có nghĩ rằng quan điểm đó […]

The post Tập tự vấn và đặt mình vào vị trí người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Thời cổ xưa ở Trung Quốc, một hiền nhân hỏi Khổng Tử, “Tôi nghe nói rằng một vị hoàng đế có khả năng quản [lý] đất nước chỉ khi nào ông ta nghiên cứu một cách cẩn thận và có những chính sách một cách thận trọng. Ông có nghĩ rằng quan điểm đó đúng không?”

Khổng Tử đáp, “Đúng vậy. Một người yêu thương kẻ khác thì sẽ được yêu thương, trong khi đó, một người ghét kẻ khác sẽ bị ghét. Luôn chia sẻ với người khác những gì mình có được. Một người phải tập tự vấn và đặt mình vào vị trí của người khác bất cứ lúc nào. Vì thế, một hoàng đế phải quan tâm dân của ông giống với cách mà ông quan tâm [chăm sóc] cho chính mình. Một hoàng đế nên bảo vệ quyền lợi công cộng giống với cách mà ông bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ông ta phải đảm bảo được rằng tài sản của người dân không bị hư hại hay bị bóc lột. Nếu ông ta có thể làm được tất cả những điều này, vị hoàng đế [đó] sẽ được ân huệ và ủng hộ bởi người dân. Vì thế, ông ta có thể quản [lý] đất nước một cách tốt đẹp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/7/54731.html
http://www.pureinsight.org/node/5584

The post Tập tự vấn và đặt mình vào vị trí người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/tap-tu-van-va-dat-minh-vao-vi-tri-nguoi-khac.html/feed0
Vài suy nghĩ sau khi đọc “Khổng Tử luận về đức hạnh của Nước”https://chanhkien.org/2008/08/vai-suy-nghi-sau-khi-doc-khong-tu-luan-ve-duc-hanh-cua-nuoc.htmlhttps://chanhkien.org/2008/08/vai-suy-nghi-sau-khi-doc-khong-tu-luan-ve-duc-hanh-cua-nuoc.html#respondSat, 30 Aug 2008 06:07:00 +0000http://chanhkien.org/?p=747Tác giả: Lục Chân [Chanhkien.org] Đức Khổng Tử đang chăm chú ngắm dòng sông đang chảy về phương Đông. Tử Cống hỏi ông, “Khi một người quân tử nhìn nước như thế này, nhất định người ấy có được niềm vui khi ngắm nhìn nó. Tại sao vậy?” Khổng Tử nói, “Bởi vì dòng nước […]

The post Vài suy nghĩ sau khi đọc “Khổng Tử luận về đức hạnh của Nước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lục Chân

[Chanhkien.org] Đức Khổng Tử đang chăm chú ngắm dòng sông đang chảy về phương Đông. Tử Cống hỏi ông, “Khi một người quân tử nhìn nước như thế này, nhất định người ấy có được niềm vui khi ngắm nhìn nó. Tại sao vậy?”

Khổng Tử nói, “Bởi vì dòng nước vĩ đại có thể liên tục di chuyển về phía trước không ngừng. Nó làm điều tốt lành khi tưới mát cho đất đai ở khắp nơi mà nó chảy qua, ngay cả nó không tự quan tâm đến việc nó đang thực hiện một kỳ công to lớn. Nó giống như đức hạnh.”

“Khi nó chảy, dù cho có lúc ở nơi thấp hay có lúc ở nơi cao, nó đều theo một nguyên lý. Nó giống như công lý.”

“Dòng nước vĩ đại không bao giờ khô cạn hay dừng lại. Nó giống như Đạo.”

“Khi nó chảy vào thung lũng sâu vạn trượng, nó lao về phía trước mà không sợ hãi. Nó giống như lòng can đảm.”

“Nó luôn tự cân bằng mình. Nó giống như Pháp lý (Quy luật).”

“Khi nước làm đầy cái gì, nó tự nhiên chảy ra ngoài mà không cần bị cắt xuống. Nó giống như sự ngay thẳng.”

“Nó thật thận trọng để có thể đến bất kỳ đâu nó nên đến. Nó giống như việc khám phá những chi tiết nhỏ nhất trong mọi vật.”

“Nó khởi đầu từ nguồn và lập tức tuôn chảy về Đông. Nó giống như có những mục đích cao thượng.”

“Nó có thể đi vào và đi ra và không kể là nó đi đâu, nó có thể làm trong sạch mọi thứ ở đó. Nó giống như một vị hiền triết giỏi về giảng dạy.”

“Nước có rất nhiều đức hạnh, vì thế khi người có đức hạnh nhìn nó, họ nhất định sẽ quan sát nó cẩn thận và cảm thấy vui.” (Từ: Các sách văn tuyển của Khổng Tử)

Tôi đã thấy nhiều con sông nhưng không bao giờ để ý rằng nước có nhiều đức hạnh to lớn như vậy, những điều mà có thể được gọi là thờ ơ khi nhìn, có mắt mà không nhìn thấy, và vì điều này, tôi thật sự thấy hổ thẹn.

Một nghệ sỹ nước ngoài từng nói, “Không thiếu cái đẹp trong cuộc sống, chỉ thiếu những con mắt có thể nhìn thấy cái đẹp trong sự vật.”

Một triết gia Trung Quốc từng nói, “Không thiếu cái vĩnh cửu trong thế giới, chỉ thiếu những con mắt thông minh có thể khám phá những điều vĩnh cửu.”

Trường phái Đạo nói, “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên.” Hôm nay, sau khi đọc “Khổng tử luận về đức hạnh của Nước”, tôi đã hiểu được câu nói này nhiều hơn một chút.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/8/8/54241.html
http://www.pureinsight.org/node/5503

The post Vài suy nghĩ sau khi đọc “Khổng Tử luận về đức hạnh của Nước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/08/vai-suy-nghi-sau-khi-doc-khong-tu-luan-ve-duc-hanh-cua-nuoc.html/feed0
Tu khẩuhttps://chanhkien.org/2008/05/tu-khau.htmlhttps://chanhkien.org/2008/05/tu-khau.html#respondTue, 06 May 2008 17:10:00 +0000Tác giả: Qingyan [Chanhkien.org] Bà Xie, mẹ của Wu He, một học giả danh tiếng đời Tống, rất là nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Khi Wu He nói chuyện với người khác, bà sẽ lắng nghe bên sau tấm màn để biết chắc rằng con của bà không nói điều gì xúc […]

The post Tu khẩu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Qingyan

[Chanhkien.org] Bà Xie, mẹ của Wu He, một học giả danh tiếng đời Tống, rất là nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Khi Wu He nói chuyện với người khác, bà sẽ lắng nghe bên sau tấm màn để biết chắc rằng con của bà không nói điều gì xúc phạm đến đức độ của con bà.

Có một lần, Wu He nói chuyện với một người về những điều lỗi của người khác. Bà rất giận dữ. Sau khi khách ra về, bà đánh Wu một trăm gậy.

Thân nhân của họ nói với bà: “Phê bình người khác rất thông thường trong giới học giả. Không phải là lỗi nặng đâu. Ðừng đánh nó nhiều tội nghiệp”.

Bà thở dài: “Tôi có nghe rằng làm cha mẹ thương con gái luôn luôn mong con gái lấy chồng là học giả ý tứ, cẩn thận. Tôi chỉ có một đứa con trai và tôi muốn nó biết đạo đức và công lý. Nếu nó nói năng không cẩn thận, thì nó đã quên mẹ nó rồi. Ðây là cách cư xử cho con người sao?” Bà khóc lóc và không ăn một thứ gì cả.

Văn hoá cổ truyền Trung Hoa khích lệ suy nghĩ trước khi nói. Những người trong giới tu luyện nhấn mạnh đến tu khẩu. Vì lời nói có thể làm tổn thương người khác còn hơn súng hay dao nhọn. Một khi nói điều gì, không rút lại lời nói được và nó sẽ gây ra nghiệp lực, và tội lỗi.

Một người đạo đức và có học biết trọng tu khẩu. Họ không nói, chê lỗi lầm người khác phía sau lưng. Họ chỉ góp ý và cách để sửa chữa lỗi lầm người khác và tự xem mình cũng là người thường và đôi khi vẫn mắc lỗi.

Với sự giáo dục nghiêm khắc của mẹ. We He để ý rất kỹ về đạo đức và con người chính mình và trở thành một người nổi tiếng thời đó.

Dịch từ:

http://xinsheng.net/xs/articles/gb/2008/4/19/43092.htm
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5334

The post Tu khẩu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/05/tu-khau.html/feed0
Khổng Tử bàn về khoan dung: Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõhttps://chanhkien.org/2006/11/khong-tu-ban-ve-khoan-dung-khong-co-nguoi-theo-neu-nhin-thay-qua-ro.htmlhttps://chanhkien.org/2006/11/khong-tu-ban-ve-khoan-dung-khong-co-nguoi-theo-neu-nhin-thay-qua-ro.html#respondMon, 20 Nov 2006 13:15:00 +0000Tác giả: Hoằng Nghị [Chanhkien.org] Tử Trương, một học trò của Khổng Phu Tử, hỏi Đức Khổng Tử đạo lý về chính trị và chấp chính. Khổng Phu Tử giảng, “Người Quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục […]

The post Khổng Tử bàn về khoan dung: Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoằng Nghị

[Chanhkien.org] Tử Trương, một học trò của Khổng Phu Tử, hỏi Đức Khổng Tử đạo lý về chính trị và chấp chính. Khổng Phu Tử giảng, “Người Quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục đích quá xa vời thực tế. Đừng cưỡng chế họ làm những việc mà họ không có khả năng.”

Tử Trương đáp, “Học trò thành thẩn tiếp thụ giáo huấn”.


Khổng Phu Tử giảng thêm: “Trò nhất định phải nhớ, nước trong thì không có cá, Người thấy nhiều thứ quá rõ ràng thì không có người theo. Ngày xưa, vương miện của các Hoàng Đế thường có các chuỗi ngọc rũ xuống che khủ khuôn mặt. Đấy là để họ không nhìn quá rõ mọi thứ. Họ trang trí cho che kín lỗ tai để không nghe được quá nhiều điều. Một khi trong dân chúng xuất hiện yêu tặc nổi dậy, vị Hoàng Đế sẽ chấn chính lại tình huống.” 


Trương Tử nghe xong thành khẩn nói: “Thầy giảng thật uyên thâm”.

Khổng Phu Tử cũng giảng: “Chúng ta nên khoan dung nhiều chính sách để người ta có thể tự thấy những chỗ không toàn vẹn của mình. Trò nên truyền giảng những nguyên lý phù hợp với mức độ tiếp thu của quần chúng. Giáo dục cho họ có khả năng độc lập tư duy dựa trên những nguyên lý và tự tìm ra phương hướng cho bản thân! Khi người phạm lỗi lầm, đừng làm mọi thứ để chỉ ra lỗi lầm của họ, hãy khoan dung và tha thứ cho họ dựa vào những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp họ ngày càng trở nên tốt hơn, như một người chết đi mà được sống lại. Đấy là một phương cách của Đấng trị vì”.

Trương Tử thành khẩn đáp tạ: “Thầy giảng thật thấu đáo”.


Khổng Phu Tử giảng thêm: “Muốn người khác tin theo, tốt nhất là khiêm tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước. Muốn một chính sách được thực thi nhanh chóng, tốt nhất là hãy tự mình làm gương. Muốn người sớm quy phục mình, cách tốt nhất là dạy cho họ những luật chân chính. Nếu trò có thể đạt được những điều trên thay vì chỉ biết mắng mỏ và trừng phạt dân chúng, trò sẽ là một người chấp chính được yêu chuộng”.


“Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, ý nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác bằng nhẫn nại và không nên mắng chửi người ta hay là yêu cầu người ta quá khắc khe. Là con người, ai cũng có điểm yếu kém. “Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, dạy chúng ta trở thành khoan dung và ân cần với người khác. Chúng ta nên cảm nhận được điểm mạnh của người khác và học hỏi từ họ để không ngừng thăng tiến về phẩm chất và đạo đức.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/10/14/40439.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4284

The post Khổng Tử bàn về khoan dung: Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/11/khong-tu-ban-ve-khoan-dung-khong-co-nguoi-theo-neu-nhin-thay-qua-ro.html/feed0
Văn hóa truyền thống: Không tham lam là một kho tàng quý báuhttps://chanhkien.org/2004/01/van-hoa-truyen-thong-khong-tham-lam-la-mot-kho-tang-quy-bau.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/van-hoa-truyen-thong-khong-tham-lam-la-mot-kho-tang-quy-bau.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Vào thời nhà Tống, một người có viên ngọc qúy, anh ta mang biếu quan Tể Tướng Jihan Trieu Di. Jihan từ chối viên ngọc. Người đàn ông nói: “Tôi đã nhờ một người thợ kim hoàng xem, người đó công nhận viên ngọc này quý. Tôi xin biếu ngài”. Jihan trả lời: “Tôi […]

The post Văn hóa truyền thống: Không tham lam là một kho tàng quý báu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Vào thời nhà Tống, một người có viên ngọc qúy, anh ta mang biếu quan Tể Tướng Jihan Trieu Di. Jihan từ chối viên ngọc. Người đàn ông nói: “Tôi đã nhờ một người thợ kim hoàng xem, người đó công nhận viên ngọc này quý. Tôi xin biếu ngài”. Jihan trả lời: “Tôi không có tính ham của báu, ngược lại anh quý trọng nó. Nếu anh cho tôi viên ngọc, cả hai ta đều mất của báu. Chúng ta nên giữ kho tàng của chúng ta chả tốt hơn sao?” Jihan từ chối viên ngọc.

Truyện này trích trong sách Juozhuan, nó là một lý do để suy nghĩ (Phản ảnh nguyên nhân). Tôi mong mọi người đều đồng ý rằng không tham lam là đức hạnh. Chỉ khi nào anh bằng lòng với những gì anh có, anh mới có thể sung sướng. Xét chữ “Tham” của Trung Hoa được tạo bằng 2 nét “Hôm nay (Jin) và “Kho báu” (Bei). Nếu anh chỉ có thể thấy kho báu ngay trước mặt, làm sao nó có thể có giá trị lâu dài? Nhà hiền triết khi tạo ra chữ này đã suy nghĩ rất sâu xa. Nét chữ đã nhắc nhở ta nghĩa thật của chữ tham lam.

Qua bao thời đại, xã hội và cá nhân con người đã xuống dốc luôn phải trả giá của tính tham lam. Mong cầu giàu có, danh vọng và thèm khát giống cái hố tối đen không bao giờ có thể làm đầy. Nếu một người không kiềm chế được tham lam, hắn sẽ là nô lệ cho nó và bị nó sai khiến. Tham lam làm con người sống và chết vì nó. Họ có thể làm những điều vô liêm sỉ, tạo nhân xấu, chối bỏ nhân cách và tính tự trọng của con người. Người ta có thể chết và phản bội quê hương vì tham.

The post Văn hóa truyền thống: Không tham lam là một kho tàng quý báu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/van-hoa-truyen-thong-khong-tham-lam-la-mot-kho-tang-quy-bau.html/feed0