giải thích Chu Dịch | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (11): Kiếp nạn của chữ Hánhttps://chanhkien.org/2023/11/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-11-kiep-nan-cua-chu-han.htmlMon, 27 Nov 2023 02:32:59 +0000https://chanhkien.org/?p=31926Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Bài này nói sơ lược một chút về việc Trung Cộng đơn giản hóa và phá hoại chữ Hán. Việc đơn giản hóa chữ Hán của Trung Cộng chủ yếu được thể hiện ở một số phương diện: Một số lượng lớn các chữ đã bị loại bỏ và hợp […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (11): Kiếp nạn của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Bài này nói sơ lược một chút về việc Trung Cộng đơn giản hóa và phá hoại chữ Hán. Việc đơn giản hóa chữ Hán của Trung Cộng chủ yếu được thể hiện ở một số phương diện:

Một số lượng lớn các chữ đã bị loại bỏ và hợp nhất, các từ đồng âm được hợp nhất, khiến cho Tượng tự rối loạn, mất đi sự đối ứng.

Ví dụ: chữ “面” (miàn: mặt) ở trong từ 脸面 (liǎn miàn: khuôn mặt) và chữ “麵” (miàn: miến) ở trong từ 麵粉 (miàn fěn: bột mỳ), vốn là hai chữ khác nhau, nên tự Tượng hoàn toàn khác nhau nhưng lại bị hợp nhất thành một chữ (面) và trở thành một Tượng, làm cho tự Tượng rối loạn.

Một ví dụ khác: 头髪 (tóu fā: tóc) và 發生 (fāshēng: phát sinh) đều trở thành 发 (fā); 王后 (wáng hòu: hoàng hậu) và 前後 (qián hòu: tiền hậu) đều trở thành 后 (hòu: hậu); 稻穀 (dào gǔ: lúa) và 山谷 (shān gǔ: sơn cốc, hang núi) đều trở thành 谷 (gǔ: cốc, hang núi); 划船 (huá chuán: chèo thuyền) và 计劃 (jì huà: lập kế hoạch) đều trở thành 划 (huá: chèo, bơi); 茶几 (chá jī: bàn nhỏ uống trà) và 幾乎 (jī hū: gần như) đều trở thành 几 (jī: bàn con); 占卜 (zhān bǔ: bói toán) và 萝蔔 (luó bó: củ cải) đều trở thành卜 (bó: củ cải); 捨弃 (shě qì: từ bỏ) và 宿舍 (sùshè: ký túc xá) đều trở thành 舍 (shě: xả, bỏ); 征服 (zhēng fú: chinh phục) và 象徵 (xiàng zhēng: tượng trưng) đều trở thành 征(zhēng: chinh phục); 藉口 (jiè kǒu: viện cớ) và 借钱 (jiè qián: mượn tiền) đều trở thành 借 (jiè: vay, mượn).

Phá hủy tự hình (hình dạng chữ) khiến chữ Hán biến thành một thể chữ không toàn vẹn.

Ví dụ một số cư dân mạng thường biến việc này thành một câu vè thuận miệng dễ đọc như: Thân bất tương kiến1, ái một hữu tâm2, sản bất sinh3, xưởng không không4, miến vô mạch5, vận vô xa6, đạo vô đạo7, nhi vô đầu8, phi đoạn dực9, vân vô vũ10, khai quan vô môn11, hương lí vô lang12, mãi thành đao hạ tể nhân đầu13, tiến vãng tỉnh lí tẩu14v.v. (tức là: người thân mà không gặp nhau, yêu mà không tim, đẻ mà không sinh, nhà máy mà trống rỗng, sợi miến mà không có bột mỳ, vận chuyển mà không có xe, dẫn dắt mà không có đường, con mà không có đầu, bay với cánh gãy, mây mà không mưa, mở đóng mà không có cửa, làng mà không có đàn ông, mua trở thành đao chém xuống đầu người, đi vào cái giếng). Những điều này cũng đã trở thành sự miêu tả tình trạng hiện nay của Trung Quốc, tương ứng với sự biến đổi của tự Tượng này.

Chữ Hán không chỉ có tự Tượng bác đại ngay từ thuở ban đầu mà còn tích lũy những nội hàm thâm thúy trong quá trình diễn dịch lịch sử hơn 5.000 năm.

Chẳng hạn Tam Quốc Diễn Nghĩa diễn giải toàn bộ nội hàm của chữ “nghĩa”; Nhạc Phi và Dương gia tướng diễn giải hàm nghĩa của chữ “trung”; Tô Vũ và Văn Thiên Tường thể hiện cảnh giới của chữ “tiết”… Trong quá trình phát triển hơn 5.000 năm của văn hóa Trung Hoa, trong quá trình kế thừa lịch sử và văn hóa Trung Hoa, chữ Hán và nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa đã hòa quyện với nhau thành một thể, nó đã tích lũy được nội hàm sâu rộng vô biên, trở nên rộng lớn và uyên thâm, khiến cả Thần Phật đều khen ngợi.

Trung Cộng không chỉ cắt xén chữ viết mà còn phá hủy hoàn toàn nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa, cắt bỏ nội hàm của văn tự Trung Hoa, khiến nó mất đi Thần tính và trở thành một loại ký hiệu. Một số cư dân mạng từng so sánh cuốn từ điển “Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” xuất bản vào năm Quang Tự cuối nhà Thanh với “Tân Hoa Tự Điển” do Trung Cộng biên soạn:

Chẳng hạn, cách giải thích từ “đảng” trong “Tân Hoa tự điển” là: 1. Chính đảng, đặc biệt ám chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ta. 2. Tập đoàn được hình thành vì quan hệ lợi ích cá nhân. 3. Ngày xưa dùng để chỉ họ hàng như họ nội, họ ngoại, họ đằng vợ.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích là: 500 gia đình là một đảng, như hương đảng (xóm làng) hay đảng nhân (người cùng làng xóm, người đồng hương); chế độ thời nhà Chu chia năm gia là một bí, năm bí là một lư, năm lư là một tộc, năm tộc là một đảng; đảng, cũng có nghĩa là bè, là giúp đỡ, nếu bạn bè giúp đỡ mà che giấu lỗi lầm thì đó là đảng thiên vị cho bè đảng.

Hãy so sánh một tý, “Tân Hoa Tự điển” không có bất kỳ kiến thức hay nội hàm nào, chỉ có một vài lời giải thích lạnh lùng. Từ đầu đến cuối, không để người đọc hiểu được nguồn gốc và hình ảnh của chữ “đảng”.

Một ví dụ khác là cách giải thích về chữ “quỵ” (跪: quỳ gối), “Tân Hoa Tự điển” giải thích: 1. Hai đầu gối đặt trên mặt đất, eo và hông duỗi thẳng. 2. Bàn chân.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích: Quỵ (跪), tức là kỵ (跽), bái quỵ (拜跪). Nghĩa là hai đầu gối quỳ trên đất mà lạy. Người xưa ngồi dưới đất cũng giống như ngồi quỳ nên giữa khách và chủ thường làm lễ quỳ. Ngày nay khi cúng Thần và hành lễ với người lớn tuổi việc quỳ gối là biểu hiện của sự tôn kính, có sự phân biệt giữa quỳ một lần, quỳ hai lần và quỳ ba lần. Người phương Tây không quỳ lễ, ngay cả khi gặp vua cũng chỉ ngả mũ cúi đầu chào mà thôi.

Hóa ra trước thời nhà Tống, người xưa đều ngồi quỳ, thời đó chưa có ghế chân cao như ngày nay, người xưa đã quen với việc ngồi dưới đất. Tức là quỳ trên mặt đất, tựa mông vào gót chân, giữ thân trên thẳng, đây là tư thế ngồi rất trang nghiêm và tao nhã. Tư thế ngồi quỳ này có một cái tên đặc biệt, gọi là kỵ tọa (ngồi quỳ). Người Nhật vẫn bảo lưu tư thế ngồi quỳ này trong cuộc sống hàng ngày, chính là điều mà họ học được trước đây từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.

Vào thời điểm đó nghi lễ quỳ lạy rất thông dụng trong xã hội Trung Quốc, bởi vì nghi lễ quỳ lạy là việc làm tự nhiên, do thẳng lưng trong tư thế ngồi quỳ, mông nhấc lên khỏi gót chân, tức là quỳ; cùng kết hợp với các động tác của tay và đầu như chắp tay, cúi đầu, khấu đầu hay lạy sát đầu xuống đất, thì đó là bái (lạy), dùng để thể hiện sự tôn kính. Chẳng hạn khi kết thúc một bức thư, ngay cả những người bằng vai phải lứa thường vẫn khấu đầu lạy, việc này không phải là vì phân biệt tôn ti cao thấp mà chỉ là để biểu hiện của sự tôn kính. Một ví dụ khác được ghi lại trong “Phạm Thư thuyết Tần Vương”: “Tần Vương quỳ nói: ‘Tiên sinh, ngài đang nói gì vậy!…’ Phạm Thư lại lạy, Tần Vương cũng lạy”. Có thể thấy, thời xa xưa, quỳ và bái là hai bên đối đãi với nhau, đó chỉ là một nghi thức trang nghiêm được phát triển từ tư thế ngồi quỳ, nó chỉ thể hiện sự tôn kính, đây là nguồn gốc của việc quỳ gối.

Một ví dụ khác là lời giải thích của chữ “Thiểm” (陕), “Tân Hoa Tự điển” viết: Thiểm Tây, một tỉnh của nước ta.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích là: thời Chu Thành Vương, Chu Công cai trị phía Đông Thiểm Tây, Triệu Công cai trị phía Tây Thiểm Tây, Thiểm được dùng làm ranh giới phân chia, ngày nay gọi là tỉnh Thiểm Tây, tức là vùng đất do Triệu Công cai trị. Vùng đất này từ xa xưa đã là nơi ở của các đế vương, thời nhà Chu gọi là Long Hưng, thời Tần gọi là Hổ Thị, từ thời nhà Hán về sau đều gọi là Quan Trung. Quả thật Thiên Phúc là anh hùng, và Tứ Xuyên ở Tân Cương được coi là vị trí hiểm yếu.

Khi so sánh cả hai, sự khác biệt sẽ trở nên rõ ràng. Vì độ dài của bài viết có hạn nên chỉ trích dẫn hai hoặc ba ví dụ ở đây.

Cư dân mạng cho rằng: “Việc giải thích từ ngữ trong ‘Tân Hoa tự điển’ đã cắt đứt hoàn toàn nguồn gốc của văn hóa Trung Hoa, trong quá trình giải thích, họ đã loại bỏ tín ngưỡng tôn giáo, cưỡng ép thêm vào trong đó tư tưởng đấu tranh, chủ nghĩa vô thần và một loại thuốc nhuộm về hình thái ý thức của sự cuồng vọng, kiêu ngạo, cho mình là cao quý vĩ đại, từ đó trở đi, gần như toàn bộ chữ Hán do tổ tiên chúng ta sáng tạo ra đều trở thành những thây ma – bạn khó có thể tiếp thu được bao nhiêu dưỡng chất văn hóa từ chúng, nhưng lại cực kỳ dễ bị tẩy não bởi những cách giải thích một cách méo mó của họ: Càng biết nhiều, bạn càng rời xa nhận thức chính xác và chân tướng; họ dốc toàn lực cắt đứt các mối liên hệ lịch sử và văn hóa của từ ngữ, nguyên tắc chú giải của nó là lấy ý nghĩa ngày nay làm ý nghĩa, sử dụng ngày nay làm công dụng, khiến những kiến thức bớt xén thành kiến thức rập khuôn, ngăn chặn mọi liên hệ với lịch sử; ngăn trở bạn nảy sinh liên hệ; mỗi một chữ Hán đều trở nên nhàm chán và vô vị”.

Còn có cư dân mạng cho rằng: “Tân Hoa tự điển” là cuốn từ điển “đã chặt bỏ gốc rễ trí tuệ và sinh mệnh văn hóa của dân tộc Trung Hoa”. Hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Cộng xây dựng chính quyền đến nay, “các thế hệ người Trung Quốc đã bước vào thế giới nhân văn của Trung Quốc bằng cách dựa vào một cuốn sách vô cùng độc hại đã hoàn toàn được hình thái ý thức hóa như vậy”, họ “ngay từ đầu đã mất khả năng bước vào thế giới nhân văn lâu đời của dân tộc Trung Hoa”.

Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng sẽ không tiếc tính mệnh để bảo vệ nền văn hóa và lịch sử của mình, bởi đó là cội nguồn của dân tộc mình, không một dân tộc nào tự tay hủy hoại nền văn hóa của mình, đây là hành vi của một kẻ điên, là chuyện đoạn tử tuyệt tôn. Giống như một người mất linh hồn, bị ác quỷ ám vào thân, những gì Trung Cộng làm với Trung Hoa chính là như thế. Hy vọng rằng đồng bào Trung Hoa sẽ nhận tổ quy tông, gạt bỏ ác quỷ phụ thể này, xua đuổi tà linh Trung Cộng ra khỏi mảnh đất Thần Châu Đại Địa, phục hưng nền văn hóa Thần truyền của Hoa Hạ.

Cuối cùng xin nói rõ một điểm: Tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sau khi tu luyện đề cao tầng thứ, trí huệ và năng lực của tôi đã được Sư tôn khai mở, cho nên tôi biết và thấy được nhiều điều mà người thường không thể biết được. Tất cả trí tuệ và kiến thức của tôi đều đến từ Pháp Luân Đại Pháp, nếu tách rời Đại Pháp, tôi chỉ là một sinh mệnh vô tri không có bất cứ trí tuệ và năng lực gì. Tất cả những nhận thức trong bài viết này đều là kiến thức và hiểu biết của cá nhân trong quá trình tu luyện Đại Pháp, và chỉ có thể đại diện cho những nhận thức ở tầng thứ cá nhân. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp căn bản của vũ trụ, bất kỳ Thần Phật hay sinh mệnh nào trong suốt cuộc đời đều không thể thể ngộ ra được nội hàm chân chính của Nó, muốn có được trí huệ vĩ đại thì phải tự mình tu luyện mới thể ngộ được.

Chú thích:

1: Người thân mà không gặp nhau, nghĩa là chữ “thân” giản thể 亲 là chữ “thân” chính thể 親 mất đi chữ “kiến” 見 nghĩa là trông thấy, gặp mặt gặp gỡ: 親 →亲.
2: Yêu mà không tim, nghĩa là chữ “ái” giản thể 爱 là chữ “ái” chính thể 愛 mất đi chữ “tâm” 心: 愛 →爱.
3: Đẻ mà không sinh, nghĩa là chữ “sản” giản thể 产 là chữ “sản” chính thể 產 mất đi chữ “sinh” 生: 產→产.
4: Nhà máy mà trống rỗng, nghĩa là chữ “xưởng” giản thể 厂 là chữ “xưởng” chính thể 厰 trống rỗng bên trong: 厰 → 厂.
5: Sợi miến mà không có bột mỳ, nghĩa là chữ “miến” giản thể 面 là chữ “miến” chính thể 麵 mất đi chữ “mạch”: 麵 → 面.
6: Vận chuyển mà không có xe, nghĩa là chữ “vận” giản thể 运 là chữ “vận” chính thể 運 mất đi chữ “xa” 車: 運 → 运.
7: Dẫn dắt mà không có đường, nghĩa là chữ “đạo” giản thể 导 là chữ “đạo” chính thể 導 mất đi chữ “đạo” 道:導 → 导.
8: Con mà không có đầu, nghĩa là chữ “nhi” giản thể 儿 là chữ “nhi” chính thể 兒 mất đi cái đầu (臼) ở trên:兒→儿.
9: Bay với cánh gãy, nghĩa là chữ “phi” giản thể 飞 là chữ “phi” chính thể 飛 mất đi chữ “thăng” 升 và một nửa chữ “phi” 飞: 飛→飞.
10: Mây mà không mưa, nghĩa là chữ “vân” giản thể 云 là chữ “vân” chính thể 雲 mất đi chữ “vũ” 雨: 雲→云.
11: Mở đóng mà không có cửa, nghĩa là chữ “khai quan” giản thể 开关 là chữ “khai quan” chính thể 開関 mất đi chữ “môn” 門: 開関→开关.
12: Làng mà không có đàn ông, nghĩa là chữ “hương” giản thể 乡 là chữ “hương” chính thể 鄉 mất đi chữ “lang” 郎, nghĩa là đàn ông: 鄉→乡.
13: Mua trở thành đao chém xuống đầu người, nghĩa là chữ “mãi” giản thể 买 là chữ “mãi” chính thể 買 biến đổi thành một chữ khác hẳn ở trên là chữ “đao” dưới là chữ “đầu” 头:買→买.
14: Đi vào cái giếng, nghĩa là chữ “tiến” giản thể 进 là chữ “tiến” chính thể 進 bị thay chữ “giai” bằng chữ “tỉnh” 井: 進→进, chữ “tiến” chính thể là đi đến cái tốt đẹp còn chữ “tiến” giản thể là đi vào cái giếng, vào ngõ cụt.

Tài liệu tham khảo cổ văn:
“Kinh Dịch”
“Hàn Phi Tử”
“Sơn Hải Kinh”
“Lã Thị Xuân Thu”
“Hoài Nam Tử”
“Thuyết Văn Giải Tự”
“Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao”
“Lịch Đại Danh Họa Ký”
“Dịch Thông Quái Nghiệm”
“Bắc Sử – Giang Thức Truyện”
“Tam Ngũ Lịch Ký”
“Ngũ Vận Lịch Niên Ký”
“Thuật Dị Ký”
“Mahabharata”
“Bhagavata Purana”
“Gita Govinda”
“Hoàng Đế Nội Kinh”
“Tân Đường Thư”
“Tự Thuyết”
“Hiếu Kinh Viện Thần Khiết”
“Văn Tự Luận”
“Tiêu Thị Dịch Lâm”
“Khang Hy Tự Điển”
“Thượng Thư”
“Tiến Học Giải”
“Lương Tứ Công Ký”
“Pháp Hoa Văn Cú”
“Huệ Lâm Âm Nghĩa”
“Khuyến Học Thiên”
“Tấn Thư. Vệ Hằng Truyện”
“Cổ Kim Văn Tự Chí Mục”
“Thư Đoạn”
“Hoài lai huyện chí”
“Thủy Kinh Chú”
“Tự Tiên Ký”
“Bắc Đô phú”
“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết”
(Tác giả nguyên cảo san đăng)

(Hết toàn văn)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239733

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (11): Kiếp nạn của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (10): Sự phát triển và thay đổi của chữ Hánhttps://chanhkien.org/2023/11/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-10-su-phat-trien-va-thay-doi-cua-chu-han.htmlThu, 16 Nov 2023 22:20:12 +0000https://chanhkien.org/?p=31846Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Tự hình (hình dạng, nét chữ) của chữ Hán đã trải qua mấy lần thay đổi lớn trong lịch sử, trong bài này chúng ta sẽ phân loại ngắn gọn như sau: Hiện nay chúng ta vẫn không biết tự hình mà Thương Hiệt tạo ra ban đầu trông như […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (10): Sự phát triển và thay đổi của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Tự hình (hình dạng, nét chữ) của chữ Hán đã trải qua mấy lần thay đổi lớn trong lịch sử, trong bài này chúng ta sẽ phân loại ngắn gọn như sau:

Hiện nay chúng ta vẫn không biết tự hình mà Thương Hiệt tạo ra ban đầu trông như thế nào, phiên bản chữ viết cổ nhất được lưu truyền cho đến nay là chữ Giáp Cốt và chữ Kim Văn, những kiểu chữ này là chữ sử dụng sau thời điểm Thương Hiệt tạo ra chữ một nghìn năm.

Chữ Giáp Cốt là những chữ được khắc trên mai rùa và xương thú vào thời nhà Thương, chúng thường được sử dụng để ghi lại kết quả chiêm bốc (tiên đoán, bói toán). Có khoảng hơn 100.000 mảnh xương và mai rùa từ thời nhà Thương đã được phát hiện và 3.978 chữ đã được phân loại. Hiện tại có hơn 900 chữ Giáp Cốt đã được đọc và xác nhận, phần lớn là những chữ khá thông dụng, còn có hơn 3.000 chữ chưa thể đọc và xác nhận.

Chữ Kim văn là những chữ được khắc hoặc đúc trên các loại đồ đồng trước thời nhà Tần. Trong số các đồ đồng này, chung (cái chuông) là nhạc khí phổ biến nhất và đỉnh (cái vạc) là lễ khí phổ biến nhất, cho nên còn được gọi là Chung Đỉnh Văn (chữ khắc trên chuông và vạc). Cho đến nay hơn 8.000 đồ đồng có chữ Kim đã được khai quật, trên đó có hơn 3.000 chữ không trùng lặp và có khoảng trên dưới 1.800 chữ đã được đọc và nhận biết.

Đến thời Chu Tuyên Vương, Thái sử Trứu trên cơ sở các chữ cổ xưa đã sửa đổi để tạo thành Trứu Văn (chữ Đại Triện). Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, vì cục diện chia cắt quá dài của thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc gây ra, tự hình của các chữ được mỗi nước sử dụng đã phát sinh một số thay đổi, thậm chí cùng một chữ nhưng mỗi nước chư hầu lại có cách viết khác nhau. Tần Thủy Hoàng bèn thống nhất chữ Hán, cho phép Lý Tư lấy dạng chữ của nước Tần làm cơ sở, rồi chỉnh lý, sửa đổi thành chữ Tiểu Triện. Thời gian sử dụng chữ Tiểu Triện rất ngắn, sau thời nhà Hán nó không còn được sử dụng nữa, có tổng cộng 9.353 chữ Tiểu Triện được đưa vào trong cuốn “Thuyết văn giải tự”.

Tất cả các chữ viết trước Tiểu Triện đều có thể được gọi là Đại Triện, bao gồm Trứu Văn, Kim Văn, Giáp Cốt Văn, v.v., thậm chí bao gồm cả những dạng chữ do Thương Hiệt tạo ra lúc ban sơ, nhưng một số người lại gọi Trứu Văn là Đại Triện.

Trên đây là một số lần thay đổi hình dạng của chữ Hán, nhưng những thay đổi này đều không quá lớn, tự hình của các chữ cổ về cơ bản vẫn được duy trì, lần thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử là sự xuất hiện của Lệ Thư (chữ Lệ). Lệ Thư xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Tần, và trở nên phổ biến ở thời nhà Hán, có thể phân thành “Tần Lệ” và “Hán Lệ”. Tần Lệ còn được gọi là “Cổ Lệ”, và Hán Lệ được gọi là “Kim Lệ”. Ngoài ra Lệ Thư còn có những tên gọi khác như “Tá Thư”, “Bát Phân”, v.v. Sau khi Lệ Thư được hình thành, nó ngay lập tức được phổ biến, đến thời nhà Hán thì hoàn toàn được phổ cập. Khi Lệ Thư được thiết lập, tự hình của chữ Hán về cơ bản đã được cố định, cho đến nay chúng vẫn không có thay đổi quá lớn (ngoại trừ các chữ Hán giản thể của Trung Cộng). Việc tạo dựng ra Lệ Thư có ý nghĩa rất trọng đại, nó đã làm cho hình tượng của chữ Hán cổ biến thành “bút họa thức” (dạng nét bút) hiện nay, viết và sử dụng dễ hơn, đồng thời giúp quảng bá và phổ cập chữ Hán dễ dàng hơn.

Có nhiều ý kiến khác nhau về người sáng lập ra chữ Lệ, có người cho rằng chữ Lệ là do quan coi ngục Trình Mạc thời Tần sáng lập, có người nói là do Tiên nhân Vương Thứ Trọng thời Tần sáng lập.

Trong sách “Thư Đoán” Trương Hoài Quán viết: “Chữ Lệ là do Trình Mạc sáng lập. Trình Mạc vốn là một quan cai ngục thời nhà Tần, rất giỏi về chữ Đại Triện, về sau ông ta đã đắc tội với Tần Thủy Hoàng nên bị giam trong nhà ngục Vân Dương. Trải qua mười năm nghiên cứu trong tù, cuối cùng trên cơ sở chữ Đại Triện và chữ Tiểu Triện ông đã sáng tạo ra chữ Lệ, đồng thời tạo ra 3.000 chữ Lệ dâng lên Tần Thủy Hoàng. Tần Hoàng đế rất vui mừng nên đã xá tội cho ông và thăng cho ông chức quan Ngự sử”.

Cũng có người cho rằng chữ Lệ là do Tiên nhân Vương Thứ Trọng của nhà Tần sáng lập ra trên cơ sở chữ viết cổ. Về việc Vương Thứ Trọng tạo ra chữ Lệ bằng cách thay đổi hình tượng của chữ cổ, có ghi chép trong “Khuyến học thiên”, “Tấn Thư· Vệ Hằng Truyện”, “Cổ kim văn tự chí mục”, “Thư Đoán”, “Hoài Lai huyện chí”, v.v., và các tài liệu lịch sử khác đều có ghi chép.

Trong số đó, các cổ thư như “Thủy Kinh Chú”, “Tự Tiên Ký”, “Bắc Đô Phú” đều có ghi chép rằng: Vương Thứ Trọng, người Thượng Cốc thời nhà Tần, từ nhỏ đã có chí hướng khác hẳn người thường, có những điều kỳ lạ thường xuyên xảy ra trên người ông ta. Khi Vương Thứ Trọng khoảng 20 tuổi, dựa trên cơ sở chữ viết cổ do Thương Hiệt tạo ra ông đã thay đổi tự hình của chúng để sáng tạo ra chữ Lệ. Vào thời điểm đó, việc quan của nhà Tần rất bận rộn, văn thư chất đống như núi, dùng chữ Triện để viết thì vô cùng chậm, sau khi có chữ Lệ của Vương Thứ Trọng, hiệu quả công việc được nâng lên rất nhiều. Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, coi Vương Thứ Trọng là một kỳ nhân bèn phái người đến triệu kiến Vương Thứ Trọng, nhưng ba lần liên tiếp đều không mời được ông. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận nên sai người dùng xe tù trực tiếp áp giải Vương Thứ Trọng về. Khi xe tù đi được nửa đường, Vương Thứ Trọng đột nhiên biến thành một con chim lớn, bay ra khỏi xe tù, bay lên trời cao kêu lớn rồi bay đi. Khi nó bay qua Tây Sơn, hai chiếc lông vũ rơi xuống và biến thành hai ngọn núi, đó là núi Đại Cách và núi Tiểu Cách ở phía đông bắc thành Thư Dương.

Trên đây là những thay đổi về tự hình của chữ Hán trong lịch sử, ngoài ra chữ Hán còn có những thay đổi về tự thể (kiểu chữ, thể chữ). Tự hình và tự thể là hai khái niệm khác nhau, những thay đổi nảy sinh trong cấu trúc cơ bản của chữ được gọi là thay đổi tự hình, chẳng hạn như chữ Giáp Cốt, Đại Triện, Tiểu Triện, Lệ Thư, là những thay đổi tự hình. Nếu như cấu trúc cơ bản của chữ không thay đổi mà chỉ thay đổi kiểu dáng phong cách bề ngoài thì gọi là thay đổi tự thể. Các loại tự thể như Nhan thể, Liễu thể, Tống thể, Hắc thể và các thể chữ được sử dụng trong thiết kế nghệ thuật hiện đại đều là những thay đổi về tự thể. Mỗi người viết chữ theo một phong cách khác nhau, tất cả đều là cùng một thể chữ, nhưng các nét chữ cơ bản vẫn giống nhau. Ngoài ra còn có Khoa Đẩu Văn (chữ giống con nòng nọc) của thời cổ đại và Điểu Trùng Thư (chữ giống hình con chim và côn trùng) của thời Xuân Thu Chiến Quốc, v.v. nên đây cũng là sự thay đổi về tự thể vào thời điểm đó.

Sau khi sáng tạo ra chữ Lệ, hình tượng của chữ Hán về cơ bản đã được cố định lại, cho đến nay hầu như không có nhiều thay đổi lớn, ví như chữ viết hiện đang được sử dụng ở Đài Loan. Sau khi Trung Cộng lên nắm quyền, vào năm 1956, chữ giản thể được phổ biến rộng ở đại lục, làm cho chữ Hán hoàn toàn tàn phế, đã cắt đứt mối liên hệ với Thần. Trung Cộng không chỉ cắt xén chữ Hán mà suýt chút nữa xóa bỏ hoàn toàn chữ Hán, chuẩn bị dùng chữ cái ghi âm thay thế chữ Hán.

Vào ngày 26 tháng 9 năm 1931, Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra sức thúc đẩy Trung Quốc bãi bỏ chữ Hán, cải biến bằng cách sử dụng chữ cái Latinh để thay thế, mưu đồ là để tiêu vong nền văn hóa thần truyền Trung Hoa của chúng ta. Họ đã tổ chức “Đại hội đại biểu chữ viết mới tiếng Trung lần thứ nhất” tại Vladivostok, trong đó có đại diện của Trung Cộng như Cù Thu Bạch, Ngô Ngọc Chương và những người khác tham gia, cùng với Đảng Cộng sản Liên Xô phác thảo phương án “Latinh hóa chữ viết mới cho các phương ngữ miền Bắc”.

Sau khi Đại lục thất thế vào năm 1949, Trung Cộng đã mạnh mẽ thúc đẩy việc đơn giản hóa chữ viết, vào tháng 3 năm 1952, họ đã phác thảo bản thảo đầu tiên của “Bảng các chữ Hán giản thể”, chọn ra 700 chữ đã được đơn giản hóa. Mao Trạch Đông sau khi đọc xong rất không hài lòng, cho rằng 700 chữ được đơn giản hóa là chưa đủ đơn giản, số lượng chữ Hán phải giảm xuống, một chữ có thể thay thế được nhiều chữ.

Sau cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô, kế hoạch xóa bỏ chữ Hán của Trung Cộng không được tiến hành, cho nên cuối cùng họ không thể phiên âm hóa các chữ Hán, để lại những chữ Hán không hoàn chỉnh ở đại lục ngày nay.

Tờ “Nhân Dân Nhật Báo” ngày 26/10/1955 đưa tin trên trang đầu: “Việc đơn giản hóa chữ Hán không phải là cải cách căn bản về chữ viết, cần phải tiến hành thêm bước nữa là phiên âm hóa, hy vọng các chuyên gia của ĐCSTQ sẽ hoàn thành công việc chuẩn bị cho phiên âm chữ Hán”.

Vào ngày 20 tháng 12 năm 1977, tờ “Nhân dân Nhật báo” đã viết tiêu đề trên trang nhất rằng: “Chữ viết phải được cải cách, và phải đi theo hướng phiên âm chung của chữ viết trên thế giới”.

Kể từ khi Trung Cộng lên nắm quyền đến nay, 30 năm qua nó đã điên cuồng phá hủy nền văn hóa thần truyền, đốt sách cổ, đào mộ tổ tiên, phá hủy các di tích văn hóa, bóp méo lịch sử, người dân Trung Quốc đã hoàn toàn cắt đứt với cội nguồn, quên mất tổ tiên và văn hoá của mình. Trong 30 năm tiếp theo chúng lại hủy hoại hoàn toàn môi trường của Trung Hoa đại lục, khiến vùng đất Thần Châu đại địa với núi sông linh thiêng cẩm tú đâu đâu cũng bị tàn phá, đất đai bị đầu độc, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, thực phẩm bị ô nhiễm; kết quả là hàng năm tai họa liên tiếp xẩy ra như lũ lụt, bão tuyết, hạn hán, động đất, lở đất, bão cát, sương mù… Chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi, chúng đã phá hủy hoàn toàn đạo đức, lễ nghi truyền thống mà dân tộc Trung Hoa đã duy trì hàng nghìn năm, đến nỗi trên thế giới người dân Trung Quốc đã trở thành đồng nghĩa với “thiếu tố chất”, khiến cho Trung Quốc đại lục hiện nay “cười kẻ nghèo nhưng không cười gái điếm”, “tất cả chỉ nhìn vào tiền”, vì lợi ích mà không từ một thủ đoạn nào, hãm hại lừa dối, đốt, giết, gian trá, cướp bóc, không việc xấu nào không làm. Sữa bột nhiễm độc, dầu cống rãnh, thuốc nhuộm đỏ Sudan, biến đổi gen, vắc xin độc, rau kích thích, gạo nhựa, thuốc kích thích tạo nạc, xưởng ngầm, nhà máy đen; quản lý đô thị, cưỡng bức phá dỡ, giết trẻ em, hãm hiếp bé gái, thu hoạch nội tạng sống, công trình nhà đậu phụ; thu nhập thấp, giá nhà cao, cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh gay gắt, chăm sóc y tế và giáo dục đắt đỏ… Chúng chỉ mất vài chục năm để biến vùng đất được Thần ưu ái này trở thành địa ngục trần gian!

Sau khi phá hoại hoàn toàn tất cả những thứ này, chúng lại vơ sạch những đồng tiền cuối cùng mà người dân khó nhọc mới kiếm được, đưa con cái và gia đình của chúng ra nước ngoài, mang hộ chiếu nước ngoài, hít thở bầu không khí trong lành và tự do trong các xã hội dân chủ hải ngoại… Rốt cuộc là mối hận thù sâu sắc như thế nào mới khiến chúng căm ghét dân tộc Hoa Hạ đến vậy? E rằng dù chúng bị băm vằm từng mảnh và hủy diệt cũng không đền được tội phải không?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239732

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (10): Sự phát triển và thay đổi của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 2)https://chanhkien.org/2023/11/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-9-thuyet-van-giai-tu-phan-2.htmlMon, 06 Nov 2023 04:54:18 +0000https://chanhkien.org/?p=31746Đạo Sinh [ChanhKien.org] 『化』: “化” (Hóa): Chữ Giáp Cốt là =+ (Thái cực đồ nguyên sơ). Giải thích: Một âm một dương, tuần hoàn lặp đi lặp lại, biến hóa vô cùng, hình thành một Thái Cực đồ nguyên thủy. Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ được cấu thành từ các lạp tử khác nhau, […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

『化』:

“化” (Hóa):

Chữ Giáp Cốt là 0923=0920+0920 (Thái cực đồ nguyên sơ).

Giải thích: Một âm một dương, tuần hoàn lặp đi lặp lại, biến hóa vô cùng, hình thành một Thái Cực đồ nguyên thủy. Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ được cấu thành từ các lạp tử khác nhau, tức là vật chất được cấu thành từ các tầng lạp tử khác nhau. Ví dụ như phân tử cấu thành nên mọi thứ trong không gian của con người, mà phân tử lại là cấu thành từ nguyên tử, nguyên tử lại là cấu thành từ hạt nhân nguyên tử và điện tử, hạt nhân nguyên tử lại được cấu thành từ proton và neutron, proton và neutron lại được cấu thành từ quark… Nếu phân tích kỹ xuống nữa thì các tầng lạp tử là vô cùng vô tận, khoa học hiện đại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể tìm ra được nguyên tố nhỏ nhất cấu thành nên vật chất, tức là vĩnh viễn không bao giờ có thể tìm thấy lạp tử nhỏ nhất, đây là tầng thứ cực hạn của khoa học.

Hai tượng âm dương là ở tầng thứ rất cao trong vũ trụ, cũng là hai nhân tố lớn do các lạp tử tầng cực thâm sâu tinh luyện ra. Chúng nằm ở nơi cực vi quan của các lạp tử, đó là những lạp tử (hạt) vi quan hơn hạt neutron, quark v.v. không biết là bao nhiêu vạn ức lần, khoa học hiện đại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể chạm tới tầng diện vi quan như vậy. Chúng chuyển vận ở tầng cuối cùng của vật chất, tương hợp với nhau thành Thái Cực, từ vi quan nhất và tầng cao nhất, nó thống trị và khống chế vạn vật trong vũ trụ ở tầng bề mặt. Vì vậy sự vận chuyển của Thái Cực, sự biến hóa của âm dương là sự biến hóa căn bản nhất của vạn vật trong vũ trụ, là những biến đổi vi quan nhất ở tầng thấp nhất, nó sẽ từ trong ra ngoài, từ tầng sâu nhất tương ứng với thế giới bề mặt, đồng thời khống chế sự chuyển động và biến đổi của mọi vật chất. Khi thể hiện đến bề mặt, thì sẽ gây ra những thay đổi hồng quan ở thế giới bề mặt. Bởi đây là sự biến đổi căn bản nên năng lượng là vô cùng, không thể ngăn cản, từ vi quan đến hồng quan, không gì có thể thoát khỏi. Đây là Tượng của chữ 化 (hóa).

Khoa học hiện đại có kỹ thuật này chính là thông qua trình tự sắp xếp phân tử của một số chất để thay đổi chúng. Ví dụ, đặt than chì dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao thì có thể thay đổi sự sắp xếp của các phân tử cacbon của nó, do đó biến nó thành kim cương. Đem than chì biến thành kim cương, đối với con người mà nói đó là chuyện “thần thoại”, điều này cũng giống như sờ vào đá biến thành vàng, nhưng đây là một thí nghiệm khoa học có thật.

Đây cũng chỉ là sự biến đổi từ tầng thấp nhất của lạp tử – tầng diện phân tử, còn sự thay đổi của cấp độ nguyên tử ở một tầng thâm sâu thì kỹ thuật của con người không đạt tới. Thần Phật là những sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ cực kỳ cao vượt xa con người, tầng thứ càng cao thì năng lượng càng lớn, trí tuệ càng lớn, cho nên Thần Phật đối với con người mà nói là thần thông đại hiển, họ tồn tại trong một thế giới năng lượng cao do các lạp tử tầng cao hơn, vi quan hơn tổ hợp thành, vượt rất xa thế giới phân tử của con người, tức là thời không chiều cao, đó chính là thế giới của Thần Phật, như thế giới Thiên quốc, thế giới Cực Lạc, thế giới Liên Hoa, v.v. Thế giới năng lượng cao nơi Thần Phật tồn tại và thế giới phân tử của con người cách xa nhau vô cùng, cách nhau vô số tầng, cho nên khoa học của nhân loại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể phát hiện hay chạm tới được.

Khi các vị Thần Phật thay đổi một vật thể, họ sẽ thay đổi từ các lạp tử cấu thành cơ bản và vi quan nhất của vật thể cho đến bản chất nhất, sau đó triển hiện từng lớp trên bề mặt. Vì vậy Thần Phật không việc gì là không làm được, tùy tâm sở dục, biến hóa vô cùng.

Công nghệ vật lý của khoa học nhân loại vẫn có thể biến đổi cấu trúc phân tử và biến than chì thành kim cương. Thần Phật nắm giữ các Pháp và Đại Đạo cao tầng của vũ trụ thì có thể đồng thời biến đổi và sinh thành vạn vật từ vi quan nhất đến tầng bề mặt nhất của vạn vật trong vũ trụ, có thể từ không sinh ra có và tạo ra vạn vật trong vũ trụ, biến hóa vô cùng, tại sao lại có sự huyền bí đó? Nhân loại lạc lối trong đống phân tử, bò trong đất nhơ bẩn, giống như con Tiêu Minh (một loại côn trùng) không nhìn thấy được thần thú Côn Bằng, nấm buổi sáng không biết cây Đại Xuân, (xuất xứ từ điển cố “Tiêu Dao Du” của Trang Tử, ý là nói sinh mệnh cực kỳ ngắn ngủi), ở dưới chân Thần Phật lại phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, há chẳng phải là ngu ngốc và nực cười sao?

『情』:

“情” (Tình):

① 丹(đan): Chữ giáp cốt là “0920”. Giống như một lò luyện đan, có một điểm ở trung tâm, có nghĩa là vật được luyện trong lò, đó là “Đan”. ②青 (thanh): Chữ Kim là “0920“=0920 (生: sinh trưởng tự nhiên) +0920 (丹: đan). Nghĩa gốc là: sinh đan, tinh khí ngưng tụ mà sinh đan. Nó cũng bao hàm có nghĩa: tinh khí ngưng tụ, tinh hoa ở chỗ đó. Ngọn lửa trong lò khi luyện đan có màu xanh lam cho nên Tượng của chữ “青: thanh” cũng bao gồm cả màu xanh lam, v.v. ③ 静 (tĩnh), chữ Kim Văn là 09200920 (青 thanh: sinh đan) +0920(争 tranh: chống lại). ④情 (tình): Chữ Kim Văn là 0920 = 0920 (心 tâm: Nhưng trái tim này là trái tim bị khóa, lỗ tim bị bịt kín, nhưng trong tim vẫn còn một chút, chứng tỏ “tình” sinh ra từ trong tim, đã làm ô uế tâm linh, nên đã bịt kín lỗ tim) + 0920 (青 thanh: sinh đan, tu luyện).

Giải nghĩa: Đầu tiên hãy hiểu “đan”, xem phần ①. Trước đây, trong giới tu luyện, bất kể là theo phương pháp tu luyện của một gia phái nào, bất kể là tôn giáo nào, tất cả đều tập trung vào luyện đan. Trong Đạo gia, luyện đan được phân thành hai loại “ngoại đan” và “nội đan”, đan được luyện xuất ra trong lò là ngoại đan, lấy cơ thể con người dùng làm lò luyện đan, và đan được tu ra trong nơi đan điền của cơ thể con người gọi là nội đan. Mặc dù các tôn giáo khác như Phật giáo không nói đến luyện đan, nhưng vẫn luyện đan, và thứ họ luyện được chính là nội đan. Khi hòa thượng tu luyện đã đạt đến niết bàn được hỏa táng, có xá lợi tử, xá lợi tử này chính là nội đan nổ tung, sau khi năng lượng được giải phóng, những tàn dư được lưu lại trong nhục thể.

Ở phương Tây có giả kim thuật, từ xa xưa ở phương Tây đã có rất nhiều nhà giả kim thuật, chẳng hạn như Nhà vật lý học nổi tiếng Newton là một nhà giả kim thuật, ông đã cống hiến cả đời cho thuật giả kim, những thành tựu về vật lý học chỉ là sản phẩm phụ trong cuộc đời “luyện kim” của ông. Trong chiếc “hộp đen” mà Newton để lại sau khi qua đời, người ta nói rằng có rất nhiều tâm đắc về giả kim thuật. Giả kim thuật của phương Tây kỳ thực chính là thuật luyện đan, là tu luyện, là luyện kim đan, chỉ là danh từ của phương Đông và phương Tây diễn đạt khác nhau mà thôi.

Đạo gia thường nói Kim Đan Đại Đạo, ý nghĩa là sau khi tu thành Kim Đan thì có thể thông hiểu những huyền cơ của trời đất và ngộ được Đại Đạo. Tu thành Kim Đan tức là có thể thoát khỏi vòng luân hồi trong phàm trần, nhảy ra khỏi tam giới, nhảy ra khỏi tình và trở thành Thần Tiên hoặc Chân Nhân.

Cho nên trong tu luyện trước đây, quá trình luyện đan đồng bộ với quá trình tu luyện, đó là quá trình phàm nhân nhảy ra khỏi nhân gian và trở thành những sinh mệnh cao cấp. Kim đan luyện thành cũng chính là tu luyện đã kết thúc, đã nhảy ra khỏi nhân thế.

Tiếp theo là giải thích chữ “青”, xem phần ② ở trên. Chữ “青” (thanh) ở dưới là chữ “丹” (đan), ở trên là chữ “生” (sinh), ý nghĩa là sinh đan. Quá trình ngưng tụ tinh khí và năng lượng trong cơ thể, chính là quá trình sinh đan. Đan chính là tinh hoa ngưng tụ trong cơ thể. Cho nên ý nghĩa Tượng của chữ “青” bao hàm: tinh hoa, nơi hội tụ tinh khí.

Tiếp theo là giải thích chữ “静”, xem phần ③ ở trên. Phần trước khi giải thích về chữ “慧” (huệ) đã nói rồi: Tĩnh năng sinh huệ (sự tĩnh lặng có thể tạo ra trí huệ). Quá trình sinh huệ cũng chính là quá trình tu luyện.

Vậy “静” (tĩnh) là gì? Khi tạo ra chữ “静”, Thần đã nói với con người rồi. Bên trái là chữ “青” (thanh), ý nghĩa là luyện đan và tu luyện, còn bên phải là chữ “争” (tranh), ý nghĩa của “tranh” là đấu tranh chống lại mọi chấp trước dục vọng và mọi tư tâm tạp niệm trong lòng, dần dần xem nhẹ chúng, buông bỏ chúng, xả bỏ chúng. Khi những tư tâm tạp niệm, chấp trước dục vọng càng ngày càng ít đi, lòng người sẽ càng ngày càng “tĩnh”, trí huệ sẽ càng ngày càng lớn. Tâm của con người càng tĩnh thì tinh khí và năng lượng không ngừng tích tụ trong đan điền có thể sinh đan, đây chính là quá trình tu luyện.

Cuối cùng để hiểu chữ “情” (tình), xem phần ④ ở trên. Chữ tình chia làm hai phần trái và phải, bên trái là một “trái tim” đóng kín, ở trong tim vẫn còn một điểm. Ý nghĩa là: Tình nảy sinh trong tim, làm ô uế tâm linh, khiến cho trái tim bất thuần nên phải đóng kín lỗ của tim. Cho nên cái “tim” đóng kín ở bên trái này chỉ ra bản chất của “tình”. Nhìn lại bên phải, bên phải là chữ “thanh”, ý nghĩa là “sinh đan và tu luyện”, cũng chính là quá trình nhảy ra khỏi nhân thế và “tình”. Cho nên bên phải chỉ ra cách thoát khỏi “tình”, khi Thần tạo ra chữ “tình” đã chỉ ra cho con người con đường thông thiên Đại Đạo trong vô minh: bảo cho con người biết “tình” là gì, bảo cho con người biết mục đích của làm người, và nói với mọi người làm thế nào thoát khỏi “tình”, đừng bị mắc kẹt bởi tình mà hãy thoát khỏi tình để trở thành sinh mệnh cao cấp.

Nhưng không phải tất cả các phương pháp tu luyện đều nhất định phải luyện đan. Trong quá khứ quả thực là bất kỳ pháp môn tu luyện nào, hay bất kỳ tôn giáo nào cũng đều phải thông qua phương thức luyện đan để đạt đến viên mãn, cho nên rất có tính hạn chế. Nhưng hiện nay không như thế nữa, bây giờ là thời khắc lịch sử đặc biệt và quan trọng nhất trong lịch sử vũ trụ từ trước tới nay, Đại Pháp của vũ trụ đang được khai truyền tại nhân gian, chúng ta không bị giới hạn theo con đường luyện đan, vẫn có thể tu thành Thần Phật ngay tại nhân gian mà không cần phải rời xa khỏi thế tục.

Trong kinh Vệ Đà và lịch sử Phật giáo của Ấn Độ cổ có những lời tiên tri như thế này: Chuyển Luân Thánh Vương là vương của vạn Vương trong vũ trụ, trong tương lai ngài sẽ hạ thế đến nhân gian để cứu độ chúng sinh. Đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là có thể tại gia tu thành Phật và tu luyện không thoát khỏi thế tục.

Trong “Pháp Hoa Văn Cú” nói: “Hoa Ưu Đàm ba ngàn năm mới xuất hiện một lần, khi hoa nở thì Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện.” [2]

Trong “Huệ Lâm Âm nghĩa” cũng có ghi chép: “Hoa Ưu Đàm là một loài hoa báo điềm lành và huyền bí đến từ Thiên thượng, thế gian không có loài hoa nào như vậy. Khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế để độ nhân, lòng từ bi và phúc đức vô biên của ngài đã khiến loài hoa này xuất hiện ở cõi nhân gian”.[3]

Kể từ khi hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện lần đầu tiên tại chùa Kyungki-Do ở Hàn Quốc vào năm 1997, nó đã lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau và giờ đây hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ trên khắp thế giới. Loài hoa này đã nở nhiều lần ở nhà tác giả, không cần đất hay nước, không hút bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở thế gian, sáng long lanh và có mùi thơm.

Vào thời khắc lịch sử đặc biệt nhất hiện nay, hy vọng rằng mọi sinh mệnh hãy giữ vững thanh tỉnh, nhận rõ chính tà, dùng “trí huệ” để phân biệt, dùng “chân ngã” để suy nghĩ, không thể bị Trung cộng dối trá lừa gạt, hãy chọn cho mình một tương lai tốt đẹp và tươi sáng.

Chú thích:

[2] Nguyên văn trong “Pháp Hoa Văn Cú” tứ thượng: “Ưu Đàm hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất”.

[3] Nguyên văn trong “Huệ Lâm Âm Nghĩa” quyển bát: “Ưu Đàm Hoa, Phạn ngữ cổ dịch ngoa lược dã, Phạn ngữ chính vân Ô Đàm Bát La hoa. Thử vân tường thụy linh dị, Thiên hoa dã. Thế gian vô thử hoa. Nhược Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện thế gian, dĩ đại phúc đức lực cố, cảm đắc thử hoa xuất hiện”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239731

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 1)https://chanhkien.org/2023/11/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-9-thuyet-van-giai-tu-phan-1.htmlFri, 03 Nov 2023 03:05:46 +0000https://chanhkien.org/?p=31694Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Trong bài này, chúng ta sẽ ngược dòng lần theo nguyên lý của “Dịch”, triển khai “Tượng” đằng sau chữ Hán và lý giải nội hàm của chữ Hán. Chữ Hán là những thiên cơ được Thần truyền cấp cho con người, những Tượng đằng sau chúng thông với Thần, […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Trong bài này, chúng ta sẽ ngược dòng lần theo nguyên lý của “Dịch”, triển khai “Tượng” đằng sau chữ Hán và lý giải nội hàm của chữ Hán. Chữ Hán là những thiên cơ được Thần truyền cấp cho con người, những Tượng đằng sau chúng thông với Thần, mang năng lượng mạnh mẽ. Chỉ là theo việc con người ngày càng sa đọa, thì trí tuệ ngày càng nhỏ bé, dần dần sẽ đọc không hiểu được, khiến năng lượng chữ Hán bị che giấu và bị phong kín lưu tồn trong lịch sử.

Cùng với sự sa đọa và sự suy giảm trí tuệ của con người, sự tượng hình trong chữ Hán ngày càng nhỏ hơn, cuối cùng gán cho mỗi chữ một định nghĩa, đem ý nghĩa của nó cố định lại.

Trong cuốn “Trung Dung” nói: Mọi người hàng ngày đều phải ăn cơm uống nước, nhưng rất ít người thực sự nếm được mùi vị của nó. [1]

Trong bài này, tác giả sẽ đứng tại tầng thứ của bản thân mà giải thích một số chữ, và giải đáp nội hàm của chúng. Bởi vì chữ Hán câu thông với các vị Thần, thông qua sự đối ứng giữa Tượng và tầng cao của vũ trụ, nên nội hàm của chữ Hán to lớn vô tận, ai có trí huệ lớn bao nhiêu thì có thể dùng Tượng lớn bấy nhiêu, khiến cho nội hàm bao la bấy nhiêu. Cách giải thích của cá nhân tôi ở đây không thể thể hiện được nội hàm cuối cùng của chữ viết, chỉ là để gợi mở mà thôi. Cũng giống như Chu Dịch Bát Quái, Tượng của mỗi một quẻ đều vô cùng to lớn, thể ngộ của mỗi người có thể khác nhau, nhưng đó không phải là nội hàm cuối cùng, mà chỉ là giọt nước trong đại dương mà thôi.

Bởi vì chữ viết đã trải qua một số lần thay đổi lớn trong quá trình phát triển lịch sử của nó, cho nên hiện nay khi giải thích chữ viết chúng ta thường xem xét chữ giáp cốt của nó để giải thích. Chữ giáp cốt là chữ viết vào thời nhà Thương, mặc dù chữ giáp cốt là loại chữ xuất hiện về sau, cách thời điểm Thương Hiệt tạo ra chữ viết hơn một nghìn năm, nhưng đó là phiên bản chữ viết cổ xưa nhất của chữ Trung Quốc còn được lưu lại đến ngày nay. Chuyển đổi tất cả các chữ hiện đại thành chữ giáp cốt để giải thích thì sẽ có năng lượng lớn nhất và sẽ gần với Tượng nguyên thủy của chữ viết nhất.

“自” (Tự):

Chữ giáp cốt là 0920, là hình ảnh cái mũi của con người nên nghĩa gốc của chữ 自 là cái mũi.

Tượng của chữ: thông thường khi con người chỉ vào mình, họ đều dùng tay chỉ vào cái mũi của mình, nó là trung tâm của toàn bộ khuôn mặt. Vì vậy, “自” (tự) có nghĩa là bản thân, ngoài ra còn bao hàm các nghĩa: tự mình, khởi nguồn, do, bởi, từ, tại, ở, bản thân, ban đầu, … đây đều là những Tượng của chữ “自” (tự).

Giải nghĩa: Đạo gia chia bộ não thành chín khu, mỗi khu gọi là một cung, tổng cộng có chín cung, mỗi một cung đều có một vị Thần cai quản. Khu vực nằm ở trung tâm nhất được gọi là Nê hoàn cung, tức là vị trí của thể tùng quả. Người ta tin rằng Nê hoàn cung là trung tâm của chín cung, cai quản chín cung và là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể con người. Mà Nê hoàn cung là nơi cư trú của nguyên thần (linh hồn) của con người, nguyên thần của con người trú tại đây để chi phối thể xác.

Nếu bạn chỉ tay vào vị trí sơn căn của mình, tức là vị trí chân mũi, thì khu vực được chỉ tới chính là vừa khớp với Nê hoàn cung trong đại não, tức là nơi chứa linh hồn. Nói cách khác khi bạn chỉ tay vào mũi của mình, thì cũng trùng hợp với việc bạn đang chỉ vào linh hồn của mình, đó chính là con người thật của bạn. Vì vậy khi bạn chỉ tay vào mũi của người khác, điều đó dễ làm người khác tức giận kích động nhất, bất kính đối với người khác nhất, bởi vì đó là nơi bản tôn (linh hồn) của con người, nơi tự ngã chân chính ở đó.

Giới tu luyện tin rằng nguyên thần con người đều đến từ không gian cao tầng, từ thế giới mỹ hảo và thuần tịnh của Thần mà lưu lạc đến nhân gian, sau đó bị trói buộc bởi xác thịt con người, bị vây hãm trong thời không của con người, bị ô nhiễm bởi thất tình lục dục, các loại khái niệm trần tục và chấp trước của thế gian, đánh mất tự ngã, từ đó quên mất mình là ai, quên mất mình từ đâu đến.

Vì vậy, “自” (tự) có nội hàm tầng thâm sâu hơn, tức là chỉ cái tự kỷ tiên thiên thuần chân và ngây thơ này, là chỉ cái tự ngã tiên thiên không bị ô nhiễm bởi thất tình lục dục của thế gian, các loại quan niệm thế tục và các loại chấp trước vào tư tâm, đây chính là nguồn gốc chân chính của tự kỷ.

Cái tự kỷ mà con người chúng ta hiện nay nói đến thực ra không phải là cái tự kỷ chân chính, mà là bao gồm tất cả những quan niệm, dục vọng và tâm chấp trước được hình thành hậu thiên v.v., cho nên cái tự kỷ này không còn thuần tịnh nữa mà đã thêm vào rất nhiều thứ được hình thành hậu thiên, là cái tự ngã đã mắc lầm lỗi, chứ không phải cái tự ngã tiên thiên tự nhiên. Chỉ có thông qua tu hành, phản bổn quy chân, vứt bỏ tất cả dục vọng và chấp trước hình thành hậu thiên, trở về với bản tính tiên thiên thuần chân nguyên thủy nhất, thuần chân vô tà như thuở ban đầu của sinh mệnh, đây mới tính là tự kỷ chân chính, vì vậy nội hàm cao tầng của chữ “tự” này có thể gọi là “Chân Nhân” theo cách nói của Đạo gia.

“慧” (Huệ):

①彗 (Tuệ): Chữ Triện là 0920=0920(phong: tươi tốt, cỏ tươi tốt) +0920(Phong: tươi tốt, cỏ tươi tốt) +0920 (văn: cái tay, cầm, nắm), nguyên nghĩa của “tuệ” là: cái chổi dùng một loại cỏ khô vốn có cành lá tươi tốt bó lại mà thành. Vì lẽ đó mà Sao chổi được gọi là “tuệ tinh”. ② 心 (Tâm): Chữ Triện là 0920 (tim). ③Xà (蛇): chữ Triện là “0920” (con rắn), cũng tượng trưng cho lòng tham và dục vọng. Từ ②③ có thể thấy “tâm” và “xà” rất giống nhau, phía trên của chữ “tâm” có một cái lỗ, gọi là “khiếu”, lỗ này chính là “tâm khiếu”. Nếu lạc mất đi tâm khiếu, như bị dục vọng ngăn chặn tâm khiếu thì sẽ trở thành xà “蛇: con rắn” (dục vọng, tham lam). 慧 (Huệ) : Chữ Triện là

09200920 (sao chổi, cây chổi) +0920(tâm, tim).

Giải nghĩa: Chổi dùng để quét dọn đồ bẩn, quét dọn vệ sinh sạch sẽ. Cây chổi ở trên tim có ý nghĩa là làm sạch tâm linh, quét sạch những dục vọng, chấp trước, tư tâm tà niệm trong lòng v.v., để giữ cho tâm linh được thuần chân, kiền tịnh.

Cổ nhân nói: “Tĩnh năng sinh huệ” (Tĩnh có thể sinh huệ), tĩnh có nghĩa là trong lòng không có bất kỳ tạp niệm và dục vọng nào, tâm tĩnh như nước, không tranh giành với thế gian. Làm thế nào mới có thể đạt được tâm tĩnh như nước không có bất kỳ tạp niệm nào? Trước hết phải được thanh lý sạch sẽ toàn bộ tư tâm, dục vọng hình thành hậu thiên mới có thể đạt được tĩnh. Khi đạt được những mục tiêu này thì sẽ nâng cao cảnh giới của sinh mệnh, sẽ sinh ra đại trí huệ, tức là đã “khai huệ”, “khai ngộ”.

Và quá trình loại bỏ mọi tư tâm và dục vọng trong lòng này chính là quá trình phản bổn quy chân của sinh mệnh, và đó cũng chính là quá trình tu luyện. Một khi đạt được mục đích “khai huệ”, người ta sẽ trở về với bản tính thuần chân tiên thiên nhất của sinh mệnh, trở về với “tự nhiên” và “chân ngã”. Dùng thuật ngữ Đạo gia mà nói thì có nghĩa là trở thành “Chân Nhân”, dùng thuật ngữ Phật gia mà nói thì có nghĩa là đã trở thành “Phật” (Phật có nghĩa là Giác Giả, là người đã giác ngộ).

Đối với con người mà nói thì “Chân Nhân” và “Giác Giả” là những người thần thông quảng đại, có năng lực vô biên, họ biết quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi sinh mệnh nơi thế gian, trí tuệ của họ là vô biên, không có gì có thể giấu được họ, họ biết mọi thứ, hiểu mọi thứ, nhìn thấu tất cả mọi thứ, mắt Thần như điện. Bởi vậy Tượng của chữ “huệ” còn bao hàm: Tâm như tấm gương sáng, có thể biết rõ thật giả, hiểu biết và nhìn thấu mọi sự việc ở thế gian, không bị mê hoặc bởi ngoại hình của sự vật và nhìn thấu suốt được căn bản của sự vật v.v.

“思” (Tư):

篆文 =“ ”(囟:开顶、天窗)+“ ”(心)。

Chữ Triện là 0920 (tư) = 0920 (囟 Tín: cái thóp trên đỉnh đầu, cửa sổ trên mái nhà) + 0920 (tâm, tim).

Giải thích: Khi đứa trẻ mới sinh ra, trên thóp ở đỉnh đầu có hai xương sọ chưa phát triển liền nhau, ở trước và sau huyệt Bách Hội có hai cái hốc, chỉ được che phủ bởi một lớp da đầu, hai nơi này gọi là “thóp trước” và “thóp sau”. “Thóp” được người xưa nói tới là ám chỉ “thóp trước”, hay còn gọi là “thiên song” (cửa sổ).

Người xưa tin rằng “thóp” là cửa sổ của nguyên thần, là đường thông đạo mà linh hồn ra vào cơ thể và rời khỏi cơ thể, người ta thường tin rằng nguyên thần sẽ từ nơi này mà thoát ra khi rời khỏi cơ thể.

Ngoài ra trong giới tu luyện còn có một trạng thái gọi là “khai đỉnh”, khi tu luyện đạt tới một tầng thứ nhất định sẽ xuất hiện trạng thái này. Khai đỉnh là mở đỉnh đầu ở một thời không khác (không phải là nhục thể ở thời không bề mặt của con người, mà Trung Y nhìn nhận đó là cơ chế của cơ thể con người ở thời không khác), để bộ não và nguyên thần có thể trực tiếp kết nối và câu thông với vũ trụ, đồng thời tiếp nhận tín tức từ tầng cao của vũ trụ mà khai trí khai huệ.

Hình tượng của 囟 “thóp” tương tự như cái “ăng-ten” để nguyên thần của con người tiếp nhận tín tức từ vũ trụ, bao hàm ý nghĩa của “khai đỉnh”, đả khai đỉnh đầu cho phép tư tưởng trực tiếp câu thông với vũ trụ và tiếp nhận tín tức đến từ các tầng trên của vũ trụ, cũng là cửa sổ để nguyên thần ra vào nhục thể.

Phía trên của chữ 思 (tư) là chữ 囟 (tín: thóp), phía dưới là chữ 心 (tâm), hàm ý: “tâm” tương thông với vũ trụ, tiếp nhận trí huệ đến từ các tầng cao của vũ trụ. Nó cũng chỉ rõ rằng trí huệ của con người đến từ vũ trụ chứ không phải từ nội tâm của chính mình mà “suy nghĩ” xuất lai.

Chú thích:

[1] Nguyên văn trong “Trung Dung”: Tử viết, nhân mạc bất ẩm thực dã, tiên năng tri vị dã.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239731

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (8): Toán quái và bói chữhttps://chanhkien.org/2023/10/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-8-toan-quai-va-boi-chu.htmlTue, 10 Oct 2023 04:04:24 +0000https://chanhkien.org/?p=31496Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] 8. Toán quái và bói chữ Nội hàm của Chu Dịch rất rộng lớn, gồm hết thảy sự phát triển và biến đổi của vạn vật trong thế gian, có thể biết quá khứ và tương lai, nên cũng có thể dùng để dự đoán. Cơ lý của chữ Hán […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (8): Toán quái và bói chữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

8. Toán quái và bói chữ

Nội hàm của Chu Dịch rất rộng lớn, gồm hết thảy sự phát triển và biến đổi của vạn vật trong thế gian, có thể biết quá khứ và tương lai, nên cũng có thể dùng để dự đoán. Cơ lý của chữ Hán và Chu Dịch là tương thông với nhau, vì vậy chữ Hán cũng có thể được sử dụng để dự đoán, cho nên từ xưa đã có nghề bói chữ này.

Kỳ thực đây đều là sự vận dụng nguyên lý của “Tượng” và “Dịch”, vì thế mà quá khứ, hiện tại và tương lai của vạn vật trong vũ trụ đều được bao hàm hết thảy trong đó. Hãy so sánh các ví dụ dưới đây, như vậy có thể trực quan hơn.

Trong “Lương Tứ Công ký” của Trương Thuyết thời nhà Đường có ghi lại câu chuyện “Lương Vũ đế xạ phúc”.”Xạ” có nghĩa là đoán, và “phúc” có nghĩa là che giấu. “Xạ phúc” chính là tùy ý giấu một vật, sau đó để mọi người sử dụng Kinh Dịch bói quẻ để tìm ra thứ được giấu ở đó là vật gì.

Trong những năm niên hiệu Thiên Giám của Lương Vũ Đế, có một lần Lương Vũ Đế đã lệnh cho người dấu một vật, rồi cùng với bá quan đoán vật được giấu đó.

Khi đó Thái Sử vừa bắt được một con chuột nên đã bí mật bỏ con chuột vào hộp, niêm phong lại và dâng lên Vũ Đế để làm “vật được giấu”. Vũ Đế xuất được quẻ gốc là quẻ Thủy Sơn Kiển (Cấn ở dưới, Khảm ở trên), ngoại trừ Hào thứ hai, năm Hào còn lại đều động, vì vậy nó trở thành Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (Chấn ở dưới, Li ở trên). Sau khi Vũ Đế bói xong, ông lại ra lệnh cho quần thần bói.

Vũ Đế và tám vị đại thần khác đem chiêm từ mà họ đã viết ra đặt lên trên chiếc đệm cói, rồi lệnh cho Khuể Sấm cũng tham gia bói. Khuể Sấm nói với Vũ Đế: “Thánh nhân Bói quẻ là dùng Tượng để phân biệt sự vật, Hoàng thượng đã bói một quẻ rồi, thì không cần bói lại quẻ khác, xin theo quẻ của Hoàng thượng để tiến hành dự đoán”.

Vũ Đế đồng ý, Khuể Sấm bèn dựa vào quẻ mà Vũ Đế đã bói mà viết ra chiêm từ (lời đoán), sau khi viết xong, ông ta cũng đặt nó lên đệm cói và lui về một bên.

Sau khi tất cả mọi người bói xong, liền mở “vật được giấu”, và tuyên đọc chiêm từ của mọi người để xem chiêm từ của ai là chính xác nhất.

Chiêm từ của Vũ Đế nói: “Đầu tiên được quẻ Kiển sau đó được quẻ Phệ Hạp, điều nói đến ở đây là thời gian của nó. Phần dưới của quẻ Kiển là quẻ Cấn, phần trên là quẻ Khảm, đây chính là Tượng quái của nó. Trong Tượng quái của quẻ Khảm bao gồm u tối, che giấu và trộm cắp, và cầm tinh tương ứng với nó là con chuột, vì vậy trong đó là một con chuột. Trong thời gian được biểu thị bởi quẻ Kiển nó đi ra hoạt động trộm các thứ để ăn, vì sự hoạt động của nó trở thành Tượng của quẻ Phệ Hạp, Tượng quái của quẻ Phệ Hạp bao hàm hình phạt và trừng trị kẻ ác, vì vậy nó bị bắt.

Trong quẻ Phệ Hạp có bốn hào là vô tội, một hào là “lị gian trinh” (gian là phải biết khó khăn, trinh là giữ chính bên vững), năm hào này không có liên quan gì đến trộm cắp; chỉ có hào thứ sáu được đoán là hung, hào từ là “Hà hiệu diệt nhĩ”, có nghĩa là đeo cùm và cắt tai. Đây là vì trộm cắp mà gặp tai ương, cho nên con chuột này chết”.

Sau khi đọc Chiêm Từ của Vũ Đế xong, các quần thần đã hô vang vạn tuế, Vũ Đế cũng rất dương dương đắc ý vì mình đã bói trúng.

Tiếp đó, lại mở Chiêm Từ của tám vị đại thần khác, họ nói theo nhiều cách khác nhau, nhưng không ai trong số họ bói trúng cả.

Cuối cùng mở chiêm từ của Khuể Sấm, cũng đã bói trúng, nhưng khác với chiêm từ của Vũ Đế, trong chiêm từ của Khuể Sấm nói rằng: “Thời gian này hiện tại đúng là khớp với ngày cát của vương tướng, vì vậy nhất định là chuột sống. Tượng của quẻ do quẻ Kiển (Khảm trên, Cấn dưới) biến thành quẻ Phệ Hạp (Li trên, Chấn dưới), tức là quẻ Khảm trên trở thành Li, và quẻ Cấn dưới trở thành Chấn. Khảm có Tượng là âm và tối tăm u ám, Li có Tượng là sáng sủa tốt đẹp; Cấn chứa Tượng tĩnh lặng, Chấn chứa Tượng chuyển động; tức là từ bóng tối đến ánh sáng, từ tĩnh lặng đến chuyển động. Lẽ ra chuột phải hoạt động trong bóng tối và ở yên vào ban ngày, nhưng bây giờ trở thành hoạt động giữa ban ngày, vì mất thuộc tính của nó, cho nên chắc chắn bị bắt. Điều này nói rõ các sự việc và đạo lý đằng sau nó.

Tháng 8 là Kim, là tháng vượng Kim, Kim sinh Tý, mà con chuột là Tý, con số đại diện cho Kim là 4, vì vậy đây nhất định phải có 4 con chuột. Li là mặt trời, mặt trời quá ngọ thì sẽ chếch về hướng tây. Tượng từ trong Hào thứ ba của Quẻ Li nói rằng mặt trời chếch về phía tây, thì nó sẽ không tồn tại lâu. Hào Từ ở Hào thứ tư nói rằng, sau khi chết thì vứt bỏ. Vì vậy khi mặt trời chệch về phía tây thì con chuột sẽ chết”.

Thấy rằng Khuể Sấm bói được là một con chuột sống, bói chính xác hơn cả Vũ Đế, văn võ bá quan đã sợ đến biến sắc, vì vậy họ đã làm khó Khuể Sấm và nói: “Chiêm từ của ông cho biết có bốn con chuột, nhưng hiện tại chỉ có một con trong hộp. Chuyện này là sao vậy?” Khuể Sấm nói: “Hãy mổ con chuột này ra”.

Vũ Đế tín Phật, không thích sát sinh, nhưng ông lấy làm tiếc vì mình không thể bói đúng. Khi mặt trời ngả về tây, quả đúng con chuột ấy chết thật, lúc này vua mới lệnh cho người ta mổ bụng chuột ra, đúng là thấy trong bụng chuột lớn còn mang thai ba con chuột con.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy người xưa đã vận dụng nguyên lý của Tượng và Dịch để dự đoán như thế nào. Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng có thể đọc được rất nhiều thông tin và đạo lý từ trong một Tượng quái đơn giản. Điều này cũng nói rõ, Tượng quái là có thể dùng để ghi lại sự vật, nó có nội hàm rất lớn, nhưng do Tượng được vận dụng quá lớn nên quá khó hiểu, người trí huệ bình thường đọc hoàn toàn không hiểu. Do đó sau này đã tham chiếu theo lý của Chu Dịch để sáng tạo ra chữ viết. Văn tự ở những tượng mà thế gian triển hiện ra càng nhỏ thì càng tăng thêm tượng, và đối ứng với vạn vật ở thế gian, vì thế mà nó có thể biểu đạt rõ vạn sự vạn vật, đồng thời cũng vì giữ lại được tượng, cho nên có thể vận dụng tượng này để biểu đạt ra những nội hàm và ý tứ càng cao càng lớn hơn.

Tiếp theo chúng tôi lại xin nêu ra một ví dụ khác về đoán chữ để so sánh thử xem, trong “Hồng Lâu Mộng” có kể một câu chuyện đoán chữ rất thú vị như sau:

Vì viên ngọc của Giả Bảo Ngọc bị mất, quản gia Lâm Chi Hiếu của Giả phủ đã ra phố để tìm Lưu Thiết Chủy đoán chữ, và kết quả rút được chữ “thưởng” (赏). Lưu Thiết Chủy hỏi: “Đã mất thứ gì phải không? Trên đầu chữ “thưởng” (赏) có một chữ “tiểu” (小), phía dưới có một chữ “khẩu” (口), điều đó nói rõ rằng vật này có thể bỏ vào miệng, nhất định là loại trân châu bảo ngọc. Hơn nữa dưới chữ “thưởng” (赏) có một chữ “bối” (贝), tách rời ra không thành chữ “kiến” (见), đây chẳng phải là vật đó không thấy nữa sao! Vì trên đầu có chữ “đương” (当) nên vội vàng đến tiệm cầm đồ để tìm. Chữ “thưởng” (赏) nếu cho thêm chữ “nhân” (人) thì thành chữ “thường” (償: bồi hoàn), chỉ cần tìm được hiệu cầm đồ thì có người, có người thì chuộc về, chẳng phải là đã hoàn trả sao?”

Lại lấy một câu chuyện trong truyền thuyết dân gian:

Tương truyền vào cuối thời nhà Minh, trước loạn Giáp Thân, Vương Đức Hóa, thái giám phụ trách các nghi lễ, đã cải trang đưa Hoàng đế Sùng Trinh ra khỏi thành, bảo thầy đoán chữ phán đoán họa phúc. Sùng Trinh thuận miệng nói ra chữ “hữu” (有: có), yêu cầu thầy đoán chữ bói vận mệnh của nhà Minh. Thầy đoán chữ vô cùng kinh ngạc nói: “Chữ ‘hữu’ (有), phía trên có chữ ‘đại’ (大) thiếu một nét mác, phía dưới có chữ ‘minh’ (明) bị xóa một nửa, giang sơn Đại Minh đã mất đi một nửa!” Hoàng đế Sùng Trinh vội vàng tự sửa chữa nói rằng đó là chữ “hữu” (友: bạn) chứ không phải chữ “hữu” (有: có), thầy đoán chữ lại nói “hữu” (友: bạn) là chữ “phản (反) nhô đầu lên, chỉ quân phản loạn sắp tấn công”. Hoàng đế Sùng Trinh rất tức giận, lại nói là đoán chữ “Dậu” (酉) trong Thân Dậu (申酉). Thầy đoán chữ càng kinh hãi hơn và nói: “Đây là chữ ‘tôn’ (尊) trên không đầu dưới không chân, chữ Tôn là đế vương, nguy hiểm quá!” Hoàng đế Sùng Trinh hoảng sợ bỏ đi, không lâu sau Sấm Vương Lý Tự Thành tấn công Yến Kinh (Bắc Kinh), Hoàng đế Sùng Trinh đã treo cổ tự tử.

So sánh các ví dụ về bói quẻ và đoán chữ ở trên, chúng ta sẽ thấy rằng cơ chế của chúng giống nhau, chẳng qua một bên sử dụng Tượng của chữ viết, một bên sử dụng Tượng của quẻ, điều này một lần nữa khẳng định rằng chữ Hán và Chu Dịch Bát Quái là tương thông với nhau.

Cả chữ Hán và Chu Dịch Bát Quái đều sử dụng Tượng, đây là trí huệ do Thần truyền cấp cho con người, đối ứng tương cảm với cảnh giới của Thần linh, nên có thể câu thông với Thần. Và sự kết hợp giữa Tượng và Tượng lại có thể lưỡng lưỡng (hai lần) tương hợp tạo ra một tầng tiếp theo của Tượng, quá trình này chính là “Dịch”, nó bao gồm sự phát triển và biến hóa của vạn vật trong vũ trụ, bao gồm tất cả thông tin của quá khứ, hiện tại và tương lai, vì vậy có thể dự đoán được tương lai. Nhưng những thông tin này đều được ẩn dấu trong Tượng và phải có trí huệ mới có thể làm cho nó “hiện hình” và mới có thể đọc được nó. Nếu không có trí huệ này, thì không thể đạt đến cảnh giới này, không thể đọc được tín tức của cảnh giới này, vì vậy những điều này trở thành “thiên cơ”.

Cũng giống như nhiều lời tiên tri được lưu truyền trong lịch sử, chẳng hạn như thập đại dự ngôn hàng đầu được lưu truyền trong lịch sử Trung Quốc: “Càn Khôn Vạn Niên Ca”, “Mã Tiền Khóa”, “Tàng Đầu Thư”, “Thôi Bối Đồ”, “Hoàng Nghiệt Thiền Sư Thi”, “Mai Hoa Thi”, “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng Tháp Bia Văn”, “Bộ Hư Đại Sư Dự Ngôn”, “Vũ Hầu Bách Niên Loạn” và “Chư Thế Kỷ” (Les Propheties), “Kinh Thánh – Khải Huyền” (Book of Revelations), v.v. nổi tiếng của phương Tây, tất cả đều đã dự đoán chính xác những sự kiện trọng đại sẽ xảy ra với loài người hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm sau, về cơ bản chúng đều có thể ứng nghiệm. Nhưng những lời dự ngôn này đều được viết dưới hình thức câu đố chữ, trước khi sự việc xảy ra hầu như không ai có thể hiểu được, sau khi sự việc xảy ra, người ta chỉ có thể giải ra bằng cách đối chiếu. Đây là bởi vì thiên cơ bất khả tiết lộ, không có trí huệ cùng tầng thứ này, tuyệt đối không cho phép biết các việc trong tầng thứ cao. Lịch sử nhân loại đều là an bài xong, nhân gian này chẳng qua là sân khấu của vũ trụ, làm nền cho diễn xuất màn kịch lớn vũ trụ cuối cùng, và thời khắc này màn kịch lớn đã bắt đầu, bạn cùng tôi đang ở trong vở kịch, mỗi người đều phải lựa chọn tương lai cho mình tại thời khắc này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239730

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (8): Toán quái và bói chữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (7): Tượng của ngôn ngữhttps://chanhkien.org/2023/09/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-7-tuong-cua-ngon-ngu.htmlSat, 23 Sep 2023 01:05:21 +0000https://chanhkien.org/?p=31354Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] 7. Tượng của ngôn ngữ Trong kinh Phật nói rằng trong Tam giới của chúng ta có một tầng trời (một tầng thời không) gọi là “Quang Âm Thiên”, có rất nhiều “Thiên Nhân” sinh sống trong đó. Các thiên nhân của Quang Âm Thiên sử dụng ánh sáng thay […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (7): Tượng của ngôn ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

7. Tượng của ngôn ngữ

Trong kinh Phật nói rằng trong Tam giới của chúng ta có một tầng trời (một tầng thời không) gọi là “Quang Âm Thiên”, có rất nhiều “Thiên Nhân” sinh sống trong đó. Các thiên nhân của Quang Âm Thiên sử dụng ánh sáng thay vì âm thanh, nên khi họ mở miệng nói sẽ có ánh sáng thuần khiết phát ra từ miệng để diễn đạt ý tứ của họ. Họ dùng ánh sáng làm ngôn ngữ nên được gọi là âm thanh ánh sáng. Có nghĩa là ở đó ánh sáng và âm thanh là một, họ có thể “nghe” được ánh sáng và “thấy” được âm thanh.

Trong vật lý học của nhân loại hiện đại âm thanh được coi là dao động dạng sóng ở cấp độ phân tử, gọi là sóng âm thanh. Còn ánh sáng là dao động dạng sóng của các điện tử và cấp độ nguyên tử, có thể gọi là sóng ánh sáng. Chúng chỉ khác nhau về tầng diện phân tử và tần số, nhưng bản chất là tương thông. Nếu sinh mệnh có thể đột phá được tầng diện lạp tử này, có thể đột phá được Tượng này, thì tai có thể “nghe” được ánh sáng và hình ảnh ở tầng diện nguyên tử, và mắt có thể “nhìn thấy” âm thanh và âm nhạc ở tầng diện phân tử, không có gián cách trong phạm vi nhận thức của nó, mà là được đả thông, và trở thành một thể thông tin toàn bộ. Thế giới khách quan sẽ được triển hiện một cách chân thực và huyền diệu hơn, hòa nhập thành một thể không có gián cách. Sinh mệnh tầng càng cao thì phạm vi nhận thức càng rộng lớn, “Tượng” mà họ kiến lập càng khách quan, càng tiếp cận với chân lý của Đại Đạo, trong khi sinh mệnh tầng càng thấp thì càng viễn ly với chân lý.

Trong kinh Phật cũng nói rằng những con người đầu tiên trên trái đất là từ Quang Âm Thiên xuống. Trái đất luân hồi trong đại túc mệnh thành-trụ-hoại-diệt-không của vũ trụ, trái đất cũ vì sự sa đọa và bại hoại của các sinh mệnh và vật chất mà bị hủy diệt. Khi trái đất mới được hình thành, nó sáng ngời rực rỡ không gì sánh được. Các chúng nam nữ trên Quang Âm Thiên, có một số người đã hưởng hết phước trời và tính tình hấp tấp, cảm thấy hiếm lạ, nên muốn thử thám hiểm, vì vậy họ đã bay bằng đôi chân thần, lần lượt đến trái đất và phân tán ở các châu lục khác nhau. Sau khi đến trái đất, họ ham ăn ngon, ăn rất nhiều đồ ăn trên trái đất khiến cơ thể trở nên nặng dần lên, vì thế mà họ không thể quay trở về và chỉ có thể sống trên trái đất. Không biết bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, họ đã không còn bay được nữa, chỉ có thể đi bằng hai chân trên mặt đất. Việc sống chung giữa nam và nữ cũng như sinh sống trong quần thể xã hội đã khiến tâm linh của họ không ngừng bị lấp đầy, ô nhiễm trong các loại dục vọng và chấp trước, vì vậy thần lực của họ dần dần gần như mất hết, cuối cùng mất đi thân thể linh diệu, dần dần hình thành một thân thể phàm tục bằng máu thịt, từ đó họ đã hoàn toàn trở thành người phàm.

Trong quá trình này, thiên nhãn và thiên nhĩ của họ trở thành tai thịt mắt thịt của người thường, mất đi khả năng cảm giác và liên thông với thông tin toàn bộ của cao tầng, chúng bị tách thành các giác quan hạn hẹp và thấp cấp như thị giác, thính giác; tâm trí dần dần mê lạc, mất đi ký ức và trí tuệ của thiên nhân, không thể cảm ứng tâm linh với nhau, không thể biết được người khác đang nghĩ gì, giữa người với người xuất hiện gián cách, trong miệng cũng không còn phát ra ánh sáng được nữa, chỉ có thể dựa vào miệng lưỡi và dây thanh quản để phát ra âm thanh diễn đạt ý nghĩ và giao tiếp với nhau… Lúc ban đầu, vì không có ngôn ngữ trọn vẹn để diễn đạt ý nghĩ, họ phải sử dụng cử chỉ và hành động để hỗ trợ biểu đạt, giúp các sinh mệnh có thể câu thông với nhau, rồi sau đó ngôn ngữ mới dần dần phát triển và hoàn thiện.

Đây là những ghi chép về quá trình thoái hóa và sản sinh ra ngôn ngữ của loài người trong kinh Phật.

“Tượng” tồn tại trong tượng khách quan tự nhiên và tượng kiến tạo bởi chủ quan hậu thiên. Con người chúng ta chủ yếu thông qua “ngũ cảm” (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) do “ngũ quan” (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) của nhục thể sinh ra mà thiết lập nên “tượng” tương ứng với thế giới bên ngoài trong phạm vi nhận thức của con người. Những tượng được thiết lập do sự đối ứng của nội tại bên trong của sinh mệnh với thế giới bên ngoài chính là tượng chủ quan, là những thứ hậu thiên được con người tạo ra trong quá trình tiếp xúc và nhận thức thế giới khách quan.

Bởi vì “Tượng” chủ quan được thiết lập trong phạm vi nhận thức của con người, hoàn toàn bị chi phối và hạn chế bởi các nhân tố như ngũ cảm của con người v.v., vốn là các đường thông để tiếp xúc giữa trong và ngoài, cho nên tượng chủ quan này rất phiến diện và nông cạn, bởi con người không thể cảm nhận được thế giới chân thực trong một thể thông tin tổng thể.

Mắt người chỉ có thể nhìn thấy được một khu vực nhỏ phía trước, vật nhỏ nhìn không thấy, vật to lớn nhìn không thấy trọn vẹn, vật ở xa nhìn không tới, vật ở gần nhìn không rõ, và chỉ có thể nhìn thấy được phạm vi ánh sáng bảy màu cực kỳ hẹp, hết thảy các ánh sáng nằm ngoài vùng “ánh sáng khả kiến” từ tia hồng ngoại đến tia tử ngoại thì mắt con người đều không thể nhìn thấy được. Tai của con người chỉ có thể nghe được những âm thanh trong một phạm vi rất nhỏ, âm nhỏ không nghe được, âm ở xa không nghe rõ, những siêu âm và hạ âm vượt quá tần số cũng không nghe được… Vì vậy con người nhận thức thế giới giống như người mù sờ voi, phân chia thế giới một cách nhân tạo thành vô số phạm trù nhỏ hẹp và phiến diện, thiết lập nên những Tượng chủ quan, cho nên con người vĩnh viễn không có cách nào nhận rõ thế giới khách quan mang tính thông tin toàn bộ và chân thực. Con người bị giam cầm tại bề mặt của xác thịt và những ham muốn vật chất, họ bị nhốt trong chiếc lồng của những dục vọng và quan niệm do chính mình thiết lập, không có cách nào thoát ra được.

Thế giới khách quan bị chia cắt và phân tán bởi phạm vi nhận thức chủ quan hạn hẹp và năng lực nhỏ bé do các sinh mệnh tầng thấp tách ra, bị phình to thành vô số chủng loại phức tạp và lộn xộn, mê loạn lòng người thế gian, khiến con người thiếu trí tuệ, không nhìn ra chân cơ đại đạo.

Chúng ta biết rằng trên thế giới có rất nhiều người mù, họ không có mắt, nhưng đôi tai của họ có thể “nhìn thấy” thế giới. Bởi vì mắt họ đã đóng kín lại, tâm của họ không bị chia cắt và phân tán bởi thị giác, vì vậy họ có thể dụng tâm tìm hiểu thế giới một cách đơn giản và chuyên chú hơn. Họ đặt trái tim lên đôi tai và “cảm ngộ” thế giới thông qua đôi tai. Do đó tâm trí có thể chuyên chú hơn, có thể đả thông sự gián cách giữa tai và mắt, khiến “thấy” và “nghe” trở thành một Tượng, đạt được cảm giác và liên thông, thế giới vô minh có thể “sống” trong tai họ, âm thanh mà họ nghe được sẽ có tính “thông tin toàn bộ” và “linh tính” hơn người bình thường. Vì vậy “Tượng” mà họ kiến lập là khác với người bình thường, Tượng qua thính giác của họ gộp lại với Tượng của thị giác, do đó Tượng thính giác của họ vi diệu hơn và đa chiều hơn.

Nếu chúng ta có thể bỏ được sự can nhiễu của những Tượng chủ quan đã được thiết lập trong một đời, buông bỏ những dục vọng và chấp trước của xác thịt, khiến cho cái tâm luôn luôn náo động trong thế giới vật chất này có thể an định lại, quên đi danh lợi tình thù, quên đi tranh giành lừa dối, quên đi những dục vọng và chấp trước… khiến cho tâm linh sẽ liên tục được tịnh hóa đến thuần chân, càng ngày càng trở nên đơn giản, tập trung và rõ ràng. Lúc này nếu dùng trái tim ấy để cảm nhận thế giới thì tượng và quan niệm chủ quan mà con người đã thiết lập trong cuộc đời sẽ dần trở nên mờ nhạt, cuối cùng giới hạn sẽ biến mất, trở về với Tượng khách quan, đối ứng hợp nhất với Tượng của khách quan. Lúc này con người sẽ phá vỡ giới hạn và ràng buộc của năm giác quan trên cơ thể, trở thành một thể thông tin toàn bộ với thế giới khách quan, không còn gián cách. Vạn vật trong vũ trụ sẽ từ từ dung hợp thành nhất thể trong tâm, trở về với hỗn độn, đạt đến hư vô… khi đó đại Đạo sẽ hiển hiện ra trước mắt. Vô Tượng, mà mọi Tượng được hình thành; vô hình, mà tất cả các hình dạng được hình thành; chí giản mà chí đại; không ở nơi nào, mà ở khắp mọi nơi … Đây là quá trình thăng lên của sinh mệnh và phản bổn quy chân.

Kiến tạo Tượng trong ngôn ngữ

Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu về ngôn ngữ của con người. Ngôn ngữ của con người cũng có thể được coi là thông qua việc kiến tạo ra các “Tượng”, thông qua sự liên hệ giữa “Tượng” với “Tượng” để câu thông và truyền tín tức.

Nếu chúng ta có thể giống như một đứa trẻ chưa biết gì, dùng cái tâm trong sáng chân thật và đơn giản nhất để cảm ngộ thế giới, thì sẽ có thể nhảy thoát ra khỏi sự trói buộc của những quan niệm cố hữu và những Tượng chủ quan được thiết lập trong đời của con người, vượt ra ngoài giới hạn của năm giác quan trên cơ thể, thiết lập một “Tượng” có tính thông tin toàn bộ, làm cho ngôn ngữ sống động lại:

Những cơn gió ấm lướt nhẹ vào mặt, trong gió ngào ngạt hương hoa lúa, hãy thử nhìn bằng mũi: bạn có thể “thấy” gió có màu vàng óng, có sóng lăn tăn…

Ánh nắng mặt trời tắm cho cơ thể bạn, thật yên bình và ấm áp như thế, hãy thử sử dụng cơ thể của bạn: bạn có thể “thấy” đất đai màu vàng, bạn có thể “ngửi” thấy mùi vị của ánh nắng mặt trời ở khắp nơi trong không khí…

Bạn có thể “thấy” được bằng mũi: hương thơm của hoa hồng rất ngắn và hương thơm của hoa quế rất lâu.

Bạn có thể “nếm” được bằng mắt: ánh nắng mặt trời sáng sớm là mùi cam, mặt trăng là mùi bạc hà, đám mây là vị kẹo dẻo…

Trong ngữ pháp của con người hiện đại, đã phân tách sự biểu đạt câu từ thành nhiều thủ pháp tu từ khác như: ví von, loại suy, liên tưởng, nhân cách hóa, cường điệu hóa, ẩn dụ, chơi chữ, liên cảm, chuyển ý, niêm liên, tượng trưng, mượn điển cố, v.v., và quy nạp chúng thành 63 loại lớn và 78 loại nhỏ, vô cùng phức tạp. Tất cả đều là Tượng được tạo ra một cách chủ quan, là con người trong sự phát triển vật chất của thế giới bề mặt, đã tự hãm mình trên bề mặt của nhục dục vật chất, do đó bị giam cầm bởi các giác quan năng lượng thấp của con người như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; thế giới bị cắt thành vô số khu vực nhỏ bé và nát vụn, khiến họ không thể nhìn thấy chân tướng. Nó dường như không ngừng hoàn thiện và phong phú, nhưng kỳ thực nó đang không ngừng thụt lùi và bị cầm tù. Những điều này khiến cho “Tượng” chủ quan trong phạm vi nhận thức của con người ngày càng trở nên phức tạp, hỗn độn, ngày càng trở nên nông cạn và nhỏ hẹp, cuối cùng hãm chết tư tưởng của con người.

Đại Đạo chí giản chí dị, nếu nhảy ra khỏi sự ước thúc này, dùng cái tâm thuần khiết ngây thơ để lĩnh hội và nhận thức, thì có thể nhìn thấy Tượng rộng lớn hơn và khách quan hơn, đồng thời cảm nhận được một thế giới đa chiều và chân thực hơn. Lúc này ngôn ngữ và chữ viết của bạn sẽ có sức sống, ngôn ngữ sống động hơn, giống như thơ, uyển chuyển và trí tuệ, tự nhiên mà không kiểu cách. Nó có sức biểu đạt to lớn, tràn đầy năng lượng, có thể đi sâu vào nơi tâm linh con người và nở ra những bông hoa sen trong tâm người khác.

Dưới đây là một số câu thơ để thưởng thức và phân tích, để thấy cách người xưa sử dụng Tượng trong ngôn ngữ và chữ viết như thế nào:

“Xuân sắc mãn viên quan bất trú, Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai”.[1]

Dịch nghĩa: Xuân sắc đầy vườn không thể khóa nổi, một cành hồng hạnh vươn ra ngoài tường.

Trong Tượng chủ quan được thiết lập bởi những quan niệm hậu thiên của con người: “sắc xuân” là vật vô hình không có hình thể và sinh mệnh, là một loại cảm thụ thị giác; “mãn” (đầy) và “quan” (đóng) là động từ, là nhắm vào những thứ vật chất có hình thể.

Việc đưa hai Tượng hoàn toàn khác nhau trong nhận thức hậu thiên của con người vào một Tượng sẽ phá vỡ giới hạn của hai Tượng chủ quan này, tạo ra một hiệu quả kỳ diệu, sắc xuân vì thế có hình tượng và sống động hẳn lên: Sắc xuân mãnh liệt như thế, khu vườn nhỏ chật chội, chẳng mấy chốc sẽ đầy tràn, tường và cổng làm sao đóng kín được? Chẳng phải thế sao, một nét sắc xuân tràn qua ngoài tường, một cành hồng hạnh thừa thế vượt ra khỏi tường. Chúng phá vỡ ranh giới của Tượng về “mãn” (tràn đầy) và “quan”(đóng) trong nhận thức hậu thiên của con người, làm cho Tượng ấy trở về cội nguồn tiên thiên, vì thế “sắc xuân” hiện hình và sống động; một cành hồng hạnh vươn ra khỏi tường, hình ảnh mùa xuân tràn về.

“Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo”[2]

Dịch nghĩa: Đầu ngọn cành hồng hạnh sắc xuân náo nhiệt

Câu này cũng có hiệu quả kỳ diệu như câu trên. Trong nhận thức chủ quan của con người, chữ “náo” là sự náo nhiệt ồn ào của sinh mệnh, định nghĩa này được con người hậu thiên không ngừng đặt ra trong quá trình bị giam cầm bởi vật chất và nhục dục, từ đó dần dần bịt kín chữ Tượng tiên thiên mà tạo nên ý nghĩa đó; “Xuân ý”, trong nhận thức hậu thiên của con người, nó là cảm giác về mùa xuân và là một khái niệm vô sinh mệnh. “Xuân ý” và “náo”, là hai Tượng hoàn toàn khác nhau trong nhận thức hậu thiên của con người, lại được quy vào một Tượng, đã phá vỡ các khái niệm cố hữu của con người và phá trừ giới hạn nhận thức của con người, thế giới liền được triển hiện tin tức toàn bộ và huyền diệu hơn: Sắc xuân trở nên sống động, lay động và ồn ào trên cành cây…

“Thần chung vân ngoại thấp”[3]

Dịch nghĩa: Chuông sớm nghe ngoài vùng mây ướt

“Thấp” (湿: ẩm ướt) trong quan niệm nhận thức cố định hậu thiên của con người có nghĩa là vật hữu hình bị ngâm trong nước, đây là Tượng chủ quan được tạo ra do con người ấn định cho “thấp” trong quá trình phát triển ham muốn vật chất, nó đóng kín chữ Tượng nguyên gốc của “thấp”; “chung thanh” (tiếng chuông) là âm thanh vô hình thể.

Kết hợp hai Tượng này thành một Tượng đã phá vỡ giới hạn cảm quan nhục thể của con người, khiến cho ý cảnh tin tức toàn bộ khởi lên, ngôn ngữ liền vì thế trở nên sống động: sau cơn mưa đêm, hơi ẩm tràn lên không khí và mây, khiến cho tiếng chuông ban sớm nhiễm đầy hơi ẩm truyền đến tai, nghe có vẻ buồn chán, nặng nề, nó cộng hưởng tương ứng với tâm trạng buồn rầu nặng trĩu của nhà thơ.

Những ví dụ ở trên đã mang Tượng chủ quan được tạo ra do hậu thiên con người, trái với nguyên lý của Dịch mà phá vỡ đi, để phản bổn quy chân, quay trở về với Tượng tự nhiên tiên thiên, từ đó tạo ra ý cảnh tin tức toàn bộ, xung phá quan niệm cố định của con người, tạo ra một hiệu quả kỳ diệu, làm cho ngôn ngữ và chữ viết sống động lên.

“Khô đằng lão thụ hôn nha,

Tiểu kiều lưu thủy nhân gia,

Cổ đạo tây phong sấu mã.

Tịch dương tây hạ, Đoạn trường nhân tại thiên nhai.” [4]

Dịch nghĩa:

Trong bóng chiều con quạ đậu trên cây cổ thụ bám đầy dây khô

Xa xa chỗ cây cầu nhỏ bắc qua dòng nước chảy có ngôi nhà

Trên con đường cổ gió tây thổi lên thân ngựa gầy

Khi mặt trời ngả về tây, bóng dáng vị khách tha hương in nơi chân trời.

Khô đằng (Dây khô), lão thụ (cây cổ thụ), hôn nha (quạ buổi chiều tối), Tiểu kiều (cây cầu nhỏ), lưu thủy (dòng nước chảy), Nhân gia (con người), cổ đạo (con đường cổ kính), tây phong (gió tây), sấu mã (ngựa gầy), tịch dương (hoàng hôn), đoạn trường nhân (khách tha phương), thiên nhai (chân trời)… những cảnh này có điểm giống nhau trong Tượng chủ quan của con người, có thể khơi dậy vật Tượng tương hợp cộng hưởng chồng chất lên nhau, làm cho nó đạt được sự hài hòa và cộng hưởng, khiến năng lượng của các bộ phận giống nhau của nó không ngừng tăng cường, tích lũy và hoàn thiện từng bước, cuối cùng thông qua “vẽ rồng điểm mắt” mà kết thúc, khiến năng lượng được giải phóng ra, thẩm thấu vào nơi sâu thẳm trong lòng người, sinh ra cộng hưởng và chấn động.

Điều này không phải có ý phá vỡ nhận thức chủ quan của con người, mà là lấy ra những bộ phận giống nhau tự nhiên trong những Tượng chủ quan của con người, thuận theo nhận biết và kinh nghiệm tự nhiên của con người về thế giới khách quan, để tăng cường tính tương đồng của nó, làm cho từng bước tương hợp và mạnh lên, năng lượng càng tích trữ càng lớn, cuối cùng tìm kiếm một bước đột phá, giải phóng năng lượng, vì thế đánh vào nơi sâu thẳm của nội tâm con người, khơi dậy sự cộng hưởng rộng lớn nhất.

“Bóng dáng mỏi mệt của người nghệ sĩ lẫn trong quang cảnh mặt trời lặn, chiều tàn và gió chiều, khát khao trở về quê hương chốn yên bình…” Câu này cũng hay và hiệu quả như câu trên.

Để tạo Tượng trong ngôn ngữ, ngoài phương thức nêu trên, còn có các phương thức khác như: Ví dụ lấy một vật tiêu biểu nhất để biểu đạt một Tượng, khiến toàn bộ Tượng thông qua một vật mà triển hiện ra.

“Nhân gia tại hà hứa, Vân ngoại nhất thanh kê” [5]

Dịch nghĩa: Ngôi nhà ở nơi đâu, mà từ mây ngoài xa vang vọng tiếng gà gáy

Trong thâm sơn tĩnh mịch sâu thẳm, đột nhiên có tiếng gà gáy từ ngoài mây xa truyền, tiếng gáy ấm áp này đã làm rung động trái tim của biết bao nhiêu người?

Tiếng gà gáy này đã mang đến quá nhiều thông tin, đằng sau nó là một đại Tượng uyên thâm sâu sắc, thông qua tiếng gà gáy này mà triển hiện toàn bộ ra trước mắt độc giả: khiến cho người ta thấy được ngôi nhà trong mây trắng thăm thẳm ấy; nó khiến người ta nghĩ đến cảnh thế giới thoát tục nơi núi thẳm “có tiếng gà gáy lẫn tiếng chó sủa, đám nhỏ tóc vàng để chỏm vui mừng tự nhiên”; nó khiến cho người ta dường như nhìn thấy làn khói lượn lờ bay lên từ bếp lò ấm áp, trở về quê hương an lành yên tĩnh; nó cũng khiến người ta có thể khi trong mơ hồ nghe tiếng mẹ gọi tên mình lúc nhỏ nơi cửa nhà xưa… Tiếng gà gáy trong tình cảnh này mang đến quá nhiều thông tin, nó khiến những người vì mưu sinh và danh lợi mà bận rộn bôn ba nơi trần thế, bỗng trong nháy mắt xuất hiện chấn động và cộng hưởng, nó khiến những tâm linh mệt mỏi và cô đơn có thể tìm thấy sự bình yên và ấm áp vào lúc này.

“Phiêu phiêu hà sở tự, Thiên địa nhất sa âu.” [6]

Dịch nghĩa: Phiêu phiêu đến nơi đâu, giữa trời bóng hải âu

Câu này cũng có hiệu quả như câu trên. Với hình tượng một con chim con hải âu bé nhỏ giữa trời đất bao la, dùng hình tượng bầu trời rộng lớn có một điểm nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, gợi ra một Tượng khổng lồ phía sau, ý tưởng thể hiện cuộc đời cô đơn và lênh đênh của nhà thơ, chỉ một câu thôi cũng khiến người ta rơi nước mắt.

“Túy hậu bất tri thiên tại thủy, Mãn thuyền thanh mộng áp tinh hà”. [7]

Dịch nghĩa: Say rồi chẳng biết trời trong nước, Đầy thuyền mộng đẹp áp Ngân hà.

Bầu trời đầy sao in bóng trên mặt hồ trong veo, nơi nước và trời hội tụ, có một thi nhân nằm say trên thuyền khách giữa hồ, nửa đêm lại thấy mình mông lung trong dải Ngân hà trên trời. Đêm nay là đêm nào, ta có thể cưỡi thuyền dạo chơi trên bầu trời được không? Giữa mơ và thực, say và tỉnh, con thuyền chở đầy mộng sầu của thi nhân phiêu đãng trên dải ngân hà, lênh đênh giữa nước và trời, giữa mộng và tỉnh, giữa ảo và thực… Các Tượng hòa quyện vào nhau thành một thể hoàn mỹ, đạt được cảm giác thông tin toàn bộ, tạo ra một chốn thần kỳ huyền diệu, rung động lòng người.

Việc sử dụng các đối tượng ngôn ngữ rất huyền diệu, ở đây chỉ liệt kê một số ví dụ ở tầng thứ cá nhân để phân tích, còn mang rất nhiều hạn chế.

“Tượng” của ngôn ngữ thì nhiều vô cùng tận, dùng không bao giờ hết, cốt yếu là ở ngộ tính của mỗi người. Học văn hóa Trung Hoa mà thiếu đi ngộ tính thì hoàn toàn học không được.

Chú thích:

[1] Diệp Thiệu Ông đời Tống “Du Viên Bất Trực”

[2] Tống Kỳ “Ngọc Lâu Xuân”

[3] Đỗ Phủ “Quỳ Châu Vũ Thấp Bất Đắc Thượng Ngạn Tác”

[4] Mã Chí Viễn “Thiên Tịnh Sa-Thu Tứ”

[5] Mai Nghiêu Thần “Lỗ Sơn Sơn Hành”

[6] Đỗ Phủ “Lữ Dạ Thư Hoài”

[7] Đường Ôn Như “Đề Long Dương huyện Thanh Thảo hồ”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239809

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (7): Tượng của ngôn ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (6): Chữ Hán có sinh mệnhhttps://chanhkien.org/2023/08/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-6-chu-han-co-sinh-menh.htmlThu, 24 Aug 2023 02:26:28 +0000https://chanhkien.org/?p=31163Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Chữ Hán có sinh mệnh, đây không phải lối nói ẩn dụ, mà là sự thật tồn tại khách quan. Bài này sẽ cùng độc giả tự mình thể hội sự thật thần kỳ ấy. Học Hán văn cổ như thế nào? Người xưa khi bắt đầu học Hán văn […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (6): Chữ Hán có sinh mệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Chữ Hán có sinh mệnh, đây không phải lối nói ẩn dụ, mà là sự thật tồn tại khách quan. Bài này sẽ cùng độc giả tự mình thể hội sự thật thần kỳ ấy.

Học Hán văn cổ như thế nào?

Người xưa khi bắt đầu học Hán văn cổ, họ hoàn toàn không hề cố gắng ghi nhớ nghĩa của từng chữ. Người xưa từ nhỏ khi đến học trường tư thục, thầy chỉ dạy nhận biết mặt chữ, viết chữ, sau đó học thuộc lòng, căn bản không giải thích ý nghĩa của từng chữ, từng câu từng đoạn của bài văn. Đến khi học được vài năm, đã thuộc lòng một số tác phẩm kinh điển cổ văn lớn, đột nhiên một ngày, tự mình sẽ hiểu hết tất cả ý nghĩa.

Nhưng người hiện đại khi học tiếng Hán cổ sẽ bắt buộc phải ghi nhớ một số nghĩa cố định của mỗi từ, đây là một phương pháp học sai lầm do không hiểu cơ chế của chữ Hán. Học theo cách này chỉ là “cổ văn chết”, các chữ được học là chết và không có sức sống. Bởi vì một chữ là một Tượng, bên trong là sống động, bao trùm vạn vật, có thể tùy ý sử dụng, tùy ý thay đổi và mở rộng, tràn đầy linh tính và hơi thở. Vì vậy một đặc điểm lớn nhất của văn cổ là “hoạt” dụng (sử dụng nó một cách sống động), người thực sự thông thạo cổ văn, từng chữ trong tay họ đều sống, họ dùng Tượng chứ không phải dùng chữ, nội hàm chứa đựng trong đó quá lớn, ý cảnh và nội hàm của những điều viết ra có thể rộng lớn vô biên. Những ý nghĩa cố định bắt buộc phải ghi nhớ chỉ là do tiền nhân tổng kết lại, chúng là chết, giống như những Quái từ và Hào từ mà Chu Văn Vương bổ sung vào trong “Kinh dịch”, chúng chỉ là một bản tóm tắt kinh nghiệm, nhưng ngược lại Tượng đã bị phong bế đến chết cứng. Cũng giống như Trung y hiện đại trị bệnh, chỉ ghi nhớ những bài thuốc cố định do người xưa thu thập được, hoàn toàn không am hiểu y lý, dược lý, không biết luận chứng điều trị, không thể vận dụng linh hoạt nên Trung y đang lụi tàn, hoặc đã lụi tàn.

Người xưa học sẽ không ghi nhớ những ý nghĩa cứng nhắc kia mà phần lớn là đọc thuộc lòng, tức là để thiết lập cảm giác về Tượng của chữ trong tư tưởng, khiến cho chiều sâu của tư tưởng và Tượng của chữ hình thành đối ứng, đạt được sự cộng hưởng, khi đạt đến một mức nhất định, thì đã thông hiểu toàn bộ, đã trở nên sống động. Thân thể con người và vũ trụ là sự đối ứng toàn ảnh với nhau, bên ngoài có cái gì, thì bên trong cũng có cái đó. Vừa mới bắt đầu học, Tượng bên trong dường như hỗn độn, vẫn chưa tách được ra Tượng, trong tình huống cảm ứng liên tục với Tượng bên ngoài, thì Tượng bên trong cũng sẽ dần dần tương ứng, cộng hưởng, dần dần đối ứng với Tượng bên ngoài và tách Tượng ra. Trải qua một thời gian nhất định, khi Tượng bên trong và Tượng bên ngoài hoàn toàn tương ứng với nhau, đạt được tương thông, cộng hưởng và hài hòa trong ngoài, trong ngoài tương hợp, hoàn chỉnh thành một thể, lúc này Tượng cũng hình thành xong.

Ở đây chúng tôi chỉ nói về cơ chế chứ không nói về phương pháp cụ thể, sau khi nắm vững cơ chế chữ viết, mọi người có thể tự quyết định phương pháp.

Tượng của chữ Hán cổ

“Thượng thư” là một trong những tài liệu lịch sử thời thượng cổ lâu đời nhất của Trung Quốc, trong đó tập hợp các bài thơ văn thời thượng cổ từ Nghiêu Thuấn đến Xuân Thu, cũng là một trong những cuốn cổ thư khó đọc khó hiểu nhất Trung Quốc cổ đại. Ngay cả Hàn Dũ một đại văn hào thời Đường đã cảm thán rằng, “Thượng Thư” đọc lên lời văn trúc trắc khó đọc. (1)

Bởi vì “Thượng Thư” là sử dụng các chữ Hán thời thượng cổ (chẳng hạn như chữ giáp cốt, v.v.) để biểu đạt, chữ càng cổ thì Tượng của nó càng lớn nên càng khó hiểu. Hiện nay khi chúng ta diễn giải các chữ, thường diễn giải các chữ tương ứng với phiên bản cổ nhất của nó, chữ được giải thích như thế là tiếp cận với Tượng nguyên thủy nhất, có nội hàm lớn nhất.

Các Quái từ và Hào từ do Chu Văn Vương viết trong “Chu Dịch” rất không rõ ràng và khó hiểu, người đời sau có hàng chục cách giải thích cho cùng một câu, mỗi cách giải thích đều khác nhau. Từ xưa đến nay các sách giải thích về “Kinh Dịch” nhiều vô cùng, nhưng không ai có thể thực sự hiểu nó. Có người cho rằng Chu Văn Vương đã viết Quái từ và Hào từ khi đang bị Thương Trụ Vương giam cầm, vì vậy hoàn cảnh buộc ông phải cố ý viết ra dưới hình thức ẩn ngữ, viết rất khó hiểu. Kỳ thực hoàn toàn không phải như vậy, đây là nhận thức sai lầm do không hiểu nội hàm của “Chu Dịch” gây ra. Nếu đúng như vậy, thì tại sao về sau những năm cuối đời Khổng Tử viết Tượng từ và Thoán từ cho “Chu Dịch” cũng tối nghĩa và khó hiểu như vậy?

Khi Chu Văn Vương viết Quái từ và Hào từ trong “Chu Dịch”, ông ấy đã dùng Tượng rất lớn, do đó rất khó đọc và khó hiểu, nội hàm cũng rất lớn, bởi vì chỉ có như thế mới không thể phong bế hoàn toàn Tượng trong “Chu Dịch”, vì vậy Chu Văn Vương đã cố ý viết như vậy, sử dụng Tượng lớn nhất để không làm hỏng người đời sau.

Chữ Hán cổ và chữ Hán hiện đại

Có lúc chúng ta đọc cổ văn, trong lòng hiểu nghĩa một câu, nhưng muốn dịch sang tiếng Hán hiện đại thì dịch không rõ ràng. Cho dù cuối cùng đã cố gắng hết sức để dịch ra tiếng Hán hiện đại, nhưng như thế đều cảm thấy nó không phải là ý như vậy. Đây chính là Tượng mà tiếng Hán cổ không thể biểu đạt bằng tiếng Hán hiện đại cố định cứng nhắc.

Có lúc chúng ta có một cảm giác trong lòng và muốn bày tỏ ra, nhưng dùng ngôn ngữ thế nào cũng không thể diễn đạt được rõ ràng, đó không phải là nội hàm của nó. Cảm giác trong tâm kỳ thực là tồn tại dưới hình thức Tượng, ngôn ngữ hiện đại của khuôn mẫu hóa này không thể biểu đạt Tượng một cách rõ ràng, vì vậy thế nào cũng không thể biểu đạt rõ ràng. Lúc này nếu dùng cổ văn thuần túy để diễn đạt thì có thể biểu đạt được một cách hoàn mỹ, bởi vì Tượng mà cổ văn sử dụng rất lớn, nên có thể biểu đạt ra ý cảnh rất lớn.

Tiếng Hán hiện đại đã đem chữ Hán cổ cố định thành từ ngữ, lấy Tượng của chữ Hán cổ cố định lại, cố định thành một vài ý nghĩa cứng nhắc, khiến chữ Trung Hoa dần mất đi năng lượng và sinh khí, sau đó lại dùng ngữ pháp rườm rà cứng nhắc để gò bó nó, trở thành văn bạch thoại (tiếng Trung hiện đại).

Đơn vị cơ bản của cổ văn là chữ, hầu như không có ngữ pháp, rất linh hoạt và đơn giản. Đem cổ văn tách rời ra, thì chính là từng chữ một tổ hợp thành (ngoại trừ các điển cố và danh từ cố định). Mỗi chữ trong cổ văn đều sử dụng Tượng, cho nên nội hàm mà cổ văn có thể chuyển tải vô cùng rộng lớn và ý cảnh sâu sắc.

Đơn vị cơ bản của tiếng Hán hiện đại là từ, tách văn bạch thoại ra, chính là do từng từ một tạo thành, ngữ pháp rất rườm rà và cứng nhắc. Đây cũng chính là lý do tại sao Tượng càng thấp thì càng phức tạp, trí huệ và nội hàm càng nhỏ.

Điều này cũng giống như các nguyên tử và phân tử. Năng lượng của nguyên tử rất lớn, nếu năng lượng của nó được giải phóng, thì chính là một quả bom nguyên tử phát nổ, có thể phá hủy một thành phố. Khi các nguyên tử tổ hợp thành các phân tử tầng bề mặt, thì năng lượng được phong kín lại, không thể biểu đạt ra khi bị niêm phong bên trong các phân tử, cho nên năng lượng của các phân tử là rất nhỏ. Giống như lựu đạn, chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ.

“Dịch” sinh ra vũ trụ

“Dịch” là sự triển hiện của toàn bộ quá trình sinh thành, phát triển và biến đổi của vũ trụ tự nhiên, cũng là thể hiện cho sức sống của vạn vật trong vũ trụ. Chữ Hán hoàn toàn tuân theo nguyên lý của “Dịch” cho nên hòa nhập với vũ trụ tự nhiên, sinh trưởng, phát triển và biến đổi một cách tự nhiên với vạn vật trong vũ trụ.

Để dễ lý giải, ở đây hãy lấy chữ viết của ngôn ngữ Trung Hoa và kết cấu vật chất của vũ trụ chúng ta làm thành một phép loại suy:

Kết cấu vật chất của vũ trụ này của chúng ta, cũng tuân theo nguyên lý của “Dịch” giống như thế. Ví dụ vạn sự vạn vật trong thời không của nhân loại chúng ta đều do các phân tử cấu thành, đây là những lạp tử cơ bản cấu thành vật chất trong thời không của nhân loại chúng ta, đem tất cả vật chất của thế giới này của chúng ta mà phân tách ra, cuối cùng có thể phân tách thành các phân tử riêng lẻ. Mà phân tử không phải là lạp tử nhỏ nhất, nếu tiếp tục phân tách phân tử, chúng ta sẽ thấy rằng phân tử là do các hạt nhân nguyên tử cấu thành, hạt nhân nguyên tử lại do neutron và proton cấu thành v.v., phân tách xuống nữa là vô cùng vô tận, không ai biết được lạp tử nguyên thủy nhất và ở tầng thấp nhất là gì. Các lạp tử ở các tầng diện khác nhau này, dưới sự xuyên suốt của nguyên lý của “Dịch”, thì tầng tầng tương sinh tương hợp, tạo thành toàn bộ thế giới vật chất.

Có rất nhiều chủng loại phân tử, các loại phân tử cấu thành thế giới nhân loại chúng ta nhiều đến nỗi hoàn toàn không thể đếm được. Nhưng các loại nguyên tử tương ứng là rất ít, hiện nay các loại nguyên tử do con người phát hiện ra chỉ có khoảng vài trăm (bao gồm cả chất đồng vị). Điều đó có nghĩa là, mấy trăm loại nguyên tử này tương sinh tương hợp với nhau để tạo thành các cấu trúc phân tử không đếm hết. Những phân tử này lại tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành vạn sự vạn vật trong thế giới này.

Điều này cũng giống như các chữ tương sinh tương hợp, cấu thành từ và cụm từ, số lượng chữ là có hạn, chỉ có mấy ngàn chữ Hán thông dụng, còn các từ và cụm từ được cấu thành là vô hạn. Các từ và cụm từ lại kết hợp với nhau để tạo thành câu và bài văn, giống như các phân tử cấu thành thế giới bề mặt của chúng ta, chúng là đồng bộ, chính là trong nguyên lý của “Dịch”, tự nhiên sinh ra, chúng có khả năng tự sinh trưởng. Do đó chữ Hán có thể sinh trưởng cùng với sự sinh trưởng của vạn vật trong tự nhiên, chúng có sức sống, có thể thay đổi theo sự thay đổi của thế giới, đồng bộ biểu đạt ra mọi thứ trong vũ trụ tự nhiên, không bỏ sót bất cứ thứ gì.

Theo nguyên lý của “Dịch”, vật chất càng vào tầng thứ thấp bên trong thì năng lượng chứa đựng trong đó càng lớn, ví dụ như năng lượng trong phân tử là rất nhỏ, nhưng năng lượng chứa đựng trong nguyên tử là rất lớn. Vụ nổ của một quả lựu đạn ở tầng diện phân tử chỉ có thể làm nổ tung một khu vực nhỏ, trong khi vụ nổ của một quả bom nguyên tử có cùng khối lượng gần như có thể phá hủy cả một thành phố. Tương tự như vậy, sau khi chữ tạo thành từ và cụm từ, thì “Tượng” chính là bị phong bế lại, thu nhỏ lại, giống như nguyên tử cấu thành phân tử, do đó năng lượng và nội hàm trở nên nhỏ hơn, đây đều là những triển hiện của nguyên lý của “Dịch” tại các tầng diện khác nhau.

Vì vậy muốn hiểu được nội hàm của một sự vật, chúng ta có thể quay ngược lại, quay về theo nguyên lý của “Dịch”, tìm về ngọn nguồn ở từng tầng, lấy “Tượng” và năng lượng đằng sau nó mà phóng thích ra từng lớp một.

Chữ Hán và tiếng Anh

Chữ Hán có đặc điểm là tam vị nhất thể âm-hình-nghĩa, lấy “hình” để biểu thị “Tượng”, lấy “Tượng” để điều khiển “âm”, mỗi chữ là một thể độc lập, toàn bộ lại nằm trong sự xuyên suốt của nguyên lý của “Dịch”, tương hợp với vũ trụ tự nhiên làm một.

Vì các chữ Hán là được tạo ra theo nguyên lý của “Dịch”, do đó chữ Hán tạo thành một hệ thống tự tuần hoàn và sinh trưởng hoàn mỹ, có sức sống, là vật sống. Nó có thể là nhất thể với vạn vật trong vũ trụ, cùng sinh trưởng với vạn vật trong tự nhiên, vì vậy các chữ Hán hiện có có thể biểu đạt bất kỳ tín tức nào mà con người biết đến, thậm chí cả những nội hàm cao tầng mà con người không thể biểu đạt, và tất cả những sự vật sẽ xuất hiện trong tương lai.

Còn bất kỳ chữ viết của ngôn ngữ nào khác của con người đều không thể đạt được điểm này. Trong xã hội ngày nay tốc độ phát triển và thay đổi nhanh chóng, về phương diện biểu đạt những sự vật mới nhiều vô kể liên tục xuất hiện, các ngôn ngữ và chữ viết khác của loài người đã thể hiện tính hạn chế và không thích ứng rất lớn, trong việc diễn đạt một số lượng lớn những điều mới liên tục xuất hiện, chỉ có tạo từ bằng cách gán âm thanh cho từng sự vật mới xuất hiện một cách máy móc, dẫn đến sự tăng trưởng bùng nổ về số lượng từ, dần dần vượt quá khả năng ghi nhớ bình thường của con người, trở thành những rào cản câu thông nghiêm trọng giữa các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Vì thế trong môi trường tiếng Anh ngày nay, nhiều loại tiếng Anh chuyên ngành khác nhau liên tục sinh ra để đối phó với những sự vật và khái niệm mới không ngừng xuất hiện trong giới tự nhiên.

Chẳng hạn hiện nay có: tiếng Anh chuyên ngành máy tính, tiếng Anh chuyên ngành cơ điện, tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật truyền thông, tiếng Anh chuyên ngành ô tô, tiếng Anh chuyên ngành toán học, tiếng Anh chuyên ngành vận chuyển, tiếng Anh chuyên ngành kế toán, tiếng Anh chuyên ngành khuôn mẫu, tiếng Anh chuyên ngành nông nghiệp, tiếng Anh chuyên ngành đại học, tiếng Anh chuyên ngành dược, tiếng Anh chuyên ngành thể thao, tiếng Anh chuyên ngành nhuộm, tiếng Anh chuyên ngành sinh vật, tiếng Anh chuyên ngành điều khiển số, tiếng Anh chuyên ngành hóa học, tiếng Anh chuyên ngành may mặc, tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo, tiếng Anh chuyên ngành du lịch… Hiện nay đã phát triển gần 100 loại tiếng Anh chuyên ngành khác nhau, và tình trạng này vẫn đang tăng tốc phát triến! Nghe có vẻ rất đáng sợ.

Trong hệ thống chữ viết của Trung Hoa, mấy ngàn năm qua, người Trung Quốc chỉ dựa vào vài nghìn chữ Hán thông dụng, trong tình hình hầu như không có nhiều từ mới được tạo ra, cũng đủ để đối phó với mọi sự phát triển và thay đổi của loài người, vậy là quá đủ. Chữ Hán tuân theo nguyên lý của “Dịch” và sinh trưởng nhất thể cùng với vũ trụ tự nhiên, cùng với sự phát triển của vạn vật trong tự nhiên, các loại từ và cụm từ mới được sinh ra một cách tự nhiên, vô cùng vô tận. Và nội hàm của từ và cụm từ được sinh ra là tương hợp nhất thể với vạn vật trong tự nhiên, để con người nhìn chữ mà đoán nghĩa, có thể hiểu hàm nghĩa của nó một cách tự nhiên, cho phép giữa tất cả các lĩnh vực khác nhau có thể giao tiếp tự do, không có gián cách.

Ví dụ như: 马-mã: ngựa (tiếng Anh là horse), 鸡-kê: gà (chicken); 小-tiểu: nhỏ, bé(small/little; 公-công: đực, trống(male);母-mẫu: cái, mái(female)…… Tiếng Trung tuân theo nguyên lý của “Dịch”, cùng sinh trưởng với tất cả vạn vật trong vũ trụ, và biểu đạt được tất cả vạn vật trong vũ trụ một cách tự nhiên. Ví như sự kết hợp giữa “小” và “马” hoặc “鸡” sẽ tạo ra “小马” (ngựa nhỏ/ngựa con) và “小鸡” (gà nhỏ/gà con) v.v., tương ứng với vạn vật, ý nghĩa tự nhiên mà hình thành. Nhưng tiếng Anh không như thế, nhất thiết phải tạo ra một từ mới cho sự vật mới này, chẳng hạn như ngựa nhỏ không thể dùng small+horse để biểu hiện, ngựa đực nhỏ không thể được biểu hiện bằng small+male+horse, nếu không độ dài của từ sẽ dài vô hạn, cuối cùng hàm lượng thông tin của ngôn ngữ này sẽ ngày càng thấp hơn, không còn phù hợp với biểu đạt của con người và không thể sử dụng được. Vì vậy đối với sự vật mới này nhất định phải tạo một từ mới thường dùng để biểu thị, chẳng hạn như: ngựa nhỏ là foal, ngựa đực là stallion, ngựa nhỏ đực là colt, ngựa cái là mare, ngựa cái nhỏ là filly, gà con là chick, gà trống là cock, gà trống nhỏ là cockerel, gà mái là hen, gà mái nhỏ là chicken, v.v., không có quy tắc nào có thể tuân theo.

Một ví dụ khác: máy tính và người máy, đây là những sự vật mới ra đời chỉ thời hiện đại mới có. Tiếng Trung sinh ra các danh từ mới một cách tự nhiên tương ứng với sự ra đời của các sự vật mới, cho dù những người xưa không có khái niệm này, khi nhìn thấy danh từ mới này, cũng có thể nhìn chữ mà hiểu nghĩa, tạo thành khái niệm sự vật tương ứng trong đầu. Ví dụ khi nhìn thấy từ 电脑 (điện não: máy tính), trong đầu bạn sẽ hình thành một khái niệm về một sự vật sử dụng điện làm năng lượng và có chức năng tương tự như bộ não con người; khi nhìn thấy từ 机器人 (cơ khí nhân: người máy), sẽ hình thành khái niệm về một sự vật giống con người được làm bằng máy móc. Còn tiếng Anh thì mỗi sự vật mới phải tạo ra một từ mới, chẳng hạn như computer (máy tính) và robot (người máy), khi người Anh cổ đại nhìn thấy hai từ đơn này, họ hoàn toàn không hiểu và không biết chúng là gì.

Bởi vì các loại ngôn ngữ và chữ viết khác của con người không thể tương hợp làm một với vạn vật trong vũ trụ dưới sự xuyên suốt của nguyên lý “Dịch” nên chúng không có sức sống, không thể sinh trưởng một cách tự nhiên, vì vậy chỉ có thể liên tục dựa vào tư duy con người để tạo ra từ đơn mới, cố gắng hết sức thích ứng với sự sinh trưởng và thay đổi của vạn vật trong vũ trụ.

Cùng với sự phát triển của nhân loại, lượng từ vựng tiếng Anh sẽ tăng lên vô cùng tận, khiến ngôn ngữ ngày càng trở nên cồng kềnh và lộn xộn, dần dần vượt quá khả năng ghi nhớ và sử dụng của con người. Vì vậy tác giả suy đoán rằng: Trong tương lai ngôn ngữ và chữ viết chung của nhân loại mới sẽ là chữ Hán, và các ngôn ngữ và chữ viết khác đều sẽ dần dần sẽ bị đào thải trong lịch sử.

“Vấn cừ na đắc thanh như hứa, Vị hữu nguyên đầu hoạt thuỷ lai” (Dịch nghĩa: Hỏi làm sao con ngòi được trong như thế, Phải chăng nước từ đầu nguồn chảy mãi không ngừng) (*). Tiếng Hán tràn đầy sức sống và năng lượng, nội hàm đằng sau nó là tầng tầng trùng điệp, tầng tầng thông đến các vị Thần linh và vũ trụ tầng cao vô cùng vô tận, năng lượng ùn ùn đến, liên tục không ngừng.

Tiếng Trung tuân theo nguyên lý của Dịch, càng được tách rời càng sống động và năng lượng càng lớn. Còn tiếng Anh chỉ có thể chia nhỏ thành các từ riêng lẻ, một từ lại chia thành các chữ cái riêng lẻ, chính là đã tan ra, đã chết và không có ý nghĩa gì nữa. Vì vậy tiếng Anh chỉ là những ký hiệu không có nguồn gốc và sinh mệnh.

[1] Hàn Dũ “Tiến học giải”: “Chu cáo ân bàn, cát khuất ngao nha”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239729 …………………………………

Chú thích:

(*) Trích từ bài thơ “Quan thư hữu cảm” của Chu Hy, nhà thơ thời Nam Tống.

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (6): Chữ Hán có sinh mệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (5): Chữ Hán và Chu Dịchhttps://chanhkien.org/2023/08/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-5-chu-han-va-chu-dich.htmlWed, 16 Aug 2023 02:45:24 +0000https://chanhkien.org/?p=31112Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] 5. Chữ Hán và Chu Dịch Trong bài này, chúng tôi sẽ liệt kê các ví dụ để cùng các bạn nghiên cứu thảo luận về nguồn gốc và huyền cơ của Chu Dịch, Bát Quái và chữ Hán: Bát Quái sinh Chu Dịch “Chu Dịch – Hệ Từ Thượng” […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (5): Chữ Hán và Chu Dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

5. Chữ Hán và Chu Dịch

Trong bài này, chúng tôi sẽ liệt kê các ví dụ để cùng các bạn nghiên cứu thảo luận về nguồn gốc và huyền cơ của Chu Dịch, Bát Quái và chữ Hán:

Bát Quái sinh Chu Dịch

“Chu Dịch – Hệ Từ Thượng” viết: “Âm dương tương sinh tương khắc, mỗi quẻ trong Bát Quái kết hợp với nhau, để khiến sấm sét cổ động cho muôn vật, mưa gió thấm nhuận cho muôn vật”. [1] Bát Quái là tám đại tượng của vạn vật trong trời đất được tinh luyện từ tầng cao hơn, giữa Bát Quái kết hợp lẫn nhau, tức là tám trạng thái diễn hóa, liên tiếp với nhau, nên sinh ra các loại vận động biến hóa, sinh ra 64 Tượng, chứa đựng cái lý của vạn sự vạn vật trên thế gian.

Dưới đây là một ví dụ để minh họa:

Quẻ Ly ☲ và Quẻ Chấn ☳ được xếp chồng lên nhau, Ly ở trên Chấn ở dưới, hình thành Quẻ Phệ Hạp (䷔), gọi là Hỏa Lôi Phệ Hạp. Phệ Hạp có nghĩa là sự ăn khớp, cắn tan chỗ gián cách thì mới hợp được.

Mỗi quẻ trong Bát Quái đều là một Tượng, không chỉ một sự vật cụ thể nào, nhưng hàm chứa vạn vật trong đó, so với nội hàm của 64 Tượng thì càng lớn hơn. Ví dụ quẻ Ly có thể đại diện cho lửa, mặt trời, điện, ánh sáng, mắt, mùa hè, phương Nam, nền văn minh… vì nó bao hàm vạn vật cho nên không thể liệt kê toàn bộ ra hết, nhưng mỗi lần có thể chọn một sự vật có tính đại diện hoặc đặc trưng trong đó để chỉ rõ Quẻ Tượng này và lý giải nó. Ở đây đầu tiên chúng ta chọn “điện” để đại diện cho quẻ Ly, và “sấm” đại diện cho quẻ Chấn để chỉ rõ một hiện tượng cụ thể.

Về quẻ này, quái từ của Chu Văn Vương nói: Phệ Hạp, hanh, lợi dụng ngục.

Ý nghĩa có thể được hiểu là: quẻ Phệ Hạp, suôn sẻ, có lợi cho việc sử dụng các hình phạt và chỉnh đốn pháp lệnh.

Tượng Từ của Khổng Tử viết: Lôi điện, Phệ Hạp; Tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp.

Ý nghĩa có thể giải thích là: lôi trên điện dưới, cắn để hợp lại với nhau; theo quẻ này tiên vương ngộ ra đạo lý của sự trừng phạt nghiêm minh và việc chỉnh đốn luật pháp.

Giải thích của cá nhân: lấy điện đại diện cho Quẻ Ly, lấy lôi (sấm) đại diện cho Quẻ Chấn. Quẻ Ly và Quẻ Chấn kết hợp trên dưới để tạo thành Tượng của Quẻ Phệ Hạp, giống như sấm sét cùng đến. Thiên tượng có sấm sét cùng đến đại diện cho việc Trời đang trừng phạt tội ác của nhân gian và cảnh báo loài người để triển hiện sự uy nghiêm của Thiên Đạo. Với thiên tượng sấm sét cùng đến, kẻ ác thường sẽ kinh sợ, lo lắng rằng sẽ bị sét đánh. Cho nên các cổ thánh tiên vương noi theo trời đất tự nhiên, từ hiện tượng này mà ngộ ra rằng: Nên sử dụng hình phạt để trừng trị tội ác, đồng thời pháp luật phải nghiêm minh, ân uy song hành, để kiến lập sự uy nghiêm của bậc quân vương, khiến kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện được bảo vệ, để duy trì chính đạo của nhân gian…..

Ngoài ra trong “Chu Dịch – Hệ từ Hạ” có viết: “(Thần Nông thị) đã tạo ra chế độ giao dịch thị trường, cho phép bách tính trong thiên hạ thu thập hàng hóa trong thiên hạ, hàng ngày giao dịch với nhau vào buổi trưa, lấy vật đổi vật, mỗi người chọn những gì mình cần, đã có sắp đặt đâu vào đấy, trao đổi hàng và ra về, đại khái là làm theo Tượng quẻ của quẻ ‘Phệ Hạp’.”[2]

Cá nhân xin giải thích đối với điều này: Tượng của Ly bao gồm các sự vật như điện, lửa, ánh sáng, Mặt Trời, con mắt, nền văn minh v.v, ở trên lấy điện để giải thích, còn ở đây lại lấy ánh sáng để giải thích; Quẻ Chấn có thể đại diện cho các sự vật như sấm, chấn động, đe dọa, gót chân, phương Đông, v.v., ở đây lấy đe dọa để đại diện.

Vì vậy, quẻ Tượng này có thể hiểu là: sấm chớp đan xen, tiếng sấm rung chuyển mười phương, có uy nghiêm nhưng không ánh sáng, không có uy nghiêm của ánh sáng thì dẫn đến hung bạo; tia chớp chiếu sáng trời đất, có ánh sáng lớn nhưng không có đủ đe dọa, không đủ ánh sáng để uy hiếp sẽ trở nên yếu ớt và không chừng mực. Sấm sét đan xen, để thuộc tính hai bên của chúng giao nhau và trao đổi lẫn nhau, để bổ sung cho nhau, bù đắp khuyết điểm của nhau, đạt đến sự hài hòa và hoàn mỹ. Sấm nhờ có tia chớp mà có ánh sáng, tia chớp nhờ có tiếng sấm mà uy hiếp mười phương, cả hai kết hợp khiến uy nghiêm và ánh sáng đồng tại, ân uy cùng tồn tại, khiến vạn vật trong trời đất ngưỡng mộ mà kính sợ, đạt được sự hài hòa hoàn mỹ.

Vì vậy, Thần Nông thị bảo bách tính trong thiên hạ thu thập hàng hóa trong thiên hạ, trao đổi với nhau, chọn lấy những gì họ cần, mỗi người đều sử dụng những vật phẩm mà mình có sở trường làm ra để bổ sung cho nhu cầu của người khác, và hàng hóa dư thừa của người khác cũng bổ sung cho sự thiếu hụt của chính họ, như vậy hàng hóa trong thiên hạ đều được bổ sung cho nhau, đã có sắp đặt đâu vào đấy, đạt đến sự hài hòa hoàn mỹ, đây là đạo lý mà Thần Nông thị ngộ ra từ trong Tượng của quẻ “Phệ Hạp”.

Đương nhiên, Tượng của quẻ “Phệ Hạp” rất lớn, trên đây chỉ lược chọn ra hai vật mà ngộ Đạo, liệt kê hai ví dụ, không thể liệt kê ra hết toàn bộ, mọi người đều có thể dựa vào ngộ tính của mình mà thể ngộ, đạo lý của thế gian đều bao hàm trong đó. Khi hiểu được thấu đáo 64 Tượng của Chu Dịch, thì sẽ đạt đến cảnh giới tuyệt diệu, có thể thấy được cái lý của sự tồn tại và biến hóa của vạn vật trong thế gian, có thể biết được quá khứ và tương lai.

Các quẻ kết hợp với nhau theo từng đôi, hợp thành 64 Tượng, cũng là theo cơ lý này, nên không liệt kê nhiều.

Nguyên do văn sinh tự

“Văn tự” hiện nay là một từ, nhưng trong thời cổ đại, văn và tự là hai khái niệm. Văn: Ý nghĩa ban đầu là hoa văn, đường vân; Tự: Ý nghĩa ban đầu là mang thai, sinh đẻ. Bây giờ chúng ta hãy kết hợp cái lý của Bát Quái Chu Dịch để lý giải từ “văn tự”:

Trong “Tự Thuyết – Tự” nói: “Văn sinh ra tự, giống như mẹ sinh con, đây là cơ lý giống như việc Bát Quái suy diễn để sinh ra 64 quẻ, thanh luật, kết cấu, hàm nghĩa, v.v. của nó đều là tự nhiên mà thành, không phải là thứ mà trí tuệ của phàm nhân có thể tạo ra”.[3]

Ở đây nói tự là do văn sinh ra, trước tiên có văn rồi sau mới sinh ra tự. Cơ lý của văn sinh ra tự cũng giống như cơ lý của Bát Quái sinh ra 64 Tượng.

Trong “Thuyết Văn Giải Tự – Tự” Hứa Thận đã nói: “Khi Thương Hiệt tạo ra các chữ lúc đầu, các chữ được tạo ra bằng phương thức tượng hình được gọi là văn; các chữ do văn kết hợp với nhau mà sinh ra, thì được gọi là tự.” [4]

Trong “Hiếu Kinh Viện Thần Khế” và “Văn Tự luận” cũng đã ghi lại rằng: “Văn là ông cha, tự là con cháu, tất cả đều được sinh ra một cách tự nhiên, lời văn đầy đủ cả…”[5]

Từ những ghi chép trên có thể thấy: Văn là chữ nguyên thủy nhất, phần lớn được tạo ra bởi phương thức tượng hình. Thương Hiệt thần mục như điện, với hai cặp mắt thần khác với người thường, thấu suốt vạn vật thiên địa, chắt lọc ra cái thần của vạn vật, sau đó sử dụng các đường nét đơn giản sống động để biểu lộ rõ ràng hình ảnh của nó và tạo ra văn. Ví dụ như: (xem hình ảnh)

Nguyệt (trăng): 月;sơn (núi): 山;thủy (nước): 水;điểu (chim): 鸟;mã (ngựa): 马;ngưu (trâu): 牛;dương (dê): 羊: tị (mũi): 鼻; mục (mắt):目;thảo (cỏ): 草;môn (cửa): 门……

Hãy xem ví dụ về văn sinh tự:

Ví dụ: “马” (mã) và “门” (môn) biểu thị phân biệt hai tượng vật khác nhau, cũng giống như việc hai quẻ kinh khác nhau của Bát Quái biểu thị hai Tượng khác nhau. Nếu tổ hợp chúng lại với nhau, đặt mã vào trong môn, mã và môn sẽ hợp thành một Tượng mới, giống như Bát Quái từng đôi kết hợp thành 64 Tượng, quẻ Tượng này là “闯” (Sấm: xông xáo).

Tượng này có thể biểu thị: con ngựa phi qua cửa, mãnh liệt lao ra, hành sự lỗ mãng, bôn ba kiếm sống, dũng mãnh tiến lên, mở lối thoát… Tất cả đều có nghĩa là “xông xáo”, đó cũng là Tượng của chữ “闯” (sấm: xông xáo), nội hàm của Tượng này rất rộng, bao gồm tất cả, lấy hình ảnh con ngựa từ trong cửa lao qua để thay cho Tượng này.

Một ví dụ khác là sự kết hợp giữa “马” (mã: ngựa) với “又” (hựu: cái tay): “又” trong Giáp Cốt Văn là hình ảnh của một bàn tay (xem hình dưới), nghĩa gốc biểu thị như dùng tay nắm giữ và khống chế. Sau khi kết hợp chúng với nhau, thì một Tượng mới được hình thành, Tượng tự này được gọi là “驭” (ngự: đánh xe)”. Đại diện cho: thuần phục ngựa, đánh xe, nô dịch, khống chế, thống trị và giở trò… dùng “驭” để biểu thị cho Tượng này, lấy hình ảnh điều khiển ngựa để biểu thị cho Tượng này.

Nếu ghép “马 “(mã: ngựa) và “冰”(băng: nước đá,giá lạnh) lại thành “冯” (phùng: ngựa chạy nhanh). Trong Giáp Cốt Văn băng là “0920”, sau đó phát triển thành hai giọt nước ” 冫”. Chữ này Tượng là “冯” (phùng: ngựa chạy nhanh), đại diện cho: ngựa băng qua sông, đi bộ qua sông, ngựa phi nhanh, ỷ lại, dựa vào…..

Một ví dụ khác là sự kết hợp của “日” (nhật: mặt trời) và “月” (nguyệt: mặt trăng) thành “明” (minh: sáng); “木” (mộc: cây) và “木” (mộc: cây) thì thành “林” (lâm: rừng) và “森” (sâm: rừng rậm); “人” (nhân: người) và “木” (mộc: cây) kết hợp lại thành “休” (hưu: nghỉ ngơi)….. đây đều là cùng một cơ lý.

Nhìn vào các ví dụ trên, chúng ta sẽ thấy rằng: văn sinh tự và cơ lý của Bát Quái sinh ra 64 quẻ là tương thông, tức là nguyên lý của “Dịch”. Cơ lý của văn hóa Thần truyền của Trung Hoa cũng đều có thể tương thông với nhau, điều này không phải với trí tuệ của phàm nhân có thể đạt được.

Trong “Thuyết Văn Giải tự”, Hứa Thận đã lấy cách tạo chữ Hán quy thành sáu loại, đó là tượng hình, chỉ sự, chuyển chú, giả tá, hình thanh và hội ý. Cá nhân tôi cho rằng phương pháp phân loại này chưa đủ chính xác, chưa có sự huyền bí và cơ lý để hiểu chữ Hán. Thông qua việc nghiên cứu các văn tự cổ như Giáp cốt văn, tôi tin rằng chữ Hán kỳ thực là vận dụng “Tượng” và dựa vào nguyên lý của “Dịch” mà tạo ra, mặc dù hiện nay trong chữ Hán có một số lượng lớn “chữ hình thanh”, nhưng không tồn tại loại phương pháp tạo chữ “hình thanh” này. Trong số các chữ viết mà con người biết hiện nay, về cơ bản chúng đều là chữ viết biểu âm, còn chữ Hán là một loại chữ tam vị nhất thể (bao gồm âm thanh, hình dạng và ý nghĩa cùng tồn tại trong một chữ). Chữ Hán không chỉ dùng “hình” để đồng thời biểu đạt hình tượng và ý nghĩa, mà còn có thể dùng hình và ý để chỉ âm, nó đồng thời cũng có chức năng biểu âm, đây là đặc điểm mà các chữ viết của các ngôn ngữ khác của nhân loại không có, do đó có số lượng lớn “chữ hình thanh” trong chữ Hán.

Một ví dụ ngắn gọn được đưa ra để minh họa: Ví dụ như chữ “踵” (âm tiếng Trung đọc là [zhǒng], âm Hán Việt là: chủng, nghĩa là: gót chân) thuộc về chữ hình thanh, trong “Thuyết Văn Giải Tự” cho rằng “踵” được tạo ra theo phương thức hình thanh, lấy “足” (âm tiếng Trung: [zú], âm Hán Việt: túc, nghĩa: bàn chân) một bên để làm hình dạng, biểu đạt ý nghĩa; lấy “重” (âm tiếng Trung: [zhòng] , âm Hán Việt: trọng, nghĩa: nặng) một bên làm âm thanh, biểu đạt cách phát âm chứ không có ý nghĩa ([zhǒng] và [zhòng] đọc gần như nhau). Kỳ thực chữ “踵” không phải được tạo ra theo phương thức này, ý nghĩa ban đầu của “踵” có nghĩa là gót chân, khi một người đứng thẳng, trọng lượng của toàn bộ cơ thể về cơ bản đều do gót chân gánh chịu, vì vậy lấy “重” để biểu đạt ý này, biểu thị đây là nơi chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Ngoài ra gót chân là một bộ phận của bàn chân nên lấy “足” (chân) làm gốc kết hợp với “重” (nặng) để sinh ra “踵” (gót chân).

Tức là “hình thanh” chỉ là triển hiện đặc điểm của tam vị nhất thể âm-hình-nghĩa của chữ Hán, nhưng không thuộc về cách tạo chữ. Trong quá trình phát triển lịch sử chữ Hán đã trải qua một số biến đổi lớn, nếu lấy tất cả chữ Hán đối ứng với Giáp Cốt Văn cổ xưa nhất, thì có thể thấy hình dáng ban đầu của nó, sẽ phát hiện rằng chữ Hán là được tạo ra dựa trên cơ sở nguyên lý của “Dịch”, là sự vận dụng đối với “Tượng”.

Trong toàn bộ Chữ Hán, mỗi chữ đều là một Tượng, nội hàm bác đại tinh thâm, cao thâm khôn lường, tương thông với Thiên Địa Thần Linh, tương ứng với các tầng thứ cao của vũ trụ, nó vĩnh viễn không phải là thứ mà con người hiện đại có thể lý giải được.

Văn tự sinh từ

Vào thời nhà Hán có một cuốn sách tên là “Tiêu Thị Dịch Lâm”, còn được gọi là “Dịch Lâm”, gồm có 16 quyển, do Tiêu Diên Thọ, một đại sư Dịch học nổi tiếng thời Tây Hán viết. Tiêu Diên Thọ là thầy của Kinh Phòng, người khởi xướng phương pháp xóc đồng tiền để bói toán (tức là phương pháp Lục Hào Nạp Giáp). “Dịch Lâm” bắt nguồn từ “Chu Dịch”, nó dựa trên cơ sở 64 quẻ của Chu Dịch, kết hợp hai quẻ với nhau, cuối cùng sinh ra 4096 quẻ, mỗi quẻ đều soạn một Quái từ, nhưng không có Hào từ. “Dịch Lâm” chủ yếu được sử dụng để bói toán, so với Chu Dịch nó cụ thể hơn, quẻ Tượng càng nhỏ thì ứng dụng lý giải càng dễ.

Bát Quái sinh ra 64 Tượng, còn có thể tiếp tục kết hợp với nhau để sinh ra 4096 Tượng, điều đó tương ứng với nguyên lý “Dịch” của sự sinh thành, phát triển và biến đổi của vũ trụ. Nó càng đi đến tầng bề mặt thì triển hiện càng trở nên cụ thể, phức tạp và nội hàm càng nhỏ. Cũng như vậy, sau khi văn sinh ra tự, nó có thể tiếp tục kết hợp để tạo ra các từ và cụm từ, điều này cũng được xuyên suốt bởi nguyên lý “Dịch” đồng bộ hợp nhất với sự sinh thành, phát triển và biến đổi của toàn vũ trụ, vì vậy dung chứa tất cả. Sau khi từ ngữ được cố định, Tượng cũng sẽ trở nên nhỏ hơn tương ứng, nhưng khi đem các từ ngữ phân tách thành các chữ để xem xét một cách tỉ mỉ, thì cũng tương tự như việc đem 64 Tượng phân tách thành các Quái để diễn giải, năng lượng của nó có thể được giải phóng.

Ví dụ như từ “do dự” (犹豫), hiện nay chúng ta chỉ biết nghĩa của nó là do dự không quyết định, “do dự không quyết định” giống như quái từ “do dự” của quẻ này, chỉ còn lại ý nghĩa cố định cứng nhắc này. Bây giờ chúng ta hãy tách nó ra để hiểu:

“Từ điển Khang Hy” giải thích: Do là một loài động vật giống vượn với mũi quăn và đuôi dài, bản tính đa nghi. Dự là một loài động vật giống voi. Vào thời cổ đại, vùng Hà Nam rất nhiều voi, điều này được ghi lại nhiều trong Giáp Cốt Văn của triều Thương, Hà Nam được gọi tắt là “Dự”, ta có thể lý giải được tại sao sau khi xem được lời giải thích này. Lại giải thích rằng phân biệt do và dự là hai loài thú, cả hai đều có bản tính đa nghi, không biết nên tiến hay lùi, vì vậy gọi những người đa nghi thiếu quyết đoán là do dự.

Hóa ra khi tách rời ra, trong từ ngữ vẫn bao hàm nhiều tín tức như thế, có năng lượng lớn như vậy, rõ thật là có khoảng trời riêng, nhưng mà khi từ ngữ được cố định lại, sau khi Tượng mới được hình thành, Tượng ban đầu sẽ co rút nhỏ lại, nội hàm bên trong cũng bị đóng kín lại, không biểu lộ ra.

Lại xem tiếp từ “ảnh hưởng” (影响), hiện nay chúng ta chỉ biết rằng ảnh hưởng là chỉ hiệu ứng được tạo ra bởi một sự vật nào đó. Hãy xét nguồn gốc của nó: Từ này đầu tiên xuất phát từ “Thượng Thư – Đại Thuấn Mô”, nguyên văn là “Huệ địch cát, tòng nghịch hung, duy ảnh hưởng”. Nghĩa là thuận theo đạo trời mà làm thì may mắn thuận lợi, làm trái với đạo trời thì nguy hiểm, giống như bóng theo hình, giống như tiếng vọng là do âm thanh sinh ra. Hóa ra ảnh là chỉ cái bóng, hưởng là chỉ tiếng vọng. Ngay khi cơ thể di chuyển, cái bóng lập tức theo sau; ngay khi âm thanh được tạo ra, ngay lập tức có phản ứng dội lại, đó chính là ảnh hưởng. Như vậy khi tách rời một cơ thể ra để hiểu nó, ngay lập tức cảm giác sẽ không như thế nữa, sau khi dùng đến từ này thì cảm giác nó có hơi thở, không còn cứng nhắc nữa. Điều này chính là các từ ngữ bị đóng kín lại, nếu phân chia thành các Tượng cao hơn để diễn giải, đưa nó trở lại nội hàm, khiến nó dần dần sống lại, thì nó sẽ phát ra năng lượng lớn hơn.

Ghi chú:

[1] 《 Chu Dịch – Hệ từ thượng 》: “Thị cố cương nhu tương ma, Bát Quái tương đãng, cổ chi dĩ lôi đình, nhuận chi dĩ phong vũ”

[2] 《 Chu Dịch – Hệ từ hạ 》 thuyết: “Nhật trung vi thị, trí thiên hạ chi dân, tụ thiên hạ chi hóa, giao dịch nhi thối, các đắc kì sở, cái thủ chư 《 phệ hạp 》”.

[3] 《 Tự thuyết 》: Văn giả, kì ngẫu cương nhu, tạp bỉ dĩ tương thừa. Như thiên đích chi văn, cố vị chi văn. Tự giả, thủy vu nhất nhị, nhi sinh sinh chí vu vô cùng. Như mẫu chi tự tử, cố vị chi tự. Kì thanh chi ức dương khai tắc, hợp tán xuất nhập, kì hình chi hành túng khúc trực, tà chính thượng hạ, nội ngoại tả hữu, giai hữu nghĩa, giai xuất vu tự nhiên, phi nhân tư trí năng vi dã. Dữ phục hi Bát Quái, văn vương lục thập tứ, dị dụng nhi đồng chế, tương đãi nhi thành 《 dịch 》.

[4] 《 Thuyết văn giải tự · tự 》: Thương Hiệt chi sơ tác thư, cái y loại tượng hình, cố vị chi văn. Kì hậu hình thanh tương ích, tức vị chi tự. Tự giả, ngôn tư nhũ nhi tẩm đa dã.

[5] 《 Văn tự luận 》 viết: Văn tự giả, tổng nhi vi ngôn. Nhược phân nhi vi nghĩa, tắc văn giả tổ phụ, tự giả tử tôn. Sát kì vật hình, đắc kì văn lí, cố vị chi viết văn; mẫu tử tương sinh, nghiệt nhũ tẩm đa, nhân danh chi vi tự.

《 Hiếu kinh viên thần khế 》: Văn giả tổ phụ, tự giả tử tôn, đắc chi tự nhiên, bị kì văn lí. Tượng hình chi chúc, tắc vị chi văn; nhân nhi tư mạn, mẫu tử tương sinh, hình thanh, hội ý chi chúc, tắc vị chi tự. Tự giả, ngôn tư nhũ tẩm đa dã.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239728

 

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (5): Chữ Hán và Chu Dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (4): Nguyên lý của Chu Dịchhttps://chanhkien.org/2023/07/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-4-nguyen-ly-cua-chu-dich.htmlSat, 15 Jul 2023 23:43:00 +0000https://chanhkien.org/?p=30826Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Vào thời kỳ văn minh tiền sử xa xưa khoảng 20.000 năm trước, Thần đã hạ thế giáng sinh thành thánh nhân Phục Hy thị, Ông đã tạo ra Chu Dịch và Bát Quái, đặt định ra nền văn minh cho nhân loại. Bát Quái do tám quẻ tạo thành, […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (4): Nguyên lý của Chu Dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Vào thời kỳ văn minh tiền sử xa xưa khoảng 20.000 năm trước, Thần đã hạ thế giáng sinh thành thánh nhân Phục Hy thị, Ông đã tạo ra Chu Dịch và Bát Quái, đặt định ra nền văn minh cho nhân loại.

Bát Quái do tám quẻ tạo thành, biểu thị tám Tượng lớn cho vạn vật trong trời đất. Mỗi quẻ được biểu thị bằng ba hào xếp chồng lên nhau từ trên xuống dưới, phân thành: Càn ☰, Đoài ☱, Ly ☲, Chấn ☳, Tốn ☴, Khảm ☵, Cấn ☶, Khôn ☷.

Lấy hai quẻ trong tám quẻ xếp chồng lên nhau, tức là kết hợp hai trong số tám Tượng với nhau, tổng cộng có 64 quan hệ tổ hợp, tạo ra 64 Tượng, trở thành “Chu Dịch”.

Chu (周): có nghĩa là tuần hoàn, chu kỳ, vòng đi vòng lại; Dịch (易): có nghĩa là vận động biến đổi. Chu Dịch chung quy lại là quy luật biến đổi theo chu kỳ của vạn sự vạn vật.

Chu Dịch được gọi là Vô tự thiên thư (cuốn thiên thư không chữ), bởi vì Chu Dịch vốn không có chữ. Về sau khi đến thời Chu Văn Vương, ông đã tổng kết lại những kinh nghiệm bói toán của tiền nhân và bản thân, đồng thời viết thêm “Quái từ” (lời Quái) và “Hào từ” hay còn gọi là “Thoán từ” (lời Thoán) cho từng quẻ trong số 64 quẻ của Chu Dịch, kể từ đó Chu Dịch đã có lời giải thích. Tiếp đến cuối thời Xuân Thu, Khổng Tử vào những năm cuối đời đã từ trên cơ sở của Chu Văn Vương mà viết “Dịch Truyện”, dùng để giải thích “Kinh Dịch”. “Dịch Truyện” gồm có 10 thiên, phân thành: “Thoán Truyện” quyển thượng hạ, “Tượng Truyện” quyển thượng hạ, “Văn Ngôn Truyện”, “Hệ Từ Truyện” quyển thượng hạ, “Thuyết Quái Truyện”, “Tự Quái Truyện”, “Tạp Quái Truyện”, còn được gọi là “Thập Dực”. 64 quẻ của Phục Hy thị, cùng với “Quái từ” và “Hào từ” của Chu Văn Vương, và thêm “Dịch Truyện” của Khổng Tử, đã tạo thành “Kinh Dịch” như chúng ta biết ngày nay.

Bây giờ có một số người cho rằng Phục Hy thị chỉ tạo ra Bát Quái, 64 quẻ của Chu Dịch là do Chu Văn Vương suy diễn ra, đây là cách nói sai lầm, Chu Văn Vương chỉ là người soạn thêm “Quái từ” và “Hào từ” vào Chu Dịch.

Trong “Hoài Nam Tử – Yếu Lược” Hoài Nam Vương Lưu An đã nói: “Bát Quái có thể biết cát hung, biết họa phúc, Phục Hy thị lấy hai quẻ chồng lên nhau để tạo thành 64 quẻ”.[1] Đoạn này đã giải thích rõ rằng 64 quẻ là do Phục Hy tạo ra. Ngoài ra trong “Chu Dịch Chính Nghĩa – Tự” (Chu Dịch Chính Nghĩa – Lời giới thiệu) Khổng Dĩnh Đạt triều đại nhà Đường cũng đã tốn rất nhiều bút mực để luận bàn rằng 64 quẻ là do Phục Hy thị tạo ra, nói rất hợp lý, nếu có hứng thú các bạn có thể tự mình khám phá.

Từ xưa đến nay, sách giải thích “Chu Dịch” được viết rất nhiều, nhưng hiện nay có thể nói vẫn chưa có một cuốn nào có thể giải thích được ý nghĩa thực sự của “Chu Dịch”. Có một cách giải thích phổ biến là: đầu tiên tạo ra một cái khuôn hình vuông, sau đó đặt quả dưa hấu vào cái khuôn đó để nó sinh trưởng, để quả dưa hấu phát triển thành hình vuông, sau đó đi đến kết luận rằng tất cả dưa hấu trên thế giới đều là hình vuông. Cách giải thích theo khuôn mẫu này chắc chắn là sai, nó sẽ cố ý bóp méo và khiến mọi người hiểu sai về văn hóa Trung Hoa, vì vậy sẽ gây phản tác dụng và phá hủy văn hóa Trung Hoa.

“Dịch” và khai thiên tịch địa

“Chu Dịch – Hệ Từ Hạ” nói: “Trong ‘Dịch’ hàm chứa nguyên lý của Thái Cực, Thái Cực vận hành để sinh ra Lưỡng Nghi là Âm và Dương, Lưỡng Nghi lại phát triển và diễn hóa xuống tầng thứ thấp và bề mặt của thế gian, rồi sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng lại phát triển và diễn hóa thành Bát Quái”. [2]

Đây là nói nguyên lý của Thái Cực xuyên suốt vạn vật trong vũ trụ, từ tầng cao của vũ trụ đến tầng thấp, từ tầng thâm sâu đến bề mặt của vật chất, là quá trình từng bước tạo ra vạn sự vạn vật.

Nếu đi theo từng bước này, có thể khiến bạn dễ dàng hiểu được 64 Tượng của Chu Dịch. Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với Lưỡng Nghi Âm và Dương, trong câu chuyện thần thoại cổ xưa Bàn Cổ đã tạo ra thế giới, quá trình ra đời của Bàn Cổ (tức là vũ trụ nhỏ của chúng ta) được ghi lại đại khái như sau: Đầu tiên khắp nơi đều là hỗn độn (Vô Cực), giống như sinh mệnh được hình thành trong một quả trứng gà (nó bắt đầu thay đổi, tức là “Dịch”), trải qua năm tháng dài đằng đẵng, trong hỗn độn đã sinh ra Bàn Cổ, đồng thời khi Bàn Cổ được hình thành thì khí Dương thăng lên, khí Âm giáng xuống, (sinh ra hai Tượng Âm và Dương), sinh ra các tầng trời đất và vạn vật trong trời đất (sinh ra tám Tượng, 64 Tượng, v.v.)…

Đây là quá trình Thái Cực sinh ra vạn Tượng, vạn vật, quá trình này cũng được gọi là “Dịch”. Lưỡng Nghi là hai Tượng Âm và Dương, trong Chu Dịch được biểu thị bằng hào Âm (⚋) và hào Dương (⚊). Chúng là hai Đại Tượng được tinh luyện ra từ tầng thấp nhất của vạn vật trong vũ trụ.

Ở phần đầu đã nói rõ: vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều được xuyên suốt bởi một nguyên lý, được sinh ra bởi trí tuệ của các vị Thần, cuối cùng tất cả đều thuộc về cùng một nguồn gốc. “Tượng” càng tinh luyện lên đến tầng cao hơn (tầng thâm sâu hơn) thì càng cô đọng, nội hàm và trí tuệ càng lớn; sự khái quát càng xuống đến tầng thấp hơn (tầng bề mặt) thì triển hiện sẽ càng phức tạp, nội hàm và trí tuệ càng nhỏ. Tượng của tầng cao và Tượng của tầng thấp đều là những thứ đối ứng xuyên suốt, bởi vì Tượng của tầng thấp được sinh ra từng lớp từ Tượng của tầng cao, giống như lấy từng tầng văn cổ dịch thành tiếng bạch thoại, những gì được biểu đạt là cùng một suy nghĩ, nhưng được triển hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau. Con người và vũ trụ tự nhiên cũng có thể thông qua Tượng mà đối ứng tương thông.

Nếu tinh luyện ở tầng cao nhất của vũ trụ và tầng thấp nhất của vật chất thì sẽ sinh ra được hai đại Tượng Âm Dương, vạn vật trong vũ trụ đều bao hàm trong hai Tượng này, đều có thuộc tính của Âm và Dương. Ví dụ: nữ là Âm, nam là Dương; nước là Âm, núi là Dương; tối là Âm, sáng là Dương; Bắc là Âm, Nam là Dương; nước phía Nam là âm, nước phía Bắc là dương; núi phía Bắc là Âm, núi phía Nam là Dương; đất là Âm, trời là Dương; dưới là Âm, trên là Dương; phải là Âm, trái là Dương; tĩnh là Âm, động là Dương; mềm là Âm, cứng là Dương; tiêu tán là Âm, tăng trưởng là Dương; lạnh là Âm, nóng là Dương; hư là Âm, thực là Dương; tương lai là Âm, quá khứ là Dương; trong là Âm, ngoài là Dương; chẵn là Âm, lẻ là Dương…

Tứ Tượng, bát Tượng, 64 Tượng, v.v… do hai Tượng Âm Dương tầng tầng sinh ra, tất cả đều chứa đựng trong hai Tượng này. Hơn một trăm nguyên tố hóa học cơ bản cấu thành nên thế giới này của chúng ta mà khoa học hiện đại đã nhận thức được cũng đều chứa đựng trong hai Tượng Âm và Dương, tất cả đều do Âm và Dương cấu thành. Ngay cả những vật phẩm do con người tạo ra, chẳng hạn như ngôn ngữ máy tính, cũng không thể thoát khỏi hai Tượng Âm và Dương. Vì vậy hai Tượng này lớn phi thường, những thứ ở dưới cảnh giới của chúng, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót, giống như Lão Tử đã nói “Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt”, chúng kết thành một “lưới trời” ở vật chất tầng thấp.

Giữa hai Tượng này có quan hệ tương sinh tương khắc, giống như nam nữ kết hợp với nhau để sinh sôi nảy nở ra con cháu, cho nên hai Tượng Âm Dương tầng tầng tương sinh từng lớp một, sinh ra Tứ Tượng, Bát Tượng, 64 Tượng… cho đến khi các tầng trời đất và vạn vật trong vũ trụ được sinh ra, quá trình này chính là “Dịch”. Tất cả các khái niệm về “vũ trụ” được đề cập trong bài viết này là để chỉ tiểu vũ trụ mà nhân loại chúng ta đang tồn tại, đó là vũ trụ Bàn Cổ, khái niệm vũ trụ chân chính là vô cùng to lớn, là cái mà tư duy con người hoàn toàn không thể tưởng tượng được.

Từ hai Tượng Âm Dương phát triển đến bề mặt vật chất, lại hình thành bốn Tượng, quan hệ giữa bốn Tượng phức tạp hơn quan hệ giữa hai Tượng Âm Dương, nhưng nội hàm nhỏ hơn; sau đó tiếp tục diễn hóa đến tầng bề mặt của thế gian, và sinh ra tám Tượng (bát quái) và 64 Tượng… mối quan hệ giữa chúng ngày càng trở nên phức tạp.

Nếu tinh luyện từ hai Tượng Âm Dương lên tầng cao hơn nữa thì đạt đến tầng diện Thái Cực. Thái (太): có nghĩa là lớn nhất, đến mức cao nhất; Cực (极): có nghĩa là cuối cùng, cực hạn, phần dưới cùng. Thái Cực là cuối cùng, nguyên điểm, có nghĩa là phần dưới cùng của vạn vật trong vũ trụ, là điểm cuối cùng của vật chất.

Khi hai Tượng Âm Dương đến phần cuối cùng này của Thái Cực thì sẽ hợp làm một, hình thành vòng đại tuần hoàn, tất cả mọi vật chất đều trở về đây, giao hội, luân chuyển và tuần hoàn ở đây, trở thành một Đại Kết Giới, đây cũng là khởi điểm và điểm cuối của vòng đại tuần hoàn của vũ trụ. Trong “Hệ Từ” nói rằng mặc dù vạn sự vạn vật trên thế giới đã đi theo những con đường khác nhau trong quá trình này, nhưng cuối cùng chúng đều quy về cùng một xuất xứ, cùng một ngọn nguồn, cũng là chỉ việc quay về nơi này.

Kỳ thực, mỗi một Tượng của một tầng diện sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn và một kết giới, tạo thành một thể hệ thời không, chẳng hạn như 64 Tượng có thể hình thành một vòng tuần hoàn kết giới, một thể hệ thời không; tám Tượng, bốn Tượng và hai Tượng cũng như vậy, chỉ là tầng thứ càng cao, thì thể hệ thời không được hình thành ở đó càng lớn, năng lượng và cảnh giới càng cao và càng mỹ hảo.

Nếu như lại tiếp tục đi vào tầng thâm sâu hơn của Thái Cực, thì sẽ nhảy ra khỏi Thái Cực, liền không có Cực nữa, sẽ trở thành Vô Cực, Vô Cực tức là hỗn độn, đây chính là nơi Bàn Cổ được hình thành và sinh ra lúc ban sơ, lại tiếp tục nhảy xuất ra, đối với con người mà nói thì đó chính là cảnh giới của “Hư Vô”, sẽ tiến nhập vào Đại Kết Giới ở tầng cao hơn, nội trong phạm vi của Thái Cực ở tầng cao hơn… Quá trình to lớn này cũng chính là quá trình của vòng đại tuần hoàn của vũ trụ gọi là thành, trụ, hoại, diệt, không mà Phật gia nói đến, đó là định mệnh của vạn sự vạn vật trong cựu vũ trụ, nhưng định mệnh vĩnh cửu bất biến này của vũ trụ giờ đã được cải biến, vì vậy có thể nói nhân loại được lưu lại để bước vào vũ trụ mới trong tương lai đều là những người có đại phúc phận, hiện tại nhất thiết phải trân quý thời khắc lịch sử quan trọng nhất trong sự thay thế vũ trụ cũ và mới này, để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình!

Khoa học nhân loại hiện đại cũng đã nhận thức được rằng, vũ trụ không chỉ tồn tại một thời không, mà là có nhiều thời không đa chiều đồng thời tồn tại, vài năm trước có nhà khoa học đã đề xuất rằng có thời không hơn 20 chiều khác nhau đồng thời tồn tại trong vũ trụ. Mặc dù sự hiểu biết của khoa học hiện đại còn rất nông cạn, nhưng hiện nay vẫn có thể nhận thức được sự tồn tại thời không của các chiều khác nhau.

Kỳ thực giống như các thế giới mà Thần Phật sinh sống được nói đến trong các tôn giáo: Thế giới Cực Lạc, Thế giới Liên Hoa, Thế giới Đại Phạm, Thế giới Thiên quốc, Thế giới Lưu Ly, v.v., tất cả đều ở trong thời không chiều cao. Sinh mệnh trong thời không chiều thấp, không thể nhìn thấy hoặc không thể chạm vào sự tồn tại của thời không chiều cao, đối với họ mà nói, đó là “không” và “vô”. Càng lên tầng cao, năng lượng và trí huệ càng lớn. Sinh mệnh trong thời không chiều cao, đối với con người mà nói đều là Phật, Đạo, Thần, là sinh mệnh cao cấp, trí tuệ vô biên thần thông đại hiển. Thế giới thời không tầng thấp hình thành từ trí huệ và thần thông của sinh mệnh ở cao tầng, một niệm là tạo thành. Một niệm là tạo ra tiểu vũ trụ và các tầng thời không trong tiểu vũ trụ đó, các tầng thiên thể, thiên hà, và vạn vật trong trời đất, quá trình này triển hiện ở tầng thứ thấp chính là “Dịch”. Trí tuệ của họ xuyên suốt quá trình tạo ra vạn vật trong vũ trụ, khiến từ hỗn độn sinh ra Thái Cực, phân chia Âm Dương, sinh ra tứ tượng, bát quái, sinh ra vạn sự vạn vật… Đó đều là sự xuyên suốt và triển hiện của “Đạo”.

Nhân loại phát hiện được chút ít quy luật và định lý từ trong thế giới tự nhiên và vạn vật trong trời đất, liền dương dương tự đắc, cho mình là giỏi, từ đó sinh ra kiêu căng tự cao tự đại, tự cho là không ai bằng mình, không còn kính Thiên tín Thần, phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, thậm chí còn phản Thiên mạ Thần, phá hoại tự nhiên và đạo đức nhân loại. Kỳ thực một chút ít mà khoa học nhân loại phát hiện được thậm chí không bằng một chút da lông trong trí huệ của Thần Phật, đó chỉ là một chút triển hiện cực kỳ phiến diện của trí huệ của Thần Phật tại tầng thấp nhất của vũ trụ, ở bề ngoài nhất. Con người không còn tin vào lời dạy bảo của Thần Phật, làm đủ mọi việc tàn nhẫn vô nhân tính, vung cây gậy lớn của khoa học để công kích chính tín của con người, công kích đạo đức và lương tri của con người, đây là một việc vô cùng đáng sợ! Trong lịch sử, mỗi khi con người phát triển đến trạng thái này, thì đó chính là thời khắc hủy diệt, cũng chính là thời khắc diệt trong định mệnh thành, trụ, hoại, diệt, không của vũ trụ mà Phật gia đã nói đến. Cho nên bây giờ con người phải quay về, khôi phục lại truyền thống, trở lại với đạo đức, tìm lại chính tín vào Thần Phật, nếu không quay lại, mà cứ đi xuống tiếp thì sẽ là đường cụt.

Chú thích:

[1] Nguyên văn:《淮南子·要略》中就说:“八卦可以识吉凶,知祸福矣,然而伏羲为之六十四变。”

[2] Nguyên văn:《周易·系辞上》说:“易有太极,是生两仪。两仪生四象。四象生八卦。”

(do tác giả đăng)

(còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239727

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (4): Nguyên lý của Chu Dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (3): Đại Tượng vô hìnhhttps://chanhkien.org/2023/07/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-3-dai-tuong-vo-hinh.htmlWed, 12 Jul 2023 23:43:13 +0000https://chanhkien.org/?p=30813Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] Đặc điểm của văn hóa truyền thống Trung Hoa, ngoài lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”, còn có một khái niệm quan trọng khác, đó là “Tượng”. Hiểu được khái niệm này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc lý giải và học tập văn hóa Trung […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (3): Đại Tượng vô hình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Đặc điểm của văn hóa truyền thống Trung Hoa, ngoài lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”, còn có một khái niệm quan trọng khác, đó là “Tượng”. Hiểu được khái niệm này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc lý giải và học tập văn hóa Trung Hoa, vì vậy nền tảng này phải được vun bồi cho tốt.

Nghĩa gốc của “Tượng” là chỉ con voi, loại sinh vật to lớn. Voi là loài động vật lớn nhất mà con người biết đến trên cạn, vì vậy mượn khái niệm này để chỉ loại lớn nhất trong vạn sự vạn vật.

Trong “Chu Dịch – Hệ Từ” nói: “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (tùy mỗi việc mà nhóm bằng loại, tùy mỗi vật mà phân theo bầy).

Chúng ta thường phân loại những thứ xung quanh mình, như vậy để nhìn thoáng qua sẽ thấy hiểu ngay, trật tự rõ ràng, từ đó khiến con người có thể phát hiện ra quy luật của vạn vật trong tự nhiên, đây cũng là một phương thức quan trọng để con người nhận biết được thế giới tự nhiên. Chúng ta thường phân loại những sự vật có đặc tính giống hoặc tương tự nhau quy thành một loại để phân biệt, được gọi là cùng một loại, đây là cách phân loại bề ngoài của chúng ta trên thế gian. Nếu ở tầng thứ cao, quy luật và đạo lý đối với vạn sự vạn vật được tiến hành khái quát và tinh luyện ở mức độ cao, còn những thứ có thuộc tính tương tự ở tầng thâm sâu thì xếp thành một loại lớn, đây chính là “Tượng”. “Tượng” lớn hơn nhiều so với khái niệm “loại” ở thế gian.

Ví dụ chứng minh:

Trung y có một nguyên lý quan trọng được gọi là “tạng tượng học”, nói một cách đơn giản, đó là sự tương ứng giữa tất cả các bộ phận cấu tạo của cơ thể con người với lục phủ ngũ tạng, sử dụng những sự đối ứng này để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” nói: Tim thông với lưỡi, lá lách thông với miệng, phổi thông với mũi, gan thông với mắt, thận thông với tai. Nghĩa là tim và lưỡi đối ứng, là một Tượng, lá lách và miệng thuộc về một Tượng, phổi và mũi thuộc về một Tượng… thông qua cách quan sát những tình huống bất thường của ngũ quan, người ta có thể hiểu được sự biến đổi bệnh lý tồn tại ở tim, gan, lá lách, phổi và thận.

Lục phủ ngũ tạng được giấu trong cơ thể và không thể nhìn thấy, vì vậy Trung y sử dụng các bộ phận khác của cơ thể con người ứng với lục phủ ngũ tạng để hiểu trạng thái của lục phủ ngũ tạng. Đồng thời chúng cũng đối ứng với âm dương ngũ hành, với dược tính của thảo dược, với kinh lạc huyệt vị, với ngũ vị và ngũ âm, với ngũ sắc và ngũ tình, v.v. những thứ đối ứng này đưa chúng xuyên suốt vào một chỉnh thể ở tầng thâm sâu, hình thành một Tượng, sau đó thông qua Tượng để chữa trị và chẩn đoán bệnh.

Ví dụ: gan đối ứng với mắt, đối ứng với quan mạch của tay trái, đối ứng với túi mật, đối ứng với kinh gan, đối ứng với gân mạch, đối ứng với giờ sửu, đối ứng với mộc trong ngũ hành, đối ứng với giáp và ất trong thiên can, đối ứng với Tuế tinh trong tinh tượng, đối ứng với mùa xuân, đối ứng với phương Đông, đối ứng với âm giác trong ngũ âm, đối ứng với mùi khai trong ngũ khứu, đối ứng với vị chua trong ngũ vị, đối ứng với nộ trong ngũ tình, đối ứng với màu xanh lam trong ngũ sắc…..

Gan, mắt, quan mạch, túi mật, kinh mạch gan, gân mạch, giờ sửu, mộc, Tuế tinh, mùa xuân, phương Đông, giác âm, mùi khai, vị chua, tức giận, màu xanh lam… Những thứ này tưởng chừng như hoàn toàn không liên quan và khác loại nhưng lại đối ứng với nhau tại tầng thâm sâu, chúng thuộc về một Tượng. Trung y chẩn đoán và điều trị thông qua Tượng, hoặc căn cứ vào mối quan hệ giữa các Tượng.

Ví dụ, có thể chẩn đoán tình trạng của gan thông qua quan mạch ở tay trái, từ những thay đổi của mắt hoặc thị lực có thể biết được bệnh của tạng gan. Bệnh gan có thể dẫn đến các triệu chứng như đau lưng, chuột rút do suy gân mạch, tức giận sẽ làm tổn thương gan, mùa xuân thích hợp để dưỡng gan, màu xanh lam có lợi cho việc chữa bệnh gan, đồ ăn chua có thể điều hòa gan, điều dưỡng kinh túc quyết âm can có thể điều trị các bệnh về gan, nghỉ ngơi tốt vào giờ sửu sẽ có lợi cho gan… Đây chính là thông qua Tượng, dùng một vật để biết vạn vật, dùng một vật để ứng phó vạn vật, dùng một vật mà tác động đến vạn vật.

Vạn sự vạn trên thế gian nhìn bề ngoài dường như hoàn toàn không liên quan với nhau, nhưng đều có những mối liên hệ tiềm ẩn ở tầng thâm sâu mà con người nhìn không thấy, bởi vì con người không có trí huệ này nên nhìn không thấy được những đại Tượng này. Những liên hệ nhìn không thấy này ở tầng thâm sâu lại được quy về những Tượng khác nhau, thông qua các Tượng có thể khiến thiên nhiên, vũ trụ, con người cho đến vạn sự vạn vật có thể cảm ứng cộng hưởng với nhau ở tầng thâm sâu, tạo ra những hiệu ứng vô cùng kỳ diệu.

Trong “Chu Dịch – Hệ Từ Hạ” nói: “Vạn sự vạn vật trên đời, tuy rằng con đường đi trong quá trình là hoàn toàn khác nhau, nhưng cuối cùng đều quy về một xuất xứ, cùng một cội nguồn.”[1]

Đại Đạo là chí giản chí dị, tầng càng cao thì “Tượng” được tinh luyện ra càng đơn giản, đồng thời nội hàm càng lớn; tầng càng thấp thì “Tượng” được luyện ra càng phức tạp và nội hàm càng nhỏ. Đến tầng thứ thấp nhất của thế gian, chính là sự quy nạp và phân loại vạn sự vạn vật trên thế gian của con người.

Điều này tương tự như việc so sánh giữa văn bạch thoại và văn cổ: văn bạch thoại biểu đạt rất phức tạp, có thể mất hàng nghìn chữ để nói rõ một sự việc, nội hàm tương đối nông cạn; còn văn cổ rất ngắn gọn cô đọng, cùng sự việc đó có thể chỉ cần vài chục chữ là nói rõ được, nhưng nội hàm rất lớn nên không dễ lý giải, cần phải có trí huệ này thì mới được. Triển hiện ở tầng thứ cao của Tượng cũng giống như văn cổ, rất cô đọng, nhưng nội hàm và trí tuệ lại rất rộng lớn; phát triển xuống tầng thấp chính là giống như văn cổ dần dần được phiên dịch ra văn bạch thoại, càng ngày càng rắc rối và phức tạp, nhưng nội hàm và trí tuệ cũng ngày càng nhỏ lại. Đồng thời chúng nhất quán và đối ứng với nhau, bởi vì cùng thể hiện một tư tưởng và đạo lý, chỉ là cùng một đạo lý nhưng có cách triển hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau. Ở cảnh giới nào thì có trí huệ ấy, và chỉ có thể nhận ra được sự triển hiện của Tượng trong cảnh giới ấy.

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có câu “Đại Tượng vô hình”. Khi “Loại” lớn đến một mức độ nhất định, vượt quá khỏi tầng thứ sở tại của sinh mệnh, nó sẽ trở nên “vô hình” và trở thành “Đại Tượng”. Mặc dù nó ở khắp mọi lúc và mọi nơi, nhưng không ai có thể nhận thấy được.

Giống như con ếch từ khi từ trứng nở ra đều sống trong giếng sâu, cả đời chưa bao giờ nhảy ra khỏi giếng nước, trong nhận thức của nó, giếng nước là cả thế giới, bầu trời chỉ to bằng cái miệng giếng. Mọi thứ bên ngoài miệng giếng đối với nó mà nói đều “vô hình” và không tồn tại.

Vì vậy chỉ có sinh mệnh có đại trí đại huệ, sau khi nhảy xuất ra khỏi tầng thứ của con người, mới có thể từ trong vũ trụ trời đất mà nhìn thấy được “Tượng”, khiến nó “hiện hình”, đây không phải là việc mà người bình thường có thể làm được. Khoảng hai vạn năm trước, Thánh nhân cổ đại Phục Hy thị do Thần giáng thế, ngẩng mặt quan sát thiên tượng, nhìn xuống xem địa hình, quan sát đường vằn của chim, thú và vạn vật, gần thì quan sát chính mình, xa thì lấy vạn vật, cuối cùng đã hiểu rõ được các quy luật ở tầng thứ cao của vũ trụ. Thế là ngay sau đó đem những lý lẽ và sự biến hóa phức tạp rối rắm của vạn sự vạn vật trong thế gian, tiến hành chắt lọc và khái quát ở tầng thứ cao, cuối cùng tạo thành tám Đại Tượng, vì vậy sáng lập ra Bát Quái để biểu thị Tượng, để câu thông với thiên địa Thần linh.

Việc sử dụng Tượng:

Từ một phương diện nào đó mà nói, “Tượng” là một trong những nền tảng kiến lập nên nền văn hóa Trung Hoa, các nhóm loại khác nhau đều đang sử dụng trí huệ của “Tượng”, khiến những nội hàm không thể triển hiện ra trên bề mặt ở nhân gian có thể triển hiện ra, tương thông tương ứng với các vị Thần linh và vũ trụ cao tầng vô cùng vô cực.

Văn hóa Trung Hoa có một đặc sắc quan trọng đó là mọi thứ đều chú ý đến “ý cảnh”, coi trọng “nội hàm”, chẳng hạn như sự hấp dẫn say mê của một điệu múa, ý tại ngôn ngoại của âm nhạc, cảnh bên ngoài bức tranh, ý tại ngôn ngoại của từ khúc thơ phú… Ý cảnh là cảnh giới sở tại của văn hóa Trung Hoa, là tiêu chuẩn quan trọng để đo lường cảnh giới của văn hóa Trung Hoa. Ý cảnh này cũng có thể được coi là sự vận dụng của Tượng, bởi vì ý cảnh không triển hiện trên bề mặt tại nhân gian, mà là nội hàm bên ngoài thế gian vạn vật, thông qua sự đối ứng và chiếu hình giữa các sự vật cụ thể trong thế gian mà biểu đạt ra tại tầng thâm sâu, đây chính là sự vận dụng đối với Tượng.

“Kinh Dịch – Hệ Từ Thượng” nói: “Văn tự không thể biểu đạt hết những lời trong lòng, ngôn ngữ cũng không thể biểu đạt hết tư tưởng và ý cảnh. Chẳng lẽ vì thế mà những tư tưởng khó dò và cao thâm của thánh nhân vì thế mà không thể biểu đạt được ra hay sao? Thánh nhân liền vì thế mà lập nên Tượng, dùng nó để thể hiện đầy đủ tư tưởng và ý cảnh của mình”. [2] Đây chính là luận thuật về tác dụng của “Tượng” trong “Kinh Dịch”, dùng để biểu đạt tư tưởng và ý cảnh mà không thể biểu đạt ra được trên bề mặt của nhân loại.

Một ví dụ khác là nhà thư pháp Trương Húc thời Đường đã xem những màn múa kiếm của Công Tôn Đại Nương mà ngộ ra con đường của thư pháp, khiến thư pháp của chính mình đạt được thăng hoa, đó cũng là cách vận dụng đối với Tượng. [3] Tượng có thể khiến cho giữa các nhóm loại khác nhau có thể từ một loại mà suy ra loại khác, cộng hưởng đối ứng với nhau, để đạt được ý nghĩa của nó và vượt ra ngoài hình thức của nó, đó là điều mà người xưa đã nói “đắc ý nhi vong hình”.

Đồng thời, các Tượng khác nhau trong cùng một tầng thứ lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, ví dụ như giữa hai Tượng âm và dương có quan hệ tương sinh tương khắc, xuyên suốt thành một khối; giữa 64 Tượng trong Chu Dịch cũng ảnh hưởng lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng tạo thành một tổng thể. Vì vậy vạn sự vạn vật đều thông qua Tượng, hình thành một sự đối ứng toàn ảnh và cảm ứng cộng hưởng với nhau, xuyên suốt thành một chỉnh thể, đây chính là sự thể biểu đạt của tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”.

“Tượng” không thể chỉ một sự vật cụ thể nào đó, nhưng Tượng bao hàm vạn sự vạn vật, cái mà Tượng biểu đạt chính là sự đối ứng và mối liên hệ giữa vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Sự vật trong cùng một Tượng tại tầng thâm sâu là những thứ đối ứng nối liền thông suốt, có thể cảm ứng và cộng hưởng với nhau ở tầng thâm sâu, trở thành một hệ thống.

Có nhiều phương diện để sử dụng “Tượng”, những cách điển hình là: Một vật trong Tượng có thể được sử dụng để biểu đạt toàn bộ Tượng, khiến cho mọi vật cảm ứng lẫn nhau, vạn vật cộng hưởng, khiến cho nội hàm của toàn bộ Tượng thông qua sự cộng hưởng với sự vật cụ thể mà biểu đạt ra, chẳng hạn như biểu đạt của “ý cảnh” trong văn hóa Trung Hoa chính là như thế; cũng có thể dùng một sự vật trong Tượng để biết những sự vật khác, đạt đến từ một điểm có thể biết cả một diện, từ một chiếc lá rơi có thể biết cả mùa thu, từ một giọt nước mà biết được biển lớn; cũng có thể sử dụng một sự vật trong Tượng để tác động đến một sự vật khác, hoặc dùng một sợi tóc để tác động đến toàn bộ cơ thể… Nội hàm của Tượng là vô cùng vô tận, huyền diệu khôn lường, mỗi người chỉ có thể phải tự mình thể ngộ, điều này do trí huệ và cảnh giới của mỗi người quyết định.

Chú thích:

[1] Nguyên văn từ “Chu Dịch-Hệ Từ Hạ”

[2] Nguyên văn từ “Dịch Kinh-Hệ Từ Thượng”

[3] Nguyên văn từ “Tân Đường Thư-Trương Húc Truyện”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239726

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (3): Đại Tượng vô hình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (2): Thiên nhân hợp nhấthttps://chanhkien.org/2023/06/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-2-thien-nhan-hop-nhat.htmlMon, 12 Jun 2023 02:36:49 +0000https://chanhkien.org/?p=30431Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] 2. Thiên nhân hợp nhất Trước khi giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ Hán, trước tiên chúng ta phải hiểu hai khái niệm quan trọng sau: Một là “Thiên nhân hợp nhất”, hai là “Tượng”, nếu không sẽ không thể hiểu được những bí ẩn của Chu Dịch […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (2): Thiên nhân hợp nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

2. Thiên nhân hợp nhất

Trước khi giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ Hán, trước tiên chúng ta phải hiểu hai khái niệm quan trọng sau: Một là “Thiên nhân hợp nhất”, hai là “Tượng”, nếu không sẽ không thể hiểu được những bí ẩn của Chu Dịch và chữ Hán.

Trong bầu không khí của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, con người luôn thời thời khắc khắc cảm ứng tương thông với Thiên Địa Thần linh, nếu ở nhân gian có sự kiện lớn nào sắp xảy ra, thì trước tiên phải có điềm báo thiên tượng và dấu hiệu trong tự nhiên, cái gọi là “nước sắp hưng thịnh ắt có điềm lành, nước sắp diệt vong ắt có kẻ gian” (sách Trung Dung). Người xưa tin rằng cơ thể con người, thiên nhiên và vũ trụ là một thể thông suốt và toàn bộ tín tức đối ứng với nhau, đây là một loại biểu đạt của tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”.

Muốn lý giải khái niệm này rõ hơn, chúng ta phải bắt đầu từ sự ra đời của vũ trụ trong truyền thuyết lịch sử Trung Hoa.

Kết hợp những ghi chép trong các cuốn sách cổ như Tam Ngũ Lịch Ký, Ngũ Vận Lịch Niên KỷThuật Dị Ký v.v., có thể khôi phục lại diện mạo ban đầu của truyền thuyết khai thiên tịch địa của Bàn Cổ:

Vào trước thời cực kỳ cổ xưa, tiểu vũ trụ mà chúng ta đang sống vẫn chưa sinh ra, lúc đó không có con người, cũng không có trời đất vạn vật, chỉ có một mớ hỗn độn. Giống như sinh mệnh được hình thành trong một quả trứng gà, trải qua năm tháng dài đằng đẵng, trong mớ hỗn độn đó thai nghén một sinh mệnh cự đại, ông là Bàn Cổ.

Đồng thời với việc Bàn Cổ được thai nghén và sinh ra, vạn vật trong trời đất cũng được sinh ra. Trong quá trình này, khí dương thăng lên, khí âm giáng xuống, mớ hỗn độn đó phân thành Âm và Dương; Âm Dương tương sinh, Thái Cực vận chuyển, sinh ra các tầng trời đất, đồng thời vạn vật cũng hình thành. Cơ thể của Bàn Cổ lớn lên mỗi ngày, vạn vật trong trời đất cùng với Bàn Cổ là nhất thể đồng tại, cùng nhau sinh trưởng, đó là một phần cơ thể khổng lồ của ông ấy. Bàn Cổ biến đổi vô cùng vô hạn giữa trời và đất, ông ở trên trời là Thần, ở dưới đất là Thánh, là toàn thể vạn vật trong trời đất, là chủ tể chi phối tất cả mọi thứ. Trải qua năm tháng dài đằng đẵng, cơ thể của Bàn Cổ trở nên to lớn vô hạn, trời đất và vũ trụ cũng được mở ra cùng với sự lớn lên của cơ thể ông.

Bàn Cổ đã đem cơ thể của mình hóa thành vũ trụ tự nhiên, trái đất chúng ta đang sống và vô số thiên hà chỉ là một phần cơ thể của ông, điều này nghe ra có vẻ không thể nghĩ bàn. Ngay từ 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với nhân loại rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Trong kinh Phật cũng nói rõ: Thế giới mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời và Mặt Trăng được gọi là một tiểu thế giới, tam thiên đại thế giới tương đương với một tỉ thế giới nhỏ đó, tương đương với một thiên hà khổng lồ!

Trong bộ phim “Cuộc đời của Pi” có một phân đoạn nhỏ như vậy, tuy chỉ vỏn vẹn vài đoạn thoại nhưng lại trở thành điểm nhấn của cả bộ phim, khiến khán giả vô cùng ấn tượng: Khi nhân vật chính “Pi” còn nhỏ, mẹ cậu ấy đã kể cho cậu câu chuyện về vị Thần Krishna (trong Ấn Độ giáo). Kể rằng Krishna khi còn nhỏ nghịch ngợm, thích ăn đất, có lần cậu ăn đất, mẹ cậu phát hiện được, bà cạy miệng cậu ra để kiểm tra, lại thấy cả vũ trụ đều ở trong miệng Krishna…

Câu chuyện về Krishna đều được ghi lại trong các sử thi thời thượng cổ của Ấn Độ như “Mahabharata”, “Bhagavata Purana” và “Gita Govinda”, ông ấy là một trong những hóa thân của Thần Vishnu tại nhân gian. Thần bảo hộ Vishnu là một trong ba chủ Thần của Ấn Độ, theo sự thỉnh cầu của nữ Thần Trái Đất, Ngài đã hóa thân và giáng trần để giúp nhân gian trừ khử bạo chúa, khôi phục lại trật tự an ninh ở nhân gian. Ngài đã nhổ một sợi tóc đen và hóa thành Krishna trong thế giới phàm trần. Khi còn nhỏ Krishna rất nghịch ngợm, có một lần vì mâu thuẫn cãi nhau với đám trẻ chăn trâu, chúng chạy đến mẹ nuôi của Ngài là Yasodharā (Da-du-đà-la) để tố cáo, nói rằng Krishna lại nằm trên mặt đất giở trò ăn đất. Yasodharā đã tìm thấy Krishna, quở mắng Ngài không được ăn đất, Krishna đã giải thích rằng mình không ăn đất. Yasodharā yêu cầu Krishna há miệng ra để kiểm tra, Krishna há miệng, nhưng Yasodha đã sững sờ dừng lại. Bà nhìn thấy trong miệng Krishna có Mặt Trời, Mặt Trăng và bầu trời đầy sao lấp lánh rực rỡ, ánh sáng rực rỡ của dải Ngân Hà rộng lớn tản xạ qua các tầng tinh vân vũ trụ, bà nhìn thấy toàn bộ vũ trụ trong miệng Krishna! Cảnh tượng trước mắt khiến bà choáng váng đến mức bất tỉnh ngay lập tức.

Bàn Cổ khai thiên địa, biến cơ thể mình thành vũ trụ nhỏ nơi con người chúng ta sinh sống, vô số thiên hà khổng lồ, chẳng hạn như dải Ngân Hà, đều xoay quanh cơ thể ông, những cảnh tượng này có gì khác nhau đâu.

Đạo gia Trung Quốc và các nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại cũng đã nhiều lần nói với nhân loại trong lịch sử rằng: cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Cơ thể con người tương ứng với vũ trụ, chỉ là một cái ở vi quan và một cái ở hồng quan. Trí huệ của chư Thần Phật không phải là điều mà con người nhỏ bé có thể hiểu biết được.

Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện rằng: Nếu phóng đại cơ thể con người lên vô tận, sẽ thấy rằng cơ thể con người chúng ta là do vô số tế bào cấu thành, tế bào là do vô số phân tử cấu thành, phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử là do hạt nhân và điện tử cấu thành… chia nhỏ nữa thì vô cùng vô tận, khoa học hiện đại sẽ vĩnh viễn không bao giờ phát hiện ra lạp tử nhỏ nhất cấu thành nên vật chất là gì. Các nhà vật lý học cũng đã phát hiện rằng các điện tử quay quanh hạt nhân tuân theo ba định luật Kepler về chuyển động của các hành tinh xoay quanh các vì sao (hằng tinh), sự vận hành và tồn tại của chúng vô cùng giống nhau, chỉ khác là một cái tồn tại ở thế giới vi quan và một cái tồn tại ở thế giới hồng quan. Nếu phóng đại được các electron đến kích thước của một hành tinh, thì cơ thể con người chẳng phải là một vũ trụ khổng lồ và vô tận sao? Chẳng phải có vô số sinh mệnh vi quan khác đang sinh sống trong đó sao?

Điều ngược lại cũng là như thế: Nếu đem vũ trụ mà con người chúng ta đang sống thu nhỏ vô hạn, chúng ta sẽ thấy khi thu nhỏ hệ Mặt Trời do Trái Đất và tám đại hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời cấu thành, tiếp đến thu nhỏ hệ Ngân Hà do vô số hệ sao như hệ Mặt Trời cấu thành, lại thu nhỏ cụm thiên hà do hệ Ngân Hà và các tinh hệ lớn khác cấu thành, thu nhỏ tiếp nhóm thiên hà địa phương và siêu đám thiên hà do các cụm thiên hà cấu thành v.v. Cuối cùng, nếu thu nhỏ vô hạn, có thể thấy rằng tất cả những thứ này chỉ là tế bào của một sinh mệnh thể lớn hơn, lại thu nhỏ vô hạn, liệu có thể nhìn thấy bộ mặt thật của Thần Bàn Cổ không? Phát hiện ra rằng tất cả những thứ này đều là cơ thể của Thần Bàn Cổ, chúng ta chỉ là một lạp tử bé nhỏ trên cơ thể của ông ấy phải không?

Tô Đông Pha có câu thơ, rằng: “Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung”. (Tạm dịch: Không biết hình dáng chân thực núi Lư Sơn, chỉ vì thân đang ở trong núi này). Trí tuệ và nhận thức của con người quá nhỏ bé và vô tri, vì vậy Chúa đã nói với Socrates hơn 2000 năm trước, để Socrates nói với thế nhân rằng: Con người là không trí tuệ, con người chỉ khi biết được sự vô tri của mình mới là trí tuệ. Con người vĩnh viễn chỉ có thể ôm giữ một tấm lòng tôn kính vũ trụ tự nhiên, tuyệt đối không được tự cao tự đại, nếu không sẽ đi trên con đường tự hủy hoại chính mình.

Khoa học Trung Quốc cổ đại là trực tiếp nghiên cứu nhắm vào cơ thể người, sinh mệnh và vũ trụ, nó hoàn toàn khác với con đường mà khoa học phương Tây hiện đại đang đi, vì vậy sử dụng các khái niệm và tiêu chuẩn của khoa học hiện đại để đo lường và hiểu văn hóa Thần truyền của Trung Hoa là hoàn toàn không được.

Trung Quốc có một cuốn sách thời thượng cổ hết sức xưa cũ và bí ẩn tên là Sơn Hải Kinh. Sơn Hải Kinh gồm ba phần là “Sơn Kinh”, “Hải Kinh” và “Đại Hoang Kinh”, trong đó phần “Sơn Kinh” còn được gọi là “Ngũ Tạng Sơn Kinh”. Thời cổ ngũ tạng là chỉ năm cơ quan nội tạng, vì vậy Ngũ Tạng Sơn Kinh chỉ nơi chứa lục phủ ngũ tạng của Trái Đất. Ở phần cuối của “Ngũ Tạng Sơn Kinh”, có một câu tổng kết rằng: “Đại Vũ tấu: ‘Danh sơn khắp thiên hạ có tổng cộng 5370, đất ở được có khoảng 64056 dặm (khoảng 32028 km). Những danh sơn này được phân bố ở năm vùng núi ở phía Đông, Tây, Nam, Bắc và trung tâm. Bởi vậy, điều tra ghi chép chỉnh lý lại, đặt tên là “Ngũ Tạng Sơn Kinh”. Ngoài ra, khắp thiên hạ còn có rất nhiều ngọn núi lớn nhỏ khác nhau, không ghi chép chi tiết”. (xem thêm Nhân vật anh hùng thiên cổ Trung Quốc] Vua Nghiêu, Thuấn, Vũ (7): Đại Vũ trị thủy sông Trường Giang)

Trong Nội Đan Thuật của Đạo gia, bên trong cơ thể con người cũng được coi là một vũ trụ, một thế giới tự nhiên. Người xưa vẽ ra bức “Nội kinh đồ”, còn được gọi là “Nội cảnh đồ”, là một bức vẽ hình ảnh bên trong cơ thể con người trong quá trình tu luyện của Đạo gia. Trong bức vẽ, bên trong cơ thể con người có núi cao nước chảy, có Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao và vạn vật trong tự nhiên, giống như một thế giới, một tiểu vũ trụ, khiến người ta mở rộng tầm mắt. Đây là thứ mà một người tu luyện trong quá trình tu luyện nhìn thấy được qua “thiên mục”, đó là một loại triển hiện của cơ thể con người trong thời không khác.

Đạo gia chia cơ chế hoạt động của bộ não con người trong thời không khác thành chín khu vực, gọi là chín cung, mỗi một cung đều có Thần canh giữ ở đó. Trong đó cung trung tâm nhất được gọi là “Nê Hoàn Cung”, nó chỉ huy toàn bộ cơ thể con người, là nơi cư trú của nguyên thần (linh hồn) của con người, và tại đây nguyên thần chi phối toàn bộ cơ thể con người. Đồng thời “Nê Hoàn Cung” cũng là vị trí của “thiên mục” trong tu luyện cơ thể con người. Thiên mục được chia thành nhiều cấp độ gọi là Thiên nhãn, Huệ nhãn, Phật nhãn, Pháp nhãn, v.v…, đó là con mắt thứ ba huyền bí nhất của cơ thể con người, thông qua nó mà chúng ta có thể xuyên thấu thế giới vật chất nơi nhân loại chúng ta sinh tồn mà nhìn thấy được sự tồn tại của các thời không cao tầng khác, nhìn thấy những cảnh tượng mà người phàm không thể nhìn thấy. Chỉ có qua tu luyện, đề cao tầng thứ và cảnh giới mới có thể khai mở thiên mục. Thiên mục của người thường từ khi sinh ra đã bị đóng kín lại, nhưng cũng có một số người đặc biệt hoặc có sứ mệnh được sinh ra với thiên mục được khai mở. Những người này được sinh ra với khả năng nhìn thấy những cảnh tượng mà người bình thường không thể nhìn thấy, điều này luôn tồn tại trong suốt lịch sử và trong xã hội hiện đại.

Trong giải phẫu y học hiện đại người ta cũng đã phát hiện rằng bộ phận “Nê Hoàn Cung” của não người có một con mắt, thấy rằng nó có đầy đủ kết cấu tổ chức của con mắt người, vì vậy nó được gọi là “con mắt thứ ba thoái hóa của con người”, điều đó làm chấn động giới khoa học. Con mắt này trùng khớp hoàn toàn với “thiên mục” mà giới tu luyện nói đến.

Nê Hoàn Cung trong Đạo gia còn được gọi là “Côn Lôn”, nguyên thần đóng giữ ở Nê Hoàn, cai quản cơ thể con người; và trong Sơn Hải Kinh ghi lại rằng núi Côn Lôn là “kinh đô dưới thời Hoàng Đế”, là kinh đô sở tại của Thiên Đế ở phàm trần, ngoài ra Tây Vương Mẫu cũng sống ở Côn Lôn, ở đó mà thống lĩnh Trái Đất và thế gian con người.

Đạo gia cho rằng Nê Hoàn là nơi giao hội của tất cả các mạch của cơ thể con người, vật chất và năng lượng của bầu trời đi vào cơ thể con người thông qua huyệt Bách Hội ở trên Nê Hoàn, đó là cổng trời của cơ thể con người. Và phong thủy học cho rằng Côn Lôn là ngọn nguồn của vạn núi và là tổ của long mạch. Long mạch của Trái Đất đều giao hội ở Côn Lôn, phát khởi từ dãy núi Côn Lôn, năng lượng từ cao tầng vũ trụ chảy vào Trái Đất thông qua dãy núi Côn Lôn, sau đó thông qua long mạch của Trái Đất, lan tỏa khắp Trái Đất, thúc đẩy sự vận hành tuần hoàn của tự nhiên, làm rạng rỡ sông núi, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân kiệt địa linh, tràn đầy sức sống.

Gần đây các nhà thiên văn học và vật lý học đã phát hiện ra rằng các lỗ đen không chỉ nuốt chửng mọi vật chất mà còn liên tục đẩy ra một lượng lớn vật chất mới sau khi được “hấp thụ và tiêu hóa”, điều này rất giống với hệ thống tiêu hóa của các sinh mệnh. Tổng hợp lại những điều này, chẳng phải chúng ta có thể biết rằng năng lượng và vật chất từ các cao tầng của vũ trụ, thông qua quá trình “hấp thụ và tiêu hóa” của lỗ đen, một phần sẽ chảy vào dải Ngân Hà và các tinh hệ lớn khác. Năng lượng tiến nhập vào các tinh hệ, thông qua các kinh mạch của vũ trụ sẽ chảy vào hệ Mặt Trời và tất cả các hằng tinh hệ khác. Năng lượng vật chất đi vào hệ Mặt Trời sẽ chảy vào Trái Đất và các đại hành tinh khác, trong đó năng lượng đi vào Trái Đất sẽ chảy vào Trái Đất thông qua dãy núi Côn Lôn, sau đó thông qua các long mạch được phân bổ trên khắp Trái Đất mà phân bổ ra khắp toàn bộ thiên nhiên rộng lớn, tiếp đó chảy vào cơ thể con người và vạn vật trong tự nhiên, điều khiển sự vận hành của các sinh mệnh và chu kỳ tuần hoàn của tự nhiên… và tất cả những điều này chẳng phải giống với cơ chế sống của cơ thể con người sao!

Sinh vật học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng mỗi tế bào trong cơ thể con người đều đối ứng về mặt tín tức với toàn bộ cơ thể con người, trong mỗi tế bào của cơ thể con người đều chứa đựng tất cả tín tức của cơ thể con người, người ta không những có thể đọc được tất cả những đặc điểm như chiều cao, cân nặng, tướng mạo, sức khỏe của một người, mà còn có thể đọc được tổ tiên và nguồn gốc của người đó.

Nhà vật lý học lượng tử đương đại nổi tiếng David Joseph Bohm đã đề cập đến một khái niệm nổi tiếng trong cuốn sách Wholeness and the Implicate Order (Tính toàn thể và trật tự ngầm – Vũ trụ và ý thức tiềm ẩn), gọi là “Lý thuyết vũ trụ toàn ảnh”. Sau nó đó được Gerardus (Gerard)’t Hooft, người đoạt giải Nobel, ở Đại học Utrecht Hà Lan chính thức công bố vào năm 1993, và đã được Leonard Sasskind (nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học Stanford) phát triển thêm một bước.

Lý thuyết toàn ảnh của vũ trụ cho rằng vũ trụ là một thể thống nhất với các quan hệ toàn ảnh giữa các bộ phận của nó. Trong toàn thể vũ trụ có sự đối ứng toàn ảnh giữa mỗi hệ thống con và cả hệ thống, giữa cả hệ thống và vũ trụ. Về thông tin ở trạng thái ẩn, hệ thống con chứa toàn bộ thông tin của cả hệ thống, cả hệ thống lại chứa toàn bộ thông tin của vũ trụ. Về thông tin ở trạng thái rõ ràng, hệ thống con là hình ảnh thu nhỏ của cả hệ thống và cả hệ thống là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ.

Nói một cách thông tục, mọi thứ đều có tính toàn ảnh của thời không bốn chiều; giữa các bộ phận và chỉnh thể của cùng một cá thể, giữa các sự vật trong cùng một cấp độ, giữa các sự vật ở các cấp độ và các hệ thống khác nhau, giữa sự khởi đầu và kết thúc của sự vật, quá trình phát triển lớn nhỏ của sự vật, thời gian và không gian… tất cả đều có mối quan hệ đối ứng toàn ảnh với nhau; trong mỗi một phần đều hàm chứa các phần khác, đồng thời nó lại được hàm chứa trong các phần khác.

Lý thuyết đỉnh cao này của khoa học hiện đại kỳ thực đã được đưa ra từ hàng nghìn năm trước ở Trung Quốc, lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa Trung Hoa đã hàm chứa lý thuyết này, hơn nữa nó còn rộng lớn và huyền diệu hơn lý thuyết đó rất nhiều.

Văn hóa Trung Hoa là văn hóa do Thần truyền dạy, tuyệt đối không phải là thứ mà khoa học hiện đại có thể lý giải được. Người Trung Quốc từ cổ xưa đã kính Thiên tín Thần, khi mối liên hệ với các vị Thần bị cắt đứt, thì văn hóa Trung Quốc đã mất đi linh hồn, chỉ còn lại một cái vỏ trống rỗng không có ý nghĩa gì.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239714

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (2): Thiên nhân hợp nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (1): Nguồn gốc của chữ Hánhttps://chanhkien.org/2023/06/giai-thich-chu-dich-bat-quai-va-chu-viet-than-truyen-1-nguon-goc-cua-chu-han.htmlSat, 03 Jun 2023 03:47:47 +0000https://chanhkien.org/?p=30319Tác giả: Đạo Sinh [ChanhKien.org] 1. Nguồn gốc của chữ Hán “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.” Dịch nghĩa: Cổng trời rộng lớn từ xưa tới nay mới khai mở lần đầu tiên, Bao nhiêu người tới nhân gian, bao nhiêu người có thể quay về. (Thiệu […]

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (1): Nguồn gốc của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

1. Nguồn gốc của chữ Hán

“Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,

Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.”

Dịch nghĩa:

Cổng trời rộng lớn từ xưa tới nay mới khai mở lần đầu tiên,

Bao nhiêu người tới nhân gian, bao nhiêu người có thể quay về.

(Thiệu Ung – “Mai Hoa Thi”)

Trung Hoa đại lục, từ xa xưa đã được gọi là Thần Châu, là nơi được các vị Thần quan tâm và diễn giải nền văn hóa thần truyền. Trong các truyền thuyết lịch sử cổ xưa mà tổ tiên Hoa Hạ truyền từ đời này sang đời khác, các vị Thần đã từng đến trái đất hóa thân thành các vị cổ Thánh tiên vương của dân tộc Hoa Hạ, chẳng hạn như Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hy thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị… đã dẫn dắt tổ tiên Hoa Hạ qua nhiều nền văn minh nhân loại, trải qua hết kiếp nạn này đến kiếp nạn khác, từ thời kỳ tiền sử xa xưa, đã tiến nhập vào nền văn minh năm nghìn năm lần này, trong những năm tháng dài đằng đẵng này, đã từng bước từng bước kiến lập nên thể hệ văn hóa Thần truyền của Trung Hoa. Vào thời điểm đó nhân thần đồng tại ở trên trái đất, thần tích đại hiển, rất nhiều truyền thuyết mỹ diệu đã được lưu lại cho ngày nay, đã cảm hóa các thế hệ con cháu Viêm Hoàng.

Văn hóa Thần truyền Trung Hoa là văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nó bắt nguồn từ trí huệ của các vị Thần, nó tương thông cảm ứng qua lại với các vị Thần linh, có nội hàm bác đại thâm sâu và bí hiểm khó dò. Từ xưa đến nay có biết bao nhà hiền triết cổ đại đã đắm chìm trong đó, dốc hết một đời cũng không thể hiểu hết nội hàm của nó. Chữ Hán với tư cách là phương tiện chuyển tải và ghi chép lại văn hóa Thần truyền của Trung Hoa, đã xác định rằng nội hàm của chúng có thể đối ứng thông suốt với nhau, vì vậy nếu muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, trước tiên phải hiểu được chữ Hán, đây là nền tảng của văn hóa Trung Hoa, nếu không sẽ không cách nào hiểu được chân cảnh huyền diệu của văn hóa Trung Hoa. Bài viết này sẽ cùng mọi người ngao du trong vũ trụ ngôn từ, để tìm ra những thiên cơ và thần tích đang bị phủ bụi đằng sau những văn tự cổ xưa và thần bí nhất thế gian này.

Trước hết chúng ta hãy nói về sự ra đời của chữ Hán:

Trong các cuốn sách cổ như “Hàn Phi Tử”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Hoài Nam Tử”, “Thuyết Văn Giải Tự” v.v. đều ghi lại rằng: “Thương Hiệt, Sử quan của Hoàng Đế, đã sáng tạo ra chữ viết của Trung Hoa”. Việc Thương Hiệt sáng tạo ra chữ viết về sau đã trở thành một sự thực được cổ kim công nhận.

Trong các sách cổ như “Hoài Nam Tử” và “Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao” nói: “Khi Thương Hiệt tạo ra chữ, ngô từ trên trời rơi xuống và ma quỷ khóc trong đêm.”

Trong cuốn “Lịch Đại Danh Họa Ký” giải thích: “Thương Hiệt sáng tạo ra chữ viết, đã tiết lộ bí mật của trời đất, cho nên ngô từ trên trời rơi xuống; khiến yêu ma quỷ quái không cách nào tàng hình được cho nên ma quỷ khóc trong đêm.”

Xem ra nguồn gốc của các chữ Hán rất lớn, đó là thiên cơ và bí mật được các vị Thần linh tiết lộ cho nhân loại, vậy thiên cơ nào được ẩn giấu sau các chữ Hán? Xin vui lòng xem các luận thuật dưới đây.

Trước tiên chúng ta hãy xem Thương Hiệt tạo ra chữ viết như thế nào:

Những cuốn sách cổ như “Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao” và “Lịch Đại Danh Họa Ký” nói: “Thương Hiệt bẩm sinh có bốn con mắt, ông ngửa mặt quan sát thiên tượng, nhìn xuống vạn vật trên trái đất, quan sát các hoa văn và dấu chân của chim và thú, từ đó tạo ra các chữ”.

Tác giả đã thử so sánh, và phát hiện rằng những ghi chép về việc Thương Hiệt tạo ra chữ viết rất giống với những ghi chép về việc Phục Hy thị tạo ra Bát Quái thời viễn cổ:

“Chu Dịch • Hệ Từ Hạ” ghi rằng: “Cổ thánh vương Phục Hi ngẩng đầu quan sát thiên tượng, nhìn xuống xem địa lý, quan sát những đường vằn của chim thú, quan sát chính mình ở khoảng cách gần, quan sát vạn vật ở khoảng cách xa, từ đó đã sáng tạo ra Bát Quái, dùng nó để câu thông với các vị thần và thể hiện các tình trạng của vạn vật trong trời đất”.

Nếu như đem những ghi chép này so sánh với nhau, thì không khó để phát hiện ra rằng giữa chữ Hán và Chu Dịch Bát Quái có một mối liên hệ đặc biệt nào đó, có nguồn gốc rất rộng lớn.

Trong “Luận Thư Biểu” của Giang Thức, một vị quan nổi tiếng thời Bắc Ngụy dâng lên Tuyên Vũ Đế, viết: “Thương Hiệt đã quan sát các Quẻ Tượng trong Bát Quái của Phục Hy, quan sát các hoa văn của con rùa thiêng thời Hoàng Đế và dấu vết của chim thú mà sáng tạo ra chữ viết”.

Trong ghi chép này nói rằng khi Thương Hiệt tạo ra chữ viết đã tham chiếu đến Bát Quái của Phục Hy. Chúng ta hãy xem thêm:

Trong “Dịch Thông Quái Nghiệm” nói: “Phục Hy thị đã tạo ra “Dịch”, thời đó không có chữ viết cho nên lấy Quẻ Tượng để ghi lại mọi sự vật.”

Hóa ra trước khi chữ viết được tạo ra, Chu Dịch Bát Quái là thứ được sử dụng thay thế chữ viết để ghi lại các sự việc, bản thân Chu Dịch Bát Quái đã có chức năng của chữ viết.

“Kinh dịch • Hệ Từ Hạ” nói: “Phục Hy thị buổi đầu tạo ra Bát Quái, dùng để câu thông với các vị Thần và thể hiện tình trạng của vạn vật trong trời đất”. Trong Kinh Dịch cũng nói, chức năng của Bát Quái là dùng để câu thông với các vị Thần trong trời đất và ghi chép, mô tả vạn sự vạn vật trên thế gian, nó hoàn toàn có chức năng của chữ viết.

“Kinh dịch • Hệ Từ Hạ” cũng nói: “Sau khi tạo thành Bát Quái, hai cái chồng lên nhau tạo thành sáu mươi tư Tượng và trở thành Dịch, vạn vật trên đời đều bao gồm trong đó, không gì bị bỏ sót”.

“Kinh Dịch • Hệ Từ Hạ” còn nói: “Chữ viết hoàn toàn không thể biểu đạt hết những lời trong lòng, và ngôn ngữ cũng không thể hoàn toàn biểu đạt hết tư tưởng và ý cảnh. Chẳng lẽ vì vậy mà những tư tưởng khôn lường cao thâm của thánh nhân không thể biểu đạt được sao? Do đó thánh nhân đã thiết lập sáu mươi tư Tượng để biểu đạt đầy đủ tư tưởng và ý cảnh”.

Từ đó có thể thấy rằng sáu mươi tư Tượng của Bát Quái có thể được sử dụng để biểu đạt tư tưởng và ngôn luận, có thể khởi tác dụng như chữ viết, thậm chí ở một số phương diện còn vượt qua cả chữ viết, có thể biểu đạt những nội hàm mà chữ viết không thể biểu đạt được.

Tóm lại, trước khi chữ viết được tạo ra, mọi thứ đã được ghi lại bằng sáu mươi tư Tượng của Bát Quái. Hơn nữa, chữ viết được tạo ra là phỏng theo các nguyên lý của Chu Dịch, cơ chế của chữ và Chu Dịch là tương thông với nhau.

Vì vậy trước khi hiểu rõ chữ Hán, trước tiên phải biết rõ về Chu Dịch Bát Quái, nếu không sẽ không hiểu rõ nội hàm thực sự của chữ Hán. Chu Dịch Bát Quái là một trong những cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa, nó đã được truyền thừa từ thời kỳ văn minh tiền sử xa xưa từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp cho đến ngày nay, đã kiến lập và đặt định ra nền tảng rất quan trọng cho nền văn hóa Trung Hoa. Tất cả các loại dự báo học thần bí trong văn hóa Trung Hoa về cơ bản đều được phát triển trực tiếp trên cơ sở của Chu Dịch Bát Quái. Đồng thời nó cũng là một trong Ngũ Kinh của Nho gia, đặt viên đá nền tảng cho tư tưởng của Nho gia.

Văn hóa Trung Hoa cao thâm khó dò, Chu Dịch Bát Quái là một trong những phần khó hiểu nhất của văn hóa Trung Hoa, từ thời cổ đại thường được gọi là vô tự thiên thư (cuốn Thiên Thư không có chữ), hàng ngàn năm qua, rất ít người có thể hiểu được chân cơ đằng sau nó, hiện nay lại càng không ai có thể hiểu được. Bài viết này sẽ giải thích cơ lý của Chu Dịch Bát Quái ở tầng thứ cá nhân, đồng thời kết hợp cơ lý của Chu Dịch Bát Quái để giải thích các chữ Hán, sẽ cố gắng hết sức dùng ngôn ngữ và ví dụ đơn giản nhất để diễn đạt ra, đồng thời để mọi người cùng khám phá Thiên cơ đằng sau văn tự Thần bí nhất trên thế gian này.

Chú thích:

Chu Dịch được lưu truyền từ thời tiền sử nên nó tồn tại trước chữ Hán. Tác giả cho rằng Phục Hy xưa kia đã tạo ra Bát Quái đồng thời với việc tạo ra Chu Dịch, nó chính là sáu mươi tư Quẻ, vì vậy trong bài viết dùng khái niệm sáu mươi tư Quẻ để chỉ Chu Dịch.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239679

The post Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (1): Nguồn gốc của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>