giải thể vhđ từ chuyện nhỏ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (7): Tránh xa ly giánhttps://chanhkien.org/2023/11/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-viec-nho-7-tranh-xa-ly-gian.htmlSat, 25 Nov 2023 03:10:33 +0000https://chanhkien.org/?p=31918Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Trước đây khi nhìn thấy từ “gián” trong “ly gián” của văn hoá đảng, tôi nghĩ nó nói đến những việc liên quan đến đặc vụ, gián điệp và dường như không có quan hệ gì lắm với bản thân, càng không liên quan gì đến những việc trong cuộc […]

The post Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (7): Tránh xa ly gián first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Trước đây khi nhìn thấy từ “gián” trong “ly gián” của văn hoá đảng, tôi nghĩ nó nói đến những việc liên quan đến đặc vụ, gián điệp và dường như không có quan hệ gì lắm với bản thân, càng không liên quan gì đến những việc trong cuộc sống. Tôi cho rằng trong tư tưởng của bản thân dường như không có những thứ thuộc về “ly gián” của văn hoá đảng. Khi quan sát và suy xét cẩn thận hơn, tôi phát hiện kỳ thực không phải vậy.

“Gián” trong ly gián, là chỉ từ bên trong mà tạo ra xích mích, gây chia rẽ, gây bất hoà, phá hoại tình nghĩa, thậm chí dẫn đến tranh chấp. Từ đồng nghĩa là khiêu khích, kích động, bôi nhọ, phỉ báng, hãm hại, gây hấn, v.v.

Tôi nhớ lại một sự việc trước khi tôi tu luyện. Năm đó dì tôi đến thăm nhà tôi và kể về chuyện hôn sự của con trai dì. Dì nói rằng con dâu dì ấy đã khóc nức nở trong ngày cưới, sau khi kết hôn cũng thường xuyên cãi lộn. Dì hỏi tôi với sắc mặt buồn rầu: “Hai đứa chúng nó có hợp nhau không?”

Bởi vì tôi biết cô gái này từ khi cô ấy còn học cấp hai, gia đình ở nông thôn cũng rất giản dị, trong ký ức của tôi, đó là một cô gái rất hay cười, về sau tôi cũng không có liên hệ gì với cô ấy nữa. Dì nói rằng hai vợ chồng trẻ thường xuyên cãi nhau khiến cả nhà rất đau đầu. Tôi không biết cô gái ấy đã có thay đổi gì trong những năm qua. Nhà dì tôi ở thành phố, con trai dì cũng thi đỗ công chức, cả nhà đặt rất nhiều hy vọng vào cậu ấy, nhưng không ngờ sau khi kết hôn lại đem đến nhiều phiền phức như vậy. Trong trường hợp này, tôi thấy họ không hợp nhau lắm. Khi dì hỏi tôi, tôi đã thuận miệng nói ra cảm xúc của mình.

Bây giờ nghĩ lại tôi thực sự rất hổ thẹn. Đây chẳng phải là biểu hiện gây ly gián, chia rẽ của văn hoá đảng sao? Khi đó tôi chưa tu luyện, làm việc, nói chuyện đều không nghĩ đến cảm thụ của người khác, cũng không nghĩ xem liệu điều đó có làm tổn hại người khác không, điều này vô tình đã khởi tác dụng gây chia rẽ và dễ tạo thành bất hoà. Mặc dù là thuận miệng nói ra, nhưng cũng là nói năng không có trách nhiệm, bị cảm xúc dẫn động, muốn nói gì liền nói nấy, không suy xét đến việc liệu có ảnh hưởng đến người khác hay không, có làm tổn hại đến gia đình người khác không. Đây chính là những thứ của văn hoá đảng.

Những người dưới sự thống trị của Trung Cộng đều sống trong bầu không khí văn hoá đảng. Hãy nhìn vào những ví dụ về sự ly gián của văn hoá đảng xung quanh chúng ta, thực sự rất nhiều. Giữa người thân, hàng xóm, đồng nghiệp, hễ ngồi cạnh nhau là nói xấu, nghị luận người khác, nói xấu sau lưng người khác thế này thế khác hoặc kể cho nhau nghe người khác nói gì nói gì về bạn. Những ngôn hành bất hảo như vậy thường gây chia rẽ, ly gián, gây bất hoà, dẫn đến gián cách, sinh ra tâm oán hận. Đây đều là do văn hoá đảng Trung Cộng tạo thành. Con người không có chuẩn mực đạo đức thì việc gì cũng dám làm.

Có những em chồng và chị dâu chỉ vì nói chuyện phiếm mà sinh ra hiểu lầm, oán hận tích tụ lâu ngày rồi biến thành kẻ thù, nhiều năm không qua lại với nhau.

Tôi biết một ví dụ thế này, em gái, em rể đã giúp đỡ chị gái khi khó khăn, nhưng có người hàng xóm ghen tị, liền bịa đặt dựng chuyện, nói với người chị một số lời không tốt về em rể, người chị tưởng đó là sự thật nên đã sinh ra tâm oán hận. Đã hơn 20 năm trôi qua, khi người chị nói chuyện này với người khác vẫn nước mắt lưng tròn, còn em gái, em rể vẫn không hề hay biết gì. Đây cũng là do người ta không hiểu đạo đức, gây chia rẽ dẫn đến xa cách, mâu thuẫn và sinh ra tâm oán hận.

Người ta nói rằng mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu rất khó chung sống, mẹ chồng nói với con trai con dâu thế này thế kia, khiến con trai và con dâu cãi vã, xích mích. Con dâu nói với chồng rằng mẹ chồng thế này thế kia, cũng có thể khiến giữa mẹ con sản sinh gián cách, oán hận, v.v. Điều này cũng xuất phát từ sự thiếu quy phạm đạo đức, trong hữu ý, vô ý mà truyền những lời đàm tiếu, gây chia rẽ.

Người ta đều nói: Gia hoà vạn sự an. Loại hành vi vô đạo đức không tu khẩu sẽ khiến con người tạo nghiệp. Mọi người cũng thường nói, miệng là cái rìu hại người, lời nói là con dao cắt lưỡi, lưu lại chút khẩu đức chính là tích phúc phận cho bản thân.

Văn hoá truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, tôn kính thiên, địa, Thần, Phật, chủ trương “nhân lễ nghĩa trí tín”, chú trọng “hoà vi quý”. Trong “Kinh Dịch” có nói: “Tích thiện chi gia, ắt hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, ắt hữu dư ương”. (Nhà tích thiện sẽ gặp nhiều chuyện tốt lành, nhà tích ác sẽ gặp phải nhiều tai ương). Nếu mọi người đều cố gắng hành thiện tích đức, ai ai cũng nói về thiện lương, khoan dung, thành tín, nhường nhịn, v.v. sẽ khiến đạo đức của con người luôn được duy trì ở một cảnh giới cao.

Cổ nhân giảng: “Khi ngồi tĩnh tại thì nên nghĩ về những lỗi lầm của bản thân, khi nói chuyện thì không nên bàn luận về thị phi của người khác. Người bàn luận về thị phi của người khác thì người đó chính là người thị phi. Tiểu tiết hoặc chuyện nhỏ thường là then chốt của chuyện lớn hoặc đại tiết”. Thi nhân thời nhà Đường Đỗ Tuân Hạc nói: “Khi gặp người mà không nói chuyện của nhân gian thì đó chính là người không có việc gì ở nhân gian”. Từ đó có thể thấy phẩm chất đạo đức cao thượng và thiện lương của người xưa.

Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp, tu luyện “Chân Thiện Nhẫn”. Văn hoá đảng Trung Cộng là thứ bại hoại, là “giả, ác, bạo lực”, hoàn toàn xa vời với những lý niệm của Đại Pháp. Làm người tu luyện, tu luyện Đại Pháp là điều nghiêm túc, cần tu luyện một cách thiết thực, cần nghiêm túc suy xét lại những chuyện đã qua, đào sâu vào trong tư tưởng. Trừ bỏ văn hoá đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ, quy phạm nhất ngôn nhất hành của bản thân.

Văn hoá đảng Trung Cộng tuyên truyền vô thần luận, tiến hoá luận, cá lớn nuốt cá bé, cường quyền bạo chính. Chín gen tà ác của Trung Cộng là: “ác độc, lừa dối, kích động, đấu tranh, cướp bóc, lưu manh, gian xảo, huỷ diệt, kiểm soát”. “Gián – tức là thâm nhập, gây chia rẽ, làm tan rã, lật đổ thay thế”. “Lừa dối, kích động, lưu manh vẫn chưa đủ, Trung Cộng còn dùng đến cả ly gián”. “Lừa dối, kích động, lưu manh, ly gián đều là để cướp, để đấu”. (Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCSTQ).

Tư tưởng Nho gia đề xướng “Dùng đức cai trị”, “Khắc kỷ phục lễ” (tức kiềm chế dục vọng của bản thân, khiến ngôn hành cử chỉ phù hợp với lễ tiết), tôn sùng Thần Phật, kính ngưỡng trời đất, giữ gìn các chuẩn mực đạo đức của con người. Còn Trung Cộng lại thi hành bạo chính tàn ác, đấu với trời đất, phỉ báng Phật Pháp, làm bại hoại văn hoá truyền thống, làm bại hoại thiện niệm trong tâm của con người, khiến chuẩn mực đạo đức làm người nhanh chóng trượt dốc, khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng, làm hại lẫn nhau.

Xem ra, ngoài tà ác, lừa dối, kích động, đấu tranh, v.v. Trung Cộng còn đồng thời tiến hành kế “ly gián” trong các cuộc vận động trước đây. Nhằm đạt được mục đích tà ác của mình, Trung Cộng đã lợi dụng bộ máy quốc gia để gây chia rẽ, lợi dụng bộ máy tuyên truyền mà nó kiểm soát như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet, v.v. bịa đặt dối trá, gây ra chia rẽ, ly gián lớn trên khắp cả nước – thậm chí là cả thế giới. Dưới sự thống trị tà ác của nó, các cuộc vận động diễn ra liên miên, đấu địa chủ, đấu nhà tư bản, đấu phần tử trí thức, đấu với những thứ mà nó tự định ra như “địa, phú, phản, hoại, hữu”, bức hại những người tốt tu tâm hướng thiện.

Những người từng trải đều biết rằng: trong thời kỳ cải cách ruộng đất đấu địa chủ, Trung Cộng đã không ngừng gây rắc rối, kích động, tung tin đồn, bịa đặt lời dối trá khiến người dân không phân biệt được phải trái mà căm hận địa chủ. Trung Cộng còn đưa thông tin dối trá vào sách giáo khoa, lừa dối nhiều thế hệ người dân. Nó còn bịa ra những hình tượng cường hào như ác bá địa chủ Lưu Văn Thái hay Chu Bái Bì trong “Gà gáy lúc nửa đêm”, gây ra thù hận, khiến những người bị lừa nghiến răng oán hận địa chủ. Việc khiêu khích, tạo ra thù hận, mục đích chẳng phải chính là gây chia rẽ sao?

Tôi có một người hàng xóm, ông nội của cô ấy là địa chủ và đã bị đánh chết trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Cha cô thường bị áp giải đến hội đấu tố, hội tố khổ mà chịu phê phán, chỉ trích. Có lần, bọn chúng tìm đến một người làm công cho gia đình cô năm đó, tên phụ trách đấu tố địa chủ nói lớn: Hãy đổ hết “nước đắng” (kể ra cuộc sống khó khăn vất vả hay nỗi cay đắng chất chứa trong lòng) của các anh ra đi. Người làm công không biết nói gì, liền nói thật rằng: Ông chủ đối với những người làm công chúng tôi đều rất tốt, cơm đủ ăn, áo đủ mặc. Người làm công khi đó đã bị đuổi xuống dưới. Nói thật thì sẽ không có chỗ đứng, bởi vì điều Trung Cộng muốn là những lời dối trá. Từ đó có thể thấy Trung Cộng tà ác đến mức nào.

Nhớ lại vào thời Đại Cách mạng văn hoá, để tiến hành lừa dối, bịa đặt, ly gián, Trung Cộng đã khiến mỗi hộ gia đình, đơn vị, trường học nhớ lại những khó khăn trong quá khứ. Trên bàn đặt một chiếc sọt rách, chiếc bát vỡ, vài chiếc bánh bao xốp, nhằm nói với mọi người rằng đó là cuộc sống khó khăn trong xã hội cũ, khiến người ta thù hận xã hội cũ và ca ngợi cái gọi là xã hội mới do ác đảng thống trị.

Trung Cộng tiến hành đấu tranh giai cấp, hô hào cái gọi là “Đấu tranh giai cấp một khi nắm vững thì lập tức sẽ hiệu nghiệm”. Trong thời Đại Cách mạng văn hoá, Trung Cộng đã kích động quần chúng đấu với quần chúng, phá phách cướp bóc, điên cuồng phá huỷ các văn vật cổ, chỉ trích, đánh người, giết người, muốn gì làm nấy, ngay cả Trung Cộng cũng thừa nhận: Cách mạng văn hoá mà một đại thảm hoạ. Đại thảm hoạ kéo dài suốt 10 năm này chẳng phải chính là tai nạn do Trung Cộng một tay kích động, xúi giục, gây chia rẽ mà tạo thành sao? Đây chính là bản chất tà ác của Trung Cộng.

Trung Cộng còn tiến hành “phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử”, xúi giục, ép buộc người dân phê phán Khổng Tử, bôi nhọ thánh nhân Khổng Tử sống cách đây hơn 2000 năm. Trong khi tiến hành gây chia rẽ, Trung Cộng đã phủ định văn hoá truyền thống Trung Hoa bác đại tinh thâm, phủ định tư tưởng Nho gia, mục đích là để con người căm ghét văn hoá truyền thống, sau đó nhân cơ hội nhồi nhét văn hoá đảng vào đầu người dân Trung Quốc. Tỷ lệ người Trung Quốc tin vào Thần hiện nay là cực kỳ thấp, đây chính là mưu đồ hiểm ác của Trung Cộng.

Trong cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1989, Trung Cộng đã dùng thủ đoạn xúi giục, gây chia rẽ, gọi các sinh viên trẻ – những người đứng lên phản hủ bại là côn đồ, bịa ra những lời dối trá nhằm khiến người dân thù hận sinh viên. Trung Cộng ra tay tàn bạo, dùng súng và xe tăng để tàn sát các sinh viên, Quảng trường Thiên An Môn nhuốm đầy máu tươi – một lần nữa mở ra một thảm họa nhân loại khác. Ác đảng Trung Cộng có thể làm bất cứ điều ác nào vì quyền lợi của nó.

Năm 1999, Trung Cộng vu khống, bức hại Pháp Luân Công, nói cao đức Đại Pháp là X giáo, gây chia rẽ và bịa đặt thông in, vu khống, bôi nhọ những người tu luyện tu tâm hướng thiện “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”. Ngụy tạo vụ tự thiêu giả Thiên An Môn, trắng trợn kích động người dân thù hận Đại Pháp của vũ trụ, thù hận những người tu luyện tu tâm hướng thiện. Bằng cách này, Trung Cộng có thể vung tay tàn nhẫn với những người tu luyện lương thiện mà không kiêng nể gì, bắt cóc phi pháp, tra tấn, cưỡng bức lao động, kết án, khai trừ công chức, v.v. thậm chí là mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, gây ra tội ác lớn nhất trên hành tinh này! Trung Cộng tội ác tày trời, mục đích tà ác của việc nó trắng trợn vu khống, bôi nhọ chính là để huỷ hoại con người, bởi vì những người mà đầu não cho rằng Đại Pháp của vũ trụ không tốt sẽ là những người ở trong nguy hiểm nhất. Việc Trung Cộng cố tình tạo ra vụ án oan sai lớn này đã đi ngược lại hoàn toàn với sự ủng hộ, khen ngợi của các nước trên thế giới đối với Pháp Luân Công.

“Kể từ năm sau năm 1949, hơn một nửa dân số Trung Quốc đã bị Trung Cộng bức hại. Ước tính có khoảng 60 triệu đến 80 triệu người đã chết một cách bất thường, vượt quá tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. (Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCSTQ)

Chúng ta có thể thấy tất cả các cuộc vận động đều là Trung Cộng cố tình xúi giục, gây chia rẽ, tạo thành các thảm kịch liên tiếp cho nhân loại. Mưu đồ của Trung Cộng rất hiểm ác, mục đích của nó chính là huỷ diệt người dân Trung Quốc.

Người xưa có câu: “Nhân gian thầm thì, Trời nghe như sấm. Làm việc trái lương tâm trong phòng tối, Thần nhìn rõ như điện sáng”. Thiện ác hữu báo là chân lý, chính sách cai trị tàn bạo của Trung Cộng đã liên tiếp dẫn đến các loại thiên tai nhân họa. Lệnh phong toả suốt ba năm dịch bệnh hẳn vẫn còn in đậm trong ký ức của người dân; nước mắt của những nạn nhân lũ lụt ở nhiều nơi vẫn chưa được lau khô…

“Quân tử bất lập vu nguy tường chi hạ”, tức người quân tử sẽ không đứng dưới tường nguy hiểm. “Giả, ác, bạo lực” của Trung Cộng đã khiến nó tội ác chồng chất, nợ máu tích thành sông và nó đã đi đến cùng đồ mạt lộ.

Con người thế gian à, các bạn hãy phân rõ thị phi, phân rõ thiện ác, hãy tránh xa Trung Cộng!

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới, cứu độ chúng sinh. Điều chúng ta chờ đợi hàng nghìn vạn năm, nay cơ duyên đang ở trước mắt, thiện ác chỉ cách nhau một niệm mà thôi.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/286223

The post Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (7): Tránh xa ly gián first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (Phần 6): “Thiết cô nương”https://chanhkien.org/2023/11/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-viec-nho-phan-6-thiet-co-nuong.htmlMon, 13 Nov 2023 02:35:02 +0000https://chanhkien.org/?p=31793Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Lúc mới bắt đầu đi làm, một ngày nọ tôi đến nhà một người bạn sau khi tan làm. Trời đã rất tối, nhà cô ấy vẫn chưa ăn tối, trong nhà là một mớ lộn xộn. Trong căn phòng chật hẹp, hai đứa trẻ đang làm bài tập trên […]

The post Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (Phần 6): “Thiết cô nương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Lúc mới bắt đầu đi làm, một ngày nọ tôi đến nhà một người bạn sau khi tan làm. Trời đã rất tối, nhà cô ấy vẫn chưa ăn tối, trong nhà là một mớ lộn xộn. Trong căn phòng chật hẹp, hai đứa trẻ đang làm bài tập trên chiếc bàn nhỏ đặt trên giường, cô ấy – chủ nhà thì đang giặt quần áo, khi đó những gia đình bình thường vẫn chưa có máy giặt. Một chiếc chậu giặt lớn đặt giữa sàn, sàn nhà ướt nhẹp, cô ấy cầm tấm ván giặt cố gắng chà xát, trong bếp bốc hơi nghi ngút, cơm đang nấu. Nhà ở khi đó là nhà mái bằng, thường đốt củi gỗ, than để sưởi ấm và nấu cơm. Thỉnh thoảng cô ấy lại chạy vào bếp ngó nồi cơm, lúc lại chạy đi hướng dẫn các con làm bài tập.

Cô ấy là giáo viên công tác tại một trường tiểu học khá xa. Cô bất lực nói: Mỗi ngày tan sở đều đầu tắt mặt tối, chồng cô còn về muộn hơn, mỗi ngày rất muộn cô mới có thể nghỉ ngơi, luôn cảm thấy mệt mỏi. Cô nói khi tâm trạng không tốt, cô thường bốc hỏa và phát tiết trước những bất mãn của bản thân khi ở nhà. Cô nói rất ngưỡng mộ phụ nữ Nhật Bản vì họ không phải đi làm, có thể ở nhà đảm đương việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Rồi cô lại than thở: Ở Trung Quốc thì không được, lương của đàn ông quá thấp, một người không thể nuôi cả nhà nên cả hai vợ chồng đều phải làm việc.

Tôi rất đồng tình với cô ấy và cảm thấy đây không chỉ là trường hợp của gia đình cô, mà còn là một vấn đề của xã hội. Đa số các gia đình đều như vậy, phụ nữ và đàn ông đều cần làm việc bên ngoài như nhau, về nhà phụ nữ còn cần làm việc nhà, sinh con, nuôi con, giáo dục con, chăm sóc người nhà, v.v. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, phụ nữ thực sự rất mệt mỏi. Trong nhà không có sự phân công làm việc, dẫn đến mất đi sự cân bằng trong gia đình, đồng thời mất đi sự hài hoà và ấm cúng của một gia đình.

Sau khi kết hôn, cá nhân tôi cảm nhận được vấn đề xã hội mà cô ấy nói. Nghĩ lại những mâu thuẫn trước đây giữa tôi và chồng thường là những chuyện nhỏ nhặt. Có mấy năm tôi phải đi làm xa nhà, mùa đông không thấy mặt trời, đi sớm về tối. Về đến nhà nhìn thấy nhà bếp chưa được dọn dẹp, lò bếp chưa được lau, chậu rửa bát thì lộn xộn, tôi liền nổi giận và bắt đầu lớn tiếng chỉ trích một trận. Sau này nghĩ lại tôi không nên như vậy, hành vi lớn tiếng chỉ trích người khác chẳng phải là thứ của văn hoá đảng sao? Điều này đã đánh mất đi sự nhu mì và dịu dàng nên có của một người phụ nữ truyền thống.

Quy chính bản thân, bắt đầu từ gia đình, từ những việc nhỏ

Tất cả những loạn tượng ở Trung Quốc đại lục đều do Trung Cộng tạo thành, văn hoá đảng Trung Cộng đã làm tổn hại nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó cổ xuý “phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời”, nó xúi giục phụ nữ trở thành những “Thiết cô nương” mạnh mẽ, khiến họ vứt bỏ dịu dàng và theo đuổi mạnh mẽ, vứt bỏ ưu điểm, dùng nhược điểm của bản thân để cạnh tranh với nam giới. Điều này đã biến những đức tính vốn có của người phụ nữ như thuỳ mị, nết na, thanh tú thành những “Thiết cô nương”, “Nữ hán tử” ngang ngược, chua ngoa, thô bạo, dẫn đến vô số hậu hoạn đối với gia đình, xã hội, quốc gia, dân tộc.

Văn hoá truyền thống đề cao sự cân bằng âm dương và quy luật tương sinh của vạn sự vạn vật, đó cũng là một loại biểu hiện của thiên nhân hợp nhất. Nam là dương, dương cương (kiên cường), nữ là âm, nữ nhu (mềm mỏng), cương nhu tương hỗ, hoà hợp cùng sinh sống. Người nam làm chủ bên ngoài, gánh vác trách nhiệm gia đình, kiếm tiền nuôi gia đình, yêu thương bảo vệ vợ con và có trách nhiệm với vợ suốt đời. Người nữ làm chủ bên trong, cung kính cha mẹ chồng, giúp chồng dạy con, yêu thương chồng. Đây là mối quan hệ gia đình vô cùng tốt đẹp và hoà ái.

Phụ nữ trong văn hoá truyền thống nói về “tam tòng tứ đức”, nhưng Trung Cộng lại bôi nhọ “tam tòng tứ đức”, nói rằng “Chỉ có đập tan triệt để xiềng xích các lễ giáo phong kiến như ‘tam tòng tứ đức’ thì phụ nữ mới có thể được giải phóng”, “Những lễ giáo ăn thịt người sẽ tàn sát phụ nữ”, v.v. Việc Trung Cộng bôi nhọ, phê phán “tam tòng tứ đức” đã khiến rất nhiều người Đại Lục không thể liễu giải và cũng không dám liễu giải. Kỳ thực đương thời ở Trung Quốc rất khó tìm được những tài liệu chính diện, khách quan.

Rất nhiều người phụ nữ không hiểu được việc cần tuân theo các phép tắc lễ nghĩa, dẫn đến gia đình bất hoà. Ngày trước tôi có một người hàng xóm, chỉ vì vấn đề lễ tiết mà em chồng và chị dâu cãi nhau đến ba ngày, khiến gia đình trở nên hỗn loạn. Tôi nghĩ: Điều này sẽ rất khó xảy ra đối với những người phụ nữ “tam tòng tứ đức” thời xưa.

Dựa trên nguyên tắc “nội ngoại hữu biệt”, “nam tôn nữ ti”, người xưa đã dựa vào Nho gia mà đặt định ra các yêu cầu quy phạm về một số phương diện như đạo đức, hành vi, tu dưỡng đối với cuộc đời người phụ nữ. Nó đã thể hiện ra mỹ đức của người phụ nữ truyền thống dưới sự ảnh hưởng của văn hoá Nho gia.

“Tam tòng” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) có nghĩa là: Con gái khi chưa lấy chồng thì nghe theo lời cha; khi lấy chồng thì theo chồng, trợ giúp chồng; chồng chết thì nuôi nấng con cái. Chữ “tòng” này, ở những giai đoạn khác nhau lại có hàm nghĩa khác nhau. Ngày nay phụ nữ vừa nghe thấy “xuất giá tòng phu” liền phản cảm, cho rằng nếu tất cả đều nghe chồng thì chẳng phải là bị sỉ nhục sao? “Tòng” ở đây có nghĩa là phụ trợ. Kỳ thực có rất nhiều câu chuyện cao quý và cảm động lòng người về những cặp vợ chồng thời xưa, ví dụ “Nâng khay ngang mày”: Mạnh Quang thời nhà Hán đã nâng mâm cơm cao ngang lông mày khi đưa cơm cho chồng là Lương Hồng. Đây là chính tấm gương về việc vợ chồng tương kính tương ái, đối xử lịch thiệp với nhau. Thời xưa, các cặp vợ chồng xem trọng sự tôn trọng lẫn nhau, chung sống hoà thuận vui vẻ.

“Tứ đức”: chỉ nữ đức, nữ ngôn, nữ dung (tướng mạo), nữ công (công trong nữ công gia chánh). Đức là phẩm đức, có thể tự mình xác lập nền móng. Ngôn là cần có tri thức hàm dưỡng, nói năng thích đáng, ngôn từ khéo léo, mềm mỏng. Dung tức là tướng mạo, đi đứng cần đoan chính, thận trọng giữ lễ tiết, không nên nói năng tuỳ tiện. Công, đạo trị gia bao gồm một số lễ tiết nhỏ trong cuộc sống như giúp chồng dạy con, kính trên nhường dưới, cần cù tiết kiệm, v.v.

Trong “Nữ giới” của Ban Chiêu thời nhà Hán có giải thích chi tiết đối với “tứ đức” như sau: Phụ đức nghĩa là người phụ nữ không nhất thiết phải quá tài giỏi và thông minh; phụ ngôn tức phụ nữ không nhất thiết phải khéo nói, mồm miệng nhanh nhảu; phụ dung tức phụ nữ không cần phải có nhan sắc vẻ ngoài mỹ lệ; phụ công tức là phụ nữ không cần phải sắc sảo hơn người khác.

Tao nhã, hiền thục, thanh khiết, trầm tĩnh, cung kính, cẩn thận, giữ tiết tháo, cử chỉ đoan chính, tâm biết hổ thẹn, lời nói, việc làm đều có quy củ, phù hợp lễ nghi, phép tắc, đây chính là phụ đức.

Suy nghĩ ba lần rồi mới nói, lựa lời hay mà nói, không nói lời khó nghe. Cho dù là lời tốt cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói ra, sẽ không khiến người phản cảm, đây chính là phụ ngôn.

Y phục dù cũ hay mới cũng phải giặt cho sạch sẽ, tắm gội đúng lúc, giữ thân thể thanh khiết sạch sẽ, phục sức tươi tắn chỉnh tề, đây chính là phụ dung. Chuyên tâm may vá, dệt vải, không nói đùa cười cợt với người khác, chuẩn bị rượu và thức ăn ngon, tiếp đãi khách chu đáo, đây chính là phụ công.

“Thử tứ giả, nữ nhân chi đại đức, nhi bất khả phạp chi giả dã. Nhiên vi chi thậm dịch, vi tại tồn tâm nhĩ”. Ý nghĩa là: Bốn điều này là đại đức của người phụ nữ và không thể thiếu cái nào. Hơn nữa chỉ cần có tâm thì làm cũng rất đơn giản.

Việc quy phạm đạo đức đối với người phụ nữ sẽ có lợi cho người khác, cho bản thân, cho gia đình, cho quốc gia, đồng thời còn có thể bồi dưỡng ra những mỹ đức truyền thống như dịu dàng, thiện lương, tinh tế, yêu thương, v.v.

Việc văn hoá truyền thống đề cao mỹ đức và tôn trọng phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những thế hệ tương lai.

Ví dụ như thời xưa, Hoàng hậu Trưởng Tôn, còn được gọi là Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ, bà kết hôn cùng Đường Thái Tông từ khi còn trẻ. Bà là người tài đức vẹn toàn, hai người nương tựa lẫn nhau cho đến khi bà qua đời. Vợ chồng bà tình nghĩa sâu sắc, về chính trị thì tương trợ lẫn nhau, có thể nói bà là vị hoàng hậu tài đức vẹn toàn nhất từ xưa tới nay.

Trương Cư Chính nhận xét rằng:

Trưởng Tôn Hoàng hậu còn dùng ảnh hưởng của mình đối với chồng để bảo vệ những người có tài đức trong triều đình và giúp chồng sửa chữa những sai lầm. Một mặt, Trưởng Tôn Hoàng hậu tán thưởng một số trung thần dám thẳng thắn lên tiếng “bảo vệ” Ngụy Trưng, mặt khác bà cũng không ngừng nhắc nhở Đường Thái Tông cần thực hiện một nền chính trị nhân từ. Với vai trò của mình, bà đã dựa vào sức mạnh đặc biệt của riêng nữ giới phát huy tác dụng đặc biệt trong một xã hội phong kiến với nam quyền là tối cao, giúp đỡ chồng – cũng là Hoàng đế, khiến cục diện chính trị thời đầu nhà Đường trở nên rất thuận lợi. Vua anh minh, trung thần chính trực, chính trị và quân sự hưng thịnh, mưa thuận gió hoà, người người yêu thương, bao dung lẫn nhau. Thời kỳ đầu nhà Đường đã mở ra một cảnh giới lý tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau, đó là “Trinh quán chi trị”.

“Cựu Đường thư” viết: “Hiền tai Trưởng Tôn, mẫu nghi hà vĩ” (tức Hoàng hậu Trưởng Tôn tài đức vẹn toàn, là bậc mẫu nghi vĩ đại).

Sau khi cướp được chính quyền, tất cả những điều này đã bị Trung Cộng phá hoại. Những đức tính truyền thống của phụ nữ xưa không những không được ủng hộ, ngược lại còn bị chỉ trích.

Điều mà văn hoá đảng tuyên truyền đối với phụ nữ là: “Thời thế đã thay đổi, nam nữ đều như nhau, việc mà đàn ông có thể làm thì phụ nữ cũng có thể làm”, “Phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời”, “Phụ nữ thời xưa bị ức hiếp, phụ nữ hiện tại được giải phóng”, những thứ tuyên truyền vào đầu não đều là bạo lực, đấu tranh, vô thần luận, v.v.

Trong những năm 1960 – 1970, Trung Cộng đã giới tính hoá đối với phụ nữ (nam tính hoá phụ nữ), buộc họ phải thay đổi vai trò của mình. Đây là một sự đảo ngược chuẩn mực giới tính đối với phụ nữ truyền thống – phụ nữ cần dịu dàng, đức độ. Dưới sự tuyên truyền của văn hoá đảng Trung Cộng, rất khó để nhìn thấy được nét đẹp của người phụ nữ từ vẻ bề ngoài cho đến nội tâm.

Phụ nữ ăn mặc như đàn ông, mặc những bộ đồ xanh lá, tro đen, xanh lam rộng thùng thình mà không có một chút nữ tính nào. Những “Thiết cô nương” thời kỳ này có vai rộng và vòng eo lớn, giọng nói to, nước da ngăm đen, cường tráng mạnh mẽ, không quan tâm đến ngoại hình của mình, rất đáo để và hung dữ.

Giày cao gót, đầm và những thứ thể hiện vẻ đẹp hình thể nữ tính như mái tóc thanh tú, nước da trắng, v.v. đều bị bài xích là xú mỹ, tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản.

Trung Cộng còn xúi giục phụ nữ giải phóng bản thân, phải “cải thiên hoán địa”, dùng những thứ này để cổ vũ phụ nữ. Khi đó ở các nơi đều thành lập những thứ như “Đội Thiết cô nương”, “Đội nữ xung kích”, ” Đội giếng khoan mùng 8 tháng 3 “, v.v. Phụ nữ phải làm những công việc nặng nhọc, mệt mỏi, bẩn thỉu, nguy hiểm vượt quá khả năng thể chất của họ. Ở nông thôn, các nhà máy, hầm mỏ, phụ nữ ở tuyến đầu và cùng đàn ông xông pha chiến đấu, gánh vác, gánh bao, sửa kênh mương, kéo đá, v.v. Những điều này đã làm tổn hại đến phúc lợi của người phụ nữ, việc xem nhẹ bảo hộ lao động đối với đặc điểm sinh lý của phụ nữ đã khiến rất nhiều người bị bệnh và di chứng.

Ngoài ra việc Trung Cộng tiến hành chính sách “Kế hoạch hoá gia đình” cực đoan trong nhiều thập kỷ đã một lần nữa gây tổn hại nghiêm trọng đối với phụ nữ.

Sau những năm 1980, những nội dung khiêu dâm, nạn cờ bạc, ma tuý tràn lan, các nhóm băng đảng chính trị, nạn buôn bán phụ nữ trẻ em lộng hàng ngang ngược.

Tập đoàn lưu manh Trung Cộng vẫn luôn tiến hành các cuộc bức hại đối với phụ nữ, từ “Thiết cô nương” đến “Thiết liên nữ”; từ kế hoạch hoá gia đình đến trợ sinh (thúc giục sinh sản) không có giới hạn đạo đức, đây đều là những trò bức hại dưới các hình thức khác nhau.

Chúng ta có thể thấy: Những gì Trung Cộng làm với phụ nữ không phải là giải phóng hay cải thiện địa vị của họ, mà là sự huỷ hoại nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần đối với người phụ nữ, và còn thực sự là nô dịch đối với họ.

Phụ nữ và đàn ông cùng kiếm tiền nuôi gia đình, ở nhà sẽ không có ai gánh vác hoặc không thể làm tốt việc chăm sóc người già, dạy dỗ con cái. Việc giáo dục chỉ có thể dựa vào người già, trường học, v.v. dẫn đến xuất hiện những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Trong số những học sinh tôi tiếp xúc, có những em lớn lên ở nhà bà nội hoặc bà ngoại từ nhỏ, chúng thường có tâm oán hận với bố mẹ và có tâm lý phản nghịch trầm trọng, trở thành những “học sinh có vấn đề”. Một lần tôi nghe thấy một cô gái và mẹ cô ấy lớn tiếng trong điện thoại rằng: “Từ nhỏ mẹ đã không chăm sóc con, con nghi ngờ liệu mẹ có phải là mẹ ruột của con không!”

Người xưa nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “Gia hoà vạn sự hưng”. Gia đình là bến đỗ của nhân sinh, là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, mỗi gia đình đều hoà thuận thì xã hội cũng hoà thuận, quốc gia cũng ổn định. Nếu mỗi gia đình đều có rất nhiều vấn đề thì xã hội sẽ thế nào?

“Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”, câu này xuất phát từ “Thi Kinh”, có nghĩa là sau khi đã kết thành vợ chồng thì sẽ ở bên nhau mãi mãi. Còn hôn nhân và gia đình ngày nay ở Đại Lục thì không có sự quy tụ, ai cũng không chịu phục ai, tranh đấu thắng bại, mối quan hệ trong gia đình luôn căng thẳng, tình trạng ngoại tình nghiêm trọng, hiện tượng ly hôn phổ biến. Người già không có người phụng dưỡng, trẻ em không có người chăm sóc giáo dục. Đúng là nửa bầu trời chưa được nâng lên thì gia đình nhỏ đã bị sụp xuống.

Quan niệm về hôn nhân cũng đang trượt dốc nhanh chóng. Chẳng hạn ở Đại Lục vào những năm 1980, các cô gái khi chọn bạn đời sẽ yêu cầu đối phương có phẩm chất tốt và trình độ học vấn tương đương. Sau những năm 1980, các cô gái bắt đầu chú trọng đến kim tiền, chỉ cần có tiền là được.

Đơn vị tôi có một đồng nghiệp, đối tượng mà cô ấy chọn là người làm ăn buôn bán kinh doanh, không có học vấn. Khi đó cô ấy bị mọi người xem thường, khi nói chuyện cùng nhau họ đều nói: “Cô ấy chọn người kiểu gì ấy, không có học vấn mà chỉ làm buôn bán kinh doanh, quá là trần tục, không biết cô ấy nghĩ thế nào?”

Nhưng chỉ vài năm sau, quan niệm của mọi người đã thay đổi rất lớn. Khi bàn luận về người đồng nghiệp này, mọi người nói rằng: “Xem đối tượng mà cô ấy chọn kìa, kiếm được bao nhiêu tiền, thật là có con mắt chọn người”.

Càng về sau, rất nhiều cô gái đã đánh mất đi sự khiêm tốn, lòng tự tôn, lòng tự trọng mà người phụ nữ lẽ ra nên có. Ngưỡng mộ những người nhiều tiền, bất chấp tuổi tác, chỉ cần có tiền, có địa vị là được. Các quan chức của Trung Cộng đi đầu trong việc bao nuôi tình nhân, khiến tình hình xã hội ngày càng trở nên xấu đi, đạo đức trượt dốc nhanh chóng, cười người nghèo chứ không cười gái mại dâm, gái mại dâm hành nghề khắp nơi. Những vụ bê bối liên tục nổ ra trong giới quan chức các cấp hoặc trong những người nổi tiếng. Tốt xấu bất phân, chính tà cũng rất khó phân biệt, “lễ nghĩa liêm sỉ” cũng không còn nữa.

Tôi nhớ những năm về trước, các diễn viên trong làng giải trí Nhật Bản đã thờ ơ trước danh lợi, dũng cảm từ giã sự nghiệp khi đang ở đỉnh cao để lui về chăm sóc người già, giúp chồng và nuôi dạy con cái. Tôi cảm thấy trong quan niệm đạo đức, họ rất coi trọng những thứ thuộc truyền thống, thật sự đáng khâm phục. Nhưng người ở Đại Lục lại rất khó hiểu: “Đang là thời điểm tốt đạt được cả danh lẫn lợi, tại sao lại từ bỏ chứ?” Những gì nghe được đều là những câu thương tiếc kiểu như vậy.

Những người bị ảnh hưởng bởi văn hoá đảng Trung Cộng sẽ rất khó hiểu được điều này. “Mọi thứ đều nhìn vào tiền”, không có quan niệm đạo đức truyền thống, không có lý niệm để làm một người bình thường. Chỉ vì danh lợi mà tranh mà đấu, không từ thủ đoạn, thậm chí còn bán cả linh hồn của mình.

Trung Cộng đã phá huỷ hết thảy những thứ tốt đẹp nhất, chà đạp văn hóa Thần truyền 5000 năm thành một mớ hỗn độn, khiến tâm hồn cao quý của người Trung Quốc trở nên thô tục thấp kém. Nhân loại sẽ đi về đâu? Ở đâu còn miền tịnh thổ?

Điều tốt là: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn, đã đem lại hy vọng cho mọi người. Sau khi tu luyện, chúng ta thấy rằng: Những gì là “Thiết cô nương”, “Nữ hán tử” năm đó khiến chúng ta tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, thì sau khi tu luyện Đại Pháp, cả thân lẫn tâm đều thu được lợi ích và đều đã khác xưa: Kính trọng người già, giúp chồng dạy con, trở thành người mẹ hiền, người mẹ chồng tốt, người vợ tốt, người con dâu hiếu thảo, người con gái ngoan. Những mỹ đức truyền thống đã mất từ lâu như dịu dàng, thiện lương, hiền lành, thanh tú, thì nay lại đang bừng sáng trở lại.

Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp, đã được hồng truyền tại hơn 100 quốc gia và khu vực, là miền đất tịnh thổ tại nhân gian! Là hy vọng của nhân loại.

Tuy nhiên Trung Cộng lại tiến hành bức hại đối với những nữ đệ tử Đại Pháp tốt bụng này. Mỗi ngày trên trang web Minh Huệ đều có những có những ghi chép tỉ mỉ về cuộc bức hại, thủ đoạn bức hại vô cùng tàn nhẫn khiến người ta phải phẫn nộ.

Mắt Thần như tia chớp, thiện ác hữu báo, mỗi kẻ ác sẽ phải trả giá cho những tội ác mà mình đã gây ra.

Đệ tử Đại Pháp không sợ cường bạo, dưới hoàn cảnh tà ác này mà lên tiếng vì chính nghĩa, truyền bá chân tướng cứu độ chúng sinh, đem lại hy vọng và ánh sáng cho nhân loại.

Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo! Đây là phúc âm mỹ hảo, vĩnh hằng nhất của nhân loại.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/284631

The post Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (Phần 6): “Thiết cô nương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (5): Con thật dũng cảmhttps://chanhkien.org/2023/09/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-nhung-viec-nho-5-con-that-dung-cam.htmlFri, 22 Sep 2023 00:17:31 +0000https://chanhkien.org/?p=31344Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Có một việc nhỏ cách đây nhiều năm vẫn còn in sâu trong ký ức của tôi: Đồng nghiệp dắt theo cô con gái nhỏ khoảng hai, ba tuổi ra sân chơi, mọi người đều vây quanh trêu đùa cô bé, lúc này, có một con côn trùng nhỏ bò […]

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (5): Con thật dũng cảm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Có một việc nhỏ cách đây nhiều năm vẫn còn in sâu trong ký ức của tôi: Đồng nghiệp dắt theo cô con gái nhỏ khoảng hai, ba tuổi ra sân chơi, mọi người đều vây quanh trêu đùa cô bé, lúc này, có một con côn trùng nhỏ bò lên, đồng nghiệp nói: “Giẫm chết nó”. Đứa trẻ đưa bàn chân ra, và giẫm chân lên nó. Cô ấy liền khen ngợi rằng: “Con thật là dũng cảm!” và vui vẻ ôm con gái như một người hùng.

Lúc đó tôi hơi ngạc nhiên, một đứa trẻ nhỏ như vậy, giống như một trang giấy trắng, nên được dạy dỗ để biết quý trọng sinh mệnh, giữ gìn hoa cỏ cây cối, không cố ý làm tổn thương những sinh vật nhỏ, biết thương xót những sinh linh nhỏ bé, làm sao có thể dạy cô bé tùy ý sát hại sinh linh như vậy được?

Chỉ cần suy nghĩ một chút thì bạn sẽ hiểu, người ta đều muốn rèn luyện con cái của mình trở thành người mạnh mẽ, theo lý niệm văn hóa đảng của Trung Cộng, thì chính là sẽ rót vào đầu cho con trẻ những lý niệm như: Cá lớn nuốt cá bé, bất chấp thủ đoạn để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Đồng nghiệp của tôi cũng chịu ảnh hưởng bởi điều này, nếu không thì làm sao cô ấy có thể giáo dục đứa con thơ ấu của mình sát sinh tạo nghiệp vô cớ như vậy?

Ngẫm lại bản thân mình, sống trong bầu không khí văn hóa đảng của Trung Cộng, có một số việc nhỏ mà bản thân cũng đều không ý thức ra được, trước khi đắc Pháp tu luyện, tôi thường cho rằng mình là trung tâm. Tôi không biết chung sống hài hòa với thiên nhiên, những việc như không biết quý trọng bảo vệ những sinh linh nhỏ bé thường xuyên xảy ra với tôi. Khi thấy người khác đi lên dải phân cách trên cỏ cũng không có cảm giác gì, có lúc vì để thuận tiện, đi tắt cho nhanh nên tôi cũng bắt chước theo họ đi thẳng lên bãi cỏ. Trước kia tôi không nghĩ nhiều, nhưng giờ nghĩ lại mới thấy: Đây chính là hành vi xấu, không có đạo đức.

Thỉnh thoảng tôi mua rất nhiều trái cây và rau củ, kết quả có một số bị thối rữa trước khi tôi kịp ăn. Loại hành vi này cũng là không tốt, vừa lãng phí tài nguyên, cũng là không trân quý đối với những sinh mệnh này. Hãy thử tưởng tượng xem, những trái cây và rau củ này, đã trải qua phong sương mưa bão, mà đơm hoa kết quả và được thu hoạch để làm thức ăn cho mọi người, khi sắp được phát huy tác dụng của bản thân, chúng cũng rất cao hứng. Nhưng do sơ suất của tôi, chúng vẫn chưa phát huy tác dụng của mình mà đã bị thối rữa, như vậy chúng chẳng phải rất đáng thương sao? Chúng ta thực sự phải bắt đầu từ những việc nhỏ mà quy chuẩn hành vi của mình trong mọi việc.

Người dân sống ở Trung Quốc đại lục đã chịu ảnh hưởng của văn hóa đảng từ khi còn nhỏ. Văn hóa đảng của ĐCSTQ tuyên truyền toàn là thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và chủ nghĩa duy vật, v.v…Điều nó tôn sùng chính là: Cá lớn nuốt cá bé, thắng làm vua thua làm giặc, kẻ mạnh nhất sống sót. Trung Cộng khuyến khích người với người đấu đá lẫn nhau, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Xúi giục người ta không sợ trời, không sợ đất, đấu trời đấu đất. Người tiếp thụ những tư tưởng này không tin vào “con người có kiếp sau”, không tin “lục đạo luân hồi”, không tin “thiện ác hữu báo”. Không có sự tôn kính trời đất, không chung sống hòa hợp với thiên nhiên, không có tâm từ bi bác ái và không có sự ước thúc của đạo đức. Vậy thì điều xấu gì họ cũng dám làm, họ có thể phá hoại thiên nhiên và làm tổn hại người khác mà không một chút đắn đo.

Sư phụ giảng:

“[Vì] sự ô nhiễm của dòng chảy lớn, của thùng thuốc nhuộm lớn xã hội người thường, [mà] điều người ta cho rằng đúng, trên thực tế rất nhiều khi lại là sai. Con người ai chẳng muốn sống tốt? Mong muốn sống tốt ấy, có thể phải làm tổn hại đến lợi ích người khác, có thể làm tăng trưởng tâm lý tự tư của con người, có thể chiếm đoạt lợi ích người khác, nạt dối người khác, gây thiệt hại người khác. Chỉ vì lợi ích cá nhân, ở chốn người thường mà tranh mà đấu, vậy chẳng phải tương phản với đặc tính của vũ trụ là gì? Do vậy, điều con người cho là đúng, nó lại không nhất định là đúng.” (Chuyển Pháp Luân)

Trung Cộng là âm hồn đến từ phương Tây, nó chẳng phải đến để phá hoại sao? Có người nói: Điều mà Trung Cộng giỏi nhất chính là phá hoại, từ phá hoại thiên nhiên đến phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc, phá hoại đến cả luân lý đạo đức truyền thống, phá hoại toàn diện từ phương diện vật chất đến tinh thần.

Trung Cộng đấu trời đấu đất, phá hoại núi non sông ngòi, còn có rất nhiều ví dụ về sự tàn phá thiên nhiên. Chưa kể đến những ngọn núi, dòng sông, những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, ngay cả đến một ngôi làng nhỏ nó cũng không bỏ qua.

Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi sống trong một ngôi làng nhỏ xinh đẹp, ba mặt được bao quanh bởi dòng sông nhỏ, khi mùa hè đến, nước của dòng sông nhỏ trong vắt có thể nhìn đến tận đáy, thỉnh thoảng sẽ nhìn thấy những đàn cá tung tăng bơi lội như cá nheo, cá diếc,… Hai bên bờ sông còn có hoa tươi và cỏ xanh mơn mởn, chim hót líu lo, hoa nở thơm ngát suốt cả ngày. Nhìn ra xa là từng từng khoảnh ruộng màu mỡ tươi tốt. Khi đó trên ruộng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân hóa học, khi bạn đi trên bờ ruộng, thường xuyên sẽ nhìn thấy cá nhỏ bơi lội và nghe thấy tiếng “bơi lội” của chúng. Đặc biệt là phía Bắc của ngôi làng có hai con sông nhỏ và xung quanh là vùng đất ngập nước rộng lớn, là địa hình phì nhiêu màu mỡ rất quý giá, và cả hóa thạch thực vật tự nhiên không thể tái sinh. Người ta nói phải mất hàng trăm năm, hàng nghìn năm mới hình thành được vùng đầm lầy như vậy. Các loài thủy sinh dày đặc, sức sống dồi dào, với nhiều loài thực vật và chim muông sinh sống ở đó. Các loại thủy sinh mà tôi biết có lau sậy, hành nước và cây cỏ bồ, cỏ bồ sinh ra bồ bổng (hay còn gọi là cây đuôi mèo, sinh ra ở vùng nước nông của sông, ao, hồ), bồ bổng được trẻ em rất yêu thích, vừa đẹp mắt vừa chơi được, người già thích cỏ bồ, thường dùng nó để đan giày dép, đan giỏ, đan sọt và đan chiếu… Nhiều loài chim thường ghé thăm, tôi thường thấy có chim trĩ, vịt trời… và thường phát hiện thấy nhiều tổ trứng vịt trời. Còn có bào tử của củ ấu, khi củ ấu chín, người lớn và trẻ em đều đi mò ấu, khi nấu chín nó sẽ là món ngon hiếm có. Các chị em thường ra bờ sông để giặt quần áo, tôi hay giúp các chị em phơi quần áo, tắm táp và bì bõm bơi chó, cuộc sống khi ấy thật vui vẻ.

Sau này gia đình tôi chuyển đi, tôi bận học và đi làm nên không có thời gian ghé thăm chốn cũ. Đợi tới khi tôi quay trở về, thì ngôi làng nhỏ đã thay đổi đến mức không thể nhận ra, người ta nói: Tất cả đều đã bị hủy và biến thành đất nông nghiệp hết rồi. Ba con sông nhỏ đã bị phá hủy, bào tử củ ấu đã không còn, tất cả các vùng đầm lầy bị cải tạo thành đất nông nghiệp, và không còn nhìn thấy một vùng đầm lầy phì nhiêu màu mỡ nào nữa. Ngôi làng nhỏ xinh đẹp trước đây đã bị phá hủy đến nỗi không thể nhận dạng.

Những người tin vào Thần, trọng đức hành thiện, kính sợ thiên địa, quý trọng sinh mệnh, thì sẽ tận dụng thiên nhiên một cách hài hòa mà không phải là cải tạo và phá hoại thiên nhiên.

Mọi người đều biết công trình thủy lợi Đô Giang Yển trong thời Chiến Quốc là công trình thủy lợi lớn lâu đời và duy nhất hiện nay còn sót lại trên thế giới, nó có đặc trưng là dẫn nước mà không cần đập. Nó khiến cho đồng bằng Thành Đô trở nên thịnh vượng, có câu rằng: “Lũ lụt hạn hán do con người, không có nạn đói, không có mất mùa, thiên hạ gọi là Thiên đường” tuổi thọ công trình này đã kéo dài hơn 2000 năm mà vẫn phát huy tác dụng cho đến nay, mang lại lợi ích cho hậu thế. Nó được Liên Hợp Quốc liệt vào danh sách “Di sản văn hóa thế giới” vào năm 2000, được mệnh danh là kỳ tích của công trình thủy lợi thế giới, thể hiện trí huệ của cổ nhân.

Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi, chặn sông lấp biển của ĐCSTQ đã phá hoại hệ sinh thái tự nhiên. Đến nay, hệ sinh thái của Trung Quốc đã đến bên bờ vực sụp đổ, sông Hải Hà và sông Hoàng Hà ngừng chảy, sông Hoài Hà, Trường Giang ô nhiễm, nhiều vùng thảo nguyên rộng lớn biến mất, cát bụi cuồn cuộn đổ về Trung Nguyên đại địa, đây chính là kết quả ác báo của cuộc chiến đấu trời đấu đất của Trung Cộng.

Trung Cộng phá hủy văn hóa truyền thống một cách toàn diện. Phá hủy từ những thứ nhìn thấy được từ bề mặt vật như những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử cho đến phỉ báng cổ nhân và cái gọi là “phê bình chỉ trích” các tư tưởng, thủ đoạn chúng sử dụng đều vô cùng tồi tệ xấu xa.

Tôi và gia đình có lần đến Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử, chị gái tôi nói chị ấy lần đầu tiên biết đến Khổng Tử là từ phong trào “phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử”. Đáng buồn thay, rất nhiều người Trung Quốc đại lục thực sự đều giống như vậy. Chị gái tôi cảm thấy rất chấn động và kinh ngạc khi đến thăm Khổng phủ, Khổng miếu và rừng Khổng Tử (tam Khổng). Chị ấy ngạc nhiên khi cảm thấy con cháu Khổng Tử đang được hưởng sự đãi ngộ của quan nhất phẩm.

Tôi lấy sự hiểu biết của mình nói với chị ấy: Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là sự hòa hợp và bổ sung lẫn nhau của ba giáo “Nho, Thích, Đạo”, Khổng Tử là người sáng lập học thuyết Nho gia, dùng “Nhân” và “Lễ”, “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” để giáo hóa con người và làm chuẩn mực cho con người, dạy con người cách làm người tốt. Đây là việc làm tích lũy rất nhiều công đức, nên sẽ mang lại phúc âm cho con cháu! Không những con cháu Viêm Hoàng thụ ích, mà ngay cả các nước láng giềng xung quanh cũng được thụ ích từ tư tưởng của Nho gia. Người Trung Quốc lấy hành vi tư tưởng của Nho gia làm chuẩn tắc, đã khiến đạo đức của con người được bảo trì ở một mức độ cao nhất định trong hơn 2000 năm. Vì vậy, hoàng đế các triều đại đều tôn sùng tư tưởng của Khổng Tử, ngưỡng mộ Khổng Tử, thờ kính Khổng Tử trong Khổng miếu. Chị không nghĩ rằng con cháu của ông ấy cũng nên được hưởng đãi ngộ này sao? Diên Thánh Công là tước hiệu truyền thừa của Khổng gia, phú quý của họ đã không hề suy giảm trong hơn 2000 năm qua, và cũng không bị suy giảm do sự thay đổi của các vương triều. Chị tôi gật đầu tán đồng.

Chị tôi còn cảm thấy kinh ngạc khi thấy mộ Khổng Tử và con cháu bị đào lên, nhiều tấm bia bị phá hủy. Người xưa ở địa phương nói là do trung ương ĐCSTQ xúi giục phe tạo phản của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Đàm Hậu Lan) dẫn người tới đập phá. Mọi người đều cảm thấy thương tiếc và thấy thật khó tin. Trong xã hội phong kiến hơn 2000 năm, trải qua biết bao triều đại, cho đến thời Trung Hoa Dân Quốc, thời nào cũng đều tôn sùng “Tam Khổng”, chỉ có ĐCSTQ mới dám làm ra sự việc như vậy. Việc phá hoại “Tam Khổng” đã thể hiện sự thù hận tột cùng của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Thiện ác hữu báo là có thật! Có tư liệu ghi chép lại, sau khi cách mạng văn hóa kết thúc, cục công an Bắc Kinh đã bắt giữ Đàm Hậu Lan vì “tội phản cách mạng”, năm 1982 Đàm Hậu Lan qua đời trong thống khổ và hối hận ở tuổi 45.

Phá hoại về mặt luân lý đạo đức, như ĐCSTQ đã làm trong vận động “phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử”, nhục mạ và bôi nhọ Khổng Tử. “Nhân” và “Lễ” đã trở thành đối tượng bị phê phán, mà tất cả người dân Trung Quốc đều bị bắt tham gia vào. Chị tôi nói lúc đó học sinh đều không biết gì về Khổng Tử, nhưng nhà trường yêu cầu mọi người viết áp phích chữ lớn để phê phán Khổng Tử, nên mọi người tìm báo, mỗi người tìm chép một đoạn, thế là những tấm áp phích chữ lớn được dán đầy tường.

Hãy nghĩ đến cuộc bức hại môn tu luyện cao đức Đại Pháp của Phật gia – Pháp Luân Đại Pháp, chẳng phải ĐCSTQ cũng làm như vậy sao? Thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Làm vận động quần chúng, các cơ quan, trường học… mọi người đều bị kéo vào tham gia phê phán và ký tên. Có người không hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, có người biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, dù hiểu hay không hiểu Pháp Luân Đại Pháp là tốt thì đều phải phê phán và bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, thêm dầu vào lửa. Làm cho người dân Trung Quốc phạm tội với Đại Pháp vũ trụ, để đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt người dân Trung Quốc, ĐCSTQ quá tà ác!

ĐCSTQ làm ra cái gọi là “phá cũ lập mới”, coi văn hóa chính thống thành cũ kỹ lạc hậu, và nó muốn đập nát hết thảy mọi thứ cũ kỹ. Bước đầu tiên là “phá”, nó còn cần bước tiếp theo gọi là lập, dựng lập phương thức tư duy văn hóa đảng. Nó coi văn hóa đảng mà nó tạo ra là mới, và lấy nó làm chuẩn tắc.

Ở Trung Quốc đại lục, từ bậc tiểu học đến đại học, trong tài liệu giảng dạy, truyền bá đều là thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và chủ nghĩa duy vật, đáp án trong các đề thi phải phù hợp với những gì ĐCSTQ đưa ra, bằng không, bạn sẽ không thể đạt điểm cao, không vượt qua các kỳ thi để vào được trường trọng điểm và không vào được những trường đại học tốt, công nhân viên chức đều phải học lý luận của nó hàng ngày, và bị cưỡng chế tẩy não.

Khi ĐCSTQ phá “tứ cựu”, nó vẫn phá bỏ cái cũ và dựng lập mới trong đời sống của lão bách tính, tỷ dụ như đổi tên, phàm là có từ tốt lành nào trong tên tuổi thì đều phải thay đổi, như “phú” trong từ “phú quý” cũng phải đổi. Đổi nó thành “giản”, “tân”, v.v… và phải được công bố rộng rãi trên loa đài. Người Trung Quốc rất chú trọng việc thờ cúng tổ tiên, nhà nào cũng đều có gia phả, đại đa số đều bị thiêu hủy. Bốn tác phẩm kinh điển của văn học cổ đại mà người Trung Quốc yêu thích đều bị liệt vào sách cấm.

Một vị đồng nghiệp người dân tộc Triều Tiên sang Hàn Quốc thăm người thân, khi về nói rằng: “Tôi rất xúc động! Học sinh trung học ở Hàn Quốc thích và hiểu bốn tác phẩm văn học kinh điển hơn cả học sinh trung học ở Trung Quốc, tôi thực sự không ngờ tới!”

Đúng vậy, văn hóa truyền thống Trung Quốc ngày nay không còn có ở Trung Quốc đại lục nữa rồi!

Văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Trung Quốc được gọi là Thần Châu, là vương quốc của các vị Thần! Cổ đại, Trung Quốc được mệnh danh là “Lễ nghi chi bang”, “Đất nước của người quân tử”, được các nước vô cùng ngưỡng mộ, thời kỳ Đại Đường, các nước khác đều đến xưng thần và cống nạp. Người Trung Quốc cổ đại cũng coi trọng chuẩn mực đạo đức “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” và phong thái của người quân tử. Nhưng ĐCSTQ đã phá hủy tất cả những điều này. Giờ đây trong suy nghĩ của mọi người trên toàn thế giới, người Trung Quốc đại lục đã trở thành hình tượng chửi thề, hành vi thấp kém, lời lẽ dối trá, không trung thực, thất tín. Thần Châu đại địa đã bị tàn phá nặng nề, đạo đức của người Trung Quốc đang trượt dốc không phanh, trượt cả trên nghìn dặm mỗi ngày.

Trong văn hóa đảng, mỗi khi đề cập đến “thiện ác hữu báo”, “nhân quả báo ứng”… đều bị nói là phong kiến mê tín, bị đánh đồng với lạc hậu, ngu muội, thiếu hiểu biết. Dẫn đến người ta điều xấu gì cũng đều dám làm, bất chấp hậu quả, làm cho nạn tham nhũng ở Trung Quốc ngày nay cực kỳ nghiêm trọng, thù địch và oán hận nặng nề.

“Tất cả các quốc gia trong lịch sử đều tin vào Thần linh. Chính là nhờ đức tin vào Thần linh và quy luật nhân quả của thiện và ác, mà nhân loại có thể tự kiềm chế và duy trì chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong mọi thời đại và trên khắp thế giới, các chính giáo ở phương Tây, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông tất cả đều dạy con người ta rằng hạnh phúc thực sự đến từ đức tin vào Thần linh, thờ phụng trời, có lòng từ tâm đối với mọi người, trân quý những gì ta có, và biết ơn khi được hưởng phúc lành, và đền đáp lại lòng tốt của người khác đối với mình.” (Trích Cửu bình cộng sản đảng)

Bất kính đối với Thần, thì sẽ bị trời trừng phạt. Trời diệt Trung Cộng, đây là thiên ý. Rời xa Trung Cộng, tránh xa Trung Cộng thực sự là một việc làm tốt!

Xóa bỏ văn hóa đảng, giải thể ĐCSTQ, văn hóa truyền thống Trung Hoa mới có thể quay trở lại với Trung Quốc đại lục!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284326

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (5): Con thật dũng cảm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (3): Khi không tìm thấy chiếc ôhttps://chanhkien.org/2023/09/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-nhung-viec-nho-3-khi-khong-tim-thay-chiec-o.htmlMon, 18 Sep 2023 02:29:20 +0000https://chanhkien.org/?p=31314Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Trước đây, tôi từng đọc câu chuyện “Nghi lân thiết phủ” (Nghi ngờ hàng xóm trộm rìu), chuyện kể rằng có một người bị mất rìu, anh ta nghi ngờ con trai nhà hàng xóm đã lấy trộm nó. Khi quan sát cậu bé anh cảm giác thấy từ dáng […]

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (3): Khi không tìm thấy chiếc ô first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Trước đây, tôi từng đọc câu chuyện “Nghi lân thiết phủ” (Nghi ngờ hàng xóm trộm rìu), chuyện kể rằng có một người bị mất rìu, anh ta nghi ngờ con trai nhà hàng xóm đã lấy trộm nó. Khi quan sát cậu bé anh cảm giác thấy từ dáng vẻ đến cách đi đứng rất giống người ăn trộm rìu, lời nói, biểu hiện nét mặt, động tác, cử chỉ đều giống như kẻ trộm rìu. Sau này anh tìm thấy chiếc rìu, khi ấy anh lại nhìn cậu con trai nhà hàng xóm, quan sát và cảm giác thấy từ bước đi, lời nói, biểu cảm của cậu bé v.v… tất cả đều không hề giống như người trộm rìu của mình một chút nào.

Có người đọc xong cảm thấy rất buồn cười, nhưng nếu để ý sẽ phát hiện thấy trong cuộc sống thường xuyên xảy ra tình huống này, đây là tư duy của văn hóa đảng.

Trung Cộng đã bồi dưỡng gieo trồng trong chúng ta một lối suy nghĩ thành tập quán: trước hết là không thể tin được ai, trên thế giới này không có người tốt, sau đó nó thu thập căn cứ cho lập trường quan điểm đã định sẵn này. Khi ấy, chúng ta giống như người đã mất rìu kia, nhìn người khác bất kể trông dáng vẻ như thế nào cũng không thể tin tưởng được. Văn hóa đảng là một loại văn hóa hoài nghi. Sự hoài nghi về hết thảy mọi thứ được dùng làm hệ tư tưởng chỉ đạo cho suy nghĩ và giao tiếp của mọi người, nó chủ trương và khuyến khích mọi người cảnh giác nhau” (Giải thể văn hóa đảng).

Dưới sự ô nhiễm của bầu không khí văn hóa đảng, con người sẽ vô thức mang theo kiểu suy nghĩ này trong cuộc sống, đôi khi họ không nhận thức được mà dưỡng thành tập quán và thói quen.

Có mấy người họ hàng đến nhà tôi, rồi sau đó họ đi chơi, vì trời mưa nên tôi đưa cho họ hai chiếc ô, sau khi mấy người họ hàng đi về rồi, tôi chỉ thấy có một chiếc ô, chiếc còn lại thì không thấy, tôi tìm ở trong nhà và xe đều không thấy. Tôi cho rằng họ tiện tay bỏ nó vào túi và quên mất. Và tôi nói với người nhà rằng: “Nhà chúng ta vẫn còn một chiếc ô, họ lấy đi thì cũng lấy đi rồi, ai dùng thì dùng, đều như nhau cả”. Người nhà tôi nói: “Đây là nghi ngờ người khác, là nghi tâm, những người họ hàng sẽ không lấy đâu”. Hai ngày sau, người nhà tôi quả nhiên phát hiện thấy chiếc ô trong xe.

Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, loại nghi tâm như vậy rất không tốt và là thứ của văn hóa đảng. Nghi tâm, hoài nghi người khác, tuy rằng tôi nghĩ họ vô tình và không cố ý, nhưng tôi cũng là đã nghi ngờ người khác lấy của mình, lại còn cảm thấy mình rất rộng lượng, lấy thì cứ lấy đi, tôi cũng không cần. Loại nghi tâm này khiến người ta nhìn người khác qua lăng kính màu, không tin tưởng người khác, đồng thời nó cũng mang theo những nhân tố tiêu cực khiến họ nghi ngờ người khác, suy đoán về người khác, phòng bị với người khác và nghĩ xấu về người khác. Kỳ thực, đó cũng là biểu hiện của sự nhỏ mọn không khoan dung, độ lượng, không thiện lương. Bắt đầu từ những việc nhỏ, loại bỏ văn hóa đảng và thay đổi tư tưởng, chuyển biến quan niệm là điều hết sức quan trọng và cấp bách.

Thông qua tu luyện, chúng ta biết rằng những suy nghĩ mà chúng ta nghĩ ra ở không gian khác đều là vật chất, vậy nếu những vật chất xấu này tích tụ ở đó thì sẽ ra sao? Có phải sẽ dễ gây ra sự nghi ngờ, tạo thành nhân tố trở ngại ngăn cách, gây bất hòa lẫn nhau hay không? Nếu muốn nhìn vấn đề bằng tư duy tích cực và chính diện, thì bạn phải là người hiền lành, ôn hòa và giàu lòng nhân ái. Mối quan hệ giữa con người với nhau cũng chính là thẳng thắn trung thực, và xã hội cũng sẽ trở nên êm đềm tốt đẹp.

Sư tôn giảng:

“Có thể có người muốn [nhục] mạ người khác, đột nhiên lại thay đổi tư tưởng, không nghĩ đến [nhục] mạ nữa. Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: ‘Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh’, chính là ý nghĩa này”. (Chuyển Pháp Luân)

Mà nghi tâm và cảnh giác dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và can nhiễu rất lớn. Tôi có một người bạn, cô ấy phát hiện ra một vật rất kỳ lạ trước cửa nhà, cô nghi ngờ người hàng xóm đối diện đang làm gì đó ở đây và có lẽ đang theo dõi mình, cô quan sát người hàng xóm và cảm thấy vẻ mặt của anh ta cũng rất kỳ lạ, cô càng nghĩ càng thấy nghi ngờ, càng nghĩ càng đứng ngồi không yên, cô nghĩ mình cần tìm người giúp đỡ xem như thế nào, kết quả biết được rằng đó không phải là thiết bị giám sát nên cô mới cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm trong lòng.

Nghi tâm khiến con người ta cảnh giác và sợ hãi. Nó có thể khiến mọi người cảm thấy lo lắng, hoảng loạn, áp lực, chán nản hoặc thậm chí là sợ hãi. Nó can thiệp vào cảm xúc của mọi người và ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc bình thường của mọi người.

Sau cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Công vào năm 1999, một hoàn cảnh khủng bố tà ác đã hình thành ở Trung Quốc đại lục. Và tôi đã gặp phải một trường hợp như thế này, khi điện thoại di động lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, đơn vị làm việc đã thống nhất mua điện thoại di động cho nhân viên và những người liên hệ cơ bản đều là đồng nghiệp trong đơn vị. Một tối nọ, tôi nhận được một cuộc gọi nhỡ, thấy là số lạ nên tôi không nghe. Nhưng sau đó, số này không ngừng gọi đến, tôi không bắt máy nhưng trong lòng có chút nghi ngờ, bất ổn, tôi nghĩ: “Mình chỉ liên lạc với một vài đồng nghiệp trong đơn vị, ngoài ra cũng không có ai biết số của mình”. Thế là tôi liền tắt điện thoại, nhưng rồi sau đó không nhẫn được lại bật máy lên để xem, điều kỳ lạ là số điện thoại kia lại gọi đến cho tôi, tôi lại tắt máy đi, việc này lặp đi lặp lại mấy lần. Lúc này, trí tưởng tượng, lo lắng, sợ hãi, những suy nghĩ tiêu cực đều hiện ra, và cứ như vậy tôi lo lắng suy nghĩ rằng ngày mai sẽ phải làm gì và sắp xếp như thế nào?

Sau đó tôi nghĩ: “Mình cần phải bình tĩnh lại, không suy nghĩ lung tung nữa và phát chính niệm”. Ngày hôm sau, việc gì cần phải làm thì vẫn làm. Sau đó tôi nghĩ đến việc hỏi những đồng nghiệp xem có ai biết số điện thoại này không, kết quả là có một đồng nghiệp nói rằng cô ấy quen với số này và người đó muốn gọi để gặp cô ấy, cô ấy đã có lần mượn điện thoại của tôi để gọi cho người đó. Đúng thật là một trận sợ bóng sợ gió vu vơ.

Loại nghi ngờ, cảnh giác và sợ hãi này là do văn hóa đảng của Trung Cộng tạo thành, bởi vì sự cai trị của Trung Cộng sau khi cướp chính quyền, toàn bộ lịch sử của nó đều là sự tàn bạo, đổ máu, giết người và tra tấn. Theo thống kê chưa đầy đủ, ĐCSTQ đã bức hại đến chết hơn 80 triệu người dân Trung Quốc, nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Bất kể là những người đã từng trải nghiệm qua hay là những người chưa từng trải nghiệm qua đều có thể kể ra nhiều ví dụ.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, người người chỉnh nhau, người này chỉnh trị người kia, có người còn phải lén lút ngồi xổm dưới tường nhà người khác để nghe trộm, vì thế người ta cũng không dám nói chuyện tùy tiện ở nhà mình, sợ bị người khác tố cáo.

Có mấy bà lão muốn nghe Tây Du Ký, giữa ban ngày phải khóa cửa, kéo rèm lại, thì thầm lén lút đọc sách trong phòng. Họ nói nhỏ căn dặn con cái: “Khi ra ngoài tuyệt đối không được nói với người khác”. Họ sợ bị người khác tố cáo, vì lúc đó tứ đại danh tác bị xếp vào loại sách cấm.

Những năm 1970, tôi đang học lớp 1, lớp 2 tiểu học, khi làm bài tập ở lớp trong giờ tự học, ai làm bài xong, giáo viên sẽ yêu cầu các bạn trong lớp cầm súng đeo dải ruy băng đỏ đứng canh bên đường và kiểm tra thẻ đi đường, nếu ai không phải là người trong làng và không có thẻ đi đường thì họ sẽ không được phép vào làng. Lúc đó tôi không biết mục đích của việc này là để làm gì. Bây giờ suy nghĩ lại tôi mới hiểu rằng: Thực ra nó đang cố tình tạo ra nỗi kinh hoàng và biến mọi người thành kẻ thù, người với người coi nhau như địch.

Tôi đã nghe một người cao tuổi kể lại một sự việc đáng sợ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một ngày nọ, có một người lạ đến làng, mấy người trong làng nghi ngờ người này nên đã ra tay đánh chết người lạ mặt mà không cho người ta có một lời giải thích nào, thật là vô cùng khủng khiếp.

Dưới sự cai trị giả ác và tàn bạo của Trung Cộng, mạng sống con người bị coi như cỏ rác, tính mạng và tài sản của người dân hoàn toàn không được bảo vệ.

Tôi có một người chú là một nông dân, ông bị vu oan và cuối cùng bị đánh đến chết. Đứa con lớn của họ lúc đó mới được vài tuổi, đứa thứ hai vẫn chưa chào đời, người vợ của chú vẫn đang mang thai. Khi nghe tin dữ, cả gia đình bỗng chốc cảm thấy như trời đất sụp đổ, quả là một nỗi thống khổ đến mức tuyệt vọng.

Những phong trào vận động liên tục không ngừng và sự cai trị tàn sát của Trung Cộng đã khiến cả xã hội rơi vào trạng thái khủng bố, tạo thành một tập quán tồn tại trong xã hội là mọi người thường xuyên cảnh giác lẫn nhau, thậm chí tập quán này còn không ngừng gia tăng, hãy nghĩ xem đây là loại khổ nạn như thế nào? Cuộc sống của mọi người rất khổ sở, mệt mỏi, và nặng nề, ai cũng lo lắng, sợ hãi, cảnh giác đề phòng, ai ai cũng cảm thấy nguy hiểm rình rập, người người coi nhau như địch. Đây chính là mục đích mà Trung Cộng muốn đạt được, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự cai trị tà ác của nó.

Mọi thành viên trong xã hội đều không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của nó, vì để tự bảo vệ mình, những người thân thường dặn dò nhau: “Ra ngoài hãy cẩn thận, đừng dễ dàng tin tưởng người khác” hoặc là “Hãy cẩn thận việc này, việc nọ ở nơi làm việc”.

Mọi người thử nghĩ xem, các tổ chức tà ác của Trung Cộng ở khắp mọi nơi, từ báo chí đến Internet, từ xã hội đến các đơn vị công tác, không đâu không tồn tại, không gì là không quản, chúng thao túng và giám sát nhất cử nhất động của người dân. Trung Cộng bắt giữ những nhân sĩ khiếu tố kêu oan, đàn áp những người bất đồng chính kiến, đàn áp phong trào Lục Tứ và bức hại những đoàn thể tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đã làm cho mức độ đạo đức của xã hội càng ngày càng trượt đốc, mất đi sự chân thành tin tưởng. Kẻ lừa người dối, con người luôn phòng bị lẫn nhau trong tất cả mọi việc, điều này khiến mọi người càng ngày càng tăng thêm sự cảnh giác đáng sợ, đây là một xã hội biến dạng.

Chỉ bằng cách loại bỏ và tránh xa Trung Cộng, sinh mệnh con người mới có thể vĩnh viễn có được một tương lai tươi sáng tốt đẹp! Chỉ khi Trung Cộng bị diệt vong, người dân Trung Quốc mới thực sự giải thoát khỏi sự khủng bố đáng sợ, mới thực sự giải thoát khỏi văn hóa đảng và hướng tới cuộc sống mới tươi đẹp hơn!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283893

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (3): Khi không tìm thấy chiếc ô first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (2): Sao gạo lại đen thế này?https://chanhkien.org/2023/08/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-nhung-chuyen-nho-2-sao-gao-lai-den-the-nay.htmlThu, 24 Aug 2023 02:29:57 +0000https://chanhkien.org/?p=31164Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Vài năm trước, ở đơn vị có người giúp đỡ người nhà lãnh đạo tiêu thụ gạo nói rằng gạo có chất lượng rất tốt, chúng tôi mỗi người cũng mua một bao, gạo cũng được. Bạn tôi cũng muốn mua, tôi liền giúp cô ấy đặt mua một bao, […]

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (2): Sao gạo lại đen thế này? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Vài năm trước, ở đơn vị có người giúp đỡ người nhà lãnh đạo tiêu thụ gạo nói rằng gạo có chất lượng rất tốt, chúng tôi mỗi người cũng mua một bao, gạo cũng được. Bạn tôi cũng muốn mua, tôi liền giúp cô ấy đặt mua một bao, chúng tôi cũng tự đặt thêm mỗi người một bao. Sau khi mang về nhà cũng chưa mở ra xem ngay, sau một khoảng thời gian, mở ra xem, trời ơi, sao gạo lại đen thế này? Có phải do tôi để không cẩn thận bị ẩm rồi không? Nhìn kĩ ra thì không phải, bên trong bao gạo mở ra thấy gạo và bụi đất bị trộn lẫn vào với nhau, làm cho gạo bị biến thành đen xám. Tôi liền hỏi bạn tôi, cô ấy nói mang về nhà đã phát hiện ra rồi, nhưng lại ngại không nói ra, nên đành cố ăn tạm, lúc nấu cơm phải vo từng lượt, từng lượt một.

Bọn lừa người dựa vào quyền thế, làm trái lương tâm đi lừa người ta, người bị lừa sợ bị mất thể diện, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, có miệng cũng không nói ra được. Giữa người với người không còn lời nào thành thật, không còn chút tín nhiệm nào nữa rồi.

Đây là “sự lừa gạt” của văn hóa đảng Trung Cộng, tạo giả để lừa người. Gạt người từ non nớt đến thành thục, hơn nữa lừa người ta càng ngày càng nghiêm trọng, những chuyện như thế này ở Trung Quốc đại lục cũng đều trở thành chuyện xảy ra như cơm bữa rồi.

Làm giả lừa người, anh gạt tôi, tôi gạt anh, gạt từ nhỏ đến lớn, sự giáo dục mà người ta nhận được toàn là những kiểu văn hóa đảng lừa dối và giả tạo. Những quan niệm tư tưởng này đã bị Trung Cộng gieo sâu vào trong tâm trí của người dân rồi, đã thành một bộ phận của văn hóa đảng rồi. Thỉnh thoảng có một niệm đầu vô ý nào đó nảy ra liền xuất hiện quan niệm không đúng đắn này.

Một ngày nọ có người nói rằng người Trung Quốc đi Nhật Bản tranh nhau mua nắp bồn cầu, lúc đó tôi còn buột miệng nói một câu: “Kỹ thuật này vẫn chưa học được sao? Trung Quốc không phải là sở trường bắt chước, sao chép sao? Tạo sao không bắt chước làm theo nhỉ?” Nói xong, tự nhìn lại mình, trời ơi tôi đây chẳng phải là văn hóa đảng sao? Sao lại dung túng cho nó thế này, bắt chước, giả tạo, lừa gạt, trở thành trạng thái bình thường rồi. Trên thế giới, Trung Quốc còn được gọi là quốc gia hàng giả kia mà.

Trước khi đắc Pháp tu luyện, tôi có một lần tặng cho người họ hàng một món quà, vì thể diện, vì để được họ hàng xem trọng, liền đem chuyện mình tiêu bao nhiêu tiền để mua món quà nói phóng đại ra một chút. Tuy là chuyện nhỏ, nhưng khi phân tích ra, nói lời giả dối chính là để lừa người. Vì sao phải làm vậy chứ? Chi tiền ít nhưng lại làm được nhiều việc, là tư tâm, tự tư tự lợi, vì danh, vì lợi, vì để được họ hàng xem trọng, cảm ơn bản thân. Đây đều là những tâm không tốt! Nhưng lúc đó không hề cảm thấy có gì không tốt, người xung quanh đều như vậy, hoàn cảnh sinh hoạt xã hội đều như vậy. Dường như đã thành thói quen rồi, tự mình đều không ý thức được đó là sai lầm. Nhận ra sự độc hại của văn hóa đảng, từ trong nội tâm loại bỏ chúng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất.

Nói dối lừa người, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ chính phủ đến gia đình, ví dụ chỗ nào cũng có. Giả tạo lừa người, dẫn tới một xã hội lừa đảo, người người đều ở trong đó, người người đều bị hại.

Nhiều năm về trước, tôi đi thăm một người bạn, cô ấy sống ở gần phía trước quảng trường của một thành phố nọ, tôi đến một tiệm bán hoa quả gần đấy mua một ít hoa quả, sau đó liền đi đến nhà của bạn. Mọi người đều rất vui vẻ, hàn huyên hỏi thăm lẫn nhau, ngồi xuống xong, cô ấy hỏi tôi: “Hoa quả này cậu mua ở đâu thế?” Tôi nói: “Ở tiệm bán hoa quả gần nhà cậu đó”. Cô ấy nói: “Mau xem xem tiền của cậu có bị trả thiếu không?” Tôi lấy ra xem rồi thốt lên: “Trời ơi, sao lại bị thiếu thế này?” Mất mấy chục đồng rồi. Cô ấy nói: “Có phải trình tự như thế này không?” Tôi nghe xong, nói với cô ấy rằng đúng như thế.

Tôi mua hoa quả xong, cũng trả tiền rồi, người bán hoa quả nói rằng: “Có thể lấy tiền lẻ của tôi đổi lấy tiền chẵn của cô không, tôi muốn đổi 100 đồng?” Tôi nói: “Người bán hàng đều thích đổi tiền lẻ, sao cô lại thích đổi tiền chẵn chứ?” Cô ấy nói: “Tôi muốn đổi tiền chẵn để tiện trả tiền lúc nhập hàng”. Tôi nghĩ giúp cô ấy cũng được, liền đồng ý. Cô ấy lấy ra một xấp tiền lẻ đến trước mặt tôi rồi đếm, có tờ 10 đồng, 5 đồng, 1 đồng. Đếm xong lại bắt tôi kiểm lại một lượt, tôi phát hiện thiếu mất một tờ, cô ấy lại đưa tiếp để đếm, rồi cô ấy nói: “Tiền bị rơi xuống đất rồi”, cô ấy cúi người lấy tiền lên, có thể vào lúc đó cô ấy đã giở trò. Lúc đưa cho tôi, tôi liền cho luôn vào túi mà không xem lại. Người bạn kéo tôi lại nói: “Đi tìm bọn họ đòi tiền thôi”.

Bạn tôi nói: “Những người này ngày nào cũng lừa khách hàng, sau khi tiền lừa đến tay rồi, cử người lặng lẽ đi theo sau khách hàng, nhìn thấy khách hàng lên tàu rồi, bọn họ mới yên tâm, quay về liền vui mừng, tiếp tục lừa người tiếp theo. Kẻ lừa người này thật sự phải hao tổn biết bao tâm trí, vắt óc suy nghĩ mới nghĩ ra mấy trò lừa đảo này”.

Ở Đại Lục, người ta vì tiền mà không từ thủ đoạn, nào là gạo giả, dầu thải tái chế, sữa bột giả, vắc xin giả, v.v… liên tiếp không ngừng xảy ra, chuyện xấu xa nào cũng không từ, đã hại biết bao nhiêu người. Dùng tiền đi cửa sau mua luận văn giả, mua bằng tốt nghiệp giả. Vì để được mua thêm nhà đã làm giấy ly hôn giả, v.v…. loạn tượng bùng phát.

Hiện hay lừa đảo trên các trang mạng xã hội càng nghiêm trọng, một người họ hàng của tôi bị bọn lừa đảo trên mạng lừa mất hơn 10 vạn đồng, báo án cũng chỉ là làm cho lấy lệ. Dưới sự độc hại của văn hóa đảng, người ta khó mà đề phòng cho được.

Nghĩ lại, tại đơn vị, mỗi lần cấp trên đến thanh tra, vì để tiếp đón đoàn thanh tra, toàn đơn vị từ trên xuống dưới bắt đầu bận rộn khẩn trương, tìm mọi cách để ứng phó, các loại giấy tờ thiếu cái nào bổ sung cái đó.

Vẫn còn nhớ một lần tôi đi đến phòng sinh hoạt của đơn vị, nhìn thấy trên bàn phủ đầy các loại bằng khen, đều vừa được viết xong, nào là nghiệp vụ nòng cốt, nào là nhân viên gương mẫu, v.v… Mấy bằng khen này để làm gì kia chứ? Thì ra là có một số người tham gia bình xét cấp bậc trong thành phố, cho nên cần thiết chuẩn bị cái gì thì đơn vị sẽ chuẩn bị cái đó. Lúc đó tôi nghĩ : “Ồ! Như vậy mà cũng được tính hả?”

Từ sách giáo khoa tiểu học, cho đến tuyên truyền chính trị của Trung Cộng toàn là giả tạo lừa dối. Còn nhớ hồi học tiểu học, trong tài liệu học có nào là ác bá địa chủ Lưu Văn Thái, nửa đêm gà gáy Chu Bá Bì. Hiện nay chân tướng đã được công bố ra rồi, mọi người đều biết rằng những thứ này đều là giả tạo, tình huống chân thực hoàn toàn không giống như trong sách giáo khoa bôi nhọ như thế.

“Lừa dối bịa đặt, là một gen di truyền của ĐCSTQ” (Cửu bình Cộng sản đảng). Bản chất của Trung Cộng là “lừa gạt”, giả tạo lừa người, thậm chí còn công khai nói rằng: “Không nói lời giả dối làm không thành đại sự”.

58 năm đại nhảy vọt làm ra nào là “một mẫu 10 tấn sản lượng”, hiện nay người ta nêu ra cảm thấy thật là hoang đường, thật ngu xuẩn. “Sau phong trào chống cánh hữu, Trung Quốc tiến nhập vào một hoàn cảnh hiện thực đáng sợ. Nghe lời giả, nói lời giả, làm việc giả, trốn tránh sự thật, bẻ cong sự thật đã trở thành nếp sống rồi. Đại nhảy vọt là một lần toàn quốc đại bùng phát biên tạo bịa đặt tập thể. Con người sống dưới sự dẫn đường của tà linh ĐCSTQ, làm ra rất nhiều việc ngu muội đến hoang đường. Người nói dối và người bị lừa cũng giống như tự dối mình dối người”. “Thực thi kế hoạch hoang đường ‘một mẫu 10 tấn sản lượng, gấp đôi sản lượng thép, 10 năm vượt qua nước Anh, 15 năm bắt kịp nước Mỹ’, rầm rầm rộ rộ, nhiều năm u mê. Mãi cho đến khi nạn đói lớn càn quét Trung Quốc, người chết đói đầy rẫy, dân chúng lầm than” (Cửu bình Cộng sản đảng).

Viết đến đây, tôi nghĩ đến “Tam Tự Kinh”: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên…”

Trong tâm tôi cảm thán: Lại thêm một ví dụ, trường hợp đã từng bị Trung Cộng bôi nhọ hãm hại. Thứ này cực kì khởi tác dụng, bài thơ cổ “Tam Tự Kinh” mà trẻ nhỏ nhất định phải học thể hiện hành vi đạo đức quy phạm của con người, giáo dục trẻ nhỏ hướng thiện, khuyến học, hiểu đạo lý, lập đức, đều từng bị Trung Cộng bôi nhọ thành “kinh lừa người”. Thời kỳ Cách mạng văn hóa, những thư tịch kinh điển của văn hóa truyền thống đều trở thành sách cấm.

Có người có thể hỏi: Vậy hiện tại có phải Trung Cộng thay đổi rồi không? Một số sách đã từng bị cấm bây giờ được phát hành rồi. Nhưng bản chất của tà ác Trung Cộng là “giả – ác – bạo” vẫn chưa cải biến.

Mọi người có thể đều biết, hiện nay có một cuốn sách, cuốn kỳ thư có thể mang lại tương lai tốt đẹp vĩnh viễn cho sinh mệnh con người đã được truyền bá trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới! Cuốn sách đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi, hiệu quả trị bệnh khỏe người kỳ diệu! “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách Đại Pháp cao đức có thể đề thăng tiêu chuẩn đạo đức con người, vẫn tiếp tục bị Trung Cộng bôi nhọ, hãm hại.

Đây là vạn cổ kỳ duyên! Việc hành ác của Trung Cộng mang đến cho nhân loại tai họa vô tận, bạn hãy xem hiện nay thiên tai nhân họa liên tục không ngớt. Bôi nhọ, hãm hại Đại Pháp vũ trụ, bức hại người tu luyện, Trung Cộng đã tạo ra tội ác cực đại trong vũ trụ. Cổ nhân nói: “Thà rằng khuấy nước nghìn sông chứ không làm động tâm người tu luyện”.

Thật tâm hi vọng bạn tự mình đọc cuốn Chuyển Pháp Luân một lần, đừng để bị Trung Cộng lừa dối nữa!

Trong “Cửu bình Cộng sản đảng” nói rằng: “Giáo huấn của lịch sử là: bất kì lời hứa nào của ĐCSTQ đều không thể tin tưởng, bất kì sự bảo đảm đều không được thực hiện, ai ở trong vấn đề nào đó tin vào ĐCSTQ, thì tại vấn đề đó coi như tiễn đưa cái mạng nhỏ này rồi”. Xin bạn hãy nghĩ cho kĩ!

Đây là sự thật, là lời nói chí lý!

Bạn ơi, rút ra bài học giáo huấn lịch sử, phân biệt đúng sai, vứt bỏ văn hóa đảng, rời xa Trung Cộng, mới là sự lựa chọn sáng suốt!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/283708

The post Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (2): Sao gạo lại đen thế này? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thể Văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (1): Chiếm chỗ ngồihttps://chanhkien.org/2023/07/giai-the-van-hoa-dang-bat-dau-tu-nhung-chuyen-nho-1-chiem-cho-ngoi.htmlSun, 16 Jul 2023 23:13:41 +0000https://chanhkien.org/?p=30834Tác giả: Thiện Ngôn [ChanhKien.org] Lần nọ, người thân đến nhà chơi, sáng sớm chúng tôi đi ăn sáng, quán này bán những món ăn nhẹ mang đặc sắc của địa phương, người vào rất đông nên phải tìm chỗ ngồi trước, thông thường thì phải đợi mới có chỗ. Tôi đi xếp hàng trả […]

The post Giải thể Văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (1): Chiếm chỗ ngồi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Lần nọ, người thân đến nhà chơi, sáng sớm chúng tôi đi ăn sáng, quán này bán những món ăn nhẹ mang đặc sắc của địa phương, người vào rất đông nên phải tìm chỗ ngồi trước, thông thường thì phải đợi mới có chỗ. Tôi đi xếp hàng trả tiền, người thân cũng muốn đến trả tiền, tôi vội vàng nói: “Tôi xếp hàng, anh vào chiếm chỗ đi”.

Lời vừa ra khỏi miệng, tôi đã cảm thấy câu này quá tệ, “chiếm chỗ” có ý là tranh giành, quá tự tư và tâm tranh đấu cũng rất mạnh, không hề có chút hoà nhã và lịch thiệp nào. Nếu như tôi nói: “Anh tìm chỗ ngồi đi” thì sẽ rất bình hoà, chính thường, mang đến khác biệt rất lớn. “Chiếm” không giống với “tìm”. Điều này cho thấy trong tư tưởng của tôi vẫn còn những thói quen tranh giành, tranh đấu không tốt của văn hoá đảng.

Điều này làm tôi nhớ đến mỗi lần đi họp tại đơn vị, những người trẻ sẽ đến phòng họp thật sớm để chiếm chỗ ngồi, chiếm một vị trí ngồi phía sau mà họ thích, không để lãnh đạo nhìn thấy, như vậy họ có thể làm việc riêng như xem điện thoại, chơi game, đọc sách, v.v.

Cho nên mỗi lần họp họ lấy một cuốn sổ đặt trước trên bàn, hoặc lấy một chiếc đệm ngồi đặt dưới ghế, như vậy được tính là họ đã chiếm chỗ. Do văn phòng của chúng tôi tương đối đoàn kết, nên sau này từ chỗ người trẻ tự chiếm chỗ cho mình phát triển thành chiếm chỗ cho cả văn phòng, lấy cả đệm ghế, sổ ghi chép,… của mọi người để mang đi chiếm chỗ hộ. Tôi mặc dù cảm thấy không đúng, nhưng cũng không ngăn cản, cho đấy là chuyện nhỏ, cũng làm theo mọi người mà đến ngồi. Giờ nghĩ lại, tôi đã hùa theo quan niệm và hành vi tồi tệ này của mọi người mà thêm dầu vào lửa.

Loại hành vi và thói quen xấu này đã hình thành và bám rễ sâu vào bản thân từ khi còn nhỏ, ví dụ: Thời bấy giờ hay có hoạt động chiếu phim lưu động, xem phim ở quảng trường ngoài trời, màn hình chiếu phim được treo lên từ sớm, mọi người cũng đến sớm để chiếm chỗ, chiếm chỗ ở vị trí giữa phía trước gần màn hình để xem cho rõ. Thời đó, một năm khó khăn lắm mới được xem hai bộ phim, khi trời còn chưa tối mọi người đã mang ghế lớn, ghế nhỏ, ghế gấp xếp thành hai, ba hàng để chiếm chỗ. Chiếm chỗ cho người nhà, họ hàng, làng xóm, có người đặt miếng gỗ, viên gạch để chiếm chỗ. Người nào không chiếm được vị trí đẹp, thông thường đều phải xem ở góc khuất, hình ảnh nhìn không được rõ hoặc phải xem hình ảnh phản chiếu ở phía sau màn hình chiếu. Tôi thường thấy người ta tranh cãi, đánh đập và mắng mỏ nhau chỉ vì chiếm vị trí và giành giật.

Vào thời điểm đó, dù tôi không chiếm chỗ nhưng đối với loại hiện tượng này đã quá quen thuộc rồi, nên không cảm thấy đây là thói quen và hành vi không tốt.

Trong cuốn sách Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCS có viết: “Lịch sử dựng nghiệp của ĐCSTQ – từ khi chào đời cho đến lúc thâu đoạt và kiến lập chính quyền – là một quá trình liên tục tích tụ tà ác. Trong quá trình ấy, ĐCSTQ hấp thu và dung dưỡng đủ cả chín nhân tố của một con quỷ cộng sản tà ác: tà ác, lừa dối, xúi bẩy, lưu manh, gián điệp, trấn lột, đấu tranh, diệt chủng, khống chế”. Những đặc điểm này không ngừng được truyền lại, phương tiện và mức độ ác tính càng được củng cố và phát triển trong cuộc khủng hoảng.

Chín loại bản chất tà ác này đã thâm nhập vào xã hội, cuộc sống và văn hóa… “tạo nên một bộ chuẩn mực đạo đức, các cách tư duy, và hệ thống lý luận của riêng nó” (tức là văn hóa đảng), “…đã mang những hậu quả tai hại đến cho Trung Quốc. Không chỉ nhân dân đã mất đi các chuẩn mực đạo đức của mình, mà họ còn bị bắt buộc phải nhồi nhét vào đầu các tà thuyết của ĐCSTQ” (Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCS). Mục đích cuối cùng của ĐCSTQ là biến người dân Trung Quốc trở nên xấu xa, cuối cùng bị lịch sử đào thải.

Văn hóa truyền thống của Trung Quốc bác đại tinh thâm, ba trường phái Nho, Thích, Đạo bổ sung cho nhau, cùng khởi xướng tinh thần “kính Thiên, kính Thần”, “Thiên nhân hợp nhất”, “nhân, nghĩa, lễ, nghĩa, trí, tín”, v.v., như thế có thể duy trì cơ sở đạo đức con người thế gian, giúp cho con người có chính tín, xã hội an định, hài hoà.

ĐCSTQ không để cho người dân Trung Quốc được tìm hiểu về văn hóa truyền thống Trung Quốc chân chính, không dám sử dụng Nho giáo để giáo hóa người dân. Bởi vì văn hóa đảng của ĐCSTQ hoàn toàn đối lập với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Vì vậy nó đã làm nhiều điều hoang đường vô lý, như chỉ trích, phê phán thậm tệ Khổng Tử – một bậc Thánh nhân của 2000 năm trước, người mà được nhân dân cả thế giới tôn kính và biết đến.

Trong lịch sử, ĐCSTQ đấu địa chủ, cướp ruộng đất; đấu các nhà tư bản và cướp tài sản của họ; đấu phần tử trí thức và cướp đi giá trị tinh thần, sỉ nhục nhân cách của họ, hủy hoại tâm linh của người ta. Trong lịch sử Trung Quốc, có những tiêu chuẩn giá trị như “văn tử gián – quan văn không tiếc mình, có thể chết vì can gián”, “xả sinh thủ nghĩa – hy sinh vì nghĩa” và “quân khinh dân quý – dân làm trọng, vua còn nhẹ hơn”,… ĐCSTQ đã hủy hoại những giá trị ấy, để có thể tùy ý mà làm.

Kết quả là, ở Trung Quốc đại lục, bất kể trong công việc hay trong cuộc sống, những suy nghĩ xấu xa như “giả tạo, ác độc, bạo lực, tranh, đấu, cướp giật…” đã tràn ngập trong tâm trí, đầu não con người ta, cùng lúc bộc phát ra các loạn tượng xã hội. Trong cuộc sống, người ta lên xe buýt là cướp chỗ ngồi, tranh giành mua vé, tranh mua hàng…, thậm chí ra nước ngoài tranh giành mua sữa bột trẻ em, tranh giành nhà vệ sinh… Làm việc gì cũng phải đi cửa sau, dựa vào các mối quan hệ để thu được nhiều lợi ích. Mọi người tranh đấu, tự tư tự lợi, vì đạt được lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đây là hậu quả nghiêm trọng do văn hóa đảng tạo thành.

Chỉ có triệt để thanh lý văn hoá đảng, quay về truyền thống, mới có thể trở về bản tính thiện lương của nhân loại; mới có thể cải biến những quan niệm hành vi và thói quen không tốt.

Chỉ có tránh xa ĐCSTQ, nhân loại mới có hy vọng!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283654

The post Giải thể Văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (1): Chiếm chỗ ngồi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>