Giải mã "Tây Du Ký" | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Giải mã “Tây Du Ký”https://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-giai-ma-tay-du-ky.htmlSun, 07 Mar 2021 20:43:56 +0000https://chanhkien.org/?p=27236  Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên [ChanhKien.org]   Giải mã “Tây Du Ký” (1): Lời nói đầu Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnh Giải mã “Tây Du Ký” (3): Xuất thân của thầy trò Đường Tăng Giải mã “Tây Du Ký” (4): Năm thầy trò […]

The post Loạt bài: Giải mã “Tây Du Ký” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 

Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

[ChanhKien.org]

 

Giải mã “Tây Du Ký” (1): Lời nói đầu

Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnh

Giải mã “Tây Du Ký” (3): Xuất thân của thầy trò Đường Tăng

Giải mã “Tây Du Ký” (4): Năm thầy trò đi lấy kinh, thực ra là một người tu hành

Giải mã “Tây Du Ký” (5): Câu chuyện tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không

Giải mã “Tây Du Ký” (6): Chín chín tám mươi mốt nạn của Đường Tăng

The post Loạt bài: Giải mã “Tây Du Ký” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (6): Chín chín tám mươi mốt nạn của Đường Tănghttps://chanhkien.org/2020/06/giai-ma-tay-du-ky-6-chin-chin-tam-muoi-mot-nan-cua-duong-tang.htmlSun, 28 Jun 2020 08:27:26 +0000https://chanhkien.org/?p=26435Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên   [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 5 Chúng ta hãy nhìn lại một chút một số nạn đầu tiên trong 81 nạn của Đường Tăng: Nạn thứ nhất: Phải đọa đầu thai Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông Nạn thứ […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (6): Chín chín tám mươi mốt nạn của Đường Tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 5

Chúng ta hãy nhìn lại một chút một số nạn đầu tiên trong 81 nạn của Đường Tăng:

Nạn thứ nhất: Phải đọa đầu thai

Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết

Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông

Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha

Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp

Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo

Nạn thứ bảy: Qua núi Song Xa

Nạn thứ tám: Tại núi Lưỡng Giới

Chúng ta ngạc nhiên phát hiện ra rằng, từ trước khi được Vua Đường phái đi Tây Thiên thỉnh kinh, cuộc đời của Đường Tăng sớm đã được định ra là một đời tu luyện!

Nạn đầu tiên lại là Kim Thiền Tử năm đó bị đọa hạ thế, cũng chính là rời xa thiên quốc, chính là bắt đầu tu luyện, thì đã xác định rằng sau này ông phải đi con đường quay trở lại thiên giới.

Nạn thứ hai là khi vừa mới ra đời thì đã suýt bị kẻ thù giết cha làm chết chìm.

Nạn thứ ba là mẫu thân bị kẻ thù ép buộc phải bỏ Đường Tăng vào giỏ gỗ thả trôi sông, cuối cùng trôi đến dưới chân núi Kim Sơn, được cứu vào chùa, từ nhỏ đã trở thành tăng.

Hóa ra tất cả mọi thứ đều đã được định trong mệnh rồi!

Đọc đến đây, nước mắt của tôi không ngừng tuôn rơi. Sư phụ vì để chúng ta tương lai có thể quay về nhà ở trên thiên thượng, khi từ trên thiên thượng hạ xuống đã bắt đầu từng chút từng chút coi sóc chúng ta.

Nhìn lại cuộc đời của bản thân tôi cũng đã từng xảy ra rất nhiều sự việc khó lý giải.

Khi tôi ra đời, mẹ tôi khi ấy đã bốn mươi mấy tuổi, anh trai của tôi vừa mới cưới vợ, tại thời điểm đó mẹ đã sinh ra tôi. Mẹ cảm thấy có chút xấu hổ, nên định mang tôi đến bồn nước tiểu trong thôn để dìm chết đi. Do chị hai của tôi cảm thấy tôi rất đáng thương nên đã ngăn cản mẹ tôi, chị đổ nước ấm vào nắp bình nước bón cho tôi uống, tôi mới sống lại. Sau này tôi nghe chị hai và người trong gia đình kể lại như vậy. Trước đây tôi vẫn tự cảm thấy uất ức, mình vừa sinh ra đã bị mẹ đẻ vứt bỏ, rất nhiều năm về sau tôi vẫn luôn có cảm giác mình là trẻ mồ côi. Bây giờ tôi mới hiểu ra, mọi thứ đều là số kiếp trong nạn.

Lúc còn nhỏ, tôi đã mơ một giấc mơ rất nhiều lần, tôi thường mơ thấy tôi từ một nơi rất cao rơi xuống, rơi mãi, rơi mãi, cứ rơi mà không đến đáy, cảm giác rơi xuống rất khó chịu, rồi giật mình tỉnh dậy. Sau khi tỉnh lại tôi cũng chưa từng kể chuyện này với người nhà, chỉ là có cảm giác hơi sợ hãi. Lúc nhỏ tôi đã rất nhiều lần mơ giấc mơ này, đây là giấc mộng ảnh hưởng đến cả cuộc đời tôi. Dạo gần đây tôi đã kể việc này cho cháu trai của mình, nó cũng nói lúc nhỏ cũng mơ giấc mơ giống tôi. Bây giờ tôi mới hiểu ra, đó là một chút ký ức còn sót lại khi xuyên qua tầng tầng thương khung vũ trụ từ thiên thượng đến đây. Khi tôi còn nhỏ, Sư phụ đã khai mở chút ký ức này cho tôi, để tôi không được quên mình đã từ nơi thiên thượng rất cao tới đây, nơi đó mới là quê nhà thực sự của bản thân mình.

Nghĩ đến những việc này, quyết tâm tu luyện của tôi dường như càng thêm kiên định. Khổng Tử nói “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh (Nghĩa là khi người ta 50 tuổi mới hiểu được mệnh của trời)”, mỗi đệ tử Đại Pháp hôm nay đều biết vận mệnh của mình, đó chính là chúng ta cũng giống như Đường Tăng trong Tây Du Ký, trời sinh ra đã là cuộc đời tu luyện. Tất cả những điều này chính là số mệnh của bản thân, cũng là sứ mệnh cuộc đời của bản thân, đồ đệ Đại Pháp phải đi hết con đường tu luyện chín chín tám mươi mốt nạn của mình, trợ sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đến ngày đó mây mờ sẽ tan đi, tự nhiên viên mãn theo Sư phụ trở về.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/72953

The post Giải mã “Tây Du Ký” (6): Chín chín tám mươi mốt nạn của Đường Tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (5): Câu chuyện tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Khônghttps://chanhkien.org/2020/06/giai-ma-tay-du-ky-5-cau-chuyen-tu-luyen-kinh-thien-dong-dia-cua-ton-ngo-khong.htmlWed, 24 Jun 2020 01:34:11 +0000https://chanhkien.org/?p=26430Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên [ChanhKien.org]  Tiếp theo Phần 4 Trong truyện Tây Du Ký, “Một hôm lúc ở cùng bầy khỉ, Ngộ Không bỗng sầu não không vui, mắt rơi lệ”, anh ta sầu não vì điều gì? “Sau này tuổi già sức yếu, phải đến cõi âm bị Diêm vương quản thúc, một […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (5): Câu chuyện tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

[ChanhKien.org]  Tiếp theo Phần 4

Trong truyện Tây Du Ký, “Một hôm lúc ở cùng bầy khỉ, Ngộ Không bỗng sầu não không vui, mắt rơi lệ”, anh ta sầu não vì điều gì? “Sau này tuổi già sức yếu, phải đến cõi âm bị Diêm vương quản thúc, một khi chết đi, dù không uổng công sinh ra trên đời này thì cũng không được ở mãi trong cõi tiên”. Ngộ Không có thể được xem là một Hầu Vương biết nhìn xa trông rộng, anh ta không cầu cuộc sống sung sướng trước mắt, điều anh ta lo lắng là làm sao để trường sinh bất lão, thọ ngang trời đất. Đây chính là thể hiện Phật tính của anh ta, trong sách gọi là “Tâm cầu Đạo khởi lên”.

“Ôi! Tìm phương pháp nhiệm màu giúp nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, câu nói này đã khiến cho anh ta trở thành Tề Thiên Đại Thánh”.

Về sau Ngộ Không cuối cũng đã vượt qua trăm nghìn cay đắng gian khổ, vượt trùng dương đến được Nam Thiệm Bộ Châu, xin làm môn đồ của Bồ Đề Tổ sư, chính thức bước trên đường tu luyện, học được 72 phép biến hóa, cân đẩu vân, trở thành Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại.

Sự việc này trong Tây Du Ký gọi là “Ngộ triệt Bồ Đề chân diệu lý – Đoạn ma quy bản hợp nguyên thần” (ngộ thấu chân lý mỹ diệu cõi bồ đề, đoạn dứt ma tính trở về bản ngã hợp nhất với nguyên thần)

Sau đó xảy ra rất nhiều sự kiện kinh thiên động địa.

Sự kiện đầu tiên: “Tứ hải thiên sơn giai cung phụng (Thiên động ngàn non đều sợ phép)”. Vì đã tu luyện đắc đạo, vị thế của Tôn Ngộ Không được nâng cao, trở thành thủ lĩnh của 72 động và 7 ma vương, xưng là Tề Thiên Đại Thánh.

Sự kiện thứ hai: “Cửu u thập loại tận trừ danh (Diêm quang mười cửa thảy kiêng oai)”. “Xuống Sum la điện giết quỉ vô thường, mắng vua Thập điện, lại xóa bôi sổ bộ Viên hầu, làm tuyệt đường sinh tử”.

Sự kiện thứ ba: Đại náo Long cung. “Một cây Thiết bảng Thần trâm, đội mũ Cánh phượng, mặc giáp Tỏa tử, làm tổn hại thủy tộc, dọa làm tướng quân Ô Quy chạy”.

Sự kiện thứ tư: Đại náo Thiên cung. Đại náo Thiên cung là tội lớn nhất mà Tôn Ngộ Không phạm phải từ sau khi đắc Đạo. Lúc mới ban đầu, Thiên Cung phong cho Tôn Ngộ Không chức quan Bật Mã Ôn (đồng âm với Tịch Mã Ôn có nghĩa là trừ bệnh dịch của ngựa) nhưng ông ta không thỏa mãn, tự xưng hiệu là “Tề Thiên Đại Thánh” cũng không thỏa mãn, phái đi coi vườn đào thì Ngộ Không lại làm loạn hội bàn đào, lén ăn trộm đào tiên và kim đan, chống lại Thiên cung. Ngọc Đế phái 10 vạn thiên binh thiên tướng đi bắt Ngộ Không, về sau được Quan Âm Bồ Tát hiến kế cử Nhị Lang Thần lại thêm sự trợ giúp của Thái Thượng Lão Quân, mới có thể bắt được Ngộ Không. Không ngờ qua bảy bảy bốn mươi chín ngày, khi mở lò lấy đan, Ngộ Không đã đạp đổ lò luyện đan và lại tiếp tục làm náo loạn Thiên Cung. Cuối cùng Ngọc Đế cũng đã bó tay không bắt được Ngộ Không, mới thỉnh mời Phật Tổ Như Lai hàng phục Ngộ Không, hóa ngón tay thành núi, đè Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Kim mộc thuỷ hoả thổ, ngũ hành ấy cấu thành nên mọi sự vật trong vũ trụ; điều ấy là đúng.

Tôn Ngộ Không lúc đó, dù đã thoát khỏi sinh tử nhưng vẫn chưa tu đắc viên mãn, vẫn chưa ra khỏi Ngũ Hành, cho nên bị Phật Như Lai đè dưới núi Ngũ Hành Sơn, vẫn còn bị gọi là yêu hầu, muốn đắc chính quả thì vẫn còn phải tiếp tục tu luyện, cho nên về sau mới có việc đi Tây Thiên thỉnh kinh. Đây là đoạn đường cuối cùng trên con đường tu luyện của Tôn Ngộ Không.

Điều này làm tôi liên tưởng đến việc tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay. Đọc những bài viết của các đồng tu trên Minh Huệ Net, rất nhiều đệ tử Đại Pháp đã viết lại quá trình tu hành của bản thân trong các đời trước, và quá trình lịch sử kết duyên với Sư phụ. Chúng ta biết rằng, Đường Tăng phải trải qua 10 đời tu hành mới có cơ hội đi Tây Thiên thỉnh kinh đắc chính quả, chúng ta sở dĩ có thể đắc Pháp tu luyện trong đời này, cũng không biết là đã phải nếm trải bao nhiêu đau khổ trong bao nhiêu đời kiếp luân hồi mới đổi được cơ duyên tu luyện đắc Pháp ngày nay, cơ duyên tu luyện vạn cổ này thật đáng để chúng ta trân quý.

Giống như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Phật gia có giảng duyên phận; mọi người đều là [nhờ] duyên phận mà đến; đắc được [nó] rồi có thể là vì chư vị [đáng] nên được [nó]; do vậy chư vị phải biết quý tiếc.

… Sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.

Sự kiện thứ năm: Cuối cùng quy y Phật Pháp, bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả.

Xem ra việc tu luyện quả là một việc lớn kinh thiên động địa. Một cá nhân muốn bước trên con đường tu luyện, cần phải liên quan đến nhiều sự việc trên trời dưới đất như vậy, đều kinh động đến cả Thần Tiên, Phật Tổ, quả đúng như Sư phụ giảng:

Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới. (Chuyển Pháp Luân)

Trong xã hội ngày nay, có hàng nghìn, hàng vạn đệ tử Đại Pháp, nhiều người như vậy đều đang tu luyện, thiết nghĩ sẽ là sự kiện kinh thiên động địa lớn như thế nào, cho nên Sư phụ Đại Pháp giảng thời đại hiện nay là “thời kỳ chính Pháp” của vũ trụ, toàn thể vũ trụ đều đang chính Pháp, tất cả các sinh mệnh đều được quy vị lại.

Ở đây không thể không khiến cho người ta suy nghĩ lại về nguồn gốc sinh mệnh của Tôn Ngộ Không. Tây Du Ký là cuốn sách viết về quá trình bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng mở đầu lại mô tả rất nhiều về Tôn Ngộ Không, trong quá trình đi thỉnh kinh Tôn Ngộ Không đóng vai chính hàng yêu diệt quái, dẫn dắt hai sư đệ bảo hộ Đường Tăng và cũng là Tôn Ngộ Không lên trời, xuống đất thỉnh cầu viện binh hàng yêu diệt quái. Vì sao như vậy?

Hóa ra trong Tây Du Ký còn có một tầng ý nghĩa khác về bốn thầy trò Đường Tăng: Đường Tăng đại biểu cho những người tu luyện Đại Pháp hôm nay, còn các đồ đệ mà đứng đầu là Tôn Ngộ Không là đại biểu cho những Thần hộ pháp của đệ tử Đại Pháp, ví dụ như phó nguyên thần v.v.

Chính tín kiên định đối với chân lý Phật Pháp của đệ tử Đại Pháp là điều mà bất cứ tà ác và sự bức hại nào cũng không thể thay đổi được. Mà những Thần hộ pháp trên con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp đã không tiếc sức lực dốc sức bảo hộ chúng ta, tận cho đến ngày chúng ta viên mãn, khi đệ tử Đại Pháp tu luyện viên mãn, họ cũng sẽ đắc chính quả, đây là tầng nghĩa thứ hai về thân phận của bốn thầy trò Đường Tăng (tầng nghĩa đầu tiên xin xem phần 4 loạt bài Giải mã Tây Du Ký).

Qua những miêu tả về Tôn Ngộ Không trong toàn bộ cuốn sách có thể thấy việc tu luyện của một Thần hộ pháp cũng vĩ đại như thế, đều kinh thiên động địa, huống chi là sự thành tựu tu luyện của đệ tử Đại Pháp? Sự thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không làm nền cho sự tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay quả là điều vô cùng vĩ đại.

Từ đó có thể thấy hàm nghĩa phổ độ “chúng sinh” mà Sư phụ giảng, trong tu luyện của chúng ta, những Thần hộ pháp này đồng thời cũng đang tu luyện, tương lai họ cũng viên mãn giống như chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không thể tu luyện đến cuối cùng, thì họ cũng chỉ có thể giống như Trư Bát Giới phân chia hành lý trở về tiếp tục làm yêu quái. Đệ tử Đại Pháp là chủ thể tu luyện, nhưng trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp cũng to lớn vô cùng.

 

Xem tiếp phần 6.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/72983

The post Giải mã “Tây Du Ký” (5): Câu chuyện tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (4): Năm thầy trò đi lấy kinh, thực ra là một người tu hànhhttps://chanhkien.org/2020/06/giai-ma-tay-du-ky-4-nam-thay-tro-di-lay-kinh-thuc-ra-la-mot-nguoi-tu-hanh.htmlSun, 07 Jun 2020 09:54:01 +0000https://chanhkien.org/?p=26379Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên   [ChanhKien.org] Tiếp theo Phần 3 Đọc Tây Du Ký, chúng ta phát hiện rằng, thực chất Tây Du Ký thông qua “quá trình đi thỉnh kinh” để miêu tả quá trình của một người tu luyện. 81 nạn phải trải qua trên đường đi thỉnh kinh gian khổ và việc […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (4): Năm thầy trò đi lấy kinh, thực ra là một người tu hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo Phần 3

Đọc Tây Du Ký, chúng ta phát hiện rằng, thực chất Tây Du Ký thông qua “quá trình đi thỉnh kinh” để miêu tả quá trình của một người tu luyện. 81 nạn phải trải qua trên đường đi thỉnh kinh gian khổ và việc hàng yêu trừ ma trên đường, đều là những ma nạn mà một người tu luyện phải trải qua, có thể thấy chứng ngộ được Đại Đạo hoàn toàn không phải là việc dễ dàng. Quá trình tu luyện thực sự thể hiện trong cuộc sống thường ngày, từng ý nghĩ, từng sự việc nhỏ, đối với người thường chỉ là những hỷ nộ ai lạc trong cuộc sống, nhưng đối với người tu luyện đều là những quan ải vô cùng quan trọng cần đề cao. Người tu luyện chính là thông qua những ma sát tâm tính giữa người với người đó mà đề cao tâm tính của bản thân. Huyền cơ trong đó chỉ có chính bản thân người tu luyện mới thấu tỏ, vậy nên tác giả nếu không lấy việc đi thỉnh kinh làm hình ảnh ẩn dụ thì khó có thể thể hiện rõ cho con người thế gian biết tu luyện là gì.

Năm thầy trò Đường Tăng thực chất là biểu hiện khác nhau trong quá trình tu luyện của một người tu luyện, chứ không thực sự là năm người.

Đường Tăng đại biểu cho chính niệm của người tu luyện

Đường Tăng gặp vô số ma nạn trên đường đi thỉnh kinh, nhưng bất cứ lúc nào ông cũng nhất tâm chính niệm, kiên định mang chân kinh trở về, từ đầu đến cuối chưa từng mất phương hướng, đây chính là đại biểu cho chính niệm tín Sư tín Pháp của người tu luyện. Quá trình tu luyện cũng có thể nói là quá trình bản thân không ngừng kiên định tin tưởng vào Phật Pháp. Trong khi đối diện với các loại khảo nghiệm, đứng giữa thật giả lẫn lộn, đối mặt với sự cám dỗ mê hoặc của thế tục và tu luyện có thể vượt qua khảo nghiệm hay không, có thể nhất tâm bất loạn hay không, có thể kiên trì con đường tu luyện của bản thân mình hay không?

Có người nói mình thực sự tín tâm vào Thần Phật, nhưng khi gặp phải nguy nan họ lại gọi “Mẹ ơi”, mà không từng nhớ đến vị Thần Phật bình thường họ vẫn kính ngưỡng, đây không phải là thực sự tín tâm, lúc quan trọng họ đã bỏ Thần Phật ra khỏi đầu rồi. Lại có người nói mình tinh tấn thực tu, nhưng lúc nào cũng chỉ nghĩ làm thế nào cho cuộc sống của mình tốt hơn một chút, lúc nào có duyên gặp được người bạn đời như ý, đây chính là lưỡng lự, do dự giữa thế tục và tu luyện, vẫn không nguyện ý từ trong tâm vứt bỏ những lưu luyến với thế tục. Lại cũng có người biết rằng Thần Phật thần thông quảng đại, người tu luyện vốn dĩ không nên lo sợ, phải chính niệm chính hành, nhưng họ lại sợ thứ này thứ kia, tự mình bó buộc tay chân, đã không tinh tấn trên con đường tu luyện, lại cũng không hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh của mình.

Tôn Ngộ Không đại biểu cho năng lực siêu thường của người tu luyện

Khi tu luyện chân chính, từ lúc bước chân vào cửa tu luyện thì người tu luyện đã được trang bị rất nhiều công năng, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, những công năng này chỉ có thể dùng được trong không gian này mà thôi. Cùng với việc tu luyện thâm sâu, thì những công năng này đã được thay thế bằng Phật Pháp thần thông, mà Phật Pháp thần thông lại có thể ước chế các không gian, uy lực vô tỷ. Một người bước trên con đường tu luyện chính là từ đó trở đi đã bước trên con đường siêu thường, đương nhiên về mặt năng lực sẽ vượt xa khỏi người thường. Công năng và thần thông của họ vừa thể hiện thành tựu tu luyện của bản thân họ, cũng là để tự bảo vệ bản thân. Cho nên người tu luyện đang trong quá trình tu luyện nhất định phải học cách vận dụng thần thông pháp lực của mình, phải giống như Tôn Ngộ Không dám lên trời xuống đất, vận dụng pháp lực thần thông để giải quyết các loại ma nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, trong quá trình vận dụng công năng cũng khiến họ trở nên ngày càng mạnh mẽ, uy lực vô tỷ.

Trư Ngộ Năng đại biểu cho mặt thế tục của người tu luyện

Người tu luyện bất luận có dũng mãnh tinh tấn thế nào thì vẫn là người đang tu, là người thì ắt có tâm của con người, đều thể hiện ra vô số tâm của người thường.

Ví như tình tiết trong “Hồi thứ 79: Phá động đánh yêu cho Lão Thọ – Lên triều giúp chúa cứu con thơ”: “…Khi quan đương giá cầm dao đưa cho Đường Tăng giả. Đường Tăng giả lãnh đao rồi cởi áo ưỡn ngực và bụng ra, lấy tay trái vuốt ngang bụng, tay phải cầm dao, rồi hét lên một tiếng, mổ bụng ra, từ trong bụng rơi ra một đống tim. Đám quan văn trông thấy thất sắc, đám võ tướng cũng rùng mình. Quốc trượng ở trên điện nhìn thấy nói: ‘Đây là một vị hòa thượng có nhiều tim!’ Đường Tăng giả nhặt từng trái tim máu chảy đầm đìa đó lên cho đám người xem, nhưng đều là những trái tim đỏ, tim trắng, tim vàng, tim tham lam, tim danh lợi, tim tật đố, tim so bì, tim hiếu thắng, tim trèo cao, tim coi thường, tim sát hại, tim độc ác, tim sợ hãi, tim thận trọng, tim tà vọng, tim ám muội, các loại tim bất thiện, nhưng không có cái tim đen nào”.

Những trái tim này đều là tâm người thường, đều là những nhân tâm vọng niệm mà người tu luyện phải trừ bỏ từng cái một, chỉ có trừ sạch những nhân tâm vọng niệm này mới có thể thành chân nhân thành thánh. Đương nhiên người thường vẫn là người thường, người thường sống cuộc sống khổ sở theo đuổi những lý tưởng và truy cầu, họ cũng không biết số mệnh là do trời định, phú quý là do đạo trời, có người truy cầu cả đời vẫn không có được gì, có người trong mệnh vốn dĩ đã có, lẽ ra không cần nỗ lực vẫn có được điều mình muốn, nhưng họ cứ hành hạ bản thân, cả một đời cứ nỗ lực phấn đấu truy cầu hết thứ này đến thứ khác. Người thường chính là như vậy, nhưng người tu luyện cần nhảy ra khỏi cái lý của người thường, cần phải dựa theo chân lý của Phật Pháp cao hơn mà chỉ đạo bản thân.

Sa Ngộ Tĩnh đại biểu cho trạng thái tu luyện bình thường của người tu luyện – trạng thái thanh tĩnh

Sư phụ của Pháp Luân Công viết trong bài thơ “Nhân Giác chi phân” – Hồng Ngâm như sau:

Hà vi nhân Tình dục mãn thân
Hà vi Thần Nhân tâm vô tồn
Hà vi Phật Thiện đức cự tại
Hà vi Đạo Thanh tĩnh Chân Nhân

Diễn nghĩa:

Phân cách giữa người và Giác Giả

Người là gì – Thân chứa đầy tình cảm (tình) và ham muốn (dục)
Ông Thần là gì – Không tồn tại cái tâm của người nữa
Ông Phật là gì – Ở hẳn trong thiện đức to lớn
Ông Đạo là gì – Bậc Chân Nhân thanh tĩnh

Trạng thái bình thường của một người tu luyện chính là rất thanh tịnh, không có nhiều vọng niệm thế tục, một lòng dĩ Pháp vi Sư, không ngừng học Pháp luyện công. Chỉ khi khảo nghiệm đến mới xuất hiện một số tâm người thường, vậy mới là chân nhân thanh tịnh.

Bạch Long Mã đại biểu cho một loại nhẫn và động lực dũng mãnh hướng về phía trước của người tu luyện

Bạch Long Mã suốt chặng đường mang vác hành lý và cõng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, có thể nói là công lao không hề nhỏ. Người tu hành cũng cần có tinh thần này, một mực tiến về phía trước, không quay đầu chùn bước. Những việc đã qua đều là những việc trên con đường tu luyện, cho dù làm tốt hay không, cho dù là việc tốt hay  việc xấu, cho dù vui vẻ hay đau thương đều không bận tâm đến nữa, làm tốt việc trước mắt mới là quan trọng nhất. Người tu hành chính là vừa đi vừa xả bỏ, không có ai vương vấn mãi những chuyện cũ, bởi vì người chân tu hiểu rằng nhanh chóng tu đến viên mãn mới là đích cuối của người tu.

Giống như Đường Tăng mang một tấm lòng hoàn toàn thành tâm hướng Phật

Giống như Tôn Ngộ Không rèn luyện và vận dụng thần thông pháp lực để hàng yêu diệt ma

Lấy Trư Bát Giới để vứt bỏ một số tâm người thường

Giống như Sa Tăng thanh tịnh vô vi

Cộng thêm tinh thần của Bạch Long Mã dũng cảm tiến về phía trước.

Đây chính là hình tượng của một người tu luyện.

 

Xem tiếp phần 5

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72818

The post Giải mã “Tây Du Ký” (4): Năm thầy trò đi lấy kinh, thực ra là một người tu hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (3): Xuất thân của thầy trò Đường Tănghttps://chanhkien.org/2020/06/giai-ma-tay-du-ky-3-xuat-than-cua-thay-tro-duong-tang.htmlSun, 07 Jun 2020 07:39:47 +0000https://chanhkien.org/?p=26378Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên   [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 2 Trong Tây Du Ký, bốn thầy trò Đường Tăng đều đắc được chính quả, điều này không khỏi khiến chúng ta quan tâm đến nguồn gốc xuất thân của họ. Chương mở đầu trong Tây Du Ký kể về sự xuất sinh của Mỹ Hầu […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (3): Xuất thân của thầy trò Đường Tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 2

Trong Tây Du Ký, bốn thầy trò Đường Tăng đều đắc được chính quả, điều này không khỏi khiến chúng ta quan tâm đến nguồn gốc xuất thân của họ.

Chương mở đầu trong Tây Du Ký kể về sự xuất sinh của Mỹ Hầu Vương. Tôn Ngộ Không là “một con khỉ già trong núi Hoa Quả Sơn được sinh ra bởi linh khí của trời đất”. Khi ấy trên núi Hoa Quả Sơn có một tảng đá tiên cao 3 trượng 6 thước 5 tấc, tượng trưng cho chu thiên 365 độ. Chu vi 2 trượng 4 thước, tượng trưng cho 24 tiết khí. Khối đá này quả thực rất kỳ quái, nó không giống như một khối đá trơ trọi mà giống như một sinh vật sống, trên đó còn có 9 khiếu 8 lỗ giống như Cửu cung Bát quái. Tảng đá ấy hàng ngày hấp thụ khí thiêng của trời đất, tinh hoa của nhật nguyệt, đắc được linh khí rồi phong hóa thành khỉ đá.

Đến đây, Mỹ Hầu Vương liền xuất thế. Nhưng chúng ta còn có một thắc mắc nữa, đó là tảng đá đó được gọi là đá tiên, vậy ai đã đặt nó ở đó? Hay là từ khi sinh ra núi Hoa Quả Sơn nó đã có rồi? Hoặc giả nó cũng lại giống như tảng đá trong Hồng Lâu Mộng, do Nữ Oa Nương Nương luyện đá vá trời bỏ sót lại chăng? Xem ra lai lịch của Tôn Ngộ Không không hề tầm thường, có lẽ nhân vật này còn có lai lịch thâm sâu huyền bí hơn, ngay cả Ngọc Đế cũng không biết rõ. Nếu không thì sao tảng đá ấy có thể tu đắc Phật quả?

Cái tên Tôn Ngộ Không cũng chứa rất nhiều ẩn ý. Chữ ‘Tôn’ (孙) là do hai chữ ‘tiểu’ (小) và ‘tử’ (子) ghép thành, có nghĩa là ‘trẻ nhỏ’. Đạo gia giảng phản bổn quy chân, Lão Tử giảng: “Quay về trẻ nhỏ”. Con người thông qua tu luyện quay trở về trạng thái của trẻ nhỏ ngây thơ không tà niệm, không chịu bất cứ sự ô nhiễm hậu thiên nào. Chữ ‘Ngộ’ ở đây chính là nói rằng trong tu luyện phải đặt ‘ngộ’ lên hàng đầu. Con người chìm đắm giữa hồng trần, bị mê hoặc bởi rất nhiều thứ thế tục, nhưng nguồn gốc của con người vốn dĩ không phải ở nhân gian, đặc biệt là người Trung Quốc ngày nay, tuyệt đại đa số đều từ không gian cao tầng đến. Muốn trở về quê nhà thực sự của bản thân mình nơi thiên thượng thì chỉ có một con đường đó là dựa vào ‘ngộ’ mà tu luyện trở về. Mà chữ ‘Ngộ’ (悟) ở đây lại do chữ ‘ngô’ (吾) và chữ ‘tâm’ (心) tạo thành, ám chỉ rằng muốn ngộ được Phật Pháp thì chỉ có dựa vào cái tâm của bản thân mình mà thôi. Ba đệ tử của Đường Tăng đều có tên đệm là ‘Ngộ’, qua đó có thể thấy trong tu luyện thì ngộ tính là điều vô cùng quan trọng. Còn chữ ‘Không’ vốn được coi là căn bản của tu luyện Phật gia, Phật gia giảng ‘không’, Đạo gia giảng ‘vô’. Tôn Ngộ Không còn được so sánh với tâm vượn, là vì nơi mà nguyên thần của một người cư ngụ chính là nơi mà tâm cư ngụ, cho nên tâm vượn có thể nói chính là nguyên thần.

Đường Tăng vốn là đệ tử thứ hai của Phật Tổ Như Lai, tên gọi là Kim Thiền Tử. Chỉ vì ngủ gật không nghe Phật Như Lai giảng Pháp, phạm tội khinh mạn Phật Pháp mà bị phạt đưa đến Đông Thổ, trải qua 10 đời tu luyện nhưng vẫn không tu thành, cuối cùng mới có được cơ duyên, được vua Đường ủy thác đi Tây Phương thỉnh kinh, công thành viên mãn, được phong làm Chiên Đàn Công Đức Phật. Đường Tam Tạng là do vua Đường ban cho họ ‘Đường’, lấy hiệu là ‘Tam Tạng’. Từ tên gọi của Đường Tăng có thể biết câu chuyện tu luyện trong Tây Du Ký có liên quan mật thiết với vị vua nhà Đường Lý Thế Dân. Mà vua Đường ở đời trước và đời này là ai thì các đệ tử Đại Pháp đều biết rõ. Tam Tạng ở đây chỉ ‘Pháp’, ‘Luận’, ‘Kinh’, âm đọc gần giống với Pháp Luân Công. Đường Tăng lúc chuẩn bị lên đường đi thỉnh kinh đã nói với hòa thượng ở chùa Pháp Vân Tự rằng: “Ta đi chuyến này, nhất định phải đến Tây Thiên gặp Phật cầu kinh để cho Pháp Luân (bánh xe Pháp) của chúng ta chuyển động lại, nguyện thánh chủ hoàng đồ mãi vững bền”. Ở đây lại nhắc đến hai chữ “Pháp Luân”,  không biết là sự trùng hợp hay ẩn chứa huyền cơ trong đó, liên tục ám chỉ đến Pháp Luân Đại Pháp mà ngày nay Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra. Kim Thiền Tử (con ve vàng) là ẩn dụ về quá trình tu luyện, cũng tựa như con ve thoát xác, thoát bỏ thân phàm mà tu thành chính quả.

Lai lịch của Trư Ngộ Năng cũng không đơn giản. Tại hồi thứ 19, Bát Giới tự giới thiệu lai lịch của mình, từ nhỏ đã ham ăn lười làm, cũng chẳng hề tu luyện. Nhưng đột nhiên một ngày có một vị Tiên đến khuyên Trư Bát Giới tu luyện, đồng thời nhận anh ta làm đệ tử, truyền cho pháp môn Cửu Chuyển Đại Hoàn Đơn. Thông qua tu luyện đạt được cảnh giới Tam Hoa Tụ Đỉnh, Ngũ Khí Triều Nguyên, công thành viên mãn bay về thiên cung, được Ngọc Đế sắc phong làm Thiên Bồng Nguyên Soái. Bát Giới trước đó cũng là Thần Tiên tu luyện đắc Đạo, còn có chức vị trên Thiên cung. Chỉ vì không đạt được chính quả, tâm phàm chưa bỏ nên sau khi uống rượu đã trêu ghẹo Hằng Nga, bị Ngọc Đế trách phạt đày xuống hạ giới, đầu thai nhầm vào thai heo. Sau này được Bồ Tát khuyến thiện phò tá Đường Tăng, được phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả.

Sa Ngộ Tăng sinh thời có gia thế con nhà dòng dõi võ thuật, đương thời cũng là một anh hùng cái thế, chu du bốn bể mong tìm được minh sư học đạo. Cuối cùng may mắn gặp được Đạo gia Chân Nhân, học được pháp môn tu luyện Đại Đạo, sau khi tu thành, được Ngọc Hoàng phong làm Quyển Liêm Đại tướng. Tiếc thay sau này lỡ tay làm vỡ chiếc ly ngọc mà bị giáng xuống hạ giới sống ở đáy sông Lưu Sa Hà, cuối cùng cũng lại được Bồ Tát khuyến thiện quy y cửa Phật, bảo vệ Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, được phong làm Kim Thân La Hán.

Bạch Long Mã vốn là con của Long Vương Tây Hải Ngao Nhuận, do phạm tội đốt minh châu trong điện, bị quy tội ngỗ nghịch, về sau được Bồ Tát cứu độ, trở thành con ngựa phò tá Đường Tăng, sau được phong làm Bát Bộ Thiên Long.

Nhìn từ góc độ thân phận của bốn Thầy trò Đường Tăng, ngoài Ngộ Không ra thì cả bốn người còn lại đều xuất thân từ Thần Tiên trên Tiên giới, quả thực là sinh mệnh vốn đã là Tiên trên trời. Mà mục tiêu tu luyện của người tu tuyện chính Pháp chính là quay trở về nhà thực sự ở trên Thiên giới của bản thân mình. Tất nhiên Tôn Ngộ Không thì đặc biệt hơn, chúng ta sẽ bàn về nhân vật này sau.

 

Xem tiếp phần 4.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72819

The post Giải mã “Tây Du Ký” (3): Xuất thân của thầy trò Đường Tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnhhttps://chanhkien.org/2020/05/giai-ma-tay-du-ky-2-nguoi-tu-hanh-ly-giai-the-nao-ve-benh.htmlTue, 12 May 2020 15:26:08 +0000https://chanhkien.org/?p=26275Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên   [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1 Vì sao bao nhiêu năm đi thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh? Khi xem Tây Du Ký, có lẽ không ít người có một câu hỏi rằng: Bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh bao nhiêu năm như vậy, […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1

Vì sao bao nhiêu năm đi thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?

Khi xem Tây Du Ký, có lẽ không ít người có một câu hỏi rằng: Bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh bao nhiêu năm như vậy, lẽ nào chưa ai từng mắc bệnh?

Sau khi xem lại một lượt toàn bộ cuốn sách, tôi thấy có tổng cộng ba lần nói đến việc thầy trò họ mắc bệnh. Bốn thầy trò trên đường đi đã gặp rất nhiều hoạn nạn, nếm trải đủ mọi gian khổ, nhưng trên chặng đường đi lấy kinh suốt 40 năm đằng đẵng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Đường Tăng mỗi người chỉ từng mắc “bệnh” một lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những người tu luyện này nhìn nhận về vấn đề bệnh như thế nào?

Tây Du Ký — “Hồi thứ 21: Hộ Pháp dựng nhà lưu Đại Thánh – Tu Di Linh Cát bắt phong ma”

Ngộ Không bị yêu quái Hoàng Phong —vốn là một con chồn lông vàng— thổi gió vàng làm cho mắt đau nhức, nước mắt chảy ròng ròng, sau đó gặp được Hộ Pháp Già Lam hóa thân thành cụ già mới xin được thuốc chữa.

Hộ Pháp hỏi: “Ông nào đau mắt?”

Hành Giả đáp: “Không giấu gì cụ, người xuất gia chúng tôi trước nay không có bệnh, giờ không hiểu sao lại đau mắt”.

Quan điểm của Tôn Ngộ Không đối với ‘bệnh’ là “người xuất gia chúng tôi trước nay không có bệnh”. Có nghĩa là người tu luyện hoàn toàn không có bệnh. Vậy người không có bệnh tại sao còn có biểu hiện bệnh? Xin hãy xem tiếp dưới đây sẽ rõ.

Tây Du Ký — “Hồi thứ 55: Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng – Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân”

Bốn thầy trò Đường Tăng gặp bọ cạp thành tinh, Bát Giới bị trúng nọc độc của bọ cạp, Ngộ Không đi cầu cứu Mão Nhật Tinh Quân để hàng yêu, Sa Tăng nhìn thấy liền nói: “Nhị sư huynh dậy đi, đại sư huynh đã mời Tinh Quân về kìa”. Bát Giới ngồi dậy ôm miệng nói: “Xin thứ tội, thứ tội! Trong người có bệnh không làm lễ được”. Tinh Quân nói: “Ngài là người tu hành thì có bệnh gì?”

Mão Nhật Tinh Quân cũng khẳng định rằng “người tu hành thì có bệnh gì?”, chỉ có điều Bát Giới ngộ tính chưa đủ, còn tự cho đó là bệnh.

Tây Du Ký — “Hồi thứ 81: Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái – Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy”

Lần này là Đường Tăng mắc “bệnh”.

Hôm ấy Đường Tăng cảm thấy “đầu đau, mắt hoa, mình mẩy đau nhức”, “người hơi sốt”, Ngộ Không hỏi sư phụ bị làm sao, Đường Tăng đáp: “Quãng nửa đêm ta dậy đi giải, không đội mũ chắc là bị cảm gió”, còn “không ngồi dậy được”, có thể thấy “bệnh” không nhẹ.

Đường Tăng mắc “bệnh” ba ngày liên tiếp, bệnh tình chẳng những không đỡ mà còn ngày một nặng hơn, bản thân cảm giác như sắp chết, thậm chí còn định viết “di thư” cho vua Đường, xin vua Đường tìm người khác thay mình đi Tây Thiên thỉnh kinh. Khi ấy Đường Tăng thật sự xem mình đang mắc bệnh, lần này Đường Tăng gặp phải nghiệp “bệnh” nhưng vẫn không ngộ ra đây cũng là một nạn gặp phải trên đường đi lấy kinh.

Bát Giới thấy bệnh tình của sư phụ có vẻ “không ổn” liền đòi phân chia hành lý: “Chúng ta nên bàn bạc sớm đi, trước bán con ngựa sau bán hành lý rồi mua lấy cỗ áo quan chôn hỏa táng sư phụ”. Chỉ có Ngộ Không thần thông quảng đại, biết được nguyên nhân Đường Tăng bị bệnh. Ngộ Không nói: “Chú ngốc lại nói bậy rồi! Chú không bіết sư phụ là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai, tên gọi Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp, nên mới mắc phải hoạn nạn lớn này đấy”.

Bát Giới nhìn không thấu quan hệ nhân duyên trong đó, hỏi Ngộ Không rằng: “Sư phụ đã khinh mạn Phật Pháp, bị đày xuống Đông Thổ, ở trong quần thể người phức tạp đó, đầu thai thành thân người, phát nguyện sang Tây phương bái Phật cầu kinh, gặp yêu tinh bị trói, gặp ma quái bị treo, chịu biết bao cực khổ đã đủ lắm rồi, tại sao còn bắt người mắc bệnh nữa?” Ngộ Không giải thích: “Lúc sư phụ đang nghe Như Lai giảng Pháp, vì ngồi ngủ gật, duỗi chân ra một cái, chân trái đá phải một hạt gạo, nên mới phải chịu đại nạn này”.

Khi mắc bệnh không uống thuốc, cũng không tiêm (thời đó vẫn chưa có phương pháp tiêm), đến hết ngày thứ ba, Đường Tăng uống một bát nước mưa, “bệnh” liền thuyên giảm một nửa. Đường Tăng “bưng bát nước lên miệng, chỉ mới hít vào một hơi thì tưởng chừng như mỗi giọt nước là một giọt Cam lộ, nước vào đến đâu bệnh khỏi đến đó”, “tinh thần sảng khoái, mặt mày dãn ra”. Đường Tăng uống hết bát nước mưa rất dễ chịu, nói: “Bát nước mưa này giống như linh đan, bệnh của ta đã thuyên giảm một nửa”.

Đến lúc này, thời hạn “bệnh” ba ngày của Đường Tăng vừa hết, tiêu nghiệp cũng xong, quả đúng như lời dự đoán của Ngộ Không, không cần dùng đến một viên thuốc nào, một bát nước mưa là bỗng nhiên khỏi hẳn.

Từ ba câu chuyện trên, chúng ta hiểu rằng người tu luyện vốn dĩ không có bệnh! Một người khi đã bước chân vào cửa tu luyện thì từ một số phương diện nào đó đã là người siêu thường rồi, mà phương diện “bệnh” cũng là một trong số đó.

Một người sinh ra trong thế gian này đều phải đối diện với vấn đề sinh–lão–bệnh–tử, còn mục tiêu của người tu luyện chính là siêu thoát khỏi sinh tử luân hồi, đột phá khỏi giới hạn nhân sinh sinh–lão–bệnh–tử. Tuy rằng khi mới bước vào tu luyện không thể ngay lập tức giải quyết được vấn đề ‘tử’, nhưng có thể rất nhanh chóng giải quyết được vấn đề ‘lão’ và ‘bệnh’. Một người sau khi bước trên con đường tu luyện chân chính thì sẽ không còn mắc ‘bệnh’ nữa, công pháp tính mệnh song tu chân chính cũng giải quyết được vấn đề ‘lão’, cùng với tầng thứ tu luyện họ sẽ ngày càng trẻ ra, có sự khác biệt rất lớn so với tuổi thực tế, đến một mức độ nhất định sẽ cố định lại ở trạng thái ấy, chính là không già đi nữa, đạt được thanh xuân trường tồn mà con người thế gian luôn hằng mong ước.

Đương nhiên điều tôi nói đến ở đây không phải là khí công thông thường, khí công luyện tới luyện lui cũng chỉ để chữa bệnh khỏe người, điều tôi nói là tu luyện chân chính.

Mặc dù người tu luyện chân chính không có bệnh nhưng trong quá trình tu luyện sẽ phải đối diện với một loại ma nạn, nhìn bề ngoài thì biểu hiện giống hệt như tình trạng mắc bệnh ở người thường, người tu luyện gọi là ‘nghiệp bệnh’, họ phải chịu khổ theo cách này để hoàn trả những nợ nghiệp trước đây mình gây ra.

Nói vui một câu thế này, sau này nếu như ai đó nói mình là người tu luyện, tôi nhất định đầu tiên phải hỏi họ xem họ có uống thuốc hay tiêm không? Là vì qua Tây Du Ký chúng ta có thể học được cách phân biệt người chân tu hay giả tu. Phàm là người uống thuốc hay tiêm để trị bệnh thì chắc chắn không phải là người tu luyện chân chính. Dù họ nói mình là cư sĩ tu luyện tại gia, hòa thượng chuyên tu hay là người theo pháp môn nào đó, chí ít thì người uống thuốc, tiêm thuốc đó không được coi là người tu luyện. Nếu như một người tự ca ngợi bản thân mình Phật Pháp cao thâm, nhưng hễ có “bệnh” liền vào viện tiêm thuốc, thì tôi có thể khẳng định người đó chắc chắn là người giả tu.

Năm xưa, Đường Tăng nghe Như Lai giảng Pháp chỉ vì vô ý dẫm phải một hạt gạo mà trên đường đi thỉnh kinh phải chịu đại nạn ba ngày “mắc bệnh”. Có thể thấy, nghiệp của một người tích lại lớn nhường nào, nếu như không tu luyện thì căn bản chẳng thể hoàn trả hết nợ nghiệp, bởi vì nợ nghiệp mà người ta mỗi đời mỗi kiếp tích lại e rằng đã cao như núi, nếu thực sự muốn trả hết thì không biết phải chết bao nhiêu lần.

Chúng ta thử nghĩ xem, nghiệp nợ một hạt gạo đã có thể khiến cho Đường Tăng chịu một cơn bệnh nặng sống không bằng chết. Vậy nên chỉ có tu luyện mới có thể hoàn trả hết nợ nghiệp mà chúng ta đã đời đời kiếp kiếp gây ra, cũng chỉ có bước vào tu luyện chính Pháp, được sư phụ thay đệ tử gánh chịu nợ nghiệp vô tận, thì bản thân đệ tử mới có thể tu thành chính quả.

Cũng giống như việc Chúa Giê-su bị đóng đinh lên cây thập tự, ông chính là đang gánh chịu tội nghiệp thay cho đệ tử của mình, tất cả đệ tử của Chúa Giê-su đều nên cảm tạ ông đã vì mình mà gánh chịu tội nghiệp. Nếu không phải có Chúa Giê-su thay con người chịu thống khổ lớn như vậy thì không biết còn có những đệ tử hậu thế không, có lẽ những đệ tử này sớm đã vì nghiệp lực đầy thân mà bị tiêu hủy rồi.

Chúng ta hãy học một đoạn giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí về bệnh trong Chuyển Pháp Luân:

Ở đây tôi không giảng trị bệnh; chúng tôi cũng không trị bệnh. Nhưng là người tu luyện chân chính, chư vị mang theo thân thể có bệnh, [thì] chư vị tu luyện không được. Tôi phải giúp chư vị tịnh hoá thân thể. Tịnh hoá thân thể chỉ hạn cuộc cho những ai đến học công chân chính, những ai đến học Pháp chân chính. Chúng tôi nhấn mạnh một điểm: [nếu] chư vị không bỏ được cái tâm ấy, không bỏ được cái [suy nghĩ về] bệnh ấy, [thì] chúng tôi chẳng thể làm gì, đối với chư vị chẳng thể giúp được. Tại sao? Bởi vì trong vũ trụ này có một [Pháp] lý: những sự việc nơi người thường, chiểu theo Phật gia [tuyên] giảng, đều có quan hệ nhân duyên; sinh lão bệnh tử, [chúng] tồn tại đúng như vậy ở [cõi] người thường. Bởi vì con người trước đây đã làm điều xấu [nên] nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh hoặc ma nạn. Chịu tội [khổ] chính là hoàn trả nợ nghiệp; vậy nên, không ai có thể tuỳ tiện thay đổi nó; thay đổi [nó] cũng tương đương với mắc nợ không phải trả; cũng không được tuỳ ý mà làm thế, nếu không thì cũng tương đương với làm điều xấu.

Có người tưởng rằng trị bệnh cho người khác, chữa bệnh khoẻ người là việc tốt. Theo tôi thấy, [họ] đều không thật sự trị khỏi bệnh; đều chỉ là trì hoãn bệnh, hoặc là chuyển hoá [bệnh], chứ không đúng là trị bỏ nó đi. [Để] thật sự trừ dứt nạn ấy, thì phải tiêu trừ nghiệp lực. Nếu thật sự có khả năng trị hết bệnh ấy, thanh trừ triệt để nghiệp lực ấy, thật sự đạt đến điểm ấy, [thì] tầng của cá nhân đó cũng không thấp lắm. Họ đã thấy rõ một [Pháp] lý, chính là không được tuỳ ý phá hoại [Pháp] lý trong [cõi] người thường. Trong quá trình tu luyện, người tu luyện xuất phát từ tâm từ bi mà làm một vài việc tốt, giúp người trị bệnh, chữa bệnh khoẻ người; điều ấy được phép; nhưng cũng không thể hoàn toàn trị hết [bệnh] cho người ta được. Nếu như có thể thật sự trị tận gốc bệnh cho một người thường, thì người thường không có tu luyện ấy có thể ra khỏi đây, chẳng còn chút bệnh nào hết; ra khỏi cửa vẫn là một người thường, và xuất phát từ lợi ích cá nhân người ấy vẫn tranh đoạt như những người thường; vậy làm sao có thể tuỳ ý tiêu trừ nghiệp lực cho họ được? Điều ấy tuyệt đối không được phép.

Vậy vì sao lại có thể giúp người tu luyện [trị bệnh] được? Bởi vì người tu luyện là trân quý nhất, [vì] người ấy muốn tu luyện; vậy nên, một niệm [muốn tu luyện] xuất phát ra là trân quý nhất. Trong Phật giáo có giảng Phật tính; một khi Phật tính xuất hiện, các Giác Giả có thể giúp người ấy. Ý nghĩa ấy là gì? Nếu hỏi tôi giảng, bởi vì tôi đang truyền công tại cao tầng, liên quan đến [Pháp] lý tại cao tầng, liên quan đến những vấn đề rất lớn.

Có thể mọi người đã từng nghe câu này trong Phật giáo: ‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện. Phật gia độ nhân không nói điều kiện, [cũng] không có giá cả; có thể giúp đỡ người kia một cách vô điều kiện; vậy nên chúng tôi có thể làm cho học viên rất nhiều sự việc. Nhưng [đối với] một người thường, chỉ muốn làm người nơi người thường, họ [chỉ] muốn hết bệnh, thì không thể được. Có người nghĩ: ‘Mình hết bệnh thì mình sẽ tu luyện’. Tu luyện không có điều kiện nào hết; muốn tu luyện, thì tu luyện thôi. Nhưng mang một thân thể có bệnh, hoặc có người mang trên thân những tín tức còn rất loạn; có người chưa từng luyện công; cũng có người đã luyện công hàng chục năm, nhưng vẫn loanh quanh ở [tầng luyện] khí, cũng chưa tu được lên trên.

Vậy làm sao đây? Chúng tôi sẽ tịnh hoá thân thể họ, để họ có thể tu luyện lên cao tầng. Trong khi tu luyện tại tầng thấp nhất, có một quá trình, chính là thân thể chư vị được hoàn toàn tịnh hoá cho đến triệt để; tất cả những gì không tốt tồn tại trong tư tưởng, quanh thân thể tồn tại trường nghiệp lực và những nhân tố làm thân thể không được khoẻ mạnh; toàn bộ những thứ ấy phải được thanh lý ra hết. Nếu chẳng thanh lý, mang theo thân thể nhơ nhớp, thân thể đen bẩn và tư tưởng dơ xấu như vậy, thử hỏi có thể đạt đến tu luyện lên cao tầng được không? Ở đây chúng ta không luyện khí, không yêu [cầu] chư vị luyện gì ở tầng thấp ấy hết; chúng tôi đẩy chư vị vượt qua, để cho thân thể chư vị đạt đến trạng thái vô bệnh. Đồng thời chúng tôi còn cấp cho chư vị một bộ đã hình thành đầy đủ mọi thứ cần thiết cho [việc tạo] cơ sở của tầng thấp; như thế, chúng ta sẽ ở trên tầng rất cao [mà] luyện công.

(“Bài giảng thứ nhất”)

Xem tiếp Phần 3

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72821

The post Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải mã “Tây Du Ký” (1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2020/05/giai-ma-tay-du-ky-1-loi-noi-dau.htmlSun, 10 May 2020 16:46:53 +0000https://chanhkien.org/?p=26265Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên   [ChanhKien.org] Thấu hiểu Tây Du Ký, thấu hiểu kiếp nhân sinh Hoá ra tác phẩm Tây Du Ký là cuốn sách truyền kỳ về người tu luyện, là một tác phẩm dự ngôn vĩ đại của nhân loại… Tây Du Ký có lẽ là cuốn sách mà mọi […]

The post Giải mã “Tây Du Ký” (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org]

Thấu hiểu Tây Du Ký, thấu hiểu kiếp nhân sinh

Hoá ra tác phẩm Tây Du Ký là cuốn sách truyền kỳ về người tu luyện, là một tác phẩm dự ngôn vĩ đại của nhân loại…

Tây Du Ký có lẽ là cuốn sách mà mọi người chúng ta từ nhỏ đều thích đọc.

Nhớ lúc nhỏ đọc Tây Du Ký, tôi thường bỏ qua những đoạn thơ và những phần nói về tu luyện trong truyện, chỉ chú tâm xem những tình tiết mà tôi thấy hứng thú. Thiết nghĩ chắc hẳn rất nhiều người có thói quen giống tôi, nguyên do bởi đối với phần lớn những người bình thường không tu luyện thì những thứ như: mộc mẫu, nguyên thần, thi quỷ, thỏ ngọc… họ hoàn toàn mù mịt không hiểu.

Lúc nhỏ đọc Tây Du Ký, nhân vật Đường Tăng khiến người ta cảm giác là người rất đần độn, ông chẳng có chút năng lực gì, chỉ biết kêu khóc, mỗi lần bị yêu quái bắt và trói lại, Đường Tăng chỉ vừa khóc lóc vừa làm thơ kể khổ. Ông không hề có chút bản lĩnh gì, chỉ biết niệm chú “Kim Cô” để bắt Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại phải ngoan ngoãn phục tùng, đặc biệt trong phần “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”, tôi cứ mãi cảm thấy bất bình thay cho Tôn Ngộ Không. Tuy vậy tôi cũng rất khâm phục sự kiên cường của Đường Tăng, dù ông không có bất cứ bản lĩnh gì, lại liên tục bị yêu quái bắt đi, động chút là đòi nấu ông lên ăn thịt, lại có lúc chúng biến thành yêu nữ đến dụ dỗ ông, nhưng ông chưa bao giờ bị lừa.

Nhân vật mà trẻ em thích nhất là Tôn Ngộ Không, vì Ngộ Không thần thông quảng đại, cương trực, công bằng, có thể xuống long cung, xuống âm phủ, lên thiên đình đại náo thiên cung, tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Vì muốn mình trường sinh bất tử, thọ cùng trời đất mà ‘con khỉ đá’ đã một mình vượt biển đi tìm tổ sư Bồ Đề, học được 72 phép thần thông biến hoá, cưỡi Cân Đẩu Vân, luyện thành Hỏa Nhãn Kim Tinh phân biệt được hết thảy yêu ma quỷ quái nơi thế gian. Tôn Ngộ Không nhảy vào lửa không cháy, đi xuống nước không ướt, sét đánh không chết, dầu chiên không bỏng, ăn trộm tiên đan, uống trộm rượu tiên, mang theo cây gậy Kim Cang tung hoành khắp thiên đình không có đối thủ. Tôi cứ luôn có cảm tưởng rằng Tôn Ngộ Không chính là hiện thân của chính nghĩa ở nhân gian, nhân vật này đã rót vào tâm hồn nhỏ bé của tôi sức mạnh và niềm tin vào chính nghĩa, Tôn Ngộ Không dường như là tiêu chuẩn và hình mẫu làm người của tôi, giúp tôi khi trưởng thành không sa ngã vào dòng chảy của xã hội tha hoá này mà mê lạc mất tiêu chuẩn làm người của mình. Thật sự phải cảm ơn Tôn Ngộ Không rất nhiều.

Còn Trư Bát Giới tham lam, háo sắc, lười biếng, động một chút là đòi chia hành lý trở về Cao Lão Trang, nhân vật này cũng để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Sau này dần dần trưởng thành, mỗi lần tự xét lại bản thân, tôi phát hiện chính mình cũng có không ít những điểm xấu của Trư Bát Giới, tôi thường cảm thấy tự hổ thẹn, Trư Bát Giới giống như tấm gương phản chiếu cho tôi thấy những thiếu sót của mình. Dù vậy, bản thân Trư Bát Giới cũng có những điểm tốt, ít khi tức giận, mỗi khi làm sai, mỗi khi bị Tôn Ngộ Không trách mắng là đồ ngốc, Trư Bát Giới lại nhẹ nhàng ngon ngọt gọi hai tiếng “Hầu ca”, rồi lại cười hì hì vui vẻ như bình thường, biết sai sửa sai, sau rồi lại cùng sư phụ và sư huynh đệ lên đường thỉnh kinh, trên đường đi cũng góp công sức không nhỏ.

Tôi vẫn luôn cảm nhận nhân vật Sa Tăng là một người trung thực, thật thà, tu hành rất thiết thực, trên đường đi thỉnh kinh rất chuyên cần chịu khó, phối hợp với Tôn Ngộ Không trừ yêu quái, điều hòa mâu thuẫn giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, Sa Tăng không hề phát sinh tư tâm, người như vậy ở đâu cũng luôn khiến cho người khác yêu thích, quả là một con người rất tốt.

Lúc bé vì không biết nên tôi cứ thắc mắc mãi, không hiểu sức mạnh nào khiến cho đoàn người đi thỉnh kinh này trên đường đi có thể gặp yêu trừ yêu, gặp quỷ trừ quỷ, cuối cùng đắc được chân kinh, chứng được chính quả? Các đệ tử của Đường Tăng, người nào cũng thần thông quảng đại, nhưng dưới sự chỉ dẫn của Bồ Tát, ai nấy đều tận lực phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, điều này khiến cho người ta cảm nhận một sức mạnh đoàn kết thật vĩ đại; càng cảm thấy mục tiêu vĩ đại lấy được chân kinh thực sự giúp con người vượt lên khó khăn, cho nên có thể nói năm thầy trò Đường Tăng là những người có lý tưởng rất cao đẹp, họ đã khiến tôi bắt đầu âm thầm ngưỡng mộ người tu hành.

Cho dù lớn lên tôi đã từng đọc lại Tây Du Ký, nhưng cũng chỉ xem kỹ hơn các tình tiết câu chuyện, mà chưa từng suy xét nội hàm thâm sâu hơn.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của văn hóa Trung Quốc dù sao cũng rất lớn, từ bé đến lớn tôi đã đọc Tây Du Ký rất nhiều lần, câu chuyện đã để lại trong tôi rất nhiều câu hỏi, ví như tại sao Ngộ Không chỉ có 72 phép thần thông? Tại sao có những lúc Ngộ Không không dùng phép tàng hình? Tại sao sau khi lấy được chân kinh rồi mà còn phải chịu thêm nạn cho đủ 81 kiếp nạn? v.v.

Hôm nay, khi tôi cũng đã trở thành một người tu luyện như thầy trò Đường Tăng, từng bước từng bước tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp, những ma nạn như trong Tây Du Ký cũng dần dần xuất hiện với tôi, tôi cuối cùng cũng đã minh bạch!

Hóa ra Tây Du Ký là cuốn sách ghi chép về người tu luyện;

Hóa ra Tây Du Ký là một cuốn sách dự ngôn vĩ đại;

Hóa ra Tây Du Ký là cuốn sách tu luyện ký sự của đệ tử Đại Pháp ngày nay;

Hóa ra Tây Du Ký đã vượt qua thời gian, không gian 400 năm, từ triều đại nhà Minh đã bắt đầu nói cho người Trung Quốc biết rằng: “Tương lai thời mạt pháp sẽ có một lô những người tu luyện, họ được gọi là ‘đệ tử Đại Pháp’, họ cũng sẽ giống như thầy trò Đường Tăng vượt qua ma nạn tu thành chính quả, cứu độ chúng sinh”.

Chúng tôi sẽ dần dần vén bức màn bí mật của Tây Du Ký, đã đến lúc triển hiện chân tướng cho con người thế gian.

 

Xem tiếp phần 2

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72820

The post Giải mã “Tây Du Ký” (1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>