Gia đình | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Phỏng vấn nhân vật – Phần 2: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đìnhhttps://chanhkien.org/2021/01/phong-van-nhan-vat-phan-2-chinh-phap-tu-luyen-va-hon-nhan-gia-dinh.htmlFri, 29 Jan 2021 18:41:09 +0000https://chanhkien.org/?p=27015Tác giả: Vương Khánh Phong [ChanhKien.org] tiếp theo phần 1 Hỏi: Anh từng kể rằng anh là con một, cô ấy cũng vậy phải không? Đáp: Cô ấy cũng vậy. Hỏi: Khi đó anh có cảm thấy cô ấy đi rồi thì anh sẽ dễ dàng làm các việc hồng Pháp giảng chân tướng hơn […]

The post Phỏng vấn nhân vật – Phần 2: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vương Khánh Phong

[ChanhKien.org] tiếp theo phần 1

Hỏi: Anh từng kể rằng anh là con một, cô ấy cũng vậy phải không?

Đáp: Cô ấy cũng vậy.

Hỏi: Khi đó anh có cảm thấy cô ấy đi rồi thì anh sẽ dễ dàng làm các việc hồng Pháp giảng chân tướng hơn không?

Đáp: Không, tôi không hề có tâm thái này. Vào lúc cô ấy dọn đi và ký giấy ly hôn, tôi có cảm giác thế này: Ôi, cái gia đình đầy xung khắc suốt mấy năm nay giờ đột nhiên trở nên yên tĩnh, dường như tôi có thể toàn tâm toàn ý làm những việc mình cho là quan trọng hơn, suy nghĩ này thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong đầu tôi, khiến tôi cảm thấy mình nên thư giãn.

Hỏi: Trước đây anh luôn nói tâm trạng mình lo lắng không yên, từ lúc cô ấy dọn đi đến lúc ký giấy ly hôn mất khoảng bao lâu?

Đáp: Khoảng hơn một năm. Tại sao tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm? Đó là bởi lúc đó mâu thuẫn rất lớn, thường là do tôi ra ngoài hồng Pháp cả ngày trở về không có cơm ăn, vợ tôi còn trách mắng tôi một trận. Để thể hiện sự không hài lòng, cô ấy thường từ chối nấu ăn suốt một hoặc hai tuần, mặc dù thời gian của cô ấy khá linh hoạt do còn đang đi học. Lúc đó tôi nghĩ, là người tu luyện không thể đòi hỏi người khác quá nhiều, nhưng tôi nghĩ tôi đang làm việc đúng đắn, chỉ cần tôi không bận tâm là được rồi. Ở góc độ khác, cô ấy làm như vậy chắc chắn là cô ấy không bằng lòng với tôi, nhưng bản thân tôi lại còn cho rằng mình đang nhẫn chịu cô ấy bằng thái độ khoan dung.

Hỏi: Giai đoạn này kéo dài rất lâu, anh thường không có gì để ăn sao?

Đáp: Đây cũng là lý do khiến tôi thường xuyên không giữ được tâm tính. Tôi đi ra ngoài hồng Pháp cả ngày rất cực khổ, nên tôi hy vọng về nhà sẽ có cảm giác ấm áp hơn, thời điểm đó cũng có thể là sức chịu đựng của tôi còn khá kém, bởi vì một hôm tôi rất mệt, vừa bước vào nhà liền nhìn thấy một khuôn mặt lạnh nhạt, như một cái nồi đất lạnh lẽo, lại thêm vào một loạt những câu nói lạnh lùng, tôi cảm thấy trong tâm rất ủy khuất, nên đã không giữ được tâm tính.

Nhưng ở một phương diện khác, trong hơn một năm này, vợ tôi cũng nói, cho dù thường hay tỏ vẻ bất mãn, bất lực với tôi, nhưng trong nội tâm cô ấy cũng cảm thấy suốt nhiều năm nay ngoại trừ mâu thuẫn do việc tu luyện của tôi thì nhìn chung tình cảm giữa chúng tôi rất tốt, không có điều gì không hoà hợp, vì vậy cô ấy cũng rất khó cắt đứt quan hệ tình cảm này.

Hỏi: Cô ấy đã từng phải dựa vào anh trong mọi khía cạnh của cuộc sống phải không?

Đáp: Đúng vậy, cô ấy là người có tính cách đặc biệt, tương đối dựa dẫm phụ thuộc. Lúc đầu cô ấy muốn dựa dẫm vào tôi, nhưng vì mâu thuẫn với tôi nên cô ấy đành phải đặt sự dựa dẫm này vào cha mẹ cô ấy, vì vậy những lời góp ý của cha mẹ và bạn bè ảnh hưởng rất nhiều đến cô ấy, Tôi cũng thường cảm thấy rằng sau khi tôi nói chuyện với cô ấy, cô ấy trả lời có thể xem xét lại, nhưng ngày hôm sau lại trở lại như cũ, đều là do cô ấy lại nói chuyện với bố mẹ cô ấy. Vì vậy trong một năm này chính là tình huống lặp đi lặp lại như vậy, cho đến cuối cùng làm xong thủ tục ly hôn.

Hỏi: Nói như vậy trong quá trình này cô ấy vẫn còn đang rất do dự, rất thống khổ phải không? Vậy còn anh, là một người đàn ông, hơn nữa anh còn có việc quan trọng cần làm, căn bản không thể quan tâm được hết việc này. Anh có cảm giác này không?

Đáp: Nói thẳng là tôi đã suy nghĩ rất nhiều, trước lúc cô ấy dọn đi tôi đã không nghĩ quá nhiều. Đối với tôi, điều khiến tôi bị sốc nhất chính là: sau khi sự việc xảy ra tôi nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, tôi mới bắt đầu nhận ra bản thân mình trước đây đã làm không đủ tốt về phương diện này nên tạo thành vấn đề như vậy, lặp đi lặp lại như vậy, tôi cũng cảm thấy tôi và vợ tôi có duyên phận rất lớn. Bởi vì tôi đã không xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc trong một thời gian dài và kết quả khiến tôi cảm thấy rằng mình không nên như vậy, nói như vậy vẫn còn nhẹ. Vào thời điểm đó, bản thân tôi cảm thấy rất hy vọng sửa chữa một chút lỗi lầm để cứu vãn cục diện. Quá trình cứu vãn này cũng giống như vợ tôi nói, cô ấy đã gần như tuyệt vọng rồi tôi mới bắt đầu chân thành và nỗ lực kéo cô ấy trở lại, dường như đã hơi muộn rồi.

Hỏi: Trong thời gian cô ấy dọn ra ngoài anh đã làm gì?

Đáp: Sau một thời gian điều chỉnh suy nghĩ, qua chia sẻ với học viên, nhận thức được Pháp của Sư phụ và tự suy ngẫm lại bản thân, tôi nhận ra rằng tôi cần phải cứu vãn cuộc hôn nhân này. Khi tôi nhìn rõ vấn đề của mình rồi thì không còn gì phải giải thích hay chần chừ nữa, tôi sẽ nỗ lực hết mình để cứu vãn cuộc hôn nhân này. Vợ tôi ngạc nhiên nói, khi cô ấy dọn ra ngoài thì không thấy tôi có bất kỳ động tĩnh gì, tại sao lúc này lại đột nhiên hành động. Thực ra khi vợ dọn ra ngoài, tôi thực sự không thấy mình có vấn đề gì lớn, một khi tự nhận ra vấn đề của mình, tôi cảm thấy phải lập tức cải chính lại vấn đề của mình, cố gắng vãn hồi những tổn thất do các vấn đề của mình gây ra, trong mắt vợ tôi, tôi đã đột nhiên thay đổi. Cách tiếp cận của tôi là dùng ngôn ngữ mà cô ấy có thể hiểu được, chủ yếu là từ phương diện gia đình của người thường, nói cho cô ấy về những vấn đề mà tôi nhận thức được và ngộ được rằng trước đây tôi đã làm một số hành động quá khích và cực đoan. Tôi hy vọng về sau có thể điều chỉnh lại, để đối phương có thể dễ dàng tiếp nhận hơn. Đồng thời biểu hiện rõ nguyện vọng sau này khi xử lý vấn đề sẽ chú trọng hơn đến tâm thái và thái độ của đối phương và vấn đề mà đối phương nghĩ đến, cố gắng từ góc độ quan điểm của đối phương mà suy xét cân nhắc, v.v… chủ yếu nói về nhận thức của tôi đối với vấn đề này và cam kết sẽ thay đổi.

Tuy nhiên mọi việc không hề đơn giản như vậy, chủ yếu vì cá tính của vợ tôi có đặc điểm rất dễ bị tín tức ngoại lai ảnh hưởng, nói cách khác, nếu như cô ấy là người có chủ kiến thì tôi chỉ cần nói thông suốt cho cô ấy hiểu là được. Tuy nhiên tôi phát hiện một tình huống bất ổn thế này, kỳ thực tình huống bất ổn này không chỉ liên quan đến hoàn cảnh xung quanh, nó cũng có quan hệ với nhân tố tà ác của cựu thế lực, vì vậy tôi cảm thấy tại phương diện con người tôi cần nói chuyện với bạn bè xung quanh cô ấy, trước tiên là cha mẹ cô ấy, tôi cần nói chuyện với họ về hiểu biết của tôi đối với vấn đề này, thậm chí cả bạn thân của cô ấy. Mặc dù tôi nghe nói rằng những người bạn đó cũng đang cố gắng hết sức để phá tan cuộc hôn nhân này, tôi vẫn trực tiếp gặp mặt và làm rõ vấn đề này, hy vọng họ đều có thể nhận ra thành ý chân thành, thiện lương của tôi, thấy được nhận thức của tôi về vấn đề này, như vậy mọi người cũng sẽ thúc đẩy sự việc này theo chiều hướng tốt hơn, vì vậy tôi đã chủ động đến nói chuyện với họ.

Hỏi: Khi đó anh không thể buông bỏ được sinh mệnh này hay không thể buông bỏ được cuộc hôn nhân này và mối tình này? Anh có thể nói rõ hơn không?

Đáp: Tôi nghĩ là kết hợp nhiều yếu tố, một là duyên phận, bởi vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cuộc hôn nhân này vào lúc nào đó sẽ xảy ra xung đột hay sau này tôi không còn duyên phận với cô ấy nữa, nên khi cô ấy nói rằng cô ấy sau này sẽ dọn ra ngoài sống, đối với tôi mà nói thì không thể chấp nhận hình thức này. Cũng giống như tôi đã nói, lúc đầu biểu hiện của tôi dường như là không có thái độ gì, kỳ thực tôi cảm thấy sinh mệnh này có duyên phận rất lớn với tôi, tôi vẫn luôn nghĩ như vậy, từ các phản ứng của cô ấy cũng chứng thực điểm này. Đã là duyên phận thì không thể vì sai lầm của tôi hay can nhiễu của tà ác tại không gian khác mà đẩy sinh mệnh này tới kết cục đáng sợ, tôi không muốn chấp nhận sự thực này, tôi nghĩ thông qua nỗ lực cá nhân tôi có thể kéo cô ấy trở lại.

Ngoài ra, bạn bè quanh cô ấy đều là bạn chung của chúng tôi. Tôi muốn đề cập đến những thiếu sót của tôi trong tu luyện. Thời kỳ tu luyện bình thường có thể không phải là vấn đề gì quá lớn, nhưng những biểu hiện trong thời kỳ Chính Pháp sẽ bị cựu thế lực lợi dụng. Sau khi tu luyện, đặc biệt là khi bản thân tôi dần dần tinh tấn, cá nhân tôi sẽ hữu ý bài xích một số hoạt động xã hội, ví dụ như khiêu vũ, v.v… tôi cảm thấy việc này lãng phí thời gian. Hay như việc bàn bạc cổ phiếu giống như mọi người, tôi cũng thấy phản cảm. Khi trong tâm tôi bài xích những thứ trong xã hội này, thì cũng vô hình trung đẩy họ ra xa, cảm nhận của họ chính là tôi không muốn gia nhập đội ngũ của họ, tôi nghĩ có lẽ họ cũng cảm nhận được tôi muốn giữ một khoảng cách với họ. Tôi nghĩ cảm nhận này cũng không phải là cảm giác vui vẻ, thế nên đến khi mâu thuẫn của tôi xuất hiện, liền trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì từ trước đến nay tôi chưa từng kể với người khác về mâu thuẫn trong gia đình, những gì họ nghe được về mâu thuẫn của chúng tôi chính là qua những lời kể của vợ tôi, mà tôi nghĩ những người này đều có duyên phận với tôi, họ cho rằng tôi chính là biểu hiện “như vậy”. Kỳ thực đứng từ góc độ của họ, tôi có thể cảm nhận rằng họ có nhận thức không tốt về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. Khi cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ, tôi cũng gần như cắt đứt liên lạc với họ, còn vợ tôi vẫn thường liên lạc với họ. Vì vậy, bất cứ khi nào họ nhìn thấy vợ tôi, họ tự nhiên liên hệ cuộc hôn nhân thất bại của cô ấy với cuộc hôn nhân của một người tu luyện khác và với Đại Pháp, tôi đoán các kết luận rút ra đều là phụ diện, tiêu cực, nên tôi rất lo lắng cho tương lai của họ.

Hỏi: Có nghĩa là, khi anh muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này, nỗi lo của anh cho sinh mệnh của nhóm người này đã lớn hơn nhiều so với mối quan hệ tình cảm hôn nhân của anh và vợ anh?

Đáp: Điểm này tôi không thể phân định rõ ràng. Tuy nhiên cảm nhận của tôi chính là như vậy. Cuộc hôn nhân này đã đến hồi kết thúc, nếu không liên quan đến những nhân tố siêu thường và cân nhắc đến những nhân tố này, anh thử nói xem mối quan hệ tình cảm này liệu có nên buông bỏ hay không? Tôi cảm thấy rằng tôi sẽ không chấp trước vào việc cứu vãn cuộc hôn nhân này. Bởi vì theo tôi, cho dù tôi tự mình đi tiếp hay về sau có kết cục khác, không nhất định cứ phải như thế nào, vì vậy nhân tố thứ hai chiếm tỷ trọng rất lớn trong tâm tôi. Còn có một nguyên nhân đến từ bản thân, tôi ngạc nhiên rằng thời gian lâu như vậy mà tôi không nhìn thấy được vấn đề của mình, một vấn đề lớn như vậy. Tổn thất thì đã gây ra rồi, vậy nên tôi hy vọng sẽ có cơ hội bù đắp lại lỗi lầm đã qua, suy nghĩ này khiến tôi vẫn luôn không muốn bỏ cuộc.

Hỏi: Về điểm này xem ra anh rất ngay chính, tôi lo lắng rằng nếu anh làm không tốt sẽ gây ảnh hưởng phụ diện cho sinh mệnh họ, đồng thời cản trở việc họ lựa chọn Đại Pháp, điều mà tôi lo lắng nhất kỳ thực là điều này. Đây cũng là điều rất nhiều người nên suy ngẫm về bản thân. Bởi vì không ít người có cảm nhận rằng: việc bên ngoài dù thế nào cũng phải làm cho tốt, nhưng về đến nhà lại cảm thấy những việc này có thể làm cho qua.

Đáp: Đúng vậy, Sư phụ cũng đã từng nói rằng: Giữa vợ chồng với nhau còn dễ, cãi nhau xong hôm sau lại làm lành. Trong tâm chúng ta ít nhiều cũng có ý nghĩ này, ở ngoài chúng ta chú ý đến hình ảnh và ảnh hưởng của mình khá nhiều, nhưng khi ở nhà tôi nghĩ nếu lần này làm không tốt hoặc trong tâm có chấp trước chưa buông bỏ được thì lần sau lại có cơ hội. Đây là lý do tại sao chúng tôi đối xử với họ khác biệt.

Hỏi: Dù sao có thể tha thứ, dù sao cũng là người một nhà. Chỗ nào làm không tốt chúng ta nên được tha thứ.

Đáp: Đúng vậy, có nhân tố này bên trong.

Hỏi: Trong hơn một năm, anh đã cố gắng giảng chân tướng cho họ, kể cả cha mẹ cô ấy. Anh muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này nhưng cuối cùng vẫn thất bại phải không?

Đáp: Đúng vậy, khi đó tôi đã thất bại. Khi đó nếu như tâm thái tôi biểu hiện ra không có thêm chấp trước thì có lẽ sẽ có một kết quả khác. Bây giờ nhìn lại kỳ thực chỉ là một hình thức biểu hiện mà thôi, cho dù có biểu hiện đáng sợ thế nào kỳ thực vẫn có thể có cách giải quyết tốt. Cho nên then chốt là tâm chúng ta động như thế nào? Tôi không dám nói rằng làm thế nào sẽ có kết quả gì, nhưng tôi có thể nhìn thấy khi làm việc này tâm tôi còn mang theo chấp trước, một trong số đó chính là tâm sợ hãi với kết quả này. Bản thân nỗi sợ hãi này có cả nhân tố trách nhiệm của tôi với chúng sinh, ít nhiều cũng lo lắng cho bản thân mình, vậy thì sợ hãi này chính là thứ phải vứt bỏ, nhưng khi đó tôi không đạt được trạng thái ngay lập tức vứt bỏ, tôi nghĩ đó cũng là lý do bị cựu thế lực lợi dụng: Người này có tâm sợ hãi ly hôn, vậy thì phải khiến anh ta bỏ nó đi.

Hỏi: Nhưng tôi nghĩ anh đang lo sợ những người này đi theo hướng phụ diện đúng không?

Đáp: Đúng vậy! Từ trên Pháp lý tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm, nhưng tôi cảm thấy làm một đệ tử Đại Pháp cần phải buông bỏ chấp trước, chỉ là cố gắng làm những gì bản thân mình nên làm, chứ không phải vì kết quả này mà lo lắng sợ hãi, lo lắng thái quá khẳng định là thiếu sót.

Hỏi: Sau khi ly hôn, anh vẫn còn có ý định vãn hồi không?

Đáp: Sau khi ly hôn tôi cảm thấy tính khả thi không lớn lắm, ngoài ra có một suy nghĩ là hậu quả đã gây ra rồi, đối với một sự việc đã thành, làm một người tu luyện cũng không thể luôn vướng mắc vào điều này không bỏ, khi đó tôi nghĩ có thể làm tốt những gì nên làm thôi.

Hỏi: Sau khi ly hôn, anh và cô ấy còn liên lạc với nhau không?

Đáp: Vẫn còn, cha mẹ tôi và vợ tôi vẫn qua lại với nhau khá nhiều. Bởi vì sau khi đến Mỹ, vợ tôi có thể thường xuyên quay về Trung Quốc, tôi thì không tiện về, cha mẹ cô ấy cũng không tiện xuất ngoại, khi cha mẹ tôi sang Mỹ cũng thường xuyên mời cô ấy đến ăn cơm. Cha mẹ tôi xử lý vấn đề này tuy rằng theo phương thức người thường, nhưng tôi rất tán thành. Chúng tôi đã xử lý mối quan hệ này bằng thái độ bao dung và tâm thái bình hoà. Ngoài ra, có một số vấn đề là do chúng tôi có những người bạn chung nên không tránh khỏi tiếp xúc với nhau. Sau khi tôi buông bỏ tâm này, vợ tôi vẫn ngẫu nhiên gọi điện cho tôi vì một nguyên nhân nào đó. Bởi vì lúc đầu cô ấy cảm thấy cuộc hôn nhân này không có lối thoát, ý tôi nói là không có lối thoát cho vấn đề hoà giải, mặt khác trong tâm cô ấy vẫn lưu luyến với mối tình cảm này.

Hỏi: Tôi nghĩ anh đã luôn đối xử rất tốt với cô ấy, chỉ là lúc đó quá bận rộn mà có phần bỏ quên cô ấy.

Đáp: Cả cô ấy và cha mẹ cô ấy đều nghĩ rằng tôi là người tốt, đối với một số cách làm của tôi khi tôi làm những việc Đại Pháp, họ cho rằng đây là một vấn đề rất lớn, không thể chấp nhận được. Bây giờ đã có sự thay đổi. Khi đó, về tình cảm giữa chúng tôi không có vấn đề gì, chỉ là hai người có lựa chọn khác nhau, nếu như tiếp tục sống như vậy cũng không được.

Hỏi: Vậy khi đó có phải anh nên chủ động quan tâm đến cô ấy hơn một chút, viên dung hơn một chút, có phải sẽ không đi đến cực đoan không?

Đáp: Tôi nghĩ khi đó tôi có rất nhiều điểm không tốt, không hề đặt bản thân vào vị trí đối phương mà suy nghĩ, quan tâm đến cô ấy, dành cho cô ấy tình cảm ấm áp hơn. Còn cả tính lười biếng của tôi nữa, ví dụ ra ngoài cả ngày vất vả, về nhà liền không muốn làm thêm chút việc nhà, nhưng trong mắt của vợ tôi thì làm những việc bên ngoài không đồng nghĩa với làm việc ở nhà, ngược lại đó là sự mất mát. Nếu như tôi có thể làm nhiều hơn một chút cũng xem như bù đắp rồi, tuy nhiên bởi vì tính lười nhác của tôi nên làm không đủ. Khi tôi nhận thức được những vấn đề này, cũng giúp một phần giải quyết mâu thuẫn, đương nhiên đó không phải là những phương diện được đề cập đến sau này, chủ yếu là cần suy nghĩ cho đối phương nhiều hơn, khi xử lý vấn đề cần làm sao để đối phương dễ dàng chấp nhận hơn. Làm tốt nhiều phương diện đều sẽ có ích cho việc duy trì cuộc hôn nhân này, từ góc độ người tu luyện mà giảng cũng là điều mà người tu luyện nên làm, có điều bản thân tôi khi đó chưa ý thức được, yêu cầu đối với bản thân cũng không đạt đến mức độ đó, khiến rất nhiều phương diện không làm được tốt.

Hỏi: Ý anh là ở ngoài thì yêu cầu bản thân như người tu luyện, còn ở nhà lại yêu cầu đối với bản thân có lúc buông lơi giống người thường?

Đáp: Đúng vậy. Tôi có biểu hiện này, nhưng nói trên phương diện khác, kỳ thực bị chấp trước bao phủ hết. Ví dụ những việc đã làm trong tu luyện, mức độ trách nhiệm, yêu cầu đối với bản thân phải làm tốt một việc. Tôi tin rằng chắc chắn tôi có thiếu sót, cũng sẽ thể hiện ra trong việc tu luyện. Nếu như tôi ở nhà, bất kể trong trạng thái nào cũng cần có trách nhiệm làm tốt việc nhà, đây là trách nhiệm không thể chối bỏ, thì mâu thuẫn sẽ không lớn như vậy.

Hỏi: Sau khi ly hôn anh vẫn tiếp tục nỗ lực cứu vãn, bây giờ cả hai đã về với nhau rồi. Trạng thái hiện nay của anh và vợ anh là gì?

Đáp: Kỳ thực việc nỗ lực cứu vãn không thể hiện ở kết quả, chỉ là tôi vô tình phát hiện ra cơ hội này, và những thay đổi sau đó có chút bất ngờ. Lúc đầu sau khi nỗ lực cứu vãn bị thất bại, ước chừng nửa năm thời gian, tình hình có chút biến đổi. Tôi làm việc với cô ấy và bạn bè của cô ấy trở nên dễ dàng hơn. Sau khi tái hôn, trong thâm tâm tôi biết rằng những việc của Đại Pháp là không thể làm ít hơn, nhưng hình thức biểu hiện viên dung của tôi là: Tôi không nhất thiết phải gác hết mọi thứ sang một bên. Đây cũng là vấn đề trí huệ, lúc trước suy nghĩ tương đối đơn giản, dường như mỗi việc Đại Pháp đều cần tôi đích thân có mặt ở đó. Nhưng nếu suy nghĩ trí huệ một chút, có thể dùng một số hình thức khác vẫn sẽ có kết quả đồng dạng như vậy. Trước đây khi tôi đã định ra việc gì thì nhất định không châm chước, linh hoạt, hiện tại tôi có thể thử dùng các phương thức khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu. Tôi yêu cầu bản thân khá cao về thời gian, nghĩa là tôi phải dành nhiều thời gian hơn để làm một số việc nhà, hoặc cùng cô ấy đi mua đồ, xem phim, thậm chí là giao tiếp. Về phương diện này cần ý thức được đây là để duy hộ những điều trong tầng thứ người thường, phải có trách nhiệm làm, đồng thời về phương diện tu luyện như học Pháp và làm các hạng mục Đại Pháp cũng đều phải làm, cần yêu cầu bản thân đảm bảo về thời gian và cần nâng cao hiệu quả, ví dụ như ngủ ít đi. Trước đây tôi cảm thấy mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao, khi trạng thái tu luyện tốt thì có thể kiêm được nhiều việc, cũng giống như yêu cầu trong Pháp: Làm tốt công việc, làm tốt việc nhà, sứ mệnh của Đại Pháp cũng cần làm cho tốt. Tôi nghĩ rằng đệ tử Đại Pháp trong gia đình mà một bên tu luyện một bên không vẫn có thể tu được, chỉ là bất cứ lúc nào cũng cần bảo trì trạng thái lý trí, thanh tỉnh, ví dụ việc Đại Pháp xong rồi thì những việc trong nhà cũng cần phải quản, còn cần tận lực làm cho tốt, việc nhà làm tốt rồi, đối phương có thể sẽ tương đối hài lòng, khi đối phương cần mình phối hợp mình cũng cần cố gắng phối hợp cho tốt.

Hỏi: Quá trình tiếp xúc với những người xung quanh cũng là một quá trình rất tốt để giảng chân tướng.

Đáp: Đúng vậy, ban đầu trí huệ ít, luôn cảm thấy những việc này lãng phí thời gian, tiếp xúc đến những thứ không thuần tịnh, ảnh hưởng đến tu luyện của mình, hiện giờ tôi không cảm thấy như vậy nữa. Kỳ thực những người này cũng không đơn giản là những người bình thường, ra đường tìm một người không quen biết để giảng chân tướng còn khó khăn. Trong giao tiếp xã hội gặp rất nhiều người Trung Quốc. Tôi phát hiện còn có một ưu thế là, thông thường người vợ hoặc chồng không tu luyện có một môi trường giao tế nhỏ của họ, thông qua vợ/chồng mình có thể quen biết rất nhiều người, đây chính là cơ hội tốt để tiếp xúc với những người thường xung quanh, đây là một điều kiện thuận lợi. Bây giờ tôi nhìn nhận vấn đề không như trước, rất nhiều việc có thể làm.

Hỏi: Các anh hàng năm vẫn tổ chức hội chợ “Triển lãm sức khỏe”, tôi nhớ rằng anh từng xin nghỉ phép hai tuần để làm việc này.

Đáp: Đây cũng là một việc mà vợ tôi luôn canh cánh trong lòng. Khi đó thời gian nghỉ phép dùng hết rồi còn phải xin nghỉ phép không lương, đây là điều cô ấy không thể chấp nhận. Hiện nay tôi có thể dùng hình thức khác nhau để làm, ví dụ tôi có thể làm một số đoạn ghi âm, hoặc là ở công ty tranh thủ thời gian làm một chút. Tôi không thể giống như trước đây Pháp hội nào cũng tham gia, nhưng những việc trong tu luyện thì không thể buông lơi.

Hỏi: Vậy ấn tượng của vợ anh đối với Đại Pháp hiện nay như thế nào?

Đáp: Có lúc cô ấy cũng luyện công, có lúc tôi đọc một đoạn Pháp cho cô ấy nghe, cô ấy cũng đồng ý nghe, nếu bảo cô ấy cùng học Pháp với tôi, cô ấy vẫn còn do dự không muốn. Về việc này tôi cũng không thể làm gì hơn. Cô ấy thuộc mẫu người khá cảm tính, ấn tượng của cô ấy đối với Đại Pháp là, nếu tôi làm tốt thì cô ấy sẽ cảm thấy tốt hơn một chút. Tất nhiên, những người tu luyện xung quanh tôi trạng thái tu luyện cũng tốt hơn trước, cũng đang thay đổi ấn tượng của cô ấy. Nếu trạng thái cá nhân tôi không tốt cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn Đại Pháp của cô ấy, tôi cũng sẽ rất khó giải thích được rõ. Kỳ thực yêu cầu đối với chúng ta là rất nghiêm khắc. Xét từ cá nhân sinh mệnh cô ấy, có thể đi được tốt hơn nữa hay không, từ trên Pháp lý tôi cũng không phân được rõ. Ví dụ nếu cá nhân tôi tu luyện tốt, liệu cô ấy có bước vào học Pháp không? v.v… tôi vẫn không dám khẳng định, nhưng chắc chắn sẽ có hy vọng.

Trước đây cô ấy kể lể khắp nơi về những việc không tốt của tôi, hiện nay cô ấy lan truyền khắp nơi về những điểm tốt của tôi, khởi được tác dụng truyền lời chính diện. Vì vậy có thể nói nếu như trí huệ của chúng ta lớn kỳ thực là một điều kiện thuận lợi.

Hỏi: Đúng vậy, sự lựa chọn của một người đối với Đại Pháp kỳ thực là sự lựa chọn của sinh mệnh họ. Sư phụ từng giảng một sinh mệnh chỉ cần không phản đối Đại Pháp thì sẽ được cứu. Còn đối với việc khi nào họ tu luyện, họ có thể tu luyện hay không? Có thể không phải là điều mà chúng ta có thể quyết định được.

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Khi đó anh mang theo tâm thái chân thành, bao dung và thiện tâm để nói với những người xung quanh cô ấy, họ có thể hiểu được không?

Đáp: Lúc đó có người rất xúc động, mỗi khi nói xong tôi đều cảm thấy rất tốt, cảm thấy hôm nay thành ý của tôi đã mang lại hiệu quả giúp ích cho đối phương, tuy nhiên sau đó nghe lại thì không phải vậy, bây giờ nghĩ lại có thể lúc đó trong tư tưởng tôi vẫn còn thiếu sót.

Hỏi: Là đệ tử Đại Pháp mà nói, dù thế nào chúng ta đều biết rằng đạo đức xã hội người thường đang trượt dốc ngàn dặm một ngày, những sự việc trong xã hội bình thường cũng rất không tốt, nhưng đệ tử Đại Pháp có thể làm được đến bước này xác thực đã thể hiện rằng đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp lấy Pháp làm trọng, thể hiện tấm lòng từ bi rộng lớn, đại thiện đại nhẫn của đệ tử Đại Pháp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều người cảm động. Điều này thực sự không dễ nói, nhưng cũng nên để mọi người biết rằng đây xác thực là biểu hiện không tốt trong xã hội người thường, loại tư tưởng và hành vi biến dị đó của họ đều biểu hiện ra là đang can nhiễu đến cuộc sống của chúng ta.

Đáp: Vì vậy khi đó tôi cảm thấy những sự việc mà cựu thế lực tà ác diễn hoá ra quả thật rất tàn nhẫn, tôi biết những gì đệ tử Đại Pháp gặp phải đều không phải ngẫu nhiên, đều có nguyên nhân đằng sau, cái gọi là khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp cũng vậy, cái gì cũng vậy, sự biến dị của các sinh mệnh cao tầng diễn hoá ra những thứ này cũng tác động sâu sắc đến tôi.

Hỏi: Thật xuất sắc, bất cứ khi nào đệ tử Đại Pháp dùng Pháp để chỉ đạo bản thân thì đều có thể vượt qua. Tôi không thể nói chúng ta gặp việc nào cũng có thể vượt qua, bởi vì mỗi người đều đối diện với những vấn đề khác nhau. Khi đọc bài viết của anh tôi quả thật rất ngạc nhiên, và cũng nghĩ đến vấn đề của bản thân.

Đáp: Mặc dù một số chi tiết không được đề cập trong bài viết của tôi, nhưng mọi phương diện cũng đều được nhắc đến. Cá nhân tôi không cho rằng những học viên chưa gặp phải vấn đề như vậy thì sẽ không có cảnh giới này, kỳ thực có thể hoàn toàn tương phản. Bản thân họ có thể không có chấp trước này, và cũng sẽ không gặp phải khó nạn như vậy. Ngoài ra, những học viên không có khổ nạn này có thể vì căn cơ và sự đồng hoá với Đại Pháp của họ tốt hơn tôi, cho nên có một số việc cũng sẽ không xảy ra với họ. Nhìn từ góc độ này, khó nạn của tôi là có nguyên nhân từ bản thân tôi. Bản thân suốt một thời gian dài vẫn luôn không đạt được yêu cầu mới tạo nên khó nạn lớn như vậy, phải phó xuất nhiều hơn mới có thể vượt qua.

Hỏi: Anh đã vượt qua được rồi, tôi mừng cho anh, xin cảm ơn anh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/24194

The post Phỏng vấn nhân vật – Phần 2: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đìnhhttps://chanhkien.org/2021/01/chinh-phap-tuy-luyen-va-hon-nhan-gia-dinh.htmlFri, 29 Jan 2021 18:33:34 +0000https://chanhkien.org/?p=27014Đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ [Chanhkien.org] Lần này tôi vốn không định viết về thể hội, mục đích chủ yếu là tôi cảm thấy rằng bản thân mình trong tu luyện vẫn luôn có khoảng cách không nhỏ so với trạng thái tu luyện khá tốt mà bản thân tôi nhận thức được. Nhưng […]

The post Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ

[Chanhkien.org] Lần này tôi vốn không định viết về thể hội, mục đích chủ yếu là tôi cảm thấy rằng bản thân mình trong tu luyện vẫn luôn có khoảng cách không nhỏ so với trạng thái tu luyện khá tốt mà bản thân tôi nhận thức được. Nhưng tôi nghĩ nếu tôi có thể thực sự mang một số thể hội trong tu luyện của bản thân để giao lưu với mọi người, cho dù đó là một số giáo huấn nhận phải, thì đối với sự tu luyện của mọi người hẳn là sẽ có tác dụng bổ trợ.

Ở Pháp hội Texas 2 năm trước (2001, theo thời điểm của bài viết), tôi đã giao lưu về nhận thức của bản thân mình đối với ma nạn hôn nhân gia đình. Tôi sẽ kể cho mọi người một chút về việc này. Thuận theo sự thành thục dần dần trong tu luyện của tôi, cũng như nhận thức của tôi về một số Pháp lý càng thâm sâu hơn thì lý giải của tôi đối với ma nạn của bản thân cũng có sự thay đổi khác đi.

Nghĩ đến 2 năm qua, cho đến hiện tại, tôi vẫn cảm thấy tâm tình của mình rất nặng nề. Khi đó vợ tôi đưa đơn ly hôn cho tôi. Trước khi cô ấy đưa đơn ly hôn, giữa chúng tôi có mâu thuẫn, ở bề ngoài, tôi dường như vẫn tích cực tham các hoạt động hồng Pháp ở địa phương, trong thời gian này, tôi dốc tất cả tinh thần và tiền bạc cho những việc tôi có thể phó xuất. Khi đó, mỗi cuối tuần tôi dường như đều không ở nhà, các hoạt động lớn nhỏ tôi đều rất nhiệt tình tham gia, có lúc phải lái xe đi rất xa đến vùng ngoại ô thành phố để tham gia lớp hồng Pháp, bản thân thấy rất vui, không có chút mệt nhọc nào. Thành phố của chúng tôi có đặc điểm là đại đa số gia đình của học viên đều là một người tu luyện một người không tu luyện, hiện tại nghĩ đến hiện tượng đặc biệt này, nói không chừng có thể là một sự tham chiếu khá toàn diện về phương diện này cho những người tu luyện trong tương lai. Về phương diện ma nạn đến từ gia đình, biểu hiện của tôi năm đó có lẽ được coi là một ví dụ khá phụ diện.

Trong một thời gian dài tôi vẫn cho rằng bản thân mình không nề hà gì trở ngại của gia đình, dốc sức tiến lên không ngoảnh đầu lại để tham gia các hoạt động Đại Pháp là thể hiện cho trạng thái tu luyện tốt của tôi. Từ trong tâm và trong lời nói tôi còn có một số bất mãn với những học viên vẫn còn khá chú trọng duy trì sự hòa hợp trong gia đình. Nghĩ lại lúc đó, bản thân mình nhiều năm ở trong mâu thuân gia đình, tôi vẫn luôn không thể thực sự hướng nội tìm ở bản thân, khi ở trong mâu thuẫn, tôi vẫn luôn không thể giữ vững tâm tính của bản thân, thường hay tranh cãi với vợ như một người thường. Trong tâm vẫn biện hộ cho vấn đề của mình và cho rằng vợ là người thường, ma nạn mà cô ấy tạo ra cho tôi chính là đến để khảo nghiệm tôi có kiên định với Đại Pháp hay không. Bây giờ nhìn lại, tôi cảm thấy nhận thức của tôi khi đó thật là phiến diện. Bản thân tôi trong thời gian dài có ma nạn thực ra là do tôi trong thời gian dài ở một phương diện nào đó có sơ hở mà lại cự tuyệt để chân chính hướng nội gây nên.

Khi những đồng tu bên cạnh nói ra một số ý kiến khác về vấn đề trong hôn nhân của tôi, tôi đã không tĩnh tâm để suy xét một chút, mà ngược lại sinh ra tâm lý oán hận với họ. Tôi nghĩ: nếu mọi người các bạn đều có thể dành nhiều thời gian hơn nữa cho các hoạt động Đại Pháp, mọi người mà chủ động gánh vác công việc, ma nạn trong nhà tôi nói không chừng chưa chắc đã lớn như vậy. Các bạn không chịu phó xuất cho Đại Pháp nhiều hơn nữa mà lại chú ý vào trở ngại trong gia đình tôi, tôi đã chịu đựng áp lực gia đình mà lẽ ra các bạn có thể phải chịu, mà hiện nay các bạn nhìn thấy tôi có phiền phức, đã không cảm ơn tôi, mà lại còn oán trách tôi? Như thế, tôi lại còn mang loại thái độ quá khích và cố chấp để đẩy những ý kiến bất đồng ra ngoài. Sai lầm của tôi là coi việc làm bao nhiêu công việc Đại Pháp là tiêu chuẩn cho cảnh giới tu luyện. Loại nhận thức sai lầm rời xa Đại Pháp này, cũng gây bao nhiêu áp lực lên các đồng tu khác, bắt họ phải chịu một áp lực vô hình đến từ những đồng tu có cách nhìn nhận giống như tôi. Tôi phỏng đoán, hiện tại ở một số phương diện, ở một số nơi có thể vẫn còn tồn tại loại nhận thức sai lầm giống như tôi trước kia, hy vọng mọi người có thể nhận ra và nhận thức rõ từ Pháp lý.

Mâu thuẫn trong gia đình tôi cuối cùng cũng đi đến mức độ kịch liệt. Một ngày, vợ tôi đột nhiên nói muốn chuyển ra ngoài và ly thân với tôi. Thẳng thắn mà nói, lúc đó tôi bị chấn động không nhỏ, nhưng những lý giải phiến diện đối với Pháp lý lại một lần nữa dẫn dắt tư tưởng của tôi. Tôi nghĩ, đó chẳng phải là khảo nghiệm sinh tử của tôi lại tới rồi sao. Điều mà người thường khó vứt bỏ được chẳng phải là chấp trước với cuộc sống ổn định sao? Xem xét bản thân, hộ chiếu của tôi khi đó đã bị lãnh sự quán Trung quốc giữ lại không có lý do, hiện tại nếu ly hôn thì phải đến đó một chút, tà ác bằng cách này đã có thể dao động quyết tâm tu luyện của tôi, đây không phải là chuyện cười sao? Quan này tôi tất phải thản nhiên vượt qua mới được. Cho nên tôi nỗ lực biểu hiện ra thái độ bình thản tiếp nhận đề nghị của vợ.

Thực ra, lúc đó trong tâm tôi cũng bắt đầu lờ mờ nhận ra được một số mặt nào đó của tôi dường như đã không đúng. Nhưng những việc Chính Pháp đang phát sinh hết việc này đến việc khác. Khi vợ tôi chuyển ra ngoài, lại đúng lúc hoạt động giải cứu khẩn cấp toàn cầu toàn diện triển khai, học viên Texas cũng dự định phối hợp với hoạt động đó thông qua hình thức diễu hành ô tô. Tôi nhìn xung quanh, cảm thấy dường như rất thiếu người, thế là tôi, gạt hoài nghi của bản thân sang một bên, một lần nữa lại gạt tình thân để tham gia hoạt động diễu hành ô tô.

Nhớ lại các hoạt động Chính Pháp tôi tham gia những năm đó, bây giờ tôi vẫn cho rằng sự kiên định duy hộ Đại Pháp bản thân mình và tín tâm không thể lay chuyển của tôi là tuyệt đối chính xác. Nhưng tu luyện là nghiêm túc và thần thánh. Là một người tu luyện không thể không đối chiếu với Pháp, tu bỏ những chỗ bất thuần của bản thân. Nếu không, trong khi làm những sự việc của Đại Pháp sẽ lẫn vào rất nhiều nhân tâm của người thường chúng ta, sẽ làm cho những việc vốn rất thần thánh trở thành không được thuần tịnh.

Quay lại tình huống của tôi lúc đó. Trong mắt vợ tôi, việc tôi hết lần này đến lần khác gạt bỏ tình thân như vậy đã triệt để làm cô ấy tuyệt vọng, sau khi cô ấy chuyển đi, đã lập tức đề nghị ly hôn với tôi.

Lúc này tôi cuối cùng mới cảm nhận một cách rõ ràng rằng bản thân tôi ở điểm nào đó có thể đã rất không đúng. Tôi không khỏi tự vấn bản thân: Tôi đang làm gì đây?

Tôi đang làm gì đây? Tôi đang nỗ lực giảng rõ chân tướng cho con người thế gian mà. Phần lớn thời gian của tôi đặt vào việc đi nói cho người ta rằng người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi là người tốt, chúng tôi đều là những người tốt tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Bức hại mà chúng tôi hứng chịu là không công bằng. Nhưng, biểu hiện của tôi trong hôn nhân và kết cuộc mà cuộc hôn nhân của tôi gặp phải, đối với một người tu luyện mà nói, họ sẽ nhìn nhận như thế nào? Những người đã hiểu được tình hình của tôi thông qua vợ tôi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, họ sẽ nghĩ thế nào? Nếu những điều tôi làm là vì duy hộ Đại Pháp, nhưng tôi đã thực sự khởi được tác dụng duy hộ Đại Pháp chưa?

Phút chốc, tôi trở nên bàng hoàng và sững sờ. Cảnh tượng về những hành vi và biểu hiện của việc tôi mang theo tâm người thường để đối đãi với mâu thuẫn trong hơn một năm qua hiện lên trước mắt, đồng thời tôi cũng bắt đầu ý thức được rằng những bạn bè thân hữu mà tôi và vợ tôi biết sẽ vì lỗi lầm của tôi mà có thể sẽ sinh ra những nhận thức sai lầm với Đại Pháp, sau đó lại truyền hình ảnh đó đến cho càng nhiều người hơn nữa. Lúc này, tôi bỗng chốc trở nên cực kỳ lo lắng bất an. Trước nay, về mặt tu luyện cá nhân tôi đều chưa từng có cảm giác mờ mịt không biết làm sao như vậy. Ban đầu, tôi cũng không thể nói rõ ra tôi vì sao đột nhiên lại căng thẳng như vậy. Hiện nay, sau khi phân tích cẩn thận, tôi thấy một nguyên nhân có thể là, đúng lúc đó Sư phụ đã giảng ra cho chúng ta một số Pháp lý rất cao, khiến chúng ta hiểu rằng con người ở thế gian không phải là một con người đơn giản như thế, họ đối ứng với một quần thể sinh mệnh to lớn. Mà đồng thời với đó, tôi cũng dần bắt đầu ý thức được rằng, do chấp trước trong thời gian dài của bản thân tôi và từ chối đề cao trong các vấn đề còn thiếu sót của bản thân có thể đã mang tới cho những sinh mệnh có duyên với tôi kết quả đáng sợ như thế nào, vì thế tôi mới sinh ra tâm lý bất an.

Dưới sự dẫn dắt của tâm bất an mạnh mẽ này, tôi đã bắt đầu suy xét lại toàn bộ bản thân mình. Khi tôi lấy hết dũng khí để nhìn lại vấn đề của bản thân mình, tôi bắt đầu cảm thấy, biểu hiện cực đoan của tôi trong mắt người thường và thái độ không còn ngày mai của tôi đã làm cho một người vợ không tu luyện không nhìn thấy bất cứ tia hy vọng nào. Cô ấy, là một người thường, điều cô ấy mong muốn không gì khác ngoài một cuộc sống yên bình và an toàn. Nếu tôi đặt mình vào vị trí và giác độ của cô ấy để suy xét vấn đề, thì sẽ hiểu được rằng nguyện vọng này của cô ấy vốn không có gì đáng trách. Đồng thời, tôi cũng bắt đầu xem xét lại động cơ khiến tôi nhiệt tình tham gia các hoạt động Đại Pháp, bắt đầu cảm thấy được phía sau sự nhiệt tình của tôi ẩn giấu hàng loạt những tâm bất thuần như tâm tích công đức, tâm làm việc. Khi tôi ý thức được những việc này, tôi đã chấn động vô cùng to lớn, tiếp đó tôi bắt đầu hoài nghi về bản chất tôi có phải là người chân tâm tu luyện không.

Cùng với việc những ma nạn trong hôn nhân không ngừng thăng cấp, nó giống như một ngoại lực mạnh mẽ, cuối cùng đã lay động đến sâu thẳm trong tâm linh tôi, một cách hữu ý hay vô ý đã phá vỡ lớp vỏ bọc bảo vệ bản thân của bản thân tôi, đã cảnh tỉnh tôi.

Thông qua việc xem xét bản thân mình một cách sâu sắc hơn nữa, tôi dần dần thấy được những nhân tố biến dị nằm rất sâu trong sinh mệnh của tôi như tự phụ, cố chấp, tự tư, vô cảm trong bản tính của tôi.

Sau khi ý thức được vấn đề, tôi biết bản thân mình không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ có cách nỗ lực làm các việc để sửa chữa và vãn hồi sự việc. Đầu tiên, tôi chủ động thừa nhận lỗi lầm của mình với vợ tôi, tiếp đó thẳng thắn thừa nhận vấn đề của tôi với những người thân của cô ấy tại Mỹ và cha mẹ của cô ấy ở trong nước cũng như với các bạn bè của cô ấy, hy vọng họ có thể nhận thấy rằng tôi đã nhận ra chỗ thiếu sót của mình để giúp đỡ tôi cứu vãn cuộc hôn nhân này. Nhưng cựu thế lực tà ác không dễ dàng buông tha cho tôi, chúng lợi dụng quan niệm luân lý hôn nhân và đạo đức biến dị của nhân loại, lợi dụng tâm lý tiềm ý thức cười trên nỗi đau của mọi người, lợi dụng tự tư của nhân tính, lợi dụng trường vật chất tà ác bức hại Đại Pháp che thiên lấp địa thời điểm đó, liều chết cản trở nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân của tôi. Tôi lúc đó cảm thấy vô cùng trắc trở, biểu hiện của mọi người dường như không có chút gì để ý đến thành ý của tôi, vẫn luôn một mực ở đằng sau thêm lời gièm pha chia rẽ cuộc hôn nhân này.

Đối với phía các đồng tu, tôi cũng cảm thấy được rằng, trong những đồng tu biết được tình huống của tôi, có không ít học viên đã có những ý kiến vì những tổn thất đối với Đại Pháp do những sai lầm của tôi gây ra. Với tôi lúc ấy mà nói, người thường đối đãi với tôi thế nào, tôi vẫn cảm thấy khá dễ dàng bỏ qua, nhưng khi đồng tu của mình cũng không hiểu được mình, tôi cảm thấy quả là cực kỳ đau khổ.

Sau khi trải qua quá trình suy xét đầy thống khổ, tôi quyết định rằng bản thân mình cần đứng lên, dũng cảm đối mặt với sai lầm của bản thân, nỗ lực chịu trách nhiệm với những gì mình cần phải chịu trách nhiệm. Đối với những người trong xã hội không hiểu tôi, tôi không những cần dùng thiện niệm lớn nhất của mình để bao dung họ, mà còn phải kiên trì, tiếp tục, không ngừng dùng thành ý để thử mọi cách cứu vãn hôn nhân.

Nhưng sự việc lại không như mong muốn của tôi, cuộc hôn nhân của tôi kéo dài thêm một năm nữa, rốt cuộc vẫn là ly hôn. Bây giờ nhớ lại, khi đó trong tâm tôi lại sinh ra một nỗi sợ, sợ rằng cuộc ly hôn này có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt, có thể đây cũng chính là cái cớ để tà ác tiếp tục tăng thêm ma nạn cho tôi trong phương diện này.

Nhưng sau khi sự việc kết thúc, thuận theo việc tôi dần dần vứt bỏ được đủ các loại tâm lo lắng về kết quả đã trở thành sự thực này, nhận thức được việc mình nên vứt bỏ gánh nặng trong tâm lý này, để tiếp tục đi làm những việc mà một đệ tử Đại Pháp nên làm. Giống như trước kia, thông qua việc này, tôi cảm thấy bản thân mình về mặt thái độ khi làm rất nhiều công việc, đã không còn giống bản thân mình trước kia nữa. Tôi đã biết cách nỗ lực để làm những công việc Đại Pháp bằng tâm thái thuần tịnh hơn, nỗ lực để không để tâm đến mức độ lớn nhỏ của công việc nữa, để không giống như trước đây trong tiềm ý thức mãi cứ muốn đi làm một số việc được gọi là việc “lớn” nữa. Tôi thay đổi để chấp nhận lắng nghe hơn về những ý kiến bất đồng của các đồng tu, đồng thời nỗ lực hình thành một thói quen, khi có ý kiến bất đồng thì hết sức đứng ở góc độ của người đó để liễu giải nguyên nhân họ có ý kiến bất đồng. Khi nhìn thấy cách nghĩ của họ xác thực là có đạo lý, tôi sẽ nguyện ý điều chỉnh kế hoạch và cách nghĩ của mình.

Vì tôi đã có bài học sâu sắc đối với việc bản thân ở trong ma nạn trước đó, nên khi tôi thấy có đồng tu gặp phải ma nạn với hình thức khác, tôi cũng càng cảm thấy cảm thông, và từ trong nội tâm tôi cũng nguyện ý dốc hết năng lực của tôi để trợ giúp họ.

Cuối cùng tôi quay lại nói một chút về tình hình bản thân tôi hiện nay. Duyên phận của tôi với người vợ đã ly hôn của tôi vẫn chưa đoạn đứt. Cô ấy trong một lần nói chuyện với tôi, đột nhiên dường như bị sự chân thành trong ngôn ngữ của tôi đánh động, đã quyết định một lần nữa về thử ở chung với tôi. Tôi khi đó lúc đó vẫn có chút không tin rằng đó là sự thật, nhưng lại cảm thấy rằng, tất cả kỳ thực chỉ là kết quả tất yếu sẽ xảy đến khi tâm thái của tôi đạt đến một trình độ nhất định mà Pháp yêu cầu với tôi.

Tôi và vợ tôi lần này khá dễ dàng thuyết phục người nhà của cô ấy để hoàn thành thủ tục tái hôn. Sau khi tái hôn, chúng tôi mua một căn hộ, bắt đầu cuộc sống mới. Tôi hiện tại, ngoài việc hết sức cố gắng cân bằng việc tu luyện và cuộc sống gia đình, thì tôi cũng hết sức cố gắng cùng vợ tham gia một số hoạt động với những người bạn là người thường, khi ở cùng với họ, tôi cũng nỗ lực thể hiện ra phong thái của một đệ tử Đại Pháp cho họ. Qua những phản ứng của họ, tôi cảm thấy rằng tôi và cuộc hôn nhân được khôi phục lại của chúng tôi đã thể hiện ra sự viên dung ở rất nhiều phương diện, vô hình trung đã cải biến một số lý giải sai lầm đối với Pháp Luân Công mà một số người xung quanh tôi có thể có. Tôi biết tất cả những tiến triển thuận lợi này đều là vì sự phát triển nhanh chóng của tiến trình Chính Pháp nên phần lớn tà ác đã bị tiêu trừ, ngoài ra còn có nhân tố là về mặt trạng thái tu luyện của bản thân tôi dần dần càng ngày càng thành thục. Nhưng tôi cũng ý thức được rằng, tôi quyết không thể lại buông lơi yêu cầu đối với bản thân, vì khi tôi đối chiếu với Pháp, thì còn có rất nhiều phương diện cần đề cao. Nhưng tôi kiên tín rằng, chỉ cần mình kiên trì học tốt Pháp, luôn luôn đối chiếu với Pháp để tìm ra chỗ thiếu sót của bản thân để nỗ lực đề cao, hoàn cảnh xung quanh tôi sẽ chỉ càng ngày càng tốt lên.

Nhớ lại đoạn đường vòng mà bản thân đã đi qua trong hôn nhân gia đình, tôi ý thức sâu sắc tính quan trọng của việc đồng hóa với Pháp và hướng nội tìm. Tôi biết chính vì bản thân tôi có thiếu sót trong 2 phương diện này mới tạo thành một số vấn đề của bản thân. Tôi chân thành mong các đồng tu đều có thể rút kinh nghiệm từ câu chuyện của tôi, ở trong trạng thái nỗ lực hòa tan trong Pháp, mà lý trí bước đi thật tốt một cách thành thục mỗi bước đi trên con đường trợ Sư Chính Pháp của chúng ta.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/23959

The post Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phỏng vấn nhân vật – Phần 1: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đìnhhttps://chanhkien.org/2021/01/phong-van-nhan-vat-phan-1-chinh-phap-tu-luyen-va-hon-nhan-gia-dinh.htmlMon, 18 Jan 2021 15:38:33 +0000https://chanhkien.org/?p=26986Tác giả: Vương Khánh Phong [ChanhKien.org] Bài viết Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình nói về một đệ tử Đại Pháp đã đối đãi và hoá giải những mâu thuẫn trong gia đình như thế nào để bước đi trên con đường tu luyện Chính Pháp. Phóng viên: Vương Khánh Phong Người […]

The post Phỏng vấn nhân vật – Phần 1: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Vương Khánh Phong

[ChanhKien.org]

Bài viết Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình nói về một đệ tử Đại Pháp đã đối đãi và hoá giải những mâu thuẫn trong gia đình như thế nào để bước đi trên con đường tu luyện Chính Pháp.

Phóng viên: Vương Khánh Phong

Người được phỏng vấn: Đệ tử Đại Pháp

Hỏi: Bài phát biểu chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện của anh tại Pháp hội đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các đồng tu, bài phát biểu đó cũng được đăng trên “website Chánh Kiến” ngày hôm sau, ảnh hưởng rất lớn trong các đồng tu, mọi người cảm thấy chúng ta sau khi tu luyện, nhất là sau khi xảy ra cuộc bức hại, rất nhiều gia đình đều chỉ còn một người tu luyện còn người kia thì không. Hầu hết mọi người đều trải qua rất nhiều khổ nạn, chỉ là mức độ khác nhau mà thôi. Rất nhiều đồng tu vô cùng cảm kích khi thấy anh có thể làm tốt về mặt này. Anh đã kể về quá trình tu luyện tâm tính của mình, anh có thể nói cụ thể một chút như kết hôn khi nào, quan hệ tình cảm trước khi kết hôn ra sao không?

Đáp: Vâng. Tôi kết hôn năm 1997, năm đó tôi vừa tốt nghiệp đại học. Trước khi kết hôn tôi và vợ tôi quen biết nhau được bốn năm, tôi đến Mỹ trước, sau đó vợ tôi mới đến. Đến Mỹ, tôi và cô ấy cùng học chung một trường, sau khi tôi tìm được việc làm thì mẹ tôi cũng đến Mỹ. Mẹ tôi nói, là bậc cha mẹ thấy tình cảm của hai chúng tôi khá vững chắc, nên đề xuất chúng tôi tiến tới hôn nhân. Được sự đồng ý của hai gia đình, chúng tôi cảm thấy tình cảm rất tốt đẹp, bố mẹ hai bên đều đồng ý cho chúng tôi kết hôn. Sau khi kết hôn, chúng tôi đã trải qua một giai đoạn gọi là thời kỳ thích ứng, những khác biệt về thói quen sống về mọi phương diện đều dần dần thích nghi, giữa hai chúng tôi không có rào cản trong giao tiếp, tình cảm cũng rất tốt đẹp. Cả hai chưa bao giờ phải che đậy hoặc phải kìm nén suy nghĩ của mình, mọi vấn đề đều đưa ra khá thẳng thắn.

Hỏi: Lúc đó anh đã bắt đầu tu luyện chưa?

Đáp: Khi mới bắt đầu tu luyện, thời gian dành cho tu luyện trong cuộc sống của tôi, nói đúng ra không nhiều như sau này, thực ra trước khi ra nước ngoài một thời gian tôi đã đọc sách Chuyển Pháp Luân và đắc Pháp, bởi vì khi đó tôi không liên lạc với học viên địa phương mà đi luôn. Sau khi ra nước ngoài, xung quanh tôi không có học viên nào, vì lúc đó tôi cũng không biết tu luyện rốt cuộc là gì, tôi chỉ ở nhà thi thoảng mở sách ra xem. Bởi vì về cơ bản tôi có thể tiếp nhận các đạo lý trong sách, nên vô hình trung cũng biết dùng các đạo lý trong sách để nhìn nhận một số sự việc và tự yêu cầu bản thân, nhưng về việc nghiêm khắc yêu cầu bản thân phải học Pháp và tuân theo các yêu cầu của Pháp, thì lúc đó chưa nói đến, luyện công cũng không coi trọng. Tình huống của tôi trong giai đoạn đó cơ bản là vậy.

Hỏi: Đó là năm nào?

Đáp: Đó là trước năm 1997. Sau năm 1997, tôi tìm được việc ở Dallas, khu vực đó cũng có một số học viên vừa đắc Pháp, mọi người tự lập một điểm luyện công, sau khi có điểm luyện công này, tôi bắt đầu tham gia luyện công tập thể vào cuối tuần. Tôi cũng có một quá trình tiến bộ dần. Khi đó mọi người đều luyện công chung vào ngày thứ 7 và chủ nhật, cá nhân tôi cho rằng một tuần tập một lần là đủ rồi, bởi vì thân thể tôi phản ứng cũng rất tốt, nên tôi cảm thấy một lần là đủ rồi, dần dần tôi đi luyện công hai lần, về sau tôi tham gia nhiều hơn các hoạt động tập thể, tôi nghĩ có lẽ môi trường học Pháp luyện công tập thể cũng đang thúc đẩy tôi.

Hỏi: Anh vừa nói anh học ở trường nào?

Đáp: Một thành phố rất gần Dallas, Denton, Đại học Bắc Texas.

Hỏi: Anh nói rằng mới đầu anh không quá xem trọng việc tu luyện, anh đã trải qua một quá trình dần dần nhận biết. Khi bắt đầu xem trọng tu luyện thì anh có hồng Pháp cho vợ mình không?

Đáp: Tất nhiên đối tượng đầu tiên để tôi hồng Pháp chính là cô ấy. Lúc bắt đầu cô ấy cũng không phản đối, còn thỉnh thoảng đến điểm luyện công để luyện, hồng Pháp, tôi không thể nhớ chính xác đó là khi nào. Theo lựa chọn cá nhân, tất nhiên cô ấy có khuynh hướng sống một cuộc sống thoải mái hơn, vì vậy cô ấy không sẵn sàng làm những việc khó nhọc như luyện công, nhưng cô ấy cũng không có bài xích gì nhiều. Mặc dù đã đọc vài lần cuốn sách, nhưng cô ấy chưa bao giờ thực sự muốn học hay luyện công.

Hỏi: Vậy có nghĩa là ma nạn của gia đình anh, bao gồm cả sự phản đối của vợ anh cũng chỉ bắt đầu sau cuộc đàn áp năm 1999? Anh có thể nói cụ thể hơn không?

Đáp: Đúng vậy, cơ bản là sau cuộc đàn áp năm 1999. Vì sau thời điểm đó, cô ấy đã cho tôi cảm giác thấy sự thay đổi rất rõ ràng, cả bố mẹ tôi cũng thay đổi. Trước năm 1999, cha tôi cũng tu luyện, thực ra chính cha tôi là người đầu tiên tu luyện, ông để một cuốn sách ở nhà, thỉnh thoảng tôi xem nó và được tính là đắc Pháp. Sau đó, bố mẹ tôi và tôi không gặp nhau trong hai năm, sau khi đến Mỹ họ thấy được sự thay đổi của tôi, họ cảm thấy tôi thay đổi rất rõ ràng. Mặc dù tôi không tinh tấn lắm, nhưng trong suy nghĩ và hành vi của mình tôi đã vô thức tuân theo những yêu cầu của Đại Pháp, vì vậy gặp ai họ cũng nói rằng con trai chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công rất tốt, cùng với hoàn cảnh trong nước có rất nhiều người tu luyện, trong môi trường rộng lớn này và trong mắt họ, tu luyện Pháp Luân Công có lợi ích, vì vậy cha mẹ tôi cũng ủng hộ tôi tu luyện. Nhưng cha mẹ vợ tôi khá thiên về thuyết vô thần hơn, họ có thái độ cố chấp về Đại Pháp nhưng họ cũng không phản đối. Tôi nghĩ bởi vì điều này có liên quan đến môi trường tu luyện trong nước, vì có rất nhiều người đang luyện. Mẹ tôi kể rằng có một thời gian bà làm việc ở Thâm Quyến, hàng ngày bà đi bộ đến nơi làm việc và nhìn thấy mỗi quảng trường bà đi qua đều có rất nhiều người tập luyện, đều là luyện Pháp Luân Công. Sau năm 1999, mọi thứ thay đổi giống như chỉ trong một đêm, tình huống trong nước mặc dù chưa trải qua, nhưng tôi có thể đoán được, những tuyên truyền giả dối rợp trời dậy đất. Cha mẹ vợ tôi lập tức thay đổi thái độ, kịch liệt phản đối việc tôi tu luyện, họ hoàn toàn tiếp nhận tuyên truyền của Trung Cộng, cho rằng Pháp Luân Công không tốt. Cha mẹ tôi cũng lập tức thay đổi thái độ rất nhiều. Sự đàn áp này không chỉ xảy ra ở trong nước, mà ở nước ngoài cũng lập tức cảm thấy. Mặc dù người Hoa ở nước ngoài có nghe nói đến Pháp Luân Công, nhưng đó không phải là chủ đề trò chuyện hàng ngày của họ, họ không có ấn tượng trực tiếp về Pháp Luân Công, nhưng cuộc đàn áp đã khiến Pháp Luân Công trở thành chủ đề nóng trong các cuộc nói chuyện của họ, họ bắt đầu chú ý, mà khi đó mọi thông tin về Pháp Luân Công đều không phải chính diện, tất cả đều là tiêu cực. Vợ tôi trong tình cảnh đó, những thông tin phản đối từ cha mẹ cô ấy, cùng những cảm nhận về sự thay đổi thái độ của người Hoa hải ngoại đối với Pháp Luân Công, đang từ vốn dĩ hàng tuần cùng tôi đến điểm luyện công đầu tiên là không đi luyện nữa, sau đó là không muốn tôi ra ngoài tham gia một số hoạt động, lúc đó sự thay đổi rất lớn nhưng tôi lại không ý thức được thay đổi lớn như vậy.

Hỏi: Anh có cảm thấy không kịp trở tay không? Vợ anh lo lắng khi anh đi luyện công thậm chí không muốn anh luyện, có phải do cô ấy đã tin vào những lời tuyên truyền dối trá không? Hay cô ấy sợ anh bị Trung Cộng biết được, hoặc không có lợi cho sự nghiệp sau này của cô ấy?

Đáp: Tôi cảm thấy vợ tôi cũng như đa số người dân bình thường đều không suy nghĩ và phân tích một cách sâu sắc, lý trí về vấn đề này, họ dường như rơi vào trạng thái đó ngay lập tức, họ không hề cảm thấy cần phải làm rõ ràng điều này, đối mặt với rất nhiều thông tin tiêu cực và dối trá của Trung Cộng, họ cảm thấy chúng dối trá ở một mức độ nào đó nhưng họ vẫn lẫn lộn mà tin vào nó, ngay cả khi họ tận mắt thấy một số cảm nhận tích cực về Pháp Luân Công trong nước, họ vẫn sẵn sàng ít nhiều tin vào những điều tiêu cực dối trá đó. Từ một góc độ khác, khi đối mặt với cuộc bức hại này, vì lợi ích cá nhân mình đối đầu với Trung Cộng làm gì? Chẳng có chút lợi lộc gì, cho nên mình sao không hạ thấp bản thân một chút, coi như sáng suốt bảo vệ bản thân đi? Kiểu nhận thức này cũng chiếm phần lớn trong thành phần dân chúng. Vì vậy đối với cảm nhận của cô ấy khi đó cá nhân tôi vẫn luôn muốn giải thích cho cô ấy một số đạo lý, nhưng vợ tôi luôn không chịu kiên nhẫn lắng nghe tôi phân tích, cũng có thể cô ấy căn bản không quan tâm ai đúng ai sai, họ chủ yếu chỉ quan tâm cuộc sống của mình thật tốt, logic của họ là không quan trọng ai đúng ai sai, họ cảm thấy bạn có một con đường rõ ràng dễ đi sao bạn không đi, cứ nhất định phải đi vào một con đường vô cùng khó khăn, điều này khiến họ không hiểu nổi.

Hỏi: Xem ra tất cả ma nạn đều do cuộc đàn áp của tà ác. Tôi muốn hỏi một chút, ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh có đi đến thủ đô Washington không?

Đáp: Tôi có đi.

Hỏi: Sau khi đến Washington, khi anh trở về tình hình thế nào?

Đáp: Khi đi đến đó tôi cũng không nghĩ quá nhiều, chỉ cảm thấy đã xảy ra tình huống này thì tôi cần phải đi, chia sẻ với học viên khác xong tôi liền đi, cũng không nghĩ ở nhà sẽ chờ đợi tôi thế nào. Khi đó rất nhiều chi tiết tôi không thể nhớ rõ, tôi chỉ nhớ rõ một cuộc điện thoại. Khi đó vợ tôi gọi điện cho tôi, qua ngữ khí nói chuyện tôi cảm thấy cô ấy không được vui, nguyên nhân là cô ấy vừa nói chuyện với cha mẹ cô ấy, và cô ấy cũng không hài lòng vì tôi không chuẩn bị gì mà đã “đột ngột” đi đến Washington như vậy. Cô ấy vốn dĩ không thích tôi ra ngoài làm thỉnh nguyện gì đó, đúng lúc cô ấy lại nhận được cuộc gọi của bố mẹ. Cơn tức giận này tự nhiên trở nên càng sôi sục hơn. Cô ấy liền gọi điện cho tôi, tôi cảm thấy cuộc gọi này là sự khởi đầu cho những bất mãn của cô ấy, ít nhất qua ngữ khí là như vậy, một số chi tiết cụ thể tôi không nhớ rõ.

Hỏi: Khi đó anh đã đi làm được hai năm phải không?

Đáp: Đúng vậy!

Hỏi: Trước đây tôi vẫn luôn không hiểu lắm về anh. Nhưng từ sau cuộc bức hại, sau khi tổ chức một số hoạt động nhiều hơn, tôi cảm thấy những việc ở Dallas thì cần phải tìm anh, bất kể khi nào cần, anh luôn có thể tìm ra phương án. Đó là ấn tượng của tôi về anh. Về sau, tôi nghe nói hộ chiếu của anh có chút vấn đề, vợ anh có thái độ gì?

Đáp: Vào đầu năm 2000, khi tôi đến Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston để gia hạn hộ chiếu, tôi bị từ chối, vợ tôi tất nhiên càng không hài lòng khi biết điều đó, vì đó dường như là dấu hiệu cho thấy Trung Cộng đã để ý đến tôi. Trước đây, trong tiềm thức cô có thể có cảm giác đang ở nơi “xa xôi”, đó là ở bên này luyện tập thì trong nước cũng không biết, việc tôi bị từ chối hộ chiếu đã cho cô ấy một thông tin rằng Trung Cộng đã để mắt đến tôi. Vì vậy, lúc đó tôi cảm thấy cô ấy rất lo lắng, tôi gián tiếp biết rằng bố mẹ cô ấy cũng đang rất căng thẳng. Đặc biệt là bố mẹ cô ấy, cho đến sau này vợ chồng tôi xảy ra mâu thuẫn suốt mấy năm, bố mẹ cô ấy vẫn luôn canh cánh trong lòng chuyện này, họ cho rằng một người bị chính phủ nhắm đến là gánh nặng mà họ không muốn chịu đựng. Kể cả bố mẹ tôi cũng rất lo lắng về vấn đề này, họ không thể nói rằng họ không cần đứa con trai này nữa, họ chỉ có thể biểu hiện rằng họ vô cùng lo lắng.

Hỏi: Vào thời điểm đó, sau khi hộ chiếu của anh bị từ chối, anh vẫn đi làm ở một công ty, thân phận của anh có vấn đề gì không?

Đáp: Vào thời điểm đó, khi tôi đi làm ở công ty, mọi người đều đăng ký thẻ định cư, công ty chúng tôi dường như làm thủ tục đăng ký thẻ định cư khá nhanh. Khi tôi bị từ chối gia hạn hộ chiếu, việc làm “thẻ xanh” của tôi đã đến bước cuối cùng, có nghĩa là những tài liệu mà chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu tôi nộp đã hoàn thành rồi, chỉ đợi bước cuối cùng cấp thẻ xanh, chỉ mất một khoảng thời gian. Ngay cả khi lãnh sự quán không gia hạn hộ chiếu cho tôi trong thời gian này thì việc cấp thẻ xanh của tôi cũng không bị ảnh hưởng. Vì vậy, cuối cùng tôi đã nhận được thẻ xanh theo thủ tục thông thường, rắc rối duy nhất là họ phải đóng một con dấu vào hộ chiếu Trung Quốc của tôi. Tôi nói với họ rằng tôi không có hộ chiếu để họ đóng dấu vì chính quyền Trung Quốc đang đàn áp tôi và họ đã giữ lại hộ chiếu của tôi. Họ nói rằng nếu tôi không có hộ chiếu, chúng tôi không thể đóng dấu tạm thời cho tôi, nhưng họ vẫn sẽ gửi thẻ chính thức cho tôi sau một thời gian. Do đó, việc cư trú hợp pháp tại Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nếu đi du lịch nước ngoài sẽ rất phiền phức, và tất nhiên tôi càng không thể về nước được.

Hỏi: Vậy thì xem ra anh đã rất may mắn, bởi vì khi ấy thân phận của rất nhiều người đã bị ảnh hưởng lớn. Quay trở lại bởi vì anh tham gia các hoạt động Chính Pháp ngày càng nhiều, lúc này vợ anh có gây áp lực rõ rệt với anh không?

Đáp: Theo cảm nhận của tôi, làm một người tu luyện, tôi cũng có một quá trình không ngừng đề cao, điều chỉnh và thay đổi, giống như đã nói trong lần Pháp hội trước, công này vẫn cần luyện, Pháp này vẫn cần tu, vậy thì những hoạt động Chính Pháp tại địa phương vẫn cần phải nỗ lực tham gia, tuy nhiên tôi vẫn chưa ý thức được phải chủ động bước ra giảng chân tướng, thông qua việc giảng chân tướng để áp chế tà ác. Về sau thông qua giao lưu chia sẻ với một số học viên, tôi ý thức được trách nhiệm của mình, bèn hữu ý dành thêm chút thời gian đi giảng chân tướng. Chủ yếu bao gồm hai phương diện, đó là giảng chân tướng cho chính phủ Mỹ và triển hiện vẻ đẹp của Đại Pháp đến người dân Mỹ tại điểm luyện công, thông qua hình thức này để nói về một công pháp tốt như vậy lại đang bị bức hại ở Trung Quốc. Về sắp xếp thời gian, mỗi tuần tôi sẽ chuẩn bị một ít tài liệu, đương nhiên tôi vẫn cần học Pháp luyện công, những việc này nhất định phải làm, công việc hàng ngày sắp xếp kín lịch. Cuối tuần còn phải đi đến một số nơi xa để hồng Pháp, mở lớp dạy công, lại tham gia một số hoạt động tại địa phương, hầu như cuối tuần nào cũng rất bận. Tình trạng này khiến vợ tôi rất không hài lòng, cô ấy vốn không muốn tôi tham gia quá nhiều hoạt động, hy vọng tôi có thể dành nhiều thời gian ở nhà hơn, phản ứng của tôi khi ấy là những việc tôi đang làm này là bắt buộc không thể từ chối. Lúc đầu, tôi cố gắng giải thích những đạo lý này cho vợ tôi rõ nhất có thể, nhưng tôi vẫn luôn không thực sự giải thích được rõ ràng. Bây giờ nghĩ lại cũng do nhiều nguyên nhân và nhân tố cá nhân tôi trong đó, bao gồm cả tâm thái của tôi khi giải thích và nhận thức của tôi đối với Pháp lý, đã giảng rõ khiến đối phương cảm nhận được rõ ràng hay chưa? Nhưng cũng có những khó khăn cụ thể, bởi vì một người không tu luyện sẽ rất khó hiểu được phó xuất của một người tu luyện, cũng không dễ dàng bảo cô ấy cùng tôi chịu đựng cuộc bức hại này. Bởi vì trong mắt người không tu luyện, đối với một người bình thường mà nói, họ muốn sống tốt mỗi ngày. Còn tôi lại dùng thời gian dư thừa để tham gia các hoạt động Pháp Luân Công, khiến cho cuộc sống sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng. Vậy mà cách vợ tôi lựa chọn để thể hiện sự bất mãn với tôi là than vãn với cha mẹ và bạn bè cô ấy, cô ấy cho rằng đây là cách để cô ấy giải khai thống khổ của cô ấy, qua thái độ nói chuyện vốn dĩ tâm tình đã không tốt, tất nhiên cô ấy không thể kể lại những sự việc này bằng thái độ khách quan, qua mô tả của cô ấy, tôi trong mắt người khác vô cùng đáng sợ, chính là căn bản không quan tâm gia đình, bỏ mặc cuộc sống gia đình, bỏ mặc vợ không quan tâm .v.v…. Cô ấy cứ thế kể cho bạn bè cô ấy bao gồm cả bạn bè tôi. Vậy là trong nhóm bạn bè hình thành một ấn tượng là người học Pháp Luân Công không quan tâm đến gia đình, dành tất cả thời gian cho các hoạt động của Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, khi vợ tôi nói ra quyết định cuối cùng của cô ấy tôi cảm thấy rất bất ngờ, bởi vì dù trong tình huống ấy, chúng tôi cũng không phải mọi thời khắc đều ở trong mâu thuẫn. Chỉ cần không đề cập đến vấn đề mẫn cảm như tham gia hoạt động Đại Pháp, chúng tôi bình thường vẫn yên ổn, hơn nữa rất hoà hợp. Cho dù từ tính cách, cá tính hay chia sẻ tình cảm chúng tôi đều không cố tình đối địch hoặc cố ý kéo dãn khoảng cách, dùng cái gọi là chiến tranh lạnh. Ít nhất là tôi không nghĩ vậy.

Hỏi: Nói cách khác, vợ anh vẫn khá hướng nội và dè dặt. Tôi biết một số gia đình hay cãi vã, tôi biết một đồng tu có vợ rất ghê gớm, anh ấy về sau không dám ra ngoài tham gia các hoạt động.

Đáp: Về tính cách của tôi, trước khi tu luyện tôi có tính cách mạnh mẽ và quyết đoán, tính tình cô ấy dễ tính hơn nên những mâu thuẫn thường do tôi khơi lên. Sau khi tu luyện, đặc biệt là sau năm 1999, tình trạng này đã thay đổi, thường là vợ tôi cảm thấy không hài lòng về việc này việc kia, dẫn đến mâu thuẫn. Một khi đã cãi nhau tất nhiên không phải nói ai sai ai đúng, nhưng ít nhất về mặt khơi mào mâu thuẫn thì chủ yếu do vợ tôi cảm thấy không hài lòng, nhưng không tiến triển đến mức cô ấy dùng những lời nói và hành động thô lỗ với tôi hoặc khăng khăng đòi tôi phải làm thế này thế kia, cô ấy dùng tính cách của mình để thể hiện nó, và nó được thể hiện dưới một hình thức tương tự, nhưng trên thực tế tôi không cảm thấy áp lực quá lớn. Tôi nghĩ đó cũng là do tôi có cá tính mạnh mẽ hơn, tôi đang đi làm và tôi có thu nhập tài chính, cô ấy đang đi học và tôi đang dùng tài chính của tôi để hỗ trợ cô ấy. Về biểu hiện dường như tôi đang hỗ trợ gia đình, vì vậy tôi đoán rằng so với những đồng tu khác có vợ hoặc chồng không tu luyện, mà không thể độc lập về tài chính, điều kiện của họ có lẽ khó khăn hơn.

Hỏi: Vì vậy, ngay cả khi cô ấy bày tỏ sự không hài lòng, anh cũng không bao giờ cảm thấy quá áp lực, cho đến khi cô ấy thông báo quyết định rằng sẽ dọn ra ngoài sống thì anh mới cảm thấy điều đó. Vậy đó là khi nào?

Đáp: Đó là mùa hè năm 2001, tức là trong suốt một năm rưỡi đến hai năm, mâu thuẫn không ngừng nảy sinh và có lúc ngày càng gay gắt, cá nhân tôi luôn cho rằng mâu thuẫn giữa hai người là không thể tránh khỏi, nên tôi đồng ý với điều đó. Vì sao tôi đồng ý? Bởi vì từ góc độ của một người tu luyện vào thời điểm đó, những mâu thuẫn này là bình thường. Khi Đại Pháp bị bức hại, tôi phải bước ra, những việc Đại Pháp nhất định phải làm, đối với người không tu luyện mà nói, không hiểu cũng được, gây rối cũng được, tôi đều thông cảm, ít nhất tôi có thể hiểu được cô ấy, cũng có thể vì cô ấy không hiểu rõ tôi. Tôi nghĩ những can nhiễu như thế này trong tu luyện cũng là điều tất nhiên, bản thân gắng gượng nỗ lực nhiều chút. Ở góc độ vợ chồng, tôi luôn nghĩ những mâu thuẫn này chỉ xuất phát từ cách làm và sự không hài lòng của cô ấy, không đến mức ảnh hưởng đến tình cảm của hai chúng tôi, vì vậy tôi chưa từng hoài nghi nó sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân của chúng tôi, cho đến khi cô ấy đột ngột quyết định dọn ra ngoài ở, lúc ấy đối với tôi là một cú sốc không nhỏ.

Hỏi: Dọn ra ngoài? Dọn đi đâu? Cô ấy khi đó là một học sinh, cũng không có nền tảng tài chính, cô ấy lại có thể dọn ra ngoài ở sao?

Đáp: Sau đó cô ấy nói với tôi rằng sự việc này đã được lên kế hoạch từ trước. Trước đó cô ấy đã về nước hai lần, thực ra cô ấy đã bàn chuyện ly hôn với cha mẹ và chuẩn bị cho việc này, nhưng lúc đó cô ấy chưa làm ngay là bởi nguyên nhân khách quan. Một là cô ấy vẫn chưa đăng ký định cư, hai là vẫn chưa độc lập về tài chính. Vào giữa năm 2001, trong vòng hai ba tháng, những trở ngại này lập tức bị loại bỏ, một là cô ấy đã tốt nghiệp, hai là cô ấy kiếm được việc làm tương đối thuận lợi, thẻ xanh chính thức được cấp. Những điều kiện này đồng thời đã có. Lúc đó, tôi không nhận ra và căn bản không nghĩ đến điều này. Cô ấy đột ngột đề xuất vào thời điểm đó chính vì những lý do này. Sau khi đáp ứng các điều kiện này, cô ấy không chần chừ đề xuất chuyển ra ngoài ngay lập tức.

Hỏi: Đó cũng là một khảo nghiệm, vào mùa hè năm 2001, tôi nhớ rằng vừa hay bang chúng tôi có một chuyến đi SOS.

Đáp: Nói là khảo nghiệm, đó là xét từ góc độ của gia đình tôi. Từ góc độ tu luyện, chuyến đi vào năm 2001 cũng là một sự kiện lớn trong tiến trình Chính Pháp, và chúng ta nhất định phải phối hợp để thực hiện nó. Khi sự kiện này xuất hiện, phản ứng của chúng tôi là học viên các nơi đều sẽ tham gia, học viên Texas chúng tôi có phải tham gia không, sau khi thảo luận với các học viên, tôi cảm thấy khí thế vẫn chưa đủ, bởi vì muốn thành lập một đội cần phải có đủ học viên tham gia, hễ tham gia thì ít nhất cũng mất mười mấy ngày, vậy thì nhiều học viên như vậy liệu có thể xin nghỉ phép được nhiều ngày không. Sau đó, chúng tôi kiểm tra lại tâm thái của chính mình vẫn còn vấn đề, cuối cùng mọi người cảm thấy rằng chúng tôi vẫn phải làm điều này, vì vậy chúng tôi quyết định đi. Sau khi quyết định đi, nhóm chúng tôi chỉ có hai nam, còn lại là nữ. Chính lúc này, vợ tôi đưa ra quyết định, đồng thời cô ấy cũng cho tôi một lựa chọn, đó là nếu tôi không tham gia hoạt động này thì cô ấy có thể cân nhắc lại, tôi nghĩ hoạt động đã được chuẩn bị đến bước này, lại thực sự rất thiếu người, vì vậy tôi vẫn quyết định đi. Bởi vì khi đó tôi thấy rằng, vấn đề của vợ tôi không phải tôi không đi lần này thì có thể giải quyết được, sau này sẽ không xuất hiện nữa, vì mâu thuẫn vẫn luôn tồn tại nên tôi cũng không để tâm nhiều, nên vẫn tham gia chuyến đi SOS.

Hỏi: Nhìn bề ngoài đây chỉ là một mồi lửa, thực tế thì từ năm 1999 đến nay, cô ấy luôn có ý kiến về việc anh ra ngoài tham gia các hoạt động, nhưng nó chưa được khơi mào. Có thể nói như vậy không?

Đáp: Có thể như vậy, cũng có thể nói đây là kết quả cuối cùng của mâu thuẫn liên tiếp. Từ một góc độ khác, nếu như dùng cách nghĩ và cách làm hiện tại để giải quyết vấn đề, kết quả có thể sẽ không như vậy. Khi đó trạng thái tu luyện của tôi chính là như vậy, những gì tôi ngộ được và những gì tôi biết cũng chính là kết quả như vậy.

Hỏi: Tôi nghĩ rằng lúc đó anh có thể làm được như vậy đã là tuyệt vời rồi. Điều đó có nghĩa là khi anh trở về nhà thì cô ấy đã chuyển đi rồi? Anh có định làm gì để cứu vãn cuộc hôn nhân không?

Đáp: Có thể đó là một loại nhân tâm, vợ tôi khi đó làm như vậy, tôi cảm thấy đó là một cú sốc rất lớn, cũng là một vết thương rất lớn, tại sao? Bởi vì trong tâm tôi từ trước giờ không hề tồn tại hai chữ “ly hôn”, sau khi tu luyện đồng hoá Pháp lý, biết được tính nghiêm túc của việc kết hôn, tuy rằng trong cuộc sống vẫn luôn có mâu thuẫn, nhưng tôi biết hôn nhân nên từ đầu đến cuối thủy chung như một. Cho nên khi vợ tôi đột nhiên biểu hiện như vậy, ở một mức độ nào đó, tôi nhìn nhận rằng cô ấy đã làm tổn thương gia đình chúng tôi, khinh thường mối quan hệ hôn nhân mà tôi vô cùng tôn trọng, tôi cảm thấy đó là một đòn giáng rất lớn. Phản ứng của tôi đối với việc này: đó là làm một người tu luyện, đối diện với nó tôi nên thể hiện sự khoan dung, không thể biểu hiện ra tâm thái nào bất hảo, vì vậy tôi thể hiện sự im lặng nhẫn chịu. Sau đó, vợ tôi cũng hỏi tôi tại sao không nói ra suy nghĩ muốn cứu vãn, khi đó cảm nhận đầu tiên của tôi là sự đả kích rất lớn, sau đó cảm thấy bản thân cần phục hồi. Theo quan điểm của cô ấy, cuộc hôn nhân của cô ấy mấy năm gần đây rất đau khổ, cô ấy cảm thấy không còn chút tình cảm nào để duy trì mối quan hệ này. Nhưng cảm nhận của tôi là mỗi lần xảy ra mâu thuẫn trong tâm cũng không có ký ức hay tổn hại nào sâu sắc, tôi cũng không có bất cứ bất mãn nào với vợ, cũng không ý thức được vấn đề tình cảm đôi bên đã động đến gốc rễ, vì vậy yêu cầu của cô ấy đối với hôn nhân khiến cho tôi bị chấn động không nhỏ, cũng cảm nhận được sự tổn hại đối với hôn nhân, đây là nhìn từ góc độ người thường. Từ góc độ người tu luyện, cái tình của tôi lúc đó vẫn còn rất lớn, và đó là một cú sốc. Khi buông cái tâm xuống, tôi bắt đầu nghĩ mình nên làm gì? Vì vậy quá trình đầu tiên là chấp nhận, cố gắng chấp nhận một cách ôn hòa việc mình làm gì sau khi vợ tôi dọn ra ngoài, không phải chỉ chấp nhận là xong. Bước thứ hai, tôi nghĩ xem mình nên cố gắng dùng phương thức nào để làm tốt trách nhiệm với bản thân và vợ mình, còn một số nguyên nhân khác, bao gồm việc nghĩ về vấn đề của bản thân.

Xem tiếp phần 2

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/24182

The post Phỏng vấn nhân vật – Phần 1: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Một tâm chân thành tới người thânhttps://chanhkien.org/2014/08/mot-tam-chan-thanh-toi-nguoi-than.htmlThu, 28 Aug 2014 01:54:22 +0000http://chanhkien.org/?p=22460Thật ra tình thân gia đình trong suy nghĩ của mọi người cũng là một cách nghĩ ích kỷ, chỉ là nó được gán lên người thân của họ.

The post Một tâm chân thành tới người thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mao Mao

[Chanhkien.org] Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, vừa nhắc đến tu luyện, thì giống như họ thấy hòa thượng trong các tác phẩm văn nghệ, buông bỏ hết thảy tiền tài vật chất người thân, xuất gia rồi. Khi người nhà đến tìm, anh ta mặt không biến sắc nói: “Thí chủ, thí chủ tìm sai người rồi, tôi không phải là người thí chủ muốn tìm.” Bởi sự lưu truyền của Phật giáo mà ở Trung Quốc, mọi người đã đem tu luyện và Phật giáo, Đạo giáo hợp thành một, dẫn đến trong thâm tâm mỗi người đều nghĩ rằng một khi tu luyện phải buông bỏ người thân. Những ngày tôi mới đắc Pháp, cũng dùng quan niệm đó để lý giải Đại Pháp. Dẫn đến trong một lần hồng Pháp cho một người bạn, người bạn ấy hỏi tôi về buông bỏ danh, lợi, tình và nói: “Đó không phải là bỏ mặc chồng sao? Như vậy sao được?” Tôi không phản bác được. Khi học Pháp thêm nhiều, tôi lý giải Pháp được càng sâu sắc, thì đã có cách nhìn nhận khác đối với vấn đề này.

Sư phụ có giảng trong bài giảng thứ ba «Chuyển Pháp Luân» mục “Công pháp Phật gia và Phật giáo” rằng: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh Độ [tông], Mật tông, v.v. chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật Pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại.” Như vậy, chúng ta không thể dùng quan điểm của Phật giáo hoặc tôn giáo khác, hình thức tu luyện khác mà nhìn nhận về Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì chúng hoàn toàn khác nhau về pháp môn tu luyện.

Ở Trung Quốc, phần lớn mọi người đều biết các phương pháp tu luyện đều yêu cầu người tu luyện thoát ly xã hội người thường mà tu luyện, rời xa nơi đông người. Khi Sư phụ nói về ‘chân phong’ đã giảng rằng: “Xã hội này của người thường ai đến cũng thấy ghê sợ, đầu não tẩy rồi thì không còn nhận ra được ai nữa. Vào đến hoàn cảnh xã hội người thường, thì những can nhiễu của người ta đối với vị ấy, sẽ làm vị ấy [coi] trọng danh, [coi] trọng lợi, cuối cùng rớt xuống, vĩnh viễn không biết ngày nào cất đầu lên được nữa; do vậy không ai dám đến đây, ai cũng ghê sợ.” Anh ta vì để không bị xã hội người thường ảnh hưởng, nên dứt khoát không tiếp xúc với mọi người. Nhưng chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã biết mấu chốt của tu luyện là nhân tâm, hình thức không trọng yếu. Nếu có thể giữ vững tâm tính, thì ở đâu cũng có thể tu luyện.

Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, nên không thể không có tiếp xúc xã hội. Chúng ta không phải muốn trở thành một người thiếu trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Trái lại, tu luyện là từ người tốt mà đi lên, một người tốt chính là đối xử tốt với hết thảy mọi người, làm sao có thể bỏ mặc người nhà được?

Chúng ta buông bỏ danh, lợi, tình của con người, cũng không phải điều gì cũng không mong cầu. Thật ra một người trong thế gian này có được điều gì, đều là điều người đó đáng được có. Cái khiến con người bại hoại không phải vật chất, không phải bản thân của cải vật chất, mà là tư tâm và lòng tham của con người. Nếu một người đã nổi danh rồi, nhưng anh ta không vì nổi danh mà luồn cúi, thậm chí lừa gạt người khác, làm tổn thương người khác, như vậy việc anh ta nổi danh không phải là một chuyện xấu. Nếu một người có gia tài bạc triệu, nhưng người đó không phải bằng mọi cách để kiếm tiền, như lợi dụng chức quyền, dùng công mưu tư, như vậy có tiền không phải là việc xấu. Tương tự, một người yêu thương chăm sóc cho gia đình, sẽ không vì tiền tài địa vị của người nhà thay đổi mà thay đổi, trong tâm không trông đợi có được gì đó từ người thân, đó không phải là tình yêu vị tha mà mọi người đều mong muốn có được hay sao? Chúng ta buông bỏ tình của con người, là muốn buông bỏ tư tâm cùng tham lam xuất phát từ cái tình của con người, cư xử với người thân một bằng một tâm chân thành yêu thương, hoàn toàn không phải là vô tình như người thường vẫn nghĩ.

Bởi vì trong cái tình của con người chứa quá nhiều tư tâm, nên thế gian mới có chuyện trở mặt thành thù. Vì sao có vợ chồng ly hôn? Vì sao có con bất hiếu với cha mẹ? Vì sao có chuyện mẹ chồng nàng dâu? Ngẫm thật kỹ, thì đều là vì lợi ích của bản thân bị tổn thương, hoặc ham muốn của mình không được thỏa mãn, mỗi người đều đề cao lợi ích của bản thân mình; lúc này, tình thân hoàn mỹ mà mọi người mong tìm đang ở đâu? Kỳ thực, cái tình của con người hoàn toàn là một loại dục vọng. Một khi dục vọng này không còn tồn tại, cái gọi là ‘tình’ của con người cũng biến mất. Nếu mỗi người đều có thể buông bỏ tư tâm của mình, thật lòng suy nghĩ vì người khác, thì khẳng định mọi chuyện sẽ không giống như lúc trước.

Người tu luyện cần buông bỏ cái tình của con người, tu xuất tâm từ bi. Từ bi là gì? Theo hiểu biết của tôi, đó là một loại cảnh giới hoàn toàn vô tư và thật lòng suy nghĩ cho người khác. Nếu theo cách hiểu của mọi người, không có cái tình của người thường thì đối với người khác sẽ là lạnh lùng vô tình, thì Phật vì sao còn muốn đến để độ nhân?

Có người nói người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đứng ra giảng rõ sự thật là không thiện, là không nghĩ cho người thân; thực ra đây là một cách nghĩ ích kỷ. Lấy một ví dụ, nếu như một người cùng người thân đang đi dạo, thấy có người muốn giết người, liền bước ra ngăn cản người hành hung, đây là vì anh ta không nghĩ cho người thân sao? Hành động đó có thể làm cho bản thân anh ta, thậm chí cả người thân bên cạnh gặp nguy hiểm nhất định, nhưng làm một người tốt sẽ thấy chết mà không cứu sao? Anh ta nếu làm như không thấy, quay người bỏ đi, vậy đó là người lương thiện sao?

Thật ra tình thân gia đình trong suy nghĩ của mọi người cũng là một cách nghĩ ích kỷ, chỉ là nó được gán lên người thân của họ. Trung Quốc thời xưa có vô số chí sĩ đầy lòng nhân ái vì chính nghĩa mà dám hy sinh bản thân, thậm chí tính mạng của người thân, nhưng không có ai nói họ ích kỷ, không nghĩ cho người thân, bởi vì mọi người đều biết, con người có thể làm người là vì con người có tiêu chuẩn để làm người, giữ gìn chính nghĩa là tiêu chuẩn cơ bản nhất của kiếp người. Nói theo cách của thời Trung Quốc xưa là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Chỉ là quan niệm làm người hiện nay đã bị bóp méo, đề cao lợi ích cá nhân, đặt nặng lợi ích của gia đình; hoàn toàn quên mất trước hết phải làm một con người thật sự, mới có thể làm người chồng, người cha, người con, người vợ, người mẹ. Mà người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chính là đang hết lòng giữ gìn tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”, giữ gìn chính nghĩa của vũ trụ và thế gian.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/9658

The post Một tâm chân thành tới người thân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển đàm về “cửa chống trộm”https://chanhkien.org/2014/08/thien-dam-ve-cua-chong-trom.htmlThu, 07 Aug 2014 01:52:36 +0000http://chanhkien.org/?p=22443Trong từ điển của nhân loại, một chữ "nhà" đơn giản nhưng ngụ ý lại có rất nhiều.

The post Thiển đàm về “cửa chống trộm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vô Ưu

[Chanhkien.org] Trong từ điển của nhân loại, một chữ “nhà” đơn giản nhưng ngụ ý lại có rất nhiều. Đại Pháp khai sáng phương thức sinh tồn tại tầng này cho nhân loại; vì nhân loại sinh sôi nảy nở, vì các mối quan hệ nhân duyên mà “nhà” đã trở thành tên cho nơi cư trú của mỗi người.

Sư tôn giảng: “[Rơi rớt đến] tầng này, cá nhân ấy nên bị huỷ diệt, bị tiêu huỷ. Nhưng các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm đại từ bi, mà đặc cách tạo một chủng không gian này, như không gian của xã hội nhân loại chúng ta.” (Chuyển Pháp Luân). Sư tôn cũng dạy bảo chúng ta: “Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người…“(Chuyển Pháp Luân).

An bài của cựu thế lực tà ác trong vũ trụ, với giả tướng của khoa học thực chứng, cùng với sự biến dị như thủy triều rút của xã hội nhân loại, khiến con người ngày càng cách xa đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, càng ngày càng khép kín bản thân lại, hết thảy đều vì tiền, vì “nhà” của mình, vì cuộc sống của mình được tốt, được tự tại hơn, mà không từ thủ đoạn, người tranh kẻ đoạt. Sư tôn chỉ rõ: “[Vì] sự ô nhiễm của dòng chảy lớn, của thùng thuốc nhuộm lớn xã hội người thường, [mà] điều người ta cho rằng đúng, trên thực tế rất nhiều khi lại là sai.” (Chuyển Pháp Luân).

“Đêm không cần đóng cửa”, “không nhặt của rơi trên đường” là những miêu tả về cuộc sống thời xa xưa. Hiện nay khoa học phát triển, nhà của mỗi người đều có “khóa Minh”, hơn một chút là “ba khóa an toàn”, bây giờ lại có “cửa chống trộm” (hơn nữa là hàng hiệu, rất chắc chắn), “nhà” bị khóa cửa lặng lẽ thay đổi, nói trắng ra là đang khóa lại tâm trí của mọi người, càng ngày càng mất phương hướng. Tại nơi được gọi là phía sau khóa bảo vệ, cái “tư” càng ngày càng bành trướng, càng mất kiểm soát, cũng không biết vì sao phải làm “người”, tồn tại là vì ai, càng không biết chân tướng của vũ trụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/11699

The post Thiển đàm về “cửa chống trộm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Từ máy tính bàn về sinh mệnh cần “Chân-Thiện-Nhẫn”https://chanhkien.org/2014/07/tu-may-tinh-ban-ve-sinh-menh-can-chan-thien-nhan.htmlThu, 17 Jul 2014 03:04:07 +0000http://chanhkien.org/?p=22622Thế giới cần chân thành, lương thiện, hoà bình; sinh mệnh cần có "Chân, Thiện, Nhẫn".

The post Từ máy tính bàn về sinh mệnh cần “Chân-Thiện-Nhẫn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

1. Sự phát tán của virus máy tính

Trong lúc viết bài này, những virus trên Internet vẫn tiếp tục cố xâm nhập vào server của tôi. Gần đây, virus nhắm vào Windows càng ngày càng thêm hung hăng ngang ngược. Những virus này một khi lây nhiễm vào một máy tính không phòng bị, sẽ từ đây mà tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mới, ở trên Internet mà phát tán virus. Theo phần mềm bảo vệ máy tính trên website server ghi chép lại, phát hiện kỷ lục về virus vượt gấp hai lần truy cập bình thường. Vừa nói đến hacker, mọi người liền lập tức liên tưởng đến những chàng trai trẻ tuổi đến từ Âu Mỹ; nhưng trên thực tế gần đây, các loại virus đến từ Trung Quốc, Nhật Bản lại rất nhiều. Nhật Bản tự xưng là đất nước sáng lập ra IT (áp dụng máy tính vào sản xuất), cả nước Nhật rất nhanh chóng chỉnh đốn và sắp đặt cơ sở hạ tầng cho mạng lưới Internet. Tổng hợp hành chính của Nhật Bản đã tuyên bố rằng chỉ trong một tháng 10 năm 2001, mạng lưới Internet tốc độ cao đã có 270.000 người tham gia. Thông báo của Yahoo Nhật Bản cho biết mạng tốc độ cao của Yahoo Nhật Bản có số người đăng ký lên đến 1 triệu người ngay từ năm 2001. Hiện tại website, email và điện thoại di động đang phổ cập, trở thành thứ không thể thiếu của mọi người.

Theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sinh hoạt của mọi người càng ngày càng thuận tiện, nhưng ở một phương diện khác lại mang đến nguy hại càng lớn hơn, càng ngày càng rõ ràng. Nói ví dụ, cuối năm 2001, sự tổn thất do virus máy tính vượt xa 2, 3 năm trước gộp lại; hiện nay sự an toàn trên Internet đã là vấn đề lớn của các chuyên gia máy tính; một người sử dụng máy tính bình thường, nếu không cẩn thận rất có thể trở thành nạn nhân. Các phần mềm diệt virus và tường lửa đã trở thành sản phẩm dễ bán ở các cửa hàng máy tính, nhưng sau khi phát triển một phần mềm chống virus, sẽ có một virus mới sinh ra đời nhằm chống lại phần mềm đó, đối với việc này lại cần một update phần mềm chống virus mới, đây là một vòng tuần hoàn ác tính. Hơn nữa theo việc phổ cập nhanh chóng của Internet, virus máy tính được lan truyền nhanh hơn. Điển hình như sự kiện 11/9 ở nước Mỹ, đây không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà càng lộ ra tính trọng yếu của đạo đức. Nếu như không có người tạo ra virus, tình huống như vậy đã không xảy ra. Nếu như không có người làm hoạt động khủng bố, sẽ không có nhiều người phải hy sinh như vậy. Mọi người nếu đều tin tưởng vào kỹ thuật, chỉ bằng dục vọng của con người, mà không có sự ước chế của đạo đức… thì chuyện xấu nào cũng dám làm. Đây không phải là vấn đề kỹ thuật và pháp luật có thể giải quyết. Nếu như một người tin tưởng “Chân, Thiện, Nhẫn”, đối với người khác chân thành, lương thiện, luôn suy nghĩ cho người khác, một người không coi trọng danh lợi, liệu người đó sẽ làm việc xấu như vậy sao?

2. Sự nguy hại của trò chơi máy tính

Ở Nhật Bản, trò chơi máy tính (computer game) vô cùng thịnh hành. Không chỉ là trẻ con, mà cả người lớn cũng chơi.

Mọi người đã từng xem qua trò chơi đối kháng trên mạng chưa? Lúc đó, mặt mỗi người đều đỏ lên, chỉ muốn làm sao đánh bại đối phương; nếu tiếp tục chơi như vậy, người đó sẽ cho rằng thế giới này là mạnh được yếu thua, từ đó sẽ vì đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn. Thật đáng tiếc là các trò chơi tràn ngập giết chóc, bạo lực lại rất nhiều. Những năm gần đây, ở Nhật Bản tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội tăng lên rất cao; trong trường học các vụ việc ỷ mạnh hiếp yếu liên tiếp diễn ra, những điều này đều bắt nguồn từ đạo đức con người thấp kém, thiếu suy nghĩ vì người khác, thiếu thiện niệm trong tâm. Việc này có quan hệ rất lớn với các loại tuyên truyền của TV, trò chơi, báo chí. Bởi vì trẻ con lúc nhỏ sẽ bắt chước, từ nhỏ đã bị tiêm nhiễm những điều không tốt, thì khi trưởng thành sẽ biến thành người như thế nào đây? Kết quả là rõ ràng rồi.

Ngoài ra, trong trò chơi, chỉ cần nhấn nút reset, người chơi sẽ có thể bắt đầu trò chơi lại lần nữa. Dù là kết quả trong trò chơi thế nào, chỉ cần thử đi thử lại, mãi cho đến thành công. Nhưng cuộc sống là không như vậy, một người vô luận làm gì, người đó đều phải chịu trách nhiệm cho việc đó, làm chuyện xấu nhất định phải gánh chịu. Người chơi nhiều trò chơi sẽ rất dễ sinh ra ảo giác, tưởng rằng cuộc sống thực sẽ tương tự như trong trò chơi…. Những người như vậy rất có thể đã làm những chuyện xấu mà không thấy, hoặc không để tâm; đối với mọi người mà nói, thì đây là việc hết sức đáng sợ.

3. Máy tính cũng có sinh mệnh

Tôi trong văn phòng hay nghe nói, “Máy móc hôm nay tính tình không tốt…” Nói như vậy, mọi người khẳng định sẽ không tin, nhưng máy tính thật sự có sinh mệnh. Lấy một ví dụ, kế toán của công ty chúng tôi không rành máy tính cho lắm; một ngày nọ, cố mãi cũng không thể in chi phiếu ra, cô ấy tới tìm tôi, ở trước mặt tôi làm qua một lần, một chút vấn đề cũng không có. Vậy mà ngày hôm sau tôi đi ra ngoài, cô ấy ở một mình, lại in chi phiếu không được, cô không khỏi thốt lên: “Mi chờ đó, xem lão Ngô lát nữa về sẽ thu thập mi”, kết quả máy móc lập tức lại khôi phục bình thường.

4. Điều khiển máy tính? Hay bị máy tính điều khiển?

Hiện nay khắp nơi đều là máy tính. Có rất nhiều người cho rằng phải có máy tính, nếu không sẽ không theo kịp trào lưu của thời đại này. Vốn máy tính chẳng qua chỉ là công cụ để cuộc sống mọi người được dễ dàng hơn mà thôi; vậy mà không biết từ lúc nào, vì học máy vi tính, mọi người đành phải trả giá cao để mua sắm máy vi tính, hàng năm dùng tiền mua phần mềm, vì học cũng học trên máy tính, tham gia lớp học, làm việc cũng trên máy tính, thậm chí thiệp chúc Tết cũng được làm trên máy tính. Giống như con người đều bị máy vi tính điều khiển. Trong trường đại học của tôi có một người lớp trước nhận chức tại đại học ở Tokyo, có một lần gặp mặt ông, ông đã nói: “Tôi giống như bị sóng điện điều khiển cả ngày hay sao ấy.” Khi đó ông có mang theo hai chiếc điện thoại, hai thiết bị nhận gửi email, hơn nữa thư điện tử còn đang được chuyển qua sóng điện thoại di động. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ cập ở Nhật Bản, mọi nơi đều có thể lên mạng, mọi người cũng không còn tự do của mình, dù bạn đi đến chỗ nào, sóng điện từ đều có thể tìm được.

Tôi cũng không phản đối kỹ thuật hiện đại, thuận theo kỹ thuật phát triển, sinh hoạt của mọi người được cải thiện. Điều tôi muốn nói chính là cái khoa học này so với tưởng tượng của mọi người thì nông cạn hơn rất nhiều. Con người không thể chỉ vì dục vọng của mình mà một mực phát triển kỹ thuật. Lấy một ví dụ đơn giản, trong 20 năm qua, lĩnh vực phát triển mạnh nhất là gì, mọi người biết chăng? Là lĩnh vực máy vi tính. Máy vi tính tại thế chiến thứ II bắt đầu theo sự cần thiết của quân sự, cho tới hôm nay nó đã có phát triển cực lớn. Hiện nay ngoại trừ đảo hoang hoặc sa mạc không có người ra thì dường như không chỗ nào không có sự hiện diện của máy vi tính. Máy tính cá nhân, nồi cơm điện, tủ lạnh, v.v. dường như tất cả vật phẩm đều có sự khống chế của máy tính. IBM thậm chí còn nghiên cứu và chế tạo thành công loại máy tính có thể nhìn xuyên qua, mọi người giống như đang bị chôn vùi trong biển máy tính. Nói là con người điều khiển máy vi tính, nhưng mặt khác, con người càng sử dụng máy vi tính, con người lại càng bị máy tính khống chế. Con người thật giống như trở thành nô lệ cho máy tính. Hiện nay con người dựa vào máy tính mà lưu trữ tài liệu, dữ liệu cổ phiếu, phân tích kinh doanh đều dựa vào máy tính; phát triển tiếp theo chính là dùng máy tính làm ra quyết định, ví như xe lửa, máy bay đã có thể dùng máy tính tự động điều khiển; tiến tiếp nữa thì con người cần phải nghe máy tính mới được; tiếp sau đó là máy tính hoàn toàn chỉ huy con người, máy tính càng ngày càng có trí tuệ nhân tạo; ở trong thi đấu cờ vua, máy tính đã chiến thắng siêu kiện tướng của con người; con người cũng càng ngày càng phụ thuộc vào máy tính, cuối cùng là hoàn toàn bị máy tính khống chế, con người chính là đang bị lợi dụng dục vọng của mình mà huỷ diệt bản thân.

Người nước ngoài nào đến Nhật Bản, đều nhìn tốc độ đi trên đường của người dân Nhật Bàn mà giật mình. Con người mỗi ngày đều bận rộn tối tăm mặt mũi với công việc, từ sáng sớm đến tối muộn. Nhưng con người vì sao đến thế gian? Mỗi ngày đều bận rộn nhiều việc như vậy, kết quả được cái gì? Có bao nhiêu thời gian trò chuyện với người nhà? Bạn tri âm có bao nhiêu? Mỗi ngày, xung quanh không phải chiến tranh, thì là cổ phiếu, hoặc là tội phạm, trong nội tâm đến bao giờ mới được yên tĩnh đây? Nhưng một người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”, đối với chính mình chính trực, suy nghĩ cho người khác, không chấp trước vào được mất nơi thế gian, thì nội tâm của người đó tự nhiên được yên bình và phẳng lặng.

5. Máy tính càng tân tiến, con người càng thoái hoá

Máy vi tính dẫu phức tạp thế nào, nhưng từ một người làm hệ thống mà suy nghĩ, thì chính là một hệ thống đầu vào và đầu ra (input-output); quay trở lại xem xã hội nhân loại, thì cá nhân là đơn vị nhỏ nhất tạo thành xã hội – bản thân con người là đa dạng nhiều sắc mầu. Đầu vào giống nhau, thì máy vi tính sẽ cho ra kết quả giống nhau. Nhưng con người thì khác. Con người không chỉ có thân thể vật chất, mà “còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã.” (Bài giảng thứ nhất “Chuyển Pháp Luân”). Cùng một vấn đề, nhưng người khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau; thậm chí dù là người giống nhau, nhưng thời gian, tình huống, tâm thái khác nhau cũng sẽ sinh ra kết quả khác nhau. Cùng với sự phổ biến của TV và máy tính, mọi người không còn nhận ra tư tưởng của mình nữa, cuộc sống của con người chẳng phải càng ngày càng trở nên đơn điệu, ngôn ngữ càng ngày càng nông cạn, càng ngày càng giống nhau hay sao? Mọi người thử suy nghĩ một chút, chúng ta mỗi người đều không giống đám đông đó, đều là độc lập, có bản tính của mình; nếu như tất cả mọi người đều có cùng một tư tưởng, cùng một cách thức vận động, mặc quần áo giống nhau, cùng cá tính, cùng văn hoá, thì đó không phải là điều quá bi thảm hay sao? Tôi thường xuyên chứng kiến cha mẹ cho con cái sử dụng máy vi tính khi tuổi còn rất nhỏ, và nghĩ rằng học máy tính có thể nâng cao trí tuệ. Nhưng các bạn có biết chăng, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với máy tính so với những đứa trẻ không tiếp xúc máy tính thì trí nhớ kém hơn rất nhiều, kém hơn 2 lần. Điểm này bạn có thể tìm hiểu để xác nhận.

Con người tự mình có rất nhiều khả năng. Ví như con mắt thứ ba gọi là “thiên mục”, năng lực dao thị, hoặc công năng túc mệnh thông để biết rõ quá khứ, tương lai và vận mệnh, v.v. Những siêu năng lực này đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Chúng ta giờ đây xem chúng là công năng đặc dị, thật ra chúng đều là bản năng của con người, là tiềm năng của thân thể người, chỉ là thuận theo xã hội loài người chúng ta phát triển, tư duy trong đại não con người ngày càng trở nên phức tạp, càng ngày càng coi trọng thực tế, càng ngày càng ỷ lại vào công cụ hiện đại hoá; như vậy, bản năng của con người càng ngày càng thoái hoá rồi. Một mực phát triển khoa học, nếu người sử dụng có đạo đức thấp kém, chẳng phải còn có chuyện đáng sợ hơn thế sao? Có người cho rằng những vấn đề hiện nay có thể thông qua những kỹ thuật tân tiến mà giải quyết, nhưng đây chỉ là suy nghĩ bề ngoài, nếu chúng thuộc về tiêu chuẩn đạo đức thì không giải quyết được, cái gì cũng không giải quyết được. Mọi người hẳn đều biết rõ vụ khủng bố bệnh than xảy ra ở nước Mỹ, nhưng trong tự nhiên không tồn tại bệnh than, mà vi khuẩn than là được chế tạo trong phòng thí nghiệm, điều này có đáng sợ không? Con người vì dục vọng của mình mà đã tạo ra thứ đáng sợ như thế. Lại ví dụ như, để gia tăng sản lượng thịt bò, vốn là loài ăn cỏ nay lại cho ăn thịt, sử dụng các loại dược phẩm và ADN, kết quả tạo thành bệnh bò điên. Điều này họ nói là vấn đề kỹ thuật, chứ không nói do đạo đức quá thấp kém mà nảy sinh vấn đề; nếu con người không có thiện tâm, thì sẽ không có khả năng giải quyết vấn đề từ căn bản.

Xã hội nhân loại hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề, mà muốn giải quyết tận gốc chúng, thì đầu tiên phải bắt đầu từ nhân tâm. Thế giới cần chân thành, lương thiện, hoà bình; sinh mệnh cần có “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Xem thêm:

>> Chuột máy tính và ngôn ngữ lập trình
>> Quan điểm của tôi về “tin tặc”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/13655

The post Từ máy tính bàn về sinh mệnh cần “Chân-Thiện-Nhẫn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Từ “nhiều con nhiều phúc” suy ngẫm chuyện sinh conhttps://chanhkien.org/2013/10/tu-nhieu-con-nhieu-phuc-suy-ngam-chuyen-sinh-con.htmlFri, 18 Oct 2013 09:31:07 +0000http://chanhkien.org/?p=22495Người xưa nói “nhiều con nhiều phúc”, thật ra rất có đạo lý.

The post Từ “nhiều con nhiều phúc” suy ngẫm chuyện sinh con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tô Tỉnh

[Chanhkien.org] Người xưa nói “nhiều con nhiều phúc”, thật ra rất có đạo lý. Đạo đức của người xưa tương đối cao, con cái đều hiếu kính cha mẹ, con nhiều thì khi tuổi già được chăm sóc nhiều, đây là thứ nhất.

Từ một cấp độ cao hơn mà xét, thật ra nuôi con chính là trả nợ, đời này nuôi con nhiều, trả nợ càng nhiều, nghiệp lực càng ít, phúc phận càng lớn, đây là thứ hai.

Qua giảng Pháp của Sư phụ, chúng ta có thể biết được nghiệp lực còn có quá trình truyền thừa, tổ tông có thể truyền xuống. Như vậy tôi hiểu, con cái càng nhiều có thể giúp cha mẹ truyền xuống càng nhiều, như vậy nghiệp lực của cha mẹ sẽ giảm bớt, cũng có thể nói nhiều phúc vậy, đây là thứ ba.

Người trong tam giới phải qua lục đạo luân hồi. Đối với con người mà nói, nếu cha mẹ  đối với con cái quá tốt, hoặc con cái đối với cha mẹ không hiếu thuận, thì quan hệ cha mẹ con cái ở kiếp này có thể đổi lại ở kiếp sau, kiếp sau con cái biến thành cha mẹ, cha mẹ ở kiếp trước nay có thể là con cái ở kiếp sau. Người trong tam giới phải qua lục đạo luân hồi. Khi một sinh mệnh chuyển sinh, phải có cha mẹ nuôi dưỡng nó. Nếu một người làm cha làm mẹ ở kiếp này có nhiều con và đối với con rất tốt, như vậy kiếp sau chuyển sinh rồi trưởng thành, con của họ ở kiếp trước nay là cha mẹ sẽ nuôi dưỡng họ được tốt. Con càng nhiều, ở kiếp sau càng có thể được chuyển sinh đến một gia đình có điều kiện tốt, có được điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn, như vậy họ vì kiếp nhân sinh đời sau mà đặt nền móng. Nhưng nếu nghiệp lực người đó lớn, con được nuôi dưỡng ít, hoặc đối với con không tốt, như vậy kiếp sau có thể sẽ không gặp cha mẹ tốt để nuôi dưỡng, thậm chí là cô nhi, hoặc bị người vứt bỏ. Có khi, tôi nhìn thấy một vài người trẻ tuổi tuyên bố cả đời sẽ không có con, chỉ cần cuộc sống của hai người vui vẻ hạnh phúc là được rồi. Tôi thấy họ thật ngốc, nếu họ đời này không muốn có con, không nói đến tuổi già sẽ cô đơn tịch mịch, mà kiếp sau có thể sẽ thành cô nhi. Đây là thứ tư.

Trên đây là thể ngộ của riêng tôi, tuy nói “nhiều con nhiều phúc”, nhưng những lời như “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (câu của Mạnh Tử, ý là trong ba điều bất hiếu, không có hậu duệ là tội lớn nhất) cũng vô cùng chuẩn xác. Trên thực tế, nuôi con dưỡng cái đối với con người mà nói là có hàm nghĩa rất sâu sắc. Những tư tưởng không sinh con, nhân bản người đều vô cùng biến dị và bại hoại, cũng là người ngoài hành tinh vì quấy nhiễu lục đạo luân hồi của con người mà làm ra an bài.

Đương nhiên một người có thể sinh bao nhiêu con, là tùy theo tự nhiên, lượng sức mà làm, không thể cưỡng cầu. Thật ra đều có Thần trông coi cả. Dù có bao nhiêu con, chỉ cần tận tâm tận sức nuôi nấng giáo dục, dạy con trở thành người tốt, thậm chí làm một người tu luyện, thì đều sẽ có phúc báo cả.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi, nếu có chỗ sai sót, xin vui lòng chỉ ra cho.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/11078

The post Từ “nhiều con nhiều phúc” suy ngẫm chuyện sinh con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thi đấu thể thaohttps://chanhkien.org/2011/02/thi-dau-the-thao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/02/thi-dau-the-thao.html#respondSat, 19 Feb 2011 07:18:36 +0000https://chanhkien.org/?p=10665[Chanhkien.org] Nhiều người đã nghe về câu chuyện này: Một người tới thăm một ngôi trường nọ và thấy một nhóm học sinh đang chơi bóng rổ trong sân trường. Anh hỏi thầy giáo: “Tại sao thầy không cho mỗi em một quả bóng? Các em đang gắng sức và khổ cực đuổi theo cùng […]

The post Thi đấu thể thao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Nhiều người đã nghe về câu chuyện này: Một người tới thăm một ngôi trường nọ và thấy một nhóm học sinh đang chơi bóng rổ trong sân trường. Anh hỏi thầy giáo: “Tại sao thầy không cho mỗi em một quả bóng? Các em đang gắng sức và khổ cực đuổi theo cùng một quả bóng!

Câu chuyện trên tất nhiên là một truyện cười, nhưng sau đó tôi không còn nghĩ nó là truyện cười nữa. Đây thực sự là cách một sinh mệnh cao tầng nghĩ về thi đấu thể thao trong thế giới con người. Trong một xã hội thực sự thanh bình, liệu người ta có thể vẫn thích xem những trận thi đấu thể thao đầy sức mạnh như bóng rổ hay bóng đá hay không?

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/926

The post Thi đấu thể thao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/02/thi-dau-the-thao.html/feed0
Viễn cảnh về xã hội tương laihttps://chanhkien.org/2011/01/vien-canh-ve-xa-hoi-tuong-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/vien-canh-ve-xa-hoi-tuong-lai.html#respondFri, 28 Jan 2011 14:31:32 +0000https://chanhkien.org/?p=10560Tác giả: Một học viên Singapore [Chanhkien.org] Với Sư phụ đích thân hạ thế cứu độ, quá trình tu luyện của đệ tử Đại Pháp sẽ vĩ đại và huy hoàng nhất trong lịch sử. “Khi lịch sử lật sang một trang mới, những ai được lưu lại sẽ chứng kiến sự vĩ đại của […]

The post Viễn cảnh về xã hội tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Singapore

[Chanhkien.org] Với Sư phụ đích thân hạ thế cứu độ, quá trình tu luyện của đệ tử Đại Pháp sẽ vĩ đại và huy hoàng nhất trong lịch sử. “Khi lịch sử lật sang một trang mới, những ai được lưu lại sẽ chứng kiến sự vĩ đại của chư vị”. («Lý tính»)

Một cách tự nhiên, sau khi chứng kiến cảnh tượng huy hoàng này, toàn thể xã hội nhân loại sẽ bước vào một thời đại tu luyện. Tới lúc đó, trái đất sẽ được làm mới và mọi thứ tỏa sáng trong sự rực rỡ của thế kỷ mới. Với những ai được lưu lại, sẽ không có sinh mệnh tà ác cao tầng nào còn khống chế họ nữa. Con người như bước ra khỏi cõi mê và hiểu điều gì vừa xảy ra. Tâm của họ sẽ bị chấn động mạnh mẽ bởi Đại Pháp.

Đó sẽ là một xã hội tu luyện. Con người sẽ tôn trọng tu luyện và hướng đến cảnh giới cao hơn. Tu luyện sẽ trở thành tiêu chuẩn quyết định điều gì nên lưu lại và điều gì không. Tu luyện sẽ đưa xã hội nhân loại trở lại con đường chính. Con người sẽ minh xác mục đích chân chính của đời người là phản bổn quy chân.

Trên trái đất, con người là trân quý nhất. Mọi thứ trên thế giới sẽ được tạo ra để con người tu luyện. Phương thức sinh hoạt, phục sức, trang trí,… sẽ thay đổi cùng sự thăng tiến trong quan niệm của con người. Chúng sẽ phát triển theo hướng lành mạnh và tự nhiên.

Trong tu luyện, những ai có công năng có thể thực sự đi một ngàn dặm mỗi ngày hay thậm chí chưa đến một ngày. Con người sẽ dần dần từ bỏ các phương tiện giao thông hiện thời. Về hệ thống giáo dục, bắt đầu từ mẫu giáo cho đến tiểu học, trung học, đại học, viện nghiên cứu sẽ không có cách nào thỏa mãn nhu cầu của con người về khám phá sinh mệnh, tự nhiên và vũ trụ chỉ bằng khoa học; nó sẽ dần dần bị quên lãng. Con người sẽ dần dần từ bỏ khoa học hiện thời. Mọi thứ tập trung vào khoa học sẽ được gỡ dần từng lớp một tựa như vỏ cây bị lão hóa vậy.

Con người sẽ có thực phẩm tự nhiên, cũng như nước uống tinh khiết từ suối, sông và hồ. Các bộ môn liên quan đến chế biến thực phẩm và đồ uống sẽ dần không còn tồn tại nữa.

Phúc phận của một người lớn đến đâu có liên quan tới tầng thứ tu luyện của người đó. Những người ở tầng thứ cao có thể trở thành quốc vương. Tầng thứ càng cao, con người càng đối xử tốt với người khác và giữ một trái tim từ bi. Ai ai cũng đều hành xử như vậy, nỗ lực đề cao tâm tính.

Bởi vì con người phải hoàn trả nợ nghiệp, cuộc sống của họ có thể sẽ rất khổ. Tuy nhiên xét về mặt tu luyện, đây không phải là điều xấu. Càng khổ thì càng dễ tu được xuất lai. Những trải nghiệm tuyệt vời sẽ xuất hiện cùng sự tu luyện, khiến con người cảm thấy mọi thứ ngày càng tốt đẹp hơn. Sự hài lòng thỏa mãn của con người với tầng thứ địa cầu này sẽ không là gì cả. Ngược lại, nó khiến người ta sinh tâm an dật và quên đi mục đích nhân sinh. Sư phụ giảng: “Nếu ví như chư vị ở chốn người thường toàn hưởng phúc, có tiền đến mức giường ở nhà chư vị cũng dùng tiền mà lót, chẳng có tội khổ gì, thì có bảo làm thần tiên chư vị cũng chẳng làm.”Chuyển Pháp Luân»)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/8/22/11374.html
http://pureinsight.org/node/950

The post Viễn cảnh về xã hội tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/vien-canh-ve-xa-hoi-tuong-lai.html/feed0
Thói quen mua sắm biến dịhttps://chanhkien.org/2010/11/thoi-quen-mua-sam-bien-di.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thoi-quen-mua-sam-bien-di.html#respondFri, 12 Nov 2010 15:57:54 +0000https://chanhkien.org/?p=7759Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Cao Hùng, Đài Loan [Chanhkien.org] Trong một dịp hiếm hoi, tôi có một chút thời gian rảnh rỗi ở nhà. Tôi cố gắng mở ngăn kéo chiếc bàn sau khi luyện công và học Pháp xong. Nó rất khó mở, vì có rất nhiều thứ ở bên […]

The post Thói quen mua sắm biến dị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp tại Cao Hùng, Đài Loan

[Chanhkien.org] Trong một dịp hiếm hoi, tôi có một chút thời gian rảnh rỗi ở nhà. Tôi cố gắng mở ngăn kéo chiếc bàn sau khi luyện công và học Pháp xong. Nó rất khó mở, vì có rất nhiều thứ ở bên trong. Tôi tự nói với mình rằng phải sắp xếp lại chúng cho ngăn nắp. Cuối cùng, tôi đã mở được ngăn kéo. Tôi ngạc nhiên khi thấy mình đã tham lam như thế nào. Tôi đã mua rất nhiều thẻ, bookmark, đồ thủ công, và nhiều thứ khác nữa. Tất cả chúng đều được mua khi tôi đi du lịch nước ngoài trước khi đắc Pháp. Tôi coi chúng như báu vật khi mua, nhưng lại vứt chúng qua một bên sau khi trở về nhà và không chú ý trong nhiều năm. Các bạn thử nghĩ xem: đây là tâm thái gì?

Đây là một trong những tư tưởng biến dị của người hiện đại: sở hữu vô tội vạ. Gần như thói quen mua sắm của tất cả mọi người đều là “nhiều hơn, tốt hơn và mới hơn”. Theo đuổi mù quáng, sở hữu tham lam, và tiêu xài phóng túng – đây là các giá trị của người hiện đại. Toàn bộ hoàn cảnh bên ngoài đều khuyến khích con người ta tiêu pha nhiều hơn điều mà họ thực sự cần, từ đó hình thành một loại hành vi.

Sau khi nghĩ về nó, tôi rùng mình. Tôi đã từng là một phần của hành vi biến dị này!

May mắn thay, giờ tôi đã đắc Pháp và có thể thấy điều này thật rõ ràng. Sư phụ viết trong «Hồng Ngâm»:

Phóng hạ chấp trước

Thế gian nhân đô mê,
Chấp trước danh dữ lợi,
Cổ nhân thành nhi thiện,
Tâm tĩnh phúc thọ tề.

Tạm dịch:

Phóng hạ chấp trước

Người thường nhiều mê muội,
Chấp trước danh và lợi,
Cổ nhân lòng thành thực,
Tâm tĩnh phúc thọ đầy.

Sở hữu nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn. Ngược lại, chỉ sau khi từ bỏ mọi chấp trước, chúng ta mới có thể công thành viên mãn!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/8/16/11336.html
http://pureinsight.org/node/913

The post Thói quen mua sắm biến dị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thoi-quen-mua-sam-bien-di.html/feed0
Thế giới toán họchttps://chanhkien.org/2010/11/the-gioi-toan-hoc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/the-gioi-toan-hoc.html#respondTue, 02 Nov 2010 16:05:51 +0000https://chanhkien.org/?p=7626Tác giả: Một học viên Đài Loan [Chanhkien.org] Một ngày nọ khi đang luyện công, tôi nhìn thấy một thế giới nơi chỉ có các con số, ký hiệu toán học, dấu tích phân… tất cả mọi thứ đều đang sống. Trong thế giới này, con số toán học cũng là một dạng sinh mệnh. […]

The post Thế giới toán học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đài Loan

[Chanhkien.org] Một ngày nọ khi đang luyện công, tôi nhìn thấy một thế giới nơi chỉ có các con số, ký hiệu toán học, dấu tích phân… tất cả mọi thứ đều đang sống. Trong thế giới này, con số toán học cũng là một dạng sinh mệnh. Đó là một thế giới của các con số. Môn toán mà các nhà khoa học hiện đang sử dụng và nghiên cứu bắt nguồn từ chính thế giới này.

Khoa học hiện đại dựa vào toán học, và các nhà khoa học sử dụng toán học để mô tả một hiện tượng tự nhiên hay để giải thích một vấn đề. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể sử dụng các công thức toán học để giải thích vũ trụ này được hình thành như thế nào.

Thực ra, cách nghĩ này là sai. Vũ trụ vô cùng rộng lớn, nhưng thế giới toán học chỉ tồn tại trong một phạm vi nhất định, nó chỉ là một trong vô lượng các thế giới. Bất cứ điều gì vượt ra khỏi phạm vi của nó sẽ độc lập với toán học, và do vậy, không được xây dựng dựa trên các nguyên lý toán học.

Các nhà khoa học cho rằng lĩnh vực toán học là rộng lớn vô hạn, và đây là một giả định sai lầm, vì thế giới toán học là có lằn mé.

Vậy thì tại sao các nhà khoa học có thể vận dụng toán học để giải thích một số hiện tượng phi toán học? Suy nghĩ của tôi là mỗi sự vật trong vũ trụ này đều có thể biểu hiện như là một ‘cái bóng’ ở các thế giới khác. Và bằng cách sử dụng toán học, một phương pháp từ bên ngoài có thể được dùng để giải thích những điều ở các thế giới khác. Cũng như vậy, một chiếc gương có thể phản chiếu hình ảnh của vật thể, nhưng đó không phải là vật chân thực.

Mỗi loại nguyên lý tự nhiên mà khoa học ngày nay nói đến thực ra chỉ là ảnh tượng của một nguyên lý được phản chiếu từ thế giới toán học. Điều mà các nhà khoa học nghĩ là đã được ‘khai sáng’ chẳng qua chỉ là khám phá ra những ‘cái bóng’ này và ghi lại chúng mà thôi. Những ai không tu luyện có thể nghĩ rằng các công thức này đến từ suy nghĩ của chính họ {các nhà khoa học}, nhưng không phải vậy! “Suy nghĩ” chỉ là một khả năng của con người.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/979

The post Thế giới toán học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/the-gioi-toan-hoc.html/feed0
Dân tộc, kiến trúc và ngôn ngữ nhân loạihttps://chanhkien.org/2010/10/dan-toc-kien-truc-va-ngon-ngu-nhan-loai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/dan-toc-kien-truc-va-ngon-ngu-nhan-loai.html#respondSat, 30 Oct 2010 13:30:52 +0000https://chanhkien.org/?p=7504Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Dân tộc: Không những các chủng tộc trên trái đất là đối ứng với các chủng tộc trên thiên thượng, mà các dân tộc và sắc dân trong cùng một chủng tộc cũng đối ứng với các dân tộc trên thiên thượng. Các vấn đề và xung […]

The post Dân tộc, kiến trúc và ngôn ngữ nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Dân tộc: Không những các chủng tộc trên trái đất là đối ứng với các chủng tộc trên thiên thượng, mà các dân tộc và sắc dân trong cùng một chủng tộc cũng đối ứng với các dân tộc trên thiên thượng. Các vấn đề và xung đột giữa các dân tộc trên trái đất là tác dụng phụ của những xung đột giữa các nhóm dân tộc trên thiên thượng đã bị lệnh khỏi đặc tính của vũ trụ.

Kiến trúc: Bất kể được xây dựng ở Trung Quốc hay nơi nào khác, từ cung điện cho tới nhà dân, các kiến trúc cổ đại đều bắt nguồn từ những kiểu kiến trúc trên các thiên giới khác nhau.

Ngôn ngữ: Bất kể là tiếng Trung Quốc hay ngôn ngữ nào khác, các ngôn ngữ cổ đại đều đối ứng với ngôn ngữ của các chủng tộc trên thiên thượng. Bất cứ cái gọi là “ngôn ngữ toàn cầu” nhân tạo nào đó sẽ rất khó phổ biến, bởi vì nó không có nguồn gốc. Ngôn ngữ hiện đại đã bị cải biến và sửa đổi bởi người ngoài hành tinh. Đây là một trong những kế hoạch của người ngoài hành tinh để cố gắng thay thế nhân loại.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/892

The post Dân tộc, kiến trúc và ngôn ngữ nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/dan-toc-kien-truc-va-ngon-ngu-nhan-loai.html/feed0
Về chế độ phân cấp trong phim ảnh và chương trình truyền hìnhhttps://chanhkien.org/2010/10/ve-che-do-phan-cap-trong-phim-anh-va-chuong-trinh-truyen-hinh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ve-che-do-phan-cap-trong-phim-anh-va-chuong-trinh-truyen-hinh.html#respondFri, 29 Oct 2010 15:09:50 +0000https://chanhkien.org/?p=7144Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Lúc ban đầu, điện ảnh và các chương trình truyền hình là một hình thức giải trí đại chúng và nội dung của chúng phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng xã hội thay đổi đã mang đến sự trượt dốc trong đạo đức con người. Đạo […]

The post Về chế độ phân cấp trong phim ảnh và chương trình truyền hình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Lúc ban đầu, điện ảnh và các chương trình truyền hình là một hình thức giải trí đại chúng và nội dung của chúng phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng xã hội thay đổi đã mang đến sự trượt dốc trong đạo đức con người. Đạo đức nhân loại càng suy đồi, các nội dung “giải trí” không lành mạnh đã bắt đầu hình thành. Người ta dường như nhận ra nó, và điều này dẫn tới chế độ phân cấp nội dung.

Phim ảnh và chương trình truyền hình nhìn chung được phân cấp như sau (ở các nước khác nhau có các quy định cụ thể khác nhau): cấp 1 là chấp nhận được với tất cả mọi lứa tuổi; cấp 2 là dành cho người trên 16 tuổi. ngoại trừ trẻ được giám sát bởi cha mẹ; cấp 3 là chỉ dành cho người lớn. [Ban biên tập: Riêng ở Mỹ, ký hiệu chữ “G” là dành cho khán giả phổ thông; ‘P.G.-13’ là dành cho trẻ em dưới 13 tuổi có sự giám sát của che mẹ; ‘R’ là hạn chế khán giả, hay chỉ dành cho người lớn; và ‘X-rated’ là để cảnh báo người xem rằng bộ phim có nội dung khiêu dâm.

Đâu là cơ sở cho sự phân cấp này? Đó là tỷ lệ của khủng bố, bạo lực, và khiêu dâm trong nội dung của bộ phim hay chương trình. Chế độ phân cấp này dường như là một ý tưởng hay và tiến bộ, nhưng thực ra là ngược lại – nó là một phương pháp điển hình để giải quyết vấn đề, và nó cho thấy sự bại hoại trong đạo đức của nhân loại. Lý do như sau:

1. Chế độ phân cấp đã mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của khủng bố, bạo lực và khiêu dâm trong phim ảnh và chương trình truyền hình, quảng bá nó, và thúc đẩy sự tuột dốc của đạo đức nhân loại. Trong xã hội hiện đại, phim ảnh và chương trình truyền hình có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Thực ra, chúng có thể làm hại người ta, nhưng người ta không nhận ra nó, đặc biệt khi đạo đức đã bại hoại.

2. Sự phân cấp này tăng cường sự tò mò ở trẻ nhỏ và khiến chúng càng dễ bị tổn hại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/12/27/13063.html
http://pureinsight.org/node/1005

The post Về chế độ phân cấp trong phim ảnh và chương trình truyền hình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ve-che-do-phan-cap-trong-phim-anh-va-chuong-trinh-truyen-hinh.html/feed0
Chuột máy tính và ngôn ngữ lập trìnhhttps://chanhkien.org/2010/10/chuot-may-tinh-va-ngon-ngu-lap-trinh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/chuot-may-tinh-va-ngon-ngu-lap-trinh.html#respondSat, 23 Oct 2010 14:23:14 +0000https://chanhkien.org/?p=7005Tác giả: Một học viên Pháp Luân Công Đài Loan [Chanhkien.org] Con chuột máy tính là một công cụ được người ngoài hành tinh phát triển. Vì một số người ngoài hành tinh chỉ có hai ngón tay, nên chuột máy tính chỉ có hai nút bấm. Chức năng vật lý của cơ thể người […]

The post Chuột máy tính và ngôn ngữ lập trình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Pháp Luân Công Đài Loan

[Chanhkien.org] Con chuột máy tính là một công cụ được người ngoài hành tinh phát triển. Vì một số người ngoài hành tinh chỉ có hai ngón tay, nên chuột máy tính chỉ có hai nút bấm. Chức năng vật lý của cơ thể người sẽ bị thoái hóa vì sử dụng chuột. Những cử động vật lý của con người ta được kết nối với bộ não người, và chủ nguyên thần của người ta điều khiển chức năng bộ não. Con người càng lười sử dụng tay, thì chủ nguyên thần của họ sẽ ngày càng thoái hóa, và họ càng dễ bị các tín tức ngoại lai can nhiễu và điều khiển. Theo báo cáo của Y học đương đại, những người sử dụng máy tính trong một thời gian dài và không tập thể dục thường xuyên ngày càng có nguy cơ trầm cảm cao. Đây chính là lý do.

Các lập trình viên đôi khi viết các chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. Ý niệm phát xuất ra từ việc sử dụng ngôn ngữ lập trình sẽ tạo ra một loại vật chất có hình thức tương tự bộ não ở không gian khác. Chúng là hình thức bộ não đơn giản nhất và rất dễ điều khiển. Chỉ cần nhập chỉ lệnh vào và nó sẽ làm theo lệnh để đạt được mục đích ích kỷ của người ngoài hành tinh. Một số lập trình viên mắc chứng đãng trí hoặc hay quên, vì não của họ đã bị thay thế một phần. Không chỉ có vậy, việc sử dụng tất cả các thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là những thiết bị phát ra sóng điện từ mạnh mẽ, chẳng hạn điện thoại di động, máy nhắn tin, TV, lò vi sóng, và nhiều thứ khác, cũng có ảnh hưởng nào đó tới con người, ngoại trừ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Chúng ta cũng nên cẩn thận khi sử dụng các thiết bị loại này.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/172

The post Chuột máy tính và ngôn ngữ lập trình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/chuot-may-tinh-va-ngon-ngu-lap-trinh.html/feed0
Một đôi lời: Kinh tế họchttps://chanhkien.org/2010/10/mot-doi-loi-kinh-te-hoc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/mot-doi-loi-kinh-te-hoc.html#respondSat, 23 Oct 2010 14:21:21 +0000https://chanhkien.org/?p=7003[Chanhkien.org] Trường phái chiếm ưu thế trong tư tưởng kinh tế học hiện đại được thiết lập dựa trên sự ngụy biện. Vì “kinh tế học” là một khái niệm xuất hiện trong thời kỳ mạt pháp, nó căn bản dựa trên sự biến dị (cũng rất giống với “chính trị”). Một trong những nguyên […]

The post Một đôi lời: Kinh tế học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Trường phái chiếm ưu thế trong tư tưởng kinh tế học hiện đại được thiết lập dựa trên sự ngụy biện. Vì “kinh tế học” là một khái niệm xuất hiện trong thời kỳ mạt pháp, nó căn bản dựa trên sự biến dị (cũng rất giống với “chính trị”).

Một trong những nguyên tắc chủ yếu nhất của kinh tế học hiện đại là ‘con người cơ bản là ích kỷ, quyết định kinh tế của họ dựa trên sự theo đuổi lợi ích cá nhân: họ sẽ làm bất cứ sự lựa chọn nào phục vụ tốt nhất cho lợi ích của chính họ.’

“Kinh tế học” bắt đầu bằng sự quan sát các xu hướng và khuôn mẫu phát triển trong xã hội, ở trong một thời kỳ mà thực ra, nhân tâm đã trở nên ngày càng suy đồi. Và rồi, các học thuyết như “quy luật kinh tế” sẽ xác định hành vi con người, và hạn chế con người.

Thực ra, nhân loại tương lai sẽ thật sự tốt bụng và vị tha. “Kinh tế học” có thể sẽ không tồn tại nữa, vì con người không hoàn toàn dựa trên tư lợi và truy cầu vật chất nữa; thay vào đó, họ dựa trên sự theo đuổi đạo đức để đạt tới các cảnh giới cao hơn.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/794

The post Một đôi lời: Kinh tế học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/mot-doi-loi-kinh-te-hoc.html/feed0
Luật nhân quả trong World Cup 2010https://chanhkien.org/2010/09/luat-nhan-qua-trong-world-cup-2010.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/luat-nhan-qua-trong-world-cup-2010.html#respondSun, 19 Sep 2010 18:15:39 +0000https://chanhkien.org/?p=6746Tác giả: Cổ Tiến [Chanhkien.org] Luật nhân quả đã đóng một vai trò quan trọng trong giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2010 và quyết định số phận các đội bóng một cách đáng ngạc nhiên. Trước trận bán kết giữa Đức và Tây Ban Nha tại World Cup, việc dự doán […]

The post Luật nhân quả trong World Cup 2010 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Cổ Tiến

[Chanhkien.org] Luật nhân quả đã đóng một vai trò quan trọng trong giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2010 và quyết định số phận các đội bóng một cách đáng ngạc nhiên.

Trước trận bán kết giữa Đức và Tây Ban Nha tại World Cup, việc dự doán xem đội nào giành chiến thắng đã trở thành một chủ đề nóng. Sau khi đánh bại Argentina với tỷ số 4-0, Đức trở thành ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch World Cup. Đội Đức dường như không thể cản nổi.

Tuy nhiên, một ngày trước trận đấu, ‘lời tiên tri’ từ chú bạch tuộc Paul đã lan rộng nhanh chóng. “Thầy bói Paul” đã chọn chiếc bình thủy tinh có cắm cờ Tây Ban Nha. Sự lựa chọn của chú bạch tuộc dường như không phải là chuyện gì lớn lắm, nhưng dù tin hay không, những sự lựa chọn của Paul đã đúng 100% tại World Cup. Dự đoán của Paul không chỉ làm tan vỡ trái tim của các cổ động viên Đức, mà còn khiến các chuyên gia bóng đá kinh ngạc. Vài giờ sau khi tiên đoán của Paul được công bố, những lời bình luận và bài báo ủng hộ đội Tây Ban Nha bắt đầu xuất hiện. Không ai dám dự đoán chắc chắn đội nào sẽ thắng. Mọi người đều nói rất mập mờ. Rõ ràng là, chú bạch tuộc Paul đã khiến các chuyên gia mất tự tin.

Sau lễ khai mạc World Cup, không mấy ai ủng hộ đội Đức, khi thủ quân Ballack bị chấn thương, khiến anh không thể tham dự World Cup. Một nửa số cầu thủ trong đội bóng còn rất trẻ. Họ đã không chơi tốt trong những trận vòng loại và các cổ động viên Đức tỏ ra rất lo lắng.

Tuy nhiên, trong trận ra quân, Đức thắng Australia tới 4-0. Toàn nước Đức nổ tung vì vui sướng. Mặc dù đội Đức có kỹ thuật hơn Australia, không ai ngờ được kết quả lại là hoàn toàn áp đảo như vậy.

Ở vòng 1/16, đội Đức phải gặp Anh. Lần này, Đức bị mất tự tin. Trong trận đấu đó, trọng tài đã phạm sai lầm và đóng góp vào kết quả cuối cùng: Đức đại thắng Anh với tỷ số 4-1. Sau trận đấu, các cổ động viên Anh đã không phàn nàn quá nhiều về lỗi này, mà họ chỉ phàn nàn rằng đội nhà đã chơi không tốt.

Sau đó, “Thần” dường như đã phù hộ đội Đức. Ở trận tứ kết, đội đức trẻ trung đã đè bẹp Argentina với tỷ số 4-0.

Lúc này, đội Đức đã giành được cảm tình từ tất cả mọi người. Họ dường như không thể bị đánh bại. Tất cả mọi người, ngoại trừ chú bạch tuộc Paul, đều tin rằng Đức sẽ giành danh hiệu vô địch World Cup.

Nhưng Paul đã đúng. Trong trận gặp đội Tây Ban Nha, những chàng trai trẻ người Đức đột nhiên thiếu tự tin vào chính bản thân họ. Họ không còn là chính mình như trong các trận đấu trước đó, và cuối cùng, Đức thua.

Đột nhiên “Thần” lại phù trợ Tây Ban Nha và khiến họ chiến thắng. Làm sao có thể thế được?

Trong World Cup năm nay, đội Đức là một ngoại lệ. Càng đá, dường như họ càng được phù hộ.

Những chàng trai trẻ vô danh này đã đánh bại Argentina, đội bóng có nhiều ngôi sao. Khi trận đấu kết thúc, nhìn Maradona và Messi khóc, các cổ động viên Argentina cảm thấy thật đau khổ. Chính Maradona đã phải tự hỏi rằng tại sao các học trò của ông đột nhiên không biết chơi bóng?

Một số người thì cho rằng Maradona đã bị trừng phạt vì sai lầm của những người khác. Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner, đã quỳ gối trước áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sử dụng quyền lực chính trị của mình để can thiệp vào công lý, buộc người thẩm phán đã ra lệnh truy nã Giang Trạch Dân và La Cán vì tội đàn áp Pháp Luân Công phải thôi việc.

Bất cứ ai đi theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công đều sẽ bị trừng phạt. Không còn phải bàn cãi gì nữa. Đội Argentina và Maradona đã ngã gục trước lời nguyền. Không hề ngẫu nhiên khi Argentina bị thua đậm như vậy. Họ đã không ghi được bàn thắng nào trong trận gặp đội Đức.

Cách đây khá lâu, một số người đã dự đoán rằng chẳng sớm thì muộn, Tây Ban Nha sẽ được ban phúc vì Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã thụ lý vụ kiện của các học viên Pháp Luân Công khởi kiện Giang Trạch Dân và các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ, với tội ác diệt chủng và tra tấn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chiến thắng của đội Tây Ban Nha đã được an bài bởi Thần. Chẳng phải Tây Ban Nha đã được phúc báo khi giành chức vô địch World Cup? Nhà Vua và Nữ hoàng Tây Ban Nha đã tới xem trực tiếp trận bán kết. Khi tiếng còi mãn cuộc cất lên, nhà Vua và đoàn tùy tùng đã ăn mừng chiến thắng.

Nước Đức đã liên tục giám sát ĐCSTQ và đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ ở bên ngoài Trung Quốc. Do vậy, họ đã được ban phúc lành. Nhưng tại sao họ lại dừng giữa chừng? Trong World Cup 2010, đội Đức đã trình diễn như những siêu sao. Người ta nói rằng Đức đã hoàn thành hai sứ mệnh trong World Cup: đánh bại Argentina và vinh danh Tây Ban Nha.

World Cup cũng như một vở kịch vậy. Nếu như Thần đạo diễn vở kịch, thì kịch bản hẳn đã được viết rất chi tiết rồi. Đức, Tây Ban Nha và Argentina cùng nhau vào vai trong vở kịch “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Đây là phần quan trọng nhất của vở kịch. Ba đội này đã đóng vai chính trong vở kịch. Ngoài ra, sai lầm của trọng tài trong trận giữa Đức và Anh đã đóng vai trò của “cuối cùng, bạn phải trả lại những gì bạn nợ”. Lý do Bắc Triều Tiên có mặt trong vở kịch, đó là để khiến nhà độc tài Kim Jong-il trông như một tên hề khi đội của ông ta bị thua tới 0-7.

Cuối cùng, vở kịch có những chương nhỏ và các điểm nhấn; nó có sự hài hước, có chút bi kịch, và cả trò hề của các vai diễn chính và phụ. Chú bạch tuộc Paul cũng có vai trò nhắc nhở mọi người rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do. Nếu không, tại sao chú bạch tuộc lại có thể đoán trước được những đội thắng? Kết quả đã ở đó rồi, người ta có nói gì đi nữa thì cũng vậy thôi.

Quả địa cầu cũng như một sân khấu, trong đó diễn ra vở kịch “Pháp Chính Nhân Gian”. Cũng giống những gì Sư phụ Lý Hồng Chí đã viết trong bài thơ “Hí nhất đài”:

Hí nhất đài

Thiên tác mạc, địa thị đài,
Vận càn khôn, thiên địa khai.
Vạn cổ sự, vi Pháp lai,
Pháp Luân chuyển động tân tam tài.

Lý Hồng Chí
2002 niên 2 nguyệt 5 nhật

Tạm dịch:

Hí nhất đài

Trời làm màn, đất là đài,
Xoay vận càn khôn, thiên địa khai.
Vạn sự cổ xưa vì Pháp đến,
Pháp Luân chuyển động tân tam tài.

Lý Hồng Chí
5 tháng Hai, 2002

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/7/9/67213.html
http://pureinsight.org/node/6026

The post Luật nhân quả trong World Cup 2010 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/luat-nhan-qua-trong-world-cup-2010.html/feed0
Viễn cảnh về văn minh nhân loại tương laihttps://chanhkien.org/2010/06/vien-canh-ve-van-minh-nhan-loai-tuong-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/vien-canh-ve-van-minh-nhan-loai-tuong-lai.html#respondWed, 09 Jun 2010 09:13:21 +0000http://chanhkien.org/?p=6176Tác giả: Wang Xinyu [Chanhkien.org] Điều sẽ được hé lộ trong tương lai là nằm ngoài giới hạn được thiết lập bởi cái cách mà con người ngày nay suy nghĩ. Nó vượt quá sự tưởng tượng của con người ngày hôm nay. Phần I: Các chủng người trong tương lai Con người trong tương […]

The post Viễn cảnh về văn minh nhân loại tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Wang Xinyu

[Chanhkien.org] Điều sẽ được hé lộ trong tương lai là nằm ngoài giới hạn được thiết lập bởi cái cách mà con người ngày nay suy nghĩ. Nó vượt quá sự tưởng tượng của con người ngày hôm nay.

Phần I:

Các chủng người trong tương lai

Con người trong tương lai sẽ được chia thành một số chủng tộc lớn. Các chủng người này sẽ không được phép trộn lẫn với nhau. Màu da của cơ thể người cũng sẽ thay đổi. Da của người da đen sẽ chuyển thành màu hồng, và da của người da trắng sẽ chuyển thành màu vàng hoặc xanh lá cây.

Liệu có phải viễn cảnh này chỉ là một phần của trí tưởng tượng của ai đó? Hay nó chỉ là một chuyện đùa? Con người sẽ choáng váng bởi điều mà họ tận mắt chứng kiến.

Phần II:

Xã hội nhân loại tương lai sẽ là một nơi thật đẹp đẽ và hạnh phúc. Con người sẽ không còn phải tìm kiếm thức ăn hay chỗ ở cho bản thân mình nữa. Thực phẩm sẽ mọc ra từ những cái cây.

Tuổi thọ của con người sẽ trở nên cực dài. Sống trong vòng tám trăm, hay thậm chí một nghìn năm sẽ là điều không còn phải mơ ước nữa. Con người ngày nay mang rất nhiều nghiệp, và do vậy họ phải chuyển sinh cứ mỗi trăm năm một lần.

Chức năng sinh lý của con người sẽ thay đổi. Mỗi người sẽ đi tiểu tiện bằng chân trái, và đại tiện bằng chân phải. Cơ quan bài tiết sẽ hoàn toàn tách biệt với cơ quan sinh dục. Phương thức hiện tại là quá bẩn thỉu.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/479

The post Viễn cảnh về văn minh nhân loại tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/vien-canh-ve-van-minh-nhan-loai-tuong-lai.html/feed0