Ghi chép tu luyện | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Những câu chuyện tu luyệnhttps://chanhkien.org/2010/10/nhung-cau-chuyen-tu-luyen.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/nhung-cau-chuyen-tu-luyen.html#respondFri, 15 Oct 2010 17:07:06 +0000https://chanhkien.org/?p=6883[ChanhKien.org] 1) Uy lực của chính niệm Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc “Các người không thể hại được tôi.” Niệm chân chính này xuất phát từ tận đáy lòng của một người có thể làm chấn động cả vũ trụ. Nó đã ở trong tâm của đệ tử Đại Pháp này […]

The post Những câu chuyện tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

1) Uy lực của chính niệm

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

“Các người không thể hại được tôi.” Niệm chân chính này xuất phát từ tận đáy lòng của một người có thể làm chấn động cả vũ trụ. Nó đã ở trong tâm của đệ tử Đại Pháp này trong mười năm qua. Bất cứ khi nào cô gặp nguy hiểm, câu nói đó đều vang lên trong đầu của cô: “Các người không thể hại được tôi. Các người không thể hại được tôi.”

Một ngày nọ, cô ấy lên tầng sáu của một tòa nhà để phát tài liệu giảng sự thật. Bỗng nhiên cửa bật mở và một viên cảnh sát phóng ra: “Sao cô dám phát tài liệu ở nhà tôi hả?” Ông ta cố gắng bắt cô ấy. Cô vẫn bình tĩnh phát chính niệm mạnh mẽ và nghĩ thầm: “Ông không thể hại được tôi! Ông không thể hại được tôi!” Viên cảnh sát liếc nhìn cô giận dữ và định lôi điện thoại ra. Cô và viên cảnh sát ấy nhìn nhau trong mười phút. Cô lặp đi lặp lại suy nghĩ ấy trong khi phát chính niệm. Cô cảm thấy điều ấy mạnh mẽ đến mức không ai có thể làm hại cô. Sau một lúc, viên cảnh sát bỏ đi xuống cầu thang. Mối nguy hiểm đã qua!

Trên thực tế, khi bạn thật sự thấu hiểu được một lời giảng của Sư Phụ, thì bạn có thể chuyển nguy thành an.

2) “Thực ra tôi cũng không tệ hơn những người khác”

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

Một ngày kia, có vài đệ tử cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Một đệ tử có diện mạo không đẹp nói: “Tôi rất hay nghe một đồng tu nói rằng anh ấy tu luyện không tốt và vẫn còn nhiều chấp trước, tôi thường nghĩ rằng mình cũng không tệ hơn những người khác.” Lời nói của anh ấy đã làm chúng tôi sửng sốt. Thì ra có nhiều đệ tử cũng có những suy nghĩ tương tự.

“Thực ra tôi cũng không tệ hơn những người khác.” Nhân tâm nào đang ẩn giấu trong suy nghĩ này? Tại sao có một số học viên không nghe theo người phụ trách? Tại sao một số học viên không thể ngừng tranh cãi với các đồng tu khác? Tại sao một số học viên chỉ chú ý đến những thiếu sót của người khác… Chẳng phải là vì họ cảm thấy mình “không tệ hơn những người khác” đó sao? Bây giờ là lúc phải vứt bỏ tận gốc “tâm ích kỷ”. Các sinh mệnh và cảnh giới khác nhau đều bắt nguồn từ Pháp. Khi bạn vứt bỏ đi cái chấp trước “không tệ hơn những người khác,” bạn sẽ thấy mình thật nhỏ bé so với Pháp. Bạn sẽ không còn cái suy nghĩ so sánh mình với người khác nữa.

3) “Nói mạnh vào”[1] khi các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

Việc này thường xuyên xảy ra trong các buổi chia sẻ kinh nghiệm, khi một học viên chỉ ra những thiếu sót của một học viên khác, ngay lập tức một số học viên liền bình luận thêm: “Đúng đó, sau chừng ấy năm mà anh ta vẫn luôn cực đoan! Ví dụ như…” Khi một học viên nhắc đến một một cặp vợ chồng cùng tu luyện nhưng họ vẫn còn chấp trước tranh đấu sau nhiều năm, một học viên khác liền nói thêm: “Đúng vậy. Ngày hôm kia tôi đã đến nhà họ và lúc đó họ đang cãi nhau. Họ đều là những học viên lâu năm nhưng sao họ không biết tự nhìn vào trong chứ? Họ đã ở lại mãi tại một tầng quá lâu rồi. Sư Phụ ắt đang lo lắng cho họ lắm.”

Thực ra chính kiểu chia sẻ như thế này còn làm Sư Phụ lo lắng hơn. Đừng bàn tán về thiếu sót của đồng tu khác. Hãy nhìn vào những ưu điểm của họ. Đối xử với các đồng tu bằng chính niệm. Tận dụng những thiếu sót của học viên khác để làm tấm gương cho mình hướng nội. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tìm ra thiếu sót của bản thân. Nhìn vào bên trong là điểm mấu chốt của tu luyện. Bằng việc bình luận về người khác, chúng ta sẽ rơi vào một thói quen xấu ngăn cản chúng ta hướng nội.

4) Chính niệm làm gió ngưng thổi

Tác giả: Văn Ngộ

Năm 2003, không ai có thể phát tài liệu giảng sự thật ở địa phương tôi. Do đó tôi đã dùng bút lông để viết nội dung giảng chân tượng vào những mẩu giấy đỏ và đến tối thì ra ngoài dán chúng cùng với vợ của tôi. Một đêm nọ, chúng tôi đi ra ngoài làm việc đó. Nhưng gió to đến nỗi chúng tôi rất khó khăn để dán chúng lên tường. Hơn nữa, loại giấy đỏ vốn rất mỏng, vì vậy nó dễ bị gió xé rách. Tôi phải làm sao đây? Tôi xuất một niệm “Gió hãy ngừng thổi”. Tôi bảo vợ tôi cùng phát chính niệm. Vợ tôi đã làm như thế. Vài phút sau, gió ngừng thổi và bầu trời quang đãng. Trăng rất sáng. Chúng tôi đã hoàn thành việc dán biểu ngữ một cách suôn sẻ và quay về nhà an toàn.

[1] Nguyên tác: “Nhất bang hống”, tác giả dùng dấu ngoặc kép có thể là vì trích từ sách Chuyển Pháp Luân: “Nhất bang hống, tựu tương tín liễu” (“Nhiều người cứ nói mạnh vào, liền có người tin theo”) (Vấn đề hữu sở cầu – Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân, bản dịch năm 2004).

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/6029

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/8/16/67937.html

The post Những câu chuyện tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/nhung-cau-chuyen-tu-luyen.html/feed0
Hiểu biết của tôi về “hướng nội”https://chanhkien.org/2010/08/hieu-biet-cua-toi-ve-huong-noi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/hieu-biet-cua-toi-ve-huong-noi.html#respondThu, 26 Aug 2010 07:08:37 +0000https://chanhkien.org/?p=6505Tác giả: Tiểu Liên [Minh Huệ] Dù hành động của những người khác có theo đúng tiêu chuẩn của một người tu luyện hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là hành động của chính chúng ta có theo đúng tiêu chuẩn hay không. Dù người khác có loại bỏ được tính ích […]

The post Hiểu biết của tôi về “hướng nội” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Minh Huệ]

Dù hành động của những người khác có theo đúng tiêu chuẩn của một người tu luyện hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là hành động của chính chúng ta có theo đúng tiêu chuẩn hay không.

Dù người khác có loại bỏ được tính ích kỷ cùng những chấp trước của họ vào ‘danh, lợi, tình’ hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chính chúng ta có từ bỏ được những chấp trước đó hay không.

Dù người khác có tận tâm phối hợp với chúng ta hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chính chúng ta có hết lòng phối hợp với người khác hay không.

Dù người khác còn chấp trước vào sợ hãi hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chính chúng ta có còn chấp trước đó hay không.

Dù người khác có biết hướng nội hay không, cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chính chúng ta có hướng nội vào mọi thời khắc hay không.

Đây là những yếu tố tối quan trọng trong tu luyện. Chỉ khi nào chúng ta đề cao tâm tính bản thân, thì chúng ta mới có thể làm tốt khi tiến bước trên con đường Chính Pháp.

* * * * *

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2003/8/6/55231.html

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/9/4/39882.html

The post Hiểu biết của tôi về “hướng nội” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/hieu-biet-cua-toi-ve-huong-noi.html/feed0
Một số giác ngộ về “luyện công”https://chanhkien.org/2010/08/mot-so-giac-ngo-ve-luyen-cong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/mot-so-giac-ngo-ve-luyen-cong.html#respondTue, 24 Aug 2010 07:31:45 +0000https://chanhkien.org/?p=6501Tác giả: Tiểu Liên [Minh Huệ] “Tu” và “luyện” là không thể tách rời. Tu thứ nhất, luyện thứ nhì; tu là quan trọng bậc nhất, luyện có tác dụng bổ trợ. Chỉ tu không luyện thì công lực bị trở ngại, cũng như người chỉ nghiên cứu học vấn. Chỉ luyện không tu, thì […]

The post Một số giác ngộ về “luyện công” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Minh Huệ] “Tu” và “luyện” là không thể tách rời. Tu thứ nhất, luyện thứ nhì; tu là quan trọng bậc nhất, luyện có tác dụng bổ trợ. Chỉ tu không luyện thì công lực bị trở ngại, cũng như người chỉ nghiên cứu học vấn. Chỉ luyện không tu, thì không xứng là người tu luyện, không cách nào đề cao tầng. Đến giai đoạn cuối tu luyện trong Chính Pháp này, mỗi đệ tử chân chính đều nghiêm khắc chiểu theo ba điều Sư phụ dạy. Chúng ta đều rất bận, có lúc sao nhãng luyện công. Tôi là một trong số ấy, ngoài ra trong một giai đoạn đã từng có biểu hiện rất nghiêm trọng. Sau một thời gian liên tục học Pháp và được Sư phụ điểm hoá, tôi đã dần dần hiểu rõ ra: vào thời khắc cuối cùng trong Chính Pháp này, luyện công là vô cùng trọng yếu.

Có một bạn đồng tu rất tinh tấn trong học Pháp tu tâm và luyện công nâng cao tâm tính. Tôi phát hiện rằng chính niệm của anh rất đầy đủ, ngoài ra chính niệm ấy cũng không cần dụng ý để phát. Với hết thảy mọi điều chung quanh, anh ấy đều dùng chính niệm để đối đãi. Khi phát chính niệm trừ ác, bộ phận đã chuyển hoá thành vật chất cao năng lượng của anh rất lớn, cự ly giữa các lạp tử vi quan là rất nhỏ, hơn nữa chỗ gián cách lại có vành đai năng lượng vật chất rất trong sáng (trong suốt), do đó khi trừ ác, công năng rất mạnh, ngoài ra rất bền bỉ, hiệu quả cao, thân thể bề mặt không hề dễ dàng mệt mỏi.

Khi các đệ tử Đại Pháp luyện công, thì phần vũ trụ đối ứng với họ cũng như thế, khi ấy các vật chất bất hảo đều bị quét sạch xuống. Nói một cách hình tượng, thì khi luyện công thật tốt (tất nhiên điều kiện tiên quyết là học Pháp và đề cao tâm tính cũng phải rất tốt), thì những chấp trước cũng như cấu thành vật chất biến dị đều bị lột bỏ ra, thân thể càng ngày càng trong sáng (trong suốt), hơn nữa các thứ màu sắc đều tương biến và đề cao, vô cùng đẹp mắt.

Còn bạn đồng tu nào vẫn thiếu sót trong luyện công thì sao? Trạng thái rất rõ: thân thể rất chóng mệt, khi phát chính niệm hoặc học Pháp đều có nhiều tạp niệm. Bởi vì thân thể chưa được chuyển hoá đến trình độ ấy, tà ác vẫn còn chỗ sơ hở để dùi vào, cảm giác không được khoẻ. Hiệu quả trừ ác cũng không được như ý.

Tôi thường nghĩ, “không thấy hứng thú luyện công” hoặc “không có thời gian luyện công” nghĩa là sao? Đó là con ma lười biếng hay là do tâm truy cầu sự thoải mái (an dật tâm)? Có lẽ là do cả hai. Nhưng tôi nghĩ rằng chủ yếu là vì chúng ta chưa lý giải thấu đáo phần giảng Pháp của Sư phụ [về luyện công].

Người luyện công bình thường có mục đích là viên mãn. Đệ tử Chính Pháp [cần phải] làm chính lại hết thảy những gì bất chính, [có mục đích] đến thế gian để cứu độ tất cả những ai đáng được cứu, trừ sạch hết thảy tà ác. Nói cách khác, chúng ta cần thành tựu bộ phận của mình trong đại khung vũ trụ hoàn thiện này. Như vậy ngoài việc cần phải vứt bỏ những thứ biến dị và chấp trước cũng như dựng lập uy đức vô biên ra, chúng ta cũng cần phải tu xuất được một thân thể gồm công năng hoặc thần thông! Mà hết thảy những thứ ấy chẳng phải thông qua luyện công để diễn hoá thành hay sao?

Thực ra, nếu chúng ta có thể coi “sao nhãng luyện công” là một tâm chấp trước cần vứt bỏ, coi các tế bào của thân thể bề mặt cùng các lạp tử vi quan trong đó là những chúng sinh của mình cần cứu độ, thì như thế sẽ không còn suy nghĩ rằng mình sẽ lại sao nhãng luyện công nữa.

Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối cùng, chúng ta thật sự cần phải hoàn toàn coi bản thân mình là một vị Thần, một vị Thần đang cần chứng ngộ bộ Pháp của vũ trụ này một cách toàn diện hoàn chỉnh! Bản thân chúng ta nếu tu chưa tốt, thì chúng sinh kia sao có thể cứu độ được đây!

Tôi còn hạn chế về tầng nhiều lắm, trên đây chỉ là một số thể ngộ cá nhân, nay viết ra chỉ để tham khảo.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2003/11/23/61038.html

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/12/4/42842.html

The post Một số giác ngộ về “luyện công” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/mot-so-giac-ngo-ve-luyen-cong.html/feed0
Phật Pháp thần thông — Phát chính niệmhttps://chanhkien.org/2010/07/phat-phap-than-thong-phat-chinh-niem.htmlhttps://chanhkien.org/2010/07/phat-phap-than-thong-phat-chinh-niem.html#respondTue, 13 Jul 2010 14:29:47 +0000http://chanhkien.org/?p=6405Tác giả:  Một đệ tử Ðại Pháp [Chanhkien.org] Các đệ tử Pháp Luân Công đang tu luyện để thành Phật. Một khi họ quyết định tu luyện và có ước muốn phản bổn quy chân, Sư phụ của họ sẽ thanh lọc thân thể của họ một cách vô điều kiện và đẩy họ lên […]

The post Phật Pháp thần thông — Phát chính niệm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả:  Một đệ tử Ðại Pháp

[Chanhkien.org] Các đệ tử Pháp Luân Công đang tu luyện để thành Phật. Một khi họ quyết định tu luyện và có ước muốn phản bổn quy chân, Sư phụ của họ sẽ thanh lọc thân thể của họ một cách vô điều kiện và đẩy họ lên tầng thứ tu luyện mà họ đạt đến. Rồi thì, những đệ tử chân chính tự nhiên sẽ đạt được thân thể khoẻ mạnh, tâm họ được hạnh phúc vì đã sống đúng theo “Chân-Thiện-Nhẫn”, và họ cũng sở hữu thần thông. Tuy nhiên, một số người do bị thao túng bởi tà ác, đã không thể chịu được những đệ tử Ðại Pháp, và dùng những phương pháp tà ác để bức hại các đệ tử này. Làm thế nào mà những người không vũ khí này, những người tu Chân, tu Thiện, đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, lại có thể ngăn chặn được những tội ác nhắm vào họ? Đó chính là vì họ có tâm đại từ bi. Khi những lời khuyến thiện đầy lòng từ bi không thể khiến cho những người bị tà ác thao túng hối cải, thì những đệ tử này có thể vận dụng Phật Pháp thần thông của họ, phát chính niệm để loại trừ tà ác đứng đằng sau những đó để họ không tạo quá nhiều nghiệp. Xin dùng những ví dụ dưới đây để minh chứng hiệu quả của việc phát chính niệm.

Ví dụ thứ nhất:

Một lần nọ, trong khi tôi đang treo một biểu ngữ, ông trưởng thôn đã gọi cảnh sát đến bắt giữ tôi trái phép và đưa tôi đi. Trên đường đi đến đồn cảnh sát, bốn hay năm cảnh sát viên liên tục đánh và mắng tôi. Tôi cảm thấy rằng là một đệ tử Ðại Pháp, tôi không thể bị đối xử như thế này. Tôi bèn tìm cách phủ nhận sự an bài của cựu thế lực. Tôi lập tức đưa bàn tay phải lên trong thế đơn thủ lập chưởng và đọc thầm khẩu quyết phát chính niệm của Sư phụ. Những người cảnh sát lập tức ngừng ngay những hành động của họ. Không ngờ rằng ngay sau khi tôi ngừng phát chính niệm, họ lại bắt đầu đánh đập và chửi mắng tôi. Sau đó, tôi liên tục phát chính niệm cho tới khi đến đồn cảnh sát, nơi tôi bị còng tay và bị đánh đập. Vì tôi tin tưởng tuyệt đối vào Sư phụ và Ðại Pháp, tôi đã kiên quyết từ chối hợp tác với họ. Kết quả là tôi đã được thả về trong danh dự.

Sau khi về đến nhà, tôi tiếp tục hòa mình vào hồng lưu của Chính Pháp. Tà ác không tìm thêm được một chứng cớ nào khác để bức hại tôi nữa. Một lần, năm hay sáu cảnh sát viên từ một đồn cảnh sát địa phương đến và lục soát nhà của tôi. Họ tìm thấy một cái bàn học với một ngăn kéo đang bị khóa và đòi chìa khóa để mở. Lúc đầu, tôi hơi lo ngại, vì nó đựng sách và tài liệu của Ðại Pháp. Tôi bèn nói: “Ðây là bàn học của con tôi. Nó đang đi làm; tôi không có chìa khóa”. Một cảnh sát viên nói “Nếu bà không mở, chúng tôi sẽ đập ổ khóa”. Họ hành xử như một đám du côn vậy. Tôi bình tĩnh ngay lập tức và ngồi xuống trong thế kiết già rồi bắt đầu phát chính niệm. Khi những người cảnh sát thấy tôi làm như vậy, họ bắt đầu sợ hãi. Họ ra lệnh cho chồng tôi kéo tôi đứng dậy và nói: “Tại sao bà làm như vậy? Tại sao bà làm như vậy!” Cuối cùng, họ gầm gừ và miễn cưỡng bỏ đi.

Ví dụ thứ hai:

Một đệ tử Ðại Pháp bị bắt cóc bởi những người cảnh sát địa phương. Anh đã từ chối hợp tác với cảnh sát, và không chấp nhận bất cứ một mệnh lệnh nào. Anh hoàn toàn phủ nhận sự an bài của cựu thế lực tà ác và kiên tín vào Sư phụ và Ðại Pháp. Dưới sự thẩm vấn liên tục của cảnh sát, anh đã hoàn toàn im lặng. Đối mặt với tà ác bằng tâm từ bi, anh thản nhiên đối đãi với hoàn cảnh ấy. Anh tin rằng cuối cùng anh sẽ được thả. Bằng cách phát chính niệm, anh đã làm lỏng sợi dây trói anh vào chiếc ghế, và khiến sáu người cảnh sát ngủ gục (năm người ngủ say, và một người ngủ gật). Người đệ tử này đã tự do bước ra ngoài bằng chính niệm của anh.

Nếu người đệ tử Ðại Pháp không dùng chính niệm để thanh trừ tà ác đằng sau những người này, thì những người bị tà ác thao túng này sẽ phạm tội ác và tạo vô số nghiệp, để rồi cuối cùng bị đẩy vào cửa vô sinh. Chính vì những người tu luyện Đại Pháp là từ bi, họ đã phát chính niệm để loại trừ tà ác ở các không gian khác đang thao túng những người này, từ đó mở ra cho những người hành ác một sinh lộ. Vì vậy phải nhìn nhận rằng phát chính niệm là thể hiện sự từ bi của Phật đối với nhân loại.

* * * * *

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/14/16432.html

http://www.pureinsight.org/node/874

The post Phật Pháp thần thông — Phát chính niệm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/07/phat-phap-than-thong-phat-chinh-niem.html/feed0
Điều tôi vừa ngộ ra khi tu luyện – Ánh quang xuất hiệnhttps://chanhkien.org/2009/05/dieu-toi-vua-ngo-ra-khi-tu-luyen-anh-quang-xuat-hien.htmlhttps://chanhkien.org/2009/05/dieu-toi-vua-ngo-ra-khi-tu-luyen-anh-quang-xuat-hien.html#respondMon, 18 May 2009 07:27:19 +0000https://chanhkien.org/?p=1787Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Chồng tôi và tôi vừa mới chuyển tới một thành phố nhỏ. Trước đây, chúng tôi sống tại một thành phố lớn, nơi mà chúng tôi có nhiều bạn bè và cũng có một số học viên ở đó. Điều đó làm cho việc kiếm sống của chúng tôi dễ […]

The post Điều tôi vừa ngộ ra khi tu luyện – Ánh quang xuất hiện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Chồng tôi và tôi vừa mới chuyển tới một thành phố nhỏ. Trước đây, chúng tôi sống tại một thành phố lớn, nơi mà chúng tôi có nhiều bạn bè và cũng có một số học viên ở đó. Điều đó làm cho việc kiếm sống của chúng tôi dễ dàng hơn.

Chúng tôi không có nhiều tiền, nhưng chúng tôi vẫn quyết định chuyển tới một nơi xa lạ, một thành phố nhỏ. Tại sao chúng tôi làm như vậy? Có nhiều học viên Đại Pháp tại thành phố lớn và nhờ đó môi trường cũng tốt hơn. Lấy ví dụ, nhiều người thường mà chúng tôi tiếp cận để làm sáng tỏ sự thật đã nói với tôi rằng họ đã thoái xuất khỏi tà đảng Trung Cộng (ĐTC) và các tổ chức liên đới. Tôi hiểu rằng vẫn còn một số người vẫn chưa thoái ĐTC, nhưng có nhiều học viên đang làm sáng tỏ sự thật cho họ.

Tuy nhiên, có rất ít học viên ở trong thành phố nhỏ. Kết quả là, không có nhiều hoạt động làm sáng tỏ sự thật mặt đối mặt tại đây, mặc dù những chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và “Thoái xuất Đảng Đoàn Đội, đảm bảo bình an” có thể được tìm thấy tại bất cứ đâu trong thành phố.

Đó là lý do chính mà chúng tôi chuyển tới thành phố này: Để làm sáng tỏ sự thật mặt đối mặt với mọi người. Là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, chúng ta phải hoàn thành sứ mệnh của chúng ta.

Chúng tôi bắt đầu cuộc sống của mình lại từ đầu sau khi chúng tôi chuyển tới đây. Chúng tôi có rất ít tiền nên chúng tôi phải duy trì một tiêu chuẩn sinh hoạt ở mức tối thiểu. Bữa ăn của chúng tôi gồm có một tô mỳ ăn liền với một ít rau cho cả hai. Vào mùa đông lạnh giá, chúng tôi không đủ tiền mua than sưởi ấm căn nhà của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi ngồi cạnh nhau để giữ hơi ấm.

Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy khổ sở vì những thứ này. Dẫu chúng tôi sống trong hoàn cảnh khổ cực hay sung sướng thì cũng không quan trọng với chúng tôi. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là trân quý cơ duyên tiền định này. Chúng tôi hiểu rằng một chút khó khăn chúng tôi phải chịu đựng trong thế giới con người này là cơ hội để chúng tôi đề cao tâm tính. Chúng tôi phải thăng tiến bằng cách vượt qua những đau khổ và khó nạn. Nhưng chúng tôi sẽ phủ nhận bất cứ nhân tố tà ác nào can thiệp và tạo khó nạn cho chúng tôi, bởi vì đó là tà ác đang cố gắng bức hại chúng tôi.

Chúng tôi sẽ mở một địa điểm kinh doanh gia đình trong thời gian gần. Việc này sẽ giúp chúng tôi giải quyết vấn đề sinh hoạt và tạo thêm cơ hội cho chúng tôi tiếp xúc với chúng sinh. Chúng tôi sẽ đi theo sự chỉ dẫn của Sư Phụ và làm những gì nên làm để cứu độ chúng sinh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/22/56719.html

http://www.pureinsight.org/node/5697

The post Điều tôi vừa ngộ ra khi tu luyện – Ánh quang xuất hiện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/05/dieu-toi-vua-ngo-ra-khi-tu-luyen-anh-quang-xuat-hien.html/feed0
Các chính Thầnhttps://chanhkien.org/2009/01/cac-chinh-than.htmlhttps://chanhkien.org/2009/01/cac-chinh-than.html#respondFri, 09 Jan 2009 00:33:48 +0000https://chanhkien.org/?p=1177Tác giả: Li Fatong [Chanhkien.org] Vào tháng 3 này, tin tức gây sốc về vụ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai thác nội tạng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống đã bị phanh phui. Tôi đã đến tòa Bạch Ốc cùng với các bạn đồng tu để yêu cầu […]

The post Các chính Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Li Fatong

[Chanhkien.org] Vào tháng 3 này, tin tức gây sốc về vụ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai thác nội tạng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống đã bị phanh phui. Tôi đã đến tòa Bạch Ốc cùng với các bạn đồng tu để yêu cầu cộng đồng quốc tế điều tra về những việc làm ác quỷ kia và cho một sự chấm dứt những bức hại bởi ĐCSTQ. Tôi muốn được chia sẻ những gì tôi đã được chứng kiến trong khuôn khổ bài báo này.

Vào cái đêm trước cuộc khởi hành đến Washington DC, tôi đã nhìn thấy những cảnh tượng từ đầu của cuộc chiến quyết định giữa các chính Thần và tà ác. Ở một bên, là các học viên Đại Pháp. Ở một bên kia, là chúng tà ác thà chết chứ không chịu thay đổi. Các học viên Đại Pháp thật rất trang nghiêm và tĩnh tại. Tất cả họ đã sẵn sàng quét sạch bọn tà ác.

Bọn tà ác tỏa ra một bầu không khí đầy chết chóc. Chúng hò hét “đánh nhau với các vị Thần”. Thiên thể đại khung thảy đều yên lặng. Mọi người đang nhìn cảnh tượng cuối cùng, kịch tính và vĩ đại nhất. Vào lúc đó, tôi cảm thấy vài phần trong tôi như nổ tung bên trong. Tôi thình lình được soi sáng hiểu được nhiều nguyên lý của Pháp.

Khi chúng tôi tới được tòa Bạch Ốc, bầu trời phủ đầy mây đen. Không có chút ánh mặt trời. Thế lực cũ tà ác đang thiết đặt các chướng ngại cho quá trình Pháp chính. Chúng đã ngăn trở sự chú ý về cuộc khủng bố bức hại của các Xã hội Tây phương.

Chúng tôi phát chính niệm cứ mỗi nửa giờ một lần. Các học viên chia sẻ về việc chúng tôi có thể đối diện với Cuộc khủng bố tàn bạo quy mô toàn quốc kia như thế nào. Trong lúc chia sẻ, hiểu biết của mọi người đều tăng tiến. Khi đó, từ phía trời xa xuất hiện một vùng trời xanh nhỏ. Khi hiểu biết của các học viên tăng tiến, bầu trời xanh trong mở rộng dần về phía tòa Bạch Ốc. Tôi nhìn thấy nhiều chính Thần đang hành quân về phía chúng tôi với hàng vạn binh mã nhà trời.

Họ vô cùng giận dữ. Họ quét sạch tất cả tà ác với những thanh gươm thần bất kỳ nơi nào họ đến. Tôi khám phá ra rằng hiểu biết của chúng tôi càng tăng tiến, thì các vị Thần tiêu diệt lũ tà ác càng nhanh chóng.

Khi chúng tôi nhận ra rằng nếu một sự bức hại tàn bạo dã man như thế mà vẫn không thức tỉnh được lương tâm của các chúng sinh, thì các chúng sinh đó không thể có được tương lai, các thiên binh thiên mã dẫn đầu bởi nhiều vị thần đã đến vào mỗi phút giây. Phía bên con người, bầu trời trong xanh lập tức. Những đám mây đen biến mất. Phía bên kia, thế lực mà có thể dời non lấp bể đã đến trong nháy mắt. Nó nằm ngoài khả năng tưởng tượng của con người. Nước mắt tuôn rơi. Tôi đã hạnh phúc biết rằng tất cả các học viên khác đã thấy được điều trọng yếu này.

Khi các nguyên lý của Pháp không thể làm tăng tiến những hiểu biết của họ về quá trình Pháp Chính, các chính Thần rất lo lắng đến rơi lệ. Họ vô cùng giận dữ khi trông thấy sự khủng bố tà ác đổ lên Đại Pháp và các học viên Đại Pháp. Họ hoàn toàn có thể tiêu diệt thế lực tà ác. Tuy nhiên, các học viên Đại Pháp vẫn đang tu học trong thế giới con người. Nhiều học viên chưa thoát khỏi sự vô minh. Thực tế, trong nhiều trường hợp học viên Đại Pháp bị khủng bố đến chết, các chính Thần đã rất muốn giúp họ và bảo vệ họ. Tuy nhiên, những học viên Đại Pháp này không thể phân biệt được các quan niệm thuộc về thế lực cũ, không thể cưỡng lại các nguyên lý của thế lực cũ. Họ đã đi con đường được an bài bởi thế lực cũ. Thế lực cũ đã tìm thấy cớ để khủng bố những học viên Đại Pháp này. Các chính Thần không thể nhận định rằng đó là những bức hại của bọn thế lực cũ lên các học viên Đại Pháp được.

Chừng nào chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào Pháp và Thầy của chúng ta và có chính niệm mạnh mẽ thì các chính thần sẽ bảo vệ các học viên Đại Pháp bằng sức mạnh cực đại của họ. Đó là một phần trách nhiệm của họ khi theo vị Phật chủ vĩ đại trong hành trình Pháp Chính.

Sư Phụ vĩ đại vĩnh viễn là từ bi. Ngài chăm sóc từng đệ tử chân tu cùng với những yêu cầu nghiêm khắc. Nếu chúng ta không thể xem chính mình như những học trò của vị Phật Chủ và không thể nhận ra trong từng niệm và để ý rằng chỉ có Thầy của chúng ta mới có thể ra quyết định, chúng ta sẽ có thiên hướng bị thế lực cũ khống chế và bị chúng bức hại. Tôi vẫn còn nhớ 3 năm trước, tôi đang trên đường đến tham dự một Pháp hội tại Canada. Tôi đang vội vã đến phi trường vào lúc nửa đêm. Tôi rất mệt mỏi. Con đường vắng lặng. Tôi là người duy nhất đang chờ xe buýt. Chỉ khi tôi gần ngủ gật, tôi mới thình lình cảm thấy sợ hãi chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu tu học. Tôi tỉnh dậy và tự nhắc nhở rằng mình là một học viên Đại Pháp. Chỉ có Thầy mới có thể an bài con đường của tôi. Tôi lập tức nhìn thấy 3 tên cựu thế lực (không phải là các tà Thần tầm thường) đang bàn bạc với nhau: học viên này đóng vai trò quan trọng và đã làm hỏng nhiều an bài của chúng ta. Chúng đang nói chuyện với nhau về việc làm thế nào chúng có thể bức hại tôi đến chết. Tôi đã thực sự sốc. Vào cùng lúc đó, chúng cũng nhận ra rằng tôi đã biết được âm mưu của chúng. Chúng cũng bị sốc. Chúng không ngờ rằng tôi có thể nhìn thấy chúng. Chính niệm của tôi được tu luyện trong Đại Pháp đã cho tôi can đảm. Tôi phủ định chúng trong tư tưởng. Tuy nhiên, sức mạnh của chúng đã áp chế tôi và làm tôi rất khó chịu. Ngay lúc chúng có thể làm hại tôi bằng năng lực của chúng, một giọng nói đầy uy lực vọng đến từ đại khung sâu thẳm: “Kẻ nào dám?”. 3 tên cựu thế lực đã bị tiêu diệt ngay lập tức không kịp chạy trốn. Tôi biết đó là giọng nói của vị Phật Chủ.

Khi tôi vẫn còn ở Trung Hoa đại lục, tôi đã một lần bị vây hãm bởi bọn cảnh sát tà ác. Chúng đã muốn đem tôi đến một lớp học tẩy não. Hai người đàn ông to lớn cố ném tôi vào trong chiếc xe hơi cảnh sát, một tên nắm chân và tên kia nắm lấy thắt lưng tôi. Còn có 3 cảnh sát nữa đang hò hét bên cạnh chúng tôi.

Với phẩm chất được rèn luyện trong Pháp, tôi có chính niệm mạnh mẽ. Tôi đã không bị di chuyển bởi sức kéo của bọn cảnh sát tà ác. Tôi đưa tay lên trước ngực và nhìn chúng. Tôi nghĩ: các ngươi không thể dịch chuyển được ta. Thực tế, 2 tên cảnh sát to lớn đã không thể lay chuyển tôi một chút nào. Sau nửa tiếng đồng hồ, chúng vẫn không thể thành công. Một tên chống nạnh còn tên kia thì ngồi xổm thở dốc. Cả 3 tên cảnh sát đứng ngoài cũng không thể tin nổi điều chúng nhìn thấy. Một nhóm người đã cười vào 5 tên cảnh sát kia.

Tôi đã nói với chúng: “Ngay cả với 3 người kia nữa, các ông cũng không thể thành công đâu. Cứ bình tĩnh. Các ông nghỉ ngơi tại đây. Tôi đi đã”. Thế là tôi bỏ họ lại. 5 tên cảnh sát ở lại đó và không có phản ứng nào.
Một lần khác, tôi đang bị giữ bởi 2 tên cảnh sát tà ác, một sau lưng và một trước mặt. Chúng đấm vào mặt tôi. Tôi chẳng sợ hãi gì bởi chính niệm mạnh tu luyện được trong Pháp cho phép tôi biết rằng chúng sẽ không thể chạm đến tôi được. Tôi đã có một vài thứ quan trọng để làm vào lúc đó. Tôi không muốn phí thời gian. Vì thế tôi đã tránh những cái nắm đấm của chúng và nói, “Các ông cứ đánh nhau đi. Tôi phải đi đây”. Chúng bắt đầu đánh nhau. Tôi đã bỏ đi để trông nom công việc của mình.

Có một lần khác, tôi đã bị vây bởi nhiều cảnh sát tà ác trong một nha cảnh sát. Chúng chửi rủa tôi và dọa nạt tôi và đấm mạnh vào lưng tôi. Tiếng động nghe như là tiếng trống. Tôi quay lại và nhìn tên cảnh sát đang đánh vào lưng tôi và nói với hắn với chính niệm mạnh mẽ: “Ngươi đang làm gì vậy?”. Hắn ngã ra và ngồi bệt xuống đất. Sau một lúc, hắn lẩm bẩm: “Lời của ông ta như là sấm động. Tôi gần như bị sốc đến mất trí”. Từ lúc đó trở đi, bọn cảnh sát trong nha cảnh sát đã đối xử với tôi tốt hơn nhiều. “Chính niệm mạnh chừng nào, năng lực cao chừng đó” (“Cũng trong một vài từ” trong tinh tấn yếu chỉ 2)

Những lời Thầy giảng không bao giờ không có lý do. Pháp của Sư Phụ cho chúng ta sức mạnh để bảo vệ chính mình. Chúng ta sáng tỏ bao nhiêu, chúng ta tin tưởng bao nhiêu, chúng ta dùng nó một cách chính đáng ra sao; sự khác biệt là nằm trong một niệm quyết định kết quả khác nhau. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm kiếm căn nguyên vấn đề khi chúng xuất hiện để chúng ta có thể làm tốt hơn ở lần sau.

Một lần khác, một viên cảnh sát tà ác muốn đánh tôi bằng gậy trên một con đường hẹp. Tôi chẳng sợ hãi gì hết. Pháp của Thầy trong chương 6 của Chuyển Pháp Luân lóe lên trong trí tôi: “Khi nào chư vị muốn tránh đỡ một đòn tấn công của kẻ khác, công đã ở ngay đó rồi”. Tôi đã tránh khỏi cây gậy một cách ngẫu nhiên. Tên cảnh sát tà ác làm văng cây gậy khỏi tay hắn và rất khiếp đảm. Hắn bỏ luôn cây gậy và chạy tháo thân.

Một lần một tên cảnh sát tà ác sai khiến 7 tên du côn cố gắng cho tôi một trận chí tử. Chúng bao vây tôi với những cái vỏ chai bia cầm trên tay. Tôi nhìn chúng rất bình tĩnh. Tôi cảm thấy mọi tế bào của tôi được bơm đầy chính niệm cấp cho tôi bởi Pháp. Mỗi tên du đãng run sợ khi tôi nhìn chúng. Chúng lập tức tránh khỏi lối đi. Như vậy, cuộc vây đánh đã thành ra là đứng xếp hàng chào từ biệt.

Khi quá trình Pháp chính đạt tới trạng thái ngày hôm nay, những tên thế lực cũ cao tầng nhất đã bị xóa sổ hoàn toàn. Những việc còn lại đơn giản là các chi tiết và sự sắp xếp. Mỗi phút giây, sức mạnh vĩ đại của quá trình Pháp chính đang quét sạch tất cả các thành phần cựu thế lực tà ác. Chừng nào chúng ta giữ chính niệm mạnh mẽ, chúng ta tất nhiên có thể phá vỡ các an bài cũ. Mặc dù thế lực tà ác có vẻ như mạnh và tà độc tại TQ đại lục, đó chỉ là biểu thị bề mặt mà thôi. Chỉ có các chấp trước của con người mới bị lừa phỉnh. Chừng nào chính niệm của các học viên Đại Pháp mạnh mẽ, nó không là gì cả. Thầy đã dạy chúng ta, “Nếu niệm là Chính, tà ác sẽ sụp đổ”. (“Việc gì phải sợ” trong Hồng Ngâm II). Các học viên Đại Pháp phải hợp thành một chỉnh thể, như là vòng đại Chu Thiên với hằng trăm mạch năng lượng đều thông suốt và cùng xoay chuyển một lúc. Bởi vì, bằng cách đó, năng lượng tiêu diệt tà ác sẽ mạnh hơn. Nếu chúng ta muốn tạo thành một chỉnh thể, chúng ta cần phải đạt được trạng thái tương tự như một Pháp Luân thường chuyển lớn. Chúng ta không thể phụ thuộc vào người khác, bó buộc người khác, hoặc đẩy người khác tránh xa, mà bằng cách chia sẻ Pháp và thực sự cải biến trong quá trình tu học nghiêm túc. Nó dẫn đến những vấn đề sau.

Thứ nhất: Từ khi chúng ta ngừng phát chính niệm 3 lần vào chiều thứ 7, nhiều học viên đã nghĩ rằng làm sao mà họ đã không làm tốt đủ trước khi nó kết thúc. Thực tế, nếu chúng ta nghĩ về nó từ quan điểm của quá trình Pháp chính, đó không phải là chúng ta không làm đủ tốt. Đó là bởi chúng ta không tu học đủ tốt. Nếu chúng ta không tu học đủ tốt, làm thế nào chúng ta có thể làm công tác tốt được? Sau rốt, đó là một vấn đề tu học. Chúng ta bảo nhiều người thường đừng đánh mất cơ hội. Thực tế điều đó đối với chúng ta cũng như thế. Nếu chúng ta bận rộn làm nhiều việc và không tu học bản thân cho tốt, chúng ta đang đánh mất cơ hội của bản thân. Chúng ta không thể trở thành Giác Giả nếu chúng ta không đạt được tiêu chuẩn của Giác Giả không cần biết chúng ta xây được bao nhiêu đền chùa. Các yêu cầu cho việc Pháp chính là đang nâng cao dần lên. Các yêu cầu là cao và cao nữa. Thực sự theo sát tiến trình Pháp chính không theo một khuôn mẫu đơn giản như là làm các công việc hàng ngày và làm thêm nhiều việc nữa. Đó là để tu học bản thân được chắc chắn trong quá trình Pháp chính và cho phép chúng ta mỗi người suy nghĩ và tập trung để đáp ứng các đòi hỏi của quá trình Pháp chính.

Thứ 2: Thỉnh thoảng tôi cảm thấy rằng tôi thật vĩ đại bởi tôi có thể làm việc và được ở gần Thầy. Tôi thậm chí nghĩ rằng tôi vĩ đại lạ thường. Cảm giác siêu việt này đôi khi lại thể hiện ra.

Một lần, trong khi thiền, tôi nhìn thấy nhiều vị vương chủ đã theo chân Thầy một cách kiên định. Tuy nhiên, trong suốt tiến trình tiến tới Chân Thiện Nhẫn, thế lực cũ buộc họ ký kết giao ước. Nếu họ không ký kết, họ sẽ không thể có cơ hội để đắc được Pháp trong thế giới con người.

Tầng cấp khác nhau có những ảo tượng khác nhau. Trong đại khung cũ đã mục nát đã chệch khỏi nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, có thể giữ được chính niệm mạnh là một trắc nghiệm tàn bạo cho các vị vương chủ. Điều đó không phải là ai cũng có thể dễ dàng đạt được. Những vương chủ này đã không thỏa hiệp bởi sự hăm dọa của cựu thế lực. Họ thà chết hơn là ký kết với bọn cựu thế lực.

Điều vĩ đại nhất đang làm rung chuyển toàn đại khung. Nước mắt tôi tuôn rơi. Ngày hôm nay những vị vương chủ xuất sắc đó tất cả đang ở tại Trung Quốc lục địa. Họ đã đảm đương không sợ hãi trách nhiệm chứng thực Đại Pháp và cứu sống nhiều sinh linh trong cái môi trường ghê tởm đó. Hơn nữa, phẩm cách cao mà họ duy trì trong nhiều kiếp sống trong suốt quá trình hạ nhập thế giới con người đã thiết lập cho họ một nền tảng chắc chắn để có thể cứu độ được nhiều sinh linh tại Trung Quốc lục địa.

Tôi vẫn không thể cầm được nước mắt sau khi kết thúc buổi thiền định. Tôi đã quá xúc động bởi tiến trình vĩ đại mà những vị vương chủ trở thành các học viên Đại Pháp. Tôi cũng cảm thấy rất xấu hổ cho những tư tưởng thấp kém của mình cho rằng bản thân mình đã là tốt đẹp. Những học viên Đại Pháp chân tu tại TQ lục địa là thực sự đáng kính phục bởi họ đã làm những việc mà một học viên Đại Pháp nên làm giữa những khó khăn to lớn.

Sư Phụ là từ bi. Ngài thường khuyến khích các học viên Đại Pháp hải ngoại và hy vọng chúng ta sẽ làm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tập trung vào tu học trong quá trình Pháp chính, mà hình thành những tư tưởng sai trái, thì đó sẽ là một trở ngại lớn.

Trong tương lai, toàn thiên thể đại khung sẽ ghi nhớ những sinh mệnh vĩ đại nhất này, phần chính yếu của các học viên Đại Pháp đã chứng thực Pháp trong những môi trường khó khăn và ghê tởm nhất, các học viên Đại Pháp tại TQ đại lục. Tôi không nói những học viên Đại Pháp tại hải ngoại là không tốt bằng các học viên tại đại lục. Nhưng vinh dự đặc biệt thực sự thuộc về các học viên tại Đại lục. Điều này được xác nhận bởi bất kỳ vị Thần nào trong đại khung.

Thứ 3: trong suốt quá trình Pháp chính, tất cả các yếu tố sẽ được động chạm đến. Chúng sẽ phản chiếu trong việc tu luyện của chúng ta. Không cần biết những loại thứ gì được thể hiện ra, chúng ta cần phải kiên định tiến lên với việc tu học Đại Pháp và xử lý những yếu tố này một cách đúng đắn.

Một lần tôi đã muốn một vài thứ. Trong suốt quá trình đó, một vài yếu tố của cựu thế lực đã dính vào. Kết quả là, chúng tìm thấy trong tôi nhiều vấn đề trong thế giới con người. Nó biểu lộ thành các va chạm trong gia đình tôi, trong XH và giữa các học viên với nhau. Tôi đã chịu áp lực lớn đến nỗi tôi hầu như không thể thở được.

Mỗi người trong số họ có vẻ đã làm lay chuyển niềm tin của tôi trong tu học. Cuối cùng, sau khi tôi đã dàn xếp được mọi chuyện, tôi ngồi úp mặt trên bàn. Tôi biết rõ rằng tất cả đó là những nhiễu loạn của các yếu tố của thế lực cũ. Tôi hoàn toàn phủ nhận chúng nhưng tôi đã quá mệt mỏi. Vào lúc đó, tôi cảm thấy rằng tôi đang nằm trên một tấm chăn ấm áp. Thân thể của vị Thầy vĩ đại cuộn lấy tôi như một người mẹ hiền đang ôm một đứa trẻ. Khuôn mặt Ngài tràn đầy lòng từ bi. Tôi biết rằng Sư Phụ đang khuyến khích tôi có chính niệm mạnh mẽ hơn và hành động cho đúng.

Một lần khác, tôi đã mắc sai lầm trong một dự án. Tôi đã buồn trong nhiều ngày và không thể vượt qua được. Trong giấc mơ, tôi nghe thấy tiếng sáo trúc từ xa xa. Âm nhạc khiến tôi được làm sạch lay động và làm tôi tràn đầy chính niệm và sức mạnh. Tôi tìm kiếm nơi phát ra âm nhạc. Tôi thấy Sư Phụ đang thổi sáo trên một chỗ cao. Tiếng nhạc đầy sự quan tâm và kỳ vọng. Tôi tỉnh dậy từ trong giấc mơ và khóc. Tôi biết rằng sự bảo vệ của Thầy đã không bỏ mặc các học viên dù chỉ là trong giây phút.

Một lần tôi đã có những tư tưởng và cách nhìn khác với một đồng sự của một dự án. Tôi đã không tranh đấu với người đồng sự để bảo vệ quan điểm và suy nghĩ cá nhân, nhưng nhiều sự chỉ trích đã nhắm vào tôi. Thình lình, nhiều đồng tu trong dự án nhìn tôi một cách lạ thường. Tôi cảm thấy rõ ràng tôi đã xa cách nhóm. Khi đó tôi cảm thấy không thoải mái, tôi đã không nói nhiều. Sau khi suy xét bình tĩnh, tôi tin rằng những hiểu biết của tôi không sai. Khi làm dự án, tôi âm thầm cộng tác với các đồng sự.

Sau đó ít lâu, Sư phụ xuất bản một bài báo mới. Trong kinh văn mới này, Đấng Pháp Vương xác nhận hiểu biết của tôi. Khi tôi gặp lại người đồng tu, tôi chỉ có lòng từ bi trong tim. Tôi cảm thấy cơ thể tôi mở rộng từng lớp từng lớp. Tôi thậm chí còn nghe thấy âm thanh của sự giãn nở của cơ thể qua từng lớp một. Trong khi thiền định, tôi thấy Sư Phụ vĩ đại nâng niu tôi trong bàn tay to lớn của Ngài. Tôi nhớ lại rằng Sư Phụ từng nói rằng Ngài trân trọng chúng ta hơn cả chúng ta trân trọng chính mình. Thầy biết rõ các học viên của Ngài. Vào bất cứ lúc nào, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta tin tưởng kiên định vào Thầy và Đại Pháp và làm mọi việc một cách ngay chính, chúng ta có thể thấy trời xanh biển rộng trước mặt mình.

Thứ 4: Từ nhiều cuộc trao đổi với các đồng tu, tôi nhận thấy quan niệm mạnh mẽ này mà nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa nhận ra. Nếu chúng ta vẫn còn trong giai đoạn tu học cá nhân, điều đó có thể được. Tuy nhiên, sau khi chúng ta tu học trong Pháp chính, quan niệm này trở thành một chướng ngại. Tu học Đại Pháp là về cơ bản khác với bất kỳ một hệ thống tu luyện nào trong lịch sử trong các thuật ngữ về mặt hình thức, các ý nghĩa bên trong, và ngay cả hệ tư tưởng.

Thế lực cũ đã xếp đặt nhiều cho mục đích cá nhân của chúng. Chúng không bỏ sót ngay cả một ý nghĩ nhỏ hoặc niệm nào của các học viên Đại Pháp. Chúng có các sắp xếp riêng. Mặc dù không có cái nào trong số đó là thứ mà Sư Phụ muốn, thế lực cũ đã áp đặt chúng lên Sư Phụ và Đại Pháp.

Trong suốt buổi thiền định 2 năm trước, tôi đã đi vào một không gian. Không gian này đầy những thứ như là các thùng chứa nước lớn, cái này tiếp cái kia. Mỗi thùng chứa những thứ tồi tệ. Chỉ khi tôi hiểu chúng đại biểu cho điều gì, tôi nhìn thấy vài vị Tà Thần đang thêm những thứ rác rưởi vào trong những cái thùng chứa đó. Chúng bảo rằng rác trong thùng là được chuẩn bị cho các học viên Đại Pháp. Bởi Sư Phụ không cho phép điều đó, chúng cho rằng cần chuyển hết rác rưởi đó lên Sư Phụ. Tôi rút thanh gươm (một khí cụ luyện được trong Pháp) và biến nó thành một chiếc gậy to lớn. Cây gậy quét ngang toàn bộ không gian và quét sạch bọn tà Thần và các thùng chứa đó.

Sư Phụ sắp đặt sự tu học của các học viên Đại Pháp. Không có gì để làm với thế lực cũ. Một sinh mệnh, không kể nguồn gốc, nếu chủ ý thức muốn tu học Đại Pháp, anh ta đã chọn Đại Pháp và Thầy. Sự tu học của anh ta sẽ được hoạch định bởi Thầy. Các thế lực cũ không có lý do để xen vào. Ngay cả cho những ai đã ký hiệp ước với thế lực cũ, chừng nào bản thân không thừa nhận giao ước đó, thế lực cũ không có lý do bào chữa nào để can thiệp vào sự tu học của sinh mệnh đó.

Khi các học viên Đại Pháp gặp phải một điều nguy hiểm nào đó và được bảo vệ, nhiều đồng tu nghĩ rằng Thầy đã chịu đựng cho chúng ta. Trong suốt thời kỳ tu học cá nhân trước ngày 20/7/1999, Sư Phụ đã gánh chịu nhiều nghiệp lực cho nhiều học viên để giúp cho sự tu học của họ. Tuy nhiên, sau khi quá trình tu học trong Pháp chính bắt đầu, Thầy hướng dẫn các học viên tham gia vào các hoạt động chống bức hại và chống lại tất cả các sắp đặt của bọn thế lực cũ. Vì thế, là một học viên Đại Pháp trong quá trình Pháp chính, chúng ta phải thay đổi các quan niệm của mình.

Một người nghĩ “Thầy đã gánh chịu nó cho mình”. Một người khác nghĩ “Sư Phụ đã gánh chịu điều đó cho mình”. Nếu nhiều học viên Đại Pháp nghĩ như thế, thì có thể tất cả những thứ đó sẽ đổ hết lên Sư Phụ. Tuy nhiên, những thứ này là những gì thế lực cũ muốn đổ lên Đại Pháp và các học viên Đại Pháp.

Đại Pháp đã tạo ra mọi thứ, từ những thế giới vĩ đại cho đến những hạt tử nhỏ bé nhất. Đại Pháp bao hàm mọi thứ. Thế lực cũ không có tư cách chỉ đạo bất kể những thứ mà chúng cũng gọi là khảo nghiệm. Quá trình Pháp chính chạm đến thế lực cũ và các quyền lợi ích kỷ chủ yếu của chúng. Bởi Thầy không thừa nhận các sắp đặt ích kỷ của bọn thế lực cũ, chúng ép những yếu tố nhơ nhớp nhất về phía Sư Phụ và các học viên Đại Pháp những người đã gánh vác trách nhiệm cứu vớt các chúng sinh. Để bảo vệ các học viên Đại Pháp, Thầy đã nhận hứng tất cả chúng. Thực tế, Thầy có sức mạnh vô biên của Pháp. Ngài có thể đơn giản đẩy ngược tất cả lại cho thế lực cũ. Không ai xứng đáng được phép khảo nghiệm Đại Pháp. Bất kỳ kẻ nào có ý định khảo nghiệm Đại Pháp sẽ phải trả giá. Điều đó là chính xác bởi lòng từ bi bao la của Thầy mà Ngài thậm chí muốn cứu độ cả những thế lực cũ đó những kẻ muốn chi phối điều khiển cả Ngài. Các thế lực cũ đó đã chọn con đường tự hủy diệt.

Trong cái gọi là “để cho sự thăng tiến của các học viên Đại Pháp”, thế lực cũ đã làm ra nhiều sắp đặt từ một thời gian lâu trước đây thể theo các nguyên tắc đã biến thái của chúng. Mục đích thực sự là cho bản thân sự ích kỷ của chúng. Mục đích không phải là để cứu độ các sinh mệnh, mà để hủy diệt các sinh linh. Chúng ta không thể chấp nhận điều này. Chúng ta không nên thực sự nghĩ rằng chúng đang giúp các học viên Đại Pháp đề cao.

Các học viên Đại Pháp càng lúc càng trưởng thành trong suốt quá trình chống bức hại và tu học trong Pháp chính. Đó không phải là bởi vì cuộc khủng bố. Đó là bởi các nguyên tắc Đại Pháp mà Thầy đã dạy chúng ta. Cơ hội để được cứu độ không phải đến từ cuộc khủng bố. Nó đến từ thái độ đối với Đại Pháp. Không phải Sư Phụ từng bảo chúng ta rằng nếu cuộc khủng bố không xảy đến, mọi thứ đã được giải quyết một cách nhân từ hay sao? Cái mà thế lực cũ gọi là “giúp các học viên Đại Pháp đề cao”, “giúp các học viên Đại Pháp giảm bớt nghiệp lực” và những lý do khác đều là các chướng ngại cho quá trình Pháp chính của Thầy hôm nay. Đó là sự phong tỏa việc trợ sư chính Pháp của các học viên Đại Pháp hôm nay.

Các bạn đồng tu, khi chúng ta gặp phải bất kỳ vấn đề nào mà đã được giải quyết xong, đừng nghĩ thêm rằng Sư Phụ đã gánh chịu cho chúng ta gì cả. Sư Phụ đã sinh ra Đại Pháp này. Sư Phụ không phải gánh chịu bất kể sự sắp đặt nào hoặc yếu tố nào của bọn thế lực cũ. Những ai thực sự nên gánh chịu các yếu tố xấu là chính cựu thế lực, thủ phạm đã sắp đặt cuộc khủng bố và các sinh mệnh tà ác đã bức hại các học viên Đại Pháp, chứ không phải là Sư Phụ, không phải là các học viên Đại Pháp.

Thực sự cũng như thế khi chúng ta chỉnh sửa từng từ trong các sách báo Đại Pháp. Những thứ cũ nát, biến thái, và dơ bẩn nên được bỏ đi và thay thế bằng các hàm nghĩa mới và trong sáng.

Tiêu diệt các quan niệm cũ, phủ nhận triệt để các an bài và các nhân tố của thế lực cũ, có thể về cơ bản phủ định thế lực cũ và đồng hóa với Pháp. Hãy để cho từng suy nghĩ và ý niệm của chúng ta thực sự phản ánh được sự chói lọi của các chính thần được tạo ra bởi Đại Pháp!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/11/18/40977.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4318

The post Các chính Thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/01/cac-chinh-than.html/feed0
Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 2)https://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-2.html#respondWed, 17 Dec 2008 23:48:39 +0000https://chanhkien.org/?p=1026Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Dưới đây là vài điều tôi ngộ được sau khi tham dự một Pháp hội chia sẻ nhỏ được tổ chức bởi một học viên từ một vùng khác. (3) Đối xử với các đồng tu một cách từ bi Chúng tôi rất lo lắng về tình huống hiện tại […]

The post Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Dưới đây là vài điều tôi ngộ được sau khi tham dự một Pháp hội chia sẻ nhỏ được tổ chức bởi một học viên từ một vùng khác.

(3) Đối xử với các đồng tu một cách từ bi

Chúng tôi rất lo lắng về tình huống hiện tại của các học viên trong vùng đã không hợp tác tốt và đã không đối xử với nhau như một chính thể, và chúng tôi đang cố gắng tìm cách giải quyết nó. Tất cả chúng tôi đều biết rằng chúng tôi không thể cải thiện tình huống bằng cách làm theo những phương thức của người thường.

Tại sao các học viên trong vùng có nhiều hiểu lầm lớn giữa họ với nhau như thế? Hầu hết thời gian đó là vì chúng tôi xem “làm các việc” (liên quan đến công tác Đại Pháp) như là tu luyện và chúng tôi đã không chú trọng đến tu luyện tâm tính. Điều này dẫn đến một mâu thuẫn to lớn qua những vấn đề nhỏ. Một vài học viên mà làm theo (bắt chước) những học viên khác thay vì [theo] Pháp có thể làm lớn vấn đề lên và làm những việc ngay cả tồi tệ hơn nữa.

Một học viên nói vài điều thật sự làm tôi ấn tượng. Cô ấy nói với tôi rằng một vài học viên đã vô căn cứ nói về cô ấy theo cách tiêu cực, nhưng thay vì phàn nàn những học viên này, cô ấy giữ bình tĩnh và phát chính niệm cho họ không cho phép tà ác can nhiễu đến chính niệm của họ.

Khi cô ấy đề cập về điều này, tôi nhớ những điều Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp cho các học viên Úc châu” (04/08/2007): “Sư phụ công nhận những điều chư vị làm, vì thế chư vị cần sự công nhận từ ai nữa?” (dịch không chính thức)

Tuy nhiên, với tầng thứ giới hạn của tôi, tôi không có lựa chọn nào, đã rời nhà tôi sau khi mâu thuẫn với các học viên trong vùng trở nên quá căng thẳng. Khi xe lửa chuyển bánh, tôi đã khóc khoảng nữa tiếng. Tôi nghĩ rằng không kể là thái độ hay sự bực bội nào đã có giữa các học viên trong vùng, chúng tôi nên hợp tác tốt bởi vì tất cả chúng tôi đều tu luyện cùng một Pháp. Tôi nhận biết rõ rằng vào lúc ấy tôi sẽ đối mặt với nhiều khó khăn sau khi tôi rời đi, nhưng tôi giữ trong tâm trí rằng tất cả sẽ được an bài tốt nhất nếu tâm trí tôi ngay thẳng. Tuy nhiên, vào lúc đó, tôi đã nhìn thấy nhiều thần đã chảy nước mắt. Họ nghĩ rằng tôi đã không làm tốt những gì tôi nên làm và rằng những học viên trong vùng bây giờ đã mất thêm một người giúp [họ] chứng thực Pháp.

Sau đó, tôi cũng học hỏi nhiều hơn về tình huống trong vùng từ những chia sẻ kinh nghiệm của các học viên trên mạng. Tôi nhận ra rằng có những vấn đề trong cách chúng tôi đối xử với các học viên còn thiếu sót. Tôi có đề nghị chúng tôi nên đối xử [với họ] một cách từ bi và điều đó sẽ là tốt nhất nếu chúng tôi có thể sửa sai khi chúng tôi nhận ra chúng. Tuy nhiên, một vài học viên chỉ có thể nhìn thấy những điều sai trái của học viên mà đã ngăn cản họ nói một cách cởi mở và quan tâm lẫn nhau không kể những hiểu lầm đã xảy ra giữa chúng tôi. Điều này làm cho những đồn đại truyền đi xung quanh, làm cho tà ác vui sướng.

Sau đó, tôi nhìn vào trong và tự hỏi mình vì sao các học viên trong vùng có quá nhiều bực bội với tôi? Tôi thấy rằng nguyên nhân căn bản là vì tôi vẫn còn chấp trước vào việc theo đuổi danh tiếng! Tôi đã kinh nghiệm sự bất mãn tương tự khi đi đến những vùng khác vào đầu năm đó và đã nhận ra rằng điều đó cũng là vì chấp trước này.

Sau đó, tôi hoàn toàn bỏ chấp trước này bằng cách học Pháp liên tục và thật sự đã trở thành một bộ phận của một thể thống nhất. Bây giờ, tôi [ở] trong một trạng thái tốt. Tôi luôn luôn nhìn vào trong không kể những học viên khác nói gì về tôi, tốt hay xấu, và tôi cũng không bị can nhiễu bởi những nhân tố không thích hợp với Pháp. Tôi kiên định hoàn thành sứ mệnh của tôi!

Sau đây là vài điều giác ngộ sau khi tôi chia sẻ với nhiều học viên vào ngày [Pháp] hội thứ 2:

(a) Đối xử với các học viên một cách chân chính và không làm theo người khác một cách mù quáng

Trong tiến trình tu luyện, vài học viên đối xử với những người khác với một tâm lý người thường và làm theo một cách mù quáng những ai có hiểu biết tốt về Pháp và những ai làm tốt công việc trong các các dự án [Đại Pháp] nhất định. Điều này rất nghiêm trọng trong vùng chúng tôi. Thật sự là, một người tu luyện không nên có chấp trước vào danh tiếng và không nên nhìn nhận ai một cách đặc biệt không kể họ là ai. Mỗi người là học viên Đại Pháp và chúng ta nên đối xử như nhau.

Chúng tôi đã trải qua những thử thách và thống khổ to lớn và không nên đối xử với các học viên mà có những khả năng đặc biệt bằng những quan niệm người thường. Chúng ta nên tiếp tục tìm kiếm thiếu sót và tu luyện chuyên cần.

(b) “Sự xuất chúng” không có nghĩa là trạng thái tu luyện tốt

Một phụ đạo viên có lẽ không phải là người tu luyện chuyên cần nhất, và [người] này được chỉ định bởi Sư phụ. Là một đồng tu, chúng ta nên nhớ điều này. Một vài học viên có thể đã lập thệ ước hay họ có vài khả năng trong vài lĩnh vực, nhưng các bạn không thể nói họ tu luyện tốt như thế nào. Chúng ta không thể thấy được sự thật khi trong mê ảo, vì thế chúng ta không nên nhìn những học viên có một [vị trí] trách nhiệm đặc biệt hay làm theo họ một cách mù quáng.

(c) Về [vấn đề] tu khẩu

Tôi nhớ một học viên từ vùng khác nói về những phụ đạo viên của họ trong Pháp hội. Điều này nảy sinh [ý nghĩ] trong tôi rằng có lẽ đây không phải là điều quan tâm nhất phải làm, và tôi nghĩ rằng chúng ta cũng cần phải tu khẩu trong khía cạnh này. Sau tất cả là, cuộc bức hại vẫn đang tiếp tục và chúng ta nên cẩn thận. Chúng ta nên có trách nhiệm với sự tu luyện của chúng ta và kiểm tra xem có chấp trước gì đằng sau lời nói của chúng ta không, như là thể hiện ra việc chúng ta đã học và làm được nhiều như thế nào.

(d) Một người tu luyện không nên bị chấp trước vào luân hồi

Trong Pháp hội, một học viên lâu năm nói rằng cô ấy tìm thấy một bài viết của tôi về việc luân hồi đăng trên website Chánh Kiến. Học viên khác chia sẻ với tôi là cô ấy đặc biệt thích những bài viết về luân hồi. Sau đó, tôi chỉ ra rằng hôm qua có một bài viết trên Minh Huệ bình luận về việc không nên chấp trước vào [sự] luân hồi và những đời trước của chúng ta.

Trong những bài viết trước, tôi đã chia sẻ rằng luân hồi đơn giản là cách mà đời sống con người mang theo. Chúng ta nói về nó chỉ giúp những người khác thoát khỏi những ảnh hưởng từ những người vô thần. Từ một cách nhìn khác, chúng ta cũng nói về nó để nói với con người rằng tất cả chúng ta đã đến đây là vì Pháp này, và rằng chúng ta đã chịu đựng nhiều và tích rất nhiều nghiệp lực khi xuống để đắc Pháp. Nhưng nếu những học viên trở nên chấp trước vào điều này [không vượt thoát khỏi] tình cảm, nó sẽ trở nên là một cản trở trong sự tu luyện của họ. Đây là những gì mà cựu thế lực đã an bài. Làm sao chúng ta có thể đạt được viên mãn với những chấp trước vào quá khứ và những đời sống con người của chúng ta? Ngay cả khi chúng ta giảng sự thật, chúng ta chỉ chọn những câu chuyện có thể giúp người ta hiểu được sự thật. Trong những bài viết của tôi, tôi chỉ sử dụng chúng để chứng thực Pháp, không phải nói về chúng chỉ vì [mục đích] riêng của chúng.

Một điều tôi muốn đề cập là việc chúng ta có những Pháp hội trên cơ sở của sự an toàn không kể là những đồng tu có thể đắc được bao nhiêu lợi ích từ nó. Chúng ta không nên có những Pháp hội cỡ lớn trong Trung hoa lục địa, và điều này cũng là [có] trách nhiệm với những đồng tu của chúng ta.

Trên đây chỉ là những hiểu biết cá nhân. Làm ơn chỉ ra những điểm chưa thích hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/10/12/55292.html
http://www.pureinsight.org/node/5598

The post Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-2.html/feed0
Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 1)https://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-1.html#respondWed, 17 Dec 2008 23:46:27 +0000https://chanhkien.org/?p=1024Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Hôm qua, với sự giúp đỡ của các đồng tu, chúng tôi đã tham dự một Pháp hội. Một học viên từ 1 vùng nọ đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc làm sao tu luyện tốt chính mình và thực hiện 3 điều (tu luyện, phát chính […]

The post Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Hôm qua, với sự giúp đỡ của các đồng tu, chúng tôi đã tham dự một Pháp hội. Một học viên từ 1 vùng nọ đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc làm sao tu luyện tốt chính mình và thực hiện 3 điều (tu luyện, phát chính niệm và giảng sự thật) tốt hơn. Tôi đồng ý với hiểu biết của anh ta, và ghi lại tóm tắt những kinh nghiệm ra đây để chia sẻ với tất cả các học viên.

(1) Làm việc tốt và tu luyện tốt

Thời gian gần đây, các học viên của vùng chúng tôi đã bị bức hại một cách trầm trọng. Cuối cùng thì chúng tôi cũng bình tĩnh và phân tích điều gì sai. Tôi cũng viết nhiều bài báo chia sẻ suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên, dựa vào trên những gì phản hồi từ người phụ trách vùng chúng tôi, có vẻ như nhiều học viên vùng chúng tôi vẫn tiếp tục xem “làm việc” như là “tu luyện”.

Ví dụ, khi các học viên chia sẻ kinh nghiệm, họ thường nói, “Nhìn anh ấy kìa! Anh ta làm việc Đại Pháp thật tốt!”. Đúng là rất tốt nếu ai đó làm nhiều việc Đại Pháp. Tuy nhiên, anh ta đã tu luyện tốt như thế nào? Đó có phải là câu hỏi chúng ta nên hỏi không?

Trong thế giới con người, một người tin rằng nếu anh ta xây nhiều chùa chiền và đóng góp nhiều tiền thì Phật sẽ cho anh ta đạt được viên mãn. Những người tu luyện thì có thể nghĩ giống như vậy không? Một người thường thì được hưởng phúc lành nếu anh ta làm điều tốt cho Đại Pháp. Nếu chúng ta không tu luyện chính mình trong khi làm việc Đại Pháp thì không phải là chúng ta giống người thường sao?

Vì vậy, “làm việc Đại Pháp tốt” và “tu luyện tốt” là những việc hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, chỉ khi nào một người tu luyện tốt anh ta mới có thể làm tốt việc Đại Pháp và đạt được mục đích bảo hộ Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.

(2) Chỉnh sửa từng tư tưởng

Tất cả chúng ta đều học Pháp, nhưng vì sao chúng ta không biết thực hiện như thế nào khi chúng ta giải quyết vấn đề?

Ví dụ, tôi đọc kinh nghiệm mà có một vài học viên đặt thêm 10 yuan (tiền tệ Đài Loan) vào trong tài liệu giảng sự thật để tạo điều kiện giúp người thường biết được sự thật. Nhưng sự việc sẽ kết thúc thế nào nếu người ta cầm 10 yuan và ném tài liệu đi. Tôi cũng nghe nói một học viên đã mua một ngôi nhà cho người đàn bà có mối quan hệ với chồng cô ta để người phụ nữ đó biết sự thật về Đại Pháp.

Mỗi lần tôi nghe những chuyện như thế, muốn nói với các bạn sự thật rằng lòng tôi như đang khóc. Tôi nghĩ, “Có thật sự các học viên chúng ta giúp người ta biết sự thật? Điều đó không phải là khuyến khích lòng tham và làm suy đồi đạo đức của con người không? Nói một cách nghiêm trọng hơn, không phải những học viên này đang đẩy con người xuống địa ngục sao? ”

Tôi có nhớ một bài viết có tựa đề “Một đôi lời: Một người tốt”, tác giả nói “Một người tốt không phải là người mà mọi người có thể trấn áp”. Hiểu biết của tôi là cái tốt của một học viên thể hiện ra trong khi [biết] hài hòa những nguyên lý chân chính trong thế giới con người. Chúng ta không phải là loại người mà không phân biệt được tốt xấu, cũng không phải là những người mà những người khác có thể trấn áp hay lợi dụng như họ muốn.

Chỉ khi một sinh mệnh [con người] tôn trọng Đại Pháp và học viên Đại Pháp, anh ta có thể có được sự hiểu biết đúng đắn và được cứu. Nếu chúng ta không hiểu Pháp tốt và người thường nói rằng “Đại Pháp tốt” chỉ sau khi chúng ta làm thỏa mãn lòng tham của họ, những người thường này có thật sự từ trong tâm mình cho rằng “Đại Pháp tốt” không? Những sinh mệnh này không phải là đang bất kính với Đại Pháp?

“Cứu độ chúng sinh” là thể hiện sự từ bi của những vị thần trong thế giới con người. Nó hoàn toàn không phải là những vị thần đang cầu [xin] người thường biết sự thật một cách thương hại.

Từ bi là cảnh giới thần thánh mà vị thần có, không phải là lý do làm thoả mãn lòng tham của con người. Từ bi và uy nghiêm là đi với nhau. Tất cả chúng ta bảo hộ Pháp, vì thế không phải là chúng ta cần bảo hộ sự uy nghiêm của Pháp? Chúng ta giảng sự thật cho người thường theo chấp trước của họ, nhưng nó hoàn toàn không phải là lý do cho chúng ta làm thỏa mãn chấp trước của họ.

Một ngày nọ có một người phụ nữ làm cùng nói “Đừng nói với tôi về niềm tin. Hãy cho tôi 5 triệu đô, và tôi sẽ tin những gì cô nói với tôi”

Lúc đó, tôi giữ bình tĩnh và nói với cô “Không có một thân thể khỏe mạnh, cô sẽ không cảm thấy hạnh phúc ngay cả cô có 5 triệu đô. Vì thế, một thân thể [khỏe khoắn] là một nền tảng cho chúng ta sống tốt và làm việc trong thế giới này. Nếu chúng ta không có đức, sẽ thật khó để kiếm 5 triệu đô vì một người ích kỷ và chỉ biết lo cho chính mình, sẽ không ai muốn làm việc với họ. Vì thế điều quan trọng là một người phải có đức. Tu luyện Pháp Luân Công không mang lại cho cô 5 triệu đô. Tuy nhiên cô sẽ có một thân thể khỏe mạnh và một tâm trí tốt. Điều này thật sự là cơ sở tốt nhất cho cô để kiếm được 5 triệu đô. Cũng vậy, tôi cần chỉ ra rằng điều đó có phụ thuộc vào việc là 5 triệu đô đó có được an bài trong đời của cô không. Nếu không thì cô sẽ không kiếm được [nó]. Ngay cả nếu cô có [tiền], cô cũng sẽ không thể giữ chúng được.” Cô ta hiểu những điều tôi nói và không đáp lại một cách xúc phạm nữa.

Thực tế là, khi chúng ta giải quyết vấn đề, nếu chúng ta chỉ cân nhắc cho chúng ta thôi, và chỉ chú ý đến làm việc, chúng ta sẽ không có trí huệ để giảng sự thật. Ngược lại, những can nhiễu sẽ đến. Đặc biệt bây giờ là giai đoạn cuối cùng cho sự tu luyện của chúng ta, chúng ta phải chỉnh sửa từng cách nghĩ của chúng ta.

Một học viên cho tôi một ví dụ. Khi các học viên nhìn thấy một cảnh sát (trong khi giảng sự thật), nhiều học viên phát chính niệm “Hiện thế hiện báo ” đến người cảnh sát đó. Một vài học viên phát chính niệm với [sự] căm hận. Một vài người thì có quan niệm rằng tất cả các cảnh sát điều tà ác, và họ không muốn cảnh sát bức hại họ và những học viên khác. Thật sự thì, những suy nghĩ loại này xuất phát từ sự ích kỷ. Trong khi đó, một vài học viên khác phát chính niệm đến cảnh sát, họ nghĩ về việc tiêu trừ tà ác đang khống chế người cảnh sát để họ biết sự thật và được cứu. Đây là lòng từ bi không có nhân tố ích kỷ. Tất nhiên kết quả sẽ khác nhau.

Chia sẻ thêm một ví dụ khác, khi tôi phát chính niệm hôm nay, tôi thấy có gì đó ngán trước mặt. Vì thế tôi nói với sự từ bi, “Không quan trọng là tôi viên mãn hay không, được hay mất, tôi là người bảo hộ vũ trụ. Sự tồn tại của tôi là cho chúng sinh trong thế giới của tôi!” Vừa khi suy nghĩ này phát ra, tất cả các can nhiễu biến mất. Cảnh tượng trở nên tuyệt vời và tôi rơi nước mắt.

Chúng ta là những sinh mệnh giác ngộ trong tương lai với trí huệ vĩ đại. Vì thế, chúng ta không thể nhìn sự viêc với một góc độ và cứ cố chấp trong góc độ đó. Chúng ta cần đáp ứng tiêu chuẩn mà Sư phụ đã đề ra: “Bằng tri kiến rộng lớn về luật và nguyên lý, người có thể giải trừ mọi mối nghi.” ( Tinh tấn yếu chỉ 1, “Bậc Thánh”).

Ví dụ, cái máy bơm nước trong công ty tôi thỉnh thoảng không bơm được nước, nó làm mất nhiều thời giờ của tôi. Lúc đầu, tôi phát chính niệm để làm sạch mọi sự can nhiễu. Nhưng sau đó khi tôi phát chính niệm, tôi nghĩ “Mọi thứ đều là sinh mệnh có tư tưởng. Tôi hy vọng các chư vị có thể nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Đừng làm phiền nữa để tôi có thể rời công ty làm việc Đại Pháp.” Tâm tôi lúc đó thật sự là từ bi. Tôi cũng vứt đi cảm giác sợ phải làm việc phá sức và sự mệt mõi. Hơn nữa, tôi không bị mê ảo bởi bề ngoài huyễn hoặc của sự vật. Tôi thật sự tin rằng máy bơm nước có thể làm việc! Sau khi tôi ngộ ra nguyên lý này, tôi có thể sửa máy bơm nước trong vài phút.

Nhiều lần chúng ta bị kẹt trong những tình huống [nào đó], đó là vì xuất phát điểm của chúng ta không chính. Điều đó, thật sự mang đến phiền phức. Nói một cách khác, tất cả chúng ta điều biết rằng đó là một quá trình phức tạp để vứt đi những tư tưởng con người. Khi chúng ta nói ,” Việc tôi làm là chứng thực Pháp tốt hơn”, chúng ta nên cho rằng nó từ sâu thẳm trong tâm mình. Chúng ta sẽ không sử dụng nó như một lý do. Nếu không thì, chúng ta chỉ là tự lừa gạt chính mình.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/10/8/55259.html
http://www.pureinsight.org/node/5599

The post Tu luyện thể ngộ: Một vài chia sẻ sau khi tham dự Pháp hội (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/12/phan-anh-trong-tu-luyen-mot-vai-chia-se-sau-khi-tham-du-phap-hoi-phan-1.html/feed0
Tu luyện thể ngộ: Nhận thức của tôi về vứt bỏ hết hết những chấp trước của người thườnghttps://chanhkien.org/2008/10/cam-nghi-trong-tu-luyen-nhan-thuc-cua-toi-ve-vut-bo-het-het-nhung-chap-truoc-cua-nguoi-thuong.htmlhttps://chanhkien.org/2008/10/cam-nghi-trong-tu-luyen-nhan-thuc-cua-toi-ve-vut-bo-het-het-nhung-chap-truoc-cua-nguoi-thuong.html#respondThu, 23 Oct 2008 15:23:27 +0000https://chanhkien.org/?p=873Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Mới đây, tôi bỏ rất nhiều thời gian để học Pháp. Trong khi học Pháp rất nhiều, thì thấy được có nhiều vấn đề đã làm tôi bối rối dần dần trở nên sáng tỏ hơn. Sau đây là những gì tôi ngộ được mới đây. Một người thường không […]

The post Tu luyện thể ngộ: Nhận thức của tôi về vứt bỏ hết hết những chấp trước của người thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Mới đây, tôi bỏ rất nhiều thời gian để học Pháp. Trong khi học Pháp rất nhiều, thì thấy được có nhiều vấn đề đã làm tôi bối rối dần dần trở nên sáng tỏ hơn. Sau đây là những gì tôi ngộ được mới đây.

Một người thường không tu luyện và bị u mê không biết đời sống thật sự đến từ đâu. Anh ta bị mù mắt bởi danh vọng, tiền tài, và tình cảm, và luôn luôn ngụp lặn trong hạnh phúc và khổ đau từ những điều nói trên. Anh ta sinh ra rồi chết và sau đó tiếp tục theo con đường luân hồi.

Một người tu luyện, tuy nhiên, khác hơn. Mặc dầu chúng ta sống trong xã hội đầy dẫy danh vọng, tiền tài và tình cảm, tâm của chúng ta vẫn không lay động và ít bị dính mắc vào những điều này. Người tu luyện có mục đích cao hơn và cố gắng nâng cao cuộc sống của mình ra khỏi vòng luân hồi, sống với chết, vì thế sẽ đạt được sự sống vĩnh viễn. Vì thế, chúng ta không thể dùng quan niệm người thường để phán xét mọi việc trong đời sống.

Là người tu luyện, tất cả chúng ta biết rằng Sư phụ đã dạy chúng ta nguyên lý “không tìm cầu, sự việc sẽ đến tự nhiên”. Chúng ta chỉ cần nâng cao chúng ta, làm tốt ba điều, cứu độ chúng sinh bằng lòng đại từ bi, và trừ diệt tà ác hoàn toàn bằng chánh niệm của chúng ta. Nếu chúng ta kềm chế thật sự chúng ta, thì mọi việc sẽ vận hành theo tự nhiên như thế. Tuy nhiên, nếu chúng ta đòi hỏi “chấm dứt”, và chờ Viên mãn, và cố tìm thấy sự tan rả của đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) mà không lưu tâm đến việc hoàn thành sứ mạng của chúng ta, chúng ta chỉ khóc lóc khi ngày Viên mãn đến, vì chúng ta không tận dụng được thời gian hiện tại của chúng ta.

Trước khi một người thường đến biết Đại Pháp, anh ta tìm thấy tất cả chấp trước vào lợi lộc của thế gian, anh ta cảm thấy rất thích thú khi theo đuổi điều này, vì anh ta không biết những gì khác có giá trị cho đời sống hơn để theo đuổi.

Tuy nhiên, một người tu hành thì khác. Cho dù mình có thể chứng kiến được giây phút Viên mãn hay không trong đời này, chúng ta vẫn biết rằng một đời sống giá trị và tinh khiết hơn nếu không dính mắc vào được và mất trên thê gian này. Và thậm chí trên thế gian này, bằng tu luyện, chúng ta có được một cơ thể khoẻ mạnh và trừ dứt được những lo phiền khi có bệnh tật. Một người thường cũng chỉ ước mơ điều này, nhưng không đạt được.

Là người tu luyện, chúng ta cũng hiển ngộ được những kỳ bí mà rất nhiều bậc học giả đều trong lịch sử cũng không hiểu được. Bằng tu luyện, chúng ta hiểu được nguyên lý của được và mất. Khi luôn luôn từ bi và tốt bụng đối với người khác, thì chúng ta sẽ hạnh phúc và bình an trong tâm dù cho sự mất mát mà chúng ta chịu đựng trên bề mặt. Tâm trí bình an này người thường không tài nào có được. Cho dầu đây là điều duy nhất mà chúng ta đạt được, nó cũng đã vượt qua sự tưởng tượng của người thường. Không còn điều gì để chúng ta thấy mất mát, đau đớn cả.

Nếu một người tu luyện luôn luôn thành tín đối với Sư phụ và Pháp, thì anh ta sẽ thật sự cảm thấy sự mầu nhiệm của Đại Pháp và lòng từ bi vô biên của Sư phụ, và anh ta sẽ thật sự cảm nhận sự thay đổi rất lớn trong đời sống anh ta vì nhờ có tu luyện. Tiếp tục tu luyện chính mình sẽ làm cho anh ta luôn luôn tỉnh thức với cái phần anh ta tu luyện, vì thế nó càng khuyến khích anh ta tu luyện chuyên cần hơn. Quá trình tiến tới Viên mãn sẽ tiếp tục tiến nhanh và hình thành một chu kỳ tốt đẹp.

Khi tu luyện, anh ta chắc chắn sẽ gặp phải khảo nghiệm và nghiệp báo, nếu không thì không phải tu luyện. Ví dụ, giống như Thế vận hội Bắc kinh xảy ra trên thế gian, chúng ta thật sự kiểm chứng tâm ý chúng ta có bị giao động hay không. Chúng ta có thể nói hằng ngày là chúng luôn luôn thành tín với Sư phụ và Pháp, nhưng khi có sự khảo nghiệm như thế, tâm chúng ta có giao động hay không. Nếu có, thì có nghĩa là lòng thành tín của chúng ta với Sư phụ và Pháp không mạnh lắm, hay nói cách khác, cái gọi là lòng thành tín đối với Sư phụ và Pháp còn phải có điều kiện, và thật ra trong tâm chúng ta, chúng ta vẫn cố tình chấp vào thời gian và dữ kiện mà có thể sẽ làm cho bọn tà ác bị tận diệt và đưa chúng ta đến Viên mãn.

Nếu thời gian đó và sự việc đó xảy ra đúng theo sự suy nghĩ của chúng ta, tâm chúng ta có thể rung chuyển và trở nên hoài nghi. Có phải điều này đúng nghĩa là các Bậc Giác ngộ trong tương lai không? Những sự kiện như sự sụp đổ của đảng tà ác và sự Viên mãn của các đệ tử Đại Pháp có thể dùng tâm con người mà đo lường? Sư phụ sắp đặt mọi điều theo nhu cầu của thời Chánh Pháp. Chỉ khi nào chúng ta làm đúng theo sự yêu cầu của Sư phụ, làm tốt những gì mà chúng ta cần phải làm mà không tìm cầu, học Pháp chuyên cần và nâng cao chúng ta theo đúng với Pháp, thì quá trình trừ diệt đảng tà ác sẽ tiến nhanh hơn, hay thậm chí đạt được chỉ cần một niệm.

Khi viết lên những giòng này, tôi nhớ lại bài thơ của Sư phụ từ Hồng ngâm “Tống Khứ”:

Tống Khứ

Trong Đời sống, không tìm cầu,
Khi Chết, không Tiếc nuối;
Trừ dứt hết tạp niệm,
Về cõi Phật, đường không khó, sẽ thành.

Khi chúng ta thật sự làm đúng theo yêu cầu của Sư phụ, mọi thứ sẽ đến một cách tùy kỳ tự nhiên. Vì thế, sự tan rã của đảng tà ác và sự Viên mãn của chúng ta không phải là kết quả mà chúng ta trông đợi hay chúng ta phải chấp trước vào những sự kiện. Ngược lại, chúng sẽ đến một cách tự nhiên với lòng quyết tâm trừ diệt tà ác. Những lời ở trên chỉ là sự hiểu biết của tôi. Xin chỉ giáo những gì chưa đúng đắn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/8/25/54526.htm
http://pureinsight.org/node/5545

The post Tu luyện thể ngộ: Nhận thức của tôi về vứt bỏ hết hết những chấp trước của người thường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/10/cam-nghi-trong-tu-luyen-nhan-thuc-cua-toi-ve-vut-bo-het-het-nhung-chap-truoc-cua-nguoi-thuong.html/feed0
Tu luyện thể ngộ: Về việc bức hại luật sư Cao Trí Thịnhhttps://chanhkien.org/2008/09/nhin-lai-qua-trinh-tu-luyen-ve-viec-buc-hai-luat-su-cao-tri-thinh.htmlhttps://chanhkien.org/2008/09/nhin-lai-qua-trinh-tu-luyen-ve-viec-buc-hai-luat-su-cao-tri-thinh.html#respondMon, 22 Sep 2008 13:45:26 +0000http://chanhkien.org/?p=813Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Gần đây có những bản tin về Luật Sư Cao Trí Thịnh bị bức hại đầy thú tính. Có nhiều người chia xẻ về sự kiện này, và đây là cái nhìn của tôi: Hôm qua, Minhhue.net có đăng một vài bài của các bạn đồng tu về vấn đề […]

The post Tu luyện thể ngộ: Về việc bức hại luật sư Cao Trí Thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Gần đây có những bản tin về Luật Sư Cao Trí Thịnh bị bức hại đầy thú tính. Có nhiều người chia xẻ về sự kiện này, và đây là cái nhìn của tôi:

Hôm qua, Minhhue.net có đăng một vài bài của các bạn đồng tu về vấn đề này, tôi cũng có cái nhìn giống họ. Chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự đàn áp này?

Tôi nghĩ chúng ta nên suy xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Chúng ta từ cao tầng đến đây, và mục đích chúng ta đến đây là để cứu độ chúng sinh. Chúng ta đã hoàn thành khá nhiều điều trong quá khứ, cũng giống như nghiệp lực mà chúng ta tạo ra.

Trong thời gian căng thẳng này, chúng ta phải nổ lực hơn, chúng ta không thể chờ đợi sự giúp đỡ của người thường. Nếu họ giúp được mình đó là điều tốt. Nhưng mình không thể chờ đợi sự giúp đỡ của họ, nếu không sẽ làm tình trạng thêm rắc rối. Khi tà ác thấy rõ sự ràng buộc của mình, nó có thể bức hại cả hai Luật Sư Cao và đệ tử Đại Pháp thêm tàn ác. Do vậy đừng để tà ác lợi dụng sơ hở ràng buộc của mình.

Nếu chúng ta không thấy rõ sự ràng buộc của mình, nó sẽ mang đến gánh nặng lớn hơn cho Luật Sư Cao và nhiều người khác. Sau bao nhiêu năm chứng thực Pháp, mình nên biết mỗi khi tu Đại Pháp thiếu tinh tấn, thay vì tin vào người thường, đó là lúc vấn đề đang xuất hiện.

Trong trường hợp này mình nên nhận biết và buông bỏ sự ràng buộc của mình. Bất cứ lúc nào mình nên biết là mình đang chứng thực Pháp. Mình không nên dùng quan điểm của người thường để xét xử sự việc. Thay vào đó mình nên dùng tiêu chuẩn của Pháp để xử lý sự việc.

Tháng 9-2008

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/8/9/54279.html
http://www.pureinsight.org/node/5509

The post Tu luyện thể ngộ: Về việc bức hại luật sư Cao Trí Thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/09/nhin-lai-qua-trinh-tu-luyen-ve-viec-buc-hai-luat-su-cao-tri-thinh.html/feed0
Tâm đạo: Hiểu biết của tôi về phát chính niệmhttps://chanhkien.org/2008/04/tam-dao-hieu-biet-cua-toi-ve-phat-chinh-niem.htmlhttps://chanhkien.org/2008/04/tam-dao-hieu-biet-cua-toi-ve-phat-chinh-niem.html#respondTue, 01 Apr 2008 15:28:00 +0000Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Trong kỳ Tết nguyên đán, tôi có dàn xếp một vài đệ tử đi đến một thành phố để phát chánh niệm. Có một địa điểm mà chúng tôi đến là một bệnh viện. Ðó là một bệnh viện quân đội. Theo như sự điều tra của chúng tôi từ […]

The post Tâm đạo: Hiểu biết của tôi về phát chính niệm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Trong kỳ Tết nguyên đán, tôi có dàn xếp một vài đệ tử đi đến một thành phố để phát chánh niệm. Có một địa điểm mà chúng tôi đến là một bệnh viện.

Ðó là một bệnh viện quân đội. Theo như sự điều tra của chúng tôi từ trên mạng, thì bệnh viện này có thể có liên hệ với việc mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công. Các đệ tử Ðại Pháp tại địa phương đã đến bệnh viện này để thăm nhiều lần. Họ đã phát chánh niệm tại đó để cho bọn tà ác sợ đến nổi đã có lần họ đã cất giấu những tấm hình của các bác sĩ trong bộ phận tuyến liệt vị tại tấm bản giới thiệu của bệnh viện. Sau đó, nhiều đệ tử khác cảm thấy họ không tin về sự liên hệ của các người này với việc mổ cắp các bộ phận nội tạng nên họ ít tới đó để phát chánh niệm nữa.

Khi chúng tôi đến tại bệnh viện, tôi cảm thấy một sự đau đớn rất nặng trên ngực tôi mà tôi chưa bao giờ cảm thấy như thế trước đây. Dường như tôi cảm thấy các đệ tử khác đã chịu đựng đau đớn rất nhiều tại đây. Tôi nghĩ rằng bệnh viện này rất tà ác và chúng tôi cần yêu cầu Sư phụ làm chánh niệm của chúng tôihơn. Sau đó chúng tôi đi bộ lên các tầng trên và các tầng dưới. Các đệ tử khác cũng có những cảm giác không tốt.

Khi chúng tôi đi ra khỏi bệnh viện, tôi nói với các đệ tử rằng, mặc dầu không có bằng chứng cụ thể chứng minh về việc liên hệ của họ với vấn đề mổ cắp nội tạng, vì nó được tiến hành hết sức bí mật, chúng tôi vẫn phải cần củng cố lại chánh niệm mạnh mẽ và đến đó để trừ diệt tà ác.

Nếu chỉ khi nào “thấy mới tin” thì đó là một trở ngại trong tu luyện. Không cần biết như thế nào, tôi cảm thấy rằng chúng tôi cần phải phát chánh niệm liên tục tại đó.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/2/28/51205.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5263

The post Tâm đạo: Hiểu biết của tôi về phát chính niệm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/04/tam-dao-hieu-biet-cua-toi-ve-phat-chinh-niem.html/feed0
Trực chỉ nhân tâm – Tu luyện cho thật tinh tấnhttps://chanhkien.org/2007/11/truc-chi-nhan-tam-tu-luyen-cho-that-tinh-tan.htmlhttps://chanhkien.org/2007/11/truc-chi-nhan-tam-tu-luyen-cho-that-tinh-tan.html#respondTue, 06 Nov 2007 11:43:00 +0000Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Mới đây, tôi đọc một bài viết bởi một đệ tử về việc một đệ tử khác bị bắt, một tác giả nổi tiếng của một quyển sách. Tôi giác ngộ được một vài điều. Tôi đồng ý với quan điểm của người đệ tử viết bài, và cũng muốn […]

The post Trực chỉ nhân tâm – Tu luyện cho thật tinh tấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Mới đây, tôi đọc một bài viết bởi một đệ tử về việc một đệ tử khác bị bắt, một tác giả nổi tiếng của một quyển sách. Tôi giác ngộ được một vài điều. Tôi đồng ý với quan điểm của người đệ tử viết bài, và cũng muốn chia sẻ ý kiến của tôi tại đây. Trước hết, tôi tin rằng sau năm ngàn năm lịch sử và văn hoá, chúng ta ngưỡng mộ những nhà văn. Chúng ta gọi họ là học giả. Nếu chúng ta kiểm tra chính mình, chúng ta sẽ tìm thấy những gì làm phiền chính chúng ta. Ví dụ như, đôi khi chúng ta thấy một số đệ tử có thể viết bài để chứng thực Pháp, đặc biệt là khi Sư phụ có viết lời ngỏ cho các bài đó, và một số có viết nhiều bài và đăng bởi nhiều nơi ở hải ngoại. Chấp trước của chúng ta sẽ hiện lên. Chúng ta mù quáng tin rằng những đệ tử như thế tu luyện rất tốt và họ đã trở thành những ngôi sao sáng. Quan điểm này đến từ quan niệm của người thường.

Theo ý tôi, tôi tin rằng không cần biết ai làm việc gì, thậm chí nếu họ là chủ tịch của Phật Học Hội, một phát ngôn viên, hay một tác giả của nhiều sách có liên quan đến Đại Pháp, tất cả họ đều là những người tu luyện bình thường! Trên con đường tu luyện, không nên có hay tạo lên những ngôi sao sáng.

Đối với người tu luyện, tất cả chúng ta biết rằng chúng ta phải trừ diệt những chấp trước của mình để tiến đến viên mãn và trở về lại thiên đường bất diệt. Không ai muốn làm người thường để thưởng thức tiếng tăm và không trở về nhà. Mặc dầu chúng ta có thể có một sốt công việc đang dở dang và nhận nhiều sự kính nể từ các đệ tử hay người thường, điều đó chỉ chứng tỏ rằng chúng ta có trí huệ và sự tuyệt vời từ Đại Pháp. Chúng ta không nên lập nên những chấp trước về tự mãn, thoả thích mà sẽ ngăn cản chúng ta lắng nghe ý kiến của người khác.

Danh tiếng thuộc về người thường và cũng là sự biểu hiện của tình cảm. Chỉ cần tưởng tượng rằng khi chúng ta làm việc cho một công việc đó chúng ta cần phải nâng cao tâm tính đến một tầng nhất định về sự trong sạch để đạt được kết quả tốt. Sư phụ từ bi của chúng ta đã hy sinh rất nhiều để cứu độ chúng ta! Tuy nhiên, khi có việc gì đó làm rất tốt và việc cứu độ chúng sinh có nhiều hiệu quả thì những người làm trong công việc đó lại có chấp trước về sự tự mãn và những đệ tử khác bắt đầu ngưỡng mộ họ. Có phải là tâm tính chúng ta đã rơi xuống tầng cấp người thường? Ngoài ra, bọn tà ác vẫn chung quanh chúng ta và luôn luôn tìm kẻ hở để chúng bức hại, can nhiễu chúng ta.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không thể giải quyết vấn đề gì bằng cách thức của người thường. Chỉ khi nào chúng ta tu luyện được quan niệm của thần, những quan niệm chánh đạo về vô ngã và không tự cao, chúng ta mới thật sự giải quyết vấn đề. Vì thế, nếu chúng ta nghĩ về danh tiếng, chúng ta vẫn nắm giữ quan niệm người thường và hành động giống như người thường về khía cạnh đó. Làm thế nào chúng ta không bị can nhiễu được? Một số đệ tử không hiểu rỏ tại sao các đệ tử ngôi sao sáng phải gặp khó khăn. Họ nghĩ rằng người này, người kia tu luyện khá, tại sao tôi lại bị như thế này? Trong thực tế tôi có thể không hiểu hết một vấn đề nào đó, nhưng có thể chưa tu luyện lên tầng cao hơn những đệ tử lớn tuổi đang tu luyện một cách rất im lặng và theo đúng sự yêu cầu của Sư phụ một cách rất đúng đắn. Người đệ tử sao sáng đó có thể giỏi ở một khía cạnh nào đó và đó là chỉ một khía cạnh của việc chứng thực Pháp. Nó không có nghĩa lý gì với tầng cấp tu luyện của họ. Đôi khi nhiều đệ tử có trách nhiệm khác nhau hay có những ước mơ khác nhau cách đây đã lâu. Không có gì cần phải ganh đua. Không cần biết điều gì đang xảy ra trên con đường tu luyện, chúng ta nên học một bài học từ đó. Những sự kiện này phản ảnh những chấp trước để chúng ta phải tu luyện và chúng ta không cần phải la hoán, hốt hoảng về các điều này. Đối với một người tu luyện, không cần biết chúng ta đang làm gì, chúng ta luôn luôn cần phải tu luyện khá hơn.

Vì thế, chúng ta không cần nghĩ về những đệ tử sao sáng như những người đặc biệt hay tu luyện tốt hơn. Chúng ta xuống đây, thế gian này và tu luyện chúng ta bằng cách làm việc trong nhiều công việc Đại Pháp và đồng thời hoàn thành lời hứa và cứu độ chúng sinh.

Không những chúng cần phải làm tốt công việc của mình mà cần phải tu luyện tốt nữa. Chỉ khi nào chúng ta tu luyện tốt hơn thì công việc của Đại Pháp sẽ hoàn thành mỹ mãn, trường tồn và trong sạch. Thì chúng ta có thể nói rằng chúng ta không xuống đây uổng công. Tại đây tôi muốn chia xẻ với các bạn bài “Người tu cần tránh” của Sư phụ. “Những ai bị chấp trước vào danh tiếng thì đang tu luyện theo tà ác, đầy tâm ý. Một khi họ được nổi tiếng, họ sẽ nói lời hay đẹp nhưng có ý tà, vì thế gạt gẫm người đời và làm tổn hại cho Pháp.

“Những ai bị chấp trước vào tiền bạc, thì tìm sự giàu có và xem thường việc tu luyện. Làm tổn sức cho tu luyện Đại Pháp, họ phí cuộc đời này của họ thay vì tu luyện thành Phật. “Những ai chấp trước về dục không khác gì những kẻ tà dâm, trong khi thì thầm kinh kệ, họ thậm chí còn biểu lộ sự gian dối; họ là những kẻ cách xa Đạo và thâm hiểm, chỉ là người thường. “Những ai chấp trước vào tình cảm gia đình chắc chắn sẽ bị đốt, xé xác và tra tấn vì điều đó. Bị lôi kéo tình cảm và bị đau khổ vì nó suốt đời, họ sẽ cảm thấy quá trễ để hối hận vào cuối cuộc đời của họ. ”

Dịch từ:

www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/14/48852.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4998

The post Trực chỉ nhân tâm – Tu luyện cho thật tinh tấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/11/truc-chi-nhan-tam-tu-luyen-cho-that-tinh-tan.html/feed0