Ghi chép cuộc sống | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 07 Jul 2024 23:19:40 +0000en-UShourly1Loạt bài: Ghi chép cuộc sốnghttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-ghi-chep-cuoc-song.htmlMon, 08 Mar 2021 18:57:48 +0000https://chanhkien.org/?p=27277  Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org]   Ghi chép cuộc sống: Lời mở đầu Ghi chép cuộc sống: Tiếng trống trận uy phong Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trời Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoa Ghi chép cuộc sống: Câu chuyện về sự nhẫn nhịn Ghi chép cuộc sống: […]

The post Loạt bài: Ghi chép cuộc sống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 

Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org]

 

Ghi chép cuộc sống: Lời mở đầu

Ghi chép cuộc sống: Tiếng trống trận uy phong

Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trời

Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoa

Ghi chép cuộc sống: Câu chuyện về sự nhẫn nhịn

Ghi chép cuộc sống: Đại Vũ trị thủy

 

The post Loạt bài: Ghi chép cuộc sống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ghi chép cuộc sống: Tiếng trống trận uy phonghttps://chanhkien.org/2011/04/ghi-chep-cuoc-song-tieng-trong-tran-uy-phong.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/ghi-chep-cuoc-song-tieng-trong-tran-uy-phong.html#respondMon, 18 Apr 2011 05:35:34 +0000https://chanhkien.org/?p=11566Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Nhiều người tu luyện sau khi đọc xong tiêu đề này có thể đoán thử xem tôi định viết về điều gì. Nếu bạn đoán đúng, thì bạn sẽ biết rằng tôi đã viết về câu chuyện “Hoàng Đế chiến Xi Vưu”. Trong chương mở đầu của “Sử Ký”, Hoàng […]

The post Ghi chép cuộc sống: Tiếng trống trận uy phong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Nhiều người tu luyện sau khi đọc xong tiêu đề này có thể đoán thử xem tôi định viết về điều gì. Nếu bạn đoán đúng, thì bạn sẽ biết rằng tôi đã viết về câu chuyện “Hoàng Đế chiến Xi Vưu”.

Trong chương mở đầu của “Sử Ký”, Hoàng Đế được miêu tả như sau: “Vào thời Hiên Viên, Thần Nông đã suy bại. Chư hầu chinh phạt lẫn nhau và tàn hại bách tính, nhưng Thần Nông không thể bình định họ. Do đó Hiên Viên Hoàng Đế đã huấn luyện binh sĩ chiến đấu và chinh phục chư hầu. Tất cả chư hầu đều đi theo Hoàng Đế, chỉ trừ có Xi Vưu, người tàn bạo nhất và không thể chinh phạt. Viêm Đế muốn xâm lăng chư hầu, nhưng họ đều theo Hiên Viên. Hiên Viên dùng đức trị quân, sửa trị ngũ khí, gieo trồng ngũ cốc, giúp ích vạn dân, cứu giúp tứ phương… Ông cùng Viêm Đế chiến đấu ba lần trên đất Phản Tuyền, và cuối cùng giành chiến thắng.

Xi Vưu vẫn tác loạn và không theo lệnh Hoàng Đế. Do đó, Hoàng Đế đã tập hợp chư hầu chiến đấu với Xi Vưu tại Trục Lộc. Sau khi giết chết Xi Vưu, chư hầu tôn Hiên Viên làm Thiên tử thay Thần Nông và gọi ông là Hoàng Đế…”

Trên đây là những gì được mô tả trong lịch sử về trận chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Hôm nay, chúng ta hãy khôi phục lại lịch sử chân thực của trận chiến đầu tiên trong lịch sử văn minh Trung Hoa.

Đối với thế gian con người, Thần đã an bài Lý “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, cường giả vi anh hùng,…” (“Đại Pháp viên dung”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Nhân gian là bị chế ước bởi nguyên lý “tương sinh-tương khắc”.

Thực ra, Thần Nông, Viêm Đế, Hoàng Đế, và sau đó là Đại Vũ, tất cả những người đã sáng tạo lịch sử văn minh Trung Hoa ấy kỳ thực là được thiên thượng phái xuống để  giáo hóa dân chúng, và gây dựng nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm huy hoàng. Giờ đây, người Trung Quốc rất tự hào mình là hậu duệ của Viêm-Hoàng. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như luân hồi chuyển thế là có thật, thì những vị quân vương hiền đức ấy ngày nay như thế nào ở xã hội con người? Hiện nay Đại Pháp vũ trụ đang hồng truyền tại nhân gian, và rất nhiều người từng xem qua màn vũ đạo “Vạn Vương hạ thế” của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận năm 2008, trong đó nói vị Vương của vạn Vương đã dẫn chúng Thần khai sáng nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm huy hoàng sáng lạn như thế nào. Tôi sẽ không bình luận thêm về việc này mà để mọi người tự suy ngẫm.

Bởi vì nhân gian có một nguyên lý như vậy, nó không thể tùy tiện bị phá hoại. Khi một chính Thần tới với một sứ mệnh, thì những sinh mệnh phụ diện sẽ được an bài theo sau để phá hoại dưới danh nghĩa “ma luyện” và “khảo nghiệm”. Nó cũng cho người ta thấy rằng để hoàn thành điều gì đó là gian nan như thế nào, và niềm vui của chiến thắng ra sao, chỉ có như vậy người ta mới được kính trọng và yêu mến.

Theo như “Sử Ký” ghi chép, Hoàng Đế tu đức an dân, yêu thương bách tính, trong khi Xi Vưu gây họa loạn cho bách tính. Tuy nhiên như một câu trong tiểu thuyết: “Người có đức sẽ còn và người không đức sẽ mất.” Chỉ cần quân vương có thể yêu thương bách tính, năng tu đức chính, thì cho dù kẻ ác có tàn bạo như thế nào, họ cũng không thể chiến thắng.

Vào thời ấy, Hoàng Đế chỉ có từ một đến hai ngàn lính, trong khi quân đội Xi Vưu thì quân số lớn hơn rất nhiều, và binh tướng của ông ta thì uy mãnh phi thường, tựa như giống người hoang dã phi nhân tính.

Một buổi sáng trước khi trận chiến bắt đầu, Hoàng Đế nói với các tướng sĩ của mình rằng: “Đừng thấy quân địch đông đảo và vô cùng uy mãnh mà lo lắng, họ không thể giành chiến thắng. Ta sẽ thỉnh rất nhiều thiên thần đến trợ chiến.”

Khi trận chiến bắt đầu, Hoàng Đế tự mình đánh tiếng trống trận uy phong để cổ vũ khí thế cho quân sĩ. Thực ra hôm nay chúng ta xem lại thì thấy đó là một lời tuyên bố giữa Trời và người rằng: “tà vĩnh viễn không thể thắng chính”! Những đội quân của Xi Vưu xúm vào đông nghịt và tiến lên với vẻ đằng đằng sát khí. Trên bầu trời mây đen kéo đến, tiếng sấm sét vang trời, nhưng không hề có mưa. Trước sức mạnh này, một số binh sĩ của Hoàng Đế trở nên sợ hãi, nhưng một số nhớ lại điều mà Hoàng Đế nói và dũng mãnh tiến lên nghênh chiến với quân đội Xi Vưu. Lúc ấy, Hoàng Đế vẫy một vật hình như lá cờ lên bầu trời và hô: “Chư vị thiên thần hãy giúp ta tiêu diệt Xi Vưu, giải nỗi khổ của bách tính!” Tiếng nói chưa dứt, đã thấy từ không trung rất nhiều thiên thần mặc áo giáp vàng hạ xuống giúp quân đội Hoàng Đế chiến đấu. Xi Vưu thấy Hoàng Đế gọi thiên thần đến, ông ta cũng gọi đến rất nhiều thần phụ diện. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, trời đất tối tăm mù mịt. Sau đó Hoàng Đế lấy ra một pháp khí có dạng chiếc hồ lô mà ông đã chuẩn bị trước khi xuống nhân gian rồi quăng nó lên bầu trời. Tất cả tà thần đều bị thu vào trong hồ lô, còn Xi Vưu thì bị bắt rồi xử trảm. Lúc ấy, bầu trời trở nên trong sáng trở lại và hiện nhiều dấu hiệu như ăn mừng chiến thắng. Trận chiến đầu tiên khởi đầu nền văn minh Trung Hoa đã kết thúc như vậy đấy! Nhiều binh tướng rất phấn khởi và Hoàng Đế cũng rất cao hứng. Trước khi thu binh, tiếng trống trận uy phong lại được đánh lên một lần nữa, như để nói rằng vào cuối chu kỳ văn minh nhân loại lần này, nếu như tà ác lại hạ xuống thế gian, thì ai tin và đi theo ta sẽ lại phải đánh tiếng trống trận uy phong thêm một lần nữa.

Bây giờ, nếu bạn có được một đĩa DVD Thần Vận và xem tiết mục “Tiếng trống trận uy phong”, bạn có thể có cùng cảm giác ấy và không chừng còn nhớ lại vai của bạn trong trận chiến với Xi Vưu năm ấy.

Hãy xua tan hết thảy tà ác với sức mạnh của tiếng trống trận uy phong. Hãy xua đuổi tà linh đến từ phương Tây và một lần nữa triển hiện sự huy hoàng vô hạn của văn hóa Trung Hoa, như những hậu duệ chân chính của Hoàng Đế.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/4/53634.html
http://pureinsight.org/node/5499

The post Ghi chép cuộc sống: Tiếng trống trận uy phong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/ghi-chep-cuoc-song-tieng-trong-tran-uy-phong.html/feed0
Ghi chép cuộc sống: Lời mở đầuhttps://chanhkien.org/2010/10/ghi-chep-cuoc-song-loi-mo-dau.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ghi-chep-cuoc-song-loi-mo-dau.html#respondSat, 16 Oct 2010 07:09:31 +0000https://chanhkien.org/?p=6889Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Khi bước đi một mình trên cõi hồng trần, tôi thường trầm tư về con đường mà tôi đã đi. Trong trạng thái tĩnh lặng như vậy, tôi đã nghĩ về rất nhiều điều. Vào buổi tối, tôi ngồi trước máy tính và đánh máy một vài bài viết, bài […]

The post Ghi chép cuộc sống: Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Khi bước đi một mình trên cõi hồng trần, tôi thường trầm tư về con đường mà tôi đã đi. Trong trạng thái tĩnh lặng như vậy, tôi đã nghĩ về rất nhiều điều. Vào buổi tối, tôi ngồi trước máy tính và đánh máy một vài bài viết, bài này nối tiếp bài khác. Chúng chỉ giống như vô số đóa sen nhỏ, đang khai nở trong vũ trụ bao la này…

Khi hồi tưởng lại, tôi thấy mình bắt đầu tới đây với ba Pháp khí: một chiếc bút, một cây đoản sáo, và một thanh bảo kiếm. Đương nhiên, chúng đều là những thứ từ thiên thượng. Hôm nay, tôi đang vận dụng ba Pháp khí này, và sẽ viết ra một loạt bài về những điều ngộ ra trong tu luyện. Tôi sẽ viết chúng với cùng một cách mà tôi đã làm trong quá khứ.

Một số người bạn của tôi không tu luyện, và một số họ hàng của tôi có thể băn khoăn: “Anh đã dành rất nhiều nỗ lực để viết các bài viết, nhưng mục đích là để làm gì?” Tôi cũng tự mình ngẫm nghĩ về câu hỏi này. Đăng các bài viết lên mạng Internet không hề được ban thưởng bởi danh hay lợi. Thêm vào đó, tôi phải nhờ người khác đăng giúp tôi các bài viết lên mạng. Vậy mà tôi vẫn làm nó dẫu có khó khăn đến thế nào! Tại sao như vậy? Bởi vì tôi muốn thức tỉnh, đánh thức lương tâm, và giúp định hướng xã hội theo một chiều hướng tốt đẹp hơn. Ngoài ra, làm điều ấy khiến tôi có một cảm giác thoải mái.

Thông qua tu luyện, tôi đã hiểu được mục đích tồn tại của sinh mệnh là gì. Tôi cũng muốn chia sẻ sự thật về một số nền văn hóa trong lịch sử cũng như một vài cá nhân. Bằng cách này, chúng ta có thể xua tan đám mây mờ che phủ và thấu triệt được tinh hoa trong lịch sử, đặc biệt là nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm. Chúng ta cũng sẽ học được nhiều kinh nghiệm và giáo huấn trong lịch sử.

Với trình độ văn hóa và cảnh giới tu luyện có hạn, tôi có thể không giải thích chính xác và rõ ràng nhiều sự tình. Trong quá trình xem xét lại lịch sử, xin các bạn lượng thứ cho những sai sót và nhầm lẫn của tôi.

Tại đây, một cách giản dị và chân thật, tôi muốn trình bày một số câu chuyện lịch sử. Đồng thời, tôi cũng muốn xem lại chính mình: phần nào nên được giữ lại, và phần nào nên được quy chính.

Dù có viết ra bao nhiêu bài đi nữa, tôi cũng chỉ có một mong ước: Tôi hy vọng tất cả chúng ta đều có thể minh bạch chân tướng, và đừng bỏ lỡ cơ duyên lịch sử chưa từng có này!

Với bài thơ ngắn dưới đây (thể tự do), chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình vào loạt bài “Ghi chép cuộc sống”, để có một cái nhìn thoáng qua về sinh mệnh và nền văn minh chân thực trong lịch sử:

Ngày qua ngày, hòa vào dòng người trên phố,
Nở nụ cười, đối diện hết thảy ân oán thị phi.
Cho dù trời nắng đẹp hay mây đen u ám,
Tôi luôn quan tâm đến bạn, tận trong tâm.
Đây không chỉ là nhân duyên bao đời,
Mà vì Đại Pháp dạy tôi từ bi đối đãi thế gian.
Dù qua tu luyện, tôi biết tư tưởng một số người
Nhưng tôi muốn nói với bạn về chân tướng lịch sử.
Ước muốn duy nhất của tôi là vì tương lai vĩnh viễn,
Bạn có thể tươi cười và thoát khỏi tai nạn.
Kỳ thực tâm tôi đã bay đi thật xa.
Không còn vướng danh, lợi, tình của thế tục.
Tôi không còn gì ngoài sự thuần khiết và giản dị,
Nhưng tư tưởng tôi sống cùng Trời Đất,
Xứng đáng với ngàn kiếp luân hồi tại nhân gian!

Thuyết minh: Tôi có hai điều để chia sẻ. Một là cho dù những “câu chuyện” của tôi có chân thật hay hấp dẫn thế nào, đó chỉ là của một người đang trong tu luyện viết ra để chứng thực Pháp và cứu độ thế nhân, nên rất có thể có sai sót trong đó. Do vậy xin các bạn chỉ coi chúng là những “cố sự” mà thôi. Một điều nữa là, xin đừng truy tìm những điều mới lạ hay chấp trước vào các câu chuyện của tôi, nếu không chúng sẽ thành chướng ngại cho tu luyện. Nhiều người trong chúng ta có thể đã đóng vai những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, nhưng người tu luyện không chấp trước vào những điều này. Người tu luyện yêu cầu mọi thời khắc đều ‘dĩ Pháp vi Sư’, chiểu theo Pháp mà hành xử.

Vì khi viết bài, mục đích là tranh trừ những nhân tố cấu thành an bài lịch sử của cựu thế lực, nên nhất định phải cẩn thận khi đưa cho người thường xem. Có thể loại bớt một số chi tiết để phù hợp với trình độ nhận thức của người thường, hy vọng các đồng tu nghiêm túc chú ý.

Bản thảo ngày 19 tháng 5 năm 2008
Bản chỉnh sửa ngày 8 tháng 6 năm 2008
Bản cuối ngày 28 tháng 6 năm 2008

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/29/53567.html
http://pureinsight.org/node/5452

The post Ghi chép cuộc sống: Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ghi-chep-cuoc-song-loi-mo-dau.html/feed0
Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trờihttps://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-con-duong-tro-ve-troi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-con-duong-tro-ve-troi.html#respondSat, 23 Jan 2010 16:32:57 +0000https://chanhkien.org/?p=4739Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Trong bài viết trước với tựa đề “Trời bảo vệ Trung Hoa”, tôi đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về nền văn minh Trung Quốc đã được Thần trực tiếp an bài và bảo hộ như thế nào. Chẳng phải những tai họa vừa mới xảy ra ở […]

The post Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Trong bài viết trước với tựa đề “Trời bảo vệ Trung Hoa”, tôi đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về nền văn minh Trung Quốc đã được Thần trực tiếp an bài và bảo hộ như thế nào. Chẳng phải những tai họa vừa mới xảy ra ở lục địa Trung Quốc đã nhắc nhở chúng ta coi trọng đức để có được vụ mùa bội thu và an cư lạc nghiệp? Chẳng phải “khuyên người dân tam thoái” (thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội) giúp chúng ta thoát khỏi sự khống chế của con tà linh cộng sản đến từ phương Tây, không còn trở thành con cháu của chủ nghĩa Mác-Lê, và trở về hàng ngũ những người Trung Quốc? Phong trào này tự bản thân nó là để bảo vệ nền văn hóa Trung Quốc. Tôi hy vọng các bạn sẽ trân quý cơ duyên lịch sử quý giá này.

Trong phần dưới đây, tôi sẽ nói về phần thần bí nhất trong nền văn hóa Trung Hoa, đó là sự thiết lập một nền văn hóa tu luyện.

Khi chúng ta đề cập đến “tu luyện”, nhiều người có thể nghĩ rằng chúng ta thật kỳ quặc bởi vì họ không thể hiểu được tại sao chúng ta thích trở thành một người tốt, cao thượng hơn là tận hưởng lạc thú với tiền bạc và mỹ nữ.

Thực ra, trong văn hóa Trung Quốc, sự thiết lập văn hóa tu luyện có một lịch sử rất lâu đời. Hoàng Đế (một anh hùng huyền thoại của Trung Quốc, được coi là tổ tiên của người Hán) được cho là người khai thủy của Đạo gia. Và sau đó trong thời Xuân Thu (tương ứng với thời kỳ đầu của triều đại Đông Chu, từ nửa sau thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên tới nửa đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) xuất hiện Lão Tử và Khổng Tử.

Đạo gia giảng về thanh tu, trong khi Nho gia tập trung vào trung, hiếu, nghĩa,… Phật giáo sau này được truyền nhập sang Trung Quốc từ Ấn Độ nhấn mạnh vào lòng từ bi và phổ độ chúng sinh. Bởi vì con người thời ấy có tiêu chuẩn đạo đức rất cao, thật dễ cho họ xuất hiện một số công năng đặc dị, nhưng các ghi chép về công năng này sau đó lại được coi là chuyện thần thoại hay cho là được thêu dệt bởi con người.

Vào thời cổ đại, các hoàng đế trong mỗi triều đại đều xem trọng những người tu luyện và thậm chí bổ nhiệm một số họ vào các chức quan lớn trong triều, chẳng hạn cố vấn cho hoàng đế. Cho tới cuối đời nhà Thương (1600-1100 trước Công nguyên), Chu Văn Vương đã thỉnh cầu Khương Tử Nha, và Khương Tử Nha đã giúp con trai ông là Chu Võ Vương lật đổ nhà Thương, lập nên nhà Chu, triều đại kéo dài 808 năm. Chúng ta biết rằng Khương Tử Nha là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn (một trong những vị Thần cao nhất trong Đạo giáo) và là người tu Đạo. Vào thời Chiến Quốc, Tôn Tẫn (chết năm 316 trước Công nguyên) là học trò của Sư phụ Quỷ Cốc Tử (hay còn gọi là Tôn Tử, một ẩn sĩ rất giỏi về chiến lược quân sự, được cho là tác giả cuốn sách nổi tiếng ‘Binh pháp Tôn Tử’), và sau này trở thành quân sư. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Khổng Minh (181-234 sau Công nguyên) là người thần cơ diệu toán, đã đóng vai trong vở kịch lịch sử oanh liệt “cúc cung tận tụy phụng sự quốc gia cho tới khi nhắm mắt.” Vào cuối đời nhà Tùy, Ngụy Chinh (580-643 sau Công nguyên, một chính trị gia giữ chức Tể tướng đời Đường trong vòng 13 năm dưới thời trị vì của Đường Thái Tông) cũng là người tu Đạo. Chẳng phải Phàn Li Hoa cũng là một đạo sĩ ư? Lưu Bá Ôn (1311-1375 sau Công nguyên, một chiến lược gia quân sự, mưu sĩ và nhà thơ vào cuối triều Nguyên, đầu triều Minh) đời nhà Minh cũng là một người tu Đạo.

Chúng ta đều biết rằng nhiều văn nhân nổi tiếng được gọi là “cư sĩ” (người tu tại gia). Lấy ví dụ, Lý Bạch (701-762 sau Công nguyên, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường) được gọi là Thái Bạch cư sĩ, và Tô Thức (hay Tô Đông Pha, 1037-1101, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống) cũng được gọi là Đông Pha cư sĩ.

Những ví dụ được liệt kê ở trên là để minh chứng rằng trong lịch sử Trung Quốc, tu luyện đã bắt rễ sâu trong tâm hồn của người dân. Con người thời ấy vô cùng quý trọng và kính ngưỡng những người tu luyện.

Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức của con người là khá cao vào thời đó, ngộ tính của họ cũng tốt hơn người hiện đại. Do vậy khi có cơ duyên tu luyện, họ có thể nhận được điểm hóa từ các Giác Giả và rồi tu hành khắc khổ trong xã hội, trong chùa và cuối cùng đạt mục đích giải thoát tự thân. Đây là điều phổ biến trong thời cổ đại.

Cổ nhân có câu thơ:

“Khúc kính thông u xứ,
Thiền phòng hoa mộc thâm.”

Diễn nghĩa:

“Đường mòn quanh co dẫn vào nơi tĩnh mịch,
Thiền phòng [1] nằm sâu trong đám cây hoa.”

“Nam triều tứ bách bát thập tự,
Đa thiểu lâu đài yên vũ trung.”

Diễn nghĩa:

“Bốn trăm tám mươi ngôi chùa thời Nam triều [2],
Bao nhiêu đình các nằm dưới cơn mưa bụi.”

không chỉ mô tả cảnh giới và cảm xúc của con người thời ấy, mà còn minh họa sự phổ biến của tu luyện vào thời đó.

Trước đây tôi đã viết một số bài viết về những nền văn hóa tiền sử, với chủ định phá vỡ sự mê tín của con người vào thuyết tiến hóa. Con người không tiến hóa từ các loài cấp thấp. Nói rõ hơn, con người đến từ các không gian khác nhau ở cao tầng. Thần thực sự đã tạo ra thân thể người, và sinh mệnh thực sự của con người không phải sinh ra tại đây. Đó là để nói rằng thế giới nhân loại không phải là ngôi nhà ban đầu của chúng ta, mà chúng ta đến từ các không gian khác nhau trên thiên thượng, những nơi đẹp đẽ và huy hoàng hơn đây nhiều. Do vậy khi một môi trường tu luyện hình thành trong xã hội, nhiều người sẽ bước đi trên con đường tu luyện để trở về Trời.

Nhìn từ góc độ Chính Pháp, tất cả các phương pháp tu luyện trong quá khứ, bao gồm cả tu luyện đơn độc trong núi hay tu luyện giữa xã hội người thường, thực ra đều là để thiết lập một văn hóa tu luyện cho nhân loại. Mặt khác, sự thiết lập văn hóa tu luyện trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc đã cho phép nhiều sinh mệnh, những người đã từng trải qua vô số khó khăn và khổ nạn khi chuyển sinh tại nhiều tầng khác nhau trong thế giới con người, có thể hiểu được ý nghĩa của tu luyện, Thần Phật, sự vĩnh hằng và chân lý,… các khái niệm của tu luyện. Và rồi họ có thể đạt được mục đích tối hậu, đó là phản bổn quy chân thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vậy là tôi đã kết thúc phần “Giới thiệu” cho loạt bài này. Chúng ta sẽ tiếp tục với bài viết có tựa đề “Tiếng trống trận oai phong”.

Chú thích của người dịch:

[1] Thiền phòng: Căn phòng nằm nơi tĩnh mịch chuyên dùng để ngồi thiền.
[2] Nam triều: Gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần ở Trung Quốc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/3/53631.html
http://www.pureinsight.org/node/5450

The post Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-con-duong-tro-ve-troi.html/feed0
Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoahttps://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-troi-bao-ve-trung-hoa.htmlhttps://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-troi-bao-ve-trung-hoa.html#respondThu, 21 Jan 2010 08:05:26 +0000https://chanhkien.org/?p=4707Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Câu khẩu hiệu “Trời bảo vệ Trung Hoa” (Thiên hữu Trung Hoa) xuất hiện trong một buổi mít-tinh ủng hộ thoái Đảng được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Đại Pháp Hoa Kỳ sau trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Một học viên đã […]

The post Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Câu khẩu hiệu “Trời bảo vệ Trung Hoa” (Thiên hữu Trung Hoa) xuất hiện trong một buổi mít-tinh ủng hộ thoái Đảng được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Đại Pháp Hoa Kỳ sau trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Một học viên đã cầm tấm biểu ngữ viết “Trời bảo vệ Trung Hoa”, nhưng nó đã bị xé rách bởi một người ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người nữ học viên này đã gào lên: “Các người muốn gì khác nếu không muốn Trời bảo vệ Trung Hoa?”

Khi xem cảnh này trên băng ghi hình, tôi không thể ngăn mình khóc. Tôi tự nhủ rằng những bài viết trong tương lai của tôi sẽ đóng góp vào việc thay đổi hiểu biết và chính kiến về nền văn minh Trung Hoa. Do đó, tôi đã mất nhiều thời gian hơn để viết bài này.

Mục đích viết bài về văn hóa Trung Hoa là để thức tỉnh lương tâm và thiện niệm của chúng ta, những thứ đã bị chôn vùi trong một thời gian dài, và cũng để đưa đạo đức và bản tính của nhân loại trở lại.

Tất nhiên, tôi biết rằng điều này không thể đạt được chỉ với mình tôi. Tôi chỉ hy vọng rằng các bài viết của tôi có thể khuyến khích mọi người đưa ra những ý kiến xác đáng của họ.

Trước khi bắt đầu phần chính của bài viết này, tôi muốn chỉ ra rằng từ “Trung Hoa” được đề cập đến trong bài viết này chỉ là một khái niệm về văn hóa. Đây không phải là chủ nghĩa dân tộc hay có ý định bài xích các nền văn hóa khác.

Văn hóa Trung Hoa đã được tạo ra bởi Thần để phổ truyền Đại Pháp của vũ trụ vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, khi chúng ta xuống thế giới con người, mỗi chúng ta đều đã chuyển sinh trước tiên tại Trung Quốc. Nói cách khác, mỗi người đều có đặc tính văn hóa Trung Hoa ở tận sâu trong nguồn gốc sinh mệnh của họ. (Chi tiết xin đọc Bài giảng của Sư Phụ Lý “Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ”.)

Bây giờ hãy trở lại chủ đề.

Chúng ta đều biết rằng có bốn quốc gia với nền văn minh cổ xưa: Ai Cập, Babylon, Ấn Độ và Trung Quốc. Bốn quốc gia này đã tạo ra và khai sáng nền văn minh huy hoàng của nhân loại [chu kỳ này].

Tuy nhiên, sau nhiều năm biến động, chỉ Trung Quốc còn kế thừa các truyền thống cổ xưa. Tất cả các khu vực khác trên thế giới đều không kế thừa những tinh hoa trong văn hóa truyền thống của họ. Do vậy trong toàn bộ lịch sử nền văn minh nhân loại, có thể nói rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong lịch sử có văn minh 5.000 năm. Người Trung Quốc sẽ mãi mãi biết ơn điều này.

Nhiều người Trung Quốc có thể đã đi khỏi Trung Quốc trong một thời gian dài, nhưng họ vẫn rất hứng thú khi trông thấy chữ Trung Quốc hay món quà vặt của Trung Quốc. Khi họ trở lại và đặt chân lên mảnh đất mẹ, họ sẽ không thể cầm được nước mắt (tôi không thể cầm được nước mắt khi viết bài này). Đây chính là sức mạnh của văn hóa! Sức mạnh này đã hòa tan vào huyết quản của mỗi người dân trên thế giới, bất kể người đó thuộc chủng tộc nào hay mang quốc tịch nào.

Vậy thì điều gì khiến văn hóa Trung Hoa có một sức sống mãnh liệt đến vậy, cho dù nó đã được hình thành từ 5.000 năm trước? Tại sao sau khi kinh qua đủ loại khó khăn, thịnh suy, nền văn hóa này vẫn cho thấy vẻ đẹp không sao sánh được?

Đặc biệt sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, nó đã điên cuồng phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc. Kết quả là nhiều người trẻ Trung Quốc không hiểu biết nhiều về truyền thống của chính họ. Khi một số người muốn phục hưng nền văn hóa Trung Quốc, đặc tính văn hóa Trung Quốc mà đã bị chôn sâu nay đã bắt đầu phục sinh.

Cuối thế kỷ trước, một học giả nói rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phục hưng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Giờ chúng ta hãy tiết lộ bí mật về nguyên nhân tại sao văn hóa truyền thống Trung Quốc vẫn còn đứng vững sau 5.000 năm.

Thực ra lý do là rất đơn giản: đó chính là tiêu đề của bài viết này – Trời bảo vệ Trung Hoa!

Có phải vậy không? Truyền thống Trung Quốc đã được truyền thừa trong thời cổ đại bao gồm: Thần Nông nếm thử hàng trăm loại thảo dược, Nữ Oa tạo ra con người, Thương Hiệt tạo ra văn tự, Hiên Viên Hoàng Đế lưu lại cuốn sách “Hoàng Đế Nội Kinh”, vợ của Hoàng Đế dạy dân chúng cách dệt vải may áo chống rét và vua Đại Vũ trị thủy. Tất cả những câu chuyện này chúng ta đều biết rất rõ. Nói cách khác, văn hóa Trung Hoa đã được truyền cấp cho con người bởi Thần.

Văn hóa Trung Hoa, bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà, đã bị xâm lược nhiều lần bởi các đế chế ngoại bang. Nhưng những người ngoại bang cuối cùng đã bị Hán hóa (đồng hóa bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc). Nhiều học giả đã bối rối trước thực tế này: tại sao văn hóa Trung Quốc lại có khả năng đồng hóa mãnh liệt như vậy?

Nếu bạn suy nghĩ kỹ càng, Hiên Viên Hoàng Đế có thể được coi là ông tổ của Đạo gia. Lão Tử và Khổng Tử xuất hiện trong thời Xuân Thu và Phật Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã được truyền sang Trung Thổ.

Con người có đức tin của riêng họ và có thể chọn Phật gia với cách dứt bỏ mọi thứ, chọn Nho gia với lời răn dạy thực dụng về cách tiếp cận xã hội hài hòa, đồng thời xác định các bổn phận đạo đức giữa cá nhân với xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), hay Đạo gia nhấn mạnh vào việc tu thân dưỡng tính. Tiêu chuẩn đạo đức thời cổ đại thật là cao thượng. Họ tin vào đạo đức chứ không phải là ngốc nghếch. Trong môi trường rất chân chính như vậy, sẽ không thật ngạc nhiên nếu những người ngoại bang chiếm đóng Trung Quốc trong một thời gian dài, và cuối cùng bị đồng hóa bởi nền văn hóa Trung Hoa.

Bởi vì mọi thứ trong lịch sử nhân loại đã được an bài để Đại Pháp hồng truyền nơi nhân thế như ngày nay, Trung Quốc là sân khấu chính trong vở kịch, và văn hóa Trung Quốc đã được Thần chủ ý truyền cấp cho con người. Chỉ với sự quân tâm đặc biệt của Thần, văn hóa Trung Quốc mới có thể trải qua cả 5.000 năm! Thần chăm lo cho con người; nhưng không có ý nói rằng con người sẽ không phải lo gì nữa. Bởi vì đôi khi con người làm điều xấu, phải có cách nào đó để tiêu trừ tội nghiệp của họ.

Những cuốn sách lịch sử kinh điển như “Sử Ký” và “Tư Trị Thông Giám” đều ghi chép lại chuyện các hoàng đế thời cổ tự quở trách mình bằng cách quan sát biến hóa của thiên tượng. Điều này đã cho thấy rất rõ tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”, một tinh hoa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đó là nguyên nhân tại sao người hiện đại coi cuốn sách “Chu Dịch” là một môn siêu hình học. Bất kể họ nghiên cứu cuốn sách thế nào, họ vẫn không thể hiểu được nó. Họ chỉ có thể hiểu được một số thứ trên bề mặt như là bói toán và thuật Phong Thủy.

Khi con người (đặc biệt là bậc quân vương) làm điều gì sai, Trời sẽ tạo nên những hiện tượng kỳ dị để cảnh tỉnh con người: Đừng làm vậy nữa! Nếu hoàng đế ngộ ra, giang sơn của ông có thể kéo dài thêm được một gian nữa. Nếu hoàng đế tiếp tục làm điều xấu thì sẽ có sự khởi đầu của một triều đại mới!

Cõi nhân gian giống như một vở kịch mà những người khác nhau đóng các vai khác nhau. Sự an bài này là để đặt nền móng cho một nền văn hóa, trong đó con người có thể hiểu được Đại Pháp khi nó được phổ truyền.

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng về văn hóa và lịch sử đã ghi lại sự huy hoàng trong quá khứ. Khi người ta đến thăm nó, họ có thể nhớ lại được lịch sử thời kỳ ấy, hay nhớ lại một bài thơ. Những điều này đã được an bài một cách có chủ đích bởi Thần, bất kể là địa điểm đó là ở vùng hoang mạc Gobi, vùng núi sâu hay chốn rừng già.

Nói tóm lại, “Trời bảo vệ Trung Hoa” bao hàm việc thiên thượng cử các vị Thần xuống để dạy dỗ con người, bắt đầu từ thời kỳ mông muội, và hướng dẫn họ dần dần có chữ để viết, có quần áo để mặc, có nhà để ở, hình thành nên các tiêu chuẩn trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người, để cuối cùng họ bước đi trên con đường văn minh. Nếu con người phạm lỗi, Trời sẽ tạo ra những hiện tượng kỳ dị để cảnh báo con người và khiến họ duy trì đạo đức. Hệ thống tín ngưỡng cũng đã được truyền cấp cho con người. Một mặt điều này là để duy trì các giá trị đạo đức trong xã hội; một mặt là để những người có căn cơ tốt có thể đắc Đạo. Đây cũng là để lại một văn hóa tu luyện cho xã hội nhân loại (tôi sẽ nói về điều này trong bài viết tiếp theo). Nhằm để lại các bài học và kinh nghiệm cho hậu thế, Trời đã an bài một hệ thống ghi chép lịch sử trung thực, cũng là để ghi lại lịch sử văn minh Trung Hoa trên giấy. Cũng có nhiều vị Thần bảo hộ và ban phúc cho con người từ không gian khác, và giúp nền văn minh Trung Hoa tồn tại cho tới ngày nay. Xin thứ lỗi vì tôi không thể đi vào chi tiết ở đây.

Bài viết kế tiếp của tôi sẽ là về nền văn hóa Trung Quốc đã đặt định cơ sở cho một văn hóa tu luyện như thế nào. Tựa đề sẽ là “Con đường trở về Trời”.

Sau hai bài viết khởi đầu này, tôi sẽ đi vào một số thời kỳ trong lịch sử Trung Hoa và nhìn lại những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta. Đây là tất cả cho bài viết này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/2/53612.html
http://www.pureinsight.org/node/5451

The post Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/01/ghi-chep-cuoc-song-troi-bao-ve-trung-hoa.html/feed0
Ghi chép cuộc sống: Câu chuyện về sự nhẫn nhịnhttps://chanhkien.org/2008/09/ghi-chep-cuoc-song-cau-chuyen-ve-su-nhan-nhin.htmlhttps://chanhkien.org/2008/09/ghi-chep-cuoc-song-cau-chuyen-ve-su-nhan-nhin.html#respondMon, 08 Sep 2008 05:05:48 +0000http://chanhkien.org/?p=795Tác giả: Tiết Chung Lương [Chanhkien.org] Ngày xưa, một hiền nhân là chủ của một gánh hát sân khấu, đã đi lang thang khắp thế giới cùng với những đệ tử của ông để tìm những người có duyên tiền định bằng cách sử dụng những bài ca và những điệu vũ. Một ngày nọ, […]

The post Ghi chép cuộc sống: Câu chuyện về sự nhẫn nhịn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiết Chung Lương

[Chanhkien.org] Ngày xưa, một hiền nhân là chủ của một gánh hát sân khấu, đã đi lang thang khắp thế giới cùng với những đệ tử của ông để tìm những người có duyên tiền định bằng cách sử dụng những bài ca và những điệu vũ. Một ngày nọ, họ đến một thị trấn của vùng đồng bằng trung tâm Trung Quốc và quyết định ở đó một thời gian.

Một ngày kia, người vợ của hiền nhân chủ gánh hát này đi chợ mua một vài khung dây thép mỏng và rẻ ở một cửa hàng tạp hóa. Bà ta mua nhiều những khung dây hơn khả năng mà bà có thể mang về bằng hai tay. Vì thế người chủ tiệm và người phục vụ giả vờ giúp bà xếp các khung dây trong tay bà và trước ngực, nhưng cùng lúc đó đã lấy cắp ví tiền của bà. Có một cậu trai trong gánh hát tên là Lương và cậu ta khoảng 20 tuổi và rất tài năng. Cậu ta xuống phố muộn vì nguyên nhân gì đó và chứng kiến thấy người vợ của thầy. Cậu chạy vội đến giúp vợ thầy mình với những cái khung dây đó.

Khi người phục vụ cửa hàng nhìn thấy cậu trai đang mệt nhọc vất vả, anh ta liền thấy một cơ hội khác để lấy cắp. Khi anh ta xếp các khung dây vào tay Lương, anh ta đồng thời cho tay mình vào túi của Lương. Tuy nhiên, Lương nhanh chóng sử dụng một tay của mình để giữ lấy tay của người phục vụ và hỏi anh ta với một giọng thấp rằng là liệu anh ta đã ăn cắp túi tiền của người phụ nữ theo cách này ko. Người phục vụ cửa hàng khiếp sợ. Anh ta không biết làm gì và nói với người chủ tiệm, “Cậu ta biết rồi. Chúng ta phải làm sao đây?”

Lương nói, “Là một thương nhân, anh nên làm ăn đàng hoàng. Người phụ nữ đó có cả bố mẹ và con cái cần được chăm sóc, và bà ta cần tiền. Cách làm tiền của anh thật là rất bẩn thỉu. Nếu anh muốn tiền, tôi có thể cho anh tiền của tôi, nhưng anh cần phải trả lại cái ví tiền cho bà ta.”

Người chủ tiệm cười thầm. Ông ta mở túi của Lương và tìm thấy 1000 Wen (đơn vị tiền Trung Quốc cổ) trong đó. Ông ta nói, “ Chính là nhà ngươi đã lấy cắp tiền của người phụ nữ, và nhà ngươi nên trả lại tiền cho bà ta.” Sau đó ông ta la to lên “Bắt lấy trộm! Bắt lấy trộm!”

Đối diện với người chủ tiệm tham lam và hèn mọn, Lương không biết nói gì. Mọi người xúm lại và đánh Lương dữ dội. Người chủ tiệm nhờ những người đồng lõa trói chặt Lương lại. Họ bắt Lương phải uống ba bình cồn. Sau đó họ dẫn Lương đến vị chủ gánh hát, buộc anh ta phải quỳ xuống và nhờ người canh gác. Mọi người chế nhạo và chửi rủa Lương.

Những người làm việc cùng trong gánh hát đã không biết sự thật và họ hùa theo với vợ người thầy, cũng khiển trách Lương. Lương lặng thinh và quỳ gối trong nhiều ngày. Suốt thời gian đó, thầy cậu ta đi ngang qua cậu ta nhiều lần và không nhìn cậu ta hay nói một lời nào.

Không biết bao nhiêu ngày đã trôi qua, Lương vẫn qùy ngoài cửa và chịu đựng gió mưa, nắng rát và những lời bàn tán. Tuy nhiên, Lương không phàn nàn và cũng không căm giận, và cậu vẫn lặng thinh với tất cả những gì cậu ta nghe thấy.

Một đêm khuya nọ, thầy cậu ta đến bên cậu, cởi dây cho cậu, cười và nói, “Ta biết tất cả. Con đã vượt qua thử thách.” Vào lúc đó, Lương tràn ngập nước mắt và cảm ơn người thầy vì sự dạy dỗ.

Khi tôi thấy rằng tôi như là Lương, tôi không thể chịu nỗi và khóc. Sau nhiều năm chúng ta chịu đựng rất nhiều để có thể đắc được Pháp. Sư phụ đang chờ đợi điều gì? Không phải là Sư phụ đang chờ sự sửa sai của Lương hoặc là chờ anh ta trở thành một người cao quý và một vì Thần bất diệt sao? Sư phụ đã làm bao nhiêu việc khó nhọc để dạy dỗ Lương? Làm sao chúng ta có thể hiểu được tư tưởng của những vị Thần cao tầng mà không đề cao tư tưởng của chúng ta như của các sinh mệnh của tầng thứ đó? Ngày nay, chúng ta đang tu luyện trong Pháp vũ trụ này. Còn điều gì mà chúng ta không thể bỏ đi được? Chúng ta sẽ đạt được gì sau khi bỏ đi tất cả những chấp trước? Đó là sự rực rỡ và vĩ đại vĩnh hằng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/8/13/54336.html
http://www.pureinsight.org/node/5513

The post Ghi chép cuộc sống: Câu chuyện về sự nhẫn nhịn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/09/ghi-chep-cuoc-song-cau-chuyen-ve-su-nhan-nhin.html/feed0
Ghi chép cuộc sống: Đại Vũ trị thủyhttps://chanhkien.org/2008/07/ghi-chep-cuoc-song-dai-vu-tri-thuy.htmlThu, 31 Jul 2008 11:08:59 +0000http://chanhkien.org/?p=678Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Từ khi còn nhỏ, tôi đã từng nghe câu chuyện về vua Đại Vũ trị thủy 13 năm, “đi qua nhà ba lần mà không ghé thăm”. Qua đức độ, nhân cách và sự cống hiến của vua Đại Vũ, chúng ta có thể thấy được tổ tiên của chúng […]

The post Ghi chép cuộc sống: Đại Vũ trị thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Từ khi còn nhỏ, tôi đã từng nghe câu chuyện về vua Đại Vũ trị thủy 13 năm, “đi qua nhà ba lần mà không ghé thăm”. Qua đức độ, nhân cách và sự cống hiến của vua Đại Vũ, chúng ta có thể thấy được tổ tiên của chúng ta đã từng sống trong một hoàn cảnh kiên cường. Nền văn minh của con người đã trải qua nhiều thử thách gian nan, và đã tiến đến ngày nay với sự đóng góp to lớn của vô số con người vĩ đại

Đã một thời gian dài kể từ khi tôi muốn viết về chủ đề này. Hôm nay tôi sẽ nhân dịp này để nói về nó.

Chúng ta biết rằng một vị thần khi bước vào thế giới con người đều phải làm những việc phù hợp phù hợp với xã hội người thường. Có nghĩa rằng ông ta sẽ không hiển thị thần thông của mình. Đại Vũ là dòng dõi của Hoàng Đế. Cha của Vũ được vua Nghiêu trao quyền để trị thủy nhưng không thành công. Sau này, vua Thuấn chọn lựa Vũ là người nối nghiệp cha ông trong công việc trị thủy.

Nguồn gốc của nạn lụt thực ra là do một con rồng vô cùng xấu ác ở tầng thứ thấp gây ra. Nó muốn thử năng lực của con người và các vị thần trong việc trị thủy và do đó mang đến một nạn lụt lớn cho thế giới con người. Không những thế, nó còn muốn chọn một vài người mà nó sẽ dùng đến cho mục đích sau này. Con rồng hung ác này là một sinh mệnh mới được tạo ra và chưa có nhiều khả năng. Khi lịch sử của nền văn minh này bắt đầu, nó đă được chọn bởi cựu thế lực và những kẻ xấu xa để gây ra những tai họa cho thế giới loài người. Đặc biệt vào thời điểm kết thúc của nền văn mình này, nó đã được “trao quyền”, và trở thành một đảng điều hành một chính quyền để tiếp tục làm những điều xấu ác một cách điên cuồng.

Như tôi đã nói, nạn lụt đã được gây ra bởi một con rồng hung ác, do đó con người không thể trừ dứt được nạn lụt nếu như không tiêu diệt nguồn gốc phát sinh từ con rồng.

Vào một ngày, Đại Vũ từ trên núi cao buồn bã nhìn những người bị mất nhà cửa. Ông ta cảm giác như dao cắt vào tim khi nhìn thấy những đứa trẻ khóc trong cơn đói và sợ hãi . Ông rời khỏi lều của mình vào đêm đó và đột nhiên Vua Rồng xuất hiện. Vua Rồng nói: “Ta đã thấy ngươi đau khổ ngày đêm vì người dân của ngươi. Ta có những người con và chúng có thể giúp ngươi rút cạn nước.” Đại Vũ đã vô cùng sung sướng và nói: “Tôi sẽ chờ những người con của ông vào ngày mai và bảo người dân trả ơn cho lòng tốt của ông. Mong rằng họ không trễ hẹn.” Vua Rồng liền nói: “Được rồi. Nhưng ta muốn cảnh báo với ngươi rằng một trong những đứa con của ta rất kiêu ngạo, ta sợ rằng nó sẽ làm đình trệ mọi việc.” Đại Vũ đáp lại rằng: “Nếu thế tôi sẽ đánh ba hồi trống, nếu hắn ta không bắt đầu, tôi sẽ giết hắn bởi vì chúng tôi cần cứu người dân của chúng tôi khỏi nạn lụt và đó là trách nhiệm của hắn.” “Ta sẽ quay trở lại sau”, Vua Rồng nói.

Ngày hôm sau, Đại Vũ đánh một hồi trống. Tất cả những Rồng con, Rồng cháu và các vị Thần canh giữ những dòng sông đều đến ngoại trừ con rồng kiêu ngạo vẫn không đến sau cả ba hồi trống. Sau đó Đại Vũ rút kiếm ra và nói với trời đất: “Ta sẽ giết con rồng này để giữ lời thề của mình!” Sau đó thanh kiếm đã tỏa ra những ánh hào quang. Trong khoảnh khắc, con rồng tiến về phía trước một cách chậm rãi. Đại Vũ đã giết con rồng trước mặt những người dân ở dưới ngọn núi và trước mặt các vị thần trên thiên đàng. Sau này chỗ này được đặt tên thành “Trảm Long Đài”.

Sau khi con rồng bị giết, Đại Vũ ra lệnh những con rồng rút cạn nước lũ, và nhiều con rồng đã đến rút cạn những nơi có nước. Nhưng có một trở ngại từ con rồng hung ác, nó đã dùng nhiều cách khác nhau để đánh đuổi những con rồng khác nhưng không thành công. Những con rồng đã chiến đấu một trận chiến cam go với con rồng hung ác, và nó đã tháo chạy với đầy thương tích.

Sau khi những con rồng hoàn thành nhiệm vụ, người ta phát hiện một sự việc kì lạ: trên trán những con rồng xuất hiện một cái dấu tròn. Đại Vũ dùng tay sờ lên đầu chúng, và sau đó những con rồng đã trở về nhà.

Trận lũ lụt ngày xưa đã hoàn toàn bị chế ngự. Câu chuyện này đã để lại cho con người một huyền thoại không thể nào quên và đó cũng là một bài học lịch sử. Bài học đã nhắc nhở con người rằng vua Đại Vũ đã trị thủy để cứu hàng triệu sinh mệnh, và giết con rồng kiêu ngạo để thực hiện lời thề của mình. Các vị thần đã ban tặng một dấu hiệu linh thiêng cho những con rồng để đánh dấu cho tiền duyên sau này. Ngày nay, chúng ta đã đắc được Pháp và trợ giúp Sư Phụ trên bước đường thần thánh!

Quả thật là:

Đại Vũ trị thủy cứu vạn dân
Kiếm trảm ngạo long tiễn tiền âm
Thần tiên thụ ký kết kỳ duyên
Kim triêu đắc Pháp trợ Sư hành

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/5/53635.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5456

The post Ghi chép cuộc sống: Đại Vũ trị thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>