Dự ngôn về ngày hôm nay | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 7): Phân tích sơ lược về các dự ngôn trong và ngoài nướchttps://chanhkien.org/2025/02/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-7-phan-tich-so-luoc-ve-cac-du-ngon-trong-va-ngoai-nuoc.htmlWed, 26 Feb 2025 03:58:06 +0000https://chanhkien.org/?p=36632[ChanhKien.org] Phân tích sơ lược về các dự ngôn trong và ngoài nước Ở quyển này, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích một số dự ngôn nổi tiếng. Do hạn chế về độ dài bài viết, đối với một số tác phẩm dài, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu phần nào. Dưới […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 7): Phân tích sơ lược về các dự ngôn trong và ngoài nước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Phân tích sơ lược về các dự ngôn trong và ngoài nước

Ở quyển này, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích một số dự ngôn nổi tiếng. Do hạn chế về độ dài bài viết, đối với một số tác phẩm dài, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu phần nào. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi ngồi lên chiếc thuyền tiên tri du hành trở về lịch sử.

Chương 3: Dự ngôn trong các bài ca dân gian

Ngoài những nhà tiên tri lớn đã được nhắc đến trước đó, trong lịch sử các triều đại còn có rất nhiều lời tiên tri được truyền lại dưới hình thức bia đá hoặc các bài ca đồng dao, tục ngữ dân gian, phần lớn đều liên quan đến sự thịnh suy, họa phúc của thời đại. Những lời tiên tri này không thể xác minh được tác giả, có thể là do những “thế ngoại cao nhân” sáng tác, thường được dùng để nhắc nhở, cảnh tỉnh người đương thời. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một vài ví dụ.

Hồ cơ phục, thực vong Chu

“Trong Sử ký – Chu bản kỷ” có viết rằng, vào thời Tây Chu, Chu Tuyên Vương đang đi trên đường phố ở kinh thành Hạo Kinh chợt nghe thấy một nhóm trẻ con hô lên: “Hồ cơ phục, thực vong Chu quốc” (Người bán cung tên làm từ gỗ cây dâu và bao đựng tên, chính là người làm cho nhà Chu diệt vong). Vua Tuyên rất hoảng hốt cho rằng những người bán “hồ cơ phục” định làm loạn, bèn ra lệnh bắt giữ và giết tất cả những người bán “hồ cơ phục”. Nhưng ông đâu biết rằng “hồ cơ phục” ở đây thực ra mang một ý nghĩa khác.

Lúc đó, có một đôi vợ chồng già bán “hồ cơ phục” phải chạy ra ngoài thành để tránh bị truy bắt, trên đường đi họ phát hiện một bé gái bị bỏ rơi, cảm thấy thương xót bèn nhận nuôi. Sau này, đôi vợ chồng chạy trốn đến bộ lạc Bao, bé gái này được người Bao nuôi dưỡng khôn lớn, và cô không phải ai khác chính là Bao Tự, người sau này đã thực hiện “phóng hỏa đùa giỡn với chư hầu”.

Khi lớn lên, Bao Tự có sắc đẹp phi phàm, sau này, vì để cứu những đại thần của bộ tộc Bao đang bị Chu U Vương giam cầm, thủ lĩnh bộ tộc Bao đã dùng kế mỹ nhân, cống nộp Bao Tự cho U Vương. Chu U Vương chính là con trai của Vua Chu Tuyên Vương năm xưa, là hoàng đế cuối cùng của Tây Chu. Ông ta là người hoang dâm vô đạo, có được Bao Tự ông ta vui mừng như phát điên. Tuy nhiên, Bao Tự lại là một mỹ nhân lạnh lùng chưa bao giờ nở nụ cười, điều này khiến U Vương rất phiền lòng.

Khi đó, trên núi Li Sơn ngoài đô thành có một đài phong hỏa, nơi chuyên dùng để đốt khói lửa làm hiệu truyền tin, trong trường hợp các bộ tộc Tây Nhung tấn công kinh đô thì đài phong hỏa Ly Sơn sẽ đốt khói lửa làm hiệu truyền tin cho các nước chư hầu biết đến ứng cứu, vậy nên không thể dễ dàng châm lửa. Tuy nhiên, vì muốn có được nụ cười của Bao Tự, Chu U Vương đã ra lệnh đốt lửa làm hiệu, đùa giỡn với các nước chư hầu. Bao Tự thấy cảnh náo loạn này, cuối cùng cũng nở một nụ cười.

Sau này, khi quân Tây Nhung thật sự tấn công, thấy những ngọn lửa tín hiệu bốc lên, các nước chư hầu tưởng rằng Chu U Vương lại đang bày trò nên họ không đến ứng cứu nữa. Chu U Vương buộc phải trốn chạy, sau đó bị quân Tây Nhung giết chết trên núi Li Sơn, nhà Tây Chu từ đó diệt vong. Lời tiên đoán “Hồ cơ phục, thực vong Chu quốc” cuối cùng đã ứng nghiệm, điều này chắc hẳn là điều mà Vua Chu Tuyên Vương (cha của U Vương) không thể nào ngờ tới.

Vong Tần giả, Hồ dã

Sau khi Tần Thủy Hoàng xây dựng triều đại Tần, ông luôn mơ ước rằng giang sơn sẽ mãi vững bền, nhà Tần có thể làm chủ thiên hạ vạn thế. Tuy nhiên, ông tình cờ phát hiện một tấm bia đá trên đó khắc một lời dự ngôn khiến ông ăn ngủ không yên, đó chính là câu “Vong Tần giả, Hồ dã”.

Lúc đó, người Hung Nô ở phía Bắc rất mạnh mẽ, và người Trung Nguyên gọi họ là “người Hồ”. Tần Thủy Hoàng coi người Hung Nô là mối tai họa diệt vong của triều Tần, vì vậy nhằm chấm dứt mối nguy sau này, ông đã cử tướng Mông Điềm dẫn đầu đại quân 300.000 người tiến quân Bắc phạt Hung Nô. Mông Điềm đã đẩy lùi người Hung Nô, thu lại nhiều vùng đất bị mất, xây dựng Vạn Lý Trường Thành nhằm ngăn ngừa người Hồ xâm lược phía Nam. Công trình khổng lồ này đã tạo nên gánh nặng nặng nề cho bách tính, khiến người dân khóc than ai oán. Câu chuyện Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành để thương tiếc phu quân chính là hình ảnh tiêu biểu của thời kỳ này. Thêm vào đó, bởi vì Tần Thủy Hoàng thi hành chính sách nghiêm ngặt và các pháp lệnh hà khắc, như đốt sách chôn Nho, vắt kiệt sức lực cả binh lính, cuối cùng vào thời kỳ con trai ông Tần Nhị Thế Hồ Hợi nhiếp chính, các cuộc khởi nghĩa chống Tần nổi lên khắp nơi, khiến triều đại nhà Tần bị diệt vong.

Tần Thủy Hoàng cho rằng chữ “Hồ” trong câu “Vong Tần giả, Hồ dã” ám chỉ người Hồ, nhưng ông không ngờ rằng, người thực sự làm triều đại nhà Tần bị diệt vong lại chính là con trai ông, Hồ Hợi. Thật đúng là “người tính không bằng trời tính”, lời tiên đoán đã trở thành sự thật. Nếu bạn đọc cảm thấy hứng thú, có thể tham khảo “Sử Ký – Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ”.

Thiên lý thảo, hà thanh thanh

Theo ghi chép trong ‘Hậu Hán Thư’, vào năm đầu tiên của thời Hán Hiến Đế, tại thành Trường An có một bài đồng dao nói rằng: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, bất đắc sinh”. Mới nghe qua thì khó hiểu, ba chữ thiên (千), lý (里), bộ thảo (艹) ghép lại thành chữ đổng(董) ba chữ thập (十), nhật (日), bốc (卜) ghép lại thành chữ trác (卓), bài đồng dao chính là nói về Đổng Trác. “Thiên lý thảo” và “thập nhật bốc” đều là cách giải chữ từ dưới lên trên, khác với phương pháp giải nghĩa từ trên xuống như thường lệ, ám chỉ Đổng Trác sẽ leo lên vị trí cao, lấy thân phận bề tôi áp đảo vua; “thanh thanh” chỉ sự bùng nổ, ngụ ý Đổng Trác cai trị tàn bạo, ngang ngược tột độ, nhưng lại nhanh chóng thất bại và rơi vào kết cục “không thể sống”. Đổng Trác vì hành động kiêu ngạo, tàn bạo mà khiến các nước chư hầu nổi dậy chống lại, cuối cùng bị Lữ Bố giết chết.

Bài đồng dao về sự kiện “loạn Hoàng Sào”

Vào những năm trị vì của Vua Hy Tông triều Đường, tại Trường An lan truyền một câu đồng dao: “Bát nguyệt vô sương tắc thảo thanh, Tướng quân kỵ mã xuất không thành. Hoàng gia thiên tử tây tuần thú, do hướng Giang Đông cánh tác binh”. Lúc đó, Hoàng Sào đang nổi loạn, Đường Hy Tông cả ngày buồn bã không vui. Nghe thấy bài đồng dao này, mặc dù không hiểu rõ nghĩa nhưng cũng biết rằng không phải điềm lành.

Năm sau, vào năm Quảng Minh thứ nhất (năm 880), quân Hoàng Sào vượt sông Trường Giang, băng qua sông Hoài, chiếm thành Lạc Dương. Sau đó, họ tiến về phía Tây Đồng Quan, và chiếm lĩnh cửa thành Trường An. Tin tức này truyền đến Trường An, tể tướng đương triều uống thuốc độc tự sát, Hoàng đế Hy Tông triều Đường chạy về phía Tây Nam, đến Thành Đô.

Theo lý giải trong sử sách, “Bát nguyệt vô sương tắc thảo thanh” là nói cỏ vẫn chưa úa vàng (Hoàng), ám chỉ rằng vẫn chưa gặp Hoàng Sào, đợi thêm một thời gian nữa gặp sương sẽ úa vàng, lúc đó sẽ gặp Hoàng Sào. “Tướng quân kỵ mã xuất không thành” ngầm khuyên Hy Tông phải lập tức trốn khỏi thành Trường An. “Hán gia thiên tử tây tuần thú; Do hướng Giang Đông canh tác binh” chính là tiên đoán sau khi Hy Tông trốn về Tứ Xuyên, phái sứ giả đến Giang Đông điều binh cứu trợ).

Mạc trục yên, trục yên nhật cao phi, cao phi thượng đế kỳ

Sau khi Minh thái tổ Chu Nguyên Chương mất, cháu của ông là Kiến Văn Đế kế vị, đồng thời bắt tay thực hiện chính sách “tước phiên” (tước bỏ thế lực ngoại phiên) để củng cố thế lực bản thân. Sau khi tước bỏ chức vị của một số vương hầu có thế lực nhỏ bé, Kiến Văn Đế liền chĩa mũi nhọn về Yên vương Chu Đệ, người nắm giữ trọng binh. Chu Đệ đảm nhiệm trọng trách đẩy lùi quân Mông Cổ, là một phiên vương có ảnh hưởng lớn, nhưng lần này mặc dù đã giả điên ông vẫn không tránh khỏi bị tước phiên. Cuối cùng Yên vương Chu Đệ khởi binh đánh bại Kiến Văn Đế, tấn công Nam Kinh và lên ngôi hoàng đế.

Trong thời gian Kiến Văn Đế thực hiện chính sách tước phiên, từng có một Đạo sỹ điên hát ngân nga trên đường như sau: “Mạc trục yên, trục yên nhật cao phi, cao phi thượng đế kỳ!” Sau khi chuyện kết thúc mọi người mới vỡ lẽ rằng, “Mạc trục Yên” là chỉ không được bức ép Yên vương, nếu không Yên vương ắt sẽ đạt được vị trí cao, cuối cùng làm hoàng đế.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 7): Phân tích sơ lược về các dự ngôn trong và ngoài nước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 6): Edgar Cayce – Nhà tiên tri ngủ gậthttps://chanhkien.org/2025/02/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-6-edgar-cayce-nha-tien-tri-ngu-gat.htmlMon, 10 Feb 2025 04:22:46 +0000https://chanhkien.org/?p=36498[ChanhKien.org] Phần 5: Edgar Cayce – Nhà tiên tri ngủ gật Edgar Cayce (1877-1945) là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất của Mỹ quốc, ông cũng được coi là nhà tiên tri xuất sắc được công nhận trong thế kỷ XX. Ông nổi tiếng vì khả năng chẩn đoán bệnh trong trạng […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 6): Edgar Cayce – Nhà tiên tri ngủ gật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Phần 5: Edgar Cayce – Nhà tiên tri ngủ gật

Edgar Cayce (1877-1945) là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất của Mỹ quốc, ông cũng được coi là nhà tiên tri xuất sắc được công nhận trong thế kỷ XX. Ông nổi tiếng vì khả năng chẩn đoán bệnh trong trạng thái mơ màng khi bị thôi miên. Trong trạng thái này, ông còn có thể giải thích vận mệnh kiếp trước và kiếp này của người khác, thậm chí còn có thể dự đoán được tương lai. Hơn 14.000 trường hợp giải đoán của ông đã được ghi lại, đến nay vẫn là chủ đề phân tích của nhiều tổ chức nghiên cứu. Những trải nghiệm của ông đã ảnh hưởng đến quan niệm sống của nhiều người, thúc đẩy sự hòa hợp và đa dạng trong văn hóa Mỹ, đồng thời khiến mọi người phải suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa tôn giáo truyền thống và khoa học.

Nỗi hoang mang của Cayce khi còn trẻ

Vào ngày 18 tháng 03 năm 1877, Edgar Cayce được sinh ra tại Hopkinsville, Kentucky, Mỹ. Thời thơ ấu, Cayce sống một cuộc sống điển hình của một trang trại hồi thế kỷ XIX, trong bầu không khí tôn giáo đậm nét, một gia đình nhiều thế hệ sống cùng nhau. Khi Cayce khoảng sáu, bảy tuổi, cậu bé đã nói với cha mẹ rằng mình có thể nhìn thấy những người thân đã qua đời và trò chuyện với họ, nhưng gia đình không coi lời nói này là nghiêm túc. Từ khi còn nhỏ, Cayce đã bắt đầu đọc Kinh Thánh, mỗi năm cậu đều đọc từ đầu đến cuối một lần. Cayce có thể nằm ngủ trên bất kỳ cuốn sách nào, và khi thức dậy, cậu có thể nhớ toàn bộ nội dung cuốn sách và đọc ngược lại như thể đã thuộc lòng, mặc dù nội dung và từ vựng trong sách vượt xa phạm vi hiểu biết của cậu. Tất cả điều này khiến gia đình cậu không thể giải thích nổi, nhưng khi Cayce lớn lên, khả năng này dần dần biến mất.

Cayce thực sự phát hiện ra khả năng giải mã vận mệnh đặc biệt của mình trong trạng thái thôi miên sau khi trưởng thành. Năm 20 tuổi, Cayce đính hôn với người yêu, Gertrude Evans. Vào thời điểm đó, Cayce rất muốn trở thành một nhiếp ảnh gia, nhưng không thể thực hiện ước mơ này. Để kiếm tiền cho việc lập gia đình, ông tìm được một công việc trong ngành bảo hiểm và đồng thời bán một số văn phòng phẩm. Chính vào thời điểm này, một sự kiện đã thay đổi cuộc đời ông. Cayce bị viêm họng, và bệnh ngày càng trầm trọng, cuối cùng ông không thể nói chuyện được bình thường, chỉ có thể phát ra chút âm thanh từ cổ họng, tất cả các bác sĩ đều bó tay, thậm chí, Cayce cũng từng tuyệt vọng cho rằng mình có thể sẽ không bao giờ nói được nữa. Tình trạng này kéo dài suốt một năm, trong thời gian đó, một nghệ sĩ hài kịch từng trải qua hiệu quả kỳ diệu của thôi miên đã dùng phương pháp thôi miên để giúp Cayce chữa trị. Dù người này không biết gì về y học, nhưng sau khi thôi miên Cayce, anh ta bắt đầu ám thị cho Cayce khôi phục lại giọng nói bình thường, và kỳ tích đã xuất hiện, Cayce trong trạng thái thôi miên đã có thể trả lời bằng giọng nói hoàn toàn bình thường, nhưng khi Cayce tỉnh dậy, bệnh viêm thanh quản lại tái phát.

Trong vùng có một người tên là Rain, sau khi hiểu rõ tình trạng của Cayce, ông đã quyết định thử một phương pháp khác. Ông đã đưa Cayce vào trạng thái thôi miên và hỏi Cayce về tình trạng bệnh của mình. Lần này, tài năng của Cayce cuối cùng đã được phát huy. Giống như khi còn nhỏ, Cayce nằm ngủ trên sách giáo khoa, ông lại tự đưa mình vào giấc ngủ. Khi Cayce “ngủ” trong trạng thái thôi miên, Rain hỏi Cayce về tình trạng bệnh của mình, và Cayce đã dùng giọng nói bình thường, rõ ràng để trả lời Rain và những người xung quanh, ông nói rằng bản chất bệnh của mình đến từ yếu tố tinh thần, đồng thời hướng dẫn mọi người cách điều trị. Theo chỉ dẫn của Cayce, Rain hướng về phía thân thể của Cayce và yêu cầu ông tập trung tìm cách dồn máu về chỗ mắc bệnh. Không lâu sau, mọi người xung quanh nhìn thấy làn da phía trên ngực và vùng cổ của Cayce chuyển sang màu đỏ thẫm, và da ở chỗ mắc bệnh bắt đầu nóng lên. Một thời gian sau, Rain lại tiếp tục theo chỉ dẫn của Cayce, yêu cầu ông để máu huyết chảy ngược, khôi phục về trạng thái bình thường… Khi Cayce tỉnh dậy, giọng nói của ông đã hoàn toàn hồi phục. Đây là lần đầu tiên trong đời Cayce thực hiện “giải mã” để chữa bệnh trong trạng thái thôi miên, hôm đó là ngày 11 tháng 03 năm 1901.

Sau đó, Rain tiếp tục yêu cầu Cayce dùng phương pháp “giải mã” để đưa ra một phác đồ điều trị hoàn chỉnh cho Rain, giúp Rain chữa khỏi căn bệnh dạ dày kinh niên. Tiếp theo, ông lại “giải mã” nguyên nhân căn bệnh của một cô bé bị thiểu năng trí tuệ, phát hiện nguyên nhân là do chấn thương gây ra. Các bác sĩ đã theo lời khuyên của Cayce “trong trạng thái ngủ” và điều trị thành công, giúp cô bé dần dần hồi phục trở lại bình thường.

Không biết gì về y học, nhưng sau khi “rơi vào trạng thái ngủ”, Cayce lại có thể làm được những điều mà khi tỉnh táo ông không thể làm được, như chẩn đoán bệnh cho người khác. Tất cả điều này khiến mọi người xung quanh cảm thấy mới mẻ và hứng thú, trong khi chính Cayce lại rơi vào trạng thái hoang mang và khổ não sâu sắc.

Một người bình thường nhưng lại khác thường

Ước mơ của Cayce là trở thành một nhiếp ảnh gia và sống một cuộc sống bình thường, nhưng khả năng “giải mã sinh mệnh” của ông rõ ràng đã quyết định rằng Cayce không thể sống một cuộc sống “bình thường” được. Tất nhiên, Cayce không biết khả năng của mình đến từ đâu, ông lại càng không thể biết những khả năng đó khởi tác dụng thế nào, ông chỉ có thể tìm kiếm câu trả lời từ niềm tin của mình. Vì vậy, Cayce đã tìm đến Kinh Thánh, ông cầu nguyện và thảo luận với gia đình, cuối cùng ông quyết định tiếp tục phát huy khả năng đặc biệt của mình, với điều kiện là không dùng nó để làm hại người khác; ngoài ra, Cayce cuối cùng vẫn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nói cách khác, “giải mã sinh mệnh” chỉ là “sở thích nghiệp dư” của ông. Năm 1903, Cayce kết hôn với Gertrude Evans, người mà ông đã yêu suốt sáu năm, và bắt đầu cuộc sống gia đình.

Liên quan đến năng lực của Cayce, tờ báo New York Times từng có một bài báo chuyên đề về ông vào ngày 09 tháng 10 năm 1910. Sau khi bài báo được đăng, rất nhiều người bắt đầu tìm đến ông để hỏi ý kiến. Danh tiếng và sự tín nhiệm của mọi người không thay đổi quan điểm của Cayce về “giải mã” bệnh, cho đến khi xảy ra hai sự việc: một là vào năm 1911, con trai thứ hai của Cayce chào đời nhưng không lâu sau, đứa trẻ bị bệnh và các bác sĩ đều bất lực. Cayce chỉ đồng ý thử phương pháp “giải mã” bệnh của mình khi các bác sĩ đã hoàn toàn từ bỏ hy vọng. Lần này, ông không thể cứu được con mình. Tai họa không chỉ dừng lại ở đó, tiếp theo là đến vợ của Cayce, Gertrude, cũng bị bệnh và tình hình ngày càng xấu đi. Các bác sĩ nói riêng với Cayce rằng Gertrude bị lao phổi và có thể sẽ không qua khỏi. Vào thời điểm đó, người ta không thể làm gì với bệnh lao phổi. Lúc này, Cayce đã thực hiện “giải mã” bệnh cho vợ mình. Trong trạng thái “ngủ say”, Cayce đã đưa ra một phương pháp điều trị tổng hợp mà các bác sĩ cho rằng nó không có bất kỳ có tác dụng nào. Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày dùng thuốc thì Gertrude đã hạ sốt, vài tháng sau bà đã hồi phục hoàn toàn.

Khi số người yêu cầu “giải mã” bệnh ngày càng nhiều, Cayce bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng một bệnh viện chuyên biệt. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm đối tác để hợp tác, Cayce đã nhận ra một bài học mà tất cả chúng ta đều nên ghi nhớ. Các nhà buôn dầu từ Texas bắt đầu quan tâm đến Cayce, và đề xuất một kế hoạch hợp tác có vẻ là tương trợ lẫn nhau: Cayce giúp các nhà buôn tìm mỏ dầu, còn các nhà buôn sẽ tài trợ cho Cayce xây dựng bệnh viện. Tuy nhiên, lần này những lời tiên tri của Cayce về việc tìm mỏ dầu đã liên tục thất bại. Mục đích của các nhà buôn dầu là kiếm tiền, họ không thực sự quan tâm đến việc xây dựng bệnh viện, và việc hợp tác đã kết thúc trong sự bất đồng. Vì vậy, Cayce hiểu rằng năng lực của ông không thể được sử dụng cho mục đích thương mại.

Cho đến năm 1923, công việc “giải mã” của Cayce chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế. Ông không biết rằng một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với ông đang mở ra, và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đức tin của ông.

Bậc thầy tiên tri và tín đồ Cơ Đốc giáo

Có rất nhiều sách viết về Cayce, trong đó có một tác phẩm rất tiêu biểu là cuốn Những bí ẩn của cuộc đời (Many Mansions) của Gina Cerminara, xuất bản năm 1950. Cuốn sách này được xem là một trong những tài liệu quan trọng trong nghiên cứu về luân hồi ở phương Tây. Trên thực tế, chính bản thân Cayce cũng đã trải qua một quá trình quan trọng trong việc chấp nhận ý tưởng về luân hồi.

Có một lần, lúc thực hiện “giải mã” cho một người đến từ Ohio, Cayce cuối cùng đã nói một câu: “Người này trong kiếp trước từng là một vị hòa thượng”, lần này, Cayce lại rơi vào trạng thái hoang mang. Bởi nếu “kiếp trước” tồn tại thì luân hồi là có thật, nhưng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, khái niệm này vẫn còn rất xa lạ đối với ông.

Cayce bắt đầu cầu nguyện và tìm kiếm lời giải cho vấn đề “giải mã” này. Đáp án ông nhận được là: đọc từ đầu đến cuối cuốn “Kinh Thánh”. Những nội dung trong Kinh Thánh dần hiện ra trong tâm trí, yêu cầu Cayce chú ý đến ý nghĩa và tính cộng đồng của cuộc sống. Cuối cùng, Cayce phát hiện ra rằng khái niệm luân hồi không mâu thuẫn với bất kỳ tôn giáo nào, và hơn nữa nó giúp ông lý giải đúng hơn “làm thế nào để trở thành một tín đồ Cơ Đốc giáo”.

Cayce cuối cùng đã từ bỏ công việc nhiếp ảnh của mình, và bắt đầu chuẩn bị xây dựng một bệnh viện riêng. Ông chấp nhận sự tài trợ từ người khác, nhưng không bao giờ từ chối “giải mã” cho những người nghèo khó không có khả năng trả tiền.

Trong suốt cuộc đời mình, Cayce cũng đã phải đối mặt với nhiều sự nghi ngờ và chỉ trích. Nhiều người phản đối cho rằng ông không thể giải thích thỏa đáng nhiều trường hợp thất bại. Còn đối với những trường hợp thành công, những người phản đối cho rằng kiến thức của Cayce đến từ việc ông lén lút đọc các sách liên quan, hoặc là nghe những điều đó từ những người xung quanh.

Vào những năm cuối đời, khả năng của Cayce ngày càng nổi bật, ông thậm chí còn không cần phải rơi vào trạng thái “ngủ” cũng có thể biết được một số sự việc. Có một lần, ông rất buồn khi bước ra khỏi phòng, vì ông biết có ba thanh niên tham gia chiến tranh sẽ không trở về. Ông bắt đầu có khả năng nhìn thấy quầng sáng xung quanh bề mặt của tất cả các vật sống, và thậm chí, ông có thể cảm nhận được tâm trạng và sức khỏe của một người qua quầng sáng này.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, số lượng thư gửi đến Cayce từ khắp nơi ở Mỹ ngày càng nhiều, phần lớn là hỏi về tình hình an nguy của người thân của họ. Trong đoạn thời gian này, có lúc Cayce phải thực hiện đến tám lần “giải mã” mỗi ngày, mặc dù từ những “giải mã” của mình, ông nhận thức được rằng công việc này mỗi ngày không thể vượt quá hai lần. Vào mùa xuân năm 1944, sức khỏe của Cayce bắt đầu xấu đi, và tín tức của việc “giải mã” đã nói cho ông biết rằng ông phải tạm ngừng. Tuy nhiên, thư yêu cầu giải mã vẫn không ngừng đến, Cayce đã ngã bệnh, gần cuối năm, ông tự thực hiện một cuộc “giải mã” cho mình, và nói với người thân đang lo lắng rằng: “Qua năm mới, mọi thứ sẽ ổn”. Sau này, người thân của ông mới hiểu ý nghĩa thực sự trong lời nói của ông — vào ngày 03 tháng 01 năm 1945, Cayce qua đời; và vào lễ Phục sinh cùng năm, vợ ông Gertrude cũng qua đời.

Nhân quả của sinh mệnh

Cayce thực hiện “giải mã” cho mọi người dù ông có quen biết người đó hay không. Họ có thể hoàn toàn là người lạ, đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ cần biết đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của họ, Cayce đều có thể mô tả chính xác môi trường xung quanh họ, tính khí, tính cách, khả năng, sở trường và khuyết điểm, thậm chí truy tìm về những kiếp trước và dự đoán tương lai của họ.

Trong quá trình “giải mã” cuộc đời của mình, Cayce phát hiện rằng trong một kiếp sống cách đây vài trăm năm ở Ai Cập, ông từng là một thầy tu bậc cao, sở hữu những khả năng siêu nhiên mạnh mẽ. Tuy nhiên, do sự độc đoán và mê đắm vào thú vui trần tục, ông đã tự đưa mình đến sự hủy diệt. Cayce tin rằng những đức tính và khuyết điểm trong kiếp này của ông có thể truy ngược lại từ những trải nghiệm trong tiền kiếp, và cuộc sống hiện tại là một khảo nghiệm đối với linh hồn của ông, cho ông cơ hội để phục vụ người khác một cách vô tư, qua đó bồi thường cho những sự kiêu ngạo, hưởng lạc và ham mê thú vui trong quá khứ. Những trường hợp giải mã về tiền kiếp của Cayce cũng chứng minh cho quan niệm về nghiệp lực luân báo trong văn hóa cổ đại Trung Quốc.

Tương lai là gì?

Cayce được gọi là nhà tiên tri, nhưng thực tế, trong suốt cuộc đời ông để lại gần 14.000 bài “giải mã”, trong đó chỉ có một bộ phận nhỏ liên quan đến những tiên đoán về tương lai, mặc dù vậy, chúng lại đề cập đến rất nhiều vấn đề mà mọi người quan tâm.

Ông đã tiên đoán chính xác hai cuộc chiến tranh thế giới, sự độc lập của Ấn Độ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929, và đã tiên đoán trước 15 năm về việc thành lập quốc gia Israel. Ông cũng tiên đoán rằng vấn đề chủng tộc sẽ gây ra sự hỗn loạn tại Mỹ, và sẽ có hai vị tổng thống Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ của họ (Roosevelt và Kennedy). Cayce qua đời vào năm 1945, và những lời tiên đoán này của ông có một số đã ứng nghiệm trong thời gian ông sống, còn một số thì xảy ra sau khi ông qua đời.

Cayce đặc biệt yêu thích lục địa Atlantis huyền bí bị chìm dưới đại dương, và trong các lời giải mã của mình, ông đã nhiều lần nhắc đến nơi này. Ông không chỉ kiểm tra kỹ lưỡng quá khứ của Atlantis, mà còn tiên đoán rằng Atlantis sẽ nổi lên vào năm 1968. Atlantis lần đầu tiên được nhắc đến trong tác phẩm của nhà triết học Hy Lạp Plato, ông cho rằng vào khoảng 9.000 năm trước thời của ông, có một lục địa ở Đại Tây Dương với nền văn minh phát triển cao, sau đó bị chìm xuống đáy biển trong một đêm. Qua “giải mã”, Cayce cho rằng nền văn minh lúc đó đã phát triển vượt xa ngày nay, nhưng do lòng tham của con người, nền văn minh này đã bị phá hủy bởi những trận động đất và sóng thần do chính khoa học kỹ thuật của họ gây ra, khiến cả lục địa của họ chìm trong biển nước. Cayce nói rằng ông từng là người Atlantis. Bộ phim hoạt hình Atlantis: The Lost Empire do Disney sản xuất vào năm 2001, chính là dựa trên chủ đề này.

Năm 1968, người ta ngẫu nhiên phát hiện dưới đáy biển ở khu vực Bimini thuộc quần đảo Bahamas ở Đại Tây Dương có một con đường xây dựng bằng những khối đá vuông, người ta gọi đó là con đường Bimini. Phát hiện này khiến người ta nhớ đến Cayce, vì ông đã mô tả rằng Atlantis từng bao phủ khu vực biển này. Liệu con đường Bimini có phải là công trình do người Atlantis xây dựng không? Liệu ý nghĩa chân thực lời dự ngôn của Cayce có phải chỉ ra rằng, người ta sẽ phát hiện ra dấu vết của nền văn minh Atlantis vào năm 1968? Có lẽ trong tương lai, con người sẽ có lời giải đáp cho vấn đề này.

Cayce đã tiên đoán rằng Nga (Liên Xô) sẽ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, trở thành một quốc gia tự do và là bạn của Mỹ. Đáng chú ý là, ông cũng có một dự đoán sâu sắc về Trung Quốc. Ông tiên đoán rằng một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ trở thành “The cradle of Christianity as applied in the lives of men” (nơi bắt nguồn của tín ngưỡng đối với Thần phù hợp với nhân loại). Về điểm này, do yếu tố văn hóa, các học giả phương Tây không dám suy đoán rằng Ki-tô giáo sẽ thịnh hành ở Trung Quốc; mà còn có một cách hiểu khác cho rằng Trung Quốc sẽ xuất hiện một tín ngưỡng vào Thần (hoặc Phật), và Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi của tín ngưỡng chung cho toàn nhân loại. Vì Cayce rất kín đáo trong những dự đoán về tương lai, ý nghĩa thực sự có thể không đơn giản như những gì nhìn thấy bề ngoài, và dự đoán này có nhiều điểm chung với những dự đoán khác, điều này sẽ được giới thiệu chi tiết trong phần ba của cuốn sách.

Dù đã thực hiện rất nhiều lần “giải mã”, Cayce không cho rằng bản thân ông có năng lực siêu nhiên gì. Ông nói: “Tôi chỉ là một trong số ít những người có thể từ bỏ hoàn toàn tính cách cá nhân của mình mà thôi, từ đó cho phép linh hồn tôi tiếp cận với kiến thức mang tính phổ quát. Mặc dù tôi nói như vậy, nhưng tôi không có ý khoe khoang về bản thân. Thực ra, tôi không nghĩ mình có khả năng mà người khác không có, thật sự, tôi không nghĩ rằng ai đó lại thiếu những khả năng này. Sự thật là năng lực của con người lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều, nhưng bạn phải bỏ đi chấp trước vào lợi ích cá nhân thì mới có thể có được những năng lực này”.

Công việc và kinh nghiệm của Cayce có thể nói là đã giúp mở mang tầm mắt cho người phương Tây. Suốt cuộc đời, ông luôn dựa trên niềm tin vào Thần, kết hợp giữa Kinh Thánh và những kinh nghiệm “giải mã” của mình. Sự lĩnh hội của ông đã vượt xa nhận thức phổ quát của Cơ Đốc giáo, nhưng lại không mâu thuẫn với nó, thậm chí còn có sự tương đồng với những tín ngưỡng truyền thống phương Đông!

Xem thêm:

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ XXI (https://chanhkien.org/2013/10/nha-tien-tri-noi-tieng-nguoi-my-edgar-cayce-tien-doan-ve-the-ky-21.html)

Phát hiện dưới biển “con đường được xây dựng” cách đây hơn 10 nghìn năm phải chăng do người cổ đại tạo ra? (https://chanhkien.org/2024/11/phat-hien-duoi-bien-con-duong-duoc-xay-dung-cach-day-hon-10-nghin-nam-phai-chang-do-nguoi-co-dai-tao-ra.html)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 6): Edgar Cayce – Nhà tiên tri ngủ gật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 5): Nhà tiên tri Pháp Nostradamus và “Các Thế Kỷ”https://chanhkien.org/2025/02/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-5-nha-tien-tri-phap-nostradamus-va-cac-the-ky.htmlTue, 04 Feb 2025 22:28:13 +0000https://chanhkien.org/?p=36399[ChanhKien.org] Phần 4: Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus và tập thơ “Các Thế Kỷ” Nostradamus (Michel de Nostredame) là nhà tiên tri vĩ đại người Pháp sống vào thế kỷ XVI. Ông sinh ngày 14 tháng 12 năm 1503 tại tỉnh Normandy, Pháp (St.Remy de Provence), chỉ 11 năm sau khi Christopher Columbus phát […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 5): Nhà tiên tri Pháp Nostradamus và “Các Thế Kỷ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Phần 4: Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus và tập thơ “Các Thế Kỷ”

Nostradamus (Michel de Nostredame) là nhà tiên tri vĩ đại người Pháp sống vào thế kỷ XVI. Ông sinh ngày 14 tháng 12 năm 1503 tại tỉnh Normandy, Pháp (St.Remy de Provence), chỉ 11 năm sau khi Christopher Columbus phát hiện ra lục địa mới (năm 1492). Vào tháng 07 năm 1566, Nostradamus, như trong lời tiên đoán của chính ông “sẽ chết vì thân thể mục nát”, đã qua đời một cách bình yên tại nhà mình, hưởng thọ 63 tuổi.

“Nostradamus” là một cái tên Latin, ông là hậu duệ của người Do Thái, và gia đình ông đã chuyển từ Do Thái giáo sang Thiên Chúa giáo khi ông còn nhỏ. Từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã chịu ảnh hưởng bởi nền văn học huyền bí của người Do Thái. Cụ của ông từng khuyến khích ông nghiên cứu chiêm tinh học và thiên văn học, đồng thời học các ngôn ngữ Latin, Hy Lạp và Hebrew. Điều này cũng đã tạo nền tảng vững chắc cho ông trong việc nghiên cứu và phát triển khả năng tiên tri của mình sau này.

Nostradamus rất am hiểu về chiêm tinh học và thiên văn học, ông đã vận dụng cả hai lĩnh vực này để giải thích hết thảy những gì ông quan sát được trong các nghiên cứu bí mật của mình. Ông giống như một nhà tiên tri, một nhà du hành thời gian sống giữa hai thế giới.

Trong thời gian tại thế, Nostradamus đã nổi tiếng với khả năng tiên tri vượt trội của mình. Ông từng tiên đoán cái chết của Vua Henry II của Pháp, cũng như số phận của một số Hoàng tử, điều đó đã gây chấn động lớn trong hoàng gia và ngoài xã hội. Nostradamus từng phải chịu đựng rất nhiều áp lực vì những lời tiên đoán này. Nhưng cũng chính nhờ những lời tiên đoán chính xác có tầm ảnh hưởng ngay lập tức này, mà các tác phẩm của ông ngay lúc đó đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng. Ông cũng dự đoán về Đại Cách mạng Pháp, sự ra đời và cầm quyền của Napoleon và Hitler, sự kiện tổng thống John F. Kennedy bị ám sát. Những sự việc này đều được ghi lại trong cuốn Các Thế Kỷ (The Centuries). Cuốn sách này đã thu hút hết thế hệ độc giả này đến thế hệ độc giả khác, nó đã tiên đoán chính xác những sự kiện từ vụ hỏa hoạn lớn ở London năm 1666, cho đến vụ nổ tàu vũ trụ Challenger năm 2001.

Mặc dù Nostradamus nổi tiếng với những lời tiên tri của mình, nhưng trong nửa đời trước của ông lại chủ yếu sống bằng nghề y. Điều này có lẽ liên quan đến truyền thống y học và toán học của gia tộc mẫu thân của ông.

Bắt đầu sự nghiệp y học

Vào năm 1522, khi mới 19 tuổi, Nostradamus đến Avignon và đăng ký học tại Montpellier, trường y nổi tiếng nhất ở Pháp lúc bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp và nhận được bằng đại học, ông nhanh chóng trở thành bác sĩ có giấy phép hành nghề. Thời điểm đó châu Âu vẫn đang chìm trong dịch bệnh kinh hoàng, là một bác sĩ, ông đã tích cực tham gia công tác điều trị bệnh dịch hạch, và đã phát triển các phương pháp điều trị độc đáo và hiệu quả để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Khi 26 tuổi, ông trở về Montpellier tiếp tục theo đuổi bằng tiến sĩ, trong thời gian này, các kỹ thuật chăm sóc y tế mà ông đưa ra đã nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ của toàn trường, sau khi tốt nghiệp, ông được mời làm giảng viên và giảng dạy tại đó trong một năm. Tuy nhiên, những ý tưởng y học sáng tạo và tài năng của ông lại bị các đồng nghiệp bài xích một cách không công bằng.

Năm 1534, ông rời trường cũ trở về Toulouse, trên đường đi qua Agen, ông đã cưới một cô gái trẻ thuộc giới thượng lưu. Sau khi kết hôn, họ có một con trai và một con gái, cuộc sống của ông dường như rất hoàn hảo. Tuy nhiên, một loạt bi kịch đã ập đến. Năm 1537, dịch bệnh tấn công Agen. Mặc dù Nostradamus rất tự tin trong việc chữa trị cho đồng bào của ông, nhưng ông lại không thể cứu được vợ và hai con của mình. Dù đã cố gắng hết sức, vợ và hai con của ông vẫn qua đời trong trận dịch. Sự việc này đã gây tổn thương sâu sắc cho ông cả về thể xác lẫn tinh thần. Tai họa chưa dừng lại, tiếp theo đó, người bạn triết gia Scaliger (một triết gia nổi tiếng chỉ đứng sau Erasmus) sau một lần cãi vã đã trở mặt thành thù với ông. Gia đình vợ quá cố của ông còn tìm cách kiện ông vì muốn đòi lại của hồi môn.

Năm 1538, bởi vì ông đưa ra một số bình luận về một bức tượng của giáo hội mà bị vu cáo là dị đoan. Là một tín đồ sùng đạo, Nostradamus rất khó chấp nhận cáo buộc vô lý này, nhưng trong hoàn cảnh tôn giáo lúc bấy giờ, những sự việc bức hại như vậy không phải ít. Sau đó những sự hiểu lầm mà ông phải chịu liên tiếp xảy đến, cuối cùng Tòa án Tôn giáo Tây Ban Nha nổi tiếng tàn ác đã lập kế hoặc bắt giữ ông. Để tránh chọc giận những phần tử tôn giáo cực đoan, Nostradamus mất sáu năm lang thang lưu lạc không mục đích. Chuỗi bi kịch này khiến ông không thể hiểu nổi, và ông bắt đầu nghi ngờ năng lực của chính mình.

Năm 1540, ông rời khỏi ngôi nhà ở Pháp để chuyển đến Ý sinh sống, ông từng ghé qua Milan, Sicily. Trong khoảng thời gian này, ông có thể tự do làm những điều mình mong muốn: du lịch, kết giao với bạn bè mới và vẽ bản đồ chòm sao cho mọi người. Cũng chính trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu thể hiện khả năng tiên đoán của mình.

Trong thời gian này, có rất nhiều câu chuyện nhỏ liên quan đến khả năng tiên tri của ông. Một lần, một người địa chủ trò chuyện với ông về vấn đề tiên tri, ông ấy chỉ vào hai con heo nhỏ trong sân và nói: “Ông hãy dự đoán số phận của chúng đi”. Nostradamus đáp: “Con heo đen sẽ trở thành món ăn của ngài, con heo trắng sẽ bị sói ăn mất”. Vì vậy, người địa chủ này cố ý xuống bếp sai đầu bếp giết con heo trắng để làm bữa tối, ai ngờ trong nhà có nuôi một con sói nhỏ, lợi dụng lúc chủ nhân không chú ý nó đã ăn hết thịt heo. Đầu bếp đành phải giết con heo đen để thay thế cho bữa tối. Khi người địa chủ đắc ý báo cho Nostradamus rằng con heo trắng đã trở thành món ăn, Nostradamus lại khẳng định rằng đó chính là con heo đen. Cuối cùng người địa chủ gọi đầu bếp đến kiểm chứng, người đầu bếp đành phải nói ra sự thật, cũng chứng minh tiên đoán của Nostradamus là chính xác.

Năm 1546, sau sáu năm ông đi phiêu bạt, thái độ của Tòa án Tôn giáo đã có sự thay đổi, vì vậy Nostradamus đã trở về quê hương, ông được tuyển dụng vào làm ở chính quyền thành phố. Trong ba năm sau đó, ông bận rộn chiến đấu với dịch bệnh, nỗ lực của ông đã giành được sự khen ngợi từ bệnh nhân và các đồng nghiệp. Khi dịch bệnh bùng phát trở lại ở vùng Aix, ông lại một lần nữa cứu chữa mọi người bằng kỹ thuật y học độc đáo của mình. Sau khi dịch bệnh qua đi, để bày tỏ sự cảm kích đối với ông, thành phố Aix đã trao tặng ông khoản tiền dưỡng lão suốt đời. Cuộc đời của Nostradamus đã phải chịu nhiều lời vu khống, nhưng sự nghiệp y tế và đạo đức trong nghề của ông thì chưa từng có ai phê phán.

Sự ra đời của cuốn “Các Thế Kỷ”

Mười năm sau khi người vợ thứ nhất và hai đứa con của ông qua đời, Nostradamus tái hôn và di cư đến Salon, bắt đầu lại cuộc sống gia đình mới, ông trở thành cha của ba cô con gái và ba cậu con trai. Trong thời gian này, ông biên soạn cuốn sổ tay y học đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê tên, địa chỉ và chuyên môn của các dược sĩ và các bác sĩ.

Cuộc sống gia đình ổn định cũng đã tạo điều kiện cho ông bắt đầu tập trung vào công việc sáng tác tiên tri. Ông mở rộng tầng áp mái của ngôi nhà thành phòng đọc sách, tại đó ông lắp đặt một số thiết bị vô cùng thần kỳ vào thời bấy giờ: kính thiên văn, gương ma thuật, cây gậy thần, cùng một chiếc bát đồng và giá ba chân, tất cả đều được thiết kế theo hình thức của những lời tiên tri vĩ đại đã chỉ ra. Về điều này, Nostradamus đã miêu tả trong Các Thế Kỷ:

Ngồi một mình trong đêm và bí mật học tập;

Nó được đặt lên một chiếc kiềng đồng ba chân.

Một ngọn lửa lờ mờ phát ra từ cõi hư vô,

Khiến thành công mà không thể tưởng tượng được.

Cây gậy phép trong tay được đặt giữa ba chân của chiếc kiềng.

Ngài vẩy nước lên cả vạt y phục và bàn chân của Ngài.

Một âm thanh, sự sợ hãi: Ngài rung chiếc áo choàng.

Ánh sáng thần thánh chói lòa; Thượng Đế ngồi ngay bên cạnh.

Ở đây, nhà tiên tri miêu tả sống động, vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh đầy thần bí và huyền diệu: Thân thể ông hướng về chiếc bát cổ của thế kỷ thứ tư. Đôi mắt sâu trong hốc mắt của ông bắt đầu nhìn chằm chằm vào mặt nước, một loại năng lượng vô hình phát ra từ trái tim và bộ não của nhà tiên tri, lan tỏa khắp thân thể; năng lượng này xuyên thấu sự ràng buộc của cơ bắp và dây thần kinh, đến đôi mắt sâu thẳm đó, rồi đi vào không trung, lặng lẽ vỗ vào mặt nước. Một lúc sau, mặt nước tĩnh lặng bắt đầu bốc lên một lớp sương mù trắng, dần dần sương mù càng lúc càng nhiều, tràn đầy căn phòng tối nhỏ bé này. Nostradamus vẫn bất động, mắt vẫn không rời khỏi mặt nước trong làn sương, nước bắt đầu rung động, mặt nước cũng biến đổi, mặt nước trong vắt dần trở nên mờ tối, sương mù cũng nhanh chóng bốc hơi và lan rộng ra, đến khi cuối cùng mặt nước mờ tối bắt đầu sáng rõ, một cảnh tượng kỳ diệu hiện lên trên mặt nước. Đó chính là thế giới tương lai xuyên việt qua đường hầm thời gian.

Một lúc sau, cảnh tượng kỳ diệu trên mặt nước bắt đầu biến mất, sương mù cũng bắt đầu thu lại. Đôi mắt của Nostradamus cuối cùng rời khỏi chiếc bát, nhìn vào cuốn sách của những triết gia cổ đại, những người đã ban cho ông sức mạnh tiên đoán kỳ diệu. Ông bắt đầu công việc khác. Ngồi thẳng trên chiếc bàn gỗ ở góc phòng đọc sách, nhà tiên tri cảm thấy phấn khích, những cảnh tượng kỳ diệu vừa rồi lại hiện lên từng cảnh trong tâm trí ông. Nếu không phải tận mắt chứng kiến, làm sao ông có thể tưởng tượng được thế giới tương lai lại hoang đường và đáng sợ như vậy. Ông hiểu rõ, mình cần phải mô tả lại những cảnh tượng huyền bí đó để truyền lại cho các thế hệ sau.

Cảnh tượng thần bí như vậy đối với người hiện đại thật khó mà tin nổi, như thể đưa chúng ta tiến vào trong bộ phim “Ma giới”. Kỳ thực, chiêm tinh học phương Tây cổ đại có lịch sử lâu dài, chỉ là hình thức vận dụng của nó khác với việc bói toán ở phương Đông. Cứ như vậy, theo thời gian, từng bài thờ bốn câu dần dần hợp thành một kiệt tác vĩ đại của thế giới.

Trước năm 1555, Nostradamus đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên cuốn sách tiên tri của ông. Sau khi cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông rất nhanh lan rộng khắp châu Âu. Phiên bản đầu tiên của cuốn sách tiên tri bao gồm 300 bài thơ tiên tri. Cuốn sách của ông rất được ưa chuộng trong giới trí thức và học giả. Hoàng hậu Catherine của Pháp lúc bấy giờ rất hứng thú với những lời tiên tri của ông, đã mời ông đến gặp gỡ và nói chuyện rất lâu tại cung điện Paris, và ông còn trở thành bạn thân của Hoàng hậu. Nostradamus cũng đã nói về lời tiên tri liên quan đến cái chết của Vua Henry II, chồng của Hoàng hậu, và nhiều lời tiên tri khác về tương lai của thế giới. Nostradamus lúc đó được chỉ định làm bác sĩ riêng và cố vấn hoàng gia của Vua Henry II, sau này ông cũng trở thành cố vấn của các Vua Francis II và Charles IX của Pháp.

Lời tiên tri gây chấn động nhất của Nostradamus khi còn sống là tiên tri về cái chết của Vua Henry II. Vào năm 1555, ông đã viết trong một bài thơ bốn câu:

Sư tử con sẽ vượt qua sư tử già

Trong cuộc chiến chỉ có một trận đánh

Nó sẽ đâm thủng mắt từ trong lồng vàng

Hai vết thương và một cái chết thảm thương

Bốn năm sau, vào ngày 28 tháng 06 năm 1559, Vua Henri II của Pháp trong một bữa tiệc cưới đã bị tai nạn ngoài ý muốn khi chơi đấu kiếm với một quý tộc trẻ. Mũi kiếm bị gãy và xuyên qua mũ bảo hiểm của Vua Henri II, đâm sâu vào mắt ông. Sau đó, Vua Henri II qua đời trong nỗi đau đớn tột cùng. Lời tiên tri được ứng nghiệm khiến một số người rất tức giận với ông, nhưng cũng có người cảm thấy kinh ngạc trước khả năng tiên đoán của ông. Sau đó, tên tuổi của Nostradamus càng có ảnh hưởng lớn, ông tiếp tục viết sách ở phòng trưng bày, rất nhiều quý tộc cùng nhân sĩ nổi tiếng thường xuyên đến thăm ông.

Vào năm 1565 đến 1566, Nostradamus mắc bệnh phong và viêm khớp, sau đó bệnh phát triển thành bệnh phù thũng khiến toàn bộ da thịt trên thân thể ông bị hoại tử, sức khỏe của ông tiếp tục xấu đi. Vào ngày 17 tháng 06 năm 1566, ông viết di chúc. Ngày 01 tháng 07, ông thỉnh một linh mục Công giáo đến làm lễ cuối cùng cho ông, và nói với người bạn thân này rằng: “Ngày mai tôi không gặp ông được nữa”. Như ông đã dự đoán, vào sáng ngày 02 tháng 07, khi trợ lý cùng gia đình và bạn bè vào phòng làm việc, họ phát hiện thi thể ông nằm giữa giường và ghế dài trong phòng.

Sau hai năm kể từ khi Nostradamus qua đời, con trai ông là César đã thu thập tất cả các lời tiên tri chưa được xuất bản của ông, và chính thức xuất bản vào năm 1568, chính là tập thơ tiên tri nổi tiếng Các Thế Kỷ (Les Propheties).

Nostradamus là nhà tiên tri có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở phương Tây, cho đến ngày nay người ta vẫn say mê bàn luận về những lời tiên tri của ông, và không ngừng tìm kiếm đáp án cho những phần vẫn chưa ứng nghiệm. Trong tâm trí mọi người, ông là một nhân vật mang đậm màu sắc thần bí, người ta không thể lý giải được tại sao có rất nhiều người đã không chỉ một lần phủ nhận ông, nhưng vẫn hết lần này đến lần khác mở cuốn Các Thế Kỷ để tìm hiểu và suy đoán.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 5): Nhà tiên tri Pháp Nostradamus và “Các Thế Kỷ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 4): Lưu Bá Ôn và dự ngôn “Thiêu Bính Ca”https://chanhkien.org/2025/01/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-4-luu-ba-on-va-du-ngon-thieu-binh-ca.htmlThu, 02 Jan 2025 03:07:37 +0000https://chanhkien.org/?p=35630[ChanhKien.org] Phần 3: Quân sư khai quốc thời Minh Lưu Bá Ôn và dự ngôn “Thiêu Bính Ca” Lưu Cơ, còn gọi là Lưu Bá Ôn, là tể tướng khai quốc triều Minh, tương truyền ông chính là tác giả của một trong ba bài tiên tri dân gian nổi tiếng của Trung Quốc – […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 4): Lưu Bá Ôn và dự ngôn “Thiêu Bính Ca” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Phần 3: Quân sư khai quốc thời Minh Lưu Bá Ôn và dự ngôn “Thiêu Bính Ca”

Lưu Cơ, còn gọi là Lưu Bá Ôn, là tể tướng khai quốc triều Minh, tương truyền ông chính là tác giả của một trong ba bài tiên tri dân gian nổi tiếng của Trung Quốc – “Thiêu Bính Ca”. Năm 22 tuổi ông đỗ tiến sĩ, nhưng vì bản tính cương trực ngay thẳng, liêm khiết chí công, ông đã bị mất chức sau khi vạch trần sự thiếu trách nhiệm của quan ngự sử giám sát, cuối cùng ông trở về quê ẩn cư. Cuối triều đại nhà Nguyên, các anh hùng nổi lên, sau khi Chu Nguyên Chương khởi binh, Lưu Bá Ôn đã xuất sơn trợ giúp Chu Nguyên Chương xây dựng cơ nghiệp hoàng đế.

Theo tài liệu ghi chép trong “Minh sử”, từ khi có sự phò tá của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương thường xuyên đến hỏi ý kiến của Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn phân tích tình hình lúc bấy giờ và tâu: “Chủ công hiện đang nắm giữ Kim Lăng, nơi đây có địa hình hiểm trở, hổ cúi rồng cuộn, vị trí địa lý rất tốt. Nhưng ở Đông Nam có Trương Sĩ Thành, ở Tây Bắc có Trần Hữu Lượng, họ thường xuyên xâm phạm biên giới lãnh thổ, đối đầu với chủ công, trở thành mối lo ngại cho việc Bắc định Trung Nguyên của chủ công, vì vậy nhất định phải trừ khử hai người này”. Chu Nguyên Chương nói: “Hai người này có thế lực rất lớn, vậy ta nên làm thế nào để đối phó với họ?” Lưu Bá Ôn liền vạch kế hoạch cho Chu Nguyên Chương thực hiện sự nghiệp lên ngôi hoàng đế, ông phân tích rằng: “Trương Sĩ Thành tầm nhìn hạn hẹp nông cạn, không có hoài bão lớn, hắn ta chỉ muốn giữ vững mảnh đất của mình nên sẽ không làm chuyện gì lớn, vì vậy không đáng lo ngại, có thể tạm thời không cần quan tâm đến người này. Nhưng Trần Hữu Lượng thì khác, hắn giết chủ soán vị, dã tâm lớn, âm mưu nhiều, là một đối thủ nguy hiểm. Hơn nữa, hắn chiếm cứ Vũ Xương nằm ở thượng lưu Nam Kinh, lại có thuyền chiến lớn và binh lính tinh nhuệ, lúc nào cũng muốn nuốt chửng chúng ta. Trong tình thế hiện nay, chúng ta không thể cùng lúc tác chiến với hai người này, đầu tiên nên tập trung binh lực tiêu diệt Trần Hữu Lượng, sau khi Trần Hữu Lượng bị tiêu diệt, thế lực của Trương Sĩ Thành tự nhiên sẽ bị cô lập không còn ai trợ giúp, vậy thì chúng ta chỉ cần một đòn có thể quyết định chiến thắng. Sau đó chủ công có thể kéo quân lên phía Bắc, bình định Trung Nguyên, cuối cùng tiêu diệt nhà Nguyên, lúc đó chủ công có thể lên ngôi đế vương rồi”.

Chu Nguyên Chương thực hiện theo kế sách của Lưu Bá Ôn, bình định quần hùng, nhờ đó thành tựu sự nghiệp hoàng đế. Sử sách ghi chép: “Lưu Cơ phò tá Chu Nguyên Chương bình định thiên hạ, dự liệu như thần” (Minh sử). Lưu Bá Ôn trung thành phò tá Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương không kém gì Khương Tử Nha phò tá Chu Vũ Vương, Trương Lượng phò tá Hán Cao Tổ, và Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Sở dĩ họ có thể trở thành các khai quốc công thần của các triều đại, ngoài tài năng và trí tuệ ra còn vì họ đều hiểu rõ sự biến hóa của thiên địa, biết rằng việc thay ngôi đổi vị của các triều đại có liên quan mật thiết với Thiên ý. Trong “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn đã tiên đoán về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai rất xa, tất nhiên qua đó cũng thấy rằng thời vận của nhà Nguyên đã hết, nhà Minh sẽ hưng thịnh.

Trong quá trình Chu Nguyên Chương giành thiên hạ, Lưu Bá Ôn nhiều lần kiên quyết phản đối ý kiến của số đông, giúp Chu Nguyên Chương đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Ban đầu, thế lực của Trần Hữu Lượng rất mạnh, sau khi chiếm được Thái Bình chúng chuẩn bị Nam tiến. Các tướng dưới trướng Chu Nguyên Trương hoảng loạn, người đề xuất đầu hàng, người khuyên tháo chạy, riêng Lưu Bá Ôn chỉ nhìn chằm chằm, không nói lời nào. Chu Nguyên Chương thấy vậy, liền triệu Lưu Bá Ôn ra phía sau bàn bạc. Lưu Bá Ôn thưa: “Nếu chủ trương đầu hàng hoặc bỏ trốn thì chúng ta có thể bị giết”. Chu Nguyên Chương liền hỏi Lưu Bá Ôn có kế sách gì, Lưu Bá Ôn nói: “Trần Hữu Lượng tính cách kiêu ngạo, chúng ta có thể trước tiên dụ địch vào sâu, sau đó dùng phục binh đánh bất ngờ, chắc chắn sẽ giành chiến thắng”. Chu Nguyên Chương nghe theo ý kiến của Lưu Bá Ôn dụng binh giành chiến thắng hoàn toàn. Sau đó, Thái Tổ muốn thưởng cho Lưu Bá Ôn, nhưng ông đã từ chối.

Lưu Bá Ôn không chỉ có tầm nhìn chiến lược, mà trong những thời khắc quan trọng ông cũng rất bình tĩnh mưu trí, đoán biết tương lai. Khi Chu Nguyên Chương quyết chiến với Trần Hữu Lượng ở hồ Bà Dương, hai bên giao tranh hàng chục lần trong một ngày. Chu Nguyên Chương trực tiếp lên thuyền chỉ huy, còn Lưu Bá Ôn ở bên cạnh hộ tống. Đột nhiên, Lưu Bá Ôn thúc giục Chu Nguyên Chương rời khỏi thuyền, khi họ vừa chuyển sang một chiếc thuyền khác, còn chưa kịp ngồi vững thì chiếc thuyền cũ đã bị quân địch đánh chìm. Quân lính hai bên giằng co suốt nhiều ngày, Lưu Bá Ôn kiến nghị trước tiên chiếm giữ lối ra vào hồ, sau đó chọn ngày Kim Mộc tương khắc ra trận, kết quả Chu Nguyên Chương đã giành được chiến thắng quyết định. Ở đây, Lưu Bá Ôn đã vận dụng đầy đủ mối quan hệ giữa vị trí địa hình và ngũ hành tương sinh tương khắc để ra kế sách chiến đấu.

Về nhân cách của Lưu Bá Ôn, trong “Minh sử” viết: “Râu rồng, diện mạo tuấn tú, hào hiệp và có khí tiết lớn, khi luận bàn về an nguy của thiên hạ, nghĩa khí thể hiện rõ trên khuôn mặt”. “Khi gặp nguy cấp, dũng khí bừng lên, kế sách kiên định, không ai đoán được”. Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, Lưu Bá Ôn thấy thiên hạ đã yên ổn liền cáo lão trở về quê. Bởi vì Lưu Bá Ôn căm ghét cái ác nên cũng đã đắc tội với một số kẻ gian xảo. Hồ Duy Dung là kẻ gian xảo số một đầu thời Minh, Lưu Bá Ôn và Đại tướng Từ Đạt từng khuyên Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương không nên dùng người này. Hồ Duy Dung vì vậy mà oán hận Lưu Bá Ôn, sau đó đã phái người lan truyền tin đồn rằng Lưu Bá Ôn đã chọn khu mộ có vượng khí của vương gia cho mình, nhằm mong con cháu được vinh hoa phú quý. Mặc dù Chu Nguyên Chương là một vị Vương chủ cẩn thận, nhưng tấm lòng của ông không khoáng đạt bằng Đường Thái Tông, nên ông đã tước bỏ bổng lộc của Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn bị vu cáo hãm hại phải vào kinh thỉnh tội, nhưng sau đó Thái Tổ không trách tội, còn phái người hộ tống Lưu Bá Ôn trở về quê.

Nghe nói lúc đó Lưu Bá Ôn đang bị bệnh, Hồ Duy Dung đã phái người bỏ độc vào thuốc của ông. Sau khi về đến quê nhà, Lưu Bá Ôn nói với con trai: “Triều đình hiện nay nên dùng đức cai trị, giảm bớt hình phạt, nhưng thật đáng tiếc có Hồ Duy Dung cầm quyền, nói những điều này thật vô ích. Tương lai khi Hồ Duy Dung bại vong, Thái Tổ sẽ nhớ đến ta, con hãy đem ý nguyện của ta trình tấu lên hoàng thượng”. Lưu Bá Ôn còn nói: “Nếu lời tiên đoán của ta không đúng, đó mới thật là phúc khí của bàn dân thiên hạ!” Một tháng sau, Lưu Bá Ôn qua đời, hưởng thọ 65 tuổi. Sau này, Hồ Duy Dung lên chức tể tướng, làm nhiều việc xấu, cho đến nhiều năm sau khi những hành vi tham nhũng, nhận hối lộ và hãm hại trung thần của ông ta bị bại lộ, ông ta mới bị xử tử.

Lưu Bá Ôn dụng binh như thần, nhưng lại nhiều lần bị kẻ gian hãm hại, điều này có vẻ khó lý giải. Kỳ thực, vô luận là Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn hay Trương Lương, Lý Thuần Phong, những người tu Đạo và tiên tri cổ đại này đều thấu hiểu lý “biết mệnh trời”, họ không vì mục đích cá nhân mà vất vả truy cầu, cũng không dùng tài năng của mình để mưu cầu quyền lực và lợi ích cho bản thân.

Câu chuyện về dự ngôn “Thiêu Bính Ca”

Là một vị vua, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đương nhiên rất quan tâm liệu ông có thể giữ vững giang sơn mãi mãi hay không. Ông biết Lưu Bá Ôn là người hiểu rõ lý số, nên đã hỏi Lưu Bá Ôn về những điều liên quan đến tương lai. Sự thay đổi của các triều đại vốn có định số, còn thiên cơ thì không thể tiết lộ một cách dễ dàng, nhưng Chu Nguyên Chương rốt cuộc là hoàng đế, nên Lưu Bá Ôn không thể từ chối. Vì vậy, ông đã làm một bài thơ vừa mơ hồ vừa rõ ràng. Theo truyền thuyết, khi Lưu Bá Ôn diện kiến nhà vua, đúng lúc Thái Tổ đang ăn bánh nướng, nên bài thơ này được gọi là “Thiêu Bính Ca” (Bài ca bánh nướng). Câu chuyện như sau:

“Một hôm, Minh Thái Tổ đang ăn bánh nướng ở trong nội điện, khi ông vừa đưa một miếng bánh vào miệng thì nội giám đột nhiên báo rằng Quốc sư Lưu Bá Ôn đến tiếp kiến. Thái Tổ liền lấy bát đậy lại, rồi gọi Bá Ôn vào. Sau khi hành lễ xong, Hoàng đế hỏi rằng: “Tiên sinh thông thạo lý số, có thể biết trong bát này là vật gì không?”

Bá Ôn liền bấm ngón tay tính toán rồi đáp: “Nửa giống Mặt Trời, nửa giống Mặt Trăng, từng bị rồng vàng cắn một miếng, đó là đồ ăn”. Mở ra thì quả thật là như vậy.

Thái Tổ hỏi rằng: “Việc thiên hạ thì sao? Nhà Chu có được trường tồn không?”

Bá Ôn đáp: “Hoàng thượng có vạn tử vạn tôn, hà tất phải hỏi!”

Đoạn văn này có thể được diễn đạt đơn giản như sau: một hôm, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng trong cung, khi vừa cắn một miếng, ông nghe thấy Lưu Bá Ôn cầu kiến. Thái Tổ dùng một cái bát đậy lên chiếc bánh, đợi Lưu Bá Ôn vào và hỏi ông đoán xem trong bát có vật gì. Lưu Bá Ôn đoán rất đúng đó là chiếc bánh mà hoàng đế đã cắn. Chu Nguyên Chương rất khâm phục và hỏi Lưu Bá Ôn về các vấn đề của tương lai.

Giang sơn của triều đại nhà Minh được truyền từ Minh Tư Tông Sùng Trinh Hoàng đế, sau đó, thiên hạ rơi vào tay nhà Mãn Thanh. Năm Sùng Trinh thứ mười bảy (năm 1644), quân khởi nghĩa do Lý Tự Thành lãnh đạo chiếm thành Bắc Kinh, Minh Tư Tông tự vẫn, đánh dấu sự diệt vong của triều đại nhà Minh. Minh Tư Tông là cháu trai của Minh Thần Tông Vạn Lịch Hoàng đế. Rõ ràng, câu trả lời của Lưu Bá Ôn đối với câu hỏi của Chu Nguyên Chương có hai nghĩa: bề ngoài là lời khen, khẳng định triều đại Minh sẽ kéo dài thiên thu vạn đại, nhưng thực chất là một lời tiên tri rất rõ ràng: giang sơn triều đại nhà Minh sẽ chỉ kéo dài đến cháu trai của Minh Thần Tông là Hoàng đế Sùng Trinh. Từ đó, có thể thấy được trí huệ của Lưu Bá Ôn, ông vừa không mạo phạm thiên tử, vừa có thể trả lời được vấn đề của thiên tử, lại vừa tiên đoán được tương lai.

Hoàng đế hỏi: “Mặc dù vậy, từ xưa đến nay sự hưng vong của một triều đại vẫn có quy luật nhất định. Huống chi thiên hạ không chỉ thuộc về một người, chỉ những ai có đức mới được hưởng. Nói ra có gì ngại, khanh hãy thử nói sơ qua”.

Lưu Bá Ôn đáp: “Nếu tiết lộ thiên cơ thì tội của thần không hề nhẹ, xin bệ hạ tha cho thần ngàn lần chết, thần mới dám mạo muội tâu lên”.

Hoàng đế liền ban cho một kim bài miễn tội chết, Lưu Bá Ôn cảm tạ xong, liền tâu như trên.

Vậy là Lưu Bá Ôn đã tiên đoán chính xác về các sự việc của vài trăm năm sau, bao gồm “Sự biến Thổ Mộc bảo”, “Hoạn quan loạn chính” (Hoạn quan làm loạn triều đình), “Mãn Thanh nhập quan” (Quân Mãn Thanh tiến vào nhiếp chính Trung Nguyên), “Người Hán cạo tóc”, “Khang càn thịnh thế” – chỉ thời kỳ từ giữa triều đại Khang Hy đến giữa triều đại Càn Long của nhà Thanh, khi kinh tế phát triển thịnh vượng. Thời kỳ này cũng có thể chỉ từ năm Khang Hy thứ 23 (1684) đến năm Gia Khánh thứ tư (1799) cho đến cuối triều đại Mãn Thanh và những sự kiện sau đó, đây chính là nội dung của dự ngôn “Thiêu Bính Ca” nổi tiếng. Phần còn lại của lịch sử có thể nói là rất rõ ràng sinh động, nhưng gần đây có nhiều cách giải thích khác nhau dẫn đến sự sai khác rất lớn, có lẽ phải đợi đến khi mọi việc qua đi mới dễ hiểu hơn!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 4): Lưu Bá Ôn và dự ngôn “Thiêu Bính Ca” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 3): Thiệu Ung và thơ dự ngôn “Mai Hoa Thi”https://chanhkien.org/2024/12/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-3-thieu-ung-va-tho-du-ngon-mai-hoa-thi.htmlMon, 16 Dec 2024 04:13:16 +0000https://chanhkien.org/?p=35254[ChanhKien.org] Phần 2: Thơ dự ngôn của Khang Tiết tiên sinh Thiệu Ung – “Mai Hoa Thi” Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, thụy hiệu là Khang Tiết, sinh vào năm Chân Tông thứ tư thời Bắc Tống, tức năm 1011, mất vào năm Thần Tông thứ mười, tức năm 1077, hưởng thọ 67 tuổi. […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 3): Thiệu Ung và thơ dự ngôn “Mai Hoa Thi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Phần 2: Thơ dự ngôn của Khang Tiết tiên sinh Thiệu Ung – “Mai Hoa Thi”

Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, thụy hiệu là Khang Tiết, sinh vào năm Chân Tông thứ tư thời Bắc Tống, tức năm 1011, mất vào năm Thần Tông thứ mười, tức năm 1077, hưởng thọ 67 tuổi. Ông sinh ra ở Phạm Dương tỉnh Hà Bắc, sau đó theo cha di cư đến Cộng Thành, đến cuối đời thì ẩn cư tại Lạc Dương. Vì Thiệu Ung sống ẩn dật lâu ngày nên ông không nổi tiếng như Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc, nhưng bất luận là xét về tài năng hay phẩm đức, thì ông cũng đều không thua kém gì Gia Cát Lượng. Trình Hạo, một trong những người sáng lập Lý học thời Tống, sau khi thảo luận với Thiệu Ung đã từng thốt lên rằng: “Nghiêu Phu, nội thánh ngoại vương chi học dã!” (Dịch nghĩa: Nghiêu Phu có đức hạnh của một bậc Thánh nhân và học vấn của bậc đế vương).

Ngay từ thuở thiếu thời, Thiệu Ung đã ôm chí lớn, hạ quyết tâm chăm chỉ đọc sách, ông đọc hết tất cả các loại sách. Trong cuốn “Tống sử, Thiệu Ung truyện” có ghi chép lại như sau: Thiệu Ung “Sử vi học, tức kiên khổ tự lệ, hàn bất lô, thử bất phiến, dạ bất tựu tịch giả số niên” (dịch nghĩa: Thuở đầu, vì việc học tập, ông tự gắng sức chịu đựng gian khổ, mùa đông không dùng lò sưởi, mùa hè không dùng quạt mát, ban đêm không nằm nghỉ, liên tục mấy năm sống như vậy). Sau này, nhằm mở mang kiến thức, ông còn đi chu du về phương Tây để học hỏi thêm, vượt qua sông Hoàng Hà, sông Phần, sông Hoài, sông Hán Thủy đến các nước Tề, Lỗ, Tống, Trịnh. Sau khi trở về, ông nói “Đạo tại thị hĩ” (dịch nghĩa: Ta đã có Đạo ở đây rồi), thế là ông không đi vân du nữa. Thời bấy giờ có một cao nhân tên là Lý Đĩnh Chi, thấy Thiệu Ung học tập không biết mệt mỏi liền truyền dạy cho ông những bí quyết của Dịch học là “Hà Đồ”, “Lạc Thư”, “Phục Hy bát quái”. Thiệu Ung có căn cơ hơn người, có thể thấu hiểu đạo lý và tự ngộ ra những điều huyền diệu trong đó, cuối cùng đã trở thành bậc thầy Dịch học đương thời và một học giả uyên thâm nổi tiếng gần xa. Ông đã tự hình thành cho mình một vũ trụ quan độc đáo, nắm vững quy luật diễn hóa của đất trời và sự thịnh suy của âm dương. Trong “Tống sử” có ghi chép như sau: Thiệu Ung không những có thể kể một cách rõ ràng, tường tận những sự việc xa xôi từ cổ chí kim cho đến những điều nhỏ bé như tính chất, cảm xúc của cây cỏ trên trời dưới đất, mà ông còn có trí tuệ hơn người ở chỗ có thể biết trước được sự việc trong tương lai. Một vị tổ sư khác về Lý học thời Bắc Tống là Trình Di đã nói về ông như sau: “Kỳ tâm hư minh, tự năng tri chi” (dịch nghĩa: Cái tâm của ông vô dục vô cầu không kiêu ngạo, nên có thể biết được quy luật của vạn vật). Về sau, ông cũng đã xây dựng những học thuyết của riêng mình thông qua hai tác phẩm “Hoàng cực kinh thế” và “Quan vật nội ngoại thiên” với tổng cộng hơn 100.000 từ.

Thiệu Ung cho rằng diễn biến của lịch sử là tuân theo định số. Dựa vào tài năng dịch số thiên bẩm, ông đã dùng các khái niệm nguyên, hội, vận, thế để tính toán ra sự đổi thay của đất trời và sự tuần hoàn của lịch sử. Hai cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến Dịch học đời sau là “Thiết bản thần số” và “Mai hoa tâm dịch” đều do Thiệu Ung viết. Người đời sau kính trọng gọi ông là “Thiệu Tử”. Sau tuổi trung niên, ông coi nhẹ danh lợi, ẩn cư ở Lạc Dương, chuyên tâm viết sách và dạy học. Các học giả nổi tiếng lúc bấy giờ như Phú Bật, Tư Mã Quang, Lã Công đều rất kính trọng ông, đã cùng nhau đóng góp và mua tặng ông một căn nhà vườn, đề tên là “An Lạc Oa”, Thiệu Ung cũng tự đặt hiệu cho mình là “An Lạc tiên sinh”. Thiệu Ung không chỉ là một bậc kỳ tài cái thế, tinh thông kim cổ, mà ông còn có phẩm đức ôn hòa hiền hậu, đối đãi chân thành với mọi người. Điều này khiến cho danh tiếng của ông trở nên nổi tiếng gần xa. Những nơi ông đi qua các quan chức sĩ phu ở đó đều mong được mời ông ở lại, có người còn gọi nơi mà Thiệu Ung đã từng tá túc là “Hành Oa”. Từ đó có thể thấy uy danh của ông trong lòng mọi người.

Khi Thiệu Ung còn sống, ông đã nổi tiếng với khả năng “biết trước sự việc”. Có lần Thiệu Ung tạt qua sân vườn ngắm hoa mai, thấy trên cây hoa mai có hai con chim đang tranh giành nhau mà rơi xuống đất, ông cho rằng: “Việc không xảy ra thì không đoán, việc không có nguyên nhân thi không đoán, hôm nay hai con chim vì tranh nhau cái cành mà rơi xuống đất, thật kỳ lạ”. Bởi vì lúc đó là giờ Thân (15 giờ đến 17 giờ) ngày 17 tháng 12 năm Thìn nên ông lấy số 5 (tương ứng với năm Thìn, thứ 5 trong 12 can), số 12 (tương ứng với tháng 12) và số 17 (tương ứng với ngày 17) cộng lại với nhau thành 34, 34 chia cho 8 còn dư 2, ứng với quẻ Đoài trong Tiên thiên quái, đây là quẻ thượng. Sau đó lại lấy 34 cộng với số 9 (tương ứng với giờ Thân, thứ 9 trong 12 can) bằng 43, 43 chia 8 còn dư 3, ứng với quẻ Ly trong Tiên thiên quái, đây là quẻ hạ. Tiếp đó lấy 43 chia cho 6 được số dư là 1 (mỗi quẻ có 6 hào nên chia cho 6), vậy là hào động biến. Vì vậy, quẻ trở thành Trạch Hỏa Cách – Trạch Sơn Hàm với quẻ hỗ là Càn, Tốn. Theo đó Thiệu Ung suy đoán rằng, tối mai sẽ có một người con gái vào vườn ngắt hoa, người làm vườn nhầm tưởng đó là kẻ trộm nên liền đến đuổi đi, người con gái ấy vì thế mà hoảng loạn sợ hãi, không may ngã xuống đất và bị thương ở đùi, tuy nhiên vết thương không mấy nghiêm trọng. Sau đó quả nhiên sự việc đã xảy ra đúng như lời ông nói.

Còn có một câu chuyện khác xảy ra vào giờ Dậu một buổi chiều tối mùa đông (khoảng 6 giờ chiều). Thiệu Ung đang sưởi ấm bên bếp lò thì đột nhiên nghe thấy có người gõ cửa, đầu tiên là gõ một tiếng, tiếp đó là gõ liền năm tiếng, người đó nói rằng muốn mượn đồ. Thế là, Thiệu Ung liền gieo một quẻ và đoán được rằng người hàng xóm muốn mượn chiếc rìu. Sau khi Thiệu Ung nói ra kết quả thì con trai ông không tin, đến khi mở cửa ra hỏi thì quả nhiên là người đó đến mượn chiếc rìu. Thiệu Ung giải thích rằng, vị khách lần đầu tiên gõ một cái tức quẻ thượng là Càn, tiếp đó gõ năm cái tức quẻ hạ là Tốn. Sau khi biết được quẻ thượng và quẻ hạ, thì lấy số của quẻ thượng và quẻ hạ cộng với nhau thì được hào động là bốn hào, bởi vậy trong quẻ chủ, quẻ hỗ và quẻ biến có ba quẻ Càn, Càn thuộc kim, quẻ thể là Tốn thuộc mộc, thứ mà vị khách kia muốn mượn là đồ vật thuộc kim và mộc, hơn nữa là kim ngắn mộc dài, do đó nó chính là cái rìu.

Con trai ông nói: “Kim ngắn mộc dài thì là cái cuốc, không phải là cái rìu”.

Thiệu Ung đáp rằng: “Bói quẻ cũng cần suy luận cho hợp tình hợp lý, dựa vào quẻ thì cuốc và rìu đều đúng, nhưng xét về lý thì buổi tối mượn cuốc để làm gì? Chắc hẳn là người ta mượn rìu để bổ củi”.

Ngày nay, không còn nhiều người biết đến Thiệu Ung và các tác phẩm của ông, nhưng dân gian vẫn lưu truyền một số câu nói cảnh tỉnh thế nhân của ông. Ví như câu: Kế hoạch của một năm bắt đầu từ mùa xuân, kế hoạch của một ngày bắt đầu từ buổi sáng sớm, kế hoạch của một đời bắt đầu từ sự cần cù. Bậc kỳ tài tiên tri Thiệu Ung đã đưa ra những dự ngôn rất chính xác về sự phát triển lịch sử của hậu thế, tác phẩm truyền đời “Mai Hoa Thi” của ông là những dự ngôn về những diễn biến lịch sử trọng đại xảy ra ở Trung Quốc sau khi ông qua đời. Đương nhiên, giống như tất cả những tiên tri khác, ông đã sử dụng những ngôn từ vô cùng khó hiểu và không dễ lý giải. Có những phần nếu như không phải là người hiểu biết về Đạo học thì sẽ không dễ mà hiểu được.

Phần dự ngôn về những sự kiện lịch sử trong bài thơ “Mai Hoa Thi” sẽ được giải thích chi tiết ở quyển hai. Quyển ba sẽ nói về những dự ngôn cho thời đại hiện nay và tương lai.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 3): Thiệu Ung và thơ dự ngôn “Mai Hoa Thi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 2): Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa”https://chanhkien.org/2024/11/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-2-gia-cat-luong-va-ma-tien-khoa.htmlWed, 20 Nov 2024 03:07:22 +0000https://chanhkien.org/?p=34989[ChanhKien.org] Quyển 1 Dự ngôn thần kỳ Khoa học xuyên thời không Chương 1: Câu chuyện về tác giả của những dự ngôn Trước khi phân tích lý giải những dự ngôn từ các lý luận khoa học hiện đại, trước tiên chúng ta hãy điểm qua cuộc đời và tác phẩm của một số […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 2): Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Quyển 1

Dự ngôn thần kỳ

Khoa học xuyên thời không

Chương 1: Câu chuyện về tác giả của những dự ngôn

Trước khi phân tích lý giải những dự ngôn từ các lý luận khoa học hiện đại, trước tiên chúng ta hãy điểm qua cuộc đời và tác phẩm của một số nhà tiên tri trong và ngoài nước từ xưa đến nay. Rất nhiều dự ngôn của các dân tộc khác nhau đã được lưu truyền hàng trăm nghìn năm, rất nhiều nhà tiên tri vốn dĩ là những “cao nhân phi phàm” họ không cần dùng bất kỳ máy móc thiết bị khoa học nào cũng có thể thể hiện năng lực vượt qua thời không của họ. Đứng tại góc độ khoa học hiện đại quả thực không thể tưởng tượng được. Trong chương này, chúng tôi sẽ liệt kê một số nhân vật điển hình.

Phần 1: Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa”

Gia Cát Lượng (sinh năm 181-234), tự là Khổng Minh, là quân sư của Lưu Bị nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc. Sau khi Lưu Bị trở thành Hoàng đế, ông trở thành tể tướng của nhà Thục Hán. Tương truyền rằng Gia Cát Lượng có tài kinh bang tế thế, ông trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, dụng binh như thần. Nếu không có Gia Cát Lượng, chỉ bằng sức lực ban đầu của Lưu Bị thì căn bản không thể đạt được quyền bá chủ Tam Quốc. Chính sử “Tam Quốc Chí – Truyện Gia Cát Lượng” cũng có ghi chép về ông “vị xuất mao lư, tiền định thiên hạ tam phần” (khi chưa ra khỏi căn nhà cỏ thì ông đã định ra thiên hạ chia làm ba phần), Khổng Minh trong cuốn “Long trung đối” đã hoạch định điều này cho Lưu Bị, đây cũng được cho là phản ánh rõ nhất trí huệ và tầm nhìn xa trông rộng của Khổng Minh. Còn cuốn sách nổi tiếng “Xuất sư biểu” lại thể hiện tinh thần trung nghĩa “cúc cung tận tụy, tử nhi hậu kỷ” (tận tụy đến chết mới thôi) của Khổng Minh.

Nói đến Gia Cát Lượng, mọi người đều đã biết rất nhiều về ông, nhưng hầu hết đều liên quan đến tài mưu lược quân sự “thiết lập chiến lược trong doanh trại, chiến thắng ngàn dặm” của ông. Trên thực tế, Gia Cát Lượng dự liệu như thần, ông có năng lực tiên đoán siêu thường, không chỉ am hiểu binh pháp, điều quan trọng hơn là ông có tài trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Thiên văn ở đây không phải là thiên văn học, hoặc là dự báo thời tiết gì đó của ngày nay. Phương sĩ thời xưa đều biết cách sử dụng dịch lý “Chu dịch” để giải thích những hiện tượng mà họ quan sát được, xét về mặt khái niệm khoa học ngày nay, họ có thể vượt qua những giới hạn của thời không ở một mức độ nhất định để quan sát và dự đoán sự biến hóa của thời không trong phạm vi lớn hơn. Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết nội dung này trong chương tiếp theo.

Gia Cát Lượng thông thạo Chu dịch Bát quái, đồng thời biết cách quan sát thiên tượng để phán đoán sự việc thời cuộc. Ngoài ra, ông còn biết xem tướng. Tương truyền khi Gia Cát Lượng lần đầu gặp Ngụy Diên, ông đã biết được sau này Ngụy Diên sẽ phản bội, quả nhiên sau này khi Gia Cát Lượng chết vì bệnh ở Ngũ Trượng Nguyên, Ngụy Diên đã phản bội lại Thục Hán, nhưng Gia Cát Lượng sớm đã sắp đặt đầy đủ trong túi gấm rồi, ông đã sai đại tướng Mã Đại truy sát Ngụy Diên.

Về việc Gia Cát Lượng từng lên núi cầu phúc mà không thành, có người cho rằng ông sớm đã nhận ra nhà Thục cuối cùng không thể hoàn thành đại nghiệp thống nhất. Gia Cát Lượng biết điều đó là không thể nhưng ông vẫn làm, có lẽ là để báo đáp công ơn của Lưu Bị đã ba lần đến ngôi nhà tranh tìm ông, hay có lẽ là để hoàn thành nguyện trúc thác của Bạch đế, cũng có thể ông đã dự tính được sứ mệnh của mình trong lịch sử chính là phải làm như vậy! Độc giả có thể sẽ hỏi, tại sao biết trước tương lai nhưng không thể thay đổi lịch sử? Người biết kết cục của mình tại sao vẫn cố gắng “biết là không được nhưng vẫn dấn thân vào làm”? Liên quan đến vấn đề này, chúng ta sẽ thảo luận ở chương tiếp sau.

“Mã Tiền Khóa” dự ngôn của lịch sử

Tương truyền rằng Gia Cát Lượng vào lúc rảnh rỗi việc quân binh đã viết bài thơ “Mã Tiền khóa”, đây là bài thơ tiên tri về các sự việc đại sự trong thiên hạ. Từ giải thích bề mặt chữ nghĩa, chính là trước khi xuất binh, ở trước mặt ngựa chiến mà bốc một “khóa”, tức là bốc một quẻ bói. Tương quan mà nói, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng so với các dự ngôn khác xuất hiện trong lịch sử thì dễ phá giải hơn, bởi vì nó khá có quy tắc, mỗi “khóa” tiên đoán về một triều đại trong lịch sử, đồng thời mô tả theo trình tự diễn biến của lịch sử. Còn các dự ngôn khác tiên đoán những sự kiện lớn trong lịch sử thường không có tính quy luật, có triều đại nhiều sự kiện lớn, có triều đại lại ít sự kiện lớn, cho nên không dễ đối chiếu với các triều đại được tiên đoán.

“Mã Tiền Khóa” tổng cộng có 14 khóa. Mười khóa đầu bắt đầu từ thời Thục Hán, một mạch đến sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc, nội dung tiên đoán hết sức chính xác. Trong khóa thứ nhất, Gia Cát Lượng viết “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy, âm cư dương phát, bát thiên nữ quỷ” (Tạm dịch: Không sức đổi Trời, khom mình gắng sức, âm tồn dương phất, tám ngàn nữ quỷ). Gia Cát Lượng trong “Xuất Sư biểu” đã từng viết: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, tám chữ này được viết ra từ bản ngã của Gia Cát Lượng, bởi vì ông biết giang sơn của nhà Hán khí số đã tận, không người nào có thể cứu vãn được nữa, cho nên trong “Tam quốc diễn nghĩa” viết rằng: “Khổng Minh lục xuất Kỳ Sơn tiền, dục dĩ chỉ thủ tương thiên bổ” (Dịch nghĩa: Khổng Minh sáu lần đánh Kỳ Sơn, muốn một tay vá trời), chính là nói ông muốn một tay mình có thể làm trung gian hòa giải thiên địa; “Hà kỳ lịch số đáo thử chung, trường tinh bán dạ lạc sơn ổ” (Dịch nghĩa: Hà kỳ lịch số đến đây là tận, sao trường tinh nửa đêm rơi xuống hẻm núi), chính là chỉ về giang sơn nhà Hán đến lúc này có thể sắp kết thúc rồi; “trường tinh bán dạ lạc sơn ổ” chính là nói về việc Gia Cát Lượng bị bệnh và chết ở Ngũ Trượng Nguyên. Cho nên, khóa thứ nhất Gia Cát Lượng viết “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy” chính là viết về bản thân ông. “Âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ” ở vế sau, “bát thiên nữ quỷ” này là một câu đố chữ, chữ “bát” (八) cùng với chữ “thiên” (千), chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼), hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏), chính là nói về việc nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị nước Ngụy tiêu diệt.

14 khóa tiếp theo, mỗi khóa là một triều đại. Ví như khóa thứ 4 nói đến thời gian xây dựng đất nước của triều đại nhà Đường, quẻ viết “Thập bát nam nhi, khởi vu Thái Nguyên”. Chữ “nam nhi” này, chúng ta khi sinh con gọi là “tử” (子), ba chữ thập (十) bát (八) tử (子) chính là tạo thành chữ “Lý” (李), mà triều đại nhà Đường chính là thiên hạ do cha con Lý Nguyên xây dựng lên; “khởi vu Thái Nguyên”, lúc đó Lý Nguyên đã khởi binh từ Thái Nguyên.

Còn khóa thứ 8 là nói về triều đại nhà Minh, nhà Minh là thiên hạ do Chu Nguyên Chương đoạt được, quẻ này viết “Nhật nguyệt lệ thiên” cũng là một câu hàm chứa ẩn đố phía sau, chữ “nhật” (日) thêm chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chính là nói đến triều đại nhà Minh, chữ “xích” trong “kỳ sắc nhược xích” nghĩa là màu đỏ của chu sa, ám chỉ thiên hạ của nhà Chu. “Miên miên diên diên, phàn thập lục thế” (Tạm dịch: Kéo dài liên miên, gồm 16 lá) ám chỉ triều đại nhà Minh tổng cộng lưu truyền qua 16 đời hoàng đế.

Có thể có người đặt nghi vấn, những lời tiên tri có phải do người đời sau bịa đặt ra không? Đây là vấn đề rất đáng để suy nghĩ. “Mã Tiền Khóa” được giải nghĩa vào năm Quang Tự triều đại nhà Thanh bởi nhà sư Thủ Nguyên sống tại núi Bạch Hạc, ông lúc đó đã 86 tuổi. Trong “Mã Tiền Khóa” có dự ngôn liên quan đến triều đại nhà Thanh như sau: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân”. “Thủy nguyệt hữu chủ” là một câu đố chữ, ba dấu chấm thủy thêm chữ “nguyệt” (月), thêm chữ “chủ” (主), hợp lại thành chữ “Thanh” (清) ; “cổ nguyệt vi quân”, chữ “cổ” (古) thêm chữ “nguyệt” (月) tạo thành chữ “hồ” (胡). Triều đại nhà Thanh do tộc người thiểu số Mãn Châu (người Hồ) thành lập, cho nên “cổ nguyệt vi quân” chính là nói về người Mãn Châu sẽ tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Phía sau còn có tám chữ: “thập truyền tuyệt thống, tương kính nhược tân”, câu này lão hòa thượng Thủ Nguyên không giải thích, ông nói: “Lão tăng sinh vào năm Gia Khánh thứ 10, tức năm 1806), năm nay đã 86 tuổi (năm 1892), mấy câu sau này không dám nói bừa”. Nếu như lão hòa thượng Thủ Nguyên có thể đợi thêm mấy thập niên nữa, tận mắt chứng kiến cách mạng Tân Hợi năm 1911 xảy ra và Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh là Tuyên Thống thoái vị, thì khóa này sẽ được giải thích hoàn chỉnh. “Thống” chỉ “Tuyên Thống”, “thập truyền tuyệt thống” chỉ triều Thanh tính từ khi hoàng đế Thuận Trị lên ngôi xưng đế đến thời hoàng đế Tuyên Thống tổng cộng là 10 vị hoàng đế, mỗi hoàng đế là một Ái Tân Giác La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích truyền ngôi cho Hoàng Thái Cực, đây là hai vị hoàng đế ở bên ngoài Sơn Hải Quan, sau này khi quân đội nhà Thanh tiến vào Sơn Hải Quan rồi lập hoàng đế Thuận Trị lên ngôi, Thuận Trị truyền ngôi cho Khang Hy, tiếp theo là Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, tống cộng vừa đúng 10 vị Hoàng đế, “tuyệt thống” là chỉ về vị hoàng đế cuối cùng là Tuyên Thống. Có thể thấy dự ngôn của “Mã Tiền Khóa” liên quan đến sự diệt vong của triều đại nhà Thanh vốn đã có từ lâu, chỉ là lúc đó sự việc chưa xảy ra, lão hòa thượng cũng không dám đưa ra lời phán đoán, chỉ có thể bỏ qua mà thôi.

Khóa thứ 10 chính là lời tiên tri về nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tôn Trung Sơn sáng lập ra nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, trong tập 2 chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về lời tiên đoán chuẩn xác về các sự kiện lịch sử trong mười bài của “Mã Tiền Khóa”.

Khóa thứ 11 nói về nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, còn ba khóa sau đó liên quan đến những sự việc xảy ra từ hiện tại cho đến tương lai. Khóa thứ 13 nói đến “Hiền bất di dã, thiên hạ nhất gia, vô danh vô đức, quang diệu Trung Hoa” (Tạm dịch: Hiền không rơi mất, thiên hạ một nhà, không danh không đức, chói lọi Trung Hoa), đó hiển nhiên là một thế giới tốt đẹp thái bình thịnh thế, kết thúc đại viên mãn như vậy ở trong rất nhiều lời tiên tri đều có đề cập đến, trong tập 3, chúng ta sẽ thảo luận cụ thể về việc giải thích một số lời tiên tri từ cổ đến kim tại Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, về hiện tại và tương lai của chúng ta.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 2): Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2024/11/du-ngon-ve-ngay-hom-nay-phan-1-loi-noi-dau.htmlSun, 17 Nov 2024 03:21:18 +0000https://chanhkien.org/?p=34957[ChanhKien.org] Lời tác giả Lịch sử nhân loại thực sự đã trải qua thời gian quá dài! Chúng ta đều biết trong lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, có đến một nửa, tức là giai đoạn đầu 2500 năm thì người hiện đại chúng ta đều “không biết rõ”. Sở dĩ nói “không biết […]

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Lời tác giả

Lịch sử nhân loại thực sự đã trải qua thời gian quá dài! Chúng ta đều biết trong lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, có đến một nửa, tức là giai đoạn đầu 2500 năm thì người hiện đại chúng ta đều “không biết rõ”. Sở dĩ nói “không biết rõ”, kỳ thực có nghĩa là chúng ta đều biết nhưng lại dần dần không tin nữa; một tầng nghĩa nữa đó là ký ức của con người về thời kỳ đó đã trở nên xa xôi nhạt nhòa rồi, mọi thứ tựa như không còn liên quan gì đến hiện tại nữa, tựa như bị phong kín, chôn sâu trong ký ức. Còn thời kỳ trước 5000 năm thì chúng ta lại càng không biết niên đại, thời gian đó lại càng xa xôi, mịt mù hơn nữa….

Văn tự Thần truyền ẩn giấu thiên cơ, nay được tái hiện chân thực

Chúng ta đều biết qua sử sách rằng Thương Hiệt, vị sử quan của Hoàng Đế, là người đã tạo ra chữ Hán, nhưng không ai hiểu rõ sự việc cụ thể như thế nào?

5000 năm trước, vào thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa đã xảy ra một trận chiến có tính quyết định giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Trong “Quốc ngữ – Chu ngữ” ghi lại như sau: “Cửu Lê loạn đức, dân thần tạp nhu, bất khả phương vật” (dịch nghĩa: Cửu Lê loạn đức, người và Thần hỗn tạp, không thể phân biệt được). “Cửu Lê” chỉ Xi Vưu, vị thủ lĩnh đứng đầu chín bộ tộc, vậy “loạn đức” là thế nào? “Đức” trong văn hóa nguyên thủy chỉ phúc phận mà ông Trời ban tặng cho con người, cho nên trong cuộc sống chúng ta có cách nói “tích đức”, “thất đức”, người sống tích đức thì tương lai sẽ được phúc báo, người sống thất đức sẽ phải chịu tai ương, vì sao lại như vậy?

Vấn đề này chúng ta có thể bắt đầu từ chữ Đức (德). Chữ Đức (德) được cấu thành từ bộ xích (ㄔ), trong chữ tượng hình, ba nét của bộ xích (ㄔ) lần lượt là đùi, bắp chân và bàn chân, chỉ bước đi và hành vi của con người, phần bên trái này tượng trưng cho không gian hữu hình. Phần bên phải của chữ đức “德” được kết hợp từ các chữ thập, mục, nhất, tâm (十目一心: mười mắt một tâm), thể hiện trong không gian vô hình có rất nhiều con mắt đang nhìn vào trái tim con người, mà trái tim con người thì mắt phàm không thể nhìn thấy, vì vậy ở đây ám chỉ “ánh mắt của Thần”, tức là “Trời” đang nhìn. Tâm niệm của con người phù hợp với hành vi đã được Thần đặt định gọi là đức, thể hiện nơi nhân gian là những hành vi chân thành và thiện lương của con người. Những hành vi như vậy sẽ tích lũy đức cho bản thân, và sẽ được đền đáp bằng phúc báo trong tương lai như làm quan, phát tài, sống lâu, v.v. Phúc báo của mỗi người được sắp đặt theo lượng đức của người đó, điều này giải thích vì sao số mệnh của con người có thể được tiên đoán trước. Trong lịch sử Trung Hoa và thế giới có rất nhiều bậc thầy về tiên đoán số mệnh.

Chữ viết Trung Quốc trước thời nhà Ân-Thương được sử dụng để bói toán, tế lễ và ghi chép các sự tích của Thần. Các chữ giáp cốt văn khai quật được cho thấy xã hội Trung Quốc cách đây 3000 năm đã sử dụng thành thạo loại chữ viết phức tạp và phong phú này, những chữ viết này đủ để biểu đạt tình cảm và tư tưởng của nhân loại, lại không cần dùng để ghi chép các sự việc của con người, vì sao như vậy? Hiện nay các chuyên gia về chữ giáp cốt cũng phát hiện người cổ đại có thể dự đoán tương lai bằng cách dùng văn tự để liên hệ với các vị Thần. Trong chữ Hán chứa đựng các ký hiệu, âm thanh và hình ảnh, có thể kết nối với các tín tức ở các không gian vũ trụ rộng lớn hơn và các sinh mệnh cao cấp hơn, mà trí tuệ của con người không thể tạo ra được loại văn tự này. Mặc dù chữ Hán sau này đã trải qua nhiều biến đổi nhưng ý nghĩa của nó vẫn luôn được bảo tồn, trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện lưu truyền về những người có khả năng đoán chữ hay bói chữ, cho đến ngày nay rất nhiều người vẫn đang nghiên cứu ý nghĩa của họ tên con người, họ cho rằng họ tên có liên quan tới vận mệnh của mỗi người, nó có nguồn gốc lịch sử rất sâu xa.

Qua câu “Cửu Lê loạn đức, dân thần tạp nhu, bất khả phương vật” có thể thấy thời kỳ đầu của nền văn minh chắc chắn đã trải qua giai đoạn người và Thần cùng tồn tại. “Dân thần tạp nhu” cho thấy có rất nhiều người vào thời kỳ đó vẫn giữ được thần tính tiên thiên, như Hoàng Đế, Xi Vưu, Thương Hiệt đều là những nhân vật có đầy đủ thần tính. “Tạp nhu” và “loạn đức” chính là chỉ việc Xi Vưu muốn lợi dụng Pháp lực thần thông của mình, không tuân theo thiên mệnh mà tự mình sắp đặt phúc phận cho mọi người, vì thế mà dẫn đến “bất khả phương vật” (không thể phân biệt được), chính vì ông ta đã vi phạm Thiên lý, phá hoại trật tự xã hội mà Thần an bài cho con người, đây là nguyên nhân thực sự của việc Hoàng Đế chinh phạt Xi Vưu.

Một giai đoạn lịch sử kinh tâm động phách như vậy mà có thể dùng 12 chữ để tường thuật lại, sự thần kỳ của văn tự Trung Quốc nằm ở nội hàm thâm sâu phía sau, nó ẩn chứa tất cả thiên cơ nên có thể vượt qua cả thời không (thời gian và không gian) mà dự đoán được những điều con người chưa biết. Đây là đặc điểm độc đáo của văn tự Trung Quốc mà bất cứ văn tự của các dân tộc nào khác trên toàn thế giới đều không có, một vạn nhà khoa học dù có phát triển trăm năm cũng không thể tạo ra được! Tương truyền Thương Hiệt có bốn con mắt, ông nhìn được chữ viết của Thần rồi dựa vào đó mà tạo ra chữ viết cho con người, người ta liền nói Thương Hiệt tạo ra chữ viết, câu chuyện không phải đơn giản như vậy. Chúng ta đều biết nhưng tại sao lại nói không biết rõ? Không phải là không biết rõ, then chốt của việc không biết rõ là việc chúng ta không tin, chúng ta đã không tin vào Thần nữa rồi…

Vượt qua thời không bàn về sinh mệnh

Loạt bài Chánh Kiến hy vọng giúp độc giả hiểu về sinh mệnh và thế giới một cách chân thực hơn, từ đó trân quý sinh mệnh, trân quý mỗi ngày của chúng ta. Cuốn sách “Vén bức màn văn minh tiền sử” được đăng trước đây đã đưa người đọc tìm về các niên đại xa xưa mà chúng ta chưa biết, nền văn minh nhân loại tựa như đã biến mất hết lần này đến lần khác, vào mấy nghìn năm trước hay hơn triệu năm trước liệu con người có thực sự tồn hại không? Tại sao nền văn minh tiên tiến Atlantis lại biến mất? Có phải con người tiến hóa từ loài vượn không?

Căn cứ vào những thời kỳ lịch sử mà chúng ta đã biết, qua các dự ngôn từ cổ chí kim trong và ngoài nước, cuốn sách “Dự ngôn của ngày hôm nay” đặt ra một loạt các vấn đề khiến con người phải suy nghĩ: Khoa học không thể dự đoán được tương lai, nhưng tại sao các nhà tiên tri trước đây lại có thể dự đoán được? Tại sao nói tiên tri là một môn khoa học siêu việt thời không? Tại sao những sự việc xảy ra từ hàng nghìn năm trước cho đến hôm nay và thậm chí cả tương lai đều đã được nói đến trong dự ngôn? Văn minh nhân loại lần này liệu có biến mất không? Chúng ta có thể bước vào kỷ nguyên mới trong tương lai không?

Chúng tôi hy vọng cuốn sách “Dự ngôn về ngày hôm nay” có thể giúp độc giả suy xét về những vấn đề: Tại sao lịch sử lại giống như một “kịch bản” viết sẵn? Những sự kiện đang xảy ra trên thế giới ngày nay được mô tả như thế nào trong những lời tiên tri? Mỗi người chúng ta đóng vai trò thế nào trong đó? Ý nghĩa của nhân sinh là gì?

Có lẽ bởi bụi trần phủ kín nơi thâm sâu trong ký ức của chúng ta, có những điều chúng ta không hiểu, có những điều chúng ta cũng không tin, nhưng chúng lại liên quan đến tương lai của chúng ta….

Chú thích của ban biên tập Chánh Kiến
Mùa đông năm Giáp Thân
21/12/2004

Lời nói đầu

Tục ngữ có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Từ đế vương tướng lĩnh cho đến văn nhân mặc khách, từ anh hùng hảo hán cho đến tài tử giai nhân, vô luận là nhân vật có tài cán đến đâu đều không ai dám nói bản thân có thể chi phối được vận mệnh của mình, không ai dám nói rằng không phải “thời thế tạo nên anh hùng”, vận mệnh là thứ không có mô thức cố định, không có quy tắc tuyệt đối.

Đôi khi người ta lại ví lịch sử như một vở kịch, điều này rất có lý nếu bạn suy nghĩ kỹ về nó. Thiên làm màn, địa làm đài, trong thời không bị thu hẹp lại, vở kịch lịch sử quy mô lớn này được trình diễn cả ngày lẫn đêm. Các nhân vật trong vở kịch, dù muốn hay không, họ đều đang đóng vai diễn của mình. Vở kịch này có khi nhẹ nhàng phẳng lặng, có lúc lại đau đớn thống khổ, có lúc bi thương hùng tráng, mà có lúc lại căm hận bất bình. Trong sự hối hả vô tận của thế gian bay tới một giai điệu siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà trong trẻo, đó là âm thanh siêu nhiên từ thế giới bên ngoài chỉ cho chúng ta khỏi lầm đường lạc lối. Âm thanh đó thời khắc nhắc nhở con người thế gian: “Mang mang thiên số tảo mệnh định, thế đạo thịnh suy bất tự do” (dịch nghĩa: Thiên số mênh mông sớm đã định sẵn, thói đời thịnh suy không được tự do định đoạn). Đó là những lời tiên tri dự ngôn vẫn lưu truyền thiên cổ.

Nhắc đến dự ngôn, có lẽ mọi người không còn xa lạ với nó, tự cổ chí kim các dân tộc trong và ngoài nước đều lưu truyền rất nhiều bài thơ, bức họa và những câu chuyện thần bí và hấp dẫn. Hầu như mỗi thời đại đều xuất hiện ra những nhà tiên tri nổi tiếng. Trong các triều đại lịch sử Trung Quốc, rất nhiều mưu sĩ khai quốc đều là những bậc thầy về tiên tri, như Khương Tử Nha thời nhà Chu, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lưu Bá Ôn thời nhà Minh … Ngoài ra cũng có rất nhiều dự ngôn của các tăng nhân và đạo sỹ đã lưu lại không ít những bài thơ và bài vè dân gian trong lịch sử. Dự ngôn có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu và châu Mỹ có lẽ là dự ngôn trong “Thánh kinh” và cuốn “Các thế kỷ” của nhà tiên tri Nostradamus. Ngoài ra còn có một số dự ngôn được lưu truyền từ các khu vực khác trên thế giới, từ Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại đến Ba Tư cổ đại, từ các bộ lạc da đỏ ở châu Mỹ đến nước láng giềng của Trung Quốc là Hàn Quốc, đều có các lời tiên tri dự ngôn được lưu truyền đến hôm nay.

Rất nhiều dự ngôn trong lịch sử mà độ chính xác của nó khiến cho người ta cảm thấy chấn động và kinh ngạc, điều này thúc đẩy con người không ngừng giải mã những nội dung liên quan đến tương lai. Nhưng lịch sử dường như luôn để lại những điều hối tiếc, hết lần này đến lần khác, chỉ sau khi sự việc đã qua đi con người mới hiểu được ý nghĩa thực sự của lời tiên tri. Có lẽ vì điều này mà con người xưa nay chưa từng có cơ hội làm chủ vận mệnh của chính mình.

Đến thời hiện đại, khoa học dường như làm chủ mọi thứ của nhân loại, khoa học kỹ thuật công nghiệp đã thay đổi trạng thái xã hội và hoàn cảnh sinh sống của nhân loại, đời sống vật chất theo đó được cải thiện, xem ra con người dường như có nhiều kiến thức khoa học, tin tưởng vào lý luận khoa học hơn. Kỳ thực khoa học hiện đại cũng chỉ là khoa học dự đoán mà thôi, nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật có thể nói là sản phẩm của khoa học dự đoán, nhưng dường như chúng chỉ có thể nằm trong thế giới vật chất, chịu sự ức chế của thời gian, không thể dự đoán được tương lai, càng không dự đoán được hoạt động tinh thần của nhân loại. Một ví dụ cụ thể nhất chính là dự báo thời tiết, công nghệ hiện đại tiên tiến nhất không thể dự báo chính xác thời tiết trong ba ngày tới, tuy nhiên những dự đoán trong dự ngôn hầu hết đều là về cuộc sống của nhân loại kéo dài hàng trăm năm, đó là thứ khoa học siêu việt thời không. Điều khiến con người kinh ngạc là, chúng tôi phát hiện dùng lý luận khoa học hiện đại và những phát hiện của khoa học hiện đại cũng có thể giải thích một phần nhất định những hiện tượng trong dự ngôn, cuốn sách này đứng từ góc độ này để giải thích những bí ẩn trong dự ngôn: vì sao con người có thể biết trước được tương lai? Dự ngôn có thể mở ra cánh của mới cho khoa học không? Ý nghĩa của sinh mệnh rốt cuộc là gì?

Theo dòng lịch sử, chúng ta thấy khoa học hiện đại đã đưa nhân loại phát triển trong một xã hội hiện đại với vật chất và dục vọng tràn lan, hỗn loạn. “Dự ngôn”, một hiện tượng vừa cổ xưa, truyền thống, lại vừa vượt qua khoa học hiện đại, dường như chứa đựng ý nghĩa thời đại đặc trưng, dường như đang thực hiện thệ ước cuối cùng của nó: thức tỉnh nhân loại, chờ đợi mở ra cho nhân loại một trang mới, một kỷ nguyên mới!

Chúng tôi chân thành hy vọng độc giả sẽ có được một góc nhìn mới mẻ khi tìm hiểu những lời tiên tri dự ngôn, tìm hiểu lịch sử trong quá khứ, nhân loại trong hiện tại và tương lai, cũng như tìm hiểu ý nghĩa của sinh mệnh. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều ở trong đó…

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622

The post Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>