Đôn Hoàng | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (6): Phần kếthttps://chanhkien.org/2025/03/van-hoa-than-truyen-tao-nen-don-hoang-6-phan-ket.htmlFri, 07 Mar 2025 04:19:05 +0000https://chanhkien.org/?p=36727Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org] Phần kết Hang động Đôn Hoàng được xây dựng theo chỉ dụ của Thần, là một kho báu của văn hóa Thần truyền, nơi chứa đựng rất nhiều điều thần kỳ và bí ẩn. Trong lịch sử, nơi đây từng thu hút vô số người tu Đạo và tín […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (6): Phần kết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org]

Phần kết

Hang động Đôn Hoàng được xây dựng theo chỉ dụ của Thần, là một kho báu của văn hóa Thần truyền, nơi chứa đựng rất nhiều điều thần kỳ và bí ẩn. Trong lịch sử, nơi đây từng thu hút vô số người tu Đạo và tín đồ thành kính, để lại cho nhân loại di sản văn hóa tín ngưỡng phong phú và nghệ thuật Phật giáo siêu phàm thoát tục.

Hang động đá Đôn Hoàng là một bức tranh lịch sử nghìn năm trường tồn, trong dòng chảy lịch sử đằng đẵng, như thể có một cây quyền trượng thiêng liêng đứng trên vũ đài lịch sử của nhân loại mà chỉ huy đặt định, các triều đại nối tiếp nhau liên tục trình diễn những thước phim đặc sắc một cách có trật tự và tự nhiên. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, những người hành hương luôn đến đây với lòng thành kính vô hạn, dẫu đường đi có gập ghềnh, gian khổ, dẫu phải trải qua bao nhiêu khó khăn, thậm chí phải trả giá bằng cả mạng sống, họ cũng phải hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình ở đây. Và họ đã làm được, đã sáng tạo nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử nhân loại, thành tựu nên nghệ thuật Phật giáo rực rỡ trong hang động Đôn Hoàng.

Con người hiện đại vẫn còn bàn tán về sự mê tín phong kiến, kỹ thuật lạc hậu của người xưa, nhưng các bậc Thánh hiền thời cổ đại đã nhiều lần thể hiện ánh sáng trí tuệ của một dân tộc vĩ đại. Nghệ thuật Phật giáo chí thiện chí mỹ đã được truyền bá khắp thế giới, văn hóa Thần truyền rực rỡ muôn màu cũng được lưu truyền muôn đời. Phải chăng đây chính là điều mà hòa thượng Lạc Tôn mong muốn từ hơn 1000 năm trước? Tuân theo ý chỉ của Thần linh, được Thần linh che chở, thiên địa tạo hóa, đời này qua đời khác, lịch sử được sắp đặt một cách tỉ mỉ như thế. Cho đến ngày nay, thành tựu huy hoàng và sắc thái bí ẩn của Đôn Hoàng vẫn thu hút hàng vạn du khách và khách hành hương. Mọi người đến đây để bái lạy, chiêm ngưỡng nghệ thuật, học hỏi văn hóa và cảm nhận sự kỳ diệu, thậm chí những người không tin Thần cũng đến đây để học những bài học về đạo đức, tịnh hóa tâm hồn, những người có đức tin chân thành cũng tìm thấy sức mạnh của đức tin ở đây để đề cao cảnh giới của mình.

Ngày nay, hang động ở Đôn Hoàng đã phát triển từ một ngôi chùa Phật giáo cổ xưa thành một bảo tàng nghệ thuật, một địa điểm du lịch, khiến người ta không khỏi suy ngẫm vậy sứ mệnh thực sự của Đôn Hoàng là gì?

Vào tháng 07 năm 1997, tại một ngôi chùa ở quận Kwangju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, vị trụ trì đã phát hiện ra 24 bông hoa ưu đàm, mỗi bông dài 3cm, mọc trên ngực tượng Phật bằng đồng. Theo kinh Phật ghi lại, năm 1997 là năm 3024 của Phật giáo. Sau năm 2000, hoa ưu đàm đã liên tục nở rộ ở nhiều chùa Phật giáo tại Hàn Quốc. Năm 2005, hoa lại nở tại thiền viện núi Tu Di ở Haeryong-myeon, thành phố Suncheon, tỉnh Jeollanam-do và chùa Chính Giác (Jeonggaksa), ngôi chùa cổ ngàn năm ở thành phố Gyeongju. Sau năm 2005, hoa ưu đàm càng thêm nở rộ dày đặc ở Trung Quốc đại lục và các nơi khác trên thế giới.

Theo báo cáo, hoa ưu đàm đã nở ở các tỉnh thành sau đây của Trung Quốc: Thẩm Dương, Thiết Lĩnh và huyện Nghĩa thuộc Liêu Ninh, Thành Đô thuộc Tứ Xuyên, Yên Đài và Thanh Đảo thuộc Sơn Đông, Trương Gia Khẩu thuộc Hà Bắc, Thông Châu thuộc Bắc Kinh, cùng với Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Brisbane thuộc Úc, Fremont thuộc California (Mỹ), New Zealand, v.v. Có vẻ như hoa ưu đàm đang trên đà nở rộ khắp thế giới.

Hoa ưu đàm ban đầu được phát hiện trên tượng Phật, nhưng không giới hạn ở tượng Phật, nó còn xuất hiện ở bất cứ đâu như tường, kính, biển báo, ống thép, dụng cụ, trái cây, hoa, lá cây, v.v. Dường như nó muốn triển hiện trên không trung, không nơi nào là không nở.

Những người tín Phật đều biết, loài hoa này là hoa trên thiên thượng, không có trên thế gian, nên không cần đất và dưỡng chất của không gian này. Theo kinh Pháp Hoa, quyển thượng 4 viết: “Ưu Đàm Hoa, nghĩa là Linh Thụy. Ba ngàn năm mới xuất hiện một lần, khi nó xuất hiện thì Kim Luân Vương xuất thế”. Còn trong Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển 8 lại viết: “Ưu Đàm Hoa, dịch từ tiếng Phạn cổ có chút sai lệch. Tiếng Phạn đúng là Ưu Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị, đây là hoa trời, trên thế gian không có loài hoa này. Nếu Như Lai hạ sinh, Kim Luân Vương xuất hiện trên thế gian, thì cảm kích trước đại ân đại đức của Ngài mà loài hoa này sẽ xuất hiện”.

Trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Phẩm phương tiện thứ hai” có ghi: Phật nói với Tôn giả Lợi Phất rằng nếu là diệu Pháp thì chư Phật Như Lai chỉ khi thời cơ đến mới thuyết giảng, giống như hoa ưu đàm chỉ xuất hiện khi thời cơ chín muồi. Hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần, sự xuất hiện của loài hoa này báo hiệu sự xuất hiện của Thánh Vương sẽ chính Pháp tại nhân gian. Theo kinh Phật ghi chép: Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng và 7 bảo giống như Phật, Ngài không dùng vũ lực mà dùng chính nghĩa xoay chuyển bánh xe chính Pháp, dùng nó để sắp đặt các vị Vương lý tưởng của thế giới.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng tiên tri rằng loài hoa này sẽ nở vào 3000 năm sau, và ngày hoa nở chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế để truyền Chính Pháp tại nhân gian. Thích Ca Mâu Ni cũng biết rằng Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hồng truyền một pháp môn tu luyện mà người tu luyện không cần cắt đứt duyên thế tục, khi đó, mọi người trên thế gian đều có cơ hội đắc được chân kinh, bước vào chính Đạo.

Hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần nay đã nở rộ khắp nơi. Chuyển Luân Thánh Vương đang chính Pháp ở nhân gian. Tháng 12 năm 1994, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được ra mắt. “Pháp Luân Phật Pháp” đã hồng truyền khắp thế giới, hàng trăm vạn người đã đắc Pháp tu luyện.

“Chuyển Luân Thánh Vương là ai? Vì sao Ngài lại xoay chuyển Pháp Luân? Chỉ vì thấy thiên tượng sắp xảy ra biến đổi lớn, Ngài muốn nói những lời đạo lý khuyên nhủ chúng sinh”.

Sân khấu lịch sử nhân loại đang diễn vở kịch cuối cùng. Những bí ẩn ngàn đời đang dần dần được giải mã, sự thật lịch sử đang dần được hé lộ. 5000 năm văn minh Trung Hoa, sự sắp đặt tỉ mỉ của Thần linh, lịch sử sóng gió triền miên, khung cảnh kinh tâm động phách, văn hóa rực rỡ lâu đời, sự chờ đợi và mong mỏi của chúng sinh hàng vạn năm qua, tất cả đều là để thành tựu ngày hôm nay:

Bầu trời vũ trụ sẽ được tái sinh trong hủy diệt
Vô số sinh mệnh sẽ được tái sinh trong đại nạn.

Đây là một thời kỳ vĩ đại, chúng sinh trải qua những năm tháng chờ đợi dài đằng đẵng sắp sửa chào đón thời khắc trang nghiêm và thần thánh. Những người may mắn này cần phải đưa ra sự lựa chọn nghiêm túc, đồng hóa với chân lý vĩ đại “Chân- Thiện- Nhẫn”, đây mới là ý nghĩa thực sự cho sự tồn tại của sinh mệnh.

(Hết)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/53063

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (6): Phần kết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 5): Tượng Phật và các bức bích họa trong hang độnghttps://chanhkien.org/2025/02/van-hoa-than-truyen-tao-don-hoang-phan-5-tuong-phat-va-cac-buc-bich-hoa-trong-hang-dong.htmlThu, 27 Feb 2025 04:19:08 +0000https://chanhkien.org/?p=36638Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org] 7. Trở về với nghệ thuật chân chính 7.1. Đại nạn của văn hóa truyền thống Trung Quốc có một nền văn minh lâu đời 5000 năm. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất và “phản bổn quy chân” (trở về với bản ngã) của Đạo giáo, thiên đường địa […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 5): Tượng Phật và các bức bích họa trong hang động first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org]

7. Trở về với nghệ thuật chân chính

7.1. Đại nạn của văn hóa truyền thống

Trung Quốc có một nền văn minh lâu đời 5000 năm. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất và “phản bổn quy chân” (trở về với bản ngã) của Đạo giáo, thiên đường địa ngục, thiện ác báo ứng, sinh tử luân hồi của Phật giáo, và “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho giáo đã cùng nhau tạo nên cốt lõi của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Lòng trung hiếu tiết nghĩa, sư đạo tôn nghiêm, tất cả đều là những giá trị đạo đức phổ quát được truyền từ đời này sang đời khác. Sức mạnh to lớn của văn hóa truyền thống đã duy trì sự tồn tại và thịnh vượng của dân tộc Trung Hoa qua hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, một cuộc “Cách mạng Văn hóa” chưa từng có đã càn quét khắp đất nước, phá hủy nền tảng của văn hóa truyền thống. Tín ngưỡng tôn giáo bị coi là phong kiến mê tín, các danh nhân văn hóa bị coi là yêu ma quỷ quái, các di tích lịch sử và văn hóa bị phá hoại. Vô số bức thư pháp và tranh vẽ quý giá đã bị thiêu hủy, khẩu hiệu “tạo phản là chính đáng” lan rộng khắp cả nước, những kẻ tạo phản vô pháp vô thiên. “Thuyết vô thần” đã được tôn vinh thay thế cho tín ngưỡng lâu đời vào Thần. Lấy ví dụ về tượng Phật, trên đỉnh Vạn Thọ Sơn ở Di Hòa Viên, Bắc Kinh có 1.000 bức tượng Phật chạm nổi bằng men lưu ly. Sau phong trào “Phá Tứ cựu”, tất cả đều bị hư hại, không còn bức tượng nào nguyên vẹn. Ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây có chùa Thiên Thai được xây dựng vào thời Bắc Ngụy cách đây 1600 năm, với những bức tượng và bích họa rất quý giá. Mặc dù nằm sâu trong khe núi cách xa khu vực thị trấn, nhưng những kẻ “phá tứ cựu” vẫn không quản ngại khó khăn tìm đến phá hủy tất cả tượng Phật và bức bích họa.

Hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng nhờ được nhiều người bảo vệ nên chỉ gặp chút nguy hiểm nhỏ, một lần nữa thoát khỏi kiếp nạn. Tuy nhiên, các học giả Đôn Hoàng không được may mắn như vậy.

Thập niên tai họa

Trần Dần Khác, bậc thầy về văn hóa Trung Quốc, đã bị tra tấn dã man. Điều khiến ông đau lòng nhất là bộ sưu tập sách quý giá và bản thảo thơ văn mà ông đã gìn giữ bao nhiêu năm đã bị cướp đi và phá hủy. Ông qua đời trong uất hận tại Quảng Châu vào ngày 07 tháng 10 năm 1969.

Vương Trọng Dân, nhà nghiên cứu Đôn Hoàng vừa trở về từ Paris trong vinh quang đã bị liệt vào thành phần “cánh hữu” năm 1957, trở thành một trong năm “cánh hữu” nổi tiếng trong giới sử học. Ông đã treo cổ tự tử vào ngày 16 tháng 04 năm 1975.

Hướng Đạt, nhà sử học nổi tiếng đã ngã xuống trong làn sóng công kích đầu tiên của Cách mạng Văn hóa vào tháng 11 năm 1966, khi đó ông mới 66 tuổi.

Vương Khánh Thục, nhà nghiên cứu văn học cổ điển đầu tiên của Trung Quốc được tiếp cận toàn bộ kho tài liệu gốc về Đôn Hoàng do Anh quốc lưu giữ, đã bị gán cho nhiều tội danh chính trị trong Cách mạng Văn hóa, phải chịu đựng sự sỉ nhục và tra tấn.

Giang Lượng Phu, bậc thầy về văn hóa Trung Quốc, người cả đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu Đôn Hoàng, tác giả của bộ sách 24 tập “Doanh Nhai Đôn Hoàng vận tập” và “Đôn Hoàng – Kho báu văn hóa vĩ đại”, cũng phải chịu đựng sự sỉ nhục trong Cách mạng Văn hóa, bị ép buộc làm nghề quét dọn cầu thang.

Trong cuốn “Thường Thư Hồng thuật bình”, giáo viên về hưu Lý Xương Ngọc ở tỉnh Sơn Đông đã ghi lại một câu chuyện như sau: Cao Nhất Hàm, một người mà Thường Thư Hồng không bao giờ quên.

Vậy Cao Nhất Hàm là ai? Ông là một nhà văn hóa, một trong những người theo chủ nghĩa tư tưởng tự do nổi tiếng trong phong trào Ngũ Tứ. Ông từng giữ chức vụ giám sát ngũ tỉnh Thiểm, Cam, Ninh, Thanh, Tân và là Chủ tịch Ủy ban Trù bị cho Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Quốc gia Đôn Hoàng. Ông từng tuyên bố: “Lấy lương tâm của chính chúng ta làm tiêu chuẩn, nhà nước không thể can thiệp vào thế giới tinh thần của chúng ta”. “Điều chúng ta coi trọng là pháp trị chứ không phải là nhân trị, điều chúng ta nghiên cứu là luật pháp chứ không phải là mệnh lệnh”.

Trong bài viết “Từ chuyện gần đây ở Đôn Hoàng nói đến nguy cơ của hang động Nghìn Phật”, Thường Thư Hồng đã viết đầy xúc động: “Chúng tôi cùng với ông Cao Nhất Hàm đến hang động Nghìn Phật vào ngày 24 tháng 03 năm 1943, đúng vào năm thứ bảy của cuộc kháng chiến chống Nhật của dân tộc Trung Hoa”. … “Khi chia tay, ông Cao Nhất Hàm đã nói với tôi: ‘Bây giờ các anh phải mang tinh thần tự lực tự cường, khai phá một thế giới mới trên hòn đảo cô độc của hang động Nghìn Phật!’”

Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện “90 mùa xuân thu – 50 năm ở Đôn Hoàng” viết vào những năm cuối đời, Thường Thư Hồng lại không hề nhắc đến tên của Cao Nhất Hàm. Tại sao ông lại né tránh sự thật lịch sử này? Phải chăng là vì sợ hãi Đảng Cộng sản?

Lý Xương Ngọc còn viết: “Ông ta muốn xóa sạch mối quan hệ của mình với chính quyền Quốc Dân Đảng, có thể bịa đặt thì bịa đặt, có thể chửi rủa thì chửi rủa. Ông ta muốn thể hiện sự thân thiết của mình với Đảng Cộng sản, có thể tâng bốc thì tâng bốc, có thể nịnh nọt thì nịnh nọt”. “Thường Thư Hồng hoàn toàn không phải là người xấu, nhưng sống trong một chế độ ‘ép người lương thiện làm điều ác’ như vậy, ông ta không chỉ cố gắng tự bảo vệ mình mà còn ra sức truy cầu thăng tiến, vì vậy, cuối cùng điều đáng tiếc là ông ta đã bị bạn bè, đồng nghiệp, cấp dưới và học sinh bỏ rơi. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng ông ta không phải là người xấu, nhưng cũng không phải là một phần tử trí thức có lương tâm”. Trước năm 1949, ông là “một họa sỹ, một vị giám đốc nho nhã, lịch sự, dễ gần gũi”, “Thường Thư Hồng không phải là thần thánh mà là một con người, một con người bị tha hóa bởi phong trào tẩy não”.

Số phận của Thường Thư Hồng chính là chân dung điển hình cho cả một thế hệ trí thức Trung Quốc dưới sự thống trị của chế độ cộng sản.

Cách mạng Văn hóa không chỉ tàn phá những di tích lịch sử hữu hình mà còn hủy hoại những giá trị luân lý đạo đức, tín ngưỡng và văn hóa đã được đúc kết qua hàng nghìn năm của người Trung Quốc. Tư tưởng của các nghệ sỹ, học giả bị kìm hãm, bóp méo. Trong sáng tác mỹ thuật, người ta từ bỏ việc thể hiện tính chính xác của hình ảnh, trong sáng tác văn học nghệ thuật, người ta phủ nhận văn hóa truyền thống. Từ đó, con người bắt đầu không tin vào Thần, đánh mất tự do tinh thần, nghệ thuật cũng phát triển một cách lệch lạc.

7.2. Nghệ thuật thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ

Thế nào là nghệ thuật chân chính của nhân loại?

Nghệ thuật truyền thống Trung Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và lòng kính Thần.

Trong dòng chảy lịch sử 5000 năm văn minh Trung Hoa, vô số di sản văn hóa quý giá đã được lưu lại: đồ đồng, đồ sắt, đồ ngọc, đồ gốm, đồ sứ, tượng điêu khắc, tranh vẽ, các loại nhạc cụ, điệu múa và các hình thức biểu đạt nghệ thuật khác… Trong đó hầu hết các tác phẩm nghệ thuật này đều được tạo ra để thờ cúng Thần linh, hình thức nghệ thuật cũng trở thành một cách thức giao tiếp giữa con người và Thần. Chẳng hạn như cây Thần bằng đồng được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi, tỉnh Tứ Xuyên, gửi gắm khát vọng vươn tới thế giới Thiên quốc của con người. Người Thục cổ tin rằng thế giới được cấu thành bởi “cây Thần” là trụ cột trung tâm của vũ trụ, con người thờ cúng “cây Thần” thì có thể lên Thiên quốc.

Trong quá trình sáng tác tác phẩm, những bậc thầy nghệ thuật thời cổ đại cũng phải nâng tâm hồn mình lên tới cảnh giới thuần tịnh, dùng nghệ thuật để thể hiện cái thiện và cái đẹp, dùng nghệ thuật để ca ngợi Thần linh, tuân theo Thiên ý, nhờ đó mà được ban cho cảm hứng và năng lực từ Thần linh, sáng tạo nên những tác phẩm vĩ đại lưu danh muôn thuở.

Trương Ngạn Viễn trong “Lịch đại danh họa ký” viết: “Thư (văn tự) và họa là cùng một thể không phân tách, phương thức mô tả sự vật hiện tượng thời kỳ đầu còn rất đơn giản, không thể truyền đạt được ý tưởng, nên mới xuất hiện văn tự, không thể thể hiện được hình dạng của vật thể, nên mới xuất hiện hội họa … Đây đều là ý muốn của trời đất và Thánh nhân”.

Giorgio Vasari, nhà viết tiểu sử thời kỳ Phục Hưng – Ý đã ca ngợi Leonardo da Vinci, bậc thầy nghệ thuật nổi tiếng nhất như sau: “Đôi khi ông Trời ban cho một người vẻ đẹp, sự tao nhã và tài năng, khiến cho mọi việc anh ấy làm đều vượt trội hơn người khác, cho thấy rằng tài năng thiên bẩm của anh ấy là do trời ban chứ không phải từ sức người”.

Phật giáo ghi chép rằng con người đến từ cõi Trời Quang Âm, do ham muốn dục vọng khiến tâm phàm ngày càng tăng nên bị giáng xuống trần gian. Tuy nhiên, chỉ cần siêng năng tu luyện, từ bỏ dục vọng, thoát khỏi phàm tục, thì có thể tu thành chính quả và trở về Thiên thượng. Vì vậy, đối với những người thành tâm tín Phật, “Phật” không phải là điều gì quá bí ẩn, mà là do con người tu thành. Do đó, không có gì lạ khi vào thời cổ đại có rất nhiều họa sỹ đã lấy những câu chuyện cảm động trong kinh Phật làm đề tài sáng tác. Tào Bất Hưng, Cố Khải Chi, Trương Tăng Diêu, Triển Tử Kiền, Diêm Lập Bản, Ngô Đạo Tử… các danh họa nổi tiếng trong lịch sử với sở trường là những bức tranh Phật giáo lưu danh thiên cổ.

Nghệ thuật giáo đường của phương Tây, và các bức tượng thời kỳ đầu ở phương Đông hầu hết đều thể hiện Thần, những bức họa cổ xưa nhất, sớm nhất được lưu truyền lại ở Trung Quốc cũng đều vẽ Thần. Thần là hoàn mỹ, vĩ đại, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, không thể tùy tiện vẽ. Muốn thể hiện được sự trang nghiêm thù thắng của Thần thì họa sỹ cần phải có thủ pháp thể hiện chính thống, kỹ thuật tinh xảo và đạo đức nhân cách cao thượng. Thần cũng từ bi với con người, người nghệ sỹ có tâm thành kính thì Thần sẽ ban cho họ thiện niệm và linh cảm, triển hiện cho họ cảnh giới thiên quốc Thần thánh, rực rỡ muôn màu, tráng lệ huy hoàng, khiến tác phẩm sáng tạo ra có ý cảnh rộng lớn sâu xa, màu sắc rực rỡ, tỏa ánh hào quang xán lạn vĩnh cửu, thể hiện cái thiện và cái đẹp thực sự mà người xưa theo đuổi.

Loại hình nghệ thuật truyền thống này là sự thống nhất giữa thế giới tinh thần và vật chất. Các tác phẩm thường ẩn chứa thần vận vô tận, những bậc thầy nghệ thuật cổ đại thường là những bậc hiền tài có đạo đức cao thượng. Họ rất coi trọng việc tu dưỡng văn hóa bản thân, trong đó rất nhiều người là những người tu Đạo, họ coi điêu khắc, hội họa cũng là một phần trong việc tu dưỡng bản thân. Những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa sâu sắc ấy có mối liên hệ mật thiết với tiêu chuẩn đạo đức của con người thời cổ đại.

Khổng Tử nói: “Chí ư Đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”, nghĩa là: “Lấy Đạo làm chí hướng, lấy đức làm nền tảng, lấy nhân làm chỗ dựa, sẽ thông thạo lục nghệ”. Do đó, nghệ thuật và đạo đức của con người là không thể tách rời.

Trương Ngạn Viễn lại nói: “Từ xưa đến nay, những người giỏi vẽ không phải là những người có địa vị cao sang, cao nhân ẩn sĩ, rung động kỳ tài một thời, truyền tiếng thơm muôn đời, càng không phải là những người tầm thường thấp kém”. Tức là một bức tranh đẳng cấp cao đòi hỏi trình độ tu dưỡng nhân cách của họa sỹ phải rất cao.

Sự coi trọng đạo đức còn được thể hiện trong việc theo đuổi tính chân thực trong sáng tác nghệ thuật. Nó đòi hỏi người nghệ sỹ phải thể hiện sự vật một cách chuẩn xác và chân thực. Điêu khắc và hội họa ở Trung Quốc cổ đại khá chú trọng thần vận, “dùng ý viết thần”, từ ý cảnh sâu xa của tác phẩm mà thể hiện ra thần thái, nhưng lại có nhược điểm là tỷ lệ không chính xác, kỹ thuật chưa thành thục. Bởi vì các bậc thầy nghệ thuật Trung Quốc cổ đại phần lớn là nghệ nhân, hoặc đơn truyền, hoặc người có thiên phú cá nhân, không có lý luận hệ thống, không có trường học, không có đào tạo chính quy. Không giống như nghệ thuật phái hàn lâm truyền thống của phương Tây, tập trung vào kỹ pháp chính xác, tinh tế, chân thực, có trường học, có lý thuyết, có đào tạo chính quy, tác phẩm từ hình dáng đến thần thái đều chính xác như người thật, vật thật, thể hiện vô cùng chính xác. Đây là hai phong cách nghệ thuật khác nhau, đều là nghệ thuật chính thống, nhưng đòi hỏi về kỹ năng, đạo đức của nghệ sỹ là như nhau.

Cùng với việc nền tảng đạo đức của con người không ngừng trượt dốc, nghệ thuật hiện đại ngày càng đi xa khỏi con đường của nghệ thuật chính thống. Người ta bắt đầu không tin vào Thần, nghệ sỹ tự đặt mình làm trung tâm, bỏ rơi nguyên tắc về tính chính xác của vật thể trong nghệ thuật chính thống, phóng túng ý thức, theo đuổi trào lưu tối tăm, kỳ dị. Đến nỗi nhà triết học, nhà phê bình nghệ thuật Arthur Danto phải nhận xét: “Bạn không thể nói điều gì là nghệ thuật, điều gì không phải là nghệ thuật nữa, thời đại đó sớm đã kết thúc rồi”.

Nghệ thuật cổ điển chính thống là món quà mà Thần linh ban tặng cho nhân loại, có lợi cho con người và hoàn cảnh sinh sống của con người. Chính vì thế, các nghệ sỹ thời cổ đại có thể dành cả cuộc đời, dùng cả trái tim thành kính để thể hiện sự vĩ đại của Thần linh. Những thành tựu rực rỡ trong hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, hay những bức tượng, bức tranh được sáng tác theo thủ pháp truyền thống trong các nhà thờ, cung điện phương Tây, tất cả đều là nghệ thuật chân chính mà Thần đã truyền cho con người, giúp cho con người ngày nay thấy được những người tín Thần thời cổ đại làm cách nào dùng nghệ thuật để thể hiện cái thiện và cái đẹp, thể hiện quy phạm đạo đức và chân lý phổ quát mà Thần đã truyền dạy. Nghệ thuật chí thiện chí mỹ mới là nghệ thuật hoàn hảo và thiêng liêng. Sự kính Trời kính Thần mới là điều tốt đẹp mà con người nên theo đuổi.

Nghệ thuật Thần truyền chứa đựng ý cảnh vô cùng sâu xa. Những tác phẩm nghệ thuật quý giá được cổ nhân lưu truyền cho đến nay, ý nghĩa thực sự là để con người hiện tại một lần nữa được Thần cứu rỗi, đạo đức hồi sinh, đồng thời thông qua nghệ thuật thuần khiết, thuần mỹ mà cổ nhân để lại, giúp con người quay trở về với nghệ thuật chân chính mà Thần đã truyền cho nhân loại.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/53157

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 5): Tượng Phật và các bức bích họa trong hang động first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinhhttps://chanhkien.org/2025/02/van-hoa-than-truyen-tao-don-hoang-phan-4-dong-tang-kinh.htmlWed, 19 Feb 2025 04:40:02 +0000https://chanhkien.org/?p=36569Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org] Tư liệu tham khảo hình ảnh động Tàng Kinh: https://www.dha.ac.cn/info/1425/3608.htm 6. Động Tàng Kinh Động Tàng Kinh là tên gọi hang động số 17 trong quần thể hang động Mạc Cao, Đôn Hoàng. Hang này được đào vào năm Đại Trung thứ năm (851) đời vua Đường Tuyên Tông, […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org]

Tư liệu tham khảo hình ảnh động Tàng Kinh: https://www.dha.ac.cn/info/1425/3608.htm

6. Động Tàng Kinh

Động Tàng Kinh là tên gọi hang động số 17 trong quần thể hang động Mạc Cao, Đôn Hoàng. Hang này được đào vào năm Đại Trung thứ năm (851) đời vua Đường Tuyên Tông, nơi đây vốn là nơi tu hành của đại sư Hồng Biện, người đứng đầu tăng lữ vùng Hà Tây lúc bấy giờ. Vào thời nhà Thanh, Vương Viên Lục người gốc Ma Thành tỉnh Hồ Bắc, do cuộc sống khó khăn nên đã phiêu bạt đến Tửu Tuyền và nhập Đạo tu hành tại đây, ông được người đời gọi là Vương đạo sĩ. Sau này, trên đường đi vân du, ông đã đi qua Đôn Hoàng, khi leo lên núi Tam Nguy, ông vô cùng cảm khái trước cảnh đẹp của vùng đất thần thánh này mà thốt lên rằng: “Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chẳng phải là đây sao?”. Từ đó, ông quyết định ở lại đây trường kỳ tu hành. Vương đạo sĩ đã bôn ba khắp nơi ở Đôn Hoàng để quyên góp tiền, dùng tiền đó để dọn dẹp cát tích tụ và tiến hành trùng tu các hang động, chỉ riêng việc dọn dẹp hang động số 16 đã mất gần hai năm. Vào năm Quang Tự thứ 26 (1900), Vương đạo sĩ phát hiện ra động Tàng Kinh. Ông đã dẫn theo người dân “dùng nước chảy để khơi thông ba lớp cát trong hang”, đưa bí mật của hang động này ra thế gian. Trên bia mộ của ông có ghi: “Trong vách hang nứt ra một lỗ hổng, ánh sáng le lói hắt ra từ bên trong. Phá vỡ vách hang, thấy một hang động nhỏ, bên trong rộng rãi sáng sủa, cất giấu hàng vạn cuốn kinh sách thời Đường và rất nhiều cổ vật quý giá. Những người tận mắt chứng kiến đều cho là kỳ quan, người nghe kể lại đều truyền tai nhau đây là những bảo vật thần kỳ”. Từ đó, hang Mạc Cao và động Tàng Kinh ở Đôn Hoàng bắt đầu nổi tiếng trong và ngoài nước.

6.1. Tài liệu trong động Tàng Kinh

Động Tàng Kinh là một hang động hình vuông, mỗi mặt dài 2,6 mét, cao ba mét, vách phía Bắc được xây dựng theo kiểu giường thiền bệ thấp hình chữ nhật, hai bên và mặt trước được trang trí bằng hình ảnh cửa vòm, hươu ngậm linh chi, họa tiết hoa trà xung quanh và giày dép của nhà sư, trên bệ có tượng đất sét của Hồng Biện. Trên vách phía Bắc vẽ hai cây bồ đề, bên trái là hình một ni cô hai tay cầm quạt tròn hình chim phượng hoàng, bên phải là hình một thị nữ tay cầm gậy. Trên vách phía Tây có gắn bia ký của Hồng Biện. Bên trong hang chứa hơn 50.000 hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XI (tức là từ thời Thập Lục Quốc đến thời Bắc Tống), là kho tàng văn thư tôn giáo lớn nhất trong số các di sản ở Đôn Hoàng, bao gồm tranh lụa, tranh vải, tượng thêu, pháp khí, v.v., có hình tượng Phật, số lượng lên đến hàng nghìn món. Văn thư trong hang chủ yếu là kinh sách Phật giáo, ngoài ra còn có văn tự về thiên văn, lịch pháp, lịch sử, địa lý, địa phương chí, bản đồ, y thư, phong tục dân gian, danh tịch, sổ sách, thơ văn, từ khúc, phương ngôn, du ký, tạp văn, tập thư, trong đó phần lớn là tư liệu quý hiếm không thể tìm thấy trong các tài liệu truyền thống.

6.1.1. Kinh sách tôn giáo

Trong kho tàng văn thư cổ ở động Tàng Kinh, kinh sách Phật giáo chiếm khoảng 90% tổng số văn thư, có thể chia thành ba phần: Kinh, Luật, Luận, gọi chung là Tam Tạng. Các văn thư này bao gồm kinh sách của các tông phái lớn nhỏ, cũng như tài liệu ngôn ngữ liên quan đến các tông phái đó. Tức là một cuộn kinh Phật, mặt trước là kinh Phật viết bằng chữ Hán, mặt sau là nguyên văn kinh Phật viết bằng tiếng Phạn của Ấn Độ cổ, tiếng Pali, v.v., dùng để khảo cứu nguồn gốc của kinh Phật đó. Trong hang có rất nhiều kinh Phật cổ đã thất truyền từ lâu, không thuộc bộ sách Tam Tạng, không được người đời biết đến. Theo khảo chứng, đã biết có tới hơn 368 loại kinh Phật bị thất truyền trong số các kinh Phật ở Đôn Hoàng, trong đó có những kinh sách như Phật thuyết Diên Mệnh Kinh, Chư Tinh Mẫu Đà-La-Ni Kinh, v.v., đã thất truyền từ lâu ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn những tài liệu ghi chép về lịch sử Phật giáo Trung Quốc, tình hình Phật giáo ở các nơi, nguồn gốc Phật giáo ở Sa Châu dưới thời thống trị của Thổ Phồn, quy định của các ngôi chùa ở Đôn Hoàng, v.v..

Các kinh sách của Đạo giáo trong văn thư Đôn Hoàng cũng khá phong phú, chủ yếu là bản sao chép từ thời Sơ Đường đến Thịnh Đường, chất lượng giấy tốt, chữ viết đẹp. Chỉ riêng Đạo Đức Kinh của Lão Tử đã có rất nhiều bản sao, phần lớn chia thành hai phần Đức Kinh là thượng quyển và Đạo Kinh là hạ quyển, điểm này giống với cuốn sách Lão Tử được tìm thấy trong các thẻ tre ở Ngân Tước Sơn và trên lụa ở Mã Vương Đôi vào những năm 1970. Ngoài ra, trong số các kinh sách Đạo giáo ở Đôn Hoàng còn có sáu loại chú giải Đạo Đức Kinh, trong đó Lão Tử Tưởng Nhĩ chúLão Tử Đạo Đức Kinh nghĩa sơ của Thành Huyền Anh là những bản sao chép chưa được thu thập, những bản sao chép quý giá đã thất truyền với hậu thế.

Động Tàng Kinh còn lưu giữ các tài liệu về các tôn giáo khác như Cảnh giáo và Ma Ni giáo. Cảnh giáo là một nhánh của Cơ đốc giáo phương Tây thời kỳ đầu, được truyền vào Trung Quốc năm Trinh Quán thứ chín thời nhà Đường (năm 635), và được lưu hành hơn 200 năm. Kinh sách cổ của Cảnh giáo còn lưu truyền rất ít, hiếm khi được ghi chép trong các tài liệu, mà ở Đôn Hoàng lại bảo tồn được các kinh điển như Đại Tần Cảnh giáo Tam Uy Mông Độ Tán, v.v., và một bức tranh Cảnh giáo. Cuốn kinh trước còn kèm theo một danh mục gồm 30 loại kinh điển Cảnh giáo.

6.1.2. Các loại văn bản khác

Tài liệu ở Đôn Hoàng bao gồm nhiều tác phẩm lịch sử, địa lý, ngoài một số đoạn còn sót lại của các sách sử hiện có, còn có cả những sách sử cổ đã thất truyền. Vào cuối thời Đường và thời Ngũ Đại, Đôn Hoàng do quân đội Quy Nghĩa cai trị, giai đoạn lịch sử này được ghi chép sơ lược trong một số sách chính sử, nhưng động Tàng Kinh lại lưu giữ hơn 100 tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử này. Các đoạn còn sót lại của các ghi chép địa lý cổ đã thất truyền trong kho văn thư này là tài liệu nghiên cứu địa lý thời Đường, cũng như một số ghi chép địa phương của khu vực Tây Bắc không được ghi chép trong các sách sử, chẳng hạn như Sa Châu Đô Đốc Phủ Đồ Kinh, Thọ Xương huyện địa cảnh, Sa Châu địa chí, v.v..

Phần lớn tài liệu trong kho tàng văn học cổ điển ở Đôn Hoàng cũng khiến một số người chú ý đến, bao gồm các tác phẩm kinh điển như Thi kinh, Thượng thư, Luận ngữ, v.v. và thơ, ca từ, biến văn, tiểu thuyết, tục phú, v.v., trong đó có rất nhiều tác phẩm dân gian. Và xứng đáng được nhắc đến là Vân Dao tập, một tập hợp các bài hát và điệu múa được sao chép vào cuối thời Đường được tìm thấy trong hang động. Vân Dao tập tên đầy đủ là Vân Dao tập tạp khúc tử, gồm 30 bài hát, là tập bản sao các bài hát thời Đường sớm nhất còn tồn tại. Trước khi động Tàng Kinh được khai quật, người ta thường cho rằng Hoa Gian tập do Triệu Sùng Tộ biên soạn vào năm Quảng Chính thứ ba thời Hậu Thục (năm 940) là tập thơ sớm nhất. Theo khảo chứng, việc phát hiện ra Vân Dao tập đã đẩy lùi niên đại này lên đến năm Long Đức thứ hai thời Hậu Lương (năm 922). Vân Dao tập ban đầu gồm hai cuốn, cùng với các bản thảo khác ở Đôn Hoàng, đã bị Stein, Pelliot và những người khác lấy đi, sau đó được lưu giữ tại các bảo tàng ở Anh và Pháp.

Bản sao Gia huấn Thái Công thời Đường được tìm thấy ở Đôn Hoàng đã tập hợp nhiều câu tục ngữ dân gian, chẳng hạn như: “Ở phải chọn láng giềng, yêu thương gần gũi với người tốt”; “Gần kẻ dối trá sẽ bị lừa, gần kẻ trộm cắp sẽ thành kẻ cắp. Gần kẻ ngu dốt sẽ trở nên ngu dốt, gần người thánh hiền sẽ được tiếng thơm”; “Siêng năng là báu vật vô giá, học hành là viên ngọc sáng trong đêm”; “Thận trọng là lá bùa hộ mệnh, khiêm tốn là gốc rễ của trăm đức hạnh”; “Tích trữ tài phú vạn lượng, không bằng hiểu rõ một cuốn kinh; ruộng vườn vạn khoảnh, không bằng bạc nghệ theo thân”, là những lời dạy bằng vần điệu được trẻ em thời Đường và Tống đọc để khai sáng trí tuệ.

Tài liệu khoa học kỹ thuật trong văn thư Đôn Hoàng chủ yếu gồm các lĩnh vực toán học, thiên văn học, y dược học, kỹ thuật làm giấy in ấn, v.v. và các lĩnh vực khác. Ví dụ, trong lĩnh vực toán học có Cửu cửu thừa pháp ca, Toán kinhLập thành toán kinh; trong lĩnh vực thiên văn học có Nhị thập bát tú vị kinh, Toàn thiên tinh đồTử vi viên tinh đồ; văn bản y học có hơn 60 cuộn, cộng với nội dung y học trong kinh Phật, lên đến hàng trăm cuộn, được chia thành bốn loại: y kinh, châm cứu, thảo mộc, y phương, thậm chí còn lưu giữ một số phương pháp chẩn đoán và bài thuốc đã thất truyền từ lâu. Tài liệu Đôn Hoàng chủ yếu ở dạng cuộn, ngoài ra còn có nhiều hình thức khác như hộp kinh, kinh dạng gấp, hình bướm, tập sách và trang đơn, v.v., cũng có một số bản dập, bản in và bản thêu. Đây là những tư liệu hiện vật quý giá trong lịch sử phát triển sách, lịch sử đóng sách và lịch sử in ấn, trong đó Kim Cang Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa Kinh năm Hàm Thông thứ chín thời Đường là bản in khắc gỗ sớm nhất còn tồn tại.

Tài liệu ở Đôn Hoàng còn lưu giữ một số bản cầm phổ, nhạc phổ, khúc phổ và vũ phổ, giúp cho hậu nhân có thể tìm hiểu về phong cách âm nhạc và vũ đạo cổ điển Trung Quốc.

Ngoài ra, trong kho văn thư này còn có rất nhiều tài liệu liên quan đến ẩm thực vùng Đôn Hoàng, từ nguyên liệu đến tên gọi, từ phương pháp chế biến đến dụng cụ chế biến, ghi chép rất chi tiết, thậm chí đến cả số lượng nguyên liệu của mỗi loại món ăn cũng được ghi chép rõ ràng.

6.1.3. Tài liệu viết bằng các ngôn ngữ khác

Tài liệu Đôn Hoàng chủ yếu là chữ Hán, ngoài ra còn có các loại chữ viết khác như chữ Thổ Phồn, chữ Duy Ngô Nhĩ, chữ Tây Hạ, chữ Mông Cổ, chữ Sogdia, chữ Thổ Nhĩ Kỳ, chữ Khotan, chữ Phạn, chữ Tocharians, chữ Do Thái, v.v..

Tài liệu chữ Tạng cổ, hay còn gọi là tài liệu chữ Tạng thời kỳ Thổ Phồn. Tuy nhiên, trong 100 năm hỗn loạn, sau khi triều đại Thổ Phồn diệt vong vào cuối thế kỷ thứ IX, hầu hết các kinh sách và tài liệu đã bị hủy. Rất may là động Tàng Kinh ở Đôn Hoàng vẫn còn lưu giữ khoảng vài nghìn bản thảo viết bằng chữ Tạng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX. Tuy nhiên, những tài liệu chữ Tạng này đã bị Stein và Pelliot lấy đi vào năm 1906-1908, hiện được lưu giữ tại Anh và Pháp. Gần đây, Đại học Dân tộc Tây Bắc, Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải và thư viện Quốc gia Pháp đã hợp tác biên soạn cuốn Pháp tạng Đôn Hoàng tạng văn văn hiến.

6.2. Các giả thuyết về việc niêm phong động Tàng Kinh

6.2.1. Giả thuyết lánh nạn

Động Tàng Kinh được phát hiện sau gần một nghìn năm bị niêm phong. Nhà nghiên cứu người Pháp Pelliot đã căn cứ vào việc trong hang không có tài liệu nào viết bằng chữ Tây Hạ, mà các tài liệu khác có niên đại muộn nhất là vào đầu thời Tống, tức là từ năm 976-983 đến 995-997, đã đưa ra giả thuyết rằng vào nửa đầu thế kỷ XI, các nhà sư vì để tránh cuộc xâm lược của Tây Hạ vào Đôn Hoàng, đã bí mật chuyển các kinh điển vào động Tàng Kinh và niêm phong lại.

Ngoài ra, còn có giả thuyết cho rằng cuộc xâm lược của Hồi giáo từ phía Đông vào đầu thế kỷ XI đã dẫn đến việc niêm phong động Tàng Kinh. Năm Cảnh Đức thứ ba (năm 1006), vương quốc Hồi giáo Kara-Khanids đã tiêu diệt vương quốc Phật giáo Khotan, và Phật giáo Khotan đã bị đàn áp mang tính hủy diệt. Người Khotan chạy trốn về phía Đông, mang theo tin tức về cuộc tấn công của người Hồi giáo. Một số ngôi chùa ở Mạc Cao đã cất giấu kinh sách, tranh lụa và các vật phẩm quý giá khác vào một hang động (nay là động Tàng Kinh) và ngụy trang che giấu cẩn thận.

6.2.2. Giả thuyết bị bỏ hoang

Trong cuốn sách Tây Vực khảo cổ đồ ký, nhà nghiên cứu người Anh Stein đã dựa trên việc ông tìm thấy một lượng lớn mảnh giấy vụn chữ Hán, mảnh tranh lụa còn sót lại và đồ cúng tế bằng vải lụa trong hang, cho rằng động Tàng Kinh là nơi lưu trữ những vật phẩm linh thiêng đã bị vứt bỏ. Một số học giả ủng hộ quan điểm này cho rằng trong động Tàng Kinh không có toàn bộ Đại Tạng Kinh và các vật phẩm quý giá khác, chủ yếu là các cuộn kinh bị hư hỏng. Hơn nữa, vào thời điểm động Tàng Kinh bị niêm phong, Đôn Hoàng đã yêu cầu được bổ sung Đại Tạng Kinh từ các vùng nội địa và xin triều đình ban tặng một bộ Đại Tạng Kinh chữ bằng vàng bạc, cũng như Đại Bát-Nhã Kinh được bọc bằng hộp gấm và có tiêu đề bằng vàng. Nếu là để tránh nạn, những kinh điển này lẽ ra phải được cất giữ cẩn thận trong hang đá.

6.2.3. Giả thuyết cải tạo kho sách

Giả thuyết này được đưa ra bởi học giả người Nhật Fujieda Akira. Trong bài báo “Một lần phục dựng động Tàng Kinh ở Đôn Hoàng”, ông cho rằng vào khoảng năm 1000, các cuộn kinh gấp đã được truyền từ Trung Nguyên đến Đôn Hoàng. Vì dễ đọc và thuận tiện mang theo, nên chúng được các nhà sư ưa thích. Do đó, những cuộn kinh khó sử dụng trong kho sách và nhiều vật dụng linh tinh khác đã được cất giữ và niêm phong trong hang đá.

Cho đến nay, bí ẩn về việc niêm phong động Tàng Kinh vẫn chưa có lời giải đáp.

Các ngôi chùa Phật giáo truyền thống của Trung Quốc theo kiểu kiến trúc tứ hợp viện, thông thường ở trên đường trục Nam – Bắc đều có xây tàng kinh các, và hầu hết đều nằm ở cuối trục chính của ngôi chùa. Mạc Cao vốn là một ngôi chùa lớn, với nhiều thế hệ tu hành liên tục, do đó vì bất kỳ lý do gì mà việc có một động Tàng Kinh cũng không phải là điều quá kỳ lạ.

6.3. Tài liệu động Tàng Kinh trên khắp thế giới

Đến nay, chỉ còn hơn 15.000 hiện vật ở động Tàng Kinh được lưu giữ tại Trung Quốc, chủ yếu là kinh Phật, phần còn lại đã bị thất lạc ra nước ngoài. Người đầu tiên đến Đôn Hoàng và lấy đi tài liệu từ động Tàng Kinh là một người Anh tên là Aurel Stein.

Sau khi công khai bí mật của động Tàng Kinh, Vương đạo sĩ đã mời các hương thân trong vùng đến xem và báo cáo lên huyện Đôn Hoàng, nhưng đều không nhận được sự quan tâm và bảo vệ từ triều đình nhà Thanh. Thêm vào đó, Vương đạo sĩ một lòng muốn quyên góp tiền để trùng tu các hang động đá ở Đôn Hoàng. Như Stein đã viết trong cuốn Tây Vực khảo cổ đồ ký: “Ông ấy (Vương đạo sĩ) đã dồn hết tâm trí vào việc trùng tu ngôi chùa đổ nát này, cố gắng khôi phục lại vẻ huy hoàng của ngôi đại điện này trong tâm trí ông ấy”. Công việc trùng tu rất lớn, và Vương đạo sĩ đã phải dựa vào việc đi khắp nơi hóa duyên và quyên góp tiền bạc để giải quyết, có thể tưởng tượng được sự khó khăn và gian khổ của ông. Sau khi giành được lòng tin của Vương đạo sĩ, từ năm 1907, Stein đã ba lần mua một lượng lớn tài liệu từ Vương đạo sĩ, trở thành người có được nhiều tài liệu nhất từ ​​động Tàng Kinh. Sau khi thư viện Anh Quốc trở thành một tổ chức độc lập vào năm 1973, những tài liệu này được chuyển đến bộ phận bản thảo và ấn bản phương Đông.

Ngay sau đó, vào năm 1908, Paul Pelliot, một học giả người Pháp thông thạo tiếng Trung và một số ngôn ngữ Trung Á, cũng đến Đôn Hoàng. Ông đã gây ấn tượng tốt với Vương đạo sĩ bằng khả năng nói tiếng Trung lưu loát. Vào thời điểm đó, Vương đạo sĩ lại cần tiền để trùng tu hang động, và đã đồng ý trao đổi tài liệu từ động Tàng Kinh với Pelliot. Mặc dù đến muộn hơn Stein một năm, nhưng nhờ kiến ​​thức phong phú về Hán học, Pelliot đã có được những tài liệu tinh túy nhất, mặc dù số lượng không nhiều bằng Stein. Những tài liệu này hiện được lưu giữ tại thư viện quốc gia Pháp ở Paris.

Sau đó, đoàn thám hiểm do nhà tài trợ người Nhật Ōtani Kōzui tổ chức đã lấy đi khoảng vài trăm cuộn tài liệu từ Đôn Hoàng. Ban đầu, chúng được lưu giữ tại biệt thự Nijōjō của ông, nhưng sau đó do khó khăn tài chính, chúng dần dần bị phân tán đến nhiều nơi như Lữ Thuận, Seoul và Kyoto.

Vào tháng 08 năm 1914, nhà thám hiểm người Nga Sergey Oldenburg dẫn đầu một đoàn đến Đôn Hoàng. Lúc này, tài liệu trong động Tàng Kinh gần như đã hết. Oldenburg đã mua lại phần còn lại mà Vương đạo sĩ cất giấu và những tài liệu nằm rải rác trong tay tư nhân ở Đôn Hoàng. Mặc dù phần lớn là mảnh vụn, và tổng cộng có hơn 12.000 mảnh. Những tài liệu này hiện được lưu giữ tại bộ phận châu Á của bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg.

6.4. Suy ngẫm về động Tàng Kinh

Tài liệu trong động Tàng Kinh với số lượng khổng lồ và nội dung phong phú, xứng đáng được mệnh danh là “bách khoa toàn thư của thời Trung cổ”. Sự đa dạng về ngôn ngữ của các tài liệu cho thấy sự giao thoa tín ngưỡng và văn hóa của nhiều dân tộc ở Đôn Hoàng trong lịch sử. Việc động Tàng Kinh bị niêm phong cũng trùng hợp với thời điểm Đôn Hoàng trải qua giai đoạn huy hoàng dưới thời Tùy Đường, tiếp tục được duy trì dưới thời Thổ Phồn và Quy Nghĩa, và sắp bước vào giai đoạn suy tàn, khiến người ta không khỏi cảm thán về sự sắp đặt “huyền bí” của ông Trời. Sau gần một nghìn năm bị phong bế, động Tàng Kinh đã tình cờ được một vị đạo sĩ phát hiện và đưa ra cho thế nhân biết. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang ở trong tình trạng khó khăn cả trong và ngoài nước. Do nhiều cơ duyên, tài liệu trong hang đã bị phân tán đến nhiều nơi trên thế giới, từ đó khiến cho nền văn hóa và nghệ thuật rực rỡ của Trung Hoa được lưu giữ ở Đôn Hoàng nhanh chóng được cả thế giới biết đến, biến vùng đất xa xôi hẻo lánh này thành một kho báu văn hóa lịch sử của nhân loại. Đây lẽ nào lại là một sự sắp đặt khác của ông Trời?

Sự thất thoát của các văn vật đương nhiên khiến người dân Trung Quốc đau xót. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, chính nhờ sự lưu lạc của tài liệu động Tàng Kinh, mà Đôn Hoàng đã thu hút được sự chú ý của các học giả trong và ngoài nước, nhờ đó, thế giới dần dần nhận thức được văn hóa phương Đông. Hơn nữa, từ những năm 1950 đến “Cách mạng văn hóa”, các nhà sư, đạo sĩ, ni cô ở Đôn Hoàng buộc phải hoàn tục, các nhà nghiên cứu nghệ thuật Đôn Hoàng cũng bị buộc phải đi lao động khai khẩn. Công việc nghiên cứu nghệ thuật của Thường Thư Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Đôn Hoàng (sau này đổi tên thành Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng), và những người khác đã bị đình trệ. Trong “Cách mạng văn hóa”, Thường Thư Hồng bị quy kết là “phần tử phản cách mạng”, “kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, bị quản thúc và lao động khổ sai, bao gồm cả việc chăn nuôi lợn. Những cuộc vận động chính trị đã không ngừng cản trở biết bao nhiêu tiến trình nghiên cứu, phá hủy biết bao nhiêu văn vật lịch sử quý giá, mà không chỉ ngành nghiên cứu Đôn Hoàng học bị giậm chân tại chỗ.

Có lẽ một ngày nào đó, các tài liệu và văn vật Đôn Hoàng nằm rải rác khắp nơi sẽ lại có cơ duyên xảo hợp, tập hợp lại một chỗ, để từ đó, một Đôn Hoàng chân thực sẽ được triển hiện trước mắt thế giới.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/53061

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 3): Tín ngưỡng và văn hóa qua hang đá Đôn Hoànghttps://chanhkien.org/2024/12/van-hoa-than-truyen-tao-don-hoang-phan-3-tin-nguong-va-van-hoa-qua-hang-da-don-hoang.htmlMon, 23 Dec 2024 02:58:22 +0000https://chanhkien.org/?p=35289Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org] 5. Tín ngưỡng và văn hóa qua hang đá Đôn Hoàng Từ xưa đến nay, tín ngưỡng và văn hóa đã luôn gắn bó mật thiết với nhau. Tín ngưỡng ảnh hưởng đến sự ra đời, phát triển và suy tàn của văn hóa, và ngược lại, văn hóa […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 3): Tín ngưỡng và văn hóa qua hang đá Đôn Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org]

5. Tín ngưỡng và văn hóa qua hang đá Đôn Hoàng

Từ xưa đến nay, tín ngưỡng và văn hóa đã luôn gắn bó mật thiết với nhau. Tín ngưỡng ảnh hưởng đến sự ra đời, phát triển và suy tàn của văn hóa, và ngược lại, văn hóa cũng nuôi dưỡng tín ngưỡng.

Đứng trước những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, đáng kinh ngạc và tuyệt đẹp ở hang đá Đôn Hoàng, không khỏi khiến người ta băn khoăn: làm thế nào để có thể sáng tạo ra những tác phẩm này? Ai là người đã tạo ra những kiệt tác siêu phàm này? Những tác phẩm tuyệt thế siêu phàm này lại được tạo ra từ bàn tay con người sao? Quá trình sáng tác bao gồm nguồn vốn, nguyên liệu, ý tưởng, bố cục của những tác phẩm này diễn ra như thế nào?

(1) Những bậc thầy vô danh và nghệ thuật Phật giáo

Việc tạo tượng và tranh bích họa trong hang đá Đôn Hoàng là một công trình quy mô lớn, quá trình sáng tác kéo dài mà gian khổ. Trên sa mạc Gobi hoang vu này, việc dùng bùn đất và đá để kiến tạo nên những kiệt tác huy hoàng, thực sự là một thử thách cam go cả về trí lực và thể lực đối với những người sáng tác.

Là sức mạnh nào khiến những người thợ đá, thợ vẽ miệt mài ngày này qua ngày khác vung rìu đục và cọ vẽ? Sức sống mãnh liệt, miệt mài không ngừng nghỉ, tiếp nối suốt ngàn năm, khác với những người cúng dường quyên góp cho việc khai khẩn hang đá, phần lớn những người thợ khai tạc hang đá ở Đôn Hoàng đều không lưu danh. Hàng trăm hang động, hơn nghìn năm lịch sử, hàng nghìn bức họa, tạo nên một bộ lịch sử nghệ thuật Đôn Hoàng hết sức đồ sộ, nhưng tổng cộng chỉ lưu lại hơn chục cái tên như Bình Tiến Tử, Tỷ Định Toàn, Ôn Như Tú, Lôi Tường Cát … Tên tuổi của những người thợ đá, họa sỹ luôn nhỏ bé và khiêm tốn. Họ có thể đến từ vùng đất Trung Nguyên hoặc các nước Tây Vực, họ hoặc là thường dân, hoặc cao tăng đại đức, quan lại triều đình, có khi lại là những thương nhân vãng lai v.v. Họ chỉ để lại những kiệt tác huy hoàng, không ai biết họ là ai.

(Liên quan đến số hiệu hang động được các nghệ nhân ghi chép lại. Hang 303 của hang Mạc Cao là Bình Tiến Tử, hang 444 là Tỷ Định Toàn, hang 185 là Tống Thừa Tự, 290 là Trịnh Lạc Sinh, ngoài ra còn có các hang 196, 401, 33, 34, v.v.)

Thế nhưng những tác phẩm nghệ thuật phi phàm ấy đã ghi lại khát vọng theo đuổi của những người thợ vô danh, và phản ánh chân thực về thế giới nội tâm của họ.

Hãy nhìn xem, họa sỹ vẽ Thần bằng cây bút trên tay, còn thợ điêu khắc lại truyền Thần bằng chính đôi bàn tay của mình.

(Ảnh: Nguồn Internet)

Bức tượng Phật ở hốc đầu tiên tính từ phía Đông, vách Bắc hang Mạc Cao số 259 mang dáng vẻ tự tại, siêu thoát, từ bi và sâu sắc, với y áo cà sa mỏng rủ xuống bên thân…

(Ảnh: Nguồn Internet)

Tượng Phật khổ tu trong hang Mạc Cao số 248, được khắc họa bởi những đường nét của xương đòn nhô lên và xương sườn lõm xuống bên trong áo cà sa của bậc tu khổ hạnh…

(Ảnh: Nguồn Internet)

Tượng Bồ Tát suy tư ở bậc trên của hốc hướng Nam trụ trung tâm hang Mạc Cao số 257, tư thế và phong thái vô cùng tuyệt diệu. Đầu gối trái đỡ chân phải, đùi phải đỡ cánh tay trái, tay trái khẽ chống đỡ thân thể đang nghiêng về phía trước. Việc chồng lên nhau các điểm chống đỡ, không những tạo nên một tư thế ưu mĩ mà còn làm tăng sự ổn định của trọng tâm, toàn bộ cơ thể được sắp xếp một cách khéo léo, hợp lý, tự nhiên và hài hòa. Cảnh giới của Bồ Tát cũng được thể hiện trong sự linh thiêng, tinh tế của tư thế uyển chuyển này.

(Ảnh: Nguồn Internet)

Tượng lực sĩ ở hang Mạc Cao số 170 là Thần hộ Pháp và hàng ma, thợ điêu khắc đã bắt trọn khoảnh khắc thể hiện ra sự oai nghiêm của hộ Pháp, nhấn mạnh vào bắp thịt cuồn cuộn, mạch máu phồng lên, cơ bắp rắn chắc trên toàn thân thể. Trong giây lát, búi tóc rung lên, dải lụa thắt lưng bay lượn, khí thế hào hùng, uy nghi không gì có thể ngăn cản. Bất kể là tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, cũng như kết cấu của xương cốt, đều hoàn toàn tuân thủ theo quy luật sinh lý.

Thợ điêu khắc ở Đôn Hoàng đã khắc họa thần thái các tượng Phật, Bồ Tát và Thần hộ Pháp một cách chân thực, từng chi tiết đều tuyệt diệu, có sức hút mãnh liệt. Thủ pháp miêu tả thể hiện chân thực sinh mệnh này, tuyệt không phải xuất phát từ trí tưởng tượng thông thường.

Lịch sử nghệ thuật cả trong và ngoài Trung Quốc đều có chung một giai đoạn như vậy – một thời kỳ mà việc tái hiện hình ảnh một cách chân thực, kết cấu chuẩn xác, và sự thể hiện như thực của chất liệu, được coi như một sự theo đuổi tận lực không ngừng nghỉ. Từ đó đã tạo nên những kiệt tác nghệ thuật lừng lẫy muôn đời.

Các đường nét họa tiết cũng như chất liệu của y phục trong tạc tượng cũng được khắc họa một cách chân thực và chính xác.

Tượng Phật trong hang Mạc Cao số 328, thiên y trải dài và mịn màng rủ xuống theo thân người, từng nếp gấp của áo choàng chuyển động uyển chuyển theo thân thể, làm nổi bật đường nét của cơ thể một cách tự nhiên. Không hề gượng gạo hay khiên cưỡng. Tiêu chuẩn của nghệ thuật chính là sự biểu hiện chân thực. Đặc biệt, khi tà áo dài này từ trên đài sen buông thõng xuống, nó uốn lượn theo từng cánh sen, điều này đã làm tôn lên vẻ đẹp uyển chuyển của đài sen.

Sự tự nhiên và tinh tế thể hiện qua các nếp gấp của y áo còn có – tượng Phật tại hang 320, hang 386, du hý Bồ Tát tư thế ngồi hang 83, và hang 319, cũng như bức tượng phần lưng của Ca Diếp và áo choàng của A Nan trong hang 205 ở Mạc Cao…

(Ảnh: Nguồn Internet)

Tượng Bồ Tát hồ quỳ (tư thế nửa ngồi nửa quỳ) ở hang Mạc Cao 328, tư thế hồ quỳ của bức tượng này là tác phẩm duy nhất ở Đôn Hoàng, nó là hiện thân của lòng thành kính.

Tượng “Nam Đại” (tượng Phật Di Lặc ngồi, cao 26 mét, là tượng Phật lớn thứ hai ở Hang Mạc Cao sau “Tượng Bắc Đại” ở Hang 96 (cao 33 mét). Bởi vì tượng Phật khổng lồ này nằm ở phía Nam của “Tượng Bắc Đại” nên nó đã được gọi là “Nam Đại”) ở hang động Mạc Cao số 130, là một tượng Phật khổng lồ, đầu Phật được tạo thành với kích thước lên đến bảy mét trong một không gian dài và hẹp chưa đến 10 mét. Như vậy, khi đứng ở tầng dưới ngước nhìn lên, du khách có thể nhìn rõ khuôn mặt của Đức Phật; khi đứng ở tầng trên lại có thể nhìn thấy đầu Phật to lớn vĩ đại không gì sánh nổi. Tuy vậy, hoàn toàn không có cảm giác mất cân đối. Ngược lại, khuôn mặt hiền hòa, nét mặt trang nghiêm khiến người ta cảm nhận được sự uy nghiêm, bao la của Đức Phật, và sự vô biên của Phật Pháp.

Thủ ấn của Phật, Bồ Tát, chính là các tư thế tay, là ngôn ngữ của thế giới Thiên quốc. Thuyết Pháp ấn, Thi vô úy ấn, Thiền định ấn, Nguyện ấn, Hàng ma ấn, Liên hoa hợp chưởng ấn… Thủ ấn trong hang đá Đôn Hoàng thiên biến vạn hóa, phong phú và sinh động, toát lên bầu không khí của trí tuệ nhiệm màu. Các kiểu thủ ấn ở nhiều tư thế khác nhau truyền đạt những thiên cơ đến cho con người, khơi gợi trí tuệ và ẩn chứa sức lay động tâm hồn vô tận… Không biết nguồn linh cảm của họa sỹ và thợ điêu khắc đến từ đâu…

Những bức bích họa đơn giản tinh tế, đường nét mềm mại, càng thể hiện tài nghệ điêu luyện của các nghệ nhân vẽ tranh Đôn Hoàng.

Hang Mạc Cao số 320, chỉ với một nét vẽ, đã thể hiện được vầng hào quang tròn trĩnh của Đức Phật. Thật cân đối và tự tin làm sao !

Bức vẽ chân dung Bồ Tát, vị trí phía sau bức tượng Bồ tát. (Ảnh: Nguồn Internet)

“Bức chân dung Bồ Tát” ở vị trí phía Nam của hốc tường phía Tây hang Mạc Cao 45, lông mày mỗi bên được vẽ bằng một nét, đường cong mượt mà và thanh thoát, nhạt ở giữa và đậm ở hai đầu, vừa vặn thể hiện sự đầy đặn và tạo hình lập thể của vầng trán Bồ Tát. Mí mắt trên được vẽ bằng một nét ở mỗi bên, đôi mắt được thể hiện bằng một chấm ở mỗi nhãn cầu, chỉ vẽ mí mắt trên mà không vẽ mí dưới, nửa phần nhãn cầu hơi ẩn sau mí mắt trên. Điều này thể hiện một cách tinh tế và chuẩn xác tư thế của Bồ Tát cúi mắt nhìn xuống, thần thái an tường và từ bi. Lỗ mũi chỉ được vẽ bằng một nét chấm. Nét chấm nhỏ bé này, đậm ở phía trước và nhạt dần về phía sau, giữa hư và thực, nhấn mạnh một cách sinh động cảm giác lõm vào của lỗ mũi. Môi được vẽ bằng một nét, chỉ vẽ ra đường viền môi, vẻ đẹp kín đáo và e ấp của đôi môi được bộc lộ trọn vẹn; đặc biệt là nét vẽ nếp ngoặt ở khóe miệng, tạo cảm giác đôi môi như đang hé mở, như muốn nói hay cười, tất cả đều được thể hiện trọn vẹn.

Chỉ với tổng cộng tám nét vẽ, đã thể hiện được thần thái thanh tao và thuần khiết một cách hoàn hảo.

Ba vị đệ tử trong hang Mạc Cao số 280. Dường như chỉ với vài mảng màu đã khiến hình ảnh ba vị đệ tử của Phật hiền hòa, chân thành hiện lên trước mắt; đám trẻ ở hang số 23, hình bóng của chúng được tạo ra một cách ngẫu hứng bằng những nét vẽ phóng khoáng thô sơ, nhưng lại thể hiện rất sinh động sự tinh nghịch, hồn nhiên của đám trẻ đang chơi đùa.

Từ góc độ sử dụng đường nét trong việc tạo hình của mỹ thuật Trung Quốc mà xét, có thể thấy các họa sỹ Đôn Hoàng đã đạt trình độ cực kỳ cao trong việc sử dụng bút pháp và các đường nét từ rất lâu trước thời nhà Đường. Vào thời Tây Ngụy, được vẽ trên trần hang bằng lối vẽ bạch miêu (dùng những nét vẽ đơn giản bằng mực đen, vẽ nên những hình ảnh sống động), gồm các bức tranh vẽ bò, lợn, hổ và thiên nga, đều mang lại cảm giác sống động chỉ trong một nét vẽ. Kỹ thuật dụng bút điêu luyện và sinh động, phóng khoáng và đẹp đẽ, không thua kém bất kỳ một danh họa hiện đại nào.

Hết thảy nghệ thuật kiệt xuất đều như vậy: phương pháp đơn giản nhất kết hợp với nội dung phong phú nhất, tạo nên một cảnh giới siêu việt nhất. Đại Đạo chí giản chí dị, đủ để thấy rõ được bút pháp thành thục và sự tinh thông phi thường của người họa sỹ.

Rất nhiều sáng tạo của các họa sỹ Đôn Hoàng thực sự đã nổi trội hơn so với Trung Nguyên. Ví dụ, việc sử dụng dạng thức tranh liên hoàn, tranh thông màn và tranh đối màn là những sáng tạo đầu tiên của Đôn Hoàng. Bức tranh liên hoàn ở giữa vách tường phía Tây của hang Mạc Cao số 257. Tranh ghép ở vách phía Bắc của hang 98. Tranh liên hoàn dạng cuộn treo ở phía Nam của vách tường phía Đông của hang 148.

Vào thời nhà Đường, hội họa Trung Nguyên đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, giản dị mộc mạc, nhưng chưa đủ độ chín, khả năng bố cục còn hạn chế. Nhưng các họa sỹ ở Đôn Hoàng đã có thể làm ra những bức tranh khổng lồ với khung cảnh vô cùng tráng lệ như vậy. Kết cấu đan xen phức tạp, đoàn người che khuất lẫn nhau, khung cảnh và nhân vật trộn lẫn với nhau. Tuy nhiên, các lớp lang rõ ràng, mật độ thưa-dày rất thú vị, độ giãn chặt chẽ hài hòa, phức tạp mà không lộn xộn. Sự trùng điệp, bao la hùng vĩ, càng làm tôn lên vẻ đẹp tráng lệ vô song của Thiên quốc.

Chẳng hạn như trên trần hang Mạc Cao số 161, 217, phía Bắc của vách Đông hang số 138, trần hang số 9, phía Bắc của vách Đông hang số 179 v.v.

Cảm hứng nghệ thuật và sức sáng tạo của các họa sỹ Đôn Hoàng quả thực khiến người ta kinh ngạc. Hình tượng Thần Phật muôn hình vạn trạng cũng như thế giới Phật quốc huy hoàng tráng lệ, mặc dù có thể tìm thấy một số mô tả bằng văn tự trong kinh Phật, nhưng nếu không nhìn thấy tận mắt thì rất khó mà tưởng tượng được. Còn có những hình ảnh kỳ lạ chưa từng nghe thấy, những hành động cử chỉ huyền bí, những cảnh tượng kỳ lạ như ảo mộng, tuyệt nhiên không phải là thứ của thế gian con người, cũng không phải là những hiệu ứng nghệ thuật có thể đạt được bởi trí tưởng tượng thông thường.

Hãy nhìn xem –

Đa dạng các hình tượng Thần Phật, bao gồm:

Phật Thích Ca Mâu Ni, Tam Thế Phật, Thất Thế Phật, Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ, Đế Thích Thiên Phi, La Hán, Tỳ Khưu, Thiên Nữ, Vũ Nhân, Lôi Công, Phi Liêm, Phục Hy, Nữ Oa và nhiều vị khác nữa.

Đa dạng các bức vẽ về cuộc đời của Đức Phật: Cưỡi voi nhập vào thai mẹ, Sinh ra dưới gốc cây, Tiên nhân đoán phước mạng, Thái tử học tập, Thái tử tỉ võ, Ném ngọc cầu hôn, Thái tử rước dâu, Ra ngoại thành du ngoạn, Nửa đêm vượt thành, Tu khổ hạnh dưới gốc cây và nhiều hình ảnh khác.

Các bức tranh về các câu chuyện bản sanh của Phật: Nguyệt Quang Vương hiến đầu, Khoái Mục Vương hiến mắt, Thái tử Sattva hiến mình cứu hổ đói, Thi Tì Vương cắt thịt mình đổi lấy chim bồ câu, bản sinh của hươu chín màu, bản sinh của Tu Ma Đề, Thái tử Thiện Hữu xuống biển, 500 cường đạo thành Phật, ni cô Vi Diệu v.v.

Đa dạng các bức tranh Kinh Biến (minh họa những câu chuyện và giáo lý trong các kinh Phật nào đó dưới dạng hình ảnh) bao gồm: “Tây Phương Tịnh Độ Biến”, “Pháp Hoa Kinh Biến”, “Văn Thù Biến”, “Bất Không Quyên Tố Quan Âm Biến”, “Thiên Thỉnh Vấn Kinh Biến”, “Quan Vô Lượng Thọ Phật Kinh Biến”, “Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh Biến”, “Kim Quang Minh Kinh Biến”, “Hiền Ngu Kinh Biến”, “Dược Sư Kinh Biến”, “Duy Ma Cật Kinh Biến”, “Tỳ Sa Môn Thiên Vương Phó Na Tra Hội”, “Phạn Võng Kinh Biến”, “Lăng Già Kinh Biến”, “Thụy Tượng Đồ”, “Sí Thành Quang Phật Kinh Biến Địa Tạng Dữ Thập Vương Đình”, “Cửu Hoành Tử”, “Thập Nhị Đại Nguyện”, “Lao Độ Xoa Đấu Thánh Kinh Biến”, “Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Kinh Biến”, “Kim Cương Kinh Biến” v.v… Đa dạng các hình ảnh cát tượng – Thiên nữ bay lượn muôn hình vạn trạng – Vách nóc hang đa dạng và các khung trang trí ở trung tâm vách nóc hang động – Vậy những tác phẩm tuyệt thế này được sáng tạo ra trong điều kiện như thế nào?

Bức bích họa ở hang đá Kizil số 207 mô tả hình ảnh một người họa sỹ. Trong suốt một nghìn năm, tất cả các họa sỹ đều vẽ tranh trên một mảng tường nhỏ được chiếu sáng bởi đèn dầu. Trong hang động tối tăm ngột ngạt, họ một tay cầm đèn dầu nhỏ, một tay cầm bút vẽ. Trên những phần tường được chiếu sáng bởi ánh đèn lờ mờ, le lói, họ đã vẽ ra những bức bích họa khiến cả thế giới phải kinh ngạc, khó tin. Công cụ mà họ sử dụng, chỉ đơn giản là những chiếc đĩa gốm, cọ gỗ, đèn dầu và màu vẽ thô. Bảo tàng Lan Châu và Đôn Hoàng lưu giữ các di vật: nghiên mực ba chân, mực viên và cọ vẽ “Bạch Mã Tác”. Triển lãm nghiên cứu bảo tồn văn vật của hang đá Đôn Hoàng trưng bày có: đèn dầu, chén sứ, giấy bút.

Xa nhất về phía Bắc của hang đá Mạc Cao là những hang động nơi sinh sống của các họa sỹ. Những hang động này vô cùng chật hẹp và thấp, thấp đến mức chỉ có thể chui rúc. Bên ngoài là sa mạc Gobi không một bóng người. Chỉ có gió và cát thường xuyên xộc vào hang động “ghé thăm”.

Sống trong hang động, họ phải chịu đựng nỗi cô đơn tột cùng, đói rét quấn lấy thân, như thể đang mắc kẹt trong tình thế tuyệt vọng. Thông thường, một bức tranh bích họa trong hang động cần đến vài thế hệ họa sỹ mới có thể hoàn thành. Việc họa sỹ mất trong hang động là chuyện thường xảy ra.

Nhóm học giả và nghệ thuật gia đầu tiên đến Đôn Hoàng đã từng khai quật được thi hài của một họa sỹ trong một hang động, thể xác đã khô quắt từ lâu, trên người đắp một bản thảo bức vẽ. Có lẽ do làm việc quá sức sinh bệnh mà qua đời trong hang, những người họa sỹ khác chôn cất sơ sài cho anh ta, không có quan tài, không có khâm liệm, thậm chí không có cả tấm vải rách hay manh chiếu rơm, cũng chỉ đắp lên người anh ta một bản thảo bức vẽ. Qua đó, có thể hình dung được sự gian khổ và nghèo túng của những người họa sỹ.

Họ đã dành cả cuộc đời đến hơi thở cuối cùng để theo đuổi điều gì? Chẳng lẽ chỉ là vì miếng cơm, manh áo mà đến đây vẽ tranh và tạc tượng sao? Tất nhiên là không.

Người xưa tu luyện thường chui vào trong những hang động cheo leo trên vách đá để tu luyện. Nếu không tu luyện thành công, họ sẽ chết trong đó. Điều này cho thấy quyết tâm và ý chí tu luyện của người xưa, bởi vì họ tin rằng còn có một thế giới Thần Phật mỹ hảo hơn thế giới nhân loại, đó là nơi họ đến, vì vậy họ phải nỗ lực tu hành để quay trở về thế giới Thiên quốc thánh khiết và mỹ hảo đó.

“Kinh Pháp Hoa” có câu: “Nếu ai đó ở chốn đồng hoang, đắp đất thành chùa Phật, thậm chí trẻ con chơi đùa lấy cát đắp thành tháp Phật. Những người như vậy đều đã gieo duyên với Phật Pháp, đã gieo mầm cho sự giác ngộ trong tương lai. Nếu người nào đối với tháp chùa, tượng Phật và tranh Phật, dùng hoa hương cờ lọng, lòng thành kính mà cúng dường,… đều đã gieo trồng những hạt giống thiện lành cho con đường giác ngộ của chính mình”.

Có thể thấy việc xây tháp Phật, tạc tượng, vẽ tranh cúng dường Phật đều có thể kết duyên với Phật Pháp, gieo trồng căn lành cho con đường giác ngộ, thậm chí trẻ con chơi đùa gom cát xây tháp cũng như thế. Sức mạnh của tín ngưỡng là vô cùng to lớn, đây có lẽ là động lực nội tại của những người tu hành và thợ thủ công tôn kính Thần Phật ở Đôn Hoàng. Họ buông bỏ danh lợi, trong sa mạc mênh mông dùng cách này để khổ tu, đem hết tâm huyết cả cuộc đời mình khắc họa lên những pho tượng và bức tranh bích họa này, nhưng lại không lưu danh sử sách, họ chỉ để lại cho đời những báu vật vô giá trên những bức tường.

Phật có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, vô cùng Thần thánh trang nghiêm. Thủ ấn, tư thế, tín vật trong tay Phật, và kích thước tượng Phật đều có tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các họa sỹ, thợ điêu khắc với lòng tin sâu sắc vào Thần Phật tuyệt đối không dám tùy tiện, theo ý thích riêng khác lạ mà vẽ hay tạc tượng. Bằng lòng cung kính và mộ đạo đối với Thần Phật, nhiều họa sỹ, thợ điêu khắc đã nhìn thấy những màu sắc rực rỡ, tinh tế trên thiên đường và những khung cảnh đẹp chưa từng thấy. Cũng giống như vị hòa thượng đầu tiên của hang Mạc Cao – Lạc Tôn hòa thượng, dưới ánh hoàng hôn nhìn thấy Phật quang từ núi Tam Nguy điểm hóa, từ đó bắt đầu khai khẩn hang động và tạc tượng. Những thần tích này được nhìn thấy bởi những người có chính tín, chính là nền tảng giúp con người đốn ngộ nhìn thấy thiên cơ, và là khởi nguồn cảm hứng của họ.

Có một câu chuyện lịch sử ghi nhận về sự giao tiếp giữa con người với Thần linh. Từ 3000 năm trước, dưới triều đại nhà Tây Chu, có những văn tự ghi lại một cách chân thực và đáng tin cậy. “Mục Thiên Tử truyện” ghi chép chi tiết cuộc gặp gỡ giữa Chu Mục Vương và Tây Vương Mẫu.

Năm Quý Hợi, đến đất nước của Tây Vương Mẫu. Vào ngày tốt là Giáp Tý, Thiên tử làm khách của Tây Vương Mẫu, bèn cầm ngọc bích trắng, ngọc bích đen,…

Chu Mục Vương vào ngày Giáp Tý, tay cầm ngọc bích trắng, ngọc bích đen và gấm vóc màu sắc đẹp rực rỡ dâng lên Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu ngâm nga rằng:

Hán Việt

Bạch vân tại thiên, sơn lĩnh tự xuất.
Đạo lý du viễn, sơn xuyên gian chi.
Tướng tử vô tử, thượng năng phục lai

Tạm dịch nghĩa

Mây trắng trên trời, núi non tự hiện.
Đường sá xa xôi, núi sông cách trở.
Mong người còn sống, còn có thể quay lại.

Chu Mục Vương cũng ngâm nga đáp lại:

Hán Việt

Dư quy đông thổ, hòa trị chư hạ.
Vạn dân bình quân, ngô cố kiến nhữ.
Tỉ cập tam niên, tướng phục nhi dã.

Tạm dịch nghĩa

Ta trở về đông thổ, cai trị thiên hạ thái bình.
Muôn dân đều được an cư lạc nghiệp, ta sẽ quay lại gặp nàng.
Trong vòng ba năm, ta sẽ trở lại nơi đây.

Tương truyền Chu Mục Vương còn đích thân trồng cây và dựng bia để tưởng nhớ cuộc gặp gỡ với Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu là một vị tiên nữ trong thần thoại Trung Quốc. Chu Mục Vương sống vào giữa thời kỳ nhà Tây Chu, tức là vào khoảng những năm 960 TCN, là một nhân vật lịch sử đáng tín và được ghi chép trong các sách sử thời thượng cổ.

Lịch sử Trung Quốc lưu giữ nhiều bí ẩn không thể tưởng tượng, khó có thể giải thích bằng khoa học thực chứng hiện đại. Một khi con người nhìn thấy cảnh tượng trên thiên đường, họ sẽ cảm thấy choáng ngợp đến mức không thể diễn tả thành lời. Sự triển hiện chân thực của thế giới Thiên quốc chắc chắn sẽ càng khơi dậy đức tin của con người vào Thần linh, củng cố tín tâm trong sáng tác, từ đó mô tả lại những cảnh tượng siêu nhiên trong khoảnh khắc.

Mặc dù hội họa theo lối tả ý của Trung Quốc không được chính xác về mối quan hệ giữa phối cảnh không gian lập thể và kết cấu hình thể, nhưng với tâm sùng kính Thần Phật của họa sỹ và thợ điêu khắc cùng nghệ thuật tinh xảo, thái độ cẩn thận tỉ mỉ, biểu hiện ra lại là những vị Thần hoàn mỹ, nên các tác phẩm có thể khiến người ta cảm động, đưa con người chạm đến sự rung động tâm linh, khiến những tác phẩm khắc họa Thần Phật càng thêm hoàn mỹ thiêng liêng và thần thánh.

Sức mạnh của Thần thật vĩ đại và huyền bí. Những người khai tạc hang động không chỉ để lại nghệ thuật Phật giáo rực rỡ mà còn khắc ghi mãi mãi lòng thành kính của họ đối với Thần Phật lên đó, để thế hệ mai sau có thể từ những dấu tích văn hóa này truy tìm được suối nguồn của nghệ thuật.

(2) Người cúng dường

Hang đá Mạc Cao ghi lại rất nhiều hình ảnh, tranh vẽ và lời tựa, chỉ riêng lời tựa bằng Hán ngữ đã có 1.570 bài. Thân phận những người cúng dường bao gồm vương công quý tộc, quan lại các cấp, tướng sĩ biên cương, họa sỹ, thợ điêu khắc, tăng ni trong chùa, thương nhân vãng lai cho đến lê dân bách tính. Trong đó, có một số là người cai trị của các triều đại trước đây. Các ghi chép về Đôn Hoàng trong chính sử rất đơn giản, sơ sài, những lời tựa của người cúng dường với nội dung phong phú, đã ghi lại mạng lưới cai trị gồm nhiều thế hệ gia tộc lớn ở Đôn Hoàng, là những tài liệu lịch sử quý giá.

Đôn Hoàng mặc dù nằm cách xa kinh đô qua các thời đại, nhưng trong hơn một nghìn năm qua, nơi đây vẫn thường xuyên xảy ra chiến tranh và thay đổi triều đại. Do Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng phổ biến của mọi người thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là dưới sự vận động của tầng lớp thống trị, nghệ thuật hang đá Đôn Hoàng không hề bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi triều đại, ngược lại nó vẫn phát triển chậm rãi và ổn định.

Thời nhà Đường là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, Đôn Hoàng là xã hội lấy quyền lực của các gia tộc làm trung tâm. Từ những lời tựa trên các bức bích họa, có thể thấy những người phát nguyện tạo tượng cầu phúc, đa phần là giới quý tộc, địa chủ và tầng lớp cai trị. Tượng người cúng dường ở hai bên đường dẫn nước của tượng Phật lớn phía Nam được xây dựng từ những năm Khai Nguyên, đã phá vỡ truyền thống hơn 300 năm, xuất hiện tượng có kích thước bằng người thật và tổ hợp tượng gia đình, như bức vẽ “Phu nhân Đô đốc lễ Phật” nổi tiếng ở bức tường phía Nam hang số 130:

(Ảnh: Nguồn Internet)

Hình ảnh Đô đốc phu nhân cao lớn với khuôn mặt đầy đặn, búi tóc cao, mặc áo tay rộng, vai khoác áo choàng bằng lụa, váy màu lựu thắt eo thon, chân đi hài mũi hếch, tay áo cầm khăn nâng lư hương, hai thiếu nữ đứng sau theo hàng cũng mặc áo choàng bằng lụa, hai tay nâng chùm hoa tươi.

Đáng chú ý là hình ảnh của người cúng dường. Trước thời Đường, hầu hết hình ảnh người cúng dường đều có tỉ lệ nhỏ, để biểu hiện lòng thành kính của họ đối với Thần Phật. Sau thời nhà Đường, đặc biệt là trong thời kỳ Ngũ Đại, hình ảnh người cúng dường càng trở nên lớn hơn, cuối cùng cũng lớn như hình ảnh Phật. Ví dụ như hang 98 thuộc thời Ngũ Đại là hang động ghi nhận công đức của Tào Nghị Kim, có tổng cộng 169 hình ảnh của người cúng dường. Họ bao gồm các thành viên thân thích trong gia tộc Tào thị như Trương Nghị Triều, Sách Huân, và ngoại thích Lý Thánh Thiên (Quốc vương của Vu Điền), Công chúa Hồi Hột… Ngoài ra, còn có các quan chức lớn nhỏ trong nha môn Tiết độ sứ và họ hàng thân thuộc, tổ tiên ba đời của gia tộc Tào thị, con cháu, con rể…, được sắp xếp theo thứ bậc. Hơn nữa, có một số hình ảnh có kích thước bằng thân người, và một số khác rất lớn, được vẽ nổi bật hơn hình ảnh của Phật và Bồ Tát, và được sắp xếp xung quanh hang theo thứ tự, tạo nên một khung cảnh tráng lệ. Có vẻ như không phải để thờ Phật mà là để thờ người, tôn vinh gia tộc họ Tào.

Điều này cho thấy sự biến dị của Phật giáo sau khi hướng đến thế tục. Những người bái Phật, cầu Phật, cúng dường Phật không còn là những người tu hành muốn thành Phật, trở về thế giới Thiên quốc nữa, có những người họ chỉ cầu mong tiêu tai, chữa bệnh, tích công đức, có người vì danh lợi nơi thế tục, cầu cho sự nghiệp gia tộc hưng thịnh. Điều này đã đi ngược lại bản nguyện ban sơ của Đức Phật năm đó truyền bá Phật Pháp, độ nhân thoát khỏi bể khổ.

(3) Văn hóa Thần truyền

Những pho tượng và tranh bích họa khắc họa Thần Phật ở hang Mạc Cao cũng phản ánh văn hóa Thần truyền. Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dặn dò các đệ tử: không chỉ cần truyền bá Phật Pháp mà còn phải truyền bá tri thức văn hóa. Hầu hết các tôn giáo trong lịch sử đều đồng ý với quan điểm con người do Thần tạo ra, chỉ có khoa học hiện đại mới khiến người ta tin rằng con người là tiến hóa từ vượn. Người xưa tôn kính Thần Phật đương nhiên tin rằng con người là do Thần tạo ra và tuân theo quy luật sinh tử. Con người muốn thoát khỏi bể khổ, phải tu hành mới có thể trở về thế giới của Thần.

Nếu con người do Thần tạo ra, thì trong văn hóa của nhân loại có thể rất nhiều thứ là do Thần truyền lại. Chỉ khi con người tin vào Thần, thì Thần mới triển hiện thần tích cho con người. Văn hóa nghệ thuật Phật giáo ở hang đá Đôn Hoàng xuất phát từ tín ngưỡng của một người tu hành đối với Phật, do đó trong văn hóa đương nhiên sẽ chứa đựng những nhân tố Thần truyền. Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng thực chất là một nền văn hóa tín ngưỡng và tu luyện. Việc du nhập của Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa nửa Thần của Nho giáo, Đạo giáo thời Trung Quốc cổ xưa, đồng thời làm phong phú thêm nội hàm của người Trung Quốc. Ngôn ngữ là công cụ phản ánh trực tiếp nhất của sự kế thừa văn hóa. Cho đến nay, trong một số thành ngữ và cách diễn đạt thường ngày trong tiếng Trung, nếu truy tìm nguồn gốc, chúng ta đều có thể tìm thấy vết tích của văn hóa Thần truyền ở trong Phật giáo.

(3.1) Coi cái chết như trở về nhà

Cổ nhân Trung Quốc, đặc biệt là các vị đế vương đều tin rằng sinh mệnh con người là ngắn ngủi, không phải là cuộc sống thực sự. Sau khi chết, con người sẽ bước vào một thế giới khác dài lâu, khảo cổ phát hiện những lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất đã chứng minh điều này. Cho nên người xưa không sợ cái chết.

(Ảnh: Nguồn Internet)

Bức tranh “Ông lão vào lăng mộ” trong “Di Lặc Kinh Biến” ở vách tường phía Bắc của hang Mạc Cao số 25, miêu tả cảnh một ông lão trước khi chết đã vào trong ngôi mộ được xây dựng sẵn, ở đây cách biệt với thế gian, an tâm tu trì cho đến khi qua đời, như vậy có thể thăng lên cõi cực lạc.

Trong “Kinh Phật Di Lặc Thành Phật” có nói: “Nếu như về già, tự nhiên sẽ đến núi rừng dưới tán cây, an nhiên thanh đạm, dốc lòng niệm Phật, sau khi chết đa phần sẽ sinh vào cõi Đại Phạm Thiên và được gặp chư Phật”.

Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuyết vô thần, con người hiện đại không còn tin tưởng vào Thần Phật, họ rất kiêng kỵ cái chết, chỉ cần nhắc đến từ “chết” đều cho là điều không may mắn, vì vậy họ sẽ có tâm lý sợ hãi đối với cái chết.

(3.2) Thiên đường, địa ngục, luân hồi

Nhiều bức Kinh bích họa trong hang Mạc Cao đã triển hiện cho con người thấy thế giới Tây phương Cực Lạc tuyệt đẹp, đây chính là khởi nguồn của thiên đường trong tư tưởng của nhiều người Trung Quốc, xuất phát từ những mô tả trong kinh điển Phật giáo.

Trong số các bức tranh bích họa ở Đôn Hoàng, chỉ có một bức “Bảo Vũ Kinh Biến” mô tả lại cảnh địa ngục. Bức tranh vẽ những kẻ ác sau khi chết sẽ xuống địa ngục, Diêm Vương theo bản án mà xét xử, bên cạnh có quan sai cầm sổ sách, đầu trâu mặt ngựa cầm gậy áp chế kẻ ác, phía trước có núi đao, thành ngục, hai góc thành có sói, xung quanh có cây kiếm. Ngoài ra, trong bức bích họa “Mục Liên Biến Tướng” còn bảo tồn ở Đôn Hoàng cũng khắc họa nhiều cảnh tượng bi thảm của địa ngục.

Lý niệm luân hồi trong Phật giáo được thể hiện qua những câu chuyện về tiền kiếp và cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Câu chuyện về tiền kiếp của Phật Thích Ca được gọi là “Bản sinh cố sự”, còn câu chuyện về cuộc đời của Ngài được gọi là “Phật truyện cố sự”. Trong những bức bích họa Đôn Hoàng, “Bản sinh cố sự” nổi tiếng nhất có thể kể đến như hiến mình cứu hổ đói, cắt thịt mình đổi lấy chim bồ câu, hươu chín màu, v.v., còn “Phật truyện cố sự” gồm có câu chuyện về việc Thái tử Thích Đạt Đa đầu thai, xuất gia, tu hành, niết bàn.

Các khái niệm về thiên đường, địa ngục, luân hồi trong suy nghĩ của người Trung Quốc hiện nay đều đến từ chính văn hóa Phật giáo.

(3.3) Âm nhạc, ca vũ, tiểu thuyết, kịch nghệ

Bích họa Đôn Hoàng lưu giữ một lượng lớn các tư liệu hình ảnh về vũ nhạc, nhạc cụ, bao gồm thổi, đánh gõ, kéo, gảy cho đến các loại vũ đạo, vô cùng phong phú. Âm nhạc và vũ điệu trong các bức bích họa chủ yếu dùng để lễ Phật, nhiều trong số đó xuất hiện trong các bức tranh Đức Phật thuyết Pháp, âm thanh tuy không nghe được, nhưng vẫn cảm nhận được sự trang nghiêm và thiêng liêng của khung cảnh.

Phật giáo đối với văn học Trung Quốc có sự ảnh hưởng rất sâu sắc. Để giúp mọi người hiểu được những giáo lý thâm sâu của Phật giáo, kinh Phật đã ghi chép lại nhiều câu chuyện thú vị và những ví dụ sinh động. Vì để truyền bá Phật giáo, những câu chuyện trong kinh Phật thường được chuyển thể thành các tác phẩm văn học để hát xướng, hoặc được vẽ thành tranh ảnh và thư pháp.

Nguồn gốc của tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Quốc đều có liên quan đến việc hát xướng kinh Phật. Như câu chuyện “Mục Kiều Liên cứu mẹ” trong vở opera xuất phát từ “Phật thuyết Kinh Vu Lan”. Nhiều bài thơ Đường đều mang dấu ấn của ảnh hưởng Phật giáo. Một số bài thơ trực tiếp giảng về Phật lý, như “Hội lý tri vô ngã, quan không yếm hữu hình”, tạm dịch nghĩa: Hiểu lý, biết vô ngã; Quán không, chán thân mình (Bài thơ “Bồi diêu sứ quân đề huệ thượng nhân phòng” của Mạnh Hạo Nhiên) và “Hữu khởi giai hữu diệt, vô khuê bất tạm đồng”, tạm dịch nghĩa: Hưng thịnh khởi từ chốn suy tàn, Chia ly rồi lại tạm hợp tan. (Bài thơ “Quan Huyễn” của Bạch Cư Dị).

Nhiều “biến văn” được sáng tác dựa trên kinh Phật, việc hát xướng cũng càng ngày càng trở nên thế tục hóa, dần dần mất đi nội hàm thiêng liêng vốn có, người ta cũng không còn chú trọng đến việc truyền bá giáo lý nhà Phật nữa. Âm nhạc, ca múa hiện đại đã biến dạng trở thành phương tiện để con người hưởng thụ và giải trí. Tiểu thuyết và hý kịch cũng biến thành thú vui tiêu khiển trong thời gian rảnh rỗi.

(3.4) Ngôn ngữ Phật giáo và văn hóa tu luyện

Nhiều thuật ngữ phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta như “thế giới”, “như thực”, “thực tế”, “bình đẳng”, “hiện hành”, “sát-na”, “thanh quy giới luật”, “tương đối”, “tuyệt đối”, v.v. đều xuất phát từ văn hóa tu luyện Phật giáo. Hiện nay, từ “phương trượng” được sử dụng trong các ngôi chùa, có nguồn gốc từ Vương Huyền Sách, một sứ giả nhà Đường khi đi sứ sang Ấn Độ, ông đã đến nơi ở trước đây của cư sĩ Duy Ma Cật để đo kích thước chỗ ngồi của vị cư sĩ này, từ đó du nhập từ “phương trượng”.

Nhờ sự truyền nhập của Phật giáo từ thời kỳ Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, đến sự phát triển vô cùng hưng thịnh của Phật giáo thời Tùy Đường, nhiều vị hoàng đế và quý tộc đều tín ngưỡng Phật giáo cũng ra sức hồng dương. Trên các bức bích họa Đôn Hoàng lưu lại nhiều câu chuyện về các vị cao tăng truyền bá Phật giáo, đồng thời để lại một nền văn hóa tu luyện Phật giáo phong phú cho hậu thế. Như việc Khang Tăng Hội truyền giáo ở Giang Nam, Phật Đồ Trừng dập hỏa hoạn ở U Châu và câu chuyện nổi tiếng về Đường Huyền Trang đi Tây Thiên thỉnh Kinh v.v.

Một số ngôn ngữ và phong tục đã trở thành thói quen tự nhiên của chúng ta ngày nay, có lẽ là bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo. Nếu như quan điểm về thuyết vô thần phổ biến ở Trung Quốc hiện nay quả thật muốn hoàn toàn loại bỏ văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, e rằng ngay cả nói chuyện họ cũng sẽ không thể nói một cách trọn vẹn.

(3.5) Cứu người như cứu hỏa

Trong số các bức tranh bích họa Đôn Hoàng, có một bức tranh thời nhà Tùy làm người ta cảm thấy vô cùng kinh hãi. Toàn bộ bức tranh bích họa miêu tả cảnh một ngôi nhà lớn bị lửa thiêu, chỉ thấy tòa nhà bốc cháy, mái nhà màu xanh lam liên tục xoắn vặn như tia chớp, ngọn lửa đen cuộn trào dữ dội. Trước cổng nhà, một ông lão đang dừng chiếc xe ba bánh chở dê, nai và trâu, hô hoán, ra sức gọi những đứa trẻ đang mải mê vui đùa bên trong chạy thoát khỏi biển lửa.

Trong “Kinh Pháp Hoa” dùng “Tam giới bất an, giống như ngôi nhà đang cháy” làm ẩn dụ chỉ thế giới trước mặt chúng sinh – một nơi không an toàn, giống như một ngôi nhà đang cháy. Chúng sinh giống như những đứa trẻ bên trong, họ đang sống trong đó mà không nhận biết được nguy hiểm, tự tận hưởng niềm vui của mình. Ông lão giống như các vị Thần Phật đang lo lắng vô cùng, chỉ mong chúng sinh tỉnh ngộ, còn chiếc xe ngoài cánh cổng tượng trưng cho con thuyền Pháp cứu độ chúng sinh.

Bức tranh bích họa này là hình ảnh minh họa cho câu tục ngữ của Trung Quốc “cứu người như cứu hỏa”, khiến người ta tỉnh ngộ, làm người ta suy ngẫm sâu sắc.

Trong thế giới ngày nay, con người ngày càng rời xa Thần Phật, đạo đức suy đồi, xã hội hỗn loạn, chúng sinh lại ở trong đó mà không hề hay biết, quả thực giống như những đứa trẻ trong ngôi nhà đang cháy vậy, không biết đã khiến “Ông lão” đang cứu người lo lắng đến nhường nào!

Nền văn mình năm nghìn năm của Trung Quốc giống như một sân khấu lớn của nhân loại, từng triều đại nối tiếp nhau diễn dịch, mỗi triều mỗi đại đều để lại cho nhân loại một nền văn hóa phong phú. Hang đá Đôn Hoàng giống như một sân khấu nhỏ, các triều đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, trang phục khác nhau, văn hóa khác nhau, làm nổi bật lên tín ngưỡng và khát vọng chung. Vô số nghệ nhân tài ba, thiện nam tín nữ, bất kể sang hèn, cùng nhau tấu lên bản giao hưởng ca ngợi Thần linh, hòa quyện Đông Tây, khí thế hùng tráng, trải qua hàng nghìn năm, để lại nền văn hóa Thần truyền cho nhân loại.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53060

 

 

 

 

 

 

 

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 3): Tín ngưỡng và văn hóa qua hang đá Đôn Hoàng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 2): Tượng điêu khắc và bích họa trong hang đáhttps://chanhkien.org/2021/01/van-hoa-than-truyen-tao-don-hoang-phan-2-tuong-dieu-khac-va-bich-hoa-trong-hang-da.htmlSun, 24 Jan 2021 23:16:26 +0000https://chanhkien.org/?p=26997Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org] 4. Tượng điêu khắc và bích họa trong hang đá Phần 1. Nghệ thuật kiến trúc Những bức tượng trong động đá Mạc Cao chủ yếu được làm từ đất sét, vì đa phần chúng đều được sơn màu nên xưa gọi chúng với cái tên là những bức […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 2): Tượng điêu khắc và bích họa trong hang đá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org]

4. Tượng điêu khắc và bích họa trong hang đá

Phần 1. Nghệ thuật kiến trúc

Những bức tượng trong động đá Mạc Cao chủ yếu được làm từ đất sét, vì đa phần chúng đều được sơn màu nên xưa gọi chúng với cái tên là những bức tượng màu. Bột màu được sử dụng là những khoáng chất tự nhiên, màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và có thể bảo tồn được trong thời gian rất lâu. Tượng màu là bộ phận chủ đạo của hang động, thông thường được đặt ở vị trí trung tâm chính điện, chủ yếu là những bức tượng Phật hoặc Bồ Tát, bốn bên và trên trần là những bức bích họa. Trong các động ở thời kỳ đầu, những bức bích họa chỉ xuất hiện như vật trang trí và có tác dụng phụ trợ. Tất cả đều được vẽ bằng màu, bất luận là nằm ở thời kỳ lịch sử nào, nội dung của các bức bích họa này đều mang tính thống nhất, phổ biến nhất là các bức tượng Phật, chuyện cổ Phật giáo, trong đó nổi tiếng nhất là các bức bích họa về Phi thiên.

Gian chính của hang động số 285 có hình vuông, vách chính diện có khám thờ để cho người tu hành quan tượng, hai bên trái phải có hai hoặc bốn khoang nhỏ chỉ vừa đủ cho một người ngồi bên trong. (Nguồn: E-dunhuang.com)

Các dạng thức của động đá thời kỳ đầu (giai đoạn Thập lục quốc, Thời kỳ Bắc Triều, 304-581), chủ yếu là động thiền và động đá với tháp trung tâm, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Động thiền là động cho các tăng nhân đả tọa tu thiền. Ví dụ như gian chính của hang động số 285 có hình vuông, vách chính diện có khám thờ để cho người tu hành quan tượng, hai bên trái phải có hai hoặc bốn khoang nhỏ chỉ vừa đủ cho một người ngồi bên trong. Động tháp trung tâm cũng được gọi là động cột trung tâm hay động chùa tháp. Ở trung tâm động có những cột trụ hình vuông có tác dụng làm trụ đỡ liên kết giữa đỉnh động và mặt đất phía dưới. Trên bốn mặt của cột trụ này có khoét những khoang nhỏ bên trong có chứa tượng, mục đích là để người tu hành đi vòng xung quanh chiêm ngưỡng bái Phật. Càng về sau, kiến trúc hang động Mạc Cao càng bị ảnh hưởng và du nhập rất nhiều phong cách kiến trúc khác của Trung Hoa nhất là vào tại thời kỳ Tùy Đường (581-907). Kiến trúc hang động vốn có dần chuyển sang kiến trúc điện đường truyền thống của người Hoa với gian chính điện hình vuông, vách chính có khoét những khám nhỏ và đặt tượng bên trong, ba vách còn lại được vẽ những bích họa nhiều màu, trần của hang động được thiết kế theo dạng hình cái triện hay hình chữ Nhân được kéo dài. Loại hình kiến trúc này về sau đã trở thành nơi bái lễ chính của tầng lớp bình dân.

Trong kinh Phật có ghi lại rằng: trước khi xuất gia, Thích Ca Mâu Ni là thái tử của Vương quốc Ca-tỳ-la-vệ. Khi Phật đản sinh đến thế gian, trên trời có đoàn tiên nhạc ca hát, trải hoa và rất nhiều các chư thiên thần đến hộ Pháp. Khoảnh khắc huy hoàng đó có vô vàn tia sáng rực rỡ tỏa chiếu trong khắp vũ trụ, vạn vật vui mừng khôn xiết. Trên trời lúc này rơi xuống hai sợi dây bạc như là tịnh thủy, một sợi thì ấm áp, một sợi thì thanh mát, để thái tử tắm rửa (đây cũng là nguồn gốc của nghi thức “Tắm Phật”). Khi thái tử vừa sinh ra, Ngài liền có thể bước đi bảy bước. Sau mỗi bước chân của thái tử dưới mặt đất đều nở ra một bông hoa sen, thái tử tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất mà nói lớn rằng: “Trên trời dưới đất, ta là độc tôn”.

Những người thợ điêu khắc đá tại Đôn Hoàng đã đem sự thành kính vô hạn đối với Phật Thích Ca mà gửi gắm vào các tác phẩm trong hang động. Bởi thế cho nên, nền động được lát bằng những viên gạch hình hoa sen, trụ đá cũng được chạm khắc hoa sen. Tượng Phật được tìm thấy ở vị trí trung tâm trong hầu hết tất cả các hang động. Trên trần động và bốn mặt tường xung quanh được vẽ những cảnh tượng thù thắng của thế giới Cực Lạc.

Phần 2. Nghệ thuật điêu khắc và bích họa

Xét trên phương diện phong cách nghệ thuật, sự phát triển của hang động Đôn Hoàng có thể phân thành ba thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên là giai đoạn trước thời kỳ Tùy Đường, bao gồm bốn thời kỳ: Thập lục quốc, Bắc Ngụy, Tây Ngụy, và Bắc Chu, trải dài trong 180 năm. Tiếp theo là thời kỳ đỉnh cao của hai triều đại Tùy Đường trong 300 năm lịch sử. Và cuối cùng là thời kỳ suy tàn sau khi nhà Tùy Đường kết thúc, trải qua các thời kỳ: Ngũ Đại, Tống, Tây Hạ, Duy Ngô Nhĩ, Nguyên, trải dài trong hơn 460 năm lịch sử.

(1) Thời kỳ phát triển

Bức tượng Di Lặc cao 3.4m đang ngồi trong tư thế vắt chân trong hang động số 275 – thời kỳ Bắc Lương (412-460) (Nguồn: Yong Zhen Tang)

Vào thời kỳ đầu, các tác phẩm điêu khắc màu chủ yếu lấy hình tượng Di Lặc làm chủ đạo, mang đặc điểm điêu khắc của Ấn Độ. Tượng cao, trán rộng, mặt vuông, mũi thẳng, hốc mắt sâu, búi tóc gợn sóng, y phục mặc sát thân người. Lấy ví dụ một bức tượng Di Lặc cao 3.4m đang ngồi trong tư thế vắt chân trong hang động số 275 được vẽ vào thời kỳ Bắc Lương (412-460), là tác phẩm điêu khắc màu lớn nhất trong thời kỳ này. Bức tượng có gương mặt tròn trịa, thần sắc trang nghiêm, đầu đội vương miện tam chu bảo (ba viên ngọc quý), thắt lưng được làm từ ruột cừu, cổ đeo vòng ngọc, mình ngồi trên lưng sư tử, phía sau có vẽ một hình tam giác ngược. Tượng Di Lặc có sống mũi cao, mắt hơi lồi, mang những nét đặc trưng của tượng Phật Ấn Độ. Thủ pháp tạo tượng của Ấn Độ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, được lưu lại từ tín ngưỡng Phật giáo trước thời đại Phật giáo Ấn Độ. Bởi vậy có truyền thuyết cho rằng cái tên “Đôn Hoàng” vốn là có quan hệ với người Hy Lạp cổ đại, điều này cũng không phải không có căn cứ.

Bức tượng hành giả khổ tu thiền định trong hang động số 428 (Nguồn: Sohu.com)

Vào năm CN 525, ở Trung Nguyên xuất hiện trường phái nghệ thuật theo lối “Tú Cốt Thanh Tượng”, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật điêu khắc của Đôn Hoàng. Ví dụ như bức tượng hành giả khổ tu thiền định trong hang động số 428. Bức tượng có khuôn mặt gầy gò, trang phục rộng mà mỏng, phiêu diêu tự tại, tĩnh tại siêu phàm.

Bức tượng Thi Tì Vương – hang động số 254 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Những bức bích họa trong thời Bắc Triều chủ yếu miêu tả lại những câu chuyện trong kinh Phật. Nổi tiếng nhất là câu chuyện Thi Tì Vương xẻ thịt cứu chim bồ câu, được nhìn thấy lần đầu tiên ở phần giữa của bức tường phía bắc trong hang động số 275 (thời Bắc Lương), vẽ lại hai tình tiết là xẻ thịt và cân thịt. Đây là bức họa thuộc vào loại sớm nhất trong hệ thống tranh liên hoàn của động Mạc Cao. Đặc sắc nhất là bức tượng Thi Tì Vương ở phía trước bức tường phía bắc của động thứ 254 vào thuộc thời Bắc Ngụy. Ngoài ra còn có bức họa về con hươu chín màu ở hang động số 257 vào thời kỳ Bắc Ngụy và bức tranh về câu chuyện 500 tên cướp (Đắc Nhãn Lâm) của thời Tây Ngụy trong động 285.

Bức họa về con hươu chín màu ở hang động số 257 (Ảnh: Dunhuang Academy)

Câu chuyện 500 tên cướp nghe Phật dạy trở thành Phật trong hang động số 285 (Một phần của bức tranh) (Nguồn: Dunhuang Academy)

Câu chuyện 500 tên cướp nghe Phật dạy trở thành Phật trong hang động số 285 (Toàn cảnh bức tranh) (Nguồn: Dunhuang Academy)

Những bức bích họa Thiên Cung Kỹ Lạc thời Bắc Ngụy còn mang những nét đặc trưng của văn hóa Tây Vực, như được tìm thấy trong hang động số 259, 435 là hình các vũ nữ với dải khăn dài vắt ngang vai rất giống những bộ váy sari của phụ nữ Ấn Độ ngày nay, động tác vũ đạo cũng mang nhiều hơi hướng Ấn Độ.

Bên trong hang động số 259 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Bên trong hang động số 435 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Từ cuối thời kỳ Bắc Ngụy đến Tây Ngụy, do những cải cách của Lý Văn Đế, những tộc người Tiên Ti ở đây bắt đầu học tập và tiếp nhận văn hóa tiên tiến của người Hán. Đặc biệt là sau khi dời đô về Lạc Dương, người Hán càng đẩy mạnh quá trình truyền bá văn hóa của mình ra bên ngoài. Lúc này trong những bức bích họa bắt đầu xuất hiện những truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc thời viễn cổ, như Tây Vương Mẫu, Đông Vương Công, Phục Hy, Nữ Oa,v.v. Tuy nhiên, bút pháp hội họa Tây Vực vẫn được giữ lại.

(2) Thời kỳ đỉnh cao

Đến thời kỳ Tùy Đường, nghệ thuật điêu khắc trong hang Mạc Cao có sự chuyển đổi từ phong cách “Tú Cốt Thanh Tượng” từ thời Bắc Ngụy sang phong cách “Ung Dung Hoa Quý”, màu sắc phong phú rực rỡ.

Những bức tượng thời nhà Tùy có thân hình to lớn đầy đặn, mũi thấp tai to, y phục phú lệ. Tư thế phong phú đa dạng, hình dáng cũng mang nhiều hơn phong cách tạc tượng của Trung Hoa. Dung mạo điềm tĩnh của những bức tượng Đôn Hoàng cũng phù hợp với tư tưởng mỹ thuật truyền thống Trung Quốc. Đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của Phật giáo từ tự viện hướng sang đời sống hiện thực.

A Nan & Đại Ca Diếp trong tư thế hợp thập cung kính đứng bên Đức Phật – thời Tuỳ  trong hang động số 427 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Như bức tượng tôn giả A Nan – một đệ tử của Đức Phật trong động số 427. A Nan là người có trí nhớ phi thường, được mệnh danh là “đa văn đệ nhất”. Tượng A Nan được tạc trong tư thế hợp thập, cung kính đứng bên Đức Phật. A Nan được tạo hình với thân hình đầy đặn, y phục đơn giản. Mặt phía nam của trụ trung tâm là bức tượng Đại Ca Diếp, tri túc thiểu dục, tu hạnh đầu đà. Hai tay hợp thập, đứng sang một bên của Phật. Hình tượng Đại Ca Diếp được khắc họa với thân hình khô héo, người nổi gân xanh, gương mặt góc cạnh, ánh mắt sắc lạnh và đang khẽ mỉm cười. Mặc dù tôn giả A Nan và Đại Ca Diếp đều là người Ấn Độ, nhưng trong trang phục và tạo hình đã thể hiện rõ những đặc trưng của Trung Hoa.

Bên trong hang số 419 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Bên trong hang số 420 (Nguồn: E-dunhuang.com)

Những bức bích họa thời nhà Tùy cũng từng bước khắc họa những câu chuyện trong kinh Phật, như Phật thuyết “Pháp Hoa Kinh”, “Niết bàn kinh” trong động số 419, 420, v.v.

Vào thời nhà Đường (618-907), “Trinh Quán chi trị” (Trinh Quán là chỉ thời kỳ trị vì của Đường Thái Tông từ năm 626 đến năm 649), toàn quốc thống nhất, kinh tế ổn định, đặc biệt đến năm Khai Nguyên Thiên Bảo, sử sách gọi đây là thời “thịnh Đường”. Cuộc sống của bách tính trăm họ đều sung túc, văn hóa Trung Nguyên phát triển mạnh mẽ, Phật giáo được lưu truyền phổ biến trên vùng đất Trung Nguyên. Thời điểm đó đã có không ít cao tăng, đem Phật pháp hồng truyền về vùng Tây Vực, kinh sách từ Trường An, Lạc Dương không ngừng được truyền tới, nghệ thuật điêu khắc đá Mạc Cao sau khi tiếp thụ những ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trên các phương diện như phong cách kiến trúc, hình thức quy mô, tạo hình, nội dung bích họa đều đã phát sinh những biến đổi to lớn.

Bắt đầu từ thời nhà Đường, các tác phẩm điêu khắc đã hoàn toàn rời xa khỏi những bức tường, giờ đây trong động xuất hiện ngày càng nhiều những tổ hợp điêu khắc độc lập và có cảm giác lập thể rõ nét. Như vị thiên vương uy nghiêm trong động số 332, lực sĩ dũng mãnh trong động số 55, hai vị Bồ Tát ngực trần ở hai phía nam bắc trên bức vách phía tây của hang động số 45, có lông mày xanh và cặp mắt thanh tú, hai bên má đầy đặn và sáng bóng, vẻ mặt cười như không cười, thần sắc điềm tĩnh từ bi.

Bên trong hang động số 45 (Nguồn: The International Jin-Gang-Dhyana Association Net)

Một phần bức hình – Từ trái sang: tượng Thiên Vương, Bồ Tát, Anan – hang động số 45 (Nguồn: The International Jin-Gang-Dhyana Association Net)

Một phần bức hình – Từ trái sang: tượng Ca Diếp, Bồ Tát và Thiên Vương – hang động số 45 (Nguồn: The International Jin-Gang-Dhyana Association Net)

Thời nhà Đường là thời kỳ mà những tượng Phật lớn được xây dựng. Vào những năm đầu của thời đại nhà Đường, nhằm thay thế thiên hạ của Lý Đường, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh cho tăng nhân viết ra “Đại vân kinh sơ”, bộ kinh này đã gọi Võ Tắc Thiên là Di Lặc hạ phàm khiến cho toàn quốc khởi lên phong trào tạo tượng Di Lặc. Bức tượng lớn nhất của động Mạc Cao đã được tạo ra trong thời kỳ này, đó là Bắc Đại Tượng ở động số 96, cao 35.5m, khí thế hùng vĩ, trang nghiêm trầm định, được dựng vào những năm Khai Nguyên. Còn có Nam Đại Tượng ở động số 130 cao 26m. Cùng với bức đại tượng ở động thứ sáu trong động Du Lâm, chính là ba động Phật lớn của Mạc Cao được tạo ra vào thời nhà Đường, tất cả đều thờ phụng đức Phật Di Lặc trong tư thế ngồi. Xây tượng Phật lớn rất hao tài tốn của, lại nhọc sức dân, sự đầu tư nhân lực là không thể tính đếm được, như bức Nam Đại Tượng phải dùng thời gian đến 30 năm mới xây xong, và cũng chỉ có một quốc lực hùng hậu như Đại Đường mới có thể làm được việc này.

Bắc Đại Tượng Phật Di Lặc cao 35.5m – Hang động số 96 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Nam Đại Tượng Phật Di Lặc cao 26m –Hang động số 130 (Nguồn: Dunhuang Academy)

Bắt đầu từ thời nhà Tùy, tín ngưỡng thờ Phật Di Lặc được phổ biến ở Trung Nguyên, theo ghi chép thì đã có rất nhiều kinh điển liên quan đến vị Phật này, điều đó phản ánh sự sùng bái của người dân đương thời với Đức Di Lặc, tin rằng vị Phật này trong tương lai sẽ hạn sinh, phổ độ chúng sinh và thành tựu quả vị Phật.

Ngoài ra, còn có bức tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm (nghiêng về phía bên phải) dài 15.8m trong hang động số 158 được xây dựng vào giữa thời nhà Đường. Bốn bên xung quanh bức tượng còn có nhiều bức bích họa vẽ hình Bồ Tát, đệ tử, hộ pháp, quốc vương, đại thần. Dưới sự kết hợp của điêu khắc và bích họa, cảnh tượng Đức Phật nhập niết bàn được miêu tả hết sức tráng lệ và bi ai thể hiện được sự sùng bái và kính ngưỡng cao độ từ nội tâm của con người đối với Phật.

Bích họa thời nhà Đường có màu sắc vô cùng phong phú, phúc lệ mà lại rất đỗi huy hoàng, thể hiện được cảnh tượng tươi vui trong các đền đài lầu các, các điệu múa uyển chuyển nhẹ nhàng. Điều đó đã phần nào thể hiện được đời sống sung túc của người dân và sự ổn định của xã hội thời Đường. Nội dung của các tác phẩm bích họa có thể phân thành năm loại: tranh tượng Phật; tranh kinh Phật khổ lớn; tranh lịch sử Phật giáo; tranh chân dung người cúng dường; tranh hoa văn trang trí.

Tác phẩm điêu khắc tranh Kinh Di Đà trong động số 220 là tác phẩm đại biểu cho dòng tranh cố sự kinh Phật nhà Đường. Dưới thủ pháp nghệ thuật tạo hình tinh xảo, thế giới Cực Lạc trong tranh được khắc họa vô cùng sống động. Bức tranh Phật Di Đà thuyết pháp trong động số 148 còn khắc họa được cảnh tượng mỹ diệu nơi thế giới của Phật Di Đà.

Tranh lịch sử Phật giáo, dòng tranh này đã khắc họa quá trình Phật pháp truyền về phương Đông. Trong gian chính của động số 323, trên hai bức tường nam bắc có tổng cộng tám bức tranh về các câu chuyện sử ký Phật giáo, đây cũng là hang động có nhiều bức tranh kể về lịch sử Phật giáo nhất tại Mạc Cao. Tranh Ngũ Đài trong động 61 chính là miêu tả về núi Ngũ Đài, đây là một trong tứ đại linh sơn của Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra còn có bức họa vẽ về thánh tích của Văn Thù Bồ Tát, đây cũng là bức họa lớn nhất của thắng tích Phật giáo trong hang Mạc Cao.

Những bức họa trang trí dạng hoa văn trong hang Mạc Cao có muôn vạn hình thù, màu sắc sặc sỡ, nó vừa đóng vai trò là hành lang dẫn đi giữa các động vừa mang tính độc lập về nội dung trong từng tác phẩm. Lấy bức “Tảo Tĩnh” được vẽ vào thời Tùy Đường làm đại biểu, đây là đỉnh cao trong nghệ thuật vẽ tranh trang trí của hang Mạc Cao. Như bức họa trên trần hang 329 và trên mặt tường phía tây của trần hang 159 có hoa văn rất phức tạp. Dạng thức hoa văn này thường xuất hiện trên nóc hang, ngụ ý là diễn đạt sự to lớn hồng đại và không thể đoán biết của vũ trụ bao la.

Nằm tại vị trí kinh tế huyết mạch và văn hóa trọng yếu nên Đôn Hoàng đã trở thành trung tâm thương mại trên “Con đường tơ lụa” của nhà Đường, duy trì sự thịnh vượng trong một thời gian dài. Nơi đây đã tiếp đón vô số những tăng nhân từ phía Đông đến truyền đạo và từ phía Tây trở về sau quá trình tìm pháp, những thương gia qua lại giữa Đại Lục và Tây Vực. Điều này đã đem lại cho nghệ thuật điêu khắc đá Đôn Hoàng rất nhiều tinh hoa của các nền văn hóa Phật giáo Trung Nguyên, Tây Vực cho tới Ấn Độ. Đôn Hoàng cũng vì đó mà bước vào thời kỳ phát triển toàn thịnh. Ví như các động 217, 103, 45, 85, v.v. Ở phía tây của bức tường phía nam hang 103 có một bức tranh truyện kể Phật giáo được vẽ dựa theo bộ “Pháp Hoa kinh biến – hóa thành dụ phẩm”. Trên bức bình phong là cảnh núi non trùng điệp, cây cối rợp bóng, thương nhân mặc trang phục sặc sỡ, một số cưỡi voi chở tơ lụa, một số dắt theo lừa ngựa… tất cả đều đang tất bật mua bán giao thương. Những thương nhân này ngoài những người Tây Vực và Trung Nguyên, còn có những người từ Nam Á, Ấn Độ và các nước khác đến.

Năm 755, nhà Đường phát sinh biến loạn An Sử. Nhà Đường điều động quân đội tinh nhuệ từ Hà Tây tiến vào Trung Nguyên, quân đội Thổ Phiến nhận cơ hội đó mà tiến vào Hà Bắc, sau đó trở thành chủ nhân mới của Đôn Hoàng, thống trị khu vực này trong hơn 60 năm. Người Thổ Phiến chính là tiền thân của người Tây Tạng, họ tín ngưỡng Phật, sùng bái thần linh. Trong thời kỳ Thổ Phiến thống trị nơi đây, họ đã tiếp nối phong cách kiến trúc của nhà Đường, đẩy mạnh phát triển nghệ thuật điêu khắc đá của Đôn Hoàng, đồng thời còn bảo vệ Đôn Hoàng trước kiếp nạn thời Hội Xương diệt Phật. Sự an bài tưởng chừng ngẫu nhiên này của lịch sử, dường như là Thần Phật đang lặng lẽ bảo hộ cho Đôn Hoàng.

Trong những bức bích họa được vẽ vào thời Thổ Phiến, đã xuất hiện những bức tượng thần trong Phật giáo Mật tông mà trước nay chưa từng được thấy, như bức Như Ý Luân Quan Âm, Quan Âm ngàn mắt ngàn tay, v.v. Còn có những bức họa kể lại những câu chuyện thần tích và linh dị của Phật giáo, cho đến những bức tượng của những bậc cao tăng đại đức và người cúng dường, tất cả đều được thể hiện một cách chân thực và sống động trên từng nét vẽ.

Trong thời kỳ thái bình thịnh trị nhà Đường, đời sống người dân rất đầy đủ, nhà nhà người người đều tín ngưỡng Phật, hơn nữa là văn hóa đa Phật. Mọi người mong mỏi “mùa màng bội thu” và thế giới của Phật Di Lặc “y phục tự nhiên” có trên cây, họ tin rằng mọi khổ đau đều có thể được giải trừ miễn là kiên trì niệm danh hiệu của Đức Phật Dược Sư. Vô luận phú quý sang bần, nếu một lòng niệm Phật thì kẻ phàm phu cũng đều được thoát tục mà sinh về Tây Phương. Năng lực sáng tạo của những họa sĩ có thành tín với Phật đã được phát huy cao độ. Họ đã đem những phú quý vinh hoa nơi thế gian mà gửi gắm lên những bức tranh tường, lại đem sự mỹ hảo của thế giới thiên quốc mà triển hiện nơi nhân gian. Thiên thượng cõi nhân gian, nhân gian nơi thiên tượng, đúng là là một thời kỳ thiên nhân hợp nhất, thể hiện được đầy đủ văn hóa bán thần của Trung Hoa.

(3) Thời kỳ suy thoái

Sau thời đại Tùy Đường, nghệ thuật Đôn Hoàng bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái.

Năm CN 1036, nhà Tây Hạ thống trị Đôn Hoàng, Phật giáo trở thành quốc giáo của Tây Hạ. Nhà vua Tây Hạ bấy giờ là Nguyên Hạ đã cho mời về từ Tây Tạng một đại sư theo Tạng truyền Phật giáo thuộc phái Cát Cử. Từ đây nghệ thuật điêu khắc trên đá của Đôn Hoàng bắt đầu hòa nhập cùng văn hóa Tây Tạng.

Năm 1227, vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn tiến vào Sa Châu, những người Mông Cổ tín ngưỡng Tạng truyền Phật giáo đã đưa văn hóa Mật tông Tây Tạng phát triển lên đến đỉnh cao. Hang số 465 trong quần thể hang động Mạc Cao là hang động đại biểu cho phong cách kiến trúc và hội họa của Tạng truyền Phật giáo Mật tông thời nhà Nguyên. Gian chính trong hang 465 được thiết kế theo hình vuông với đỉnh trần dạng dấu triện phẳng, ở giữa có một đàn thờ hình tròn, trên trần có vẽ ngũ phương Phật với hình Đại Nhật Như Lai ở trung tâm, trên tường bốn phía còn vẽ rất nhiều các chủng loại kim cang. Trong số đó có bức họa “Hoan hỉ kim cang” thể hiện cho phương pháp tu luyện nam nữ song tu và bức họa “Hận nộ kim cương” là thể hiện cho sự chế át ma tính và còn nhiều bức họa đặc biệt khác. Gương mặt các nhân vật trong tranh phần nhiều được vẽ màu xanh hoặc màu âm dương hồng lục. Tạo hình của các bức tượng rất có đường nét, chuẩn xác và sinh động, tạo cho người xem cảm giác lập thể rõ nét. Tất cả điều này đã thể hiện sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Phật giáo Tây Tạng, góp phần làm nên sự huy hoàng của hang Mạc Cao trong thời kỳ phát triển thịnh vượng cuối cùng.

Phần 3. Nội dung của các tác phẩm điêu khắc và bích họa

Cổ nhân Trung Quốc rất tôn trọng Trời Phật Thần linh. Từ xưa đến nay, người Trung Quốc đều lưu truyền rất nhiều những câu chuyện thần thoại như Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa sáng tạo ra loài người, Khoa Phụ đuổi theo Mặt Trời, Đại Vũ trị thủy, v.v. Người Trung Quốc là một dân tộc tín Thần, bao gồm các đế vương trong lịch sử trải qua các triều đại cũng đều như vậy. Sau khi Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào Trung Quốc, dân tộc Hoa Hạ đã nhanh chóng tiếp nhận và hồng dương Phật pháp. Trong Phật giáo có rất nhiều câu chuyện hành thiện cứu người, nhân quả báo ứng, luân hồi chuyển sinh, làm việc tốt, bố thí đắc được thiện quả, làm việc xấu bị trừng phạt, con người tin vào Thần Phật thì sẽ nhận được sự bảo hộ của Thần, người tu luyện đắc đạo sẽ thăng lên thiên đường. Những ý niệm này gần như đều được tìm thấy trong các tác phẩm điêu khắc và tranh tường trong hang Mạc Cao. Còn có rất nhiều những bức tượng điêu khắc lớn và bích họa tôn vinh Thần Phật. Tất cả đều phản ánh niềm tin và sự mong cầu của con người thời bấy giờ.

Nghệ thuật điêu khắc tượng phân thành bốn nhóm chủ yếu sau:

(1) Nhóm tượng Phật, bao gồm: Tượng Thích Ca, Di Lặc, Dược Sư, A Di Đà cho tới Tam thế Phật, Thất thế Phật;

(2) Nhóm tượng Bồ Tát, bao gồm: Tượng Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền cho tới người cúng dường Bồ Tát, v.v.;

(3) Nhóm đệ tử, bao gồm: Tượng Đại Ca Diếp, A Nan;

(4) Nhóm tượng tôn thần, bao gồm: Thiên vương, lực sĩ, La Hán, v.v. Ngoài ra còn có một số quỷ thần, thiện thần và tượng động vật;

Tượng điêu khắc là chủ thể trong những hang động. Mặc dù trên bề mặt, những bức bích họa trong hang chỉ như có tác dụng bổ sung, trang trí, tuy nhiên số lượng và quy mô của chúng cũng lại là lớn nhất. Hơn nữa nghệ thuật hội họa cũng vô cùng tinh xảo, nội hàm phong phú, bao hàm mọi mặt của đời sống xã hội và gia đình, từ sinh lão bệnh tử cho tới trang phục, ẩm thực, nhà ở, phương tiện đi lại… Dường như là vô sở bất bao, thể hiện đầy đủ sinh hoạt văn hóa, phương thức sinh tồn của Thần cho tới thiên địa nhân, muông thú và môi trường trong các thời kỳ khác nhau của người xưa. Ngoài ra còn có tình hữu nghị và lòng biết ơn. Tất cả đều vô cùng phong phú và sinh động, lại hết sức tự nhiên và có trật tự.

Hơn 50,000m² tranh tường của Đôn Hoàng có thể phân thành những loại lớn dưới đây:

(1) Tranh về Phật. Đề cập đến hình tượng của Phật Đà, Bồ Tát, Hộ pháp cùng các chủng Thần linh khác nhau được người đương thời thờ tự. Tranh về Phật là bộ phận chủ yếu trong dòng tranh tường, Những bức tượng Phật này phần nhiều được vẽ trong khung cảnh Phật đang thuyết Pháp. Chỉ riêng các bức tượng loại này đã có 933 bức với tổng số lượng 12208 hình Phật với muôn vàn thần thái khác nhau. Trong đó bao gồm các dạng tượng Phật như Tam thế Phật, Thất thế Phật, Thích Ca, Đa Bảo Phật, Hiền Kiếp Thiên Phật, v.v; các chủng Bồ Tát có Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí, v.v. Thiên Long Bát Bộ có Thiên Vương, Long Vương, Dạ Xoa, Phi Thiên, A Tu La, Ca Hầu La (Kim Xí Điểu Vương), Khẩn Na La (Lạc Thiên), Đại Mãng Thần, v.v.

(2) Các bức họa theo đề tài thần thoại truyền thống dân tộc. Đề cập đến các nhân vật thần thoại xuất hiện trong các bức tranh cuối thời Bắc Ngụy như Đông Vương Công, Tây Vương Mẫu, Phục Hy, Nữ Oa, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ cho đến các vị thần gió, thần mưa, thần sấm chớp trong Đạo gia. Trên nhiều bức tường còn tìm thấy hình các bức họa miêu tả những chiếc xe có lọng cao che chắn, phía sau xe có cờ bay phấp phới, phía trước có các nhà giả kim dương cao cờ phướn để mở đường, theo sau cùng là các thần thú đầu người thân rồng đi theo tùy hành. Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ được phân bố trên các bức tường. Phi Liêm vỗ cánh mà gió nổi, Lôi Công vung tay đánh trống, tia chớp lóe lên như sắt khoan vào kim cương, thần mưa phun sương mù mà làm mưa xối xả.

(3) Những bức tranh kinh biến. Đây là những bức tranh được sử dụng thủ pháp vẽ liên hoàn, dùng cách thức biểu đạt thông tục dễ hiểu nhất để kể lại cả một bộ kinh Phật. Rất nhiều các khía cạnh của đời sống sinh hoạt của con người cũng đều được thể hiện qua những bức tranh kinh biến này. Những tác phẩm tranh kinh biến nổi tiếng của Đôn Hoàng có “Phúc Điền Kinh biến”, “A Di Đà Kinh biến”, “Di Lặc kinh biến”, “Pháp Hoa Kinh biến”, v.v.

(4) Những câu chuyện Phật truyền. Dòng tranh này chủ yếu nói về những câu chuyện khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế. Thông thường những bức vẽ về “Thượng tượng nhân thai” hay “Nửa đêm vượt thành” xuất hiện tương đối nhiều. Điển hình là bức họa trong hang số 290 (thời Bắc Chu) gồm sáu bức hoành phi, với 87 bức tranh ghép lại theo cách liên hoàn, đã khắc họa lại quá trình Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi ra đời cho tới lúc xuất gia. Một dải truyện tranh khổng lồ có kích thước lớn như vậy là rất hiếm gặp trong dòng tranh Phật giáo ở Trung Quốc.

(5) Tranh về cuộc đời Đức Phật. Đây là dòng tranh miêu tả lại những câu chuyện luân hồi báo ứng, hành thiện tích đức trong các đời chuyển sinh của Phật Thích Ca. Đây cũng là đề tài được khai thác rộng rãi từ thời kỳ đầu trong nghệ thuật tranh tường của Đôn Hoàng. Có thể lấy ví dụ như là “Tát Chủy Na hiến thân cho hổ đói”, “Thi Tì Vương xẻ thịt cứu bồ câu”, “Hươu cửu sắc xả thân cứu người”, “Tu Cát Đề dóc thịt hiến (cho) cha”, “Sư tử Kim Mao”, v.v.

(6) Những bức tranh về câu chuyện nhân quả. Đây là những câu chuyện về đệ tử Phật môn, thiện nam tín nữ và những chúng sinh được Phật Thích Ca độ hóa. Những câu chuyện này có sự khác biệt với các câu chuyện về cuộc đời Đức Phật ở chỗ: nếu như các bức họa trên chỉ kể về cuộc đời trong những tiền kiếp của Phật Thích Ca, thì ở đây lại kể về cả chuyện kiếp trước lẫn kiếp này của các đệ tử Phật môn và các thiện nam tín nữ. Những đề tài chính trong đó là “Chuyện năm trăm tên cướp thành Phật”, “Sa Di giữ giới mà tự sát”, “Thiện Hữu thái tử xuống biển lấy bảo ngọc” v.v. Những bức họa này được miêu tả rất sinh động, nhằm hướng con người tránh xa điều ác, hành thiện cứu người. Nhân quả báo ứng không hề sai lệch.

(7) Những bức tranh về di tích lịch sử của Phật giáo. Những bức họa này được căn cứ theo những ghi chép sử ký mà vẽ thành câu chuyện, bao gồm: thánh tích Phật giáo, câu chuyện luân hồi cảm ứng, sự tích cao tăng, tranh thụy tượng, tranh giới luật, v.v. Những bức họa này có thể được xem như một cuốn “lịch sử viết bằng tranh” về các nhân vật và sự kiện trong lịch sử Phật giáo. Loại tranh này chủ yếu được vẽ ở trong các hốc hang, đầu hàng lang và các vị trí phụ ở các góc. Tuy nhiên cũng có những bức được vẽ ở bức tường chính diện, như bức họa “Trương Khiên xuất sứ Tây Vực” trong hang số 323 , “Phật Đồ Đăng” và bức “Lưu Tát Ha” trong hang số 72, v.v.

(8) Những bức tranh về người cúng dường. Những người cúng dường chính là những nhân công và thợ điêu khắc đá vì tín ngưỡng Phật giáo mà bỏ công sức tài vật kiến tạo nên hang đá Đôn Hoàng. Để biểu thị sự tín ngưỡng chân thành với Phật và cũng để lưu danh với hậu thế. Khi bắt đầu khởi công xây dựng các động Phật này, những người cúng dường đã vẽ lại chân dung của bản thân, gia tộc, họ hàng và nô lệ của mình lên các bức họa. Những bức chân dung này được gọi là bức tranh về người cúng dường.

Bài viết này có sưu tầm một số câu chuyện Phật giáo trong các bức tượng và tranh tường trong hang động, xem phần phụ lục.

Ngoài những điều kể trên, một điều cũng đáng để nhắc tới là, trong những bức bích họa của Đôn Hoàng còn lưu giữ được một lượng lớn những hình ảnh về phi thiên, lạc vũ cho đến những công cụ tiên tiến được dùng trong sản xuất nông nghiệp và giao thông thời cổ đại.

(1) Phi thiên

Phi thiên hay còn được gọi là Hương Âm Thần, là thiên thần trong Phật giáo. Phi thiên trong những bức họa đều được vẽ ở khu vực phía trên của các bức tường hoặc ở trên trần hang nơi vốn được dùng để biểu thị cho bầu trời trong thế giới Cực Lạc.

Mỗi lần khi Phật giảng Pháp, các Phi thiên này đều bay lượn và trải hoa giữa không trung, điệu múa uyển chuyển, thanh thoát, vạt áo và tấm khăn vải mang theo khẽ khàng lướt đi mềm mại. Đại thi hào Lý Bạch có viết rằng: “Tố thủ bá phù dung, hư bộ nhiếp thái không; Nghê thường duệ quảng đới, phiêu phù thăng thiên hành.”

Dịch nghĩa: “Tay mềm nâng hoa sen, hư bộ bước (trên) hư không; Trong điệu khúc nghê thường (tay) kéo dải lụa, nhẹ bay lên trời cao.”

Hình tượng của Phi thiên là đến từ thiên đường, vốn không xuất hiện tại nhân gian. Hiện nay, rất nhiều vũ điệu múa Phi thiên là được học tập và mô phỏng từ những bức bích họa trong hang Đôn Hoàng. Hàm nghĩa của Phi thiên trong truyền thuyết dân gian là để dẫn khởi con người có tín tâm về thế giới Cực Lạc. Những họa sĩ thời cổ đại có thể vẽ nên những bức hình Phi thiên với tư thế mềm mại và uyển chuyển lại sống động đến vậy, hơn nữa lại còn xuất hiện trong rất nhiều hang động, điều đó quả thực phải khiến cho con người hôm nay thán phục bội phần.

Quần thể hang Mạc cao hiện nay có hơn 270 bức bích họa có hình Phi thiên với số lượng lên đến hơn 4500 hình. Chỉ riêng trong hang số 290 đã có hơn 154 hình Phi thiên với đủ loại tư thế, hình Phi thiên lớn nhất có chiều dài cơ thể lên đến 25m, nhỏ nhất là 5cm. Những bức hình Phi thiên là hình tượng nghệ thuật mang tính đại biểu nhất trong quần thể hang động Đôn Hoàng.

(2) Lạc vũ

Lạc vũ tức là âm nhạc và vũ đạo. Những bức họa theo đề tài âm nhạc tại hang Đôn Hoàng có trên hai trăm bức, trong đó vẽ rất nhiều đội nhạc, nhạc sĩ, nhạc khí. Theo như thống kê, có hơn 500 đội nhạc khác nhau, có các động tác thổi, kéo, đánh, gẩy với hơn 40 chủng loại nhạc khí, tổng số hơn 4500 hình. Trong các bức bích họa đại đa số đều có tượng khiêu vũ.

Tranh lạc vũ xuất hiện chủ yếu trong các bức họa kinh biến. Ví dụ như bức A Di Đà Kinh biến trong hang số 220. Trong tranh Phật A Di Đà ngồi xếp bằng đả tọa trên đài sen ở trung tâm hồ báu, Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đứng ở hai bên trái phải. Bốn xung quanh có rất nhiều Bồ Tát vây quanh. Trong hồ gợn sóng xanh như ngọc, hoa sen nở rộ, đồng tử vui vẻ nô đùa. Đội nhạc có 16 người chia làm hai khoang với tiếng trống và giai điệu du dương. Có một đội múa tay cầm khăn dài, vừa vẫy khăn vừa múa theo nhạc, rất giống với điệu múa “Hồ huyền” của Tây Vực. Bức Vô Lượng Thọ kinh biến trong hang thứ 217 và 172 lại có sự tương đồng đến thú vị với bức bích họa trong hang số 220. Trên nền trời rộng lớn, Phi thiên cưỡi trên mây trắng, thiên nhạc không đánh mà vang dội. Cảnh tượng thế giới Cực Lạc thật là mỹ diệu vô cùng!

Trong những bức họa tại hang Đôn Hoàng còn có những hình lạc vũ thể hiện cuộc sống thường nhật và phong tục tập quán của dân gian. Như doanh kỹ xuất hành trong bức tranh thời Trương Nghị; thanh thương kỹ (phương thức buôn bán kinh doanh của thương nhân) và bách hý (trò chơi dân gian) trong bức tranh phu nhân đời Tống hay điệu múa Lục Công trong tranh đám cưới v.v.

Tương truyền, điệu múa nổi tiếng “Nghê thường vũ y vũ” thời Đường, vốn là được học tập từ những tư thế vũ đạo trong những bức bích họa của hang Đôn Hoàng. Còn có điệu múa “Tỳ bà phản đàn” trong vũ đạo Trung Quốc, cũng có liên hệ với vũ lạc của Đôn Hoàng. Có khoảng 700 chiếc đàn tỳ bà với hơn 50 dạng tư thế cầm đàn khác nhau đã được phát hiện.

Trong các bức bích họa còn có rất nhiều những tư thế múa đẹp mắt, những điệu nhạc vũ này lẽ nào chỉ là sự tưởng tượng của con người hay sao? Điều này muốn nói cho chúng ta điều gì?

Lạc vũ xuất hiện sớm nhất trong thế giới Phật quốc để tôn vinh Đức Phật, vì vậy nó rất thần thánh và không thể bị xúc phạm. Một lượng lớn những hình ảnh lạc vũ trong các bức bích họa đều thể hiện sự mong mỏi của người dân về một thế giới tốt đẹp, sự kính ngưỡng vô hạn với Thần Phật, điều đó đã thể hiện một cách đầy đủ cảnh giới của Thiên Nhân hợp nhất trong văn hóa Trung Quốc.

Loại hình nghệ thuật như vậy đương nhiên là mang những ý nghĩa phi phàm, có thể khiến tâm linh của con người chấn động sâu sắc, để lại rất nhiều dư vị.

(3) Khoa học kỹ thuật thời cổ đại

Những bức bích họa tại Đôn Hoàng thể hiện một trình độ khoa học kỹ thuật cao của thời cổ đại trên nhiều phương diện. Ví dụ như trong phong cách kiến trúc, độ bền màu của vật liệu, v.v. Đôn Hoàng có thể xem như một bộ “tư liệu sống” của lịch sử.

Sự chuẩn xác trong bức Ngũ Đài Sơn trong hang 61 khiến cho con người hôm nay không khỏi bàng hoàng thán phục. Kiến trúc sư nổi tiếng Lương Tư Thành sau khi xem xong bức họa này đã tự mình tìm đến núi Ngũ Đài ở Sơn Tây và tìm ra được Minh Tự viện thời Đường được miêu tả chính xác trong bức tranh.

Ngoài ra, những thành tựu lớn trên phương diện sản xuất và giao thông của người xưa được tìm thấy ở Đôn Hoàng càng khiến thế giới phải chú ý. Như xe một bánh, bộ cương ngựa, bàn đạp ngựa, đinh đóng móng ngựa, tất cả đều là sáng tạo của người Trung Quốc.

Trong các bức bích họa có hơn 80 bức “Nông tác đồ” (bức tranh canh tác nông nghiệp) đã phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp hơn một ngàn năm từ thời Bắc triều cho tới thời nhà Nguyên. Quá trình sản xuất nông nghiệp được miêu tả trong hơn mười công đoạn từ gieo hạt cho tới thu hoạch với hơn hai mươi công cụ sản xuất khác nhau. Ví dụ như bức tranh canh tác trong hang số 445 đã vẽ nên cảnh gieo hạt, thu hoạch, vận chuyển, lên đồng, nghỉ giữa vụ cho đến cảnh tượng nhập kho thóc. Trong bức tranh này còn có sự xuất hiện của chiếc cày Khuất Nguyên – là công cụ canh tác nông nghiệp tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Trên những bức bích họa còn lưu lại những hình ảnh rất quý giá về phương tiện giao thông thời bấy giờ. Ví dụ như: trâu, ngựa, lạc đà, la, lừa, voi, thuyền, xe, xe ngựa kéo, v.v. Những loại phương tiện với mục đích sử dụng và hình dạng khác nhau đã phản ánh sự phát triển thịnh vượng của phương tiện giao thông và vận tải trên “Con đường tơ lụa” cả trên biển và đất liền, đồng thời điều này cũng thể hiện kỹ thuật chế tác tiên tiến của người Trung Quốc cổ đại.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53059

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 2): Tượng điêu khắc và bích họa trong hang đá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 1)https://chanhkien.org/2020/06/van-hoa-than-truyen-tao-don-hoang-phan-1.htmlMon, 15 Jun 2020 14:04:42 +0000https://chanhkien.org/?p=26399Tác giả: Lâm Khiết Tâm [ChanhKien.org]  Dẫn nhập: Các hang đá ở Đôn Hoàng được tạo ra theo dự ngôn của Thần, là một bảo tàng văn hóa Thần truyền, mang đầy ắp những điều thần kỳ và huyền bí. Trong lịch sử đã từng hấp dẫn vô số người tu đạo và các tín […]

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lâm Khiết Tâm

[ChanhKien.org] 

Dẫn nhập: Các hang đá ở Đôn Hoàng được tạo ra theo dự ngôn của Thần, là một bảo tàng văn hóa Thần truyền, mang đầy ắp những điều thần kỳ và huyền bí. Trong lịch sử đã từng hấp dẫn vô số người tu đạo và các tín chúng thành kính, lưu lại nghệ thuật Phật giáo siêu phàm thoát tục và văn hóa tín ngưỡng ngưng đọng. Vốn là các ngôi chùa Phật giáo ngày trước, các hang đá tại Đôn Hoàng hôm nay đã trở thành một bảo tàng nghệ thuật, vùng trời của du lịch. Trong loạt bài viết này, chúng ta hãy cùng giải đáp cho thắc mắc của không ít người: Rốt cuộc sứ mệnh chân chính của Đôn Hoàng là gì?

Đôn Hoàng nằm ở điểm giao nhau giữa các tỉnh: Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương, phía Nam lên đến Kỳ Liên Sơn, phía Tây nối tới sa mạc Taklamakan, phía Bắc giáp Bắc Tái Sơn, phía Đông giáp Tam Nguy Sơn. Đôn Hoàng từng là một vị trí yết hầu trọng yếu của Con Đường Tơ Lụa, ở phía cực Tây của hành lang Hà Tây là một ốc đảo có diện tích không lớn, bốn bề là sa mạc Gobi. Trong Ngụy Thư, Thích Lão Chí nói: “Đôn Hoàng nối liền với Tây Vực, [như vậy khiến] Đạo và phàm tục liên kết. Theo kiểu xưa, thôn xóm và các pháo đài nhỏ cũng có sự liên kết với nhau, ở khu vực như vậy cũng có nhiều chùa tháp”. Có thể thấy văn hóa Tây Vực có ảnh hưởng lớn đến Đôn Hoàng. Hơn 1.000 năm trước, Phật giáo rất thịnh hành ở các nước Tây Vực, các nghệ thuật Phật giáo như: xây tháp tạo chùa, tạo hang đúc tượng cũng theo đó mà truyền nhập vào Đôn Hoàng, giao thoa, dung hợp với văn hóa bán Thần cổ xưa của Trung Nguyên, sản sinh ra nghệ thuật điêu khắc hang đá huy hoàng tại Đôn Hoàng.

Hang đá Đôn Hoàng là một quần thể hang đá, bao gồm Hang Mạc Cao, động Thiên Phật Tây, khu Du Lâm, động Thiên Phật Đông và năm chùa hang đá ở huyện tự trị Tô Bắc của dân tộc Mông Cổ. Trong đó, Hang Mạc Cao ở cách Đôn Hoàng 25 km về phía Đông Nam, là một ốc đảo diện tích chưa đến 1 km2. Hang Mạc Cao được đào ở vách đá đứt gãy ở đoạn phía Đông chân núi Thiếu Sơn, trên dưới có năm tầng, từ Nam tới Bắc dài 1.680m, là hang đá được đào sớm nhất, quy mô lớn nhất, nội dung phong phú nhất. Theo ghi chép, Hang Mạc Cao bắt đầu được xây dựng vào năm Kiến Nguyên thứ hai, nhà Tiền Tần thời kỳ thập lục quốc (Năm công nguyên 366), vào thời Đường thì đạt đến cực thịnh, trải qua mười mấy triều đại như: tiền Tần, Bắc Lương, Tây Ngụy, Bắc Châu, Tùy, Đường, Ngũ Đại, Tống, Tây Hạ, Nguyên, Thanh, tổng cộng hơn 1.600 năm. Mạc Cao phân thành khu Bắc và khu Nam, khu Bắc chủ yếu là các phòng ở của tăng lữ và phòng thiền, là nơi mà người tu hành trong quá khứ ăn ở, đả tọa tu luyện hàng ngày. Khu phía Nam bảo lưu 492 động, bức bích họa rộng 45.000 m2, có đến hơn 2.400 bức tượng màu. Đây là kho tàng nghệ thuật văn hóa quý báu của nhân loại, tụ hội các nhân tố hội họa, điêu khắc, kiến trúc và các loại nhân tố văn hóa của Đông–Tây phương.

hang đá đôn hoàng

Phần chính diện của hang Mạc Cao. (Ảnh: Flick/Allan Grey CC BY-SA 2.0)

Hang Mạc Cao của Đôn Hoàng vốn dĩ là một chùa lớn, trong thời kỳ cực thịnh của Phật giáo thời Tùy Đường từng quy tụ hơn 1.000 người tu hành và các tín chúng. Thời Trung Quốc cổ đại, có rất nhiều người tin Thần tin Phật, bao gồm những người thống trị qua các đời ở Đôn Hoàng. Những người cúng dường để đào hang ở Mạc Cao (người bỏ tiền) chủ yếu là các quan chức và người quyền quý ở địa phương, tăng nhân và người dân trăm họ phổ thông cùng những thương nhân lui tới nơi đây. Những người đào hang chủ yếu là các tăng nhân ẩn danh và các họa sĩ vẽ trên đá, người đào hang sớm nhất là một hòa thượng. Do hoàng gia không trực tiếp đào hang, nên trong chính sử có ghi chép rất ít về các động đá ở Đôn Hoàng, trong các văn tự ở Tàng Kinh động của Hang Mạc Cao, có lưu giữ được tư liệu lịch sử nhưng cũng không hoàn chỉnh và không quy phạm. Nghệ thuật hang đá Đôn Hoàng được tiếp nối hơn 1.000 năm, mang đầy màu sắc thần bí và mang theo hơi thở của vùng đất quê nơi biên thùy xa xôi, lưu lại cho hậu thế vô số chỗ mê và vô số truyền kỳ. Những điều chân thực mà nghệ thuật hang đá huy hoàng triển hiện cho con người, chính là sự sùng kính vô hạn từ tận đáy lòng của những người đào hang và những người cúng dường đối với Thần Phật, là thể hiện của Phật tính thật sự và cả văn hóa tín ngưỡng có nội hàm thâm sâu sản sinh từ đó. Do vậy, tranh tượng Phật là chủ đề vĩnh hằng ở Mạc Cao — Đôn Hoàng.

Thời kỳ Tùy Đường, Phật giáo thịnh hành ở Trung Nguyên, ở Hang Mạc Cao xuất hiện những bức bích họa kinh Phật kích cỡ lớn, dùng hình thức vẽ liên hoàn đầu đuôi nối nhau ghi lại cả một bộ kinh Phật lên bức vách, trong đó có thế giới Tây phương Tịnh Độ, thế giới Đông phương của Phật Dược Sư, thế giới của Phật tương lai — Phật Di Lặc v.v. Cảnh tượng hồng đại, khí thế hùng vĩ khiến người xem không khỏi thốt lên. Trong bức bích họa còn có một số Thần Thánh, chim hoa, động vật, tranh sơn thủy, tranh kiến trúc, chân dung của người đào hang tạo tượng, người góp tiền, thợ vẽ tranh trên đá và các hình vẽ cuộc sống xã hội, áo mũ phục sức của các đế vương, tể tướng, tướng quân, cho đến người dân trăm họ. Nhiều vô số kể, toàn diện đầy đủ. Cho dù là bức họa đơn hay là bức họa lớn đều tinh mỹ tuyệt luân, hình tượng sinh động, sống động như thật, không hổ danh là nghệ thuật Phật giáo hoàn chỉnh nhất trong lịch sử nhân loại.

bức bích hoạ trong hang mạc cao

Các bức bích họa trong Hang Mạc Cao. (Ảnh: Flickr/David Tansey CC BY 2.0)

bức bích hoạ các chư phật trong hang mạc cao

Các bức bích họa trong Hang Mạc Cao. (Ảnh: Flickr/intothegreen CC BY-NC-ND 2.0)

Một bộ lịch sử nghệ thuật như vậy, ngưng tụ tấm lòng hướng về Thần vĩnh viễn của con người, đã siêu việt cảm thụ thẩm mỹ của con người đối với nghệ thuật, làm chấn động đối với tâm linh của con người rất to lớn. Sau khi con người xem xong thì trong tư tưởng tăng thêm thiện niệm, tấm lòng sẽ rộng mở, sẽ được tịnh hóa tâm linh. Nội dung phong phú và nội hàm sâu sắc, bác đại tinh thâm, thế giới Phật quốc xa xôi và hiện thực xã hội nhân loại giao thoa với nhau, khiến cho con người cảm thấy mình nhỏ bé và rất thiếu thốn. Hơn 1.000 năm qua, những người khấn bái ở đây dường như được bước vào nơi chân thực của thần thoại, bước vào một thời-không vũ trụ thần bí xa xôi, lưu luyến không muốn về. Cái chân thực của thần thoại ấy, vừa huyền bí sâu xa kỳ diệu, vừa mỹ lệ siêu nhiên. Ở đây, sự xung kích mạnh mẽ về tâm linh, Thiên–Địa–Nhân tụ hội ở một chỗ, khiến người ta quên đi sự ồn ào của trần thế, buông bỏ tự ngã, vật chất và tinh thần hợp lại làm một, Thần và Nhân dung hợp với nhau, Thiên–Nhân hợp nhất. Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh. Tạo hóa của Thần, tiếng gọi từ Thiên quốc có thể khiến những người ở trong hiện thực lĩnh ngộ được ý nghĩa vĩ đại của sự tồn tại của sinh mệnh.

1. Cái tên Đôn Hoàng từ đâu mà có

Từ xưa đến nay, các địa danh thường ẩn chứa nội hàm văn hóa phong phú.

Từ “Đôn Hoàng” lần đầu xuất hiện trong Sử ký – Đại Uyên liệt truyện, trong đó Trương Khiêm báo cáo cho Hán Vũ Đế, nói: “Người Nguyệt Thị ban đầu cư trú ở Đôn Hoàng, trong Kỳ Liên”.

Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế Lưu Triệt lập quận huyện ở Đôn Hoàng và còn cho di dân số lượng lớn từ Trung Nguyên, văn hóa Trung Nguyên thâm nhập vào Đôn Hoàng. Sau đó, vào các thời kỳ khác nhau, Trung Nguyên nhiều lần đại loạn, khiến cho rất nhiều văn nhân nho sĩ lưu lạc tới Đôn Hoàng tránh nạn, rồi định cư ở đây, viết sách vở truyền bá văn minh, phát triển văn hóa Trung Nguyên, từ đó khiến Đôn Hoàng có cơ sở văn hóa Trung Nguyên thâm hậu.

Năm 119 TCN, Hán Vũ Đế phái Trương Khiên thông Tây Vực, từ đó, Đôn Hoàng trở thành trung tâm giao thông giữa Đông và Tây phương, là yết hầu trọng yếu của Con Đường Tơ Lụa, là điểm tụ hội giữa văn hóa Trung Nguyên và văn minh phương Tây.

Còn cái tên “Đôn Hoàng” từ đâu tới thì trong lịch sử vẫn luôn có nhiều cách nói khác nhau, có người cho rằng từ “Đôn Hoàng” này là dịch giản lược của cách người dân bản địa dân tộc thiểu số gọi địa danh. Còn có học giả cho rằng “Đôn Hoàng” vừa không phải là từ Hán ngữ, vừa không phải là từ của dân tộc thiểu số, mà có thể là có liên quan tới người Hy Lạp cổ thời kỳ đầu. Ứng Thiệu thời Đông Hán giải thích về “Đôn Hoàng” như sau: “Đôn, nghĩa là to lớn. Hoàng, nghĩa là hưng thịnh”. Thời nhà Đường, trong Nguyên hòa Quận huyện Đồ chí, Lý Cát Phủ cũng nói: “Đôn, nghĩa là to lớn. Vì dựa vào đó mà mở rộng Tây Vực, nên lấy tên hưng thịnh đặt cho nó”. Như vậy, vì cho rằng nơi này có tác dụng trọng yếu cho việc mở rộng ra Tây Vực, nên người ta đặt tên là “Đôn Hoàng”.

Cho dù cái tên “Đôn Hoàng” không có nghiên cứu nào kiểm chứng thì cách giải thích “to lớn”, “hưng thịnh” cũng phản ánh sự phồn vinh của Đôn Hoàng trong lịch sử.

2. Truyền kỳ về núi Minh Sa, suối Nguyệt Nha

Sơn dựa vào thủy mà tươi tốt, thủy dựa vào sơn mà mỹ lệ. Các ngôi chùa ở Trung Quốc thường hay được xây ở những khu vực dựa vào núi, ở gần nước. Hang Mạc Cao là một ngôi chùa lớn trong sa mạc, cũng có núi Minh Sa, suối Nguyệt Nha làm bạn, nhưng quả là có phong cách riêng, độc nhất thế giới.

núi minh sa suối nguyệt nha đôn hoàng

Truyền kỳ về núi Minh Sa, suối Nguyệt Nha giữa sa mạc. (Ảnh: Flickr/Dan Lundberg CC BY-SA 2.0)

Núi Minh Sa do cát năm màu tích tụ mà thành, vì nó thường hay phát ra âm thanh khi gió thổi nên có tên gọi như vậy (‘Minh’ ở đây nghĩa là tiếng vang). Trong bài thơ Dị Uyển, Lưu Kính Thúc của Nam Triều có viết: “Lương Châu Tây có núi Sa, tích xưa nói có quân đội bị chôn vùi nơi đây, thây chất hàng vạn, rồi có gió lớn thổi cát vùi lên, sau trở thành núi, nên gọi là núi Sa, có lúc nghe thấy tiếng trống trận”. Có thể thấy núi Minh Sa mang đầy linh khí và thần kỳ.

Trong lòng núi Minh Sa cao cao, ở giữa có một vùng bồn địa hết sức ngoạn mục, là suối Nguyệt Nha nước bích có dáng uốn cong như hình trăng khuyết.

Núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha thần kỳ ở chỗ khi có gió thổi thì cát không chạy xuống suối, mà là từ dưới bay lên trên, do vậy suối Nguyệt Nha vĩnh viễn không bị cát lấp đi, cứ mãi sóng biếc dập dờn, trong veo thanh tú, phong cảnh hết sức ưu nhã, núi Minh Sa cũng sẽ không bị giảm bớt độ cao vì cát chảy xuống.

truyền kỳ về núi minh sa suối nguyệt nha hang mạc cao

Suối Nguyệt Nha uốn cong như hình trăng khuyết. (Ảnh: Flickr/keso 2 CC BY-NC-ND 2.0)

Núi cát và suối nước, vốn dĩ là tương khắc chứ không tương sinh, là oan gia đối đầu, suối nước ở trong sa mạc quả thực là hiếm có. Vậy nên, suối mà có thể ở cùng một chỗ với núi cát, có cát bay mà không bị nhiễm một hạt cát nào, hơn nữa tồn tại trên nghìn năm không khô cạn, thì quả thực khiến người ta phải cảm thán không thôi.

Núi Minh Sa gồm hai ngọn núi cát có hình thế khác nhau hợp thành, mà suối Nguyệt Nha lại nằm ở giữa hai ngọn núi cát đó. Có một vị đại sư nào đó về Dịch học ở Đài Loan, căn cứ theo kết quả khảo sát một lượng lớn sách vở kinh điển, đã suy đoán ra đây chính là Giao Trì (hồ ngọc) của Tây Vương Mẫu. Theo lời của ông thì núi Minh Sa là hai quả bàn đào có cuống nối nhau, còn suối Nguyệt Nha là cái lá xanh ở giữa hai quả đào. Đúng là “Thiên đường thánh cảnh lạc nhân gian, Sơn sa tuyền thủy y thiên niên (Thánh cảnh thiên đường rơi xuống nhân gian, núi cát suối nước dựa vào nhau cả nghìn năm)”. Đây quả là kiệt tác của ông Trời, quả là thần kỳ, tuyệt diệu!

Nghe nói sau khi ngành du lịch phát triển, du khách không ngừng tăng lên, môn trượt cát trở thành một trò chơi được tổ chức bởi ngành du lịch. Do người ta trượt cát nên độ cao của núi cát có phần hạ xuống. Cơ quan quản lý địa phương vì để đề phòng núi cát tiếp tục hạ xuống, đã từng trồng cây ở vùng phụ cận, một là phòng độ cao của núi cát hạ xuống, hai là phòng cát trượt xuống suối, sẽ lấp nó đi mất. Nhưng hiệu quả ngược lại, những cây được trồng ấy đã làm đổi hướng gió vốn có, lại làm giảm lực gió, phá hoại quy luật ban đầu vốn có lợi cho việc cùng tồn tại của núi cát và suối nước. Quy luật này nghĩa là có lúc gió mạnh sẽ từ giữa hai ngọn núi mà thổi cát lên, lực tác dụng không ngừng như vậy khiến cho cát được đẩy lên trên, không bị trượt xuống suối nước. Sau này, người ta nhận thức ra điểm này mà khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Có thể thấy núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha dựa vào nhau mà sinh tồn, dựa vào quy luật tự nhiên vượt qua nhân loại, đúng là tạo hóa của Thần, kiệt tác hoàn hảo của Trời, không cho phép con người khinh nhờn rồi tự ý cải tạo.

Con người chỉ có thể thuận theo sự an bài xảo diệu của Thần, mới có thể lĩnh ngộ được huyền cơ kỳ bí trong tuyệt tác của Thiên Địa.

Trong sa mạc rộng lớn, núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha cũng giống như một bức họa ba chiều to lớn được vẽ ra giữa Trời Đất bởi cánh tay của Thần. Đường cong từ đỉnh núi tới thung lũng giống như một dải băng dài thanh lịch múa bay giữa trời, nối liền Thiên Địa. Những hạt cát mịn trên sườn núi, nhìn gần thì trong suốt óng ánh, lấp lánh ánh quang, nhìn xa thì như gấm vóc mượt mà, mềm mại, sắc màu vàng óng tinh khiết dường như phản ánh sự huy hoàng giàu có mỹ lệ của Phật quốc, khiến người ta phải say mê.

Núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha lại làm cho Hang Mạc Cao thêm sắc thái thần bí.

3. Hang Mạc Cao, truyền thuyết về Tam Nguy Sơn

Hang Mạc Cao là một khu ốc đảo hình lá cây, lưng dựa vào núi Minh Sa, đối diện với Tam Nguy Phong, vị trí nằm ở trong sa mạc Gobi ở phía Tây Bắc Trung Quốc, dân cư thưa thớt, gió cát đầy trời. Tam Nguy Phong vì đối diện với Tam Nguy Sơn nên mới được lấy tên như vậy. Theo truyền thuyết, sứ giả của Tam Thánh Mẫu là Tam Thanh Điểu đã dừng chân ở đây. Hang Mạc Cao được xây nhờ Phật quang của Tam Nguy Sơn.

Theo Trùng tu bàn thờ Phật ở Hang Mạc Cao của Lý Hoài Nhượng, người ta thấy được lý do ban đầu của việc đào Hang Mạc Cao. Là nói vào năm 366, một hòa thượng vân du là Nhạc Tôn, giới hành thanh hư, giữ tâm điềm tĩnh, tay nắm một cái tích trượng, Tây du đến Tam Nguy Sơn, đột nhiên nhìn thấy lấp lánh ánh vàng kim, hình dáng như hào quang của cả nghìn vị Phật. Nhạc Tôn lập tức ngộ ra đây là Phật quang điểm hóa, nên ở đây đào hang tạo tượng, quảng truyền Phật Pháp. Thế là hòa thượng Nhạc Tôn đào động thứ nhất. Sau đó không lâu, lại có một vị gọi là thiền sư Pháp Lương từ phương Đông đến, ở bên cạnh động của Nhạc Tôn lại đào một cái nữa. Từ đó về sau, trải qua nhiều năm, đến thời Đường thì đã có hơn 1.000 nơi thờ cúng.

Cho dù hòa thượng Nhạc Tôn có thấy ánh Phật quang hay không, rồi phát nguyện như thế nào, thì đã không thể nghiên cứu được nữa, thậm chí người ta tin rằng đây chỉ là một truyền thuyết. Nhưng hơn 1.000 năm nay, 492 hang động được đào qua các thời đại khác nhau tại Hang Mạc Cao là thật.

hang động mạc cao

Các hang động tại Hang Mạc Cao. (Ảnh: Flickr/Tom Thai CC BY 2.0)

Danh từ ‘Hang Mạc Cao’ này xuất hiện sớm nhất ở trong lời đề tựa ở hang động số 423 thời nhà Tùy, người ta cũng không thống nhất được nguồn gốc của danh xưng này là từ đâu, đại để có ba cách nói: Thứ nhất là, Hang Mạc Cao được đào ở một nơi cao trong sa mạc, trong Hán ngữ cổ, chữ ‘mạc’ (漠) trong ‘sa mạc’ và chữ ‘mạc’ (莫) trong ‘Hang Mạc Cao’ là có thể dùng hoán đổi. Thứ hai là, từ trong động Tàng Kinh đào được một số văn thư và văn bản thời nhà Đường ghi lại, thời nhà Đường ở huyện Đôn Hoàng, Sa Châu có “Núi Mạc (漠) Cao”, và “thôn Mạc (漠) Cao”, theo khảo sát này, núi Minh Sa thời Tùy Đường cũng được gọi là núi Mạc Cao, do vậy lấy tên của thôn gần Hang Mạc Cao làm tên cho nó. Thứ ba là trong tiếng Phạn, âm “Mạc Cao” (Mo Cao) có nghĩa là giải thoát, nên “Mạc Cao” là dịch âm từ tiếng Phạn.

Còn có một cách nói nữa, cổ nhân tin rằng Thần Phật là chí cao vô thượng, để kỷ niệm công đức “không gì cao bằng” của hòa thượng Nhạc Tôn, nên đặt tên quần thể hang đá này thành ‘Hang Mạc Cao’ (‘Mạc Cao’ có thể hiểu là không gì cao bằng).

Hang Mạc Cao còn gọi là ‘Động Thiên Phật’, là vì trong hang động có rất nhiều tượng Phật và bích họa. Có thể nói, nhiều tượng Phật trong hang động và các bức bích họa, cho đến hàng trăm hang động, đều là vì hòa thượng Nhạc Tôn năm đó nhìn thấy ánh Phật quang như nghìn Phật hiển hiện, do vậy mà đắc được gợi ý của Thần rồi bắt đầu xây nên.

hang mạc cao thiên phật động

Tượng Phật và các bức bích hoạ tại động số 220 trong Hang Mạc Cao. (Ảnh: Flickr/emperornie CC BY-SA 2.0)

Tam Nguy Sơn, từ lúc có ánh kim quang tráng lệ như nghìn vị Phật ấy, mà được coi là một ngọn linh sơn Thần Thánh. Để cầu phúc thọ bình an, người dân địa phương xây dựng chùa miếu trên núi, khiến Tam Nguy Sơn trở thành một thánh địa Phật quốc. Còn Hang Mạc Cao thì được đào và xây lên tại vị trí lòng sông, phía bờ sông Tây của Đại Tuyền Hà (sông này đã khô cạn, ngay bên cạnh Tam Nguy Sơn), lối vào Hang Mạc Cao đối diện với Tam Nguy Sơn — một ngọn núi hùng vĩ như Thần sơn, trông như một phông nền tự nhiên khiến phong cảnh càng thêm nổi bật, khí thế hào hùng, sức con người là không thể tạo ra, chỉ có thể là an bài của Thần.

Mặc dù Tam Nguy Sơn điểm hóa cho hòa thượng Nhạc Tôn, khiến cho vùng hoang mạc rộng mênh mông ngút tầm mắt ở Tây Bắc Trung Quốc từ đó có Thánh điện Hang Mạc Cao, nhưng từ vị trí địa lý và khí hậu của Hang Mạc Cao mà xét, thì huyền cơ trong việc Thần lựa chọn nơi này không chỉ như vậy.

Khí hậu của Đôn Hoàng khô hanh, khiến cho những bức bích họa tinh mỹ trong Hang Mạc Cao có thể được bảo lưu trường tồn. Xét theo sự huy hoàng của Hang Mạc Cao hiện nay, thì có thể thấy văn hóa nghệ thuật ở Trung Nguyên từng xán lạn cỡ nào.

Hang Mạc Cao ước chừng cách thành cổ Đôn Hoàng 30 km, vào thời cổ đại thì khoảng cách này là không gần, lại là vùng sa mạc, nên đúng là đường đi khó, khó như lên trời xanh vậy! Dường như đang cho người ta thấy từ phàm trần tục thế mà đến thế giới thiên quốc thì xa xôi cỡ nào. Từ bất kỳ một đô thị phồn hoa nào tới Đôn Hoàng cũng phải đi qua sa mạc Gobi nóng như thiêu, chịu đựng gió cát thê lương đầy trời, khí hậu khô nóng khốc liệt. Thần dường như đang nhắc nhở một người hành hương cầu Thánh rằng cần phải phó xuất rất gian khổ, mới có thể gặp được thế giới Thiên quốc trang nghiêm thần thánh. Đại mạc rộng lớn mênh mông, hoang vu không người ở, cuộc sống đơn điệu gian khổ, nếu không phải là có tinh thần tín ngưỡng kiên định, thì những người đào hang và người tu hành khó mà có thể ở lại nơi đây, chịu đựng sự tịch mịch vô biên nơi sa mạc.

Hang Mạc Cao nằm ở nơi sa mạc hoang vắng, cách xa các cố đô của lịch sử Trung Quốc, cũng chính là thích hợp với hình thức tu luyện của những người tu hành muốn thoát ly thế tục, xuất gia làm tăng, ẩn dật nơi núi rừng hoang dã, hơn nữa còn tránh được những chiến loạn thay đổi triều đại trong lịch sử, sự thiên biến của tôn giáo, văn hóa và cả kiếp nạn diệt Phật trong những năm Hội Xương của nhà Đường. Bởi vì từ cổ đến nay, từ các quan lại địa phương, các quý tộc giàu có, thiện nam tín nữ, cho đến người dân nghèo khổ, đều tin tưởng vững chắc vào Thần Phật, cho nên vùng đất này được Thần Phật bảo hộ.

 

(Còn nữa)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/258594

http://www.zhengjian.org/node/53058

The post Văn hóa Thần truyền tạo nên Đôn Hoàng (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>