Đô Giang Yển | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 18 Jul 2024 03:22:20 +0000en-UShourly1Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 3)https://chanhkien.org/2024/01/bai-viet-ky-niem-20-nam-chanh-kien-thao-luan-ve-van-minh-5000-nam-trung-hoa-cong-trinh-thuy-loi-do-giang-yen-chi-thien-chi-my-ky-3.htmlSun, 28 Jan 2024 03:34:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32457Tác giả: Phất Hiểu [ChanhKien.org] III. Hiện trạng của Đô Giang Yển như thế nào? Nghe nói rằng trong lịch sử cũng có một vài triều đại đã tiến hành cải tạo và tu sửa cải thiện nhỏ cho Đô Giang Yển. Trung Cộng tự khoe khoang “Từ những năm 50 bắt đầu kiến tạo […]

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phất Hiểu

[ChanhKien.org]

III. Hiện trạng của Đô Giang Yển như thế nào?

Nghe nói rằng trong lịch sử cũng có một vài triều đại đã tiến hành cải tạo và tu sửa cải thiện nhỏ cho Đô Giang Yển.

Trung Cộng tự khoe khoang “Từ những năm 50 bắt đầu kiến tạo lại mới 4 khu dẫn nước tưới tiêu: kênh dẫn nước nhân dân, kênh dẫn nước Tây Hà, kênh dẫn nước Đông Phong và kênh dẫn nước thải, vào những năm 70 đã đào một đường hầm dài hơn 6000m ở đoạn giữa núi Long Tuyền nhằm dẫn nước sông đến phía đông chân núi Long Tuyền, mở rộng diện tích tưới tiêu đến hơn 7 triệu mẫu (năm 1973)”. Dãy núi Long Tuyền nằm ở phía đông của thành phố Thành Đô, cách Đô Giang Yển 80km về hướng đông, vùng này đã nằm ngoài các vấn đề mà công trình Đô Giang Yển có thể xử lý, hầu như không có liên quan gì đến công trình thủy lợi Đô Giang Yển mà chúng ta đang thảo luận, không thấy những cải tiến của Trung Cộng có gì tốt đối với công trình Đô Giang Yển, cùng lắm cũng chỉ là mượn danh của công trình Đô Giang Yển mà thôi. Theo Wikipedia: đến nay khu vực tưới tiêu đã đạt hơn 30 huyện thị, diện tích gần 10 triệu mẫu, e rằng so với ban đầu cũng không có bao nhiêu khác biệt. Giả sử nếu nói có liên quan đến Đô Giang Yển, nhiều lắm cũng chỉ là tận dụng lợi ích của công trình Đô Giang Yển mà thôi. Nhưng qua đó có thể thấy, điều này chẳng phải đã chứng minh cho lợi ích to lớn của Đô Giang Yển hay sao?

Mà từ sau năm 1974, Trung Cộng đã cho xây dựng một đập nước kiên cố tại cửa sông, thay thế cho phương pháp khống chế lưu lượng nước bằng Mạ Chu truyền thống, cản trở vận tải đường thủy và ngăn không cho bùn cát đá ở cửa sông trôi thoát đi một cách tự nhiên, từ đó gây ứ đọng và tràn ngược về bên trong lòng sông.

Sau khi Trung Cộng cướp chính quyền, cây cối trong rừng bị chặt phá bừa bãi, khiến đất đai bị sa mạc hóa càng ngày càng nghiêm trọng.

Trận động đất lớn 5.12 độ richter ở Ôn Châu vào năm 2008, không biết có tạo nên tổn hại gì cho Đô Giang Yển hay không?

Dưới đây là ghi nhận theo tư liệu trên trang web “Đại Kỷ Nguyên”:

Chuyên gia thủy lợi học nổi tiếng Vương Duy Lạc nói: “Đường sông của Mân Giang bị con người tiến hành quy hoạch và sửa chữa, mà trong thiết kế và quy hoạch thành phố của Trung Cộng, đã lợi dụng những nơi có sông chảy qua để lập các dự án bất động sản, hiện tại về cơ bản dòng chảy các sông ở Tứ Xuyên đều trở thành rất hẹp, hai bên đầy những công trình kiến trúc.

Đường kênh xi-măng ấy thay thế cho sự hài hòa của cây cối và đất đai, cây cỏ và tự nhiên, khiến cho cảnh quan núi non lưu vực Mân Giang không có cái nào may mắn còn tồn tại, kết quả tất yếu là lũ lụt khắp nơi, sạt lở thường xuyên, khiến vùng thung lũng Mân Giang hoang tàn đến cỏ cũng không mọc nổi.”

Những cơn mưa lớn liên tiếp giáng xuống khiến 90 vạn người thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc chịu nạn, vào ngày 10 tháng 7 (năm 2013) tại Đô Giang Yển đã phát sinh một trận sạt lở núi trên diện rộng, cây cầu số 3 trên tuyến quốc lộ số 213 bị ngập tạo thành hồ lớn chắn ngang.

Người dân Đại Lục lưu truyền rằng, chính quyền tự tiện di dời thần thú “Thạch Tê Trấn Thủy”, được phát hiện năm 1973, năm 2013 khai quật; đem gửi đến bảo tàng di chỉ Kim Sa chịu phơi nắng, phơi gió phơi mưa, mới tạo thành việc xảy ra lũ lụt một cách mất kiểm soát.

Lúc đó rất nhiều người nói không được đào Thần thú trấn thủy của Lý Băng lên, nhưng phía chính phủ cho rằng đó là mê tín, cái gì mà Thần thú trấn thủy; nó được rửa sạch sẽ rồi chuyển đến bảo tàng di chỉ Kim Sa.

Đào Thần thú lên thì sẽ như thế nào? Không đến nửa năm, liền thấy ứng nghiệm.

Hiện tại tình trạng của Đô Giang Yển ra sao? Mức độ tổn hại thế nào? Thiết nghĩ người dân địa phương nhất định biết rõ nhất.

IV. Liên tưởng đến đập Tam Hiệp

Đập lớn Tam Hiệp trên sông Trường Giang, thuộc thị trấn Tam Đẩu Bình khu Di Lăng thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nó là công trình thủy lợi được xây nên để phát điện bằng sức nước, cắt sông đoạn dòng (triệt giang đoạn lưu), chặn ngang Trường Giang, khiến cả khe núi lớn phạm vi 600km thượng lưu của con đập biến thành một hồ chứa nước. Công trình khởi công năm 1992, đến năm 2009 mới hoàn thành, tổng thời gian thi công là 17 năm!

Vào giai đoạn đầu biện luận và chứng minh, có không ít nhà khoa học, chuyên gia thuỷ lợi đều phủ định quan điểm này, có đến 9 nhà khoa học không ký tên xác nhận. Chuyên gia thuỷ lợi nổi tiếng, giảng viên đại học Thanh Hoa, tiến sĩ Hoàng Vạn Lý, lúc sinh thời đã phản đối mạnh mẽ công trình đập Tam Môn Hiệp trên Hoàng Hà và đập Tam Hiệp trên Trường Giang, tháng 4 năm 1957, ông cùng những người khác đã tiến hành cuộc biện luận 7 ngày về đập lớn Tam Môn Hiệp, sau cuộc họp đó ông bị đánh thành cánh hữu. Từ năm 1992, giáo sư Hoàng đã 6 lần viết thư cho các lãnh đạo cấp cao của Trung Cộng, trình bày các lý do tuyệt đối không thể xây dựng đập Tam Hiệp Trường Giang. Năm ông 90 tuổi, tuy ông bị bệnh nằm liệt giường nhưng vẫn không ít lần nước mắt giàn dụa, lặp đi lặp lại một câu nói: “Họ không chịu nghe tôi nói!”

Ông Blake Wilder thuộc Viện Chính sách Môi trường Washington cho rằng, công trình Tam Hiệp “xét từ góc độ môi trường và xã hội, thì đây là một con đập lớn chứa đầy tai họa.”

Đập Tam Hiệp được xây là vì để phát điện, nhưng lại mang đến vô vàn tai nạn.

Đại sư Lý Hồng Chí từng khai thị:

“Những tìm tòi của nhân loại là vì để cạnh tranh kỹ thuật, mượn cớ là để cải biến điều kiện sinh tồn, nhưng đa số là lấy việc bài xích Thần, phóng túng đạo đức nhân loại [vốn để] ước chế tự thân làm cơ sở, do đó văn minh xuất hiện của nhân loại quá khứ mới bị huỷ diệt nhiều lần.” (Luận Ngữ – Chuyển Pháp Luân)

Mỉa mai thay, công trình Tam Hiệp đã hao phí 200 tỷ nhân dân tệ, tự công bố là lượng phát điện đạt 101.6 tỷ Watt mỗi giờ, nhưng hiện tại vẫn đang bị náo loạn vì thiếu điện.

Có thể sẽ có người nói: Đập Tam Hiệp và công trình Đô Giang Yển khác nhau, Đập Tam Hiệp dùng để phát điện, Đô Giang Yển để phân lưu lượng và điều tiết lũ. Tôi cho rằng, thứ nhất, phát điện không thể đánh đổi trả giá bằng sự phá hoại hoàn cảnh sinh thái và tổn thất các giá trị khác; thứ hai, cho dù cần phát điện, cũng không thể chặn ngang dòng chảy của sông, không cần tích nước thành hồ.

Đập Tam Hiệp sau khi được xây xong, đã tạo những hậu quả tai nạn rõ ràng, ở đây không bàn chi tiết.

Một vị chuyên gia nói: Con người với tự nhiên, không phải quan hệ chinh phục và bị chinh phục, mà là quan hệ hoà hợp, cân bằng cùng chung sống hài hoà. Cổ nhân nói: Hoà vi quý.

Trường Giang, Hoàng Hà, là những mẹ sông từ ngàn vạn năm của dân tộc Trung Hoa; nếu xem trái đất như thân thể con người, thì hai con sông đó càng như hai động mạch chủ của cơ thể người; từ mặt khác xét, chúng cũng là sinh mệnh, mà việc chặt ngang cắt đoạn sinh mệnh làm đôi thì sinh mệnh đó sẽ ra sao?

V. Lời kết

Nếu như nói, cha con Lý Băng có thể coi như là bậc tiền bối tiên phong về thủy lợi, hoặc có thể gọi là nhà khoa học thời cổ đại, vậy thì họ phải có nhận thức rất lớn đối với các hiện tượng thủy lực, quy luật về thủy thế; họ có cảm ngộ với Thần, kính Thiên tín Thần, yêu thương bảo hộ bách tính, chăm sóc vạn vật, thế nên mới có những sáng tạo khiến người ta sửng sốt, kinh thiên động địa như Đô Giang Yển.

Từ một mặt khác, Đô Giang Yển đã chứng thực được sự bác đại, ảo diệu của khoa học cổ đại Trung Quốc, lột tả những đặc sắc của văn hóa thần truyền.

“Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác.” (Bài giảng thứ bảy – Chuyển Pháp Luân)

Đập lớn Tam Hiệp được kiến tạo theo kỹ thuật hiện đại, sẽ mang đến trạng thái thế nào đây?

Nhận thức nông cạn của bản thân khó tránh có chỗ sai sót, càng không thể nói rõ toàn bộ sự ảo diệu của Đô Giang Yển, mong rằng có sự góp ý và bổ sung của các bạn đọc, chuyên gia hiểu biết thâm sâu toàn diện hơn, tiết lộ những tầng diện thần kỳ cao hơn của công trình Đô Giang Yển!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270801

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 2)https://chanhkien.org/2024/01/bai-viet-ky-niem-20-nam-chanh-kien-thao-luan-ve-van-minh-5000-nam-trung-hoa-cong-trinh-thuy-loi-do-giang-yen-chi-thien-chi-my-ky-2.htmlWed, 24 Jan 2024 08:32:45 +0000https://chanhkien.org/?p=32434Tác giả: Phất Hiểu [ChanhKien.org] II. Các nét chí thiện chí mỹ của công trình Đô Giang Yển 1. Cử chỉ Thiện Giả sử chúng ta coi như “lũ lụt” là âm, coi “hạn hán” là dương, vậy thì dải đất đồng bằng phía Tây Tứ Xuyên trước đây có thể nói là “Mất cân […]

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Phất Hiểu

[ChanhKien.org]

II. Các nét chí thiện chí mỹ của công trình Đô Giang Yển

1. Cử chỉ Thiện

Giả sử chúng ta coi như “lũ lụt” là âm, coi “hạn hán” là dương, vậy thì dải đất đồng bằng phía Tây Tứ Xuyên trước đây có thể nói là “Mất cân bằng âm dương”, như thế công trình Đô Giang Yển đã khiến cho “âm dương trở nên cân bằng”; nếu coi trái đất là cơ thể con người, thì sự lưu thông của công trình Đô Giang Yển, khống chế mạch nước, cũng chính là các kinh mạch được đả thông, loại bỏ các cục máu đông, tạo phúc một phương. Thế nên sau khi công trình vừa hoàn công liền thấy được ngay công hiệu, khiến cho cả một vùng đất ấy trở nên màu mỡ phì nhiêu bạt ngàn, tràn đầy sinh cơ, trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, “thiên phủ chi quốc”, sản vật phong phú!

Những di tích cổ như miếu Nhị Vương, Phục Long quan đã trở thành nhân chứng cho những công trạng, thần tích và tấm lòng cảm kích cũng như những hoài niệm của bách tính địa phương dành cho cha con Lý Băng.

2. Dựa thế mà dẫn nước

Công trình Đô Giang Yển không hề chắn dòng Mân Giang, không chặn ngang dòng, không chặn mạch nước, không chặn đường tàu thuyền đi lại, hoàn toàn là khơi thông, lợi dụng các quy luật của thế nước mà “tùy ý sử dụng”.

3. Lo nghĩ cho bách tính, tất cả đều tiết kiệm

Công trình dùng vật liệu sẵn có, một việc làm nhắm đến nhiều mục tiêu, không những tốn ít đầu tư, chi phí thấp, mà còn không có rác thải công trình, không phá hoại hoàn cảnh sinh thái, không có tác dụng phụ, trăm điều lợi không một điều hại, thật sự cao minh, thật sự mỹ diệu!

4. Đúng như tên gọi Bảo Bình Khẩu

Thiết kế của Bảo Bình Khẩu thật khiến người ta vỗ tay tán thưởng. Vì sao không trực tiếp mở ra một cổng dẫn thẳng, mà lại làm thành hình cổ chai? Đây không phải chính là muốn lợi dụng đặc điểm thủy lực học của hình cổ chai sao (hạn chế dòng chảy để phân tán ứng lực)? Giả sử không sử dụng cửa khẩu hình cổ chai của Bảo Bình Khẩu, mà trực tiếp mở một đường kênh rộng từ đầu đến cuối, thế thì nhất định làm cho nơi cửa nước vào (từ góc độ lực học mà nhìn nhận, là một điểm) sẽ chịu nhận áp lực lớn nhất, từ các tài liệu về lực học cho thấy, tại cửa nước vào sẽ xuất hiện “ứng lực tập trung”. Vậy thì, những khối đá xung quanh sẽ phải có cường độ cao đến thế nào, mới có thể trụ vững không bị bào mòn? Hơn nữa nó có thể chịu được bao lâu? Người xưa không có cách nhìn nhận dựa trên các lý luận khoa học có vẻ chính xác như người hiện đại, thế nhưng lại có thể sáng tạo ra những hiện thực tinh diệu, vì họ trực tiếp lấy vật, tượng, ý, chính là dùng đến đặc tính của hình cổ chai! Đều là có bao hàm trí tuệ trong ấy!

Nước sông đi qua Bảo Bình Khẩu không những trong sạch, mà còn có thể dẫn nước đi khắp huyện Quan, lại men theo hướng đông mà dẫn nước cho cả vùng đồng bằng Thành Đô rộng lớn, nuôi dưỡng người dân một phương này, thật sự là miệng (khẩu) vào của chiếc bình quý (Bảo Bình)!

5. Điểm đặc sắc của “Ngư Chủy”

Cũng từ đây tôi lại lần nữa nghĩ đến phần phân dòng nước Ngư Chủy. Vì sao ở phần đầu phía trước của đê phân dòng lại có hình đầu cá mà không phải hình chữ nhân (人) hay hình bầu dục? Hình bầu dục thì tôi không rõ tác dụng thế nào, Nhưng hình chữ Nhân, tôi có thể hiểu rằng, nếu hai phần đầu đều là trên thẳng dưới thẳng, thì tại vị trí đầu tiếp xúc nó chỉ có thể phân dòng theo tỷ lệ đã định ra, mà không thể thay đổi tỷ lệ (bời vì điểm phân dòng nước là ở vị trí đầu tiếp xúc, nước cao nước thấp cũng không thay đổi được); nếu như đầu tiếp xúc là hình đường dốc xéo, theo vị trí nước cao nước thấp có thể thay đổi tỷ lệ (không thể hướng thẳng về thượng lưu, cần phải chếch ngang), nhưng có thể sẽ phải chịu tác động của ứng lực tập trung. Mà hình miệng cá thì sẽ thay đổi dần, không còn chịu tác động của ứng lực tập trung (bị tiêu biến), lại là hình dạng bằng phẳng, bên dưới rộng hơn, sẽ ổn định vững chắc hơn. Cá là động vật trong nước, thường bơi qua lại trong nước, nên hình dạng miệng và đầu cá nhất định là trạng thái thủy lực học tốt nhất, đây chính là vì sao cổ nhân chọn hình trạng cái miệng cá, đây rõ ràng là vận dụng của vật, tượng và ý vào thực tiễn. Khoa học hiện đại có ngành gọi là kỹ thuật sinh học (Bionics), theo tôi nhìn nhận chẳng qua cũng chỉ là phỏng theo phần vỏ ngoài nông cạn mà thôi.

6. Hệ thống tự gạn cát xảo diệu

Lòng sông tích bùn, cát và sỏi đá là hiện tượng tự nhiên, cũng là vấn đề lớn. Có thể tưởng tượng, nước sông cuồn cuộn đến Bảo Bình Khẩu, nhưng bị điều tiết ngăn trở, khiến bùn, cát và sỏi đá dưới tác dụng của trọng lực nhanh chóng bị trầm lắng xuống, sẽ thể tạo thành vấn đề lớn nhường nào! Vậy chẳng phải giải pháp Phi Sa Yển, nét đặc trưng chỉ tồn tại ở công trình Đô Giang Yển, thật đáng xưng là kiệt tác của Thần sao!

7. Tính chuẩn xác

Khoa học cổ đại có tính chuẩn xác hay không? Câu trả lời khẳng định là có. Công trình Đô Giang Yển từ một mặt đã khẳng định được điểm này. Những điều như tỷ lệ nước 4-6; ba người đá đánh dấu; Thạch tê được chôn bên dưới lòng sông; định kỳ nạo vét tu sửa. Ngoài ra những điều như số pi được Tổ Xung Chi tìm ra, hay cách tạo lịch thiên văn thời cổ đại, đều là những ví dụ minh chứng cho tính chuẩn xác của khoa học thời cổ đại.

8. Kế hoạch dài hạn

Tôi cho rằng, Đô Giang Yển có thể được bảo trì trong một thời gian khá dài mà không bị hư hại, đầu tiên là nhờ tính dẫn dắt, không cắt chặn ngang sông, không có góc chết, thuận ứng theo quy luật của thế nước; thứ hai là mỗi một thiết bị đều tối ưu hóa, đều là thiết kế tốt nhất. Ví như, nếu Bảo Bình Khẩu không phải Bảo Bình Khẩu, mà là một khe thoát thẳng, nói không chừng chỉ một hai năm là đã bị hư hại rồi. Thứ ba chính là tuế tu – tu sửa định kỳ hằng năm.

Cơ chế tuế tu đã bảo đảm cho Đô Giang Yển ở trạng thái như ban đầu, có thể nói là “trường sinh bất lão”, cha con Lý Băng đã nghĩ đến việc thiên thu vạn đại.

Tuế tu, cũng là một dạng “nghỉ ngơi dưỡng sức”, có chút giống với sự tu luyện của con người.

“Thâm đào than, đê tác yển”, “Ngộ loan tiệt giác, phùng chính trừu tâm”. Phương châm trước là phù hợp nguyên tắc khơi thông, lại không cần làm tường đê cao, mà bờ sông vẫn an toàn; phương châm sau là thích ứng đặc tính của dòng nước, giúp dòng chảy lưu thông được bình ổn thuận lợi, giảm đi lực xung kích đến bờ sông tại các khúc quanh. Nếu không, tại các khúc quanh co tất sẽ sinh ra dòng nước xiết và ứng lực tập trung, phá hoại sự ổn định dòng chảy, sinh loạn sinh tai khiến ở chỗ ngoặt dễ bị sụt lở đất, mà lòng sông bị gồ lên cũng không tốt, có thể tạo thêm gánh nặng cho hai bên bờ sông, v.v.

Bình phẩm kỹ càng hơn, nhận thấy rằng người trị thủy đã hiểu rất sâu về đặc tính của nước, các nguyên tắc trị thủy toàn là thuận theo đặc tính của nước mà không chặn cứng lại, tạo ra hoàn cảnh “thoải mái” cho dòng nước, lũ lụt cũng không còn. Đối chiếu với một xã hội, một quốc gia, thì việc quản lý người dân, chẳng phải là cũng cần ứng xử như thế sao? Từ tầng diện này mà xét, lý trị quốc và lý trị thủy cũng chẳng phải đều giống nhau sao?

9. Chu đáo

Để thực hiện được mục tiêu tổng thể của công trình Đô Giang Yển, cần khai mở đường thông đến hướng đông, cần phân nhưng vẫn đảm bảo có thể khống chế tỷ lệ nước, cần dẫn hướng dòng chảy và bảo vệ bờ, cần gạn lọc cát đá, cần tu sửa hằng năm, v.v. và tất cả những vấn đề liên quan đều đã được giải quyết.

Càng kỳ diệu hơn là, không biết độc giả có nhận ra hay không: Công trình Đô Giang Yển trừ hai công năng cơ bản, quan trọng là giảm lũ và tưới tiêu, nó còn giúp tránh lũ (từ nội giang của Mân giang đến) cho vùng đồng bằng rộng lớn ở Thành Đô vốn cũng phụ trách điều tiết tưới tiêu. Vì thế lũ đã bị Phi Sa Yển, đê phân dòng lũ chữ Nhân và Bảo Bình Khẩu tiêu trừ, dù cho lưu lượng dòng của nội giang đạt cao hơn 3000m3/s (mét khối một giây), thì ở Bảo Bình Khẩu lượng nước chảy vào cũng chỉ ở mức khoảng 700m3/s mà thôi.

Nói cách khác: Bất luận lũ trên thượng lưu có lớn đến đâu, chỉ cần đi qua Đô Giang Yển, cùng các khu tưới tiêu thì sẽ không còn tồn tại mối họa của lũ nữa!

Đương nhiên, có những vùng do mưa lớn và các nhân tố khác tạo thành lũ, thì cũng không phải do Đô Giang Yển.

Đó là vùng đất rộng lớn đến thế nào chứ! Thiết kế thần diệu và cơ chế thần kỳ của Đô Giang Yển đã giúp miễn tránh được họa nước! Người dân trăm họ đã được hưởng phúc từ Đô Giang Yển! Nếu như chỉ đơn giản là chia một nhánh Mân Giang dẫn vào khu phía đông, khẳng định không thể phòng lũ, cũng sẽ có bùn, cát, đá tràn vào theo. Thật sự đúng là thêu hoa lên gấm, quá mỹ diệu rồi!

10. Lực lượng vô hình

Phía trên là những phương diện mà chúng ta có thể biết, có thể vẫn còn những điều mà chúng ta không hề biết. Ngoài ra, chúng ta vẫn không thể phớt lờ sự hiện diện của các lực lượng thần bí ấy.

Mọi người đã biết, đã có rất nhiều ví dụ về việc Gia Cát Lượng khéo léo mượn thiên tượng cũng như các lực lượng thần bí vô hình để chiến thắng. Vậy thì công trình Đô Giang Yển có những thứ về phương diện này không?

Người xưa tin tưởng tuyệt đối vào Thần linh, thế nên việc xây dựng Đô Giang Yển tự nhiên cũng thể hiện điều đó, sẽ có bố trí. Lý Băng cho người tạc ba hình người lên mỏm đá bên bờ sông, đánh dấu vạch chia, khống chế mực nước, lại lệnh cho các thợ thủ công tạc Thạch tê chôn dưới lòng sông để chỉ định độ sâu nạo vét, nghe nói đã tạc 5 cái Thạch tê, phân ra đặt ở các nơi khác nhau. Truyền thuyết nói tê giác có công năng phân dòng nước, thế nên được xưng là “Thần thú trấn thủy”, người ta gọi những con tê giác đá đó là “Thạch Tê”.

Cũng như thành quách ở Thiên An Môn, Bắc Kinh, thời đó lúc kiến tạo, nghe nói cũng có đặt “Thần Thú”; Các kiến trúc phòng ốc cổ mà chúng ta thấy hiện nay, thì trên các cột trụ chính của nó chẳng phải cũng có các loại “Thần vật” mà chúng ta chẳng hề biết đến đó sao? Lại còn các con sư tử đá trước cửa lớn của các gia đình hào môn, v.v.

Phủ định sự tồn tại của Thần sẽ không biết kính sợ, sẽ làm ra các việc điên rồ, phá hoại di tích cổ, sẽ không được Thần giúp đỡ.

Tôi tin là, Thần thú trấn thủy ở Đô Giang Yển, sẽ dùng lực lượng nào đó để trán áp các loại yêu tinh thủy quái, nó ở không gian khác vẫn âm thầm bảo vệ cho Đô Giang Yển.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270801

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 1)https://chanhkien.org/2024/01/bai-viet-ky-niem-20-nam-chanh-kien-thao-luan-ve-van-minh-5000-nam-trung-hoa-cong-trinh-thuy-loi-do-giang-yen-chi-thien-chi-my-ky-1.htmlMon, 22 Jan 2024 03:03:32 +0000https://chanhkien.org/?p=32418Tác giả: Phất Hiểu [ChanhKien.org] Ghi chú của ban biên tập: Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời […]

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Phất Hiểu

[ChanhKien.org]

Ghi chú của ban biên tập: Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời hạn cuối cùng nhận bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, do vậy chúng tôi đã lựa chọn ngày 13 tháng 5, ngày sinh của Sư phụ và cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, để bắt đầu đăng tải các bài viết. Cũng hy vọng rằng các đồng tu chưa đóng góp có thể nỗ lực viết ra những chánh kiến của mình trong tu luyện Đại Pháp, về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật.

Đô Giang Yển nổi tiếng thế giới, là công trình thủy lợi quy mô lớn được xây dựng dưới sự chỉ đạo của hai cha con thái thú quận Thục, Lý Băng (李冰) thời Chiến quốc (cuối thời Tần Chiêu Vương), tọa lạc tại huyện Quan cách thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên 60 km về hướng Tây Bắc, là công trình trị thủy nhánh sông Mân Giang của Trường Giang, có công năng hợp nhất vừa để dẫn nước cho tưới tiêu, vừa dùng để phòng chống lũ lụt. Đô Giang Yển sau khi xây dựng thành công, đã giải quyết được rất nhiều tác hại do hạn hán và lũ lụt gây ra cho địa phương (khu đồng bằng trũng Thành Đô); từ khu Nội Giang (Đô Giang Yển đã phân chia Mân Giang thành khu Nội Giang và Ngoại Giang) thông qua hệ thống tưới tiêu Bảo Bình Khẩu dẫn nước qua hơn 10 huyện thành, với hơn 520 nhánh sông và kênh đào, phục vụ tưới tiêu cho hơn 300 vạn mẫu ruộng, khiến vùng đồng bằng trũng Thành Đô trở thành một địa khu giàu có bậc nhất, là “Thiên phủ chi quốc” bạt ngàn những cánh đồng phì nhiêu. Đến ngày nay công trình Đô Giang Yển vẫn còn phát huy công dụng của nó, tạo phúc cho bách tính trong vùng suốt hơn 2200 năm. Đô Giang Yển đã được tổ chức giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là danh sách “Di sản văn hóa thế giới”.

Công trình thuỷ lợi Đô Giang Yển có lịch sử lâu đời, vẫn hoạt động đến tận ngày nay, là một công trình “không cần đập” mà dẫn nước, thuận theo thế nước, nổi tiếng thế giới, tạo phúc một phương, là kiệt tác của các bậc tiền bối từ 2000 năm trước. Mỗi một bộ phận cấu thành nên Đô Giang Yển đều cô đọng hàm chứa trí huệ của bậc tiền nhân, như một viên minh châu rực rỡ tại vùng đất Tây Nam Trung Hoa, có thể nói là một trong những kỳ tích của nền văn hóa 5000 năm Trung Hoa.

I. Phân tích về mục đích và nguyên lý thiết kế công trình Đô Giang Yển

1. Vấn đề cần giải quyết

Dải đất Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên là đất vùng trũng, Mân Giang là một nhánh sông chính của Trường Giang, chảy qua khu đồng bằng phía Tây của Thành Đô theo hướng từ Bắc đến Nam, đến vùng huyện Giang, địa thế đột nhiên lại trở nên bằng phẳng, tạo nên phù sa bồi đắp; ngoại thành huyện Quan có ngọn núi Ngọc Lũy chặn đứng thế nước, nên vùng hạ lưu phía Tây Mân Giang thường xảy ra lũ lụt, mà khu vực phía Đông rộng lớn lại thường gặp hạn hán.

2. Nhiệm vụ cơ bản (phân lũ và tưới tiêu)

Ý tưởng của công trình Đô Giang Yển, chính là mở một cửa dẫn ở phía Nam chân núi Ngọc Lũy, khiến sông Mân Giang sẽ tách ra một nhánh nhỏ thông hướng đến phía Đông núi Ngọc Lũy (hướng đến Thành Đô), có tác dụng là: thứ nhất có thể giảm lượng nước của Mân Giang và phân lũ; thứ hai là có thể dẫn nước tưới tiêu vào vùng phía Đông của Mân Giang, nhất cử lưỡng đắc! Khu vực núi bị phân ra gọi là Ly Đôi, chỗ được khai mở cửa dẫn gọi là Bảo Bình Khẩu.

3. Phân chia dòng nước (đê phân dòng nước, Ngư Chủy phân dòng nước)

Ở thượng lưu Bảo Bình Khẩu, lợi dụng bãi cát giữa lòng sông mà thiết kế một cái đập phân dòng nước, chia dòng sông Mân Giang thành hai nhánh, phía đông gọi là Nội Giang, dòng chảy chính phía tây gọi là Ngoại Giang, (chú ý: cả công trình Đô Giang Yển chỉ phân tách con sông Mân Giang ở vị trí này, mà ngoài phần hạ lưu Đô Giang Yển, vẫn giữ nguyên dòng chảy của Mân Giang), cổng dẫn nước phần Nội Giang rộng 150m, cổng dẫn nước phần Ngoại Giang rộng 130m, cửa dẫn nước Nội, Ngoại Giang với độ rộng tỷ lệ khác nhau có thể khiến nước sông cũng được phân dòng theo tỷ lệ tương ứng.

Cấu trúc hai mặt bên của đê phân dòng nước được làm thành dạng đập kiên cố: gọi là đê nội kim cương và đê ngoại kim cương, độ dài lần lượt là 650m và 900m. Đập phân dòng nước có hình dạng như đầu cá, hướng về phía thượng nguồn Mân Giang, phía trước gọi là phân dòng Ngư Chủy. Ngư Chủy có hình bán nguyệt, bề mặt dốc. Tỷ lệ phân dòng nước: Mùa xuân lượng nước ít, cũng là lúc ruộng đồng cần nước cho tưới tiêu, lượng nước dẫn vào Nội Giang sáu phần, còn bốn phần dẫn vào Ngoại Giang; mùa hạ nước nhiều, mực nước dâng cao vượt qua Ngư Chủy, nên sáu phần nước sông được dẫn vào Ngoại Giang, bốn phần cho chảy vào Nội Giang. Ngoài ra còn dùng một vật do nhân công chế tác gọi là “mạ chu” để điều tiết (cũng có thể nói là tinh chỉnh) tỷ lệ lượng nước ở Nội, Ngoại Giang. Mạ chu do ba thanh gỗ lớn xếp thành giá ba chân dùng để giữ cố định những lồng tre dài được xếp đầy đá sỏi ở trong (gọi là trúc long), giúp cho trúc long thể ổn định ở trong lòng sông, nếu đem những mạ chu này liên kết thành một hàng ngang đặt giữa sông, bên ngoài mạ chu đặt những trúc long này, bên trong mạ chu dùng đá sỏi thậm chí có thể rải đất sét đặt chặt lên trên, thì có thể ngăn dòng nước, giảm được lượng nước của bên cần giảm. Thông thường vào tiết xuân, vật này được đặt để ngăn dòng nước ở Ngoại Giang, khi không cần dùng, chỉ cần cắt bỏ mạ chu là được.

Xem thêm về mạ chu và trúc long (nguồn internet)

4. Tự tách gạn cát đá (Phi Sa Yển)

Sự tích tụ cát đá ở lòng sông là một việc lớn cần giải quyết trong việc trị thủy ở sông, hồ, đặc biệt là địa thế đột ngột bằng phẳng của huyện Giang, khiến cát bùn càng dễ bị lắng đọng.

Cách nội đê kim cương về đầu phía Nam hơn 700m (tức đoạn dưới, phần đuôi của đê phân dòng) mở ra một cửa động, khoảng 240m, thiết kế một đập chắn cuốn nước ngắn, gọi là Phi Sa Yển, cách hạ lưu Bảo Bình Khẩu khoảng 120m. Ở bên bờ bên kia của Phi Sa Yển, có một mỏm đá đầu hổ nhô lên ở vùng Nội Giang, dưới tác dụng lực cản cũng như điều hướng của mỏm đá đầu hổ đối với dòng nước và cát đá, đã đẩy dòng sông chảy hướng về phía Ngoại Giang, thậm chí sinh ra các dòng nước xoáy, nước sông cuồn cuộn liền cuốn cát đá vượt qua Phi Sa Yển vào Ngoại Giang, khi thế nước lớn thì đến những khối đá lớn trên đê cũng có thể bị cuốn đi, khéo léo tạo ra và tận dụng động lượng của dòng nước xoáy (lực ly tâm)!

Vì để khống chế chính xác lượng nước ở Nội Giang, ở mỏm đá bên bờ sông đã khắc thêm ba hình người đá, trên ba hình người đá đó có khắc các ký hiệu cũng như nói rõ phương pháp khống chế lượng nước.

5. Hạn chế dòng chảy và đường thông (Bảo Bình Khẩu)

Bảo Bình Khẩu, nghe tên biết ý, chính là khá chật hẹp, kết cấu hình cổ chai, để hạn chế lưu lượng nước. Nó được xây dựng ở đầu cuối của Nội Giang, vị trí mà lượng nước dẫn vào Nội Giang đã giảm đi rất nhiều. Sau quá trình tách gạn cát, nước sông chảy ra sau khi bị hạn chế dòng đã rất hiền hòa đi thông qua Bảo Bình Khẩu dẫn đến khu tưới tiêu cho cả khu đông rộng lớn.

Bảo Bình Khẩu rộng ở hai đầu, thu hẹp ở giữa, trên rộng dưới hẹp, cửa vào rộng 70m, cửa ra rộng 40-50m, trên dưới phần cổ lọ thu hẹp rộng khoảng 20m, cao 19m, phần eo hẹp dài 36m.

6. Phòng hộ và tràn lũ (Đê chữ Nhân)

Có thể thấy, theo thiết kế vào mùa lũ sẽ có bốn phần lượng nước được điều tiết vào Nội Giang, nhưng khi thế lũ quá lớn, dù đã có Bảo Bình Khẩu hạn chế dòng chảy, nhưng nước lũ vẫn sẽ làm mực nước dâng cao, vậy nên mới cần đến Phi Sa Yển để gạn bớt cát đá và lượng nước, cũng như đê chữ Nhân (đập xả lý) phụ trợ xả lũ. Vị trí của đê chữ Nhân ở đầu Nam của Phi Sa Yển (hạ lưu), phía Tây Ly Đôi. Theo hiểu biết của tôi, tác dụng của đê chữ Nhân là: một là tác dụng phòng hộ, ngăn phòng nước trong Nội Giang chảy vào Ngoại Giang, ở đoạn từ Phi Sa Yển đến tận Bảo Bình Khẩu có thế năng nước, áp lực nước, lưu lượng nước rất lớn, Bảo Bình Khẩu lại cách cửa dưới Phi Sa Yển 120m, đồng thời do Bảo Bình Khẩu cản dòng nước, nên ở đoạn này hình thành một vùng nước xoáy (Phúc Long Đàm); hai là có lần xả lũ thứ hai (không để nước lại chảy ngược về Phi Sa Yển), xả lượng nước dư thừa men theo đê chữ Nhân vào Ngoại Giang (dòng chính của Mân Giang); ba là tránh ứ đọng, khiến bùn cát được gạn bỏ, tránh việc bùn cát làm ứ tắc, khiến nước sông chảy từ Bảo Bình Khẩu hướng về phía Đông huyện Quan không còn nhiều bùn cát, dòng nước rất trong sạch. Đê chữ Nhân phụ trợ cho Phi Sa Yển, cả hai đều không thể thiếu. Nếu nói đến tác dụng phòng hộ của đê chữ Nhân, thì hoàn toàn không phải là cấu trúc tường đê chắn cao theo cách “Nghiêm phòng tử thủ”.

7. Dẫn lưu (Đê bách trượng)

Trên tổng thể vẫn thuận theo hướng chảy của dòng sông, nên việc xây đê đập ở giữa sông hoặc hai bên dòng nước có thể khống chế và dẫn dòng nước và bảo vệ bờ sông. Ở bờ Đông thượng lưu của Ngư Chủy phân dòng xây dựng một đê bách trượng (đê cao trăm thước), tổng chiều dài gần 2000m, khiến nước lũ và bùn cát bị ép chảy qua Ngoại Giang, và bảo vệ bờ sông.

8. Tu sửa dọn dẹp bãi bồi (Tuế tu – tu sửa hằng năm)

Để công trình thủy lợi Đô Giang Yển đã tồn tại hơn 2000 năm mà vẫn có thể phát huy tác dụng, thì không thể thiếu “chế độ tu sửa hằng năm”. Cho dù việc gạn bỏ cát, gạn đá, gạn dòng rất có hiệu quả, nhưng qua năm tháng lâu dài cũng khó tránh việc bị tích tụ, làm lòng sông bị bồi đắp cao. Cân nhắc việc trị thủy an toàn, ổn định lâu dài, cha con Lý Băng lại định ra chế độ tu sửa nạo vét bãi bồi hằng năm, gọi là “tuế tu”. Tuế tu là vào mỗi mùa đông xuân nước cạn, vào những ngày nông nhàn, tiến hành dọn sạch lòng sông, tu sửa toàn đê. Từ lúc bắt đầu có sương giá, ở vị trí của phân dòng Ngư Chủy cho ngăn nước Ngoại Giang, để tu sửa Ngoại Giang; đến khoảng trước sau Lập Xuân, lại mở cửa dẫn Ngoại Giang, đóng kín cửa Nội Giang, để tu sửa Nội Giang; sau tiết thanh minh hoàn công.

Nguyên tắc của công việc tuế tu là “Thâm đào than, đê tác yển” (tức là nạo vét cát đá sỏi tích tụ ở lòng sông, làm thấp đi những cát đá sỏi gạn lọc ở Phi Sa Yển). Khi nạo vét thấp lòng sông, dòng nước tự nhiên sẽ khơi thông, không bị tràn vào hai bên bờ, phòng được việc dâng cao hằng năm. Vậy nạo vét lòng sông thấp đến tiêu chuẩn nào? Dưới chân núi bờ bên kia của Phi Sa Yển chôn một khối đá được chạm thành hình con tê giác (thần thú trấn nước), gọi là Thạch Tê (thời Minh được đổi tên thành Ngọa Thiết), bắt buộc phải nạo vét lòng sông đến khi nhìn thấy Thạch Tê thì mới tính là đạt tiêu chuẩn độ sâu.

Tương truyền vào lúc xây dựng Đô Giang Yển, cha con Lý Băng đã trị phục được một con nghiệt long làm mưa làm gió. Ở trên Ly Đôi có một tòa kiến trúc cổ, gọi là Phục Long Quan. Trên ngọn núi nằm phía Đông của phân dòng Ngư Chủy, còn có một ngôi chùa tên Nhị Vương miếu, trên tường có khắc Tam tự kinh của công tác trị thủy “Thâm đào than, đê tác yển”. Còn có tám chữ châm ngôn “Ngộ Loan Tiệt Giác, Phùng Chính Trừu Tâm”, tức là nói, nếu gặp nơi bờ sông uốn khúc, cần trừ bỏ các góc nhọn; tu chỉnh lại lòng sông, ở giữa lòng sông cần bằng phẳng thuận lợi, không được lồi lõm gồ ghề, không được có chướng ngại.

9. Thi công (dùng vật liệu có sẵn ở địa phương)

Công trình thủy lợi cực kỳ lớn Đô Giang Yển này lại dùng những vật liệu vô cùng đơn giản, toàn bộ là vật liệu sẵn có ở địa phương. Đê thì dùng những khối đá cuội lớn dưới lòng sông để xây, đến đoạn nào thì lấy đá ở đó mà xây thành đê, vừa có thể dọn sạch lòng sông, lại không cần vận chuyển xa. Dùng nan trúc dày đan biện thành lồng trúc (trúc long), bên trong xếp đá cuội theo từng lớp để làm đê dự phòng. Nan trúc ngâm trong nước không dễ bị mục nát, trúc ở vùng này chỗ nào cũng có. Theo như cách nói hiện nay, chi phí xây dựng cực thấp, nguyên liệu dùng ít, sản lượng nhiều. Một việc làm nhắm nhiều mục tiêu!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270801

The post Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>