Dịch đạo và Ngũ hành | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Dịch Đạo và ngũ hành (7): Ra khỏi ngũ hànhhttps://chanhkien.org/2022/12/dich-dao-va-ngu-hanh-7-ra-khoi-ngu-hanh.htmlSun, 11 Dec 2022 04:53:44 +0000https://chanhkien.org/?p=29352Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 9. Ra khỏi ngũ hành Ở bài trước chúng ta đã nói, tầng không gian do ngũ hành cấu thành này, từ những sinh mệnh cao tầng ở ngoài ngũ hành mà nhìn, thì chỉnh thể ngũ hành này chính là thuộc về quẻ Khôn; trong “Kinh Dịch”, quẻ Khôn […]

The post Dịch Đạo và ngũ hành (7): Ra khỏi ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

9. Ra khỏi ngũ hành

Ở bài trước chúng ta đã nói, tầng không gian do ngũ hành cấu thành này, từ những sinh mệnh cao tầng ở ngoài ngũ hành mà nhìn, thì chỉnh thể ngũ hành này chính là thuộc về quẻ Khôn; trong “Kinh Dịch”, quẻ Khôn chính là Địa, chính là Thổ, tất cả các sinh mệnh bao gồm con người ở trong đó cũng đều là Thổ. Nếu tất cả những gì cấu thành sinh mệnh của các sinh mệnh trong ngũ hành đều là ngũ hành, thì sẽ không tồn tại cách nói bước ra khỏi ngũ hành, bởi vì như vậy có nghĩa là nguyên lai cấu thành sinh mệnh của họ toàn bộ giải thể hết, sinh mệnh đó cũng triệt để không tồn tại nữa. Nhưng hiện giờ thế nhân tuyệt đại đa số đều là các các sinh mệnh cao tầng ở các cảnh giới khác nhau ngoài ngũ hành mang theo thiên mệnh của mình mà tới, đều là vì Đại Pháp vũ trụ – Pháp Luân Đại Pháp mà đến ngũ hành này, do vậy đứng ở góc độ này mà nói, ngũ hành do quẻ Khôn biểu thị chính là nơi chôn vùi chúng Thần, bởi thế chúng ta thấy trong chữ Khôn “坤” là do hai chữ Thổ (土)、và chữ Thân (申) cấu thành, đây là chữ vừa hình thanh vừa hội ý, Thổ (土) chính là Địa (地), chính là ngũ hành, Thân (申) chính là Thần (神). Nếu như không bước ra khỏi đây, thì vĩnh viễn bị giam trong Đất, bị chôn vùi nơi đây. Chữ Khôn cũng có nghĩa là chữ Khổn (捆 – trói chặt), Khốn (困 – vây hãm).

Để thế nhân có thể giữ vững nhận thức thanh tỉnh về hoàn cảnh của bản thân, văn hóa truyền thống của chúng ta vẫn luôn thông qua các phương thức khác nhau để bảo cho thế nhân nên xử thế như thế nào, cần tiêu chuẩn làm người như thế nào, và còn bảo cho con người làm thế nào để nhận thức quy luật vận hành của Thiên Địa vũ trụ và làm thế nào để tu chân ngộ Đạo v.v. Ví dụ như sự nghiệp và công lao vĩ đại của Tam Hoàng Ngũ Đế, Nho gia mà Chu Công và Khổng Tử đại biểu cũng như Đạo gia mà Lão Tử và “Dịch Kinh” đại biểu vẫn luôn khởi tác dụng như vậy, hơn nữa các phương diện khác nhau của văn hóa Thần truyền cũng đều có khải thị như vậy.

Ví dụ như chữ Ngũ(五) trong chữ Hán, ý cơ bản chính là chỉ ngũ hành, trong Hán ngữ cổ chữ này có hai cách viết là (như sau và 㐅. Cách viết thứ nhất phía trên có một gạch ngang tượng trưng cho Trời, phía dưới có một gạch tượng trưng cho Đất, một nét phẩy một nét mác ở giữa tượng trưng cho hai khí âm dương vận hành tương hỗ ở giữa Trời Đất. Bởi vì chỉnh thể của vũ trụ là do ngũ hành cấu thành, lại vì ngũ hành là tinh thần và vật chất tồn tại đồng thời, do vậy vũ trụ này chính là vừa có vật chất lại vừa có tinh thần, có ý thức, ý thức bản thân của vũ trụ, tự xưng là Ngũ (五 đồng âm với chữ 吾- Ngô), do vậy vạn vật chúng sinh trong vũ trụ cũng tự xưng là Ngũ, cách mà thế nhân tự xưng chính là Ngô. (Chú thích: Ngô trong tiếng Hán cổ nghĩa là ‘tôi’)

Chúng ta thấy cách viết thứ 2, 㐅, nó kỳ thực chính là ký hiệu cho sai, chính là nói “tôi sai rồi”, cách viết này cũng có nguyên nhân, nguồn gốc của nó chính là ở kết cấu vi quan của ngũ hành. Chúng ta biết rằng, trong kết cấu của Hà đồ, Lạc thư, 5 dấu tròn ở giữa, chính là trạng thái tiên thiên của ngũ hành, cũng có nghĩa là trạng thái “Tiên Thiên Nhất Khí” (Khí nguyên thủy) như hình sau: . Chúng ta thấy hình ngũ hành này, nhìn chính diện thì chính là một chữ thập, nhìn nghiêng đi một chút thì chính là chữ 㐅. Trong xã hội nhân loại, thì cây thập tự chính là một biểu tượng tượng trưng cho tử vong, còn chữ 㐅 là một phù hiệu biểu thị cho tiêu chí tử hình. Do vậy chúng ta thấy chữ sát “杀(殺)” trong cách viết của nó cũng có chữ 㐅. Nghĩa là, từ những sinh mệnh cao cấp ngoài ngũ hành mà nhìn thì tất cả các chúng sinh trong ngũ hành đều là bị đóng lên cây thập tự, đều là phạm vào tử tội. Do vậy đối với con người mà nói, trong bất kỳ lúc nào hay bất kỳ hoàn cảnh nào, thái độ nhân sinh tốt nhất chính là học cách nhận sai, tuyệt đối không nên cố chấp vào kiến giải của bản thân, tự cho mình là đúng. Bởi vì đại biểu cho tự ngã trong Hán tự là chữ 㐅(吾), bản thân nó chính là ký hiệu cho sai. Do vậy trong mâu thuẫn giữa người với người, chúng ta đều gọi người kia là đối phương (对方), đối phương ở đây không phải là chỉ bên đối lập, mà là chỉ bên đúng, (chữ “đối”-对 trong tiếng Hán nghĩa là đúng), là bên đúng đắn, họ đúng rồi, còn mình sai rồi. Đối với người tu Đạo mà nói thì nhận thức này đặc biệt quan trọng, bởi vì nếu không nhận thức ra được cái sai của bản thân mình, thì không cách nào tu chính bản thân mình, càng không nói đến chuyện đề cao bản thân. Từ góc độ nào mà nhận sai đây? Từ nội tâm của bản thân mình, nghĩa là cần phải tìm vấn đề tâm tính của bản thân, đây chính là “ngộ” (悟).

Vì sao nói nhận thức của con người đều là sai? Đây là đứng tại góc độ bản tính con người mà xem xét tư tưởng và ngôn hành của con người mà nói. Bởi vì trong thế gian tất cả những gì tồn tại có hình có tướng đều là ngũ hành, thân người cũng là ngũ hành, mắt người và phương thức tư duy cũng đều là thể hiện của ngũ hành, do vậy cho dù bản thân con người cảm thấy nhận thức của mình đối với thế giới cao cấp đến đâu, khoa học đến đâu, thì từ sinh mệnh cao cấp mà xét, thì bản chất cũng chỉ là ngũ hành đang nhận thức ngũ hành, mà bản chất của ngũ hành lại là thuộc về quẻ Khôn (☷), vô hình, do vậy những gì mà mắt thịt của con người nhìn thấy đều là giả tướng, huyễn tượng, hơn nữa tất cả các nhận thức này đều không có quan hệ gì với bản tính của con người, cũng không có quan hệ gì với chân tướng của vũ trụ. Nhưng bản tính của con người, chân ngã tiên thiên lại không phải là ngũ hành. Muốn được cứu rỗi ra khỏi ngũ hành, phản bổn quy chân (quay trở về với bản tính chân thực của mình), thì nhất định phải tu hành. Từ “tu hành” có nội hàm trên vài phương diện, thứ nhất là chỉ việc làm một con người, cần tu mới được, không tu thì không được (chữ hành trong tiếng Trung còn có nghĩa là ‘được’). Thứ hai là chỉ việc cần phải không ngừng tu chính ngôn hành của bản thân mình. Thứ 3 là chỉ việc phải tu bỏ đi tất cả ngũ hành có trong những gì cấu thành nên sinh mệnh của bản thân.

Do vậy mọi người biết đấy, trong 64 quẻ của Chu Dịch, chỉ có quẻ từ và 6 hào từ của quẻ Khiêm là có giải thích cát lợi. Kết cấu của quẻ Khiêm là ở trên là Khôn(☷), ở dưới là Cấn (☶), quẻ Khôn là Đất, là Thổ, Địa, quẻ Cấn là Sơn, Sơn ở trong Địa, núi ở trong đất, chính là Khiêm, đối với con người mà nói, cho dù quý vị là Thái Sơn Bắc Đẩu, thì cũng là bị vùi trong đất mà thôi, tất cả nhận thức đều chưa vượt qua ngũ hành, do vậy nên thấp điệu, khiêm tốn, không nên vọng tưởng tự cho mình là tôn quý to lớn.

Lại nói cách viết của chữ thư (书-sách vở) trong chữ Hán, chữ chính thể của nó là 書, cách viết của 書 là “聿” – Duật, thêm chữ “日” – nhật, kết cấu của chữ Duật này lại là chữ Duật 𦘒 thêm chữ nhất (一), chữ “𦘒(phát âm tiếng Hán là niè) là chỉ kỹ năng khéo léo của bàn tay, bàn tay khéo léo có thể viết sách, nhất chính là Đạo, nguyên tắc và nội dung viết sách đều nên là Đạo. Bởi vì chữ thư (書 – sách) vừa là động từ vừa là danh từ, do vậy nó có ý bao hàm hai phương diện. Chữ thư trong tiếng Hán đồng âm (shū) với chữ thâu (输 vận tải)、chữ thư (舒 giãn ra duỗi ra), do vậy nếu là động từ thì chữ thư ngoài nghĩa viết sách ra, còn có nghĩa truyền tải, rót ngấm, tác dụng của sách chính là truyền tải đạo lý chân chính cho con người, mà đạo lý chân chính là đạo lý phù hợp với yêu cầu của bản tính sinh mệnh và khiến con người được giải thoát, do vậy đọc sách là việc khiến con người an lạc nhất. Đối với danh từ sách (thư – 書), phần chữ nhật ở bên dưới là rất quan trọng, trong “Kinh Dịch”, quẻ Ly (☲) là nhật, trong ngũ hành thuộc hỏa, cũng là văn, là lễ, là mỹ lệ v.v., có nghĩa là, sách vở trước hết là đem lại quang minh và ấm áp cho con người, thư tịch có thể khiến cho người đọc đắc được trí huệ, văn minh và cao quý. Lại từ một góc độ khác mà nói, con người ở trong ngũ hành, trong số của ngũ hành thì số của thủy là 1 (nhất), như chúng tôi đã bàn ở phần trước, cấu thành của không gian này chính là nước, con người thực ra là bị bao trong nước, do vậy người thời cổ cũng thường tự xưng là dư (余), trong tiếng Hán chữ này đồng âm với chữ ngư (cá), ở đây vừa có ngụ ý là dư thừa lại có ám thị là sinh sống ở trong nước. Có lúc cũng tự xưng là 予 (dư, dự), trong tiếng Hán là đồng âm với chữ dục trong dục vọng, cũng là nói rõ rằng con người đều là sinh sống trong dục vọng, bị dục vọng thao túng, không có tự ngã.

Bởi vì con người đều là sinh sống trong nước, trong ngũ hành, mà nước lại chủ về màu đen, chữ thủy và chữ thùy (ngủ) trong tiếng Hán là đồng âm, do vậy thế nhân đều là ở trong mê, không thấy được tương lai của mình là ở đâu, lại càng không thấy được rằng mình đang ở hoàn cảnh nguy hiểm thế nào, đều ngủ say mà không biết mau chóng tỉnh lại. Trong văn hóa truyền thống Đạo gia gọi người tu luyện là Chân Nhân, vậy nói một cách tương đối thì thế nhân đều là đang sống trong “giả ngã”, đều là “giả nhân”. Đây cũng là vì trong không gian cấu thành bởi thủy trong ngũ hành này, thì tất cả đều là do nước làm ra, mà cách nói thông thường của người Trung Quốc thì tất cả những gì giả, không chân, không thuần đều nói là “hữu thủy phân”, tức là có chứa thành phần nước ở trong, bởi vì có chứa nước, do vậy nên không đáng tiền, không trân quý, sinh mệnh không được tôn trọng, sẽ có nhiều tai nhiều nạn. Do vậy trong Dịch Đạo thì quẻ Khảm là nước, cũng đại biểu cho nguy hiểm, mắc bẫy và tai nạn. Vậy làm sao mới có thể nâng cao giá trị của bản thân? Ở đây cần phải nói từ chữ thư mà chúng ta mới vừa bàn ở trên.

Ở trên chúng ta vừa nói, khi chữ thư là danh từ, thì chữ nhật ở dưới là rất quan trọng, bởi vì nhật chính là thái dương, là tượng trưng của quang minh và trí huệ, hơn nữa chữ trí (智) trong trí huệ ở dưới cũng có một chữ nhật, vậy đối với con người mà nói, quá trình chúng ta đọc sách học tập, cũng giống như đang phơi một bộ quần áo ướt dưới ánh sáng mặt trời, hong cho khô sạch nước đi. Do vậy người thường ở thế gian sau khi trải qua quá trình học tập, thì đều phải qua một kỳ thi (khảo thí), sau khi đạt tiêu chuẩn mới có thể sắp xếp cho vị trí tương ứng, mới có thể được phúc báo. Chữ khảo (考) trong khảo thí (考试) và chữ khảo 烤 nghĩa là nướng trong tiếng Hán là đồng âm, cũng là nói quá trình con người đọc sách học tập cũng là giống như quá trình chủ động bị nướng, làm bay hơi đi những “thành phần nước” trong sinh mệnh, sau đó người đó mới trở nên thuần chân thiện lương, trí huệ cao quý, do vậy mà trở nên được trân trọng.

Nếu như phân tích từ góc độ của quẻ dịch, con người ở trong không gian của nước, thuộc về quẻ Khảm (☵), quẻ Khảm là coi dương là thể, âm là dụng, đối với con người mà nói, một hào dương chính là bản thân chân chính của mình, còn hai hào âm chính là cảnh ngộ, hoàn cảnh sinh sống của mình. Một hào dương bị bao vây bởi hai hào âm, do vậy con người là ở vào hiểm cảnh. Mà văn hóa, thư tịch lại thuộc vào quẻ Ly (☲), quẻ Ly là nhật, là hỏa, từ góc độ này mà nói khi con người đọc sách học tập thì chính là đang dùng năng lượng của văn tự để hóa giải những quan điểm cố chấp của cá nhân và những sự ngu muội vô tri, bởi vì hỏa tính là bốc lên trên, nên đây cũng là lúc đang đề thăng bản thân mình. Hơn nữa năng lượng bao hàm trong ngôn ngữ văn tự là tương ứng với cảnh giới của người viết sách, người viết cảnh giới càng cao, thì năng lượng trong sách càng lớn mạnh. Nếu như là Thần Phật Giác giả, thì năng lượng của mỗi chữ trong sách đều là mạnh hơn năng lượng của thái dương vô số lần, do vậy đối với một người tu luyện mà nói, một khi nhập Đạo đắc Pháp, thì phải hết sức trân quý. Vậy từ góc độ này mà nói, khi một người trong quẻ Khảm đồng hóa với quẻ Ly, thì đã là trạng thái của một người đắc Đạo rồi, vậy thì người này sẽ từ cảnh giới của quẻ Khảm mà thoát ly ra, thăng hoa đến cảnh giới cao hơn. Do vậy tác dụng cuối cùng mà quẻ Ly khởi được chính là khiến những người mà thân ở trong hiểm cảnh có thể thoát ly ra. Đây cũng là nguyên nhân vì sao trong dịch Đạo gọi những quẻ tượng đại biểu cho văn hóa, văn minh, trí huệ và thái dương là “Ly”.

Đương nhiên, sách vở thư tịch của một người thường rất khó khởi được tác dụng này, bởi vì người thường đều ở trong mê, cũng đều ở trong nước, do vậy sách vở của người thường không có năng lượng lớn, chỉ có những bài viết, sách vở do thánh hiền giác giả và người tu luyện đến cảnh giới rất cao trong chính Pháp đại Đạo lưu lại cho con người mới có thể khởi được tác dụng này. Do vậy đối với con người mà nói, đọc sách thì phải chọn sách tốt, đọc kinh điển, hoặc đọc trước tác của các cao nhân đắc Đạo. Đây cũng là nguyên nhân vì sao chế độ khoa cử của Trung Quốc cổ đại vẫn luôn coi “Tứ thư ngũ kinh” là phần nhất định phải khảo thí, bởi vì đây là văn hóa Thần truyền, tầng thứ rất cao, trong văn tự có năng lượng rất lớn, đối với việc giáo hóa và tịnh hóa con người có tác dụng rất mạnh, do vậy mới trở thành phương thức và con đường mà Trời định để sắp xếp địa vị xã hội của con người thế gian và phúc phận. Viết tới đây, tôi nhớ lại cổ nhân có một câu nói: Tất cả đều là hạ phẩm, chỉ có đọc sách là cao. Từ góc độ trên mà nói, quả thực là như vậy!

Bởi vì đối với con người mà nói, ngũ hành không phải là bản thân thực sự của người đó, nhưng thế nhân lại không tự biết, do vậy ngoài nội hàm có thể khiến con người có thể tu thành trong Hán tự ra, trong ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng có nội hàm và khải thị như vậy, để có thể luôn luôn cảnh tỉnh thế nhân, khiến con người thanh tỉnh.

Ví dụ như không gian sinh tồn của thế nhân là Thủy (nước), từ sinh mệnh cao cấp mà nhìn, con người kỳ thực là bị chìm trong nước, chính là đã chết ở đây rồi, do vậy chúng ta thông thường cũng nói một người đã tử vong là “mất rồi”. Ta cũng gọi sự cứu rỗi của Thần Phật đối với thế nhân là “độ nhân” (chữ độ này còn có nghĩa là vận chuyển qua sông), gọi thuyền Pháp độ nhân là “thuyền Pháp”, còn gọi những người tu luyện trong thế gian là “liên hoa”, đại đa số người ta cho rằng những cách nói này đều là đang đưa ra so sánh, kỳ thực từ sinh mệnh cao cấp mà xét thì đều là những hiện tượng rất chân thực.

Lại ví dụ như nói “biết và không biết”, trong tiếng Trung biết là tri đạo, không biết là bất tri đạo, “có biện pháp, không biện pháp” v.v., chúng ta biết một sự việc giải quyết thế nào, là vì chúng ta biết Đạo: minh bạch Đạo lý. Không biết làm thế nào giải quyết là vì không biết “Đạo”. Một sự việc có biện pháp, thực sự là vì có Pháp làm, giải quyết (chữ biện nghĩa là làm), đối với người tu luyện mà nói, trong tâm có Pháp, thì có biện Pháp, trong tâm không có, thì là “không có biện pháp”.

Lại nói, rất nhiều nơi từ thời cổ đến nay đều gọi những người có quan hệ nam nữ hỗn loạn là “cẩu nam nữ”, đó không chỉ là một câu mắng chử, cách nói này cũng là có nguyên nhân. Bởi vì thân người của thế nhân đều là do ngũ hành cấu thành, trong ngũ hành tất cả các bộ phận cấu thành đều là có sinh mệnh có hình tượng. Trung Quốc từ thời cổ đến nay đều có cách nói về 12 con giáp, chính là dùng 12 địa chi đối ứng lần lượt với 12 động vật để biểu thị con người cầm tinh con gì. Ví dụ nói Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn). Sự đối ứng này không phải là so sánh, mà là có ý nghĩa thực tế. Tướng mạo và sức khỏe, thất tình lục dục, tính cách tài năng đều có liên quan đến những thứ này, do vậy căn cứ vào thời gian sinh của một người, xếp thành sinh thần bát tự để xem mệnh thì có thể suy đoán ra một cách vô cùng chuẩn xác. Trong tứ trụ bát tự của con người mặc dù chỉ có 4 địa chi, nhưng trong các thành phần cấu thành nên sinh mệnh của con người thì có tất cả các nguyên tố ngũ hành, sinh thần bát tự này chỉ là đặc trưng điển hình và biểu hiện cực đoan của một người nào đó. Tất cả các hành vi biểu hiện của người thường tại thế gian đều là thể hiện của ngũ hành, mà hành vi tình dục giữa nam và nữ là thể hiện của Tuất (chó) trong đó, nghĩa là, loại hành vi này nhân tố Tuất (chó) trong ngũ hành khống chế làm ra. Người nghiên cứu “Chu Dịch” đều biết, trong 64 quẻ có một quẻ là “Thiên phong cấu 天风姤”, kết cấu của nó là trên Càn (☰) dưới Tốn ( ☴), quẻ từ của nó là: nữ tráng, vật dụng thủ nữ. Nếu như chuyên dùng để thảo luận góc độ hôn nhân mà nói, thì đại ý của nó là: nếu như người con gái này rất cường thế, rất lợi hại (cũng chỉ nóng tính hoặc tính dục mạnh), thì đừng lấy người con gái đó. Đơn thuần luận các bộ phận của nhân thể, từ quẻ tượng này mà nói, quẻ càn là người nam, đồng thời cũng là tương ứng với cơ quan sinh dục của nam giới, quẻ Tốn là trưởng nữ, cũng đại biểu cho cái mông, từ góc độ này mà nói quẻ tượng này chính là đại biểu cho việc nam nữ giao cấu (交媾). Chữ cấu (媾) trong giao cấu và chữ cấu (姤) trong Thiên phong cấu là đồng âm. Trong các di chỉ của văn minh cổ đại khai quật được các sách lụa “Dịch Kinh”, danh xưng của quẻ cấu trực tiếp được viết thành quẻ “cẩu” (chó), cách viết này cũng có rất nhiều người không lý giải được, dường như rất không nghiêm túc vậy. Kỳ thực chính là văn hóa Thần truyền dùng các phương thức khác nhau để tiết lộ thiên cơ cho con người, khiến con người suy nghĩ về chân tướng của sinh mệnh, chỉ tiếc là có rất nhiều người chỉ coi đó là văn học.

Từ cách nói ở trên có thể thấy, tất cả những đặc trưng do cái nhục thân ngũ hành cấu thành này biểu hiện ra kỳ thực đều là biểu hiện của ngũ hành, tương đối với bản tính con người mà nói, ngũ hành này chỉ là “ngô hình” (trong tiếng Hán phát âm tương tự với ngũ hành), tức là hình thể, ngoại hình của tôi, không phải là con người chân thực. Do vậy con người mới nên tu hành, tu bỏ đi những nhân tố đó, mới có thể tìm về con người thực sự của mình.

Tổng thể mà nói, bởi vì tầng không gian vũ trụ do ngũ hành cấu thành này cũng là do Đại Pháp của vũ trụ tạo nên, cũng là biểu hiện của trí huệ và từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ, do vậy tất cả những gì tồn tại trong không gian này cũng đều được an bài để cho con người tu Đạo, ngộ Đạo, đắc Đạo. Trong không gian khác mà nhìn, lịch sử của con người giống như một vở kịch lớn, mỗi người đều là diễn viên, tất cả những gì sắp xếp trên đài diễn đều là đạo cụ – các khí cụ, bài trí để giúp con người ngộ Đạo, khi chúng ta có cách nghĩ muốn cầu Đạo ngộ Đạo, Sáng Thế Chủ đều sẽ lợi dụng những đạo cụ này để chúng ta có thể từ trong đó mà thấy được vấn đề của mình, thể hội được nội hàm của Đại Đạo, từ đó đề cao lên trên.

Không chỉ riêng đối với người tu Đạo thì là như vậy, mà đối với tất cả chúng sinh trong thế gian con người cũng như vậy, diễn hóa của Thiên Địa vũ trụ đều là thể hiện của Đại Đạo, tất cả những gì tồn tại đều có nội hàm và nguyên nhân của Đại Đạo, từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ chính là để khiến chúng sinh không rời xa Chính Đạo, đều có thể ở gần với Đạo hơn, bởi vì theo nguyên lý Thái Cực, Vô Cực sinh Thái Cực, tất cả chúng sinh đều là thể hiện của ý chí của Vô Cực Đại Đạo (Sáng Thế Chủ), sự trân quý của Đại Đạo (Sáng Thế Chủ) đối với chúng sinh còn siêu việt sự trân quý và nhận thức của chúng sinh đối với chính mình, do vậy cho dù là ai, chỉ cần có cách nghĩ ngộ Đạo tu Đạo, thì tất cả những gì tồn tại trong Thiên Địa vũ trụ đều sẽ nhanh chóng thúc đẩy cho nguyện ý của người đó đi đến thành công.

Nếu lại dùng quan điểm của Dịch Đạo mà nói, toàn bộ không gian vũ trụ cấu thành bởi ngũ hành này chính là quẻ Khôn, tất cả những gì tồn tại cao hơn ngũ hành đều là quẻ Càn, mà Càn Đạo chính là Thiên Đạo. Đối với người tu Đạo mà nói, tất cả những kinh thư mà Sư phụ truyền xuất ra chính là Càn Đạo, chính là Thiên Đạo. Tất cả những gì tồn tại trong Khôn Đạo chính là đất, thế nhân do đất bùn tạo thành nếu như muốn thành tựu kim thân, đắc được vĩnh sinh, thì phải hoàn toàn đồng hóa với Đại Đạo của vũ trụ, như vậy mới có thể từ quẻ Khôn trở thành quẻ Càn, trở thành sinh mệnh vĩnh hằng, sinh mệnh vĩ đại trí huệ vô lượng, phúc vận vô cực.

Lời kết: Nhận thức đối với Dịch Đạo và ngũ hành, thì các cảnh giới khác nhau và phương thức tư duy khác nhau đều sẽ đắc được những kết luận khác nhau. Nhất là dưới sự biến hóa của thiên tượng hiện nay, tất cả hình thế xã hội đều sẽ thuận theo tiến trình Chính Pháp mà điều chỉnh và biến hóa, do vậy những kết luận suy ra dựa theo dịch lý cũng khẳng định là có phương diện không phù hợp với hiện thực, cũng bởi vì người viết tầng thứ có hạn, những gì còn thiếu sót trong bài viết khó tránh khỏi, xin các quý vị độc giả từ bi góp ý.

(Kết thúc toàn văn)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/262187

The post Dịch Đạo và ngũ hành (7): Ra khỏi ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch Đạo và ngũ hành (6): Quẻ dịch và Thiên tượnghttps://chanhkien.org/2022/11/dich-dao-va-ngu-hanh-6-que-dich-va-thien-tuong.htmlWed, 02 Nov 2022 04:22:53 +0000https://chanhkien.org/?p=29221Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 8. Quẻ dịch và thiên tượng Thiên tượng là thể hiện của Thiên ý, từ rất sớm Trung Quốc cổ đại đã phát hiện được mối quan hệ đối ứng giữa sự biến hóa của thiên tượng và các việc nơi con người, do vậy trong “Chu Dịch – Hệ […]

The post Dịch Đạo và ngũ hành (6): Quẻ dịch và Thiên tượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

8. Quẻ dịch và thiên tượng

Thiên tượng là thể hiện của Thiên ý, từ rất sớm Trung Quốc cổ đại đã phát hiện được mối quan hệ đối ứng giữa sự biến hóa của thiên tượng và các việc nơi con người, do vậy trong “Chu Dịch – Hệ Từ” có viết: “Tại Thiên thành tượng, tại Địa thành hình, biến hóa hiện hĩ.” Còn nói: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi.” Cách nói đó cũng là có căn cứ lý luận. Chúng ta biết, trong Bát quái thì quẻ Càn là dương, là Trời, quẻ Khôn là Đất, là âm, lại nói “Càn, Kiện dã; Khôn, Thuân dã.” Trong bài trước chúng ta có nói, quẻ Khôn có thể dùng để biểu thị cho toàn thể không gian vũ trụ do ngũ hành cấu thành này, còn quẻ Càn chính là Thiên Đạo cao hơn so với ngũ hành, cũng đại biểu cho Đại giác giả, Đại Đạo. Từ góc độ này mà nói thì quẻ Càn là Thể, quẻ Khôn là Dụng. Có nghĩa là mọi thứ tồn tại trong Khôn Đạo đều là thể hiện của ý chí của Càn Đạo. Bởi vì Khôn Đạo là hoàn toàn thuận theo Càn Đạo, ý chí của Càn Đạo là bất khả kháng cự, do vậy tất cả sự vận động của thiên thể cũng như sự phát triển và biến hóa của sinh mệnh và vật chất ở trong Khôn Đạo đều là thể hiện của Càn Đạo, nghĩa là đều là thể hiện của Thiên Ý. Vậy thì, đối với con người sống ở trong ngũ hành, tất cả những biến hóa của thiên tượng ở trên Trái Đất mà họ nhìn thấy được kỳ thực chính là thượng Thiên có ý dùng để cảnh báo cho con người. Hình thức Thiên – Nhân cảm ứng ấy cũng là thể hiện của việc Đạo không ở xa con người. Trong “Dịch Truyện” có giảng: “Thiên Địa chi đại đức viết sinh”, ở cảnh giới cao mà nhìn, nội hàm chân chính của chữ “sinh” chính là cứu độ, cũng chỉ việc cho con người một con đường sống. Lại vì mỗi bước thiên tượng biến hóa đều là an bài có trật tự, do vậy nếu chúng ta dùng nguyên tắc của Dịch đạo để nhìn kiểu an bài này, thì mỗi bước biến hóa đều có thể dùng quẻ tượng tương ứng với nó để biểu thị; những người, việc, vật mà quẻ tượng đó tượng trưng chính là nội dung chủ yếu của bước thiên tượng biến hóa đó, đây chính là quan hệ đối ứng giữa quẻ trong dịch học và thiên tượng.

Thiên tượng biến hóa từ thời cận đại, nếu nhìn từ góc độ Đại Đạo, thì toàn bộ vũ trụ ở vào trạng thái âm dương phản bối, âm thịnh dương suy, nếu dùng khái niệm của Phật gia mà nói, thì chính là đã bước vào thời kỳ mạt Pháp. Cái gọi là âm dương phản bối chính là hai chủng vật chất âm dương trong Thái Cực không còn dung hợp hài hòa, không còn đồng tâm đồng đức, dựa vào nhau mà sinh tồn nữa, mà là đi ngược lại nhau, cái nào lo việc riêng của cái đó. Âm thịnh dương suy chính là chỉ đến việc vật chất và sinh mệnh thuộc về âm tính ngày càng lớn mạnh, vật chất và sinh mệnh thuộc về dương tính ngày càng suy yếu. Mà hai chủng vật chất âm dương lại lần lượt đối ứng với vật chất và tinh thần trong Thái Cực, từ tầng thứ cực cao mà nhìn, mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần nên là: tinh thần là thể, vật chất là dụng, còn ở trong trạng thái âm thịnh dương suy, thì tinh thần ở vào thế yếu, vật chất ở vào thế mạnh, vật chất không còn là để cho tinh thần dùng nữa, ngược lại tinh thần lại bị vật chất nô dịch. Ở trong ngũ hành, trong xã hội nhân loại, hình thế xã hội đối ứng trước tiên với loại thiên tượng này chính là toàn bộ đạo đức bại hoại, thói đời suy bại. Con người tín phụng khoa học duy vật, không còn tín phụng Thần Phật và Chân Đạo nữa, coi tiền tài và lợi ích là quan trọng nhất, không còn truy cầu đạo đức lương tri nữa. Nam giới thiếu mất khí dương cường, mạnh mẽ; nữ giới thì lại ngày một cường thế ngang ngược, tự tư làm gì tùy thích. Bởi vì “âm” (阴) đồng âm với dâm (淫), ẩn (瘾)… trong tiếng Hán, nên các việc hút hít, dâm loạn ngày càng nhiều. Tiêu chuẩn làm người cơ bản của con người trong ngũ hành chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong bối cảnh thiên tượng âm dương phản bối, âm thịnh dương suy, cũng bị biến dị thành những người bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Dùng dịch đạo mà xét, thì quẻ tượng đối ứng với thiên tượng này chính là quẻ “Thiên Địa Bĩ”, kết cấu của quẻ Bĩ là quẻ Càn ở trên (☰), quẻ Khôn ở dưới (☷), quẻ Càn là Dương, là Trời, quẻ Khôn là âm là Đất, bởi vì khí dương đi lên, khí âm đi xuống, hai khí âm dương đi ngược lại nhau, không hòa hợp vào nhau, cho nên âm thịnh dương suy. Lại vì quẻ Càn ở trên là ngoại quái, quẻ Khôn ở dưới là nội quái, khí dương rời xa mà khí âm tiến vào chiếm giữ, do vậy âm thịnh dương suy. Quẻ Càn là dương đại biểu cho nam nhân, quẻ Khôn là âm đại biểu cho nữ nhân, bởi vì âm dương phản bối, do vậy số nam nữ lớn tuổi mà độc thân ngày càng nhiều, âm dương không giao hòa thì vạn vật không sinh, do vậy tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm liền. Ở tầng diện quốc gia thì hành vi điển hình nhất đối ứng với loại thiên tượng này chính là Trung Cộng thi hành chính sách kế hoạch hóa sinh sản suốt hơn 40 năm, lấy đi hàng chục triệu cho đến hơn trăm triệu sinh mệnh. Kỳ thực khi con người không muốn có con nữa, thì lịch sử của nhân loại kỳ này cũng đã đi đến đầu chót rồi, không còn tương lai nữa. Quẻ Càn đại biểu cho tính dương mạnh mẽ của quân tử và tinh thần long mã, quẻ Khôn đại biểu cho âm nhu, nhu nhược, không nghĩ đến chuyện bứt lên mạnh dạn, quẻ Khôn cũng đại biểu cho vật chất. Càn ở ngoài Khôn ở trong, do vậy thế nhân đại đa số là ở ngoài thì quân tử mà ở trong thì là tiểu nhân, vẻ ngoài thì nghiêm nghị mà ở trong thì yếu đuối, bên ngoài thì ngăn nắp gọn gàng mà nội tâm thì xấu xí, chỉ truy cầu hưởng thụ vật chất, không truy cầu sự hồi thăng của đạo đức tinh thần. Lại nói quẻ Càn đại biểu cho kẻ thống trị, quẻ Khôn đại biểu cho lê dân trăm họ, bởi vì âm dương phản bối, do vậy người thống trị căn bản không quan tâm đến sự sống chết của người dân, người dân cũng mong nó (Trung Cộng) sớm ngày diệt vong. Quẻ Càn còn đại biểu cho các nhân sỹ tinh anh, người có tiền và quan chức v.v., đồng thời quẻ Càn cũng đại biểu cho tiền tài, mà quẻ Khôn lại đại biểu cho các nhân vật nhỏ, người bình thường và người khốn khó, cũng đại biểu cho kẻ tiểu nhân âm hiểm. Vì quẻ Càn là ngoại quái, quẻ Khôn là nội quái, nên quẻ từ của nó là: “Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.” (Bĩ chi phỉ nhân: thời Bĩ khí âm ở dưới, chẳng chịu thượng giao với dương, khí dương ở trên chẳng chịu hạ tiếp với âm, âm dương cách tuyệt nhau như thế, tất nhiên vạn vật chẳng sinh thành, còn gì là đạo người nữa, phỉ nhân nghĩa là chẳng phải đạo người; Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai: Ở thời Bĩ, âm tà đắc chí, tiểu nhân hoành hành, rất không lợi với đạo chính của quân tử. Đại vãng là dương cương qua ra ở ngoài; tiểu lai là âm nhu lại vào ở trong, đó là thiên tượng quân tử thất vị tại ngoại, tiểu nhân đắc thế tại nội. Vậy nên đạo trinh chính của quân tử gặp hồi này chỉ nên tiềm tàng, thối ẩn, chẳng làm thì thuận lợi được). Do vậy người có tiền, nhân sĩ tinh anh và quan viên đua nhau di dân sang nước khác, kẻ thống trị cũng không ngừng rải tiền ra nước ngoài để mua chuộc đồng minh, nhưng những kẻ kết giao lại đều chỉ là vì lợi, và thấy lợi quên nghĩa; những người đi mất là các nhân sĩ tinh anh, những người chiêu mộ đến lại đa số là tiểu nhân không có đạo đức quy phạm, chăm ăn lười làm lại tham hưởng thụ, điều này cũng ứng với câu “đại vãng tiểu lai”. Chữ bĩ (否-bĩ cực) đồng âm với chữ bĩ (痞-du côn), do vậy trong thiên tượng của quẻ bĩ, các ngành nghề đều là kẻ không ra gì nắm quyền, quân tử khó làm gì được. Chữ bĩ (否-bĩ cực) cũng đồng âm với chữ bì (疲-mệt mỏi), cho nên chúng sinh trong thế gian đa số đều là thân tâm đều mệt mỏi, khổ đến mức không nói nên lời. Quẻ bĩ còn có một tầng hàm nghĩa là bế tắc không thông, sự sa đọa và bại hoại của thế nhân đã khiến bản thân họ rơi vào đường cùng, do vậy ai cũng không nhìn thấy được đường ra là ở đâu, đại đa số đều mê man bất lực, được ngày nào hay ngày đó.

Trong thiên tượng âm thịnh dương suy, càng là âm tà tiểu nhân thì lại càng như cá gặp nước. Người viết còn phát hiện thấy một hiện tượng, tuyệt đại đa số “những người như cá gặp nước” trên thế gian đều là chúng sinh ở âm giới chuyển sinh thành người, ví dụ như yêu ma quỷ quái, các loại động vật và các loại sinh mệnh thuộc loại thủy tộc là rất nhiều, những người này đại đa số đều là những kẻ chủ nghĩa vật chất điển hình, tham tài túng dục, dùng các loại ngôn hành bại hoại dẫn dắt và làm bại hoại quan niệm của thế nhân, không có chút giới hạn đạo đức nào hết, đương nhiên có một số người cực ít là biểu hiện cũng còn được. Còn có một hiện tượng xuất hiện vào khoảng hai mươi năm gần đây đó là hiện tượng người “vỏ rỗng”, những người này chỉ có nhục thân không có nguyên thần, già trẻ trai gái đều có, trong người thường đa số họ đều là những người đạo đức bại hoại, không có chút chính niệm nào, điều này cũng có quan hệ trực tiếp với thiên tượng âm thịnh dương suy.

Một biểu hiện khác của âm thịnh dương suy chính là bắt đầu từ mười mấy năm trước đây có lưu hành kiểu “nhảy quảng trường” lưu hành trên một diện rộng, và kiểu phát sóng trực tiếp trên mạng v.v, hấp dẫn một lượng lớn người với độ tuổi và giới tính khác nhau tham gia vào đó, những người này dường như hoàn toàn chỉ là trưng ra và phô bày cơ thể của bản thân mình, đã quên mất rằng con người là anh linh của vạn vật nên cần phải có ý nghĩa sinh mệnh cao quý ưu nhã, trí huệ khoan dung và cầu chân hướng thiện. Những thứ kia khiến cho người ta mê vào trong đó, mơ mơ màng màng mê mờ trong mộng cảnh.

Ở cảnh giới rất cao mà nhìn, ít nhất bắt đầu từ năm 1992, xã hội nhân loại đã tiến nhập vào thời kỳ mạt kiếp của thời kỳ mạt pháp, cũng có nghĩa là, nền văn minh của nhân loại thời kỳ này đã đi đến điểm cuối cùng rồi, cần phải kết thúc rồi. Thời kỳ này ứng với hào Thượng Cửu của quẻ Bĩ (hào dương ở vị trí thứ 6 tính từ dưới lên), hào từ của nó là: “khuynh bĩ, tiên bĩ hậu hỉ.” Tượng của nó viết: “Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã!” cũng có nghĩa là bế tắc đến cực điểm thì tất nhiên sẽ phát sinh sự nghiêng đổ, rất nhanh chóng sẽ vật cực tất phản, bĩ cực thái lai. Nếu dùng sáu hào này để biểu thị bộ vị (bộ phận cơ thể) của con người, thì hào sơ là chân, hào nhị là cẳng chân, hào tam là đùi, hào tứ là bụng, hào ngũ là ngực, hào thượng là đầu, cũng có nghĩa là, tất cả những thứ ấy đã đi đến “đầu” rồi, đi đến điểm cuối rồi. Đồng thời chúng ta thấy chữ “bĩ” (否) trong quẻ bĩ, trên chữ khẩu có chữ “bất” (不), chữ bất và chữ 布 (bố – tấm vải) trong tiếng Hán là đồng âm, trên miệng có bịt tấm vải, nên từ mùa đông năm 2019 sau khi bệnh dịch xuất hiện, đến hiện tại dường như người dân toàn cầu ra khỏi cửa đều đeo khẩu trang, điều này cũng là có liên quan đến quẻ tượng của quẻ bĩ. Chữ 否 có kết cấu là chữ “bất” (不) thêm chữ “khẩu” (口), còn cho thấy rằng hiện tại từ người dân bình thường đến thủ tướng, ai cũng không có tự do ngôn luận, ai cũng không được nói lời thật, bởi vì những việc vạ miệng có ở khắp nơi. Còn có một tầng ý nghĩa khác, chính là ai cũng không nói nó là tốt, đều là đang phủ định nó, tất cả những điều này đều phù hợp với quẻ tượng của quẻ bĩ (否).

Thiên tượng biến hóa ở các tầng khứ khác nhau có các biểu hiện khác nhau, căn cứ theo lý luận “tam nguyên cửu vận”, vận khí của thế gian con người biến hóa, lấy 540 năm làm một chu kỳ lớn, gọi là “đại nguyên”, mỗi 180 năm làm chu kỳ nhỏ, gọi là “chính nguyên”, mỗi chính nguyên lại được phân thành 3 đơn nguyên 60 năm, lần lượt là thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, mỗi đơn nguyên lại có thể phân thành 3 vận, mỗi vận 20 năm, trong đó thượng nguyên bao hàm nhất vận, nhị vận, tam vận, trung nguyên bao hàm tứ vận, ngũ vận, lục vận, hạ nguyên bao hàm thất vật, bát vận, cửu vận, rồi lại lần lượt phối với hậu thiên bát quái (cửu cung) số và Bắc Đẩu cửu tinh (thất tinh và thêm vào đó là Tả Phụ tinh và Thạch Bật tinh), để dự đoán biến hóa của vận khí thế gian.

Cửu vận lại theo màu sắc được gọi là: 1 – bạch vận, 2 – hắc vận, 3 – bích vận, 4 – lục vận, 5 – hoàng vận, 6 – bạch vận, 7 – xích vận, 8- bạch vận, 9 – tử vận. Năm Giáp Tý trong thượng nguyên gần nhất là năm 1864, do vậy trong 60 năm đầu của thượng nguyên, nhất vận là từ năm 1864 đế năm 1883, do quẻ Khảm chủ sự. Nhị vận là từ năm 1884 đến năm 1903, do quẻ Khôn chủ sự. Tam vận là từ năm 1904 đến năm 1923, do quẻ Chấn chủ sự. Năm giáp tý của trung nguyên là năm 1924, trong đó tứ vận là từ năm 1924 đến năm 1943, do quẻ Tốn chủ sự. Ngũ vận là từ năm 1944 đến năm 1963, nằm ở vị trí trung cung. Lục vận là từ năm 1964 đến năm 1983, do quẻ Càn chủ sự. Năm Giáp Tý của hạ nguyên là năm 1984, trong đó thất vận là từ năm 1984 đến năm 2003, do quẻ Đoài chủ sự. Bát vận là từ năm 2004 đến năm 2023, do quẻ Cấn chủ sự. Cửu vận là từ năm 2024 đến năm 2043, do quẻ Ly chủ sự.

Chúng ta bắt đầu nói từ năm hạ nguyên Giáp Tý 1984, từ năm 1984 đến năm 2003 là hạ nguyên thất vận, do quẻ Đoài chủ sự. Quẻ Đoài (兑) là khẩu, phương hướng là chính Tây, là duyệt (说 – vui mừng), là ngôn luận, phát sóng v.v., do vậy từ năm 1984, các hình thức vui chơi giải trí như âm nhạc, tương thanh, bình thư, tiểu phẩm, hí khúc, khúc nghệ… bắt đầu lưu hành rộng rãi. Quẻ Đoài là hướng chính Tây, là ngôn luận, là miệng lưỡi, là biện luận, do vậy trong phạm toàn Trung Quốc bắt đầu phổ cập học tiếng Anh, ngày càng nhiều người trẻ tuổi rất chú trọng đến diễn giảng và biện luận, trong vận khí này ngôn luận tương đối tự do. Quẻ Đoài cũng đại biểu cho tiêu hủy bẻ gãy, đấu tranh, do vậy trong vận khí của quẻ Đoài, các phim hành động, võ thuật được chào đón nồng nhiệt, thời kỳ hoàng kim nhất của điện ảnh Hồng Kông chính là 20 năm này. Quẻ Đoài đại biểu cho thiếu nữ, do vậy xuất hiện rất nhiều nữ ca sĩ trẻ, nữ minh tinh được quần chúng yêu thích. Trong ngũ hành quẻ Đoài thuộc Kim, đại biểu cho kinh tế, kim tiền, cũng đại biểu cho phương Tây, do vậy thuận theo khai mở cải cách, Trung Quốc và phương Tây qua lại thường xuyên, kinh tế được phát triển ổn định. Đặc biệt nhất là trong thời kỳ đó còn xuất hiện cao trào khí công mà trong lịch sử chưa từng có. Hoạt động khí công bắt đầu từ thời kỳ những năm 70, đến những năm 80, nhất là đến vận khí của quẻ Đoài, thì số người học và luyện khí công ngày càng nhiều, người học có trong các giai tầng xã hội, các môn phái khí công cũng ngày càng nhiều, theo tư liệu thống kê thời đó, trong cao trào khí công ước chừng có khoảng hơn 2000 môn phái khí công khác nhau, các nơi trên toàn quốc dường như mỗi ngày đều có các khí công sư ở các môn phái khác nhau mở các lớp khí công, bởi vì quẻ Đoài là khẩu, là diễn giảng, do vậy cao trào khí công cũng là sự kiện lớn ứng theo vận đó mà sinh. Trong thời gian này, công pháp được đại chúng hoan nghênh nhất chính là Đại Pháp đức cao do Ông Lý Hồng Chí truyền ra – Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì nội hàm cao thâm và hiệu quả chữa bệnh khỏe người kỳ diệu của môn này, mà trong thời gian 7 năm ngắn ngủi từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 7 năm 1999 đã có hơn 100 triệu học viên tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Đại Pháp là chiểu theo nguyên tắc tối cao của vũ trụ, “Chân, Thiện, Nhẫn” để chỉ đạo học viên tu luyện, dùng khái niệm của Đạo gia mà nói, Pháp Luân Đại Pháp chính là Đại Đạo cuối cùng nhất của vô lượng vũ trụ, cũng chính là Thiên Đạo, tất cả nội hàm của Thiên Đạo đều là Thiên ý, vì thiên tượng là thể hiện của Thiên ý, do vậy trong vận khí của quẻ Đoài, Thiên ý thực sự chính là Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất ra ở thế gian để cứu độ chúng sinh, đây cũng là mục đích căn bản của việc cao trào khí công xuất hiện ở thế gian.

Tổng bí thư của Trung Cộng lúc đó là Giang Trạch Dân đố kỵ điên cuồng, từ 20/7/1999 bất chấp sự phản đối của nhiều người, ngang nhiên phát động cuộc trấn áp tàn khốc đối với những người tu luyện Pháp Luân Công, hơn nữa còn khởi động bộ máy tuyên truyền trên toàn quốc, tiến hành bội nhọ và vu khống Pháp Luân Công và người sáng lập Pháp Luân Công. Theo thống kê không đầy đủ, từ tháng 7 năm 1999 đến cuối năm 2001, có đến hơn 300 nghìn bài viết đăng trên Tân Hoa Xã để bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, hơn nữa các đài truyền hình, đài phát thanh dường như mỗi ngày đều có các chương trình ác độc công kích Pháp Luân Công. Mà tất cả những điều này, vừa là kết quả do thiên tượng dẫn dắt, cũng là một thể hiện trong vận khí của quẻ Đoài. Bởi vì trong vũ trụ có một lý là tương sinh tương khắc, nhất là đến ngũ hành, thì lý này lại là ở khắp mọi nơi. Bất kể một sự việc gì, có người ủng hộ thì có người phản đối, có tin thì có không tin, do vậy xuất hiện sự việc như vậy.

Từ năm 2004 đến năm 2023, thời gian 20 năm này là bát vận của hạ nguyên, do quẻ Cấn chủ sự. Quẻ Cấn trong ngũ hành thuộc Thổ, phương vị là Đông Bắc, cũng đại biểu cho cửa, cổng, nhà ở, đường xá v.v., trong thời gian này, từ năm 2004, giá nhà ở tại các nơi trong Trung Quốc tăng trưởng lượng lớn, ngành bất động sản phát triển lên đến cực điểm. Toàn Trung Quốc đều phát triển mạnh không ngừng nghỉ các công trình xây dựng, xây cầu, xây đường, xây đập ngăn nước, xây nhà ở v.v. Quẻ Cấn là thiếu nam, cũng là hướng Đông Bắc, do vậy trong giới nghệ sĩ xuất hiện rất nhiều minh tinh là nam thanh niên, từ “miếng thịt tươi nhỏ” (Little Fresh Meat) cũng là sản vật của thời kỳ này. Đã xuất hiện rất nhiều minh tinh đến từ vùng Đông Bắc, hơn nữa các minh tinh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rất được hoan nghênh. Trong cung Cấn có địa chi Sửu và Dần, quẻ Cấn cũng đại biểu cho Cẩu, cho nên trong 20 năm vừa qua những người nuôi thú cưng ngày càng nhiều, đủ các loại chó nhỏ mèo nhỏ đều rất được ưa chuộng. Quẻ Cấn là Sơn, cũng đại biểu cho mô đất, cũng là mộ phần, do vậy trong thời kỳ này có không ít các tỉnh và địa khu tại Trung Quốc còn xuất hiện các cuộc “vận động san mộ” di dời mộ trên diện tích lớn. Những gì nói trên đây là phản ánh bề mặt nhất của vận khí của quẻ Cấn tại thế gian con người.

Ngoài đó ra, quẻ Cấn còn có hàm nghĩa là đình chỉ, cho thấy sự dừng lại ngưng lại của một loại trạng thái nào đó và sự bắt đầu của một loại trạng thái khác. Vì sao có hàm nghĩa dừng lại? Bởi vì bản ý của chữ Cấn chính là cực hạn, biên giới, có nghĩa là, sự việc phát triển đã đạt đến cực hạn rồi, đi đến tận đầu rồi, không tiến tiếp được nữa, do vậy nên phải kết thúc. Nếu vẫn muốn tiếp tục vận động, tiếp tục phát triển, thì chỉ có cách lùi lại, do vậy chúng ta thấy trong chữ hạn (限)trong hạn chế, chữ thoái (退)trong thoái lui đều có chữ Cấn. Vậy trong vận khí của quẻ Cấn, Thiên ý căn bản nhất là gì? Chính là chữ Thoái, “Tam thoái” đại trào.

Bắt đầu từ năm 2004 là tiến nhập vào trong vận khí của bát vận trong hạ nguyên, bắt đầu từ cuối năm 2004 cuốn sách “Cửu bình cộng sản đảng” được ra mắt, thế gian con người chính thức bắt đầu mở màn cho Tam thoái đại trào, ngày càng nhiều người thông qua sự truyền bá của “Cửu Bình” và việc các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng, đều đã dần dần minh bạch ra chân tướng về Đại Pháp và sự tà ác, tàn bạo của ác đảng Trung Cộng, từ đó lựa chọn thoái xuất các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội tà ác của nó, đặt định cơ sở cho bản thân mình có thể tiến nhập vào tương lai. Bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp vũ trụ, là Đại Pháp cao đức lấy tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” làm nguyên tắc tu luyện, Đại Pháp là căn bản tạo ra và thành tựu vũ trụ thời không và vạn sự vạn vật, tất cả những người mà trong tư tưởng có niệm đầu chống đối Đại Pháp hoặc bị tà đảng nhồi nhét độc tố lừa dối và những người gia nhập các tổ chức tà đảng, tuyên thệ vì nó mà phó xuất cả sinh mệnh đều sẽ bị lịch sử của vũ trụ đào thải. Và mục đích căn bản của sự biến hoá của thiên tượng chính là vì tương lai của chúng sinh vũ trụ, chỉ có những người minh bạch chân tướng, thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng mới có thể bước vào tương lai, do vậy trong vận khí của quẻ Cấn, các hiện tượng xã hội khác đều là hiện tượng bề mặt và giả tượng, chỉ có “tam thoái” mới là chân tướng. Hiện nay (thời điểm viết bài này) đã là nửa cuối năm 2020, đã có hơn 360 triệu người lên tiếng thoái xuất khỏi Trung Cộng. Nói một cách đơn thuần từ góc độ của vận khí mà nói, thì thời gian lưu lại cho con người thế gian nhiều nhất cũng chỉ là 3 năm, thậm chí còn ít hơn, bởi vì sự xuất hiện của dịch bệnh chính là đã cho chúng sinh một cảnh cáo nghiêm trọng rồi, do vậy thế nhân nhất định phải biết quý tiếc cơ duyên, đừng bỏ lỡ, nếu không sẽ bị vạn kiếp bất phục, có hối cũng không kịp!

Bắt đầu từ năm 2024 là bắt đầu bước vào cửu vận của hạ nguyên, do quẻ Ly chủ sự. Quẻ Ly trong ngũ hành là thuộc hỏa, quẻ tượng của nó là Nhật, là văn, là lễ, là lệ (mỹ lệ) v.v. hoả chủ minh, còn văn, lễ chính là chỉ văn hoá, văn minh, hoả là dương, đại biểu cho tinh thần của con người. Lệ chính là chỉ những điều mỹ hảo, do vậy vận khí trong giai đoạn này chính là lịch sử của xã hội nhân loại tiến nhập vào kỷ nguyên mới, bắt đầu một thời kỳ văn minh hoàn toàn mới, văn hoá Thần truyền truyền thống được phục hưng, văn hóa mới mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp lưu lại cho tương lai cũng sẽ được phổ cập rộng rãi, tất cả những gì những sinh mệnh và vật chất cũ, không đủ tốt, đều không còn tồn tại, những truy cầu của thế nhân sẽ trở về với tầng diện tinh thần. Bởi vì chữ Ly còn có hàm nghĩa là phân ly, ly khai, thoát ly và phi thăng, do vậy đây cũng là một thời kỳ mà Thần tích xuất hiện và văn minh đại hiển.

Các phân tích ở trên là kết quả đạt được căn cứ vào lý luận tam nguyên cửu vận, ngoài đó ra, nếu như góc độ địa chi ngũ hành mà nói, thì Hợi, Tý, Sửu là ở phương Bắc, thuộc về tam hội thủy cục, thủy vị của Tý là hướng chính Bắc, quẻ Khảm cũng là ở hướng chính Bắc. Nếu đặt trong thời gian mà nói, cũng là như vậy, có nghĩa là, năm Tý Thủy cũng là thuộc quẻ Khảm, do quẻ Khảm chủ sự. Năm 2020 là năm Canh Tý trong Hoàng lịch, do vậy vận khí của năm này cũng là thể hiện nằm trong nội hàm của quẻ Khảm.

Quẻ Khảm(☵)đại biểu cho thủy, cách viết của chữ thủy trong dạng chữ triện chính là giống như quẻ tượng của quẻ Khảm. Quẻ tượng của nó là một hào dương ở trung tâm, trên dưới đều có một hào âm, quẻ Khảm lấy dương làm thể, lấy âm làm dụng. Hào dương bị hào âm bao vây, do vậy hàm nghĩa của quẻ Khảm là hiểm, là hãm. Quẻ Khảm còn đại biểu cho các đàn ông trung niên, hoặc đại biểu cho những người con trai thứ hai trong gia đình. Ngoài ra nó có hình dạng của chuột, cũng giống cá, giống xe, cũng đại biểu cho tiểu nhân, gian tặc âm hiểm v.v.

Nói một cách khách quan, bất kỳ một quẻ nào trong Chu Dịch cũng đều có hàm nghĩa của hai mặt chính phụ, bởi vì đều là ở trong ngũ hành, do vậy có cát có hung. Nhưng bởi vì thời kỳ này thuộc về thời kỳ mạt Pháp âm thịnh dương suy, âm dương phản bối, đã không còn thuộc về một thời kỳ bình thường nữa, cũng là tất cả đều đã tiếp cận gần vĩ thanh, đi đến tận cùng rồi, do vậy quẻ Khảm đối với con người mà nói là tượng trưng cho nạn diệt vong.

Năm 2020 là năm Canh Tý trong Hoàng lịch, thiên can là Canh kim, sinh địa chi là Tý thủy, lại có quẻ Khảm chủ sự, do vậy năm này có thủy tai nghiêm trọng, diện tích chịu tai họa là lớn, duy trì trong thời gian dài. Quẻ Khảm cũng là Tửu, là độc. Đối với con người mà nói, loại độc cao cấp nhất chính là loại virus trong lần dịch bệnh này. Quẻ Khảm vượng vào mùa đông, nhất là tháng Giêng, do vậy trong nước Trung Quốc hiện giờ bề mặt dường như là bình ổn, nhưng khi bước vào mùa đông, nhất là sau tháng 11 thì hẳn là sẽ còn mãnh liệt hơn. Ngoài ra, chúng ta thấy trong kết cấu của hai chữ pháp (法) và trị (治)đều có thủy, do vậy quẻ Khảm còn đại biểu cho pháp luật, quẻ Khảm cũng đại biểu cho âm hiểm, do vậy sẽ có kẻ tiểu nhân âm hiểm đưa ra cái gọi là “Luật an ninh quốc gia” với tai tiếng ai ai cũng biết. Trong ngũ hành thì thủy khắc hỏa, các ngành nghề có liên quan đến hỏa như truyền thông, điện ảnh và truyền hình, internet, thông ấn v.v, cũng đại biểu cho tự do ngôn luận, thủy vượng khắc hỏa, do vậy tất cả các phương diện có liên quan đến điều này đều sẽ bị xung kích ở các mức độ khác nhau trong năm nay. Ngoài ra Canh thuộc Kim cũng đại biểu cho hoàng kim, các cơ quan tài chính, tư pháp v.v, Tý thuộc thủy cũng đại biểu cho dầu lửa, nghề đánh cá, làm muối v.v., do vậy những ngành nghề liên quan với nó đều có biến động lớn.

Ngoài đó ra, trong ngũ hành, Mộc chủ phương Đông, Kim chủ phương Tây, mà hình thức sinh mệnh của ác đảng Trung Cộng ở không gian tầng thấp khác là con ác long màu đỏ, màu sắc đại biểu cho nó trong không gian này chính là màu đỏ, màu đỏ trong ngũ hành thuộc hỏa, bởi vì thủy khắc hỏa, thiên can Canh thuộc kim sinh địa chi Tý thuộc Thủy, Canh Kim đại biểu cho các quốc gia phương Tây, do vậy năm Canh Tý 2020, còn có một thiên tượng trọng yếu nhất, đó chính là “Trời diệt Trung Cộng” đã được mở màn toàn diện trên toàn cầu, các quốc gia chính nghĩa và lực lượng chính nghĩa trên toàn cầu với đại biểu là nước Mỹ, và cả những con người có tinh thần chính nghĩa trên thế giới đều đã toàn diện nhận rõ ra bản chất tà ác của ác đảng Trung Cộng, bắt đầu bao vây và tiêu trừ Trung Cộng một cách toàn diện từ các góc độ khác nhau. Năm Tân Sửu 2021, Nhâm Dần 2022 hai thiên can Kim Thủy liền nhau, lại do hai năm này có thiên can là Sửu, Dần nằm ở cung Cấn, quẻ Cấn đại biểu cho việc một trạng thái kết thúc và một trạng thái khác bắt đầu, lần lượt đối ứng với hai năm Sửu, Dần. Do vậy có thể thấy, ngày mạt của tà đảng đã đến gần trước mắt rồi.

Ở trên chúng ta còn nói, ở góc độ cao hơn mà nhìn, thì nhân loại hiện nay, đang thuộc về thời kỳ mạt Pháp, có nghĩa là, sẽ đối diện với đại đào thải, do vậy trong năm Canh Tý, đối với bất kỳ người nào trên thế gian thì sẽ đều là một đạo Khảm, là một quan, bởi vì bản thân quẻ Khảm cũng có hàm ý tai họa. Nhưng ông Trời có đức hiếu sinh, Đại Pháp cứu thế – Pháp Luân Đại Pháp đã truyền ra, do vậy đối với thế nhân mà nói, chỉ cần chân tâm niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, và tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng, thì có thể bình an qua được đại kiếp, tiến nhập vào tương lai.

(Còn nữa)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262186

The post Dịch Đạo và ngũ hành (6): Quẻ dịch và Thiên tượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch Đạo và ngũ hành (5): Hình thức triển hiện của Dịch Đạohttps://chanhkien.org/2022/10/dich-dao-va-ngu-hanh-5-hinh-thuc-trien-hien-cua-dich-dao.htmlMon, 17 Oct 2022 08:37:03 +0000https://chanhkien.org/?p=29175Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 7. Hình thức triển hiện của Dịch Đạo Cuốn sách Chu Dịch xưa nay vẫn bị coi là một bộ sách bói toán, kỳ thực bói toán chỉ là một hình thức tồn tại, đồng thời cũng chỉ là một trong những công năng của Dịch Đạo. Bởi vì Thiên […]

The post Dịch Đạo và ngũ hành (5): Hình thức triển hiện của Dịch Đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

7. Hình thức triển hiện của Dịch Đạo

Cuốn sách Chu Dịch xưa nay vẫn bị coi là một bộ sách bói toán, kỳ thực bói toán chỉ là một hình thức tồn tại, đồng thời cũng chỉ là một trong những công năng của Dịch Đạo. Bởi vì Thiên Đạo cần phải được lưu tồn ở thế gian và truyền cho hậu nhân, nên cần phải có phương thức triển hiện mà thế nhân có thể lý giải và chấp nhận được. Những người nghiên cứu dịch học trong hậu thế, từ Khổng Tử cho đến Chu Hy, rồi cho đến ngày nay, tuyệt đại đa số họ đều là nhận thức của Nho gia, dùng phương thức tư duy của Nho gia để giải thích Dịch Đạo, do vậy trong con mắt của thế nhân thì Dịch Đạo ngày càng giống với văn, sử, triết học của ngày nay, đương nhiên trong Địch Đạo cũng quả thực là có chứa đựng và bao quát hết những học vấn đó, có điều từ “Dịch truyện” mà xét, thì nhận thức của các thánh hiền thời cổ mà đại biểu là Khổng Tử đối với Dịch Kinh là cực cao, nhận thức đó đã rất gần với nhận thức của Đạo gia rồi. Ngoài đó ra, trong Dịch Đạo còn bao hàm cả không gian thời gian cho đến quy luật vận hành và kết cấu nội tại của vạn vật chúng sinh v.v., phương thức tư duy này chính là thuộc về Đạo gia, cụ thể như sự lý giải và vận dụng của Lý Thuần Phong, Thiệu Ung, Lưu Bá Ôn v.v. đối với Dịch Đạo đều là thuộc về phạm trù Đạo gia. Có điều nói đi cũng phải nói lại, bản thân “Dịch Đạo” chính là đang giảng Đạo âm dương, Nho gia và Đạo gia một âm một dương, ở tầng thứ rất cao mà xét, thì hai gia phái này đều là một trong những hình thức biểu hiện của Đại Đạo, do vậy nhận thức của cả Nho gia và Đạo gia đều đúng đắn, chỉ là nhận thức của Đạo gia là cao hơn, cụ thể hơn, và cũng khó để người thế gian lý giải hơn mà thôi.

Người viết cho rằng nhận thức đối với Dịch Đạo then chốt là ở chỗ lý giải đối với hai quẻ là Càn (☰)và Khôn (☷), đây là ranh giới phân định việc người học coi Dịch Đạo là học vấn của người thường hay là học vấn siêu thường. Quẻ Càn thuần dương, quẻ Khôn thuần âm, quẻ Càn tượng trưng cho Thiên Đạo (Đạo của Trời), quẻ Khôn tượng trưng cho Địa Đạo (Đạo của Đất). Ở đây, Thiên và Địa ngoài việc biểu thị hàm nghĩa là bầu trời, mặt đất, thiên thể, địa cầu ra, thì hàm nghĩa thực sự của Thiên và Địa là thời gian và không gian. Nghĩa là, quẻ Càn đại biểu cho thời gian, quẻ Khôn đại biểu cho không gian. Trong không gian này của chúng ta, biểu hiện trực quan của thời gian chính là sự vận hành của Mặt Trời, do vậy trong hai chữ là thời (時) và gian (間) đều có chữ Nhật (日), trong lời nói hàng ngày, việc người ta sống qua từng ngày từng ngày cũng được người Trung Quốc gọi là “quá nhật tử”, Thiên chính là Nhật, Nhật chính là thời gian. Vì vậy quẻ Càn có thể tượng trưng cho Thái Dương, trong Dịch Truyện gọi Càn là “Đại Xích”, cũng là nguyên nhân này. Hàm nghĩa của Địa, ngoài việc chỉ mặt đất, địa cầu ra, thì còn chỉ không gian, chúng ta thấy quẻ tượng của quẻ Khôn là ☷, đại biểu cho hư không vô trở ngại, vô vật. Bởi vì quẻ Càn đại biểu thời gian, đại biểu cho Thái Dương, sự vận hành của thời gian là vĩnh viễn vô cùng tận, Mặt Trời thời thời khắc khắc đều đang vận hành, do vậy đặc tính của quẻ Càn là cương kiện dũng mãnh, tinh tấn không dừng. Quẻ Khôn đại biểu cho không gian, đặc điểm chủ yếu của không gian là một chữ “không”, bởi vì là không, không có vật gì, rộng lớn vô biên, vì vậy đặc tính chủ yếu của không gian chính là tĩnh chỉ bất động, lại có thể gánh vác và bao dung vạn vật. Cổ nhân giảng Thiên động Địa tĩnh, Trời tròn Đất vuông (thiên viên địa phương), chính là vì nguyên nhân đó. Ở đây chữ “Viên” nghĩa là viên thông không có trở ngại, chữ “phương” nghĩa là rộng lớn vô biên.

Vì không gian là không có vật gì nên tĩnh chỉ bất động, không gian vì là không có vật gì, nên có thể được vạn vật lấp đầy. Bản chất của không gian giống như một vật chứa khổng lồ, thời gian vận hành ở trong đó, không có điểm kết thúc. Quẻ Khôn thuần âm, âm cũng là ẩn, do vậy bản thân không gian là điều mà chúng sinh bên trong đó vĩnh viễn không nhìn thấy được nó. Đặc tính của không gian là không, nhưng bản thân không gian là tồn tại vật chất, trong bài trước chúng ta đã từng nói, bản chất của không gian này chính là nước, vật chất cấu thành nên không gian chính là nước. Không gian lấy nước làm thể, lấy không làm dụng. Nước này không phải là nước mà mắt thịt của nhân loại có thể thấy, mà là nước của một trong những biểu hiện ra đến tận cùng của khí tiên thiên; nước này có mặt ở khắp không gian này, tồn tại lập thể toàn phương vị (tất cả các phương hướng), vạn vật chúng sinh trong ngũ hành đều ở trong nước; nước này chính là cơ sở sinh tồn và môi trường hoạt động của vạn vật chúng sinh trong ngũ hành; là mẹ của vạn vật và nguồn gốc của sinh mệnh, do vậy quẻ Khôn cũng chỉ người mẹ. Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thuỷ, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xứ chúng nhân chi sở ố, cố cơ vu đạo” (dịch nghĩa: Hãy thiện lớn giống như nước vậy. Nước giỏi làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở nơi mọi người ghét, cho nên gần với Đạo). Thuỷ mà Lão tử giảng ở đây, vừa là thuỷ ở trong vi quan, lại vừa là thủy mà mắt thịt của chúng ta nhìn thấy, hai tầng ý nghĩa đó đều có.

Trong “Dịch truyện” giảng: “Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật.” Địa ở đây vừa có ý là không gian, vừa có ý là mặt đất. Thế, cùng nghĩa với “[hình] thức”, có ý là trạng thái, mô thức, tình trạng. Cho dù là không gian hay mặt đất, thì đều là thể hiện Đạo của quẻ Khôn, đều phù hợp với nguyên tắc của quẻ Khôn, do vậy đều có thể mang chở vạn vật, bao dung vạn vật. Là người quân tử, cũng nên học theo Đạo của “Khôn”, dùng khoan hậu nhân đức để bao dung vạn vật, từ bi chúng sinh.

Điều mà Đạo của Càn thể hiện là thời gian, hình thức biểu hiện của thời gian trong không gian này của chúng ta chính là Thái Dương, Đạo của Càn cũng đại biểu cho tinh thần của vạn vật, là nguồn gốc năng lượng cho sự phát triển vận động của vạn vật chúng sinh. Từ căn bản nhất mà nói, Càn Đạo chính là Thiên Đạo, là thể hiện ý chí của vô cực Đại Đạo (Sáng Thế Chủ). Quẻ Càn thuần dương, chữ dương có cách viết dạng chính thể là 陽, Dương là một chữ hội ý, kết cấu của nó là một chữ 阜 (phụ: núi đất) và thêm một chữ 昜 (dương). Chữ 阜 chỉ lục địa, ngoài ra còn có ý thịnh vượng, to lớn và phong hậu. Chữ 昜 gồm 3 chữ là nhật (日)、一 (nhất) 、 勿 (vật) ghép lại. Nhật chỉ thời gian, nhất chỉ toàn bộ, chữ vật cùng nghĩa với chữ 物 (vật chất). Do vậy bản ý của chữ dương chính là mỗi thời mỗi khắc đều có sự vật mới được sinh ra, cũng chỉ việc mỗi thời mỗi khắc vạn sự vạn vật đều đang biến hoá canh tân. Vì vậy, nội hàm bản chất nhất của Dịch Đạo chính Càn Đạo, cũng chính là Đạo biến hoá, trong “Dịch truyện” nói “sinh sinh chi vị dịch” (tạm dịch: sinh ra không ngừng thì gọi là dịch), cũng chính là vì nguyên nhân này.

Trong “Dịch truyện” có giảng: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Kiện ở đây nghĩa là Càn, pháp tắc vận hành của Thiên Đạo chính là Càn Đạo, Càn Đạo tượng trưng cho cương kiện dũng mãnh, tích cực tiến thủ, vĩnh viễn không dừng lại, do vậy quân tử nên học theo Càn Đạo, “Chung nhật càn càn, Tịch dịch nhược lệ”, mỗi thời mỗi khắc đều cần đổi mới quan niệm, thu hoạch tri thức, hơn nữa cẩn thận thận trọng, kỵ việc buông lơi, như vậy mới có thể có sinh mệnh vĩnh hằng, đây chính là đức hạnh lớn nhất của một con người. Do vậy trong “Dịch truyện” còn nói: “Nhật tân chi vị thịnh đức”, cũng là vì nguyên nhân này.

Điều mà Càn Đạo thể hiện là Đạo biến hóa, do vậy bản chất của Càn Đạo là trình tự phát triển biến hóa của vạn vật chúng sinh, trình tự này cũng gọi là định số, cũng gọi là Thiên số. Điều mà Khôn Đạo thể hiện là đặc trưng của kết cấu không gian. Bởi vì tất cả mọi thứ trong thời không này của chúng ta đều là bát quái hóa, do vậy trình tự của Càn Đạo có thể dùng 64 quẻ để biểu thị, kết cấu không gian của Khôn Đạo cho đến phân bố của vật chất và sinh mệnh cũng có thể dùng 64 quẻ để biểu thị. Nếu như muốn dùng một đồ hình để biểu đạt lý niệm này một cách hoàn mỹ, thì chính là “biểu đồ tròn vuông 64 quẻ tiên thiên” được truyền ra bởi nhà dịch học lớn thời Bắc Tống là Thiệu Ung tiên sinh. Đồ hình như sau:

Bộ phận hình tròn bên ngoài của đồ hình này tượng trưng cho Thiên Đạo (Càn Đạo), bộ phận hình vuông bên trong tượng trưng cho Địa Đạo (Khôn Đạo), đối với vạn vật chúng sinh mà nói, bộ phận tròn bên ngoài tượng trưng cho trình tự phát triển hoặc trạng thái tinh thần của sinh mệnh, bộ phận hình vuông bên trong tượng trưng cho kết cấu thân thể và phương vận động của sinh mệnh đó. Trong “Dịch Truyện” có viết “tại Thiên thành tượng, tại Địa thành hình, biến hóa kiến hỹ”, xã hội nhân loại có hình thức xã hội như thế nào, là do ở không gian cao tầng có thiên tượng tương ứng xúc tác mà thành. Thiên tượng chính là trình tự mà sinh mệnh cao cấp lập ra trong thời gian, trình tự đó có thể dùng một trong 64 quẻ ở vòng ngoài để biểu thị, thế cục chỉnh thể của xã hội nhân loại lại có thể dùng một trong 64 quẻ ở hình vuông bên trong để biểu thị, khi thiên tượng và hình thế xã hội của nhân loại đối ứng với nhau, thì hai quẻ này là cùng một quẻ. Giống như chúng ta xem chiếu phim vậy, màn ảnh rộng chính là như không gian, máy chiếu và ống kính chính là thời gian, các hình ảnh nội dung vẽ trong cuộn phim chính là như thiên tượng biến hóa, những gì mà các hình vẽ đó triển hiện ra trên màn hình chính là hình thế xã hội cụ thể. Từ ví dụ đó mà xét, thì tất cả những phát triển biến hóa trong xã hội nhân loại đều là thể hiện của thiên tượng, cũng là trình tự vận hành đã được xác định xong từ lâu, tất cả đều có định số. Do vậy những người tinh thông Dịch Đạo ở các triều đại xưa nay, từ trên hồng quan thì họ có thể dự đoán và biết được diễn hóa phát triển của xã hội nhân loại, ở vi quan thì có thể dự đoán được con đường phát triển của từng sự vật từng việc của một cá thể sinh mệnh, những ví dụ như thế nhiều không kể xiết, có rất nhiều sự việc cũng được ghi chép lại trong chính sử.

Việc lý giải đối với hai quẻ Càn Khôn như ở trên là thuộc về sự thể hiện của Dịch Đạo trong ngũ hành, nếu như dùng lời của giới tu luyện mà nói, thì chính là thể hiện của Dịch Đạo trong Thế gian Pháp. Khi vượt qua cảnh giới ngũ hành, đứng tại góc độ của Đại Giác Giả, Đại Đạo mà nhìn, thì chỉnh thể cái thời không do ngũ hành cấu thành ấy chính là thể hiện của Khôn Đạo, trong bài trước chúng ta cũng đã nói đến, trong các sinh mệnh đã ra khỏi ngũ hành mà nói, bản chất của ngũ hành chính là đất, chính là địa. Số của Thổ là Ngũ, màu sắc là màu vàng, do vậy hào Lục Ngũ [1] trong quẻ Khôn được đề là “Hoàng Thường, Nguyên Cát”.

Từ góc độ Đại Đạo mà nhìn, toàn bộ ngũ hành chính là Địa, cảnh giới cao hơn ngũ hành chính là Thiên, Càn Đạo chính là Đại Đạo, chính là Thiên Đạo, Ngũ hành chính là Khôn Đạo, chính là Địa Đạo. Càn Đạo thuần dương, là thể, Khôn Đạo thuần âm, là dụng. Tất cả những gì tồn tại trong Khôn Đạo đều là thể hiện của ý chí của Càn Đạo, đều là để cho Càn Đạo dùng. Tất cả các sinh mệnh và vật chất trong Càn Đạo (cao hơn Ngũ hành) đều phù hợp với đặc trưng của quẻ Càn, đều là trạng thái kim cương bất phá, sinh mệnh vĩnh hằng, phúc phận vô hạn, trí huệ vô hạn và đại quang minh, đại tự tại, do vậy hào Dụng Cửu [2] trong quẻ Càn viết: “Kiến quần long vô thủ, cát”. Tượng hào của nó viết: “Thiên Đức bất khả vi thủ dã”. Mà vạn vật chúng sinh trong ngũ hành đều phù hợp với đặc trưng của quẻ Khôn, nghĩa là, bản chất của tất cả những gì tồn tại ấy đều là Thổ, đều bị vùi trong Thổ, đối với con người mà nói, nếu không thể bước ra khỏi ngũ hành, thì vĩnh viễn bị vùi trong Thổ, cuối cùng cũng chỉ có thể trở thành bụi đất trong vũ trụ. Chỉ khi thuận theo Thiên Đạo, khắc khổ tu hành, tinh tấn không ngừng, mới có hy vọng được giải thoát, bước ra khỏi ngũ hành, mới có thể thoát khỏi Khôn Đạo, thăng hoa lên, cuối cùng quy về Thiên Đạo. Do vậy hào Dụng Lục của quẻ Khôn viết: “Lợi vĩnh trinh.” Trinh, cũng có nghĩa là chính, tượng hào của nó là: “Dụng lục vĩnh trinh, dĩ đại ước dã.”

Trong ngũ hành, còn có hai quẻ cũng rất quan trọng, đó chính là Khảm (☵) và Ly(☲), quẻ Khảm (☲)trong ngũ hành là Thủy, quẻ Ly là Hỏa, bản chất của không gian này của chúng ta là Thủy, bản chất của thời gian là Hỏa, do vậy trong nguyên lý Thái Cực, thể hiện trực tiếp của quẻ tượng trưng cho quẻ Càn thuần dương trong ngũ hành chính là quẻ Ly, thể hiện trực tiếp của quẻ Khôn thuần âm trong ngũ hành chính là quẻ Khảm. Từ góc độ này mà nói, hai quẻ Càn Khôn và hai quẻ Khảm Ly chính là quan hệ giữa Đạo và Khí (khí trong khí cụ), và đó cũng là mối quan hệ giữa thể và dụng. Quẻ Càn là thể, quẻ Ly là dụng. Quẻ Không là thể, quẻ Khảm là dụng. Âm và dương trong Thái Cực chính là hai quẻ Càn Khôn trong cảnh giới tiên thiên, ứng dụng trong ngũ hành chính là quẻ Khảm và quẻ Ly. Bởi vậy từ Đại giác giả mà nhìn, hoàn cảnh của các sinh mệnh trong ngũ hành vĩnh viễn là nước sâu, lửa bỏng, khổ hải vô biên.

Chú thích:

[1] Hào Lục Ngũ trong quẻ Khôn: trong kinh dịch người ta dùng Lục để gọi hào âm (hào có 2 gạch đứt), Ngũ là hào thứ năm tính từ dưới lên.

[2] Dụng Cửu: Dụng Cửu vẫn không phải là một hào, nhưng theo về Hào từ của Chu Công, thì cũng giả thiết làm một hào. Bởi vì nguyên lí của Dịch, trọng yếu thứ nhất là biến dịch, vả lại đầu tiên Phục Hy vạch quẻ, thì trong phép xem quẻ có biến động mới vô cùng, hào dương có thể biến làm hào âm, hào âm có thể biến làm hào dương. Sáu hào dương quẻ Càn, biến hết thảy thành ra quẻ Thuần Khôn, đó là cơ vi diệu của tạo hóa, điều gì cũng có biến dịch. Chu Công muốn cho ta hiểu lẽ ấy nên ở quẻ Càn, quẻ Khôn thêm vào hai hào đặt tên là “Dụng Cửu”, “Dụng Lục”. (tham khảo Chu Dịch của Phan Bội Châu)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262185

The post Dịch Đạo và ngũ hành (5): Hình thức triển hiện của Dịch Đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch đạo và ngũ hành(4): Quan hệ giữa ngũ hành và bát quáihttps://chanhkien.org/2022/10/dich-dao-va-ngu-hanh4-quan-he-giua-ngu-hanh-va-bat-quai.htmlSat, 01 Oct 2022 00:21:55 +0000https://chanhkien.org/?p=29140Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 6. Quan hệ giữa ngũ hành và bát quái Nội dung của bát quái có nguồn gốc từ “Kinh Dịch”, lần lượt là Càn(☰)、Khảm(☵)、Cấn(☶)、Chấn(☳)、Tốn(☴)、Ly(☲)、Khôn(☷)、Đoái(☱). Trong giới dịch học gọi bát quái này là “Kinh quái”, bát quái này lại lần lượt tổ hợp với bát quái để thành 64 quái […]

The post Dịch đạo và ngũ hành(4): Quan hệ giữa ngũ hành và bát quái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

6. Quan hệ giữa ngũ hành và bát quái

Nội dung của bát quái có nguồn gốc từ “Kinh Dịch”, lần lượt là Càn(☰)、Khảm(☵)、Cấn(☶)、Chấn(☳)、Tốn(☴)、Ly(☲)、Khôn(☷)、Đoái(☱). Trong giới dịch học gọi bát quái này là “Kinh quái”, bát quái này lại lần lượt tổ hợp với bát quái để thành 64 quái (còn gọi là 64 quẻ) gọi là “biệt quái”, quá trình tổ hợp như vậy gọi là “trùng quái”. Có rất nhiều người nghiên cứu văn hóa truyền thống coi ngũ hành và bát quái là một hoặc coi đó là vấn đề trong một tầng diện để xem xét, kỳ thực chúng không phải là một thứ, những quy luật mà ngũ hành và bát quái triển hiện ra là có khác biệt về mặt tầng thứ và phạm vi.

Các quẻ tượng trong bát quái do các hào dương (—) và các hào âm (–) để tổ hợp thành, do vậy điều mà đạo của “kinh dịch” cần bàn luận đến trước tiên chính là đạo âm dương. Mỗi một quẻ tượng đều có 3 hào vẽ cạnh nhau mà thành, lần lượt tượng trưng cho tam tài là Thiên Địa Nhân: Thiên ở trên, Địa ở dưới, Nhân ở giữa. Ngoài ra, bát quái còn có thể dùng để đại biểu cho vạn sự vạn vật trong không gian này.

Ví dụ nói, trong giới tự nhiên, Càn là Trời, Khôn là Đất, Chấn là Sấm sét, Tốn là gió, Khảm là nước, Ly là lửa, Cấn là Sơn, Đoài là trạch (đầm lầy, ao hồ…).

Trong giới động vật, Càn là ngựa, Khôn là trâu bò, Chấn là rồng, Tốn là gà, Khảm là lợn, Ly là chim trĩ, Cấn là chó, Đoài là dê cừu.

Trong gia đình, Càn là người cha, Khôn là người mẹ, Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ, Khảm là trung nam, Ly là trung nữ, Cấn là thiếu nam, Đoài là thiếu nữ.

Trong các bộ phận của thân thể, Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Tốn là bắp đùi, Khảm là tai, Ly là mắt, Cấn là tay, Đoài là miệng.

Trong thời gian và các mùa, thì Càn là giao nhau giữa Thu và Đông, Khôn là giao nhau giữa Hạ và Thu, Chấn là mùa xuân, Tốn là giao giữa Xuân và Hạ, Khảm là mùa đông, Ly là mùa hạ, Cấn là giao giữa mùa đông và xuân, Đoài là mùa thu.

Trong thuộc tính ngũ hành, thì Càn và Đoài thuộc Kim, Khôn và Cấn thuộc Thổ, Chấn và Tốn thuộc Mộc, Khảm thuộc Thủy, Ly thuộc Hỏa.

Ngoài ra bát quái còn có các đặc tính khác nhau, ví dụ Càn là kiện (mạnh), Khôn là thuận (thuận theo, nhu thuận), Chấn là động, Tốn là nhập, Khảm là hãm (sụp), Ly là lệ (nghĩa thứ nhất là phụ thuộc, dựa vào; nghĩa thư hai là sáng), Cấn là chỉ (dừng lại), Đoái là duyệt (vui vẻ)…

Có nghĩa là, cho dù trong hệ thống nào thì các vật tượng trong đó đều có thể biểu thị bằng bát quái từ các góc độ khác nhau (màu sắc, số lượng, phương vị, hình dạng, mùi vị, thời gian, vị trí, phương thức vận động v.v.). Vậy thì từ góc độ này mà nói, thực chất của mọi hiện tượng tự nhiên đều là thể hiện của bát quái; triển hiện diễn hóa mà chúng sinh và vạn tượng thể hiện ra cũng là quy luật của bát quái; hơn nữa so sánh với ngũ hành mà nói, thì pháp tắc của bát quái là chi tiết hơn, minh xác hơn, hình tượng hơn, cụ thể hơn. Vậy quan hệ giữa ngũ hành và bát quái rốt cuộc là gì.

Ở bài trước chúng ta đã nói, tất cả những gì tồn tại trong cảnh giới của ngũ hành đều là thể hiện của ngũ hành, thời gian là ngũ hành, không gian là ngũ hành, vạn vật chúng sinh cũng đều là ngũ hành, ngay cả bát quái mà chúng ta vừa nói cũng thuộc về ngũ hành, nhưng nếu chỉ có ngũ hành, thì tất cả những gì tồn tại trong cảnh giới này đều không phải là trạng thái mà chúng ta vốn biết, vì sao như vậy? Ngũ hành chỉ là cơ sở vật chất cho tất cả những gì tồn tại trong thế giới này của chúng ta, từ kết cấu thời không của thế giới này cũng như kết cấu nội tại và hình dạng bên ngoài của vạn vật chúng sinh cho đến cả quy luật phát sinh, phát triển biến hóa v.v. đều là do bát quái quyết định.

Lấy ví dụ, chúng ta muốn xây dựng một căn nhà có đầy đủ tất cả các tính năng, công năng, thì cần có các vật liệu như cốt thép, bê tông, gỗ, cát, đá, gạch, thủy tinh, chất dẻo, đá lát cho đến điện, nước v.v., nghĩa là, để xây căn nhà cần phải dùng những vật liệu này, những vật liệu này chính là ngũ hành, nhưng như thế không đồng nghĩa với việc chúng ta mang những vật liệu này về chất lại thành đống là có một căn nhà. Muốn biến các vật liệu này thành căn nhà thì còn phải có một quá trình thi công, vậy nguyên tắc chỉ đạo của quá trình thi công này là gì? Chính là bản vẽ xây nhà, bản vẽ xây nhà này chính là bát quái. Từ đó có thể thấy, cái lý của bát quái là cao hơn ngũ hành, vì lẽ đó mà ngũ hành mới có thể dựa vào nguyên lý của bát quái để sinh ra vạn vật và còn có thể phát triển diễn hóa vạn vật. Nếu như dùng khái niệm của Phật gia để hình dung, thì lý của bát quái (Dịch Lý) là tương đương với trí huệ của tầng thứ Như Lai, do vậy trong văn hóa truyền thống coi “Dịch Lý” là “quần kinh chi thủ” (đứng đầu trong các kinh), cũng gọi là “đại đạo chi nguyên” (nguồn gốc của Đại Đạo), nguồn gốc lý luận của văn hóa truyền thống Trung Quốc chính là “Dịch Lý”.

Đạo của “Dịch Kinh” bao hàm tất cả đạo lý liên quan đến Thiên Địa Nhân trong ngũ hành, đối với con người mà nói, Đạo của “Dịch Kinh” vừa có nguyên tắc cấu tạo vật lý và sinh lý của thân thể người, lại có nguyên tắc và yêu cầu về quy phạm của tâm lý và đạo đức xã hội. Ví dụ trong “Dịch truyện” có một câu như thế này: “Càn Đạo thành nam, Khôn Đạo thành nữ”, lại nói: “Càn là kiện, Khôn là thuận”. Điều này cho thấy rõ rằng người nam là căn cứ theo pháp tắc của quẻ Càn để tạo thành, còn người nữ là căn cứ theo pháp tắc của quẻ Khôn để tạo thành. Do vậy về cấu tạo sinh lý, về hình tượng bên ngoài, về phương thức tư duy và năng lực, trách nhiệm v.v. của người nam và người nữ đều không giống nhau, hơn nữa yêu cầu tâm tính đối với người nam và người nữ cũng có khác biệt, người nam nên cương trực, người nữ nên nhu thuận, như vậy mới phù hợp với Đạo âm dương (Càn Khôn)

Sau đây chúng ta lại nói một chút về vấn đề quan hệ giữa kinh quái và biệt quái (trùng quái). Về nguồn gốc của biệt quái (trùng quái) thì trong lịch sử của dịch học vẫn luôn là có các ý kiến khác nhau, không có một giải thích hợp lý. Muốn giải thích vấn đề này trước tiên cần phải hiểu rõ vấn đề quan hệ giữa “Đạo” và “Khí” (器: đồ, đồ dùng) trong nguyên lý thái cực. Trong “Dịch truyện” có một câu: Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, Hình nhi hạ giả vị chi Khí. Đạo chính là chỉ quy luật vũ trụ vô hình vô tướng, Khí chính là chỉ vạn vật chúng sinh hữu hình hữu tượng. Đạo chính là bản thể của vũ trụ, Khí chính là chỉ biểu hiện cụ thể và ứng dụng của Đạo. Nghĩa là mối quan hệ giữa Đạo và Khí chính là mối quan hệ giữa thể (bản thể) và dụng (ứng dụng). Mối quan hệ giữa kinh quái và biệt quái mà chúng ta vừa nói đến cũng là quan hệ giữa thể và dụng.

Có nghĩa là, 8 kinh quái là thể hiện cấu tạo và quy luật biến hóa vận động của thiên địa vạn vật trong ngũ hành, 64 biệt quái chính là biểu hiện và sự vận dụng cụ thể quy luật này. Lấy ví dụ một cách dễ lý giải như sau, trong không gian này của chúng ta, bát quái có thể dùng để biểu thị 8 phương vị: Khảm là hướng chính Bắc, Ly là chính Nam, Chấn là chính Đông, Đoài là chính Tây, Tốn là Đông Nam, Càn là Tây Bắc, Khôn là Tây Nam, Cấn là Đông Bắc. Trong hiện thực, 8 phương vị này đều là một điểm, nhưng mỗi cái đều có một phạm vi tương đối lớn. Trong mỗi phạm vi mà một phương vị biểu thị, thì mỗi cái đều có tám phương vị. Ví dụ trong cái khung của quẻ Khảm ở hướng chính Bắc, thì 4 mặt 8 phương của nó có thể lần lượt dùng 8 biệt quái để biểu thị, trong 8 biệt quái đó, dùng quẻ Khảm làm ngoại quái (quái bên trên), và 8 kinh quái là nội quái (quái bên dưới). Cùng đạo lý đó, trong cái khung của quẻ Ly ở hướng chính nam, thì 4 mặt 8 phương của nó cũng có thể dùng 8 biệt quái để biểu thị, trong đó quẻ Ly là ngoại quái, 8 kinh quái là nội quái. Chỉ khi biểu thị như vậy thì mới có thể hiện ra các đặc trưng cụ thể của các khu vực trong hai mảnh đất Nam và Bắc. Các phương vị của 6 quái còn lại đại biểu cũng như vậy, đều có thể dùng bản thân quái đó làm thể, dùng 8 quái làm dụng để biểu thị. Có nghĩa là, 8 kinh quái mỗi cái là một cung, trong mỗi cung có 8 quái, trên dưới chồng lên nhau tổ hợp, do vậy mà sản sinh ra 64 quái (còn gọi là 64 quẻ).

Nếu ví dụ ở trên vẫn chưa rõ ràng thì chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể hơn để nói rõ cái lý này. Ví dụ nói quẻ Chấn (☳), trong ngũ hành là thuộc Mộc, quẻ tượng của nó là 1 hào dương ở dưới, 2 hào âm ở trên, dương là thực âm là hư, nếu dùng nó để đại biểu sản phẩm nông nghiệp hoặc rau củ thì chính là chỉ những loại củ sinh trưởng ở dưới mặt đất, đây là nguyên tắc, nguyên tắc là cương lĩnh, là thượng quái (quái ở trên). Còn biểu hiện cụ thể và ứng dụng là hạ quái (quái ở dưới), các quẻ tượng có được sau khi kết hợp các quái trên dưới thì có thể dùng để đại biểu cho các loại rau củ phù hợp với nguyên tắc này, có thể từ các phương diện như hình dạng, màu sắc và mùi vị của loại sản vật đó để thể hiện ra các quẻ tượng khác nhau, ví dụ quẻ Lôi thiên đại tráng (trên Chấn dưới Càn) có thể dùng để đại biểu cho tỏi, khoai tây, bởi vì Càn là vật hình tròn, trong ngũ hành thuộc Kim, và cũng là vật có vị chua cay. Quẻ Lôi hỏa phong (trên Chấn dưới Ly) có thể dùng để chỉ ngó sen, cà rốt, lạc v.v., bởi vì trong Ly có hư, chỉ việc bên trong có lỗ rỗng, cũng đại biểu màu hồng, cũng đại biểu cho các thứ vỏ bên ngoài. Quẻ Lôi địa dự (trên Chấn dưới Khôn) có thể dùng để đại biểu cho khoai lang, củ đậu v.v. vì mỳ khoai lang nhiều mà vị ngọt, quẻ Khôn thuộc thổ, ứng vào vị ngọt. Lôi phong hằng (trên Trấn dưới Tốn) có thể đại biểu sơn dược, bởi vì quẻ Tốn đại biểu các vật thể có hình thuôn dài. Còn có Chấn vi lôi (trên Chấn dưới Chấn) có thể đại biểu cho củ cải xanh, vì quẻ Chấn trong ngũ hành thuộc Thổ, ứng với màu xanh.

Lại lấy vị dụ quẻ tượng của quẻ Khảm là hào dương ở giữa, hào sơ (hào thứ nhất) và hào tam (hào thứ 3) đều là hào âm, quẻ khảm ứng với Thủy, bởi vậy nên chữ “Thủy” viết dưới dạng chữ triện là giống với hình tượng của quẻ Khảm. Nếu dùng để biểu thị động vật, thì có thể đại biểu cho các loài cá, bởi vì kết cấu thân thể của các loài cá là xương ở giữa, phù hợp với quẻ tượng của quẻ Khảm. Xét về tổng thể, quẻ Khảm cũng có thể dùng để biểu thị các động vật ở trong nước, mà với mỗi một giống loài lại ở trong nước lại có thể căn cứ theo sự khác nhau về đặc trưng sinh lý để dùng các biệt quái khác nhau mà đại biểu. Ví dụ như nói quẻ Thủy Hỏa Ký Tề (trên Khảm dưới Ly), có thể đại biểu cho rùa biển, cua và các loài động vật có vỏ cứng, cũng có thể đại biểu cho cá chình điện hoặc các loại cá có thể tự động phát sáng, bởi vì quẻ Ly (☲)ứng với Hỏa, Điện, từ quẻ tượng mà nói, thì nó tượng trưng cho những thứ mà có vỏ ngoài cứng. Quẻ Thủy phong tỉnh (trên Khảm dưới Tốn) có thể biểu thị cho các loại động vật có hình dạng thuôn dài, ví dụ như các loại cá chình, cá thiện, cá còm, rắn biển v.v., bởi vì ngoại hình mà quẻ Tốn biểu thị chính là hình dạng thuôn dài, kết cấu của chữ “Tốn” (巽) có hai chữ Tỵ (巳) cho nên quẻ Tốn cũng có thể đại biểu cho các loài rắn. Quẻ Thủy Thiên Lôi (trên Khảm dưới Càn) có thể đại biểu cho các động vật thuộc loại sứa, sứa thuộc loại sinh vật phù du, hình tròn như cái dù (ô), thường thường hay nổi lên mặt nước, bởi vì quẻ Càn ứng với Thiên, là ở bên trên, cũng đại biểu cho các vật thể hình tròn. Quẻ Thủy Sơn Kiển (trên Khảm dưới Cấn) có thể đại biểu cho hải cẩu, báo biển, bởi vì loài động vật điển hình nhất mà quẻ Cấn đại biểu là Cẩu. Quẻ Thủy Lôi Đồn (trên Khảm dưới Chấn) có thể dùng để đại biểu cho cá thu, cá ngừ … bởi vì trong ngũ hành thì màu sắc của quẻ Chấn là màu xanh. Quẻ Thủy Trạch Tiết (trên Khảm dưới Đoái) có thể dùng để biểu thị cho các loại cá sấu, bởi vì quẻ Đoái ứng với Trạch (đầm lầy), cũng ứng với khẩu. Cá sấu thường sinh sống nơi nước nông hoặc nơi đầm lầy ao hồ, hơn nữa miệng to răng nhiều, lực cắn lại mạnh. Quẻ Thủy Địa Tỷ (trên Khảm dưới Khôn) có thể dùng để biểu thị các loại như bò biển (tên khoa học là Trichechus), vì loài động vật mà quẻ Khôn đại biểu là bò, cũng đại biểu cho mặt đất, mà bò biển chủ yếu ăn các loài cỏ ở dưới đáy biển. Cuối cùng, quẻ Khảm Vi Thủy (trên Khảm dưới Khảm) cũng có thể dùng để đại biểu tất cả các loài cá v.v.

Từ các ví dụ liệt kê trên đây chúng ta có thể thấy, vạn sự vạn vật trong thời không này đều có thể quy về để biểu thị trong một hệ thống nào đó của bát quái, điều mà bát quái thể hiện chính là đặc trưng chỉnh thể của một loại sự vật. Mà mỗi loại sự vật trong những hệ thống này đều có thể căn cứ vào các phương diện khác nhau của nó như ngoại hình v.v. để biểu thị bằng một biệt quái (trùng quái) nào đó. Kết luận rút ra sau khi phân tích các ví dụ đưa ra ở trên chính là nguồn gốc của biệt quái cũng như biểu hiện và quan hệ giữa biệt quái và kinh quái.

Ở một góc độ cao hơn mà nhìn, 64 biệt quái là có nguồn gốc từ việc xếp chồng Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Trong nguyên lý thái cực, Tiên thiên Bát quái là Đạo, Hậu thiên Bát quái là Khí, Tiên thiên Bát quái là thể, Hậu thiên Bát quái là dụng, thể mà không có dụng thì không được [kiến] lập, dụng mà không có thể thì không tồn tại được, thể dụng kết hợp với nhau thì mới có vạn vật chúng sinh, mà 64 quẻ chính là tượng trưng cho thiên địa thời không và vạn vật chúng sinh.

Sau đây lại nói một chút về vấn đề quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái”. Tiên thiên Bát quái trong giới dịch học còn được gọi là Phục Hy bát quái, Hậu thiên Bát quái còn được gọi là Văn Vương bát quái. Hai đồ hình của nó lần lượt như sau:

Đồ hình của Tiên thiên Bát quái là quẻ Càn ở trên là Trời, quẻ Khôn ở dưới là Đất. Còn lại quẻ Đoái và quẻ Cấn đối xứng nhau, quẻ Ly và quẻ Khảm đối xứng nhau, quẻ Chấn và quẻ Tốn đối xứng nhau. Đồ hình Tiên thiên Bát quái thể hiện chính là lý âm dương cân bằng, do vậy đồ hình này nên là một dạng ba chiều, nó không phải là một dạng hình bằng phẳng, cái bát quái ở trung tâm cái hình này cũng không có cách nói phương vị, nhưng nó có các số của nó: Càn là 1, Đoái là 2, Ly là 3, Chấn là 4, Tốn là 5, Khảm là 6, Cấn là 7, Khôn là 8, các số này có quan hệ với thời gian. Sở dĩ nó được gọi là Tiên thiên Bát quái, là vì điều mà bát quái này thể hiện chính là Đạo, cũng chính là quy lật, Đạo ứng với “Thể”. Còn Hậu thiên Bát quái nói về Khí, chính là thể hiện và ứng dụng cụ thể. Vậy điều mà Hậu thiên Bát quái phản ánh chính là phân bố bát quái trong không gian này của chúng ta, do vậy nó là một hình bằng phẳng. Về các phương hướng trong không gian, Khảm là hướng chính Bắc, Ly là chính Nam, Chấn là chính Đông, Đoái là chính Tây, Tốn là Đông Nam, Càn là Tây Bắc, Khôn là Tây Nam, Cấn là Đông Bắc. Hậu thiên Bát quái cũng có các số của nó, lần lượt là: Khảm là 1, Khôn là 2, Chấn là 3, Tốn là 4, Trung tâm là 5, Càn là 6, Đoái là 7, Cấn là 8, Ly là 9. Đồ hình Hậu thiên Bát quái là đối ứng với “Lạc Thư”, đều là có quan hệ với kết cấu của không gian này.

Bởi vì tiên thiên là “thể”, hậu thiên là “dụng”, do vậy Hậu thiên Bát quái được ứng dụng rộng rãi trong thuật số dự đoán trong văn hóa truyền thống, ví dụ trong Kỳ môn Độn giáp, Ngũ Vận Lục Khí và Tam Nguyên Cửu Vận v.v., vận dụng trong Mai Hoa Dịch Số là số trong Tiên thiên Bát quái và phương vị trong Hậu thiên Bát quái; vận dụng trong Thái Ất Thần Số là phương vị trong Hậu thiên Bát quái, số trong Bát quái trong Thái Ất Thần Số là lấy cung vị chuyển động ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, (lúc này vị trí của các quẻ Càn(☰)、Khảm(☵)、Cấn(☶)、Chấn(☳)、Tốn(☴)、Ly(☲)、Khôn(☷)、Đoái(☱)vẫn giữ nguyên như Hậu thiên Bát quái nhưng số của bát quái đã thay đổi), tức là Càn làm số 1, Ly là 2, Cấn là 3, Chấn là 4, Ngũ là cung Trung tâm, Đoài là 6, Khôn là 7, Khảm là 8, Tốn là 9.

(Còn nữa)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262184

The post Dịch đạo và ngũ hành(4): Quan hệ giữa ngũ hành và bát quái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch đạo và ngũ hành (3): Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hànhhttps://chanhkien.org/2021/03/dich-dao-va-ngu-hanh-3-phuong-thuc-ky-hieu-va-hinh-thuc-ton-tai-cua-ngu-hanh.htmlThu, 11 Mar 2021 15:27:10 +0000https://chanhkien.org/?p=27299Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 5. Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành Trong văn hóa truyền thống, ký hiệu bằng văn tự (chữ) của ngũ hành chính là Thiên Can Địa Chi, có tổng cộng mười Thiên Can, lần lượt là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. […]

The post Dịch đạo và ngũ hành (3): Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

5. Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành

Trong văn hóa truyền thống, ký hiệu bằng văn tự (chữ) của ngũ hành chính là Thiên Can Địa Chi, có tổng cộng mười Thiên Can, lần lượt là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Có tổng cộng 12 Địa Chi, lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên Can là dương, Địa Chi là âm, Thiên Can là “thể”, Địa Chi là “dụng”, âm dương ở đây đều là âm dương của ngũ hành. Ngũ hành có âm dương thì Can Chi mới có âm dương. Trong mười Thiên Can, thì Giáp và Ất thuộc hành Mộc; Bính, Đinh thuộc hành Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc hành Thổ; Canh, Tân thuộc hành Kim; Nhâm, Quý thuộc hành Thủy. Trong mười hai Địa Chi, thì Dần, Mão thuộc hành Mộc; Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa; Thân, Dậu thuộc hành Kim; Hợi, Tý thuộc hành Thủy; Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc hành Thổ. Căn cứ theo lý âm dương, bên trong âm dương lại có âm dương, vậy nên trong Thiên Can Địa Chi cũng đều có âm dương. Bởi vì số lẻ là dương, số chẵn là âm, nên trong Thiên Can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương; còn Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm. Trong Địa Chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là dương; còn Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là âm. Bởi vì trong ngũ hành có âm dương, vậy nên trong ngũ hành liền có thiên-địa, thời-không, ngày-đêm, nóng-lạnh; nói về vị trí, kết cấu, phương thức vận hành cũng như biến hóa phát triển của sinh mệnh và sự vật thì có: ngang-dọc, cao-thấp, trên-dưới, trước-sau, trái-phải, trong-ngoài, lớn-nhỏ, thuận-nghịch, hít-thở, động-tĩnh, vuông-tròn, hư-thực, tròn-khuyết, đầu-cuối; đối với con người và sự tình của con người, thì có: nam-nữ, cương-nhu, mạnh-yếu, sinh-tử, thật-giả, thiện-ác, xấu-đẹp, khó-dễ, thị-phi, đúng-sai, tốt-xấu, văn-võ, trí-ngu, dũng cảm-hèn nhát, chính-tà, trung-gian, tôn-ti, cao quý-ti tiện, giàu-nghèo, công-tư, tiến-thoái, thành-bại, trước-sau,… Nói tóm lại, trong cảnh giới của ngũ hành, thì tính từ khí tiên thiên (khí nguyên thủy) vi quan nhất cho đến địa cầu dưới chân chúng ta, hết thảy hình thức tồn tại, kết cấu bên trong, quan hệ bên ngoài cho đến sự biến hóa phát triển của sinh mệnh và vật chất đều là thể hiện của âm dương ngũ hành, cũng đều có thể dùng Thiên Can Địa Chi để biểu thị ra một cách đơn giản, đây cũng là nguồn gốc lý luận của tất cả các thuật số dự đoán trong văn hóa truyền thống.

Thiên Can Địa Chi đại biểu cho trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của cùng một sinh mệnh và vật chất tại các thời gian, không gian các nhau; cũng đại biểu cho trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của các sinh mệnh và vật chất khác nhau tại cùng một không gian, thời gian. Đối với con người mà nói, phàm là vận động của hết thảy sinh mệnh, vật chất cho đến biến hóa của hình thế xã hội ở hiện tại và tương lai, thì đều là thể hiện của quy luật vận động của ngũ hành.

Nói một cách cụ thể, hình thức tồn tại của ngũ hành chủ yếu bao gồm hình thức tồn tại trong không gian và hình thức tồn tại trong thời gian. Hình thức tồn tại trong thời gian của ngũ hành chính là điều thường được mọi người biết đến là “Lục Thập Giáp Tý Biểu” (bảng Lục Thập Giáp Tý, hay 60 tổ hợp Can Chi, Việt Nam thường gọi là Lục Thập Hoa Giáp), trật tự sắp xếp của Lục Thập Giáp Tý Biểu cũng giống như vạch khắc trên đồng hồ, có thể dùng để biểu thị ra ngày, tháng, năm, lại có thể dùng để biểu thị giây, phút, giờ, còn có thể dùng để biểu thị các đơn vị thời gian lớn hơn hoặc nhỏ hơn, vậy nên bất kỳ đơn vị thời gian lớn nhỏ nào đều có thể dùng ngũ hành để biểu thị. Như hình bên dưới: Đồ hình vòng tròn Lục Thập Giáp Tý.

Có hai loại hình thức tồn tại của ngũ hành trong không gian, một loại là hình thức tồn tại của không gian bề mặt theo hướng ngang, một loại là hình thức tồn tại lập thể theo hướng dọc. Hai loại hình thức tồn tại này chính là mô thức lần lượt được mô tả trong những ghi chép của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” trong văn hóa truyền thống.

Liên quan đến “Hà Đồ” và “Lạc Thư”, trong sách cổ có rất nhiều ghi chép, ví như “Chu Dịch – Hà Đồ Thượng” có viết “Hà xuất đồ, lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”. Hay như “Thượng Thư – Mệnh” có viết “Đại Ngọc, Di Ngọc, Thiên Cầu, Hà Đồ tại đông tự”, hay như “Quản Tử – Tiểu Thần” giảng “tích nhân chi thụ mệnh giả, long quy giả, hà xuất đồ, lạc xuất thư, địa xuất thừa hoàng, Kim tam tường vị kiến hữu giả”,… Mà liên quan đến nguồn gốc của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” cũng có rất nhiều thuyết, có thuyết kể rằng vào thời Phục Hy cổ đại, từ sông Hoàng Hà nổi lên môt con long mã, trên lưng vẽ “Hà Đồ” dâng tặng cho Phục Hy. Phục Hy dựa theo đó vẽ nên Bát Quái, chính là nguồn gốc của “Chu Dịch” sau này. Thời Đại Vũ, rùa thần nổi lên trên sông Lạc, trên mai có khắc “Lạc Thư”, dâng tặng cho Đại Vũ. Đại Vũ dựa theo đó mà trị thủy thành công, phân thiên hạ thành chín châu,… Còn có ghi chép rằng Hoàng Đế nhận Hà Đồ, làm ra “Quy tàng dịch”, còn có những thuyết liên quan đến Nghiêu Đế, Thuấn Đế, Thành Thang Vương, Chu Văn Vương,… Thế nhưng rốt cuộc nguồn gốc là như thế nào, đây vẫn mãi là một chỗ mê thiên cổ, không có luận định. Theo tác giả được biết tại tầng thứ của mình, nguồn gốc của “Hà Đồ”, “Lạc Thư” chỉ có liên quan đến Đại Vũ, là Đại Vũ đắc được trong quá trình trị thủy.

Liên quan đến kết cấu của “Hà Đồ”, “Lạc Thư”, tại phần trước chúng ta đã nói đến số của ngũ hành lần lượt là Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ. Đây là số của ngũ hành tiên thiên, cũng chính là số của ngũ hành tại cảnh giới cao hay vi quan. Chúng sinh vạn vật trong không gian này của chúng ta đều là do ngũ hành tổ hợp mà thành, do khí của ngũ hành tụ lại mà thành. Lấy số của ngũ hành tiên thiên và thêm vào “Ngũ” của chỉnh thể ngũ hành, chính là số của ngũ hành hậu thiên có thể khiến vạn vật thành hình, lần lượt là: Thủy-Lục, Hỏa-Thất, Mộc-Bát, Kim-Cửu, Thổ-Thập. Trong lý âm dương, số lẻ là dương, số chẵn là âm, vậy nên ngũ hành của số lẻ trong “Hà Đồ”, “Lạc Thư” đều dùng những vòng tròn nhỏ màu trắng để biểu thị. Vậy thì kết cấu của “Lạc Thư” chính là: Ngũ và Thập thuộc hành Thổ nằm chính giữa, Nhất và Lục thuộc hành Thủy nằm ở phương Bắc, Nhị và Thất thuộc hành Hỏa nằm ở phương Nam, Tam và Bát thuộc hành Mộc nằm ở phương Đông, Tứ và Cửu Thuộc hành Kim nằm ở phương Tây. Từ đây mà nhìn thì thiên cơ hàm uẩn trong “Lạc Thư” chính là quy luật phân bổ ngũ hành theo hướng ngang trong không gian bề mặt này của chúng ta. Quy luật này có một số phương diện nội dung: thứ nhất là phân bổ ngũ hành một cách tuyệt đối, là dùng phương vị địa lý để phân định, cũng chính là lấy phạm vi cao nguyên Hoàng Thổ làm trung tâm mà xác định Đông Nam Tây Bắc, bởi vì đặc điểm địa lý của vùng này tập trung thể hiện ra phong mạo của Thổ; thứ hai là phương vị ngũ hành về mặt ý nghĩa lịch sử văn hóa, là lấy khu vực Trung Nguyên làm trung tâm để xác định Đông Nam Tây Bắc; thứ ba là lấy cá thể người làm trung tâm để xác định Đông Nam Tây Bắc, cũng chính là nói, vô luận là người ở nơi nào cũng đều có thể lấy vị trí mình đang đứng để xác định phương vị, đối với những người ở các địa điểm khác nhau mà nói, phương vị của ngũ hành này là tương đối, vậy thì cùng một địa điểm, đối với những người ở các phương vị khác nhau thì thuộc tính của ngũ hành cũng khác nhau, khởi tác dụng cũng khác nhau.

Kết cấu của “Lạc Thư” không giống với “Hà Đồ”, về kết cấu của Thổ, trong “Lạc Thư” chỉ có Ngũ, không có Thập; còn Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu lần lượt nằm tại các vị trí khác nhau, nếu như xét trên cùng một bình diện, số lẻ đều lần lượt nằm tại bốn phương vị chính, số chẵn đều lần lượt nằm tại bốn phương vị phụ. Ngũ nằm ở trung tâm, bởi vì không có Thập, nên Ngũ ở đây đại biểu cho Ngũ của khí tiên thiên; còn đối với Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu mà xét thì “Ngũ” này chính là “vô”, là không cùng một tầng diện với Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu. Cũng là nói, nội hàm mà kết cấu của “Lạc Thư” đại biểu không chỉ là không gian bề mặt này, nó là từ cảnh giới nguyên thủy của khí tiên thiên mãi cho đến mô thức kết cấu vũ trụ lập thể theo không gian hướng dọc này của chúng ta. Bởi vì đây là một loại mô thức kết cấu vật lý nội tại ẩn mật, vậy nên dẫn đến việc “Lạc Thư” của văn hóa Thần truyền là được vẽ trên mai rùa Thần tới hiển thị cho con người. Từ góc độ âm dương mà xét, long mã đại biểu cho kiện khang (cứng rắn mạnh khỏe) và sự vận động biến hóa, vậy nên thuộc về dương. Rùa Thần là động vật thích tĩnh chỉ hiếm người biết, do đó thuộc về tính âm. Vậy nên khi giải mã “Hà Đồ” và “Lạc Thư” chúng ta không thể dùng cùng một phương thức tư duy để đối đãi, giữa chúng là quan hệ một âm một dương.

Cuối cùng cần nói rõ thêm một điểm là, năm vòng tròn nhỏ tại trung tâm của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” chính là biểu thị ngũ hành của khí tiên thiên, số của nó chính là “Ngũ”, những số còn lại đều là thể hiện cực đoan (ở tầng thấp) của “Ngũ”.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/262183

The post Dịch đạo và ngũ hành (3): Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch đạo và ngũ hành (2): Số của ngũ hành và quan hệ giữa ngũ hànhhttps://chanhkien.org/2021/03/dich-dao-va-ngu-hanh-2-so-cua-ngu-hanh-va-quan-he-giua-ngu-hanh.htmlThu, 11 Mar 2021 15:22:51 +0000https://chanhkien.org/?p=27295Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 3. Số của ngũ hành Số của ngũ hành có hai phương diện nội dung. Một là chỉ số của chỉnh thể ngũ hành, số của chỉnh thể ngũ hành chính là ngũ (năm). Trong văn hóa truyền thống, bản thân chữ Hán “ngũ” vốn có hàm nghĩa là ngũ hành, vậy […]

The post Dịch đạo và ngũ hành (2): Số của ngũ hành và quan hệ giữa ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

3. Số của ngũ hành

Số của ngũ hành có hai phương diện nội dung. Một là chỉ số của chỉnh thể ngũ hành, số của chỉnh thể ngũ hành chính là ngũ (năm). Trong văn hóa truyền thống, bản thân chữ Hán “ngũ” vốn có hàm nghĩa là ngũ hành, vậy số của ngũ hành chính là ngũ. Chỉnh thể ngũ hành (cả năm hành xét gộp lại làm một) này chính là chỉ ngũ hành tối nguyên thủy, tối vi quan, tối cơ bản, cũng được gọi là ngũ hành “khí tiên thiên”, những sinh mệnh cao cấp không trong ngũ hành gọi ngũ hành này là Thổ.

Thứ hai, năm loại biểu hiện vật chất của ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mỗi loại đều có số riêng của nó, lần lượt là Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ. “Ngũ” trong số của thổ-ngũ và “ngũ” trong ngũ hành không phải cùng một khái niệm: “ngũ” trong ngũ hành là số của ngũ hành chỉnh thể, nguyên thủy; còn “ngũ”-số của Thổ là một trong các biểu hiện cực đoan (tại tầng thấp) của ngũ hành; tầng thứ và nội hàm của hai cái không giống nhau. Nhưng đối với vạn vật hậu thiên cụ thể, hữu hình mà xét, thì Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ chính là số của ngũ hành tiên thiên.

Nội hàm bản chất của “số của ngũ hành” chính là thời gian, không gian và thứ tự sản sinh ra sinh mệnh,… ngoài đó ra, ở đây còn có hàm nghĩa tầng thứ. Ví như nói, số của Thủy là nhất (một), vậy vật chất bản nguyên xuất hiện đầu tiên của thế giới chính là Thủy, cấu thành chỉnh thể không gian này chính là Thủy, bản chất của không gian chính là Thủy, vậy nên nguồn gốc của hết thảy vật chất có hình có tướng trong không gian này đều là Thủy, hết thảy những tồn tại này đều là biểu hiện cực đoan (ở tầng thấp nhất) của Thủy, hết thảy mọi thứ cũng đều ở bên trong Thủy. Thủy được nói đến tại đây là Thủy ở vi quan, là Thủy thuộc về “khí ngũ hành”, không phải là nước mà mắt thịt trong không gian này của chúng ta nhìn thấy. Chúng ta phân tích chữ Hán “nguyên” trong “căn nguyên”, cũng có thể đắc được kết luận giống như vậy: Chữ “nguyên” (源) được cấu thành từ bộ thủy (氵) và bộ nguyên (原), đây là một chữ hình thanh (chữ ghép từ hai phần: một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh), cũng là một chữ hội ý (xem bài: Đạo của chữ Hán(1)), nguyên (原) chỉ nguyên lai, nguyên thủy, nguyên sơ, “nguyên lai thị thủy” vi nguyên (nguyên 原 ghép với thủy 氵 gọi là nguyên 源), “nguyên lai thị thủy” cũng chính là nói hết thảy vật chất hữu hình đều có nguốn gốc từ Thủy. Đặc tính của Thủy chính là lạnh lẽo và tối tăm.

Số của Hỏa là Nhị, Hỏa đại biểu cho thời gian, cũng đại biểu cho tinh thần và nguyên thần. Nhân tố trong ngũ hành có thể trao sinh mệnh và động lực phát triển cho chúng sinh vạn vật chính là “Hỏa”. Căn cứ theo lý âm dương trong nguyên lý thái cực, thì Thủy là âm, Hỏa là dương. Thủy đếm Nhất, Hỏa đếm Nhị, âm ở trước, dương ở sau, vậy nên trong không gian này, hết thảy đều có âm dương. Đặc tính chủ yếu của Hỏa là ấm áp và sáng sủa.

Thủy và Hỏa là một bộ khái niệm âm dương. Bản chất của không gian là Thủy, bản chất của thời gian là Hỏa. Thời gian là “thể” (chủ thể), không gian là “dụng” (ứng dụng), giống như quan hệ giữa tinh thần và thân thể của cùng một người, không gian là tồn tại vì thời gian, nhân thể là tồn tại vì tinh thần. Thủy làm chủ bóng tối, Hỏa làm chủ ánh sáng. Nếu như trong không gian này có Thủy mà không có Hỏa, vậy chính là có bóng tối mà không có ánh sáng, cũng giống như người chỉ có thân thể mà không có tinh thần, vạn sự vạn vật đều sẽ không có sinh cơ hoạt lực (năng lượng sống), cũng không thể đắc được hiển thị (không thể được nhìn thấy). Nếu như chỉ có Hỏa mà không có Thủy, thì cũng giống như người có tinh thần mà không có thân thể, sinh mệnh không có cách nào tồn tại được trong không gian này. Nếu như chỉ có ánh sáng mà không có bóng tối, thì cũng giống như chúng ta dùng mắt thịt để nhìn mặt trời, không nhìn thấy gì cả. Có âm dương mới có so sánh, mới có khác biệt, mới có thể phân biệt được vạn vật, đối với con người mà nói, mới có thể biết được: có anh, có tôi, có chúng sinh.

Số của Mộc là Tam, Mộc làm chủ sinh, Mộc chính là sinh mệnh. Nguyên lai của sinh mệnh là gì? Là từ sự hòa hợp âm dương, Thủy đếm Nhất, hỏa đếm Nhị, Nhất thêm Nhị chính là Tam, Thủy và Hỏa dùng để sản sinh sinh mệnh, vật nên bất kỳ sinh mệnh nào cũng đều có thân thể vật chất, cũng đều có ý thức tư tưởng (nguyên thần). Thân thể vật chất của sinh mệnh là thuộc về âm, đối ứng với Thủy, có nguồn gốc từ Thủy, vậy nên Thủy sinh Mộc. Ý thức tinh thần là thuộc về dương, đối ứng với Hỏa, thân thể là tải thể của tinh thần (nguyên thần), thân thể chính là “mệnh”. Không có thân thể thì tinh thần (nguyên thần) không có nơi nào để ký thác, chính là không có “mệnh”, thân thể là tồn tại vì tinh thần, vậy nên Mộc sinh Hỏa. Chúng ta nói về kết cấu của chữ “mệnh” (命), chữ mệnh ghép từ chữ khẩu (口) và chữ lệnh (令), có hàm ý ra lệnh, sai khiến. Cũng chính là nói, thân thể là được tinh thần (nguyên thần) sử dụng, là phục tùng sự điều động của tinh thần (nguyên thần), tinh thần (nguyên thần) là “thể” (chủ thể), còn thân thể là “dụng” (ứng dụng).

Số của Kim là Tứ, “kim”(金) chính là “cấm”(禁), “tận”(盡) (đồng âm jin), “cấm” mang ý cấm đoán, ước thúc, đại biểu cho quy tắc, thước đo, pháp tắc; “tận” lại đại biểu cho sự cực hạn và kết thúc của sinh mệnh. Mà số của Kim là Tứ, “tứ” đồng âm với “tử”, vậy nên Kim chủ sát (Kim làm chủ sự giết chóc). Bởi vì bản chất của không gian này là Thủy, cảnh giới và cực hạn của phạm vi hoạt động của sinh mệnh chính là Thủy. Kim chính là dùng để cuộc hạn và chế định ra tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể cho sự phát triển, biến hóa của sinh mệnh, giống như “ủy ban hành pháp” của xã hội nhân loại. Cũng chính là nói, Kim hạn chế Mộc, Kim duy hộ Thủy, vậy nên, Kim khắc Mộc, Kim sinh Thủy.

Số của Thổ là Ngũ, là nơi quy tụ và nguyên lai của chúng sinh vạn vật, cũng là nơi để Thủy, Hỏa, Mộc, Kim tồn tại và triển hiện. Nhìn từ không gian bề mặt nhất này của chúng ta, vạn vật chúng sinh trong thế giới này đều là ở trong Thổ, vậy nên chúng sinh trên thế gian cũng đều tự xưng là ngũ (ngô) (chữ ngũ đồng âm wu với chữ ngô – có nghĩa là ta, chúng ta). Cổ nhân giảng “vạn vật thổ trung sinh” (vạn vật sinh ra trong thổ), cho nên thổ còn có hàm ý là thổ (吐- nhả ra, nở ra), giống như vạn vật đều là do thổ nhả ra vậy. Từ căn nguyên mà nói, bản chất không gian này của chúng ta là Thủy, nhưng cơ sở và nền tảng của cái “Thủy” này lại là “Thổ”, giống như nước trên địa cầu này của chúng ta, vô luận là nước sông, nước hồ, nước biển cho đến đập nước nhân tạo, thì phạm vi và biên giới, đường biên của nó chính là Thổ, đều là (được bao) ở bên trong Thổ, cũng gọi là đất bùn.

Số của ngũ hành trong trạng thái “khí tiên thiên” nguyên thủy gọi là Ngũ, Ngũ này là một trong những biểu hiện cực đoan (thấp nhất) của đại đạo vô cực: “vô cực” cũng chính là “cực” của “vô”, “cực” của “ngũ” – cũng chính là Ngũ. Cái “Ngũ” này, trong con mắt của Thần cảnh giới cao hơn chính là “Thổ”, đối với sinh mệnh bên trong ngũ hành mà nói thì đây là “Thổ” tối vi quan. Trong số của ngũ hành hậu thiên, số của Thổ là Ngũ, Thổ hậu thiên chính là Thổ trên mặt đất, đây là Thổ hữu hình nhất, hồng quan nhất, hai “Thổ” này (Thổ của ngũ hành hậu thiên và Thổ của ngũ hành tiên thiên) chính là hai cực của chỉnh thể ngũ hành, khoảng cách cự ly giữa hai “Thổ” này chính là phạm vi của chỉnh thể ngũ hành, kết cấu không gian bên trong phạm vi này chính là “Thủy”, hết thảy chúng sinh trong ngũ hành đều đã đang ở trong Thủy, lại đang ở trong Thổ, vậy nên trong thần thoại cổ đại nói đất bùn tạo nên con người. Trên đây cũng là nói về một trong những nội hàm của hai chữ “thái cực”.

Số của ngũ hành nói đến bên trên là chỉ số của ngũ hành tối vi quan, tối nguyên thủy. Trong ứng dụng thuật số (bói toán) còn có số của ngũ hành loại hình khác, khác với hàm nghĩa vừa nói trên, do giới hạn độ dài, chúng ta cũng không liệt kê thêm nữa.

4. Quan hệ giữa ngũ hành

Tại phần trên đã nói đến năm loại hình thức biểu hiện Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của ngũ hành, cũng là năm loại biểu hiện vật chất của ngũ hành, đồng thời cũng là năm loại trạng thái tinh thần của ngũ hành, cái gọi là trạng thái tinh thần chính là chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có ý chí riêng của chính nó, đều có đặc trưng, tính cách và sở thích riêng của tự thân. Tại không gian này của chúng ta mà nhìn, biểu hiện vật chất của ngũ hành chính là hết thảy các vật chất hữu hình, nội dung chủ yếu của “trạng thái tinh thần của ngũ hành” chính là “lý tương sinh tương khắc” mà mọi người đã quen thuộc.

Tại các tầng thứ khác nhau, quan hệ giữa ngũ hành có biểu hiện khác nhau. Tại trạng thái khí tiên thiên, bởi vì nó cũng tương tự như trạng thái hỗn độn vô cực, nên nó vô tha vô ngã (không có anh không có tôi), không phân biệt giữa các bên, chính là càng không nói đến quan hệ giữa các bên. Tại cảnh giới hậu thiên, quan hệ cơ bản giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là tương sinh tương khắc. Cái gọi là tương sinh, chính là sản sinh, sáng tạo, còn mang hàm nghĩa yêu quý, dưỡng dục, giúp đỡ, phù trợ, bảo hộ, tưới nhuần cho đến giáo hóa,… tại cảnh giới cao hơn mà nhìn, hàm nghĩa của “sinh” chính là “cứu độ”. Cái gọi là tương khắc, chính là chỉ tiêu diệt, giải thể, còn mang hàm nghĩa bức hại, tấn công, ngăn trở, chướng ngại, chế ước, trừng phạt, hủy hoại, cấm cố cho đến đào thải,… Đối với con người mà nói, hết thảy đối đãi một cách thiện ý đều là quan hệ tương sinh, hết thảy đối đãi ác ý đều là quan hệ tương khắc.

Chúng sinh trên thế gian đều thích tương sinh, đặc biệt là thích được sinh ra, không thích tương khắc, đặc biệt là không thích bị khắc. Bởi vì ngũ hành tương sinh có thể mang đến hy vọng, phúc phận và đủ loại vận khí tốt cho sinh mệnh, còn ngũ hành tương khắc có thể đem đến đủ loại tai nạn, thậm chí là tử vong. Cho nên đối với sinh mệnh mà nói, ngũ hành khi tương sinh chính là “ngô hành” nghĩa là “tôi vẫn ổn, tôi có thể ổn (ngũ đồng âm với ngô, ngô nghĩa là tôi; “hành” còn có nghĩa là ổn, tốt, giỏi). Mà ngũ hành khi tương khắc liền biến thành “ngô hình” – dụng cụ tra tấn của ta, hình phạt của ta hoặc là đang gặp phải đủ loại hình phạt. (hành 行 đồng âm với hình 刑 trong hình cụ, hình phạt, hành hình).

Quan hệ ngũ hành tương sinh lần lượt là: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Quan hệ ngũ hành tương khắc lần lượt là: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Nếu như dùng đồ hình biểu thị thì sẽ giống như bên dưới:

 

Tương sinh tương khắc là một trong những nội hàm của lý âm dương, hơn nữa nó quán xuyến cho đến tầng thứ rất cao, cũng là quan hệ cơ bản nhất của ngũ hành, ngoài đó ra, trong khoa học của văn hóa truyền thống còn có rất nhiều quan hệ khác, ví như hình, xung, hội, hợp, hại, v.v. vô cùng phức tạp, giống như quan hệ muôn hình muôn sắc, đủ dạng đủ kiểu giữa người với người. Trong văn hóa truyền thống, những nội dung này đã được luận thuật vô cùng chi tiết, tại đây sẽ không giới thiệu nữa.

(còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/262182

The post Dịch đạo và ngũ hành (2): Số của ngũ hành và quan hệ giữa ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dịch đạo và ngũ hành (1): Căn nguyên của ngũ hành và khái niệm về ngũ hànhhttps://chanhkien.org/2021/03/dich-dao-va-ngu-hanh-1-can-nguyen-cua-ngu-hanh-va-khai-niem-ve-ngu-hanh.htmlSat, 06 Mar 2021 16:26:48 +0000https://chanhkien.org/?p=27109Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Đạo trong Kinh Dịch và thuyết Ngũ hành là bộ phận quan trọng tổ thành văn hóa truyền thống, nó bao gồm rất nhiều nội dung, nó có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các phương diện của văn hóa truyền thống. Trong các triều đại lịch sử luôn có […]

The post Dịch đạo và ngũ hành (1): Căn nguyên của ngũ hành và khái niệm về ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Đạo trong Kinh Dịch và thuyết Ngũ hành là bộ phận quan trọng tổ thành văn hóa truyền thống, nó bao gồm rất nhiều nội dung, nó có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các phương diện của văn hóa truyền thống. Trong các triều đại lịch sử luôn có một số lượng lớn các học giả, văn nhân và những người xuất gia tu luyện dốc tâm nghiên cứu, cũng đã truyền lại cho hậu thế một số lượng lớn trước tác. Đặc biệt trong các môn khoa học như y học cổ truyền, thiên văn, địa lý, thuật số dự đoán,… đều có những luận thuật hệ thống và hoàn chỉnh (về Dịch đạo và Ngũ hành). Sau đây, tác giả sẽ giới thiệu khái lược kiến ​​thức cơ bản về Ngũ hành và Dịch đạo từ các góc độ khác nhau. Trong bài viết có rất nhiều quan điểm là sở ngộ của cá nhân người viết, cũng có một số quan điểm khác biệt với nhận thức của cổ nhân. Bài viết này được chia thành chín phần, bao gồm: (1) Căn nguyên của Ngũ hành; (2) Khái niệm Ngũ hành; (3) Số của Ngũ hành; (4) Ngũ hành tương sinh tương khắc; (5) Hình thức tồn tại và phương thức ký hiệu Ngũ hành; (6) Quan hệ giữa Ngũ hành và Bát quái; (7) Hình thức triển hiện của Dịch đạo; (8) Quẻ dịch và thiên tượng; (9) Ra khỏi Ngũ hành

1. Căn nguyên của Ngũ hành

Nói đến Ngũ hành, thế nhân còn gọi là âm dương Ngũ hành, nhưng nghiêm khắc mà nói, trong nguyên lý thái cực của Đạo gia, nội hàm của âm dương và Ngũ hành là có sự khác biệt, hơn nữa tầng thứ tồn tại và những gì chúng quán xuyến cũng khác nhau. Trong nguyên lý Thái cực, lý âm dương quán xuyến từ đầu đến cuối, từ cao nhất đến thấp nhất, có nội hàm khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, tinh thâm huyền áo, không gì không bao hàm, là lý tối căn bản của Đạo gia, vậy nên trong “Kinh Dịch” viết: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (một âm một dương gọi là đạo). Đạo gia giảng về đạo, thực ra chính là đang giảng về âm dương. Đồ hình Thái cực mà chúng ta nhìn thấy cũng là kết cấu một âm một dương. Mà lý luận Ngũ hành chỉ là lý của tầng thứ thấp nhất trong nguyên lý Thái cực, bởi vì lý nó cũng được quán xuyến bên trong lý âm dương, vậy nên gọi là âm dương Ngũ hành cũng khả dĩ. Sau đây, chúng ta sẽ giảng giải một cách đơn giản về những điều này.

Trong nguyên lý Thái cực, lý luận cơ bản về sự sản sinh ra vũ trụ chính là “Vô cực sinh Thái cực”. Cái gọi là “Vô cực” cũng được gọi là “vô”, cũng được gọi là “Đạo”, Vô cực là tồn tại tiên thiên. “Sinh” chính là sản sinh, sáng tạo. “Thái cực” chính là “hữu”, chính là “âm dương”, là chỉ thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật bên trong, Thái cực chính là tồn tại hậu thiên. Chữ “vô” trong Vô cực, còn có hàm nghĩa là “ngô” (ta, chúng ta), “ngộ”, “ngũ”, “vật” (trong tiếng Hán phát âm gần giống nhau, wu); chữ “cực” chính là âm dương, còn có hàm nghĩa là cực đoan, cực hạn, chí cực, tối chung (cuối cùng). Vậy cũng nói, “Vô cực” chính là “cực của ngô”, “cực của ngộ”, “cực của ngũ” và “cực của vật” (ngũ và vật ở đây có hàm nghĩa khác nhau, cùng một thế giới, nhưng từ Đạo gia mà nhìn thì là Ngũ hành, từ Phật gia mà nhìn chính là tứ đại: đất, nước, lửa, gió,…). Hàm nghĩa cụ thể của nó là: đối với chúng sinh vạn vật bên trong Thái cực mà nói, “Vô cực” chính là thể hiện tối cao của bản thân ta (ngô), là thể hiện tối cao của trí huệ (ngộ), là thể hiện tối cao của Ngũ hành (ngũ), cũng là thể hiện tối cao của vật chất (vật). Nhưng từ vô cực mà xét, chúng sinh vạn vật bên trong thái cực đều là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của bản thân ta (ngô), là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của trí huệ (ngộ), là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của ngũ hành (ngũ), cũng là biểu hiện thấp nhất (cực đoan) của vật chất (vật). Mà lý “Vô cực sinh Thái cực” có thể áp dụng tại bất kỳ phạm vi vũ trụ nào. Vậy cũng nói, trong bất kỳ tầng thứ vũ trụ nào, đối với chúng sinh vạn vật bên trong đó mà nói, thì nguyên lý sản sinh của vũ trụ đều là Vô cực sinh Thái cực, vậy thì Vô cực mà những sinh mệnh trong các tầng thứ khác nhau nhận thức được, đều không phải là Vô cực tối chung cuối cùng, đứng tại sinh mệnh tầng cao hơn mà nhìn (thì Vô cực mà sinh mệnh tầng thấp hơn nhận thức được) cũng đều là thái cực. Chỉ có Vô cực tối chung mới là tối căn bản của vũ trụ hồng đại này, đó chính là bản thân Đại Đạo, nếu như dùng khái niệm của Phật gia mà nói, đó chính là bản thân Đại Pháp, cách gọi tại thế gian chính là Sáng Thế Chủ. Vậy thì Ngũ hành mà ngày hôm nay chúng ta cần luận tới cũng chính là một trong số những thể hiện và nội hàm của Đại Đạo, cũng chính là triển hiện như ý của trí huệ của Sáng Thế Chủ, đó chính là tối căn nguyên của ngũ hành – là “cực” của “ngũ”. Đồng thời, trong cảnh giới của Ngũ hành, cũng là phù hợp với lý “Vô cực sinh Thái cực”, sau đây chúng ta sẽ nói tiếp một chút về khái niệm Ngũ hành.

2. Khái niệm ngũ hành

Khái niệm Ngũ hành có hai phương diện nội dung. Thứ nhất, “Ngũ hành” là một danh từ cố định, hai chữ này không thể tách ra mà nói, Ngũ hành là nhân tố vật chất cấu thành nên thời không vạn vật trong vũ trụ này của chúng ta. Trong văn hóa truyền thống, giải thích chữ “ngũ” (Hán tự) chính là chuyên chỉ “Ngũ hành”, vậy nên ta nói, “Ngũ hành” trước hết là một khái niệm chỉnh thể. Cũng chính là nói, lạp tử vật chất vi quan nhất, nguyên thủy nhất, cơ bản nhất cấu thành hết thảy chúng sinh vạn vật bên trong thời gian và không gian được bao hàm trong vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống, chính là Ngũ hành (ngũ). Mà trong văn hóa truyền thống, hình thức tồn tại của Ngũ hành tại cảnh giới này, được gọi là “tiên thiên nhất khí” (先天一炁), hay “nguyên khí” (元炁) – khí nguyên thủy (氣). “Nguyên khí” này chính là trạng thái tiên thiên của Ngũ hành, cũng tương tự như trạng thái “Vô cực”, cho nên nó vô hình vô tướng, phi âm phi dương, nó cũng là khởi nguồn của Ngũ hành hậu thiên (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Chữ “khí” (炁) này đồng âm “qì” với chữ “khí” (氣), nó được cấu thành từ hai bộ: bộ ký (旡) và bộ hỏa (灬/火). Chữ ký (旡) đồng âm “jì” với chữ ký (既- đã, hết, rồi), chữ hỏa (火) đại biểu cho năng lượng. Ký (旡) thông âm với ký (既), mà ký (既) cũng như “cực” (極) đều đại biểu cho kết cục. Vật chất cấu thành ở tầng thấp nhất, cuối cùng, tối hậu của vũ trụ này chính là Ngũ hành. Trong văn hóa truyền thống, ngũ hành của cảnh giới này vẫn còn một tên gọi khác, chính là “tự nhiên”.

Thứ hai, Ngũ hành có năm loại hình thức vật chất, lần lượt là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm loại hình thức vật chất này có thể nói là năm loại trạng thái tinh thần của Ngũ hành, bởi vì vật chất và tinh thần là nhất tính, là đồng thời tồn tại, vậy nên cả hai cách nói này đều khả dĩ.

Năm loại hình thức vật chất của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều là thể hiện cực đoan (ra đến cực điểm) của Ngũ hành. Vậy nên trong kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì kết cấu vi quan của mỗi nhân tố bên trong đều lần lượt bao hàm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tại không gian bề mặt chỉ là đặc trưng của một phương diện nào đó của ngũ hành được biểu hiện ra đến cực điểm, vậy nên hình thức tồn tại của chúng sinh vạn vật và đặc trưng của sinh mệnh trong thế gian con người cũng đều là cực đoan, không viên dung.

Trong “Kinh Dịch – Hệ từ thượng” viết: “Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí” (Đạo là vô hình, gọi là hình nhi thượng; vật dụng khí cụ là thứ hữu hình, gọi là hình nhi hạ). Trạng thái nguyên thủy kia của ngũ hành, cũng là trạng thái “tự nhiên” của khí tiên thiên của nó, chính là trạng thái phù hợp với đạo nhất, cũng là trạng thái viên mãn vô lậu, nó chính là biểu hiện chân thực nhất của Đại Đạo tại cảnh giới này. Biểu hiện cực đoan của khí tiên thiên tại không gian xã hội nhân loại lần lượt là các khí ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cổ nhân cho rằng, khí ngũ hành tụ lại thành hình, tản ra thành khí (氣), hết thảy chúng sinh vạn vật có hình có tướng đều gọi là khí (器-khí cụ, bộ phận), khí (器) chính là “hiện tượng” của ngũ hành, cũng gọi là “hiện tượng tự nhiên” – là hình tượng do “tự nhiên” triển hiện. Khí (器) và khí (氣) đồng âm, cho nên khí (器) chính là khí (氣), hết thảy tồn tại của thế gian đều là khí (氣). Tranh tranh đấu đấu của con người trên thế gian, truy danh cầu lợi, nói thẳng ra cũng chẳng qua là để tranh lấy cái khẩu khí (氣).

Trong nguyên lý Thái cực, chỉ cần có so sánh, có bất đồng, thì chính là có hình tượng, có âm dương. Vậy nên mọi chúng sinh vạn vật do Ngũ hành cấu thành đều là có thân thể, có tinh thần, có âm có dương, đối với con người mà nói, chính là có nam có nữ.

Hiện nay có không ít người tồn tại một loại sai lầm về mặt tư duy trong nhận thức về Ngũ hành. Ví như, có người cho rằng cách phân loại ngũ hành là không khoa học: Nói về “mộc”, bàn ghế của chúng ta làm từ gỗ, hẳn là thuộc hành mộc, mà trung y cho rằng gan, mật của thân thể người cũng là thuộc hành mộc, nhưng hai cái này cơ bản không phải cùng một loại vật chất, thuộc tính của chúng sao có thể giống nhau được? Họ cảm thấy không dễ lý giải. Thực chất, loại phương thức tư duy này chỉ là phương thức tư duy mà khoa học hiện đại nhận thức thế giới, là đi theo quá trình nhận thức từ hiện tượng bề mặt đến bản chất tầng sâu. Thế nhưng vì phương thức tư duy của con người đều là cực đoan (thấp nhất), mà tất cả hiện tượng vật chất của không gian này cũng đều là biểu hiện cực đoan của ngũ hành, vậy nên khoa học hiện đại cũng chỉ có thể cho ra những kết luận cực đoan. Nếu muốn nhận thức được bản chất, vậy cần phải chuyển biến quan niệm, không thể lấy phương thức tư duy giống như học tập khoa học hiện đại để đối đãi.

Chúng ta nói về “mộc” trong kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, xét hiện tượng vật chất bề mặt, thì cái khí “mộc” này thuộc về hình thức tồn tại trong vi quan, khi cần biểu hiện ra tại không gian vật chất này của chúng ta, nó có thể biểu hiện như ý một cách cực đoan thành bất kỳ hình tượng nào, ví như biểu hiện thành đủ dạng đủ loại hoa cỏ cây cối, hoa màu rau ăn, cho đến thực vật dưới nước,… còn nếu biểu hiện ra trong thân thể người thì chính là gan, mật và tóc,… Ngoài đó ra, mộc khí còn có thể biểu hiện thành màu sắc, hương vị, âm luật, tính tình cho đến thời gian và phương vị của thời không, tiết mùa,… thậm chí mỗi chữ Hán cũng đều quy về Ngũ hành nào đó, nếu dùng phương thức tư duy của nghiên cứu khoa học hiện đại mà xét, những đạo lý này đều là bất khả tư nghị.

Trong “Đạo đức kinh” có câu: “thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”. Nếu đặt câu này vào trong Ngũ hành để lý giải thì: “hữu” chính là chỉ khí (氣) của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; “vô” chính là “ngũ”, chính là chỉ “nguyên khí”, cũng chính là khí tiên thiên, là khí nguyên thủy. Trong tiếng Hán, chữ “vô” thông âm với chữ “ngũ”, “vô” hoàn toàn không phải là “không có gì cả”. Rất nhiều người nhận thức câu nói này thành huyền học (các môn nghiên cứu về khoa học huyền bí), vậy nên càng lý giải càng huyền hoặc, thực ra tất cả các kinh điển của Đạo gia đều là đang giảng đạo lý, đạo lý gì? Đạo gia là tu Chân, toàn bộ đạo lý ở đây chính là tu Chân, Đạo lý thường được nói đến ấy, chính là Chân lý, chính là cái lý thực tại khách quan nhất trong vũ trụ trời đất, không có bất kỳ thành phần hư giả huyền hoặc nào, mà còn đòi hỏi phải nghiêm cẩn và chính xác hơn so với khoa học hiện đại, hơn nữa là viên mãn vô lậu. Điều mà chúng ta học tập và lý giải đối với lý luận ngũ hành cũng là cái lý này. Những thứ cố làm ra vẻ huyền bí nhưng không có nội hàm thực chất kia mới là “huyền học”, đây đều là những thứ do người thường làm ra, tại cảnh giới cao không có đối ứng thực chất.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262181

The post Dịch đạo và ngũ hành (1): Căn nguyên của ngũ hành và khái niệm về ngũ hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>