Đệ tử Quy | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnMon, 15 Jul 2024 02:42:47 +0000en-UShourly1Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (32)https://chanhkien.org/2023/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-32.htmlSun, 16 Jul 2023 23:06:30 +0000https://chanhkien.org/?p=30833Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 房室(1)清(2),牆壁淨(3);幾(4)案(5)潔(6),筆(7)硯(8)正(9)。 墨(10)磨(11)偏(12),心(13)不端;字不敬(14),心先病(15)。 列(16)典(17)籍(18),有定處;讀看畢(19),還(20)原處。 雖有急(21),卷(22)束(23)齊;有缺(24)壞(25),就補(26)之。 非聖書(27),屏(28)勿視(29);敝(30)聰明(31),壞心志(32)。 勿自暴(33),勿自棄(34);聖與賢(35),可循(36)至。 Bính âm: 房 (fáng) 室 (shì) 清 (qīng),牆 (qiáng) 壁 (bì) 淨 (jìng); 幾 (jī) 案 (àn) 潔 (jié),筆 (bǐ) 硯 (yàn) 正 (zhèng)。 墨 (mò) 磨 (mó) 偏 (piān),心 (xīn) 不 (bù) 端 (duān); […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (32) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

房室(1)清(2),牆壁淨(3);幾(4)案(5)潔(6),筆(7)硯(8)正(9)。

墨(10)磨(11)偏(12),心(13)不端;字不敬(14),心先病(15)。

列(16)典(17)籍(18),有定處;讀看畢(19),還(20)原處。

雖有急(21),卷(22)束(23)齊;有缺(24)壞(25),就補(26)之。

非聖書(27),屏(28)勿視(29);敝(30)聰明(31),壞心志(32)。

勿自暴(33),勿自棄(34);聖與賢(35),可循(36)至。

Bính âm:

房 (fáng) 室 (shì) 清 (qīng),牆 (qiáng) 壁 (bì) 淨 (jìng);

幾 (jī) 案 (àn) 潔 (jié),筆 (bǐ) 硯 (yàn) 正 (zhèng)。

墨 (mò) 磨 (mó) 偏 (piān),心 (xīn) 不 (bù) 端 (duān);

字 (zì) 不 (bú) 敬 (jìng),心 (xīn) 先 (xiān) 病 (bìng)。

列 (liè) 典 (diǎn) 籍 (jí), 有 (yǒu) 定 (dìng) 處 (chù);

讀 (dú) 看 (kàn) 畢 (bì),還 (huán) 原 (yuán) 處 (chù)。

雖 (suī) 有 (yǒu) 急 (jí),卷 (juàn) 束 (shù) 齊 (qí);

有 (yǒu) 缺 (quē) 壞 (huài), 就 (jiù) 補 (bǔ) 之 (zhī)。

非 (fēi) 聖 (shèng) 書 (shū), 屏 (bǐng) 勿 (wù) 視 (shì);

敝 (bì) 聰 (cōng) 明 (míng),壞 (huài) 心 (xīn) 志 (zhì)。

勿 (wù) 自 (zì) 暴 (bào),勿 (wù) 自 (zì) 棄 (qì);

聖 (shèng) 與 (shèng) 賢 (xián), 可 (kě) 循 (xún) 至 (zhì)。

Chú âm:

房 (ㄈㄤˊ) 室 (ㄕˋ) 清 (ㄑㄧㄥ), 牆 (ㄑㄧㄤˊ) 壁 (ㄅㄧˋ) 淨 (ㄐㄧㄥˋ);

幾 (ㄐㄧ) 案 (ㄢˋ) 潔 (ㄐㄧㄝˊ), 筆 (ㄅㄧˇ) 硯 (ㄧㄢˋ) 正 (ㄓㄥˋ)。

墨 (ㄇㄛˋ) 磨 (ㄇㄛˊ) 偏 (ㄆㄧㄢ), 心 (ㄒㄧㄣ) 不 (ㄅㄨˋ) 端 (ㄉㄨㄢ);

字 (ㄗˋ) 不 (ㄅㄨˊ) 敬 (ㄐㄧㄥˋ), 心 (ㄒㄧㄣ) 先 (ㄒㄧㄢ) 病 (ㄅㄧㄥˋ)。

列 (ㄌㄧㄝˋ) 典 (ㄉㄧㄢˇ) 籍 (ㄐㄧˊ), 有 (ㄧㄡˇ) 定 (ㄉㄧㄥˋ) 處 (ㄔㄨˋ);

讀 (ㄉㄨˊ) 看 (ㄎㄢˋ) 畢 (ㄅㄧˋ), 還 (ㄏㄞˊ) 原 (ㄩㄢˊ) 處 (ㄔㄨˋ)。

雖 (ㄙㄨㄟ) 有 (ㄧㄡˇ) 急 (ㄐㄧˊ), 卷 (ㄐㄩㄢˋ) 束 (ㄕㄨˋ) 齊 (ㄑㄧˊ);

有 (ㄧㄡˇ) 缺 (ㄑㄩㄝ) 壞 (ㄏㄨㄞˋ), 就 (ㄐㄧㄡˋ) 補 (ㄅㄨˇ) 之 (ㄓ)。

非 (ㄈㄟ) 聖 (ㄕㄥˋ) 書 (ㄕㄨ), 屏 (ㄅㄧㄥˇ) 勿 (ㄨˋ) 視 (ㄕˋ);

敝 (ㄅㄧˋ) 聰 (ㄘㄨㄥ) 明 (ㄇㄧㄥˊ), 壞 (ㄏㄨㄞˋ) 心 (ㄒㄧㄣ) 志 (ㄓˋ)。

勿 (ㄨˋ) 自 (ㄗˋ) 暴 (ㄅㄠˋ), 勿 (ㄨˋ) 自 (ㄗˋ) 棄 (ㄑㄧˋ);

聖 (ㄕㄥˋ) 與 (ㄩˇ) 賢 (ㄒㄧㄢˊ), 可 (ㄎㄜˇ) 循 (ㄒㄩㄣˊ) 至 (ㄓˋ)。

Âm Hán Việt:

Phòng thất thanh, tường bích tịnh; kỷ án khiết, bút nghiễn chính.

Mặc ma thiên, tâm bất đoan; tự bất kính, tâm tiên bệnh.

Liệt điển tịch, hữu định xứ; độc khán tất, hoàn nguyên xứ.

Tuy hữu cấp, quyển thúc tề; hữu khuyết hoại, tựu bổ chi.

Phi thánh thư, bính vật thị; tệ thông minh, hoại tâm chí.

Vật tự bạo, vật tự khí; Thánh dữ hiền, khả tuần chí.

Lời dịch:

Phòng ốc sạch, vách tường sạch; bàn học sạch, bút nghiên ngay.

Mực mài nghiêng, tâm không chính; chữ không kính, tâm có bệnh.

Xếp sách vở, chỗ cố định; đọc xem xong, trả chỗ cũ.

Tuy có vội, cất chỉnh tề; có hư rách, liền tu chỉnh.

Không sách Thánh, bỏ không xem; cản thông minh, hoại tâm chí.

Chớ tự hại, chớ tự bỏ; Thánh và hiền, tiến đến cùng.

Từ vựng:

(1) phòng thất (房室): ở đây chỉ phòng dùng để đọc sách.

(2) thanh (清): sắp xếp, lau quét nhà.

(3) tịnh (淨): sạch sẽ.

(4) kỷ (幾): bàn thấp hình chữ nhật.

(5) án (案): cái bàn.

(6) khiết (潔): sạch sẽ không một hạt bụi.

(7) bút (筆): công cụ dùng để viết chữ vẽ tranh. Cổ nhân kết hợp bút, mực, nghiên, giấy lại gọi là ‘văn phòng tứ bảo’.

(8) nghiên (硯): công cụ mài mực.

(9) chính (正): không lệch, ngay ngắn.

(10) mặc (墨): mực – nguyên liệu màu đen dùng viết chữ vẽ tranh.

(11) ma (磨): mài, chuyển động mài nghiên.

(12) thiên (偏): nghiêng, lệch.

(13) tâm (心): tim, một trong ngũ tạng, cổ nhân cho rằng tâm là chủ tể của ý niệm tư tưởng, cho nên có cách nói ‘tâm tưởng’, ‘tâm tư’ (tâm suy nghĩ), Ở đây có ý giải thích.

(14) kính (敬): kính trọng, thận trọng.

(15) bệnh (病): khuyết điểm, thiếu sót.

(16) liệt (列): xếp, sắp xếp, trưng bày.

(17) điển (典): thư tịch trọng yếu, sách vở quan trọng.

(18) tịch (籍): sách.

(19) tất (畢): kết thúc, cuối cùng.

(20) hoàn (還): hoàn lại, trả lại.

(21) cấp (急): chuyện cấp bách, chuyện gấp.

(22) quyển (卷): chỉ thư tịch, sách vở. Nếu đọc thành “quyển” tức có ý sách vở được cất giữ.

(23) thúc (束): bó buộc. Sách xưa kết bằng thẻ gỗ, đọc xong phải cuộn lại, buộc chặt.

(24) khuyết (缺): thiếu khuyết, sứt mẻ, rách.

(25) phôi (壞): làm hư, làm hỏng, làm tổn hại.

(26) bổ (補): tu bổ, sửa chữa, tu chỉnh.

(27) thánh thư (聖書): thánh là “uyên bác lý lẽ thông suốt”. Người uyên bác lý lẽ thông suốt viết sách chính là thánh thư, hơn phân nửa là dạy mọi người về Lục đức: trí, nhân, thánh, nghĩa, trung, hòa.

(28) bính (屏): loại trừ, bài trừ.

(29) thị (視): nhìn.

(30) tệ (敝): chướng ngại, ngăn cản sự thông suốt.

(31) thông minh (聰明): chỉ tai và mắt. Tai có thể lắng nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của nó, và mắt có thể quan sát rõ ràng mọi vật, nên nó cũng có ý nghĩa của trí tuệ.

(32) tâm chí (心志): bản tính thiện lương và chí khí.

(33) bạo (暴): ý là tổn hại.

(34) khí (棄): từ bỏ, vứt bỏ.

(35) hiền (賢): người đa tài đức hạnh tốt gọi là hiền, dưới bậc thánh giả.

(36) tuần (循): tuần tự tiến dần.

Lời giải thích:

Phòng học của chúng ta phải thường xuyên lau chùi, quét dọn, vách tường phải giữ gìn sạch sẽ; bàn học, bàn đọc sách phải sạch sẽ, không bụi bẩn, ‘văn phòng tứ bảo’ (bốn bảo vật của phòng học) phải được đặt ngay ngắn, chỉnh tề.

Lúc mài mực phải hết sức tập trung, không được mài mực lệch đi, mài lệch đi chính là tâm bạn không yên tĩnh; thái độ lúc viết chữ không đủ thận trọng, đặt bút viết tùy ý nguệch ngoạc, liền biểu thị ra tâm tính của bạn có khuyết điểm.

Thu dọn sắp xếp sách vở phải có nguyên tắc, đặt ở chỗ cố định, không được tùy ý thay đổi; sách xem xong phải trả về chỗ cũ, để sau này dễ lấy ra xem lần nữa. Dù có việc gấp, cũng phải thu dọn sách vở đâu đó đàng hoàng rồi mới rời đi; sách nếu có thiếu trang hay hư tổn gì thì phải sửa ngay, nếu không để lâu sẽ quên mất, việc tu sửa sẽ khó khăn hơn nhiều.

Không phải là sách của người uyên bác lý lẽ thông suốt viết ra, thì phải vứt bỏ nó, không thể đọc được; bởi vì loại sách này nói lý lẽ không rõ ràng, dùng lý không thích đáng, sẽ che đậy tai và mắt của bạn, tạo chướng ngại cho trí tuệ của bạn, phá hoại bản tính thiện lương và chí khí của bạn, khiến bạn không thể phân biệt được đúng sai. Nhưng chỉ cần bạn không tự cho mình là đúng, không đọc sách xấu tự mình làm tổn hại bản thân, không từ bỏ tự kỷ tiên thiên của mình, như vậy có thể tuần tự từng bước đạt tới cảnh giới Thánh hiền.

Câu chuyện tham khảo

Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo

Có một con chim ngói nhỏ đang đi dạo trong rừng cây, đột nhiên nhìn thấy anh cú mèo vội vã bay qua trước mắt, nó cảm thấy rất kỳ lạ, vì sao anh cú mèo lúc này bay ra ngoài nhỉ? Thế là nó bay lên phía trước hỏi: “Anh cú mèo ơi, anh đi đâu mà vội vàng vậy?” Cú mèo nhìn xem ai thì ra là chim ngói nhỏ, liền dừng lại nói với chim ngói nhỏ rằng: “Anh muốn dọn nhà em à! Muốn dời sang phía đông ấy!” Chim ngói hỏi: “Tại sao vậy ạ?” Cú mèo đáp: “Bởi vì tất cả mọi người đều chán ghét tiếng kêu của anh, cho nên anh phải dời nhà sang phía đông em ạ!” Chim ngói bảo: “Nếu như anh có thể thay đổi tiếng kêu của anh, có lẽ là không phải dọn nhà đi, tuy nhiên anh không có cách nào thay đổi tiếng kêu của mình, như vậy dù anh có dời nhà sang phía đông thì chẳng phải bọn họ vẫn chán ghét tiếng kêu của anh đó sao?”

Câu chuyện này được Lưu Hướng thời Đông Hán cải biên thành “Thuyết Uyển – Đàm Tùng”. Ý tứ chủ yếu nói với chúng ta là khi không thể thay đổi hành vi không tốt, thì cho dù ta đi tới đâu cũng không được hoan nghênh. Mà hành vi không tốt là do từ nhỏ đã tích lũy qua từng ngày, ngày qua ngày mà dưỡng thành.

Các bài trong sách “Đệ tử quy” nói cho chúng ta biết phải làm thế nào để dưỡng thành phương pháp học tập viết chữ và đọc sách. Đọc và viết chính là sự khởi đầu của việc học theo Thánh hiền, cũng là nền tảng để lập thân (thành tựu bản thân). Mặc dù hiện tại chúng ta đang ở thời đại điện tử, công cụ dùng để đọc sách viết chữ có thay đổi, nhưng các nguyên tắc như: chỉnh tề, sạch sẽ, chuyên chú, có thứ tự, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng, có lợi cho thân tâm vẫn là nguyên tắc bất biến. Có một khởi đầu tốt thì thành công sẽ không còn xa nữa. Hãy nhớ kỹ “Đệ tử quy” dạy chúng ta đạo lý làm người tốt, hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh chị em, dưỡng thành phẩm đức tốt đẹp và thói quen trong sinh hoạt, phát huy tinh thần bác ái, chuyên cần theo đuổi học vấn thì con đường trở thành Thánh hiền sẽ không còn xa!

Bản ghi âm tiếng Trung:

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47719

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/31/n3158961.html

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (32) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (31)https://chanhkien.org/2023/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-31.htmlThu, 06 Jul 2023 23:22:14 +0000https://chanhkien.org/?p=30771Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 讀書法(1),有三到(2);心眼口,信(3)皆要(4)。 方(5)讀此(6),勿慕彼(7);此未終(8),彼勿起(9)。 寬(10)為限(11),緊用功;工夫(12)到,滯塞(13)通。 心有疑,隨(14)札記(15);就人問(16),求(17)確義(18)。 Bính âm: 讀 (dú) 書 (shū) 法 (fǎ),有 (yǒu) 三 (sān) 到 (dào); 心 (xīn) 眼 (yǎn) 口 (kǒu),信 (xìn) 皆 (jiē) 要 (yào)。 方 (fāng) 讀 (dú) 此 (cǐ), 勿 (wù) 慕 (mù) 彼 (bǐ); 此 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (31) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

讀書法(1),有三到(2);心眼口,信(3)皆要(4)。

方(5)讀此(6),勿慕彼(7);此未終(8),彼勿起(9)。

寬(10)為限(11),緊用功;工夫(12)到,滯塞(13)通。

心有疑,隨(14)札記(15);就人問(16),求(17)確義(18)。

Bính âm:

讀 (dú) 書 (shū) 法 (fǎ),有 (yǒu) 三 (sān) 到 (dào);

心 (xīn) 眼 (yǎn) 口 (kǒu),信 (xìn) 皆 (jiē) 要 (yào)。

方 (fāng) 讀 (dú) 此 (cǐ), 勿 (wù) 慕 (mù) 彼 (bǐ);

此 (cǐ) 未 (wèi) 終 (zhōng),彼 (bǐ) 勿 (wù) 起 (qǐ)。

寬 (kuān) 為 (wéi) 限 (xiàn),緊 (jǐn) 用 (yòng) 功 (gōng);

工 (gōng) 夫 (fū) 到 (dào),滯 (zhì) 塞 (sè) 通 (tōng)。

心 (xīn) 有 (yǒu) 疑 (yí), 隨 (suí) 札 (zhá) 記 (jì);

就 (jiù) 人 (rén) 問 (wèn),求 (qiú) 確 (què) 義 (yì)。

Chú âm:

讀 (ㄉㄨˊ) 書 (ㄕㄨ) 法 (ㄈㄚˇ), 有 (ㄧㄡˇ) 三 (ㄙㄢ) 到 (ㄉㄠˋ);

心 (ㄒㄧㄣ) 眼 (ㄧㄢˇ) 口 (ㄎㄡˇ), 信 (ㄒㄧㄣˋ) 皆 (ㄐㄧㄝ) 要 (ㄧㄠˋ)。

方 (ㄈㄤ) 讀 (ㄉㄨˊ) 此 (ㄘˇ),勿 (ㄨˋ) 慕 (ㄇㄨˋ) 彼 (ㄅㄧˇ);

此 (ㄘˇ) 未 (ㄨㄟˋ) 終 (ㄓㄨㄥ),彼 (ㄅㄧˇ) 勿 (ㄨˋ) 起 (ㄑㄧˇ)。

寬 (ㄎㄨㄢ) 為 (ㄨㄟˊ) 限 (ㄒㄧㄢˋ), 緊 (ㄐㄧㄣˇ) 用 (ㄩㄥˋ) 功 (ㄍㄨㄥ);

工 (ㄍㄨㄥ) 夫 (ㄈㄨ) 到 (ㄉㄠˋ),滯 (ㄓˋ) 塞 (ㄙㄜˋ) 通 (ㄊㄨㄥ)。

心 (ㄒㄧㄣ) 有 (ㄧㄡˇ) 疑 (ㄧˊ),隨 (ㄙㄨㄟˊ) 札 (ㄓㄚˊ) 記 (ㄐㄧˋ);

就 (ㄐㄧㄡˋ) 人 (ㄖㄣˊ) 問 (ㄨㄣˋ),求 (ㄑㄧㄡˊ) 確 (ㄑㄩㄝˋ) 義 (ㄧˋ)。

Âm Hán Việt:

Độc thư pháp, hữu tam đáo; tâm nhãn khẩu, tín giai yếu.

Phương độc thử, vật mộ bỉ; thử vị chung, bỉ vật khởi.

Khoan vi hạn, khẩn dụng công; công phu đáo, trệ tắc thông.

Tâm hữu nghi, tùy trát ký; tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa.

Lời dịch:

Cách đọc sách, có ba điểm; tâm mắt miệng, đều xem trọng.

Đang đọc đây, chớ thích kia; đây chưa xong, kia chớ đọc.

Thời gian ít, mau chăm chỉ; công phu đủ, đọc liền thông.

Tâm có nghi, liền chép lại; tìm người hỏi, cầu nghĩa đúng.

Từ vựng:

(1) pháp (法): phương pháp, cách

(2) tam đáo (三到): đề cập đến ba điểm Tâm, Mắt, Miệng đều phải có đủ

(3) tín (信): xác thực, thật sự

(4) giai yếu (皆要): đều quan trọng. Giai: đều. Yếu: quan trọng

(5) phương (方): đang

(6) thử (此): cái này

(7) mộ bỉ (慕彼): nghĩ cái khác. Mộ: nghĩ. Bỉ: kia, cái khác

(8) vị chung (未終): vẫn chưa hoàn thành. Vị: chưa. Chung: kết thúc, hoàn tất

(9) khởi (起): bắt đầu

(10) khoan (寬): rộng rãi, dư dả

(11) hạn (限): giới hạn, có hạn

(12) công phu (工夫): chỉ tốn hao thời gian và tinh lực

(13) trệ tắc (滯塞): ngưng trệ, không thông

(14) tùy (隨): liền, ngay lập tức

(15) tráp ký (札記): ghi chú, ghi chép, lúc đọc sách ghi chép lại trọng điểm hoặc tâm đắc

(16) tựu nhân vấn (就人問): tìm người hỏi, thỉnh giáo người khác. Tựu: tới gần, đến gần.

(17) cầu (求): tìm kiếm, nghĩ cách đạt được.

(18) xác nghĩa (確義): ý nghĩa chân chính.

Lời giải thích:

Trong phương pháp đọc sách, có ba điều nhất định phải làm được: “tâm đáo, nhãn đáo, khẩu đáo” (chú tâm, mắt nhìn, miệng đọc), ba điều này đều rất quan trọng.

Đang đọc quyển sách này thì đừng nên nghĩ đến quyển sách khác; chưa đọc xong quyển sách này thì đừng nên bắt đầu đọc quyển sách khác.

Khi lên kế hoạch đọc sách thì có thể chọn thời điểm thư thái một chút, nhưng khi đọc sách phải cố gắng nỗ lực chăm chỉ; công phu đầy đủ thì chỗ nào không hiểu sẽ tự nhiên minh bạch.

Trong lòng có nghi vấn, liền lập tức ghi chép lại rồi tìm người chỉ dạy, mong tìm được ý nghĩa chính xác.

Câu chuyện tham khảo:

Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học

Phạm Trọng Yêm, tự là Hi Văn, là một danh thần thời Bắc Tống. Khi ông mới lên hai thì cha qua đời, mẹ ông nghèo khổ không nơi nương tựa phải tái giá với người họ Chu ở Trường Sơn, tỉnh Sơn Đông. Trọng Yêm thuở thiếu thời đọc sách ở trên núi Trường Bạch, mỗi ngày chỉ nấu hai thăng (*) cháo kê, để đông lại qua đêm, dùng dao phân thành bốn khối, sáng và tối đều cầm hai khối, cắt thêm mấy cây rau hẹ, thêm chút giấm cùng muối trộn với nhau mà ăn, cứ như vậy đã ba năm trôi qua.

Khi lớn lên biết được thân thế của mình, ông buồn bã từ biệt mẹ đi đến phủ Ứng Thiên ở Hà Nam, bái Thích Đồng Văn làm thầy. Sớm tối khổ công đọc sách, năm năm chưa từng lên giường đi ngủ. Vào mùa đông khi rất mệt mỏi, ông rửa mặt bằng nước lạnh. Thường thì ngay cả bát cháo cũng không đủ no nên ông chỉ ăn vào buổi chiều. Người khác không thể chịu đựng được cuộc sống như thế này, nhưng Trọng Yêm thì không xem đây là khổ.

Có một lần, Hoàng đế Tống Chân Tông đi ngang qua Nam Kinh, tất cả mọi người tranh nhau đi xem. Trọng Yêm lại đóng cửa không đi, vẫn ngồi đọc sách như thường ngày. Bạn học trách ông đã bỏ lỡ cơ hội gặp Hoàng đế, ông nói: “Ngày sau gặp lại cũng chưa muộn!” Con trai trưởng quan Nam Kinh thấy ông quanh năm ăn cháo, liền đưa chút đồ ngon cho ông. Thế nhưng ông một chút cũng không ăn, người ta trách ông, ông chắp tay đáp tạ: “Tôi đã quen ăn cháo để sống, nếu thưởng thức đồ ngon chỉ sợ sau này không chịu nổi cực khổ!” Thi đậu Tiến sĩ năm 27 tuổi, ông bèn rước mẹ về phụng dưỡng, đổi lại thành họ Phạm. Sau khi ứng thí, lần đầu ông được diện kiến Hoàng đế Chân Tông, lúc này Hoàng đế Chân Tông đã sắp 50 tuổi.

Do đọc sách chăm chỉ, ông đã thông hiểu đạo lý quan trọng của Lục Kinh, lòng ôm chí lớn, lấy thiên hạ làm nhiệm vụ của mình. Ông thường nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” (Sĩ đương tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi – ý chỉ người có học trước tiên nên lo cho cái lo của người dân trong thiên hạ, sau khi người trong thiên hạ đều yên vui rồi thì mình mới có thể vui theo). Lúc ông trấn giữ biên cương, người Tây Hạ không ai dám xâm phạm, cảnh cáo nhau rằng: “Đừng nghĩ đến việc tấn công Diên Châu lần nữa, hiện tại lão Tiểu Phạm (tức Trọng Yêm) có mấy vạn binh trong tay, không thể so với lão Đại Phạm (Ung) mà khi dễ được đâu!” (Trích từ “Tống Danh Thần Ngôn Hành Lục” và “Tống Sử”).

Bản ghi âm tiếng Trung:

Chú thích của người dịch:

(*) 2 thăng nghĩa là 2 lít. Tiếng Trung : 2升(L)=2000毫升(ml)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47713

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/24/n3152163.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (31) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (30)https://chanhkien.org/2023/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-30.htmlFri, 09 Jun 2023 03:03:28 +0000https://chanhkien.org/?p=30380Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 不力行(1),但(2)學文(3);長(4)浮華(5),成何人。 但力行,不學文;任(6)己見(7),昧(8)理(9)真(10)。 Bính âm: 不(bú) 力(lì) 行(xíng), 但(dàn) 學(xué) 文(wén); 長(zhǎng)浮(fú) 華(huá), 成(chéng)何(hé) 人(rén)。 但(dàn) 力(lì) 行(xíng), 不(bù) 學(xué) 文(wén); 任(rèn) 己(jǐ) 見(jiàn), 昧(mèi) 理(lǐ) 真(zhēn)。 Chú âm: 不(ㄅㄨˊ) 力(ㄌㄧˋ) 行(ㄒㄧㄥˊ), 但(ㄉㄢˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 文(ㄨㄣˊ); 長(ㄓㄤˇ) 浮(ㄈㄨˊ) 華(ㄏㄨㄚˊ), 成(ㄔㄥˊ) 何(ㄏㄜˊ) 人(ㄖㄣˊ)。 但(ㄉㄢˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (30) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

不力行(1),但(2)學文(3);長(4)浮華(5),成何人。

但力行,不學文;任(6)己見(7),昧(8)理(9)真(10)。

Bính âm:

不(bú) 力(lì) 行(xíng), 但(dàn) 學(xué) 文(wén);

長(zhǎng)浮(fú) 華(huá), 成(chéng)何(hé) 人(rén)。

但(dàn) 力(lì) 行(xíng), 不(bù) 學(xué) 文(wén);

任(rèn) 己(jǐ) 見(jiàn), 昧(mèi) 理(lǐ) 真(zhēn)。

Chú âm:

不(ㄅㄨˊ) 力(ㄌㄧˋ) 行(ㄒㄧㄥˊ), 但(ㄉㄢˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 文(ㄨㄣˊ);

長(ㄓㄤˇ) 浮(ㄈㄨˊ) 華(ㄏㄨㄚˊ), 成(ㄔㄥˊ) 何(ㄏㄜˊ) 人(ㄖㄣˊ)。

但(ㄉㄢˋ) 力(ㄌㄧˋ) 行(ㄒㄧㄥˊ), 不(ㄅㄨˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 文(ㄨㄣˊ);

任(ㄖㄣˋ) 己(ㄐㄧˇ) 見(ㄐㄧㄢˋ), 昧(ㄇㄟˋ) 理(ㄌㄧˇ) 真(ㄓㄣ)。

Âm Hán Việt:

Bất lực hành, đãn học văn; trưởng phù hoa, thành hà nhân.

Đãn lực hành, bất học văn; nhậm kỷ kiến, muội lý chân.

Lời dịch:

Không thực hành, chỉ học văn; lớn phù hoa, thành người nào.

Chỉ thực hành, không học văn; theo ý mình, mù chân lý.

Từ vựng:

(1) lực hành (力行): đích thân thực hành, nỗ lực mà làm.

(2) đãn (但): chỉ, chỉ có.

(3) học văn (學文): học tập kiến thức trên sách vở.

(4) trưởng (長): nhiều tuổi, tuổi tác hơi lớn, lớn lên.

(5) phù hoa (浮華): không thiết thực, không thực tế.

(6) nhậm (任): tùy ý, tùy theo.

(7) kỷ kiến (己見): ý của mình.

(8) muội (昧): mê muội, mơ hồ, hồ đồ, không rõ đạo lý.

(9) lý (理): quy luật, ý chỉ của sự vật.

(10) chân (真): thuần chính, không giả tạo.

Lời giải thích:

Bất kỳ việc gì nếu bản thân không dốc sức làm, chỉ học tập kiến thức trong sách vở mà không biết ứng dụng, thế thì rất không thiết thực, thiếu thực tế, sau này lớn lên không biết sẽ thành người như thế nào. Thế nhưng bản thân chỉ biết dốc sức làm một cách mù quáng, lại không học tập kiến thức và kinh nghiệm từ trong sách, rất cố chấp tự cho mình là đúng, thì ngược lại sẽ không thể hiểu rõ được đạo lý chân chính.

Câu chuyện tham khảo:

Bàn chuyện đánh trận trên giấy

Năm 262 TCN, nước Tần tấn công nước Hàn, bao vây và ngăn cách nước Hàn với quận Thượng Đảng trên lãnh thổ phương Bắc. Các tướng nước Hàn ở Thượng Đảng không muốn đầu hàng nước Tần, bèn đem theo bản đồ dâng Thượng Đảng cho nước Triệu. Sau hai năm, nước Tần lại phái Vương Hột đi đánh Thượng Đảng. Triệu Vương nghe được tin liền phái Liêm Pha dẫn hơn hai mươi vạn đại quân đi cứu Thượng Đảng, bọn họ mới đến Trường Bình thì Thượng Đảng đã bị quân Tần công chiếm từ trước rồi.

Lúc ấy Vương Hột còn muốn tiếp tục tiến quân đánh Trường Bình, thế là nhiều lần khiêu chiến với quân Triệu. Dù nói thế nào Liêm Pha cũng không giao chiến chính diện với họ, ngược lại chuẩn bị dự tính kháng cự trường kỳ. Hai bên quân lính giằng co nhau mãi, Vương Hột đành phải sai người trở về báo cáo với Tần Chiêu Tương Vương. Tần Vương mời Phạm Thư bàn kế sách. Phạm Thư nói: “Muốn đánh bại nước Triệu thì trước hết phải khiến cho nước Triệu đổi tướng thay cho Liêm Pha”. Mấy ngày sau, Triệu Vương nghe thấy chúng thần bàn tán xôn xao: “Nước Tần sợ nhất là nhân tài trẻ tuổi Triệu Quát cầm quân, Liêm Pha tuổi đã già, vô dụng rồi, không dám xuất quân giao chiến với quân Tần nên chỉ cố thủ”. Triệu Quát mà họ nói đến chính là con trai của danh tướng Triệu Xa. Triệu Quát từ nhỏ đã thích học binh pháp, nói đến đạo lý dụng binh thì lời nào cũng rất có đạo lý. Triệu Quát tự cho rằng mình là thiên hạ vô địch, ngay cả phụ thân mình, anh ta cũng tự cho là hơn.

Triệu Vương tin vào lời đồn đại, lập tức triệu kiến Triệu Quát, hỏi anh ta có thể đánh lui quân Tần hay không. Triệu Quát nói: “Nếu nước Tần phái Bạch Khởi đến thì thần mới phải suy xét. Hiện nay tướng Tần chỉ là Vương Bột, ông ta bất quá chỉ là đối thủ của Liêm Pha mà thôi. Nếu thay vị trí này cho hạ thần, thì đánh bại Vương Hột chỉ là chuyện nhỏ”. Triệu Vương nghe vậy rất vui mừng, liền ra lệnh cho Triệu Quát làm Đại tướng, đi thay thế Liêm Pha. Lạn Tương Như nói với Triệu Vương: “Triệu Quát chỉ biết đọc binh thư của phụ thân anh ta, lâm trận không biết ứng biến, không thể phái anh ta làm Đại tướng”. Thế nhưng Triệu Vương không nghe theo lời khuyên can của Lạn Tương Như. Mẫu thân của Triệu Quát cũng dâng lên Triệu Vương một tấu chương, thỉnh cầu Triệu Vương đừng phái người con trai của bà đi. Nhưng Triệu Vương vẫn là khăng khăng phái Triệu Quát làm chủ tướng.

Sau đó Triệu Quát thanh thế rầm rộ dẫn bốn mươi vạn quân, Triệu Quát phế bỏ tất cả những quy định mà Liêm Pha đã đặt ra trước đây, hạ lệnh rằng: “Nếu quân Tần lại đến khiêu chiến thì phải lập tức nghênh chiến đánh lại. Quân địch thua chạy thì phải truy đuổi, phải đánh cho chúng không còn mảnh giáp mới được”. Nước Tần hay tin Triệu Quát thay thế Liêm Pha, biết rằng kế phản gián đã thành công, liền bí mật phái Bạch Khởi làm tướng quân. Bạch Khởi vừa đến Trường Bình, bố trí xong mai phục, cố ý đánh thua mấy trận rồi tháo chạy. Triệu Quát không biết là rơi vào bẫy, còn hạ lệnh liều mình dốc sức đuổi theo, kết quả rơi vào trận mai phục của quân Tần, bốn mươi vạn đại quân bị chia đôi. Triệu Quát lúc này mới biết quân Tần lợi hại như thế nào, đành phải chờ đợi cứu viện. Nào ngờ nước Tần lại sai binh cắt đứt đường vận chuyển lương thực và cứu viện của nước Triệu. Cuối cùng, quân đội của Triệu Quát bên trong thì hết lương thực, bên ngoài thì không có quân cứu viện, sau khi giữ được hơn bốn mươi ngày, binh sỹ kêu khổ vang trời. Triệu Quát dẫn quân đột phá lớp lớp vòng vây, nhưng bị quân Tần bắn chết. Quân Triệu nghe tin chủ tướng đã bị giết, liền nháo nhác ném vũ khí đầu hàng. Toàn bộ bốn mươi vạn quân Triệu bị tiêu diệt chỉ vì nằm trong tay của vị chủ soái Triệu Quát vốn chỉ biết bàn chuyện đánh trận trên giấy.

Bản ghi âm tiếng Trung:

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47714

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/13/n3141785.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (30) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (29)https://chanhkien.org/2023/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-29.htmlMon, 29 May 2023 23:50:26 +0000https://chanhkien.org/?p=30283Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 同是人,類(1)不齊(2);流俗眾(3),仁者(4)希(5)。 果(6)仁者,人多畏;言不諱(7),色(8)不媚(9)。 能親(10)仁(11),無限好(12);德(13)日進(14),過(15)日少(16)。 不親仁,無限害(17);小人(18)進(19),百事壞(20)。 Bính âm: 同(tóng) 是(shì) 人(rén), 類(lèi) 不(bù) 齊(qí); 流(liú) 俗(sú) 眾(zhòng),仁(rén) 者(zhě) 希(xī)。 果(guǒ) 仁(rén) 者(zhě), 人(rén) 多(duō) 畏(wèi); 言(yán) 不(bú) 諱(huì), 色(sè) 不(bú) 媚(mèi)。 能(néng) 親(qīn) 仁(rén), 無(wú) 限(xiàn) 好(hǎo); 德(dé) 日(rì) 進(jìn), 過(guò) 日(rì) 少(shǎo)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (29) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

同是人,類(1)不齊(2);流俗眾(3),仁者(4)希(5)。

果(6)仁者,人多畏;言不諱(7),色(8)不媚(9)。

能親(10)仁(11),無限好(12);德(13)日進(14),過(15)日少(16)。

不親仁,無限害(17);小人(18)進(19),百事壞(20)。

Bính âm:

同(tóng) 是(shì) 人(rén), 類(lèi) 不(bù) 齊(qí);

流(liú) 俗(sú) 眾(zhòng),仁(rén) 者(zhě) 希(xī)。

果(guǒ) 仁(rén) 者(zhě), 人(rén) 多(duō) 畏(wèi);

言(yán) 不(bú) 諱(huì), 色(sè) 不(bú) 媚(mèi)。

能(néng) 親(qīn) 仁(rén), 無(wú) 限(xiàn) 好(hǎo);

德(dé) 日(rì) 進(jìn), 過(guò) 日(rì) 少(shǎo)。

不(bù) 親(qīn) 仁(rén), 無(wú) 限(xiàn) 害(hài);

小(xiǎo) 人(rén) 進(jìn), 百(bǎi) 事(shì) 壞(huài)。

Chú âm:

同(ㄊㄨㄥˊ) 是(ㄕˋ) 人(ㄖㄣˊ), 類(ㄌㄟˋ) 不(ㄅㄨˋ) 齊(ㄑㄧˊ);

流(ㄌㄧㄡˊ) 俗(ㄙㄨˊ) 眾(ㄓㄨㄥˋ), 仁(ㄖㄣˊ) 者(ㄓㄜˇ) 希(ㄒㄧ)。

果(ㄍㄨㄛˇ) 仁(ㄖㄣˊ) 者(ㄓㄜˇ), 人(ㄖㄣˊ) 多(ㄉㄨㄛ) 畏(ㄨㄟˋ);

言(ㄧㄢˊ) 不(ㄅㄨˊ) 諱(ㄏㄨㄟˋ),色(ㄙㄜˋ) 不(ㄅㄨˊ) 媚(ㄇㄟˋ)。

能(ㄋㄥˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 仁(ㄖㄣˊ), 無(ㄨˊ) 限(ㄒㄧㄢˋ) 好(ㄏㄠˇ);

德(ㄉㄜˊ) 日(ㄖˋ) 進(ㄐㄧㄣˋ),過(ㄍㄨㄛˋ) 日(ㄖˋ) 少(ㄕㄠˇ)。

不(ㄅㄨˋ) 親(ㄑㄧㄣ) 仁(ㄖㄣˊ), 無(ㄨˊ) 限(ㄒㄧㄢˋ) 害(ㄏㄞˋ);

小(ㄒㄧㄠˇ) 人(ㄖㄣˊ) 進(ㄐㄧㄣˋ),百(ㄅㄞˇ) 事(ㄕˋ) 壞(ㄏㄨㄞˋ)。

Âm Hán Việt:

Đồng thị nhân, loại bất tề; lưu tục chúng, nhân giả hi.

Quả nhân giả, nhân đa úy; ngôn bất húy, sắc bất mị.

Năng thân nhân, vô hạn hảo; đức nhật tiến, quá nhật thiểu.

Bất thân nhân, vô hạn hại; tiểu nhân tiến, bách sự hoại.

Lời dịch:

Cùng là người, tính tình khác; thô tục nhiều, nhân từ ít.

Đúng người nhân, người kính sợ; nói thẳng lời, không xu nịnh.

Gần người nhân, tốt vô hạn; đức ngày tăng, lỗi ngày giảm.

Không gần nhân, hại vô cùng; tiểu nhân đến, trăm việc hỏng.

Từ vựng:

(1) loại (類): loại tính tình.

(2) tề (齊): giống nhau, như nhau.

(3) chúng (眾): rất nhiều, đông.

(4) nhân giả (仁者): người Nhân, đức hạnh nhân hậu.

(5) hi (希): rất ít, rất hiếm.

(6) quả (果): đúng là, quả thật là, chân chính.

(7) húy (諱): đem sự việc che giấu không dám tuyên bố.

(8) sắc (色): nét mặt, vẻ mặt.

(9) mị (媚): nịnh bợ, nịnh nọt, dùng lời ngon tiếng ngọt để lấy lòng.

(10) thân (親): tiếp cận, gần gũi, thân cận.

(11) nhân (仁): chỉ người đức hạnh nhân hậu, cao thượng.

(12) vô hạn hảo (無限好): lợi ích rất nhiều.

(13) đức (德): phẩm đức.

(14) nhật tiến (日進): tiến bộ từng ngày.

(15) quá (過): sai lầm.

(16) nhật thiếu (日少): từng ngày giảm bớt.

(17) vô hạn hại (無限害): có hại rất nhiều.

(18) tiểu nhân (小人): người có phẩm đức tồi tệ, xấu xa.

(19) tiến (進): tiến lên, hướng về phía trước.

(20) hoại (壞): bại hoại, hư hỏng, xấu, thối, hư.

Lời giải thích:

Cùng là nhân loại như nhau, nhưng tính tình thì không giống nhau, đại đa số đều là người bình thường, người thực sự có đức hạnh khoan hậu cao thượng thì vô cùng ít.

Nếu là người thực sự có đức tính khoan hậu cao thượng thì tất cả mọi người sẽ kính nể người ấy; bởi vì họ không nói lời nịnh hót, xu nịnh để lấy lòng người khác.

Nếu có thể gần gũi với người có đức hạnh khoan hậu thì lợi ích vô cùng nhiều, và phẩm đức của chúng ta cũng sẽ tiến bộ từng ngày, lỗi lầm cũng sẽ giảm bớt từng ngày.

Nếu không gần gũi với những người đức hạnh khoan hậu, không học tập họ, thế thì sẽ có rất nhiều tai hại. Bởi vì không có tấm gương mẫu mực để học tập thì những tiểu nhân đạo đức thấp kém kia sẽ thừa cơ tiếp cận, vô hình trung khiến chúng ta bị ảnh hưởng, dần dần chúng ta trở nên bại hoại. Đến cuối cùng, dẫu làm việc gì thì cũng sẽ thất bại.

Câu chuyện tham khảo:

Tề Cảnh Công tiếp thu lời can gián thi hành nền chính trị nhân từ

Thời Xuân Thu, có một năm tuyết lớn liên tục ba ngày liền không ngừng. Tề Cảnh Công khoác lên người áo lông cáo ngồi trên đài trong sảnh đường. Đại thần Yến Anh vào bái kiến, đứng một lúc thì Tề Cảnh Công nói: “Thật là lạ, cả ngày tuyết rơi nhiều như thế mà thời tiết lại không lạnh”. Yến Anh đáp: “Thời tiết không lạnh sao? Thần nghe nói các bậc hiền quân thời cổ đại khi ăn no thì nghĩ đến cái đói khát của người dân, khi mặc ấm thì nghĩ đến cái cơ hàn của người dân, lúc yên vui thì nghĩ đến cực khổ của người dân. Quân vương hiện tại không nghĩ đến những điều đó nữa rồi”. Tề Cảnh Công nói: “Nói rất hay! Ta nghe theo đề nghị của khanh”. Liền hạ lệnh phân phát áo da cùng ngũ cốc cho người dân đang chịu đói rét. (Trích từ “Yến Tử Xuân Thu”)

Văn Chủng cứu vua lâm cảnh qua cầu rút ván

Văn Chủng và Phạm Lãi là người nước Sở thời Xuân Thu, sau làm đại thần cho nước Việt. Việt Vương không nghe lời khuyên can của Phạm Lãi, tấn công nước Ngô bị thất bại. Văn Chủng mạo hiểm đến thỉnh cầu Ngô Vương, xá tội chết cho Việt Vương Câu Tiễn. Vì thế Ngô Vương Phù Sai đã rút quân. Sau đó Văn Chủng và Phạm Lãi phò tá cho Việt Vương, dốc sức quản lý quốc gia, nước Việt từ yếu nhược đã trở nên hùng cường. Khi tiêu diệt nước Ngô xong, Phạm Lãi công thành thân thoái (a), thay tên đổi họ đến nước Tề kinh doanh thương nghiệp. Từ nước Tề, Phạm Lãi gửi thư cho Văn Chủng nói rằng: “Chim đã hết cung tên vứt bỏ, thỏ chết rồi chó bị nấu ăn (b). Việt Vương là chỉ có thể cùng hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng lạc. Sao ông vẫn chưa rời đi?”. Văn Chủng xem xong thư lấy cớ bệnh không vào triều. Nhưng có người vu cáo hãm hại Văn Chủng chuẩn bị làm phản, thế là Việt Vương liền ban kiếm cho Văn Chủng để ông tự vẫn. (Trích từ “Sử Ký”)

Ghi chú của người dịch:

(a) Công thành thân thoái 功成身退: lập công trạng thành công rồi thì nên thoái lui về sau.

(b) Thỏ chết rồi chó bị nấu ăn 兔子打死了,獵狗就被煮來吃/兔死狗烹: ví với việc vua tôi đem giết những người đã từng góp công góp sức; hoặc có ý nghĩa là qua cầu rút ván; vắt chanh bỏ vỏ; ăn cháo đá bát.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-29.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47715

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/3/n3131541.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (29) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (28)https://chanhkien.org/2023/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-28.htmlSun, 21 May 2023 03:19:12 +0000https://chanhkien.org/?p=30210Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 待(1)僕(2)婢(3), 身貴端; 雖貴(4)端(5), 慈(6)而寬(7)。 勢(8)服(9)人, 心不然(10); 理(11)服人, 方(12)無言(13)。 Bính âm: 待(dài) 僕(pú) 婢(bì), 身(shēn) 貴(guì) 端(duān); 雖(suī) 貴(guì) 端(duān), 慈(cí) 而(ér) 寬(kuān)。 勢(shì) 服(fú) 人(rén), 心(xīn) 不(bù) 然(rán); 理(lǐ) 服(fú) 人(rén), 方(fāng) 無(wú) 言(yán)。 Chú âm: 待(ㄉㄞˋ) 僕(ㄆㄨˊ) 婢(ㄅㄧˋ), 身(ㄕㄣ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (28) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

待(1)僕(2)婢(3), 身貴端; 雖貴(4)端(5), 慈(6)而寬(7)。

勢(8)服(9)人, 心不然(10); 理(11)服人, 方(12)無言(13)。

Bính âm:

待(dài) 僕(pú) 婢(bì), 身(shēn) 貴(guì) 端(duān);

雖(suī) 貴(guì) 端(duān), 慈(cí) 而(ér) 寬(kuān)。

勢(shì) 服(fú) 人(rén), 心(xīn) 不(bù) 然(rán);

理(lǐ) 服(fú) 人(rén), 方(fāng) 無(wú) 言(yán)。

Chú âm:

待(ㄉㄞˋ) 僕(ㄆㄨˊ) 婢(ㄅㄧˋ), 身(ㄕㄣ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 端(ㄉㄨㄢ);

雖(ㄙㄨㄟ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 端(ㄉㄨㄢ), 慈(ㄘˊ) 而(ㄦˊ) 寬(ㄎㄨㄢ)。

勢(ㄕˋ) 服(ㄈㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 心(ㄒㄧㄣ) 不(ㄅㄨˋ) 然(ㄖㄢˊ);

理(ㄌㄧˇ) 服(ㄈㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 方(ㄈㄤ) 無(ㄨˊ) 言(ㄧㄢˊ)。

Âm Hán Việt:

Đãi bộc tỳ, thân quý đoan; tuy quý đoan, từ nhi khoan.

Thế phục nhân, tâm bất nhiên; lý phục nhân, phương vô ngôn.

Lời dịch:

Với người hầu, thân đoan chính; tuy đoan chính, lòng từ khoan.

Thế phục người, tâm không phục; lý phục người, mới không bàn.

Từ vựng:

(1) đãi (待): đối đãi.

(2) bộc (僕): chỉ người hầu nam làm tạp vụ hoặc phu xe.

(3) tỳ (婢): chỉ người hầu nữ, còn gọi là a đầu.

(4) quý (貴): quý trọng, trọng yếu.

(5) đoan (端): chính trực.

(6) từ (慈): nhân từ, từ bi.

(7) khoan (寬): khoan dung, độ lượng.

(8) thế (勢): thế lực, quyền lực.

(9) phục (服): phục tùng, thuận theo, nghe theo. Ở đây được hiểu là “khiến người nghe theo”.

(10) bất nhiên (不然): không cho là đúng, không phục, không tán thành.

(11) lý (理): hễ hợp với Đạo, với Nghĩa, với tính chất sự việc thì chính là lý.

(12) phương (方): mới.

(13) ngôn (言): nói, bàn bạc.

Lời giải thích:

Đối với nô bộc, nữ tỳ trong nhà thì điều quan trọng nhất chính là lời nói, hành vi của bản thân mình phải đoan chính, vô tư. Tuy lời nói, hành vi đã đoan chính, vô tư thì vẫn cần phải nhân từ, khoan dung, không nên hà khắc.

Đối nhân xử thế thì không được cậy quyền thế để khiến người khác phục tùng, nếu không thì trong tâm họ nhất định không phục, sẽ gây ra họa hoạn sau này. Nếu như chúng ta dùng đạo lý để thuyết phục người khác, khiến họ tình nguyện thuận theo ý của mình mà làm, như thế sẽ không gây ra bất kỳ nghị luận, bàn tán, bất bình nào.

Câu chuyện tham khảo:

Tháo mũ vui hết tiệc cùng Sở Trang Vương

Sở Trang Vương là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu, việc ông có thể xưng bá chư hầu liên quan hết sức chặt chẽ với thái độ khoan hậu, nhân từ của ông, nhờ đó mà có được lòng trung thành của bề tôi, đặt nền móng vững chắc cho bá nghiệp.

Chuyện kể rằng vào một ngày nào đó trong lịch sử, Sở Trang Vương mở yến tiệc trong cung để thiết đãi quần thần, mọi người uống rượu đến khi mặt trời lặn mà vẫn chưa kết thúc. Lúc này đột nhiên ánh đèn tắt hết, một màn đen bao phủ trong điện. Lúc đó có người kéo y phục của ái phi của Sở Trang Vương, ái phi cũng thuận tay kéo mũ của đối phương xuống, đồng thời nói cho Trang Vương biết chuyện và muốn Trang Vương mau chóng thắp nến lên, kiểm tra xem ai không còn đội mũ. Trang Vương nghe xong liền nói với ái phi: “Tiệc rượu là do ta thưởng cho họ uống, lại để họ uống say mà mất lễ tiết thì đó là lỗi của ta. Bây giờ vì lấy lại sự trong sạch của nàng mà làm nhục tướng sĩ của ta, quả thực ta không biết phải nói sao”. Thế là ông cho người truyền lệnh xuống: “Hôm nay các khanh cùng ta uống rượu, ai không tháo mũ xuống thì chứng tỏ rằng uống rượu chưa thoả thích”. Khi đó quần thần tham gia yến tiệc hơn trăm người, ai nấy đều tháo mũ của mình xuống, uống thỏa thích rồi mới về.

Khoảng hai năm sau, nước Sở và nước Tấn nổ ra cuộc chiến tranh ngôi bá chủ, chiến sự vô cùng ác liệt. Mỗi lần giao chiến, ở phía trước trận của Sở Trang Vương luôn có một vị đại thần xông pha chiến đấu hăng hái quên mình, đánh quân giặc tan tác tháo chạy. Thế là Trang Vương liền triệu kiến đại thần ấy và hỏi: “Ta có tài đức gì mà khiến khanh vào sinh ra tử vì ta như vậy? Hơn nữa ta cũng chưa có chiếu cố đặc biệt gì đối với khanh, vậy nguyên nhân là gì?” Vị đại thần đó đáp: “Thần chính là người bị kéo mũ xuống trong đêm yến tiệc năm xưa, luận về tội thì đáng chết nhưng Đại vương lại nhẫn nhịn, bảo toàn thể diện và sinh mệnh cho hạ thần. Từ lúc đó, thần liền thời thời khắc khắc ghi nhớ trong lòng vì bệ hạ dù có máu chảy đầu rơi, thần vẫn quyết tâm đổ máu nơi trận tiền để báo đáp lại ân đức của Đại vương”. Trang Vương vô cùng xúc động, vì thế càng thêm lòng tin chiến thắng, cuối cùng đã đánh bại quân Tấn giành được thắng lợi, đặt ra nền móng cho sự cường thịnh của nước Sở.

Câu chuyện này chính là ví dụ sinh động nhất cho câu: “Với người hầu, thân đoan chính; tuy đoan chính, lòng khoan dung”, là ví dụ hay nhất. Đại thần là người hầu, cũng là bề tôi, là nô bộc. Sách Lễ – Lễ Vận Thiên có giải thích: “Làm công cho nước gọi là thần (bề tôi), làm công cho nhà thì gọi là nô bộc (đầy tớ)”. Do đó đại thần, quan lại là đầy tớ của công, của quốc gia. Hiện nay, công chức nhà nước tự xưng là “công bộc” của dân cũng chẳng phải rất có đạo lý đó sao?

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-28.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47716

https://www.epochtimes.com/b5/10/12/27/n3124905.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (28) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (27)https://chanhkien.org/2023/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-27.htmlSat, 06 May 2023 02:38:49 +0000https://chanhkien.org/?p=30039Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 凡(1)取與(2),貴(3)分曉(4);與宜(5)多,取宜少。 將(6)加人(7),先問己;己不欲(8),即(9)速已(10)。 恩(11)欲報(12),怨(13)欲忘;報怨短(14),報恩長(15)。 Bính âm: 凡(fán) 取(qǔ) 與(yǔ), 貴(guì) 分(fēn) 曉(xiǎo); 與(yǔ) 宜(yí) 多(duō), 取(qǔ) 宜(yí) 少(shǎo)。 將(jiāng) 加(jiā) 人(rén), 先(xiān) 問(wèn) 己(jǐ); 己(jǐ) 不(bú) 欲(yù), 即(jí) 速(sù) 已(yǐ)。 恩(ēn) 欲(yù) 報(bào), 怨(yuàn) 欲(yù) 忘(wàng); 報(bào) 怨(yuàn) 短(duǎn), 報(bào) 恩(ēn) 長(cháng)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (27) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

凡(1)取與(2),貴(3)分曉(4);與宜(5)多,取宜少。

將(6)加人(7),先問己;己不欲(8),即(9)速已(10)。

恩(11)欲報(12),怨(13)欲忘;報怨短(14),報恩長(15)。

Bính âm:

凡(fán) 取(qǔ) 與(yǔ), 貴(guì) 分(fēn) 曉(xiǎo);

與(yǔ) 宜(yí) 多(duō), 取(qǔ) 宜(yí) 少(shǎo)。

將(jiāng) 加(jiā) 人(rén), 先(xiān) 問(wèn) 己(jǐ);

己(jǐ) 不(bú) 欲(yù), 即(jí) 速(sù) 已(yǐ)。

恩(ēn) 欲(yù) 報(bào), 怨(yuàn) 欲(yù) 忘(wàng);

報(bào) 怨(yuàn) 短(duǎn), 報(bào) 恩(ēn) 長(cháng)。

Chú âm:

凡(ㄈㄢˊ) 取(ㄑㄩˇ) 與(ㄩˇ), 貴(ㄍㄨㄟˋ) 分(ㄈㄣ) 曉(ㄒㄧㄠˇ);

與(ㄩˇ) 宜(ㄧˊ) 多(ㄉㄨㄛ), 取(ㄑㄩˇ) 宜(ㄧˊ) 少(ㄕㄠˇ)。

將(ㄐㄧㄤ) 加(ㄐㄧㄚ) 人(ㄖㄣˊ), 先(ㄒㄧㄢ) 問(ㄨㄣˋ) 己(ㄐㄧˇ);

己(ㄐㄧˇ) 不(ㄅㄨˊ) 欲(ㄩˋ), 即(ㄐㄧˊ) 速(ㄙㄨˋ) 已(ㄧˇ)。

恩(ㄣ) 欲(ㄩˋ) 報(ㄅㄠˋ), 怨(ㄩㄢˋ) 欲(ㄩˋ) 忘(ㄨㄤˋ);

報(ㄅㄠˋ) 怨(ㄩㄢˋ) 短(ㄉㄨㄢˇ), 報(ㄅㄠˋ) 恩(ㄣ) 長(ㄔㄤˊ)。

Âm Hán Việt:

Phàm thủ dữ, quý phân hiểu; dữ nghi đa, thủ nghi thiếu.

Tương gia nhân, tiên vấn kỷ; kỷ bất dục, tức tốc dĩ.

Ân dục báo, oán dục vong; báo oán đoản, báo ân trường.

Lời dịch:

Hễ nhận cho, cần phân rõ; cho nên nhiều, nhận nên ít.

Sắp cho người, trước hỏi mình; mình không muốn, liền mau ngừng.

Ân muốn báo, oán muốn quên; báo oán ngắn, báo ân dài.

Từ vựng:

(1) phàm (凡): hễ là.

(2) thủ dữ (取與): nhận được và cho đi.

(3) quý (貴): quan trọng.

(4) phân hiểu (分曉): rõ ràng, minh bạch.

(5) nghi (宜): cần phải, nên.

(6) tương (將): sắp, chuẩn bị.

(7) gia nhân (加人): đối đãi với người khác. Gia: thực hiện, bố trí.

(8) dục (欲): muốn, mong muốn, phải.

(9) tức (即): liền, tức thì, ngay.

(10) tốc dĩ (速已): nhanh chóng dừng lại. Tốc: nhanh chóng, mau, Dĩ: ngừng, dừng lại.

(11) ân (恩): ân huệ.

(12) báo (報): hồi báo, báo đáp.

(13) oán (怨): oán hận.

Lời giải thích:

Hễ nhận được đồ vật hoặc cho người khác đồ vật thì điều tối quan trọng là phải nhận biết rõ ràng: Cho người khác thì phải nhiều, nhận của người khác thì phải ít.

Khi đối đãi với người khác thì trước tiên tự hỏi mình có thích như thế này hay không. Nếu ngay cả mình cũng không muốn thì phải lập tức dừng ngay, không làm như thế với người ta nữa.

Nhận được ân huệ của người khác thì phải ghi nhớ báo đáp. Oán hận đối với người khác thì phải quên đi, chớ để trong tâm. Báo đáp oán thù đối với người khác thì phải ít đi. Báo đáp ân huệ của người khác thì phải lâu dài và nhiều hơn.

Câu chuyện tham khảo:

Câu chuyện về “Lưỡng Biều Gia”

Đây là câu chuyện có thực ở Trung Quốc, trước đây có một thôn sơn nhỏ gọi là thôn Thiên Huệ, trong thôn có ông Dương viên ngoại hay thích giúp đỡ người khác.

Đối với những đạo sỹ, hòa thượng đến hóa duyên, ông Dương viên ngoại luôn dùng bát lớn đong đầy cơm và thức ăn chay đem cho họ. Hàng xóm hỏi ông để vay mượn lương thực, ông thấy bà con xóm làng sống nghèo khổ thì cũng không yêu cầu họ hoàn trả. Khi hàng xóm cứ nhất định trả, Dương viên ngoại bèn lấy quả bầu khô ra cắt làm đôi, một nửa to một nửa nhỏ. Khi hàng xóm vay lương thực thì ông lấy bầu to đong, đến khi trả thì ông lấy bầu nhỏ tính, chỉ thu về một chút là được rồi. Vì thế mọi người gọi ông là “Lưỡng Biều Gia” (Lưỡng: hai ; Biều: trái bầu lấy vỏ bỏ ruột để khô làm đồ đong rượu, đong nước, đong lương thực gọi là biều; Gia: nhà).

Khi Dương viên ngoại 80 tuổi, ông ra ruộng thấy lúa mạch đã chín. Bỗng nhiên thấy sấm sét vang rền. Ông không chạy nổi nữa bèn nghĩ thôi ta chết ở ruộng vậy. Lúc này ở trong ruộng bỗng vang lên một âm thanh lớn: “Hỡi ông Sấm, bà Sét và Thủy Long hãy nghe đây, Lưỡng Biều Gia đang ở trên ruộng mạch nhà ông ấy, các ngài không được để hạt nước nào rơi xuống lúa mạch nhà ông ấy nhé!”.

Một lúc lâu sau, mưa to sấm sét mới dừng lại, Dương viên ngoại bò dậy xem thấy ruộng mạch ông đang nằm không có một giọt mưa nào, nhưng lúa mạch những nhà khác bị đổ rạp hết xuống bùn nước. Trở về nhà, ông kể cho con trai con gái nghe, rồi cùng các con quỳ xuống chắp tay bái lạy, cảm tạ ân huệ của Trời cao.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-27.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47717

https://www.epochtimes.com/b5/10/12/18/n3116775.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (27) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (26)https://chanhkien.org/2023/04/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-26.htmlMon, 10 Apr 2023 04:42:02 +0000https://chanhkien.org/?p=29868Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 人有短(1),切(2)莫(3)揭(4);人有私(5),切莫說。 道(6)人善(7),即是善;人知之,愈思勉(8)。 揚(9)人惡(10),即是惡;疾之甚(11),禍且作(12)。 善相勸(13),德(14)皆建;過不規(15),道兩虧(16)。 Bính âm: 人(rén) 有(yǒu) 短(duǎn),切(qiè) 莫(mò) 揭(jiē); 人(rén) 有(yǒu) 私(sī),切(qiè) 莫(mò) 說(shuō)。 道(dào) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 是(shì) 善(shàn); 人(rén) 知(zhī) 之(zhī), 愈(yù) 思(sī) 勉(miǎn)。 揚(yáng) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 是(shì) 惡(è); 疾(jí) 之(zhī) 甚(shèn), 禍(huò) 且(qiě) 作(zuò)。 善(shàn) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (26) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

人有短(1),切(2)莫(3)揭(4);人有私(5),切莫說。

道(6)人善(7),即是善;人知之,愈思勉(8)。

揚(9)人惡(10),即是惡;疾之甚(11),禍且作(12)。

善相勸(13),德(14)皆建;過不規(15),道兩虧(16)。

Bính âm:

人(rén) 有(yǒu) 短(duǎn),切(qiè) 莫(mò) 揭(jiē);

人(rén) 有(yǒu) 私(sī),切(qiè) 莫(mò) 說(shuō)。

道(dào) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 是(shì) 善(shàn);

人(rén) 知(zhī) 之(zhī), 愈(yù) 思(sī) 勉(miǎn)。

揚(yáng) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 是(shì) 惡(è);

疾(jí) 之(zhī) 甚(shèn), 禍(huò) 且(qiě) 作(zuò)。

善(shàn) 相(xiāng) 勸(quàn), 德(dé) 皆(jiē) 建(jiàn);

過(guò) 不(bù) 規(guī), 道(dào) 兩(liǎng) 虧(kuī)。

Chú âm:

人(ㄖㄣˊ) 有(ㄧㄡˇ) 短(ㄉㄨㄢˇ), 切(ㄑㄧㄝˋ) 莫(ㄇㄛˋ) 揭(ㄐㄧㄝ);

人(ㄖㄣˊ) 有(ㄧㄡˇ) 私(ㄙ),切(ㄑㄧㄝˋ) 莫(ㄇㄛˋ) 說(ㄕㄨㄛ)。

道(ㄉㄠˋ) 人(ㄖㄣˊ) 善(ㄕㄢˋ), 即(ㄐㄧˊ) 是(ㄕˋ) 善(ㄕㄢˋ);

人(ㄖㄣˊ) 知(ㄓ) 之(ㄓ), 愈(ㄩˋ) 思(ㄙ) 勉(ㄇㄧㄢˇ)。

揚(ㄧㄤˊ) 人(ㄖㄣˊ) 惡(ㄜˋ), 即(ㄐㄧˊ) 是(ㄕˋ) 惡(ㄜˋ);

疾(ㄐㄧˊ) 之(ㄓ) 甚(ㄕㄣˋ), 禍(ㄏㄨㄛˋ) 且(ㄑㄧㄝˇ) 作(ㄗㄨㄛˋ)。

善(ㄕㄢˋ) 相(ㄒㄧㄤ) 勸(ㄑㄩㄢˋ), 德(ㄉㄜˊ) 皆(ㄐㄧㄝ) 建(ㄐㄧㄢˋ);

過(ㄍㄨㄛˋ) 不(ㄅㄨˋ) 規(ㄍㄨㄟ), 道(ㄉㄠˋ) 兩(ㄌㄧㄤˇ) 虧(ㄎㄨㄟ)。

Âm Hán Việt:

Nhân hữu đoản, thiết mạc yết; nhân hữu tư, thiết mạc thuyết.

Đạo nhân thiện, tức thị thiện; nhân tri chi, dũ tư miễn.

Dương nhân ác, tức thị ác; tật chi thậm, họa thả tác.

Thiện tương khuyến, đức giai kiến; quá bất quy, đạo lưỡng khuy.

Lời dịch:

Người có lỗi, chớ vạch trần; việc riêng người, chớ nói truyền.

Khen người thiện, chính là thiện; người biết được, càng cố gắng.

Khen người ác, chính là ác; ác cùng cực, tai họa đến.

Cùng khuyên thiện, cùng lập đức; lỗi không khuyên, đôi bên sai.

Từ vựng:

(1) đoản (短): khuyết điểm.

(2) thiết (切): nhất định.

(3) mạc (莫): chớ, không được.

(4) yết (揭): vạch trần, công khai biểu lộ ra.

(5) tư (私): riêng tư, bí mật.

(6) đạo (道): nói.

(7) thiện (善): chuyện tốt, việc tốt.

(8) tư miễn (思勉): muốn nỗ lực, muốn làm tốt hơn.

(9) dương (揚): tuyên truyền.

(10) ác (惡): tội ác.

(11) tật chi thậm (疾之甚): lan truyền lỗi lầm của đối phương quá đáng vì quá căm ghét đối phương. Tật: căm hận, căm ghét. Thậm: rất, lắm, quá phận, quá đáng, quá mức.

(12) họa thả tác (禍且作): là tự mình chiêu mời tai nạn.

(13) thiện tương khuyến (善相勸): khuyến khích nhau làm việc thiện.

(14) đức (德): đạo đức, phẩm hạnh, tu dưỡng.

(15) quy (規): khuyên bảo, khuyên răn, khuyên can, khuyên nhủ.

(16) khuy (虧): tổn thất.

Lời giải thích:

Không được lan truyền khuyết điểm và lỗi lầm của người khác ra ngoài; Nếu biết được bí mật của người khác chúng ta cũng không được tìm hiểu hoặc đi khắp nơi rêu rao.

Nên biết đánh giá cao và tuyên dương những ưu điểm của người khác, vì đây là hành vi tốt; Người được khen ngợi nếu biết sẽ nhận được khích lệ to lớn thì càng cố gắng nỗ lực vươn lên.

Nói ra lỗi lầm của người khác khắp nơi, là một loại hành vi không tốt, nếu đối phương biết bạn phê bình họ quá mức như vậy, thì ngược lại bạn sẽ tự chuốc lấy tai họa cho mình.

Bạn bè nên khuyến khích nhau cùng làm việc thiện, để việc tu dưỡng phẩm đức ngày càng được nâng cao. Nếu thấy bạn mình mắc lỗi mà không sửa, mà cứ để bạn ấy tái phạm lỗi lầm đó nhiều lần thì sẽ làm tổn hại đến phẩm hạnh của cả hai người.

Câu chuyện tham khảo:

Dùng sở trường của người mà quên đi sở đoản của họ

Khi vua Tề Hoàn Công tại vị, vì để hoàn thành bá nghiệp của mình nên ông đã tìm kiếm nhân tài khắp nơi. Sau khi ông biết được tài năng và nhân phẩm của Ninh Thích, ông vô cùng khen ngợi và chuẩn bị bổ nhiệm Ninh Thích đảm đương một chức vụ quan trọng. Quần thần biết chuyện liền tấu lên Tề Hoàn Công rằng: “Ninh Thích là người nước Vệ, xin Đại Vương phái người đi đến nước Vệ nghe ngóng, tìm hiểu xem sao. Nếu như Ninh Thích thật sự tài đức vẹn toàn, thì khi ấy trọng dụng vẫn chưa muộn.”

Tề Hoàn Công đáp rằng: “Ta cảm thấy làm như vậy không đúng! Ta nghĩ ai cũng từng mắc phải một số lỗi nhỏ, nhưng hầu hết mọi người đều chỉ nhớ đến những lỗi nhỏ của người khác mà quên đi tài năng và đức hạnh của họ. Đây chính là lý do tại sao mà rất nhiều bậc quân vương không thể tìm được nhân tài”. Thế là ông lập tức quyết định cử hành nghi lễ sắc phong, trao cho Ninh Thích chức vụ quan trọng là Khanh tướng (chức quan lớn trong triều đình phong kiến). Sau này lịch sử đã chứng thực rằng Ninh Thích quả nhiên là một người tài hoa và cũng chính nhờ sự trợ giúp của Ninh Thích mà Tề Hoàn Công mới có thể hoàn thành bá nghiệp.

Do đó có thể thấy rằng Tề Hoàn Công có kiến thức rộng lớn và phong thái lớn. Sở dĩ ông có thể thành tựu bá nghiệp ở thời Xuân Thu Chiến Quốc là vì ngoài khả năng biết dùng người, khéo mời nhân tài, ông còn biết dùng sở trường (ưu điểm) của người ta mà quên đi sở đoản (khuyết điểm) của họ.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-26.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47718

https://www.epochtimes.com/b5/10/11/26/n3096522.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (26) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (25)https://chanhkien.org/2023/03/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-25.htmlThu, 09 Mar 2023 04:39:53 +0000https://chanhkien.org/?p=29756Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 己有能,勿自私(1);人有能,勿輕訾(2)。 勿諂(3)富(4),勿驕(5)貧(6);勿厭故(7),勿喜新。 人不閒(8),勿事攪(9);人不安(10),勿話擾。 Bính âm: 己(jǐ) 有(yǒu) 能(néng),勿(wù) 自(zì) 私(sī); 人(rén) 有(yǒu) 能(néng),勿(wù) 輕(qīng) 訾(zǐ)。 勿(wù) 諂(chǎn) 富(fù),勿(wù) 驕(jiāo) 貧(pín); 勿(wù) 厭(yàn) 故(gù),勿(wù) 喜(xǐ) 新(xīn)。 人(rén) 不(bù) 閒(xián),勿(wù) 事(shì) 攪(jiǎo); 人(rén) 不(bù) 安(ān),勿(wù) 話(huà) 擾(rǎo)。 Chú âm: 己(ㄐㄧˇ) 有(ㄧㄡˇ) 能(ㄋㄥˊ), 勿(ㄨˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (25) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

己有能,勿自私(1);人有能,勿輕訾(2)。

勿諂(3)富(4),勿驕(5)貧(6);勿厭故(7),勿喜新。

人不閒(8),勿事攪(9);人不安(10),勿話擾。

Bính âm:

己(jǐ) 有(yǒu) 能(néng),勿(wù) 自(zì) 私(sī);

人(rén) 有(yǒu) 能(néng),勿(wù) 輕(qīng) 訾(zǐ)。

勿(wù) 諂(chǎn) 富(fù),勿(wù) 驕(jiāo) 貧(pín);

勿(wù) 厭(yàn) 故(gù),勿(wù) 喜(xǐ) 新(xīn)。

人(rén) 不(bù) 閒(xián),勿(wù) 事(shì) 攪(jiǎo);

人(rén) 不(bù) 安(ān),勿(wù) 話(huà) 擾(rǎo)。

Chú âm:

己(ㄐㄧˇ) 有(ㄧㄡˇ) 能(ㄋㄥˊ), 勿(ㄨˋ) 自(ㄗˋ) 私(ㄙ);

人(ㄖㄣˊ) 有(ㄧㄡˇ) 能(ㄋㄥˊ), 勿(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 訾(ㄗˇ)。

勿(ㄨˋ) 諂(ㄔㄢˇ) 富(ㄈㄨˋ), 勿(ㄨˋ) 驕(ㄐㄧㄠ) 貧(ㄆㄧㄣˊ);

勿(ㄨˋ) 厭(ㄧㄢˋ) 故(ㄍㄨˋ), 勿(ㄨˋ) 喜(ㄒㄧˇ) 新(ㄒㄧㄣ)。

人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˋ) 閒(ㄒㄧㄢˊ), 勿(ㄨˋ) 事(ㄕˋ) 攪(ㄐㄧㄠˇ);

人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˋ) 安(ㄢ), 勿(ㄨˋ) 話(ㄏㄨㄚˋ) 擾(ㄖㄠˇ)。

Âm Hán Việt:

Kỷ hữu năng, vật tự tư; nhân hữu năng, vật khinh tí.

Vật siểm phú, vật kiêu bần; vật yếm cố, vật hỷ tân.

Nhân bất nhàn, vật sự giảo; nhân bất an, vật thoại nhiễu.

Lời dịch:

Mình có tài, chớ ích kỷ; người có tài, chớ phê bình.

Chớ nịnh giàu, chớ khinh nghèo; chớ ghét cũ, chớ thích mới.

Người không rảnh, chớ làm phiền; người bất an, chớ nói nhiễu.

Từ vựng:

(1) tự tư (自私): ích kỷ, chỉ vì lợi ích của mình, không nghĩ cho người khác.

(2) khinh tí (輕訾): tùy ý phê bình người khác. Khinh: tuỳ tiện. Tí: phê bình, phỉ báng, nói xấu, chê trách.

(3) siểm (諂): nịnh nọt, dùng ngôn ngữ nịnh bợ, lấy lòng người khác.

(4) phú (富): giàu có.

(5) kiêu (驕): kiêu ngạo tự đại.

(6) bần (貧): nghèo khó.

(7) cố (故): trước đó, cũ.

(8) bất nhàn (不閒): không rảnh. Nhàn: nhàn rỗi.

(9) giảo (攪): quấy nhiễu, phiền nhiễu, làm phiền.

(10) bất an (不安): không an tâm, bất ổn, không vui vẻ, lo lắng.

Lời giải thích:

Mình có năng lực thì không được chỉ lo cho bản thân, từ chối giúp đỡ người khác. Người khác có tài năng thì không được đố kỵ, không được nói xấu họ.

Không được xu nịnh lấy lòng người giàu có, cũng không được đối đãi với người nghèo khó bằng thái độ kiêu ngạo; không được chán ghét những thứ đã cũ hoặc những người thân và bạn bè cũ, không được chỉ thích những thứ mới hoặc những người bạn mới.

Khi người khác không rảnh rỗi thì không được quấy rầy họ bằng những chuyện vặt vãnh; khi người khác có tâm trạng không vui, đừng nói quá nhiều làm phiền họ.

Câu chuyện tham khảo:

Tống Hoằng giàu sang không đổi vợ

Tống Hoằng là người Trường An tỉnh Thiểm Tây, thời Hán Quang Vũ Đế ông làm quan trong triều đình, ông đem tất cả bổng lộc của mình phân chia cho họ hàng thân thích trong dòng tộc, còn nhà ông thì không có tài sản gì. Ông nổi tiếng là người có phẩm hạnh thanh cao.

Khi Quang Vũ Đế nói chuyện với chị gái là công chúa Hồ Dương về các đại thần trong triều đình, công chúa nói: “Tống Hoằng bụng dạ rộng rãi, đạo đức cao thượng, trong quần thần không có ai có thể sánh với ông ấy được”. Quang Vũ Đế muốn gả công chúa cho Tống Hoằng, bèn triệu ông vào và nói: “Tục ngữ có câu ‘giàu đổi bạn, sang đổi vợ’, đây là lẽ thường tình của con người chăng?”. Tống Hoằng nói: “Thần chỉ nghe nói ‘người bạn kết giao lúc nghèo khó không được quên, người vợ từ thời đầu gian khó (tào khang) không được bỏ’” (nguyên văn: bần tiện chi giao bất khả vong, tao khang chi thê bất hạ đường). Thế là Quang Vũ Đế đành nói với công chúa: “Chuyện hôn nhân này không tác thành được rồi!” (Tài liệu tham khảo: “Hậu Hán Thư”)

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-25.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47685

https://www.epochtimes.com/b5/10/11/11/n3081994.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (25) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (24)https://chanhkien.org/2023/02/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-24.htmlThu, 23 Feb 2023 03:20:09 +0000https://chanhkien.org/?p=29702Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 凡是人, 皆須愛; 天同覆(1), 地同載(2)。 行高(3)者, 名(4)自高; 人所重(5), 非貌高(6)。 才大者(7), 望(8)自大; 人所服(9), 非言大(10)。 Bính âm: 凡(fán) 是(shì) 人(rén), 皆(jiē) 須(xū) 愛(ài); 天(tiān) 同(tóng) 覆(fù), 地(dì) 同(tóng) 載(zài)。 行(xìng) 高(gāo) 者(zhě),名(míng) 自(zì) 高(gāo); 人(rén) 所(suǒ) 重(zhòng), 非(fēi) 貌(mào) 高(gāo)。 才(cái) 大(dà) 者(zhě),望(wàng) 自(zì) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (24) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

凡是人, 皆須愛; 天同覆(1), 地同載(2)。

行高(3)者, 名(4)自高; 人所重(5), 非貌高(6)。

才大者(7), 望(8)自大; 人所服(9), 非言大(10)。

Bính âm:

凡(fán) 是(shì) 人(rén), 皆(jiē) 須(xū) 愛(ài);

天(tiān) 同(tóng) 覆(fù), 地(dì) 同(tóng) 載(zài)。

行(xìng) 高(gāo) 者(zhě),名(míng) 自(zì) 高(gāo);

人(rén) 所(suǒ) 重(zhòng), 非(fēi) 貌(mào) 高(gāo)。

才(cái) 大(dà) 者(zhě),望(wàng) 自(zì) 大(dà);

人(rén) 所(suǒ) 服(fú),非(fēi) 言(yán) 大(dà)。

Chú âm:

凡(ㄈㄢˊ) 是(ㄕˋ) 人(ㄖㄣˊ), 皆(ㄐㄧㄝ) 須(ㄒㄩ) 愛(ㄞˋ);

天(ㄊㄧㄢ) 同(ㄊㄨㄥˊ) 覆(ㄈㄨˋ), 地(ㄉㄧˋ) 同(ㄊㄨㄥˊ) 載(ㄗㄞˋ)。

行(ㄒㄧㄥˋ) 高(ㄍㄠ) 者(ㄓㄜˇ), 名(ㄇㄧㄥˊ) 自(ㄗˋ) 高(ㄍㄠ);

人(ㄖㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ), 非(ㄈㄟ) 貌(ㄇㄠˋ) 高(ㄍㄠ)。

才(ㄘㄞˊ) 大(ㄉㄚˋ) 者(ㄓㄜˇ), 望(ㄨㄤˋ) 自(ㄗˋ) 大(ㄉㄚˋ);

人(ㄖㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 服(ㄈㄨˊ), 非(ㄈㄟ) 言(ㄧㄢˊ) 大(ㄉㄚˋ)。

Âm Hán Việt:

Phàm thị nhân, giai tu ái; thiên đồng phúc, địa đồng tải.

Hành cao giả, danh tự cao; nhân sở trọng, phi mạo cao.

Tài đại giả, vọng tự đại; nhân sở phục, phi ngôn đại.

Lời dịch:

Phàm là người, đều yêu thương; che cùng trời, ở cùng đất.

Người hạnh cao, danh tự cao; mọi người trọng, không bề ngoài.

Người tài lớn, danh tự lớn; được người phục, không huênh hoang.

Từ vựng:

(1) phúc (覆): che phủ.

(2) tải (載): chở, nâng đỡ, tiếp nhận.

(3) hạnh cao (行高): phẩm đức cao thượng. Hạnh: đức hạnh.

(4) danh (名): thanh danh, danh tiếng.

(5) trọng (重): kính trọng.

(6) mạo cao (貌高): vẻ bề ngoài hơn người. Mạo: dung mạo, tướng mạo, bề ngoài.

(7) tài đại giả (才大者): người tài hoa rất giỏi.

(8) vọng (望): danh vọng, danh tiếng.

(9) phục (服): bội phục, khâm phục, bái phục.

(10) ngôn đại (言大): tâng bốc, khoa trương, huênh hoang, khoe khoang.

Lời giải thích:

Giữa người với người đều nên yêu thương nhau (tương thân tương ái), giống như bầu trời vô tư che phủ lấy hết thảy, như mặt đất to lớn nâng đỡ nuôi dưỡng vạn vật như nhau.

Người có phẩm hạnh cao thượng tự nhiên thanh danh sẽ được truyền đi rất xa, mọi người đều kính trọng họ là bởi họ có phẩm hạnh tốt chứ không phải họ có tướng mạo bề ngoài đẹp hay trang phục hoa lệ.

Người tài hoa nhất định sẽ nổi danh, mọi người khâm phục anh ta là bởi vì năng lực của anh ta giỏi, chứ không cần dựa vào ăn to nói lớn, tâng bốc bản thân để được mọi người tán thưởng.

Câu chuyện tham khảo:

Không thể nhìn người qua vẻ bề ngoài

Vào thời Xuân Thu, Khổng Tử có 3,000 đệ tử, trong đó có một người tên là Tử Vũ. Tử Vũ dung mạo xấu xí, lần đầu tiên anh tới bái kiến Khổng Tử, Khổng Tử có ấn tượng đối với anh không được tốt lắm. Khổng Tử thấy anh có dáng vẻ ngu dốt, lời nói hành vi chậm chạp vụng về, trong lòng thầm nghĩ rằng cậu học trò này có lẽ chẳng khá lên được. Lúc ấy Khổng Tử có một người học trò khác tên là Tể Ngã. Tể Ngã có tướng mạo đoan chính trang nghiêm, nho nhã lễ phép, lại giỏi ăn nói. Lần đầu tiên Khổng Tử nói chuyện với Tể Ngã liền đánh giá cao cậu học trò này, cho rằng Tể Ngã sau này nhất định sẽ có thành tựu, là một nhân tài hiếm có.

Nhưng mà kết quả lại không giống như Khổng Tử suy đoán. Tử Vũ rất hứng thú say mê tìm tòi học hỏi, hơn nữa thích tự suy ngẫm, hăng hái nỗ lực, chăm chỉ không ngừng, cuối cùng trở thành một học giả nổi tiếng, sau này còn có rất nhiều thanh niên tìm đến anh xin được chỉ dạy, bái anh làm thầy. Còn Tể Ngã lại hết sức lười biếng, cũng không hiếu học, Khổng Tử mặc dù cố gắng dạy bảo nhưng thành tích của anh ta vẫn như cũ không có chút tiến bộ nào, Khổng Tử hết lần này tới lần khác khuyên bảo, nhưng Tể Ngã vẫn thờ ơ, không chút cảm động, Khổng Tử tức giận đến mức ví anh ta như thanh gỗ mục vô dụng, chính là “Gỗ mục chẳng thể đục đẽo được” ! (nguyên văn: “Hủ mộc bất khả điêu dã”).

Phán đoán ban đầu của Khổng Tử về dung mạo, lời nói của hai đệ tử này hoàn toàn trái ngược với tài năng thực tế, vì vậy ông cảm thán rằng: “Đánh giá một người qua dung mạo ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán Tử Vũ. Đánh giá một người qua ăn nói ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán Tể Ngã” (Nguyên văn: Dĩ dung thủ nhân hồ? Thất chi Tử Vũ. Dĩ ngôn thủ nhân hồ? Thất chi Tể Dư” (*)). Ý tứ chính là: Nếu như lấy dung mạo để phán đoán một người tốt xấu, thì sẽ sinh ra phán đoán sai giống như trường hợp Tử Vũ; nếu như lấy tài ăn nói hay để đánh giá một người tài hoa, thì cũng sẽ sinh ra phán đoán sai giống như trường hợp của Tể Ngã.

Chính từ việc này cho nên mới sinh ra câu nói: “Dĩ mạo thủ nhân, thất chi Tử Vũ” (Lấy dung mạo chọn người, mất đi Tử Vũ).

Chú thích của người dịch:

(*) Tể Dư tự Tể Ngã, trong bài gốc tiếng Trung có chỗ viết Tể Ngã, có chỗ viết Tể Dư, đều là cùng một người, vì thế người dịch sẽ ghi thống nhất tên Tể Ngã.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-24.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47684

https://www.epochtimes.com/b5/10/10/26/n3065961.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (24) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (23)https://chanhkien.org/2023/02/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-23.htmlSat, 18 Feb 2023 03:45:45 +0000https://chanhkien.org/?p=29681Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 無心(1)非(2),名(3)為錯;有心(4)非,名為惡(5); 過(6)能改,歸(7)於無(8);倘(9)掩飾(10),增(11)一辜(12)。 Bính âm: 無(wú) 心(xīn) 非(fēi),名(míng) 為(wéi) 錯(cuò); 有(yǒu) 心(xīn) 非(fēi),名(míng) 為(wéi) 惡(è); 過(guò) 能(néng) 改(gǎi),歸(guī) 於(yú) 無(wú); 倘(tǎng) 掩(yǎn) 飾(shì),增(zēng) 一(yì) 辜(gū)。 Chú âm: 無(ㄨˊ) 心(ㄒㄧㄣ) 非(ㄈㄟ), 名(ㄇㄧㄥˊ) 為(ㄨㄟˊ) 錯(ㄘㄨㄛˋ); 有(ㄧㄡˇ) 心(ㄒㄧㄣ) 非(ㄈㄟ),名(ㄇㄧㄥˊ) 為(ㄨㄟˊ) 惡(ㄜˋ); 過(ㄍㄨㄛˋ) 能(ㄋㄥˊ) 改(ㄍㄞˇ),歸(ㄍㄨㄟ) 於(ㄩˊ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (23) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

無心(1)非(2),名(3)為錯;有心(4)非,名為惡(5);

過(6)能改,歸(7)於無(8);倘(9)掩飾(10),增(11)一辜(12)。

Bính âm:

無(wú) 心(xīn) 非(fēi),名(míng) 為(wéi) 錯(cuò);

有(yǒu) 心(xīn) 非(fēi),名(míng) 為(wéi) 惡(è);

過(guò) 能(néng) 改(gǎi),歸(guī) 於(yú) 無(wú);

倘(tǎng) 掩(yǎn) 飾(shì),增(zēng) 一(yì) 辜(gū)。

Chú âm:

無(ㄨˊ) 心(ㄒㄧㄣ) 非(ㄈㄟ), 名(ㄇㄧㄥˊ) 為(ㄨㄟˊ) 錯(ㄘㄨㄛˋ);

有(ㄧㄡˇ) 心(ㄒㄧㄣ) 非(ㄈㄟ),名(ㄇㄧㄥˊ) 為(ㄨㄟˊ) 惡(ㄜˋ);

過(ㄍㄨㄛˋ) 能(ㄋㄥˊ) 改(ㄍㄞˇ),歸(ㄍㄨㄟ) 於(ㄩˊ) 無(ㄨˊ);

倘(ㄊㄤˇ) 掩(ㄧㄢˇ) 飾(ㄕˋ),增(ㄗㄥ) 一(ㄧˋ) 辜(ㄍㄨ)。

Âm Hán Việt:

Vô tâm phi, danh vi thác; hữu tâm phi, danh vi ác;

Quá năng cải, quy ư vô; thảng yểm sức, tăng nhất cô.

Lời dịch:

Lỗi vô ý, gọi là sai; lỗi cố ý, gọi là tội;

Biết sửa lỗi, không còn tội; nếu che giấu, thêm một tội.

Từ vựng:

(1) vô tâm (無心): vô ý, không cố ý.

(2) phi (非): lỗi, điều lầm lỗi.

(3) danh (名): xưng, gọi.

(4) hữu tâm (有心): cố ý.

(5) ác (惡): tội ác.

(6) quá (過): lỗi lầm, sai lầm.

(7) quy (歸): quy về, trở về, trả lại.

(8) vô (無): không, không có.

(9) thảng (倘): nếu như.

(10) yểm sức (掩飾): che giấu, che đậy.

(11) tăng (增): gia tăng, thêm, tăng thêm.

(12) cô (辜): tội.

Lời giải thích:

Lỗi do vô ý gọi là ‘sai’, biết rõ mà cố phạm lỗi thì gọi là ‘tội’, là ác. Biết sai có thể sửa thì không còn tính là sai lầm nữa, nếu như vẫn còn nói dối để che đậy lỗi lầm thì đã sai lại càng sai, tội càng thêm nặng.

Câu chuyện tham khảo:

Hối lỗi khỏi bệnh – Họa nạn châu chấu rời xa

Vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, có một người lương thiện họ Vương ở vùng Đông Bắc mở trường nghĩa học (trường do tư nhân quyên góp và miễn học phí). Ông có đạo đức rất cao, Trương Nhạn Kiều người Sơn Đông đã học được từ ông cách xem tính tình chẩn đoán bệnh.

Sau đó, Trương Nhạn Kiều về quê giúp người trong làng xem bệnh, hiệu quả rất tốt, dòng người xếp hàng đến xin xem bệnh không ngớt. Ông nói với người trong làng rằng: “Một người có tâm nào thì sẽ có tính tình đó. Tính tình tốt thì sẽ sinh ra phú quý, còn tính tình xấu thì sẽ phiền não sinh bệnh”. Trương Nhạn Kiều bảo bệnh nhân dõng dạc nói ra lỗi lầm của mình, chân thành hối lỗi thì ngay lập tức liền khỏi bệnh. Bệnh khỏi rồi về nhà đầu tiên nhận lỗi, sau đó thực hiện tốt luân thường đạo đức như hiếu – đễ – từ (*), thiên thượng sẽ không trách người biết ăn năn hối lỗi.

Một hôm, có người mời Trương Nhạn Kiều đến thôn trang họ trị nạn châu chấu. Ông nói có người bị bệnh thì ông xem được chứ bị nạn châu chấu thì ông không xem được. Mọi người không tin, cứ khẩn cầu ông mãi, ông đành phải đi. Đến thôn trang đó, nhìn thấy trên mặt đất châu chấu khắp nơi, trong cái khó ló cái khôn, ông bèn nói với châu chấu rằng: “Các ngươi phụng thiên mệnh mà đến đây, do con người nơi này bất trung bất hiếu, vi phạm luân lý đạo đức, cho nên thiên thượng giáng tai họa để trừng phạt họ. Ta cũng là phụng thiên mệnh tới giảng Đạo, khuyên con người phải hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh em, làm trọn đạo luân thường. Họ đều quyết định muốn học trở thành người tốt, các người chớ làm hại mạ non của họ nhé!”. Rồi ông hỏi mọi người: “Sau khi châu chấu bay đi, mọi người có thể hiếu thuận không?”. Mọi người đồng thanh đáp: “Có thể”. Thật không ngờ châu chấu đã thực sự bay đi hết, Trương Nhạn Kiều vì thế trở nên nổi tiếng.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-23.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47683

https://www.epochtimes.com/b5/10/10/15/n3055239.htm

Ghi chú của người dịch:

(*) Hiếu (孝) – Đễ (悌) – Từ (慈) : “Hiếu đễ” là cội nguồn của “nhân nghĩa”. “Hiếu” là báo đáp tình yêu thương, lòng tôn kính đối với cha mẹ. “Đễ” là chỉ tình yêu thương, tình cảm thân thiết giữa anh chị em, cũng bao hàm cả tình cảm giữa bạn bè. “Từ” là chỉ hiền lành, hiền hậu, yêu thương, kính mến.

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (23) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (22)https://chanhkien.org/2023/01/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-22.htmlThu, 05 Jan 2023 07:58:47 +0000https://chanhkien.org/?p=29503Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 聞過怒(1), 聞譽(2)樂; 損友(3)來, 益友(4)卻(5)。 聞譽恐(6), 聞過欣(7); 直諒士(8), 漸(9)相親(10)。 Bính âm: 聞(wén) 過(guò) 怒(nù), 聞(wén) 譽(yù) 樂(lè); 損(sǔn) 友(yǒu) 來(lái), 益(yì) 友(yǒu) 卻(què)。 聞(wén) 譽(yù) 恐(kǒng), 聞(wén) 過(guò) 欣(xīn); 直(zhí) 諒(liàng) 士(shì),漸(jiàn) 相(xiāng) 親(qīn)。 Chú âm: 聞(ㄨㄣˊ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 怒(ㄋㄨˋ),聞(ㄨㄣˊ) 譽(ㄩˋ) 樂(ㄌㄜˋ); 損(ㄙㄨㄣˇ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

聞過怒(1), 聞譽(2)樂; 損友(3)來, 益友(4)卻(5)。

聞譽恐(6), 聞過欣(7); 直諒士(8), 漸(9)相親(10)。

Bính âm:

聞(wén) 過(guò) 怒(nù), 聞(wén) 譽(yù) 樂(lè);

損(sǔn) 友(yǒu) 來(lái), 益(yì) 友(yǒu) 卻(què)。

聞(wén) 譽(yù) 恐(kǒng), 聞(wén) 過(guò) 欣(xīn);

直(zhí) 諒(liàng) 士(shì),漸(jiàn) 相(xiāng) 親(qīn)。

Chú âm:

聞(ㄨㄣˊ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 怒(ㄋㄨˋ),聞(ㄨㄣˊ) 譽(ㄩˋ) 樂(ㄌㄜˋ);

損(ㄙㄨㄣˇ) 友(ㄧㄡˇ) 來(ㄌㄞˊ),益(ㄧˋ) 友(ㄧㄡˇ) 卻(ㄑㄩㄝˋ)。

聞(ㄨㄣˊ) 譽(ㄩˋ) 恐(ㄎㄨㄥˇ) , 聞(ㄨㄣˊ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 欣(ㄒㄧㄣ);

直(ㄓˊ) 諒(ㄌㄧㄤˋ) 士(ㄕˋ),漸(ㄐㄧㄢˋ) 相(ㄒㄧㄤ) 親(ㄑㄧㄣ)。

Âm Hán Việt:

Văn quá nộ, văn dự nhạc; tổn hữu lai, ích hữu khước.

Văn dự khủng, văn quá hân; trực lượng sĩ, tiệm tương thân.

Lời dịch:

Nghe lỗi giận, nghe khen vui; bạn xấu đến, bạn tốt đi.

Nghe khen sợ, nghe lỗi vui; người trực lượng, dần gần gũi.

Từ vựng:

(1) văn quá nộ (聞過怒): nghe được người khác phê bình lỗi lầm của mình liền rất tức giận. Văn: nghe được. Quá: sai lầm, lỗi lầm. Nộ: giận.

(2) dự (譽): tán thưởng, hoan nghênh, khen ngợi.

(3) tổn hữu (損友): bạn xấu, bạn bè làm hại mình.

(4) ích hữu (益友): bạn tốt, bạn bè trợ giúp cho mình.

(5) khước (卻): lùi, lui bước, mất, đi.

(6) khủng (恐): kinh khủng, lo sợ, bất an.

(7) hân (欣): mừng, cao hứng.

(8) trực lượng sĩ (直諒士): người chính trực bao dung. Trực: chính trực. Lượng: lượng thứ, tha thứ, bao dung. Sĩ: chỉ người như học sĩ, tiến sĩ, văn sĩ.

(9) tiệm (漸): từ từ, dần dần.

(10) tương thân (相親): thân thiết, gần gũi lẫn nhau.

Lời giải thích:

Nếu cứ nghe người khác phê bình lỗi lầm của mình liền rất tức giận, nghe người khác tán thưởng mình liền vô cùng cao hứng, hoan hỷ, vậy thì bạn bè xấu biết cách nói chuyện lấy lòng bạn sẽ hay tiếp cận bạn, mà những người bạn tốt sẵn lòng chỉ ra khuyết điểm sai sót của bạn sẽ lùi bước, rời xa bạn.

Nếu như nghe người khác ca ngợi mình mà trong lòng lại cảm thấy bất an, nghe người khác nói đến khuyết điểm của mình lại có thể vui vẻ tiếp thu; như thế những người chính trực, bao dung sẽ từ từ thân thiết với bạn, cùng trở thành bạn tốt của nhau.

Câu chuyện tham khảo:

Đông như trẩy hội

Thời Chiến Quốc, ở nước Tề có một vị đại phu tên là Trâu Kị, anh ta cho rằng dung mạo của mình rất tuấn tú. Một ngày nọ, anh ta rửa mặt xong, sau khi ăn mặc chỉnh tề liền hỏi vợ rằng: “Nếu so sánh ta với Từ Công ở thành Bắc thì nàng thấy người nào đẹp trai hơn?”. Vợ anh ta cười nói: “Đương nhiên là chàng đẹp trai hơn rồi, Từ Công làm sao có thể so sánh được với chàng?” Trâu Kị nghe vậy trong lòng cảm thấy lâng lâng, nhưng vẫn có chút không tin, thế là anh ta lại chạy tới hỏi thê thiếp của mình: “Ta với Từ Công ở thành Bắc, người nào đẹp hơn?”, thê thiếp của anh ta không chút do dự liền đáp: “Từ Công so với chàng thì chênh lệch quá nhiều”. Sau đó, có người bạn đến nhà Trâu Kị thăm hỏi, Trâu Kị lại hỏi bạn: “Ta với Từ Công ở thành Bắc mà đem ra so sánh thì ai đẹp hơn?”. Người bạn này nghe xong, trả lời ngay: “Từ Công so thế nào cũng kém anh”.

Hôm sau, Từ Công ở thành Bắc đến gặp Trâu Kị. Trâu Kị nhân cơ hội này nhìn Từ Công từ đầu đến chân thật tỉ mỉ, xem xong anh ta cảm thấy dáng dấp của mình không thể nào khôi ngô tuấn tú bằng Từ Công, nhưng điều mà anh ta thắc mắc là tại sao vợ, thê thiếp và bạn mình đều nói dung mạo anh ta nhìn đẹp hơn Từ Công? Đêm hôm ấy, Trâu Kị nằm trên giường lăn qua lộn lại suy nghĩ về vấn đề này, cuối cùng đã nghĩ minh bạch được mọi việc.

Sáng sớm hôm sau, Trâu Kị vào cung bái kiến Tề Uy Vương. Anh đem chuyện này kể cho Tề Uy Vương nghe rồi nói tiếp: “Thật ra dung mạo của thần không bằng Từ Công ở thành Bắc, mà vợ của thần lại nói thần so với Từ Công nhìn đẹp hơn, đây là vì nàng yêu thần; ái thiếp của thần cũng nói thần nhìn đẹp hơn, đây là vì nàng sợ thần; mà bạn thần cũng nói thần nhìn đẹp hơn là vì người bạn có chuyện cần nhờ thần. Bọn họ đều không nói thật lòng, kết quả làm cho thần bị che mờ mắt không nhận ra. Từ điểm này làm thần nghĩ đến Đại vương; mỹ nhân và người hầu hạ trong cung không có ai không yêu ngài; ở triều đình trên dưới văn võ đại thần, không có ai không sợ ngài; lê dân bách tính của nước Tề thậm chí là nước láng giềng không ai không có chuyện nhờ ngài. Nếu như bọn họ không nói thật lòng với ngài, như vậy thì Đại vương ngài sẽ bị che mờ mắt rất nghiêm trọng”. Tề Uy Vương nghe vậy lập tức hạ chiếu chỉ cho cả nước: “Bất kể ai có thể chỉ ra khuyết điểm của ta, hoặc dâng tấu chương tới khuyên nhủ ta, ta đều có thưởng lớn cho người đó”.

Khi lệnh này vừa được ban bố, các đại thần, quan lại tranh nhau vào cung để yết kiến Tề Uy Vương, trước cửa cung đình rộn rộn ràng ràng, không ngớt dòng người đến. Kể từ đó, nước Tề trở nên cường thịnh hơn trước.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-22.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47682

https://www.epochtimes.com/b5/10/10/3/n3043417.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (22) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (21)https://chanhkien.org/2022/12/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-21.htmlThu, 22 Dec 2022 03:14:25 +0000https://chanhkien.org/?p=29417Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 惟(1)德學(2),惟才藝(3),不如人(4),當(5)自勵(6)。 若(7)衣服,若飲食(8),不如(9)人,勿(10)生(11)戚(12)。 Bính âm: 惟(wéi) 德(dé) 學(xué), 惟(wéi) 才(cái) 藝(yì), 不(bù) 如(rú) 人(rén), 當(dāng) 自(zì) 勵(lì)。 若(ruò) 衣(yī) 服(fú), 若(ruò) 飲(yǐn) 食(shí), 不(bù) 如(rú) 人(rén), 勿(wù) 生(shēng) 戚(qī)。 Chú âm: 惟(ㄨㄟˊ) 德(ㄉㄜˊ) 學(ㄒㄩㄝˊ),惟(ㄨㄟˊ) 才(ㄘㄞˊ) 藝(ㄧˋ), 不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 當(ㄉㄤ) 自(ㄗˋ) 勵(ㄌㄧˋ)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

惟(1)德學(2),惟才藝(3),不如人(4),當(5)自勵(6)。

若(7)衣服,若飲食(8),不如(9)人,勿(10)生(11)戚(12)。

Bính âm:

惟(wéi) 德(dé) 學(xué), 惟(wéi) 才(cái) 藝(yì),

不(bù) 如(rú) 人(rén), 當(dāng) 自(zì) 勵(lì)。

若(ruò) 衣(yī) 服(fú), 若(ruò) 飲(yǐn) 食(shí),

不(bù) 如(rú) 人(rén), 勿(wù) 生(shēng) 戚(qī)。

Chú âm:

惟(ㄨㄟˊ) 德(ㄉㄜˊ) 學(ㄒㄩㄝˊ),惟(ㄨㄟˊ) 才(ㄘㄞˊ) 藝(ㄧˋ),

不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 當(ㄉㄤ) 自(ㄗˋ) 勵(ㄌㄧˋ)。

若(ㄖㄨㄛˋ) 衣(ㄧ) 服(ㄈㄨˊ), 若(ㄖㄨㄛˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ),

不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 勿(ㄨˋ) 生(ㄕㄥ) 戚(ㄑㄧ)。

Âm Hán Việt:

Duy đức học, duy tài nghệ, bất như nhân, đương tự lệ.

Nhược y phục, nhược ẩm thực, bất như nhân, vật sinh thích.

Lời dịch:

Chỉ đức học, chỉ tài nghệ, không bằng người, phải tự gắng.

Nếu quần áo, nếu ăn uống, không bằng người, chớ nên buồn.

Từ vựng:

(1) duy (惟): chỉ có.

(2) đức học (德學): học vấn đạo đức. Đức: đạo đức, phẩm hạnh, đức hạnh, phẩm đức. Học: học tập, học vấn.

(3) tài nghệ (才藝): tài năng kỹ thuật. Tài: tài năng, tài cán. Nghệ: kỹ nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật.

(4) bất như nhân (不如人): không bằng người khác.

(5) đương (當): hẳn là, cần, phải, cần phải.

(6) tự lệ (自勵): bản thân cố gắng.

(7) nhược (若): nếu như.

(8) ẩm thực (飲食): đồ ăn, đồ uống, ăn uống.

(9) như (如): giống như.

(10) vật (勿): chớ, không, không nên.

(11) sinh (生): sinh ra, phát sinh, thấy, cảm thấy.

(12) thích (戚): buồn, đau buồn, lo âu.

Lời giải thích:

Một ‘chính nhân quân tử’ (người quân tử chân chính) thì sẽ không bao giờ so sánh chuyện giàu có với người khác, họ chỉ chú trọng vào phẩm đức, học vấn, tài năng hay nghệ thuật xem có chỗ nào không bằng người để bản thân gắng sức vươn lên.

Nếu như về phương diện quần áo, ăn uống không được bằng người khác thì không nên cảm thấy buồn.

Câu chuyện tham khảo:

Lữ Mông, kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác

Thời Tam Quốc, Đại tướng nước Ngô là Lữ Mông thuở thiếu thời không đi học. Vua Tôn Quyền động viên Lữ Mông: “Bây giờ khanh nắm giữ đại quyền, nếu học vấn cao thì hẳn sẽ có trợ giúp rất lớn đối với khanh”. Lữ Mông nói: “Thần bận rộn quân vụ, chỉ e không có thời gian đọc sách thôi!” Tôn Quyền nói: “Ta sau khi cầm quyền, minh tỏ ba bộ sử, binh thư của các gia, tự thấy rằng đối với bản thân có trợ giúp rất lớn. Thiên tư của khanh thông minh, học tất có thành tựu, tại sao lại không học? Khổng Tử nói: “Cả ngày không ăn không ngủ suy nghĩ cũng vô dụng, chi bằng cố gắng học tập!” Hán Quang Võ Đế trong lúc binh mã rối ren, tay vẫn không rời sách (1). Tào Tháo cũng nói bản thân già nhưng vẫn hiếu học. Tại sao chỉ có khanh không chịu cần cù tự học vậy?”

Lữ Mông bắt đầu cố gắng đọc sách, thậm chí ông đọc sách còn nhiều hơn người đi học. Tướng nước Ngô là Lỗ Túc ban đầu cũng khinh thường ông, sau khi cùng ông đàm luận, liền vỗ lưng ông nói: “Ta từng cho là ông chỉ biết dẫn binh đánh giặc, bây giờ ông học thức uyên bác, không còn là Lữ Mông kiến thức nông cạn trước kia nữa rồi”. Lữ Mông nói: “Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác.” (2) (Trích từ chú thích “Tam Quốc Chí” của Bùi Tùng)

Chú thích:

(1): Tay vẫn không rời sách: ý nói chăm chỉ hiếu học.

(2): “Sĩ biệt tam nhật, tức canh quát mục tương đãi.” (Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác.) Người đọc sách qua ba ngày không gặp, khi gặp lại sẽ khiến người khác một lần nữa thay đổi cách đối đãi với mình. Quát mục: phá trừ nhận thức đã có từ trước.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-21.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47681

https://www.epochtimes.com/b5/10/9/16/n3027249.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (21) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (20)https://chanhkien.org/2022/11/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-20.htmlWed, 23 Nov 2022 04:47:52 +0000https://chanhkien.org/?p=29312Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 見人善(1),即思(2)齊(3);縱(4)去(5)遠,以(6)漸躋(7)。 見人惡(8),即內省(9);有則改(10),無加(11)警(12)。 Bính âm: 見(jiàn) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 思(sī) 齊(qí); 縱(zòng) 去(qù) 遠(yuǎn), 以(yǐ) 漸(jiàn) 躋(jī)。 見(jiàn) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 內(nèi) 省(xǐng); 有(yǒu) 則(zé) 改(gǎi), 無(wú) 加(jiā) 警(jǐng)。 Chú âm: 見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 善(ㄕㄢˋ), 即(ㄐㄧˊ) 思(ㄙ) 齊(ㄑㄧˊ); 縱(ㄗㄨㄥˋ) 去(ㄑㄩˋ) 遠(ㄩㄢˇ), 以(ㄧˇ) 漸(ㄐㄧㄢˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

見人善(1),即思(2)齊(3);縱(4)去(5)遠,以(6)漸躋(7)。

見人惡(8),即內省(9);有則改(10),無加(11)警(12)。

Bính âm:

見(jiàn) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 思(sī) 齊(qí);

縱(zòng) 去(qù) 遠(yuǎn), 以(yǐ) 漸(jiàn) 躋(jī)。

見(jiàn) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 內(nèi) 省(xǐng);

有(yǒu) 則(zé) 改(gǎi), 無(wú) 加(jiā) 警(jǐng)。

Chú âm:

見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 善(ㄕㄢˋ), 即(ㄐㄧˊ) 思(ㄙ) 齊(ㄑㄧˊ);

縱(ㄗㄨㄥˋ) 去(ㄑㄩˋ) 遠(ㄩㄢˇ), 以(ㄧˇ) 漸(ㄐㄧㄢˋ) 躋(ㄐㄧ)。

見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 惡(ㄜˋ), 即(ㄐㄧˊ) 內(ㄋㄟˋ) 省(ㄒㄧㄥˇ);

有(ㄧㄡˇ) 則(ㄗㄜˊ) 改(ㄍㄞˇ), 無(ㄨˊ) 加(ㄐㄧㄚ) 警(ㄐㄧㄥˇ)。

Âm Hán Việt:

Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê.

Kiến nhân ác, tức nội tỉnh; hữu tắc cải, vô gia cảnh.

Lời dịch:

Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới.

Thấy người xấu, liền hướng nội; có thì sửa, không thì phòng.

Từ vựng:

(1) thiện (善): hảo, tốt. Người tốt hoặc chuyện tốt gọi là thiện, ở đây giải thích là sở trường, ưu điểm.

(2) tư (思): nhớ, nghĩ, hi vọng.

(3) tề (齊): như nhau, ngang nhau, đồng dạng.

(4) tung (縱): dù cho, mặc dù, dù rằng.

(5) khứ (去): khoảng cách, cách biệt, chênh lệch.

(6) dĩ (以): lấy, dùng, để, nhằm, làm cho.

(7) tê (躋): tiến tới, tiến lên, đuổi kịp, leo lên, cùng ngang bằng với người dẫn trước.

(8) ác (惡): xấu, ác. Tương phản với thiện, nói về việc ác hay người bất thiện, bất lương, làm điều sai trái.

(9) nội tỉnh (內省): hướng nội, tự kiểm điểm trong lòng, kiểm tra hành vi tư tưởng của mình.

(10) cải (改): cải thiện.

(11) gia (加): thêm, hơn.

(12) cảnh (警): cảnh giác.

Lời giải thích:

Nhìn thấy ưu điểm hoặc sở trường của người khác, phải hy vọng mình cũng có thể giống như họ; dù cho trình độ chênh lệch quá xa so với người ta, cũng phải dốc sức quyết tâm dần dần theo kịp.

Nhìn thấy khuyết điểm hoặc sai lầm của người khác, phải nhanh chóng soi xét lại hành vi tư tưởng của bản thân; nếu có khuyết điểm thì nên cải thiện ngay. Nếu như không có, phải cảnh giác hơn nữa, không thể đã biết rõ rồi mà còn cố ý phạm phải, lặp lại sai lầm của người khác.

Câu chuyện tham khảo:

Châu Xứ trừ tam hại

Câu chuyện “Châu Xứ trừ tam hại” có thể rất nhiều người đã từng nghe, tuy rằng Châu Xứ đã dùng tài trí và dũng khí của mình để diệt trừ giao long và hổ ăn thịt người trên núi, nhưng khi anh thấy người già trong làng vẫn còn thấy bất an khi anh bình an trở về làng, anh hiểu ra còn có một cái hại chưa trừ, đó chính là bản thân anh. Anh biết rằng chỉ có thay đổi hành vi xấu của mình thì dân làng mới có thể an cư lạc nghiệp. Nhưng vừa nghĩ tới thấy tuổi mình đã cao, lại chưa được học hành đến nơi đến chốn, muốn ăn năn hối lỗi, làm lại từ đầu liệu có được không? Nên cũng chau mày lo lắng, không biết làm như thế nào cho phải?

Một ngày nọ, tình cờ nghe thấy dân làng nói rằng ở quận Ngô (nay là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) có hai anh em Lục Cơ, Lục Vân rất có tài năng và học vấn, có kiến giải nhận xét đặc biệt đối với rất nhiều sự việc và cũng rất hay giúp đỡ người khác, Châu Xứ liền quyết định đến quận Ngô tìm hai anh em Lục Cơ, Lục Vân để giúp anh ta ra quyết định. Khi đến nhà họ Lục, người anh Lục Cơ đã đi ra ngoài, chỉ có người em Lục Vân ở nhà. Thế là Châu Xứ bèn kể ra toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối và sự lo lắng của mình, hi vọng Lục Vân có thể chỉ điểm giúp anh ta. Lục Vân sau khi nghe, liền nói với Châu Xứ: “Cổ nhân coi trọng nhất câu này: Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ” (*). Châu Xứ bảo: “Tại hạ không hiểu nghĩa là gì ạ?”. Lục Vân giải thích: “Chính là nói một người, chỉ cần buổi sáng nghe được đạo lý thánh hiền, cho dù buổi tối có chết, cũng thấy đời này sống không uổng phí. Huống chi tiền đồ của anh còn có hi vọng, do đó không nên dễ từ bỏ. Vả lại chỉ sợ người không bền chí, chứ lo gì danh thơm không lưu truyền”. Châu Xứ nghe xong phấn chấn không thôi, từ đó thay đổi hoàn toàn, chăm chỉ chịu khó đọc sách, cuối cùng trở thành một người tốt, có thành tựu.

Cho nên “Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê” (Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới), rất là có đạo lý.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-20.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45085

https://www.epochtimes.com/b5/10/9/6/n3017284.htm

Ghi chú từ người dịch:

(*) 朝闻道, 夕死可矣, Tạm dịch: Sáng nghe đạo, chiều chết cũng không hối tiếc. “Đạo” trong câu này không chỉ nói về đạo nhân nghĩa trong Nho gia mà còn có thể hiểu rộng ra các chân lý khác của vũ trụ, các loại đạo lý làm người. “Tử” trong câu này, ý nói buổi sáng nghe và ngộ ra đạo lý, thì dù buổi chiều có chết cũng không hối tiếc. Hình dung sự bức thiết khi theo đuổi một chân lý hoặc tín ngưỡng nào đó.

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (20) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (19)https://chanhkien.org/2022/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-19.htmlMon, 10 Oct 2022 03:01:07 +0000https://chanhkien.org/?p=29163Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 見未(1)真,勿輕(2)言;知未的(3),勿輕傳。 事非宜(4),勿輕諾(5);茍(6)輕諾,進退錯。 凡(7)道字(8),重(9)且舒(10);勿急遽(11),勿模糊(12)。 彼說長(13),此說短;不關己,莫(14)閒管(15)。 Bính âm: 見(jiàn) 未(wèi) 真(zhēn), 勿(wù) 輕(qīng) 言(yán); 知(zhī) 未(wèi) 的(dí), 勿(wù) 輕(qīng) 傳(chuán)。 事(shì) 非(fēi) 宜(yí), 勿(wù) 輕(qīng) 諾(nuò); 茍(gǒu) 輕(qīng) 諾(nuò), 進(jìn) 退(tuì) 錯(cuò)。 凡(fán) 道(dào) 字(zì), 重(zhòng) 且(qiě) 舒(shū); 勿(wù) 急(jí) 遽(jù), 勿(wù) 模(bǐ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

見未(1)真,勿輕(2)言;知未的(3),勿輕傳。

事非宜(4),勿輕諾(5);茍(6)輕諾,進退錯。

凡(7)道字(8),重(9)且舒(10);勿急遽(11),勿模糊(12)。

彼說長(13),此說短;不關己,莫(14)閒管(15)。

Bính âm:

見(jiàn) 未(wèi) 真(zhēn), 勿(wù) 輕(qīng) 言(yán);

知(zhī) 未(wèi) 的(dí), 勿(wù) 輕(qīng) 傳(chuán)。

事(shì) 非(fēi) 宜(yí), 勿(wù) 輕(qīng) 諾(nuò);

茍(gǒu) 輕(qīng) 諾(nuò), 進(jìn) 退(tuì) 錯(cuò)。

凡(fán) 道(dào) 字(zì), 重(zhòng) 且(qiě) 舒(shū);

勿(wù) 急(jí) 遽(jù), 勿(wù) 模(bǐ) 糊(hú)。

彼(bǐ) 說(shuō) 長(cháng), 此(cǐ) 說(shuō) 短(duǎn);

不(bù) 關(guān) 己(jǐ), 莫(mò) 閒(xián) 管(guǎn)。

Chú âm:

見(ㄐㄧㄢˋ) 未(ㄨㄟˋ) 真(ㄓㄣ), 勿(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 言(ㄧㄢˊ);

知(ㄓ) 未(ㄨㄟˋ) 的(ㄉㄧˊ), 勿(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 傳(ㄔㄨㄢˊ)。

事(ㄕˋ) 非(ㄈㄟ) 宜(ㄧˊ), 勿(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 諾(ㄋㄨㄛˋ);

茍(ㄍㄡˇ) 輕(ㄑㄧㄥ) 諾(ㄋㄨㄛˋ),進(ㄐㄧㄣˋ) 退(ㄊㄨㄟˋ) 錯(ㄘㄨㄛˋ)。

凡(ㄈㄢˊ) 道(ㄉㄠˋ) 字(ㄗˋ), 重(ㄓㄨㄥˋ) 且(ㄑㄧㄝˇ) 舒(ㄕㄨ);

勿(ㄨˋ) 急(ㄐㄧˊ) 遽(ㄐㄩˋ), 勿(ㄨˋ) 模(ㄇㄛˊ) 糊(ㄏㄨˊ)。

彼(ㄅㄧˇ) 說(ㄕㄨㄛ) 長(ㄔㄤˊ), 此(ㄘˇ) 說(ㄕㄨㄛ) 短(ㄉㄨㄢˇ);

不(ㄅㄨˋ) 關(ㄍㄨㄢ) 己(ㄐㄧˇ), 莫(ㄇㄛˋ) 閒(ㄒㄧㄢˊ) 管(ㄍㄨㄢˇ)。

Âm Hán Việt:

Kiến vị chân, vật khinh ngôn; tri vị đích, vật khinh truyền.

Sự phi nghi, vật khinh nặc; cẩu khinh nặc, tiến thoái thác.

Phàm đạo tự, trọng thả thư; vật cấp cự, vật mô hồ.

Bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản; bất quan kỷ, mạc nhàn quản.

Lời dịch:

Chưa chân tỏ, chớ khinh ngôn; biết chưa tường, chớ khinh truyền.

Việc không hợp, chớ khinh thuận; nếu khinh thuận, tiến lui sai.

Thường nói chuyện, trọng từ tốn; chớ nhanh vội, chớ mơ hồ.

Kia nói hay, đây nói dở; không dính mình, chớ rỗi dự.

Từ vựng:

(1) vị (未): chưa, không, không có.

(2) khinh (輕): tùy tiện.

(3) đích (的): đích xác, đích thực.

(4) phi nghi (非宜): không thích đáng, không phù hợp. Phi: không. Nghi: nên, thích hợp.

(5) nặc (諾): dạ, vâng, chấp nhận, đáp ứng, hưởng ứng, ưng thuận, chấp thuận, hùa theo.

(6) cẩu (茍): nếu như.

(7) phàm (凡): thông thường, hễ là, tất cả, hết thảy.

(8) đạo tự (道字): thuyết thoại, nói chuyện. Đạo: nói.

(9) trọng (重): thận trọng.

(10) thư (舒): chầm chậm, từ tốn, thong thả, ung dung.

(11) cấp cự (急遽): cấp tốc. Cự: vội vàng, vội vã.

(12) mô hồ (模糊): mơ hồ, không rõ ràng.

(13) bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản (彼說長, 此說短): ý chỉ người nói chuyện thị phi. Bỉ: cái kia. Thử: cái này. Trường: sở trường, điểm mạnh, ưu điểm, điểm hay. Đoản: sở đoản, điểm yếu, khuyết điểm, điểm dở.

(14) mạc (莫): chớ, không muốn, không được, đừng, không nên, cấm.

(15) nhàn quản (閒管): rảnh rỗi nói chuyện phiếm, bao đồng, xen vào chuyện người khác.

Lời giải thích:

Khi chưa thấy rõ được chân tướng, không được tùy tiện nói loạn, nói lung tung, nói bừa; khi chưa hiểu đích xác, rõ ràng, tường tận, không thể tùy tiện lan truyền, truyền bá.

Việc không thích hợp, không nên làm, không được tùy tiện đáp ứng, thuận theo; nếu như tùy tiện đáp ứng, thuận theo thì dù có trực tiếp làm hay không trực tiếp làm cũng đều là sai.

Hễ là nói chuyện, cần phải thận trọng cân nhắc thái độ sao cho từ tốn; không được nói quá gấp quá nhanh, không được nói chuyện mơ hồ không rõ ràng, nói lan man, chuyện nọ xọ chuyện kia.

Nghe được người khác nói chuyện đâu đâu, chuyện không liên quan tới mình, không được can dự, tham gia vào.

Câu chuyện tham khảo:

Ác ngữ hại người năm trăm đời làm chó

Khi Già Diệp Phất ở thế gian, có một người tì khưu (hòa thượng) trẻ tuổi chất giọng thanh nhã, giỏi tán thôi (ca vịnh tán thán Phật) tất cả mọi người đều rất thích nghe. Có một lão tì khưu với chất giọng khàn khàn bị vị tì khưu trẻ này vũ nhục rằng giọng của ông như là tiếng chó sủa, mà không biết rằng lão tì khưu này là Thánh giả đã chứng ngộ quả vị La Hán.

Lão tì khưu hỏi vị tì khưu trẻ: “Ngươi nhận ra ta sao?”

“Tôi sớm đã nhận biết ra ông, ông là tì khưu Già Diệp Phất.” Tì khưu trẻ trả lời.

“Bây giờ ta đã chứng được quả La Hán, công phu Phật môn tất cả đều có đủ rồi.” Lão tì khưu nói.

Sau khi nghe xong, vị tì khưu trẻ này mới cảm thấy kinh hoàng tự trách. Bởi vì miệng anh ta xuất ra ác ngôn, phải 500 đời xuất sinh làm chó. Cho đến khi gặp ngài Xá Lợi Phất mới được giải thoát.

Có một đám thương nhân đi sang nước khác làm ăn, họ có nuôi một con chó. Lúc nghỉ ngơi giữa đường, con chó ăn trộm thịt của thương nhân mang theo. Các thương nhân sau khi phát hiện, tức giận dâng trào nên tranh nhau đánh con chó này, nó bị đánh gãy chân rồi bị vứt lại ở một nơi hoang vu. Ngài Xá Lợi Phất dùng thiên mục nhìn thấy con chó này đói khát sắp chết, đã đến bên cạnh nó cho nó đồ ăn và giảng cho nó sự vi diệu của Phật pháp, con chó sau khi chết đầu thai vào nhà một vị Bà La Môn (quý tộc Ấn Độ) nước Xá Vệ.

Một ngày nọ, ngài Xá Lợi Phất một mình cầm bát đi khất thực, vị Bà La Môn nhìn thấy hỏi ngài: “Tôn giả đi một mình, không có sa di (vị tu sĩ chưa nhận giới tì khưu, người xuất gia nhận 10 giới) đi cùng sao?”

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Ta không có sa di, nghe nói ngươi có con trai, có thể cho nó xuất gia làm sa di được không?”

Bà La Môn đáp: “Tôi có một đứa con trai, gọi là Quân Đề, tuổi còn quá nhỏ, khó đưa cho ngài sai bảo, để nó lớn hơn một chút tôi sẽ trao cho ngài làm sa di.”

Đến khi đứa nhỏ 7 tuổi, Xá Lợi Phất lại tới thỉnh cầu, Bà La Môn liền đem con trai giao cho Xá Lợi Phất, để nó xuất gia. Xá Lợi Phất vì cậu bé giảng giải đủ loại diệu pháp, đứa trẻ rất nhanh liền khai ngộ, chứng được quả La Hán.

Sau khi Quân Đề sa di chứng ngộ, nhìn thấy nhân duyên ác khẩu quá khứ của mình, và nhìn thấy kiếp trước của mình là một con chó đói, được ngài Xá Lợi Phất cứu, bây giờ lại dạy anh chứng ngộ chính quả, thoát ly biển khổ. Sa di Quân Đề quyết định suốt đời này sẽ làm sa di phục vụ cho ngài Xá Lợi Phất để đền đáp ân sư.

(Trích từ “Hiền Ngu Kinh”)

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-19.mp3

Dịch từ:http://big5.zhengjian.org/node/45084

https://www.epochtimes.com/b5/10/8/25/n3005682.htm

Chú thích của người dịch:

(a) “Đức Phật Ca Diếp” (tiếng Pāli: Kassapa; tiếng Trung: 迦葉佛) là tên gọi của một vị Phật, là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp (Bhaddakappe) và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong các phần viết ra sớm hơn của Đại Tạng Kinh Pali. Trong các kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn vị Phật này được gọi là Kāśyapa.

(b) “Xá Lợi Phất” (tiếng Phạn: śāriputra, tiếng Pali: sāriputta; tiếng Trung: 舍利佛) cũng được gọi là Xá Lợi Tử, con trai của bà Xá Lợi (śāri), là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Ông cùng Mục Kiều Liên là hai đệ tử gương mẫu nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni và được xem là người có “đệ nhất trí tuệ” trong Tăng già thời Phật sinh tiền.

(c) “Bà La Môn” (hay Brahmin, tiếng Pali: brāhmaṇa; tiếng Trung: 婆羅門) là danh từ chỉ một đẳng cấp.

(d) “Tỳ khưu” là danh từ phiên âm từ chữ Bhikkhu trong tiếng Pāli và chữ Bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là “người khất thực”, còn gọi là hoà thượng trong Phật giáo. Người dịch đã dịch thẳng thành hoà thượng để người đọc dễ hiểu.

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (19) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (18)https://chanhkien.org/2022/09/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-18.htmlThu, 08 Sep 2022 08:02:56 +0000https://chanhkien.org/?p=29050Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 凡出言(1),信(2)為先;詐(3)與妄(4),奚(5)可焉(6)? 說話多,不如少;惟其(7)是,勿佞巧(8)。 刻薄(9)話,穢(10)污詞;市井氣(11),切戒(12)之! Bính âm: 凡(fán) 出(chū) 言(yán), 信(xìn) 為(wéi) 先(xiān); 詐(zhà) 與(yǔ) 妄(wàng),奚(xī) 可(kě) 焉(yān)? 說(shuō) 話(huà) 多(duō), 不(bù) 如(rú) 少(shǎo); 惟(wéi) 其(qí) 是(shì), 勿(wù) 佞(nìng) 巧(qiǎo)。 刻(kè) 薄(báo) 話(huà), 穢(huì) 污(wū) 詞(cí); 市(shì) 井(jǐng) 氣(qì), 切(qiè) 戒(jiè) 之(zhī)! Chú […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

凡出言(1),信(2)為先;詐(3)與妄(4),奚(5)可焉(6)?

說話多,不如少;惟其(7)是,勿佞巧(8)。

刻薄(9)話,穢(10)污詞;市井氣(11),切戒(12)之!

Bính âm:

凡(fán) 出(chū) 言(yán), 信(xìn) 為(wéi) 先(xiān);

詐(zhà) 與(yǔ) 妄(wàng),奚(xī) 可(kě) 焉(yān)?

說(shuō) 話(huà) 多(duō), 不(bù) 如(rú) 少(shǎo);

惟(wéi) 其(qí) 是(shì), 勿(wù) 佞(nìng) 巧(qiǎo)。

刻(kè) 薄(báo) 話(huà), 穢(huì) 污(wū) 詞(cí);

市(shì) 井(jǐng) 氣(qì), 切(qiè) 戒(jiè) 之(zhī)!

Chú âm:

凡(ㄈㄢˊ) 出(ㄔㄨ) 言(ㄧㄢˊ), 信(ㄒㄧㄣˋ) 為(ㄨㄟˊ) 先(ㄒㄧㄢ);

詐(ㄓㄚˋ) 與(ㄩˇ) 妄(ㄨㄤˋ), 奚(ㄒㄧ) 可(ㄎㄜˇ) 焉(ㄧㄢ)?

說(ㄕㄨㄛ) 話(ㄏㄨㄚˋ) 多(ㄉㄨㄛ), 不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 少(ㄕㄠˇ);

惟(ㄨㄟˊ) 其(ㄑㄧˊ) 是(ㄕˋ), 勿(ㄨˋ) 佞(ㄋㄧㄥˋ) 巧(ㄑㄧㄠˇ)。

刻(ㄎㄜˋ) 薄(ㄅㄛˊ) 話(ㄏㄨㄚˋ),穢(ㄏㄨㄟˋ) 污(ㄨ) 詞(ㄘˊ);

市(ㄕˋ) 井(ㄐㄧㄥˇ) 氣(ㄑㄧˋ), 切(ㄑㄧㄝ) 戒(ㄐㄧㄝˋ) 之(ㄓ)!

Âm Hán Việt:

Phàm xuất ngôn, tín vi tiên; trá dữ vọng, hề khả yên?

Thuyết thoại đa, bất như thiếu; duy kỳ thị, vật nịnh xảo.

Khắc bạc thoại, uế ô từ; thị tỉnh khí, thiết giới chi!

Lời dịch:

Lời đã nói, tín làm đầu; lời dối trá, sao nói được?

Nói nhiều lời, không bằng ít; phải nói thật, chớ xảo nịnh.

Lời khắc bạc, từ dơ bẩn; giọng thô tục, phải bỏ đi!

Từ vựng:

(1) xuất ngôn (出言): mở miệng, nói ra. Ngôn: lời nói.

(2) tín (信): chữ tín, uy tín, tin dùng, có tín nhiệm.

(3) trá (詐): lừa gạt, lừa dối, đánh lừa.

(4) vọng (妄): nói bậy, nói bừa, nói loạn.

(5) hề (奚): sao, vì sao, tại sao.

(6) yên (焉): từ ngữ khí, tương đương với “Ni” 呢 (ne) : đâu, đây, đấy, nhé.

(7) duy kỳ (惟其): ý tứ là hãy nói đúng, nói thật, chỉ có nói đúng nói thật. Duy: chỉ có. Kỳ: hãy.

(8) nịnh xảo (佞巧): giỏi hoa ngôn xảo ngữ nịnh bợ người. Nịnh: nịnh hót, nịnh nọt, giỏi nói lời ngon ngọt, vuốt ve, tâng bốc để được lòng người. Xảo: xảo trá, dối trá, giả dối, gian xảo, tinh vi xảo quyệt.

(9) khắc bạc (刻薄): cay nghiệt, chế nhạo người khác. Khắc: tổn thương, bóc lột. Bạc: không đôn hậu.

(10) uế (穢): bẩn thỉu, không sạch sẽ.

(11) thị tỉnh khí (市井氣): khẩu khí thô tục, giọng điệu thô tục.

(12) giới (戒): cải chính, khuyên răn, từ bỏ, cấm, cai chừa.

Lời giải thích:

Hễ nói ra điều gì thì đều nhất định phải giữ chữ Tín. Nói chuyện lừa gạt người khác hoặc tùy tiện nói bậy bạ, là việc tuyệt đối không được làm!

Nói nhiều mà làm không được, chẳng bằng nói ít một chút vẫn tốt hơn. Hơn nữa, nói chuyện phải nói lời chân thật; không được lời ngon tiếng ngọt hoặc nói ‘hoa ngôn xảo ngữ’ để lấy lòng người khác.

Lối nói chua ngoa cay nghiệt, lời khiếm nhã và giọng điệu thô tục đều cần phải sửa đổi.

Câu chuyện tham khảo:

Quý Trát treo kiếm

Quý Trát là con trai vua nước Ngô thời nhà Chu. Có một lần, Quý Trát phải đi sứ nước Lỗ, trên đường đi phải qua nước Từ, thế là ông thuận đường đến bái kiến vua nước Từ. Quý Trát là một vị quân tử rất có khí chất và hàm dưỡng, giữa lúc hai người nói chuyện, ánh mắt của vua Từ luôn bị thu hút bởi thanh kiếm bên hông Quý Trát.

Vua nước Từ nghĩ thầm, thanh kiếm này của Quý Trát không những được rèn rất tốt, hơn nữa mấy viên đá quý được khảm trên đó cũng rất tao nhã, hoa lệ không làm mất đi vẻ trang trọng. Chỉ có người quân tử như Quý Trát mới xứng với thanh kiếm này. Mặc dù vua nước Từ rất thích thanh kiếm này, nhưng vì ngại không nói ra, nên chỉ có thể cứ nhìn mãi vào thanh kiếm không rời mắt. Quý Trát biết tâm ý của vua nước Từ, thầm nghĩ trong lòng rằng sau khi hoàn thành sứ mệnh đi sứ nước Lỗ, nhất định sẽ trở lại đây dâng tặng thanh kiếm này cho vua nước Từ.

Sau này, khi Quý Trát từ nước Lỗ trở về qua nước Từ, mới hay vua nước Từ đã qua đời. Quý Trát ngậm ngùi đến bên bia mộ vua Từ, treo thanh kiếm của mình lên cây, thầm nói trong lòng: “Tuy rằng Ngài đã qua đời, nhưng lời hứa hẹn trong lòng tôi vẫn còn đó, hôm nay tôi đem thanh kiếm này dâng tặng Ngài, cũng là dùng thanh kiếm này để nói lời từ biệt Ngài”. Quý Trát khom người bái lạy trước bia mộ rồi mới quay người rời đi.

Hành động của Quý Trát khiến người tùy tùng cảm thấy rất nghi hoặc, không hiểu được liền hỏi ông: “Vua nước Từ đã qua đời, ngài treo thanh kiếm này ở đây có lợi ích gì?”. Quý Trát nói: “Mặc dù Ngài ấy đã qua đời, nhưng trong lòng ta đã từng hứa rằng sau khi ta từ nước Lỗ trở về nhất định phải dâng tặng Ngài ấy thanh kiếm này. Làm một bậc quân tử, điều cần coi trọng chính là giữ chữ tín và đạo nghĩa, làm sao có thể vì Ngài đã qua đời, liền làm trái đạo làm người, phải nên giữ chữ tín chứ?”

Đức “Tín” này của Quý Trát được người đời sau vô cùng cảm động và tôn kính.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-18.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45083

https://www.epochtimes.com/b5/10/8/10/n2991589.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (18) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (17)https://chanhkien.org/2022/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-17.htmlTue, 30 Aug 2022 23:54:56 +0000https://chanhkien.org/?p=29038Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 將入門(1),問孰存(2);將上堂(3),聲必揚(4)。 人問誰,對以名;吾(5)與我,不分明(6)。 用人物(7),須明求;倘(8)不問,即(9)為偷。 借人物,及時(10)還;人借物,有勿慳(11)。 Bính âm: 將(jiāng) 入(rù) 門(mén), 問(wèn) 孰(shú) 存(cún); 將(jiāng) 上(shàng) 堂(táng), 聲(shēng) 必(bì) 揚(yáng)。 人(rén) 問(wèn) 誰(shuí), 對(duì) 以(yǐ) 名(míng); 吾(wú) 與(yǔ) 我(wǒ), 不(bù) 分(fēn) 明(míng)。 用(yòng) 人(rén) 物(wù), 須(xū) 明(míng) 求(qiú); 倘(tǎng) 不(bú) 問(wèn), 即(jí) 為(wéi) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

將入門(1),問孰存(2);將上堂(3),聲必揚(4)。

人問誰,對以名;吾(5)與我,不分明(6)。

用人物(7),須明求;倘(8)不問,即(9)為偷。

借人物,及時(10)還;人借物,有勿慳(11)。

Bính âm:

將(jiāng) 入(rù) 門(mén), 問(wèn) 孰(shú) 存(cún);

將(jiāng) 上(shàng) 堂(táng), 聲(shēng) 必(bì) 揚(yáng)。

人(rén) 問(wèn) 誰(shuí), 對(duì) 以(yǐ) 名(míng);

吾(wú) 與(yǔ) 我(wǒ), 不(bù) 分(fēn) 明(míng)。

用(yòng) 人(rén) 物(wù), 須(xū) 明(míng) 求(qiú);

倘(tǎng) 不(bú) 問(wèn), 即(jí) 為(wéi) 偷(tōu)。

借(jiè) 人(rén) 物(wù), 及(jí) 時(shí) 還(huán);

人(rén) 借(jiè) 物(wù), 有(yǒu) 勿(wù) 慳(qiān)。

Chú âm:

將(ㄐㄧㄤ) 入(ㄖㄨˋ) 門(ㄇㄣˊ), 問(ㄨㄣˋ) 孰(ㄕㄨˊ) 存(ㄘㄨㄣˊ);

將(ㄐㄧㄤ) 上(ㄕㄤˋ) 堂(ㄊㄤˊ), 聲(ㄕㄥ) 必(ㄅㄧˋ) 揚(ㄧㄤˊ)。

人(ㄖㄣˊ) 問(ㄨㄣˋ) 誰(ㄕㄟˊ), 對(ㄉㄨㄟˋ) 以(ㄧˇ) 名(ㄇㄧㄥˊ);

吾(ㄨˊ) 與(ㄩˇ) 我(ㄨㄛˇ), 不(ㄅㄨˋ) 分(ㄈㄣ) 明(ㄇㄧㄥˊ)。

用(ㄩㄥˋ) 人(ㄖㄣˊ) 物(ㄨˋ), 須(ㄒㄩ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 求(ㄑㄧㄡˊ);

倘(ㄊㄤˇ) 不(ㄅㄨˊ) 問(ㄨㄣˋ), 即(ㄐㄧˊ) 為(ㄨㄟˊ) 偷(ㄊㄡ)。

借(ㄐㄧㄝˋ) 人(ㄖㄣˊ) 物(ㄨˋ), 及(ㄐㄧˊ) 時(ㄕˊ) 還(ㄏㄨㄢˊ);

人(ㄖㄣˊ) 借(ㄐㄧㄝˋ) 物(ㄨˋ), 有(ㄧㄡˇ) 勿(ㄨˋ) 慳(ㄑㄧㄢ)。

Âm Hán Việt:

Tương nhập môn, vấn thục tồn; tương thượng đường, thanh tất dương.

Nhân vấn thùy, đối dĩ danh; ngô dữ ngã, bất phân minh.

Dụng nhân vật, tu minh cầu; thảng bất vấn, tức vi thâu.

Tá nhân vật, cập thì hoàn; nhân tá vật, hữu vật khan.

Lời dịch:

Sắp vào cửa, hỏi có ai; sắp vào nhà, cất tiếng lớn.

Người hỏi ai, đáp rõ tên; nói ta tôi, không rõ ràng.

Dùng đồ người, phải xin phép; nếu không hỏi, tức là trộm.

Mượn đồ người, nhanh trả lại; người hỏi mượn, chớ keo kiệt.

Từ vựng:

(1) nhập môn (入門): vào cửa. Nhập: vào.

(2) thục tồn (孰存): ai ở bên trong. Thục: ai. Tồn: ở, tồn tại.

(3) thượng đường (上堂): tiến vào đại sảnh. Thượng: lên, tiến lên. Đường: phòng chính, đại sảnh.

(4) dương (揚): cất cao giọng.

(5) ngô (吾): ta, tôi.

(6) phân minh (分明): rõ ràng, minh bạch.

(7) dụng nhân vật (用人物): mượn đồ người khác để dùng. Dụng: sử dụng, dùng.

(8) thảng (倘): nếu như.

(9) tức (即): chính là.

(10) cập thì (及時): nhanh chóng, cấp tốc mà không trì hoãn thời gian.

(11) khan (慳): keo kiệt, bủn xỉn.

Lời giải thích:

Lúc sắp bước vào cửa, trước tiên cần hỏi rõ xem có người ở bên trong không; lúc tiến vào đại sảnh/phòng khách, nhất định phải cất cao giọng chào hỏi mọi người.

Người khác hỏi bạn là ai, bạn nên trả lời họ tên của mình; nếu chỉ trả lời “Tôi” thì người khác sẽ không biết rõ ràng.

Sử dụng đồ vật của người khác, trước tiên phải nói rõ, xin phép mượn dùng; Nếu như không được đồng ý, tự tiện lấy dùng thì chính là trộm.

Mượn dùng đồ vật của người khác thì phải mau trả lại sau khi sử dụng xong; Người khác mượn đồ của mình, nếu như mình có thì cho mượn không nên keo kiệt.

Câu chuyện tham khảo:

Địa Phủ khắc ghi tội trộm gà

Thời cổ đại ở vùng Giang Nam có một người có học thức, tấm lòng chính trực. Đúng lúc Điện thứ Thất ở âm gian Địa Phủ thiếu người, Ngọc Hoàng đại đế ra lệnh cho ông tạm thời cai quản. Cứ cách vài ngày, ông lại tới Địa Phủ làm việc, chỉ cần xem xét sổ ghi chép, không cần phán án.

Ông thấy mỗi người sẽ tùy theo thiện nghiệp, ác nghiệp mà họ đã tự tạo mà có phúc báo và trừng phạt khác nhau. Mỗi lần trông thấy có người phải leo lên núi đao rừng kiếm, ông liền phái người hầu đứng hai bên cạnh đi giải cứu, song càng cứu thì họ lại càng leo nhanh, càng không cách nào cứu vãn.

Một ngày nọ khi giở sổ xem ghi chép, ông thấy vợ mình có một tội trạng là đã trộm một con gà của nhà hàng xóm, kể cả lông thì con gà nặng tổng cộng 1 cân 12 lạng, ông liền gấp mép trang giấy này lại để đánh dấu.

Trở lại dương gian, ông liền hỏi vợ mình, ban đầu người vợ còn chối cãi quanh co. Ông miêu tả lại ở Địa Phủ đã thấy như thế nào, hỏi vợ lần nữa, người vợ mới thừa nhận, là do con gà của nhà hàng xóm đã ăn hết lương khô của bà đem phơi nắng, bà đã lỡ tay đánh chết con gà, song sợ hàng xóm quở trách, cho nên còn giấu con gà này không dám nói ra. Hai vợ chồng đem con gà chết ra cân thử một chút, quả đúng 1 cân 12 lạng, cả hai đều quá đỗi kinh ngạc, thế là họ đem con gà này chuyển đổi thành giá tiền tương ứng, sang tạ tội và bồi thường cho người hàng xóm.

Không lâu sau ông quay lại Địa Phủ, kiểm tra sổ ghi chép trước đó, nếp gấp vẫn như cũ, nhưng tội trạng của vợ ông thì đã không còn thấy nữa.

(Trích từ “Kiến Văn Lục Bạch Thoại” thời nhà Minh)

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-17.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45082

https://www.epochtimes.com/b5/10/7/29/n2979762.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (17) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (16)https://chanhkien.org/2022/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-16.htmlThu, 11 Aug 2022 02:40:47 +0000https://chanhkien.org/?p=28926Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 緩(1)揭(2)簾(3),勿(4)有聲(5);寬(6)轉彎(7),勿觸(8)棱(9)。 執(10)虛(11)器(12),如(13)執盈(14);入虛室(15),如有人。 事(16)勿忙(17),忙多錯(18);勿畏(19)難(20),勿輕(21)略(22)。 鬥(23)鬧(24)場(25),絕勿近;邪(26)僻(27)事,絕勿問(28)。 Bính âm: 緩(huǎn) 揭(jiē) 簾(lián), 勿(wù) 有(yǒu) 聲(shēng); 寬(kuān) 轉(zhuǎn) 彎(wān), 勿(wù) 觸(chù) 棱(léng)。 執(zhí) 虛(xū) 器(qì), 如(rú) 執(zhí) 盈(yíng); 入(rù) 虛(xū) 室(shì), 如(rú) 有(yǒu) 人(rén)。 事(shì) 勿(wù) 忙(máng),忙(máng) 多(duō) 錯(cuò); 勿(wù) 畏(wèi) 難(nán), 勿(wù) 輕(qīng) 略(lüè)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

緩(1)揭(2)簾(3),勿(4)有聲(5);寬(6)轉彎(7),勿觸(8)棱(9)。

執(10)虛(11)器(12),如(13)執盈(14);入虛室(15),如有人。

事(16)勿忙(17),忙多錯(18);勿畏(19)難(20),勿輕(21)略(22)。

鬥(23)鬧(24)場(25),絕勿近;邪(26)僻(27)事,絕勿問(28)。

Bính âm:

緩(huǎn) 揭(jiē) 簾(lián), 勿(wù) 有(yǒu) 聲(shēng);

寬(kuān) 轉(zhuǎn) 彎(wān), 勿(wù) 觸(chù) 棱(léng)。

執(zhí) 虛(xū) 器(qì), 如(rú) 執(zhí) 盈(yíng);

入(rù) 虛(xū) 室(shì), 如(rú) 有(yǒu) 人(rén)。

事(shì) 勿(wù) 忙(máng),忙(máng) 多(duō) 錯(cuò);

勿(wù) 畏(wèi) 難(nán), 勿(wù) 輕(qīng) 略(lüè)。

鬥(dòu) 鬧(nào) 場(chǎng), 絕(jué) 勿(wù) 近(jìn);

邪(xié) 僻(pì) 事(shì), 絕(jué) 勿(wù) 問(wèn)。

Chú âm:

緩(ㄏㄨㄢˇ) 揭(ㄐㄧㄝ) 簾(ㄌㄧㄢˊ),勿(ㄨˋ) 有(ㄧㄡˇ) 聲(ㄕㄥ);

寬(ㄎㄨㄢ) 轉(ㄓㄨㄢˇ) 彎(ㄨㄢ), 勿(ㄨˋ) 觸(ㄔㄨˋ) 棱(ㄌㄥˊ)。

執(ㄓˊ) 虛(ㄒㄩ) 器(ㄑㄧˋ), 如(ㄖㄨˊ) 執(ㄓˊ) 盈(ㄧㄥˊ);

入(ㄖㄨˋ) 虛(ㄒㄩ) 室(ㄕˋ), 如(ㄖㄨˊ) 有(ㄧㄡˇ) 人(ㄖㄣˊ)。

事(ㄕˋ) 勿(ㄨˋ) 忙(ㄇㄤˊ), 忙(ㄇㄤˊ) 多(ㄉㄨㄛ) 錯(ㄘㄨㄛˋ);

勿(ㄨˋ) 畏(ㄨㄟˋ) 難(ㄋㄢˊ), 勿(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 略(ㄌㄩㄝˋ)。

鬥(ㄉㄡˋ) 鬧(ㄋㄠˋ) 場(ㄔㄤˇ), 絕(ㄐㄩㄝˊ) 勿(ㄨˋ) 近(ㄐㄧㄣˋ);

邪(ㄒㄧㄝˊ) 僻(ㄆㄧˋ) 事(ㄕˋ), 絕(ㄐㄩㄝˊ) 勿(ㄨˋ) 問(ㄨㄣˋ)。

Âm Hán Việt:

Hoãn yết liêm, vật hữu thanh; khoan chuyển loan, vật xúc lăng.

Chấp hư khí, như chấp doanh; nhập hư thất, như hữu nhân.

Sự vật mang, mang đa thác; vật úy nan, vật khinh lược.

Đấu náo trường, tuyệt vật cận; tà tích sự, tuyệt vật vấn.

Lời dịch:

Vén mành chậm, chớ ra tiếng; rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc.

Cầm vật rỗng, như vật đầy; vào phòng trống, như có người.

Chớ làm vội, vội sai nhiều; không sợ khó, chớ qua loa.

Nơi ồn náo, không được gần; việc sai lạ, không được hỏi.

Từ vựng:

(1) hoãn (緩): chậm.

(2) yết (揭): mở, nhấc lên.

(3) liêm (簾): tấm mành, treo trên cửa sổ để che mưa gió, ánh nắng, bình thường được làm bằng tre, vải, nhựa…

(4) vật (勿): chớ, không được, không thể.

(5) thanh (聲): âm thanh, tiếng.

(6) khoan (寬): rộng, chỉ khoảng cách lớn.

(7) chuyển loan (轉彎): thay đổi phương hướng, chuyển, rẽ, ngoặt.

(8) xúc (觸): sờ, đụng, chạm, va.

(9) lăng (棱): gờ, cạnh, góc, ở đây chỉ góc tường, ý là chỉ góc vuông của vật thể.

(10) chấp (執): cầm, nắm.

(11) hư (虛): trống không, rỗng.

(12) khí (器): gọi chung các thứ dụng cụ như: cơ khí, vũ khí, binh khí, khí cụ, khí giới…

(13) như (如): giống như, tựa như, hình như.

(14) doanh (盈): đầy, đầy đủ, tràn đầy, sung mãn.

(15) thất (室): bên trong phòng ốc.

(16) sự (事): sự tình, chuyện, chỉ hành động của ai đó và gặp phải tình huống nào đó.

(17) mang (忙): bận rộn, vội vã, vội vàng, ý là việc rất nhiều, đang gấp rút giải quyết.

(18) thác (錯): sai, sai lầm, lỗi, lỗi lầm.

(19) úy (畏): sợ hãi, sợ sệt, lo sợ.

(20) nan (難): khó, khó khăn, việc không dễ dàng.

(21) khinh (輕): khinh, xem thường, coi thường.

(22) lược (略): lơ là, sơ suất, qua loa, lơ đễnh.

(23) đấu (鬥): tranh đấu, tranh chấp, tranh nhau.

(24) nháo (鬧): ầm ĩ, huyên náo, cãi nhau gây sự.

(25) trường (場): sân, bãi, nơi đất trống hoặc chỗ nhiều người tụ tập.

(26) tà (邪): bất chính, ở đây chỉ hành vi và tư tưởng bất chính, sai trái.

(27) tích (僻): ít thấy, hiếm thấy, quái lạ, không thường gặp.

(28) vấn (問): hỏi thăm, thăm dò, hỏi tới.

Lời giải thích:

Khi nhấc mành cửa phải làm chầm chậm, đừng để phát ra âm thanh; khi chuyển hướng, khoảng cách phải rộng ra một chút để không va vào chỗ có góc cạnh. Mặc dù trong tay cầm một vật trống rỗng nhưng cũng nên cẩn thận giống như mang một vật chứa nhiều đồ; đi vào phòng không có người cũng giống như đi vào phòng có người.

Làm việc nào đó không nên làm gấp gáp vội vã, nếu quá gấp gáp sẽ sinh ra nhiều lỗi sai, nhầm lẫn; đừng ngại khó khăn, cũng không nên phớt lờ, xem thường làm hời hợt. Nơi dễ xảy ra gây chuyện, đánh nhau, tuyệt đối không được đến gần; hành vi và tư tưởng sai trái, bất chính, cũng tuyệt đối không được nghe hay hỏi tới.

Câu chuyện tham khảo:

Liễu thiếu gia trầm mê vào múa hát và sắc đẹp dẫn đến tán gia bại sản

Vào thời nhà Thanh, tại tỉnh An Huy có hai vị phú ông họ Ân và họ Liễu qua lại giao tình với nhau rất tốt. Khi ông Liễu lâm bệnh nặng, ông đành phải nhờ ông Ân thay ông trông nom cậu con trai duy nhất còn nhỏ tuổi của mình.

Con trai của ông Liễu lớn lên, suốt ngày cùng với một đám vô lại uống rượu đánh bạc nơi chốn phong nguyệt, thỏa thích hưởng lạc. Ông Ân nhiều lần khuyên nhủ, thậm chí khóc lóc khuyên can hy vọng anh sửa đổi, song anh vẫn như cũ không chút nào hối cải. Ông Ân khuyên không được đành phái người ngày ngày đi đánh bạc cùng anh, nếu thua rồi sẽ bảo anh ta bán ruộng, ông Ân lại nhờ người thu mua lại với giá thấp. Sau đó, Liễu thiếu gia bán ruộng đất, nhà cửa, vàng bạc châu báu,… không được mấy năm thì gia sản khổng lồ đã không còn gì nữa, toàn bộ thuộc sở hữu của ông Ân.

Rơi vào đường cùng, Liễu thiếu gia phải tìm đến người thân thích xin ở nhờ. Chịu không nổi cảnh bị người đời sỉ nhục xua đuổi đành đến chùa chiền đạo quán, nhưng thánh địa tu hành cũng không thu nhận, cuối cùng đành phải đi xin ăn từng nhà, trở thành thành viên trẻ tuổi trong nhóm ăn xin. Ông Ân thấy anh đã chịu đủ khổ sở, mới gọi anh đến nhà, cho anh tắm rửa ăn cơm, sau đó nói: “Con còn nhớ trước đây ta đã khuyên bảo con không?”. Liễu thiếu gia đau buồn khóc lớn, vô cùng hối hận vì sự phóng đãng của mình trước đây. Ân phú ông nói: “Những gì đã mất thì không thể lấy lại được, con giờ đây phải cố gắng ở nhà ta đọc sách, tương lai vẫn có thể đạt được thành tựu!”.

Từ đó Liễu thiếu gia đã thay đổi bản thân, khắc khổ cầu học, hơn một năm sau thì thi đậu tú tài. Ông Ân thấy anh đã sửa đổi, liền giao lại tất cả tài sản đã thu mua trước đó cho anh, nghiêm nghị nói: “Trước kia ta thấy con không nghe ta khuyên nhủ, biết con không cùng đường thì không tỉnh ngộ, bất đắc dĩ mới phải dùng phương pháp “Trí chi tử địa nhi hậu sinh” (Dồn người vào đường cùng không có đường lui, đành phải liều mình tiến tới, tìm cách sinh tồn), trước đây mấy người đánh bạc với con là do ta phái đi, những người mua lại những thứ của con cũng là do ta nhờ họ làm. Nay kế đã thành, tiền đồ tương lai của con nay xán lạn, lão phu ta giờ đã không phụ lòng gửi gắm của cha con lúc lâm chung, sau này gặp ông ấy nơi chín suối ta sẽ không phải hổ thẹn rồi!”. Liễu thiếu gia nghe xong đột nhiên tỉnh ngộ, quỳ xuống dập đầu khóc, cảm kích nói không nên lời.

(Trích từ “Du Khúc Viên Bút Ký” của Du Việt thời nhà Thanh)

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-16.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45081

https://www.epochtimes.com/b5/10/7/16/n2967790.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (16) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (15)https://chanhkien.org/2022/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-15.htmlSat, 06 Aug 2022 08:01:12 +0000https://chanhkien.org/?p=28876Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 步(1)從容(2),立(3)端正(4);揖(5)深圓(6),拜(7)恭敬。 勿踐閾(8),勿跛倚(9);勿箕踞(10),勿搖髀(11)。 Bính âm: 步(bù) 從(cōng) 容(róng), 立(lì) 端(duān) 正(zhèng); 揖(yī) 深(shēn) 圓(yuán), 拜(bài) 恭(gōng) 敬(jìng)。 勿(wù) 踐(jiàn) 閾(yù), 勿(wù) 跛(bǒ) 倚(yǐ); 勿(wù) 箕(jī) 踞(jù), 勿(wù) 搖(yáo) 髀(bì)。 Chú âm: 步(ㄅㄨˋ) 從(ㄘㄨㄥ) 容(ㄖㄨㄥˊ),立(ㄌㄧˋ) 端(ㄉㄨㄢ) 正(ㄓㄥˋ); 揖(ㄧ) 深(ㄕㄣ) 圓(ㄩㄢˊ), 拜(ㄅㄞˋ) 恭(ㄍㄨㄥ) 敬(ㄐㄧㄥˋ)。 […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

步(1)從容(2),立(3)端正(4);揖(5)深圓(6),拜(7)恭敬。

勿踐閾(8),勿跛倚(9);勿箕踞(10),勿搖髀(11)。

Bính âm:

步(bù) 從(cōng) 容(róng), 立(lì) 端(duān) 正(zhèng);

揖(yī) 深(shēn) 圓(yuán), 拜(bài) 恭(gōng) 敬(jìng)。

勿(wù) 踐(jiàn) 閾(yù), 勿(wù) 跛(bǒ) 倚(yǐ);

勿(wù) 箕(jī) 踞(jù), 勿(wù) 搖(yáo) 髀(bì)。

Chú âm:

步(ㄅㄨˋ) 從(ㄘㄨㄥ) 容(ㄖㄨㄥˊ),立(ㄌㄧˋ) 端(ㄉㄨㄢ) 正(ㄓㄥˋ);

揖(ㄧ) 深(ㄕㄣ) 圓(ㄩㄢˊ), 拜(ㄅㄞˋ) 恭(ㄍㄨㄥ) 敬(ㄐㄧㄥˋ)。

勿(ㄨˋ) 踐(ㄐㄧㄢˋ) 閾(ㄩˋ), 勿(ㄨˋ) 跛(ㄅㄛˇ) 倚(ㄧˇ);

勿(ㄨˋ) 箕(ㄐㄧ) 踞(ㄐㄩˋ), 勿(ㄨˋ) 搖(ㄧㄠˊ) 髀(ㄅㄧˋ)。

Âm Hán Việt:

Bộ thung dung, lập đoan chính; ấp thâm viên, bái cung kính.

Vật tiễn quắc, vật bả ỷ; vật ki cứ, vật dao bễ.

Lời dịch:

Đi thong thả, đứng ngay thẳng; chào cúi sâu, lạy cung kính.

Chớ đạp thềm, không nghiêng dựa; chớ ngồi dang, chớ rung đùi.

Từ vựng:

(1) bộ (步): đi đường.

(2) thung dung (從容): thong dong, ung dung, tâm tình thư giãn, dáng điệu từ tốn.

(3) lập (立): đứng thẳng.

(4) đoan chính (端正): cân đối, ngay ngắn, nghiêm chỉnh, ngẩng đầu ưỡn ngực.

(5) ấp (揖): vái chào, chắp tay hành lễ. Hai tay ôm quyền, khom lưng hành lễ.

(6) thâm viên (深圓): chỉ tư thế khom lưng cúi đầu đúng cách và thích hợp.

(7) bái (拜): cúi đầu chắp tay hành lễ, hoặc quỳ xuống dập đầu hành lễ quỳ lạy.

(8) tiễn quắc (踐閾): giẫm lên bậc cửa, thềm cửa. Tiễn: giẫm, đứng, đạp. Quắc: thanh ngang cửa.

(9) bả ỷ (跛倚): thân thể nghiêng lệch, đứng không ngay thẳng. Bả: chân có tàn tật mà tư thế đi nghiêng ngã. Ỷ: lệch, nghiêng, chênh chếch.

(10) ki cứ (箕踞): ngồi duỗi hai chân, ngồi mở hai chân, hình dạng như cái ki hốt rác, là một hình thức không tuân thủ lễ tiết hoặc lối ngồi có thái độ ngạo mạn. Ki: dụng cụ hình giống chữ U đan bằng tre dùng để hốt cám hay thường chứa rác, bụi bặm, cặn bã. Cứ: ngồi duỗi chân, hai chân như hình chữ bát (八).

(11) dao bễ (搖髀): rung đùi, lắc đùi. Bễ: đùi.

Lời giải thích:

Đi đường thong thả, ung dung, không vội vã; Đứng tư thế đoan chính, ngay thẳng, ngẩng đầu ưỡn ngực; vái chào phải chắp tay khom lưng, hành lễ quỳ lạy thái độ phải cung kính.

Chân không thể giẫm đạp lên thềm cửa, thân thể không được nghiêng lệch, xiêu vẹo; ngồi xuống không được mở rộng hai chân, không được rung đùi.

Câu chuyện tham khảo:

Trưởng Tôn Kiệm tự trọng nên được người trọng – Lưu truyền đạo đức thanh liêm

Trưởng Tôn Kiệm, người Bắc Chu Hà Nam, tên thường gọi là Khánh Minh. Từ nhỏ ông đã là người đoan chính, phẩm đức cao thượng, thần thái nghiêm túc, tuy ở trong nhà mình, nhưng ông vẫn thận trọng bảo trì sự đoan trang suốt cả ngày, Chu Văn Đế rất kính trọng ông, ban cho ông tên là Kiệm để biểu dương phẩm hạnh thanh cao của ông.

Sau này Trưởng Tôn Kiệm lên làm Thượng thư (chức quan chưởng thư phụ trách quản lý sớ tâu của quần thần), từng cùng với quần thần ngồi hầu bên cạnh Hoàng đế. Chu Văn Đế nói với mọi người rằng: “Vị Tôn công này cử chỉ trầm tĩnh, nho nhã, ta mỗi lần nói chuyện với ông ấy, đều luôn cảm thấy kính nể, rất sợ bản thân có điều thất lễ”.

Khi đất Kinh Châu (*) vừa quy thuận, Chu Văn Đế lệnh cho Trưởng Tôn Kiệm thống lĩnh 3 kinh 12 châu. Bởi vì Kinh Châu là vùng đất hoang dã, nếp sống phong tục dân chúng chưa khai hoá mở mang, người trẻ tuổi không biết tôn kính người lớn. Trưởng Tôn Kiệm chăm chỉ khuyên bảo nên phong tục thay đổi rất nhiều. Quan lại và nhân dân dâng thư thỉnh cầu, vì Trưởng Tôn Kiệm mà xây lầu Thanh Đức, lập bia ca ngợi ông. (Trích từ “Bắc Sử” và “Chu Thư”).

  • Chú thích: Kinh Châu, nước Sở thời cổ đại, hiện nay là vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, thời cổ văn hóa lễ giáo ở vùng đất này thấp hơn so với đất Trung Nguyên, vì vậy còn bị gọi là Kinh Man, Nam Man (Man thường dùng để chỉ những vùng đất lễ giáo văn hóa còn thấp), ý chỉ dân tộc không văn minh ở phương nam. Đây là vùng đất quan trọng về chính trị và quân sự, là vùng giao tranh mà các nhà quân sự tranh giành từ thời Tam Quốc đến Nam Bắc triều.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-15.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45065

https://www.epochtimes.com/b5/10/7/4/n2956670.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (15) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (14)https://chanhkien.org/2022/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-14.htmlThu, 28 Jul 2022 04:52:26 +0000https://chanhkien.org/?p=28840Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 衣貴(1)潔(2),不貴華(3);上(4)循分(5),下(6)稱家(7)。 對飲食 ,勿揀擇(8);適(9)可止,勿過則(10)。 年方少(11),勿飲酒;飲酒醉,最為醜(12)。 Bính âm: 衣(yī) 貴(guì) 潔(jié), 不(bú) 貴(guì) 華(huá); 上(shàng) 循(xún) 分(fèn), 下(xià) 稱(chèng) 家(jiā)。 對(duì) 飲(yǐn) 食(shí) , 勿(wù) 揀(jiǎn) 擇(zé); 適(shì) 可(kě) 止(zhǐ), 勿(wù) 過(guò) 則(zé)。 年(nián) 方(fāng) 少(shào), 勿(wù) 飲(yǐn) 酒(jiǔ); 飲(yǐn) 酒(jiǔ) 醉(zuì), 最(zuì) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

衣貴(1)潔(2),不貴華(3);上(4)循分(5),下(6)稱家(7)。

對飲食 ,勿揀擇(8);適(9)可止,勿過則(10)。

年方少(11),勿飲酒;飲酒醉,最為醜(12)。

Bính âm:

衣(yī) 貴(guì) 潔(jié), 不(bú) 貴(guì) 華(huá);

上(shàng) 循(xún) 分(fèn), 下(xià) 稱(chèng) 家(jiā)。

對(duì) 飲(yǐn) 食(shí) , 勿(wù) 揀(jiǎn) 擇(zé);

適(shì) 可(kě) 止(zhǐ), 勿(wù) 過(guò) 則(zé)。

年(nián) 方(fāng) 少(shào), 勿(wù) 飲(yǐn) 酒(jiǔ);

飲(yǐn) 酒(jiǔ) 醉(zuì), 最(zuì) 為(wéi) 醜(chǒu)。

Chú âm:

衣(ㄧ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 潔(ㄐㄧㄝˊ),不(ㄅㄨˊ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 華(ㄏㄨㄚˊ);

上(ㄕㄤˋ) 循(ㄒㄩㄣˊ) 分(ㄈㄣˋ),下(ㄒㄧㄚˋ) 稱(ㄔㄥˋ) 家(ㄐㄧㄚ)。

對(ㄉㄨㄟˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ), 勿(ㄨˋ) 揀(ㄐㄧㄢˇ) 擇(ㄗㄜˊ);

適(ㄕˊ) 可(ㄎㄜˇ) 止(ㄓˇ), 勿(ㄨˋ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 則(ㄗㄜˊ)。

年(ㄋㄧㄢˊ) 方(ㄈㄤ) 少(ㄕㄠˋ), 勿(ㄨˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 酒(ㄐㄧㄡˇ);

飲(ㄧㄣˇ) 酒(ㄐㄧㄡˇ) 醉(ㄗㄨㄟˋ),最(ㄗㄨㄟˋ) 為(ㄨㄟˊ) 醜(ㄔㄡˇ)。

Âm Hán Việt:

Y quý khiết, bất quý hoa; thượng tuần phân, hạ xứng gia.

Đối ẩm thực, vật giản trạch; thích khả chỉ, vật quá tắc.

Niên phương thiếu, vật ẩm tửu; ẩm tửu túy, tối vi xú.

Lời dịch:

Áo trọng sạch, không trọng sang; trước theo phận, sau hợp nhà.

Với ăn uống, chớ kén chọn; vừa no dừng, chớ quá mức.

Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu; uống rượu say, rất là xấu.

Từ vựng:

(1) quý (貴): chú trọng, coi trọng.

(2) khiết (潔): thanh khiết, sạch sẽ, chỉnh tề.

(3) hoa (華): cao quý, hoa lệ, sang trọng.

(4) thượng (上): trước tiên, phía trước.

(5) tuần phân (循分): tuân theo bổn phận của mình. Tuần: tuân thủ, làm theo. Phân: bổn phận.

(6) hạ (下): sau.

(7) xưng gia (稱家): tương xứng với điều kiện địa vị của gia đình. Xưng: tương xứng, hợp. Gia: gia cảnh, hoàn cảnh gia đình.

(8) giản trạch (揀擇): kén chọn, lựa chọn. Giản: lựa chọn, lựa. Trạch: tuyển chọn.

(9) thích (適): thích hợp, tương hợp, tương đương.

(10) quá tắc (過則): vượt qua tiêu chuẩn, quá lượng. Quá: vượt qua. Tắc: chuẩn tắc.

(11) niên phương thiếu (年方少): tuổi nhỏ, tuổi trẻ.

(12) xú (醜): xấu, xấu xí, xấu xa.

Lời giải thích:

Mặc quần áo cần chú trọng chỉnh tề, sạch sẽ, không phải coi trọng đắt tiền, lộng lẫy; quần áo mặc trước tiên cần phải cân nhắc đến thân phận, địa vị của mình và nơi chốn mình đến tham dự, sau đó càng phải cân nhắc sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình mình.

Ăn uống hằng ngày phải chú ý cân đối dinh dưỡng, không được kén chọn; ba bữa cơm nên chừng mực, không được ăn uống quá mức.

Người trẻ tuổi không được uống rượu, bởi vì uống say sẽ ăn nói xằng bậy, lộ ra trăm thói xấu.

Câu chuyện tham khảo:

Tư Mã Quang dạy con

Tư Mã Quang (1019 – 1086) tự là Quân Thực, người thế gian gọi là Tốc Thủy tiên sinh, là người Thiểm Châu thời Bắc Tống (nay là huyện Hạ, tỉnh Sơn Tây), là một nhà sử học nổi tiếng thời Bắc Tống. Trong cuộc đời của Tư Mã Quang có rất nhiều câu chuyện cảm động được lưu truyền. Ông là một vị quan thanh liêm, cung kính, khiêm tốn, chính trực, không thích phong cách xa hoa, luôn được mọi người lưu truyền ca ngợi. Ngay cả Vương An Thạch là đối thủ chính trị cũng khâm phục phẩm đức của ông, nguyện ý trở thành láng giềng của ông.

Tư Mã Quang cả trong công việc và cuộc sống đều hết sức chú ý giáo dục con cái phải tránh sự xa xỉ lãng phí, nên tiết kiệm chi tiêu. Lúc ấy, vì để hoàn thành cuốn sách kiệt tác lịch sử “Tư Trị Thông Giám”, ông không chỉ tìm đến các nhà sử học giàu kinh nghiệm như Phạm Tổ Vũ, Lưu Thứ và Lưu Ban giúp sức mà còn yêu cầu con trai Tư Mã Khang tham gia vào công việc này. Một lần, ông nhìn thấy cách con trai mình dùng móng tay giở sách thì trong lòng vô cùng tức giận. Ông nghiêm khắc dạy con phương pháp và kinh nghiệm giữ gìn sách vở. Ông nói: Trước khi đọc sách, phải lau bàn khô và sạch sẽ, trải một tấm khăn lót lên bàn. Lúc đọc sách phải ngồi tư thế đoan chính ngay ngắn. Khi lật trang sách, đầu tiên phải dùng cạnh ngón cái của tay phải nâng mép của trang sách lên, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng lật trang sách. Ông khuyên dạy con rằng: Người kinh doanh phải tích góp thêm một số tiền vốn, người đọc sách thì nên giữ gìn sách vở cho thật tốt.

Tư Mã Quang sống cuộc đời vô cùng giản dị, tiết kiệm. Ông quan niệm rằng “Cả đời này y phục chỉ cần che được giá lạnh, ăn chỉ cần no bụng là được”, nhưng ông cũng dạy “không được giở những chiêu trò bẩn thỉu để gây dựng tên tuổi”. Ông thường giáo dục con rằng: “Thực phong nhi sinh xa, khoát thịnh nhi sinh xỉ” ý nói ăn uống mà sung túc thì dễ sinh ra xa xỉ, xa xỉ thì sẽ sinh ra hoang phí. Ông cực lực phản đối những phong tục hủ bại trong xã hội thời bấy giờ, ví dụ như: Làm việc ăn nói phô trương, khoe khoang giàu có, người hầu tôi tớ mặc những trang phục tương tự như trang phục của nhân sĩ, nông dân ra đồng cũng mang giày lụa. Tư Mã Quang cực kỳ ủng hộ sự tiết kiệm giản dị, câu danh ngôn nổi tiếng nhất của ông vẫn còn lưu truyền đến ngày nay chính là “Do kiệm nhập xa dịch, do xa nhập kiệm nan”. Câu này ý nói: Từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa, giàu có thì tương đối dễ dàng, đơn giản, nhưng đã sống cuộc sống xa hoa giàu có rồi mà chuyển về cuộc sống tiết kiệm thì khá khó khăn.

Dưới sự giáo dục của Tư Mã Quang, con trai ông Tư Mã Khang từ nhỏ đã hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm, cũng lấy tiết kiệm để tự khắc chế mình. Ông cũng từng đảm nhiệm qua các chức vụ như: Hiệu thư lang, Quan biên soạn kiêm coi việc giảng sách cho vua, cũng nhờ học sâu hiểu rộng nên làm người liêm khiết và sống tiết kiệm giản dị và được hậu thế ca ngợi.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-14.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45064

https://www.epochtimes.com/b5/10/6/22/n2945203.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (14) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (13)https://chanhkien.org/2022/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-13.htmlFri, 08 Jul 2022 23:31:48 +0000https://chanhkien.org/?p=28783Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 冠(1)必正(2),紐(3)必結(4);襪與履(5),俱(6)緊切(7)。 置冠服,有定位,勿亂頓(8),致(9)污穢(10)。 Bính âm: 冠(guān) 必(bì) 正(zhèng), 紐(niǔ) 必(bì) 結(jié); 襪(wà) 與(yǔ) 履(lǚ), 俱(jù) 緊(jǐn) 切(qiè)。 置(zhì) 冠(guān) 服(fú), 有(yǒu) 定(dìng) 位(wèi), 勿(wù) 亂(luàn) 頓(dùn), 致(zhì) 污(wū) 穢(huì)。 Chú âm: 冠(ㄍㄨㄢ) 必(ㄅㄧˋ) 正(ㄓㄥˋ), 紐(ㄋㄧㄡˇ) 必(ㄅㄧˋ) 結(ㄐㄧㄝˊ); 襪(ㄨㄚˋ) 與(ㄩˇ) 履(ㄌㄩˇ), 俱(ㄐㄩˋ) 緊(ㄐㄧㄣˇ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

冠(1)必正(2),紐(3)必結(4);襪與履(5),俱(6)緊切(7)。

置冠服,有定位,勿亂頓(8),致(9)污穢(10)。

Bính âm:

冠(guān) 必(bì) 正(zhèng), 紐(niǔ) 必(bì) 結(jié);

襪(wà) 與(yǔ) 履(lǚ), 俱(jù) 緊(jǐn) 切(qiè)。

置(zhì) 冠(guān) 服(fú), 有(yǒu) 定(dìng) 位(wèi),

勿(wù) 亂(luàn) 頓(dùn), 致(zhì) 污(wū) 穢(huì)。

Chú âm:

冠(ㄍㄨㄢ) 必(ㄅㄧˋ) 正(ㄓㄥˋ), 紐(ㄋㄧㄡˇ) 必(ㄅㄧˋ) 結(ㄐㄧㄝˊ);

襪(ㄨㄚˋ) 與(ㄩˇ) 履(ㄌㄩˇ), 俱(ㄐㄩˋ) 緊(ㄐㄧㄣˇ) 切(ㄑㄧㄝˋ)。

置(ㄓˋ) 冠(ㄍㄨㄢ) 服(ㄈㄨˊ), 有(ㄧㄡˇ) 定(ㄉㄧㄥˋ) 位(ㄨㄟˋ),

勿(ㄨˋ) 亂(ㄌㄨㄢˋ) 頓(ㄉㄨㄣˋ),致(ㄓˋ) 污(ㄨ) 穢(ㄏㄨㄟˋ)。

Âm Hán Việt:

Quan tất chính, nữu tất kết; miệt dữ lý, câu khẩn thiết.

Trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế.

Lời dịch:

Mũ phải ngay, nút phải cài; vớ và giày, đều buộc chặt.

Mũ quần áo, để cố định, chớ bừa bãi, gây dơ bẩn.

Từ vựng:

(1) quan (冠): mũ, nón.

(2) chính (正): ngay ngắn, chỉnh tề, nghiêm chỉnh.

(3) nữu (紐 hay 钮): khuy áo, nút áo, cúc áo.

(4) kết (結): cài, gài.

(5) lý (履): giày.

(6) câu (俱): đều.

(7) khẩn thiết (緊切): sát chặt, buộc chặt.

(8) loạn đốn (亂頓): bỏ lung tung, để bừa bãi.

(9) trí (致): dẫn đến, làm cho, gây ra, đưa tới.

(10) ô uế (污穢): dơ bẩn, bẩn thỉu, dơ dáy.

Lời giải thích:

Đội mũ (nón) nhất định phải ngay ngắn, khuy nút quần áo nhất định phải được cài cho tốt; mang vớ và mang giày đều phải buộc chặt dây giày.

Cởi mũ (nón) và quần áo, phải treo hoặc để ở vị trí cố định, không được vứt bừa bãi lung tung, dẫn đến dơ bẩn, lộn xộn trong nhà.

Câu chuyện tham khảo:

Nhà Nho học thức cần phải uyên bác, áo mũ chỉ cần phù hợp hoàn cảnh

Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử rằng: “Thưa Tiên sinh, Ngài mặc trên người là trang phục của nhà Nho (*) phải không?”

Khổng Tử trả lời: “Tôi thuở nhỏ ở nước Lỗ mặc trang phục áo tay rộng mà người nước Lỗ mặc. Sau này lớn lên ở nước Tống tôi lại đội mũ Chương quan làm bằng vải đen mà người nước Tống đội. Tôi nghe nói người quân tử hiền đức cần học rộng, có học thức uyên bác, trang phục chỉ cần nhập cảnh tùy tục, áo mũ phù hợp hoàn cảnh là được rồi. Tôi chưa hề biết nhà Nho cần trang phục đặc thù nào cả!” (Trích từ Lễ Ký・Nho Hạnh)

  • Chú thích: Nhà Nho là người nghiên cứu học thuật Nho gia, sau này chỉ người đọc sách.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-13.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45063

https://www.epochtimes.com/b5/10/6/5/n2929075.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (13) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (12)https://chanhkien.org/2022/07/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-12.htmlFri, 01 Jul 2022 23:41:47 +0000https://chanhkien.org/?p=28761Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 朝(1)起早,夜眠(2)遲(3);老易至(4),惜(5)此時(6)。 晨必盥(7) ,兼(8)漱口;便溺(9)回,輒(10)淨手(11)。 Bính âm: 朝(zhāo) 起 (qǐ) 早 (zǎo),夜(yè) 眠 (mián) 遲 (chí); 老 (lǎo) 易 (yì) 至 (zhì),惜 (xí) 此 (cǐ) 時 (shí)。 晨 (chén) 必 (bì) 盥 (guàn), 兼 (jiān) 漱 (shù) 口 (kǒu); 便 (biàn) 溺 (niào) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

朝(1)起早,夜眠(2)遲(3);老易至(4),惜(5)此時(6)。

晨必盥(7) ,兼(8)漱口;便溺(9)回,輒(10)淨手(11)。

Bính âm:

朝(zhāo) 起 (qǐ) 早 (zǎo),夜(yè) 眠 (mián) 遲 (chí);

老 (lǎo) 易 (yì) 至 (zhì),惜 (xí) 此 (cǐ) 時 (shí)。

晨 (chén) 必 (bì) 盥 (guàn), 兼 (jiān) 漱 (shù) 口 (kǒu);

便 (biàn) 溺 (niào) 回 (huí), 輒 (zhé) 淨 (jìng) 手 (shǒu)。

Chú âm:

朝 (ㄓㄠ) 起(ㄑㄧˇ) 早 (ㄗㄠˇ), 夜 (ㄧㄝˋ) 眠 (ㄇㄧㄢˊ) 遲 (ㄔˊ);

老 (ㄌㄠˇ) 易(ㄧˋ) 至 (ㄓˋ),惜 (ㄒㄧˊ) 此 (ㄘˇ) 時 (ㄕˊ)。

晨 (ㄔㄣˊ) 必 (ㄅㄧˋ) 盥 (ㄍㄨㄢˋ),兼 (ㄐㄧㄢ) 漱 (ㄕㄨˋ) 口 (ㄎㄡˇ);

便 (ㄅㄧㄢˋ) 溺 (ㄋㄧㄠˋ) 回 (ㄏㄨㄟˊ),輒 (ㄓㄜˊ) 淨 (ㄐㄧㄥˋ) 手 (ㄕㄡˇ)。

Âm Hán Việt:

Triêu khởi tảo, dạ miên trì; lão dị chí, tích thử thời.

Thần tất quán, kiêm sấu khẩu; tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ.

Lời dịch:

Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ; rất nhanh già, quý thời gian.

Sáng rửa mặt, cùng súc miệng; đi xí xong, liền rửa tay.

Từ vựng:

(1) triêu (朝): buổi sáng.

(2) miên (眠): ngủ, đi ngủ.

(3) trì (遲): muộn, trễ, chậm.

(4) dị chí (易至): rất nhanh đến.

(5) tích (惜): yêu quý.

(6) thì (時): thời gian.

(7) quán (盥): rửa mặt rửa tay.

(8) kiêm (兼): đồng thời, cùng lúc.

(9) tiện niệu (便溺): đi vệ sinh, đi nhà xí.

(10) triếp (輒): mỗi lần, ngay tức thì, liền, thường, luôn.

(11) tịnh thủ (淨手): rửa tay.

Lời giải thích:

Buổi sáng phải dậy sớm, ban đêm phải tận dụng thời gian để học tập nhiều hơn, có thể ngủ muộn một chút; chúng ta cần phải trân quý thời gian hiện tại, bởi vì con người chẳng mấy chốc sẽ già.

Buổi sáng dậy sớm, nhất định phải rửa mặt, đánh răng súc miệng; mỗi lần đi vệ sinh xong, nhất định phải rửa tay liền.

Câu chuyện tham khảo:

Nghe gà gáy dậy luyện võ

Theo “Tấn Thư・ Quyển 62・Tổ Địch Liệt Truyện” viết, Tổ Địch, tự là Sĩ Trĩ, là người huyện Phạm Dương Tù (nay là huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc), tính tình hào phóng, là người nghĩa hiệp thường cứu giúp người nghèo khổ cho nên rất được mọi người kính trọng. Lúc ấy tình thế quốc gia đang loạn trong giặc ngoài, Tổ Địch quyết chí tận lực vì quốc gia, dẹp yên loạn lạc.

Về sau, ông và người bạn thân Lưu Côn cùng nhậm chức ở Tư Châu, vì cùng chí hướng nên hai người bèn ở chung để cùng nhau rèn luyện trau dồi. Lúc bấy giờ hai người chứng kiến người Hồ xâm lược phía nam, tàn phá đất nước, trong lòng đều vô cùng đau buồn phẫn nộ, liền quyết chí muốn báo đáp phục vụ quốc gia. Có một lần, vào lúc nửa đêm Tổ Địch nghe thấy tiếng gà gáy, mặc dù trời còn chưa sáng nhưng ông vẫn bật dậy, vì thời gian quý giá cần phải tận dụng, liền đánh thức Lưu Côn đang ngủ bên cạnh và nói: “Huynh nghe tiếng gà gáy không? Chúng ta hãy mau thức dậy, nên nắm lấy thời gian luyện võ nào!”. Thế là hai người không quản ngại đêm tối lạnh lẽo, ra sân múa kiếm rèn luyện thân thể, đều đặn không bỏ sót ngày nào, luyện thành một thân người giỏi võ nghệ.

Sau đó Tổ Địch được nhà vua khen ngợi, được bổ nhiệm làm Đại tướng quân, mang binh lính đi dẹp yên loạn lạc, thu hồi rất nhiều đất đai bị chiếm đóng, cuối cùng hoàn thành tâm nguyện báo đáp quốc gia. Còn Lưu Côn thì làm Đô đốc, kiêm quản Tịnh châu, Ký châu, U châu (tên các châu thời cổ, ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) và cũng hết lòng thể hiện năng lực của ông.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-12.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45062

https://www.epochtimes.com/b5/10/5/16/n2909788.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (12) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (11)https://chanhkien.org/2022/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-11.htmlSun, 26 Jun 2022 23:31:41 +0000https://chanhkien.org/?p=28710Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 尊長前, 聲要低; 低(1)不聞(2), 卻(3)非宜(4)。 進必趨(5),退必遲(6); 問起對(7), 視(8)勿移。 事(9)諸父(10), 如事父; 事諸兄(11), 如事兄。 Bính âm: 尊(zūn) 長(zhǎng)前(qián), 聲(shēng)要(yào) 低(dī); 低(dī) 不(bù) 聞(wén), 卻(què) 非(fēi) 宜(yí)。 進(jìn) 必(bì) 趨(qū), 退(tuì) 必(bì) 遲(chí); 問(wèn) 起(qǐ) 對(duì), 視(shì) 勿(wù) 移(yí)。 事(shì) 諸(zhū) 父(fù), 如(rú) 事(shì) 父(fù); […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

尊長前, 聲要低; 低(1)不聞(2), 卻(3)非宜(4)。

進必趨(5),退必遲(6); 問起對(7), 視(8)勿移。

事(9)諸父(10), 如事父; 事諸兄(11), 如事兄。

Bính âm:

尊(zūn) 長(zhǎng)前(qián), 聲(shēng)要(yào) 低(dī);

低(dī) 不(bù) 聞(wén), 卻(què) 非(fēi) 宜(yí)。

進(jìn) 必(bì) 趨(qū), 退(tuì) 必(bì) 遲(chí);

問(wèn) 起(qǐ) 對(duì), 視(shì) 勿(wù) 移(yí)。

事(shì) 諸(zhū) 父(fù), 如(rú) 事(shì) 父(fù);

事(shì) 諸(zhū) 兄(xiōng), 如(rú) 事(shì) 兄(xiōng)。

Chú âm:

尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ) 前(ㄑㄧㄢˊ), 聲(ㄕㄥ) 要(ㄧㄠˋ) 低(ㄉㄧ);

低(ㄉㄧ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ), 卻(ㄑㄩㄝˋ) 非(ㄈㄟ) 宜(ㄧˊ)。

進(ㄐㄧㄣˋ) 必(ㄅㄧˋ) 趨(ㄑㄩ), 退(ㄊㄨㄟˋ) 必(ㄅㄧˋ) 遲(ㄔˊ);

問(ㄨㄣˋ) 起(ㄑㄧˇ) 對(ㄉㄨㄟˋ), 視(ㄕˋ) 勿(ㄨˋ) 移(ㄧˊ)。

事(ㄕˋ) 諸(ㄓㄨ) 父(ㄈㄨˋ), 如(ㄖㄨˊ) 事(ㄕˋ) 父(ㄈㄨˋ);

事(ㄕˋ) 諸(ㄓㄨ) 兄(ㄒㄩㄥ), 如(ㄖㄨˊ) 事(ㄕˋ) 兄(ㄒㄩㄥ)。

Âm Hán Việt:

Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê; đê bất văn, khước phi nghi.

Tiến tất xu, thoái tất trì; vấn khởi đối, thị vật di.

Sự chư phụ, như sự phụ; sự chư huynh, như sự huynh.

Lời dịch:

Trước người lớn, phải nói nhỏ; nhỏ khó nghe, không đúng phép.

Đến phải nhanh, lui phải chậm; khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

Việc chú bác, như việc cha; việc anh họ, như anh ruột.

Từ vựng:

(1) đê (低): nhẹ giọng nói khẽ.

(2) văn (聞): nghe, nghe được, nghe thấy.

(3) khước (卻): ngược lại, trái lại.

(4) nghi (宜): thích hợp, vừa phải, thích nghi, thích đáng.

(5) xu (趨): đi nhanh, bước nhanh lên trước.

(6) trì (遲): chậm chạp.

(7) khởi đối (起對): đứng lên trả lời. Khởi: khởi lập, đứng lên, đứng dậy. Đối: đối đáp, trả lời.

(8) thị (視): nhìn, nhìn chăm chú.

(9) sự (事): sự tình, sự việc, chuyện; ở đây chỉ việc phụng dưỡng, hầu hạ.

(10) chư phụ (諸父): chú bác, anh em của cha. Anh của cha gọi là ‘bá phụ’ hay bác. Em của cha gọi là ‘thúc phụ’ hay chú. Nghĩa rộng là chỉ thế hệ ngang hàng với cha. Chư: chư vị, nhiều.

(11) chư huynh (諸兄): đường huynh, biểu huynh, anh em họ. Con của chú bác gọi là “đường huynh đệ’, con của cô, cậu, dì gọi là ‘biểu huynh đệ’. “Chư phụ chư huynh” chỉ thân thích của cha, nhưng nguyên tắc này cũng áp dụng với thân thích của mẹ.

Lời giải thích:

Khi ở trước mặt người lớn, phải nói khẽ, nhỏ nhẹ; tuy nhiên nếu tiếng nói nhỏ quá nghe không được thì lại không nên.

Khi đến trước mặt người lớn, phải bước nhanh lên, khi xin ra về phải bước chậm lại; Khi người lớn hỏi chuyện phải đứng lên trả lời, chăm chú nhìn người lớn, không được nhìn xung quanh.

Phụng dưỡng anh em của cha giống như phụng dưỡng cha; phụng sự cho anh em họ giống như phụng sự anh em ruột của mình.

Câu chuyện tham khảo:

Trương Lương qua cầu kính lão, ba lần đi sớm, cuối cùng đắc Đạo

Trương Lương, tự Tử Phòng, là công thần khai quốc của nhà Hán, ông được phong làm Lưu Hầu, làm Đại Tư Đồ (1).

Thuở nhỏ Trương Lương tản bộ qua cầu thuộc huyện Hạ Phi, tỉnh Giang Tô thì bỗng gió tuyết thổi mạnh, lúc đó cậu thấy có một ông lão đầu quấn khăn đen, mình mặc áo vàng, làm rơi giày xuống dưới cầu. Ông lão nói với Trương Lương: “Con ơi, giúp ông lấy chiếc giày lên với!”. Trương Lương không chút phiền hà, lập tức xuống cầu lượm giày giúp ông lão rồi dâng lên bằng hai tay. Ông lão đưa chân ra mang giày, Trương Lương lại cung kính giúp ông đi giày. Ông lão cười bảo: “Đứa trẻ này có thể dạy được! Sáng sớm ngày mai tới đây, ta có thứ muốn dạy cho con”.

Hôm sau khi trời gần rạng sáng, Trương Lương theo ước định đến điểm hẹn, không ngờ ông lão đã có mặt ở đó rồi, ông lão nói: “Chúng ta đã hẹn nhau rồi mà con lại đến trễ hơn ta, ta không thể đem đạo truyền cho con được”. Cứ như vậy ba lần, đến lần thứ ba thì Trương Lương mới tới trước ông lão, lại không tỏ ra chút mệt mỏi nào, ông lão rất vui, đưa cho cuốn sách và nói: “Đọc cuốn sách này có thể làm thầy của bậc đế vương (vua), nếu như lại muốn ta chỉ dạy thì hãy đến Cốc Thành, tỉnh Sơn Đông, dưới chân núi có tảng đá vàng đó chính là ta!”. Sau khi Trương Lương đọc quyển sách này, có thể tùy cơ ứng biến, giúp đỡ Hán Cao Tổ Lưu Bang bình định thiên hạ, người đời sau gọi quyển sách này là “Hoàng Thạch Công thư” (tức là Quyển sách của ông Hoàng Thạch). Dùng sách ấy để tu thân thì có thể tu luyện khí công, tịch cốc không ăn (2), được thân thể nhẹ nhàng, đắc đạo thành tiên.

Sau khi Trương Lương thi giải (3) qua đời, ông được mai táng tại Long Thủ Nguyên phía tây Trường An. Những năm cuối thời Tây Hán xảy ra loạn lạc Xích Mi, nông dân hợp thành quân Xích Mi (tức là đội quân lông mày đỏ), bắt giết quan viên và binh lính khắp nơi. Lúc đó có người đào mộ Trương Lương, chỉ thấy được cái gối đá vàng, cái gối này bỗng nhiên bay lên trời, giống như sao băng, lại không thấy thi thể Trương Lương và áo mũ.

Trương Lương trở thành tiên, hiệu là Thái Huyền đồng tử, hằng năm đi theo Thái Thượng Lão Quân (đối với Đạo gia gọi là Thủy tổ Lão Tử) ở nơi tiên cảnh. Cháu đời thứ tám của ông là Trương Đạo Lăng xuất gia tu đạo, bạch nhật phi thăng (4) ở núi Hạc Minh. Sau khi đắc Đạo thành tiên, ông đến núi Côn Luân triều kiến Tây Vương Mẫu, Trương Lương cũng đến tham gia buổi tiệc long trọng này. (Trích từ “Tiên Truyện Thập Di” của Đỗ Quang Đình thời nhà Đường).

Chú thích:

(1) Đại Tư Đồ: chức quan phụ trách quản về giáo dục, cùng ngang hàng với Đại Tư Mã, Đại Tư Không, gọi là Tam công.

(2) Tịch cốc: cách tu luyện của Đạo gia, không ăn ngũ cốc để tu thành tiên.

(3) Thi giải: hình thức viên mãn của Đạo gia, sau khi tu luyện đắc đạo, lấy một vật hóa thành xác của mình để cho người nhà làm mai táng, nhưng vì đã thành tiên, nên vẫn chưa chết thật sự.

(4) Bạch nhật phi thăng (ban ngày bay lên): tương truyền trong Đạo gia, sau khi tu luyện đắc Đạo thành chân nhân, nhục thân đã tu thành Đạo thể (thân thể tu Đạo), có thể mang theo Đạo thể bay lên trời.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-11.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45054

https://www.epochtimes.com/b5/10/5/9/n2902986.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (11) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (10)https://chanhkien.org/2022/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-10.htmlMon, 13 Jun 2022 09:52:18 +0000https://chanhkien.org/?p=28669Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 路遇長, 疾(1)趨(2)揖(3); 長無言, 退恭立(4)。 騎下馬, 乘下車; 過猶(5)待(6), 百步余(7)。 長者立, 幼勿坐; 長者坐, 命(8)乃(9)坐。 Bính âm: 路(lù) 遇(yù) 長(zhǎng), 疾(jí) 趨(qū) 揖(yī); 長(zhǎng) 無(wú) 言(yán), 退(tuì) 恭(gōng) 立(lì)。 騎(qí) 下(xià) 馬(mǎ), 乘(chéng) 下(xià) 車(chē); 過(guò) 猶(yóu) 待(dài), 百(bǎi) 步(bù) 余(yú)。 長(zhǎng) 者(zhě) 立(lì), […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

路遇長, 疾(1)趨(2)揖(3); 長無言, 退恭立(4)。

騎下馬, 乘下車; 過猶(5)待(6), 百步余(7)。

長者立, 幼勿坐; 長者坐, 命(8)乃(9)坐。

Bính âm:

路(lù) 遇(yù) 長(zhǎng), 疾(jí) 趨(qū) 揖(yī);

長(zhǎng) 無(wú) 言(yán), 退(tuì) 恭(gōng) 立(lì)。

騎(qí) 下(xià) 馬(mǎ), 乘(chéng) 下(xià) 車(chē);

過(guò) 猶(yóu) 待(dài), 百(bǎi) 步(bù) 余(yú)。

長(zhǎng) 者(zhě) 立(lì), 幼(yòu) 勿(wù) 坐(zuò);

長(zhǎng) 者(zhě) 坐(zuò), 命(mìng) 乃(nǎi) 坐(zuò)。

Chú âm:

路(ㄌㄨˋ) 遇(ㄩˋ) 長(ㄓㄤˇ), 疾(ㄐㄧˊ) 趨(ㄑㄩ) 揖(ㄧ);

長(ㄓㄤˇ) 無(ㄨˊ) 言(ㄧㄢˊ), 退(ㄊㄨㄟˋ) 恭(ㄍㄨㄥ) 立(ㄌㄧˋ)。

騎(ㄑㄧˊ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 馬(ㄇㄚˇ), 乘(ㄔㄥˊ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 車(ㄔㄜ);

過(ㄍㄨㄛˋ) 猶(ㄧㄡˊ) 待(ㄉㄞˋ), 百(ㄅㄞˇ) 步(ㄅㄨˋ) 余(ㄩˊ)。

長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 立(ㄌㄧˋ), 幼(ㄧㄡˋ) 勿(ㄨˋ) 坐(ㄗㄨㄛˋ);

長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 坐(ㄗㄨㄛˋ), 命(ㄇㄧㄥˋ) 乃(ㄋㄞˇ) 坐(ㄗㄨㄛˋ)。

Âm Hán Việt:

Lộ ngộ trưởng, tật xu ấp; trưởng vô ngôn, thoái cung lập.

Kỵ hạ mã, thừa hạ xa; quá do đãi, bách bộ dư.

Trưởng giả lập, ấu vật tọa; trưởng giả tọa, mệnh nãi tọa.

Lời dịch:

Gặp trên đường, nhanh đến chào; người không nói, kính lui đứng.

Phải xuống ngựa, phải xuống xe; đợi người đi, hơn trăm bước.

Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi; người lớn ngồi, cho phép ngồi.

Từ vựng:

(1) tật (疾): nhanh chóng.

(2) xu (趨): bước nhanh về phía trước.

(3) ấp (揖): khoanh tay chào hỏi, chắp tay hành lễ.

(4) cung lập (恭立): đứng một cách cung kính. Lập: đứng thẳng.

(5) do (猶): vẫn, vẫn còn.

(6) đãi (待): đợi, chờ, chờ đợi.

(7) dư (余): thêm ra, nhiều ra, nhiều hơn.

(8) mệnh (命): mệnh lệnh.

(9) nãi (乃): mới.

Lời giải thích:

Khi gặp người lớn đang đi trên đường, phải nhanh chóng bước đến khoanh tay chào hỏi (hành lễ thỉnh an); khi người lớn không nói chuyện, phải lùi sang một bên và đứng cung kính.

Khi cưỡi ngựa gặp được người lớn phải lập tức xuống ngựa, khi ngồi xe gặp được người lớn phải lập tức xuống xe. Khi người lớn đi ngang qua, phải chờ một chút, chờ đến khi người lớn rời đi hơn một trăm bước rồi thì bản thân mới có thể đi.

Người lớn đang đứng thì người trẻ không nên ngồi. Người lớn đang ngồi, bảo bạn ngồi thì mới có thể ngồi xuống.

Câu chuyện tham khảo:

Dương Thời, Du Tạc với giai thoại “Trình Môn Lập Tuyết”

Vào thời nhà Tống, Dương Thời và Du Tạc là hai vị Tiến sĩ trong tứ đại đệ tử của Trình Môn (1), họ từ Phúc Kiến xa xôi đến Hà Nam bái sư học đạo, lưu lại giai thoại thiên cổ “Trình Môn Lập Tuyết”.

Dương Thời khi nhỏ là một thần đồng, rất giỏi văn chương, hai mươi mấy tuổi ông đã thi đỗ Tiến sĩ. Nhưng ông đã từ bỏ quan to bổng lộc, bái Trình Hạo làm thầy. Lúc tiễn ông trở về, thầy Trình Hạo của ông từng cảm thán rằng: “Đạo ta sắp truyền xuống phương Nam rồi!”.

Du Tạc từ nhỏ đã rất thông minh, đọc qua là nhớ. Trình Di vừa gặp ông liền khen ngợi tư chất của ông có thể truyền thừa Nho đạo chính thống. Dương Thời và Du Tạc trước đó đã theo học thầy Trình Hạo, khi Trình Hạo mất thì họ đã bốn mươi tuổi, sớm đã đỗ Tiến sĩ (2), song họ vẫn theo thầy Trình Di để tiếp tục xin chỉ dạy.

Lần đầu khi Dương Thời và Du Tạc bái kiến thầy Trình Di, lúc đó ngài đang nhắm mắt tĩnh tọa, hai người cung kính đứng chờ ở bên ngoài. Lúc sau thầy Trình Di phát hiện, nhìn họ nói: “Các con còn ở đây à? Trời tối rồi, đi về nghỉ ngơi đi!”. Vừa bước ra cửa, thầy Trình Di mới phát hiện bên ngoài tuyết đã phủ dày gần một xích (3). Người đời sau lấy “Trình Môn Lập Tuyết” làm câu chuyện điển hình về tôn sư trọng đạo, thành khẩn cầu học. (Trích từ Nhị Trình Ngữ Lục thời nhà Tống).

Hai người sau đó đều có thành tựu. Dương Thời làm quan đến học sĩ Long Đồ các (thư viện hoàng gia). Ông cũng đem hết sở học truyền vào Phúc Kiến, là người sáng lập ra “Mân học” (Phúc Kiến học). Còn Du Tạc làm qua các chức quan như: Thái học Tiến sĩ, Giáo sư, Giám sát ngự sử, Tri châu, v.v. Vì Du Tạc có đức hạnh thuần chính, làm việc phúc hậu, nên tất cả những nơi ông đến làm quan thì nhân dân ở đó đều yêu quý ông như cha mẹ.

Chú thích:

(1) Trình Môn: ý chỉ anh em Lý học gia Trình Hạo, Trình Di thời Bắc Tống, họ cho rằng vạn sự vạn vật do “Đạo” sinh ra, làm vua trị quốc nhất định phải “Hành dĩ thuận Đạo”, lấy đức làm chủ, chú trọng pháp chế. Trình Môn xưa nay dạy học rất nghiêm khắc và kham khổ, tuy vậy số người đến bái sư vẫn nườm nượp không dứt. Truyền đến Chu Hi thì có thành tựu to lớn, Tứ Thư tuyển tập của ông (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung) được dùng làm căn cứ chủ yếu cho kỳ thi Tam đại khoa cử (3 cuộc thi: hương, hội, đình) thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, cho nên “Trình Chu lý học” còn được gọi là “Quan học”.

(2) Tiến sĩ: Các kỳ thi khoa cử thời cổ xưa lấy thành tích kỳ thi để tuyển chọn quan viên, người thi đỗ cuộc thi đình (cuộc thi cấp cao nhất do đích thân Hoàng đế tới đại điện chủ trì) sẽ được gọi là Tiến sĩ.

(3) Xích: đơn vị đo chiều dài của Trung Quốc, tương đương 33cm.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-10.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44847

https://www.epochtimes.com/b5/10/5/3/n2895655.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (10) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (9)https://chanhkien.org/2022/06/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-9.htmlFri, 03 Jun 2022 08:32:39 +0000https://chanhkien.org/?p=28651Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 或(1)飲食(2), 或坐走; 長者先, 幼者後。 長呼(3)人, 即(4)代(5)叫; 人不在, 己即到。 稱(6)尊長, 勿呼名; 對尊長, 勿顯能(7)。 Bính âm: 或(huò) 飲(yǐn) 食(shí), 或(huò) 坐(zuò) 走(zǒu); 長(zhǎng) 者(zhě) 先(xiān),幼(yòu) 者(zhě) 後(hòu)。 長(zhǎng) 呼(hū) 人(rén), 即(jí) 代(dài) 叫(jiào); 人(rén) 不(bú) 在(zài), 己(jǐ) 即(jí) 到(dào)。 稱(chēng) 尊(zūn) 長(zhǎng), 勿(wù) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

或(1)飲食(2), 或坐走; 長者先, 幼者後。

長呼(3)人, 即(4)代(5)叫; 人不在, 己即到。

稱(6)尊長, 勿呼名; 對尊長, 勿顯能(7)。

Bính âm:

或(huò) 飲(yǐn) 食(shí), 或(huò) 坐(zuò) 走(zǒu);

長(zhǎng) 者(zhě) 先(xiān),幼(yòu) 者(zhě) 後(hòu)。

長(zhǎng) 呼(hū) 人(rén), 即(jí) 代(dài) 叫(jiào);

人(rén) 不(bú) 在(zài), 己(jǐ) 即(jí) 到(dào)。

稱(chēng) 尊(zūn) 長(zhǎng), 勿(wù) 呼(hū) 名(míng);

對(duì) 尊(zūn) 長(zhǎng), 勿(wù) 顯(xiǎn) 能(néng)。

Chú âm:

或(ㄏㄨㄛˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ), 或(ㄏㄨㄛˋ) 坐(ㄗㄨㄛˋ) 走(ㄗㄡˇ);

長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 先(ㄒㄧㄢ), 幼(ㄧㄡˋ) 者(ㄓㄜˇ) 後(ㄏㄡˋ)。

長(ㄓㄤˇ) 呼(ㄏㄨ) 人(ㄖㄣˊ), 即(ㄐㄧˊ) 代(ㄉㄞˋ) 叫(ㄐㄧㄠˋ);

人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˊ) 在(ㄗㄞˋ), 己(ㄐㄧˇ) 即(ㄐㄧˊ) 到(ㄉㄠˋ)。

稱(ㄔㄥ) 尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ), 勿(ㄨˋ) 呼(ㄏㄨ) 名(ㄇㄧㄥˊ);

對(ㄉㄨㄟˋ) 尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ), 勿(ㄨˋ) 顯(ㄒㄧㄢˇ) 能(ㄋㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu; trưởng giả tiên, ấu giả hậu.

Trưởng hô nhân, tức đại khiếu; nhân bất tại, kỷ tức đáo.

Xưng tôn trưởng, vật hô danh; đối tôn trưởng, vật hiển năng.

Lời dịch:

Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng; người lớn trước, người nhỏ sau.

Người lớn gọi, liền gọi thay; người vắng mặt, mình liền thế.

Thưa người lớn, chớ gọi tên; với người lớn, chớ khoe tài.

Từ vựng:

(1) hoặc (或): hoặc là.

(2) trưởng (長): trưởng bối, bậc trên, người lớn tuổi, vai vế cao hơn.

(3) hô (呼): gọi.

(4) tức (即): lập tức, tức khắc, tức thì, liền.

(5) đại (代): đại diện, thay mặt, thay thế.

(6) xưng (稱): gọi, xưng hô, nói chuyện, thưa chuyện, hầu chuyện.

(7) hiển năng (顯能): hiển hiện tài năng, khoe tài.

Lời giải thích:

Bất kể ăn cơm uống nước, hoặc đi đứng nằm ngồi, cần phải ưu tiên cho người lớn trước, người nhỏ sau.

Người lớn gọi ai đó, phải lập tức thay người lớn gọi to lên; Người được gọi nếu không có mặt, thì tự mình liền đến gặp người lớn để giúp đỡ.

Xưng hô với người lớn không được xưng tên; Đối với người lớn không được thể hiện, khoe khoang tài năng của mình.

Câu chuyện tham khảo:

Vương Thị tự mình ăn bã cám

Vào thời nhà Minh, có một người tên Vương Thị vợ của Hạ Thành Minh, là một nữ nông dân ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Gia cảnh nghèo khổ lại gặp năm mất mùa (1), chồng lại đang đi làm ở xa, Vương Thị ngày đêm kéo sợi dệt vải không ngơi tay, gắng sức chuẩn bị bữa ăn cho cha mẹ chồng, bản thân thì ăn bã cám (2) và rau dại để no bụng.

Một hôm, mẹ chồng vô tình đi vào bếp trông thấy những thứ con dâu ăn, bà không kiềm được nước mắt. Về sau Vương Thị hưởng thọ hơn tám mươi tuổi, không bệnh tật gì, ra đi thanh thản. Người nhà trong mộng thấy có một đội múa cờ tấu nhạc nghênh đón hiếu phụ (2) ra đi. Ở cùng thôn có một vị cống sinh (4), mỗi lần đi ngang qua cửa nhà Vương Thị, đều nhất định cúi chào ba lần ở ngoài cửa để thể hiện sự cung kính.

Chú thích:

(1) Năm mất mùa: vì lũ lụt hoặc hạn hán mà thu hoạch kém, nghề làm nông mất mùa.

(2) Bã cám: bã rượu, vỏ lụa của hạt thóc, loại thức ăn thô, kém chất lượng, thứ phẩm.

(3) Hiếu phụ: người phụ nữ hiếu thảo, người vợ hiếu thảo.

(4) Cống sinh: thời đại khoa cử thường tuyển chọn ra một người học hành ưu tú để tiến cử lên Thái học ở kinh sư (Bắc Kinh) để học tập (Quốc Tử Giám, Quốc học là nơi học cao nhất vào thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh). Cống: tiến cử nhân tài cho vua. Ở Việt Nam còn gọi là cống sĩ, hương cống hay cử nhân.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-09.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44707

https://www.epochtimes.com/b5/10/4/24/n2887223.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (9) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (8)https://chanhkien.org/2022/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-8.htmlSat, 28 May 2022 01:08:41 +0000https://chanhkien.org/?p=28637Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 兄道(1)友(2), 弟道恭(3); 兄弟睦(4), 孝在中。 財物輕(5), 怨(6)何生(7); 言語忍(8), 忿(9)自泯(10)。 Bính âm: 兄(xiōng) 道(dào) 友(yǒu),弟(dì) 道(dào) 恭(gōng); 兄(xiōng) 弟(dì) 睦(mù), 孝(xiào) 在(zài) 中(zhōng)。 財(cái) 物(wù) 輕(qīng),怨(yuàn) 何(hé) 生(shēng); 言(yán) 語(yǔ) 忍(rěn), 忿(fèn) 自(zì) 泯(mǐn)。 Chú âm: 兄(ㄒㄩㄥ) 道(ㄉㄠˋ) 友(ㄧㄡˇ), 弟(ㄉㄧˋ) 道(ㄉㄠˋ) 恭(ㄍㄨㄥ); 兄(ㄒㄩㄥ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

兄道(1)友(2), 弟道恭(3); 兄弟睦(4), 孝在中。

財物輕(5), 怨(6)何生(7); 言語忍(8), 忿(9)自泯(10)。

Bính âm:

兄(xiōng) 道(dào) 友(yǒu),弟(dì) 道(dào) 恭(gōng);

兄(xiōng) 弟(dì) 睦(mù), 孝(xiào) 在(zài) 中(zhōng)。

財(cái) 物(wù) 輕(qīng),怨(yuàn) 何(hé) 生(shēng);

言(yán) 語(yǔ) 忍(rěn), 忿(fèn) 自(zì) 泯(mǐn)。

Chú âm:

兄(ㄒㄩㄥ) 道(ㄉㄠˋ) 友(ㄧㄡˇ), 弟(ㄉㄧˋ) 道(ㄉㄠˋ) 恭(ㄍㄨㄥ);

兄(ㄒㄩㄥ) 弟(ㄉㄧˋ) 睦(ㄇㄨˋ), 孝(ㄒㄧㄠˋ) 在(ㄗㄞˋ) 中(ㄓㄨㄥ)。

財(ㄘㄞˊ) 物(ㄨˋ) 輕(ㄑㄧㄥ), 怨(ㄩㄢˋ) 何(ㄏㄜˊ) 生(ㄕㄥ);

言(ㄧㄢˊ) 語(ㄩˇ) 忍(ㄖㄣˇ), 忿(ㄈㄣˋ) 自(ㄗˋ) 泯(ㄇㄧㄣˇ)。

Âm Hán Việt:

Huynh đạo hữu, đệ đạo cung; huynh đệ mục, hiếu đạo trung.

Tài vật khinh, oán hà sinh; ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn.

Lời dịch:

Anh thương em, em kính anh; anh em thuận, hiếu trong đó.

Nhẹ tiền bạc, oán nào sinh; lời nhường nhịn, tức giận mất.

Từ vựng:

(1) huynh đạo (兄道): đạo làm anh. Đạo: đạo lý, phép tắc.

(2) hữu (友): hữu ái, thương yêu.

(3) cung (恭): cung kính.

(4) mục (睦): hòa mục, hòa thuận, vui vẻ.

(5) khinh (輕): xem nhẹ, xem thường.

(6) oán (怨): oán hận.

(7) hà sinh (何生): từ đâu mà sinh? Hà: chỗ nào, nơi nào, ở đâu. Sinh: sản sinh, sinh ra.

(8) nhẫn (忍): nhẫn nhịn, nhường nhịn.

(9) phẫn (忿): phẫn nộ, căm phẫn, tức giận.

(10) mẫn (泯): tan biến, tiêu tan, mất đi, phai mờ, tiêu biến.

Lời giải thích:

Anh phải thương yêu em, em phải kính trọng anh; anh em sống chung hòa thuận, hiếu đạo tự có ở bên trong.

Anh em với nhau mà có thể xem thật nhẹ của cải vật chất thì oán hận làm sao (từ đâu) nảy sinh được? Giữa hai bên lời nói ra càng nhẫn nhịn, nhường nhịn nhau thì tức giận sẽ tự nhiên tan biến.

Câu chuyện tham khảo:

Củi đậu nấu đậu, Tào Thực làm thơ trong bảy bước

Tào Phi (曹丕, còn gọi là Nguỵ Văn Đế) là vị hoàng đế đầu tiên của nước Nguỵ, một trong ba nước trong thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông có hai em trai là Tào Chương (曹彰) và Tào Thực (曹植), đều được Biện Thái hậu (卞太后) sinh ra. Tào Phi sau khi kế thừa ngai vàng từ Ngụy Võ Đế Tào Tháo, do đố kỵ với sự dũng cảm cường tráng của Nhậm Thành Vương Tào Chương nên ông đã dụ dỗ em trai ăn táo độc, Thái hậu giải cứu nhưng không kịp. Tào Phi lại muốn hại thêm cả Đông A Vương Tào Thực, Thái hậu bèn bảo: “Ngươi đã giết con trai Nhậm Thành của ta, ngươi không được lại giết tiếp con trai Đông A của ta nữa!”

Ngụy Văn Đế đã ra lệnh cho em trai Tào Thực trong vòng bảy bước chân phải làm một bài thơ, nếu không làm được sẽ phải nhận trọng hình. Tào Thực lập tức làm thơ đáp lại (mượn hình ảnh dùng cành đậu nấu hột đậu để ám chỉ việc huynh đệ tương tàn):

Chử đậu trì tác canh, lộc thị dĩ vi trấp.

Cơ tại phủ hạ nhiên, đậu tại phủ trung khấp;

Bản tự đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp?

Tạm dịch:

Đun đậu nấu làm canh

Xay đậu để lấy nước

Cành đậu đốt dưới nồi

Hạt đậu khóc trong nồi

Vốn một gốc sinh ra

Sao đốt nhau gấp quá?

Ngụy Văn Đế nghe xong mặt lộ vẻ xấu hổ, cảm thấy vô cùng hổ thẹn, bèn tha cho Tào Thực. (Trích từ Thế Thuyết Tân Ngữ của Lưu Nghĩa Khánh nước Tống thời Nam Bắc Triều).

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-08.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44710

https://www.epochtimes.com/b5/10/4/12/n2874418.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (7)https://chanhkien.org/2022/05/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-7.htmlSun, 22 May 2022 09:49:12 +0000https://chanhkien.org/?p=28622Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 親有疾(1), 藥先嘗(2); 晝夜(3)侍(4), 不離床。 喪三年, 常悲咽(5); 居處(6)變(7), 酒肉绝(8)。 喪盡禮(9), 祭(10)盡誠(11); 事(12)死者, 如事生。 Bính âm: 親(qīn) 有(yǒu) 疾(jí), 藥(yào) 先(xiān) 嘗(cháng); 晝(zhòu) 夜(yè) 侍(shì), 不(bù) 離(lí) 床(chuáng)。 喪(sāng) 三(sān) 年(nián), 常(cháng) 悲(bēi) 咽(yè); 居(jū) 處(chù) 變(biàn), 酒(jiǔ) 肉(ròu) 绝(jué)。 喪(sāng) 盡(jìn) 禮(lǐ), […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

親有疾(1), 藥先嘗(2); 晝夜(3)侍(4), 不離床。

喪三年, 常悲咽(5); 居處(6)變(7), 酒肉绝(8)。

喪盡禮(9), 祭(10)盡誠(11); 事(12)死者, 如事生。

Bính âm:

親(qīn) 有(yǒu) 疾(jí), 藥(yào) 先(xiān) 嘗(cháng);

晝(zhòu) 夜(yè) 侍(shì), 不(bù) 離(lí) 床(chuáng)。

喪(sāng) 三(sān) 年(nián), 常(cháng) 悲(bēi) 咽(yè);

居(jū) 處(chù) 變(biàn), 酒(jiǔ) 肉(ròu) 绝(jué)。

喪(sāng) 盡(jìn) 禮(lǐ), 祭(jì) 盡(jìn) 誠(chéng);

事(shì) 死(sǐ) 者(zhě), 如(rú) 事(shì) 生(shēng)。

Chú âm:

親(ㄑㄧㄣ) 有(ㄧㄡˇ) 疾(ㄐㄧˊ), 藥(ㄧㄠˋ) 先(ㄒㄧㄢ) 嘗(ㄔㄤˊ);

晝(ㄓㄡˋ) 夜(ㄧㄝˋ) 侍(ㄕˋ), 不(ㄅㄨˋ) 離(ㄌㄧˊ) 床(ㄔㄨㄤˊ)。

喪(ㄙㄤ) 三(ㄙㄢ) 年(ㄋㄧㄢˊ), 常(ㄔㄤˊ) 悲(ㄅㄟ) 咽(ㄧㄝˋ);

居(ㄐㄩ) 處(ㄔㄨˋ) 變(ㄅㄧㄢˋ), 酒(ㄐㄧㄡˇ) 肉(ㄖㄡˋ) 绝(ㄐㄩㄝˊ)。

喪(ㄙㄤ) 盡(ㄐㄧㄣˋ) 禮(ㄌㄧˇ), 祭(ㄐㄧˋ) 盡(ㄐㄧㄣˋ) 誠(ㄔㄥˊ);

事(ㄕˋ) 死(ㄙˇ) 者(ㄓㄜˇ), 如(ㄖㄨˊ) 事(ㄕˋ) 生(ㄕㄥ)。

Âm Hán Việt:

Thân hữu tật, dược tiên thường; trú dạ thị, bất ly sàng.

Tang tam niên, thường bi yết; cư xử biến, tửu nhục tuyệt.

Tang tận lễ, tế tận thành; sự tử giả, như sự sinh.

Lời dịch:

Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước; ngày đêm hầu, không rời giường.

Tang ba năm, thường thương nhớ; cư xử đổi, không rượu thịt.

Tang tận lễ, cúng hết lòng; việc người chết, như người sống.

Từ vựng:

(1) tật (疾): bệnh tật.

(2) thường (嘗): nếm, dùng miệng thử hương vị.

(3) trú dạ (晝夜): ngày đêm, từ sáng sớm đến tối. Trú: ban ngày. Dạ: ban đêm.

(4) thị (侍): phụng dưỡng, hầu hạ.

(5) bi yết (悲咽): bi thương nghẹn ngào. Yết: âm thanh bế tắc, tắc nghẽn.

(6) cư xử (居處): chỉ sinh hoạt thường ngày.

(7) biến (變): Trở thành, trở nên, thay đổi, biến đổi.

(8) tuyệt (绝): cách trở, đoạn tuyệt, cắt đứt.

(9) tận lễ (盡禮): tuân thủ lễ tiết. Tận: hết sức, nỗ lực.

(10) tế (祭): cúng tế.

(11) tận thành (盡誠): tâm ý chân thành.

(12) sự (事): phụng dưỡng, hầu hạ.

Lời giải thích:

Cha mẹ ốm đau bệnh tật, con cái phải nếm thử chén thuốc trước để xem nóng lạnh sao cho vừa phải; ngày đêm hầu hạ chăm sóc không rời khỏi giường cha mẹ. Cha mẹ qua đời, con cái để tang 3 năm, tâm thường thương nhớ biết ơn; sinh hoạt trở thành giản dị, đoạn tuyệt hưởng thụ rượu thịt. Lo liệu tang lễ cha mẹ cần phải tuân theo lễ nghi, cúng bái cần phải kính cẩn thành kính; phụng dưỡng cha mẹ đã khuất cũng giống như phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống.

Câu chuyện tham khảo:

Đinh Lan khắc tượng gỗ thờ cha mẹ

Vào thời nhà Hán có người tên Đinh Lan, cha mẹ đã qua đời khi còn bé. Dù không kịp phụng dưỡng song thân nhưng anh thường nhớ công ơn cha mẹ đã dày công sinh thành ra mình. Đinh Lan điêu khắc tượng gỗ hình cha mẹ, phụng dưỡng họ giống như lúc họ còn sống. Một thời gian sau, vợ của anh ta có lòng bất kính, dùng kim châm vào ngón tay pho tượng để đùa giỡn, không ngờ ngón tay pho tượng chảy máu. Đến khi tượng gỗ gặp Đinh Lan thì mắt rơi lệ. Đinh Lan hỏi rõ sự tình, liền đuổi người vợ đi ngay. (Trích từ “Nhị Thập Tứ Hiếu”)

Bản ghi âm tiếng Trung:

https://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-07.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44709 https://www.epochtimes.com/b5/10/3/26/n2857576.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (6)https://chanhkien.org/2021/10/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-6.htmlSat, 09 Oct 2021 10:48:54 +0000https://chanhkien.org/?p=27971Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 親有過, 諫(1)使更(2), 怡(3)吾(4)色(5), 柔(6)吾聲; 諫不入(7), 悅(8)復(9)諫, 號泣(10)隨(11), 撻(12)無怨(13)。 Bính âm: 親(qīn) 有(yǒu) 過(guò),諫(jiàn) 使(shǐ) 更(gēng), 怡(yí) 吾(wú) 色(sè), 柔(róu) 吾(wú) 聲(shēng); 諫(jiàn) 不(bú) 入(rù), 悅(yuè) 復(fù) 諫(jiàn), 號(háo) 泣(qì) 隨(suí), 撻(tà) 無(wú) 怨(yuàn)。 Chú âm: 親(ㄑㄧㄣ) 有(ㄧㄡˇ) 過(ㄍㄨㄛˋ), 諫(ㄐㄧㄢˋ) 使(ㄕˇ) 更(ㄍㄥ), […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

親有過, 諫(1)使更(2), 怡(3)吾(4)色(5), 柔(6)吾聲;
諫不入(7), 悅(8)復(9)諫, 號泣(10)隨(11), 撻(12)無怨(13)。

Bính âm:

親(qīn) 有(yǒu) 過(guò),諫(jiàn) 使(shǐ) 更(gēng),
怡(yí) 吾(wú) 色(sè), 柔(róu) 吾(wú) 聲(shēng);
諫(jiàn) 不(bú) 入(rù), 悅(yuè) 復(fù) 諫(jiàn),
號(háo) 泣(qì) 隨(suí), 撻(tà) 無(wú) 怨(yuàn)。

Chú âm:

親(ㄑㄧㄣ) 有(ㄧㄡˇ) 過(ㄍㄨㄛˋ), 諫(ㄐㄧㄢˋ) 使(ㄕˇ) 更(ㄍㄥ),
怡(ㄧˊ) 吾(ㄨˊ) 色(ㄙㄜˋ), 柔(ㄖㄡˊ) 吾(ㄨˊ) 聲(ㄕㄥ);
諫(ㄐㄧㄢˋ) 不(ㄅㄨˋ) 入(ㄖㄨˋ), 悅(ㄩㄝˋ) 復(ㄈㄨˋ) 諫(ㄐㄧㄢˋ),
號(ㄏㄠˊ) 泣(ㄑㄧˋ) 隨(ㄙㄨㄟˊ), 撻(ㄊㄚˋ) 無(ㄨˊ) 怨(ㄩㄢˋ)。

Âm Hán Việt:

Thân hữu quá, gián sử canh, di ngô sắc, nhu ngô thanh;
Gián bất nhập, duyệt phục gián, hào khấp tùy, thát vô oán.

Lời dịch:

Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi, mặt ta vui, lời ta dịu;
Khuyên không nghe, vui can tiếp, dùng khóc khuyên, đánh không giận.

Từ vựng:

(1) gián (諫): khuyến cáo, khuyên ngăn, khuyên bảo, khuyên nhủ, khuyên can.
(2) canh (更): sửa đổi, thay đổi.
(3) di (怡): ôn hòa vui vẻ.
(4) ngô (吾): là tiếng tự xưng, nghĩa là: ta, tôi.
(5) sắc (色): sắc mặt, vẻ mặt.
(6) nhu (柔): nhu hòa, nhẹ nhàng, êm dịu.
(7) bất nhập (不入): không tiếp thụ, không chấp nhận.
(8) duyệt (悅): vui sướng, vui mừng.
(9) phục (復): lại, trở lại.
(10) hào khấp (號泣): khóc lên khóc xuống, khóc nhỏ to. Hào (號): khóc lớn, khóc thét. Khấp(泣): thấp giọng nức nở, thút thít.
(11) tùy (隨): đi theo, nương theo.
(12) thát (撻): đánh.
(13) oán (怨): oán giận, trách móc.

Lời giải thích:

Cha mẹ có sai lầm, phải cẩn thận khuyên can để cha mẹ sửa chữa, cải chính, bản thân mình phải có vẻ mặt hòa nhã tươi tỉnh, mở lời êm dịu; cha mẹ không nghe khuyên nhủ, phải chờ tới khi cha mẹ vui vẻ rồi lại khuyên tiếp, nếu vẫn chưa được thì khóc lóc cầu xin, cho dù bị cha mẹ đánh cũng không hề có lời oán giận nào.

Câu chuyện tham khảo:

Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái

Thời nhà Minh, mẹ của Dương Tú Trinh liên tiếp sinh ra ba đứa con gái, không có con trai, đến khi sinh người con thứ tư lại là con gái, bà rất tức giận, muốn đem em gái dìm chết. Lúc ấy Dương Tú Trinh 13 tuổi, vội vàng ôm lấy em gái, quỳ xuống cầu xin mẹ: “Mẹ vì muốn có con trai mà giết em gái, như vậy sẽ càng không có con trai! Nếu như mẹ lo về của hồi môn cưới hỏi sau này thì hãy lấy phần hồi môn của con trao cho đứa em gái này đi ạ!”

Bà nội mắng nàng không hiểu chuyện, Tú Trinh lại quỳ thưa với bà nội: “Bà nội mỗi ngày niệm Phật, bây giờ lại thấy chết không cứu, thế thì niệm Phật để làm gì chứ?” Bà nội bị cảm động mà hiểu ra, thế là giữ lại bé gái để nuôi dưỡng. Hai năm sau, mẹ của Tú Trinh quả thật sinh ra được một đứa con trai.

Lúc mẹ sinh em trai, cha của Tú Trinh mơ gặp được ông nội nói cho biết rằng: “Nếu như không giữ lại đứa con gái thứ tư, thì nhất định sẽ không thể sinh ra được đứa con trai này”. Bởi vì Tú Trinh lúc trước đã quỳ thưa như vậy, lòng chí hiếu (cực kỳ hiếu thảo) cảm động Thiên thượng, nên mới kéo dài huyết mạch cho nhà họ Dương.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-06.mp3

Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/44708
https://www.epochtimes.com/b5/10/3/11/n2842423.ht

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (5)https://chanhkien.org/2021/09/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-5.htmlFri, 24 Sep 2021 14:25:47 +0000https://chanhkien.org/?p=27905Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 親(1)所好(2), 力(3)為具(4); 親所惡(5), 謹(6)為去(7)。 身有傷, 貽(8)親憂(9); 德有傷, 貽親羞(10)。 親愛我, 孝何難(11); 親憎(12)我, 孝方(13)賢(14)。 Bính âm: 親(qīn) 所(suǒ) 好(hào), 力(lì) 為(wèi) 具(jù); 親(qīn) 所(suǒ) 惡(wù), 謹(jǐn) 為(wèi) 去(qù)。 身(shēn) 有(yǒu) 傷(shāng), 貽(yí) 親(qīn) 憂(yōu); 德(dé) 有(yǒu) 傷(shāng), 貽(yí) 親(qīn) 羞(xiū)。 親(qīn) 愛(ài) 我(wǒ), […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

親(1)所好(2), 力(3)為具(4); 親所惡(5), 謹(6)為去(7)。
身有傷, 貽(8)親憂(9); 德有傷, 貽親羞(10)。
親愛我, 孝何難(11); 親憎(12)我, 孝方(13)賢(14)。

Bính âm:

親(qīn) 所(suǒ) 好(hào), 力(lì) 為(wèi) 具(jù);
親(qīn) 所(suǒ) 惡(wù), 謹(jǐn) 為(wèi) 去(qù)。
身(shēn) 有(yǒu) 傷(shāng), 貽(yí) 親(qīn) 憂(yōu);
德(dé) 有(yǒu) 傷(shāng), 貽(yí) 親(qīn) 羞(xiū)。
親(qīn) 愛(ài) 我(wǒ), 孝(xiào) 何(hé) 難(nán);
親(qīn) 憎(zēng) 我(wǒ), 孝(xiào) 方(fāng) 賢(xián)。

Chú âm:

親(ㄑㄧㄣ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 好(ㄏㄠˋ), 力(ㄌㄧˋ) 為(ㄨㄟˋ) 具(ㄐㄩˋ);
親(ㄑㄧㄣ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 惡(ㄨˋ), 謹(ㄐㄧㄣˇ) 為(ㄨㄟˋ) 去(ㄑㄩˋ)。
身(ㄕㄣ) 有(ㄧㄡˇ) 傷(ㄕㄤ), 貽(ㄧˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 憂(ㄧㄡ);
德(ㄉㄜˊ) 有(ㄧㄡˇ) 傷(ㄕㄤ), 貽(ㄧˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 羞(ㄒㄧㄡ)。
親(ㄑㄧㄣ) 愛(ㄞˋ) 我(ㄨㄛˇ), 孝(ㄒㄧㄠˋ) 何(ㄏㄜˊ) 難(ㄋㄢˊ);
親(ㄑㄧㄣ) 憎(ㄗㄥ) 我(ㄨㄛˇ), 孝(ㄒㄧㄠˋ) 方(ㄈㄤ) 賢(ㄒㄧㄢˊ)。

Âm Hán Việt:

Thân sở hiếu, lực vi cụ; thân sở ố, cẩn vi khứ.
Thân hữu thương, di thân ưu; đức hữu thương, di thân tu.
Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.

Lời dịch:

Cha mẹ thích, dốc lòng làm; cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó; cha mẹ ghét, hiếu mới hay.

Từ vựng:

(1) thân (親): cha mẹ.
(2) hiếu (好): ham, thích, âm đọc là (hào) hay (ㄏㄠˋ); một âm khác là hảo (好) nghĩa là tốt, hay, đẹp, âm đọc là (hǎo) hay (ㄏㄠˇ).
(3) lực (力): hết sức.
(4) cụ (具): làm, chuẩn bị.
(5) ố (惡): ghét, chán ghét, không thích, âm đọc là (wù) hay (ㄨˋ); một âm khác là ác (惡) nghĩa là ác độc, xấu xí, âm đọc là (è) hay (ㄜˋ).
(6) cẩn (謹): chú ý cẩn thận.
(7) khứ (去): loại trừ, gạt bỏ.
(8) di (貽): để lại, để cho.
(9) ưu (憂): lo lắng, ưu sầu.
(10) tu (羞): xấu hổ, tủi hổ, mất mặt, xấu mặt, mất thể diện.
(11) hà nan (何難): có gì khó khăn? Đâu khó gì? Hà: gì, làm gì.
(12) tăng (憎): chán ghét.
(13) phương (方): mới.
(14) hiền (賢): có đức có tài, tài đức, hiền đức, hiền lương, người có phẩm đức cao thượng.

Lời giải thích:

Những sự vật hay hành vi nào cha mẹ yêu thích, phận làm con phải vì cha mẹ mà hết sức làm cho được; Những sự vật hay hành vi nào cha mẹ ghét, phận làm con phải vì cha mẹ mà cẩn thận bài trừ, chú ý sửa chữa. Thân thể người con bị thương, sẽ làm cha mẹ buồn rầu lo lắng; phẩm đức con cái bị khiếm khuyết tổn hại, sẽ làm cha mẹ tủi nhục. Cha mẹ yêu thương ta, ta hiếu thuận với cha mẹ có gì khó khăn đâu? Cha mẹ ghét bỏ ta, ta vẫn hiếu thuận, đó mới thật sự là một người hiền có phẩm đức cao thượng.

Câu chuyện tham khảo:

Mẫn Tử Khiên mặc áo bông lau hiếu thuận với mẹ

Mẫn Tổn, tự là Tử Khiên là người nước Lỗ thời Xuân Thu, là đệ tử của Khổng Tử, ông cùng với Nhan Uyên là những người có đức hạnh nổi tiếng, là một người trong “Nhị Thập Tứ Hiếu” (1).

Mẫn Tử Khiên còn nhỏ đã mất mẹ, cha tái giá, mẹ kế sinh ra hai em trai. Tử Khiên đối với cha mẹ rất hiếu thuận, nhưng mẹ kế rất ghét ông, dùng sợi bông làm áo cho hai đứa con ruột, nhưng lại dùng sợi lau thô (2) làm áo mùa đông cho Tử Khiên. Khi trời đông giá rét, cha kêu Tử Khiên giúp ông kéo xe, Tử Khiên bị lạnh cứng tay, mãi không nắm được dây kéo, làm rơi đến mấy lần, bị cha quở trách, Tử Khiên cũng không có giải thích cho mình.

Sau đó cha thấy ông bị cóng đến tím tái cả mặt, dùng tay sờ vào quần áo, phát hiện quần áo rất mỏng manh, xé y phục ra để xem, mới biết được không phải áo bông, còn hai đứa con của mẹ kế lại mặc áo toàn sợi bông. Cha ông cảm thấy rất đau buồn, quyết định bỏ vợ. Tử Khiên nước mắt rơi như mưa, khuyên cha rằng: “Mẹ ở lại chỉ có mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi ba đứa con đều sẽ phong phanh.” (3) Mẹ kế nghe được cảm động tự đáy lòng, cuối cùng hối cải, thành bậc Từ mẫu đối đãi công bằng với ba con. Hiếu tử Mẫn Tử Khiên cũng nhờ vậy mà danh tiếng truyền khắp thiên hạ.

Chú thích:

(1) Quách Cư Kính là một hiếu tử nổi tiếng triều Nguyên, xúc động vì không còn cơ hội hiếu thuận với cha mẹ đã mất, đã lựa chọn trong cổ thư truyện ký lấy ra chuyện của 24 vị hiếu tử tiêu biểu nhất qua các thời đại biên tập thành “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Gồm có: Ngu Thuấn thời viễn cổ, Hán Văn Đế nhà Hán, Tăng Sâm (Tăng Tử) của triều Chu, Mẫn Tổn của triều Chu, Tử Lộ của triều Chu, Đổng Vĩnh của triều Hán, Đàm Tử (có nơi gọi là Diễm Tử) của triều Chu, Giang Cách của thời Hậu Hán, Lục Tích của thời Hậu Hán, Đường Phu Nhân của triều Đường, Ngô Mãnh của triều Tấn, Vương Tường của triều Tấn, Quách Cự của triều Hán, Dương Hương của triều Tấn, Chu Thọ Xương của triều Tống, Canh Kiềm Lâu (có nơi gọi là Sưu Kim Lâu) của Nam Tề, Lão Lai Tử của triều Chu, Thái Thuận của triều Hán, Hoàng Hương của triều Hán, Khương Thi của triều Hán, Vương Bầu nước Ngụy thời Tam Quốc (có sách chép là Vương Thôi nhà Tấn), Đinh Lan của triều Hán, Mạnh Tông thời Tam Quốc, Hoàng Đình Kiên của triều Tống.

(2) Cỏ lau mùa thu, bên trên bông hoa có sợi lông tơ bao quanh hạt, có phần giống sợi bông, nhưng hiệu quả giữ ấm kém xa sợi bông. Sợi lau thô theo gió bay ra, giúp hạt giống truyền đi xa, hay gọi là bông lau.

(3) Mẹ ở lại đây, một mình con chịu lạnh cũng tốt rồi, mẹ mà rời đi, cả ba đứa con đều hứng chịu gió sương! Phong phanh, chỉ quần áo phong phanh, chịu đựng lạnh cóng.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-05.mp3

Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/44600
https://www.epochtimes.com/b5/10/2/1/n2806126.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (4)https://chanhkien.org/2021/09/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-4.htmlWed, 15 Sep 2021 10:43:27 +0000https://chanhkien.org/?p=27871Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 事雖小, 勿擅(1)為; 苟(2)擅為, 子道(3)虧(4)。 物雖小, 勿私藏(5); 苟私藏, 親心傷。 Bính âm: 事(shì) 雖(suī) 小(xiǎo), 勿(wù) 擅(shàn) 為(wéi); 苟(gǒu) 擅(shàn) 為(wéi), 子(zǐ) 道(dào) 虧(kuī)。 物(wù) 雖(suī) 小(xiǎo), 勿(wù) 私(sī) 藏(cáng); 苟(gǒu) 私(sī) 藏(cáng),親(qīn) 心(xīn) 傷(shāng)。 Chú âm: 事(ㄕˋ) 雖(ㄙㄨㄟ) 小(ㄒㄧㄠˇ), 勿(ㄨˋ) 擅(ㄕㄢˋ) 為(ㄨㄟˊ); […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

事雖小, 勿擅(1)為; 苟(2)擅為, 子道(3)虧(4)。
物雖小, 勿私藏(5); 苟私藏, 親心傷。

Bính âm:

事(shì) 雖(suī) 小(xiǎo), 勿(wù) 擅(shàn) 為(wéi);
苟(gǒu) 擅(shàn) 為(wéi), 子(zǐ) 道(dào) 虧(kuī)。
物(wù) 雖(suī) 小(xiǎo), 勿(wù) 私(sī) 藏(cáng);
苟(gǒu) 私(sī) 藏(cáng),親(qīn) 心(xīn) 傷(shāng)。

Chú âm:

事(ㄕˋ) 雖(ㄙㄨㄟ) 小(ㄒㄧㄠˇ), 勿(ㄨˋ) 擅(ㄕㄢˋ) 為(ㄨㄟˊ);
苟(ㄍㄡˇ) 擅(ㄕㄢˋ) 為(ㄨㄟˊ), 子(ㄗˇ) 道(ㄉㄠˋ) 虧(ㄎㄨㄟ)。
物(ㄨˋ) 雖(ㄙㄨㄟ) 小(ㄒㄧㄠˇ), 勿(ㄨˋ) 私(ㄙ) 藏(ㄘㄤˊ);
苟(ㄍㄡˇ) 私(ㄙ) 藏(ㄘㄤˊ),親(ㄑㄧㄣ) 心(ㄒㄧㄣ) 傷(ㄕㄤ)。

Âm Hán Việt:

Sự tuy tiểu, vật thiện vi; cẩu thiện vi, tử đạo khuy.
Vật tuy tiểu, vật tư tàng; cẩu tư tàng, thân tâm thương.

Lời dịch:

Việc tuy nhỏ, chớ tự làm; nếu tự làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng; nếu cất riêng, cha mẹ buồn.

Từ vựng:

(1) thiện (擅): tự tiện, tự ý, tùy ý mà làm.
(2) cẩu (苟): nếu như.
(3) tử đạo (子道): đạo của người con. Đạo: đạo lý, phép tắc.
(4) khuy (虧): hao tổn, khiếm khuyết, thiếu, sót, kém, lỗi.
(5) tư tàng (私藏): cất giấu, tự mình giấu, chiếm thành của mình.

Lời giải thích:

Dù là chuyện nhỏ, không thể không báo cho cha mẹ mà tự ý làm chủ; nếu như tùy ý mà làm, sẽ lỗi phận làm con cái. Vật phẩm tuy nhỏ bé, không được tự mình giấu đi; nếu như chiếm làm của riêng, sẽ làm cha mẹ xấu hổ, buồn lòng.

Câu chuyện tham khảo:

Đào mẫu trả lại vại cá quở trách con

Đào Khản là một danh tướng thời Đông Tấn, cha ông mất sớm, lúc nhỏ gia cảnh bần hàn, mẹ là Trạm Thị làm nghề dệt vải để nuôi ông ăn học, bà rất xem trọng tu dưỡng phẩm đức cho Đào Khản.

Đào Khản lúc trẻ ở huyện Tầm Dương tỉnh Giang Tây, giám sát việc bắt cá. Ông phái người đưa về cho mẹ một vại cá khô muối, mẹ ông để nguyên vại cá trả lại, đồng thời viết thư trách mắng ông: “Con làm quan lại của huyện phủ, lại mang vật phẩm nhà quan đưa cho mẹ, để cho mẹ vui được sao? Như thế là làm tăng thêm nỗi lo của mẹ đó!”.

Về sau những nơi Đào Khản đến, ông đều được người dân ca ngợi bởi sự liêm khiết, tận tâm làm tròn trách nhiệm. Sau này ông làm Chinh Tây đại tướng quân, được phong tước Quận công Trường Sa.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-04.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44599

https://www.epochtimes.com/b5/10/1/21/n2794212.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (3)https://chanhkien.org/2021/09/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-3.htmlSat, 04 Sep 2021 09:22:57 +0000https://chanhkien.org/?p=27835Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 冬則溫,夏則凊(1);晨則省(2),昏(3)則定(4)。 出必(5)告,返(6)必面(7);居(8)有常(9),業(10)毋(11)變。 Bính âm: 冬(dōng) 則(zé) 溫(wēn), 夏(xià) 則(zé) 凊(qìng); 晨(chén) 則(zé) 省(xǐng),昏(hūn) 則(zé) 定(dìng)。 出(chū) 必(bì) 告(gào),返(fǎn) 必(bì) 面(miàn); 居(jū) 有(yǒu) 常(cháng),業(yè) 毋(wú) 變(biàn)。 Chú âm: 冬(ㄉㄨㄥ) 則(ㄗㄜˊ) 溫(ㄨㄣ), 夏(ㄒㄧㄚˋ) 則(ㄗㄜˊ) 凊(ㄐㄧㄥˋ); 晨(ㄔㄣˊ) 則(ㄗㄜˊ) 省(ㄒㄧㄥˇ),昏(ㄏㄨㄣ) 則(ㄗㄜˊ) 定(ㄉㄧㄥˋ)。 出(ㄔㄨ) 必(ㄅㄧˋ) 告(ㄍㄠˋ), […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

冬則溫,夏則凊(1);晨則省(2),昏(3)則定(4)。
出必(5)告,返(6)必面(7);居(8)有常(9),業(10)毋(11)變。

Bính âm:

冬(dōng) 則(zé) 溫(wēn), 夏(xià) 則(zé) 凊(qìng);
晨(chén) 則(zé) 省(xǐng),昏(hūn) 則(zé) 定(dìng)。
出(chū) 必(bì) 告(gào),返(fǎn) 必(bì) 面(miàn);
居(jū) 有(yǒu) 常(cháng),業(yè) 毋(wú) 變(biàn)。

Chú âm:

冬(ㄉㄨㄥ) 則(ㄗㄜˊ) 溫(ㄨㄣ), 夏(ㄒㄧㄚˋ) 則(ㄗㄜˊ) 凊(ㄐㄧㄥˋ);
晨(ㄔㄣˊ) 則(ㄗㄜˊ) 省(ㄒㄧㄥˇ),昏(ㄏㄨㄣ) 則(ㄗㄜˊ) 定(ㄉㄧㄥˋ)。
出(ㄔㄨ) 必(ㄅㄧˋ) 告(ㄍㄠˋ), 返(ㄈㄢˇ) 必(ㄅㄧˋ) 面(ㄇㄧㄢˋ);
居(ㄐㄩ) 有(ㄧㄡˇ) 常(ㄔㄤˊ), 業(ㄧㄝˋ) 毋(ㄨˊ) 變(ㄅㄧㄢˋ)。

Âm Hán Việt:

Đông tắc ôn, hạ tắc sảnh; Thần tắc tỉnh, hôn tắc định.
Xuất tất cáo, phản tất diện; cư hữu thường, nghiệp vô biến.

Lời dịch:

Đông phải ấm, hạ phải mát. Sáng phải thăm, tối phải định.
Đi phải thưa, về phải trình; nếp ổn định, luật không đổi.

Từ vựng:

(1) sảnh (凊): mát, lạnh.
(2) tỉnh (省): hỏi thăm sức khỏe, vấn an, ân cần thăm hỏi.
(3) hôn (昏): hoàng hôn, xế chiều, tối.
(4) định (定): an định, ổn định, ở đây chỉ việc thu xếp trải giường, lo chỗ ngủ cho cha mẹ.
(5) tất (必): nhất định.
(6) phản (返): trở về.
(7) diện (面): diện kiến, gặp mặt, trình diện.
(8) cư (居): cư trú, ở, sống, ở đây chỉ lễ tiết, nền nếp trong sinh hoạt thường ngày.
(9) thường (常): cố định không thay đổi.
(10) nghiệp (業): thứ tự, trình tự, trật tự, quy luật.
(11) vô (毋): không, không được, cũng giống như “vô” 无.

Lời giải thích:

Mùa đông cần phải ủ ấm chiếu cho cha mẹ, mùa hè cần phải làm mát chiếu cho cha mẹ; sáng sớm phải hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, ban đêm phải chuẩn bị chăn giường thật tốt giúp cha mẹ ngủ ngon.

Ra ngoài phải bẩm báo cho cha mẹ biết, về nhà phải trình diện cho cha mẹ hay; trong sinh hoạt hàng ngày phải có quy luật, trật tự thường ngày không được tùy ý thay đổi.

Câu chuyện tham khảo:

Hoàng Hương thiên chẩm ôn khâm (1) (Hoàng Hương quạt gối ủ chăn)

Hoàng Hương là người Giang Hạ thời Đông Hán. Lúc 9 tuổi mẹ mất, nhớ mẹ rất sâu sắc, dân làng đều nói cậu là một hiếu tử (người con có hiếu).

Hoàng Hương làm việc cần mẫn, không sợ khổ, toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mình. Ngày hạ nóng bức, cậu dùng quạt để quạt hết hơi khí oi nồng đi làm mát chiếu và gối cho cha. Ngày đông giá rét, cậu ấp hơi mình ủ ấm chăn đệm cho cha. Khi Hoàng Hương 12 tuổi, Thái thú Lưu Hộ nghe nói về hiếu hạnh của cậu đã cho triệu kiến cậu, và tặng cho cậu biển ngạch (2) đề “Môn hạ hiếu tử” (Học trò hiếu thảo), biểu dương việc làm đáng quý khó ai làm được của cậu.

Hoàng Hương thuở thiếu thời đã đọc thuộc lòng kinh điển, học vấn phong phú, văn chương của ông nổi tiếng kinh thành, mọi người ca ngợi ông là “Thiên hạ vô song, Giang Hạ Hoàng đồng” (Thiên hạ có một không hai, cậu bé họ Hoàng đất Giang Hạ). (Trích từ “Nhị Thập Tứ Hiếu”)

Chú thích:

(1) Thiên 搧 (shān, ㄕㄢ), vẫy (quạt) cây quạt. Chẩm 枕 (zhěn, ㄓㄣˇ), cái gối. Ôn 溫 (wēn, ㄨㄣ), ấm, hâm nóng. Khâm 衾 (qīn, ㄑㄧㄣ), cái chăn lớn.

(2) Biển ngạch: tấm biển ngang, bức hoành viết chữ lớn, treo trên cao ở đình vườn, đại sảnh, tấm gỗ treo phía trên phòng đọc sách.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-03.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44598

https://www.epochtimes.com/b5/10/1/15/n2788452.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (2)https://chanhkien.org/2021/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-2.htmlThu, 26 Aug 2021 14:27:23 +0000https://chanhkien.org/?p=27798Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Nguyên văn: 父母呼(1), 應(2)勿(3)緩(4); 父母命(5), 行(6)勿懶(7); 父母教(8), 須(9)敬聽(10); 父母責(11), 須順承(12)。 Bính âm: 父(fù) 母(mǔ) 呼(hū), 應(yìng) 勿(wù) 緩(huǎn); 父(fù) 母(mǔ) 命(mìng), 行(xíng) 勿(wù) 懶(lǎn); 父(fù) 母(mǔ) 教(jiào), 須(xū) 敬(jìng) 聽(tīng); 父(fù) 母(mǔ) 責(zé), 須(xū) 順(shùn) 承(chéng)。 Chú âm: 父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 呼(ㄏㄨ), 應(ㄧㄥˋ) 勿(ㄨˋ) […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

父母呼(1), 應(2)勿(3)緩(4); 父母命(5), 行(6)勿懶(7); 父母教(8), 須(9)敬聽(10); 父母責(11), 須順承(12)。

Bính âm:

父(fù) 母(mǔ) 呼(hū), 應(yìng) 勿(wù) 緩(huǎn); 父(fù) 母(mǔ) 命(mìng), 行(xíng) 勿(wù) 懶(lǎn); 父(fù) 母(mǔ) 教(jiào), 須(xū) 敬(jìng) 聽(tīng); 父(fù) 母(mǔ) 責(zé), 須(xū) 順(shùn) 承(chéng)。

Chú âm:

父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 呼(ㄏㄨ), 應(ㄧㄥˋ) 勿(ㄨˋ) 緩(ㄏㄨㄢˇ); 父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 命(ㄇㄧㄥˋ), 行(ㄒㄧㄥˊ) 勿(ㄨˋ) 懶(ㄌㄢˇ); 父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 教(ㄐㄧㄠˋ), 須(ㄒㄩ) 敬(ㄐㄧㄥˋ) 聽(ㄊㄧㄥ); 父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 責(ㄗㄜˊ), 須(ㄒㄩ) 順(ㄕㄨㄣˋ) 承(ㄔㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn; phụ mẫu mệnh, hành vật lãn; Phụ mẫu giáo, tu kính thính; phụ mẫu trách, tu thuận thừa.

Lời dịch:

Cha mẹ gọi, chớ đáp chậm; cha mẹ bảo, chớ làm biếng; Cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận.

Từ vựng:

(1) hô (呼): kêu gọi.
(2) ứng (應): đáp lại.
(3) chớ (勿): không thể, không được phép.
(4) hoãn (緩): chậm chạp.
(5) mệnh (命): mệnh lệnh, ra lệnh, dặn dò.
(6) hành (行): hành động, tiến hành, thi hành, làm.
(7) lãn (懶): lười biếng, làm biếng, không cố gắng, không nỗ lực.
(8) giáo (教): giáo đạo, dạy bảo, giáo dục, dạy dỗ.
(9) tu (須): cần phải, nhất định phải.
(10) kính thính (敬聽): cung kính lắng nghe.
(11) trách (責): quở trách, trách mắng, trách móc, trách cứ.
(12) thuận thừa (順承): chấp nhận thuận theo.

Lời giải thích:

Lúc cha mẹ có việc gọi đến, chúng ta phải trả lời ngay, không thể trì hoãn; cha mẹ dặn dò làm việc, chúng ta lập tức làm ngay, không thể lười biếng; cha mẹ dạy bảo chúng ta đạo lý làm việc, làm người, chúng ta nhất định phải cung kính lắng nghe, nhớ kỹ trong lòng; cha mẹ trách mắng, cải chính lỗi lầm của chúng ta, chúng ta nhất định phải tiếp thu và thuận theo, thừa nhận sai lầm, không được mạnh miệng tranh cãi, che đậy lỗi lầm.

Câu chuyện tham khảo:

Chu Bạt ngỗ nghịch với cha mẹ bị đọa thành con lừa

Chu Bạt là người huyện Bình Dương, tỉnh Chiết Giang thời nhà Minh. Từ nhỏ đã là một tiểu thần đồng, có thể đọc sách một lần là không quên, bảy tuổi đã có thể ngâm thơ viết văn. Đến 16 tuổi, thơ văn của cậu đã nổi danh khắp vùng, cậu được mọi người gọi là “Bình Dương tài tử”. Vì được mọi người ca ngợi, cộng thêm cha mẹ nuông chiều, nên càng ngày cậu càng cuồng vọng tự đại, không coi ai ra gì. Cha mẹ, anh em và hàng xóm thường xuyên phải chịu đựng tính cách nóng nảy của cậu.

Có một năm, Chu Bạt muốn vào kinh dự thi, cha mẹ đã chạy vạy mọi nơi để gom đủ tiền lộ phí cho cậu ta, còn mời thợ may cho cậu ta một bộ đồ mới. Nhưng Chu Bạt không biết đủ, chê rằng lộ phí quá ít, chê áo quá rộng, quần quá dài, kiểu dáng mũ cũ kỹ, màu giày quá đậm. Sự khổ tâm chạy vạy của cha mẹ ngược lại chỉ nhận được đầy bụng oán trách của cậu ta. Cha mẹ nhịn không được mới giáo huấn rằng: “Con à! Con không được chê cái này chê cái kia, phải biết là cha mẹ vì cuộc thi lần này của con, chuẩn bị lộ phí, may bộ đồ mới cho con, đã nhức cả đầu, bạc cả tóc. Con còn không biết thỏa mãn sao, ta cũng hết cách rồi!” Chu Bạt không bị lời nói của cha làm cảm động, ngược lại còn lớn tiếng gào thét: “Tôi là sao Văn Xương trên trời hạ phàm, là một đại quý tử. Ông là một lão nhà quê vô dụng, ông có tư cách làm cha của tôi sao? Tôi mới không phải do ông đẻ ra, ông không có tư cách làm cha của tôi”. Cha cậu nghe vậy tức giận ngất xỉu tại chỗ.

Đêm hôm ấy, Chu Bạt bị bắt đến Địa phủ (phủ quan ở cõi âm). Diêm La Vương nói với cậu ta: “Ngươi bình thường ngỗ nghịch với cha mẹ, tuy có thân xác con người, nhưng tâm địa súc sinh, do hạt giống súc sinh ở trong lòng gây ra, ngươi phải mất đi thân người, phải đọa thành súc sinh”.

Chu Bạt biện bạch: “Tôi đối với cha mẹ chỉ là theo lý mà nói thẳng, sao lại tính là ngỗ nghịch bất hiếu? Hơn nữa tôi là tài tử thông minh tuyệt đỉnh, sao có thể biến thành súc sinh ngu xuẩn được? Lời của ông không thể khiến tôi tín phục”.

Diêm Vương hiền hòa giải thích: “Ngươi đời này thông minh, là bởi vì kiếp trước có hành thiện. Nhưng kiếp này ngươi đã làm các việc ác như buông thả cuồng vọng, kiêu căng vô lễ, nóng nảy, ngỗ nghịch v.v., dưỡng thành hạt giống súc sinh. Hạt giống thiện lương của đời trước đã bị phá hủy không còn gì. Ngươi cuồng vọng coi trời bằng vung, báo ứng của ngươi chính là sẽ bị đọa làm con lừa, bị người ta che hai mắt [1], chịu roi vọt mà đẩy cối xay”.

Chu Bạt nghe thấy rất có đạo lý, tự biết khó thoát ác báo, kinh hoàng mà tỉnh dậy. Ngay ngày hôm đó liền bị bệnh, mở miệng khó khăn, hàm răng cắn chặt, yết hầu phát ra tiếng kêu của con lừa, danh y cũng không thể chẩn đoán ra được là bệnh gì. Không đến hai ngày sau, Chu Bạt trong lúc kêu tiếng lừa mà chết. (Trích từ sách “Ám Thất Đăng” đời nhà Thanh)

Chú thích:

[1] Lúc con lừa đẩy cối xay, nếu như để nó nhìn thấy thức ăn ở bên trên cối xay, thì sẽ khiến cho nó muốn ăn mà dừng lại, không chịu đẩy nữa, cho nên phải che lại hai mắt của nó.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-02.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44456

https://www.epochtimes.com/b5/10/1/9/n2781361.html

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (1)https://chanhkien.org/2021/08/tai-lieu-giang-day-van-hoa-so-cap-de-tu-quy-1.htmlWed, 18 Aug 2021 14:02:19 +0000https://chanhkien.org/?p=27779Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến [ChanhKien.org] Lời bình của người biên tập: Nhằm phát dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục dùng chính kiến xuất ra trong quá trình tu luyện […]

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Lời bình của người biên tập: Nhằm phát dương văn hóa Thần truyền Trung Quốc, thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa tà đảng, đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục dùng chính kiến xuất ra trong quá trình tu luyện Đại Pháp, bắt đầu biên soạn một bộ tài liệu giảng dạy văn hóa chính thống Trung Quốc. Bởi vì mới là những bước đầu tiên, nên sẽ khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong được đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới, nhất là đệ tử Đại Pháp trong lĩnh vực giáo dục tham dự và góp ý. Chúng tôi chân thành hy vọng đồng tu dùng tài liệu giảng dạy này, từ đó phản hồi lại cho chúng tôi những vấn đề gặp phải trong khi đứng lớp và những ưu khuyết điểm của giáo trình, nhằm giúp chúng tôi không ngừng sửa chữa nâng cao, làm giáo trình ngày càng thêm phong phú và hoàn chỉnh. Đồng thời chúng tôi cũng hoan nghênh nhiều đồng tu có nguyện ý tham dự sáng tác, biên tập gia nhập vào ban biên tập, cùng nhau biên soạn hoàn thành giáo trình này.

◇◇◇ ◇◇◇ ◇◇◇

Hướng dẫn đọc

Cuối thời đại nhà Thanh, “Đệ Tử Quy” là tài liệu khai sáng đạo đức có ảnh hưởng rộng lớn nhất, rất nhiều châu huyện ấn định nó là sách giáo khoa vỡ lòng của trẻ em. Tác giả Lý Dục Tú do có công biên soạn “Đệ Tử Quy”, nên sau khi mất ông được thờ phụng tại đền thờ các vị tiên hiền ở Giáng Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc).

Lý Dục Tú là một vị tú tài vào thời Khang Hy nhà Thanh, ông căn cứ vào sách “Đồng Mông Tu Tri” của ông Chu Hy thời Tống mà cải biên thành “Huấn Mông Văn”, về sau được học giả Giả Tồn Nhân triều Thanh chỉnh lý, đổi tên thành “Đệ Tử Quy”. Bởi vì Chu Hy nhìn thấy giáo dục ở trường học lúc đó “Giáo và dưỡng không có khuôn phép, thầy trò gặp nhau hờ hững như người qua đường”; đạo đức bại hoại, trọng lợi quên nghĩa, giáo dục chỉ vì để học sinh đối phó kiểm tra thi cử, Chu Hy cho rằng đây là bỏ gốc lấy ngọn, ông chủ trương giáo dục ngữ văn phải lấy “Minh nhân luân vi bản” (minh tỏ nhân luân làm gốc), khôi phục truyền thống giáo dục tốt đẹp của ba đời Hạ – Thương – Chu, cho nên đã biên soạn ra một loạt giáo trình ngữ văn, trong đó có biên soạn cuốn sách chuyên khai sáng cho trẻ em là “Đồng Mông Tu Tri”, dạy bảo trẻ em chi tiết sinh hoạt hàng ngày.

Tiếp nối nội hàm của “Đồng Mông Tu Tri”, “Đệ Tử Quy” cũng lấy việc dạy bảo trẻ em về đạo đức luân lý và lễ tiết cơ bản làm chủ. Đoạn đầu tiên của “Đệ Tử Quy” (Đoạn tổng quan), lấy lời dạy của Khổng Tử trong cuốn Luận Ngữ. Học nhi: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.” (đệ tử vào thì hiếu, ra thì đễ, cẩn thận, giữ chữ tín, yêu mến mọi người mà thân cận người nhân đức, làm được những điều ấy rồi mà vẫn sức thì mới học văn.) làm nội hàm xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, từ đó phân cuốn sách ra làm bảy đoạn lớn là: Nhập tắc hiếu, Xuất tắc đễ, Cẩn, Tín, Phiếm ái chúng, Thân nhân, Dư lực, Học văn. Nội dung rõ ràng dễ hiểu, vần điệu thuận miệng, xác định rõ ràng cụ thể về quy phạm hành vi đúng đắn cho trẻ em, hiện nay vẫn lưu hành rộng khắp tại các trường tiểu học.

Bản giáo trình này chiểu theo nội dung mà phân thành 32 bài, mỗi bài gồm có Nguyên văn, Từ vựng, Lời dịch, Lời giải thích và Câu chuyện tham khảo. Nguyên văn Hán ngữ được trình bày bằng Bính âm, Chú âm và Âm Hán Việt. Lời dịch cung cấp một bản văn thuần Việt, Từ vựng là nhắm vào ý nghĩa của từ bên trong câu văn mà tiến hành giải thích, Lời giải thích là giải thích ý nghĩa của toàn câu. Cuối cùng, kèm theo Câu chuyện tham khảo liên quan với nội dung bài học, để độc giả học tập càng thêm thâm nhập, mở rộng và thêm sinh động lý thú hơn nữa, hy vọng trong quá trình học tập ngữ văn có thể dưỡng thành phẩm đức tốt đẹp cho trẻ em đi học.

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ Tử Quy (1)

Nguyên văn:
弟子(1)規(2), 聖人(3)訓(4): 首(5)孝弟(6), 次(7)謹信(8);
泛愛眾(9), 而(10)親仁(11); 有余力(12), 則(13)學文(14)。

Bính âm:
弟(dì) 子(zǐ) 規(guī), 聖(shèng) 人(rén) 訓(xùn):
首(shǒu) 孝(xiào) 弟(tì), 次(cì) 謹(jǐn) 信(xìn);
泛(fàn) 愛(ài) 眾(zhòng), 而(ér) 親(qīn) 仁(rén);
有(yǒu) 余(yú) 力(lì), 則(zé) 學(xué) 文(wén)。

Chú âm:
弟(ㄉㄧˋ) 子(ㄗˇ) 規(ㄍㄨㄟ), 聖(ㄕㄥˋ) 人(ㄖㄣˊ) 訓(ㄒㄩㄣˋ):
首(ㄕㄡˇ) 孝(ㄒㄧㄠˋ) 弟(ㄉㄧˋ), 次(ㄘˋ) 謹(ㄐㄧㄣˇ) 信(ㄒㄧㄣˋ);
泛(ㄈㄢˋ) 愛(ㄞˋ) 眾(ㄓㄨㄥˋ), 而(ㄦˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 仁(ㄖㄣˊ);
有(ㄧㄡˇ) 余(ㄩˊ) 力(ㄌㄧˋ), 則(ㄗㄜˊ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 文(ㄨㄣˊ)。

Âm Hán Việt:
Đệ tử quy, Thánh nhân huấn: Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín;
Phiếm ái chúng, nhi thân nhân; hữu dư lực, tắc học văn.

Lời dịch:
Phép người con, Thánh nhân dạy: Hiếu đễ trước, kế cẩn tín;
Yêu mọi người, gần người nhân; có dư sức, thì học văn.

Từ vựng:
(1) đệ tử (弟子): làm người em và làm người con.
(2) quy (規): quy phạm.
(3) Thánh nhân (聖人): cổ thánh tiên hiền có phẩm đức cao siêu, có nhân cách hoàn mỹ.
(4) huấn (训): giáo huấn, dạy bảo, khuyên răn, chuẩn mực, phép tắc.
(5) thủ (首): đứng đầu, quan trọng nhất.
(6) hiếu đễ (孝弟): hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính anh chị. 弟 ở đây nghĩa là đễ, đồng âm với chữ “悌: đễ”, nghĩa là kính trọng và thuận theo anh chị, một âm khác là “đệ”.
(7) thứ (次): quan trọng thứ nhì.
(8) cẩn tín (谨信): chú ý cẩn thận, thành thật giữ tín, giữ lòng tin, sự tín nhiệm.
(9) phiếm ái chúng (泛愛眾): bác ái với mọi người. “Phiếm” (泛) có nghĩa là rộng khắp.
(10) nhi (而): mà lại, hơn nữa.
(11) thân nhân (親仁): thân cận người có tâm nhân ái. “Nhân” (仁) , tâm nhân từ khoan dung rộng lượng, đạo đức cơ bản của người yêu người yêu vật.
(12) dư lực (余力): tâm lực còn dư.
(13) tắc (則): liền, thì.
(14) học văn (學文): nghiên cứu học vấn. Khổng Tử nói: “Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” (làm được những điều ấy rồi có thừa sức mới học văn). Chủ trương chú trọng giáo dục đạo đức (đức dục) hơn giáo dục kiến thức (trí dục), trước tiên phải dưỡng thành phẩm đức tốt đẹp, còn có thời gian thì mới học tập các loại tri thức khác (học vấn, học thức).

Lời giải thích:
“Đệ Tử Quy” là quy phạm đạo đức được các bậc cổ thánh tiên hiền truyền dạy, trong đó quan trọng nhất chính là hiếu thuận đối với cha mẹ, thân ái đối với anh chị; tiếp đó là làm người hay làm việc thì phải nghiêm cẩn giữ thành tín; yêu quý mọi người trên thế giới, đồng thời thân cận với các bậc quân tử nhân đức; còn có dư thời gian và tinh lực, mới có thể học tập các loại văn học, các loại tri thức khác.

Câu chuyện tham khảo:

Đạo đức của Thủy tổ ─ Đế Thuấn

Thuấn là một trong Ngũ Đế (*) của thời cổ đại Trung Quốc, ông họ Diêu, tên là Trọng Hoa, hào là Ngu Thị, lịch sử gọi là Ngu Thuấn.

Khi Thuấn còn rất nhỏ mẹ đã qua đời, cha là Cổ Tẩu bị mù hai mắt lại cưới vợ kế, sinh ra em trai tên là Tượng. Cha của Thuấn là người ngoan cố không nói lý, lại thêm mẹ kế tính tình thô bạo hung ác, em trai ngang ngược vô lý, mẹ kế và Tượng được Cổ Tẩu sủng ái, ba người đều chán ghét Thuấn, đứa con của người vợ trước sinh ra, nên thường muốn giết chết ông.

Có một lần Cổ Tẩu sai Thuấn sửa chữa kho gạo, chờ Thuấn leo lên trên mái kho, Cổ Tẩu liền phóng hỏa đốt kho gạo, Thuấn lấy hai cái mũ rộng vành giống như chim đáp xuống, không bị hại chết. Sau đó Cổ Tẩu lại sai Thuấn đi đào giếng, lúc Thuấn đang xuống sâu vào trong giếng, Cổ Tẩu cùng với Tượng dùng đất lấp giếng, chẳng ngờ rằng Thuấn rất thông minh, đã dự liệu trước, nên lúc đào giếng đã đào một thông đạo bên hông để thoát ra. Tượng vốn cho rằng lần này không có sơ sót nào, liền chiếm đoạt gia sản của Thuấn, khi thấy Thuấn đi về, mọi người giật mình kinh hãi. Nhưng Thuấn khoan dung độ lượng vẫn lấy đức báo oán, hôm sau vẫn hiếu kính cha mẹ và yêu quý em trai như cũ.

Cổ nhân nói: “Trăm thiện hiếu làm đầu.” Năm Thuấn 20 tuổi, hiếu thảo nổi danh thiên hạ, năm 30 tuổi thì Nghiêu Đế tìm kiếm hiền tài, quần thần tứ phương đều đề cử Thuấn. Bởi vậy Nghiêu Đế đem hai con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, lại để chín người con trai của mình ở chung cùng Thuấn, để quan sát phẩm đức của Thuấn. Bởi vì Thuấn lấy đức phục nhân, Nga Hoàng, Nữ Anh nhận được đức hạnh của Thuấn cảm hóa, cũng không dám vì thân phận tôn quý mà có thái độ kiêu căng, đối xử mọi người đều rất khiêm tốn cung kính. Chín người con trai của Nghiêu Đế chịu ảnh hưởng của Thuấn, cũng ngày càng thêm nhân hậu cẩn thận. Thuấn đến Lịch Sơn trồng trọt, người ở đó nhận được ảnh hưởng của Thuấn, trở nên lòng dạ rộng lớn, nhượng ruộng tốt cho người khác.

Thuấn đến Lôi Trạch bắt cá, người Lôi Trạch tranh nhau nhượng chỗ. Thuấn đến bên Hoàng Hà làm đồ gốm, sản xuất đồ gốm ở đó trở nên vô cùng tinh tế. Tất cả mọi người thích ở cùng với Thuấn, cho nên ông ở nơi nào, một năm sau liền tụ thành thôn xóm, hai năm thì thành thị trấn, ba năm liền thành đại đô thị. Trải qua khảo sát, Đế Nghiêu rất hài lòng đối với Thuấn, đem ngôi vua truyền cho Thuấn.

Đế Thuấn đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, ông tuyên dương giáo dục Ngũ thường: Phụ nghĩa, Mẫu từ, Huynh hữu, Đệ cung, Tử hiếu. Thúc đẩy đạo đức nhân luân, khai sáng ra tiền lệ đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, trở thành khuôn mẫu cho người Trung Quốc các triều đại noi theo.

Mấy ngàn năm nay, truyền thống văn hóa của vua Thuấn lấy đức làm đầu, thông qua văn hóa Nho gia của Khổng Tử mà được truyền thừa về sau, đã giáo hóa đời đời người Trung Quốc.

Chú thích:

Tam Hoàng Ngũ Đế: Thời viễn cổ, Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế gọi là Tam Hoàng, là ba vị Hoàng đế sớm nhất của Trung Quốc. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, gọi là Ngũ Đế. Tài liệu lịch sử cổ ghi chép, Hoàng Đế là một vị trong Tam Hoàng, cũng là vị đứng đầu Ngũ Đế.

Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-01.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44214

https://www.epochtimes.com/b5/10/1/6/n2778455.htm

The post Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Niềm hạnh phúc của một giáo viên dạy văn hóa truyền thốnghttps://chanhkien.org/2019/10/niem-hanh-phuc-cua-mot-giao-vien-day-van-hoa-truyen-thong.htmlWed, 16 Oct 2019 00:32:01 +0000http://chanhkien.org/?p=25639Tác giả: Đồng Hân   [ChanhKien.org] Tôi là đệ tử đắc Pháp năm 1996, từ năm 2009 tôi bắt đầu giảng dạy một cách có hệ thống về văn hóa truyền thống. Tôi chủ yếu giảng về các sách Nho học truyền thống như “Đệ tử Quy”, “Tam Tự Kinh”, đến nay đã 10 năm. […]

The post Niềm hạnh phúc của một giáo viên dạy văn hóa truyền thống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Hân

 

[ChanhKien.org] Tôi là đệ tử đắc Pháp năm 1996, từ năm 2009 tôi bắt đầu giảng dạy một cách có hệ thống về văn hóa truyền thống. Tôi chủ yếu giảng về các sách Nho học truyền thống như “Đệ tử Quy”, “Tam Tự Kinh”, đến nay đã 10 năm. Vừa tu luyện bản thân, vừa hồng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa thuần chính, trợ Sư Pháp Chính nhân gian, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

  1. Tu luyện Đại Pháp thân thể và tinh thần được thọ ích, trong khi phản bức hại dần dần lĩnh ngộ được ý nghĩa chân chính của văn hóa truyền thống

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi mắc nhiều loại bệnh, sau khi tu luyện bệnh tật đều không cánh mà bay. Trước khi tu luyện, tôi tự cho rằng mình rất lương thiện, con người tôi rất tốt, kỳ thực tôi không biết tiêu chuẩn làm người chân chính. Tôi từng vì 20 tệ tiền thưởng mà mắng hiệu trưởng là thất đức trước mặt mọi người, vậy mà còn cho rằng mình rất chính trực; tôi cũng từng thường xuyên lấy trộm pin, bóng đèn của trường về nhà dùng, lại còn cảm thấy việc này rất bình thường. Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn con người tôi, giúp tôi trở thành người có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với xã hội. Sau khi tu luyện, tôi làm việc chăm chỉ, mối quan hệ với đồng nghiệp rất tốt đẹp. Gia đình tôi do có nhiều người tu luyện nên luôn hạnh phúc, mỹ mãn. Trước năm 1999, chúng tôi cùng nhau học Pháp luyện công, đi đến các thôn làng để hồng dương Đại Pháp, đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi.

Ngày 20/7/1999, sau khi tà ác bức hại Đại Pháp, tôi vì kiên trì tu luyện mà bị bắt giam phi pháp, bị cưỡng bức lao động, chịu cực hình, cũng từng phải bỏ nhà đi lưu lạc, bị khai trừ khỏi công chức. Những người không hiểu cho rằng tôi rất khổ, không đáng phải hi sinh như vậy. Nhưng những điều tôi đắc được thì con người thế gian khó mà tưởng tượng nổi, sự mỹ hảo của tu luyện, chính niệm kiên định, nội tâm thuần thiện, tấm lòng khoáng đạt, những thứ mất đi chỉ là sự ích kỷ, vị tư, thứ đạt được là sự tịnh hóa tâm linh, sự tốt đẹp vĩnh hằng của sinh mệnh. Tôi chưa từng được học kiến thức về văn hóa truyền thống, nhưng tôi lại lĩnh sứ mệnh thần thánh hồng dương văn hóa truyền thống, điều này là nhờ tôi tu luyện Đại Pháp.

Tôi rất xúc động khi đọc kinh văn của Sư phụ “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật”, tôi hiểu được sự khác biệt to lớn giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hiện đại, kỳ thực nền giáo dục mà tôi quen thuộc cũng như vậy. Những loạt bài “Cửu bình”, “Giải thể văn hóa đảng”, “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” và “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” đăng trên trang Đại Kỷ Nguyên giúp tôi càng hiểu rõ tình trạng bại hoại của con người ngày nay. Dạ hội năm mới Thần Vận do Sư phụ dẫn dắt toàn thiện toàn mỹ giúp tôi nhận ra vẻ đẹp thần thánh, đạo đức cao thượng, tính nhân văn, vẻ đẹp của nghệ thuật và giá trị của nền văn minh Trung Hoa. Thiên đường hùng vĩ, tráng lệ, đức minh quân khai sáng thời đại phồn vinh, Sư phụ bằng lòng từ bi và trí huệ vô hạn đã khai mở cho nhân loại con đường quay trở về truyền thống, giúp tôi hiểu được trạng thái tốt đẹp mà nhân loại nên có. Thông qua phương thức này, Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi, giúp tôi dễ dàng hiểu được tâm thái của các bậc thánh hiền thời xưa, hiểu được nội hàm chân chính trong các sách thánh hiền truyền thống.

Qua các bài giảng về văn hóa truyền thống, tôi cố gắng khôi phục lại thần thái, tư tưởng của các bậc thánh hiền thời xưa, triển hiện lại đạo lý trong văn hóa Trung Hoa truyền thống. Mỗi giờ học, mỗi lần đứng lên bục giảng tôi đều xin Sư phụ gia trì, tôi phát chính niệm trước, trong không gian khác treo lên giảng đường những câu đối “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, “Pháp chính càn khôn, Tà ác toàn diệt. Pháp chính thiên địa, hiện thế hiện báo”, “Trời diệt Trung cộng, tam thoái bảo bình an” và “Pháp Luân thường chuyển, Phật Pháp vô biên”. Tôi coi mỗi bài giảng là một màn diễn Thần Vận để thức tỉnh chúng sinh, giúp học sinh cảm thấy tự hào về văn hóa Trung Hoa, ngợi ca văn hóa Thần truyền, cảm động trước phẩm đức của các bậc thánh hiền.

Có học sinh nói: “Mỗi tiết học của thầy khiến em cảm thấy vui vẻ, thích thú, hạnh phúc và tốt đẹp, giống như chờ đợi dòng nước ngọt ngào, ấm áp chảy tràn đầy tâm hồn, rửa sạch tâm linh”. Cũng có học sinh nói: “Khi thầy giảng bài, em nhìn thấy đằng sau thầy tỏa ánh hào quang”. Có học sinh viết: “Khi thầy mỉm cười, em như có thể thấy rất nhiều thi nhân đang cùng nhau tụ hội ngâm thơ dưới ánh trăng, khi cảm xúc thầy dâng tràn, em có thể cảm thấy sự huy hoàng thịnh thế của triều đại nhà Đường, còn khi thần thái thầy trang nghiêm, em có thể nghe thấy tiếng chiến mã hí vang trên xa trường… đúng là dưới sự dẫn dắt của thầy những câu chuyện thời cổ xưa trở nên vô cùng dễ hiểu”. Tôi nghĩ đây đều là sự từ bi của Sư phụ đã thức tỉnh ký ức bị phong bế của chúng sinh, là Đại Pháp đã cứu độ chúng sinh, là một phần của Pháp Chính nhân gian.

  1. Hồng dương văn hóa truyền thống, trợ Sư Pháp Chính nhân gian

Thông qua việc diễn giải các sách kinh điển và các câu chuyện về thánh hiền thời xưa, tôi đã giúp nhiều người hơn nhận thức được vẻ đẹp của văn hóa truyền thống, hiểu được đạo lý làm người, nâng cao đạo đức của bản thân. Chỉ trong thời gian mấy năm, tôi đã đi đến rất nhiều thành phố, thị trấn, thôn, làng ở xung quanh, truyền đạt cho mọi người vẻ đẹp thần thánh của văn hóa truyền thống.

Tôi từng rơi nước mắt khi kể câu chuyện về những khó khăn gian khổ và sự vĩ đại của thánh nhân Vũ Huấn, ông đã đi hành khất để xây dựng nên ba trường học miễn phí, câu chuyện đã làm cảm động mấy chục giáo viên trong trường mẫu giáo. Vào ngày lễ tốt nghiệp của học sinh, tôi đã dụng tâm sáng tác một bài diễn văn theo phong cách truyền thống và mười mấy bài thơ phong cách cổ, làm buổi lễ diễn ra rất trang trọng. Tôi từng giảng về “Đệ tử Quy” ở công ty và được mọi người rất hưởng ứng.

Các bài giảng về văn hóa truyền thống của tôi mang lại cho học sinh sự hứng thú và thực sự đã giúp cải biến nội tâm của các em. Một học sinh nói: “Cho dù xã hội bên ngoài hỗn loạn thế nào, nhưng trường học của chúng ta vẫn yên bình, tốt đẹp, chúng em luôn học được những điều bổ ích qua các tiết học “Đệ tử Quy” của thầy, mà bản thân chúng em cũng như những đóa hoa tươi không ngừng tỏa hương mang những điều tốt đẹp đến cho xã hội, đến cho con người, gieo những hạt giống thiện lương, mang hạnh phúc và may mắn đến khắp nhân gian”. Một vị hiệu trưởng trẻ sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng đã cảm động nói: ‘”Trước khi đến đây tôi bị ngã xe mấy lần, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, các giáo viên cũng vậy, trong lòng mọi người đều có chút không vui, lại bồi dưỡng nữa à! Nhưng tất cả các giáo viên của chúng tôi sau khi nghe xong bài giảng của anh đều đã thay đổi rất nhiều, anh đã đánh thức sự thiện lương trong lòng mọi người. Kỳ thực mỗi cá nhân đều có sự thiện lương, nhưng có thứ nào đó che mắt chúng ta, giống như ví dụ rất hay mà anh đưa ra, đừng để cho những hạt bụi trần nhỏ bé này che lấp mất trái tim của chúng ta”.

  1. Cứu độ chúng sinh với vai trò giáo viên dạy văn hóa truyền thống

Giáo viên dạy văn hóa truyền thống luôn được mọi người kính trọng và tín nhiệm, tôi đã tận dụng cơ hội này để giảng chân tướng cứu người. Một lần, tôi đến trường học giảng bài, có bốn sinh viên mới tốt nghiệp ngồi ở bậc thềm trước cửa, đợi hiệu trưởng đến đón họ đi tiếp nhận công tác mới. Họ rất vui mừng khi gặp lại thầy giáo dạy “Đệ tử Quy”. Tôi liền nói với họ về tam thoái bảo bình an, họ đều vui vẻ đồng ý. Tôi nói: “Các em sắp đến thành phố khác làm việc, thầy chúc các em thuận lợi bình an! Thầy sẽ lấy hóa danh cho các em là Bình, An, Thuận, Lợi để thoái đoàn, thoái đội, thầy cũng chúc các em cả cuộc đời bình an thuận lợi”. Họ cười rạng rỡ đồng ý. Còn có học sinh tốt nghiệp xong đến công ty thăm tôi, tôi liền làm tam thoái cho họ, nói với họ Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Tôi cũng giảng chân tướng cho những người trong giới chủ lưu, rất nhiều hiệu trưởng trường học, lãnh đạo công ty đều đã hiểu chân tướng Đại Pháp, có người là bí thư đảng, có người còn làm ở tòa án, cục điều tra…, việc họ hiểu chân tướng có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội. Tôi có quen một vị tổng giám đốc của một doanh nghiệp lớn, chúng tôi đã nói chuyện với nhau về văn hóa truyền thống rất tâm đầu ý hợp, cuối cùng tôi nói với anh ấy chân tướng Đại Pháp, anh ấy và mấy người xung quanh đều vui vẻ tam thoái.

Một vị hiệu trưởng rất nhiệt tình quảng bá văn hóa truyền thống, anh tạo điều kiện mở những khóa giảng về văn hóa truyền thống trên quy mô lớn, chúng tôi đã phối hợp với nhau rất ăn ý, anh cũng hoàn toàn hiểu chân tướng. Một lần bố anh bị liệt nửa người phải nhập viện, tôi dạy học xong liền lập tức đến thăm ông, bảo ông hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, ngay lúc đó ông có thể ra khỏi giường đi lại được. Sau đó những người bệnh cùng phòng nghe ngóng lẫn nhau, đều biết chân tướng, họ bảo nhau: hãy xem mấy người kia thật khỏe mạnh, hóa ra là vì người ta luyện Pháp Luân Công, xem ra những điều trên tivi nói đều là giả. Mỗi lần đến trường học, tôi đều phát chính niệm trước để thanh lý môi trường, thanh trừ tà ác bức hại chúng sinh. Hiệu trưởng có một người bạn bị phụ thể, gọi điện nói đã đến cổng trường nhưng ở không gian khác bị ngăn lại, không cho vào. Hiệu trưởng biết rằng Sư phụ Đại Pháp đã bảo hộ ông. Vị hiệu trưởng này và bố của anh đều rất lương thiện, nhờ ủng hộ Đại Pháp nên họ được phúc báo. Cục công an trong vùng biết chúng tôi là đệ tử Đại Pháp, nên tìm vị hiệu trưởng này để uy hiếp anh không cho tôi lên lớp giảng, sở giáo dục cũng nhiều lần gâp áp lực cho anh nhưng anh đều kiên định và trí huệ từ chối.

Tranh thủ dịp nghỉ hè, tôi đã bật băng giảng Pháp của Sư phụ cho mấy giáo viên trẻ xem và dạy họ động tác luyện công. Trong đó có một giáo viên đến nay vẫn kiên trì tu luyện, cô tham gia nhóm học Pháp tại gia đình, những người thân trong gia đình cô đều đã tam thoái, còn ký tên giúp giải cứu đệ tử Đại Pháp bị bắt, cả gia đình được hưởng phúc báo. Năm 2015 trong phong trào kiện Giang Trạch Dân, tôi đã gửi đơn lên tòa án tối cao và viện kiểm sát tối cao để kiện Giang Trạch Dân bức hại Đại Pháp, cô ấy cũng chủ động gửi đơn kiện. Cô còn viết về câu chuyện tu luyện của mình gửi Minh Huệ Net.

  1. Hết thảy hạnh phúc, may mắn của đệ tử Đại Pháp đều do Sư phụ vĩ đại ban cho

Suốt bao nhiêu năm hồng dương văn hóa truyền thống, tôi đã lưu lại rất nhiều ký ức tốt đẹp ở những nơi mình đi qua, tôi cảm thấy thật vinh dự khi làm giáo viên dạy văn hóa truyền thống. Tôi vô cùng cảm ơn Sư phụ đã mang cho tôi những điều tốt đẹp vô hạn, con xin cảm ơn Sư phụ vĩ đại!

Trong buổi diễn Thần Vận năm nay, khi nghe thấy giọng nói vang vọng từ bi của Sáng Thế Chủ: “Theo ta hạ thế, Pháp Chính nhân gian”, tôi cảm thấy chấn động, cảm động và hân hoan. Tôi sẽ giúp thêm nhiều người hơn quay trở về truyền thống, được Sáng Thế Chủ từ bi cứu độ, bước tới tương lai tốt đẹp.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/252663

The post Niềm hạnh phúc của một giáo viên dạy văn hóa truyền thống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>