dạo trong rừng hạnh | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 10 Apr 2025 00:14:36 +0000en-UShourly1Dạo trong rừng hạnh: Cách đặt tên cho các vị thuốc Trung yhttps://chanhkien.org/2025/01/dao-trong-rung-hanh-cach-dat-ten-cho-cac-vi-thuoc-trung-y.htmlTue, 07 Jan 2025 03:22:42 +0000https://chanhkien.org/?p=35788Tác giả: Dung Tử [ChanhKien.org] Việc đặt tên cho các vị thuốc Trung y không theo phân loại của ngành thực vật học mà dựa trên nội hàm phong phú và vô cùng thâm sâu của văn hóa Trung Quốc cổ đại để đặt tên. Sơn Hải Kinh là một cuốn sách chú giải về […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Cách đặt tên cho các vị thuốc Trung y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Dung Tử

[ChanhKien.org]

Việc đặt tên cho các vị thuốc Trung y không theo phân loại của ngành thực vật học mà dựa trên nội hàm phong phú và vô cùng thâm sâu của văn hóa Trung Quốc cổ đại để đặt tên. Sơn Hải Kinh là một cuốn sách chú giải về địa lý Trung Quốc được biên soạn dựa theo các truyền thuyết thời thượng cổ, trong đó có ghi chép phong phú về các loại sản vật, bao gồm cả ghi chép về 59 loại thuốc thực vật, 83 loại thuốc động vật, 4 loại thuốc khoáng vật, tổng cộng là 146 loại. Trong sách Sơn Hải Kinh, chương Nam Sơn Kinh phần 1 có viết rằng: “Dãy núi đầu tiên ở phương Nam gọi là dãy Thước Sơn. Ngọn núi đầu tiên của dãy Thước Sơn là núi Chiêu Diêu, nằm bên bờ Tây Hải. Trên núi có nhiều cây quế, nhiều vàng ngọc. Trên núi có loài cỏ, dạng nó như rau hẹ nhưng nở hoa màu xanh, tên nó là chúc dư, ăn vào thì không cảm thấy đói”. Chúc dư được đề cập ở đây là một loại cỏ trông giống như rau hẹ, ăn vào khiến người ta không cảm thấy đói.

Đặt tên theo nơi xuất xứ

Giữa thực vật và nơi chúng sinh trưởng có sự đối ứng, cùng là một loài cây nếu mọc ở những nơi khác nhau thì đặc tính của nó cũng sẽ thay đổi khác nhau, câu nói “quýt mọc ở Hoài Nam là cây quýt, mọc ở Hoài Bắc trở thành cây chỉ” (cây chỉ là cây cam ba lá, cam đắng) chính là nói về đạo lý này. Nơi sinh trưởng của các loài thảo dược Trung y có liên quan tới dược tính của chúng, vì vậy nhiều loại thuốc Trung y được đặt tên theo nơi sản sinh ra chúng. Ví dụ như:
– ba đậu (bã đậu): vì hạt của nó giống hạt đậu và nó được xuất xứ từ vùng Ba Thục, Tứ Xuyên
– nhẫn đông Ba Đông: kim ngân hoa (hoa nhẫn đông) ở huyện Ba Đông tỉnh Hồ Bắc
– xuyên khung, xuyên bối, xuyên ô, xuyên luyện tử, xuyên ngưu tất, xuyên bạch chỉ, xuyên mộc thông: xuyên là tỉnh Tứ Xuyên
– phòng đảng: huyện Phòng tỉnh Hồ Bắc là nơi sản xuất ra đảng sâm
– miếu đảng: thị trấn Đại Miếu huyện Vu Sơn, Trùng Khánh là nơi sản xuất ra đảng sâm
– bắc ngạn liên: vùng núi Vu Hiệp – Bắc Ngạn, Tứ Xuyên là nơi sản xuất ra hoàng liên
– thành khẩu thiên ma: cây thiên ma được thu hái dưới chân núi Đại Ba Sơn huyện Thành Khẩu, tỉnh Trùng Khánh
– tư khâu mộc qua: xuất sản ở thị trấn Tư Khâu thuộc phía đông nam huyện Trường Dương tỉnh Hồ Bắc
– quảng phòng kỷ, quảng hoắc hương, quảng đậu căn thường mọc ở Quảng Tây
– hàng mạch đông, hàng bạch chỉ thường mọc ở Hàng Châu, Chiết Giang
– hoài sơn, hoài ngưu tất là đặc sản của vùng sông Hoài, Hà Nam
– ngân sài hồ: cây sài hồ ở thành phố Ngân Xuyên, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
– xích thược Đa Luân: cây xích thược ở Đa Luân, Nội Mông Cổ
– tạng hồng hoa (hồng hoa Tây Tạng)
– quảng mộc hương (còn gọi là vân mộc hương) do được trồng nhiều ở Vân Nam v.v….

Hình bên trên: kim ngân hoa, bên dưới: sài hồ

Đặt tên theo mùa sinh trưởng

Dược tính của các loại thuốc Trung y trên thực tế có liên quan tới thời gian thu hái và mùa sinh trưởng của chúng. Vị thuốc hạ khô thảo sở dĩ có tên như vậy là vì mỗi ngày hạ chí hằng năm qua đi thì hoa và lá của cây này sẽ dần khô héo. Thời điểm thu hoạch cây bán hạ thích hợp là vào giữa tháng năm theo nông lịch, khi mà mùa hạ vừa trôi qua được một nửa, nên có tên là bán hạ. Thân dây và lá của cây nhẫn đông (kim ngân hoa) có thể nhẫn chịu được tiết trời băng giá của mùa đông mà không bị rụng xuống nên được gọi là nhẫn đông. Còn có các vị thuốc khác như đông tang diệp, đông trùng hạ thảo (mùa đông là sâu, mùa hè là nấm, thường được thu hoạch vào mùa hè), đông hoa (hoa nở rộ vào mùa đông).

Đặt tên theo hình dạng

Nhiều loại thuốc Trung y được đặt tên theo hình dáng của chúng, ví dụ như hài nhi sâm (còn gọi là thái tử sâm, đồng sâm) sở dĩ có tên như vậy vì phần rễ của nó trông giống như một đứa trẻ bụ bẫm; hay như vị thuốc “ngưu tất”, gọi như vậy vì phần đốt của cây phình to ra trông như đầu gối của con trâu; còn có vị gọi là “cẩu tích” vì phần thân rễ của cây có lớp lông mao màu vàng kim bên ngoài trông giống lưng con chó (cẩu là chó, tích là lưng). Ngoài ra còn các vị thuốc khác được đặt tên theo hình dáng đặc biệt của chúng như hoàng quần trúc tôn (nấm tre váy vàng, hay nấm tre lưới vàng, tiên nhân tán – tức là cái ô của tiên nhân), câu đằng (như cái móc câu), long nhãn (trông giống mắt con rồng), mã tiên thảo (cỏ roi ngựa, do thân cỏ dài, thẳng, có đốt trông giống như cái roi ngựa), kê trảo hoàng liên (phần rễ cây hoàng liên có hình dạng như móng chân gà), bán biên liên (hoa rời năm cánh, hoa lệch sang một bên trông như hoa sen nên gọi là bán biên liên), ô đầu (giống đầu con quạ), tạo giác thích (gai bồ kết), mộc hồ điệp (hạt chín khô của cây núc nác, hạt dẹt có cánh mỏng màu trắng nhạt trông giống như cánh bướm), phượng vĩ thảo (loại cỏ có lá xòe ra như đuôi phượng), anh túc xác (vỏ quả khô của cây anh túc), kim anh tử (quả cây kim anh, có hình bầu; trong tiếng Trung chữ anh 樱 đồng âm với chữ anh 罂 nghĩa là cái bình có miệng nhỏ bụng to, quả kim anh trông giống như cái bình)

Hình bên trên: hoàng quần trúc tôn, bên dưới: phượng vĩ thảo

Trong y học Trung Hoa có rất nhiều ví dụ về sự tương đồng giữa hình dáng và dược tính của vị thuốc [1]. Ví dụ tâm sen (liên tâm) giúp thanh tâm giáng hỏa; hoa cúc giúp sáng mắt, hình dáng hoa cúc trông rất giống con mắt; khổ qua có thể giúp thanh vị hỏa, tức tiêu trừ cơn hỏa ở tạng vị, chúng ta thấy hình dáng quả khổ qua có khác chi cái dạ dày đâu? Những sự vật có hình dạng tương tự một cái gì đó ắt có mối liên hệ nội tại với vật đó. Nguyên nhân đằng sau mối liên hệ nội tại này chính là sinh mệnh của vật ấy tương thông với thân thể người.

Đặt tên theo màu sắc

Màu sắc của không ít loại thuốc Trung y đã trở thành tiêu chí rõ ràng để nhận diện loại thuốc đó và cũng là cơ sở để đặt tên cho thuốc. Ví dụ, về màu đỏ thì có các vị thuốc như hồng hoa, xích thược, chu sa, huyết kiệt, đan sâm v.v..; màu vàng thì có đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng kỳ, hoàng bá v.v..; màu trắng thì có bạch chỉ, bạch cập, bạch vi, bạch truật, bạch hoa xà thiệt thảo v.v..; về màu xanh thì có thanh bì, thanh đại, thanh hao v.v..; về màu đen thì có huyền sâm, táo đen v.v… Ngoài ra còn có giả thạch (đất đỏ), tử thảo, tử hoa địa đinh v.v…

Đặt tên theo mùi vị

Các loại thuốc Trung y có các vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn khác nhau nên người ta thường đặt tên thuốc dựa theo mùi hoặc vị đặc trưng của chúng. Về mùi thơm nồng thì có mộc hương, hoắc hương, hồi hương, đinh hương, xạ hương, trầm hương, tô hợp hương, an tức hương, hương nhu, kê thỉ đằng (mùi giống phân gà); mùi hơi thối một chút thì có xú ngô đồng, xú mẫu đan v.v..; vị ngọt thì có cam thảo, di đường; vị đắng thì có khổ luyện tử, khổ sâm; vị chua thì có toan táo nhân; vị cay thì có tế tân, lạt gia, ngũ vị tử v.v..; vị mặn thì có hàm phiên tân thạch.

Đặt tên theo bộ phận dùng làm thuốc

Ví dụ như: ma hoàng căn (rễ cây ma hoàng), cát căn (củ sắn dây), sơn đậu căn (rễ cây sơn đậu), bạch mao căn (rễ cỏ tranh), hạnh nhân (hạt quả hạnh nhân), đào nhân (hạt quả đào), nguyệt quế hoa (hoa nguyệt quế), kê quan hoa (hoa mào gà), kim ngân hoa (hoa kim ngân, hoa nhẫn đông), dương kim hoa (hoa cà độc dược), tang chi (cành cây dâu tằm), chi tử (quả dành dành) v.v…

Đặt tên theo công hiệu

Một số vị thuốc khác nhau có tác dụng chữa bệnh độc đáo và rõ rệt đối với một số loại bệnh khác nhau nên người ta thường đặt tên thuốc dựa theo công hiệu của chúng. Ví dụ, ích mẫu và dụ kỳ có thể chữa các bệnh sản phụ khoa; tục đoạn, cốt toái bổ có thể giúp bổ thận, mạnh gân cốt, giúp xương nhanh lành thương; thân cân thảo giúp trừ bệnh phong thấp, thư cân hoạt lạc; phòng phong giúp trừ chứng phong tà, là vị thuốc chủ yếu trong điều trị các bệnh do phong hàn, cảm mạo. Ngoài ra còn có các vị thuốc khác như viễn chí (giúp ích trí, trị chứng hay quên, giảm trí nhớ), trạch tả (thắng thấp lợi thủy), nhục thung dung (giúp tăng cường sinh lý nam, tăng khả năng thụ thai ở nữ, chuyện nhục dục sẽ được thung dung hay thong dong, không còn phiền muộn nữa), thiên niên kiện (giúp trừ phong thấp, mạnh gân cốt, thiên niên kiện nghĩa là khoẻ mạnh ngàn năm), đại phong tử (chữa bệnh phong) v.v…

Đặt tên theo phiên âm

Có một số loại thuốc trong nước Trung Quốc không sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tên thuốc thường được đặt theo phiên âm, như cây tất bạt nhập từ Ấn Độ là một ví dụ. Trong bộ sách “Dậu dương tạp trở” của tác giả Đoạn Thành Thức thời Đường có chép rằng: “Loại thuốc này ở Phất Lâm quốc được gọi là a li kha tha, xuất sang nước Ma Gia Thi Quốc nó được gọi là tất bạt lê, khi nhập vào Trung Quốc thì gọi tắt là tất bạt (cây tiêu lốt)”. Ngoài ra còn có a ngùy, tất trừng già (cây màng tang)… đều là được đặt tên theo phiên âm. Còn có mạn đà la, kha tử v.v…

Đặt tên dựa theo truyền thuyết và Thần thoại

Thông thường tên của mỗi vị thuốc Trung y sẽ gắn liền với một câu chuyện thần thoại hay và cảm động. Nhiều nhất là những câu chuyện liên quan đến thuật trường sinh bất lão, uống thuốc thành tiên. Truyền thuyết về đỗ trọng cũng là một trong số đó. Sách “Bản thảo cương mục” mô tả rằng: “Vào thời cổ có một người tên là Đỗ Trọng, thường dùng một loài cây thân gỗ làm thuốc uống, về sau đã đắc đạo thành tiên bay đi” (nguyên văn: Đỗ Trọng cũng là tên người, người xưa mượn tích Đỗ Trọng uống thuốc đắc đạo thành tiên mà đặt tên cho cây thuốc). Người đời sau dần gọi cây thuốc này là “tư tiên”, “tư trọng” hay đơn giản là đỗ trọng. Vào thời cổ đại những chuyện như vậy có rất nhiều, hầu hết đều viết rằng một người nào đó đã dùng một loại thuốc nào đó mà đắc đạo thành tiên, ví dụ như hoàng tinh, địa hoàng, phục linh, cúc hoa, cẩu kỷ…; những loại thuốc này đều có tác dụng chống lão hóa.

Còn có vị thuốc được đặt tên theo tên của người tìm ra chúng, chẳng hạn như từ trường khanh. Sách “Bão phác tử” của tác giả Cát Hồng thời Đông Tấn viết rằng: “Vào thời cổ đại có vị lang y tên là Từ Trường Khanh thường dùng cây cỏ nhỏ nghiền thành bột để chữa các loại bệnh ôn dịch, người ta bèn gọi loại thảo dược này là từ trường khanh”.

Các vị thuốc Trung y như lưu ký nô, hà thủ ô, v.v… cũng được đặt tên theo cách này. Về hà thủ ô, tương truyền rằng vào thời cổ có một người tên là Hà Điền Nhi thân thể yếu ớt, râu tóc bạc sớm lại hiếm muộn. Vào đêm nọ ông bỗng phát hiện ra có hai gốc cây leo mọc cách xa nhau mà cành lá ngả gần quấn lấy nhau, rất hiếu kỳ ông đào củ của nó đem về nấu uống, dần dà thấy thân thể trở nên khỏe mạnh, râu tóc trắng hóa đen, sống lâu hơn trăm tuổi, người ta bèn gọi loài cây này là hà thủ ô; còn lưu ký nô, loại thuốc này được Tống Vũ Đế Lưu Dụ tìm ra, người ta liền lấy tên thuở bé của ông là Ký Nô để đặt tên cho cây thuốc.

Có không ít tên thuốc được đặt ra là để ca tụng y thuật cao siêu của người thầy thuốc. Người ta kể rằng vào thời xưa ở Phan Châu có vị Quách Sử Quân chuyên dùng quả của một loại dây leo để chữa trị giun cho trẻ em, hiệu quả đặc biệt tốt. Về sau mọi người đặt tên cho giống thảo dược này là sử quân để tưởng nhớ lương y Quách Sử Quân. Còn về khiên ngưu tử (hạt bìm bìm), chuyện kể rằng có vị thầy thuốc đã chữa khỏi cho một đứa bé, sau đó người nhà đứa bé dắt con trâu đến tạ ơn, vì vị thuốc này mọc hoang dại ngoài đồng, người ta không biết gọi nó là gì, bèn đặt tên là khiên ngưu tử (khiên ngưu là dắt trâu, tử là hạt cũng có nghĩa là đứa bé). Những câu chuyện về tên thuốc được đặt ra nhằm tưởng nhớ y thuật, y đức của các bậc tiên hiền như thế qua ngàn năm vẫn còn lưu truyền, đến ngày nay chúng vẫn còn được truyền tụng.

Tài liệu tham khảo:

[1] Tác phẩm “Mạn đàm Trung y” của tác giả Ngọc Minh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20887

The post Dạo trong rừng hạnh: Cách đặt tên cho các vị thuốc Trung y first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Uy linh tiênhttps://chanhkien.org/2024/07/dao-trong-rung-hanh-uy-linh-tien.htmlThu, 25 Jul 2024 03:37:59 +0000https://chanhkien.org/?p=33618Tác giả: Thiên Nhất [ChanhKien.org] Uy linh tiên là một vị thuốc Trung y thường dùng, có công dụng trừ phong thấp, chữa hóc xương cá, là một loại tiên thảo có hiệu quả điều trị thần kỳ, rất được người bệnh ưa chuộng. Uy linh tiên là vị thuốc chủ trị đau khớp nhức […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Uy linh tiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhất

[ChanhKien.org]

Uy linh tiên là một vị thuốc Trung y thường dùng, có công dụng trừ phong thấp, chữa hóc xương cá, là một loại tiên thảo có hiệu quả điều trị thần kỳ, rất được người bệnh ưa chuộng.

Uy linh tiên là vị thuốc chủ trị đau khớp nhức cơ, giúp thông 12 kinh lạc, hiệu quả điều trị nhanh, có thể nói là sáng uống chiều khỏi. Nó có công hiệu đặc biệt đối với người khỏe mạnh, đồng thời với các trường hợp hóc xương cá, xương gà, xương vịt cũng rất có hiệu quả.

Có một truyền thuyết dân gian liên quan đến uy linh tiên. Tương truyền rằng trên một ngọn núi lớn ở Giang Nam có ngôi chùa cổ tên là Uy Linh Tự, trong chùa có một lão hòa thượng nổi tiếng với khả năng chữa bệnh phong thấp và chứng hóc xương. Mỗi khi chữa bệnh cho bệnh nhân, đầu tiên lão hòa thượng sẽ thắp hương niệm chú, sau đó đổ tro hương vào một cái bát chứa đầy nước rồi cho người bệnh uống tại chỗ. Người bệnh uống nước tro hương vào xong thì hết đau.

Lão hòa thượng cố làm ra vẻ bí ẩn, nói rằng đó là do Lão Phật Gia thi triển phép thuật chữa bệnh, đồng thời yêu cầu người đến chữa bệnh quyên góp tiền để cảm tạ. Kỳ thực trong bát nước tro hương của lão hòa thượng không phải là thứ trà bình thường mà là một thang thảo dược chuyên chữa bệnh phong thấp và chứng hóc xương.Trong chùa có một tiểu hòa thượng thường xuyên bị ngược đãi, vì không muốn người bệnh bị lão hòa thượng lừa mãi nên đã nghĩ ra cách khi sắc thuốc cố ý thay thảo dược bằng một loại cỏ dại không thể chữa bệnh. Ngày nọ do con trai của một người thợ săn bị hóc xương ở cổ nên người thợ săn đã tìm đến Uy Linh Tự xin lão hòa thượng chữa giúp. Kết quả đứa bé uống thuốc của lão hòa thượng vào nhưng chẳng thấy tiến triển gì, lão hòa thượng không còn cách nào khác đành bảo người thợ săn xuống núi tìm một vị thầy cao minh khác. Lúc này, tiểu hòa thượng mới len lén từ cửa sau bưng bát thuốc đi tới, nói: “Thuốc của sư bá không linh nữa thì hãy uống bát thuốc này”. Đứa bé uống vào, một lúc sau cái xương ở cổ tiêu đi và được cứu, người thợ săn mừng rỡ vội cảm ơn rối rít. Cũng từ đó mọi người bắt đầu kháo nhau rằng nước tro hương ở cổng trước Uy Linh Tự không chữa được bệnh, thang thuốc ở cổng sau mới có thể cứu người.

“Bí mật” này cuối cùng cũng bị lão hòa thượng phát hiện. Lão ta giận đến tím mặt, cầm gậy lên định nện cho tiểu hòa thượng một trận nhưng chưa kịp thở một hơi thì qua đời.

Từ đó tiểu hòa thượng trở thành trụ trì, ông đã trồng một lượng lớn thảo dược chuyên trị bệnh phong thấp và chứng hóc xương này. Ai đến chữa bệnh ông đều phát thuốc miễn phí, không lấy của bệnh nhân một đồng. Vì loại thảo dược này có nguồn gốc từ Uy Linh Tự, lại có hiệu quả linh nghiệm như tiên thảo nên người ta gọi đó là “uy linh tiên”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20154

The post Dạo trong rừng hạnh: Uy linh tiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Cây ích mẫuhttps://chanhkien.org/2024/06/dao-trong-rung-hanh-cay-ich-mau.htmlSun, 30 Jun 2024 01:46:38 +0000https://chanhkien.org/?p=33445Tác giả: Thiên Nhất [ChanhKien.org] Có bài thơ “Trầm túy đông phong” (Say chìm trong gió đông) của tác giả Trần Trường Minh như sau: Di chủng lai quy dược phố, xuất thân bất vong nê đồ. Khán tha diệp củng hoa, hoa thành thốc, tự hài nhi luyến bão thân chu. Dã bác cá […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Cây ích mẫu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhất

[ChanhKien.org]

Có bài thơ “Trầm túy đông phong” (Say chìm trong gió đông) của tác giả Trần Trường Minh như sau:

Di chủng lai quy dược phố, xuất thân bất vong nê đồ.
Khán tha diệp củng hoa, hoa thành thốc, tự hài nhi luyến bão thân chu.
Dã bác cá gia danh hoán hạ kết, chẩm bỉ đắc công phong ích mẫu.

Diễn nghĩa:

Nhổ các loại cây gom về trồng trong vườn dược, không quên xuất thân từ bùn đất.
Nhìn lá ôm lấy hoa, hoa mọc thành cụm, cứ như đứa bé ôm lấy cha mẹ.
Được ban cho cái tên hay là hạ kết, làm sao so sánh với công đức của ích mẫu.

Thuở nhỏ có lần cùng mẹ đi ra ngoài, mẹ chỉ cho tôi mấy cây thực vật có hoa be bé màu đỏ nhạt và màu tím hồng rồi bảo với tôi rằng chúng tên là ích mẫu. Tôi rất thích cái tên này, liền ghi nhớ.

Mẹ tôi là một bác sĩ giỏi, bà vừa siêng năng lại hiếu học, tuy không đọc qua nhiều sách lắm nhưng quả thực mẹ tôi rất có kinh nghiệm về Trung y và Trung dược, những lúc rỗi rãi mẹ thường kể một số ví dụ về điều trị lâm sàng cho tôi nghe. Càng nghe tôi càng tự nhiên ghi nhớ những cây thuốc, những loài thực vật có dược tính trong đầu mà không hề hay biết. Bây giờ tôi đã là bác sĩ rồi, những kinh nghiệm quý báu của mẹ thường giúp tôi vượt qua khó khăn trong lúc cấp bách.

Cây ích mẫu là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến và có hiệu quả tốt, nhưng trong các sách Trung y Trung dược người ta chỉ viết vài câu sơ lược về nó. Thật bất ngờ, ích mẫu lại có hiệu quả kỳ diệu trong việc giúp hoạt huyết, điều kinh, bổ máu.

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trong “Kinh Thi” đã có ghi chép về cây ích mẫu. Trong thiên Vương phong, bài “Trung cốc hữu thôi” (Chữ Thôi “推” thêm bộ thảo “艸” trên đầu, đọc theo âm của chữ Thôi “推” là chữ Thôi “蓷” chỉ cây ích mẫu), viết rằng: “Trung cổ hữu thôi, thán kỳ càn hĩ”, nghĩa là trong hang có cây thôi, đã héo khô rồi. Sách “Thần Nông bản thảo kinh” xếp ích mẫu vào hàng thuốc thượng phẩm, gọi là sung uý, hoặc cây chói đèn, còn có một tên nữa là đại trát. Sách “Hoà Hán dược khảo” gọi ích mẫu bằng những cái tên mỹ miều như thiên tầng tháp, phản hồn đan, thiên chi ma v.v…

Cây ích mẫu có vị cay hơi đắng, chủ yếu dùng để trị các bệnh về khí huyết, thai sản và kinh nguyệt không đều. Rễ, thân, hoa, quả, lá của cây đều có thể dùng làm thuốc; có thể dùng riêng lẻ từng thứ, cũng có thể kết hợp với nhau. Tại các vùng nông thôn ở Giang Nam những phụ nữ lớn tuổi thường trồng cây ích mẫu trước và sau nhà, vào mùa hè họ hái hoa ích mẫu, có thể cho thêm táo đỏ sắc thành nước uống, có tác dụng rất tốt trong việc bổ máu.

Cây ích mẫu đã được dùng làm thuốc trong hơn 2.000 năm và trong dân gian cũng có lưu truyền một câu chuyện về nó:

Tương truyền rằng tại một thôn làng xinh đẹp ở Giang Nam có một cô gái thiện lương tên là Tú Nương, kết hôn không lâu cô đã mang thai. Một hôm Tú Nương đang dệt vải thì bất ngờ có một con nai vàng bị thương chạy vào nhà, con nai ngẩng đầu nhìn cô kêu “be be”, trông có vẻ rất tội nghiệp. Tú Nương nhìn thấy từ xa có một người thợ săn đang đuổi theo con nai chạy đến. Tú Nương tốt bụng sinh lòng thương cảm bèn giấu con nai dưới gầm ghế rồi dùng váy của mình che lại. Một lúc sau người thợ săn đuổi đến tận cửa nhà Tú Nương và hỏi: “Đại tẩu, chị có thấy một con nai màu vàng bị thương không?” Tú Nương vừa quay bông vừa điềm tĩnh nói: “Nó đã chạy về phía Đông rồi”. Người thợ săn lập tức đuổi theo về phía Đông. Tú Nương thả con nai vàng ra và nói: “Hãy mau mau chạy về phía Tây!” Con nai vàng dường như hiểu được lời của cô, nó quỳ xuống, cảm kích liên tục gật đầu rồi khập khiễng chạy về phía Tây.

Qua thời gian không lâu sau Tú Nương chuyển dạ nhưng chẳng may sinh nở khó khăn, bà đỡ cố gắng mãi cũng không giúp được, dù đã uống nhiều thuốc thúc sinh nhưng vô hiệu, cả nhà Tú Nương sốt ruột đi đi lại lại, lo lắng đến mức khóc râm ri.

Đương vào lúc này ngoài cửa có tiếng “be be” vang đến. Tú Nương nhìn ra thì chính là con nai vàng mà cô cứu khi trước. Chỉ thấy nó ngậm một cây cỏ thơm, từ từ tiến đến bên giường Tú Nương, ngẩng đầu nhìn cô kêu “be be”, rơm rớm nước mắt, tỏ vẻ rất thân thiết với cô. Tú Nương hiểu ý nó, bèn nhờ đại phu lấy cây cỏ thơm trong miệng nó ra, nó mới gật đầu rời đi.

Tú Nương uống thuốc sắc từ cây cỏ thơm xong thì cơn đau dần dần giảm bớt, toàn thân nhẹ nhõm, không lâu sau thì có tiếng khóc “oe oe” của em bé mới chào đời. Tú Nương sau khi biết được công dụng của giống cây này đã trồng rất nhiều trước và sau nhà, chuyên dùng cho các sản phụ sắp sinh con và gọi là “cây ích mẫu”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/21243

The post Dạo trong rừng hạnh: Cây ích mẫu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Hoa Đà và cây thược dượchttps://chanhkien.org/2024/05/dao-trong-rung-hanh-hoa-da-va-cay-thuoc-duoc.htmlThu, 30 May 2024 06:14:54 +0000https://chanhkien.org/?p=33254Lời: Thiên Nhất Tranh: Ngải Lan [ChanhKien.org] Tương truyền rằng xung quanh ngôi nhà danh y thời Tam Quốc – Hoa Đà ở có trồng đầy hoa cỏ, thảo dược. Ông luôn cẩn thận nếm thử từng loại thực vật để xác định rõ dược tính của chúng rồi mới sử dụng cho bệnh nhân, […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Hoa Đà và cây thược dược first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Lời: Thiên Nhất

Tranh: Ngải Lan

[ChanhKien.org]

Tương truyền rằng xung quanh ngôi nhà danh y thời Tam Quốc – Hoa Đà ở có trồng đầy hoa cỏ, thảo dược. Ông luôn cẩn thận nếm thử từng loại thực vật để xác định rõ dược tính của chúng rồi mới sử dụng cho bệnh nhân, vậy nên ông chưa từng dùng nhầm lẫn thuốc bao giờ.

Có lần có người mang đến cho Hoa Đà một cây thược dược, ông liền trồng ngay cây ấy trước cửa nhà. Sau đó ông nếm thử lá, thân và hoa của cây thược dược này và cảm thấy nó hết sức bình thường, không có bất kỳ dược tính gì, do vậy ông đã không dùng loại cây này vào việc điều trị bệnh.

Một đêm khuya nọ Hoa Đà đang đọc sách dưới ánh đèn thì chợt nghe thấy tiếng khóc của một cô gái. Ông ngẩng đầu lên xem, chỉ thấy bên ngoài cửa sổ, dưới ánh trăng lờ mờ có một cô gái rất xinh đẹp đang đứng khóc, trông cô có phần ủy khuất. Hoa Đà hơi bối rối, ông đẩy cửa bước ra ngoài nhưng không trông thấy ai, chỉ thấy có một cây thược dược mọc ở chỗ cô gái đứng ban nãy. Hoa Đà máy động niệm đầu một cái: “Lẽ nào cây thược dược kia chính là cô gái vừa khóc?” Rồi ông lắc lắc đầu mỉm cười, bảo với cây thược dược rằng: “Toàn thân ngươi từ gốc đến ngọn không có chỗ nào đặc biệt, làm sao dùng làm thuốc đây?” Ông bèn quay trở vào nhà tiếp tục đọc sách. Không ngờ vừa ngồi xuống, ông lại nghe thấy tiếng cô gái khóc, lại quay trở ra sân nhìn xem thì vẫn là cây thược dược ấy. Liên tục mấy lần đều như vậy.

Hoa Đà cảm thấy rất kỳ lạ bèn đánh thức người vợ đang ngủ của mình và kể lại tỉ mỉ từng chi tiết câu chuyện vừa rồi cho vợ nghe. Vợ ông nhìn khắp một lượt những cây cỏ hoa, thảo dược bên ngoài cửa sổ rồi nói: “Từng cọng cỏ cái cây ở nơi này qua bàn tay tướng công đều trở thành thuốc tốt, đều được tướng công dùng để cứu vô số tính mệnh bệnh nhân, duy chỉ có cây thược dược này là bị gạt sang một bên. Thiếp nghĩ có lẽ tướng công chưa tra kỹ công dụng của nó nên nó tự nhiên cảm thấy ủy khuất”. Hoa Đà nghe thế liền cười đáp rằng: “Ta đã nếm qua hàng trăm loại thảo dược, không loại nào là ta không nhận biết được dược tính một cách rõ ràng, nên dùng gì đều sẽ dùng, chưa từng bỏ lỡ chút gì. Với cây thược dược này ta cũng nhiều lần nếm thử hoa, lá và thân của nó, đúng là không thể dùng làm thuốc được, sao có thể nói đã khiến nó phải chịu ủy khuất?” Người vợ nói: “Tướng công chỉ nếm thử phần cây mọc trên mặt đất thôi, còn rễ của nó tướng công đã nếm thử chưa?” Hoa Đà cảm thấy mất kiên nhẫn nên không nói thêm nữa mà quay người đi ngủ. Người vợ thấy chồng mình không còn lắng nghe lời khuyên như trước nữa, bà lo rằng cứ như vậy e sau này sẽ khó tránh khỏi việc phạm sai sót. Cách mấy hôm sau vợ của Hoa Đà đến kỳ kinh bị đau bụng, máu chảy rất nhiều, bụng dưới đau quặn thắt. Bà không nói với chồng mà lặng lẽ đào rễ cây thược dược lên, đun sôi với nước rồi uống. Qua nửa ngày cơn đau bụng giảm nhiều và máu lại ra như bình thường. Khi bà đem chuyện này kể với chồng, Hoa Đà mới biết mình quả thật đã làm cây thược dược phải chịu ủy khuất, đồng thời ông cũng cảm ơn vợ mình đã qua thực tiễn giúp ông biết được thược dược đích xác là một vị thuốc hay với công dụng giảm đau, cầm máu.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20074

The post Dạo trong rừng hạnh: Hoa Đà và cây thược dược first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Một bát canh cáhttps://chanhkien.org/2023/07/dao-trong-rung-hanh-mot-bat-canh-ca.htmlSun, 30 Jul 2023 02:55:55 +0000https://chanhkien.org/?p=30954Tác giả: Diệc Phong [ChanhKien.org] Tục ngữ có câu: Ghế đẩu nhà thợ mộc có ba chân, con trai nhà thợ may quần bị lộ mông, người nhà bác sĩ bị bệnh không ai chữa. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, trong gia đình có một quy định bất thành văn rằng: ai bị ốm thì […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Một bát canh cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Diệc Phong

[ChanhKien.org]

Tục ngữ có câu: Ghế đẩu nhà thợ mộc có ba chân, con trai nhà thợ may quần bị lộ mông, người nhà bác sĩ bị bệnh không ai chữa.

Tôi nhớ hồi còn nhỏ, trong gia đình có một quy định bất thành văn rằng: ai bị ốm thì có thể uống một bát canh cá. Ở vùng sông nước Giang Nam, cá diếc dưới sông đem nấu canh sẽ thành một món ngon tuyệt mỹ. Vì nhà đông con nên chỉ trong dịp Tết Nguyên đán mọi người mới có cơ hội được thưởng thức món này. Do vậy, món canh cá chỉ được uống khi bị ốm đã trở thành một món ăn hấp dẫn đối với tôi. Dù là em út nhưng tôi vẫn không được bà ngoại ưu ái bằng anh trai lớn hơn tôi hai tuổi. Và vì vậy nên tôi thường chứng kiến việc anh ấy được uống canh cá. Khi uống canh, anh ấy làm ra vẻ như đang phải uống thuốc vậy, trông rất đau khổ và bất lực. Nhưng thi thoảng trong mắt anh ấy ánh lên một cảm giác thỏa mãn khiến người đứng cạnh nhìn là tôi cảm thấy ghen tị. Vậy là tôi thầm hạ quyết tâm rằng vì để có được bát canh cá này mà tôi có bị ốm một trận cũng không hối tiếc. Tôi đã cố thử vài lần nhưng không thành công, có lần tôi bị lạnh đến chảy nước mũi nhưng chẳng bị ốm. Rồi cuối cùng cũng có một ngày tôi được uống canh cá khi tôi thực sự bị cảm mạo nặng. Bà ngoại nấu cho tôi một bát canh cá nóng hổi, thơm phưng phức, trông có vẻ rất ngon. Nhưng còn chưa kịp bưng đến miệng, chỉ mới ngửi mùi canh tôi đã nôn. Thấy vậy, anh trai chạy đến an ủi tôi: “Nếu thật sự không thể uống được thì để anh giúp cho!” Tôi không cam lòng, bởi vì tự tôi đã làm mình phát ốm chỉ vì bát canh cá này, tôi gượng ngồi dậy uống canh, nhưng khi ngửi mùi canh cá, một cảm giác khó chịu lại trào từ dạ dày dâng lên tận cổ họng, thật sự là không thể nuốt nổi. Tôi chỉ đành từ bỏ món canh cá, mắt đăm đăm nhìn ông anh nốc cạn bát canh của tôi một cách ngon lành.

Khi mẹ tôi từ phòng khám trở về, tôi băn khoăn, buồn bực hỏi bà rằng: “Loại cảm mạo nào mà mắc bệnh vẫn thèm ăn? Loại cảm mạo nào mắc bệnh rồi thì không thèm ăn nữa? Vì sao anh trai đang ốm vẫn ăn uống, không bỏ lỡ món gì mà con lại khó chịu như vậy?” Mẹ tôi cười đáp: “Vì động cơ muốn mắc bệnh của con là không tốt, nên con mắc chứng phong hàn, dẫn đến tiêu hoá rối loạn, thân đau đầu nhức, không có vị giác. Con uống thêm nhiều nước, ngủ một giấc dậy sẽ khỏe thôi…” Giọng của mẹ tôi rất nhẹ nhàng. Nhưng tôi cảm thấy hết sức uỷ khuất: Bị ốm mà chỉ được uống nước đun sôi để nguội, tại sao người nhà tôi lại cho người bệnh uống canh cá? Chẳng lẽ món canh cá này không để chữa bệnh mà chỉ để chữa chứng háu ăn? Đến khi khỏi bệnh rồi tôi phát hiện quy định trong nhà đã thay đổi, món canh cá chỉ khi ốm mới được uống giờ đã thường xuyên hiện diện trên bàn ăn, nhưng mỗi lần uống canh, tôi lại nghĩ đến nguyên nhân của lần bị bệnh đó, bài học giáo huấn cho việc càng chấp trước càng không có được ấy thật quá sâu sắc.

Nhiều lần trong vô hình tôi như cảm nhận được ánh mắt của mẹ khi ấy nhìn thấu trái tim tôi, và bảo tôi rằng, bệnh tật là không thể cầu, một khi cầu được bệnh thì món canh cá kia cũng không thể thưởng thức được.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20166

The post Dạo trong rừng hạnh: Một bát canh cá first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Tiết Y đạo nhân y thuật cao siêuhttps://chanhkien.org/2023/05/dao-trong-rung-hanh-tiet-y-dao-nhan-y-thuat-cao-sieu.htmlWed, 17 May 2023 03:43:12 +0000https://chanhkien.org/?p=30193Tác giả: Tần Như Sơ [ChanhKien.org] Vào triều Thanh có vị Tiết Y đạo nhân Chúc Sào Phu, tên thật là Nghiêu Dân, ông vốn là một học sinh ở trường quan học Lạc Dương. Thuở nhỏ ông nổi tiếng về viết văn hay. Sau khi triều Minh bị diệt vong, ông không học văn […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Tiết Y đạo nhân y thuật cao siêu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tần Như Sơ

[ChanhKien.org]

Vào triều Thanh có vị Tiết Y đạo nhân Chúc Sào Phu, tên thật là Nghiêu Dân, ông vốn là một học sinh ở trường quan học Lạc Dương. Thuở nhỏ ông nổi tiếng về viết văn hay. Sau khi triều Minh bị diệt vong, ông không học văn bát cổ [1] nữa mà chuyển qua làm nghề y, tự hiệu là Tiết Y đạo nhân.

Chúc Sào Phu được tiên nhân truyền cho một phương pháp chữa trị bệnh, người bị các loại mụn nhọt thì chỉ cần bôi lên một chút thuốc của ông là khỏi. Những người bị gãy chân hoặc gãy tay cũng mời ông đến chữa trị, không ai không hồi phục. Ông còn có thể mổ bụng rửa ruột, mở xương sọ trị bệnh ở đầu, y thuật thần kỳ hệt như Hoa Đà tái thế.

Trong thôn có một người bị bọn cướp chặt đầu, đầu của nạn nhân đã rời khỏi cổ rồi. Con trai của ông ấy là một người con chí hiếu, biết được Tiết Y đạo nhân có y thuật thần kỳ liền nói với người nhà rằng: “Chúc Sào Phu là tiên nhân, mọi người hãy mau giúp tôi thỉnh mời ông ấy đến!” Người nhà nói: “Công tử, cậu đừng suy nghĩ lung tung nữa. Đầu của phụ thân cậu đã bị chặt khỏi cổ rồi, cho dù ông ấy có hoàn hồn nhưng sao có thể gắn đầu vào thân như cũ được chứ?”

Do người con trai kiên quyết yêu cầu, người nhà mới đi mời Tiết Y đạo nhân đến. Khi Tiết Y đạo nhân đến, ông sờ tay lên ngực nạn nhân rồi nói: “Đầu tuy đã bị đứt rồi, nhưng thân thể vẫn còn chút hơi ấm, hơi ấm chính là khí của sinh mệnh, còn khí của sinh mệnh thì còn có thể chữa được”. Rồi Tiết Y đạo nhân vội dùng kim bạc khâu đầu gắn trở lại vào cổ. Sau khi khâu xong thì bôi một ít thuốc bột lên lên cái thìa rồi đem nướng trên lửa than. Một lúc sau ông lại nấu canh nhân sâm, hoà canh với thuốc bột kia, mở miệng bệnh nhân đổ vào.

Lát sau đó nạn nhân bắt đầu có chút hơi thở yếu ớt. Tiết Y đạo nhân lại đun rượu nóng cho người ấy uống. Qua một ngày đêm hơi thở đã dần mạnh hơn, có thể nghe được tiếng hơi thở. Thêm một ngày đêm nữa thì người đàn ông đã có thể nói chuyện với con trai của mình. Lúc này đạo nhân cho ông ăn cháo ninh kỹ, qua thêm một ngày đêm thì tay chân của người ấy đều đã cử động được. Bảy ngày sau miệng vết thương trên cổ nạn nhân đã lành. Nửa tháng sau ông ấy đã khôi phục lại trạng thái như bình thường. Cả nhà ông vô cùng biết ơn Tiết Y đạo nhân, muốn đem một nửa gia sản quyên tặng để đền đáp nhưng Tiết Y đạo nhân đã từ chối. Người người đều khen tụng y thuật của ông tuyệt diệu, tài năng đức độ nức tiếng gần xa!

Sau này Tiết Y đạo nhân đến Chung Nam Sơn tu Đạo, người ta cũng không rõ tình hình ông ấy thế nào. Ông không có con trai, y thuật của ông cũng không được lưu truyền lại.

Ngoại Sử Thị (tác giả Trần Đỉnh tự xưng) nói: “Mọi người đều cho rằng Hoa Đà là thần y, có thể mổ não khoét cánh tay, nhưng chưa ai từng nghe ông ấy có thể làm người chết sống lại, còn Tiết Y đạo nhân lại có thể làm được. Điều ấy chứng minh rằng anh kiệt, thần y đất Hoa Hạ ta có rất nhiều. Làm sao có thể nói đời sau không có kỳ nhân?”

Đây chính là:

Thần truyền văn hóa xác hữu Thần,

Khả lệnh tần tử đắc phục sinh.

Vạn ban kỳ tích giai hữu nguyên,

Đoan đích bằng tha nhân đức hưng!

Dịch nghĩa:

Văn hóa thần truyền xác thực có Thần

Có thể làm người chết sống lại

Hết thảy kỳ tích đều có nguyên nhân

Bắt đầu từ việc đề cao nhân đức!

Chú thích:

[1] Văn bát cổ: thể loại văn quy định cho khoa cử thời Minh – Thanh

Dựa theo cuốn Ngu sơ tân chí quyển 12 của Trần Đỉnh triều Thanh

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/65186

The post Dạo trong rừng hạnh: Tiết Y đạo nhân y thuật cao siêu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Dược vương Tôn Tư Mạc cứu ba con rồnghttps://chanhkien.org/2023/04/dao-trong-rung-hanh-duoc-vuong-ton-tu-mac-cuu-ba-con-rong.htmlMon, 03 Apr 2023 02:04:28 +0000https://chanhkien.org/?p=29829[ChanhKien.org] Hoà thượng Huyền Chiếu tu hành trong hang núi Bạch Thước trên núi Tung Sơn, Trung Quốc, ông có phẩm hạnh tinh tế, chu đáo, cẩn thận, được người xuất gia tôn kính ngưỡng mộ. Ông thường sẵn lòng thuyết giảng Kinh Pháp Hoa một ngàn lần để người khác được thọ ích. Khi […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Dược vương Tôn Tư Mạc cứu ba con rồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Hoà thượng Huyền Chiếu tu hành trong hang núi Bạch Thước trên núi Tung Sơn, Trung Quốc, ông có phẩm hạnh tinh tế, chu đáo, cẩn thận, được người xuất gia tôn kính ngưỡng mộ. Ông thường sẵn lòng thuyết giảng Kinh Pháp Hoa một ngàn lần để người khác được thọ ích. Khi ông bắt đầu giảng kinh ở trong núi, thì cho dù mùa đông giá lạnh, mùa hè oi bức, thâm sơn hiểm trở, nhưng người đến nghe giảng luôn ngồi chật kín.

Lúc đó có ba ông lão râu tóc bạc trắng, tướng mạo không giống người bình thường, ngồi nghe giảng rất thành kính. Nhiều ngày trôi qua ba ông cứ nghe như thế. Hoà thượng Huyền Chiếu cảm thấy rất kỳ lạ. Bỗng một hôm vào sáng sớm ba ông lão đến bái kiến Huyền Chiếu, nói: “Ba đệ tử chúng tôi đều là rồng, mỗi người có nhiệm vụ riêng, cũng rất vất vả, cũng đã qua mấy nghìn năm rồi. Được nghe pháp lực của ngài, thật không có gì báo đáp, nếu ngài có việc gì đó cần chúng tôi làm, chúng tôi nguyện dốc hết chút sức mọn này”. Huyền Chiếu đáp: “Bây giờ âm dương mất cân bằng, hạn hán ít mưa, cả nước bị mất mùa, các vị có thể cho ít mưa xuống để cứu giúp bách tính được không? Đó là nguyện vọng của bần tăng”.

Ba ông lão đáp: “Hô mưa gọi gió vốn là việc nhỏ. Chỉ hiềm liên quan đến lệnh cấm mưa thì tuyệt đối nghiêm trọng, không nghe theo thiên mệnh mà tự ý làm mưa xuống thì sẽ có nguy cơ bị tội chém đầu! Chúng tôi nói thử cách này, có khả năng thành công, không biết trưởng lão có thể làm được không?” Huyền Chiếu nói: “Vậy xin hãy nói tôi nghe xem!” Ba ông lão nói: “Xử sĩ Tôn Tư Mạc ở núi Thiếu Thất Sơn đạo cao đức trọng, ông ấy nhất định có thể giải thoát được tai hoạ cho chúng đệ tử. Như vậy có thể làm mưa ngay”. Huyền Chiếu nói: “Bần đạo biết Tôn xử sĩ ở trong núi, nhưng không biết phẩm hạnh của ông ấy có làm được không?” Ba ông lão nói: “Lòng nhân nghĩa của Tôn công không thể đong đếm được. Sách Thiên Kim Dược Phương mà ông ấy viết đã tạo phúc cho vạn đời sau. Danh tiếng của Tôn công đã được ghi lại trong sổ sách trên thiên đình, ông ấy thực sự là một cao nhân ngoài đời. Nếu ông ấy có thể nói vài lời giúp đỡ, bảo đảm mọi việc sẽ không thành vấn đề. Chỉ cần trưởng lão hẹn với Tôn công trước, nếu như Tôn công đồng ý thì chúng tôi sẽ lập tức làm theo lời trưởng lão”. Và rồi ba ông lão nói cho Huyền Chiếu nghe cách cứu họ thế nào.

Huyền Chiếu đến chỗ ở của Tôn Tư Mạc, thành khẩn bái kiến, phong thái lễ nghĩa rất cẩn trọng, ông ngồi định toạ hồi lâu rồi mới nói: “Tôn xử sĩ hiền đức, minh triết, lấy việc giúp đỡ chúng sinh làm trách nhiệm, hiện giờ hạn hán gay gắt, mạ non không mọc lên được, bách tính kêu khổ mãi không dứt, nắng nóng khô khát đến như vậy, đã đến lúc dùng đến nhân nghĩa, minh triết của ngài rồi. Hy vọng ngài khai ân, cứu bách tính thiên hạ một phen”. Tôn Tư Mạc nói: “Tôi không có năng lực gì nên mới trốn vào miền sơn dã, tôi dùng công lực gì để cứu giúp bách tính đây? Nếu có làm được cho họ điều gì thì tôi tuyệt sẽ không tiếc”.

Huyền Chiếu nói: “Bần đạo hôm qua có gặp ba con rồng, định nhờ họ làm chút mưa xuống, nhưng họ đều nói là không theo mệnh lệnh thượng đế mà tự ý ban mưa sẽ phạm tội chém đầu, chỉ có Tôn xử sĩ đức cao công lớn mới có thể cứu họ được, miễn cho họ tội bị xử trảm. Tôi đặc biệt đến đây để bày tỏ tâm nguyện của mình, mong xử sĩ cân nhắc cho”.

Tôn Tư Mạc nói: “Chỉ cần có thể làm được, tôi sẽ không tiếc điều gì”. Huyền Chiếu nói: “Sau khi làm mưa xuống, ba con rồng sẽ chui xuống cái ao phía sau chỗ xử sĩ ở để ẩn nấp trốn tội. Khi có dị nhân đến tróc nã chúng, xử sĩ hãy nói rõ cho người ấy để người ấy đi khỏi, ba con rồng sẽ được miễn tội”. Tôn Tư Mạc bằng lòng.

Huyền Chiếu quay trở về núi, trên đường gặp ba ông lão, Huyền Chiếu nói ý kiến của Tôn Tư Mạc cho ba ông nghe. Ba ông lão hẹn ngày ấy đêm ấy sẽ cho mưa xuống, đến đúng kỳ hạn hẹn định trời mưa như trút nước, tưới mát cả một vùng vạn dặm.

Ngày hôm sau Huyền Chiếu đến yết kiến Tôn Tư Mạc, khi hai người đang nói chuyện thì có một người bộ dạng kỳ dị đi thẳng đến cái ao phía sau, giọng nói giận dữ như sấm rền. Một lúc sau nước trong ao đóng thành băng, lập tức có ba con rái cá hai xanh một trắng trồi lên. Dị nhân dùng dây thừng màu đỏ trói ba con rái cá lại, định mang chúng đi.

Tôn Tư Mạc vội chạy đến gọi người ấy lại nói: “Tội của ba con này bị xử tử là phải. Nhưng hôm qua chúng tự ý làm mưa là do tôi bảo chúng, hy vọng ngài tha cho chúng và xin hãy thay tôi thỉnh cầu thượng đế đừng trách phạt chúng”. Dị nhân nghe những lời này xong liền lập tức tháo bỏ sợi dây thừng.

Ba con rái cá được thả, tự chúng mang sợi dây thừng đi mất.

Một lúc sau, ba ông lão quay lại bái tạ Tôn Tư Mạc, tỏ ý muốn đền đáp. Tôn Tư Mạc nói: “Tôi sống trong hang núi, chẳng cần dùng gì cả, nên không cần báo đáp”. Ba ông lão quay sang bái kiến Huyền Chiếu, muốn dốc sức đền ơn hòa thượng. Huyền Chiếu nói: “Ta thân ở trong núi, một là cái ăn, hai là cái mặc, ngoài đó ra cũng chẳng cần gì, không cần phải báo đáp”. Ba ông lão lại năm lần bảy lượt muốn tạ ơn, Huyền Chiếu bèn nói: “Ngọn núi phía trước chắn mất lối đi khiến việc đi lại khá bất tiện, các ông có thể dời ngọn núi đi không?” Ba ông lão nói: “Đây chỉ là chuyện nhỏ, chỉ xin đừng trách chúng tôi làm sấm sét lớn quá, việc này có thể làm được ngay”.

Đêm hôm đó trời giáng sấm sét lôi đình, cuồng phong nổi lên, đến sáng sớm thì mưa tạnh gió dừng. Ngọn núi lớn trước cửa chùa giờ đã không còn nữa, mặt đất rộng rãi, bằng phẳng như cái nong.

Ba ông lão lại đến, khấu tạ rồi rời đi. Tôn Tư Mạc đạo hạnh cao thâm, không cầu các ông ấy báo đáp gì, càng không cần được đối đãi đặc biệt.

(Trích từ Thần Tiên Cảm Ngộ Truyện của Đỗ Quang Đình)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22951

The post Dạo trong rừng hạnh: Dược vương Tôn Tư Mạc cứu ba con rồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về những vị thầy thuốc triều Minhhttps://chanhkien.org/2022/07/dao-trong-rung-hanh-cau-chuyen-ve-nhung-vi-thay-thuoc-trieu-minh.htmlTue, 05 Jul 2022 00:08:05 +0000https://chanhkien.org/?p=28767Tác giả: Nhất Đẩu [ChanhKien.org] Thời trẻ, Lăng Vân có lần đi về phía Bắc đến núi Thái Sơn, thấy trước ngôi miếu cổ có một người mắc bệnh nặng, trông như sắp chết, Lăng Vân thấy rất thương cảm cho người ấy nên ngồi bên cạnh cảm thán một hồi lâu. Bỗng nhiên có […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về những vị thầy thuốc triều Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhất Đẩu

[ChanhKien.org]

Thời trẻ, Lăng Vân có lần đi về phía Bắc đến núi Thái Sơn, thấy trước ngôi miếu cổ có một người mắc bệnh nặng, trông như sắp chết, Lăng Vân thấy rất thương cảm cho người ấy nên ngồi bên cạnh cảm thán một hồi lâu. Bỗng nhiên có một vị Đạo nhân hỏi Lăng Vân: “Ngươi muốn cứu anh ta sao?” Lăng Vân đáp phải. Vị Đạo nhân bèn dùng kim châm vào chân trái người bệnh, người ấy lập tức tỉnh lại. Đạo nhân nói: “Người này bị khí độc xâm nhập vào thân nhưng vẫn chưa chết, làm cho khí độc chạy xuất ra thì khỏi”. Vị Đạo nhân còn đem phương pháp châm cứu truyền lại cho Lăng Vân, ông dùng cách ấy chữa cho bệnh nhân, đều rất hiệu nghiệm.

Thịnh Dần tiên sinh là ngự y của triều đình, y thuật của ông rất cao siêu. Một đêm nọ ông mơ thấy có người đem ớt đến gửi ở nhà mình rất lâu, ông rất muốn ăn nên đã mở gói ớt ra lấy ăn một ít. Sau khi tỉnh giấc ông tự trách mình: “Có phải vì lòng nhân nghĩa của ta không đủ nên mới xảy ra chuyện như vậy?” Ông không ngủ lại được nữa, bèn ngồi đó đến khi trời sáng.

Tuần phủ Giang Nam là Trâu Lai Học cảm thấy thân thể nặng nề, nghe nói tiên sinh Diêu Mông của Ngô Tùng giỏi y thuật bèn cho triệu Diêu Mông đến. Trâu công thấy mặt mũi ông méo xệch bèn hỏi: “Ngài cũng mắc bệnh sao?” Diêu Mông chỉ cười đáp là mình mắc bệnh phong. Trâu công lại hỏi: “Nếu là mắc bệnh phong, tại sao không chữa trị?” Diêu Mông đáp rằng ông bị bệnh phong từ lúc còn trong bụng mẹ. Diêu tiên sinh sau khi xem mạch cho tuần phủ Trâu xong thì trầm ngâm: “Phía trên căn khiếu (đầu chỗ tiểu tiện) của đại nhân có một khiếu khác bị chảy mồ hôi”. Trâu công vô cùng kinh ngạc hỏi: “Đây là căn bệnh mà ta không tiện kể ra, ngài làm sao biết được?” Diêu tiên sinh nói: “Từ mạch tượng mà xét, mạch quan của tay trái tuy lưu thông nhưng chậm, trên lá gan thứ tư có lỗ hổng thông xuống bên dưới”. Trâu công mặt biến sắc, cầu xin Diêu Mông kê cho mình toa thuốc chữa bệnh. Diêu Mông tiên sinh nói: “Không cần dùng thuốc, cứ đến Nam Kinh sẽ hết”. Diêu tiên sinh còn bấm tay tính toán, nói: “Hôm nay là mùng bảy, đi trong  ngày 12 là có thể đến Nam Kinh”. Trâu công nói: “Tôi biết rồi”. Trâu công liền xuất phát, quả nhiên sau ngày 12 đã đến Nam Kinh, khi vào trong hội quán thì mất [1].

[1] Bản gốc tuất 卒: Quan đại phu chết gọi là tuất, thọ khảo cũng gọi là tuất. Bây giờ thông dụng như chữ tử 死, như sinh tuất 生卒 sống chết.

Theo Minh Sử

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35201

The post Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về những vị thầy thuốc triều Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Sử quân tửhttps://chanhkien.org/2022/06/dao-trong-rung-hanh-su-quan-tu.htmlMon, 20 Jun 2022 00:04:10 +0000https://chanhkien.org/?p=28697Tác giả: Dung Tử [ChanhKien.org] Tương truyền rằng ở vùng Phan Châu [1] có một thầy thuốc họ Quách tên là Sử Quân rất giỏi dùng vị thuốc sử quân tử để chữa bệnh cam tích cho trẻ con, nên ông mới được gọi tên như thế. Sách Khai bảo bản thảo [2] có ghi […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Sử quân tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Dung Tử

[ChanhKien.org]

Tương truyền rằng ở vùng Phan Châu [1] có một thầy thuốc họ Quách tên là Sử Quân rất giỏi dùng vị thuốc sử quân tử để chữa bệnh cam tích cho trẻ con, nên ông mới được gọi tên như thế. Sách Khai bảo bản thảo [2] có ghi chép rằng: “Tục truyền rằng ở Phan Châu, thầy thuốc họ Quách dùng độc một vị thuốc sử quân tử để trị bệnh cho trẻ con nên các y học gia đời sau gọi ông là Sử Quân Tử”.

Sử quân tử, tên gọi khác là lưu cầu tử, là loài cây thân leo rụng lá theo mùa. Sử quân tử ra hoa vào mùa hè với từng chùm hoa mềm mại đẹp mắt, hương hoa thơm say đắm lòng người, những cánh hoa thường có màu đỏ. Khi hoa kết quả thì cho quả có góc cạnh, dùng làm thuốc cũng gọi là sử quân tử, là một vị thuốc nhi khoa trứ danh, tính ôn, vị ngọt, công dụng dùng để trị giun, tiêu tích, chủ trị về cam tích, trùng thống (giun chui ống mật, bụng trên đau quặn).

Hoa sử quân tử

Trong tiểu thuyết Kính hoa duyên [3] kể rằng Đường Ngao du lịch đến ngoại quốc, gặp tài nữ Lan Âm mắc chứng trướng bụng. Đường Ngao chẩn đoán bệnh này là do: “Lúc nhỏ thức ăn đọng lại không tiêu, lâu ngày sinh bệnh giun nên trướng bụng”. Đường Ngao còn khuyên cô nên dùng sử quân tử để tán giun: “Tổ tiên nhà tôi có phương thuốc bí truyền, chỉ dùng hai vị thuốc là lôi hoàn và sử quân tử, chỉ cần 5-6 liều sẽ trị khỏi bệnh giun”. Quả nhiên sau đó bệnh của Lan Âm đã được trị khỏi.

Vì sử quân tử có cái tên đặc biệt như vậy, nên tên loài cây này cũng được sử dụng trong các câu đối, dưới đây là một ví dụ:

Sử quân tử hoa, triều bạch, ngọ hồng, mộ tử

Ngu mỹ nhân thảo, xuân thanh, hạ lục, thu hoàng

Dịch nghĩa:

Hoa sử quân tử sáng trắng, trưa hồng, chiều tía

Cỏ ngu mỹ nhân xuân xanh, hạ lục, thu vàng

Câu đối trên mô tả các màu sắc khác nhau của hoa sử quân tử vào các thời điểm khác nhau trong ngày, câu đối dưới mô tả các màu sắc khác nhau của cỏ ngu mỹ nhân vào các mùa khác nhau. Câu đối này thể hiện một cách sinh động đặc điểm của hai loại hoa và thực vật thay đổi theo thời gian và mùa.

Chú thích:

[1] Địa danh có từ thời Bắc Ngụy, nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc

[2] Quyển y thư trứ danh thời nhà Tống

[3] Tiểu thuyết của Lý Nhữ Trân triều Thanh

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20901

The post Dạo trong rừng hạnh: Sử quân tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về nhân sâmhttps://chanhkien.org/2022/06/dao-trong-rung-hanh-cau-chuyen-ve-nhan-sam.htmlTue, 07 Jun 2022 00:11:53 +0000https://chanhkien.org/?p=28658Tác giả: Thiên Nhất [ChanhKien.org] Truyền thuyết kể rằng Sơn Đông mới chính là quê hương thực sự của loài nhân sâm. Dưới đây là một truyền thuyết đẹp liên quan đến nhân sâm: Cách đây từ rất lâu rất lâu rồi, ở vùng Sơn Đông có toà núi Vân Mộng, trên núi có một […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về nhân sâm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhất

[ChanhKien.org]

Truyền thuyết kể rằng Sơn Đông mới chính là quê hương thực sự của loài nhân sâm. Dưới đây là một truyền thuyết đẹp liên quan đến nhân sâm:

Cách đây từ rất lâu rất lâu rồi, ở vùng Sơn Đông có toà núi Vân Mộng, trên núi có một ngôi chùa gọi là chùa Vân Mộng, trong chùa có một lão hòa thượng và một chú tiểu. Lão hòa thượng không đặt tâm trí vào đọc kinh niệm Phật, lại cũng không thích cần mẫn cày cấy trồng trọt, hơn nữa còn dùng đủ mọi cách ngược đãi chú tiểu. Chú tiểu bị hành hạ đến nỗi vàng vọt xanh xao. Một hôm, lão hòa thượng có việc xuống núi, để lại một mình chú tiểu ở chùa làm việc, bỗng chẳng biết từ đâu có một đứa bé mặc yếm đỏ chạy đến giúp chú tiểu. Từ đó trở đi, hễ khi nào lão hòa thượng ra ngoài thì đứa bé mặc yếm đỏ sẽ chạy đến giúp đỡ chú tiểu, khi lão hòa thượng trở về thì đứa bé đã biến mất.

Một thời gian sau, lão hòa thượng nhìn thấy chú tiểu mặt mũi hồng hào, công việc nhiều đến mấy cũng làm xong hết, cảm thấy thật kỳ lạ. Lão nghĩ ắt hẳn phải có bí mật gì đây. Lão gọi chú tiểu đến đe doạ gặng hỏi. Bất đắc dĩ, chú tiểu đành phải kể hết sự thật. Lão hoà thượng trong lòng nghĩ ngợi: “Nơi thâm sơn cùng cốc này, ở đâu ra đứa bé mặc yếm nhỉ? Phải chăng là Thần thảo Bổng trùy (nhân sâm)?” Lão bèn lấy từ trong hộp ra một sợi chỉ đỏ, xỏ kim, đưa cho chú tiểu và dặn dò: “Đợi khi nào đứa bé đến chơi, ngươi hãy lén cắm cái kim này lên yếm đỏ của nó nhé”. Ngày hôm sau lão hòa thượng lại xuống núi. Chú tiểu định đem sự tình nói cho đứa bé nhưng lại sợ bị lão hòa thượng đánh mắng, chỉ đành tranh thủ lúc đứa bé vội trở về nhà đã lén cắm cái kim lên chiếc yếm đỏ. Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, lão hòa thượng nhốt chú tiểu lại trong chùa rồi tự mình cầm cuốc lần theo sợi chỉ đỏ, lão tìm đến bên một cây thông đỏ già, thấy cây kim đang cắm vào một cây Bổng trùy (nhân sâm). Lão ta vui sướng đến cực độ, giơ cuốc lên đào, đào được một củ “sâm đồng”.

Lão hòa thượng đem củ “sâm đồng” về, cho vào nồi, thêm nước, đậy nắp lại rồi đặt hòn đá đè lên. Sau đó lão bảo chú tiểu đốt lửa nấu chín. Không may cho lão, lúc này một người bạn có việc cấp bách tìm lão xuống núi, lão lại không từ chối được. Trước khi đi, lão dặn đi dặn lại đồ đệ của mình rằng: “Nếu ta chưa về, không được mở nắp!” Lão hòa thượng đi rồi, từ trong nồi một mùi hương kỳ lạ không ngừng tỏa ra. Vì tò mò nên chú tiểu bất chấp lời căn dặn của lão hoà thượng, nhấc hòn đá lên, mở nắp nồi ra. Hoá ra bên trong nồi là một củ Bổng trùy to, mùi hương ngào ngạt xông lên mũi. Chú tiểu gắp một miếng cho vào miệng nếm thử, Bổng trùy có vị vừa ngọt lại vừa thơm. Thế là chẳng mấy chốc, cậu ăn hết sạch cả nồi Bổng trùy, ngay cả nước luộc sâm cũng uống đến không còn một giọt. Lúc này lão hòa thượng đang vội vội vàng vàng quay trở về. Chú tiểu quýnh cả lên, lúng ta lúng túng không biết phải làm sao, vừa chạy được hai bước đột nhiên cảm thấy hai chân thật nhẹ nhàng, thong thả bay lên không trung đi mất. Lão hòa thượng trở về vừa nhìn thấy cảnh tượng này đã biết củ “sâm đồng” bị đồ đệ của mình ăn rồi, lão ta hối tiếc mãi không thôi.

Nguyên đứa bé yếm đỏ là do cây nhân sâm biến thành. Vốn ở dưới gốc cây thông đỏ già ấy mọc ra một đôi nhân sâm, sau khi củ “sâm đồng” bị lão hòa thượng đào lên, cây nhân sâm còn lại ở dưới gốc thông đỏ già kêu khóc thương tâm mãi không thôi. Cây thông già bảo: “Con ngoan của ta, đừng khóc nữa. Ta sẽ mang con đến vùng Quan Đông. Nơi đấy dân cư thưa thớt, mẹ có thể bảo vệ được con vĩnh viễn”. Cây nhân sâm không khóc nữa, nó theo cây thông đỏ già chạy đến nơi núi sâu rừng rậm ở Quan Đông, nơi dãy Trường Bạch mà “an cư lạc nghiệp”. Cũng từ đó trở đi, nhân sâm ở vùng Trung Nguyên càng ngày càng ít, còn ở núi Trường Bạch (là ngọn núi nằm vùng biên giới của Trung Quốc và Triều Tiên) thì càng ngày càng nhiều.

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/20067

http://www.pureinsight.org/node/1411

The post Dạo trong rừng hạnh: Câu chuyện về nhân sâm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Nguồn gốc của từ “rừng hạnh”https://chanhkien.org/2022/04/dao-trong-rung-hanh-nguon-goc-cua-tu-rung-hanh.htmlSun, 17 Apr 2022 03:07:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28490Tác giả: Thiên Nhất [ChanhKien.org] “Rừng hạnh” (hay “hạnh lâm”) là một từ được dùng trong giới y học, các y học gia thường tự xưng mình là hạnh lâm chi nhân (ý chỉ là người theo sự nghiệp y học). Điển cố “hạnh lâm” xuất phát từ thần y Đổng Phụng thời Tam quốc. […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Nguồn gốc của từ “rừng hạnh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiên Nhất

[ChanhKien.org]

“Rừng hạnh” (hay “hạnh lâm”) là một từ được dùng trong giới y học, các y học gia thường tự xưng mình là hạnh lâm chi nhân (ý chỉ là người theo sự nghiệp y học).

Điển cố “hạnh lâm” xuất phát từ thần y Đổng Phụng thời Tam quốc. Đổng Phụng tên tự là Quân Dị, là người tỉnh Phúc Kiến, ông cùng với Trương Trọng Cảnh ở Nam Dương, Hoa Đà ở Tiêu Quận được mọi người xưng tụng là “Kiến An tam Thần y”, tức ba vị thần y thời Kiến An. Trong câu chuyện truyền kỳ về cuộc đời của Đổng Phụng, giai thoại được người đời sau ca ngợi nhiều nhất là khi ông hành nghề y giúp đời ở Lư Sơn. Trong cuốn “Thần tiên truyện quyển 12” có ghi chép về câu chuyện Đổng Phụng trị bệnh cứu người như sau:

Đổng Phụng sống trong núi nhưng không làm ruộng, hàng ngày chữa bệnh cho người, cũng không lấy tiền. Người bệnh nặng mà khỏi, ông bảo họ trồng năm cây hạnh, người bệnh nhẹ thì trồng một cây. Mỗi ngày rất nhiều bệnh nhân tìm đến ông xin được chữa bệnh, chỉ trong vòng mấy năm số cây hạnh đã nhiều thành rừng, ước cỡ hơn 10 vạn cây, thu hút hàng trăm loài chim muông đến chơi đùa. Khi quả hạnh chín, Đổng Phụng đã dựng một cái nhà kho bằng cỏ ở trong rừng rồi nói với mọi người: “Ai muốn đến mua hạnh thì không cần nói với ta, chỉ cần để lại một thăng kê (thăng là đơn vị đo thể tích thời xưa, một thăng tương đương khoảng 1 lít ngày nay) và tự mang một túi quả hạnh đi là được”. Lần nọ có một kẻ tham lam, hắn ta lấy đi rất nhiều quả hạnh nhưng chỉ để lại một ít hạt kê, bỗng đâu trong rừng xuất hiện một con hổ gầm lên đuổi theo hắn, người đó sợ quá vội vứt lại rất nhiều quả hạnh bên vệ đường, về đến nhà thì số quả hạnh còn lại rất ít, bằng đúng với lượng kê mà hắn đã đem trao đổi. Hay như có người trộm quả hạnh, con hổ sẽ xông đến nhà khiến người nhà lập tức đem số quả hạnh đã trộm trả lại và khấu đầu tạ tội, con hổ lại tha cho. Đổng Phụng đem những quả hạnh đổi lấy lương thực, cứu tế cho người nghèo và những người đến xin chữa bệnh bị lỡ đường không đủ lộ phí. Bằng cách này, rừng hạnh của ông đã cứu giúp được cho vô số sinh mệnh.

Loạt bài “Dạo trong rừng hạnh” sẽ đem những tinh hoa của y học truyền thống, những câu chuyện về những y học gia lừng danh, cho đến những kiến giải đặc biệt của các tác giả, đồng thời sẽ dùng ngòi bút giản dị, nhẹ nhàng và gần gũi dễ hiểu để trình bày cùng quý độc giả những vấn đề chân thực về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/19823

The post Dạo trong rừng hạnh: Nguồn gốc của từ “rừng hạnh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dạo trong rừng hạnh: Sắc dục không tiết mệnh khó bảohttps://chanhkien.org/2011/10/dao-trong-rung-hanh-sac-duc-khong-tiet-menh-kho-bao.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/dao-trong-rung-hanh-sac-duc-khong-tiet-menh-kho-bao.html#respondSun, 02 Oct 2011 15:44:18 +0000http://chanhkien.org/?p=13223Tác giả: Hồ Nãi Văn [ChanhKien.org] Theo «Tả truyện» ghi lại, vào thời Xuân Thu (722-481 TCN), Tấn Hầu có bệnh, phải cầu cứu nước Tần, hy vọng danh y Y Hòa của nước Tần có thể xem bệnh cho ông. Sau khi Y Hòa đến khám bệnh cho Tấn Hầu, ông nói: “Bệnh này […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Sắc dục không tiết mệnh khó bảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hồ Nãi Văn

[ChanhKien.org]

Theo «Tả truyện» ghi lại, vào thời Xuân Thu (722-481 TCN), Tấn Hầu có bệnh, phải cầu cứu nước Tần, hy vọng danh y Y Hòa của nước Tần có thể xem bệnh cho ông.

Sau khi Y Hòa đến khám bệnh cho Tấn Hầu, ông nói: “Bệnh này không thể trị được”.

Vì sao vậy? Ông giải thích: “Ngài quá chú trọng nữ sắc. Chủng bệnh này của ngài cũng như bị bỏ bùa vậy. Nó không phải quỷ, cũng không phải ẩm thực mà thành, mà bởi mê hoặc nữ sắc khiến tiêu tan ý chí. Nó có thể khiến vị quan trung lương chết trước tuổi trời, đây là điều mà thiên mệnh không thể bảo hộ.”

Tấn Hầu lại hỏi chẳng lẽ không thể gần nữ sắc ư? Y Hòa đáp: “Nhất định phải tiết chế!”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/5/26/32480.html
http://www.pureinsight.org/node/3040

The post Dạo trong rừng hạnh: Sắc dục không tiết mệnh khó bảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/dao-trong-rung-hanh-sac-duc-khong-tiet-menh-kho-bao.html/feed0
Dạo trong rừng hạnh: Khoảng trống tri thức hai ngàn nămhttps://chanhkien.org/2008/11/dao-trong-rung-mo-khoang-trong-tri-thuc-hai-ngan-nam.htmlhttps://chanhkien.org/2008/11/dao-trong-rung-mo-khoang-trong-tri-thuc-hai-ngan-nam.html#respondThu, 20 Nov 2008 11:37:03 +0000https://chanhkien.org/?p=935Tác giả: Tống Thần Quang [ChanhKien.org]   Một ngày nọ, khi tôi đi ngang viện y tế, tôi thấy nhiều người đang nói về một điều gì đó trước máy tính. Không khỏi tò mò, tôi đi đến trước màn hình và nhìn thấy có một bức ảnh về các mạch máu từ bàn tay […]

The post Dạo trong rừng hạnh: Khoảng trống tri thức hai ngàn năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Thần Quang

[ChanhKien.org]

 

Một ngày nọ, khi tôi đi ngang viện y tế, tôi thấy nhiều người đang nói về một điều gì đó trước máy tính. Không khỏi tò mò, tôi đi đến trước màn hình và nhìn thấy có một bức ảnh về các mạch máu từ bàn tay và người ta có thể nhìn thấy các mao mạch trong năm ngón tay. Theo các nhà nghiên cứu, trạng thái của vi tuần hoàn huyết trong ngón tay có thể biểu lộ sức khỏe của một người. Nghiên cứu này cuốn hút rất nhiều chú ý từ cộng đồng y học.

Điều này làm tôi nghĩ đến Sách Y học Trung Quốc truyền thống cách đây 2 nghìn năm: Hoàng Đế Nội Kinh. Trong chương 6 của cuốn sách, có một mô tả về lá gan. Nó được mô tả như một cơ quan mà sức sống ngụ ở đó. Màu sắc của nó được biểu lộ tại ngón tay và ngón chân. Chất dinh dưỡng của nó đến từ gân và cái này giúp cho việc phát truyền máu và khí. Nó có vị chua và màu của nó là xanh đậm. Gan thuộc về Dương non giữa những cơ quan Dương khác và được nối với khí cơ.

Ý nghĩa của câu “Căn bản của nó nằm tại các ngón tay và ngón chân” đã bao gồm cả những nghiên cứu của tây Y về vi tuần hoàn mao huyết dưới các móng tay. Sức khỏe của lá gan có thể được biểu lộ qua màu sắc của móng tay. Cái được gọi là màu sắc này là biểu thị của những thay đổi trong huyết và khí trong thân thể. Các bác sỹ Y học Trung Quốc có thể biết được điều kiện của sự tuần hoàn huyết và khí bằng cách quan sát các biểu thị này. Cũng vậy, màu này có liên quan đến chức năng của gan, sức sống, tình trạng và tư tưởng của con người, và nó hữu ích trong việc chuẩn đoán. Y khoa hiện đại không thể đạt được đến mức này, nhưng Y học Trung Hoa đã có hệ thống hoàn chỉnh này ngay cả cách đây 2.000 năm. Chế độ xã hội lúc đó là phong kiến, vì vậy làm sao con người có được sự thông tuệ to lớn như vậy vào lúc đó? Đây cũng là bằng chứng mà Y học Trung Hoa không phải được tạo bởi con người mà là được truyền lại bởi các chư Thần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/26/55052.html
http://www.pureinsight.org/node/5564

The post Dạo trong rừng hạnh: Khoảng trống tri thức hai ngàn năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2008/11/dao-trong-rung-mo-khoang-trong-tri-thuc-hai-ngan-nam.html/feed0