Đạo của số | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Đạo của chữ số (2) (Phần 3)https://chanhkien.org/2021/03/dao-cua-chu-so-2-phan-3.htmlFri, 12 Mar 2021 15:39:25 +0000https://chanhkien.org/?p=27302Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 3. Gợi mở từ các chữ số Theo nguyên lý của Thái Cực thì hình thức văn hóa của xã hội nhân loại cũng được chia thành hai loại lớn là Âm và Dương. Nếu xét theo khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong giáo dục hiện […]

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

3. Gợi mở từ các chữ số

Theo nguyên lý của Thái Cực thì hình thức văn hóa của xã hội nhân loại cũng được chia thành hai loại lớn là Âm và Dương. Nếu xét theo khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong giáo dục hiện đại, thì khoa học xã hội là Dương và khoa học tự nhiên là Âm. Sự phân biệt ra Âm và Dương này tương ứng với cặp phạm trù vật chất và tinh thần trong triết học, vì vậy, khoa học xã hội là thể hiện của văn minh tinh thần, khoa học tự nhiên là thể hiện của văn minh vật chất. Nếu sử dụng chữ số để hình dung thì số của khoa học xã hội là Nhất, số khoa học tự nhiên là Nhị. Cũng có thể nói rằng số của tinh thần là Nhất và số của vật chất là Nhị. Của cải vật chất của xã hội nhân loại có thể đo được bằng tiền, nhưng của cải tinh thần không thể đo được bằng tiền. Người xưa có câu: “Văn nghèo võ giàu”, nói như thế cũng rất có đạo lý, khi bắt đầu việc buôn bán hoặc mở tòa soạn báo nếu ở trong tên thương hiệu có chữ “văn” trong đó thì muốn giàu thật không dễ. Cũng là vì văn thuộc dương, đại biểu cho tinh thần, nhưng không đại biểu cho vật chất.

Trong lý luận của Đạo gia, Tam là số sinh, cũng chính là số sản sinh và tạo ra vạn vật. Đồng thời chữ “生- sinh” còn mang ý nghĩa cứu vớt, hóa độ, giúp đỡ, che chở và yêu mến. Tam cũng đồng thời đại diện cho thiên địa nhân. Trong Ngũ hành, số của mộc là Tam, cho nên mộc chủ về sinh, biểu hiện của mộc tại thế gian là tất cả các loài thực vật, người dân coi lương thực là trời, cho nên cổ nhân và động vật đều coi thực vật là cái gốc để tồn tại, y học cổ truyền Trung Quốc cũng sử dụng thảo dược để chữa bệnh cho con người. Thuở nhỏ các trưởng lão trong dòng tộc luôn có người lên đồng thỉnh nhờ thiên nhân kê đơn thuốc cho người bệnh, tôi may mắn đã nhiều lần được xem những đơn thuốc của họ, phần lớn là ba tệ cho mỗi đơn thuốc thảo dược. Nếu đơn thuốc bốn tệ, thì trước tiên lấy ba tệ trước, sau khi kê mấy vị thuốc lại trả thêm một tệ nữa, đơn thuốc sáu tệ, thì trả ba tệ trước, sau khi kê mấy vị lại trả thêm ba tệ nữa. Hồi nhỏ tôi không hiểu được ý nghĩa của nó, nhưng sau này tôi mới hiểu ra cái lý là lấy Tam làm số sinh. Để được bề trên phù hộ độ trì, mọi người thắp hương bái Phật, cầu Thần, đa phần là ba nén hương, làm như thế cũng là vì điều này. Vì chữ “生-sinh” còn có hàm nghĩa từ bi và bác ái nên hai con số Tam và Bát cũng có ý nghĩa đó.

Tứ là một số tương đối đặc biệt, khi quá trình phát triển của sự vật đạt đến vị trí thứ tư hoặc đến bước thứ tư, thì trạng thái vận động ban đầu của nó sẽ kết thúc, thậm chí sẽ phát sinh thay đổi ngược lại. Vì vậy Tứ trước hết mang ý nghĩa “đình chỉ”, cũng có nghĩa là đứng yên bất động. Kỳ thực, hàm nghĩa của sự đình chỉ này cũng vô cùng rộng lớn, là có thể liên quan đến tất cả mọi phương diện. Ví dụ chúng ta biết rằng màu xanh lá cây là màu thứ tư trong quang phổ, vậy nên những thứ màu xanh lá cây có liên quan đến chữ 止 (đình chỉ), các chất mang màu xanh lá cây trong tự nhiên chủ yếu là màu các loài thực vật, vì vậy trạng thái sinh tồn của thực vật phù hợp với đặc trưng của nó là “đình chỉ” – thực vật không thể đi lại được, tất cả đều đứng im tại chỗ. Chữ “植-thực” trong từ “thực vật” đồng âm với chữ “止-chỉ”, cũng có nguyên nhân về phương diện này. Chúng ta cũng biết rằng các ngón tay của con người, ngón tay thứ tư được gọi là ngón vô danh, là ngón tay ít vận động nhất, tên gọi của ngón thứ tư cũng rất đặc biệt. Ví dụ trong số anh chị em trong gia đình thì người thứ tư hầu hết khác xa so với những người khác về đặc tính, tính cách hoặc số phận. Trong hầu hết các nhóm bốn người đó, một trong số họ rất đặc biệt. Đương nhiên, chữ số Tứ còn có nhiều ý nghĩa khác, trên đây chỉ là giải thích rõ hàm nghĩa đình chỉ của nó.

Từ một cảnh giới nhất định mà xét, nhận thức về thế giới của Đạo gia là Ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; Phật gia lại là Tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong. Ngũ hành và Tứ đại là hai cực và hai mặt của thế giới vật chất, là mối quan hệ nhất âm nhất dương, phạm vi của nó thực ra là to lớn như nhau, do đó về phương diện này mà nói, hai số Tứ và Ngũ là bằng nhau và to lớn như nhau. Chúng ta thấy rằng số nét viết của chữ “四-Tứ” trong chữ Hán là 5 nét, số nét viết của chữ “五-Ngũ” là bốn nét, cũng là có lý do về phương diện này. Đồng thời, chúng tôi còn phát hiện rằng trong chữ số Ả Rập, các số 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9 có thể viết bằng một nét, còn số 4 và 5 cần viết hai nét, số nét viết của chúng là như nhau, điều này cũng không phải là ngẫu nhiên. Từ góc độ trên để xét, số bốn và số năm có thể nói là lớn như nhau, nhưng chúng biểu hiện về nội hàm của chúng là khác nhau và nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau, chúng là hai số bằng nhau nhưng không giống nhau.

Tứ và Thất là hai con số có ý nghĩa gần nhau nhưng lại không giống nhau, cũng là hai con số mà hầu hết mọi người không thích lắm. Chúng đều mang hàm nghĩa đình chỉ nhưng hình thức biểu hiện lại khác nhau. Ví dụ, ý nghĩa của đình chỉ trong Tứ có liên quan đến trình tự, thiết kế, là biểu hiện của tự nhiên, và cũng là sự chủ động đình chỉ. Đồng thời cũng có hàm nghĩa là mình chủ động ngăn cản người khác. Trong hàm nghĩa đình chỉ mà Thất biểu thị lại có hàm nghĩa bị động, có nghĩa ngăn cản, cản trở. Về phương diện tầng hàm nghĩa đình chỉ và kết thúc, Tứ và Thất là tương tự nhau nhưng không giống nhau. Xét từ góc độ thuộc tính âm dương, Tứ là số âm và Thất là số dương, thể hiện hữu hình nhất của hai loại vật chất âm dương ở thế gian chính là thủy và thổ. Vì vậy mà trên địa cầu có bốn đại dương và bảy đại lục. Mọi người đều biết Chúa Jesus đã nói rằng con người đều có tội, vậy có tội thì phải bị trừng phạt vì “止-chỉ” đồng âm với các từ như “制-chế”, “治-trị” và “至-chí” v.v., cho nên hoàn cảnh mà nhân loại đang sống thực chất là để hạn chế, ngăn chặn và chấn chỉnh hành vi của con người, hơn nữa nó cũng là tầng thứ thấp nhất. Đồng thời, chúng ta có thể thấy rằng trong cấu trúc của hai chữ 罪 (tội) và 罚 (phạt) đều có một chữ “四-Tứ”, điều này cũng có lý do của nó.

Trong lý luận của Đạo gia, xét ở một góc độ đặc biệt nào đó, Ngũ và Thập là một cặp số có hàm nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Trong Hà Đồ có thuyết pháp “thiên Ngũ sinh thổ, địa Thập thành chi”, tức là Ngũ là thổ thuộc tiên thiên ngũ hành và Thập là thổ thuộc hậu thiên ngũ hành. Cái gọi là tiên thiên chính là dùng để chỉ sự tồn tại ở cảnh giới cao và vi quan, còn cái được gọi là hậu thiên chính là sự tồn tại trong không gian này của xã hội nhân loại chúng ta. Nếu dùng chữ số để hình dung vị trí của con người, thì con người ở vị trí của Thập, bởi vì Thập chính là thổ, cho nên truyền thuyết kể rằng Thần dùng bùn đất tạo ra con người cũng có đạo lý. Quan trọng hơn Ngũ là con số của cao quý, số của trí huệ, số của sinh mệnh, số của chính trực và số của viên mãn. Và Thập là biểu hiện thấp nhất của Ngũ, cũng có thể nói là mặt trái của Ngũ, cho nên những người sinh tồn ở đây sống không có tôn nghiêm, không có trí huệ, tuổi thọ ngắn và đánh mất chính mình, không thể tìm thấy vị trí của mình, mất tất cả những gì có được từ tiên thiên, đến với tấm thân trần trụi. Vậy thì làm người có gì đáng tự hào đâu? Hơn nữa chữ Thập này, nếu đổi hướng một chút thì chính là thành một dấu hiệu sai (X), con người nghĩ thế nào làm thế nào đều sai, vì vậy phương Tây có một câu ngạn ngữ: con người hễ suy nghĩ, thì Thượng đế lại cười. Bởi vì con người đã rơi vào trong nơi sai lầm, và chỉ có ai làm theo lời dạy của các bậc hiền triết và các bậc Giác Giả, họ mới có thể tự tìm ra lối thoát cho mình, nếu không, thật sự vạn kiếp không thể trở về được.

Nội hàm của Thập rất phong phú, trong thời không của cảnh giới cao, từ Nhất đến Cửu là đại diện cho các tầng thứ khác nhau trong đó, còn Thập là lớp vỏ bên ngoài của cảnh giới này, tức là trời và đất của cảnh giới này đều là Thập. Dùng chữ số Ả Rập để biểu thị thì chính là số 10 tức Nhất và Linh. Nó là một đường thông sinh ra sinh mệnh và vật chất ở cảnh giới tầng thấp, tồn tại giống như một lỗ đen trong thiên thể. “Cửa Huyền Tẫn” trong câu “cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất, dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không hết” của [Đạo đức kinh] của Lão Tử chính là chỉ cái đó. Cảnh giới của con người cũng đúng như thế. Con người không ở trên trời cũng không ở dưới đất, vừa đúng ở vị trí của Thập, cho nên mới nói người ta sinh ra ở trên đời, kỳ thực chính là sinh ra tại Thập, giống như việc cùng lúc đối mặt với nhiều lựa chọn khác nhau ở ngã tư đường, sinh mệnh không có mục tiêu và phương hướng một cách rõ ràng. Vì vậy nói đây là một nơi rất đặc biệt và rất hiểm ác. Nó cũng tương tự như miệng của lỗ đen, nếu thực sự đã xấu hỏng rồi thì sẽ bị hút xuống trong nháy mắt. Vậy nên với con người thì quý trọng đức, hành thiện là điều vô cùng quan trọng.

Mặt khác, chữ Thập khác với các số khác, như đã nói ở trên, Thập là một công cụ để tải các số, là bối cảnh và là nên để tôn thêm tất cả các số, là cội nguồn sinh ra tất cả các số. Nếu như nhìn trong một cảnh giới nhỏ nào đó thì Thập chính là giới hạn và lớp vỏ bên ngoài của cảnh giới này, nó không thể được xem như một tầng thứ trong vũ trụ, nó không ở trong số. Như vậy con người ở vị trí của “Thập” thấp nhất này, kỳ thực chính là đã đến tầng đáy và rìa nhất của toàn bộ vũ trụ, hơn nữa chúng là tất cả sinh mệnh không ở trong số nữa, cũng có thể nói rằng chúng là sinh mệnh không được tính đến số nữa, chỉ bằng cách đi theo chân lý đại đạo, chịu khổ tu hành, không ngừng tinh tấn, mới có ngày thoát ra.

Về chữ số Lục, ở phần trước chúng tôi đã đề cập đến, nếu khi dùng nó để biểu thị đặc điểm tầng thứ của toàn bộ vũ trụ, bắt đầu từ tầng lớn thứ sáu trên hồng quan trở xuống, thì tất cả các sinh mệnh đều là hình thức tồn tại tam vị nhất thể, tất cả chúng sinh đều có hình dáng có thân thể. Còn các sinh mệnh từ tầng thứ năm trở lên đều là dạng thức sinh mệnh vô hình và vô tướng của thân thần hợp nhất, về phương diện này, chúng ta cũng có thể thể ngộ ra từ hình dáng và cấu trúc của chữ số Lục.

Cấu trúc của chữ “六-Lục” là có một dấu chấm ở trên của chữ “一-Nhất” và hai chấm ở dưới, chữ Nhất này có thể được xem như là đường phân cách giữa tầng trên và tầng dưới, bởi vì Nhất là dương và Nhị là âm, cho nên nói một cách tương đối, một dấu chấm ở trên tượng trưng cho cảnh giới thuần dương, và hai dấu ở dưới tượng trưng cho cảnh giới thuần âm. Tất cả chúng sinh trong cảnh giới thuần dương đều là chính, đều lấy tinh thần làm chủ thể, vì vậy hình thức tồn tại của nó là trạng thái thân thần hợp nhất, đều là vô hình. Bởi vì trong dương cũng có âm và dương, cho nên các cá thể sinh mệnh khác nhau trong cảnh giới thuần dương đều là thể hiện các đặc trưng tinh thần (dương) khác nhau. Còn trong cảnh giới thuần âm, thì lại lấy vật chất làm chủ thể, cho nên các loại hình sinh mệnh đều có, hơn nữa trước hết tất cả đều có các ngoại hình sinh mệnh khác nhau, đều có cơ thể vật chất của riêng mình. Bởi vì trong âm cũng có âm và dương, nên các cá thể sinh mệnh khác nhau trong cảnh giới thuần âm đều thể hiện các đặc tính vật chất (âm) khác nhau.

Vì vậy, xét theo nguyên lý Thái Cực, chữ số từ Nhất đến Cửu phản ánh quy luật thay thế nhau và dung hợp nhau của âm và dương, nói một cách tương đối, vạn vật chúng sinh ở trong cảnh giới càng cao thì đặc trưng tổng thể mà chúng biểu hiện là càng tinh thần thì càng cương dương, vạn vật chúng sinh ở trong cảnh giới càng thấp thì đặc trưng tổng thể mà chúng biểu hiện là càng vật chất thì càng âm nhu. Nếu như nhảy ra khỏi Thái Cực, nhảy ra khỏi con số, từ Vô Cực mà xét thì từ cao xuống thấp, từ dương đến âm, tất cả những tồn tại này đều là thể hiện của trí huệ của Đại Đạo Vô Cực, cho nên tất cả vạn vật chúng sinh sẽ không có lớn không có nhỏ, không có cao không có thấp, không có âm không có dương, vô tha vô ngã, vô thiện vô ác, tất cả đều hành động theo Đại Đạo, tùy tâm sở dục, như ý mình mà biểu hiện, như ý mình mà làm.

Cuối cùng cần nói rõ rằng hàm nghĩa của mỗi con số không phải là đơn nhất, mà là bao gồm tất cả các phương diện, ví dụ các yếu tố như tầng thứ của sinh mệnh và vũ trụ, thời gian khác nhau, không gian khác nhau, loại hình sinh mệnh khác nhau, hình thái vật chất khác nhau, phương thức tư duy khác nhau và phương thức vận động khác nhau v.v., mọi tồn tại đều là thể hiện của số, mọi tồn tại cũng đều có số. Lấy ví dụ như chữ số Nhất, nó không chỉ đại diện cho cảnh giới cao nhất và nguyên thủy nhất của vũ trụ mà còn có thể đại diện cho toàn bộ vũ trụ, bao gồm tất cả vũ trụ của các tầng thứ. Đối với con người mà nói, nó có thể chuyên dùng để chỉ đến cái đầu của con người, nhưng cũng có thể đại diện cho một con người hoàn chỉnh. Một ví dụ khác là chữ số Tứ, hàm nghĩa của nó bao gồm đình chỉ và chuyển hướng, biểu hiện trong không gian bao gồm trạng thái chuyển động và phương thức sinh tồn, biểu hiện trong thời gian cũng có tình huống tương tự như vậy, biểu hiện thường thấy nhất của nó là sự thay đổi của các mùa, cứ ba tháng một mùa, đến tháng thứ tư là mùa tiếp theo, điều này phản ánh hàm nghĩa của sự chuyển hướng hoặc thay đổi của nó. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa thứ tư là mùa đông là mùa kết thúc của một năm, điều này nói lên hàm nghĩa chấm dứt của nó. Chúng ta cũng biết rằng thông thường mỗi năm dương lịch có 365 ngày, tháng Hai có 28 ngày, năm nhuận có 366 ngày và tháng Hai là 29 ngày, năm nhuận này cũng là bốn năm lặp lại một lần. Điều này cũng phản ánh hàm nghĩa “đặc thù” của chữ số Tứ, hoặc là hàm nghĩa “chấm dứt”. Bởi vì con số nào cũng có những nội hàm bác đại tinh thâm nên nhận thức về bất cứ con số nào cũng không thể chỉ giới hạn ở một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm tất cả các khía cạnh. Cũng do phương thức tư duy và tầng thứ của tác giả có hạn, sự hiểu biết về các con số cũng vô cùng hạn chế, nên những giải thích được đưa ra chỉ có thể là từ một khía cạnh nào đó mà tác giả có thể nhận thức được. Nếu như những nhận thức này có thể giúp mọi người hiểu biết thêm dù một chút về các con số, thì đó cũng sẽ là điều rất may mắn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/241840

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Đạo của chữ sốhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-dao-cua-chu-so.htmlSun, 07 Mar 2021 20:18:44 +0000https://chanhkien.org/?p=27227Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Đạo của chữ số (Mở đầu) Đạo của chữ số (1) (Phần 1) Đạo của chữ số (1) (Phần 2) Đạo của chữ số (1) (Phần 3) Đạo của chữ số (2) (Phần 1) Đạo của chữ số (2) (Phần 2) Đạo của chữ số (2) (Phần 3)

The post Loạt bài: Đạo của chữ số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Đạo của chữ số (Mở đầu)

Đạo của chữ số (1) (Phần 1)

Đạo của chữ số (1) (Phần 2)

Đạo của chữ số (1) (Phần 3)

Đạo của chữ số (2) (Phần 1)

Đạo của chữ số (2) (Phần 2)

Đạo của chữ số (2) (Phần 3)

The post Loạt bài: Đạo của chữ số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (2) (Phần 2)https://chanhkien.org/2021/02/dao-cua-so-2-phan-2.htmlSat, 27 Feb 2021 02:19:59 +0000https://chanhkien.org/?p=27089Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 2. Chữ số giải thích cho kết cấu của vũ trụ và đặc trưng của tầng thứ Trong cấu trúc của vũ trụ được biểu thị bằng các con số, giữa hai con số liền kề bất kỳ từ Nhất đến Cửu đều là khái niệm về Thái Cực. Cái […]

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

2. Chữ số giải thích cho kết cấu của vũ trụ và đặc trưng của tầng thứ

Trong cấu trúc của vũ trụ được biểu thị bằng các con số, giữa hai con số liền kề bất kỳ từ Nhất đến Cửu đều là khái niệm về Thái Cực. Cái gọi là Thái Cực, nếu dùng âm dương để biểu thị thì đó chính là quan hệ giữa cực âm và cực dương. Nếu dùng lớn nhỏ để biểu thị thì đó là mối quan hệ giữa vô cùng lớn và vô cùng nhỏ. Nếu dùng dọc ngang để biểu thị thì đó là quan hệ giữa chiều dọc và chiều ngang. Nói cách khác, nếu vũ trụ tầng thứ nhất là cảnh giới của thuần dương, thì nói một cách tương đối vũ trụ tầng thứ hai là cảnh giới thuần âm, trạng thái tồn tại của tất cả sinh mệnh và vật chất trong hai cảnh giới này hoàn toàn khác nhau. Tương tự như vậy, nếu coi vũ trụ tầng thứ hai là cảnh giới thuần dương, thì vũ trụ tầng thứ ba chính là cảnh giới thuần âm. Nếu coi vũ trụ tầng thứ ba là cảnh giới thuần dương, thì nói một cách tương đối vũ trụ tầng thứ tư là cảnh giới thuần âm. Cứ như vậy cho đến tầng thứ tám và thứ chín cũng là khái niệm tương tự, ở giữa tầng trên và tầng dưới cũng là khái niệm âm dương, tầng cao hơn là dương, tầng thấp hơn là âm. Trong xã hội nhân loại cũng là nhận thức như thế này: Trời là dương, đất là âm, quân là dương, thần là âm. Cảnh giới thấp hơn con người được gọi là cõi âm, Minh giới. Hình thái của sinh mệnh và vật chất của bất cứ hai giới âm dương nào đều tồn tại hoàn toàn khác nhau.

Từ khái niệm lớn nhỏ mà nói, nếu vũ trụ tầng thứ nhất là lớn vô hạn thì vũ trụ tầng thứ hai là nhỏ vô hạn. Nếu coi vũ trụ tầng thứ hai là lớn vô hạn, thì vũ trụ tầng thứ ba là nhỏ vô hạn. Tương tự, so sánh tầng thứ ba và tầng thứ tư cũng như thế, mãi cho đến so sánh giữa tầng thứ tám và thứ chín đều là như thế. Hơn nữa, kết cấu của mỗi tầng vũ trụ đều là chín tầng, trong đó mỗi tầng lại phân chia thành chín tầng, mỗi tầng được phân chia đó lại chia thành chín tầng, tầng tầng lớp lớp xếp chồng lên nhau, vô cùng vô tận. Bất kể tầng nào trong đó, khi so sánh giữa bất kỳ hai tầng liền kề nhau đều là khái niệm vô cùng lớn và vô cùng nhỏ.

Nếu xét từ góc độ chiều dọc và chiều ngang thì không gian vũ trụ tầng thứ nhất là chiều dọc, không gian vũ trụ tầng thứ hai là chiều ngang. Nếu coi không gian vũ trụ tầng thứ hai là chiều dọc thế thì không gian vũ trụ tầng thứ ba chính là chiều ngang. Nếu coi không gian vũ trụ tầng thứ ba là chiều dọc thì không gian vũ trụ tầng thứ tư là chiều ngang… cứ vậy cho đến tại tầng thứ tám và tầng thứ chín đều như thế, trong bất kỳ hai tầng không gian liền kề nào trong đó, thì giữa tầng cao hơn và tầng thấp hơn đều có mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang. Mối quan hệ giữa tầng tầng kết cấu nội trong một tầng không gian bất kỳ nào đều như thế, cho nên kết cấu này rất phức tạp, khó có thể diễn tả bằng lời.

Bởi vì cảnh giới khác nhau, cho nên năng lực, trí huệ, phúc phận… của chúng sinh ở các tầng thứ khác nhau cũng khác nhau rất nhiều.

Tầng không gian vũ trụ thứ nhất là biểu hiện trực tiếp nhất của Đại Đạo Vô Cực, tất cả vật chất và sinh mệnh trong đó đều là ở cảnh giới thân thần hợp nhất, sự tồn tại và biểu hiện của tất cả chúng sinh đều hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của Đại Đạo, vì vậy đó là cảnh giới của đại phúc phận, đại trí huệ, đại tự tại và đại viên mãn. Nếu phân chia không gian vũ trụ tầng thứ nhất thành chín tầng, thì cái vỏ bên ngoài của chỉnh thể không gian vũ trụ tầng thứ nhất là Thập. Thập chính là bản thân Đại Đạo, chính là Vô Cực, bao trùm và làm nổi bật toàn bộ vũ trụ tại tầng này, là cội nguồn trí huệ, phúc phận và năng lượng cho vạn vật chúng sinh trong không gian vũ trụ tầng này. Thập vừa cao nhất vừa thấp nhất, vừa lớn nhất vừa nhỏ nhất. Nói rằng cao nhất, vì tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều do Thập tạo ra, Thập là trời của tất cả chúng sinh. Nói rằng thấp nhất, vì Thập chính là mặt đất của tất cả chúng sinh. Nói rằng lớn nhất, vì Thập chính là Vô Cực, Thập lớn hơn tổng tất cả Thái Cực. Nói rằng nhỏ nhất, vì Thập chính là nhân tố vật chất vi quan nhất và cơ bản nhất cấu thành nên toàn bộ vũ trụ. Còn khi Thập ở trạng thái đồng thời vừa nhỏ nhất thấp nhất, thì Thập lại là trời của vũ trụ tầng thứ hai, tất cả vạn vật chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ hai đều bắt nguồn từ Thập. Trước mặt tất cả chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ hai thì Thập chính là Vô Cực, vì Vô Cực sinh Thái Cực, nên tất cả vạn vật chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ hai đều là sự biểu hiện vật chất và sinh mệnh của Thập. Nếu dùng chữ số Ả Rập để biểu thị thì là số 10, tức là Nhất (số 1) và Linh (số 0). Nói cách khác, nếu so sánh chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ hai với tầng thứ nhất thì khả năng, trí huệ và phúc phận của họ là những khái niệm nhỏ vô hạn. Bên trong cấu thành sinh mệnh của họ có nhiều hơn một lớp vỏ, lớp vỏ này chính là “Thập” – Nhất và Linh, đó là vật chất tầng thấp nhất của vũ trụ tầng thứ nhất, đó cũng là những vật chất không đủ tiêu chuẩn trong vũ trụ tầng thứ nhất. Cho nên cho dù năng lực và trí huệ của sinh mệnh trong vũ trụ tầng thứ hai có lớn đến đâu cũng không đột phá được lớp vỏ tầng này.

Theo đạo lý tương tự, nếu phân vũ trụ tầng thứ hai thành chín tầng thứ lớn, thì chữ Thập chính là lớp vỏ ngoài của vũ trụ tầng thứ hai. Cho nên Thập vừa cao nhất vừa thấp nhất, vừa lớn nhất vừa nhỏ nhất. Khi là cao nhất Thập là trời, khi là thấp nhất Thập là đất. Khi là lớn nhất Thập chính là Vô Cực, tất cả vạn vật chúng sinh trong vũ trụ tầng này đều là biểu hiện ý chí và vật chất của Thập. Khi là nhỏ nhất Ông chính là vật chất nền tảng vi quan nhất cấu thành nên vạn vật chúng sinh trong vũ trụ tầng này. Xuống tiếp nữa, thấp nhất của vũ trụ tầng thứ hai chính là Trời của vũ trụ tầng thứ ba, nếu biểu thị bằng chữ số thì chính là 20: hai số Linh (0). Nói cách khác, cấu thành vật chất của sinh mệnh ở trong vạn vật chúng sinh của vũ trụ tầng thứ ba có hai tầng vỏ. Như vậy, xem xét từ những chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ hai, thì năng lực, trí huệ và phúc phận của chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ ba là nhỏ vô hạn. Theo cách suy luận tương tự, cấu thành sinh mệnh của chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ tư sẽ có ba tầng vỏ, cấu thành sinh mệnh của chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ năm sẽ có bốn tầng vỏ… cho đến, cấu thành sinh mệnh chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ chín có tám tầng vỏ. Tám tầng vỏ ở đây cũng là một khái niệm tổng thể, hồng quan, nói cụ thể, kỳ thực có vô số tầng, bởi vì như đã nói ở phần trước, mỗi một tầng không gian vũ trụ đều có thể phân chia thành chín tầng thứ lớn, mỗi tầng trong đó lại có thể được chia thành chín tầng lớn nữa… vô cùng vô tận, và sự tương phản giữa hai tầng không gian vũ trụ liền kề bất kỳ nào cũng đều là khái niệm lớn vô cùng và nhỏ vô cùng.

Chiểu theo suy lý trên, sau khi chúng sinh trong vũ trụ tầng thứ năm có bốn tầng vỏ, bởi vì chữ Tứ mang hàm nghĩa chấm dứt và chuyển biến, cho nên khi phát triển đến tầng thứ sáu, tất cả các hình thức tồn tại của sinh mệnh đều sẽ phát sinh biến đổi về chất. Biến đổi cái gì? Sinh mệnh từ tầng thứ nhất đến tầng thứ năm đều là trạng thái thân thần hợp nhất, đây là cảnh giới mà không thể chỉ bằng Phật hay Đạo những đơn thuần trong vũ trụ tầng thấp mà hình dung được, bởi vì hình thức sinh mệnh loại này đã vượt qua Phật và Đạo rồi, cho nên sinh mệnh từ tầng thứ năm trở lên có thể nói đều là vô hình. Các sinh mệnh từ tầng thứ sáu trở xuống, tức là các sinh mệnh như Phật, Đạo, Thần, ma v.v. đều đã xuất hiện. Họ đều có ngoại hình cơ thể cố định, đều là thể tồn tại tam vị nhất thể.

Trong nguyên lý Thái Cực, âm và dương là khái niệm cơ bản nhất, ở tầng cao của vũ trụ thì dương ở tầng thấp được coi là âm. Chúng tương ứng với cặp phạm trù vật chất và tinh thần trong triết học. Tinh thần là dương, vật chất là âm, nói một cách tương đối, tầng thứ càng cao thì tinh thần càng nhiều, còn tầng thứ càng thấp thì càng vật chất. Như vậy, tầng cao và tầng thấp của vũ trụ đang lần lượt biểu hiện các trạng thái khác nhau của âm và dương. Nói cách khác, từ trung tầng trở xuống, bắt đầu từ tầng thứ sáu, sự tồn tại của sinh mệnh càng ngày càng vật chất hơn, thì càng ngày càng hữu hình hơn, tất cả sự tồn tại đều không còn là trạng thái thân thần hợp nhất nữa, Phật là Phật, Đạo là Đạo, Thần là Thần, ma là ma… ngoại hình của sinh mệnh là cái gì thì cũng chính là sinh mệnh đó, với sinh mệnh ở cảnh giới cao thì hoàn toàn không phải là khái niệm giống như thế, đây cũng là hình thức thể hiện của Đại Đạo vũ trụ chuyển từ dương sang âm. Từ đó mà xét, cảnh giới cao nhất của ma trong vũ trụ là xuất hiện tại tầng thứ lớn thứ sáu ở mức hồng quan, cho nên Lục trong nguyên lý Thái Cực là số âm lớn nhất.

Theo chiều ngang mà nói, từ Nhất đến Cửu là phản ánh thời không khác nhau ở cùng một tầng thứ đồng đẳng, hoặc có thể nói đó là sự biểu hiện của sinh mệnh và vật chất khác nhau trong các không gian khác nhau ở một tầng thứ đồng đẳng, hoặc nói đó là hình thức biểu hiện của sinh mệnh hoặc vật chất đồng nhất trong thời gian khác nhau của tầng thứ đồng đẳng, hơn nữa giữa hai con số bất kỳ nào cũng đều có quan hệ với Thái Cực.

Kết cấu của toàn thể vũ trụ này, từ Nhất đến Cửu, độ lớn của sự khác biệt của các cảnh giới khác nhau, nếu dùng tư duy của con người thì không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chúng ta có thể sử dụng kết cấu của cơ thể con người để hình dung. Bởi vì trong nguyên lý của Thái Cực cho rằng, thiên địa là đại vũ trụ, cơ thể con người là tiểu vũ trụ, kết cấu của cơ thể con người xét ở mức vi quan có mối quan hệ tương ứng với kết cấu của vũ trụ, vì vậy chúng ta có thể sử dụng kết cấu của cơ thể con người để biểu thị không gian vũ trụ của các cảnh giới khác nhau, qua sự khác biệt trong kết cấu của thân thể con người để hình dung ra sự khác biệt vật chất và sinh mệnh của các tầng thứ khác nhau.

Lý luận của Đạo gia cho rằng Vô Cực sinh Thái Cực, Vô Cực khi cao nhất, thì đó là thiên (trời), Vô Cực thấp nhất thì đó là địa (đất). Thiên số là Linh (số 0) cũng là Thập, địa số là Thập cũng là Linh. Thập (10) chính là 1 và 0. Bởi vì toàn bộ Thái Cực chính là hình tượng của một con người, cho nên tầng thứ của Thái Cực cũng giống như kết cấu của cơ thể con người:  一 (Nhất) là đầu, 二 (Nhị) là vai (cánh tay), 三 (Tam) là ngực, 四 (Tứ) là bụng, 五 (Ngũ) là bụng dưới, 六 (Lục) là đùi, 七 (Thất) là đầu gối, 八 (Bát) là ống chân và 九 (Cửu) là bàn chân.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/241839

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (2) (Phần 1)https://chanhkien.org/2021/02/dao-cua-chu-so-2-phan-1.htmlTue, 16 Feb 2021 09:38:52 +0000https://chanhkien.org/?p=27069Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Trong Đạo có số, trong số cũng có Đạo. Nội hàm của số rất phong phú và cao thâm, phương thức tư duy khác nhau, cảnh giới và góc độ khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về chúng. Do các chữ số trong văn hóa truyền thống của […]

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Trong Đạo có số, trong số cũng có Đạo. Nội hàm của số rất phong phú và cao thâm, phương thức tư duy khác nhau, cảnh giới và góc độ khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về chúng. Do các chữ số trong văn hóa truyền thống của chúng ta và chữ số Ả Rập được viết theo cách khác nhau, cho nên nội hàm trong mỗi chữ số cũng khác nhau. Bởi vì các chữ số trong chữ Hán có cùng nguồn gốc với các chữ Hán khác, cho nên chúng tự nhiên sẽ có nội hàm thâm sâu hơn gắn với những âm-hình-ý mà chúng đối ứng, về phương diện này thì các chữ số Ả Rập không thể nào sánh được. Dưới đây chúng tôi sẽ giải nghĩa từng chữ số từ một đến mười trong chữ Hán, đương nhiên là dựa trên cơ sở các nguyên lý Thái Cực của Đạo gia để giải nghĩa.

1. Từ một đến mười, mỗi chữ số có ý nghĩa riêng của nó

Nhất (一) là số của đại Đạo. Tại các tầng thứ khác nhau có những nội hàm khác nhau. Thuyết Văn Giải tự viết: Chỉ khi khởi đầu, Đạo được dựng lập từ Nhất, tiếp đó tạo ra trời đất, rồi hóa thành vạn vật. Cách nói này có hàm nghĩa tương đồng với cách nói “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật” Lão Tử đã nói. Do đó, Nhất chính là tượng trưng cho sự thể hiện trực tiếp nhất của Đại Đạo Vô Cực trong vũ trụ hồng đại, đồng thời nó cũng là biểu hiện cao nhất và nguyên thủy nhất, là trạng thái phù hợp nhất với Đạo và gần nhất với Đạo. Đạo của vũ trụ vốn là vô hình vô tướng, vô thủy vô chung, khó mà biểu đạt thành lời, là điều mà bất kỳ chúng sinh nào trong vũ trụ đều không thể nắm bắt và không thể đoán trước. Và Nhất chính là biểu hiện viên mãn nhất Đại Đạo của vũ trụ. Tất cả vạn vật chúng sinh trong cảnh giới ấy cũng đều là trạng thái thân thần hợp nhất. Gọi là “hợp nhất” vừa có nghĩa là hòa làm một thể, không phân biệt, lại vừa có ý nghĩa phù hợp với Đại Đạo, bởi lẽ thân và thần hợp với Đạo nên gọi là hợp nhất. Có câu nói thủy chung như một (Nhất), cũng có nghĩa là luôn duy trì trạng thái sơ khai nhất, ngay chính nhất và tốt đẹp nhất, đối với người tu luyện mà nói lại càng phải như vậy. Cũng duy chỉ có thủy chung như một mới có thể hợp với Nhất, đạt được Nhất. Bởi vì Nhất là số của Đại Đạo, cũng là chữ số của sự khởi đầu, cho nên người đạt được Nhất sẽ chân thành lương thiện, tiền đồ vô lượng, phúc thọ vô cương. Có một điều cần phải nói rõ, Nhất là số của Đại Đạo, nó chỉ là thứ tượng trưng của Đại Đạo, là thể hiện sơ khai, nguyên thủy nhất của Đại Đạo trong Thái Cực, chứ nó không phải là bản thân Đại Đạo.

Nhị (二) là số của Thái Cực, số của âm dương, cũng là số của thiên địa. Chúng tôi nhận thấy rằng hình dạng của số 2 trong chữ số Ả Rập tương tự như đường cong trong đồ hình Thái Cực. Chữ Nhị cũng chứa đựng những hàm nghĩa của các tầng thứ khác nhau. Trong nguyên lý Thái Cực, số lẻ là dương và số chẵn là âm, vì vậy Nhất là dương và Nhị là âm. Nếu coi tổng thể Thái Cực là nhất, thì Nhị là có 2 giới Âm Dương trong đó, bởi thế mới nói Nhất sinh Nhị. Đối với hai gia lớn là Phật và Đạo trong cùng một tầng thứ mà nói, thì số của Phật gia là Nhất, số của Đạo gia là Nhị, nhưng không phân ra cao thấp. Ở một góc độ khác mà xét, thì Nhất là số tiên thiên, Nhị là số hậu thiên, Lão Tử nói: Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, tức là ý nghĩa đó. Thiên số là Nhất, địa số là Nhị, trời tròn đất vuông. Con người sinh ra ở giữa trời và đất, phỏng theo số của trời đất, nên có một đầu và hai chân. Mà cũng phỏng hình ảnh của trời và đất, với đầu tròn và bàn chân vuông. Số của tinh thần là Nhất, chân ngã là duy nhất, cho nên chủ ý thức con người phải mạnh mẽ, phải nhất tâm nhất ý, không bị dục vọng chi phối, không được có hai lòng. Số của vật chất là Nhị, đối với con người, điều đó có nghĩa là dù sở hữu của cải vật chất ít hay nhiều cũng đừng chấp trước vào đó. Thần thú Huyền Vũ trong Tứ tượng là ở phương Bắc, tính cách là âm, thuộc hành thủy trong Ngũ hành, hình dáng là sự kết hợp giữa rùa và rắn, cho nên cũng hợp với hai đức tính trên.

Tam (三) là số sinh. Hàm nghĩa cũng là tầng thứ khác nhau có các nhận thức khác nhau. Trong Thuyết Văn Giải Tự có viết: Tam, là đạo của thiên địa nhân. Được coi là sự kết hợp của Nhất dương và Nhị âm, theo mức độ quan trọng, thì số của nó là Tam. Tức là, Tam chỉ trời, đất và con người, Dịch Truyện gọi là tam tài. Thiên số là Nhất và địa số là Nhị gộp lại tạo thành Tam, hai khí âm dương kết hợp lại sinh ra con người, cho nên ở đây cũng có thể hiểu số của con người là Tam. Lão Tử nói: Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vì vậy, người ta nói rằng Tam là số sinh ra vạn vật. Trong nguyên lý Thái Cực, các con số của ngũ hành lần lượt là Thủy Nhất, Hỏa Nhị, Mộc Tam, Kim Tứ, Thổ Ngũ. Mộc chủ về sinh, nên số của mộc là Tam, vì vậy Tam là số sinh. Sinh ý nghĩa là sản sinh, là tạo ra, là bảo hộ, là chăm sóc, là nuôi dưỡng.

Tứ (四) là số thành, là chỉ số. Ở đây cũng có nhiều tầng hàm nghĩa. Trong Thuyết Văn Giải Tự giải thích: Tứ (四) do Bát (八) ở trong chữ Vi (囗) hợp thành, 囗 (vi) là tứ phương. Chữ Bát (八) đứng trong Vi (囗) có hình ảnh giống phân chia ra bốn phần. Vì vậy tứ mang ý nghĩa phân chia, biệt ly, xa cách. Nó hoàn toàn không mang ý chỉ sinh tử biệt ly, đây là hàm nghĩa biểu hiện bề ngoài của nó, nó chỉ sự tách biệt tinh thần và thể xác (âm và dương) của mỗi cá thể sinh mệnh hoặc phân cách giữa đầu và thân. Số của mộc trong ngũ hành là Tam, số của kim trong ngũ hành là Tứ, mộc chủ về sinh, kim chủ về tử. Do đó Tứ có nghĩa là chấm dứt, dừng lại, kết thúc và tĩnh lặng, cũng có ý giết chết. Nói cách khác, khi sự vật hoặc sinh mệnh phát triển đến “Tứ” thì sẽ kết thúc trạng thái vốn có hoặc tuần hoàn trở lại, chúng tôi thấy rằng chữ “止” (chỉ: nghĩa là dừng lại) cũng là có bốn nét. Có câu tục ngữ nói rằng: sự bất quá Tam (quá tam ba bận), vì vậy Tứ cũng có nghĩa là diễn biến, biến đổi và biến hóa. Tính chất của kim trong ngũ hành là cứng rắn, vững chắc nhất, nên tứ còn mang ý nghĩa của sự trưởng thành ổn định, bất biến bất động và kiên cố vĩnh cửu. Hình dạng chữ Tứ (四) trong Khải Thư là trong Vi (口) có chữ Nhi (兒) viết giản lược, Nhi (兒) chính là chỉ người, vì là hình ảnh có người nằm trong quan tài, nên chữ Tứ cũng có nghĩa là tử vong. Tứ đồng âm với tử (死), chính là như thế.

Ngũ (五) là số của sự tôn quý, số của sinh mệnh, số của trí huệ, số của trung chính, số của viên mãn. Nội hàm của chữ số Ngũ là phong phú nhất. Thuyết Văn Giải Tự giải thích: Ngũ cũng là Ngũ hành, từ Nhị mà ra. Âm dương đan xen ở giữa trời và đất. Tức là, nghĩa gốc của Ngũ chính là Ngũ hành, cũng là số của Ngũ hành, từ Nhị mà ra, Nhị chỉ âm dương. Cách viết chữ Ngũ trong tiếng Hán cổ là (㐅), tượng trưng cho sự vận hành tương tác của khí âm và khí dương giữa trời và đất. Chiểu theo lý luận của Đạo gia, vật chất cấu thành của vũ trụ này là Ngũ hành, toàn bộ vũ trụ này là Ngũ hành, vì vậy mới nói số của vũ trụ là Ngũ. Vũ trụ lớn đến đâu thì Ngũ lớn đến đó, vì lẽ đó Ngũ là số tôn quý nhất. Tự xưng của vũ trụ cũng là Ngũ (Ngũ ‘五’ nếu thêm Khẩu ‘口’ thì chính là Ngô ‘吾’- nghĩa là tôi), tự xưng của tất cả các sinh mệnh đều là Ngũ (ngô- 吾), bởi thế nó là số của sinh mệnh. Trí huệ của vũ trụ chính là trí huệ lớn nhất, cho nên con số của trí huệ chính là Ngũ (Ngũ ‘五’ nếu động tâm thì chính là ngộ ‘悟’). Nếu toàn bộ vũ trụ được chia thành chín tầng lớn, thì tất Ngũ sẽ nằm trong đó. Vật chất tối cơ bản cấu thành nên vũ trụ là Ngũ hành, vì vậy Ngũ cũng là con số nhỏ nhất, vừa lớn nhất vừa nhỏ nhất, vừa ở trong vừa ở ngoài, không thiên không lệch, không nơi nào không có, bởi lẽ đó nó là số trung chính, toàn bộ vũ trụ tất cả đều bao hàm, viên mãn vô lậu, vì vậy nó là số của sự viên mãn.

Lục (六) là số thông suốt hiển đạt, là số mê hoặc lòng người. Hàm nghĩa của Lục cực kỳ phức tạp, có cả hai giới âm dương, có cả hai mặt chính phụ, có cả các tầng thứ khác nhau. Xét về mặt tích cực, Ngũ thêm Nhất là Lục, Ngũ là số của sinh mệnh, Nhất lại là số của Đại Đạo, mà đã là người đắc đạo, tự khắc dưới chân đi sẽ có đường, thông suốt không có trở ngại. Người ta thường nói “lục lục đại thuận”, đại khái nguồn gốc như thế. Tam thêm Tam cũng là lục, Tam là số sinh, Tam Tam lặp lại, thì sức sống tràn trề. Xét về mặt tiêu cực, Nhị thêm Tứ là Lục, Nhị và Tứ đều là số âm, vì vậy lục là số cực âm. Ở nơi cực âm, ma huyễn bắt đầu sinh ra, vì thế những việc yêu ma quỷ quái phần lớn đều liên quan đến lục. Người Trung Hoa xưa gọi địa phủ và cõi âm là Minh giới, ví đó là nơi chúng sinh ở tầng thấp nhất sinh sống. Chúng ta thấy rằng trong cấu tạo chữ Minh (冥) cũng có chữ Lục (六). Theo Kinh thánh, ngày sinh của Quỷ vương Satan là ngày 6/6. Trong Lịch nhà Hạ, ngày 6/6 là ngày thăm mồ mả ở nông thôn. Trong Phật giáo, ma vương Ba Tuần còn được gọi là Đệ Lục Thiên ma vương. Ngộ Không giả trong Tây Du Ký là Lục Nhĩ Hầu. Trong Chu Dịch quẻ Khảm là quẻ số sáu, Khảm có ý là rơi vào nguy nan, thất bại, hoạn nạn. Khảm là thủy, là tửu, cũng là độc. Có một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao mang tên “666”, cũng không phải ngẫu nhiên.

Thất (七) là kỳ hạn, cũng là con số của chu thiên. Trong Bát Quái số của quẻ Cấn là Thất, quẻ Cấn hàm nghĩa kết thúc và mở đầu. Ở đây không những có ý tĩnh chỉ bất động, mà chỉ sự dừng lại của một hình thức chuyển động và sự bắt đầu một hình thức chuyển động khác. Hàm nghĩa của nó tương tự như Tứ nhưng có sự khác biệt. Ví dụ, trong một ngày bắt đầu khí dương từ giờ Tý dần dần sinh ra đến mức đạt khí thuần dương ở giờ Tỵ. Sáu canh giờ này là một chu kỳ nhỏ. Sau đó khí âm bắt đầu sinh ra từ canh giờ thứ bảy tức là vào giờ Ngọ và đến mức đạt khí thuần âm ở giờ Hợi, sáu canh giờ này cũng là một chu kỳ nhỏ. Trong một năm cũng giống như thế, kể từ ngày Đông chí của tháng Tý, dương khí bắt đầu trở lại cho đến khi đạt được khí thuần dương ở tháng Tỵ, sáu tháng này là một chu kỳ lớn, sau đó từ tháng thứ bảy tức là tháng Ngọ, âm khí bắt đầu phát triển thành khí thuần âm ở tháng Hợi, sáu tháng này cũng là một chu kỳ lớn. Chu kỳ vận hành của hai khí âm dương trong một ngày cho đến một năm đều có liên quan đến Thất, sự vận động của khí âm dương có ảnh hưởng trực tiếp và trực tiếp quyết định đến sự sinh trưởng và biến hóa của vạn vật ở thế gian, mà điều quyết định đến quy luật vận động của hai khí âm dương là sự vận hành thiên thể của không gian vũ trụ cao tầng, tất cả đều liên quan đến Thất. Do đó Thất là con số của chu thiên.

Bát (八) là con số của sung túc, thịnh vượng, phát đạt. Thuyết Văn Giải Tự giải thích: 八 (Bát), là phân ly, giống như sự đối lập quay lưng lại với nhau. Chữ Biệt (别) ngoài ý nghĩa phân ly, phân biệt, còn có nghĩa là sự khác biệt và không giống nhau. Trời đất đã được định vị, chúng sinh vạn vật trên thế gian đều đã được sắp xếp đâu vào đấy, mỗi người đều có năng lực riêng, gánh vác sứ mệnh riêng, mỗi người thực thi những nhiệm vụ riêng và làm theo Đạo của mình. Trong Hà Đồ có câu “Thiên Tam sinh mộc, địa Bát thành chi”, Tam và Bát đều thuộc Mộc trong Ngũ hành, mộc chủ về sinh, vì thế chữ Bát (八) sinh sôi không ngừng. Trong Dịch truyện cũng giải thích: Đại đức của thiên địa là đức sinh dưỡng. Có thể sinh dưỡng vạn vật chính là công đức lớn nhất trong trời đất, đức tức là đắc, cho nên mới nói phồn vinh thịnh vượng, phát đạt sung túc. Và bởi vì Tam và Bát đều thuộc mộc trong Ngũ hành, mộc chủ về sinh, mộc đồng âm với mẫu, người ta ai cũng có mẹ, nên việc thế gian coi ngày 8/3 là Ngày Phụ nữ cũng có đạo lý. Người xưa cũng cho rằng “nữ tử vô tài tiện thị đức (người phụ nữ coi đức quan trọng hơn tài)”, vì với mộc cùng là đức, chính là có đức. Mộc chủ về nhân đức, người có nhân đức thì sống thọ, vì vậy phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới.

Cửu (九) là Đại Đạo trường tồn, thiên địa vĩnh hằng, là cực số. Trong Hà Đồ cũng có câu “địa Tứ sinh kim, thiên Cửu thành chi”. Tứ và Cửu đều thuộc kim trong ngũ hành, Tứ mang ý chỉ sự thành thục ổn định, bất biến bất hoại, Cửu là hậu thiên của Tứ, sinh ra với đặc điểm của Tứ, Cửu (九: số chín) đồng âm với Cửu (久: vĩnh cửu), nên Cửu cũng mang ý nghĩa là kim cương bất hoại, trường tồn vĩnh cửu. Tổng của số dương trong Ngũ hành là Nhất, Tam, Ngũ là Cửu, do đó Cửu là số cực dương. Lại nữa, Cửu (九) đồng âm với Cứu (究), Cứu (究) có ý nghĩa cùng cực, tận cùng, cao thâm, cho nên mới nói Cửu là cực của số (cực số). Đại Đạo diễn hóa đến Cửu là hết, vì vậy cấu trúc thiên thể của các cảnh giới khác nhau đều có chín tầng, xem xét kỹ hơn, mỗi tầng lại được phân thành chín tầng, tầng tầng đều như thế, vô cùng vô tận. Xét về mặt không gian thì là từ vi quan nhất đến hồng quan nhất, xét về mặt thời gian thì là không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Vùng đất Hoa Hạ cũng được chia thành cửu châu. Quan hệ nhân luân ở thế gian là cửu tộc. Tam tài cũng đều cùng một lý đó. Từ Nhất đến Cửu, nếu Nhất được coi là cảnh giới ban đầu, chí cao chí dương của Đại Đạo, nếu tính từ trên xuống dưới thì Cửu là cảnh giới thấp nhất, tức là cuối cùng của Đại Đạo và đầu tận cùng của dương, là cảnh giới thấp nhất của sinh mệnh, trí huệ và năng lực, đồng thời cũng là cảnh giới gần với con người nhất. Ngược lại, nếu coi cảnh giới đó là Nhất, cảnh giới cao nhất là Cửu, thì đối với con người mà nói, Cửu là số chí cao chí cực chí dương. Thiên lý và nhân lý quả là trái ngược nhau. Nếu nhảy ra ngoài số, từ trong Vô Cực mà nhìn, thì Cửu chính là Nhất, Nhất chính là Cửu. Các con số đều ngang bằng nhau, không có cao thấp, không có lớn nhỏ.

Thập (十) là tổ tông của các con số, là số của toàn mỹ, cũng là số của Vô Cực. Trong Thuyết Văn Giải Tự giải thích: Thập là số của công cụ. Nét ngang (一) là Đông và Tây, nét dọc (丨) là Bắc và Nam, Thập có đủ tứ phương và trung tâm. Hàm nghĩa của nó là: Thập là công cụ chuyển tải số. Trong chữ Thập có một nét ngang đại diện cho Đông và Tây, một nét dọc đại diện cho Bắc và Nam, vì vậy đã có đủ bốn mặt tám hướng và trung tâm. Lý giải này cực kỳ hình tượng và chuẩn xác. Ngoài ra, nét ngang và nét dọc của chữ Thập còn có thể chỉ âm dương, thời không. Nếu đứng ở góc độ Đại Đạo mà xét, Thập là bối cảnh, là nền để tôn lên tất cả các số, là nguồn gốc sản sinh ra tất cả các số. Tất cả các số đều nằm trong Thập, Thập luôn lớn hơn tổng của tất cả các số, đây là tổ tông của các số. Cũng tức là nói, tất cả các con số đều ở trong Thái Cực, đều là thể hiện của Đại Đạo, mà Thập chính là bản thân Đại Đạo, chính là Vô Cực. Nếu đặt nó trong một cảnh giới nhỏ nào đó để xem xét, Thập là cực hạn và lớp vỏ ngoài của cảnh giới này, nó trong một tầng thứ không thể trở thành vũ trụ mà xem xét thì nó không nằm ở trong con số. Đối với cảnh giới tầng thấp mà nói, nó là cao nhất. Đối với cảnh giới tầng cao mà nói, nó là thấp nhất. Và đứng tại mức cuối cùng mà xét, Thập chính là vô cực, tất cả các số, tất cả Thái Cực đều do Thập sinh thành, trong Thập có đầy đủ tất cả, là toàn trí toàn năng, là bản nguyên của mọi vật chất và sinh mệnh, cung cấp tất cả trí huệ và năng lượng của nó cho diễn hóa sinh mệnh vật chất trong Thái Cực, vì thế mới nói là số toàn mỹ. Thập (十) đồng âm với Thị (是) trong tiếng Hán, Thập chính là Đạo, cho nên nói Đạo chính là “thị”. Thập đồng âm với Thực (实), còn Đại Đạo thì có tất cả, so với Thái Cực mà nói thì nó là chân thực nhất, vững chắc nhất và lại tồn tại vĩnh hằng bất biến.

Tiểu kết: Trong thời không vũ trụ của tầng thứ rất cao, mọi con số đều tồn tại giống như Thần, chúng đều là một trong những nhân tố cốt lõi nhất, nội tại nhất, bản chất nhất trong cấu trúc thời không và cấu thành sinh mệnh của vũ trụ, đây cũng là phương thức tồn tại chân thực nhất của thời không vũ trụ và vạn vật chúng sinh. Giải thích của văn hóa truyền thống đối với “số” cũng thường nói thành thiên số và định số, vì vậy chúng ta cũng có thể hiểu rằng số là trình tự diễn hóa của vũ trụ tuân theo thiên định, từ sự vận hành của thời không dưới điều kiện đặc định và cho đến trạng thái tồn tại của vạn vật chúng sinh, vì vậy mỗi con số đều có hàm nghĩa đặc biệt của nó, cũng như mỗi sinh mệnh đều khác với các sinh mệnh khác. Đối với con người mà nói, nếu có thể nhận thức được đạo lý liên quan đến các con số, khiến mình trở thành một người trong tâm có con số, vậy thì đó là điều tốt nhất.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/241838

The post Đạo của chữ số (2) (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (1) (Phần 3)https://chanhkien.org/2021/02/dao-cua-chu-so-1-phan-3.htmlWed, 03 Feb 2021 15:25:04 +0000https://chanhkien.org/?p=27041Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 3. Biểu tượng và hàm nghĩa của các con số Hàm nghĩa của con số vô cùng phong phú, bởi vì con số dùng để biểu thị Ngũ hành, cho nên dù kết cấu không gian của vũ trụ do Ngũ hành cấu thành này có phức tạp bao nhiêu, […]

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

3. Biểu tượng và hàm nghĩa của các con số

Hàm nghĩa của con số vô cùng phong phú, bởi vì con số dùng để biểu thị Ngũ hành, cho nên dù kết cấu không gian của vũ trụ do Ngũ hành cấu thành này có phức tạp bao nhiêu, phương thức vận hành thời gian có phức tạp bao nhiêu, hình thức tồn tại và mối quan hệ nhân duyên của sinh mệnh có phức tạp bao nhiêu, hình thức tồn tại và biến hóa của vật chất có phức tạp bao nhiêu, thì hàm nghĩa của các con số cũng phức tạp bấy nhiêu.

(1) Số Linh (số 0) là nguồn gốc của tất cả các con số

Trong nguyên lý Thái Cực, Linh biểu thị cho Vô Cực. Như chúng ta đã bàn đến ở trên, Vô Cực không phải là không có gì, Vô Cực sở dĩ được gọi là Vô Cực, chính là vì trạng thái tinh thần (dương) và vật chất (âm) của nó là ở cảnh giới “thân thần hợp nhất”, không có biểu hiện cực đoan, tất cả chúng sinh trong Thái Cực đều không thể nắm bắt và không thể tưởng tượng được. Mà toàn bộ Thái Cực này cùng vô lượng thiên thể, vô lượng tiểu vũ trụ và vô lượng chúng sinh trong Thái Cực đều là thể hiện của tinh thần và vật chất của Vô Cực, đều thuộc về phạm trù “có”. Do đó tất cả những thứ này đều có thể được biểu thị bằng các số khác không phải số Linh, mà không thể dùng số Linh để biểu thị. Vậy thì Linh dùng để biểu thị số của Vô Cực, không phải là không có gì theo nhận thức thông thường, mà có ý nghĩa thực sự “có” và “có” rất nhiều, dùng bất kỳ khái niệm “có” nào để hình dung nó đều chỉ có thể chuyển hàm nghĩa của nó thành Thái Cực, biến thành nhỏ vô hạn. Vì vậy, chúng ta gọi Linh là nguồn gốc của mọi con số, theo lời của Lão Tử, Linh là “Huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn, miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần“ (Dịch nghĩa: cửa Huyền Tẫn, là gốc của trời đất, dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không hết” Nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng bất biến và đại viên mãn.

(2) Ngũ là hình thức biểu hiện của Linh, các số khác đều là thể hiện cực đoan của Ngũ

Trong nguyên lý Thái Cực, Vô Cực là tồn tại tiên thiên, Thái Cực là tồn tại hậu thiên, cho nên Linh dùng để biểu thị số của Vô Cực, chính là tiên thiên, Ngũ dùng để biểu thị số của Thái Cực, tức là hậu thiên. Bởi vì Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực tức là thể hiện tinh thần và vật chất của Vô Cực, nhưng Thái Cực lại không phải là bản thân Vô Cực. Về số thì Ngũ sinh ra từ Linh, nhưng Ngũ lại không phải là Linh, Ngũ dùng để biểu hiện Linh. Giống như gà đẻ ra trứng, nhưng gà là gà, trứng là trứng, gà và trứng không phải là cùng một thứ.

Lão Tử nói: Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ “có”; “có” sinh ra từ “không”. Cái “không” mà ông nói đến chính là Vô Cực, “có” chính là Thái Cực. Vì vậy, giả sử khi sử dụng các con số để diễn đạt ý nghĩa của câu nói này, đó chính là: tất cả các số trong vũ trụ đều được tạo ra từ Ngũ, Ngũ lại được sinh ra từ Linh. Bởi vì Ngũ đại diện cho toàn thể vũ trụ, là con số của Thái Cực, trong Thái Cực có thiên có địa, có nam có nữ, có sinh mệnh có vật chất, có thời gian có không gian, hết thảy những thứ này đều có con số riêng của nó, cũng đều có thể được biểu thị bằng con số, cho nên tất cả các con số đều là thể hiện cực đoan của Ngũ.

(3) Các con số có thể bằng nhau nhưng không giống nhau

Số của vũ trụ là Ngũ, các con số của vạn vật trong vũ trụ là Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập v.v. (với số lớn hơn thì tính chất của nó sẽ do các số trong đó quyết định). Như chúng tôi đã nói ở phần trước, số được sinh ra từ Ngũ hành và lại dùng để biểu thị Ngũ hành, có nghĩa là, tất cả các con số đều là thể hiện của Ngũ hành, khi Ngũ hành được biểu hiện là Nhất, nó chính là Nhất, khi nó được biểu hiện là Nhị, nó chính là Nhị, khi nó được biểu hiện là Tam, nó chính là Tam … khi nó được biểu hiện là Thập, nó chính là Thập, nhìn theo góc độ này, từ Nhất đến Thập, từ Thập đến Bách (100), Thiên (nghìn), Vạn, Ức, Triệu … tất cả các con số trong vũ trụ đều lớn như nhau, đều là thể hiện cực đoan của Ngũ. Bởi vì mỗi một con số đều phản ánh đặc điểm của một phương diện nhất định của Ngũ, cho nên bất kỳ hai con số nào cũng không giống nhau. Lấy con người làm ví dụ, bởi vì thiên địa là đại vũ trụ và cơ thể con người là tiểu vũ trụ, nên số của mỗi người đều là Ngũ, và tất cả đều tự xưng là Ngũ (五-ngũ đồng âm với 吾- ngô nghĩa là tôi). Và tất cả các tế bào cấu thành cơ thể con người đều là hình ảnh và tín tức của Ngũ (吾-ngô), theo quan điểm này về con người, mỗi tế bào đều là thể hiện của cái tôi, bất kể là tế bào ở tay, chân, trong hay ngoài cơ thể đều là chính mình, đều quan trọng như nhau, nhưng vì mỗi tế bào có vị trí khác nhau nên tính chất và chức năng của nó cũng khác nhau. Cũng theo nguyên lý như vậy, quan hệ giữa hai số bất kỳ cũng như thế, chúng có thể bằng nhau nhưng không giống nhau, nói là bằng nhau tức là các con số không phân lớn hay nhỏ, không phân cao quý hay thấp hèn, tất cả đều bình đẳng, ở chỗ khác nhau thì vị trí khác nhau, tính chất khác nhau, vai trò khác nhau.

(4) Con số chính là hình thức kết cấu và quy luật vận động của các thời không khác nhau trong vũ trụ

Theo nguyên lý Thái Cực, cấu trúc thời không của vũ trụ này là có sự phân chia tầng thứ, mỗi con số đều tượng trưng cho một tầng thứ khác nhau. Về tổng thể, bên trong Thái Cực, Nhất đại biểu cho tầng thứ và cảnh giới nguyên thủy nhất, sơ khai nhất, cũng tức là cảnh giới gần với Đạo nhất, Ngũ nằm ở giữa, Cửu là tầng thứ thấp nhất. Thập là cực âm của Ngũ, là lớp vỏ bên ngoài của toàn bộ vũ trụ, nó không thể gọi là một tầng thứ, mà xã hội nhân loại lại vừa đúng ở trong không gian này. Đây là một khái niệm tầng thứ theo chiều dọc từ cao xuống thấp. Khái niệm tầng thứ theo chiều ngang từ Nhất đến Cửu cũng đều là các không gian khác nhau của cùng một tầng thứ, trong mỗi số ở chiều dọc và mỗi tầng không gian theo chiều dọc có 9 đại không gian theo chiều ngang, vỏ ngoài của mỗi tầng không gian là Thập. Do đó, bên trong mỗi vũ trụ hoàn chỉnh ở trong Thái Cực đều có chín lần chín là tám mươi mốt không gian khác. Bởi vì con số khác nhau, cho nên tất cả các kết cấu vật chất trong các không gian cũng khác nhau, khái niệm về không gian cũng khác nhau. Ví dụ khái niệm về không gian nơi con người sinh tồn và không gian nơi loài cá sinh tồn là hoàn toàn khác nhau, đối với con người, nước là vật chất thực tại chứ không phải không gian; Đối với cá, không khí của chúng ta cũng là vật chất thực tại chứ không phải không gian.

Như chúng ta đã nói ở trên, khi số Ngũ trong Ngũ hành được biểu hiện là Nhất, thì nó là Nhất, khi biểu hiện là Nhị, thì nó là Nhị, khi được biểu thị bằng Tam, thì nó là Tam … khi được biểu thị bằng Thập, nó là Thập, nói cách khác, mọi con số đều là biểu hiện cực đoan của Ngũ, mỗi một con số khi phóng to đều là Ngũ, cho nên bản chất của mọi con số cũng là Ngũ, như vậy mỗi số đều được trang bị năng lực của Ngũ, cũng đều lần lượt có thể biểu hiện ra Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập, nhưng sự biến hóa này chỉ giới hạn trong phạm vi của số ban đầu. Nói cách khác, thời không của vũ trụ luôn vận động và biến đổi, quy luật biến đổi của nó cũng có số, hơn nữa phương thức vận động của số dương và số âm hoàn toàn trái ngược nhau, dương theo chiều thuận, âm theo chiều nghịch.

Bởi vì mỗi con số đều biến đổi như thế và mỗi con số sau khi biến đổi cũng như thế, cho nên quy luật này nhìn vào tầng sâu hơn thì là vô cùng vô tận. Bởi vì cấu trúc của thời không và sinh mệnh trong vũ trụ đều ở trong lý số, cho nên tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có số riêng, đều là thể hiện cực đoan của Ngũ (吾ngô) của vũ trụ, hơn nữa chúng cũng được trang bị năng lực tương tự như Ngũ (吾ngô), chỉ có điều năng lực của nó bị giới hạn trong tầng sở tại của nó, nhưng hình thức năng lực của nó thì như nhau. Ví dụ chúng ta thấy rằng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký có thể phân thân biến hóa ra nhiều bản sao của chính mình, thấy rằng các vị Thần, Phật và Bồ Tát có thể phân thân ra vô số bản sao của họ, tất cả đều dựa trên lý số.

(5) Con số chính là hình thức tồn tại của sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ

Như chúng ta đã nói trong phần trước, thế giới quan của Đạo gia là Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực chính là sự thể hiện ý chí của Vô Cực, chữ “Vô” trong Vô Cực cũng có hàm nghĩa là Ngũ, vật (vật chất), ngô (tôi), ngộ (giác ngộ), trong Thái Cực những phương diện này đều tồn tại như một chỉnh thể – con số của vũ trụ do Ngũ hành cấu thành chính là Ngũ, Ngũ (五) nếu thêm khẩu (口) thì là ngô (吾: tôi), ngô nếu thêm tâm thì là ngộ (悟: giác ngộ), nếu không có tâm và khẩu thì đó là vật (物). Và bởi vì mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này đều do Ngũ hành cấu thành, cho nên tất cả những thứ này cũng có sinh mệnh, có trí huệ, như vậy tất cả các hình thức sinh mệnh, trí huệ văn hóa, hình thái vật chất v.v. trong vũ trụ đều có số, từ góc độ của số mà nói, hết thảy điều này đều là thể hiện cực đoan của Ngũ, các thứ khác nhau đều có số khác nhau.

Lấy con người làm ví dụ, màu da, ngôn ngữ, chủng tộc và dân số khác nhau đều là thể hiện của số. Chủng loại, số lượng, hình tượng, phương thức sinh tồn… của động vật đều có số; chủng loại, hình tượng, năng lực… của thực vật cũng đều có số. Bởi vì Thái Cực phân thành âm dương, cho nên con số cũng có âm dương, như vậy hình thức biểu hiện của sinh mệnh cũng có âm dương. Nếu nói hình thức sinh mệnh của con người, động vật và thực vật thì dễ phát hiện và có tính dương; vậy thì tất cả các hiện tượng như núi sông, đất đai, vàng bạc, đất đá, gỗ, gió mưa, sấm chớp đều là sinh mệnh thuộc tính âm, tất cả các hình thức tồn tại của nó cũng đều có số.

Xét theo chiều dọc, nếu tầng thứ của các sinh mệnh trong Tam giới này được biểu thị bằng các con số, thì Nhất, Nhị, Tam, Tứ là thiên nhân, có tính dương. Lục, Thất, Bát, Cửu là sinh mệnh của âm giới. Số Ngũ chính là con người trên trái đất, một nửa âm một nửa dương. Nếu phân chia rõ các tầng thứ của Tam giới, từ Nhất đến Cửu là người trên thiên thượng, thuộc tính chất dương. Con người trên trái đất ở vị trí của Thập, với một nửa âm nửa dương. Âm giới cũng từ Nhất đến Cửu, 9 tầng thứ lớn.

Vì tất cả các con số đều là thể hiện cực đoan của Ngũ, nên tất cả các con số cũng được trang bị khả năng và đặc điểm của Ngũ, mỗi con số cũng có thể biểu hiện số của nó trong các thời không khác nhau, vì vậy tất cả các hình thức sinh mệnh và các hình thức vật chất trong vũ trụ đều có thể hoán đổi và chuyển hóa lẫn nhau, hiện tượng này trong Phật giáo được gọi là luân hồi.

Cuối cùng cần nói rõ thêm là, số của Ngũ hành hậu thiên mà chúng ta đã đề cập ở trên không chỉ tồn tại như vậy trong cảnh giới xã hội nhân loại, mà ở tầng không gian cao hơn nhân loại (thiên nhân) và tầng không gian thấp nhân loại (âm gian) cũng như thế. Bởi vì tầng không gian cao hơn nhân loại, chỉ cần ở trong Ngũ hành thì hết thảy sinh mệnh và vật chất trong đó cũng đều do Ngũ hành cấu thành, chúng thuộc về tồn tại hậu thiên. Vậy nên số tiên thiên của Ngũ hành trong cảnh giới sở tại của chúng cũng là thủy – Nhất, hỏa – Nhị, mộc – Tam, kim – Tứ, thổ – Ngũ, các con số hậu thiên là thủy – Lục, hỏa – Thất, mộc – Bát, kim – Cửu, thổ – Thập. Chỉ có điều các lạp tử bề mặt của sinh mệnh và vật chất do khí của Ngũ hành hợp thành trong cảnh giới cao sẽ vi quan hơn, tinh vi hơn so với ở không gian nhân loại, cho nên năng lực và trí huệ của sinh mệnh trong cảnh giới đó cao hơn con người, hơn nữa tuổi thọ cũng dài hơn, phúc phận cũng lớn hơn, điều này đối với con người mà nói quả là tốt đẹp không thể tưởng tượng được. Tương tự như thế, số của Ngũ hành trong tầng không gian thấp hơn không gian của nhân loại cũng có thể được suy ra theo cách đó, chỉ là các lạp tử cấu thành nên sinh mệnh và vật chất trong đó thô hơn so với không gian nhân loại, kích cỡ lạp tử lớn hơn, vật chất hóa hơn, vì vậy chúng sinh trong cõi Âm có thể nói là đã không có linh hồn mà chỉ có hình thể vật chất, Ngũ hành chỉ xuất hiện trong hình thể của cá nhân, các sinh mệnh đã không có hạnh phúc vui sướng mà chỉ chịu tội khổ dày vò, cũng có thể nói là đã chết. Đặc biệt là những ác ma, ác quỷ ở địa ngục, chúng hầu như không có trí huệ, không có chỉ số thông minh, càng không có tình cảm, chúng được lập trình, hoàn toàn tự động, là những công cụ tra tấn sống, chức năng của chúng chính là trực tiếp tiêu trừ nghiệp lực cho những chúng sinh rơi xuống đây. Chúng sinh rơi đến đó mỗi ngày đều phải đối mặt với sinh tử, thậm chí chết đi sống lại cả vạn lần chỉ trong một ngày là chuyện bình thường, vậy nên Ngũ hành trong cảnh giới này thật sự đã biến thành hình phạt đối với mỗi cá nhân!

Lời kết

Nhận thức đối với số là một bộ phận quan trọng tổ thành nguyên lý Thái Cực, bởi vì gốc rễ của văn hóa truyền thống Trung Quốc là nguyên lý Thái Cực, vì vậy, tất cả các phương diện khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại đều không thể tách rời số, nhận thức tầng thứ cao về thiên-địa-nhân trong văn hóa truyền thống hết thảy đều dựa trên nền tảng nhận thức về con số, không có ngoại lệ. Nhà đại trí thức thời nhà Hán là Trương Hoành có câu nói nổi tiếng sau: số thuật cùng thiên địa (tức là: số thuật có khắp nơi trong trời đất). Ông cho rằng chỉ khi nắm vững các quy luật của con số, mới có thể hiểu chính xác và sâu sắc các quy luật vận hành của trời đất và con người. Thực ra trong phương thức tư duy và ngôn ngữ, văn hóa của người Trung Quốc đều có hàm nghĩa của số xuyên suốt trong đó, ví dụ chúng ta muốn hoàn thành một việc gì đó, nếu chúng ta có một sự chắc chắn mười phần, thì người ta thường nói rằng tâm trung hữu số (trong lòng đã có số), hoàn thành rất dễ dàng, nếu thất bại là do không có số trong tâm. Một điểm cuối cùng cần giải thích rõ là nội hàm của con số là bác đại tinh thâm, cảnh giới khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau, do tầng thứ của tác giả có hạn nên trong bài viết khó tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/157023

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (1) (Phần 2)https://chanhkien.org/2021/01/dao-cua-chu-so-1-phan-2.htmlSat, 23 Jan 2021 15:27:14 +0000https://chanhkien.org/?p=26996Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Lời dịch giả: Do có sự khác nhau về hình thức biểu hiện chữ số trong chữ hệ thống chữ Ả Rập (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số trong hệ thống chữ Hán: Linh (〇-零: số 0); Nhất (一: số 1), Nhị (二: […]

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Lời dịch giả: Do có sự khác nhau về hình thức biểu hiện chữ số trong chữ hệ thống chữ Ả Rập (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số trong hệ thống chữ Hán: Linh (〇-零: số 0); Nhất (一: số 1), Nhị (二: số 2), Tam (三: số 3), Tứ (四: số 4), Ngũ (五: số 5), Lục (六: số 6), Thất (七: số 7), Bát (八: số 8), Cửu (九: số 9), Thập (十: số 10), ngoài ra âm Hán-Việt của các chữ số này còn liên quan đến một số câu thành ngữ thường dùng trong tiếng Việt (quá tam ba bận, thủy chung như nhất…), nên trong bài viết khi biểu hiện chữ số của hệ thống chữ Hán, người dịch sẽ để phiên âm tiếng Hán – Việt và viết hoa (Linh, Nhất, Nhị, Tam …) để phân biệt với hệ thống chữ số trong tiếng Ả Rập.

2. Sự ra đời của chữ số

Lão Tử nói: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Ông còn nói: “… Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân cũng đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên” (Nghĩa là: Đạo lớn, Trời lớn, đất lớn, người cũng lớn, trên đời có bốn thứ lớn thì con người là một trong số đó). Đạo mà Lão Tử nói chính là Vô Cực, số của Vô Cực là Linh (零- Linh: số 0). Nhất mà ông nói chính là Thái Cực, chỉ toàn thể vũ trụ, Nhị chỉ âm dương, thời không, đối với con người mà nói thì chính là trời và đất trong không gian này của chúng ta. Tam chỉ con người, vì giữa trời và đất có con người, cho nên mới tạo nên chúng sinh vạn vật lấy con người làm gốc, bao gồm tất cả của cải, vật chất mà con người tạo ra. Bởi vì tất cả vật chất trong thời không của chúng ta đều được tạo ra và an bài cho con người, vì con người, cho nên người xưa mới nói là có con người thì mới có thế giới, vì vậy mới nói Tam sinh vạn vật. Đạo về Tam tài được đề cập trong Chu Dịch cũng chỉ về trời, đất và con người.

Nhất, Nhị, Tam mà Lão Tử nói đến chủ yếu sử dụng ý nghĩa tượng trưng của các chữ số, mục đích của ông không phải giảng về chữ số mà giảng về Đạo, giảng rõ trình tự tạo ra thiên, địa, nhân, trình tự này cũng là một trong những nội hàm của các con số trong nguyên lý Thái Cực.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn luận bàn về sự ra đời của các chữ số, vì góc nhìn khác nhau, mục đích khác nhau nên cũng có nhận thức riêng về sự ra đời của các chữ số.

Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước, Linh trong nguyên lý Thái Cực là đại biểu cho Vô Cực, mà trạng thái của Vô Cực là điều mà tất cả sinh mệnh trong Thái Cực đều không thể nắm bắt và dự đoán được, vì vậy ở đây chúng ta không cần bàn luận thêm về hàm nghĩa của Linh. Vì Vô Cực sinh Thái Cực, số của Thái Cực là Ngũ (五), nên Ngũ là thể hiện trực tiếp nhất của Linh. Như vậy những con số khác như Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập đều thuộc về phạm trù hiện hữu, đều ở trong Thái Cực. Nếu chúng ta coi Ngũ trong Thái Cực là yếu tố tiên thiên, vậy thì mười số là Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập chính là yếu tố hậu thiên, cả mười số này đều là thể hiện cực đoan của Ngũ, là hình thức biểu hiện của Ngũ trong Thái Cực. Để dễ dàng phân biệt Ngũ (五) của vũ trụ với Ngũ (五) trong nhất (Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập, chúng ta cũng có thể sử dụng các chữ số Ả Rập là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 để đại diện cho mười chữ số trên. Mối quan hệ giữa chúng vẫn là tiên thiên và hậu thiên (số 5 trong hậu thiên là hình ảnh thu nhỏ của Ngũ trong Thái Cực, là con số ở giữa, cực âm của 5 là 10).

Nguyên lý Thái Cực cho rằng tất cả sinh mệnh và vật chất trong không gian này của chúng ta đều được cấu thành bởi Ngũ hành, có nghĩa là, vi lạp nguyên sơ nhất, nguyên thủy nhất cấu thành tất cả mọi sinh mệnh và vật chất chính là Ngũ hành. Trong lý luận Đạo gia của Trung Quốc cổ đại, trạng thái vi quan ban đầu của Ngũ hành được gọi là Khí (炁), cũng có người viết là Khí (氣), người xưa cho rằng khi khí trong Ngũ hành tụ lại thì thành hình, khi tản ra thì tạo thành Khí. Lão Tử có một câu nói rằng: “Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa” (Nghĩa là: Vạn vật đều chứa đựng âm và dương, cân bằng và thống nhất, kích động lẫn nhau, giao thoa với nhau), chính là ý tứ đó.

Khí trong Ngũ hành có năm hình thức biểu hiện, đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm hình thức biểu hiện này không chỉ là năm trạng thái tinh thần khác nhau, mà còn là năm trạng thái vật chất khác nhau. Trạng thái tinh thần của sinh mệnh khác nhau thì đặc trưng cá tính, diện mạo tinh thần và phương thức tư duy cũng khác nhau, cách nhìn nhận về cùng một sự vật cũng khác nhau, người nhân thì đứng từ góc độ nhân, người trí nhìn đứng từ góc độ trí mà nhìn nhận. Mà trạng thái vật chất của sinh mệnh khác nhau thì kết cấu vật chất và hình thể trên bề mặt sẽ khác nhau, biểu hiện trong không gian này của chúng ta chính là có non có nước, có kim có mộc, có động vật có thực vật, v.v.

Ngũ hành cũng có những con số riêng của nó, đó là: thủy Nhất, hỏa Nhị, mộc Tam, kim Tứ, thổ Ngũ. Đây là con số tiên thiên của Ngũ hành, cái gọi là tiên thiên là chỉ trạng thái của Ngũ hành ở cảnh giới cao và vi quan. Trong đó, thủy và hỏa là một cặp khái niệm âm dương, kim và mộc cũng là một cặp khái niệm âm dương, thổ là ngũ, ngũ vừa là lớn nhất và vừa là nhỏ nhất nên thổ tự có âm dương.

Trong nguyên lý Thái Cực, số lẻ là dương, số chẵn là âm, trời là dương, đất là âm, vì vậy số lẻ còn được gọi là thiên số còn số chẵn là địa số. Vì tổng của ba số dương trong số của Ngũ hành là Cửu, cho nên Cửu được gọi là số dương lớn nhất; tổng của hai số âm là Lục, vì vậy Lục được gọi là số âm lớn nhất. Chúng tôi thấy rằng chữ số Ả Rập 6 và 9 có cách viết hoàn toàn trái ngược nhau, một số là âm một số là dương, cũng chính từ nguyên nhân này. Còn 〇 (Linh) không phải là âm cũng không phải là dương, không phải là thiên cũng không phải là địa, nó đại diện cho Vô Cực, là Đạo “tiên thiên địa sinh” (Đạo có trước cả trời đất – Lão Tử).

Thủy và hỏa trong Ngũ hành tồn tại theo chiều dọc, là trạng thái tiên thiên, kim và mộc tồn tại theo chiều ngang, là trạng thái hậu thiên, còn thổ là trạng thái tổng thể của nó nên thổ ở trung tâm. Thủy – hỏa và kim – mộc là bốn cực của thổ, thủy và hỏa quyết định thuộc tính âm dương sinh mệnh, mộc và kim quyết định quá trình sinh tử của sinh mệnh, còn thổ là tổng thể và nơi quy tụ của sinh mệnh, nên thổ tự có âm dương. Trong Ngũ hành, thổ là cơ sở tạo nên thủy hỏa mộc kim.

Năm dạng thức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều là biểu hiện cực đoan của Ngũ hành, nói cách khác, khi Ngũ hành biểu hiện là thủy nó là thủy, khi Ngũ hành biểu hiện là hỏa nó là hỏa, khi Ngũ hành biểu hiện là mộc nó là mộc, khi Ngũ hành biểu hiện là kim thì nó là kim, khi Ngũ hành biểu hiện là thổ thì nó là thổ, về tổng thể Ngũ hành bao gồm cả năm thuộc tính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Khi ngũ hành bất biến bất động thì số của nó là Ngũ, 五- Ngũ (吾- ngô) là lớn nhất, một khi có sự thay đổi thì sẽ tự biến thành Nhất, Nhị, Tam, Tứ, tức là thu nhỏ, cho nên Đạo gia chú trọng vô vi thanh tĩnh, bởi vì trạng thái này mới thực sự là chính mình, mới là trí huệ (悟- ngộ) của mình. Bởi vì một khi làm được việc gì lớn thì đã làm bản thân trở thành nhỏ bé, mê mờ, cũng sẽ không có trí huệ, không ngộ (五 ngũ) được. Mọi người đều biết Thái Cực Quyền cũng chú trọng lấy tĩnh chế động, lùi một bước để khống chế đối phương. Là vì “Nhất, Nhị, Tam, Tứ” chỉ có trạng thái của “thủy, hỏa, mộc, kim”; trí huệ và năng lực của nó là đơn nhất và cực đoan, giống như trạng thái của người thường, còn khi Ngũ hành hoàn chỉnh trong 五-ngũ (吾- ngô) ở trạng thái bất biến, thì đó là toàn trí toàn năng, giống như trạng thái của người ngộ đạo, đắc đạo.

Năm con số thủy Nhất, hỏa Nhị, mộc Tam, kim Tứ, thổ Ngũ nói trên đều là thể hiện cực đoan của Ngũ (Ngũ hành), là con số tiên thiên của Ngũ hành. Cái gọi là tiên thiên, đối với con người mà nói chính là trạng thái ở cảnh giới cao, nguyên thủy và vi quan. Trong không gian nơi nhân loại, vạn vật chúng sinh nhìn thấy được bằng mắt thịt đều là tồn tại hậu thiên. Bởi vì vạn sự vạn vật kể cả cơ thể con người đều do Ngũ hành tạo thành, Ngũ hành tụ lại thì thành hình, khi phân tán thì tạo thành khí, do đó số của Ngũ hành hậu thiên là do số của Ngũ hành tiên thiên cộng với 5 (số của ngũ hành tổng thể) mà thành, tức là thủy Lục, hỏa Thất, mộc Bát, kim Cửu, thổ Thập. Tổng hợp lại chính là: Nhất và Lục thuộc thủy, Nhị và Thất thuộc hỏa, Tam và Bát thuộc mộc, Tứ và Cửu thuộc kim, Ngũ và Thập thuộc thổ. Mười con số Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập là sự triển hiện toàn diện của Ngũ hành (五). Tiên thiên và hậu thiên, vi quan và hoành quan cùng nhau tổ hợp thành vũ trụ hoàn chỉnh này.

Bởi vì số lẻ là dương và số chẵn là âm cho nên số của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ của Ngũ hành tương ứng có số âm và số dương, tức là ngũ hành có âm và dương, nên Ngũ hành còn gọi là âm dương Ngũ hành.

Chúng ta biết rằng trong Hà Đồ có một câu mô tả như sau: “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi; địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi; thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi; địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi; thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi” (Nghĩa là: Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6; số Đất 2 sinh hỏa, thành số Trời 7; số Trời 3 sinh mộc, thành số Đất 8; số Đất 4 sinh kim, thành số Trời 9; số Trời 5 sinh thổ, thành số Đất 10) . Cho nên, người xưa nói Nhất là số sinh của thủy, Nhị là số sinh của hỏa, Tam là số sinh của mộc, Tứ là số sinh của kim và Ngũ là số sinh của thổ. Lục là số thành của thủy, Thất là số thành của hỏa, Bát là số thành của mộc, Cửu là số thành của kim, Thập là số thành của thổ. Vạn vật đều có thuộc tính Ngũ hành của mình, thuộc tính đó là do số sinh của nó quyết định. Mà vạn vật đều có số sinh và số thành, nên vạn vật sinh tồn đều có số của nó, số này còn được gọi là định số.

Tóm lại, mười con số từ Nhất đến Thập là thể hiện cực đoan của Ngũ hành, nói cách khác, các con số sinh ra từ Ngũ hành lại được dùng để biểu thị cho Ngũ hành, quy luật tính toán các con số chính là thể hiện quy luật vận hành của Ngũ hành, cũng chính là quy luật tồn tại, diễn hóa và phát triển của thời không, sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ, chính là mối quan hệ đó.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/157022

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (1) (Phần 1)https://chanhkien.org/2020/12/dao-cua-so-1-phan-1.htmlSun, 06 Dec 2020 09:49:07 +0000https://chanhkien.org/?p=26876Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Lời dịch giả: Do có sự khác nhau về hình thức biểu hiện chữ số trong chữ hệ thống chữ Ả Rập (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số trong hệ thống chữ Hán: Linh (〇-零: số O); Nhất (一: số 1), Nhị (二: […]

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Lời dịch giả: Do có sự khác nhau về hình thức biểu hiện chữ số trong chữ hệ thống chữ Ả Rập (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số trong hệ thống chữ Hán: Linh (〇-零: số O); Nhất (一: số 1), Nhị (二: số 2), Tam (三: số 3), Tứ (四: số 4), Ngũ (五: số 5), Lục (六: số 6), Thất (七: số 7), Bát (八: số 8), Cửu (九: số 9), Thập (十: số 10), ngoài ra âm Hán-Việt của các chữ số này còn liên quan đến một số câu thành ngữ thường dùng trong tiếng Việt (quá tam ba bận, thủy chung như nhất…), nên trong bài viết khi biểu hiện chữ số của hệ thống chữ Hán, người dịch sẽ để phiên âm tiếng Hán – Việt và viết hoa (Linh, Nhất, Nhị, Tam …) để phân biệt với hệ thống chữ số trong tiếng Ả Rập.

Chữ số trong tiếng Hán gồm có Linh, Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập. Đầu tiên cần nói rõ ý nghĩa của những chữ số được thảo luận trong bài viết này là nhận thức đứng trên cơ điểm của Đạo gia, dùng cách tư duy của Đạo gia, dựa trên nguyên lý Thái Cực, hoàn toàn khác với nhận thức về chữ số trong toán học hiện đại. Để mọi người dễ hiểu, trước tiên xin nói qua về nội dung cơ bản của nguyên lý Thái Cực.

Nguyên lý Thái Cực cho rằng Vô Cực sinh Thái Cực, tức là Thái Cực chính là thể hiện ý chí của Vô Cực, cũng có thể nói Thái Cực là sự thể hiện vật chất của Vô Cực. Về hai chữ “Vô Cực”, hàm nghĩa của “Vô” là không tồn tại, không có. Hàm nghĩa của “Cực” là chỉ cực đoan, hạn độ tối đa, mức độ cao nhất, tức là âm và dương. Ví dụ: tốt nhất, xấu nhất, cao nhất, thấp nhất, lớn nhất, nhỏ nhất, gần nhất, xa nhất, vật chất nhất, tinh thần nhất… Sở dĩ những điều vô cực đó được gọi là Vô Cực, là vì tinh thần (ý chí) và vật chất trong vô cực hoàn toàn hòa hợp với nhau, không phân rõ đâu là tinh thần đâu là vật chất, cũng chính là trạng thái của “thân thần hợp nhất”. Nó đồng thời là tinh thần nhất và lại cũng là vật chất nhất, là thứ mà chúng sinh ở bên trong Thái Cực không cách nào hình dung và ước đoán được, nhưng tinh thần và vật chất của nó lại có thể được thể hiện trong Thái Cực, cho nên trong nguyên lý Thái Cực, chúng ta thường xem Thái Cực là thể hiện ý chí của Vô Cực.

Trong nhận thức về Vô Cực, còn có một khái niệm quan trọng đó là chữ “Vô” trong Vô Cực, ngoài hàm nghĩa không có và không tồn tại, còn có bốn chữ có hàm nghĩa gần với “Vô” nhất, đó là Ngô (吾), Ngộ (悟), Ngũ (五), Vật (物) (bốn chữ này trong tiếng Hán có phát âm gần như nhau). Cho nên cái gọi là Vô Cực kỳ thực là cái cực của cái tôi (ngô), cái cực của giác ngộ, cái cực của ngũ và cái cực của vật. Khái niệm này có hai khía cạnh: Đối với tất cả chúng sinh trong Thái Cực mà nói, Vô Cực là thể hiện tối cao của cái tôi (ngô), là thể hiện tối cao của trí huệ (ngộ), là thể hiện tối cao của ngũ hành (ngũ), và là thể hiện tối cao của vật chất (vật). Còn đối với Vô Cực mà nói, mọi thứ tồn tại trong Thái Cực là thể hiện thấp nhất của cái tôi (ngô), là thể hiện thấp nhất của trí huệ (ngộ), là thể hiện thấp nhất trong ngũ hành(ngũ) và là thể hiện thấp nhất của vật chất (vật). Đây cũng là một trong những nội hàm của Vô Cực sinh Thái Cực.

Nói tới Thái Cực là bao gồm toàn bộ vũ trụ cho tới vô số chúng sinh và vạn sự vạn vật trong vũ trụ, tất cả thứ này đều là hình thức biểu hiện của Vô Cực. Tức là, chúng sinh và vạn vật trong Thái Cực đều là sự thể hiện tinh thần và vật chất của Vô Cực, nhưng lại không phải là bản thân Vô Cực. Còn bản thân Vô Cực, thì tất cả chúng sinh ở bên trong Thái Cực đều không thể nắm bắt và không thể đoán trước, vì vậy nếu cần dùng một chữ số để biểu thị cho Vô Cực, thì đó chính là chữ số O (Linh). Vì Vô Cực sinh Thái Cực, nên tất cả các chữ số trong Thái Cực đều sản sinh từ Linh, mà Linh này là nguồn gốc của mọi chữ số. Tức là, tất cả các số Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập đều là hình thức biểu hiện của số Linh, đều là những thể hiện khác nhau của sinh mệnh và vật chất của Linh trong Thái Cực. Vậy trong các số đó số nào là số lớn nhất và số nhỏ nhất? Thứ tự mà các số được tạo ra như thế nào? Hàm nghĩa của mỗi con số đó đại biểu khác nhau ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về những điểm này.

1. Số lớn nhất và số nhỏ nhất

Trong toán học hiện đại, người ta cho rằng số lớn nhất và số nhỏ nhất đều không tồn tại, bởi vì cho dù bạn đưa ra một con số lớn cỡ nào, thì khi cộng thêm 1, 100 hoặc một vạn, bạn sẽ lại nhận được một con số lớn hơn con số ban đầu, vì vậy số lớn nhất không tồn tại. Tương tự nguyên lý đó, số nhỏ nhất cũng không tồn tại. Nhưng trong nguyên lý Thái Cực lại không nhận thức như thế, có nghĩa là, trong nguyên lý Thái Cực là có số lớn nhất và số nhỏ nhất, nói đến đây, chúng ta cũng cần phải định nghĩa lại khái niệm “lớn” và “nhỏ” của các con số.

Trước khi thảo luận về tính lớn nhỏ của các con số, trước tiên chúng ta phải thảo luận một chút các con số thực chất là gì, bởi vì chỉ khi làm rõ thực chất của các con số, chúng ta mới có thể có cơ sở lý luận để thảo luận về tính lớn nhỏ của các con số. Thông thường chúng ta cho rằng, cái gọi là con số chẳng qua chỉ là một khái niệm, là điều không thật, trong thế giới thực không có bất cứ “con số” cụ thể nào được đặt ở một nơi nào đó. Nhưng cuộc sống hàng ngày của chúng ta lại không thể tách rời các con số, ví dụ như đã chi tiêu bao nhiêu tiền, đã mua được bao nhiêu thứ và thời gian hiện tại là tháng mấy, ngày nào, giờ nào, phút nào v.v., trong đó đều có con số. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cho rằng tiền là tiền, vật là vật, tiền và vật đều là thực tại. Còn số chỉ là số, số không phải là tiền, số cũng không phải là vật, số vẫn chỉ là một khái niệm, không có thực, có thật như vậy không? Không phải vậy.

Nguyên lý Thái Cực cho rằng, bản thân vũ trụ là có con số, chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ cũng đều có con số, mọi sự tồn tại trong vũ trụ đều là thể hiện của con số, cũng có thể nói tất cả đều là số, sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều là thể hiện của con số, tất cả mọi thứ đều có con số, mọi thứ đều ở trong con số. Tất cả sinh mệnh và vật chất, kết cấu và sự diễn hóa, phát triển của thời gian và không gian đều tuân theo và thể hiện quy luật vận hành của các con số, chúng ta cũng gọi quy luật này là định số.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về khái niệm lớn và nhỏ.

Trong Thái Cực thì cái gì là lớn nhất trong vũ trụ này? Chỉ có một câu trả lời, đó là bản thân vũ trụ là lớn nhất. Vì vậy nếu có một con số như thế, thì nó cũng to lớn như vũ trụ, nó chính là tổng hòa của tất cả các con số trong vũ trụ, như vậy con số này phải là con số lớn nhất trong vũ trụ phải không? Tương tự như vậy, nếu có một con số là cơ sở của tất cả các con số trong kết cấu vũ trụ, con số nhỏ hơn nữa cũng do con số này tạo thành, vậy thì con số này có thể nói là con số nhỏ nhất trong vũ trụ phải không? Vậy rốt cuộc có con số như vậy không? Câu trả lời là có.

Nguyên lý Thái Cực cho rằng, trong không gian vũ trụ này của xã hội nhân loại của chúng ta, tất cả sinh mệnh và vật chất đều được cấu tạo bởi ngũ hành, đều đang phát triển và diễn hóa chiểu theo quy luật của ngũ hành. Các mối quan hệ phức tạp trong ngũ hành như tương sinh tương khắc, tương xung tương hợp đã tạo nên sinh lão bệnh tử và buồn vui tan hợp của vạn vật trên thế gian. Ví dụ nói thời gian là thể hiện của ngũ hành, từ các đơn vị thời gian là nguyên [1], hội, vận, thế đến năm, tháng, ngày, giờ cho đến các đơn vị thời gian lớn hơn và nhỏ hơn nữa, tất cả đều tiến hành chiểu theo quy luật của ngũ hành. Lịch pháp truyền thống của Trung Quốc phản ánh quy luật vận hành của ngũ hành trong thời gian, ví dụ, ngày sinh theo bát tự [2] mà chúng ta thường nói đến chính là tổng quan của ngũ hành về giờ, ngày, tháng, năm mà một người nào đó được sinh ra. Không gian là thể hiện của ngũ hành, tất cả bốn phương tám hướng và trung tâm đều có thuộc tính của ngũ hành, ví dụ Thiên Can Địa Chi được sử dụng để đại diện cho ngũ hành đều có các vị trí tương ứng của chúng trong không gian. Trạng thái tinh thần và tình trạng thể chất của con người bao gồm tất cả các phương diện của vận mệnh và khí số đều là thể hiện của ngũ hành, người ta đều cho rằng “mình làm chủ tâm trạng của mình”, kỳ thực con người từ trước đến nay chưa bao giờ tự định đoạt được bản thân, tâm trạng và phương thức tư duy của con người đều là thể hiện của ngũ hành. Tình trạng sức khoẻ của con người bao gồm các loại tai họa và bệnh tật cũng đều là thể hiện của ngũ hành. Dáng người cao, lùn, béo, gầy cũng đều là thể hiện của ngũ hành. Tất cả động, thực vật trong không gian này cho đến tất cả những gì người ta gọi là chất vô cơ và hữu cơ cũng là thể hiện của ngũ hành. Tức là, mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này của chúng ta đều là ngũ hành, toàn bộ vũ trụ này chính là ngũ hành, bởi vì ngũ hành vừa tồn tại vật chất vừa tồn tại cả tinh thần, cho nên vũ trụ do ngũ hành tạo thành này là có tinh thần có ý thức, hơn nữa còn có trí huệ, trí huệ của nó chính là tổng hòa trí huệ của tất cả chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ, cái gọi là đại trí đại huệ là có ý nghĩa như vậy. Tương tự như thế, bởi vì tất cả chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ này cũng đều do ngũ hành cấu thành, nên tất cả chúng sinh và vạn vật đều có thân thể vật chất của riêng mình – vật chất, đồng thời cũng có ý thức tự ngã độc lập của riêng mình – cái tôi (吾: ngô). Mọi thứ đều tồn tại không có ngoại lệ. Do đó nói tinh thần và vật chất tồn tại một cách đồng thời và đồng thể, là nhất tính. Nhưng do phương thức tư duy của con người là cực đoan, thiếu chu toàn và không đủ trí huệ nên khó phát hiện ra sự thật này.

Sau đây lại nói một chút về nhận thức về ngũ hành trong nguyên lý Thái Cực. Trước hết, “ngũ hành” là một danh từ cố định, cũng giống như hai chữ của danh từ “pha lê” không thể tách rời nhau. Cũng có thể coi “ngũ hành” là một cách nói khác của vật chất. Tiếp đến, ngũ hành có năm hình thức biểu hiện là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm hình thức biểu hiện này không chỉ là trạng thái vật chất cực đoan của ngũ hành, mà còn là trạng thái tinh thần cực đoan của ngũ hành.

Vậy thì ngũ hành có con số riêng của mình, con số này có từ tiên thiên, bẩm sinh đã có, con số của ngũ hành là Ngũ. Bởi vì mọi thứ trong toàn bộ vũ trụ đều do ngũ hành cấu thành, chỉnh thể vũ trụ này là ngũ hành, nên mới nói con số của vũ trụ này là số Ngũ. Tự xưng của vũ trụ cũng là Ngũ (ngũ (五) và ngộ – tôi (吾) có cùng cách phát âm). Vũ trụ lớn thế nào thì số Ngũ lớn thế đó, tổng hòa của tất cả các con số trong vũ trụ chính là số Ngũ. Tương tự đạo lý này, bởi vì tất cả chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ cũng đều do ngũ hành cấu thành, ngũ hành là cơ sở vật chất vi quan nhất của mọi tồn tại trong cấu thành vũ trụ, ngũ hành bé thế nào thì số năm cũng bé như vậy. Tức là, Ngũ vừa là số lớn nhất trong vũ trụ lại vừa là số nhỏ nhất trong vũ trụ. Đây cũng là một trong những nội hàm của hai chữ “Thái Cực”.

Trời đất là đại vũ trụ, thân thể người là tiểu vũ trụ, vì vậy đối với con người mà nói thì là như thế này: Vũ trụ rộng lớn bao nhiêu, cái tôi (五) lớn bấy nhiêu, ngũ hành nhỏ bao nhiêu, cái tôi (五) nhỏ bấy nhiêu. Lớn nhất hay là nhỏ nhất phụ thuộc vào cách mọi người nhìn nhận và lựa chọn.

Bởi vì toàn bộ vũ trụ có đầy đủ mọi thứ, viên mãn và vô lậu, cho nên số Ngũ này cũng chính là đầy đủ mọi thứ, viên mãn và vô lậu. Ngũ đã là con số lớn nhất trong vũ trụ, cũng là con số nhỏ nhất trong vũ trụ, đồng thời cũng là con số tốt nhất trong vũ trụ.

Chú thích:

[1]: 1 nguyên = 12 hội = 360 vận = 4320 thế = 129600 năm 1 hội = 30 vận = 360 thế = 10800 năm = 129600 tháng 1 vận = 12 thế = 360 năm = 4320 tháng = 129600 ngày 1 thế = 30 năm = 360 tháng = 10800 ngày = 129600 canh giờ (một canh giờ là hai giờ ngày nay) 1 năm = 12 tháng = 360 ngày = 4360 canh giờ = 129600 phút = 1555200 giây

[2] ngày sinh theo tám ký tự: gồm giờ, ngày, tháng, năm mỗi loại có 2 chữ theo Thiên Can Địa Chi thường dùng để xem tướng số, ví dụ: giờ Giáp Tý, ngày Kỷ Mùi, tháng Ất Hợi, năm Kỷ Hợi

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/157021

The post Đạo của chữ số (1) (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ số (Mở đầu)https://chanhkien.org/2020/12/dao-cua-so.htmlSun, 06 Dec 2020 09:46:19 +0000https://chanhkien.org/?p=26875Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Trong Đạo có số, trong số cũng có Đạo. Nội hàm của các chữ số rất phong phú và cao thâm, cách tư duy khác nhau, cảnh giới và góc độ khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về các chữ số. Bởi vì các chữ số trong văn […]

The post Đạo của chữ số (Mở đầu) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

Trong Đạo có số, trong số cũng có Đạo. Nội hàm của các chữ số rất phong phú và cao thâm, cách tư duy khác nhau, cảnh giới và góc độ khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về các chữ số. Bởi vì các chữ số trong văn hóa truyền thống của chúng ta là khác với chữ số Ả Rập về phương thức viết, cho nên nội hàm riêng của từng chữ số là khác nhau. Bởi vì các chữ số trong chữ Hán có nguồn gốc thống nhất với các chữ Hán khác, cho nên chúng đương nhiên có nhiều nội hàm hơn đối ứng với âm thanh, hình dạng và ý nghĩa của chúng, về mặt này thì các chữ số Ả Rập không thể sánh được. Dưới đây chúng tôi sẽ giải nghĩa từng chữ số từ một đến mười trong tiếng Hán, và cơ điểm của việc giải nghĩa vẫn dựa trên nguyên lý Thái Cực của Đạo gia.

Đạo của chữ số (1) (Phần 1)

Đạo của chữ số (1) (Phần 2)

Đạo của chữ số (1) (Phần 3)

Đạo của chữ số (2) (Phần 1)

Đạo của chữ số (2) (Phần 2)

Đạo của chữ số (2) (Phần 3)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/242386

The post Đạo của chữ số (Mở đầu) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>