Đạo của chữ Hán | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Đạo của chữ Hán (5)https://chanhkien.org/2021/01/dao-cua-chu-han-5.htmlThu, 21 Jan 2021 20:58:32 +0000https://chanhkien.org/?p=26993Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] 4. Đạo đối nhân xử thế Con người là anh linh của vạn vật, tất cả tồn tại trong trời đất đều là vì con người mà được an bài. Trong sự từ bi mà thiên thượng dành cho con người còn có những yêu cầu nghiêm khắc đối với […]

The post Đạo của chữ Hán (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

4. Đạo đối nhân xử thế

Con người là anh linh của vạn vật, tất cả tồn tại trong trời đất đều là vì con người mà được an bài. Trong sự từ bi mà thiên thượng dành cho con người còn có những yêu cầu nghiêm khắc đối với con người để con người minh xác về việc làm thế nào để đối nhân xử thế, sau đây chúng ta hãy cùng nhau phân tích các Hán tự bên dưới để nhận thức thêm về vấn đề này.

(1) Chữ Nho (儒) Kết cấu của chữ Nho (儒) là gồm một bộ nhân đứng (亻) kết hợp với một chữ Nhu 需 (Nhu có nghĩa là nhu yếu, chỉ sự cần thiết), “Nhân chi sở nhu vi Nho”, đạo lý mà con người cần minh bạch chính là những lời giáo đạo của Nho gia. Bởi vì Hán tự là văn hóa Thần truyền, vì vậy quy phạm của Nho giáo chính là tiêu chuẩn làm người do Thiên định, lại thông qua những luận thuật của những bậc Thánh hiền trong Nho gia mà biểu lộ và giáo hóa cho con người. Nho gia giảng Ngũ thường chính là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Thế nhưng, thế nhân ngày hôm nay đã biến dị đến nỗi trở thành “bất Nhân, bất Nghĩa”, “bất Lễ”, “bất Trí”, thậm chí còn tệ hại đến mức điều gì cũng không tin (trở thành bất Tín), vì vậy đều đã không phải là những con người bình thường nữa.

(2) Chữ Lễ (礼) Chính thể của chữ Lễ được viết là (禮), chữ Lễ được tổ thành từ ba chữ, đó là: chữ Thị (示). chữ Khúc (曲) và chữ Đậu (豆). Thị là biểu thị cho sự gặp mặt, biểu thị cho thành ý; chữ Khúc biểu thị cho tư thế khom lưng, cúi gập, thể hiện sự cung kính; còn chữ Đậu (hạt đậu) là biểu thị cho đồ vật quý giá, bởi vì đậu có thể làm ra dầu (dầu đậu phộng, trong hàng ngũ cốc thì đây được xem là vật phẩm có giá trị nhất). Nghĩa của chữ Lễ này chính là: trong tư thế khiêm cung, tay đem theo vật phẩm có giá trị mà cúi người hành lễ với người khác để biểu thị sự lễ phép, lễ độ, lễ tiết, lễ nghi. Con người hiện đại ngày nay cũng vẫn gọi việc biếu tặng là sự “biểu thị” cho một điều gì đó. Khổng Tử có một câu nói rằng: “Bất tri lễ, vô dĩ lập dã.” Lễ là tiền đề để an thân lập mệnh, muốn hành đạo lý thì trước tiên phải hiểu lễ nghĩa (chữ “Lý” trong từ “Đạo lý” đồng âm với chữ Lễ trong từ “Lễ nghĩa”, cùng đọc là “lǐ”), có Lễ rồi mới có Lợi (lợi ích) (Lễ và Lợi cũng có âm tương đồng, Lợi trong tiếng Trung âm đọc là “lì”). Trong Chu Dịch, quẻ Ly là một trong tám quẻ, Ly vi Hỏa, vi Nhật, vi Văn, vi Lễ, vi Lệ; điều đó cũng để nói rằng Lễ chính là tượng trưng cho văn minh, cổ nhân cho rằng nam nữ là có khác biệt, già trẻ là có tôn ti trật tự, hai người khi kết giao với nhau thì cần dùng Lễ mà đối đãi với người kia, như vậy mới khiến cho trật tự xã hội được ổn định. Vì vậy cổ nhân mới nói: “Lễ giả, thiên địa chi tự dã” (Trích trong “Lễ Ký”).

(3) Chữ Giáo (教) Chính thể của chữ Giáo được viết là: 敎, “Thượng sở thi, hạ sở hiệu vi Giáo” (bên trên thi triển, bên dưới bắt chước theo thì được gọi là Giáo), cũng là nói Giáo tức là quá trình truyền thụ đạo lý, kỹ thuật, kỹ năng tới người học. Chính thể của chữ Giáo gồm có chữ Hào (爻), chữ Tử (子), chữ Phốc (攴). Chữ Hào (爻) có nghĩa là chỉ sự học tập, bắt chước theo; chữ Tử (子) là chỉ đứa trẻ, học trò; chữ Phốc (攴) có nghĩa đôn đốc, thúc giục. Trong “Trung Dung” có một câu nói rằng: “Tu đạo chi vị giáo”. Cũng là nói rằng, mục đích căn bản của giáo dục là dạy người ta minh bạch phương thức tu đạo. Thế nhưng, giáo dục của Trung Quốc ngày nay là dựa vào thuyết tiến hóa và thuyết vô thần là cơ sở, điều được giáo dục cho học sinh là lấy mạnh hiếp yếu, không hề giảng giải về Thiện và Đạo đức, hoàn toàn là đã đi ngược lại với chuẩn tắc của Đạo.

(4) Chữ Dục (育) Hàm nghĩa của chữ Dục là sinh dưỡng, giáo đạo,v.v.. Trong “Thuyết văn giải tự”, Dục được giải thích là: Dưỡng tử sử tác Thiện dã. Trong cổ văn, bên trên chữ Dục là chữ Tử (子) được viết ngược, bên dưới là chữ Nhục (肉). Chữ Tử được viết ngược ngụ ý là nghịch tử, là đứa con không vừa ý, không thuận theo quản giáo của cha mẹ, còn bộ Nhục (肉) tì biểu thị cho nhục thân, cho thân thể. Như vậy, từ kết cấu của chữ Dục mà nói, thì dưỡng dục con cái không chỉ là đảm bảo cho con có một cơ thể khỏe mạnh, mà còn phải giáo đạo cho con trọng đức hướng thiện, bằng không đứa trẻ không chịu quản giáo, không có ước thúc thì cũng bằng như nghịch tử, đây cũng là đạo lý mà các bậc sinh thành cần phải minh xác.

(5) Chữ Hòa (和) Kết cấu của chữ Hòa bao gồm một chữ Hòa 禾 (cây lúa) kết hợp với một chữ Khẩu 口, chữ Khẩu biểu nghĩa, còn chữ Hòa dùng để biểu thanh; nghĩa của chữ Hòa là hài hòa, hòa điệu. Bộ Khẩu được dùng để biểu nghĩa trong chữ Hòa, là muốn chỉ rằng biểu hiện cơ bản của Hòa trong quan hệ giữa con người với con người là chỉ sự thiện hòa, tùy hòa, không có tranh chấp cãi vã hay đấu khẩu với người khác. Vì vậy trong “Thuyết văn giải tự” Hòa được giải thích thành: Hòa, tương ứng dã. Hòa và Hợp (合) lại đồng âm, có ý tụ họp, tập hợp; Hòa lại đối nghĩa với Xung (冲) (phàm sự việc gì gặp xung đột sẽ trở nên đổ vỡ). Hòa là tập hợp điều gì? Là tập hợp của nhân lực và tài vật, người xưa viết Hòa vi quý, hòa khí sinh tài, gia hòa vạn sự vinh… Nếu như đứng dưới góc độ tu dưỡng đạo đức mà nói, thì bản chất của Hòa chính là thiện lương và khoan dung.

(6) Chữ Hiếu (孝) Hàm ý của chữ Hiếu là chỉ sự phụng dưỡng và tùy thuận của con cái đối với cha mẹ. Kết cấu của chữ Hiếu là chữ Lão (老) được tỉnh lược, lại thêm vào một chữ Tử (子), Lão ở bên trên và Tử ở bên dưới, phụ mẫu “thị thiên”, con người nên thuận thiên nhi hành, vì vậy cần giảng hiếu thuận. Trong văn hóa truyền thống nhận định rằng, Hiếu là căn bản của văn minh và đạo đức nhân loại, là khởi đầu của Lễ, “bách thiện Hiếu vi tiên” (trăm việc lấy Hiếu nghĩa làm đầu). Vì vậy, chữ Giáo (教) trong chữ “Giáo dục” (教育) thì chữ Hiếu (孝) được đặt ở phía trước, điều đầu tiên mà giáo dục cần phải đạt được đó là dạy người ta hiếu đạo. Cũng bởi vì phụ mẫu là căn bản của sinh mệnh của chúng ta, hiếu kính với phụ mẫu cũng như việc tưới nước bón phân vào gốc cây, vậy thì tự nhiên gốc sẽ sâu mà cành lá sẽ đủ đầy, đối với con người mà nói thì cháu con sẽ hưng thịnh. Đồng thời chữ Hiếu (孝) và chữ Hiệu (效) đồng âm (cùng đọc là “xiào”), Hiệu chính là noi theo, học tập theo, bởi vì hành vi của chúng ta chính là tham chiếu cho con cái, bởi vậy phàm là những ai không hiếu kính với cha mẹ thì bản thân con cháu của họ cũng sẽ không hiếu kính với người đó. Thế nên, từ góc độ này mà nói, thúc đẩy đạo hiếu chính là khởi tạo hạnh phúc cho tuổi già của bản thân và tương lai cho tất cả mọi người trên thế gian. Hiếu lại đồng âm với Tiếu – cười, nụ cười (笑) (cùng đọc là “xiào’), “Tử nữ Hiếu tắc phụ mẫu Tiếu, Tử nữ bất Hiếu phụ mẫu bất Tiếu” (con cái hiếu thuận thì cha mẹ cười vui, con cái bất hiếu thì cha mẹ buồn rầu – không vui).

(7) Chữ Dũng (勇) Kết cấu của chữ Dũng (勇) gồm có chữ Dũng (甬) thêm vào với chữ Lực (力), hàm nghĩa của nó là kiên dũng quả cảm, không lụy không sợ. Chữ Dũng (甬) bên trên là thông với chữ Dũng 涌 (trong chữ này có bộ Thủy 氵 chỉ nước), có nghĩa là dũng mãnh như nước từ trong suối nguồn chảy ra; đồng thời chữ Dũng (甬) còn thông với chữ Vĩnh (永) (cùng đọc là “yǒng”), như vậy còn mang hàm nghĩa chỉ về sự trường cửu lâu dài. Chữ Lực (力) bên dưới có hàm ý là biểu thị lực lượng, sự chuyên cần cố gắng, cổ nhân thường đem những gì mà tinh thần chạm đến đều gọi là Lực. Cũng là nói rằng, Dũng không chỉ là chỉ sự đảm lược và dũng khí của con người, cũng không phải chỉ sự dũng mãnh trong một chốc lát, càng không phải là biểu hiện bừa bãi bề ngoài, mà mà một trạng thái tinh thần cần được bảo trì lâu dài từ đầu đến cuối, là phẩm chất cần có của người nghiên cứu học vấn và của những người tu đạo.

(8) Chữ Giá (嫁) Kết cấu của chữ Giá là chữ Nữ (女) thêm với chữ Gia (家), chữ Gia ở đây là mang nghĩa là trở về nhà, người phụ nữ “về nhà” thì gọi là Giá (嫁). Trong tiếng Hán cổ đại, người phụ nữ khi xuất giá cũng gọi là Quy (归), Quy cũng mang hàm nghĩa là chỉ sự trở về. Bởi vì trong quan niệm của văn hóa truyền thống, đối với nữ nhân mà nói, nhà mẹ đẻ thì vẫn không phải là nhà của mình, mà chỉ là nơi gửi gắm nuôi dưỡng tạm thời, nhà chồng mới thực sự là nhà của mình, bởi vậy mới nói: “Nữ đại đang giá”, nghĩa là người con gái sau khi trưởng thành rồi thì cần nên “xuất giá” (trở về nhà). Ngày nay có rất nhiều người trẻ tuổi không thể hiểu được sự lý giải này, kỳ thực mọi người chỉ cần nghĩ một chút về mẹ của mình, hoặc nghĩ về bà nội, bà ngoại của mình thì sẽ thấy được nơi nào mới thực sự là nhà của họ.

(9) Chữ Hảo (好) Kết cấu của chữ Hảo là một chữ Nữ (女) thêm vào một chữ Tử (子), nghĩa của nó là Mỹ, Thiện. Nếu như từ trên kết cấu của chữ này mà xét, thì sự kết hợp của nam nữ là Hảo. Trong “Dịch truyền” có một câu rằng: có trời đất sau đó có vạn vật, có vạn vật sau đó có nam nữ, có nam nữ sau đó có vợ chồng, có vợ chồng sau đó có cha con… Cũng là nói, mối duyên vợ chồng là duyên phận tối sơ khai và nguyên thủy nhất giữa người Nam và người Nữ, đồng thời cũng là duyên phận đẹp nhất, thiện nhất và tốt nhất, bởi thế cho nên giữa vợ chồng với nhau nên dùng tâm tình thuần mỹ và tâm thái thiện lành nhất để đối đãi, như vậy mới là “tối Hảo” (tốt nhất).

(10) Chữ Quan (官) Kết cấu của chữ Quan (官) bên trên là một chữ Miên (宀), kết hợp với một chữ Dĩ (㠯) ở bên dưới, chữ này được dùng để chỉ những người đảm nhận chức vụ trong chính phủ. Trong tiếng Hán cổ đại, chữ Dĩ (㠯) là thông với chữ Dĩ (以), là chỉ làm việc, tiến hành công tác. Chữ Quan (官) còn thông với chữ Quản (管), có nghĩa là trách nhiệm, quản lý. Các cấp bậc chính phủ trong xã hội nhân loại đều là sự thể hiện của Pháp vũ trụ tại thế gian, mà ở trong đó, những quan chức không cùng giai tầng, bất luận là có chức vị cao hay thấp thì đều là người chấp pháp hành sự, cũng giống như ngũ quan của con người, mỗi bộ phận có một chức vụ, và công năng của mình. Hơn nữa, chữ Quan (官) lại đồng âm với chữ Quan 关 – quan ải (trong tiếng Hán cùng có âm đọc là “guān”), cũng là nói rằng, mỗi sự việc mà người làm quan phải xử lý cũng chính như một quan ải đối với họ, có thể xử lý tốt hay không là còn xem người này có công chính chấp pháp, công tư phân minh hay không, bởi vậy mới nói rằng làm quan cũng chính là tu hành, đây chính là yêu cầu của thiên thượng đặt ra đối với nhóm người này, bất luận là họ có ý thức được điều này hay không. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, cơ hồ như xuất phát điểm của tất cả những người làm quan đều là vị tư, bởi vậy họ căn bản là không có quan niệm về sự tu hành, quan chức ngược lại lại trở thành một con đường sa đọa và bại hoại nhanh nhất của bộ phận những người này.

(11) Chữ Chính (政) Hàm nghĩa của chữ Chính là trị lý các sự vụ của quốc gia, kết cấu của nó gồm chữ Chính (正) kết hợp với chữ Phốc (攵), Phốc chính Phác (攴). Phác có nghĩa chỉ hành động đánh, gõ, nguyên nghĩa là chỉ người thống trị thông qua việc sử dụng roi da mà trị vì dân chúng. Còn hàm nghĩa của Chính là chỉ sự sửa đổi, uốn nắn, quy chính. Cũng là nói rằng, mục đích của việc chấp chính là giáo đạo bách tính trăm họ đi trên con đường chính đạo, nhưng tiền đề là người chấp chính phải tự mình đạt được sự quang minh, chính đại. Vậy nên Khổng Tử nói: Chính giả chính dã, tử soái dĩ chính, thục cảm bất chính (trích trong chương Nhan Uyên – Luận Ngữ), hàm nghĩa của nó là: ý nghĩa của Chính (trong chính trị) có nghĩa là Chính 正 – chân chính, nếu như người thống trị có thể luôn khởi tác dụng dẫn dắt đi đầu, lại thể hiện sự quang minh chính đại thì ai có thể dám làm điều không tốt đây. Khổng Tử còn nói: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng sinh cộng chi” (Trích trong chương Vi chính – Luận Ngữ), có nghĩa là: nếu như người thống trị có thể dựa vào đạo đức mà tiến hành sự thống trị của mình, tức là lấy “Đức trị thiên hạ”. thế thì người trong thiên hạ sẽ tự khắc sẽ thuần phục người ấy. Nếu như không giảng đạo đức, không hành đức chính, vậy thì điều được gọi là chính trị sẽ hoàn toàn biến chất trở thành việc người trị người, cũng bằng như chuyên chế, bạo ngược và ác chính vậy.

(12) Chữ Công (公) Hàm nghĩa của chữ Công là chỉ lợi ích của quần chúng, chính trực vô tư, còn có nghĩa là bình đẳng, không được thiên lệch. Kết cấu của chữ Công gồm một chữ Bát (八) bên trên, bên dưới thêm vào một chữ Tư (厶), trong cổ văn Trung quốc, thì chữ Bát là thông với chữ Bối (背), Bối chính là ly khai, vi phạm, mà chữ tư (厶) lại thông với với chữ Tư – tư lợi (私), như vậy thì: Bát Tư vi Công – nghĩa là không có (ly khai) sự tư lợi mới được gọi là Công. Đứng trên kết cấu chữ mà nói, chữ Tư nằm bên dưới chữ Bát, vì vậy chữ Công còn có một tầng ý nghĩa khác, đó là trong xã hội nhân loại phàm là những ai dấy lên cờ hiệu công chính thì chính là đang che giấu mục đích tư lợi của mình, tất cả các chính đảng đều thuộc vào loại này. Hơn nữa, chữ Công lại đồng âm với chữ Công – trong từ “công đức” (功). Công chính là công đức, công đức là cội nguồn của phúc phận. Vì vậy làm người thì cần công tâm, có công tâm mới có công đức, có công đức rồi mới có được phúc phận.

(13) Chữ Cuồng (狂) Kết cấu của chữ Cuồng là gồm một chữ Khuyển – con chó (犭) thêm vào với một chữ Vương (王), hàm nghĩa của nó là chỉ con chó dại, sau này diễn nghĩa ra để chỉ người mà thần kinh mất kiểm soát, cũng là chỉ tâm thái cuồng nhiệt, mãnh liệt, không bình thường. Trong “Quảng Vận” có giải thích rằng: người bệnh là người mà tâm không thể đo lường được việc được mất, chính là cuồng. Từ kết cấu của chữ này mà xét, thì bộ Khuyển (犭) là đại diện cho thú thính, bộ Vương (王) là đại biểu cho việc xưng vương, xưng bá. Cũng là nói rằng, Cuồng là một trạng thái bệnh lý của con người, nếu như làm người mà không có nhận thức thanh tỉnh về chính mình, không có sắp đặt được chính tâm thái và vị trí của chính mình, nếu trong mắt chỉ coi mình là nhất thì đây chính là “Cuồng nhân” vậy.

(14) Chữ Ngụy (诡) Hàm nghĩa của chữ Ngụy có nghĩa là gian trá, bịp bợm, còn có nghĩa là quái dị, bất thường; Ngụy gồm có hai bộ ghép thành: bộ Ngôn (言) và bộ Nguy (危). Ngôn là chỉ ngôn ngữ, kế sách, cách nói năng; Nguy là chỉ sự nguy hiểm, nguy hại, cũng chính là nói Ngụy chính là thông qua những kế sách, lời nói của mình mà khiến cho người khác lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Ngụy (诡) lại đồng âm với chữ Quỷ (鬼) (cùng có âm đọc là “guǐ”), vì vậy Ngụy kế chính là Quỷ kế. Những kẻ ma quỷ và tà ác khi hại người thường dùng Ngụy kế (quỷ kế) là vì vậy. Những kẻ đa đoan ngụy kế thường có nội tâm hắc ám, tự tư tà ác, dễ nhập quỷ đạo, ma đạo, cuối cùng hại mình hại người. Bởi vậy, làm người thì cần thành thực, chính trực, thản đãng vô tư, lợi người lợi mình mới là chính Đạo.

(15) Chữ Dạng (样) Chính thể của chữ Dạng viết là 樣, có nghĩa chỉ về hình dạng, tiêu chuẩn, dạng bản. Kết cấu của nó được hợp thành từ ba chữ: Mộc (木), Dương (羊) và Vĩnh (永). Trong nguyên lý của Thái cực thì Mộc đại biểu cho Đạo, cũng chính là Chân (真), mà chữ Dương lại thông với chữ Tường (祥), chính là Thiện (善), Vĩnh (永) lại đại biểu cho sự vĩnh hằng bất biến. Cũng chính là nói rằng: Dạng chính là tiêu chuẩn, là pháp tắc, là hình mẫu (tấm gương), sẽ không tùy theo biến hóa của thời không mà biến hóa. Đối với con người mà nói, muốn sống cho tốt thì không chỉ là chăm chăm nhắm vào việc đoạt lợi ích cho chính mình mà điều đầu tiên cần phải làm là cần khiến cho đạo đức và sự tu dưỡng của bản thân mình phù hợp với tiêu chuẩn của Chân và Thiện, đây mới là Thánh nhân, mới là một “hình mẫu tốt”.

(16) Chữ Tôn (尊) Hàm nghĩa của chữ Tôn là chỉ sự cao quý, tôn trọng, cũng dùng để chỉ người có địa vị và chức phận cao. Trong Hán văn cổ đại, thì chữ Tôn cũng được giải thích với nghĩa là chiếc cốc đựng rượu. Kết cấu của nó gồm một chữ Tù (酋) thêm vào một chữ Thốn (寸), chữ Tù là chỉ chức quan trưởng quản trông coi việc nấu rượu, ngoài ra còn có nghĩa chỉ về sự xa xưa hoặc sự thành thục. Chữ Thốn trong Hán cổ đại diện cho pháp tắc, quy ước. Vì vậy nói rằng: người trưởng quản pháp tắc chính là Tôn. Cũng có thể nói chỉ những người thành thục lý tính, trong tâm có pháp tắc, hành sự có ước chế mới thực sự là người cao quý chân chính, mới được người khác tôn trọng. Những kẻ vô pháp vô thiên, tùy tiện cuồng vọng thì không đáng được tôn trọng, cũng chẳng có chút tôn nghiêm nào có thể nói đến.

(17) Chữ Cải (改) Hàm nghĩa của chữ Cải là cải biến, tu chính, gồm hai bộ ghép thành: đó là bộ Kỷ (己) và bộ Phốc (攴), Phốc có nghĩa là gõ, đập, diễn nghĩa thành thúc giục, đôn đốc. Nghĩa của chữ Kỷ (己) chính là nói rằng cần cải biến chính là bản thân mình. Con người chỉ có thể cải biến chính mình, rất khó để cải biến người khác. Trong “Dị truyền” có viết: người quân tử khi thấy việc thiện thì sẽ chuyển biến, có lỗi lầm thì sẽ lập tức sửa đổi.

(18) Chữ Quý (贵) Hàm nghĩa của chữ Quý là chỉ vật có giá trị cao, địa vị cao hoặc chất lượng cao. Kết cấu của nó gồm có ba bộ ghép thành, đó là bộ Trung (中), bộ Nhất (一) và bộ Bối – tiền tài (贝), từ kết cấu mà nói thì “cư Trung, thủ Nhất, trưởng Bối” vi Quý. Trong đó, “cư Trung” có nghĩa là chỉ địa vị người làm quan, “thủ Nhất” là kiến thủ chính Đạo, kiên định nguyên tắc, “trưởng Bối” chính là trưởng quản và sở hữu tiền tài. Trong thế đạo hôm nay, bất luận là người của giai tầng nào thì đa số đều không thủ chính đạo, không trọng quy tắc, bởi vậy đều là những người “phi Quý”, dù có địa vị và tiền bạc đến mấy thì người đó cũng chỉ là “tiện nhân” mà thôi.

Từ việc phân tích các Hán tự bên trên chúng ta thấy rằng, văn hóa Thần truyền quy phạm mọi phương diện của xã hội nhân loại, từ quy phạm làm người của Nho gia, đạo nghĩa vợ chồng, mục đích của việc giáo dục cho đến làm quan chấp chính v.v… đều có những yêu cầu rất rõ ràng, đó là phải phù hợp với đạo của vũ trụ được thể hiện tại nhân gian. Xã hội nhân loại nếu muốn vĩnh hằng dài lâu, đời sống con người muốn trở nên cao quý lại có tôn nghiêm thì trong tâm tưởng con người đều cần thời thời khắc khắc bảo tồn chính Đạo.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259206

The post Đạo của chữ Hán (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (4)https://chanhkien.org/2020/12/dao-cua-chu-han-4.htmlFri, 11 Dec 2020 08:16:28 +0000https://chanhkien.org/?p=26881Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] 3. Đạo lý về cầu học và ngộ đạo Chiểu theo lý luận của Đạo gia, con người đến với thế gian không phải để làm người mà là để phản bổn quy chân, “Phục quy vu vô cực” (Chương 28 trong Đạo Đức Kinh). Cầu học ngộ đạo như […]

The post Đạo của chữ Hán (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org]

3. Đạo lý về cầu học và ngộ đạo

Chiểu theo lý luận của Đạo gia, con người đến với thế gian không phải để làm người mà là để phản bổn quy chân, “Phục quy vu vô cực” (Chương 28 trong Đạo Đức Kinh). Cầu học ngộ đạo như thế nào, trong Hán tự đều có đáp án.

1. Chữ Trí (智)

Kết cấu của chữ Trí (智) gồm có chữ Tri (知) ở bên trên và chữ Nhật (日) ở bên dưới; Trí có nghĩa là không gì là không biết, điều gì cũng minh bạch. Nếu như xuất phát từ kết cấu của Hán tự này mà xét, thì “Nhật Tri” (日知) chi vị Trí – có hàm nghĩa là mỗi ngày đều cần thu thập tri thức, minh bạch đạo lý, kiên trì không buông lơi thì tất thành Trí giả.

2. Chữ Huệ (慧)

Hàm nghĩa của Huệ (慧) là thông minh, có tài trí. Đây là một chữ hình thanh kiêm hội ý, kết cấu gồm chữ Tuệ (彗) và chữ Tâm (心), Tuệ chính là cái chổi dùng để quét dọn rác rưởi và bụi bặm, Tâm chính là nhân tâm, phàm là chỉ các chủng dục vọng chấp trước. Con người sống không có trí huệ chính là bởi vì tâm bị bụi trần che mờ, là cần thời thời khắc khắc “quét dọn”. Vậy nên từ kết cấu của chữ này có thể nói rằng, trí huệ của con người là đến từ việc không ngừng thanh trừ các chủng nhân tâm của chính mình chứ không phải là tăng thêm hoặc gia cường cho chúng. Lão tử có câu rằng: Vị học nhật ích, vị Đạo nhật tổn. “Tổn thất” của người cầu Đạo chính là nhân tâm của chính mình, như vậy mới có thể sản sinh trí huệ chân chính. Hơn nữa Huệ (慧) và Hội (会) là hai chữ đồng âm (đều có cùng một âm đọc là “huì”), có nghĩa rằng nếu thường xuyên Huệ 慧 – quét dọn thì nhất định sẽ có Hội 会 – thu hoạch, biết được.

3. Chữ Học (学)

Chính thể của chữ Học được viết là: 學 , còn có một cách viết khác là 斆 . Phía trên của chữ Học là một chữ Hào (爻) , vốn là chỉ quẻ Hào trong Chu Dịch, cổ nhân cũng giải thích thành Hiệu: có ý là bắt chước, noi theo, cũng có thể diễn nghĩa thành Đạo: văn chương, đạo lý, nếu như phía trên lại thêm lên kết cấu hai bên thì sẽ giống với hình ảnh như hai bàn tay đang nâng sách lên (nhìn ký tự 𦥯). Chữ Tử (子) bên dưới là có ý chỉ việc học phải bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ, cũng là chỉ việc học cần phải nhân lúc còn trẻ. Lại nói chữ Tử (子) và chữ Phốc (攵) bên phải kết hợp lại sẽ thành chữ Tư (孜) có nghĩa là cần cù, siêng năng, cẩn thận mà không lười biếng, buông lơi. Trong Thuyết văn giải tự có giải thích như sau về từ Học: giác ngộ dã. Cũng nói là học tập là bảo chứng và sự đảm bảo cho giác ngộ, muốn đạt được giác ngộ thì nhất định phải cần mẫn học tập, chăm chỉ nỗ lực, không được buông lơi, hời hợt.

4. Chữ Điển (典)

Hàm nghĩa của Điển là dùng để chỉ tiêu chuẩn và pháp tắc, cũng chỉ những thư tịch mà có thể làm tiêu chuẩn hoặc pháp tắc. Chữ Điển trong Hán tự cổ đại vốn là chỉ thư tịch (kinh sách) của Ngũ Đế, sự chỉ dạy của bậc thánh hiền giác giả cũng gọi là Điển. Trong “Nhĩ Nha Thích Ngôn” Điển được giải thích là Kinh. Trong Thuyết văn giải tự nhận định rằng Điển (典) được tạo thành từ chữ 冊 (册)và chữ 丌, 冊 chính là thư tịch, 丌 nguyên là chỉ tấm đệm lót đồ vật, từ đó diễn nghĩa thành thùng sách, giá sách, hình tượng của chữ này biểu thị rằng cần quý trọng thư tịch, kinh sách, việc này cần được xem trọng. Chữ Điển (典) lại đồng âm với chữ Điên (巅) – chỉ đỉnh, chóp, ngọn, từ đó có thể giải thích rằng: tiêu chuẩn và sự giáo dục cao nhất chính là kinh điển. Bất luận là làm người hay tu Đạo thì đều cần dựa vào tiêu chuẩn cao nhất mà yêu cầu bản thân, như vậy mới không phụ tấm lòng dạy dỗ của bậc thánh hiền giác giả.

5. Chữ Định (定)

Kết cấu của chữ Định (定) là một chữ Miên (宀) kết hợp với một chữ Chính (正), nghĩa bản nguyên của nó chỉ là sự an tĩnh. Chữ Miên này trong tiếng Hán cổ cũng là một Hán tự độc lập, âm đọc của nó là “mián”, chỉ về những kiến trúc nhà cửa có mái che, cũng có thể hiểu là nhà, là phòng. Bộ phận bên dưới là biến thể của chữ Chính (正). Như thế nào là Chính, thứ nhất là tâm cần đoan chính, thứ hai là tư thế cần đoan chính. Nếu như tiếp tục giảng sâu hơn thì “Chỉ vu Nhất” vi Chính (“止于 一” 为正) – chữ Chỉ (止) và chữ Nhất (一) kết hợp lại thành chữ Chính (正), Chỉ (止) chính là đến, đạt đến, Nhất (一) có nghĩa là Đạo. Vì vậy, nếu như đứng trên kết cấu của chữ này mà nói thì có thể diễn giải rằng: an tĩnh ở bên trong phòng, sau đó để tâm thái của mình hợp nhất với Đạo, đây chính là “Định” (定). Bởi vì, khi hợp nhất với Đạo rồi thì lúc này chính là trạng thái tri Đạo, đắc Đạo, vì vậy cổ nhân nói rằng Định có thể sinh Huệ, chính là có ý như vậy.

6. Chữ Bút (笔)

Chính thể của chữa Bút được viết là: “筆”, chỉ công cụ dùng để viết hoặc vẽ, cũng dùng để chỉ sự ghi chép. Kết cấu của chữ này gồm có bộ Trúc (竹) và bộ Duật (聿). “Duật” (聿) là chữ gốc của chữ Bút, trên chữ tiểu triện là miêu tả đôi tay đang cầm bút. Vào thời cổ đại, thân bút lông đều được làm bằng trúc, vậy nên trong chữ Bút là có bộ Trúc đi cùng. Xét trên một phương diện khác, kết cấu của chữ Bút (筆) có thể nói là do ba bộ phận hợp thành, lần lượt là bộ Trúc (竹), bộ Duật (𦘒), bộ Nhất (一). “Trúc” (竹) là chỉ nguyên liệu chế tác nên bút, “Duật” (聿) là chỉ kỹ thuật tay, kỹ thuật viết chữ; còn Nhất (一) chính là Đạo. Cũng là nói rằng, dùng bút viết chữ, sáng tác văn chương là để thể hiện ra Đạo, nguyên tắc của nó cũng chính là Đạo. Ngược lại, người đại lục hôm nay dùng chữ “笔” , là có bộ “Trúc” (竹) và bộ “Mao” (毛) hợp thành, ngoài việc chỉ có thể biểu đạt kết cấu của một cây bút ra (gồm có thân là trúc và phần lông dùng làm ngòi) thì chữ “笔” này còn có hàm chứa một ý nghĩa khác: đó là ngày nay, đại bộ phận những gì mà người dân đại lục viết ra đều phải nằm trong cái khung chật kín của hệ tư tưởng Mao Trạch Đông, bao gồm cả sách giáo khoa trong trường học, bất luận là môn tự nhiên hay môn xã hội đều phải nằm trong khung thước của tư tưởng Mao, căn bản là không suy xét đến việc đây có phải là Đạo hay không, vì vậy nên đã rời xa chính Đạo mất rồi.

7. Chữ “Sử” (史)

Trong Thuyết văn giải tự có giải thích: Sử 史 là người ghi lại sự việc, kết cấu của nó gồm có bộ Hựu (又) và bộ Trung (中), Trung có nghĩa là chính, nghiêm chính. Chữ Hựu (又) là chỉ về tay (bàn tay). Chữ Sử đồng âm với chữ Thực (实), chữ Sự (事), chữ Thị (是) (đều đọc là “shì”). Cũng là nói rằng, lịch sử là do con người viết ra, dùng để ghi lại những sự việc trọng đại, nhưng cần đảm bảo được lập trường khách quan, trung chính, phải thực sự cầu thị, không được mang theo tư tâm hay vì duy hộ lợi ích của cá nhân hoặc một đoàn thể nào đó mà viết ra. Tuy nhiên, sách giáo khoa của chúng ta hôm nay đa phần đã không còn đảm bảo được yêu cầu này.

8. Chữ Ý (意)

Kết cấu của chữ Ý (意) là một chữ âm (音) và một chữ Tâm (心), “Tâm âm (âm thanh của trái tim) vi Ý” (“心音”(心声)为意), chỉ tâm ý của con người; đồng thời chữ Ý còn có thể được phân tách ra thành chữ Lập (立), chữ Nhật (日) và chữ Tâm (心). Chữ Lập biểu thị đỉnh thiên lập địa, chữ Nhật biểu thị chính đại quang minh, chữ Tâm dùng để chỉ suy nghĩ của nội tâm. Chúng ta thấy trong các tác phẩm điện ảnh, hoạt động nội tâm của nhân vật có lúc cũng được dùng phương thức thuyết minh để biểu lộ ra ngoài cho người xem được thấy, kỳ thực từng ý từng niệm và tất cả suy nghĩ của chúng ta, không chỉ có tồn tại hình tượng mà còn có cả tồn tại âm thanh, khi niệm đầu của bạn vừa phát xuất ra xong thì những sinh mệnh cao cấp lập tức liền nhìn thấy, đồng thời cũng nghe thấy, chính là nói tất cả tư tưởng và niệm đầu của chúng ta đều không có một chút riêng tư nào cả. Vì vậy làm người thì tâm nên ngay chính, nội tâm cần quang minh.

9. Chữ Tư (思)

Chữ Tư, ngoài nghĩa mà mọi người vẫn thường lý giải được trong tiếng Hán hiện đại thì trong tiếng Hán cổ chữ Tư còn có một hàm nghĩa khác. “Tư viết dung, ngôn tâm chi sở hư, vô bất bao dã.” – trích trong “Thượng thư hồng phạm”. Dựa trên nguyên tắc tạo chữ mà xét, chữ Tư là một chữ hội ý kiêm hình thanh, gồm có hai bộ là chữ Tâm (心) và chữ Tín (囟), Tín dùng để chỉ âm đọc. Tín là chỉ bộ não. Cổ nhân cho rằng tư tưởng là do tâm và não bộ hợp tác mà sản sinh. Bổn nghĩa của Tư (思) là suy xét, nghĩ, cân nhắc.

Nếu như nhìn từ một góc độ cao hơn, Tư (思) và Tư (私- tư tâm) là đồng âm (cùng được đọc là “sì”). Bởi vì Hán tự có một đặc điểm gọi là: đồng âm đồng nguyên. Những chữ đồng âm với nhau có tác dụng: dẫn giải, thay thế, bổ sung, giải thích hoặc tương phản để làm nổi bật cho nhau. Bởi vậy vốn dĩ “tư tưởng” (思想) chính là “tư tưởng” (私想) – tính toán những điều tư lợi cho bản thân, cũng chính là đang “tưởng tư” (想私) – nghĩ tưởng điều riêng tư. Ngoại trừ Thánh nhân giác giả, thì những nhà tư tưởng trong xã hội nhân loại đại đa số đều là những nhà “tư tưởng gia” (私想家) – những người nghĩ tưởng những điều riêng của bản thân mình, không có quá nhiều giá trị nhận thức.

(10) Chữ Tưởng (想)

Trong tiếng Hán hiện đại, Tưởng có nghĩa là tư duy, hoài niệm, niệm đầu, suy đoán, hy vọng,v.v.. Tưởng là chữ tượng thanh, cấu thành từ hai chữ Tượng (相) và Tâm (心). Đây là một chữ hình thanh kiêm hội ý. Trong đó Tâm là để chỉ nhân tâm, hàm nghĩa của Tượng là để chỉ dung mạo, dáng vẻ, hình tượng v.v…Từ kết cấu của chữ này mà nói, tâm chi tướng vi tưởng (心之相为想). Cũng là nói tất cả tư tưởng niệm đầu của con người đều là có hình tượng, cũng đều là sống, trên cảnh giới cao tầng mà nhìn thì “nghĩ điều gì” chính là “điều gì đang suy nghĩ”, vì vậy con người hễ động niệm thì những sinh mệnh bên kia sẽ đều nhìn thấy, hơn nữa những tư tưởng và niệm đầu này đều không phải là suy nghĩ chân chính của bản thân, điều này cũng chính là nguyên nhân giải thích cho việc những ý nghĩa xấu của con người dễ bị tà ma dùi vào mà thao túng người đó phạm tội, làm việc xấu. Bởi vậy Đạo gia mới giảng: thanh tĩnh vô vi. Trong Dị Truyền cũng có giảng “Dị vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố”. Cũng là nói rằng: trí huệ trên cao tầng không phải là điều mà con người có thể tưởng tượng ra được mà là sau khi tĩnh tâm nhập định dùng tâm mà cảm ứng, cảm nhận ra được. Đồng thời chữ Tưởng (想) còn đồng âm với chữ Hưởng (响 – Hưởng là âm hưởng, tiếng động), tư tưởng của con người ngoài tồn tại hình tượng còn có cả âm thanh, giống như tiếng thuyết minh trong điện ảnh vậy. Bởi vậy cổ nhân mới có câu: nhân sinh nhất niệm, thiên địa tất tận tri. Người trên thế gian, không ai là có bí mật cả.

(11) Chữ Ngộ (悟)

Kết cấu của chữ Ngộ là một chữ Tâm đứng (忄) thêm vào một chữ Ngô (吾), Tâm đại biểu cho nhân tâm, đối với người tu luyện mà nói thì là chỉ vấn đề tâm tính, Ngô là chỉ bản thân mình. Bổn nghĩa của từ Ngộ có nghĩa là minh bạch, hiểu, thức tỉnh. Từ kết cấu của chữ Ngộ này mà xét thì khi gặp phải sự việc gì đầu tiên cần phải tìm vấn đề tâm tính ở bản thân mình mới là ngộ tính cao. Bởi vì khi chúng ta gặp phải bất kỳ phiền phức hay vấn đề gì thì trên bản chất mà nói đều là có quan hệ đối với tâm tính của tự thân chúng ta, vì vậy muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn đó thì nhất định cần phải tìm nguyên nhân từ tâm tính của chính mình, có câu nói rằng “Cảnh tùy tâm chuyển” chính là có ý nghĩa như vậy.

(12) Chữ Thủ (守)

Kết cấu của chữ Thủ (守) là một chữ Miên (宀) thêm một chữ Thốn (寸), bổn nghĩa của nó là bảo hộ, trông nom, bảo trì. Trong Thuyết văn giải tự có giải thích: Thủ cũng giống như Thủ quan, bộ Miên (宀) có nghĩa là quan phủ, bộ Thốn (寸) có nghĩa là pháp tắc, pháp luật. Nghĩa của chữ Thủ có nghĩa là con người cần tuân thủ pháp luật, không thể làm xằng bậy. Hơn nữa đối với người tu luyện mà nói, thì lời giáo huấn của giác giả, thượng sư chính là chuẩn mực. Vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu đều có thể tuân thủ theo lời giáo huấn của Thượng sư thì sẽ giữ vững được chính mình.

(13) Chữ Đức (德)

Kết cấu của chữ Đức là gồm một chữ Xích (彳) và một chữ 㥁 ghép lại với nhau, chữ 㥁 là dùng để chỉ thanh đọc. Chữ Xích là có liên quan đến việc đi lại, có thể dẫn nghĩa ra là để chỉ hành vi, cách thức tiến hành sự việc. Chữ 㥁 còn có thể viết như 悳、惪, kết cấu của chữ 㥁 là gồm 4 chữ ghép lại với nhau: Thập (十), Mục (目), Nhất (一), Tâm (心). Trong đó Thập Mục là chỉ mọi người, còn Nhất Tâm là dùng để chỉ sự nhất trí, cũng có thể lý giải là dùng để chỉ thiện tâm và chân tâm. Bởi vậy trong Thuyết văn giải tự mới nhìn nhận rằng, chữ Đức (德) có nghĩa là bên ngoài thì đắc được lòng người, bên trong thì đắc được bản thân mình. Cũng chính là nói rằng vừa đáp ứng được sở nguyện của đại chúng, lại vừa phù hợp với yêu cầu về phẩm chất bản tính của chính mình thì được gọi là Đức. Vì vậy chúng ta mới nói rằng: dĩ Đức phục nhân (dựa vào Đức mà thu phục lòng người), Đức cao vọng trọng. Đồng thời, chữ Đức (德) còn đồng âm với chữ Đắc (得), có Đức thì mới có sở Đắc, có phúc phận, vô Đức thì vô sở Đắc, không có phúc phận. Một con người có bao nhiêu Đức thì có bấy nhiêu phúc phận, bởi thế cổ nhân mới có câu: “Thiên hạ duy hữu đức giả cư chi” (trong thiên hạ chỉ có người có Đức mới được sinh sống, cư trú). Trong Hán ngữ cổ đại, chữ Đức còn có hàm nghĩa là thăng lên, thăng chính là đề thăng, vì Đức là phù hợp với Thiên đạo, bởi thế cho nên người có Đức lớn thì sẽ dễ dàng đề cao cảnh giới của bản thân, trong giới tu luyện nhìn nhận rằng đây là người có căn cơ tốt.

(14) Chữ Bổn (本)

Hàm nghĩa của chữ Bổn là chỉ rễ của cây cỏ. Thuyết văn giải tự viết: mộc hạ viết bổn – 木下曰本 (chỗ cuối cùng của thảo mộc, bộ rễ thì viết thành bổn). Ngoài ra Bổn còn có nghĩa là sơ khởi, nguyên lai, căn nguyên, kết cấu gồm chữ Mục (本) và chữ Nhất (一). Trong học thuyết ngũ hành, Mộc chủ sinh, vì vậy chữ Bổn này ngoài ra còn đại biểu cho sinh mệnh, chúng sinh. Mà nghĩa của Nhất (一) chính là chỉ Đạo. Thuyết văn giải tự có viết: duy sơ thái thủy, Đạo lập vu nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật. Vì vậy từ kết cấu của chữ Bổn có thể nói, bản nguyên của sinh mệnh chính là Đạo, Đạo chính là gốc của vạn vật. Đối với người tu Đạo mà nói, nếu như nội tâm xa rời Đạo, chính là đã quên mất Bổn. Kỳ thực chính sinh trong thế tục ai ai cũng đều như vậy.

(15) Chữ Thuật (术)

Chính thể của chữ Thuật được viết là: 術 , hàm nghĩa là dùng để chỉ kỹ năng, kỹ nghệ, phương pháp, sách lược, v.v.. Kết cấu của nó được hợp thành từ ba bộ: bộ Xích (彳), bộ Thuật (术) và bộ Xúc (亍). Trong đó chữ Xích và chữ Xúc có nghĩa chỉ hai bên chân trong tư thế bước đi, bước chân trái viết thành Xích (彳), còn bước chân phải viết thành Xúc (亍), cả hai hợp lại ghép thành chữ Hành (行). Chữ Hành (行) có nghĩa là cần nhi hành chi, chăm chỉ luyện tập, lại có nghĩa chỉ sự thông suốt không trở ngại. Mà kết cấu của chữ Thuật (术) là bên trên chữ Mộc (木) viết một dấu chấm. Trong nguyên lý Thái cực, Mộc là chỉ về Đạo, trong thể hiện căn bản của Đạo thì dấm chấm chính là biểu hiện của Thuật (术), sở dĩ Đạo thuật (Pháp thuật) chính là có ý này. Trong xã hội nhân loại, kỹ năng và hình thức tồn tại của các ngành nghề đều là Thuật (术), ví như nghệ thuật, võ thuật, số thuật, y thuật, toán thuật, phương thuật cho đến các lĩnh vực khác như kiến trúc, nấu ăn, nuôi trồng v.v.. Phương pháp, sách lược chính là tâm thuật, động tác chân tay chính là kỹ thuật. Vô luận là tâm thuật hay kỹ thuật đều là sự thể hiện của Đạo, hình thức biểu hiện của nó là kỹ năng sinh tồn của con người, đối với con người mà nói thì là không thể thiếu được, nhưng kỳ thực sự tồn tại của nó đều là để con người từ trong đó có thể ngộ Đạo tu Đạo. Thuật là dựa vào Đạo mà làm căn bản, Đạo lại dựa vào Thuật để biểu hiện ra. Không có Đạo cũng là không có Thuật, không có Thuật cũng khó để nhận thức được Đạo. Đạo cao bao nhiêu thì Thuật cao bấy nhiêu, Đạo là dựa vào Ngộ tính mà đắc được, người ngộ tính không cao thì Thuật sẽ không tinh thông.

(16) Chữ Lộ (路)

Kết cấu của chữ Lộ (路) là một chữ Túc (足) ghép với một chữ Các (各), bổn nghĩa của chữ này là chỉ Đạo, đồ (途) (con đường). Trong đó nghĩa của chữ Các (各) là chỉ sự đặc biệt, cá nhân, không giống nhau, Túc (足) lại có nghĩa là chỉ bàn chân. Bởi vậy từ kết cấu của chữ này mà xét thì con đường chính là ở dưới bước chân của mỗi người, không hề có một hình mẫu hay công thức nào đó, dù cho mọi người có cùng đi trên một con đường, cũng không thể có hai người mà bước chân của họ là hoàn toàn tương đồng. Đối với người tu Đạo mà nói, bởi vì nguyên lai của sinh mệnh là không giống nhau, cho nên nơi quy về của mỗi người cũng không giống nhau, vậy nên có thể biểu hiện của mỗi cá nhân là vô cùng khác biệt, tuy nhiên chỉ cần chiểu theo chính Đạo mà bước đi thì người đó nhất định sẽ không bị sai đường.

(17) Chữ Tự (寺)

Kết cấu của chữ tự là một chữ Thổ (土) kết hợp với một chữ Thốn (寸), Thốn (寸) có nghĩa là chỉ pháp luật, phép tắc. Cổ nhân cũng đem chữ Thốn (寸) lý giải thành chữ Thủ (守), Thủ Pháp vi Thốn ( 守法为寸 – nghĩa rằng pháp luật, phép tắc là nghiêm minh, có chuẩn tắc, thước đo). Ở thời cổ đại, Tự là tên chỉ nơi làm việc của các cơ quan nhà nước (công sở, công thự), ví dụ như: Đại Lý Tự (tương đương với pháp viện tối cao), Quan Lộc Tự (nhà ở của thị vệ và người hầu), Thái Thường Tự (nơi quản lý các việc lễ nhạc và thờ cúng trong tông miếu), Hồng Lư Tự (nơi quản lý việc ngoại giao, lễ nghĩa, v.v..), Thái Bộc Tự (nơi quản lý các việc liên quan đến xe và ngựa), v.v.. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, thì nơi tu luyện của người xuất gia cũng được gọi là Tự. Bất luận là tại nơi công sở hay là trong tự viện, thì đều là sự thể hiện của Pháp vũ trụ nơi nhân gian, bởi vậy trong văn hóa Thần truyền thì việc làm quan cũng là việc tu hành, cũng là để cho bộ phận những người như các bậc trung thần lương tướng có thể tu luyện, ai ai cũng đều như vậy. Nếu như đứng từ kết cấu của chữ này mà xét thì: Thốn thổ vi tự (寸土为寺) , thốn thổ chính là tấc lòng, là nhân tâm. Như vậy đối với bất kể người nào mà nói, thì chỉ cần trong tâm có tồn Pháp thì bất luận là thân tại nơi đâu cũng đều như trong tự viện, cũng đều là trong tu hành.

(18) Chữ Hý (戏)

Chữ Hý (戏) còn có một cách viết khác là: 戯 , Hư Qua vi Hý (虚戈为戏 – binh khí giả là hý), những vật dụng bày biện trên sân khấu đều là đạo cụ, đều là giả, đều là để diễn cho người khác xem. Đời người cũng như một vở kịch, nếu như mọi người đều biết rằng bản thân mình chính là diễn viên, tất cả mọi người đều đang trong một vở kịch, vậy thì sẽ chẳng có ai lại coi những sự tình phát sinh trong vở kịch này là sự thật cả, cũng chẳng có ai sẽ chấp trước vào các vai diễn khác là như thế nào, lại càng không tham luyến với những đạo cụ được bày đặt ra trong vở kịch đó, với những thứ vốn được coi như tiền tài, dù rằng là một món đồ trong tay mình đang cầm chắc nhưng cũng biết rằng đây không phải là của mình, đều là vì tình tiết trong vở kịch cần đến chứ không phải thực sự là bản thân mình cần đến. Vì thế tại sao cần coi những điều này là sự thật, cần gì tính toán lại cần gì mà phải vì nó mà phiền não đây?

Dựa trên những phân tích phía trên chúng ta thấy rằng, đối với nguyên tắc làm thế nào để nghiên cứu học vấn cho đến tu đạo, thì trong Hán tự Thần truyền đều có những khải thị ở những tầng thứ khác nhau, hơn nữa lại hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Đại Đạo. Từ trong đó mà thể ngộ đến việc trong quá trình học tập hay tu đạo của chúng ta hàng ngày, có một điểm then chốt đó là cần chăm chỉ đọc sách, chăm chú thể hội hàm ý và yêu cầu trong mỗi một câu chữ, chú ý đến từng ý từng niệm của bản thân, kiên trì không buông lơi thì nhất định sẽ thành công.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259205

The post Đạo của chữ Hán (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (3)https://chanhkien.org/2020/11/dao-cua-chu-han-3.htmlSun, 29 Nov 2020 15:27:46 +0000https://chanhkien.org/?p=26833Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] 2. Nhận thức đối với đại Đạo và sinh mệnh Trong “Chu dịch – Hệ Từ Thượng” có câu: “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí”. Sở dĩ “Đạo” (道) chính là chỉ quy luật vô hình vô tướng của vũ trụ; sở […]

The post Đạo của chữ Hán (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org]

2. Nhận thức đối với đại Đạo và sinh mệnh

Trong “Chu dịch – Hệ Từ Thượng” có câu: “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí”. Sở dĩ “Đạo” (道) chính là chỉ quy luật vô hình vô tướng của vũ trụ; sở dĩ của “Khí” (器) chính là chỉ vạn vật chúng sinh hữu hình hữu sắc. Dưới đây chúng ta sẽ thông qua việc phân tích những Hán tự bên dưới để lý giải nhận thức của văn hóa truyền thống trên hai phương diện “Đạo” và “Khí”.

(1) Chữ “Đạo” (道)

Bổn nghĩa của “Đạo” (道) là chỉ con đường, trong nguyên lý Thái Cực, Đạo chính là pháp tắc, quy luật của vũ trụ, là căn bản tạo thành thời không vũ trụ và vạn vật chúng sinh. Tất cả sự tồn tại đều là sự thể hiện của Đạo, tất cả tư tưởng quan niệm của chúng sinh cũng đều là sự thể hiện của Đạo trong các cảnh giới và tầng thứ khác nhau. Sở dĩ cách nói “đầu đầu thị Đạo” (rõ ràng đâu ra đấy) là có hàm nghĩa này. Từ kết cấu của chữ “Đạo” (道) mà xét thì chữ này gồm có hai bộ là bộ “thủ” (首) và bộ “sước” (辶) ghép lại. Chữ “thủ” (首) vốn có nghĩa là chỉ [cái] đầu, suy rộng ra là chỉ vương [chủ], chúng sinh trên mặt đất vốn dĩ là vương trên thiên thượng; chữ “sước” (辶) là chỉ con đường [phương pháp] hồi quy, quy chân (quy vị), từ đó kết hợp lại mà gọi là “Đạo” (道). Nếu như giải thích một cách cụ thể hơn thì hai [nét] chấm bên trên chữ “thủ” (首) chính là chỉ đôi mắt, chữ nhất (一) ở giữa đại biểu cho “nhất tâm nhất ý” (sự chuyên tâm, chuyên nhất); chữ “tự” (自) bên dưới đại biểu rằng phải dựa vào chính mình và chữ “sước” (辶) ở dưới cùng đại biểu cho sự tiến hành liền mạch, không dừng lại. Cũng là nói rằng, chỉ cần xác định rõ phương hướng, nhất tâm nhất niệm mà hành động thì cuối cùng nhất định sẽ đắc Đạo.

(2) Chữ “Sư” (师)

Chính thể của chữ “Sư” được viết là: 師. Cổ nhân cho rằng chữ “Sư” (師) là có liên hệ với chữ “đôi” (duī 垖), đôi có nghĩa là đồi đất, [đống] đất nhỏ, còn có liên hệ với chữ “táp” (zā 帀) có nghĩa là bao vây xung quanh; nhìn xung quanh đều là những đồi đất nhỏ, biểu thị số nhiều. Hàm ý chỉ thầy [cô] giáo, tiên sinh, người dạy học, cũng là chỉ mọi người, quân đội, v.v.. ngoài ra còn có nghĩa là noi theo, học tập. Nếu như đứng tại góc độ đại Đạo mà xét thì chữ “Sư” (師) vốn nên được giải thích theo chữ “nhất” (一) và chữ “soái” (帅). “Nhất” (一) là chỉ về Đạo, còn “soái” (帅) có nghĩa là “soát” (率) trong nghĩa thống lĩnh, dẫn đầu. Bởi vậy nên chính thể của chữ “sư” (師) nghĩa là: dựa vào người Đạo soái làm sư phụ [người dẫn đầu]. Cũng là nói rằng, phàm là sư giả (người làm thầy) thì đầu tiên [tiên quyết] nhất phải là người truyền Đạo, hiểu Đạo, đắc Đạo. Là người học trò, đệ tử thì tôn [trọng] thầy cũng chính là tôn [trọng] Đạo, [mà] trọng Đạo mới là chân chính tôn [trọng] sư phụ.

(3) Chữ “Thần” (神)

Kết cấu của chữ “Thần” (神) là chữ “thị” (示, chữ 礻 cũng được viết như 示 ) thêm vào với chữ “thân” (申). “Thị” (示) là biểu thị cho sự biến hóa của thiên tượng, cũng mang nghĩa là triển hiện, biểu hiện. Chữ “thân” (申) có nghĩa là dẫn Đạo, gợi mở, mở ra, cũng có thể lý giải thành diễn hóa hay sáng tạo. Đối với con người mà nói thì triển hiện và biểu hiện lớn nhất chính là thiên địa vạn vật và nhật – nguyệt – tinh – thời (mặt trời – mặt trăng – các vì tinh tú và thời thần). Bởi vậy người xưa cho rằng bậc “dẫn xuất” và tạo ra vạn vật chính là Thần. Đồng thời, lại vì con người là ở trong mê nên Thần không trực tiếp dùng diện mạo chân thực mà triển hiện cho con người thấy được, tuy nhiên sự tồn tại và sinh cơ bừng bừng của thiên địa vạn vật lại chính là sự biểu hiện của Thần lực. Con người đối với thiên địa vạn vật thì cần có tâm tôn trọng và hàm ân thì đó cũng chính là thể hiện sự kính ngưỡng đối với Thần.

(4) Chữ “Phật” (佛)

Kết cấu của chữ “Phật” là một chữ nhân đứng (亻) bên cạnh một chữ “phất” (弗 – trừ bỏ). Trong Phật giáo, người tu hành giác ngộ được gọi là Phật. Từ kết cấu của chữ “Phật” mà nói thì “phất nhân” (弗人) chính là Phật, là phất giả cũng là phi giả. Cũng là nói rằng, Phật chính là cần trừ sạch từ nhân tâm cho tới nhân tượng [hình dạng con người], chỉ cần vẫn còn giữ thân người thì dù cảnh giới cao đến đâu cũng không xứng đáng được gọi là Phật. Lấy một ví dụ: nếu như động vật có thể tu thành, thì cho dù động vật đó có tu đến cảnh giới của người, tuy nhiên nếu vẫn giữ hình dạng của động vật thì không thể nói đó là người được. Đạo lý ở đây cũng là đồng dạng như vậy.

(5) Chữ “Tăng” (僧)

Bổn nghĩa của chữ “Tăng” (僧) là chỉ người xuất gia tu hành trong Phật giáo. Kết cấu của nó là một chữ “nhân đứng” (亻) kết hợp với một chữ “tằng” (曾). Nghĩa của chữ “tằng” (曾) là từng [trải] qua, đã từng; vì vậy đứng trên kết cấu chữ mà xét thì “Tăng” (僧) có nghĩa là người đã từng là một người thường. Từ trên sinh mệnh cao tầng mà xét, thì người xuất gia bất kể là Phật gia hay Đạo gia, một khi bước ra khỏi người thường và trở thành một hành giả chuyên tu thì đã không còn là người thường nữa, một nửa của họ đã là Thần rồi. Bởi vậy yêu cầu đối với họ là rất cao. Đồng thời thân phận tăng nhân ấy cũng thời thời khắc khắc thức tỉnh bản thân người tu hành rằng mình đã không còn là người thường nữa, đối với tự thân phải có tiêu chuẩn thật cao.

(6) Chữ “Quỷ” (鬼)

Chữ “Quỷ” (鬼) được tổ thành từ ba chữ: chữ “phất” (甶), chữ “nhân” (人) và chữ “mỗ” (厶); trong đó nghĩa của từ “phất” chính là chỉ cái đầu của con ma, “mỗ” (厶) cũng có nghĩa là “tư” (私 – tư tâm, vị tư). Trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích rằng: nhân chi sở quy vi quỷ. Bởi vậy, từ kết cấu của chữ “quỷ” mà nói, thì nếu như một người bề ngoài giống như hình tượng của quỷ (chỉ chữ “phất” – 甶), đồng thời nội tâm cũng giống như quỷ (chỉ chữ “mỗ” – 厶) thì tương lai người đó sẽ quy về quỷ đạo. Có những lúc tôi nhìn thấy những thanh thiếu niên có kiểu tóc dựng đứng lên, nội tâm thì đầy tư tâm ích kỷ, thực sự tôi rất lo lắng cho họ.

(7) Chữ “Ngoạn” (玩)

Kết cấu của chữ “ngoạn” (玩) là một chữ “ngọc” (玉) thêm vào một chữ “nguyên” (元). Nghĩa của từ này là trò chơi, sự thưởng thức, cũng có nghĩa là trêu đùa, bỡn cợt, coi thường. Từ kết cấu của chữ này mà xét, thì “ngọc” (玉) chính là chỉ đối tượng của sự chơi đùa, “nguyên” (元) chính là chỉ trạng thái sinh tồn tiên thiên, nguyên thủy của sinh mệnh. Bởi vì sinh mệnh trong cảnh giới cao tầng vốn là không có khổ và nạn, mọi thứ đều là phi thường hạnh phúc và đại tự tại, mà chúng sinh vốn dĩ là vương trên thiên thượng, cho nên nói rằng thiên tính của con người vốn là thích chơi đùa. Tuy nhiên, con người là ở trong ngũ hành, cũng giống như Tôn Ngộ Không bị trấn áp dưới núi Ngũ Hành Sơn, lúc này muốn “chơi đùa” thì đã không được nữa rồi. Hơn nữa con người khắp thân đều là tình và dục [vọng], chỉ cần ham chơi chính là sẽ trở nên buông thả, được chẳng bằng mất. Bởi vậy chỉ có trân quý thời gian, tu Đạo quy chân, cuối cùng đạt được trạng thái của vương thì mới đạt được hạnh phúc vĩnh hằng và đại tự tại, sau đó thì mới có thể lại “chơi đùa” một cách thoải mái. Hơn nữa, chữ “ngoạn” (玩) còn đồng âm với chữ “hoàn” (完 – kết thúc, hết), nên đối với con người mà xét, một khi ham chơi [bời] thì nhất định là sẽ phải kết thúc (完蛋 đi đứt, hỏng cả).

(8) Chữ “Tính” (性)

Kết cấu của chữ “tính” (性) là một chữ “tâm đứng” (忄) thêm một chữ “sinh” (生) bên cạnh. Tâm chính là chỉ tinh thần, còn “sinh” chính là chỉ sinh mệnh. Từ kết cấu của chữ này có thể thấy rằng, “tính” chính là chỉ đặc trưng tinh thần vốn có, vì vậy mới nói bản tính của con người là khó thay đổi. Đối với con người mà nói, bản tính mỗi người là khác nhau bởi vậy mới gọi là “cá tính”. Vậy thì bản tính của con người được tạo thành như thế nào? Trong “Trung Đường” có câu nói rằng: thiên mệnh chi vị tính. Thiên chính là chỉ Phật pháp, Đại Đạo, cũng là nói “tính” chính là đặc tính sinh mệnh sơ khai và nguyên thủy nhất mà Phật pháp (Đại Đạo) ban cho con người. “Tính” cũng còn được gọi là bản tính, chân tính hay thiên tính. Mà giới tính nam nữ của con người chỉ là đặc trưng của hậu thiên của nhục thân khi con người luân hồi tại nhân gian, điều này được đặt định dựa trên nguyện vọng và nhân duyên của người đó, hoàn toàn không có quan hệ gì với bổn tính [tiên thiên] của họ. Bởi vì, bản tính của tất cả sinh mệnh đều là do Phật pháp (Đại Đạo) ban cho vì vậy bản tính của chúng ta cũng chính là thể hiện của Phật pháp (Đại Đạo). Chúng sinh đều có Phật tính, đều có Đạo tâm vì vậy người xưa mới nói rằng: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người vốn dĩ trở nên không tốt là bởi vì tư tâm đã làm mê mờ mất bản tính, vậy thì quá trình không ngừng loại bỏ tư tâm tìm về bản tính chân thực của mình chính là quá trình ngộ Đạo đắc Đạo của một con người.

(9) Chữ “Nguyên” (元)

Bổn nghĩa của chữ “nguyên” (元) chính là chỉ [cái] đầu, to lớn, nguyên vẹn, v,v. có hàm nghĩa chỉ về sự khởi đầu, tiên thiên, cũng là chỉ nguyên thủ, thủ lĩnh v,v..Kết cấu của chữ này là một chữ “nhất” (一) kết hợp với một chữ “ngột” (兀). Nhất chính là chỉ về Đạo, cao mà bằng phẳng chính là chỉ “ngột” (兀). Đối với một sinh mệnh mà nói, sinh mệnh căn bản và cao nhất của sinh mệnh đó chính là nguyên thần, mà nguyên thần của con người thì rất gần với Đạo, bởi vì nguyên thần của con người chính là sự thể hiện của ý chí vô cực (Đạo); vì thế cho nên chúng sinh là bình đẳng, không to không nhỏ, không thiện không ác. Đối với con người mà nói, thì cảnh giới sản sinh ra nguyên thần của con người mới là cảnh giới cao nhất, trở về cảnh giới đó chính là [quá trình] phản bổn quy chân.

(10) Chữ “Quang” (光)

Trong thời cổ đại, chữ “quang” (光) được viết là: “灮”, tại đây có chữ “hỏa” (火) kết hợp với chữ “nhi” (儿), nhi chính là chỉ về người. Diễn nghĩa ra chính là: lửa trên thân người chính là quang. Xung quanh thân [thể] một người bình thường đều có sự tồn tại của ánh quang huy, tục ngữ có câu “Trên đầu người tốt ba thước [là] có [ánh] lửa (ánh quang huy)”. Ba thước ở đây là chỉ phạm vi trường sinh mệnh của một người; sinh mệnh cao tầng xem phạm vi của tam giới chính là [không gian] nơi ba thước này, bởi vậy mới có cách nói: trên đầu ba thước có thần linh. Hơn nữa, cho dù bản sự và năng lực của một người có [to] lớn đến đâu cũng không thể vượt ra ngoài ba thước này, vì vậy Tôn Ngộ Không mãi mãi cũng không thoát được ra ngoài bàn tay của Phật tổ. Cảnh giới của người tu luyện trong Đại Đạo càng cao thì ánh quang huy mà họ phát ra càng mãnh liệt, càng rực rỡ, thế nên những người ở gần họ hoặc có duyên phận với họ đều sẽ được thọ ích. Khi ánh quang huy của một người trở nên mờ tối (xám xịt) thường là lúc người đó [tâm tình] đang ảm đạm hoặc gặp chuyện xui xẻo. Khi tinh thần của một người đang ở vào trạng thái phấn chấn, toàn thân tràn đầy chính khí, chính là lúc ánh quang [huy] có thể chiếu rọi lên người khác, là lúc mà người này mãn nguyện nhất, là lúc thuận buồm xuôi gió, tâm tưởng sự thành.

(11) Chữ “Khư” (厶)

Trong tiếng Hán cổ đại âm đọc và hàm nghĩa của chữ “khư” (厶) hoàn toàn giống với chữ “tư” (私) ngày nay. Chúng ta hãy nhìn vào tượng hình của chữ “khư” (厶) chính là một hình tam giác. Đại bộ phận kết cấu khuôn mặt của động vật, đặc biệt là các loại cáo, chồn, nhím, rắn, chuột đều có hình tam giác. Ngày hôm nay, rất nhiều những người trẻ thích làm phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh khuôn mặt của mình thành hình chữ V, cũng chính là hình tam giác lộn ngược. Thực ra đây không phải là tướng mạo của một người có phúc phận mà chính lại là khuôn mặt khiến người ta bị giảm phúc phận. Chúng ta thường thấy hình tượng bà phù thủy trong các bộ phim nước ngoài chính là điển hình cho khuôn mặt chữ V này. Ngoài ra trong nhân tướng học, thì người có đôi mắt hình tam giác đa phần đều chỉ người nham hiểm thâm độc, tà ác tự tư. Chúng ta cũng biết rằng vào năm 1999, cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ đã chụp được hình ảnh các đám mây của trái đất hợp thành hình mặt quỷ, đôi mắt của [chiếc] mặt quỷ này chính là một đôi mắt có hình tam giác điển hình.

(12) Chữ “Đại” (大)

Kết cấu của chữ “Đại” (大) là một chữ “nhất” (一) thêm vào một chữ “nhân” (人). Trong tiếng Hán cổ đại, “nhất” là đại biểu cho Đạo, ví như trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích rằng: nhất, sơ khởi của Đạo chính là nằm tại “nhất”, kiến lập thiên địa, hóa thành vạn vật. Trong “Hoài Nam Tử Thuyên Ngôn” có giải thích: nhất dã giả, vật vật chi bản dã (nhất là bổn nguyên của vạn vật). Trong cuốn “Lão tử” có viết: Thánh nhân bão nhất dĩ vi thiên hạ thức, đắc nhất nhi vạn sự bị (Bậc Thánh nhân lấy “nhất” làm phương thức của thiên hạ, đắc “nhất” mà có được mọi điều). Bởi thế cho nên, từ kết cấu của chữ “nhất” mà xét, thì người đắc Đạo chính là [người] “to lớn” nhất. Bởi vì người thường đều có tư tâm, chữ “tư” (私 – trong từ tư tâm 私心 ) có cùng âm đọc với chữ “tư” (丝 – trong từ “ty hào” 丝毫, có nghĩa là nhỏ bé, ít), cũng tức là tư tâm sẽ khiến con người ta trở nên nhỏ bé, tư tâm quá nặng thì là kẻ “tiểu nhân” (小人).

(13) Chữ “Pháp” (法)

Hàm nghĩa của chữ “Pháp” (法) vô cùng rộng lớn. Trong xã hội nhân loại, pháp trước tiên là chỉ về pháp luật, chế độ, pháp tắc. Còn có một tầng ý nghĩa nữa là chỉ về tiêu chuẩn, quy phạm hay Đạo lý để người ta noi theo và học tập v.v.. Từ cảnh giới cao mà xét, pháp chính là căn nguyên tạo ra thiên địa vũ trụ và vạn vật chúng sinh, là quy luật vận hành của thiên địa vũ trụ, đồng thời cũng là yêu cầu chung đối với sinh mệnh trong toàn thể vũ trụ. Phật gia gọi nó là Phật pháp, Đạo gia gọi đó là Đại Đạo. Chúng ta hãy cùng luận bàn về kết cấu của chữ “pháp” (法). Ba dấu chấm thủy “氵” thêm một chữ “khứ” (去) thì cấu thành chữ “pháp” (法) ; pháp giống như dòng nước chảy qua, nước có thể đem đến sinh cơ và tưới nhuần vạn vật, đồng thời có thể loại bỏ sự cấu bẩn, khiến cho những gì được nó đi qua sẽ trở nên tươi mới, mà lại công bình và công chính. Trong “Đạo Đức kinh” có viết: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (Bậc thượng thiện là như nước, nước thiện lợi đối với vạn vật mà không tranh giành). Pháp của vũ trụ đã tạo ra chúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh, tẩy tịnh chúng sinh và cứu độ chúng sinh. Chữ “pháp” (法) và chữ “phạt” (罚) là đồng âm. Người xưa cho rằng, pháp chính là hình phạt, là dùng để ngăn chặn cường bạo, là tiêu chuẩn để trừng phạt tội ác. “Pháp” (法) còn đồng âm với một từ “phạt” khác (伐); không phù hợp với pháp thì sẽ bị thảo phạt (đánh dẹp). Ngoài ra “Pháp” (法) còn đồng âm với từ “phát” (发) nghĩa rằng: chỉ cần phù hợp với Pháp thì nhất định sẽ hưng vượng phát đạt.

(14) Chữ “Chủ” (主)

Hàm nghĩa của chữ “chủ” (主) là quân, thượng, tông, tể v.v. người nắm giữ quyền lực tối cao và toàn bộ tài vật chính là “Chủ” (主). Kết cấu của chữ “Chủ” (主) là một chữ “chủ” (丶) và một chữ “vương” (王) ghép thành. “Chủ” (丶) có hàm nghĩa là chế định pháp luật, phân biệt vạn vật, là tiêu chuẩn xác định thị phi, xác định chủ ý v.v.. Chữ “vương” (王) chính là chỉ vị “nguyên thủ” thống nhất một quốc gia hay một thế giới. Vì vậy từ kết cấu của chữ “Chủ” (主) có thể nói, vị “chủ” (丶) ở trên “vương” (王) chính là “Chủ” (主), bậc phân phong cho các vị vương khác chính là Chủ, người thống lĩnh và chưởng quản các vị vương chính là Chủ, “vạn vương chi vương vi chủ” (Chủ là vương của vạn vương). Phép tắc của Chủ chính là pháp luật, ý đồ của Chủ chính là thiên ý, tất cả phúc phận và vinh diệu của các vị vương đều là do Chủ ban cho, điều Chủ muốn chính là quan trọng nhất. Đối với con người mà nói, không nắm giữ được Chủ ý (ý của Chủ vương) chính là trong tâm không có pháp tắc, trong tâm có phép tắc thì mới thuận tùng theo thiên ý, mới được thượng thiên bảo hộ và ban phúc.

(15) Chữ “Miếu” (庙)

Chính thể chữ “miếu” (庙) được viết là: “廟”. Trong tiếng Hán cổ đại chữ miếu và chữ “mạo” (貌) là tương thông với nhau. Bởi vì vào thời kỳ tôn giáo chưa được thành lập, những bức tượng trong miếu đều là hình tượng của tiên nhân, mục đích là để cho hậu nhân có thể nhớ được dung mạo của những vị tiên nhân trước đó mà tiến hành các nghi thức tế lễ. Cho nên trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích từ “miếu” thành tôn kính dung mạo của tiên tổ. Trong các miếu thờ của cả ba tôn giáo Nho Thích Đạo, tượng của thánh hiền và giác giả chiếm phần lớn, mục đích là để cho người tu hành và thế nhân khởi lên sự thành kính và kính ngưỡng đối với lời giáo huấn của các vị giác giả thánh hiền, từ đó mà minh bạch ra ý nghĩa [chân chính] của sinh mệnh. Chữ “miếu” (庙) lại đồng âm với chữ “diệu” (妙), vì thế khi thế nhân ở trong miếu [thờ] thì có thể minh tỏ diệu lý, ngộ diệu Đạo. Chính thể của chữ “miếu” (廟) là có chữ “quảng” (广) và chữ “triều” (朝) hợp thành. Trong đó chữ “quảng” là tượng trưng cho điện đường, chữ “triều” là tượng trưng cho [hành động] lạy chầu, thờ phụng. Thế nhưng tự miếu ngày nay đang dần dần mất đi chức năng này, bởi vì những người xuất gia và hộ miếu (coi giữ tự miếu) ngày nay đã coi đây như một chức nghiệp, lợi dụng Thần – Phật – Bồ Tát và thánh hiền giác giả nhằm mục đích kiếm tiền. Những con người như vậy dưới cái nhìn của Thần Phật là có tội, kết cục của bọn họ nhất định là “bất diệu” (不妙 – không tốt, không linh diệu, ở đây là cách nói chơi chữ có liên quan đến từ “diệu” – 妙 giải thích bên trên).

Từ những Hán tự bên trên chúng ta thấy rằng, trong văn hóa Thần truyền thì nội hàm của những chữ như “Đạo” (道), “Thần” (神), “Chủ” (主), “Pháp” (法) v.v.. thật là bác đại tinh thâm, đã vượt xa khỏi phạm vi những điều vốn được luận thuật trong tất cả tôn giáo. Đồng thời nội hàm của những Hán tự khác được bàn đến cũng đã làm phong phú thêm nhận thức của chúng ta đối với các sinh mệnh trong các cảnh giới khác nhau. Mà những nhận thức này chỉ có những người tu Đạo chân chính trong những tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể từng bước thể ngộ đến được. Chỉ cần dụng tâm tham ngộ, mỗi người đều sẽ có những nhận thức riêng của mình. Hay chăng đây cũng chính là biểu hiện cho nội hàm viên mãn vô lậu của Hán tự?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259204

The post Đạo của chữ Hán (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (2)https://chanhkien.org/2020/10/dao-cua-chu-han-2.htmlSun, 18 Oct 2020 09:53:20 +0000https://chanhkien.org/?p=26722Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] 3. Khải thị của chữ Hán Dựa theo nguyên lý thái cực, thì tất cả Hán tự đều là một chỉnh thể viên mãn vô lậu. Chỉnh thể này bao hàm tất cả nội hàm về thiên địa vũ trụ, đối nhân xử thế cho đến các phương pháp tu […]

The post Đạo của chữ Hán (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org]

3. Khải thị của chữ Hán

Dựa theo nguyên lý thái cực, thì tất cả Hán tự đều là một chỉnh thể viên mãn vô lậu. Chỉnh thể này bao hàm tất cả nội hàm về thiên địa vũ trụ, đối nhân xử thế cho đến các phương pháp tu luyện ngộ Đạo, v.v. Hơn nữa những nội hàm này chỉ có thể đứng trên cơ điểm [của người] tu luyện mới có thể liễu ngộ được tận tường. Sau đây, tôi xin phép đem một chút nhận thức nông cạn tại tầng thứ tu luyện hữu hạn của mình viết ra, hy vọng có thể khiến người đọc có những cảm ngộ sâu sắc hơn.

1. Nhận thức về thiên, địa, nhân.

Trong tác phẩm “Dị truyền – Tự quái” có viết: “Trước có thiên địa, sau có vạn vật; có vạn vật sau có nam nữ”. Con người sống giữa trời và đất, vấn đề đầu tiên cần suy ngẫm đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cho đến việc nguồn gốc của sinh mệnh là gì và sẽ đi về đâu, v.v. Mà câu trả lời cho những vấn đề này, vốn đã có sẵn trong Hán tự Thần truyền, ví dụ như những chữ Hán dưới đây.

(1) Chữ “Thiên” (天)

Kết cấu của chữ “Thiên” (天) là chữ “nhất” (一) và chữ “đại” (大) kết hợp lại với nhau. Trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích: Thiên là đỉnh trên, là trí cao vô thượng. Chữ “Thiên” lấy nghĩa từ chữ nhất, chữ đại. Khi đứng trên kết cấu bề mặt của chữ có thể luận thuật rằng: đệ nhất đại (cái to lớn nhất) chính là “Thiên”. Lại đứng từ góc độ văn hóa Thần truyền mà xét, chữ “nhất” (一) có mang hàm nghĩa chỉ về Đạo, vậy nên có thể nói rằng: Đại Đạo (Sáng Thế Chủ) ấy chính là “Thiên”. Đạo chính là pháp tắc và quy luật của vũ trụ, nội hàm và ý chỉ của Đạo chính là Thiên ý. Đối với con người mà nói, thì thiên ý là điều không thể được làm trái, thuận Đạo mà hành chính là thuận theo thiên ý.

(2) Chữ “Địa” (地)

Kết cấu của chữ “địa” (地) có bộ “thổ” (土) kết hợp với chữ “dã” (也); “thổ” là thuộc tính của “đất” (地 – địa), còn “dã” (也) là trợ từ ngữ khí, cũng là muốn nói rằng bản chất của địa chính là “thổ”. Trong Hán tự cổ đại, “thiên địa” còn có hàm ý chỉ về thời không, “thiên” đại diện cho thời gian, “địa” đại diện cho không gian. Từ cảnh giới cao tầng mà nhìn, vạn vật chúng sinh và tất cả những gì tồn tại trong thế giới của chúng ta đều là thổ (đất), không khí là thổ, thân thể người là thổ cho đến ngũ hành “kim mộc thủy hỏa thổ” cũng đều là biểu hiện tột cùng của thổ. Trong cái nhìn của sinh mệnh cao tầng, con người [từ cõi cao] đến mặt đất cũng bằng như đang bị vùi trong đất (khi chữ “thổ” [土] ghép với chữ “lí” [里 – nghĩa là bên trong] sẽ tạo thành chữ “mai” [埋] – có nghĩa là chôn, vùi, che lấp). Vậy nên mới nói rằng, con người thời thời khắc khắc đều bị “vùi” trong mê, cái gì cũng không biết, hoàn toàn bị mê lạc tại nơi đây.

(3) Chữ “Đê” (低) – thấp, cúi xuống, hạ xuống

Trong tiếng Hán hiện đại, hàm nghĩa của chữ “đê” (低) là chỉ địa thế hoặc vị trí dưới mức tiêu chuẩn hoặc mức bình quân bình thường, đối nghĩa của nó là chữ “cao” (高 – cao lớn). “Đê” cũng được dùng với nghĩa chỉ về đẳng cấp thân phận hoặc địa vị ở thấp hơn. Ngoài ra, chữ “đê” còn có ý nghĩa là kéo xuống, làm trĩu xuống. Kết cấu của nó là một chữ “nhân” (亻) kết hợp với một chữ “để” (氐). Hàm nghĩa của chữ “để” (氐) là đến nơi (như chữ chí trong từ Bắc chí Nam), đạt đến. Dấu chấm (丶) dưới chữ “để” (氐) cũng có nghĩa chỉ chữ “nhất” (一), đại diện cho mặt đất. “Nhất” (一) lại có hàm ý chỉ về Đạo, ngụ ý của chữ muốn nói về Đạo [ở nơi] thấp nhất. Đồng âm (trong tiếng Hán) với chữ “đê” (低) có chữ “để” (底 – đáy) và chữ “địa” (地 – đất, mặt đất). Bởi thế cho nên, đứng trên kết cấu của chữ “đê” (低) mà nói thì con người khi đến trên mặt đất này, chính là đã đến tới tầng thấp nhất của sinh mệnh, cảnh giới của con người cũng là thấp nhất, cho nên trong khi xử sự thì cần khiêm nhường, từ tốn, thấp điệu, không có gì để mà kiêu ngạo cả.

(4) Chữ “Thị” (视)

Nghĩa gốc của chữ “thị” (视) là “chiêm” (瞻 – ngửa mặt lên nhìn – như chiêm tinh), là “khán” (看 – nhìn), chính thể của chữ “thị” (视) được viết thành: 視. Đây là một chữ hình thanh thanh kết hợp hội ý. Chữ “nhị” (二) bên trên chữ “thị” (示, chữ 礻còn được viết như 示 ) trong Hán cổ đại là thông với chữ thượng – “上” đại diện cho trời, ba nét bên dưới đại biểu cho “nhật” (日 – mặt trời), “nguyệt” (月 – mặt trăng), “tinh” (星 – vì sao, tinh cầu). Hàm nghĩa của chữ “thị” (示) trong Hán cổ là: Trời giáng thiên tượng cho thấy cát hung, triển hiện cho con người. Trong chữ “kiến” (見 – nhìn) có chữ “mục” (目) và chữ “nhi” (儿); mục là chỉ đôi mắt, nhi là chỉ người, [hình] ảnh nhập vào trong mắt thì là “kiến” (nhìn thấy). Vậy thì từ kết cấu của từ “thị” (視) có thể thấy rằng: việc thiên thượng triển hiện ra hình tượng vạn vật để con người nhìn thấy được thì chính là “thị” (視). Âm đọc của chữ này là “thị” (示), vậy nên trọng điểm của chữ này là nằm ở chữ “thị” (示); ý nói “thị” (示) tại tiên, “kiến” (見) tại hậu. Con người muốn nhìn thấy điều gì, muốn phát hiện ra điều gì không phải là dựa vào bản sự to nhỏ của con người mà ở tại việc thiên thượng muốn triển hiện cho con người điều gì, muốn để cho con người nhìn thấy điều gì. Cũng có thể nói rằng, điều mà đôi mắt thịt của con người nhìn được không phải là toàn bộ, điều còn chưa được phát hiện thì còn là vô cùng vô tận.

(5) Chữ “Nhân” (人)

Kết cấu của chữ “nhân” (人) là một nét phẩy (丿) kết hợp với một nét mác ( 乀 ) , tượng trưng cho một âm, một dương. Theo lý luận của âm dương, thì tinh thần thuộc về dương, vật chất thuộc về âm; tinh thần và nhục thân kết hợp lại thì thành người (nhân). Ngoài ra, một âm một dương ở đây còn để chỉ người nam và người nữ, “cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng” (nếu chỉ dựa vào một yếu tố âm dương thì không thể có sự sinh trưởng của sự vật). Chữ “nhân” đồng âm với chữ “nhâm” (壬), trong học thuyết ngũ hành, nhâm là một trong mười thiên can (thập can) – đại diện cho nước trong biển lớn. Đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy, kết cấu của chữ “hài” (孩 – đứa trẻ) là chữ “hợi” (亥) đứng cạnh chữ “tý” (子). Hợi và tý đều là hai trong số 12 địa chi, xét theo ngũ hành thì đều thuộc thủy. Bởi vậy mới nói rằng, bản chất của thân thể người chính là nước. Mà nước trong tiếng Trung có âm đọc là “thủy”, “thủy” (水) lại đồng âm với “thùy” (谁 – ai?), bởi thế con người là không biết bản nguyên sinh mệnh của mình là ai. Hơn nữa, “thủy” (水) còn đồng âm với “thụy” (睡 – giấc ngủ), cũng là nói con người chấp mê bất tỉnh. Mặc dù là như vậy, trong văn hóa truyền thống thì ba ngôi “Thiên – Địa – Nhân” được gọi là “tam tài”, thế nên trong không gian vật chất này thì con người là tôn quý nhất, con người là anh linh trong vạn vật.

(6) Chữ “Tử” (死)

Kết cấu của chữ “Tử” là chữ “ngạt” (歹) thêm vào chữ “chủy” (匕). Trong văn cổ của tiếng Hán, chữ “ngạt” được viết thành chữ “歺” (cũng đọc là “ngạt”), nghĩa của nó là [một nắm] xương tàn. Chữ “chủy” (匕) trong cổ văn chính là cách viết ngược của chữ “nhân” (人 – chỉ người), khi cốt [phần xương] [và] nhục [phần thịt] của một người phân ly cũng chính là nói người đó đã chết (tử). Chữ “ngạt” (歹) lại có nghĩa là bất hảo, bại hoại, ác. Con người vốn [phải] tử vong (chết đi) là vì trong sinh mệnh của con người có sự thúc đẩy của các nhân tố tà ác, bại hoại. Lão tử viết: “Cường lương (hoành hành bạo đạo, hành ác) giả bất đắc kỳ tử ” cũng là có nghĩa như vậy. Bản tính của con người là lương thiện; trong cảnh giới tiên thiên, sinh mệnh là vĩnh hằng (mãi mãi tồn tại). Nhưng trong nhân tính thì có thiện có ác; thiện thì chủ sinh, ác thì chủ “tử’ (bị diệt vong), bởi vậy nên con người là có sinh có tử. Người nào trọng đức trọng đạo, bỏ ác hành thiện thì mới vượt thoát ra khỏi sinh tử.

(7) Chữ “Tội” (罪)

Kết cấu của chữ “tội” là chữ “tứ” (四) kết hợp với chữ “phi” (非), nghĩa của nó phàm là chỉ những hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức. Trong văn hóa của Đạo gia, “tứ” trong ngũ hành thuộc kim, kim là chủ về “sát” (giết chóc). “Tứ” (四) lại đồng âm với “tư” (私), chữ “phi” (非) bên dưới là chỉ về sự sai lầm. Bởi vậy trong văn hóa Thần truyền mới nhìn nhận rằng, ngay khi có tư tâm mà phạm lỗi thì [đã] là có tội, chứ không chỉ là vi phạm pháp luật thì mới gọi là có tội.

Kết cấu của chữ “phạt” (罚) cũng như vậy, trên là chữ “tứ” (四) đại diện cho tư tâm và tội lỗi, bộ phận bên dưới biểu thị cho phương thức của sự trừng phạt: chữ “ngôn” (言) bên trái là biểu thị cho lời nói, sự phê bình, huấn giới, cảnh cáo, v.v. thuộc về sự trừng phạt trên lĩnh vực tư tưởng hoặc tinh thần; bộ đao đứng bên phải (刂) chính là biểu thị sự trừng phạt về thân thể, nhẹ thì dùng cực hình, nặng thì sẽ chém đầu.

(8). Chữ “Trừng”

Chữ “trừng” (惩) trong chữ chính thể được viết thành: 懲, có hàm nghĩa chỉ giới cấm, sự trừng phạt, cảnh cáo. Bộ “chinh” (征) chỉ âm, bộ “tâm” (心) chỉ nghĩa. Từ trên kết cấu mà nói, thì phía trên chữ “trừng” (懲) là chữ “chinh” (征), dưới là chữ “tâm”. Ý nghĩa của chữ “chinh” (征) là chinh phạt, chinh phục. Trong tiếng Hán cổ chữ chinh này cũng là tương thông với chữ “chính” (正), còn chữ “tâm” (心) là chỉ nhân tâm, tư tâm. Cũng là nói rằng, khi thượng thiên muốn trừng phạt ai, xử phạt ai thì mục đích thực sự vẫn là hướng vào nhân tâm người đó, để tiêu diệt hoặc chính lại tư tâm của họ, khiến họ vì thế mà [biết] chế ước tự thân không tái phạm, chứ không phải đơn thuần là chỉ vì để xử phạt hoặc hủy đi người đó. Đối với người tu luyện mà nói thì là để kịp thời tìm ra và loại bỏ đi những tư tâm và quan niệm của mình, nhanh chóng bỏ nó đi, cải biến nó để giảm thiểu những phiền phức hoặc khỏi bị trừng phạt. Đây chính là ngộ tính tốt. Chúng ta thường nói người ngộ tính cao thì thường ít phải chịu khổ cũng chính là có nguyên nhân như vậy.

(9) Chữ “Khách” (客)

Nghĩa của chữ khách là khách trong khách mời, người ở nơi khác đến, người ở nhờ hoặc là người lưu lạc từ nơi khác đến, v.v. Chữ khách cấu thành từ bộ miên (宀) và bộ các (各). Trong tiếng Hán cổ, bộ “miên” (宀) là chỉ những chỗ ở có mái che, từ đó diễn nghĩa thành nhà, phòng ở, nhà nghỉ, v.v. Chữ “các” (各) có nghĩa là bản thân, mỗi [một] người. Từ kết cấu của chữ này mà nói, thì mỗi người chúng ta bất luận là sinh sống ở nơi đâu, thậm chí sinh sống ở ngay trong nhà của mình thì cũng đều như một người từ nơi khác đến, là một vị khách, đều đang là những người tha hương sống trên đất khách, hơn nữa mỗi người đều có lai lịch của riêng mình. Vì sao lại lý giải như vậy? Bởi vì từ nguyên lý thái cực mà xét, trong thời không này của chúng ta, tất cả mọi thứ tồn tại bao gồm cả nhục thân của con người đều được cấu thành từ ngũ hành, mà tự kỷ chân chính của chúng ta (nguyên thần), lại không phải là ngũ hành, mà là chúng ta đến nơi ngũ hành này và làm khách ở nơi đây. Trong không gian của ngũ hành, thì “Ngũ hành” chính là chủ [nhân], tất cả sự vật đều phải chiểu theo quy luật vận động và phát triển của ngũ hành, trước nay chưa bao giờ phát triển theo nguyện vọng chủ quan của bất kỳ cá nhân nào. Chúng ta tuy rằng thân tại nơi đây nhưng chưa từng được làm chủ. Lại bởi vì khách phải thuận theo chủ, vậy nên Đạo gia mới giảng vô vi, giảng tùy kỳ tự nhiên. Lão tử có một câu nói: ta không dám làm chủ, chỉ là làm khách (Ngô bất cảm vi chủ nhi vi khách) (Trích “Lão tử” chương thứ 69), cũng là có ý đó.

(10) Chữ “Khốn” (困)

Kết cấu của chữ “khốn” là một chữ “mộc” (木) nằm bên trong một chữ “khẩu” (口), nguyên nghĩa là chỉ hoàn cảnh gian nan, tìm không ra lối thoát. Từ kết cấu chữ mà nói, chữ “khẩu” (口) bao bên ngoài là đại biểu cho bức tường bốn mặt hoặc khuôn khổ có sẵn, dẫn nhập sâu hơn chính là chỉ quan niệm cũ, phương cách cũ. Trong văn hóa truyền thống, “mộc” (木) vốn là chủ về sinh (sinh sôi, phát triển), cũng đại diện cho sự [duỗi] “căng ra” và phát triển lên. Nếu như “mộc” (木) bị giới hạn trong một phạm vi (cái khung) có sẵn (ý chỉ chữ khẩu 口) thì không còn đường sống và cũng khó có thể phát triển vươn ra ngoài, vì thế mà sẽ trở nên “khốn” khó. Trong “Quảng Nhã” giải thích chữ “khốn” (困) có nghĩa là “cùng” (穷 – cuối, hết). Trong “Dịch truyền” có viết: dịch cùng tất biến, biến tất thông, thông tất cửu. Chữ “biến” (变) ở đây có nghĩa là chỉ sự chuyển biến quan niệm, điều chỉnh tư duy. Cũng là nói rằng, khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, chỉ có cách nhanh chóng chuyển biến quan niệm mới có thể tìm ra lối thoát, mới có thể hanh thông lâu dài.

(11) Chữ “Tình” (情)

Kết cấu của chữ “tình” (情) gồm có ba chữ là “tâm” (心), “chủ” (主) và “nguyệt” (月). Tâm chính là nhân tâm hoặc tư tưởng quan niệm. Chủ là chủ đạo, là quan trọng nhất. Chữ “nguyệt” (月) trong cổ văn chỉ về thân thể (nhục thể). Kết hợp lại mà giải thích, thì bổn nghĩa của chữ “tình” chính là chỉ sự chấp trước và vướng mắc vào thân xác thịt của con người. Bởi vậy, định nghĩa của “tình” (情) trong “Thuyết văn giải tự” là: âm khí của con người có cái dục. Sở dĩ bản chất của tình cảm nam nữ chính là một loại dục vọng.

(12) Chữ “Tỉnh” (醒)

Nguyên nghĩa của chữ “tỉnh” (醒) là chỉ sau khi say rượu trở lại trạng thái bình thường, cũng có nghĩa là giác ngộ, minh bạch. Hàm nghĩa của chữ “túy” (醉) thì lại hoàn toàn ngược lại. Ở bên trái của hai chữ này đều có một chữ “dậu” (酉), chính là viết tắt của chữ “tửu” (酒 – rượu). Bên phải của chữ “tỉnh” (醒) là một chữ “tinh” (星), chữ “tinh” này lại được tổ thành từ một chữ “nhật” (日 – mặt trời, ban ngày) ghép với một chữ “sinh” (生) . Bên phải của chữ “túy” (醉) là một chữ “tuất” (卒). Cách viết của hai chữ này là có một thâm ý rằng: con người khi trong hồng trần mà tỉnh ngộ ra thì mới có thể lại nhìn thấy trời đất mới, đạt được một sinh mệnh mới; lại như chấp mê bất ngộ thì nhất định sẽ dẫn vào “tử lộ” (con đường chết). Chữ “tuất” (卒) cũng cùng nghĩa với chữ “vong” (亡 – chết, cái chết).

(13) Chữ “Sầu” (愁)

Kết cấu của chữ “sầu” (愁) là chữ “thu” (秋) thêm vào một chữ “tâm” (心). Trong Hán cổ cũng có khi được viết thành: “愀”. “Thu – tâm” (秋 – 心) là sầu, ưu lự, âu sầu. Căn cứ theo “Sử ký – Thái sử công tự thuật”: “Phu xuân sinh hạ trưởng, thu thâu đông tàng, thử thiên đạo chi đại kinh dã. Phất thuận tắc vô dĩ vi thiên hạ cang kỷ” (Mùa xuân là mùa sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thu rút lại, mùa đông ẩn tàng, đó là quy luật vận hành của thiên nhiên, không thuận theo như thế thì không phải là quy luật của thiên hạ). Tư tưởng Đạo gia của Trung Quốc cổ đại cho rằng, mùa xuân thuộc mộc, chủ về sinh; mùa thu thuộc kim, chủ về sát. Vì vậy “thu thâu” (秋收) cũng là thu lại [sinh] mệnh của vạn vật, vì vậy vạn vật gặp phải mùa thu, thì trong tâm lo lắng, do vậy gọi “thu tâm” là “sầu”. Đồng thời chúng ta biết rằng, thời cổ đại xử quyết phạm nhân, cũng hầu hết là sau mùa thu mới trảm. Mà cho dù là thu hoạch hoa màu hay là xử quyết phạm nhân, thì đao và nông cụ đều là làm từ kim loại, mùa thu trong ngũ hành thuộc kim, có thể thấy được cái uy ở trong đó. Vạn vật nhìn thấy, trong tâm đều lo lắng. Còn trong 10 thiên can, Canh và Tân đều là thuộc kim trong ngũ hành, kim lại chủ sát Canh, Tân này lại đồng âm với từ canh tân (đổi mới), vũ trụ cần tịnh hóa, Thiên Địa cần canh tân, do vậy năm Canh Tý và Tân Sửu quả thật khiến người ta phải sầu vậy.

(14) Chữ “Tẩu” (走)

Trong tiếng Hán cổ, chữ “tẩu” (走) có nghĩa là chạy, còn có nghĩa là tách rời, rời đi. Trong xã hội hiện đại ngày nay cũng được dùng để chỉ người qua đời, ly thế. Kết cấu của chữ “tẩu” (走) bên trên có một chữ “thổ” (土), bên dưới là một chữ “chỉ” (止). Từ cảnh giới cao mà xét thì tất cả những gì tồn tại trong tam giới đều là đất (thổ); “chỉ” (止) là đình chỉ, tĩnh chỉ, bất động; bất động dưới đất, tĩnh chỉ dưới đất chính là “tẩu” (走). Trong quan niệm của một sinh mệnh cao cấp, thì khi một vị Thần từ cảnh giới của vị đó mà đến thế gian để làm người thì cũng bằng như đã bị vùi vào trong đất, sẽ chết tại nơi đây. Vậy nên Lão tử mới có một câu nói rằng: xuất sinh nhập tử. Đại ý là nói rằng: khi một con người được xuất sinh trong nhân gian thì cũng chính là lúc sinh mệnh tiên thiên của anh ta nhập tử (chết đi). Đối với con người mà nói, thì cái chết của một con người chính là nhục thân trở nên bị “bất động dưới đất”, nhập thổ vi an. Chữ “tẩu” (走) này còn một tầng ý nghĩa khác, đó là con người trong thế gian bất luận cho rằng bản thân có bản sự to lớn như thế nào, có thể chạy nhanh đến mức nào thì đối với sinh mệnh cao tầng mà nói thì đều là [đang] bị khống chế cho “bất động dưới đất”, về căn bản là không có động, cũng động không được.

Đối với con người mà nói, nếu muốn giải thoát ra khỏi cảnh giới này thì cần phải cải biến trạng thái “tĩnh chỉ” này, lập tức bắt đầu hành động, siêu việt khỏi không gian bị coi toàn là “đất” này thì mới có thể “tẩu” thoát ra ngoài được.

(15) Chữ “Phản” (返)

Nghĩa gốc của chữ “phản” (返) là hoàn trả lại, chỉ sự hồi quy, quay trở về nhà. Trong tiếng Hán cổ đại, chữ “phản” (返 – trở về) và chữ “phản” (反 – ngược lại) là có thể dùng thay thế cho nhau, trong “Đạo Đức Kinh” có viết: phản giả đạo chi động. Nghĩa trên bề mặt thì là ‘vật cực tất phản”. Ở tại một góc độ khác mà lý giải thì có nghĩa là khi đạo tâm của một người nảy nở thì sẽ xuất hiện suy nghĩ phản hồi về gia viên (ngôi nhà chân chính). Vậy thì làm thế nào mới có thể phản hồi về lại gia viên? Điểm quan trọng chính tại chữ “phản” (反 – ngược lại) nằm bên trong chữ “phản” (返 – trở về). Đó là khi tất cả nhân tâm dục vọng biểu lộ ra ngoài thì không nên thuận theo chúng, mà phải có hành động loại bỏ hoặc là đi ngược lại [phản lại] với chúng thì mới gọi là “phản” (反 – ngược lại), một mạch như thế thì được gọi là “phản” (返 – trở về). Bởi vậy mà Trương Tam Phong mới có một câu nói rằng: “Thuận tắc phàm, nghịch tắc tiên” (thuận theo thì là phàm nhân, còn đi ngược lại là tiên) cũng là có hàm ý như vậy.

Ở trên, khi nói về chữ “tình” (情) [tôi] liền liên tưởng đến các chữ đồng âm (trong tiếng Hán) là: “thanh” (青 – thanh niên, người trẻ), “khanh” (卿 – mình, anh chỉ tiếng gọi nhau), “thanh” (清 – lạnh, mát), “khinh” (轻 – nhẹ), “khánh” (庆 – mừng vui), v.v. Các cặp đôi tình nhân khi trẻ thường gọi nhau quấn quýt – anh anh em em (卿卿我我 – khanh khanh ngã ngã) , đối với người tu đạo mà nói, chỉ khi đem những điều đó thanh trừ đi hết thì mới có thể “khinh trang thượng trận” (mặc áo giáp nhẹ mà ra trận), nội tâm nhẹ nhõm (“khinh” 轻 – nhẹ), đó mới là sự việc đáng để chúc mừng (ý chỉ chữ “khánh” – 庆).

Đồng âm (trong tiếng Hán) của chữ “tỉnh” còn có chữ hành (行 – hành động, giỏi giang), chữ “hạnh” (幸 – hạnh phúc), chữ “hưng” (兴 – hưng thịnh, vui vẻ). Ngụ ý của điều này là muốn nói rằng thế nhân chỉ khi thức tỉnh mới được gọi là tài giỏi (能行), mới là may mắn (幸运), mới có thể hưng thịnh, và như thế mới đáng để vui mừng (高兴). Không tỉnh [lại] thì là không được (不行 – bất hành), sẽ [phải] bất hạnh (不幸), càng không nói đến chuyện được “hưng vượng phát đạt” (兴旺发达). Nếu như cứ một mực mê đắm thì sẽ trở thành “tội nhân” (罪人), vậy thì sẽ triệt để kết thúc. (Ở đây chữ “túy” – 醉 trong chữ “trầm túy” – 沉醉 , tạm dịch là “mê đắm” có âm đọc giống với chữ “tội” – 罪 trong chữ “tội nhân” – 罪人, âm Hán Việt của 2 chữ này tuy có khác nhau nhưng trong tiếng Hán đều được đọc là ‘zuì’).

Từ sự phân tích các Hán tự bên trên chúng ta ngộ ra rằng, con người sinh ra giữa trời và đất kỳ thực là đã đến [nơi] tầng thấp nhất của vũ trụ này, làm một vị khách trú [ngụ] tại nơi đây, cũng bằng như là bị chôn vùi trong đất và sẽ phải chết tại nơi này. Đây chính là phương thức trừng phạt “lưới mở một mặt” của Đạo [pháp] của vũ trụ đối với những sinh mệnh có tội. Chỉ cần con người ở đây thanh tỉnh trở lại, buông bỏ tất cả nhân tâm, bước ra khỏi ngũ hành thì mới có thể quay trở về gia viên tiên thiên của mình và trở thành sinh mệnh may mắn và hạnh phúc nhất [trong vũ trụ].

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259203

The post Đạo của chữ Hán (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (1)https://chanhkien.org/2020/09/dao-cua-chu-han1.htmlFri, 11 Sep 2020 17:25:32 +0000https://chanhkien.org/?p=26550Tác giả: Chiếu Viễn Như mọi người đã biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc thực chất là văn hóa Thần truyền. Điều được gọi là văn hóa Thần truyền, chính là chỉ việc các sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, dùng các phương thức khác nhau, […]

The post Đạo của chữ Hán (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

Như mọi người đã biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc thực chất là văn hóa Thần truyền. Điều được gọi là văn hóa Thần truyền, chính là chỉ việc các sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, dùng các phương thức khác nhau, truyền cấp cho con người những nhận thức của họ đối với vũ trụ thời không và vạn sự vạn vật, sau đó dựa vào các hình thức văn hóa khác nhau để xác lập và lưu truyền qua các đời, có thể khiến người ở các khu vực và thời kỳ khác nhau thông qua học tập suy nghĩ, mà có thể bảo trì một cách nhìn chính [diện] đối với thiên địa vũ trụ và vạn sự vạn vật, đối với cảnh ngộ của bản thân cũng bảo trì một nhận thức thanh tỉnh, từ đó khiến mặt Thần tính không hoàn toàn bị mê mất ở nơi hồng trần. Mà những hình thức biểu hiện của văn hóa Thần truyền này cũng là rất đa dạng, thể hiện ở đủ các phương diện và các ngành nghề trong xã hội nhân loại. Ví dụ chế độ xã hội, đạo đức nhân luân, tam giáo cửu lưu, cầm kỳ thi họa, dựng vợ gả chồng, hôn nhân tang lễ, thậm chí là cái giơ tay nhấc chân v.v. Dường như là vô sở bất bao, trong đó đều quán xuyến và hàm chứa những quy phạm và yêu cầu, từ bi và quan tâm, khải thị và ủy thác của sinh mệnh cao cấp đối với thế nhân, thậm chí còn bao hàm tất cả những đáp án và lời giải cho các ẩn đố tồn tại v.v. chỉ cần chúng ta nghiêm chỉnh đối đãi, khiêm tốn học tập, thì có thể có thể ngộ, có nhận thức, có thu hoạch.

Đồng thời, văn hóa Thần truyền còn có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự tối chung tối hậu phải xuất hiện, thì có thể truyền tải một cách đầy đủ và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ, có thể khiến con người dựa vào đó mà học tập và lĩnh ngộ được nội hàm của Đại Đạo ở các tầng thứ khác nhau, từ đó mà khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, vậy thì không thể tách rời văn tự của văn hóa Thần truyền – chữ Hán. Bởi vì nội hàm của Đại Đạo vũ trụ là vô hạn, trí huệ vô hạn, là căn bản để tạo nên thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật, cũng là nói, tất cả mọi thứ tồn tại đều có nguồn gốc từ Đạo, tất cả mọi thứ của thế gian con người, bao gồm cả các loại hình thức văn hóa bên trong, đều là thể hiện của Đại Đạo, vậy thì chữ Hán của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ đó mà xét, nội hàm của chữ Hán chính là không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót.

Trong Dịch Truyện có câu: “Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí” (người nhân thấy được thì coi là nhân, người trí thấy được thì coi là trí). Đối với con người mà nói, nội hàm chỉnh thể của chữ Hán là viên mãn vô lậu, nhưng nhận thức của mỗi người chúng ta đối với chữ Hán lại không được viên mãn, đều là đứng ở cảnh giới và góc độ của bản thân mình mà nhận thức. Dưới đây người viết xin căn cứ theo lý giải của bản thân đối với Đại Đạo, đứng tại cơ điểm là Đại Đạo, dựa vào nguyên lý Thái cực mà bàn một chút về nhận thức đối với chữ Hán. Bởi vì tầng thứ và phương thức tư duy có hạn, khó tránh khỏi những chỗ còn thiếu sót, hy vọng các vị độc giả từ bi góp ý.

1. Sự sản sinh ra chữ Hán

Nguyên lý Thái cực cho rằng, vô cực sinh thái cực. Trong văn hóa truyền thống, vô cực, cũng gọi là vô, vô cực (vô) chính là bản thân Đại Đạo. Hàm nghĩa của chữ sinh chính là sáng tạo. Thái cực chính là có, tồn tại, là chỉ tất cả sinh mệnh và vật chất bao hàm trong vũ trụ. Tất cả những tồn tại này đều là thể hiện của ý chí của vô cực (Đạo). Vậy thì đối với Hán tự – tải thể ngôn ngữ chủ yếu nhất của văn hóa truyền thống, quá trình sáng tạo của nó cũng phù hợp với nguyên lý Thái cực vậy, dưới đây chúng tôi sẽ thuyết minh một cách đơn giản.

Đại Đạo chí giản, trong tất cả các chữ Hán, có thể tượng trưng cho vô cực (Vô, Đạo) thì chỉ có một chữ, là chữ ‘chủ’ 「丶」(nét phẩy). Chữ ‘chủ’ này có hàm nghĩa là chế định pháp độ (pháp tắc, quy luật..), phân biệt vạn vật, minh xác thị phi v.v., kỳ thực phát âm của nó và hàm nghĩa cũng giống với chữ ‘chủ’ 「主」ngày nay (chữ chủ trong ‘chủ nhân’). Tất cả các chữ Hán khác đều đến từ chữ chủ 「丶」này, đều là thể hiện của 「丶」, đều thuộc về Thái cực, mỗi chữ là một Thái cực.

Từ kết cấu của nét bút chữ Hán, chữ 「丶」có kết cấu là một cái phẩy, nét phẩy này có thể biến hóa tùy ý, tùy cơ tổ hợp, từ đó mà sản sinh ra các chữ Hán khác. Quá trình đó, thì cũng giống như vô cực sinh Thái cực. Mà trong Thái cực, là có phân âm dương. Âm dương trong Thái cực, thì phương thức biểu đạt tối nguyên thủy của nó dùng chữ Hán để hình dung thì chính là một nét ngang 「一」và một nét dọc 「丨」. Nét ngang này, chính là một chữ Hán độc lập, âm đọc là (yī 依) (chữ 依 có một nghĩa là dựa vào, chữ 「一」 trong tiếng Việt đọc là “nhất”), là tượng trưng cho Đại Đạo. Do vậy trong văn hóa truyền thống, chữ 「一」cũng thường được dùng để biểu thị Đạo. Ví dụ trong “Đạo Đức Kinh” có câu “Xưa nay những người đắc được Nhất: Thiên đắc được Nhất thì thanh, Đất đắc được Nhất thì ninh (bình ổn), Thần đắc được Nhất thì linh, [ngũ] cốc đắc được Nhất thì đầy đủ, vương hầu đắc được Nhất thì thiên hạ chính, quả là vậy”. Đoạn văn này có đại ý là nói: trạng thái tốt nhất của chúng sinh vạn vật chính là hoàn toàn đồng hóa với Đại Đạo. Do vậy chữ nhất 「一」này có hàm nghĩa bản chân nhất chính là Đạo.

Cũng vậy, nét sổ thẳng 「丨」(Cổn) cũng là một chữ Hán độc lập, âm chữ Hán là ‘gǔn’, hàm nghĩa là quán thông cả trên dưới. Cái gọi là trên dưới, chính là chỉ các tầng thứ và cảnh giới khác nhau trong vũ trụ. Quán thông, là chỉ quán xuyến và liên kết, thông cũng có ý là thông đạo (đường thông) và thông đạt (thông hiểu).

Từ nguyên lý Thái cực mà nhìn, thì nét ngang coi là dương, nét đứng coi là âm. Đại Đạo là dương, các tầng thứ và cảnh giới khác nhau là âm. Do vậy nhất 「一」là dương, cổn「丨」 là âm. Nếu như đứng ở góc độ triết học hiện đại mà nói, nhất 「一」tượng trưng cho tinh thần của vũ trụ, 「丨」tượng trưng cho vật chất của vũ trụ. Một âm một dương, một ngang một dọc, kết hợp với nhau thì thành chữ thập 「十」. Mà thế giới con người lại là một thế giới âm dương đảo lộn, do vậy đối với con người mà nói, nét ngang đại diện cho âm, nét đứng đại diện cho dương.

Một âm một dương trong Thái cực vận động tương hỗ mà sản sinh ra vạn sự vạn vật, vậy nguyên tắc tạo ra chữ Hán cũng cùng theo một lý như vậy, đó chính là một ngang một dọc, một âm một dương, trải qua các cách tổ hợp khác nhau, biến hình và diễn hóa, thì tạo ra tất cả các chữ Hán khác. Bởi vì mỗi một chữ Hán đều là thể hiện của Đạo, do vậy trong mỗi một chữ Hán đều có Đạo.

2. Nguyên tắc tạo chữ và sự diễn biến phát triển của chữ Hán

Chữ Hán là thể hiện của Đạo, do vậy ba đặc trưng lớn mà chữ Hán mang theo là âm, hình, nghĩa đều hàm chứa những thiên cơ và đạo lý ở các tầng thứ khác nhau từ xã hội nhân loại cho đến thiên địa vũ trụ. Trước tiên chúng tôi nói một chút về âm chữ của chữ Hán. Chữ Hán có âm chữ rất phong phú, âm của những chữ Hán này cũng không phải là được xác định một cách tùy tiện, những huyền cơ ở phía sau cũng vô cùng sâu xa, từ một góc độ nào đó mà nói, thực chất của âm chữ chính là danh hiệu của chúng sinh vạn vật trong vũ trụ, mà cái danh hiệu này là có liên hệ với những vật chất và sinh mệnh mà nó đại biểu. Nghĩa là, khi chúng ta nói đến, đọc đến một hoặc một vài chữ Hán, thì những sinh mệnh hoặc vật chất đối ứng ở phía sau đều có cảm ứng, không chỉ có cảm ứng, mà những sinh mệnh tầng thứ cao, năng lực lớn còn căn cứ theo tâm tính và nguyện vọng của người này để đưa ra hồi đáp. Do vậy mọi người đều biết, cho dù là Phật giáo, Đạo giáo hay là Đại Đạo Chính Pháp mà Sáng Thế Chủ truyền đều có chân âm chú ngữ, cho dù là không thông hiểu về ngôn ngữ nhưng chỉ cần chân tâm niệm tụng thì đều có thể khởi tác dụng tương ứng. Mặt khác, xét về âm của chữ Hán, giữa các chữ đồng âm với nhau cũng có liên hệ, tất cả các chữ đồng âm đều là một chỉnh thể, đều có một nguồn gốc và mục đích chung, ý của các từ đồng âm có thể giải thích cho nhau, bổ sung cho nhau, chứng minh cho nhau, suy diễn ra nhau và có thể từng bước từng bước diễn dịch ra nhau. Ví dụ chữ ‘âm’ 「音」(yin1) trong chữ âm thanh và các chữ ‘ẩn’ (yin3), ‘dẫn’ (yin3) là các chữ đồng âm (trong tiếng Hán cơ bản đều phát âm là ‘yin’), do vậy đối với con người mà nói, thì âm thanh là thứ không nhìn thấy, cũng như là trạng thái ẩn thân, hơn nữa có thể khởi tác dụng chiêu dẫn những sinh mệnh có liên quan với nó v.v. Đồng thời, trong tiếng Hán cổ đại, còn có lượng lớn các chữ đồng âm hoặc gần âm có thể sử dụng hoán đổi, ví dụ 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý)、「上」(thượng tức bên trên) và「尚 thượng, tức là còn chưa xảy ra, một nghĩa khác là tôn sùng)」、「慧」(huệ, trong trí huệ) và「惠」(huệ, trong ân huệ)、「蚤」(tảo, sớm) và「早」(tảo, sớm, trong tảo hôn) 、「以」(dĩ, trong dĩ hòa vi quý) và「已」(dĩ, nghĩa là đã qua)、等等 những ví dụ như vậy rất nhiều. Ngoài ra cũng có rất nhiều chữ mà kết cấu bộ phận hình dạng tương đồng, về âm thì đồng âm hoặc gần giống nhau, ví dụ 「錯」và「措」đều đọc là cuo4, 「羊」(yáng, dương ) và「祥」(xiáng, tường), 「見」(jiàn, kiến) và「現」(xiàn, hiện) v.v, những ví dụ như vậy cũng rất nhiều.

Cách dùng như vậy có nguyên nhân và nội hàm Đại Đạo tầng sâu hơn, chứ không phải giống như một số chuyên gia nơi người thường, cho rằng là vì số chữ thời cổ đại ít, do vậy lấy các chữ đồng âm để sử dụng. Ví dụ ở trên nói 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý, Pháp Lý) tương thông, là để cho những người chân tu hoặc thế nhân ngày nay minh bạch rằng, khi đại sự cuối cùng xuất hiện, thì [một] người họ Lý có mang theo [Pháp] Lý, mà chữ giang 「江」(Giang Trạch Dân) và 「姜」(khương, củ gừng) là đồng âm (chữ hán đọc là đều là jiang), mà củ gừng thì cay, thì kẻ họ Giang đó là cay độc. Thế nhân đừng bị mê hoặc, vì chữ “hoặc” (惑) và chữ “[tai] họa” (禍) trong tiếng Hán là đồng âm (huo4).

Đương nhiên, cũng có những chữ đồng âm mà hàm nghĩa là đối lập, điều này cũng phù hợp với lý âm dương của Đạo gia. Hiện tượng đồng âm nói ở trên, cũng gọi là đồng âm đồng nguyên (cùng nguồn gốc).

Từ phương diện kết cấu hình chữ của chữ Hán mà nói, trong đó có bao hàm lý luận âm dương của Đạo gia, như lý luận về số, lý luận ngũ hành v.v, những phương diện này cần phải là người có cơ sở văn hóa đạo gia mới có thể thấy được. Ví dụ nói kết cấu trên dưới, kết cấu trái phải cho đến kết cấu nội ngoại, đều là thể hiện của lý luận âm dương. Dù sao đi nữa thì sự xuất hiện của chữ Hán là để cho con người sử dụng, mục đích cuối cùng là để cho con người có thể dựa vào đó mà ngộ Đạo, tu Đạo, đắc Đạo, do vậy kết cấu của chữ Hán đồng thời cũng phải phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Vậy nếu nói từ phương diện bề mặt, kết cấu của chữ Hán và nguyên tắc tạo chữ là “lục thư” được tổng kết trong cuốn “thuyết văn giải tự” của nhà Kinh học Hứa Thận. Lục thư đó bao gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá, trong đó chuyển chú, giả tá chủ yếu nói về cách dùng chữ, còn tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh là thuộc về cách tạo chữ.

Tượng hình ở đây chính là để chỉ việc chữ đó giống với hình của vật mà nó chỉ, ví dụ: 山 (sơn – núi)、水 (thủy-nước)、日 (nhật-mặt trời)、口(khẩu-miệng)、牙(nha-răng) v.v. đều thuộc về chữ tượng hình.

Chỉ sự ở đây, chính là dựa trên cơ sở tượng hình, là cách tạo chữ dùng ký hiệu chỉ thị để biểu thị khái niệm trừu tượng, ví dụ 上(thượng -trên)、下(hạ – dưới)、凸 ( đột – lồi lên)、一(nhất – một, thứ nhất..)、七(thất – bảy)、本(bản – căn bản)、末 (mạt – điểm cuối)、刃(nhẫn – lưỡi dao) v.v đều là các chữ chỉ sự.

Hội ý ở đây, chính là chỉ việc hội hợp thành ý, tức là cách tạo chữ kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai chữ Hán lại thành một chữ có nghĩa mới, ví dụ 導 (chữ đạo trong phụ đạo, nghĩa là dẫn dắt, gồm hai chữ là 道 – đạo trong đạo đức, cũng có nghĩa là con đường, và chữ thốn, một đơn vị đo lường, tương đương với 1 inch) và 埋 (mai, nghĩa là chôn vùi, gồm hai chữ, là 土- thổ, và 里- lý, bên trong) v.v. đều thuộc về các chữ hội ý.

Hình thanh ở đây, là chỉ cách tạo chữ bằng cách dùng một bộ phận chỉ hình, một bộ phận chỉ thanh để kết hợp mà thành một chữ Hán, ví dụ chữ 唱 – xướng, tức là ca hát, gồm phần 口- khẩu chỉ hình, và phần 昌-xương, chỉ âm, chữ 娶 – thú, là lấy vợ, gồm chữ 取 – “thủ” ở bên trên để chỉ âm, chữ 女 – nữ ở bên dưới để chỉ hình,v.v. Những phương pháp tạo chữ bên trên đều hàm chứa trong lý luận âm dương, tướng số cho tới ngũ hành của Đạo gia. Ví dụ chữ 根 (căn – căn bản) được tạo thành từ hai chữ 木 (mộc) và 艮(cấn – quẻ cấn trong bát quái, tượng trưng cho núi), là một chữ hình thanh kết hợp với hội ý, hàm nghĩa trên bề mặt là chỉ phần gốc của thực vật, chính là bộ phận được mọc dưới đất. Nếu như căn cứ theo lý luận Đạo gia mà phân tích, Mộc (木 ) là thuộc về phương Đông, tượng trưng cho Đạo. Trong Chu dịch, quẻ cấn (艮) là chỉ về hướng đông bắc. Khi kết hợp các yếu tố trên lại mà giảng thì có ý rằng Đạo được truyền ra từ hướng Đông Bắc ấy (lấy Trung Nguyên là trung tâm) chính là căn bản [根 ] (đạo căn bản). Lại lấy ví dụ về chữ trụ [柱], là do 木 (mộc) và 主 (chủ) hội ý mà thành, chữ mộc ở đây cũng là chỉ về Đạo, chữ 主 chính là chỉ chủ của vũ trụ, cũng gọi là chủ (nhân) sáng tạo ra vạn vật hoặc là Sáng Thế Chủ, cũng là nói rằng, Đạo của Sáng Thế Chủ chính là trụ [柱] (cột trụ của vũ trụ, trụ cột của sinh mệnh,v.v). Mà nghĩa bề mặt của từ trụ [柱] là chỉ bộ phận dựng thẳng dùng để chống đỡ trọng lượng trong các công trình kiến trúc. Lại lấy ví dụ về chữ Xuân [春], đây cũng là một chữ hội ý, được tạo thành từ ba chữ 三 (tam – số ba)、八 (bát – số tám)、日 (nhật – mặt trời); trong ngũ hành số ba và số tám đều thuộc hành mộc, mà mộc là chủ về sinh (sinh sôi), nhật thuộc dương, đại biểu cho thời gian (bên trong chữ thời [時] và chữ gian [間] đều có một chữ nhật [日]), hội ý của nó là “tam dương khai thái” (thái là thái hòa an vui, hanh thông), thời kỳ cỏ cây sinh trưởng ấy chỉ là mùa xuân. Còn rất nhiều chữ Hán khác cũng như vậy, cần căn cứ vào lý luận của Đạo gia để giải thích mới có thể tìm ra ý nghĩa sâu sắc của nó.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận một chút về nghĩa của Hán tự, đây chính là nội dung trọng tâm của Hán tự. Cũng giống như con người, mỗi người đều có tên gọi, thân thể và ý thức cá nhân, điều đó cũng giống như âm, hình, nghĩa của tiếng Hán vậy. Nghĩa của Hán tự giống như tư tưởng và ý thức của một con người, còn âm và hình lại đóng vai trò làm tải thể của nghĩa. Xét trên tổng thể, nội hàm và mục đích của nghĩa của chữ Hán chính là để khái quát và diễn giải nội hàm của tất cả mọi thứ tồn tại trong thiên địa vũ trụ, là con đường để con người lý giải và nhận thức về chân lý vũ trụ. Đương nhiên, âm – hình – nghĩa trong mỗi Hán tự đều là một chỉnh thể hoàn mỹ. Âm tự hình tự và nghĩa tự có thể bổ sung lẫn nhau, cùng nhau biểu đạt đến cho con người một tín tức hoàn chỉnh mà chữ Hán đó cần thể hiện. Trên góc độ này mà nói thì kết cấu chỉnh thể của Hán tự thật đúng là huyền diệu vô cùng, trên thế giới không có bất cứ một loại ngôn ngữ hay văn tự nào có thể sánh được.

Trong dòng lịch sử trên dưới năm ngàn năm của dân tộc Trung Hoa, âm – hình – nghĩa của Hán tự đến hôm nay đã có những biến đổi rất lớn. Xét về phương diện ngữ âm, trong cùng một khoảng thời gian nhưng ở những địa khu khác nhau có sự khác biệt rất lớn về âm giữa các tiếng địa phương. Đó còn chưa nói đến việc, âm đọc trong Hán tự sau khi được phiên âm theo tiếng Hán hiện đại đã có sự khác biệt rất lớn so với thời kỳ cổ đại.

Xét trong toàn bộ quá trình từ thời kỳ văn tự sơ khai khắc trên đồ gốm, chữ giáp cốt, kim văn, đại triện, tiểu triện đến lệ thư, thảo thư, khải thư và cho tới cách quy phạm hóa trong văn tự trong in ấn của thời hiện đại thì hình của chữ Hán cũng có thay đổi rất to lớn. Bởi vì một triều thiên tử – một triều thần dân, một triều thiên tử – một triều văn hóa, văn hóa mỗi triều đại khác nhau đều có quan hệ đối ứng với không gian cao tầng của nó, cho nên đã đem đến cho Hán tự những biến hóa khác nhau về ngoại hình, đây cũng không phải là điều ngẫu nhiên.

Nghĩa của Hán tự từ thời kỳ sơ khai cho đến ngày hôm nay đã có sự biến đổi vô cùng to lớn, có rất nhiều Hán tự đến hôm nay đã không còn ý nghĩa nguyên sơ của nó nữa. Ví dụ nói chữ vạn [萬], trong giáp cốt văn là hình tượng một con bọ cạp, chữ này thuộc về chữ tượng hình, vốn là ý nghĩa nguyên gốc nhất của nó là chỉ bọ cạp. Lại lấy ví dụ về chữ vô [無], cũng thuộc về chữ tượng hình, tượng hình trong tiểu triện thì chữ này miêu tả tư thế khi một người trong tay đang cầm dụng cụ mà khiêu vũ, cũng nói là nguyên gốc của nó là có liên quan đến vũ đạo. Thêm một ví dụ nữa, chữ nghiệp [業] trong nghề nghiệp, tượng hình trong kim văn của chữ này rất giống như tấm gỗ lớn để nhạc cụ trong thời cổ đại, bởi vậy nghĩa nguyên gốc của chữ này là để chỉ tấm bảng lớn, tấm gỗ lớn. Tuyệt đại đa số chữ Hán đều như vậy, từ những nghĩa đơn giản bề mặt, sau này có sự tham dự của các bậc thánh hiền giác giả qua các thời kỳ lịch sử, còn có chu dịch bát quái, âm dương ngũ hành cho tới những văn nhân học sĩ, trung thần lương tướng trong các triều đại khác nhau, thông qua ngôn hành của họ mà đã cho thêm chữ Hán những nội hàm cao thâm và rất phong phú. Mãi cho đến tận ngày hôm nay thì công năng của Hán tự đã vẹn toàn đến độ hoàn toàn có thể truyền tải và biểu đạt nội hàm thâm sâu của của Đại Đạo vũ trụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến âm – hình – nghĩa của Hán tự không ngừng bị biến hóa và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259202

The post Đạo của chữ Hán (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Đạo của chữ Hánhttps://chanhkien.org/2020/09/dao-cua-chu-han.htmlFri, 11 Sep 2020 17:21:36 +0000https://chanhkien.org/?p=26549Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] Văn hóa Thần truyền có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự cuối cùng phải xuất hiện, thì nó có thể truyền tải và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ một […]

The post Loạt bài: Đạo của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org] Văn hóa Thần truyền có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự cuối cùng phải xuất hiện, thì nó có thể truyền tải và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ một cách viên mãn đầy đủ, có thể khiến người ta nhờ học tập mà có thể lĩnh ngộ được nội hàm của Đại Đạo tại các tầng thứ khác nhau, từ đó khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, vậy thì không tách rời khỏi văn tự Thần truyền của chúng ta – Chữ Hán. Bởi vì nội hàm Đại Đạo của vũ trụ là vô hạn, trí huệ vô hạn, là căn bản trong việc tạo ra thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật, cũng có nghĩa là, tất cả mọi thứ tồn tại đều có nguồn gốc từ Đạo, tất cả mọi thứ trong thế giới con người, bao gồm các loại hình thức văn hóa trong đó, đều là thể hiện của Đại Đạo, vậy thì chữ Hán của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ điểm này mà nhìn, thì nội hàm của chữ Hán chính là vô sở bất bao, vô sở di lậu.

Đạo của chữ Hán (1)

Đạo của chữ Hán (2)

Đạo của chữ Hán (3)

Đạo của chữ Hán (4)

Đạo của chữ Hán (5)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259433

The post Loạt bài: Đạo của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>